You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ


NỘI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023


MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
A. Phạm vi kiến thức
- Bài 15: Một số thành tựu văn minh Đại Việt.
- Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
B. Câu hỏi ôn tập
Phần I. Trắc nghiệm
Bài 15: Một số thành tựu văn minh Đại Việt.
Câu 1. Văn minh Đại Việt được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại
Việt, với kinh đô chủ yếu là
A. Thăng Long (Hà Nội). B. Phú Xuân (Huế).
C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 2. Văn minh Đại Việt còn được gọi là
A. văn minh sông Hồng. B. văn minh Việt cổ.
C. văn minh Thăng Long. D. văn minh sông Mã.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền
văn minh Đại Việt?
A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
C. Sao chép nguyên bản thành tựu văn minh Trung Hoa.
D. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh bên ngoài.
Câu 4. Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là
A. sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc. B. nền độc lập, tự chủ của quốc gia.
C. sự tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa. D. sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ.
Câu 5: Trải qua các triệu đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt
A. không ngừng được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
B. ngày càng suy yếu và đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ phong kiến.
C. ngày càng tập trung quyền lực vào tay cường hào, địa chủ.
D. chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đưa đến sự phân quyền trong nhà nước.
Câu 6. Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt là gì?
A. Thể hiện quyền bình đẳng của tất cả các công dân.
B. Bảo vệ chặt chẽ quyền lợi phụ nữ Việt Nam.
C. Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
D. Thể hiện các chính sách trọng thương ức nông.
Câu 7: Thời phong kiến, cày ruộng “Tịch điền” có nghĩa là gì?
A. Cày khai hoang, lập đồn điên. B. Là kĩ thuật canh tác mới trong nông ngiệp.
C. Sử dụng sức kéo trâu bò để cày. D. Đầu xuân, vua đích thân làm lễ, xuống ruộng cày.
Câu 8: Trong các thế kỉ XI – XIX, ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo là
A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Khai thác thuỷ sản.
Câu 9: Sự phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam thế kỉ X – XIX có tác dụng gì?
A. Thủ công nghiệp trở thành ngành nghề giữ vai trò chủ đạo.
B. Thủ công nghiệp tách hoàn toàn khỏi nông nghiệp.
C. Những công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
D. Góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 11. Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc
đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
Câu 12. Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt. B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm. D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
Câu 13. Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Lê sơ.
Câu 14. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
A. Ngô - Đinh. B. Đinh - Tiền Lê. C. Lý - Trần. D. Lê - Nguyễn.
Câu 15. Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
A. Nho giáo, Đạo giáo. B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo. D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
Câu 16. Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến
A. chữ Phạn của Ấn Độ. B. chữ Hán của Trung Quốc.
C. bảng chữ cái La-tinh. D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Câu 17. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới đây?
A. Đại Việt sử kí. B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục. D. Đại Việt thông sử.
Câu 18. Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
A. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
C. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ.
D. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa.
Câu 21: “Tam giáo đồng nguyên" là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo. B. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo.
C. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Công giáo. D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.
Câu 22: Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào
thời nào sau đây?
A. Thời Đinh – Tiền Lê. B. Thời Lý. C. Thời Trần. D. Thời Lê sơ.
Câu 23: Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Tính đa dạng. B. Tính thống nhất. C. Tính bản địa. D. Tính vùng miền.
Câu 24: “Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu của vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã
hội, 1967, tr. 232)
Đoạn trích trên thể hiện chính sách nào của Vương triều Lý?
A. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
B. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
C. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.
D. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
Câu 25: Hoàng Việt luật lệ là bộ luật của:
A. Thời Lý. B. Thời Trần. C. Thời Lê sơ. D. Thời Nguyễn.
Câu 26: Thương nghiệp Việt Nam thời kì Đại Việt phát triển do nguyên nhân chủ quan nào
sau đây?
A. Các chính sách trọng thương của nhà nước phong kiến.
B. Hoạt động tích cực của thương nhân nước ngoài.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Sức ép từ các nước lớn buộc triều đình Đại Việt phải mở cửa.
Câu 27: Các bia đá được dựng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách
nào của Vương triều Lê sơ?
A. Đề cao giáo dục, khoa cử. B. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.
C. Phát triển các loại hình văn hoá dân gian. D. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
Câu 28: Sự ra đời của văn học chữ Nôm là một biểu hiện của:
A. Sự sáng tạo, tiếp biến văn hoá của người Việt Nam.
B. Ảnh hưởng của quá trình truyền bá đạo Công giáo đến Việt Nam.
C. Sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý – Trần.
D. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam trên phương diện ngôn ngữ.
Câu 29: Đâu không phải là tên một đô thị của Việt Nam thời phong kiến?
A. Bát Tràng. B. Phố Hiến. C. Thanh Hà. D. Hội An.
Câu 30: Câu ca dao sau nói lên sự phát triển kinh tế nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?
“Đời Vua Thái tổ, Thái tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng thèm ăn”
A. Lý. B. Trần. C. Lê Sơ. D. Nguyễn.

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Câu 1. Theo thành phần dân số các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm?
A. Hai nhóm. B. Ba nhóm. C. Bốn nhóm. D. Năm nhóm.
Câu 2. Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc
nhóm
A. dân tộc đa số. B. dân tộc thiểu số. C. dân tộc vùng thấp. D. dân tộc vùng đồng bằng.
Câu 3. Căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây để phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam?
A. Dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ.
B. Thời gian xuất hiện của dân tộc đầu tiên.
C. Thành tích đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. Văn hoá dân tộc trên phạm vi lãnh thổ.
Câu 4. Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh
thuộc ngữ hệ nào dưới đây?
A. Ngữ hệ Nam Á. B. Ngữ hệ Bắc Á. C. Ngữ hệ Đông Á. D. Ngữ hệ Tây Á.
Câu 5. Hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp của dân tộc Kinh ở Việt Nam là
A. trồng lúa nước. B. trồng cây lúa mì.
C. trồng cây lúa mạch. D. trồng cây lúa nương.
Câu 6. Đâu không phải là Ngữ hệ hiện nay 54 dân tộc Việt Nam sử dụng?
A. Ngữ hệ Indo-Arya. B. Ngữ hệ Nam Đảo.
C. Ngữ hệ Nam Á. D. Ngữ hệ Hán-Tạng.
Câu 7. Người Khơ-me và người Chăm cũng canh tác lúa nước ở đâu?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Các sườn núi ở Tây Nguyên.
Câu 8. Canh tác lúa nước là hoạt động kinh tế chính của dân tộc nào ở Việt Nam?
A. Kinh. B. Thái. C. Chăm. D. Mường.
Câu 9. Những nghề thủ công ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc ở nước ta là
A. nghề dệt và nghề đan. B. nghề rèn, đúc và nghề mộc.
C. nghề gốm và nghề rèn đúc. D. nghề gốm và làm đồ trang sức.
Câu 10. Lễ hội liên quan đến chùa chiền là phổ biến của tộc người thiểu số nào ở nước ta?
A. Người Khơ-me. B. Người Kinh. C. Người Chăm. D. Người Mường.
Câu 11. Lễ hội của tộc người thiểu số ở nước ta chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. từng làng/bản và tộc người. B. nhiều làng/bản hay cả khu vực.
C. tập trung ở các đô thị lớn. D. theo từng dòng họ ruột thịt.
Câu 12. Tín ngưỡng tôn giáo sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài?
A. Thờ Phật. B. Thờ anh hùng dân tộc.
C. Thờ ông Thành hoàng. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 13. Về phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh khác hầu hết các dân tộc thiểu số là
liên quan
A. chu kì thời gian/ thời tiết. B. chu kì vòng đời.
C. chu kì canh tác. D. chu kì Mặt Trăng.
Câu 14. “Dân tộc đa số” trong tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc Việt Nam phải
A. chiếm trên 50% tổng dân số cả nước. B. chiếm trên 60% tổng dân số cả nước.
C. chiếm trên 30% tổng dân số cả nước. D. chiếm trên 40% tổng dân số cả nước.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không đúng đặc điểm để xếp các dân tộc vào nhóm cùng
một Ngữ hệ ở Việt Nam?
A. giống nhau về phạm vi lãnh thổ. B. giống nhau về hệ thống từ vựng cơ bản.
C. giống nhau về thanh điệu và ngữ âm. D. giống nhau về ngữ pháp.
Câu 16. Yếu tố nào không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người
Kinh?
A. Trồng lúa trên ruộng bật thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
C. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Trồng lúa và cây lương thực khác.
Câu 17. Nội dung nào là đặc điểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của tộc người thiểu
số ở nước ta?
A. Lúa nước được trồng ở ruộng bật thang. B. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn.
Câu 18. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh ngày xưa là sản xuất nông nghiệp
trồng cây lúa nước?
A. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng. B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
C. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng. D. Do chỉ có cây lúa nước là cây lương thực.
Câu 19. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống
nhau?
A. Đều phát triển nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa…
B. Chủ yếu là trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả…
C. Phát triển đánh bắt thủy – hải sản. Ít chú trọng nuôi thủy hải sản…
D. Chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng cả sắn, ngô, củ quả…
Câu 20. Nét tương đồng trong bữa ăn của các cộng đồng dân tộc Việt Nam trước đây là
A cơm tẻ, rau, cá. B. cơm nếp, rau, cá.
C. bánh mì, khoai tây. D. cơm thập cẩm.
Câu 21. Tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt là
A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ Thần linh.
C. thờ phồn thực. D. thờ cúng Phật.
Câu 22. Vì sao các dân tộc thiểu số ở nước ta trước đây chủ yếu đi lại, vận chuyển là đi bộ và
vận chuyển đồ bằng gùi?
A. Do sống chủ yếu ở miền núi dốc, hẹp.
B. Do sống chủ yếu ở vùng đồng bằng nhiều sông, kênh.
C. Do nhu cầu vận chuyển đồ đạt ngày càng nhiều.
D. Do lúc bấy giờ phương tiện xe và thuyền chưa xuất hiện.
Câu 23. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, không chỉ đáp ứng nhu cầu
của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu. Đây là nhận xét về hoạt động kinh tế nào
của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Thủ công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Lâm – Ngư nghiệp.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống,
xã hội của cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Nghề thủ công trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
B. Nghề thủ công góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân địa phương.
C. Nghề thủ công trở thành một bộ phận tích cực của nền sản xuất hàng hóa ở địa phương.
D. Nghề thủ công thể hiện lối sống, phong tục của từng cộng đồng.
Câu 25. Nội dung nào phản ánh không đúng về những thay đổi trong bữa ăn ngày nay của
người Kinh?
A. Chuyển từ ăn gạo nếp sang gạo tẻ.
B. Bữa ăn đa dạng hơn rất nhiều.
C. Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng.
D. Cách chế biến và thưởng thức mạng đậm vùng miền.
Câu 26. Hoạt động tín ngưỡng nào trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa và là sợi dây kết
dính các thành viên trong gia đình, dòng họ?
A. Thờ cúng tổ tiên B. Thờ anh hùng dân tộc
C. Thờ ông Thần Tài – Thổ Địa D. Thờ Phật, thờ Thánh
Câu 27. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vị trí của ngành nông nghiệp trồng lúa nước ở
nước ta hiện nay?
A. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
B. Là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu.
C. Là nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á.
D. Là mặt hàng nông-lâm-thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Câu 28. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khi nói đến lễ hội của cộng đồng dân
tộc Việt Nam?
A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống thời vụ.
B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, nghi thức…) và phần hội (trò chơi dân gian…).
Câu 29. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?
A. Dân tộc Kinh. B. Dân tộc Lô Lô. C. Dân tộc Mường. D. Dân tộc Tày.
Câu 30. Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào mấy nhóm ngữ hệ?
A. 5 nhóm ngữ hệ. B. 6 nhóm ngữ hệ. C. 7 nhóm ngữ hệ. D. 8 nhóm ngữ hệ.
Câu 31. Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Việt - Mường. B. Môn - Khơme. C. Hmông, Dao. D. Tày - Thái.

Câu 32. Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Việt - Mường. B. Môn - Khơme. C. Hmông, Dao. D. Tày - Thái.
Câu 33. Các dân tộc Dao, Pà Thẻn,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Việt - Mường. B. Môn - Khơme. C. Hmông, Dao. D. Tày - Thái.
Câu 34. Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Việt - Mường. B. Môn - Khơme. C. Hmông, Dao. D. Tày - Thái.
Câu 35. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai?
A. La Chí. B. Gia Rai. C. Hoa. D. Hà Nhì.
Câu 36. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo?
A. La Chí. B. Gia Rai. C. Hoa. D. Hà Nhì.
Câu 37. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Hán?
A. La Chí. B. Gia Rai. C. Hoa. D. Hà Nhì.
Câu 38. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến?
A. La Chí. B. Gia Rai. C. Hoa. D. Hà Nhì.
Câu 39. Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức
A. xen canh. B. luân canh. C. du canh. D. định canh.
Câu 40. Đồ ăn, thức uống cơ bản của người Kinh ở miền Bắc là
A. cơm tẻ, nước chè. B. mèn mén, rượu cần.
C. cơm nếp, nước vối. D. xôi, ngô, rượu đoác.
Câu 41. Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào?
A. Kinh. B. Thái. C. Hoa. D. Sán Dìu.
Câu 42. Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là
A. nhà sàn. B. nhà trệt. C. nhà mái bằng. D. nhà cấp 4.
Câu 43. Hiện nay, ở Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngôn ngữ?
A. Năm nhóm. B. Sáu nhóm. C. Bảy nhóm. D. Tám nhóm.
Câu 44. Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo
A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Hồi giáo.
Câu 45. Dịp lễ tết lớn nhất trong năm của người Kinh là
A. tết Nguyên Tiêu. B. tết Hàn thực.
C. tết Nguyên đán. D. tết Trung thu.
Câu 46. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của
người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực. B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang. D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Câu 47. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với
đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
A. Đáp ứng nhu cầu của người dân. B. tạo ra nguồn hàng hoá xuất khẩu.
C. Đem lại việc làm cho người dân. D. Là động lực chính phát triển kinh tế.
Câu 48. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau: “… là một
nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh
điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
A. Ngữ hệ. B. Tiếng nói. C. Chữ viết. D. Ngôn từ.
Câu 49. Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là
A. vừa tập trung vừa xen kẽ. B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.
C. chỉ sinh sống ở miền núi. D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.
Câu 50. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng hoạt động sản xuất của hầu hết các dân tộc ở
Việt Nam?
A. Thương nghiệp đường biển là ngành kinh tế chính.
B. Nông nghiệp có vai trò bổ trợ cho thủ công nghiệp.
C. Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm là ngành kinh tế chủ đạo.
Câu 51. Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
A. Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài. B. Phong phú về hoa văn trang trí.
C. Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc. D. Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.
Câu 52. Đây là trang phục truyền thống của dân tộc nào?

A. Tày. B. Nùng. C. Thái. D. Dao


Câu 53. Đây là trang phục truyền thống của dân tộc nào?
A. Tày. B. Nùng. C. Thái. D. Dao

Câu 54. Đây là trang phục truyền thống của dân tộc nào?
A. H’Mông. B. Nùng. C. Thái. D. Dao

Câu 55. Áo bà ba là trang phục truyền thống của người Kinh ở


A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Bắc Bộ.
Câu 56. Lễ hội cầu mùa là lễ hội tiêu biểu của các dân tộc
A. Kinh, Thái. B. Thái, Dao. C. Thái, Ba-na. D. Thái, Chăm.
Câu 57. Khu vực Tây Nguyên có lễ hội tiêu biểu nào?
A. Lễ hội Cồng chiêng. B. Lễ hội đua thuyền.
C. Lễ hội cầu Ngư. D. Hội Gióng.
Câu 58. Sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc với dân tộc Kinh ở đồng
bằng là
A. trồng lúa trên rộng bậc thang, canh tác nương rẫy.
B. trồng các loại rau, củ, quả.
C. chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. trồng lúa nước trên những đồng bằng rộng lớn.
Câu 59. Lễ hội Ka – tê là lễ hội truyền thống của dân tộc nào?
A. Người Chăm. B. Người Khơ-me. C. Người Ra-glai. D. Người Ê-đê
Câu 60. Hát Then là làn điệu dân ca của dân tộc nào?
A. Tày. B. Thái. C. H’Mông. D. Kinh.
Phần II. Tự luận
Câu 1. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt. Phân tích tác động
của thủ công nghiệp đối với nền văn minh Đại Việt.
Câu 2. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của thương nghiệp Đại Việt. Nêu vai trò của đô
thị đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt.
Câu 3. Trình bày thành tựu tiêu biểu về khoa học kĩ thuật của nền văn minh Đại Việt và rút
ra nhận xét. Nêu hiểu biết của mình về “An Nam tứ đại khí”
Câu 4. Trình bày khái niệm ngữ hệ. Cho biết các dân tộc ở Việt Nam hiện nay được phân
chia như thế nào theo ngữ hệ.
Câu 5. Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?
Câu 6. Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam?

You might also like