You are on page 1of 39

Câu 1. So với văn hóa, văn minh có điểm gì khác biệt?

A. Xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.

B. Được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…

C. Chỉ bao gồm các giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

D. Ra đời trước, văn minh là nền tảng phát triển của văn hóa.

Câu 2. Thông thường, con người tiến vào thời đại văn minh khi xuất hiện

A. những mầm mống của tôn giáo nguyên thủy.

B. phương thức kinh tế: săn bắt - hái lượm.

C. nhà nước và chữ viết.

D. công cụ lao động bằng đá.

Câu 3. Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ IV TCN.

B. Thiên niên kỉ V TCN

C. Thiên niên kỉ VI TCN

D. Thiên niên kỉ VII TCN.

Câu 4. Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành ở đâu?

A. Bắc Á và Đông Nam Á.

B. Đông Bắc châu Phi và Đông Nam Á.

C. Nam Á và Đông Á.

D. Khu vực Tây Âu.

Câu 5. Thời cổ đại, ở phương Đông hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là

A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Ấn Độ.

B. La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.


D. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Trung Quốc.

Câu 6. Thời cổ đại, ở phương Tây hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là

A. Ai Cập, Lưỡng Hà.

B. Hy Lạp, Ấn Độ.

C. Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Hy Lạp, La Mã.

Câu 7. Tại sao các nền văn minh lại xuất hiện sớm ở phương Đông?

A. Kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh.

B. Học tập các thành tựu của phương Tây.

C. Nhờ sự bồi đắp phù sa của các dòng sông.

D. Nhờ có những người tài giỏi giúp đỡ.

Câu 8. Văn hóa là gì?

A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

B. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

D. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

Câu 9. Văn minh là gì?

A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

B. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

C. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

D. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

Câu 10. Tổng thế những những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử được gọi là

A. văn minh.
B. văn hiến.

C. văn hóa.

D. văn vật.

Câu 11. Trái với văn minh là trạng thái nào?

A. Văn hóa.

B. Dã man.

C. Văn hiến.

D. Văn vật.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về văn minh?

A. Trái với văn minh là trạng thái “dã man”.

B. Văn minh xuất hiện đồng thời cùng với loài người.

C. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.

D. Là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về văn hóa?

A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với loài người.

B. Văn hóa là trạng thái phát triển cao của nền văn minh.

C. Tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.

D. Gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

Câu 14. Văn hóa và văn minh đều

A. xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.

B. được con người sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội.

C. gồm những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
D. được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…

Câu 15. So với văn minh, văn hóa có điểm gì khác biệt?

A. Xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người.

B. Được nhận diện bởi các tiêu chuẩn: nhà nước, chữ viết, đô thị,…

C. Xuất hiện khi xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển cao.

D. Ra đời sau, văn hóa là quá trình tích lũy những sáng tạo văn minh.

Câu 16. Các nền văn minh cổ đại: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ đều được hình
thành ở

A. lưu vực của các con sông lớn.

B. vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. các cao nguyên rộng lớn.

D. vùng hoang mạc hẻo lánh.

Câu 17. Hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại đều được hình thành ở

A. lưu vực của các con sông lớn.

B. vùng ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp,...

C. các vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

D. vùng hoang mạc xa xôi, hẻo lánh.

Câu 18. Đến thời trung đại những nền văn minh nào ở phương Đông tiếp tục phát triển?

A. Ai Cập, Lưỡng Hà.

B. Lưỡng Hà, Ấn Độ.

C. Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Ai Cập, Trung Quốc.


Câu 19. Đến thời trung đại những nền văn minh nào ở phương Đông không còn phát triển?

A. Ai Cập, Lưỡng Hà.

B. Lưỡng Hà, Ấn Độ.

C. Trung Quốc, Ấn Độ.

D. Ai Cập, Trung Quốc.

Câu 20. Các nền văn minh ở thời cổ - trung đại

A. tồn tại biệt lập với nhau.

B. có sự tiếp xúc, ảnh hưởng lẫn nhau.

C. không có sự giao lưu với nhau.

D. có sự tương đồng về mọi mặt.

Câu 21. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc giai đoạn nào của lịch sử văn minh
thế giới?

A. Văn minh thời kì cổ đại.

B. Văn minh thời Phục hưng

C. Văn minh thời cận đại

D. Văn minh thời hiện đại.

Câu 22. Văn minh Đại Việt ở Việt Nam thuộc giai đoạn nào của lịch sử văn minh thế giới?

A. Văn minh thời cổ đại.

B. Văn minh thời trung đại.

C. Văn minh thời cận đại.

D. Văn minh thời hiện đại.

Câu 23. Văn minh Ai Cập cổ đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN


B. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.

C. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.

D. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.

Câu 24. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN

B. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.

C. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.

D. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.

Câu 25. Văn minh Trung Quốc cổ - trung đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN

B. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.

C. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.

D. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.

Câu 26. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN

B. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.

C. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.

D. Cuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476.

Câu 27. Văn minh Tây Âu thời Phục hưng tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 3200 TCN đến năm 30 TCN

B. Giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857.

C. Thế kỉ XXI TCN đến năm 1911.


D. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

Câu 28. Từ giữa thiên niên kỉ III TCN đến năm 1857 là khoảng thời gian tồn tại của nền văn
minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

Câu 29. Từ năm 3200 TCN đến năm 30 TCN là khoảng thời gian tồn tại của nền văn minh nào
dưới đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

Câu 30.Từ thế kỉ XXI TCN đến năm 1911 là khoảng thời gian tồn tại của nền văn minh nào
dưới đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

Câu 31. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII là khoảng thời gian tồn tại của nền văn minh nào dưới
đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.


D. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

Câu 32. Từcuối thiên niên kỉ III TCN đến năm 476 là khoảng thời gian tồn tại của nền văn
minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

D. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Câu 33. Từcuối thiên niên kỉ IV TCN đến giữa thiên niên kỉ I TCN là khoảng thời gian tồn tại
của nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

C. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

D. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

Câu 34. Ở phương Tây, đến thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên
cơ sở của những nền văn minh nào?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

C. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

D. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Câu 35. Di vật nào dưới đây là biểu hiện của văn minh?

A. Đôi rồng đá trước thềm điện Kính Thiên (Hà Nội, Việt Nam).

B. Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội (Hòa Bình, Việt Nam).

D. Rìu đá của người nguyên thủy được tìm thấy tại An Khê (Gia Lai, Việt Nam).
C. Rìu tay của người nguyên thủy được tìm thấy tại Núi Đọ (Thanh Hóa, Việt Nam).

Câu 1. Nền văn minh Ai Cập cổ hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?

A. Sông Nin.

B. Sông Ti-grơ.

C. Sông Ơ-phrát.

D. sông Hằng.

Câu 2. Nền văn minh Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Đông Bắc châu Phi.

B. Nam Á.

C. Tây Á.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 3. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào thời gian nào?

A. Khoảng năm 3200 TCN.

B. Khoảng năm 2200 TCN.

C. Khoảng năm 1200 TCN.

D. Khoảng năm 200 TCN.

Câu 4. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, vị thần nào đại diện cho cái chết
và sự phục sinh?

A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Câu 5. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trời có tên là
A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Câu 6. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trăng có tên là

A. Thần Ra.

B. Thần Thót.

C. Thần A-nu-bít.

D. Thần Ơ-di-rít.

Câu 7. Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Ơ-di-rít là vị thần đại diện
cho

A. tình yêu vĩnh cửu.

B. tình yêu và sắc đẹp.

C. chiến thắng vinh quang.

D. cái chết và sự phục sinh.

Câu 8. Chữ viết của người Ai Cập ra đời trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng hơn 3000 năm TCN

B. Khoảng hơn 4000 năm TCN

C. Khoảng hơn 5000 năm TCN

D. Khoảng hơn 6000 năm TCN

Câu 9. Cho tới nay (năm 2022) đã phát hiện được bao nhiêu Kim tự tháp ở Ai Cập?

A. 138 kim tự tháp.

B. 139 kim tự tháp.


C. 140 kim tự tháp.

D. 141 kim tự tháp.

Câu 10. Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ai Cập thời cổ đại?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương mại

D. Thủ công nghiệp

Câu 11. Chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại là

A. những tộc người đến từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

B. người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.

C. các tộc người Đra-vi-đa và A-ri-a.

D. các tộc người I-ta-li-ốt, Gô-loa,…

Câu 12. Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Thiên tử.

B. Hoàng đế.

C. En-xi.

D. Pha-ra-ông.

Câu 13. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông được đánh giá là một trong
bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Thành thị cổ Ha-rap-pa.

B. Kim tự tháp Kê-ốp.

C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon

D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.


Câu 14. Trong xã hội Ai Cập cổ đại không có lực lượng nào dưới đây?

A. Quý tộc.

B. Chủ nô.

C. Nông dân.

D. Nô lệ.

Câu 15. Nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại là

A. Nông nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Du lịch

Câu 16. Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là

A. nhà hát, sân vận động.

B. nhà thờ, bến cảng, sân vận động.

C. Cung điện, đền thờ và kim tự tháp.

D. Vườn hoa, nhà hát, đền chùa.

Câu 17. Người Ai Cập cổ đại làm ra giấy từ loại cây nào?

A. Pa-pi-rút.

B. Tre, trúc.

C. Ô-liu.

D. Chà là.

Câu 18. Trong Toán học, người Ai Cập giỏi nhất về lĩnh vực nào?

A. Hình học.
B. Đại số.

C. Toán logic

D. Giải tích.

Câu 21. Vùng châu thổ ở hạ lưu sông Nin dài bao nhiêu km?

A. 160 km

B. 170 km

C. 180 km

D. 190 km

Câu 22. Kim tự tháp Kê-ốp cao bao nhiêu m?

A. 144 m

B. 145 m

C. 146 m

D. 147 m

Câu 23. Kĩ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng năm 2700 TCN

B. Khoảng năm 3700 TCN

C. Khoảng năm 4700 TCN.

D. Khoảng năm 5700 TCN.

Câu 24. Những tộc người từ châu Phi, Pa-lex-xtin và Xi-ri đến định cư tại lưu vực sông Nin từ
khoảng

A. hơn 3000 năm TCN.

B. hơn 4000 năm TCN.

C. hơn 5000 năm TCN.


D. hơn 6000 năm TCN.

Câu 25. Sự ra đời của chữ viết ở Ai Cập cổ đại, không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin.

B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.

C. Là phương thức để thống nhất các công xã nông thôn.

D. Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa cổ đại.

Câu 26. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở (thập tiến vị) là thành tựu của cư dân

A. Ai cập cổ đại.

B. Lưỡng Hà cổ đại.

C. Ấn Độ cổ đại.

D. Trung Quốc cổ đại.

Câu 27. Các thành tựu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của cư dân Ai Cập cổ
đại không thể hiện ý nghĩa nào sau đây?

A. Đóng góp lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

B. Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập.

C. Là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin, tri thức.

D. Là biểu hiện của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

Câu 28. Công trình nào dưới đây là thành tựu của cư dân Lưỡng Hà cổ đại?

A. Kim tự tháp Kê-ốp.

B. Đền Pác-tê-nông.

C. Vạn lí trường thành.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.


Câu 29. Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông nào?

A. Sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

B. Sông Nin và sông Công-gô.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ấn và sông Hằng.

Câu 30. Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Đông Bắc châu Phi.

B. Nam Á.

C. Tây Á.

D. Đông Bắc châu Á.

B - VĂN MINH TRUNG HOA CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 31. Sách y học kinh điển của Trung Quốc thời trung đại là tác phẩm nào?

A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

B. Nam dược thần hiệu.

C. Bảo anh lương phương.

D. Bản thảo cương mục.

Câu 32. Trường phái tư tưởng nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Trung Quốc
thời cổ đại?

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Phật giáo.

Câu 33. Ở Trung Quốc thời cổ đại,loại chữ viết khắc trên mai rùa, xương thú được gọi là gì?
A. Kim văn.

B. Thạch cổ văn.

C. Giáp cốt văn.

D. Trúc thư.

Câu 34. Khổng Tử, Mạnh Tử là những đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng nào ở Trung
Quốc thời cổ đại?

A. Nho gia.

B. Đạo gia.

C. Mặc gia.

D. Pháp gia.

Câu 35. Lão Tử là đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng nào ở Trung Quốc thời cổ đại?

A. Nho gia.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 36. Hàn Phi Tử là đại diện tiêu biểu của trường phái tư tưởng nào ở Trung Quốc thời cổ
đại?

A. Nho giáo.

B. Pháp gia.

C. Mặc gia.

D. Đạo gia.

Câu 37. Lịch thời Thương chia một năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có
29 ngày. Để khớp với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, người Trung Quốc thời
Thương đã
A. thêm một tháng nhuận.

B. quy định tháng 2 có 28 ngày.

C. quy định cứ 10 năm có 1 năm nhuận.

D. thêm hai tháng nhuận

Câu 38. Nền văn minh Trung Quốc cổ - trung đại hình thành và phát triển gắn liền với dòng
sông nào?

A. Sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

B. Sông Nin và sông Công-gô.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ấn và sông Hằng.

Câu 39. Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

A. Nhà Chu

B. Nhà Tần

C. Nhà Hán

D. Nhà Hạ

Câu 40. "Tứ đại phát minh" (kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn) là phát minh
của cư dân

A. Ai Cập.

B. Trung Hoa.

C. Ấn Độ.

D. Hy Lạp.

Câu 41. Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Đông Bắc châu Phi.


B. Nam Á.

C. Tây Á.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 42. Tiền thân của Hán tộc sau này là

A. các tộc người Mãn, Mông,…

B. người Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.

C. các tộc người Đra-vi-đa và A-ri-a.

D. các tộc người I-ta-li-ốt, Gô-loa,…

Câu 43. Đâu là tập thơ lớn nhất thời cổ đại ở Trung Quốc?

A. Kinh Thi.

B. Hán thư.

C. Sử kí.

D. Hồng Lâu Mộng.

Câu 44. Hai công trình nào của cư dân Trung Quốc thời cổ - trung đại được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987?

A. Ngọ Môn Quan và Vạn Lí Trường Thành.

B. Di Hòa Viên và Cung A Phòng.

C. Vạn Lý Trường Thành và Lăng Ly Sơn.

D. Viên Minh Viên và Thập Tam lăng.

Câu 45. Đâu không phải là phát minh về kĩ thuật của người Trung Quốc?

A. Kĩ thuật làm giấy

B. Thuốc súng.

C. La bàn
D. Máy hơi nước.

Câu 46. Tác phẩm nào dưới đây được coi là nền tảng của sử học Trung Hoa thời phong kiến?

A. Tây du kí.

B. Hồng lâu mộng.

C. Sử kí.

D. Hán thư.

Câu 47. Vào thời nào, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên
chế ở Trung Hoa?

A. Thời Tần.

B. Thời Đường.

C. Thời Hán.

D. Thời Tống.

Câu 48. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lão Tử là

A. Đạo đức kinh.

B. Sử kí.

C. Hồng lâu mộng.

D. Tây du kí.

Câu 49. Nhà Tần đã đánh bại bao nhiêu nước để thống nhất lãnh thổ Trung Quốc vào năm 221
TCN?

A. Ba nước.

B. Bốn nước.

C. Năm nước.

D. Sáu nước.
Câu 50. Con sông nào dài nhất châu Á?

A. Hoàng Hà

B. Trường Giang

C. Sông Ấn

D. Sông Hằng

Câu 51. Đâu là quốc gia không bị ảnh hưởng bởi chữ viết của Trung Quốc?

A. Việt Nam

B. Campuchia.

C. Nhật Bản

D. Triều Tiên

Câu 53. Ai là người đặt nền móng cho nền sử học Trung Hoa?

A. Lã Bất Vi.

B. Tư Mã Thiên.

C. Khổng Tử.

D. Tào Tuyết Cần.

Câu 54. Trung Hoa có bốn phát minh kĩ thuật quan trọng là

A. Kĩ thuật in, làm giấy, la bàn, thuốc súng.

B. Luyện kim, bom nguyên tử, la bàn, thuóc súng.

C. Kĩ thuật in, la bàn, bom nguyên tử, giấy.

D. Thuốc súng, súng tiểu liên, bom nguyên tử, la bàn.

Câu 55. Dương Tử là tên gọi khác của con sông nào dưới đây?

A. Hoàng Hà
B. Sông Ti-grơ

C. Sông Nin

D. Trường Giang

Câu 56. Các nhà thơ tiêu biểu dưới thời Đường là

A. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

B. Đổng Trọng Thư, Đỗ Phủ, Lý Bạch,…

C. Tô Đông Pha, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,…

D. Tào Tuyết Cần, Thi Nại Am, Đỗ Phủ,…

Câu 57. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa thời
trung đại?

A. Hồng lâu mộng.

B. Tam quốc diễn nghĩa.

C. Đậu Nga oan.

D. Tây du kí.

Câu 58. Nhà toán học nào của Trung Quốc đã tính được số Pi đến 7 chữ số thập phân?

A. Lý Thời Trân.

B. Đổng Trọng Thư.

C. Tổ Xung Chi.

D. Trương Hành.

Câu 59. Phát minh kĩ thuật nào của Trung Quốc được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hàng hải?

A. Thuốc súng.

B. La bàn.

C. Giấy.
D. Kĩ thuật in.

Câu 60. Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Trung Quốc thời cổ - trung đại?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Dịch vụ.

C - VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI

Câu 61. Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ

A. tên một ngọn núi

B. tên một tộc người.

C. tên một con sông.

D. tên một sử thi.

Câu 62. Dòng sông nào được coi là linh thiêng nhất và là vị thần bảo trợ cho cuộc sống và con
người Ấn Độ?

A. Sông Hằng.

B. Sông I-ra-oa-đi.

C. Sông A-ma-dôn.

D. Sông Mít-xi-pi-xi.

Câu 63. Cái nôi của văn minh Ấn Độ là khu vực nào?

A. Cao nguyên Đê-can.

B. Hoang mạc Tha.

C. Lưu vực sông Ấn, sông Hằng.

D. Vùng núi Hi-ma-lay-a.


Câu 64. Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại có chữ viết riêng, đó là

A. chữ Hán, chữ Nôm,…

B. chữ Phạn, chữ Bra-mi,…

C. chữ hình nêm, chữ Hangul,…

D. chữ Pa-li và chữ La-tinh,…

Câu 65. Biểu tượng trên quốc huy của nước Cộng hòa Ấn Độ hiện nay lấy cảm hứng từ thành
tựu nào của người Ấn Độ cổ đại?

A. Đỉnh trụ cột đá A-sô-ca.

B. Đại bảo tháp San-chi.

C. Lăng mộ Ta-giơ Ma-han.

D. Chim bồ câu và cành ô-liu.

Câu 66. Ai là chủ nhân của 10 con số đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới?

A. Cư dân Trung Quốc.

B. Cư dân Ấn Độ.

C. Cư dân Hy Lạp.

D. Cư dân La Mã.

Câu 67. Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại hình thành và phát triển gắn liền với dòng sông
nào?

A. Sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

B. Sông Nin và sông Công-gô.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ấn và sông Hằng.


Câu 68. Nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại được hình thành ở khu vực nào?

A. Đông Bắc châu Phi.

B. Nam Á.

C. Tây Á.

D. Đông Bắc châu Á.

Câu 69. Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ấn Độ thời cổ - trung đại?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Dịch vụ.

Câu 70. Điểm nổi bật trong xã hội Ấn Độ thời kì cổ-trung đại là

A. mọi người trong xã hội đều bình đẳng.

B. tồn tại chế độ đẳng cấp Vac-na.

C. người ngoại tộc thay nhau cai trị Ấn Độ.

D. mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô lệ.

Câu 71. Ấn Độ là quê hương của 2 tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Ki-tô giáo.

B. Hồi giáo và Phật giáo.

C. Hin-đu giáo và Phật giáo

D. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Câu 72. Hai bộ sử thi tiêu biểu của Văn học Ấn Độ thời cổ đại là

A. Ramayana, Mahabharata
B. Riêm Kê và Ra-ma Khiên.

C. I-li-át và Ô-đi-xê.

D. Đăm Săn và Gin-ga-mét.

Câu 73. Các thành tựu văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực nào trên thế giới?

A. Đông Bắc châu Phi.

B. Trung Mỹ và Nam Mỹ.

C. Đông Âu và Nam Âu.

D. Đông Nam Á

Câu 74. Các thành tựu nghệ thuật kiến trúc - điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại phản ánh
điều gì?

A. Quyền lực và tính chuyên chế của các Pha-ra-ông.

B. Ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo tới đời sống của con người.

C. Trình độ phát triển cao của con người và ảnh hưởng của tôn giáo.

D. Sự giao lưu, tiếp biến giữa văn hóa Ấn Độ với văn hóa Trung Quốc.

Câu 75. Chủ nhân đầu tiên của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại là

A. người Đra-vi-đa.

B. người A-ri-a

C. người Tuốc.

D. người Ả-rập

Câu 76. Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là gì?

A. Chữ Hangul.

B. Chữ Sankrít.

C. Chữ Xi-ri.
D. Chữ Hin-đi.

Câu 77. Tôn giáo nào do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập?

A. Bà La Môn giáo.

B. Phật giáo.

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo.

Câu 78. Các tác phẩm Ra-ma-y-a-na, Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?

A. Sử thi.

B. Tiểu thuyết chương hồi.

C. Truyện ngắn.

D. Kịch nói.

Câu 79. Theo lịch của người Ấn Độ, sau bao nhiêu năm lại có một tháng nhuận?

A. 3 năm.

B. 4 năm

C. 5 năm

D. 6 năm

Câu 80. Tác phẩm nào dưới đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt đời
sống xã hội Ấn Độ?

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.

B. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

D. Kinh Vê-đa.
Câu 81. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời cổ -
trung đại?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Đại bảo tháp San-chi.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Pháo đài Đỏ (La Ki-la).

Câu 82. Hin-đu giáo được hình thành trên cơ sở của

A. Bà La Môn giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Hồi giáo.

D. Phật giáo.

Câu 83. Quốc gia nào dưới đây không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của Ấn Độ?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Lào.

D. La Mã.

Câu 84. Các tín đồ Phật giáo lấy năm nào làm năm thứ nhất theo Phật lịch?

A. Năm 541 TCN.

B. Năm 542 TCN.

C. Năm 543 TCN.

D. Năm 544 TCN.

Câu 85. Cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây?

A. Đại bảo tháp San-chi.


B. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở.

C. Các tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo.

D. Kinh Vê-đa, vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

Câu 1. Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Kim tự tháp Ai Cập.

C. Vườn treo Ba-bi-lon.

D. Tượng nữ thần tự do.

Câu 2. “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng Trái Đất lên”, là câu nói của ai?

A. Ác-si-mét.

B. Ta-lét.

C. Tu-xi-đít.

D. A-ri-xtốt.

Câu 3. Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam hiện nay đã sử dụng các kí tự thuộc hệ thống chữ viết nào?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ La-tinh.

Câu 4. Người Hy Lạp và người La Mã sáng tạo ra loại lịch nào?

A. Âm lịch

B. Dương lịch

C. Phật lịch.
D. Lịch vạn sự.

Câu 5. Hai bộ sử thi nổi tiếng của cư dân Hy Lạp cổ đại là

A. I-li-át và Ô-đi-xê.

B. Đăm săn và Gin-ga-mét.

C. Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

D. Ram-ma Khiên và Riêm-kê.

Câu 6. Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ
đại là

A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…

B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…

C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…

D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…

Câu 7. Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ
đại là

A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…

B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…

C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…

D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…

Câu 8. Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã cổ đại là sự ra đời của

A. Phật giáo.

B. Hin-đu giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Nho giáo.
Câu 9. Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân Hy Lạp cổ đại?

A. Ê-ô-li-iêng.

B. I-ô-niêng

C. I-ta-li-um

D. Đô-ni-iêng

Câu 10. Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân La Mã cổ đại?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người I-ta-li-an.

C. Người Gô-loa.

D. Người Ê-tơ-rux-cơ.

Câu 11. Ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, nền kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?

A. Nông nghiệp và dịch vụ.

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Nông nghiệp và thương nghiệp

D. Thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La
Mã cổ đại?

A. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn.

B. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản.

C. Có nhiều sông lớn, đất đai màu mỡ.

D. Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.

Câu 13. Các nhà nước cổ đại ở Hy Lạp và La Mã ra đời vào khoảng
A. thế kỉ I - II TCN.

B. thế kỉ III - VI TCN.

C. thế kỉ V - VI TCN.

D. thế kỉ VIII - VII TCN.

Câu 14. Tại La mã, nhà nước điển hình là

A. dân chủ chủ nô và quân chủ chuyên chế.

B. cộng hòa quý tộc và quân chủ lập hiến.

C. dân chủ cộng hòa và quân chủ lập hiến.

D. cộng hòa quý tộc và nhà nước đế chế.

Câu 15. Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào có thế lực về chính trị và kinh tế?

A. Bình dân.

B. Nô lệ.

C. Chủ nô.

D. Nông nô.

Câu 16. Trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại, tầng lớp nào chiếm số đông?

A. Nông dân

B. Thợ thủ công

C. Nô lệ.

D. Chủ nô.

Câu 17. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội Hy Lạp và la mã cổ đại là

A. Nông dân

B. Thợ thủ công


C. Nô lệ.

D. Chủ nô.

Câu 18. Cơ sở xã hội của nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là

A. nền dân chủ cổ đại.

B. chế độ bóc lột nô lệ tàn bạo.

C. chế độ đẳng cấp Vác-na.

D. chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 19. Sự kiện nào đã thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu văn hóa giữa Hy Lạp và Phương Đông?

A. Cuộc viễn chinh của A-lếch-xăng-đờ-rốt Đại đế

B. Chiến tranh thành Tơ-roa.

C. Phong trào Thập tự chinh.

D. Cuộc chiến tranh nông dân Đức.

Câu 20. Hệ chữ cái La-tinh là thành tựu của

A. cư dân Hy Lạp cổ đại.

B. cư dân La Mã cổ đại.

C. cư dân Ấn Độ cổ đại.

D. cư dân Trung Quốc cổ đại.

Câu 21. Về lịch pháp và thiên văn học, cư dân Hy Lạp và La mã cổ đại đã biết làm lịch dựa
theo sự chuyển động của

A. Trái đất quanh Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trời quanh Trái Đất.

D. Trái Đất quanh Mặt Trời.


Câu 22. Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là

A. Py-ta-go.

B. Hi-pô-crat.

C. Hê-rô-đốt.

D. Xô-phốc-lơ.

Câu 23. Nhà khoa học nổi tiếng trên lĩnh vực y học của Hy Lạp cổ đại là

A. Py-ta-go.

B. Hi-pô-crat.

C. Hê-rô-đốt.

D. Xô-phốc-lơ.

Câu 24. Một trong những nhà sử học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại là

A. Py-ta-go.

B. Hi-pô-crat.

C. Hê-rô-đốt.

D. Xô-phốc-lơ.

Câu 25. Ai là tác giả của vở kịch Ơ-đíp làm vua?

A. Py-ta-go.

B. Hi-pô-crat.

C. Hê-rô-đốt.

D. Xô-phốc-lơ.

Câu 26. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của cư dân Hy Lạp và La
Mã cổ đại?
A. Đền Pác-tê-nông.

B. Đấu trường Cô-li-dê.

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

D. Khải hoàn môn.

Câu 27. Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại là

A. Ôlimpic.

B. World cup.

C. Asian Games.

D. Copa America.

Câu 28. Ai là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo?

A. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

B. Khổng Tử.

C. Giê-su.

D. Mô-ha-mét.

Câu 29. Nhà khoa học nào được coi là “cha đẻ của nền y học phương Tây”?

A. Py-ta-go.

B. Hi-pô-crat.

C. Hê-rô-đốt.

D. Xô-phốc-lơ.

Câu 30. Trong Đại hội thể thao Olimpic ở Hy Lạp cổ đại, những người chiến thắng sẽ nhận
được phần thưởng là “vòng nguyệt quế” được tết từ cành và lá của loại cây nào?

A. Cây nguyệt quế.

B. Cây nho.
C. Cây ô-liu.

D. cây thường xuân.

Câu 31. Lĩnh vực nổi bật của khoa học thời Phục hưng là gì?

A. Thiên văn học.

B. Vật lí học.

C. Khảo cổ học.

D. Sinh vật học.

Câu 32. Phong trào văn hóa phục hưng là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống
lại chế độ phong kiến trên lĩnh vực nào?

A. Văn hóa, tư tưởng.

B. Giáo dục.

C. Quân sự

D. Kinh tế

Câu 33. Phong trào văn hóa Phục hưng lên án trực tiếp đối tượng nào?

A. Giai cấp tư sản.

B. Nông dân và thợ thủ công.

C. Giáo hội Thiên chúa giáo.

D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 34. Tượng Đa-vit là tác phẩm của ai?

A. Mi-ken-giăng-giơ.

B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

C. Cô-péc-ních.

D. Ga-li-lê.
Câu 35. Mượn hình tượng Đa-vit, Mi-ken-giăng-giơ muốn thể hiện sức sống của

A. giáo lí Thiên Chúa giáo.

B. lớp người mới, đại diện cho thời đại mới.

C. tầng lớp nô lệ dù bị áp bức, bóc lột.

D. giai cấp phong kiến.

Câu 36. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến phong trào văn hóa
Phục hưng?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.

B. Giáo lí của Thiên Chúa giáo kìm hãm sự phát triển của xã hội.

C. Giai cấp tư sản muốn có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng.

D. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.

Câu 37. Vở kịch nào dưới đây không phải là tác phẩm của W.Sếch-xpia?

A. Rô-mê-ô và Giu-li-et

B. Hăm-lét

C. Ô-ten-tô

D. Ơ-đíp làm vua.

Câu 38. Trào lưu tư tưởng nổi bật ở Tây Âu thời Phục hưng là

A. chủ nghĩa nhân văn.

B. chủ nghĩa hiện thực.

C. chủ nghĩa lãng mạn.

D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Câu 39. Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên tại thành phố nào?
A. Phờ-lo-ren (I-ta-li-a).

B. Rô-ma (I-ta-li-a).

C. Mi-lan (I-ta-li-a).

D. Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a).

Câu 40. Các nhà văn hóa Phục hưng đã tiếp thu và muốn khôi phục lại những giá trị của nền
văn minh nào?

A. Văn minh Ai Cập cổ đại.

B. Văn minh Trung Quốc cổ - trung đại.

C. Văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

D. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Câu 41. Thời Phục hưng ở Tây Âu diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ IX - XI.

B. Thế kỉ XII - XV.

C. Thế kỉ XV - XVII.

D. Thế kỉ XVIII - XIX.

Câu 42. Giai cấp nào khởi xướng phong trào văn hóa Phục hưng?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Nô lệ.

D. Tư sản.

Câu 43. Tác phẩm văn học nào dưới đây không ra đời trong thời kì văn minh Phục Hưng?

A. Thần khúc.

B. Những người khốn khổ.


C. Đôn-ki-hô-tê.

D. Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Câu 44. Văn minh thời Phục hưng đề cao điều gì?

A. Giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. Uy quyền và tính chuyên chế của các vị vua.

C. Giá trị con người và quyền tự do cá nhân.

D. Vai trò quan trọng của Giáo hội Thiên Chúa.

Câu 45. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và La Mã hình thành và phát triển không dựa trên cở sở
nào sau đây?

A. Nghề nông trồng lúa nước.

B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.

C. Hoạt động thương mại rất phát đạt.

D. Thể chế dân chủ tiến bộ

Câu 46. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là

A. Nàng Mô-na-li-sa.

B. Sự sáng tạo A-đam.

C. Đức mẹ Sít-tin.

D. Trường học A-ten.

Câu 47. Danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi là tác giả của bức tranh nào dưới đây?

A. Bữa tiệc cuối cùng.

B. Sự sáng tạo A-đma.

C. Sự ra đời của thần Vệ nữ.

D. Đức mẹ Sít-tin.
Câu 48. Công trình kiến trúc tiêu biểu thời Phục hưng là

A. Đền Pác-tê-nông.

B. Đấu trường Cô-li-dê.

C. Nhà thờ Xanh Pi-tơ.

D. Đại bảo tháp San-chi.

Câu 49. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?

A. Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại những giá trị to lớn.

B. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

C. Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến.

D. Châm ngòi cho chiến tranh nông dân ở Đức (1524) chống lại chế độ phong kiến.

Câu 50. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến
trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng là

A. phong trào văn hóa Phục hưng.

B. cuộc chiến tranh nông dân Đức.

C. phong trào cải cách tôn giáo.

D. phong trào thập tự chinh.

You might also like