You are on page 1of 2

Với các dạng văn bản đa dạng mà người học được tiếp cận trong

suốt quá trình học tập tại cấp trung học, nghị luận là phương pháp
và văn nghị luận là dạng văn bản phổ biến và có mục đích, ý nghĩa
vô cùng quan trọng. Văn nghị luận là loại văn bản được chú trọng
bởi nó thể hiện được cái tôi của tác giả to lớn, thể hiện sự nhạy
bén, sắc xảo và cách tiếp cận vấn đề của tác giả có khả năng tác
động tư tưởng và dẫn dắt lối suy nghĩ của người đọc. Yêu cầu
quan trọng nhất của văn nghị luận là tính thuyết phục.

Nghị luận là phương pháp hay dạng thức văn bản tồn tại với nội
dung chủ yếu là bàn về một đối tượng khác, đó có thể là một tác
phẩm văn học, đời sống, chính trị, xã hội nhằm cung cấp tới người
đọc những lý lẽ, dẫn chứng của bản thân có tính thuyết phục.

Ở nước ta văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có
giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc
dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lý
Công Uẩn, Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình
Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi…và đặc biệt đến thế kỷ XX,
văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt
tên tuổi của các nhà chính luận, văn luận xuất sắc với những áng
nghị luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh với bản
Tuyên ngôn độc lập (1945). Bên cạnh đó còn là các nhà chính luận
kiệt xuất như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,
Nguyễn An Ninh…tiếp đó là những nhà cách mạng, nhà văn hóa
như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng…cùng với bao nhà
văn viết nghị luận nổi tiếng sau này như Hải Triều, Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh…Có thể nói trong suốt lịch sử dân tộc, văn nghị luận là
một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí,
khát vọng của cả dân tộc ta. Có thể nói, càng ngày, văn nghị luận
càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú hơn
bao giờ hết.
Về khái niệm văn nghị luận, trong cuốn Làm văn do Đỗ Ngọc Thống
chủ biên, các tả giả đưa ra ra khái niệm văn nghị luận như sau:
“Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát triển tư tưởng, tình cảm,
thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học
hoặc chính trị, đạo đức, lối sống…nhưng lại được trình bày bằng
một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luật chặt
chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục”. Còn theo Lê A: “văn nghị
luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, phát biểu tư tưởng,
tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về
văn học, chính trị, đạo đức, lối sống để thuyết phục người khác”.
Như vậy, mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung các
tác giả đều có điểm chung khi đưa ra khái niệm văn nghị luận: đây
là kiểu văn bản sử dụng lý lẽ, lập luận để thuyết phục người đọc,
người nghe về một tư tưởng, quan điểm nhất định.

You might also like