You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: tất cả các ngành (trừ chuyên ngành Toán Tài Chính)
CHUYÊN NGÀNH: CÁC CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: KINH TẾ LƯỢNG (Econometrics).


2. Mã học phần: (Phòng QLĐT-CTSV sẽ bổ sung)
3. Số tín chỉ: 3
4. Trình độ: cho sinh viên chính quy (đại học năm thứ 2, văn bằng 2, liên thông đại học).
5. Phân bổ thời gian: (giờ tín chỉ đối với các hoạt động)
+ Lên lớp: 45 tiết.
6. Điều kiện tiên quyết: Toán cho nhà Kinh tế và Quản trị, Thống kê ứng dụng trong Kinh tế
và Kinh doanh, Kinh tế Vi mô, Kinh tế Vĩ mô.
7. Mục tiêu của học phần: Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về kinh tế lượng với dữ
liệu chéo, bao gồm các kiến thức:
7.0. Bản chất của kinh tế lượng và dữ liệu kinh tế
7.1. Hồi quy tuyến tính đơn và hồi quy tuyến tính bội với dữ liệu chéo: vấn đề ước lượng,
vấn đề suy diễn và một số vấn đề mở rộng
7.2. Phương pháp bình phương nhỏ nhất và tính chất của ước lượng OLS
7.3. Hồi quy với biến định tính
7.4. Có kỹ năng đọc hiểu các kết quả từ các phần mềm Kinh tế lượng thông dụng (R,
Eviews, Stata, …), có kỹ năng sử dụng các phần mềm Kinh tế lượng để xử lý số liệu
thu thập, kiểm định mô hình.
8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Giới thiệu chung về kinh tế lượng và quan hệ hồi quy,
đặc biệt với dữ liệu chéo và dữ liệu theo thời gian: mô hình hồi quy tuyến tính 2 biến và hồi
quy tuyến tính bội, phương pháp OLS và các tính chất của ước lượng OLS. Các vấn đề mở
rộng về dạng hàm và dữ liệu cũng được xem xét để đảm bảo thu được kết quả hồi quy đáng
tin cậy
9. Nhiệm vụ của sinh viên: (Tham dự học, thảo luận, kiểm tra theo quy chế học vụ hiện hành
của nhà trường)
- Dự lớp: Tham dự đầy đủ các buổi giảng. (theo quy chế học vụ hiện hành của nhà trường)
- Bài tập: Làm các bài tập trên lớp, ở nhà theo yêu cầu của Giảng viên.
Trang 1/5
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Eviews, Excel.
10. Tài liệu học tập:
- Tài liệu bắt buộc:
[0.1] Wooldridge J. (2012) Nhập môn Kinh tế lượng: cách tiếp cận hiện đại, NXB Cengage.
- Tài liệu tham khảo:
[1.1] Bộ môn Toán kinh tế (2008) . Giáo trình Kinh tế lượng. NXB. Lao động – Xã hội 2009.
[1.2] Ths. Phạm Trí Cao – Ths. Vũ Minh Châu. Kinh tế lượng ứng dụng. NXB. Thống kê
2009.
[1.3] Nguyễn Thành Cả & Nguyễn Thị Ngọc Miên. Kinh tế lượng. Nhà xuất bản Kinh tế
TPHCM, 2013.

[1.4] Nguyễn Quang Dong, Giáo trình Kinh tế lượng, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà
Nội, 2014.

[1.5] William E. Griffiths, R. Carter Hill, and Guay C. Lim, Principles of Econometrics, 4th

[1.6] Damodar N. Gujarati. Basic econometrics. Mc Graw-Hill Inc, Third Ed. 1995.

11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: (tối thiểu gồm 4 mục, tổng các mục là 100%)
- Đánh giá quá trình: 40%
 Kiểm tra giữa kỳ (Chương 1-7, tự luận): 20%
 Bài tập nhóm: 20%
- Thi kết thúc học phần (Chương 1-9, tự luận): 60%
- Câu hỏi lý thuyết: 2 điểm
- Câu hỏi tính toán: 8 điểm
12. Thang điểm: (Theo học chế tín chỉ)

Trang 2/5
13. Nội dung chi tiết học phần:
Ngày Nội dung giảng dạy Tài liệu đọc Chuẩn bị của sinh viên Đáp
(số (tên chương, phần, phương (chương, (bài tập, thuyết trình, giải ứng
tiết) pháp giảng dạy) phần) quyết tình huống…) mục
tiêu
Buổi 1 Chương 1. Bản chất của Chương 1 và - Giảng viên giới thiệu tài liệu 7.0,
(5 tiết) kinh tế lượng và dữ liệu chương 2 học tập, những công cụ cần 7.1,
kinh tế có: sách, phần mềm, nguồn 7.4
- Kinh tế lượng là gì? học liệu mở trên Web
- Cấu trúc của dữ liệu kinh - Gợi ý sinh viên nêu ý tưởng
tế về bài tập nhóm
- Quan hệ nhân quả và
phân tích tác động riêng
phần
Chương 2. Mô hình hồi
quy đơn
- Giới thiệu hồi quy
đơn
- Phương pháp bình
phương nhỏ nhất
- Chương 2. Mô hình hồi Chương 2 - Kết hợp hướng dẫn sử dụng 7.1,
Buổi 2 quy đơn (tiếp theo) phần mềm 7.2,
(5 tiết) - Các tính chất của OLS - Sinh viên làm bài tập trong 7.4
- Vấn đề đơn vị tính của sách
biến và dạng hàm - Hướng dẫn sinh viên thu
- Giá trị kỳ vọng và phương thập dữ liệu sơ cấp hoặc thứ
sai của ước lượng OLS cấp
- Hồi quy qua gốc tọa độ
Chương 3. Phân tích hồi Chương 3 - Sinh viên làm bài tập trong 7.1,
Buổi 3 quy bội: vấn đề ước lượng sách 7.2,
(5 tiết) - Sự cần thiết của hồi quy - Giải đáp thắc mắc của sinh 7.4
bội viên khi làm bài tập nhóm
- Cách thực hiện và diễn - Kết hợp hướng dẫn sử dụng
giải phương pháp bình phần mềm
phương nhỏ nhất
- Giá trị kỳ vọng của ước
lượng OLS
- Phương sai của các ước
lượng OLS
- Tính hiệu quả của ước
lượng OLS: định lý Gauss-
Markov
Chương 4. Phân tích hồi Chương 4 - Sinh viên làm bài tập trong 7.1,
quy bội: Vấn đề suy diễn sách 7.2,
Buổi 4 - Phân phối mẫu của ước - Giải đáp thắc mắc của sinh 7.4
(5 tiết) lượng OLS viên khi làm bài tập nhóm
- Kiểm định giả thuyết đơn - Kết hợp hướng dẫn sử dụng
về hệ số hồi quy phần mềm
- Khoảng tin cậy

Trang 3/5
- Kiểm định giả thuyết về
một kết hợp tuyến tính
giữa các tham số
- Kiểm định nhiều ràng
buộc tuyến tính
- Trình bày kết quả hồi quy
- Bổ sung kiểm định phân
phối chuẩn của phần dư
Buổi 5 Chương 5. Tính tiệm cận Chương 5 và - Sinh viên làm bài tập trong 7.1,
(5 tiết) của ước lượng OLS chương 6 sách 7.2,
- Tính vững - Giải đáp thắc mắc của sinh 7.4
- Tính tiệm cận chuẩn và viên khi làm bài tập nhóm
vấn đề suy diễn với mẫu - Kết hợp hướng dẫn sử dụng
lớn phần mềm
- Tính hiệu quả tiệm cận
của OLS
- Các kiểm định khác với
mẫu lớn: Thống kê nhân
tử Lagrange

Chương 6. Phân tích hồi


quy bội: Một số vấn đề mở
rộng
- Vấn đề đơn vị tính
- Bàn thêm về dạng hàm
hồi quy
- Bàn thêm về hệ số xác
định và vấn đề lựa chọn
biến độc lập
- Phân tích về dự đoán và
sai số dự đoán
Chương 7. Hồi quy với Chương 7 - Sinh viên làm bài tập trong 7.1,
Buổi 6 biến định tính sách 7.2,
(5 tiết) - Mô tả thông tin định tính - Giải đáp thắc mắc của sinh 7.3,
- Biến độc lập là 1 biến viên khi làm bài tập nhóm 7.4
giả - Kết hợp hướng dẫn sử dụng
- Sử dụng các biến giả phần mềm
trường hợp biến định
tính có nhiều lựa chọn
- Tương tác với biến giả
- Kiểm định sự khác biệt
trong hàm hồi quy giữa
các nhóm (dùng biến
giả, dùng kiểm định
Chow)
- Biến phụ thuộc nhị phân
(tự đọc)
- Diễn giải kết quả hồi
quy với biến phụ thuộc
rời rạc (tự đọc)

Trang 4/5
Chương 8: Phương sai Chương 8 - Kiểm tra giữa kỳ: nội 7.1,
thay đổi. dung thuộc Chương 1-7 7.2,
Buổi 7 - Hậu quả của phương sai - Sinh viên làm bài tập trong 7.3,
(5 tiết) thay đổi sách 7.4
- Thống kê suy diễn cải - Giải đáp thắc mắc của sinh
thiện trong trường hợp có viên khi làm bài tập nhóm
phương sai thay đổi - Kết hợp hướng dẫn sử dụng
- Kiểm định phương sai phần mềm
thay đổi
- Bình phương nhỏ nhất có
trọng số
- Dự đoán khi có phương
sai thay đổi (tự đọc)
Chương 9. Một số vấn đề Chương 9 - Sinh viên làm bài tập trong 7.1,
về mở rộng dạng hàm và sách 7.2,
Buổi 8 dữ liệu - Kết hợp hướng dẫn sử dụng 7.3,
(5 tiết) - Vấn đề xác định sai dạng phần mềm 7.4
hàm - Giải đáp thắc mắc của sinh
- Sử dụng biến đại diện viên khi làm bài tập nhóm
cho các biến giải thích
không quan sát được
- Mô hình hệ số góc ngẫu
nhiên (tự đọc)
- Các tính chất của OLS
khi có sai số đo lường
- Dữ liệu bị khuyết, mẫu
phi ngẫu nhiên và các
quan sát bất thường (tự
đọc)
- Phương pháp độ lệch
tuyệt đối nhỏ nhất (tự
đọc)
Buổi 9 - Ôn tập, giải đáp thắc - Sinh viên làm bài tập trong
(5 tiết) mắc sách
- Báo cáo bài tập nhóm
Tổng 45 tiết
cộng :

TP.HCM, ngày 05 tháng 11 năm 2018


PHÊ DUYỆT CỦA KHOA NGƯỜI BIÊN SOẠN
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

PHẠM TRÍ CAO

Trang 5/5

You might also like