You are on page 1of 34

BÀI TẬP THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN LỊCH SỬ 10 CB
Năm học 2022- 2023

Trắc nghiệm

Câu 1. Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tương đối.

B. Thuyết vạn vận hấp dẫn.

C. Thuyết di truyền.

D. Thuyết tế bào.

Câu 2. Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự
xuất hiện của

A. động cơ điện.

B. máy tính.

C. máy hơi nước.

D. ô tô.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô.

B. Mĩ.

C. Anh.

D. Trung Quốc.

Câu 4. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.
D. Mĩ.

Câu 5. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.

B. Giải phóng sức lao động của con người.

C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.

D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.

Câu 6. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.

B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.

C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.

D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

Câu 7. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được bắt đầu từ thời gian nào?

A. Từ những năm đầu thế kỉ XXI.

B. Từ những năm đầu thế kỉ XX.

C. Từ những năm cuối thế kỉ XX.

Câu 8. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Loài người bước đầu tiến lên nền văn minh công nghiệp.

B. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp.

C. Con người bước đầu ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.

D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?

A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.

C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.


D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời
kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.

B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng
công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?

A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.

B. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.

D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

Câu 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây
đối với xã hội?

A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.

B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.

C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.

Câu 13. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây
về văn hóa?

A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.

C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.

D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.

Câu 14. Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 10 quốc gia.

B. 11 quốc gia.

C. 12 quốc gia.

D. 13 quốc gia.

Câu 15. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Lào.

Câu 16. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình
thành ở khu vực Đông Nam Á là

A. văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. văn minh thương nghiệp đường biển.

C. văn minh thương nghiệp đường bộ.

D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 17. Con sông nào sau đây không chảy qua khu vực Đông Nam Á?

A. Sông Mê Công.

B. Sông Chao Phray-a.

C. Sông I-ra-oa-đi.

D. Sông Hoàng Hà.

Câu 18. Sự đa dạng về cư dân, tộc người tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời
kì cổ - trung đại?

A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất.

B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước.

C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á.


D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á.

Câu 19. Tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại là

A. làng.

B. quốc gia.

C. tỉnh.

D. huyện.

Câu 20. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền
văn minh nào sau đây?

A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.

C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.

Câu 21. Những tôn giáo lớn nào sau đây của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những
thế kỉ đầu Công nguyên?

A. Hồi giáo, Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo, Hồi giáo.

C. Nho giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Hin-đu giáo.

Câu 22. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

A. Buôn bán đường bộ.

B. Buôn bán đường biển.

C. Truyền bá tôn giáo.

D. Chiến tranh xâm lược.

Câu 23. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

A. Cam-pu-chia.
B. Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam.

Câu 24. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

A. Bà-la-môn giáo.

B. Nho giáo.

C. Hồi giáo.

D. Ki-tô giáo.

Câu 25. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với
sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 26. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng thờ Phật.

B. Tín ngưỡng phồn thực.

C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.

Câu 27. Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.

B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.

C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.

D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.


Câu 28. Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục
người nước nào?

A. Bồ Đào Nha.

B. Anh.

C. Tây Ban Nha.

D. Hà Lan.

Câu 29. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì
cổ - trung đại?

A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.

B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.

D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Câu 30. Trước khi sáng tạo chữ viết riêng, các nước Đông Nam Á sử dụng chữ viết cổ của
những quốc gia nào?

A. Ai Cập và Lưỡng Hà.

B. Ấn Độ và Trung Quốc.

C. A-rập và Ấn Độ.

D. Hy Lạp và La Mã.

Câu 31. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Miến cổ.

D. Chữ Nôm.

Câu 32. Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng
tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm

A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.


B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.

C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.

D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.

Câu 33. Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây?

A. Thái Lan.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Việt Nam.

Câu 34. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 35. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 36. Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của
quốc gia nào?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Phi-líp-pin.

C. Xin-ga-po.

D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 37. Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của
những tôn giáo nào?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Công giáo.

C. Nho giáo và Phật giáo.

D. Hin-đu giáo và Công giáo.

Câu 38 Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản
địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là

A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).

B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).

C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).

D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).

Câu 39. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình
thành ở khu vực Đông Nam Á là

A. văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. văn minh thương nghiệp đường biển.

C. văn minh thương nghiệp đường bộ.

D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng.

Câu 40. Văn minh Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á chủ yếu qua con đường nào?

A. Buôn bán đường bộ.

B. Buôn bán đường biển.

C. Truyền bá tôn giáo.

D. Chiến tranh xâm lược.

Câu 41. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a.

D. Việt Nam.

Câu 42. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?

A. Bà-la-môn giáo.

B. Nho giáo.

C. Hồi giáo.

D. Ki-tô giáo.

Câu 45. Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với
sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 44. Hồi giáo được truyền bá vào Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Hoạt động xâm lược của đế quốc A-rập.

B. Hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ.

C. Hoạt động truyền bá của các giáo sĩ phương Tây.

D. Hoạt động truyền bá của các nhà sư Ấn Độ.

Câu 46. Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục
người nước nào?

A. Bồ Đào Nha.

B. Anh.

C. Tây Ban Nha.

D. Hà Lan.

Câu 47. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì
cổ - trung đại?
A. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.

B. Là khu vực đa tôn giáo, du nhập nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.

C. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.

D. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

Câu 48. Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Miến cổ.

D. Chữ Nôm.

Câu 49. Trên cơ sở chữ viết cổ Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng
tạo ra một hệ thống chữ viết riêng nhằm

A. ghi ngôn ngữ bản địa của mình.

B. làm phong phú tiếng Hán và tiếng Phạn.

C. dùng làm ngôn ngữ liên quốc gia.

D. chứng minh sự khác biệt giữa các thứ tiếng.

Câu 50. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?

A. Cam-pu-chia.

B. Thái Lan.

C. Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a.

Câu 51. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.
Câu 52. Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của
quốc gia nào?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Phi-líp-pin.

C. Xin-ga-po.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 53. Kiến trúc đền, chùa ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của
những tôn giáo nào?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Công giáo.

C. Nho giáo và Phật giáo.

D. Hin-đu giáo và Công giáo.

Câu 54. Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình
bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là

A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam).

B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).

C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan).

D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).

Câu 55: Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thành tựu nổi bật nhất của
văn minh Đông Nam Á là
A. sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước.
B. hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.
C. các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh.
D. các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá.
Câu 56: Yếu tố văn hoá mới bên ngoài du nhập vào và có tác động tới sự chuyển biến về văn
hoá ở Đông Nam Á trong khoảng thế kỉ X- XV là
A. Phật giáo,
B. Hin-đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 57: Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần tự nhiên.
C. Thờ thần động vật.

D. Thờ Chúa trời.

Câu 58: Kiến trúc nào sau đây được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu
nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á?
A. Nhà sàn.
B. Nhà trên sông.
C. Nhà trệt.
D. Nhà mái bằng.
Câu 59. Mối quan hệ giữa văn hóa viết và văn hóa dân gian của các dân tộc Đông Nam Á
thể hiện như thế nào?
A.Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B.Văn học viết làm nần tảng cho văn học dân gian.
C.Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn hóa dân gian phát triển.
D.Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ tác động hai chiều.
Câu 60. Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày
nay?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ các vị thần.
C. Tín ngưỡng phồn thực.

D. Nghi thức cầu mong được mùa

Câu 61. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của
văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Có nhiều mỏ khoáng sản.

C. Có hệ thống sông ngòi dày đặc.


D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.

Câu 62. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?

A. Văn hóa Phùng Nguyên.

B. Văn hóa Óc Eo.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.

D. Văn hóa Hòa Bình.

Câu 63. Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là

A. An Dương Vương.

B. Hùng Vương.

C. lạc tướng.

D. lạc hầu.

Câu 64. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. nông nghiệp trồng lúa nước.

B. chăn nuôi gia súc lớn.

C. đánh bắt thủy hải sản.

D. chế tác sản phẩm thủ công.

Câu 65. Lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là

A. cá.

B. rau củ.

C. thịt.

D. lúa gạo.

Câu 66. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ các vị thần tự nhiên.


C. Tín ngưỡng phồn thực.

D. Tín ngưỡng thờ Phật.

Câu 67: Chữ viết của Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của quốc gia nào sau đây?
A. Khơ-me.
B. Malayxia.
C. Việt Nam.
D. Campuchia.
Câu 68: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn.
D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 69: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang
- Âu Lạc?
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các thể văn minh.
B. Đất đai phì nhiêu, máu tử, có nhiều sông lớn.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.
Câu 70: Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. kinh tế thủ công nghiệp, thượng nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. hoạt động thương mại đường biến phát triển từ sớm.
C. các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.
D. trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biệt là nghệ thông trồng lúa nước.
Câu 71: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.
B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực.
C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.
Câu 72: Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.
B. ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
Câu 73: Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân
Văn Lang - Âu Lạc?
A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.
B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.
C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh
D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
Câu 74: Những biểu hiện nào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước
Văn Lang?
A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng thỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh
thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện
đại.
C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính
quy.
D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là
kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
Câu 75. Ý nghĩa lớn nhất của sự ra đời thuật luyện kim đối với cư dân các bộ lạc sống
trên đất nước ta

A. Tạo tiền đề cho sự hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

B. Con ngườ i có thể khai phá đấ t đai để trồ ng trọ t và chă n nuô i.

C. Con ngườ i khô ng cò n phụ thuộ c nhiều và o thiên nhiên.

D. Đờ i số ng vậ t chấ t và tinh thầ n củ a con ngườ i đượ c nâ ng cao.

Câu 76. Giai đoạ n phá t triển rự c rỡ củ a đồ đồ ng Việt Nam đượ c gọ i tên là :
A. Vă n hoá Sa Huỳnh.
B. Vă n hoá Phù ng Nguyên.
C. Văn hoá Đông Sơn.
D. Vă n hoá Ó c Eo.
Câu 77. Nhữ ng nghề thủ cô ng củ a ngườ i Việt cổ :
A. Đú c đồ ng, là m giấ y in, đó ng tà u, đồ gố m.
B.Chế tạ o vũ khí, la bà n đi biển, là m mự c in, dệt vả i.
C. Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức, làm đồ gốm, dệt vải.
D. Chế tạ o cô ng cụ , đó ng tà u, đá nh cá , là m đồ trang sứ c, đồ gố m, dệt vả i.
Câu 78. Quố c hiệu nướ c ta dướ i thờ i Hù ng Vương là :
A. Văn Lang.
B. Â u Lạ c.
C. Đạ i Việt.
D. Đạ i Cồ Việt.
Câu 79. Quâ n độ i thườ ng trự c xuấ t hiện đầ u tiên dướ i thờ i vua nà o ?
A. An Dương Vương.
B. Kinh Dương Vương.
C. Hù ng Vương thứ 6.
D. Lý Nam Đế.
Câu 80. Điểm giố ng nhau trong cơ sở hình thà nh nhà nướ c Vă n Lang và nhà nướ c  u Lạ c
là ?
A. Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp, làm thuỷ lợi.
B. Do yêu cầ u liên minh giữ a cá c bộ lạ c vớ i nhau.
C. Do thương nghiệp phá t triển cầ n tậ p trung để hình thà nh nhữ ng độ i tà u buô n.
D. Do yêu cầ u củ a cá c gia đình số ng chung vớ i nhau từ thế hệ nà y sang thế hệ
khá c.
Câu 81. Điểm mớ i trong tổ chứ c bộ má y nhà nướ c  u Lạ c so vớ i nhà nướ c Vă n Lang là
A. có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
B. có cá c Lạ c hầ u, Lạ c tướ ng giú p việc cho vua.
C. chia cả nướ c thà nh 15 bộ do Lạ c tướ ng đứ ng đầ u.
D. chia cả nướ c thà nh cá c là ng, xó m do Bồ chính cai quả n.
Câu 82. Truyền thố ng biết ơn tổ tiên, cá c vị anh hù ng, ngườ i có cô ng vớ i là ng nướ c củ a dâ n
tộ c ta hiện nay bắ t nguồ n từ thờ i
A. Văn Lang –Âu Lạc.
B. Lâ m Ấ p.
C. Chă m- pa.
D. Phù Nam.

Câu 83. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là

A. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã.

B. sự kế thừa những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

C. quá trình áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng.

D. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.

Câu 84. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Dân chủ đại nghị.

Câu 85. Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

A. Lý.

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 86. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các
triều đại phong kiến ở Việt Nam?

A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.

C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 97. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

A. Thờ thần Đồng Cổ.


B. Thờ Mẫu.

C. Thờ Phật.

D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 88. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước
quân chủ ở Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Công giáo.

Câu 89. Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Lê sơ.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 90. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 91. Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là

A. văn học dân gian và văn học viết.

B. văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ.

C. văn học dân tộc và văn học ngoại lai.

D. văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.

Câu 92. Kinh đô của Đại Việt dưới thời Lý, Trần và Lê sơ là
A. Hoa Lư.

B. Tây Đô.

C. Thăng Long.

D. Phú Xuân.

Câu 93. Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là

A. Đại Việt sử ký.

B. Đại Việt sử ký toàn thư.

C. Đại Nam thực lục.

D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Câu 94. Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là

A. Dư địa chí.

B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.

C. Hồng Đức bản đồ.

D. Đại Nam nhất thống toàn đồ.

Câu 95. Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là

A. Phan Huy Chú.

B. Đào Duy Từ.

C. Hoa Đà.

D. Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 96. Nho giáo có hạn chế nào sau đây?

A. Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.

B. Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.

C. Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.

D. Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định.
Câu 97. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?

A. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.

B. Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.

C. Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.

D. Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.

Câu 98. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Do ai ban hành?
A.Quốc triều hình luật- Lê Thánh Tông ban hành.
B. Hình Luật- Lý Thánh Tông ban hành.
C.Hoàng triều luật lệ- Lý Thánh Tông ban hành.
D.Luật Hồng Đức - Lê Thánh Tông ban hành.
Câu 99: Quân đội dưới thời Lý, Trần được tuyển chọn theo chế độ nào?
A.Theo chế độ "Ngụ binh ư nông".
B.Theo chế độ "Ngu nông ư binh".
C. Theo chế độ tuyển mộ binh sĩ.
D. Theo chế độ tuyển chọn tức con em quan lại .
Câu 101. Chính sách đối ngoại của Đại Việt từ thế kỷ XI – XV với Lào, Champa, Chân Lạp là
A. phục tùng.
B. thần phục.
C. quan hệ thân thiện.
D. đóng cửa, hạn chế.
Câu 102. Nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI – XV được phát triển và hoàn chỉnh dưới các
triều đại nào?
A. Lý, Trần.
B. Lý, Trần, Hồ.
C. Lý, Trần, Lê sơ.
D. Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
Câu 103. Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đã chia cả nước thành
A. 10 đạo .
B. các lộ, trấn .
C. 13 đạo thừa tuyên.
D. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
Câu 104. Bộ luật Quốc triều hình luật có tên gọi khác là gì?
A. Hình luật.
B. Hình Thư.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia long.
Câu 105. Quốc hiệu Đại Việt có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định thế nước đã vững vàng, có đủ khả năng bảo vệ đất nước, cổ vũ niềm tự hào
dân tộc.
B. Mong muốn mãi mãi trường tồn, tự tôn, bình đẳng với nước lớn làng giềng.
C. Khẳng định chủ quyền quốc gia, thế nước đã vững vàng.
D. Bình đẳng với nước lớn, cổ vũ niềm tự hào dân tộc.
Câu 106. Chế độ “ ngụ binh ư nông” nói lên điều gì?
A. Vừa đảm bảo phát triển sản xuất, vừa bảo vệ đất nước.
B. Nhằm bảo vệ đất nước.
C. Để bảo vệ nhà vua.
D. Quân đội quy củ.
Câu 107. Luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
B, Bảo vệ một số quyền lợi của nhân dân.
C. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, một số quyền lợi của nhân dân.
D. Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, một số quyền lợi nhân dân, an ninh đất nước.
Câu 108. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh dưới triều
đại nào từ thế kỷ XI- XV?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C Nhà Lê sơ.
D. Nhà Hồ.
Câu 109. Đỉnh cao của nền văn minh Đại Việt ở dưới triều đại nào từ thế kỷ XI- XV?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C Nhà Lê sơ.
D. Nhà Hồ.
Câu 110. Điểm khác biệt ở bộ máy nhà nước trung ương thời Lê sơ với thời Trần là gì?
A.Giúp việc cho vua là 6 bộ.
B. Có Tể tướng và đại thần.
C. Chia cả nước thành 13 đạo.
D. Giữ nguyên Ngự sử đài, Hàn lâm viện.
Câu 111. Chức quan chăm lo việc đắp đê thời Trần là
A. Hà đê sứ.
B. Quốc công tiết chế.
C. Tể tướng.
D. Thái úy.
Câu 112. Ruộng đất công làng xã thời Lê được phân chia theo chế độ:
A. quân xưởng.
B. quan xưởng.
C. quân điền.
D.đồnđiền.
Câu 113. Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỉ XV là
A. Hồ Quý Ly.
B. Hồ Nguyên Trừng.
C. Hồ Hán Thương.
D. Nguyễn Trãi.
Câu 114. Các xưởng thủ công do nhà nước tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI - XV là
A. đồn điền.
B. quan xưởng.
C. quân xưởng.
D. Quốc tử giám.
Câu 115: Đô thị lớn ở nước ta trong các thế kỉ XI - XV là
a. Phố Hiến
b. Hội An
c. Thăng Long
d. Vân Đồn
Câu 116. Nhân gian có câu "Đời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn
ăn". Nói về đời sống nhân dân nước ta trong triều đại nào?
A. Triều Lý.
B. Triều Trần.
C. Triều Hồ.
D. Triều Lê sơ.
Câu 117. Các vua thời Lê, Lý hằng năm thường về quê để làm gì?
A. Làm lễ cày ruộng tịch điền.
B. Cùng nông dân để làm công tác thủy lợi.
C. Kiểm tra việc đảm bảo sức kéo của trâu, bò.
D. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân.
Câu 118. Nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X - XV?
A. Nghề thủ công phát triển, hình thành một số làng nghề .
B. Nghề thủ công phát triển, xuất hiện một số nghề mới kĩ thuật cao.
C. Nghề thủ công phát triển, thủ công nghiệp nhà nước ra đời sản xuất vũ khí.
D. Nghề thủ công phát triển, phong phú, hình thành một số làng nghề ,xuất hiện một số
nghề mới kĩ thuật cao.
Câu 119. “Thà nh phố đó lớ n lắ m, đến nỗ i ngườ i ta có thể nó i nó có hai thị trấ n, mộ t củ a
ngườ i Trung Quố c và mộ t củ a ngườ i Nhậ t Bả n.” (Tườ ng trình về vương quố c Đà ng Trong)

Nộ i dung trên nó i đến thà nh phố nà o củ a nướ c ta trong cá c thế kỉ XVII – XVIII?

A. Hội An.

B. Phố Hiến.

C. Thanh Hà

D. Kẻ Chợ .

Câu 120. Ngoạ i thương phá t triển có tá c dụ ng gì đố i vớ i nền kinh tế nướ c ta?

A. Thú c đẩ y thủ cô ng và thương nghiệp phá t triển.

B. Giúp cho việc mở rộng buôn bán với nhiều nước.

C. Tạ o điều kiện việc là m cho thợ thủ cô ng và thương nhâ n.

D. Là m cho hang hó a trên thị trườ ng phong phú , đa dạ ng.

Câu 121. Từ sự phá t triển củ a cá c là ng nghề thủ cô ng ở cá c thế kỉ XVI – XVIII, hã y liên hệ
vớ i thự c tế ngà y nay.

A. Chỉ cầ n bả o lưu cá c là ng nghề đã có .


B. Cầ n phả i bả o lưu và tiếp tụ c phá t triển cá c là ng nghề khá c.

C. Nhiều làng nghề được bảo tồn song chưa phát huy được thế mạnh.

D. Đố i vớ i là ng nghề truyền thố ng cầ n giao trự c tiếp cho địa phương.

Câu 122. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo ở nước ta
A. giữ địa vị độc tôn.
B. từng bước suy thoái.
B. có điều kiện phát triển.
D. được phổ biến trong nhân dân.
Câu 123. Hệ tư tưởng mới du nhập vào nước ta trong các thế kỉ từ XVI - XVIII là
A. Thiên chúa giáo.
B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo.
D. Phật giáo Hòa Hảo.
Câu 124. Nội dung giáo dục chủ yếu của nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. kinh sử.
B. địa lí.
C. lịch sử.
D. khoa học - kĩ thuật.
Câu 125. Nét nổi bật của văn học Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII là sự nở rộ của các
tác phẩm văn thơ nổi tiếng
A. được sáng tác bằng chữ Nôm.
B. được sáng tác bằng chữ Hán.
C. mang đậm tư tưởng Phật giáo.
D. mang đậm tư tưởng Nho giáo.
Câu 126. Điểm chung về nội dung của giáo dục Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII với
các thế kỉ X - XV là gì?
A. Nho học.
B. Phật học.
C. Khoa học xã hội.
D. Khoa học tự nhiên.
Câu 127. Từ chính sách giáo dục Nho học trong các thế kỉ XVI - XVIII rút ra được bài học
kinh nghiệm gì cho nền giáo dục nước ta hiện nay?
A. Phát triển giáo dục khoa học xã hội.
B. Phát triển giáo dục khoa học tự nhiên.
C. Phải duy trì nền giáo dục Nho học.
D. Xây dựng nền giáo dục toàn diện.
TỰ LUẬN:

1. Hãy làm rõ ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
đối với sự phát triển kinh tế của thế giới. Hãy làm rõ ý nghĩa đó qua một ví dụ cụ
thể.

 Ý nghĩa của Cuộc cách mạng lần thứ ba và lần thứ tư đối với sự phát
triển kinh tế của thế giới:
o Việc sử dụng người máy công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật
quan trọng hợp thành chương trình hiện đại hóa toàn bộ nền sản xuất,
tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao.
o Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng
không, tên lửa,... đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán
sản xuấtcủa công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả to lớn.
o CNTT ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và
hoạt động xã hội.
 Ví dụ cụ thể: Nhờ có Robot công nghiệp, doanh nghiệp không cần tốn quá
nhiều thời gian để tuyển dụng và đào tạo lao động. Ngoài ra, với lao động là
con người, việc sai sót sản phẩm là không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp sẽ
cần phải lên báo cáo, quy định, kế hoạch để giảm thiểu sai sót đến mức tối
đa, tránh gây ra tổn thất. Và việc lên những báo cáo, quy định đó rất tốn thời
gian và cần phải tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận. Còn đối với lao động Robot,
việc sai sót sản phẩm là hoàn toàn không xảy ra. Vì chúng đã được thiết lập
sẵn từ đầu. Robot sẽ làm việc theo hành trình và thời gian con người cài đặt.
Trong quá trình người máy công nghiệp làm việc, doanh nghiệp chỉ cần chi
trả tiền cho bộ phận giám sát và bộ phận kỹ thuật để quan sát và điều khiển
nó.

2. Phân tích tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư
đối với xã hội, văn hóa. Việt Nam đã và đang thích nghi với cuộc cách mạng đó
như thế nào?

- Tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với xã
hội, văn hóa:
 Đối với xã hội:
o Tích cực:
 Xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân
có tri thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng,
số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần.
 GCCN hiện đại tiếp tục giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội
chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị.
o Tiêu cực: Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo
ở các nước, xói mòn văn hóa, giá trị truyền thống của công đồng.
 Đối với văn hóa:
o Tích cực:
 Mở rộng mối liên hệ và giao lưu giữa con người với con người.
 Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại
gần nhau hơn.
 Đưa tri thức xâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
 Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
o Tiêu cực:
 Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ.
 Phát sinh tình trạng văn hóa lai căng.
 Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
 Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống, hiện
đại.
- Sự thích nghi của Việt Nam đối với các cuộc cách mạng công nghiệp: Đứng
trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn
cơ bản:

 Về thuận lợi: giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công
nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà
nước ngày càng giảm về số lượng. Trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải
thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến
tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực
ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc,
thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao
tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp
làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề
nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực
tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực
đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai…
 Về khó khăn: trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta
còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp
ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý
giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn
nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và
có hệ thống.

3. Hãy nêu và phân tích tác động của một thành tựu từ cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đến cuộc sống của bản thân em.
Tác động của một thành tựu từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần
thứ tư đến cuộc sống bản thân em:

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba: Công nghệ thông tin giúp em:
o Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở
thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến
qua kết nối internet.
o Tạo điều kiện có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động
và thuận tiện, có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo
luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau.
o Tự thiết kế một bài thuyết trình có nhiều hình ảnh, gói gọn vào các
thiết bị, tránh sự cồng kềnh.
 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Trí tuệ nhân tạo AI giúp em:
o Các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được giúp theo dõi nhịp tim
và mức độ hoạt động của con người. Chúng có thể gửi cảnh báo cho
con người để tập thể dục nhiều hơn và có thể chia sẽ thông tin này cho
bác sĩ để biết thêm dữ liệu về nhu cầu và thói quen.
o Dự đoán các vấn đề sức khỏe mà chúng ta phải đối mặt dựa trên di
truyền của chính mình.
o Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể
được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo
dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể, cải thiện tình hình học tập theo tốc
độ riêng của mình.
o Phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập.
o Theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

4. Hãy nêu một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với con người.
Một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ ba, lần thứ tư đối với con người:
 Tổ chức quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển,
tăng cường năng lực ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ.
 Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khoa học - công nghệ quốc gia
đồng thời và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với
định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng luật có nhưng các văn
bản dưới luật, nghị định hướng dẫn thi hành lại chậm, thiếu đồng bộ, thiếu
cụ thể. Tăng cường giáo dục pháp luật, đổi mới các hình thức giáo dục pháp
luật cho phù hợp với từng đối tượng trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Sử dụng các thiết bị công nghệ, mạng xã hội như một kênh thông tin pháp
luật chính thống, vừa giúp người dân tiếp cận thông tin pháp luật nhanh,
chính xác, vừa ngăn chặn được các luồng thông tin sai trái, xuyên tạc.
 Tận dụng triệt để các thành quả, thế mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư vào phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ công tác lãnh đạo, quản
lý, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân. Thường xuyên đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp cận, ứng dụng các thành
quả công nghệ mới để phát huy năng lực sáng tạo của các nhà nghiên cứu,
nhà quản lý văn hóa.
 Phải có tính chủ động cao, tính định hướng sớm, tính khoa học và tính dân
tộc; các giá trị văn hóa truyền thống chuẩn mực phải được gìn giữ, các giá
trị văn hóa hiện đại phải được tiếp thu có chọn lọc, được chuyển hóa thành
thái độ, động cơ, ý chí, hành động.
 Tăng cường giáo dục đạo đức xã hội, xây dựng môi trường văn hóa - xã hội
lành mạnh, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, bởi đây
chính là yếu tố nền tảng quan trọng và bền vững để giữ gìn các giá trị văn
hóa truyền thống, đẩy lùi các tác động tiêu cực đến văn hóa, lối sống người
dân.
 Có cơ chế đào tạo, thu hút, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách thỏa
đáng cả về kinh tế và tinh thần, tôn vinh các nhà nghiên cứu khoa học, nhà
quản lý văn hóa. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần xã hội hóa
các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, có các cơ chế tài chính đặc thù bởi đây là
lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, là nền tảng tinh thần của xã hội. Tăng đầu
tư cho khoa học - công nghệ nghiên cứu về văn hóa, con người.
 Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu và ứng dụng kịp thời các thành
tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào gìn giữ và phát triển các giá trị văn
hóa truyền thống; tiếp thu có chọn lựa các tinh hoa văn hóa thế giới; học hỏi
kinh nghiệm các nước đã đạt được nhiều thành công trong ứng phó với
những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến văn hóa, lối
sống người dân...
 Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát, hướng tới làm chủ các nội dung thông
tin được truyền tải trên nền tảng khoa học - công nghệ, nhất là trên không
gian mạng, dần hình thành một môi trường văn hóa lành mạnh và giàu tính
nhân văn trên không gian mạng.
5. Hãy lựa chọn và phân tích một trong các yếu tố của văn hóa Ấn Độ hoặc
Trung Quốc có ảnh hưởng đến văn minh Đông Nam Á (Nêu chữ viết Ấn Độ)
* Phân tích ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á:
- Chữ viết của Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo
ra những chữ viết của riêng dân tộc mình, như:
+ Người Chăm học tập chữ Phạn của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ Chăm cổ.
+ Cư dân Khơ-me học tập chữ Phạn của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ
+ Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở của chữ Pa-li.
+ Người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ trên cơ sở của chữ Phạn.

6. Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn
tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền
văn minh Văn Lang - Âu Lạc: lưỡi cày, rìu, trống đồng, mũi tên đồng,...
7.Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng.
* Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng:

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10
tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

- Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hoá tâm linh lớn nhất ở
Việt Nam; hàng năm đến ngày Giỗ Tổ và tổ chức Lễ Hội, con cháu trên mọi miền Tổ quốc hành hương
về với tấm lòng thành kính dâng lên Tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và
các bậc tiền nhân của dân tộc.

- Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức
trang nghiêm, trọng thể tại đền Thượng; phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

+ Trong phần Lễ: từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung
đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu
rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa
đền Thượng, đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào Thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh Phú
Thọ thay mặt cho nhân dân cả nước (năm chẵn là đồng chí nguyên thủ quốc gia hoặc lãnh đạo Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên
hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi
lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ
Hội.

+ Phần Hội: diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng, như: đấu vật, bắn nỏ, rước
kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và
Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần… Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp như: Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan….

- Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc. Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và đạo lý "Ăn quả nhớ người trồng
cây", các Vua Hùng cùng các nhân vật liên quan thời kỳ Hùng Vương luôn được nhân dân ở các làng,
xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

8. Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:

- Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt:

+ Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền
thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát
triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

+ Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển trên cơ sở xây dựng và phát triển
quốc gia Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, với sự trưởng thành của dân tộc
trên nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,
nghệ thuật, an ninh, quốc phòng...

+ Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự tiếp biến nhiều giá trị
từ văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ để làm giàu văn minh Đại Việt.

9. Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt
mang dấu ấn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc (Nêu tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương)
Giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương:

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
cư dân Việt cổ ngay từ thời văn minh sông Hồng.

- Vượt qua thời gian, vượt lên các thể chế chính trị, Hùng Vương luôn được cả
người dân, lẫn các giai cấp cầm quyền tôn thờ và xây dựng các thiết chế văn hóa,
tín ngưỡng để thờ tự. Hùng Vương Ngọc Phả được soạn vào thời triều đại nhà Lê
đời Hồng Đức nguyên niên (1470) cho biết: từ đời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu
Lê việc thờ cúng Hùng Vương đã được tổ chức ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương.
Nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các đấng Thánh Tổ
ngày xưa.
- Dưới thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), nhà nước đã cho xây dựng Miếu Lịch Đại
Đế Vương, ngôi miếu thờ các bậc minh quân khai sáng dân tộc Việt Nam, cho
rước linh vị các Vua Hùng về thờ tự.

- Cho đến hiện nay (đầu thế kỉ XXI), tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp này vẫn
được người Việt duy trì. Đặc biệt, tới năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại.

10. Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh
Đại Việt.

- Ưu điểm:
+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn
minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài
+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống
yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc
- Han chế:
+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên
kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.
+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng
góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của
cá nhân và xã hội.
+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn
còn nhiều yếu tố duy tâm.
- Ý nghĩa của văn minh Đại Việt:
+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người
Việt.
+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công
cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn,
giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.
+ Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số
thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

11.Hãy giới thiệu với du khách về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh
Đại Việt
(Nêu Văn miếu- Quốc tử giám)
(*) Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố
chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch
đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm.

- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng
Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử
Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến
thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận
cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

- Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi
đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được
sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

- Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng
54331m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là
những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn
Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành
môn, nhà Thái Học.

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà còn
như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Đến
nơi đây bạn dường như được tiếp thêm động lực từ những bảng vàng rực rỡ của ông
cha, nạp vào nguồn năng lượng tràn đầy để vững tin trong hành trình nỗ lực học tập và
khám phá tri thức nhân loại.

- Bên cạnh đó, ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi
khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút
đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội. Đồng thời, đây cũng là
điểm hẹn “xin chữ” của người dân thủ đô trong những ngày tết truyền thống với ước
mong năm mới an lành; hoặc trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin
đỗ đạt của các “sĩ tử”.

-------------------------------------------------------

You might also like