You are on page 1of 18

LỜI GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MÔN TOÁN NĂM 2022-2023


Nguyễn Việt Dũng1 , Lê Xuân Tùng 2
1
Giáo viên Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
2
Giáo viên Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

1 Đề bài
1.1 Ngày thi thứ nhất
1 √
Bài 1: (5 điểm) Xét dãy số (an ) thoả mãn a1 = ; an+1 = 3 3an+1 − an và 0 ≤ an ≤ 1, ∀n ≥ 1.
2
1. Chứng minh rằng dãy (an ) xác định duy nhất và có giới hạn hữu hạn.
2. Cho dãy số (bn ) được xác định bởi bn = (1 + 2a1 )(1 + 22 a2 )....(1 + 2n an ) với mọi n.
Chứng minh dãy (bn ) có giới hạn hữu hạn.

Bài 2: (5 điểm) Cho các số nguyên a, b, c, α, β và dãy số nguyên (un ):

u1 = α, u2 = β, un+2 = aun+1 + bun + c, ∀n

1. Chứng minh rằng khi a = 3; b = −2; c = −1, tồn tại vô hạn cặp số nguyên (α, β)
thoả mãn u2023 = 22022 .
2. Chứng minh rằng tồn tại n0 sao cho có duy nhất một trong hai khẳng định sau là
đúng:
(a) Có vô số số nguyên dương m để un0 un0 +1 ....un0 +m chia hết cho 72023 hoặc 172023 .
(b) Có vô số số nguyên dương k để un0 un0 +1 ...un0 +k − 1 chia hết cho 2023.

Bài 3: (5 điểm) Tìm số thực k lớn nhất sao cho bất đẳng thức

1 1 1 k+3
2
+ 2
+ 2
≥ 2
kab + c kac + b kbc + a a + b2 + c 2

đúng với mọi bộ ba số thực dương (a, b, c) thoả mãn điều kiện a2 + b2 +c2 = 2(ab + bc + ca)

Bài 4: (5 điểm) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có DB = DC. Gọi M, N tương ứng là
trung điểm của AB, AC và J, E, F tương ứng là các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp
(I) với các cạnh BC, CA, BA. Đường thẳng M N cắt JE, JF lần lượt tại K, H. IJ cắt
lại đường tròn (IBC) tại G và DG cắt (BCI) tại T .

1. Chứng minh rằng JA đi qua trung điểm của KH và vuông góc với IT .
2. Gọi R, S tương ứng là hình chiếu vuông góc của D lên AB, AC. Lấy các điểm P, Q
lần lượt trên IF, IE sao cho KP, HQ đều vuông góc với M N . Chứng minh rằng ba
đường thẳng M P, N Q, RS đồng quy.

1
1.2 Ngày thi thứ hai
Bài 5: (6 điểm) Cho các hàm f, g : R → R thoả mãn f (0) = 2022 và

f (x + g(y)) = xf (y) + (2023 − y)f (x) + g(x), ∀x, y ∈ R

1. Chứng minh rằng f là một toàn ánh và g là một đơn ánh.


2. Tìm tất cả các hàm f, g thoả mãn đề bài.

Bài 6: (7 điểm) Có n ≥ 2 lớp học tổ chức m ≥ 1 cuộc ngoại khoá cho học sinh. Lớp nào cũng
có học sinh tham gia ít nhất một tổ ngoại khoá. Mọi tổ ngoại khoá đều có đúng a lớp có
học sinh tham gia. Với hai tổ ngoại khoá bất kỳ, có không quá b lớp có học sinh tham gia
đồng thời cả hai tổ này.

1. Tính m khi n = 8, a = 4, b = 1.
2. Chứng minh rằng n ≥ 20 khi m = 6, a = 10, b = 4.
3. Tính giá trị nhỏ nhất của n khi m = 20, a = 4, b = 1.

Bài 7: (7 điểm) Cho tam giác ABC có trực tâm H và đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với
BC, CA, BA tại M, N, P . Một đường tròn (ωa ) đi qua A, tiếp xúc ngoài với (I) tại A′ và
cắt AB, AC tại Ab , Ac ̸= A. Định nghĩa tương tự cho (ωb ), (ωc ), B ′ , C ′ , Ba , Bc , Ca , Cb .

1. Chứng minh rằng Ab Ba + Ac Ca + Cb Bc ≥ M P + N P + M N


2. Giả sử A′ ∈ AM, B ′ ∈ BN, C ′ ∈ CP . Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
có ba cạnh tương ứng thuộc ba đường thẳng Ab Ac , Ba Bc , Ca Cb . Chứng minh rằng
OH ∥ IK.

2
2 Lời giải
2.1 Ngày thi thứ nhất
1 √
Bài 1: Xét dãy số (an ) thoả mãn a1 = ; an+1 = 3 3an+1 − an và 0 ≤ an ≤ 1, ∀n ≥ 1.
2
1. Chứng minh rằng dãy (an ) xác định duy nhất và có giới hạn hữu hạn.
2. Cho dãy số (bn ) được xác định bởi bn = (1 + 2a1 )(1 + 22 a2 )....(1 + 2n an ) với mọi n.
Chứng minh dãy (bn ) có giới hạn hữu hạn.

Lời giải: 1. Ta chứng minh sự xác định của dãy (an ) bắng quy nạp theo n.
Giả sử ta có dãy xác định đên số hạng thứ n, tức đã xác định được a1 , a2 , ..., an .
Xét Fn (x) = x3 − 3x + an trên [0; 1].
Fn′ (x) = 3(x2 − 1), ∀x ∈ [0; 1]
Trên [0; 1] thì Fn (x) = 0 ⇔ x = 1.
Bảng biến thiên của Fn :

x 0 1
Fn′ (x) − 0
an
Fn (x)
an − 2

Bởi an ≥ 0; an −2 < 0 nên phương trình Fn (x)−an = 0 có nghiệm duy nhất x = an+1
trên đoạn [0; 1].
Theo nguyên lý quy nạp ta có sự xác định của dãy (an ).
Ta có :
√ √
Fn (an ) = a3n − 2an = an (an − 2)(an + 2) < 0 = Fn (an+1 ), ∀n

⇒ an ≥ an+1 , ∀n
Hơn nữa an ≥ 0, ∀n nên theo bổ đề Weierstrass ta có (an ) có giới hạn hữu hạn là L
thoả mãn √
L = 3 3L − L ⇔ L = 0
⇒ lim an = 0
n→+∞

2. Đặt un = ln(1 + 2n an ), ∀n.


n
X
Khi đó ln bn = uj
j=1
n
Pnđẳngk thức ln(x + 1) ≤ x, ∀x ≥ 0, ta có un ≤ 2 an , ∀n. Với mọi n xét
Từ bất
Sn = k=1 2 ak .
Do đó nên ta chứng minh (Sn ) là dãy bị chặn trên.
Theo định lý Lagrange ta có: Tồn tại cn ∈ [0; an+1 ] để :

|an | = |F (0) − F (an+1 )| = 3.|1 − c2n |.|an+1 |, ∀n

Do lim an = 0 nên lim cn = 0 và do đó nên tồn tại M nguyên dương để


n→+∞ n→+∞

3.|1 − c2n | > 2, 5; ∀n ≥ M

3
Do đó nên
|an |
|an+1 | ≤ , ∀n ≥ M
2, 5
Khi đó
|aM |
|an+1 | ≤ , ∀n ≥ M + 1
2, 5n−M
Ta có : n n
X X
2k ak = 2.a1 + 22 .a2 + .... + 2M −1 aM −1 + 2k ak
k=1 k=M
+∞  n
2 M −1 M
X 2
≤ 2.a1 + 2 .a2 + ... + 2 .aM −1 + 2 .aM . =B
n=0
2, 5

trong đó
B = 2a1 + 22 a2 + ... + 2M −1 aM −1 + 2M .aM .5
Do đó nên : n
X
uk ≤ Sn ≤ B
k=1

Như vậy dãy (bn ) là dãy bị chặn trên bởi eB và là dãy tăng ngặt nên theo bổ đề
Weierstrass ta có dãy (bn ) hội tụ.

Bình luận 1: Lời giải trên của tác giả Nguyễn Việt Dũng. Đây là lời giải hoàn toàn
không dựa theo lượng giác mà hoàn toạn dựa vào việc đánh giá khảo sát hàm số và đánh
giá tính tăng giảm của dãy. Ta cũng chú ý với lời giải ý 2., ta có một bổ đề tổng quát
hơn sau:
xn+1 1
Bổ đề 1. Cho dãy số dương (xn ) và các số thực 0 < b < a. Khi đó nếu lim = thì
xn a
n
Y
dãy số (bn ) : bn = (1 + bj xj ) là dãy hội tụ.
j=1

Bổ đề này bạn đọc hãy thử tự chứng minh tương tự như cách làm của ý 2. bài 1 nói trên.
Bình luận 2: Bài này cũng có thể được giải bằng lượng giác. Có thể dễ dàng chứng
 π minh
a π
bằng quy nạp rằng: Với mọi n nguyên dương, an = 3 sin n , ∀n trong đó a ∈ − ; :
3 2 2
1
sin a = . Điều này có vẻ tự nhiên bởi chính cách giải phương trình quen thuộc
6
X 3 − 3X = T

với T là 1 số thực cho trước.

Bài 2: Cho các số nguyên a, b, c, α, β và dãy số nguyên (un ):

u1 = α, u2 = β, un+2 = aun+1 + bun + c, ∀n

1. Chứng minh rằng khi a = 3; b = −2; c = −1, tồn tại vô hạn cặp số nguyên (α, β)
thoả mãn u2023 = 22022 .
2. Chứng minh rằng tồn tại n0 sao cho có duy nhất một trong hai khẳng định sau là
đúng:
(a) Có vô số số nguyên dương m để un0 un0 +1 ....un0 +m chia hết cho 72023 hoặc 172023 .

4
(b) Có vô số số nguyên dương k để un0 un0 +1 ...un0 +k − 1 chia hết cho 2023.

Lời giải: 1. Ta có :
un+2 = 3un+1 − 2un − 1, ∀n
⇒ un+2 − un+1 − 1 = 2(un+1 − un − 1), ∀n
⇒ un+2 = un+1 + 1 + 2n (β − α − 1)
⇒ un+2 = T (2n+1 − 1) + n + 1 + α, ∀n
⇒ un = T (2n−1 − 1) + n + α − 1, ∀n
Với T = β − α − 1.
Ta có
u2023 = 22022 ⇔ T (22022 − 1) + 2022 + α = 22022
⇔ T (22022 − 1) = 22022 − 2022 − α
Chọn α sao cho α ≡ −2021 (mod 22022 ) .
Khi đó 22022 − 2022 − α chia hết cho 22022 − 1.
22022 − 2022 − α 22022 − 2022 − α
Khi đó T = ∈ Z và do đó β = α + 1 + T = α + 1 +
22022 − 1 22022 − 1
là số nguyên.
22022 − 2022 − α
Đồng thời theo lập luận này, nếu β = α + 1 + 2022
thì u2023 = 22022 .
2 −1
22022 − 2022 − α
 
Vậy nên mọi cặp số nguyên (α; β) = α; α + 1 + với α ∈ Z để
22022 − 1
α ≡ −2021 (mod 22022 ) đều thoả mãn đề bài.
Ta có sự vô hạn các cặp số nguyên (α, β) thoả mãn đề bài.
2. Ta có phân tích tiêu chuẩn:
2023 = 7.172
Trước hết, với mỗi số nguyên dương n, cả hai trường hợp không thể đồng thời đều
xảy ra.
Thật vậy; nếu tồn tại n0 để vừa đáp ứng hai trường hợp cùng xảy ra thì:
Theo như trường hợp (a), tồn tại số nguyên dương m để un0 un0 +1 un0 +2 ...un0 +m chia
hết cho 72023 hoặc 172023 .
Suy ra un0 un0 +1 ...un0 +m chia hết cho 7 hoặc 17.
Bởi trường hợp (b) nên tồn tại k > m thoả mãn un0 un0 +1 un0 +2 ....un0 +k − 1 chia hết
cho 2023.

⇒ gcd (un0 un0 +1 un0 +2 ....un0 +k , 2023) = 1


⇒ gcd (un0 un0 +1 ...un0 +m , 7) = gcd (un0 un0 +1 ...un0 +m , 17) = 1
Ta có điều mâu thuẫn.
Do đó, với mỗi giá trị n nguyên dương, chi có tối đa 1 trong hai trường hợp (a) hoặc
(b) xảy ra.
Từ đề bài ta có:

un+3 − aun+2 − bun+1 = un+2 − aun+1 − bun , ∀n

⇒ un+3 = (a + 1)un+2 − (b + a)un+1 − bun , ∀n (1)


Với mọi n xét rn là số dư của un khi chia cho 2023.

5
Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại hai số m0 , k0 nguyên dương thoả mãn :
(rm0 , rm0 +1 , rm0 +2 ) = (rm0 +k0 , rm0 +k0 +1 , rm0 +k0 +2 )

um0 ≡ um0 +k0 (mod 2023)

⇒ um0 +1 ≡ um0 +k0 +1 (mod 2023)

um0 +2 ≡ um0 +k0 +2 (mod 2023)

Bằng quy nạp theo n ta có un ≡ un+k0 (mod 2023), ∀n ≥ m0 .


Ta xét các trường hợp lớn sau:
(a) Tồn tại N ≥ m0 nguyên dương để uN chia hết cho 7 hoặc chia hết cho 17.
Ở đây ta xét trường hợp uN chia hết cho 7. Trường hợp uN chia hết cho 17.
Với mọi k nguyên dương, k ≥ 2023k0 , trong các số uN , uN +1 , uN +2 , ...., uN +k chia
ít nhất 2023 số hạng chia hết cho 7.
Do đó nên uN .uN +1 ....uN +k chia hết cho 72023 .
(b) Với mọi n ≥ m0 thì un nguyên tố cùng nhau với 2023.
Đặt qn = um0 um0 +1 ....um0 +n , ∀n.
Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại số nguyên dương a và một dãy tăng vô hạn
các số nguyên dương {nt }t∈N∗ thoả mãn :
qnt ≡ a (mod 2023), ∀t
Bởi điều này nên với mọi t > 1 luôn có
qn
un1 +1 un1 +2 ...unt = t ≡ 1 (mod 2023)
qn1
Đặt kt = nt − n1 − 1 và N0 = n1 + 1 thì ta có:
uN0 uN0 +1 ....uN0 +kt ≡ 1 (mod 2023), ∀t > 1
Từ 2 trường hợp trên ta thấy luôn tồn tại n0 để một trong hai trường hợp trên xảy
ra.

Bình luận: Vấn đề đặt ra của bài số 2 được trình bày theo thiên hướng khá thú vị: Từ
trường hợp cụ thể đến tổng quát. Cách diễn đạt ý 1. khá mới mẻ, dù lời giải câu này
không có gì khó. Ý 2., không giống nhiều bài số học trong đề thi quốc gia trước kia, không
nặng về các biến đổi kỹ thuật mà thay vào đó là thiên về những cảm nhận tư duy cảm
giác số học hơn. Đây là một ý khá hay khi giúp học sinh ôn lại, khai thác tối đa 1 kết
quả quen thuộc trong Số Học và kết quả cực kỳ quen thuộc- Nguyên lý Dirichlet:
Bổ đề 2. Cho dãy số nguyên (xn ) thoả mãn xn+k = a0 xn + a1 .xn+1 + ... + ak−1 xn+k−1 , ∀n
với a0 , a1 , ..., ak−1 là các số nguyên dương. Khi đó, với mọi số nguyên dương m, dãy (xn )
tuần hoàn theo mod m kể từ n0 nào đó trở đi, có nghĩa là, tồn tại số nguyên dương n0 và
số nguyên dương M để thoả mãn
xn+M ≡ xn , (mod m), ∀n ≥ n0
Hơn nữa nếu ak−1 nguyên tố cùng nhau với m thì dãy (xn ) là dãy tuần hoàn theo mod m.

Bài 3: Tìm số thực k lớn nhất sao cho bất đẳng thức
1 1 1 k+3
+ + ≥ (2)
kab + c2 kac + b2 kbc + a2 a2 + b 2 + c 2
đúng với mọi bộ ba số thực dương (a, b, c) thoả mãn điều kiện
a2 + b2 + c2 = 2(ab + bc + ca) (3)

6
Lời giải. Trước hết (a, b, c) = (4, 1, 1) thoả mãn hệ thức (3) nên thay a = 4, b = c = 1
vào (2) ta có:
2 1 k+3
+ ≥ (4)
4k + 1 k + 16 18
Nếu k > 2 thì ta có được:
2 1 5
V T (4) < + =
4.2 + 1 2 + 16 18
3+2 5
V P (4) > =
18 18
5
⇒ V T (4) < < V P (4)
18
Ta có điều vô lý.
Suy ra k ≤ 2.
Ta chứng minh k = 2 thoả mãn đề bài.
Khi k = 2 , bất đẳng thức (2) trở thành:
1 1 1 5
2
+ 2
+ 2
≥ 2 (5)
2ab + c 2ac + b 2bc + a a + b2 + c 2
Ta có biến đổi tương đương:
X 1 1

2
(5) ⇔ − ≥
cyc
2ab + c2 a2 + b2 + c2 a2 + b 2 + c 2

X (a − b)2
⇔ ≥2
cyc
2ab + c2

Từ hệ thức (3) ta có:


(a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2
2=
ab + bc + ca
Ta chú ý bởi a, b, c dương nên :
X
(a − b)2 (2ab + c2 ) = 0 ⇔ a = b = c
cyc

Kết hợp với điều kiện a2 + b2 + cX


2
= 2(ab + bc + ca) thì ta thấy trường hợp a = b = c
không xảy ra được và do đó nên (a − b)2 (2ab + c2 ) ̸= 0.
cyc

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có :


!2
X X (a − b)2 X
2 2
(a − b) (2ab + c ). ≥ (a − b)2
cyc cyc
2ab + c2 cyc
" #2
X
(a − b)2
X (a − b)2 cyc
⇒ 2
≥X
cyc
2ab + c (a − b)2 (c2 + 2ab)
cyc

Ta có biến đổi:
X X X X X
(a − b)2 (c2 + 2ab) = c2 (a+ b2 ) + 2ab(a2 + b2 ) − 4a2 b2 − 2abc2
cyc cyc cyc cyc cyc

7
X X X
= 2ab(a2 + b2 ) − 2a2 b2 − 2abc2
cyc cyc cyc
!
X X X
= 2ab(a2 + b2 + c2 ) − 4abc2 + 2a2 b2
cyc cyc cyc

= 2(a2 + b2 + c2 )(ab + bc + ca) − 2(ab + bc + ca)2


= 2(ab + bc + ca)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca)
Do đó nên :
" #2
X X
(a − b)2 (a − b)2
X (a − b)2 cyc cyc
2
≥ 2 2 2
= =2
cyc
2ab + c 2(ab + bc + ca)(a + b + c − ab − bc − ca) ab + bc + ca

Vậy nên bất đẳng thức (5) được chứng minh.


Dấu bằng xảy ra khi b = c = 1, a = 4.
Vậy, k = 2 là số thực lớn nhất thoả mãn điều kiện đề bài.

Bình luận: Lời giải trên là của tác giả Lê Xuân Tùng. Thực tế có thể thấy đây là một
cách giải khá là gọn gàng và tinh tế. So với nhiều lời giải được đưa ra khác, đây là một
lời giải nhẹ nhàng và sử dụng kiến thức lớp 9 để thực hiện được.

Bài 4: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn có DB = DC. Gọi M, N tương ứng là trung
điểm của AB, AC và J, E, F tương ứng là các tiếp điểm của đường tròn nội tiếp (I) với
các cạnh BC, CA, BA. Đường thẳng M N cắt JE, JF lần lượt tại K, H. IJ cắt lại đường
tròn (IBC) tại G và DG cắt (BCI) tại T .

1. Chứng minh rằng JA đi qua trung điểm của KH và vuông góc với IT .
2. Gọi R, S tương ứng là hình chiếu vuông góc của D lên AB, AC. Lấy các điểm P, Q
lần lượt trên IF, IE sao cho KP, HQ đều vuông góc với M N . Chứng minh rằng ba
đường thẳng M P, N Q, RS đồng quy.

Chứng minh. 1. Trước hết ta có bổ đề sau:


Bổ đề 3. Cho tam giác ABC với (I) tiếp xúc với BC, CA, BA tại D, E, F . BI tại

EF tại B1 . Khi đó BB
\ 1 C = 90 .

Chứng minh bổ đề: Ta có :

◦ BAC
[ ABC
[ ACB
[
IB1 E = AF E − IBA = 90 − − =
\ [ [
2 2 2

[ = ACB
[
ICE
2
Do đó nên
IB
\ 1 E = ICE
[
Từ đó nên ta có IEB1 C nội tiếp.

⇒ BB
\ 1 C = IB1 C = IEC = 90 .
\ [

Trở lại bài toán:

8
Gọi BI cắt JE tại K ′ .
Khi đó theo bổ đề 3 ta có AK
\ ′ B = 90◦ .

Lấy AK ′ cắt BC tại K1 .


KHi đó BK ′ vừa là đường phân giác ABK\1 vừa là đường cao đỉnh B của tam giác

ABK1 nên ta có được K là trung điểm của AK1 .
Bởi K1 ∈ BC nên K ′ ∈ M N .
Suy ra K ′ ≡ K và do đó nên K ∈ BI. Tương tự H ∈ CI.
Đồng thời ta cũng có AKI
[ = AHI[ = 90◦ . Suy ra AK ⊥ KI, AH ⊥ HI.
Ta có JE ⊥ CI, JF ⊥ BI nên IK ⊥ HJ, IH ⊥ JK.
Thu được AH ∥ JK, AK ∥ JH và suy ra được AKJH là hình bình hành.
Suy ra JA chia đôi KH.
Bởi (I) tiếp xúc với AB, AC, BC lần lượt tại F, E, J nên (JF, JE, JA, BC) = −1.
Gọi W là điểm chính giữa cung BC không chứa A.
Khi đó W là tâm của (BIC) và W D là đường kính của (O).
⇒ DBW
\ = DCW \ = 90◦ .
Suy ra D là giao tiếp tuyến tại B và C của (IBC).
DG cắt (IBC) tại G, T nên (G, T, B, C) = −1 và suy ra (IB, IC, IT, IG) = −1

9
Ta có
(IB, IC, IT, IG) = (JF, JE, JA, BC) = −1
và IB ⊥ JF, IC ⊥ JE, BC ⊥ IG
Suy ra JA ⊥ IT .
2. Gọi X là trung điểm của BC.

Theo đường thẳng Simson áp dụng cho tam giác ABC với D nằm trên đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABC ta có : R, S, X thẳng hàng.
Đồng thời nếu gọi U là trọng tâm của tam giác ABC:

VU−2 : X → A, M → C, N → B

⇒ △XM N → ABC
⇒ đường phân giác trong củaM
\ XN → đường phân giác trong của BAC
[

⇒ đường phân giác trong củaM


\ XN ∥ đường phân giác trong của BAC
[

⇒ RS là đường phân giác trong của M


\ XN
Ta có M F P K nội tiếp đường tròn đường kính M P nên :

d = ACB = N M X
[ \
P\
MK = P
\ F K = IF
[ K = IEK
[ = IEJ
2 2

⇒ M P là đường phân giác trong của XM


\ N
Tương tự:
N Q là đương phân giác trong của M
\ NX
Do đó nên N Q, M P, RS đồng quy tại tâm nội tiếp tam giác M N X.

10
Bình luận: Bài hình ngày 1, có thể nói, vẫn mang "đặc sản" của hình học Việt Nam
trong những năm gần đây. Tuy nhiên điều đáng nói, ở bài này, lời giải không dùng bất cứ
kỹ thuật nào quá phức tạp hay bất kỳ kỹ thuật nào mới mà chỉ là những kỹ thuật đơn
giản. Nhược điểm duy nhất, có lẽ lớn nhất, chính là hình bài này quá rối, thực sự rất rối.
Lời khuyên là để làm bài này, bạn đọc nên cần phân tách vẽ hình riêng cho hai ý 1. và 2.
( vì hai ý này không liên quan gì đến nhau).

2.2 Ngày thi thứ hai


Bài 5: Cho các hàm f, g : R → R thoả mãn f (0) = 2022 và

f (x + g(y)) = xf (y) + (2023 − y)f (x) + g(x), ∀x, y ∈ R

1. Chứng minh rằng f là một toàn ánh và g là một đơn ánh.


2. Tìm tất cả các hàm f, g thoả mãn đề bài.

Chứng minh. Ta sẽ đi giải bài toán tống quát hơn như sau:
Bài toán 1. Cho các số thực a, b. Tìm tất cả các hàm f, g : R → R thoả mãn f (0) = b
và :
f (x + g(y)) = xf (y) + (a − y)f (x) + g(x), ∀x, y ∈ R (6)

Thật vậy,
Thay y = a vào (6) ta có :

f (x + g(a)) = xf (a) + g(x), ∀x ∈ R (7)

Đặt g(a) = A, f (a) = B.


Khi đó từ (7) ta có :
f (x + A) = Bx + g(x), ∀x ∈ R (8)
Từ (8), thay x bởi x + A vào (6) ta có :

f (x + A + g(y)) = (x + A)f (y) + (a − y)f (x + A) + g(x + A), ∀x, y ∈ R

⇒ B(x + g(y)) + g(x + g(y)) = (x + A)f (y) + (a − y)(Bx + g(x)) + g(x + A), ∀x ∈ R
⇒ g(x+g(y)) = x(f (y)−B +B(a−y))+g(x+A)+Af (y)+g(x)(a−y)−Bg(y), ∀x, y ∈ R
Thay x bởi x + g(z) vào (6) ta có biến đổi:

f (x + g(z) + g(y)) = (x + g(z))f (y) + (a − y)f (x + g(z)) + g(x + g(z)), ∀x, y, z ∈ R

⇒ f (x + g(z) + g(y)) = (x + g(z))f (y) + (a − y)(xf (z) + (a − z)f (x) + g(x)) + x(f (z) −
B + B(a − z)) + g(x + A) + Af (z) + g(x)(a − z) − Bg(z), ∀x, y, z

⇒ f (x+g(z)+g(y)) = xB(y, z)+f (x)(a−y)(a−z)+g(x)(2a−y−z)+g(x+A)+C(y, z), ∀x, y, z ∈ R


(9)
trong đó

B(y, z) = f (y) + f (z)(a − y) + f (z) − B + B(a − z), ∀y, z ∈ R

C(y, z) = g(z)(f (y) − B) + Af (z), ∀y, z


Hoán vị vai trò của y và z cho nhau từ đẳng thức trên ta có :

f (x+g(z)+g(y)) = xB(z, y)+f (x)(a−y)(a−z)+g(x)(2a−y−z)+g(x+A)+C(z, y), ∀x, y, z ∈ R


(10)

11
Từ (9) và (10) ta có:
xB(y, z) + f (x)(a − y)(a − z) + g(x)(2a − y − z) + g(x + A) + C(y, z)
= xB(z, y) + f (x)(a − y)(a − z) + g(x)(2a − y − z) + g(x + A) + C(z, y), ∀x, y, z ∈ R

⇒ x(B(y, z) − B(z, y)) + C(y, z) − C(z, y) = 0, ∀x, y, z ∈ R

Cố định y, z thì ta có hai vế của đẳng thức trên là các đa thức ẩn x.


Vậy nên : (
B(y, z) = B(z, y), ∀y, z ∈ R
C(y, z) = C(z, y), ∀y, z ∈ R
(
f (y) + f (z)(a − y) + f (z) − B + B(a − z) = f (z) + f (y)(a − z) + f (y) − B + B(a − y), ∀y, z

g(z)(f (y) − B) + Af (z) = g(y)(f (z) − B) + Af (y), ∀y, z ∈ R
(
(f (z) − B)(a − y) = (f (y) − B)(a − z), ∀y, z

g(z)(f (y) − B) + Af (z) = g(y)(f (z) − B) + Af (y), ∀y, z ∈ R
Từ phương trình đầu tiên của hệ trên ta có :

f (x) = Hx + b, ∀x ∈ R

với H là hằng số.


Ta xét hai trường hợp sau:

1. Nếu H = 0 thì ta có f (x) = b, ∀x ∈ R.


Thay vào (6) ta có :

b = bx + (a − y)b + g(x), ∀x, y ∈ R

⇒ b = 0, g(x) = 0, ∀x
Khi này g(x) = f (x) = 0, ∀x ∈ R
2. Nếu H ̸= 0 thì
Thay vào (6) ta có :

H(x + g(y)) + b = x(Hy + b) + (a − y)(Hx + b) + g(x), ∀x, y ∈ R

⇒ Hg(y) = x(b + H(a − 1)) − by + g(x) + b(a − 1), ∀x, y (11)


Thay x = y vào ta có được:

g(x)(H − 1) = (a − 1)(Hx + b), ∀x (12)

Nếu H ̸= 1 thì ta có :
(a − 1)(Hx + b)
g(x) = , ∀x
H −1
Thay vào (11) ta có :

(a − 1)(Hy + b) (a − 1)(Hx + b)
H. = x.(b + H(a − 1)) − by + + b(a − 1), ∀x, y
H −1 H −1
(a − 1)H 2
⇒ = −b
H −1
⇒ H 2 (1 − a) − bH + b = 0
⇒ H là nghiệm khác 1, khác 0 của phương trình x2 (1 − a) − bx + b = 0

12
Nếu H = 1 thì f (x) = x + b, ∀x.
Từ (12) ta có :a = 1.
Thay vào (11) ta có :
g(y) = bx − by + g(x), ∀x
⇒ g(x) = bx + d, ∀x
với d là hằng số .

Như vậy ta có kết luận sau:

1. Nếu a ̸= 1; b ̸= 0; phương trình (1 − a)x2 − bx + b = 0 có 2 nghiệm khác 1 là A1 , A2


thì phương trình hàm (6) sẽ có hai nghiệm phân biệt:

f (x) = A1 x + b
(a − 1)(A1 x + b)
g(x) =
A1 − 1

và 
f (x) = A2 x + b
(a − 1)(A2 x + b)
g(x) =
A2 − 1
2. Nếu a ̸= 1, b ̸= 0; phương trình (1 − a)x2 − bx + b = 0 vô nghiệm thì phương trình
hàm (6) vô nghiệm.
3. Nếu a ̸= 1, b = 0 thì phương trình có nghiệm duy nhất f (x) = g(x) = 0, ∀x.
4. Nếu a = 1 thì phương trình hàm đã cho có tất cả các nghiệm (f, g) là (x + b, bx + d)
với d là hằng số.

Với kết quả bài toán trên tất cả các cặp (f, g) thoả mãn bài toán ban đầu là:
 √
−1 + 5
f (x) = x + 2022, ∀x

2 √ √
g(x) = −1011(1 + 5)x − 2022.1011.(3 + 5), ∀x

và  √
−1 − 5
f (x) = x + 2022, ∀x

2 √ √
g(x) = 1011(−1 + 5)x + 2022.1011.(−3 + 5), ∀x

Bình luận 1: Lời giải trên được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Việt Dũng. Tác giả trình
bày lời giải theo hướng trên bởi mong muốn cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quát
nhất cho bài này, điều mà tác giả để ý có thể làm được sau khi giải xong hai ý 1.,2. Nhìn
chung sự phân bố thành 2 ý của bài này rất không đồng đều, khi mà ý 1., nếu để ý chỉ
mất một dòng thay thế, trong khi đó ý 2. thì lại quá trâu bò (thật ra tư tưởng không khó
để làm) và khá khó khi ngồi trong môi trường làm bài thi.
Bình luận 2: Kỹ thuật và tư tưởng được sử dụng ở bài trên khá đơn giản: Kỹ thuật
thêm biến và tính bằng hai cách. Ở đây, ta thực hiện kỹ thuật thêm biến z vào phương
trình ban đầu và đưa về tính bằng hai cách đại lượng f (x + g(z) + g(y)). Đồng thời, một
điều khá "may mắn" nhưng cũng khá khéo léo là ở đẳng thức (7)- mối liên hệ giữa f và
g. Đẳng thức này gợi cho ta dẫn tới việc tính bằng hai cách đại lượng f (x + A + g(y)) và
giúp ích nhiều cho việc biến đổi đoạn sau.

13
Bài 6: Có n ≥ 2 lớp học tổ chức m ≥ 1 cuộc ngoại khoá cho học sinh. Lớp nào cũng có học sinh
tham gia ít nhất một tổ ngoại khoá. Mọi tổ ngoại khoá đều có đúng a lớp có học sinh
tham gia. Với hai tổ ngoại khoá bất kỳ, có không quá b lớp có học sinh tham gia đồng
thời cả hai tổ này.

1. Tính m khi n = 8, a = 4, b = 1.
2. Chứng minh rằng n ≥ 20 khi m = 6, a = 10, b = 4.
3. Tính giá trị nhỏ nhất của n khi m = 20, a = 4, b = 1.

Lời giải. 1. Ta có m ≥ 2.
Giả sử m ≥ 3.
Gọi G1 , G2 , G3 là 3 tập hợp với các phần tử là các lớp có học sinh tham gia vào 3 tổ
ngoại khoá bất kỳ.
Bởi điều kiện n = 8, a = 4, b = 1 nên ta có :

|Gi ∩ Gj | ≤ 1, ∀1 ≤ i < j ≤ 3

|Gi | = 4, ∀1 ≤ i ≤ 3
⇒ 8 ≥ |G1 ∪ G2 ∪ G3 |
⇒ 8 ≥ |G1 |+|G2 |+|G3 |−|G1 ∩G2 |−|G2 ∩G3 |−|G3 ∩G1 |+|G1 ∩G2 ∩G3 | ≥ 12−3 = 9
Ta có điều vô lý.
Do đó nên m = 2.
Một mô hình thoả mãn cho m = 2: 4 lớp tham gia tổ ngoại khoá thứ nhất; 4 lớp
tham gia tổ ngoại khoá thứ 2.
2. Gọi xi là số tổ ngoại khoá lớp thứ i tham gia, với mọi i = 1, 2, ..., n.
Đếm bằng hai cách số bộ (x, A) với x là lớp có học sinh tham gia vào tổ ngoại khoá
A thì ta có : n
X
xi = am = 60
i=1

Ta đếm số bộ ((TNK,TNK), lớp) trong đó lớp sẽ có học sinh tham gia ở cả hai TNK
(viết tắt của Tổ Ngoại Khoá).
Gọi số bộ trên là S.
Khi đó n
X
S= Cx2i
i=1

Mặt khác, cứ hai tổ ngoại khoá bất kỳ có không quá b = 4 lớp có học sinh tham gia.
⇒ S ≤ C62 .4 = 90
Từ đó ta có :
n
!2 n
X X
n n
xi xi
X
2
X xi (xi − 1) i=1 i=1
90 ≥ Cxi = ≥ −
i=1 i=1
2 2n 2

602 60
⇒ 90 ≥ − ⇒ n ≥ 20
2n 2

14
3. Trước hết ta chứng minh n ≥ 16.
Vẫn gọi x1 , x2 , ..., xn như ở ý 2.
Khi đó ta sẽ có:
x1 + x2 + ... + xn = am = 80
Nếu xi ≤ 4, ∀i = 1, 2, ..., n thì n ≥ 20 > 16.
Nếu tồn tại i0 sao cho xi0 ≥ 5. Không mất tính tổng quát giả sử x1 ≥ 5.
Xét 5 tổ ngoại khoá của lớp thứ nhất là G1 , G2 , ..., G5 .
G1 có lớp thứ nhất có học sinh tham gia nên còn 3 lớp nữa tham gia coi như là lớp
2, 3, 4.
G2 có lớp thứ nhất có học sinh tham gia nên còn 3 lớp khác tham gia và do b = 1,
có duy nhất lớp 1 tham gia cả hai tổ G1 , G2 . Suy ra các lớp 2,3,4 không có học sinh
tham gia tổ G2 và do đó nên các lớp còn lại có học sinh tham gia tổ G2 sẽ phải là
các lớp khác. Coi 3 lớp này là lớp 5, 6, 7.
Lập luận tiếp tương tự vậy, ta thấy được có ít nhất 1 + 5.3 = 16 lớp phân biệt có
học sinh tham gia vào các tổ G1 , G2 , G3 , G4 , G5 .
Suy ra n ≥ 16.
Ta chỉ ra một mô hình với n = 16 thông qua bảng dưới đây: (những ô được đánh
dấu x đại diện cho việc có học sinh tham gia tổ ngoại khoá):

Bình luận: Lời giải trên là của tác giả Lê Xuân Tùng. Bài tổ hợp năm nay khá nhẹ
nhàng và không gây ra quá nhiều khó khăn, giống như năm 2021-2022. Nhiều người có
thể làm ra được ít nhất 2 ý trong 3 ý. Có lẽ sự phân loại bài này nằm ở việc lọc ra những
ai làm chính xác và trọn vẹn cả 3 ý, bao gồm cả việc đưa ra mô hình cho trường hợp dấu
bằng xảy ra .

Bài 7: Cho tam giác ABC có trực tâm H và đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, BA
tại M, N, P . Một đường tròn (ωa ) đi qua A, tiếp xúc ngoài với (I) tại A′ và cắt AB, AC
tại Ab , Ac ̸= A. Định nghĩa tương tự cho (ωb ), (ωc ), B ′ , C ′ , Ba , Bc , Ca , Cb .

1. Chứng minh rằng Ab Ba + Ac Ca + Cb Bc ≥ M P + N P + M N

15
2. Giả sử A′ ∈ AM, B ′ ∈ BN, C ′ ∈ CP . Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
có ba cạnh tương ứng thuộc ba đường thẳng Ab Ac , Ba Bc , Ca Cb . Chứng minh rằng
OH ∥ IK.

Chứng minh. 1. Chứng minh rằng Ab Ba + Ac Ca + Cb Bc ≥ M P + N P + M N


2. Giả sử A′ ∈ AM, B ′ ∈ BN, C ′ ∈ CP . Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
có ba cạnh tương ứng thuộc ba đường thẳng Ab Ac , Ba Bc , Ca Cb . Chứng minh rằng
OH ∥ IK.

1. Trước hết ta có bổ đề sau:


Bổ đề 4. Cho góc xAy.d Đường tròn (O) tiếp xúc với Ax, Ay tại B, C. Một đường
tròn bất kỳ qua A, tiếp xúc ngoài với (O) cắt Ax, Ay lần lượt tại D, E. Khi đó:

BD + CE ≥ BC

Chứng minh bổ đề: Gọi H là trung điểm của BC.


Trước hết ta chú ý (O) là đường tròn A − mixtilinear tiếp xúc ngoài của tam giác
ADE.
Theo định lý Lyness mở rộng, H là tâm bàng tiếp góc A của tam giác ADE.
Ta có :
◦ ◦
\ = 180◦ − 180 − AED − 180 − DAE
\ \
\ = 180◦ − ECH
EHC \ − CEH
2 2

180◦ − ADE
\
= = HDB
\
2
Mặt khác ta có
DBH
\ = ABC
[ = ACB
[ = HCE
\
⇒ △DBH ∼ △HCE
BC 2
⇒ DB.CE = HB.HC =
4
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có :

DB + CE ≥ 2 DB.CE = BC

16
Trở lại bài toán:
Áp dụng bổ đề 4 cho góc BAC
[ với (I) tiếp xúc AB, AC và tiếp xúc ngoài với (ωa )
ta có :
Ab P + N Ac ≥ N P
Tương tự:
Ba P + Bc M ≥ P M
Ca N + Cb M ≥ M N
⇒ M N +P M +N P ≤ (Ab P +P Ba )+(Bc M +Cb M )+(Ca N +N Ac ) = Ab Ba +Bc Cb +Ca Ac
2. Khi A′ ∈ AM thì ta sẽ có :

A” ≡ M, A′b ≡ B, A′c ≡ C

Gọi Ab Ac cắt (O) tại G, H1 .


2
Bởi NAAP : Ab Ac ↔ (O) nên G ↔ G, H1 ↔ H1 .
Khi đó AG = AH1 = AP = AN và do đó nên G, H1 là giao của (A, AP ) và (O).
Suy ra Ab Ac là trục đẳng phương của (O) và (A, AP ).
Tương tự Ba Bc là trục đẳng phương của (O) và (B, BP ); Ca Cb là trục đẳng phương
của (O) của (C, CN ).

17
Ta có:
Ab Ac là trục đẳng phương của (O) và (A, AP )
Ba Bc là trục đẳng phương của (O) và (B, BP )
IP là trục đẳng phương của (A, AP ) và (B, BP )
⇒ Ab Ac , Ba Bc , IP đồng quy tại C1
Tương tự :
Ca Cb , Ab Ac , IN đồng quy tại B1
Ca Cb , Ba Bc , IM đồng quy tại A1
Bởi Ab Ac là trục đẳng phương của (A, AP ) và (O) nên Ab Ac ⊥ OA. Tương tự
Ba Bc ⊥ OB, Ca Cb ⊥ OC.
Bởi IA1 ⊥ BC tại M nên IA \ 1 B1 = OCB = OBC = IA1 C1 .
\ \ \
Suy ra A1 I là phân giác của B\1 A1 C1 . Tương tự B1 I là phân giác của A1 B1 C1 .
\
Ta thu được I là tâm nội tiếp tam giác A1 B1 C1 .
Vẽ các đường cao AD, BE, CF . Q là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF . Khi
đó Q là tâm đường tròn Euler của tam giác DEF và do đó nên Q là trung điểm của
OH.
Khi đó ta có các tính chất quen thuộc sau:
(a) H là tâm nội tiếp tam giác DEF .
(b) EF ⊥ OA, DE ⊥ OC, DF ⊥ OB.
Suy ra tam giác A1 B1 C1 và tam giác DEF có các cạnh đôi một song song.
Đồng thời H, Q là tâm nội tiếp và tâm ngoại tiếp tam giác DEF ; I, K là là tâm nội
tiếp và tâm ngoại tiếp tam giác A1 B1 C1 .
⇒ HQ ∥ IK hay HO ∥ IK.

Bình luận : Ở trên là lời giải của tác giả Lê Xuân Tùng. Thực tế, ở ý 1., ta có thể chứng
BC 2
minh trực tiếp bất đẳng thức mà không thông qua hệ thức BD.CE = . Thật vậy,
4
theo phép nghịch đảo tâm A phương tích k thì bất đẳng thức quy về

AB.BD′ AC.CE ′
+ ≥ BC
AD′ AE ′
Đến chỗ này, ta đặt AD′ = b, AE ′ = c, D′ E ′ = a thì bất đẳng thức trên tương đương với
bất đẳng thức về lượng giác:

D′ E′ D′ − E ′
  
A
2. sin . sin . 1 − cos 1 − sin ≥0
2 2 2 2

Bất đẳng thức này hiển nhiên đúng nên ta có bất đẳng thức ban đầu. Đây là lời giải ban
đầu của tác giả Nguyễn Việt Dũng. Tuy nhiên , chúng tôi quyết định cung cấp lời giải
của tác giả Lê Xuân Tùng vì nó khá gọn và nó thể hiện rõ tính chất hình học mà có thể
khai thác được trong tương lai.

18

You might also like