You are on page 1of 2

Bài toán con bướm trong đường tròn

Nguyễn Văn Linh

Mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3/2016

Bài 1. (Bài toán con bướm) Cho đường tròn (O) và một dây AB. M là một điểm nằm trên đoạn AB.
Qua M kẻ hai dây cung CD và EF của (O). CF, DE giao AB tại X, Y . Chứng minh rằng M X = M Y
khi và chỉ khi OM ⊥ AB.

Bài 2. Cho tam giác ABC, trực tâm H. M là trung điểm BC. Qua H kẻ một đường thẳng cắt AB, AC
lần lượt tại E, F . Chứng minh rằng HE = HF khi và chỉ khi EF ⊥ HM.

Bài 3. (IMO Shortlist 1996) Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O), trực tâm H. Đường cao AD. Qua
D kẻ đường vuông góc với OD cắt AB tại P . Chứng minh rằng ∠DHP = ∠ABC.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. Đường cao AD. Gọi P là điểm đối xứng với B
qua D. HP cắt AC tại Q. Chứng minh rằng ∠ODQ = 90◦ .

Bài 5. Cho hai tam giác A1 BC và A2 BC cùng nội tiếp đường tròn (O) (A1 , A2 cùng thuộc một cung
BC), với trực tâm H1 , H2 . H1 H2 giao A2 B, A2 C lần lượt tại M, N . Giả sử ∠A1 H2 H1 = 90◦ . Chứng
minh rằng A1 M = A1 N.

Bài 6. (VMO 2016) Cho tam giác ABC. M là trung điểm BC. Kẻ M E ⊥ AC, M F ⊥ AB. Tiếp tuyến
tại E và F của đường tròn (AEF ) giao nhau tại T. Chứng minh rằng T B = T C.

Bài 7. Cho tứ giác ABCD có ∠BAD = ∠BCD = 90◦ . Gọi E là giao của AC và BD. Chứng minh
rằng trung điểm đoạn nối tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABE, CDE thuộc BD.

Bài 8. Cho đường tròn (O) đường kính AB. P là một điểm bất kì trên (O). Kẻ P D ⊥ AB. Đường
tròn (P, P D) cắt (O) tại M và N . Chứng minh rằng M N chia đôi P D.

Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I). Qua I kẻ đường vuông
góc với OI cắt phân giác ngoài góc A tại X, cắt BC tại Y. Chứng minh rằng IX = 2IY.

Bài 10. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O, R), ngoại tiếp đường tròn (I, r). Một đường tròn
ω đi qua A và tiếp xúc với đường thẳng OI tại I. AO cắt ω lần thứ hai tại G. Chứng minh rằng
AG = 2r.

Bài 11. (Taiwan TST 2014) Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I).
Kẻ tiếp tuyến d của (I) song song với BC. OI giao d tại X, qua I kẻ đường vuông góc với OI giao d
tại Y . Chứng minh rằng tứ giác AXOY nội tiếp.

Bài 12. Cho tam giác ABC cân tại A. D là trung điểm BC, E là một điểm bất kì trên BC. O là tâm
đường tròn ngoại tiếp tam giác ABE. Chứng minh rằng đường thẳng qua D vuông góc với OD, qua
E vuông góc với AC và qua C song song với AB đồng quy.

Bài 13. Cho đoạn thẳng BC. E là trung điểm BC, D là trung điểm EC. Trên trung trực của đoạn
CE lấy điểm F bất kì. A thuộc tia đối của tia F C sao cho F C = 3F A. (AEC) giao AB lần thứ hai
tại G. Chứng minh rằng hai tam giác DEG và ABC đồng dạng.

1
Bài 14. (Romania 2010) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. Gọi M là trung điểm AH.
Qua M kẻ đường vuông góc với OM cắt AB, AC lần lượt tại P, Q. Chứng minh rằng M P = M Q.
Bài 15. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). D là điểm đối xứng với A qua O. Tiếp tuyến tại D của (O)
cắt BC tại T . T O giao AB, AC lần lượt tại E, F. Chứng minh rằng OE = OF.
Bài 16. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là trung điểm BC. Hai điểm X, Y nằm trên BC và đối
xứng nhau qua M . AX, AY, AM cắt (O) lần lượt tại E, F, D. Chứng minh rằng BC, EF và tiếp tuyến
tại D của (O) đồng quy.
Bài 17. (2016 Korea Winter Program) Cho đường tròn (O) và một dây cung AB. C là một điểm trên
AB. Qua C kẻ dây cung DE. Gọi ω1 là đường tròn tiếp xúc ngoài với (O) tại D và tiếp xúc với AB
tại M , ω2 là đường tròn tiếp xúc ngoài với (O) tại E và tiếp xúc với AB tại N . Chứng minh rằng
CA = CB khi và chỉ khi CM = CN.
Bài 18. ( British MO) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). AB giao CD tại E. Qua E lần
lượt kẻ đường vuông góc với BC cắt AD tại M , đường vuông góc với AD cắt BC tại N . Gọi K là
trung điểm M N . Chứng minh rằng E, K, O thẳng hàng.
Bài 19. (Chuyên Sư Phạm TST) Cho hai đường tròn (O1 ) và (O2 ) cắt nhau tại A và B. Một đường
thẳng d chuyển động qua B giao (O1 ), (O2 ) lần lượt tại C, D. Gọi M là trung điểm CD, AM giao (O2 )
lần thứ hai tại P , đường thẳng qua M vuông góc với O1 M giao AC tại Q. Chứng minh rằng P Q luôn
đi qua một điểm cố định.
Bài 20. Cho tam giác ABC. M là trung điểm BC. Qua A kẻ đường vuông góc với AM cắt đường
cao kẻ từ B và C của tam giác ABC lần lượt tại K, L. Gọi O1 , O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại
tiếp các tam giác ABK, ACL. Chứng minh rằng M là trung điểm O1 O2 .
Bài 21. Cho tam giác ABC. Một đường tròn (O) đi qua B, C cắt AB, AC lần lượt tại R, S. Gọi M là
trung điểm BC. Qua A kẻ đường vuông góc với AM cắt BS, CR lần lượt tại K, T . Giả sử AK = AT .
Chứng minh rằng M R = M S.
Bài 22. (APMO 2012) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H, đường cao AD, M là trung
điểm BC. Tia M H cắt (O) tại E. ED cắt (O) lần thứ hai tại F . Chứng minh rằng tứ giác ABF C
điều hòa.
Bài 23. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I). (I) tiếp xúc với BC
tại D. M là trung điểm cung BC. Qua I kẻ đường vuông góc với OI cắt AO, M D lần lượt tại X, Y .
Chứng minh rằng IX = IY .
Bài 24. (All Russian MO 2015) Cho tam giác ABC. Trung tuyến AM , đường cao AH. Q, P lần lượt
là các điểm trên AB, AC sao cho QM ⊥ AC và P M ⊥ AB. (P M Q) giao BC lần thứ hai tại X. Chứng
minh rằng BH = CX.
Bài 25. (Bài toán con bướm mở rộng- Định lý Klamkin) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O).
Một dây cung của (O) cắt AB, CD, AC, BD lần lượt tại M, N, P, Q. Chứng minh rằng OM = ON khi
và chỉ khi OP = OQ.
Bài 26. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P Q là một dây cung của (O). P Q cắt AB, AC
lần lượt tại Z, Y . Chứng minh rằng trung điểm của P Q, Y Z, BY, CZ cùng thuộc một đường tròn.
Bài 27. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). I là một điểm nằm trong tứ giác sao cho ∠IDA = ∠IBC,
∠IAD = ∠ICB. Phân giác ∠CID giao (O) tại P, Q. Chứng minh rằng I là trung điểm P Q.
Bài 28. a) Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại P , AD giao BC tại E, AB giao CD tại
F . Chứng minh rằng O là trực tâm tam giác P EF (Định lý Brocard).
b) OP giao EF tại M . Chứng minh rằng M là giao điểm của 4 đường tròn (EAB), (ECD), (F BC),
(F AD).
c) Qua P kẻ đường song song với EF cắt AD tại X, BC tại Y . Chứng minh rằng ∠AM X = ∠CM Y.

You might also like