You are on page 1of 1

Đường tròn Thebault

Nguyễn Văn Linh

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm bất kì nằm trên BC. Đường tròn (J) tiếp xúc
với tia P A, P C và tiếp xúc trong với (O) tại E. Đường tròn (K) tiếp xúc với tia P A, P B và tiếp xúc
trong với (O) tại D. Chứng minh rằng DE, JK, BC đồng quy.

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). D là một điểm bất kì nằm trên BC. Đường tròn (J) tiếp xúc
với tia DA, DC tại E, F và tiếp xúc trong với (O) tại K. M là điểm chính giữa cung BC không chứa
A của (O).
a) AM cắt EF tại I. Chứng minh rằng A, E, I, K đồng viên.
b) Chứng minh rằng I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. (định lý Sawayama-Thebaults)

Bài 3. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại P . (J) là đường tròn tiếp xúc với tia P C,
P D và tiếp xúc trong với (O) lần lượt tại E, F, T . Gọi I, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ADC, P DC.
a) Chứng minh rằng F, I, K, T, D đồng viên.
b) Chứng minh rằng T K là phân giác của ∠DT C. (Bổ đề Protassov).

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có I là tâm đường tròn nội tiếp. D là một điểm bất kì nằm
trên BC. Đường tròn (J) tiếp xúc với tia DA, DC và tiếp xúc trong với (O). Đường tròn (K) tiếp xúc
với tia DA, DB và tiếp xúc trong với (O). Chứng minh rằng I nằm trên KJ (định lý Thebaults).

Bài 5. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại E, tia DA giao tia CB tại F . (J) là đường
tròn tiếp xúc với tia EC, ED và tiếp xúc trong với (O) tại T . I, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp
tam giác ECD, F CD. Chứng minh rằng I, K, T thẳng hàng.

Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có I là tâm đường tròn nội tiếp. Một đường tròn (J) tiếp xúc
với tia IB, IC tại E, F và tiếp xúc trong với (O). K là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BIC. Chứng
minh rằng EF chia đôi IK.

Bài 7. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Một đường tròn (J) chuyển động sao cho (J) tiếp xúc với
CD và tiếp xúc trong với (O) tại một điểm thuộc cung AB. Từ A và B kẻ tiếp tuyến tới (J), cắt nhau
tại P thuộc nửa mặt phẳng bờ AB chứa C, D. Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp tam giác
P AB chuyển động trên một đường thẳng cố định.

Bài 8. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại E, tia DA giao tia CB tại F . (O1 ) là đường
tròn tiếp xúc với tia EA, EB và tiếp xúc trong với (O). (O2 ) là đường tròn tiếp xúc với tia F A, F B
và tiếp xúc ngoài với (O) tại một điểm trên cung AB không chứa C, D. Chứng minh rằng tâm vị tự
ngoài của (O1 ) và (O2 ) nằm trên (O).

You might also like