You are on page 1of 2

Câu 1.

Ở Anh, những phát minh kĩ thuật đầu tiên xuất hiện trong ngành
A. công nghiệp chế biến thực phẩm. B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp dệt vải bông. D. công nghiệp đóng tàu.
Câu 2. Người sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni là
A. Giêm Oát. B. Ác-crai-tơ. C. Crôm-tơn. D. Giêm Ha-gri-vơ.
Câu 3. Người sáng chế ra máy hơi nước là
A. Giêm Oát. B. Xti-phen-xơn. C. Crôm-tơn. D. Giêm Ha-gri-vơ.
Câu 4. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc, đó là khởi đầu quá trình
A. máy móc hóa. B. thủ công nghiệp hóa.
C. công nghiệp hóa. D. hiện đại hóa.
Câu 5. Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát
minh kĩ thuật nào đã ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Máy dệt. B. Máy Gien-ni. C. Đầu máy xe lửa. D. Máy hơi nước.
Câu 6. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII -
đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Thúc đẩy sự ra đời của nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
B. Hình thành hai giai cấp: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
C. Nâng cao năng suất lao động.
D. Thúc đẩy những chuyển biến trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông.
Câu 7. Phương tiện giao thông vận tải nào ứng dụng máy hơi nước đầu tiên?
A. Tàu cánh ngầm và tàu hỏa. B. Tàu thủy và tàu hỏa.
C. Tàu điện ngầm và tàu hòa. D. Tàu thủy và tàu cánh ngầm.
Câu 8. Tác giả của Học thuyết Tiến hóa là
A. Lu-i Pa-xtơ. B. Men-đê-lê-ép. C. Pi-e Quy-ri. D. Đác-uyn.
Câu 9. Xe ô tô được đưa vào sử dụng vào
A. cuối thế kỉ XIX. B. đầu thế kỉ XIX. C. đầu thế kỉ XX. D. cuối thế kỉ XX.
Câu 10. Tháng 12/1903, ở Mĩ diễn ra sự kiện tiêu biểu gì?
A. Tàu hỏa chạy bằng đầu máy hơi nước được đưa vào sử dụng.
B. Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng.
C. Chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo.
D. Ô tô được đưa vào sử dụng nhờ động cơ đốt trong.
Câu 11. Việc phát minh ra máy điện tín giữa thế kỉ XIX có tác dụng gì?
A. Phục vụ cho một số ngành công nghiệp.
B. Giúp cho liên lạc ngày càng xa và nhanh.
C. Giúp cho nhà máy phát điện hoạt động.
D. Giúp cho sản lượng một số ngành tăng lên.
Câu 12. Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phân tử nhỏ nhất của vật chất
A. Thuyết electron. B. Thuyết tiến hóa.
C. Thuyết năng lượng hạt nhân. D. Thuyết về hiện tượng phóng xạ.
Câu 13. Phát minh nổi tiếng của Nô-ben năm 1867 là gì?
A. Bóng đèn điện. B. Động cơ đốt trong. C. Thông tin vô tuyến điện. D. Thuốc nổ.
Câu 14. Phát minh nào không phải thành tựu khoa học ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu
thế kỉ XX?
A. Học thuyết Tiến hóa. B. Định luật tuần hoàn hóa học.
C. Thuyết electon. D. Bản đồ gen người.
Câu 15. Ai là người đã thí nghiệm thành công việc thắp sáng, để cho bóng đèn điện ra
đời?
A. Ê-đi-xơn. B. Nô-ben. C. Tôm-xơn. D. Pire Quy-ri.
Câu 16. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giải quyết được những vấn đề gì khi tài
nguyên thiên nhiên cạn kiệt?
A. Cải tiến phương tiện sản xuất. B. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
C. Tìm ra các nguồn năng lượng mới. D. Đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất.
Câu 17. Từ 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?
A. Cách mạng công nghệ. B. Cách mạng công nghiệp.
C. cách mạng trắng trong công nghiệp. D. cách mạng xanh trong nông nghiệp.
Câu 18. Cuộc “cách mạng xanh” diễn ra trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp. B. Khoa học cơ bản.
C. Công nghệ thông tin. D. Thông tin liên lạc và giao thông.
Câu 19. Cách mạng khoa học-kĩ thuật đặt ra cho các dân tộc yêu cầu gì cho sự sinh tồn
của trái đất?
A. bảo vệ môi trường sinh thái. B. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
C. bảo vệ nguồn sống con người. D. bảo vệ nguồn năng lượng sẳn có.
Câu 20. Do đâu chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai?
A. Do áp dụng khoa học kĩ thuật.
B. Do học hỏi các nước phát triển.
C. Do tác động của tiến bộ kĩ thuật.
D. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

You might also like