You are on page 1of 121

TÀI LIỆU BẢN TEXT

HỌC PHẦN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH (TXPCOM1111)


(Dùng cho ĐTTX hệ đại học chính quy)

NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về chuyển đổi số trong kinh doanh
Chương 2: Hệ sinh thái chuyển đổi số trong kinh doanh
Chương 3: Quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh
Chương 4: Kỹ năng số, chính sách và pháp luật của chuyển đổi số
Chương 5: Hạ tầng công nghệ số của chuyển đổi số trong kinh doanh

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRONG KINH DOANH

1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CĐS


1.1.1. Sự hình thành của CĐS
Có nhiều cách mô tả các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Cách mạng
công nghiệp là cách mô tả các giai đoạn phát triển, bắt đầu khi có các đột phá lớn về
khoa học và công nghệ dẫn đến các thay đổi sâu sắc của kinh tế và xã hội.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII với sự
phát minh ra động cơ hơi nước và tạo ra sản xuất cơ khí, còn gọi là cơ khí hóa. Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chỉ diễn ra ở một số nước trên thế giới, mở đầu từ
nước Anh. Lý do diễn ra tại Anh đầu tiên vì: Anh có nguồn tài nguyên lớn và đa dạng
(đặc biệt là than đá gần bề mặt tiếp cận), dễ dàng khai thác, vị trí địa lý thuận lợi cho
vận chuyển và buôn bán, chính trị ổn định bền vững, chính phủ cởi mở hòa đồng với
những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản. Từ do, cuộc cách mạng này lan sang những nước
khác như Mỹ và các nước châu Âu, mở đầu quá trình cơ khí hóa ngành công nghiệp dệt,
làm tăng năng suất dệt. Trước đó, 98% người Châu Âu sống và làm việc trong các trang
trại ở nông thôn. Nhưng vào giữa thế kỉ XVIII, chỉ 50 năm sau khi áp dụng cơ khí hóa,
một nửa số người ở Anh đã sống ở các thành phố và làm việc trong các nhà máy. Sự ra
đời của đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đã tạo ra bước phát triển
mạnh cho giao thông đường sắt, đường thủy. Từ đó, động cơ hơi nước được chọn làm
dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

2
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ XX với sự xuất
hiện của điện lực và tạo ra sản xuất hàng loạt, còn gọi là điện khí hóa. Trong khi cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được thúc đẩy bởi việc sử dụng động cơ hơi nước,
cuộc Cách mạng công nghiệp lần hai được đặc trưng bởi việc xây dựng các tuyến đường
sắt quy mô lớn. Công nghệ luyện gang, thép, dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô ngày càng
hoàn thiện và phát triển với quy mô lớn. Những chiếc xe hơi trở nên phổ biến cho phép
tầng lớp trung lưu không phải sống trong các thành phố quá đông đúc để làm việc trong
cá nhà máy và văn phòng. Mọi người lái xe đi làm ở các khu vực ngoại ô phát triển. Các
phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng
điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới.

Trong giai đoạn từ 1870 đến 1890, đã có sự bùng nổ về kinh tế và năng suất ở
các nước công nghiệp. Kết quả là, điều kiện sống được cải thiện đáng kể và giá cả hàng
hóa giảm mạnh. Với quá trình công nghiệp hóa, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp giảm
mạnh. Điện kéo theo cơ giới hóa, vì vậy, tàu và các tài sản khác trở nên lỗi thời trong
một khoảng thời gian ngắn. Người dân mất tiền và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Đây có thể
coi là tác động lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần hai. Bên cạnh đó, cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 2 còn gây ra:
- Đô thị hóa tăng nhanh. Dân số chuyển đến những ngôi nhà được xây dựng ở
các thành phố để gần các nhà máy hơn.
- Tốc độ làm việc do máy móc điều khiển, tăng lên đáng kể. Sức khỏe tổng thể
của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện khắc nghiệt và không lành mạnh của các
nhà máy.

3
- Mức độ sẵn có của công việc không thể đoán trước vì nó tăng lên và giảm xuống
theo nhu cầu hàng hóa. Các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai vì không thể
cạnh tranh với giá thành thấp của hàng hóa sản xuất hàng loạt.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai đoạn từ những năm 1970 với sự xuất
hiện của điện tử, máy tính, Internet và tạo ra sản xuất tự động, còn gọi là tự động hóa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3, hay còn được gọi Cách mạng kỹ thuật số, kỷ nguyên
công nghệ thông tin, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ
thuật số còn áp dụng đến ngày nay. Ngẫu nhiên, thuật ngữ này cũng dùng đề cập đến
những thay đổi sâu rộng do công nghệ điện toán và truyền thông kỹ thuật số mang lại ở
giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20. Tương tự như cuộc Cách mạng Nông nghiệp và Cách
mạng Công nghiệp, cuộc Cách mạng Kỹ thuật số đánh dấu sự khởi đầu của Kỷ nguyên
thông tin. Trọng tâm của cuộc cách mạng này là việc sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng
rãi logic kỹ thuật số, bóng bán dẫn, chip mạch tích hợp (IC) và các công nghệ dẫn xuất
của chúng, bao gồm máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại di động và Internet. Những đổi
mới công nghệ này đã làm thay đổi các kỹ thuật sản xuất và kinh doanh truyền thống,
tăng năng suất và là động lực thúc đẩy cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nền tảng cơ bản của Cuộc cách mạng kỹ thuật số là transistor hiệu ứng trường
Oxit Kim loại - Bán dẫn (MOSFET, hoặc bóng bán dẫn MOS), là thiết bị được sản xuất
rộng rãi nhất trong lịch sử. Nó là nền tảng của mọi bộ vi xử lý, chip bộ nhớ và mạch
viễn thông trong sử dụng thương mại. Thang đo MOSFET (thu nhỏ nhanh các bóng bán
dẫn MOS) phần lớn chịu trách nhiệm cho phép định luật Moore, dự đoán rằng số lượng
bóng bán dẫn sẽ tăng theo tốc độ theo cấp số nhân. Theo sự phát triển của máy tính kỹ
thuật số cá nhân, bộ vi xử lý MOS và chip bộ nhớ, với hiệu suất và lưu trữ tăng dần, đã
cho phép công nghệ máy tính được nhúng vào một loạt các đối tượng từ máy ảnh đến
máy nghe nhạc cá nhân. Sự phát triển của các công nghệ truyền dẫn bao gồm mạng máy
tính, Internet và phát sóng kỹ thuật số. Sự thâm nhập xã hội của điện thoại 3G tăng theo
cấp số nhân vào những năm 2000, cũng đóng một vai trò rất lớn trong cuộc cách mạng
kỹ thuật số khi chúng đồng thời cung cấp giải trí, truyền thông và kết nối trực tuyến phổ
biến.

Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Trong giai đoạn này, các chi phí về sản xuất
giảm đáng kể. Điều này mang lại những giá trị thiết thực cho các ngành nghề nông-lâm-
4
thủy sản, xây dựng, dịch vụ, công nghiệp. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ
Hydro và Internet, khả năng lưu trữ, chia sẻ và phân tán năng lượng rộng rãi hơn. Đây
được xem là bước khởi đầu cho hành trình cải cách năng lượng xanh.
Tiến trình Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3:
- Giai đoạn 1947 – 1979: Năm 1947, bóng bán dẫn ra đời, đánh dấu sự phát triển
của máy tính kỹ thuật số hiện đại. Đến năm 1960, 1970 các tổ chức quân đội, chính phủ
bắt đầu sử dụng hệ thống máy tính. Với sự thịnh hành và phát triển không ngừng, năm
1995 mạng toàn cầu World Wide Web chính thức hình thành.
- Những năm 1980: Trong thập niên này, máy tính đã trở thành một công cụ phổ
biến và quen thuộc. Chúng được sử dụng như một phương tiện tất yếu cho nhiều công
việc khác nhau. Ở giai đoạn này, điện thoại di động đầu tiên cũng ra mắt.
- Những năm 1990: Tại thời điểm này, Internet được ứng dụng rộng khắp trong
các hoạt động kinh doanh. Mạng toàn cầu đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong
cuộc sống hằng ngày của một nửa dân số Mỹ vào cuối những năm 1990.
- Năm 2000: Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 trở thành một làn sóng lớn, lan
rộng đến các nước đang phát triển. Internet ngày càng phổ biến, số lượng người sử dụng
điện thoại di động ngày càng tăng. Bên cạnh đó, truyền hình cũng bắt đầu chuyển sang
sử dụng tín hiệu kỹ thuật số.
- Từ năm 2010 đến nay: Đến giai đoạn này, giao tiếp bằng di động đã trở nên phổ
biến hơn. Người dùng sử dụng điện thoại ngày càng nhiều và trở thành xu hướng chuẩn
trong giao tiếp hiện đại của con người, tạo ra một phương thức liên lạc, mua sắm và làm
việc mới. Truyền thông xã hội là hình thức kết nối mới, giúp người dùng kết nối và giao
tiếp dựa trên một nền tảng nhất định.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mở ra nhiều chương mới về lĩnh vực kỹ thuật
số như: máy bay không người lái dựa trên điện Hydro và phương tiện tự vận hành, hệ
thống robot xã hội linh hoạt, máy in 3D hiện đại và công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo
thay thế con người trong các tác vụ mang tính lặp lại, cây trồng biến đổi gen, viễn thám,
nông nghiệp đô thị, kinh tế vũ trụ, vệ tinh nano và robot không gian. Những thành tựu
5
được hình thành từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 giúp thay đổi toàn bộ cách
thức vận hành, biến mọi thứ phức tạp thành đơn giản hơn. Ngoài ra, hiệu suất làm việc
và chi phí lao động cũng được cắt giảm trong cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt
này.
Trong tiến trình hình thành Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba, quyền riêng tư
và các vấn đề về thương hiệu, bản quyền là mối quan tâm lớn nhất và. Cuộc cách mạng
tạo ra khả năng theo dõi dữ liệu cá nhân dựa trên các hoạt động và sở thích. Điều này
dẫn đến mối lo ngại về việc bảo mật và an toàn thông tin. Hiện trạng phân phối các tác
phẩm sao chép xuất hiện ngày càng dày đặc, dẫn đến sự hình thành luật sở hữu trí tuệ,
nhất là trong ngành công nghiệp phim ảnh, truyền hình và âm nhạc. Ngoài ra do tốc độ
làm việc của máy móc nhanh hơn rất nhiều so với con người, đồng thời, khả năng hoạt
động liên tục trong khoảng thời gian dài nên tạo thách thức cho lực lượng lao động bị
thay thế bởi robot công nghiệp.
Phải mất hơn 8.000 năm loài người mới chuyển từ cuộc CM nông nghiệp sang
CM công nghiệp đầu tiên, nhưng chỉ mất 50 năm để chuyển từ CM công nghiệp lần thứ
ba sang lần thứ tư. Tốc độ thay đổi này là một thách thức lớn cho khả năng thích ứng
của con người.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Khái niệm Cách mạng Công nghiệp lần
thứ 4 lần đầu được đề cập qua bản “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” của
GS. Klaus Schwab. Ông là chủ tịch Diễn đàn Kinh thế Thế giới Industry 4.0. Trong hơn
75 năm qua, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực
công nghệ quan trọng. Năm 2011, khái niệm Industry 4.0 được nhắc đến đầu tiên tại Hội
chợ công nghiệp Hannover (Công hòa Liên bang Đức). Công nghệ 4.0 phát triển mạnh
mẽ tại Đức và lan rộng ra ra những quốc gia tiên tiến khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ. Năm 2013, theo đà phát triển, từ khóa “Công nghệ 4.0” tiếp tục nổi lên qua
một bài báo cáo của chính phủ Đức. Theo báo cao, cụm từ này đề cập đến những chiến
lược công nghệ cao, tự động hóa các hoạt động sản xuất mà không cần sự góp sức của
con người. Nước Đức đưa ra thuật ngữ Công nghiệp 4.0 để đặc trưng nền công nghiệp
của riêng họ. Khái niệm Công nghiệp 4.0 tiếp tục được khai thác tại Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) lần thứ 46 (Thụy Sĩ). Hiện tại, Công nghiệp 4.0 không còn là dự án
thuộc khuôn khổ của Đức. Thuật ngữ này đã trở thành chủ đề chung của nhiều quốc gia
và trở thành nền tảng quan trọng của cuộc sống hiện đại bây giờ. Nhưng WEF nhận định
có một cuộc cách mạng công nghiệp mới, tứ là một giai đoạn phát triển mới của xã hội
loài người, bắt đầu diễn ra với tên “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cần phân biệt
“công nghiệp 4.0” là nói riêng về công nghiệp, còn “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
là nói về một giai đoạn phát triển mới của loài người, cả kinh tế, văn hóa, xã hội, công
nghiệp…Vì thế nên dùng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thay vì cách mạng công
nghiệp 4.0.

6
Một số phát minh của cách mạng Công nghiệp lần thứ 4: Công nghiệp 4.0 cộng
hưởng với sự bùng nổ của thời đại Internet, tạo ra những bước ngoặt lớn với các phát
minh vĩ đại. Vì vậy, các doanh nghiệp trong thời kỳ này đã hoạt động song hành cùng
công nghệ mới như:
- IoT (Internet of Thing – Internet vạn vật): Đây là sự hội tụ giữa ba nhân tố:
mạng Internet, thiết bị vi cơ điện tử và thiết bị không dây. IoT tạo nên các sản phẩm liên
quan đến cuộc sống thường nhật như: máy tính, điện thoại, lò vi sóng, ti vi,… Chúng có
khả năng truyền đạt thông tin qua mạng lưới Internet. IoT giúp doanh nghiệp thu thập
dữ liệu khách hàng dựa trên các sản phẩm được kết nối liên tục. Vì vậy, doanh nghiệp
có thể đánh giá hành vi khách hàng tốt hơn để điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp.
- AI (Trí tuệ nhân tạo): Trí tuệ nhân tạo xuất phát từ lĩnh vực khoa học máy tính.
Công nghệ này tạo ra những cỗ máy có khả năng hoạt động và phản ứng tương tự con
người. AI được lập trình với nhiều mục tiêu như: thu thập và xử lý thông tin, đưa ra lập
luận và phán đoán, tự sửa lỗi,… Trong tiếp thị, AI có nhiệm vụ phân tích dữ liệu khách
hàng, đề xuất chiến lược kinh doanh hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng AI, tính cá nhân hóa
được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là xu hướng chung mà mọi doanh nghiệp đều hướng
đến.
- Blockchain (Chuỗi khối): Đây được xem là một phương thức ghi và chia sẻ dữ
liệu hiệu quả và an toàn. Blockchain có đặc tính phi tập trung, minh bạch và không phụ
thuộc vào bên thứ 3. Ví dụ điển hình của chuỗi khối là Bitcoin – đồng tiền kỹ thuật số.
Ngoài ra, Blockchain còn được sử dụng cho những mục đích khác như: bảo mật dữ liệu
y tế, chống gian lận trong bầu cử, theo dõi được chuỗi cung ứng,…
- VR, AR (Công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường): VR, AR là thuật ngữ
miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các
7
phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh. VR và AR
khác nhau về cách thức hoạt động. VR sẽ tạo ra một môi trường hoàn toàn ảo, trong khi
đó AR sẽ dựa trên không gian thật của môi trường xung quanh, sau đó thêm một vài yếu
tố ảo hóa vào bên trong. Công nghệ này ứng dụng nhiều trong lĩnh vực giải trí, du lịch
số, bất động sản,..
- Cloud (Điện toán đám mây): Với điện toán đám mây, người dùng có thể lưu
trữ, phân loại và sắp xếp dữ liệu trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn
như: Office 365, Facebook, Youtube,… Các ứng dụng này cho phép doanh nghiệp thực
thi chiến lược tiếp thị tự động nhằm tối ưu nguồn lực và tiết kiệm chi phí.
- Big Data (Dữ liệu lớn): Big Data hỗ trợ người dùng thu thập và lưu trữ khối
lượng lớn dữ liệu, như thông tin cá nhân của từng khách hàng. Việc này giúp doanh
nghiệp nắm bắt được hành vi, xu hướng, nhu cầu,…, của người tiêu dùng. Từ đó, doanh
nghiệp có thể thiết lập các chiến lược tiếp thị phù hợp với từng khách hàng trong các
giai đoạn khác nhau.
- Công nghệ sinh học: Hoạt động chính của công nghệ sinh học là phân tích và
khai thác tế bào, phân tử sinh học. Sau đó, những dữ liệu này được dùng để phát triển
công nghệ. Chúng có khả năng phục vụ cho nhiều mục đích như tạo ra dược liệu, vật
phẩm mới. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học có thể mở ra quy trình sản xuất công nghiệp
tân tiến với nguồn năng lượng sạch hơn.
- In 3D: Công nghệ này cho phép doanh nghiệp sản xuất in ra các sản phẩm mang
đặc trưng riêng. So với phương thức in truyền thống, in 3D tốn ít công cụ và chi phí với
hiệu suất nhanh hơn. Ngoài ra, quy trình này còn được bổ sung các tùy chỉnh nhằm tạo
ra những tính năng hoàn hảo hơn.
- Robot: Phần lớn robot được ứng dụng trong thiết kế , sản xuất hoặc phục vụ cho
mục đích cá nhân và thương mại. Hiện nay, robot ngày càng có các tính năng phức tạp
và tinh vi hơn. Chúng thường có mặt trong các lĩnh vực chuyên dụng như: chăm sóc sức
khỏe, sản xuất, dịch vụ,…
- RPA (Tự động hóa quy trình robot): Công nghệ này giúp các robot hoạt động
thông qua AI có khả năng tự động hóa những nhiệm vụ kinh doanh đơn giản. Những
hoạt động của con người được thay thế bởi các robot thông minh, chúng đảm nhiệm một
số vai trò phổ biến như: xử lý giao dịch, quản lý nhân sự, hỗ trợ tiếp thị,…
Ngày nay thế giới lại một lần nữa thay đổi. Một trong những thay đổi này là số
hóa và kết nối đã cho phép con người, xưa từ sản xuất cá thể đến sản xuất hàng loạt, nay
sản xuất hướng đến lợi ích, giá trị và nhu cầu của từng cá nhân. Sâu sắc hơn, bản chất
sự thay đổi lần này là quá trình thông minh hóa mọi hoạt động của con người. Điều cần
ý thức là các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những thay đổi mang tính khách
quan. Những tiến bộ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là các công nghệ số đã len lỏi
vào cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức. Con người một lần nữa phải
thay đổi nếu muốn tồn tại. Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã thay đổi sản xuất và kinh
doanh với các tiến bộ của công nghệ số. Và đây là điểm khởi đầu của chuyển đổi số.
8
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2015, phổ
biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng
năm 2018. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào
ngày 03/6/2020. Chuyển đổi số là con đường để thành công, là cốt lõi của phát triển
trong kỷ nguyên số và chuyển đổi số là cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong các công nghệ số thì AI là công nghệ số then chốt để thực hiện chuyển đổi số.
1.1.2. Sự phát triển của CĐS
1.1.2.1. Sự phát triển của CĐS trên thế giới
Mặc dù hiện tại CĐS đang là chủ đề thảo luận phổ biến, nhưng các ý tưởng về
sản phẩm, dịch vụ và phương tiện kỹ thuật số đã được hiểu rõ từ những năm 1990 và
2000 (Auriga 2016). Những năm 1990 và 2000, trong ngành bán lẻ, các chiến dịch quảng
cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng được coi là kênh kỹ thuật số quan trọng để
tiếp cận khách hàng, mặc dù việc mua hàng vẫn chủ yếu được thực hiện bên trong các
cửa hàng truyền thống, thường bằng tiền mặt. Từ năm 2000 đến năm 2015, sự gia tăng
của các thiết bị thông minh và nền tảng truyền thông xã hội đã dẫn đến sự thay đổi lớn
về phương thức mà khách hàng sử dụng để giao tiếp với doanh nghiệp cũng như kỳ vọng
của khách hàng về thời gian phản hồi và tính khả dụng của đa kênh. Các doanh nghiệp
bắt đầu thấy rằng họ có thể giao tiếp kỹ thuật số với khách hàng của mình trên cơ sở cá
nhân và thường là trong thời gian thực. Sự lựa chọn ngày càng tăng của thanh toán điện
tử góp phần phát triển thương mại trực tuyến và cơ hội cho các điểm bán hàng dựa trên
web. Ngày nay, người ta tập trung vào thiết bị di động bằng cách tận dụng các loại dữ
liệu khách hàng được cá nhân hóa mà công nghệ di động có thể tạo ra trên quy mô lớn.
Các doanh nghiệp đang cá nhân hóa nhu cầu khách hàng và điều chỉnh các sản phẩm,
dịch vụ, thông tin, nâng cao hiệu quả tương tác với khách hàng nhằm tạo ra giá trị.
Trong giai đoạn 2020-2021, các doanh nghiệp trên thế giới đang có sự thay đổi
rõ rệt trong nhận thức về chuyển đổi số. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số
đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc và là xu hướng tất yếu để có thể phát triển
và sinh tồn. Hiện nay, Chuyển đổi số đã dần thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo
trên thế giới. Họ dần nhận thấy được hiệu quả gia tăng năng suất hoạt động, chi phí và
thời gian vận hành khi chuyển đổi số. Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng
chuyển đổi số đã ngay lập tức bắt đầu.
Quan điểm chuyển đổi số chỉ thấy được ở các công ty lớn, giàu tiềm lực về kinh
tế mới có thể tiếp cận được đã không còn chính xác. Hiện nay, những doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs) hay doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) có nguồn nhân lực đã có thể tiếp
cận được với những công nghệ, giải pháp số để phục vụ kinh doanh.
Theo khảo sát của Cisco & IDC năm 2020 tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu
Á Thái Bình Dương về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp SMEs:
- Khoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng
với hoạt động của doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với con số với năm 2019 là 22%.

9
- 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện và tạo ra
các sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả hơn.
- 56% doanh nghiệp thấy được sự cạnh tranh và chuyển đổi số là yếu tố giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong báo cáo của Fujitsu về “Chuyển
đổi số toàn cầu năm 2019” cho thấy có tới 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực
hiện và gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi, khoảng 40% các dự án vẫn đang
trong giai đoạn triển khai và chỉ một số ít, dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện
dự án chuyển đổi số nào. Cụ thể hơn, các lĩnh vực như tài chính, vận tải, sản xuất, y tế
và bán buôn/bán lẻ là những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các dự án chuyển
đổi số cao nhất. Đặc biệt, có tới hơn 40% doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và vận
tải đã triển khai các dự án thành công với kết quả rõ rệt.

10
Có thể thấy, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được rõ ràng hơn về tầm quan
trọng của chuyển đổi số cũng như mong muốn tăng tốc và bứt phá tạo nên cách biệt so
với khu vực và trên thế giới. Tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc
gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp. Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ
chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.
Tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy
thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp.
Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh
nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á. Theo Cisco & IDC, có 4 giai đoạn chính
trong tiến trình chuyển đối số của các doanh nghiệp: “xuất phát” – “quan sát” -“Thách
thức” – “Trưởng thành”. Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp về tiến trình chuyển
đổi số theo ngành, cho thấy: Gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực hiện và
gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi, Khoảng 40% đang trong giai đoạn triển
khai và chỉ một số ít chưa thực hiện dự án chuyển đổi số nào.
Có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất
lớn. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng về GDP của các quốc gia, khu vực khác
nhau. Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, tác động mà chuyển đổi
số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%. Kết quả

11
nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi
số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước
Châu Âu là khoảng 36%. Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hơn 30% vào năm
2021, có vị trí thống trị nổi bật trong các giải pháp phần mềm và lập trình nâng cao, nhờ
vào hoạt động bán lẻ, sản xuất và ô tô cao ở Canada và Hoa Kỳ. Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương được cho là sẽ trở thành khu vực phát triển nhanh nhất trong vòng tám năm
tới, do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng
khu vực dịch vụ. Quy mô thị trường CĐS toàn cầu được đánh giá là 608,72 tỷ USD
(năm 2021) và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là
23,1% từ năm 2022 đến năm 2030. Phân khúc SME dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR cao
nhất là 24,6%.
Một xu hướng khác trên thế giới khi chuyển đổi số là sử dụng dịch vụ chuyên
gia. Phân khúc tự thực hiện CĐS chiếm tỷ trọng trên 50% vào năm 2021. Phân khúc
dịch vụ chuyên gia chiếm tỷ trọng doanh thu hơn 70% vào năm 2021. Các doanh nghiệp
đang trong quá trình số hóa cần các dịch vụ chuyên gia để giải quyết các vấn đề như lựa
chọn nhà cung cấp hoặc chuyển đổi văn hóa. Phân khúc này dự kiến sẽ phát triển khi
các nhà cung cấp dịch vụ chuyên gia giúp sử dụng và triển khai các nguồn lực phù hợp
vào đúng thời điểm. Nhiều tổ chức đã lựa chọn triển khai tự xây dựng các giải pháp
chuyển đổi số của mình vì nó cung cấp các lựa chọn hợp lý cho khả năng tùy biến cao
của sản phẩm. Việc tự triển khai cung cấp khả năng bảo mật thông tin cao hơn và hỗ trợ
các tổ chức tuân thủ các quy định và hướng dẫn khác nhau. Các tổ chức lớn đã đầu tư
mạnh cho việc tự triển khai tại chỗ vì đây là một lựa chọn an toàn hơn để giữ bí mật
thông tin.
Mỗi quốc gia đều có con đường riêng không phải ai cũng đặt trọng tâm vào công
nghiệp, nhưng đều dùng khoa học và công nghệ để đạt được mục tiêu như chiến lược
quốc gia thông minh của Singapore, sản xuất thông minh của Ấn Độ, Trung Quốc, xã
hội thông minh của Nhật Bản, công nghiệp Luxembourg 4.0, công nghiệp Đức 4.0,
chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc hay các ngành công nghiệp mới ở Pháp,…
Trong vòng 10 năm qua, hơn 30 quốc gia đã công bố chiến lược của mình. Mặc
dù phạm vi, trọng tâm, đầu tư,…khác nhau, nhưng có thể thấy hầu hết các nước đều đề
cập những điểm như: phát triển tài năng AI, phát triển nguồn nhân lực AI, đẩy mạnh
nghiên cứu và phát triển AI, xây dựng tài nguyên dữ liệu và hạ tầng số, AI cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, các lĩnh vực chọn lọc, vấn đề đạo đức. Rất
nhiều quốc gia công bố chiến lược trong hai năm 2017, 2018.

12
Ở Châu ÂU, Đan Mạch và Estonia là hai trong số những quốc gia thành công về
phát triển chính phủ số. 100% dịch vụ số với 90% người dân nước này sử dụng, đạt mức
độ phổ cập rất cao. Estonia là quốc gia thành công trong việc chuyển đổi các dịch vụ
công thành các giải pháp số, trở thành quốc gia số hang đầu trên thế giới. Mô hình X-
road kết nối dữ liệu quốc gia của Estonia rất đáng học tập. X-road là hệ thống đảm bảo
trao đổi dữ liệu an toàn và trực tiếp giữa các thành viên. Ruỉ ro với các hệ thống lớn là
không kiểm soát được dữ liệu tập trung, do vậy cơ sở dữ liệu tập trung cần thay bằng
kết nối các cơ sở dữ liệu phân tán. Các cơ sở dữ liệu không nên quá lớn, mỗi tổ chức có
cơ sở dữ liệu riêng. Trong quá trình trao đổi dữ liệu, X-road đảm bảo cho các thành viên:
sự tự chủ, bảo mật, giá trị xác thực và khả năng tương tác.

13
Ở Châu Á, các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore cũng rất thành công. Đăng ký
thành lập mới một doanh nghiệp thực hiện trực tuyến qua mạng chỉ trong 15 phút. Thời
gian thông quan hàng hóa ngắn nhất trong khu vực. Chính phủ Singapore được đánh
giá là minh bạch, chỉ số tham nhũng thuộc loại thấp nhất thế giới, chỉ số phát triển chính
phủ điện tử đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm và trong top cao của thế
giới. Hàn Quốc được Liên hợp quốc xếp hạng Chỉ số dịch vụ công trực tuyến cao nhất
thế giới năm 2020 và xếp thứ hai thế giới về chỉ số chung phát triển chính phủ điện tử.
Tại Hàn Quốc, AI có vai trò then chốt trong các công nghệ số trong xây dựng xã hội
thông tin thông minh của Hàn Quốc.

Tại Trung Quốc, TQ đã xây dựng chiến lược “Internet cộng với nông
nghiệp” nhằm tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp và công bố hướng dẫn xây dựng hệ
thống chấm điểm công dân/ hệ thống tính điểm tín dụng xã hội (SCS: Social Credit
System). Hệ thống này sử dụng dữ liệu và các thông tin khác để kiểm tra độ tin cậy của
các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ, thông qua đó giới hạn tình trạng ngăn
chặn hành vi gian lận thương mại, trốn thuế và trốn nợ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại
rằng chương trình chấm điểm công dân có thể thu thập thông tin cá nhân, vi phạm quyền
bảo vệ dữ liệu và tự do cá nhân.

14
Với chiến lược “Internet cộng với nông nghiệp”, TQ đã ban hành chiến lược,
nâng cấp chuỗi giá trị nông nghiệp hoàn toàn từ đầu vào, sản xuất, chế biến và tiêu thụ,
bằng cách tích hợp nông nghiệp với Internet và các công nghệ thông tin và truyền thông
khác (tỉnh Hải Nam). Với sự trợ giúp của chiến lược mới, tổng doanh thu bán hàng nông
sản trực tuyến năm 2017 ở Trung Quốc đạt 300 tỷ NDT, giá trị sản lượng của ngành chế
biến nông sản đạt 22 nghìn tỷ NDT và doanh thu từ nông nghiệp giải trí và du lịch nông
thôn đạt 740 tỷ NDT. Chiến lược đã tạo ra hàng triệu việc làm và giúp xóa đói giảm
nghèo ở các vùng nông thôn nghèo.
1.1.2.2. Sự phát triển của CĐS tại Việt Nam
Việc tái cấu trúc thể chế, nền kinh tế và xã hội với các công nghệ số mở ra cho
cá nhân, mọi tổ chức, mọi ngành nghề, mọi quốc gia. Cơ hội này mở ra cho cả những
quốc gia không có truyền thống công nghiệp như Việt Nam, nhưng có tiềm năng trong
nhiều lĩnh vực khác như khả năng tiếp thu công nghệ số, khả năng thích nghi cao,…Việt
Nam không những có thể mà còn nhất thiết phải nhanh chóng thực hiện CĐS. Trong
bảng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có
điểm trung bình là 41/120, đứng thứ 55 về mức độ chuyển đổi số trên thế giới. Lợi thế
to lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các
doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh với các
nước trong khu vực. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030".
15
Quyết định 749 đặc ra các mục tiêu chính như:
* Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
- Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 80% dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,
bao gồm cả thiết bị di động; - 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc
tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ
hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng
hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên
Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát
triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng
ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn
quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp
thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội;
50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi
trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Việt Nam thuộc nhóm 70 nước
dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).
- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số
chiếm 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu
về công nghệ thông tin (IDI); Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh
tranh (GCI); Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang
phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại
di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Việt Nam
thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

16
* Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
- Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,
bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc
tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ
hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Hình thành nền tảng dữ liệu cho các
ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối
mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm
30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ
sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của
cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông
tin của cơ quan quản lý; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử
(EGDI).
- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số
chiếm 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Năng
suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về
công nghệ thông tin (IDI); Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh
(GCI); Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet
băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh
toán điện tử trên 80%; Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng
(GCI).
Theo Luật CNTT, cơ sở dữ liệu quốc gia là tập hợp thông tin của một hoặc một
số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy
nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích xã hội. Hiện nay,
hàng chục CSDL quy mô quốc gia đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, một số CSDL
quốc gia cần được ưu tiên, tập trung nguồn lực triển khai trước, tạo nền tảng cho triển
khai chính phủ điện tử, chính phủ số.
Việt Nam đã xác định 6 CSDL quốc gia cần được ưu tiên khi CĐS là:
Cơ quan
TT CSDL quốc gia Mô tả
chủ quản
1 CSDL quốc gia về Bộ Công Thông tin gốc về người dân phục vụ
dân cư an quản lý hành chính về cư trú, hộ tịch và
sử dụng chung giữa các cơ quan nhà
nước, đơn giản hóa thủ tục hành chính
liên quan đến người dân
2 CSDL đất đai quốc Bộ tài Thông tin về sử dụng đất đai
gia nguyên và
môi trường

17
3 CSDL quốc gia về Bộ Kế Lưu trữ thông tin cơ bản về doanh
đăng ký doanh hoạch và nghiệp, phục vụ: Quản lý và chia sẻ, sử
nghiệp Đầu tư dụng chung giữa các cơ quan nhà nước,
đơn giản hóa thủ tục hành chính liên
quan đến doanh nghiệp
4 CSDL quốc gia về Bộ Kế Thông tin tổng hợp về người dân phục
thống kê tổng hợp về hoạch và vụ chia sẻ, dùng chung đa ngành, đa lĩnh
dân số Đầu tư vực
5 CSDL quốc gia về tài Bộ tài Thông tin cơ bản về tài chính ngân sách
chính chính như: thu/chi ngân sách nhà nước, nợ
công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp
6 CSDL quốc gia về Bảo hiểm Thông tin cơ bản về bảo hiểm y tế, bảo
bảo hiểm xã hội Việt hiểm xã hội
Nam
Ngoài 6 CSDL quốc gia cần ưu tiên, các bộ ngành và địa phương cần xây dựng
các CSDL của mình. Một ví dụ về CSDL quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện
nay, phần về các trường phổ thông các cấp, CSDL đã có dữ liệu cả nước với 54 nghìn
trường, 760 nghìn lớp, khoảng 1,3 triệu thầy cô giáo và khoảng 23 triệu học sinh. CSDL
chứa dữ liệu chi tiết, như điểm cuối kỳ của từng học sinh.

Cho đến nay, các loại văn bản hành chính ở các cơ quan của Đảng, Chính phủ và
Quốc hội, các bộ ngành và các địa phương vẫn ở dạng giấy hoặc dạng điện tử pdf. Việc
số hóa và áp dụng các công nghệ tiên tiến của học máy và AI, cụ thể là lĩnh vực khai
phá văn bản (text mining), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và dữ liệu lớn (big data) đã
cho phép tự động hóa gán nhãn các văn bản sau số hóa, kết nối văn bản về nội dung và
tìm kiếm văn bản theo nội dung. Để triển khai hiệu quả và tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025
của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 10/05/2022).

18
Trong lĩnh vực y tế, có 3 hướng CĐS chính là CĐS bệnh viện, chăm sóc sức
khỏe & phòng bệnh và quản trị y tế. Thực hiện Thông tư số 46/2018/TT-BYT, CĐS như
nhiệm vụ đột phá với hai giai đoạn (2019-2023) với 135 bệnh viện hàng 1 trở lên và
(2024-2030) với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Tổ chức khám chữa
bệnh từ xa, tư vấn y tế từ xa, xây dựng bệnh viện thông minh với các dịch vụ khám chữa
bệnh tiên tiến, triển khai các ứng dụng số trên nền tảng di động thông minh và các giải
pháp dịch vụ trực tuyến để thiết lập kênh giao tiếp số, giúp người dân có công cụ tiếp
cận với dịch vụ, thông tin về y tế, sức khỏe. Triển khai ứng dụng sổ y bạ điện tử cho
người dân. Triển khai ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế PACS/RIS
nhằm thay thế việc in phim. Ứng dụng công nghệ số, đặc biệt AI để dự báo, cảnh báo
dịch bệnh. Triển khai các chương trình y tế thông minh theo QĐ số 4888/QĐ-BYT ngày
18/10/2019 về “Phê duyệt Đề án ứng dụng và phát triển CNTT y tế thông minh giai
đoạn 2019-2025”.

Quan hệ giữa Bệnh án điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử và Hồ sơ sức khỏe cá nhân
Trong lĩnh vực nông nghiệp, CĐS giúp sản xuất thông minh và quản lý nông
nghiệp số tại các địa phương. CSDL này cần cập nhật được từ cấp xã lên huyện, lên tỉnh,
lên bộ, dự báo sản xuất trong và ngoài nước thông qua các trang trại thông minh, chăn
nuôi thông minh, trồng trọt thủy canh tự động, nơi dữ liệu được đo đạc, lưu trữ và phân
tích,… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 5275/QĐ-BNN-
VP về Kế hoạch chuyển đổi số (ngày 31/12/2021).

19
Xây dựng CSDL và bản đồ nông nghiệp số Việt Nam
Các Bộ khác đều đã có kế hoạch CĐS, cụ thể như:
- Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2374/QĐ-BTTTT Kế hoạch chuyển
đổi số của BTTTT 2021 – 2025 (ngày ngày 31/12/2019)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định số 12/QĐ-BKHĐT về việc phê duyệt
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 (ngày 07/01/2021)
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quyết định số 949/QĐ-BVHTTDL ban hành
Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ năm 2022 (ngày 22/04/2022)
- Bộ Công Thương: Quyết định số 823/QĐ-BCT về Chương trình chuyển đổi số
của Bộ Công Thương giai đoạn 2022 – 2025 (ngày 05/07/2022)
-…
Bên cạnh đó, ngày 12/10/2020, Bộ thông tin và truyền thông ban hành Quyết
định 1726/QĐ-BTTT phê duyệt Đề án “Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và của quốc gia”. Quan điểm và nhiệm vụ của Đề án tập trung vào các nội
dung như:
- Nhận thức đóng vai trò quyết định trong CĐS: CĐS trước tiên là chuyển đổi
nhận thức, việc đầu tiên là tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, chuyển đổi
các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Nếu đi nhanh, đi trước
dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi CĐS trở thành xu hướng phổ biến thì
nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội ít đi, bỏ lỡ cơ hội phát triển.
- Người dân là trung tâm của CĐS: Thiết bị di động là phương tiện chính trong
thế giới số, hình thành văn hóa số, giá trị đạo đức và chủ quyền số quốc gia. Lĩnh vực
ưu tiên là y tế, giáo dục, tài chính, nông nghiệp, logistics, năng lượng,…
- Thể chế và công nghệ là động lực của CĐS: chính phủ kiến tạo thể chế, chính
sách, sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới (cơ chế Sandbox).
- Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy CĐS nhanh, hiệu quả,
giảm chi phí. Do đó cần xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử, tiền di động,
điện toán đám mây, xây dựng nền tảng số dùng chung,…

20
- Bảo đảm an toàn và an ninh mạng là then chốt để CĐS bền vững, xuyên suốt:
đầu tư phần mềm, thiết bị, hệ thống, dự án. Phát triển hạ tầng số và xây dựng cơ chế và
khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản và nâng cao.
DTI bao gồm 03 cấp: DTI cấp tỉnh; DTI cấp bộ và DTI cấp quốc gia. Cấu trúc
DTI cấp tỉnh: 03 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Chỉ số đánh giá gồm:
09 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần. Cấu trúc DTI cấp bộ: Chỉ số đánh giá, 06 chỉ
số chính với 70 chỉ số thành phần. Cấu trúc DTI quốc gia: 24 chỉ số, các chỉ số này thể
hiện mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử
hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược
quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
đồng thời tham chiếu đến các chỉ số được sử dụng trong đánh giá của quốc tế.
DTI quốc gia bao gồm 24 chỉ số. Các chỉ số này thể hiện mức độ đạt được các
mục tiêu, chỉ tiêu về chuyển đổi số trên quy mô quốc gia. Giá trị DTI quốc gia năm 2021
là 0,6110, tăng 25,8% so với năm 2020 (0,4858). Giá trị DTI 2021 quốc gia cao hơn
mức trung bình (0,5), trong khi DTI 2021 cấp bộ, cấp tỉnh đều thấp hơn giá trị này.

Căn cứ trên kết quả đánh giá chuyển đổi số của các Bộ tỉnh năm 2021, Bộ TT&TT
nhận định, chỉ số trung bình DTI 2021 của các bộ, tỉnh còn thấp (chưa đạt 0.5). Các Bộ,
ngành, địa phương cần quyết tâm, quyết liệt, dành nguồn lực chuyển đổi số để hướng
đến đạt được các mục tiêu đến năm 2025. Giá trị trung bình DTI năm 2021 cấp bộ
cung cấp dịch vụ công là 0,4595, tăng 15,4% so với năm 2020 (0,3982). Giá trị trung
bình DTI 2021 cấp tỉnh là 0,4014, tăng mạnh 32,7% so với năm 2020 (0,3026). Giá
trị trung bình DTI 2021 cấp bộ không cung cấp dịch vụ công là 0,2151, giảm so với năm
2020 (0,2342), sở dĩ giảm là vì năm 2021 có thêm 02 cơ quan lần đầu tiên tham gia đánh
giá DTI (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại
doanh nghiệp) và các cơ quan này mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số. 12/89 bộ, tỉnh
(6 bộ và 6 tỉnh) tham gia đánh giá có giá trị DTI 2021 đạt từ mức 0,5 trở lên, chiếm
21
13,48%. Kết quả này cho thấy quá trình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
năm 2021 vẫn ở giai đoạn đầu, chưa có sự bứt phá lớn.
Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi số trong số các bộ ngành. Năm 2021,
Bộ Tài chính tiếp tục duy trì vị trí thứ nhất về DTI của các bộ cung cấp DVC với giá trị
0,6321, tăng so với năm 2020 (0,4944). Về xếp hạng các chỉ số chính, Bộ Tài chính
đứng thứ nhất về Hạ tầng số và Hoạt động chuyển đổi số. Năm 2021, không thực hiện
đánh giá với 04 bộ, cơ quan ngang bộ là: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính
phủ, Bộ Ngoại giao do đặc thù chức năng, nhiệm vụ nên một số chỉ số đánh giá chưa
thực sự phù hợp, tương đồng với các bộ, ngành khác. Ngoài ra, 02 cơ quan ngang bộ là
Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Dân tộc được xếp vào nhóm cấp bộ không cung cấp
dịch vụ công. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu về DTI của
các bộ không cung cấp DVC. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng
đầu về DTI của các bộ không cung cấp DVC với giá trị 0,4736, tăng 66,29% so với năm
2020 (0,2848). Năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban Quản
lý Vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham gia đánh giá DTI lần đầu tiên. Giá trị trung bình
DTI 2021 của các bộ không cung cấp dịch vụ công năm 2021 là 0,2151, giảm so với
năm 2020 (0,2342). Năm nay có thêm 02 cơ quan lần đầu tiên tham gia đánh giá DTI
(Viện Hàn lâm KHXHVN, UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp) và các cơ quan này
mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số.
Phân tích ba trụ cột DTI 2021 cấp tỉnh cho thấy, giá trị chỉ số của cả 03 trụ cột
chuyển đổi số cấp tỉnh đều có tăng trưởng. Điểm khác khi tính DTI năm 2021 so với
năm 2020 là: DTI 2021 không phải là tổng điểm của 03 trụ cột Chính quyền số; Kinh tế
số và Xã hội số, mà là tổng điểm của 09 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần. Giá trị
trung bình DTI 2021 cấp tỉnh 0,4014, tăng 32,7% so với năm 2020 (0,3026). Trong đó,
31/63 tỉnh/TP (chiếm 49,21%) có giá trị DTI 2021 trên mức TB khối; 6/63 tỉnh/TP
(chiếm 9,52%) giá trị DTI 2021 đạt mức > 0,5. Phân tích ba trụ cột DTI 2021 cấp tỉnh
cho thấy, giá trị chỉ số của cả 03 trụ cột chuyển đổi số cấp tỉnh đều có tăng trưởng: Chỉ
số Chính quyền số có giá trị là 0,4317, tăng trưởng 19,6% (năm 2020: 0,3611); Chỉ số
Kinh tế số có giá trị là 0,4098, tăng trưởng 59,6% (năm 2020: 0,2568); Chỉ số Xã hội số
có giá trị là 0,3989, tăng trưởng 37,6% (năm 2020: 0,2898). Tuy nhiên, 03 trụ cột của
DTI 2021 cấp tỉnh đều có giá trị dưới mức 0,5, điều đó cho thấy năm 2022 cần tiếp tục
đẩy mạnh cả 3 trụ cột chuyển đổi số, đặc biệt là Xã hội số.
Đà Nẵng giữ vững ngôi vị số 1 về DTI cấp tỉnh. Trong bảng xếp hạng năm 2021,
Đà Nẵng lần thứ hai liên tiếp xếp vị trí thứ nhất về DTI cấp tỉnh với giá trị 0,6419. Top
10 tỉnh/TP đứng đầu về DTI 2021 gồm: TP. Đà Nẵng; Thừa Thiên - Huế; TP. Hồ Chí
Minh; Bắc Ninh; Lạng Sơn; Ninh Bình; Quảng Ninh; Thái Nguyên; Bình Phước; Bắc
Giang.
1.2. KHÁI NIỆM CĐS TRONG KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm CĐS và CĐS trong kinh doanh

22
Cốt lõi của CĐS là thay đổi nhờ tái cấu trúc thể chế, nền kinh tế và xã hội với các
công nghệ số, chứ không phải tạo ra công nghệ số. Có ba yếu tố cơ bản quyết định thành
bại của CĐS là:
- Yếu tố con người: CĐS là việc chuyển đổi của con người, nên đây là yếu tố
quan trọng và quyết định nhất. Hai vấn đề chính của con người trong CĐS là nhận thức
và năng lực. Nhận thức của lãnh đạo là quan trọng hàng đầu, để có quyết tâm và định
hướng chiến lược CĐS cho đúng rồi đến nhận thức của mọi thành viên trong tổ chức.
- Yếu tố thể chế: CĐS là những thay đổi diễn ra trong khuôn khổ của thể chế. Thể
chế đã được xây trước CĐS, do vậy một hệ thống thể chế phù hợp và hỗ trợ CĐS có vai
trò nền tảng và cần được xây dựng, bổ sung. Các sandbox về pháp lý cần được thực
hiện.
- Yếu tố công nghệ: là điều kiện cần và quyết định chất lượng của CĐS. Yếu tố
công nghệ ở đây bao gồm hạ tầng số, các nền tảng số, các công nghệ số chuyên dụng
cho từng lĩnh vực
Khi nói đến CĐS, có những hiểu lầm phổ biến như: làm nhanh, làm nhiều là tốt,
CĐS sẽ thành công khi tích cực áp dụng công nghệ số, khách hàng (vẫn) là thượng đế,
CĐS là sân chơi riêng của các ông lớn trong làng công nghệ. Thực ra, làm nhanh, làm
nhiều không đồng nghĩa với hiệu quả. Cần tìm ra những khó khăn của tổ chức, thấu hiểu
mô hình hoạt động/ kinh doanh, bối cảnh cũng như tâm lý người dân/khách hàng khi
cân nhắc thực hiện CĐS. Công nghệ chỉ là một trong ba yếu tố chính quyết định thành
bại của CĐS. Sự thành công của CĐS trước hết phụ thuộc vào con người, trong tư duy,
trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề. CĐS không chỉ là việc dùng công nghệ số vào
công việc, mà quan trọng hơn là việc dùng công nghệ số để thay đổi tổ chức. Đối với
khách hàng, hãy biến họ thành khách hàng thân thiết, tối ưu hóa trải nghiệm nhưng vẫn
giữ được giá trị cốt lõi về mặt tổ chức và văn hóa. Cuối cùng, CĐS không chỉ là nơi
dành cho các doanh nghiệp công nghệ lớn mà chính các doanh nghiệp truyền thống là
những trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế. Các doanh nghiệp này cần thay đổi hệ thống, cơ
chế, quy trình, bộ máy tổ chức để linh hoạt, bắt kịp xu thế. CĐS thích hợp với mọi loại
hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
CĐS có nhiều cấp độ khác nhau, như ở cấp độ thấp thì mới chỉ là chuyển đổi
sang các thiết bị lưu trữ trên máy tính, còn ở cấp độ cao nhất CĐS sẽ là chuyển đổi toàn
bộ về mọi mặt cả cách làm việc, tổ chức hay phương thức sản xuất… sang môi trường
số với các công nghệ hiện đại, giúp doanh nghiệp tại cấu trúc kinh doanh, tạo ra hệ thống
làm việc hoàn toàn mới. CĐS là việc sử dụng các công nghệ mới nhằm phân tích, cải
tiến quy trình kinh doanh để nâng cao trải nghiệm của khách hàng hoặc tạo ra mô hình
kinh doanh mới (Fitzgerald, 2013). Trong một ấn phẩm Capgemini Consulting hợp tác
với MIT Sloan Management, Westerman et al. (2011) đã định nghĩa CĐS là việc sử
dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp.
Mặc dù cách hiểu trên nêu bật nghĩa rộng của thuật ngữ, nhưng nó không bao gồm các
thành phần quan trọng để đạt được CĐS. Trong bất kỳ định nghĩa nào về CĐS, điều
23
quan trọng là phải nhấn mạnh các yếu tố cần thiết dẫn đến CĐS vì nếu không có những
thành phần này thì không thể CĐS thực sự. Theo Cục tin học hóa - Bộ thông tin và
truyền thông (2022), CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ
chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Bộ thông tin và truyền thông phân biệt 17 điểm khác nhau giữa tin học hóa hay ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong đó đáng chú ý như: chuyển đổi số tập
trung vào người dùng, chuyển từ chi phí sang tạo ra lợi ích và giá trị, chuyển từ phần
mềm riêng lẻ sang nền tảng số dùng chung, chuyển từ cách làm từng phần sang làm toàn
diện, chuyển từ sản phẩm sang dịch vụ, chuyển trọng tâm sang người đứng đầu, chuyển
từ chú trọng làm như thế nào sang làm cái gì,…
Trước khi xem xét quá trình CĐS của các mô hình kinh doanh, điều quan trọng
là phải hiểu chính xác “kỹ thuật số” trong CĐS nghĩa là gì. Có một số định nghĩa về “kỹ
thuật số” (Berman 2012; Auriga 2016) nhưng chúng tôi sử dụng cách hiểu do McKinsey
phát triển, trong đó nêu rõ rằng kỹ thuật số không phải là quy trình mà là về cách các
công ty điều hành hoạt động kinh doanh của họ (Dörner và Edelman 2015). Định nghĩa
của McKinsey về “kỹ thuật số” có thể được chia thành ba trọng tâm chính: (1)-Tạo ra
giá trị ở những biên giới mới của thế giới kinh doanh; (2)-Tối ưu hóa các quy trình ảnh
hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng; (3)-Xây dựng các khả năng nền tảng
hỗ trợ toàn bộ sáng kiến kinh doanh tổng thể. Việc triển khai công nghệ vào các quy
trình kinh doanh chỉ là một phần nhỏ trong quá trình CĐS của một doanh nghiệp. Công
nghệ cần tạo ra giá trị bổ sung cho khách hàng, bản thân doanh nghiệp và các bên liên
quan khác. Do đó, CĐS trong kinh doanh là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi
mô hình kinh doanh nhằm tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới trong mối quan
hệ giữa các bên (Gartner). CĐS trong kinh doanh là sự chuyển đổi bền vững ở cấp độ
công ty thông qua các hoạt động kinh doanh và mô hình kinh doanh được sửa đổi hoặc
tạo mới, thông qua các sáng kiến để số hóa giá trị gia tăng, nhằm đạt được mục tiêu và
cải thiện được lợi nhuận.
CĐS trong doanh nghiệp là một quá trình cải tổ sâu rộng trên cơ sở tích hợp công
nghệ số nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thích ứng và phát triển trong kỷ nguyên
số. Cuộc CMCN lần thứ 4 đang dẫn đến những thay đổi rất sâu rộng, môi trường sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang thay đổi rất nhanh đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nhanh chóng thích nghi với tình hình mới và biện pháp chủ yếu để thích nghi chính
là tích hợp sâu các công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ của mình, kết nối mọi chủ thể
liên quan, tích lũy dữ liệu, tri thức, tăng cường phân tích dữ liệu và mức độ tự động hóa
bằng các công nghệ số thích hợp và xây dựng nền tảng văn hóa sáng tạo. CĐS trong
doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các
giá trị mới (Bộ KH Đầu tư & Phát triển).
Nội hàm của CĐS trong doanh nghiệp gồm: (1)-Sản phẩm thông minh, dịch vụ
thông minh. Tích hợp công nghệ số vào sản phẩm, thu thập thông tin về cách thức người
24
dùng sử dùng để có hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng; (2)-Sản xuất thông minh. Các
máy móc, thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất cần tự động hóa và kết nối cao; (3)-
Quản trị thông minh. Doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống quản trị doanh nghiệp sử dụng
công nghệ để vận hành dây chuyển sản xuất thông minh nhằm tạo ra các sản phẩm thông
minh.
1.2.2. Phân biệt CĐS, số hóa, số hóa hoạt động, công nghệ số, ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT)
Trong tài liệu này, các thuật ngữ như số hóa, công nghệ số, ứng dụng CNTT (tin
học hóa), CĐS sẽ được sử dụng nhưng không thể thay thế cho nhau. Đã có một số cuộc
thảo luận liên quan đến các định nghĩa về CĐS (Brennan và Kreiss 2014). Những khái
niệm này sẽ khác biệt khi đi sâu vào quá trình CĐS trong kinh doanh. Đầu tiên, tầm
quan trọng của việc phân biệt số hóa, số hóa quy trình và tin học hóa sẽ được thảo luận.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ phân biệt khái niệm về công nghệ số, ứng dụng CNTT và CĐS.
Số hóa (digitization) có nghĩa là số hóa thông tin. Thông tin nhận dạng trực quan
hoặc ghi trên giấy được mã hóa bằng 0 và 1 và được ghi lại bằng tín hiệu điện tử dưới
dạng thông tin số để máy tính có thể xử lý dễ dàng. Số hóa tạo điều kiện thuận lợi cho
việc xử lý dữ liệu. Cisco cho rằng số hóa là sự kết nối của con người, các quy trình, dữ
liệu và mọi thứ để cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích giúp mang lại kết quả kinh doanh”
(Surber 2016). Định nghĩa này chỉ ra tầm quan trọng của dữ liệu và quy trình nhưng
cũng nêu bật kiến thức mới thu được, đây là điểm khác biệt chính giữa tái cấu trúc quy
trình kinh doanh (BPR) và số hóa. Ví dụ của số hóa là chuyển đổi các dữ liệu đang lưu
trữ trên giấy sang định dạng số, như tệp quản lý thông tin nhân viên trên giấy chuyển
sang lưu trữ trên phần mềm excel ở máy tính. Số hóa sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ nhiều
dữ liệu và đảm bảo an toàn bảo mật
Trong khi số hóa là việc chuyển đổi dữ liệu analog sang dữ liệu kỹ thuật số cho
tất cả nội dung, quy trình và phép đo, bước tiếp theo liên quan đến các ứng dụng hướng
dữ liệu, tích hợp dữ liệu, phân tích và chỉ số với mục đích làm cho các quy trình tự động
hóa hơn bằng cách sử dụng kỹ thuật số. Số hóa quy trình hay số hóa hoạt động
(digitalization) là hành động tăng mức độ tự động hóa trong các quy trình thông qua
việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Thay vì chỉ "cảm nhận", “digitalization” là "tạo
cảm nhận" (thêm giá trị vào dữ liệu). Nó áp dụng thông tin số hóa theo những cách làm
thay đổi cơ bản các quy trình kinh doanh để tạo ra doanh thu mới và các cơ hội tăng giá
trị của sản xuất. Lần đầu tiên thuật ngữ “số hóa” được sử dụng trong một bài tiểu luận
năm 1971 đăng trên tạp chí North American Review (Brennan và Kreiss 2014). Công ty
tư vấn kinh doanh kỹ thuật số, I-SCOOP (2016), đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về số
hóa quy trình là việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu (số hóa và số nguyên gốc) để tạo
doanh thu, cải thiện hoạt động kinh doanh, thay thế/chuyển đổi quy trình kinh doanh và
tạo môi trường cho kinh doanh số. Ví dụ của số hóa quy trình là tự động hóa quy trình
thu thập dữ liệu mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công, ứng dụng phần mềm
quản lý khách hàng giúp tìm kiếm nguồn khách hàng, quản lý thông tin, đưa ra các
25
chương trình ưu đãi tự động gửi đến khách hàng… Những hoạt động trong số hóa quy
trình đều nhằm mục đích khiến công việc thực hiện hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận
cao hơn, duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
Ví dụ để phân biệt 2 thuật ngữ này:
Số hóa quy trình, Số hóa hoạt động
Số hóa (Digitization)
(Digitalization)
– Chuyển đổi văn bản từ dạng giấy sang –Thu thập dữ liệu, thông tin người dùng
file kỹ thuật số như: Word, PDF… bằng các phần mềm công nghệ như: phần
– Quay video, ghi âm lại cuộc nói chuyện, mềm quản lý nhân sự (Zoho People),
hội thảo, cuộc họp… phần mềm quản lý khách hàng…
– Sử dụng phần mềm OCR (chương trình – Tải dữ liệu lên phần mềm điện toán đám
nhận dạng văn bản) để nhập hồ sơ vật lý mây và chia sẻ quyền truy cập cho mọi
(ví dụ: hồ sơ y tế) vào cơ sở dữ liệu kỹ người
thuật số. –Chuyển đổi lưu trữ thông tin trên các
phần mềm mặc định ở máy tính sang các
phần mềm mà nhiều người dùng có thể
truy cập cùng lúc như: Google Sheet,
Google Docs, Office 365
– Đăng tải các video lưu trong ổ cứng lên
mạng xã hội, internet giúp mọi người
cùng biết đến hoặc chia sẻ nội bộ.
Nguồn: Schallmo, D.R.A., Williams, C.A. (2018)
Tin học hóa, hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy
trình nghiệp vụ đã có. Thông thường, tin học hóa không làm thay đổi quy trình đã có
hoặc mô hình hoạt động đã có. Khi tin học hóa ở mức cao, dẫn đến thay đổi quy trình
hoặc thay đổi mô hình hoạt động, thì gọi là chuyển đổi số. Chuyển đổi số là bước phát
triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ
mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn
dưới dạng giọng nói. Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau
bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1. Công nghệ số, hiểu
theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin, là một trong
các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với đại diện là
công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo… Còn
trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểu theo nghĩa
hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông
tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn
hơn, với chi phí rẻ hơn. Trong khi đó, CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện
của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các
công nghệ số. Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn, số hóa lấy năng suất cá nhân là trung tâm,
số hóa quy trình lấy quy trình là trung tâm còn CĐS lấy dữ liệu là trung tâm
26
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CĐS TRONG KINH DOANH
CĐS trong kinh doanh có một số đặc điểm sau:
CĐS tổng thể nghĩa là CĐS mọi bộ phận. CĐS toàn diện nghĩa là CĐS mọi
mặt của bộ phận.
CĐS đòi hỏi sự thay đổi sâu rộng hơn về chất, sản phẩm có thể được tích hợp
công nghệ để tạo thành các sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể tạo ra các dịch vụ mới,
mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ sẽ được thiết kế lại phù hợp với công nghệ số,
tự động hóa doanh nghiệp sẽ được đẩy lên mức rất cao với việc sử dụng máy móc thiết
bị thông minh, dữ liệu được thu thập, tích lũy và phân tích bằng các phương pháp tinh
vi để nâng cao chất lượng ra quyết định ở tất cả các cấp độ, từ các quyết định cải tiến tổ
chức, quy trình đến quyết định chiến lược.Việc CĐS có thể được tiến hành từng bướcm
từng phần nhưng mọi thứ phải nằm trong một tổng thể chung. Các thành phần công nghệ
số, dữ liệu số trở thành các cấu phần không thể tách rời, cùng với bộ máy nhân sự, dây
chuyền sản xuất, tạo thành một hệ thống tổng thể thông minh hơn, hiệu quả hơn, có khả
năng thích ứng tốt hơn với môi trường kinh doanh biến động.
CĐS là kết quả của quá trình sử dụng, tích hợp công nghệ số để thay đổi mô
hình kinh doanh nhằm thu được giá trị mới trong mối quan hệ giữa các bên.
CĐS trọng tâm vào 3 thứ: thay đổi tư duy con người (People), thay đổi quy trình
kinh doanh (Process) và tối ưu hóa hiệu quả của công nghệ (Technology). Nhiều doanh
nghiệp quá thiên về công nghệ mà quên rằng con người mới là chủ thể chính. Để có một
hành trình CĐS thành công, các tổ chức cần xem xét đội ngũ nhân sự hiện có (các bên
liên quan nội bộ), vai trò và bộ kỹ năng của họ, cần rõ ràng về vai trò và trách nhiệm
của họ trong bất kỳ dự án chuyển đổi nào. Yếu tố “con người” trong CĐS còn được hiểu
là thành phần bên ngoài – khách hàng và các đối tác. Khi các tổ chức áp dụng CĐS, quy
trình áp dụng trong nội bộ cũng phải được áp dụng ra bên ngoài. Quá trình này nhằm
xác định các bên liên quan, hiểu nhu cầu của họ, cách họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ
cũng như cách họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi CĐS như tích hợp công nghệ mới
hoặc phát triển trang web mới. Quy trình trong CĐS là một chuỗi các bước/hành động
kết hợp với nhau để đạt được một mục tiêu cụ thể và trả lời cho câu hỏi làm thế nào để
chúng ta sử dụng con người và công nghệ để giải quyết vấn đề kinh doanh, để đạt được
kết quả mong muốn. Cải tiến quy trình nhằm loại bỏ các điểm yếu, nút thắt trong hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, sử dụng và chất lượng, giảm ngân
sách hoạt động bằng cách sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn lực, loại bỏ lãng phí và
trùng lặp nhiệm vụ, giảm ma sát trong quy trình kinh doanh, cải thiện trải nghiệm của
khách hàng. Yếu tố nền tảng/công nghệ trong CĐS cung cấp các công cụ công nghệ kỹ
thuật số mà tổ chức sử dụng để thực hiện quy trình. Một số tổ chức coi con người và
quy trình là ưu tiên thứ yếu trong CĐS. Sau khi có được công nghệ mới, họ thường cố
gắng điều chỉnh con người và quy trình vào khuôn khổ công nghệ mới. Tuy nhiên, điều
này không dẫn đến kết quả tốt nhất. Không có hành trình CĐS nào có thể thành công
nếu không kết hợp đúng người với đúng quy trình và công nghệ phù hợp.
27
Hoạt động CĐS có ý nghĩa với tất cả các ngành nghề từ giáo dục, y tế, du lịch,
nông nghiệp, sản xuất, …Trong quá trình chuyển đổi cần chú trọng đến tính liên
ngành để đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế
Với mục tiêu xây dựng Xã hội số, chuyển đổi số cần được áp dụng trong mọi mặt
của xã hội. Một xã hội gắn liền với các công nghệ số đồng thời dựa trên thông tin, dữ
liệu để xử lý mọi việc một cách nhanh chóng, giúp thay đổi các hoạt động trong đời
sống xã hội từ chính phủ, kinh tế đến mọi người dân. CĐS sẽ thay đổi toàn bộ các giai
đoạn từ khai thác & chế biến, sản xuất cho tới phân phối và bán lẻ.
1.4. LỢI ÍCH VÀ TRỞ NGẠI CỦA CĐS TRONG KINH DOANH
1.4.1. Lợi ích của CĐS trong kinh doanh
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cuộc sống của người
tiêu dùng.
1.4.1.1. Đối với Chính phủ
CĐS sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm người
sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống công nghệ
cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ máy cơ quan
nhà nước. Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo,
những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và sự
thành công của quốc gia và tổ chức. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu tư rất
nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình chuyển đổi
số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng dụng chuyển đổi số
vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Đồng thời cũng đưa ra
nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những thành tựu của
chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh doanh doanh nghiệp. Đối với hoạt động nhằm
đảm bảo an ninh quốc gia, các bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia đã ngay lập tức
áp dụng chuyển đổi số khi nhận thức được tầm quan trọng của nó.
1.4.1.2. Đối với doanh nghiệp
28
CĐS giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp
Khi CĐS, sự liên kết thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp được kết
nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn có các phần
mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể giao tiếp với các bộ
phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ giúp cho các vấn đề phát
sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp cho sự vận hành trong
doanh nghiệp không bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, gây tác động xấu đến doanh
nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
CĐS giúp doanh nghiệp tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản
trị, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tham gia quá trình chuyển đổi số, lãnh đảo doanh nghiệp có thể chủ động và dễ
truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp,
như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu sản phẩm sẽ
được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giảm sự chậm
trễ, giúp lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn so với trước đó.
Rất nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoạt động mà không có quy trình thể hiện
bằng văn bản, chưa có hệ thống báo cáo thống kê nội bộ, thông tin được trao đổi thường
là qua các cuộc họp giao ban kéo dài và nặng về định tính. Việc tự động hóa các quy
trình nghiệp vụ cũng là một dịp để doanh nghiệp rà soát, tối ưu hóa các quy trình làm
việc hàng ngày. Tự động hóa quy trình cũng nhằm tích lũy dữ liệu về các mặt hoạt động
của doanh nghiệp một cách hệ thống và là đầu vào quan trọng cho phân tích kinh doanh,
nâng cao năng suất, chất lượng làm việc cá nhân, vận hành trôi chảy và cắt giảm chi phí.
CĐS làm thay đổi mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động của doanh
nghiệp để phát huy các ưu điểm về tính linh hoạt, sáng tạo và khắc phục các nhược điểm
về quy mô, tổ chức quản trị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nhanh chóng tại định
vị trong nền kinh tế số.
CĐS giúp tối ưu hóa việc sử dụng nhân sự và cải thiện hiệu quả ra quyết định.
CĐS giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên
trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực
hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng
giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các
công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá
chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối
tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
Khi CĐS được diễn ra đúng lộ trình, các hoạt động kinh doanh và quy trình vận
hành có thể được tự động hóa hoặc được thiết kế, tư duy theo một hướng hoàn toàn mới.
Các quy trình vận hành sản xuất có thể được tự động hóa bằng máy móc thay thế cho
sức lao động thủ công. Các bước thực hiện trong quy trình vận hành nội bộ có thể được
lược bớt hay thay thế nhằm tạo nên một quy trình đơn giản, dễ dàng hơn cho người sử
dụng đem lại hiệu quả về nguồn lực, giảm chi phí vận hành cũng như giảm thiểu những
29
rủi ro sai sót từ thủ công gây nên. Tư duy con người thay đổi linh hoạt hơn và áp dụng
các phương pháp làm việc mới đem lại giá trị mới, thực hiện những công việc cũ theo
những hướng đi mới. Các hệ thống trang bị công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, máy
học có khả năng hỗ trợ tối đa trong việc lập kế hoạch, dự báo sản xuất cũng như đưa ra
các phương án phù hợp nhất giúp các cấp quản lý điều hành sản xuất ra quyết định tốt
hơn, tối ưu hóa hiệu quả hơn.
CĐS giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện trải nghiệm
khách hàng, tăng cường mục tiêu doanh thu nhờ công nghệ.
Doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh
nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa
sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời,
chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục
vụ khách hàng,…
Trước đây, lãnh đạo các cấp của doanh nghiệp SME thường lựa chọn quyết định
dựa trên trực giác và kinh nghiệm của bản thân, chỉ có các doanh nghiệp lớn và siêu lớn
mới đủ khả năng đầu tư các hệ thống công nghệ phân tích kinh doanh và duy trì một đội
ngũ phân tích dữ liệu chuyên nghiệp. Ngày nay, việc phổ biến công nghệ điện toán đám
mây và các thuật toán phân tích dữ liệu lớn hiện đại, các SME có thể tiếp cận các dịch
vụ phân tích kinh doanh một cách dễ dàng và với chi phí chấp nhận được. Các dữ liệu
được sử dụng trong phân tích kinh doanh phần lớn đến từ các hệ thống chăm sóc khách
hàng CRM, kết quả phân tích được sử dụng để cải thiện một cách liên tục trải nghiệm
khách hàng cũng như chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
CĐS giúp khách hàng tiếp cận diện khách hàng rộng hơn, thu thập thông tin chi tiết hơn
về cách thức khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích các dữ
liệu đó và liên tục cải thiện trải nghiệm của từng nhóm khách hàng hay từng khách hàng
một cách riêng biệt.
1.4.1.3. Đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, chuyển đổi số cũng đang dần tác động vào trong cuộc
sống khi có thể trải nghiệm các dịch vụ công hay các dịch vụ được cung cấp từ các
doanh nghiệp ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Các giao dịch như: ngân hàng, mua
sắm,… hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng mà không cần phải đến tận nơi thực hiện.
Dịch Covid-19 cũng giúp người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của
chuyển đổi số, bởi trong thời gian cách ly xã hội, người tiêu dùng buộc phải hạn chế ra
đường, mọi giao dịch, việc học, các cuộc họp và xử lý công việc đều được thực hiện qua
máy tính. Điều này bắt buộc người tiêu dùng phải có máy tính và hệ thống truyền tải
mạng dữ liệu ổn định mới đáp ứng được nhu cầu của công việc.
1.4.2. Trở ngại của CĐS trong kinh doanh
CĐS là một hành trình gian nan với bất kỳ tổ chức, luôn luôn có hai mặt. Một số
trở ngại chính với doanh nghiệp khi CĐS trong kinh doanh.
30
Thiếu chiến lược và định hướng CĐS.
CĐS là một quá trình lâu dài và không thể nói khi nào sẽ kết thúc. Môi trường
kinh doanh đang chuyển đổi rất nhanh và không ai có thể nói khi nào quá trình này sẽ
kết thúc và khi môi trường xung quanh vẫn đang chuyển đổi, thì doanh nghiệp không
thể không chuyển đổi tiếp. Do đó, nếu doanh nghiệp không có định hướng và chiến lược
CĐS cụ thể, mà chỉ triển khai quy trình hóa, số hóa quy trình nghiệp vụ trong thời gian
ngắn, rồi làm từng khâu thì sẽ không đảm bảo khai thác hiệu quả, tạo hứng khởi liên tục
cho toàn bộ đội ngũ, đồng thời giúp doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời trong
môi trường kinh doanh và công nghệ luôn biến đổi.
Thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới.
Để định vị trong mô hình kinh doanh mới thì tất cả các cá nhân trong doanh
nghiệp đều cần tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Tất nhiên, sẽ có những người có
trọng trách cao hơn những người khác và lãnh đạo cao nhất phải là người chịu trách
nhiệm chính. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp giao toàn bộ hoạt động CĐS cho
bộ phận CNTT tìm hiểu và thực hiện. Theo quán tính, công việc này được giao cho
CNTT vì họ có nhiều hiểu biết về công nghệ. Lãnh đạo xem đây là trách nhiệm của bộ
phận CNTT. Ở chiều ngược lại, nhiều giám đốc bộ phận CNTT nghĩ mình có thể triển
khai chuyển đổi mà không cần quá nhiều đóng góp từ phía lãnh đạo. Đây chắc chắn
không phải là một cách làm tốt. Các đề xuất ban đầu về CĐS có thể xuất phát từ bộ phận
CNTT nhưng để tiến hành CĐS thành công thì các đề xuất này phải biến thành quyết
tâm của các lãnh đạo ở cấp cao nhất. Do đó, doanh nghiệp không nên quá thiên về công
nghệ mà quên rằng con người mới là chủ thể chính của CĐS.
Thiếu cơ sở hạ tầng và chi phí vận hành.
CĐS liên quan đến mời chuyên gia, đầu tư phần cứng, phần mềm như hệ thống
ERP, hệ thống lưu trữ, phân tích dữ liệu, các nền tảng thanh toán, giao nhận,…Chi cho
CĐS không phải là chi phí mà là chi đầu tư. Đôi khi những khoản đầu tư chưa mang lại
lợi ích tài chính trước mắt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả lớn trong lâu dài.
Bên cạnh đó, công nghệ số phát triển rất nhanh, đầu tư không tới còn lãng phí hơn là
đầu tư quá mức, cơ sở hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp khó tích hợp, không có khả
năng mở rộng với các công nghệ mới. Do đó, việc đầu tư cho công nghệ trong thời gian
đầu triển khai cũng là một trong những thách thức lớn với doanh nghiệp.
Khó thu thập, phân tích dữ liệu lớn.
Doanh nghiệp nhỏ thường khó thu thập dữ liệu lớn, phải bỏ công tìm kiếm và
khai thác hiệu quả các nguồn dữ liệu mở có sẵn trên thị trường hoặc bằng cách trao đổi
dữ liệu với các đối tác thông qua liên doanh liên kết. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là tài
sản vô giá với doanh nghiệp.
Thiếu hoặc yếu năng lực động trong tổ chức.
Ba loại năng lực động chính là: khả năng nhận biết cơ hội, khả năng nắm bắt cơ
hội và khả năng thực thi cơ hội. Những doanh nghiệp thành công phải mạnh về cả ba
năng lực động trên. Trong khi đó, các doanh nghiệp thất bại trong CĐS thường yếu hoặc
31
thiếu năng lực động. Doanh nghiệp yếu và thiếu năng lực động thường đưa ra mục tiêu
không tưởng trong khoảng thời gian thực thi ngắn hoặc quá cầu toàn, thận trọng nên
chậm và chi phí cao, đôi khi thiếu chuẩn bị và không ưu tiên nguồn lực cho CĐS. Khi
CĐS, doanh nghiệp cần bố trí lại nhân sự cho phù hợp môi trường kinh doanh mới, tất
nhiên có nhiều người sẽ thích nghi được, cũng sẽ có những người không thích nghi được
và rời bỏ tổ chức. Doanh nghiệp cần sẵn sàng đối mặt với các biến động về nhân sự hoặc
sử dụng lao động tự do, làm việc theo hợp đồng, lao động từ xa hoặc áp dụng robot
thông minh để thay thế công việc bàn giấy thủ cộng khi thiết kế lại bộ máy.
Chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ chưa quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh
nghiệp. Mặc dù lợi thế lớn nhất của đối tượng doanh nghiệp này là tính linh hoạt, dễ đổi
mới. Ngoài ra vì nguồn lực hạn chế nhiều lãnh đạo sợ thất bại, thậm chí còn xử phạt sai
phạm, văn hóa đổ lỗi khiến nhân viên ngại bước ra khỏi vùng an toàn, do đó việc triển
khai chiến lược CĐS trở nên chông chênh và gian nan hơn.
Theo khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm
2021, có một số trở ngại của CĐS trong kinh doanh với từng loại hình doanh nghiệp
- Với doanh nghiệp siêu nhỏ: có nhân sự từ 10 người trở xuống, nguồn vốn và
doanh thu từ 10 tỷ trở xuống (Nghị định 39/2018/NĐ-CP và Nghị định 80/2021/NĐ-CP
quy định Luật hỗ trợ DN vừa và nhỏ).

- Với doanh nghiệp nhỏ: có nhân sự từ 100 người trở xuống, nguồn vốn từ 20 tỷ
trở xuống và doanh thu từ 50 tỷ trở xuống. Lĩnh vực thương mại dịch vụ thì nhân sự từ
50 người trở xuống, nguồn vốn từ 50 tỷ trở xuống và doanh thu từ 100 tỷ trở xuống
(Nghị định 39/2018/NĐ-CP và Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định Luật hỗ trợ DN vừa
và nhỏ).

32
- Với doanh nghiệp vừa: có nhân sự từ 200 người trở xuống, nguồn vốn từ 100 tỷ
trở xuống và doanh thu từ 200 tỷ trở xuống. Lĩnh vực thương mại dịch vụ thì nhân sự từ
100 người trở xuống, nguồn vốn từ 100 tỷ trở xuống và doanh thu từ 300 tỷ trở xuống
(Nghị định 39/2018/NĐ-CP và Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định Luật hỗ trợ DN vừa
và nhỏ).

- Với doanh nghiệp lớn: có nhân sự lớn hơn 300 người và tổng nguồn vốn từ 100
tỷ trở xuống (Nghị định 39/2018/NĐ-CP).

33
CHƯƠNG 2: HỆ SINH THÁI CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH
2.1. HỆ SINH THÁI KHÁCH HÀNG
Chuyển đổi số thường bắt đầu từ các vấn đề liên quan đến khách hàng với các câu
hỏi: Làm thế nào để hiểu khách hàng hơn? Làm thế nào để cải thiện mức độ dịch vụ của
doanh nghiệp? Làm thế nào để gia tăng và số hóa các trải nghiệm của khách hàng. Để
triển khai hiệu quả chuyển đổi số của doanh nghiệp trong kinh doanh, họ cần có sự hiểu
biết về khách hàng, về nhu cầu, các giá trị, sự trải nghiệm và cách thức đáp ứng, và thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, khách hàng với mô hình kinh doanh và giá trị
khách hàng là các thành phần quan trọng hàng đầu của chuyển đổi số (Phạm Thị Thanh
Hồng & Phạm Minh Hoàng, 2019).
Đối với các doanh nghiệp, trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt trong bối cảnh chuyển
đổi số, khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng, giúp các doanh nghiệp kinh doanh hiệu
quả và thành công. Tom Peters (1987) đã khái quát về khách hàng và “họ là tài sản làm
tăng thêm giá trị. Đó là tài sản quan trọng nhất mặc dù giá trị của họ không có ghi
trong sổ sách doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xem khách hàng như là
nguồn vốn cần được quản lý và phát huy như bất kỳ nguồn vốn nào khác”.
Khách hàng là nguồn lực bên ngoài của doanh nghiệp. Khách hàng mang lại doanh
thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khách hàng cũng là những người đem lại nguồn
thông tin cho doanh nghiệp, những thông tin đó rất cần cho sự sống còn và tạo nên thành
công cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng
là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số.
Ngày nay, ứng dụng công nghệ số để gia tăng giá trị và sự trải nghiệm khách hàng
là một xu thế tất yếu. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là điều cần thiết đối
với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp chuyển đổi số. Thất bại trong hiểu biết
và tập trung giá trị khách hàng cũng là nguyên nhân gây ra sự thất bại của nhiều doanh
nghiệp.
Theo khảo sát của BDO năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo cấp Giám đốc cho thị
trường các doanh nghiệp cỡ vừa trong lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, tài chính, y tế và dược phẩm năm 2019 cho biết có trên 60% lãnh đạo cấp cao chỉ
ra rằng mục tiêu từ 18 tháng đến 5 năm của họ khi thực hiện chuyển đổi số là nhằm nâng
cao trải nghiệm khách hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ mới.

34
Hình 2.1. Ưu tiên của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số (BDO,
2019)
(Nguồn: Hướng dẫn Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam)

Các doanh nghiệp hiện nay đang được hưởng các lợi thế to lớn từ sự chuyển dịch
của môi trường xung quanh cùng với các thành tựu và sự đổi mới của công nghệ và hỗ
trợ bởi các chính sách. Đồng thời, hành vi tiêu dùng của khách hàng đang có sự thay đổi
nhanh chóng, do đó, đem lại các cơ hội khai phá tiềm năng các thị trường mới. Khách
hàng đã và đang dần tham gia vào thị trường số hóa hay điện tử với tư cách là người
mua hàng hóa, dịch vụ và thông tin. Họ được gọi là khách hàng điện tử. Họ có thể là
người mua hàng hiện hữu hoặc người mua hàng tiềm năng. Bất kì ai cũng có thẻ trở
thành khách hàng điện tử, tuy nhiên để trở thành khách hàng điện tử phải là người mua
hàng có sử dụng các phương tiện điện tử. Có nhiều yếu tố để xác định khách hàng điện
tử về mức độ sẵn sàng tham gia trong thị trường điện tử như: mức độ sẵn sàng trực
tuyến, mức độ phổ biến của việc sử dụng thẻ thanh toán điện tử, mức độ sẵn sàng mua
hàng trực tuyến, kinh nghiệm mua điện tử, lòng trung thành của khách hàng đối với nhà
bán lẻ điện tử v.v.
Khái niệm vòng đời khách hàng
Vòng đời khách hàng là một thuật ngữ mô tả sự tiến triển của mỗi khách hàng sẽ
đi qua trong mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp thông qua các hoạt động thu hút, duy
trì và mở rộng khách hàng. Trong kinh doanh điện tử, thu hút khách hàng truy cập
website của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động marketing và sáng
tạo nội dung cho website. Duy trì hay giữ chân khách hàng khi họ truy cập website và
khuyến khích họ tham gia tương tác nhiều hơn và sâu hơn, không chỉ là truy cập thông
thường mà là các hoạt động giao dịch và hơn nữa là các hoạt động marketing lan tỏa từ
chính những khách hàng này, mở rộng thuyết phục khách hàng quay trở lại và giới thiệu
thêm khách hàng mới cho doanh nghiệp.
35
Vòng đời khách hàng được Jim Sterne và Matt Cutler (2000) cụ thể hoá thành năm
giai đoạn, bao gồm: Thu hút, mua hàng, phát triển quan hệ, nuôi dưỡng quan hệ, và
khách hàng trung thành.
i) Giai đoạn thu hút: Đây là thời điểm những khách hàng mục tiêu có nhu cầu biết
về sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nhiều nguồn khác nhau như: quảng cáo, được
giới thiệu, báo chí, thông tin trên Internet… Lúc này khách hàng mục tiêu có nhu cầu
về sản phẩm sẽ chuyển thành khách hàng tiềm năng. Ở giai đoạn này, họ thu thập và so
sánh thông tin về sản phẩm của các hãng khác nhau. Những doanh nghiệp muốn thành
công cần phải có một hệ thống nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau như blog, video,
audio, quảng cáo truyền thông xã hội, forum, bài báo, hội thảo… Mục đích là cung cấp
những thông tin giúp giải quyết vấn đề của khách hàng để thu hút họ truy cập website
của doanh nghiệp chứ không phải là để tuyên truyền cho khách hàng biết rằng sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tốt như thế nào.
ii) Giai đoạn mua hàng: Khách hàng tiềm năng sẽ chuyển sang giai đoạn mua hàng
từ một doanh nghiệp mà họ cảm thấy tin tưởng nhất. Bên cạnh chất lượng sản phẩm,
chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng cũng
đóng một vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng.
iii) Giai đoạn phát triển quan hệ: Dựa trên mối quan hệ từ lần mua hàng đầu tiên,
doanh nghiệp cần có những kế hoạch và giải pháp giúp phát triển mối quan hệ với khách
hàng. Mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn này là đảm bảo khách hàng thoả mãn hoàn
toàn với việc mua hàng của họ tại doanh nghiệp bán lẻ điện tử.
iv) Giai đoạn nuôi dưỡng quan hệ: Khách hàng mua lần đầu sẽ tiếp tục quay lại
mua hàng nếu doanh nghiệp có những chương trình như khách hàng thân thiết hay thông
tin cho họ về những lợi ích của những sản phẩm khác hoặc những dịch vụ/sản phẩm
cộng thêm khiến việc sử dụng sản phẩm đã mua hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể thắt
chặt thêm mối quan hệ mới không chỉ bằng việc cung cấp thêm lợi ích cho khách hàng
mà còn thông qua các bản khảo sát thu thập góp ý của khách hàng để làm sao giúp cho
doanh nghiệp cải tiến được sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
v) Giai đoạn khách hàng trung thành: Một khi khách hàng cảm thấy thực sự hài
lòng khi tương tác với doanh nghiệp, họ sẽ tự nguyện trở thành một người ủng hộ nhiệt
tình cho thương hiệu của doanh nghiệp. Họ sẽ là những đại sứ thương hiệu không lương
và có ảnh hưởng lớn tới những người quen biết họ qua mạng xã hội cũng như giao tiếp
hàng ngày. Vòng đời khách hàng sẽ đi hết và bước tiếp sang một vòng đời mới khi doanh
nghiệp bắt đầu có những khách hàng mới được giới thiệu bởi những khách hàng trung
thành này.
Các hoạt động marketing trong quản trị quan hệ khách hàng

36
Bốn hoạt động marketing cơ bản của quản trị quan hệ khách hàng, bao gồm i) Lựa
chọn khách hàng; ii) Thu hút khác hàng; iii) Giữ chân khách hàng; iv) Mở rộng khách
hàng.
i) Lựa chọn khách hàng: Lựa chọn khách hàng là xác định khách hàng mục tiêu
của doanh nghiệp là ai? Giá trị vòng đời khách hàng (CLV) mà doanh nghiệp mong
muốn nhận được là gì? Chu kỳ của khách hàng đối với sản phẩm là gì? Doanh nghiệp
có thể tìm kiếm hoặc tiếp cận khách hàng ở đâu?
CLV là tổng lợi nhuận được tạo ra bởi một khách hàng trong một khoảng thời gian
dự kiến. Khi tính được CLV, doanh nghiệp có thể dự đoán giá trị mà khách hàng sẽ có
trong mối quan hệ tương lai, xác định khách hàng giá trị cao hỗ trợ xác định ngân sách
marketing của doanh nghiệp.
CLV là một phần cơ bản của chiến lược CRM, vì nó nhấn mạnh trọng tâm của
hành trình khách hàng, về tầm quan trọng của các mối quan hệ khách hàng lâu dài.
ii) Thu hút khách hàng: Thu hút khách hàng đề cập đến các hoạt động marketing
nhằm hình thành mối quan hệ với khách hàng mới đồng thời giảm thiểu chi phí tìm kiếm
khách hàng mục tiêu. Lựa chọn đúng phân đoạn thị trường, tối ưu hóa chất lượng dịch
vụ cho tập khách hàng mục tiêu và sử dụng đúng các kênh (kênh truyền thông và kênh
phân phối) là rất quan trọng ở giai đoạn này và trong suốt vòng đời khách hàng.
iii) Giữ chân khách hàng: Giữ chân khách hàng là một trong những cách tốt nhất
để đo lường mức độ đáng tin cậy của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung
cấp. Giữ chân khách hàng bao gồm các hoạt động marketing nhằm có thể thấu hiểu các
nhu cầu của từng khách hàng, sử dụng các dịch vụ trực tuyến để chào hàng và chăm sóc
khách hàng, tối đa hóa các dịch vụ khách hàng; sử dụng đúng các kênh truyền thông và
kênh phân phối để giữ chân khách hàng.
iv) Mở rộng khách hàng: Mở rộng khách hàng đề cập đến các hoạt động marketing
nhằm gia tăng số lượng bán cho mỗi khách hàng thông qua hoạt động bán hàng chéo,
bán hàng nâng cấp.
Liên hệ Việt Nam
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh
tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chiếm tỷ lệ rất lớn tại Việt Nam. Hoạt
động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh
nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu và
hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng
không nhỏ doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý
bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quán trị
kênh phân phối.

37
Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho
hoạt động quản lý bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh, con số tương
tự đối với Sapo và cùng hàng nghìn doanh nghiệp khác đang sử dụng Haravan, Nhanh,
v.v.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại
điện tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee v.v.
Dù chưa có các thống kê chính thức, một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp Việt Nam
(hàng trăm nghìn doanh nghiệp) đã sử dụng marketing số (hay tiếp thị số) như một
phương pháp tiếp thị quan trọng (chiếm khoảng trên 20% trong tổng chỉ tiêu quảng cáo
tại Việt Nam) trong hoạt động tiếp thị, bán hàng; các nền tảng tiếp thị số chủ yếu như
Facebook, Google, YouTube, Tiktok, Instagram, 24h, v.v.
2.1.1. Sự hiểu biết khách hàng trong chuyển đổi số
2.1.1.1. Thông tin khách hàng
Để tiếp tục quản trị và phát triển mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp cần
có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng hay cần có thông tin, hồ sơ khách hàng chính xác
và chi tiết. Điển hình, đó là thông tin về sở thích của khách hàng, khách hàng thích tính
năng gì của sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm nhân khẩu học, hoặc phong cách mua sắm sản
phẩm/dịch vụ của khách hàng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các loại thông tin và dịch vụ cung cấp trong giai đoạn
duy trì. Đối với khách hàng để cung cấp thông tin này một doanh nghiệp sẽ phải cung
cấp một sự khuyến khích, dựng niềm tin và chứng minh độ tin cậy. Sự hiểu biết khách
hàng cũng rất cần thiết để lựa chọn - để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, những
người dễ dàng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cung cấp ưu đãi thích hợp. Cũng
cần lưu ý các dữ liệu thông tin của khách hàng cần được bảo vệ và phải tuân thủ các quy
định của pháp lý cũng như chính sách bảo mật nội bộ của doanh nghiệp.
Các thông tin về một khách hàng có thể được dùng để phân khúc khách hàng. Hồ
sơ khách hàng là điều kiện cơ bản để xây dựng quan hệ khách hàng và sẽ quyết định
thông tin và dịch vụ doanh nghiệp cũng cấp trong giai đoạn duy trì.
Hồ sơ khách hàng bao gồm thông tin cá nhân (tên, địa chỉ, điện thoại, email…),
các sản phẩm quan tâm, nhân khẩu học, các yếu tố quyết định việc mua hàng của từng
khách hàng. Hồ sơ khách hàng cũng là căn cứ xác định khách hàng tiềm năng, và các
chính sách ưu đãi thích hợp.
Thông qua sự hiểu biết khách hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cân thông tin và phân
tích hành vi của khách hàng, từ đó doanh nghiệp có thể trả lời được các câu hỏi: khách
hàng xem sản phẩm/dịch vụ gì? Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ gì? Sản phẩm/dịch
vụ gì khách hàng xem nhưng không mua? Sản phẩm/dịch vụ nào được mua cùng với
nhau? Sản phẩm/dịch vụ nào ít được xem và ít được mua sắm? Sản phẩm/dịch vụ có
38
được mô tả chi tiết không? v.v. Thông qua các câu trả lời, doanh nghiệp có thể tìm kiếm
cách thức marketing và mang sản phẩm/dịch vụ tiếp cận gần hơn đến khách hàng.
2.1.1.2. Nguồn thông tin khách hàng
Thông tin khách hàng được tập hợp từ các nguồn bên ngoài như các tổ chức khác,
dữ liệu của các báo cáo nghiên cứu thị trường, dữ liệu phân tích (như Google.com) và
các nguồn bên trong từ các dữ liệu khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Đồng thời,
doanh nghiệp có sự hiểu biết của khách hàng dựa trên thông tin và dữ liệu dựa trên các
nguồn rõ ràng, trực tiếp (như các khảo sát và điều tra) hoặc nguồn ẩn, gián tiếp (như dữ
liệu kinh doanh, dữ liệu phân tích).
Doanh nghiệp có thể tiếp cận tới khách hàng tại các khu vực địa lý khác nhau thông
qua Internet, Google, Facebook, và các nền tảng quảng cáo trực tuyến. Đây là điều mà
các cách thức truyền thống không làm được. Doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu và
thông tin khách hàng thông qua các phương pháp khác nhau như phỏng vấn nhóm khách
hàng (qua mạng Internet như các forum, chat room hoặc netmeeting), phỏng vấn chuyên
gia, và điều tra bảng câu hỏi. Ví dụ, phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi qua mạng
là hình thức nghiên cứu thị trường và có hiểu biết về khách hàng nhờ thông tin định
lượng của khách hàng. Doanh nghiệp có thể gửi bảng hỏi qua mạng tiết kiệm thời gian,
nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thông tin trả lời chính xác hơn do người được phỏng vấn
tự trả lời trực tiếp bằng cách điền vào bảng câu hỏi trên các website, quy mô điều tra
rộng do đối tượng phỏng vấn là người sử dụng mạng Internet.
Thông tin và dữ liệu của khách hàng được tập hợp trong dài hạn để hiểu được nhu
cầu và hành vi tiêu dùng, mua sắm sản phẩm/dịch vụ.
2.1.1.3. Sự hiểu biết về khách hàng và chuyển đổi số
Doanh nghiệp cần thông qua công nghệ số, quá trình, sự thực thi và văn hóa như
thế nào cùng với sử dụng hiểu biết về khách hàng. Doanh nghiệp sử dụng mạng Internet,
website, và công nghệ số để truyền tải thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả để
tác động đến nhu cầu của khách hàng. Tiếp theo, khi khách hàng xuất hiện nhu cầu và
cần tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, chính các công nghệ số sẽ mang thông tin
sản phẩm/dịch vụ cần thiết và nhanh chóng cho khách hàng. Do đó, khách hàng có thể
tiếp cận nhiều nguồn thông tin để tham khảo, đánh giá xem lựa chọn sản phẩm/dịch vụ
phù hợp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Để sử dụng hiệu quả sự hiểu biết về khách hàng, doanh nghiệp cần thay đổi một
phần hay toàn bộ hoạt động hay lĩnh vực của họ? Ví dụ, trong lĩnh vực ngân hàng, nhà
cung cấp dịch vụ như ngân hàng có thể thay thế hoặc chuyển đổi cung cấp dịch vụ tài
chính ngân hàng trực tuyến như ngân hàng điện tử (e-banking) hoặc ngân hàng di động
(m-banking) để đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến và gia tăng trải nghiệp của khách
hàng.

39
Rủi ro của doanh nghiệp trong chuyển đổi số là họ có thực sự hiểu biết chuẩn và chi tiết
về nhu cầu của KH; từ đó, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và mang đến những gì cần thiết mà
khách hàng cần. Điển hình, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hiểu được nhu cầu giải
trí và tiêu dùng sản phẩm số hóa trong khi chính phủ thông qua chính sách giãn cách xã
hội, Netflix – một nền tảng cung cấp dịch vụ phát trực tuyến cho phép người dùng có
thể xem trực tiếp các chương trình truyền hình và phim ảnh, đồng thời tải chúng về các
thiết bị của mình để xem mà không bị gián đoạn bởi các quảng cáo. Do đó, Netflix đã
xác định đúng nhu cầu giải trí trực tuyến của khách hàng và thu hút 213,56 triệu thuê
bao trong quý 3 năm 2021 và tăng 220,57 triệu thuê bao vào tháng 7 năm 2022; đồng
thời Netflix đạt doanh thu 7,9 tỷ đô la Mỹ trong quý 3 năm 2022 (Forbes, 2022).
2.1.2. Giá trị khách hàng trong chuyển đổi số
Giá trị cho khách hàng hay mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là cách thức để
sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và
mang lại các trải nghiệm mới cho khách hàng. Để phát triển và/hoặc phân tích giá trị
cho khách hàng, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khách hàng lựa chọn
doanh nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì chọn một doanh nghiệp khác? Những điều
gì doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng trong khi các doanh nghiệp khác không
có hoặc không thể cung cấp?
Doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt mà họ có thể cung cấp cho
khách hàng hoặc người tiêu dùng một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp thực hiện việc
này thông qua cá nhân hóa, cá biệt hóa, tùy biến, cung cấp các tính năng nâng cao, cải
thiện hoạt động hậu cần, thiết kế mới mô hình doanh thu, sáng tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ mới. Hệ sinh thái này cũng bao gồm các thực thể bên ngoài mà doanh nghiệp
đang tích hợp vào giải pháp của mình để tạo ra giá trị bổ sung (Phạm Thị Thanh Hồng
& Phạm Minh Hoàng, 2019).
Ví dụ: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là việc chuyển đổi từ các kênh bán hàng
truyền thống sang bán hàng đa kênh, doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào hoạt động
chăm sóc khách hàng để tạo ra các giá trị mới thông qua sử dụng các kênh bán hàng
hiện đại như Shopee, Tiki, Lazada v.v. và các sàn thương mại điện tử như Ebay, Alibaba.
Mặt khác, các ứng dụng trên điện thoại di động phục vụ mục đích giao hàng và vận
chuyển sản phẩm như Grab Express, Ahamove, Lalamove đáp úng đúng nhu cầu vận
chuyển mà các đơn vị kinh doanh đang tìm kiếm.
Giá trị cho khách hàng trong thương mại điện tử từ góc độ của khách hàng bao
gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
cấp, giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá, sự thuận tiện trong giao dịch thông
qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm. Ví dụ điển hình là Amazon.com. Giá trị cho
khách hàng chủ yếu của Amazon.com là mang tới cho khách hàng cơ hội chọn lựa chưa
từng có và sự thuận tiện trong giao dịch. Trước khi Amazon được thành lập, hầu hết

40
khách hàng đều phải tự mình tới các cửa hàng bán lẻ sách tìm và đặt mua. Nếu cuốn
sách muốn mua chưa bày bán tại cửa hàng, khách hàng thường phải chờ đợi từ vài ngày
tới vài tuần và sau đó họ phải trở lại cửa hàng để nhận nó. Giờ đây, với những gì mà
Amazon cung cấp, người mua sách hoàn toàn có thể từ nhà hoặc từ công sở truy cập các
cửa hàng bán sách ảo bất cứ giờ nào, tìm kiếm và lựa chọn những cuốn sách mình muốn.
Với những cuốn sách chưa in, khách hàng sẽ nhận được thông báo ngay sau khi nó có
mặt tại cửa hàng. Những công việc sau đó sẽ do Amazon hoàn tất.
2.2. HỆ SINH THÁI NGUỒN NHÂN LỰC
Các doanh nghiệp đã nhận thức tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số. Tuy
nhiên, họ vẫn bị hạn chế vì việc thiếu tầm nhìn, chiến lược, và văn hóa để hỗ trợ cho
chuyển đổi số (Phạm Thị Thanh Hồng & Phạm Minh Hoàng, 2019). Nguồn nhân lực có
trình độ là trung tâm của đổi mới công nghệ. Để thực hiện chuyển đổi số thành công,
việc tạo lập một hệ sinh thái nhân lực cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Trong bối
cảnh chuyển đổi số, nguồn nhân lực sẽ trở thành nguồn nhân lực số.
2.2.1. Khái niệm nhân lực số
Nhân lực số là lực lượng lao động kỹ thuật chuyên nghiệp, trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, an toàn thông tin (Viện Hàn
Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2022). Nhân lực số là nguồn nhân lực trong
nền kinh tế số, là lực lượng chủ yếu để triển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số, quyết
định sự tồn tại của nền kinh tế số. Dưới góc độ của doanh nghiệp, nhân lực số được xác
định là một trong những yếu tố quan trọng, mang tính quyết định tới thành công của
chuyển đổi số, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, có năng lực làm chủ các thiết bị
công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.
Hệ sinh thái nhân lực được xác định bao gồm các kỹ năng, tư duy, hành vi, các
mối quan hệ, cơ sở phát triển nghề nghiệp cho nhà quản lý và nhân viên trong một doanh
nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi số (Phạm Thị Thanh Hồng & Phạm Minh Hoàng,
2019).
2.2.1.2. Nguồn nhân lực và sự tác động của chuyển đổi số
Dưới góc độ vi mô, theo lý thuyết quản trị, hạ tầng của một doanh nghiệp bao gồm
4 yếu tố quan trọng: con người, quy trình, cơ cấu tổ chức và công nghệ. Khi một trong
4 yếu tố này thay đổi, các yếu tố khác sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi tạo ra một trạng thái
cân bằng mới cho doanh nghiệp. Trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
nhân lực số - một trong 4 thành phần quan trọng sẽ thay đổi rất nhiều, tập trung vào một
số thay đổi cốt lõi sau (Phạm Thị Kiên, 2022):
Thứ nhất là quản trị nguồn nhân lực dựa vào công nghệ và hiệu quả. Mô hình và
quy trình kinh doanh đang dần thay đổi. Công nghệ đã giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên
tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Tự

41
động hóa triển khai ngày càng nhiều trong quy trình kinh doanh cũng làm thay đổi tương
tác và quy trình trong doanh nghiệp. Các chuyên viên nhân sự tích hợp các chức năng
nhân sự nhanh hơn, trực tiếp hành động cùng với các chức năng trong vận hành. Các
hoạt động nhân sự cần hướng tới khách hàng - nhân viên trong doanh nghiệp cũng như
khách hàng bên ngoài của doanh nghiệp. Các chuyên viên nhân sự cũng cần chủ động
hơn trong triển khai công tác chuyên môn thay vì chờ đợi đáp ứng với các thách thức
bên ngoài. Mô hình làm việc kết nối nhau bằng công nghệ thông tin đã làm mờ ranh giới
giữa văn phòng vật lý và nơi thực sự diễn ra công việc. Công nghệ thông tin đã giúp cho
các nhân viên giao tiếp và cộng tác, mà không bị cản trở bởi khoảng cách không gian và
thời gian. Việc chia sẻ kiến thức trong toàn tổ chức để nâng cao hiệu quả kinh doanh
cũng dễ dàng hơn.
Nguồn nhân lực số tập trung nhiều hơn vào các nhóm việc chuyên môn có giá trị
gia tăng cao. Các doanh nghiệp đang diễn ra quá trình thay thế công việc, tinh giảm nhân
lực bằng cách sử dụng công nghệ số, tích hợp các công nghệ (từ thư điện tử - email, tin
nhắn tức thời và các công cụ truyền thông xã hội của doanh nghiệp đến các ứng dụng
nhân sự và công cụ họp ảo). Vì thế, việc quản lý nguồn nhân lực phải trên cơ sở công
nghệ số.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của doanh nghiệp có xu hướng mở và chia sẻ hơn. Mối
quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động sẽ thay đổi từ ràng buộc về pháp lý - hợp
đồng chuyển sang ràng buộc trên cam kết thực hiện công việc và nguyên tắc chia sẻ
công việc, chia sẻ lợi nhuận. Lý do là bởi công nghệ cho phép đo lường, tính toán và
xác định cụ thể phần đóng góp giữa doanh nghiệp và người lao động theo thời gian thực.
Thứ hai là lượng hóa công tác nhân sự và xu hướng xây dựng các dữ liệu lớn. Từ
trước tới nay, những vấn đề trong nhân sự rất khó lượng hóa thông qua dữ liệu như gắn
kết nhân viên, khả năng phát triển, mức độ hài lòng trong công việc. Hiện nay, thông
qua dữ liệu lớn và các công nghệ số, doanh nghiệp có thể số hóa những vấn đề nói trên.
Thứ ba là thời kỳ ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Song hành với dữ liệu lớn chính là trí
thông minh nhân tạo trong quản trị nguồn nhân lực số. Trí thông minh nhân tạo kết hợp
với dữ liệu lớn sẽ thay thế công tác nhân sự, như tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, phát
triển và gắn kết nhân viên. Trí tuệ nhân tạo giúp các chuyên gia nhân sự tập trung vào
công việc với giá trị gia tăng lớn hơn. Trong một nhóm nhân sự được trang bị kỹ thuật
số, các nhà quản trị có thể quản lý việc tải lên và tải xuống các gói dữ liệu phức tạp đi
kèm với đánh giá nhân tài và quyết định khen thưởng trong một quy trình hoàn toàn tự
động. Trí tuệ nhân tạo cũng có thể giám sát việc sàng lọc các ứng viên thực tập và tốt
nghiệp thông qua các bài kiểm tra số, logic và văn hóa trực tuyến một cách nhất quán
và hiệu quả.
Theo kết quả của nhóm nghiên cứu và tham khảo của tổ chức Lao động quốc tế
(ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 chỉ tăng 5,4% (so với năm 2019 là

42
6,2%). Năng suất lao động Việt Nam vẫn thấp hơn 26 lần của Singapore, 7 lần so với
Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philipines, và 3 lần so với Thái Lan
(Trần Quảng Sơn, 2021). Điều này có nghĩa rằng khi áp dụng các công nghệ số (như trí
tuệ nhân tạo, tự động hóa, v.v), nguồn nhân lực của Việt Nam có thể bị thay thế sẽ lớn
hơn so với các quốc gia khác. Việc thay thế này không chỉ diễn ra trong khối khu vực
tư nhân mà còn xảy ra ở khu vực công (Trần Quảng Sơn, 2021). Việc chuyển đổi từ môi
trường thực, nhân lực làm việc trong phòng ốc, giấy tờ, bút viết sang môi trường ảo,
nhân lực sẽ làm việc trong không gian số với thư điện tử email, mạng xã hội, họp trực
tuyến, và các phương tiện điện tử.
Đồng thời, nhân lực sẽ chuyển từ tương tác số lượng thông tin dữ liệu ít (giới hạn
bởi số lượng văn bản và giấy tờ lưu trữ) sang tương tác trong hệ thống trực tuyến (như
mạng xã hội và làm việc trực tuyến) và hệ thống điện toán đám mây dữ liệu lớn có tính
liên kết cao đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh với tính chính xác cao hơn. Do đó, điều này đòi
hỏi nguồn nhân lực cần trang bị đầy đủ và nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, năng
lực để đáp ứng với yêu cầu mới của bối cảnh chuyển đổi số.
Tự động hóa thay thế nhiều việc làm của nhân lực: Đến đầu năm 2045, dự báo sẽ
có tới 38,1% việc làm hiện tại tại Việt Nam có thể bị chuyển đổi hay thay tế bởi quá
trình tự động hóa. Đồng thời, theo một đánh giá lạc quan hơn thì khoảng 15% trên tổng
số việc làm tại Việt Nam sẽ được tự động hóa vào năm 2033 (Cameron A & cộng sự,
2019).

Hình 2.2. Tác động của công nghệ số lên thị trường lao động của các ngành ở Việt Nam
năm 2030-2045
(Nguồn: Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045)

Hộp 1: Sự ảnh hưởng của ChatGPT đến công việc và nguồn nhân lực
Công cụ ChatGPT của công ty OpenAI (Mỹ) được phát hành vào tháng 11 năm 2022 đã thu hút hàng
triệu người dùng. Chỉ cần nhận được vài dòng lệnh từ người dùng, ChatGPT nhanh chóng tự động
43
viết thư xin việc, bài luận, sách cho trẻ em, làm thơ và lập trình v.v. Trang tin Business Insider tổng
hợp ý kiến của giới chuyên gia để đưa ra danh sách 10 công việc có nguy cơ bị công nghệ trí tuệ nhân
tạo (AI) thay thế cao nhất.
1. Việc làm ngành IT (viết mã, lập trình viên, kỹ sư phần mềm, phân tích dữ liệu)
“Trên thực tế, các công nghệ tiên tiến như ChatGPT có thể tạo mã, lập trình nhanh hơn con người và
xử lý các con số với độ chính xác tương đối”, bà Anu Madgavkar, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu
về kinh tế và doanh nghiệp McKinsey Global Institute (Mỹ), đánh giá. Điều này đồng nghĩa các công
ty công nghệ có thể cắt giảm một vài người trong một nhóm lập trình.
Các công ty công nghệ như OpenAI (công ty tạo ra ChatGPT) cân nhắc việc thay thế các kỹ sư phần
mềm bằng AI. Đài CNBC (Mỹ) ngày 1.2 dẫn lại tài liệu nội bộ của Google cho thấy, về mặt lý thuyết,
công ty này có thể thuê ChatGPT làm lập trình viên cấp Entry Level (những người mới tốt nghiệp
ĐH hoặc chưa yêu cầu kinh nghiệm).
2. Truyền thông (quảng cáo, sáng tạo nội dung, báo chí)
Các công cụ AI như ChatGPT có thể làm ảnh hưởng đến những công việc truyền thông vì có thể đọc,
viết và hiểu tốt dữ liệu. Bên cạnh đó, “phân tích và diễn giải một lượng lớn dữ liệu là kỹ năng của AI
được phát triển mạnh mẽ”, bà Anu Madgavkar cho biết.
Trong tờ The NewYork Times, nhà kinh tế học Paul Krugman của Đại học City University of New
York (thành phố New York, Mỹ) lưu ý ChatGPT thực hiện các nhiệm vụ như viết và lập báo cáo hiệu
quả hơn con người. Trong một trường hợp cụ thể, trang tin công nghệ CNET đã dùng công cụ AI
tương tự như ChatGPT để viết hàng chục bài báo nhưng vẫn cần có biên tập viên chỉnh sửa và phê
duyệt. Còn trang BuzzFeed thông báo sẽ sử dụng ChatGPT để tạo ra các dạng nội dung mới. Tuy
nhiên, bà Anu Madgavkar cho rằng phần lớn công việc của người sáng tạo nội dung (content creator)
không thể tự động hóa được.
3. Công việc ngành luật (trợ lý luật sư, trợ lý pháp lý)
Những người làm các công việc ngành luật thường phải tổng hợp một lượng lớn thông tin, dữ liệu để
làm báo cáo. Những đầu việc tổng hợp này có thể được tự động hóa một phần bằng AI. Tuy nhiên,
chúng ta vẫn cần có con người chịu trách nhiệm đưa ra mệnh lệnh và hiểu rõ yêu cầu của khách hàng,
không thể phụ thuộc hoàn toàn vào AI.
4. Nghiên cứu và phát triển thị trường
Các chuyên viên nghiên cứu thị trường chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu, xác định xu hướng, giúp
doanh nghiệp đưa ra chiến dịch marketing (tiếp thị) hiệu quả. “Đây là công việc mà AI có thể xử lý”,
ông Mark Muro, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ), nói. Mark Muro nhận xét AI rất
giỏi về phân tích dữ liệu và dự đoán kết quả. Do đó, các chuyên viên nghiên cứu thị trường cũng có
nguy cơ bị thay thể hoặc tinh giảm nhân sự.
5. Giáo viên
Các giáo viên lo ngại học sinh sử dụng ChatGPT để gian lận. Tuy nhiên, chuyên gia Pengcheng Shi
tại Học viện Công nghệ Rochester (Mỹ) cho rằng giáo viên nên suy nghĩ về nguy cơ họ bị thay thế
bằng AI. “ChatGPT có thể dễ dàng dạy học. Dù ChatGPT có lỗi và thiếu chính xác về mặt kiến thức,
nhưng điều này có thể dễ dàng cải thiện. Về cơ bản, chúng ta chỉ cần đào tạo ChatGPT”, ông
Pengcheng Shi nói với tờ New York Post.
6. Công việc ngành tài chính (phân tích tài chính, cố vấn tài chính cá nhân)
Mark Muro cho rằng các chuyên viên phân tích tài chính, cố vấn tài chính cá nhân và các công việc
khác trong lĩnh vực tài chính đòi hỏi phải thao tác một lượng lớn dữ liệu. Các nhà phân tích này có
thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng giờ đây AI nhanh chóng làm thay một phần công việc của họ.
“Chẳng hạn, AI có thể xác định các xu hướng trên thị trường, làm nổi bật các khoản đầu tư sinh lãi
hay lỗ”.
7. Thiết kế đồ họa

44
Trong một bài viết trên tạp chí Harvard Business Review tháng 12 năm 2022, ba giáo sư lưu ý DALL-
E có thể tạo ra hình ảnh trong vài giây và cho rằng công cụ AI này sẽ tác động đến việc tuyển dụng
nhân sự ngành thiết kế đồ họa. Họ cho rằng “những tiến bộ gần đây trong AI chắc chắn sẽ mở ra thời
kỳ khó khăn về kinh tế đối với một số người có công việc chịu ảnh hưởng trực tiếp và những người
cảm thấy khó thích nghi với công nghệ mới”.
8. Kế toán
Kế toán thường được xem là nghề ổn định nhưng thời nay đã khác khi có AI. Trả lời phỏng vấn đài
Radio 640 Toronto, chuyên gia Brett Caraway của Đại học Toronto (Canada) cho biết “Công nghệ
AI chưa thể khiến mọi người mất việc nhưng một số người sẽ mất việc. Riêng lao động trí óc như
luật sư, kế toán có thể bị đe dọa nhiều nhất”.
9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một nghiên cứu năm 2022 của công ty nghiên cứu công nghệ Gartner (Mỹ) dự đoán đến năm 2027,
các chatbot sẽ mở kênh chăm sóc khách hàng chính cho khoảng 25% công ty và tổ chức ở Mỹ. Chatbot
là một ứng dụng phần mềm dùng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến bằng văn bản hoặc
văn bản chuyển thành giọng nói, thay vì cung cấp các thảo luận trực tiếp với người dùng có thật. Mới
đây, các nhân viên của Amazon đã trải nghiệm ChatGPT đánh giá công cụ AI này trả lời câu hỏi hỗ
trợ khách hàng “rất tốt”, tạo tài liệu đào tạo “tuyệt vời” và “rất mạnh” trong việc trả lời câu hỏi về
chiến lược phát triển công ty.
10. Giao dịch viên
AI có thể tích hợp thông tin, phân tích, và quyết định mua bán cổ phiếu thay cho giao dịch viên mua
bán chứng khoán. Vì thế, các giao dịch viên có thể bị thay thế bởi ứng dụng AI và ChatGPT.
(Nguồn: https://thanhnien.vn/chatgpt-se-de-doa-nhung-nganh-nghe-gi-185230203143553286.htm)

2.2.2. Đội ngũ nhà quản trị và lãnh đạo số


2.2.2.1. Đội ngũ quản trị trong chuyển đổi số
Trong chuyển đổi số, đội ngũ quản trị mạnh góp phần tạo sự tin tưởng chắc chắn
đối với các nhà đầu tư bên ngoài, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến thị
trường và có kinh nghiệm trong việc thực thi các kế hoạch chuyển đổi số trong kinh
doanh. Đội ngũ quản trị góp phần xây dựng chiến lược, thay đổi mô hình kinh doanh,
đầu tư hạ tầng mới, phát riển chương trình và cơ chế ứng dụng hiệu quả, các chương
trình đào tạo và sự hỗ trợ thường xuyên, bền vững.
Trong kinh doanh, việc đầu tư thường được bắt đầu từ những người có đầu óc kinh
doanh, biết nhìn xa trông rộng. Đội ngũ quản trị cần có sự lãnh đạo quyết đoán, chuyên
nghiệp sẽ đảm bảo chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, nếu chỉ mình họ sẽ khó có thể
biến các ý tưởng của mình trở nên khả thi. Để có một doanh nghiệp tăng trưởng, phát
triển nhanh chóng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyển đổi số, cần phải có đủ các
nguồn lực và có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nói cách khác, mọi doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp mới, cần có một hệ thống tổ chức đảm bảo thực thi có hiệu quả
các kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp chuyển đổi số,
đã thất bại trong việc thực hiện các chiến lược chuyển đổi số trong kinh doanh bởi họ
thiếu những nhân tố cần thiết, quyết định sự thành công như thiếu cấu trúc tổ chức hoặc
45
thiếu sự hỗ trợ của các giá trị văn hoá đối với các mô hình kinh doanh mới của doanh
nghiệp. Do đó, nhà quản trị cần hiểu rõ các bộ phận trong doanh nghiệp, cần thay đổi và
dành nguồn lực đầu tư phù hợp và xứng đáng.
Hộp 2: Nguồn nhân lực của Hoa Kỳ trong quá trình chuyển đổi số
Tại Hoa Kỳ, sự phát triển của kỷ nguyên số bắt đầu từ những năm 1960, khi các sản
phẩm công nghệ thông tin trở nên tân tiến, với khả năng xử lý được khối lượng dữ liệu lớn
hơn và nhanh hơn, kích cỡ nhỏ hơn. Sự ra đời của Định luật Moore (Moore’s Law) của
Gordon Moore - nhà đồng sáng lập Tập đoàn Intel, cùng với những phát minh đột phá về
băng thông và kho lưu trữ dữ liệu đã đặt nền móng quan trọng cho ngành Công nghệ thông
tin nói riêng và chuyển đổi số tại Hoa Kỳ nói chung.
Theo nghiên cứu của Strategy - công ty tư vấn chiến lược thuộc Tập đoàn PWC (2013),
tính đến năm 2011, chuyển đổi số đã đóng góp 193 tỷ Đô la Mỹ vào việc thúc đẩy tăng trưởng
nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo ra 6 triệu việc làm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi số vẫn chưa thật sự được lan tỏa một cách đồng đều do sự khác biệt về mặt cấu
trúc giữa các nền kinh tế trên thế giới. Điều này không hẳn là một điểm hạn chế của chuyển
đổi số. Chuyển đổi số đã đem lại lợi ích lớn trong tăng trưởng kinh tế đối với các nước phát
triển như Hoa Kỳ, nhưng mặt khác lại làm ảnh hưởng đến tỉ lệ việc làm của chính các quốc
gia này. Trong khi đó, đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc hưởng lợi từ số hóa có
thể chưa được rõ rệt ở góc độ vĩ mô, nhưng đã đem lại lợi ích về số lượng việc làm cho các
quốc gia này.
Xu thế mới này đã tạo ra sự liên kết giữa các ngành nghề không giới hạn về thời gian,
khoảng cách địa lý. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi các quốc gia, tổ chức cũng như các cá
nhân phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu, nhằm thích ứng với xu thế để giữ vững vị trí
cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm chuyển giao, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc nâng
cao chất lượng nhân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường tính sáng tạo v.v. Đặc biệt, tại
các nước phát triển, nhu cầu nhân sự chất lượng cao luôn là một trong những yếu tố cạnh
tranh của mọi tổ chức. Như vậy, trong quá trình chuyển giao sang nền kinh tế số, Hoa Kỳ
cũng đã lâm vào tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của sự dịch
chuyển mới.
Việc số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của một tổ chức hay một
quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho đa số các bên liên quan, tăng hiệu quả công việc và tiết
kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến
tỉ lệ việc làm của một số ngành nghề truyền thống. Vào năm 1970, khi quá trình số hóa mới
chớm nở tại Hoa Kỳ, tỉ lệ việc làm của ngành Nông nghiệp chỉ còn chiếm 5%, giảm 55% so
với năm 1950. Tiếp đó đến ngành công nghiệp, tỉ lệ việc làm giảm từ 26% (năm 1960) xuống
còn có 5% (tính đến thời điểm tháng 12/2017).
Đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, tính đến năm 2017, số hóa đã tạo ra 15,8 triệu việc làm
mới (những việc làm chưa tồn tại vào những năm 1980) và 90% những việc làm mới này đều
liên quan đến các công việc sử dụng máy tính cá nhân (không tính ngành Công nghệ thông
tin và Truyền thông). Nếu năm 2002, số lượng việc làm cho những vị trí việc làm có tính
chất số hóa: thấp, trung bình, cao lần lượt là 69 triệu (56%), 49 triệu (40%), 6 triệu (5%), thì

46
tính đến năm 2016, các con số này đã có sự thay đổi rõ rệt, lần lượt là 41 triệu (30%), 66 triệu
(48%), 32 triệu (23%).
Chuyển đổi số đã diễn ra rất nhanh chóng tại Hoa Kỳ, nhưng vẫn chưa được lan tỏa
một cách đồng đều trên các ngành nghề và vị trí việc làm, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD). Theo nghiên cứu của Học viện Brookings (Brookings Metropolitan Policy
Program at Brookings, 2017), tiến hành đánh giá và khảo sát với 13 vị trí việc làm khác nhau
với thang điểm từ 1 đến 100, sử dụng số liệu của Bộ Lao động Hoa Kỳ để tính vị trí việc làm
có điểm số hóa cao. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, 2 vị trí việc làm có điểm số hóa
cao nhưng tăng rất ít gồm: (1) vị trí hành chính, văn phòng: 53 điểm vào năm 2002, tăng 2
điểm vào năm 2016) và thậm chí giảm; (2) vị trí phát triển phần mềm: 97 điểm vào năm 2002,
giảm 3 điểm vào năm 2016. Một số công việc có số điểm thấp nhưng lại tăng một cách đáng
kể như: vị trí phụ trách thi công (tăng 43 điểm), vị trí sản xuất công cụ và khuôn (tăng 48
điểm). Những nghề còn lại tăng trong khoảng từ 15 đến 25 điểm. Kết quả này cho thấy, dù
là công việc nào, xuất phát điểm thấp hay cao đều đã có những bước đi nhất định để thích
ứng với xu thế mới, yêu cầu đối với nguồn nhân lực có năng lực và hiểu biết đáp ứng được
quá trình số hóa sẽ ngày càng tăng.
Số hóa là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của một tổ chức nói riêng và nền
kinh tế Hoa Kỳ nói chung. Cũng theo Học viện Brookings (2017), thu nhập bình quân/năm
của các công việc có tính chất số hóa cao cao gấp 1,5 lần so với công việc ở mức độ trung
bình và gấp 2,4 lần so với các công việc ở mức độ thấp. Điều này cho thấy, mức độ quan
trọng của nhân lực có năng lực đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ngày càng cao. Các nhà tuyển dụng sẵn sàng chi trả mức lương cao tương
ứng với mức độ số hóa của vị trí việc làm.
Ngoài ra, theo McKinsey (2017) quá trình chuyển đổi số cũng đã có sự ảnh hưởng nhất
định đối với những ngành khác như du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng,… vì với năng suất công
việc đã được cải thiện nhờ số hóa, người lao động đã có thể rút ngắn được thời gian làm việc.
Trong khi đó, thu nhập của họ ngày càng tăng, nên nhu cầu chi tiêu và nghỉ dưỡng ngày càng
cao. Như vậy, chuyển đổi số không chỉ tăng hiệu quả trực tiếp đến công việc mà còn có tính
lan tỏa tích cực và toàn diện đến những ngành nghề khác. Dù quá trình chuyển đổi số đã ảnh
hưởng đáng kể đến tỉ lệ việc làm của các ngành nghề truyền thống của Hoa Kỳ trong một
giai đoạn dài. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và đa dạng.
(Nguồn: Lê Phương Thảo, Trần Hồng Lĩnh (2021), Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số: Bài
học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ. Tạp chí Công Thương, Số 18, tháng 7/2021)

2.2.2.2. Lãnh đạo số


a. Khái niệm lãnh đạo số
Lãnh đạo số là một thuật ngữ mới trong thời đại chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Lãnh lạo là thành phần quan trọng của hệ sinh thái nhân lực và ảnh hưởng to lớn đến
hiệu quả chuyển đổi số. Do đó, các cấp lãnh đạo có các năng lực số sẽ giúp dẫn dắt tổ
chức thực hiện, triển khai quá trình chuyển đổi với nhiều công nghệ đan xen (Vial,
2019).

47
Theo mô hình hệ sinh thái chuyển đổi số và tăng trưởng số, hệ sinh thái nhân lực
cần đáp ứng các yêu cầu liên quan đến các kỹ năng, tư duy, hành động, mối quan hệ, cơ
sở phát triển nghề nghiệp cho nhà quản trị và đội ngũ nhân viên phục vụ cho quá trình
chuyển đổi số (Phạm Thị Thanh Hồng & Phạm Minh Hoàng, 2019). Vì thế, việc số hóa
các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết để đạt được của chuyển đổi
số, các nhà quản trị (hay lãnh đạo) trở thành đối tượng của chuyển đổi số. Do đó, trong
quá trình chuyển đổi số các cấp lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp mang cả hai vai trò:
vừa là tác nhân của chuyển đổi số, vừa là đối tượng của chuyển đổi số (Phạm Minh
Hoàng, 2020). Vì vậy, khác với các thay đổi thông thường mà lãnh đạo chỉ có một vai
trò là tác nhân cho chuyển đổi; trong chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo đã trở nên quan
trọng hơn rất nhiều. Lãnh đạo số trong chuyển đổi số được xem xét là một trong số yếu
tố dẫn dắt quan trọng của tổ chức cho việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.
Lãnh đạo số (digital leadership) được khái niệm là người làm những điều đúng đắn
đem tới thành công chiến lược của số hóa doanh nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh của
nó (El Sawy & cộng sự, 2016). Lãnh đạo số là tư duy và năng lực của người lãnh đạo
trong thời kỳ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đây là nhân tố góp phần phát triển doanh
nghiệp. Lãnh đạo số là mô hình lãnh đạo mà các nhà quản trị cần đạt được để dẫn dắt
chuyển đổi số thành công (Phạm Minh Hoàng, 2020). Lãnh đạo số là người có suy nghĩ
khác biệt về chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, chức năng công nghệ thông
tin, nền tảng doanh nghiệp, tư duy, bộ kỹ năng và nơi làm việc.
b. Các tiêu chuẩn của lãnh đạo số
Lãnh đạo số cần có các tiêu chuẩn và phẩm chất cần thiết để thực hiện vai trò dẫn
dắt chuyển đổi số. Lãnh đạo số được xem là sự kết hợp của kiểu lãnh đạo chuyển hóa
và khả năng làm chủ các công nghệ số. Do đó, việc nhận diện và tăng cường các tiêu
chuẩn là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp lựa chọn đội ngũ quản trị điều hành và dẫn
dắt chuyển đổi. Trong khi nhiều kỹ năng lãnh đạo cốt lõi vấn được giữ nguyên, thì các
yêu cầu cụ thể của sự đột phá công nghệ số sẽ yêu cầu các tiêu chuẩn, kỹ năng mới của
nhà quản trị (Kane G. C. & cộng sự, 2018).
Điển hình, một số tiêu chuẩn cần thiết của lãnh đạo số (Phạm Minh Hoàng, 2020)
bao gồm:
+ (i) Sáng tạo;
+ (ii) Luôn hướng tới việc tạo ra sự khác biệt;
+ (iii) Có tầm nhìn toàn cầu khi dẫn dắt, thúc đẩy sự thay đổi và hợp tác
+ (iv) Luôn tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh với
nhiều biến động;
+ (v) Có kiến thức và năng lực chuyên sâu về công nghệ số.
c. Nhiệm vụ của lãnh đạo số
48
Lãnh đạo số sẽ đề cập đến bộ phận quan trọng dẫn dắt, chỉ đạo chuyển đổi số của
doanh nghiệp. Họ sẽ có các nhiệm vụ bao gồm (1) mang lại tầm nhìn và mục đích cho
tổ chức; (2) tạo điều kiện để thử nghiệm; (3) trao cho mọi người quyền suy nghĩ khác
biệt; (4) hỗ trợ mọi người cộng tác qua các ranh giới của tổ chức (Kane G. C. & cộng
sự, 2018).
Bên cạnh đó, Deloitte (2018) giới thiệu chi tiết hơn về nhiệm vụ của lãnh đạo số
bao gồm
+ (i) Nhận thức các cơ cơ hội của các công nghệ số mới nổi và các mô hình kinh
doanh trên nền kỹ thuật số (những gì có liên quan và những gì không liên quan);
+ (ii) Xây dựng và duy trì mối quan hệ bên ngoài với các nhà cung cấp, khởi
nghiệp, nhà phân tích và cơ sở nghiên cứu, và là một phần của các hệ sinh thái liên quan;
+ (iii) Hoạt động như một nhà lãnh đạo tư tưởng, chia sẻ định hướng về tương lai
kỹ thuật số cho doanh nghiệp;
+ (iv) Tư vấn về công nghệ số cho lãnh đạo cấp cao, xây dựng kỹ năng công nghệ
số cho doanh nghiệp từ trên xuống;
+ (v) Đảm bảo chiến lược kinh doanh tận dụng được toàn bộ tiềm năng của công
nghệ số, tức chiến lược kinh doanh là chiến lược công nghệ số;
+ (vi) Dẫn dắt sự phát triển của các khả năng công nghệ số để phát triển mạnh
trong thời đại công nghệ số, trong toàn bộ doanh nghiệp;
+ (vii) Tham gia thúc đẩy doanh nghiệp tiến tới một tổ chức hiểu biết sâu sắc, tận
dụng sức mạnh của dữ liệu;
+ (viii) Xây dựng đội ngũ tài năng công nghệ số trong tổ chức bằng cách phát triển
đội ngữ nhân viên hiện tại và thu hút tài năng bên ngoài;
+ (ix) Dẫn dắt quá trình xác định, dùng thử, và đánh giá và mở rộng hoặc loại bỏ
các công nghệ số mới, ứng dụng vào kinh doanh.
Lãnh đạo số xem xét tư duy, phong cách quản lý hiện tại có phù hợp để thúc đẩy
chuyển đổi số không?
Lãnh đạo số thể hiện việc lựa chọn và tuyển dụng nhân lực để thực thi các nỗ lực
chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Thực trạng nhân lực số Việt Nam
Việt Nam đã bỏ lỡ ba cuộc cách mạng công nghiệp vì các lý do chủ quan và khách
quan. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là thời cơ cho Việt Nam thực hiện các bứt
phá. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đánh giá là một trong số rào cản lớn theo Báo cáo
Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045. Cụ thể, rào cản
nguồn nhân lực thể hiện ở ba cấp độ, bao gồm cấp độ đại trà của xã hội, tức là người

49
tiêu dùng sử dụng các ứng dụng số, nhóm nhân lực làm công nghệ thông tin cho việc
sản xuất số, và nhóm tinh hoa để dẫn dắt đến quá trình số hóa. Người Việt Nam có đặc
điểm linh hoạt, dễ dàng thích nghi nhanh với công nghệ số và vì vậy phù hợp để làm
việc như “công nhân” trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong khi đó, Việt Nam lại
thiếu nhóm nhân lực có thể đảm nhận vai trò “tổng công trình sư” (hay còn gọi là nhóm
tinh hoa) để dẫn dắt quá trình chuyển đổi số. Báo cáo tương lai nền kinh tế số Việt Nam
– hướng tới năm 2030-2045, Việt Nam năm 2020 thiếu khoảng 500.000 nhà khoa học
về dữ liệu và khoảng một triệu nhân lực về công nghệ thông tin và truyền thông. Minh
chứng đó là phần lớn các sản phẩm số của Việt Nam gần đây đều là các nền tảng ứng
dụng cho các ngành khác nhau, chứ không phải sản phẩm hoàn toàn mới.
Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 240 trường đại học, trong đó gần 160 trường có
chuyên ngành đào tạo kỹ thuật: Công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, an toàn thông
tin. Hằng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành này vào khoảng hơn
53.000 (nếu tính cả đào tạo cao đẳng, trung cấp thì con số này vào khoảng hơn 65.000).
Với năng lực đào tạo này, trong những năm gần đây, Việt Nam đang đứng trước nguy
cơ thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật cao để thực hiện chuyển đổi số, trong khi đó, nhu
cầu tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng cao để thực hiện
chuyển đổi số. Trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỉ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao động của
nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỉ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia
như Hoa Kỳ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%).

Hình 2.3. Tỷ lệ tuyển sinh đại học đối với ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn
thông, an toàn thông tin tại Việt Nam
(Nguồn: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - https://vast.gov.vn/web/chuyen-doi-so/tin-
chi-tiet/-/chi-tiet/nhan-luc-so-43951-3802.html)

50
Hình 2.4. Tỷ lệ các trường cao đẳng, trung cấp nghề đào tạo các ngành công nghệ
thông tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin tại Việt Nam
(Nguồn: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - https://vast.gov.vn/web/chuyen-doi-so/tin-
chi-tiet/-/chi-tiet/nhan-luc-so-43951-3802.html)

Không chỉ là vấn đề số lượng, chúng ta cũng thiếu hụt nhân lực có kiến thức, kỹ
năng, làm chủ các công nghệ mới, công nghệ đặc trưng của chuyển đổi số như: Trí tuệ
nhân tạo, khoa học dữ liệu, tự động hóa hay blockchain. Các công nghệ số đang có tốc
độ phát triển nhanh, trong khi đó, chương trình đào tạo đang chưa theo kịp.
Theo chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng
2030 – Theo Quyết định số 411/QĐ-TTg, nhiệm vụ và giải pháp đột phá của nhân lực
số là triển khai đại học số, toàn trình trực tuyến, học liệu cá nhân hóa, hỗ trợ bởi trí tuệ
nhân tạo AI. Mô hình đại học số hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục đại
học, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, của giảng viên, sinh viên lên môi trường
số. Và vì chuyển đổi hoàn toàn lên môi trường số, mô hình hoạt động của một trường
đại học số trở nên linh hoạt và vượt qua nhiều giới hạn vật lý mà một ngôi trường truyền
thống gặp phải, dẫn tới dịch vụ giáo dục được tiếp cận dễ dàng hơn, đào tạo được nhiều hơn,
chi phí thấp hơn, với chất lượng tối thiểu tương đương. Một trường đại học hoạt động theo
mô hình đại học số cung cấp cả dịch vụ đào tạo trực tiếp lẫn trực tuyến một cách linh hoạt.
Để bổ sung thêm nguồn nhân lực số tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2030, việc chuyển đổi số giáo dục đại học là điều cấp thiết, cần triển khai ngay.
Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có lợi thế đặc thù là cả giảng viên và sinh viên đều được
trang bị sẵn kỹ năng số và trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc dạy học. Việc học tập,
thực hành, kiểm tra, sát hạch, thi cử hiện nay đa số đều có thể thực hiện trên môi trường
số với sự hỗ trợ của công nghệ. Do vậy, triển khai mô hình đào tạo đại học số đối với chuyên
ngành đào tạo kỹ thuật, công nghệ thông tin, an toàn thông tin có nhiều thuận lợi triển khai
trong thực tế.

51
Tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cũng đã xác định triển khai thí điểm
mô hình đại học số là một trong những trọng tâm của giai đoạn 2022 - 2025 để giải quyết
vấn đề nhân lực số. Việc đào tạo nhân lực số yêu cầu có tầm nhìn, định hướng lâu dài, liên
tục. Mục tiêu trong ngắn hạn, các khóa huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ chuyển đổi số là để
có ngay nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số tới tận cấp xã. Mục tiêu trong trung hạn,
triển khai thí điểm mô hình đại học số là bước chuẩn bị để đào tạo nguồn nhân lực số cho
05, 10 năm tới. Còn về mục tiêu dài hạn, cần triển khai ngay việc xây dựng và đưa chương
trình đào tạo STEM/STEAM vào các cấp học phổ thông một cách phù hợp để phát triển các
thế hệ công dân số mới một cách tự nhiên. Đào tạo nhân lực số, cũng như dạy học ngoại
ngữ, sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện ngay tại cấp học phổ thông. Mục tiêu tới 2025,
Việt Nam có tối thiểu 05 trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ thông
tin, điện tử, viễn thông, an toàn thông tin mạng hoạt động theo mô hình đại học số.
Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số
Để Việt Nam bắt kịp với công cuộc chuyển đổi số trên thế giới để tăng năng lực
cạnh tranh và để theo kịp sự phát triển của công nghệ toàn cầu, thì cần xác định một số
nhiệm vụ, giải pháp chiến lược cho phát triển nguồn nhân lực theo các định hướng sau:

Hình 2.5. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong chuyển đổi số
(Nguồn: Cục Chuyển đổi số quốc gia - https://aita.gov.vn/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-
chuyen-doi-so-tai-viet-nam)

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo các kỹ năng về công nghệ thông tin, công
nghệ số để bảo đảm phát triển xã hội số và liên kết số. Chú trọng công tác nghiên cứu
phát triển tại các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin để phát triển nguồn nhân lực có trình
độ cao.

52
Thứ hai, xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại công nghệ thông
tin. Cần có chính sách hỗ trợ và thiết kế các chương trình đào tạo cho các đối tượng khi
tham gia đào tạo lại, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn và kỹ năng cho người
lao động. Đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị các kiến thức kỹ năng công nghệ mới cho các
đối tượng sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo, sinh viên đã tốt nghiệp nhưng chưa
kiếm được việc làm và những người đang làm tại các doanh nghiệp, tổ chức để nhanh
chóng tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động đào tạo kỹ năng mềm và đào tạo ngoại ngữ đạt chuẩn
quốc tế cho nhân lực trong chuyển đổi số, bao gồm các hoạt động như: (1) Chuẩn bị lực
lượng dự bị và đào tạo hướng nghiệp cho nền kinh tế số và xã hội số, theo hình thức tổ
chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM, kỹ năng số, tiếng Anh, tăng cường đào
tạo hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng công nghệ tại các trường phổ thông; (2) Cần có chính
sách thu hút lao động công nghệ thông tin bằng các cơ chế đãi ngộ, ưu đãi thuế thu nhập
cá nhân. Thu hút chuyên gia công nghệ số là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên
gia nước ngoài. Trong báo cáo tóm tắt “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới
năm 2030 và 2045”, bốn kịch bản tương lai kinh tế của Việt Nam, bao gồm kịch bản
truyền thống, kịch bản xuất khẩu số, kịch bản tiêu dùng số, kịch bản chuyển đổi số. Tất
cả các kịch bản này đều đề cập đến giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng người lao động đáp
ứng được nhu cầu của thực tế, đáp ứng được các công việc trong bối cảnh chuyển đổi
số. Báo cáo này cũng chỉ ra kỹ năng số là yếu tố quan trọng, then chốt giúp nguồn nhân
lực có thể thích nghi và đáp ứng trước sự thay đổi, đổi mới của bối cảnh chuyển đổi số.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin. Hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng nghiên
cứu, giảng dạy, đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cần thiết lập các mạng lưới toàn cầu kết nối
với công nghệ thế giới bằng cách nhập khẩu công nghệ cao, mời các chuyên gia nước
ngoài đến giảng dạy, tiến hành các hoạt động liên doanh đào tạo và nghiên cứu, phát
triển…. Cần có chính sách thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các
trường đào tạo nổi tiếng của thế giới (khuyến khích tự túc du học, Nhà nước cung cấp
kinh phí để đào tạo lao động chuyên môn, kỹ thuật cao ở nước ngoài...) gắn với nhu cầu
của đất nước.
Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và chú trọng
phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu nhân lực ở các cấp bậc,
trình độ khác nhau theo mô hình từ cao đến thấp, nhằm đáp ứng với nhu cầu nhân lực
công nghệ thông tin từng thời kỳ.
Thứ sáu, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động giáo dục đào tạo công nghệ
thông tin. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số vào trong các hoạt động đào tạo, giảng
dạy và nghiên cứu công nghệ thông tin. Khẩn trương triển khai xây dựng, ban hành và
tổ chức triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số” tại một số trường đại học

53
phù hợp. Xây dựng, ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục
đại học.
2.3. HỆ SINH THÁI CÔNG NGHỆ
2.3.1. Khái niệm
Hệ sinh thái công nghệ là kiến trúc, giao diện công nghệ thông tin cũng như các
công nghệ kỹ thuật số, tạo nền tảng thúc đẩy hoặc hỗ trợ các cải tiến và đột phá cho các
hệ sinh thái khác (Phạm Thị Thanh Hồng & Phạm Minh Hoàng, 2019). Bên cạnh đó, hệ
sinh thái này còn được hiểu là các phương tiện kỹ thuật sử dụng để xử lý thông tin và
hỗ trợ liên lạc như phần cứng, mạng máy tính, công nghệ số và các công cụ kết nối khác
(Hanna, 2016). Hệ sinh thái này trong chuyển đổi số bao gồm các công nghệ số then
chốt cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,
công nghệ cảm biến, thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), công nghệ in 3D, và robot.
2.3.2. Công nghệ số
2.3.2.1. Khái niệm và lợi ích của công nghệ số
Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa. Công
nghệ tạo ra các thiết bị, phương pháp, hệ thống để khai tác các thực thể số hóa. Công
nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số thông qua
việc áp dụng các công nghệ mới và hiện đại như dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật
(IoT), điện toán đám mây (cloud computing) v.v nhằm thay đổi phương thức điều hành,
lãnh đạo, quy trình làm việc, và văn hóa doanh nghiệp (Dntech, 2022). Công nghệ số
được coi là sự kết hợp của công nghệ thông tin, điện toán, truyền thông, và kết nối.
Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại này để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và
tạo ra các giá trị mới. Chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa, và là hoạt động hoàn
thiện của số hóa.
Việc sử dụng công nghệ số sẽ thay đổi mô hình kinh doanh, mở ra các phương
thức đổi mới, sáng tạo của một lĩnh vực thay vì chỉ cải tiến, nâng cấp, và hỗ trợ cho mô
hình kinh doanh và phương pháp truyền thống. Do vậy, ứng dụng công nghệ số là việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả của hoạt động này.
Theo đó, công nghệ số sẽ ảnh hưởng chuyển đổi số của doanh nghiệp hay mang
lại các lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp. Cụ thể:
Xóa nhòa khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, doanh nghiệp: Khi doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ số vào quản lý toàn diện sẽ kết nối được các bộ phận, phòng
ban với nhau, hỗ trợ quá trình thông báo, xử lý và đưa ra các quyết định một cách nhanh
chóng và hiệu quả.

54
Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: khi
sự kết nối thông suốt giữa các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp, việc xem, theo
dõi các báo cáo, tình hình tài chính, kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Tối ưu hóa năng suất nhân viên: chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thực hiện các
công việc có giá trị gia tăng thấp, mà không cần phải trả phí. Vì vậy, nhân viên sẽ có
thời gian để nâng cao chuyên môn và thực hiện các công việc mang lại giá trị cao hơn.
Nâng cao khả năng cạnh tranh: doanh nghiệp sử dụng nền tảng số hóa thì có thể
triển khai và vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn những doanh nghiệp không
sử dụng quá trình số hóa.
Quá trình số hóa và công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng của chuyển đổi số.
Theo báo các thực trạng chuyển đổi kinh doanh số năm 2018 của Tập đoàn IDG (Mỹ),
ở Việt Nam hiện nay có khoảng 55% số doanh nghiệp khởi nghiệp đã sử dụng công
nghệ số để vận hành doanh nghiệp hiệu quả, trong khi tỷ lệ này của doanh nghiệp truyền
thống là 38% (Nguyễn Tuấn Anh, 2020). Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu
đến 34%.

Hình 2.6. Tác động của công nghệ số đối với GDP của các ngành ở Việt Nam năm 2030-
2045
(Nguồn: Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045)

Mục tiêu của chuyển đổi số luôn gắn liền với trải nghiệm khách hàng, các doanh
nghiệp cần đáp ứng nhu cầu thay đổi mỗi ngày thông qua việc áp dụng công nghệ số
trong việc xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng và bền
vững.
Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số để mở rộng kênh phân phối, tiếp thị, bán
hàng và nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng, hình thành trải nghiệm khách hàng.
Ví dụ, để đưa được sản phẩm đến được nhiều khách hàng hơn, trên thị trường có nhiều
55
nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ marketing như Google, Facebook với đa dạng các công
cụ tối ưu quảng cáo, công cụ SEO, và hàng loạt hình thức marketing mới như marketing
liên kết, livestream.
Hơn nữa, kinh doanh công nghệ số là hình thức kinh doanh trực tuyến. Đây là loại
hình kinh doanh người bán không cần có cửa hàng truyền thống (vật lý) để kinh doanh
cũng như khách hàng không cần phải tới cửa hàng truyền thống (vật lý) để mua sản
phẩm và dịch vụ mà họ mong muốn. Hiện nay, có nhiều nền tảng trực tuyến có thể hỗ
trợ cả người bán và người mua trao đổi thông tin sản phẩm, dịch vụ, giao dịch và mua
sắm dễ dàng như nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Tiktok) hay sàn giao dịch điện
tử (như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, v.v).
2.3.2.2. Một số công nghệ số trong chuyển đổi số

Hình 2.7. Một số công nghệ số trong chuyển đổi số


(Nguồn: Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045)

Bảng 2.1. Các công nghệ số và ứng dụng


Công nghệ số Khái niệm và ứng dụng
Internet vạn vật Internet vạn vật bao gồm cảm biến, mạng lưới, máy bay không
người lái, và các phương tiện giao thông tự động.
Ứng dụng trong giám sát môi trường và tự động hóa từ xa trên
các trang trại thông minh, thành phố thông minh, phương tiện tự

56
động, máy bay không người lái, khai thác mỏ từ xa và hệ thống
phòng thủ điều khiển từ xa
Các thiết bị này thường được tích hợp vào hệ thống GPS hiện đại
hoặc hệ thống không gian địa lý. Công nghệ số này cần có mạng
lưới băng thông rộng không dây tốt và dịch vụ điện toán đám mây.
Công nghệ này có thể thiết lập các hệ thống không gian mạng thực
- ảo (cyber-physical systems) – được sử dụng để giám sát hệ cây
trồng, vật nuôi, môi trường sống hoặc sức khỏe con người thông
qua công nghệ cảm biến và các thiết bị đeo thông minh.
Dữ liệu lớn Cung cấp dịch vụ tùy chỉnh cho từng khách hàng, thiết lập hồ sơ
thông tin cá nhân, đánh giá bảo mật, mô hình hóa các hệ thống
lớn như hệ thống thời tiết và môi trường, thị trường, giao thông,
hành vi tiêu dùng, sức khỏe, và nghiên cứu gen. Công nghệ này
có thể thực hiện phân tích dự đoán hành vi, dự báo thời tiết, hoặc
bảo trì cơ sở hạ tầng, v.v.
Trí tuệ nhân tạo, Các hệ thống và công nghệ người máy có thể tự điều chỉnh cho
học máy và công phù với sự thay đổi của môi trường, ứng phó với nhiều hoàn cảnh
nghệ người máy hoặc trả lời các câu hỏi dựa vào dữ liệu đầu vào có sẵn.
Các ứng dụng bao gồm xử lý ngôn ngữ, nhận diện giọng nói, công
nghệ người máy bao gồm phương tiện giao thông và nhà máy, y
tế, vận tải, và kinh doanh được vận hành tự động.
Công nghệ chuỗi Là sổ cái phân tán (distributed ledger) và các mạng lưới tín nhiệm
khối bên thứ ba được sử dụng để tạo tiền ảo, ví dụ như Bitcoin.
Ứng dụng này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ truy xuất
nguồn gốc thực phẩm, khai thác khoáng sản, hệ thống bỏ phiếu,
thanh toán, mạng xã hội, hợp đồng thông minh và nền tảng giao
dịch.
Thực tế ảo và Các lớp hình ảo chồng lên nhau có tác dụng cải thiện hiệu quả
thực tế tăng hoạt động, tạo ra trò chơi (ví dụ: Pokemon Go) hoặc hỗ trợ người
cường dùng quan sát trực quan các cấu trúc mới.
Công nghệ này được ứng dụng trong ngành dược, đào tạo, phát
triển, giải trí, khai thác mỏ, bất động sản, du lịch, phương tiện
giao thông, kính mắt, và các mô hình nhà thông minh.
In 3D Một công cụ để tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp các lớp vật
liệu lên nhau cho đến khi hình dạng của sản phẩm khớp với thiết
kế số.
In ấn 3D rất phù hợp với các thiết kế nguyên mẫu vì công nghệ
này có khả năng tùy biến cao, theo yêu cầu và chi phí trên mỗi
sản phẩm thấp nếu sản xuất một lượng sản phẩm có hạn. Các ứng

57
dụng có thể thấy trong ngành dược, dệt may, hàng không, vũ trụ,
và xe có động cơ.
Điện toán đám Một kho lưu trữ đơn giản cung cấp các dịch vụ điện toán theo yêu
mây cầu qua mạng Internet. Công nghệ này là nền tảng phát triển các
ứng dụng số như dịch vụ phát sóng video trực tuyến, mạng xã hội,
lưu trữ dữ liệu số và sao lưu theo yêu cầu, thử nghiệm và phát
triển ứng dụng, và quan trọng nhất là phân tích dữ liệu lớn và
Internet vạn vật.
(Nguồn: Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045)

Các xu hướng ứng dụng công nghệ số


- Internet vạn vật (IoT) là công nghệ kết nối trên mạng (inter-networking) của các
vật thể, thiết bị (connected devices, smart devices). Các thực thể, thiết bị có khả năng
trao đổi thông tin, dữ liệu chỉ ra qua mạng Internet mà không cần tương tác trực tiếp
(người với người, người với máy, máy với máy). Ví dụ: thiết bị wearables. Internet vạn
vật sẽ được ứng dụng rộng rãi: Tính đến tháng 1 năm 2023, sẽ có khoảng 5,16 tỷ người
sử dụng mạng Internet toàn cầu, chiếm 64,4% tỷ lệ số dân (Statista, 2023) và khoảng
75% kết nối Internet toàn cầu sẽ được thực hiện giữa các thiết bị máy với máy năm 2020
thông qua mạng không dây tầm ngắn. Vào năm 2016, mạng không dây 4G LTE được
triển khai lắp đặt tại Việt Nam với kế hoạch phủ sóng hơn 95% dân số vào năm 2020.
Các dịch vụ di động không dây cũng có thể hỗ trợ các mạng diện rộng công suất thấp,
vốn đóng vai trò thiết yếu cho các dịch vụ IoT. Các công ty viễn thông và CNTT ở Việt
Nam như Viettel, VNPT, FPT, và CMC đang đầu tư vào IoT, điển hình là các hệ thống
thử nghiệm về cơ sở hạ tầng thành phố thông minh đang được thực hiện từ năm 2008.
Các doanh nghiệp nước ngoài như CISCO, Bosch, và Sumimoto Corporation, và cả các
chính phủ các nước như Nhật Bản, Singapore, Hà Lan, Thụy Điển, và Đức cũng đang
đầu tư rất nhiều vào các dự án thành phố thông minh tại Việt Nam. Các chính phủ Úc
cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình Sáng kiến kinh doanh
Mekong đã tổ chức Cuộc thi Sáng kiến Thành phố thông minh để tìm kiếm giải pháp
cho các vấn đề đô thị của Việt Nam từ các nhà đổi mới sáng tạo trên toàn cầu. Chính
phủ Việt Nam cũng đang phân bổ một khoản ngân sách đáng kể để đầu tư cho các dự
án thành phố thông minh, đặc biệt là ở Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, và thành phố
Hà Nội. Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước và trong lĩnh vực IoT, khu công
nghiệp cao Hòa Lạc bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2016 nhằm hỗ trợ các công ty khởi
nghiệp về IoT. Và từ năm 2016, khu công nghệ cao Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức một số cuộc thi khởi nghiệp về IoT và các chương trình vườn ươm doanh
nghiệp, từ đó hỗ trợ hơn 40 công ty khởi nghiệp IoT trong năm 2017. Nhiều doanh
nghiệp lớn trong nước như Vinamilk và Cầu Đất Farm cũng đang trong quá trình tự
động hóa hầu hết các cơ sở chế biến của họ bằng mạng cảm biến và hệ thống logistics
ứng dụng IoT.

58
- Dữ liệu lớn đề cập đến các tập dữ liệu rất lớn và/hoặc rất phức tạp, vượt quá khả
năng xử lý của các kỹ thuật IT truyền thống. Dữ liệu số thu thập được từ điện thoại, máy
tính bảng, thiết bị đeo thông minh, ứng dụng nền tảng, công cụ tìm kiếm, trang web, hệ
thống mạng cảm biến, máy ảnh, và hình ảnh vệ tinh đang tạo ra một cơn sóng thần về
dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích và kết hợp giữa các bộ dữ liệu từ nhiều nguồn.
Trong năm 2016, ước tính có 17,6 tỷ thiết bị thu thập dữ liệu được kết nối với mạng
Internet toàn cầu. Và đến năm 2025, con số này có thể lên đến 80 tỷ. Điều này tạo ra
nhu cầu phân tích dữ liệu và đưa dữ liệu vào các ứng dụng phức tạp hơn – trong đó có
nhiều ứng dụng liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Các doanh nghiệp sẽ không ngừng khai
thác các cơ hội kiếm tiền từ dữ liệu và các phân tích liên quan đến dữ liệu hoặc sử dụng
hiểu biết mà dữ liệu mang lại để nâng cao hiệu quả của tổ chức, dự đoán xu hướng dịch
vụ khách hàng hoặc mở rộng thị trường. Dự kiến doanh thu từ dữ liệu lớn trên toàn cầu
sẽ tăng 14% tổng tăng trưởng hằng năm và tăng gấp 4 lần (từ 18,3 tỷ đô la Mỹ vào năm
2013 lên 88,5% tỷ đô la Mỹ vào năm 2025). Tuy nhiên, khi thị trường trở nên bão hòa,
mức tăng trưởng này có thể giảm xuống.
- Trí tuệ nhân tạo: Trong những năm gần đây, đã có những bước tiến đột phá trong
lĩnh vực AI và hệ thống tự động. Máy tính và robot hiện đang giải quyết những vấn đề
phức tạp thông qua những chiến lược do chính chúng tạo ra. Khả năng xử lý vấn đề
không cần đến sự trợ giúp của con người - như các quy tắc rõ ràng, hướng dẫn hay chỉ
dẫn - chính là điểm mấu chốt để phát triển công nghệ này trong tương lai. Thập kỷ tới
sẽ chứng kiến những tiến bộ lớn hơn trong hệ thống cảm biến, học máy, phân tích dự
đoán và trí tuệ nhân tạo nói chung. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt trong dự báo về
thị trường AI do có nhiều cách hiểu về khái niệm trí tuệ nhân tạo. Dù vậy, hầu hết dự
báo đều chỉ ra rằng AI sẽ tăng trưởng chóng mặt và nhanh chóng tích hợp vào các quy
trình kinh doanh. Một số dự báo cho rằng rằng tổng giá trị gia tăng của thị trường trí
tuệ nhân tạo toàn cầu sẽ đạt 61,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 và lên tới 8,3 nghìn tỷ đô
la Mỹ vào năm 2035. Tập đoàn Công nghệ CMC của Việt Nam cho rằng, phần lớn công
nghệ AI đã được phát triển ở các nước khác không thể sử dụng được tại Việt Nam do
sự khác biệt về cơ cấu quản lý, chính sách và triết lý kinh doanh. Từ đó dẫn đến nhu
cầu rất cao đối với các phần mềm được nội địa hóa. CMC đang phát triển AI cho thị
trường Việt Nam nhưng đơn vị này không phải là doanh nghiệp duy nhất. Vào năm
2017, Công ty Cổ phần công nghệ thông tin FPT đã cho ra mắt một nền tảng hội thoại
bằng AI và các nhà phát triển có thể tích hợp vào trong phần mềm hoặc thiết bị thông
minh của họ. Đến năm 2018, nền tảng này đã tạo ra lượng hội thoại với thời gian tương
đương 4,8 năm và có khả năng chuyển đổi 2,5 tỷ ký tự từ giọng nói.
- Chuỗi khối (blockchain). Về bản chất, chuỗi khối như cơ sở dữ liệu thông thường,
lưu trữ dữ liệu với các thuộc tính duy nhất: Phân cấp – không ai có toàn quyền kiểm soát
thông tin nào đi vào; Đồng thuận – nhiều bên khác nhau lưu trữ các bản sao chính xác
của cùng một hồ sơ gốc, vì thế, đa phần phải đồng ý về dữ liệu được thêm vào; Chỉ thêm

59
– nghĩa là không chỉnh sửa những gì đã có và chỉ có thể bổ sung; Thông tin mới không
thể xung đột với những gì đã được thêm; Thông tin có thể được truy cập và nhân rộng
bởi tất cả mọi người. Thị trường blockchain toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 58,4% mỗi
năm, đạt mức 10,6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Theo dự báo thì Châu Á - Thái Bình
Dương sẽ là khu vực đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng này. Những sự kiện và
các chương trình gần đây ở Việt Nam như Thử thách Sáng tạo cùng Công nghệ Tài
chính Việt Nam (5/2018), Tuần lễ Blockchain Việt Nam (3/2018) và Câu lạc bộ
Blockchain Việt Nam (thành lập năm 2017 và hiện đang có khoảng 3.000 thành viên
trên mạng xã hội) cho thấy một khởi đầu đầy hứa hẹn cho việc phát triển và áp dụng
công nghệ này. Một số dự án thử nghiệm sử dụng công nghệ Blockchain đang được triển
khai ở Việt Nam để hỗ trợ quá trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chuyển kiều hối.
Tạp chí Forbes cho rằng Việt Nam sẽ sớm trở thành trung tâm sáng kiến phát triển
blockchain của Đông Nam Á.
- Thực tế ảo/thực tế tăng cường: Theo sau sự phát triển nhanh chóng lượng người
dùng sở hữu điện thoại thông minh, VR và AR được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ trên
toàn cầu, đặc biệt là ở lĩnh vực y tế, đào tạo, trò chơi công nghệ số và du lịch. Dự đoán
thị trường AR/VR toàn cầu sẽ đạt 94,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, trong đó khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là đầu tàu tăng trưởng. Các tập đoàn công nghệ hàng
đầu Việt nam như FPT, Viettel và VNG đã cho ra mắt mô hình du lịch và giải trí sử
dụng công nghệ VR tại các hội thảo trong năm 2017 và 2018. Các môn học về phát triển
AR/VR cũng được đưa vào chương trình giảng dạy của trường Đại học RMIT (cơ sở
tại thành phố Hồ Chí Minh).
- In 3D: có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành sản xuất và logistics chuỗi
cung ứng. Sản xuất bồi đắp (hay còn gọi là in 3D) là một ngành công nghệ mới nổi của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cho tới nay thì việc áp dụng công nghệ này trên thế
giới vẫn chỉ dừng lại ở việc tạo nguyên mẫu. Chính Việt Nam cũng được xếp trong số
các quốc gia ứng dụng làn sóng thứ ba của công nghệ này. Tuy nhiên, trong vòng hai
thập kỷ tới, nếu công nghệ này được áp dụng phổ biến hơn sẽ có thể nhanh chóng thúc
đẩy sản xuất, đơn giản hóa và toàn cầu hóa chuỗi cung ứng (bởi vì các sản phẩm có thể
được thiết kế ở bất cứ địa điểm nào nhưng lại có thể được in ra tại nơi sử dụng), cắt
giảm chi phí và tự động hóa các công việc sản xuất. Với công nghệ in 3D ngày càng trở
nên rẻ và nhanh hơn, các chủ doanh nghiệp trong khối các nước ASEAN mong đợi rằng
công nghệ này sẽ sớm trở thành động lực chính cho ngành công nghiệp sản xuất - thậm
chí là ngay trong năm 2025. Công ty Tư vấn Frost & Sullivan dự đoán đến năm 2025,
doanh thu ngành công nghiệp in 3D của Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức 5,6 tỷ
USD.
- Điện toán đám mây: ngày càng được tích hợp vào các hệ thống công nghệ thông
tin. Điện toán đám mây là công nghệ lưu giữ và truy cập dữ liệu và chương trình trên
các đám mây (clouds) qua mạng Internet thay vì trên máy tính của người dùng. Dữ liệu
60
được lưu giữ thường trực tại các máy chủ trên mạng Internet và chỉ lưu trữ tạm thời ở
các máy khách. Ví dụ: Google drive, Google gmail, Dropbox. Theo công ty tư vấn
Gartner, trong khoảng từ 2018 - 2021, doanh thu từ các dịch vụ điện toán đám mây trên
toàn cầu dự báo sẽ tăng từ 175,8 tỷ đô la Mỹ lên 278,3 tỷ đô la Mỹ. Xét về tốc độ triển
khai điện toán đám mây, Việt Nam tương đối chậm so với các quốc gia khác, xếp hạng
cuối cùng trong tổng số 24 nước được đánh giá về mức độ sẵn sàng triển khai công nghệ
này cũng như mức độ tăng trưởng của các dịch vụ điện toán đám mây. Các vấn đề về
môi trường pháp lý và quy định, mức độ đảm bảo an ninh mạng và những bất cập trong
việc thực thi Luật Sở hữu Trí tuệ đã gây cản trở cho việc phát triển và nghiên cứu về
công nghệ điện toán đám mây. Những cản khác bao gồm: ngân sách đầu tư còn hạn chế
và không nhiều người hiểu rõ những lợi ích của công nghệ này. Tuy nhiên, nhìn chung
thì điện toán đám mây đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Theo nghiên
cứu của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Xing-ga-po), ở Việt Nam, doanh thu
đến từ các dịch vụ công nghệ đám mây tăng 64,4% trong khoảng từ năm 2010 đến 2016
- mức độ tăng trưởng nhanh hơn Thái Lan, Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a. Những người
khai thác công nghệ này ở Việt Nam đã chỉ rõ lợi ích của đám mây gồm nâng cao tính
linh hoạt, khả năng nhân rộng, mức độ cạnh tranh, khả năng sinh lời và sự hài lòng của
khách hàng.
2.4. HỆ SINH THÁI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
2.4.1. Chính sách phát triển chuyển đổi số
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt
được các kết quả hợp lý (Wikipwdia, 2022). Chính sách thường được thể chế hóa trọng
các quyết định, hệ thống pháp luật, các quy chuẩn hành vi và các quy định khác. Một
chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức.
Đó là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể
trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm. Khi đề cập đến chính sách luôn thấy
bao hàm các yếu tố: chủ thể xây dựng và thực hiện chính sách; các nhóm xã hội khác
nhau bị tác động bởi chính sách; mục tieu của chính sách là sự phát triển chung của toàn
xã hội.
Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một chủ thể quản
lý, tạo ra sự đối xử khác nhau giữa các nhóm trong một hệ thống xã hội, nhằm phục vụ
cho mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa
ra quyết định chủ quan và khách quan.
Chính sách được xây dựng và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, và
vì thế chính sách mang tính thực chất và tính định hướng.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, chính sách phát triển được hiểu là chương trình
hành động của các nhà quản lý đề ra nhằm giải quyết và phát triển chuyển đổi số mà
họ quan tâm. Chính sách phát triển chuyển đổi số nhằm kiến tạo môi trường để thúc đẩy
61
sự tương tác giữa đối tượng trong quá trình chuyển đổi số (Hanna, 2016). Do đó, chính
sách phát triển tập hợp các biện pháp của một chủ thể quản lý, tạo ra sự đối xử khác
nhau giữa các nhóm nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển chuyển đổi số của quốc gia
hay doanh nghiệp.
2.4.2. Chính sách pháp luật trong chuyển đổi số
Chính sách bao gồm chính sách công nghệ, chính sách pháp luật, chính sách kinh
tế, chính sách xã hội, chính sách thông tin, chính sách an ninh v.v. Trong đó, chính sách
pháp luật là một chính sách quan trọng nhằm tạo lập và nâng cao sự tin cậy trong chuyển
đổi số và nền kinh tế số. Chuyển đổi số vừa là cuộc cách mạng về công nghệ vừa là cuộc
cách mạng về pháp luật. Pháp luật đóng vai trò quyết định việc chấp nhận, nuôi dưỡng
đổi mới sáng tạo, đảm bảo tuân thủ pháp luật như nhau giữa doanh nghiệp trong nước
& nước ngoài.
Chính sách pháp luật được xem là động lực của chuyển đổi số. Pháp luật cần phải
đi trước một bước khi có thể. Chính phủ kiến tạo chính sách và pháp luật nhằm sẵn sàng
chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và
thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy phát
triển ngành công nghiệp sáng tạo.
Liên hệ tại Việt Nam
Chính sách phát triển chuyển đổi số theo hướng khuyến khích, sẵn sàng, chấp nhận
sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới
đối với các mối quan hệ mới phát sinh, bao gồm:
a. Chấp nhận thử nghiệm sảm phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số
trong khi quy định pháp luật chưa đầy đủ, rõ ràng, song song với việc hoàn thiện hành
lang pháp lý.
Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử
nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số tại Việt
Nam, quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi
mới sáng tạo;
b. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong
các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát
sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo;
c. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về doanh
nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ,
mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số, Internet và không gian mạng;
d. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ
thông tin và truyền thông (như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật
62
Viễn thông, v.v) để đảm bảo đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực từ doanh
nghiệp, xã hội để chuyển đổi số theo hướng: Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư,
tài trợ cho chuyển đổi số; nghiên cứu, sửa đổi các quy định về Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ của doanh nghiệp cho các nội dung chuyển đổi số của doanh nghiệp;
đ. Nghiên cứu chính sách, quy định cụ thể về thuế, phí để khuyến khích người dân,
doanh nghiệp sử dụng, cung cấp các dịch vụ số;
e. Rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản pháp luật dân sự, hình sự và các luật chuyên
ngành theo hướng tăng nặng mức phạt cho các hình vi lừa đảo, gian lận khi giao dịch
trên không gian mạng cũng như các hành vi lợi dụng, khai thác trái phép thông tin riêng,
cá nhân trên mạng để người dùng an tâm khi thực hiện các giao dịch số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen T P, Tran S T, . . . S, H.
(2019). Tương lai nền kinh tế số Việt Nam – Hướng tới năm 2030 và 2045.
Retrieved from https://data.opendevelopmentmekong.net/dataset/fd853b31-
f750-4862-908c-1bcc65a44609/resource/b7d52f76-c865-4e60-806a-
bc8ba3557864/download/18-
00566_data61_report_vietnamsfuturedigitaleconomy2040-
v2_vietnamese_we....pdf
Deloitte. (2018). Organize for digital - the CIO/CDO relationship. Retrieved from
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/Documents/consultancy/del
oitte-uk-organise-for-digital-cio-cdo-relationship.pdf
Dntech. (2022). Tìm hiểu công nghệ số. Retrieved from https://dntech.vn/tim-hieu-
cong-nghe-so-378-26.html
El Sawy, O., Amsinck, H., Kraemmergaard, P. & Lerbech Vinther, A. (2016), 'How
LEGO Built the Foundations and Enterprise Capabilities for Digital Leadership',
MIS Quarterly Executive, 15 (2), 141-166.
Forbes. (2022). Netflix có thêm 2,4 triệu thuê bao trong quý 3.2022. Retrieved from
https://forbes.vn/netflix-co-them-24-trieu-thue-bao-moi-trong-quy-3-2022/
Hanna, N. K. (2016). Why ICT-enabled Transformation? Mastering Digital
Transformation (pp. 15-40): Emerald Group Publishing Limited.
Kane G. C., Palmer D., Phillips A. N., Kiron D. & N., B. (2018), 'Coming of Age
Digitally: Learning, Leadership, and Legacy', MIT Sloan Management Review,
Cambridge,
Nguyễn Tuấn Anh (2020), 'Thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam', Tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, (9), 13-15.
Phạm Minh Hoàng (2020), 'Lãnh đạo số - Nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp
trong nền kinh tế tri thức (Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, ISSN: 0866-7489)', Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, 8 (507), 53-62.

63
Phạm Thị Kiên (2022), 'Phát triển nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay', Tạp chí Cộng sản, 07/2022,
Phạm Thị Thanh Hồng & Phạm Minh Hoàng (2019), 'Chuyển đổi số tại các quốc gia
Châu Án - Thái Bình Dương và hàm ý quản lý đối với các doanh nghiệp Việt
Nam', Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, 3 (275), 23-33.
Statista. (2023). Number of internet and social media users worldwide as of January
2023. Retrieved from https://www.statista.com/statistics/617136/digital-
population-worldwide/
Trần Quảng Sơn (2021), 'Kỹ năng số cho người lao động đáp ứng chuyển đổi số tại Việt
Nam', Tạp chí Công Thương, (14), 168-173.
Vial, G. (2019), 'Understanding digital transformation: A review and a research agenda',
The Journal of Strategic Information Systems, 28 (2), 118-144.
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. (2022). Nhân lực số. Retrieved from
https://vast.gov.vn/web/chuyen-doi-so/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/nhan-luc-so-43951-
3802.html
Wikipwdia. (2022). Chính sách. Retrieved from
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_s%C3%A1ch

64
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANH
3.1. KHUNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CĐS TRONG KINH
DOANH
Chuyển đổi số giờ đây không phải là lựa chọn của các doanh nghiệp, là có hay
không mà nó mang tính tất yếu nếu một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và vững
mạnh. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để chuyển đổi số, mô hình chuyển
đổi số của doanh nghiệp là gì? Thì không phải doanh nghiệp nào cũng trả lời được. Có
quá nhiều mô hình chuyển đổi số và doanh nghiệp không dễ gì tìm được mô hình phù
hợp cho mình. Chỉ cần gõ vào công cụ tìm kiếm google cụm từ “Digital Transformation
Model”, chỉ chưa đến 1 giây bạn sẽ được dẫn đến rất nhiều mô hình khác nhau, có thể
được phân loại thành các nhóm mô hình sau:
- Mô hình của các công ty tư vấn lớn như McKinsey, Earn & Young, Deloitte,
v.v.
- Mô hình của các big tech (công ty công nghệ lớn) như Microsoft, IBM, SAP,
Siemens, v.v.
- Mô hình của các trường đại học: MIT, Columbia, Stanford, v.v.
- Mô hình của các hiệp hội như TMForum, ODMM, v.v.
- Mô hình của một số tác giả và học giả nghiên cứu về chuyển đổi số
Sẽ không có một mô hình chung để tất cả các doanh nghiệp có thể áp dụng, như
một bộ tiêu chuẩn ISO, hay mô hình tư duy chiến lược như SWOT, hay mô hình quản
trị sự thay đổi của Kurk Lewin, vì thuật ngữ “chuyển đổi số” mới chỉ xuất hiện khoảng
20 năm nay, và trở thành một từ khóa “hot” trong một thập kỷ qua. Ngay cả những tập
đoàn công nghệ lớn như IBM, Microsoft, SAP ban đầu cũng phải xây dựng mô hình
chuyển đổi số cho chính họ trước vì mục đích truyền thông nội bộ và nhằm hoạch định
chiến lược số cho toàn bộ tổ chức của chính họ. Tiếp theo, họ sử dụng các mô hình này
nhằm giáo dục và truyền thông cho khách hàng về chuyển đổi số và gia tăng tỷ lệ chuyển
đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền trong hành trình xây dựng funnel
(phễu bàn hàng) của họ.
Trong tài liệu này, nhóm tác giả tiếp cận khung chuyển đổi số tổng quát cho các
doanh nghiệp Việt Nam của Viện Sáng tạo & Chuyển đổi số Việt Nam (VIDTI). Viện
Sáng tạo & Chuyển đổi số Việt Nam đề xuất một Khung Chuyển đổi số gồm 3 nhóm
yếu tố cấu thành nên bao gồm: Yếu tố dẫn dắt chuyển dổi số, Yếu tố trụ cột chuyển đổi
số, Yếu tố nền tảng hỗ trợ. Trong đó yếu tố trụ cột chuyển đổi số ưu tiên dựa trên chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, có nghĩa là dựa vào nhóm yếu tố dẫn dắt. Việc doanh
nghiệp quyết định đặt ưu tiên vào khối nào phải dựa vào chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh và kỳ vọng của khách hàng, cổ đông và đối tác, đây là
các yếu tố có tính chất dẫn dắt chuyển đổi số, thuộc lớp thượng tầng trong khung chuyển
đổi số này.

65
Hình 3.1. Khung chuyển đổi số cho Doanh nghiệp do VIDTI đề xuất
Trong khung này, trọng tâm là những nhân tố thuộc trụ cột chuyển đổi số trong
doanh nghiệp (chính là những nhân tố nằm ở phần thân của khung), nhóm nhân tố này
được bóc tách cụ thể thành 3 yếu tố cụ thể: Tăng cường trải nghiệm khách hàng, Định
hình mô hình kinh doanh, Quá trình vận hành thông suốt. Chính vì vậy để đánh giá quá
trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, nhiều tài liệu cũng đánh giá tập trung vào 3 nhóm
yếu tố này.
3.1.1. Tăng cường trải nghiệm khách hàng
Tăng cường trải nghiệm khách hàng là một yếu tố quan trọng trong trụ cột chuyển
đổi số và mục đích của việc tăng cường trải nghiệm khách hàng cũng là để định hình
mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để thông qua đó đánh giá được quá trình
thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đối với mỗi một loại hình doanh nghiệp
khách nhau, trải nghiệm khách hàng được thể hiện qua một số yếu tố những yếu tố khác
nhau và thường bao gồm:
- Trải nghiệm của khách hàng từ khâu mua hàng: Sử dụng nền tảng nào để mua
hàng, tốc độ truy cập vào website, hệ thống công cụ trên website hỗ trợ khách hàng,..
- Trải nghiệm của khách hàng về việc chăm sóc khách hàng: Sử dụng công cụ và
nền tảng nào để hỗ trợ CSKH, các hệ thống có kết nội đồng bộ với nhau hay không,..
- Trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ thanh toán: Sử dụng những công cụ nào
hỗ trợ khách hàng thanh toán trực tuyến, công cụ này có thuận lợi cho khách hàng hay
không,…
66
- Trải nghiệm của khách hàng về dịch vụ phân phối, vận chuyển: Doanh nghiệp
đang tự vận chuyển hay sử dụng bên thứ ba, dịch vụ vận chuyển có ứng dụng công nghệ
và tối ưu cho khách hàng không?
3.1.2. Định hình mô hình kinh doanh
Đánh giá hoạt động chuyển đổi số mô hình kinh doanh liên quan tới: Trải nghiệm
khách hàng và bao gồm các yếu tố và các hoạt động tác nghiệp của mô hình kinh doanh:
Cách thức truyền thông hay tiếp. thị tới khách hàng, phát triển sản phẩm mới tới khách
hàng, cách thức phân phối tới khách hàng,…
3.1.3. Quá trình vận hành thông suốt
Đánh giá quá trình vận hành trong doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố trong
nội bộ doanh nghiệp bao gồm:
- Tối ưu hóa vận hành nội bộ: Vận hành nội bộ được hiểu là bao gồm các hoạt
động chức năng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh như: hành chính nhân sự, tài chính
kế toán, lập kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất, v.v.
- Chuyển đổi sản xuất
3.1.4. Bộ chỉ số đánh giá quá trình thực hiện CĐS của doanh nghiệp
3.1.4.1. Giới thiệu chung về bộ chỉ số DBI
Căn cứ vào Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT, từ ngày 13 tháng 12 năm 2021, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã chính thức ban hành Bộ chỉ số DBI thống nhất trên phạm
vi cả nước. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp có căn cứ đo lường chính thức và được cơ
quan có thẩm quyền công nhận mức độ chuyển đổi số.
Bộ chỉ số DBI (Digital Business Indicators) có tên đầy đủ là Bộ chỉ số chuyển
đổi số doanh nghiệp. Đây là cơ sở đánh giá chuyển đổi số cho các doanh nghiệp toàn
quốc nhằm giúp từng đơn vị xác định giai đoạn chuyển đổi đã đạt được chuẩn xác
nhất. Nhờ có bộ chỉ số DBI, doanh nghiệp không còn gặp khó khăn khi đo lường kết
quả chuyển đổi số. Từ đó, nhà lãnh đạo căn cứ để xây dựng kế hoạch, tìm ra giải pháp
phù hợp và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số nhanh hơn
Bên cạnh đó, trước tiềm năng phát triển mạnh mẽ của xu hướng chuyển đổi số,
việc tạo lập cơ sở dữ liệu chung của doanh nghiệp sẽ giúp cơ quan chức năng đánh giá
khách quan thực trạng triển khai các chương trình, dự án chuyển đổi số. Đồng thời, Nhà
nước cũng nắm được bức tranh tổng thể để xác định phương hướng, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp hiệu quả.
Bộ Chỉ số DBI gồm 3 Chỉ số áp dụng cho 3 loại doanh nghiệp phân theo quy mô:
(1) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng cho các
doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh; (2) Chỉ số đánh
giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn, áp dụng cho các doanh nghiệp lớn độc lập,
không tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con; (3) Chỉ số đánh giá mức độ
chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty, áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty hoặc doanh
nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

67
Cả 03 Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh
nghiệp lớn và tập đoàn, tổng công ty đều được cấu trúc theo 06 trụ cột (pillar) gồm: (1)
Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận
hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Trong
mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí
3.1.4.2. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa
a. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa có cấu trúc 6 trụ
cột với tổng số gồm 10 chỉ số thành phần và 60 tiêu chí cụ thể (Hình 3.2).

Hình 3.2. Cấu trúc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và
vừa
 Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng
Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 02 chỉ số thành phần, 13 tiêu chí, cụ
thể như sau:
- Chỉ số Hiện diện trực tuyến:
Gồm 09 tiêu chí: Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp; Tần suất hoạt động
mạng xã hội của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư vào hoạt động tiếp thị số của doanh nghiệp;
Tần suất sử dụng sàn thương mại điện tử để bán sản phẩm của doanh nghiệp (B2C, B2B,
B2G); Tỷ lệ doanh thu mảng thương mại điện tử của doanh nghiệp hàng năm; Tỷ lệ
doanh thu của mảng thương mại điện tử xuyên biên giới của doanh nghiệp hàng năm;
Tần suất cập nhật danh mục sản phẩm dịch vụ trên môi trường số của doanh nghiệp; Tỷ
lệ doanh nghiệp có các cuộc giao tiếp với khách hàng thông qua các kênh số; Doanh
nghiệp cung cấp công cụ/tiện ích số để khách hàng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn.
- Chỉ số Hoạt động trực tuyến:
Gồm 04 tiêu chí: Tần suất tương tác nghiệp vụ với doanh nghiệp khác trên môi
trường số; Tần suất tương tác nghiệp vụ với cơ quan nhà nước trên môi trường số; Tần

68
suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến của doanh nghiệp; Mức độ doanh nghiệp
mua sắm hàng hóa trực tuyến.
 Trụ cột Chiến lược số
Trụ cột Chiến lược số gồm 01 chỉ số thành phần và 01 tiêu chí: Doanh nghiệp đã
xây dựng chiến lược/kế hoạch chuyển đổi số.
 Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số
Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 02 chỉ số thành phần và 16 tiêu chí, cụ thể
như sau:
- Chỉ số Kết nối mạng:
Gồm 02 tiêu chí: Kết nối tới mạng Internet băng thông rộng; Kết nối internet
không dây.
- Chỉ số Hạ tầng Công nghệ thông tin - truyền thông:
Gồm 14 tiêu chí: Công nghệ số cơ bản (Mạng Intranet; Giải pháp lưu trữ bản ghi
hồ sơ điện tử; Hóa đơn điện tử; Giải pháp chia sẻ thông tin, dữ liệu số); Công nghệ số
nâng cao (Giải pháp điện toán đám mây; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc
nhóm quản trị và nghiệp vụ; Hệ thống/ công cụ tích hợp/chuyên biệt thuộc nhóm khách
hàng và thị trường; Thiết bị, giải pháp IoT; Công nghệ Blockchain); Công nghệ số phục
vụ sản xuất (Robot hoặc máy in 3D; Các quy trình tự động hóa; Các công nghệ nhận
diện thương hiệu và sản phẩm tự động/chuyên biệt trong chuỗi cung ứng; Quản lý chuỗi
cung ứng hoặc các đối tác hỗ trợ thông qua các giải pháp số hóa).
 Trụ cột Vận hành
Trụ cột vận hành gồm 02 chỉ số thành phần và 13 tiêu chí, cụ thể như sau:
- Chỉ số Chính sách Công nghệ thông tin - truyền thông:
Gồm 06 tiêu chí: Chính sách bảo mật ICT; Chính sách bảo vệ dữ liệu; Chính sách
bảo đảm chất lượng; Chính sách cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động; Tần suất doanh
nghiệp nâng cấp hoặc cập nhật phần cứng/phần mềm: Tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp
vào việc cải thiện hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ICT.
- Chỉ số Nguồn nhân lực:
Gồm 07 tiêu chí: Cơ cấu tổ chức nhân sự (Bộ phận IT chuyên trách của doanh
nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp tốt nghiệp các khóa học liên quan đến ICT,
lập trình hoặc STEM; Tỷ lệ nhân viên đảm nhiệm vai trò chuyên gia kinh doanh của
doanh nghiệp giải pháp làm việc từ xa), Kỹ năng nhân viên (Doanh nghiệp đào tạo nhân
viên về lĩnh vực ICT; Doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào
tạo trực tuyến; Doanh nghiệp xây dựng kho tri thức và chuyên môn).
 Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 02 chỉ số thành phần và 10
tiêu chí, cụ thể như sau:
- Chỉ số Sử dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (ICT):
Gồm 05 tiêu chí: Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng máy tính hoặc điện
thoại thông minh cho công việc; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử dụng internet cho
69
công việc; Sử dụng email tên miền Doanh nghiệp; Tỷ lệ nhân viên của doanh nghiệp sử
dụng các ứng dụng cơ bản hoặc phần mềm office; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp
họp trực tuyến.
- Chỉ số Cơ sở hạ tầng R&D (Nghiên cứu và phát triển):
Gồm 05 tiêu chí: Bộ phận R&D của doanh nghiệp; Tỷ lệ đầu tư hàng năm cho
mảng R&D của doanh nghiệp; Doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế/nhãn hiệu riêng;
Đánh giá về năng lực đổi mới trong nội bộ của doanh nghiệp; Doanh nghiệp hợp tác
sáng tạo với các doanh nghiệp khác để cho ra những sản phẩm và dịch vụ đột phá.
 Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin
Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gồm 01 chỉ số thành phần và 07 tiêu chí, cụ
thể như sau:
- Chỉ số Sử dụng và quản trị dữ liệu:
Gồm 07 tiêu chí: Doanh nghiệp có sở hữu CSDL riêng của mình; Doanh nghiệp
có thu thập và sử dụng dữ liệu lớn; Doanh nghiệp có sử dụng phần mềm/ứng dụng quản
lý CSDL; Doanh nghiệp có phương pháp thu thập dữ liệu riêng thông qua các kênh số;
Doanh nghiệp đã tạo ra/nâng cao doanh thu từ việc khai thác dữ liệu của mình; Doanh
nghiệp có sử dụng phần mềm hỗ trợ kinh doanh thông minh, công cụ phân tích và biểu
thị dữ liệu; Công cụ quản trị tri thức; Doanh nghiệp có sử dụng công cụ/tiện ích hỗ trợ
ra quyết định.
b. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và
vừa
 Thang điểm
Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể
hiện trong Bảng sau đây.
Bảng 3.1. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số lượng Thang điểm tối đa
TT Chỉ số
tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Đánh giá tổng thể 60 64 128 192 256 320
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 13 13 26 39 52 65
2 Chiến lược số 1 5 10 15 20 25
3 Hạ tầng và Công nghệ số 16 16 32 48 64 80
4 Vận hành 13 13 26 39 52 65
5 Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp 10 10 20 30 40 50
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 7 7 14 21 28 35
 Phương pháp đánh giá
Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tổng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh
nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:
- Đánh giá từng trụ cột

70
Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột,
đối chiếu với thang điểm đánh giá trong Bảng 3.2 để xếp loại Trụ cột đó đang ở mức
nào trong 5 mức: Mức 1 - Khởi động; Mức 2 - Bắt đầu; Mức 3 - Hình thành: Mức 4 -
Nâng cao; Mức 5 - Dẫn dắt.

Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ trên 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Ví dụ: Doanh nghiệp có tổng điểm của trụ cột “Trải nghiệm số cho khách hàng”
là 39 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh
nghiệp đạt mức 3 - đã hình thành”.
Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 - mức chưa khởi
động chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có
động thái gì cho chuyển đổi số.
- Đánh giá tổng thể
+ Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng
20 điểm;
+ Mức 1- Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 20 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt
mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;
+ Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 64 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức
2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;
+ Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên 128 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức
3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;
+ Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa trên 192 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 4;
+ Mức 5 - Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 256 cả 6 trụ cột đều đạt mức 5.
3.1.4.3. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn
a. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn có cấu trúc 6 trụ cột với
tổng số gồm 25 chỉ số thành phần và 139 tiêu chí cụ thể (Hình 2).

71
Hình 3.3. Cấu trúc chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

 Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng


Trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng gồm 04 chỉ số thành phần và 25 tiêu chí,
cụ thể như sau:
- Chỉ số Thấu hiểu khách hàng từ bên ngoài:
Gồm 09 tiêu chí: Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên bối cảnh và
thông tin chi tiết được thu thập về khách hàng; Nội dung marketing nhắm đúng mục tiêu
và và phù hợp; Các công cụ số được cung cấp để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản
phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng; Doanh nghiệp cung cấp điều kiện cần thiết, thuận lợi
để khách hàng dễ dàng tương tác, đề xuất các mong muốn của mình; Doanh nghiệp tạo
ra sự hứng khởi cho khách hàng để đưa ra các mong muốn của mình; Các tương tác
khách hàng có thể được thực hiện liên thông trên các kênh số; Các nhu cầu và vấn đề
của khách hàng được dự báo và xử lý; Tạo tương tác xã hội với khách hàng và giữa các
khách hàng với nhau để khuyến khích lòng trung thành với thương hiệu của doanh
nghiệp; Xây dựng cấu trúc quan hệ khách hàng để khuyến khích lòng trung thành với
thương hiệu.
- Chỉ số Quản lý trải nghiệm khách hàng:
Gồm 08 tiêu chí: Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng là rõ ràng và tất cả mọi
người đều thấu hiểu; Trải nghiệm Khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và
triển khai các sản phẩm và dịch vụ; Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải
nghiệm khách hàng; Sự phát triển của danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng
về trải nghiệm khách hàng; Trải nghiệm khách hàng được tính đến trong quá trình giới

72
thiệu cho khách hàng mới; Khách hàng có thể dễ dàng bắt đầu hành trình của mình trong
một kênh/thiết bị và tiếp tục trong một kênh/thiết bị khác; Hiệu suất của hành trình khách
hàng đo lường được; Hiệu suất của hành trình khách hàng có thể quản lý được
- Chỉ số Thấu hiểu khách hàng:
Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có cái nhìn 360 độ về khách hàng; Có nguồn dữ
liệu tin cậy cung cấp thông tin khách hàng; Kỳ vọng, sở thích và điều không thích của
khách hàng được xem xét một cách tích cực.
- Chỉ số Niềm tin của khách hàng:
Gồm 05 tiêu chí: Kỳ vọng của khách hàng đối với thương hiệu được đáp ứng;
Các khiếu nại nhận được được phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả; Khách
hàng tin tưởng Doanh nghiệp có thể bảo mật quyền riêng tư của họ; Người dùng nhận
thức được và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân của họ được sử dụng; Hoạt động
kinh doanh được tiến hành theo cách tối đa hóa sự tin tưởng của khách hàng.
 Trụ cột Chiến lược số
Trụ cột Chiến lược số gồm 06 chỉ số thành phần và 24 tiêu chí, cụ thể như sau:
- Chỉ số Quản lý marketing và thương hiệu:
Gồm 04 tiêu chí: Chiến lược thương hiệu số với các nguyên tắc thương hiệu được
áp dụng trong toàn Doanh nghiệp; Cấu trúc quản trị thương hiệu kỹ thuật số được áp
dụng để đảm bảo Doanh nghiệp tuân thủ chiến lược thương hiệu; Có quy trình để đánh
giá hiệu suất thương hiệu kỹ thuật số; Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể
của Doanh nghiệp.
- Chỉ số Quản lý hệ sinh thái:
Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh
doanh của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của nó trong đó; Doanh nghiệp thiết kế
hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình; Doanh nghiệp lựa chọn các hệ sinh thái
để hỗ trợ chiến lược của mình.
- Chỉ số Bảo trợ tài chính:
Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp được cấp kinh phí cho các dự án chuyển đổi; KPI
hỗ trợ chiến lược chuyển đổi được thiết lập để đánh giá các quyết định đầu tư; Các quyết
định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên hiệu suất trước đây.
- Chỉ số Trí tuệ thị trường:
Gồm 03 tiêu chí: Doanh nghiệp đánh giá xu hướng thị trường để định hướng
chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích nhu cầu khách hàng để đinh hướng
chiến lược số của mình; Các Doanh nghiệp phân tích bối cảnh cạnh tranh để định hướng
chiến lược số của mình.
- Chỉ số Quản lý danh mục đầu tư:
Gồm 03 tiêu chí: Có danh mục đầu tư sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp
với chiến lược của Doanh nghiệp; Có lộ trình đầu tư cho các sản phẩm và dịch vụ số;
Có quá trình để đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ.
- Chỉ số Quản lý chiến lược:
73
Gồm 08 tiêu chí: Chiến lược kinh doanh có tầm nhìn rõ ràng; Chiến lược kinh
doanh được đồng phát triển giữa nhóm kinh doanh và nhóm Công nghệ; Thực hành đo
lường hiệu suất cho các mục tiêu chiến lược; Doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi
ro; Doanh nghiệp thực hiện lộ trình chuyển đổi; Lãnh đạo Doanh nghiệp tích cực truyền
đạt chiến lược chuyển đổi số để đẩy mạnh việc áp dụng; Có hoạt động quản trị việc thực
thi chuyển đổi số; Doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích việc áp dụng các
phương pháp hay nhất.
 Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số
Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 05 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể
như sau:
- Chỉ số Quản trị công nghệ:
Gồm 05 tiêu chí: Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám
sát việc triển khai công nghệ; Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh nghiệp;
Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động đối với môi trường từ các hoạt động công nghệ;
Doanh nghiệp quan tâm đến việc ảnh hưởng kinh tế khi sử dụng năng lượng; Doanh
nghiệp quan tâm áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.
- Chỉ số Kiến trúc công nghệ và ứng dụng:
Gồm 07 tiêu chí: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh; Thiết
kế kiến trúc theo hướng dịch vụ; Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp Nguồn mở; Các
ứng dụng có thể được cấu hình để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp sử
dụng công nghệ điện toán đám mây; Doanh nghiệp sử dụng API mở để tích hợp; Kiến
trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.
- Chỉ số An toàn và bảo mật:
Gồm 04 tiêu chí: Các yếu tố an toàn bảo mật luôn được áp dụng khi thiết kế và
triển khai các thành phần; Theo dõi các thành phần để xác định hoạt động có hại và vi
phạm chính sách kèm theo các biện pháp hạn chế chúng; Bảo vệ hệ thống của tổ chức
khỏi bị tổn hại; Công nghệ được áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp.
- Chỉ số Ứng dụng và nền tảng:
Gồm 04 tiêu chí: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng bởi doanh nghiệp; Sử dụng khả
năng của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu; Doanh nghiệp có công cụ/tiện
ích phát triển ứng dụng; Có bộ công cụ sẵn sàng để tạo điều kiện cho việc tự động hóa
các tác vụ.
- Chỉ số Kết nối và tính toán:
Gồm 09 tiêu chí: Có áp dụng ảo hóa; Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết
nối không dây; Sử dụng Giao thức Internet để kết nối; Sử dụng công nghệ IoT để hỗ trợ
nhu cầu kinh doanh; Quản lý cơ sở hạ tầng để hoàn thành chiến lược kinh doanh; Điều
phối các nguồn lực và dịch vụ để phù hợp với nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp triển
khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng đám mây; Áp dụng nguyên tắc thiết kế của
điện toán biên/mới nhằm hỗ trợ nhu cầu kinh doanh; Doanh nghiệp tự động hóa các quy
trình của mình.
74
 Trụ cột Vận hành
Trụ cột Hạ tầng và Công nghệ số gồm 04 chỉ số thành phần và 29 tiêu chí, cụ thể
như sau:
- Chỉ số Quản trị vận hành:
Gồm 04 tiêu chí: Mô hình hoạt động phù hợp với chiến lược chuyển đổi số; Quản
lý rủi ro được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày; Hoạt động tuân thủ các yêu cầu
pháp lý và quy định cũng như các tiêu chuẩn sẵn có; Các hoạt động an ninh bảo vệ tài
sản của doanh nghiệp.
- Chỉ số Thiết kế và đổi mới dịch vụ:
Gồm 06 tiêu chí: Các yêu cầu nghiệp vụ được hiểu và chuyển thành thiết kế kiến
trúc và dịch vụ; Tư duy Thiết kế được sử dụng để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của
các bên liên quan; Phương pháp Agile (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt)
được áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm; Tối ưu hóa quy trình vận
hành. ; Sáng tạo, đổi mới cải tiến các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới;
Xây dựng quy trình làm việc (tiếp cận) hiệu quả cho các đối tác.
- Chỉ số Triển khai/Chuyển đổi dịch vụ:
Gồm 04 tiêu chí: Trách nhiệm đối với quản lý thay đổi hoạt động được thông
qua; Quản lý phát hành được thông qua nhờ một phương thức tiếp cận chung; Áp dụng
các nguyên tắc DevOps; Dòng công việc CI / CD (Tích hợp liên tục / Phân phối liên
tục) được vận hành.
- Chỉ số Vận hành dịch vụ:
Gồm 08 tiêu chí: Có sự đảm bảo các dịch vụ hoạt động ở đúng với mức hiệu suất
đã thỏa thuận; Doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ; Chuỗi
cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời đối với các thay đổi; Đáp ứng
các đơn đặt hàng của khách hàng theo đúng thời gian; Bộ phận giám sát hoạt động cung
cấp góc nhìn về hiệu suất dịch vụ ; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để đảm bảo doanh
thu; Áp dụng Công nghệ Kỹ thuật số để ngăn ngừa gian lận; Phát triển từ hoạt động kế
thừa/sẵn có, tích hợp vào hoạt động tổng thể.
 Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp
Trụ cột Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp gồm 03 chỉ số thành phần và 22
tiêu chí, cụ thể như sau:
- Chỉ số Giá trị Doanh nghiệp:
Gồm 06 tiêu chí: Hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp
và hoàn cảnh hiện tại; Nhân viên nhận thức được sự ảnh hưởng của họ đối với doanh
nghiệp; Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số; Một nền văn hóa 'cú ngã an
toàn' tồn tại (thất bại nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp); Doanh nghiệp có khả năng để hỗ trợ cộng tác ảo; Doanh nghiệp chấp nhận sự
hòa nhập.
- Chỉ số Quản lý tài năng:

75
Gồm 08 tiêu chí: Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến
lược số; Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình; Doanh
nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số; Doanh nghiệp sở hữu các
kỹ năng cần có để đạt được các mục tiêu của chiến lược số; Doanh nghiệp bồi dưỡng
nguồn nhân tài bên ngoài; Phát triển tài năng được coi là hoạt động liên tục nhằm cung
cấp các cơ hội bình đẳng; Học tập sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị
kinh doanh; Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự tham gia của nhân viên.
- Chỉ số Hỗ trợ nơi làm việc:
Gồm 08 tiêu chí: Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động; Môi
trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn
sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất; Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ
trợ đổi mới; Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất; Các chính
sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới; Tri thức được nắm bắt một cách hiệu quả
trong toàn Doanh nghiệp; Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp.
 Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin
Trụ cột Dữ liệu và tài sản thông tin gồm 03 chỉ số thành phần và 17 tiêu chí, cụ
thể như sau:
- Chỉ số Quản trị dữ liệu:
Gồm 07 tiêu chí: Xác định và sử dụng siêu dữ liệu để tối đa hóa giá trị kinh doanh
của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một cái nhìn thống nhất toàn diện về bối cảnh
kinh doanh, gắn thẻ, mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng nó; Chịu trách
nhiệm về tài sản dữ liệu, cung cấp cho người dùng được ủy quyền dữ liệu chất lượng
cao; Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu tổng thể để đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng
đối với doanh nghiệp luôn sẵn sàng và nhất quán; Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử
dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép; Doanh nghiệp đã và đang xác định rõ ràng
các chính sách dữ liệu với các quy tắc và quy trình về quyền sở hữu; Thiết lập tầm nhìn
dài hạn với các mục tiêu đã đặt ra và các mục tiêu kinh doanh có thể đánh giá được; Xác
định vai trò tổ chức của cá nhân để quản lý dữ liệu.
- Chỉ số Kỹ thuật dữ liệu:
Gồm 07 tiêu chí: Dữ liệu được Doanh nghiệp sử dụng được xác định, phân loại
và mô hình hóa theo mô hình meta; Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ và xóa bất kỳ dữ
liệu nào đang sở hữu; Đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết luôn có thể truy cập được; Quản
lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa; Thu thập dữ liệu mà Doanh nghiệp
cần; Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo; Trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với
mục đích.
- Chỉ số Hiện thực hóa giá trị dữ liệu:
Gồm 03 tiêu chí: Các quyết định của Doanh nghiệp đều dựa trên dữ liệu; Trích
xuất kiến thức và thông tin chi tiết từ dữ liệu sử dụng các khả năng từ các quy trình,
thuật toán và hệ thống; Tạo ra các lợi ích kinh tế có thể đo lường được từ dữ liệu.
b. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
76
 Thang điểm
Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được thể hiện trong
bảng sau đây.

Bảng 3.3. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
Số lượng Thang điểm tối đa
TT Chỉ số
tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Đánh giá tổng thể 139 139 278 417 556 695
1 Trải nghiệm số cho khách hàng 25 25 50 75 100 125
2 Chiến lược số 24 24 48 72 96 120
3 Hạ tầng và Công nghệ số 29 29 58 87 116 145
4 Vận hành 22 22 44 66 88 110
Chuyển đổi số văn hóa doanh
5 22 22 44 66 88 110
nghiệp
6 Dữ liệu và tài sản thông tin 17 17 34 51 68 85

 Phương pháp đánh giá


Tùy theo kết quả đánh giá (điểm tổng đạt được của tất cả các tiêu chí) doanh
nghiệp sẽ được xếp loại mức độ chuyển đổi số theo nguyên tắc sau:
- Đánh giá từng trụ cột
Căn cứ vào kết quả đánh giá điểm tổng đạt được của các tiêu chí trong trụ cột,
đối chiếu với thang điểm đánh giá đối với trục cột trong Bảng 3.4 để xếp loại Trụ cột đó
đang ở mức nào trong 5 mức: Mức 1 - Khởi động; Mức 2 - Bắt đầu; Mức 3 - Hình thành;
Mức 4 - Nâng cao; Mức 5 - Dẫn dắt.
Bảng 3.4. Thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của doanh
nghiệp lớn
Mức độ Thang điểm đánh giá theo từng trụ cột Mức độ chuyển đổi số
0 Nhỏ hơn 10% điểm tối đa từng trụ cột Chưa khởi động
1 Từ 10% đến 20% điểm tối đa từng trụ cột Khởi động
2 Trên 20% đến 40% điểm tối đa từng trụ cột Bắt đầu
3 Trên 40% đến 60% điểm tối đa từng trụ cột Hình thành

77
4 Trên 60% đến 80% điểm tối đa từng trụ cột Nâng cao
5 Trên 80% đến 100% điểm tối đa từng trụ cột Dẫn dắt

Ví dụ: Doanh nghiệp lớn có tổng điểm của trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng
là 350 điểm thì sẽ được đánh giá: “trụ cột Trải nghiệm số cho khách hàng của doanh
nghiệp đạt mức 3 - đã hình thành”.
Ngoài 5 mức chuyển đổi số này, sẽ có một mức nữa là mức 0 - mức chưa khởi động
chuyển đổi số. Đây là mức đánh giá đối với doanh nghiệp mà hầu như chưa có động thái
gì cho chuyển đổi số.
- Đánh giá tổng thể:
+ Mức 0 - Chưa khởi động chuyển đổi số: Điểm tổng tối đa nhỏ hơn hoặc bằng
40 điểm;
+ Mức 1 - Khởi động: Điểm tổng tối đa trên 40 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt
mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 1;
+ Mức 2 - Bắt đầu: Điểm tổng tối đa trên 139, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2;
+ Mức 3 - Hình thành: Điểm tối đa trên điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3
hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3;
+ Mức 4 - Nâng cao: Điểm tối đa từ trên 417 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức
4 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn;
+ Mức 5 - Dẫn dắt: Điểm tối đa từ trên 556 điểm và tất cả 6 trụ cột đạt mức 5.
3.1.4.4. Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn/tổng công ty
a. Cấu trúc Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn/ tổng công ty
Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được cấu trúc theo 06 trụ
cột (pillar) tương tự như các doanh nghiệp lớn, gồm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng,
(2) Chiến lược, (3) Hạ tầng và công nghệ số, (4) Vận hành, (5) Chuyển đổi số văn hóa
doanh nghiệp, và (6) Dữ liệu và tài sản thông tin. Chi tiết cấu trúc của Chỉ số đánh giá
mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công ty tương tự như cấu trúc của Chỉ số đánh giá
mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn
b. Thang điểm và phương pháp đánh giá mức độ chuyển đổi số tập đoàn, tổng công
ty
Việc đánh giá mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty được tổng hợp
trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các đơn vị thành viên (gồm công
ty mẹ và các công ty con, đơn vị thành viên, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện, ... của tập đoàn/tổng công ty). Phương pháp đánh giá, tổng hợp cụ thể như sau:
(1) Bước 1: Thực hiện đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số cho từng đơn vị
thành viên và gắn điểm chuyển đổi số Mđv cho đơn vị thành viên theo nguyên tắc sau:

78
- Các đơn vị thành viên được đánh giá bao gồm công ty mẹ, công ty con cấp 1,
cấp 2 (bao gồm cả đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc), đơn vị sự nghiệp, chi nhánh,
văn phòng đại diện v.v....; không bao gồm các công ty liên kết.
- Đối với đơn vị công ty mẹ và công ty con có công ty con cấp dưới trực thuộc:
áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.
- Đối với đơn vị là công ty con không có công ty con cấp dưới trực thuộc thì tùy
theo quy mô đơn vị theo quy định.
+ Nếu thuộc doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa thì áp dụng Chỉ số đánh giá
mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Nếu thuộc doanh nghiệp lớn thì áp dụng Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số
doanh nghiệp lớn.
- Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số tổng thể của từng đơn vị (hoặc mức độ
chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị) sẽ được gán điểm chuyển đổi số Mđv tương
ứng cho đơn vị thành viên đó theo nguyên tắc:
+ Mức 0: Mđv = 0 điểm;
+ Mức 1: Mđv = 1 điểm;
+ Mức 2: Mđv = 2 điểm;
+ Mức 3: Mđv = 3 điểm;
+ Mức 4: Mđv = 4 điểm;
+ Mức 5: Mđv = 5 điểm;
(2) Bước 2: Xác định trọng số của từng đơn vị (Wđv) theo tỷ lệ % nhân sự:

Số lượng nhân sự (có HĐLĐ) của đơn vị


[Wđv] =
Tổng nhân sự (có HĐLĐ) của cả tập đoàn, tổng công ty

(3) Bước 3: Xác định Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty
(Đth) theo công thức sau;

Trong đó:
- n: là số đơn vị thành viên trong tập đoàn/tổng công ty
- Đth : là Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/ tổng công ty;
- Mđv : Là Điểm Mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên được xác
định ở Bước 1;
- Wđv: Là trọng số của đơn vị thành viên theo Tỷ lệ % nhân sự của đơn vị trên
tổng số nhân sự của tập đoàn/tổng công ty như nêu ở Bước 2;
(4) Bước 4: Xác định mức độ chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty theo
nguyên tắc sau:

79
- Mức 0 (Chưa khởi động chuyển đổi số): Đth nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 điểm; hoặc
trên 0,5 điểm nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn.
- Mức 1 (Khởi động): (i) Đth từ trên 0,5 đến dưới 1 điểm và Mức độ chuyển đổi
số của công ty mẹ đạt mức 1 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 1 điểm đến dưới 2 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 2:
- Mức 2 (Bắt đầu): (i) Đth từ trên 1,5 đến dưới 2 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 2 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 2 điểm đến dưới 3 điểm nhưng
chưa đạt yêu cầu để xếp mức 3;
- Mức 3 (Hình thành): (i) Đth từ trên 2,5 đến dưới 3 điểm và Mức độ chuyển đổi
số của công ty mẹ đạt mức 3 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 3 điểm đến dưới 4 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 4;
- Mức 4 (Nâng cao): (i) Đth từ trên 3,5 điểm dưới 4 điểm và Mức độ chuyển đổi
số của công ty mẹ đạt mức 4 hoặc cao hơn; hoặc (ii) Đth từ 4 điểm đến dưới 5 điểm
nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức 5:
- Mức 5 (Dẫn dắt): (i) Đth từ trên 4,5 đến dưới 5 điểm và Mức độ chuyển đổi số
của công ty mẹ đạt mức 5; hoặc (ii) Đth đạt 5 điểm;
(5) Việc xác định Mức độ chuyển đổi số theo từng trụ cột của tập đoàn/tổng công
ty áp dụng phương pháp đánh giá tương tự như đánh giá tổng thể theo các bước từ 1 đến
4 trên đây, trong đó:
- Thay giá trị điểm mức độ chuyển đổi số tổng thể của đơn vị thành viên (Mđv)
bằng giá trị điểm mức độ chuyển đổi số trụ cột tương ứng của đơn vị thành viên (Mtcđv).
- Thay giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số của tập đoàn/tổng công ty (Đth) bằng
giá trị Điểm tổng hợp chuyển đổi số theo trụ cột của tập đoàn/tổng công ty (Đtcth).
Việc đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số theo trụ cột của từng đơn vị thành
viên để gán điểm Mtcdv thực hiện tùy theo loại hình và quy mô đơn vị như quy định tại
khoản 1 Mục này.
3.1.4.5. Các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp
Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như
sau:
- Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc
có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
- Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động
việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
- Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển
đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong
từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động
của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình
thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt

80
động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển
đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;
- Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước.
Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ
bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng
số và dữ liệu số;
- Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện,
doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh,
mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số.
Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số
vệ tinh.
3.2. LỘ TRÌNH CĐS TRONG KINH DOANH
Tại sao lại cần có một lộ trình chuyển đổi số? Nếu không có kế hoạch về một lộ
trình thực hiện cụ thể, doanh nghiệp sẽ không có một góc nhìn rộng về bức tranh triển
khai chuyển đổi số tổng thể, với một hướng đi cụ thể, mà chỉ thực hiện những giải pháp
công nghệ riêng biệt, được cho là cần thiết tại thời điểm đó với góc nhìn chủ quan. Điều
này dẫn đến việc thực hiện chuyển đổi số chưa tối ưu khi những giải pháp công nghệ
được thực hiện ở giai đoạn sau lại khó hoặc không thể kết nối với giải pháp công nghệ
được thực hiện ở giai đoạn trước. Kết quả là phải thực hiện căn chỉnh lại các giải pháp
và mất nhiều thời gian, nguồn lực và tiền bạc hơn. Hoặc tệ hơn, việc không có lộ trình
sẽ đẩy doanh nghiệp đi ngày một xa so với mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu.
Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung
cho tất cả, và do vậy, từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, thích hợp
với mình. Lộ trình CĐS phổ biến cho doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm giai đoạn
chuẩn bị và 03 giai đoạn để thực hiện chuyển đổi dần từ giai đoạn mở đầu sang giai đoạn
mở rộng. Các giai đoạn có thể được thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau tùy thuộc
vào mục tiêu và tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp. Đây là lộ trình phổ biến cho doanh
nghiệp tuy nhiên cần được tùy chỉnh để phù hợp với hiện trạng của từng doanh nghiệp
nói riêng.
3.2.1. CĐS mô hình kinh doanh
 Áp dụng công nghệ số (CNS) để mở rộng hệ thống kênh phân phối tiếp thị bán
hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng hình thành Trải
nghiệm khách hàng
 Từng bước triển khai áp dụng CNS cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý hàng tồn
kho sản xuất mua hàng đầu vào)
 Áp dụng CNS cho nghiệp vụ kế toán tài chính
 Xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh cung ứng và kế toán
 Xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh dữ liệu và áp dụng các công cụ bảo mật

81
Do mục tiêu của hầu hết của DNNVV tại Việt Nam là tăng trưởng do đó trong
giai đoạn đầu tiên của CĐS, doanh nghiệp nên thực hiện CĐS đối với mô hình kinh
doanh trước để nhận lại những giá trị tức thời từ các thành tựu của việc áp dụng công
nghệ số. Doanh nghiệp cần nhanh chóng áp dụng công nghệ số để mở rộng hệ thống
kênh phân phối tiếp thị bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng.
Để đưa sản phẩm tới được nhiều khách hàng hơn hiện nay trên thị trường có rất nhiều
nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ cho Marketing như Google, Facebook với đa dạng các
công cụ tối ưu quảng cáo công cụ SEO và hàng loạt các hình thức Marketing mới cũng
xuất hiện như Affiliate marketing, live stream, v.v… Sự phát triển của các nền tảng
thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo v v tạo sự thuận lợi cho hoạt động
bán hàng trực tuyến hơn bao giờ hết. Các công nghệ về quản trị quan hệ khách hàng
(như Geftly GenCRM hay VietCRM) sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động
chăm sóc khách hàng tiến hành dần dần cá nhân hóa trải nghiệm của từng khách hàng.
Bên cạnh nâng cao trải nghiệm khách hàng doanh nghiệp cần triển khai áp dụng
công nghệ số cho chuỗi cung ứng quản lý hàng tồn kho dây chuyền sản xuất quản lý
mua hàng để tăng cường lợi thế cạnh tranh kiểm soát hiệu quả chi phí đảm bảo hàng hóa
đáp ứng được nhu cầu khách hàng và với chi phí thấp nhất. Các giải pháp phần mềm
dạng dịch vụ mang lại cho chuỗi cung ứng khả năng giám sát hoạt động trong thời gian
thực nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp. Đồng bộ
hóa các quy trình làm việc trên nền tảng đám mây hỗ trợ doanh nghiệp quản lý an toàn
dữ liệu tạo thuận lợi cho việc chia sẻ dữ liệu và cắt giảm chi phí đáng kể. Công nghệ
Internet vạn vật (Internet of Things) đang giúp chuỗi cung ứng quản lý các hoạt động
vận tải hay sản xuất dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Ngoài mô hình kinh doanh doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc áp dụng
công nghệ số vào các nghiệp vụ quản lý như kế toán tài chính. Có nhiều nhà cung cấp
các giải pháp công nghệ trên thị trường hiện nay như MISA, FAST, BRAVO hỗ trợ các
doanh nghiệp đảm bảo năng suất và chất lượng trong công tác kế toán tài chính. Với sự
hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ doanh nghiệp nên có kế hoạch để xây dựng cơ sở dữ
liệu chung về kinh doanh doanh thu khách hàng cung ứng hàng tồn kho chi phí kế toán
lợi nhuận giá vốn. Đó sẽ là tiền đề để doanh nghiệp triển khai các giai đoạn tiếp theo
trong lộ trình chuyển đổi số. Bảo mật thông tin không còn là chuyện nhỏ với các doanh
nghiệp khi mà những mối đe dọa việc bảo mật ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó ở
giai đoạn bắt đầu này khi công nghệ số được áp dụng và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu
cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm đến các chính sách và công cụ bảo mật để bảo vệ các
bí mật kinh doanh thông tin khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh và phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.2. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị
 Bước 1: Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích
hợp cho bước tiếp theo

82
 Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức con người chính
sách quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp
 Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị và yêu cầu
cơ sở dữ liệu
 Xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp chuyển đổi số toàn diện
Khi đã đạt được tăng trưởng về mặt doanh thu và khách hàng doanh nghiệp cần
xem xét hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, hệ thống công nghệ thông tin,
dữ liệu con người chính sách quy trình và quản lý hiệu quả hoạt động ở đầu giai đoạn
này. Một mô hình quản trị hiệu quả có thể kích thích tăng trưởng hướng doanh nghiệp
tới sự phát triển bền vững. Quá trình hoàn thiện mô hình quản trị có thể bao gồm rà soát
hoàn thiện cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng định biên
nhân sự mô tả công việc của từng vị trí chức danh, v.v… đòi hỏi doanh nghiệp phải xây
dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI/OKR) (KPI: Key Performance
Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc; OKR: Objectives and Key Results –
Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt) nhằm góp phần tạo dựng một văn hóa làm
việc với trọng tâm là thúc đẩy hiệu quả làm việc. Các yêu cầu về dữ liệu liên quan để
phục vụ việc đánh giá KPI cần được xác định trong bước này để làm đầu vào cho các
chuyển đổi ở bước 2.
 Bước 2: CĐS mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu
 Áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị
 Chuyển đổi số tự động hóa quy trình cho các mảng nghiệp vu bao gồm lập kế
hoạch ngân sách và dự báo quản trị nhân sự quản lý công việc
 Tiếp tục hoàn thiện CĐS cho mô hình kinh doanh tại giai đoạn 1
 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn doanh nghiệp
 Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng
Sau khi đã hoàn thiện mô hình quản trị ở bước 1 doanh nghiệp đã có đòn bẩy để
áp dụng các công nghệ nhằm số hóa một số quy trình như lập kế hoạch quản trị nhân sự.
Chuyển đổi số mô hình quản trị nên bắt đầu từ việc áp dụng các giải pháp công nghệ
cho hệ thống báo cáo quản trị hệ thống lập kế hoạch ngân sách và dự báo hệ thống quản
trị nhân sự của doanh nghiệp. Bài toán lập kế hoạch ngân sách và dự báo là chìa khóa
để thực hiện và giám sát việc thực hiện các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Việc
áp dụng công nghệ số cho phép doanh nghiệp nắm bắt nhanh chóng các thay đổi trong
kinh doanh ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào và từ đó đưa ra các
điều chỉnh kịp thời. Các giải pháp công nghệ hiện có trên thị trường cho phép doanh
nghiệp kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau và khai
thác nguồn dữ liệu đó một cách hiệu quả tổng hợp xử lý và cung cấp những thông tin
mới giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong
hoạt động quản trị của mình. Một số phần mềm quản trị doanh nghiệp có thể nhắc tới ở
đây như Microsoft Dynamic,nOracle, SAP Business One, Openbravo v.v…

83
Cần phải nhấn mạnh rằng chuyển đổi số liên quan đến việc dữ liệu được quản lý
nhằm phục vụ hoạt động của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự khác biệt của doanh
nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Do vậy doanh nghiệp luôn cần ưu tiên vai trò quản trị
dữ liệu bền vững tối ưu hóa dữ liệu để đáp ứng nhu cầu chức năng và các yêu cầu công
việc cụ thể hướng tới chuyển đổi số hoàn toàn hiệu quả. Việc xây dựng một cơ sở dữ
liệu chung về quản trị tài chính kinh doanh và nhân sự ở giai đoạn này được coi là tất
yếu. Đồng thời hệ thống đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng cũng cần được
doanh nghiệp xây dựng và phát triển tương ứng nhằm đảm bảo các hệ thống quản trị
doanh nghiệp thực hiện đúng chức năng phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng
chính xác và tin cậy.
3.2.3. Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ
mới
 Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống
thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp
 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ DN
 Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm dịch
vụ và không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại
 Áp dụng CNS mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của
toàn DN
Sau khi đã thực hiện chuyển đổi số mô hình kinh doanh ở giai đoạn 1 và chuyển
đổi số mô hình quản trị ở giai đoạn 2 doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp công nghệ
nhằm từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt
sử dụng một cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp của mình. Thực tế cho thấy
các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng hệ thống ERP hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tích hợp toàn bộ các chức năng chung
vào một hệ thống duy nhất thay vì phải sử dụng cùng một lúc nhiều phần mềm như phần
mềm kế toán phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương (phần mềm quản trị quan hệ
khách hàng (quản trị sản xuất một cách song song). Một hệ thống tích hợp giúp theo dõi
quản lý thông suốt tăng tính năng động đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời
trước những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp lợi
ích lâu dài thông qua việc tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
Ở các giai đoạn trước doanh nghiệp đã xây dựng được bộ dữ liệu về kinh doanh
và quản trị ở giai đoạn này doanh nghiệp cần có giải pháp để kết nối các dữ liệu để làm
tiền đề cho data mining phân tích dữ liệu theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm hỗ trợ
cho lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Giai đoạn này cũng đòi hỏi
lãnh đạo phải đầu tư vào các giải pháp tập trung hiệu quả cao nhằm đảm bảo an toàn
thông tin doanh nghiệp thông tin khách hàng phòng ngừa các rủi ro liên quan đến an
ninh mạng để tránh sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh và rò rỉ thông tin của toàn
doanh nghiệp. Sau khi đã đạt được tăng trưởng ổn định và bước vào giai đoạn biến động
doanh nghiệp cần có những sáng kiến để tạo ra chu kỳ phát triển mới cho doanh nghiệp.
84
Doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) sử dụng các công
nghệ số tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ và mang lại giá trị mới cho khách
hàng. Đối với các hệ thống kinh doanh và quản trị hiện có doanh nghiệp cần có kế hoạch
để bảo trì nâng cấp nhằm duy trì hoạt động liên tục.
3.3. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CĐS TRONG KINH DOANH
3.3.1. Giai đoạn khởi đầu CĐS
Ở giai đoạn này chuyển đổi số tại các doanh nghiệp được triển khai riêng lẻ chưa
có tính kết nối. Cụ thể doanh nghiệp chủ yếu tận dụng các giải pháp công nghệ để tập
trung vào chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và
duy trì ổn định chuỗi cung ứng với mục tiêu hướng tới gia tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhanh chóng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Các giải pháp công nghệ cho phát
triển kinh doanh mở rộng kênh bán hàng đơn giản trong giai đoạn này được doanh
nghiệp lựa chọn có thể nói đến như thương mại điện tử và hỗ trợ bán hàng đa kênh (omni
channel), truyền thông và marketing online, thanh toán trực tuyến, v.v…Với sự phát
triển không ngừng của xu hướng 4.0 các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù chưa có kinh
nghiệm trong chuyển đổi số nhưng với tiềm năng và nguồn lực sẵn có có thể dễ dàng
tiếp cận với các giải pháp này với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó do mục tiêu chuyển đổi
số luôn gắn liền với trải nghiệm khách hàng các doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu thay
đổi mỗi ngày thông qua việc áp dụng công nghệ số trong xây dựng và quản lý chuỗi
cung ứng đảm bảo tính linh hoạt đa dạng và bền vững.
3.3.2. Giai đoạn mở rộng CĐS
Trong giai đoạn này doanh nghiệp chú trọng vào áp dụng công nghệ số ở phạm
vi rộng có sự kết nối giữa các chức năng để chuyển đổi mô hình quản trị và tạo ra kết
nối ban đầu với mô hình kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho việc điều hành
doanh nghiệp bền vững và duy trì tăng trưởng. Doanh nghiệp bắt đầu áp dụng công nghệ
để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị hoàn chỉnh và liên kết với các dữ liệu sẵn có như
số liệu bán hàng nhập xuất kho số liệu hạch toán kế toán. Ngoài hệ thống báo cáo ở giai
đoạn quá độ này doanh nghiệp sẽ số hóa quy trình lập kế hoạch ngân sách và dự báo (và
quản trị nguồn nhân lực để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí nhân sự). Dữ liệu doanh
nghiệp ở giai đoạn này được thu thập và liên kết với nhau một cách xuyên suốt trong
các chức năng từ bán hàng quản lý hàng tồn kho cho đến kế toán. Do sự phát triển và
mở rộng của tập dữ liệu khách hàng cũng như doanh nghiệp các nhà lãnh đạo cần đưa
ra các giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng. Sự kết nối liên tục của
dữ liệu cho phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kế hoạch ngân
sách dự báo doanh thu và dòng tiền xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực, v.v... cho các
giai đoạn tiếp theo của mình.
3.3.3. Giai đoạn hoàn tất CĐS
Đây có thể được gọi là giai đoạn chuyển đổi số hoàn toàn khi các hệ thống kinh
doanh và quản trị của doanh nghiệp được kết nối và tích hợp đồng bộ với nhau thông
tin chia sẻ xuyên suốt các phòng ban và theo thời gian thực. Các giải pháp kết nối toàn
85
bộ doanh nghiệp cần được triển khai ở giai đoạn này trên cơ sở xem xét cấu trúc doanh
nghiệp và các hệ thống hiện có cũng như năng lực của doanh nghiệp. Ở giai đoạn này
doanh nghiệp bắt đầu đầu tư nhiều vào các sáng kiến để tạo ra sự đổi mới sáng tạo nhằm
tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp và là động lực để bứt phá đuổi kịp các doanh
nghiệp lớn hơn. Tuy nhiên để một doanh nghiệp có thể trở thành doanh nghiệp số đòi
hỏi những thay đổi sâu sắc về kỹ năng vai trò của lãnh đạo và thậm chí là văn hóa doanh
nghiệp. Chính vì vậy ngay từ ở những giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi số yếu tố
con người luôn cần được coi trọng và phát triển đồng thời với việc chuyển đổi số doanh
nghiệp.
3.4. QUÁ TRÌNH CĐS TRONG DOANH NGHIỆP
Quá trình chuyển đổi số là bản kế hoạch chi tiết về thời gian, các giai đoạn và các
bước triển khai với ngân sách phù hợp cũng như cách thức giám sát và mục tiêu KPIs
để điều phối và thúc đẩy thực hiện chuyển đổi trong toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản nhất, quá trình chuyển đổi số
như một cây cầu nối giữa chiến lược và lộ trình được đưa ra và việc thực thi để đạt được
lộ trình đó. Nhưng việc chuyển đổi từ một lộ trình sang quá trình CĐS phải được thực
hiện một cách có cấu trúc và hợp lý, đảm bảo có sự liên kết giữa kết quả đặt ra của lộ
trình chuyển đổi số khi được đối chiếu lại với tầm nhìn và chiến lược đề ra ban đầu,
đúng với thực tế hiện trạng và phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp. Việc xây dựng chi
tiết quá trình chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về khả năng chuyển đổi,
khoảng cách giữa thực tế và đích hướng tới cũng như các vấn đề cần được ưu tiên giải
quyết.
Như Khung chuyển đổi số cho Doanh nghiệp do VIDTI đề xuất (Ở Mục 3.1
đưa ra), quy trình CĐS trong doanh nghiệp cũng được xây dựng theo các bước dựa trên
khung đó.

86
Hình 3.4. Khung chuyển đổi số cho doanh nghiệp do VIDTI đề xuất
3.4.1. Xác định chiến lược CĐS
Từ “Khung chuyển đổi số cho Doanh nghiệp”, chúng ta có thể thấy xác định
chiến lược chuyển đổi số chính là hoàn thiện và xây dựng các yếu tố ở phần mái của
khung, đó chính là những yếu tố dẫn dắt chuyển đổi số.
Doanh nghiệp cần xác định và tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược
phát triển chung của doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và khả năng
chuyển đổi của doanh nghiệp. Xác định và xây dựng chiến lược chuyển đối số của doanh
nghiệp sẽ bao gồm các nội dung như dưới đây:
3.4.1.1. Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp
 Phân tích các tác động và xu hướng bên ngoài
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm có môi trường vĩ mô và môi
trường ngành.
 Phân tích và đánh giá về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp

87
Khâu đầu tiên để doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược chuyển đổi số
đó là doanh nghiệp cần đánh giá được hiện trạng về môi trường vĩ mô của mình bao
gồm: Chính sách pháp luật, Văn hóa xã hội, Kinh tế, Hạ tầng công nghệ thông tin.
 Phân tích và đánh giá về môi trường ngành của doanh nghiệp
Đánh giá về môi trường ngành của doanh nghiệp là một khâu quan trọng để doanh
nghiệp có thể đánh giá và xác định được hiện trạng của ngành và lĩnh vực mình kinh
doanh. Một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp là liệt kê chi tiết các tác
động và xu hướng phát triển của nhà cung cấp, của khách hàng, các rào cản gia nhập đối
với sản phẩm mới, mức độ ảnh hưởng của các sản phẩm/dịch vụ thay thế và mức độ
cạnh tranh,…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định và trả lời câu hỏi đang và sẽ bán hàng
cho đối tượng khách hàng nào? Chân dung khách hàng mục tiêu là gì? Khách hàng có
nhu cầu, hành vi thay đổi như thế nào do tác động của công nghệ và xã hội số hóa?
Khách hàng đang có nhiệm vụ gì cần giải quyết hay có vấn đề nào cần tháo gỡ?
Cũng cần phải trả lời những câu hỏi tương tự với cổ đông và đối tác.

88
 Phân tích các công nghệ số và nguồn lực bên trong doanh nghiệp
Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp, có thể tham khảo mô hình dưới đây,
“Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp” – Porter (1985).
Ở yếu tố này, doanh nghiệp cần thống kê và xác định lại các công nghệ số hiện
có của mình, sau đó đánh giá thực trạng dựa trên việc trả lời những câu hỏi như:
(1) Doanh nghiệp đang sử dụng những công nghệ nào ở từng khâu, từng bộ phận?
(2) Doanh nghiệp có thường xuyên cập nhật các công nghệ, nền tảng không?
(3) Trong đó có thể tối ưu, cải thiện được nhóm nào? Cần loại bỏ thay thế nhóm
nào? Khâu nào chưa sẵn sàng để chuyển đổi và khắc phục?
(4) Doanh nghiệp có đội ngũ chuyên nghiên cứu, phân tích và phát triển công
nghệ số không?
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần tập trung tìm hiểu thêm các công nghệ số
đột phá, hứa hẹn mang lại hiệu quả cho sự phát triển. Lưu ý là các công nghệ được lựa
chọn nghiên cứu phải dựa trên khả năng cần cải thiện của công ty cũng như đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.

 Phân tích mô hình hoạt động & kinh doanh hiện tại
Mô hình kinh doanh và hoạt động hiện tại cũng cần được phân tích, đánh giá chi
tiết từ khía cạnh phục vụ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Mô hình kinh doanh
cho thấy các nguồn lực (quy trình, công nghệ, tổ chức, con người và kinh phí) được kết
nối như thế nào để tạo ra giá trị cho khách hàng.
 Phân tích con người và tiềm năng văn hóa để thay đổi
Công nghệ cũng chỉ là công cụ hỗ trợ chuyển đổi số còn con người mới là yếu tố
quan trọng hơn cả. Hiểu rõ năng lực, động lực, hệ thống khen thưởng cũng như văn hóa
tổ chức và tiềm năng để điều chỉnh theo thực tế mới là điều cốt lõi cần thực hiện để đảm

89
bảo thành công của chuyển đổi số. Để đánh giá được yếu tố này, doanh nghiệp cần tập
trung trả lời một số câu hỏi:
(1) Doanh nghiệp đã truyền đạt và đảm bảo mỗi nhân viên đều hiểu rõ mục tiêu
chuyển đổi số, vai trò và nhiệm vụ của họ trong chuyển đổi số chưa?
(2) Doanh nghiệp có một hệ thống dữ liệu và truyền thông nội bộ hiệu quả chưa?
(3) Doanh nghiệp hiện có văn hoá phản hồi cởi mở, hướng đến mục tiêu chung
chưa?…
Trong nhân tố con người và văn hóa, yếu tố “lãnh đạo số” có vai trò quan trọng
ảnh hưởng tới sự phát triển trong hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. Thuật ngữ
“lãnh đạo số” có thể nói là một thuật ngữ mới trong thời đại chuyển đổi số của doanh
nghiệp. Lãnh đạo số ở đây có thể hiểu là tư duy và năng lực của người làm lãnh đạo
trong thời kỳ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đây là nhân tố chính góp phần phát triển
doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp cần xác định được ai hay bộ phận nào dẫn dắt, chỉ đạo
chuyển đổi số trong doanh nghiệp? Tư duy, phong cách lãnh đạo hiện tại có phù hợp để
thúc đẩy chuyển đổi số không? Có cần chiêu mộ nhân tài từ bên ngoài về để chỉ đạo và
thực thi các nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp không?
3.4.1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tự đánh giá được mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt
động chuyển đổi số dựa trên “Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi
số”. Khung đánh giá là một công cụ để doanh nghiệp thực hiện đánh giá nhanh về mức
độ sẵn sàng cho CĐS Doanh nghiệp cần có các đánh giá và khảo sát sâu hơn để xác định
lộ trình CĐS phù hợp Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số cho phép
người tham gia nhận biết được mức độ trưởng thành trong chuyển đổi số trên bảy lĩnh
vực trọng tâm bao gồm: (1) Định hướng chiến lược, (2) Trải nghiệm khách hàng, (3)
Chuỗi cung ứng, (4) Hệ thống CNTT & quản trị dữ liệu, (5) Quản lý rủi ro & an ninh
mạng, (6) Nghiệp vụ quản lý TCKT, kế hoạch, pháp lý và nhân sự, (7) Con người và tổ
chức. Chi tiết nội dung của từng lĩnh vực trọng tâm như sau:

90
Hình 3.5. Khung đánh giá mức độ sẵn sàng trong chuyển đổi số
Để có thể đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt động chuyển
đổi số, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ đánh giá trên website:
https://digital.business.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn sau.
Bước 1: Truy cập vào website của Bộ kế hoạch và Đầu tư để tham gia khảo sát đánh
giá: https://digital.business.gov.vn/danh-gia-1/
Bước 2: Nhập thông tin theo mẫu:

91
Bước 3: Đọc kỹ nội dung các câu hỏi và tích chọn thang đánh giá tương ứng lần lượt
với từng câu hỏi trong Phiếu khảo sát:

Bước 4: Nhận kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp:

Sau khi phân tích được toàn bộ thực trạng hiện tại, đã đến lúc doanh nghiệp bắt
tay ngay vào xây dựng chiến lược và tiến hành chuyển đổi số.
3.4.1.3. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp
Sau khi có cái nhìn tổng quan về bức tranh của doanh nghiệp, hạng mục tiếp theo
trong quá trình chuyển đổi số là bắt đầu xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Để có thể
xây dựng chiến lược chuyển đổi số của mình, doanh nghiệp cần dựa trên tầm nhìn, sứ
92
mệnh để xây dựng chiến lược chuyển đổi số dựa trên chiến lược phát triển chung của
doanh nghiệp.
- Tầm nhìn là sự mô tả về khát vọng kinh doanh mà doanh nghiệp muốn hướng
tới hoặc trở thành. Tầm nhìn của doanh nghiệp là những mong muốn của doanh nghiệp
trong tương lai. 5 đến 10 năm tới doanh nghiệp sẽ thuộc về ngành công nghiệp nào, phục
vụ đối tượng khách hàng nào? Doanh nghiệp chỉ cung cấp sản phẩm hay sẽ mở rộng
sang bán dịch vụ, trải nghiệm xoay quanh sản phẩm?
- Sứ mệnh được định nghĩa như là sự “phân bổ công việc đặc biệt” cho các doanh
nghiệp. Có thể xem đó là sự tương thích giữa các nhóm khách hàng được công ty phục
vụ và nhu cầu khách hàng cần, được công ty đáp ứng”. Sứ mệnh của doanh nghiệp là
một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Là đặc điểm để phân biệt các doanh nghiệp,
triết lý kinh doanh, nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp
trong hoạt động chuyển đổi số là giá trị mà doanh nghiệp tuyên bố, tạo ra để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng trong thời đại số là gì? Điều gì giúp doanh nghiệp tạo khác biệt
so với các doanh nghiệp khác?
Doanh nghiệp cần đưa ra một tầm nhìn rõ ràng bao gồm các định hướng chiến
lược và kết quả kinh doanh được lượng hóa. Qua đó, doanh nghiệp có thể liên kết chiến
lược số với chiến lược kinh doanh tổng thể để tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong
đó, hoạt động chuyển đổi số phải hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh phù
hợp tại thời điểm hiện tại cũng như triển khai các hoạt động phù hợp với định hướng
trong tương lai.
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, doanh nghiệp cần làm rõ được lộ trình triển
khai gồm những giai đoạn nào, mỗi giai đoạn cần triển khai những gì. Doanh nghiệp có
thể dựa trên những trụ cột, chỉ số và những tiêu chí của “Bộ chỉ số đánh giá mức độ
CĐS của doanh nghiệp” để xây dựng chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.
Tùy vào hoạt động kinh doanh, ngành nghề lĩnh vực, quy mô mà doanh nghiệp có thể
lựa chọn những trụ cột, chỉ số và những tiêu chí riêng tương ứng với doanh nghiệp mình
để thiết lập chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể.
- Một số chiến lược chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
+ Chiến lược cấp công ty: Chiến lược đa dạng hóa, Chiến lược đa dạng hóa,
Chiến lược cường độ
+ Chiến lược kinh doanh tổng quát: Chiến lược dẫn đạo chi phí, Chiến lược khác
biệt hóa, Chiến lược tập trung
3.4.2. CĐS mô hình kinh doanh
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp và hướng tới khách hàng, tạo ra giá trị cho khách hàng và mục đích
cuối cùng là mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số mô hình kinh doanh là
bước chuyển mình cao nhất của một doanh nghiệp, có thể giúp tạo ra các thay đổi đột
phá trong hoạt động. Đây cũng là yếu tố giúp các doanh nghiệp tồn tại được trong kỷ
nguyên công nghệ số, hạn chế nguy cơ bị đào thải.
93
Chuyển đổi số mô hình kinh doanh trong giai đoạn này của doanh nghiệp có
nhiều cấp độ: Với doanh nghiệp truyền thông, hoàn toàn chưa chưa ứng dụng TMĐT
thì đây có thể hiểu là một bước chuyển mình lớn, thay đổi toàn bộ cách thức và phương
thức kinh doanh, cách thức tiếp cận với khách hàng, truyền thông tiếp thị và hậu cần.
Với những doanh nghiệp đã và đang ứng dụng TMĐT, thì đây có thể coi là sự nâng cấp,
hoàn thiện và gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng trọng sự kết nối với doanh nghiệp.
Theo trụ cột chuyển đổi, chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh chính là việc gia tăng
Trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hậu cần.
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thể hiện ở
nhiều khía cạnh ví dụ: Truyền thông tiếp thị, Phát triển sản phẩm mới, Áp dụng công
nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng, Áp dụng các công nghệ thanh toán
thông minh/mở tài khoản thông minh,…
3.4.2.1. Truyền thông, tiếp thị
Do chịu tác động của sự thay đổi về hành vi của khách hàng trong thời đại số,
truyền thông chính là lĩnh vực đòi hỏi mọi doanh nghiệp chuyển đổi nhiều nhất để thích
nghi với bối cảnh kinh doanh mới. Khách hàng đang xuất hiện trên nhiều kênh khác
nhau, cả trực tuyến và ngoại tuyến, họ tham gia nhiều cộng đồng khác nhau, vì thế để
theo sát được khách hàng trên toàn bộ hành trình của họ đòi hỏi một cuộc cách mạng
trong cách các doanh nghiệp tiếp cận, mời gọi, tương tác và duy trì mối quan hệ với
khách hàng.
Doanh nghiệp cần có kế hoạch và phát triển chiến lược của mình đối với việc gia
tăng trải nghiệm khách hàng ở 2 khía cạnh cụ thể:
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh thông qua việc chuyển đổi kênh bán hàng
truyền thống sang bán hàng trực tuyến, tiến tới các mô hình thương mại trực tuyến có
độ kết nối với khách hàng cao hơn như bán hàng đa kênh (omni channel), bán hàng kết
hợp truyền thống và trực tuyến (O2O).
- Khía cạnh thứ hai, trên mỗi nền tảng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thiết
lập những phương thức truyền thông và tiếp thị một cách cụ thể, đa dạng hơn, phong
phú hơn và phù hợp với môi trường số và sự thay đổi nhanh chóng của khách hàng trong
môi trường số.
Các công nghệ và xu hướng chủ chốt trong chuyển đổi số mảng truyền thông
doanh nghiệp:
- Quảng cáo tìm kiếm (PPC, SEO); Tiếp thị qua mạng xã hội (Facebook, Twitter,
Tiktok,..); Tiếp thị nội dung (content marketing); Tiếp thị qua những người ảnh hưởng
(influencers); Call Center, Chatbot; AR/VR; Tiếp thị liên kết; Email marketing; SMS
marketing; Tiếp thị tự động
3.4.2.2. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới
Trong thời đại số, doanh nghiệp cần áp dụng tư duy thiết kế sản phẩm hoàn toàn
khác so với trước đây. Lý do là hành vi và kỳ vọng của khách hàng ngày càng khó nắm
bắt, vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn, vì vậy sản phẩm mới cần được phát
94
triển bằng tư duy tinh gọn và tư duy thiết kế (lean & design thinking). Sản phẩm trong
thời đại số sẽ được thiết kế và phát triển thông qua các vòng lặp và thử nghiệm nhanh,
mục đích là mời khách hàng tham gia sớm vào quá trình thiết kế sản phẩm, khách hàng
chính là người thẩm định xem sản phẩm, dịch vụ mới có phù hợp không và qua đó sẽ
tiến tới mua hàng của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và dựa trên
một số công cụ dưới đây để có thể mang lại sự trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Mục
đích của doanh nghiệp với yếu tố này là nhằm:
- Tăng khả năng đáp ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường.
- Giảm thiệt hại đầu tư nhờ phát triển sản phẩm qua các vòng lặp.
- Cùng sáng tạo giá trị với khách hàng.
Với mục đích đó, một số công nghệ và xu hướng chủ chốt trong chuyển đổi
số khâu phát triển sản phẩm mới có thể tham khảo bao gồm:
- Sử dụng A/B testing
- Tung ra MVP (Sản phẩm và nguyên mẫu khả thi tối thiểu) thay vì sản phẩm
hoàn thiện
- Ứng dụng in 3D
- Sử dụng AR/VR để trải nghiệm sản phẩm
3.2.2.3. Tối ưu hóa hậu cần/ phân phối
Thương mại điện tử ngày càng phát triển, lượng hàng hóa tiêu thụ qua các kênh
số ngày càng gia tăng có nghĩa là khâu hậu cần (logistics) cần được cải tiến mạnh mẽ để
đáp ứng các nhu cầu ngày càng thách thức của thị trường trong thời đại số. Hậu cần bao
gồm quản lý kho bãi, tồn kho và giao nhận hàng. Trong hậu cần, được phân định cụ thể
bao gồm hậu cần đầu vào và hậu cần đầu ra. Hậu cần đầu vào thông thường gắn liên với
nhà cung cấp của doanh nghiệp, và hậu cần đầu ra gắn liền với khách hàng của doanh
nghiệp.
Hệ thống phân phối là một mạng lưới, được doanh nghiệp tạo dựng lên nhằm phổ
biến và giám sát hàng hoá từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn/ nhà bán lẻ, đích đến của
hệ thống phân phối là người tiêu dùng cuối cùng. Tuỳ thuộc vào nguồn lực và quy mô
của doanh nghiệp, hệ thống phân phối có thể được xây dựng khác nhau về cấu trúc và
quy mô. Khi xây dựng hệ thống phân phối, những yếu tố quan trọng cần lưu ý gồm, nhu
cầu của người tiêu dùng, trải nghiệm khách hàng, cấu trúc sản phẩm và khả năng phổ
biến của sản phẩm.
Trong tiến trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp gặp khá nhiều thách thức và
đứng trước những lựa chọn sinh tồn. Trung thành với hệ thống phân phối truyền thống
hay đầu tư, tham gia vào các kênh phân phối mới chính là một quyết định như vậy.
Những đối thủ mới ra nhập thị trường, các công ty startup thường lựa chọn các kênh
phân phối hiện đại nhằm tiếp cận khách hàng nhanh và trực tiếp hơn, đồng thời tạo ra
trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Các công ty truyền thống khó lòng phá vỡ hệ thống

95
phân phối truyền thống hiện tại mà chỉ có thể hoàn thiện, làm cho nó thông minh hơn
song song với việc thử nghiệm các kênh phân phối mới.
Chuyển đổi số kênh phân phối/ hậu cần nhắm đến giải các bài toán sau:
- Tối ưu việc vận hành hệ thống phân phối
- Tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh truyền thống (từ offline sang online) và
chuyển đổi vai trò của các cấp trung gian như nhà phân phối, nhân viên bán hàng để
nâng cao vai trò của nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng.
- Giảm bớt các nút phân phối trung gian (xu hướng D2C)
- Hiểu hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng cuối
- Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng
sinh ra trong thời đại số
- Có thể rút ngắn được thời gian giao hàng, quản lý được hàng hóa và biết được
hàng hóa đang ở đâu, khi nào giao.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp có khả năng: Dự báo nhu cầu tích trữ hàng, lưu trữ
hàng trong kho, Giảm chi phí tồn kho.
Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và thương mại,
còn khâu vận chuyển hàng, đặc biệt tới khách hàng cuối (end user) sẽ do một bên thứ
ba đảm nhiệm.
Các công nghệ và xu hướng chủ chốt trong chuyển đổi số hệ thống phân
phối: ERP, CRM, nRMS (New Retail Management System - Hệ thống quản trị bán
hàng kiểu mới); WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho hàng);
TMS (Transportation Management Systems – Hệ thống quản lý vận tải), AI/Machine
learning; Mobile app (app bán hàng); Ứng dụng truy xuất nguồn gốc; QR code; Mô hình
mua hàng Thương Mại Điện Tử; Ví điện tử, trung gian thanh toán; IoT hậu cần (logistic)

Ví dụ: Những sản phẩm liên quan tới thực phẩm, có quy trình phân phối và thời
gian phân phối nhanh hơn, rút gọn thời gian hơn. Đặt ra một yêu cầu, bài toán: công
nghệ nào là công nghệ kiểm soát được chất lượng và thời gian phân phối. Chất lượng
sản phẩm.
Vì vậy tùy vào loại hình sản phấm, dịch vụ mà doanh nghiệp có kế hoạch xây
dựng chiến lược hậu cần/ phân phối cho phù hợp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có kế hoạch phát triển ở một số khía cạnh
khác nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng như: Áp dụng công nghệ số vào hoạt
động chăm sóc khách hàng, Áp dụng các công nghệ thanh toán thông minh/mở tài
khoản thông minh,…
Áp dụng công nghệ số vào hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao
trải nghiệm tương tác, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng giải đáp/tìm kiếm thông tin cho
khách hàng thông qua áp dụng chatbot,AI trả lời tự động

96
Áp dụng các công nghệ thanh toán thông minh/mở tài khoản thông
minh… giúp khách hàng có thể thực hiện tất cả các thao tác sử dụng dịch vụ/mua sắm
hàng hóa tại nhà thông qua ứng dụng di động có kết nối mạng.
3.4.3. Hoàn thiện và CĐS mô hình quản trị
Đồng thời với tăng trưởng về mặt khách hàng và doanh thu, doanh nghiệp cần
tập trung phát triển và duy trì năng lực quản trị nội bộ để giảm chi phí và tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Chuyển đổi số mô hình quản trị doanh nghiệp là sự thay đổi về văn
hóa, tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp, ngành hoặc hệ sinh thái thông qua việc
tích hợp thông minh của công nghệ, quy trình và năng lực ở tất cả các cấp và chức năng
theo giai đoạn và chiến lược. Chuyển đổi số thúc đẩy các công nghệ để tạo ra giá trị và
dịch vụ mới cho các bên liên quan khác nhau (khách hàng theo nghĩa rộng nhất có thể),
đổi mới và có được khả năng thích ứng nhanh chóng với các hoàn cảnh thay đổi.
Chuyển đổi số mô hình quản trị cũng nằm trong trụ cột chuyển đổi số của doanh
nghiệp. Chuyển đổi số mô hình quản trị bao gồm một số hoạt động: Tối ưu hóa vận hành
nội bộ, Chuyển đổi sản xuất, …
3.4.3.1. Tối ưu hóa vận hành nội bộ
Vận hành nội bộ được hiểu là bao gồm các hoạt động chức năng, hỗ trợ cho hoạt
động kinh doanh như: hành chính nhân sự, tài chính kế toán, lập kế hoạch, quản lý cơ
sở vật chất, v.v.
Thông thường chuyển đổi số trong vận hành nhắm đến giải các bài toán sau:
- Ở khâu này, chuyển đổi số hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc số (digital
workplace), liên quan không chỉ đến việc cung cấp các công cụ và thiết bị số (như máy
tính, kết nối mạng, phần mềm/ứng dụng làm việc nhóm, làm việc từ xa), v.v mà quan
trọng hơn là tạo ra một môi trường làm việc phù hợp với đội ngũ nhân viên thế hệ số,
kích thích họ phát huy tối đa năng lực và sở trường trong công việc.
Ở Việt Nam đang xuất hiện nhiều công ty cung cấp các phần mềm, giải pháp
khác nhau giúp các khách hàng nâng cao hiệu quả vận hành nội bộ của họ.
Ví dụ: Hệ thống phần mềm của Base (Base.vn) hỗ trợ doanh nghiệp quản trị
luồng công việc. Thiết lập quy trình và lập kế hoạch công việc khoa học từ trên xuống
dưới, Theo dõi tiến độ trực quan, phân bổ nguồn lực hiệu quả nhờ dữ liệu, Báo cáo công
việc tự động, đo lường hiệu suất nhân viên Real-time, Xây dựng hệ sinh thái làm việc số
cho doanh nghiệp.
Ví dụ hệ thống phần mềm Misa Amis của Công ty cồ phần Misa (visa.vn) với bộ
giải pháp văn phòng số với tính năng: quản lý công việc, quản lý quy trình, quản lý
phòng họp,…
Doanh nghiệp cần lên kế hoạch và triển khai xây dựng hệ thống vận hành cho
doanh nghiệp mình một cách đồng bộ và nên sử dụng cùng một nền tảng về cơ sở hạ
tầng để dễ vận hành và quản lý.
3.4.3.2. Chuyển đổi sản xuất

97
Khác với những doanh nghiệp thương mại, đối với doanh nghiệp sản xuất thì sản
xuất là khâu đang chứng kiến tiến trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành
công nghiệp và nhiều công nghệ đình đám đang được ứng dụng tại các nhà sản xuất lớn
trên thế giới.
Chuyển đổi số trong sản xuất nhắm đến giải các bài toán sau:
- Nâng cao hiệu suất vận hành sản xuất: giảm thời gian sản xuất, duy trì mức lưu
kho thấp nhờ khả năng hỗ trợ tính năng suất, giảm lỗi sản phẩm, nâng cao tính tuân thủ,
cung cấp thông tin tình trạng sản xuất từ đầu vào nguyên liệu đến lúc chuyển hàng đi
- Phòng tránh rủi ro: giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm, nâng cao độ tin cậy về
tuân thủ giao hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng.
- Gia tăng lợi ích: giảm chi phí hoạt động sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư, hỗ trợ
đưa ra quyết định tối ưu ngay tại nơi sản xuất theo thời gian thực.
- Kết nối chuỗi giá trị: kết nối liền mạch khâu sản xuất với các hoạt động trọng
yếu khác trong chuỗi giá trị doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong sản xuất khá phức tạp và thách thức vì nó liên quan tới cả
công nghệ thông tin (IT – Information technology) và công nghệ vận hành (OT -
Operational Technology), hơn nữa thách thức còn đến từ việc nhiều thế hệ máy móc cả
hiện đại và lạc hậu đều đang được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất. Với mục đích
trên, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc một bên thứ ba hỗ trợ trong việc triển khai áp
dụng CNTT và vận hành cho hệ thống.
3.4.4. Kết nối kinh doanh và quản trị bằng hệ thống số tích hợp
Để chuyển đổi số thành công ở quy mô toàn tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị
và thiết lập những yếu tố mang tính nền tảng, hỗ trợ về mặt tổ chức và công nghệ cho
các nỗ lực chuyển đổi số. Các yếu tố đó có thể được chia thành ba nhóm: Hạ tầng dữ
liệu; Hạ tầng công nghệ; Hạ tầng tổ chức: bao gồm văn hóa, mô hình vận hành, cơ cấu
tổ chức.
3.4.4.1. Hạ tầng dữ liệu
Báo cáo cơ sở hạ tầng số và nguồn dữ liệu châu Âu năm 2020 cũng đã khẳng
định dữ liệu là “trái tim” của quá trình chuyển đổi số và là yếu tố then chốt của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Rõ ràng, dữ liệu là gốc, là cơ sở để xây dựng các ứng
dụng, các nền tảng kết nối trung gian cùng chia sẻ, cập nhật trên bộ dữ liệu sử dụng
chung.
Các hệ thống lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp chủ chốt bao gồm: Trung tâm dữ liệu,
Lưu trữ trên CPU, Lưu trữ dữ liệu trên đám mây (AWS, Google Cloud, Microsoft
Azure,..)
Bảng 3.5. Bảng các loại dữ liệu chính cho chiến lược doanh nghiệp

98
3.4.4.2. Hạ tầng công nghệ
Hạ tầng công nghệ đề cập đến các công nghệ kỹ thuật số cung cấp nền tảng cho
hoạt động công nghệ thông tin của một tổ chức. Nói cách khác, đây là các ứng dụng và
công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng để thực hiện công cuộc chuyển đổi số.
Các nền tảng dữ liệu, công nghệ này phải được thiết kế xung quanh các ưu tiên
kinh doanh và thường được chia thành 2 nhóm chính:
 Nền tảng làm việc nội bộ: Ví dụ như các công nghệ giúp tiết kiệm thời gian quản
lý tài liệu, tăng năng suất làm việc của nhân sự, giảm chi phí nhân sự mới…
 Nền tảng làm việc với khách hàng, đối tác: Là những công nghệ giúp thu thập
thông tin từ khách hàng hiệu quả hơn, phục vụ nhu cầu, mong muốn khách hàng
nhanh chóng hơn…
Ví dụ, có thể phân các nhóm công nghệ, giải pháp, dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi số
doanh nghiệp thành các nhóm như sau:
Các công nghệ kết nối & mạng - Networking & Connectivity: (ví dụ: 4G, 5G,
Wifi, NFC, Bluetooth,…)
Dịch vụ đám mây hạ tầng, nền tảng - Cloud Services/IaaS & PaaS: (Ví dụ:
FPT cloud, VNPT cloud, Amazon Web Service - AWS, Google Cloud Platform –
CGP,…)
Các công nghệ về bảo mật – Security: (Mobile PKI, Digital Signature, CWPP -
Cloud Workload Protection Platform, …)
Các công nghệ về Cơ sở dữ liệu: (NoSQL, Hadoop, ElasticSearch, Cloud
Database, Graph Database, Distributed Database, In-Memory Database, v.v.)
Và rất nhiều những hệ thống công nghệ khác.
3.4.4.3. Cơ cấu tổ chức, mô hình vận hành
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một chiến lược lâu dài ảnh hưởng tới hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp, vì thế các tổ chức/doanh nghiệp có thể áp dụng

99
mô hình vận hành hai chế độ trong chuyển đổi số, theo gợi ý của các chuyên gia tại
Gartner. Chế độ thứ nhất là chế độ vận hành của các hoạt động kinh doanh hiện tại.
Chế độ thứ hai là chế độ vận hành cho các dự án chuyển đổi số, với quy trình ra quyết
định nhanh, trao quyền, thử nghiệm, sẵn sàng tăng tốc. Những bài học, thực tiễn rút ra
từ chế độ hai sẽ được đánh giá và áp dụng dần vào chế độ vận hành thứ nhất, đảm bảo
các dự án chuyển đổi số có cơ chế hỗ trợ riêng mà không gây xáo trộn tới hoạt động
kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới lập ra các trung tâm xuất sắc (Center of
Excellence), tập hợp các cá nhân xuất sắc từ nhiều bộ phận trong tổ chức để cùng chỉ
đạo các dự án chuyển đổi số. Những doanh nghiệp nhỏ hơn cũng cần lập ra các ban chỉ
đạo dự án chuyển đổi số và CEO phải trực tiếp tham gia vào ban chỉ đạo này.
Sau khi đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mục tiêu, kế hoạch, các nguồn lực cần thiết
thì đã đến lúc doanh nghiệp cần bắt tay vào tiến hành chuyển đổi số. Ở quá trình này,
khi tiến hành từng đầu công việc, tác vụ theo kế hoạch doanh nghiệp cần lưu ý ghi chép
toàn bộ số liệu, thông tin, vấn đề… để có dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá.
Chuyển đổi số là sự thay đổi mang tính căn bản về công nghệ và tâm lý. Điều
này tạo ra sự đột phá và chuyển đổi quy trình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và
xã hội. Chuyển đổi số mang lại lợi ích đồng thời cho cả doanh nghiệp, các đối tác, khách
hàng. Chuyển đổi số sẽ tác động toàn diện tới các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ và
con người. Một chiến lược chuyển đổi số thành công được bắt đầu từ sự thống nhất về
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xem việc sử dụng công nghệ như một sự hỗ trợ đắc lực cho việc
hiện thực hóa chiến lược kinh doanh. Đồng thời tác động đến văn hóa tổ chức công ty.
Mục đích hướng đến việc kiến tạo một tổ chức đồng thuận và có chung hiểu biết về
chuyển đổi số.

100
CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG SỐ, CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA
CHUYỂN ĐỔI SỐ
4.1. KỸ NĂNG SỐ
4.1.1. Khái niệm
a. Khái niệm kỹ năng số
Theo định nghĩa của Đại học Cornell, kỹ năng số (digital skills) là “khả năng tìm
kiếm, đánh giá, sử dụng, chia sẻ và tạo nội dung bằng công nghệ thông tin và Internet”,
hay có thể hiểu, kỹ năng số là bất kỳ kỹ năng nào liên quan các kiến thức, hiểu biết về
kỹ thuật số.
Theo World Bank, kỹ năng số đại diện cho một chuỗi liên tục từ các kỹ năng cơ
bản đến trung cấp, nâng cao và chuyên môn hóa cao. Kỹ năng số cũng có thể được phân
biệt theo nhu cầu chức năng: dành cho công dân, cho một loạt các ngành nghề sử dụng
công nghệ kỹ thuật số và cho các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-
TT).
b. Khái niệm kiến thức kỹ thuật số
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) định nghĩa
kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng tiếp cận, quản lý, hiểu, tích hợp, giao
tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua các công nghệ
kỹ thuật số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông, các công việc cao cấp và khởi
nghiệp kinh doanh. Nó bao gồm các năng lực được gọi chung là trình độ tin học, hiểu
biết về CNTT-TT, hiểu biết về thông tin và hiểu biết về phương tiện truyền thông.
UNESCO đã lấy Khung năng lực kỹ thuật số châu Âu (DigComp) (Carretero và cộng
sự, 2017; Vuorikari và cộng sự, 2016) làm điểm tham chiếu để thiết lập Khung năng lực
kỹ thuật số của mình.
Theo Microsoft, kiến thức kỹ thuật số (digital literacy) là khả năng điều hướng
thế giới kỹ thuật số của bằng cách sử dụng kỹ năng đọc, viết, kỹ thuật và tư duy phản
biện. Thể hiện bằng việc sử dụng công nghệ, như điện thoại thông minh, máy tính cá
nhân (PC), máy đọc sách điện tử, để tìm, đánh giá và truyền đạt thông tin (Nguồn:
https://www.microsoft.com/en-us/digital-literacy).
c. Phân biệt kỹ năng số và kiến thức kỹ thuật số
Bảng 3.1. Phân biệt kỹ năng số và kiến thức kỹ thuật số
Kỹ năng số (digital skills) Kiến thức kỹ thuật số (digital literacy)
Kỹ năng số tập trung vào trả Kiến thức kỹ thuật số tập trung vào trả lời
lời câu hỏi: Cái gì? và Như thế nào? câu hỏi: Lý do tại sao? Khi nào? Ai? và Cho ai?
Kiến thức kỹ thuật số không chỉ là sự thành thạo
kỹ thuật và kỹ năng sử dụng công nghệ mà còn
là học cách sử dụng công nghệ một cách có trách
nhiệm và an toàn.

101
Kỹ năng số sẽ tập trung vào Kiến thức kỹ thuật số sẽ bao gồm các câu
việc sử dụng công cụ nào (ví dụ: hỏi chuyên sâu: Khi nào thì bạn sử dụng Twitter
Twitter) và cách sử dụng nó (ví dụ: thay vì một diễn đàn riêng tư hơn? Tại sao bạn
cách tweet, chuyển tiếp tin nhắn, sử sẽ sử dụng nó để thể hiện quan điểm? Ai có thể
dụng TweetDeck) gặp phải rủi ro khi thao tác trên Twitter?
Ví dụ 1: Kỹ năng số có nghĩa là bạn biết cách sử dụng Microsoft Word. Kiến
thức kỹ thuật số có nghĩa là bạn có thể sử dụng Microsoft Word để truyền đạt rõ ràng
và hiệu quả tất cả các thành phần chính của bài tập.
Ví dụ 2: Kỹ năng số có nghĩa là bạn có thể làm theo quy trình từng bước để tạo
tài khoản email. Kiến thức kỹ thuật số có nghĩa là bạn có thể nhận ra thư rác, biết lý do
thư được gửi và hiểu cách các nhà cung cấp dịch vụ email sử dụng các bộ lọc để giảm
thiểu tác hại tiềm ẩn.
Ví dụ 3: Kỹ năng số có nghĩa là bạn biết cách sử dụng Facebook. Kiến thức kỹ
thuật số có nghĩa là bạn biết cách sử dụng Facebook phù hợp cho cả mục đích cá nhân
và công việc.
4.1.2. Vai trò và nhu cầu bồi dường kỹ năng số
Theo QĐ 146/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng
và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”, nâng cao nhận thức và kỹ năng số đóng vai trò quyết định trong quá trình
CĐS toàn diện:
- Nâng cao nhận thức là tiên quyết để thực hiện chuyển đổi số vì nhận thức đóng
vai trò quyết định trong chuyển đổi số
- Phổ cập kỹ năng số là chìa khóa để người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng
số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số
một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện
- Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và
bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Để hoàn thành mục tiêu CĐS quốc gia cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình CĐS quốc gia và nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành,
từng lĩnh vực, từng địa phương là các mục tiêu chính cần đạt được.
Một thành phần quan trọng của chiến lược chuyển đổi số là giáo dục và đào tạo
CNTT chuyên ngành cần thiết để xây dựng ngành dịch vụ ICT và triển khai công nghệ
mới để cải thiện dịch vụ công và khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân. Nguồn nhân
lực có tay nghề cao là yếu tố then chốt trong việc ứng dụng CNTT cho cả khu vực công
và tư nhân, trong việc duy trì và vận hành cơ sở hạ tầng CNTT-TT, và khai thác thông
tin mà ICT cung cấp. Hơn nữa, giáo dục và đào tạo về các dịch vụ hỗ trợ CNTT và ICT

102
đã được chứng minh là một công cụ tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế ở các quốc
gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đầu tư mạnh vào kỹ thuật, quản lý công nghệ và
giáo dục liên quan đến CNTT-TT giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trên toàn bộ hệ
thống kinh tế. Ví dụ, thành công của Ireland trong việc đổi mới bản thân để trở thành
Celtic Cyber-Tiger đã phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư chuyên sâu vào con người và nhấn
mạnh đáng kể vào giáo dục CNTT-TT. Ireland đã thành công trong việc tạo ra các trung
tâm xuất sắc trong hệ thống giáo dục trong nước đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
vào ngành công nghiệp ICT và hỗ trợ tăng trưởng và việc làm.
Ở nhiều nước đang phát triển, hệ thống giáo dục đại học chậm đáp ứng nhu cầu
luôn thay đổi của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là trong lĩnh vựcgiáo dục khoa học, kỹ
thuật và công nghệ. Liên kết đại học-công nghiệp và các loại hình quan hệ đối tác công
tư khác có thể được sử dụng để tăng chất lượng và phạm vi tiếp cận của giáo dục và đào
tạo kỹ thuật. Kết hợp các chương trình quản lý kinh doanh và kỹ thuật đặc biệt phù hợp
với quản lý công nghệ và thương mại hóa đổi mới, đồng thời khai thác tiềm năng của
CNTT-TT như một công cụ để đổi mới quản lý và chuyển đổi thể chế.
Giáo dục thường xuyên và đào tạo các chuyên gia CNTT-TT cũng rất cần thiết
cho phát triển điện tử. Ví dụ, Singapore đã trợ cấp 70% so với chi phí giáo dục thường
xuyên của các nhà phát triển phần mềm. Chính phủ có thể thúc đẩy sự hợp tác giữa
trường đại học và ngành công nghiệp trong việc cung cấp các chương trình giáo dục
sáng tạo để đáp ứng nhu cầu đặc biệt và thay đổi nhanh chóng của các chuyên gia. Tại
Malaysia, Sáng kiến Phát triển Tri thức-Lao động (KDI) giám sát cung và cầu của lao
động tri thức và hợp tác với khu vực tư nhân để đáp ứng những khoảng trống. KDI tham
gia vào việc đào tạo và thực tập cho sinh viên chưa tốt nghiệp và các công trình hiện có
và điều chỉnh các chương trình giảng dạy đại học để làm cho chúng phù hợp với sự phát
triển của lĩnh vực CNTT. Trong quá trình này, KDI hình thành quan hệ đối tác với các
công ty, học viện và cơ quan chính phủ.
Chiến lược nhân sự quốc gia cho chuyển đổi kỹ thuật số cần giải quyết các hạng
mục phát triển nguồn nhân lực rộng lớn:
(i) Kỹ năng sử dụng CNTT-TT. Những kỹ năng này là cần thiết để xây dựng nhận
thức và năng lực của người dân nói chung để sử dụng CNTT (Internet, cổng thông tin,
PC, điện thoại thông minh, hệ thống và thiết bị) trong vai trò là nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Chúng có thể được phát triển thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức,
phát triển kiến thức kỹ thuật số thông qua các trung tâm cộng đồng và phương tiện truyền
thông đại chúng, giáo dục tiểu học và phi chính thức, v.v.;
(ii) Kỹ năng hành nghề CNTT-TT. Những kỹ năng này là cần thiết để phát triển,
sản xuất, quản lý, tư vấn, duy trì và phục vụ các hệ thống ICT. Phát triển các kỹ năng
như vậy đòi hỏi phải tăng cường giáo dục và đào tạo kỹ thuật chuyên ngành cho các học
viên CNTT-TT;

103
(iii) Kỹ năng quản lý điện tử. Những điều này là cần thiết để khai thác các cơ hội
được mở ra bởi việc triển khai ICT, quản lý thuê ngoài và các nhóm ảo từ xa, kích thích
sự đổi mới và khởi nghiệp hỗ trợ CNTT-TT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quản lý đổi mới và thay đổi trong các nhóm, tổ chức và quy trình phải đi kèm với chuyển
đổi kỹ thuật số và cách thức kinh doanh mới. Những kỹ năng này được phát triển chủ
yếu thông qua các trường kinh doanh và hành chính công và các chương trình phát triển
điều hành;
(iv) Kỹ năng lãnh đạo điện tử. Những điều này là cần thiết để nâng cao nhận thức
và năng lực của các nhà hoạch định chính sách và giám đốc điều hành doanh nghiệp để
thiết lập các chính sách, quy định và cơ chế quản trị cho việc triển khai CNTT-TT trong
tổ chức của họ và nền kinh tế nói chung, để tích hợp các chiến lược ICT với các chiến
lược kinh doanh và lĩnh vực, và để quản lý sự chuyển đổi do hậu quả đối với các xã hội
kết nối và nền kinh tế thông minh. Các nhà lãnh đạo điện tử phải phát triển sự hiểu biết
sâu sắc về tác động chính trị, xã hội và tổ chức của sự thay đổi công nghệ và khả năng
truyền cảm hứng cho những người theo dõi cam kết thực hiện sự chuyển đổi cần thiết.
Những kỹ năng như vậy được khuyến khích và phát triển thông qua huấn luyện, mạng
lưới lãnh đạo ngang hàng và sự công nhận của quốc gia đối với các mô hình vai trò và
sự xuất sắc trong lãnh đạo điện tử.
(v) Khả năng học tập và quản lý kiến thức. Đây là những khả năng và kiến thức
chung mới cần thiết để làm việc trong nền kinh tế tri thức được hỗ trợ kỹ thuật số và xây
dựng các xã hội thông tin sôi động. Những khả năng này cho phép các cá nhân, tổ chức
và cộng đồng sáng tạo, chia sẻ và truyền đạt kiến thức cũng như theo đuổi việc học tập
suốt đời. Những khả năng này phải đến từ việc làm cho các hệ thống giáo dục có thể
thích ứng với sự thay đổi công nghệ, giải quyết vấn đề và yêu cầu học tập trong tương
lai.
 Một số văn bản thể hiện nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng số tại Việt Nam
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/07/2014 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, trong đó bao gồm phát triển nhân lực công nghệ
thông tin đạt chuẩn quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng
tạo công nghệ mới và xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ, chế độ phụ cấp đặc thù
đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
Nghị quyết trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực công nghệ thông
tin là một trong những yêu cầu chủ chốt nếu Việt Nam muốn tiếp tục phát triển và tăng
trưởng ngành công nghệ thông tin cũng như muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi
nghiệp. Lực lượng lao động công nghệ thông tin được đào tạo bài bản cũng sẽ giúp Việt
Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tiên tiến dựa trên tri thức.

104
- Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây
dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,
với quan điểm “Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con
đường chủ đạo” và chính sách phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã
đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách phát triển nguồn
nhân lực là một trong 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
Theo số liệu Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số công bố tháng 8/2022, tỷ lệ nhân
lực công nghệ thông tin (CNTT) trên tổng số lao động của Việt Nam ước đạt 1% trong
tổng số 51 triệu lao động. Về chất lượng, chỉ có khoảng 30% kỹ sư, cử nhân mới ra
trường đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.
4.1.3. Tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng số
a. Một số khung tiêu chuẩn kỹ năng số trên thế giới
- Khung kỹ năng số thiết yếu của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh được thiết kế để
hỗ trợ đối tượng người trưởng thành nâng cao kỹ năng số của họ với “các kỹ năng cơ
bản” cốt lõi, được bao quanh bởi năm kỹ năng thiết yếu: giao tiếp, xử lý thông tin & nội
dung, giao dịch, giải quyết vấn đề, an toàn và tuân thủ pháp luật trên môi trường trực
tuyến (communicating, handling information & content, transacting, problem solving,
and being safe & legal online)
- DigComp 2.1 là khung năng kiến thức kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (EU).
Khung này bao gồm thành năm lĩnh vực năng lực kỹ thuật số: hiểu biết về thông tin và
dữ liệu, giao tiếp và cộng tác, sáng tạo nội dung kỹ thuật số, an toàn và giải quyết vấn
đề (information and data literacy, communication and collaboration, digital content
creation, safety, and problem solving)
- Hiệp hội quốc tế về công nghệ trong giáo dục (ISTE) đưa ra chuẩn giảng dạy
cho học sinh từ lớp 4-12 dựa trên vai trò của người học trong nắm bắt kiến thức kỹ thuật
số, bao gồm các mức: người học được trao quyền, công dân kỹ thuật số, kiến tạo tri thức,
nhà thiết kế sáng tạo, nhà tư tưởng tính toán, người giao tiếp sáng tạo, cộng tác viên toàn
cầu. (empowered learner; digital citizen; knowledge constructor; innovative designer;
computational thinker; creative communicator; global collaborator)
b. Các nhóm kiến thức kỹ năng số
Theo Stacey Wedlake và cộng sự (2019), bằng việc tổng hợp và phân tích các
chương trình đào tạo cùng các khung chuẩn kỹ năng số/kiến thức kỹ thuật số trên thế
giới, nhóm tác giả đã đưa ra một danh sách các nhóm kỹ năng như sau:
 Giao tiếp
- Nhận thức và điều chỉnh các chiến lược giao tiếp để đáp ứng các chuẩn mực
hành vi và tôn trọng sự đa dạng của người dùng
- Hợp tác kỹ thuật số
105
- Thực hiện các cuộc gọi bằng giọng nói và video dựa trên Internet (sử dụng
Skype, FaceTime, v.v.)
- Đăng tải nội dung trên các phương tiện truyền thông xã hội
- Hiểu và xác định được mục đích của các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau
- Hiểu và đặt cài đặt quyền riêng tư trên phương tiện truyền thông xã hội
- Hiểu cách chia sẻ thông tin với người khác
 Sự sáng tạo
- Bắt đầu mã hóa/lập trình (Hiểu các khái niệm, viết mã cơ bản)
- Tạo một nội dung kỹ thuật số mới dựa trên tài liệu kỹ thuật số hiện có
- Thiết kế
- Sản xuất đa phương tiện
- Tạo một trang web đơn giản (HTML, WordPress...)
 Quyền sở hữu thiết bị
- Thiết bị cơ bản (mua, xử lý, tái chế)
- Tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật
- Bảo vệ các thiết bị bằng cách quản lý rủi ro và các mối đe dọa bằng cách áp
dụng các biện pháp an toàn & bảo mật (các phần mềm tránh giúp các cuộc tấn công có
thể xảy ra)
- Khắc phục sự cố kỹ thuật phức tạp
 Kỹ năng bản lề (gateway skills): đây là nhóm kỹ năng nền tảng thiết yếu
- Công cụ truy cập trên thiết bị
- Tìm kiếm internet cơ bản
- Chức năng chuột cơ bản
- Kỹ năng trình duyệt (Ví dụ: thanh địa chỉ, điều hướng web, yêu thích/dấu trang,
tiến/lùi, v.v.)
- Mật khẩu cơ bản: Sáng tạo, lưu trữ an toàn, đặt lại
- Gửi và nhận email bao gồm cả việc sử dụng tệp đính kèm
- Thiết lập tài khoản email
- Hiểu cách bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng các thiết bị chia sẻ và internet công
khai (đăng nhập tài khoản, xóa lịch sử tìm kiếm, v.v.)
- Hiểu nếu máy tính của tôi được kết nối với Internet/Wi-Fi và cách kết nối/ngắt
kết nối
- Hiểu về máy tính và các thành phần ngoại vi; Khắc phục sự cố cơ bản; sử dụng
một hệ điều hành
- Hiểu Internet và web là gì?
 Kỹ năng thông tin
- Áp dụng thông tin [tổng hợp sự hiểu biết và kiến thức, rút ra kết luận]
- Nhận thức được giá trị của các công cụ thông tin truyền thống và kết nối cộng
đồng ngoại tuyến để bổ sung và hỗ trợ sử dụng các công cụ trực tuyến
- Đánh giá thông tin [uy tín, so sánh]
106
- Xác định nhu cầu thông tin và khoảng cách năng lực/kiến thức
- Chiến lược tìm kiếm thông tin [bao gồm các kỹ năng tìm kiếm và duyệt
- Quản lý thông tin [ví dụ: tổ chức và lưu trữ nó một cách hợp lý, sử dụng các đại
lý và bộ lọc]
- Hiểu rằng các công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán để hiển thị kết quả
 Kỹ năng liên quan đến thiết bị di động
- Mua hàng hóa hoặc dịch vụ bằng ứng dụng
- Sự khác biệt giữa Wi-Fi và dữ liệu di động
- Quản lý tiền và giao dịch một cách an toàn thông qua một ứng dụng thanh toán
- Khái niệm cơ bản trên thiết bị di động (chức năng cơ bản, hệ điều hành, bố cục,
v.v.)
- Quyền riêng tư và bảo mật trên thiết bị di động
 Cuộc sống trực tuyến
- Truy cập và sử dụng các dịch vụ xã hội & tiêu dùng (nhà ở, chăm sóc trẻ em,
sức khỏe/sức khỏe tâm thần, người tiêu dùng/pháp lý)
- Truy cập tài nguyên cộng đồng (Chính phủ, các nhóm khu phố, trường học, thư
viện)
- Nhận thức về tác động của công nghệ (môi trường, xã hội)
- Mua hàng hoặc dịch vụ thông qua một trang web
- Bản quyền/nguồn mở
- Tham gia vào cuộc sống công dân/ tham gia xã hội trực tuyến
- Tài chính (Ngân hàng trực tuyến, Tìm kiếm tín dụng và Bảo vệ)
- Tính pháp lý khi truy cập các nội dung giải trí như video, sách và trò chơi
- Giao thông vận tải
- Sử dụng lưu trữ cục bộ và lưu trữ đám mây để quản lý thông tin và truy cập nội
dung từ các thiết bị khác nhau
- Sử dụng các tính năng trợ giúp trang web để giúp giải quyết vấn đề
- Truy cập và sử dụng các tài nguyên giáo dục
 Quyền riêng tư & Bảo mật
- Nhận biết ID các trang web và giao dịch an toàn
- Bảo vệ sức khỏe & hạnh phúc; nhận thức về công nghệ hòa nhập xã hội; Quản
lý rủi ro và mối đe dọa giữa các cá nhân trong môi trường kỹ thuật số (đe doạ trực tuyến)
- Nhận biết và tránh tải xuống các liên kết đáng ngờ (lừa đảo, lừa đảo trực tuyến)
- Hiểu cách một "chính sách quyền riêng tư" thông báo cho việc sử dụng dữ liệu
cá nhân
 Kỹ năng số tại nơi làm việc
- Kỹ năng tìm kiếm việc làm: Sơ yếu lý lịch, biểu mẫu trực tuyến cho đơn xin
việc, tìm kiếm việc làm và nộp đơn xin việc
- Hiểu, xác định và chọn các công cụ kỹ thuật số phù hợp cho công việc

107
- Sử dụng phần mềm trình bày dựa trên trực tuyến hoặc PC để trình bày thông tin
cho người khác
- Sử dụng trình xử lý văn bản dựa trên trực tuyến hoặc PC để tạo tài liệu
- Sử dụng phần mềm bảng tính trực tuyến hoặc PC để thao tác hoặc phân tích dữ
liệu
c. Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT tại Việt Nam
Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định
Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; Ngày ban hành, 11-03-2014 Thông tư này
quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), bao gồm: Chuẩn kỹ năng
sử dụng CNTT cơ bản và Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao
 Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:
- Hiểu biết về CNTT cơ bản
- Sử dụng máy tính cơ bản
- Xử lý văn bản cơ bản
- Sử dụng bảng tính cơ bản
- Sử dụng trình chiếu cơ bản
- Sử dụng Internet cơ bản
 Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
- Xử lý văn bản nâng cao
- Sử dụng bảng tính nâng cao
- Sử dụng trình chiếu nâng cao
- Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
- Thiết kế đồ họa hai chiều
- Biên tập ảnh
- Biên tập trang thông tin điện tử
- An toàn, bảo mật thông tin
- Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án
4.2. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
4.2.1. Chính sách và pháp luật về thể chế
a. Quan điểm về thể chế
Thế chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải
tuân theo.
Thể chế là thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị. Thể chế chính trị được
hiểu chính là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn
để xây dựng thông qua những quy định, điều luật và thông qua nó để điều chỉnh, quản
lý xã hội. Mỗi quốc gia sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp
luật có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó. Tại Việt Nam, thể chế Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa là thể chế đang được áp dụng thực hiện

108
Ngoài ra thể chế chính trị còn được hiểu là các cách thức tổ chức trong các lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, hành chính… Có chức năng quan trong là điều hành, định
hướng sự phát triển của một tập thể dân cư nhằm đem lại sự ổn định và phát triển.
b. Vai trò của các chính sách về thể chế với CĐS
Để có chuyển đổi số toàn diện cần kích hoạt các chính sách điện tử và các thể
chế điện tử (e-policies and e-institutions). Các thể chế và chính sách có thể là nhân tố
giúp tăng cường hoặc cản trở sự tương tác giữa tất cả các yếu tố khác của quá trình
chuyển đổi số. Chúng cũng thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng hiệu quả CNTT-TT trong
tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tạo điều kiện cho các chính sách điện tử và thể chế
điện tử là điều cần thiết để thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế số. Việc xây chính sách về
thể chế phụ thuộc vào tầm nhìn và khả năng của lãnh đạo nhà nước.
Trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cuối tháng
11/2021, Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, chuyển đổi số là cuộc
cách mạng về thể chế nhiều hơn là về công nghệ. Chính vì vậy, Chính phủ phải đi đầu
và dẫn dắt về chuyển đổi số, trong đó có việc tạo ra các thể chế số. Chính phủ đi đầu về
chi tiêu cho chuyển đổi số, sẽ tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số.
Chính phủ đi đầu về chi cho nghiên cứu cơ bản một số công nghệ số nền tảng của chuyển
đổi số sẽ tạo những cú huých quan trọng cho chuyển đổi số thành công tại Việt Nam
c. Chiến lược phát triển thể chế lãnh đạo điện tử (e-Leadership Institutions)
Các quốc gia đã và đang tạo ra các thỏa thuận thể chế khác nhau để đối phó với
các vấn đề quản trị và thách thức phối hợp do chuyển đổi kỹ thuật số từ mô hình này
sang mô hình khác, thử nghiệm các mô hình lai và phát triển các mô hình hoàn toàn
mới. Tuy nhiên, các quốc gia có chung những lựa chọn và cân nhắc cơ bản:
- Hội nhập với chiến lược phát triển/cạnh tranh. Những loại thỏa thuận thể chế
nào là cần thiết để tích hợp chuyển đổi với chiến lược năng lực cạnh tranh / phát triển
của một quốc gia? Các bộ trung ương (tài chính, kế hoạch hoặc kinh tế) nên đóng vai
trò gì trong quá trình này? Cơ quan nào nên quyết định đầu tư chính phủ điện tử phù
hợp với chính sách, mục tiêu phát triển quốc gia?
- Sự phối hợp và hiệp lực giữa các thành phần chuyển đổi điện tử. Những loại
lãnh đạo và mạng lưới thể chế nào là cần thiết để khai thác sức mạnh tổng hợp giữa
chính phủ điện tử, cơ sở hạ tầng truyền thông, kiến thức về CNTT và nguồn nhân lực,
năng lực lĩnh vực CNTT-TT và ICT là động lực chuyển đổi hoặc năng suất cho tất cả
các lĩnh vực của nền kinh tế? Các chính phủ nên phối hợp và cân bằng chuyển đổi điện
tử trong chính phủ và trên toàn nền kinh tế như thế nào? Làm thế nào các nhà lãnh đạo
công có thể đạt được các dịch vụ công lấy khách hàng làm trung tâm trải dài trên các cơ
quan và bộ ngành?
- Mức độ tập trung. Các chính phủ nên tập trung hoặc phân cấp bao nhiêu trong
việc lập kế hoạch và ra quyết định trong đầu tư chuyển đổi kỹ thuật số? Những thỏa
thuận thể chế nào là cần thiết để thúc đẩy cả đổi mới từ dưới lên và cải cách từ trên
xuống, và để cho phép mở rộng các sáng kiến chuyển đổi điện tử địa phương thành
109
công? Những yếu tố nào của phát triển điện tử có thể tuân theo định hướng và sự phối
hợp trung tâm, và yếu tố nào tốt nhất còn lại cho các sáng kiến từ dưới lên và đổi mới
phi tập trung?
- Phù hợp với kiến trúc và năng lực thể chế địa phương. Các tổ chức điện tử nên
được thiết kế như thế nào để phù hợp hoặc có thể thay đổi văn hóa chính trị và cấu trúc
thể chế của một quốc gia? Những loại sắp xếp thể chế và khả năng nào sẽ có lợi nhất để
xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả giữa chính phủ, khu vực tư nhân, học viện và xã hội
dân sự? Bao nhiêu thẩm quyền và quyền tự chủ nên được trao cho một cơ quan ICT điều
phối trung ương?
d. Các chính sách về thể chế trong CĐS tại Việt Nam
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, thể chế và công nghệ là động lực của
CĐS và cần đi trước một bước nếu có thể, cần chấp nhận và thử nghiệm cái mới một
cách có kiểm soát. Vì vậy, chính sách nhằm kiến tạo, hoàn thiện thể chế tập trung vào 2
nhóm giải pháp:
- Rà soát bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là hệ
thống văn bản pháp luật về CNTT, giao dịch điện tử, luật viễn thông, sở hữu trí tuệ, đầu
tư…tạo điều kiện phát triển các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới dựa trên
công nghệ số, internet và không gian mạng.
- Xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động phát triển, thử
nghiệm và áp dụng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh số ở VN. Quy
định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, khuyến khích đổi mới sáng tạo
Để triển khai chủ trương này, chính phủ đã giao Bộ kế khoạch và đầu tư chủ trì,
phối hợp với Bộ tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các mô hình và hoạt động kinh tế mới, như: kinh tế chia sẻ, kinh
tế tuần hoàn…Chính phủ cũng giao bộ TT&TT chủ động tham gia các khuôn khổ pháp
lý khu vực và toàn cầu về phát triển kinh tế số nhằm hoàn thiện pháp luật, chính sách
cho kinh tế số ở Việt Nam.
4.2.2. Chính sách và pháp luật về chuyển đổi nhận thức và tư duy
- Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, một trong 04 chính sách của Nhà nước
về an toàn thông tin mạng là “Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng
cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những giải
pháp quan trọng là tập trung thúc đẩy nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông và
thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm
tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong
đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
(STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ
đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số
110
ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội
nhập và phân công lao động quốc tế.
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã
xác định nhiệm vụ “Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về
chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại
cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn
dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia”.
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức, hành động thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng
số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng
ngành, lĩnh vực, địa phương.
4.2.3. Chính sách phát triển hạ tầng số
a. Khái niệm hạ tầng số
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng
rộng, phủ sóng 5G, mỗi người một máy điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một
đường Internet cáp quang, nền tảng điện toán đám mây, nền tảng danh tính số và các
nền tảng về phần mềm, mạng vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, an toàn, an ninh mạng
để cung cấp như một dịch vụ.
b. Vai trò của hạ tầng số với CĐS
- Xây dựng hạ tầng số là nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số bởi hạ tầng số
phát triển là bệ phóng cho chuyển đổi số. Đây là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện các
bước tiếp theo của chuyển đổi số.
- Việc xây dựng hạ tầng số sẽ góp phần đảm bảo khả năng kết nối cho các cơ
quan, doanh nghiệp và người dân.
- Do hạ tầng số được thiết lập bởi hệ thống các máy chủ, các phần mềm kỹ thuật
số và hệ thống mạng vật lý cục bộ và toàn cầu; với nền tảng hoạt động là các công nghệ
số. Trong đó, nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến dựa trên kết hợp
cáp quang và không dây, với các dịch vụ ứng dụng đa chức năng được nhúng. Các dịch
vụ này hỗ trợ kết nối thời gian thực trực tuyến 24/7 giữa các nút trong mạng hoạt động
để cho phép quản lý từ xa các tài sản sản xuất.
- Hạ tầng số đóng một vai trò không nhỏ trong việc thu thập dữ liệu mà dữ liệu
được coi là “trái tim” của chuyển đổi số. Dữ liệu này chính là gốc, là cơ sở để xây dựng
các ứng dụng, các nền tảng kết nối trung gian cùng chia sẻ, cập nhật trên bộ dữ liệu sử
dụng chung. Vì vậy, hạ tầng số là yếu tố then chốt và giúp tăng tốc lộ trình chuyển đổi
số quốc gia.
c. Các chính sách về hạ tầng số
111
 Các chính sách về phía nhà cung cấp hạ tầng
- Các chính sách băng thông rộng quốc gia sẽ giúp tăng cường việc triển khai cơ
sở hạ tầng băng thông rộng trong một khu vực địa lý (khu vực hoặc quốc gia). Các chính
sách này thường thể hiện kỳ vọng về tốc độ dịch vụ băng thông rộng dự kiến, kế hoạch
thời gian triển khai dịch vụ và thời điểm áp dụng. Chúng cũng có thể bao gồm các nội
dung liên quan đến tài trợ công cộng hoặc các cơ chế hợp tác trong triển khai dự án.
- Các quy định về mạng đưa ra các điều kiện cụ thể về kỹ thuật (tiêu chuẩn), thị
trường (đương nhiệm, người mới tham gia) và người tiêu dùng (bảo vệ, định giá) với
mục đích nâng cao hiệu quả thị trường, lợi ích công cộng (tiếp cận toàn cầu) và tăng
cường bảo vệ người tiêu dùng (điều khoản hợp đồng).
- Các chính sách về quản lý phổ tần nhằm mục đích quản lý hiệu quả các nguồn
lực khan hiếm và phân bổ phổ tần mới một cách tối ưu. Sự điều phối phổ tần trên toàn
cầu hoặc trong một khu cần đạt được sự hài hòa để giảm chi phí công nghệ, đạt được
tính kinh tế theo quy mô.
 Các chính sách về phía người dùng
- Các quy định về việc khởi tạo, đăng tải, chia sẻ, tổng hợp các nội dung số sẽ là
căn cứ để xác định vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà cung cấp nội dung, các
bên cung cấp dịch vụ truyền thông cũng như của các cá nhân trong xã hội.
- Các chính sách bảo vệ dữ liệu nhằm mục đích điều chỉnh quyền của chủ thể dữ
liệu và nghĩa vụ của người kiểm soát dữ liệu và người xử lý trong khi thu thập, xử lý,
sử dụng dữ liệu cá nhân. Nó cũng quy định việc chuyển dữ liệu qua ranh giới quốc gia
và vai trò, trách nhiệm trong chuỗi giá trị xử lý dữ liệu.
 Các chính sách ngang hàng tác động đến cả bên cung và cầu
- Quản lý nhà nước trực tuyến (Internet governance) liên quan đến các quy tắc
và nguyên tắc cho hoạt động và sử dụng Internet tại các cơ quan nhà nước. Nó quy định
nhiệm vụ, tổ chức và trách nhiệm của các tổ chức quản lý.
- Các chính sách thương mại nhằm điều tiết thương mại (tài chính, sản phẩm,
dịch vụ, công nghệ, v.v.) giữa các quốc gia và khu vực. Các chính sách thương mại có
thể tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa dẫn đến hội nhập thương mại, kinh tế và xã hội
nhiều hơn, cũng như chuyển giao công nghệ và đổi mới.
- Các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là một phạm trù lớn bao
gồm nhãn hiệu, bằng sáng chế và bản quyền. Các chính sách này nhằm mục đích bảo vệ
lợi ích cá nhân và tăng động lực đầu tư vào sáng tạo và đổi mới kiến thức mới. Mặt khác,
nó cũng kích thích sự phổ cập kiến thức mới và sự đổi mới.
- Các chính sách về cơ sở hạ tầng thiết yếu và an ninh mạng. Cơ sở hạ tầng thiết
yếu là những hạ tầng quan trọng đối với xã hội hiện đại, ví dụ như: điện, CNTT-TT. Cần
có các chính sách nhằm đảo bảo sự liên tục, sẵn có của các cơ sở hạ tầng thiết yếu nói
trên cũng như những phương án khi có sự cố hoặc nguy cơ đe dọa hạ tầng. An ninh
mạng là một thuật ngữ rộng hơn nhiều. Nó không chỉ bao hàm sự an toàn của cơ sở hạ
tầng thiết yếu mà còn đề cập tới khả năng phòng phủ, tấn công trước các cuộc tấn công
112
nhắm vào ICT ở bất kỳ cấp độ nào: mạng, cơ sở hạ tầng CNTT, phần mềm, thiết bị và
người dùng
- Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn (Big data and analytics) đề cập đến bộ sưu
tập dữ liệu khổng lồ mà việc phân tích chúng thúc đẩy sự đổi mới tạo ra cơ hội mới cho
xã hội. Các chính sách chủ yếu đề cập đến việc bảo vệ dữ liệu khi chúng được áp dụng
ở cấp độ cá nhân. Khi áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp, cần giải quyết các vấn đề về bản
quyền, trách nhiệm pháp lý và bí mật thương mại. Ở cấp độ xã hội, đề cập đến các vấn
đề về dữ liệu mở, tính minh bạch và các sáng kiến chính phủ điện tử.
 Chính sách phát triển hạ tầng số tại Việt Nam
- Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã nhận định quá
trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình
chuyển đổi số còn nhiều hạn chế, đồng thời đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, xây dựng
được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Năm 2030, mạng di động
5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi
phí thấp”.
- Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông “Nghiên cứu, xây dựng, đề
xuất cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia
xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số.” và xác định giải
pháp: “Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh
và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu
thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn
bản dưới luật để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng”.
- Quyết định số 749QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã
xác định giải pháp quan trọng là tập trung là phát triển hạ tầng số, nền tảng của phát
triển kinh tế số, xã hội số.
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31-3-2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia
phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp tục nhấn
mạnh quan điểm "Hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng
Việt Nam làm chủ công nghệ lõi".
4.2.4. Tạo lập niềm tin chuyển đổi số
a. Khái niệm niềm tin
Niềm tin là một đánh giá về việc liệu các tổ chức hoặc cơ quan chính trị có thực
hiện trách nhiệm của họ theo kỳ vọng của công chúng (Tolbert và Mossberger, 2006);
Niềm tin có nghĩa là sự sẵn sàng của một cá nhân trong việc trao đổi với một đối
tác mà họ tin tưởng (Moorman, Deshpande và Zaltman, 2013);
Theo đó, Niềm tin chuyển đổi số được hiểu là sự đánh giá cao và kỳ vọng của
người dân và các tổ chức với các chương trình, hoạt động chuyển đổi số.
b. Biện pháp tăng cường niềm tin CĐS
113
Tại Việt Nam, Chính phủ xác định an ninh mạng và niềm tin của người dân là
yếu tố then chốt trong chuyển đổi số
- Chính phủ chỉ đạo xây dựng bộ quy tắc ứng xử tạo lập niềm tin trong môi trường
số, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác, đối thoại để gắn kết hợp tác cũng như giải quyết
các tranh chấp phát sinh.
- Chính phủ chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan liên
quan nhằm xây dựng và triển khai hệ thống xác định, phát triển thông tin vi phạm, hệ
thống đánh giá tín nhiệm số của các tổ chức, doanh nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
nghiên cứu phát triển đổi mới sáng tạo cũng như xây dựng chương trình nâng cao nhận
thức, đào tạo kỹ năng số cho toàn xã hội.
- Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục
và Đào tạo rà soát tổng thể và thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục theo
hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo, thích ứng với môi trường công nghệ
liên tục thay đổi.
- Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ phát triển mạng lưới liên kết các cơ
sở GDĐT nước ngoài tạo điều kiện cho người VN tham gia nghiên cứu nâng cao trình
độ. Đồng thời phối hợp với bộ ngoại giao phát triển hợp tác về khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các đối tác chiến lược có trình độ khoa học và công nghệ
tiên tiến.
- Ban hành: Luật an toàn thông tin mạng, Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT,
Luật bảo vệ bí mật nhà nước.

114
CHƯƠNG 5: HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ SỐ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
TRONG KINH DOANH

5.1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO


5.1.1. Giới thiệu chung
Khái niệm: Trí tuệ nhân tạo (hay Artificial Intelligence – AI), công nghệ mô
phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc
biệt là hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và
các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần
đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi.
5.1.2. Các công nghệ ứng dụng
Lĩnh vực tài chính (Fintech): AI phân tích dữ liệu, đưa ra các kết quả được đề
xuất, giúp các nhà lãnh đạo có quyết định tốt hơn; Hỗ trợ khách hàng tự động thông qua
chatbot; Phát hiện gian lận và quản lý khiếu nại; Trợ lý tài chính tự động hỗ trợ người
dùng trong việc đưa ra quyết định tài chính; Phân tích dự báo trong các dịch vụ tài chính.
Lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc khách hàng: Chatbots được tích hợp trên các
trang web để cung cấp dịch vụ ngay lập tức cho khách hàng. Điều này giúp vừa tiết kiệm
cho các doanh nghiệp vừa tối ưu những trải nghiệm của khách hàng.
5.2. Điện toán đám mây
5.2.1. Giới thiệu chung
Khái niệm: Điện toán đám mây là việc lữu trữ, truy cập dữ liệu và các chương
trình trên các “đám mây” (clouds) trên Internet thay vì trên máy tính của người dùng.
5.2.2. Các công nghệ ứng dụng
Gồm 3 loại: Dịch vụ hạ tầng (IaaS: Infrastructure as a Service), Dịch vụ nền tảng
(PaaS: Platform as a Service), Dịch vụ phần mềm (SaaS: Software as a Service)

Hình 5.1. Các loại hình điện toán đám mây


Dịch vụ hạ tầng (IaaS): Đây là mức cơ bản nhất của dịch vụ điện toán đám mây.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dạng IaaS sẽ đưa cho khách hàng một
"máy chủ trên mây" với CPU, RAM, ổ cứng (SSD hoặc HDD) tùy theo nhu cầu. IaaS
không được thiết kế cho người dùng cuối, mà chủ yếu cho những người muốn có một

115
nơi để triển khai phần mềm của mình, có thể là lập trình viên, một công ty hay một đơn
vị phát hành web.
Dịch vụ nền tảng (PaaS): PaaS thường thích hợp với các nhà phát triển phần
mềm hoặc các công ty muốn tự xây dựng phần mềm cho riêng mình. Nhà cung cấp dịch
vụ sẽ cung cấp các yếu tố từ máy chủ, phần mềm, cơ sở dữ liệu cho đến các cổng kết
nối, khách hàng chỉ cần đưa các file *.html của mình lên đó và chạy. Ở mô hình PaaS
này thì sự kiểm soát của khách hàng với chiếc máy chủ bị giới hạn lại rất nhiều, khi đó
một máy chủ thường sẽ được chia sẻ giữa nhiều người dùng PaaS với nhau để tiết kiệm
chi phí (tức là tiền mua dịch vụ rẻ hơn)
Dịch vụ phần mềm (SaaS): Đây là mức độ dịch vụ phù hợp nhất với khách hàng
là người dùng cuối bởi nó không đòi hỏi cao về trình độ công nghệ thông tin hay kĩ thuật
máy tính. Sản phẩm đưa tới người dùng được quản lý và vận hành bởi một nhà cung cấp
dịch vụ điện toán đám mây. Một ví dụ thường thấy của SaaS là dịch vụ email nền web,
ví dụ như Gmail, Yahoo, Outlook, Icloud, Dropbox, GG drive
5.3. INTERNET VẠN VẬT
5.3.1. Giới thiệu chung
Internet vạn vật là sự kết nối trên mạng (internetworking) của các vật thể, thiết bị
(connected devices, “smart devices”). Các thực thể, thiết bị có khả năng trao đổi thông
tin, dữ liệu chỉ qua internet mà không cần tương tác trực tiếp (người với người, người
với máy, máy với máy (M2M) (Hồ Tú Bảo, 2022)
5.3.2. Các công nghệ ứng dụng
Trên trang trại, cảm biến tự động đo độ ẩm của đất có thể cho người nông dân
biết chính xác khi nào cây trồng cần được tưới nước. Thay vì tưới quá nhiều hoặc quá ít
nước, người nông dân có thể đảm bảo rằng cây trồng nhận được chính xác lượng nước
thích hợp. Điều này giúp tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất.
Nhưng sức mạnh thực sự của internet vạn nằm ở chỗ nó giúp cho máy móc thu, nhận
thông tin và tự hoạt động mà không cần con người. Các cảm biến có thể thu thập thông
tin về độ ẩm của đất để cho người nông dân biết lượng nước tưới cho cây trồng, nhưng
liệu người nông dân có thực sự cần thiết? Thay vào đó, hệ thống tưới có thể tự hoạt động
khi độ ẩm trong đất xuống thấp.
Tiến thêm một bước nữa, nếu nhận được thông tin về thời tiết trực tiếp từ mạng
internet, hệ thống tưới tiêu cũng có thể biết khi nào trời sắp mưa và quyết định không
tưới cây nữa.
Và không dừng lại ở đó, tất cả những dữ liệu về độ ẩm của đất, lượng nước tưới
và quá trình sinh trưởng của cây trồng đều có thể được thu thập qua cảm biến và gửi đến
các siêu máy tính để các thuật toán phân tích.
Và đó chỉ là một loại cảm biến. Nếu lắp đặt thêm các cảm biến khác như chất
lượng không khí và nhiệt độ, thì các thuật toán máy tính có thể học được nhiều hơn nữa.
Khi hàng nghìn trang trại cùng thu thập những thông tin này, các thuật toán này có thể

116
hiểu rõ về điều kiện tự nhiên ở nơi trồng trọt, từ đó đưa ra cách chăm sóc cây trồng tối
ưu.
Internet vạn vật (IoT) cũng có thể được ứng dụng trong các nhà máy, nơi các cảm biến
được gắn vào máy móc để theo dõi hoạt động của chúng, đưa ra cảnh báo về sự cố hỏng
hóc có thể xảy ra, theo dõi lượng năng lượng tiêu thụ và đưa ra chế độ hoạt động tiết
kiệm nhất.
Hiện nay, thiết lập hệ thống IoT đang là xu hướng các doanh nghiệp theo đuổi để
tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng chống chịu trước các rủi ro. Hãy tưởng tượng,
trong đại dịch Covid-19, khi mà cư dân ở nhiều nơi không thể ra khỏi nhà vì nguy cơ
lây nhiễm, cuộc sống của họ sẽ bớt khó khăn như thế nào nếu các nhà máy vẫn có thể
tự tiếp tục hoạt động, các nông trại vẫn có thể tự vận hành và các phương tiện vẫn có
thể tự đi lại để trao đổi hàng hóa?
5.4. CHUỖI KHỐI
5.4.1. Giới thiệu chung
Khái niệm: Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các
khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian để tạo thành
một chuỗi (chain). Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên kết với khối trước đó, chứa
thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch
Đặc điểm:
 Phân cấp - không ai có toàn quyền kiểm soát thông tin nào đi vào
 Đồng thuận - nhiều bên khác nhau lưu trữ các bản sao chính xác của cùng
một hồ sơ gốc, vì vậy đa số phải đồng ý về dữ liệu được thêm vào
 ‘Chỉ thêm’, nghĩa là không thể chỉnh sửa những gì đã có, chỉ có thể thêm
 Thông tin mới không thể xung đột với những gì đã được thêm
 Thông tin có thể được truy cập và nhân rộng bởi tất cả mọi người
5.4.2. Các công nghệ ứng dụng
Tài chính: Các hệ thống tài chính truyền thống, như ngân hàng và sàn giao dịch
chứng khoán, sử dụng các dịch vụ chuỗi khối để quản lý các khoản thanh toán trực
tuyến, tài khoản và giao dịch thị trường. Ví dụ: Singapore Exchange Limited, một tổng
công ty về đầu tư cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính trên khắp châu Á, sử dụng
công nghệ chuỗi khối để xây dựng một tài khoản thanh toán liên ngân hàng hiệu quả
hơn. Bằng cách áp dụng chuỗi khối, họ đã giải quyết được nhiều thách thức, bao gồm
xử lý hàng loạt và đối soát thủ công hàng nghìn giao dịch tài chính.
Truyền thông và giải trí: Các công ty trong lĩnh vực truyền thông và giải trí sử
dụng hệ thống chuỗi khối để quản lý dữ liệu bản quyền. Xác minh bản quyền là rất quan
trọng để các nghệ sĩ nhận được thù lao công bằng. Cần nhiều giao dịch để ghi lại việc
bán hoặc chuyển giao nội dung bản quyền. Sony Music Entertainment Japan sử dụng
các dịch vụ chuỗi khối để quản lý quyền kỹ thuật số hiệu quả hơn. Họ đã sử dụng thành
công chiến lược chuỗi khối để cải thiện năng suất và giảm chi phí xử lý bản quyền.

117
Bán lẻ: Các công ty bán lẻ sử dụng chuỗi khối để theo dõi sự lưu động của hàng
hóa giữa nhà cung cấp và người mua. Ví dụ: công ty bán lẻ Amazon đã nộp bằng sáng
chế cho một hệ thống công nghệ sổ cái phân tán sẽ sử dụng công nghệ chuỗi khối để xác
minh rằng tất cả hàng hóa được bán trên nền tảng đều đáng tin cậy. Người bán trên
Amazon có thể lập bản đồ chuỗi cung ứng toàn cầu của họ bằng cách cho phép những
người tham gia như nhà sản xuất, người giao hàng, nhà phân phối, người dùng cuối và
người dùng thứ cấp thêm sự kiện vào sổ cái sau khi đăng ký với cơ quan cấp chứng
nhận.
5.5. DỮ LIỆU LỚN
5.5.1. Giới thiệu chung
Khái niệm: Dữ liệu lớn nói về các tập dữ liệu rất lớn về khối lượng và dung
lượng và/hoặc rất phức tạp, vượt quá khả năng xử lý của các kỹ thuật IT truyền thống.
Lưu ý: Dữ liệu lớn có thể rất nhỏ và dữ liệu to nhưng không lớn
5.5.2. Các công nghệ ứng dụng
Câu chuyện của Coca-cola: Trong năm 2015, Coca-Cola đã cố gắng tăng cường
chiến lược dữ liệu của mình bằng cách xây dựng chương trình khách hàng thân thiết trên
nền tảng kỹ thuật số. Giám đốc chiến lược dữ liệu của Coca-Cola trong bài phỏng vấn
với biên tập viên quản lý ADMA đã chia sẻ: Các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn đang
đứng sau việc duy trì số lượng khách hàng ổn định tại Coca-Cola. Cụ thể hơn, Coca-
cola đã theo đuổi hai chiến lược: Tiếp cận dựa trên dữ liệu khách hàng để phát triển sản
phẩm mới và xác định kế hoạch phân phối và tiếp thị dựa trên các dữ liệu nghiên cứu
thị trường.
Dòng sản phẩm Coca-Cola Vanilla là một ví dụ điển hình của chiến lược này. Coca-
Cola Vanilla được sáng chế tại Hoa Kỳ và nhanh chóng giành được sự quan tâm đông
đảo của công chúng, Các nhà nghiên cứu thị trường đã thử nghiệm mức độ thu hút của
khái niệm về dòng sản phẩm mới ở Hoa Kỳ để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng.
Thông qua việc nếm thử hương vị, Coca-Cola đã có thể xác định được sản phẩm nên có
hương vị như thế nào để thu hút khách hàng,. Bằng phương thức này, dòng Coke có vị
Vanilla đã tạo nên bước đột phá tại Hoa Kỳ với sức hut lớn đối với khách hàng. Cũng
bằng cách thức này, Coca-cola đã nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tại
các quốc gia khác nhau trên thế giới để điều chỉnh hương vị Coke sao cho phù hợp.
Chính những nguồn dữ liệu quý giá này đã giúp Coca cola tiếp cận thành công và đưa
các dòng sản phẩm của mình đến gần khách hàng và duy trì lượng khách hàng trung
thành ổn định.
Câu chuyện của Netflix: Netflix là ví dụ điển hình và thời thượng nhất cho thành
công của một doanh nghiệp khi ứng dụng dữ liệu lớn vào hoạt động quảng cáo nhắm
trọng tâm. Với hơn 100 triệu người đăng ký, doanh nghiệp này có khả năng thu thập
một nguồn dữ liệu khổng lồ. Và đó là cũng chính là chìa khóa để lợi nhuận của Netflix
tăng vọt trong thời gian qua.

118
Trên thực tế, nếu đăng ký sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến của Netflix, có bao giờ
bạn cảm thấy nhưng bộ phim tiếp theo mà ứng dụng này đề xuất thật thân thuộc và phù
hợp. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích dữ liệu tìm kiếm và xem trước đây
của bạn. Dữ liệu này sẽ giúp Netflix nắm được thông tin chi tiết về những bộ phim người
đăng ký quan tâm nhất, từ đó đề xuất những bộ phim tiếp theo phù hợp cho từng người
dùng. Chính vì sự tiện lợi của Netflix và các chiêu quảng cáo “chiều lòng” khách hàng,
số lượng người đăng ký và sử dụng ứng dụng này tăng nhanh chóng đặc biệt trong thời
gian cách ly xã hội vừa qua trên toàn thế giới.
Câu chuyện của UOB: Đối với ngành ngân hàng, quá trình quản lý rủi ro đặc
biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của khách hàng cũng
như doanh nghiệp. Ngân hàng UOB từ Singapore là một ví dụ về một thương hiệu sử
dụng dữ liệu lớn để thúc đẩy quản lý rủi ro. Là một tổ chức tài chính, khả năng UOB
gặp phải các sự cố phát sinh thua lỗ là rất cao nếu không lường trước được các kịch bản
quản lý rủi ro. Một hệ thống phân tích dữ liệu lớn phù hợp giúp đảm bảo rằng các điểm
nứt gãy trong hệ thống hoặc rủi ro tiềm ẩn được xác định. Mới đây, Ngân hàng UOB đã
thử nghiệm một hệ thống quản lý rủi ro dựa trên nền tảng Big Data. Hệ thống quản lý
rủi ro dữ liệu lớn cho phép ngân hàng giảm thời gian tính toán giá trị rủi ro. Trước đây,
quá trình phân tích và quản trị rủi ro thông thường sẽ mất đến 18 giờ, nhưng với hệ
thống quản lý rủi ro sử dụng dữ liệu lớn, chỉ mất vài phút để ngân hàng có thể thiếp lập
được quy trình này. Thông qua sáng kiến này, UOB có thể tiến đến từng bước thực hiện
phân tích rủi ro theo thời gian thực trong tương lai gần.
5.6. MẠNG KHÔNG DÂY THẾ HỆ MỚI
5.6.1. Giới thiệu chung
Khái niệm: 5G là viết tắt của 5th Generation, hay được gọi là thế hệ thứ 5 của
mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả
năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây
Đặc điểm:
+ Tốc độ cao hơn
+ Độ trễ thấp
+ Băng thông lớn hơn
5.6.2. Các công nghệ ứng dụng
Game và thực tế ảo
Game trên di động đã phát triển vượt bậc, thậm chí là gần đuổi kịp được các nền
tảng chơi game chuyên nghiệp như PS 4 hay Xbox One. Tuy nhiên có một hạn chế khiến
những người chơi game di động chưa thể có được trải nghiệm như các hệ máy chơi
game khác, đó là tốc độ đường truyền.
Tuy nhiên sự khác biệt đó sẽ không còn nữa, khi mà tốc độ internet không dây
trên di động có thể sánh ngang, thậm chí là nhanh hơn đường truyền cáp quang. Đây sẽ
là bước tiến vượt bậc của các tựa game di động.

119
Nhưng cuộc cách mạng không phải là game, mà đó là công nghệ thực tế ảo. Mark
Zuckerberg đã từng phát biểu tại MWC 2016: “VR sẽ là một trong những ứng dụng sát
thủ của mạng 5G”. Truyền dữ liệu không dây với tốc độ cao, đồng nghĩa với việc bạn
sẽ không phải chờ đợi để dữ liệu được truyền đến thiết bị thực tế ảo sử dụng smartphone,
giống như Samsung VR.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể trải nghiệm các nội dung thực tế ảo
trực tuyến, có thể là những đoạn video, những bộ phim hay những tựa game thực tế ảo
online. Một cánh cửa mới sẽ được mở ra với 5G và thực tế ảo.
Xe tự lái
Xe tự lái là một công nghệ mới, không chỉ dựa vào các camera và cảm biến, mà
những chiếc xe này cần phải có khả năng giao tiếp với nhau và giao tiếp với hệ thống
cơ sở hạ tầng để đưa ra cách xử lý tình huống.
Chính vì vậy mà mạng internet di động tốc độ cao là một yếu tố vô cùng cần
thiết. Không có độ trễ đồng nghĩa với việc những chiếc xe sẽ xử lý tình huống nhanh
hơn và giảm thiểu tai nạn xảy ra. Trong những tình huống nguy hiểm, 1 giây cũng có
thể quyết định giữa sống chết.
Chăm sóc y tế từ xa
Các bác sĩ đã có thể phẫu thuật bằng những cánh tay robot, tuy nhiên mạng 5G
có thể cách mạng hóa phương pháp đó lên một tầm cao mới. Không còn độ trễ sẽ giúp
các bác sĩ thực hiện các thao tác phẫu thuật một cách chuẩn xác hơn hay cả khi cách đó
hàng nghìn cây số.
Trong khi hầu hết các thiết bị di động cao cấp hiện nay đều có tính năng theo dõi
sức khỏe, nhưng nó vẫn chưa thực sự tỏ ra hiệu quả trong việc chẩn đoán bệnh. Nhưng
với mạng 5G, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh từ xa và theo dõi tình hình sức khỏe
người bệnh theo thời gian thực.
Hội nghị trực tuyến
Đây không phải là một công nghệ mới, nhưng với tốc độ đường truyền internet
như trước đây thì việc họp hội nghị trực tuyến vẫn còn rất bị hạn chế. Bởi độ chễ hoặc
độ phân giải quá thấp.
Nhưng với 5G, mọi thứ sẽ được giải quyết khi bạn có thể tham gia vào một cuộc
họp mà giống như mình đang có mặt trực tiếp tại đó. Kết hợp với công nghệ thực tế ảo,
đó sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong việc kết nối tất cả mọi người trên thế giới. Sẽ
không còn khoảng cách nhờ có mạng di động tốc độ cao.
Duyệt web với tốc độ ánh sáng
Khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó trên Google và chỉ cần đợi vài giây để có được
kết quả. Bạn nghĩ rằng như thế đã là rất nhanh, nhưng thậm chí nó còn có thể nhanh hơn
rất nhiều với mạng 5G. Đó là ngay lập tức, các trang web có thể tải với độ trễ gần bằng
0 giây.

120
Ngay cả khi bạn cần tải về cả một bộ phim HD với thời lượng 2 tiếng đồng hồ, nó cũng
sẽ chỉ mất có 15 giây. Và chỉ riêng điều đó thôi cũng đã khiến rất nhiều người thèm
muốn được sử dụng mạng 5G.

121

You might also like