You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

* Thời gian: tuần 8 – HKII


* Thời gian làm bài: 45 phút
* Cấu trúc: Trắc nghiệm 28 câu: 7.0 điểm (10% không trong đề cương, nội dung trong các bài học
9,11,12 Lịch sử 10); Tự luận: 2 câu: 3.0 điểm
I-CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (40 câu)
Câu 1. Thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào nửa sau thế kỉ XX là
A. cơ khí hóa. B. công nghiệp hóa.
C. hiện đại hóa. D. tự động hóa.
Câu 2. Công nghệ thông tin không có chức năng nào sau đây?
A. In sản phẩm 3D. B. Chuyển đổi thông tin.
C. Thu thập thông tin. D. Xử lý thông tin
Câu 3. Một trong những thành tựu kì diệu nhất trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Máy phát điện. B. Máy hơi nước.
C. Tàu cao tốc. D. Máy tính điện tử.
Câu 4. Năm 1957, Internet được phát minh ở
A. Mĩ. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Đan Mạch.
Câu 5. Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra
đời của
A. các loại vật liệu mới. B. cuộc cách mạng số hóa.
C. các công ty độc quyền. D. máy vô tuyến truyền hình.
Câu 6. Thành tựu nào dưới đây không phải của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế
kỉ XX)?
A. Con người đặt chân lên Mặt Trăng. B. Chiếc ô tô đầu tiên được chế tạo.
C. Cừu nhân bản vô tính đầu tiên. D. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất.
Câu 7. Nhiều thiết bị điện tử như thiết bị viễn thông, thu thanh, truyền hình, y tế được chế tạo đã
A. trực tiếp làm tăng năng suất lao động. B. giúp chuyển đổi và xử lí thông tin.
C. làm giảm chi phí lưu trữ thông tin. D. làm thay, nghĩ thay con người.
Câu 8. Sự phát triển của Internet và Công nghệ thông tin đã góp phần hình thành
A. lối sống, tác phong công nghiệp. B. các tổ chức liên kết kinh tế-tài chính thế
giới.
C. mạng thông tin máy tính toàn cầu. D. các ngành sản xuất không cần con người .
Câu 9. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
A. Sô-phi-a. B. X-men. C. I-ron men. D. A-si-mo.
Câu 10. Một trong những lĩnh vực mà Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng nhiều là
A. du lịch. B. giáo dục. C. quân sự. D. trang trí nội thất.
Câu 11: Lĩnh vực nào sau đây là một trong những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0?
A. Internet kết nối vạn vật B. công cuộc chinh phục vũ trụ.
C. máy móc tự động hóa. D. công nghệ Robot.
Câu 12. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là cuộc Cách mạng
A. kĩ thuật số. B. tri thức.
C. khoa học- kĩ thuật. D. công nghiệp 4.0.
Câu 13. Kho dữ liệu lớn và phức tạp trong sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là
A. Zalo. B. Facebook. C. Máy in 3D. D. Big Data.
Câu 14. “Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới” là ý nghĩa của cuộc
cách mạng
A. công nghiệp lần thứ hai. B. công nghiệp thời hiện đại.
C. công nghiệp lần đầu tiên. D. trong lĩnh vực nông nghiệp.
Câu 15. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. internet. B. máy hơi nước. C. công nghệ thông tin. D. máy tính.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phải là một trong năm trụ cột chính của xu thế toàn cầu hóa nửa
sau thế kỉ XX?
A. Mạng lưới thông tin toàn cầu. B. Mạng lưới siêu thị toàn cầu.
C. Hệ thống tài chính toàn cầu. D. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
Câu 17. Tác động của cách mạng công nghiệp thời hiện đại đã dẫn tới sự ra đời của
A. giai cấp công nhân hiện đại. B. Chủ nghĩa phát xít.
C. Chủ nghĩa quân phiệt. D. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Câu 18. Sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp con người tiết kiệm sức lao động. B. Thay thế con người nghiên cứu khoa học.
C. Đẩy nhanh quá trình điện khí hóa sản xuất. D. Không tiêu tốn chi phí sản xuất công
nghiệp.
Câu 19. Cuộc Cách mạng công nghiệp thời hiện đại đem lại tác động tích cực nào sau đây về mặt văn
hóa?
A. Dẫn tới sự phụ thuộc vào “thế giới mạng” của con người.
B. Làm phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật cá nhân.
C. Làm xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc xích lại gần nhau hơn.
Câu 20. Trong hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai
đoạn
A. hình thành nền văn minh. B. phát triển mạnh.
C. suy thoái. D. bước vào thời cận đại.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thờ Chúa Giê-su. B. Thờ thần động vật.
C. Thờ thần tự nhiên. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 22. Phật giáo và Hin-đu giáo được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu từ quốc gia nào sau đây?
A. Ấn Độ. B. Ai Cập. C. Ba Tư. D. Nhật Bản.
Câu 23. Tượng thần ở đền Bay-on là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào sau đây?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 24.  Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo.
Câu 25. Loại chữ viết nào sau đây không được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?
A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ. D. Chữ Nôm.
Câu 26. Tác phẩm nào sau đây thuộc thể loại văn học viết của quốc gia Ma-lay-si-a thời trung đại?
A. Truyện sử Me-lay-u. B. Truyện Kiều.
C. Sử thi Đẻ đất đẻ nước. D. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.
Câu 27. Nền văn học trung đại của quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng của văn học
Ả-rập và phương Tây?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Cam-pu-chia. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 28. Nghệ thuật Đông Nam Á thời cổ-trung đại không phát triển dòng kiến trúc nào sau đây?
A. Dân gian. B. Tôn giáo. C. Tự nhiên. D. Cung đình.
Câu 29. Công trình nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc dòng kiến trúc tôn giáo?
A. Hoàng thành Thăng Long (Việt Nam) B. Hoàng cung ở A-giút-thay-a (Thái Lan).
C. Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc). D. Đền Ăng-co-vat (Cam-pu-chia)
Câu 30. Biểu tượng văn hóa nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc dòng kiến trúc dân gian?
A. Nhà sàn. B. Phù điêu. C. Chùa hang. D. Thánh đường.
Câu 31: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc hình thành trên cơ sở
A. điều kiện tự nhiên và xã hội B. điều kiện khách quan và chủ quan.
C. tiếp thu văn hóa Ả rập và Ấn Độ D. phát tiển nền kinh tế hàng hóa trên biển.
Câu 32: Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc hình thành và phát triển ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 33: Cư dân Việt cổ đoàn kết chống ngoại xâm và trị thủy đã thúc đẩy
A. sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á và Ấn Độ.
B. sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
C. sự phát triển của kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá.
D. sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn minh khác.
Câu 34: Một trong những biểu tượng tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc là
A. Dân ca quan họ Bắc Ninh. B. Trống đồng Ngọc Lũ.
C. Cồng chiêng Tây Nguyên. D. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Câu 35: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tập quán nào sau đây?
A. Nhuộm răng. B. Ăn trầu. C. Xăm mình D. Hỏa táng.
Câu 36: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm đời sống vật chất và tinh thần của cư dân
Văn Lang – Âu Lạc?
A. Gạo nếp, gạo tẻ là lương thực chính. B. Ở nhà sàn, nhuộm răng, ăn trầu.
C. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn. D. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ
tiên.
Câu 37. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn
Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Nhiều tài nguyên khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc. D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Câu 38. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương. B. Trưng Vương.
C. Ngô Vương. D. An Dương Vương.
Câu 39: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là
A. Văn Lang.             B. Âu Lạc.              C. Đại Việt.              D. Đại Cồ Việt.
Câu 40. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Đại La.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. Dựa vào những thành tựu của các cuộc Cách mạng công nghiệp thời hiện đại, Anh(chị) hãy
đánh giá về nhận định: “Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, máy móc có thể hoàn toàn thay thế con
người”.
Câu 2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lí tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? Hiện
nay, đạo lí truyền thống đó được thể hiện qua những hình thức nào?

You might also like