You are on page 1of 12

Họ và tên: Lớp:

BÀI TẬP – TIN HỌC 11


CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Tổng quan về bài tập:
Bài 1. Số âm dương – Tên chương trình AmDuong.Py .............................................. 2
Bài 2. Số chẵn lẻ - Tên chương trình ChanLe.Py ....................................................... 2
Bài 3. Số sánh hai số - Tên chương trình SoSanh.Py.................................................. 2
Bài 4. Số sánh ba số - Tên chương trình SLN.Py ....................................................... 3
Bài 5. Nghịch đảo - Tên chương trình NghichDao.Py ................................................ 3
Bài 6. Bốn mùa - Tên chương trình BMua.Py ............................................................ 3
Bài 7. Ngày trong tháng - Tên chương trình SoNgay.Py ............................................ 4
Bài 8. Vòng đời - Tên chương trình XLTuoi.Py ......................................................... 4
Bài 9. Tiền internet - Tên chương trình Net1.Py ........................................................ 5
Bài 10. Tiền điện - Tên chương trình TDien.Py ........................................................... 5
Bài 11. Chính phương - Tên chương trình CPhuong.Py ............................................... 6
Bài 12. Kiểm tra tam giác - Tên chương trình KTTG.Py ............................................. 6
Bài 13. Tam giác vuông - Tên chương trình TGV.Py................................................... 6
Bài 14. Tam giác 1 - Tên chương trình TG1.Py............................................................ 7
Bài 15. Tam giác 2 - Tên chương trình TG2.Py .......................................................... 7
Bài 16. Phương trình 1 - Tên chương trình PTB1.Py ................................................... 8
Bài 17. Phương trình 2 - Tên chương trình PTB2.Py ................................................... 8
Bài 18. Tích liên tiếp - Tên chương trình TICHLT.Py ................................................. 8
Bài 19. Màu ô - Tên chương trình MauO.Py ................................................................ 9
Bài 20. Ô trùng màu - Tên chương trình TMAU.Py ..................................................... 9
Bài 21. Xếp loại - Tên chương trình XLoai.Py ........................................................... 10
Bài 22. Phép toán - Tên chương trình PToan.Py......................................................... 10
Bài 23. Đồng hồ - Tên chương trình DOHO.Py ......................................................... 11
Bài 24. Số đặc biệt - Tên chương trình DABI.Py ....................................................... 11
Bài 25. Sắp thứ tự ba số - Tên chương trình: ordnum.??? .......................................... 12

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|1
Bài 1. Số âm dương – Tên chương trình AmDuong.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên a (|a|<=10^6).
Cho biết a là số âm, số dương hay không âm không dương.
Input: Số nguyên a
Output: Kết luận số a theo đề bài
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 Nhập a = 5 5 là số dương
Ví dụ 2 Nhập a = -3 -3 là số âm
Ví dụ 3 Nhập a = 0 0 là số không âm không dương
Bài 2. Số chẵn lẻ - Tên chương trình ChanLe.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên n (0<n<10^6).
Cho biết n là số chẵn hay số lẻ.
Input: Số nguyên n
Output: Kết luận theo yêu cầu đề bài
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 Nhập n = 6 6 là số chẵn
Ví dụ 2 Nhập n = 3 3 là số lẻ
Bài 3. Số sánh hai số - Tên chương trình SoSanh.Py
Viết chương trình nhập 2 số nguyên a, b vào từ bàn phím. So sánh hai số nguyên
a, b cho trước.
Ví dụ:
o a=5; b=3 xuất ra 5>3
o a=1; b=4 xuất ra 1>4
o a=8; b=8 xuất ra 8=8
Input: Hai số nguyên a, b (|a|, |b| <=10^6)
Output: Kết quả sau khi so sánh như ví dụ
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 Nhập a, b = 5 3 5>3
Ví dụ 2 Nhập a, b = -3 -1 -3<-1
Ví dụ 3 Nhập a, b = 0 0 0=0

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|2
Bài 4. Số sánh ba số - Tên chương trình SLN.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 3 số nguyên a, b, c. Số sánh 3 số nguyên
a, b, c xuất ra giá trị lớn nhất trong 3 số.
Input: nhập 3 số nguyên a, b, c (|a|, |b|, |c| <=1000)
Output: Số lớn nhất trong 3 số a, b, c
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 Nhập a, b, c = 7 5 9 Số lớn nhất là 9


Ví dụ 2 Nhập a, b, c = 8 2 7 Số lớn nhất là 8
Ví dụ 3 Nhập a, b, c = 4 7 3 Số lớn nhất là 7

Bài 5. Nghịch đảo - Tên chương trình NghichDao.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một số thực a. In ra màn hình kết quả
nghịch đảo của a (làm tròn 4 chữ số thập phân). Nếu a không có nghịch đảo (a = 0) in
ra “Không có”
Input: Số thực a (a<=10^6)
Output: Kết luận theo yêu cầu đề bài
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 Nhập = 2 0.5000
Ví dụ 2 Nhập = 0 Không có

Bài 6. Bốn mùa - Tên chương trình BMua.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 1 số nguyên là tháng trong năm
(1<=tháng<=12). In ra màn hình mùa của tháng đó.
Biết rằng tháng 1, 2, 3 là mùa xuân; tháng 4, 5, 6 là mùa hạ; tháng 7, 8, 9 là mùa
thu; tháng 10, 11, 12 là mùa đông. Nếu tháng nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn 12 xuất -1.
Input: Số nguyên dương là tháng
Output: Mùa tìm được tương ứng với tháng
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 Nhập tháng: 3 Mùa xuân


Ví dụ 2 Nhập tháng: 9 Mùa thu

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|3
Bài 7. Ngày trong tháng - Tên chương trình SoNgay.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên
là tháng và năm (1<=tháng<=12, 1<=năm). Cho biết
tháng đó có bao nhiêu ngày.
Biết năm nhuận là năm thỏa một trong 2 điều kiện
sau:
1. Năm chia hết cho 400
2. Năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100.
Input:
 Dòng 1 nhập số nguyên là tháng
 Dòng 2 nhập số nguyên là năm
Output: Số ngày tìm được tương ứng với tháng, năm
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 Nhập tháng: 3 31
Nhập năm: 2013
Bài 8. Vòng đời - Tên chương trình XLTuoi.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên t (0<=t<=200) là tuổi của một
người và phân loại như sau:
 Từ 0 tuổi đến 1 tuổi: Sơ sinh
 Từ 2 tuổi đến 9 tuổi: Nhi đồng
 Từ 10 tuổi đến 15 tuổi: Thiếu niên
 Từ 16 tuổi đến 31 tuổi: Thanh niên
 Từ 33 tuổi đến 50 tuổi: Trung niên
 Lớn hơn 50: Người lớn tuổi
Input: Số nguyên t là tuổi của một người
Output: Kết luận theo yêu cầu đề bài
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 15 Thiếu niên

Ví dụ 2 70 Người lớn tuổi

Ví dụ 3 1 Sơ sinh

Ví dụ 4 9 Nhi đồng

Ví dụ 5 30 Thanh niên

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|4
Bài 9. Tiền internet - Tên chương trình Net1.Py
Một dịch vụ tính phí internet như sau: Từ phút thứ 1 đến phút thứ
60 tính 80đ/1 phút. Từ phút thứ 61 đến phút thứ 120 tính 50đ/1 phút.
Từ phút thứ 121 trở đi tính 30đ/1 phút.
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số phút truy cập của một người và in ra
số tiền phải trả của người đó.
Input: Số nguyên dương n là số phút truy cập (n ≤ 105)
Output: Số tiền phải trả
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 Nhập số phút = 150 8700
Giải thích: Số tiền được tính theo công thức 60*80+60*50+30*30=8700
Bài 10. Tiền điện - Tên chương trình TDien.Py
Tính tiền điện của một hộ gia đình khi cho biết chỉ số điện kế tháng này CSM và
chỉ số điện kế tháng trước CSC. Từ đó tính ra KW tiêu thụ = CSM - CSC. Tiền điện
được tính theo số KW tiêu thụ như sau:
- Từ KW số 0  60: 1000đ/KW
- Từ số 61  120: 1200đ/KW
- Từ số 121  300: 2000đ/KW
- 300 trở đi: 4000đ/KW
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên là CSM, CSC
(0<CSC<CSM<50000) vào từ bàn phím và tính tiền điện theo mô tả trên, xuất ra số
KW điện tiêu thụ trong tháng và số tiền phải rả
Input:
 Dòng 1: số nguyên CSM là chỉ số mới
 Dòng 2: số nguyên CSC là chỉ số cũ
Output:
 Dòng 1 ghi số KW điện tiêu thụ trong tháng
 Dòng 2 ghi số tiền phải trả
Ví dụ:
Input Output
CSM = 750 450
Ví dụ 1
CSC = 300 1092000
CSM = 600 100
Ví dụ 2
CSC = 500 108000
CSM = 1200 50
Ví dụ 3
CSC = 1150 50000
CSM = 49999 49899
Ví dụ 4
CSC = 100 198888000
Giải thích: Ở ví dụ 1, số tiền phải trả là
60*1000+60*1200+180*2000+150*4000=1092000

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|5
Bài 11. Chính phương - Tên chương trình CPhuong.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên n kiểm tra n có phải là số
chính phương hay không.
Biết rằng số chính phương là bình phương của một số nguyên.
Ví dụ 9 = 32 nên là số chính phương, 10 không phải là số chính phương.
Input: số nguyên n (1≤n≤10^9)
Output: n có phải là số chính phương hay không

Input Output

Ví dụ 1 9 9 là số chính phương

10 10 không là số chính
Ví dụ 2
phương
Bài 12. Kiểm tra tam giác - Tên chương trình KTTG.Py
Mẹ Tý cho Tý một số que gỗ và đố Tý chọn được 3 que
để xếp thành một hình tam giác. Tý chỉ biết độ dài 3 que gỗ
mình sẽ lấy chứ không được xếp thử trước.
Yêu cầu: Hãy giúp bé Tý kiểm tra xem 3 que gỗ đã lấy
có xếp được thành tam giác hay không
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 3 số nguyên a, b, c (1≤a,b,c≤10^6) là
độ dài 3 que gỗ, xác định xem 3 que gỗ có xếp thành được tam giác hay không
Input: nhập 3 số nguyên a, b, c (1≤a,b,c≤10^6) là độ dài 3 que gỗ
Output: Kết luận có xếp được không.
Input Output

Ví dụ 1 3 4 5 Được

Ví dụ 2 2 2 5 Không

Bài 13. Tam giác vuông - Tên chương trình TGV.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím a, b, c (0<a,b,c<10^6) là độ dài ba
cạnh tam giác. Cho biết đó có phải là tam giác vuông hay không.
Input: Ba số nguyên a, b, c là độ dài ba cạnh tam giác
Output: Nếu là tam giác vuông in “Yes”, ngược lại in “No”
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 3 4 5 Yes
Ví dụ 2 2 2 5 No

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|6
Bài 14. Tam giác 1 - Tên chương trình TG1.Py
Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên a, b, c (0<a,b,c<10^6) là độ dài ba cạnh
tam giác, cho biết đó là tam giác gì (Tam giác đều, Tam giác cân hay Tam giác
khác)?
Input: Ba số nguyên a, b, c là độ dài ba cạnh tam giác. (a, b, c luôn thỏa bất đẳng
thức tam giác)
Output: Kết luận về loại tam giác.
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 3 3 3 Tam giác đều

Ví dụ 2 2 2 3 Tam giác cân

Ví dụ 3 3 4 5 Tam giác khác

Ví dụ 4 3 4 6 Tam giác khác

Bài 15. Tam giác 2 - Tên chương trình TG2.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím ba số nguyên a, b, c (0<a,b,c<10^6).
Cho biết ba số đó có tạo thành tam giác hay không;
 Nếu không tạo thành tam giác ghi “Không là tam giác”
 Nếu tạo thành tam giác thì cho biết tam giác đó thuộc loại tam giác nào sau
đây: Tam giác đều, Tam giác vuông cân, Tam giác vuông, Tam giác cân,
Tam giác thường.
Input: Ba số nguyên a, b, c
Output: Kết luận về loại tam giác
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 3 3 3 Tam giác đều

Ví dụ 2 2 2 3 Tam giác cân

Ví dụ 3 3 4 5 Tam giác vuông

Ví dụ 4 3 4 6 Tam giác thường

Ví dụ 5 3 4 7 Không là tam giác

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|7
Bài 16. Phương trình 1 - Tên chương trình PTB1.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên a, b (0<a,b<10^6) là cơ
số của phương trình ax+b=0. Kết luận và tìm nghiệm phương trình. (Nghiệm làm tròn
2 chữ số thập phân)
Input: Hai số nguyên a, b
Output: Kết luận về nghiệm (VSN, VN, hoặc xuất ra nghiệm nếu có)
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 1 2 -2.00
Ví dụ 2 0 0 VSN
Ví dụ 3 0 1 VN
Ví dụ 4 1 0 X=0

Bài 17. Phương trình 2 - Tên chương trình PTB2.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 3 số nguyên a, b, c (0<a,b,c<10^6) là
cơ số của phương trình ax2+bx+c=0. Kết luận và tìm nghiệm phương trình. (Nghiệm
làm tròn 2 chữ số thập phân)
Input: ba số nguyên a, b, c
Output: Kết luận về nghiệm.
Ví dụ:
Input Output

Ví dụ 1 1 2 3 PTVN

1 2 1 X1 = -1.0
Ví dụ 2
X2 = -1.0

1 4 2 X1 = -3.4
Ví dụ 3
X2 = -0.6

Bài 18. Tích liên tiếp - Tên chương trình TICHLT.Py


Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên n (0<n<10^9).
Cho biết n có phải là tích của hai số tự nhiên liên tiếp không?
Biết rằng n là tích liên tiếp khi 2 bước sau xảy ra:
1. m = phần nguyên của √𝑛
2. n = m * (m+1)
Ví dụ: n = 6; theo mô tả trên m = 2; khi đó m*(m+1)=2*(2+1)=6=n
 n = 6 là tích liên tiếp của 2 số tự nhiên liên tiếp

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|8
Input: Số nguyên n
Output: Nếu có ghi hai số liên tiếp có tích là n. Nếu không ghi “Không”
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 5 Không
Ví dụ 2 6 2 3
Ví dụ 3 9900 99 100
Ví dụ 4 10000 Không
Giải thích: Ví dụ 6 = 2 * 3 là tích của hai số liên tiếp
Bài 19. Màu ô- Tên chương trình MauO.Py
Bàn cờ vua kích thước 8*8 gồm 64 ô đen trắng xen kẽ nhau.
Ô (i, j) là ô ở hàng i, cột j. Biết ô đầu tiên có tọa độ (1, 1) mang
màu trắng.
Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên dương x, y
(0<x,y<9) là tọa độ một ô bất kỳ trong bàn cờ vua, cho biết ô đó có
màu gì? (Trắng hay đen)
Input: Hai số nguyên dương x, y là tọa độ ô cần xét
Output: Kết luận về màu của ô x, y ghi “Trắng” hoặc “Đen”
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 3 5 Trắng
Ví dụ 2 2 1 Đen
Ví dụ 3 7 4 Đen
Ví dụ 4 6 8 Trắng
Bài 20. Ô trùng màu - Tên chương trình TMAU.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 4 số nguyên x, y, u,
v là tọa độ hai ô trên bàn cờ vua (hàng, cột). Cho biết hai ô có cùng
màu với nhau không?
Input: Bốn số x, y, u, v là tọa độ hai ô (x, y) và (u, v)
Output: Xuất “Không trùng màu” hoặc “Trùng màu”
Ví dụ:
Input Output
Ví dụ 1 3 5 4 1 Không trùng màu
Ví dụ 2 1 1 3 3 Trùng màu

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu Page|9
Bài 21. Xếp loại - Tên chương trình XLoai.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 3 số nguyên T, V, A (0<=T,V,A<=10)
là điểm Văn, Toán, Anh của một học sinh sau đó tính DTB=(V+T+A)/3.
Sau khi tính DTB hãy cho biết HS đó xếp loại gì?
Biết rằng xếp loại như sau (không xét điều kiện kèm theo của từng môn)
 DTB>=9 là Xuất Sắc;
 9>DTB>=8.0 là Giỏi;
 8.0>DTB>=6.5 là Khá;
 6.5>DTB>=5.0 là TB;
 còn lại là yếu
Input: (0<Van, Toan, Anh<=10)
 Dòng 1: nhập điểm Văn
 Dòng 2: nhập điểm Toán
 Dòng 3: nhập điểm Anh
Output: Kết quả sau khi xếp loại
Ví dụ:
Input Output
Nhập điểm Văn = 8 Xuất Sắc
Ví dụ 1 Nhập điểm Toán = 9
Nhập điểm Anh = 10
Nhập điểm Văn = 10 Khá
Ví dụ 2 Nhập điểm Toán = 6
Nhập điểm Anh = 7
Bài 22. Phép toán - Tên chương trình PToan.Py
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím 2 số nguyên x, y (|x|, |y|<10^6) và
phép toán +, -, *, /.
Dựa vào phép toán nhập vào từ bàn phím in ra màn hình kết quả thực hiện
phép toán với x và y. (Nếu – là in ra kết quả x-y, nếu / là in ra kết quả x/y lấy 1 số lẻ).
Input:
 Dòng 1: nhập 2 số nguyên x, y
 Dòng 2: phép toán
Output: Kết quả sau khi thực hiện phép toán
Ví dụ:
Input Output
Nhập x, y = 3 6 -3
Ví dụ 1
Phép toán: -
Nhập x, y = 20 3 7.7
Ví dụ 2
Phép toán: /

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu P a g e | 10
Bài 23. Đồng hồ - Tên chương trình DOHO.Py

Bảng của đồng hồ điện tử gồm một dãy ba số h, p và s thể hiện tương ứng giờ,
phút và giây của thời điểm hiện tại. Cứ sau mỗi giây giá trị của bộ ba số h, p và s này
sẽ thay đổi thành 3 số h1, p1 và s1 tương ứng với thời điểm mới.
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím ba số h, p và s; sau đó tính s1=s+1 và
xuất h1, p1, s1
Input: Gồm 3 số nguyên h, p, s mỗi số cách nhau 1 khoảng trắng (0 ≤ h ≤ 23, 0
≤ p, s ≤ 59)
Output: Gồm 3 số nguyên h1, p1, s1 tìm được, mỗi số cách nhau 1 khoảng
trắng.
Ví dụ:

Input Output

Ví dụ 1 8 30 0 8 30 1

Ví dụ 2 12 59 59 13 0 0
Bài 24. Số đặc biệt - Tên chương trình DABI.Py

Viết chương trình nhập vào từ bàn phím số nguyên dương n. Hãy kiểm tra xem
số n có phải là số đặc biệt hay không?
Biết rằng một số nguyên dương n được gọi là số đặc biệt nếu n chia hết cho
tổng các chữ số của n.
Ví dụ:
N = 27 là số đặc biệt vì 27 chia hết cho (2+7)
N = 13 không là số đặc biệt vì 13 không chia hết cho (1+3)
Input: Là số nguyên dương n (1 ≤ n ≤ 999)
Output: Nếu n là số đặc biệt in ra 1, nếu không phải in ra 0.
Ví dụ:

Input Output

Ví dụ 1 27 1

Ví dụ 2 234 1

Ví dụ 3 13 0

Giải thích ví dụ 1: 27 chi hết cho (2+7)

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu P a g e | 11
Bài 25. Sắp thứ tự ba số - Tên chương trình: ordnum.???
Viết chương trình nhập vào từ bàn phím ba số nguyên a, b và c, hãy sắp ba số
này theo thứ tự từ bé đến lớn?
Dữ liệu vào: gồm ba số a,b, c (0<a,b,c<1018)
Dữ liệu ra: gồm ba số a, b, c theo thứ tự tăng dần
Ví dụ:
INPUT OUTPUT

7 1 9 1 7 9

Giáo viên: Phan Thiện Huệ - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu P a g e | 12

You might also like