You are on page 1of 2

Văn học hiện thực :

Tác giả:
-Nam cao:  là 1 trong những cây bút đi đầu về truyện ngắn trong làng văn học Việt Nam.
-Ngô Tất Tố:  được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán trước 1945. "Tắt
đèn" chínhlà kiệt tác văn học xuất sắc nhất của nhà văn này. Tác phẩm là bức tranh toàn diện,
chân thực về xã hội đương thời tăm tối và bế tắc đã đẩy con người vào những cảnh ngộ vô cùng
đau khổ của kiếp nhân sin
-Nguyên Hồng: là nhà văn tài năng sở hữu giọng văn nhẹ nhàng và truyền cảm như chính hơi
thở cuộc sống. Tuy nhiên, trước biến động to lớn của thời cuộc, ông cũng như bất kì nhà văn
chân chính nào khác cũng bắt đầu chuyển hướng ngòi bút sang bức tranh hiện thực khốc liệt
thời bấy giờ.
-Vũ Trọng Phụng: vô cùng nổi tiếng trên văn đàn bởi tài năng viết báo và phóng sự của mình.
Ông được ví như là mũi dao sắc bén nhất của thời cuộc đâm thẳng vào hiện thực rối ren và thối
nát của thực tại giai đoạn này.
-Nguyễn Công Hoan: cũng là 1 trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học hiện thực phê
phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.
-Vũ Đình Chí: Ông là nhà báo, nhà văn chuyên về phóng sự và nổi danh ngay với thể loại này từ
khi ông viết thiên phóng sự đầu tay có tên Tôi kéo xe (in năm 1935). Thể loại này đã mở ra cho
làng văn Việt Nam một thể văn mới, gây nên một tiếng vang trong sinh hoạt văn học đương
thời: Phóng sự tiểu thuyết. Kể từ đó hằng năm ông vẫn viết hàng loạt phóng sự sống động về
sinh hoạt xã hội hiện thực Việt Nam. Ông từng làm chủ bút các báo: Tin Mới, Dân Quốc, Giang
Sơn, Cậu ấm Cô chiêu, Dân chúng, Thân Dân (Hà Nội) trước năm 1954
Nội Dung:
- là những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học, phản ánh đúng chất về xã hội
phong kiến ngày xưa đồng thời châm biếm
Nghệ Thuật:
-Văn học hiện thực 1930 – 1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm khái quát
cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó
là nhân vật điển hình.

-Bên cạnh những thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán
còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. Các nhà văn tiêu biểu như Nam Cao, Tô Hoài,
Kim Lân…
-Nhà văn đạt tới thành công hơn cả ở nét nghệ thuật này là Nam Cao. Nhân vật trong truyện
của ông có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm. Nhiều tác phẩm có cấu
trúc tâm lí độc đáo như “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Chí Phèo”.

-Nhìn chung, các nhà văn hiện thực trong giai đoạn này đã hiểu rõ thiên chức của mình. Họ chủ
động trên những trang viết, có vốn sống phong phú. Kiến thức rộng để có thể tạo được hiệu
quả nghệ thuật cao nhất.
Tính chất:
- văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu của nhiều những ý kiến khác nhau về chủ
nghĩa hiện thực, nhưng nói chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng
tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc sống
-Xây dựng lên một hình tượng điển hình và điển hình hóa những sự kiện trong cuộc sống;
-Thừa nhận mối quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh, con người, môi trường sống;
-Coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao.
-Một số tác phẩm tiêu biểu: Văn học hiện thực với những sáng tác của Nguyễn Công Hoan, tập
truyện “Kép Tư Bền”; Vũ Trọng Phụng – các phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kĩ nghệ lấy Tây”…
đã thể hiện tinh thần phê phán tính chất bất công, vô nhân đạo của xã hội đương thời, đồng
thời bộc lộ sự cảm thông thương xót đối với những nạn nhân của xã hội đó.

You might also like