You are on page 1of 1

Ôn tập hình học

Nguyễn Văn Linh

Năm 2023

Bài 1. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). Đường tròn C-mixtilinear nội tiếp tiếp xúc với AC tại E,
đường tròn B-mixtilinear nội tiếp tiếp xúc với AB tại F . Chứng minh rằng EF tiếp xúc với (I).

Bài 2. Cho tam giác ABC. M, N là hai điểm bất kì nằm trên AC, AB sao cho M N k BC. Giả sử các
đường tròn đường kính BN và CM cắt nhau tại P và Q. Chứng minh rằng P, Q liên hợp đẳng giác
trong tam giác ABC.

Bài 3. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). K đối xứng với I qua BC. M là điểm chính
giữa cung BC không chứa A của (O). KM cắt (O) tại L. Chứng minh rằng O, I, M, L đồng viên.

Bài 4. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I; r). (I) tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F . Trên các tia
EA, F A lấy điểm K, L sao cho EK = F L = r. Dựng đường tròn (J) tiếp xúc với AC, AB tại K, L.
Chứng minh rằng (J) tiếp xúc với đường tròn đường kính BC.

Bài 5. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F . H là trực tâm
của tam giác BIC, N là điểm Nagel của tam giác ABC. Chứng minh rằng ∠BN C + ∠EHF = 180◦ .

Bài 6. Cho hai đường tròn (O) và (J) cắt nhau tại X và Y . Từ một điểm A nằm trên (O), kẻ hai tiếp
tuyến tới (J), cắt lại (O) tại B, C. Tiếp tuyến tại X, Y của (J) cắt nhau tại P . K là điểm chính giữa
cung BAC của (O). KP cắt lại (O) tại Q. Chứng minh rằng tứ giác AXQY điều hòa.

Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC tại D. Đường trung bình
ứng với cạnh BC của tam giác BIC cắt (O) tại U, V . K, L lần lượt đối xứng với D qua IU , IV . Chứng
minh rằng (AKL) tiếp xúc với (O).

Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một đường tròn (J) tiếp xúc với AC, AB và cắt (O) tại P, Q.
Tiếp tuyến tại P, Q của (J) cắt nhau tại T . AT cắt (O) tại S. Đường tròn đường kính AJ cắt (O) tại
X. Chứng minh rằng tứ giác XP SQ điều hòa.

You might also like