You are on page 1of 4

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO :

- Sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong tiến trình lịch sử loài ngườ đó là chuyển từ săn bắt và hái lượm sang
trồng trọt và chăn nuôi diễn ra nhờ sự thuần hóa động vật. Có thể gọi đây là cuộc cách mạng nông nghiệp
đàu tiên kết hợp sức lao động của động vật và con người nhằm mục đích sản xuất, vận tải và thông tin
liên lạc.

- Tiếp nối cuộc cách mạng nông nghiệp là một loạt cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ nửa sau thế kỷ
XVIII. Những cuộc cách mạng này đánh dấu sự dịch chuyển từ cơ bắp sang sức mạnh cơ khí và tiến triển
tới ngày nay với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc trưng cuộc cách mạng đó như sau:
+ Trước hết, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh bắt đầu từ giữa thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX, xuất hiện từ ngành dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế khác của nước
Anh. Nội dung cơ bản là chuyển từ lao dộng thủ công thành sử dụng máy móc, thữ hiện cơ giới hóa bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng
này đó là: phát minh ra máy móc trong ngành dệt ( thoi bay, xe kéo sợi, máy dệt,...); phát minh ra máy
động lực ( máy hơi nước) và các phát minh trong lò luyện kim (lò luyện gang, công nghệ luyện sắt); các
phát minh trong giao thông vận tải (tàu thủy, tàu hỏa)
+ Cuộc cách mạng lần thứ hai (2.0) diễn ra cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nội dung là sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện tạo ra dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất
cơ khí sang nền sản xuất điện- cơ khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Đặc trung là những phát minh
về công nghệ và sản phẩm mới ra đời và phổ biến nhứ điện, xăng dầu, động cơ khí đốt trong, kỹ thuật
phun khí nóng, phát triền ngành sản xuất giấy, ngành chế tạo ô tô, điện thoại...
+ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3,0) bắt đầu từ những năm đâu thập niên 60 của thế kỉ XX đến
cuối thế kỷ XX. Nó thường đc gọi là cách mạng máy tính hoặc cách mạng số. Nội dung cơ bản là sự phát
triển của công nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất ( hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử
sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp).Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra khi có sự
tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn siêu
máy tính( thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet ( thập niên 1990).
+ Cuộc cách mạng lần thứ tư (4.0) được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Harvard
(Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào kế hoạch chiến lược công nghệ cao năm 2012. Nội
dung cơ bản là liên kết giữa thế giới thực với thế giới ảo, để thực hiện công việc thông minh và có hiệu
quả nhát. Cuộc cách mạng 4.0 được hình thành trên cơ sở thành tựu và kết nối của cả ba cuộc cách mạng
công nghiệp trước đã có (1.0, 2.0,3.0) nhưng trong đó là cuộc cách mạng số, cách mạng sinh học và vật lý
gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, điện toán nhận thức.
Đặc trưng cơ bản của 4.0 là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo
(AI), Internet of things, Robot in 3D, dữ liệu lớn.

2.0

0.0
1.0

3.0

4.0
*** CÁC MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI
- Mô hình CNH rút ngắn ( Nhật, NICs)
NICs : các nước công nghiệp mới ( Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc...)
+ Chiến lược rút ngắn , đi tắt, tiếp nhận công nghệ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại
+Nhập khẩu công nghệ, và từng bước sáng tạo công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất
hàng hóa trong nước thay thế nhập khẩu.
+ Chỉ sau 20-30 năm đã thực hiện thành công CNH đất nước
*Mô hình CNH hóa của Nhật Bản và Nics cho thấy trong thời đại ngày nay các nước đi sau nếu biết khai
thác tốt lợi thế trong nước và tận dụng tiếp thu những nguồn lực đặc biệt là khoa học công nghệ mới, hiện
đại của các nước đi trước sẽ có thể rút ngắn được quá trình phát triển

You might also like