You are on page 1of 1

Ứng dụng của bổ đề Sawayama - định lý Thebaults

Nguyễn Văn Linh

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường cao BE, CF. Tiếp tuyến tại B, C của (O) và EF cắt
nhau tạo thành tam giác XY Z. Chứng minh rằng (XY Z) tiếp xúc với (O).

Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). M là điểm chính giữa cung BC không chứa A. Chứng minh
rằng M nằm trên trục đẳng phương của các đường tròn A-mixtilinear nội tiếp và bàng tiếp.

Bài 3. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Kẻ đường
kính DX, EY, F Z của (I). XZ, XY cắt AI tại T, S. Kẻ T M ⊥ AB, SN ⊥ AC. Chứng minh rằng
(AM N ) tiếp xúc với (I).

Bài 4. (VMO 2023) Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB tương
ứng tại M, N, P . Gọi ΩA là một đường tròn đi qua A và tiếp xúc ngoài với (I) tại một điểm A0 và cắt
lại AB, AC tương ứng tại Ab , Ac . Các đường tròn ΩB , ΩC và các điểm B 0 , Ba , Bc , C 0 , Ca , Cb được xác
định một cách tương tự. Chứng minh rằng Bc Cb + Ca Ac + Ab Ba ≥ N P + P M + M N.

Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC tại D. AD cắt lại (I) tại
X. M là trung điểm của BC. Gọi (J) là đường tròn nội tiếp của tam giác tạo bởi các đường thẳng
AM , BC và tiếp tuyến tại X của (I). Chứng minh rằng (J) tiếp xúc với (O).

Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi K là hình
chiếu của A trên ID. Chứng minh rằng đường tròn đường kính KD tiếp xúc với (O).

Bài 7. (CGMO 2013) Cho hai đường tròn (O1 ) và (O2 ) tiếp xúc ngoài với nhau tại T . Tứ giác ABCD
nội tiếp (O1 ) sao cho AD, BC tiếp xúc với (O2 ) lần lượt tại E, F . Phân giác ∠ABF giao EF tại N .
ET giao (O1 ) tại M khác T . Chứng minh rằng M là tâm của (BCN ).

Bài 8. Cho tam giác ABC, trung tuyến AM , phân giác AD (M, D ∈ BC). J thuộc AM sao cho
JD ⊥ BC. Chứng minh rằng (J; JD) tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác ABC.

Bài 9. Cho tam giác ABC với trực tâm H. Gọi (J), (K) lần lượt là đường tròn nội tiếp tam giác
AHB, AHC. Chứng minh rằng có một tiếp tuyến chung của (J) và (K) song song với BC và một tiếp
tuyến chung của (J) và (K) đi qua trung điểm của BC.

You might also like