You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 10 – BAN KHTN, KHXH


NĂM HỌC 2023-2024
Họ và tên: ............................................................................... Lớp: ...........
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
- Chủ đề 4. Các cuộc cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam Á:
+ Cơ sở hình thành.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm khách quan (100%).
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Thời gian kiểm tra: theo lịch của Nhà trường.
III. LUYỆN TẬP
Phần 1. Ôn tập lí thuyết
Câu 1. Hoàn thành bảng kiến thức sau:
Cách mạng công Thành tựu cơ bản Thành tựu tiêu biểu nhất
nghiệp
Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Câu 2. Lựa chọn phương án Đ (đúng) hoặc S (sai) khi đánh giá về ý nghĩa của các cuộc cách mạng
công nghiệp:
Cách mạng Ý nghĩa Đ/S
công nghiệp
Thời cận đại 1. Những phát minh về kĩ thuật đã làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
2. Cách mạng công nghiệp thời cận đại tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em
được tham gia vào thị trường lao động.
3. Hình thành nhiều trung tâm công nghiệp mới như: Luân Đôn, Pa-ri, Hà
Nội,...
4. Hình thành hai giai cấp đối kháng là giai cấp tư sản và giai cấp công
nhân.
5. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
Thời hiện 6. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
đại 7. Rút ngắn sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội.
8. Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt là
trong những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại.
9. Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể mua sắm hàng
hóa tự do mà không cần thanh toán.
10. Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân.
Câu 3. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành đoạn tư liệu sau:
Với vị trí địa lí nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông
Nam Á được xem như một (1)..........., cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới.
Đông Nam Á có hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ, đa số các quốc gia đều chịu ảnh
hưởng của khí hậu (2)............. (3)............. các quốc gia trong khu vực đều giáp biển.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên thuận lợi, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một nền văn minh
bản địa – văn minh (4).............. trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
Trong quá trình sinh sống, cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định,
hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, (5)................ là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông
Nam Á.
Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh
khác như: Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây,... trong đó, văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng sớm và sâu
sắc chủ yếu thông qua con đường (6)...................
A. Nhiệt đới gió mùa B. Làng C. Nông nghiệp lúa nước
D. Giao thương E. Hầu hết G. Ngã tư đường
Phần 2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Anh là quốc gia khởi đầu duy nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp
A. lần thứ nhất. B. lần thứ hai.
C. lần thứ ba. D. lần thứ tư.
Câu 2. Ở thế kỉ XVIII, những tiến bộ về kĩ thuật ở Anh chủ yếu diễn ra trong các ngành nào?
A. Dệt, luyện kim và phát minh máy móc.
B. Ngành luyện kim, khai thác mỏ và dệt.
C. Dệt, luyện kim và giao thông vận tải.
D. Khai thác mỏ, dệt và giao thông vận tải.
Câu 3. Thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra Châu
Âu và khu vực nào sau đây?
A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á.
C. Nam Mỹ. D. Bắc Mỹ.
Câu 4. Năm 1807, ai đã chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước?
A. Giêm Oát. B. Rô-bớt Phơn-tơn
C. Gien-ni. D. Ét-mơn Các-rai.
Câu 5. Giêm Oát là người đã phát minh ra
A. con thoi bay. B. máy dệt.
C. máy hơi nước. D. đầu máy xe lửa.
Câu 6. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỉ XVIII - XIX, phát minh máy hơi
nước có ý nghĩa
A. làm xuất hiện giai cấp tư sản.
B. là cơ sở cho việc phát minh máy kéo sợi Gien-ni.
C. đưa nhân loại bước sang một thời kì phát triển mới.
D. tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 7. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. máy hơi nước và điện. B. động cơ đốt trong và ô tô.
C. máy hơi nước và điện thoại. D. điện và động cơ đốt trong.
Câu 8. “Ông vua xe hơi” nước Mỹ là ai?
A. Tô-mát Ê-đi-xơn. B. Hen-ri Pho.
C. Can Ben. D. Hen-ri Bê-sê-mơ.
Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là
quá trình
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản.
Câu 10. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu
là quá trình
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản.
Câu 11. Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến
A. sự ra đời của giai cấp vô sản. B. sự ra đời của máy hơi nước.
C. sự ra đời của xe hơi. D. sự ra đời của các nguyên liệu mới.
Câu 12. Nội dung nào không phản ánh tác động tích cực của cách mạng công nghiệp thời cận đại?
A. Tạo ra nhiều nguyên liệu mới. B. Năng suất lao động tăng nhanh.
C. Xâm chiếm và tranh giành thuộc địa. D. Cải thiện cuộc sống của con người.
Câu 13. Thời hiện đại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn được gọi là
A. cách mạng 4.0. B. cách mạng 3.0.
C. cách mạng 2.0. D. cách mạng 1.0.
Câu 14. Yếu tố nào đã đặt nền tảng cho các phát minh của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Mạng lưới toàn cầu. B. Động cơ đốt trong.
C. Thuyết tương đối. D. Công nghệ in 3D.
Câu 15. Thành tựu nào không được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3?
A. Vệ tinh nhân tạo. B. Mạng Internet.
C. Máy tính. D. Máy hơi nước.
Câu 16. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông
tin là
A. mạng kết nối Internet không dây. B. mạng kết nối Internet có dây.
C. máy tính điện tử. D. vệ tinh nhân tạo.
Câu 17. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Trí tuệ nhân tạo (AI). B. Mạng Internet không dây.
C. Máy tính. D. Chinh phục vũ trụ.
Câu 18. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã dẫn tới sự ra đời của
A. Chủ nghĩa tư bản hiện đại. B. Chủ nghĩa phát xít.
C. Chủ nghĩa quân phiệt. D. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
Câu 19. Cách mạng 4.0 hoàn toàn tập trung vào công nghệ kĩ thuật số và
A. kết nối vạn vật thông qua Internet. B. công cuộc chinh phục vũ trụ.
C. máy móc tự động hóa. D. công nghệ Robot.
Câu 20. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó

A. Cloud. B. AI. C. In 3D. D. Big Data.
Câu 21. Thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
gắn liền với hai cường quốc
A. Anh và Mỹ. B. Trung Quốc và Mỹ.
C. Liên Xô và Mỹ. D. Ấn Độ và Mỹ.
Câu 22. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
A. Xô-phi-a. B. Ro-bear. C. Pa-ro. D. A-si-mo.
Câu 23. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. internet. B. máy vô tuyến điện.
C. công nghệ thông tin. D. máy tính.
Câu 24. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm.
B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường.
C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 25. Dòng sông nào không nằm trong khu vực Đông Nam Á?
A. Sông Hoàng Hà. B. Sông Mê Công.
C. Sông Hồng. D. Sông Chao Phờ-ray-a.
Câu 26. Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Đông Nam Á đã có sự du nhập Phật giáo, Hin-đu giáo
là các tôn giáo lớn có nguồn gốc từ
A. phương Tây. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ.
Câu 27. Hệ thống sông ngòi dày đặc ở phần lục địa Đông Nam Á không đem đến lợi ích nào cho cư
dân nơi đây?
A. Tạo nên những đồng bằng màu mỡ. B. Nghề nông trồng lúa nước phát triển.
C. Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. D. Lũ lụt thường xuyên gây mất mùa.

Đọc tư liệu và trả lời các câu hỏi 28, 29, 30:
Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp
xúc, giao thương, chủ yếu thông qua con đường buôn bán bằng đường biển. Ảnh hưởng của Ấn Độ
thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu: chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật,..
Do vị trí địa lí liền kề, việc tiếp xúc giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất
sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các
nước láng giềng. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh
vực, ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Câu 28. Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã sớm tiếp thu ảnh hưởng
các nền văn minh nào sau đây?
A. Ấn Độ, Trung Hoa. B. Ấn Độ, phương Tây.
C. Trung Hoa, phương Tây. D. Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây.
Câu 29. Quốc gia Đông Nam Á nào chịu ảnh hưởng văn minh Trung Hoa nhiều hơn các nước trong
khu vực?
A. Việt Nam. B. Lào. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia.
Câu 30. Điểm chung của văn minh Đông Nam Á trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng từ văn minh Ấn
Độ, Trung Hoa là đều có tiếp nhận qua con đường
A. biên giới. B. buôn bán. C. xâm lược. D. thống trị.
--------------------------------------------------------
Con hãy ôn tập và làm bài cẩn thận nhé. Cô chúc con sẽ đạt kết quả tốt!

You might also like