You are on page 1of 1

Phép nghịch đảo đối xứng

Nguyễn Văn Linh

Số 1

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường tròn A-mixtilinear của
tam giác ABC tiếp xúc với (O) tại T . M là điểm chính giữa cung BAC của (O). Chứng minh rằng
T, I, M thẳng hàng.

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Tiếp tuyến tại A của (O) giao BC tại P . Đường tròn (Ia )
bàng tiếp góc A tiếp xúc với BC tại K. M là điểm chính giữa cung BAC của (O). Ia M cắt (O) tại L.
Chứng minh rằng A, K, L, P đồng viên.

Bài 3. Cho tam giác ABC có P, Q là một cặp liên hợp đẳng giác. AP cắt (BP C) tại X, AQ cắt
(BQC) tại Y .
a) Chứng minh rằng XY k P Q.
b) Gọi J, K lần lượt là tâm của (BP C), (BQC). Chứng minh rằng AJ, AK đẳng giác trong ∠BAC.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Hai điểm D, E nằm trên cung BC sao cho DE k BC. (J),
(K) lần lượt là đường tròn A-mixtilinear của tam giác ABD, ACE. M là điểm chính giữa cung BAC.
Chứng minh rằng tồn tại một đường tròn đi qua A, M và tiếp xúc với (J), (K).

Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). (J), (K) là hai đường tròn tiếp xúc ngoài với (O), tiếp xúc
với tiếp tuyến tại A của (O) và tiếp xúc với BC lần lượt tại D, E. Chứng minh rằng (ADE) tiếp xúc
với (O).

Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . Dựng hình bình hành DESF . AS cắt (O) tại K khác A. Ia là tâm đường tròn bàng tiếp góc
A của tam giác ABC. Chứng minh rằng tâm của (AKIa ) nằm trên BC.

Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là điểm chính giữa cung BAC của (O). Một điểm P bất
kì nằm trên OM và nằm trong tam giác ABC. I1 , I2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác
AP B, AP C. Chứng minh rằng A, M, I1 , I2 đồng viên.

Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có P, Q là một cặp liên hợp đẳng giác. Đường thẳng bất kì qua
Q cắt (O) tại X, Y . AP cắt (O) tại D. DX, DY cắt BC lần lượt tại E, F . Chứng minh rằng P, E, D, F
đồng viên.

You might also like