You are on page 1of 2

Một số bài toán về cấu hình đường tròn nội tiếp - đường

tròn ngoại tiếp

Nguyễn Văn Linh

Bài 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I), đường cao AH. (I) tiếp xúc với BC, CA, AB
lần lượt tại D, E, F . Đường tròn đường kính AI cắt (O) tại P . AI cắt (O) tại M khác I. Kẻ IL vuông
góc với AH (L ∈ AH).
a) Chứng minh rằng P, D, M, L thẳng hàng.
b) Kẻ P K vuông góc với EF (K ∈ EF ). Chứng minh rằng P, K, I thẳng hàng.
Bài 2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi N là giao của
CI với (O). M là trung điểm AI.
a) Chứng minh rằng 4AM N ∼ 4IDB.
b) Gọi H, K lần lượt là trực tâm của tam giác AIB, AIC. Chứng minh rằng H, D, K thẳng hàng.
Bài 3. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). X là điểm đối xứng với A qua OI. K là điểm
đối xứng với I qua BC. M là giao của AI với (O). Chứng minh rằng X, K, M thẳng hàng.
Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). E, F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn
bàng tiếp góc B, C với AC, AB. AI giao (O) tại M khác A. AA0 là đường kính của (O). A0 M cắt BC
tại P . Chứng minh rằng IP k EF.
Bài 5. Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp, đường cao AH (H ∈ BC). P, Q lần lượt
là tiếp điểm của đường tròn bàng tiếp góc B, C với AC, AB. HI cắt P Q tại K, AI cắt P Q, BC lần
lượt tại M, N . Chứng minh rằng M, N, H, K đồng viên.
Bài 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . K là điểm đối xứng với D qua EF . Chứng minh rằng AK, OI, BC đồng quy.
Bài 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). P nằm trên (O) sao cho AP ⊥ OI. D là hình
chiếu của I trên BC. P D cắt (O) tại K. Chứng minh rằng AK, OI, BC đồng quy.
Bài 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). K là trực tâm của tam giác BIC. (AIK) cắt
(O) tại P khác A. Chứng minh rằng AP , OI, BC đồng quy.
Bài 9. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I), với Ia là tâm đường tròn bàng tiếp góc A. (I)
tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . Dựng hình bình hành DEKF . AK cắt (O) tại L khác
A. Chứng minh rằng tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác ALIa nằm trên BC.
Bài 10. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F .
BI, CI lần lượt cắt AC, AB tại B 0 , C 0 . IA là tâm đường tròn bàng tiếp góc A. Trung trực của AIA
cắt BC tại L. Chứng minh rằng OL k IP .
Bài 11. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). Gọi X, Y, Z lần lượt là điểm chính giữa cung
BAC, ABC, ACB. XI, Y I, ZI lần lượt cắt BC, CA, AB tại D, E, F . Chứng minh rằng AD, BE, CF
đồng quy trên OI.
Bài 12. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). M là điểm chính giữa cung BAC của (O), J
là trung điểm BC. M I cắt (O) tại T khác M . OI cắt BC tại K. KT cắt IJ tại X. Chứng minh rằng
O, I, X, T đồng viên.

1
Bài 13. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). K là điểm đối xứng với A qua I. L đối xứng
với K qua BC. Chứng minh rằng OI là phân giác của ∠AOL.

Bài 14. (Trải nghiệm VMO 2022-2023) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). N, P lần lượt
là trung điểm của AC, AB. F nằm trên N P sao cho IF ⊥ N P . J là trung điểm của AI. Chứng minh
rằng F J là phân giác của ∠IF O.

Bài 15. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). AI cắt (O) tại M . Tiếp tuyến tại M của
(OIM ) cắt OI tại D. Chứng minh rằng ∠(DB, DM ) = ∠(DO, DC).

You might also like