You are on page 1of 1

Phép nghịch đảo

Nguyễn Văn Linh

Số 1

Bài 1. Cho tam giác ABC có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. Gọi f là phép nghịch đảo
tâm H, phương tích HA · HD. Tìm ảnh của (ABC), (BHC), EF , BC qua f.

Bài 2. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I; r). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . Tìm
ảnh của A, B, C, (ABC), đường tròn (D; DI) qua phép nghịch đảo tâm I, phương tích r2 .

Bài 3. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có các đường cao AD, BE, CF giao nhau tại H. M là trung
điểm của BC. Tìm ảnh của (BHC), (DEF ), AB, AC qua phép nghịch đảo tâm M , phương tích M B 2 .

Bài 4. Cho tam giác ABC. P là một điểm bất kì nằm trong tam giác ABC. X, Y, Z lần lượt là hình
chiếu vuông góc của P trên BC, CA, AB. Hãy phát biểu cấu hình thu được từ cấu hình trên qua phép
nghịch đảo tâm P, phương tích bất kì.

Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . Chứng minh rằng OI là đường thẳng Euler của tam giác DEF.

Bài 6. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại E. Đường thẳng qua E vuông góc với EO
cắt (AEB), (CED) tại P, Q. Chứng minh rằng EP = EQ.

Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường tròn A-mixtilinear nội tiếp tiếp xúc với (O) tại X.
Chứng minh rằng đường tròn A-mixtilinear nội tiếp của hai tam giác ABX, ACX tiếp xúc nhau.

Bài 8. Chứng minh rằng đường tròn Euler tiếp xúc với đường tròn nội tiếp và các đường tròn bàng
tiếp (định lý Feuerbach).

Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). P là điểm nằm trên BC sao cho trung điểm
của IP nằm trên (O). Từ P kẻ tiếp tuyến P Q khác BC tới (I) (Q ∈ (I)). Chứng minh rằng (AP Q)
tiếp xúc với BC.

Bài 10. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P là một điểm bất kì trong mặt phẳng. Các đường thẳng
qua P lần lượt vuông góc với P A, P B, P C cắt BC, CA, AB lần lượt tại X, Y, Z. Chứng minh rằng
X, Y, Z thẳng hàng.

Bài 11. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), với trực tâm H. P là điểm bất kì không nằm trên (O).
AP, BP, CP cắt (O) lần lượt tại A1 , B1 , C1 . Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là điểm đối xứng với A1 , B1 , C1
qua BC, CA, AB. Chứng minh rằng H, A2 , B2 , C2 đồng viên (đường tròn Hagge).

Bài 12. Cho tam giác ABC. Các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. HB giao DF tại P ,
HC giao DE tại Q. Gọi X, Y, Z lần lượt là điểm đối xứng với H qua P Q, AP, AQ. Chứng minh rằng
(XY Z) tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác ABC.

You might also like