You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II

TỔ: XÃ HỘI – NHÓM LỊCH SỬ NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: Lịch sử 10

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP


Bài 6: Cách mạng công nghiệp thời cận đại
- Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và
lần thứ hai.
- Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ
hai về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bài 7: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại
- Những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần
thứ tư.
- Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bài 8: Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á.
Bài 9: Thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại.
- Một số thành tựu của văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại như: tín ngưỡng
và tôn giáo, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI Ý


I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cách mạng công nghiệp thời hiện đại đã đưa loài người bước sang nền
văn minh nào sau đây?
A. Văn minh thông tin. B. Văn minh công nghiệp.
C. Văn minh thương mại. D. Văn minh nông nghiệp.
Câu 2: Công trình nào sau đây không là thành tựu của văn minh Đông Nam Á
thời kì cổ - trung đại?
A. Khu đền Ăng-co Vát. B. Tháp Thạt Luổng.
C. Nhà thờ Bai-tu-ra-man. D. Tượng thần Dớt.
Câu 3: Hầu hết chữ viết của cư dân Đông Nam Á sáng tạo dựa trên sự tiếp thu
loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm. B. Chữ Hán. C. Chữ Phạn. D. Chữ Latinh.
Câu 4: Một trong những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á là
A. Phật giáo đại thừa. B. Nho giáo.
C. Hồi giáo. D. thờ cúng tổ tiên.
Câu 5: Văn học Đông Nam Á không chịu ảnh hưởng từ văn học của nền văn
minh nào sau đây?
A. Ả - rập. B. Ấn Độ. C. Trung Hoa. D. La Mã.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đi sâu
vào lĩnh vực nào sau đây?
A. Chinh phục vũ trụ. B. Công nghệ AI.
C. Điện năng. D. Cách mạng xanh.
Câu 7. Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đã đưa đến sự hình thành hai
giai cấp
A. tư sản và vô sản. B. tư sản và tiểu tư sản.
C. tư sản mới và quý tộc. D. tư sản công nghiệp và vô sản.
Câu 8. Thành tựu cơ bản và nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
là?
A. Kỹ thuật số. B. Chế tạo thuốc súng.
C. Sinh sản vô tính. D. Kỹ thuật in.
Câu 9. Phát minh quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất là gì?
A. Máy dệt Gienny. B. Đầu máy xe lửa.
C. Máy hơi nước. D. Bóng đèn điện.
Câu 10. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại diễn ra đều
bắt nguồn từ
A. yêu cầu giải phóng dân tộc. B. những đòi hỏi của nền kinh tế Mỹ.
C. nhu cầu thực tiễn của con người. D. nhận thức của châu Âu.
Câu 11. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đạt thành tựu nào sau đây
vào năm 1946?
A. Máy tính điện tử được phát minh. B. Con người đặt chân lên Mặt Trăng.
C. Internet được phát minh. D. Rôbốt được phát minh.
Câu 12. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động lớn
đến xã hội, thể hiện ở sự xuất hiện của
A. giai cấp công nhân hiện đại. B. toàn cầu hóa.
C. công nghệ thông tin. D. Internet.
Câu 13. Nguồn năng lượng được khai thác để thắp sáng và cung cấp nhiên liệu
cho các phương tiện giao thông từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. than đá. B. khí đốt.
C. hơi nước. D. dầu điêzen.
Câu 14. Thành tựu quan trọng trong giao thông vận tải ở cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai là
A. tàu thủy, xe lửa. B. máy phát điện.
C. ô tô, máy bay. D. máy bay, tàu hỏa.
Câu 15. Chiếc ô tô đầu tiên được phát minh năm 1886 bởi
A. Thômát Mít. B. Giêm Oát.
C. Thômát Eđixơn. D. Các Ben.
Câu 16. Giai cấp tư sản trong xã hội tư bản thời cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất và lần thứ hai bao gồm:
A. chủ xưởng, quý tộc, chủ hãng buôn, chủ đồn điền.
B. chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, chủ đồn điền.
C. chủ xưởng, chủ nhà máy, công nhân, chủ đồn điền.
D. chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hãng buôn, thợ thủ công.
Câu 17. Tim Bécnơly - kỹ sư điện toán người Anh đã sáng tạo ra?
A. Dữ liệu lớn (Big Data). B. Máy tính ENIAC.
C. World Wide Web (WWW). D. Internet kết nối vạn vật (IoT).
Câu 18. Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt
web đã đánh dấu sự ra đời của
A. công nghệ thông tin. B. quá trình chuyển đổi số.
C. trí tuệ nhân tạo (AI). D. cuộc cách mạng số hóa.
Câu 19. Rô – bốt đầu tiên được được chính phủ Ả - rập Xê –út cấp quyền công
dân như con người là
A. A – si - mô. B. Sô – phi - a.
C. Rô – bốt lễ tân. D. Rô – bốt giao hàng.
Câu 20. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được
đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca.
B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Philíppin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 21. Thánh lễ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đông Nam Á diễn ra ở quốc gia
nào sau đây?
A. Singapo. B. Malayxia. C. Philíppin. D. Inđônêxia.
Câu 22. Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á thời cổ - trung đại
thường mang tính chất
A. dân gian truyền thống. B. tôn giáo.
C. cung đình. D. tự do.
Câu 23. Văn học Đông Nam Á thời cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của
văn học
A. Trung Hoa, Nga, Pháp và phương Tây.
B. Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập và phương Tây.
C. Ấn Độ, Trung Hoa và phương Tây.
D. Trung Hoa, Mĩ Latinh và phương Tây.
Câu 24. Trên cơ sở của chữ Hán tiếp thu từ Trung Hoa, người Việt đã sáng tạo
ra loại chữ viết nào?
A. Chữ Hán giản thể. B. Chữ Quốc ngữ Latinh.
C. Chữ Phạn. D. Chữ Nôm.
Câu 25. Động cơ đốt trong được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất có ý nghĩa
A. thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất.
B. khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.
C. giúp đỡ cho liên lạc ngày càng thuận tiện.
D. mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
Câu 26. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc
cách mạng công nghiệp
A. lần thứ nhất. B. lần thứ hai.
C. lần thứ ba. D. lần thứ tư.
Câu 27. Thành tựu quan trọng nào sau đây trong các cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì hiện đại đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con
người?
A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Máy hơi nước.
C. Cuộc Cách mạng xanh. D. Công nghệ thông tin.
Câu 28. Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư là gì?
A. Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa
ngành.
B. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
C. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học.
D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, điện toán đám mây.
Câu 29. Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của
nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là
A. sự du nhập của Phật giáo.
B. quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.
C. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo.
D. sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa.
Câu 30. Những thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại dựa
trên nền tảng nào sau đây?
A.Văn hóa các nước phương Tây và văn hóa Mỹ La tinh.
B. Chịu sự chi phối sâu đậm của văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Độ.
C. Văn hóa bản địa và sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ.
D. Văn hóa bản địa, không có sự giao thoa với các nền văn hóa bên ngoài.
Câu 31. Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc
cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội và văn hóa?
A. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đưa nhân loại bước sang
nền văn minh thông tin.
B. Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp
4.0 hiện nay là sự phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.
C. Thách thức với văn hóa các dân tộc trên thế giới trong thời đại công nghiệp
4.0 hiện nay là nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã hội nhiều
hơn.
Câu 32. Các tôn giáo du nhập vào Đông Nam Á theo tiến trình thời gian lần
lượt là
A. Phật giáo, Hinđu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
B. Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Hinđu giáo.
D. Hinđu giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
Câu 33. Thành tựu văn hóa nào của Việt Nam là một phần của văn minh Đông
Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Kiến trúc chùa Tam Chúc (Hà Nam).
B. Vạn lí Trường Thành và Chùa Một Cột.
C. Kiến trúc Cung đình Huế.
D. Thạt Luổng và chùa Thiên Mụ.
Câu 34. Nội dung nào sau đây không đúng về thành tựu của văn minh Đông
Nam Á trên lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc?
A. Có kiến trúc cung đình, chùa, tháp, nhà thờ...
B. Phong cách kiến trúc rất đa dạng và độc đáo.
C. Kiến trúc đều theo phong cách Phật giáo.
D. Kiến trúc và điêu khắc thường song hành.
Câu 35. Quốc gia nào sau đây khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất?
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.
Câu 36. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất?
A. Phóng các vệ tinh nhân tạo và chinh phục vũ trụ.
B. Chế tạo đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
C. Giêm Oát nghiên cứu và phát minh ra máy hơi nước.
D. Chế tạo ra máy kéo sợi, tàu thủy chạy bằng động cơ.
Câu 37. Nhận định nào sau đây không đúng về những phát minh của các cuộc
cách mạng công nghiệp trong lịch sử nhân loại?
A. Mọi phát minh, sáng chế đều là sản phẩm của nước Mỹ.
B. Anh là nước khởi đầu của cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ nhất.
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai và lần thứ tư diễn ra ở nhiều nước.
D. Khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là Mỹ.
Câu 38. Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại có sự ảnh từ nền văn minh
nào sau đây?
A. Nam Phi. B. Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. D. Hà Lan và Ả Rập.
Câu 39. Yếu tố nào sau đây ghi nhận dấu hiệu về sự xuất hiện của một nền văn
minh?
A. Chế tao ra máy hơi nước. B. Sử dụng thành tựu công nghệ số.
C. Cách mạng công nghiệp. D. Nhà nước và chữ viết ra đời.
Câu 40. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu các tôn giáo từ bên ngoài truyền bá vào
chủ yếu thông qua
A. con đường thương mại. B. bị cưỡng bức.
C. con đường hàng không. D. khinh khí cầu.
Câu 41: Chính sách nào của nhà nước Đại Việt vừa đảm bảo được sức sản xuất nông
nghiệp, vừa đảm bảo được lượng bảo vệ đất nước?
A. Ngụ binh ư nông. B. Trọng nông ức thương.
C. Khai hoang phục hoá. D. Coi trọng Nho giáo.
Câu 42: Loại hình kiến trúc nào sau đây là biểu tượng của dòng kiến trúc dân gian ở
Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Chùa. B. Đền. C. Nhà sàn. D. Thánh đường.
Câu 43: Cư dân Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu đi lại bằng
A. xe ngựa B. voi. C. thuyền bè. D. trâu.
Câu 44: Nền văn minh cổ đại nào được hình thành ở Nam Trung Bộ nước ta?
A. Văn Lang. B. Văn Lang. C. Âu Lạc. D. Phù Nam.
Câu 45. Yếu tố văn hóa nào sau dây giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa phương Tây với Đông Nam Á?
A. Lễ hội. B. Ngôn ngữ.
C. Kiến trúc. D. Văn học.
Câu 46. Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được gọi là cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ?
A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất, trở
thành nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa học - công nghệ.
B. Chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực khoa học - công nghệ và sự ra đời của các thế hệ
máy tính điện tử mới, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học.
C. Do những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất phải phát triển khoa học - công nghệ để
đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. Sự kế thừa các thành tựu khoa học - công nghệ từ các cuộc cách mạng công nghiệp
đã diễn ra trước đó.
Câu 47. Nhà bác học nào sau đây phát minh ra bóng đèn điện?
A. Ghêoóc Ximôn Ôm. B. Thômát Êđixơn.
C. Maicơn Pharađây. D. E.K. Lenxơ.
Câu 48. Yếu tố văn hóa mới bên ngoài du nhập vào và có tác động tới sự chuyển biến
về văn hóa ở Đông Nam Á trong khoảng thế kỉ X-XV là
A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo.
C. Hồi giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 49. Thành tựu văn học tiêu biểu của Malayxia thời kì cổ - trung đại là tác phẩm
A. Đẻ đất đẻ nước. B. Truyện sử Melayu.
C. Pơrắc Thon. D. Punhơ Nhanhơ.
Câu 50. Đặc trưng của bốn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba
và thứ tư lần lượt là
A. Cơ giới hóa; điện khí hóa và sản xuất thủ công; số hóa và tự động hóa; hệ thống
sản xuất thông minh, công nghệ số.
B. Cơ giới hóa; số hóa và tự động hóa; điện khí hóa và sản xuất hàng loạt; hệ thống
sản xuất thông minh, công nghệ số.
C. Điện khí hóa và sản xuất hàng loạt; số hóa và tự động hóa; hệ thống sản xuất thông
minh, công nghệ số: cơ giới hóa.
D. Điện khí hóa và sản xuất hàng loạt; cơ giới hóa; hệ thống sản xuất thông minh,
công nghệ số; số hóa và tự động hóa. .

II. CHỌN ĐÚNG HOẶC SAI.


Dựa vào thông tin cho sẵn, kết hợp với những kiến thức đã học để chọn câu trả
lời đúng (Đ) hoặc sai (S) và tô vào ô trên phiếu trả lời
Câu 51. Trong những thập niên gần đây, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ
phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin
đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và được ứng dụng trong mọi lĩnh
vực hoạt động kinh tế, xã hội. Đây là một thuận lợi rất lớn về hạ tầng cho Việt
Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
(Đỗ Thanh Bình, Lịch sử 10 Cánh
Diều,
NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2023,
tr.45)
Câu Nội dung câu lựa chọn Đúng Sai
51.A Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến tất Đ
cả các quốc gia trên thế giới.
51.B Việt Nam đã và đang thích nghi với tốc độ phát triển Đ
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu
hóa.
51.C Công nghệ thông tin chỉ được phổ biến ở các thành phố S
lớn, ứng dụng chủ yếu trong kinh tế.
51.D Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến cho Việt Nam Đ
những thời cơ song không ít những thách thức.
Câu 52. Trên cơ sở nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và điều kiện tự
nhiên tương đồng, cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa,
như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thần động vật,...Những
tín ngưỡng này tồn tại dung hòa với các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào và
được bảo tồn trong suốt tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á.
(Đỗ Thanh Bình, Lịch sử 10 Cánh
Diều,
NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2023,
tr.49)
Câu Nội dung câu lựa chọn Đúng Sai
52.A Tất cả các tín ngưỡng của văn minh Đông Nam Á đều S
bắt nguồn từ văn minh công nghiệp.
52.B Thờ cúng tổ tiên và những người có công với đất nước Đ
là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng truyền
thống của cư dân Đông Nam Á.
52.C Mặc dù có sự tác động của các tôn giáo từ bên ngoài, cư Đ
dân Đông Nam Á vẫn bảo tồn được các tín ngưỡng
trong quá trình hội nhập và phát triển.
52.D Ngày nay, do tác động của xu thế toàn cầu hóa, các tín S
ngưỡng của cư dân Đông Nam Á không còn được lưu
giữ.

III. TỰ LUẬN
Câu 53.
a) Lựa chọn một cuộc cách mạng công nghiệp trong thời kì cận đại hoặc thời kì
hiện đại, lập bảng thống kê các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đó
theo mẫu:
Lĩnh vực Thành tựu

b) Theo em, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?


Gợi ý:
a) Bảng thống kê đã có trong vở ghi.
b) Thành tựu quan trọng nhất. Vì sao? (Lưu ý: cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba và lần thứ tư học sinh có thể chọn một thành tựu mà mình cho là quan
trọng nhất và giải thích)
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Phát minh ra máy hơi nước của Giêm
Oát vì:
+ Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc
chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải xây
dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông,
nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

+ Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy
hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không
những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp
dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận
tải (ví dụ: đầu máu xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi
nước…). Năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: thành tựu có vai trò quan trọng nhất
là: điện năng và các loại động cơ điện vì:

+ Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng
ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay, điện
vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt
và sản xuất của con người.

+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người
đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: thành tựu có vai trò quan trọng là: sự
ra đời của máy tính điện tử và Internet vì:

+ Máy tính điện tử: giúp nâng cao sức mạng trí óc và công nghệ, làm cho công
việc trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều.
+ Internet: Là kênh thông tin khổng lồ, là phương tiện vượt trội giúp chúng ta
mở mang tầm nhìn, trao đổi, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tình cảm và là cầu
nối rút ngắn khoảng cách giữa người với người trên toàn thế giới.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư là kĩ thuật số, trong đó việc Trí tuệ nhân tạo (AI) là thành tựu quan
trọng vì: trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người
như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn
ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, … Do đó, giúp con người giải quyết
nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Câu 54. Trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần
thứ tư về mặt văn hóa? Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó
như thế nào?
* Ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về mặt văn
hóa:
- Tích cực: Giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực cũng như các quốc
gia, dân tộc trên thế giới dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Tiêu cực:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.
+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
* Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?
- Việt Nam hiện đang là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông
và công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.
Câu 55.
a) Kể tên những tôn giáo phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á thời cổ - trung
đại. Vì sao các tôn giáo này lại được đông đảo cư dân Đông Nam Á đón nhận?
b) Việc cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
a) - Kể tên: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
- Lí do:
+ Trước khi các tôn giáo được du nhập, Đông Nam Á chưa sáng tạo được tôn
giáo nào.
+ Giáo lí các tôn giáo đều hướng con người đến điều thiện, yêu thương con
người…phù hợp với quan niệm, tư tưởng truyền thống của cư dân Đông Nam
Á.
b) Việc cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa như thế nào?
- Thể hiện sự cởi mở tiếp thu cái mới và tinh thần sáng tạo, ý thức tự tôn dân
tộc.
- Tạo nền tảng cho nền văn học viết phát triển đa dạng và đạt nhiều thành tựu.
- Góp phần làm đa dạng nền văn hoá khu vực và còn giá trị quan trọng đến
ngày nay.

You might also like