You are on page 1of 12

Câu 1: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ:

A. Ấn Độ
B. Trung Quốc.
C.Ấn Độ và Trung Quốc.
D. Các nước A rập.
Câu 2: Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?
A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.
B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.
C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.
D. Hin-đu giáo, Công giáo.
Câu 3: Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học
tập loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.
B. Chữ Hán của người Trung Quốc.
C. Chữ Nôm của người Việt.
D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.
Câu 4:“Truyện Kiều” là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 5: Cơ sở nền tảng cho sự hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung
đại là gì?
A. Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
B. Những chiến thắng vẻ vang trước quân xâm lược phương Bắc
C. Các giá trị văn hoá – văn minh bản địa,...
D. Cả A và C.
Câu 6: Vì sao những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại có giá trị trường
tồn?
A. Vì chúng hình thành những giá trị văn hoá tinh thần to lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc, khu vực,... được trao truyền, bảo tồn đến ngày nay
B. Vì chúng tạo nên bức tranh văn hoá thống nhất trong đa dạng,....
C. Vì nhiều thành tựu văn hoá vật chất vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay,...
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7:Thạp đồng Đông Sơn (Việt Nam) là minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ
thuật tạo hình:
A. Bản địa
B. Theo phong cách Phật giáo
C. Theo phong cách Hồi giáo
D. Theo phong cách Nho giáo
Câu 8: Yếu tố văn hoá nào sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu,
tiếp biến văn hoá giữa phương Tây với Đông Nam Á?
A. Lễ hội.
B. Ngôn ngữ.
C. Kiến trúc.
D. Văn học.
Câu 9: Một trong những yếu tố tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia
phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là:
A. Sự du nhập của Thiên Chúa giáo.
B.Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.
C. Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo.
D. Sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa.
Câu 10: Thánh lễ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đông Nam Á diễn ra ở quốc gia nào sau đây?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lay-xi-a.
C. Phi-lip-pin.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?
A. Từ cuối thế kỉ XVIII, sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã dẫn tới sự suy sụp
của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á.
B. Từ thế kỉ XVI đến XIX là thời kì văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng,
chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị,
văn hoá, khoa học, kĩ thuật,...
C. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên
ngoài.
D. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ – trung đại vẫn
được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.
Câu 4: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển rực rỡ ở giai đoạn
nào?
A. Từ thế kỉ IX TCN đến CN
B. Từ đầu CN đến thế kỉ VII
C. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Câu 5: Đâu không phải là một nhóm tín ngưỡng chính ở Đông Nam Á?
A. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
B. Tín ngưỡng yêu khoa học
C. Tín ngưỡng phồn thực
D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.
Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tôn giáo của các nước Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào
khoảng thế kỉ XIII.
B. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia hồi giáo: Ma-
lắc-ca, A-chê, Giô-hô vào các thể kỉ XV – XVII.
C. Đến đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người
Tây Ban Nha.
D. Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá Trung Hoa, đến thế kỉ XIV, Nho giáo đã có một vị
thế vững chắc tại tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 7: Nội dung của dòng văn học dân gian Đông Nam Á là gì?
A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người,…
B. Phản ánh hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân
C. Phản ánh những quan niệm của người dân về thế giới xung quanh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Thành tựu văn học tiêu biểu của Ma-lay-xi-a thời kì cổ - trung đại là tác phẩm:
A. Đẻ đất đẻ nước.
B. Truyện sử Mê-lay-u.
C. Pơ-rắc Thon.
D. Pun-hơ Nhan-hơ.
Câu 9: Kiến trúc nào sau đây được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu
nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á?
A. Nhà sàn.
B. Nhà trên sông.
C. Nhà trệt.
D. Nhà mái bằng.
Câu 1: Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn
minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa.
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.
D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.
Câu 2: Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia
Đông Nam Á là gì?
A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.
B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.
C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.
Câu 3: Theo em, ý nào không phù hợp về ý nghĩa của việc cư dân các quốc gia Đông Nam Á
sáng tạo ra chữ viết của mình từ thời kì cổ - trung đại?
A. Từ rất xa xưa, cư dân trong khu vực đã biết tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại đề
phát triển nền văn minh của mình.
B. Thể hiện sức sáng tạo, ý thức tự chủ, tự cường của cư dân các dân tộc Đông Nam Á.
C. Tạo điều kiện cho sự phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc.
D. Chữ viết sáng tạo trên cơ sở vay mượn từ bên ngoài nên tính dân tộc không cao.
Câu 4: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
C. Đa số là các công trình Phật giáo.
D. Đều được UNESCO ghi danh.
Câu 5: Câu nào dưới đây không đúng?
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: 1. Từ những thế kỉ trước và
đầu Công nguyên đến thế kỉ VII; 2. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV; 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ
XIX.
B. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa trong
thời kì phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến.
C. Văn minh phương Tây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á từ sau các cuộc phát kiến địa lí
thế kỉ XV – XVI, đặc biệt từ cuối thế kỉ XVIII khi chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào
khu vực này.
D. Trước khi tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn
minh bản địa tương đối đặc sắc.
Câu 6: Một trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thế
kỉ VII đến thế kỉ X là:
A. Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn
hơn.
B. Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh trong khu
vực.
C. Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
D. Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt.

Câu 1: Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông
Nam Á?
A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường”, là trung tâm giao thương và giao lưu
văn hoá thế giới.
B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.
C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.
D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.
Câu 2: Ý nào không phản ánh đúng điểm chung của một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu
biểu của cư dân Đông Nam Á như: đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), đền Ăng-co Vát và Ăng-co
Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn
(Việt Nam)?
A. Đều là các công trình kiến trúc Phật giáo.
B. Mang bản sắc kiến trúc, điêu khắc riêng của từng dân tộc.
C. Đều được bảo tồn và phát huy giá trị đến ngày nay.
D. Đều được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.
Câu 3: Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thành tựu nổi bật nhất của văn
minh Đông Nam Á là:
A. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước.
B. Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.
C. Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh.
D. Các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá. Câu 1: Câu nào sau đây đúng về điều
kiện tự nhiên ở Chăm-pa?
A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá
B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.
C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.
Câu 2: Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính nào?
A. Dừa và Cau
B. Việt và Chăm
C. Chăm và Nam
D. Nam và Kra-mu-ka-vam-sa
Câu 3: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là
gì?
A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc
B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4:Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:
A. Âu Lạc
B. Đại Việt
C. Lâm Ấp
D. Sa Huỳnh
Câu 5: Đâu không phải một thương cảng của Chăm-pa?
A. Cù lao Chàm
B. Vân Đồn
C. Thị Nại
D. Đại Chăm
Câu 6: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn.
B. Chữ Hán.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Nôm.
Câu 7: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?
A. Phật giáo
B. Hin-đu giáo
C. Hồi giáo
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên của Phù Nam có đặc điểm gì?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc kết nối với nhau và đều đổ ra biển qua nhiều cửa sông lớn.
B. Trữ lượng nước ngọt dồi dào, nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng
C. Đất đai giàu phù sa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hoá nào?
A. Tiền Phù Nam
B. Tiền Óc Eo
C. Hương Cảng
D. Sài Gòn
Câu 10: Tầng lớp nào trong xã hội Phù Nam được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã
hội và ngoại giao?
A. Vua, hoàng tộc
B. Giới quý tộc và tu sĩ
C. Giới thương nhân
D. Nông dân, thợ thủ công.
Câu 11: Nhà nước Phù Nam mang tính chất của:
A. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
B. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Tây
C. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Đông
D. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Tây
Câu 12: Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp nhận chữ
nào?
A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Quốc ngữ
D. Chữ Phạn
Câu 13: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B.Hồi giáo.
C. Công giáo.
D. Nho giáo.
Câu 1: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?
A. Lễ hội Ka-tê.
B. Lễ hội Oóc Om Bóc.
C.Lễ hội cơm mới
D. Lễ hội Lồng tồng.
Câu 2: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 3: Trà Kiệu (Quảng Nam) là:
A. Kinh đô của Chăm-pa
B. Thương cảng của Phù Nam
C. Tu viện lớn của Đông Nam Á thời cổ đại
D. Đơn vị hành chính cấp địa phương của Nhà nước Văn Lang
Câu 4: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?
A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
A. Thành Cổ Loa.
B. Tháp Bà Pô Na-ga.
C. Cảng thị Óc Eo.
D. Tháp Phổ Minh.
Câu 6: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?
A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.
B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.
C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.
D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.
Câu 7: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được
UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
A. Trống đồng Đông Sơn.
B. Phật viện Đồng Dương.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Đồng tiền cổ Óc Eo.
Câu 8:Phần biển bao bọc ở phía đông và tây nam lãnh thổ với nhiều hải cảng thuận lợi là con
đường hướng ra bên ngoài, tiếp xúc với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ. Điều này có
ảnh hưởng gì với Phù Nam?
A. Giúp Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường
Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.
B. Giúp Phù Nam tận hưởng được điều kiện tự nhiên lý tưởng cho phát triển thủ công nghiệp.
C. Khiến cho Phù Nam dễ bị tấn công bằng đường biển bởi các đế quốc quanh khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Sự tiếp xúc sớm với văn minh Ấn Độ qua vai trò của thương nhân và các nhà truyền giáo
giúp Phù Nam:
A. Học được cách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Phật giáo.
B. Biết cách tạo dựng một tôn giáo cho riêng mình, dùng tôn giáo làm cơ sở cho cái ăn, cái mặc.
C. Tiếp thu nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và
chế độ đẳng cấp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về đời sống vật chất của cư dân Phù Nam?
A. Cư dân Phù Nam sống trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, lợp lá.
B. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, phù hợp với môi trường sông, rạch và biển.
C. Trang phục của người Phù Nam khá đơn giản, đàn ông mặc khố dài tới gối, ở trần; phụ nữ
dùng một tấm vải quấn lại thành váy và đeo trang sức.
D. Cư dân Phù Nam có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức: thuỷ táng, hoả táng, địa
táng, điểu táng.
Câu 11: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 12: Vùng đất của văn minh Phù Nam là:
A. Chứa nhiều khoáng sản đá quý
B. Có những tác động mạnh mẽ của thiên nhiên, làm cho vùng đất liên tục thay đổi
C. Nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.
B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.
C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.
D. Kinh tế vườn – ao – chuồng.
Câu 1: Ý nào sau đây đúng về đời sống vật chất của người Chăm-pa?
A. Người Chăm sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có
một hiên ở chính giữa.
B. Trang phục chính của người Chăm là quần áo mỏng, nhẹ do duy trì tín ngưỡng phồn thực.
C. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm thường chỉ có các loại hải sản mà ít có cơm, rau.
D. Cuộc sống của người dân Chăm-pa cực kì giàu có, sung túc.
Câu 3: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào nếu xét theo
đơn vị hành chính ngày nay?
A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.
B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia
D. Các tỉnh phía Nam
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?
A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại
của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền
văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha
truyền con nối.
D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của
các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công
Câu 5: Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ
nào?
A. Văn Lang và Âu Lạc.
B. Chăm-pa và Phù Nam.
C. Văn Lang và Phù Nam.
D. Văn Lang và Chăm-pa.
Câu 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Phù Nam?
A. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện.
B. Phù Nam là một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất ở thời kì
thịnh vượng.
C. Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam khá phát triển.
D. Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng phồn thực (thờ Hải Long)
Câu 1: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?
A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
C. Hình thành ở lưu vực các con sông.
D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu
thổ rộng lớn.
B. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phủ là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm
ở Việt Nam.
C. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt
Nam.
D. Cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở
phát triển nông nghiệp.

You might also like