You are on page 1of 8

- Marcel Proust và tòa dinh thự của hoài niệm:

- Lược sử văn học phương Tây thế kỉ 20

- Lược sử văn hoc Việt Nam thế kỉ 20

I.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

1. Về mặt lịch sử :

Thế kỷ XIX là thế kỷ thống trị của giai cấp tư sản, thế kỷ châu Âu thống trị thế giới -> Sang thế kỷ XX, sự
thống trị của châu Âu đối với thế giới giảm sút. Thế kỷ này cũng chứng kiến sự trỗi dậy của những hệ tư
tưởng mới.

Sang đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một hiện tượng nổi bật của nền văn minh vật chất Âu Mỹ. Ðó là sự phát
triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật trong đều khắp các ngành y học. Ðây là thời kỳ nở rộ của các thành
tựu và sáng tạo. Chỉ trong vòng vài chục năm nó đã làm thay đổi bộ mặt của Âu Mỹ vốn đã tồn tại suốt
nhiều thế kỷ qua, đem lại sự giàu mạnh cho phương tây tiên tiến .

Nền kinh tế giàu mạnh một mặt là niềm tự hào của Âu Mỹ. Nhưng mặt khác đó cũng là một trong những
nhân tố đưa các cường quốc Âu Mỹ bước vào thời kỳ củaa chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và tư bản
lũng đoạn. Ðó cũng là thời kỳ lan rộng của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới, các thứ chủ nghĩa
dân tộc quá khích và cực đoan, gây ra nhiều hậu quả trong mối quan hệ giữa người và người, mà trầm
trọng nhất là 2 cuộc chiến tranh thế giới 1914 và 1918. Hai cuộc chiến tranh đó bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, từ việc tranh giành ảnh hưởng, chia chác các quyền lợi của các cường quốc đến việc thực
hiện các tham vọng làm bá chủ hoàn cầu, thực hiện các chủ trương độc tôn dân tộc.

Hai cuộc chiến trranh đó còn là sự khẳng định tiếng nói chính nghĩa, lòng yêu tổ quốc, yêu tự do hoà
bình và yêu mến con người, chiến đấu vì tự do hạnh phúc của con người chống lại các thế lực bạo
quyền. Trong cuộc chiến đấu đó có phần đóng góp to tát của chủ nghĩa Mác Lênin và cacï lực lượng hòa
bình, dân chủ, nhân đạo ở khắp nơi trên thế giới.

2 Về văn hóa tinh thần:

Nền văn minh vật chất mới , sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người phát hiện ra những bí
mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự xuất hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối,
những phát hiện y học về thân thể con người...đã làm người taa thấy rõ hơn những vấn đề có tính chất
khám phá, những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước đó đã không thể giải quyết được. Ðiều
này kéo theo sự lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại nhưùng giá trị đó sau
khi người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và tư tưởng của thế kỷ trước thực sự không
còn chính xác nữa. Con người bắt đầu đối diện với sự hoài nghi.

Xã hội Âu Mỹ nhanh chóng đi vào kỹ nguyên văn minh vật chất và nhiều kỳ vọng về tương lai. Nhưng con
người cũng đã sớm nhận ra rằng họ đã hoàn toàn thất vọng, khi nền văn minh vật chất đã phản bội lại
con người, là kẻ sáng tạo ra nó. Mặt khác nó trở thành chủ nhân của con người, biến con người thành
nô lệ của xã hội mày móc văn minh. Xã hội tiền tài vật chất chi phối và quyết định cuộc sống cũng như
hành động của con người.

Ðối diện với sự hoài nghi về cái cũ lẫn cái mới, bầu không khí văn hóa tinh thần của tây phương đi vào
khủng hoảng sâu sắc. Ðây là thời kỳ người ta luôn bị ám ảnh bởi khái niệm "cuối thế kỷ": suy đồi, mệt
mỏi, , một tình trạng mà nhà nghiên cứu Albérès viết " Thối nát suy vong và già nua lẫm cẩm với mầm
non hăng hái đâm chồi trộn lẫn nhau. Không ai biết tương lai ra sao. Lòng tin tưởng tôn giáo đã mất,
lòng tin tưởng khoa học cứu thế đã đem lại ảo tưởng cho con người trong suốt một thế kỷ nay cũng
không còn. Quaaan niệm duy tâm mới chưa cấu thành. Ðó mới còn là một ước vọng mờ mịt và vì thế nó
càng làm cho con người hoang mang rối loạn trước thực tại phủ phàng củaa đời sống". Triết học duy lý
lung lay và hậu quaaả của sự thất vọng ấy laà con người bắt đầu hướng về những giá trị đặc dị và bất
thuận lý về thị dục, về lòng nhiệt thành , bản năng, tình cảm, đức tin...

Tất cả những khủng hoảng đó đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tong dắc thái đặc biệt của nền văn
học Âu Mỹ thời kỳ này. Ðứng trước hoàn cảnh đó đã xuất hiện nhiều thái độ, phản ứng khác nhau của
nhiều tầng lớp nhà văn. Từ đó đã dẫn đến việc hình thành những khuynh hướng văn học trong các giai
đoạn lịch sử khác nhau, từ đầu thế kỷ cho đến sau hai cuộc thế chiến.

- Khuynh hướng chống tri thức xuất hiện và lan truyền mạnh vào những năm cuối thế kỷ XIX bước sang
đầu thế kỷ XX. Nó bắt đâuö từ sự sụp đổ của các nền tảng tư tưởng duy lý, khi "vũ trụ duy lý đã biến
thành vũ trụ phi lý". Nhận thức về sự đe dọa của nền văn minh mới cũng đem đến sự hoài nghi cái
mới.Huyền thoại về sự tiến bộ đã trở thành nỗi thất vọng về tiến bộ, khi con người nhận ra rằng nền văn
minh vật chất không phải bao giờ cũng là bạn đồng hành của văn minh tinh thần mà con người mong
mỏi.

- Khuynh hướng chối bỏ tri thức được thể hiện mạnh mẽ nhất trong trực giác thuyết của Henri Bergson.
Học thuyết này kêu gọi con người hãy caảm nhận đời sống một cách uyển chuyển, sống động và trực
tiếp bằng chính các giác quan của mình chứ không quaa hệ thống tri thức duy lý, qua những quan niệm
sẵn có về đời sống và thế giới. Quan niệm này đã ảnh hưởng sâu rộng đến văn học châu Âu đầu thế kỷ

- Văn học phi lý với chủ đề bao trùm là thân phận con người sẽ chi phối mạnh mẽ văn học phương tây
trong giai đoạn tiếp theo, với các khuynh hướng của các thời kỳ trước vaà sau hai cuộc chiến tranh thế
giới, từ văn học phi lý thời Kafka , kịch phi lý trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến chủ nghĩa
hiện sinh rồi hiện sinh phi lý phát triển mạnh vào những thập niên 50,60 ở Pháp. Nói chung trào lưu văn
học phi lý có những đặc điểm như sau: Thái độ không chấp nhận xã hội tư sản và nền văn minh tư sản,
tố cáo những khủng hoảng, bế tắc về mặt tinh thần, là nền văn học của những nạn nhân viết về những
nạn nhân, thường nêu lên những quan niệm bi đát về thân phận con người, phủ nhận lý trí, gạt bỏ lý
tính trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

- Dòng văn học phản chiến xuất hiện trong hai cuộc chiến tranh thế giới ở cả Châu Âu và châu Mỹ, đồng
hành với nền văn học hiện thực nhân đạo và tiến bộ.

- Ðặc biệt, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác Lênin cũng là một trào
lưu đáng kể, phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa và một số nhà văn Âu Mỹ hướng về chủ nghĩa xã hội
trong mục tiêu xây dựng một thế gới hòa bình, không áp bức bóc lột và phát triển hoàn thiện con người.
http://www.thuvienhaiphu.com.vn/datafile1/DC028887/ch4.htm

- Nhân vật mẹ của người kể chuyện trong kiệt tác Đi tìm thời gian đã mất chính là hình bóng người mẹ
của nhà văn. Cậu con trai giống bà ở tình yêu dành cho âm nhạc và văn chương. Bà có thể nói và đọc
tiếng Đức thành thạo như tiếng Anh. Bà sở hữu một trí nhớ tuyệt vời để chứa đựng cả một kho những
tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Thậm chí, những lời trăng trối của bà cũng là một lời văn
trích ra từ tác phẩm của La Fontaine: “Nếu con không phải là một người La Mã thì ít nhất cũng phải hành
động như một người La Mã”. Marcel thừa hưởng được từ mẹ những câu thơ câu văn châu ngọc của
những tác giả như Victor Hugo, Racine, Baudelaire…

- Sainte-Beuve là ai và phương pháp của ông là gì?

Charles-Augustin Sainte-Beuve (1804-1869) được coi là khuôn mặt phê bình lớn nhất của Pháp trong thế
kỷ XIX, đại diện cho lối phê bình Lịch sử và Thực chứng, chủ yếu dùng lịch sử (bối cảnh lịch sử và tiểu sử
tác giả) để giải thích tác phẩm.

-> Marcel Proust chống Sainte-Beuve và đưa ra quan niệm phê bình mới:

- Marcel Proust (1871-1922) là người đầu tiên đứng lên chống lại quan niệm phê bình lịch sử và thực
chứng của Sainte-Beuve. Tại sao Proust lại quan tâm lâu dài đến chuyện chống Sainte-Beuve như thế?
Hiển nhiên là vì Sainte-Beuve, mặc dù đã mất từ năm 1869, vẫn còn nắm quyền "sinh sát" trên văn đàn
thời đó và Proust thấy Sainte-Beuve chẳng hiểu gì về phê bình và văn học cả, đó là lý do đầu tiên. Sau
nữa, Proust đã, bằng ngòi bút phê bình của mình, viết về những tác giả Nerval, Baudelaire, Balzac, là
những người đã bị Sainte-Beuve đánh giá sai lầm hay cố tình dìm. Để chống Sainte-Beuve, một nhà phê
bình uy tín thời danh như thế, Proust -lúc đó chỉ là một nhà văn trẻ (34-35 tuổi) mới vào nghề, chưa có
danh tiếng gì, muốn viết một tác phẩm lớn, vừa mang tính cách sáng tác vừa có tính chất phê bình, và
đang lưỡng lự giữa lối viết tiểu luận hoặc viết tuỳ bút chuyện trò với mẹ trước khi đi ngủ- đã chọn lối trò
chuyện (causerie) với mẹ, vì thế mà có tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất. Nhưng chữ causerie có thể ban
đầu Proust dùng để nhại những "Causeries du lundi" (Trò chuyện ngày thứ hai) của Sainte-Beuve.

- Lý thuyết phê bình của Sainte-Beuve, có thể tóm tắt trên hai điểm chính:

+ Đối với những tác phẩm và tác giả cổ xưa, không biết rõ tiểu sử và tính khí của tác giả, ta [Sainte-
Beuve] chỉ có thể phê bình lướt qua.

+ Đối với những nhà văn hiện đại, vì biết rõ tiểu sử, lối sống và tính khí của họ (qua những cuộc phỏng
vấn) ta mới thực sự có phê bình, tức là phân tích tác giả và tác phẩm theo cách làm của nhà thực vật
học, để khám phá ra đời sống tinh thần của con người.

- Proust chỉ trích Sainte-Beuve không hiểu thế nào là viết văn, không phân biệt được con người nội tâm
của nhà văn: viết trong cô đơn, im lặng với con người bên ngoài mà ta có dịp tiếp xúc trong các cuộc
chuyện trò, tán gẫu. Proust còn trách Sainte Beuve "không nhìn thấy vực sâu chia cắt giữa con người
nghệ sĩ (l'artiste) với con người xã giao lịch lãm (l'homme du monde), không hiểu rằng cái tôi của nhà
văn chỉ hiện diện trong tác phẩm, mà không hiện diện với những người xã giao lịch lãm".
- Proust lập đi lập lập lại: cái tôi nhà văn chỉ xuất hiện ở trong sách, ở trong những hàng chữ chứ không
trong những xa-lông văn nghệ, trong những câu chuyện tầm phào.

- Proust chỉ trích Sainte-Beuve đã đồng hoá tác phẩm với tác giả, nói đúng hơn, là đồng hoá tác phẩm
với con người bề ngoài của tác giả, qua lời kể của bạn bè hay qua thư từ.

- Proust xác định quyển sách là sản phẩm của một cái tôi khác với cái tôi thường ngày, hiển hiện trong
những thói quen, trong xã hội, trong thói hư tật xấu.

- > Vì vậy, muốn hiểu một tác giả, tức là phải hiểu được cái tôi sâu xa ấy, người phê bình phải thử tái tạo
lại nó trong sâu thẳm của tâm hồn mình thì mới có thể đạt được.

- Sự mới lạ của Proust đến ở hai điểm này:

+ Proust xác định hành động sáng tạo là do cái tôi bên trong thực hiện, khác với các tôi bề ngoài, xã giao,
sống trong xã hội.

+ Muốn hiểu cái tôi này, nhà phê bình phải trầm mình trong tác phẩm, sống với chữ nghiã của nhà văn.

Và đó cũng là nguyên tắc tiên khởi của phê bình hiện đại thế kỷ XX: Bỏ qua tất cả những yếu tố ngoại lai,
như tiểu sử, tâm lý, luân lý, giai cấp... mà đi thẳng vào văn bản, tìm hiểu chữ nghiã của nhà văn, tự mình
thầm lặng sống với tác phẩm cũng như nhà văn đã âm thầm viết, lúc đó mới có cơ hiểu được tác phẩm.

- Marcel Proust phản bác Sainte-Beuve ở điểm đã đồng hoá tác phẩm với tác giả. Proust cho rằng chẳng
có mối liên hệ nào giữa cái tôi bên trong (le moi intérieur) của kẻ ngồi viết tác phẩm với cái tôi bề ngoài
(le moi extérieur) của nhà văn, mà xã hội nhìn thấy. Theo Proust, cái tôi bên trong của nhà văn, "cái tôi
đó, nếu muốn hiểu nó, ta phải thử tái tạo lại nó trong sâu thẳm của tâm hồn ta". Proust phê bình
Baudelaire, de Nerval, Balzac,... bằng cách nhập vào tác phẩm của họ và ông tìm thấy ở Baudelaire sự
pha trộn hai yếu tố nhậy cảm và bạo tàn, rất gần gụi với ông: Marcel Proust là nhà văn Pháp đầu tiên nói
đến cách phê bình sống với tác phẩm từ bên trong.

- Chủ nghĩa hiện đại là một trào lưu triết học-mỹ học-văn nghệ của thế kỉ 20 phản ánh sự khủng hoảng
hệ ý thức tư bản và sự tìm tòi thể nghiệm. Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại là triết học Nietche,
Bergson, Hussell, Freud, Kierkegor, Heideger…Cuối thế kỷ một số khuynh hướng mới hợp thành chủ
nghĩa hậu hiện đại biểu hiện sự trăn trở bức xúc về phương pháp trong văn học Tây Âu…

- “chủ nghĩa hiện đại”, thì nhìn chung trong sách báo trên thế giới người ta thường coi đó là một phong
trào đổi mới văn học nghệ thuật diễn ra chủ yếu ở phương Tây (châu Âu và châu Mỹ) trên một phạm vi
rộng lớn trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; nó nổi loạn chống lại các giá trị bảo
thủ của chủ nghĩa hiện thực và diễn ra trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, phim
ảnh và kiến trúc…

- Chủ nghĩa hiện thực là trào lưu nghệ thuật lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người
làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hướng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức
tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trường xã hội xung quanh. Chủ nghĩa hiện
thực né tránh những yếu tố giả tạo không mang vẻ đẹp tự nhiên, tránh những điều hư cấu, tưởng tượng
và những yếu tố siêu nhiên.

- Chủ nghĩa hiện đại phê phán Chủ nghĩa hiện thực. Theo những nghệ sĩ Chủ nghĩa hiện đại, Chủ nghĩa
hiện thực chỉ là sự mô phỏng, bị lệ thuộc vào thực tại. Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc sống và bay ra
khỏi cuộc sống.

-> Theo khuynh hướng tự do, các nước Tây Âu và Mỹ bung ra nhiều khuynh hướng văn học trong đó
phần lớn “sớm nở tối tàn”. Tuy vậy, nó cũng để lại một số thành tựu nghệ thuật đáng kể mang dấu ấn
thế kỉ XX. Giới nghiên cứu văn học đã khái quát tư tưởng nghệ thuật của khu vực này là CHỦ NGHĨA
HIỆN ĐẠI. Đây là thuật ngữ để chỉ chung các trường phái văn học nghệ thuật phương Tây hiện đại như:
chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý
thức, tiểu thuyết mới…

-> Chủ nghĩa hiện đại là một trào lưu triết học-mỹ học-văn nghệ của thế kỉ 20 phản ánh sự khủng hoảng
hệ ý thức tư bản và sự tìm tòi thể nghiệm. Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại là triết học Nietche,
Bergson, Hussell, Freud, Kierkegor, Heideger…Cuối thế kỷ một số khuynh hướng mới hợp thành chủ
nghĩa hậu hiện đại biểu hiện sự trăn trở bức xúc về phương pháp trong văn học Tây Âu…

Tất cả những “chủ nghĩa” và học thuyết này đều mang tính chất chủ quan chủ nghĩa nhằm đối lập với
chủ nghĩa duy lí của tư duy tư sản trong việc nhận thức thực tiễn. Về nguyên tắc mỹ học, chủ nghĩa hiện
đại đã phủ nhận chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật. Nó cho rằng chủ nghĩa hiện thực đã bị
vượt qua và không còn phù hợp với thế giới hiện đại. Nó gạt bỏ việc tìm hiểu nhận thức cuộc sống qua
sự nghiên cứu các quan hệ hiện thực giữa con người với xã hội và giữa con người với nhau.

Ở phương Tây, “chủ nghĩa hiện đại” được đồng nhất với khái niệm “cách mạng nghệ thuật” dù sao cũng
đã làm phong phú thêm hệ thống phương pháp sáng tạo hình tượng như “dòng ý thức, độc thoại nội
tâm”, sự lắp ghép các liên tưởng, sự tương giao của kí ức… Tuy nhiên, những phương tiện mới ấy đã
manh nha từ thế kỉ 19 do các nhà văn hiện thực và đến nay họ vẫn tiếp tục thể nghiệm ở thế kỉ 20. Chỉ
khác nhau ở chỗ, các nhà văn hiện thực thì dùng những cái đó để nghiên cứu, thể hiện con người một
cách sâu sắc, đa dạng hơn, còn các nhà văn hiện đại chủ nghĩa lại dùng chúng để thể hiện tư tưởng về
sự tuần hoàn vô nghĩa của kinh nghiệm đời sống, sự bất lực của cá nhân trong việc đối lập với số phận
của mình – thực chất là cách tiếp cận hình thức chủ nghĩa với cuộc sống. Họ quan niệm thi pháp chỉ là
cách xây dựng một hiện thực nghệ thuật không có liên hệ với hiện thực khách quan. Thực chất là họ chối
bỏ trách nhiệm của nghệ thuật trong mối quan hệ với xã hội và lịch sử

- Cho đến Từ điển bách khoa văn học (1987), mục “modernizm” do A.M. Zverev, một chuyên gia Nga
về văn học Hoa Kỳ cũng vẫn viết trong tinh thần trên; đây là câu mở đầu : “Chủ nghĩa hiện đại –
phong trào triết mỹ trong văn học và nghệ thuật thế kỷ XX, phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư
sản và của kiểu ý thức do nó tạo ra”).

- Chủ nghĩa hiện đại bị phê phán là từ bỏ văn hóa truyền thống (trước hết là cái khung truyền thống
thế kỷ XIX), là phản hiện thực, là duy mỹ, là từ bỏ sự dấn thân về xã hội chính trị, là gắn bó với thần
bí, là tuyệt đối hóa các phương tiện biểu cảm nghệ thuật, là biện hộ cho lĩnh vực phi lý tính, phi logic,
phi lý và nghịch lý, là bi quan và tin vào thuyết tận thế, là theo chủ nghĩa hình thức, là xóa mờ ranh
giới giữa nghệ thuật và cuộc đời, v.v.
-

- Đến thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn của Hugo, chủ nghĩa hiện thực và phê phán của Balzac, chủ nghĩa tự
nhiên của Zola, chúng đều ảnh hưởng sâu sắc đến văn học trên toàn thế giới, tuy Zola qua đời sớm
nhưng văn học theo chủ nghĩa tự nhiên của ông đã được khởi xướng không ngừng được truyền bá đến
châu Mỹ La Tinh, Nhật Bản và Trung Quốc. Trường phái thơ ca theo chủ nghĩa tượng trưng cũng tương
tự.

Vào thế kỷ XIX và XX, nước Pháp đã xuất hiện rất nhiều nhà văn nổi tiếng và có tầm vóc thế giới. Vào nửa
đầu thế kỷ XX, những nhà văn giành giải Nobel như Romain Rolland, Anatole France, Andre Gide và
Francois Mauriac … Những nhân vật trên đều là nhà văn theo chủ nghĩa hiện thực và đã có những ảnh
hưởng lớn. Những nhà văn mà được giải vào nửa sau thế kỷ XX đều là những nhà văn của chủ nghĩa hiện
đại, như Albert Camus đạt giải năm 1957, Jean-Paul Sartre đạt giải năm 1964, Samuel Beckett năm
1969, nhà văn theo phái tiểu thuyết mới Claude Simon vào năm 1985…

Hầu như, số người đã đạt giải Nobel văn chương nước Pháp là nhiều nhất, điều này cho thấy nền văn
học Pháp trong thế kỷ XX ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Tóm lại, Pháp chính là cái nôi của những
trường phái tư tưởng mới và trào lưu tư tưởng mới. Người Pháp hứng thú với cái mới, một trào lưu tư
tưởng mới ra đời không bao lâu sẽ lại bị thay thế bởi một trào lưu khác trên đất nước Pháp, nhưng
những trường phái và trào lưu tư tưởng được khai sinh ở Pháp, nó vẫn tiếp tục có chỗ đứng và phát
triển ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn như phái văn chương theo chủ nghĩa tự nhiên của nhà văn
Zola chỉ tồn tại ở Pháp khoảng vài năm nhưng sau đó, nó lại được kế thừa và phát triển ở những quốc
gia khác.

Paris - kinh đô của những cái mới, là trung tâm để từ đó lan tỏa ra nhiều thành phố khác. Người khai
sinh tiểu thuyết mới, ông Robbe Grillet, có lẽ người Pháp ai cũng biết đến ông nhưng thường thì ít ai đọc
sách của ông. Sách của ông đã được dịch và xuất bản tại Trung Quốc, nhưng có lẽ ngoài người dịch và
người nghiên cứu ra, đa số độc giả không đọc đến. Bản thân Robbe Grillet cũng biết, ở Trung Quốc ông
được biết đến nhiều hơn tại Pháp, chẳng hạn như nước hoa và rượu nho của Pháp, người Trung Quốc
xem ông là thương hiệu của một trường phái và Pháp chính là nơi khai sinh ra chính trường phái này.

Trước đây, ở châu Âu, Pháp là trung tâm tuyệt đối và giữ vai trò làm địa vị thống trị của văn hóa Pháp.
Sau này Mỹ lớn mạnh, văn hóa Anh bắt đầu đi vào Pháp. Sau khi văn học Âu Mỹ đi vào châu Mỹ La Tinh,
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo khai sinh tại đây. Văn học Nhật bản với sự pha tạp của các trường phái
cũng có ảnh hưởng nhất định.

Nhìn lại những nhà văn được giải Nobel trong một thế thế kỷ qua, chúng ta có thể thấy nó đã phản ánh
được những đổi thay của các trào lưu tư tưởng trong 100 năm của văn học Pháp, hiểu rõ hơn về quỹ
đạo của những thay đổi này. Sự kiện trọng đại và kinh điển nhất của nửa đầu thế kỷ XX, đó chính là hai
cuộc đại chiến trên thế giới, vì thế những tác phẩm được chú ý nhất sẽ là các tác phẩm theo chủ nghĩa
hiện thực chủ yếu phản ánh về hai cuộc đại chiến. Đến nửa sau thế kỷ XX, văn học theo chủ nghĩa hiện
đại dần chiếm ưu thế. Sau đó lại đến những nhà văn di dân đạt giải thưởng. Điều này cho thấy những
nhà văn đến từ các nước khác ngoài Pháp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong văn chương Pháp.
https://thanhdiavietnamhoc.com/su-van-dong-cua-van-hoc-hien-thuc-phap-cuoi-the-ky-xix/

2.5. Văn học phương Tây thế kỷ XIX

Các nhà nghiên cứu cho rằng thế kỷ XIX là một thời kỳ nhiều biến động của phương Tây. Theo Lê Nguyên
Cẩn (2014a: 7), “thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến đổi lớn lao” với các cuộc đấu tranh giai cấp công
nhân, sự xuất hiện của những lý thuyết khoa học và tư tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa khoa học
của K. Max và F. Engels, tiến hóa luận của Darwin… Ông cho rằng, cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789
mở ra thế kỷ XIX, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nhân loại - kỷ nguyên phát triển
tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng này còn là tiếng sét kinh hoàng làm chấn động
châu Âu phong kiến, xé tan đám mây mù ảm đạm bao phủ châu Âu phong kiến. Còn Nguyễn Văn Dân
(2013) nhận định, giai đoạn đầu của thế kỷ XIX được biết đến như là một thời kỳ thống nhất cao độ của
tinh thần và văn hóa. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái” của cuộc Cách mạng
Pháp đã được đông đảo giới trí thức và nhân dân lao động hưởng ứng, làm thành một mặt trận thống
nhất rộng lớn. Sự thống nhất đó đã dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản năm 1848 diễn ra rộng khắp trên
đất châu Âu. Trong những cuộc cách mạng lần này, văn hóa, văn nghệ trở thành một trong những lực
lượng đi đầu. Văn học phương Tây thế kỷ XIX bao gồm nhiều khuynh hướng, nhiều trào lưu với nhiều tác
giả nổi tiếng thế giới, trong đó hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện
thực phê phán, hình thành hầu hết ở các nước phương Tây. Theo các nhà nghiên cứu, “văn học các nước
đều có đặc điểm chung và những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư
tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ dân tộc của mỗi nước quy định” (Nhiều tác giả, 2003: 403),
do đó, trong một số công trình, các tác giả đã giới thiệu nền văn học của một số nước riêng lẻ, như: Pháp
với các đại diện như Chateaubriand, Lamartine, A. de Vigny, V. Hugo, George Sand, Stendhal, Prosper
Mérimée, G. Flaubert, Guy de Maupassant, A. Rimbaud, Émile Zola…; văn học Đức với Henrich Heine,
Friedrich Hebbel…; văn học Anh với Walter Scott, George G. Byron, Percy Shelley, Charles Dickens, W.
Thackeray,...; văn học Mỹ với Washington Irving, Fenimore Cooper, N. Hawthorne, Herman Melville, W.
Howells, Walter Whitman, Mark Twain…

2.6. Văn học phương Tây từ thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI

Ngoài các công trình văn học sử đã nêu của Lương Duy Trung, Lê Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào... đã trình
bày từng giai đoạn cụ thể của văn học phương Tây từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến nay, còn có một số
công trình khác bàn riêng về lịch sử văn học phương Tây thế kỷ XX, ví dụ như Văn học thế giới thế kỷ XX
của Đỗ Xuân Hà (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006), Văn học Âu - Mỹ thế kỷ XX do Lê Huy Bắc chủ biên
(Nxb. Đại học Sư phạm, 2011)… Phùng Văn Tửu trong cuốn Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây
(Nxb. Khoa học xã hội, 2017) cũng bàn nhiều về kịch phương Tây thế kỷ XIX, XX. Trong một số công trình
nghiên cứu văn học sử phương Tây, các nhà nghiên cứu mới chỉ giới thiệu các tác gia, tác phẩm lớn
trong giai đoạn này, như cuốn Văn học phương Tây: Thế kỷ XX do Phùng Văn Tửu chủ biên (T.3, Nxb.
Giáo dục, 1992) hay trong cuốn Văn học phương Tây của nhiều tác giả (Nxb. Giáo dục, 2003), trong phần
trình bày về văn học thế kỷ XX, các tác giả chỉ đề cập đến một số gương mặt nhà văn tiêu biểu đại diện
cho văn học thế kỷ này, là Bernard Shaw, Franz Kafka, Bertolt Brecht, Ernest Hemingway, Albert Camus,
Samuel Beckett, Eugène Ionesco và Louis Aragon. Qua đó cũng có thể hình dung được diện mạo của văn
học phương Tây thế kỷ XX, bởi những đóng góp to lớn, mang tính đột phá của các nhà văn này. Tuy
nhiên có thể thấy trong nhiều cuốn văn học sử, phần khái quát về văn học phương Tây giai đoạn này vẫn
còn là một khoảng trống. Ngoài ra, thế kỷ XX ở phương Tây cũng là thế kỷ của các trào lưu văn học hiện
đại, nên ngoài các cuốn văn học sử kể trên thì cũng có một số công trình tổng kết thành tựu về mặt lý
luận của văn học phương Tây giai đoạn này, như cuốn Mười trường phái lý luận phê bình văn học
phương Tây đương đại của Phương Lựu (Nxb. Giáo dục, 1999), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương
Tây hiện đại của Đặng Anh Đào (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001), Diện mạo phê bình văn học
phương Tây thế kỷ XX của Lê Nguyên Cẩn (Nxb. Đại học Sư phạm, 2018)... Các cuốn sách này đã cố gắng
mô tả “gương mặt lý luận phê bình phương Tây trong thế kỷ này” (Phương Lựu, 1999: 4), tuy chưa đầy
đủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế kỷ XX là một thời đại “bùng nổ tri thức”, các ngành khoa học đều
phát triển siêu tốc, sức sản xuất cao hơn cả 19 thế kỷ trước cộng lại…, đồng thời cũng có những biến
động xã hội lớn lao như Cách mạng tháng Mười thành công, hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, hệ
thống thuộc địa tan rã… Từ đó, những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh đến phương thức sống của con
người, nhất là ở phương Tây, đều thay đổi sâu sắc. Phương Lựu (2001) cho rằng, nền lý luận phê bình
phương Tây vốn đã có truyền thống phong phú đến thế kỷ này trở nên diễn biến phức tạp với 3 đặc
điểm: một nền lý luận phê bình đổi mới triệt để; một nền lý luận phê bình phong phú đa dạng; một nền
lý luận phê bình phát triển không ngừng…

You might also like