You are on page 1of 21

Một số bài toán hình học phẳng từ các

kì Iran TST
Nguyễn Xuân Anh Quân, TK13 THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam

Tóm tắt nội dung


Bài viết đề cập một số bài toán hình học trong các kì Iran TST và các vấn đề liên quan.

Bài toán 1 [IRAN TST 2017-TST 1-Ngày 1]. Cho 4ABC, Ia là tâm đường tròn bàng
tiếp góc A. Gọi ω là đường tròn bất kỳ qua A, Ia cắt các đường thẳng AB, AC theo thứ tự tại
X, Y . Gọi S, T là các điểm trên Ia B, Ia C sao cho ∠AXIa = ∠BT Ia và ∠AY Ia = ∠CSIa . Các
đường thẳng BT, CS cắt nhau tại K, KIa , T S cắt nhau tại Z. Chứng minh rằng X, Y, Z thẳng
hàng.
Lời giải:

B C
L

K
S Y
Z
X T

Ia

Trên BC lấy điểm L sao cho BX = BL, ta có 4BXIa = 4BLIa (c.g.c)


Từ đây ta có LIa = XIa = Ta Y và ∠XIa B = ∠LIa B.
1800 − ∠BAC
Dễ thấy ∠BIa C = ∠BIa X + ∠CIa Y = , do đó ∠CIa Y = ∠CIa L.
2
Dẫn đến 4CLIa = 4CY Ia (c.g.c) suy ra T Y = T L.
Từ đây ta có SX, SL đối xứng nhau qua Ia B, T Y, T L đối xứng nhau qua CIa .
Biến đổi góc ta có ∠XST = ∠ST Y suy ra XS k T Y.
Dễ thấy SKT Ia , BLT Ia , CLSIa là các tứ giác nội tiếp, nên L là điểm Miquel của tứ giác toàn
phần nội tiếp SKT Ia .CB, nên LS là phân giác trong ∠SLT .
ZS LS XS
Theo đó = = .
ZT LT TY
Vậy X, Y, Z thẳng hàng.

1
Nhận xét: Bài toán giải quyết nhẹ nhàng khi sử dụng cộng góc và điểm Miquel. Ta nhắc lại
một số tính chất về điểm này.
1. Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF , khi đó các đường tròn (AED), (BEC), (CDF ), (ABF )
đồng quy tại một điểm M gọi là điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCD.EF .
2. Đặc biệt nếu ABCD là tứ giác nội tiếp thì ta có thêm vài tính chất sau:
i) M nằm trên EF và là hình chiếu của K lên EF , với K là giao điểm của BD và AC.
ii) M K là phân giác trong ∠BM D, ∠AM C.
Dưới đây là hai bài toán ứng dụng của điểm Miquel của tứ giác toàn phần nội tiếp.
Bài toán 2 [VMO 2017-Ngày 2]. Cho 4ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) và G là một
điểm thuộc cung BC không chứa O của đường tròn ngoại tiếp 4BOC. Đường tròn ngoại tiếp
tam giác ABG cắt AC tại E, đường tròn ngoại tiếp tma giác ACG cắt AB tại F (E, F 6= A).
Gọi K là giao điểm của BE và CF . Chứng minh rằng AK, BC, OG đồng quy.
Bài toán này có thể tham khảo trong [3].
Bài toán 3 [Trường hè Bắc Trung Bộ 2015]. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn
(O) và ABCD không là hình thang. Gọi E là giao điểm của AC và BD, P là một điểm thuộc
đường thẳng OE. Đường tròn ngoại tiếp tam giác P AD và P BC cắt nhau tại Q 6= P .
a) Chứng minh rằng Q luôn thuộc một đường tròn cố định khi P di chuyển.
b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác P AB và P CD cắt nhau tại R 6= P . Chứng minh rằng đường
thẳng QR luôn đi qua một điểm cố định khi P di chuyển.
Lời giải

F
B

A
E Q

R P O
C

a) Gọi M là giao điểm của AD và BC, N là giao điểm của AB và CD. Gọi F là giao điểm
của OE và M N . Theo các nhận xét trên ta có OF ⊥ M N và F là điểm Miquel của tứ giác
toàn phần ABCDM N . Từ đó ta có tứ giác F ADN nội tiếp. theo tính chất phương tích ta có
P, Q, M thẳng hàng. Ta có M F.M N = M A.M D = M Q.M P suy ra tứ giác P QF N nội tiếp
do đó ∠N QP = ∠N F P = 90◦ . vậy Q thuộc đường tròn đường kính M N cố định.
b) Tương tự câu a) ta có M R ⊥ N P tại R. Xét tam giác P M N có các đường cao M R, N Q, P F

2
đồng quy. Gọi L là giao điểm của QR và M N . Ta có (LF M N ) = −1 mà M, N, F cố định nên
L cố định. Vậy QR luôn đi qua điểm L cố định.
Bài toán 4 (Trần Quang Hùng). Cho tứ giác ABCD nội tiếp với M là điểm Miquel của
tứ giác. AC cắt BD tại E. X, Y, Z, T lần lượt là hình chiếu của E lên AB, BC, CD, DA. Gọi
N là điểm Miquel của tứ giác XY ZT . Chứng minh rằng N là trung điểm của EM .
Bài toán này có thể tham khảo tại [4].
Bài toán 5 [IRAN TST 2017-TST 1-Ngày 2]. Cho 4ABC, P, Q là các điểm bất kỳ trên
đoạn BC sao cho BP = CQ và P nằm giữa B, Q. Đường tròn ngoại tiếp 4AP Q cắt các đoạn
AB, AC tại E, F.EP, F Q cắt nhau tại T . Hai đường thẳng đi qua trung điểm BC và song song
với AB, AC lần lượt cắt EP, F Q tại X, Y . Chứng minh rằng (T XY ) tiếp xúc với (AP Q).
Lời giải:

F
M
B P C
Q
S

Lời giải sau là của Lê Viết Ân trên diễn đàn AoPS.


Gọi M là trung điểm BC, S = (AP Q) ∩ AM, (S 6= A).
Ta có ∠P SM = ∠P SA = ∠P QA = ∠P EB = ∠P XM nên S ∈ (BM X)
Tương tự S ∈ (CM Y )
Từ đây S = (BM Y ) ∩ (CM Y ), theo định lý Miquel thì S ∈ (T XY ).
MX MP MQ MY
Ta có : = = = và BE.BA = BP.BQ = CQ.CP = CF.CA.
BE BP CQ CF
MX MY
Suy ra = , do đó 4M XY ∼ 4ACB (c.g.c)
AC AB
∠QSY = ∠QM Y = ∠ACB = ∠M XY
Mà ∠M XY = ∠M XS + ∠Y XS = ∠M P S + ∠Y XS, suy ra ∠QSY = ∠M P S + ∠Y XS

3
Điều này chứng tỏ (AP Q) tiếp xúc (T XY ) .
Nhận xét: Định lý được đề cập đến trong lời giải trên là định lý Miquel phát biểu như sau:Cho
4ABC, D, E, F là các điểm bất kỳ trên BC, CA, AB. Khi đó các đường tròn (AEF ), (BDF ), (CDE)
đồng quy tại một điểm.
Sau đây là một mở rộng bài toán của tác giả Lê Viết Ân
Bài toán 6 [Generalization]. Cho 4ABC P, Q là các điểm trên đoạn BC. Các đường tròn
(ABP ) và (ACQ) cắt nhau tại G. AG cắt BC tại M . (AP Q) cắt AB, AC theo thứ tự tại E, F .
EP cắt F Q tại T . Hai đường thẳng qua M song song với AB, AC theo thứ tự cắt EP, F Q tại
X, Y . Chứng minh rằng (T XY ) tiếp xúc với (AP Q).

A S

Y
E
G

M Q
B C
P
D Y
K
L
X

Lời giải hoàn toàn tương tự Bài toán 5.


Bài toán 7 [IRAN TST 2017-TST2-Ngày 1]. Cho hình thang ABCD với AB k CD, hai
đường chéo cắt nhau tại P . Gọi ω1 là đường tròn qua B và tiếp xúc với AC tại A. Gọi ω2 là
đường tròn qua C tiếp xúc với BD tại D, ω3 là đường tròn ngoại tiếp 4BP C. Chứng minh
rằng dây cung chung của ω1 , ω2 và ω2 , ω3 cắt nhau trên AD.
Lời giải:

A B
E

I
P

K D C

4
Gọi E, F lần lượt là giao điểm của ω3 với ω1 và ω2 .
Ta sẽ chứng minh EB, CF cắt nhau tại trung điểm I của AD.
Gọi K là giao điểm của EB và CD.
Ta có ∠EAC = ∠ABE = ∠CKE, suy ra tứ giác KAEC nội tiếp.
Từ đó ∠AKE = ∠ACE = ∠EBP = ∠KBD, nên ABDK là hình bình hành và BE chia đôi
AD, tương tự ta có CF chia đôi AD.
Do đó BE và CF cắt nhau tại I là trung điểm AD.
Bài toán 8 [IRAN TST 2017-TST3-Ngày 2]. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), H là
trực tâm tam giác. Gọi P là điểm đối xứng của A qua OH. Giả sử P không nằm trên nửa mặt
phẳng chứa A bờ BC. E, F là các điểm trên AB, AC sao cho BE = P C, CF = P B. Gọi K là
giao điểm của AP và OH. Chứng minh rằng ∠EKF = 900 .
Lời giải:

L
F
G
N

Q O
E
K

H D

M
B C

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, EF , D là giao điểm của P M và OH, R là điểm đối
xứng của O qua BC, khi đó R là tâm đường tròn (BHC).
Dễ thấy P ∈ (O), OR = AH = HP, OP = OC = HR, suy ra OHRP là hình thang cân. Từ
đó dễ chứng minh được BDCP là hình bình hành.
Suy ra BD = CP = BE, P B = CD = CF nên BED, CDF là các tam giác cân.
Từ đây ∠EDF = 3600 − ∠BDC − ∠BDE − ∠CDF = 3600 − (1800 − ∠BAC) − (1800 −
2∠EBD) − (1800 − 2∠DCF ) = 900 .
Gọi G là giao điểm của (AEF ) và (O), Q là giao điểm của AP với (AEF ).
Xét 4GEB và 4GF C có ∠GBE = ∠GCF, ∠GEB = ∠GF C, suy ra 4GEB ∼ 4GF C từ
GB EB PC
đây có = = .
GC CF PB
Suy ra GP chia đôi BC hay G, D, M, P thẳng hàng, tương tự G, N, Q thẳng hàng.
MP MC 2 sinM GC 2
Ta có M G.M P = M B.M C = M C 2 suy ra =( ) =( ).
MG MG sinGCB
NQ sinQGF 2
Tương tự =( ) . Mà ∠M GC = ∠P AC = ∠QGF, ∠GCB = ∠GAE = ∠GF E.
NG sinGF E

5
MP NQ
Dẫn đến = nên M N k AP . Từ đó gọi L là điểm đối xứng của D qua L thì L ∈ AP .
MG NG
Khi đó ta có EDF L là hình chữ nhật, ELKD nội tiếp hay 5 điểm E, L, F, K, D cùng nằm trên
đường tròn đường kính LD, suy ra ∠EDF = 900 .
Ta thấy rằng trong bài toán trên, AP đẳng giác với AX với X là điểm anti-Steiner của đường
thẳng Euler của 4ABC ứng với 4ABC. Theo trong Forum Geometricorum [10] thì điểm
này được gọi là Euler Reflection Point.

O K
H

B C

X P

Ta nhắc lại hai định lý sau:


Định lý 1 [Đường thẳng Steiner]. Cho 4ABC và điểm P nằm trên đường tròn ngoại tiếp
tam giác đó. Gọi D, E, F là các điểm đối xứng của P qua BC, CA, AB. Khi đó D, E, F thẳng
hàng và đường thẳng đi qua ba điểm này đi qua trực tâm H của 4ABC. Đường thẳng chứa
D, E, F, H được gọi là đường thẳng Steiner của P đối với 4ABC.
Định lý 2 [Định lý Collings hay điểm anti-Steiner]. Cho 4ABC với trực tâm H. Gọi
d là một đường thẳng bất kì qua H, d1 , d2 , d3 lần lượt là các đường thẳng đối xứng với d qua
BC, CA, AB. Khi đó d1 , d2 , d3 đồng quy tại một điểm P nằm trên (O) và P được gọi là điểm
anti-Steiner của d đối với 4ABC.
Phần chứng minh hai định lý này bạn đọc có thể tham khảo trong một số tài liệu khác.
Ta có một mở rộng của bài toán như sau:
Bài toán 9(Lsway). Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), Q là một điểm bất kì trên (O).
Đường tròn (B, BQ) cắt AB tại M, N , đường tròn (C, CQ) cắt AC tại X, Y . Gọi K là hình
chiếu của A lên đường thẳng Steiner của Q đối với 4ABC. Khi đó K là giao điểm thứ hai
của (M X) và (N Y ) và ∠M KX = 900 .
Chứng minh:

6
A

X S
I
M
O
D K U
Z

B C
R T E
V
Q L

N J Y

Ta có 4 đường tròn (B, BQ), (C, CQ) và đường đường kính M X, N Y đồng quy tại điểm D.
Đường thẳng chứa R, S, D, K là đường thẳng Steiner của Q đối với 4ABC.
Gọi L ∈ (O) sao cho AQ, AL đẳng giác. Bằng cộng góc ta dễ dàng chứng minh được AL ⊥ RS
suy ra A, K, L thẳng hàng. Từ đó BDCL là hình bình hành và ZL, BC cắt nhau tại trung
điểm E của BC. Gọi I, J, Z lần lượt là trung điểm của M X, N Y, DK. Ta có IJ ⊥ RS suy ra
IJ k AL và ZE k AL.
Ta có một bổ đề sau:
Bổ đề E.R.I.Q. Cho hai đường thẳng d1 và d2 . Trên d1 lấy các điểm A1 , B1 , C1 , trên d2 lấy
A1 B1 A2 B2
các điểm A2 , B2 , C2 sao cho = = k. Trên A1 A2 , B1 B2 , C1 C2 lần lượt lấy các điểm
B1 C1 B2 C2
A3 A1 B3 B1 C3 C1 A3 B3
A3 , B3 , C3 sao cho = = . Khi đó A3 , B3 , C3 thẳng hàng và = k.
A3 A2 B3 B2 C3 C2 B3 C3
Bổ đề này có thể tham khảo tại [8].
Áp dụng bổ đề trên ta có I, E, J thẳng hàng.
Từ đó ta có IZ ⊥ DK nên K ∈ (M X). Khi Q ≡ X ở nhận xét thì ta có Bài toán 8.
Bài toán mở rộng được chứng minh.
Bài toán 10 [IRAN TST 2016-TST 3-Ngày 1]. Cho 4ABC có O là tâm đường tròn ngoại
tiếp. X, Y là hai điểm bất kỳ trên AB, AC cho cho đối xứng của BC qua XY tiếp xúc với
(AXY ). Chứng minh rằng (AXY ) tiếp xúc với (BOC).
Lời giải:

7
S

J
Y
R
O
X P

B T C

Ta có đối xứng của BC qua XY tiếp xúc với (AXY ) nên đối xứng của (AXY ) qua XY tiếp
xúc với BC tại T .Gọi P là giao điểm thứ hai của (BXT ) và (CY T ).
Ta có ∠XT Y = ∠XAY = ∠BAC.
∠BP C = ∠BP T +∠CP T = ∠BXT +∠CY T = 3600 −∠AXT −∠AY T = ∠XAY +∠XT Y =
2∠BAC = ∠BOC suy ra P ∈ (BOC) và theo định lý Miquel thì P ∈ (AXY ).
Ta có ∠XAP = ∠XY P và ∠BCP = ∠T Y P , do đó ∠BCP + ∠XAP = ∠T Y P + ∠XY P =
∠XY T = ∠XT B = ∠BP X, vậy (AXY ) tiếp xúc với (BOC).
Bài toán 11 [IRAN TST 2016- TST 3- Ngày 2]. Cho 4ABC, các đường cao AD, BF, CE.
Q nằm trên EF sao cho QF = DE và F nằm giữa E và Q. P nằm trên EF sao cho EP = DF
và E nằm giữa P và F . Trung trực của DQ cắt AB tại X và trung trực của DP cắt AC tại
Y . Chứng minh rằng trung điểm của BC nằm trên XY .
Lời giải:
Trước hết ta nhắc lại một tính chất quen thuộc sau:
Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường phân giác ngoài của góc A cắt (O) tại D. Khi đó
DB = DC.
Ta có EX là phân giác ngoài của ∠DEQ và XD = XQ nên tứ giác DEXQ nội tiếp, suy ra
∠XQF = ∠XDE.
Xét 4XF Q và 4XED có XQ = XD, F Q = DE, ∠XQF = ∠XDE, suy ra 4XF Q ∼
4XED.

8
Y

Q
F

P
B C
D M

Từ đó ∠XF E = 180◦ − ∠XF Q = 180◦ − ∠XED = ∠BED = ∠XEF nên X nằm trên trung
trực của EF . Tương tự Y cũng vậy. Dễ thấy M nằm trên trung trực EF . Vậy M ∈ XY .
Bài toán 12 [IRAN TST 2015-TST1-Ngày 1]. Gọi Ib là tâm đường tròn bàng tiếp góc
B của 4ABC và ω là đường tròn ngoại tiếp tam giác, M là điểm chính giữa cung BC không
chứa A. M Ib cắt ω tại T 6= M . Chứng minh rằng T B.T C = T Ib2 .
Lời giải:

O
Y

H' C
B H M Z

T
X

Gọi Ia , Ib , Ic lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp của các góc A, B, C. Khi đó ta có ω là đường
tròn Euler của 4Ia Ib Ic . Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp 4ABC, K là giao điểm của Ia Ib với

9
ω, ta có K là trung điểm Ia Ib , M là trung điểm IIc , suy ra M K k IIb .
Suy ra ∠T CIb = ∠T CK = ∠T M K = ∠BIb T .
Xét 4Ib T B và 4Ib T C có ∠T CIb = ∠BIb T, ∠BT Ib = ∠CT Ib .
TB T Ib
Suy ra 4BT Ib ∼ 4Ib T C dẫn đến = hay T B.T C = T Ib2 .
T Ib TC
Bài toán 13 [IRAN TST 2015-TST1-Ngày 2]. Cho tứ giác ABCD lưỡng tâm (tứ giác
vừa ngoại tiếp vừa nội tiếp đường tròn), O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác. Gọi E, F, S
lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng AB, CD; AD, BC và AC, BD. E 0 , F 0 lần lượt là
các điểm trên AD, AB sao cho ∠AEE = ∠E 0 ED và ∠AF F 0 = ∠F 0 F B. X, Y lần lượt là các
XA EA YA FA
điểm trên OE 0 , OF 0 sao cho = và = . M là điểm chính giữa cung BD chứa
XD ED YB FB
A của (O). Chứng minh rằng các đường tròn (OXY ), (OAM ) và đường tròn đường kính OS
đồng trục.
Trước hết ta có một số khái niệm và tính chất sau:
PA
1. Đường tròn Apollonius. Cho hai điểm A, B. Tập hợp các điểm P sao cho tỉ số =k
PB
không đổi (k > 0) là một đường tròn, được gọi là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng AB
ứng với tỉ số k. Đây là định nghĩa của đường tròn Apollonius đối với đoạn thẳng, ta có định
nghĩa đường tròn Apollonius đối với tam giác như sau: Đường tròn đường kính là đoạn thẳng
nối chân hai đường phân giác trong và ngoài ∠BAC được gọi là đường tròn Apollonius của
4ABC ứng với đỉnh A.
2. Cho đường tròn (O), hai điểm D, E được gọi là liên hợp với (O) nếu đường tròn đường kính
DE trực giao với (O).
3. Cho đường tròn (O) và DE cắt (O) tại B, C thì D, E liên hợp với (O) khi và chỉ khi
(DE, BC) = −1.
4. Tính chất 1. Đường tròn Apollonius trực giao với đường tròn ngoại tiếp.

E C
J B D

Chứng minh. Gọi D, E là chân đường phân giác trong và ngoài ∠BAC, J là trung điểm DE.
Ta có (BCDE) = −1 nên theo hệ thức N ewton ta có JE 2 = JD2 = JA2 = JB.JC , suy ra
(J), (O) trực giao.
Mở rộng. Dựa theo 3. thì đường tròn (J) trực giao với bất kỳ đường tròn nào qua B, C.
PB AB
5. Tính chất 2. P nằm trên đường tròn (J) ⇐⇒ = .
PC AC
Quay trở lại bài toán.

10
R
F

X T

Y
A
M F'
K B
E'
S
I
O

D
C E

XA EA
Ta có = nên X thuộc đường tròn Apollonius ứng với đỉnh E của 4EAD suy ra
XD ED
đường tròn này trực giao với (O, R) do đó OE 0 .OX = R2 . Tương tự OF 0 .OY = R2 .
Xét phép nghịch đảo cực O, phương tích R2 biến (OXY ) thành E 0 F 0 , biến (OAM ) thành
(AM ), biến đường tròn đường kính OS thành EF . Ta cần chứng minh EF, E 0 F 0 , AM đồng
quy. Gọi I là giao điểm của EE 0 và F F 0 thì I chính là tâm đường tròn nội tiếp tứ giác ABCD.
Gọi T là giao điểm của EF và E 0 F 0 .
Xét tứ giác toàn phần E 0 AF 0 IEF ta có (E 0 F 0 KT ) = −1 suy ra A(E 0 F 0 KT ) = −1 mà AK tức
AI là phân giác ∠E 0 AF 0 nên ∠IAT = 900 . Mặt khác M là điểm chính giữa cung BD chứa A
nên ∠IAM = 900 . Từ đó suy ra A, M, T thẳng hàng hay EF, E 0 F 0 , AM đồng quy tại T , do đó
(OXY ), (OAM ) và đường tròn đường kính OS đồng trục.
Bài toán 14 [IRAN TST 2015-TST 2- Ngày 1]. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), I
là tâm đường tròn nội tiếp. Đường thẳng qua A song song với BC cắt (O) tại A1 . Gọi D là
giao điểm của AI với BC và (I) tiếp xúc với BC tại E. EA1 cắt đường tròn ngoại tiếp 4ADE
tại T . Chứng minh rằng AI = T I.
Lời giải :

11
A A1

I O

B C
E D

Gọi K là giao điểm của A1 T và (O). Ta chứng minh K là điểm tiếp xúc của (O) với đường
tròn A − mixtilinear.
Ta có một số tính chất sau về đường tròn mixtilinear.
Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn A − mixtilinear tiếp xúc trong với (O) tại
K. (I) là đường tròn nội tiếp 4ABC, tiếp xúc với BC tại E. Khi đó ta có:
1. KI là phân giác ∠BKC ;
2. Gọi A1 là giao điểm của KE và (O). Khi đó AA1 k BC.
Hai tính chất này bạn đọc có thể tham khảo tại [5].
Theo nhận xét trên ta có KI là phân giác ∠BKC hay ∠BKI = ∠CKI. Mà ∠AKB = ∠CKT
nên ∠AKI = ∠T KI. Không mất tính tổng quát, giả sử AC > AB.
Ta có ∠AT K = ∠AT E = ∠ADE.
Bằng cộng góc ta chứng minh được ∠KAT = ∠ADE = ∠AT E suy ra 4KAT cân tại K mà
KI là phân giác ∠AKT nên AI = T I.
Bài toán 15 [IRAN TST 2015- TST 3- Ngày 2]. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O),
đường cao AH, H 0 là điểm đối xứng với H qua trung điểm BC. Tiếp tuyến với (O) tại B, C
cắt nhau tại X. Đường thẳng qua H 0 vuông góc với XH 0 cắt AB, AC lần lượt tại Y, Z. Chứng
minh rằng ∠ZXC = ∠Y XB.
Lời giải:

12
A

O
Y

H' C
B H M Z

T
X

Gọi P, Q lần lượt là hình chiếu của X trên CA, AB, M là trung điểm BC. Dựng hình bình
hành ABT C.
Bổ đề: Cho X, Y là hai điểm liên hợp đẳng giác đối với 4ABC. Khi đó các hình chiếu của
X, Y lên BC, CA, AB cùng nằm trên một đường tròn.
Dễ thấy X, T là hai điểm liên hợp đẳng giác 4ABC, suy ra QM H 0 P nội tiếp.
Ta có ∠ZXY = ∠ZXH 0 + ∠Y XH 0 = ∠AP H 0 + ∠AQH 0 = (∠ABC + ∠ACB) − (1800 −
∠QM P ) = ∠QH 0 P − ∠BAC.
Mà ∠QH 0 P = ∠QM P = ∠QM X + ∠P M X = ∠QBX + ∠P CX = 1800 − ∠BAC.
Do đó ∠ZXY = 1800 − 2∠BAC = ∠BXC nên ∠BXY = ∠CXZ.
Một bài toán nữa có sử dụng bổ đề trên.
Bài toán 16 [Trường thu Toán học 2016]. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O) có B, C cố
định và A di chuyển trên cung lớn BC. Gọi D là trung điểm BC. Đường thẳng qua D vuông
góc với AC, AB lần lượt cắt AB, AC tại E, F .
a) Chứng minh rằng khi A di chuyển trên cũng lớn BC thì tâm đường tròn (AEF ) luôn thuộc
một đường tròn cố định.
b) Đường cao AK(K ∈ BC) của tam giác ABC cắt (O) tại N . Đường tròn (DEF ) cắt BC
tại điểm thứ hai G. AG cắt (O) tại M . Tiếp tuyến tại M, N với (O)cắt nhau tại P . Tiếp tuyến
tại B, C lần lượt của các đường tròn (BGM ), (CGM ) cắt nhau tại Q. Chứng minh rằng AD
cắt P Q tại một điểm nằm trên (O).
Lời giải
a)

13
A

R
B C
D
S F

Gọi T là giao điểm của hai tiếp tuyến từ B, C với (O). S là trung điểm OT , ta có S, T cố
định. Ta có ∠DT B = ∠OBC = 90◦ − ∠ABC = ∠BED. Suy ra tứ giác BDT E nội tiếp nên
∠BET = 90◦ . Tương tự ∠T F C = 90◦ . Do đó tứ giác AET F nội tiếp đường tròn đường kính
OA OA
AT . Gọi R là trung điểm AT , ta có SR = . Vậy R thuộc đường tròn (S, ) cố định.
2 2
b)

A Q

K G
B C
D
Y M F
N

T
X

Qua A kẻ đường thẳng song song với BC cắt (O) tại Q0 . Khi đó ta có AQ0 CB là hình thang
cân. Ta có ∠BM G = ∠BM A = ∠BCA = ∠Q0 BC nên Q0 B là tiếp tuyến của (BGM ). Tương

14
tự Q0 C là tiếp tuyến của (CM G), do đó Q ≡ Q0 . Gọi Y là giao điểm của P Q với (O). Ta sẽ
chứng minh P Q đi qua Y . Gọi X là giao điểm của AD với QG0 với G0 là hình chiếu của Q lên
BC. Dễ thấy X là đối xứng của Q qua G0 .
Ta có T, X là hai điểm liên hợp đăng giác trong 4ABC. G0 là hình chiếu của X lên BC,
D, E, F là hình chiếu của T lên BC. Theo bổ đề ở Bài toán 15 ta có D, E, F, G0 đồng viên,
suy ra G ≡ G0 . Ta có (AM, AN, AY, AQ) = −1 suy ra tứ giác M Y N Q điều hòa nên P Q đi
qua Y .
Bài toán 17 [IRAN TST 2014- TST 1- Ngày 2]. Cho 4ABC với I là tâm đường tròn nội
tiếp tam giác. Đường thẳng qua I vuông góc với AI cắt AB, AC theo thứ tự tại D, E. M, N
là các điểm trên các tia BC, CB sao cho BM = BA, CN = CA. Gọi T là giao điểm thứ hai
của (ADM ) và (AEN ). Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp 4AIT nằm trên BC.
Lời giải:

Y
U Z
E

X
I

S N B M C
T

Gọi X, Y lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp 4AEN, 4ADM , U, V lần lượt là trung điểm
của AD, AE, Z là tâm đường tròn ngoại tiếp 4ADE, S là giao điểm của U X, XY .
Dễ thấy C, I, X thẳng hàng và B, I, Y thẳng hàng.
Áp dụng định lý Desargues cho 4ZU V và 4IBC ta có S, B, C thẳng hàng. Mà S chính là
tâm của (AIT ). Vậy tâm của (AIT ) nằm trên BC.
Bài toán 18 [IRAN TST 2014- TST 2- Ngày 1]. Cho 4ABC, D là một điểm bất kỳ nằm
trên đoạn BC. Gọi I, I1 , I2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác ABC, ABD, ACD.
M 6= A, N 6= A lần lượt là giao điểm của đường tròn ngoại tiếp 4ABC với đường tròn ngoại
tiếp các tam giác IAI1 , IAI2 . Chứng minh rằng M N luôn đi qua điểm cố định khi D thay đổi
trên đoạn BC.
Lời giải:
Ta có các bổ đề sau:
Bổ đề 1 (Đào Thanh Oai). Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), P là một điểm bất kỳ
trong tam giác. Hai đường tròn tiếp xúc với AB, CP và tiếp xúc trong với (O) tại CA , CB .
Chứng minh rằng CA , CB luôn đi qua một điểm cố định khi P thay đổi trong 4ABC.

15
Chứng minh

P
O2
CB
O
O1 I
K
CA
B
S A D

Ta nhắc lại các định nghĩa và tính chất sau:


Đường tròn Thebault. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Một đường thẳng d bất kì qua
A cắt BC tại D. Đường tròn tiếp xúc với các tia DA, DC và tiếp xúc trong với (O) gọi là
đường tròn Thebault nội tiếp 4ABC ứng với đường thẳng d và đỉnh C.
Định lý Sawayama-Thebault. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn
(I). D là một điểm bất kỳ nằm trên cạnh BC.Gọi (O1 ), (O2 ) là các đường tròn Thebault của
4ABC ứng với AD và các đỉnh B, C. Khi đó O1 , I, O2 thẳng hàng.
Định lý Monge-D’Alembert. Cho ba đường tròn C1 (O1 , R1 ), C2 (O2 , R2 ), C3 (O3 , R3 ) phân
biệt trên một mặt phẳng. Khi đó tâm vị tự ngoài của các cặp đường tròn (C1 , C2 ), (C2 , C3 ), (C3 , C1 )
cùng thuộc một đường thẳng. Hai tâm vị tự trong của hai trong ba cặp đường tròn trên và tâm
vị tự ngoài của cặp đường tròn còn lại cùng thuộc một đường thẳng.
Về các định lý này bạn đọc có thể tham khảo tại [7] và [11].
Quay trở lại bài toán.
Gọi D là giao điểm của CP và AD, O1 , O2 là tâm của các đường tròn Thebault, I là tâm nội
tiếp, O là tâm ngoại tiếp, S là giao điểm của O1 O2 với AB.
Gọi K là tâm vị tự của (I), (O).
Các cặp đường tròn ((I), (O1 )), ((I), (O2 )), ((O1 ), (O2 )) đều có chung tâm vị tự S.
Áp dụng định lý Sawayama − T hebault ta có O1 , I, O2 thẳng hàng.
Áp dụng định lý M onge − D0 Alembert cho ba đường tròn (I), (O), (O1 ) ta được S, K, CA thẳng
hàng.
Áp dụng định lý M onge − D0 Alembert cho ba đường tròn (I), (O), (O2 ) ta được S, K, CB thẳng
hàng.
Suy ra CA CB luôn qua điểm K cố định.
Bổ đề 2. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O) ngoại tiếp đường tròn (I), P là một điểm bất
kì trên BC, ω1 , ω2 là các đường tròn T hebault ứng với AP và các đỉnh B, C, Y, Z là các điểm
tiếp xúc của (O) với ω1 , ω2 . Khi đó (AIZ) và (AIY ) trực giao.
Chứng minh

16
Bổ đề Sawayama. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O), ngoại tiếp đường tròn (I). D là một
điểm bất kì trên đoạn BC. Đường tròn T hebault của 4ABC ứng với AD và đỉnh C tiếp xúc
với BC, AD tại P, Q. Khi đó P, I, Q thẳng hàng.

J2

J1
O2
Z
O
S
O1 I
Ic
Ib
Y
C
B T P R

Gọi R, S lần lượt là tiếp điểm của ω2 với BC, AP . Theo bổ đề Sawayama thì R, S, I thẳng
hàng. Gọi Ib , Ic lần lượt là tâm nội tiếp của 4ABP, 4ACP . Dễ chứng minh ASIZ nội tiếp suy
ra ∠AZI = ∠ISP = ∠RSP = ∠AIc I nên tứ giác AIIc Z nội tiếp, tương tự AIIb Y nội tiếp.
Từ đó ∠AIb I + ∠AIc I = (90◦ − 12 ∠AP B) + (90◦ − 12 ∠AP C) = 90◦ hay ∠J1 AJ2 = 90◦ . Suy ra
(AIY ) và (AIZ) trực giao.
Quay trở lại Bài toán 18. Áp dụng bổ đề 1, 2 ta có M N luôn đi qua tâm vị tự của (I), (O)
cố định. Sau đây là một mở rộng của Bổ đề 1
Bài toán 19 (Trần Quang Hùng). Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O) ngoại tiếp đường
tròn (I). D là một điểm di chuyển trên cạnh BC. Đường tròn T hebault của 4ABC ứng với
AD và các đỉnh B, C tiếp xúc trong với (O) tại U, V . Khi đó đường tròn (DU V ) đi qua hai
điểm cố định.
Lời giải sau là của TelvCohl .

17
Z

O2 V
O
I
F
O1
K
U C
S B X D H Y
L

Gọi H là hình chiếu của I trên BC, F là hình chiếu của D lên O1 O2 . X, Y lần lượt là tiếp điểm
của (O1 ), (O2 ) với BC. Dễ chứng minh U, X, Y, V đồng viên. Ta có ∠XIY = ∠O2 DO1 = 90◦
và DO1 k IY, DO2 k IX nên ∠Y F O2 = ∠Y DO2 = ∠Y XI. Do đó X, F, I, Y đồng viên. Từ đó
SU.SV = SX.SY = SF.SI = SD.SH suy ra H ∈ (DU V ).
Gọi K là tâm vị tự của (I) và (O), Z là giao điểm của HK với (DU V ), Z 6= H, L là giao điểm
của AK với (O). Ta có KH.KZ = KU.KV = KA.KL = const, từ đây suy ra Z cố định.Vậy
(DU V ) luôn đi qua hai điểm cố định khi D thay đổi trên BC.
Cách giải bài này giống ý b bài 7 của VMO 2017 .
Bài toán 20 [IRAN TST 2014- TST 3- Ngày 1]. Cho 4ABC không cân có đường tròn
nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại A1 , B1 , C1 . AI, BI, CI lần lượt cắt BC, CA, AB tại
A2 , B2 , C2 . A0 trên AI sao cho A1 A0 ⊥ B2 C2 . B 0 , C 0 xác định tương tự. Chứng minh rằng
4A0 B 0 C 0 = 4A1 B1 C1 .
Lời giải
Trong bài toán có đề đến A1 A0 ⊥ B2 C2 ta liên tưởng đến một tính chất rất hay OIa ⊥ B2 C2
với O là tâm đường tròn ngoại tiếp và Ia là tâm bàng tiếp góc BAC. Tính chất này bắt nguồn
từ bài toán sau
Bổ đề 1. Cho 4ABC có các đường cao AD, BE, CF đồng quy tại H. BE, CF lần lượt cắt
DF, DE tại M, N . Khi đó đường thẳng qua A vuông góc với M N đi qua tâm đường tròn
(BHC).
Chứng minh

18
A

F H K
O
N
M

B D C

Gọi I là tâm đường tròn (BHC). K là trung điểm OH, K chính là tâm đường tròn Euler
của 4ABC. Dễ thấy A, K, I thẳng hàng. Gọi (I), (K) lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các
tam giác BHC và DEF . Ta có M D.M F = M H.M B suy ra M thuộc trục đẳng phương của
(I), (K). Tương tự N thược trục đẳng phương của (I), (K). Từ đó M N ⊥ KI hay M N ⊥ AI.
Bổ đề 2. Cho 4ABC, phân giác BE, CF , tâm đường tròn ngoại tiếp O, tâm đường tròn bàng
tiếp góc A là Ia . Khi đó OIa ⊥ EF .
Chứng minh

Ib

Ic
E
F
O
I

B C

Ia

19
Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp 4ABC, Ib , Ic là các tâm bàng tiếp của các góc B, C. Dễ
thấy I là trực tâm 4Ia Ib Ic , (O) là đường tròn Euler của 4Ia Ib Ic . Áp dụng Bổ đề 1 ta có
OIa ⊥ EF .
Quay trở lại bài toán.

A E

A' B1
B2
F C2
C1 I
O

B'
B C
A1 A2

Ia

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp 4ABC, Ia là tâm đường tròn bàng tiếp ứng với đỉnh A,
D, E, F lần lượt là giao điểm của AI, BI, CI với (O), R, r lần lượt là bán kính đường tròn
(O), (I).
OD DIa
Theo Bổ đề 2 ta có OIa ⊥ B2 C2 . Từ đó ta có 4ODIa ∼ 4A1 IA0 suy ra = hay
IA1 IA0
r r IA0 ID IB
IA0 = .ID. Tương tự ta có IB 0 = .IE. Suy ra 0
= = nên 4IA0 B 0 ∼ 4IBA
R 0 0 R IB IE IA
AB IA0
dẫn đến = . Ta cần chứng minh A0 B 0 = A1 B1 tức là IA0 .AB = IB.A1 B1 . Điều này
AB IB
tương đương với
C
r C C ID cos
.ID.AB = IB.2r.cos ⇐⇒ ID.AB = 2R.IB.cos ⇐⇒ = 2.
R 2 2 IB sinC
A+B C
ID sinIBD sin( ) cos
Mà = = 2 = 2 . Vậy A0 B 0 = A B , tương tự ta có B 0 C 0 =
1 1
IB sinIBD sinC sinC
0 0 0 0 0
B1 C1 , A C = A1 C1 . Do đó 4A B C = 4A1 B1 C1 .
Sau đây là một bài toán ứng dụng của Bổ đề 2

20
Bài toán 21 [ HSG lớp 10 THPT chuyên sư phạm]. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O)
ngoại tiếp đường tròn (I). AI, BI, CI theo thứ tự cắt BC, CA, AB tại A1 , B1 , C1 và cắt (O)
tại A2 , B2 , C2 khác A, B, C. Các đường thẳng d1 , d2 , d3 theo thứ tự đi qua A2 , B2 , C2 và vuông
góc B1 C1 , C1 A1 , A1 B1 . Chứng minh rằng d1 , d2 , d3 đồng quy tại một điểm thuộc OI.
Các bạn hãy làm bài này như một bài luyện tập.

Tài liệu tham khảo


[1] diendantoanhoc.net.

[2] Iran Team Selection Test.


Diễn đàn AoPS https://artofproblemsolving.com/

[3] Nguyễn Văn Linh, Lời giải bài hình học trong đề thi HSG Quốc gia 2017, Euclidean
Geometry Blog.
https://nguyenvanlinh.wordpress.com/2017/03/25/proof-of-vietnam-tst-2017/

[4] Topic Miquel point of quadrilaterals.


https://artofproblemsolving.com/community/q2h553136p3213101

[5] Nguyễn Văn Linh, Đường tròn Mixtilinear, Euclidean Geometry Blog.
https://nguyenvanlinh.wordpress.com/2013/11/23/mixtilinear-circles/

[6] Nguyễn Văn Linh, Đường tròn Apollonius, Euclidean Geometry Blog.
https://nguyenvanlinh.wordpress.com/2016/04/29/apollonius-circles/

[7] Trần Quang Hùng, Dương Ánh Ngọc, Định lý Sawayama và Thébault trong các bài
toán hình học thi Olympic, Blog Hình học sơ cấp.
http://analgeomatica.blogspot.com/2016/06/inh-ly-sawayama-va-thebault-trong-
cac.html

[8] Nguyễn Văn Linh, Bổ đề E.R.I.Q, Euclidean Geometry Blog.


https://nguyenvanlinh.wordpress.com/2015/03/02/eriq-theorem/

[9] Trần Quang Hùng, Về một bổ đề quan trọng, Blog Hình học sơ cấp.
http://analgeomatica.blogspot.com/2014/02/ve-mot-bo-e-quan-trong.html

[10] Forum Geometricorum, On the Euler Reflection Point.


http://forumgeom.fau.edu/FG2010volume10/FG201018.pdf

[11] Nguyễn Văn Linh, Định lý Monge-D’Alembert’s, Euclidean Geometry Blog.


https://nguyenvanlinh.wordpress.com/2013/04/06/monge-dalemberts-theorem/

Email: anhquannguyenbinhkhiem@gmail.com.
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100004158827320

21

You might also like