You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT


ĐỀ TÀI: Các cuộc cách mạng công nghiệp cho tới sự bùng nổ công
nghệ thông tin.

Sinh viên thực hiện: Vũ Tuấn Phong.


Lớp: 14DHTH08

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 11 năm 2023


i
MENU
Chương 1: Cách mạng công nghiệp...................................................................1
1.Nguồn gốc của các cuộc cách mạng công nghiệp.......................................1
2.Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1..............................................................1
2.1.Các thành tựu đáng chú ý......................................................................2
2.2.Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 1.....................................3
3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2.............................................................4
3.1.Các thành tựu đáng chú ý......................................................................5
3.2.Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 2.....................................7
4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3.............................................................7
4.1.Tiến trình Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3......................................8
4.2.Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3....................9
5. Cách mạng công nghiệp lần 4...................................................................10
5.1.Cách mạng internet – kết nối vạn vật (IoT)........................................11
5.2.Ai là gì ? Sự phát triển của công nghệ AI hiện nay............................12
Chương 2: Sự bùng nổ công nghệ thông tin...................................................15
1.Sự bùng nổ công nghệ thông tin đem lại điều gì?.....................................15
2.Đây là cơ hội hay thách thức cho chúng ta?.............................................17
2.1.Cơ hội:....................................................................................................17
2.2.Thách thức.............................................................................................18
Tài liệu tham khảo.............................................................................................20

ii
Chương 1: Cách mạng công nghiệp
˗ Các cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại những bước đột phá, những thay
đổi lớn lao cho nhân loại. Các cuộc cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp,
mang lại những lợi ích cho kinh tế, văn hóa, xã hội và giúp cho xã hội ngày càng đi
lên.

˗ Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản
xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ nano.

1.Nguồn gốc của các cuộc cách mạng công nghiệp

˗ Là do nhu cầu phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng cao của con người. Từ đó thúc đẩy sự ra đời và cải tiến máy móc nhằm giúp tăng
năng suất và giảm sức lao động thủ công.

2.Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1

˗ Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
1
cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt
phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự
bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

˗ Cách mạng công nghiệp lần thứ 1 (hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 1.0)
là một cuộc cách mạng diễn ra trong lĩnh vực sản xuất. Cuộc cách mạng này là sự thay
đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật.

˗ Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông
nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công),
sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động
lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than
đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế
phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền
sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế
chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ
cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

2.1.Các thành tựu đáng chú ý


˗ Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử (Vương, 2020)nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa.

2
˗ Thành tựu nổi bật nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 chủ yếu đến từ 3
nhóm ngành chính là dệt may, ngành luyện kim và ngành giao thông vận tải. Những
thành tựu trong các ngành này đã tạo bước đệm cho nền kinh tế phát triển.

•Ngành dệt may

˗ Thành tựu nổi bật nhất trong ngành dệt may chính là sự cơ giới hóa thông qua
việc phát minh ra máy hơi nước. Theo đó, năm 1784, James Watt - phụ tá thí nghiệm
của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy
dệt có thể đặt bất cứ nơi nào.

˗ Đến năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan
trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

˗ Những phát minh này đã giúp ngành dệt may có nhiều bước tiến triển mới về
năng suất và sản lượng. Máy móc đã hỗ trợ con người trong những công đoạn khó
khăn nhất.

•Ngành luyện kim

˗ Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 đã mang đến thành tựu đáng chú ý cho
ngành luyện kim bằng dấu mốc Henry Cort tìm ra cách luyện sắt “puddling” vào năm
1784. Sự kiện này mở đầu bước tiến mới cho ngành luyện kim .

˗ Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang thành thép lỏng,
khắc phục được nhược điểm của máy luyện sắt pudding trước đó.

•Ngành giao thông vận tải

˗ Cách mạng công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho hệ thống giao thông và
đường sắt mở rộng. Chiếc đầu xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1804 đánh
dấu sự ra đời của ngành giao thông vận tải. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14
dặm/giờ.

˗ Năm 1807, Robert Fulton chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho
những mái chèo và những cánh buồm.

3
2.2.Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 1
˗ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 ra đời mang lại ý nghĩa to lớn, đánh dấu
những thay đổi tích cực cho nền kinh tế - xã hội như:

˗ Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp và thủ công nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp.

˗ Hệ thống kỹ thuật truyền thống đã được thay bằng hệ thống kỹ thuật tân tiến với
nguồn lực là máy móc.

˗ Sự thay đổi này đã giúp sản xuất phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột
biến, bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi lên.

˗ Mở ra một thế giới mới với nhiều cơ hội để tương tác và giao lưu với nhau, tăng
cường quan hệ xã hội.

˗ Làm tiền đề cho nền kinh tế thời đại mới.

˗ Nhưng bên cạnh những ý nghĩa tích cực mà cách mạng công nghiệp thứ nhất
mang lại vẫn còn tồn tại những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Trong đó, tác động tiêu cực rõ nét nhất bao gồm:

˗ Sự phân hóa giai cấp khiến nông dân thời kỳ này rơi vào bần cùng hóa và trở
thành không có tư liệu sản xuất buộc phải bán sức lao động.

˗ Sự bùng nổ của quá trình đô thị hóa khiến xảy ra sự chênh lệch tỉ lệ giữa dân
thành thị và nông thôn.

˗ Sự ô nhiễm và các tệ nạn gia tăng.

˗ Gây ra nhiều xung đột và khả năng phân hóa địa vị xã hội

˗ Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 và những thành tựu mang lại đã
tạo bước đệm cho nền kinh tế phát triển ở các nước. Bước đánh dấu sự chuyển mình
trong những năm 1840 sang cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 hứa hẹn sự ra đời của
năng lượng điện trên quy mô lớn.

3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2

4
˗ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi Thế
Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng
năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện,
vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc
CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền
công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

˗ Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các
lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của
khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một
ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được
thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn
lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước
Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội,
cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế
giới.

˗ Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật.Chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng
lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất hàng loạt quy mô lớn. Được đánh dấu
bằng những thành tựu to lớn: Ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, điện thoại, tua bin hơi,… Bên
cạnh đó còn có sự phát triển của các ngành vận tải, sản xuất thép, điên, hóa học và đặc
biệt nhất là sản xuất và tiêu dùng.

5
˗ Cuộc cách mạng 2.0 này đã tạo dựng tiền đề và cơ sở để nền công nghiệp ngày
càng phát triển hơn. Biến khoa học thành một ngành khoa học đặc biệt.

3.1.Các thành tựu đáng chú ý


˗ Nhiều sáng chế được ra đời trong thời kỳ này, nhưng đỉnh cao nhất thì phải
nhắc đến truyền thông và động cơ:

Truyền thông:

˗ Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên là kỹ thuật in ấn
tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Tiếp của sự thành công máy sản xuất
giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời.

˗ Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thay thế bằng
bột gỗ. Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị xóa bỏ kích
thích sự phát triển của báo chí và tạp chí.

˗ Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong
máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời.

Động cơ:

˗ Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường quốc lớn, họ
cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới.

˗ Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne
Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ nhỏ
trong công nghiệp nhẹ.

˗ Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho ô tô
sơ khai ở những năm 1870. Gottlieb Daimler người nước Đức đã sử dụng dầu mỏ làm
nhiên liệu của xe ô tô thay cho khí than. Sau đó Henry Ford đã chế tạo ra ô tô hoạt
động với động cơ đốt trong.

6
˗

˗ Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của
người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm này.

Các phát minh khác:

Năm 1876 Alexander Graham Bell đã phát


minh ra chiếc điện thoại đầu tiên.

Năm 1878 Sir Joseph Swan sáng chế ra bóng


đèn sợi đốt.

Năm 1884 Tua bin hơi được sáng tạo ra bởi Sir
Charles Parsons.

Năm 1903 Hai anh em người Mỹ là Wilbur và


Orville Wright đã chế tạo ra cỗ máy
bay đầu tiên.

3.2.Ý nghĩa của cách mạng công nghiệp lần thứ 2


˗ Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất
hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa
được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng đã tạo ra những
tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3

7
˗ Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 còn được gọi là cách mạng kỹ thuật
số (Digital Revolution)Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ
năm 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử
và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi
là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển
của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990).

˗ Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép giảm thiểu chi phí khi sử dụng các phương tiện sản
xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả của nó đã kéo theo sự thay
đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I
(nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản
xuất xã hội.

˗ Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, mhất là ở các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển

4.1.Tiến trình Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3


•Giai đoạn 1947 – 1979

˗ Năm 1947, bóng bán dẫn ra đời, đánh dấu sự phát triển của máy tính kỹ thuật số
hiện đại. Đến năm 1950, 1960, các tổ chức quân đội, chính phủ bắt đầu sử dụng hệ
thống máy tính. Với sự thịnh hành và phát triển không ngừng, mạng lưới toàn cầu
World Wide Web chính thức hình thành.

•Những năm 1980s

8
˗ Trong thập niên này, máy tính đã trở thành một công cụ phổ biến và quen
thuộc. Chúng được sử dụng như một phương tiện tất yếu cho nhiều công việc khác
nhau. Ở giai đoạn này, điện thoại di động đầu tiên cũng được cho ra mắt.

•Giai đoạn 1990 – 1992

˗ Tại thời điểm này, Internet được ứng dụng rộng khắp trong các hoạt động kinh
doanh. Mạng toàn cầu đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống hằng
ngày của một nửa dân số mỹ vào cuối những năm 1990.

•Năm 2000

˗ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 trở thành một làn sóng lớn, lan rộng đến các
nước đang phát triển. Internet ngày càng phổ biến, số lượng người sử dụng điện thoại
di động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, truyền hình cũng bắt đầu chuyển sang sử dụng
tín hiệu kỹ thuật số.

•Từ năm 2010 đến nay

˗ Đến giai đoạn này, giao tiếp bằng di động đã trở nên phổ biến hơn, Internet
cũng chiến hơn 25% dân số thế giới. Người dùng sử dụng điện thoại ngày càng nhiều
và trở thành xu hướng chuẩn trong giao tiếp. Năm 2015 là sự hứa hẹn cho việc cải tiến
của máy tính bảng và dịch vụ điện toán đám mây. Điều này giúp người dùng sử dụng
các phương tiện và ứng dụng kinh doanh trên chính thiết bị di động của họ.

4.2.Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
•Internet

˗ “Kỷ nguyên của những gã khổng lồ” ra đời vào năm 1974 và phát triển mạnh
mẽ đến ngày nay. Những giá trị mà Internet mang lại cho nhân loại không thể nào phủ
nhận được. Theo Wikipedia, có gần 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet (46,64%)
năm 2017. Các cụm từ như “cư dân mạng” hay “cộng đồng mạng” dần trở nên quen
thuộc hơn. Đây chính là minh chứng cho sự phổ biến của Internet.

•SMAC
•SMAC là viết tắt của các cụm từ: Social Media (Mạng xã hội), Mobile (Công
nghệ di động), Analytics (Công nghệ phân tích), Cloud (Điện toán đám mây).
•Social Media: Là một hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao tiếp
9
với theo dựa trên một nền tảng nhất định.
•Mobile: Là phương tiện giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức
liên lạc, mua sắm và làm việc mới.
•Analytics: Công nghệ phân tích giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành phi mua
sắm của khách hàng. Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp có thể khai thác các thông tin
hữu ích về người tiêu dùng. Đây là một giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp đưa
ra các quyết định Marketing đúng đắn và phù hợp.
•Cloud: Điện toán đám mây đã tạo ra bước phát phát triển mới trong quá trình lưu
trữ. Giải pháp này giúp việc truy cập công nghệ và dữ liệu hiệu quả hơn. Đồng thời,
Cloud giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phản ứng với
các biến chuyển trên thị trường cũng giải xử lý những vấn đề nội bộ.
•Big Data
Big Data (dữ liệu lớn) là nguồn “khoáng sản” dồi dào trong lĩnh vực truyền thông,
tiếp thị. Đây là những tập dữ liệu có khối lượng khổng lồ và vô cùng phức tạp. Big
Data vượt quá khả năng kiểm soát, phân tích và lý giải của các phần mềm xử lý dữ
liệu truyền thống. Các tập dữ liệu này có thể là dữ liệu cấu trúc, phi cấu trúc hoặc
bán cấu trúc. Chúng được tận dụng và khai thác để tìm hiểu insights khách hàng.
•Một số thành tựu khác

˗ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tạo động lực hình thành và phát triển nền xã
hội văn minh – thế kỷ 21. Bên cạnh Internet hay các thiết bị di động được kết nối
mạnh mẽ với nhau giúp định hình lại quá trình giao tiếp, Cách mạng 3.0 còn mở ra
nhiều chương mới về lĩnh vực kỹ thuật số như:

˗ Mạng lưới máy bay không người lái dựa trên điện Hydro và phương tiện tự vận
hành

˗ Hệ thống robot xã hội linh hoạt

˗ Máy in 3D hiện đại và công nghệ nano

˗ Trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong các tác vụ mang tính lặp lại

˗ Ống nano carbon, nhựa sinh học và graphene

˗ Cây trồng biến đổi gen, viễn thám, trồng cây theo toa

˗ Nông nghiệp đô thị, kinh tế vũ trụ, vệ tinh nano và robot không gian…
10
˗ Những thành tựu được hình thành từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3
phải nói là nhiều đáng kể. Chúng giúp thay đổi toàn bộ cách thức vận hành, biến mọi
thứ phức tạp thành đơn giản hơn. Ngoài ra, hiệu suất làm việc và chi phí lao động cũng
được cắt giảm trong cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt này.

˗ Cuộc cách mạng Công nghiệp lần 3 tạo ra một bước tiến mới về kỹ thuật số
hiện đại. Lịch sử cho thấy, những ai chủ động đón nhận và dẫn đầu các cuộc Cách
mạng Công nghệ sẽ gặt hái được nhiều lợi ích và thành công.

5. Cách mạng công nghiệp lần 4

Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ
khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 nhằm nói
tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia
của con người. Dựa trên cơ sở phát triển của cả ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ
thuật trước đó, đặc biệt là những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ ba.
Công nghệ mạng Internet đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo của đời sống xã
hội cũng như nền kinh tế toàn cầu, không chỉ kết nối với máy tính điện tử mà gần như
tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người cùng các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu
khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí,… đều được liên kết thành “mạng thông
minh” mở ra kỷ nguyên mạng Internet kết nối vạn vật.
Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật
(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội,
điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC),… để chuyển hóa toàn bộ
thế giới thực thành thế giới số.

11
5.1.Cách mạng internet – kết nối vạn vật (IoT)
˗ IoT (Internet of Things) là một trong những ứng dụng công nghệ thú vị nhất và
phát triển nhanh nhất hiện nay. Hãy tưởng tượng bạn rời khỏi nhà mà không có chìa
khóa nhà – ngôi nhà của bạn sẽ cho bạn biết điều này, hoặc một chiếc đồng hồ thông
minh có thể theo dõi phân tích tình hình sức khỏe của bạn…

Ví dụ :

Xe hơi ( 4 bánh) ..............


......................... Xe tự lái

Nhà ở thông thường .......... Nhà thông minh

Theo dõi sức khỏe..............Thiết bị nhỏ gọn ( đồng hồ , vòng tay )

12
Hình 1. Ví dụ về Internet kết nối vạn vật

5.2.Ai là gì ? Sự phát triển của công nghệ AI hiện nay.


5.2.1.Ai là gì?

˗ Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là
AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do
con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi
thông minh như con người.

˗ Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở
việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con
người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

˗ Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như:
biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng
nói, biết học và tự thích nghi,…

˗ Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các
tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí
thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông
minh của máy móc.

13
˗ Vậy AI hoạt động như thế nào? Nói chung, có ba hướng tiếp cận về cách xây
dựng Al. Hãy tưởng tượng bạn đang muốn tạo ra một AI có thể bảo cho người nông
dân biết khi nào nên gieo hạt. Hướng tiếp cận thứ nhất là theo cách cổ điển (classic
approach). Chúng ta gọi cách này là cổ điển vì trong thời kỳ đầu nghiên cứu AI, các
nhà khoa học máy tính cho rằng đây là cách tiếp cận tốt nhất. Al cổ điển có liên quan
đến việc xem xét tất cả các yếu tố (như loại đất, vụ mùa, lượng mưa...) và tạo ra một
mô hình để ghi nhận những dữ liệu đó, đánh giá và đưa ra những đề xuất.

(Reese, 2022)

Trung
Quốc

Ấn Độ

Anh

Mỹ

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000

Mức phát triển ( tham khảo )

5.2.2.Sự phát triển của công nghệ AI hiện nay

˗ Hiện nay sự phát triển của AI được con người đặt ra có 4 loại (2 loại hiện tại
chưa khả thi ):

 Loại 1: Công nghệ AI phản ứng.

˗ Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của
chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.

 Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế.

˗ Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những
kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI

14
này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán
những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.

 Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo.

˗ Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những
gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở
thành một phương án khả thi.

 Loại 4: Tự nhận thức

˗ Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử
như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những
cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI
và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

Ví dụ khi bạn trao đổi với AI ( Bing AI hoặc Chat GPT … ) :

Đây là những AI tích hợp giữa loại 1 và 2 . bạn đưa ra câu hỏi và AI sẽ trả lời

Xin chào tôi có thể giúp gi cho bạn

I ∑ n¿ ( 2 i+ 1 ) ¿
i=1 ¿
¿

#include <iostream>
using namespace std;

int main() {
int n;
cout << "Nhập giá trị của n: ";
cin >> n;
int sum = 0;
for (int i = 1; i <= n; i++) {
sum += 2 * i + 1;
}
cout << "Kết quả của tổng của " << n <<
" số lẻ đầu tiên là " << sum << "." <<
endl;
return 0;

15
Chương 2: Sự bùng nổ công nghệ thông tin

1.Sự bùng nổ công nghệ thông tin đem lại điều gì?
Năm 2022, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống theo nhiều cách
khác nhau. Nó dẫn tới sự trì trệ , khủng hoảng cho nhiều ngành nghề , doanh nghiệp
nhưng ngược lại nó đã cho chúng ta chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ
thông tin

Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích và thay đổi đáng kể trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số điều mà sự bùng nổ công nghệ thông tin
đã mang lại:

Giao tiếp và kết nối:

Công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc giao tiếp và kết nối.
Internet và mạng xã hội đã cho phép con người kết nối và liên lạc với nhau trên toàn
cầu một cách dễ dàng. Chúng ta có thể gửi email, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ thông
tin, hình ảnh, và video chỉ trong vài giây.

Ngày nay có hàng loạt các công cụ mới ra đời, các công cụ sau lại nhiều tính năng và
không ngừng được nâng cao, cải thiện, hàng loạt sự các ứng dụng ra đời và phát triển
như: Facebook, X(Twitter), Instagram, Youtube, Reddit, …

Hình ảnh ví dụ :

16
Truy cập thông tin:

Công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa để truy cập thông tin vô tận. Với một máy tính
hoặc điện thoại thông minh kết nối Internet, chúng ta có thể tìm kiếm và truy cập
thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc tiếp cận kiến
thức, giáo dục, tin tức và nhiều tài liệu hữu ích khác.

Các công cụ tìm kiếm mới được ra đời và không ngừng được cập nhật: Google,
Yahoo!, bên cạnh đó các công cụ hỏi đáp của AI không ngừng được nâng cao và phát
triển và tạo ra hàng loạt cơ hội mới cho thế giới.

Phát triển kinh tế:

Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Nó tạo ra cơ hội
mới cho khởi nghiệp và doanh nghiệp, cho phép các công ty mở rộng quy mô hoạt
động và tiếp cận thị trường toàn cầu. Các giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử
đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại.

Cải thiện cuộc sống hàng ngày:

Công nghệ thông tin đã cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể
sử dụng các ứng dụng di động để quản lý lịch trình, gọi xe, đặt bàn ăn, mua sắm trực
tuyến, và thực hiện nhiều hoạt động khác chỉ với vài lần chạm vào màn hình điện
thoại. Công nghệ thông tin cũng đã cung cấp các giải pháp thông minh cho các lĩnh
vực như y tế, năng lượng, giao thông, và quản lý đô thị.

17
Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới:

Công nghệ thông tin đã tạo ra môi trường thích hợp cho sự phát triển và đổi mới. Các
công nghệ như trí tuệ nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và trực tuyến, và blockchain
đã mở ra cánh cửa cho các ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo. Công nghệ thông tin đã
thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển trong nhiều lĩnh vực, từ y tế và khoa học đến nghệ
thuật và giải trí.

2.Đây là cơ hội hay thách thức cho chúng ta?


2.1.Cơ hội:
Đây là cơ hội cho: Bùng nổ công nghệ thông tin có thể mang đến nhiều cơ hội cho cá
nhân và doanh nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ về cơ hội có thể xuất hiện trong một
tình huống bùng nổ công nghệ thông tin:
Thứ nhất, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin: Bùng nổ công nghệ thông
tin sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Các chuyên gia IT và nhà
phát triển phần mềm sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu về các sản
phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin cũng sẽ tăng lên, từ ứng dụng di động, phần
mềm, trò chơi điện tử đến hệ thống quản lý và bảo mật thông tin.

Thứ hai nó giúp thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo: Bùng nổ công nghệ thông tin
cung cấp một môi trường tốt cho khởi nghiệp và sáng tạo. Các công nghệ mới như
trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo mở ra
những cơ hội mới để phát triển các ý tưởng và giải pháp sáng tạo. Các startup công
nghệ thông tin có thể tận dụng các công nghệ này để tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ mới, mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.

18
Thứ ba là chuyển đổi số và cải tiến công nghệ: Bùng nổ công nghệ thông tin thúc
đẩy quá trình chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp khác nhau. Công nghệ
thông tin được áp dụng để tăng cường hiệu suất, giảm chi phí và cải thiện trải
nghiệm khách hàng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường sự
cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Thứ tư là thúc đẩy hội nhập toàn cầu: Bùng nổ công nghệ thông tin mở ra cơ hội
cho hội nhập toàn cầu. Các công nghệ truyền thông và kết nối trực tuyến cho phép
các doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng quốc tế. Ngoài ra,
truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến cung cấp cơ hội quảng bá và tiếp
cận khách hàng rộng lớn.
Tóm lại, bùng nổ công nghệ thông tin mang đến nhiều cơ hội cho cá nhân và
doanh nghiệp trong việc phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp, cải tiến công nghệ và
mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cơ hội này cũng đến với
những thách thức và cạnh tranh khắc nghiệt trong ngành công nghệ thông tin.

2.2.Thách thức
Sự bùng nổ công nghệ thông tin đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội, nhưng
cũng có thể gây ra một số thách thức, bao gồm:

Thất nghiệp và mất việc làm: Sự tự động hóa và trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến mất
việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt là những người làm công việc thủ công
hoặc lặp đi lặp lại.

Bất bình đẳng: Sự chênh lệch giàu nghèo có thể ngày càng gia tăng khi những người
có kỹ năng công nghệ cao có thể hưởng lợi nhiều hơn từ sự phát triển của công nghệ
thông tin.

19
Lừa đảo và tội phạm mạng: Sự gia tăng của hoạt động trực tuyến có thể dẫn đến gia
tăng các hoạt động lừa đảo và tội phạm mạng, chẳng hạn như trộm cắp thông tin cá
nhân, phát tán tin tức giả mạo và tấn công mạng.

Sự phụ thuộc vào công nghệ: Sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể dẫn đến
những rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như gián đoạn dịch vụ, mất điện hoặc các cuộc tấn
công mạng.

Ảnh hưởng đến môi trường: Việc sử dụng công nghệ thông tin có thể gây ra tác động
tiêu cực đến môi trường, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính và rác thải điện tử.

BÀI CỦA EM ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC Ạ CẢM ƠN CÔ VÀ MỌI NGƯỜI ĐÃ


LẮNG NGHE VÀ CHÚ Ý!!! CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

20
Tài liệu tham khảo
- (Halana, 2019)
- (Vương, 2020)

- (Reese, 2022)

THƯ MỜI
֍֍֍

Họ và tên : Vũ Tuấn Phong

MSSV : 200123666

Lớp : 14DHTH08

Kính mời anh chị đến dự lễ khai giảng của khoa CNTT.

Thời gian : 8h00 Sáng

Địa điểm : Hội trường C

Link gg form và sheet câu trả lời:


https://forms.gle/TxqiZ51ditFFcv6s5
https://docs.google.com/spreadsheets/d/
1nVh7bKRnU8Gskd6nY_00S1uH0bdm3rS4MY7L_HO9vj8/edit?
usp=drive_link
Link youtube:
https://youtu.be/cjkBRiZszsQ

21

You might also like