You are on page 1of 50

Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Lời cảm ơn
Khoá luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của cô
giáo Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chân
thành.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong tổ bộ môn Văn
học Việt Nam, các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh

1
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh

2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

MỤC LỤC

TRANG
Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Phần mở đầu 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Lịch sử vấn đề 5
Chương 1. Giới thuyết chung 12
1.1. Khái niệm về thần thoại 12
1.2. Điều kiện nảy sinh 15
1.3. Phân loại 19
Chương 2. Thần – nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên 21
2.1. Khái niệm thần 21
2.2. Cơ sở hình thành hình tượng nhân vật thần trong thần 22
thoại
2.2.1. Xuất phát từ sự tôn sùng tự nhiên của dân gian 22
2.2.2. Xuất phát từ khát vọng khám phá tự nhiên của dân gian 25
2.3. Đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật thần 28
2.3.1. Đặc điểm về ngoại hình 28
2.3.2. Đặc điểm về chức năng 34
2.3.3. Đặc điểm về hành trạng 39
Kết luận 44
Danh mục tài liệu tham khảo 46

3
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Thần thoại là hình thức nghệ thuật đầu tiên của con người, cho dù
đó là “nghệ thuật vô ý thức”. Thần thoại đối với các dân tộc “chính là hình
thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ” [13;17].
Gắn với niềm tin, thần thoại là sản phẩm của một quá trình nhận thức còn khá
mơ hồ của người xưa khi hình dung về ngoại giới. Tất cả những gì con người
khao khát lý giải, tìm hiểu, khám phá, cho thấy nhu cầu vô cùng chính đáng
và cũng vô cùng bức thiết của họ.
Song trong thực tế, đứng trước thế giới tự nhiên to lớn và bí ẩn, con
người hoàn toàn bất lực và tất nhiên những hiểu biết non nớt và ấu trĩ của con
người không đủ làm họ thoả mãn những gì họ đang khao khát. “Họ thường
gán nhận thức thực tế sai lạc ấy cho các vị thần và tô vẽ thêm cho nhân vật
thần những câu chuyện hấp dẫn” [13;25]. Chính vì vậy tìm hiểu thần thoại
không thể bỏ qua hình tượng nhân vật thần – một kiểu nhân vật đặc sắc trong
truyện cổ dân gian nói chung và thần thoại nói riêng. Đề cập đến hình tượng
nhân vật này cũng đã có một số ý kiến của các nhà nghiên cứu rải rác trong
các tạp chí, giáo trình chuyên ngành. Song mong muốn được tìm hiểu sâu sắc
và toàn diện hơn nữa vẻ đẹp, sự độc đáo của hình tượng thần, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài: “Hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên”.
1.2. Mặt khác khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy thần thoại cũng là
một thể loại được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn THPT bên cạnh
một số thể loại như: truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao…Vì vậy với tư cách
là một giáo viên dạy văn trong tương lai, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi
sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để đảm đương công việc dạy học
sau này.

4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:


Người viết thực hiện đề tài này với mục đích sau:
- Khám phá sự độc đáo của hình tượng nhân vật thần – một nội dung
khá hay trong kho tàng thần thoại Việt Nam.
- Phát hiện một số thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công
trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1. Tư liệu:
- Khảo sát 30 truyện trong kho tàng thần thoại Việt Nam
- Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng tư liệu
trong thần thoại Hy Lạp.
3.2. Nội dung:
- Chúng tôi đi từ những vấn đề chung nhất để thấy được rằng trong thần
thoại, thần chính là hình tượng nhân vật trung tâm quan trọng nhất, đặc sắc nhất.
- Đồng thời trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng đặc biệt quan
tâm tới các thủ pháp nghệ thuật được dân gian sử dụng trong việc khắc hoạ
hình tượng nhân vật thần.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích – bình giảng.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Người nguyên thuỷ tạo ra thần thoại khi bắt đầu biết nhận thức ngoại
giới, nghĩa là những gì tồn tại khách quan bên ngoài mình, khi đã có thể tư
duy trừu tượng và biết phân biệt giữa mình với ngoại giới. Ngoại giới hay

5
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

khách thể đối với con người nguyên thuỷ chỉ có thể và trước hết là giới tự
nhiên, là thiên nhiên trong đó con người tồn tại, đi lại, sinh sống với những
núi, rừng, sông, suối, cây, lá, hoa, trái…là bầu trời lồng lộng trên cao, là các
hiện tượng tự nhiên mưa gió, bão, lũ, lụt, sấm gầm sét nổ, là sự vần xoay
chuyển dịch các tinh thể. Giới tự nhiên là bí hiểm là dữ tợn là độc ác với con
người nhưng cũng lại là ngôi nhà lớn, người mẹ hiền thân thiết nuôi dưỡng
con người. Con người đồng nhất các vật thể của tự nhiên với bản thân mình
quan niệm rằng tự nhiên cũng có cùng một bản chất như mình. đem cuộc sống
của mình gán cho vật chất vô tri, cho thảo mộc và động vật. Các sinh vật, sinh
thể của tự nhiên đã mang tính cách con người. Ăngghen viết: “Sự nhân cách
hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và
“trong thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai
lầm, nguyên thuỷ của con người về trạng thái tự nhiên của chính họ và về tự
nhiên bên ngoài xung quanh họ” [10;210].
Như vậy thần thoại nguyên thuỷ là ý niệm về tự nhiên của con người,
cho nên các vị thần đầu tiên là những biểu tượng của giới tự nhiên, là thần
thiên nhiên, thần vũ trụ. Con người muốn tìm hiểu và giải thích tự nhiên thế là
vật linh luận ra đời tạo nên vô số các thần.
Tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về thần thoại nhưng mức độ
quan tâm của họ tới thần thoại còn chưa đầy đủ sâu sắc. Đặc biệt là đề tài
“hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên” chưa có một
công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng về vấn đề này. Hình
tượng nhân vật thần mới được đề cập một cách sơ lược và rải rác trong các
sách giáo trình, các sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian.
5.1. Năm 1974, trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt
Nam của nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả Cao Huy Đỉnh khi bàn về lịch
sử dân tộc ta ở buổi đầu dựng nước trang 23 tác giả có viết: “Thời cổ có thần

6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

thoại. Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc cũng đã hư cấu nhiều truyện
để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển,
núi, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt trời,
mặt trăng…Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của người
Lạc Việt và tồn tại dai dẳng mãi về sau với vũ trụ quan cổ truyền của người
nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau”.
Ý kiến trên cho thấy tác giả Cao Huy Đỉnh đã quan tâm đến mục đích
của thần thoại, đặc biệt là thần thoại suy nguyên. Những lực lượng tự nhiên
như biển, núi, nước, đất, cỏ cây, chim muông…đã được thần thoại nói đến
thông qua các vị thần. Tuy nhiên các vị thần đó được miêu tả về ngoại hình,
chức năng, hành trạng như thế nào thì tác giả lại chưa bàn tới. Tìm hiểu về
vấn đề này có ý nghĩa quan trọng bởi vì thần chính là linh hồn, là cốt tuỷ, là
da thịt để làm nên thần thoại.
5.2. Năm 1990, trong cuốn Văn học dân gian tập 2 tác giả Hoàng
Tiến Tựu khi bàn về nội dung, ý nghĩa của thần thoại Việt ở trang 13 tác giả
cho rằng: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ được đầy đủ hệ thống và cốt
cách nguyên thuỷ của nó, nhưng xét về phương diện nội dung thì số thần
thoại Việt còn lại chẳng những đã phản ánh được xã hội, tư tưởng, tâm hồn
Việt Nam mà còn thể hiện được những vấn đề cơ bản thường có trong thần
thoại của nhiều dân tộc (như vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của các
hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài người,
nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề…)
Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong
thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con người chưa xuất hiện rõ nét,
nhưng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu được một phần
nào về trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, những ước mơ khát vọng và cách

7
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

cảm nghĩ của những thế hệ người Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện việc khám
phá và lý giải thế giới”.
Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã quan tâm đến mục đích ý nghĩa của thần
thoại và thần thoại suy nguyên. Quả thật là người đọc khi tìm hiểu thần thoại
sẽ được biết đời sống xa xưa của dân tộc Việt Nam. Nhưng để hiểu biết thần
thoại suy nguyên thì phải hiểu về các vị thần như Thần Trụ Trời, Thần Mưa,
Thần Gió, Thần Biển…Vậy các vị thần ấy hiện lên qua trí tưởng tưởng của
dân gian như thế nào? Điều ấy chưa được tác giả bàn đến. Tìm hiểu đề tài này
chúng tôi mong muốn sẽ làm cụ thể hoá những điều còn băn khoăn ở trên.
5.3. Năm 1991, tác giả Trần Gia Linh trong cuốn Giáo trình văn học
dân gian của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 khi bàn về thời kỳ nảy sinh
thần thoại trang 6 tác giả cho rằng: “Sự thật người Việt trong thời kỳ đầu của
chế độ cộng sản nguyên thuỷ vì sống phiêu bạt, vô định nên chưa nhận thức
được cái “chết”, chưa có quan niệm linh hồn sau khi chết. Trong đầu óc
người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn. Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc
sống định cư giúp cho con người dần dần nhận thức được sự chết và từ đó
nảy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh hồn biến hoá thành
đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên. Người
nguyên thuỷ Vịêt Nam đã sống trong cuộc sống bình đẳng nên họ quan niệm
những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng. Thần trong thần
thoại là những hiện tượng tự nhiên được hình tượng hoá hoặc những anh
hùng lao động có công với thị tộc, được thị tộc thần thánh hoá mà tạo nên.
Mưa, gió, sấm, sét…được thần thánh hoá thành các truyện thần Mưa, thần
Gió, thần Sấm, thần Sét. Nhân vật thần thường có hình dạng dị hình nhưng
lại chất phác, hồn nhiên, bình đẳng, thể hiện cuộc sống của con người chưa
phân chia giai cấp”.

8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Với quan điểm duy vật và toàn diện, tác giả Trần Gia Linh đã cho
chúng ta những hiểu biết khái quát, đơn giản về thần thoại và hình tượng thần
trong thần thoại suy nguyên. Để giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp của các
thần chúng tôi sẽ chỉ rõ tài năng của dân gian khi miêu tả các thần hoành
tráng từ ngoại hình, chức năng đến hành trạng.
5.4. Năm 1995, trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học dân gian tác
giả Đỗ Bình Trị khi bàn về định hướng tìm hiểu nội dung thần thoại trang 76
tác giả cho rằng: “Những mẩu chuyện về sự tích các “thần” cổ đại luôn luôn
chứa đựng những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực
tế tích luỹ được trong cuộc sinh tồn của các cộng đồng người thời cổ” và ở
trang 77 tác giả cho rằng “Thần thoại diễn tả dưới hình thức những khái quát
hoá nghệ thuật rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta muốn
chế ngự các sức mạnh tự nhiên”. Tiếp đó tác giả trích dẫn ý kiến của
M.Gorki: “Ở phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều có thể
dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực ấy thì bao giờ cũng là ước
vọng của loài người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn”.
. Cũng ở phần này trang 78 tác giả cho rằng: “Thần thoại phản ánh nhận thức
non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của người thời cổ về thế giới cũng
như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự
vật, hiện tượng mà họ không thể hiểu nổi”.
Đọc ý kiến trên của tác giả ta đã biết được rằng thần thoại chính là sản
phẩm của xã hội nguyên thuỷ. Thần thoại đối với người xưa không chỉ là
nghệ thuật mà là tất cả tri thức về thế giới được phản ánh trong đó: Khoa học,
triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…dẫu rằng đó là “nghệ thuật vô ý
thức”. Tuy nhiên nghệ thuật đó được người xưa thể hiện qua hình tượng các
thần như thế nào thì tác giả chưa bàn tới.

9
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

5.5. Năm 1997, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam tác
giả Đinh Gia Khánh khi bàn về hình tượng các thần trang 273 tác giả cho
rằng: “bên cạnh vật tổ, thì mọi lực lượng thiên nhiên mà người ta không hiểu
được, không chi phối được, đều có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra
ngoài khuôn khổ bình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người. Thần
có thể đem lại sự may mắn, mà cũng có thể đem lại nỗi rủi ro cho con người.
Thần có thể thiện và cũng có thể ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy
nghiêm và lắm khi lại giận dữ thậm chí thích trả thù. Con người ta không thể
lường được công việc của thần, lại càng không thể chống lại thần, mà chỉ có
cách quy phục, sùng bái. Tôn giáo nguyên thuỷ vì thế mà phát sinh. Thần
thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới. Nhận thưc ấy có phần
chính xác và có phần sai lệch. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố duy vật, yếu tố
hiện thực, thần thoại còn mang những yếu tố của tôn giáo nguyên thuỷ… Đó
là mặt tiêu cực của thần thoại, không thể không vạch ra”.
Như vậy, tác giả Đinh Gia Khánh đã cho chúng ta thấy: các vị thần
cũng mang đặc điểm tính cách của con người. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa cụ
thể hoá phần “nhân tính” trong mỗi vị thần được thể hiện như thế nào. Thần
chính là hiện thân của lực lượng tự nhiên. Và người xưa hiểu rằng thiên nhiên
có khi hiền hoà, có khi lại hung dữ. Không giải thích đựơc điều đó họ đã gán
nó cho một lực lượng siêu nhiên và thế là các thần ra đời. Tuy nhiên các vị
thần được miêu tả như thế nào thì tác giả chưa bàn tới. Đó vẫn là điều để ngỏ
để chúng tôi tìm hiểu trong đề tài này.
5.6. Năm 2004 trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhà xuất
bản giáo dục, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khi bàn
về thể loại thần thoại trang 298 đã cho rằng: “Thần thoại là thể loại truyện ra
đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là
toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những

10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người
thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế
giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan
thần linh) của họ. Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh) có những truyện
như: Thần Trụ Trời, Rắn già rắn lột, Lúa thần, Chú Cuội cung trăng, Sơn
Tinh – Thuỷ Tinh”…
Như vậy các tác giả của cuốn sách đã chỉ ra bản chất của thể loại thần
thoại. Vậy quan niệm của người xưa về thế giới tự nhiên như thế nào? Đề tài
này sẽ làm rõ những điều còn băn khoăn đó.
5.7. Năm 2005 trong cuốn Giáo trình văn học dân gian của trường
Đại học sư phạm Hà Nội các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn
Thị Bích Hà khi bàn về thần thoại trang 19 có viết “Hình tượng thần trong
thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân
thực nhận thức thế giới của người xưa. Thông qua hàng loạt những hình
tượng thần, người ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm thẩm
mỹ của họ”. Trang 33 tác giả khẳng định: “Trong những câu chuyện thần
thoại, hình tượng thần là hình tượng trung tâm của sự sáng tạo nghệ thuật
của thần thoại”. Trang 35 tác giả nhấn mạnh: “Hình tượng thần trong thần
thoại mang những nét nguyên sơ của sự sáng tạo nghệ thuật, nó vừa hồn
nhiên mộc mạc, vừa kỳ lạ phóng khoáng. Nó vẫn có thực nhưng vẫn đầy hấp
dẫn bởi tính chất trẻ trung, mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con người
chưa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội. Thần chính là những phác thảo đầu tiên
và vô cùng quý giá của những nhân vật văn học sau này”.
Tác giả đã viết rõ ràng về hình tượng thần. Tuy nhiên tác giả mới chỉ
dừng lại ở việc liệt kê về ngoại hình, chức năng, hành trạng các thần mà chưa
phân tích sâu sắc.

11
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Trên đây là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện và mở rộng đề
tài này.

12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG


1.1. KHÁI NIỆM VỀ THẦN THOẠI
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về khái niệm “thần thoại”
“Thần thoại hiểu một cách ngắn gọn theo nghĩa Hán Việt là những
truyện kể về các thần” [Dẫn theo 13;17].
E.M. Mêlêtinxki, nhà khoa học xã hội nhân văn nổi tiếng Xô Viết cho
rằng: “Từ “thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền
thuyết, truyền thoại, thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị thần,
các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về
các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố
của nó – thiên nhiên và văn hoá” [2;74].
Đây là một định nghĩa khá hoàn chỉnh về thần thoại. Tuy nhiên còn rất
nhiều định nghĩa khác.
Các Mác, nhà bác học, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản thế
giới cho rằng: “Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần đầu tiên
của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo lại
bằng những hình tượng nghệ thuật vô ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian”
[5;74].
Trong sách Từ điển văn học danh từ thần thoại được xác định:
“Truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh những khát vọng của con người
thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên – Truyện thần thoại “Sơn Tinh
– Thuỷ Tinh”. Nhân vật thần thoại” [4;893].
Tác giả Đinh Gia Khánh thì cho rằng thần thoại là những tác phẩm văn
học xuất hiện sớm nhất. Ở nước ta, “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của
người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt” [5;274].

13
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Tác giả Trần Gia Linh thì định nghĩa: “ Thần thoại là những truyện cổ
có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc những con người, con vật mang
tính thần kỳ, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người
viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội” [7;4].
Cũng trong cuốn sách này, Trần Gia Linh nói về khái niệm thể loại thần
thoại như sau: “Trong thời bình minh của lịch sử nhân loại, trình độ sản xuất
và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con người còn rất thấp. Sông dài,
núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là những điều bí mật vô cùng. Khi
thì những hiện tượng đó tạo thành những điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
Khi thì lại trở thành những khó khăn, nguy hiểm đe doạ cuộc sống, gây cho
con người cái cảm giác “Sợ hãi, ngạc nhiên, kính phục”, buộc họ phải tìm
hiểu và giải thích. Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành thần thoại” [7;4,5].
Trong sách Về văn học nghệ thuật Mác viết: “Bất cứ truyện thần thoại
nào cũng dùng tưởng tượng, mượn tưởng tượng để chinh phục, chi phối tự
nhiên, đem tự nhiên mà hình tượng hoá” [10;100].
Trước khi bước vào thời kỳ có giai cấp, dân tộc nào cũng sáng tạo thần
thoại. Đó là một loại truyện cổ dân gian đặc biệt góp phần “tổ chức kinh
nghiệm, thể hiện những ý kiến và hình tượng, để kính thích năng lực của tập
thể cần lao” (Gorky) trong thời đại nguyên thuỷ.
Tuy vậy, sự nẩy sinh và bảo tồn truyện thần thoại của các dân tộc
không giống nhau. Ấn Độ thường được coi là xứ sở của thần thoại. Tập thần
ca Rig Veda và kho thần tích Purana cùng hai tập sử thi Ramayana và
Mahabrahata đã bảo lưu di sản thần thoại nổi tiếng gợi lại tuổi thơ ấu của
nhiều dân tộc gắn bó với nhau trên một lục địa khá rộng của Hằng Hà và Hy
Mã Lạp sơn. Ở châu Âu thần thoại Hy Lạp được bảo tồn trong những thiên sử

14
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

thi nổi tiếng Iliát và Ô đi xê. Thần thoại Hy Lạp “không những là cái nôi phát
sinh mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp”.
Ở Việt Nam, thần thoại truyền lại ngày nay còn ở tình trạng tản mạn.
Nước ta khi đang ở thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì liên
tiếp bị nạn ngoại xâm ở phương Bắc tràn xuống. Chính quyền xâm lược nhà
Hán đã ra công tàn phá tất cả, những gì không phù hợp với mục đích đồng
hoá của chúng. Thần thoại Việt Nam được giữ gìn chu đáo. Các nhà Nho
phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng ngoại lai, quan niệm “vua cai quản cả
bách thần” đã làm khái niệm “thần” rất phức tạp. Chữ viết của ta lại có
muộn, các nhà sưu tầm thần thoại Việt Nam chú trọng đến các nhân vật
“thần” có tên trong lịch sử nhiều hơn và cố uốn nắn những chỗ thần kỳ trong
thần thoại theo nhân tích, do vậy thần thoại Việt Nam biến tướng khá nhiều.
Theo cách hiểu thông thường của người Việt Nam hiện nay “thần” phức tạp
về tính chất và mà lại phong phú về số lượng. Thần thời nguyên thuỷ, thần
thời phong kiến, thần cõi người, thần cõi âm ty lẫn lộn…rất khó phân biệt.
Sự thật người Việt trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ
vì sống phiêu bạt, vô định nên chưa nhận được cái “chết”, chưa có quan niệm
linh hồn sau khi chết. Trong đầu óc người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn.
Về sau trong xã hội thị tộc cuộc sống định cư giúp cho con người nhận thức
được sự chết và từ đó nẩy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh
hồn biến hoá thành đa thần luận.
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì định nghĩa:
“thần thoại là thể loại ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể
dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng
về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ,
siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lý giải
các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có

15
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ. Chẳng hạn thần thoại Việt (dân
tộc Kinh) có những truyện như: “Thần trụ trời”, “Rắn già rắn lột”, “Lúa
thần”, “Chú Cuội cung trăng”, “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”…[3;298].
Như vậy chúng ta thấy có rất nhiều cách định nghĩa về thần thoại. Mỗi
định nghĩa được nêu ra là một cách nhìn về thể loại này.
1.2. ĐIỀU KIỆN NẢY SINH:
Các Mác đã từng phát biểu rằng: “Thần thoại với tư cách là hình thức
văn hoá tinh thần đầu tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình
thức xã hội đã được tái tạo lại bằng những hình tượng nghệ thuật vô ý thức
bởi trí tưởng tượng dân gian”.
Như vậy đại bộ phận thần thoại đều đề cập đến việc giải thích những
hiện tượng tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như mưa, gió,
nước lũ…Ở thời kỳ đồ đá mới trở về trước chúng ta chưa thấy dấu vết gì
chứng tỏ lúc này đã có nghề nông nghiệp nguyên thuỷ ra đời. Cho nên có thể
kết luận rằng thần thoại chưa thể là sản phẩm tinh thần của giai đoạn lịch sử
này. Muốn có điều đó phải đợi đến thời đại sau này khi thực tiễn xã hội đòi
hỏi phải giải thích tự nhiên để tiến hành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp; đòi hỏi phải tìm hiểu xã hội và giải thích địa vị, tác dụng của các tập
đoàn xã hội trong sản xuất, cũng như khi năng lực trừu tượng hoá, khái quát
hoá của tư duy con người đã đạt đến mức có thể tạo ra được những cốt truyện
để thuyết minh, những tình tiết mạch lạc, có hệ thống: Thời đại đồ đồng. Về
thời đại đồ đồng, hiện nay chúng ta tìm thấy được rất nhiều di tích lưỡi giáo,
mác, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng tìm thấy ở Bắc Ninh, Hà Nam, Thanh
Hoá, trống đồng ở Đông Sơn (Thanh Hoá), bốn mũi tên đồng ở làng Chinh
Giáp - Đông Sơn và đặc biệt là hơn 10.000 mũi tên đồng ở thành Cổ Loa
(thuộc Đông Anh – Hà Nội) tìm thấy ngày 17/7/1959…Lẫn với những đồ

16
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

bằng đồng, người ta còn đào được ở Đông Sơn một mũi giáo bằng đồng và sắt
tiếp hợp và các vật khác bằng sắt.
Sự xuất hiện của công cụ bằng đồng đã đánh dấu bước phát triển mới,
to lớn, có ý nghĩa cách mạng trong việc tác động vào tự nhiên của con người.
Thật vậy, muốn có những công cụ bằng đồng như lưỡi giáo, mác, cày,
rìu…người Việt cổ đã phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật mà trước đây đối
với họ hoàn toàn xa lạ, đòi hỏi họ phải có sự tích luỹ khá phong phú về tri
thức. Ví dụ muốn đúc được những công cụ trên, tổ tiên chúng ta tất phải biết
cách nấu quặng đồng trong những lò luyện kim nguyên thuỷ, phải biết cách
pha chì với đồng theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hợp kim mới:
đồng thau. Có được đồng và đúc nó thành những công cụ sản xuất, người Việt
Cổ đại đã phải giải quyết nhiều khó khăn cũng như đã có nhiều cống hiến
sáng tạo cho nền văn hóa chung. Đó là chưa kể con người lúc đó còn phải giải
quyết hàng loạt những vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm và khai thác quặng
chì, đồng; vấn đề đắp lò, đóng khuôn…cho nên dù trình độ kỹ thuật đúc đồng
lúc đó còn thô sơ thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn thấy rõ ràng với sự xuất
hiện của công cụ bằng đồng và kỹ thuật đúc đồng, sức sản xuất của xã hội đã
có những tiến bộ vượt bậc.
Nếu như trong những giai đoạn trước người ta mới biết cải biến những
vật sẵn có trong tự nhiên như cành cây, hòn đá để làm công cụ hoặc cùng lắm
mới biết nặn đồ gốm, thì bây giờ con người đã tổng hợp được tri thức, sáng
kiến của mình và vận dụng nó để chế tạo ra những công cụ tinh vi, phức tạp
như lưỡi mác, mũi tên, trống đồng…mà trước đó con người chưa bao giờ làm
được. Đối với nền sản xuất của xã hội thì tác dụng của những công cụ lao
động bằng đồng này nhất định có ý nghĩa lớn hơn, trực tiếp hơn, hiệu quả hơn
nhiều so với rìu đá, búa đá. Còn về đồ gốm thì tuy là một bước tiến quan

17
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

trọng nhưng vẫn chỉ có tác dụng hạn chế trong phạm vi sinh hoạt của con
người hơn là có tác dụng trực tiếp đối với sản xuất.
Công cụ sản xuất mới xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt
của xã hội.
Người Việt cổ biết đánh cá từ thời đại đồ đá mới nhưng chắc chắn rằng
nghề đánh cá lúc này chưa được phát triển phải đến giai đoạn đồ đồng, nó mới
có những bước tiến quan trọng. Người ta tìm thấy rất nhiều chì lưới bằng đất
nung ở Đông Sơn và những lưỡi câu đúc bằng đồng nữa. Chắc rằng tổ tiên
chúng ta ở giai đoạn này không chỉ đánh cá trên sông, hồ, đầm, ao mà còn
tiến hành đánh cá ở miền ven biển nữa. Chứng cớ là trên trống đồng đã phát
hiện được, ta còn thấy khắc những hình thuyền đi bể vừa to vừa chắc chắn.
Việc săn bắn của người Việt cổ ở giai đoạn đồ đồng so với trước cũng
đã phát triển nhiều. Nếu như trước đây người ta chỉ biết săn bắn bằng những
mũi lao mài bằng đá, bằng xương thì bây giờ người ta đã có những mũi giáo,
mác tên… bằng đồng. Sự xuất hiện công cụ bằng đồng không chỉ có tác dụng
thúc đẩy nghề đánh cá và săn bắn phát triển mà tác dụng chủ yếu là làm xuất
hiện một ngành sản xuất mới: nghề nông nguyên thuỷ.
Nghề săn bắn và đánh cá phát triển mà nhất là nông nghiệp nguyên
thuỷ ra đời đem lại cho con người nguồn lương thực dồi dào hơn. Do lương
thực dồi dào nên có lúc thú vật săn bắn được đem về ăn không hết phải nhốt
lại đến hôm sau. Dần dần người ta có ý niệm nuôi gia súc làm lương thực dự
trữ. Người ta ước đoán xã hội có những người chuyên làm những công cụ
bằng đồng như giáo, mác, tên, lưỡi cuốc, lưỡi cày, trống đồng…chắc rằng thủ
công nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất độc lập. Như thế tức là công cụ
bằng đồng xuất hiện đã đẩy mạnh nền sản xuất xã hội đồng thời cũng đã mở
rộng rất nhiều phạm vi tác động vào tự nhiên của con người. Mà địa bàn hoạt
động càng được mở rộng thì lại đòi hỏi con người càng phải giải quyết nhiều

18
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

khó khăn, càng buộc con người phải tiến lên một bước tìm hiểu và giải thích
tự nhiên. Trong quá trình phát triển của xã hội lại đẻ ra những mâu thuẫn:
Làm thế nào để có được những mủng, những thuyền để ra khơi đánh cá? Làm
thế nào để có được lưới, làm thế nào lợi dụng được sức gió để thuyền khỏi
phải chèo, dựa vào đâu để biết được lúc nào có gió to, bão lớn để hoãn buổi ra
khơi?…
Về săn bắn và chăn nuôi cũng vậy. Khi thú vật săn được không ăn hết
phải để dành đến hôm sau, nghề chăn nuôi nguyên thuỷ ra đời thì đồng thời
cũng xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lĩnh vực này. Làm thế nào để
thuần dưỡng động vật? Chăm nom thế nào để chúng được sinh sôi nảy nở?
Khi chúng mắc bệnh phải tìm lá gì để trị? Chăn dắt thế nào để chúng không
thất lạc? Con người tiến dần từ nông nghiệp nương rẫy đến nông nghiệp đồng
bằng. Trong quá trình đó con người phải đấu tranh với tự nhiên. Chính vì phải
va chạm, tác động vào tự nhiên trong sản xuất nên họ thấy bức thiết phải quan
sát, tìm hiểu, giải thích tự nhiên phù hợp với nhận thức lúc đó của mình.
Khi canh tác nông nghiệp con người phải trả lời các câu hỏi: Tại sao lại
có mưa, gió, sấm sét? Tại sao khi thì nắng gay gắt làm cho cây cối khô cằn,
khi lại mưa tràn trề gây nên ngập lụt, làm khó khăn cho việc canh tác của con
người? Hiện tượng nước sông, nước biển dâng lên rút xuống là tại đâu?…
Như chúng ta biết, sức sản xuất trong: nông nghiệp, chăn nuôi, thủ
công nghiệp…ở thời đại đồ đồng rất phát triển. Quan hệ xã hội của con người
ngày càng được mở rộng hơn. Sức sản xuất phát triển đã khiến lao động của
con người có khả năng sản xuất được nhiều hơn số lương thực tối thiểu mà họ
cần thiết để sinh sống. Do đó xã hội đã có sản phẩm dư thừa và chế độ tư hữu
nguyên thuỷ ra đời.
Thực tiễn xã hội đó đã đặt trước con người lúc này phải trả lời câu hỏi:
Vì sao những người phải lao động nặng nhọc, phải hy sinh trong chiến tranh

19
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

lại sống một cuộc đời hết sức thiếu thốn, khổ sở trong khi những kẻ không
phải lao động cũng không phải hy sinh trong chiến tranh lại được sống sung
sướng, no ấm.
Nhưng lúc này trình độ tri thức của con người đã tương đối phát triển,
trình độ phân tích và tổng hợp, trừu tượng và khái quát đã đạt đến mức độ có
thể giải thích thế giới hoặc bước đầu nhận biết để cải tạo thế giới mặc dầu
rằng nó hãy còn rất sơ khai. Tất cả những yêu cầu đấu tranh sản xuất và đấu
tranh xã hội trên là cơ sở đồng thời là điều kiện quyết định sự ra đời và phát
triển của thần thoại và cũng chính vào lúc mà xã hội tiến đến giai đoạn đồ
đồng là lúc tổ tiên chúng ta có đầy đủ điều kiện chủ quan và khách quan để
sáng tác thần thoại.
Thần thoại là sản phẩm tất yếu của giai đoạn xã hội cộng sản nguyên
thuỷ đang chuyển sang chế độ nô lệ. Tóm lại ta có thể kết luận rằng mặc dầu
các truyện thần thoại đều bao trùm tính chất hoang đường, thần linh chủ nghĩa
nhưng sứ mạng chủ yếu của nó vẫn là phục vụ cho sản xuất, cho cuộc đấu
tranh chống áp bức, chống ngoại xâm. Ra đời do những nhu cầu lịch sử và
trên cơ sở một điều kiện nhất định của trình độ sản xuất, thần thoại Việt Nam
thể hiện lòng ước muốn và cố gắng tìm hiểu vũ trụ, thế giới để vươn lên trong
lao động, và đấu tranh của tổ tiên người Việt Nam chúng ta.

Như vậy có thể nói, thần thoại hình thành từ ba nguồn chủ yếu. Một là,
từ mối mâu thuẫn lớn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên với
hiểu biết thấp kém về giới tự nhiên của người xưa. Hai là, từ khát vọng vươn
lên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục sức tự nhiên của con
người. Ba là, từ khát vọng giải thích các mối quan hệ mới nảy sinh và ngày
càng đa dạng giữa con người với chính mình, với người khác, giữa cộng đồng
này với cộng đồng khác.
1.3. PHÂN LOẠI

20
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Theo tác giả Đỗ Bình Trị: "Thần thoại có thể chia thành hai nhóm: 1/
Thần thoại suy nguyên và 2/ Thần thoại sáng tạo.
Thần thoại suy nguyên là những thần thoại giải thích nguồn gốc của
một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà con người thời cổ nói chung
và cộng đồng tộc người chủ nhân của mỗi “hệ” thần thoại nói riêng cho là có
quan hệ đến sự sống còn của họ. Chẳng hạn ở thần thoại suy nguyên của
người Việt, đó là những truyện kể về nguồn gốc của trời đất, núi sông, của
loài người và vạn vật, của cộng đồng mình và các tộc anh em,...và những
truyện kể về nguồn gốc của những hiện tượng, những lực lượng tự nhiên như
mưa gió, sấm sét, hạn lụt... Những truyện đưa vào sách giáo khoa (Thần Trụ
Trời, Đi san mặt đất, Cóc kiện trời, Kinh và Bana là anh em) đều là thần
thoại suy nguyên.
Thần thoại sáng tạo là những thần thoại giải thích nguồn gốc của
những sự vật, hiện tượng tạo thành “thiên nhiên thứ hai” của con người (chữ
dùng của M.Gorki), tức là nền văn hoá”. [11;67].
Thần thoại suy nguyên được sáng tác để giải thích tự nhiên. Thần thoại
sáng tạo (thần thoại lịch sử) ra đời muộn hơn và thể hiện khát vọng của con
người.
Nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên là hình tượng các vị
thần. Thần trong thần thoại được chế tác theo hình dạng con người và cuộc
sống của con người.
Mục đích chính của thần thoại suy nguyên là để nhằm giải thích tự
nhiên. Hay nói khác đi, chức năng của thần thoại là nhận thức tự nhiên, trả lời
các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Ví dụ: Tại sao có sấm chớp (truyện Thần
Sét), tại sao có nước thuỷ triều lên xuống (truyện Thần Biển), trời đất đã
phân chia như thế nào (truyện Thần Trụ Trời), con người đã sinh ra như thế
nào (truyện mười hai Bà Mụ).

21
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

CHƯƠNG 2: THẦN – NHÂN VẬT TRUNG TÂM


TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN
Có thể nói thần thoại là một phương thức nhận thức thực tại khách quan
đặc biệt, nó tương đương với nhiều phương thức nhận thức khác như phương
thức tôn giáo, phương thức nghệ thuật, phương thức triết học, phương thức
khoa học...Những vấn đề mà thần thoại quan tâm, suy cho cùng cũng chính là
những vấn đề mà các hình thái ý thức tinh thần khác tìm cách lý giải. Đó là
sự tồn tại của thế giới vật chất, thế giới tinh thần, sự tồn tại của vũ trụ và nhân
loại, của tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ giữa ý thức và vật chất...Trong
tính nguyên hợp điển hình của mình, thần thoại luôn luôn là kho tàng tri thức
chung của người nguyên thuỷ. Nếu như người nguyên thuỷ có sự bình đẳng
đơn giản về kinh tế thì đồng thời họ cũng có sự bình đẳng trong nhận thức:
các thành viên của cộng đồng tộc người bình đẳng trước thánh thần chung của
họ và họ được trang bị những vốn tín ngưỡng như nhau. Nội dung thần thoại
chính là những tri thức chung đó.
Để nhận thức thế giới, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra một loạt
hình tượng các thần. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu
một số đặc điểm của thần – nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên.
2.1. KHÁI NIỆM “THẦN”
“Trong thần thoại, thế giới là thế giới các thần, “nhân vật” trong đó
là các vị “thần”, con người chưa có vai trò gì. Đến sử thi, lần đầu tiên, con
người mới thực sự xuất hiện và là nhân vật trung tâm, tuy thế giới các “thần”
vẫn ngự trị. Các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của quan niệm vạn vật
đều có linh hồn, quan niệm “thần” và người đồng hình, đồng tính...của tư duy
vốn mang những nét đặc thù của người thời cổ. Ở đây từ “thần” phải được
đặt trong dấu ngoặc kép, vì hai lẽ: 1/để tránh lẫn lộn với những khái niệm
thần, thánh, Ngọc Hoàng...của các tôn giáo đời sau và 2/ để có một tên gọi

22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

chung cho cả “họ nhà thần” (chữ dùng của Nguyễn Đổng Chi) mà tên gọi cụ
thể ở các văn bản thần thoại hết sức linh tinh tuỳ theo cách gọi của các đời
sau, các địa phương, các dân tộc...và các nhà biên soạn (như ông, bà, thánh
thần, tinh...). Như vậy cần hiểu khái niệm “thần” trong thần thoại trên cơ sở
quan niệm vạn vật hữu linh của người thời cổ và tránh những suy diễn đơn
thuần dựa vào các tên gọi trong văn bản.’’ [11;72].
2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THẦN TRONG
THẦN THOẠI
2.2.1. Xuất phát từ sự tôn sùng tự nhiên của dân gian.
Thần thoại ra đời trong xã hội nguyên thuỷ. Để duy trì cuộc sống người
nguyên thuỷ phải lao động sản xuất để tồn tại. Nhưng những hiện tượng liên
quan đến đời sống lại nằm ngoài tầm hiểu biết của họ. Trình độ của loài người
chưa cho phép họ hiểu được các hiện tượng ấy trong khi nhu cầu của cuộc
sống lại buộc phải giải thích chúng. Cho nên họ đã có những nhận thức sai
lệch, những quan niệm huyễn hoặc về thế giới. Khi nói về cái ngu muội,
Ăngghen giải thích: “cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên,
về sự cải tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu
nhiệm...thường thường chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi...tức là trình
độ kinh tế thấp kém của thời kỳ tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về
tự nhiên...” [8;52].
Trong xã hội nguyên thuỷ các lực lượng tự nhiên mà con người chi
phối được thì ít, các lực lượng tự nhiên đe doạ con người thì nhiều. Từ chỗ sợ
hãi các lực lượng tự nhiên luôn luôn đe doạ mình vì không đủ cơ sở khoa học
để giải thích chúng cho nên con người đi đến chỗ sùng bái những lực lượng
ấy. Những vị thần trong thần thoại phần lớn là những lực lượng tự nhiên mà
người ta chưa chế ngự được. Thần Mặt trời, Mặt trăng, thần Mưa, thần Gió,
thần Biển được miêu tả khác nhau.

23
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Người nguyên thuỷ có một quan niệm hỗn hợp về thế giới, họ đem bản
thân mình với các sự vật, các lực lượng trong giới tự nhiên hợp thành một. Họ
đem sức sống, ý nghĩ, cảm xúc của mình gán cho giới tự nhiên, từ các loài
chim, loài thú, cho đến các vật vô tri vô giác. Tôtem giáo – một trong những
hình thức tôn giáo sớm nhất ra đời từ đó.
Những lực lượng thiên nhiên mà người ta không hiểu được, không chi
phối được đều có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ
bình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người. Thần có thể thiện, có thể
ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy nghiêm và lắm khi lại giận dữ thậm
chí thích trả thù. Con người ta không thể lường trước được công việc của
thần, càng không thể chống lại thần mà chỉ còn cách quy phục, sùng bái các
thần. Vì thế Mác đã gắn thần thoại với thời kỳ “ thơ ấu ” của loài người, coi
đó là “nghệ thuật vô ý thức” của con người thời nguyên thuỷ và nhận định:
“thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự
nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [8;100].
Người nguyên thủy không thấy được rằng nguyên nhân của hiện tượng
thuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng, nguyên nhân gây ra sấm sét
là do hai luồng điện trong không gian gặp nhau gây thành tiếng nổ mà chỉ
thấy sét có sức mạnh ghê gớm như có thể đánh chết người, làm cháy nhà, đổ
cây. Và thế là các thần Biển, thần Sét đã được ra đời trong sự sợ hãi, ngưỡng
mộ sức mạnh tự nhiên của người xưa.
Không giải thích nổi hiện tượng rét tháng ba người nguyên thuỷ gán
nguyên nhân của hiện tượng trên cho một lực lượng siêu nhiên, cho Ngọc
Hoàng: “thương con, Ngọc Hoàng cho làm rét lại mấy hôm” (Nàng Bân).
Trong khi đó thực chất của hiện tượng này như sau: “Miền Bắc cực lạnh giá,
là những biển băng rộng mênh mông. Băng đóng suốt mùa đông dày hàng
chục thước...Vào khoảng cuối mùa đông đầu mùa xuân, lúc mặt trời xuất hiện

24
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

ở chân trời, những tia nắng ấm của mặt trời toả xuống quả đất, xuống Bắc
cực, làm băng tan dần...Băng tan cần phải có nhiều nhiệt lượng. Cũng như
khi ta cầm một cục nước đá đang chảy thì thấy tay lạnh buốt. Nước đá chảy
đã hút nhiệt lượng ở bên ngoài, trong đó có nhiệt lượng toả ra ở tay chúng
ta. Băng ở Bắc cực tan đã hút nhiệt lượng ở xung quanh và làm cho không
khí trở nên rét lạnh. Cho nên những ngày băng tan là những ngày lạnh nhất.
Hơi lạnh tràn về phía Nam gây ra những trận rét vào khoảng tháng ba âm
lịch” [6;28]. Đó là cơ sở khoa học của hiện tượng rét tháng ba mà dân gian
vẫn gọi là rét nàng Bân.
Để tạo điều kiện cho sản xuất và khắc phục những khó khăn do tự
nhiên gây ra, tổ tiên chúng ta hiểu rõ tính chất của mưa: Mưa thì tốt nhưng
không đều lại gây ra hạn hán hay úng lụt. Nhưng họ lại không giải thích được
rằng mưa là do nước ở hồ, ao, sông, biển bốc hơi lên cao gặp lạnh đọng lại,
khi nặng rơi xuống thành mưa. Họ cho rằng mưa không phải là do trời,
không phải là “nước mắt của ả Chức chàng Ngưu” mà chính là nước đi từ
sông biển rồi lại trở về sông biển “thần mưa thường xuống hạ giới hút nước
sông nước biển rồi lại trở về sông biển" (truyện Thần Mưa).
Có thể lúc này người ta đã quan sát thấy những trận lốc cuốn mây lại
thành một cột lớn hút nước ở một khúc sông nào đấy lên trời và họ đã hình
dung ra đó chính là thần Mưa, xuống hút nước và thần có hình rồng. Song
thực ra cơn lốc có thể cuốn cả những thứ khác như nhà cửa, cây cối... Tính
chất đó của hiện tượng này đã được người nguyên thuỷ giải thích như sau:
“...thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn sông biển không hút lại nhè đồng ruộng
hoặc nhà cửa mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ” (truyện Thần Mưa).
Người xưa chưa thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng: Họ
chưa thấy được giữa con người và động vật có một mối liên hệ, sự vật hoàn
thiện do sự phát triển bên trong loài vật chứ không phải do thiên thần xuống

25
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

“tu bổ”. Trên thực tế, không có cuộc “tu bổ các giống vật” nào cả chẳng qua
là do sự ấu trĩ của con người chưa đủ hiểu bản chất của sự vật mà thôi.
Vì không hiểu bản chất các hiện tượng họ đã diễn đạt sự yếu đuối và
bất lực của mình trước tự nhiên bằng những hình ảnh kỳ quái của tưởng
tượng. Hình tượng các thần chính là biểu hiện cho những lực lượng bên ngoài
thống trị họ. Vì vậy hình tượng nhân vật thần trong thần thoại đã ra đời trên
cơ sở sự tôn sùng tự nhiên của dân gian.
2.2.2. Xuất phát từ khát vọng khám phá tự nhiên của dân gian.
Trước khi săn bắn, đánh cá tập thể, người nguyên thuỷ thường họp
nhau lại để diễn tập những khâu của công việc. Lúc thắng lợi trở về họ thường
diễn lại những kỳ tích lao động. Những sinh hoạt tập thể ấy đã rèn luyện cho
nhau những kỹ thuật sản xuất, những hiểu biết về tự nhiên tích luỹ được
trong lao động. Trong cuộc đấu tranh sản xuất, người ta quan sát các hiện
tượng, các sự vật trong tự nhiên. Quan sát càng tinh tường, hiểu biết càng
phong phú thì kết quả lao động càng cao.
Thay thế cho trình độ khoa học còn thấp, người nguyên thuỷ đã “mượn
tưởng tượng” để giải thích, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên và mơ ước chinh
phục tự nhiên. Nạn bão lụt thường xuyên xảy ra trên vùng châu thổ Bắc bộ,
Trung bộ được phản ánh rõ rệt trong thần thoại Sơn Tinh – Thuỷ Tinh. Người
cổ đại muốn truyền cho nhau kinh nghiệm “hàng năm cứ vào tháng bảy,
tháng tám thấy Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh báo thù”. Do vậy, nhân dân
cần phải đắp bờ, ngăn lũ sớm để đề phòng lụt lội.
Bên cạnh việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, người nguyên thuỷ
còn phóng trí tưởng tượng bay bổng, mơ ước giảm nhẹ sức lao động. Hạt lúa
thần to bằng cái bát tự động chạy về nhà thể hiện niềm mơ ước ấy.
Việc tìm hiểu và giải thích thế giới tự nhiên thường gắn với việc giải
thích và tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ. Tư duy của nguời nguyên thuỷ dẫu có hồn

26
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

nhiên đến đâu thì cũng phản ánh sự phát triển của nhận thức thực tiễn của con
người, phản ánh các mối liên hệ giữa thế giới khách quan với con người thông
qua lao động sản xuất.
Những truyện ông Đổng, ông Chống Trời, ông Đào Sông, ông Xây Rú,
ông Kể Sao ,ông Tát Biển…tượng trưng cho sức lao động của con người sáng
tạo thế giới không chỉ phản ánh sự tìm hiểu mà còn phản ánh sự cải tạo thế
giới nữa. Chỉ một truyện ông Chống Trời cũng giúp ta có nhận xét: Người
nguyên thuỷ chưa biết vũ trụ lúc đầu tiên ra sao nhưng họ quan niệm khi chưa
có vũ trụ thì trời đất chỉ là một đám hỗn độn. Trước khi thần xuất hiện, thế
giới đã có một cái gì rồi chứ không phải là một cõi hư vô. Đúng như Lê nin đã
nhận định: “ Người ta đã tạo ra thần theo hình dạng của người”.
Trong quá trình lao động tư duy phát triển đã thúc đẩy lao động tăng
nhanh hiệu quả. Họ đã biết gửi vào đất những hạt cây, rau, củ hái lượm được
để ăn dần và thế là nghề trồng trọt xuất hiện. Nhờ kỹ thuật săn bắn ngày càng
cao, thú rừng săn bắn được ngày càng nhiều, không ăn hết, con người giữ lại
nuôi để ăn dần, từ đó chăn nuôi ngày càng phát triển. Lực lượng tự nhiên luôn
đe doạ con người. Vì thế họ luôn tha thiết quan tâm đến giới tự nhiên. Họ đã
tưởng tượng ra các vị thần để chinh phục tự nhiên. Quan niệm sơ khai về vũ
trụ của người Việt Nam cổ đại thường gắn liền hai khái niệm Trời và Đất và
coi đó là nguồn gốc của mọi vật. Mặc dù bị nhiều điều kiện lịch sử hạn chế,
nhận thức của người nguyên thuỷ còn non nớt nhưng thần thoại Việt Nam
chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh có tính chất sáng tạo. Người
Việt Nam không có sự đề cao Trời, Đất, thần thánh đến mức tối linh, tối
thiêng khiến cho con người chỉ biết cúi đầu chịu mọi sự chi phối của lực
lượng siêu phàm ấy. Thần Sét có sức mạnh ghê gớm nhưng có phen bị một
anh chàng dân thường đánh cho một trận nên thân. Cóc, cáo, gấu, cọp hợp

27
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

quần đã đánh bại các thiên thần và làm cho Ngọc Hoàng run sợ vì mưu cơ và trí
dũng (Cóc kiện trời).
Các nhân vật thần làm nên nhiều kỳ tích, nhưng thần nào cũng dùng
sức lao động của mình mà cải biến tự nhiên, không phải do phép màu “hô
phong hoán vũ”. Thần Gió phải dùng quạt mà làm ra gió, thần Mưa phải
“xuống hạ giới hút nước sông, nước biển vào bụng cho no mới có thể phun
nước cho thế gian”. Thần Sét thường ngủ vào mùa đông, chỉ có thể tác oai tác quái
vào mùa hạ.
Thực tiễn sản xuất yêu cầu con người phải biết nhận xét và giải thích
các hiện tượng tự nhiên để phục vụ cho đời sống, cho hoạt động sản xuất của mình.
Ở giai đoạn cuối xã hội cộng sản nguyên thuỷ, sự xuất hiện của nghề
nông, chăn nuôi, thủ công nghiệp, săn bắn và đánh cá phát triển đã mở rộng
khả năng tác động vào tự nhiên của con người. Mà muốn tác động vào tự
nhiên, con người không thể không tìm hiểu và giải thích nó. Nhờ phần nào
hiểu biết tự nhiên, nắm được một số đặc điểm của các hiện tượng nên con
người có thể sống rải rác ở nhiều nơi như miền núi, đồng bằng, miền ven
sông, ven biển, có thể thích nghi được với khí hậu đổi thay, với những điều
kiện sinh hoạt mới. Và thế là thần Núi, thần Biển...ra đời từ đó.
Người nguyên thuỷ không giải thích được thần sinh ra từ đâu nên thần
thoại cho rằng họ do trời phái xuống. Cách giải thích tự nhiên bộc lộ sự ngây
thơ, ấu trĩ của mình. Thế giới vạn vật, theo họ: là thế giới vật chất hỗn độn,
quan hệ giữa các sự vật tuy là quan hệ biện chứng nhưng sự liên quan đó
được giải thích hết sức “ngộ nghĩnh”. Sự có mặt của con người, môi trường
tự nhiên, của vũ trụ mà họ đang sống cũng gây cho họ những suy nghĩ, thắc
mắc và họ khao khát giải thích. Vũ trụ hoang sơ buổi đầu được hình thành
hoàn thiện từ đâu? Theo họ, là nhờ lần “vươn tay đẩy trời” và “đội trời” của
hình tượng nhân vật thần trong thần thoại các dân tộc.

28
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Người xưa luôn ước mơ khám phá, tìm hiểu vũ trụ. Điều đó cho thấy
trí tưởng tượng của họ thật táo bạo, khát vọng chiến thắng của họ thật mãnh
liệt.
Như vậy, nằm trọn vẹn trong một hình thái kinh tế xã hội “một đi
không trở lại” hình tượng nhân vật thần đã ra đời trên cơ sở sự tôn sùng tự
nhiên và khát vọng khám phá tự nhiên của dân gian.

2.3. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THẦN.
Đề tài chủ yếu của thế giới thần thoại là hướng tới thế giới tự nhiên và
mối quan hệ của nó với đời sống con người. Truyện thần thoại thường kể về
sự tích các thần. Nhân vật chính của thần thoại là thần và bán thần. Người
nghệ sĩ dân gian đã mượn các thần để giải thích các hiện tượng thiên nhiên
(Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển), giải thích nguồn gốc vũ trụ (Thần Trụ
Trời), nguồn gốc loài người (Truyện đẻ trăm trứng) và muôn vật. Cách giải
thích của người xưa tuy còn ấu trĩ và tự phát nhưng ta vẫn có thể nhận ra
những yếu tố duy vật biện chứng; thể hiện khả năng của con người trong việc
nhận thức thế giới. Người nguyên thuỷ nhận thức được một cách mơ hồ và
cảm tính một số quy luật của tự nhiên: Ngày và đêm, sống và chết, sự tồn tại
của thế giới vật chất...Quá trình giải thích tự nhiên, con người đã tự nâng
mình lên tầm cao của thần thánh ( công việc khai thiên lập địa, tạo ra đất,
nước, núi, sông được thần tượng hoá qua Thần Trụ Trời).
2.3.1. Đặc điểm về ngoại hình
Nếu như nhân vật trong truyền thuyết là những con người phi thường,
nhân vật trong cổ tích là những con người nhỏ bé thì nhân vật trung tâm trong
thần thoại suy nguyên lại là những lực lượng tự nhiên được thần thánh hoá

29
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

như thần Mưa, thần Gió, thần Biển...và nhân vật thần ở đây lại thường được
miêu tả có thân hình to lớn, kỳ vĩ, kỳ dị.
Thần có thân hình to lớn kỳ vĩ chính là sự mô phỏng sự to lớn của tự
nhiên. Thần Trụ Trời được tác giả dân gian miêu tả là một ông thần có thân
hình to lớn không thể kể xiết, bước chân của thần là từ vùng này sang vùng
khác hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia. Chính thân thể to lớn của thần
đã giúp thần có sức mạnh vô địch để làm công việc vô cùng quan trọng: khai
thiên lập địa.
Ở thế giới còn nhiều bí ẩn này, theo quan niệm của người xưa luôn luôn
tồn tại những vị thần ngự trị để cai quản một lãnh địa nhất định. Nơi biển cả
bao la cũng xuất hiện một vị thần – Thần Biển là một con rùa. Thân hình của
thần to lớn đến mức không thể nào ước lượng được. Điều đặc biệt của thần là
ở chỗ: Thần nằm yên lặng một nơi ngoài biển Đông rộng lớn, không ăn uống,
không làm lụng, không ngủ. Thân hình to lớn ấy chính là sự mô phỏng cái vĩ
đại của biển cả bao la.
Hình tượng nhân vật thần thường gợi lên cảm xúc thẩm mỹ về cái đẹp.
Belinxki - một nhà lý luận văn học Xô Viết đã khẳng định: “Cái đẹp là điều
kiện không thể thiếu được của văn học nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không
có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý”. Nét đẹp khoẻ mạnh của
biết bao thế hệ người nguyên thuỷ đã kết tinh thành vẻ ngoài kỳ vĩ của hình
tượng các thần. Trong thần thoại suy nguyên ngoại hình nhân vật được mô
phỏng theo kích thước của vũ trụ, non sông. Điều đó chứng tỏ trong quan
niệm của người xưa con người và thiên nhiên được hoà vào làm một khối.
Nữ Oa và Tứ Tượng đã kết tóc xe tơ. Nhờ tình yêu lao động họ đã gắn
bó và yêu thương nhau đến trọn đời. Nhờ có thân hình kỳ vĩ họ đã làm nên
những điều kỳ diệu mà tưởng chừng như không thể làm nổi.

30
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Người ta nói rằng trong mỗi truyện thần thoại thường chỉ có một nhân
vật. Và điều đó có thể giải thích bằng “nguyên nhân thần thoại” – Người độc
thân là con người đầu tiên trên trái đất (E.M. Mêletinxki).
Trong thần thoại Việt Nam thần Núi cũng là một vị thần gần gũi với
con người. Thần thường hiện thân là ông già râu tóc bạc phơ. Con người đi
kiếm củi, đốn gỗ, hái nấm, săn thú đều thuộc phạm vi quản lãnh của thần. Vì
vậy người ta rất kính trọng thần Núi. Đặc biệt là thần Tản Viên thì hay can
thiệp vào mọi việc, giúp người đời mỗi khi nguy nan. Chúng ta thấy rằng núi
non là đại diện cho những gì to lớn của tự nhiên. Việc miêu tả thần Núi như
vậy vừa thể hiện được sự vĩ đại của thần, vừa nói lên rằng núi là người bạn
không thể thiếu trong đời sống của con người mọi thời đại.
Sống trên mặt đất không chỉ có các loài thực vật, động vật và loài
người mà còn có các lực lượng khác luôn can thiệp vào cuộc sống của muôn
loài nhất là loài người. Đó là các vị thần. Các vị thần này ác có, thiện có, hành
vi thật là bất trắc. Vì vậy con người phải tìm cách đề phòng họ làm hại, hơn
nữa phải tìm cách kết giao với họ, tranh thủ cảm tình của họ.
Để cai quản một địa hình rộng lớn thì dân gian đã miêu tả thần Nước có
một hình thù cực kỳ vĩ đại. Nước mênh mông có thể là kẻ thù hung dữ của
con người nhưng nước lại rất cần thiết đối với đời sống của chúng ta. Đó là sự
cần thiết nhưng cũng đáng sợ của nước. Thần Nước làm chúa tể của muôn
loài thuỷ tộc. Ba ba, thuồng luồng, cá sấu, rắn là bộ hạ của thần, luôn luôn
phải phục tùng thần. Thần Nước cũng giống như con người, thích dùng gỗ
chò vào việc kiến trúc của mình.
Vén bức màn thần linh chủ nghĩa trong thần thoại, ta bắt gặp bóng dáng
của xã hội tổ tiên ta. Thế giới thần thoại xét cho kỹ chính là bóng dáng của thế
giới loài người. Mức độ kỳ vĩ của ngoại hình nhân vật phụ thuộc vào cảm

31
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

quan nghệ thuật của người nghệ sỹ. Tầm vóc khổng lồ của nhân vật thần chứa
đựng những dự cảm phi thường trong hành trạng của họ.
Khi nói đến việc xây dựng hình tượng trong thần thoại ta không thể
không nhắc đến trí tưởng tượng của dân gian. Quan niệm thần linh chủ nghĩa
và ước mơ trong lao động đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của người xưa đôi
cánh mênh mông. Tính chất tưởng tượng trong những hình thức khái quát
nghệ thuật rộng lớn đem lại cho chúng ta khí thế hào hùng phóng khoáng
cùng với bản chất thơ ngây, hồn nhiên. Hình tượng thần Gió với cái quạt, thần
Sét với lưỡi búa, thần mưa hút nước biển đến căng phình bụng ra để đem đi
phun khắp nơi...đều nói lên trí tượng tượng chất phác nhưng sinh động của
nhân dân.
Cái “đơn vị cơ bản” của một thần thoại không phải là cái gì khác hơn là
sự tích một vị “thần” và hạt nhân của sự tích là hình tượng của vị “thần” ấy.
Trong thần thoại Việt Nam xuất hiện thần Mưa. Thần Mưa được miêu tả với
ngoại hình hoành tráng. Thần có hình rồng. Thần thường xuống hạ giới hút
nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời phun nước cho thế gian có
nước để uống, cầy cấy, cây cỏ được tốt tươi. Thân hình ấy nói lên sự to lớn
của việc làm mưa. Mưa thường diễn ra ở nhiều nơi. Mưa có tác dụng và lợi
ích quan trọng đối với muôn loài.
Để giải thích cho sự xuất hiện của loài người dân gian đã sáng tác ra
hai thần Nam và Nữ hay còn gọi là thần Đực, Cái. Hai thần này có thân hình
rất to lớn. Chính thân hình to lớn ấy là biểu trưng cho sức mạnh của người
Việt Nam. Chúng ta không chỉ khoẻ mạnh mà còn thông minh, nhiệt tình và
sống giàu tình cảm. Đó là nét đẹp ngàn đời của người Việt Nam.
Hình dáng của thần còn là hình dung của con người về cuộc sống. Vì là
người được học hành tử tế nên dân gian đã tưởng tượng thần Văn có hình
dáng một người lớn tuổi, nghiêm trang, mặc áo nhà quan, tay cầm một cái

32
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

hốt. Còn thần Thi Cử lúc nào cũng lo lắng cho việc đèn sách, không để ý đến
hình thức của mình cho nên là một vị thần xấu xí. Người ta thường hình dung
thần có mặt mũi nhăn nhó, không râu, tay trái cầm cái nghiên, tay phải cầm
bút lông, người nghiêng ra trước, chân trái nhấc lên phía sau như sắp chạy,
thân hình lại để trần, chỉ quấn qua một miếng vải phía dưới, còn chân phải
đạp lên lưng con rùa. Thần Áo Đỏ (Hồng Y) lại luôn bao che cho những thí
sinh học kém.
Thần Tài là biểu trưng cho sự thành đạt, mãn nguyện của con người
cho nên dân gian đã khéo léo hình dung ra thần là một ông lão béo trắc, vẻ
mặt hớn hở, cười toét miệng, tay phải cầm quạt phe phẩy tay trái cầm túi đựng
vàng.
Ba thần Phúc, Lộc, Thọ lại được sáng tạo với hy vọng mang lại sự may
mắn, hạnh phúc cho con người. Thần Thọ là một cụ già, đầu sói cao, tay phải
chống gậy, tay trái cầm quả đào tiên, thường đi với một con rùa hoặc cò. Thần
Lộc thường cưỡi nai, thần Phúc đi đâu cũng có dơi theo hầu.
Thần còn được hiện lên với thân hình kỳ dị thể hiện sự bí ẩn của tự
nhiên. Trong thần thoại Việt Nam thần Sét được miêu tả là một vị thần có
thân hình hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui chỉ
vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá. Đó là hiện thân
đáng sợ mỗi khi con người thấy sấm sét. Người nguyên thuỷ chưa hiểu bản
chất của hiện tượng sét đánh mà chỉ thấy nó có sức mạnh ghê gớm tàn phá
cuộc sống của muôn loài.
Sự tích thần Cuống lại kể rằng: Cha mẹ thằng Cuống không rõ có phải
là Long Vương hay là bộ hạ của Long Vương. Thần được một bà già nuôi.
Thần hiện hình là một con rắn và quạ. Đó chính là sự dữ tợn của vị thần này.
Có một vị thần còn được miêu tả kỳ quặc hơn. Thần Gió không có đầu.
Thần thổi bay trong không trung làm gió mát cho thiên hạ nhưng những trận

33
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

lốc cuốn lại là sự giận dữ đối với thiên hạ. Bảo bối của thần là một thứ quạt
mầu nhiệm. Có lẽ chúng ta không thể nào biết được Thần Gió là ai nhưng qua
trí tưởng tượng phong phú của mình dân gian đã phản ánh một thực tế rằng
thiên nhiên rất dữ tợn đối với cuộc sống của con người.
Thời thượng cổ, người Việt quan niệm vũ trụ có ba cõi chính (Cõi Trời,
Đất, Nước) do ba vị thần phụ trách chính: Ông Trời vừa cai quản cõi trời vừa
cai quản toàn vũ trụ, thần Đất cai quản cõi đất, thần Nước phụ trách cõi nước.
Ở mỗi cõi còn có nhiều vị thần khác phụ trách mỗi công việc nhất định. Cai
quản cõi âm có Diêm Vương. Cõi âm là thế giới ở phía dưới tầng đất của loài
người. Có lẽ vì cõi âm quá âm u, đen tối nên Diêm Vương có hình dạng đen
đủi, dữ tợn. Chính hình dạng này là một lợi thế tạo cho ngài có uy lực để đe
doạ, uy hiếp bọn ma quỷ dưới âm phủ.
Khác với Diêm Vương, thần Nam Tào, Bắc Đẩu lại nguyên là những
người trần, là hai anh em ruột sinh đôi nằm trong bụng mẹ tới sáu chín tháng.
Bà mẹ sinh ra hai cục thịt dính máu không đầu, không chân tay. Sau một trăm
ngày hai cục thịt nở ra hai thanh niên cường tráng, thông minh và có thể nhớ
được hết những chuyện vụn vặt xẩy ra ở khắp thế gian. Vì nhớ được hết mọi
chuyện như vậy nên Ngọc Hoàng giao cho Nam Tào giữ sổ sinh, Bắc Đẩu giữ
sổ tử. Chính sự thông minh của hai vị đó đã nói lên rằng việc sống chết đều có
số phận và trời đất ăn ở rất công bằng.
Dân gian miêu tả thần Lửa là một bà già khô khan và hung dữ. Việc
miêu tả đó rất phù hợp với thực tế khách quan – Lửa rất dữ dội, nó cháy rất
nhanh và gây thiệt hại rất lớn.
Như vậy, hình dáng của thần chính là hình dung của con người về tự
nhiên. Đồng thời cũng thể hiện quan niệm của con người về tự nhiên.
Người xưa xem xét các hiện tượng của thế giới khách quan theo cách
so sánh với bản thân họ và họ biểu đạt tư tưởng bằng cách so sánh họ với

34
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

những hiện tượng trong thực tế. Phương pháp nhân cách hoá, tượng trưng cao
độ là những đặc điểm nổi bật. Thần Tản Viên quảy được đá, núi đồi đắp cao
khiến cho nước dâng cao bao nhiêu thì núi đồi lại cao lên bấy nhiêu là một sự
khái quát rộng lớn. Hứng thú của chúng ta bị lôi cuốn hấp dẫn bởi những hình
tượng nghệ thuật kỳ vĩ ấy. Con người chưa bị ràng buộc bởi gông cùm của
chế độ người bóc lột người thì sự bay bổng của trí tưởng tượng càng cao vời
vợi. Con người đã nâng đôi vai của mình sánh ngang với trời đất. Truyện thần
thoại là một sự sáng tạo. Nhân vật thường xuất hiện một cách đột ngột. Nếu
bút pháp miêu tả lai lịch, thần kỳ là chung cho nhiều kiểu nhân vật thì bút
pháp phóng đại trong miêu tả ngoại hình dường như chỉ dành riêng cho nhân
vật thần. Thần ở đây được miêu tả chẳng khác gì người. Thần cũng có hình
dạng tuy còn kỳ quặc nhưng đã mang dáng dấp của người. Có lẽ hiếm có dân
tộc nào lại xây dựng được hình tượng những nhân vật thần kỳ vĩ, độc đáo như
hình tượng nhân vật thần trong thần thoại Việt Nam.
Chúng ta đều biết rằng thần thoại ra đời trong buổi bình minh của lịch
sử nhân loại, trình độ sản xuất và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con
người còn rất thấp. Sông dài, núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là
những điều họ không hiểu nổi. Thiên nhiên có lúc hiền hoà nhưng có lúc lại
rát dữ tợn buộc họ phải tìm hiểu và giải thích nó. Trí tưởng tượng đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành thần thoại. Trong sách Phê phán chính trị
kinh tế học Mác viết: “Bất cứ truyện thần thoại nào cũng dùng tưởng tượng,
mượn tưởng tượng để chinh phục, chi phối tự nhiên, đem tự nhiên mà hình
tượng hóa”. Trí tưởng tượng đã giúp họ sáng tạo ra những hình tượng nghệ
thuật thật là đẹp đẽ, kỳ vĩ. Chiếc cầu Ô Thước bắc ngang trời hàng năm cho
cặp tình nhân gặp nhau một lần, Nữ Oa đội đá vá trời...đều là những hình
tượng rất đẹp và mạnh. Hình tượng thần Gió với cái quạt, thần Sét với lưỡi

35
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

búa, thần Mưa hút nước biển đến căng phình bụng ra để đem đi phun khắp
nơi...đều nói lên trí tưởng tượng chất phác nhưng sinh động của nhân dân.
M.Gorki nói: Người xưa rút ngay trong sự kiện thực tế phần cốt yếu
của những sự kiện ấy, rồi thể hiện nó ra bằng một hình tượng và như thế
chính là hiện thực. Nhưng ngoài phần cốt yếu rút ra ngay trong thực tế, lấy trí
tưởng tượng thêm vào một phần nữa “nên có” và “có thể có” để cho hình
tượng kia được trọn vẹn hơn, thì đó sẽ là lãng mạn và lãng mạn là nguồn gốc của
thần thoại.
2.3.2. Đặc điểm về chức năng.
Trong thế giới “thần” của thần thoại, các vị “thần” khác nhau ở chức
năng. Nhân vật thần trong thần thoại thường là nhân vật chức năng.
“Nhân vật chức năng – nhân vật có những đặc điểm, phẩm chất cố
định, không thay đổi, từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại
và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và
trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng
trong tác phẩm” [3;228].
Mỗi vị “thần” trông coi một việc gì đó trong tự nhiên hoặc đối với xã
hội người. Họ thể hiện rất rõ chức năng được phân công của mình là nhân vật
làm lợi hay gây hại. Họ chỉ có thể làm được một hoặc một vài nhiệm vụ nào
đó được định sẵn. Trong số đó có những vị thần không xuất thân từ cõi người
cũng không chủ trì một sự vật, hiện tượng tự nhiên cụ thể nào.
Trong thần thoại Việt Nam xuất hiện một số thần có chức năng sáng tạo
trời đất. Ải Lậc Cậc (Thái) lấy cánh đồng Mường Thanh làm ruộng mạ, cánh
đồng Mường Lò, Mường Tấc làm ruộng cấy. Ải đồ xôi ở Mường Thanh, ba
ông đầu rau là ba quả núi nay vẫn chụm đầu ở đó. Ải Đăng Đen và Ải Lực vật
nhau ba đêm ba ngày khiến cho núi rừng xô dạt, chồng chất lên nhau như
ngày nay.

36
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Thần Aiđiê của người Êđê được tưởng tượng: Đầu tròn của thần là bầu
trời, trán thần nhăn là mây bay lượn, hơi thở thần thành không khí, hai tay
thần là hai cây trụ phân chia đất trời. Trong khi đó thần Bàn Cổ của người
Dao cũng chính là vũ trụ sinh ra từ hỗn mang. Đầu ngài là trời, chân ngài là
đất, con người là trái tim của vua cha, và mắt trái thần là mặt trời, mắt phải là
mặt trăng.
Có được trời đất như hiện nay, người xưa còn quan niệm đó là do sự
xuất hiện của những đôi thần nam nữ làm công việc kiến tạo vũ trụ. Đó là ông
Đực – mụ Cái, ông Đùng - bà Đà, Nữ Oa – Tứ Tượng, ông Lộc Cộc – bà Tồ
Cô...
Hàng loạt các vị thần ra đời và đảm nhiệm công việc khác nhau để sắp
đặt thế gian này. Thế giới thần trong truyện ông Chống Trời là một thế giới
chưa có giai cấp. Cá nhân góp sức nhau khai thiên lập địa:
Nhất ông đếm cát/ Nhì ông tát bể/ Ba ông kể sao/ Bồn ông đào sông/
Năm ông trồng cây/ Sáu ông xây rú...
Thần trụ trời ra đời có chức năng là phản ánh rõ quan niệm của người
Việt cổ về nguồn gốc và quá trình hình thành vũ trụ. Tuy chưa thể giải thích
đúng nhưng bên cạnh những yếu tố hoang đường, ảo tưởng câu chuyện chứa
đựng những yếu tố duy vật hồn nhiên, thô sơ nhưng rất đáng trân trọng. Thần
trụ trời là câu chuyện thần thoại lý giải nguyên nhân vì sao có trời và đất như
họ (người thời cổ) thấy. Sự tưởng tượng này có thể bắt nguồn từ những quan
sát về chân trời, chỗ “Trời và Đất” giáp nhau. Chức năng của thần trụ trời là
phân đôi Trời và Đất bằng cách đội Trời lên như ÁtLát người bị Dớt bắt chịu
hình phạt đỡ vòm trời trong thần thoại Hy Lạp và đắp cột chống Trời. Do đó
thần phải có hình dáng như đã tả (thần khổng lồ, to lớn, chân dài).
Một số thần xuất hiện với chức năng điều tiết tự nhiên. Thần Biển của
Việt Nam thở ra hít vào làm nước triều lên xuống, thần cựa mình thành giông

37
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

bão. Khác với Việt Nam, Hi Lạp đã dựng lên được hình tượng những vị thần
khá đồ sộ. Thần trị vì biển cả là Pôdêiđông. Thần luôn luôn lên đỉnh Olimpia
để họp. Người ta rất sợ cây đinh ba có trong tay thần.Trong khi đó thần Biển
của Việt Nam lại được sáng tác để giải thích hiện tượng thủy triều lên xuống,
hiện tượng giông bão ngoài biển khơi.Chức năng này của thần phù hợp với
ngoại hình to lớn không thể kể xiết của thần.
Thần Gió mang gió đi khắp nơi mang lại sự trong lành cho thế gian.
Con người rất cảm kích về điều đó. Những làn gió làm mùa hè mát hơn, mùa
thu dịu dàng hơn, mùa xuân trong lành hơn. Đó là nhưng điều tốt lành mà gió
mang lại.
Thần Thuỷ triều có chức năng điều tiết nước. Đối với con người hạn hán
và lũ lụt là những tai hoạ khủng khiếp thường xuyên đe doạ mùa màng và đời
sống của người Việt từ thời cổ đại cho đến nay. Truyện “Cóc kiện Trời” ra
đời có chức năng chính là nhằm giải thích và khắc phục nạn hạn hán. Thần
Núi và thần Nước cai quản hai địa vực khác nhau nhưng lại hay xung đột như
trận đánh nhau giữa thần núi Tản Viên và Thuỷ Tinh. Thế giới của thần Núi là
các dãy núi còn chức năng của thần Nước là cai quản sông, biển, ao, hồ và
làm vua mọi loài thuỷ tộc. Trong khi đó thần Mưa thường theo lệnh vua Ngọc
Hoàng đi phân phát nước ở khắp nơi. Nhờ đó mà thế gian này có nước để sinh
sống.
Một số thần khác có chức năng sáng tạo ra loài người. Ngọc Hoàng là
người sinh ra muôn loài, thấu hiểu mọi lẽ, chi phối mọi việc vừa là người cai
quản, điều hành vũ trụ, vừa là trọng tài, là “vua” của muôn loài. Trời là bậc
quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả: Trái đất, núi non, sông biển,
mưa, nắng, sinh ra tất cả: Loài người, muôn vật, cây cỏ...Trời là cha đẻ muôn
loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Trong khi đó thần Dớt của
Hy Lạp – Vị thần tối cao lại có chức năng chính là cai quản toàn bộ vũ trụ.

38
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Người thời cổ cho rằng Ngọc Hoàng đã dùng những chất tinh tuý nhất
để nặn ra loài người và người được giao nhiệm vụ cao cả ấy là mười hai Bà
Mụ. Câu chuyện về mười hai Bà Mụ đã lí giải sự xuất hiện của loài người trên
trái đất này và vì sao con người lại thông minh hơn các loài vật khác. Người
xưa cho rằng con người ta khi chết đi có thể thành người lại, mười hai Bà Mụ
sẽ có nhiệm vụ nắn lại cơ thể cho người nào đó khi được lệnh đầu thai làm
người. Cho nên đến tận ngày nay người Việt Nam vẫn cho rằng khi một con
người ra đời phải qua tay mười hai nữ thần chăm nom nắn mặt mũi chân tay,
dạy cho cười, nói khi còn đỏ hỏn.
Con người thì như vậy còn các loài vật do đâu mà có.? Câu chuyện “Tu
bổ các giống vật” sẽ giải thích nguồn gốc các loài vật. Người xưa chưa thấy
được rằng sự vật hoàn thiện là do sự phát triển bên trong loài vật chứ không
phải do thiên thần xuống “tu bổ”. Nhưng qua câu chuyện ta cũng thấy được
rằng loài vật khi sinh ra không phải đã hoàn chỉnh ngay mà phải được tu bổ
thêm cho ngày càng hoàn thiện: “Hãy chịu khó giữ gìn một chút là được. Bao
giờ muốn dùng nó (chân được tu bổ) thì hãy đặt ướm chân xuống đất trước
xem có vững không đã rồi hãy đậu. Sau này nếu nó gãy thì chúng ta sẽ lại
thay thứ khác cho” (Tu bổ các giống vật).
Vì con người được sáng tạo ra từ những chất tinh tuý cho nên con
người khôn hơn những loài động vật khác. Truyện thần Đất bị đánh đã phản
ánh thực tế: Người xưa cũng đã mơ hồ thấy được sự bất công trong xã hội:
“Xưa có một anh chàng nọ suốt năm làm ăn đầu tắt mặt tối mà cực khổ vẫn
hoàn cực khổ. Anh ta rất bất bình khi thấy xung quanh mình mọi người đều
giầu có sung sướng. Anh ta bèn quyết chí đi tìm ông Trời để hỏi cho ra
nhẽ...”.
Hình tượng nhân vật thần cũng được xây dựng với những biểu hiện nội
tâm khá phong phú. Họ cũng đa cảm, cũng yêu thương, cũng biết căm

39
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

ghét...song chỉ có điều trong họ chưa có diễn biến tâm lý phức tạp. Vợ chồng
ông Trời cũng có lúc mắng nhau đó là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Trời giận
thế gian giận loài người lầm lỗi là lúc ông giáng xuống thiên tai, bão tạp, lụt
lôi, hạn hán... Rồi con của thần Nước cũng lấy chàng đánh cá. Tuy cuộc sống
kham khổ nhưng nàng công chúa con vua Thuỷ và cháng đánh cá vẫn yêu
thương nhau hết mực.
Trong thần thoại sự khái quát hoá trở thành một nét nghệ thuật đặc
trưng. Các vị thần được xây dựng để làm một công việc được định sẵn. Thần
Mưa chỉ có thể làm mưa, thần Gió làm gió, thần Biển thở ra hít vào làm nước
thuỷ triều lên xuống, thần cựa mình thành giông bão, thần Mặt Trời chiếu ánh
sáng ban ngày, thần Nước chỉ dâng nước lên hay rút nước đi... các thần xuất
hiện khi cần thiết, để thực hiện một vai trò nào đó của mình sau đó lại biến đi.
Thần không phải nhân vật được quan tâm đến tâm lý hay tính cách vì vậy
thần chỉ biểu hiện sự vô tư hay hữu ý của mình qua chức năng mà không bao
giờ bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc. Đặc điểm đó của các thần trong thần thoại
phản ánh trình độ tư duy và đặc trưng tư duy của con người thời cổ.
Thần vốn là hiện thân của tự nhiên to lớn kỳ vĩ nhưng cũng được chế
tác theo hình dạng của con người và cuộc sống của con người. Ngay như thần
Biển được kể là một con rùa khổng lồ nằm im dưới đáy biển thì thần cũng thở
ra hít vào, khi mệt mỏi cũng trở mình như con người vậy. Thần Lửa được mô
tả là một bà già hung dữ. Cũng như con người hay giận dữ thần cũng có khi
nổi cáu. Trong số bộ hạ của thần có thằng Bợ quen thói hung ác. Nó đã bị
thần bắt được và đày xuống địa ngục. Như vậy rõ ràng con người đã đồ chiếu
mình vào hình ảnh của các thần.
Thần thoại ra đời sớm và phản ánh những nhận thức thế giới ngây thơ,
ấu trĩ của con người. Các vị thần vì thế “ngày càng bay cao lên trời”. Con
người chưa chế ngự và chinh phục được thế giới tự nhiên thì tư tưởng thần

40
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

linh bắt nguồn từ quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ còn tồn tại và
chi phối cuộc sống của họ.
2.3.3. Đặc điểm về hành trạng.
Hành trạng – Hiểu một cách đơn giản chính là những việc làm của thần.
Hình tượng nhân vật thần chinh phục, cải tạo tự nhiên không phải là một khúc
ca mà là một bản hợp ca ca ngợi công việc cực kỳ gian khổ nhưng kỳ vĩ của
con người thời cổ đại. Hình tượng những “thần” lao động là hình mẫu lý
tưởng mà người xưa gửi gắm vào đó những khát vọng, mơ ước cháy bỏng và
cả những kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất của mình. Tất nhiên,
trong thực tế, người xưa lao động trong điều kiện hết sức vất vả và bằng
những công cụ hết sức thô sơ. Thần Trụ Trời, phải làm công việc hết sức vất
vả là đội trời lên, đắp cột chống Trời rồi tạo ra núi đồi, biển cả để có Trời Đất
phân đôi, để có trời đất cho loài người sinh sống, để có cõi thế gian này. Khi
Trời và Đất đã được phân định rạch ròi thì phải có người cai quản từng cõi.
Và thế là ông Trời, thần Đất, thần Nước, Diêm Vương ra đời...Ông Trời sinh
ra muôn loài. Trời có con mắt, thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian.
Người ta vẫn tin rằng Trời ăn ở rất công bằng. Nếu như trời là bậc tối cao ở
tầng cao nhất thì thần Đất là bậc tối cao ở tầng thấp. Thần sinh hoạt ở mặt đất
nhưng lại biết hết mọi công việc ở nơi trần thế. Trong bảy ngày cuối năm thần
Đất vắng mặt ở hạ giới lên chầu Ngọc Hoàng không ai dám động vào đất của
thần. Đến ba mươi thần mới xuống trần.Thần có oai quyền rất lớn.Thần sẽ
chừng phạt kẻ nào phạm tội.
Là con đẻ tinh thần của người xưa, hình tượng thần được xây dựng rất
đơn giản, chưa có tính cách rõ ràng. Song không chỉ hành động mà cả cuộc
sống tinh thần bên trong của nhân vật cũng còn quá giản đơn mang tính chức
năng nhiều. Nhưng điều đó là hợp quy luật bởi vì thần thoại được sinh ra,
“bắt nguồn từ những tâm hồn hồn nhiên, ngây thơ, chất phát”.

41
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Câu chuyện về thần Biển rất đơn giản, tính cách của thần như nào cũng
không được miêu tả cụ thể. Thần chỉ có một công việc hàng ngày cứ lặp đi lặp
lại một cách tẻ nhạt. Công việc của thần là hô hấp. Khi thần thở ra thì nước
biển dâng lên, khi thần hít vào thì nước biển thấp xuống, làm thành hiện
tượng thuỷ triều. Lúc biển động, có những ngọn sóng cao như núi mà người
miền biển gọi là sóng thần là những lúc thần Biển thở quá mạnh hay hít quá
nhiều.
Trên cái nền của lịch sử lao động cần cù và lịch sử đấu tranh kiên dũng
của người xưa, tư duy của họ dần dần hình thành và phát triển ngày một hoàn
thiện. Con người đã thấy rằng dù Ngọc Hoàng có ý tốt đến mấy đi chăng nữa
nhưng nếu không có bàn tay lao động của họ thì ý tốt ấy cũng không thể
thành hiện thực được. Chính nhờ có lao động (đào đất, đá, đội trời lên cao)
Thần Trụ Trời mới xây dựng được vũ trụ. Có lao động, có bền bỉ gánh đất,
gánh cát đắp núi cao thì thần Tứ Tượng mới được “mắt xanh” của Nữ Oa “soi
đến dấu bèo”…Vì Nữ Oa mà Thần Tứ Tượng đã miệt mài gánh đất đắp núi.
Phương pháp gánh là phương pháp phổ biến trong hành trạng của các thần.
Tứ Tượng có một đôi thúng vĩ đại, có thể chứa được hàng nghìn đồi đất. Thần
làm việc cật lực. Một chuyến thần đang gánh, thúng đứt dây làm đất đổ xuống
thành chín cái đồi lớn. Hình tượng Tứ Tượng xây núi gây cho ta cái cảm giác
choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của cơ thể họ.
Sự có mặt của các vị thần ngẫu nhiên tựa như sự có mặt của trời đất
vậy, dù rằng trời đất có lúc còn hỗn độn, còn nhập nhằng, chưa phân chia rõ
rệt. Thần Sét ra đời gắn với việc xử xét kẻ ác ở nơi trần thế. Mỗi lần xử án,
thần thường đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm (cho nên người ta
cũng gọi thần Sét là ông Sấm) rồi thần từ trên trời nhảy xuống tận nơi, trỏ
ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu. Có khi thần bỏ ngay lưỡi búa

42
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

đó lại vì bận việc phải đi nhiều nơi. Thần thường ngủ về mùa đông, vào
khoảng tháng hai, tháng ba mới thức dậy đi làm việc.
Trong di sản văn hoá dân gian của nhân loại có rất nhiều hệ thống thần
thoại. Có lẽ được người đời nhắc đến nhiều nhất là thần thoại Hy Lạp. Bởi lẽ,
ngay từ trước Công nguyên, thần thoại Hy Lạp đã được thể hiện bằng chữ
viết. Trải qua thời cổ đại, thời văn hoá Phực hưng, nhiều nghệ sỹ nổi tiếng thế
giới đã lấy đề tài sáng tác từ thần thoại Hy Lạp. Đến nay bộ thần thoại Hy Lạp
vẫn được đặc biệt chú ý đối với toàn cầu.
Nếu như thần thoại Việt Nam xây dựng được hệ thống các thần mang
tính chức năng, có đặc điểm ngoại hình và hành trạng thì thần thoại Hy Lạp
lại dựng thành cây gia phả của “họ nhà thần”. Thần thoại Hy Lạp kể rằng: khi
vũ trụ mới khai sinh, chỉ có một vị thần Khaôx là linh hồn của vực thẳm, mịt
mờ, hỗn độn. Từ Khaôx mới có Gaia (nữ thần Đất mẹ) “Có bộ ngực mệnh
mông”. Khaôx còn sinh ra bốn người nữa: Êrép (tối tăm vĩnh cửu), Nix (đêm
tối), Tartar (địa ngục), Erôx (tình yêu). Trong số năm người con của Khaôx có
cặp hôn phối “anh em ruột” Êrép – Nix đẻ ra thần Ánh sáng, Bất diệt, và sau
khi Gaia đẻ ra Uranox (thần Bầu trời), đẻ ra núi cao, đẻ ra biển rộng thì Đất
mẹ Gaia lại kết hôn với bầu trời Uranox. Cặp hôn phối mẹ – con sinh ra hàng
loạt những người khổng lồ đều có sức mạnh và tài năng. Trải qua năm đời,
loài người sinh sôi nảy nở và cứ thế các vị thần xuất hiện. Chỉ bằng các truyện
thần thoại về nguồn gốc loài người của Hy Lạp ta đã thấy rõ mối liên hệ nội
hàm logich rất chặt chẽ. Ở thần thoại Việt Nam nét nguyên thuỷ bản địa hằn
sâu mầu sắc và nét đa dạng phong phú trong tiếp nhận hài hoà là đặc trưng cơ
bản của thần thoại Việt Nam.
Đối với người xưa thì trời đất đã có một hình thù cụ thể: “Trời tròn và
sâu như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông, chỗ tiếp giáp với trời và
đất là chân trời”. Người ta cho rằng muốn phân chia ra trời và đất thì không

43
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

thể không dùng cột để nâng trời lên cao cũng như không thể làm được nhà
nếu không có cột, nếu không làm trên những mảnh đất bằng phẳng. Vì thế
cho nên trời mới có hình lòng chảo, đất mới bằng phẳng và vuông vắn.
Cứ xét cho kỹ thì thần cũng chỉ khác người về mức độ to lớn về thể xác
mà thôi. Thần Tứ Tượng muốn đắp núi cao để vừa lòng Nữ Oa thì cũng phải
sử dụng những cái sẵn có trong tự nhiên như đất, đá tức là những cái tồn tại ở
bên ngoài ý chí của thần thì mới làm nên được chuyện. Thử hỏi nếu không có
đất, đá sẵn có trong tự nhiên thì liệu Tứ Tượng có thể “kiên trì” đắp hết núi
này đến núi khác để đến nỗi Nữ Oa phải cảm động và quyết định bằng lòng
lấy Tứ Tượng được không (Truyện hai thần Đực - Cái).
Những hiện tượng như núi, sông, biển, đồi…đều là những chỗ đất đá
được đào sâu hay đắp cao mà thành chứ không phải được sinh ra từ cái “hư
vô” nào, hoặc dựa theo một mục đích và ý chí siêu nhiên nào. Chúng đều có
thuộc tính bản chất là vật chất, đều là những hình thức cụ thể của vật chất
muôn màu, muôn vẻ. Và như vậy là các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều là
sản vật của sự cải biến vật chất bằng lao động.
Trong thần thoại người cổ đại cho nhân vật của mình hành động chất
phác, tự nhiên, công việc của họ tuy kỳ vĩ nhưng rất đơn giản và diễn biến
tâm lý của nhân vật cũng vô cùng hồn nhiên, ngây thơ, “thô" sơ. Tuy nhiên
cũng phải khẳng định rằng hình tượng trong thần thoại kỳ vĩ, bay bổng, giầu
tính thẩm mỹ. Nó giúp cho người đời sau hiểu biết về một thời kỳ lịch sử
“một đi không trở lại” – thời kỳ khởi nguyên trong sáng, đẹp đẽ. Thời kỳ ấy
con người sống bình đẳng, hồn nhiên, dân chủ, hoà hợp và có quan hệ thân
thiết với tự nhiên. Hình tượng nhân vật thần trở thành hình tượng nghệ thuật
mang vẻ đẹp tuyệt vời mà nghệ thuật các thời đại sau không thể bắt chước
được.

44
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Thần thoại chứng tỏ óc lôgíc kết hợp với sự quan sát tỷ mỉ, cụ thể của
người xưa. Thông thường thì thanh niên khoẻ hơn và lẽ ra phải đi nhanh hơn
người già. Ấy thế mà ngược lại khi khiêng kiệu cho Mặt Trời, thanh niên đi
chậm hơn chỉ vì tuy có khoẻ nhưng lại ham chơi mà la cà dọc đường để mất
nhiều thì giờ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm
chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh (Nữ thần
Mặt Trăng và Mặt Trời). Cường Bạo đã biết lấy nước mùng tơi quệt vào lá
chuối rải trên mái nhà để làm cho thần Sét trượt chân ngã. Cường Bạo cũng
đã biết kết bè để thần Nước không làm gì nổi mình. (truyện Cường Bạo đại
vương).
Trong thần thoại cường điệu hoá là một nét nghệ thuật độc đáo. Thực ra
đã ai nhìn thấy mắt trời?. Vậy mà trời trong thần thoại lại được miêu tả là có
con mắt thấy tất cả, biết mọi sự ở thế gian. Trời là tối linh, tối thiêng với
người xưa. Nhưng trời cũng có vợ, vợ chồng trời cũng có lúc cãi nhau. Rõ
ràng con người đã phản chiếu hình ảnh của mình vào việc miêu tả trời.
Nét nhân cách hoá làm cho hình tượng các thần trở nên đậm đà hơn.
trong thần thoại Việt dấu ấn sinh hoạt xã hội tuy mờ nhạt nhưng không phải
không có. Người Việt có truyện Rét Nàng Bân giải thích hiện tượng rét
muộn bằng tình cảm chăm sóc cần mẫn của người vợ đối với chồng. Tình
cảm đó làm cảm động cả thiên nhiên, khiến cha Trời phải cho rét lại để chồng nàng
thử áo.
Sức khoẻ và tài năng của các thần chính là sự thần thánh hoá sức mạnh
và tài năng của con người, trong đó con người mơ ước cháy bỏng chinh phục
được tự nhiên, cải tạo vũ trụ. Vẻ đẹp kỳ vĩ và khoáng đạt của các thần đã tạo
ra sự lãng mạn hết sức độc đáo của thần thoại các dân tộc. Đọc thần thoại ta
luôn nhớ mãi những hành trạng phi thường: Ải Lậc Cậc nấu xôi, lấy ba trái
núi làm đầu rau; thần gánh tro bón ruộng, mỗi bên quang là một trái núi tro.
Thần Rơ Xí ngồi nghỉ ăn trầu, lấy chân khoả xuống mặt đất làm thành vùng
đồng bằng rộng mênh mông. Ông bà Chày (Hơ mông) dùng đôi tay khổng lồ
kéo được trời, được đất. Thần Tầm Thênh đứng dậy vươn vai đội trời lên cao
mãi như ngày nay...

45
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

Hành trạng của các thần rất tương xứng với thân hình kỳ vĩ, to lớn và
chức năng mà dân gian đã trao cho các thần.

46
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

KẾT LUẬN
1. Kho tàng thần thoại Việt Nam hiện còn được bảo tồn không được phong
phú lắm. Công tác sưu tầm vẫn phải còn tiếp tục. Tuy nhiên bằng những tác phẩm
đã có trong tay chúng ta có thể nói đó là những tư liệu quý giá, phản ánh ước mơ
giải phóng con người khỏi sự chi phối của tự nhiên; chinh phục tự nhiên làm giàu
cho con người. Thần thoại phản ánh hướng đi lên đặt nền móng cho truyền thống
nhân đạo chủ nghĩa trong văn học.
Thần thoại được sáng tác không phải dưới ánh sáng của ý thức sáng tạo nghệ
thuật mà xuất phát từ niềm tin của con người vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên
thần thánh. Nhưng trí tưởng tượng phóng khoáng, hồn nhiên và thơ mộng của con
người thời nguyên thuỷ đã chắp cánh cho những hình tượng thần, làm cho họ trở
nên đẹp đẽ, trở thành mẫu mực của nghệ thuật không gì sánh nổi. Hình tượng nhân
vật thần của người Việt phản ánh những truyền thống vô cùng quý báu đúc kết
được trong quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là đức tính cần cù, nhẫn nại
trong lao động, lòng dũng cảm, hết mình nhưng vô tư, tự nguyện trong chiến đấu.
Những nét truyền thống tốt đẹp đó là hệ quả tất yếu của một đất nước, điển hình từ
những điều kiện tự nhiên đến những hoàn cảnh xã hội. Nhưng cũng khó có thể phủ
nhận được giá trị chung – phản ánh thời kỳ lịch sử “một đi không trở lại” của xã hội
loài người trong truyện cổ mà hình tượng những nhân vật thần là một trong vô vàn
tấm gương trung thành đã lưu giữ được.
Sự có mặt của hình tượng thần ngẫu nhiên như sự có mặt của trời đất vậy, dù
rằng trời đất lúc đó còn hỗn độn, còn nhập nhằng, chưa phân chia rõ rệt. Tư duy ấu
trĩ lúc đó chỉ cho phép người ta giải thích duy vật nhưng hết sức thô sơ rằng mọi vật
đều sinh ra từ thần – “thiên địa vạn vật nhất thần” cho nên họ rất coi trọng các
thần. Tuy các thần được xây dựng từ ngoại hình, chức năng, hành trạng đều là ý
niệm về tự nhiên của con người nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những

47
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

sáng tạo độc đáo của dân gian. Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần
đầu tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo
lại bằng những hình tượng nghệ thuật vô ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian.
Thần thoại là sản phẩm của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Thần thoại mang
nhiều tính chất hoang đường nhưng con người cũng gửi gắm vào đó lòng khao khát
tìm hiểu vũ trụ, vươn lên trong lao động và đấu tranh, chắp cánh cho tâm hồn con
người bay bổng với những ước mơ cao đẹp. Đọc những câu chuyện thần thoại ta
bắt gặp hình ảnh của những vị thần khoẻ khoắn, mạnh mẽ, và đầy uy lực.
2. Hình tượng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức,
phản ánh một cách chân thực nhận thức thế giới của người xưa. Thông qua hàng
loạt những hình tượng thần, ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm
thẩm mỹ của họ. Sự độc đáo trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật thần đã đánh
dấu một bước quan trọng trong sự phát triển tư duy của người cổ đại.
Thần thoại được sáng tạo dưới ánh sáng của trí tưởng tượng và hư cấu.
Những người sáng tạo thần thoại không có ý thức về sự sáng tạo nghệ thuật như sự
sáng tạo những thể loại khác của văn học dân gian. Chính họ tưởng tượng ra thần
thánh, rồi ngày càng tô điểm cho các vị thần thánh đó bằng lòng tin ngây thơ của
họ. Họ quay ra ngưỡng mộ các vị thần và tin tưởng rằng các thần đang thực sự tồn
tại và chi phối đời sống con người. Họ đã xây dựng lên những hình tượng thần
khoáng đạt, đẹp đẽ. Ra đời trong lúc xã hội nguyên thuỷ chưa có sự phân biệt đẳng
cấp nặng nề, không khí dân chủ, bình đẳng còn tràn ngập khắp nơi nơi, người
nguyên thuỷ đã xây dựng nên hình tượng thần trong thần thoại vừa lớn lao, kỳ vĩ,
vừa phóng khoáng mạnh mẽ, trở thành những hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp
tuyệt vời trong lịch sử phát triển của văn học nước nhà.
Như vậy với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng, hình
tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên đã trở thành một mẫu mực của
nghệ thuật thời cổ. Đó cũng chính là sự thành công mà người nghệ sỹ dân gian đã

48
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

đạt được – thần thoại nói chung và thần thoại suy nguyên nói riêng sẽ mãi mãi
được người đời biết đến như là một di sản vô giá của dân tộc.

49
Kho¸ luËn tèt nghiÖp SV: NguyÔn ThÞ H¹nh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
2. E.M. Mêletinxki (1964), Lý luận văn học tập 2, Nxb Khoa học Matxcơva.
3. Lê Bá Hán, …(2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
4. Đỗ Đức Hiểu, ….(1982) Từ điển văn học tập 2, Nxb Khoa học xã hội.
5. Đinh Gia Khánh (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.
6. Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học trong
thần thoại Việt Nam, Nxb Sự thật.
7. Trần Gia Linh (1991), Văn học dân gian, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà
Nội 2.
8. Mac - Angghen (1952), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật.
9. Bùi Mạnh Nhị (1999), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu,
Nxb Giáo dục.
10. Ph. Angghen (1957), Về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật.
11. Đỗ Bình Trị (1995), Phân tích tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo
dục.
12. Hoàng Tiến Tựu (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục.
13. Phạm Thu Yến,… (2005), Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm.
14. Nhiều tác giả (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

50

You might also like