You are on page 1of 64

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM

THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI


HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG THƠM

THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI


HY LẠP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

HÀ NỘI, 2018
LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
– người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt quá trình em học tập tại trường.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Thơm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận này là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu này không hề trùng lặp với bất
kì công trình nghiên cứu nào trước đó. Nếu lời cam đoan trên là sai, tôi xin
chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Thơm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN
THOẠI HY LẠP ............................................................................................. 7
1.1. Khái niệm thần thoại .................................................................................. 7
1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng ............................................................. 7
1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp ............................................................... 9
1.2. Vài nét về thần thoại Hy Lạp ................................................................... 12
1.3. Vài nét về thần thoại Việt Nam ................................................................ 14
Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG THẦN THOẠI VIỆT NAM
VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 18
2.1. Tương đồng về nhân vật........................................................................... 18
2.1.1. Nhân vật trung tâm trong thần thoại ..................................................... 18
2.1.2. Không gian hoạt động của các vị thần .................................................. 20
2.1.3. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 23
2.1.4. Thần trong mối quan hệ với con người ................................................. 28
2.2. Khác biệt về nhân vật ............................................................................... 33
2.2.1. Hệ thống nhân vật ................................................................................. 33
2.2.2. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật ............................................. 36
Chƣơng 3. SO SÁNH CỐT TRUYỆN CỦA THẦN THOẠI VIỆT NAM
VÀ THẦN THOẠI HY LẠP ........................................................................ 46
3.1. Tương đồng về cốt truyện ........................................................................ 46
3.1.1. Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người ..................... 46
3.1.2. Thần thoại về hiện tượng tự nhiên ........................................................ 48
3.1.3. Thần thoại về lập nước .......................................................................... 49
3.2. Khác biệt về cốt truyện ............................................................................ 50
3.2.1. Cuộc giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian ............................ 50
3.2.2. Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước .................. 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thần thoại ra đời, phát triển và suy vong trong xã hội công xã nguyên
thủy. Đây là “thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch
sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản
ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm
vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ” [12; 250].
Thần thoại ra đời thể hiện mong muốn lí giải, khám phá, tìm hiểu về thế
giới xung quanh của con người. Con người thời kì này với trình độ nhận thức
còn hạn chế, non nớt, ấu trĩ nên họ đã có những suy nghĩ sai lầm về thế giới tự
nhiên. Với đặc điểm chung này đã tạo nên nét tương đồng trong truyện thần
thoại của các dân tộc khác nhau. Song ,vì những khác biết xuất phát từ cơ sở
địa lí – văn hóa, quan niệm thẩm mĩ… nên thần thoại các dân tộc cũng có
những cách lí giải khác nhau trước mỗi sự vật, hiện tượng. Từ đó, thế giới có
một kho tàng truyện thần thoại đồ sộ, hấp dẫn được tạo nên từ thần thoại các
dân tộc. Tìm hiểu nét tương đồng và khác biệt của thần thoại các dân tộc đã
có không ít công trình nghiên cứu nhưng vì muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề
này qua nguồn tư liệu cụ thể về thần thoại Việt Nam và Hy lạp, nên chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn
so sánh”.
Một thực tế cho thấy, ở Việt Nam, thần thoại ra đời khá sớm và đây cũng
là thể loại đầu tiên của dòng tự sự dân gian với những biểu hiện đặc sắc ở cả
nội dung và nghệ thuật. Song có thể thấy, giới trẻ hiện nay có phần thờ ơ với
những câu chuyện thần thoại của đất nước mình. Họ chỉ biết tới thần thoại Hy
Lạp. Thậm chí, trong các nhà sách, việc tìm thấy cuốn thần thoại Việt Nam để

1
mua là rất khó. Ngược lại, những cuốn sách về thần thoại Hy Lạp được tái
bản khá nhiều lần và bày bán rộng rãi. Lý do chúng tôi thực hiện khóa luận
này cũng là để nhằm thấy được những biểu hiện độc đáo của thần thoại Việt
Nam trong đối sánh với thần thoại của một trong những quốc gia có nền văn
học dân gian rực rỡ nhất.
2. Lịch sử vấn đề
Khi con người bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh thì cũng
chính là lúc họ biết sáng tạo ra truyện thần thoại. Đó là những nhận thức về
khách thể tồn tại khách quan đối với con người mà trước hết là những hiện
tượng tự nhiên như, nắng, mưa, sấm chớp, những ngôi sao… và về sau là
những nhận thức về thế giới độc ác, bí hiểm, dữ tợn xung quanh người
nguyên thủy. Thần thoại chính là thể loại văn học đầu tiên của thế giới loài
người. Thần thoại trở thành nguồn suối nuôi dưỡng nền văn học về sau và là
nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhiều loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc,
hội họa, sân khấu… Thần thoại trở thành một đề tài hấp dẫn cho các công
trình nghiên cứu về văn học, văn hóa, lịch sử… Thần thoại và những vấn đề
về nguồn gốc, đặc trưng, nhân vật, cốt truyện,… đã được đề cập rải rác trong
các chuyên luận, bài báo, khóa luận, luận văn… Ở một vài nghiên cứu, thần
thoại các dân tộc cũng được tiếp cận từ góc nhìn so sánh, song quả thực sự
vấn đề đó vẫn chưa được quan tâm rộng rãi.
Có thể kể đến công trình nghiên cứu của E.M.Meletinski, “Thần thoại cổ
đại dưới ánh sáng so sánh” – nguyên bản tiếng Nga (1971), được Trần Thị
Phương Phương dịch và in trong “Huyền thoại và văn học”, Tủ sách Những
vấn đề ngữ văn, xuất bản năm 2007. Trong nghiên cứu công phu của mình,
E.M.Meletinski đã có những so sánh trên một số phương diện như chủ đề,
nhân vật giữa thần thoại các dân tộc Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp…
Tuy không đề cập trực tiếp đến thần thoại Việt Nam nhưng nhà nghiên cứu đã

2
có nhận xét khái quát về một số biểu hiện tương đồng giữa thần thoại Đông
Nam Á với thần thoại Hy Lạp, chẳng hạn: “Chủ đề nhiều mặt trời và việc
giảm bớt chúng trong thần thoại (nghịch bản của chủ đề tìm kiếm ánh sáng
mặt trời giữa bóng đêm khởi thủy) rất phổ biến trong các dân tộc vùng Đông
Nam Á... Đó là sự giống nhau y hệt về loại hình với những chiến công của
Heracles” [7]. Đây là gợi ý, dù rất nhỏ nhưng lại vô cùng quý báu giúp chúng
tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, xử lí tư liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Trong cuốn “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam” (1974)
viết: “Thời cổ có thần thoại. Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc cũng đã
hư cấu để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên
như biển, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt
trời, mặt trăng,… Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của
người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng về sau với những vũ trụ quan cổ truyền
của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau”
[5;23]. Nhận định này đã cho chúng ta thấy, thần thoại dân tộc ta cũng giống
như mọi dân tộc khác, đã xây dựng được hệ thống thần thoại với những nhân
vật thần như thần biển, thần nước, thần núi… Tuy nhiên, điểm tương đồng
này chỉ là một nhận xét nhỏ, tác giả viết nhằm khái quát hệ thống nhân vật
trong thần thoại Việt Nam chứ không nhằm mục đích so sánh thần thoại Việt
Nam với thần thoại các dân tộc khác.
Ở trong trang 13 cuốn “Văn học dân gian Việt Nam tập 2” (1990) tác giả
Hoàng Tiến Tựu viết: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ
thống và cốt cách nguyên thủy của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì
số thần thoại Việt còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng,
tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản có trong thần
thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc của vụ trụ, nguyên nhân của
các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài

3
người, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các
nghề…)” [13;14]. Như vậy tác giả đã đưa ra nhận định so sánh thần thoại Việt
Nam với thần thoại các nước khác về phương diện số lượng và nội dung.
Thần thoại Việt Nam do một số nguyên nhân nên số lượng tác phẩm hiện nay
không còn nhiều và có một số truyện không giữ được nét nguyên thủy so với
truyện thần thoại của một số dân tộc khác thế nhưng nội dung truyện thần
thoại Việt Nam vẫn phản ánh được một số vấn đề cơ bản giống với thần thoại
của nhiều dân tộc khác. Ý kiến này của tác giả là một gợi ý bổ ích cho hướng
nghiên của khóa luận thế nhưng đây chỉ là một nhận định nhỏ không nhằm ý
định so sánh thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh trong khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP Hà
Nội 2 đã tìm hiểu đề tài “Nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên” (2007).
Tác giả đã làm rõ ba đặc điểm chính của nhân vật thần trong thần thoại suy
nguyên bao gồm: ngoại hình, chức năng, hành trạng.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống nhân vật trong thần
thoại Việt Nam” (2014), trường ĐHSP Hà Nội 2, sinh viên Hoàng Thị Hương
đã khảo sát được hệ thống nhân vật thần trong truyện thần thoại Việt Nam, và
chỉ ra một số đặc điểm của nhân vật thần như: ngoại hình, chức năng, hành
trạng. Khóa luận này có hướng nghiên cứu giống với khóa luận tốt nghiệp của
sinh viên Nguyễn Thị Hạnh nói trên. Song, phạm vi nghiên cứu của sinh viên
Hoàng Thị Hương có sự mở rộng hơn. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu về
truyện thần thoại Việt Nam, tác giả có nhắc tới đôi nét về truyện thần thoại
Hy Lạp ở góc độ nhận xét, làm tiền để khai thác các đặc điểm của những vị
thần trong thần thoại Việt Nam. Mục đích của đề tài này chỉ đi vào khảo sát
các nhân vật thần của người Việt chứ không đi tìm hiểu các vị thần của đất
nước Hy Lạp.

4
Phạm Thị Hằng trong khóa luận tốt nghiệp “So sánh hình tượng người
anh hùng trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện
kể dân gian Việt Nam”, trường ĐHSP Hà Nội 2 (2017) đã khảo sát điểm
tương đồng và nét riêng biệt của hình tượng người anh hùng trong thần thoại
Hy Lạp so với hình tượng người anh hùng trong truyện kể dân gian Việt Nam.
Thế nhưng, tác giả khóa luận chỉ đi sâu nghiên cứu về nhân vật người anh
hùng. Hơn nữa, truyện kể dân gian Việt Nam bao gồm nhiều thể loại khác
nhau: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích… Như vậy, công
trình này có đề cập tới vấn đề so sánh nhân vật trong thần thoại Hy Lạp với
thần thoại Việt Nam nhưng đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu khác
với đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Những tài liệu mà chúng tôi đã bao quát được, không có tài liệu nào đi
tìm hiểu về điểm giống nhau và điểm khác nhau về nhân vật và cốt truyện
trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Thế nhưng, những tài liệu
trên đây đều là những tài liệu bổ ích, có thể giúp chúng tôi thực hiện dễ dàng
hơn đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích sau:
- Nghiên cứu thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp từ góc nhìn so
sánh để thấy điểm tương đồng và điểm khác biệt trong thần thoại của dân tộc
Việt Nam và dân tộc Hy Lạp ở khía cạnh xây dựng hình tượng nhân vật thần
và cốt truyện. Từ đó, thấy được bản sắc văn hóa, văn học và quan niệm sống
khác nhau của hai quốc gia.
- Đồng thời, góp phần hệ thống hóa tư liệu về thể loại thần thoại, đặc
biệt là thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp qua cái nhìn so sánh.

5
5. Phạm vi nghiên cứu
- Tư liệu: “Thần thoại Hy Lạp” (Nguyễn Văn Khỏa biên soạn) “Kho
tàng thần thoại Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị
Huế sưu tầm, biên soạn).
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt
trong cách thức lựa chọn, xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện trong
thần thoại Việt Nam và Hy Lạp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Đóng góp của khóa luận
Góp phần khẳng định sự độc đáo của thần thoại trong nguồn mạch tự sự
dân gian. Đồng thời góp phần chỉ ra những biểu hiện đặc sắc của thần thoại
Việt Nam trong cái nhìn đối sánh với thần thoại Hy Lạp.
8. Bố cục khóa luận
Ngoài ba phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm ba chương:
Chương 1: Giới thuyết về thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp
Chương 2: So sánh nhân vật trong thần thoại Việt Nam và thần thoại
Hy Lạp
Chương 3: So sánh cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại
Hy Lạp

6
NỘI DUNG
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ
THẦN THOẠI HY LẠP

1.1 . Khái niệm thần thoại


Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian. Đây là thể loại văn học
ra đời đầu tiên, sớm nhất trong lịch sử văn học học loài người và trên thế giới.
Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng có thần thoại. Chính vì thế, có rất
nhiều người nghiên cứu về thể loại này và mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra
những định nghĩa khác nhau về thần thoại. Chúng ta có thể hiểu khái niệm
thần thoại theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng
Karl Marx - người có những nhận định tinh tường về thần thoại, đã
khẳng định: “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những
sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Tiền đề
của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại Hy Lạp, tức là tự nhiên và bản thân hình
thái xã hội đã được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ
thuật và vô ý thức. Không thể nào hiểu đúng được thần thoại nếu tách nó ra
khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội
của con người thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là
thế giới quan thần thoại. Dùng trí tượng tượng để hình dung, giải thích và
chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là
một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên
thủy” [9;9].
Ý kiến về thần thoại của Karl Marx đã gắn liền việc giải thích truyện
thần thoại với những vấn đề trong cuộc sống của con người nguyên thủy.

7
Theo ông, thần thoại không chỉ là là một thể loại văn học mà trong nó còn tồn
tại nhiều thứ tri thức. Nó là một kiểu tư duy tồn tại phổ biến ở nhiều loại hình
nghệ thuật cũng như trong cuộc sống của người xưa.
Theo Lại Nguyên Ân, ông hiểu về thần thoại như sau: “Sáng tạo của trí
tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những
vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù trong
quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy
nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện
kể về thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là
những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói
chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức
khác: trong hành động (nghi lễ, thức ăn, răn cấm), trong các bài hát, điệu
nhảy…” và ông cho rằng “đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong
văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương với văn hóa tinh
thần và khoa hoc của xã hội cận hiện đại” [1;299].
Như vậy, theo ông “khái niệm thần thoại ở đây được hiểu là một hình
thức tư duy, tồn tại phổ biến trong cộng đồng nguyên thủy, nhờ lối tư duy này
mà người nguyên thủy tri giác về thế giới và con người. Đó là lối tư duy thần
thoại, được in dấu trong các hình thái ý thức xã hội. Văn học dân gian cổ đại
là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, ở đó phản ánh rõ nét hình thức tư duy
thần thoại” [16].
Dựa trên ý kiến của Lại Nguyên Ân và Karl Marx, ta nhận thấy “thần
thoại được nhìn nhận dưới góc độ là một phương thức tư duy, nó tồn tại trong
nhiều loại hình nghệ thuật cũng như toàn bộ đời sống của con người thời
nguyên thủy” [16].

8
1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp
Đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra những khái niệm
về thần thoại. Chúng ta có thể điểm đến một số khái niệm của các nhà nghiên
cứu nổi tiếng về thể loại thần thoại hay văn học dân gian như:
E.M.Meletinski - Nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Từ
thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện
thoại. Thường người ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật được
sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện
trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập
nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa. Hệ thoại (mifalogia) là
tổng thể những câu chuyện như thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời
là hệ thống những quan niệm hoang đường về thế giới” [6;653].
Theo khái niệm này của E.M.Meletinski, ông khẳng định thần thoại là
một thể loại văn học. Nó chính là thể loại văn học tự sự được ra đời đầu tiên
của loài người. Nội dung của nó là phản ánh thế giới tự nhiên và xã hội
nguyên thủy thông qua yếu tố “thần”. E.M.Meletinski còn tiếp tục khẳng
định thần thoại có sự kết hợp, đan xen những yếu tố phôi thai của triết học,
tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Thần thoại có mối quan hệ hữa cơ với nghi
lễ. Điều này được được thể hiện qua các phương tiện âm nhạc, các phương
tiện tiền sân khấu và ngôn từ. Mối quan hệ này là mối quan hệ bí mật và chưa
được giải mã một cách chính xác. Như vậy theo E.M.Meletinski, bên cạnh vai
trò là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, thần thoại còn pha trộn trong nó nhiều
yếu tố của các ngành khoa học và nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi là cái tên nổi tiếng trong giới nghiên cứu
về văn học dân gian. Trong cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” của
mình, ông đã đưa ra định nghĩa về thần thoại: “Thần thoại là một truyện cổ

9
tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn
toàn nói về người hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong
đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều
chất hoang đường quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau” [3;9].
Chu Xuân Diên – một trong những nhà nghiên cứu văn học dân gian uy
tín cũng đưa ra nhận định về thần thoại: “Thần thoại là tập hợp những truyện
kể dân gian về các vị thần, những nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo
văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và
của đời sống con người” [4;356].
Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”, do Đinh Gia Khánh (chủ
biên) viết rằng: “Thần thoại là hiện tượng văn hóa tinh thần ra đời từ khá
sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng
đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xưa của các xã hội trước khi có giai
cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc
đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội ở các tộc người anh
em từ thời cổ sơ” [9;585].
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa: “Thần thoại còn gọi là
huyền thoại, là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử
truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật, mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con người thời thời nguyên thủy sáng tạo ra để
phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan
niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ” [12;250]. Định
nghĩa này đã định danh thể loại, khẳng định thời gian thể loại thần thoại ra
đời, đối tượng phản ánh của thể loại thần thoại, nội dung thể loại thần thoại
phản ánh và cách thức thể loại thần thoại phản ánh. Định nghĩa thần thoại

10
trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đã giúp người nghiên cứu có cái
nhìn tương đối chính xác khi nghiên cứu một tác phẩm thần thoại nào đó.
Như vậy, từ việc đi tìm những khái niệm khác nhau về thần thoại của
các tác giải khác nhau, chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung về thể loại
này: “Thần thoại là một thể loại của văn học dân gian kể về các vị thần, các
anh hùng, những người sáng tạo văn hóa, phản ánh lịch sử và xã hội của
người xưa theo một phương thức riêng (phương thức thần thoại)” [16].
Tóm lại, khái niệm thần thoại là một vấn đề hết sức phức tạp. Mỗi nhà
nghiên cứu lại đưa ra một quan niệm khác nhau dựa trên những lí lẽ riêng của
mình. Tuy nhiên, bên cạnh những nhận định khác nhau thì họ vẫn có những
nhận định giống nhau. Từ đó, chúng ta có thể tìm ra cách hiểu chung về thần
thoại để giúp cho những người nghiên cứu về thần thoại không bị gặp những
vấn đề rắc rối.
Trần Gia Linh cũng đưa ra khái niệm thần thoại: “Thần thoại là những
chuyện cổ có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc con người, con vật
mang tính thần kì, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của
người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội”
[9;4].
Như vậy có thể thấy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác
nhau về thể loại thần thoại. Mỗi định nghĩa là một cách hiểu riêng của người
nghiên cứu. Song, tựu chung tại có thể thấy, thần thoại là một thể loại văn học
ra đời sớm nhất trong lịch sử văn học loài người. Đó là những truyện hoang
đường về các vị thần, về những con người, con vật dựa trên trí tưởng tưởng
phong phú của người nguyên thủy nhằm lí giải các hiện tượng xã hội. Thần
thoại thể hiện ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội nguyên thủy
muốn tìm hiểu thiên nhiên; muốn vươn lên trong lao động sản xuất và chiến
tranh. Bất kì dân tộc nào trên thế giới cũng có kho tàng thần thoại. Thông qua

11
những truyện thần thoại, nó phản ánh nhận thức của con người thời kì mông
muội. Thần thoại chính là nguồn suối vô tận nuôi dưỡng nền văn học, văn hóa
phát triển.
1.2 . Vài nét về thần thoại Hy Lạp
Theo giáo trình “Văn học thế giới” do Lưu Đức Trung chủ biên định
nghĩa: Thần thoại Hy Lạp là muthos + logos. Trong đó, muthos được hiểu là
câu chuyện, huyền thoại. Còn logos được hiểu là lời nói, học thuyết. Muthos +
logos chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể dân gian, truyên miệng, liên quan
tới các chiến công, các truyền thuyết, liên quan tới các thần linh. Hay theo lối
chiết tự có thể hiểu: thần là một kiểu sức mạnh siêu nhiên, siêu phàm được
con người sáng tạo, tiếp nhận và phản ánh thông qua trí tưởng tượng theo
cách thức lĩnh hội riêng của từng dân tộc; thoại là cách kể về câu chuyện siêu
nhiên đó.
Thần thoại Hy Lạp là cách gọi để chỉ chung toàn bộ các câu chuyện kể
dân gian truyền miệng của người dân Hy Lạp liên quan tới các vị thần, các
anh hùng, bản chất của thế giới và nguồn gốc, ý nghĩa các hình thức tín
ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của người Hy Lạp xưa. Nó cũng như thần thoại của
các nước khác trên thế giới, dùng trí tưởng tưởng để giải thích tự nhiên và
chinh phục tự nhiên thế nhưng “So với thần thoại các dân tộc khác, thần
thoại Hy Lạp phong phú và đa dạng hơn, đồ sộ và có tính hệ thống cao hơn
và là loại thần thoại hay nhất thế giới” [2;9].
Khi tìm hiểu về thần thoại Hy Lạp, tác giả Nguyễn Văn Khỏa nhận định:
“Hiếm có thần thoại của dân tộc nào trên thế giới lại luôn luôn được tái sinh
như thần thoại Hy Lạp, lại luôn luôn có mặt, hiện diện trong đời sống hằng
ngày như thần thoại Hy Lạp. Ngay cả trong thời cổ đại, thần thoại Hy Lạp đã
hóa thân thành thần thoại La Mã. Sự chế biến này của nền văn hóa La Mã
gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học gần như không

12
có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp đổi tên Latinh với những vị thần
Hy Lạp chính cống” [11;5]. Như vậy, so với thần thoại của các dân tộc khác
trên thế giới, thần thoại Hy Lạp được nhiều người biết tới hơn cả. Thần thoại
La Mã đã sao chép gần như y nguyên thần thoại Hy Lạp, chỉ đổi tên Latinh
cho các vị thần. Ví như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được gọi là thần
Jupiter theo tiếng Latinh trong thần thoại La Mã. Không những thế, thần thoại
Hy Lạp còn là nguồn suối nuôi dưỡng mọi hình thức nghệ thuật khác như:
văn học, sân khấu, hội họa, điêu khắc… ngay từ thế kỉ XVII và cho tới tận
ngày ngay. Thần thoại Hy Lạp cung cấp đề tài, cốt truyện, nhân vật… để từ
đó những nhà văn, nhà viết kịch, họa sĩ, nhà điêu khắc dựa vào đó sáng tác ra
những tác phẩm nghệ thuật riêng của mình. Từ thần thoại Hy Lạp chúng ta
còn có các điển tích, điển cố văn học, có tên các chòm sao…
“Thần thoại Hy Lạp hình thành trong một quãng thời gian lịch sử khá
dài. Đó là một quá trình lịch sử từ thời kỳ nền văn minh Mycènes (2000-1100
TCN) đến những buổi thi biểu diễn, đọc, kể anh hùng ca của Homère trong
những ngày hội rồi đến hội diễn bi kịch trong ngày hội Dionysos…” [11;8].
Trong quãng thời gian này, thần thoại phát triển gắn liền với các giai đoạn xã
hội lúc bấy giờ. Đó là một quá trình diễn ra rất phức tạp khiến cho thần thoại
đã bị mai một khá nhiều. Tuy nhiên, dù bị mai một đi khá nhiều, nhưng ngày
nay chúng ta vẫn có một kho tàng thần thoại Hy Lạp phong phú. Bởi vì,
những nghệ nhân dân gian aède, rhapsode đã lưu giữ gia tài thần thoại. Họ
sưu tầm và thậm chí là tái tạo lại thần thoại rồi sau đó biểu diễn. Nhờ vậy,
thần thoại đã được lưu truyền và với sự ra đời của chữ viết, thần thoại Hy Lạp
đã được ghi chép lại và “hầu hết nhưng câu chuyện thần thoại còn lại với
chúng ta ngày nay đều do những nhà thơ, nhà viết kịch kể lại, sau này là các
mythographe” [11;14].

13
Truyện thần thoại Hy Lạp thường được chia thành ba loại: Loại thứ nhất
là truyện thần thoại về các gia hệ thần (Loại này tập hợp những truyện kể về
những thế hệ trong gia đình thần linh nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên,
giải thích những quá trình hình thành, vận động và phát triển của vũ trụ. Theo
thứ tự trước sau, có bốn gia hệ thần. Các vị thần già sáng tạo ra thế giới sau
đó các vị thần trẻ lần lượt thay thế các vị thần già cai quản thế giới); Loại thứ
hai là truyện thần thoại về các thành bang (Đây là loại truyện thần thoại có nội
dung giải thích nguồn gốc các thành bang, phản ánh cuộc sống, giải thích các
phong tục tập quán, lễ nghi xã hội của những con người sống trong thành
bang, ca ngợi những vị anh hùng ưu tú trong thành bang....); Loại thần thoại
thứ ba là thần thoại về các anh hùng (Loại truyện này kể về những con người
có sức mạnh, khả năng siêu phàm, trí tuệ thông minh lập nên những chiến
công vang dội). Sự phân chia này thể hiện sự phát triển từ thấp tới cao trong
trình độ tư duy, nhận thức xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Qua truyện thần
thoại của người Hy Lạp, chúng ta có thể thấy ngay từ thời nguyên thủy, người
Hy Lạp đã lấy con người làm thước đo vũ trụ và dùng trí tưởng tượng để lý
giải sự bí ẩn của thế giới xung quanh.
Tóm lại, thần thoại Hy Lạp đóng vai trò rất quan trọng. Hiếm thấy thần
thoại của dân tộc nào trên thế giới lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn
minh nhân loại như thần thoại Hy Lạp. “Không có thần thoại Hy Lạp thì
không có nghệ thuật Hy Lạp. Thần thoại Hy Lạp không những là kho vũ khí
mà còn là mảnh đất bồi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp” (Mác).
1.3 . Vài nét về thần thoại Việt Nam
Ở Việt Nam, thần thoại xuất hiện khá sớm, “được thoát thai từ triết lý
sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong thời kỳ các thị tộc, bộ
lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức về giống nòi”. Theo Đinh
Gia Khánh, thần thoạị nước ta “nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ

14
và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”. Tức là, ông đã cho rằng thần
thoại Việt Nam có từ trước công nguyên, trước thời Bắc thuộc và trong quá
trình con người, xã hội phát triển, thần thoại đã có sự thay đổi ít nhiều về hình
thức và nội dung cốt truyện. Truyện thần thoại của người Việt đã không còn
giữ được sự nguyên vẹn như lúc ban đầu mới sáng tác.
Thần thoại Việt Nam là tên gọi để chỉ chung những câu chuyện thần
thoại do người Việt Nam xưa sáng tác. Thế nhưng, đất nước Việt Nam có 54
dân tộc anh em cho nên mỗi dân tộc lại có kho thần thoại riêng như thần thoại
dân tộc Việt (Kinh), thần thoại dân tộc Mường, thần thoại dân tộc Tày, thần
thoại dân tộc Thái, thần thoại dân tộc Êđê, thần thoại dân tộc Tây Nguyên…
dẫn tới việc trong truyện thần thoại Việt Nam có nhiều truyện cùng viết về
một vị thần hay cùng giải thích một hiện tượng nào đó nhưng cách lí giải và
đặt tên nhân vật lại khác nhau. Thế nhưng, điểm khác biệt đó không đáng kể
bởi nội dung các câu chuyện vẫn tựa như nhau, chỉ khác vài chi tiết nhỏ.
Trong thần thoại Việt Nam, số lượng thần thoại của dân tộc Việt (dân tộc
Kinh) chiếm tỉ lệ cao nhất. Thần thoại các dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỉ lệ ít
hơn. Thần thoại Việt Nam bị pha trộn với phương Bắc, với thần thoại Trung
Quốc do nghìn năm Bắc thuộc. Song, thần thoại dân tộc Việt chịu sự ảnh
hưởng nặng nề hơn cả.
Ở Việt Nam, hai thể loại là thể loại thần thoại và thể loại truyền thuyết
dễ lẫn lộn với nhau bởi có nhiều câu chuyện bị lịch sử hóa, truyền thuyết hóa,
cổ tích hóa như những chuyện về thời kì Văn Lang, Âu Lạc An Dương
Vương, Thánh Gióng, Thạch Sanh... Theo Nguyễn Đổng Chi trong cuốn
“Lược khảo về thần thoại Việt Nam”, tác giả đã đặt ra câu hỏi: “nhân vật An
Dương Vương có thực hay không có thực?”. Ông đưa ra một loạt các dẫn
chứng: trong truyện “An Dương Vương”, Triệu Đà là nhân vật có thật nhưng
nước Thục, nước Ba Tư lại không thuộc Việt Nam. Và ông cũng nói rằng

15
trong sách sử nước ta không hề nhắc tới cuộc giao tranh giữa Triệu Đà và An
Dương Vương. Vì vậy, khi đọc truyện, người đọc và các nhà nghiên cứu văn
học phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nhân vật An Dương Vương có thực hay
không có thực? Và khi nói truyện “An Dương Vương” thuộc thể loại thần
thoại hay truyền thuyết thì cần phải đưa ra được lí lẽ thuyết phục người nghe.
Có nhiều cách để phân chia thần thoại Việt Nam, theo các nhà nghiên
cứu, họ phân chia theo cách truyền thống và chia thần thoại Việt Nam thành
bốn nhóm chính: Nhóm một là thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và các hiện
tượng tự nhiên (Đó là những câu chuyện kể về sự hình thành vũ trụ, thiên
nhiên, các hiện tượng trong tự nhiên một cách mộc mạc, trong sáng); Nhóm
hai là thần thoại kể về nguồn gốc các loài vật, cây cối, núi, sông…; Nhóm ba
là truyện về nguồn gốc loài người; Nhóm bốn là thần thoại kể về sự chinh
phục thiên nhiên, các anh hùng sáng tạo văn hóa.
Do hoàn cảnh lịch sử - xã hội, do hình thức lưu truyền bằng miệng và
không được ghi chép nên thần thoại Việt Nam bị mất mát khá nhiều. Thế
nhưng các nhà nghiên cứu văn học đã cố gắng sưu tầm, tập hợp lại. Tuy thần
thoại Việt Nam không phải là kho tàng truyện thần thoại đồ sộ thế nhưng thần
thoại Việt Nam vẫn là nguồn tài liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã
hội, phản ánh được một phần nào đó tình trạng sinh hoạt, xã hội của người
Việt cổ và là nguồn cảm hứng vô tận cho các loại hình nghệ thuật khác của
người Việt như: hôi họa, sáng tác văn học…
Tiểu kết
Như vậy, qua việc tìm hiểu vấn đề giới thuyết về thần thoại Việt Nam và
thần thoại Hy Lạp, ta đã làm rõ được khái niệm thần thoại, đôi nét về thần
thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp. Dựa trên khái niệm thần thoại mà các
nhà nghiên cứu đã đưa ra, cùng với đôi nét giới thiệu về truyện thần thoại hai

16
nước đã phần nào cho ta những cơ sở lí luận làm tiền đề đi tìm hiểu rõ hơn
điểm tương đồng và khác biệt giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp.

17
Chƣơng 2. SO SÁNH NHÂN VẬT TRONG
THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI HY LẠP
2.1. Tƣơng đồng về nhân vật
2.1.1. Nhân vật trung tâm trong thần thoại
Tác giả Đỗ Bình Trị trong cuốn ”Phân tích tác phẩm văn học dân gian”
đã viết: “Trong thần thoại, thế giới là thế giới các thần, nhân vật trong đó là
các vị thần, con người chưa có vai trò gì. Đến sử thi, lần đầu tiên, con người
mới thực sự xuất hiện và là nhân vật trung tâm, tuy thế giới các thần vãn ngự
trị. Các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của quan niệm vạn vật đều có
linh hồn, quan niệm thần và người đồng hình, đồng tính của tư duy vốn mang
những nét đặc thù của người thời cổ” [13;72].
Nhân vật trung tâm của thần thoại luôn là các vị thần. Trong xã hội
nguyên thủy, con người bị lực lượng tự nhiên đe dọa. Con người từ việc sợ
hãi các hiện tượng tự nhiên luôn luôn đe dọa mình vì họ không có cơ sở khoa
học để giải thích các hiện tượng tự nhiên nên đã dẫn tới tình trạng con người
sung bái những lực lượng tự nhiên ấy. Chính vì thế, thần được coi là một thực
thể tự nhiên hoặc siêu nhiên, được người đời xem là thiêng liêng và quyền
năng. Thần còn được xem là bất tử, trí tuệ, siêu phàm hơn con người.
Theo giới tính, thần được chia thành nam thần và nữ thần. Không chỉ
riêng trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp mới chia các vị thần
theo giới tính là nam thần và nữ thần. Đọc giả có thể bắt gặp trong tất cả các
câu chuyện thần thoại của các dân tộc trên thế giới đều xuất hiện cả nam thần
và nữ thần. Trong thần thoại Ấn Độ có những vị thần quen thuộc như: nam
thần Shiva, nam thần Brahma, nữ thần Parvati, nữ thần Kali… Hay trong
thần thoại Trung Quốc, xuất hiện các thần như: nam thần Toại Nhân, nam
thần Phục Hy, nữ thần Nữ Oa… Trong thần thoại Hy Lạp, thần Zeus, thần
Prométhée, thần Poséidon, nữ thần Héra, thần Apollon, nữ thần Artémis, nữ

18
thần Athéna, thần Hermès, thần Chiến tranh Arès, thần Cupidon, thần thợ rèn
Héphaistos, nữ thần Aprodite…là những cái tên hết sức quen thuộc. Còn thần
thoại Việt Nam, tuy ít người biết đến nội dung truyện nhưng những cái tên
quen thuộc, gần gũi như thần Biển, thần Lửa, thần Núi, thần Mưa, mười hai
bà mụ, nữ thần mặt trời, nữ thần Lúa… thì mọi người vẫn biết.
Xét trên tổng thể, trong thần thoại của Việt Nam và Hy Lạp đều có nam
thần và nữ thần. Không phải ngẫu nhiên các câu chuyện thần thoại đều chia
giới tính của các vị thần thành nam và nữ. Đó là sự nhìn nhận về cuộc sống
xung quanh của người nguyên thủy. Họ thấy con người được chia thành hai
giới tính là nam và nữ thì thần cũng vậy, cũng có nam thần và nữ thần. Dù ở
đâu trên trái đất thì con người buổi bình minh đều cùng nhận thấy điều đó và
phán ảnh lại vào thần thoại bởi thần thoại chính là kết quả của sự tri giác thế
giới xung quanh của người nguyên thủy.
Song, số lượng nam thần trong thần thoại vẫn nhiều hơn số lượng nữ
thần dù là thần thoại phương Đông hay phương Tây. Đây không phải là điều
ngẫu nhiên mà vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có văn hóa trọng nam
khinh nữ. Giờ đây, so với người phương Đông, người phương Tây đã sớm
bình đẳng giới, thậm chí người phương Tây còn có xu hướng coi trọng,
nhường nhịn phụ nữ hơn đàn ông nhưng trước kia nam giới vẫn được coi
trọng hơn nữ giới. Lí do nam giới được coi trọng hơn là bởi họ có ưu thế vượt
trội hơn về thể chất so với nữ giới vì vậy họ làm được nhiều việc, nhiều ngành
nghề hơn. Với cuộc sống nguyên thủy xưa kia, khi chưa có công cụ bằng kim
khí xuất hiện việc sử săn bắn cần phải do người đàn ông thực hiện bởi nó rất
nguy hiểm và vất vả. Khi công cụ bằng kim khí xuất hiện thì vai trò của nam
giới càng được nâng cao. Chính vì thế, trong thần thoại, nam thần được nhắc
đến nhiều hơn các vị nữ thần, đồng thời chức năng của các thần cũng thường

19
gắn với những công việc nặng nhọc. Thần thoại đã phản ánh đúng thực chất
cuộc sống con người nguyên thủy dưới trí tưởng tượng phong phú.
Ngoài nhân vật trung tâm là các vị thần, thần thoại còn viết về các bán
thần hay còn gọi là những người anh hùng, những con người được thần thánh
hóa. Thế nhưng, so với nhân vật thần, những nhân vật này có tần xuất xuất
hiện ít hơn. Họ có thể là con của thần với người hay là những người phàm
được nhân dân thần thánh hóa do có công với bộ tộc. Trong thần thoại Hy
Lạp có người anh hùng: Perée, Héraclès, Hero… Trong thần thoại Việt Nam
có những vị bán thần như là: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng…
Từ đây, chúng ta có thể khẳng định nhân vật trung tâm của thần thoại
chính là nhân vật thần và bán thần. Đây không chỉ là điểm tương đồng của
thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp mà nó còn đặc điểm chung của thể
loại thần thoại.
2.1.2. Không gian hoạt động của các vị thần
Theo thần thoại các vị thần có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất. Thần hoạt
động chủ yếu ở bốn không gian hay còn gọi là bốn thế giới nhỏ. Đầu tiên là
âm phủ hay âm gian, là thế giới ở sâu trong lòng đất. Thứ hai là đại dương, là
thế giới dưới nước. Thứ ba là trần gian, là thế giới mặt đất có con người,
muôn thú và cây cỏ sinh sống. Các vị thần cũng sống xung quanh con người
nhưng con người không hề hay biết. Cuối cùng chính là trời cao. Các vị thần
phân chia nhau sống và hoạt động ở các vùng không gian đó nhằm mục đích
cai quản thế gian một cách trật tự, quy củ. Và để có thể cai quản một cách dễ
dàng, mỗi thế giới có một vị thần đứng đầu cai quản. Trong mỗi một thế giới
lại chia ra thành nhiều vùng nhỏ hơn do các vị thần hay bán thần giữ chức vụ
nhỏ hơn cai quản. Song, để thống nhất được thế gian vẫn cần một vị thần
quyền uy, có quyền hành tối cao cai quản cả thế gian rộng lớn .

20
Trong thần thoại Hy Lạp, vua của các vị thần chính là Zeus. Trước thần
Zeus là thần Cronus và Uranus. Cronus là cha của thần Zeus, thần đã nuốt tất
cả các con của mình vào bụng vì sợ chúng sẽ cướp ngôi vua của cha, giống
như việc làm mà Cronus đã làm với Uranus. Để có được ngai vàng, Zeus cùng
các anh chị, Gigantes, Hecatonchires và Cyclooes đánh bại thế hệ thần già.
Phe của Cronus bại trận, Zeus lên làm vua của các vị thần, cùng các anh của
mình cai quản thế gian bằng cách rút thăm. Bầu trời và không khí do Zeus cai
trị. Tất cả các vị thần sống trên trời cao phải nghe theo lời Zeus.
Poseidon thì cai trị dưới mặt nước và để quản lí tốt các thế giới của mình
Poseidon chia nhỏ việc cai quản thành nhiều vùng và nhiều nhiệm vụ để dễ
quản lí. Thần để Protée “chăn nuôi những con hải cẩu, tài sản quý giá của
mình”; Glaucos – một người phàm trần do ăn được cỏ của Cronos trồng và
nhờ các thần dưới biển giúp đỡ nên chàng đã mọc đuôi cá và trở thành một vị
thần. Chàng có nhiệm vụ giúp đỡ những người đánh cá khi nghe thấy họ cầu
nguyện của họ trên biển. Các tiền nữ Néréides “thường từ đáy biển sâu dội
nước, nổi lên vui chơi trên mặt sóng dập dềnh. Người ta nói, các Néréides
bảo vệ cho những chuyến di biển được nình yên vô sự, đến nơi đến chốn, để
cho mặt biển thuyền bè xuôi ngược đông vui” [11;99].
Còn Hadès là vua chốn âm phủ. Thần trị vì một nơi “tối tăm lạnh lẽo”.
“Giúp việc cai quản thế giới vong hồn cho Hadès còn có nhiều vị thần và hai
vị quan tòa nổi tiếng thông minh, chính trực” [11;104].
Ngoài ra còn có một số vị thần sống hòa mình bên cạnh con người những
con người không hề hay biết. Song, quyền lực tối cao vẫn nằm trong tay thần
Zeus.
Đến với thần thoại Việt Nam, người Việt xưa cũng có suy nghĩ giống
người Hy Lạp cổ đại. Trong truyện thần thoại của người Việt, không gian sinh
sống, cai quản của các vị thần cũng được chia thành bốn thế giới: lòng đất,

21
dưới nước, mặt đất, trời cao và có các vị thần giữ chức vụ lớn bé cai quản.
Ông Trời hay còn gọi là Ngọc Hoàng là vị thần tối cao, cai quản cả bầu trời
và nhân gian. Ngoài ra, để phụ giúp Ngọc Hoàng cai quản thế gian còn có
nhiều vị thần.
Diêm Vương là vị thần cai quản âm phủ. “Thập điện Diêm Vương có vô
số bộ hạ hình thù hung dữ, có nanh, có sừng, đầu trâu, mặt ngựa, mình đen
trùng tục, tay cầm chĩa sắt, xà mâu” có nhiệm vụ nghe theo lệnh của Diêm
Vương, cùng Diêm Vương cai quản trật tự cõi âm.
Nước là một vùng rất rộng lớn, một mình thần Biển không thể cai quản
hết vì vậy ở mỗi con sông lại có một vị thần nhỏ cai quản. Sự tích thần nước
trong thần thoại Việt Nam bị pha trộn với thần thoại Trung Quốc nên thần còn
có một tên gọi khác là Đông Hải Long Vương. Thần Nước ở ngoài biển Đông
và thần có rất nhiều hạ bộ như: Xích Long, Hắc Long, Kim Long, Viêm
Long. Đấy là ở biển, còn ở sông còn có Hà Bá…
Ngoài ra, để giúp Ngọc Hoàng cai quản thế gian, dưới lòng đất còn có
thần Đất và trên mặt đất, hòa với cuộc sống con người có thần Bếp. Đến cuối
năm, các thần sẽ bay lên trời để báo cáo tình hình hạ giới của cả năm qua.
Có thể thấy, con người của buổi đầu lịch sử loài người dù ở phương Tây
hay phương Đông đều có cái nhìn giống nhau về thế giới xung quanh. Họ
quan sát thế giới xung quanh bằng đôi mắt bình thường và một trí tưởng
tượng phong phú trong điều kiện khoa học hiện đại chưa phát triển. Những
con người nguyên thủy nhận thấy thế giới xung quanh họ là bầu trời cao, mặt
đất, nước và họ tin có thế giới dành cho những người đã chết. Không gian
hoạt động của các vị thần chính là không gian con người sinh sống. Cứ nơi
đâu có sinh vật tồn tại thì người nguyên thủy cho rằng nơi đó có các vị thần
cai quản. Chốn âm phủ tuy không có con người sinh sống nhưng đó là nơi
linh hồn con người đến sau khi chết và người nguyên thủy cũng cho đó là nơi

22
giam hãm các vị thần mang tội lỗi bị trừng phạt. Dưới nước là nơi ở của các
loài tôm, cua, cá…và các loài thủy sinh. Đây chính là sự phản ánh thế giới tự
nhiên qua những câu chuyện thần thoại.
2.1.3. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật
2.1.3.1. Thần thường mang theo bên mình những vũ khí, con vật riêng
Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp và thần thoại Việt Nam, thần nào
cũng có một chức năng nhất định. Song, để làm tốt chức năng của mình, các
thần thường có những thứ vũ khí hỗ trợ hay những con vật. Những thứ này
làm nên biểu tượng riêng gắn liền với hình tượng thần.
Đọc thần thoại Hy Lạp, chúng ta bắt gặp hình tượng thần Zeus với
những vũ khí hỗ trợ như: chớp do Cyclope Argès sáng tạo, sấm do Brontès
sáng tạo, sét thì do Stéropès trao cho thần Zeus. Đây đều là những thứ vũ khí
rất lợi hại thể hiện sự quyền uy và sức mạnh to lớn của thần Zues.
Hay như thần Hadès được các Cyclope rèn cho “một chiếc mũ tàng
hình”. “Ai đội mũ này thì địch thủ dù có trăm mắt cũng không sao thấy
được”.
Hình tượng nữ thần Héra với “đôi mắt bò cái”, thể hiện quan niệm về cái
đẹp của người Hy Lạp cổ bởi họ cho rằng bò là loài vật linh thiêng. Đôi ki nữ
thần còn còn cầm trong tay một quả táo – biển tượng của tình yêu, hay quả
lựu – vật tượng trung của cuộc hôn nhân chính thức, sự mắn đẻ, đông con.
Bên cạnh nữ thần còn có một con chim công luôn xòe đuôi múa, hay có
thuyết choc ho là chim cu. Nó đều biểu tượng cho sự yên ấm.
Hay thần Poséidon với cây đinh ba dài và nhọn hoắt giúp thần hô mưa
gọi gió. “Chỉ cần thần quay đầu nó lại, phóng một nhát xuống mặt biển, là
sóng quẫy lên, rồi lớp lớp dâng cao ngút, sôi réo ầm ầm. Nhưng chỉ cần thần
cầm ngang cây đinh ba hay quay ngược nó lại cho mũi nhọn chĩa lên trời là
mặt biển lại yên tĩnh đáng yêu” [11;99].

23
Con vật gắn bó với nữ thần Athena là con cú mèo – tượng trưng cho sự
hiểu biết, tri thức, thông minh của nữ thần.
Trong thần thoại Việt Nam cũng vậy, các thần cũng có những vũ khí và
con vật hỗ trợ như: thần Sét mang bên mình một cái trống, một cái lưỡi búa
đá. Khi nào thần làm nhiệm vụ xét xử, thần thường đánh trống để tạo ra tiếng
sấm và dùng búa để bổ vào đầu kẻ có tội, coi đó là hình phạt thích đáng cho
kẻ tội nhân; Hay nói về thần Gió, thần thoại Việt Nam kể rằng thần Gió là vị
thần có bảo bối là một thứ quạt nhiệm màu. Với cái quạt này, thần Gió có thể
làm “gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng” [11;58].
Cái quạt chính là vật tạo ra gió và nó chính là biểu tượng riêng, gắn liền với
thần Gió; Hay hình ảnh ba thần Phúc, Lộc, Thọ thường là “cụ già râu tóc bạc
phơ”, một tay cụ chống gậy, một tay cụ cầm trái đào tiên. Đi cạnh bên thần
thường là con rùa hoặc con cò bởi đây là hai giống vật có thể sống lâu năm.
Chúng tượng trưng cho sự trường thọ.
2.1.3.2. Mỗi vị thần có một chức năng nhất định
Thần thoại là sản phẩm của trí tượng của con người thời mông muội
nhằm giải thích thế giới trong điều kiện vật chất và trí tuệ còn thấp kém. Bởi
vậy mỗi vị thần mà họ tượng tượng ra là nhằm giải thích cho một sự vật, sự
việc, một hiện tượng tự nhiên nào đó trong cuộc sống. Lịch sử phát triển của
con người ở bất kì một quốc gia nào cũng trải qua thời kì tiền sử vì vậy họ có
cách suy nghĩ tương đối giống nhau. Ở thời kì này, điều kiện vật chất kĩ thuật
– khoa học của các dân tộc đều chưa phát triển. Để giải thích các hiện tượng
tự nhiên, họ đều xây dựng các nhân vật thần có những chức năng nhất định.
Như vây, nhân vật trong thần thoại thường là nhân vật chức năng.
“Nhân vật chức năng – nhân vật có những đặc điểm, phẩm chất cố định,
không thay đổi từ đầu tới cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt
đọng của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc

24
phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò đóng trong tác phẩm”
[12;228].
Trong cả thần thoại Hy Lạp và thần thoại Việt Nam, mỗi một vị thần đều
làm một nhiệm vụ nhất định. Đó cũng chính là chức năng của thần. Đọc thần
thoại Hy Lạp, chúng ta biết tới nữ thần Héra là “vị nữ thần của hôn nhân và
gia đình”. Chức năng của thần là “bảo vệ hạnh phúc cho những cặp đôi gắn
bó với nhau bằng lễ kết hôn”. Ngoài ra, thần còn trông nom và chăm sóc đến
việc sinh nở con cái. Hay thần Éros – thần tình yêu có nhiệm vụ dùng mũi tên
bắn vào những chàng trai, cô gái để họ yêu nhau. Chẳng ai tránh được mũi tên
này, kể cả thần Zeus – người có địa vị tối cao. Hay thần Apollon – thần của
nghệ thuật và âm nhạc, chỉ huy các nàng Muses. Mỗi Muses lại “cai quản
một lĩnh vực khoa học và nghệ thuật của loài người”. (Nàng Calliope cai
quản lĩnh vực sử thi, nàng Euterpe cai quản lĩnh vực thơ trữ tình, nàng Érato
cai quản lĩnh vực thơ tình dục, nàng Terpsichore cai quản lĩnh vực nghệ thuật
ca múa, nàng Polhymnie cai quản lĩnh vực kịch câm, nàng Melpomène cai
quản lĩnh vực bi kịch, nàng Thalie cai quản lĩnh vực hài kịch, nàng Clio cai
quản lĩnh vực sử học, nàng Uranie cai quản lĩnh vực thiên văn học)… Mỗi
một vị thần Hy Lạp có nhiêm vụ trông coi một việc trong tự nhiên hoặc trông
coi một việc đối với xã hội loài người. Họ thể hiện rõ chức năng của bản thân
và chỉ có thể làm nhiệm vụ đã được định sẵn.
Theo thần thoại Việt Nam, thần Trụ Trời có chức năng phân tách trời và
đất. Thần đã đội trời lên đầu để tách đất và trời ra khỏi nhau. Hình ảnh thần
Trụ Trời đội trời lên đầu của người Việt rất giống với hình ảnh thần Átlát
trong thần thoại Hy Lạp bị thần Zeus phạt phải đỡ vòm trời và đắp cột chống
trời. Ngoài ra có thể kể đến rất nhiều vị thần khác như: Thần Biển hít ra thở
vào khiến nước biển lên xuống, lúc thần cựa mình thì giông bão sẽ được tạo
ra; thần Gió có chức năng tạo gió làm cho “mùa hè mát hơn, mùa thu dịu

25
dàng hơn, mùa xuân trong lành hơn”, thần mang gió đi khắp thế gian; thần
Mưa có chức năng tạo mưa, thần Đất có nhiệm vụ cai quản đất đai “đối với kẻ
nào phạm vào việc thay đổi đất đai thuộc khu vực của mình mà không xin
phép, thần nhất định trừng trị” [10;34], thần Núi cai quản những dãy núi…
Hay trong văn hóa dân gian người Việt vẫn còn có câu hát hiện nay vẫn lưu
hành nói lên chức năng của một số vị thần: “Nhất ông đếm cát/Nhì ông tát
biển/Ba ông kể sao/Bốn ông đào sông/Năm ông trồng cây/Sáu ông xây rú/Bảy
ông trụ trời,…”.
Thần trong truyện thần thoại được nhân dân xây dựng để làm một nhiệm
vụ nhất định. Thần Lúa cai quản lúa, thần Gió tạo ra gió, thần Đất trông coi
Đất… Các thần xuất hiện khi cần thiết rồi sau đó lại biến mất. Người xưa xây
dựng nhân vật thần tập trung thể hiển chức năng của thần để nhằm lí giải thế
giới tự nhiên, ít quan tâm tới tâm lí, tính cách của thần. Đặc điểm này vừa thể
hiện trình độ tư duy của con người thời đại, vừa tạo nên đặc trưng riêng cho
thể loại.
2.1.3.3. Thần có tính cách như con người
Tuy nói nhân vật thần trong truyện thần thoại là nhân vật chức năng,
thần chỉ hành động theo chức năng nhưng thực chất những câu chuyện thần
thoại không đơn giản như vậy. Thần thoại không chỉ nói về thần Mưa tạo ra
mưa, thần Gió tạo ra gió mà các vị thần đều được nhân dân xây dựng là nhân
vật có tính cách như con người. Tuy là thần, nhưng thần cũng có cảm xúc
riêng. Thần cũng biết vui, biết buồn, biết giận, biết ghen tuông, tương tư...
Chính nhờ điều này các câu chuyện trở nên hấp dẫn người đọc hơn. Người
đọc nhận thấy, cuộc sống của thần rất gần gũi với cuộc sống của con người.
Nữ thần Rhéa – mẹ của thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp từng rất tức
giận chồng của mình là Cronos bởi sau khi lật đổ Ouranos để giành lấy quyền
cai quản thế gian, thần Ouranos lo sợ số phận của mình giống như cha mình,

26
“nghĩa là có một ngày nào đó, những đứa con do Ouranos này dứt ruột đẻ ra
sẽ truất ngôi của bố nó”. Cronos đã nuốt chửng những đứa con vào bụng
ngay sau khi những lần nữ thần Rhéa hạ sinh. Đến lần hạ sinh thứ năm, nữ
thần đã lừa chồng để bảo vệ con. “Rhéa lấy một hòn đá dài quấn tã lót nom y
hệt một đứa bé rồi trao cho chồng, không nghi ngờ gì, Cronos nuốt luôn đứa
bé hòn đá vào bụng”. Nữ thần Rhéa và thần Cronos đã thể hiển những tính
cách rất giống con người. Hành động của Rhéa đã thể hiện đức tính của một
người mẹ yêu thương con hết mực luôn muốn ở bên cạnh con, một người vợ
nghe lời chồng, biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Còn thần Cronos, điều thần
lo lắng sợ bị cưới ngôi đã phản ánh được tình hình cuộc sống của người
nguyên thủy. Họ sống theo bầy đàn, bộ tộc, luôn có một người tộc trưởng
lãnh đạo và câu chuyện về thần Cronos đã phản ánh sự lo sợ bị cướp ngôi của
cộng đồng người lúc bấy giờ.
Khi nói tới tính cách nóng nảy, người ta thường nghĩ ngay tới thần Zeus
trong thần thoại Hy Lạp. Thần rất hay nổi cơn thịnh nộ. Khi bực tức, thần
“chỉ chau mày vung tay một cái là mây đen ùn ùn kéo đến, sấm động, chớp
giật và sét nổ rách bầu trời, lửa cháy bừng bừng, khói mù khét lẹt”. Tính thần
Zeus “nóng như lửa. Mỗi khi nổi nóng chẳng ai dám can ngăn”. Bên cạnh
đó, thần Zeus còn có tính hiếu sắc, hay lăng nhăng, không chung thủy với vợ,
“chẳng đúng với tư cách của một vị thần tối cao cai quản thế giới thần linh
và loài người”.
Nữ thần Héra, vợ của vị thần tối cao có tính cách nóng nảy Zeus thì có
tính hay ghen. Mỗi lần thần Zeus ngoại tình, Héra đều trút giận xuống những
đứa con riêng hoặc tình nhân của Zeus. Sự ghen tuông của Héra đã phản ánh
đúng tâm lý cũng như cuộc sống của phụ nữ thời đó nên dù những cuộc trả
thù của Héra đối với kẻ tình nhân của Zeus có lúc hơi tàn bạo nhưng nhìn một

27
cách khác quan thì vị nữ thần này vẫn được tôn trọng bởi thần là “vị thần bảo
vệ cho hạnh phúc của những đôi lứa gắn bó với nhau bằng lễ kết hôn”.
Cũng giống như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp, thần Sét trong thần
thoại của người Việt cũng có tính khí cực kì nóng nảy. “Thần Sét là một vị
hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui”. Theo truyện
thần thoại kể lại, thần Sét vì tính khí nóng nảy nên có nhiều lúc đã đánh nhầm
người “làm cho người, vật chết oan”. Chính vì điều này, nhiều lần thần Sét bị
ông Trời trị tội, phạt bắt nằm im không được cựa quậy. “Con gà thần của
Trời thỉnh thoảng lại đến mổ một cái đau điếng mà thần Sét đành phỉa nằm
im. Cho nên sau này khi được tha rồi, thần có thói quen hễ nghe thấy tiếng gà
là giật mình” [10;41]. Ngoài thần Sấm, thần Diêm Vương, thần Lửa, thần
Lúa… cũng rất khó tính và hay nóng giận.
Thực chất, người nguyên thủy quan niệm đem bản thân mình với các sự
vật, sự việc, hiện tượng, các lực lượng trong tự nhiên hợp thành một. Người
nguyên thủy đem suy nghĩ, cảm xúc của họ dán cho tự nhiên, chim thú, dán
cho cả những vật vô tri vô giác. Chính vì thế các hiện tượng tự nhiên hay
chính là các thần đều có tính cách như con người. Có thể thấy, trong thần
thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp đều miêu tả tính cách của các vị thần.
Song thần thoại Hy Lạp có sự miêu tả hấp dẫn, cụ thể hơn, phản ánh được
nhiều tính cách đa đạng của con người còn thần thoại Việt tập trung miêu tả
tính cách nóng nảy của các thần hay đó chính là sự sợ hãi của con người
nguyên thủy trước hiện tượng tự nhiên mà con người chưa thể lí giải.
2.1.4. Thần trong mối quan hệ với con người
a) Thần yêu thương con người, con người kính trọng các vị thần
Theo quan niệm của người nguyên thủy, mọi thứ mà con người có đều là
do thần ban cho. Thần ban cho họ từ những giọt mưa, hạt nắng, cơn gió, thú
rừng, con cá, con tôm,… đến trí tuệ thông minh, nhan sắc xinh đẹp và cả

28
những chuyện may rủi trong cuộc sống. Thế nên theo suy nghĩ của người
nguyên thủy, thần tạo ra những thứ may mắn, làm tốt hơn cuộc sống của họ
thì đó là những thần tốt, là những thần biết yêu thương con người.
Trong thần thoại Hy Lạp, vị thần yêu thương con người nhất là thần
Prométhée. Theo cuốn truyện “Thần thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa
biên soạn chúng ta biết Prométhée và Épiméthée đã xin Ouranos và Gaia tạo
ra các loài vật để thế gian đông vui hơn. Mỗi một loài vật lại được ban cho
một đặc ân và đó chính là “vũ khí” cho giống loài đó để sống ở thế gian.
Những thần Épiméthée lại quên ban đặc ân cho con người. Bởi vậy, để sử sai
lỗi lầm của thần Épiméthée, thần Prométhée luôn yêu thương, che chở, bao
bọc con người. Thần nặn con người có hình dáng đẹp, thần chống đối lại thần
Zeus, thần còn lấy lửa của thần Mặt Trời để trao cho con người, dạy con
người bao nghề nghiệp. Prométhée thực sự là một vị thần đáng kính trong mắt
người Hy Lạp cổ đại.
Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi “thường hiện hình là ông già tóc
bạc”. Những người đi vào rừng kiếm củi, săn thú, kiếm đồ ăn đều trong trong
phạm vi quản lí của thần. Vì vậy, con người rất quý thần núi.
Ngoài những chi tiết kể về việc tốt thần làm cho con người không sợ
hiểm nguy để thể hiện tình yêu thương của thần đối với con người thì còn
những chi tiết phản ánh về những câu chuyện tình yêu giữa thần với người.
Thần là đấng tối cao. Con người là kẻ phàm trần. Thần và người không được
kết duyên với nhau, nếu cố tình kết duyên tức là phạm luật trời. Thế nhưng
vẫn có những câu chuyện nói về thần vì yêu thương con người nên đã kết
duyên với con người.
Theo thần thoại Việt Nam, công chúa con vua Thủy Tề đã đội lốt cá đi
ngược dòng sông du ngoạn vô tình lọt vào lưới chàng trai làng chài. Sau khi

29
trở về thủy công, nàng tương tư chàng. Cuối cùng họ cũng lấy nhau và thương
yêu nhau hết mực.
Nhắc tới câu chuyện tình yêu thần – người, ta có thể nhắc tới chuyện
thần Cupidon và nàng Psyché trong thần thoại Hy Lạp.Thần Cupidon là con
trai nữ thần Vénus. Chuyện kể rằng Psyché là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần.
Tiếng tăm về nhan sắc của nàng bay xa khắp bốn phương. Người ta tôn sùng
nàng như một vị nữ thần vì thế việc con người tôn sùng thần Vénus ngày càng
giảm. Con người chỉ mong được đến để “liếc trộm” dung nhan của Psyché.
Nữ thần Vénus đã sau con trai xuống trừng phạt Psyché thế nhưng vị thần
Cupidon lại phải lòng nàng và dấu mẹ, cưới nàng về làm vợ.
Hay câu chuyện Apollon trả thù cho Asclépios, cũng nói về chuyện tình
duyên của thần Apollon với một thiếu nữ phàm trần tên là Coronis. Thần
Apollon đã gặp và đem lòng yêu mến nàng ngay từ khi lần đầu gặp gỡ.
Thực chất, người nguyên thủy do không thể hiểu được lí do vì sao các
hiện tượng thiên nhiên lại có thể biến đổi lì lạ như thế. Họ không hề hiểu rằng
hiện tượng thủy triều mà họ gọi là thần Biển hít nước vào và thở nước ra là do
sức hút của mặt trăng, hiện tượng sấm sét là do hai nguồn điện trong không
gian gặp nhau tạo thành tiếng nổ… Họ chỉ thấy sét có thể đánh chết người, đổ
cây, cháy nhà nên cho rằng sét có sức mạnh to lớn vì thế mà họ cho rằng
những lực lượng thiên nhiên đang chi phối họ. Họ gọi đó là các thần vì thế
các thần Biển, thần Mưa, thần Gió,… đã được ra đời và ra đời trong tâm lí
vừa sợ hãi, vừa ngưỡng mộ của người xưa. Con người thấy rằng mình không
thể ngăn cản và cũng không thể lường trước được công việc của thần thế nên
họ chỉ còn cách quy phục, tôn trọng, sùng bái, các vị thần. Đồng thời, con
người luôn cho rằng cuộc sống của thần cũng giống cuộc sống của con người
nên họ sáng tạo những câu chuyện thần thoại dựa trên cuộc sống mà mình
đang sống.

30
b) Con người coi thường các vị thần, thần trừng phạt con người
Thần là một bậc tốt cao mà con người luôn sợ sệt thế nhưng vẫn có một
số người không sợ thần. Họ đánh thần, thách đấu với thần, coi thường tài
năng, sức mạnh của thần. Đây là một điều bất kính mà không vị thần nào tha
thứ cho con người.
Thần thoại hy Lạp có nhiều truyện kể về sự bất kính của con người đối
với thần như nữ thần Săn bắn Artémis, con của thần Zeus và Lesto, anh em
sinh đôi với thần Apollon đã trừng phạt Niobé. Chuyện viết rằng từ xưa tới
nay chưa hề xảy ra một cuộc trừng phạt nào tàn nhẫn, khắc nghiệt như thế.
“Đây là một cuộc tàn sát khủng khiếp, khủng khiếp đến nỗi tới nay chưa mấy
ai quên”. Chuyện xảy ra như sau: Niobé lấy Amphion vua của thành Thèbes
và sinh được mười bốn người con, trong đó có bảy người là con trai và bảy
người là con gái. Nàng rất tự hào về cuộc sống của bản thân bởi các con của
nàng đứa nào cũng khỏe đẹp, thông minh. Nàng không hề biết rằng điều hạnh
phúc này là do các thần ban cho mình nên đã không thờ cúng các thần, thậm
chí “lại còn dùng quyền lực của mình cấm các thiếu nữ tới đền thờ” thờ cúng
thần linh. Hành động và lời nói xáo xược của Niobé đã bị các vị thần nghe
thấy và cấc thần quyết định trừng phạt nàng. Các con nàng bị thần bắn chết,
chồng nàng trước nỗi đau khổ này cũng tự sát bên những đứa con. Còn Niobé
sau đó như một cái xác không hồn và cuối cùng hóa đá.
Vẫn là một câu chuyện nữa về nữ thần Artémis trừng phạt người trần
kiêu căng, xúc phạm thần. Người xúc phạm nữ thần Artémis lần này là
Actéon - một anh chàng chăn chiêng. Hắn đã có câu nói phạm thượng đến nữ
thần: “Ta chẳng hiểu Artémis tài giỏi đến đâu nhưng cứ như tài săn bắn của
ta bây giờ thì Artémis dẫu có đến thi tài thì cũng phải nhường ta vòng nguyệt
quế”. Hơn nữa, trong một lần vào rừng, Actéon vô tình nhìn thấy nữ thần

31
Artémis bước ra suối tắm. Nữ thần từ khuôn mặt e thẹn chuyển sáng giận dữ
và biến Actéon thành một con hươu.
Hay có câu chuyện khác về nữ thần Athéna biến Arachné thành con nhện
do dám đua tài dệt vải với thần. Hơn cả sự bất kính với thần Athéna là
Arachné dám bôi nhọ thần thánh, dám dệt cảnh sinh hoạt hàng ngày của các
vị thần với “những cảnh ghen tuông, những thú vui trần tục” của các thần.
Nữ thần Athéna xé tan miếng vải và đánh túi bụi vào mặt Arachné. Arachné
muốn tự tử nhưng nữ thần Athéna bắt nàng phải biến thành con nhện và đời
đời kiếp kiếp con cháu của Arachné cũng phải sống trong kiếp này.
Còn trong thần thoại Việt Nam, cứ mỗi khi gió to, bão lớn, mùa màng
thất thu… đó chính là biểu hiện của cơn thịnh nộ của các thần. Xưa kia, con
người được sống rất nhàn hạ, sung sướng. Lúa tự nhiên mọc ra, con người
không phải cày cấy gì cả, sau đó lúa lại tự tìm về nhà. Thế nhưng, một hôm,
có một người đàn bà, đáng nhẽ ra trước lúc lúa về thì phỉa quét nhà cửa sạch
sẽ để chào đón lúa thế nhưng người đàn bà này đã lười biếng, để nhà cửa đầy
rác lại còn lấy chổi vụt vào lúa, cất lời chửi rủa lúa “Bao giờ có vòi tre, lưỡi
sắt cắt cổ hãy về!” làm cho thần Lúa tức giận bỏ đi và từ đó lúa không bao
giờ tự quay về nhà nữa, thậm chí là thần suốt ngày tức giận làm cho mùa
màng thất thu.
Những “con người trần thế đoản mệnh” đáng nhẽ ra phải biết tôn kính,
phục tùng các vị thần, phải biết làm đúng bổn thận là phải dâng cúng thành
tâm, phải nói năng lễ phép với các thần thì ngược lại họ lại có một số hành
động coi khinh các thần, khiến các thần tức giận và trừng phạt. Thực chất của
câu chuyện nói về sự trừng phạt của thần đối với con người là nhắm phản ánh
những thói hư tật xấu của con người. Chính bởi con người lười biếng, ngạo
mạn nên mới xảy ra tại họa như thế.

32
Những người dân ở các cùng khác nhau cùng viết về thần thoại đã cho
thấy trong tâm niệm niệm của họ đều có sự tôn sùng các vị thần, hay nói khác
đi là đều có sự mơ hồ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Nhưng có lẽ sự sùng
bái các vị thần trong truyện thần thoại Việt Nam đậm nét và sâu sắc hơn thần
thoại Hy Lạp bởi lẽ nước ta nằm ở phương Đông còn Hy Lạp nằm ở phương
Tây. Theo phong tục, tập quán, người phương Đông có lối sống khác với
người phương Tây, người phương Đông sống định cư tại nới đồng bằng ẩm,
thấp với lối văn hóa trọng tình, gốc nông nghiệp, còn người phương Tây sống
du cư trên đồng cỏ khô, cao với lối văn hóa trọng động, gốc du mục khiến cho
nghề nghiệp chủ yếu của hai vùng khác nhau. Nếu như người Việt Nam sống
bằng nghề trồng trọt, sống tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên và dựa vào
môi trường tự nhiên là chủ yếu thì người Hy Lạp lại có công việc chăn nuôi là
chủ yếu và họ có tham vọng chế ngự tự nhiên. Chính vì điều này, người trong
thần thoại Việt Nam ít có những câu chuyện con người dám bất kính với các
vị thần mà ngược lại, người Việt luôn thể hiện sự sung bái, tôn trọng các thần.
Tóm lại, việc xây dựng hình tương các thần được nhân dân quý trọng,
sùng bái cần phụ thuộc vào môi trường sống, cách lí giải riêng của từng con
người ở từng vùng khác nhau. Tuy nhiên, thần thoại hai nước Hy Lạp và Việt
Nam đều có điểm chung là phản ánh một cách chân thực đời sống của con
người nguyên thủy thông qua đời sống của các vị thần. Cuộc sống của con
người trong mối quan hệ giữa người này với người khác có yêu quý, ghét bỏ
thì trong cuộc sống của các thần cũng có những mối quan hệ ấy.
2.2. Khác biệt về nhân vật
2.2.1. Hệ thống nhân vật
Nét khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa thần thoại Hy Lạp và thần thoại
Việt Nam chính là phương diện hệ thống nhân vật. Trong khi người dân Hy
Lạp xây dựng một hệ thống nhân vật thần đồ sộ, khoảng hơn 2000 vị thần và

33
giữa các thần có mối quan hệ họ hàng phức tạp với nhau thì người Việt Nam
lại xây dựng các vị thần riêng lẻ, tách rời, không có mối quan hệ họ hàng,
không tạo thành một hệ thống.
Với số lượng nhân vật đồ sộ, thần thoại Hy Lạp cuốn hút người đọc vào
những mối quan hệ phức tạp trong truyện. Hơn thế, những câu chuyện thần
thoại này lại được xây dựng ở thời kì mẫu hệ, những câu chuyện về thần
nhưng thực chất là nói về đời sống của những con người trong bộ tộc nên mối
quan hệ họ hàng càng phức tạp. Mẹ có thể lấy con, anh em lấy nhau như: Gaia
sinh ra Ouranos, nhưng đồng thời Gaia cũng lấy Ouranos và đẻ ra một số
người con. Những người con trai của họ được gọi là Titan, còn những người
con gái được gọi là Titanide. Sau đó, các Titan lại lấy các Titanide… Chính
chi tiết này đã làm cho mối quan hệ giữa các thần trong thần thoại Hy Lạp hết
sức phức tạp.
Cũng chính vì thần thoại Hy Lạp có khối lượng nhân vật thần đồ sộ và
mối quan hệ phức tạp giữa các thần nên người đọc khó nhớ hết hoặc nhầm lẫn
nhân vật, mối quan hệ và những câu chuyện xoay quanh các vị thần trong
truyện. Trong cuốn sách “Thần thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa, tác giả
đã phải lập nên sơ đồ chú thích mối quan hệ họ hàng trước khi kể về thế giới
Olympe và mười hai vị thần tối cao. Tác giả cũng tổng kết lại danh sách các
thần trên đỉnh Olympe sau khi hết phần này, ngoài ra còn rất nhiều những sơ
đồ khác nhằm khái quát lại cho người đọc nội dung truyện.
Thần thoại Việt Nam mở đầu bằng câu chuyện về ông Trời và khẳng
định đây “là vị thần tối cao” có nhiệm vụ cai quản cả thế gian. Hết câu
chuyện ấy, tác giả tiếp tục viết về một vị thần khác như: thần Trụ Trời, thần
Biển, Mười hai bà mụ, thần Lúa… giữa các thần không hề có một mối quan
hệ logic nào. Số lượng các vị thần Việt rất ít so với thần thoại Hy Lạp.

34
Nếu như mở đầu các câu chuyện thần thoại của người Hy Lạp tác giả
dân gian thường lí giải thần có cha là ai, có mẹ là ai thì với thần thoại Việt
Nam chi tiết này không có. Thần thoại Việt Nam không phản ánh mối quan hệ
họ hàng giữa các thần mà chỉ tập trung vào việc lí giải các hiện tượng tự
nhiên, xây dựng các thần có chức năng nhất định. Sau khi thế gian được sáng
tạo, trời và đất được tách ra riêng biệt, ông Trời và các vị thần khác đã xuất đã
xuất hiện. “Không hiểu sau đó rồi vị thần ấy chết hay sống, hay là thành
Ngọc Hoàng. Việc đó cũng không thấy dân gian kể đến. Nhưng chắc rằng
cũng cách khoảng thời gian ấy không lâu một vị thần có tên là Ngọc Hoàng
hay ông Trời quản lãnh cả mọi việc trên trời dưới đất. Sau thần Trụ Trời
phân khai trời đất, một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc
xuống đất để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. Nào thần làm sao, nào
thần đào sông, nào thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng
cây…” [10;25]. Người đọc không hề biết nguồn gốc của các vị thần.
Trong khi thần thoại Hy Lạp rất cuốn hút, rất hấp dẫn, đòi hỏi người đọc
phải biết huy động trí tuệ và có sự tập trung cao độ thì thần thoại Việt Nam
khá đơn giản. Bởi thần thoại Việt Nam không xây dựng được số lượng thần
đồ sộ và giữa các thần không có mối quan hệ phức tạp cho nên các chi tiết, sự
kiện trong truyện về các vị thần không bị hòa lẫn vào nhau làm cho thần thoại
Việt Nam rất dễ nhớ dễ thuộc.
Như vậy, nếu người Việt Nam xây dựng hệ thống các thần bằng cách đi
vào làm rõ chức năng của từng vị thần thì người dân Hy Lạp lại xây dựng hệ
thống các thần theo cây gia phả của “họ nhà thần”. Thần thoại Hy Lạp phản
ánh được mối liên hệ nội hàm logic chặt chẽ. Còn thần thoại Việt Nam thể
hiện nét nguyên thủy bản địa hằn sâu.

35
2.2.2. Cách thức xây dựng hình tượng nhân vật
Sự khác biệt trong cách thức xây dựng nhân vật thần giữa thần thoại
Việt Nam và Hy Lạp thể hiện ở các phương diện chủ yếu sau đây:
a) Thần trong thần thoại Hy Lạp mang đậm bản chất con người
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại có truyền thống ca ngợi con người và thế giới
tự nhiên. Khi xây dựng hình tượng nhân vật, người Hy Lạp luôn tìm mọi cách
nhằm thể hiện cái đẹp. Vì vậy, khi xây dựng hình tượng các vị thần trong thần
thoại Hy Lạp, tác giả dân gian rất quan tâm, chú ý đến vẻ đẹp ngoại hình của
các thần. Nếu như các thần trong thần thoại Việt Nam có hình dáng kì dị, ăn
mặc kín đáo, tế nhị, chỉ chú trọng miêu tả hành động và chức năng của thần
thì thần thoại Hy Lạp lại xây dựng hình tượng thần phô ra những đường nét
cơ thể giống như con người. Người Hy Lạp lúc bấy giờ đã nhận thấy con
người với cơ bắp lực lưỡng, dẻo dai, bộ ngực nở nang là điều đẹp nhất và họ
phô ra những đường nét cơ thể. Trong cuốn “Thần thoại Hy Lạp” của Nguyễn
Văn Khỏa, tác giả cũng đã vẽ tranh minh họa các thần. Các thần được xây
dựng dựa trên hình dáng của con người.
Tuy nhiên, bản chất con người trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
trong thần thoại Hy Lạp không chỉ thể hiện ở ngoại hình mà nổi bật là nó
được thể hiện ở tính cách của các thần. Thần dù có tài giỏi đến đâu, cao siêu
đến đâu nhưng vẫn có những nhược điểm giống như người trần mắc phải như:
hẹp hòi, độc ác, nhẫn tâm, kiêu ngạo, nóng giận, có tham vọng lớn…
Thần Arès có tính khi rất hung hăng: “trái tim rắn như sắt, cứng như
đồng, chẳng hề mủi lòng xót thương trước bao cảnh sinh linh phải từ giã cuộc
đời ấm cúng bên vợ con, cha mẹ”. Đúng ra, đã là “thần chiến tranh” thì thần
phải đánh đâu thắng đấy thế nhưng đã đôi lần thần phải nếm mùi vị của kẻ
thất trận.

36
Thần Zeus, vị thần quyền lực nhất có nhiệm vụ cai quản cả thế gian thế
nhưng lại có tính lăng nhăng gieo lên bao nhiêu tai họa. Cái tính hiếu sắc, hay
lăng nhăng đó của thần Zeus “chẳng đúng với tư cách của một vị thần tối cao
cai quản thế giới thần linh và con người”. Tuy là “vị thần tối cao” nhưng
thần cũng rất sợ vợ của mình. Những cuộc tình của thần đều phải diễn ra một
cách vụng trộm. Có lần, thần Zeus đang vụng trộm với tình nhân thì bị nữ
thần Héra phát hiện, thần Zeus đã phải biến tình nhân của mình thành con bò.
Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng hình tượng các vị thần đậm chất hiện
thực. Bên cạnh những vẻ đẹp lí tưởng như trí tuệ, phép thuật,…thì các thần có
tại những nhược điểm. Trong mối quan hệ giữa các thần hay giữa thần với
con người, các thần vẫn có nhiều tính xấu…Nhân dân Hy Lạp đã xây dựng
các vị thần trở nên gần gũi, đời thường.
Các vị thần trong thần thoại Hy Lạp cũng phải chịu những bi kịch của
cuộc sống. Tuy được nhân dân sùng bái, tôn kính thế nhưng trong cuộc sống
cá nhân các thần cũng không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Thần Zeus có cha, có mẹ thế nhưng cha của thần vì lo sợ các con sẽ cướp
ngôi nên nuốt con vào bụng. Thần Zeus may mắn hơn các anh em của mình vì
được mẹ cứu giúp. Thế nhưng thần phải sống một tuổi thơ bất hạnh trên đảo
Crète, không có cha mẹ chăm sóc. Thần chỉ được làm bạn với dê, uống sữa dê
thay sữa mẹ. Zeus cũng không được khóc bởi nếu Zeus khóc thì cha thần sẽ
biết mọi chuyện và không để mẹ con thần yên. Cả một tuổi thơ, thần Zeus
phải sống trốn cha và xa mẹ.
Héra cũng là một vị thần quyền lực như Zeus. “Héra có thể dồn mây mù,
nổi giông tố, sấm sét”. Nữ thần có chức năng bảo vệ cho hạnh phúc lứa đôi
thế nhưng hạnh phúc của bản thân mình thì nữ thần chẳng bảo vệ nổi vì thần
Zeus quá hiếu sắc và lăng nhăng.

37
So với các vị thần tối cao trên đỉnh Olympe, thần Thợ rèn Héphaistos có
một số phận rất hẩm hiu. Thần Héphaistos là con của thần Héra và thần Zeus.
Vì sự thách đố nhau của cha mẹ mà Héphaistos bị sinh ra thành chân thọt.
Trong các vị thần, có lẽ thần là nhân vật có ngoại hình xấu xí nhất, khuôn mặt
chẳng xinh, chân mang dị tật, đi cà nhắc cà nhắc. Đã thế, vợ của Héphaistos là
nữ thần Aphrodite lại không chung thủy với Héphaistos, nàng “đi lăng nhăng
với thần Chiến tranh Arès” để rồi có lần Héphaistos đã bắt quả tang. Vụ việc
này đã gây lên sự phiền hà lớn trong thế giới thần linh.
Có thể thấy, người dân Hy Lạp cổ đại đã xây dựng mỗi vị thần của mình
một số phận riêng. Cuộc sống của thần được khắc họa một cách tỉ mỉ, chi tiết.
Người dân Hy Lạp đã quan tâm toàn bộ đến cuộc đời của các vị thần. Thần
thoại kể những câu chuyện từ lúc thần sinh ra cho tới khi thần lập gia đình.
Điều này đã khiến cho thần thoại Hy Lạp trở nên phong phú, logic hấp dẫn
người đọc.
b) Thần thoại Việt Nam xây dựng những vị thần thần thánh, siêu năng
Nếu nhân vật trong truyện truyền thuyết là những con người phi thường,
nhân vật trong truyện cổ tích là những con người nhỏ bé thì nhân vật trung
tâm trong thần thoại là những lực lượng tự nhiên được thần thánh hóa thành
những nhân vật được miêu tả có thân hình to lớn, kỳ vỹ, kỳ dị.
Người dân Việt Nam xây dựng thần có thân hình kỳ vĩ. Đây là do người
Việt cổ đã mô phỏng sự to lớn của thiên nhiên thông qua việc xây dựng hình
dáng thần. Thần Trụ Trời được miêu tả “thân hình to lớn không biết bao
nhiêu mà kê, chân thần bước một bước cứ như bây giờ từ tỉnh này qua tỉnh nọ
hay từ ngon núi này sáng ngọn núi kia”. Chính bởi thần có thân mình phi
phàm nên thần mới có thể nâng đỡ cả bầu trời.

38
Người Việt đã xây dựng nhân vật thần dựa trên cảm xúc thẩm mĩ về cái
đẹp. Thần được miêu tả theo kích thước của vũ trụ, non sông cho thấy quan
niệm người Việt xưa: con người và thiên nhiên được hòa vào làm một khối.
Trong thần thoại Việt Nam kể, nơi Biển cả bao la rộng lớn có vị thần
Biển. “Thần Biển là một con rùa”. Con rùa này khác lạ so với những con rùa
khác. Thần Biển to tới mức “không thể nào ước lượng được.” Thực chất, đó
chính là sự mô phỏng biển cả vĩ đại, bao la.
Được miêu tả với một hình thù kì quặc – không đầu, thần Gió khiến
người đọc cảm thấy khiếp sợ khi tưởng tượng. Thần có thể thổi bay mọi thứ
trong không trung, có thể đem lại cho thiên hạ những cơn gió mát lạnh, nhưng
thần cũng có thể trút giận bằng những cơn lốc xoáy khiến con người sợ hãi.
Qua việc miêu tả hình dáng của thần, người Việt muốn phần nào phản ánh
rằng thiên nhiên xung quanh ta rất dữ tợn.
Thần thoại được ra đời trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại. Vì
thế, trình độ sản xuất và sự nhận thức về thế giới tự của con người còn hạn
chế. Sông dài, trời rộng, núi non hùng vĩ, mưa giông, gió giật… đối với người
nguyên thủy đó là những điều rất sợ và họ không biết từ đâu lại có những thứ
đó. Thiên nhiên nhiều lúc hiền hòa nhưng nhiều lúc lại giữ tợn. Họ cũng
không biết tại sao lại như vậy. Điều này đã thôi thúc họ giải thích những hiện
tượng ấy. Họ đã chọn cách lấy trí tưởng tượng để lí giải những điều bí ẩn, cho
nên, trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thần thoại
Việt Nam và bút pháp phóng đại trong miêu tả ngoại hình là một bút pháp
miêu tả dành riêng cho nhân vật thần trong truyện thần thoại.
Sáng tác thần thoại Việt Nam, nhân dân không chú trọng việc miêu tả
tính cách của thần. Thần Việt Nam chủ yếu được xây dựng để lí giải hiện
tượng tự nhiên nên cốt truyện các câu chuyện rất đơn giản, chỉ chú tâm vào lí
giải hiện tượng tự nhiên của đời sống. Để giải thích được các hiện tượng tự

39
nhiên ấy, người xưa đã xây dựng những vị thần thần thần thánh, siêu năng.
Cuộc sống của thần diễn biến như thế nào, các mỗi quan hệ thần với thần ra
sao không được người Việt quan tâm đến.
Nữ thần Lửa là một bà già khó tính, khô khan, hung giữ. Bà có thứ bảo
bối là những chiếc lưỡi đỏ lòm được dấu ở trong miệng. Khi liếm một cái,
chiếc lưỡi này có thể làm cho ngàn khu rừng, hàng ngàn cánh đồng, hàng
ngàn dải núi cháy rụi và làm khô cạn hết nước ao hồ. Con người rất sợ cơn
giận dữ của thần Lửa nên chẳng ai dám trêu đùa, bất kính với thần. Như vậy,
chức năng của thần Lửa là giữ lửa. Do lửa có thể làm cháy mọi vật nên nhân
dân đã thần thánh hóa ngon lửa thành một bà già khó tính, hung giữ. Đồng
thời, ngoài thần Lửa ra thì chẳng có ai có thể có quyền giữ lửa.
Thần Mưa “thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sống vào bụng
rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày
cấy, cây cỏ trên mặt đát được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh trời đi
phân phát nước ở các nơi”. Công việc của thần là một công việc hữu ích cho
muôn loài. Thực chất, tác giả dân gian khi trông thấy hiện tượng nước ở ao,
hồ, sông, ngòi sau những ngày nắng nóng bị cạn kiệt rồi sau đó vài ngày lại
xuất hiện những cơn mưa nên đã tưởng tượng có vị thần Mưa xuống hút
nước. Không chỉ thần thánh hóa vị thần này mà người xưa còn cho rằng đó là
một vị thần siêu năng bởi vai trò của thần rất quan trọng. Nếu thần quên ban
mưa cho vùng nào thì cả vùng ấy sẽ cạn khô và thậm chí dẫn tới những vụ
“chết người”.
Như vậy, nếu như thần thoại Hy Lạp tập trung xây dựng những vị thần
mang đậm bản chất con người thì người Việt lại thần thánh hóa những vị thần
của mình, coi thần là đấng tối cao có năng lực hơn người. Chính điều này đã
làm cho những câu chuyện thần thoại Hy Lạp khi xây dựng hình tượng các vị
thần thường sử dụng kết hợp đan xen giữa phương thức miêu tả và phương

40
thức tự sự. Còn trong thần thoại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương thức tự
sự, rất ít khi người xưa sử dụng phương thức miêu tả.
c) Thần thoại Hy lạp xây dựng hình tượng thần dựa trên sự tôn sùng chủ
nghĩa anh hùng
Đất nước Hy Lạp với những con người sống theo lối sống du mục, nay
đây mai đó, chuyển chỗ khắp nới, hay phải chiến đấu với quái vật hai chân,
bốn chân cùng với nguyên tắc tổ chức cộng đồng trọng võ, trọng sức mạnh,
có tham vọng muốn chế ngự tự nhiên cho nên hình tượng thần hay bán thần
thường được xây dựng theo hình tượng người anh hùng.
Trong thần thoại Hy Lạp, có nhiều vị thần hay những vị bán thần có tài
năng xuất chúng, phẩm chất tuyệt vời. Họ lập nên được nhiều chiến công hiển
hách. Họ chính là những người dám chiến đấu vì cộng đồng, vì bộ tộc. Họ hy
sinh, không tiếc tính mạng mình để bảo vệ và đem lại cuộc sống hạnh phúc,
yên vui cho nhân dân. Con người thời nguyên thủy bấy giờ đã thể hiện ước
mơ chiến thắng kẻ thù “hai chân” và kẻ thù “bốn chân” thông qua việc xây
dựng vị thần mang sức mạnh, tài năng, trí tuệ.
Người Hy lạp đã xây dựng khá nhiều những vị thần và bán thần vĩ đại
mà không chỉ đối với riêng người dân Hy Lạp mà cả người dân trên thế giới
cũng đều ngưỡng mộ. Các anh hùng với những câu chuyện khác nhau nhưng
đều lập nên những chiến công tuyệt vời.
Prométhée là con trai cuả Titan Japet và Titanide Clymène. Thần đã ra
sức giúp đỡ thần Zeus khi thần Xeus phải chiến đấu chống lại các vị thần già
và cũng chính thần đã lấy cắp ngon lửa của thần Mặt Trời Hélios trao cho con
người trần thế. Prométhée là vị thần tiên đoán, thần biết trước mọi điều vì vậy
thần Zeus muốn Prométhée nói cho mình biết đứa con nào sẽ cướp ngôi của
thần thế nhưng Prométhée không chịu nói. Dù thần bị trừng phạt, giam ở đỉnh

41
núi cao. Bị diều hâu ăn nội tạng thì thần vẫn kiên quyết chịu đựng hình phạt
ấy.
Persée là con trai của thần Zeus và Danaides. Persée có “vẻ đẹp và sức
mạnh hơn người”. Chàng đã tiêu diệt được con ác quỷ Méduse với sự giúp đỡ
của thần Hermès và nữ thần Athéna. Hermès cho Persée mượn “đôi dép có
cánh” và “thanh kiếm cong”. Nữ thần Athéna cho Persée mượn “cái khiên
đồng sáng như gương phản chiếu lại mọi vật”.
Thần Zeus đã từng có cuộc giao chiến long trời nở đất với bọn quỷ thần
Gigantos. “Các quỷ thần Gigantos bê những hòn núi đá ném vào đỉnh
Olympe”. Thần Zeus lại giáng lại cho chúng “những đòn sét nổ, sấm rền kinh
thiên động địa. Bầu trời đen kịt bỗng chốc lại lóe ra những tia sáng loằng
ngoằng như những ánh mắt hằn học dữ tợn”. Để chiến thắng lại bọn quỷ, các
thần đã phải nhờ tới người anh hùng Héraclès. Héraclès đã dùng sức mạnh
của mình xô đẩy lũ quỷ thần. Cùng lúc đó, thần Zeus tiếp tục tấn công chúng.
Cuối cùng, bọn quỷ thần Gigantos “kẻ chết, kẻ bị thương, đứa còn sống sót
bỏ chạy tán loạn”.
Thần Apollon sau một năm xa quê, khi thần quay về Hy Lạp thần lập
nên chiến công tiêu diệt được con mãng xà Python để báo thù cho mẹ. Python
là một con trăn cực kì to lớn và hung dữ thế nhưng vị thần Apollon không hề
sợ nó. Thần bước vào hang của Python, đồng thời lúc đó con trăn này cũng
đang ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. “Thân hình khổng lồ của nó với những
vảy cứng, băng qua những tảng đá lởm chởm là đá vỡ ra hoặc bị xô đẩy lăn
đi ầm ầm”. “Typhon quăng mình vào chỗ nào là chỗ đó cây cối gãy răng rắc,
nhà cửa đổ, đất bằng lún thành hồ ao”. “Typhon vươn chiếc cổ dài ngoẵng
ra, quắc mắt lên xanh lè, mồm há hốc với những hàm răng sắc nhọn để phóng
ra chiếc lưỡi dài đỏ như lửa” hòng cắn lấy Apollon. Trông thấy vậy mà thần

42
Apollon vẫn bình tĩnh. Thần liên tiếp bắn những mũi tên vào nó khiến nó đau
đớn, bỏ chạy.
Có thể thấy, những vị thần Hy Lạp được xây dựng dựa trên sự tôn sùng
chủ nghĩa anh hùng chính là hình tượng tượng trưng cho con người Hy Lạp
với những phẩm chất kiên cường, gan dạ, thông minh, nhanh trí. Họ không hề
sợ thử thách và nguy hiểm. Họ dám xem thường cái chết. Họ đã chiến đấu và
lập nên những chiến công oai hùng.
d) Thần thoại Việt Nam xây dựng hình tượng thần dựa trên sự tôn sùng
thần thánh
Cộng đồng người Việt có lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền
với nền văn minh lúa nước. Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên người Việt
quanh năm gắn chặt với tự nhiên. Thiên nhiên với những hang động, núi đá,
cây cỏ không chỉ là nơi trú ngụ của con người mà còn là nơi cung cấp cho con
người nguồn dinh dưỡng để con người có thể sống và tồn tại. Vì điều này, con
người bên cạnh việc yêu quý thiên nhiên còn sung bái tự nhiên. Biểu hiện của
sự sùng bái tự nhiên chính là tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên của người Việt cổ.
Họ thờ cúng một hòn đá lớn, một gốc cây cổ thụ, một ngọn núi cao,… Với
họ, tất cả đều là thần. Người Việt không chỉ thờ một số thần nhất định mà họ
theo tín ngưỡng đa thần.
Vì tôn sùng thần thánh nên người Việt cổ xây dựng các thần trong truyện
thần thoại đều có tầm vóc và hành động phi thường. Các vị thần trong thần
thoại Việt Nam có tầm vóc và hành động phi thường là do người xưa đã sử
dụng trí tưởng tượng bay bổng của mình và biện pháp nghệ thuật thần thánh
hóa, nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên. Biện pháp nghệ thuật này hoàn
toàn biệt lập với những quy luật và những kiến thức khoa học tự nhiên vì thế
nó mang tính vô thức một cách thuần khiết. Người Việt cổ tin tất cả mọi sự
vật trong thiên nhiên đều có thần, có hồn, có ý thức và có một khả năng phi

43
phàm hơn hẳn con người. Nhưng thực chất, thần không tạo ra con người mà
là chính con người đã tạo ra thần bằng trí tưởng tượng ngây thơ non nớt.
“Các nhân vật có nguồn gốc thiên nhiên, vũ trụ không có hình hài rõ
ràng, vô hạn định, hành động của thần biến hóa khôn lường, đi mây về gió,
thoắt biến, thoắt hiện, hành động của thần là nguyên nhân của các hiện tượng
tự nhiên. Hành động đó vừa có yếu tố thực và yếu tố hoang đường. Yếu tố
thực lấy từ các hoạt động của con người, yếu tố hoang đường là màu sắc thần
thánh, là cách lí giải ngây thơ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội” (T.S. Lê
Đức Luận).
Thần Biển “chỉ có mỗi một công việc là hô hấp, khi thần thở ra thì nước
biển dâng lên, khi thần hít vào thì nước biển thấp xuống thấp, làm thành hiện
tượng thủy triều”. Còn khi biển động, tác giả dân gian lí giải rằng đó là do
thần hít thở quá mạnh. Công việc của thần cứ lặp đi lặp lại một cách tẻ nhạt
như vậy thế nhưng người Việt lại rất tôn sùng thần Biển bởi người Việt sống
gần biển và biển là nơi họ có thể bắt cá, tôm.
Hay câu chuyện về thần Lúa viết rằng xưa kia con người không phải làm
việc cực nhọc những vẫn có cái mà ăn bởi lúa tự nhiên mọc rồi tự nhiên về
nhà. Một lần có một người đàn bà bẩn thỉu, không chịu dọn dẹp nhà cửa trước
khi lúa về đã thế lạo còn cất lời chửi lúa nên từ ấy lúa không tự về nhà nữa mà
con người phải chở lúa về. Thực chất đây là câu chuyện phản ánh về nề nếp
sinh hoạt của con người lúc bấy giờ vì sống lười mà không có thóc lúa ăn.
Thế nhưng với quan niệm, hạt gạo là hạt ngọc trời ban nên người Việt đã xây
dựng nên câu chuyện thần Lúa, thể hiện sự sùng bái tự nhiên của người Việt.
Thần Sét có nhiệm vụ là xử tội những kẻ ác nơi trần thế. “Thần thường
ngủ về mùa đông, vào khoảng tháng hai, tháng ba mới thức dậy đi làm việc”.
Con người rất sợ thần Sét bởi cứ lúc nào thần Sét xuất hiện tức là lúc ấy sẽ có
người bị chết.

44
Con người đã sự dụng biện pháp nghệ thuật cường điệu hóa để xây dựng
hình tượng các vị thần. Còn thực ra, chưa ai được tiếp xúc với các vị thần. Họ
cho rằng Trời là linh thiêng nhất. Trời có thể nhìn thấy mọi điều của thế gian.
Thế nhưng ông Trời cũng có vợ, vợ chồng nhà Trời nhiều lúc cũng cãi nhau.
Như vậy, qua xây dựng những câu chuyện về thần, người Việt cổ đã phản ảnh
cuộc sống của họ vào đó. Hay nói khác đi, cuộc sống của thần chính là cuộc
sống nơi trần gian của con người được con người xây dựng dựa trên sự tôn
sùng tự nhiên trong tâm thức người Việt.
Tiểu kết:
Từ việc đi tìm hiểu, phân tích, so sánh những đặc điểm tiêu biểu về nhân
vật thần trong thần thoại Việt Nam và nhân vật thần trong thần thoại Hy Lạp,
ta có thể nhận ra giữa nhân vật thần trong thần thoại Việt Nam và thần thoại
Hy Lạp có một số điểm tương đồng và một số điểm khác biệt. Nhân vật trung
tâm của thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp đều là những vị thần. Họ
sống ở khắp nơi trong vũ trụ: trên trời, dưới nước, lòng đất, mặt đất. Đâu đâu
trên thế gian cũng có các thần sinh sống. Các thần dù là thần Việt Nam hay
thần Hy Lạp thì đều là nhân vật chức năng. Thần có nhiệm vụ thực hiện một
chức năng nhất định. Và để thực hiện tốt chức năng ấy, các thần có những vũ
khí và con vật hỗ trợ cho sức mạnh của thần. Các thần còn có tính cách như
con người. Họ biết yêu, biết ghét, biết tức giận, ghen tuông… Trong mối quan
hệ với con người, thần trong thần thoại Việt Nam đều thế hiện tấm lòng bao la
yêu quý con người và đối đáp lại tình cảm ấy của thần, con người cũng rất tôn
trọng thần linh. Nhưng ngược lại, thần là đấng tối cao thế nên nếu con người
dám bất kính với thần thì thần sẽ trừng trị không tha. Bên cạnh những đặc
điểm tương đồng nêu trên, nhân vật thần của hai nước còn một số điểm khác
biệt. Đó là sự khác biệt về hệ thống nhân vật và hình tượng nhân vật. Chính
sự khác biệt này đã thể hiện phần nào cho ta thấy nét phong tục, tập quán, văn
hóa riêng biệt của hai đất nước.

45
Chƣơng 3. SO SÁNH CỐT TRUYỆN CỦA THẦN THOẠI VIỆT NAM
VÀ THẦN THOẠI HY LẠP

3.1. Tƣơng đồng về cốt truyện


3.1.1. Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người
Khi đọc thần thoại, người ta thường đặt ra những câu hỏi: tại sao có trái
đất này, ai đã sinh ra cỏ, cây, đất, nước, mây, mưa, sấm chớp,… Đây là câu
hỏi chung rất dễ nhận thấy ở thần thoại.
Mở đầu thần thoại Hy Lạp là truyện về nguồn gốc các vị thần. Chaos –
“một vực thẳm vô cùng. Hung dữ như biển khơi, tối đen, lang thang, hoang
dã” đã sinh ra các vị thần. Đầu tiên, Chaos sinh ra Mẹ Đất, sau đó sinh ra
Chốn vĩnh cửu, Đêm tối mịt mù, Địa ngục, Tình yêu. Chaos đã sinh ra năm
người con. Từ năm người con này tiếp tục sinh sôi nảy nở tạo nên một thế
giới thần. Chốn vĩnh cửu lấy Đêm tối mịt mù sinh ra hai anh em Khí và Ánh
sáng. Từ đó thế gian có ngày và đêm. Mẹ Đất Gaia “có bộ ngực nở nang tràn
đầy sức sống” thì sinh ra Bầu Trời, Núi,…
Với người Việt, truyện Thần Trụ Trời kể về nguồn gốc và quá trình hình
thành vũ trụ, thiên nhiên theo quan niệm của người Việt cổ. Cũng giống thần
thoại của người Hy Lạp cho rằng vũ trụ được hình dung là một khối hỗn độn,
mờ mịt, trời đất chưa được phân định: “Thuở ấy, trời đất chưa có vũ trụ, chưa
có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh
lẽo. Lúc đó tự nhiên có một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà
kể...Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn đó không biết đã từ bao lâu, một hôm
bỗng đứng dậy dùng đầu đội trời lên cao rồi đào đất, đá; đắp thành một cái
cột vừa to vừa cao để chống trời”. “Sau thần Trụ Trời phân khai trời đất một
số thần khác được phân công lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục việc kiến

46
thiết ra thế giới. Nào thần làm sao, nào thần đào sông, nào thần tát biển, thần
nghiền cát sỏi, thần trồng cây…” [10;25].
Truyện thần thoại về nguồn gốc hình thành vũ trụ của người Việt và
người Hy Lạp đã phản ánh lối suy nghĩ của người xưa. Để lí giải các hiện
tượng của tự nhiên, họ đã nhân hóa tự nhiên. Điều này đã thể hiện khát vọng
nhận thức của con người.
Không chỉ có khát vọng muốn tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ mà con người
còn có khát vọng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người. Cả thần thoại của người
Việt và người Hy Lạp đều cho rằng con người là do thần linh nặn ra. Theo người
Hy Lạp, con người là do hai anh em thần Prométhée nặn ra. Còn theo thần thoại
Việt Nam, con người được nặn từ bàn tay của mười hai Bà Mụ.
Ngoài ra, nhân dân hai nước còn có thần thoại về nguồn gốc tộc người.
Sự tích một trăm trứng của người Việt nói về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh
ra “bọc trăm trứng”. Từ “bọc trăm trứng ấy nở ra trăm người con, năm mươi
người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên núi”. Và
người con trưởng đã lên ngôi vua cai quản đất nước. Còn truyện Nạn hồng
thủy của người Hy Lạp kể về sự ra đời của giống người đá. Do con người
ngày càng xấu xa nên thần Zeus sai thần Mưa trị tội con người. Mưa tầm tã ,
ngập lụt khắp nơi khiến loài người chỉ còn hai người sinh sống là Deucalion
và Pyrrha. Đó là một cặp vợ chồng. Họ đã chui vào một chiếc hòm và thoát
được nạn của thần Zeus và sau trận hồng thủy ấy, họ chính là “người mở đầu
cho một dòng giống mới của loài người” – giống người đá. Còn hai đứa con
của họ sau này là “những vị thần thủy tổ của bốn nhóm bộ lạc Doriens,
Éoliens, Ioniees và Achéens cấu thành dân tộc Hy Lạp” [11;74].
Như vậy, tuy không cùng mô típ nạn hồng thủy nhưng ở cả thần thoại
Việt Nam và thần thoại Hy Lạp đã cùng xây dựng những câu chuyện để giải
thích về dòng tộc của loài người.

47
3.1.2. Thần thoại về hiện tượng tự nhiên
So với người Việt, người Hy Lạp xây dựng được nhiều vị thần hơn. Thế
nhưng về căn bản trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp đều có
truyện viết về các thần tự nhiên. Nếu như ở Việt Nam có thần Sét, thần Lửa,
thần Biển, thần Mưa, thần Núi,… làm những công việc tương ứng với tên gọi
của các vị thần là tạo sét, giữ lửa, tạo mưa, trông núi thì ở Hy Lạp cũng có
những vị thần có chức năng như vậy nhưng có tên gọi khác và có địa vị trong
thế giới thần khác với thần thoại Việt Nam. Thần Zeus trong thần thoại Hy
Lạp cũng là vị thần tạo ra sấm chớp nhưng do quan niệm từng vùng mà người
Hy Lạp cho rằng thần Zeus mới là “vị thần tối cao cai quản thế gian”, trong
khi đó người Việt lại cho rằng ông Trời mới là người có quyền hành cao nhất
trong thế gian này.
Do Việt Nam và Hy Lạp là hai nước ở hai phương khác nhau, không có
sự giao thoa văn hóa lớn nên việc văn hóa nước này ảnh hưởng tới văn hóa
nước kia là điều không thể trong thời điểm bấy giờ. Ở Hy Lạp, con người thời
bấy giờ cũng còn mông muội. Họ cũng muốn giải thích những hiện tượng
cuộc sống xung quanh mà họ nhìn thấy. Họ cũng cảm thấy sợ hãi trước những
hiện tượng bão lốc, động đất, sóng thần, hạn hán, sấm chớp… nên đã sùng bái
các hiện tượng thiên nhiên và gọi các hiện tượng thiên nhiên là thần.
Không chỉ người Việt cổ hay người Hy Lạp cổ mới có mong muốn giải lí
những hiện tượng tự nhiên của cuộc sống. Các dân tộc khác cũng vậy, họ
cũng muốn lí giải thế giới kì bí quanh họ. Trong truyện Nhật thực và nguyệt
thực, người Hàn đã giải thích hiện tượng tự nhiên trên cơ sở sử dụng yếu tố
thần kì, quan niệm yếu tố nhật thực và nguyệt thực là do người trời tạo ra, con
người trần thế không thể tác động. Từ điều này có thể khẳng định con người
buổi đầu lịch sử của bất kì quốc gia, dân tộc nào cũng có cái nhìn tôn sùng về
hiện tượng tự nhiên và đều muốn giải thích các hiện tượng tự nhiên ấy.

48
3.1.3. Thần thoại về lập nước
Người Việt Nam có rất nhiều truyện viết về các thần gắn bó với lịch sử
dân tộc như: “Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân”, truyện “Ngư Tinh”,
truyện “Cửu Vĩ hồ tinh”, “Hùng Hải trị nước”, truyện “Đổng Thiên
Vương”,… những truyện thần thoại về lập nước này phần lớn đều có những
điểm giống với thần thoại lập nước của người Hy Lạp. Bởi để xây dựng đất
nước, dân tộc nào cũng cần phải trải qua những cuộc chiến với kẻ thù “hai
chân” và kẻ thù “bốn chân”. Kẻ thù “hai chân” chính là con người. Còn kẻ thù
“bốn chân” chính là những lực lượng tự nhiên mà con người phải đối mặt.
Tiêu biểu cho thần thoại Hy Lạp với cuộc chiến đầu với kẻ thù “hai
chân” là câu chuyện về cuộc chiến tranh thành Troa. Cuối cùng, chiến thắng
đã thuộc về quân Hy Lạp. Tiêu biểu cho thần thoại Việt Nam về cuộc chiến
đấu với kẻ thù “hai chân” là truyện Đổng thiên vương. Truyện kể về Thánh
Gióng – người anh hùng đã đánh đuổi được giặc Ân khi chúng sang xâm lược
nước ta.
Với trí tuệ, tài năng, sức mạnh, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp
và thần thoại Việt Nam đã đánh gục những đối thủ “hai chân”. Họ đã bảo vệ
được quê hương, đất nước và trở thành những vị anh hùng trong thần thoại
lập nước của dân tộc.
Thần thoại về lập nước của Hy Lạp và Việt Nam còn viết về công cuộc
chiến đấu với lực lượng siêu nhiên. Người Hy Lạp đã phản ánh lại quá trình
bản thân họ chống lại những con thú dữ vào câu chuyện chàng Héraclès giết
con sư tử ở Némée, con mãng xà Hydre ở Leme, con lợn rừng Érymanthe và
con hươu cái Cérynie, bắt sống con chó ngao Cerbère… Héraclès đã rất xuất
sắc khi chống lại kẻ thù “bốn chân”.
Ngoài Héraclès, người Hy Lạp còn xây dựng nhiều người anh hùng
khác. Thésée tài giỏi, dũng cảm đã lấy đầu con ác quỷ Minotaure.

49
Trong thần thoại Việt Nam, khi nói tới những cuộc đánh nhau diệt quái
vật, Lạc Long Quân là cái tên quen thuộc mà chúng ta luôn nhớ tới hàng đầu.
Lạc Long Quân đã giết chết được Mộc Tinh, Ngư Tinh, Hồ Tinh. Ngư tinh là
con cá dưới nước đã thành tinh. Mộc tinh là cây cổ thụ lâu đời sống trên rừng
núi. Hồ tinh là con cáo chín đuôi đã thành tinh sống ở đồng bằng. Trên rừng,
dưới biển, đất liền, quái thú ở nơi đâu Lạc Long Quan đều dũng cảm chiến
đáu với chúng ở đó.
Như vậy, dù diễn biến truyện trong truyện thần thoại Hy Lạp thần thoại
Việt Nam có sự khác nhau nhưng nó đều được tác giả dân gian viết ra dựa
trên cốt truyện, mô típ giống nhau. Người phương Đông và người phương
Tây do cùng sáng tác thần thoại trong thời kì con người buổi đầu của lịch sử
nên con người có sự tư duy giống nhau tạo nên những câu chuyện có mô-típ
giống nhau. Song, do khác nhau về phong tục tập quán, khí hậu, địa hình,…
nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, nhìn nhận về thế giới xung quanh khác nhau
làm cho diễn biến câu chuyện khác nhau. Nhưng nhờ điều này đã tạo nên
được những điểm chung của thể thoải thần thoại của thế giới và điểm riêng
biệt trong thần thoại của mỗi dân tộc.
3.2. Khác biệt về cốt truyện
3.2.1. Cuộc giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian
Giao tranh để mở đầu ra sự sáng tạo thế gian là một mô típ trong thần
thoại. Nhiều dân tộc đã sử dụng mô típ này để sáng tạo nên những câu chuyện
thần thoại của riêng dân tộc mình. Ở Ân Độ, thần thoại của dân tộc này cũng
viết về cuộc giao tranh vô cùng khốc liệt giữa thần Inđra và Vrita với chiến
thắng của Inđra. “Inđra chiến thắng giải thoát cho Nước Vũ Trụ - Người Mẹ
thần linh nên Nước Vũ Trụ mới sinh ra Mặt Trời”. Có Trời, có Đất thế gian
từ đó mà sinh sôi, nảy nở.

50
Cũng viết theo mô típ ấy, thế nhưng người dân Hy Lạp lại có cách sáng
tạo riêng cho những câu chuyện thần thoại của đất nước mình. Theo thần
thoại Hy Lạp kể lại, xưa kia thế gian do các vị thần già cai quản và đứng đầu
là Cronos. Sau đó đã có một cuộc giao tranh giữa “các vị thần trẻ” và “các vị
thần già”. Cụ thể là giữa phe của Zeus và phe của Cronos. “Cuộc giao tranh
diễn ra suốt mười năm vô cùng khủng khiếp: đất lở, trời rung, biển sôi, núi
sập, tưởng chừng như vũ trụ thế gian trở lại cảnh hỗn mang nguyên thủy buổi
nào. Các Titan bê từng quả núi ném tới tấp vào phe Zeus. Phe Zeus cũng
giáng trả không kém. Zeus cho nổi sấm rung chuyển bầu trời, phát ra những
tia chớp chói lòa mặt đất và giáng sét thiêu đốt, phá sập mọi thứ xung quanh.
Thần Poséidon dùng cây đinh ba khơi song của đại dương lên tạo ra những
cơn giông tố hung giữ…” [11;49]. Cuối cùng, chiến thắng thuộc về tay thần
Zeus. Thần Zeus đã dành được quyền cai quản các vị thần trong tay. Các vị
thần trẻ do Zeus cai quản từ nay ở trên ngọn núi Olympe và được gọi tắt là
các vị thần Olympe. Nhưng thế gian chưa hề ổn định. Thần Zeus tiếp tục phải
chiến đấu với các Gigantor – những con quỷ thần khổng lồ, hình thù quái đản,
nửa người nửa rắn, chiến đấu với Typhon – quỷ thần trăm đầu cực kì hung dữ,
quái dị, biết “mọi thứ tiếng của vạn vật, muôn loài”. Các vị thần trẻ trên đỉnh
Olympe đã phải trải qua ba cuộc giao tranh để có một thế gian với trật tự mới
và pháp chế mới do thần Zeus là người cai quản tối cao.
Khác với thần thoại của người Hy Lạp và Ấn Độ, thần thoại Việt Nam
không đi theo con đường ấy. Khi viết về buổi đầu hình thành thế gian và các
vị thần, ở Việt Nam không hề xảy ra cuộc giao tranh nào. Sự hình thành vũ
trụ và sự ra đời của các vị thần rất bình yên. Thần Trụ Trời từ trong đám mờ
mịt hỗn độn tự nhiên dậy rồi đội trời lên cao và rồi sau đó người ta cũng
không biết vì sao lại có ông Trời quản lí mọi việc cả trên trời và dưới đất.

51
Đây là một điểm hạn chế lớn trong thần thoại Việt Nam, khiến cho người
đọc không thích đọc thần thoại Việt. Đáng lẽ, người Việt cổ phải giống như
người Hy Lạp, phải cố gắng tìm ra mọi nguyên nhân, lí giải nguyên nhân để
truyện trở nên hấp dẫn. Thế nhưng, thần thoại Việt Nam khi không lí giải
được, người xưa bỏ đấy, nói rằng không biết vì sao lại thế. Điều này đã khiến
cho thần thoại Việt Nam không có sự logic và không lấy được lòng tin tưởng
của người đọc.
3.2.2. Chiến công của người anh hùng trong thần thoại lập nước
Thần thoại lập nước của người Việt chủ yếu viết về chiến công chống lại
giặc “hai chân”. “Khảo sát Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập I, Thần
thoại – Truyền thuyết có 136 câu chuyện về người anh hùng, trong số đó đề
cập tới chiến công của người anh hùng với lực lượng siêu nhiên và quái vật
chỉ có 6 truyện, còn lại là số truyện nói về chiến công của người anh hùng với
kẻ thù hai chân” [8;52].
Phong phú hơn thần thoại việt Nam, người dân Hy Lạp sáng tạo nên
những vị thần với nhiều chiến công chống lại kẻ thù “bốn chân”. Để chống lại
kẻ thù “bốn chân” thì những người anh hùng phải mưu trí, dũng cảm. Thiên
nhiên rất dữ dằn nên họ phải có sức chiến đấu bề bỉ mới có thể thắng được
thiên nhiên.
Do điều kiện văn hóa, địa lí mỗi vùng nên người Việt Nam và người Hy
Hạp cổ đại có sự khác nhau về kẻ thù. Người Việt Nam sống ở vùng nhiệt đới
ẩm gió mùa, là khu vực có cả núi cao và biển lớn nên kẻ thù “bốn chân” của
người Việt có cả ở trên rừng, dưới biển và đất liền. Hơn thế, do đất nước ta
khá màu mỡ, láng giềng lại là đất nước Trung Hoa rộng lớn thế nên người
Việt sớm đã phải đọ sức với những cuộc xâm chiếm của giặc ngoại xâm. Từ lí
do tất yêu này mà người Việt quan tâm nhiều hơn tới kẻ thù “hai chân”. Có
thể nói, ngay từ buổi đầu khai thiên lập đia, người Việt đã biết đánh giặc bảo

52
vệ đất nước. Chính điều này đã tạo nên truyền thống đấu tranh chống giặc
ngoại xâm cho người Việt và truyền thống đó được lưu mãi tới tận ngày nay.
Khác với người Việt cổ, người Hy Lạp với quan niệm phải chinh phục chế
ngự tự nhiên, chiến thắng tự nhiên nên họ có nhiều câu chuyện kể về cuộc đấu
tranh với kẻ thù “bốn chân”. Tất cả những câu chuyện ấy đều rất lôi cuốn
người đọc bởi những con quái vật rât hung dữ, con người thì mưu trí, dũng
cảm. Hai bên ngang tài ngang sức khó có thể phân tranh.
Hai dân tộc với hai điều kiện xã hội - lịch sử khác nhau nên suy nghĩ của
con người hai nước về một vấn đề ắt hẳn có điểm khác nhau. Vì vậy, dựa trên
đặc điểm hoàn cảnh sống của mỗi dân tộc mà tác giả dân gian quan tâm tới
vấn đề nào hơn vấn đề nào. Chủ đề chinh phục tự nhiên được coi là chủ đề
chính của thể loại thần thoại. Cả người dân Hy Lạp và người dân Việt Nam
đều chú trọng tới chủ đề này khi sáng tác thần thoại. Song, do chữ viết của
người Việt ra đời muộn, thời gian bị xâm lăng lâu, quá trình lưu truyền bằng
miệng dài nên so với thần thoại Hy Lạp, số lượng truyện viết về người anh
hùng chống lại kẻ thù “hai chân” trong truyện thần thoại lập nước của người
Việt có sự phong phú hơn. Đôi khi thần thoại về lập nước của người Việt còn
có sự pha trộn với truyền thuyết. Còn với người Hy Lạp, theo Nguyễn Đổng
Chi trong cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” cho rằng “đây là dân tộc
duy nhất trên thế giới sớm tách thần thoại và lịch sử thành hai con đường. Vì
vậy không có trường hợp lịch sử thần thoại”. Cho nên thần thoại thần thoại
Hy Lạp đã tập trung thể hiện chủ đề của thể loại.
Mặc dù thần thoại về lập nước của người Việt Nam có sự phong phú hơn
về truyện người anh hùng chống đối thủ “hai chân” so với thần thoại Hy Lạp.
Song, người Việt khi sáng tác thần thoại vẫn chú trọng tới chủ đề chinh phục
tự nhiên. Chính nhờ điều này đã làm cho truyện thần thoại Việt Nam phản

53
ánh đúng quy luật nhận thức của người nguyên thủy, góp phần tạo nên những
nội dung chung của thể loại thần thoại trên thế giới.
Tiểu kết:
Như vậy, khi so sánh thần thoại Hy Lạp và thần thoại Việt Nam, ta
không chỉ thấy nét giống và khác nhau ở phương diện nhân vật mà ta còn thấy
trên phương diện cốt truyện, truyện thần thoại của hai đất nước cũng có nét
tương đồng và khác biệt với nhau. Sự giống nhau về cốt truyện của truyện
thần thoại hai nước khá phong phú. Nó được thể hiện ở những truyện thần
thoại về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc tộc người, những truyện thần thoại về
hiện tượng tự nhiên và truyện thần thoại về lập nước. Thế nhưng do điều kiện
sống và nét văn hóa của hai nước nhau nên bên cạnh những điểm tương đồng
về cốt truyện, cốt truyện trong thần thoại hai nước còn có sự khác biệt trong
về cuộc giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian và chiến công của
người anh hùng trong thần thoại lập nước. Dù cốt truyện trong truyện thần
thoại hai nước có nét khác biệt nhưng nó đã đều thể hiện sự cố gắng lí giải tự
nhiên của con người buổi đầu lịch sử. Đây là điều rất đáng khen ngợi.

54
KẾT LUẬN

Dân tộc nào cũng tự hào về kho tàng thần thoại của đất nước mình bởi
trong đó chứa đựng hàng ngàn năm văn hóa của dân tộc. Có lẽ, đồ sộ nhất
trong kho tàng thần thoại thế giới chính là thần thoại của đất nước Hy Lạp.
Thần thoại Hy Lạp chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển của văn
hóa phương Tây. Nó là nguồn suối đầy màu mỡ nuôi dưỡng cho các ngành
nghệ thuật. Nó tạo nên các điển tích điển cố cho nền văn học thế giới. Giống
như thần thoại Hy Lạp, thần thoại Việt Nam cũng chính là kho tư liệu không
bao giờ cạn để người Việt khai thác. Thần thoại Việt Nam cũng là nguồn suối
nuôi dưỡng cảm hứng thi ca và các ngành nghệ thuật khác như điêu khắc, hội
họa,… cho người Việt.
Vì đều là thể thoại thần thoại thế nên thần thoại Hy Lạp và thần thoại
Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng ở việc xây dựng hình tượng thần và
xây dựng cốt truyện. Ở cả thần thoại Hy Lạp và thần thoại Việt Nam, nhân vật
trung tâm trong thần thoại đều là thần. Các thần đều được xây dựng có tính
cách như con người, có chức năng nhất định và có vật thần kì bên cạnh. Vũ
trụ này dù ở nơi đâu cũng như nhau nên không gian hoạt động của các thần
cũng như nhau. Thần yêu thương con người thì con người sẽ quý trọng các
thần. Còn nếu con người khinh thường các thần, con người sẽ phải chịu hậu
quả đắt giá. Người xưa không chỉ sáng tác truyện có sự trùng lặp sự xây dựng
hình tượng người anh hùng mà còn có sự trùng lặp trong ý tưởng xây dựng
cốt truyện. Họ không thể tìm ra các lí giải nào khác ngoài suy nghĩ cho rằng
vũ trụ được hình thành từ một đám hỗn độn, loài người là do thần thánh tạo ra
và con người có chung nguồn gốc từ một tộc người nào đó, con người muốn
tồn tại thì phải chiến đấu với kẻ thù “hai chân” và kẻ thù “bốn chân”… bởi

55
nhận thức con người thời đó còn mông muội. Họ thấy thế giới xung quanh thế
nào thì họ giải thích như thế ấy chứ chưa có những cơ sở vật chất khoa học để
tìm hiểu và chứng minh.
Thế nhưng, hai đất nước, với hai nền văn hóa, hai vùng khí hậu khác biệt
ắt hẳn không thể xây dựng những truyện giống nhau hoàn toàn. Vì vậy, bên
cạnh điểm trùng lặp thì thần thoại Việt Nam và thần thoại Hy Lạp có nhiều
điểm khác biệt, mang những nét độc đáo riêng của từng xứ sở. Trong thần
thoại Việt Nam, các thần không được xây dựng thành một hệ thống đồ sộ thì
thần thoại lại xây dựng được một gia phả thần. Trong khi người Hy Lạp xây
dựng hình tượng các vị thần mang bản chất con người thì người Việt cổ lại
thần thánh hóa, lí tưởng hóa các vị thần của dân tộc. Thần trong thần thoại Hy
Lạp được xây dựng theo sự tôn sùng chủ nghĩa anh hùng với những chiến
công chinh phục được tự nhiên những vẫn có những điểm yếu, những bất
hạnh cuộc sống và ở thần hiện lên những nét đẹp hình thể giống với con
người thì thần trong thần thoại Việt Nam lại được xây dựng với hình dáng kì
dị, có năng lực hơn người. Những vị thần Việt hiện lên dựa trên sự tôn sùng
chủ nghĩa thần thánh của người Việt. Ngoài ra, thần thoại Hy Lạp và thần
thoại Việt Nam còn có sự khác biệt về cốt truyện. Đó là sự khác biệt về cuộc
giao tranh mở đầu cho sự sáng tạo ra thế gian và vhiến công của người anh
hùng trong thần thoại lập nước.
Người Hy Lạp cổ đại và người dân Việt Nam xưa bằng nhận thức và trí
tuệ non nớt đã sáng tạo những truyện thần thoại độc đáo, hấp dẫn. Nó không
chỉ phản ánh thế giới quan, không chỉ góp phần làm phong phú kho tàng thần
thoại thế giới mà nó còn thể hiện khát vọng được nhận thức, được khám phá
của con người.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Linh Chi (2011), Giáo trình Văn
học phương Tây. Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Ban nghiên
cứu Văn Sử Địa xuất bản, Hà Nội.
4. Chu Xuân Diên (1984), Từ điển Văn học tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội.
5. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
6. E.M.Meletinxki (chủ biên, 1991), Từ điển thần thoại, NXB Bách khoa Xô
Viết (Bùi Mạnh Nhị dịch)
7. E.M.Meletinxki (2007), “Thần thoại cổ đại dưới ánh sáng so sánh” (In
trong Huyền thoại và văn học, Tủ sách Những vấn đề ngữ văn, Trần Thị
Phương Phương dịch từ nguyên bản tiếng Nga - 1971), Nxb ĐHQG TP.
Hồ Chí Minh.
8. Phạm Thị Hằng (2017), Khóa luận So sánh hình tượng người anh hùng
trong thần thoại Hy Lạp và hình tượng người anh hùng trong truyện kể
dân gian Việt Nam, Đại hoạc Sư phạm Hà Nội 2.
9. Đinh Gia Khánh (chủ biên, 1998),Văn học dân gian Việt Nam (tái bản lần
thứ 3), Nxb Giáo dục.
10. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế (2006), Kho tàng
thần thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Khỏa (biên soạn, 2017), Thần thoại Hy Lạp, Nxb Văn học
Đông A.
12. Nguyễn Khắc Phi, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử (chủ biên, 1999), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
14. Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục
15. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới.
16. http://khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/van-hoa-dan-gian/303-2015-01-
09-15-00-59.html

You might also like