You are on page 1of 23

Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XIX.

B. Nửa sau thế kỉ XIX.

C. Nửa đầu thế kỉ XX.

D. Nửa sau thế kỉ XX.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ ba?

A. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch.

B. Thách thức về bùng nổ và già hóa dân số.

C. Nhu cầu về nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.

D. Nhu cầu về không gian sinh sống mới.

Câu 3. Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.

B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.

C. Thuyết di truyền.

D. Thuyết tế bào.

Câu 4. Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
sự xuất hiện của

A. động cơ điện.

B. máy tính.

C. máy hơi nước.

D. ô tô.

Câu 5. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô.

B. Mĩ.

C. Anh.

D. Trung Quốc.

Câu 6. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Câu 7. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.

B. Giải phóng sức lao động của con người.

C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.

D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Câu 8. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.

B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.

C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.

D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

Câu 9. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được bắt đầu từ thời gian nào?

A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.

B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.


C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.

D. Từ những năm đầu thế kỉ XIX.

Câu 10. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Loài người bước đầu tiến lên nền văn minh công nghiệp.

B. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp.

C. Con người bước đầu ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.

D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?

A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.

C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.

D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.

B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng
công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?

A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

B. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.
D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

Câu 14. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây
đối với xã hội?

A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.

B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.

C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 15. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây
về văn hóa?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.

C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.

D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 1. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?

A. 10 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 12 quốc gia.

D. 13 quốc gia.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

A. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á.

D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Châu Đại Dương.


Câu 3. Đa số các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của khí hậu nào?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Hàn đới.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Cận nhiệt đới.

Câu 4. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Lào.

Câu 5. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình
thành ở khu vực Đông Nam Á là

A. văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. văn minh thương nghiệp đường biển.

C. văn minh thương nghiệp đường bộ.

D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông
Nam Á?

A. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.

B. Là đường giao thương với bên ngoài.

C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.

D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.


Câu 7. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

A. Sông Mê Công.

B. Sông Chao Phray-a.

C. Sông I-ra-oa-đi.

D. Sông Hoàng Hà.

Câu 8. Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì
cổ - trung đại?

A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.

B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.

C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.

D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.

Câu 9. Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

A. làng.

B. quốc gia.

C. tỉnh.

D. huyện.

Câu 10. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn
minh nào sau đây?

A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.

C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.


Câu 11. Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những
thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Hồi giáo, Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.

C. Nho giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Hin-đu giáo.

Câu 12. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

A. Buôn bán đường bộ.

B. Buôn bán đường biển.

C. Truyền bá tôn giáo.

D. Chiến tranh xâm lược.

Câu 13. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam.

Câu 14. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

A. Bà-la-môn giáo.

B. Nho giáo.

C. Hồi giáo.

D. Ki-tô giáo.

Câu 15. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?
A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 1. Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong
khoảng thời gian nào?

A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên.

B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.

C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.

Câu 2. Từ cuối thế kỉ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong
khu vực Đông Nam Á?

A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.

B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.

C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.

D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Câu 3. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng thờ Phật.

B. Tín ngưỡng phồn thực.

C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.

Câu 4. Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.


B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.

C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.

D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.

Câu 5. Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người
nước nào?

A. Bồ Đào Nha.

B. Anh.

C. Tây Ban Nha.

D. Hà Lan.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ
- trung đại?

A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.

B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.

D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Câu 7. Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của những
quốc gia nào?

A. Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Ấn Độ và Trung Quốc.

C. A-rập và Ấn Độ.

D. Hy Lạp và La Mã.

Câu 8. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ.


B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Miến cổ.

D. Chữ Nôm.

Câu 9. Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo
ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm

A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.

B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.

C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.

D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.

Câu 10. Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Việt Nam.

Câu 11. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 12. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.
C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 13. Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của
quốc gia nào?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Phi-líp-pin.

C. Xin-ga-po.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 14. Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của
những tôn giáo nào?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Công giáo.

C. Nho giáo và Phật giáo.

D. Hin-đu giáo và Công giáo.

Câu 15. Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình
bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là

A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).

B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).

C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).

D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).

Câu 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, vơi cạn tài nguyên.

B. Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở châu Âu và Bắc Mỹ.

C. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
D. Khủng hoảng tài chính, nợ công,… đang diễn ra nghiêm trọng.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

B. Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh…

C. Khủng hoảng năng lượng đặc biệt là sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên.

D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức đối với các nước.

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.

B. Nửa sau thế kỉ XIX.

C. Nửa sau thế kỉ XX.

D. Nửa đầu thế kỉ XXI.

Câu 4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 5. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
ba là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Câu 7. World Wide Web (WWW) là phát minh của ai?


A. Tim Béc-nơ-ly.

B. Thô-mát Mít.

C. Giôn Bác-lơ.

D. Thô-mát Ê-đi-xơn.

Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba?

A. Mạng Internet.

B. Động cơ điện.

C. Máy tính điện tử.

D. World Wide Web.

Câu 9. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các nước.

B. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ tại châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.

C. Trong các công trường thủ công có nhiều tiến bộ lớn về kĩ thuật sản xuất.

D. Các cuộc phát kiến địa lí đã thúc đẩy kinh tế công - thương nghiệp phát triển.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao.

B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ cho các nước.

C. Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,…

D. Các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu 11. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bắt đầu từ

A. đầu thế kỉ XVIII.

B. đầu thế kỉ XIX.


C. đầu thế kỉ XX.

D. đầu thế kỉ XXI.

Câu 12. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc điểm cơ bản là

A. ứng dụng năng lượng hơi nước vào sản xuất để tăng năng suất lao động.

B. ứng dụng điện năng vào sản xuất hàng loạt, dây chuyền trên quy mô lớn.

C. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin vào cơ giới hóa sản xuất.

D. vạn vật kết nối dựa trên nền tảng công nghệ sinh học, kĩ thuật số.

Câu 13. Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư là

A. máy tính điện tử.

B. Internet kết nối vạn vật.

C. động cơ hơi nước.

D. động cơ điện.

Câu 14. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được chính phủ A-rập Xê-út cấp quyền công dân

A. Asimo.

B. Chihira Aico.

C. Qrio.

D. Sophia.

Câu 15. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư?

A. Dữ liệu lớn.

B. Máy bay.

C. Internet kết nối vạn vật.

D. Trí tuệ nhân tạo.


Câu 16. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có ý nghĩa như thế nào đối với
sự phát triển kinh tế?

A. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

B. Dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân hiện đại.

C. Thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc xích lại gần nhau hơn.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh công nghiệp.

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những trụ cột chính của toàn
cầu hóa?

A. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.

B. Vai trò và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

C. Mạng lưới và hệ thống trụ sở lao động toàn cầu.

D. Giảm sự lệ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Câu 18. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại có tác động như thế nào đến
đời sống xã hội?

A. Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người.

B. Tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước.

C. Hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản.

D. Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin (văn minh trí tuệ).

Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tích cực của các cuộc cách
mạng công nghiệp thời hiện đại đối với đời sống văn hóa?

A. Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.

B. Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.

C. Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.

D. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 20. Các cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại có tác động tiêu cực nào đối với
đời sống văn hóa?
A. Mở rộng giao lưu giữa con người với con người.

B. Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất.

C. Xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

D. Thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn.

Câu 1. Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của khu vực
Đông Nam Á?

A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, cao nguyên, biển,…

B. Tất cả các quốc gia Đông Nam Á đều giáp biển.

C. Có nhiều sông lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 3. Phần lớn các nước Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển nên có điều kiện thuận
lợi để phát triển

A. nghề nông trồng lúa nước.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. nghề đi biển và buôn bán đường biển.

D. sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Câu 4. Ở Đông Nam Á, nghề nông trồng lúa nước phát triển do có

A. đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.


B. sông ngòi ngắn và dốc, nhiệt độ cao, ít mưa.

C. nhiều sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.

D. khí hậu hàn đới với đặc trưng: nhiệt độ thấp, ít mưa.

Câu 5. Cư dân Đông Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc nào?

A. Môn-gô-lô-ít và Nê-grô-ít.

B. Nê-grô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

C. Ơ-rô-pê-ô-ít và Nê-grô-ít.

D. Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng về thành phần cư dân, tộc người ở Đông Nam Á?

A. Thành phần tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.

B. Nhóm Nam Á chỉ sinh sống ở vùng Đông Nam Á hải đảo.

C. Nhóm Anh-đô-nê-diêng chỉ sống ở vùng Đông Nam Á lục địa.

D. Chỉ có một tộc người duy nhất sinh sống trên toàn Đông Nam Á.

Câu 7. Những tôn giáo nào của Ấn Độ đã du nhập vào Đông Nam Á?

A. Phật giáo và Nho giáo.

B. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Nho giáo và Đạo giáo.

D. Hin-đu giáo và Phật giáo.

Câu 8. Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Campuchia đã sáng tạo ra
tác phẩm nào?

A. Phạ Lắc Phạ Lam.

B. Ma-ra-rao.
C. Riêm Kê.

D. Ra-ma Khiên.

Câu 9. Cư dân Lào sáng tạo ra tác phẩm Phạ Lắc Phạ Lam trên cơ sở của bộ sử thi
nào dưới đây?

A. Ma-ha-bha-ra-ta.

B. Ra-ma-ya-na.

C. I-li-át.

D. Ô-đi-xê.

Câu 10. Cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ ngay từ

A. đầu Công nguyên.

B. thế kỉ X.

C. thế kỉ XV.

D. thế kỉ XX.

Câu 11. Văn hóa Ấn Độ được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Chiến tranh xâm lược.

B. Giao lưu kinh tế và truyền đạo.

C. Chiến tranh xâm lược và truyền đạo.

D. Giao lưu kinh tế và chiến tranh xâm lược.

Câu 12. Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam
Á?

A. Phật giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Nho giáo.
D. Hồi giáo.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cơ sở hình thành văn
minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

A. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Cơ sở về cư dân, tộc người và tổ chức xã hội.

C. Cơ sở về điều kiện tự nhiên.

D. Ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mã.

Câu 14. Cư dân các quốc gia Chăm-pa, Cam-pu-chia,… đã sáng tạo ra chữ viết riêng
trên cơ sở tiếp thu

A. chữ Hán của Trung Quốc.

B. chữ Phạn của Ấn Độ.

C. chữ La-tinh của La Mã.

D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.

Câu 15. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng tại khu vực Đông
Nam Á?

A. Sử thi Đăm-săn.

B. Vở kịch Ơ-đíp làm vua.

C. Sử thi Ra-ma-ya-na.

D. Vở kịch Ô-ten-lô.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của văn minh Đông Nam
Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X?

A. Nhiều quốc gia sơ kì đã ra đời và bước đầu phát triển.

B. Hình thành những quốc gia phong kiến thống nhất, lớn mạnh.

C. Các quốc gia phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng.
D. Văn minh phương Tây xâm nhập vào các nước Đông Nam Á.

Câu 2. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á có sự phát triển như thế nào?

A. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu nổi bật nhất.

B. Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc.

C. Văn minh phương Tây đem đến những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.

D. Văn minh Đông Nam Á có sự tiếp xúc, giao lưu với văn minh phương Tây.

Câu 3. Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á trong khoảng thời gian
nào?

A. Đầu Công nguyên.

B. Thế kỉ VII - thế kỉ X.

C. Thế kỉ X - thế kỉ XV.

D. Thế kỉ XVI - thế kỉ XIX.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân
Đông Nam Á?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ các vị thần tự nhiên.

C. Thờ thần Shiva.

D. Thờ thần động vật.

Câu 5. Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở

A. chữ Hán của Trung Quốc.

B. chữ Phạn của Ấn Độ.

C. chữ La-tinh của La Mã.

D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.


Câu 6. Người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Môn,… ở Đông Nam Á đã tiếp
thu hệ thống chữ viết của

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. La Mã.

D. Hy Lạp.

Câu 7. Văn học Việt Nam thời quân chủ chịu ảnh hưởng sâu sắc của

A. văn học Ấn Độ.

B. văn học Trung Quốc.

C. văn học phương Tây.

D. văn học Ả-rập.

Câu 8. Một trong những tác phẩm văn học chữ viết tiêu biểu của nhân dân Việt Nam
thời phong kiến là

A. Truyện Kiều.

B. truyền thuyết Pơ-rắc Thon.

C. sử thi Đẻ đất đẻ nước.

D. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.

Câu 9. Một trong những tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của cư dân Lào là

A. Truyện Kiều.

B. truyền thuyết Pơ-rắc Thon.

C. sử thi Đẻ đất đẻ nước.

D. thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.


Câu 10. Đền Bô-rô-bu-đua (In-đo-nê-xi-a) được xếp vào loại hình kiến trúc nào dưới
đây?

A. Kiến trúc dân gian.

B. Kiến trúc tôn giáo.

C. Kiến trúc cung đình.

D. Kiến trúc đô thị.

Câu 11. Thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam trong khoảng thời gian từ
đầu Công nguyên đến thế kỉ X là gì?

A. Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh.

B. Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.

C. Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá.

D. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước.

Câu 12. Loại hình nhà ở nào được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện
khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á?

A. Nhà mái bằng.

B. Nhà sàn.

C. Nhà tranh vách đất.

D. Nhà trệt.

Câu 13. Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của cư dân Mi-an-ma?

A. Quần thể chùa, tháp Pa-gan.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Chùa Thạt Luổng.

D. Đền Ăng-co Vát.


Câu 14. Ở Việt Nam, nghệ thuật kiến trúc Pháp được thể hiện rõ nét ở công trình nào
dưới đây?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Chùa Thiên Mụ.

C. Nhà hát Lớn Hà Nội.

D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Câu 15. Nhận xét nào dưới đây đúng về văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

A. Bài trừ triệt để, từ chối tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài.

B. Mang tính khép kín, không có sự giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài.

C. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa bên ngoài để làm phong phú văn hóa bản địa.

D. Thiếu sự sáng tạo, sao chép nguyên trạng các thành tựu văn minh bên ngoài.

You might also like