You are on page 1of 2

Bài tập Phép vị tự

Bài 1 (VMO 2003): Cho (O), (O') tiếp xúc ngoài tại M. Từ A thuộc (O) kẻ hai tiếp
tuyến AB, AC tới (O') (B, C là tiếp điểm). BM, CM cắt lại (O) tại D, E. Tiếp tuyến
tại A của (O) cắt DE tại F. Chứng minh: FM là tiếp tuyến của (O)
Bài 2: Cho (O), (O') ngoài nhau. Từ A thuộc (O) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC tới (O')
(B, C là tiếp điểm). Lấy A' thuộc (O') sao cho tia OA ngược chiều tia O'A'. BC cắt
tiếp tuyến tại A' của (O') tại D
a) Chứng minh: D thuộc đường thẳng cố định khi A thay đổi
b) Lấy E, F thuộc (O) sao cho tia OE ngược chiều tia O'B, tia OF ngược chiều tia
O'C . EF cắt tiếp tuyến tại A của (O) tại G. Chứng minh: G thuộc đường thẳng cố
định khi A thay đổi
Bài 3: Cho ▲ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại D, E, F.
Gọi D', E', F' là điểm đối xứng của D, E, F qua I
a) Chứng minh: AD', BE', CF' đồng quy tại N là điểm Nagel của ▲ABC
b) Gọi U, V, W là trung điểm BC, CA, AB và G là trọng tâm ▲ABC, S là tâm
đường tròn nội tiếp ▲UVW (S là điểm Spieker ▲ABC). Chứng minh: (ISGN) = -
1
Bài 4: Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O;R). Gọi A', B', C', D' lần lượt là tâm đường
tròn Euler của ▲BCD, ▲CDA, ▲DAB, ▲ABC. Chứng minh: A'B'C'D' nội tiếp
đường tròn có bán kính (R/2).
Bài 5: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại
D, E, F. Kẻ DH vuông góc EF tại H. K là đối xứng của A qua O.
a) Chứng minh: H, I, K thẳng hàng
b) Gọi L là trực tâm ▲ABC. Chứng minh: HK, HL đẳng giác góc BHC
Bài 6: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại
D, E, F. (Oa) đi qua B, C và tiếp xúc (I) tại X. XD cắt (Oa) tại D'. Định nghĩa
tương tự (Ob), Y, E' và (Oc), Z, F'.
a) Chứng minh: O là tâm (D'E'F')
b) (Oa), (Ob), (Oc) đôi một cắt nhau tại A', B', C'. Chứng minh: AA', BB', CC', OI
đồng quy
Bài 7: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC, CA, AB tại
D, E, F. AD, BE, CF đồng quy tại G. Gọi A1, B1, C1 lần lượt là đối xứng của G
qua EF, FD, DE.
a) Chứng minh: AA1, BB1, CC1, OI đồng quy tại K
b) (Sáng tác) Gọi A2, B2, C2 lần lượt là đối xứng của G qua trung điểm EF, FD,
DE. Chứng minh: AA2, BB2, CC2 đồng quy tại L và G, K, L thẳng hàng
Bài 8: Cho tam giác ABC không cân nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc BC,
CA, AB tại D, E, F. P = AI ∩ OD, Q = BI ∩ OE, R = CI ∩ OF. Gọi M là tâm
(PQR) Chứng minh: I, O, M thẳng hàng
Bài 9: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Đường thẳng qua A vuông góc AB cắt BC
tại K. Đường thẳng qua A vuông góc AC cắt BC tại L. Gọi H là hình chiếu của A
lên BC. Gọi M, N là trung điểm AH, KL. Chứng minh: M, N, O thẳng hàng
Bài 10: Cho ▲ABC. Điểm M, N trên AC, BC sao cho MN // AB. Điểm P, Q trên
AB, BC sao cho PQ // AC. Đường tròn nội tiếp ▲CMN tiếp xúc AC tại E. Đường
tròn nội tiếp ▲BPQ tiếp xúc AB tại F. NE ∩ AB R, QF ∩ AC = S. Giả sử AE =
AF. Gọi I, J là tâm đường tròn nội tiếp ▲AEF, ▲ARS. Chứng minh: I thuộc (J)

You might also like