You are on page 1of 15

ĐỊNH HƯỚNG LỘ TRÌNH ÔN LUYỆN TOÀN DIỆN MÔN TOÁN

1. Khái quát chung về nội dung ôn luyện của môn học


Toán là môn học có dung lượng kiến thức lớn, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán bao gồm kiến thức lớp 11 và 12, do đó học
sinh cần có chiến lược học tập hiệu quả trong thời gian ngắn trang bị toàn diện kiến thức lớp 12 và ôn tập lại chương trình lớp 11. Có thể tham
khảo giản đồ phân phối thời gian ôn luyện toàn diện cho chương trình thi tốt nghiệp THPT môn Toán trong 6 tháng như sau:

Phân Tỉ trọng
Tên chuyên đề
phối điểm
Hàm số 20%
Mũ - Logarit 14%
Hình học không gian (Lớp 11+12) 10%
Lớp 12 Khối tròn xoay 6%
Nguyên Hàm - Tích phân 16%
Số phức 12%
Hình học Oxyz 16%

Tổ hợp - Xác suất 4%


Lớp 11
Cấp số cộng - Cấp số nhân 2%

Trong giai đoạn này, việc ôn luyện kiến thức phải được ưu tiên hàng đầu. Ngoài việc ghi nhớ toàn bộ kiến thức, luyện tập nhuần nhuyễn
các dạng bài tập đã học, các em cần trau dồi thêm các dạng bài tập khó hơn ở mức độ Vận dụng – Vận dụng cao.
2. Định hướng lộ trình ôn luyện và phương pháp học tập hiệu quả theo chuyên đề

Mục tiêu kiến thức cần đạt Mục tiêu kĩ năng cơ bản cần đạt Nội dung nâng cao để đạt điểm 9-10
Chuyên đề
(Ôn bao phủ) (Luyện cơ bản) (Luyện chuyên sâu)
90% câu hỏi trong đề thi Tốt nghiệp THPT môn Toán thuộc nội dung chương trình lớp 12, bao gồm 7 chuyên đề: Hàm số, Mũ –
Logarit, Nguyên hàm – Tích phân, Số phức, Hình học không gian (khối đa diện); Khối tròn xoay; Hình học giải tích trong mặt
[Toán 12] phẳng (Hình Oxyz). Với mỗi chuyên đề các em cần học chắc kiến thức cơ bản và luyện tập thành thạo những dạng bài chính liên
quan đến đề thi TNTHPT, sau đó tổng hợp lại các phương pháp giải nhanh hoặc công thức giải nhanh cho từng dạng để dễ dàng
tra cứu lại cho các giai đoạn ôn luyện tiếp theo.
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Biết vận dụng các định nghĩa, định lí, ôn luyện:
- Tính đơn điệu của hàm số quy tắc tìm khoảng/đoạn đồng biến, - Các bài toán liên quan đến hàm hợp, hàm
- Cực trị của hàm số nghịch biến; tìm cực trị, giá trị lớn nhất – chứa dấu giá trị tuyệt đối như cực trị, đơn
- Giá trị lớn nhất – nhỏ nhất của hàm nhỏ nhất của hàm số và tìm được giao điệu, min-max,…
số điểm hai đồ thị. - Các bài toán thực tế
- Tiệm cận của đồ thị hàm số - Kĩ năng sử dụng Casio giải các bài toán Phương pháp học tập hiệu quả:
Hàm số
- Tiếp tuyến của đồ thị hàm số về min-max - Tổng hợp các công thức giải nhanh về cực
- Hình dạng đồ thị các hàm cơ bản - Kĩ năng đọc bảng biến thiên, đồ thị hàm trị của hàm chứa trị tuyệt đối.
(hàm bậc 3, bậc 4 trùng phương, bậc số nhận dạng đồ thị hàm số và các yếu tố - Đối với các dạng bài khó như các dạng bài
nhất/bậc nhất) liên quan. về cực trị, tính đơn điệu hàm hợp, hàm trị
- Tương giao giữa hai đồ thị hàm số Phương pháp học tập hiệu quả: tuyệt đối học sinh làm tuần tự theo các
Phương pháp học tập hiệu quả: - Hệ thống các phương pháp giải các bước trong phương pháp giải. Bước nào còn
dạng bài. vướng mắc, các em tìm sự hỗ trợ từ thầy cô,
- Hệ thống các kiến thức trọng tâm về - Tổng hợp các công thức giải nhanh bạn bè, các anh chị đi trước,… và tìm kiếm
cực trị, đơn điệu,… - Đối với các dạng bài dễ sai lầm, trong các bài tập tương tự để giải nhằm nhuần
- Tổng hợp tất cả các dạng đồ thị quá trình làm bài, học sinh ghi lại các lỗi nhuyễn kiến thức, kĩ năng. Đồng thời, các em
hàm bậc ba, hàm bậc bốn trùng sai thường gặp để tránh các lỗi sai tương cần thường xuyên cập nhật các dạng bài
phương, hàm chứa dấu giá trị tuyệt tự. Ví dụ như các câu hỏi về cực trị của mới, lạ xuất hiện trong đề thi chính thức
đối. hàm số, điểm cực trị của hàm số, điểm hoặc thi thử để làm quen và luyện khả năng
cực trị của đồ thị hàm số,… tư duy khi gặp một bài toán mới bất kì.
- Ngoài ra, với một số dạng bài các em còn
cần vận dụng các kiến thức ở các lớp dưới
như các công thức liên quan đến tam thức
bậc hai và ứng dụng hoặc các kiến thức
liên chuyên đề như nguyên hàm – tích
phân. Đối với các dạng bài cần vận dụng
kiến thức liên chuyên đề, các em cần học
xong kiến thức ở chuyên đề đó và quay lại
làm bài tập liên quan.
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Nhận dạng đồ thị các hàm số lũy thừa, ôn luyện:
- Các kiến thức về hàm số lũy thừa, mũ, logarit và các bài toán liên quan - Bài toán min-max liên quan đến biểu thức
mũ, logarit: tập xác định, tập giá trị, - Vận dụng các phương pháp giải khác hoặc phương trình mũ – logarit
Mũ - Logarit
đạo hàm,… nhau giải phương trình – bất phương - Bài toán thực tế về lãi suất, tăng trưởng
- Các công thức lũy thừa, logarit trình mũ – logarit hoặc phương trình – - Bài toán tham số về phương trình, bất
bất phương trình mũ – logarit chứa tham phương trình mũ – logarit thỏa mãn điều
số kiện cho trước
- Các phương pháp chung giải Phương pháp học tập hiệu quả:
phương trình – bất phương trình mũ - Luyện tập với các dạng bài tập khác Phương pháp học tập hiệu quả:
– logarit nhau để ghi nhớ công thức và phương - Bổ sung các phương pháp giải phương
Phương pháp học tập hiệu quả: pháp giải. trình, bất phương trình mũ – logarit như
- Hệ thống các công thức lũy thừa, - Kiểm tra lại tính chính xác của công phương pháp hình học, phương pháp hàm
logarit thức nhờ máy tính Casio. đặc trưng,…
- Hệ thống các kiến thức liên quan - Đối với các dạng bài dễ sai lầm, học sinh - Đối với các dạng bài khó, chứa tham số, học
đến hàm số lũy thừa, mũ, logarit, các cần note các lưu ý bằng bút khác màu sinh không chỉ cần tuân thủ các bước giải mà
em học sinh cần hệ thống lại theo sơ trong vở như lưu ý cần tìm và đối chiếu còn cần lưu ý tới tìm điều kiện của ẩn phụ
đồ hoặc bảng biểu các kiến thức với điều kiện các bài toán giải phương (đối với phương pháp giải đặt ẩn phụ); quy
như: tập xác định, tập giá trị, đạo trình, bất phương trình chứa logarit; đổi điều kiện của phương trình – bất
hàm, … tập xác định của hàm số lũy thừa đối phương trình ban đầu sang phương trình –
- Hệ thống các phương pháp giải với số mũ nguyên dương, nguyên âm, bất phương trình mới,…
phương trình – bất phương trình mũ không nguyên;… Đặc biệt lưu ý với các - Hệ thống các công thức giải nhanh trong
– logarit cơ bản bài toán bất phương trình có cơ số lớn bài toán lãi suất
(hoặc nhỏ) hơn 1, khi giải cần đổi chiều
bất phương trình hay không?
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Nhận dạng các khối đa diện lồi và các ôn luyện:
Hình học
- Các định nghĩa, định lí, tính chất liên đặc điểm của khối đa diện như số mặt, số Bài toán thể tích, tỉ lệ khối đa diện có yếu tố
không gian
quan đến góc và khoảng cách trong đỉnh, số cạnh, số mặt phẳng đối xứng,.. góc, khoảng cách.
(Lớp 11 +
không gian. - Cách xác định và tính góc, khoảng cách. Phương pháp học tập hiệu quả:
12)
- Các khái niệm khối đa diện, khối đa - Ôn tập lại các kiến thức về hình học phẳng
diện lồi, khối đa diện đều thuộc chương trình lớp 10 như các hệ
- Các công thức liên quan đến thể tích - Vận dụng các kiến thức về góc, khoảng thức lượng trong tam giác, định lí cosin, định
khối đa diện và công thức tỉ số thể cách, thể tích, tỉ số thể tích để giải các bài lí sin,… . Đây là công cụ hỗ trợ để giải quyết
tích toán liên quan. các bài tập liên quan đến tính toán khoảng
Phương pháp học tập hiệu quả: Phương pháp học tập hiệu quả: cách, góc, thể tích,…
Hệ thống lí thuyết, công thức thể tích, - Luyện bài tập theo dạng bài, note và ghi - Đặt biệt, học sinh cần nắm chắc các kiến
tỉ lệ thể tích. nhớ các trường hợp đặc biệt như khối thức về góc, khoảng cách (thuộc chương
chóp có đường cao vuông góc với đáy, có trình lớp 11) để giải quyết các bài toán thể
mặt bên vuông góc với đáy,… tích (thuộc chương trình lớp 12) có dữ kiện
- Lưu ý các sai lầm dễ gặp phải như sử liên quan đến góc, khoảng cách.
dụng công thức tỉ lệ thể tích (Công thức
Simson) với khối chóp có đáy là tứ
giác,…
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo:
vững: - Vận dụng công thức để tính diện tích
- Hệ thống các kiến thức về mặt tròn xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích. Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
xoay và các yếu tố cơ bản như trục, - Vận dụng kiến thức giải quyết các bài ôn luyện:
đường sinh,… toán về mặt cầu ngoại tiếp khối đa diện; - Bài toán nội tiếp – ngoại tiếp khối tròn
Khối tròn - Phân biệt các khái niệm về mặt và các mặt tròn xoay được sinh ra khi quay xoay
xoay khối nón, trụ, cầu và các yếu tố liên quanh trục cố định, mối liên hệ giữa các - Bài toán min – max thể tích khối tròn xoay
quan. mặt tròn xoay, các dạng bài liên quan đến Phương pháp học tập hiệu quả:
- Nắm vững công thức về diện tích thiết diện… - Hệ thống các bài toán tổng quát và ghi nhớ
xung quanh, diện tích toàn phần hình Phương pháp học tập hiệu quả: các công thức giải nhanh.
nón – hình trụ, thể tích khối nón – - Làm các ví dụ điển hình với từng dạng bài
để ghi nhớ phương pháp và hướng giải.
khối trụ; công thức về diện tích hình - Tổng hợp các phương pháp tìm tâm và
cầu, thể tích khối cầu công thức tính nhanh bán kính mặt cầu
Phương pháp học tập hiệu quả: ngoại tiếp khối đa diện.
- Học sinh cần tổng hợp theo bảng - Đối với các dạng bài liên quan đến các
hoặc sơ đồ các công thức liên quan mặt tròn xoay được sinh ra khi quay
đến khối nón, trụ, cầu ; các cách xác quanh trục cố định, học sinh cần luyện
định tâm và bán kính mặt cầu;… nhiều bài tập và có khả năng tưởng
- Tùy theo cách học của bản thân, học tượng hình không gian tốt hoặc mô hình
sinh cần tìm cho mình các “mẹo” để hóa hình ảnh bằng một vật cụ thể.
ghi nhớ công thức, tránh nhầm lẫn Bên cạnh đó, học sinh cũng cần nắm
giữa các công thức với nhau. chắc các công thức về hình học phẳng
như hệ thức lượng trong tam giác,…
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Áp dụng định nghĩa, tính chất và bảng ôn luyện:
- Hiểu các định nghĩa, tính chất của các nguyên hàm; các phương pháp đổi - Bài toán tích phân hàm ẩn
nguyên hàm, tích phân; ghi nhớ bảng biến, từng phần để tính nguyên hàm, tích - Bài toán diện tích hình phẳng (có liên quan
các nguyên hàm cơ bản. phân. Đặc biệt là tích phân hàm ẩn. đến cực trị hàm số)
Nguyên hàm - Nắm vững các phương pháp tính - Ứng dụng tích phân tính diện tích hình - Bài toán thực tế
– Tích phân nguyên hàm, tích phân (phương phẳng, thể tích vật thể. Phương pháp học tập hiệu quả:
pháp đổi biến, phương pháp nguyên - Vận dụng giải các bài toán thực tế như - Luyện các bài tập vận dụng cao thuộc các
hàm/tích phân từng phần) các bài toán chuyển động, các bài toán về dạng bài để luyện tư duy và rèn phản xạ.
- Nắm vững công thức tính diện tích diện tích, thể tích,… - Sưu tầm các câu hỏi tương tự với cách hỏi
hình phẳng; thể tích vật thể nói chung Phương pháp học tập hiệu quả: mới lạ để rèn khả năng tư duy giải một bài
và vật thể tròn xoay nói riêng toán bất kì.
Phương pháp họ c tập hiệu quả: - Note và ghi nhớ các phương pháp, kĩ
- Hệ thống bảng các nguyên hàm mở năng giải nhanh như kĩ năng chọn hàm
rộng bao gồm nguyên hàm của một trong bài toán hàm ẩn; kĩ năng sử dụng
số hàm số như Casio;…
dx - Luyện tập để ghi nhớ phương pháp giải
 sin ( ax + b ) dx;  a 2
− x2
;...

- Hệ thống các phương pháp tính
nguyên hàm – tích phân như:
phương pháp đổi biến; phương pháp
từng phần, phương pháp đồng nhất
hệ số,… Đi kèm với đó là các ví dụ
minh họa cho phương pháp.
- Hệ thống các công thức tính diện
tích hình phẳng; thể tích vật thể và
thể tích khối tròn xoay trong mọi
trường hợp. Ví dụ trong trường hợp
một đồ thị hàm số; hai đồ thị hàm
số;…
- Hệ thống các dạng bài và phương
pháp giải kèm các ví dụ điển hình
nhất là các dạng bài đặc biệt, khó như
dạng bài về hàm ẩn, hàm phân nhánh,
bài toán thực tế,…
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Tính modul, tìm số phức liên hợp, ôn luyện:
- Định nghĩa số phức; phần thực, nghịch đảo của số phức - Bài toán modul số phức, min-max modul số
phần ảo, modul của số phức; số phức - Biểu diễn số phức trên mặt phẳng tọa phức
liên hợp; nghịch đảo số phức; căn bậc độ - Bài toán phương trình phức
hai của số phức; hai số phức bằng - Vận dụng nhuần nhuyễn các quy tắc Phương pháp học tập hiệu quả:
nhau;… cộng, trừ, nhân, chia số phức để giải - Các em cần nắm vững phương pháp giải
- Hiểu ý nghĩa hình học của số phức quyết các bài toán liên quan. bằng đại số, phương pháp hình học giải
Số phức
- Nắm vững các quy tắc cộng, trừ, - Giải phương trình số phức quyết bài toán này.
nhân, chia số phức Phương pháp học tập hiệu quả: - Thành thạo các kĩ năng biến đổi như lấy
- Phương trình bậc hai của số phức - Sử dụng thành thạo Casio để rút ngắn modul 2 vế, kĩ năng Casio
Phương pháp học tập hiệu quả: thời gian giải các bài tập về số phức nhất - Nắm vững các đẳng thức về modul số phức
Tổng hợp, hệ thống các dạng bài và là giải phương trình và các bài toán tính và vận dụng thành thạo trong quá trình
phương pháp giải liên quan đến số toán đơn giản,… luyện tập.
phức như dạng đại số của số phức, - Áp dụng định lí Vi-et (chương trình lớp
dạng hình học của số phức,… 10) trong giải phương trình phức.
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo: Các dạng toán vận dụng cao học sinh cần
vững: - Tìm tọa độ điểm, tính được khoảng cách ôn luyện:
- Xác định được tọa độ điểm, vectơ và (giữa hai điểm, giữa điểm và đường - Bài toán cực trị hình học
Hình học các phép toán của nó thẳng, giữa hai đường thẳng,…) và góc - Bài toán liên quan đến tiếp tuyến, tiếp
Oxyz - Tích vô hướng, tích có hướng của giữa hai vectơ điểm,…
các vectơ, độ dài của vectơ - Viết được phương trình mặt cầu, mặt Phương pháp học tập hiệu quả:
- Độ dài vecto, khoảng cách, góc phẳng và đường thẳng và xác định các - Đối với các dạng bài khó như dạng bài cực
yếu tố liên quan trị, các em học sinh cần phân loại ra thành
- Phương trình mặt cầu, mặt phẳng và - Xác định vị trí tương đối giữa hai đường các bài toán nhỏ và phương pháp giải đối
đường thẳng thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng,… với từng bài toán. Đồng thời, luyện tập các ví
Phương pháp học tập hiệu quả: - Ứng dụng tọa độ trong các bài toán hình dụ minh họa cho bài toán đến mức thành
Hệ thống lại một các bài bản các công học cổ điển như tính diện tích, thể tích,… thạo.
thức; các phương trình và các điểm Phương pháp học tập hiệu quả: - Áp dụng các kiến thức trong hình học
cần lưu ý nhất là với các nội dung Củng cố và nâng cao một số kĩ năng như: phẳng, hình học không gian vào hình học giải
mới, không có nét tương đồng với Sử dụng thành thạo Casio để rút ngắn tích trong không gian.
chương trình lớp 10 như: công thức thời gian tính toán như tính khoảng cách,
tính khoảng cách giữa điểm và tính tích có hướng, tích vô hướng,…
đường thẳng, giữa hai đường thẳng
chéo nhau, công thức tính thể tích
khối đa diện,…
Phần lớp 11 chiếm 5 câu trong đề thi tốt nghiệp, thường là các câu hỏi ở mức độ Nhận biết, Thông hiểu. Do đó các em cần có kế
hoạch ôn tập, hệ thống lại kiến thức và dạng bài phần lớp 11 một cách hiệu quả nhất trước khi bước sang giai đoạn luyện đề.
[Lớp 11]
Mindmap có thể coi là công cụ hiệu quả nhất trong giai đoạn này. Việc tự hệ thống lại kiến thức giúp các em khắc sâu kiến thức
hơn, và dễ dàng hơn cho việc tra cứu lại trong quá trình học tập sau này.
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo:
vững: Vận dụng các kiến thức về cấp số cộng,
Hệ thống toàn bộ các kiến thức về: cấp số nhân giải quyết các bài toán liên
Cấp số cộng
Cấp số cộng – Cấp số nhân và các yếu chuyên đề như bài toán lãi suất,…
– Cấp số
tố liên quan như: Số hạng tổng quát,
nhân
tổng của cấp số cộng – cấp số nhân;
tính chất,…
Phương pháp học tập hiệu quả:
Học sinh chỉ cần ghi nhớ các công
thức và làm các ví dụ minh họa đồng
thời sử dụng Casio để tối ưu thời
gian làm bài.
Các kiến thức học sinh cần nắm Các kĩ năng học sinh cần thành thạo:
vững: Vận dụng các kiến thức đạo hàm, tích
Hệ thống toàn bộ các công thức về phân giải quyết các bài toán về nhị thức
hoán vị - chỉnh hợp – tổ hợp, nhị thức Newton
Newton.
Phương pháp học tập hiệu quả:
Ngoài việc hệ thống lại kiến thức một
cách bài bản, các em học sinh cần
luyện nhiều bài tập để ghi nhớ và
Tổ hợp – Xác
thành thạo nhất là các dạng bài liên
suất
quan đến xác suất. Với các dạng bài
này, học sinh hay liệt kê thiếu trường
hợp hoặc không xác định được khi
nào dùng chỉnh hợp, khi nào dùng tổ
hợp dẫn đến tính toán sai kết quả. Vì
vậy, các em cần ghi nhớ cách phân
biệt sự khác nhau giữa hai khái
niệm: Chỉnh hợp phân biệt vị trí, thứ
tự còn tổ hợp thì không.
- Sau khi học xong mỗi chuyên đề, để “review” lại nội dung kiến thức, các em cần làm bài kiểm tra chuyên đề để đánh giá lại một
cách tổng quan và toàn diện các kiến thức các em đã được học xem còn thiếu và yếu phần nào. Nếu còn vấn đề vướng mắc ở
dạng bài nào, các em cần xem lại kiến thức cũng như luyện bài tập để tăng mức độ thành thạo.
- Sau khi chuyển sang học chuyên đề sau, các em học sinh không được bỏ qua luôn các chuyên đề đã học mà cần kết hợp ôn
luyện cùng chuyên đề trước bằng cách: thường xuyên làm các bài tập tổng hợp trong chuyên đề để tăng khả năng phản xạ và
nhận diện dạng bài, làm tiền đề cho giai đoạn sau: Giai đoạn luyện đề.
- Để giải quyết được các câu hỏi hay, lạ, khó trong đề thi, các em học sinh cần tư duy tìm được đúng hướng giải bằng cách:
+ Xác định yêu cầu của đề bài và các bước giải chung. Ví dụ với các câu hỏi liên quan đến cực trị của hàm hợp chứa dấu
giá trị tuyệt đối, về bản chất, đây vẫn là bài toán tìm cực trị của hàm số và các bước giải của dạng bài này không thay đổi
KẾT LUẬN
với bất cứ dạng hàm số nào.
CHUNG
+ Các bước giải của một bài toán khó có thể được coi là các bài toán nhỏ trong bài toán lớn. Ngoài việc tìm được hướng
đi trong các bài toán nhỏ, các em học sinh cần kết hợp với các kiến thức bổ trợ khác. Ví dụ như bài toán cực trị đã đề cập
ở trên, để giải quyết các em các em còn cần nắm vững cách vẽ đồ thị hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối, công thức tính số
điểm cực trị của hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối,…
+ Mỗi bài toán có thể có nhiều hướng đi. Tuy nhiên, không phải hướng đi nào cũng đến được đích. Vì vậy, để tìm được
hướng đi ngắn nhất và dễ dàng nhất, các em học sinh cần có cái nhìn tổng quan về bài toán cũng như có sự nhanh nhạy
trong việc lựa chọn hướng đi; biết kết hợp các kiến thức cùng chuyên đề, liên chuyên đề, liên lớp,… để giải quyết. Để
đạt được điều này, không có gì ngoài việc nắm vững kiến thức của các chuyên đề cũng như làm nhiều bài tập để rèn phản
xạ, luyện kĩ năng.
ĐỊNH HƯỚNG LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ

Sau khi hoàn thành lộ trình ôn luyện toàn diện, các em cần làm quen với các dạng đề với các mức độ khác nhau và phân bổ thời gian
để thích nghi với việc thực hiện một bài thi hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này, các em có thể phân bổ thời gian luyện đề với tần suất khoảng 1 đề/
tuần theo lộ trình tuần tự như sau:
Giai đoạn này, các em nên bắt đầu khởi động với các đề thi có độ khó tương đương với khoảng 90%-100% độ khó của đề thi
chính thức năm trước. Việc luyện đề giúp các em làm quen với cấu trúc và cách thức làm một đề thi; giúp các em nhận diện
các dạng bài và có chiến lược hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp/ kĩ năng đã học ở giai đoạn trước vào một đề thi
thực tế, đồng thời ôn tập tổng quan lại kiến thức và luyện phản xạ làm bài.
❖ Trong khoảng 5 tuần đầu tiên, có thể thời gian các em làm đề dài hơn so với tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các em đừng quá lo
lắng mà hãy bình tĩnh xem xét lại các vấn đề vướng mắc trong quá trình làm đề và tìm ra hướng giải quyết đúng đắn. Ví
dụ như:
Giai đoạn - Với các câu hỏi ở cấp độ nhận biết – thông hiểu, thời gian các em giải đề là khoảng bao nhiêu lâu? Có cách nào rút ngắn
1: Luyện đề thời gian làm bài không (có thể bỏ qua các bước giải, tính toán nào; có công thức, phương pháp giải nhanh nào;…)? Có
tiêu chuẩn giải sai chỗ nào không? Tại sao lại sai? Cách khắc phục các vấn đề mắc phải (“review” lại kiến thức; ghi chú các sai lầm đã
(10 tuần) mắc;…)
- Với các câu hỏi ở cấp độ vận dụng – vận dụng cao: Thời gian giải quyết 1 câu hỏi mất bao nhiêu phút? Tại sao không
giải được câu hỏi (do không nhớ, không biết cách giải; tính toán sai,…)? Cách khắc phục (xem lại các kiến thức đã học, bổ
sung phương pháp giải với các dạng bài mới,…)?
❖ Trong 5 tuần tiếp theo, các em nên cố gắng cải thiện và tiến tới tuân thủ đúng thời gian hoàn thành một đề thi. Sau đó, tự
đánh giá lại kết quả làm bài.
+ Nếu kết quả luyện tập của các em đạt 7-8 điểm nhưng chưa có sự cải thiện (về mặt điểm số hoặc về mặt thời gian làm
bài) thì không vội vàng luyện thật nhiều đề thi (đây là sai lầm các em thường mắc phải). Hãy để cho bản thân một
khoảng trống để nhìn lại một lần nữa các vấn đề mà mình mắc phải và tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ như kiến thức còn
hổng, chưa chắc chắn nên gặp các câu hỏi có cách hỏi khác đi, các em sẽ dễ “giật mình”, không tìm ra được hướng giải.
Khi đó, các em lại cần xem lại kiến thức, làm các bài tập liên quan và ghi chú các sai lầm đã gặp để tránh lặp lại. Các em
nên nhớ luyện đề nhiều mà không nhìn lại chưa phải đã tốt.
+ Nếu kết quả luyện tập của các em đạt điểm số là 7-8 điểm và có sự cải thiện mặt điểm số hoặc rút ngắn thời gian làm
bài thì chúc mừng các em. Các em đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, các em không được tự mãn mà cần xem xét lại quá
trình cải thiện, nâng cao điểm số của bản thân xem với tốc độ như vậy, mục tiêu các em đề ra có đạt được hay không?
Nếu không thì giải pháp của các em là gì?
+ Nếu kết quả luyện tập của các em đạt từ 8 điểm trở lên thì ở giai đoạn này các em đã hình thành được những phản xạ
nhanh nhạy nhất định khi đứng trước một câu hỏi của đề thi; “nhìn” được hướng đi đối với các câu hỏi khó. Vì vậy, các
em cần:
● Tăng dần tốc độ làm bài nhất là với các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng bằng cách sử dụng các công thức,
phương pháp giải nhanh, sử dụng các tính năng của máy tính Casio làm công cụ hỗ trợ.
● Làm quen dần với các dạng câu hỏi vận dụng cao.
Giai đoạn này, các em học sinh nên luyện tập với các đề thi có độ khó cao hơn đề chính thức khoảng 10% với với thời gian
làm bài tiêu chuẩn. Ở giai đoạn này các em cần:
Giai đoạn
+ Nhận diện và có chiến lược làm bài hiệu quả cho tất cả các dạng bài trong đề thi đồng thời giải quyết tốt tất cả câu hỏi
2: Luyện đề
thuộc cấp độ nhận biết – thông hiểu, đảm bảo không lặp các sai lầm đã từng mắc phải.
nâng cao
+ Tăng tốc độ giải quyết các câu hỏi nhận biết – thông hiểu ở mức tối đa, tập trung cho vùng câu hỏi Vận dụng – Vận
(5 tuần)
dụng cao.
+ Tăng phản xạ, tư duy lập luận, phân tích khi gặp các dạng bài mới, lạ khó.
Giai đoạn
Đây là giai đoạn luyện đề cuối cùng trước kì thi, là giai đoạn quyết định cho cả quá trình ôn tập và rèn luyện của các em, do
3: Luyện đề
đó việc lựa chọn chiến thuật học tập thông minh sẽ giúp các em tối ưu hóa điểm số của mình. Điều đầu tiên, các em cần làm
thực chiến
là đánh giá toàn diện năng lực bản thân và mức điểm các em đang đạt được bằng cách làm một cách nghiêm túc một đề thi
(5 tuần)
có cấu trúc tương đương với cấu trúc đề tham khảo mà Bộ đã công bố (nếu có) trong thời gian 90 phút. Từ đó, so sánh kết
quả làm bài với mục tiêu điểm số các em đang đặt ra và tính toán khả năng hoàn thành (hoặc vượt) mục tiêu đề ra như sau:
❖ Nếu mục tiêu điểm số của các em là 7-8 điểm:
● Luyện đề có trọng tâm: Chỉ tập trung giải quyết các câu nhận biết – thông hiểu và một số câu vận dụng đã xác
định được phương pháp làm bài cụ thể; bỏ qua các dạng bài thuộc cấp độ vận dụng cao trong các chuyên đề
lớp 12.
● Ôn tập một cách trọng điểm. Tập trung vào các vùng kiến thức còn chưa vững, chú ý ghi nhớ và vận dụng các
kĩ năng giải nhanh, các chiến thuật làm bài.
❖ Nếu mục tiêu điểm số của các em là 9-10 điểm:
● Tối ưu hóa thời gian làm các câu hỏi nhận biết – thông hiểu trong đề thi và luôn làm theo tôn chỉ “Đã chọn là
phải đúng”, tránh trường hợp tính sai, khoanh nhầm.
● Tập trung giải quyết các câu hỏi thuộc cấp độ vận dụng – vận dụng cao trong các chuyên đề lớp 12 như dạng
bài cực trị, tính đơn điệu hàm hợp…; tập trung rèn luyện để tăng phản xạ và kĩ năng giải nhanh các câu hỏi khó
trong thời gian ngắn, sau đó mở rộng với các dạng bài mới lạ và khó bằng cách sưu tầm câu hỏi từ đề thi của
các trường, các sở,…

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình luyện đề:


● Trong suốt quá trình luyện đề, các em cần chọn hệ thống đề thi đa dạng về ma trận dạng bài, không “đóng khung”; rập khuôn về theo
các dạng bài mà đề tham khảo của Sở, của Bộ đã công bố… Điều này giúp các em tránh gặp “bỡ ngỡ” cũng như rèn phản xạ đọc đề bài –
xác định luôn được hướng giải.
● Ở trong bất kì giai đoạn nào của quá trình luyện đề, các em cũng cần ưu tiên việc lựa chọn các đề thi chuẩn về nội dung và cấu trúc để
luyện tập. Muốn có được các đề chất lượng, các em có thể tham khảo các đề thi thử của các trường, các Sở; hoặc lấy từ các nguồn uy tín
khác như từ giáo viên, các bộ sách luyện đề của các tác giả uy tín,…
● Luyện đề có trọng điểm, mỗi tuần làm 1 đề, sau khi làm xong nên kiểm tra đáp án và hướng dẫn giải để biết năng lực của mình đến đâu
và cập nhật thêm các dạng bài mới; các cách giải mới, giải nhanh mà bản thân chưa biết. Những câu hỏi làm sai hoặc chưa làm được các
em nên xem lại kiến thức đã hệ thống trong giai đoạn đầu để xem mình còn yếu và thiếu ở đâu, cần bổ sung kiến thức và phương pháp
làm bài nào. Với cách làm đó các em sẽ khắc sâu hơn kiến thức và tránh bị lặp lại những lỗi sai, đồng thời giải quyết tốt các câu hỏi chưa
làm được ở các đề tiếp theo.

Nguồn : Hocmai.vn

You might also like