You are on page 1of 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Chưa có một trào lưu triết học nào gần gũi với cuộc sống như triết học
hiện sinh. Nú đó hình thành nên những xu hướng mới trong đời sống và để
lại những dấu ấn đậm nét trong văn học.
Chủ nghĩa hiện sinh, sau khi gây một phong trào mãnh liệt và sâu rộng
trong văn học nghệ thuật, sau gần 20 năm hoạt động ở bề nổi, nay dần đi
vào thế chỡm. Nú đó lắng lại trong tiềm thức của mỗi người. Ở Việt Nam,
triết học hiện sinh không còn là một thứ mốt cho người ta chạy theo. Nhưng
nó vẫn mang một sức hút khó cưỡng đối với nhiều nhà văn. Những tư tưởng
về nhân vị, tự do, về cuộc sống bất an và âu lo của chủ nghĩa hiện sinh, vẫn
tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn những nhà văn khi họ đối diện với
những đổi thay lớn lao của đất nước và thời đại.
Nhà văn nhìn cuộc sống không như những triết gia nhưng trong tác phẩm
của họ mang màu sắc triết học đó là vấn đề cảm quan. Cảm quan có sự hòa
hợp cảm quan cá nhân và cảm quan thời đại. Hiểu về cảm quan sẽ giúp
người đọc hình dung được những nền tảng sâu xa chi phối đến quá trình
sáng tác và những tư tưởng về thế giới, con người tác giả muốn gửi gắm.
Trên thế giới, có những tên tuổi bất hủ, gắn liền với chủ nghĩa phi duy lí
đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh: Franz Kafka, Albert Camus, Jean Paul
Sartre, Marcel Proust… Trong tầm nhìn của văn học so sánh, chúng ta có
thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của trào lưu văn học này đến Việt Nam,
mặt khác, trong tương quan đồng điệu nào đó về văn hoá, thời đại cảm quan
hiện sinh đã nảy sinh và mang những nột riờng do hoàn cảnh xã hội đất
nước quy định. Nó đem đến cho văn học, những điều vừa quen vừa lạ.
Mỗi nhà văn trong bối cảnh văn hoá mới, với những hoang mang và cảm
thức thời đại đã trở thành những cây bút sung sức và khát khao thể hiện
mình. Tiểu thuyết trở thành đất dụng võ cho các cây bút thể nghiệm những

1
đổi mới của mình, từ nội dung đến hình thức. Bởi “Tiểu thuyết nhịp bước
cùng con người thường xuyên và trung thành từ buổi đầu thời hiện đại.
Niềm say mê được hiểu biết, đã xâm chiếm lấy nó, khiến nó chăm chú dò xét
cuộc sống cụ thể của con người và bảo vệ cuộc sống này chống sự lãng
quên của con người; khiến nú luụn giữ cái thế giới sự sống dưới nguồn sáng rọi
thường trực.” [20, 12]
“Thời của tiểu thuyết” với những cách tân độc đáo, mang đậm dấu ấn
của mỗi cá nhân, tiểu thuyết đã vượt khỏi những khuôn mẫu. Để tiếp cận
tiểu thuyết, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề cảm quan. Đặc biệt trong thời
kì, cảm quan hiện sinh ngày càng đậm nét trong văn học qua những tên tuổi
lớn như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương, Thuận…
Thực chất, cảm quan hiện sinh, không chỉ tác động, làm biến đổi nội
dung mà còn tạo ra động lực để thay đổi nghệ thuật biểu hiện của tiểu
thuyết. Nó tạo ra một cuộc cách tân mạnh mẽ từ nội dung đến hình thức của
thể loại nền tảng trong văn học.
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút được chú ý nhiều.
Cảm quan hiện sinh là đóng góp độc đáo trong tiểu thuyết hai tác giả này.
Nguyễn Việt Hà, được coi như một “ụng kễnh” văn chương có thể xếp bên
những tên tuổi lớn như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh … Đoàn Minh
Phượng lặng lẽ đến với văn chương, nhưng những trang văn của chị đã trở
thành nỗi ám ảnh đối với nhiều độc giả. Tiểu thuyết Và khi tro bụi, được
trao giải thưởng duy nhất của hội nhà văn phần nào nói lên chất riêng của
chị trong văn học.
Hai cây bút trẻ, hai phong cách có phần xa lạ với nhau, nhưng họ đã
mang đến cho tiểu thuyết những dấu ấn riêng. Cảm quan hiện sinh là nét đặc
sắc trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng, đó là cơ sở
cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết.

2
Luận văn nghiên cứu: Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn
Việt Hà và Đoàn Minh Phượng cũn gúp thờm một cách nhìn mới khi tìm
hiểu những tiểu thuyết khỏ “trỳc trắc” của hai tác giả này. Từ đó có thể gợi ý
một cách tiếp cận cho những tiểu thuyết “khú đọc” hiện nay. Những tiểu
thuyết dang dở, mang những ám ảnh bi đát về thân phận con người.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1 Lịch sử nghiên cứu cảm quan hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là lí thuyết triết học và mĩ học được du nhập và
có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam
Việt Nam những năm 1954 – 1975. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện khi chủ
nghĩa duy linh nhân vị sụp đổ. Nó nhanh chóng trở thành một phần trong
đời sống qua sự phổ biến của báo chí. “Những tờ tạp chí lúc đó như Đại học,
Sáng tạo, Văn, Bách khoa…đều có những bài viết hay số báo đặc biệt về trào
lưu triết học và văn học này cùng những tác gia của nó như Jean-Paul Sartre,
Albert Camus… Hỗ trợ có hiệu quả cho việc tìm hiểu và nghiên cứu đó là nỗ
lực dịch thuật ngày càng sâu rộng những đứa con tinh thần của các tác gia
hiện sinh. Về lý thuyết là các công trình của F. Nietzsche, K. Jaspers, M.
Heidegger, J.-P. Sartre… Về sáng tác là tiểu thuyết, kịch bản văn học của A.
Camus, J.-P. Sartre, S. de Beauvoir, F. Sagan…”
Ngay từ 1942, Công trình của Nguyễn Đình Thi “triết học Nietzche”
đã đưa lại những hiểu biết ban đầu đúng đắn về Nietzche và gợi mở về chủ
nghĩa hiện sinh: “dùng trực giác chống lớ trớ, dựng bi quan chống lại lạc
quan, dùng phi đạo đức chống luõn lớ” [27 – 202]
Từ tháng 10-1961 đến tháng 9-1962, trên tạp chí Bách Khoa, dưới bút
hiệu Trần Hương Tử, Trần Thái Đỉnh đã viết một loạt bài giới thiệu chủ nghĩa
hiện sinh, về sau được tập hợp thành chuyên khảo Triết học hiện sinh (NXB
Thời mới, Sài Gòn, 1967, tái bản 1968). Tác giả đã trình bày tổng quan về
triết học hiện sinh với những đề tài chính và hai ngành: hiện sinh hữu thần và
hiện sinh vô thần. Tác giả đi sâu phân tích những quan niệm của các triết gia

You might also like