You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG

TRƯỜNG THPT SỐ 1 M.KHƯƠNG Môn: Tin học – Lớp 10


Thời gian làm bài: 150 phút không kể phát đề
Ngày thi: 02/01/2022

TỔNG QUAN VỀ BÀI THI

File chương
Tên bài File vào File ra Điểm
trình
Số học SOHOC.* SOHOC.INP SOHOC.OUT 4,0
Bộ số bạn bè BSBB.* BSBB.INP BSBB.OUT 4,0
Ghép hình BAI3 BAI03.INP BAI03.OUT 4,0
Mật ong MATONG.* MATONG.INP MATONG.OUT 4,0
Dãy số BAI5 BAI05.INP BAI05.OUT 4,0
Dấu * được thay thế bởi PAS hoặc CPP của ngôn ngữ lập trình tương ứng là
Pascal hoặc C++.
Lập trình giải các bài toán sau:

Bài 1. Số gần hoàn hảo


Một số nguyên dương A được gọi là số “gần hoàn hảo” nếu thoả mãn điều kiện:
2*A ≤ K, với K là tổng các ước số của A. Ví dụ: 12 là một số “gần hoàn hảo” vì 2*12
< 1+2+3+4+6+12
Yêu cầu: Vào từ file GHH.INP có cấu trúc như sau:
 Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương N với (0< N ≤104).
 N dòng tiếp theo, mỗi dòng là 1 số nguyên dương có giá trị không lớn quá
106
Kết quả: Ghi ra file GHH.OUT gồm:
 Dòng đầu tiên ghi Số lượng số “gần hoàn hảo”
 Dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi một số “gần hoàn hảo”, số gặp trước thì viết
trước.
Ví dụ:
GHH.INP GHH.OUT
5 2
8 12
16 6
12
6
7
Trang 1/4
Bài 2. Số đặc biệt
Cho một dãy gồm N số nguyên A1, A2,…, AN.
Hãy đếm và đưa ra số đặc biệt trong dãy A. (Số đặc biệt là số chỉ xuất hiện
đúng một lần trong dãy số)
Dữ liệu vào cho trong tệp SDB.INP có cấu trúc:
 Dòng đầu tiên là số N (0< N ≤ 106)
 N dòng tiếp theo, dòng thứ i là số Ai (0< i ≤ N; │Ai│<=109).
Kết quả: Ghi ra tệp SDB.OUT có cấu trúc:
 Dòng đầu tiên ghi số lượng số đặc biệt
 Dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 1số đặc biệt tính từ đầu dãy A.
Ví dụ:
SDB.INP SDB.OUT
8 3
9 6
9 11
7 5
7
6
11
9
5

Bài 3. Tổng 2 số nguyên tố


Năm 1742, nhà toán học Đức Christian Goldbach viết thư cho Euler biết rằng
ông mạo hiểm đưa ra bài toán: Mọi số tự nhiên lớn hơn 5 đều biểu diễn được dưới
dạng tổng của 3 số nguyên tố. Euler trả lời rằng theo ông, mọi số chẵn lớn hơn 2 đều
biểu diễn được dưới dạng tổng của 2 số nguyên tố. Nếu chứng minh được một trong
hai mệnh đề thì sẽ chứng minh được mệnh đề còn lại.
200 năm sau, đến năm 1937, nhà toán học Liên Xô Vinogradov đã giải quyết
gần trọn vẹn bài toán đó bằng cách chứng minh rằng mọi số lẻ đủ lớn đều có thể biểu
diễn được dưới dạng tổng của 3 số nguyên tố. Cho đến nay, Giả thuyết Goldbach-
Euler vẫn chưa giải được hoàn toàn.
Trong bài tập này, mời bạn hãy viết chương trình kiểm chứng giả thuyết này:
Nhận vào số chẵn 𝑛, tìm hai số nguyên tố 𝑎, 𝑏 thỏa mãn 𝑎 + 𝑏 = 𝑛. Nếu có nhiều cặp
số nguyên tố có tổng bằng 𝑛, hãy chỉ ra cặp (𝑎, 𝑏) mà: 𝑎 ≤ 𝑏 và b lớn nhất có thể
Dữ liệu nhập:
 Nhập một số N duy nhất
Kết quả:
 in ra hai số a và b là đáp án. Nếu không tìm thấy đáp án thoả mãn thì in ra
-1.

Trang 2/4
Ràng buộc:
 1 ≤ N ≤ 5*1014
Ví dụ:
BAI03.INP BAI03.OUT
2 -1
1610938 5 1610933

Bài 4. MISSING PRIME

Bạn được cho một mảng A gồm N phần tử, trong đó các phần tử là số nguyên
dương. Nhiệm vụ của bạn là viết chương trình tìm số nguyên U thoả mãn:
 U là số nguyên tố bé nhất không xuất hiện trong mảng A.
 Gọi a[i] là phần tử có giá trị lớn nhất trong mảng A ta có U <= a[i].
Ví dụ: Bạn có A = [2, 3, 6, 9, 11], có số nguyên tố bé nhất chưa xuất hiện là 5.
Dữ liệu nhập:
 Dòng 1 là số nguyên dương N (0 < N < 10^5)
 Dòng 2 là dãy A (A[i] < 2.000.000)
Kết quả:
 In ra màn hình số nguyên tố bé nhất không xuất hiện trong mảng A.
 Nếu không có số nguyên tố U nào bị thiếu thì hãy in ra : No prime
number missing!
Ví dụ:
BAI04.INP BAI04.OUT
6 5
234689

4 No prime number missing!


2357

-------HẾT-------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ………………………………….…Số báo danh……………....

Chữ ký giám thị 1: …………………….Chữ ký giám thị 2: ………….……………

Trang 3/4

You might also like