You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

BÀI THU HOẠCH


CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN PGS, TS VŨ ANH TUẤN


NHÓM THỰC HIỆN NHÓM 3
LỚP HỌC PHẦN 23D1POL51002436

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 26 tháng 01 năm 2023


CHƯƠNG 1: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP
1. Cuộc cách mạng công nghiệp 1.0
Nguyên nhân: vào giữa thế kỉ 18, tình hình kinh tế chung của phần lớn các
nước trên thế giới còn quá đơn giản với quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ,
lao động tay chân, sức nước, sức gió, sức kéo,…. Điều này dẫn đến việc vừa tốn
nguồn nhân lực, vừa không đạt được năng suất như mong muốn. Dẫn đến cuộc
cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời, với mong muốn thay đổi phát minh ra các
loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người.
1.1 Diễn biến
Những nguyên nhân trên của nền kinh tế các nước là đòn bẩy để nửa sau
thế kỉ 18, các ngành công nghiệp như dệt may, luyện kim, giao thông vận tải đòi
hỏi phải có một công cụ, năng lượng tốt hơn để phục phụ cho mình. Các thiết bị
máy móc chạy bằng sức nước và hơi hước cũng ra đời, mà Anh chính là quốc
gia đầu tiên tiên phong đi đầu thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất.
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp vì nhiều nguyên
nhân:
Thứ nhất, dân số tăng đã giúp cung cấp công nhân cho các nhà máy và hầm
mỏ, rất quan trọng đối với cách mạng công nghiệp. Dân số lớn hơn đã tạo ra một
thị trường để bán hang hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi
nhuận từ việc bán hàng hóa.
Thứ hai, nguồn cung than lớn và vô cùng dồi dào là điều kiện to lớn cho
cách mạng công nghiệp. Than là một thành phần cần thiết trong quy trình công
nghiệp vì nó cung cấp nhiên liệu cho động cơ hơi nước, được sử dụng trong tàu
hỏa, tàu thủy và tất cả các loại máy móc khác. Vương quốc Anh không chỉ có
nguồn cung cấp tài nguyên lớn mà còn có thể dễ dàng khai thác được vì chúng
tương đối gần bề mặt và do đó tương đối dễ dàng cho các nhà khai thác tìm và
khai thác nó. Việc khai thác than càng trở nên dễ dàng hơn sau khi Thomas
Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước, vốn ban đầu được sử dụng để bơm
nước ra khỏi các mỏ than.
Lý do chính thứ ba cho sự công nghiệp hóa của Anh là địa lý cơ bản của đất
nước. Một khía cạnh quan trọng của công nghiệp hóa sớm là khả năng vận
chuyển hàng hóa và tài nguyên dễ dàng trên cả nước. Vào thời điểm đó, vương
quốc Anh có những con sông “thích hợp” để vận chuyển hàng hóa và tài nguyên
dễ dàng.
Thứ tư, chính phủ vương quốc Anh đã thúc đẩy các chính sách thương mại
tự do và thức đẩy tài sản cá nhân nhằm tạo ra thị trường cho hàng hóa sản xuất
của vương quốc Anh và cho phép chủ sở hữu đất đai để mở rộng trang trại của
họ. Điều này sau đó dẫn đến sự di chuyển hàng loạt của nông dân nhỏ lẻ đến các
thị trấn và thành phố để tìm kiếm việc làm.
Lý do cuối cùng là sự phát triển của đế chế thực dân Anh lúc bấy giờ,
vương quốc Anh đang ở giữa kỷ nguyên của chủ nghĩa đế quốc cũng như các
quốc gia châu Âu khám phá và thống trị những vùng đất rộng lớn trên khắp thế
giới.
Thành tựu chính là sự cơ giới hóa của ngành dệt may với máy dệt chạy
nhờ vào sức nước, làm cho các nhà máy dệt có thể đặt bất kì nơi nào. Hay vào
năm 1785,linh mục Edmund phát minh ra máy dệt vải, bước tiến quan trọng cho
ngành dệt giúp tăng năng suất lên tới 40 lần.
Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt pudding, mở đầu bước tiến
cho ngành luyện kim. Nhưng với những phát minh đời đầu, phương pháp của
Henry Cort tuy có lượng sắt đã luyện chất lượng nhưng không đáp ứng được yêu
cầu về máy móc. Đến năm 1885, Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang
thành thép lỏng, khắc phục được nhược điểm của máy trên.
Thương mại ngày càng mở rộng, hình thành lên kênh đào giao thông và
đường sắt. Ngành giao thông vận tải cũng được ra đời với chiếc đầu xe lửa chạy
bằng hơi nước đầu tiên vào năm 1804 với vận tốc lên đến 14 dặm/h . Đến năm
1807, Robert Fulton lại chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho
những mái chèo và những cánh buồm. Và hàng loạt các phát minh khác.
1.2 Ý nghĩa
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mang lại nhiều biến đổi mới. Đã
thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ của thời đại nông nghiệp bằng
một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi nước và nguyên, nhiên
vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và than đá. Sự thay
đổi đó đã giúp sản xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến,
bứt phá trong nông nghiệp, giúp nền kinh tế các nước đi lên. Chuyển đổi bộ máy
cũ kỹ qua bộ máy sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. Làm tiền đề cho nền kinh
tế thời đại mới.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0
Nguyên nhân: Sau những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất, nền công nghiệp cần có những máy móc, thiết bị hiện đại hơn để giảm
lao động và cho năng xuất cao. Một cuộc cách mạng từ đó cũng được thực hiện
như một mong muốn đảm bảo sự cạnh tranh sản xuất giữa các quốc gia, đặc biệt
là Đức và Mỹ.
2.1 Diễn biến
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1870 và kết thúc khi
bắt đầu xảy ra chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914. Đức và Mỹ là hai quốc
gia thiên đường cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Sau
chiến tranh Pháp- Phổ (1870 – 1871), đế chế Đức thay thế Anh quốc trở thành
quốc gia dẫn đầu Châu Âu về công nghiệp. Có được vị trí này là nhờ ba yếu tố:
Đức tiến hành công nghiệp hóa sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm
của nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Cũng nhờ đi
sau, Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử
dụng những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu, họ không thể (có thể cả không muốn)
áp dụng những thành quả từ chính quá trình phát triển của họ. Trong lĩnh vực
nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh.
Hệ thống cartel kiểu Đức – liên minh độc quyền tập trung ở mức độ rất cao
cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động.
Cũng thời gian này, Hoa Kỳ đã vượt Anh quốc trở thành quốc gia công
nghiệp số một toàn cầu (Ở Hoa Kỳ, Cách mạng công nghiệp lần thứ hai thường
được liên kết với sự điện khí hóa của các nhà phát minh tiên phong Nikola
Tesla, Thomas Alva Edison và George Westinghouse và trường phái quản lý
bằng khoa học áp dụng bởi Frederick Winslow Taylor).
Thành tựu:
Truyền thông: Phát minh cốt yếu nhất trong lĩnh vực truyền thông đầu tiên
là kỹ thuật in ấn tang quay dẫn động bằng năng lượng hơi nước. Tiếp của sự
thành công máy sản xuất giấy cuộn dựa trên kỹ thuật in ấn mà ra đời.
Quy trình làm giấy từ những nguồn hạn chế như bông, lanh được thay thế
bằng bột gỗ. Năm 1870 với sự truyền bá kiến thức của nước Anh thuế giấy bị
xóa bỏ kích thích sự phát triển của báo chí và tạp chí.
Thời gian này máy công cụ có khả năng chế tạo các thiết bị chính xác trong
máy khác tại Mỹ có sự tăng trưởng. Dây chuyền sản xuất hàng tiêu dùng ra đời.
Động cơ: Ở cuộc cách mạng này, động cơ đốt phát triển ở một số cường
quốc lớn, họ cùng nhau trao đổi ý tưởng và sáng chế được nhiều phát minh mới.
Động cơ đốt trong chạy trên khí than đá đầu tiên đã được phát triển do Etienne
Lenoir ở Pháp, nơi mà nó đã có một số thành công hạn chế như là một động cơ
nhỏ trong công nghiệp nhẹ.
Năm 1860 động cơ đốt đầu tiên ra đời, được thử nghiệm làm động lực cho
ô tô sơ khai ở những năm 1870.
Động cơ xăng hai kỳ cũng được phát minh trở thành nguồn năng lượng của
người nghèo, là nguồn năng lượng tin cậy của các cơ sở sản xuất trong thời điểm
này. Và các thành tựu khác.
2.2 Ý nghĩa
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời đã mở ra kỷ nguyên của sản
xuất hàng loạt, thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công
nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga,… Cuộc cách mạng
đã tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.
3. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0
Nguyên nhân: Cách mạng công nghiệp 3.0 được khởi phát bởi sự ra đời và
sức ảnh hưởng to lớn của công nghệ thông tin, điện tử, tự động hoá trong sản
xuất,… Ngoài ra, vấn đề về tiết kiệm tài nguyên và nguồn lực xã hội cũng là
một nguồn động lực chính cho cuộc cách mạng 3.0 bắt đầu hình thành. Cuộc
cách mạng đã đưa ra nhiều phát minh nhằm giải quyết các vấn đề đó. Bên cạnh
đó, việc tận dụng sự tiên tiến công nghệ hydro và internet, con người chúng ta
đã thành công trong việc chia sẻ, lưu trữ và phân phát năng lượng rộng rãi.
3.1 Diễn biến
Thập niên 70.
Vào những năm 70 của thế kì 20 nhiều thiết bị được trang bị công nghệ
hiện đại ra đời như: máy tính chia sẻ thời gian, máy tính gia đình,… và đây là
thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử arcade. Cùng với các thiết bị được ra đời
thì kỹ thuật nén là một kỹ thuật trong công nghiệp được phát triển. Ban đầu nó
dự định được dùng để nén hình ảnh nhưng sau này lại trở thành nền tảng cho
cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Thập niên 80.
Ở thập niên này, máy tính được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi như trường
học, nhà máy,… Máy rút tiền tự đông, robot công nghiệp,… đã trở thành chủ
nghĩa tư tưởng ở thập niên này. Năm 1983, chiếc điện thoạt di động đầu tiên
được tạo ra bởi motorola. Tuy nhiên mãi đền năm 1991 mạng 2G bắt đầu được
sử dụng tại Phần Lan thì sản phẩm này mới bán chạy. Từ đó các loại thiết bị kĩ
thuật số cũng được phát minh.
Thập niên 90.
Năm 1990, world cup được công chiếu lần đầu tiên trên HDTV ở Tây Ban
Nha và Ý với truyền hình kĩ thuật số với độ phân giải cao. Sau đó 1 năm thì
World wide web được công khai truy cập, trước đó nó chỉ dành cho chính phủ
và các trường đại học. Năm 1993 Mosaic ra đời, đây là trình duyệt web đầu tiên
có khả năng hiển thị hình ảnh. Đến năm 1996, internet được mở rộng và trở
thành một phần của văn hoá đại chúng.
Giai đoạn 2000-2009.
Điện thoại trở nên phổ biến cũng như máy tính vào giai đoạn này. Chúng
được trang bị thêm nhiều tính năng đủ phục vụ cho nhu cầu người dùng như: trò
chơi điện tử, nghe, gọi, tin nhắn,… Cuộc cách mạng kĩ thuật số đã lan rộng ra
trên toàn thế giới. Theo thống kê năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng internet,
số lượng gấp đôi so với năm 2007. Điện toán đám mây trở thành xu hướng dẫn
đầu.
3.2 Ý Nghĩa
Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 đã giúp tiết kiệm chi phí tài nguyên thiên
nhiên và nhân lực xã hội, tạo ra sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn mà chi phí
được cắt giảm đáng kể. Giảm sự chênh lệch giữa các ngành trong cơ cấu sản
xuất, nhờ có khoa học kỹ thuật tiến tiến, không những làm thay đổi phương thức
sản xuất mà còn tác động lại mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là các vương
quốc tư bản - nơi khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
4. Cách mạng 4.0 - cuộc cách mạng kỉ nguyên mới
Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 lần đầu được đề cập qua bản
“Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” của GS. Klaus Schwab. Ông là
chủ tịch Diễn đàn Kinh thế Thế giới Industry 4.0. Trong hơn 75 năm qua, Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ
quan trọng. Năm 2011, khái niệm Industry 4.0 được nhắc đến đầu tiên tại Hội
chợ công nghiệp Hannover (Công hòa Liên bang Đức). Công nghệ 4.0 phát triển
mạnh mẽ tại Đức và lan rộng ra ra những quốc gia tiên tiến khác như: Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Năm 2013, theo đà phát triển, từ khóa “Công
nghệ 4.0” tiếp tục nổi lên qua một bài báo cáo của chính phủ Đức. Theo báo cao,
cụm từ này đề cập đến những chiến lược công nghệ cao, tự động hóa các hoạt
động sản xuất mà không cần sự góp sức của con người. Khái niệm Công nghiệp
4.0 tiếp tục được khai thác tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46
(Thụy Sĩ). Hiện tại, Công nghiệp 4.0 không còn là dự án thuộc khuôn khổ của
Đức. Thuật ngữ này đã trở thành chủ đề chung của nhiều quốc gia và trở thành
nền tảng quan trọng của cuộc sống hiện đại bây giờ.
CHƯƠNG 2: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ XU
HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
1. Bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) với chất xúc tác là việc xây
dựng đường sắt và phát minh ra máy hơi nước, mở đường cho sản xuất cơ khí.
Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 sử dụng điện năng mở ra cơ hội cho sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 sử dụng các thiết bị điện tử và công
nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây, nhân loại đang bước vào cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới,
được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, là sự hợp
nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các các lĩnh vực vật chất, kỹ thuật
số và sinh học.
Chúng ta vẫn chưa biết làm thế nào để cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có
thể mở ra, nhưng có một điều rõ ràng là: việc ứng biến với cuôc cách mạng này
đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn diện và đồng bộ liên quan đến tất cả các tổ
chức, cá nhân, chính thể trên thế giới, từ khu vực công và tư tới giới khoa học
học và toàn xã hội. Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa
từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối internet, điện toán đám mây, in 3D,
công nghệ cảm biến, thực tế ảo,... Cuộc cách mạng công nghiệp mới này được
dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và
người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống,
làm việc và sản xuất. Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là dựa trên nền
tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa
quy trình, phương thức sản xuất. Kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức
sống gia tăng tất cả là nhờ vào sự sáng tạo của con người và sẽ tác động sâu sắc
đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
2. Đặc trưng của cuộc CMCN 4.0
Kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể (Cyber-Physical Systems _ CPS):
CMCN 4.0 đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công
nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống
ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet
(IoS) (Nguyễn Thắng và cộng sự, 2016).
Qui mô và tốc độ phát triển lớn, chưa có tiền lệ trong lịch sử: CMCN 4.0
diễn ra theo cấp số nhân. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực
với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số
hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.
Tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới: Cuộc CMCN lần thứ tư có
những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn
cầu, khu vực và trong từng quốc gia.
Tạo ra những thay đổi to lớn trong các lĩnh vực sản xuất: Nếu như nguyên
liệu chủ đạo trong sản xuất vật chất ở các cuộc CMCN trước đây phần lớn là tài
nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên như đất đai, khoáng sản, tài
nguyên rừng biển… thì trong cuộc CMCN 4.0, “nguyên liệu” chủ yếu và quan
trọng hàng đầu là chất xám.
Mọi tồn tại trong cuộc sống thực đều có một bản sao trong thế giới ảo:
Những giao dịch trong thế giới ảo được thực hiện bằng việc kết nối Internet. Sản
xuất ảo, sản phẩm ảo, giao dịch ảo nhưng tác động nó mang lại là thật. Tính chất
kết nối không giới hạn của vạn vật từ thế giới ảo tiến tới xóa bỏ rào cản địa lý
giữa các quốc gia.
2.1. Các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của
đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, chương cuối cùng của tác phẩm,
tác giả chỉ tập trung miêu tả và phân tích những tác động tiềm năng của cách
mạng công nghiệp mới này đối với kinh tế, doanh nghiệp, các chính phủ và các
quốc gia, với xã hội và mỗi cá nhân. Đối với kinh tế là những thay đổi về tăng
trưởng, việc làm và bản chất công việc. Đối với doanh nghiệp là kỳ vọng của
người tiêu dùng, sự cải tiến sản phẩm bằng dự liệu, đổi mới thông qua cộng tác
và các mô hình hoạt động kinh doanh mới. Đối với chính phủ và các quốc gia,
đó là những tác động tới chỉ đạo và điều hành trong thời đại số, sự tương tác
giữa chính quyền và người dân. Đối với xã hội là sự bất bình đẳng giữa các cộng
đồng, và bất lợi cho tầng lớp trung lưu. Đối với cá nhân là vấn đề bản sắc, đạo
đức và luân lý, quan hệ giữa người với người, quản lý thông tin cá nhân, v.v,...
2.2. Tác động đối với kinh tế
Tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thời điểm
hiện tại. Có hai luồng ý kiến trái chiều bàn về vấn đề này, phe bi quan công nghệ
lập luận rằng: những đóng góp lớn lao của cách mạng số đã diễn ra và ảnh
hưởng của nó với năng suất gần như đã hết; phe lạc quan công nghệ lại cho
rằng: công nghệ và sáng tạo đang ở “điểm uốn” và sẽ sớm giải phóng để tạo ra
sự bùng nổ về năng suất và tăng trường kinh tế cao hơn.
Năng suất là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho tăng trưởng dài hạn và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, nếu năng suất trì trệ kéo dài suốt trong
cách mạng công nghiệp 4.0, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tăng trưởng chậm
hơn và chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện ít hơn. Một lập luận cơ bản tập trung
vào khó khăn trong việc đo lường đầu vào đầu ra, và từ đó xác định chính xác
năng suất. Một lập luận khác là trong khi những ưu thế về năng suất có được từ
cách mạng công nghiệp 3.0 có thể đang mất đi, thế giới vẫn chưa chứng kiến sự
bùng nổ năng suất đến từ làn sóng công nghệ mới được sản sinh trong lòng cách
mạng công nghiệp 4.0. Rõ rằng nhân loại mới chỉ cảm nhận được bước đầu
những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có ba nguyên
nhân:
Một là, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cơ hội hội nhập kinh tế toàn
cầu cho hai tỷ người vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, kích cầu các sản phẩm và dịch
vụ bằng cách trao quyền và kết nối các cá nhân, các cộng đồng trên thế giới lại
với nhau.
Hai là, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ gia tăng đáng kể khả năng giải quyết
các tác động ngoại biên tiêu cực, và trong quá trình này, kích thích tiềm năng
tăng trưởng kinh tế.
Ba là, doanh nghiệp, chính phủ và những người lãnh đạo các tổ chức xã
hội, những người tác giả từng trao đổi, đều nói rằng họ đang nỗ lực cải cách tổ
chức của họ để khai thác triệt để hiệu suất mà sức mạnh công nghệ số mang lại.
Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và nó đòi hỏi
những cơ cấu kinh tế và tổ chức hoàn toàn mới để có thể nắm bắt đầy đủ giá trị
của nó.
3. Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
3.1 Tiềm năng
Khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin
(VINASA) cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam phụ thuộc 77,7%
vào nguồn nhân lực, 70,4% vào quyết tâm của Nhà nước, 59,1% hạ tầng công
nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông. Theo nhận định của Viện Nghiên cứu
Topology (Đài Loan), trong thị trường sản xuất thông minh toàn cầu, Việt Nam
là thị trường nhỏ nhưng triển vọng (Viễn Thông, 2018b).
Người Việt có tố chất sáng tạo, Việt Nam có cơ cấu dân số vàng và nguồn
nhân lực trẻ
Việt Nam có hạ tầng viễn thông tương đối tốt
Việt Nam có lợi thế trong việc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 trên
nhiều lĩnh vực và tác động tích cực đến cải thiện khả năng cạnh tranh của quốc
gia
Việt Nam có khả năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ và
ứng dụng công nghệ 4.0
3.2 Rào cản
Nhận thức về sự cần thiết và tính chất của cách mạng công nghiệp 4.0 chưa
rõ ràng, chưa đúng mức.
Hạ tầng viễn thông tuy là điểm mạnh của Việt Nam nhưng chưa đáp ứng
nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn nhân lực của Việt Nam có tác động 2 mặt vừa là tiềm năng lại vừa
là rào cản cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Qui mô của đa số doanh nghiệp là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công
nghệ thấp.

You might also like