You are on page 1of 35

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn Chữ ký

MSSV thành
Phan Thị Lệ
Thanh
Nguyễn Thanh
Thùy Dương
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX vận động theo hướng hiện đại hóa,
đất nước bước vào thời kì phát triển của thế kỉ mới. Cùng với đó, nền văn
học nước nhà cũng tiếp tục phát triển với các thể loại như tiểu thuyết,
truyện ngắn và phóng sự cũng chiếm một tầm ảnh hưởng nhất định đối với
nền văn học nói riêng và xã hội nói chung. Nếu Tam Lang là người đi khởi
nguồn cho thể loại phóng sự thì Vũ Trọng Phụng là người đưa thể loại
phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 lên một vị thế cao và có những
ảnh hưởng nhất định với xã hội đương thời. Bởi khi đất nước phát triển
theo hướng hiện đại hóa thì chúng ta có thể thấy biểu hiện rõ nhất đó là sự
phá vỡ mô hình của các thể loại truyền thống và sự nổi lên cũng các tệ nạn,
thú mua vui du nhập từ Phương Tây và đó là thời kì để thể loại phóng sự
lên ngôi.
Khi đi vào tìm hiểu sự phát triển của nền văn xuôi phi hư cấu, chúng tôi
thấy thể loại phóng sự là một thể loại tiêu biểu và tầm ảnh hưởng của tác
giả Vũ Trọng Phụng là thật sự to lớn với thể loại này. Khi đất nước phát
triển kéo theo đó là sự nổi lên của các tệ nạn, mà nhiều nhất là nạn mại
dâm, phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng đã thể hiện rất chân thật tình
hình con người trong một xã hội đang vướng phải vấn đề lớn này.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn Đặc sắc phóng sự Lục xì của
Vũ Trọng Phụng làm đề tài tìm hiểu và nghiên cứu trong tiểu luận này.
Dựa trên những công trình nghiên cứu đó chúng tôi xin phép được kế thừa
và có một số tìm hiểu thêm về đặc trưng của phóng sự. Chúng tôi hi vọng,
sẽ được góp một phần nhỏ công sức để làm nổi bật nền văn học hiện đại
Việt Nam nói chung và nền văn xuôi phi hư cấu hiện đại Việt Nam nói
riêng.
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong
tiểu luâ ̣n này là phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong tiểu luâ ̣n
này là sự phát triển của phóng sự giai đoạn văn học 1930 - 1945. Từ đó
phân tích phóng sự Lục xì, để thấy được những nét đặc sắc trong nội dung,
nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
4. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Đặc sắc phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng tiểu luận
chúng tôi hướng đến những mục đích:
Thứ nhất, tiểu luâ ̣n nhằm khái quát lại các đặc trưng của thể loại phóng
sự và nhìn lại tiến trình phát triển của thể loại phóng sự trong sự phát triển
chung của toàn bộ nền văn học.
Thứ hai, tiểu luận nhằm giới thiệu về tác giả Vũ Trọng Phụng – Ông vua
phóng sự đất Bắc, trong đó chúng tôi sẽ giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp
và quan niệm của ông về sự nghiệp sáng tác.
Thứ ba, đây là phần quan trọng nhất ở tiểu luận là nhằm tìm hiểu và làm
nổi bật những nét đặc sắc của phóng sự Lục xì ở các phương diện nội dung,
nghệ thuật và giá trị mà tác phẩm để lại cho cuộc sống và nền văn chương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã nêu trên, chúng tôi sử dụng mô ̣t số
phương pháp nghiên cứu chính sau đây trong quá trình thực hiê ̣n tiểu luâ ̣n:
Phương pháp hê ̣ thống: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng
nhằm hệ thống và làm rõ các đă ̣c trưng cơ bản của thể loại phóng sự Viê ̣t
Nam, giai đoạn 1930 – 1945 để nhận thấy sự khác biệt giữa thể loại phóng
sự và các thể loại văn học khác.
Phương pháp nghiên cứu xã hô ̣i học: Giữa văn học và xã hô ̣i luôn tồn
tại những mối quan hê ̣ tác đô ̣ng qua lại lẫn nhau. Mà phóng sự là thể loại
mà chúng ta có thể thấy sự gắn kết rất rõ giữa xã hội và văn học. Xã hội
chính là chủ đề để sáng tác văn học, đặc biệt là phóng sự, luôn tái hiện đời
sống thực. Chính vì vâ ̣y, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm làm
sáng tỏ sự tác động của xã hội đến phóng sự và ngược lại. Mă ̣t khác,
phương pháp này còn được sử dụng khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu các
đặc trưng của thể loại phóng sự.
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Phương pháp này được chúng
tôi sử dụng nhằm làm rõ các quan niê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t của tác giả được sử
dụng trong phóng sự Lục xì, để thấy được ngòi bút của ông thật sự tài hoa.
Những yếu tố kể trên chính là mô ̣t trong những nô ̣i dung chủ yếu khi nhắc
đến các vấn đề liên quan đến thi pháp học, cụ thể là thi pháp hiê ̣n đại trong
nghiên cứu văn chương hiê ̣n nay.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Ở phương pháp này, chúng tôi
tiến hành phân tích phóng sự Lục xì những nét đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật, để thấy được những đóng góp của tác phẩm với văn chương. Tiếp
theo từ việc phân tích những nét đặc sắc ấy, chúng tôi sẽ xét giá trị của tác
phẩm đã để lại những giá trị gì với đời sống xã hội bấy giờ và nền văn
chương nước nhà.
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài các phần Mở đầu ( trang), Kết luận ( trang), Thư mục tài liệu
tham khảo ( trang), Phụ lục ( trang), tiểu luận của chúng tôi được cấu trúc
thành 2 chương chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung ( trang)
Trong chương này, chúng tôi định nghĩa lại về phóng sự và phân loại
phóng sự, tiếp theo là khái quát các đặc trưng của thể loại và tiến trình phát
triển trong nền văn học.
Chương 2: Đặc sắc phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng ( trang)
Trong chương này, chúng tôi tiến hành phân tích phóng sự Lục xì ở các
phương diện nội dung, nghệ thuật, từ đó thấy được giá trị của tác phẩm đối
với đời sống và nền văn chương nước nhà
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Thể loại phóng sự


1.1.1 Khái niệm và phân loại
Đối với đời sống báo chí và văn học Việt Nam, phóng sự là một loại tân
văn, sản phẩm của công cuộc hiện đại hóa văn học. Có nhiều ý kiến minh
định thể loại phóng sự như ở cuốn Từ điển Tiếng Việt (NXB khoa học xã
hội, 1977) cho rằng: “Phóng sự là thể văn chú trọng đến diễn tả sự thật mà
mình trông thấy và giải đáp các vấn đề do sự thật ấy nêu ra”. Còn với
cuốn Từ điển học sinh (NXB giáo dục, năm 1977), lại cho rằng: “Phóng sự
là thể văn phản ánh, phân tích kịp thời những sự việc tai nghe, mắt thấy có
tính chất điều tra”. Từ điển văn học (NXB khoa học xã hội, năm 1984),
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Nam quan niệm rằng: “Phóng sự là một thể loại
thuộc ký, nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó có
ý nghĩa thời sự. Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa
thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu hình ảnh và
cảm xúc”. Còn cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do các giáo sư Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi làm chủ biên (NXB giáo dục, 1992), đã
cho rằng: “Phóng sự là một thể thuộc loại hình ký. Phóng sự ghi chép kịp
thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn
đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có
ý nghĩa thời sự đối với địa phương và toàn xã hội”.
Như vậy mục đích chung của phóng sự là cung cấp cho chúng ta những
nguồn tri thức phong phú, đầy đủ và chính xác, để người đọc có thể nhận
thức, đánh giá đúng việc mà họ đang theo dõi. Tuy nhiên, nó không chỉ
xuất hiện ở một loại phóng sự thuần túy, mà chúng còn xuất hiện với nhiều
loại khác nhau.
Tác giả Nguyễn Đình Lạp đã chia phóng sự thành hai loại: phóng sự báo
chí và phóng sự nghệ thuật. Theo ông phóng sự báo chí thường nặng về
thông tin, tường thuật; còn phóng sự nghệ thuật nặng về điều tra, phỏng
vấn.
Theo nhà văn Bùi Huy Phồn cũng chia phóng sự thành hai loại: phóng sự
văn học và phóng sự tân văn. Khái niệm phóng sự tân văn mà nhà văn nói
ở đây là phóng sự báo chí.
Cả hai ý kiến đều trực tiếp bàn về phóng sự báo chí và phóng sự văn học
nói trên đều thống nhất và khẳng định sự giống nhau căn bản giữa hai thể
phóng sự.
 Phóng sự báo chí
Cùng phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp, nhưng phóng sự báo chí
phải ở thế trực tiếp nhất. Chủ thể của sự phản ánh là nhà báo trực tiếp mắt
thấy tai nghe và hiện thực phải chính xác, xác thực và nóng hổi. Phóng sự
báo chí là kết quả của quá trình tìm tòi những cái mới, để vượt ra khỏi lối
văn khô khan. Một yêu cầu nữa đối với phóng sự báo chí là phải đáp ứng
thông tin kịp thời và nhanh chóng.
 Phóng sự văn học
Tuy cũng phải đảm bảo tính nguyên tắc tôn trọng tính xác thực và tính
thời sự nhưng phóng sự văn học không đòi hỏi một sự chính xác tuyệt đối
và cũng không chịu áp lực cấp bách của thời gian. Trong phóng sự văn học
không chỉ có sự kiện mà còn có cả vấn đề. Về phương diện ngôn ngữ thì
ngôn ngữ của phóng sự văn học thuộc về phạm trù văn chương còn phóng
sự báo chí thì không.
1.1.2 Các đặc trưng của phóng sự
 Tính chân thực
Tính chân thực trong văn học nói chung đó là “khái niệm chỉ phẩm chất
làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh
động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng phản ánh của nó, ở sự
thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống, giữa sáng tạo nghệ
thuật và quy luật tất yếu của lịch sử” (Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi). Như vậy ta thấy rằng, tính chân
thực là đặc tính của văn học chỉ chất lượng phản ánh của hiện thực. Bất kì
tác phẩm nào cũng có tính hiện thực, nhưng chỉ có những tác phẩm xuất
sắc, phản ánh được những vấn đề mang tính cơ bản nhất, bản chất nhất của
thời đại, của xã hội, phản ánh dưới những hình tượng nghệ thuật sống
động, tôn trọng những quy luật của cuộc sống và hình tượng thực sự có sức
sống thì tác phẩm đó mới được xem là có tính chân thực.
Đây được coi là đặc trưng cơ bản của phóng sự, đòi hỏi người viết phải
miêu tả người thật, việc thật và phải tôn trọng tính chân thực của đối tượng
miêu tả. Do đó phóng sự tạo ra cho người đọc một sự tin cậy. Và Vũ Trọng
Phụng là cây bút đi đầu cho thể loại này và cũng được xem là cây bút “tả
chân” và ông rất xuất sắc khi xây dựng nhân vật ở giai đoạn 1945 – 1975.
Nếu ở giai đoạn này các tác giả tập trung đi sâu vào vạch trần bộ mặt của
xã hội đương thời thì đến giai đoạn 1945 – 1975 các tác giả đi vào miêu tả
con người và những vấn đề xoay quanh cuộc sống đầy tính chân thực và
thu hút độc giả.
Như vậy phóng sự thu hút người đọc bởi tính chân thực của nó, qua
nhưng thiên phóng sự ấy dường như người đọc thấy được sự hiện diện của
chính bản thân mình ở đâu đó trong các tác phẩm.
 Tính thời sự
Phóng sự không chỉ hấp dẫn bởi tính chân thực mà ngoài ra nó còn có
thêm một đặc tính thứ hai thu hút độc giả nữa đó chính là tính thời sự.
Thời sự được hiểu là “tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan
trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong
thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm” (Từ điển Tiếng
Việt – NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học).
Hầu hết các phóng sự đều mang tính cấp thiết, và nóng bỏng của xã hội
để qua đó nói lên được thực chất của vấn đề. Đặc trưng này thể hiện rõ nhất
trong phóng sự của giai đoạn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám – 1945. Bởi lẽ giai đoạn này xã hội Việt Nam đang bị phân hóa mạnh
mẽ và các nhà văn đã kịp thời phản ánh những vấn đề nóng bỏng để chỉ ra
những cái xấu, cái ác xuất hiện trong xã hội. Ví dụ như nạn mại dâm trong
phóng sự Lục xì (1937). Các vấn nạn trong giai đoạn 1930 – 1945 đã được
các nhà văn phản ánh chân thực là một minh chứng cụ thể cho tính thời sự
của phóng sự.
Như vậy, tính chân thực và tính thời sự là hai đặc trưng cơ bản nhất của
thể loại phóng sự để phân biệt với các thể loại khác như truyện ngắn hay
tiểu thuyết.
 Tính chính luận
Cùng với tính chân thực và tính thời sự thì tính chính luận cũng được coi
là một trong những đặc điểm nổi bật của thể loại phóng sự, nó được thể
hiện ở những đoạn văn phân tích, bình luận các vấn đề của xã hội đương
thời.
Bất kì một tác giả nào khi sáng tác ra một tác phẩm đều gửi gắm vào đó
những tâm sự và nỗi niềm của mình và phóng sự cũng không ngoại lệ. Và
nó được thể hiện qua chính lời của nhân vật hoặc của chính tác giả, nhà văn
Vũ Trọng Phụng với lối viết của ông thì nó được thể hiện rõ hơn hết. Đó
chính là những đoạn văn gắn liền với nhân vật trần thuật xưng “tôi” tác giả
đã bộc lộ nỗi niềm của mình “Tôi đã ngậm ngùi cho những cô Kiều đời
bây giờ, và phải nghĩ đến câu “tiền oan nghiệp chướng”, đến câu “quả
báo luân hồi”, để khỏi phải “bỗng rưng nước mắt”...
Tóm lại cả ba đặc trưng về tính chân thực, tính thời sự và tính chính luận
đều làm nên một nét đặc trưng riêng của thể loại phóng sự.
1.1.3 Tiến trình phát triển của phóng sự
 Giai đoạn 1932 – 1945
Ở giai đoạn này, một số nhà văn khởi đầu sự nghiệp bằng phóng sự,
nhiều người đã từng viết phóng sự và thủy chung với thể loại này cho đến
lúc phải buông bút. Điểm độc đáo của thể phóng sự ở Việt Nam là ngay từ
đầu đã có phóng sự văn học và sau đó cả phóng sự văn học và phóng sự
báo chí cùng phát triển một cách phong phú, vùng hiện thực mà phóng sự
lúc này phản ánh là những vấn đề nóng bỏng, nhức nhối của xã hội thực
dân nửa phong kiến ở cả thành thị lẫn nông thôn và còn đưa ra một mảng
hiện thực vốn bị thực dân bưng bít: cuộc sống của các nhà tù và đặc biệt là
chính trị ở các nhà lao bị lưu đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.
Thể phóng sự ở giai đoạn này còn đi vào một số lĩnh vực khác nữa của
cuộc sống. Như ở phóng sự Hà Nội băm sáu phố phường (1943), Thạch
Lam đã bàn về tên các phố xá, biển hàng, đặc biệt là những món ăn đậm đà
của đất Thăng Long.
Sau khi có thể phóng sự, nhiều nhà văn nhà báo thuộc những khuynh
hướng khác nhau đã nhanh chóng nắm bắt thể loại mới mẻ này đầy hiệu
quả để tiếp cận và phản ánh hiện thực, tạo nên một thành tựu phong phú và
đặc sắc.
 Giai đoạn 1945 – 1975
Lịch sử dân độc đã bước sang một giai đoạn mới. Theo đó văn học
hướng về hiện thực cách mạng và đại chúng nhân dân. Là một thể loại văn
học thì phóng sự cũng đi theo hơi hướng của văn học. Các cuộc chiến tranh
liên tiếp diễn ra là những biến cố quan trọng đối với vận mệnh của cả dân
tộc, chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên một kiểu nhà văn mới và thể loại có vai
trò nổi bật là ký sự, bút ký, truyện vừa, truyện ngắn. Phóng sự ở giai đoạn
này chủ yếu hướng tới hình tượng quần chúng cách mạng, hình tượng
người lính với thái độ ngợi ca và trân trọng. Trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của phóng sự trước cách mạng tháng Tám 1945, và dưới sự chi
phối của điều kiện lịch sử xã hội, phóng sự đã có sự vận động và phát triển
góp phần to lớn cho nền văn học.
 Giai đoạn 1975 đến nay
Nhìn vào diện mạo thể phóng sự của thời kì đổi mới này có thể thấy đề
tài “thế sự”, “chống tiêu cực” chiếm một tỉ lệ nhiều hơn cả, tuy số lượng
phóng sự ngày càng nhiều nhưng thành tựu đạt được chưa có bao nhiêu.
Nhiều thiên phóng sự mới chỉ khai thác được bề nổi của sự kiện thời sự
chứ chưa khám phá được bề sâu của “tảng băng” chìm – những vấn đề
bản chất, quy luật của cuộc sống đầy phong phú và cũng không kém phần
phức tạp hiện nay. Khác với phóng sự trước 1945, đường ranh giữa phóng
sự văn học và phóng sự báo chí trong giai đoạn hiện nay khá là mờ nhạt.
Thành tựu của thể phóng sự còn rất khiêm tốn mặc dù con đường đã rộng
mở ngoài ra còn được tận hưởng những phương tiện thông tin.
1.2 Tác giả Vũ Trọng Phụng
1.2.1 Vũ Trọng Phụng – Ông vua phóng sự đất Bắc
Vũ Trọng Phụng (20/10/1912 - 13/10/1939), bút danh Thiên Hư và Vũ
Trọng Phụng, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình rất nghèo ở Hà Nội.
Ông mồ côi cha khi mới 7 tuổi. Cha ông mất đi, để lại một gia đình rất đơn
côi, gồm một mẹ già, một người vợ và một đứa con trai còn đang trong
bụng mẹ. Gia đình ông chẳng có gì quý giá ngoài sức lao động của người
mẹ để gồng gánh nuôi vác gia đình. Vì thế, Vũ Trọng Phụng rất yêu mẹ
mình, và cũng vì vậy mà trong tâm hồn của ông luôn có một niềm tin tưởng
bất diệt vào sự tốt đẹp của con người.
Năm 9 tuổi ông bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi, rồi lần lượt
chuyển về Hàng Kèn và Sinh Từ. Từ lúc còn nhỏ tuổi ông đã bọc lộ năng
khiếu nghệ thuật như đánh đàn nguyệt, vẽ giỏi, thích làm thơ, thích tìm tòi
học hỏi. Nhưng khoảng cách về thân thế gia đình đã khiến ông bị tách rời
với bạn bè, cũng từ đó sự mặc cảm ngày một lớn dần trong lòng, rồi dần trở
thành sự phẫn nộ, căm thù sự bất công, cách biệt trong cuộc sống. Năm
1926, ông thi trượt, vì thương mẹ phải quáng xuyến hết gia đình nên ông tự
đi kiếm sống. Năm 18 tuổi, ông làm việc ở nhà in Viễn Đông, từ đó ông có
những tờ báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo. Ông viết vì sự say mê với nghiệp
sáng tác chứ vào thời điểm này ông không nhận được một đồng nhuận bút
nào.
Cuộc sống cứ thế cho ông chứng kiến những sự kiện, những cuộc va chạm
nào là: làm tiền, tội ác, trụy lạc, cạm bẫy, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 trên quy mô toàn thế giới, bầu không khí ngột thở của cuộc thoái trào
cách mạng 1931 – 1933, phong trào Âu hóa rầm rộ. Đời sống vật vã đó đã
cho ông thấy được nhiều dạng mẫu hình nhân vật, gây cho ông ý thức
mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội vô
nghĩa, cũng như về thân phận và tình cảnh nghèo khổ.
Năm 1930 – 1939, ông cộng tác với nhiều tờ báo như Hà thanh ngọ báo,
Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Phụ nữ thời đàm, Đông Dương tạp
chí,…Và ông viết ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết,
phóng sự, bình luận chính trị, dịch thuật.
Năm 1933, ông cho ra đời phóng sự đầu tiên “Cạm bẫy người” được in
trên báo Nhật tân đã gây được nhiều tiếng vang và tạo nên tên tuổi Vũ
Trọng Phụng. Tiếp đó, ông ra hàng loạt những phóng sự “Kỹ nghệ lấy Tây,
Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Dân biểu và dân biểu, Vẽ nhọ bôi hề và Một
huyện ăn tết” đã làm những nhà văn khác trong hội nhà văn với giọng văn
sắc sảo, đầy tính hiện thực. Tuy không phải là người mở đường nhưng Vũ
Trọng Phụng là cái tên đưa nền phóng sự Việt Nam lên tầm cao mới và
được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Năm 1936 ông tiếp tục đạt
được những thành công với sự ra đời của tiểu thuyết Giông tố, Vỡ đê, Số
đỏ, Làm đĩ.
Người ta thường nói “chữ tài liền với chữ tai một vần” quả thật không
sai. Con người tài hoa ấy mắc căn bệnh lao phổi và mất khi ông vừa tròn 27
tuổi. Cái nghèo đói đã đeo bám cả cuộc đời ông, ngay cả khi thành công
đang sáng lạng nơi ông, bao nhiêu thành công đó vẫn không thấm tháp vào
đâu so với gia đình của ông. Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng từng nhận được
những lời góp ý trái chiều, phản bác về lối văn chương của ông. Nhưng thật
ra đó là cái nhìn riêng của tác giả, sự dũng cảm của tác giả dám mô tả chân
thực hiện thực trong các sáng tác của mình. Tuy thời gian cầm bút ngắn
ngủi nhưng sự cống hiến của ông là vô cùng to lớn, chính những tác phẩm
sẽ là minh chứng cho sự lao động trí óc của ông.
1.2.2 Sự nghiệp
Lục xì được xuất bản năm 1937, là một cuộc điều tra về nạn mại dâm ở
Hà Nội. Nói cách khác, đây chính là một thiên nghị luận về nghề mại dâm
được ghi nhận từ những giấy tờ của chính phủ, để gọi chính xác hơn thì đây
chính là một thiên phóng sự về nạn mại dâm diễn tả chân thực nhất xã hội
bấy giờ. Tác phẩm tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về một phúc đường
chuyên chữa bệnh hoa liễu cho gái điếm, qua đó phơi bày thực trạng mại
dâm ở đất Hà thành dưới thời Pháp thuộc.
Phóng sự Lục xì là cuộc tìm hiểu mà tác giả Vũ Trọng Phụng đã tìm mọi
cách vào được nhà lục xì để tìm hiểu về cuộc sống của gái điếm. Lục xì là
nơi các cô gái “bán hoa” đến để khám bệnh phụ khoa, các bệnh truyền
nhiễm qua đường tình dục: giang mai, lậu,… Họ phải đến đây ở và chữa trị
cho đến khi thực sự hết bệnh mới được tiếp tục “hành nghề”. Trong nhà lục
xì, các cô gái được chữa bệnh và cả học cách vệ sinh thân thể, quan hệ tình
dục và còn cả được học cái nghề để phòng khi có quay trở về cuộc sống đời
thường thì có kế mà sinh nhai. Nghe qua là vậy, nhưng thực chất nhà lục xì
là “sản phẩm của Âu hóa, là sản phẩm vừa hào nhoáng vừa rục muỗng của
xã hội Pháp truyền vào Việt Nam”. Là sự suy đồi về mặt đạo đức, cũng là
sản phẩm của sự dồn nén đói rách, túng quẫn cùng ngu dốt.
Những số liệu chuẩn xác trong tác phẩm được ví như một cái tát vào bộ
mặt xã hội thuộc địa nửa phong kiến “37 ông chủ săm và hơn 100 bồi săm
sẽ thất nghiệp. 613 ông chủ tiệm thuốc phiện chính thức hoặc không có
môn bài sẽ tự tử. 5000 gái đĩ lậu thuế – con số này cũng do nhà chuyên
trách ức đoán – sẽ làm loạn cả kinh đô. Các đạo binh thất nghiệp do
những anh bồi săm, ma cô, phu xe đêm lập nên, sẽ ghê gớm vô cùng, sẽ
gây ra những vụ cướp bóc, trộm cắp đáng sợ vô cùng. Quỹ của thành phố
sẽ hao hụt một số tiền đại khái là 1.388 $ 86 mỗi năm nếu chưa kể đến thuế
môn bài các nhà săm, các tiệm khiêu vũ, các cửa hàng rượu, vì số tiền đích
xác kia là tiền thuế môn bài của mười sáu nhà thổ”. Đây thực sự là một xã
hội của những thú ăn chơi đòi trụy mà Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất
nghiêm trọng.
Ngoài ra, tác phẩm còn chỉ ra mại dâm không chỉ xuất phát từ những chàng
trai Hà thành mà còn bắt nguồn từ những lính Tây sang Việt Nam. Những
cuộc ăn chơi, phong tình đã làm mầm móng bệnh tật lây truyền qua nhau.
Đa phần họ làm gái điếm vì mưu sinh cuộc sống, nhưng họ vẫn “bán hoa”
để kiếm tiền lo cho cuộc sống. Ánh nhìn và sự thấu hiểu của ông như đang
đồng cảm với những góc khuất trong cuộc đời của họ. Cuộc sống của gái
điếm thất sự không dễ dàng gì: gái có bệnh phải ở trong nhà lục xì cũng
chẳng được yên bình chữa trị, những cô gái điếm còn “non nghề” sẽ bị
đánh đập, bị các chị điếm lâu năm trong nghề hăm doạ, bằng rất nhiều cách
dã man. Sự cuốn xoáy của xã hội đã làm số phận con người trở nên bế tắt,
như nhân vật Thị Lành và Thị Yến trong thiên phóng sự này
Tác phẩm Lục xì của Vũ Trọng Phụng chính là một tác phẩm văn chương
xuất sắc, bởi nó phản ánh chân thực về tình hình chính trị, xã hội, kinh tế
thời kì bấy giờ. Qua đó, còn thấy được ngòi bút và tầm nhìn của ông trong
xã hội thoái nát nửa phong kiến.

Chương 2: ĐẶC SẮC TRONG PHÓNG SỰ “LỤC XÌ” CỦA VŨ TRỌNG


PHỤNG

2.1 Về phương diện nội dung


2.1.1 Bức tranh toàn cảnh về nhà lục xì
Theo chân tác giả, nhà lục xì dần hiện ra rõ nét, tỉ mỉ đến từng chi tiết,
được chia làm phòng giấy, phòng khám bệnh, phòng ngủ, sân nhỏ, phòng
khâu vá, phòng học, dãy buồng tắm, cuối cùng là vườn rộng.
Đầu tiên là phòng giấy. Trên tường, một cái bảng thống kê danh sách của
các chị em thanh lâu, ở nhà nào, tình hình y tế của chị em, số bị bệnh là bao
nhiêu, số đi trốn là bao nhiêu. Phía bên kia là tủ giấy má của gái có giấy,
gái đã xé giấy, gái lậu tại ngoại… Thì ra là phong vũ biểu và thời khắc biểu
của nghề mại dâm.
Rẽ sang tay trái là phòng khám bệnh. Tường vôi sạch sẽ, bàn bọc kẽm,
khăn mặt bông trắng nõn, những chậu rửa mặt bằng sứ nước men bóng
nhoáng, những cái tủ, cái ghế sơn trắng… tất cả được đặc tả, trông-rất-vệ-
sinh. Những đồ vật ấy chỉ có duy nhất một sứ mệnh: phụng sự những cái
xác thịt hôi tanh để mỗi đêm đem cái khang cường của mình ra bán rẻ đi độ
mười lần.
Đi thẳng vào trong là phòng ngủ. Có 200 chỗ nằm. Tuy có vẻ ảm đạm
của một ngục thất , nhưng vẫn đầy đủ những vật dụng để nghỉ ngơi cho
người kỹ nữ: chiếu cói và gối mây, còn có ngăn tủ ngay chỗ đầu giường để
cất những đồ lặt vặt.
Sang phía bên kia là cái sân có mái. Chỗ này để nghỉ ngơi những lúc
nóng nực, có máy hát và phóng thanh pick-up để các chị lúc nào nhàn hạ
thì nghe một khúc ca lý cho bớt nỗi u phiền của trầm luân.
Qua sân đến một căn phòng nhỏ: chỗ khâu vá. Nhà nước mở ra phòng này
từ năm 1935 để cho bọn họ có thể có một nghề để sau này có ngày mong
bước khỏi phòng mại dâm chăng. Nhiều khi vì bị bắt giam vào lục xì mà
lúc được thả ra, một kỹ nữ đã biết đọc và viết chữ quốc ngữ… đó là lời ông
Đốc lý cắt nghĩa.
Vào trong là lớp học “Vệ sinh nam nữ, giao cấu học đường!”. Một lớp
học cũng có bàn ghế, bảng đen như những lớp học khác. Nhưng nội dung
giảng dạy không phải là các bộ môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã
hội, mà là dạy về các bệnh phong tình cũng như cách phòng tránh, thông
qua bài thơ “Phong tình ca khúc” – bài thơ vệ sinh mà gái nào muốn giật
mảnh bằng để thoát khỏi nhà lục xì ắt phải thuộc làu.
Đi qua dãy buồng tắm có hoa sen lối bản xứ, là sân trong cùng, gọi là
vườn rộng. Trước kia, chỉ đến chỗ buồng tắm là hết. Bây giờ bọn gái lục xì
đã có vườn rộng để tập trồng rau, để giải trí bằng các trò thể thao…
Đặc biệt, trong nhà lục xì cũng có miếu của ông thần Mày trắng, còn gọi là
thần Bạch My – tổ sư của nghề làm đĩ. Kết thúc chuyến thăm quan, các nhà
báo, hân hạnh, được chứng kiến một cuộc tuyên thệ long trọng của mụ giầu
và gái “có giấy” trước thần Bạch My. Ông Đốc lý Virgitti phân trần, chả
phải nhà nước xui họ mê tín, mà là lợi dụng cái mê tín của họ cho được
việc. Thả họ ra mà không bắt họ thề, sợ họ làm liều, lại tham tiền mà đổ
bệnh trong dân gian.
Dưới con mắt tinh tường và giọng văn gai góc, Vũ Trọng Phụng đã vẽ ra
cho độc giả thấy bức tranh toàn cảnh nhà lục xì, cái nơi mà ngày xưa vốn
khá là bí ẩn. Bởi xưa kia, việc thăm quan nhà lục xì thành phố hầu như là
điều không thể, đặc biệt là giới báo chí. Bởi nó nổi danh là nơi ngục tù ghê
gớm, với muôn vàn sự hành hạ, lạm quyền và độc ác của người nhà nước.
Đối với những hội viên của hội đồng y tế, nó là cái bảo viện những khuyết
điểm và sai lầm.
Nhưng thành phố vừa bỏ ra một số tiền lớn để bổ khuyết và cải tổ. Lúc
bấy giờ họ mới nghĩ đến báo giới. Bởi vậy mà nhà báo được mời đến
chứng kiến sự cải cách ở nhà lục xì, để đem cái tin mừng ấy loan báo cho
dân chúng, và cho gái mại dâm, rằng đó không phải là nơi cầm tù bọn kỹ
nữ có bệnh như những tù nhân, mà là chỗ chữa bệnh làm phúc cho những
kẻ làm đĩ có bệnh nhưng không có tiền, ở đấy Nhà nước chỉ mang lại
những điều có lợi cho các kỹ nữ.
Vũ Trọng Phụng không chỉ miêu tả về từng phòng trạch trong nhà lục xì
qua “Cuộc đi bánh bộ trong nhà lục xì”, mà ở các phần sau của thiên phóng
sự, ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào sâu, thâm nhập và phỏng vấn các
nhà chuyên trách như Virgitti, Coppin, Joyeux, Le Roy des Barres… bà
giám thị phúc đường Limougnie, ông y sĩ Nguyễn Huy Quỳnh, cô giáo
Nguyễn Thị Nghĩa…
Người đọc được dịp tận tường một ngày khám bệnh trong nhà lục xì, ở
đấy gái đĩ chỉ mặc độc một chiếc coóc-xê và phía dưới hoàn toàn khỏa
thân. Cũng sẽ được mục kích lớp học “Vệ sinh nam nữ, giao cấu học
đường!” – Lớp học mà bậc giảng dạy đứng lớp phải nhận xét là một lớp
học mới lạ, kỳ quái nhất Đông Dương, cũng có thể gọi là kỳ quái nhất thế
giới – Ở đấy giáo viên phải nhượng bộ học trò (toàn bộ là gái đĩ, gái giang
hồ), mà chính sách trừng trị của giáo viên là để đám học trò túm đánh lẫn
nhau, mỗi khi cần phải trừng phạt.
Và rồi gần đến phần cuối, Vũ Trọng Phụng quyết định tự mình vào nhà
thổ, gọi hẳn hai gái “có giấy”, người ta kêu gái để chơi, còn ông kêu gái để
phỏng vấn, mà nói đúng hơn là để hai nàng tự kể về chuyện đời mình…
Dưới góc nhìn của thị Lành – người từng bị giam trong nhà lục xì sáu
tháng, dường như tất cả những hào nhoáng của nhà lục xì được ông Đốc lý
dựng lên trước mặt báo giới, đã sụp đổ.
“Vào nhà pha thì làm tù cho anh em, vào lục xì thì làm tù cho chị em.” –
lời thị Lành.
2.1.2 Thực trạng nạn “lục xì”
Giai đoạn 1930 – 1945, khi bọn thực dân đã gần như nắm giữ chính
quyền của ta, chúng bắt đầu tiến hành cuô ̣c ngu dân khi đầu độc người Việt
bằng thuốc phiện, và theo đó vô số các vấn nạn khác cũng theo đó hình
thành thì nạn mại dâm cũng trên đà thuận lợi phát triển dữ dội hơn.
Không riêng gì Vũ Trọng Phụng, giai đoạn này cũng có nhiều nhà văn, nhà
báo dùng ngòi bút của mình hướng về nạn mại dâm như Nguyễn Tuân với
“Tàn đèn dầu lạc”, Vũ Đình Chí với “Đêm sông Hương” hay “Hà Nội
lầm than” của Trọng Lang…
Ngay ở những chữ đầu tiên của phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã đề câ ̣p
ngay đến thực trạng mại dâm nhức nhối ở Hà thành bằng những số liê ̣u hết
sức cụ thể: “Trong thành phố Hà Nội, ít ra cũng có năm nghìn gái sống về
nghề mại dâm. Năm nghìn!... ấy là chưa kể đến bọn ả đào và gái nhảy các
vùng ngoại ô!”. Những con số ấy đã khắc họa ngay mô ̣t thực trạng rối ren,
suy đồi lúc bấy giờ khi nghề “làm đĩ” lại được con người hay cả mô ̣t xã hô ̣i
lúc bấy giờ “ưa chuô ̣ng” đến thế. Những con số hết sức đáng tin cứ thế
được tác giả đưa lên những trang phóng sự của mình tạo cho người đọc mô ̣t
cái nhìn chân thâ ̣t, mang đúng đă ̣c trưng của loại thể văn học này: “thế
nghĩa là cứ ba mươi lăm người lương thiện lại có một người thường nhật
sinh sống bằng sự gieo rắc vi trùng hoa liễu”, và để khiến người đọc dễ
hình dung ra những con số kinh khủng ấy, tác giả đã sử dụng phép so sánh
với những con số của mô ̣t Hà thành nhỏ bé với mô ̣t Paris “lại chỉ to gấp
mười” Hà Nô ̣i khi số gái hành nghề mại dâm ở Paris chỉ là “6 vạn” có
nghĩa là xét về phương diê ̣n mại dâm, Hà Nô ̣i cũng đã sánh được đến gần
“một phần mười” Paris, giọng điê ̣u mỉa mai vẫn luôn là phong cách riêng
dễ nhâ ̣n thấy của tác giả Vũ Trọng Phụng, và như thế cũng đủ khiến chúng
ta cảm thấy chóng vánh trước những con số đáng sợ trước vấn nạn mại dâm
lúc bấy giờ.
Và cũng bởi những con số “lớn lao” ấy về mă ̣t nguyên nhân mà lại dẫn
đến những con số “lớn lao” về mă ̣t kết quả khi: “Năm 1914, bảy mươi tư
phần trăm (74%) binh lính Pháp ở Bắc Kỳ mắc phải những bệnh hoa liễu.
Bác sĩ Keller coi nhà thương đau mắt Hà Nội cam đoan với ta rằng trong
số những người chột và mù của dân mình, bảy mươi phần trăm (70%) là
do vi trùng bệnh lậu mà ra” và “Ông giám đốc phòng Vệ sinh của thành
phố Hà Nội cũng bảo cho ta biết rằng cứ bốn nghìn trẻ con mới đẻ mà chết
thì trung bình có chừng một nghìn đứa trẻ, theo lối nói kiêng của người
mình thì là sài, đẹn, là bỏ, là mất, là khó nuôi, nhưng theo khoa học thì
chết vì bố mẹ có nọc bệnh giang mai, hoặc những biến chứng của bệnh
ấy.” Những dẫn chứng đầy sức thuyết phục của tác giả khi ông thông qua
tìm hiểu những nhân vâ ̣t có vai trò quan trọng về vấn đề mại dâm để viết
nên phóng sự của mình và dùng lời của chính những nhân vâ ̣t ấy để tạo nên
tính chân thực, đáng tin câ ̣y của phóng sự. Trước những vấn đề nghiêm
trọng của nạn mại dâm lúc bấy giờ, bác sĩ Joyeux – Giám đốc phòng Vê ̣
sinh thành phố Hà Nô ̣i đã đưa ra những nguyên nhân mà vấn nạn này trên,
về mă ̣t khách quan, bác sĩ cho rằng: “khi một dân tộc tiếp xúc với một dân
tộc khác, hoặc vì thương mại, hoặc bị xâm chiếm, thì dân tộc ấy dễ bị nạn
hoa liễu hoặc những bê ̣nh truyền nhiễm khác” và cả về mă ̣t chủ quan khi
mà: “Sự khao khát về học hành, sức cám dỗ của những nghề nghiệp mới,
đã đưa dắt số đông thiếu niên đến nơi phồn hoa đô hội để mà thoát khỏi
những luân lý của gia đình; sức say sưa của sự làm giàu dễ dàng, sự
hưởng thụ mọi cách ăn chơi của thành phố Tây, sự vô cai quản của bố mẹ,
đó, ngần ấy nguyên nhân đã làm lung lay cả một nền luân lý và làm cho
bệnh hoa liễu càng truyền nhiễm mạnh.”. Các góc đô ̣ nhìn nhâ ̣n vấn đề cứ
thế được tác giả xoay chiều, mở ra mô ̣t cái nhìn rõ nét về thực trạng về nạn
mại dâm.
Còn đối với những người có thẩm quyền xử lý hay các biê ̣n pháp được
đưa ra để xóa bỏ vấn nạn hoa liễu hay mại dâm, Vũ Trọng Phụng cũng dẫn
dắt cho chúng ta thấy rằng tất cả đều làm việc một cách qua loa, làm cho có
khi mà Nhà lục xì của Hà thành chỉ có thể chứa được 200 người, mặc lòng
số kỹ nữ phải bắt giam vào lục xì là 5000. Khoảng 5000 đĩ lậu mà chỉ có 1
viên thanh tra người Pháp chỉ huy 5 hay 6 thầy “đội con gái” và rồi 5 hay 6
người ấy phải đi kiểm soát, lùng bắt 16 nhà thổ chung, 15 nhà điếm riêng,
377 phòng ngủ trong các nhà săm trong một đêm, rõ là điều không thể,
cũng đủ thấy sự thiếu trách nhiê ̣m của chính quyền lúc bấy giờ trong viê ̣c
xử lý các vấn đề này. Khiến cho “một hôm, bác sĩ Le Roy des Barres đã
phải thở dài mà nói rằng: “Nếu ở Bắc Kỳ cũng có cả những luật lệ quy
định nghề thanh lâu, những luật lệ phỏng theo của nước Pháp, thì những
luật lệ ấy cũng chỉ có giá trị của một đống giấy lộn. Quan cai trị, quan
thầy thuốc, Sở Cảnh sát, người nào hình như cũng đồng ý nhau cả để mà
không đem thực hành những luật lệ ấy”.
Dưới vai trò của mô ̣t nhà báo, tác giả còn đưa mình vào tâ ̣n Nhà lục xì
để tả chân mô ̣t hiê ̣n thực đối với vấn đề này, phóng sự cứ thể được tăng
tính hấp dẫn và chân thực dưới ngòi bút quan sát của tác giả sau khi được
tâ ̣n mắt chứng kiến mô ̣t ngày hoạt đô ̣ng, cảnh khám, cảnh sinh hoạt diễn ra
“tấp nâ ̣p” nơi đây. Theo chân tác giả, nhà lục xì dần hiện ra rõ nét, tỉ mỉ
đến từng chi tiết, được chia làm phòng giấy, phòng khám bệnh, phòng ngủ,
sân nhỏ, phòng khâu vá, phòng học, dãy buồng tắm, cuối cùng là vườn
rộng.
Đầu tiên với quang cảnh là phòng giấy: “Phía bên kia là tủ giấy má của
gái có giấy, gái đã xé giấy, gái lậu tại ngoại v.v... Phong vũ biểu và thời
khắc biểu của nghề mại dâm. Cái viện bảo tàng những điều ô uế, những sự
khốn nạn, mà lão thần Bạch My đã gây ra cho bọn dân đóng thuế chúng ta
phải gánh vác mọi phí tổn. Một chậu thủy tiên để cạnh hòm điện thoại bảo
cho người yếm thế biết rằng ở bên ngoài; vẫn cứ là cuộc đời, cái cuộc đời
với ngày xuân vui, với bao nhiêu sự ăn gian nói dối của nó, như thường.”
Rẽ sang tay trái là phòng khám bệnh: “Tường vôi sạch sẽ, bàn bọc kẽm,
khăn mặt bông trắng nõn, những chậu rửa mặt bằng sứ nước men bóng
nhoáng, những cái tủ, cái ghế sơn trắng… tất cả được đặc tả, trông-rất-vệ-
sinh. Những đồ vật ấy chỉ có duy nhất một sứ mệnh: phụng sự những cái
xác thịt hôi tanh để mỗi đêm đem cái khang cường của mình ra bán rẻ đi
độ mười lần.”
Đi thẳng vào trong là phòng ngủ: “Một gian phòng rộng rãi mà giữa có
tường ngăn đôi để có thể kê được bốn dãy bục dài, liền nhau, trên có chiếu
cói và gối máy, mà chung quanh, từ dưới đất cao đến đầu người, tường thì
quét sơn đen nó làm cho gian phòng có cái vẻ ảm đạm của một ngục thất.
Người kỹ nữ có thể cất những đồ lặt vặt ở mấy ngăn tủ ngay chỗ đầu
giường”.
Sang phía bên kia là cái sân có mái: “Chỗ này để nghỉ ngơi những lúc
nóng nực, có máy hát và phóng thanh pick-up để các chị lúc nào nhàn hạ
thì nghe một khúc ca lý cho bớt nỗi u phiền của trầm luân.”
“Qua sân đến một căn phòng nhỏ: chỗ khâu vá. Nhà nước mở ra phòng
này từ năm 1935 để cho bọn họ có thể có một nghề để sau này có ngày
mong bước khỏi phòng mại dâm chăng. Nhiều khi vì bị bắt giam vào lục xì
mà lúc được thả ra, một kỹ nữ đã biết đọc và viết chữ quốc ngữ… đó là lời
ông Đốc lý cắt nghĩa.”
Vào trong là lớp học “Vệ sinh nam nữ, giao cấu học đường” rồi lần lượt
cứ thế đi qua dãy buồng tắm có hoa sen lối bản xứ là vườn rộng để bọn gái
lục xì tập trồng rau, để giải trí bằng các trò thể thao: “Bây giờ bọn gái lục
xì đã có vườn rộng để tập giồng rau, để giải trí bằng mọi cuộc vui như
đánh đu, đánh vòng, đánh quần, tập thể thao... Và có khi chắn cạ nữa, tuy
đó là điều cấm trong luật”.
Dưới con mắt tinh tường và giọng văn gai góc, người đọc như đang đi
ngay bên cạnh Vũ Trọng Phụng để quan sát tường tâ ̣n bức tranh toàn cảnh
nhà lục xì, cái nơi trước kia được coi là vốn khá là bí ẩn và đồng thời như
làm sáng rõ thêm cái nhìn toàn cảnh về vấn nạn mại dâm, hoa liễu lúc bấy
giờ.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn miêu tả tỉ mỉ đến chi tiết những quang
cảnh của buổi khám bê ̣nh để mang đến cái nhìn, khắc họa chân thực nhất
về sự tàn phá ghê tởm của các căn bênh do mại dâm mà ra và các mánh
giấu bê ̣nh của con bê ̣nh khiến cho nạn hoa liễu trở nên nhức nhối đối với
xã hô ̣i lúc bấy giờ:
“Những ngày khám bệnh, từ sáng sớm, khi bọn gái trở dậy là tức khắc
họ rửa âm hộ của họ bằng nước ấm có pha phèn. Rửa xong rồi, một thị
trong bọn ấy lấy hai tay ấn vào bụng cô ả có bệnh để cho nước trong
đường tiểu tiện (?) chảy ra hết.”
“Có một vài ả dùng lá trầu không đun vào nước rồi rửa, và cách ấy kiến
hiệu hơn. Với hai cách thức nói trên, tử cung trắng ra, đường tiểu tiện đỡ
đỏ, những giọt mủ bớt chảy.”
“Sau cùng, nếu những cách ấy không hiệu nghiệm, thì những ả bệnh quá
nặng cầu cứu đến cái phương pháp cuối cùng nghĩa là đổ thứ tiết lợn chưa
đông đặc đặt ở một hiệu bán thịt, để giả vờ là có kinh nguyệt.”
Không chỉ dừng lại ở viê ̣c điều tra thực trạng nạn mại dâm và nhà lục xì,
những trang viết của tác giả còn tìm đến cả cái cách mà xã hô ̣i lúc bấy giờ
phân chia bọn gái đĩ hành nghề mại dâm thành nhiều loại như: “gái đĩ có
giấy”, “gái đĩ lậu”, “cô đẩu”, “gái nhảy”, “me tây”, “đầm lai”, “đầm
thật” cũng như viê ̣c giải nghĩa tên gọi cho họ. Sự hình thành các tên gọi
hay viê ̣c phân chia cái nghề ghê tởm ấy cũng bởi do sự giao thoa văn minh,
sự Âu hóa lúc bấy giờ của nước ta khi chịu ách cai trị. Bối cảnh lúc bấy giờ
đưa đẩy con người ta đến chỗ sa đọa vào con đường này qua đó tác giả lên
án, phê phán thông qua các điều tra của mình.
Nói tóm lại, bằng những quan sát tinh tế và tài năng của mình, Vũ Trọng
Phụng đã khắc họa thành công mô ̣t cách chân thực về mô ̣t thực trạng đáng
lên án, mỗi trang phóng sự như mô ̣t bức tranh miêu tả chân thực và chi tiết
các vấn đề thời sự mang tính cấp bách về nạn mại dâm, hoa liễu lúc bấy
giờ. Với đă ̣c trưng của thể loại phóng sự là được sử dụng để cung cấp cho
người tiếp nhâ ̣n mô ̣t cái nhìn chân thâ ̣t nhất, gần gũi nhất về những vấn đề
mà tác giả muốn nói đến thông qua những ghi chép cụ thể mang tính hấp
dẫn, sinh đô ̣ng cao. Trong tác phẩm Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã thể hiê ̣n
đầy đủ cái hay, cái đă ̣c biê ̣t, cái riêng biê ̣t của thể loại phóng sự qua viê ̣c
ông miêu tả lại chính xác, chân thực nhất thực tại lúc bấy giờ về nạn mại
dâm ở nước ta và vai trò của chính quyền, nhà nước đối với các biê ̣n pháp
phòng chống vấn nạn “nhức nhối” này.
2.1.3 Biện pháp của chính quyền đối với nạn “lục xì”
Mô ̣t khía cạnh cũng làm nên phần đă ̣c sắc cho những trang phóng sự này
của Vũ Trọng Phụng khi ông dùng ngòi bút của mình để viết khá nhiều về
vai trò của các nhà cầm quyền hay chính quyền đối với thực trạng mại dâm
lúc bấy giờ.
“Nghĩa là Hà Nội cũng có một cuốn sách luật lệ quy định mại dâm, một số
nhà đĩ điếm để bọn kỹ nữ bán dâm theo đúng luật, một phúc đường để
giam và chữa cho bọn ấy khi họ có bệnh, một ngạch cảnh sát xướng kỹ để
lùng bắt bọn ấy khi họ đi trốn, và bắt bọn gái đĩ lậu phải vào ở những nhà
thanh lâu. Những nhà đĩ điếm (maison de tolérance) ấy dân Việt Nam ta
gọi nôm na là những nhà thổ. Phúc đường (Dispensaire) ấy, dân Việt Nam
ta gọi nôm na là nhà lục xì. Mà ngạch cảnh sát xướng kỹ (Services des
Moeus) ấy, dân Việt Nam ta gọi nôm na là ngạch Đội con gái. Nói tóm lại,
chúng ta có đủ mọi thứ khí giới cần dùng trong việc phải chiến đấu với
thần Bạch My”. Những chính sách hay biê ̣n pháp được chính quyền đưa ra
để ngăn chă ̣n nạn mại dâm được đưa ra có phần khác “chau chuốt” lại được
thực hiên mô ̣t các “qua loa” được tác giả đề câ ̣p xuyên suốt cả phóng sự.
Sự nhức nhối của vấn đề lạm quyền khi tác giả cho rằng: “một viên cảnh
binh trong ngạch “đội con gái” có thể muốn làm gì thì làm! Trong việc
thừa hành pháp luật, sự lạm quyền để kiếm chác hoặc giữ đúng nghĩa vụ
chỉ còn là một vấn đề lương tâm.”
Và đối với một chế độ lúc bấy giờ khi mà người cầm quyền không có ai
chịu trách nhiệm, đó là cái phiền phức của đất nước ta khi rơi vào trạng thái
thuộc địa, của đất bảo hộ đã sảnh sinh ra mọi sự rắc rối lôi thôi như ngân
sách Bắc Kỳ bảo hộ thì có nhà thương Phủ Doãn, công quỹ thành phố Hà
Nội thuộc địa thì có nhà lục xì:
“Chỉ vì ngoài địa phận thành phố Hà Nội thì là đất bảo hộ, mà Thành phố
thì không có quyền gì đối với dân của vua Bảo Đại. Do thế, dân Hà thành
bị các nhà hát giả danh ấy vây trong một vòng vây những vi trùng hoa liễu
mà phòng Vệ sinh của thành phố không có cách gì đối phó cả, vì lẽ ông
Đốc lý Hà thành còn phải kính trọng cái điều ước mà quan Thống lĩnh
nước Pháp ký với nhà vua An Nam”. Ngân sách thiếu hụt, dân nghèo, chính
quyền lúc ấy dường như đã hết cách với viê ̣c đối phó với thực trạng mại
dâm và các biê ̣n pháp chỉ được thực hiê ̣n mô ̣t cách qua loa, cho có. Và dưới
sự suy đồi về mă ̣t xã hô ̣i ấy, dẫn theo cả mô ̣t danh sách các hê ̣ lụy khác mà
tác giả đề câ ̣p bên cạnh nạn hoa liễu, mại dâm như: thuốc phiê ̣n, sa đọa về
nhân cách và lý trí.
Và bởi lẽ không thể xóa bỏ nạn mại dâm trước thực trạng lúc bấy giờ,
chính Vũ Trọng Phụng với cái tâm canh cánh của mình đã đưa ra những
biê ̣n pháp để khắc phục vấn nạn này.
“Người ta sẽ bỏ nhà lục xì, giải tán ngạch đội con gái, đóng cửa những
nhà săm. Tòa án trừng trị sẽ bỏ tù những gái ăn sương, bọn ma cô, những
ngài đổ bệnh hoa liễu cho kẻ khác. Người ta sẽ dạy bảo những điều cần
biết về nam nữ giao hợp ở các trường sơ học cho lũ trẻ con đương tuổi dậy
thì!”
“Bỏ nhà lục xì, vì nó chỉ giam có độ hai trăm đàn bà, trong khi năm, sáu
nghìn gái mại dâm lậu thuế khác tự do đổ bệnh phong tình trong dân.”
“Đóng cửa các nhà thanh lâu, vì theo ý Clémenseau, không phải chỉ riêng
có gái cầm giấy hay đĩ lậu mới là mại dâm, thì không lý nào lại đầy ải họ
ra ngoài xã hội!”
“Bãi bỏ ngạch “đội con gái” vì ngạch ấy là một sự đáng xấu hổ của những
nước văn minh, nhiều cường quốc ngày nay đã bãi bỏ nó, và vì ở đây,
ngạch ấy sẽ không có việc gì, nếu thành phố phải đóng cửa phúc đường.
Bỏ tù bọn đàn ông khi họ có bệnh mà vẫn ngứa nghề, vì đó là một tội đáng
phải trừng trị rất thẳng tay!”
“Giảng dạy cho trẻ con vấn đề nam nữ giao hợp, vì cái tính cả thẹn của
bọn đạo đức “không phải đường” đã di truyền lại nhiều mối hại; vì không
dạy trẻ con thì tự khắc rồi chúng cũng “biết”, và khi chúng không biết cho
rõ ràng thì chúng sẽ hoặc mắc bệnh, hoặc bị suy đốn tinh thần vì thủ
dâm.”
Đứng trước mô ̣t vấn nạn mang tính xã hô ̣i, Vũ Trọng Phụng mang cả
tinh thần của mình vào trong bài phóng sự để qua đó thể hiê ̣n không những
cái tức tối, đau đớn trước vâ ̣n mê ̣nh dân tô ̣c mà còn là những ước mơ, lý
tưởng của chính mình để cải cách tình trạng xã hô ̣i tê ̣ nạn lúc bấy giờ.
Bên cạnh viê ̣c khắc họa toàn cảnh về nạn mại dâm, hoa liễu, về nhà lục
xì, bằng ngòi bút sinh đô ̣ng của mình, tác giả đã thể hiê ̣n mô ̣t văn bản nghê ̣
thuâ ̣t bằng đỉnh cao nghê ̣ thuâ ̣t với sự đóng góp phong phú về nô ̣i dung, về
đời sống hiê ̣n thực mang tính lịch sử xen lẫn trong văn học với những giá
trị nghê ̣ thuâ ̣t cao.
2.2 Về phương diện nghệ thuật
2.2.1 Nghệ thuật trào phúng
Có lẽ, dù ở bất kì thể loại văn học nào: truyện ngắn, tiểu thuyết hay
phóng sự thì Vũ Trọng Phụng vẫn vận dụng nguyên tắc chủ đạo: yếu tố
trào phúng như một điều kiện tất yếu trong lối viết văn chương của mình.
Trào phúng có nghĩa là “một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các
yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài
hước... được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng... những
cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội”. Từ điển thuật ngữ văn
học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi 1992, NXB Giáo dục
tr.246).
 Nghệ thuật trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng còn hiện ra ở giọng
điệu trong từng chương truyện. Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu
cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu. Thiên phóng sự về “viện bảo tàng
những điều ô uế” là một trận cười dài giòn giã, hả hê vào bộ mặt xã hội nhố
nhăng, đầy nghịch dị. Tác phẩm được xây dựng từ những tình tiết trào
phúng ngẫu nhiên và những chân dung được vẽ bởi những đường nét chân
thực bộc lộ rõ rệt bộ mặt xã hội lúc bấy giờ.
Những câu văn mang tính chất bỡn cợt, châm biếm ấy trải dọc tác phẩm
tạo nên giọng điệu giễu nhại cho toàn bộ thiên phóng sự tạo nên tiếng cười
trào phúng, sâu cay. Tác giả dùng rất nhiều câu văn nhằm để nhận xét,
đánh giá về một sự vật, sự việc hay đối tượng nào đó. Chẳng hạn, khi đến
tham quan hoàn cảnh cuộc sống của lục xì: Vũ Trọng Phụng bắt gặp cái
ban phát tri thức nơi đây, đâu chỉ đơn thuần là một nhà ngục bị trói buộc
mà còn là nơi để gái đĩ có giấy được học hành tử tế“Đây là chỗ bọn gái ấy
học hành chữ nghĩa và khâu vá. Nhà nước mở ra phòng này từ năm 1935
để cho họ có một nghề để sau này có ngày mong bước ra khỏi vòng mại
dâm chăng?” Đây là một việc làm mang danh ban phát nhưng thực chất
thật lố bịch, hòng để lôi kéo, dụ dỗ góc nhìn của người đương thời nói
chung và những “hạng đĩ” khác nói riêng về một “bộ mặt” tốt đẹp của nơi
này. Lục xì là nơi để chữa trị những căn bệnh mại dâm có nguy cơ lây
nhiễm cao trong xã hội lại tạo những điều kiện tốt đẹp nhất cho họ có cơ
hội được đổi mới cuộc sống sau này. Vậy thử hỏi năm nghìn gái mại dâm
ngoài kia thà hoạt động “lậu” để rồi bị đội con gái truy bắt mà vẫn muốn
chốn thoát khỏi lục xì? Nhưng thử đặt một giả thiết: Nếu chốn “lục xì” có
những điều kiện tốt lành, đặc ân như thế thì làm sao lại xuất hiện cuộc đời
như Thị Lành hay Thị Yến “ra rồi thì biết làm gì mà chẳng cầm giấy cho
quách?” và chính số phận không đường lui ấy buộc họ phải “hành nghề”
suốt hàng chục năm trời hay như số kiếp “một người đã 60 tuổi, không thể
bán dâm được nữa thì được nuôi tại nhà chứa ăn mày ở Hàng Bột?” Chính
định kiến của xã hội đã mặc định sự xấu xa, hèn mọn đến mức ghê tởm khi
nhắc đến hai tiếng “lục xì” và lời miệt thị “gái đĩ” lại có giấy hẳn hoi từ nhà
nước. Cũng có thể nói, cái mác “gái đĩ” đã đẩy những hạng con gái trong
thanh lâu dù bất kì nguyên nhân “hành nghề” nào cũng mãi mãi không thể
quay lại sống một cuộc đời bình dị, an yên. Không một lối thoát thiện
lương nào có thể mở đường cho họ được nữa. Do đó, có thể thấy rõ Vũ
Trọng Phụng đã sâu cay châm biếm sự “lo lắng” xa vời của bộ máy nhà
nước: hào nhoáng và mục rỗng.
Tính chất trào phúng còn được xuyên thấm trên nhiều phương diện,
trong đó giọng điệu cũng là một yếu tố thành công mà Vũ Trọng Phụng đã
dày công xây dựng. Giọng điệu là “chìa khoá” để “mở” tác phẩm và qua đó
có thể xác định được phong cách tác giả. Giọng điệu giễu nhại, châm biếm
là một trong những “chất riêng” trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Chẳng
hạn: “Thì ra tôi vấp phải cái lòng tự trọng ghê gớm của loài người! Tôi đã
có lỗi, có lỗi to lắm! Sao lại không được gọi một gái đĩ là gái đĩ? Đáng lẽ
tôi phải gọi họ thí dụ là… Nàng thơ, hoặc là…cái gì khác thì hơn.” Mỉa
may thay, rõ ràng công việc “hành nghề” của họ là gái đĩ nhưng lại không
thích họ gọi mình bằng cái tên đó mà chỉ thích được ví von bằng những cái
tên nhẹ nhàng, né tránh hay tinh tế hơn. Cái tên khác hay ho hơn được ví
như gái giang hồ hay “nàng thơ”? Những câu văn trên là cách mà Vũ Trọng
Phụng giễu nhại, ví von, mỉa mai cho việc làm lố bịch, châm biếm một
thực tại xã hội đồi trụy và thối nát. Thiên phóng sự đã khám phá thành
công sự chân thật, sâu sắc về đời sống xã hội, con người và đạt đến đỉnh
cao phẩm chất nghệ thuật của tiếng cười.
2.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Trong các sáng tác văn học, ngôn ngữ là chất liệu quan trọng tạo nên giá
trị nghệ thuật và hiệu quả biểu đạt cho tác phẩm. Việc sử dụng ngôn ngữ
phù hợp cũng góp phần làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc.
Trong thiên phóng sư Lục xì, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đa dạng kiểu
ngôn ngữ để có thể biểu đạt hết những dụng ý của tác giả.
Với một thiên phóng sự mang tính khoa học như Lục xì, việc cung cấp
những thông tin mang tính chính xác là yêu cầu hàng đầu. Để đưa đến cho
người đọc cái nhìn phổ quát về nạn mại dâm, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ
báo chí để cắt nghĩa, giải thích một số thuật ngữ liên quan. Tác giả đã giải
thích vì sao mà từ chữ Dispensaire, người An Nam lại gọi là lục xì. Nguồn
gốc “là ở chữ Luck sir, một động từ hồng mao. Luck sir là khám bệnh”,
nhưng qua sự truyền đạt của vị thầy thuốc thích bông đùa nào đó mà nay lại
phổ biến thành “lục xì”. Bên cạnh những thuật ngữ, tác giả còn cẩn thận
chú thích thêm bằng tiếng Pháp: Sở Cảnh sát xướng kỹ (Police des
Moeurs), Phúc đường (Dispensaire), Ngạch cảnh sát xướng kỹ (Services
des Moeus),… Điều này khiến cho Lục xì mang tính khoa học và phù hợp
với thời đại.
Đặc biệt, ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong Lục xì là ngôn ngữ
đời thường. Đây cũng là nét đặc trưng thường thấy trong các tác phẩm của
Vũ Trọng Phụng. Ở Lục xì, ngôn ngữ đời thường được sử dụng khá dày và
đặc xuyên suốt. Thứ ngôn ngữ sinh hoạt, bình dân này khiến một thể loại
tưởng chừng khô cứng như phóng sự trở nên gần gũi, dễ tiếp cận với người
đọc. Hơn nữa, vì đối tượng phản ánh của tác phẩm này là nạn mại dâm và
các cô “gái bán hoa” – đối tượng thuộc tầng lớp bình dân, ít học nên ngôn
ngữ bình dân góp phần thể hiện được góc nhìn của của nhân vật và của
quần chúng đối với vấn nạn này. Trong tác phẩm, nhà văn đã sử dụng rất
nhiều các từ mang đậm yếu tố dân gian như thành ngữ, tục ngữ: “No cơm
ấm cật, giậm giật mọi nơi”, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “nước
chảy chỗ trũng”, “vu oan giá họa”, “giời sinh giời dưỡng”,… Các ngữ
liệu dân gian này đa số được sử dụng khi thuật lại lời ăn tiếng nói của các
nhân vật. Việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ không chỉ làm tăng sắc thái biểu
cảm cho câu văn mà còn lột tả được bản chất của đối tượng được nói đến.
Bên cạnh đó, khẩu ngữ cũng là một yếu tố xuất hiện nhiều trong tác phẩm.
Những câu nói mang màu sắc thường ngày xuất hiện trong lời thoại của các
nhân vật hoặc trong lời bình của chính tác giả: “Thì họ lên cái thuyền ấy để
làm trò quỷ gì?”, “rõ hoài của!”, “Có thể như thế được chăng?”, “Ôi,
khốn nạn!”, “Khốn nạn thay!”… Việc sử dụng khẩu ngữ không những
khiến tác phẩm được tái hiện lại đúng thực tế mà còn thể hiện quan niệm
của Vũ Trọng Phụng: không dùng những lời điêu trá để che đậy sự thật.
Trong khi sử dụng ngôn ngữ đời thường, tác giả cũng lựa chọn lớp khẩu
ngữ phù hợp với từng loại nhân vật. Ngôn ngữ từ những cô “gái đĩ” thể
hiện sự phong trần, đanh đá, nhuốm màu sắc của một xã hội phức tạp mà
họ phải dấn thân vào: “Còn hy vọng cái “nước mẹ” gì nữa?”, “Con khốn
nạn! Đồ chết băm, chết vằm!”, “Ờ ờ! Rõ khéo khỉ lắm nữa!”, “Mẹ
kiếp!”, “Mày chết với bà!”…
Với việc sử dụng đa dạng ngôn ngữ trong tác phẩm, ngòi bút sắc sảo Vũ
Trọng Phụng đã đạt đến đỉnh cao, góp phần làm nên thành công cho thiên
phóng sự Lục xì.

2.2.3 Nghệ thuật phản ánh thực tại


Phóng sự là thể loại phản ánh xã hội một cách chân thực, quan tâm đến
những vấn đề thời sự, mang tính cấp bách. Nói cách khác, đây là thể loại
văn chương nhìn cuộc đời bằng con mắt trần trụi nhất. Một con người với
quan niệm rạch ròi: chống lại thứ văn chương “điêu trá”, nhìn thẳng vào sự
thật, phơi bày sự thật như Vũ Trọng Phụng thì phóng sự chính xác là công
cụ để ông thực hiện mong muốn của mình.
Quan niệm đanh thép của Vũ Trọng Phụng được thể hiện rõ trong các
sáng tác của ông nói chung và trong phóng sự nói riêng. Nếu Kỹ nghệ lấy
Tây phản ánh nạn mại dâm trá hình qua hình thức của một cuộc “hôn nhân”
thì trong thiên phóng sự Lục xì, thực trạng tệ nạn mại dâm hiện lên trần trụi
hơn bao giờ hết. Tác giả đi vào phản ánh hiện thực, mổ xẻ nạn “lục xì” một
cách trực tiếp.
Sự chân thực của một phóng sự phải dựa trên khối lượng tư liệu mà nó
đưa ra và độ tin cậy từ những nguồn tin ấy. Khi tìm hiểu nạn “lục xì”, Vũ
Trọng Phụng đã săn lùng tận nơi, đưa ra một khối lượng lớn những số liệu
và thông tin cụ thể. Ông đã đưa ra những con số về những người làm nghề
mại dâm: “năm nghìn gái sống bằng nghề mại dâm”, “cứ ba mươi lăm
người lương thiện lại có một người thường nhật sinh sống bằng sự gieo rắc
vi trùng hoa liễu”, “mười sáu mụ Tú bà”, “một trăm tám mươi lăm chị em
nhà thổ”... và hậu quả khủng khiếp của vấn nạn ấy:“bảy mươi tư phần
trăm (74%) binh lính Pháp ở Bắc Kỳ mắc phải những bệnh hoa liễu”,
“những người chột và mù của dân mình, bảy mươi phần trăm (70%) là do
vi trùng bệnh lậu” và 1/4 trẻ sơ sinh chết yểu là do bố mẹ có nọc bệnh
giang mai hoặc những biến chứng của bệnh ấy... Việc đưa ra những con số
là minh chứng cụ thể cho tình trạng nhức nhối lúc bấy giờ. Bên cạnh đó,
tác giả còn lấy những con số ấy ở nguồn tin chính thống của chính quyền
hoặc những người có chức trách: Sở Liêm Phóng, bác sĩ Joyeux, ông Đốc lí
Virgitti, bà giám thị Limongie... Điều này càng làm tăng độ xác thực và tin
cậy cho thiên phóng sự.
Để có cái nhìn sâu sắc và khách quan, nhà văn đã có sự tìm hiểu và trải
nghiệm thực tế. Trước hiện tượng vẫn được xem như “kín cổng cao tường”,
Vũ Trọng Phụng đã bước chân vào, tận mắt chứng kiến sự việc để phản
ánh cái hiện thực bên trong. Sự “đột nhập” táo bạo và kịp thời vào nhà Lục
xì đầy tăm tối, nơi mà “nếu không phải nhà thổ, không là mật thám, không
là thầy thuốc, thì không bao giờ ta được bước chân vào” mở ra trước mắt
người đọc bức tranh toàn cảnh về mại dâm. Bức tranh này miêu tả đầy đủ
khung cảnh, con người, hoạt động... ở lục xì – nơi mà các cô gái điếm nghe
đến thì hoảng sợ, còn người thường thì xa lánh, dè bỉu. Trong cái “viện
bảo tàng những điều ô uế” đó, không gian được miêu tả khá chi tiết: phòng
khám bệnh “Tường vôi sạch sẽ, bàn bọc kẽm, khăn mặt bông trắng nõn,
những chậu rửa mặt bằng sứ nước men bóng nhoáng, những cái tủ, cái ghế
sơn trắng, trông rất vệ sinh”, gian phòng ngủ “rộng rãi mà giữa có tường
ngăn đôi để có thể kê được bốn dãy bục dài, liền nhau, trên có chiếu cói và
gối máy, mà chung quanh, từ dưới đất cao đến đầu người, tường thì quét
sơn đen nó làm cho gian phòng có cái vẻ ảm đạm của một ngục thất”, cái
sân có mái để nghỉ ngơi, phòng khâu vá, lớp học “cũng có bàn ghế, bảng
đen, bục cao, như những lớp học khác” nhưng xung quanh lớp lại là những
phòng rửa mặt, những câu cách ngôn khuyên người ta giữ gìn thân thể sạch
sẽ và những dụng cụ học tập “lạ đời”,... Ngoài khung cảnh, tác giả còn kể
về những hoạt động thường ngày của các cô “gái đĩ” nơi đây: đến lớp học,
trồng rau, giải trí, cúng bái tâm linh...
Bên cạnh việc đến tham quan – nhìn tận mắt nhà Lục xì, tác giả còn trực
tiếp trải nghiệm, gặp gỡ những nhân vật để khai thác góc nhìn từ chính
người trong cuộc. Phóng viên đã đóng vai “khách làng chơi”, vào tận “hang
ổ” để tìm hiểu những góc khuất trong vấn nạn này. Ở đây, anh gặp hai cô
gái “có giấy chính hiệu” ở hai độ tuổi khác nhau: một người vừa già vừa
xấu, một người còn trẻ, mới vào nghề. Anh muốn gặp họ để tìm hiểu cách
thức “cầm giấy” và lí do đưa đẩy họ đến con đường này. Đặc biệt là muốn
biết cảm tưởng của họ khi quyết định theo nghề này ra sao. Trớ trêu thay,
người phóng viên không biết được điều anh muốn biết vì “họ có đâu mà
mình biết?”. Đối với những cô gái ấy, việc cầm giấy là một việc rất đỗi
bình thường, thậm chí “cũng chẳng là một tai nạn nhỏ nữa”. Anh còn nhận
ra rằng “đã từ lâu, họ chẳng còn là “đàn bà” nữa rồi. Đã từ lâu, tuy chưa
có giấy, họ cũng đã sẵn có cái linh hồn gái thanh lâu”... Cái hiện thực phũ
phàng hiện lên rằng không phải hoàn cảnh xô đẩy họ bước chân tới cái
nghề này, mà chính bản thân họ đã dung túng, cho phép bản thân mình làm
điều ấy mà không chút băn khoăn.
Không dừng lại ở tiếp cận vấn đề bằng việc quan sát biểu hiện của nó,
Vũ Trọng Phụng còn chọn cách đi sâu vào cốt lõi vấn đề, tìm hiểu bản chất
của sự việc. Tác giả đã đi sâu, truy tìm “nguyên nhân đã làm lung lay cả
một nền luân lý và làm cho bệnh hoa liễu càng truyền nhiễm mạnh”. Đó là
do sự tiếp xúc với những nền văn hóa khác, nhất là bằng cách bị xâm chiếm
thì càng dễ bị lây bệnh; do sự “suy đồi của những luân lý Khổng Mạnh
Phật Lão”; do người ta coi nhẹ những bệnh trạng này và do sự tiến bộ của
người trẻ đương thời đang theo đuổi. Những người trẻ ấy tham gia vào
cuộc sống đô thị, hưởng thụ những thú vui theo kiểu Tây. Sau khi đã học
hành đỗ đạt, làm giàu thì họ được phân bổ về các nơi hương thôn và chính
điều này trở thành “một làn sóng lớn có biết bao nhiêu vi trùng để truyền
nhiễm”.
Tác giả đã chỉ ra “nạn mại dâm nó hại cả một giống nòi là hệ trọng hơn
cả, là phải cứu chữa trước hết”. Thế nhưng trong thực tế, đây là một căn
bệnh không thể cứu chữa. Mà nếu may mắn có thể chữa được thì các nhà
cầm quyền cũng không dám cứu chữa triệt để vì những hệ lụy kéo theo. Vũ
Trọng Phụng đã đi sâu phân tích bản chất xã hội của căn bệnh “kì lạ” này.
Ông gọi vấn nạn mại dâm là cái “nhọt độc” thuộc vào “những vấn đề bất
hủ của tất cả các giống người”. Ông đã vạch rõ đó là “một nạn bất hủ,
không tránh không được”, nhưng lại “cũng là một sự không có không
được”. Tuy “nó là một vết thương rất đáng ghê tởm của nhân loại”, song
“không có nó thì nhân loại sẽ không đứng vững và mất thế quân bình”. Bởi
vì nếu làm cho nó mất hẳn lại là “một sự rất nguy hiểm”. Chỉ tính riêng
thành phố Hà Nội thời bấy giờ đã có “năm nghìn gái đĩ lậu thuế”, “mười
sáu mụ Tú bà” cùng “một trăm tám mươi lăm chị em nhà thổ”, “Ba mươi
bảy ông chủ săm và hơn một trăm bồi săm”… Nếu làm biến mất cái nghề
mại dâm thì tất cả những con người này sẽ thất nghiệp và làm loạn cả kinh
đô. Bên cạnh đó, “Sáu trăm mười ba ông chủ tiệm thuốc phiện chính thức
hoặc không có môn bài sẽ tự tử” và “chín trăm binh lính không có vợ,
không theo nổi lý thuyết nhịn nhục, tiết chế dâm dục sẽ bất bình”. Nguồn
quỹ của thành phố sẽ hao hụt ít nhất 1.388$ 86 mỗi năm. “Các đạo binh
thất nghiệp do những anh bồi săm, ma cô, phu xe đêm lập nên, sẽ ghê gớm
vô cùng, sẽ gây ra những vụ cướp bóc, trộm cắp đáng sợ vô cùng”. Dẹp
một tệ nạn để rồi là nguồn cơn cho hàng loạt các tệ nạn khác sinh sôi thì
quả là không đáng. Cho nên trừ tiệt nghề mại dâm là một “điều nguy
hiểm”. Đó là lí do khiến người ta phải duy trì “cái sự hại cần phải có này”.
Họa chăng chính quyền chỉ phải làm qua loa, làm “cho phải phép”. Đối
phó với nạn ấy, thành phố Hà Nội “chẳng giải phóng” mà cũng “không
thắt buộc”. Và cái nạn ấy lại tiếp tục hiện hành như đã thấy.
Nạn mại dâm là một vấn đề được nhiều nhà văn đương thời đề cập đến.
Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng đã chọn cách tiếp cận nó một cách thấu đáo và
lí giải sâu sắc bản chất của nó. Để phản ánh thực trạng một cách chân thực
và khách quan, ông đã sử dụng những số liệu từ nguồn cung đáng tin cậy,
có sự trải nghiệm thực tế và đi sâu vào phân tích bản chất, nguồn cơn vấn
đề. Điều này khiến cho Lục xì nói riêng và những phóng sự của Vũ Trọng
Phụng nói chung có giá trị hiện thực sâu sắc, xứng đáng là một phóng sự có
giá trị khoa học.
2.3 Giá trị khoa học và ý nghĩa xã hội của phóng sự “Lục xì”

Ngay từ lúc mới ra đời, Lục xì đã phải hứng chịu nhiều luồng ý kiến,
phản ứng khác nhau từ độc giả, người khen có, người chê cũng có. Tuy
nhiên đến nay, chúng ta không thể phủ nhận giá trị của thiên phóng sự này
cùng với sự đóng góp của Vũ Trọng Phụng trong nền văn học hiện đại Việt
Nam.

2.3.1 Giá trị khoa học


Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Thiếu Sơn có lời đánh giá cực kỳ cao
đối với “Lục xì”:
“Lục xì là một phóng sự có giá trị khoa học lớn, trong lịch sử văn học
của ta đã ở một vị trí độc nhất vô nhị trong văn học về mặt y học và pháp
lý; đã có vị bác sĩ nào, bậc lương y nào, nhà luật học nào nêu lên được vấn
đề như thế, phân tích tình hình như thế và về nhiều mặt góp ý kiến xác
đáng như thế với những người có trách nhiệm trong xã hội.”
Đúng như vậy, Lục xì là một thiên phóng sự có giá trị khoa học rất lớn. Vì
nó được viết ra bằng những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác
thể hiện qua các con số, biểu đồ, thống kê; đồng thời nó đã đặt ra được
những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn.
Giá trị khoa học của phóng sự này thể hiện trước hết ở cách nêu vấn đề
của Vũ Trọng Phụng. Mở đầu tác phẩm, ông đưa ra những con số kinh
hoàng phản ánh thực trạng nạn mại dâm của mảnh đất "nghìn năm văn vật"
- Hà Thành. Những số liệu chuẩn xác này như cái tát vào bộ mặt xã hội
thuộc địa nửa phong kiến, qua một giọng văn sặc mùi tiêu ớt – độc giả sẽ
phải hốt nhiên cảm thán: Danh xưng “Ông vua phóng sự đất Bắc” của Vũ
Trọng Phụng quả thực không ngoa chút nào! Từ đó ông khẳng định sự cần
thiết phải viết một thiên phóng sự "khảo cứu" về nó.
Sau khi đặt xong vấn đề, ông đã định ra cho mình phương pháp đi sâu
phân tích, nghiên cứu nó. Đây cũng là khía cạnh làm nên giá trị khoa học
của tác phẩm. Thoạt tiên, ông đi tìm ông giám đốc nhà lục xì: bác sĩ Joyeux
để biết được mục đích, quá trình chuyển đổi… của nhà lục xì; đồng thời
nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ về những tài liệu chung quanh vấn đề mại
dâm. Bên cạnh nghiên cứu những tài liệu ấy. Vũ Trọng Phụng còn đi khảo
sát, điều tra, thâm nhập thực tế vào bên trong nhà lục xì cùng với những
cuộc phỏng vấn những đối tượng khác nhau có liên quan đến vấn đề này.
Sự thâm nhập thực tế này đã giúp ông nhìn ra được hậu quả, bản chất xã
hội của tệ nạn mại dâm. Từ đó, ông đề ra những biện pháp, ý kiến xác đáng
với người có trách nhiệm trong xã hội đương thời. Không phải ai cũng có
thể làm được điều này, phải là một người có tính thần khoa học cao, có
phương pháp khoa học giỏi, và một sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến những
vấn đề của xã hội thì mới có thể làm được những việc như thế. Do đó, có ý
kiến cho rằng: Nên đọc lục xì như một cuốn sách khoa học hơn là một cuốn
sách văn chương.
Tóm lại, với việc nêu lên được vấn đề, phân tích thực trạng vấn đề và
đóng góp những biện pháp xác đáng, Lục xì trở thành thiên phóng sự có giá
trị khoa học cao, đã ở vào "một vị trí độc nhất vô nhị trong văn học về mặt
y học và pháp lý".
Lục xì không những là một tác phẩm có giá trị khoa học mà còn là một tác
phẩm "mẫu mực về văn chương phục vụ xã hội"
2.3.2 Ý nghĩa xã hội
Mại dâm là một tệ nạn nhức nhối dưới mọi thời đại và chưa bao giờ là
một vấn đề cũ kỹ. Giai đoạn 1930 – 1945, dưới điều kiện thuận lợi khi bọn
thực dân đầu độc người Việt bằng thuốc phiện, thì nạn mại dâm lại thuận
lợi phát triển dữ dội hơn. Đứng trước hiện trạng đó, Vũ Trọng Phụng với
vai trò là một thủ lĩnh của khuynh hướng văn chương "tả chân", đã đi sâu
mô tả lại thực trạng đen tối đó của xã hội đương thời. Ông viết Lục xì với
quan điểm: "Viết thiên phóng sự Lục xì tôi không phải chỉ là một nhà văn,
nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người
biết. Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tôi chỉ là thông báo mọi
người biết, chỉ không phati lộ sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho
ai". Tuy nhiên không dừng lại ở đó, ông còn làm cho người đọc nhận thức
được nguyên nhân hậu quả và bản chất của tệ nạn này. Hơn thế, ông còn đề
xuất những giải pháp để khắc phục nó.
Với những nội dung trên, mặc dù chưa mở ra được một viễn cảnh tương
lai tươi sáng nhưng Lục xì đã trở thành tác phẩm mang ý nghĩa cảnh tỉnh xã
hội và cảnh tỉnh lương tri con người về tệ nạn mại dâm - vết thương nhức
nhối không chỉ trong giai đoạn 1930 - 1945 mà cả trong xã hội ngày nay.
Bởi thế, Lục xì còn mang trong nó một ý nghĩa thời sự nóng hổi.
Có thể nói Vũ Trọng Phụng tuy sống ngắn nhưng sống sâu, ông hiểu cái
đáy của xã hội không phải từ trên nhìn xuống, từ ngoài nhìn vào, mà là
người nhập cuộc để thấu hiểu và đưa vào trang viết. Lục xì chỉ vỏn vẹn 12
chương nhưng nặng một tấm lòng vì dân mà lo nghĩ, người đọc thấy rõ
bóng hình chàng trai 25 tuổi xông xáo bươn vào những nơi mà người ta cho
là ô uế dâm tạp, để nói lên tiếng nói của những số phận chạm đáy xã hội,
cũng thẳng thắn cay nghiệt đối với chế độ nửa nạc nửa mỡ.
Quả thực, hiếm thấy một nhà văn nào yêu mến nhân dân, yêu mến người
lao động và trân trọng họ theo một cách rất riêng, nhân văn và hiệu quả như
Vũ Trọng Phụng.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử. (1992). “Từ điển thuật
ngữ văn học”. Hà Nội: NXB Giáo dục.
2. Phương Lựu (chủ biên). (2006). “Lí luận văn học”. NXB Giáo dục.
3. Huỳnh Dũng Nhân. (2012). “Để viết phóng sự thành công”. NXB
Thông Tấn.
4. Phạm Thị Mỵ. (2009). “Phóng sự Việt Nam 1930 – 1945 (qua Tam
Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố)”. Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Nam. (1984). “Từ điển văn học”. NXB khoa học xã hội.
6. Viện ngôn ngữ học. (2005). “Từ điển Tiếng Việt”. Trung tâm từ điển
học. NXB Đà Nẵng.
7.

You might also like