You are on page 1of 1

Bài tập về nhà 16/01/2022

Bài 1. Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn (I). X, Y, Z, T theo thứ tự là giao
điểm của các đường thẳng qua I vuông góc với IA, IB, IC, ID và các đường thẳng
qua C, D, A, B vuông góc với CI, DI, AI, BI. Chứng minh rằng X, Y, Z, T thẳng
hàng.
Bài 2. Cho tam giác không cân ABC tại A, (O) là đường tròn ngoại tiếp. Các điểm
M, N theo thứ tự thuộc các cạnh AB, AC sao cho BM  CN. S là giao điểm thứ hai
của (O) và đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN. Đường thẳng qua M vuông góc
với BN cắt AS tại E. Đường thẳng qua N vuông góc với CN cắt AS tại F. Chứng
minh rằng SE  SF.
Bài 3. Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) theo thứ tự tiếp xúc với BC, CA,
AB tại A1, B1, C1. A2 là điểm đối xứng của A1 qua B1C1. AA2 cắt BC tại A3. Tương
tự có B3, C3. Chứng minh rằng A3, B3, C3 thẳng hàng.
Bài 4. (O1), (O2) tiếp xúc với nhau tại A. BC là tiếp tuyến chung của (O1), (O2). M
là trung điểm của BC. P, Q theo thứ tự là điểm đối xứng của B, C qua O1, O2. MP
theo thứ tự cắt BO2, BA tại X, Y. MQ theo thứ tự cắt CO1, CA tại Z, T. Chứng
minh rằng
1) Các tứ giác BZTP, CXY Q nội tiếp.
2) AM, XT,YZ đồng quy.
Bài 5. Về phía ngoài tam giác ABC dựng các tam giác ABE, ACF đồng dạng và
theo thứ tự vuông tại B, C. H là hình chiếu của A trên EF. Chứng minh rằng đường
tròn (HBC) đi qua trung điểm của EF.
Bài 6. Tam giác ABC, (I) là đường tròn nội tiếp. D, E, F theo thứ tự là tiếp điểm
của (I) và BC, CA, AB. K là hình chiếu của D trên EF. C1, C2 là các giao điểm của
đường tròn ngoại tiếp tam giác ABI và (I). B1, B2 là các giao điểm của đường tròn
ngoại tiếp tam giác ACI và (I). Chứng minh rằng trục đẳng phương của đường tròn
ngoại tiếp các tam giác BB1B2 và CC1C2 đi qua trung điểm của DK.

You might also like