You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN

VĂN XUÔI HIỆN THỰC PHÊ PHÁN (1930-1945)


Môn: Văn học Hiện đại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Mạnh Hùng
Nhóm 5
Khoa Văn học - Chuyên ngành Biên kịch Điện ảnh - Truyền hình
Nguyễn Hoàng Thẩm Nhu - 2056010155
Huỳnh Lâm Nguyễn Trường - 2056010206
Hoàng Đào Khánh Linh - 2056010035
Lê Thị Thu Huyền - 2056010119
Nguyễn Thái Nhật - 2056010149

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC

I. Tổng quan Văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945) ............................................. 3
1. Khái niệm Văn xuôi hiện thực phê phán ................................................................ 3
2. Bối cảnh ra đời của Văn xuôi hiện thực phê phán .................................................. 5
3. Cảm hứng chủ đạo của Văn xuôi hiện thực phê phán ............................................ 5
4. Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán ..................................... 7
5. Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945: .............. 11
II. Vấn đề điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945): ................ 12
1. Nghệ thuật điển hình hóa..................................................................................... 12
2. Các kiểu nhân vật điển hình ................................................................................ 15
III. Kết luận ................................................................................................................ 22
IV. Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 23
V. Bảng đánh giá thành viên nhóm 5 .......................................................................... 24

2
DẪN NHẬP

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực
dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi
thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công,
ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm
trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực
tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực
phê phán.

Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao
số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi
đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn
khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc
trào lưu văn học này. Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng lên tiếng: “Các ông bảo tiểu thuyết
cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn như tôi chủ trương nhà văn là cuộc đời”. Văn
xuôi hiện thực phê phán như những lưỡi cày sâu, lật lên những mặt trái của xã hội đương
thời. Các nhà văn đã khắc hoạ thành công những nhân vật điển hình có ý nghĩa phê phán
quyết liệt, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của
giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông
sâu sắc. Bài tiểu luận được chia ra làm hai phần, phần đầu tiên là cái nhìn tổng quan về
Văn xuôi hiện thực phê phán (1930 – 1945), phần còn lại là tập trung phân tích vào vấn đề
điển hình hóa của dòng văn học chủ lực của nền văn học Việt Nam hiện đại.

I. Tổng quan Văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945)

1. Khái niệm Văn xuôi hiện thực phê phán

Chủ nghĩa hiện thực phê phán: Chủ nghĩa phản ánh hiện thực với cảm hứng phân
tích phê phán hiện thực (thuật ngữ này được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên). Đây là trào
lưu văn học lớn vào những năm 1930 - 1940 (thế kỷ 19) tại phương Tây. Những tên tuổi

3
xuất sắc trong văn học phương Tây của trào lưu này là Banzăc, Xtăngđan, Gôgôn,
LépTônxtôi, Đốtxtôiepxki…

Khái niệm văn học hiện thực phê phán được đưa ra cách hiểu, nhiều ý kiến khác
nhau về chủ nghĩa hiện thực, nhưng chung quy lại thì đó là một trào lưu văn học, một
phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới thực tại, đánh giá một cách trung thực về cuộc
sống.

Văn xuôi hiện thực phê phán: Trong Từ điển văn học (Trần Đình Sử chủ biên), đã
đưa ra 2 cách hiểu về thuật ngữ này.

Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là những tác phẩm có mối quan hệ
với hiện thực đời sống, bất kể những tác phẩm đó thuộc trường phái, khuynh hướng văn
nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm văn học hiện thực đồng nhất với đó là khái niệm sự
thật về đời sống, vì các tác phẩm văn học nào đều mang trong mình tính hiện thực.

Theo nghĩa hẹp, đây chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, một trào
lưu văn học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo và được xác định theo nguyên tắc mỹ học riêng.
Đó là 3 nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc 1: Coi hiện thực là đối tượng phản ánh của nghệ thuật: Văn học hiện
thực chủ chương phản ảnh bản chất và qui luật khách quan của đời sống xã hội. Nguyên
tắc này yêu cầu văn hiện thực xây dựng hình tượng theo nguyên tắc khách quan,cụ thể,
không tô vẽ, không né tránh các hiện tượng xấu xa đen tối, thậm chí còn lấy việc bóc trần
cái thứ mặt nạ giả dối làm nhiệm vụ nghệ thuật chủ yếu của mình.

- Nguyên tắc 2: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn
cảnh điển hình. Đó là yêu cầu cao nhất của văn học hiện thực (theo quan niệm truyền
thống). Tính cách điển hình là những tính cách có cá tính sắc nét khó quên nhưng có sức
khái quát lớn, tiêu biểu cho một hạng người hay một khuynh hướng tư tưởng lớn trong đời
sống.

4
- Nguyên tắc 3: Khi tái hiện đời sống, nhà văn hiện thực không gán ghép tư tưởng
chủ quan cho đời sống, không biến nhân vật thành cái hoa cho tư tưởng của mình, mà biến
cái hiện tượng và quá trình hiện thực thành phương tiện biểu hiện tư tưởng của mình. Nhà
văn hiện thực coi trọng những chi tiết cụ thể và độ chính xác của chúng trong việc mô tả
con người và cuộc sống để chúng tự nói lên tiếng nói của mình.

Theo Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên), chủ nghĩa hiện thực như một phương
pháp sáng tác. Theo tác giả, “chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng không phải với nghĩa
một phương pháp sáng tác mà với nghĩa kiểu sáng tác tái hiện”. Còn nếu hiểu “Chủ nghĩa
hiện thực theo nghĩa là phương pháp sáng tác thật ra có nhiều dạng. Đó là chủ nghĩa hiện
thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời
phong kiến mạt vận ở phương Đông. Nhưng chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19 ở Tây Âu đạt
đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ
đạo của nó là phê phán cho nên theo ý kiến của M.Gorki người ta thường gọi là chủ nghĩa
hiện thực phê phán”.

2. Bối cảnh ra đời của Văn xuôi hiện thực phê phán

Đến những năm 30 của thế kỷ 20, Nguyễn Công Hoan là một trong những người đầu
tiên đi theo khuynh hướng tả chân thực, lấy cuộc sống hiện tại, lấy những con người, sự
việc đã và đang xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm.

Tại thời điểm đất nước những năm 1930 – 1945, khuynh hướng văn học hiện thực
phê phán phát triển một cách rầm rộ, quy mô, nhiều những cây bút tài năng như Vũ Trọng
Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Nam Cao, Nguyên Hồng... được đánh giá là một
trong những người có công đưa văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, trình độ
miêu tả tâm lý, khái quát chân thực hiện thực.

3. Cảm hứng chủ đạo của Văn xuôi hiện thực phê phán

Chủ nghĩa hiện thực coi trọng nguyên tắc lịch sử cụ thể. Đây là một trong những
nguyên tắc phản ánh đời sống của chủ nghĩa hiện thực là chú ý đến sự mô tả khách quan

5
đời sống. Các nhà văn hiện thực nhìn nhận sự vật theo một quá trình nào đó và họ có tham
vọng biết chính xác lịch sử xã hội.

Cảm hứng chủ đạo là phê phán, bóc trần, phê phán thực tại xã hội. Lý tưởng thẩm
mĩ có tính nhân đạo, cái đẹp gắn với cái thực.

Trong giai đoạn có nhiều biến động về lịch sử, các nhà văn hiện thực nhạy bén nhận
thức những chuyển biến xã hội. Hiện thực phong phú của đời sống đã làm nảy sinh cảm
hứng sáng tạo ở người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn nhận thức và phản ánh hiện thực theo một
cách cảm hứng riêng.

Cảm hứng trào phúng

Nguyễn Công Hoan cảm hứng ấy là sự phê phán kịch liệt thực trạng xã hội Việt Nam
trước cách mạng: sự bóc lột, nghịch cảnh phi đạo lí. Tiếng cười trào phúng dành cho giai
cấp cầm quyền: bọn thực dân, tư sản và bọn nhà giàu ở thành thị, bọn cường hào ác bá ở
nông thôn, bọn quan lại ở các phủ huyện. Tác phẩm tiêu biểu: Bước đường cùng, Răng con
chó của nhà tư sản, Kiếp hồng nhan,...

Vũ Trọng Phụng thì viết về những cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Cảm hứng trào
phúng, mỉa mai về những tính cách xấu, lối sống sa hoa, giả dối, tư tưởng hưởng thụ trong
xã hội. Tác phẩm của ông giúp người đọc khám phá các thói hư tật xấu, các mặt tối tăm,
vô lý đáng cười ở con người. Tác phẩm tiêu biểu: Số Đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm
cô,....

Cảm hứng nhân đạo

Ngô Tất Tố tập trung thể hiện tấn bi kịch của tâm hồn với những tình cảm phong
phú, sâu sắc trong hoàn cảnh cùng cực, éo le. Không chỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người
nông dân về mặt vật chất mà còn đặc biệt quan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ. Tác
phẩm tiêu biểu: Tắt đèn, Tập án cái đình.

Nguyên Hồng thể hiện sâu sắc nỗi đau khổ uất ức của người dân lao động nghèo,
trước hết là người phụ nữ và trẻ em bất hạnh. Ông dành một tình cảm vừa nồng nàn, sôi

6
nổi, vừa mãnh liệt, thống thiết đối với người cùng khổ, qua đó thể hiện niềm tin của mình
vào phẩm chất tốt đẹp ở người lao động. Tác phẩm tiêu biểu: Những ngày thơ ấu, Bỉ vỏ.

Nam Cao là niềm khát khao đến cháy bỏng làm sao để con người được sống xứng
đáng. Nỗi đau và khát vọng đối với những số phận trong hoàn cảnh bị xúc phạm về nhân
phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩy vào tình trạng sống mòn,
không lối thoát. Tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa.

Tóm lại, trong sáng tác của mỗi nhà văn hiện thực, cảm hứng chủ đạo cũng có
những tính chất, đặc điểm khác nhau. Tất cả đều hướng đến tập trung thể hiện bản chất xã
hội Việt Nam trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội, yêu cầu phải thay đổi.

4. Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán

Chặng đường phát triển của Văn xuôi hiện thực phê phán có thể chia làm 3 chặng đường:

4.1 Chặng đường từ năm 1930 – 1935


Ở giai đoạn này, văn xuôi hiện thực phê phán với những sáng tác của Nguyễn Công
Hoan với tập truyện “Kép Tư Bền”; các phóng sự “Cạm bẫy người” và “Kỹ nghệ lấy Tây”
của Vũ Trọng Phụng,…

Những tác phẩm đã thể hiện được tinh thần phê phán mang tính bất công, vô nhân
đạo trong một xã hội thời bấy giờ. Đồng thời, cũng bộc lộ được sự cảm thông, đau xót với
những tầng lớp bị áp bức của xã hội thời kỳ đó.

Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang,
Tú Mỡ.

Nguyễn Công Hoan:

- Truyện ngắn: “Ngựa người người ngựa” (1934); Tập Truyện ngắn “Kép Tư Bền”
(1935). Từ tập truyện này Nguyễn Công Hoan bắt đầu được dư luận chú ý và bắt đầu nổi
tiếng.

- Tiểu thuyết: Lá ngọc cành vàng (1935); Ông chủ (1935).

7
Nguyễn Công Hoan được đánh giá rất cao ở thời kỳ sáng tác này, là người đầu tiên
khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn.

Vũ Trọng Phụng: người mở đầu cho thể phóng sự trong văn xuôi hiện thực phê phán.

+ Phóng sự: Cạm bẫy người (1933); Kỹ nghệ lấy Tây (1934); Dân biểu và dân biểu
(1935).. Ở phóng sự: “Cạm bẫy người”: Tái hiện những thủ đoạn táo tợn hoặc tinh vi của
nghề cờ bạc gian lận trong xã hội..

+ Phóng sự: “Kỹ nghệ lấy Tây”: Vũ Trọng Phụng đã điều tra, ghi chép về cuộc sống
của đám “me tây” xung quanh trại lính lê dương vùng Thị Cầu – Bắc Giang và cái nghề
lấy Tây của họ. Với tác phẩm này: ngòi bút phóng sự lạnh lùng và sắc sảo của Vũ Trọng
Phụng đã phơi bày cảnh sống tạm bợ của những “cặp vợ chồng” mà người đàn bà chỉ nghĩ
đến tiền còn “người đàn ông chỉ nghĩ đến nhục dục”. Đằng sau một đề tài có tính chất “giật
gân” là niềm căm ghét sâu sắc của Vũ Trọng Phụng với xã hội đồng tiền đã biến quan hệ
giữa người với người thành thứ quan hệ. “Tiền trao,cháo múc” trắng trợn, phỉ báng mọi nề
nếp đạo đức truyền thống. Giá trị hiện thực chủ yếu trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng
thời kỳ này phần nào phản ánh được tình trạng bị bần cùng hóa, bị phá sản, bị lưu manh
hóa của tầng lớp tiểu tư sản, dân nghèo thành thị và nông dân Việt Nam trong xã hội thuộc
địa đương thời. Ngòi bút “tả chân” sắc sảo, linh hoạt với một vài nét, vài chi tiết đã “chộp”
được bản chất của đối tượng đã đưa Vũ Trọng Phụng lên vị trí “Ông vua phóng sự đất bắc”.

Tú Mỡ: Viết truyện ngắn, phóng sự, thơ trào phúng. Phản ánh quá trình bị bần cùng
hóa và lưu manh hóa của người nông dân và dân nghèo thành thị

Những đóng góp cơ bản của chặng đường 1930 - 1945

+ Nội dung: Phản ánh chân thực những hiện tượng nổi bật trên bề mặt xã hội nhưng
chưa nêu được những vấn đề lớn có tầm khái quát của thời đại, chưa tập trung vào những
mâu thuẫn cơ bản của xã hội.

+ Nghệ thuật: Ra đời và phát triển, trưởng thành nhanh các thể loại: truyện ngắn,
phóng sự.

8
4.2 Chặng đường từ năm 1936 – 1939
Do tình hình xã hội thời đó có nhiều những biến động và nhiều những mặt thuận lợi
để cho văn học hiện thực phê phán được phát triển. Các cây bút văn chương như: Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… đã đạt được nhiều những thành công và cho ra
đời liên tiếp nhiều những tác phẩm xuất sắc.

Hàng loạt những tác phẩm của các nhà văn đều tập trung phê phán và tố cáo mãnh
liệt tình trạng áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của chế độ cai trị, đồng thời phơi
bày nỗi thống khổ của người dân và những sự đồng cảm, đau thương.

Tác giả tiêu biểu:

Bên cạnh Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Tú Mỡ thì
còn có thêm Nguyên Hồng, Bùi Đình Lạp, Bùi Huy Phồn.

Tú Mỡ: viết hàng loạt bài thơ trào phúng: “Văn tế bảo hộ”, “Con bò”,”Con chó”chửi
bới bọn thực dân và tay sai bán nước hay: “ Sư bà ở cữ”...công kích thói xấu ở nông thôn,
thành thị…Hoặc hàng loạt bài thơ tái hiện cảnh khốn khổ, cùng quẫn của người dân Việt
Nam. Giá trị hiện thực với tiếng thơ trào phúng sâu cay, quyết liệt, có một phần kế thừa
truyền thống thơ ca của dân tộc: Nguyễn Khuyến, Tú Xương….

Vũ Trọng Phụng: có sự trưởng thành về tài năng, tư tưởng nghệ thuật. Ngòi bút được
mài sắc. với quan điểm “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết còn tôi và các bạn cùng
chí hướng với tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời”. Vũ Trọng Phụng trung thành với
ngòi bút tả chân của mình. Chỉ 1 năm 1936 mà ông viết tới tận 3 cuốn tiểu thuyết lớn:
Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. Tiểu thuyết “Giông tố” đăng trên “ Hà Nội báo” tờ số 1 (1/1/1936).
Được 11 số thì dừng, sau đó đăng tiếp với nhan đề “ Thị Mịch”. Năm 1937, nhà xuất bản
Văn Thanh in thành sách với tên cũ. Vừa ra mắt thì tác phẩm đã gây tiếng vang đến nỗi có
người nói đó là “quả bom nổ giữa làng văn”.

Giá trị:

9
Về nội dung: Ấn tượng sâu đậm nhất khi đọc “ Giông tố” là một bức tranh toàn cảnh
xã hội Việt Nam đương thời có tầm khái quát tổng hợp cao, chưa từng có trong lịch sử Văn
học Việt Nam hiện đại. So với chính tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: Những phóng sự trước
đó chủ yếu dừng lại ở không gian hẹp, những người nghèo đói ở thành thị: me Tây, gái
điếm, cờ bạc thì “Giông tố” có tầm cỡ lớn hơn….So với sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan: phạm vi phản ánh hiện thực lớn hơn nhiều so với ‘Tắt đèn”, “Bước đường
cùng”. Nếu nói xu thế của thời đại này là nhà văn làm “Người thư ký trung thành của thời
đại” thì Vũ Trọng Phụng là người xứng đáng hơn cả.

Về nghệ thuật: Bên cạnh năng lực bao quát hiện thực thì các tác phẩm đặc biệt thành
công ở nghệ thuật điển hình hóa. Nhân vật Nghị Hách là một điển hình bất hủ về giai cấp
đại tư sản kiêm địa chủ từ thủ đoạn (tàn ác), lối sống (dâm ô), đạo đức (sa đọa), đến quan
hệ xã hội (phản động). Tiểu thuyết “Số đỏ” được coi là cuốn sách ghê gớm làm vinh dự
cho mọi nền văn học.

4.3 Chặng đường từ năm 1940 – 1945


Ở giai đoạn này, văn xuôi hiện thực phê phán vẫn là chủ đạo, hơn thế nữa là những
nét sắc sắc được thể hiện một cách nổi bật trong những sáng tác nổi tiếng của nhà văn Nam
Cao. Với quan điểm nghệ thuật tiến bộ, với tài năng và trách nhiệm với nghề cầm bút, Nam
Cao đặc biệt thành công ở hai đề tài lớn trong sáng tác của ông là đề tài trí thức tiểu tư sản,
đề tài người nông dân.

Đặc điểm của Chủ nghĩa Hiện thực Nam Cao:

Nam Cao thường viết xung quanh những chuyện đời tư, đời thường (đối lập với Vũ
Trọng Phụng - Đời thừa, Giăng sáng, Mí mắt, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt
chó…). Nam Cao khái quát những tấn bi kịch tinh thần (bi kịch của người nông dân bị tha
hóa, bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch tinh thần của người trí thức có khát vọng, tài
năng… bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất). Tư tưởng nổi bật của Nam Cao chính là nỗi đau
đớn trước tình trạng con người không giữ nổi nhân phẩm do miếng cơm manh áo và cả sự

10
hèn nhát trong bản chất của con người. Nhân vật của Nam Cao đều là những dạng thức
khác nhau của tình trạng “chết mòn”, “sống mòn”.

Vấn đề “Đôi mắt” là đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao: “Đôi mắt” chính
là cách nhìn, cách nghĩ về nhân dân lao động. Đó là lập trường của người nghệ sĩ: tán thành
cuộc kháng chiến hay đứng ngoài cuộc kháng chiến. Trước Cách mạng: Nam Cao quan
niệm phải nhìn con người bằng đôi mắt của tình thương trong “Nước mắt”. Người ta chỉ
xấu xa, hư hỏng trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. Nước mắt là miếng kính biến
hình vũ trụ. Nên Nam Cao không bị sa vào chủ nghĩa tự nhiên khi viết về con người. Nam
Cao đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Dẫu Chí Phèo là con quỷ dữ
nhưng cuối cùng ta vẫn nhận ra đó là con người.

Khái quát giá trị:

+ Nội dung: Các tác phẩm Văn xuôi hiện thực phê phán thời kì này tuy không trực
tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu
tranh của quần chúng (như thời kỳ trước) nhưng vẫn duy trì được thái độ dám nhìn thẳng
vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngộp thở, đang
quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay.

+ Nghệ thuật: Tiếp tục có sự trưởng thành ở thể loại truyện ngắn.

Như vậy, có thể nói văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam được trải qua 3 giai
đoạn phát triển được chia đều từ năm 1930 – 1945 và đã đạt được nhiều những thành tựu
xuất sắc ở những giai đoạn cuối.

5. Những thành tựu nổi bật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945:

Những tên tuổi lớn đã đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực phê phán
của Việt Nam ở giai đoạn này phải kể đến như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,… Chính những tác phẩm của họ là một bức tranh vẽ toàn
cảnh của một xã hội đen tối bấy giờ.

11
Những sự phê phán, sự lên ánh mạng mẹ của chế độ thống trị được thể hiện mạnh
mẽ của những tác phẩm như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão
Hạc,…

Bức tranh xã hội thời đó được những tác phẩm của văn học hiện thực phê phán miêu
tả chân thực xã hội ảm đạm, nhiều bị kịch, làng quê xơ xác, nhiều tệ nạn của xã hội, người
nông dân bị cường hào ác bá đẩy tới mức đường cùng dẫn tới mất nhân tính và biến chất
trở thành con quỷ dữ.

Các phong trào dân hóa do thực dân đề xướng như: Vui vẻ, trẻ trung, cải cách y
phục,… ngày càng được lộ rõ những chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh được tác phẩm
Số Đỏ phản ánh một cách rõ nét.

Nhiều những tác phẩm có đánh mạnh vào tâm lý nhân vật để phản ánh thực chất xã
hội như: Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo,…

Những truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như:
Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục,…

Văn xuôi hiện thực phê phán vào những năm 1930 – 1945 được coi là một cuộc vận
động trên chính dòng phát triển của thời cuộc đầy những biến động, khó khăn của xã hội.
Nhưng cho dù xã hội có đổi thay như thế nào, thì những nét chữ, những trang viết sẽ sống
mãi với thời gian.

II. Vấn đề điển hình hóa trong văn xuôi hiện thực phê phán (1930 - 1945)

1. Nghệ thuật điển hình hóa

1.1 Nghệ thuật xây dựng không gian, thời gian (hoàn cảnh điển hình)
Để thể hiện tính cách nhân vật, văn xuôi hiện thực phê phán đã lựa chọn đươc̣ kiểu
không gian và thời gian đặc trưng.

Không gian: Tù túng, quẩn quanh dồn ép con người, không gian của những người
bần cùng, của những người dưới đáy vô vọng. Tính chất chật hẹp tù túng của không gian
12
đươc̣ thể hiện qua Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận
xét: “Chỉ hơn 100 trang mà các sự kiện, các mâu thuẫn cọ sát nhau đến nảy lửa. Tất cả câu
chuyện sưu thuế, đánh đập, chè chén, bán con, bán chó…liên tiếp xảy ra trong vòng một
ngày ở một làng quê nhỏ bé”. Đó là không gian chật hẹp với thế “Quần ngư tranh thực”
trong Chí Phèo, không gian nhà trọ tù túng trong Đời thừa… Văn xuôi hiện thực phê phán
còn có xu hướng viết về không gian mở (Giông tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng). Đó là
không gian chứa đầy nghịch lí, mâu thuẫn, đẩy con người vào thế bị dồn ép.

Thời gian: thời gian hiện thực hàng ngày (không có thời gian tương lai), đôi khi
tương lai cũng lóe lên nhưng rồi tắt ngấm. Đó còn là thời gian dồn nén (tận cùng, cuối tuần,
cuối ngày, cuối năm, cuối vụ thuế), làm tăng thêm tình trạng gay gắt của hoàn cảnh, tạo
điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách.

1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật


Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm, làm nên linh hồn của tác phẩm. Tính cách
nhân vật đươc̣ khắc họa qua một số yếu tố như: Ngoại hình, nội tâm nhân vật.

Ngoại hình: Văn xuôi hiện thực phê phán miêu tả nhân vật như nó vốn có trong đời
sống. Khuôn mặt của Chí Phèo đươc̣ Nam Cao miêu tả rất ki ̃ ngoại hình, Chí sau khi ở tù
về thì “Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt
thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Sự tha hóa của Chí đến
bắt đầu từ sự thay đổ i diện mạo bên ngoài. Hay như trong Đời thừa, bi kịch tâm hồn đau
đớn của nhân vật Hộ đươc̣ bộc lộ ngay qua ngoại hình nhân vật “Cái trán rộng hơi nhăn.
Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi
cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên
quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn”.

Lời nói, hành động: Trong mối quan hệ gắn bó với hiện thực, các đoạn đối thoại của
nhân vật đều gần với lời nói hàng ngày, bình dị, tự nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội tâm: Sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân đã giúp các nhà văn hiện thực không
dừng lại ở việc mô tả hiện thực đời sống mà còn hướng tới làm sống dậy hiện thực tâm lý

13
con người. Các nhà văn hiện thực đã miêu tả tâm lý cá nhân gắn liền với tâm lý xã hội. Ở
phương diện này, Nam Cao đươc̣ coi là cây bút phân tích tâm lý nhân vật đã đạt trình độ
bậc thầy, thông qua việc khắc họa rõ nét tấn bi kịch tha hóa, bị cự tuyệt làm người của nhân
vật Chí Phèo trong Chí Phèo. Chí Phèo có ngoại hình xấu xí, lời nói thì thô thiển, cộc lốc,
thế nhưng tận sâu trong nội tâm của hắn chính là sự vùng lên mạnh mẽ, khao khát trở về
làm người lương thiện. Từ sự tác động bên ngoài như cái ân cần chăm sóc của Thị Nở,
những âm thanh xao động vào buổi sáng khi Chí vừa tỉnh dậy đã cho thấy con người thật
của Chí xuất hiện, đó là một anh canh điền bình thường, với những ước mơ bình thường
nhưng cuối cùng lại bị tha hóa và không thể quay về làm người bình thường.

1.3 Nghệ thuật trần thuật


Nghệ thuật trần thuật biểu hiện ở một số yếu tố như: Cách sử dụng điểm nhìn trần
thuật, giọng điệu trần thuật, nhịp điệu trần thuật.

Điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật: tương đối phong phú. Các tác giả
thường sử dụng điểm nhìn bên ngoài nhân vật, tức là khi người kể chuyện có khoảng cách
với nhân vật. Ở các tác giả có xu hướng khai thác tâm lý nhân vật như Nam Cao điểm nhìn
có xu hướng dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong nhân vật. Điều
này đươc̣ thể hiện rõ trong những lời nửa trực tiếp khi tác giả nhập thân vào dòng suy nghi ̃
của nhân vật. Về giọng điệu trần thuật, mỗi nhà văn sẽ có “Một giọng nói riêng”. Giọng
điệu góp phẩn thể hiện thái độ của tác giả đối với sự việc, nhân vật. Giọng điệu trong văn
Vũ Trọng Phụng thiên về đả kích, mỉa mai; Giọng điệu trong văn Nguyên Hồng đầy yêu
thương; Giọng điệu trong văn Nam Cao bề ngoài lạnh lùng, tàn nhẫn mà sôi nổ i, thiết tha…

Nhịp điệu trần thuật: chủ yếu đươc̣ xác định bởi sự tiến nhanh hay chậm của các tình
tiết, sự kiện, biến cố. Văn xuôi hiện thực giai đoạn (1930-1945) có xu hướng thể hiện trong
tác phẩm nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, đầy căng thẳng, dữ dội. Đó là không khí căng
thẳng ở làng Đông Xá trong những ngày thúc sưu thuế. Là nhịp điệu dồn dập trong Số đỏ
khi Xuân tóc đỏ nhanh chóng từng bước leo lên bậc thang danh vọng.

14
2. Các kiểu nhân vật điển hình

Chủ nghĩa hiện thực đã tạo ra hoàn cảnh điển hình vì vậy cũng tạo ra những nhân vật
với tính cách nhân vật điển hình. Vì vậy, với tiêu chí các nhân vật “phản ứng” trước hoàn
cảnh mà phân ra nhiều nhân vật với nhiều tính cách trong phong cách văn xuôi hiện thực
phê phán:

2.1 Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, vượt lên hoàn cảnh bằng tinh thần phản kháng
Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, vượt lên hoàn cảnh bằng tinh thần phản kháng,
họ vẫn giữ trong mình những phẩm chất tốt đẹp, của một con người lương thiện. Hay có
thể nói, họ là những đóa sen dù “trong bùn nhưng vẫn không bị tanh mùi bùn”, và khi vượt
quá mức chịu đựng, sức giới hạn của bản thân thì họ sẽ vùng lên bằng tất cả những tinh
thần quật cường. Tiêu biểu cho những tuyến nhân vật này ta có thể nhắc đến 2 nhân vật là
chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và anh Pha trong tác phẩm “Bước đường
cùng” của Nguyễn Công Hoan.

Trước hết là chị Dậu, chị sống ở trong thời thế mà phải cam chịu, hy sinh bản thân
và kể cả những thứ quan trọng của mình trước hoàn cảnh áp bức con người. Chị Dậu phải
bán chó, bán bầu sữa của chính mình để nuôi một ông già (bán nhân phẩm), bán con để trả
sưu thuế. Nhưng mà chị vẫn giữ được những phẩm chất vốn có của một người phụ nữ, tần
tảo, hy sinh vì gia đình và là một người phụ nữ với một lòng chung thủy với chồng.

Tiếp đến là anh Pha, trong tác phẩm Bước đường cùng của được nhà văn Nguyễn
Công Hoan viết năm 1938. Anh Pha, là một người nông dân nghèo khổ bị áp bức trong xã
hội phong kiến. Vì không trả được nợ, cùng với 2 người bạn là Trương Thi và San cũng có
chung hoàn cảnh. Vì vậy cả 3 đoàn kết để không bị lấy mất lúa, và khi được giải lên trình
quan, trước sự áp bức của cường quyền, anh đã với lấy chiếc khố xanh để hăng xông vào
Nghị Lai, phang cho hắn một cái vào đầu.

Qua 2 tác phẩm, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã có thể phản ánh được những
phẩm chất tốt đẹp tiềm ẩn bên trong những người nông dân khốn cùng. Anh Pha và chị
Dậu là 2 kiểu nhân vật điển hình nhất trong trong motip nhân vật lao động bị áp bức, vượt

15
lên hoàn cảnh bằng tinh thần phản kháng cho những người nông dân Việt Nam trước cách
mạng.

2.2 Kiểu nhân vật tha hóa


Trước hết là về khái niệm tha hóa, tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con
người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả - con người mất dần tính
loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịch con
người và xã hội loài người (Được xét từ khái niệm Triết học).

Trong văn học hiện thực, hoàn cảnh để gây ra những nhân vật tha hóa sẽ là ở bối
cảnh bế tắc, ngột ngạt, khủng hoảng. Vì vậy, ta có thể nói nạn nhân của kiểu nhân vật tha
hóa chính là hoàn cảnh bần cùng đẩy họ vào, Vì vậy, với ý thức sâu sắc, cái nhìn bất công,
thối nát của xã hội đương thời thì các nhân vật trong văn học hiện thực sẽ là kiểu nhân vật
là nạn nhân của hoàn cảnh, Trong giai đoạn văn học hiện thực phê phán (1930 - 1945), đây
là thời kì của kiểu nhân vật bị tha hóa. Và theo khảo sát, nhân vật tha hóa thường sẽ xuất
hiện trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công
Hoan… (theo khảo sát của Trần Đăng Suyễn)

Đó chính là nhân vật như trong tác phẩm Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng có nhân vật Tám
Bính dù tha hóa, trước đây cô từng là cô gái quê hiền lành, dịu dàng nhưng vì nhẹ dạ mà
bị bỏ rơi, bụng mang thai, sau khi đẻ xong cô rời đến Hải Phòng nhưng dòng đời xô đẩy,
cô bị đám lưu manh hãm hiếp và cuối cùng đẩy cô đến con đường làm gái mại dâm. Và
sau khi thoát khỏi nhà chứa, cô lấy Năm Sài Gòn - 1 ông trùm lưu manh, cô yêu người
chồng giang hồ này của mình và cố níu kéo anh trở về con đường thiện lành. Thế nhưng,
cô không làm được và kết cục là cả 2 cùng bị bắt.

2.2.1 Kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị bị tha hóa
Còn với tầng lớp nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị nhưng bị tha hóa chúng
ta không thể không nhắc đến các nhân vật địa chủ như Bá Kiến - trong tác phẩm Chí Phèo
của Nam Cao. Lúc đầu, có lẽ Bá Kiến sẽ là một người tốt nhưng vì sống ở xã hội lúc bấy
giờ nếu ông không gai góc, đi theo các tầng lớp thống trị và có chức vụ cao hơn có lẽ ông

16
sẽ gặp những rắc rối. Vì vậy, đứng trước thời cuộc, Bá Kiến phải chấp nhận trở thành 1
người xấu.

Nhân vật Nghị Quế bị tha hóa ở tầng lớp thống trị trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ.
Qua các hành vi, ngôn ngữ của nhà Nghị Quế, ta có thể cảm nhận được sự tàn ác của họ
trong tác phẩm. Vì sống trong xã hội hiện thực, phải chăng nếu họ không phải là người đi
bắt nạt, thu sưu thuế của những người tầng lớp nghèo hơn họ thì họ sẽ là người bị những
người tầng lớp cao hơn thống trị, bắt nạt. Và hình ảnh độc ác, nhẫn tâm của vợ chồng nhà
Nghị Quế khiến cho người đọc cảm thấy bất mãn trước thời cuộc vì không có cách nào cứu
con người ta bước ra bối cảnh hiện thực, khi đất nước đang bị xâm lăng.

Hay nhân vật Nghị Hách của tác phẩm Giông Tố của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm
bao gồm nhiều kiểu người di cư từ thôn quê và cả những người thành thị. Và với hai nhân
vật tiêu biểu cho tuyến nhân vật là kẻ thống trị nhưng bị tha hóa là Nghị Hách và Thị Mịch.
Họ sống với lẽ là chỉ coi trọng đồng tiền và lấy đồng tiền để làm thước đo, so sánh với
những người khác. Vì thế nên họ lấy đồng tiền, vật chất để chi phối những người nông dân
nghèo, và hơn hết, bản chất và tính cách của họ đã thay đổi, họ chỉ sống vì tiền, vật chất
mà làm đánh mất đi bản chất, con người lương thiện của chính họ. Họ lấy đồng tiền của
bản thân để bắt nạt những người yếu kém và là kiểu nhân vật tiêu biểu chỉ sống với đồng
tiền.

Qua những nhân vật trên, ta có thể cảm nhận nhà văn đã sống với nhân vật, luồn
lách sâu để tìm hiểu kiến thức và hiểu về tính cách của chính họ. Qua đó, các nhà văn vạch
trần, đưa ra các mặt xấu của các tên địa chủ phong kiến. Như vậy, các tác giả sẽ góp phần
và biến những thứ này trở thành nơi có vũ khí chiến đấu, đối đầu với bọn tư sản mại bản
bởi những đòn nguy hiểm hay tác phẩm tư sản mại bản bóc lột người nông dân nghèo.

Tóm lại, vì dục vọng, đồng tiền trong tác phẩm “Giông tố”, những tên địa chủ phong
kiến, theo tư sản mại bản như Nghị Hách, hay Bá Kiến trong tác phẩm “Chí Phèo”... Và
ngòi bút của họ để phê phán những tên quan lại tham nhũng, địa chủ phong kiến và tư sản
mại bản bằng những ngôn từ phê phán được xem là những đòn hiểm. Qua ngòi bút của các

17
nhà văn, chính là sự phê phán về sự tha hóa của những con người thống trị, họ vì tiền tài,
dục vọng mà đánh mất đi sự thiện lương bên trong của mình.

2.2.2. Kiểu nhân vật thuộc tầng lớp thấp kém bị tha hóa
Tầng lớp thấp kém trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tầng lớp bị xem thường,
bị áp bức và bóc lột tàn bạo. Họ là những người không có tiếng nói, không có khả năng
phản kháng và bảo vệ bản thân. Họ bị xã hội đối xử như “trâu", như “ngựa", bị khinh rẻ
như loài vật và bị dồn ép vào bước đường cùng. Khi không còn sức để chống chọi với số
phận, họ chọn cách buông xuôi, mặc kệ và cuối cùng là bị tha hoá. Quá trình tha hoá của
những nhân vật thuộc tầng lớp thấp kém bao gồm sự thay đổi ở phần hình lẫn phần tính,
và mỗi một nhân vật khác nhau sẽ có sự tha hoá khác nhau phụ thuộc vào tính cách, điều
kiện và hoàn cảnh sống.

Nhân vật “Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ví dụ
điển hình cho kiểu nhân vật thuộc tầng lớp thấp kém bị tha hoá. Vốn là một kẻ không cha,
không mẹ, không nhà, không cửa nhưng Chí vẫn luôn giữ cho mình những phẩm chất vô
cùng tốt đẹp. Anh chăm chỉ cày thuê cuốc mướn từ nhà này sang nhà khác, không quản
ngại khó khăn để có thể nuôi lấy chính mình. Anh không than trách hay kêu ca về những
nỗi bất hạnh của số phận mà ngược lại, anh chọn cách chấp nhận với nó và không ít lần
anh còn cho phép bản thân mơ tưởng về một gia đình hạnh phúc trong tương lai. Hơn nữa,
anh còn là một người có lòng tự trọng và có ý thức cao về nhân phẩm. Nhiều lần bị bà ba
Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, anh “vừa bóp đùi cho bà ba, vừa run run”. Anh cảm
thấy tủi hổ và nhục nhã nhưng anh không dám phản kháng bởi anh hơn ai hết, anh ý thức
được rõ thân phận làm thuê làm mướn của mình. Có thể nói, thuở ban đầu, Chí Phèo là
hiện thận rõ nét của hình tượng người nông dân hiền lành, chất phát, chăm chỉ làm ăn và
có lòng tự trọng cao.

Thế nhưng, sự cay nghiệt của cuộc đời đã làm cho người nông dân tội nghiệp ấy bị
tha hoá, và biến thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Chế độ nhà tù thực dân khắc
nghiệt và đáng sợ đã khiến cho anh canh điền vốn lương thiện bỗng trở nên “trông khác

18
hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái
răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!”
Chí đã bị tha hoá về nhân hình! Không những thế, bản tính vốn “hiền như đất" của Chí nay
lại bị tha hoá thành bản tính của một tên du côn, du đãng, suốt ngày say xỉn, chửi bới và
phá phách. Không chỉ nhân hình, Chí thậm chí còn bị tha hoá về cả nhân tính! Anh là ví
dụ điển hình cho hình ảnh một người nông dân vốn lương thiện nhưng lại bị xã hội vùi dập
và đè nén đến cùng cực, dẫn đến việc phải buông xuôi chấp nhận và cuối cùng là bị chính
xã hội đó tha hoá. Anh là đại diện cho một tầng lớp thấp kém, không có tiếng nói và không
có khả năng làm chủ cuộc đời của chính mình. Nỗi bất công và sự phi nhân tính của thời
đại đã khiến cho người nông dân Chí Phèo nói riêng và những người nông dân lương thiện
khác của xã hội đương thời nói chung trở nên biến dạng, đánh mất bản thân và cuối cùng
là trở nên bị tha hoá.

Tuy nhiên, sự tha hoá không chỉ diễn ra với những người thuộc tầng lớp thấp kém
vốn lương thiện, hiền lành và mềm yếu, mà sự tha hoá còn diễn ra với cả những người tuy
thuộc tầng lớp thấp kém nhưng lại ranh mãnh, khôn ngoan và thạo đời. Nói cách khác, sự
tha hoá là diễn ra với tất cả mọi người, với tất cả số phận và tất cả tính cách.

Nhân vật “Xuân Tóc Đỏ" trong tiểu thuyết “Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng là
một nhân vật như thế. Là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ, lại không có sự giáo dục chặt chẽ từ
nhỏ nên Xuân sớm đã bị nhiễm những thói xấu, những thói lố lăng, vô đạo đức nên đã bị
bác đuổi ra khỏi nhà. Từ đó, hắn ta bắt đầu cuộc sống lang thang, vật vờ khắp Hà Nội. Việc
phải nhìn thấy, tiếp xúc với đủ thứ bẩn thỉu, lố lăng trên đời khiến hắn bị tác động tiêu cực
và dần dà thì bị tha hóa trong nhân cách, trở thành một kẻ lưu manh, dâm đãng và đểu cáng
chính hiệu. Sự tha hoá của hắn thể hiện rõ qua những lời nói thô tục, vô văn hoá: “mẹ kiếp",
“nước mẹ gì", qua những hành động tán tỉnh đáng ghê tởm với phụ nữ.

Nếu như Chí Phèo vốn là người chất phác, thật thà nhưng vì bị đổ oan vào tù và bị
cả xã hội từ chối quyền làm người nên mới bị tha hoá, trở nên lưu manh và độc ác thì ở
Xuân, sự tha hoá lại xuất phát từ chính tính cách vốn có từ nhỏ của gã, kết hợp với việc
phải lang thang bươn chải khắp chốn giang hồ nên lại càng trở nên lưu manh và quỷ quyệt

19
hơn. Sự tha hóa của Xuân không diễn ra bằng sự bạo lực, bằng việc đâm thuê chém mướn
mà nó lại xuất phát từ chính bản chất của gã, từ chính trong lời ăn, tiếng nói và cách cư
xử.

Có thể nói, bi kịch bị tha hoá là bi kịch đau đớn và đáng sợ nhất của con người, đặc
biệt là với những người thuộc tầng lớp thấp kém - những người đa phần là yếu ớt không có
khả năng phản kháng để bảo vệ chính mình. Tuỳ thuộc vào tính cách, điều kiện và hoàn
cảnh sống, mỗi một nhân vật sẽ có một cách tha hoá khác nhau. Có những nhân vật bị tha
hoá thành một “con quỷ dữ", hung tợn và độc ác, chuyên đi đâm thuê, chém mướn, và cũng
có những nhân vật bị tha hoá ngay trong ngoại hình, tác phong, lời ăn tiếng nói và cách cư
xử thông thường. Nhìn chung, sự tha hoá đều sẽ khiến cho những nhân vật thuộc tầng lớp
này đánh mất bản ngã, linh hồn và cuộc đời của mình. Nó khiến họ bị người đời khiếp sợ,
bị mọi người xung quanh kinh hãi và xem thường. Nó khiến họ phải sống cùng với con
quỷ dữ là sự nhục nhã, sự không có lòng tự trọng và đáng sợ hơn cả là cái chết.

Trong giai đoạn xã hội có nhiều biến động, văn xuôi hiện thực phê phán ra đời như
một phương tiện để các nhà văn, nhà thơ đương thời phê phán, lên án và bóc tách hết tất
cả những sự trần trụi và bẩn thỉu của nó. Và sự tha hoá của những người thuộc tầng lớp
thấp kém là một bàn đạp vững chãi giúp họ dễ dàng truyền tải hết những thông điệp cũng
như suy nghĩ của bản thân bởi đây là tầng lớp bình dân nhất, “đời” nhất và dễ chạm đến
trái tim người đọc nhất.

2.2.3. Kiểu nhân vật tiểu tư sản tri thức bị tha hóa với tấn bi kịch tinh thần
Văn xuôi hiện thực phê phán với đối tươṇ g thẩm mỹ mới của mình đã sáng tạo ra
đươc̣ một kiểu nhân vật mới - nhân vật thuộc tầng lớp tiểu tư sản tri thức. Đúng như tên
gọi, họ là những người có tri thức, có hiểu biết, và họ ôm trong mình những hoài bão cao
đẹp với hy vọng sẽ làm ra được một tác phẩm “nghệ thuật vị nghệ thuật", “một tác phẩm
thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung
cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại
vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình,... Nó làm cho người gần

20
người hơn.” Thế nhưng, tất cả những hoài bão vĩ đại và cao đẹp đó lại bị cuộc sống tầm
thường, bị nỗi lo cơm áo gạo tiền, bị “những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không
thể không nghĩ tới" làm cho vỡ mộng. Có thể nói, bi kịch của những nhân vật thuộc tầng
lớp tiểu tư sản tri thức là bi kịch từ những cuộc đấu tranh tâm lý, những cuộc giằng xé dai
dẳng và đớn đau giữa một bên là lý tưởng cao đẹp, là khát vọng cao cả và một bên là những
lo toan, áp lực đời thường. Nói một cách đơn giản, bi kịch của họ là những bi kịch tinh
thần. Tấn bi kịch này khiến họ rơi vào khủng hoảng, chán chường và cuối cùng là bị tha
hóa trong chính suy nghĩ, nhận thức và sự nghiệp của mình. Tha hóa trong suy nghĩ, nhận
thức được thể hiện rõ ở việc người tri thức không còn là mình. Họ sống với một tư tưởng
và một hệ suy nghĩ khác. Họ chạy theo những thú vui tầm phào, những hành động không
đúng đắn và họ dường như mất đi khả năng kiểm soát bản thân. Tha hóa trong sự nghiệp
là sự vứt bỏ những lý tưởng nghệ thuật chân chính và cao đẹp thuở ban đầu để chạy theo
thứ nghệ thuật “vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất
thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi.” Đó chính là
những tha hoá mà một nhân vật tiểu tư sản tri thức đã vấp phải trong tấn bi kịch của cuộc
đời mình.

Trong giai đoạn mà chủ nghĩa hiện thực phê phán phát triển rất mạnh mẽ, nhà văn
Nam Cao đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, góp phần khắc họa rõ nét
cuộc sống tăm tối, đày đọa bóp nghẹt những người tri thức, đưa họ trở thành nô lệ trong
chính tác phẩm bi kịch của cuộc đời mình. Họ là những người luôn khát khao vươn đến
chủ nghĩa chân chính và những điều cốt lõi của văn chương nhưng cuộc sống hiện thực phi
nhân đạo lại tàn khốc tới nỗi không cho họ khả năng được làm điều đó. Nhân vật Hộ trong
tác phẩm “Đời thừa" của ông là một ví dụ. Bi kịch của người tiểu tư sản tri thức Hộ là bi
kịch của sự đấu tranh dai dẳng về một bên là nỗi khát khao được cống hiến hết mình cho
nghệ thuật và một bên là nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về trách nhiệm làm chồng, làm cha. Và
khi tấn bi kịch ấy bị dồn nén và đạt đến đỉnh điểm của sự căng thẳng thì người tiểu tư sản
tri thức ấy đã bị đẩy đến bước đường cùng và bị tha hoá. “Hắn phải cho in nhiều cuốn văn
viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, anh

21
cho ra những tác phẩm văn học sai lệch với chuẩn mực làm văn ban đầu của anh. Anh cho
rằng cuộc đời mình là “đời thừa", anh bất lực và tuyệt vọng tìm đến rượu như một cách để
giải tỏa nhưng anh đã lầm. Cách tự giải tỏa của anh khiến anh trở nên thô bạo, tầm thường
và tàn nhẫn cả trong nhận thức lẫn hành động. Anh đành lòng buông ra những lời khó nghe
với vợ con và thậm chí anh còn đuổi họ ra khỏi nhà. Có thể nói, với cả hai tư cách là người
nghệ sĩ và người của gia đình, nhân vật tiểu tư sản tri thức Hộ đều trở thành "đời thừa".
Tấn bi kịch của anh là bi kịch làm không ra làm, sống không ra sống. Tất cả đã đẩy anh
đến bước đường cùng và khiến anh bị tha hoá, trở thành một người nghệ sĩ phải chà đạp
lên lý tưởng nghệ thuật chân chính, trở thành một người chồng, người cha phải chà đạp lên
chính nguyên tắc tình thương do mình đề ra.

Là một đối tượng thẩm mỹ mới của nền văn học hiện thực phê phán, kiểu nhân vật
tiểu tư sản tri thức là một kiểu nhân vật mới và có khả năng để lại nhiều ấn tượng trong
lòng độc giả. Hơn nữa, vì là kiểu nhân vật tri thức nên những nỗi đau, những tấn bi kịch và
những tha hoá của nhóm nhân vật này có cách truyền tải rất đặc biệt, không hề bình dị như
với nhóm nhân vật thuộc tầng lớp thấp kém mà lại rất có học, rất tinh tế và hiểu biết. Nhìn
vào sự tha hoá của kiểu nhân vật này, ta dễ dàng nhìn lại bản thân mình, dễ dàng đối chiếu
với những bi kịch to nhỏ trong cuộc đời của mình, từ đó rút kinh nghiệm để không phải bị
những lo lắng tủn mủn, những trăn trở, băn khoăn về cơm áo gạo tiền làm cho tha hoá tới
mức đánh mất chính mình nữa.

III. Kết luận

Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX, khuynh hướng hiện thực ở Việt Nam
đã góp thêm tiếng nói tích cực vào sự nhận thức với tinh thần phân tích phê phán các mối
quan hệ thối nát trong xã hội đương thời, nhen nhóm thái độ bất bình với thực tại, tỏ lòng
thương cảm với những số phận khốn khổ. Trải qua bề dày thời gian, những tác phẩm của
thời kì văn xuôi hiện thực phê phán ấy đến nay vẫn nguyên giá trị và luôn có sức ám ảnh
với tương lai.

22
Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của thời
cuộc. Sống và viết trong một giai đoạn có nhiều biến động, các nhà văn hiện thực phải nhạy
bén nhận thức những chuyển biến của xã hội. Nhưng dù xã hội có thay đổi như thế nào thì
những trang viết về cuộc đời vẫn sống mãi vì nó có tiếng nói riêng. Khi nào ở đâu trong
xã hội vẫn còn những bất công, đau khổ, còn có buồn chán và bế tắc thì ở đó còn cần phải
được phê phán. Sự xuất hiện những tác phẩm mang màu sắc tự truyện của một số cây bút
tiêu biểu đã góp phần làm cho văn học trở nên chân thực và gần gũi.

Nhìn chung, trào lưu văn học hiện thực phê phán đã góp một tiếng nói chung trong
việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng.
Và cũng chính trào lưu này đã tạo nên sự đa dạng phong phú của văn học Việt Nam thời
kỳ đầu thế kỉ 20, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

IV. Tài liệu tham khảo

Tài liệu sách:

1. Lê Tiến Dũng. (2005). Giáo trình Lý luận văn học - Phần tác phẩm văn học. NXB
Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu điện tử:

1. Dương Lê. (04/05/2020). Đặc trưng của Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn
học Việt Nam. Truy xuất từ https://theki.vn/dac-trung-cua-chu-nghia-
hie%CC%A3n-thuc-phe-phan-trong-van-hoc-vie%CC%A3t-
nam/#b_kieu_nhan_va%cc%a3t_thuo%cc%a3c_ta%cc%80ng_lo%cc%81p_duo%
cc%81i_bi%cc%a3_tha_hoa_nhan_pha%cc%89m

2. Trương Văn Quỳnh. (01/04/2021). Văn học hiện thực 1930 - 1945. Truy xuất từ:
https://www.laocai.gov.vn/1299/31180/65538/363345/chuyen-de/van-hoc-hien-
thuc-1930-1945-hki-nh-2018-2019-truong-van-quynh

23
3. (03/10/2019). Văn học hiện thực phê phán: Khái niệm, chặng đường phát triển và
những thành tựu. Truy xuất từ: http://hoinhavanvietnam.vn/van-hoc-hien-thuc-phe-
phan/

4. Ths. Phạm Thị Thu (03/06/2013). VÀI NÉT SO SÁNH VỀ NHÂN VẬT THA HOÁ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA (NHẬT BẢN) VÀ CỦA NAM CAO
(VIỆT NAM). Truy xuất từ: http://www.inas.gov.vn/506-vai-net-so-sanh-ve-nhan-
vat-tha-hoa-trong-truyen-ngan-cua-akutagawa-nhat-ban-va-cua-nam-cao-viet-
nam.html

5. Dương Lê. (11/08/2020). Đặc điểm văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945. Truy xuất từ: https://theki.vn/dac-diem-van-hoc-hien-thuc-viet-nam-giai-
doan-1930-1945/

V. Bảng đánh giá thành viên nhóm 5

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Nhận xét Đánh giá

1 Nguyễn 2056010155 Nhóm trưởng, chia việc Hoàn thành tốt 95/100
Hoàng cho các thành viên trong nhiệm vụ, có
Thẩm nhóm, tổ chức họp nhóm trách nhiệm với
Nhu và lên dàn bài, trình bày công việc được
nội dung của phần Nghệ giao, tham gia
thuật điển hình hóa, họp đầy đủ, tích
chỉnh sửa, tổng hợp nội cực đóng góp ý
dung, viết phần tổng kết, kiến
thuyết trình.

2 Hoàng 2056010035 Trình bày nội dung của Hoàn thành tốt 95/100
Đào Khái niệm, bối cảnh ra nhiệm vụ, có
Khánh đời, cảm hứng chủ đạo trách nhiệm với
Linh của Văn xuôi hiện thực công việc được
phê phán, tham gia họp giao, tham gia
và đóng góp ý kiến xây họp đầy đủ, tích

24
dựng dàn bài, thuyết cực đóng góp ý
trình. kiến

3 Lê Thị 2056010119 Trình bày nội dung của Hoàn thành tốt 95/100
Thu phần Các kiểu nhân vật nhiệm vụ, có
Huyền điển hình (nhân vật tha trách nhiệm với
hóa, nhân vật lao động bị công việc được
áp bức), tham gia họp và giao, tham gia
đóng góp ý kiến xây họp đầy đủ, tích
dựng dàn bài, thuyết cực đóng góp ý
trình. kiến

4 Huỳnh 2056010206 Trình bày nội dung của Hoàn thành tốt 95/100
Lâm phần Chặng đường phát nhiệm vụ, có
Nguyễn triển của Văn xuôi hiện trách nhiệm với
Trường thực phê phán, tham gia công việc được
họp và đóng góp ý kiến giao, tham gia
xây dựng dàn bài, làm họp đầy đủ, tích
bản trình chiếu. cực đóng góp ý
kiến

5 Nguyễn 2056010149 Trình bày nội dung của Hoàn thành tốt 95/100
Thái phần Nhân vật thấp kém nhiệm vụ, có
Nhật và nhân vật tiểu tư sản tri trách nhiệm với
thức, tham gia họp và công việc được
đóng góp ý kiến xây giao, tham gia
dựng dàn bài, thuyết họp đầy đủ, tích
trình. cực đóng góp ý
kiến

25

You might also like