You are on page 1of 2

Câu 1: Chữ số thứ N.

Khi viết các số tự nhiên tăng dần từ 1, 2, 3,… liên tiếp nhau, ta nhận được một dãy các chữ số
thập phân vô hạn, đoạn đầu tiên của dãy sẽ là: 1234567891011121314151617181920...
Yêu cầu: Hãy tìm chữ số thứ N của dãy số vô hạn trên.
Dữ liệu: Cho trong file NUMBER.INP gồm một nguyên dương N (N < 106).
Kết quả: Ghi kết quả ra file NUMBER.OUT.
Ví dụ:
NUMBER.OUT NUMBER.OUT Giải thích kết quả
21 5 Chữ số thứ 21 trong dãy là chữ số 5

Bài 3: Số siêu nguyên tố


Số siêu nguyên tố là số nguyên tố mà khi xoá bỏ dần các chữ số bên phải của nó
thì phần còn lại vẫn là số nguyên tố. Ví dụ: 2333 là số siêu nguyên tố vì 2333, 233, 23, 2
đều là các số nguyên tố.
Yêu vầu: Cho số nguyên dương M (M≤30000). Hãy tìm số siêu nguyên tố gần với
M nhất, tức là trị tuyệt đối của hiệu giữa số tìm được với M là nhỏ nhất)
Dữ liệu: Nhập vào từ bàn phím số nguyên dương M (không cần kiểm tra dữ liệu
nhập)
Kết quả: Ghi ra màn hình các số nguyên tố gần M nhất, mỗi số một dòng theo thứ
tự số nhỏ hơn ghi trước.
Ví dụ:
Dữ liệu nhập: 30
Kết quả in ra trên 2 dòng:
29
31
Bài 2(6 điểm) - Siêu nguyên tố
Số siêu nguyên tố là số nguyên tố mà khi bỏ một số tuỳ ý các chữ số bên phải của nó
thì phần còn lại vẫn tạo thành một số nguyên tố.
Ví dụ 7331 là một số siêu nguyên tố có 4 chữ số vì 733, 73, 7 cũng là các số nguyên
tố.
Viết chương trình nhập dữ liệu vào là một số nguyên N (0< N <10) và đưa ra kết quả
là các số siêu nguyên tố có N chữ số cùng số lượng của chúng.
Bài 1:(7 điểm) Cho số tự nhiên n>0, ta viết n dưới n dạng n= 5 m.p với p là số tự nhiên
không chia hết cho 5 và m là số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0. Ví dụ số tự nhiên
n=500 được viết dưới dạng n= 53.4 trong đó m=3, p = 4;
Yêu cầu: Viết chương trình nhập vào số tự nhiên n
a) Xuất ra màn hình giá trị của m và p.
b) Trong tất cả các số tự nhiên từ 1 đền n được viết dưới dạng nêu trên, xuất ra
màn hình con số tự nhiên lớn nhất mà có m lớn nhất cùng với số m, p của nó.

Câu 3 (6 điểm): Dãy chia hết (file bài làm: bai3.pas)

1
Xét một dãy số nguyên gồm N phần tử. Viết dãy số đó theo thứ tự từ trái sang phải, sau đó đặt
giữa mỗi cặp số cạnh nhau dấu cộng '+' hoặc trừ '-', khi đó ta thu được một biểu thức số học. Ta nói
dãy số là chia hết cho K nếu tồn tại một cách đặt dấu để thu được biểu thức số học chia hết cho K.
Yêu cầu: Hãy xác định dãy số đã cho có chia hết cho K hay không.
Dữ liệu: File văn bản BAI3.INP:
 Dòng đầu là hai số nguyên N và K (2 ≤ N ≤ 104, 2 ≤ K ≤ 100).
 Các dòng tiếp theo là dãy N số nguyên, mỗi số có giá trị tuyệt đối không quá 104.
Kết quả: File văn bản BAI3.OUT, ghi số 0 hoặc 1 tương ứng với dãy không chia hết hoặc chia hết
cho K.

Ví dụ:
BAI3.INP BAI3.OUT BAI3.INP BAI3.OUT
4 7 1 4 6 0
1 2 3 5 1 2 3 5
Bài 2(7 điểm) - Biểu thức zero.
Cho một số tự nhiên N ≤ 9. Dãy số được tạo thành gồm các chữ số từ 1 đến N theo
thứ
tự đó. Hãy điền vào các dấu + , - , hoặc là không điền dấu nào cả để tạo thành biểu
thức có kết quả thu được bằng 0. Hãy viết chương trình tìm tất cả các khả năng có thể.
Dữ liệu vào: Lấy từ file văn bản BAI2.INP với một dòng ghi số N.
Dữ liệu ra: Ghi vào file văn bản có tên BAI2.OUT có cấu trúc như sau:
- Dòng đầu ghi số lượng kết quả tìm được.
- Các dòng sau mỗi dòng ghi một kết quả tìm được.
Ví dụ
BAI2.INP BAI2.OUT
7 6
1-2-3-4-5+6+7 = 0
1-2+3+4-5+6-7 = 0
1-23-45+67 = 0
1-23+4+5+6+7 = 0
1+2-3-4+5+6-7 = 0
1+2-3+4-5-6+7 = 0

You might also like