You are on page 1of 1

Bài tập về phương tích - trục đẳng phương

Nguyễn Văn Linh

Số 2

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường cao BE, CF giao nhau tại trực tâm H. M, N lần lượt
là trung điểm của AC, AB. M N cắt EF tại P . Chứng minh rằng AP là trục đẳng phương của các
đường tròn đường kính AH và AO, từ đó suy ra AP ⊥ OH.

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Các đường cao AD, BE, CF giao nhau tại trực tâm H. J là
trung điểm của OH. DE cắt HC tại K, DF cắt HB tại L.
a) Chứng minh rằng AJ đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC.
b) Chứng minh rằng AJ ⊥ KL.

Bài 3. Cho tam giác ABC. Dựng ra ngoài tam giác ABC hình chữ nhật BCEF có tâm là M . Gọi
H, K lần lượt là trực tâm của tam giác ABE, ACF . Chứng minh rằng HK ⊥ AM.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), với trực tâm H. Đường cao BE, CF.
a) Chứng minh rằng H nằm trên trục đẳng phương của các đường tròn đường kính BE và CF.
b) Chứng minh rằng trực tâm của tam giác BOC cũng nằm trên trục đẳng phương của các đường
tròn đường kính BE và CF.

Bài 5. Cho tam giác ABC. Trên hai cạnh AC, AB lấy các điểm E, F bất kì. Gọi H, K lần lượt là
trực tâm của tam giác ABC, AEF . M, N lần lượt là trung điểm của BE, CF . Chứng minh rằng
M N ⊥ HK.

Bài 6. Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). (I) tiếp xúc với BC, AC, AB lần lượt tại D, E, F.
Chứng minh rằng trực tâm của các tam giác ABC, AEF , BIC đều nằm trên trục đẳng phương của
các đường tròn đường kính BE và CF.

Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O; R), ngoại tiếp (I). BI cắt AC tại E, CI cắt AB tại F . EF
cắt (O) tại P, Q. Chứng minh rằng bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác IP Q bằng 2R.

Bài 8. (IGO 2020) Cho tam giác ABC. Đường tròn (J) bất kì đi qua B, C cắt cạnh AC, AB lần lượt
tại E, F. Gọi X là điểm sao cho 4XBF ∼ 4JCE (X, C nằm cùng phía so với AB). Gọi Y là điểm
sao cho 4Y CE ∼ 4JBF (Y, B nằm cùng phía so với AC). Chứng minh rằng đường thẳng XY luôn
đi qua trực tâm của tam giác ABC.

Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), đường cao AD. M là trung điểm của BC. AM cắt OD tại P .
Chứng minh rằng P nằm trên trục đẳng phương của đường tròn Euler của tam giác ABC và đường
tròn (BOC).

You might also like