You are on page 1of 4

Câu 1.

Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á
A. tiếp tục phát triển. B. bước đầu phát triển. C. bước đầu hình thành. D. phát triển rực rỡ.
Câu 2. So với nền văn minh cổ đại phương Đông, nền văn minh cổ đại phương Tây có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Tất cả các lĩnh vực văn hóa đều đạt trình độ hoàn hảo và có giá trị cao.
B. Đều hình thành cùng thời gian nhưng phương Đông phát triển cao hơn.
C. Chỉ đạt được thành tựu to lớn trên lĩnh vực hội họa và âm nhạc.
D. Hình thành muộn hơn nhưng có tính chính xác và hiểu biết cao hơn.
Câu 3. Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?
A. Máy bay. B. Tàu hoả. C. Tàu thuỷ. D. Ô tô.
Câu 4. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường. B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
C. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 5. Đền Pác –tê-nông, đền thờ thần Dớt, đấu trường Cô-li-dê… là những thành tựu của người Hy Lạp – La
Mã cổ đại trên lĩnh vực
A. Văn học. B. Hội họa. C. Xây dựng. D. Kiến trúc.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây là đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài.
B. Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài.
C. Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài.
D. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa.
Câu 7. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ giữa thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. Điện và động cơ đốt trong. B. Máy hơi nước và điện thoại.
C. Động cơ đốt trong và ô tô. D. Máy hơi nước và điện.
Câu 8. Năm 1784, Giêm Oát phát nhận bằng phát minh sáng chế:
A. Máy hơi nước. B. Động cơ đốt trong. C. Máy kéo sợi. D. Máy tính điện tử.
Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng
A. không có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
B. có những ảnh hưởng gián tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
C. không có sự kế thừa thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
D. có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây là không phản ánh đúng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Làm xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới, sử dụng công nghệ cao để trốn thuế, lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản của người khác.
B. Các thành tựu khoa học - công nghệ làm cho tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất lợi thế.
C. Chỉ tác động đến lĩnh vực khoa học và công nghệ, không ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo và lĩnh vực
quản lí nhà nước.
D. Tạo ra sự chênh lệch về trình độ phát triển, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia có xu hướng mở rộng thêm.
Câu 11. Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á cổ đại đã sớm tiếp thu ảnh hưởng các nền văn
minh nào sau đây?
A. Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây. B. Ấn Độ, Trung Hoa.
C. Ấn Độ, phương Tây. D. Trung Hoa, phương Tây.
Câu 12. Sự phát triển của Internet hiện nay làm cho việc tìm kiếm và chia sẽ thông tin vô cùng nhanh chóng và
thuận tiện, tuy nhiên nó cũng có hạn chế về
A. con người lệ thuộc vào thiết bị thông minh. B. dễ bị thâm nhập, đánh mất dữ liệu cá nhân.
C. tính chính xác của thông tin được chia sẻ. D. thay đổi thế giới quan của con người.
Câu 13. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian diễn ra cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. B. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
C. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. D. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Câu 14. Robot đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là
A. Robear. B. A-si-mo. C. Paro. D. Sô-phi-a.
Câu 15. Nền văn minh Đông Nam Á xa xưa và ngày nay ít chịu ảnh hưởng lĩnh vực nào sau đây từ văn minh Ấn Độ?
A. Nghệ thuật. B. Tôn giáo. C. Giáo dục. D. Chính trị.
Câu 16. Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên
được tổ chức nhằm
A. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á.
B. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại.
C. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới.
D. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển.
Câu 17. Một năm có 365 ngày và ¼ ngày là thành quả của lĩnh vực
A. Lịch pháp. B. Văn học. C. Thiên văn học. D. Toán học.
Câu 18. Một trong những hệ quả tiêu cực của các cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là
A. sản xuất nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp tư sản và vô sản.
C. cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
D. sự ra đời của nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.
Câu 19. Tháp Ép- phen là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời
A. đương đại. B. hiện đại. C. cổ đại. D. trung đại.
Câu 20. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào sau đây?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 21. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?
A. Địa chủ và nông dân. B. Tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
C. Lãnh chúa và nông nô. D. Tư sản công nghiệp và tiểu tư sản công nghiệp.
Câu 22. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là
A. Cách mạng 4.0. B. Cách mạng kĩ thuật số. C. Cách mạng 5.0. D. Cách mạng công nghiệp nhẹ.
Câu 23. Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản có chủ trương nào sau đây?
A. Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
B. Phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.
C. Khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.
D. Phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.
Câu 24. Dưới tác động cuộc cách mạng công nhiệp 4.0 hiện nay Việt Nam có một trong những cơ hội để phát
triển đất nước là
A. Tiếp thu được công nghệ tiên tiến. B. Cuộc sống con người không an toàn.
C. Không bị lệ thuộc vào bên ngoài. D. Môi trường được bảo vệ tốt hơn.
Câu 25. Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là
A. Dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Làm đa dạng đời sống tinh thần.
C. Tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ. D. Dẫn tới giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
Câu 26. Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ hình nêm. B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ La-tinh.
Câu 27. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp.
B. Dẫn tới tình trạng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
C. Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu.
D. Dẫn tới sự hình thành của các thành thị đông dân cư.
Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
kì cận đại?
A. Ô nhiễm môi trường. B. Người lao động có nguy cơ mất việc làm.
C. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa. D. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
Câu 29. Thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. Ro bot. B. máy tính. C. tàu chiến. D. vệ tinh.
Câu 30. Nhà Thiên văn học nào gắn liền với thuyết Nhật tâm?
A. Hê- ra- clít. B. Ga-li-lê. C. Ta-lét. D. Đan-tê.
Câu 31. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không bao gồm
A. máy hơi nước. B. công nghệ thông tin. C. internet. D. máy tính.
Câu 32. Công ty đã bán chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thị trường là
A. Motorola. B. Oppo. C. Nokia. D. Sam sung.
Câu 33. Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì?
A. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường. B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
C. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.
Câu 34. “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là
A. Hy Lạp. B. Pháp. C. I-ta-li-a. D. Anh.
Câu 35. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không đưa đến tác động nào sau đây?
A. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
B. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
C. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
D. Thúc đẩy sự chuyển biến trong nhiều ngành kinh tế.
Câu 36. Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với
những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII - XIX?
A. Hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên. B. Giảm sức lao động cơ bắp của con người.
C. Làm tăng năng suất lao động. D. Được áp dụng trong sản xuất.
Câu 37. Thành tựu khoa học và kĩ thuật quan trọng nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ giữa
thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. máy hơi nước và điện thoại. B. động cơ đốt trong và ô tô.
C. điện và động cơ đốt trong. D. máy hơi nước và điện.
Câu 38. Tôn giáo nào sau đây được hình thành ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ I?
A. Hinđu giáo. B. Phật giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 39. Chữ viết Hy Lạp và La Mã có đặc điểm nào sau đây?
A. Đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa.
B. Ban đầu là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý.
C. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày naỵ.
D. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
Câu 40. Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài người
bước sang thời đại
A. “văn minh siêu trí tuệ”. B. “văn minh công nghiệp”.
C. “văn minh thông tin”. D. “văn minh nông nghiệp”.
Câu 41. Phát minh nào sau đây là thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX)?
A. Công nghệ sinh học . B. Kĩ thuật số. C. máy bay. D. Điện.
Câu 42. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về kết quả của các cuộc cách mạng công nghiệp ở các
nước tư bản thời kì cận đại?
A. Làm tiền đề dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu.
B. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản và vô sản.
C. Nâng cao năng suất lao động và làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 43. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được đánh giá là một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên giai cấp tư sản chống thế lực phong kiến suy tàn.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
C. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
D. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
Câu 44. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bước tiến quan trọng của ngành công nghệ thông tin là
A. vệ tinh nhân tạo. B. máy tính điện tử.
C. mạng kết nối Internet có dây. D. mạng kết nối Internet không dây.
Câu 45. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX đối với sự phát triển kinh tế?
A. Tạo ra các ngành sản xuất tự động, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
B. Chuyển nền sản xuất từ thủ công sang cơ khí hoá.
C. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
D. Chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
Câu 46. Nói đến nền văn minh cổ đại phương Tây là nói đến nền văn minh của
A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Hy Lạp- La Mã. D. Ấn Độ.
Câu 47. Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?
A. Thái Lan. B. Cam-pu-chia. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.

* Thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
- Trí tuệ nhân tạo (AI): trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt rô-bốt thông minh.
- Internet kết nối vạn vật: có phạm vi ứng dụng rộng lớn.
- Dữ liệu lớn (Big Data): chỉ một tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám
sát.
- Ngoài ra còn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực : công nghệ sinh học, công nghệ nano, xe tự lái,
điện toán đám mây.
* Chỉ ra những tác động tiêu cực và tích cực của một phát minh trong cuộc cách mạng lần thứ 4: VD:
Internet kết nối vạn vật
Tích cực: - Giúp con người tiếp cận với khối lượng kiến thức, thông tin khổng lồ phục vụ cho công việc…
- Giúp con người giao tiếp và trao đổi không giới hạn…
- Giúp con người giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi…
Tiêu cực: - Tác động xấu từ những trang web độc hại…
- Nghiện mạng xã hội, game gây xáo trộn cuộc sống và công việc…
- Mua sắm những thứ không cần thiết qua mạng…
- So sánh, nói xấu nhau trên mạng xã hội…
* Để có thể sử dụng Internet có hiệu quả và đúng mục đích trong học tập, học sinh cần:
- Học tập, tìm tòi và phát triển khả năng công nghệ thông tin…
- Biết lựa chọn thông tin phù hợp, chính xác, tránh sử dụng các nguồn tin giả từ Internet…
- Sử dụng và tìm kiếm nguồn thông tin trên Internet để giải quyết nhiệm vụ học tập…
- Cân đối thời gian sử dụng Internet với thời gian phù hợp, không lạm dụng Internet…

You might also like