You are on page 1of 3

CHỨNG MINH 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUY VÀ THẲNG HÀNG

Bài 1. Cho ∆ABC vuông tại A, AH là đường cao và có AC = BH. Chứng minh rằng đường cao AH,
đường trung tuyến BM, đường phân giác CD của tam giác ABC đồng quy.
Bài 2. Cho ∆ABC nhọn, các đường cao BD, CE cắt nhau tại H. M là trung điểm của cạnh BC. Chứng
minh rằng đường thẳng vuông góc với DM tại D, đường thẳng vuông góc với EM tại E và đường
thẳng AH đồng quy.

Bài 3. Cho ∆ABC (AB < AC), I là giao điểm các đường phân giác. Vẽ ID vuông góc với AB tại D, IE
vuông góc với AC tại E. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC. Chứng minh rằng các
đường thẳng MN, BI, DE đồng quy.

Bài 4. Cho ∆ABC nhọn, O là giao điểm các đường trung trực. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm các
cạnh BC, CA, AB. Chứng minh rằng các đường thẳng quá M song song với OA, qua N song
song OB, qua K song song với OC đồng quy.

Bài 5. Cho ∆ABC . Các điểm M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AC, BC. Gọi O là giao điểm
của CM và PN. I là giao điểm của AO và BC. D là giao điểm của MI và AC. Chứng minh rằng
các đường thẳng AI, BD, MP đồng quy.

Bài 6. Cho ∆ABC . Vẽ ra ngoài tam giác ABC các tam giác vuông cân ABD, BCE, CAF có các cạnh
huyền lần lượt là AB, BC, AC. Chứng minh rằng các đường thẳng CD, BF, AE đồng quy.

Bài 7. Cho ∆ABC và điểm M nằm trong tam giác. Gọi H, K, L theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của
M trên BC, CA, AB. các đường thẳng h, k, l theo thứ tự qua A, B, C và lần lượt vuông góc với
KL, LH, HK. Chứng minh rằng h. k. l đồng quy.

Bài 8. Cho ∆ABC đều. Các cặp điểm (A1, A2). (B1, B2), (C1, C2) theo thứ tự thuộc các cạnh BC, CA, AB
sao cho lục giác A1A2B1B2C1, C2 lồi và có các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng các đường
thẳng A1B2, B1C2, C1A2 đồng quy.

Bài 9. Cho ∆ABC có các đường phân giác BE, CF. Đường phân giác ngoài tại đỉnh A của tam giác
ABC cắt đường thẳng BC tại D.
Chứng minh rằng ba điểm D, E, F thẳng hàng.
Bài 10. Cho ∆ABC và ∆A1B1C1 sao cho AA1, BB1, CC1 đồng quy tại M. Gọi A2 là giao điểm của
BC và B1C1, B2 là giao điểm của AC và A1C1, C2 là giao điểm của AB và A1B1. Chứng minh rằng
A2, B2, C2 thẳng hàng.

Bài 11. Cho tứ giác ABCD , hai đường thẳng song song với AC lần lượt cắt các cạnh AB, BC,
DA, CD lần lượt ở G, H, E, F ( các giao điểm này không trùng với các trung điểm của các cạnh
của tứ giác). Gọi M là giao điểm của EG và BD. Chứng minh rằng ba điểm M, H, F thẳng hàng.
Bài 12. Cho ∆ABC đều, trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm E, D sao cho: = , = .
Các đường thẳng BD và CE cắt nhau tại M. Đường trung trực của đoạn thẳng Chứng minh rằng
cắt BC ở K. Gọi N là điểm đối xứng của C qua K. Chứng minh rằng ba điểm A, M, N thẳng hàng.

Bài 13. Cho ∆ABC , một đường thẳng d cắt đường thẳng BC, CA, AB lần lượt tại A 1, B1, C1. Gọi
A2, B2, C2.lần lượt là các điểm đối xứng của A1, B1, C1. Qua các trung điểm D, E, F của các cạnh
BC, CA, AB. Chứng minh rằng A2, B2, C2 thẳng hàng.

Bài 14. Trên các cạnh AB, AC của tam giác ABC vuông tại a, dựng ra phía ngoài tam giác các
hình vuông ABEF, ACGI, BG cắt đường cao AH của tam giác ABC tại O. Chứng minh rằng ba
điểm C, O, E thẳng hàng.

Bài 15. Cho tứ giác ABCD có AB cắt CD tại M, BC cắt AD ở N. Gọi I, J, K lần lượt là trung điểm
của AC, BD, MN. Chứng minh rằng ba điểm I, J, K thẳng hàng.

Bài 16. Cho tứ giác ABCD có AC cắt BD ở M, AB cắt CD ở E, AD cắt BC ở F. Gọi N là điểm
trên đoạn thẳng EF sao cho = .Chứng minh rằng ba điểm M, C, N thẳng hàng.

Bài 17. Cho ∆ABC và điểm O ngoài tam giác. A1 là điểm đối xứng của A qua O, B1 là điểm đối
xứng của B qua O, C1 là điểm đối xứng của C qua O, Từ A1, B1, C1 vẽ các đường thẳng song
song với nhau lần lượt cắt BC, CA, AB ở A2, B2, C2. Chứng minh rằng A2, B2, C2thẳng hàng.

Bài 18. Cho tứ giác ABCD. I, J lần lượt là trung điểm của AD, BC. Gọi G, E lần lượt là trọng tâm
của tam giác ABC và ABD. Chứng minh rằng DG, CE, IJ đồng quy, từ đó suy ra GE // CD.

Bài 19.Cho ∆ABC , D là điểm bất kỳ hông thuộc các đường thẳng AB, AC. M là điểm thuộc AD (M ≠
A, M ≠ D). BM, CM lần lượt cắt AC, AB tại E, F. DE, DF lần lượt cắt CM, BM tại K, H. Chứng
minh rằng các đường thẳng AD, BK, CH đồng quy.

Bài 20. Cho ∆ABC , D là điểm bất kỳ không thuộc các đường thẳng AB, AC, BC. M là điểm
thuộc AD (M ≠ A, I ≠ D, I ≠ AD∩BC). BI, CI lần lượt cắt AC, AB tại E, F. DE, DF lần lượt cắt
CN, BM tại K, H. AH , AK lần lượt cắt DB, DC tại P, Q. Chứng minh rằng các đường thẳng AD,
BQ, CP đồng quy.

Bài 21. Cho hai tam giác chung đáy AB là ∆APB Cho ∆AP1B. M, N, N1, M1 lần lượt là các điểm
trên AP, BP, BP1, AP1 sao cho MN, AB, M1N1 đồng quy tại C. Gọi Q là giao điểm của AN và
BM, Q1 là giao điểm của AN1 và BM1. Chứng minh rằng các đường thẳng PQ, P1Q1, AB đồng
quy.
Bài 22. Cho ∆ABC có A1, B1, C1 lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Điểm M nằm phía trong
tam giác ABC. Các điểm A2, B2, C2 lần lượt là giao điểm của MA, MB, MC với B1C1, C1A1,
A1B1. Chứng minh rằng A1A2, B1B2, C1C2 đồng quy.

Bài 23. Cho ∆ABC , D là điểm bất kỳ không thuộc AB hay AC, M là điểm trên đường thẳng AD (
M ≠ A, M ≠ D). Gọi I, K lần lượt lần lượt là điểm tương ứng trên MB, MC (I ≠ M, I ≠ B, K ≠ M,
K ≠ C). Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của DI, DK với AB, AC.Chứng minh rằng PQ, IK và BC
đôi một song song hoặc đồng quy.

You might also like