You are on page 1of 9

Đề cương ôn tập giữa HK II

Bài 8 + 9: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Câu 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.

Câu 3. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất là

A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.

Câu 4. Máy hơi nước là phát minh của ai?

A. Giêm Oát. B. Thô-mát Mít. C. Giôn Bác-lơ. D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Câu 5. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất?

A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ điện.

C. Đầu máy xe lửa. D. Máy kéo sợi Gien-ni.

Câu 6. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 7. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. Ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.
Câu 8. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.

Câu 9. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế?

A. Tăng năng suất lao động, sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng.

B. Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.

C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh hậu công nghiệp.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng
công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải.

C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn.

D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin.

Câu 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời
sống xã hội?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời
sống văn hóa?

A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.

B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân.

C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải.

Câu 13. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.

Câu 14. Đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?

A. Ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. Ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. Ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa sản xuất.

D. Vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Câu 15. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là thành tựu tiêu biểu của cách mạng
công nghiệp thời cận đại?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han. B. Đền Pác-tê-nông.

C. Tháp Ép-phen. D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 16. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba?

A. Mạng Internet. B. Động cơ điện.

C. Máy tính điện tử. D. World Wide Web.

Câu 17. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ

A. đầu thế kỉ XVIII. B. đầu thế kỉ XIX. C. đầu thế kỉ XX. D. đầu thế kỉ XXI.

Câu 18. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc điểm cơ bản là

A. ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào cơ giới hóa sản xuất.

D. vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Câu 19. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.

Câu 20. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII. B. Nửa sau thế kỉ XIX.

C. Nửa sau thế kỉ XX. D. Nửa đầu thế kỉ XXI.

Câu 21. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mỹ.

Câu 22. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

A. máy tính điện tử. B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước. D. động cơ điện.

Câu 23. World Wide Web (WWW) là phát minh của ai?

A. Tim Béc-nơ-ly. B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ. D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Câu 24. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân là

A. Asimo. B. Chihira Aico. C. Qrio. D. Sophia.

Câu 25. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển kinh tế?

A. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

B. Dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân hiện đại.

C. Thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc xích lại gần nhau hơn.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.

Câu 26. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách
mạng công nghiệp thời hiện đại đối với đời sống văn hóa?

A. Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.

B. Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.


C. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.

D. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 27. Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại có tác động tiêu cực nào đối với đời
sống văn hóa?

A. Mở rộng giao lưu giữa con người với con người.

B. Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất.

C. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

D. Thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn.

Bài 11: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ -
trung đại

Câu 28. Người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Môn,… ở Đông Nam Á đã tiếp
thu hệ thống chữ viết của

A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. La Mã. D. Hy Lạp.

Câu 29. Một trong những tác phẩm văn học chữ viết tiêu biểu của nhân dân Việt Nam
thời phong kiến là

A. Truyện Kiều. B. truyền thuyết Pơ-rắc Thon.

C. sử thi Đẻ đất đẻ nước. D. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.

Câu 30. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đo-nê-xi-a) được xếp vào loại hình kiến trúc nào dưới
đây?

A. Kiến trúc dân gian. B. Kiến trúc tôn giáo.

C. Kiến trúc cung đình. D. Kiến trúc đô thị.

Câu 31. Thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam trong khoảng thời gian từ đầu
Công nguyên đến thế kỉ X là gì?

A. Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh.

B. Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.

C. Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá.

D. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước.


Câu 32. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của văn minh Đông Nam Á
từ đầu công nguyên đến thế kỉ X?

A. Nhiều quốc gia sơ kì đã ra đời và bước đầu phát triển.

B. Hình thành những quốc gia phong kiến thống nhất, lớn mạnh.

C. Các quốc gia phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng.

D. Văn minh phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á.

Câu 33. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á có sự phát triển như thế nào?

A. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu nổi bật nhất.

B. Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc.

C. Văn minh phương Tây đem đến những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.

D. Văn minh Đông Nam Á có sự tiếp xúc, giao lưu với văn minh phương Tây.

Câu 34. Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?

A. Đầu Công nguyên. B. Thế kỉ VII - thế kỉ X.

C. Thế kỉ X - thế kỉ XV. D. Thế kỉ XVI - thế kỉ XIX.

Câu 35. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở

A. chữ Hán của Trung Quốc. B. chữ Phạn của Ấn Độ.

C. chữ La-tinh của La Mã. D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Câu 36. Loại hình nhà ở nào được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí
hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á?

A. Nhà mái bằng. B. Nhà sàn. C. Nhà tranh vách đất. D. Nhà trệt.

Câu 37. Ở Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc Pháp được thể hiện rõ nét ở công trình nào
dưới đây?

A. Thánh địa Mỹ Sơn. B. Chùa Thiên Mụ.

C. Nhà hát Lớn Hà Nội. D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc


Câu 38. Trong đời sống thường ngày, nam giới người Việt cổ mặc trang phục như thế
nào?
A. Mặc áo ngắn, đóng khố, đi guốc mộc. B. Mặc áo the, đội khăn xếp, đi guốc mộc.

C. Đóng khố, để mình trần, đi chân đất. D. Đóng khố, đi dép làm từ mo cau.

Câu 39. Loại hình nhà ở phổ biến của người Việt cổ là

A. nhà tranh vách đất. B. nhà mái bằng xây từ gạch.

C. nhà trệt xây từ gạch. D. nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

Câu 40. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Việt
cổ?

A. Nguồn lương thực chủ yếu là gạo nếp, gạo tẻ.

B. Lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.

C. Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn từ gỗ, tre, nứa,…

D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là thuyền, bè.

Câu 41. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các tín ngưỡng của người Việt cổ?

A. Thờ Thiên Chúa. B. Thờ các vị thần tự nhiên.

C. Thờ cúng tổ tiên. D. Thờ các vị thủ lĩnh.

Câu 42. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN. B. Thế kỉ III TCN. C. Thế kỉ I. D. Thế kỉ V.

Câu 43. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên khu vực nào của Việt Nam
hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Câu 44. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn được gọi là

A. văn minh Đại Việt. B. văn minh sông Mã.

C. văn minh Việt Nam. D. văn minh sông Hồng.

Câu 45. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại đâu?

A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).

C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). D. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
Câu 46. Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN. B. Thế kỉ III TCN. C. Thế kỉ I. D. Thế kỉ V.

Câu 47. Nội dung nào sau đây mô tả không đúng về nhà nước Âu Lạc?

A. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố. B. Kinh đô đóng tại vùng Phong Khê.

C. Lãnh thổ thu hẹp hơn so với Văn Lang. D. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương.

Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam

Câu 48. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là

A. nhà sàn dựng bằng gỗ. B. nhà tranh vách đất.

C. nhà trệt xây bằng gạch. D. nhà mái bằng xây bằng gạch.

Câu 49. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở tiếp thu

A. chữ Hán của Trung Quốc. B. chữ Phạn của Ấn Độ.

C. chữ Nôm của Đại Việt. D. chữ La-tinh của La Mã.

Câu 50. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được cư dân Chăm-pa sùng mộ?

A. Nho giáo và Đạo giáo. B. Phật giáo và Hồi giáo.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Câu 51. Nhà nước Chăm-pa ra đời vào khoảng

A. thế kỉ I. B. thế kỉ II. C. thế kỉ III. D. thế kỉ IV.

Câu 52. Nền văn minh nào dưới đây được hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu
Long?

A. Văn minh Đại Việt. B. Văn minh Việt cổ.

C. Văn minh Chăm-pa. D. Văn minh Phù Nam.

Câu 53. Văn minh Chăm-pa được hình thành tại khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.

Câu 54. Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên
miền Trung của Việt Nam là những người nói tiếng

A. Mã Lai cổ. B. Môn cổ. C. Khơ-me cổ. D. Thái cổ.


Câu 55. Giống với cư dân Việt cổ, nguồn lương thực chính của cư dân Chăm-pa là

A. lúa mì. B. lúa mạch. C. gạo nếp, gạo tẻ. D. ngô, lúa mì.

Câu 56. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở về điều kiện tự nhiên dẫn đến
sự hình thành nền văn minh Phù Nam?

A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

B. Địa hình cao, khan hiếm nguồn nước ngọt.

C. Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào.

D. Giáp biển, có nhiều nơi cho thuyền neo đậu.

Câu 57. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Phù Nam là

A. nhà tranh vách đất. B. nhà sàn dựng bằng gỗ.

C. nhà trệt xây bằng gạch. D. nhà mái bằng xây bằng gạch.

Câu 58. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?

A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần. B. Dùng vải quấn làm váy.

C. Đi dép bằng gỗ cây bao hương. D. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.

Câu 59. Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng

A. thế kỉ I. B. thế kỉ II. C. thế kỉ III. D. thế kỉ IV.

Câu 60. Nhà nước Chăm-pa và Phù Nam đều được tổ chức theo thể chế

A. quân chủ lập hiến. B. cộng hòa quý tộc.

C. quân chủ chuyên chế. D. dân chủ chủ nô.

Câu 61. Cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam đều

A. lấy thương mại đường biển làm nguồn sống chính.

B. sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn.

C. sùng mộ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. ăn gạo nếp, gạo tẻ; làm nhà sàn từ gỗ.

You might also like