You are on page 1of 9

ÔN TẬP LỊCH SỬ GIỮA HỌC KÌ II.

Câu 1: Trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang- Âu Lạc, ai đứng đầu các Bộ?
A.Các lạc tướng B. Các bồ chính
C.Các lạc hầu D. Các già làng
Câu 2: Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc là ai?
A.Người Việt cổ B.Người Mã Lai
C.Người Đa Đảo D.Người Môn cổ
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây là đúng về đặc điểm của các nền văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam?
A.Chỉ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa.
B.Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ.
C.Kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa nước ngoài.
D.Chỉ có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
Câu 4: Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày… mùng mười tháng ba.”
A.giỗ vua B. cúng Vua C. cúng Tổ D.giỗ Tổ
Câu 5: Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang-Âu Lạc bởi nguồn từ:
A.Sự chuyển biến về kinh tế. B.Sự xuất hiện các giai cấp mới
C.Sự tư hữu hóa trong sản xuất D.Sự thay đổi vai trò của đàn ông
Câu 6: Đâu không phải là một tục lệ của người Việt cổ?
A.Tục ướp xác B.Tục ăn trầu C.Tục xăm mình D.Tục nhuộm răng
Câu 7: Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là
gì?
A.Điện thoại di động B.Điện thoại cố định C.Máy điện tín D. Máy Fax
Câu 8:Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc?
A.Trống đồng Ngọc Lũ B.Tượng Phật Đồng Dương
C.Phù điêu Khương Mỹ D.Tiền đồng Óc Eo
Câu 9:”Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ gì?
A.Chữ Quốc ngữ B. Chữ Phạn C.Chữ Nôm D. Chữ Hán
Câu 10. Phát minh tiêu biểu nhất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì?
A.Điện và động cơ điện B. Xe hơi, máy bay
C.Động cơ chạy bằng xăng dầu D.Xe lửa, tàu thủy
Câu 11:Điểm chung trong hoạt động kinh tế của cư dân các quốc gia cổ đại đầu tiên trên lãnh thổ Việt
Nam là gì?
A.Chỉ có hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
B.Kinh tế đa dạng dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp.
C.Có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
D.Lấy thương nghiệp làm hoạt động kinh tế chính.
Câu 12:Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây?
A.phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột
B.cùng tồn tại và phát triển hòa hợp
C.không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài
D. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp.
Câu 13: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến
mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là:
A.thương nghiệp và công nghiệp nhẹ B. nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
C.công nghiệp và giao thông vận tải D.nông nghiệp và giao thông vận tải
Câu 14: Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc còn được biết đến với tên gọi nào sau đây?
A.Văn minh Sa Huỳnh B. Văn minh sông Hồng
C.Văn minh Trống đồng D. Văn minh Phù Nam
Câu 15: Cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là
chủ yếu?
A.Trong quá trình giao thương giữa các thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.
B.Trong quá trình xâm nhập Đông Nam Á của các vương triều phong kiến Ấn Độ.
C.Thông qua những người dân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.
D.Thông qua các yếu tố trung gian chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.
Câu 16: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A.Du lịch B.Ngành dệt C.Giao thông vận tải D.Luyện kim
Câu 17: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang- Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là:
A.Vua -Lạc hầu, Lạc tướng- Lạc dân.
B.Vua-Vương công, quý tộc - Bồ chính.
C.Vua- Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính.
D. Vua- Lạc hầu, Lạc tướng- Tù trưởng.
Câu 18: Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự
kiện nào sau đây?
A.Pháp đánh chiếm Đông Dương.
B.Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca.
C.Tây Ban Nha đánh chiếm Phi-lip-pin.
D. Anh đánh chiếm Miến Điện.
Câu 19:Internet là thành tựu con người đạt được trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A.Lần thứ hai B. Lần thứ nhất C. Lần thứ ba D. Lần thứ tư.
Câu 20: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây?
A.Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
C.Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.
D.Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử và thông tin.
Câu 21:Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm-oát (1784) so với những phát minh
sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỷ XVIII-XIX là gì?
A.Làm tăng năng suất lao động lên nhiều lần.
B.Được áp dụng hàng loạt trong sản xuất.
C.Giảm sức lao động cơ bắp của con người
D.Hoạt động không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Câu 22: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
gì?
A.Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B.Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học- công nghệ.
C.Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
D.Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 23: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên điều gì?
A.Việc tìm ra các loại vật liệu mới B.Sự phát triển của khoa học cơ bản
C.Việc cải tiến công cụ sản xuất D.Sự phát triển của văn minh nhân loại.
Câu 24: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc đối với
tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam?
A.Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực.
B.Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa.
C.Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
D. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này.
Câu 25: Ngày nay ở Đông Nam Á, quốc gia nào được xem là quốc gia Hồi giáo lớn nhất?
A.Phi-lip-pin B.In-đô-nê-xi-a C.Mi-an-ma D.Ma-lai-xi-a.
Câu 26: Phương tiện giao thông nào xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A.Ô tô B.Xe máy C. Máy bay D.Xe lửa
Câu 27:Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát
triển của lịch sử Việt Nam?
A.Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
B.Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc.
C.Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới.
D.Là cội nguồn cho nền văn minh tiếp theo của dân tộc.
Câu 28: Nội dung nào phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai về văn
hóa?
A.Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất của các quốc gia.
B.Đẩy mạnh sự giao lưu kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục.
C.Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.
D. Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản và vô sản.
Câu 29: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu
của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co
Thom(Campuchia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng( Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt
Nam)?
A.Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc.
B.Đều được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.
C.Đều được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
D.Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.
Câu 30: Yếu tố văn hóa nào sau đây giữ vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp
biến văn hóa giữa phương Tây với Đông Nam Á?
A.Tín ngưỡng B. Điêu khắc C.Lễ hội D. Ngôn ngữ
Câu 31:Yếu tố mới nào từ bên ngoài du nhập vào và có tác động từ sự chuyển biến về văn hóa ở
Đông Nam Á trong khoảng thế kỷ X-XV?
A.Phật giáo B.Thiên chúa giáo C.Hồi giáo D.Hindu giáo
Câu 32: Trong khoảng thời gian từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, thành tựu nổi bật nhất của văn
minh Đông Nam Á là:

A.Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.

B.Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hóa.

C.Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước.

D.Các quốc gia phát triển đến thời kỳ cực thịnh.

Câu 33: Phát minh nào được coi là sự khởi đầu cho quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu?
A. Xe ô tô của Các Ben( 1886) B.Máy hơi nước của Giêm-oát(1784)
C.Máy bay của anh em nhà Wright(1903) D.Bóng đèn điện của Ê-đi-xơn(1879)
Câu 34: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hóa?
A.Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu B.Mạng lưới thông tin toàn cầu

C.Mạng lưới giáo dục toàn cầu D.Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu

Câu 35: Nội dung nào sau đây là nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hóa truyền thống
của các quốc gia Đông Nam Á?

A.Sự đa dạng và phát triển tương đối hòa hợp của các tôn giáo.

B.Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoài khu vực.

C.Phản ánh đời sống phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D.Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

Câu 36: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0?
A.Công nghệ sinh học B.Internet kết nối vạn vật

C.Trí tuệ nhân tạo D.Dữ liệu lớn(Big Data)

Câu 37: Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và
đưa vào sử dụng ngoại trừ nguồn năng lượng nào?

A.Than đá B.Dầu mỏ C.Hạt nhân D.Điện

Câu 38: Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam là gì?

A.Đại Việt B.Văn Lang C. Đại Cồ Việt D.Âu Lạc

Câu 39: Quốc gia Văn Lang-Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?

A.Đông Sơn B.Đồng Nai C. Sa Huỳnh D. Óc Eo

Câu 40: Nguồn năng lượng bắt đầu được sử dụng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là:

A.Thủy điện B.Điện C.Dầu mỏ D.Than đá

Câu 41: Thành tựu kiến trúc nào dưới đây là của Vương quốc Campuchia?

A.Nhà thờ Me-la-ka B.Khu đền Ăng-co Vát C.Tháp Thạt Luổng D.Thành cổ Pa-gan

Câu 42: Đâu là những tác động tích cực của toàn cầu hóa?

A.Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.

B.Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn.

C.Nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

D.Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc của các quốc gia.

Câu 43: Thành tựu nào sau đây của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao
sức mạnh trí óc cũng như công nghệ?

A.Phương pháp sinh sản vô tính B. Trí tuệ nhân tạo

C.”Bản đồ gen người” D.Máy tính điện tử

Câu 44: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang- Âu Lạc bao gồm:

A.quan lại, quý tộc, nông nô B.địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C.quý tộc, nông dân tự do, nô tì D.tăng lữ, nông dân tự canh.

Câu 45: Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại là:

A.Máy móc dân thay thế sức lao động của con người.

B.Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.

C.Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.

D.chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hóa.


Câu 46: Điểm chung của văn minh Đông Nam Á trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng từ văn minh Ấn
Độ, Trung Hoa là đều có tiếp cận qua con đường:

A.thống trị B.xâm lược C.buôn bán D.biên giới

Câu 47: Ý nghĩa nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời
cổ đại?

A.Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người.

B.Thể hiện đời sống vật chất,tinh thần.

C.Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp.

D.Ca ngợi đất nước. sự tiến bộ của kĩ thuật.

Câu 48: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm-Oát
(1784)?
A.Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
B.Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
C.Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người
D.Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
Câu 49: Cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại đã đạt thành tựu nào sau đây vào năm 1946?

A.Rô-bốt được phát minh

B.Con người đặt chân lên Mặt Trăng

C.Internet được phát minh

D.Máy tính điện tử được phát minh

Câu 50: “Ông vua” xe hơi nước Mỹ trong thế kỷ XX là ai?

A.Hen-ri Pho B.Mai-cơn Pha-ra-đây C.Ni-cô-la Tét-la D.Gu-li-ê-li-nô Mác-cô-ni

Câu 51: Ý nào sau đây là nguy cơ của nền Văn Đông nam Á trước xu thế toàn cầu hóa của nhân loại
hiện nay?

A.phát triển ngày càng đa dạng phong phú hơn

B.tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực

C.đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc

D.học hỏi được nhiều tiến bộ kỹ thuật bên ngoài

Câu 52: Những biểu hiện nào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển so với nước Văn
Lang?

A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng nỏ bắn trăm phát trăm trúng, có căn cứ quân sự vững chắc.

B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại.

C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.

D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có căn cứ quân sự
vững chắc.
Câu 53:Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?

A.thờ cúng tổ tiên B.thờ thần tự nhiên C.thờ thần động vật D.thờ Chúa trời

Câu 54: Thành tựu nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 tham gia tích cực vào việc giải
quyết vấn đề lương thực cho con người?

A.máy tự động và hệ thống máy tự động

B.cách mạng xanh và công nghệ sinh học

C.năng lượng mới và vật liệu mới

D.giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Câu 55: Nội dung nào là một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện
đại đối với nền kinh tế thế giới?

A.Làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.

B.Thúc đẩy quá trình thị trường hóa nền kinh tế và xã hội hóa hoạt động sản xuất.

C.Góp phần thay đổi lối sống, gắn nhiều hơn với “không gian mạng”, “thế giới ảo”.

D.Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

Câu 56: Người đầu tiên là chân lên mặt trăng là ai?

A.Phạm Tuân B.U.Ga-ga-rin C.Bu A-đin D.Neo Am-strong.

Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Chat GPT (tên gọi đầy đủ là Chat
Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm
giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà Chat GPT
đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.

Được biết, ứng dụng Chat GPT (chatbot) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế
giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc
mắc về lĩnh vực gì. Khi Chat GPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với
công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên google. Với sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, các câu hỏi
thắc mắc của người sử dụng đã được trả lời chỉ sau vài giây.

Theo em, việc ứng dụng Chat GPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung đặt ra cho giới trẻ
ngày nay cơ hội và thách thức như thế nào?

Lời giải:

*Khái niệm:

-Chat GPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo, một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã
làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Chat GPT (chatbot) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo
thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn
đưa ra, bất kể là thắc mắc gì chỉ sau vài giây nhờ sự hiểu biết rộng lớn trong nhiều lĩnh vực.

- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kỹ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình
máy tính thông minh, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhà máy thông minh, Robot thông
minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng, giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh
quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế.
*Cơ hội và thách thức của ứng dụng Chat GPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung đặt ra cho giới
trẻ ngày nay:

-Cơ hội:

+) giúp tiết kiệm về mặt công sức, thời gian, trí lực

+) chứa đựng dữ liệu khổng lồ trên nhiều lĩnh vực, là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, giúp giới trẻ tiếp cận, khai thác được nguồn tri thức phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực
một cách nhanh nhất, mới nhất.

+) giải quyết các yêu cầu cuộc sống cũng như học tập của chúng ta dựa vào các thiết bị trí tuệ nhân
tạo này: tra lời giải với những bài toán khó, từ vựng tiếng Anh, xem những bài giảng online, học tập
trực tuyến, tải game, nghe nhạc, các loại máy móc hiện đại, tự động…

-Đi liền với cơ hội cũng không ít những thách thức với giới trẻ hiện nay:

+) đòi hỏi cần có năng lực nhận thức chính xác của thông tin mà nó mang lại.

+) chúng ta phải lựa chọn phương pháp học tập tích cực, phát triển bản thân một cách toàn diện, có
bản lĩnh nắm bắt trí thức hiệu quả nhất để không bị tụt hậu.

+)Trí tuệ nhân tạo mang lại những tiện ích , tự động hóa ở mọi vật dụng hàng ngày, khiến giới trẻ bị
lệ thuộc vào nó, trở nên lười biếng, thụ động hơn, gây ra nhiều căn bệnh về sức khỏe: cận,loạn thị;
béo phì, thoái hóa xương khớp, đau mỏi vai gáy khi dùng điện thoại quá lâu, thu mình với thế giới
bên ngoài..

+) Trí tuệ nhân tạo, thiết bị công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong
đời sống sản xuất và sinh hoạt, tạo ra cạnh tranh rất lớn cho việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai, đặt ra thách thức lớn cho giới trẻ về nhân lực lao động.

→Dù cho Chat GPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung mang đến nhiều cơ hội phát triển
cho giới trẻ , song cũng gây ra không ít thách thức, đòi hỏi, yêu cầu giới trẻ cần phải tỉnh táo
và ứng dụng thông minh, an toàn vào cuộc sống, tránh lạm dụng, lệ thuộc quá mức vào nó.

Câu 2: Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.”

Lời giải:

*Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ là hoàn toàn chính xác.

*Chứng minh:

-Những thành tựu phát minh kỹ thuật về điện, thiết bị điện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
hai:

+)Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như sử
dụng điện năng, động cơ điện, gắn với quá trình điện khí hóa sản xuất dây chuyền.

+)Nhờ những phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm( 1789-1854, người
Đức), Mai-cơn Pha-ra-đây(1791-1867, người Anh), Giêm Pre-xcốt Giun (1818-1889, người Anh), E.K
Len-xơ (1804-1865, người Nga),.. đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới.

+)Bóng đèn điện là một phát minh của Thô-mát Ê-đi-xơn vào năm 1879, có khả năng ứng dụng rộng
rãi trong thực tế.
+) Máy phát điện và động cơ điện xoay chiều được một kỹ sư người Nga là Đô-rô-vôn-ski chế tạo
thành công vào năm 1891. Máy phát điện đã được sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho nhiều
nhà máy.

-Tác dụng, ý nghĩa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

+) đưa đến sự sản xuất hàng loạt, tạo nên dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa cao.

+) chuyển nền sản xuất từ cơ khí hóa sang điện khí hóa, làm thay đổi căn bản nền sản xuất và cơ
cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+) làm thay đổi bộ mặt, diện mạo đời sống xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống (Điện năng là một
nguồn năng lượng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay, điện
vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con
người.)

Câu 3: Phân tích cơ sở hình thành văn minh Văn Lang-Âu Lạc?

Lời giải:

Cơ sở hình thành văn minh Văn Lang- Âu Lạc:

*Điều kiện tự nhiên:

-Vị trí địa lý: phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía đông giáp biển giáp biển.

→Thuận lợi sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.

-Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả…

→Bồi đắp phù sa, hình thành nên những đồng bằng màu mỡ. phì nhiêu, tạo điều kiện thuận lợi để cư
dân sống định cư trong các xóm làng.

→Nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc được hình thành trên lưu vực với các dòng sông lớn: sông
Hồng,sông Mã, sông Cả( ngày nay thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)

-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ chiếu sáng lớn, lượng mưa nhiều.

→Đây là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi; bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng.

-Khoáng sản giàu có, phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...)

→Là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh
hoạt hằng ngày, giải thích cho sự ra đời sớm các ngành thủ công nghiệp: luyện kim, chế tác đồ đồng.

→Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ( sông ngòi, khí hậu, khoáng sản..) thuận lợi đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các cư dân sớm xuất hiện và định cư. Tất cả đã góp phần hình thành nền văn
minh lúa nước đầu tiên của nhân loại.

*Cơ sở xã hội.

-Kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày

→tăng hiệu quả sản xuất, tạo nên nhiều của cải dư thừa,từ đó xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng
lớp xã hội

+) quý tộc: người giàu, có thế lực.


+) nông dân tự do: chiếm số đông, sinh sống tự do trong các công xã nông thôn, là lực lượng sản
xuất chính.

+) nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.

-Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt
cổ.

-Cư dân đoàn kết chống ngoại xâm và đắp đê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú.

→thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.

→ Văn minh Văn Lang- Âu Lạc phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng nền nông
nghiệp lúa nước và kĩ thuật đúc đồng đạt mức hoàn thiện.

You might also like