You are on page 1of 15

Tổ 2

I. Danh sách thành viên tổ 2:


 
STT   Tên  Lớp  Ghi chú 
lớp 
3 Lê Hoàng Vương Dung 10AV2   
5 Lê Trần Phương Duy 10AV2   
13 Trần Gia Ngọc 10AV2   
14  Nguyễn Xuân Ngọc 10AV2   
19 Đặng Trần Minh Phúc 10AV2   
21 Nguyễn Ngọc Trúc Quỳnh 10AV2   
22 Đinh Lê Thanh Sơn 10AV2   
34 Hồ Thuý Vy 10AV2   

II. Câu hỏi trắc nghiệm


1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 không được tiến hành ở nước nào?
A. Nga
B. Mỹ
C. Pháp
D. Anh
2. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ 2, công nghiệp hóa học phục vụ ngành nào?
A. Giao thông vận tải
B. May mặc
C. Giáo dục
D. Điện lực
3. Thành tựu quan trọng trong thời kì cách mạng công nghiệp lần 2 trong giao thông
vận tải là phát minh nào?
A. Thuyền buồm
B. Xe lửa
C. Phi cơ
D. Xe ô tô
4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chuyển nền sản xuất từ .... sang điện khí
hóa?
A. Nông nghiệp hóa
B. Cơ khí hóa
C. Công nghiệp hóa
D. Kỹ thuật hóa
5. Trong cách mạng công nghiệp lần 2, nước Đức đã tiến hành sau nước nào?
A. Mỹ
B. Pháp
C. Anh
D. Bồ Đào Nha
6. Việc chế tạo thành công máy dệt bằng sức nước có tác dụng gì?
A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết
B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay
C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh
7. Kết quả lớn nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?
A. Tốc độ sản xuất tăng vượt bậc
B. Biến nước Anh thành “công xưởng thế giới”
C. Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại đầu tiên trên thế giới
D. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác ở nước Anh
8. Cách mạng công nghiệp ở anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Công nghiệp dệt
B. Nông nghiệp
C. Chế tạo máy móc
D. Chế tạo máy móc
9. Đâu không phải là điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng công
nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?
A. Nguồn nhân công dồi dào
B. Sự tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong các công trường thủ công
C. Có chỗ dựa vững chắc là tôn giáo
D. Có nguồn vốn lớn
10. Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?
A. Chế tạo ô tô
B. Chế tạo máy bay
C. Khai thác mỏ
D. Giao thông vận tải
11. Chiếc ô tô điện đầu tiên trên thế giới được phát minh ở đâu?
A. Pháp
B. Đức
C. Anh
D. Trung Quốc
12. Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?
A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết
B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay
C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh
13. Nội dung nào sau đây không minh chứng máy hơi nước ra đời đánh dấu một bước
ngoặt của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX?
A. Giải phóng sức sản xuất của con người, nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ đâu
B. Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải
C. Mở ra thời đại máy hơi nước trên toàn thế giới
D. Đưa con người bước vào thời đại điện khí hóa
14. Động cơ hơi nước không được ứng dụng vào?
A. Đầu máy xe lửa
B. Bóng đèn điện
C. Máy dệt vải
D. Tàu thủy
15. Hệ quả về xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần ll là?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản
B. Thúc đẩy sự phát triển của luyện kim, khai mỏ, giao thông vận tải
C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản
D. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu
16. Cách mạng công nghiệp nào diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX là cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
B. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
D. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
17. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là:
A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
B. Nước công nghiệp hiện đại
C. Nước đi tiên phong trong công nghiệp
D. Công xưởng của thế giới
18. Tại sao nước Anh sớm tiến hành cách mạng công nghiệp?
A. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản
B. Chuẩn bị được tiền đề về vốn, nhân công và cải tiến kĩ thuật
C. Sớm làm cuộc cách mạng tư sản, tạo lập được những tiền đề cần thiết cho cuộc
cách mạng trong sản xuất
D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn
19. Cách mạng công nghiệp đã đưa máy móc vào nông thôn và diễn ra với tốc độ phát
triển nhanh đạt kỉ lục. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở:
A. nước Anh
B. nước Pháp
C. nước Đức
D. nước Mĩ
20. Liên hệ kiến thức đã học và cho biết ý nào không phản ánh đúng biện pháp tích lũy
vốn để phát triển công nghiệp của giai cấp tư sản Anh:
A. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong nước.
B. Đầu tư phát triển sản xuất ở thuộc địa
C. Buôn bán nô lệ da đen
D. Cải tiến kĩ thuật
21. Phát mình nào là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2?
A.Tàu thủy chạy bằng hơi nước
B.Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước
C.Đầu máy xe lửa Xti-phen-xơn
D.Ô tô đầu tiên trên thế giới
22. Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là?
A. Giôn Cay.
B. Ét-mơn Các-rai.
C. Giêm Oát.
D. Hen-ri Cót.
23. Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát
triển của ô tô, máy bay?
A. Động cơ sức nước.
B. Động cơ đốt trong.
C. Động cơ hơi nước.
D. Động cơ sức gió.
24. Cách mạng công nghiệp đã đưa máy móc vào nông thôn và diễn ra với tốc độ phát
triển nhanh đạt kỉ lục. Đó là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở:
A. nước Anh.
B. nước Pháp.
C. nước Đức.
D. không phải các nước trên.
25. Một trong các ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?
A. Tạo ra nguồn động lực mới, làm tăng sức lao động cơ bắp của con người.
B. Lao động bằng thủ công đã được thay thế bằng máy móc.
C. Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.
D. Làm thay đổi bộ mặt xã hội của nước Anh.
26. Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là?
A. Điện và động cơ điện.
B. Động cơ chạy bằng xăng dầu.
C. Xe hơi.
D. Xe lửa.
27. Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công
A. Đầu máy xe lửa đầu tiên.
B. Máy hơi nước đầu tiên.
C. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
D. Máy kéo sợi Gien-ni.
28. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là
A. Vốn tư bản, nhân công, thuộc địa.
B. Sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
C. Vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
D. Nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.
29. Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành
nào?
A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
B. Toán học, vật lí học, hóa học, sinh học.
C. Điện tử viễn thông, giao thông vận tải.
D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.
30. Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát
hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ
A. Than đá.
B. Điện.
C. Dầu mỏ.
D. Hạt nhân.
31. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào thời gian nào
A. Giữa thế kỉ XIX - cuối thế kỉ XIX
B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
C. Đầu thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
32. Công nghiệp hóa học ra đời không phục vụ ngành nào trong Cách mạng công
nghiệp lần 2
A. Ngành phân bón
B. Ngành thuốc nổ 
C. Ngành luyện kim
D. Ngành in ấn
33. Thành tựu quan trọng trong giao thông vận tải thời kì Cách mạng công nghiệp lần 2
A.  Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay
B.  Phát minh ra bóng đèn điện
C.  Phát minh máy phát điện và động cơ điện
D.  Phát minh ra động cơ đốt
34. Phát minh nào giúp cho việc liên lạc trở nên phát triển và dễ dàng hơn
A. Máy điện tính 
B. Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước
C. Máy phát điện 
D. Tuốc bin phát điện
35. Đâu không là nguyên nhân ra đời của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
A. Cải tiến và tiến bộ về kĩ thuật trong công trường thủ công
B. Các nước Âu-Mỹ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản 
C. Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao
D. Từ các thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiêp lần thứ 1
36. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành nào?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp dệt
C. Chế tạo máy móc
D. Luyện kim
37. Áccraitơ chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước đã dẫn tới kết quả là
A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nơi nước chảy xiết
B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay
C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc
D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh
38. Năm 1784, Giêm Oát đã
A. Sáng chế ra máy kéo sợi Gienni
B. Phát minh ra máy hơi nước
C. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa
D. Xây dựng đoạn đường sắt đầu tiên
39. Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội
tư bản là
A. Tư sản và vô sản
B. Tư sản và tiểu tư sản
C. Tư sản và quý tộc mới
D. Tư sản công nghiệp và thương nghiệp
40. Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp?
A. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lãnh đạo của chủ nghĩa tư bản
B. Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản
C. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác
D. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản
III. Truyện truyền thuyết:
Lê Hoàng Vương Dung:
Nguồn gốc của tỏi, Philippines
Ngày xưa, một cô gái trẻ được mẹ hứa hôn cho con trai nhà giàu có nhất vùng. Cô gái
sở hữu nhan sắc mê hoặc lòng người khiến kẻ ganh ghét ra tay sát hại vị hôn phu
tương lai nhằm chiếm đoạt nàng. Những nô lệ phục vụ vị hôn phu xấu số ngay lập tức
lấy mạng kẻ giết người. Tin tức về những cái chết lan rộng khắp đất nước, cô gái chạy
trốn lên núi thiêng cầu khẩn Bathala (người tạo ra vũ trụ) hãy mang cô đi xa để khuôn
mặt xinh đẹp không gây thêm cái chết đau thương nào nữa. Bathala chấp nhận lời cầu
xin, đưa cô về trời bằng một tia sét. Người mẹ đau khổ trước cái chết của con gái phải
tự tay chôn cất cô và ngày ngày khóc thương bên mộ nàng. Không lâu sau, bà nhận
thấy trên mộ cô mọc nhiều mầm cây, khi nhổ lên thấy những hạt giống lạ. Bathala báo
mộng cho bà rằng đó là những chiếc răng của con gái. Người mẹ đáng thương cảm ơn
thần linh và mang phân phát hạt giống khắp trong vùng để tưởng nhớ đến con gái.
Ngày nay, loài cây đó gọi là tỏi.

Lê Trần Phương Duy


Truyền thuyết Thần Kim Quy
Khi An Dương Vương xây thành, hễ xây lại đổ, thần đã hiện lên từ phương đông, tự
xưng là sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua. Kim Quy cho biết do con Bạch kê tinh và
đám u hồn ở núi Thất Diệu mỗi đêm tới phá đổ thành.
Bằng phép thần thông thiên biến vạn hóa, Kim Quy diệt Bạch kê tinh, từ đó thành xây
nửa tháng là xong, rộng hơn ngàn trượng, xoáy trôn ốc, gọi là Loa thành. Trước khi về
biển, thần Kim Quy trao cho An Dương Vương chiếc móng của thần và căn dặn:
- “Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa”.
Vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt làm lẫy tạo ra Linh quang thần kim cơ, còn gọi là nỏ
liên châu. Về sau Triệu Đà dẫn binh xâm lược, vua lấy nỏ thần ra bắn, một phát phóng
ra hàng ngàn mũi tên, hết sức lợi hại.
Triệu Đà thua lớn phải xin cầu hòa, rồi dùng “mỹ nam kế” xin gả con trai là Trọng Thủy
cho con gái Mị Châu của An Dương Vương. Mặc cho quần thần can ngăn, An Dương
Vương vẫn cả tin mà chấp thuận hôn ước.
Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần, rồi ngầm lấy lẫy nỏ khác thay vuốt rùa vàng,
âu cũng là chiêu thức đánh cắp bí mật quân sự của nước Âu Lạc. Đặng hắn nói dối là
về thăm cha, còn hỏi Mị Châu nếu hai nước thất hòa, bắc nam ly biệt, ta lại tìm nàng thì
lấy gì làm dấu. Mị Châu đáp rằng sẽ dứt lông áo lông ngỗng làm dấu mỗi ngã ba
đường, có vậy mới cứu được nhau.
Triệu Đà có được bí mật quân sự nước nam, liền sai chế nỏ thần rồi cử binh sang
đánh. An Dương Vương cậy có nỏ thần chủ quan khinh địch, đợi quân Đà đến sát mới
giương nỏ ra bắn. Bấy giờ mới biết lẫy nỏ bị đánh cắp, bèn đặt Mị Châu lên ngựa sau
lưng rồi bỏ chạy. Trọng Thủy đuổi theo dấu lông ngỗng, vua chạy tới biển tại Diễn Châu
thấy đường cùng bèn kêu lên:
- “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”.
Thần Kim Quy nổi lên hét lớn:
- “Kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đó”.
Vua bèn tuốt kiếm, Mị Châu khấn rằng:
- “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát
bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy
sạch mối nhục thù”.
Vua chém chết Mị Châu, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt
châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, cùng rùa vàng rẽ nước mà xuống bể. Trọng Thủy ôm
xác vợ mà ân hận, đem về táng tại Loa thành, xác biến thành ngọc thạch. Thương tiếc
khôn cùng, Trọng Thủy đi tắm tưởng thấy bóng dáng Mị Châu liền lao đầu xuống giếng
mà chết. Người đời sau mò ngọc biển Đông lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong
sáng bội phần.
Lại kể tiếp, lần thứ hai thần Kim Quy hiển linh
Dưới thời Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Thuở
đầu dấy binh non yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết
định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc.
Ở Thanh Hóa có chàng đánh cá Lê Thận quăng lưới bắt được một thanh sắt. Chàng
quẳng nó đi, nhưng hai lần sau vẫn thanh sắt đó mắc vào lưới. Nhìn kĩ hóa ra là một
lưỡi gươm, bèn nhặt mang về nhà. Lê Thận về sau gia nhập hàng ngũ quân khởi nghĩa
Lam Sơn, vì hăng hái dũng cảm mà được chủ tướng Lê Lợi tín nhiệm. Một hôm Lê Lợi
tới nhà Thận chơi, thấy thanh sắt lạ sáng rực, cầm lên xem thấy hai chữ “Thuận Thiên”.
Song không biết là báu vật đành bỏ qua.
Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút chạy mỗi người một ngả. Bỗng thấy ánh
sáng la trên cây đa, Lê Lợi trèo lên thấy cái chuôi gươm nạm ngọc. Trở về đem ráp với
lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in. Nhờ “Thuận Thiên Kiếm”, tức thanh gươm
thuận ý trời, đoàn quân của Lê Lợi tung hoành đánh đuổi giặc Minh khỏi bờ cõi.
Một năm sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua cưỡi thuyền rồng dạo
quanh hồ Tả Vọng. Bỗng thần Kim Quy hiện lên từ mặt nước và nói:
- “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Vua nâng gươm về phía rùa vàng, nhanh như cắt thần há miệng đớp lấy thanh gươm
và lặn xuống. Từ ấy hồ Tả Vọng được gọi tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Rùa cũng là một trong Tứ linh (Long Ly Quy Phụng), âu cũng không lạ khi vị thần rùa
vàng lại mang ý nghĩa quan trọng như thế trong huyền sử của nước Việt. Do truyền
thuyết trả gươm mà cụ rùa cũng là biểu tượng của Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội – tại đây
cũng từng có một nhóm cá thể rùa lớn sinh sống. Tiếc thay, “cụ rùa” cuối cùng đã qua
đời vào năm 2016.

Trần Gia Ngọc


Truyền thuyết Trọng Thủy Mỵ Châu
Sau khi giúp vua An Dương Vương hoàn thành Cổ Loa Thành, thần Kim Quy đã tặng
cho nhà vua một chiếc vuốt để làm cây nỏ thần. Nhờ sức mạnh của nỏ thần bên nhà
vua luôn thắng lợi trước sự tấn công của quân Triệu Đà và giữ được bình yên cho đất
nước. Biết được bí mật về cây nỏ thần, Triệu Đà bèn nghĩ kế cầu hôn Mị Châu cho
Trọng Thuỷ và vua An Dương Vương đồng ý.
Sau khi Trọng Thủy đã lừa Mị Châu để nàng cho mình nhìn thấy nỏ thần và hắn đã tìm
cách ăn cắp nó và đánh tráo bằng một cây nỏ giả. Do đã có trong tay nỏ thần, Triệu Đà
đem quân sang đánh u Lạc.Nhà vua nghĩ rằng mình giữ trong tay nỏ thần nên không
mảy may lo sợ. Khi biết chiếc nỏ thần là giả thì đất nước cũng đã về tay của giặc, nhà
vua đã cùng Mị Châu chạy về phương Nam.
Đúng lúc này thì thần Kim Quy hiện lên kết tội Mỵ Châu và nói rằng nàng đã rải lông
trên chiếc áo để làm dấu cho giặc. Nhà vua biết được rất tức giận liền chém chết con
rồi đi xuống biển. Trọng Thủy đến và đưa thi thể của Mỵ Châu về chôn cất tại Loa
Thành, thân thể của nàng liền hóa thành ngọc thạch. Vì mặc cảm tội lỗi và tình yêu
mãnh liệt dành cho Mỵ Châu, Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng sâu tự tử.

Nguyễn Xuân Ngọc


Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái vô cùng xinh đẹp, thùy mị nết na
tên là Mị Nương, vì vậy nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng.Lúc
bấy giờ, trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn
Tinh – chúa vùng núi non hùng vĩ, người kia là Thủy Tinh – chúa miền biển cả bao la.
Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết phải lựa chọn ai, bèn hạ lệnh
rằng hôm sau người đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về làm vợ. Lễ vật
bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa,
ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, vì lễ vật toàn vật trên cạn nên Sơn
Tinh đem lễ vật đến trước, rước được Mị Nương về. Còn Thủy Tinh sống dưới biển sâu
nên đến sau, chàng nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh Sơn Tinh để cướp Mị
Nương về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, nhưng Sơn Tinh không hề
nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời,
nhưng sức của Thủy Tinh đã đuối nên buộc phải quy hàng. Nhưng thù hận vẫn mãi
khắc sâu trong lòng, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào
cũng bại trận.

Đặng Trần Minh Phúc


Bắc Kim Thang
Tranh cãi xung quanh việc lý giải ý nghĩa cho bài đồng dao này. Điển hình là ông
Nguyễn Hữu Hiệp ở An Giang đã phát biểu trong hội thảo khoa học tại trường Đại học
Cần Thơ năm 2003, rằng hiểu cho đúng thì bài đồng dao này phải được hát là:
Bắc kim thang, cà lang bí rợ
Cột quai chèo, chèo qua chèo lại,
Bắt ngựa ô, chạy vô vườn mít,
Hái lá mít, chùi đít ngựa ô.
Tuy nhiên cách giải thích này lại khập khiễng và vô cùng tối nghĩa, khó hiểu.
Vậy nên tôi mới mạn phép truy tìm nguồn gốc, đọc và thẩm định rồi giải thích để mọi
người hiểu hơn về bài đồng dao này. Nếu mọi người thấy cách lý giải này là hợp lý thì
nhớ đặng mà con cháu có hỏi, thì ta biết trả lời rằng vì sao trẻ con hay hát:
Bắc kim thang, cà lang bí rợ,
Cột qua kèo, là kèo qua cột…

Nguyễn Ngọc Trúc Quỳnh


Thánh Gióng
Vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có
tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, người vợ ra đồng
thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ướm
chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi qua, bà lão có thai,
rồi mười hai tháng sau bà sinh được bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng
lắm, đặt tên con là Gióng. Nhưng lạ thay, đứa trẻ đã lên ba mà không biết nói, không
biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đó, khiến cho vợ chồng ông vô cùng lo lắng.
Bấy giờ giặc Ân thế mạnh vô cùng, tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua bèn sai sứ giả
đi khắp nơi tìm người hiền tài đứng ra cứu nước. Đứa bé nghe được tiếng loa của sứ
giả bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con". Nghe được tiếng con, bà
lão mừng rỡ chạy ra mời sứ giả theo lời con nói. Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu
với vua chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ
phá tan lũ giặc này." Sứ giả nghe thấy thì lấy làm kinh ngạc vô cùng và cũng tỏ ý vui
mừng, vội về tâu với nhà vua. Nhà vua ngay lập tức chấp thuận yêu cầu của cậu bé và
sai người ngày đêm làm ra những đồ vật ấy.
Từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo mới
mặc đã chật. Hai vợ chồng không đủ gạo để nuôi con liền được bà con xóm làng giúp
đỡ, họ xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi lớn Gióng.
Lúc này, giặc Ân đã đến núi Trâu, tình thế đất nước vô cùng nguy cấp. Ai nấy đều lo
lắng, sợ sệt. Vừa lúc đó, sứ giả mang đủ những thứ mà Gióng đã dặn. Cậu bé vươn
vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào
mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm gậy sắt nhảy
lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến
lớp khác. Bỗng gậy sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí, quất tan
tác vào lũ giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau tháo chạy.
Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa phi lên
đỉnh núi, cởi áo giáp sắt rồi bay thẳng lên trời.
Từ đó, để tưởng nhớ công đánh tan giặc Ân xâm lược, nhà vua phong cho tráng sĩ làm
Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm,
đến tháng tư, dân làng mở hội linh đình để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng và
để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ đã đánh tan giặc n, đó là tre đằng ngà,
những ao hồ liên tiếp,...

Đinh Lê Thanh Sơn


Bánh chưng, bánh giầy
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, lúc về già, nhà vua muốn truyền ngôi lại cho con. Nhưng
vua lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai. Sắp đến ngày lễ Tiên
vương, vua Hùng ra điều kiện: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý
vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Các hoàng tử sai người đi khắp nơi
tìm những của ngon vật lạ. Người buồn nhất là Lang Liêu, con trai thứ mười tám của
vua. Trước kia, mẹ của Lang Liêu bị vua ghẻ lạnh, ốm mà chết. So với anh em, chàng
là người thiệt thòi nhất. Từ nhỏ đã quen với việc đồng áng, trong nhà chỉ toàn khoai lúa,
Lang Liêu không biết lấy gì để lễ Tiên vương. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy thần
báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Khi tỉnh dậy, chàng nghe theo
lời thần, lấy thứ gạo nếp vốn quen thuộc, làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để
dâng lên vua cha. Nhà vua rất hài lòng, quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Vua đặt
tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, tượng trưng cho Trời. Còn bánh hình tròn
tượng là bánh giầy, tượng trưng cho Đất. Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau.
Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi mới có tục ngày Tết làm bánh chưng,
bánh giầy.

Hồ Thuý Vy
Hùng Linh Công
Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, hiện ông được thờ
phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm. Đời Hùng Vương thứ
VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai.
Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng
núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ
đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con
trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên
là Hùng Linh Công. Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9
thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là
thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người. Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn,
vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về
quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống. Tương truyền, lúc
bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã
vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ
đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám
tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, giặc n từ phương Bắc kéo sang xâm lược
nước ta. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu
rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào
mép sông, có thế ỷ dốc". Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn
binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng,
lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm
hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng
binh sĩ trước khi xuất quân đánh giặc. Sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế
trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9
thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói
"nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".

You might also like