You are on page 1of 27

Các bài toán về tứ giác toàn phần

Nguyễn Văn Linh

09/08/2012

1 Đề bài
Bài 1 (Đường thẳng Gauss). Chứng minh rằng trung điểm các đường chéo của một tứ giác toàn
phần thẳng hàng. Đường thẳng đó gọi là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần.

Bài 2 (Điểm Miquel). Cho tứ giác toàn phần ABCDEF . Khi ấy đường tròn ngoại tiếp của các
tam giác AEF, CDE, ABC và BDE đồng quy. Điểm đồng quy đó được gọi là điểm Miquel của tứ giác
toàn phần.

Bài 3 (Đường tròn Miquel). Cho tứ giác toàn phần ABCDEF. Khi đó điểm Miquel và tâm của
các đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF, CDE, ABC và BDE cùng nằm trên 1 đường tròn - đường
tròn Miquel của tứ giác toàn phần.

Bài 4 (Đường thẳng Steiner). Cho tứ giác toàn phần ABCDEF. Khi đó trực tâm của các tam
giác AEF, DCE, ABC và BDF cùng nằm trên 1 đường thẳng được gọi là đường thẳng Steiner của tứ
giác toàn phần.

Bài 5 (Định lý Brocard). Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. AD giao BC tại
M, AB giao CD tại N, AC giao BD tại I. Chứng minh rằng O là trực tâm của tam giác M IN .

Bài 6 (Định lý Blaikie). Cho tam giác ABC và đường thẳng d sao cho d cắt BC, CA, AB lần lượt
ở M, N, P . Gọi S là một điểm bất kì trên d. Gọi M 0 , N 0 , P 0 lần lượt là điểm đối xứng của M, N, P qua
S. Khi đó AM 0 , BN 0 , CP 0 đồng quy tại một điểm P và ta gọi P là điểm Blaikie của d và S đối với
tam giác ABC.

Bài 7 (Định lý Monge and D’Alembert). Cho 3 đường tròn (A, R1 ), (B, R2 ), (C, R3 ) có bán kính
khác nhau và không chứa nhau.Tiếp tuyến chung ngoài của mỗi đường tròn giao nhau lần lượt tại
M, N, P .Chứng minh rằng:M, N, P thẳng hàng.

Bài 8 (Định lý Sondat). Cho tam giác ABC. Một đường thẳng d bất kì cắt BC, CA, AB lần lượt
tại A0 , B 0 , C 0 . Từ A0 , B 0 , C 0 kẻ các đường vuông góc với BC, CA, AB, chúng cắt nhau tạo thành tam
giác A1 B1 C1 . Chứng minh rằng d chia đôi đoạn thẳng nối hai trực tâm H và H1 của ∆ABC và A1 B1 C1 .

Bài 9. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp (O). Kí hiệu lA , lB , lC lần lượt là tiếp tuyến tại A, B, C
của (O). Một đường thẳng l qua trực tâm H sao cho l ⊥ OH. A1 = l ∩ lA . A2 là điểm đối xứng của
A1 qua A, Tương tự xác định được B2 , C2 . Chứng minh rằng A2 , B2 , C2 thẳng hàng.

Bài 10. Cho tam giác ABC và một đường thẳng ∆ cắt các đường thẳng BC, CA, AB tại D, E, F
theo thứ tự. Gọi M là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCDEF ; MA là giao điểm khác M của
đường tròn (AEF ) với đường tròn Miquel của tứ giác toàn phần ABCDEF . Các điểm MB , MC được

1
xác định tương tự. Chứng minh rằng các đường thẳng AMA , BMB , CMC đồng quy.

Bài 11. Cho tứ giác ABCD có DA, BC không song song. P là giao điểm của các đường chéo
DM BN
AC, BD. Các điểm M, N theo thứ tự chạy trên các đoạn DA, BC sao cho = . M N theo thứ
DA BC
tự cắt AC, BD tại Q, R. Chứng minh rằng đường tròn (P QR) luôn đi qua 1 điểm cố định khác P .

Bài 12. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến của (O) kẻ từ B và C cắt nhau
tại T . S là điểm nằm trên tia CB sao cho AS ⊥ AT . B1 và C1 nằm trên tia ST ( T nằm giữa B1 và
C1 , B1 nằm giữa S và T ) sao cho B1 T = BT = C1 T . Chứng minh rằng hai tam giác ABC và AB1 C1
đồng dạng.

Bài 13. Cho tứ giác ABCD, AC cắt BD tại G. Gọi tâm ngoại tiếp của các tam giác ABG, BCG,
CDG, ADG lần lượt là O1 , O2 , O3 , O4 . O1 O3 cắt O2 O4 tại M . Đường thẳng d1 qua G cắt các đường
tròn (O2 ), (O4 ) lần lượt tại J, K; đường thẳng d2 qua G cắt các đường tròn (O1 ), (O3 ) lần lượt tại S, T .
Gọi I, U là trung điểm của JK, ST , CMR M I = M U .

Bài 14 (IMO shortlist 2008). Cho tứ giác lồi ABCD. Chứng minh rằng tồn tại điểm P nằm trong
tứ giác thỏa mãn:

∠P AB + ∠P DC = ∠P BC + ∠P AD = ∠P CD + ∠P BA = ∠P DA + ∠P CB = 90◦
khi và chỉ khi hai đường chéo AC và BD vuông góc.

Bài 15.Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với trực tâm H. Hai đường thẳng d1 và d2 bất kì vuông
góc với nhau và đi qua H. d1 cắt BC, CA, AB lần lượt tại X1 , Y1 , Z1 . Tương tự ta xác định X2 , Y2 , Z2 .
Khi đó hai tứ giác toàn phần ABCX1 Y1 Z1 và ABCX2 Y2 Z2 có chung điểm Miquel.

Bài 16 (Đường thẳng Droz-Farny). Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với trực tâm H. Hai đường
thẳng d1 và d2 bất kì vuông góc với nhau và đi qua H. d1 cắt BC, CA, AB lần lượt tại X1 , Y1 , Z1 .
Tương tự ta xác định X2 , Y2 , Z2 . Chứng minh rằng trung điểm các đoạn thẳng X1 X2 , Y1 Y2 , Z1 Z2 thẳng
hàng.

Bài 17 (Mathley 8.4). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) với trực tâm H. Hai đường
thẳng d1 và d2 bất kì vuông góc với nhau và đi qua H. d1 cắt BC, CA, AB lần lượt tại X1 , Y1 , Z1 . Gọi
A1 B1 C1 là tam giác tạo bởi các đường thẳng qua X1 và vuông góc với BC, qua Y1 và vuông góc với
CA, qua Z1 và vuông góc với AB. Tương tự ta xác định được tam giác A2 B2 C2 . Chứng minh rằng
đường tròn ngoại tiếp các tam giác A1 B1 C1 và A2 B2 C2 tiếp xúc với nhau tại một điểm nằm trên (O).

Bài 18. Cho tam giác ABC , đường thẳng l lần lượt cắt các cạnh BC, CA, AB tại D, E, F . Gọi
O1 , O2 , O3 lần lượt là tâm ngoại tiếp các tam giác AEF, BF D, CDE. Chứng minh rằng trực tâm tam
giác O1 O2 O3 nằm trên l.

Bài 19. Một đường tròn tâm O đi qua hai đỉnh A và C của tam giác ABC và cắt AB, BC lần
thứ hai tại K, N . Gọi M là giao điểm thứ hai của đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC và KBN .
Chứng minh rằng ∠OM B = 90◦ .

Bài 20. Chứng minh các đường tròn có đường kính là đường chéo của một tứ giác toàn phần cắt
nhau tại 2 điểm.

Bài 21. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Gọi D là giao của tiếp tuyến kẻ từ A của (O) với
BC. Tương tự ta xác định được E, F . Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AD, BE, CF . Chứng minh

2
rằng M, N, P thẳng hàng.

Bài 22. Cho tam giác ABC. H là điểm nằm trong tam giác sao cho ∠HBA = ∠HCA. Gọi hình
chiếu của H trên phân giác trong và ngoài góc A lần lượt là P và Q. M là trung điểm BC. Chứng
minh rằng P, Q, M thẳng hàng.

Bài 23. Cho tam giác ABC. D, E, F là các điểm nằm trên BC, CA, AB sao cho AD, BE, CF đồng
quy. Gọi A1 , B1 , C1 lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB và D1 , E1 , F1 lần lượt là trung điểm
các cạnh EF, F D, DE. Chứng minh rằng A1 D1 , B1 E1 , C1 F1 đồng quy.

Bài 24. (China TST 2004 Quiz) Cho hai đường tròn bằng nhau (O1 ) và (O2 ) cắt nhau tại P và Q.
Gọi O là trung điểm P Q. Kẻ 2 đường thẳng AD và BC qua P sao cho A, C ∈ (O1 ) và B, D ∈ (O2 ).
Gọi M và N lần lượt là trung điểm AB và CD . Biết rằng O1 và O2 không nằm trong phần mặt phẳng
giao của hai đường tròn , M , N không trùng O. Chứng minh M , N , O thẳng hàng.

Bài 25. Cho tứ giác ABCD có AD = BC, AC ∩ BD = O, phân giác các góc DAB
\ và CBA
\ cắt
nhau tại I. Chứng minh rằng trung điểm các đoạn AB, CD, OI thẳng hàng.

Bài 26. Cho tam giác ABC và một điểm P bất kì nằm trong mặt phẳng tam giác. (P AB) cắt AC
tại E; (P CA) cắt AB tại F . M, N lần lượt là trung điểm BC, EF . Q là điểm liên hợp đẳng giác của
P ứng với tam giác ABC. Chứng minh rằng M N k AQ.

Bài 27. Cho tứ giác nội tiếp ABCD, AB cắt CD tại P , AD cắt BC tại Q. Chứng minh rằng
khoảng cách giữa trực tâm hai tam giác AP D và AQB bằng khoảng cách giữa trực tâm hai tam giác
CQD và BP C.

Bài 28. Cho tứ giác lồi ABCD có hai đường chéo cắt nhau tại M . Gọi trọng tâm hai tam giác
AM D, CM B lần lượt là P, Q; trực tâm hai tam giác DM C, M AB lần lượt là R, S. Chứng minh rằng
P Q ⊥ RS.

Bài 29. Từ một điểm P nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, kẻ P D ⊥ BC, P E ⊥ AC.
Gọi L, M lần lượt là trung điểm AD, BE. Chứng minh rằng DE ⊥ LM .

Bài 30. Cho tứ giác nội tiếp ABCD nội tiếp (O). Chứng minh rằng đường thẳng Steiner của tứ
giác ABCD đi qua giao điểm P của hai đường chéo AC, BD.

Bài 31. Cho tứ giác nội tiếp ABCD. AD cắt BC tại E, AC cắt BD tại G. Gọi H1 , H2 , H3 , H4 lần
lượt là trực tâm các tam giác ECD, EAB, GCD, GAB. Chứng minh tứ giác H1 H3 H2 H4 là hình bình
hành.

Bài 32. Gọi O, I lần lượt là tâm ngoại tiếp và nội tiếp của 4ABC. (I) tiếp xúc với BC, CA, AB
lần lượt tại D, E, F . F D cắt CA tại P , DE cắt AB tại Q. M, N lần lượt là trung điểm các đoạn P E
và QF . Chứng minh OI ⊥ M N .

Bài 33. Cho tứ giác ABCD. AB cắt CD tại E, DA cắt BC tại F, AC cắt BD tại I .Từ I kẻ IJ
vuông góc với EF .Chứng minh rằng ∠AJD = ∠BJC.

Bài 34. Gọi AB là một dây cung không đi qua tâm của đường tròn w. Kí hiệu w1 , w2 là hai đường
tròn tiếp xúc ngoài với nhau tại T sao cho T ∈ AB và AB là tiếp tuyến chung của hai đường tròn,
tiếp xúc trong với w lần lượt tại T1 , T2 . Gọi X1 là giao của T T1 và T2 B, X2 là giao của T T2 và T1 B.
Chứng minh rằng khi w1 , w2 di chuyển, đường thẳng X1 X2 luôn đi qua một điểm cố định.

3
Bài 35. Gọi D là chân phân giác trong kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC. Đường thẳng nối tâm nội
tiếp các tam giác ABD và ACD cắt AB và AC tại M và N . Chứng minh rằng BN và CM cắt nhau
trên AD.

Bài 36. Cho tứ giác ABCD, AB ∩ CD = E, BC ∩ AD = F , AC ∩ BD = K, M là trung điểm


BC, AD ∩ EK = Q, AM ∩ BQ = R, DM ∩ CQ = S. Chứng minh rằng RS song song với BC.

Bài 37. Cho tứ giác lồi ABCD. Đường chéo AC là phân giác góc BAD. Gọi E là điểm nằm trên
cạnh CD. BE và AC cắt nhau tại F. Kéo dài DF về phía F sao cho DF cắt đoạn BC tại G. Chứng
minh rằng ∠GAC = ∠EAC.

Bài 38 (IMO Shortlist). Cho tam giác ABC với đường tròn nội tiếp (I). Gọi M là trung điểm
BC; {N, P } = AM ∩ (I). Qua N , P lần lượt kẻ các đường thẳng song song với BC, cắt (I) tại S, T .
Kí hiệu AS ∩ BC = X, AT ∩ BC = Y . Chứng minh rằng M X = M Y .

2 Lời giải
Bài 1.

I
M

F N
C

E
J
D

A P

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các đường chéo BE, CF và AD.
IJK là tam giác trung bình của tam giác ABC.
Khi đó các điểm M, N, P nằm trên các cạnh của tam giác IJK.
Ta có:
MK EA N I FB PJ DC
= , = , = .
MI EC N J FA PK DB
Nhân các vế các đẳng thức trên ta được:
MK NI PJ EA F B DC
. . = . . =1
MI NJ PK EC F A DB
Suy ra đpcm.

Bài 2. Gọi M là giao của (AEF ) và (CDE). Ta có ∠F M D = ∠F M E + ∠EM D = ∠F AE +


∠ECB = 180o − ∠ABD. Suy ra M ∈ (F BD). Tương tự suy ra đpcm.

Bài 3.

4
A
M

O1

F P3 O2

E P2 P1
O3

O4
B C D

Gọi O1 , O2 , O3 và O4 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác AEF, CDE, ABC và
BDE.
Gọi P1 , P2 , P3 lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ M tới O2 O4 , O2 O3 và O3 O4 .
Do P1 , P2 , P3 là trung điểm của M D, M C, M B nên chúng thẳng hàng.
Theo định lí đảo về đường thẳng Simson ta có M, O2 , O3 , O4 cùng nằm trên 1 đường tròn.
Tương tự ta suy ra dpcm.

Bài 4.

F Z
H1
E
H4

H3 D
X C
P

H2

Gọi H1 , H2 , H3 , H4 lần lượt là trực tâm các tam giác AEF, DCE, ABC và BDF.
Gọi X, Z là trung điểm các đường chéo BE, AD.
Khi đó: PH2 /(X,XB) = H2 P .H2 E = H2 Q.H2 D = PH2 /(Z,ZD)
Vậy H2 nằm trên trục đẳng phương của 2 đường tròn (X, XB) và (Z, ZD).
Tương tự ta cũng có 3 trực tâm còn lại cùng nằm trên trục đẳng phương của hai đường tròn này
suy ra đpcm.

5
Nhận xét:
1. Đường thẳng Steiner vuông góc với đường thẳng Gauss.
2. Đường thẳng Steiner của điểm Miquel M đối với các tam giác ABC, AEF, CED, BF D trùng
nhau và nó chính là đường thẳng Steiner của tứ giác toàn phần ABCDEF .

Bài 5.

O H

D C N

Cách 1. Gọi H là giao thứ 2 của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác AID, BIC.
Xét tứ giác DOHC ta có:
\ = 360o − DHI
DHC [ − CHI[ = DAC\ + DBC \ = DOC \
Từ đó suy ra tứ giác DOHC nội tiếp.Tương tự ta cũng suy ra tứ giác AOHB nội tiếp.
Dễ thấy N A.N B = N C.N D.
Suy ra N nằm trên trục đẳng phương của hai đường tròn (AIHD), (BIHC) ⇒ O, H, N thẳng
hàng.
Ta có:
IHO
[ = IHD [ − OHD \ = ADC \ + ACD \ − OCD\ = OCA [ + ODA \ + ODC \ = 90o
Từ đó suy ra IM ⊥ ON
Tương tự ta có:IN ⊥ OM
Suy ra O là trực tâm tam giác M IN (đpcm).
Cách 2. Sử dụng cực và đối cực.

Bài 6.

6
A

P
M'

N
S
N'

I M
P'
B C

Không mất tổng quát giả sử S nằm giữa N, M .


Giả sử AM 0 cắt BN 0 tại I . Ta chứng mình I, C, P 0 thẳng hàng .
Xét tam giác BN 0 M với 3 điểm I, C, P 0 . Ta cần chứng minh :
IB P 0 N 0 CM
. . =1
IN 0 P 0 M CB
Xét tam giác P BN 0 với 3 điểm thẳng hàng A, I, M 0 trên 3 cạnh :
AP IB M 0 N 0
. . = 1 (1)
AB IN 0 M 0 P
Xét tam giác M BP với 3 điểm thẳng hàng C, A, N trên 3 cạnh :
CM AB P N
. . = 1 (2)
CB AP M N
Nhân 2 vế (1),(2) và rút gọn , chú ý M N = M 0 N 0 ta được :
IB N P CM
. . =1
IN 0 M 0 P CB
Chú ý là N P = P 0 N 0 và P 0 M = M 0 P nên ta có đpcm.

Bài 7. Vì các đường tròn có vai trò như nhau nên không mất tính tổng quát ta giả sử:
R1 > R2 > R3 .Khi đó ta có thể chứng minh được:
R1 R3 R2
V (P, ) : (B) → (A); V (N, ) : (A) → (C); V (N, ) : (C) → (B)
R2 R1 R3
PA MB NC R1 R2 R3
Suy ra: . . = . . =1
PB MC NA R2 R3 R1
Theo định lí Menelaus ta suy ra đpcm.

Bài 8.
Cách 1. Bổ đề. Cho hai tam giác đồng dạng ABC và A1 B1 C1 . Gọi A2 , B2 , C2 là trung điểm
AA1 , BB1 , CC1 . Khi đó ∆A2 B2 C2 ∼ ∆ABC ∼ ∆A1 B1 C1 .
Chứng minh. Gọi M, N là trung điểm AB1 và AC1 . Dễ dàng chứng minh ∆A2 M N ∼ ∆A1 B1 C1 .
Dùng góc định hướng ta chứng minh được (AB, A1 B1 ) = (AC, A1 C1 ), suy ra ∠A2 M B2 = ∠A2 N C2 .
Vậy ∆A2 M B2 = ∆A2 N C2 . Do đó ∆A2 B2 C2 ∼ ∆A2 M N .
Trở lại bài toán.

7
A

B'
H
O

A'
B C
H2
C1 Z

Y
L
C'
A1 H1

B1

Gọi X, Y, Z, H2 là trung điểm của AA1 , BB1 , CC1 , HH1 .Dễ dàng chứng minh được ∆A1 H1 B1 ∼
∆AHB, ∆B1 H1 C1 ∼ ∆BHC, ∆C1 H1 A1 ∼ ∆CHA. Sử dụng bổ đề trên suy ra ∆XY Z ∼ ∆ABC ∼
∆A1 B1 C1 và H2 là trực tâm ∆XY Z.
Gọi L là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCA0 B 0 C 0 .
Ta có X, Y, Z, O, L nằm trên đường tròn Miquel của tứ giác toàn phần ABCA0 B 0 C 0 .
Chú ý rằng A0 , B 0 , C 0 là điểm đối xứng của L đối với Y Z, ZX, XY nên d là đường thẳng Steiner
của L đối với ∆XY Z. Điều này nghĩa là d đi qua trực tâm tam giác XY Z hay d đi qua trung điểm
HH1 . Ta có đpcm.
Cách 2.

8
A

B'
H
O

B M A'
P C
H2
N C1
X

C'
A1 H1

B1

Gọi X là giao của AA1 và CC1 . Chú ý rằng ∠BCX = ∠A0 B 0 C1 = ∠C 0 AA1 nên X ∈ (ABC).
Gọi M, N là hình chiếu của X trên BC, AB.
Ta có ∠BM N = ∠BXN = ∠BB1 C 0 = ∠BA0 C 0 nên M N k d hay đường thẳng Simson và Steiner
của X ứng với ∆ABC song song với d.
Tương tự, đường thẳng Steiner của X ứng với ∆A1 B1 C1 song song với d.
Gọi P, Q là điểm đối xứng của X qua AB, A1 B1 . Dễ dàng chứng minh C 0 là trung điểm P Q. Chú
ý rằng d là đường trung bình của hình thang P HH1 Q nên d chia đôi đoạn HH1 . Ta có đpcm.

Bài 9.

9
B3

B2

A2
L
A
A1
C3
C2

H'
H
O

B C

A3 C1

B1

Ta biết rằng các đường thẳng đối xứng của l qua BC, CA, AB đồng quy tại điểm L nằm trên (O).
L được gọi là điểm Anti-Steiner của l ứng với tam giác ABC. Kí hiệu H 0 là điểm đối xứng với H qua
AB.
Ta sẽ chứng minh C2 L là tiếp tuyến của (O).
⇔ OC2 ⊥ LC
1
⇔ ∠COC2 = ∠COL = ∠CH 0 L(1)
2
Do C1 HOC là tứ giác nội tiếp nên ∠COC2 = ∠C1 OC = ∠C1 HC = ∠H 0 HA1 = ∠LH 0 C.
Vậy (1) đúng. Tương tự suy ra A2 , B2 , C2 nằm trên tiếp tuyến kẻ từ L của (O).

Bài 10.

O1 M
F

Ma

E
O

D
B C

Ta sẽ chứng minh 3 đường thẳng đó đồng quy tại O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.Gọi
O1 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF. Ta có:
(OMA , OA) ≡ (OMA , OO1 ) + (OO1 , OA)( mod π) ≡ (M MA .M O1 ) + (OM, OO1 )( mod π) ≡
(MA M, MA O1 ) + (M MA , M O1 )( mod π) ≡ 0( mod π). Hay A, MA , O thẳng hàng.

10
Tương tự suy ra đpcm.

Bài 11.

A N
P
Q

Gọi O là giao của (APD) và (BPC). Dựa vào góc trong tứ giác nội tiếp suy ra ∆AOD ∼ ∆COB ⇒
∆AOM ∼ ∆CON
⇒ ∆AOC ∼ ∆M ON . Suy ra tứ giác OQN C nội tiếp. Điểm O là điểm Miquel của tứ giác toàn
phần BP CRQN . Hay O ∈ (P QR).

Bài 12.

A
O

S B M C

B1
J

C1

Chứng minh theo các bước sau đây:


1. T, M, A, S đồng viên (M là trung điểm BC).
2.B1 , C1 , C, B đồng viên (T B = T C = T B1 = T C1 )
3.BB1 và CC1 cắt nhau tại K. Ta có T B, T C là tiếp tuyến của (KBC) nên K ∈ (ABC). Vậy A
là giao của (KBC) và (SM T ). Gọi CB1 ∩ BC1 = J thì theo định lý Brocard IJ ⊥ SK tại A0 . Do đó
A0 cũng là giao của (KBC) và (SM T ) hay A0 ≡ A. Từ đó B là điểm Miquel của tam giác KSC1 nên
tứ giác ASB1 B nội tiếp. Suy ra A là điểm Miquel của BCC1 B1 SK.Cuối cùng sử dụng cộng góc suy
ra sự đồng dạng của hai tam giác ABC và AB1 C1 .

Bài 13.

11
J

O2
B
S

U F C
P
G
O1

E M O3
I
T
Q
A
D

O4

Gọi giao điểm thứ hai của (O1 ), (O3 ) là Q, (O2 ), (O4 ) là P ; E, F lần lượt là trung điểm AC, BD.
Ta sẽ chứng minh G, E, F, P, Q cùng thuộc một đường tròn w.
Chú ý rằng 4P DB ∼ 4P AC, do đó 4P F B ∼ 4P EC, vậy ∠P F B = ∠P EC và tứ giác GEP F
nội tiếp. Tương tự QGEF nội tiếp. Vậy QGEP F nội tiếp đường tròn có tâm là M do M là giao của
đường trung trực các đoạn GQ, GP . Ta chứng minh U nằm trên w. Chú ý rằng 4QT S ∼ 4QDB nên
∠QU G = ∠QF B, suy ra U nằm trên w. Tương tự I cũng nằm trên w. Vậy M I = M U .

Bài 14.

12
R

M
K

A
B
J

P
Q
C
D

Giả sử tồn tại điểm P thỏa mãn đề bài. Gọi M là điểm Miquel của tứ giác toàn phần tạo bởi các
đường thẳng AB, BC, CD, DA.Gọi Q = AB ∩ CD, R = BC ∩ DA.
Theo điều kiện đề bài ta có ∠AP C = ∠AP B +∠BP C = 180o −∠ARB −∠BQC = 180o −∠AM B −
∠CM B = 180o − ∠AM C.
Do đó tứ giác AP CM nội tiếp. Tương tự DP BM nội tiếp.
∠ACB + ∠DBC = ∠P CB − ∠P CA + ∠P BC + ∠DBP
= 180o − ∠BP C + ∠DM P − ∠DM A = 180o − ∠BP C − ∠AM D = 180o − ∠BP C − ∠AQD = 90o .
Vậy AC ⊥ BD. Chiều ngược lại chứng minh dễ dàng bằng cách sử dụng đường tròn pedal để chỉ
ra tồn tại điểm liên hợp đẳng giác với Q trong tứ giác ABCD.

Bài 15.

13
Y2

Hb

Z2
Y1

M
H

Z1

X1 B X2 C

Ha
K

Gọi Ha , Hb lần lượt là điểm đối xứng với H qua BC, CA. Suy ra X1 Ha , Y1 Hb cắt nhau tại K -
điểm Anti-Steiner của tam giác ABC ứng với d1 . Hơn nữa, theo tính chất đối xứng ta hiển nhiên có
Ha ∈ (X1 HX2 ), Hb ∈ (Y1 HY2 ).
Do Ha , H, Hb lần lượt nằm trên các cạnh của tam giác X1 KY1 nên (HX1 Ha ), (Ha KHb ), (Hb Y1 H)
đồng quy tại điểm Miquel M của tam giác X1 KY1 ứng với bộ ba điểm (Ha , H, Hb ).
Do (X1 HX2 ) và (Y1 HY2 ) cắt nhau tại M nên M là điểm Miquel của tứ giác toàn phần X1 Y1 CX2 HY2 .
Từ đó M ∈ (X1 CY1 ).
Suy ra (X1 CY1 ) và (ABC) giao nhau tại M hay M là điểm Miquel của tứ giác toàn phần
ABCX1 Y1 Z1 . Tương tự ta có đpcm.

Bài 16. Suy trực tiếp từ bài 15.

Bài 17.

14
C2

O2

H2
A2
Y1
T B2
B1
H
O
H1 Z1
A1
C
X1 B

O1

C1

Gọi T là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCX1 Y1 Z1 .


Ta có A1 ∈ (AY1 Z1 ), B1 ∈ (BX1 Z1 ). Do đó (B1 X1 Z1 ) và (A1 Y1 Z1 ) cắt nhau tại T .
Suy ra T là điểm Miquel của tứ giác toàn phần A1 B1 C1 X1 Y1 Z1 hay T ∈ (A1 B1 C1 ).
Áp dụng bài 15 suy ra T cũng là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCX2 Y2 Z2 . Chứng minh
tương tự suy ra T là giao điểm của (A1 B1 C1 ) và (A2 B2 C2 ).
Gọi O1 và O2 lần lượt là tâm của (A1 B1 C1 ) và (A2 B2 C2 ).
Theo tính chất của các tứ giác nội tiếp thì ∠T C1 A1 = ∠T CA, ∠T A1 C1 = ∠T AC. Suy ra hai tam
giác T C1 A1 và T CA đồng dạng. Từ đó ∠O1 T A1 = ∠OT A = 90o − ∠A1 T O.
Suy ra ∠O1 T O = 90o . Tương tự, ∠O2 T O = 90o .
Vậy T O là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O1 ) và (O2 ). Tức là (O1 ) và (O2 ) tiếp xúc nhau
tại T .
Nhận xét. Gọi H1 , H2 lần lượt là trực tâm của các tam giác A1 B1 C1 và A2 B2 C2 thì có thể chứng
minh được H1 ∈ d1 , H2 ∈ d2 . Đồng thời trung điểm của HH1 và HH2 cùng nằm trên đường thẳng
Droz-Farny.

Bài 18.

15
A

E
O1
M

F H
O2

B C
D

O3

Không mất tổng quát giả sử l cắt các đoạn thẳng CA, AB. Áp dụng định lý về điểm Miquel ta
thu được đường tròn ngoại tiếp các tam giác AEF , BF D, CDE, ABC đồng quy tại M .
Mặt khác, do l đi qua giao điểm của đường tròn ngoại tiếp các tam giác AEF và BF D nên đường
thẳng đối xứng của nó qua đường thẳng O1 O2 đi qua M . Ta thu được các đường thẳng đối xứng với l
qua các cạnh của tam giác O1 O2 O3 đồng quy tại M . Do đó l là đường thẳng Steiner của M ứng với
tam giác O1 O2 O3 nên ta có đpcm.

Bài 19.

N
K

S
L
O

Gọi L = AC ∩ BM . Dễ dàng chứng minh L ∈ KN và M là điểm Miquel của tứ giác toàn phần
ACN KBL.
Gọi R là bán kính (O). Ta có LM.LB = LK.LN = LO2 − R2 , tương tự BM.BL = BO2 − R2 .
Do đó LM 2 − BM 2 = (LM 2 + LM.BM ) − (BM 2 + LM.BM ) = LM.LB − BM.BL = LO2 − BO2 .
Suy ra OM ⊥ LB.
Nhận xét. Áp dụng định lý Brocard ta thu được M, S, O thẳng hàng (S = AN ∩ CK).

Bài 20. Suy ra từ bài 1 và bài 4. Chú ý rằng đường thẳng Steiner chính là trục đẳng phương của
3 đường tròn.

Bài 21.

16
E

D O

P C
F

Làm theo các bước sau.


1. Sử dụng định lý Menelaus suy ra D, E, F thẳng hàng.
2. Áp dụng định lý đường thẳng Gauss cho tứ giác toàn phần ABCDEF suy ra M, N, P thẳng hàng.

Bài 22.

Q A

E
P
H
L
K

M C
B

Gọi E, F là hình chiếu của H trên AB, AC. Do lục giác AEP HF Q nội tiếp nên ta dễ dàng chứng
minh ∠P EF = ∠P F E và ∠QEF = ∠QF E. Ta thu được P , Q nằm trên trung trực đoạn EF (1)
Mặt khác, gọi K, L là trung điểm BH, CH. Dễ dàng chứng minh 4M KE = 4F LM (c.g., c). Từ
đó M E = M F (2)
Từ (1) và (2) suy ra đpcm.
Nhận xét. Nếu gọi R, S lần lượt là giao của CH với AB, BH với AC thì đường thẳng qua P, Q, M
là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần ABCHRS.

Bài 23.

17
A

Q
F

D1 E
G T
P

B A1 D C

Gọi T là giao điểm của AD, BE, CF, G là trọng tâm tam giác ABC, Q là trung điểm AT .
Áp dụng định lý Gauss, ta có A1 , D1 , Q thẳng hàng. Gọi P là giao của A1 Q và GT .
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác AT G với đường thẳng (Q, P, A1 ) ta thu được:
P G QT A1 A
. . =1
P T QA A1 G
PG 1
Suy ra =
PT 3
Tương tự, B1 E1 , C1 F1 cũng đi qua P . Ta có đpcm.

Bài 24. Bổ đề (Định lý ERIQ). Cho 2 đường thẳng d1 , d2 .A1 , A2 , A3 nằm trên d1 , B1 , B2 , B3
A1 A2 B1 B2
nằm trên d2 .C1 , C2 , C3 nằm trên A1 B1 , A2 B2 , A3 B3 theo thứ tự. Khi đó nếu = = k và
A1 A3 B1 B3
C1 A1 C 2 A2 C3 A3 C1 C2
= = thì C1 , C2 , C3 thẳng hàng và =k
C1 B 1 C2 B2 C3 B 3 C1 C3
Chứng minh.

B1

C1
A1

B2
X2 C2
A2 Y2

X3

A3 B3
C3

Y3

Dựng 2 đường thẳng qua C1 và lần lượt song song với A1 A3 và B1 B3 .


Ta thấy A2 X2 k A3 X3 k A1 C1 , B2 Y2 k B3 Y3 k B1 C1 ⇒ A2 X2 k B2 Y2
A2 X2 A1 C 1 A2 C 2
Nhưng = = nên X2 , C2 , Y2 thẳng hàng.
B2 Y2 B 1 C1 B2 C2
Tương tự X3 , C3 , Y3 thẳng hàng.

18
C1 X2 A1 A2 B1 B2 C 1 Y2 C2 X2 C3 X3
Mặt khác, = = = Đồng thời = ⇒ C1 , C2 , C3 thẳng hàng và
C1 X3 A1 A3 B1 B3 C 1 Y3 C2 Y2 C3 Y3
C1 C2 C1 X2 A1 A2
= = =k
C1 C3 C1 X3 A1 A3
Trở lại bài toán.
I
L
J

A N B
P

C
M
D
O1
O O2

Gọi AP ∩ CQ = {I}, BP ∩ DQ = {J}.L là trung điểm IJ. Áp dụng định lý đường thẳng Gauss
cho tứ giác toàn phần P CQBIJ ta thu được O, N, L thẳng hàng. Vậy ta chỉ cần chứng minh N, M, L
thẳng hàng.
Do R(O1 ) = R(O2 ) nên dễ dàng chứng minh QA = QB . Sử dụng cộng góc ta thu được 4QAI ∼ =
IA JB
4QBJ(g.c.g) nên IA = JB, tương tự 4IDQ = 4JCQ nên ID = JC. Vậy = . Áp dụng bổ
ID JC
LI MA ND
đề E.R.I.Q cho hai đường thẳng IAD, JBC với = = = −1 ta thu được N, M, L thẳng
LJ MB NC
hàng. Suy ra đpcm.

Bài 25.

B
M
A

R Q S
P

C
N
D

Gọi R, S lần lượt là giao điểm của AI và BD, BI và CA; M , N , P ,Q lần lượt là trung điểm các
đoạn AB, CD, OI, RS.
Áp dụng định lý Gauss cho tứ giác toàn phần ORISBA, ta thu được P , Q, M thẳng hàng. Vậy
ta cần chứng minh M , Q, N thẳng hàng.
RD AD BC SC
Từ = = = = k, ta có
RB AB BA SA
−−→ 1 −−→ −→ k −−→ −→ k −−→
QN = RD + SC = BR + AS = · M Q
2 2 2

19
Do đó M , N , Q thẳng hàng. Suy ra đpcm.

Bài 26.
D

A
H1

H2 U
V T

B M C

Gọi U, V là hình chiếu của P trên AC, AB.BE cắt CF tại D; H1 , H2 lần lượt là trực tâm tam giác
AEB, AF C.
Ta có M N là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần AEDF BC nên M N ⊥ H1 H2 .
P là điểm Miquel của tứ giác toàn phần AEDF BC nên U V là đường thẳng Simson của P ứng với
các tam giác AEB, AF C. Suy ra U V chia đôi các đoạn H1 P, H2 P . Từ đó U V k H1 H2 .
Suy ra U V ⊥ M N . Mà AQ ⊥ U V nên ta có đpcm.

Bài 27.

H4

H2 B

A
T
G

O
H3
P
M C
D

H1 F

20
Gọi H1 , H2 , H3 , H4 lần lượt là trực tâm 4AP D, 4AQB, 4CQD, 4BP C. H1 , H2 , H3 , H4 cùng
nằm trên đường thẳng Steiner của tứ giác ABCD, do đó ta chỉ cần chứng minh H1 H4 và H2 H3 có
chung trung điểm.
Dễ dàng chứng minh QH2 đi qua tâm (QDC) và cắt (QDC) lần thứ hai tại F là điểm đối xứng
với H3 qua trung điểm M của CD.
Gọi T là trung điểm H2 H3 , suy ra M T k F H2 , từ đó M T ⊥ AB. Tương tự gọi N là trung điểm
AB thì N T ⊥ DC. Suy ra N T M O là hình bình hành, kéo theo T là điểm đối xứng với O qua trọng
tâm G của tứ giác ABCD.
Tương tự ta cũng chứng minh được trung điểm H1 H4 cũng là điểm đối xứng với O qua trọng tâm
G của tứ giác ABCD. Suy ra đpcm.

Bài 28. Chú ý rằng P Q song song với đường thẳng Gauss của tứ giác ABCD và đường thẳng
Gauss vuông góc với đường thẳng Steiner.

Bài 29.

B F
A
L
D

Gọi F là chân đường vuông góc kẻ từ P tới AB. Ta có M L là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn
phần ABCDEF nên M L vuông góc với đường thẳng Steiner của tứ giác. Chú ý rằng P là là điểm
Miquel của tứ giác toàn phần ABCDEF nên đường thẳng Steiner của tứ giác chính là đường thẳng
Steiner của P ứng với tam giác ABC và song song với đường thẳng Simson, hay DE ⊥ M L.

Bài 30.

21
H2

A
P
L

N
M
O
E
D C

H1

Gọi M, N, L lần lượt là trung điểm AD, AC, BD. Ta thu được 4M N L là tam giác pedal của O ứng
với 4AP D. Do đó đường thẳng vuông góc kẻ từ D, A tới M L, M N cắt nhau tại điểm liên hợp đẳng
giác H1 của O ứng với 4P AD, Ta thấy H1 chính là trực tâm của tam giác tạo bởi các đường thẳng
AB, AD, DC. Suy ra hai đường thẳng P H1 , P O đẳng giác với góc tạo bởi hai đường chéo AC, BD.
Tương tự, trực tâm H2 của tam giác tạo bởi các đường thẳng AB, BC, CD ilà điểm liên hợp đẳng
giác của O ứng với 4P BC. Ta thu được P, H1 , H2 thẳng hàng. Suy ra đpcm.

Bài 31.

H2
B

Y
H3
A

Z G W

X
H4

H1 O

D
C

Gọi X, Y, Z, W lần lượt là trực tâm 4EAC, 4EBD, 4AGD, 4BGC. Chúng cùng nằm trên đường
thẳng Steiner của tứ giác EAGB. Rõ ràng H2 Y H1 X và H3 W H4 Z là các hình bình hành. Theo bài 30
thì đường thẳng Steiner H1 H2 của tứ giác nội tiếp ABCD đi qua G. Do GW k H1 Y và GZ k H1 X,
nên 4GW Z và 4H1 Y X có cạnh tương ứng song song, từ đó GH1 , W Y, ZX đồng quy tại tâm S của

22
hình bình hành H2 Y H1 X. Do đó XY và ZW có chung trung điểm S. Suy ra XY chia đôi đoạn H3 H4
và H1 H2 , kéo theo H1 H3 H2 H4 là hình bình hành.

Bài 32.

E
O
F
I
R B
L
D
C

Ta sẽ chứng minh I và O nằm trên trục đẳng phương của (M, M E) và (N, N F ).
Với I ta có IE 2 = IF 2 .
Với O, gọi R là giao của BC với EF và L là trung điểm RD. Ta có P , Q, R thẳng hàng (Menelaus)
và LM N là đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần tạo bởi các đường thẳng DE, EF , F D và P QR.
Do (A, B, F, Q) = −1 nên theo hệ thức Newton: N A.N B = N F 2 , ta chứng minh được phương
tích của O đối với (N ) bằng ON 2 − N F 2 = R2 . Tương tự, OL2 − LD2 = R2 và OM 2 − M E 2 = R2 ,
nghĩa là O có cùng phương tích với 3 đường tròn. Vậy O nằm trên trục đẳng phương của (M, M E) và
(N, N F ). Ta suy ra đpcm.
Nhận xét. Do phương tích của O với 3 đường tròn bằng R2 nên các cặp đường tròn ((O); (L)),
((O); (M )) và ((O); (N )) trực giao.

Bài 33.

23
M

J
A

I B

D E
C

Ta chỉ cần chứng minh JI là tia phân giác của các góc ∠BJD, ∠AJC.
Thật vậy gọi M = AC ∩ EF .
Do tứ giác ABCDEF là tứ giác toàn phần có AC là một đường chéo nên (ACIM ) là một hàng
điều hoà. Lại có M JN là góc vuông nên suy ra JI là tia phân giác AJC.

Bài 34.

A T2
w2
C
w1
T1

X
T w
X1
X2
N

Dễ dàng chứng minh T1 T là phân giác ∠AT1 B. Gọi M là giao của T1 T với cung AT2 B thì M là
điểm chính giữa cung AT2 B. Tương tự T2 T cắt cung AT1 B tại điểm chính giữa N . Gọi X là giao
của hai tiếp tuyến kẻ từ A, B tới w. Ta có X ∈ M N . Mặt khác X là cực của đường thẳng AB đối
với w. Do giao điểm hai đường chéo của tứ giác T1 M N T2 nằm trên AB nên T1 T2 đi qua X. Gọi C
là giao của T1 T2 và AB. X 0 là giao của X1 X2 với T1 T2 . Do BT1 T2 XX1 X2 là tứ giác toàn phần nên
(X 0 CT1 T2 ) = −1. Mặt khác (XCT1 T2 ) = −1 nên X 0 ≡ X. Vậy X1 X2 luôn đi qua X cố định.

Bài 35.

24
A

I
N
T V
M U
K
S
C
B D

Gọi I, U, V lần lượt là tâm nội tiếp các tam giác 4ABC, 4ABD, 4ACD và T = AD ∩ M N.
Do DU chia đôi ∠ADB và DU ⊥ DV, ta suy ra S = BC ∩ M N, U, T, V lập thành hàng điểm điều
hòa.
Suy ra I.(SU T V ) điều hòa và ta có (S, B, D, C) = −1.
Vậy từ tứ giác toàn phần AM KN BC, với K ≡ BN ∩ CM, ta suy ra K nằm trên AD.

Bài 36.
F

Q R B

K
M
S
E

D T C

Dựng đường thẳng qua K song song với BC, cắt QB, QC lần lượt tại R, S. Ta chỉ cần chứng minh
AR, DS, đi qua trung điểm M của đoạn BC.
Gọi T ≡ CD ∩ RKS và do chùm điều hòa C(DAQF ) từ tứ giác toàn phần ABCDEF , ta thu
được KS = ST .
Vì KT k BC nên áp dụng định lý Thales, ta thu được DS đi qua M .
Tương tự với AR. Ta có đpcm.

Bài 37.

25
P

A B

G
M

F
N

Gọi P ≡ BD ∩ EG và từ tứ giác toàn phần CEF GBD, ta thu được P, B, M, D với M ≡ AC ∩ BD


lập thành một hàng điểm điều hòa.
Suy ra chùm A(P BM D) = −1. Do ∠BAC = ∠DAC, nên P A ⊥ AC , (1)
Ta có (P, G, N, E) = −1 với N ≡ AC ∩ EG.
Vậy A(P GN E) = −1. Từ (1), ta thu được tia AN, chia đôi góc ∠EAG.
Từ đó ∠GAC = ∠EAC, suy ra đpcm.

Bài 38.

J A V

R
N S
E

G
F

T L
Y P
B M X C

Gọi E, F lần lượt là tiếp điểm của (I) với AC, AB; V là giao của F N và EP, J là giao của N E và
F P, R là giao của AC và F V .
Do tứ giác F N EP điều hòa nên E(EF N P ) = −1, suy ra (RF N V ) = −1 ⇒ A(RF N V ) = −1. Do
M là trung điểm BC nên AV k BC. Tương tự suy ra J, A, V thẳng hàng.
Gọi G là giao của N P và EF . Áp dụng định lý Brocard ta thu được IG ⊥ JV hay IG ⊥ T P . Do
N S k T P nên T, G, S thẳng hàng.
Gọi L là giao của T P với AX. Do (AGN P ) = −1 nên S(AGN P ) = −1. Mà SN k T L nên P là
trung điểm T L. Từ đó có đpcm.

26
3 Một số bài tập làm thêm
Bài 1. Cho tam giác ABC có tâm ngoại tiếp O. Gọi d là đường thẳng bất kì trên mặt phẳng. d
cắt BC, CA, AB lần lượt tại X, Y, Z. Gọi H là hình chiếu của O trên d. Chứng minh rằng ba đường
tròn (AXH), (BY H), (CZH) có 2 điểm chung.

Bài 2 (Định lý Gossard). Cho tam giác ABC. đường thẳng Euler của nó cắt các cạnh BC, CA, AB
tương ứng tại X, Y, Z. chứng minh rằng các đường thẳng Euler của các tam giác AY Z, BZX, CXY tạo
thành 1 tam giác vị tự với tam giác ABC, tỉ số -1 và tâm vị tự nằm trên đường thẳng Euler của tam giác.

Bài 3 (Định lý Emelyanov). Cho tứ giác toàn phần ABCDEF . Gọi XY Z là tam giác tạo bởi
các đường chéo AC, BD, EF ; M là điểm Miquel của tứ giác ABCDEF . Chứng minh rằng M nằm
trên đường tròn Euler của tam giác XY Z.

Bài 4 (Mathley 7.3). Cho tứ giác ngoại tiếp ABCD. AB giao CD tại E, AD giao BC tại F . Hai
đường thẳng bất kì qua E lần lượt cắt AD, BC tại M, N, P, Q (M, N ∈ AD, P, Q ∈ BC). Hai đường
thẳng bất kì qua F lần lượt cắt AB, CD tại X, Y, Z, T (X, Y ∈ AB, Z, T ∈ CD). Gọi d1 , d2 là tiếp
tuyến thứ hai kẻ từ E tới đường tròn nội tiếp các tam giác F XY, F ZT ; d3 , d4 là các tiếp tuyến thứ
hai kẻ từ F tới đường tròn nội tiếp các tam giác EM N, EP Q. Chứng minh rằng d1 , d2 , d3 , d4 cắt nhau
tạo thành một tứ giác ngoại tiếp.

Bài 5 (Mathley 11.4). Cho tam giác ABC. P là điểm bất kì trong mặt phẳng tam giác. AP, BP, CP
lần lượt cắt các cạnh BC, CA, AB tại A1 , B1 , C1 . Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là điểm Miquel của tứ giác
toàn phần AB1 P C1 BC, BC1 P A1 CA, CA1 P B1 AB. Chứng minh rằng 6 đường tròn ngoại tiếp các tam
giác AP A2 , BP B2 , CP C2 , BA2 C, AB2 C, AC2 B đồng quy tại một điểm L.

Bài 6. Với kí hiệu như bài 5, chứng minh rằng các đường tròn (P A1 A2 ), (P B1 B2 ), (P C1 C2 ) tiếp
xúc nhau và có LP là tiếp tuyến chung. Tương tự với 3 bộ 3 đường tròn (AA1 A2 ), (AB1 B2 ), (AC1 C2 );
(BA1 A2 ), (BB1 B2 ), (BC1 C2 ); (CA1 A2 ), (CB1 B2 ), (CC1 C2 ).

Bài 7 (IMO 2011 Generalization). Cho tam giác ABC và một điểm P . Một đường thẳng qua
P cắt (P BC), (P CA), (P AB) lần lượt tại Pa , Pb , Pc . Gọi `a , `b , `c , là tiếp tuyến của các đường tròn
(P BC), (P CA), (P AB) tại Pa , Pb , Pc . Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác tạo bởi giao
điểm các đường thẳng `a , `b , `c tiếp xúc với (ABC).

Bài 8. Một đường thẳng bất kì vuông góc với đường thẳng Euler của tam giác ABC cắt các cạnh
BC, CA, AB lần lượt tại X, Y, Z. Chứng minh rằng tâm Euler của các tam giác AY Z, BXZ, CXY
nằm trên đường cao của tam giác ABC.

Tài liệu
[1] AOPS
http://www.artofproblemsolving.com

[2] Mathscope
http://Mathscope.org

[3] Euclidean Geometry blog


http://nguyenvanlinh.wordpress.com

Email: Lovemathforever@gmail.com

27

You might also like