You are on page 1of 223

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ?

TRƯỜNG THPT ?
-----  -----

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP

VẬT LÝ 10
(Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)

E = mc 2

Họ và tên học sinh: ...................................................


Lớp: ..............

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC

MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM..........................................................................................................................................4
CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ...........................................................................................................................................................4
CHỦ ĐỀ 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.........................................................................................................................................6
Dạng 1. Khai thác phương trình chuyển động thẳng đều, xác định các đặc trưng: vận tốc, quãng đường, thời gian....................8
Dạng 2. Tính vận tốc, tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng đều..............................................................................................8
Dạng 3. Viết phương trình chuyển động thẳng đều và xác định vị trí, thời điểm hai vật khi gặp nhau. Bài toán khoảng cách..10
Dạng 4. Đồ thị chuyển động thẳng đều.................................................................................................................................................11
Loại 1. Đồ thị vận tốc - thời gian.............................................................................................................................................................11
Loại 2. Đồ thị tọa độ - thời gian..............................................................................................................................................................11
CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU....................................................................................................................12
Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động thẳng biến đổi đều: gia tốc, quãng đường, thời gian, vận tốc, .......................14
Loại 1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều...........................................................................................................................................14
Loại 2. Chuyển động thẳng chậm dần đều.............................................................................................................................................16
Dạng 2. Khai thác phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.....................................................................................................17
Dạng 3. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối.........................................................................................18
Dạng 4. Viết phương trình chuyển động và xác định vị trí, thời điểm hai vật gặp nhau. Bài toán khoảng cách..........................19
Dạng 5. Đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều...................................................................................................................................21
Loại 1. Đồ thị gia tốc, toạ độ và quãng đường theo thời gian................................................................................................................21
Loại 2. Đồ thị vận tốc - thời gian.............................................................................................................................................................22
CHỦ ĐỀ 4. SỰ RƠI TỰ DO..................................................................................................................................................................24
Dạng 1. Xác định quãng đường, vận tốc, thời gian của một vật rơi tự do.........................................................................................25
Dạng 2. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và n giây cuối...........................................................................................................26
Dạng 3. Bài toán hai vật rơi tự do..........................................................................................................................................................28
CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU..........................................................................................................................................28
Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động tròn đều: chu kỳ, tần số, vận tốc dài, gia tốc hướng tâm................................31
Loại 1. Xác định chu kỳ, tần số, vận tốc dài...........................................................................................................................................31
Loại 2. Xác định gia tốc trong chuyển động tròn đều (gia tốc hướng tâm)..........................................................................................32
Loại 3. Bài toán nâng cao về thời gian trong chuyển động tròn đều....................................................................................................32
Dạng 2. Khảo sát hai vật chuyển động tròn đều...................................................................................................................................33
CHỦ ĐỀ 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC.......................................................33
Dạng 1. Công thức cộng vận tốc trên cùng một phương.....................................................................................................................34
Dạng 2. Công thức cộng vận tốc theo hai phương vuông góc.............................................................................................................35
Dạng 3. Công thức cộng vận tốc theo hai phương hợp với nhau một góc bất kì...............................................................................36
CHỦ ĐỀ 7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ...................................................................................................36
CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYỂN ĐỀ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM...........................................................................38
Kiểm tra 45 phút số 1 kì I (Chương I, THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội 2020)............................................................................38
Kiểm tra 45 phút số 2 kì I (Chương I, THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam 2019)......................................................................39
Kiểm tra 45 phút số 3 kì I (Chương I, THPT Hùng Vương – Đắc Nông 2020).................................................................................41
Kiểm tra 45 phút số 4 kì I (Chương I, THPT Chu Văn An – Đắc Lắc 2020)....................................................................................42
CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM............................................................................................................................44
CHỦ ĐỀ 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM.................................................44
Dạng 1. Tổng hợp và phân tích lực tại một điểm có nhiều lực tác dụng............................................................................................45
Dạng 2. Điều kiện cân bằng của vật dưới tác dụng của nhiều lực......................................................................................................45
CHỦ ĐỀ 2. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON..............................................................................................................................................47
Dạng 1. Định luật II Newton..................................................................................................................................................................49
Loại 1. Mối liên hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc: F=ma...................................................................................................................49
Loại 2. Liên quan đến lực cản. Phương pháp động lực học..................................................................................................................51
Dạng 2. Định luật III Newton. Va chạm giữa hai vật..........................................................................................................................53
CHỦ ĐỀ 3. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN....................................................................................................54
Dạng 1. Lực hấp dẫn giữa hai vật..........................................................................................................................................................56
Dạng 2. Trọng lượng, gia tốc trọng trường của vật thay đổi theo độ cao..........................................................................................57
Dạng 3. Xác định vị trí đặt vật để lực hấp dẫn cân bằng. Tìm lực hấp dẫn tổng hợp tại một điểm...............................................58
CHỦ ĐỀ 4. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC.........................................................................................................59
Dạng 1. Biến dạng đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke.......................................................................................................................61
Dạng 2. Cắt, ghép lò xo (nâng cao)........................................................................................................................................................63
Dạng 3. Đồ thị lực đàn hồi của lò xo......................................................................................................................................................64

-- --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 5. LỰC MA SÁT TRƯỢT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC.....................................................................................64
Dạng 1. Khi vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang..............................................................................................................................66
Dạng 2. Khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng................................................................................................................................68
Dạng 3. Khi vật trượt lên mặt phẳng nghiêng......................................................................................................................................69
CHỦ ĐỀ 6. LỰC HƯỚNG TÂM...........................................................................................................................................................69
Dạng 1. Các lực tác dụng lên vật trên cùng một phương đóng vai trò là lực hướng tâm................................................................71
Dạng 2. Các lực tác dụng lên vật theo các phương khác nhau đóng vai trò là lực hướng tâm........................................................74
CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ..........................................................................75
Dạng 1. Bài toán về chuyển động ném ngang.......................................................................................................................................76
Loại 1. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là vị trí ném, Oy hướng xuống..................................................................................................76
Loại 2. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là mặt đất, Oy hướng lên...........................................................................................................79
Dạng 2. Chuyển động của vật được ném thẳng đứng lên trên hoặc hướng xuống dưới..................................................................80
Dạng 3. Bài toán về chuyển động ném xiên (nâng cao)........................................................................................................................80
CHỦ ĐỀ 8. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH. HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG
(NÂNG CAO)..........................................................................................................................................................................................81
CHỦ ĐỀ 9. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC (NÂNG CAO)............................................83
CHỦ ĐỀ 10. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM...............................................................84
Kiểm tra 45 phút số 5 kì I (Chương II, THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020)............................................................................84
Kiểm tra 45 phút số 6 kì I (Chương II, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2019).............................................................................85
CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN...........................................................................................87
CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG....87
Dạng 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song...............................................................87
Dạng 2. Xác định vị trí trọng tâm của vật rắn......................................................................................................................................90
CHỦ ĐỀ 2. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC.............................................................91
Dạng 1. Momen lực.................................................................................................................................................................................91
Dạng 2. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Quy tắc momen lực.................................................................92
Dạng 3. Xác định phản lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định...............................................................................95
CHỦ ĐỀ 3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU.....................................................................................................96
CHỦ ĐỀ 4. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ.........................................................98
CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC
CỐ ĐỊNH...............................................................................................................................................................................................100
CHỦ ĐỀ 6. NGẪU LỰC.......................................................................................................................................................................101
CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN...............................102
Kiểm tra 45 phút số 7 kì I (Chương III, THPT Chu Văn An – Đắc Nông 2019)............................................................................102
Kiểm tra 45 phút số 8 kì I (Chương III, THPT Ngô Quyền – Đà Nẵng 2019)................................................................................104
CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN...........................................................................................................................106
CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG.....................................................................................106
Dạng 1. Động lượng. Độ biến thiên động lượng.................................................................................................................................108
Loại 1. Động lượng của một vật. Bài toán tìm độ biến thiên động lượng của vật: lực, xung lượng của lực....................................108
Loại 2. Động lượng của hệ gồm nhiều vật............................................................................................................................................109
Dạng 2. Bảo toàn động lượng cùng trên cùng một phương: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực...................................109
Dạng 3. Bảo toàn động lượng trên các phương khác nhau: đạn nổ, …...........................................................................................110
CHỦ ĐỀ 2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT.................................................................................................................................................111
Dạng 1. Công..........................................................................................................................................................................................112
Dạng 2. Công suất.................................................................................................................................................................................113
Dạng 3. Hiệu suất của quá trình thực hiện công................................................................................................................................114
CHỦ ĐỀ 3. ĐỘNG NĂNG....................................................................................................................................................................114
Dạng 1. Động năng. Mối liên hệ giữa động năng và động lượng......................................................................................................115
Dạng 2. Định lý biến thiên động năng.................................................................................................................................................117
CHỦ ĐỀ 4. THẾ NĂNG.......................................................................................................................................................................119
Dạng 1. Thế năng trọng trường. Định lý biến thiên thế năng...........................................................................................................120
Dạng 2. Thế năng đàn hồi. Định lý biến thiên thế năng....................................................................................................................122
CHỦ ĐỀ 5. CƠ NĂNG..........................................................................................................................................................................123
Dạng 1. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Định luật bảo toàn cơ năng..............................................................124
Dạng 2. Bài toán về con lắc đơn. Định luật bảo toàn cơ năng...........................................................................................................126
Dạng 3. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Định luật bảo toàn cơ năng...................................................................127
Dạng 4. Định lý biến thiên cơ năng......................................................................................................................................................128
CHỦ ĐỀ 6. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN.................................................................129

-- --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC
Kiểm tra 45 phút số 9 kì II (Chương IV, THPT Lê Lợi – Quảng Trị 2020)....................................................................................129
Kiểm tra 45 phút số 10 kì II (Chương IV, THPT Lương Thế Vinh – Hải Phòng 2019).................................................................130
CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ...............................................................................................................................................................132
CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ...........................................................................132
CHỦ ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ – MA RI ỐT............................................................................134
Dạng 1. Xác định áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt.....................................................................................................135
Dạng 2. Xác định số lần bơm................................................................................................................................................................137
Dạng 3. Quá trình đẳng nhiệt trong ống thủy tinh............................................................................................................................138
CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC LƠ.....................................................................................................140
CHỦ ĐỀ 4. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP. ĐỊNH LUẬT GAY-LUY-SẮC.............................................................................................143
CHỦ ĐỀ 5. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG..........................................................................................145
CHỦ ĐỀ 6. PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RON – MEN-DE-LE-EV................................................................................................148
CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN ĐỒ THỊ CHẤT KHÍ....................................................................................................................................150
CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT KHÍ...................................................................................................154
Kiểm tra 45 phút số 11 kì II (Chương V, THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020).........................................................154
Kiểm tra 45 phút số 12 kì II (Chương V, THPT Phan Đăng Lưu – Hải Phòng 2020)....................................................................155
Kiểm tra 45 phút số 13 kì II (Chương IV, V, THPT Cao Bá Quát – Hà Nội 2019)........................................................................157
Kiểm tra 45 phút số 14 kì II (Chương IV, V, THPT Hoàng Mai – Hà Nội 2020)...........................................................................158
CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC.............................................................................................................160
CHỦ ĐỀ 1. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG.............................................................................................................160
Dạng 1. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một vật. Phương trình cân bằng nhiệt......................................................................161
Dạng 2. Biến đổi nội năng bằng cách thực hiện công........................................................................................................................162
CHỦ ĐỀ 2. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC....................................................................................................162
Dạng 1. Vận dụng nguyên lí I nhiệt động lực học..............................................................................................................................163
Dạng 2. Vận dụng nguyên lí II nhiệt động lực học. Hiệu suất động cơ nhiệt..................................................................................164
CHỦ ĐỀ 3. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC..................................................165
Kiểm tra 45 phút số 15 kì II (Chương VI, THPT Trần Phú – Hà Nội 2020)...................................................................................165
Kiểm tra 45 phút số 16 kì II (Chương VI, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2020)......................................................................166
CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ.......................................................................................169
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT KẾT TINH VÀ CHẤT VÔ ĐỊNH HÌNH...........................................................................................................169
CHỦ ĐỀ 2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN (GIẢM TẢI)...........................................................................................................171
CHỦ ĐỀ 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN................................................................................................................................171
Dạng 1. Vận dụng sự nở dài.................................................................................................................................................................173
Dạng 2. Vận dụng sự nở khối...............................................................................................................................................................175
CHỦ ĐỀ 4. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG.....................................................................................................175
Dạng 1. Lực căng mặt ngoài của chất lỏng.........................................................................................................................................178
Dạng 2. Hiện tượng mao dẫn...............................................................................................................................................................180
CHỦ ĐỀ 5. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT...........................................................................................................................181
Dạng 1. Nhiệt nóng chảy.......................................................................................................................................................................185
Dạng 2. Nhiệt hóa hơi............................................................................................................................................................................186
CHỦ ĐỀ 6. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ............................................................................................................................................186
Dạng 1. Liên quan độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, điểm sương......................................................................................................188
Dạng 2. Liên quan độ ẩm tỉ đối............................................................................................................................................................188
CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ...............................189
Kiểm tra 45 phút số 17 kì II (Chương VII, THPT Chu Văn An – Hà Nội 2020)............................................................................189
Kiểm tra 45 phút số 18 kì II (Chương VII, THPT Trần Phú – Đắc Nông 2020)............................................................................191
CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ..........................................................................................................................................194
Đề kiểm tra học kì I số 1 (THPT Nguyễn Du – Đắc Nông 2020).......................................................................................................194
Đề kiểm tra học kì I số 2 (THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020).................................................................................................195
Đề kiểm tra học kì I số 3 (THPT Hoàng Diệu – Đồng Nai 2019)......................................................................................................197
Đề kiểm tra học kì I số 4 (THPT Quang Trung – Đắc Nông 2019)..................................................................................................199
Đề kiểm tra học kì I số 5 (THPT Phan Chu Trinh – Đắc Nông 2020)..............................................................................................201
Đề kiểm tra học kì II số 1 (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đắc Lắc 2020)........................................................................................202
Đề kiểm tra học kì II số 2 (THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020).................................................................................204
Đề kiểm tra học kì II số 3 (THPT Phan Đăng Lưu – Tp Hồ Chí Minh 2019).................................................................................206
Đề kiểm tra học kì II số 4 (THPT Sóc Sơn – Hà Nội 2020)...............................................................................................................208
Đề kiểm tra học kì II số 5 (THPT Nguyễn Tất Thành – Phú Thọ 2020)..........................................................................................210
MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ....................................................................................................212

-- --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỤC LỤC

-- --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Câu 1: Trường hợp nào sau đây vật có thể coi là chất điểm?
A. Ôtô đang di chuyển trong sân trường. B. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó.
C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất. D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly.
Câu 2: Một người được xem là chất điểm khi người đó
A. chạy trên quãng đường dài 100 m. B. đứng yên.
C. đi bộ trên một cây cầu dài 3 m. D. đang bước lên xe buýt có độ cao 0,75 m.
Câu 3: Chuyển động cơ của một vật là
A. chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
B. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật mốc theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian D. chuyển động có vận tốc khác không.
Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi máy bay là một chất điểm?
A. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay.
B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 5: Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như là một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. B. Trái đất trong chuyển động quanh mặt trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. D. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
A. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế. B. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay.
C. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về chất điểm?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 8: Nếu nói "Trái Đất quay quanh Mặt Trời" thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc:
A. Cả Mặt Trời và Trái Đất. B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời.
Câu 9: Hệ qui chiếu gồm có:
A. Vật được chọn làm mốc. B. Một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
C. Một thước đo và một đồng hồ đo thời gian. D. Tất cả các yếu tố kể cả các mục A, B, C.
Câu 10: Vật chuyển động nào sau đây có thể xem là chất điểm?
A. Viên đạn súng trường đang bay đến đích. C. Ô tô đang vào bãi đỗ.
B. Vận động viên nhảy cao đang vượt qua xà ngang. D. Diễn viên xiếc đang nhào lộn.
Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xem vật như một chất điểm?
A. Tàu hỏa đứng trong sân ga. B. Trái đất chuyển động tự quay quanh nó.
C. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. D. Một ôtô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Câu 12: Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau.
Hỏi toa tàu nào chạy?
A. Tàu H đứng yên, tàu N chạy. B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên.
C. Cả hai tàu đều chạy. D. A, B, C đều sai.
Câu 13: Trường hợp nào dưới đây có thể xem vật là chất điểm
A. Trái đất trong chuyển động quay quanh mình nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Máy bay đang bay từ Mỹ đến Đức.
Câu 14: Trong trường hợp nào dưới đây vật có thể được coi là chất điểm ?
A. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó. B. Hai hòn bi lúc va chạm nhau.
C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.
Câu 15: Hoà nói với Bình: “mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi !” trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
A. Hòa. B. Bình.
C. Cả Hoà lẫn Bình. D. Không phải Hoà cũng không phải Bình.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ?
A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác. B. Chuyển động cơ là sự di chuyển của vật.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai
A. Đứng yên có tính tương đối. B. Chuyển động có tính tương đối.
C. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
D. Nếu vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì vật là đứng yên.
Câu 18: “Lúc 7 giờ 30 phút sáng nay, đoàn đua xe đạp đang chạy trên đường quốc lộ 1, cách Tuy Hoà 50Km”. Việc xác định vị trí
của đoàn đua xe nói trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Mốc thời gian. B. Thước đo và đồng hồ C. Chiều dương trên đường đi. D. Vật làm mốc.
Câu 19: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mốc thời gian?
A. Mốc thời gian có thể được chọn là lúc 0 giờ. B. Mốc thời gian là thời điểm kết thúc một hiện tượng.
C. Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một hiện tượng.
D. Mốc thời gian có thể trùng với thời điểm bắt đầu khảo sát một hiện tượng.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?
A. Máy bay đang chạy trên sân bay. B. Máy bay đang bay từ Hà Nội đi Sài Gòn.

-- 4 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. Máy bay đang bay thử nghiệm. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.
Câu 21: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với Trái Đất, vì hệ quy
chiếu gắn với Trái Đất
A. có kích thước không lớn. B. không thông dụng.
C. không cố định trong không gian. D. không thuận tiện.
Câu 22: Một vật được xem là chuyển động khi
A. Vị trí của nó thay đổi. B. Nó thay đổi vị trí so với vật mốc theo thờt gian.
C. Có sự di chuyển. D. Vị trí của các vật thay đổi.
Câu 23: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
A. Đoàn tàu lúc khởi hành. B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng. D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 24: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe. B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
C. Bánh xe quay tròn. D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
Câu 25: Trong các ví dụ dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động được coi như là chất điểm?
A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Đoàn tàu chuyển động trong sân ga.
C. Em bé trượt từ đỉnh đến chân cầu trượt. D. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục.
Câu 26: Chọn đáp án đúng.
A. Quỹ đạo là một đường thẳng mà trên đó chất điểm chuyển động.
B. Một đường cong mà trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
C. Quỹ đạo là một đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi nó chuyển động.
D. Một đường vạch sẵn trong không gian trên đó chất điểm chuyển động gọi là quỹ đạo.
Câu 27: Khi chọn Trái Đất làm vật mốc thì câu nói nào sau đây đúng?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. D. Cả Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
Câu 28: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang
chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:
A. Đứng yên. B. Chạy lùi về phía sau.
C. Tiến về phía trước. D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau.
Câu 29: Trong những đêm hè đẹp trời, ta ngắm Mặt trăng qua những đám mây và thấy Mặt trăng chuyển động còn những đám mây
đứng yên. Khi đó ta đã lấy vật làm mốc là
A. đám mây. B. mặt đất. C. trục quay của Trái đất. D. Mặt trăng.
Câu 30: Để xác định hành trình của một con tàu biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Kinh độ của con tàu tại một điểm. B. Vĩ độ của con tàu tại một điểm.
C. Ngày, giờ con tàu đến điểm đó. D. Hướng đi của con tàu tại điểm đó.
Câu 31: Lúc 15 giờ 30 phút,một ôtô đang chạy trên quốc lộ 1A, ở vị trí có tọa độ 10km về phía Bắc. Việc xác định vị trí của ôtô như
trên còn thiếu yếu tố gì sau đây?
A. Vật làm mốc. B. Chiều dương trên đường đi. C. Mốc thời gian. D. Thước đo và đồng hồ.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất? Trong đội hình đi đều bước của các anh bộ đội. Một người ngoài cùng sẽ:
A. Chuyển động chậm hơn người đi phía trước B. Chuyển động nhanh hơn người đi phía trước
C. Đứng yên so với người thứ 2 cùng hàng
D. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn người đi trước mặt tùy việc chọn vật làm mốc
Câu 33: Tìm phát biểu sai?
A. Mốc thời gian (t=0) luôn được chọn lúc vật bắt đầu chuyển động. B. Một thời điểm có thể có giá trị dương (t>0) hay âm(t<0).
C. Khoảng thời gian trôi qua luôn là số dương. D. Đơn vị thời gian của hệ IS là giây(s).
Câu 34: Trường hợp nào sau đây vật không thể coi là chất điểm?
A. Ô tô chuyển động từ Hà Nội đi Hà Nam B. Một học sinh di chuyển từ nhà đến trường
C. Hà nội trên bản đồ Việt Nam D. Học sinh chạy trong lớp
Câu 35: Cho một học sinh chuyển động từ nhà đến trường
A. Vị trí giữa hoc sinh và nhà làm mốc thay đổi B. Học sinh đi được quãng đường sau một khoảng thời gian
C. Khoảng cách giữ học sinh và nhà làm mốc thay đổi D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 36: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng: 1. Va li đứng yên so với
thành toa; 2. Va li chuyển động so với đầu máy; 3. Va li chuyển động so với đường ray. thì nhận xét nào ở trên là đúng?
A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1 và 3. D. 1, 2 và 3.
Câu 37: Chọn câu đúng?
A. Khoảng thời gian phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian. B. Toạ độ của một vị trí phụ thuộc vào cách chọn trục toạ độ.
C. Khoảng cách giữa hai vị trí phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ. D. Thời điểm không phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian.
Câu 38: Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi?
A. Lúc 8 giờ một ô tô khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 giờ chạy thì xe đến Vũng Tàu.
B. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế.
C. Một trận bóng đá diễn ra từ 15 giờ đến 16 giờ 45 phút. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra.
Câu 39: Hệ quy chiếu là hệ gồm có
A. một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc, một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
B. một thước đo chiều dài và một đồng hồ đo thời gian.
C. vật được chọn làm mốc. D. một hệ tọa độ gắn trên vật làm mốc.
Câu 40: Để xác định chuyển động của các trạm thám hiểm không gian, tại sao người ta không chọn hệ quy chiếu gắn với trái đất?
A. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất có kích thước không lớn. B. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không thông dụng.

-- 5 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. Vì hệ quy chiếu gắn với Trái Đất không cố định trong không gian vũ trụ.
D. Vì hệ quy chiếu gắn với trái đất không thuận tiện.
Câu 41: Bạn An ngồi trên xe du lịch đi từ Huế vào Đà Nẵng, nếu lấy vật mốc là tài xế đang lái xe thì vật chuyển động là
A. cột đèn bên đường. B. bóng đèn trên xe.
C. xe ôtô mà bạn An đang ngồi. D. hành khách đang ngồi trên xe.
Câu 42: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 43: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu
yếu tố nào?
A. Mốc thời gian. B. Vật làm mốc. C. Chiều dương trên đường đi. D. Thước đo và đồng hồ.
Câu 44: Một ô tô khởi hành lúc 7 giờ. Nếu chọn mốc thời gian là 5 giờ thì thời điểm ban đầu là:
A. t0 = 7giờ. B. t0 = 12giờ. C. t0 = 2giờ. D. t0 = 5giờ.
Câu 45: Tàu Thống nhất Bắc Nam S 1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng
thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là
A. 5h34min B. 24h34min C. 4h26min D. 18h26min
Câu 46: Biết giờ Bec Lin (Cộng hoà liên bang Đức) chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ, trận chung kết bóng đá Wold Cup năm 2006 diễn ra
tại Bec Lin vào lúc 19h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006 giờ Bec Lin. Khi đó giờ Hà Nội là
A. 1h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006. B. 13h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006.
C. 1h00min ngày 9 tháng 7 năm 2006. D. 13h00min ngày 10 tháng 7 năm 2006.
Câu 47: Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 19h30min giờ Hà Nội
ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là:
A. 11h00min. B. 13h00min. C. 17h00min. D. 26h00min.
Câu 48: Cho biết giờ phối hợp Quốc Tế gọi tắt UTC. So với 0 giờ Quốc Tế, Việt Nam ở múi giờ thứ 7 (UTC+7) và Nhật Bản ở múi
giờ thứ 9 (TUC+ 9). Ngày 20/12/2017, máy bay VN300, thuộc hãng hàng không Vietnam Airlines, khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh lúc
0 giờ 20 phút và đến Tp. Tokyo lúc 7 giờ 45 phút, theo giờ địa phương. Thời gian di chuyển của chuyến bay này là
A. 5 giờ 25 phút. B. 9 giờ 25 phút. C. 7 giờ 25 phút. D. 8 giờ 05 phút.
Câu 49: Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, ngày 8 tháng 3 năm 2006, tới ga Sài Gòn vào lúc
4h00min ngày 10 tháng 3 năm 2006. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39min. Khoảng thời gian tàu
Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là
A. 32h21min. B. 33h00min C. 33h39min. D. 32h39min
Câu 50: Bảng giờ tàu ở bên cho chúng ta biết quãng đường và thời gian mà đoàn tàu SE7 chạy từ ga Vinh đến Ga Huế (bỏ qua thời
gian tàu đỗ lại các ga) tương ứng là Tên Ga km SE7
A. 841km, 8 giờ 51 phút. Hà Nội 0 06:00
B. 688km, 19 giờ 51 phút. Vinh 319 12:09
C. 369km, 7 giờ 42 phút.
Đồng Hới 522 16:34
D. 319km,12 giờ 9 phút.
Huế 688 19:51
CHỦ ĐỀ 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng. Trong chuyển động thẳng đều thì:
A. Quãng đường đi được s tăng tỉ lệ với vận tốc v. B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
C. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. D. Tọa độ x tăng tỉ lệ với vận tốc v.
Câu 2: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có
A. Gia tốc bằng không. B. Quãng đường đi được là hàm bậc hai theo thời gian.
C. Vận tốc thay đổi theo thời gian. D. Phương trình chuyển động à hàm bậc hai theo thời gian.
Câu 3: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là x = x0 + v.t (với x0 ≠ 0, v≠0). Đáp án đúng là:
A. Tọa độ của vật có giá trị không đổi theo thời gian. B. Tọa độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ.
C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Vật chuyển động ngược với chiều dương của trục toạ độ.
Câu 4: Hãy nêu đầy đủ các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng đều của một vật
A. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
B. Vectơ vận tốc của vật có độ lớn không đổi, có phương luôn trùng với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động của vật.
C. Quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
D. Bao gồm các đặc điểm nêu trong các câu B và C.
Câu 5: Hãy chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều
A. là chuyển động thẳng với vận tốc có chiều không đổi. B. có đồ thị của toạ độ theo thời gian là đường thẳng.
C. có vận tốc tức thời không đổi.
D. có đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục hoành Ot.
Câu 6: Điều nào sau đây là sai với vật chuyển động thẳng đều?
A. Quỹ đạo là đường thẳng, vận tốc không thay đổi theo thời gian.
B. Vectơ vận tốc không thay đổi theo thời gian. C. Vectơ vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gianbằng nhau bất kì.
Câu 7: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng:
A. Đường thẳng qua gốc toạ độ. B. Parabol.
C. Đường thẳng song song trục vận tốc. D. Đường thẳng song song trục thời gian.
Câu 8: Khi vật chuyển động thẳng đều thì
A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc. B. Tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc.
C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. D. Vectơ vận tốc của vật không đổi theo thời gian.

-- 6 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?
A. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường nằm ngang. B. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng.
C. Một hòn đá được ném thẳng đứng trên cao. D. Một cái pit-tông chạy đi, chạy lại trong một xi lanh.
Câu 10: Hãy chỉ ra câu không đúng
A. Quỹ đạo chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Tốc độ thẳng trung bình của chuyển động thẳng đềutrên mọi đoạn đường là như nhau.
C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuân với khoảng thời gian chuyển động.
D. Chuyển động đi lại của pittông trong xilanh là chuyển động thẳng đều.
Câu 11: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào:
A. Chiều chuyển động. B. Chiều dương được chọn.
C. Chuyển động là nhanh hay chậm. D. Câu A và B.
Câu 12: Chọn câu sai
A. Độ dời là véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động.
B. Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không.
C. Độ dời có độ lớn bằng quãng đường đi được của chất điểm. D. Độ dời có thể dương hoặc âm.
Câu 13: Chọn câu đúng
A. Độ lớn vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. B. Độ lớn vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giời vận tốc trung bình cũng bằng tốc độ trung bình
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
Câu 14: Chọn câu sai
A. Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường song song với trục Ot.
B. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của toạ độ và của vận tốc là những đường thẳng.
C. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng.
D. Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc.
Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói đến đơn vị vận tốc?
A. m/s. B. s/m.
C. km/m. D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 16: Chỉ ra câu sai. Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là đường thẳng. B. Tốc độ trung bình trên mọi quảng đường là như nhau.
C. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gianbằng nhau bất kì.
Câu 17: Điều nào sau đây là đúng với chuyển động thẳng đều?
A. Quỹ đạo là một đường thẳng, tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
B. Quỹ đạo là một đường thẳng trong đó vật đi được những quãng đường như nhau trong khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
C. Véc tơ vận tốc không đổi theo thời gian. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 18: Trong chuyển động thẳng đều, nếu quãng đường không thay đổi thì:
A. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. B. Thời gian và vận tốc luôn là 1 hằng số.
C. Thời gian không thay đổi và vận tốc luôn biến đổi. D. Thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Câu 19: Phương trình chuyển động thẳng đều của vật được viết là:
A. s = vt B. x = x0 + vt C. x = vt D. Một phương trình khác.
Câu 20: Công thức nào sau đây đúng với công thức đường đi trong chuyển động thẳng đều?
A. s = vt2 B. s = vt C. s = v2t D. s = v/t
Câu 21: Từ thực tế hãy xem những trường hợp dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng?
A. Một hòn đá được ném theo phương ngang. B. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m.
C. Một viên bi rơi từ độ cao 2m.
D. Một ô tô đang chạy trên quốc lộ 1 theo hướng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh.
Câu 22: Chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có:
A. Quỹ đạo là đường thẳng. B. Gia tốc luôn bằng không.
C. Véctơ vận tốc không đổi theo thời gian và luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động của vật.
D. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
Câu 23: Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 24: Trong chuyển động thẳng, véc tơ vận tốc tức thời có
A. Phương và chiều không thay đổi. B. Phương không đổi, chiều luôn thay đổi.
C. Phương và chiều luôn thay đổi. D. Phương không đổi, chiều có thể thay đổi.
Câu 25: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó
A. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. B. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian.
C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian. D. tọa độ không đổi theo thời gian.
Câu 26: Trong chuyển động thẳng đều véc tơ vận tốc tức thời và véc tơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có
A. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau. B. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau.
C. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau. D. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau.
Câu 27: Một chất điểm chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động là
A. x = x0 + v0t + at2/2 B. x = x0 + vt C. x = v0 + at D. x = x0 - v0t + at2/2

-- 7 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 28: Phương trình toạ độ của một chuyển động thẳng đều trong trường hợp gốc thời gian đã chọn không trùng với điểm xuất phát
(t0 ¿ 0) là:
A. s = vt B. s = s0 + vt C. x = x0 + v(t – t0) D. x = x0 + vt
Câu 29: Khi chuyển động vectơ vận tốc của vật cho biết:
A. Phương và tốc độ nhanh chậm chuyển động. B. Chiều và tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động.
C. Phương, chiều chuyển động. D. Phương, chiều và tốc độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 30: Đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng đều từ gốc toạ độ, chuyển động theo chiều dương, biểu diễn trong hệ trục (vOt) sẽ
có dạng:
A. Một đường thẳng dốc lên. B. Một đường thẳng song song trục thời gian.
C. Một đường thẳng dốc xuống. D. Một đường thẳng xuất phát từ gốc toạ độ, dốc lên.
Câu 31: Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc trung bình:
A. Vận tốc của người đi bộ là 5 km/h. B. Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s.
C. Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h. D. Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s.
Câu 32: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì
A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+). B. vận tốc của vật luôn có giá tri (+).
C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+). D. tọa độ luôn trùng với quãng đường.
Câu 33: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông goc Otv (trục Ot biểu diễn thời
gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?
A. Hướng lên trên nếu v > 0. B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.
C. Song song với trục vận tốc Ov. D. Song song với trục thời gian Ot.
Dạng 1. Khai thác phương trình chuyển động thẳng đều, xác định các đặc trưng: vận tốc, quãng đường, thời gian...
Câu 34: Phương trình của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 3,2 + 45t (x đo bằng km và t đo bằng h). Chất điểm đó xuất
phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 3,2km/h. B. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 45km/h.
C. Từ diểm O, với vận tốc 45km/h. D. Từ điểm M cách O 3,2km, với vận tốc 3,2km/h.
Câu 35: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ ) chất
điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h. B. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h
C. Từ điểm O, với vận tốc 5 km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 36: Phương trình của một vật chuyển động thẳng là: x = 3t + 4 (m; s). Vật sẽ chuyển động theo chiều nào trên quỹ đạo?
A. Chiều dương trong suốt thời gian chuyển động. B. Chiều âm trong suốt thời gian chuyển động.
C. Đổi chiều từ dương sang âm lúc t = 4/3s. D. Đổi chiều từ âm sang dương khi x = 4m.
Câu 37: Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v=2m/s. Vào lúc t=2s thì vật có toạ độ x=5m. Phương trình toạ độ của vật là
A. x = 2t + 5 B. x = -2t + 5 C. x = 2t + 1 D. x = -2t + 1
Câu 38: Trên trục x’Ox có hai ô tô chuyển động với phương trinhg tọa độ lần lượt là x 1(t) = -20 +100 và x2(t) = 10t – 50 (t tính bằng
đơn vị giây (t > 0), còn x tính bằng đơn vị mét). Khoảng cách giữa hai ô tô lúc t=2 giây là
A. 90 m. B. 0 m. C. 60 m. D. 30 m.
Câu 39: Mộṭ vâṭ chuyển đôṇ g thẳng đều theo truc ̣ Ox . Chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát chuyển đôṇ g. Tại các thời điểm
t1= 2 s và t2= 4 s, tọa độ tương ứng của vật là x1 = 8 m và x2 = 16 m. Kết luâṇ nào sau đây là không chính xác?
A. Phương trình chuyển động của vâṭ: x = 4t (m, s) B. Vâṇ tốc của vâṭ có đô ̣lớn 4 m/s.
C. Vâṭ chuyển đôṇ g cùng chiều dương truc ̣ Ox. D. Thời điểm ban đầu vâṭ cách gốc toạ đô ̣O là 8 m.
Câu 40: Trong những phương trình dưới đây, phương trình nào biểu diễn qui luâṭ của chuyển động thẳng đều?
A. x = -3t + 7 (m, s). B. x = 12 – 3t2 (m, s). C. v = 5 – t (m/s, s). D. x = 5t2 (m, s).
Câu 41: Phương trình chuyển động của chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 2t-10 (km, giờ). Quãng đường đi được của chất điểm
sau 3h là
A. 6km. B. -6km. C. -4km. D. 4km.
Câu 42: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ
độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
A. x = 15+40t (km, h B. x = 80-30t (km, h. C. x = -60t (km, h D. x = -60-20t (km, h.
Câu 43: Hãy viết phương trình chuyển động của một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng tại t 1 = 2h thì x1 = 40 km và tại t 2 = 3h thì
x2 = 90 km
A. – 60 + 50t B. – 60 + 30t C. – 60 + 40t D. – 60 + 20t
Câu 44: Cho một vật chuyển động thẳng đều trên một đoạn thẳng AB biết. Tại t 1 = 2s thì x1 = 8m và tại t2 = 3s thì x2 = 12m. Hãy viết
phương trình chuyển động của vật.
A. x = t B. x = 2t C. x = 3t D. x = 4t
Dạng 2. Tính vận tốc, tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng đều
Câu 45: Một vật chuyển động thẳng đều trong 6h đi được 180km, khi đó tốc độ của vật là:
A. 900m/s. B. 30km/h. C. 900km/h. D. 30m/s.
Câu 46: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành
trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là
A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h.
Câu 47: Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s B. 7min30s C. 6min30s D. 7min15s
Câu 48: Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng xuất phát tại vị trí A, với vận tốc lần lượt là 1,5m/s và
2,0m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5min. Quãng đường AB dài
A. 220m B. 1980m C. 283m D. 1155m

-- 8 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 49: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50km/h. Trên nửa sau, ôtô
chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường là
A. 55,0km/h B. 50,0km/h C. 60,0km/h D. 54,5km/h
Câu 50: Một ôtô chạy trên một đường thẳng, lần lượt đi qua 3 điểm A, B, C cách đều nhau một khoảng 12km. Xe đi đoạn AB hết
20min, đoạn BC hết 30min. Vận tốc trung bình trên
A. Đoạn AB lớn hơn trên đoạn BC. B. Đoạn AB nhỏ hơn trên đoạn BC.
C. Đoạn AC lớn hơn trên đoạn AB. D. Đoạn AC nhỏ hơn trên đoạn BC.
Câu 51: Trên một đoạn đường thẳng dài 120 km, một chiếc xe chạy với tốc độ trung bình là 60 km/h. Biết rằng trên 30 km đầu tiên,
nó chạy với tốc độ trung bình là 40 km/h, còn trên đoạn đường 70 km tiếp theo, nó chạy với tốc độ trung bình là 70 km/h. Tốc độ
trung bình của xe trên đoạn đường còn lại là
A. 40 km/h. B. 60 km/h.  C. 80 km/h. D. 75 km/h.
Câu 52: Một người chạy thể dục buổi sáng, trong 10 phút đầu chạy được 3,0 km; dừng lại nghỉ trong 5 phút, sau đó chạy tiếp 1500 m
còn lại trong 5 phút. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quãng đường là
A. 300 mét/phút. B. 225 mét/phút. C. 75 mét/phút. D. 200 mét/phút.
Câu 53: Khi hắt hơi mạnh mắt có thể nhắm lại trong 500ms. Nếu một phi công đang lái máy bay Airbus A320 với tốc độ 1040 km/h
thì quãng đường máy bay có thể bay được trong thời gian này gần giá trị nào nhất?
A. 144 m B. 150 m C. 1040 m D. 1440 m
Câu 54: Một vật chuyển động đều từ A đến B rồi rẽ phải một góc 900 để đến C. Biết AB = 600m; BC = 800m và thời gian đi mất 20
phút. Tốc độ trung bình của vật bằng
A. 70m/phút. B. 50m/phút. C. 800m/phút. D. 600m/phút.
Câu 55: Một người bơi dọc theo chiều dài 100m của bể bơi hết 60s rồi quay về lại chỗ xuất phát trong 70s. Trong suốt quãng đường
đi và về tốc độ trung bình của người đó là
A. 1,538m/s. B. 1,876m/s. C. 3,077m/s. D. 7,692m/s.
Câu 56: Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô
trong một phần ba đầu của khoảng thời gian này là 30 km/h, trong một phần ba tiếp theo của khoảng thời gian này là 60 km/h. Tốc độ
trung bình trong cả quá trình đi từ A đến B là 50 km/h. Tốc độ của ô tô trong một phần ba còn lại của khoảng thời gian t là
A. 43 km/h. B. 100 km/h. C. 60 km/h. D. 47 km/h.
Câu 57: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều; 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với tốc độ
trung bình 40km/h. Tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chạy là
A. 50km/h B. 48km/h C. 44km/h D. 34km/h
Câu 58: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều có tốc độ trung bình là 20 km/h trên 1/4 đoạn đường đầu và 40 km/h trên 3/4
đoạn đường còn lại. Vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường là
A. 30km/h B. 32km/h C. 128km/h D. 40km/h
Câu 59: Một người đi xe đạp trên một đoạn thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với vận tốc v 1=20 km/h, 1/3 đoạn giữa đi với vận
tốc v2=15 km/h và đoạn cuối với vận tốc v3=10 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB gần giá trị nào nhất
A. 18 km/h B. 9 km/h C. 15 km/h D. 14 km/h
Câu 60: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút
cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơ giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h.
Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là
A. 4000 km. B. 6000 km.  C. 3000 km. D. 5000 km
Câu 61: Một ô tô chuyển động từ A đến B. Trong nửa đoạn đường đầu, xe chuyển động với tốc độ 14 m/s. Trong nửa đoạn đường sau
xe chuyển động với tốc độ 16 m/s. Hỏi tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường AB là bao nhiêu?
A. 7,46 m/s. B. 14,93 m/s. C. 3,77 m/s. D. 15 m/s.
Câu 62: Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 40 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường 40 km tiếp theo với tốc độ
trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 80 km này là:
A. 53 km/h. B. 65 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h.
Câu 63: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó
chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng
A. 56 km/h. B. 50 km/h. C. 52 km/h. D. 54 km/h.
Câu 64: Một nguời đi xe máy từ Hà Nội về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v 1, nửa thời gian
sau đi với v2 = 2v1/3. Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.
A. 21 km/h B. 24 km/h C. 23 km/h D. 20 km/h
Câu 65: Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của chúng giảm
30km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi xe.
A. v1 = 75km/h; v2 = 15 km/h B. v1 = 25km/h; v2 = 65 km/h C. v1 = 35km/h; v2 = 45 km/h D. v1=15km/h; v2=65 km/h
Câu 66: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô
tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là
A. 120/7 km/h. B. 360/7 km/h. C. 55 km/h. D. 50 km/h.
Câu 67: Chọn câu sai. Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời
gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau:
A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 1 là 1,25m/s. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9
B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 3 là 1,00m/s. x(m) 10 10 10 10 10 10 10 10 10
C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10m lần thứ 5 là 0,83m/s. t(s) 8 8 10 10 12 12 12 14 14
D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91m/s.

-- 9 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Dạng 3. Viết phương trình chuyển động thẳng đều và xác định vị trí, thời điểm hai vật khi gặp nhau. Bài toán khoảng cách
Câu 68: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau trên đường thẳng từ A đến B. Vận tốc
của ô tô chạy từ A là 54 km/h và từ B là 48 km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của 2 xe ô tô làm mốc thới gian và chọn
chiếu chuyển động của 2 ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của 2 ô tô trên sẽ như thế nào?
A. Ô tô chạy từ A: xA = 54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t + 10. B. Ô tô chạy từ A: xA = 54t +10; Ô tô chạy từ B: xB = 48t.
C. Ô tô chạy từ A: xA = 54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t – 10. D. Ô tô chạy từ A: xA = -54t; Ô tô chạy từ B: xB = 48t.
Câu 69: Hai xe ôtô xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 10km ngược chiều. Xe ôtô thứ nhất chuyển động từ A với vận tốc
30km/h đến B. Xe thứ hai chuyển động từ B về A với vận tốc 40km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian là lúc 2 xe xuất phát,
chiều dương từ A đến B. Phương trình chuyển động của 2 xe là:
A. x1= 30t; x2=10 + 40t (km) B. x1= 30t; x2= 10 - 40t (km) C. x1=10 – 30t; x2= 40t (km) D. x1=10+30t; x2=40t (km)
Câu 70: Hai thành phố A và B cách nhau 250km. Lúc 7h sáng, 2 ô tô khởi hành từ hai thành phố đó hướng về nhau. Xe từ A có vận
tốc v1 = 60km/h, xe kia có vận tốc v2 = 40 km/h. Hỏi 2 ô tô sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Tại vị trí cách B bao nhiêu km?
A. 9h30ph; 100km. B. 9h30ph; 150km. C. 2h30ph; 100km. D. 2h30ph; 150km.
Câu 71: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc
v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A
đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:
A. t = 10 h; x = 360 km. B. t = 1,8 h; x = 64,8 km. C. t = 2 h; x = 72 km. D. t = 36 s; x = 360 m.
Câu 72: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km.
Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời
gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng
A. x = 5 + 15t (km). B. x = 5 – 15t (km). C. x = -5 +15t (km). D. x = -5 – 15t (km).
Câu 73: Hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 100 km, chuyển động cùng chiều, ô tô A có vận tốc 60 km/h, ô tô
B có vận tốc 40 km/h. Chọn trục tọa độ là đường thẳng AB, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hai xe gặp nhau cách B bao
nhiêu km?
A. 60 km. B. 100 km. C. 200 km. D. 300 km.
Câu 74: Vật chuyển động thẳng đều từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 60km/h, cùng lúc đó một vật khác chuyển động từ
thành phố B về thành phố A với vận tốc 40km/h. Biết hai thành phố cách nhau 140km. Sau bao lâu hai vật gặp nhau?
A. 1,5 giờ B. 1,4 giờ C. 1 giờ D. 2 giờ
Dùng dữ liệu sau để trả lời 2 câu tiếp theo. Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc
80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc
thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng.
Câu 75: Phương trình chuyển động của hai xe có dạng:
A. xA = 150 + 80t ; xB = -40t. B. xA = 80t ; xB = 150 + 40t. C. xA = 150 - 80t ; xB = 40t. D. xA = -80t ; xB = 40t.
Câu 76: Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
A. 9 giờ 45 phút; 50 km. B. 9 giờ 45 phút; 100 km. C. 10 giờ 00; 90 km. D. 10 giờ 00; 128 km.
Câu 77: Một ôtô chuyển động thẳng đều với tốc độ 50km/h. Biết ôtô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 15km. Chọn gốc tọa độ
tại vị trí xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động của ôtô. Phương trình chuyển động của ôtô là
A. x=50t-15. B. x=50t. C. x = 50t+15. D. x = -50t.
Câu 78: Vào lúc 7h, hai ô tô chuyển động thẳng đều cùng chiều đi qua các thành phố A và B cách nhau 120 km. Chiều chuyển động
của các xe là từ A đến B. Ô tô qua thành phố A có vận tốc 60 km/h. Ô tô qua thành phố B có vận tốc 30 km/h. Hai xe gặp nhau lúc
A. 8h20min và cách thành phố B 40 km. B. 1h20min và cách thành phố B 40 km.
C. 4h và cách thành phố B 120 km. D. 11h và cách thành phố B 120 km.
Câu 79: Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành lúc 8h từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Các xe chuyển động
thẳng đều, tốc độ của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h. Chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc O trùng A, gốc thời
gian lúc khởi hành. Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là
A. t = 10h B. t = 2h. C. t = 3h. D. t = 9h.
Câu 80: Lúc 7 giờ một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 10m/s đuổi theo người ở B đang chuyển động thẳng đều
với vận tốc 18km/h. Biết AB = 36km. Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ
tại A, gốc thời gian là lúc 7h. Thời điểm và vị trí người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai là
A. Lúc 2h cách A 72km. B. Lúc 9h cách B 36km. C. lúc 9h cách A 72km. D. lúc 2h cách B 36km.
Câu 81: Lúc 7 giờ sáng, tại A xe thứ nhất chuyển động thẳng đều với tốc độ 12 km/h để về B. Một giờ sau, tại B xe thứ hai cũng
chuyển động thẳng đều với tốc độ 48 km/h theo chiều ngược lại để về A. Cho đoaṇ thẳng AB = 72 km. Khoảng cách giữa hai xe lúc
10 giờ là
A. 12 km. B. 60 km. C. 36 km. D. 24 km.
Câu 82: Hai ô tô cùng chuyển động thẳng đều từ hai bến xe A và B cách nhau 20 km trên một đoạn đường thẳng. Nếu hai ô tô chạy
ngược chiều thì chúng sẽ gặp nhau sau 15 phút. Nếu hai ô tô chạy cùng chiều thì chúng sẽ đuổi kịp nhau sau 1 giờ. Vận tốc của hai ô
tô lần lượt là
A. v1 = 80 km/h; v2 = 20 km/h. B. v1 = 60 km/h; v2 = 40 km/h. C. v1 = 40 km/h; v2 = 20 km/h. D. v1=50km/h; v2=30 km/h.
Câu 83: Một chiếc xe ôtô xuất phát từ A lúc 6h sáng chuyển động thẳng đều với tốc độ 48km/h tới B cách A 120km. Sau khi đến B,
xe đỗ lại 30 phút rồi chạy ngược về A cũng trên đoạn đường đó với tốc độ 60km/h. Xe tới A vào lúc
A. 11h. B. 12h. C. 11h30’. D. 12h30’.
Câu 84: Lúc 10h có một xe xuất phát từ A về B với tốc độ 50km/h/ Lúc 10h30’ một xe khác xuất phát từ B về A với tốc độ 80km/h.
Biết AB = 200km. Lúc 11h hai xe cách nhau là
A. 150km. B. 100km. C. 160km. D. 110km.
Câu 85: Từ B vào lúc 6h30’ có một người đi xe máy từ về C, chuyển động thẳng đều với tốc độ 30km/h. Biết BC = 70km. Vào thời
điểm 8h người này cách C một đoạn
A. 45km. B. 30km. C. 70km. D. 25km.

-- 10 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 86: Hai địa điểm AB cách nhau 15km. Cùng một lúc có hai xe chạy cùng chiều nhau theo hướng từ A đến B. Sau 2h thì hai xe
đuổi kịp nhau. Biết xe đi qua A có tốc độ không đổi là 50km/h. Xe đi qua B có tốc độ bằng
A. 35,5km/h. B. 37,5km/h. C. 42,5km/h. D. 30,0km/h.
Câu 87: Hai con tàu có cùng tốc độ 40 km/h, do lỗi kĩ thuật của trung tâm điều khiển nên chúng chuyển động trên cùng một đường
ray theo hướng gặp nhau. Một con chim có tốc độ bay 60 km/h. Khi 2 tàu cách nhau 40 km thì con chim rời đầu con tàu nọ để bay
sang đầu con tàu kia, khi tới đầu con tàu kia nó bay ngay trở lại đầu con tàu nọ, và cứ tiếp tục như thế (dường như con chim muốn báo
hiệu cho 2 người lái tàu biết điều nguy hiểm sắp xảy ra). Hỏi đến khi 2 tàu va vào nhau thì con chim bay được quãng đường là
A. 40 km B. 60 km C. 30 km. D. 80km.
Dạng 4. Đồ thị chuyển động thẳng đều
Loại 1. Đồ thị vận tốc - thời gian
Câu 88: Đồ thị nào sau đây đúng cho chuyển động thẳng đều?
A. v B. s C. x D. v

0 t 0 t 0 t 0 t
Câu 89: Trong các đồ thị vật dưới đây, đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng đều ngược chiều trục toạ độ:
x v v x

0 t 0 t 0 t 0 t

A.. B. C D
Câu 90: Một chất điểm chuyển động thẳng đều, với đồ thị vận tốc – thời gian được cho như hình vẽ. Quãng đường mà chất điểm đi
được trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s là
v(m/s)
A. 1 m. 3
C. 2 m.
B. 3 m.
t(s)
D. 4 m. O 1 2
Câu 91: Vào lúc 8 h tại hai điểm AB cách nhau 100 m, có hai chất điểm chuyển động ngược chiều nhau đi qua A, B. Đồ thị vận tốc –
thời gian của hai chất điểm được biểu diễn như hình vẽ. Thời gian để hai chất điểm này gặp nhau là
A. 4 s. v(m/s)
30 vA
B. 2 s.
t(s)
C. 3 s. O
D. 2,5 s. -10 vB
Câu 92: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động trên trục Ox được cho như hình vẽ. Tốc độ trung bình của chuyển
động trong khoảng thời gian từ 0 s đến 7 s.
v(km/h)
A. 22 km/h. 30
B. 60 km/h.
C. 21,42 km/h.
D. 55 km/h. O t
7
Loại 2. Đồ thị tọa độ - thời gian
Câu 93: Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?

A.
Đồ
thị
a

B.
Đồ
thị
b và d C. Đồ thị a và c D. Các đồ thị a, b và c đều đúng.
Câu 94: Đồ thị tọa độ - thời gian trong chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào
xe chuyển động thẳng đều?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. x
B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
C. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
D. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. t
O t1 t2
Câu 95: Một vật chuyển động thẳng đều với đồ thị như hình vẽ. Phương trình chuyển động của vật là

-- 11 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

x(km)
A. . 200

B. .
50
t(h)
C. . O 3
D. .
Câu 96: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một người đi xe đạp trên một đường thẳng được biểu diễn trên hình vẽ bên. Quãng đường xe
đi được trong khoảng thời gian từ thời điểm t1 = 0,5h đến t2 = 1h bằng
A. 20 km.            
x(km)
B. 60 km.              
C. 40 km.            
D. 30 km.

Câu 97: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc xe chạy từ A đến B trên đường 1 đường thẳng. Xe này xuất phát lúc
A. 0 giờ (tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O. x(km)
B. 1 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A trùng với gốc tọa độ O.
150 B
C. 0 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc tọa độ O 30km.
120
D. 1 giờ ( tính từ mốc thời gian), từ điểm A cách gốc O 30km.
90
60
30 A t(h)
O 1 2 3 4 5
Câu 98: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe I và II được biểu diễn như hình vẽ. Hai xe gặp nhau tại vị trí cách vị trí xuất phát của xe I
một đoạn x(km)
A. 40km. 70
B. 30km. II
C. 35km. 40
D. 70km. 20 I t(h)
O 1 2
Câu 99: Đồ thị tọa độ - thời gian của hai chiếc xe I và II dược biểu diễn như hình vẽ bên. Phương trình chuyển động của xe I và II lần
lượt là
x(km)
A. và .
40
B. và . II
20 I
C. và .
O 2
D. và . t(h)

Câu 100: Đồ thị chuyển động của của hai xe (I) và xe (II) được minh họa như hình vẽ. Giá trị của a bằng
A. 0,51. x(km)
B. 0,50. 60 (II)
C. 0,49. 50 (I)
D. 0,48.

10 t(h)
O a 1

CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


Câu 1: Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v + v0 = √ 2as . B. v2 + v02 = 2as. C. v - v0 = √ 2as . D. v2 - v02 = 2as.
Câu 2: Phương trình nào sau đây mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm:
A. x=x0+v0t+at2/2 B. s=v0t+at2/2 C. v2-v02=2as D. v=v0+at
Câu 3: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
C. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 4: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có:
A. Quãng đường đi được của vật luôn tỉ lệ thuận với thời gian vật đi. B. Quỹ đạo là đường thẳng.
C. Vectơ gia tốc của vật có độ lớn là một hằng số. D. Vận tốc có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
Câu 5: Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có

-- 12 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. Vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều. B. Vận tốc giảm đều, gia tốc không đổi.
C. Vận tốc không đổi, gia tốc giảm đều. D. Vận tốc không đổi, gia tốc không đổi.
Câu 6: Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động có:
A. Vận tốc tăng theo thời gian. B. Tích số a.v > 0. C. Tích số a.v < 0. D. Gia tốc a >0.
Câu 7: Chọn câu đúng. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s=v0+at2/2 (a, v0 cùng dấu). B. s=v0+at2/2 (a, v0 trái dấu).
C. x=x0+v0t+at /2 (a, v0 cùng dấu).
2
D. x=x0+v0t+at2/2 (a, v0 trái dấu).
Câu 8: Vận tốc của vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào:
A. Chiều chuyển động. B. Chiều dương được chọn.
C. Chuyển động là nhanh hay chậm. D. Câu A và B.
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói đến đơn vị gia tốc?
A. m/s2 B. cm/phút C. km/h D. m/s
Câu 10: Viết công thức liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của vật chuyển động thẳng nhanh dần đều .
A. v2–v02=as (a và v0 cùng dấu). B. v2–v02=2 (a và v0 trái dấu).
C. v–v0= 2as (a và v0 cùng dấu). D. v2–v02=2as (a và v0 cùng dấu).
Câu 11: Chuyển động nào dưới đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Một viên bi lăn trên máng nghiêng. B. Một vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Một hòn đá bị ném theo phương ngang. D. Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng:
A. Vận tốc trong chuyển động chậm dần đều luôn luôn âm. B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn luôn âm.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc luôn cùng chiều với vận tốc.
D. Chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc nhỏ hơn chuyển động nhanh dần đều.
Câu 13: Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. Gia tốc tăng vận tốc không đổi. B. Gia tốc không đổi, vận tốc tăng đều.
C. Vận tốc tăng đều, vận tốc ngược dấu gia tốc. D. Gia tốc tăng đều, vận tốc tăng đều.
Câu 14: Chọn câu sai. Khi nào vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
A. Vectơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với các vectơ vận tốc.
B. Vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với các vectơ vận tốc.
C. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất theo thời gian. D. Quãng đường đi được là một hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 15: Điều nào khẳng định dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. B. Vận tốc của chuyển động không đổi.
C. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi. C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 16: Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì:
A. a luôn luôn cùng dấu với v. B. a luôn luôn ngược dấu với v. C. v luôn luôn dương. D. a luôn luôn dương.
Câu 17: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, biểu thức nào sau đây là không đúng?
A. a =Δv/Δt B. v = vo + at C. s = vot + at2/2 D. v = vot + at2/2
Câu 18: Vận tốc trong chuyển động nhanh dần đều có biểu thức:
A. v = v0 - 2as B. v = at - s C. v = a - v0t D. v = v0 + at
Câu 19: Khẳng định nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Chuyển động có véc tơ gia tốc không đổi.
C. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. D. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
Câu 20: Chọn đáp án đúng. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = vo + at thì:
A. a luôn luôn cùng dấu với v. B. v luôn luôn dương
C. a luôn luôn dương. D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Câu 21: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều:
A. Vận tốc luôn dương. B. Gia tốc luôn luôn âm
C. a luôn luôn trái dấu với v. D. a luôn luôn cùng dấu với v.
Câu 22: Véctơ gia tốc ⃗ có tính chất nào kể sau?
a
A. Đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc. B. Cùng chiều với ⃗v nếu chuyển động nhanh dần.
C. Ngược chiều với ⃗v nếu chuyển động chậm dần. D. Các tính chất A, B, C.
Câu 23: Gia tốc là 1 đại lượng
A. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc.
C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 24: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều tính chất nào sau đây là sai?
A. Gia tốc là một đại lượng không đổi. B. Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian.
C. Tích số a.v không đổi. D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc hai theo thời gian.
Câu 25: Biểu thức nào sau đây xác định quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. s=vt+at2/2 B. s=v0t+at2/2 C. s=v0+at2/2 D. s=v0+at/2
Câu 26: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Vận tốc tăng đến cực đại rồi giảm dần. B. Vận tốc cuả vật tỷ lệ với bình phương thời gian.
C. Gia tốc tăng đều theo thời gian. D. Vận tốc tăng đều theo thời gian.
Câu 27: Trong chuyển động biến đổi đều thì
A. Gia tốc là một đại lượng không đổi. B. Gia tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian.
C. Vận tốc là đại lượng không đổi.
-- 13 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
D. Vận tốc là đại lượng biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm bậc hai.
Câu 28: Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì:
A. Vận tốc có lúc tăng lên, có lúc giảm xuống. B. Đường đi tỉ lệ với bình phương của thời gian.
C. Vận tốc tỉ lệ với thời gian.
D. Sự thay đổi vận tốc sau những khoảng thời gian như nhau là không đổi.
Câu 29: Một vật chuyển động nhanh dần đều thì:
A. Gia tốc a < 0. B. Gia tốc a > 0.
C. Tích số gia tốc và vận tốc a.v > 0. D. Tích số gia tốc và vận tốc a.v < 0.
Câu 30: Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. a=(v-v0)/(t-t0). B. a=(v+v0)/(t+t0). C. a=(v2-v02)/(t-t0). D. a=(v2+v02)/(t-t0).
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm gia tốc?
A. Gia tốc là một đại lượng vô hướng. B. Gia tốc là một đại lượng vectơ.
C. Gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc.
D. Gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
Câu 32: Điều nào sau đây là phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
B. Vận tốc biến thiên theo thời gian theo quy luật hàm số bậc hai.
C. Gia tốc thay đổi theo thời gian. D. Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.
Câu 33: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương. Hỏi chiều của gia tốc véctơ như thế nào?
A. ⃗a hướng theo chiều dương B. ⃗a ngược chiều dương C. ⃗a cùng chiều với ⃗v D. không xác định được
Câu 34: Hãy chọn ra câu phát biểu đúng nhất:
A. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho đô nhanh chậm của chuyển động.
B. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi của chuyển động theo thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc theo thời gian.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 35: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác. Trong chuyển động
A. thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi theo thới gian. B. chậm dần đều gia tốc có giá trị âm.
C. chậm dần đều vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động. D. nhanh dần đều vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
Câu 36: Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
D. Gia tốc là đại lượng không đổi. D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc 2 của thời gian.
Câu 37: Chuyển động thẳng chậm dần đều nhất thiết phải có:
A. Gia tốc có giá trị âm. B. Gia tốc có giá trị dương.
C. Vận tốc đầu khác không. D. Quỹ đạo phải lớn hơn nhiều lần kích thước của vật.
Câu 38: Phương trình nào sau đây là phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. s=x0+v0t+at2/2 B. x=x0+v0t2+at2/2 C. x=x0+at2/2 D. x=x0+v0t+at2/2
Câu 39: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban dầu v 0, gia tốc a, toạ độ ban đầu x 0 và thời điểm ban đầu t 0. Phương
trình chuyển động của vật có dạng:
A. x=x0+v0(t-t0)+a(t-t0)2/2 B. x=x0+v0t0+at2/2 C. x=x0+v0t0+a(t-t0)2/2 D. x=x0+v0(t+t0)+a(t+t0)2/2
Câu 40: Trong chuyển động thẳng đều thì gia tốc:
A. ngược dấu v0. B. a > 0 C. a = 0 D. a < 0
Câu 41: Trong các công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
v2-v02 = 2as ta có các điều kiện nào dưới đây.
A. s > 0; a > 0; v > v0 B. s > 0; a < 0; v < v0 C. s > 0; a > 0; v < v0 D. s > 0; a < 0; v > v0
Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Vận tốc của chuyển động thẳng đều được xác định bằng quãng đường chia cho thời gian.
B. Muốn tính đường đi của chuyển động thẳng đều ta lấy vận tốc chia cho thời gian.
C. Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc trung bình cũng là vận tốc của chuyển động.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
Câu 43: Chọn câu sai. Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4m/s2 có nghĩa là
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4m/s. B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6m/s.
C. Lúc vận tốc bằng 2/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12m/s.
Câu 44: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s= v0t+at2/2 của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá
trị dương hay giá trị âm là:
A. Gia tốc B. Quãng đường.    C. Vận tốc  D. Thời gian.
Câu 45: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
A. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (+). B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
C. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-).    D. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+).
Câu 46: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian
này có thể:
A. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị (-).    B. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (-).
C. vận tốc có giá trị (-); gia tốc có giá trị (+).    D. vận tốc có giá trị (+); gia tốc có giá trị bằng 0.
Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động thẳng biến đổi đều: gia tốc, quãng đường, thời gian, vận tốc, ...
Loại 1. Chuyển động thẳng nhanh dần đều
Câu 47: Thời gian cần thiết để tăng vận tốc từ 10m/s lên 40m/s của một chuyển động có gia tốc 2m/s2 là
A. 10s. B. 15s. C. 25s. D. 20s.
-- 14 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 48: Một máy bay chở khách muốn cất cánh được phải chạy trên đường băng dài 1,8km để đạt được vận tốc 300km/h. Máy bay
có gia tốc không đổi tối thiểu là
A. 50000km/h2 B. 50000m/s2 C. 25000km/h2 D. 25000m/s2
Câu 49: Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s . Khoảng thời gian để xe đạt được
2

vận tốc 36km/h là:


A. t = 360s. B. t = 200s. C. t = 300s. D. t = 100s.
Câu 50: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạng đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều.
Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là:
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. C. a =0,2 m/s2; v = 8m/s. D. a =1,4 m/s2; v = 66m/s.
Câu 51: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Sau 1 phút ôtô đạt vận tốc 54km/h, gia tốc của ôtô là?
A. 1m/s2 B. 0,9m/s2 C. 0,5m/s2 D. 0,25m/s2
Câu 52: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5s nó đạt vận tốc 10m/s. Vận tốc của nó sau 10s là
A.10m/s B. 40m/s C. 20m/s D. 15m/s
Câu 53: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần
đều. Sau 10 giây, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là:
A. 1,5 m/s2 và 27 m/s. B. 1,5 m/s2 và 25 m/s. C. 0,5 m/s2 và 25 m/s. D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 54: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h. Tính gia tốc và quãng đường mà
đoàn tàu đi được trong 1 phút đó.
A. 0,1m/s2; 300m B. 0,3m/s2; 330m C. 0,2m/s2; 340m D. 0,185m/s2; 333m
Câu 55: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 100s tàu đạt tốc độ 36km/h. Gia tốc và quãng của đoàn tàu đi được
trong 100 s đó là
A. 0,185 m/s2; 333m B. 0,1m/s2; 500m C. 0,185 m/s2; 333m D. 0,185 m/s2; 333m
Câu 56: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau
40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là:
A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s.
Câu 57: Một ôtô đang chạy thẳng đều với vận tốc 36 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được
quãng đường 625m thì ô tô đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là:
A. 1 m/s2 B. 0,1 m/s2 C. 1cm/s2 D. 1 mm/s2
Câu 58: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau
20s ôtô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ôtô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s. B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s. C. a = 0,7 m/s2; v = 8 m/s. D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.
Câu 59: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau
20 s, ôtô đạt vận tốc 25 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ôtô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s. B. a = 0,25 m/s2; v = 25 m/s. C. a = 0,5 m/s2; v = 25 m/s. D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.
Câu 60: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được
trong khoảng thời gian trên là?
A. 500m. B. 50m. C. 25m. D. 100m.
Câu 61: Một đoàn tàu đứng yên khi tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Trong khoảng thời gian tăng tốc từ 21,6km/h đến 36km/h,
tàu đi được 64m. Gia tốc của tàu và quãng đường tàu đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi đạt tốc độ 36km/h là
A. a =0,5m/s2, s=100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s= 100m. D. a = -,0,7m/s2, s= 200m.
Câu 62: Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng tốc và chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe
biết rằng sau khi đi được quãng đường 1km thì ô tô đạt được tốc độ 60km/h
A. 0,05m/s2 B. 1m/s2 C. 0,0772m/s2 D.10m/s2
Câu 63: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s ôtô đạt vận tốc 14m/s. Sau
2

40s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ôtô lần lượt là
A. 0,7 m/s2; 38m/s. B. 0,2 m/s2; 8m/s. C. 1,4 m/s2; 66m/s. D. 0,2m/s2; 18m/s.
Câu 64: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng ga (tăng tốc), chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s ô tô đạt
được vận tốc 14 m/s. Sau 50 s kể từ lúc tăng tốc, gia tốc và vận tốc của ô tô lần lượt là
A. 0,2 m/s2 và 18 m/s. B. 0,2 m/s2 và 20 m/s. C. 0,4 m/s2 và 38 m/s. D. 0,1 m/s2 và 28 m/s.
Câu 65: Quả cầu lăn từ đỉnh dốc dài 1m, sau 10s đến chân dốc. Sau đó quả cầu lăn trên mặt phẳng nằm ngang được 2m thì dừng lại.
Chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của quả cầu trên dốc và trên mặt phẳng ngang lần lượt là
A. -0,02m/s2; 0,01m/s2. B. -0,01m/s2; 0,02m/s2. C. 0,01m/s2; -0,02m/s2. D. 0,02m/s2; -0,01m/s2.
Câu 66: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh dốc dài 150m, sau 15s nó đến chân dốc. Sau đó tiếp tục đi trên mặt ngang được 75m thì
dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh dốc đến khi dừng lại là
A. 22,5s. B. 18,5s. C. 30m. D. 50m.
Câu 67: Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 16m/s và gia tốc 2m/s 2 thì tăng tốc cho đến khi đạt được vận tốc 24m/s thì bắt đầu giảm
tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết ô tô bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là 10s. Hỏi quãng đường của ô tô đã chạy.
A. 177 m B. 180m C. 188m D. 177m
Câu 68: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s 2 trên đoạn đường 500m, sau đó chuyển động đều. Sau 1h
tàu đi được đoạn đường là
A. s = 34,5km. B. s = 35,5km. C. s = 36,5km. D. s = 37,5km.
Câu 69: Tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Coi gia tốc của tên lửa
phóng tàu là không đổi, để sau khi phóng 160 s con tàu đạt được tốc độ như trên thì tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng
A.10 m/s2. B. 49,4 m/s2. C. 55 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 70: Một ôtô đang chạy với tốc độ 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần đều. Sau
25 s, ôtô đạt tốc độ 15 m/s. Tốc độ trung bình của xe trong khoảng thời gian đó là
A. 12,5 m/s B. 9,5 m/s C. 21 m/s D. 1 m/s

-- 15 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 71: Khi ô tô chạy với vận tốc 12m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15s , ô tô
đạt vận tốc 15m/s. Hãy tính vận tốc trung bình của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga.
A. v =15m/s B. v =18m/s C. v =30m/s D. Một kết quả khác.
Câu 72: Một người bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều từ trung tâm Tô Hoàng ra Cầu Giấy. Đến Cầu Giấy học sinh có vận tốc
2m/s. Hỏi khi về đến nhà học sinh có vận tốc bao nhiêu? Biết rằng Cầu Giấy về đến nhà bằng ba lần từ trung tâm Tô Hoàng ra Cầu
Giấy
A. 3m/s B. 4m/s C. 1m/s D. 0,5m/s
Câu 73: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều sau khi khởi hành được 100 m, xe đạt vận tốc 10 m/s. Chiều dương là chiều
chuyển động. Sau khi đi hết 100 m tiếp theo, xe có vận tốc

A. 10 2 m/s. B. 200 m/s. C. 15 m/s. D. 20 m/s.
Câu 74: Ôtô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều. Chiều dương là chiều
chuyển động. Sau 30 giây ôtô đạt vận tốc 30 m/s, sau 40 s kể từ lúc tăng ga và vận tốc trung bình của ô tô là
A. 35 m/s. B. 20 m/s. C. 30 m/s. D. 25 m/s.
Câu 75: Một xe máy chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đoạn AD dài 28m. Sau khi xe qua A được 1s xe tới B với vận tốc 6m/s.
1s trước khi tới D, xe ở C và vận tốc 8m/s. Thời gian xe đi trên đoạn đường AD là
A. 4s. B. 10s. C. 3s. D. 7s.
Câu 76: Trên mặt phẳng nghiêng góc 300 có một dây không giãn. Một đầu dây gắn vào tường ở A, đầu kia buộc vào một vận B có
khối lượng m. Mặt phẳng nghiêng chuyển động trên phương nằm ngang với gia tốc 4
m/s2 như hình vẽ. Gia tốc của B khi nó còn ở trên mặt phẳng nghiêng bằng
A. 2,75 m/s2.
B. 2,51m/s2.
C. 4,00 m/s2.
D. 2,07 m/s2. 
Loại 2. Chuyển động thẳng chậm dần đều
Câu 77: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72km/h thì hãm phanh xe chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng hẳn. Quãng đường
mà tàu đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng lại là
A. 4 m. B. 50 m. C. 18 m. D. 14,4 m.
Câu 78: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4
m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là
A. 7 m/s. B. 5 m/s. C. 6 m/s. D. 7,6 m/s.
Câu 79: Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của
nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của xe và quãng đường xe đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là?
A. a = 0,5m/s2, s = 100m. B. a = -0,5m/s2, s = 110m. C. a = -0,5m/s2, s = 100m. D. a = -0,7m/s2, s = 200m.
Câu 80: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 20m. Người ấy phanh gấp
và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của đoàn tàu là
A. 2,5m/s2. B. -2,5m/s2 C. 5,09m/s2 D. 4,1m/s2
Câu 81: Một đoàn tàu vào ga đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 20s vận tốc còn
18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng lại
A. 30s. B. 40s. C. 20s. D. 50s.
Câu 82: Xe chạy chậm dần lên một dốc có độ dài là S. Tốc độ ở chân dốc 54km/h, ở đỉnh dốc là 36km/h. Chọn gốc tọa độ tại chân
dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc thì tốc độ xe bằng
A. 11,32m/s. B. 12,25m/s. C. 12,75m/s. D. 13,35m/s.
Câu 83: Một chất điểm chuyển động trên trục 0x với gia tốc không đổi a = 4m/s2 và vận tốc ban đầu v0 = - 10m/s.
A. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động chậm dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s.
B. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = - 10m/s.
C. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục chuyển động nhanh dần đều. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 10m/s.
D. Sau thời gian 2,5s thì vật dừng lại, sau đó tiếp tục vẫn đứng yên. Vận tốc của nó lúc t = 5s là v = 0m/s.
Câu 84: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì giảm đều tốc độ cho đến khi dừng lại. Biết rằng sau quãng đường 50m,
vận tốc giảm đi còn một nửa. Gia tốc và quãng đường từ đó cho đến lúc xe dừng hẳn là
A. a = 3m/s2; s = 66,67m B. a = -3m/s2; s = 16,67m C. a = -6m/s2; s = 66,67m D. a = 6m/s2; s = 66,67m
Câu 85: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh, xe chuyển
động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:
A. s = 19 m. B. s = 20m. C. s = 18 m. D. s = 21m.
Câu 86: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6
giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là:
A. s = 45m. B. s = 82,6m. C. s = 252m. D. s = 135m
Câu 87: Một ô tô chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô giảm từ 6 m/s về 4 m/s. Quãng đường ô tô đi được
trong khoảng thời gian 10s đó là
A. 70 m. B. 50 m. C. 40 m. D. 100 m.
Câu 88: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều.
Cho tới khi dứng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là:
A. a = - 0,5 m/s2. B. a = 0,2 m/s2. C. a = - 0,2 m/s2. D. a = 0,5 m/s2.
Câu 89: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 3m/s 2. Vận tốc của vật
khi đi được quãng đường 50m kể từ lúc hãm phanh là?
A. 5m/s B. 120m/s C. 10m/s D. 15m/s

-- 16 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 90: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga.
Quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm phanh là?
A. s = 72m B. s = 720m C. s = 270m D. s = 27m
Câu 91: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc a = 1m/s 2. Sau
bao lâu thì tàu dừng hẳn
A.10s B. 15s C. 20s D. - 15s
Câu 92: Một ôtô đang chạy trên đường cao tốc với vận tốc không đổi 72km/h thì người lái xe thấy chướng ngại vật và bắt đầu hãm
phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy được 50m thì vận tốc ôtô còn là 36km/h. Hãy tính gia tốc của ôtô và khoảng thời gian
để ôtô chạy thêm được 60m kể từ khi bắt đầu hãm phanh.
A. - 3m/s2; 4,56s B. 2m/s2; 4s C. - 4m/s2; 2,36s D. - 5m/s; 5,46s
Câu 93: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và sau 30s thì dừng hẳn. Độ lớn gia
tốc của đoàn tàu có thể nhận giá trị nào sau đây:
A. 0,33m/s2 B. 180m/s2 C. 7,2m/s2 D. 9m/s2
Câu 94: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36 km/h thì hãm phanh, sau 20s thì ôtô dừng lại hẳn. Gia tốc và quãng đường mà
ôtô đi được là:
A. - 1m/s2; 100m B. 2 m/s2; 50m C. -0,5 m/s2; 100m D. 1m/s2; 100m
Câu 95: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 54km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,1m/s2 để vào ga.
Sau 2 phút tàu dừng lại ở sân ga, quãng đường mà tàu đi được là:
A. 1794m B. 2520m C. 1080m D. 1806m
Câu 96: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc là 36 km/h thì hãm phanh, sau 10s thì ôtô dừng lại hẳn. Gia tốc và quãng đường mà
ôtô đi được là:
A. - 1m/s2; 100m B. 2 m/s2; 50m C. -1 m/s2; 50m D. 1m/s2; 100m
Câu 97: Xe đạp đi với vận tốc 3m/s bỗng hãm phanh và đi chậm dần đều. Mỗi giây vận tốc giảm 0,1m/s. Sau 10s vận tốc của xe:
A. 1m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 2m/s
Câu 98: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đọan đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều.
Cho đến khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm 100 m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu?
A. a = - 0,5 m/s2 B. a = 0,2 m/s2 C. a = - 0,2 m/s2 D. a = 0,5 m/s2
Câu 99: Một xe ô tô với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau 20s thì vận tốc giảm xuống còn 36km/h.
Quãng đường mà xe đi được trong 20s nói trên là:
A. 250m B. 900m C. 520m D. 300m
Câu 100: Một người đi xe đạp lên dốc dài 50m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc đầu bắt đầu lên dốc là 18km/h và
vận tốc cuối là 3m/s. Tính gia tốc và thời gian lên dốc?
A. 12,5 s B. 1,6 s C. 6,25 s D. 10,5 s
Câu 101: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều đi qua 4 điểm A, B, C, D biết AB = BC = CD = 50cm. Vận tốc tại C là
20cm/s. Tìm gia tốc của chất điểm
A. 2m/s2 B. -2m/s2 C. 4m/s2 D. -4m/s2
Câu 102: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh một dốc dài 150 m, sau 15 giây thì nó đến chân dốc. Sau đó nó tiếp tục chuyển động trên
mặt ngang được 75 m thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh
dốc đến khi dừng lại là
A. 22,5 s. B. 18,5 s. C. 25,8 s. D. 24,6 s.
Câu 103: Xe chạy chậm dần đều lên một dốc dài 50 m, tốc độ ở chân dốc là 54 km/giờ, ở đỉnh dốc là 36 km/giờ. Chọn gốc tọa độ tại
chân dốc, chiều dương là chiều chuyển động. Sau khi lên được nửa dốc thì tốc độ xe bằng
A. 11,32 m/s. B. 12,25 m/s. C. 12,75 m/s. D. 13,35m/s.
Câu 104: Một quả cầu lăn từ đỉnh một dốc dài 1 m, sau 10 s đến chân dốc. Sau đó, quả cầu tiếp tục lăn trên mặt phẳng ngang được 2
m thì dừng lại. Chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của quả cầu trên dốc và trên mặt phẳng ngang lần lượt là
A. − 0,02 m/s2, 0,01 m/s2. B. − 0,01 m/s2, 0,02 m/s2. C. 0,01 m/s2, − 0,02 m/s2. D. 0,02 m/s2, − 0,01 m/s2.
Câu 105: Một ôtô chuyển động trên đường thẳng, bắt đầu khởi hành nhanh dần đều với gia tốc a 1= 5 m/s2, sau đó chuyển động thẳng
đều và cuối cùng chuyển động chậm dần đều với gia tốc a 3 = − 5 m/s2 cho đến khi dừng lại. Thời gian ôtô chuyển động là 25 s. Tốc độ
trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là 20 m/s. Trong giai đoạn chuyển động thẳng đều ôtô đạt vận tốc
A. 20 m/s. B. 27 m/s. C. 25 m/s. D. 32 m/s.
Dạng 2. Khai thác phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu 106: Phương trình chuyển động của một chất điểm là x = 10t + 4t2. Tính vận tốc của chất điểm lúc t = 2s.
A. 16m/s B. 18m/s C. 26m/s D. 28m/s
Câu 107: Cho phương trình chuyển động của chất điểm là: x = 10t - 0,4t2, gia tốc của của chuyển động là:
A. -0,8 m/s2 B. -0,2 m/s2 C. 0,4 m/s2 D. 0,16 m/s2
Câu 108: Một vật chuyển động với phương trình: x = 10 + 3t - 4t2 (m,s). Gia tốc của vật là:
A. -2m/s2 B. -4m/s 2 C. -8m/s2 D.10m/s2
Câu 109: Một vật chuyển động với phương trình x = 6t + 2t (m). Kết luận nào sau đây là sai
2

A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Gia tốc của vật là 2m/s2.
C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. D. Vận tốc ban đầu của vật là 6m/s.
Câu 110: Một vật chuyển động có công thức vận tốc: v=2t+6 (m/s). Quãng đường vật đi được trong 10s đầu là:
A.10m. B. 80m. C. 160m. D. 120m.
Câu 111: Một vật chuyển động với phương trình như sau: v = - 10 + 0,5t (m ; s). Phương trình đường đi của chuyển động này là:
A. s = -10t + 0,25t2 B. s = – 10t + 0,5t2 C. s = 10t – 0,25t2 D. s = 10t – 0,5t2
Câu 112: Cho phương trình của một chuyển động thẳng như sau: x = t2 + 4t + 10 (m; s). Đáp án đúng là:
A. Gia tốc của chuyển động là 1m/s2. B. Toạ độ đầu của vật là 10m.
C. Toạ độ đầu của vật là 4m. D. Cả ba kết quả A, B, C.

-- 17 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 113: Một vật chuyển động thẳng đều theo phương ox. Tại các thời điểm t1 = 2s , t2 = 6s. Toạ độ tương ứng của vật là x 1 = 20m và
x2 = 4m. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s. B. Thời điểm vật đến gốc toạ độ 0 là t = 5s.
C. Phương trình toạ độ của vật là x = 20 - 4t. D. Vật chuyển đông ngược chiều dương của trục Ox.
Câu 114: Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức v = 15 - 8t(m/s). Giá trị của gia tốc và tốc độ của
chất điểm lúc t = 2s là
A. 8m/s2 và - 1m/s. B. 8m/s2 và 1m/s. C. - 8m/s2 và 1m/s. D. - 8m/s2 và - 1m/s.
Câu 115: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s , thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển
2

động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng.
A. x=3t+t2. B. x=-3t-2t2. C. x=-3t+t2. D. x=3t-t2.
Câu 116: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5 + 6t – 0,2t (với x tính bằng mét, t tính bằng giây).
2

Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm?
A. 0,4m/s2; 6m/s. B. -0,4m/s2; ; 6m/s. C. 0,5m/s2; 5m/s. D. -0,2m/s2;; 6m/s.
Câu 117: Phương trình nào cho biết vật chuyển đọng nhanh dần đều dọc theo trục Ox
A. x = 0,5t + 10. B. x = 10 + 5t + 0,5t2. C. v = 5t2. D. x = 5 – t2.
Câu 118: Cho phương trình vận tốc chuyển động của một vật có dạng như sau: v = 3 + 2t. Vận tốc vo, gia tốc a bằng bao nhiêu:
A. v0 = 2m/s, a = 3m/s2 B. v0 = 4m/s, a = 2m/s2 C. v0 = 0m/s, a = 2m/s2 D. v0 = 3m/s, a = 2m/s2
Câu 119: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox theo phương trình x = 2t + 3t trong đó x tính bằng m, t tính bằng s. Gia tốc;
2

toạ độ và vận tốc của chất điểm lúc 3s là


A. a = -1,5m/s2; x = -33m; v = -6,5m/s. B. a = 1,5m/s; x = 33m; v = 6,5m/s.
C. a = 6,0m/s2; x = 33m; v = 20m/s. D. a = 3,0m/s; x = 33m; v = 11m/s.
Câu 120: Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10 (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất
điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. 2 km. C. 6 km. D. 8 km.
Câu 121: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x=10t+4t2 (x:m; t:s). Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là:
A. 28 m/s B. 18 m/s C. 26 m/s D. 16 m/s
Câu 122: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v = 2 + 2t (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyền
động của vật có dạng:
A. x = 2t + t2. B. x = 2t + 2t2. C. x = 2 + t2. D. x = 2 + 2t2.
Câu 123: Một vật chuyển động trên đường thẳng theo phương trình: x = −12 + 2t (m; s). Tốc độ trung bình từ thời điểm t 1 = 0,75 s
đến t2 = 3 s bằng
A. 3,6 m/s. B. 9,2 m/s. C. 2,7 m/s. D. 1,8 m/s.
Câu 124: Một vật chuyển động trên đường thẳng có phương trình đường đi s = 15 − 4t +12 (m, s). Thời gian mà vật đi được quãng
đường 36 m kể từ t = 0 là
A. 8,32 s. B. 7,66 s. C. 9,18 s. D. 3,27 s.
Câu 125: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t tính theo giây, v tính theo m/s.
Quãng đường mà chất điểm đó đi được trong 8 giây đầu tiên là
A. 26 m. B. 16 m. C. 34 m. D. 49 m.
Dạng 3. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối
Câu 126: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 21,5m.
Tính gia tốc của xe.
A. 3m/s2 B. 4m/s2 C. 5m/s2 D. 6m/s2
Câu 127: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 21,5m.
Tính quãng đường xe đi trong 20s đầu tiên.
A. 500m B. 600m C. 700m D. 800m
Câu 128: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 5 m/s2 và vận tốc ban đầu 10 m/s. Quãng đường vật đi được trong
giây thứ 5 là
A. 32,5 m. B. 50 m. C. 35,6 m. D. 28,7 m.
Câu 129: Một ô tô xuống dốc nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ 5 nó đi được 13,5 m. Gia tốc của ô tô là
A. 3 m/s2. B. 1,08 m/s2. C. 27 m/s2. D. 2,16 m/s2.
Câu 130: Một xe ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động
nhanh dần, xe đi được 12m. Hãy tính gia tốc của vật và quãng đường đi được sau 10s.
A. 120m B. 130m C. 140m D. 150m
Câu 131: Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 11m. Tính gia tốc của xe.
A. 2m/s2 B. 4m/s2 C. 5m/s2 D. 6m/s2
Câu 132: Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 11m.Tính quãng đường xe đi
trong 20s đầu tiên.
A. 500m B. 400m C. 700m D. 800m
Câu 133: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 14m. Tính gia tốc của xe.
A. 4m/s2 B. 3m/s2 C. 2m/s2 D. 6m/s2
Câu 134: Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được
quãng đường bằng 1,8 m. Gia tốc của viên bi chuyển động trên máng nghiêng là:
A. 0,4 m/s2             B. 0,5 m/s2             C. 2 m/s2             D. 2,5 m/s2
Câu 135: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu v 0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường S 1 = 10 m; Trong
giây thứ hai vật đi được quãng đường S2 bằng
A. 40 m. B. 10 m. C. 30 m. D. 50 m

-- 18 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 136: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Trong giây thứ 5 xe đi được 14m. Tính quãng đường đi được
trong giây thứ 10.
A. 24m B. 34m C. 14m D. 44m
Câu 137: Một bắt đầu vật chuyển động nhanh dần đều trong 10s với gia tốc của vật 2m/s 2. Quãng đường vật đi được trong 2s cuối
cùng là bao nhiêu?
A. 16m B. 26m C. 36m D. 44m
Câu 138: Một vật chuyển động thẳng nhamh dần đều có vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ 5 vật đi được quãng đường 5,9m. Gia
tốc của vật là?
A. 0,1m/s2 B. 0,2m/s2 C. 0,3m/s2 D. 0,4m/s2
Câu 139: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 5m/s và vận tốc ban đầu là 10m/s. Quãng đường vật đi được trong
2

giây thứ 5 bằng


A. 32,5m. B. 50m. C. 35,6m. D. 28,7m.
Câu 140: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và đi được đoạn đường 50m trong 10 giây. Quãng đường vật
đi được trong 4 giây cuối là
A. 36m. B. 40m. C. 18m. D. 32m.
Câu 141: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu chuyển động xe đi được
5m. Gia tốc của xe bằng
A. a=2m/s2 B. a=0,2m/s2 C. a=4m/s2 D. a=0,4m/s2
Câu 142: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được quãng đường s 1 = 35m trong thời gian 5s, s2 = 120m trong thời gian 10s.
Tính gia tốc và vận tốc ban đầu của xe?
A. 1m/s2; 1m/s B. 2m/s2; 2m/s C. 3m/s2; 3m/s D. 4m/s2; 4m/s
Câu 143: Trong một chuyển động thẳng, đoạn đường của vật đi được trong 0,5 s liên tiếp sẽ tăng đều mỗi lần 1m. Vậy gia tốc của
chuyển động là:
A. 1m/s2 B. 2m/s2 C. 4m/s2 D. 0,5m/s2
Câu 144: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc là 2m/s và đi được quãng đường dài 100m. Hãy
2

chia quãng đường đó ra làm 2 phần sao cho vật đi được 2 phần đó trong 2 khoảng thời gian bằng nhau:
A. 50m, 50m B. 40m, 60m C. 32m, 68m D. 25m, 75m
Câu 145: Một chiếc xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Xe chạy được một đoạn đường s mất khoảng thời gian là
10 s. Thời gian xe chạy được 1/4 đoạn đường đầu là
A. 2,5 s. B. 5 s. C. 7,5 s. D. 8 s.
Câu 146: Trên đường thẳng, ô tô chuyển động nhanh dần đều trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau và bằng 150 m, lần lượt trong 6
s và 3 s. Gia tốc của ô tô gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,2m/s2. B. 2,1 m/s . C. 5,6 m/s2. D. 4,3 m/s2.
Câu 147: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi đoạn đường s 1 = 24 m và s2 = 64 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng
nhau là 4s. Vận tốc ban đầu và gia tốc của vật lần lượt là
A. 2,5 (m/s) và 1 (m/s2). B. 6 (m/s) và 2,5 (m/s2). C. 16 (m/s) và 3 (m/s2). D. 1 (m/s) và 2,5 (m/s2).
Câu 148: Một xe chuyển động thẳng NDĐ đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100m, lần lượt trong 5s và 3,5s. Gia tốc của xe
A. 2m/s2. B. 1,5m/s2. C. 1m/s2. D. 2,4m/s2.
Câu 149: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh nhanh dần đều trên một đường thẳng thì thấy toa thứ nhất đi
qua trước mặt mình trong 3 giây. Trong thời gian Δt toa thứ 15 đi qua trước mặt người ấy, Δt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,4 s. B. 0,5 s. C. 0,3 s. D. 0,7 s.
Câu 150: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian
nó trượt được 1/4 đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
A. 1 s. B. 3 s. C. 5 s. D. 7 s.
Câu 151: Xe ôtô khởi hành từ A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng và đi được đoạn đường s trong 150 giây. Thời
gian xe đi 3/4 đoạn đường cuối là
A. 50s. B. 25s. C. 75s. D.100s.
Câu 152: Một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên một đoạn đường. Gọi s 1 là quãng đường vật đi được trong
thời gian là t/2 (s) đầu tiên và s2 là quãng đường vật đi được trong thời gian t/2 (s) còn lại. Tỉ số s1/s2 bằng
A. 1/2. B. 1/3 . C. 1/4 . D. 1/6 .
Câu 153: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi được đoạn đường s trong thời gian 4 giây. Xác định
thời gian vật đi được 3/4 đoạn đường cuối.
A. 1s B. 2s C. 3s D. 4s
Câu 154: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s mất 3 giây. Tìm thời gian vật đi được
8/9 đoạn đường cuối.
A. 2s B. 3s C. 4s D. 5s
Dạng 4. Viết phương trình chuyển động và xác định vị trí, thời điểm hai vật gặp nhau. Bài toán khoảng cách
Câu 155: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc không đổi 30m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy ngừng hoạt động và ôtô
theo đà đi lên dốc. Nó luôn có một gia tốc ngược chiều với vận tốc ban đầu và bằng 2m/s2 trong suốt quá trình lên và xuống dốc. Chọn
trục toạ độ cùng hướng chuyển động, gốc toạ độ và gốc thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc. Phương trình chuyển động; thời gian xe lên
dốc; vận tốc của ôtô sau 20s lần lượt là
A. x = 30 – 2t; t = 15s; v = -10m/s. B. x = 30t + t2; t = 15s; v = 70m/s.
C. x = 30t – t ; t = 15s; v = -10m/s.
2
D. x = - 30t + t2; t = 15s; v = -10m/s.
Câu 156: Trên đường thẳng đi qua 3 điểm A, B, C với AB = 10 m, BC = 20 m và AC = 30 m. Một vật chuyển động nhanh dần đều
hướng từ A đến C với gia tốc 0,2 m/s 2 và đi qua B với vận tốc 5 m/s. Chọn trục toạ độ trùng với đường thẳng nói trên, gốc toạ độ tại
B, chiều dương hướng từ A đến C, gốc thời gian lúc vật đi qua B thì phương trình tọa độ của vật là
A. x = -10 + 5t + 0,1t2. B. x = 5t + 0,1t2. C. x = 5t – 0,1t2. D. x = 10 + 5t – 0,1t2.

-- 19 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 157: Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300m, lấy hai vật cho chuyển động. Khi vật 1 đi qua A với vận
tốc 20m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1 m/s 2 thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s.
Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Viết phương trình tọa độ của hai vật
A. xA = 20t – 1/2t2; xB = 300 – 8t B. xA = 40t – 1/2t2; xB = 500 – 4t C. xA = 10t –2t2; xB = 100 – 8t D. xA=20t-t2; xB=300
Câu 158: Ở trên một đoạn dốc thẳng dài 130m, Phúc và Nghĩa đều đi xe đạp và khởi hành cùng một lúc ở hai đầu đoạn dốc. Phúc đi
lên dốc với vận tốc 18km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2m/s 2. Nghĩa đi xuống dốc với vận tốc 5,4 km/h và
chuyển động với gia tốc có độ lớn 20cm/s2. Viết phương trình chuyển động của Phúc và Nghĩa.
A. x = 5t + 0,1t2; x =120 – 5t + 0,1t2 B. x = 1,5t + 0,1t2; x =130 – 5t + 0,1t2
C. x = t + 0,1t ; x =130 – 5t + t
2 2
D. x = 1,5t + t2; x =120 – 5t + 0,1t2
Câu 159: Một đường dốc AB có độ dài là 400m. Một người đang đi xe đạp với vận tốc 2m/s thì bắt đầu xuống dốc tại đỉnh A với gia
tốc 0,2m/s2, cùng lúc đó một ô tô lên dốc từ chân dốc B chậm dần đều với vận tốc 20m/s và gia tốc là 0,4 m/s 2. Viết phương trình tọa
độ và phương trình vận tốc của hai xe
A. xA=3t+0,1t2; vA=3+0,2t; xB=200-20t+0,2t2; vB=-20+0,4t B. xA=2t+t2; vA=2+0,2t; xB=300-20t+0,2t2; vB=-20+0,4
C. xA=4t+0,1t ; vA=3+0,2t; xB=100-20t+0,2t ; vB=-20+0,4t
2 2
D. xA=2t+0,1t2; vA=2+0,2t; xB=400-20t+0,2t2; vB=-20+0,4t
Câu 160: Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300m, lấy hai vật cho chuyển động. Khi vật 1 đi qua A với vận
tốc 20m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1 m/s 2 thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s.
Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Khi hai vật gặp nhau thì vật 1 còn chuyển động
không? Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau ?
A. không chuyển động, 12,435s B. đang chuyển động, 14,435s
C. không chuyển động, 10,435s D. đang chuyển động, 11,435s
Câu 161: Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300m, lấy hai vật cho chuyển động. Khi vật 1 đi qua A với vận
tốc 20m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1 m/s 2 thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s.
Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Khi vật thứ hai đến A thì vật 1 đang ở đâu?
A. Cách A 200m, cách B 100m B. Cách A 300m, cách B 100m
C. Cách A 100m, cách B 200m D. Cách A 150m, cách B 100m
Câu 162: Một xe ô tô khởi hành lúc 6h sáng từ địa điểm A Bộ Công An đi về địa điểm B ngã tư Cổ Nhuế cách nhau 300m, chuyển
động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2.10 giây sau một xe đạp khởi hành từ ngã tư Cổ Nhuế chuyển động cùng chiều với ô tô. Lúc
6h50s thì ô tô đuổi kịp xe đạp. Tính vận tốc của xe đạp và khoảng cách hai xe lúc 6h2phút
A. 5 m/s; 2030m B. 4 m/s; 1030m C. 3 m/s; 2030m D. 4 m/s; 2030m
Câu 163: Ở trên một đoạn dốc thẳng dài 130m, Phúc và Nghĩa đều đi xe đạp và khởi hành cùng một lúc ở hai đầu đoạn dốc. Phúc đi
lên dốc với vận tốc 18km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2m/s 2. Nghĩa đi xuống dốc với vận tốc 5,4 km/h và
chuyển động với gia tốc có độ lớn 20cm/s2. Tính thời gian và vị trí Phúc và Nghĩa gặp nhau
A. 20 giây và 70m B. 20 giây và 40m C. 30 giây và 50m D. 30 giây và 60m
Câu 164: Một đường dốc AB có độ dài là 400m. Một người đang đi xe đạp với vận tốc 2m/s thì bắt đầu xuống dốc tại đỉnh A với gia
tốc 0,2m/s2, cùng lúc đó một ô tô lên dốc từ chân dốc B chậm dần đều với vận tốc 20m/s và gia tốc là 0,4 m/s 2. Sau bao lâu hai xe gặp
nhau, vị trí gặp nhau và tìm vận tốc của mỗi xe lúc gặp nhau?
A.10s, vA = 6 m/s; vB = − 10m/s B. 20s, vA = 6 m/s; vB = − 12m/s C. 5s, vA = 6 m/s; vB = − 12m/s D.10s,vA=4m/s; vB=-10m/s
Câu 165: Một đường dốc AB có độ dài là 400m. Một người đang đi xe đạp với vận tốc 2m/s thì bắt đầu xuống dốc tại đỉnh A với gia
tốc 0,2m/s2, cùng lúc đó một ô tô lên dốc từ chân dốc B chậm dần đều với vận tốc 20m/s và gia tốc là 0,4 m/s 2. Xác định thời điểm để
hai xe cách nhau 40m ?

A. B. C. D.
Câu 166: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều. Người thứ nhất có vận tốc đầu là 4,5km/h và nhanh dần đều với
gia tốc 20 cm/s2. Người thứ hai có vận tốc đầu 5,4 km/h và đi nhanh dần đều với với gia tốc 0,2 m/s 2. Khoảng cách ban đầu là 130m.
Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và khi đó mỗi người đã đi được đoạn đường bao nhiêu?
A. 9,53s ; 7,45m B. 19,53s ; 67,45m C. 15,53s ; 7,45m D. 12,53s ; 6,45m
Câu 167: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều. Người thứ nhất có vận tốc đầu là 4,5km/h và nhanh dần đều với
gia tốc 20 cm/s2. Người thứ hai có vận tốc đầu 5,4 km/h và đi nhanh dần đều với với gia tốc 0,2 m/s 2. Khoảng cách ban đầu là 130m.
Xác định thời điểm để hai xe cách nhau 40m ?

A. B. C. D.
Câu 168: Trong một chuyến từ thiện của trung tâm Hà Nội thì mọi người dừng lại bên đường uống nước. Sau đó ô tô bắt đầu chuyển
động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s2 thì có một xe khách vượt qua xe với vận tốc 18 km/h và gia tốc 0,3 m/s 2 . Hỏi khi ô tô đuổi
kịp xe khách thì vận tốc của ô tô và sau quãng đường bao nhiêu ?
A. 15 m/s ; 0,25m B. 25 m/s ; 6,25m C. 5 m/s ; 6 m D. 20,53s ; 2,45m
Câu 169: Một xe ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 đúng lúc một xe máy chuyển động thẳng đều với
vận tốc 36km/h vượt qua nó. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau và vận tốc xe ô tô khi đó ?
A. 40s, 400m, 20m/s B. 10s, 40m, 30m/s C. 20s, 200m, 40m/s D. 60s, 500m, 50m/s
Câu 170: Một xe ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s 2 đúng lúc một xe máy chuyển động thẳng đều với
vận tốc 36km/h vượt qua nó.Xác định thời điểm để hai xe cách nhau một quãng đường là 100m

A. B. C. D.

-- 20 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 171: Cùng 1 lúc 1 ô tô và 1 xe đạp khởi hành từ 2 điểm A,B cách nhau 120m và chuyển động cùng chiều, ô tô đuổi theo xe đạp ô
tô bắt đầu rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều với a=0,4m/s2, xe đạp chuyển động thẳng đều. Sau 40s ô tô đuổi kịp xe đạp. Xác
định vận tốc của xe đạp và khoảng cách giữa 2 xe sau thời gian 60s.
A. 5m/s; 300m B. 2m/s; 300m C. 5m/s; 30m D. 2m/s; 30m
Câu 172: Một ô tô du lịch dừng trước đèn đỏ. Khi đèn xanh bật sáng, ô tô du lịch chuyển động với gia tốc 2m/s 2, sau đó 10/3s, 1 mô
tô đi qua cột đèn tín hiệu giao thông với vận tốc 15m/s và cùng hướng với ô tô du lịch. Khi nào thi mô tô đuổi kịp ô tô?
A. t = 5s B. t = 10s C. Cả A và B D. Không gặp nhau
Câu 173: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng 1 lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất có vận tốc đầu là 18km/h và lên dốc
chậm dần đều với gia tốc là 20cm/s2. Người thứ 2 có vận tốc đầu là 5,4km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc là 0,2m/s 2, lấy
π=3,14. Khoảng cách giữa 2 người là 130m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đã đi được 1 đoạn
đường dài bao nhiêu?
A. 20s; s1=60m; s2=70m B. 20s; s1=70m; s2=60m C. 10s; s1=60m; s2=70m D. 10s; s1=70m; s2=60m
Câu 174: Hai xe máy cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 400m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi
qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10 -2 m/s2. Xe máy xuất phát từ B chuyển động với gia
tốc 2,0.10-2m/s2. Tại vị trí hai xe đuổi kịp nhau thì tốc độ của xe xuất phát từ A và xe xuất phát từ B lần lượt là
A. 8m/s; 10m/s. B. 10m/s; 8m/s. C. 6m/s; 4m/s. D. 4m/s; 6m/s.
Câu 175: Hai điểm A và B cách nhau 200m, tại A có một ôtô có vận tốc 3m/s và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s 2
đi đến B. Cùng lúc đó một ôtô khác bắt đầu khởi hành từ B về A với gia tốc 2,8m/s2. Hai xe gặp nhau cách A một khoảng bằng
A. 85,75m. B. 98,25m. C. 105,32m. D. 115,95m.
Câu 176: Cùng một lúc ở hai điểm A, B cách nhau 300 m, có hai xe đi ngược chiều nhau. Xe thứ nhất đi từ A với tốc độ ban đầu là 10
m/s và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s2, còn xe thứ hai đi từ B với tốc độ ban đầu là 30 m/s và chuyển động
chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s 2. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc xe thứ nhất đi
qua A. Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau là
A. 7,5 s và 131,25 m. B. 10 s và 131 m. C. 7,5 s và 225 m. D. 15 s và 150 m.
Câu 177: Lúc 7h sáng một ôtô khởi hành từ địa điểm A về phía địa điểm B cách A 300m, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc
0,4m/s2.10s sau một xe đạp khởi hành từ B đi cùng chiều với ôtô với gia tốc 1m/s2. Khoảng cách giữa hai xe lúc 7h1 phút là
A. 800m. B. 1000m. C. 1670m. D. 830m.
Dạng 5. Đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều
Loại 1. Đồ thị gia tốc, toạ độ và quãng đường theo thời gian
Câu 178: Đồ thị gia tốc – thời gian của một vật chuyển động từ trạng thái nghỉ ở hình bên.
a, Vận tốc của vật sau 2s là
A. 5 m/s2 B. 10 m/s2
C. 20 m/s 2
D. 15 m/s2
b, Quãng đường vật đi được sau 2 s đầu tiên là
A. 5m B. 10m
C. 20m D. 15m
c, Vận tốc của vật sau 4s là
A. 10 m/s B. 7 m/s
C. 14 m/s D. 20 m/s
Câu 179: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ với gia tốc bằng 4 m/s2 trong thời gian 1 s, sau đó ôtô chuyển động
chậm dần đều với gia tốc –2m/s2 tới thời điểm t0 ( đồ thị gia tốc - thời gian như hình vẽ dưới)
Gốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu chuyển động. Giá trị của t0 là
A. 1s
B. 2s
C. 3s
D. 4s

Câu 180: Ô tô chuyển động thẳng có đồ thị chuyển động như hình vẽ. Tốc độ trung bình của ô tô bằng
A. 3,6 km/giờ.
B. 4,5 km/giờ.
C. 5,5 km/giờ.
D. 1,8 km/giờ.

Câu 181: Một xe du lịch (1) đang chuyển động với vận tốc 50km/h (gần bằng 14m/s) đến gần xe ca (2) đang dừng trước đèn đỏ. Khi
xe du lịch còn cách xe ca 100m thì đèn xanh bật sáng và xe ca lập tức chuyển động với gia tốc 2m/s 2 và đạt đến vận tốc cuối cùng là
100km/h. Đồ thị nào sau đây mô tả gần đúng trường hợp trên?

-- 21 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

A. B. C. D.

Câu 182: Đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe A và B chuyển động trên một đường thẳng như hình vẽ bên (xe B tới vị trí xe A thì xe
A bắt đầu chuyển động)
a, Quãng đường mà xe A đi được từ thời điểm t=0 đến t=60s là
A. 30 m B. 360 m
C. 1800 m D. 3600 m
b, Sau bao lâu từ thời điểm t=0 thì xe A đuổi kịp xe B
A. 10 s B. 20 s
C. 30 s D. 60 s
c, Khoảng thời gian và xe đã đi được quãng đường lớn nhất là
A. từ t=0 đến t=30s, xe A B. từ t=30 đến t=60s, xe A
C. từ t=0 đến t=30s, xe B D. từ t=30 đến t=60s, xe B
d, Dạng đồ thị nào dưới đây mô tả quãng đường mà xe B đi được theo thời gian khi xe B chuyển động từ t=30 đến t=60s

A. Đồ thị (1) B. Đồ thị (2) C. Đồ thị (3) D. Đồ thị (4)


Loại 2. Đồ thị vận tốc - thời gian
Câu 183: Dựa vào đồ thị vận tốc - thời gian của hình bên. Hãy xác định gia tốc của chuyển động:
a. trên đoạn OA. v(m/s)
b. trên đoạn AB. A B
c. trên đoạn BC. 10

C
O 5 10 20 t(s)
Câu 184: Đồ thị vận tốc − thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Gọi a 1, a2, a3 lần lượt là gia tốc của vật
trong các giai đoạn tương ứng là từ t=0 đến t1=20 s: từ t1 = 20 s đến b = 60 s; từ t2 = 60 s đến t3 = 80 s. Giá trị của a1, a2, a3 lần lượt là

A. − 1 m/s2; 0; 2 m/s2 B. 1 m/s2; 0; − 2 m/s2. C. − 1 m/s2; 2 m/s2; 0 D. 1 m/s2; 0; 2 m/s2.


Câu 185: Đồ thị vận tốc − thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Quãng đường vật đi được từ thời điểm t =
0, đến thời điểm t = 60 s là

A. 2,2 km. B. 1,1 km. C. 440 m D. 1,2 km. 


Câu 186: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có đồ thị vận tốc v theo thời gian t như hình vẽ. Phương trình vận tốc của vật là:

-- 22 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

A. v = 15 – t(m/s) B. v = t + 15(m/s) C. v = 10 – 5t(m/s) D. v = 10 – 15t(m/s)


Câu 187: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian
nào vật chuyển động nhanh dần đều?
A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.
B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7.
C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.
D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.

Câu 188: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ trên. Hãy cho biết trong những khoảng thời
gian nào vật chuyển động chậm dần đều?
A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5. B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6. C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7. D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.

Câu 189: Một chất điểm chuyển động với đồ thị vận tốc theo – thời gian được cho v(m/s) như
hình vẽ. Kết luận nào sau đây là đúng? 20
A. Vận tốc của vật trong khoảng thời gian từ 0 đến 130 s là 10 m/s.
B. Từ 0 s đến 20 s vật chuyển động nhanh dần.
C. Từ 50 s đến 130 s vật chuyển động nhanh dần. 10
D. quãng đường mà chất điểm đi được trong 130 s là 1000 m. t(s)
O 20 50 130

v(m/s)
Câu 190: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chất điểm chuyển động được cho như hình vẽ. Quãng
đường mà chất điểm đi được sau 3 s là. 8
A. 10 m.
B. 20 m.
C. 30 m. t(s)
D. 40 m. O 1 2 3
v(m/s)
Câu 191: Đồ thị vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động được biểu diễn như hình vẽ.
Quãng đường vật đi được từ thời điểm t = 0, đến thời điểm t = 60s là 40
A. 2,2km.
B. 1,1km. 20
C. 440m. t(s)
D. 1,2km. O 20 60 80

Câu 192: Một chất điểm chuyển động với đồ thị vận tốc theo – thời gian được cho như v(m/s)
20
hình vẽ. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian 10 s đầu tiên là?
A. 10 m/s.
B. 20 m/s. 10
C. 40 m/s. t(s)
D. 12,5 m/s. O 5 10
Câu 193: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có đồ thị vận tốc v theo thời gian t như v(m/s) hình vẽ .
Phương trình vận tốc của vật là
A. v =15-t (m/s).
10
B. v = t+15(m/s).
C. v =10-15t(m/s). t(s)
D. v =10-5t(m/s). O 5 15

v(m/s)
Câu 194: Một người chạy có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Quãng đường người
đó chạy được trong 16s kể từ lúc bắt đầu chạy là 8
A. 100m.
B. 75m. 4
C. 125m
D. 150m. t(s)
O 4 8 12 16
-- 23 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 195: Chuyển động của một xe máy cho bởi đồ thị. Chuyển động của xe máy là chuyển động v(m/s)
A. Đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s.
B. Chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, nhanh dần đều từ 60 đến 70s. 20
C. Đều trong khoảng thời gian từ 20 đến 60s, chậm dần đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s.
D. Nhanh dần đều trong khoảng thời gian từ 0 đến 20s, đều trong khoảng thời gian từ 60 đến 70s.

0 20 60 70 t(s)
Câu 196: Đồ thị vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x được biểu diễn trên
hình vẽ. Gia tốc của chất điểm trong những khoảng thời gian 0 đến 5s; 5s đến 15s; >15s lần lượt là v(m/s)
A. -6m/s2; - 1,2m/s2; 6m/s2 6
B. 0m/s2; 1,2m/s2; 0m/s2 0 5 10 15 t(s)
C. 0m/s2; - 1,2m/s2; 0m/s2
D. - 6m/s2; 1,2m/s2; 6m/s2 6
Câu 197: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động ở hình bên. Tỉ số về độ lớn gia tốc
của vật trong thời gian OA và AB là:
A. 1
B. 1/2
C. 1/3
D. 3

Câu 198: Đồ thị vận tốc – thời gian của một chiếc xe tải và một chiếc xe khách chuyển động cùng chiều dọc theo một đường thẳng
được thể hiện như ở hình dưới. Gốc thời gian t=0 được chọn khi hai xe ở cùng một vị trí. Nhận xét
đúng về 2 xe từ thời điểm t=0 đến thời điểm t = t0 là
A. Quãng đường hai xe đã đi được là như nhau
B. Xe khách đã không di chuyển
C. Xe tải đã đi được quãng đường lớn hơn xe khách
D. Xe khách đã đi được quãng đường lớn hơn xe tải

Câu 199: Hình bên là đồ thị vận tốc – thời gian của hai vật chuyển động thẳng cùng hướng, xuất phát từ cùng một vị trí, gốc thời gian
là lúc hai vật bắt đầu chuyển động. Nhận xét sai là
A. Hai vật cùng chuyển động nhanh dần
B. Vật 1 bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ
C. Vật 2 chuyển động với gia tốc lớn hơn vật 1
D. Ở thời điểm t0, vật 1 ở phía sau vật 2

Câu 200: Đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe A và B chuyển động cùng chiều dọc theo một đường thẳng được thể hiện như ở hình
bên. Gốc thời gian t = 0 được chọn khi hai xe ở cùng một vị trí. Từ thời điểm t = 0, hai xe đi được
quãng đường bằng nhau sau khoảng thời gian
A. 1 s
B. 2 s
C. 3 s
D. 4 s

CHỦ ĐỀ 4. SỰ RƠI TỰ DO
Câu 1: Chuyển động RTD là chuyển động của
A. Chiếc lá rơi. B. Người nhảy dù.
C. Hạt bụi bay. D. Mẩu giấy trong bình rút hết không khí.
Câu 2: Công thức tính quãng đường đi của vật RTD là
A. s = vot + 1/2 at2 B. s = 1/2gt2 C. s = v0t + 1/2 gt2 D. s = 1/2 at2
Câu 3: Vật nào được xem là RTD?
A. Viên đạn đang bay trên không trung. B. Phi công đang nhảy dù.
C. Quả táo rơi từ trên cây xuống. D. Máy bay đang bay gặp tai nạn và lao xuống.
Câu 4: Một vật RTD từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc là:

A. v = 2gh. √
B. v = 2gh √
C. v = gh D. v = 2h/g √
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự RTD của các vật?
A. Sự RTD là sự rơi của các vật trong chân không, chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
B. Các vật RTD tại cùng một nơi thì có gia tốc như nhau. C. Trong quá trình RTD, vận tốc giảm dần theo thời gian.
D. Trong quá trình RTD, gia tốc của vật không đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 6: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động RTD:
A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. B. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.

-- 24 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. Người phi công đang nhảy dù.
D. Một chiếc khăn tay rơi từ tầng thứ năm của toà nhà xuống đất.
Câu 7: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là RTD nếu được thả rơi?
A. Một lá cây rụng. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây có thể coi như là sự RTD?
A. Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc. B. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang.
C. Ném một hòn sỏi lên cao. D. Thả một hòn sỏi rơi xuống.
Câu 9: Tại cùng một vị trí trên Trái Đất, các vật RTD:
A. Chuyển động thẳng đều. B. Chịu lực cản lớn.
C. Vận tốc giảm dần theo thời gian. D. Có gia tốc như nhau.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai. Chuyển động RTD:
A. Công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt.
B. Công thức tính qung đường đi được trong thời gian t là: h =1/2 gt2.
C. Có phương của chuyển động là phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
D. Là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = g và vận tốc đầu vo > 0.
Câu 11: Chọn câu sai:
A. Sự RTD là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. B. Phương của chuyển động RTD là phương thẳng đứng.
C. Chiều của chuyển động RTD là chiều từ trên xuống dưới. D. Chuyển động RTD là chuyển động chậm dần đều.
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Một vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau, nguyên nhân quyết định điều đó là:
A. Do các vật nặng nhẹ khác nhau. B. Do các vật to nhỏ khác nhau.
C. Do lực cản của không khí lên các vật. D. Do các vật làm bằng các chất khác nhau.
Câu 13: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động RTD?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. B. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
C. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.
D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 14: Khi RTD thì vật sẽ:
A. Có gia tốc tăng dần. B. Rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Chuyển động thẳng đều.
D. Chịu sức cản của không khí hơn so với các vật rơi bình thường khác.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với sự RTD?
A. Chuyển động thẳng đều. B. Lực cản của không khí lớn.
C. Có vận tốc v = gt. D. Vận tốc giảm dần theo thời gian.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chuyển động RTD?
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. B. Chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
C. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. Chuyển động có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống.
Câu 17: Chuyển động nào dưới đây không được coi là RTD nếu được thả?
A. Một quả to. B. Một mẩu phấn. C. Một hòn đá. D. Một chiếc lá cây.
Câu 18: Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Sự RTD là chuyển động nhanh dần đều. B. Trong chân không vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. Hai vật RTD luôn chuyển động thẳng đều đối nhau. D. Gia tốc RTD giảm từ địa cực đến xích đạo.
Câu 19: Hãy nêu đặc điểm của chuyển động RTD của các vật.
A. Phương chuyển động là phương thẳng đứng. B. Chiều chuyển động hướng từ trên cao xuống phía dưới.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc không dối.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng thẳng đứng từ trên xuống và có gia tốc phụ thuộc vị trí rơi của các vật trên Trái Đất.
Câu 20: Hãy chỉ ra chuyển động nào là sự RTD:
A. Tờ giấy rơi trong không khí. B. Viên bi rơi xuống đất sau khi lăn trên máng nghiêng.
C. Viên bi rơi xuống từ độ cao cực đại sau khi được ném lên theo phương thẳng đứng.
D. Vật chuyển động thẳng đứng hướng xuống,với vận tốc đầu là 1m/s.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của các vật trong không khí?
A. Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau. B. Trong không khí vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. Nguyên nhân của sự rơi nhanh hay chậm của các vật là do sức cản của không khí.
D. Nguyên nhân của sự rơi nhanh hay chậm của các vật không phải do nặng nhẹ khác nhau.
Câu 22: Chọn câu phát biểu đúng nhất:
A. Trên trái đất khi vĩ độ càng giảm thì gia tốc RTD cũng giảm dần. B. Trên trái đất khi vĩ độ càng giảm thì gia tốc RTD càng tăng.
C. Gia tốc RTD là 1 số không đổi đối với mọi nơi trên trái đất. D. Gia tốc RTD thay đổi tuỳ theo mỗi quốc gia trên thế giới.
Câu 23: Ở một nơi trên trái đất (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian RTD của một vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của Vật. B. Kích thước của vật. C. Độ cao của vật. D. Cả 3 yếu tố.
Câu 24: Gia tốc RTD phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng và kích thước vật rơi. B. Độ cao và vĩ độ địa lý.
C. Vận tốc đầu và thời gian rơi. D. Áp suất và nhiệt độ môi trường.
Dạng 1. Xác định quãng đường, vận tốc, thời gian của một vật rơi tự do
Câu 25: Một vật được thả từ một độ cao nào đó. Khi độ cao tăng lên 2 lần thì thời gian rơi sẽ?

A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 26: Một hòn bi được ném thẳng đứng từ dưới lên cao với vận tốc đầu có độ lớn v 0. Hỏi khi chạm đất thì vận tốc của vật đó bằng
bao nhiêu? Bỏ qua sức cản của không khí.

-- 25 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 1,5 v0 B. 0,5 v0 C. v0 D. 2 v0
Câu 27: Chọn câu trả lời đúng. Thả hai vật RTD đồng thời từ hai độ cao h 1 khác h2 Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng

1/ 2 lần vật thứ hai
A. Tỉ số h1/h2=2 B. Tỉ số h1/h2=1/2 C. Tỉ số h1/h2=1/4 D. Tỉ số h1/h2=4
Câu 28: Một vật RTD ở độ cao 6,3m, lấy g = 9,8m/s2. Hỏi vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
A. 123,8m/s B. 11,1m/s C. 1,76m/s D. 1,13m/s
Câu 29: Một vật RTD ở nơi có g = 9,8 m/s2. Khi rơi được 44,1m thì thời gian rơi là:
A. 3s. B. 1,5s. C. 2s. D. 9s.
Câu 30: Một hòn đá rơi xuống một cái giếng cạn, đến đáy giếng mất 3s. Cho g = 9,8m/s2. Độ sâu của giếng là:
A. h = 29,4 m. B. h = 88,2 m. C. h = 44,1 m D. Một giá trị khác.
Câu 31: Một vật RTD không vận tốc đầu ở độ cao 10m xuống đất, vận tốc mà vật đạt được khi chạm đất là:
A. v=10 m/ s √
B. v=2 10 m/s √
C. v= 20 m/s D. v=10 √ 2m/s
Câu 32: Một giọt nước rơi từ độ cao 45m xuống, cho g = 10m/s . Thời gian vật rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
2

A. 3s B. 2,1s. C. 4,5s. D. 9 s.
Câu 33: Một vật RTD không vận tốc đầu ở nơi g = 9,8 m/s2. Khi rơi được 44,1 m thì thời gian rơi là:
A. 3s. B. 1,5s. C. 2s. D. 9s.
Câu 34: Từ một sân thượng cao ốc có độ cao h = 500 m một người buông rơi một hòn sỏi. Biết gia tốc RTD là 10m/s 2. Thời gian
chạm đất của hòn sỏi là:
A. 1s B. 5 s C. 10s D. 5 s
Câu 35: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu khi vừa chạm đất có v = 60m/s, g = 10m/s 2. Xác định quãng đường rơi của vật, tính
thời gian rơi của vật.
A. 170m; 10s. B. 180m; 6s C. 120m; 3s D. 110m; 5s
Câu 36: Một vật RTD từ độ cao 20m. Thời gian chuyển động và vận tốc khi chạm đất là:
A. 2s và 10m/s. B. 4s và 20m/s. C. 4s và 40m/s. D. 2s và 20m/s.
Câu 37: Thả cho một vật RTD sau 5s quãng đường và vận tốc của vật là (cho g= 10m/s2)
A. 150m; 50m/s B. 150m; 100m/s C. 125m; 50m/s D. 25m; 25m/s
Câu 38: Vật RTD từ độ cao nào đó, khi chạm đất có vận tốc 30m/s. Cho g=10m/s2. Tính thời gian vật rơi và độ cao thả vật.
A. t = 2 s; h = 20m B. t = 3,5 s; h = 52m C. t =3 s; h = 45m D. t =4 s; h = 80m
Câu 39: Một vật được thả RTD từ độ cao 19,6m.Tính vận tốc của vật khi chạm đất. Lấy g =10 m/s2
A. 20m/s B. 19,6m/s C. 9,8m/s D. 19,8m/s
Câu 40: Một giọt nước RTD từ độ cao 45m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất? Cho g = 10m/s2
A. 2,1s B. 3s C. 4,5s D. 9s
Câu 41: Chọn câu trả lời đúng. Thả một hòn đá từ độ cao h xuống mặt đất, hòn đá rơi trong 0,5s. Nếu thả hòn đá từ độ cao H xuống
đất mất 1,5s thì H bằng
A. 3h B. 6h C. 9h D. Một đáp số khác
Câu 42: Một viên bi sắt được thả RTD từ độ cao h xuống đất với thời gian rơi là t =0,5s. Hỏi khi thả viên bi từ độ cao 2h xuống đất
thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 1 s. B. 2s C. 0,707s D. 0,750s
Câu 43: Ga-li-lê thả quả đạn hình cầu từ độ cao 56m trên tháp nghiêng Pi-da xuống đất. Tính thời gian quả đạn rơi. Biết g =9,81m/s 2
A. 2,97s B. 3,38s C. 3,83s D. 4,12s
Câu 44: Thả một hòn đá từ mép một vách núi dựng đứng xuống vực sâu. Sau 3,96s từ lúc thả thì nghe thấy tiếng hòn đá chạm đáy
vực sâu. Biết g =9,8 m/s2 và tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s. Tìm chiều cao vách đá bờ vực đó
A. 76m B. 58m C. 69m D. 82m
Câu 45: Thả một hòn đá rơi từ độ cao h xuống đất, thời gian rơi là 1s. Nếu thả hòn đá từ độ cao 9h, thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 3s B. 2s C. 1s D. 4s
Câu 46: Người ta thả một vật RTD từ một tòa tháp thì sau 20s vật chạm đất cho g = 10m/s2. Độ cao của vật sau khi vật thả được 4s.
A. 1920m B. 1290m C. 2910m D.1029m
Câu 47: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn
đá RTD từ miệng giếng; sau 3 s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330
m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu của giếng gần nhất với giá trị
A. 43 m. B. 45 m. C. 46 m. D. 41 m .
Câu 48: Thả rơi môt hòn đá từ miệng một cái hang sâu xuống đáy. Sau 4s kể từ khi thả thì nghe tiếng hòn đá chạm đáy. Tìm chiều
sâu của hang, biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s, Lấy g=10m/s2
A. 60m. B. 90m. C. 71,6m. D. 54m.
Câu 49: Vật RTD không vận tốc đầu từ độ cao s1 xuống mặt đất trong thời gian t1, từ độ cao s2 xuống mặt đất trong thời gian t2. Biết
s2 = 9s1. Tỉ số giữa các vận tốc của vật ngay trước lúc chạm đất v2/v1 là
A. 1/9.               B. 3.               C. 9.                     D. 1/3.
Dạng 2. Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và n giây cuối
Câu 50: Chọn câu trả lời đúng. Khi một vật RTD thì các quãng đường vật rơi được trong 1s liên tiếp hơn kém nhau một lượng là bao
nhiêu?

A. g B. g C. g2 D. Một kết quả khác.
Câu 51: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g. Vận tốc của vật khi đi được nửa quãng đường là

A. 2gh √
B. 2gh C. √ gh D. gh
Câu 52: Khi một vật rơi tự do thì độ tăng vận tốc trong 1s có độ lớn bằng

-- 26 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

A. g B. 2g C. g √ D. g2
Câu 53: Tỉ số giữa quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ n và sau n giây là:
A. (2n-1)/n B. (n2-1)/n2 C. (n-1)/n D. (2n-1)/n2
Câu 54: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Gọi t 1 là thời gian khi vật rơi được quãng đường bằng nửa độ cao, t là thời gian rơi
của vật khi vật chạm đất. Tỉ số t1/t bằng
A. 2 :5 √
B. 1 : 3 √
C. 3 : 1 √
D. 1 : 2
Câu 55: Một vật rơi tự do từ độ cao 250m. Tỉ số quãng đường vật rơi được trong 2s đầu, 2s sau và 2 s cuối cùng là
A. 1 :4 :9 B. 1 :2 :4 C. 1 :3 :5 D. 1 :2 :3
Câu 56: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s 2). Thời gian
vật đi được 1 m cuối cùng bằng?
A. 0,05s B. 0,45s C. 1,95s D. 2s
Câu 57: Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của
vật. Độ cao h bằng? (lấy g = 9,8 m/s2)
A. 9,8 m B. 19,6 m C. 29,4 m D. 57 m
Câu 58: Vật RTD ở độ cao 240m trong 7s. Quãng đường vật đi trong giây cuối cùng là?
A. 40,5m. B. 63,7m. C. 60m. D. 112,3m.
Câu 59: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là?
A. 6s B. 8s C. 12s D.10s
Câu 60: Chọn câu trả lời đúng. Một vật RTD từ độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được 15m. Thời gian rơi của vật là:
A. 1s B. 1,5s C. 2s D. 2,5s
Câu 61: Tính quãng đường mà vật RTD đi được trong giây thứ 5. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng được bao nhiêu?
Lấy g =10 m/s2
A. 40m;10 m/s B. 45m;10m/s . C. 45m;15m/s D. 40m 15 m/s
Câu 62: Một vật RTD từ trên xuống. Biết rằng trong giây cuối cùng hòn đá rơi được 25m. Tím chiều cao thả vật. Lấy g = 10m/s2
A. 45m B. 40m C. 35m D. 50m
Câu 63: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2. Quãng đường vật đi được
trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là?
A. 5 m B. 35 m C. 45 m D. 20 m
Câu 64: Một vật được thả RTD không vận tốc đầu, g = 10 m/s2. Tính đoạn đường vật đi được trong giây thứ 7.
A. 65 m B. 70 m C. 180 m D. 245 m
Câu 65: Một vật được thả RTD không vận tốc đầu, g = 10 m/s 2. Trong 7s cuối cùng vật rơi được 385 m. Xác định thời gian rơi của
vật.
A. 14s B. 12s C. 11s D. 9s
Câu 66: Cho một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng đường 60m. Tính thời gian rơi
và độ cao h của vật lúc thả biết g = 10 m/s2.
A. 3s; 70s B. 5s; 75m C. 6s; 45m D. 4s; 80s
Câu 67: Một vật được thả không vận tốc đầu. Nếu nó rơi xuống được một khoảng s 1 trong giây đầu tiên và thêm một đoạn s2 trong
giây kế tiếp thì tỉ số s2/s1 là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 68: Một vật RTD trong 10 s. Quãng đường vật rơi trong 2s cuối cùng là bao nhiêu? lấy g = 10 m/s2
A. 90 m B. 180 m C. 360 m D. 540 m
Câu 69: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường?
A. 30 m B. 20 m C. 15 m D.10 m
Câu 70: Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s 2.
Thời gian rơi của vật là?
A. 0,6s B. 3,4s C. 1,6s D. 5s
Câu 71: Một vật RTD từ độ cao h = 80 m. Lấy g=10m/s 2. Quãng đường vật chỉ rơi trong giây thứ 3 kể từ lúc bắt đầu rơi và thời gian
vật rơi trong 1m cuối cùng của chuyển động là
A. 25m và 0,05 s B. 25m và 0,025 s C. 45m và 0,45 s D. 45m và 0,025 s
Câu 72: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 80 m xuống đất. Tính quãng đường vật rơi được trong 0,5s cuối cùng, g = 10 m/s2
A. 18,75 m B. 18,5 m C. 16,25 m D. 16,5 m
Câu 73: Trong 3s cuối cùng trước khi chạm đất, vật RTD được quãng đường 345 m. Tính thời gian rơi và độ cao của vật lúc thả, g =
9,8 m/s2
A. 460 m B. 636 m C. 742 m D. 854 m
Câu 74: Một vật RTD trong giây cuối cùng đi được quãng đường 45m, thời gian rơi của vật là:
A. 5s B. 4s C. 3s D. 6s
Câu 75: Vật RTD không vận tốc đầu. Quãng đường rơi trong giây thứ 2 là 14,73m. Gia tốc trọng lực ở nơi làm thí nghiệm là:
A. 9,82 m/s2 B. 9,81 m/s2 C. 9,80 m/s2 D. 7,36 m/s2
Câu 76: Biết trong 2s cuối cùng vật đã rơi được một quãng đường dài 60m. Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của hòn đá là
A. 6 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 5 s.
Câu 77: Thả rơi một vật từ độ cao 80m. Lấy g = 10 m/ s2. Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng.
A. 2s và 2s. B. 1s và 1s. C. 2 s và 0,46s. D. 2s và 0,54s
Câu 78: Thả rơi một vật từ độ cao 78,4m. Lấy g = 9,8 m/ s2. Quãng đường vật rơi trong giây đầu tiên và giây cuối cùng là
A. 5 m và 35 m B. 4,9 m và 35 m. C. 4,9 m và 34,3 m. D. 5 m và 34,3 m.
Câu 79: Một vật RTD tại nơi có gia tốc g = 10m/s2, thời gian rơi là 4 giây. Thời gian rơi 1 mét cuối cùng là
A. 0,3s. B. 0,1s. C. 0,01s. D. 0,03s.
-- 27 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 80: Một giọt mưa rơi được 100m trong giây cuối cùng trong khi chạm đất. Cho rằng trong quá trình rơi khối lượng của nó không
bị thay đổi. Lấy gia tốc RTD là g = 9,8m/s2. Độ cao giọt mưa khi bắt đầu rơi là
A. 561,4m. B. 265,5m. C. 461,4m. D. 165,5m.
Câu 81: Trong 1 s cuối cùng trước khi chạm đất vật RTD (không vận tốc đầu) đi được quãng đường gấp 2 lần quãng đường vật rơi
trước đó tính từ lúc thả. Cho g = 10 m/s2. Tốc độ của vật ngay khi sắp chạm đất là
A. 34,6 m/s.           B. 38,2 m/s.       C. 23,7 m/s.       D. 26,9 m/s.
Câu 82: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu tại g=10m/s2. Sau một thời gian vật chạm mặt đất. Quãng đường vật rơi trong 1s cuối
cùng bằng gấp đôi trong một giây ngay trước đó. Vật được thả từ độ cao bằng
A. 20,00m. B. 21,00m. C. 45,00m. D. 31,25m.

Dạng 3. Bài toán hai vật rơi tự do


Câu 83: Hai vật được thả RTD đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp ba lần
khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu?
A. h1/h2=2 B. h1/h2=9 C. h1/h2=4 D. h1/h2=5
Câu 84: Hai vật được thả RTD đồng thời từ hai độ cao khác nhau h 1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất lớn gấp đôi khoảng
thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tính tỉ số các độ cao h1/h2 là bao nhiêu?
A. h1/h2 = 2. B. h1/h2 = 0,5 . C. h1/h2 = 4. D. h1/h2 = 1.
Câu 85: Chọn câu trả lời đúng Hai giọt nước mưa từ mái nhà RTD xuống đất. Chúng rời mái nhà cách nhau 0,5s. Khi tới đất, thời
điểm chạm đất của chúng cách nhau bao nhiêu?
A. nhỏ hơn 0,5s B. bằng 0,5s
C. lớn hơn 0,5s D. Không tính được vì không biết độ cao mái nhà
Câu 86: Từ một sân thượng có độ cao h = 80m, một người buông tự do một hòn sỏi. Một giây sau người này ném thẳng đứng hướng
xuống một hòn sỏi thứ hai với vận tốc v0. Hai hòn sỏi chạm đất cùng lúc. Tính v0 (lấy g =10m.s2)
A. v0 = 5,5m/s B. v0 = 11,7m/s C. v0 = 20,4m/s D. Một kết quả khác
Câu 87: Hai viên bi A và B được thả RTD từ cùng một độ cao. Viên bi A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 0,5 s. Khoảng
cách giữa hai viên bi sau khi viên A rơi được 2 s là
A. 11 m. B. 8,6 m. C. 30,6 m. D. 19,6 m.
Câu 88: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s 2. Khoảng cách giữa hai viên bi
sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là
A. 6,25m. B. 12,5m. C. 5,0m. D. 2,5m.
Câu 89: Hai vật RTD từ cùng một độ cao, nơi có g=10m/s 2. Biết sau 2s kể từ lúc vật hai bắt đầu rơi khoảng cách giữa hai vật là 2,5m.
Hỏi vật hai rơi sau vật một bao lâu ?
A. 2,00s. B. 2,50s. C. 1,50s. D. 0,13.
Câu 90: Từ một đỉnh tháp người ta thả RTD vật thứ nhất. Một giây sau, ở tầng tháp thấp hơn 20 m, người ta thả RTD vật thứ hai. Lấy
g = 10m/s2. Sau bao lâu hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi?
A. 1,5 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 2,5 s.
Câu 91: Hai hòn bi được thả RTD cùng một lúc nhưng ở độ cao cách nhau 15m. Hai hòn bi chạm đất sớm muộn hơn nhau 0,55s. Lấy
g=10m/s2. Độ cao của 2 hòn bi lúc ban đầu bằng
A. 90m và 75m. B. 45m và 30m. C. 60m và 45m. D. 35m và 20m.
Câu 92: Hai viên bi sắt được thả rơi từ cùng một độ cao cách nhau một khoảng thời gian 1,5s. Khoảng cách giữa 2 viên bi sau khi
viên bi thứ nhất rơi được 3,5s là
A. 61,25 m B. 11,25 m C. 41,25 m. D. 20 m
Câu 93: Hai hòn đá A và B được thả rơi từ một độ cao. A được thả rơi sau B một khoảng thời gian là 0,5s. Lấy g = 9, 8 m/s 2. Khoảng
cách giữa A và B sau khoảng thời gian 2s kể từ khi A bắt đầu rơi là
A. 8,575m B. 20 m. C. 11,25 m. D. 15 m
Câu 94: Thả rơi hai viên bi rơi từ cùng mọt độ cao, bi B thả rơi sau bi A một thời gian là Δt. Khi bi A rơi được 4s thì nó thấp hơn bi B
là 35m. Lấy g=10m/s2. Tính Δt
A. 0,5s. B. 1s. C. 1,2s D. 2s.
Câu 95: Hai giọt nước rơi ra khỏi ống nhỏ giọt cách nhau 0,5s. Lấy g = 10 m/s 2. Khoảng cách giữa hai giọt nước sau khi giọt thứ 1 rơi
được 0,5s là
A. 1,5 m B. 1,25 m C. 2,5 m. D. 5 m.
Câu 96: Các giọt nước mưa rơi từ mái nhà xuống sau những khoảng thời gian bằng nhau. Giọt 1 chạm đất thì giọt 5 bắt đầu rơi. Biết
mái nhà cao 16m. Lấy g=10m/s2. Khoảng thời gian rơi giữa các giọt nước kế tiếp nhau bằng
A. 0,4 s. B. 0,45 s. C. 1,78 s. D. 0,32 s.
Câu 97: Từ đỉnh tháp hai vật A và B được thả rơi tự do. Biết B được thả rơi sau A 1s. Lấy g = 10m/s2. Khoảng cách giữa A và B tại
thời điểm sau khi B rơi được 2 s là
A. 5m B. 10m C. 20m D. 25m
Câu 98: Một hòn đá rơi tự do từ cửa sổ một toà nhà cao tầng. Sau đó 1s tại ban công phía dưới cách cửa sổ trên của toà nhà 20m có
một hoà đá khác cũng rơi tự do. Biết cả hai hòn đá cùng chạm đất đồng thời. Lấy g = 10m/s2. Chiều cao của cửa sổ toà nhà trên so với
đất là
A. 25,31m B. 31,25m C. 51,25m D. 35,31m
Câu 99: Từ một đỉnh tháp cách mặt đất 80m, người ta thả rơi một vật. 2s sau ở tầng tháp thấp hơn 10m người ta ném vật thứ 2 xuống
theo phương thẳng đứng để hai vật chạm đất cùng lúc. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc ném vật thứ hai là
A.15m/s. B. 12m/s. C. 25m/s. D. 20m/s.

-- 28 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 100: Tại một điểm A cao 80 m so với mặt đất người ta thả RTD một vật, cùng lúc đó tại một điểm B cao hơn A một khoảng 20
m người ta ném thẳng đứng hướng xuống một vật thứ hai với vận tốc v 0, hai vật chạm đất cùng một lúc. Bỏ qua sức cản của không
khí, lấy g = 10m/s2. Vận tốc v0 có độ lớn
A. v0 = 10 m/s B. v0 = 2,5 m/s C. v0 = 7,5 m/s. D. v0 = 5 m/s.
CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Câu 1: Chọn câu sai. Chuyển động tròn đều có
A. Tốc độ góc thay đổi. B. Tốc độ góc không đổi. C. Quỹ đạo là đường tròn. D. Tốc độ dài không đổi.
Câu 2: Khi vật chuyển động tròn đều thì:
A. Vectơ gia tốc không đổi. B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
C. Vectơ vận tốc không đổi. D. Vectơ vận tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 3: Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là:
A. Thời gian vật chuyển động. B. Số vòng vật đi được trong 1 giây.
C. Thời gian vật đi Được một vòng. D. Thời gian vật di chuyển.
Câu 4: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có
A. Hướng không đổi. B. Chiều không đổi. C. Phương không đổi. D. Độ lớn không đổi.
Câu 5: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Vectơ gia tốc không đổi.
C. Tốc độ góc không đổi. D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chu kì và tần số của vật chuyển động tròn đều?
A. Khoảng thời gian trong đó chất điểm quay được một vòng gọi là chu kì quay.
B. Tần số cho biết số vòng mà chất điểm quay được trong một giây.
C. Giữa tần số f và chu kì T có mối liên hệ: f=1/T. D. Các phát biểu A, B, C đúng.
Câu 7: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
B. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
C. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. D. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
Câu 8: Chọn câu đúng
A. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính. B. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính.
C. Vận tốc dài của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.
D. Vận tốc góc của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với vận tốc dài.
Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe ôtô khi vừa khởi hành. B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời .
C. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện. D. Chuyển động quay của cánh quạt khi đang quay ổn định.
Câu 10: Hãy nêu những đặc điểm của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
A. Đặt vào vật chuyển động tròn.
C. Độ lớn không đổi, phụ thuộc tốc độ quay và bán kính quỹ đạo tròn.
B. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn. D. Bao gồm cả ba đặc điểm trên.
Câu 11: Chọn biểu thức đúng về độ lớn của gia tốc hướng tâm?
A. aht = ω2/r B. aht = r/ ω2 C. aht = r ω2 D. aht = r ω
Câu 12: Các công thức nào sau đây là đúng với chuyển động tròn đều?
A. v= R và aht= R2 B. v= R và aht= R2 C.  = Rv và aht=Rv2 D. = Rv và aht= R2.
Câu 13: Công thức nào biểu diễn không đúng mối quan hệ giữa các đại lựơng cuả một vật chuyển động tròn đều: Chu kỳ T, vận tốc
dài v, vận tốc góc , bán kính quỹ đạo r?
A. = 2/T B. T= v/2 C. T= 2r/v D. v=r
Câu 14: Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức gia tốc hướng tâm:
A. aht = 2/R = v2R B. aht = v/R = r C. aht = v2/R = 2R D. aht = v2/2R = R2
Câu 15: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều được tính bởi
A. aht=4π2r/T2 B. aht=r/2 C.  aht=4rv2 D. aht=4π2r/f2
Câu 16: Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ góc, tốc độ dài, chu kì quay và tần số f?
A. v = ωr = 2πfr = 2πr/T B. v = ωr = 2πrT = 2πr/f C. v = ω/r = 2πfr = 2πr/T D. v = ωr = 2πnr2 = πr/T
Câu 17: Một vệ tinh nhân tạo đang chuyển động tròn đều quanh trái đất ở độ cao h = R (R là bán kính trái đất) với vận tốc v. Chu kỳ
của vệ tinh này là
A. T = 2πR/v. B. T = 4πR/v. C. T = 8πR/v. D. T = πR/2v.
Câu 18: Một chất điểm chuyển độngđều trên đường tròn tâm O, bán kính R, chu kì T. Tốc độ trung bình của vật sau khi quay được n
vòng có giá trị là
A. 2πT/R B. 2πR/T C. 2πnR/T D.
Câu 19: Trong chuyển động tròn đều thì
A. gia tốc của vật bằng không. B. vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc.
C. vectơ gia tốc vuông góc với quĩ đạo chuyển động. D. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quĩ đạo chuyển động.
Câu 20: Chọn phát biểu sai khi nói về véc tơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều
A. đặt vào chuyển động tròn. B. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn
C. có độ lớn không đổi. D. có phương và chiều không đổi.
Câu 21: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ góc không đổi.
C. Véc tơ vận tốc không đổi. D. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 22: Chọn câu sai. Chu kỳ quay.

-- 29 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. Là số vòng quay được trong 1 giây. B. Là thời gian 1 điểm chuyển động quay được 1 vòng.
C. Được tính bằng công thức T = 2/. D. Liên hệ với tần số bằng công thức T = 1/f .
Câu 23: Chọn câu đúng. Chu kì quay của Trái Đất quay quanh trục địa cực là:
A. 365 ngày B. 1 năm C. 12 giờ D. 24 giờ
Câu 24: Trong chuyển động tròn đều, gia tốc hướng tâm đặc trưng cho:
A. Mức độ tăng hay giảm của vận tốc. B. Mức độ tăng hay giảm của tốc độ góc.
C. Sự nhanh hay chậm của chuyển động. D. Sự biến thiên về hướng của vectơ vận tốc.
Câu 25: Câu nào là sai?
A. Gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho độ lớn của vận tốc. B. Gia tốc trong chuyển động thẳng đều bằng không.
C. Gia tốc là một đại lượng véc tơ.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều không đổi về hướng và cả độ lớn.
Câu 26: Gia tốc trong chuyển động tròn đều
A. đặc trưng cho mức độ biến đổi về độ lớn của véc tơ vận tốc. B. đặc trưng cho mức độ biến đổi về hướng của véc tơ vận tốc.
C. có phương luôn cùng phương với véc tơ vận tốc. D. tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo.
Câu 27: Trong một chuyển động tròn đều vectơ gia tốc
A. không đổi. B. bằng không vì tốc độ dài không thay đổi.
C. có phương vuông góc với vận tốc góc và có độ lớn tỉ lệ với bình phương vận tốc góc
D. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc và có độ lớn không đổi.
Câu 28: Chọn phát biểu sai?. Một chuyển động tròn đều có bán kính r thì
A. Tốc độ dài tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo. B. Chu kì càng lớn thì tốc độ góc càng nhỏ.
C. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với tốc độ dài. D. Tần số càng lớn thì tốc độ góc càng lớn.
Câu 29: Chọn phát biểu sai?.Trong các chuyển động tròn đều có cùng
A. chu kì T, chuyển động nào có bán kính quỹ đạo càng lớn thì tốc độ dài càng lớn.
B. tần số f, chuyển động nào có bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
C. bán kính quỹ đạo r, chuyển động nào có tần số càng cao thì tốc độ dài càng lớn.
D. bán kính quỹ đạo r, chuyển đông nào có chu kì T càng nhỏ thì tốc độ dài càng nhỏ.
Câu 30: Trong các phát biểu sau đây về gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều, phát biểu nào là sai?
A. Véctơ gia tốc luôn vuông góc với véctơ vận tốc. Không có thành phần gia tốc dọc theo tiếp tuyến quỹ đạo.
B. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm nên gọi là gia tốc hướng tâm.
C. Với các chuyển động tròn đều cùng bán kính r, gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với tốc độ dài.
D. Với các chuyển động tròn đều cùng tốc độ góc ω, gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo
Câu 31: Chọn phát biểu sai?Trong các chuyển động tròn đều có cùng chu kì
A. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn.
B. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo nhỏ hơn thì có tốc độ dài nhỏ hơn.
C. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có gia tốc lớn hơn.
D. chuyển động nào có bán kính quĩ đạo lớn hơn thì có tốc độ góc lớn hơn.
Câu 32: Chọn phát biểu sai? Vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có
A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo tròn. B. chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn.
C. độ lớn aht=v2/r D. điểm đặt tại vật chuyển động tròn đều.
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không phải của chuyển động tròn đều?
A. Vectơ vận tốc có độ lớn, phương, chiều không đổi. B. Tốc độ góc tỉ lệ thuận với vận tốc dài.
C. Bán kính quỹ đạo luôn quay với tốc độ không đổi. D. Quỹ đạo là đường tròn.
Câu 34: Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về chuyển động tròn đều:
A. Tần số quay được xác định bằng công thức n =2/ với  là vận tốc góc.
B. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc về phương và độ lớn.
C. Vận tốc gốc thay đổi theo thời gian. D. Gia tốc hướng tâm có độ lớn không đổi.
Câu 35: Chọn ra câu phát biểu sai. Trong chuyển động tròn đều
A. gia tốc tức thời có độ lớn không đổi theo thời gian. B. gia tốc tức thời có phương luôn thay đổi theo thời gian.
C. độ lớn vận tốc dài không đổi còn vận tốc gốc thay đổi. D. vận tốc gốc không đổi.
Câu 36: Câu nào là sai
A. Gia tốc hướng tâm chỉ đặc trưng cho độ lớn của vận tốc. B. Gia tốc trong chuyển động thẳng đều bằng không.
C. Gia tốc là một đại lượng véc tơ.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi về hướng và cả độ lớn.
Câu 37: Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều:
A. Bằng hằng số. B. Có đơn vị m/s. C. Là vectơ. D. Luôn thay đổi theo thời gian.
Câu 38: Chọn câu phát biểu sai. Trong các chuyển động tròn đều có cùng chu kì: Chuyển động nào có bán kính quĩ đạo
A. nhỏ hơn thì có độ lớn tốc độ dài nhỏ hơn. B. lớn hơn thì có gia tốc lớn hơn.
C. lớn hơn thì có độ lớn tốc độ dài lớn hơn. D. lớn hơn thì có tần số góc lớn hơn.
Câu 39: Tính chất của chuyển động quay của vật rắn được thể hiện thế nào:
A. Vận tốc gốc của các điểm ở ngoài trục quay đều bằng nhau. B. Vận tốc dài của các điểm tỉ lệ với bán kính quĩ đạo tròn.
C. Quỹ đạo của các điểm bên ngoài trục quay là những đường tròn đồng trục.
D. Cả 3 tính chất trên đều đúng.
Câu 40: Chuyển động tròn đều là chuyển động có: Quỹ đạo là một đường tròn và
A. vectơ vận tốc không đổi. B. gia tốc hướng tâm biến thiên đều đặn.
C. vectơ vận tốc biến thiên một cách đều đặn. D. gia tốc hướng tâm có độ lớn không đổi.
Câu 41: Một bánh xe quay đều với vận tốc góc không đổi. Điểm O là tâm của bánh xe. Điểm X nằm ở vành bánh và Y ở trung điểm
O và X. Phát biểu nào là đúng:

-- 30 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. X và Y chuyển động với cùng vận tốc tức thời. B. Vận tốc góc của X bằng phân nửa của Y.
C. X và Y chuyển động với cùng vận tốc góc. D. Vận tốc góc của X gấp đôi của Y.
Câu 42: Một vệ tinh phải có chu kỳ quay là bao nhiêu để trở thành vệ tinh địa tĩnh của trái đất?
A. 24 v/s. B. 12 giờ.
C. 1 ngày. D. Còn phụ thuộc cao độ của vệ tinh.
Câu 43: Có ba chuyển động với các vectơ vận tốc và gia tốc như sau như sau. Chuyển động nào là chuyển động tròn đều?

A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Không hình nào


Câu 44: Đồ thị nào sau đây là đúng khi diễn tả sự phị thuộc của gia tốc hướng tâm vào vận tốc khi xe đi qua quãng đường cong có
dạng cung tròn là đúng nhất?

Dạng 1. Xác định các đặc trưng của chuyển động tròn đều: chu kỳ, tần số, vận tốc dài, gia tốc hướng tâm
Loại 1. Xác định chu kỳ, tần số, vận tốc dài
Câu 45: Một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm của nó. Hai điểm M và N nằm trên đĩa có khoảng cách đến tâm đĩa là r M = 2rN.
Tỷ số các tốc độ dài của điểm M so với của điểm N là
A. 1:2 B. 4:1 C. 1:4 D. 2:1
Câu 46: Nếu kim giây của một đồng hồ dài gấp 2 lần kim phút thì tốc độ dài của kim giây gấp bao nhiêu lần kim phút?
A. 60 lần. B. 1/60 lần. C. 120 lần. D. 1/120 lần.
Câu 47: Một bánh xe có bán kính R quay đều quanh trục. Gọi v 1, T1 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục
quay R1. v2, T2 là tốc độ dài và chu kỳ của một điểm trên vành bánh xe cách trục quay R2 = R1/2.Tốc độ dài và chu kỳ của 2 điểm đó là
A. v1 = v2, T1 = T2 B. v1 = 2v2, T1 = T2. C. v1 = 2v2, T1 = 2T2 D. v1 = v2, T1 = 2T2
Câu 48: Trong chuyển động tròn đều khi vận tốc góc tăng lên 2 lần thì:
A. Vận tốc dài giảm đi 2 lần. B. Gia tốc tăng lên 2 lần.
C. Gia tốc tăng lên 4 lần. D. Vận tốc dài tăng lên 4 lần.
Câu 49: Một chất điểm chuyển động tròn đều thực hiện một vòng mất 4s. Vận tốc góc của chất điểm là:
A.  = /2 (rad/s) B.  = 2/ (rad/s) C.  = /8 (rad/s) D.  = 8 (rad/s)
Câu 50: Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì T = 4s. Tốc độ góc có giá trị nào sao đây
A. 1,57 rad/s. B. 3,14 rad/s C. 6,28 m/s. D. 12,56 rad/s.
Câu 51: Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên vành đĩa có giá trị:
A. v = 314m/s. B. v = 31,4m/s. C. v = 0,314 m/s. D. v = 3,14 m/s.
Câu 52: Tìm vận tốc góc của Trái Đất quanh trục của nó. Trái Đất quay 1 vòng quanh trục của nó mất 24 giờ.
A. ≈ 7,27.10-4 rad/s B. ≈ 7,27.10-5 rad/s C. ≈ 6,20.10-6 rad/s D. ≈ 5,42.10-5 rad/s
Câu 53: Một đĩa tròn có bán kính 20cm quay đều mỗi vòng hết 0,1s. Tốc độ dài của một điểm trên vành đĩa là
A. 3,14m/s. B. 31,4m/s. C. 12,56m/s. D. 1,57m/s.
Câu 54: Một đĩa tròn bán kính 5cm quay đều mỗi vòng hết 0,2 giây. Tốc độ dài của một điểm trên vành đĩa là
A. 31,4m/s. B. 1,57m/s C. 3,14m/s. D. 15,7m/s.
Câu 55: Một vành bánh xe đạp chuyển động với tần số 2 Hz. Chu kì của một điểm trên vành bánh xe đạp là:
A. 15s. B. 0,5s. C. 50s. D. 1,5s.
Câu 56: Một bánh xe có bán kính 30 cm quay mỗi giây được 10 vòng. Tốc độ góc của bánh xe là:
A. 6,28 rad/s B. 3,14 rad/s C. 62,8 rad/s D. 31,4 rad/s
Câu 57: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục cuả nó. Đĩa quay một vòng hết 0,2s . Hỏi tốc độ dài cuả một điểm nằm trên
mép điã bằng bao nhiêu?
A. 628 m/s B. 6,28 m/s C. 62,8 m/s D. 3,14 m/s
Câu 58: Cho một điểm trên vành bánh xe quay một vòng có tần số 200 vòng/phút. Vận tốc góc cuả điểm đó là:
A. 31,84m/s B. 20,93m/s C. 1256m/s D. 0,03 m/s
Câu 59: Một chiếc bánh xe có bán kính 20cm, quay đều với tần số 50 vòng/s. Vận tốc dài của xe nhận giá trị nào sau đây?
A. v = 6 rad/s. B. v = 26,8 rad/s. C. v = 62,8 rad/s. D. v = 68,2 rad/s.
Câu 60: Một xe đạp có bánh xe bán kính 25cm đang chuyển động thẳng đều. Bánh xe quay đều 3,18vòng/s và không trượt trên
đường. Vận tốc của xe đạp là:
A. 18km/h B. 20km/h C. 15km/h D. 12km/h
Câu 61: Một vệ tinh viễn thông quay trong mặt phẳng xích đạo và đứng yên đối với mặt đất (vệ tinh vệ tĩnh). Biết vận tốc dài của vệ
tinh 3km/s và bán kính Trái đất R = 6374km. Độ cao cần thiết của vệ tinh so với mặt đất phải là:
A. 32500km B. 34900km C. 35400km D. 36000km

-- 31 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 62: Khi đĩa quay đều một điểm trên vành đĩa chuyển động tròn đều với vận tốc v 1= 3m/s, một điểm nằm gần trục quay cách vành
đĩa một đoạn l = 31,8cm có vận tốc v2 = 2m/s. Tần số quay (số vòng quay trong 1 phút) của đĩa là:
A. 40vòng/phút. B. 35vòng/phút. C. 30vòng/phút. D. 25vòng/phút.
Câu 63: Xem như Trái Đất chuyển động tròn đều quanh Mặt Trời với bán kính quay r = 150 triệu kilômét và chu kì quay T = 365
ngày. Tìm tốc độ góc và tốc độ dài của Trái Đất xung quanh Mặt Trời ?
A. 3,98.10-7 rad/s; 59,8 km/s. B. 9,96.10-8 rad/s; 14,9 km/s.
C. 1,99.10 rad/s; 29,9 km/s.
-7
D. 3,98.10-7 rad/s; 29,9 km/s.
Câu 64: Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất hết 27 ngày đêm. Tốc độ góc của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là
A. 9,7.10-3 rad/s. B. 2,33.106rad/s. C. 2,7.10-6 rad/s. D. 6,5.10-5 rad/s.
Câu 65: Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Tốc độ góc của tàu đối với trục quay của Trái Đất là
A. 7,3.10-4 rad/s. B. 7,3.10-5 rad/s. C. 6,2.10-5 rad/s. D. 6,2.10-4 rad/s.
Câu 66: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục
quay của chiếc đu là 3 m. Gia tốc hướng tâm của người đó là
A. 0,82 m/s2. B. 1,57 m/s2. C. 8,2 m/s2. D. 29,6.102 m/s2.
Câu 67: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai
kim là
A. h/min=1/12; vh/vmin=1/16 B. h/min=12/1; vh/vmin=16/1
C. h/min=1/12; vh/vmin=1/9. D. h/min=12/1; vh/vmin=9/1.
Câu 68: Một đồng hồ công cộng gắn trên tháp chuông ở trung tâm thành phố có kim phút dài 1,2m và kim giờ dài 90cm. Tìm tốc độ
dài của hai đầu mút hai kim đó
A. 1,57.10-3 m/s; 1,74.10-4 m/s B. 2,09.10-3 m/s; 1,31.10-4 m/s
C. 3,66.10 m/s; 1,31.10 m/s
-3 -4
D. 2,09.10-3 m/s; 1,90.10-4 m/s
Câu 69: Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa có giá trị nào sau đây?
A. v = 314m/s B. v = 31,4m/s. C. v = 0,314m/s. D. v = 3,14m/s
Câu 70: Trong chuyển động tự quay quanh trục của trái đất coi là chuyển động tròn đều. Bán kính trái đất 6400 km. Tốc độ dài của
một điểm ở vĩ độ 450 bắc là
A. 3 km/s B. 330 m/s C. 466,7 m/s D. 439 m/s
Câu 71: Phạm Tuân là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trên tầu Soyuz 37, chuyển động
tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao h = 300 km so với mặt đất với vận tốc v = 7,92 km/s. Lấy bán kính Trái Đất là 6370 km. Thời gian
Phạm Tuân bay một vòng quanh Trái Đất gần nhất giá trị nào?
A. 39,1 phút. B. 48,1 phút. C. 88,1 phút. D. 84,1 phút.
Câu 72: Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo có đường kính 1,0 m. Trong 2 giây chất điểm chuyển động được 20 vòng. Tốc
độ góc và tốc độ dài của chất điểm là
A. =20π rad/s; v=20π m/s B. =20π rad/s; v=20 m/s C. =20 rad/s; v=20π m/s D. =20π rad/s; v=10π m/s
Câu 73: Một đĩa tròn có bán kính 36 cm, quay đều mỗi vòng trong 0,6s. Tính vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc hướng tâm của một
điểm nằm trên vành đĩa
A. v = 37,7 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 3948 m/s2 B. v = 3,77 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 39,48 m/s2
C. v = 3,77 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 3948 m/s 2
D. v = 3,77 m/s; ω = 10,5 rad/s; a = 394,8 m/s2.
Câu 74: Một quạt máy quay với vận tốc 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,82m. Tìm vận tốc dài và vận tốc góc của một điểm ở đầu
cánh quạt
A. ω = 48,17 rad/s; v = 34,33 m/s B. ω = 41,78 rad/s; v = 34,33 m/s
C. ω = 14,87 rad/s; v = 34,33 m/s D. ω = 41,88 rad/s; v = 34,35 m/s
Câu 75: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại
mặt đất là g = 10 m/s2 và bán kính Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là
A. 2 giờ 48 phút. B. 1 giờ 59 phút. C. 3 giờ 57 phút. D. 1 giờ 24 phút.
Loại 2. Xác định gia tốc trong chuyển động tròn đều (gia tốc hướng tâm)
Câu 76: Một vệ tinh nhân tạo ở cách Trái đất 320 km chuyển động tròn đều quanh Trái đất mỗi vòng hết 4,5 giờ. Biết bán kính Trái
đất R = 6380 km. Lấy π2=10. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh bằng
A. aht = 12426 km/h2 B. aht = 13049 km/h2 C. aht = 623 km/h2 D. aht = 13408 km/h2
Câu 77: Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính là 3,84.10 km và chu kì quay là 27,32 ngày. Tính
5

gia tốc của Mặt Trăng


A. a = 2,7.10-3 m/s2 B. a = 2,7.10-6 m/s2. C. a = 27.10-3 m/s2 D. a = 7,2.10-3 m/s2.
Câu 78: Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100m. Xe chạy một vòng hết 2 phút. Xác định gia tốc
hướng tâm của xe.
A. aht = 0,27 m/s2 B. aht = 0,72 m/s2 C. aht = 2,7 m/s2 D. aht = 0,0523 m/s2
Câu 79: Một đĩa tròn có chu vi 6,28m quay đều hai vòng hết 4s. Gia tốc của một điểm nằm trên vành đĩa có giá trị bằng
A. a = 19,7m/s2. B. a = 9,86cm/s2. C. a= 4,93m/s2. D. a = 9,86m/s2.
Câu 80: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ dài 36 km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. Gia tốc hướng tâm của xe là:
A. 0,1 m/s2 B. 12,96 m/s2 C. 0,36 m/s2 D. 1 m/s2
Câu 81: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. Gia tốc hướng tâm của xe là:
A. 0,11m/s2. B. 0,1m/s2. C. 1,23 m/s2. D. 11m/s2.
Câu 82: Tính gia tốc hướng tâm aht tác dụng lên một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay khi chiếc đu đang quay với tốc độ 5
vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m.
A. aht = 8,2 m/s2 B. aht ≈ 2,96.102 m/s2 C. aht = 29,6.102 m/s2 D. aht ≈ 0,82m/s2
Câu 83: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 20 km/h trên một vòng đua có bán kính 50m. Gia tốc hướng tâm của xe là:
A. 1,23 m/s2. B. 0,11 m/s2. C. 0,62 m/s2. D. 16 m/s2.

-- 32 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 84: Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính quĩ đạo R = 0,4m. Trong 1s chất điểm này thực hiện được 2 vòng lấy 2 =
10. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là:
A. 16m/s2 B. 64m/s2 C. 24m/s2 D. 36m/s2
Loại 3. Bài toán nâng cao về thời gian trong chuyển động tròn đều
Câu 85: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R với chu kì T ngược chiều kim đồng hồ. Gọi M là
hình chiếu của chất điểm lên một đường thẳng đi qua tâm O và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của chất điểm. Tính thời gian ngắn nhất

kể từ khi M cách O đoạn 0,5R 3 đến khi M cách O đoạn 0,5R.
A. T/4 B. T/12 C. T/6 D. T/24
Câu 86: Một chất điểm M chuyển động đều ngược chiều kim đồng hồ trên đường tròn tâm O bán kính R = 10cm. Cứ sau 0,5 s M lại
đi hết một vòng. Gắn trục tọa độ Ox nằm ngang, chiều dương hướng sang phải, trùng vớiđường kính đường tròn. Gọi M’ là hình chiếu
vuông góc của M xuống Ox. Tại thời điểm t = 0, chất điểm ở vị trí mà hình chiếu M’ có tọa độ - 10cm. Hỏi thời điểm đầu tiên M’ qua
tọa độ 5cm theo chiều âm trục Ox ?
A. 1/3 s B. 4/3 s C. 1/6 s D. 2/3 s
Câu 87: Một sợi dây không dãn dài l = 1m, một đầu giữ cố định ở O cách mặt đất 25m còn đầu kia buộc vào viên bi. Cho viên bi
quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ góc =20 rad/s. Khi dây nằm ngang và vật đi xuống thì dây đứt. Lấy g=10m/s2.
Thời gian để viên bi chạm đất kể từ lúc dây đứt và vận tốc viên bi lúc chạm đất là
A. t = 0,5s. và v = 36m/s. B. t = 0,8s và v = 36m/s. C. t = 1s và v = 30m/s. D. t = 1,5s và v = 40m/s.
Dạng 2. Khảo sát hai vật chuyển động tròn đều
Câu 88: Có hai đĩa tròn, đĩa thứ nhất có diện tích S 1, đĩa thứ hai có diện tích S2. Hai đĩa quay đều với cùng tốc độ góc. Gọi a 1 và a2 lần
lượt là gia tốc của một điểm nằm trên vành đĩa thứ nhất và đĩa thứ hai. Tỉ số a1/a2 bằng

S /S B. S2/S1 C. 1 2 √ S /S D. 2 1 √S / S
A. 1 2
Câu 89: Hai chất điểm (1) và (2) chuyển động tròn đều trên một đường tròn với chu kì lần lượt là T 1 và T2 (T1>T2). Biết rằng tại thời
điểm ban đầu chúng xuất phát từ cùng một vị trí và chuyển động cùng chiều. Khoảng thời gian ngắn nhất để hai chất điểm gặp nhau là

A. T1T2/(T1-T2) B. T1T2/(T1+T2) C. 0,5(T1+T2) D.


Câu 90: Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng một gia tốc. Biết bán kính của chất điểm (1) là r 1 thì tốc độ dài là v1. Chất điểm
thứ (2) có bán kính là r2 thì tốc độ dài là v2. Chọn hệ thức đúng?

A. B. . C. . D.
Câu 91: Hai chất điểm chuyển động tròn đều. Chất điểm (1) chuyển động với bán kính r 1 thì chất điểm có tần số f1. Chất điểm (2)
chuyển động với bán kính r2 thì chất điểm có tần số f2. Nếu r1 = 2r2 và 3f2 = 2f1 thì a2/a1 bằng
A. 1/3 B. 2/9 C. 9/8 D. 8/9
Câu 92: Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùng tốc độ dài. Chất điểm (1) có bán kính là r 1 và gia tốc là 2 m/s2. Chất điểm (2)
có bán kính là r2 thì gia tốc của chất điểm là 4m/s2. Chất điểm thứ (3) chuyển động với bán kính r=r1+r2 thì gia tốc của chất điểm bằng
(3) bằng
A. 6m/s2. B. 3m/s2. C. 3/4 m/s2 D. 4/3 m/s2
Câu 93: Hai chất điểm chuyển động tròn đều với cùngbán kính. Chất điểm (1) có chu kì là T 1 thì gia tốc của chất điểm là 9 m/s 2. Chất
điểm (2) có chu kì là T 2 thì gia tốc của chất điểm là 16m/s 2. Chất điểm (3) chuyển động với với chu kì T thỏa mãn biểu thức
2T=3T1+4T2 thì gia tốc của chất điểm (3) bằng
A. 0,25m/s2. B. 1m/s2. C. 2m/s2. D. 0,5m/s2.
Câu 94: Hai chất điểm chuyển động tròn đều với gia tốc không đổi và bằng 30m/s . Biết chất điểm thứ nhất có bán kính r 1 thì tốc độ
2

dài là v1. Chất điểm thứ hai có bán kính r2 thì tốc độ dài là v2. Nếu (v1-v2)=5m/s và r1-r2=5m thì (v1-v2) có giá trị nào sau đây?
A. 25m/s. B. 18m/s. C. 16m/s. D. 20m/s.
Câu 95: Hai vật chất A và B chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với R 1 = 4R2, nhưng có cùng
chu kì. Nếu vật A chuyển động với tốc độ dài bằng 12 m/s, thì tốc độ dài của vật B là
A. 48 m/s. B. 24 m/s. C. 3 m/s. D. 4 m/s.
Câu 96: Hai vật A và B chuyển động tròn đều trên hai đường tròn tiếp xúc nhau. Chu kì của A là 4s, còn chu kì của B là 2s. Biết rằng
tại thời điểm ban đầu chúng xuất phát cùng một lúc từ điểm tiếp xúc của hai đường tròn và chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng
thời gian ngắn nhất để hai vật gặp nhau là
A. 1 s. B. 2 s. C. 6 s. D. 4 s.
Câu 97: Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 15h00’ (15 giờ đúng) đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau gần đúng là
A. 18,16 phút. B. 17,32 phút. C. 15,00 phút. D. 16,36 phút.
Câu 98: Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?
A. 654,55s. B. 736,36s. C. 409,09s. D. 600s.
Câu 99: Hai vật m1 và m2 chuyển động tròn đều tại cùng một vị trí trên cùng một quỹ đạo tròn có bán kính r=10cm theo hai chiều
ngược nhau. Hai vật gặp nhau đầu tiên sau khi vật m 1đi được quãng đường s1=7,85cm. Gọi a1và a2 lần lượt là độ lớn gia tốc của vật
m1và m2. Tỉ số a2/a1 bằng
A. 64,0. B. 7,0. C. 13,3. D. 49,0.
Câu 100: Có hai điểm A và B lần lượt chuyển động tròn đều ngược chiều kim đồng hồ trên hai đường tròn đồng tâm có bán kính lần
lượt là 20cm và 10cm. Biết rằng gia tốc hướng tâm của A và B lần lượt là 2m/s 2 và 4m/s2. Thời điểm ban
đầu góc AOB = 1350 như hình vẽ. Lấy π2 = 10. Ba điểm A, O, B thẳng hàng theo đúng thứ tự trên lần thứ
1350 B
2018 tại thời điểm
A.1007,92s. A
O
B. 1008,50s.

-- 33 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. 4035,75s.
D. 4031,92s.
CHỦ ĐỀ 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
Câu 1: Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
A. Vật có thể có vật tốc khác nhau. B. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. Vật có thể có hình dạng khác nhau. D. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
Câu 2: Khi khảo sát đồng thời chuyển động của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo, vận tốc và gia tốc của
vật đó giống nhau hay khác nhau?
A. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau. B. Quỹ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau.
C. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau. D. Quỹ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau.
Câu 3: Chọn câu đúng. Trong công thức cộng vận tốc
A. Vận tốc tuyệt đối bằng tổng véc tơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
B. Vận tốc tương đối bằng tổng véc tơ của vận tốc tuyệt đối và vận tốc kéo theo.
C. Vận tốc kéo theo bằng tổng véc tơ của vận tốc tương đối và vận tốc tuyệt đối.
D. Vận tốc tuyệt đối bằng hiệu véc tơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
Câu 4: Một người đạp xe coi như đều. Đối với người đó thì đầu van xe đạp chuyển động như thế nào?
A. Chuyển động thẳng đều. B. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
C. Chuyển động tròn đều. D. Vừa chuyển động tròn, vừa chuyển động tịnh tiến.
Câu 5: Trạng thái đứng yên hay chuyển động của chiếc xe ôtô có tính tương đối vì chuyển động của ôtô
A. được quan sát trong các hệ qui chiếu khác nhau. B. không ổn định, lúc đứng yên, lúc chuyển động.
C. được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề. D. được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
Câu 6: Trên một toa tàu xe hỏa đang chạy, các hành khách ngồi trên ghế, trong khi nhân viên kiểm soát vé đi từ đầu đến cuối toa. Có
thể phát biểu như thế nào sau đây?
A. Các hành khách chuyển động so với mặt đất. B. Các hành khách đứng yên so với mặt đất.
C. Toa tàu chuyển động so với người kiểm soát vé. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 7: Một người đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước, trong các câu sau đây câu nào không đúng?
A. Người đó đứng yên so với dòng nước. B. Người đó chuyển động so với bờ sông.
C. Người đó đứng yên so với bờ sông. D. Người đó đứng yên so với chiếc thuyền.
Câu 8: Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái đất ta sẽ thấy
A. Mặt trời đứng yên, Trái đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
v =⃗ v12 +⃗ v 23
Câu 9: Từ công thức ⃗13 . Kết luận nào sau đây là sai:
|v |¿|⃗v 23|
23 và ⃗12
B. Nếu ⃗12
v ↑↓⃗ v
A. Ta luôn có v13 ¿ v12 – v23. thì v13 = v12 - v23.

C. Nếu ⃗12
v ↑↑⃗ v
23 thì v13 = v12 + v23.
¿⃗ v
D. Nếu ⃗12 23 thì 13
v 12 √2
v = v +¿ v ¿
23 .
2

Câu 10: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào có tính tương đối:
A. Quỹ đạo. B. Vận tốc. C. Tọa độ. D. Cả 3 đều đúng.
Câu 11: Theo công thức cộng vận tốc thì:
A. Vận tốc tổng bằng vận tốc thành phần. B. Vận tốc tổng luôn lớn hơn tổng 2 vận tốc thành phần.
C. Vectơ vận tốc tổng là vectơ đường chéo. D. Vận tốc tổng luôn nhỏ hơn hiệu 2 vận tốc thành phần.
Câu 12: Hãy tìm phát biểu sai
A. Đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo là khác nhau.
B. Trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc của cùng một vật là khác nhau.
C. Khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối. D. Tọa độ của một chất điểm phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Câu 13: Một ô tô đang chạy trên đường, trong các câu sau đây câu nào không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe. D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 14: Nói quỹ đạo có tính tương đối?
A. Vì quỹ đạo thông thường là đường cong chứ không phải đường thẳng.
B. Vì vật chuyển động nhanh chậm khác nhau ở từng thời điểm.
C. Vì quỹ đạo của vật phụ thuộc vào hệ quy chiếu. D. Vì quỹ đạo của vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động.
Câu 15: Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động đều. Nhận xét nào sau đây không chính xác?
A. Đối với toa tàu thì các toa khác đều đứng yên. B. Đối với đầu tàu thì các toa tàu chuyển động chạy chậm hơn.
C. Đối với nhà ga đoàn tàu có chuyển động. D. Đối với tàu nhà ga có chuyển động.
Dạng 1. Công thức cộng vận tốc trên cùng một phương
Câu 16: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng
nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông.
A. v = 8,00km/h. B. v = 5,00km/h. C. v ≈ 6,70km/h. D. v ≈ 6,30km/h.
Câu 17: Ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường với vận tốc là 50km/h và 40km/h. Vận tốc của ôtô A so với B là:
A. 70 km/h B. 90 km/h C. 10 km/h D. - 10 km/h
Câu 18: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc là 5,5km/h, vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ là
1,5km/h. Tính vận tốc của thuyền so với nước:
A. 7km/h. B. 3km/h. C. 3,5km/h. D. 2km/h.

-- 34 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 19: Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đọan đường sắt thẳng với vận tốc 40km/h và 60km/h. Vận tốc của đầu máy
thứ nhất so với đầu máy thứ hai là?
A.100km/h. B. 20km/h. C. 2400km/h. D. 50km/h.
Câu 20: Một chiếc thuyền chuyển động cùng chiều với dòng nước với vận tốc 8km/h đối với nước. Vận tốc của nước chảy đối với bờ
là 2,5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ là:
A. 5,5km/h B. 10,5 km/h C. 8,83km/h D. 5,25 km/h
Câu 21: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900km theo chiều gió mất 2,5h. Biết vận tốc của máy bay đối với gió là
300km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu:
A. 360km/h B. 60km/h C. 420km/h D. 180km/h
Câu 22: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B
thì mất
A. 13 giờ. B. 12 giờ. C. 11 giờ. D.10 giờ.
Câu 23: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên
đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 12 km/h. B. 6 km/h. C. 9 km/h. D. 3 km/h.
Câu 24: Một ca nô đi trong mặt nước yên lặng với vận tốc 16 m/s, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận
tốc của ca nô đi trong nước yên lặng là vectơ vận tốc của dòng nước là 0 < α < 180o. Độ lớn vận tốc của ca nô so với bờ là
A. 20 m/s. B. 2 m/s. C. 14 m/s. D. 16 m/s.
Câu 25: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều, ngược chiều dòng nước với vận tốc 7 km/h đối với nước. Vận tốc chảy của dòng
nước là 1,5 km/h. Vận tốc của thuyền so với bờ là
A. 8,5 km/h. B. 5,5 km/h. C. 7,2 km/h. D. 6,8 km/h.
Câu 26: Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h, trên một đoạn đường song hành với đường sắt. Một đoạn tàu dài 120 m chạy
ngược chiều và vượt người đó mất 6 giây kể từ lúc đầu tàu gặp người đó.
a. Hỏi vận tốc của tàu là bao nhiêu?
A. 20 m/s B. 16 m/s. C. 24 m/s D. 4 m/s
b. Khi tàu chạy cùng chiều với người đi xe đạp thì vận tốc của tàu là bao nhiêu?
A. 4 m/s B. 16 m/s C. 20 m/s D. 24 m/s.
Câu 27: Một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ, còn nếu đi ngược dòng từ bến B đến bến A hết 3 giờ. Biết dòng nước
chảy với tốc độ 5 km/h. Độ lớn vận tốc của canô so với dòng nước là
A. 1 km/h B. 10 km/h C. 15 km/h D. 25 km/h
Câu 28: Một tàu thủy chở hàng đi xuôi dòng sông trong 4 giờ đi được 100 km, khi chạy ngược dòng trong 4 giờ thì đi được 60 km.
Tính vận tốc vn, bờ của dòng nước và vt, bờ của tàu khi nước đứng yên. Coi vận tốc của nước đối bờlà luôn luôn không đổi.
A. vn, bờ = 15 km/h, vt, bờ = 25 km/h B. vn, bờ = 25 km/h, vt, bờ = 15 km/h
C. vn, bờ = 5 km/h, vt, bờ = 20 km/h. D. vn, bờ = 20 km/h, vt, bờ = 5 km/h
Câu 29: Một chiếc xà lan chạy xuôi đòng sông từ A đến B mất 3 giờ. A, B cách nhau 36 km. Nước chảy với vận tốc 4 km/h. Vận tốc
của xà lan đối với nước bằng bao nhiêu?
A. 32 km/h B. 16 km/h C. 12 km/h D. 8 km/h.
Câu 30: Một con thuyền đi dọc con sông từ bến A đến bến B rồi quay ngay lại ngay bến A mất thời gian 1h, AB = 4km, vận tốc nước
chảy không đổi bằng 3 km/h. Vận tốc của thuyền so với nước.
A. 6 km/h. B. 7 km/h C. 8 km/h. D. 9 km/h.
Câu 31: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sâu, sau 1 phút trôi
được 100/3 m. Tính vận tốc của thuyền buồm so với nước?
A. 8 km/h B. 12 km/h. C. 10 km/h D. Một đáp án khác
Câu 32: Hai vật A và B chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc lần lượt là v 1 = 1,1m/s; v2 = 0,5m/s. Hỏi sau 10s khoảng cách giữa
hai vật giảm đi bao nhiêu?
A. 5m B. 6m C. 11m D. 16m.
Câu 33: Hai bến sông A và B cách nhau 18km. Tính khoảng thời gian t để một ca nô xuôi dòng nước từ A đến B rồi lại ngay lập tức
chạy ngược dòng trở về A. Cho biết vận tốc của ca nô đối với dòng nước là 16,2 km/h và vận tốc dòng nước đối với bờ sông là 1,5m/s
A. 1h 40ph B. 1h 20ph C. 2h30ph D. 2h10ph
Câu 34: Một ca nô đi ngược chiều từ A đến B mất thời gian 15 phút. Nếu ca nô tắt máy và thả trôi theo dòng nước thì nó đi từ B đến
A mất thời gian 60 phút. Ca nô mở máy đi từ A đến B mất thời gian
A.10 phút B. 30 phút C. 45 phút D. 40 phút
Dạng 2. Công thức cộng vận tốc theo hai phương vuông góc
Câu 35: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư thì xe 1 chạy theo hướng đông, xe 2 chạy
theo hướng bắc với cùng vận tốc 40km/h. Vận tốc tương đối của xe 2 đối với xe 1 có giá trị nào?
A. 40km/h. B. 56km/h. C. 80km/h D. 60km/h .
Câu 36: Hai xe 1 và 2 chuyển động thẳng đều cùng độ lớn vận tốc, lần 1 đi ngược chiều tiến lại gần nhau, lần 2 đi trên hai đường
vuông góc và hướng đến giao điểm. Tỉ số vận tốc tương đối của xe 1 so với xe 2 giữa lần 1 và lần 2 là

A. 2 . B. 1/ 2 . √ C. 0. D. 2 2 . √
Câu 37: Một ca nô xuất phát từ điểm A bên này sông sang điểm B bên kia sông theo phương vuông góc với bờ sông. Vì nước chảy
với vận tốc 3m/s nên ca nô đến bên kia sông tại điểm C với vận tốc 5m/s so với bờ. Hỏi ca nô có vận tốc so với nước bằng bao nhiêu?
A. 2m/s B. 3m/s C. 4m/s. D. 5m/s
Câu 38: Hai xe tải cùng xuất phát từ một ngã tư đường phố chạy theo hai đường cắt nhau dưới một góc vuông. Xe thứ nhất chạy với
vận tốc 30 km/h và xe thứ hai 40 km/h. Hai xe rời xa nhau với vận tốc tương đối bằng
A.10 km/h. B. 35 km/h C. 70 km/h D. 50 km/h

-- 35 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 39: Một chiếc xe chạy qua cầu với vận tốc 8 m/s theo hướng Nam-Bắc. Một chiếc thuyền chuyển động với vận tốc 6 m/s theo
hướng Tây-Đông. Vận tốc của xe đối với thuyền là
A. 2m/s B. 10m/s C. 14m/s D. 28m/s.
Câu 40: Một toa tàu đang chuyển động thẳng đều trên đường ngang với tốc độ v 1=10m/s. Một hành khách ngồi trên toa tàu, ném quả
bóng tennis từ độ cao h xuống sàn theo phương thẳng đứng với tốc độ ban đầu so với tàu 2m/s. Chọn hệ quy chiếu gắn với đường ray,
vận tốc của quả bóng ngay khi hành khách ném có độ lớn bằng
A. 10,2m/s. B. 12,0m/s. C. 8,0m/s. D. 3,5m/s.
Câu 41: Một ca nô chạy trên một con sông khi xuôi dòng nước ca nô đi được quãng đường là 40km trong 1h, khi ngược dòng nước
để đi 40 km thì phải mất thời gian là 1h 15phút. Hỏi nếu ca nô chạy theo hướng vuông góc với bờ sông thì mất bao lâu ca nô đi được
quãng đường là 40 km?
A. 1 giờ 12 phút. B. 1 giờ 6 phút. C. 1 giờ 8 phút. D. 1 giờ 10 phút.
Câu 42: Một người chèo thuyền qua sông với vận tốc 5,4km/h theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy nên thuyền đã
bị đưa xuôi theo dòng chảy xuống phía dưới hạ lưu một đoạn bằng 120m. Độ rộng của dòng sông là 450m. Hãy tính vận tốc của dòng
nước chảy đối với bờ sông và thời gian thuyền qua sông ?
A. 0,4m/s và 5 phút. B. 0,4m/s và 6 phút. C. 0,54m/s. và 7 phút. D. 0,45m/s và 7 phút
Câu 43: Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc v 1  54 km/h. Một hành khách cách ô tô đoạn a=400m và cách đoạn đường d=80m,
muốn đón ô tô. Hỏi người ấy phải chạy theo hướng nào với vận tốc nhỏ nhất là bao
nhiêu để đón ô tô.
A. 6,2km/h
B. 10,8km/h
C. 2,8m/s
D. 5,6m/s.

Dạng 3. Công thức cộng vận tốc theo hai phương hợp với nhau một góc bất kì
Câu 44: Các giọt nước mưa rơi đều thẳng đứng với vận tốc v 1. Một xe lửa chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v 2 =
10 m/s. Các giọt mưa rơi bám vào cửa kính và chạy dọc theo cửa kính theo hướng hợp góc 45 0 so với phương thẳng đứng. Vận tốc rơi
đều của các giọt mưa là
A. 34,6m/s B. 30m/s. C. 11,5m/s D. 10m/s
Câu 45: Một ô tô chạy với vận tốc 50km/h trong trời mưa. Mưa rơi theo phương thẳng đứng. Trên cửa kính bên xe, các vệt nước
mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Vận tốc của giọt mưa đối với mặt đất là
A. 62,25km/h. B. 57,73km/h. C. 28,87km/h. D. 43,3km/h.
Câu 46: Các giọt nước mưa rơi thẳng đứng với vận tốc 5m/s so với mặt đất. Một ôtô tải đang đi với vận tốc 36 km/h trên đường. Hỏi
để cần che mưa, người ngồi trên thùng xe tải không mui phải cầm cán ô nghiêng góc bao nhiêu so với phương thẳng đứng
A. 51032/ B. 74015/ C. 600 D. 63026/
Câu 47: Các giọt nước mưa rơi đều thẳng đứng vận tốc v 1. Một xe lửa chạy thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v 2 = 17,3m/s.
Các giọt nước mưa bám vào cửa kính và chạy dọc theo hướng hợp 30 0 với phương thẳng đứng. Vận tốc rơi thẳng đều của các giọt
nước mưa là
A. 34,6m/s B. 30m/s. C. 11,5m/s D. Khác A, B, C.
Câu 48: Một ôtô chạy với vận tốc 72km/h về phía đông trong cơn mưa gió thổi tạt những hạt mưa về phía đông so với góc 60 0 so với
phương thẳng đứng. Người lái xe thấy hạt mưa về phía đông so với góc 60 0 so với phương thẳng đứngngười lái xe nhìn thấy hạt mưa
rơi thẳng đứng. Tính độ lớn vận tốc của hạt mưa so với mặt đất và vận tốc hạt mưa so với xe
A. 25m/s và 15m/s. B. 12m/s và 23m/s. C. 52m/s và 51m/s. D. 32m/s và 21m/s.
Câu 49: Hai xe A và B chuyển động thẳng đều với cùng vận tốc hướng đến O theo các quĩ đạo là những đường thẳng hợp với nhau
góc α = 600. Biết ban đầu xe A và xe B cách O những khoảng AO = 20 km và BO = 30 km. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai xe gần với
giá trị nào nhất sau đây?
A. 20 m/s. B. 9 m/s. C. 15m/s. D. 6 m/s.
Câu 50: Ca nô đi ngang qua sông từ M đến N như hình vẽ. Nhưng do dòng nước chảy nên sau một thời gian t = 2 phút, ca nô đến vị
trí P ở bờ bên kia, cách P một đoạn NP = 180 m. Nếu người lái giữ cho mũi ca nô luôn hướng theo
phương chếch với bờ sông góc 600 và máy như trước thì ca nô sẽ sang đúng điểm N. Vận tốc của dòng
nước so với bờ sông và vận tốc của ca nô so với dòng nước lần lượt là
A. 1,5 m/s và 3 m/s.
B. 5 m/s và 8 m/s.
C. 1,5 m/s và 4,5 m/s.
D. 2,5 m/s và 3 m/s.
CHỦ ĐỀ 7. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
Câu 1: Sai số nào có thể loại trừ trước khi đo ?
A. Sai số hệ thống. B. Sai số ngẫu nhiên. C. Sai số dụng cụ. D. Sai số tuyệt đối.
Câu 2: Sai số hệ thống
A. là sai số do cấu tạo dụng cụ gây ra. B. là sai số do điểm 0 ban đầu của dụng cụ đo bị lệch.
C. không thể tránh khỏi khi đo. D. là do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
Câu 3: Chọn ý sai ? Sai số ngẫu nhiên
A. khôngcó nguyên nhân rõ ràng. B. là những sai xót mắc phải khi đo.
C. có thể do khả năng giác quan của con người dẫn đến thao tác đo không chuẩn.
D. chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
Câu 4: Phép đo của một đại lượng vật lý
A. là những sai xót gặp phải khi đo một đại lượng vật lý. B. là sai số gặp phải khi dụng cụ đo một đại lương vật lý.
C. là phép so sánh nó với một đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.

-- 36 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
D. là những công cụ đo các đại lượng vật lý như thước, cân…vv.
Câu 5: Chọn phát biểu sai ?
A. Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp qua dụng cụ đo. B. Các đại lượng vật lý luôn có thể đo trực tiếp.
C. Phép đo gián tiếp là phép đo thông qua từ hai phép đo trực tiếp trở lên.
D. Phép đo gián tiếp thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp.
Câu 6: Trong đơn vị SI, đơn vị nào là đơn vị dẫn xuất ?
A. mét(m). B. giây (s). C. mol(mol). D. Vôn (V).
Câu 7: Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ ΔA’ có thể
A. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. B. Lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.
C. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định D. loại trừ khi đo bằng cách hiệu chỉnh khi đo.
Câu 8: Người ta có thể bỏ qua sai số dụng cụ khi phép đo không gồm yếu tố nào sau đây ?
A. Công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp. B. Các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao.
C. Sai số phép đo chủ yếu gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên
D. Trong công thức xác định sai số gián tiếp có chứa các hằng số.
Câu 9: Dùng dữ kiện sau cho 3 câu tiếp theo: Cho các số 13,1; 13,10; 1,3.103; 1,30.103; 1,3.10-3; 1,30.10-3.
a. Có mấy số có hai chữ số có nghĩa ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
b. Có mấy số có ba chữ số có nghĩa ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
c. Có mấy số có bốn chữ số có nghĩa ?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 10: Gọi Ā là giá trị trung bình, ΔA’ là sai số dụng cụ, Δ Ā là sai số ngẫu nhiên, ΔA là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là
Δ Ā ΔA
'
Ā ΔA
δA= . 100% δA= .100% δA= . 100% δA= .100%
A. Ā B. Ā C. Δ Ā D. Ā
Câu 11: Một học sinh tiến hành đo gia tốc rợi tự do tại phòng thí nghiệm theo hướng dẫn của SGKVL 10CB. Phép đo gia tốc RTD
học sinh này cho giá trị trung bình sau nhiều lần đo là ḡ =9,7166667m/s2 với sai số tuyệt đối tương ứng là Δ ḡ =0,0681212 m/s2. Kết
quả của phép đo được biễu diễn bằng
g=9,72±0,068 m/s2 B. g=9,7±0,1 m/s2 C. g=9,72±0,07 m/s2 D. g=9,717±0,068 m/s2
A.
Câu 12: Đường kính của một sợi dây đo bởi thước pame trong 5 lần đo bằng 2,620cm; 2,625cm; 2,630cm; 2,628c và 2,626cm. Bỏ
qua sai số dụng cụ. Sai số tỉ đối bằng
A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,4%
Câu 13: Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng (16,0 0,4)m trong
khoảng thời gian là s. Tốc độ của vật là
A. m/s B. m/s C. m/s D. m/s
Câu 14: Để xác định gia tốc của một chuyển động thẳng biến đổi đều, một học sinh đã sử dụng đồng hồ bấm giờ và thước mét để xác

định thời gian t và đo quãng đường , sau đó xác định bằng công thức . Kết quả cho thấy
. Gia tốc bằng:
A. m/s2 B. m/s2 C. m/s2 D. m/s2
Câu 15: Đo chiều dài của một vật hình trụ bằng thước kẹp có du xích thu được các kết quả sau 8 lần đo như sau: 3,29cm, 3,28cm,
3,29cm, 3,31cm, 3,28cm, 3,27cm, 3,29cm, 3,30cm. Bỏ qua sai số dụng cụ. Chiều dài của vật bằng
A. 0,1% B. 0,2% C. 0,3% D. 0,4%
Câu 16: Nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của một lượng nước được ghi bởi một người quan sát trên nhiệt kế là

. Bỏ qua sai số dụng cụ, nhiệt độ của nước đã tăng


A. B. C. D.
Câu 17: Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng .Nếu lấy gia tốc trọng trường
tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là
A. B. C. D.
Câu 18: Cạnh của một hình lập phương đo được là . Thể tích và diện tích bề mặt của nó bằng

A. B.

C. D.
Câu 19: Một vật chuyển động đều với quãng đường vật đi được trong khoảng thời gain .
Phép đo vận tốc có sai số tỉ đối gần đúng bằng
A. B. C. D.

-- 37 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Câu 20: Lực tác dụng lên một tiết diện hình vuông cạnh . Nếu sai số tỉ đối trong xác định là 2%. Xác định là 4% thì sai
số tỉ đối của phép đo áp suất là
A. 8% B. 6% C. 4% D. 2%

Câu 21: Thể tích của hai vật đo được bằng và . Tổng thể tích của hai vật trên sẽ
có giá trị bằng

A. B. C. D.
Câu 22: Đường kính của một quả bóng bằng . Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng gần bằng giá trị nào sau
đây
A. 11% B. 4% C. 7% D. 9%

Câu 23: Khối lượng và mật độ khối lượng của một vật rắn hình cầu đã đo được là và . Thể
tích của hình cầu là

A. B. C. D.
Câu 24: Để xác định thể tích của một vật hình trụ, một người đã sử dụng thước đo chiều dài có độ dài chia nhỏ nhất 0,1cm để đo
chiều dài của vật và dùng một thước kẹp du xích với độ chia nhỏ nhất bằng 0,01cm để do đường kính của nó. Kết quả đo chiều dài
của vật bằng 5cm và bán kính bằng 2cm. Sai số tỉ đối của phép đo thể tích của vật bằng
A. 1% B. 2% C. 3% D. 4%
Câu 25: Trong một bài thực hành, gia tốc RTD được tính theo công thức g=2h/t 2. Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức
nào?

A. . B. C. . D. .
Câu 26: Diện tích mặt tròn tính bằng công thức S=πd2/4. Đo đường kính d, ta có sai số tỉ đối của phép đo diện tích là

A. với . B. với .

C. với . D. với .
Câu 27: Dùng thước thẳng có giới hạn đo là 20cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5cm để đo chiều dài chiếc bút máy. Nếu chiếc bút có độ
dài cỡ 15cm thì phép đo này có sai số tuyệt đối và sai số tỷ đối là
A. l = 0,25cm; Δl/ l̄ =1,67% B. l = 0,5cm; Δl/ l̄ =3,33 % C. l = 0,25cm; Δl/ l̄ =1,25% D. l=0,5cm; Δl/ l̄ =2,5%
Câu 28: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m.
Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là
A. d = (mm). B. d = (m). C. d = (mm). D. d= (m).
Câu 29: Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ
là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo?
A. ℓ = (6,00 ± 0,01) dm. B. ℓ = (0,6 ± 0,001) m. C. ℓ = (60,0 ± 0,1) cm. D. ℓ= (600 ± 1) mm.
Câu 30: Trong bài thực hành đo gia tốc RTD tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật rơi là s=798±1 (mm) và thời
gian rơi là t=0,404±0,005 (s). Gia tốc RTD tại phòng thí nghiệm bằng
A. g=9,78±0,26 m/s2. B. g=9,87±0,026 m/s2. C. g=9,78±0,014 m/s2. D. g=9,87±0,014 m/s2.
CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYỂN ĐỀ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Kiểm tra 45 phút số 1 kì I (Chương I, THPT Nguyễn Gia Thiều – Hà Nội 2020)
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng:
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình. B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
Câu 2: Khi vật chuyển động đều thì:
A. quỹ đạo là một đường thẳng. B. vectơ gia tốc bằng không.
C. phương vectơ vận tốc không đổi. D. độ lớn vận tốc không đổi.
Câu 3: Khi vật chuyển động thẳng biến đổi đều, đồ thị vận tốc - thời gian có dạng:
A. luôn đi qua gốc tọa độ. B. luôn song song với trục vận tốc.
C. luôn có hướng xiên lên. D. không song song với trục thời gian.
Câu 4: Khi vật RTD thì
A. chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều. B. gia tốc của vật tăng dần.
C. lực cản của không khí nhỏ hơn so với trọng lượng của vật. D. vận tốc của vật tăng tỷ lệ với thời gian.
Câu 5: Độ lớn vận tốc của vật sẽ tỉ lệ thuận với thời gian nếu vật:
A. chuyển động chậm dần đều. B. RTD. C. bị ném thẳng đứng lên trên. D. bị ném ngang.
Câu 6: Phương trình tọa độ của một vật là x = 3t - 3 (x tính bằng m, t tính bằng giây). Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 3m/s. B. Tọa độ ban đầu của vật là 3m.
C. Trong 5s vật đi được 12m. D. Gốc thời gian được chọn tại thời điểm bất kỳ.
Câu 7: Chọn câu đúng. Chuyển động cơ học:
A. Là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian. B. Là sự thay đổi trạng thái của vật theo thời gian.
-- 38 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. Là sự thay đổi tốc độ của vật theo thời gian. D. Là sự thay đổi năng lượng của vật theo thời gian.
Câu 8: Chọn phát biểu đúng. Trong các chuyển động tròn đều
A. chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn, thì tốc độ góc lớn hơn.
B. chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn, thì có tốc độ dài lớn hơn.
C. chuyển động nào có tần số lớn hơn, thì có chu kì quay nhỏ hơn.
D. có cùng chu kì, thì chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn.
Câu 9: Chọn đáp án đúng khi nói về vectơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều.
A. Có độ lớn bằng 0. B. Giống nhau tại mọi điểm trên quỹ đạo.
C. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc D. Luôn vuông góc với vectơ vận tốc
Câu 10: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t-2) 2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s.
Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m/s.
C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 11: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần
đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là
A. 1,5 m/s2 và 27 m/s. B. 1,5 m/s2 và 25 m/s. C. 0,5 m/s2 và 25 m/s. D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 12: Chọn câu sai. Chuyển động của một chất điểm là thẳng nhanh dần đều khi gia tốc là một đại lượng vectơ:
A. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc.
C. có độ lớn là một hằng số luôn dương.
D. cùng phương trùng với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
Câu 13: Nói gia tốc của vật 1 m/s2 nghĩa là:
A. Trong 1s, vận tốc của vật giảm 1m/s. B. Trong 1s, vận tốc của vật tăng 1m/s.
C. Trong 1s, vận tốc của vật biến thiên một lượng là 1m/s. D. Tại thời điểm t = 1s, vận tốc của vật là 1 m/s.
Câu 14: Trong chuyển động thẳng đều, nếu gọi v là vận tốc, t là thời gian chuyển động thì công thức đường đi của vật là:
A. s=vt2/2 B. s=x0+vt2/2 C. s = x0 + vt D. s = vt
Câu 15: Khi vật chuyển động tròn đều thì tốc độ góc luôn:
A. hướng vào tâm. B. bằng hằng số.
C. thay đổi theo thời gian. D. có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
Câu 16: Phương án nào dưới đây là sai?
A. Hệ quy chiếu được dùng để xác định vị trí của chất điểm. B. Hệ quy chiếu là hệ trục tọa độ được gắn với vật làm mốc.
C. Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính chất tuyệt đối. D. Gốc thời gian là thời điểm t = 0.
Câu 17: Đối với chuyển động thẳng đều thì
A. vận tốc của vật không đổi. B. đồ thị của nó đi qua gốc tọa độ. C. chuyển động của nó có gia tốc. D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 18: Đồ thị nào dưới đây biểu diễn chuyển động thẳng đều?
x x v v

O I t O II t O III t O IV t
A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, II, IV. D. I, III, IV
Câu 19: Lúc 7h sáng, một ô tô khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường
chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 7h, gốc tọa độ ở A thì phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x = 36t (km). B. x = 36(t  7) (km). C. x = 36t (km). D. x = 36(t  7) (km).
Câu 20: Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng mất thời gian 10 phút, từ B trở về A ngược dòng mất 15 phút. Nếu canô tắt máy và
thả trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian là
A. 25phút. B. 1giờ. C. 40phút. D. 30phút
Câu 21: Dùng thước có giới hạn đo 30 cm, độ chia nhỏ nhất 1 mm để đo thể tích của vật hình lập phương cạnh 20 cm. Sai số là:
A. 0,5 mm B. 0,25% C. 0,75% D. Đáp án khác.
Câu 22: Một vật chuyển động với phương trình: s = 5t  0,2t (m; s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là
2

A. vt = 5 + 0,4t. B. vt = 5  0,2t . C. vt = 5  0,2t. D. vt = 5  0,4t.


Câu 23: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian
nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
A. 1 s. B. 3 s. C. 5 s. D. 7 s.
Câu 24: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s mất thời gian 3s. Thời gian vật đi 8/9
đoạn đường cuối là
A. 1s B. 4/3s C. 2s D. 8/3s
Câu 25: Một vật RTD từ độ cao h với gia tốc g = 10m/s2. Trong giây cuối cùng vật rơi được 35m. Thời gian vật rơi hết độ cao h là
A. 3s. B. 4s. C. 5s. D. 6s.
Câu 26: Chọn câu đúng. Gia tốc của chuyển động tròn đều:
A. Là đại lượng vectơ luôn tiếp tuyến với quỹ đạo. B. Là đại lượng vectơ luôn hướng về tâm quỹ đạo.
C. Là đại lượng vectơ cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc.
D. Là đại lượng vectơ cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 27: Một chất điểm chuyển có phương trình chuyển động là: x = -4t2 + 10t -6 (m;s). Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Vật di qua gốc tọa độ ở các thời điểm t1 = 1s, t2 = 1,5s. B. Vật có gia tốc -2m/s2 và vận tốc đầu là 10m/s.
C. Vật có gia tốc -4m/s và vận tốc đầu là 10m/s.
2
D. Phương trình vận tốc của vật là v = -4t + 10 (m/s).

-- 39 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 28: Trong các phương trình sau phương trình nào thể hiện chất đểm chuyển động thẳng đều:
A. x + 6 = 1/2t2 (m). B. v = 2t2 + 4 (m/s). C. v = 3t +2 (m/s). D. x = -( 3t -1) (m).
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng. Với v1,v2 tương ứng là vận tốc chạm đất của vật 1, vật 2. Bỏ qua sức cản không khí. Nếu hai vật có
khối lương m1 > m2 RTD tại cùng một độ cao thì:
A. Vận tốc chạm đất v1 > v2. B. Vận tốc chạm đất v1 < v2.
C. Vận tốc chạm đất v1 = v2. D. Không đủ cơ sở để kết luận.
Câu 30: Chọn câu đúng. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau
10s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô. Vận tốc của ôtô sau khi được 6s có độ lớn là:
A. 2,5 m/s B. 6m/s. C. 7,5m/s D. 9m/s.
Kiểm tra 45 phút số 2 kì I (Chương I, THPT Lương Thế Vinh – Quảng Nam 2019)
Câu 1: Một hòn đá rơi từ miệng đến đáy 1 cái giếng cạn mất 3s. Lấy g = 9,8m/s2. Chiều sâu của giêng là
A. 44,1m B. 40m C. 50m D. 88,2m
Câu 2: Một chất điểm chuyển động trục Ox theo phương trình: x = 15 + 10t (m; s). Toạ độ của vật ở thời điểm t = 24s là
A. 250m B. 235m C. 230m D. 255m
Câu 3: Trong chuyển động nhanh dần đều có
A. v0.a 0 B. v0.a 0 C. v0.a > 0 D. v0.a < 0
Câu 4: Biểu thức nào sau đây dùng để tính gia tốc hướng tâm?
A. aht=v2/R=ω2R B. aht=v2/2R=ωR2 C. aht=v2R=ω2/R D. aht=v/R=ωR
Câu 5: Một ôtô chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu bằng 0. Sau 1 phút ôtô đạt vận tốc 54km/h, gia tốc của ôtô là?
A. 1m/s2 B. 0,9m/s2 C. 0,5m/s2 D. 0,25m/s2
Câu 6: Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều nhau trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40km/h và 60km/h. Vận tốc của đầu
máy thứ nhất đối với đầu máy thứ hai là
A.100km/h B. 50km/h C. 2400km/h D. 20km/h
Câu 7: Trong chuyển động tròn đều, véctơ tốc độ dài
A. Có độ lớn không đổi, thay đổi liên tục về hướng. B. Có độ lớn và hướng không thay đổi.
C. Có độ lớn thay đổi, hướng không thay đổi. D. Có độ lớn và hướng thay đổi liên tục.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây liên quan tới tính tương đối của vận tốc
A. Một vật chuyển động với vận tốc 5m/s. B. Một vật chuyển động thẳng đều.
C. Một vật chuyển động so với vật này nhưng đứng yên so với vật khác.
D. Một vật đứng yên so với trái đất.
Câu 9: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 3m/s 2. Vận tốc của vật khi
đi được quãng đường 50m kể từ lúc hãm phanh là?
A. 5m/s B. 120m/s C. 10m/s D. 15m/s
Câu 10: Một vật chuyển động với vận tốc 4m/s trên nửa thời gian đầu của đoạn đường AB, nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 2m/s.
Vận tốc trung bình của vật trên đoạn đường AB là
A. 1m/s B. 0,5m/s C. 3m/s D. 2m/s
Câu 11: Viên bi thả NDĐ trên một mặt phẳng nghiêng với v0 = 0, gia tốc a = 0,2m/s2. Sau bao lâu viên bi đạt vận tốc 1m/s
A. 0,2s B. 1,5s C. 5s D. 1s
Câu 12: Một ôtô chuyển động theo 1 cung tròn có bán kính 100m với vận tốc 54km/h. Gia tốc hướng tâm của xe có độ lớn?
A. 2,25m/s2 B. 225m/s2 C. 29,16m/s2 D. 22,5m/s2
Câu 13: Hai vật cùng chuyển động thẳng đều trên một đường thẳng AB. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 8s. Vật thứ hai xuất phát từ
A cùng một lúc với vật một nhưng đến B chậm hơn 2s. Biết AB =24m. Vận tốc của hai vật là?
A. v1= 3m/s; v2= 2,4m/s B. v1= 3m/s; v2= 2m/s C. v1= 6m/s; v2= 4,8m/s D. v1= 2,4m/s; v2= 3m/s
Câu 14: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc trung bình?
A. Trong chuyển động biến đổi vận tốc trung bình trên các đoạn đường khác nhau là như nhau.
B. Vận tốc trung bình cho biết tốc độ của vật tại thời điểm nhất định.
C. Trong khoảng thời gian t vật đi được quãng đường s, vận tốc trung bình của vật trên quãng đường s là vTB=s/t.
D. Vận tốc trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều?
A. Tại mọi thời điểm vectơ vận tốc như nhau. B. Vec tơ vận tốc có hướng không thay đổi.
C. Vận tốc luôn có giá trị dương. D. Vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể coi vật là một chất điểm?
A. Tàu hoả đang đứng trên sân ga. B. Trái Đất chuyển động tự quay quanh nó.
C. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. D. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
Câu 17: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga.
Quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm phanh là?
A. s = 72m B. s = 720m C. s = 270m D. s = 27m
Câu 18: Một ô tô khởi hành lúc 7h. Nếu chọn mốc thời gian là lúc 7h thì thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào:
A. t0 = 14 h B. t0 = 7 h C. t0 = 0 h D. t0 = 19 h
Câu 19: Hai vật xuất phát cùng một lúc, chuyển động trên cùng một đường thẳng với các vận tốc không đổi v 1=15m/s, v2=24m/s theo
hai hướng ngược chiều nhau. Khi gặp nhau vật thứ nhất đi được quãng đường 60m, quãng đường vật thứ hai đi được là?
A. s2=96m B. s2=69m C. s2=960m D. s2=9,6m
Câu 20: Trên hình vẽ là đồ thị toạ độ - thời gian của một vật chuyển động thẳng cho biết thông tin nào là sai?
A. Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ. x(m)
B. Toạ độ ban đầu là x0 =10m.
C. Trong 5s đầu vật đi được 25cm. 25
D. Gốc thời gian là thời điểm vật cách gốc toạ độ 10m.

-- 40 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
10
0 5 t(s)

Câu 21: Một vật chuyển động thẳng đều theo phương Ox. Tại các thời điểm t 1=2s, t2=6s. Toạ độ tương ứng của vật là x 1=20m và
x2=4m. Kết luận nào sau đây không chính xác?
A. Vận tốc của vật có độ lớn là 4m/s B. Thời điểm vật đến gốc toạ độ 0 là t =7s
C. Phương trình toạ độ của vật là x = 20 - 4t. D. Vật chuyển đông ngược chiều dương của trục Ox.
Câu 22: Hai ô tô xuất phát cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 20km, chuyển đông cùng chiều từ A đến B với vận tốc lần
lượt là 60km/h và 40km/h. Chọn trục toạ độ trùng với quỹ đạo, A là gốc toạ độ, chiều A đến B là chiều dương, gốc thời gian là thời
điểm hai xe xuất phát. Phương trình chuyển động của hai xe là?
A. x1 = 60t (km) và x2= 40t (km) B. x1 = 60t (km) và x2= 20 + 40t (km)
C. x1 =20 + 60t (km) và x2= 40t (km) D. x1 = 60t (km) và x2= 20 - 40t (km)
Câu 23: Một vật chuyển động thẳng đều từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc 60km/h, cùng lúc đó một vật khác chuyển động
từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 40km/h. Biết hai thành phố cách nhau 140km. Sau bao lâu hai vật gặp nhau?
A. 1,5 giờ B. 1,4 giờ C. 1 giờ D. 2 giờ
Câu 24: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5s nó đạt vận tốc 10m/s. Vận tốc của nó sau 10s là
A.10m/s B. 40m/s C. 20m/s D. 15m/s
Câu 25: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh và CĐTCDĐ với gia tốc a = 1m/s2. Sau bao lâu thì tàu dừng hẳn
A.10s B. 15s C. 20s D. -15s
Câu 26: Một người đi xe máy khởi hành từ thị trấn A lúc 6 giờ sáng để đến thị trấn B cách đó 120km, người này đến B lúc 9 giờ
sáng. Giả sử chuyển động là thẳng đều. Chọn gốc thời gian lúc 6 giờ sáng, gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, ptcđ là
A. x=-40t (km, h) B. x=120-40t (km, h) C. x=40t (km, h) D. x=120+40t (km, h)
Câu 27: Một người đi xe máy khởi hành từ thị trấn A lúc 6 giờ sáng để đến thị trấn B cách đó 120km, người này đến B lúc 9 giờ
sáng. Giả sử chuyển động là thẳng đều. Chọn gốc thời gian lúc 6 giờ sáng, gốc toạ độ tại B, chiều dương từ A đến B, ptcđ là
A. x=-120+40t (km, h) B. x=120-40t (km, h) C. x=120+40t (km, h) D. x=-120-40t (km, h)
Câu 28: Một bọt khí chuyển động thẳng đều trong ống AB dài 1,2m và đi từ A đến B mất 1phút. Chọn gốc thời gian lúc bọt khí qua
A, gốc toạ độ tại A và chiều dương từ B đến A, phương trình chuyển động là
A. x=-0,2t (cm, s) B. x=0,2t (cm, s) C. x=2t (cm, s) D. x=-2t (cm, s)
Câu 29: Một bọt khí chuyển động thẳng đều trong ống AB dài 1,2m và đi từ A đến B mất 1phút. Chọn gốc thời gian lúc bọt khí qua
B, gốc toạ độ tại B và chiều dương từ A đến B, phương trình chuyển động là
A. x=-120+2(t-60) (cm, s) B. x=120+2(t-60)(cm, s) C. x=120-2(t+60) (cm, s) D. x=-120+2(t+60) (cm, s)
Câu 30: Trong các chuyển động thẳng đều có phương trình chuyển động sau đây, phương trình nào cho biết gốc thời gian được ch ọn
lúc vật qua vị trí cách gốc toạ độ 2cm
A. x=2t (cm, s) B. x=-1+2t (cm, s) C. x=2+2(t-1) (cm, s) D. x=-2+t (cm, s)
Kiểm tra 45 phút số 3 kì I (Chương I, THPT Hùng Vương – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Cho một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5s đầu
tiên, g = 10m/s2.Tìm độ cao lúc thả vật và thời gian vật rơi.
A. 252,81m; 7,25s B. 249m; 7,52s C. 225m; 7,25m D. 522m; 7,52m
Câu 2: Một ôtô đang chuyển động thẳng trên đường nằm ngang, quỹ đạo chuyển động của 1 điểm nằm trên vành bánh xe là (chọn
mặt đất làm mốc)
A. chuyển động thẳng. B. chuyển động tròn.
C. 1 dạng chuyển động khác. D. chuyển động cong phức tạp.
Câu 3: Một ôtô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 40km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy
được quãng đường 1km thì ôtô đạt tốc độ 60km/h. Hỏi gia tốc của ôtô là bao nhiêu?
A. 0,066m/s2 B. 0,088m/s2 C. 0,099m/s2 D. 0,077m/s2
Câu 4: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc là:
A. v2-v02=2aΔx B. v02-v2=2aΔx C. v2 =2aΔx-v02 D. v2-v02=1/2aΔx
Câu 5: Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều (v2-v02=2as), ta có
các điều kiện nào dưới đây:
A. s>0; a>0; v>v0 B. s>0; a<0; v<v0 C. s>0; a>0; v<v0 D. s>0; a<0; v>v0
Câu 6: Chuyển động RTD của 1 vật thuộc dạng:
A. chuyển động tròn đều. B. chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. chuyển động thẳng chậm dần đều. D. không có câu nào đúng.
Câu 7: Trong chuyển động tròn đều độ lớn của vectơ gia tốc hướng tâm bằng:
A. aht = v/R2 B. aht = 2/R C. aht = v2/R D. aht = R/
Câu 8: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá rơi trong?
A. 2s B. 4s C. 6s D. 8s
Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau, khi nói về vận tốc góc của các đầu kim trong đồng hồ.
A. vận tốc góc của đầu kim giờ là π/3600(rad/s). B. vận tốc góc của đầu kim phút là π/2000(rad/s).
C. vận tốc góc của đầu kim giây là π/30(rad/s). D. vận tốc góc của đầu kim đồng hồ là /40 (rad/s).
Câu 10: Gia tốc RTD của vật (gia tốc trọng trường) tùy thuộc vào:
A. kích thước cña vật. B. độ cao ban đầu của vật.
C. vĩ độ và độ cao nơi thực hiện thí nghiệm. D. thời gian rơi của vật.
Câu 11: Một quạt máy quay với tần số 400vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8m. Hỏi tốc độ góc và tốc độ dài bằng bao nhiêu:
A. 33,5m/s và 41,87rad/s. B. 43,5m/s và 51,75rad/s. C. 45m/s và 65rad/s. D. 54m/s và 56rad/s.
Câu 12: Đại lượng nào sau đây không thuộc tính tương đối của chuyển động?
A. quỹ đạo chuyển động của vật. B. vận tốc của vật chuyển động.

-- 41 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
C. thời gian chuyển động của vật. D. quỹ đạo và vận tốc của vật chuyển động.
Câu 13: Một đồng hồ có kim phút dài gấp 1,5 lần kim giờ. Vận tốc dài của đầu kim phút so với kim giờ là:
vp vp
A. vp/vh=12 =12 B. vp/vh= 16 C. vp/vh = 10 =10D. vp/vh = 18
vh vh
Câu 14: Một ôtô A chạy đều trên 1 đường thẳng với vận tốc 40km/h. Một ôtô B đuổi theo ôtô A với vận tốc 60km/h. Xác định vận
tốc của ôtô A đối với B nếu chiều dương trùng với chiều 2 ôtô:
A. vA-B = -20km/h. B. vA-B = 20km/h. C. vA-B = 120km/h D. vA-B = -120km/h.
Câu 15: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1h đi được 10km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1h trôi được
2km. Vận tốc của thuyền buồm đối với nước bằng bao nhiêu?
A.10km/h. B. 14km/h. C. 8km/h. D. 12km/h.
Câu 16: Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. s=1/2at2. B. s=vot+0,5at2. C. x=xo +vot +0,5t2. D. x=xo+ 1/2at2.
Câu 17: Trong chuyển động tròn đều đại lượng nào sau đây không đúng:
A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi. C. tốc độ góc không đổi. D. véctơ gia tốc không đổi.
Câu 18: Tốc độ góc ω của 1 điểm trên trái đất đối với trục quay của trái đất là bao nhiêu?
A. ω=7,27.10-4rad/s. B. ω=7,27.10-5rad/s. C. ω=5,27.10-4rad/s. D. ω=5,27.10-5rad/s.
Câu 19: Một vật RTD (g=9,8m/s ), quãng đường vật rơi trong giây thứ n là?
2

A. 9,8(n-1)/4(mét). B. 4,9(2n-1)(mét). C. 9,8(mét). D. 9,8(n-1/2)(mét).


Câu 20: Vận tốc tuyệt đối là:
A. vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên.
B. vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động cùng chiều.
C. vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên.
D. vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động ngược chiều.
Câu 21: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có các đặc điểm như sau, trong đó đặc điểm nào là không phải?
A. có phương trùng với bán kính quỹ đạo. B. có chiều hướng vào tâm quỹ đạo.
C. có độ lớn bằng v2/r. D. Có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 22: Một hòn bi thả RTD từ độ cao h. Khi độ cao tăng lên 2 lần thì thời gian rơi sẽ:
A.Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng √ 2 √ 2 lần. D. Tăng 2 √ 2 lần.
Câu 23: Một xe máy đang đi với tốc độ 36km/h, bỗng người lái xe thấy có 1 cái hố trước mặt, cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và
xe đến sát miệng hố thì dừng lại  gia tốc của xe là:
A. -2,5m/s2  B. 2,5m/s2  C. 2m/s2 D. -2m/s2
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của chuyển động RTD:
A. Chuyển động nhanh dần đều. B. Vận tốc ban đầu khác không.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. D. Tại một nơi gần mặt đất, mọi vật rơi như nhau.
Câu 25: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy
được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
A. 20 km/h2. B. 1000 m/s2. C. 1000 km/h2. D. 10 km/h2.
Câu 26: Một vật RTD trong giây cuối đi được 35m. Thời gian vật rơi đến mặt đất là? Lấy g = 10m/s . 2

A. t = 3s B. t = 4s C. t = 5s D. t = 6s
Câu 27: Sau 10s kể từ lúc qua A, vận tốc của ôtô là vt=18m/s. Gia tốc chuyển động của ôtô là a=0,4m/s2. Ôtô qua A với vận tốc
A. vA=14m/s B. vA=17m/s C. vA=19m/s D. vA=20m/s
Câu 28: Một vật ném ngang từ độ cao h với vận tốc đầu v 0v0. Bỏ qua cản của không khí. Thời gian rơi của vật là:

A. t=√ h/2 g t= h
√ 2g B. t= √ h/g t= √ h
g C. t= √ 2h/g t=
√ 2h
g
Câu 29: Hai xe đua chạy qua đường tròn có bán kính R với vận tốc v1=2v2 v1 =2 v 2. Gia tốc của chúng là:
D.

t= √ v 0 / g t= v 0
g

A. a1 = 2a2 B. a1 = 4a2 a 1=4 a2C. a2 = 2a1 a 2=2 a1 D. a2 = 4a1


Câu 30: Để xác định hành trình của 1 con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây:
A. kinh độ của con tàu tại mổi điểm. B. vĩ độ của con tàu tại điểm đó.
C. ngày giờ con tàu đến điểm đó. D. hướng đi của con tàu tại điểm đó.
Kiểm tra 45 phút số 4 kì I (Chương I, THPT Chu Văn An – Đắc Lắc 2020)
Câu 1: Một trái cam RTD từ mặt bàn xuống đất. Lấy g=9,8 m/s2. Sau khi rơi 1s vận tốc và gia tốc của trái cam bằng.
A. 9,8 m/s và -9,8 m/s2. B. 9,8 m/s và 9,8 m/s2. C. 4,9 m/s và 4,9 m/s2. D. 0 m/s và 0 m/s2
Câu 2: Đồ thị toạ độ của một chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. Một đường thẳng. B. Một đường tròn. C. Một Parabol. D. Một Hypecbol.
Câu 3: Một chiếc xe A CĐTĐ với vận tốc 20 m/s. Khi xe A chạy ngang qua gốc tọa độ O thì xe B bắt đầu chạy với gia tốc không đổi
có độ lớn bằng 2m/s2 trên một đường thẳng cùng chiều với xe A. Để bắt kịp xe A sau thời gian 10s thì vận tốc ban đầu của xe B là:
A. 5 m/s. B. 20 m/s. C. 10 m/s. D. 25 m/s.
Câu 4: Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên gọi là:
A. Vận tốc tương đối. B. Vận tốc tuyệt đối. C. Vận tốc kéo theo. D. Vận tốc trung bình.
Câu 5: Công thức nào sau đây biểu diễn đúng công thức tổng hợp hai vận tốc bất kỳ:
2 2 2
v =⃗ v12 +⃗ v 23
A. v = v + v
13 12 23 B. v = v - v
13 12
v13 =v 12−v23 C. v 13 =¿v12 +¿ v23 ¿¿ v 2 =v 2 +⃗
23 13 v
12 D. ⃗13
23
Câu 6: Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tần số là:

-- 42 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. v = rf B. v = 2r/f C. v = 2f/r D. v =2πfr
v⃗M
Câu 7: Một chất điểm chuyển động tròn đều. Tại M có vận tốc như hình vẽ. Sau khoảng thời gian nào véc tơ vận tốc 
của
v⃗M vM
chất điểm vuông góc với
A. Sau 1/2 vòng và 1 vòng. B. Sau 3/4 vòng và 5/4 vòng.
C. Sau 1/4 vòng và 3/4 vòng . D. Sau 1/4 vòng và 1/2 vòng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì cả hai rơi như nhau. B. Cả viên gạch và nửa viên gạch rơi như nhau.
C. Cả viên gạch rơi nhanh hơn nửa viên gạch vì trọng lực cả viên gạch lớn hơn gấp đôi nửa viên gạch.
D. Cả viên gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch vì quán tính của cả viên gạch lớn gấp đôi nửa viên gạch.
Câu 9: Tìm phát biểu sai.
A. Trên bề mặt trái đất, mọi vật đều RTD với cùng một gia tốc. B. Nguyên nhân duy nhất gây ra RTD là trọng lực.
C. Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của không khí và các yếu tố khác lên vật, ta có thể coi sự rơi của vật là sự RTD.
D. RTD là một chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu.
Câu 10: Một vật chuyển động thẳng với gia tốc có giá trị âm không đổi và có vận tốc đầu có giá trị dương. Vật sẽ chuyển động
A. Nhanh dần đều. B. Chậm dần đều.
C. Chậm dần đều sau đó nhanh dần đều. D. Nhanh dần đều sau đó chậm dần đều.
Câu 11: Chọn câu sai. Chất điểm sẽ chuyển động nhanh dần đều nếu:
A. a >0 và v0 > 0 B. a >0 và v0 = 0 C. a <0 và v0 > 0 D. a <0 và v0 = 0
Câu 12: Một vật đang chuyển động với vận tốc đầu 2 m/s thì tăng tốc sau 10s đạt vận tốc 4 m/s. Gia tốc của vật khi chọn chiều dương
cùng chiều chuyển động là:
A. a = 0,02 m/s2 B. a = 0,2 m/s2 C. a = 0,1 m/s2 D. a = 0,4 m/s2
Câu 13: Trong trường hợp nào dưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là dường thẳng?
A. Một ô tô đi từ TP Hồ Chí Minh đến Phan Thiết. B. Một hòn đá được ném theo phương ngang.
C. Một hòn đá được thả rơi từ độ cao 5 mét xuống đất. D. Cả ba câu A,B, C đều sai.
Câu 14: Một máy bay phản lực hạ cánh xuống đường băng với vận tốc 69 m/s và chuyển động chậm dần đều để sau khi chạy quãng
đường 750m thì vận tốc chỉ còn 6,1 m/s. Gia tốc của máy bay có độ lớn bằng:
A. 6,3 m/s2. B. 2.10-2 m/s2. C. 3,2 m/s2. D. 4.10-2 m/s2.
Câu 15: Chọn pt của CĐTĐ mà tại thời điểm ban đầu, vật không ở gốc toạ độ và chuyển động hướng về gốc toạ độ trong hệ trục (x, t)
A. x=-40-10t B. x=40t C. x=-30+50t D. x=20+40t
Câu 16: Chọn câu sai. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có:
A. quỹ đạo là đường thẳng. B. đồ thị toạ độ là đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
C. vận tốc tức thời không đổi theo thời gian. D. tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
Câu 17: Trong công thức liên hệ quãng đường s, vận tốc v của vật chuyển động thẳng biến đổi đều v 2-v02=2as, chiều dương là chiều
chuyển động. Chọn nhận xét đúng:
A. s>0, a<0, v>0. B. s>0, a<0, v<0. C. s>0, a>0, v>0. D. s>0, a>0, v<0.
Câu 18: Trong chuyển động tròn đều, đại lượng biểu thị bằng số vòng mà vật đi được trong 1 giây là:
A. tốc độ góc. B. tần số quay. C. chu kỳ quay. D. gia tốc hướng tâm.
2 2
v =⃗ v12 +⃗ v 23 2
v =¿v 12 +¿ v 23 ¿¿
Câu 19: Trong công thức cộng vận tốc ⃗13 khi nào độ lớn các véc tơ vận tốc thoả mãn hệ thức 13

A. Các vận tốc ⃗12 và ⃗13 cùng phương ngược chiều. B. Vận tốc ⃗13 vuông góc với ⃗23 .
v v v v

D. Vận tốc ⃗12 vuông góc với vận tốc ⃗23 .


v v
C. Các vận tốc cùng phương.
Câu 20: Chọn câu đúng. Trong chuyển động tròn đều thì véc tơ gia tốc
A. giống nhau ở mội điểm trên quỹ đạo. B. luôn luôn cùng hướng với véc tơ vận tốc dài.
C. luôn luôn vuông góc với véc tơ vận tốc dài. D. luôn tiếp xúc với đường tròn quỹ đạo.
Câu 21: Một ô tô chuyển động thẳng đều từ tỉnh A đi tỉnh B với vận tốc 50 km/h. Tỉnh A cách gốc 0 là 10km. Chọn gốc thời gian là
lúc ô tô bắt đầu chuyển động từ A, chiều dương từ B đến A. Phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x =50t+10 (km) B. x = -10(1+5t) (km) C. x = -10(1-5t) (km) D. x = 10(1-5t) (km)
Câu 22: Một ô tô bắt đầu rời bến, sau 20 giây đạt được vận tốc 36 km/h. Chiều dương là chiều chuyển động. Quãng đường đi được
trong 20 giây đó là
A.1000 (m) B. 400 (m) C. 200 (m) D.100 (m)
Câu 23: Các trục quay có vận tốc quay thường đựơc diễn tả bằng n vòng/phút. Suy ra tốc độ góc ω tính ra rad/s có biểu thức
A. 4π2n2 B. nπ/30 C. 2πn D. nπ/60
Câu 24: Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R có tốc độ góc ω, tốc độ dài v, số vòng quay trên giây n. Biểu thức
nào sau đây không phải là độ lớn của gia tốc hướng tâm.
A. 4π2n2R B. Rω2 C. mv2/R D. v2/R
Câu 25: Một động cơ xe máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là:
A. 188,5 rad/s. B. 261,4 rad/s. C. 62,8 rad/s. D. 125,6 rad/s.
Câu 26: Một viên bi được thả chuyển động nhanh dần đều trên một mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,2m/s 2, với vận tốc ban đầu bằng
không. Quãng đường viên bi đi được trong giây thứ tư là
A. 1 (m) B. 0,9 (m) C. 0,7 (m) D. 0,5 (m)
Câu 27: Chọn câu đúng. Hai bến sông A và B cách nhau 36 km theo đường thẳng. Biết vận tốc của canô khi nước không chảy là 20
km/h và vận tốc của dòng nước đối với bờ sông là 4 km/h. Thời gian canô chạy từ A đến B rồi trở ngay lại A là:
A. 3 giờ B. 3giờ 45phút C. 2 giờ 45 phút D. 4 giờ
Câu 28: Một vật được thả rơi từ độ cao h xuống tới đất . Vật tốc của vật khi chạm đất là.

-- 43 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

A. v =2gh √ /
B. 2h g C. 2gh √ √
D. gh
Câu 29: Đại lượng đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động là:
A. Gia tốc của vật. B. Vật tốc của vật. C. Quãng đường đi được của vật. D. cả ba đại lượng trên.
Câu 30: Thả rơi không vận tốc ban đầu hai vật ở hai độ cao h 1 và h2 với h1= 4h2. Gọi v1 và v2 là hai vận tốc của hai vật khi vừa chạm
đất. Ta có
A. v1 = v2 B. v1 = 2v2 C. v1 = 4v2 D. v1 = v2 /2

SỰ BÍ ẨN CỦA HỐ ĐEN
Trong lòng vũ trụ có một khu vực rất đặc biệt, bất kể là vật thể gì, kích thước lớn tới đâu, chỉ cần tiến vào khu
vực này đều bị hút tụt vào bên trong, người ta gọi đó là hố đen (black hole). Hố đen đến nay vẫn là bí ẩn lớn.
Tuy nhiên, ngay từ cuối thế kỷ 19, có những hiểu biết nhất định về hố đen. Năm 1898, một nhà toán học nổi
tiếng người Pháp - ngài Laplace - đã chỉ ra: Nếu tỷ trọng hoặc khối lượng của một vật thể đạt đến mức nào đó,
chúng ta sẽ không nhìn thấy nó nữa, vì ánh sáng sẽ không thể thoát ra khỏi mặt của nó. Hay nói cách khác, ánh
sáng đi đến đó sẽ không thể phản xạ để quay trở lại mắt ta. Tuy nhiên, phải sau khi Einstein công bố thuyết
tương đối, hố đen mới thực sự thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Họ dựa vào học thuyết này bắt đầu tiến
hành nghiên cứu về nguyên nhân hình thành, điều kiện tồn tại... của hố đen. Nhưng mãi đến năm 1965, khi các
nhà khoa học quan trắc được một chùm tia X phát ra từ chòm sao Thiên Nga (Cygnus), loài người mới chính
thức mở được cánh cổng để bước vào khám phá hố đen vũ trụ. Thiên thể này được các nhà thiên văn học lúc đó
gọi là "sao Thiên Nga X-1" (Cygnus X-1). Theo các nhà nghiên cứu, X-1 lớn gấp 20 lần Mặt Trời, ở cách Trái
Đất 8.000 năm ánh sáng. Các nghiên cứu còn cho thấy quỹ đạo của X-1 có sự thay đổi, nguyên nhân là do gần
đó có một hố đen. Hố đen này lớn gấp 5-10 lần Mặt Trời, chu kỳ quay quanh X-l của nó là 5 ngày. Đây là hố
đen đầu tiên con người xác định được. Rút cuộc hố đen, hòn đảo bí ẩn của vũ trụ, đang giấu kín trong mình bao
nhiêu điều huyền bí? Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân hình thành hố đen. Có người cho
rằng một hành tinh ở giai đoạn cuối khi nhiên liệu cháy đã gần cạn kiệt, sẽ tự co mạnh lại dưới lực hấp dẫn của
chính bản thân. Nếu khối lượng của hành tinh đã co lại lớn gấp 3 lần khối lượng của Mặt Trời, sản phẩm của sự
co lại đó sẽ là một hố đen. Cũng có người cho rằng hố đen là một bộ phận của hành tinh nở ra trong quá trình
siêu tân tinh đó bùng cháy biến thành. Lại có người cho rằng khi xảy ra vụ nổ big bang hình thành nên vũ trụ,
nguồn năng lượng gây giãn nở vũ trụ đã nén mạnh một khối lượng vật chất nhất định, sinh ra hố đen nguyên
sinh. Nói tóm lại đến nay, con người vẫn chưa vén được bức màn bí mật về hố đen. Nhưng với sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật và nỗ lực tìm tòi của mình, con người nhất định sẽ giải được những câu đố
về nó.

-- 44 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
CHỦ ĐỀ 1. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực.
A. Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực. B. Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.
C. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:
A. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật. B. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
C. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật. D. Không có lực nào tác dụng lên vật.
Câu 3: Chọn câu sai. Hợp lực của hai lực thành phần F1, F2 có độ lớn là:
2 2
A. F = F 1 + ¿ F 2 ¿ . B.F1 F2  F  F1+ F2. C. F = F1 + F2. √
D. F =
2
F 21 + F2
.
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?
A. Khi vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.
C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau:
A. Chuyển động tròn đều. B. Chuyển động đều trên một đường cong bất kì.
C. Chuyển động thẳng đều. D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 6: Chọn câu không đúng trong các cách phát biểu trạng thái cân bằng của một vật:
A. Vectơ tổng của các lực tác dụng lên vật bằng 0. B. Vật đang chuyển động với vận tốc không đổi.
C. Vật đang đứng yên. D. Vật đang chuyển động tròn đều.
Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự cân bằng lực?
A. Khi vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không. B. Hai lực cân bằng nhau có cùng giá, cùng độ lớn, cùng chiều.
C. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên bằng không. D. Cả A, B đều đúng.
Câu 8: Một quả cầu và một khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua một ròng rọc trơn. Cả hai vật
cân bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống một đoạn, khi buông khối nặng ra thì:
A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng.
B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.
C. Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.
D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.
Câu 9: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không. C. Vật chuyển động với gia tốc không đổi.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. D. Vật đứng yên.
Câu 10: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật
đứng yên cân bằng. Khi đó
A. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. Vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.
C. Vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không. D. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Câu 11: Chọn phát biểu đúng:
A. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm vật vật bị biến dạng.
C. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.
D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.
Câu 12: Hai lực trực đối cân bằng là:
A. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá. B. Tác dụng vào cùng một vật.
C. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. Không bằng nhau về độ lớn.
Câu 13: Hai lực cân bằng không thể có:
A. Cùng hướng. B. Cùng phương. C. Cùng giá. D. Cùng độ lớn.
F⃗1 F⃗2
Câu 14: Một chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy và thì véctơ gia tốc của chất điểm
F⃗ F⃗
A. Cùng phương, cùng chiều với lực 2 B. Cùng phương, cùng chiều với lực 1
⃗F =F⃗1−⃗ F2 ⃗F =F⃗1 +⃗ F2
C. Cùng phương, cùng chiều với lực D. Cùng phương, cùng chiều với hợp lực
F⃗ F⃗
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ của hợp lực ⃗F , của hai lực 1 và 2
A. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn F1 và F2. D. Ta luôn có hệ thứcF1 F2 F  F1+ F2.
Câu 16: Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể
A. Nhỏ hơn F B. Vuông góc với lực ⃗F C. Lớn hơn 3F D. Vuông góc với lực 2 ⃗F
⃗P ⃗P
Câu 17: Trọng lực ⃗P tác dụng vào vật nằm trên mặt phẳng dốc nghiêng như hình vẽ. Phân tích ⃗P = t + n . Kết luận nào sau đây sai?
A. Pt  Psin

P
B. t có tác dụng kéo vật xuống dốc.

P
C. n có tác dụng nén vật xuống mặt dốc.

P
D. t luôn đóng vai trò lực kéo vật xuống dốc.

File word: ducdu84@gmail.com -- 44 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

⃗P
Câu 18: Trọng lực ⃗P tác dụng vào xe đang chuyển động trên đường tròn như hình vẽ. Phân tích ⃗P = t +
⃗Pn ⃗P ⃗P
, với t hướng theo tiếp tuyến đường tròn và n hướng vào tâm đường tròn. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Pn  Psin 

P
B. t đóng vai trò lực cản tác dụng vào xe.

P
C. n là lực gây ra gia tốc hướng tâm của xe.
P⃗
D. t đóng vai trò lực kéo xe xuống dốc
⃗F1 ⃗F2 ⃗F3
Câu 19: Có 3 lực đồng qui , , cân bằng như hình. Chọn phát biểu sai?
⃗F + ⃗F + F⃗ =⃗0
A. 1 2 3
B. F2/sinα = F3/sin(α+β)
C. F1sinα=F2sinβ
D. F1/sinα = F2/sinβ
Dạng 1. Tổng hợp và phân tích lực tại một điểm có nhiều lực tác dụng
Câu 20: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Trong các giá trị nào sau đây là độ lớn của hợp lực.
A. 40 N. B. 250N. C. 400N. D. 500N.
Câu 21: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1=6N, F2=8N. Để hợp lực của chúng là 10N thì góc giữa 2 lực đó:
A. 90o B. 30o C. 45o D. 60o
F⃗ F⃗
Câu 22: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1 = 3N, F2 = 4N. Biết 1 vuông góc với 2 , hợp lực của hai lực này:
A. 1N B. 7N C. 5N D. 25N
Câu 23: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc α = 00
A. 20N B. 30N C. 40N D.10N
Câu 24: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của hai lực 6 N và 8 N và hợp thành một góc 900. Hợp lực của hai lực có giá trị:
A. 2 N B. 8 N C. 10 N D. 14 N
Câu 25: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N. Góc hợp bởi hai lực đồng qui bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 30N
A. 00 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 26: Lực 10N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây, cho biết góc giữa cặp lực đó?
A. 3N, 5N, 120o B. 3N, 13N, 180o C. 3N, 6N, 60o D. 3N, 5N, 0o
Câu 27: Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N ?
A. 900 B. 1200 C. 600 D. 00
Câu 28: Cho 2 lực đồng quy F1 = F2 = 10N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc 600.
A.10N B. 17,3N C. 20N D. 14,1N
Câu 29: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Hợp lực của hai lực đó là:
A. 1N B. 2N C. 15N D. 22N
Câu 30: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 15N. Góc hợp giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 15N?
A. 00 B. 600 C. 900 D. 1200
Câu 31: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7N và 11N. Giá trị của hợp lực có thể là giá trị nào?
A. 19 N. B. 15 N. C. 3 N. D. 2 N.
Câu 32: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8 N và 12 N. Giá trị của hợp lực không thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây?
A. 19 N. B. 4 N. C. 21 N. D. 7 N.
Câu 33: Một chật điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?
A. 300 B. 450 C. 600 D. 900
Câu 34: Cho 2 lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi 2 lực là 1200. Độ lớn của hợp lực:
A. 60N √
B. 30 2 N C. 30N D. 15 N
Câu 35: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F 1 = 40N hướng về phía Đông, lực F 2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F 3 = 70N hướng về
phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. 50N B. 170N C. 131N D. 250N
Dạng 2. Điều kiện cân bằng của vật dưới tác dụng của nhiều lực
Câu 36: Một vật được treo như hình 1: Biết vật có P = 80 N, α = 300. Lực căng của dây là bao nhiêu?
A. 40N B. 40 N.
C. 80N. D. 80N.
Câu 37: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây
song song với đường dốc chính như hình 1. Biết α = 60 0. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên
mặt phẳng nghiêng là
A. 9,8 N. B. 4,9 N. Hình 1 
C. 19,6 N. D. 8,5 N.
Câu 38: Một vật có khối lượng m= 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính
như hình 1. Biết  = 300, g= 10m/s2 và ma sát không đáng kể. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có giá trị
A. 10 √ 2 N. B. 20 √ 2 N. C. 20 √ 3 N. D. 10 √ 3 N.
File word: ducdu84@gmail.com -- 45 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 39: Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng như
hình 1. Góc nghiêng  = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực
của mặt phẳng nghiêng.
A. T = 25 (N), N = 43 (N). B. T = 50 (N), N = 25 (N). C. T = 43 (N), N = 43 (N). D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 40: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính như
hình 1. Biết α = 300. Cho g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây treo là
A. 4,9 N. B. 8,5 N. C. 19,6 N. D. 9,8 N.
Câu 41: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua
ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là
A. 20 N. B. 10,4 N.
C. 14,7 N. D. 17 N. 
Câu 42: Một quả cầu có khối lượng 2,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 60 0. Cho g
= 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng T của dây treo là
A. 49 N. B. 12,25 N. C. 24,5 N. D. 30 N.
Câu 43: Một vật trọng lượng P=20N được treo vào dây AB=2m. Điểm treo (ở giữa) bị hạ xuống 1 đoạn
CD=5cm. Lực căng dây là xấp xỉ bằng
A. 20N.
B. 40N.
C. 200N.
D. 400N.
Câu 44: Đặt thanh AB có khối lượng không đáng kể nằm ngang, đầu A gắn vào tường nhờ một bản lề, đầu B nối với tường bằng dây
BC. Treo vào B một vật có khối lượng 3kg, cho AB=40cm, AC= 30cm. Lấy g=10m/s 2. Lực căng trên dây BC và
lực nén lên thanh AB lần lượt là.
A. 50N; 40N
B. 60N; 70N
C. 40N; 70N
D. 70N; 90N
Câu 45: Một vật có khối lượng 3kg được treo như hình vẽ, thanh AB vuông góc với tường thẳng đứng, CB lệch góc 60 0 so với
phương ngang. Lực căng của dây BC và áp lực của thanh AB lên tường khi hệ cân bằng lần lượt là?
A. 20 √ 3 N; 15 √ 3 N
B. 20 √ 3 N; 10 √ 3 N
C. 40 √ 3 N; 70N
D. 70 √ 3 N; 90N
Câu 46: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 60 0 và OB nằm ngang. Độ lớn của lực căng T1
của dây OA bằng
A. P
2√ 3 2 √3
B. 3 3 P


C. √ 3 3 P
D. 2P
Câu 47: Cho vật được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s 2. Lực do thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N.
Khối lượng vật là
A. 2,5 kg.
B. 5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 10 kg.

Câu 48: Một vật được giữ như trên hình. Vật nặng 5 kg và lực do thanh tác dụng lên vật là 25 N. Biết g = 10 m/s2. Góc α bằng
A. 600.
B. 300.
C. 450.
D. 150.

Câu 49: Một đèn tín hiệu giao thông ba màu được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng lượng
không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB, A’B’ cách nhau 8m. Đèn nặng 60N
được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây cáp võng xuống 0,5m. Tính lực căng của dây.
File word: ducdu84@gmail.com -- 46 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

A. 10 √ 56 N
B. 20 √ 65 N
C. 30 √ 65 N
D. 50 √ 36 N
Câu 50: Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng
không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A’B’, cách nhau 8
m. Đèn nặng 60 N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5 m
tại điểm giữa như hình. Tính lực kéo của mỗi nửa dây?
A. 60 N và 60 N.
B. 120 N và 240 N.
C. 120 N và 120N.
D. 240 N và 240 N.

CHỦ ĐỀ 2. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON


Câu 1: Chọn câu đúng. Khi một xe buýt đang chạy thì bất ngờ hãm phanh đột ngột, thì các hành khách
A. ngả người về phía sau. B. ngả người sang bên cạnh. C. dừng lại ngay. D. chúi người về phía
trước.
Câu 2: Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác thì nó sẽ
A. Biến dạng mà không thay đổi vận tốc. B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều. D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc.
Câu 3: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. B. Vật dừng lại ngay.
C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mói dừng lại.
Câu 4: Chọn câu đúng?
A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên. B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là có lực tác dụng lên vật.
D. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động thì lập tức dừng lại.
Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ ngã rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ:
A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng sang trái. C. Ngã về phía sau. D. Chúi về phía trước.
Câu 6: Một vật đang chuyển động bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. Vật dừng lại ngay. B. Vật đổi hướng chuyển động.
C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
D. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc ban đầu.
Câu 7: Định luật I Newton cho ta nhận biết
A. Sự cân bằng của mọi vật. B. Quán tính của mọi vật.
C. Trọng lượng của vật. D. Sự triệt tiêu lẫn nhau của các lực trực đối.
Câu 8: Tác dụng lực F không đổi lên một vật đang đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
D. Vật chuyển động nhanh dần đều rồi sau đó chuyển động thẳng đều.
Câu 9: Định luật I Niutơn cho biết:
A. Nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật. B. Mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật.
C. Nguyên nhân của chuyển động. D. Dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.
Câu 10: Định luật I Niutơn xác nhận rằng:
A. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại.
B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì vật nào khác.
C. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
D. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật I Niuton?
A. Định luật I Niuton là đinh luật cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật.
B. Nội dung của định luật I Niuton là: Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không chịu một lực nào tác dụng, hoặc nếu
các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
C. Định luật I Niuton còn gọi là định luật quán tính. D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A. Vật RTD. B. Vật rơi trong không khí.
C. Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên mặt sàn nằm ngang.
D. Xe ôtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
Câu 13: Vật tự do là:
A. Vật hoàn toàn không chịu tác dụng của 1 lực nào từ bên ngoài. B. Vật chuyển động dưới tác dụng duy nhất của trọng lực.
C. Vật đang ở trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều trong hệ quy chiếu quán tính.
D. Vật ở rất xa các vật khác.
Câu 14: Khi thắng (hãm), xe không thể dừng ngay mà còn tiếp tục chuyển động thêm 1 đoạn đường là do:
A. Quán tính của xe. B. Ma sát không đủ lớn. C. Lực hãm không đủ lớn. D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 15: Định luật I Newton nghiệm đúng đối với hệ qui chiếu gắn với ôtô trong các trường hợp nào sau đây:
File word: ducdu84@gmail.com -- 47 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. Ôtô tăng vận tốc lúc khởi hành. B. Ôtô giảm vận tốc khi gần đến bến xe.
C. Ôtô chạy với vận tốc không đổi trên một đoạn thẳng. D. Ôtô chạy với vận tốc không đổi trên một đường cong.
Câu 16: Tìm phát biểu đúng sau đây:
A. Không có lực tác dụng, vật không chuyển động. B. Ngừng tác dụng lực, vật sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật nhất thiết theo hướng của lực. D. Khi tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
D. Một biểu thức khác A, B, C
Câu 17: Theo định luật I Niu-tơn thì
A. với mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực trực đối với nó.
B. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
C. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của bất kì lực nào khác
D. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
Câu 18: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 19: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 20: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động. B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng. D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 21: Theo định luật II Newtơn:

A. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật và được tính bởi công thức ⃗a = F /m .
B. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và được tính bởi công thức F⃗ =m⃗a .
C. Lực tác dụng vào vật tỉ lệ thuận với gia tốc của vật và được tính bởi công thức F⃗ =m⃗a .
D. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và được tính bởi công thức m=F ⃗ /⃗a .
Câu 22: Định luật II Niutơn xác nhận rằng:
A. Khi lực tác dụng lên vật bằng 0 thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính.
B. Gia tốc của một vật tỉ lệ với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.
C. Khi một vật chịu tác dụng của một vật khác thì nó cũng tác dụng lên vật khác đó một phản lực trực đối.
D. Khi chịu tác dụng của một lực không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi.
Câu 23: Một vật đang chuyển động với vận tốc không đổi. Tổng hợp lực F tác dụng vào vật được xác định bởi:
A. F = v2 /2m B. F = mv C. F = mg D. F = 0
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dịnh luật III Niutơn?
A. Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá và cùng
chiều. B. Định luật III Niutơn cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác với nhau.
C. Nội dung của định luật III Niuton là: Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng
ngược chiều. D. Các Phát biểu A, B đều đúng.
Câu 25: Từ công thức của định luật II Newton ta suy ra:
A. Gia tốc có cùng hương với lực. B. Khối lượng của vật tỉ lệ với độ lớn của lực.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Cả 3 kết luận trên đều đúng.
Câu 26: Định luật II Niutơn cho biết:
A. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
C. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
D. Mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
Câu 27: Điều nào sau đây là đúng khi nói về định luật II Niuton?
A. Định luật II Niuton cho biết mối liên hệ giữa khối lượng của vật, gia tốc mà vật thu đựơc và lực tác dụng lên vật.
B. Định luật II Niuton được mô tả bằng biểu thức ⃗a = F /m

C. Định luật II Niuton khẳng định lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
D. Các câu A, B ,C, đều đúng.
Câu 28: Một máy bay trực thăng bay lên thẳng với gia tốc a, khi đó có một đinh ốc bị sút ra khỏi trần máy bay và rơi xuống, gia tốc
của đinh ốc đối với mặt đất là:
A. g B. a C. g - a D. g + a
Câu 29: Theo định luật II Niu-tơn thì lực và phản lực
A. là cặp lực cân bằng. B. là cặp lực có cùng điểm đặt.
C. là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 30: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động. B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng. D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.
Câu 31: Ta có ⃗g là véctơ gia tốc trọng lực. Vậy câu nào sau đây sai khi nói về ⃗g ?
A. Trị số g là hằng số và có giá trị là 9,81m/s2. B. Trị số g thay đổi theo từng nơi trên Trái đất.
C. Trị số g thay đổi theo độ cao. D. Có chiều thẳng đứng từ trên xuống.
Câu 32: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi vận tốc.
C. Có lực tác dụng lên vật thì vật mới chuyển động. D. Lực không thể cùng hướng với gia tốc.
File word: ducdu84@gmail.com -- 48 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 33: Điều nào sau đây là sai khi nói về tính chất của khối lượng?
A. Khối lượng có tính chất cộng. B. Khối lượng đo bằng đơn vị (kg).
C. Vật có khối lượng càng lớn thì mức độ quán tính càng nhỏ và ngược lại.
D. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
Câu 34: Chọn câu sai trong các câu sau
A. Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống. B. Điểm đặt của trọng lực tại trọng tâm của vật.
C. Trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật khi vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều so với trái đất.
D. Nguyên tắc cân là so sánh trực tiếp khối lượng của vật cần đo với khối lượng chuẩn.
Câu 35: Khối lượng của một vật:
A. Luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật. B. Luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được.
C. Là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. D. Không phụ thuộc vào thể tích của vật.
Câu 36: Khối lượng của một vật không ảnh hưởng đến những đại lượng nào, tính chất nào sau đây?
A. Gia tốc khi vật chịu tác dụng của một lực. B. Vận tốc khi vật chịu tác dụng của một lực.
C. Cả phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên vật. D. Mức quán tính của vật.
Câu 37: Chọn câu đúng. Khối lượng của một vật ảnh hưởng đến:
A. Phản lực tác dụng vào vật. B. Gia tốc của vật. C. Quãng đường vật đi được. D. Quán tính của vật.
Câu 38: Điều nào sau đây là sai khi nói về trọng lực?
A. Trọng lực xác định bởi biễu thức P = mg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng. D. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
Câu 39: Trọng lực tác dụng lên một vật có:
A. Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. B. Điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang.
C. Điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. D. Độ lớn luôn thay đổi.
Câu 40: Lực
A. Là nguyên nhân tạo ra chuyển động. B. Là nguyên nhân duy trì các chuyển động.
C. Là nguyên nhân làm thay đổi trạng thái chuyển động. D. Cả 3 câu đều đúng.
Câu 41: Một cần cẩu đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lực căng lớn
nhất trong trường hợp:
A. Vật được nâng lên thẳng đều. B. Vật được đưa xuống thẳng đều.
C. Vật được nâng lên nhanh dần. D. Vật được đưa xuống nhanh dần.
Câu 42: Ba qủa cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau được thả rơi không vận tốc đầu từ cùng một độ cao
xuống, lực cản không khí đặt vào các qủa cầu bằng nhau. So sánh gia tốc của các qủa cầu ta thấy:
A. Qủa cầu bằng chì có gia tốc lớn nhất. B. Qủa cầu bằng sắt có gia tốc lớn nhất.
C. Qủa cầu bằng gỗ có gia tốc lớn nhất. D. Ba qủa cầu có gia tốc bằng nhau.
Câu 43: Định luật III Newton cho ta nhận biết
A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B. Sự phân biệt giữa lực và phản lực.
C. Sự cân bằng giữa lực và phản lực. D. Qui luật cân bằng giữa các lực trong tự nhiên.
Câu 44: Chọn phát biểu không đúng:
A. Những lực tương tác giữa hai vật là lực tực đối. B. Lực tác dụng là lực đàn hồi thì phản lực cũng là lực đàn hồi.
C. Lực và phản lực là hai lực trực đối nên cân bằng nhau. D. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 45: Chọn câu trả lời đúng. Hai lực trực đối là hai lực
A. Có cùng độ lớn, cùng chiều. B. Có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Có cùng độ lớn, ngược chiều. D. Có cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
Câu 46: Lực và phản lực không có tính chất sau:
A. luôn xuất hiện từng cặp. B. luôn cùng loại. C. luôn cân bằng nhau. D. luôn cùng giá ngược chiều.
Câu 47: Chọn câu đúng. Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vao tường và bật ngược trở lại:
A. Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng.
B. Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào quả bóng.
C. Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào quả bóng. D. Không đủ cơ sở để kết luận.
Câu 48: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực về phản lực. Lực và phản lực
A. luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. bao giờ cũng cùng loại.
C. luôn cùng hướng với nhau. D. không thể cân bằng nhau.
Câu 49: Chọn kết quả đúng. Cặp "Lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. Có độ lớn không bằng nhau. B. Có độ lớn bằng nhau nhưng không cùng giá.
C. Tác dụng vào cùng một vật. D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 50: Một quả bóng từ độ cao h rơi xuống sàn rồi nảy lên đến độ cao h’< h:
A. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào qủa bóng thì nhỏ hơn trọng lực tác dụng vào qủa bóng.
B. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào qủa bóng thì lớn hơn trọng lực tác dụng vào qủa bóng.
C. Phản lực từ mặt sàn tác dụng vào qủa bóng thì bằng với trọng lực tác dụng vào qủa bóng.
D. Không thể xác định lực nào lớn hơn. Hợp lực của phản lực mặt sàn và trọng lực cùng gia tốc tạo vận tốc nảy lên của qủa bóng, gia
tốc này hướng lên nên phản lực của sàn phải lớn hơn trọng lực.
Câu 51: Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực:
A. bằng nhau. B. không bằng nhau. C. trực đối. D. Cả ba đều sai.
Câu 52: Một chiếc xe nằm yên trên mặt đường nằm ngang. Gọi P là trọng lượng của xe, N là phản lực vuông góc của mặt đường, Q là
lực do xe nén xuống mặt đường. Phát biểu nào sau đây chính xác:
A. P và N là hai lực trực đối và cân bằng nhau. B. N và Q là cặp lực trực đối theo định luật III Newton.
C. N và Q là cặp lực trực đối và cân bằng nhau. D. Các phát biểu A và B đều đúng.
Câu 53: Một người có trọng lượng 600N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó là bao nhiêu?

File word: ducdu84@gmail.com -- 49 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A.100N B. 400N C. 500N D. 600N
Dạng 1. Định luật II Newton
Loại 1. Mối liên hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc: F=ma
Câu 54: Nếu hợp lực tác dụng vào vật có huớng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó:
A. Vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. Gia tốc của vật giảm đi 2 lần.
C. Gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. Vận tốc của vật gảm đi 2 lần.
Câu 55: Một lực 4 N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 kg đang đứng yên. Bỏ qua ma sát và các lực cản. Gia tốc của vật bằng
A. 32 m/s2. B. 0,005 m/s2. C. 3,2 m/s2. D. 5 m/s2.
Câu 56: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát.
Gia tốc mà quả bóng thu được là
A. 2 m/s2. B. 0,002 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 500 m/s2.
Câu 57: Lần lượt tác dụng có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a 1 và a2. Biết 3F1 =
2F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số a2/a1 là
A. 3/2. B. 2/3. C. 3. D. 1/3.
Câu 58: Tác dụng vào vật có khối lượng 5kg, đang đứng yên, một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với
gia tốc 1 m/s2. Độ lớn của lực này là
A. 3 N. B. 4 N. C. 5 N. D. 6 N.
Câu 59: Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong
khoảng thời gian 2s là
A. 2 m. B. 0,5 m. C. 4 m. D. 1 m.
Câu 60: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s 2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật
này chuyển động với gia tốc bằng
A. 1 m/s2. B. 0,5 m/s2.  C. 2 m/s2. D. 4 m/s2.
Câu 61: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau
khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là
A. 0,5 s. B. 4 s. C. 1,0 s. D. 2 s.
Câu 62: Một lực 2N tác dụng vào một vật có khối lượng 1kg lúc đầu đứng yên trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi
được trong khoảng thời gian đó?
A. 4m B. 0,5m C. 2m D. 1m
Câu 63: Một vật có khối lượng bằng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều về phía sau khi đi dược 50 cm thì có vận tốc 0,7m/s.
Lực đã tác dụng vào vật đã có một giá trị nào sau đây?
A. F = 35N B. F = 24,5N C. F = 102N D. Một giá trị khác.
Câu 64: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển đông với gia tốc 0,4m/s 2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao
nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N?
A. a = 0,5 m/s2 B. a = 1 m/s2 C. a = 2 m/s2 D. a = 4 m/s2
Câu 65: Vật 8kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2m/s . Lấy g = 10m/s . Lực gây ra gia tốc này bằng
2 2

A. 4N B. 0,25N C. 16N D. 12N


Câu 66: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m 1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a 1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng
m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F1/3 và m1=0,4m2 thì a2/a1 bằng
A. 15/2. B. 6/5. C. 2/15. D. 5/6.
Câu 67: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Hỏi lực
tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 2N B. 3N C. 4N D. 5N
Câu 68: Phải tác dụng vào vật có khối lượng là 5 kg theo phương ngang một lực là bao nhiêu để vật thu được gia tốc là 1m/s2.
A. 3N B. 4N C. 5N D. 6N
Câu 69: Dưới tác dụng của một lực 20N, một vật chuyển động với gia tốc 0,4m/s 2. Hỏi vật đó chuyển động với gia tốc bằng bao
nhiêu nếu lực tác dụng bằng 50N? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. a = 0,5m/s2. B. a = 1m/s2. C. a = 2m/s2. D. a = 4m/s2.
Câu 70: Một vật có khối lượng 1 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 100m thì có vận tốc là 5m/s. Lực tác
dụng vào vật có giá trị
A. 125 N B. 150 N C. 175 N D. 200 N
Câu 71: Vật chịu tác dụng lực 10N thì có gia tốc 2m/s2. Nếu vật đó thu gia tốc là 1 m/s2 thì lực tác dụng là
A. 1N B. 2N C. 5N D. 50N
Câu 72: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với
bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008 m/s. B. 2 m/s C. 8 m/s D. 0,8 m/s.
Câu 73: Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một lực F = 8 N. Quãng đường vật đi được trong khoảng
thời gian 5 giây là
A. 5m B. 25m C. 30m D. 65m
Câu 74: Lực ⃗F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s². Lực ⃗F sẽ truyền cho vật khối
lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 75: Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong
khoảng thời gian 5s đầu bằng
A. 30 m. B. 25 m. C. 5 m. D. 50 m.
Câu 76: Lấy một lực F truyền cho vật khối lượng m 1 thì vật có gia tốc là a 1 = 6m/s2, truyền cho vật khối lượng m 2 thì vật có là a2 =
4m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m3 = m1 + m2 thì vật có gia tốc là bao nhiêu?
File word: ducdu84@gmail.com -- 50 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 2,4 m/s2 B. 3,4 m/s2 C. 4,4 m/s2 D. 5,4 m/s2
Câu 77: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, bỏ qua ma sát giữa vật và măt phẳng, thì được truyền 1 lực F thì sau 10s
vật này đạt vận tốc 4m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 15s thì vận tốc của vật là bao
nhiêu?
A. 10 m/s B. 12 m/s C. 15 m/s D. 8 m/s
Câu 78: Tác dụng một lực ⃗F lần lượt vào các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì các vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt bằng 2m/s2,
5 m/s2, 10 m/s2. Nếu tác dụng lực nói trên vào vật có khối lượng (m1 + m2 + m3) thì gia tốc của vật bằng bao nhiêu?
A. 1,25 m/s2 B. 2,25 m/s2 C. 4,25 m/s2 D. 4,25 m/s2
Câu 79: Vật khối lượng 2kg chịu tác dụng của lực 10N đang nằm yên trở nên chuyển động. Bỏ qua ma sát. Vận tốc vật dạt được sau
thời gian tác dụng lực 0,6s là?
A. 2m/s B. 6m/s C. 3m/s D. 4m/s
Câu 80: Một ô tô đang chuyển động đều với vận tốc 36km/h, tài xế tăng vận tốc đến 72km/h trong thời gian 10s. Biết xe có khối
lượng 5 tấn thì lực kéo của động cơ là:
A. 75000N B. 150000N C. 50000N D. 5000N
Câu 81: Vật khối lượng 2kg, chịu tác dụng của lực F thì thu được gia tốc 2 m/s 2. Vậy vật khối lượng 4kg chịu tác dụng của lực F/2 sẽ
thu được gia tốc?
A. 2 m/s2 B. 8 m/s2 C. 1 m/s2 D. 0,5 m/s2
Câu 82: Một vật có khối lượng 200 g chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 60 N. B. 0,06 N C. 0,6 N. D. 6 N.
Câu 83: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Độ lớn
của lực tác dụng vào vật là
A. 2N B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N.
Câu 84: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và sau khi đi được quãng đường 50 cm
thì vận tốc đạt được 0,9 m/s. Hợp lực tác dụng lên vật bằng
A. 38,5 N. B. 38 N. C. 24,5 N. D. 34,5 N.
Câu 85: Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 3 s làm vận tốc của nó tăng từ 0 đến 24 cm/s (lực cùng phương với
chuyển động). Sau đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2 s và giữ nguyên hướng của lựcVận tốc của vật tại thời
điểm cuối bằng
A. 40 cm/s. B. 56 cm/s. C. 64 cm/s. D. 72 cm/s.
Câu 86: Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng mi làm vật chuyển động với gia tốc a 1. Lực F2 tác dụng lên vật khối lượng m 2 làm vật
chuyển động với gia tốc a2. Biết F2=F1/3 và m1=2m2/3 thì tỉ số a2/a1 bằng?
A. 15/2 B. 6/5. C. 11/15 D. 5/6.
Câu 87: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s 2. Khi không chở hàng xe tải
khởi hành với gia tốc 0,6 m/s 2. Biết rằng hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không
chở hàng hóa là
A. 1 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2 tấn. D. 2,5 tấn.
Câu 88: Một vật có khối lượng 1 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn (coi ma sát bằng 0) với gia tốc a = 5 m/s 2. Lấy g = 10
m/s2. So với trọng lực tác dụng lên vật, lực gây ra gia tốc a có độ lớn
A. bằng một nửa trọng lực B. gấp đôi trọng lực C. bằng trọng lực D. bằng 5 lần trọng lực
Câu 89: Một quả bóng có khối lượng 0,6 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 300 N. Thời gian chân tác
dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay với tốc độ
A. 0,5 m/s. B. 5 m/s. C. 0,05 m/s. D. 50 m/s.
Câu 90: Dưới tác dụng của một lực F (có độ lớn F không đổi) theo phương ngang, xe chuyển động không vận tốc đầu và đi được
quãng đường 2,5 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250 g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2 m trong thời gian t.
Bỏ qua ma sát, khối lượng của xe là
A. 15 kg. B. 1 kg. C. 2 kg. D. 5 kg.
Câu 91: Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Lực tác dụng vào vật
và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian ấy lần lượt là
A.10 N; 1,5 m. B. 10 N; 15 m. C. 0,lN;15m. D. 1 N; 1,5 m.
Câu 92: Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 2 s làm vận tốc của vật thay đổi từ 5 m/s đến 7 m/s. Lực F 2 tác dụng lên vật
trong khoảng thời gian 6 s làm vận tốc thay đổi từ 1 m/s đến 4 m/s. Tỉ số F2/F1 bằng

A. 0,5. B. 1,5. C. 2. D. 1.
Câu 93: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên trên đường thẳng nằm ngang và sau khi đi
được 5 m thì đạt tốc độ 2 m/s. Bỏ qua lực cản tác dụng vào vật. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 0,8 N. B. 0,5 N. C. 1 N. D. 0,2 N.
Câu 94: Vật đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, biết sau khi đi được 1m thì vận tốc của vật là 100cm/s. Xác định độ lớn
của lực tác dụng vào vật cho biết khối lượng của vật là 100kg?
A. F = 25N. B. F = 40N. C. F = 50N. D. F = 65N.
Câu 95: Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển
động. Đoạn đường vật đi được trong 10s đầu tiên bằng
A. 120 m. B. 160 m. C. 150 m. D. 175 m.
Câu 96: Vật khối lượng 20kg chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 10s đi được quãng đường 125m. Hỏi độ lớn hợp
lực tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. 50N. B. 170N C. 131N D. 250N

File word: ducdu84@gmail.com -- 51 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 97: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s 2. Khi không chở hàng xe tải
khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không
chở hàng
A. 1,0 tấn. B. 1,5 tấn. C. 2,0 tấn. D. 2,5 tấn.
Câu 98: Chọn câu trả lời đúng? dưới tác dụng của lực kéo F, một vật khối lượng 100kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và
sau khi đi được quãng đường dài 10m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Lực kéo tác dụng vào vật có giá trị nào sau đây?
A. F = 245N. B. F = 490N. C. F = 490N. D. F = 294N.
Loại 2. Liên quan đến lực cản. Phương pháp động lực học
Câu 99: Một vật có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh. Sau khi hãm ô tô chạy thêm được 50m
thì dừng lại. Lực hãm của xe là:
A. 600N B. 6000N C. 800N D. 8000N
Câu 100: Một ôtô có khối lượng 1,5 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm
3000N. Quãng đường và thời gian xe đi được cho đến khi dừng lại lần lượt là.
A. 76,35m; 10,5s B. 50,25m; 8,5s C. 56,25m; 7,5s D. 46,25m; 9,5s
Câu 101: Một chiếc xe nặng 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều. Biết trong giây cuối
cùng xe đi được 1 m. Độ lớn lực hãm phanh bằng
A. 250 N. B. 500 N. C. 1000N. D. 1250N.
Câu 102: Một ô tô đang chạy với tốc độ 60km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi được 50m thì dừng lại. Hỏi ô tô chạy với tốc độ
120km/h thì quãng đường ô tô đi được từ lúc hãm đến lúc dừng lại là bao nhiêu? Biết lực hãm trong hai trường hợp là như nhau.
A.100m B. 150m C. 200m D. 2500m
Câu 103: Xe có khối lượng m = 800kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Biết quãng đường
đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1,5m. Hỏi lực hãm của xe nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. Fh = 240N. B. Fh = 2400N. C. Fh = 2600N. D. Fh = 260N.
Câu 104: Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm phanh là 250N.
Quãng đường hãm phanh là
A. 14,45 m . B. 20 m. C. 10 m. D. 30 m.
Câu 105: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ
lúc hãm, ô tô đi được đoạn đường AB = 36 m và tốc độ của ô tô giảm đi 14,4 km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC = 28 m,
tốc độ của ô tô lại giảm thêm 4 m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là
A. 800 N và 64 m. B. 1000 N và 18 m. C. 1500 N và 100 m. D. 2000 N và 36 m.
Câu 106: Một vật có khối khối lượng m = 2kg được kéo thẳng đứng lên với lực kéo 24N. Bỏ qua lực cản của không khí, g = 10m/s 2.
Gia tốc của vật có độ lớn
A.10m/ s2 B. 12m/ s2 C. 2m/ s2 D. Một giá trị khác.
Câu 107: Một vật có khối lượng 500g chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. Sau thời gian 4s, nó đi được quãng
đường 24m. Biết vật luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản Fc = 0,5N.Tính độ lớn của lực kéo.
A. 1,5N B. 2N C. 3N D. 3,5N
Câu 108: Một chiếc ô tô có khối lượng 5 tấn đang chạy thì bị hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 2,5s thì dừng lại và
đã đi được 12m kể từ lúc vừa hãm phanh.Tìm lực hãm phanh.
A. 25300N B. 27600 C. 19200N D. 12300N
Câu 109: Một vật có khối lượng 250g bắt đàu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2m trong 4s.Tính lực kéo, biết lực cản bằng
0,04N.
A. 0,0775N B. 0,0025N C. 1,2500N D. 2,0070N
Câu 110: Một vật có khối lượng 250g bắt đàu chuyển động nhanh dần đều, nó đi được 1,2m trong 4s. Sau quãng đường ấy lực kéo
phải bằng bao nhiêu để vật có thể chuyển động thẳng đều?
A. 0,0775N B. 0,0025N C. 0,04N D. 0,05N
Câu 111: Một đoàn tàu có khối lượng 1000 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h thì bắt đầu tăng tốc. Sau khi đi được 125m, vận tốc của
nó lên tới 54km/h. Biết lực kéo cảu đầu tầu trong cả giai đoạn tăng tốc là 25.105N. Tìm lực cản chuyển động cảu đoàn tàu.
A. 40.105N B. 20.105N C.10.105N D. 30.105N
Câu 112: Cho một ô tô khởi hành rời bến chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được đoạn đường 100m có vận tốc ô tô khởi hành rời
bến chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được đoạn đường 100m có vận tốc 36km/h. Biết khối lượng của xe là 1000kg và
g=10m/s2. Cho lực cản bằng 10% trọng lực xe. Tính lực phát động vào xe.
A. 1200N B. 1300N C. 1400N D. 1500N
Câu 113: Xe khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành 5 s đi được quãng đường ngang dài 3 m. Lực cản tác dụng vào ô tô luôn không đổi
và bằng 800 N. Lực phát động và tốc độ của xe sau 20 s lần lượt là
A. 1600 N; 3,6 m/s. B. 1040 N; 4,8 m/s. C. 3200 N; 18 m/s. D. 4020 N; 18 m/s.
Câu 114: Một vật khối lượng 2 kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực F. Lực F có độ lớn bằng 9 N và có phương
nằm ngang. Sau 10 s ngừng tác dụng lực F. Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5 N. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu
chuyển động đến khi dừng hẳn bằng
A.100 M. B. 180 m. C. 120 m. D. 150 m.
Câu 115: Một xe tải có khối lượng 5 tấn chuyển động qua một cầu vượt (xem như là cung tròn có bán kính r = 50 m) với vận tốc 36
km/h. Lấy g = 9,8m/s2. Áp lực của xe tải tác dụng mặt cầu tại điểm cao nhất có độ lớn bằng
A. 39000 N. B. 40000 N. C. 59000 N D. 60000 N.
⃗ . Lực ⃗F có độ lớn bằng 9N có
Câu 116: Một vật có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt ngang thì được kéo bởi một lực F
phương nằm ngang. Sau 10s ngừng tác dụng lực ⃗F . Biết lực cản tác dụng vào vật luôn bằng 5N. Quãng đường đi được từ lúc bắt
đầu chuyển động đến khi dừng hẳn bằng
A.100m. B. 180m. C. 120m. D. 150m.

File word: ducdu84@gmail.com -- 52 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 117: Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m vật đạt vận tốc 36 km/h.
Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là  = 0,05. Lấy g = 9,8m/s 2. Lực phát động song song với phương chuyển động của
vật có độ lớn là 
A. 99 N. B. 100 N. C. 697 N. D. 599 N.
Câu 118: Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm
đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Lực
cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 23,35 N. B. 20 N. C. 73,34 N. D. 62,5 N.
Câu 119: Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì tăng tốc độ, sau khi đi được quãng đường 50 m, ôtô
đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là  = 0,05. Tính lực kéo của động cơ ôtô trong thời gian tăng tốc,
đến lúc đạt vận tốc 72 km/h.
A.10 000 N. B. 1000 N. C. 20 000 N. D. 2000 N.
Câu 120: Một vật có khối lượng 30kg chuyển động lên một mặt dốc nghiêng một góc 30 0 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10m/s2.
Bỏ qua lực cản. Lực kéo song song với mặt dốc. Tính lực kéo F để vật đi đều trên mặt dốc.
A. 150N B. 105N C. 250N D. 205N
Câu 121: Một vật có khối lượng 30kg chuyển động lên một mặt dốc nghiêng một góc 30 0 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10m/s2.
Bỏ qua lực cản. Lực kéo song song với mặt dốc. Tính lực kéo F để vật đi với gia tốc a = 2m/s2 trên mặt dốc.
A. 150N B. 105N C. 210N D. 205N
Câu 122: Một vật có khối lượng 30kg trượt xuống nhanh dần đều trên một con dốc dài 25m, vận tốc tại đỉnh dốc bằng 0m/s. Cho lực
cản bằng 90N. Góc nghiêng 300. Gia tốc trong quá trình trượt trên mặt dốc. Vận tốc tại chân dốc, thời gian trượt hết dốc lần lượt là:
A. 2 m/s2; 10 m/s; 5 m/s B. 4 m/s2; 14 m/s; 10 m/s C. 3 m/s2; 8 m/s; 15 m/s D. 7 m/s2; 12 m/s; 6 m/s
Câu 123: Một mặt phẵng AB nghiêng một góc 30 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt
0

phẳng nghiêng 1 = 0,1. Lấy g = 10 m/s 2. Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại.
Tính hệ số ma sát 2 trên mặt phẵng ngang.
A. 0,04 B. 0,4 C. 0,02 D. 0,2
Câu 124: Một mặt phẵng AB nghiêng một góc 30 0 so với mặt phẳng ngang BC. Biết AB = 1 m, BC = 10,35 m, hệ số ma sát trên mặt
phẳng nghiêng  = 0,1. Lấy g = 10 m/s 2. Một vật khối lượng m = 1 kg trượt không có vận tốc ban đầu từ đỉnh A tới C thì dừng lại.
Tính vận tốc của vật tại B

A. 2 2 B. 2 √ C. 2 3 √ D. 3 √
Câu 125: Một vật đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 20 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m, cao 10 m. Biết hệ số
ma sát giữa vật và mặt dốc là  = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Vật có lên được đỉnh dốc không, nếu có, tìm vận tốc của vật tại đỉnh dốc.
A. có, 10m/s B. có, 20m/s C. không D. có, 30m/s
Câu 126: Một vật đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 20 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m, cao 10 m. Biết hệ số
ma sát giữa vật và mặt dốc là  = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Nếu trước khi trượt lên dốc, vận tốc của vật chỉ là 15 m/s thì vận tốc của vật
khi nó trở lại chân dốc?
A. 8,7m/s B. 6,7m/s C. 9,7m/s D.10,7m/s
Câu 127: Một vật có khối lượng 30kg trượt xuống nhanh dần đều trên một con dốc dài 25m, vận tốc tại đỉnh dốc bằng 0m/s. Cho lực
cản bằng 90N. Góc nghiêng 300. Sau khi rời khỏi mặt dốc, vật tiếp tục trượt trên mặt ngang với lực cản không đổi như trên. Hỏi sau
bao lâu vật dừng lại, quãng đường vật đi được trên mặt ngang này.
A. 15/3s; 13,8m B. 10/3s; 16,7m C. 15/3s; 13,7m D. 3/10s; 26,7m
Câu 128: Một người khối lượng m=50kg đứng trên thuyền khối lượng m 1 = 150 kg. Người này dùng dây nhẹ kéo thuyền thứ 2 khối
lượng 250kg về phía mình. Lúc đầu 2 thuyền nằm yên trên mặt nước và cách nhau s = 9m. Lực kéo ngang không đổi là F = 30N. Lực
cản của nước vào mỗi thuyền là 10N. Thời gian 2 thuyền chạm nhau từ lúc bắt đầu kéo là:
A. t=5s B. t=10s C. t=15s D. t = 8s
Câu 129: Một người khối lượng m=50kg đứng trên thuyền khối lượng m 1 = 150 kg. Người này dùng dây nhẹ kéo thuyền thứ 2 khối
lượng 250kg về phía mình. Lúc đầu 2 thuyền nằm yên trên mặt nước và cách nhau s = 9m. Lực kéo ngang không đổi là F = 30N. Lực
cản của nước vào mỗi thuyền là 10N. Lúc chạm nhau các thuyền có độ lớn bao nhiêu?
A. v1 = 1m/s2; v2 = 0,8m/s2 B. v1 = 1,5m/s2; v2 = 1m/s2 C. v1 = 2m/s2; v2 = 1,5m/s2 D. v1 = 3m/s2; v2 = 1,5m/s2
Câu 130: Một người khối lượng m=50kg đứng trên thuyền khối lượng m 1 = 150 kg. Người này dùng dây nhẹ kéo thuyền thứ 2 khối
lượng 250kg về phía mình. Lúc đầu 2 thuyền nằm yên trên mặt nước và cách nhau s = 9m. Lực kéo ngang không đổi là F = 30N.Lực
cản của nước vào mỗi thuyền là 10N. Gia tốc của 2 thuyền có độ lớn:

A. a1 = 0,1m/s2; a2 = 0,05m/s2 B. a1 = 0,15m/s2; a2 = 0,08m/s2 C. a1 = 0,2m/s2; a2 = 0,1m/s2 D. a1=0,1m/s2;a2= 0,08m/s2.


Dạng 2. Định luật III Newton. Va chạm giữa hai vật
Câu 131: Một quả bóng chàycó khối lượng 300g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc với tường và bật ngược trở lại theo
phương cũ với vận tốc 54 km/h.Thời gian va chạm là 0,04s. Tính lực do tường tác dụng vào quả bóng.
A. − 262,5N B. + 363N C. – 253,5N D. + 430,3N
Câu 132: Một quả bóng, khối lượng 500g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường và bay ngược lại với tốc độ 20 m/s.
Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn và hướng:
A.1000 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng. B. 500 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng.
C.1000 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng. D. 200 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng.

File word: ducdu84@gmail.com -- 53 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 133: Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 20 m/s thì va theo phương vuông góc vào bức
tường thẳng đứng và bay ngược trở lại với vận tốc 15 m/s. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,02s. Lực của quả bóng tác dụng
vào tường là bao nhiêu?
A. 750 N                 B. 375 N                C. 875 N                D. 575 N
Câu 134: Một học sinh của Trung Tâm Giáo Dục Hà Nội đá quả bóng có khối lượng 0,2kg bay với vận tốc 25m/s đến đạp coi như
vuông góc với bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15m/s. Khoảng thời gian va chạm giữa bóng và tường bằng 0,05s.
Tính lực tác dụng của tường lên quả bóng?
A. − 262,5N B. + 363N C. – 160N D. + 150N
Câu 135: Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay vớivận tốc 25 m/s đến đập vuông góc với tường rồi bật trở lại theo phương cũ với
vận tốc 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05 s. Coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng. Lực của tường tác
dụng lên quả bóng có độ lớn bằng
A. 50 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 230 N.
Câu 136: Quả bóng khối lượng 300 g bay với tốc độ 72 km/h đến đập vào một bức tường rồi bật lại với độ lớn tốc độ không đổi. Biết
va chạm của bóng với tường tuân theo định luật phản xạ của gương phẳng (góc phản xạ bằng góc tới) và bóng đến đập vào tường với
góc tới 300, thời gian va chạm là 0,01 s. Lực do tường tác dụng lên bóng bằng
A. 600 N. √
B. 200 3 N. √
C. 300 3 N. √D. 600 3 N.
Câu 137: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với
vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là
A. 120 N. B. 210 N. C. 200 N. D. 160 N.
Câu 138: Người ta làm một thí nghiệm về sự va chạm giữa hai xe lăn trên mặt phẳng nằm ngang. Cho xe một đang chuyển động với
vận tốc 50 cm/s. Xe hai chuyển động với vận tốc 150 cm/s đến va chạm vào phía sau xe một. Sau va chạm hai xe cùng chuyển động
với vận tốc là 100 cm/s. So sánh khối lượng của hai xe.
A. m1< m2 B. m1> m2 C. m1 = 2m2 D. m1 = m2
Câu 139: Cho viên bi A chuyển động tới va chạm vào bi B đang đứng yên, v A = 4m/s sau va chạm bi A tiếp tục chuyển động theo
phương cũ với v = 3m/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4s. Tính gia tốc của 2 viên bi, biết mA = 200g, mB = 100g.
A. aA=-2,5 m/s2; aB=5 m/s2 B. aA=-3,5 m/s2; aB=4 m/s2 C. aA=4,5 m/s2; aB=6 m/s2 D. aA=5 m/s2; aB=3 m/s2
Câu 140: Cho hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng bỏ qua ma sát đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt là 1m/s;
0,5m/s. Sau va chạm cả hai bị bật ngược trở lại với vận tốc là 0,5m/s; 1,5m/s. Biết vật một có khối lượng 1kg. Xác định khối lượng
quả cầu hai.
A. 0,75kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 141: Cho viên bi A chuyển động với vận tốc 20cm/s tới va chạm vào bi B đang đứng yên, sau va chạm bi A tiếp tục chuyển động
theo phương cũ với vận tốc 10cm/s, thời gian xảy ra va chạm là 0,4s. Gia tốc của 2 viên bi lần lượt là, biết m A = 200g, mB = 100g.
A. – 1,25m/s2; 5,5 m/s2 B. – 0,25m/s2; 5 m/s2 C. 1,5 5m/s2; 6 m/s2 D. 2,25m/s2; 6 m/s2
Câu 142: Có 2 quả cầu trên mặt phẳng ngang. Qủa cầu một chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm với quả cầu hai đang nằm
yên. Sau va chạm 2 quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu một với vận tốc 2m/s. Tính tỉ số khối lượng của 2 quả cầu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 143: Trên mặt nằm ngang không ma sát xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên.
Sau va chạm xe một bật lại với vận tốc 150 cm/s; xe hai chuyển động với vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400g; tính khối
lượng xe một?
A. 0,145kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 144: Một xe A đang chuyển động với vận tốc 3,6 km/h đến đụng vào mộ xe B đang đứng yên. Sau khi va chạm xe A dội ngược
lại với vận tốc 0,1 m/s còn xe B chạy tiếp với vận tốc 0,55 m/s. Cho mB = 200g; tìm mA?
A. 0,1kg B. 1 kg C. 0,85kg D. 1,5kg
Câu 145: Vật có khối lượng mi đang chuyển động với tốc độ 5,4 km/giờ đến va chạm vào vật có khối lượng m 2 = 250 g đang đứng
yên. Sau va chạm vật m1 dội lại với tốc độ 0,5 m/s còn vật m2 chuyển động với tốc độ 0,8 m/s. Biết hai vật chuyển động cùng phương.
Khối lượng m1 bằng
A. 350 g. B. 200 g. C.100 g. D. 150 g.
Câu 146: Một viên bi A có khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 2kg đang
đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,3 s, bi B chuyển động với vận tốc 2 m/s cùng chiều chuyển
động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?
A. 2 m/s B. 2.5 m/s C. 1 m/s D. 1.5 m/s
Câu 147: Một A vật có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5 m/s va chạm vào một vật B có khối lượng 3kg đứng yên. Sau va
chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, cho vật B chuyển động với tốc độ bao nhiêu?
A. 2 m/s B. 3 m/s C. 4 m/s D. 5 m/s
Câu 148: Một vật A vật có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5m/s va chạm vào một vật B đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển
động ngược trở lại với tốc độ 1m/s, còn vật B chuyển động với tốc độ 2m/s. Hỏi khối lượng của vật B bằng bao nhiêu?
A. 2kg B. 3kg C. 4kg D. 5kg
Câu 149: Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g
đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều
chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là
A. 1 m/s. B. 3 m/s. C. 4 m/s. D. 2 m/s.
Câu 150: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi
buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong
cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lượng của xe A so với xe B là
A. 2. B. 0,5. C. 4. D. 0,25.
CHỦ ĐỀ 3. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

File word: ducdu84@gmail.com -- 54 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 1: Một vậtcó khối lượng mở độc cao h thì gia tốc RTD sẽ được tính theo công thức nào:
A. g=GM/(R+h) B. g=GmM/R2 C. g=GM/(R+h)2 D. g=GM/R2
Câu 2: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. Fhd = GM/r2 B. Fhd = ma C. Fhd = GMm/r D. Fhd = Gm1m2/r2
Câu 3: Công thức tính gia tốc trọng trường khi vật ở gần mặt đất là:
A. g=v2/R B. g=GM/R2 C. g=Δv/Δt D. g=2s/t2
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật vạn vật hấp dẫn. Hai chất điểm bất kỳ hút nhau bằng lực
A. tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
B. tỉ lệ nghịch với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
C. tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
D. tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với 2 lần bình phương khoảng cách giữa chúng.
Câu 5: Lực hấp dẫn không thể bỏ qua trong trường hợp nào sau đây?
A. Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời. B. Va cham giữa hai viên bi.
C. Chuyển động của những chiếc tàu thuỷ đi trên biển. D. Chuyển động của hệ vật.
Câu 6: Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Quán tính. B. Lực hấp dẫn của trái đất. C. Gió. D. Lực đẩy Acsimet.
Câu 7: Trọng lực là gì?
A. Lực hút của Trái đất tác dụng vào vật. B. Lực hút giữa hai vật bất kỳ.
C. Trường hợp riêng của lực hấp dẫn. D. Câu A và C đúng.
Câu 8: Chọn nhận xét sai khi nói về lực hấp dẫn giữa trái đất và một vật
A. Trái đất hút vật với lực lớn hơn vật hút trái đất nên nếu vật rơi sẽ rơi xuống đất.
B. Lực hấp dẫn giữa trái đất và vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
C. Lực hấp dẫn giữa trái đất và vật tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa trái đất và vật.
D. Lực hấp dẫn giữa vật và trái đất; giữa trái đất và vật là cặp lực trực đối không cân bằng.
Câu 9: Hai vật hình cầu đồng chất giống nhau, đặt kề nhau, mỗi vật có khối lượng m, bán kính R. Lực hấp dẫn giữa chúng là:
A. Fhd=Gm2/4R2 B. Fhd=Gm2/4r2 C. Fhd=Gm2/2R2 D. Fhd=Gm2/R2
Câu 10: Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn vì
A. Trọng lực là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật. B. Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
C. Trọng lực tác dụng lên các vật. D. Trọng lực rất dễ phát hiện còn lực hấp dẫn rất khó phát hiện.
Câu 11: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn
A. Lớn hơn trọng lượng của hòn đá. B. Nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá.
C. Bằng trọng lượng của hòn đá. D. Bằng 0.
Câu 12: Chọn câu đúng. Khi đưa 1 vật lên cao, lực hấp dẫn của trái đất lên vật sẽ như thế nào?
A. Tămg theo độ cao h. B. Giảm theo khoảng cách. C. Giảm theo tỷ lệ bình phương với độ cao h.
D. Giảm và tỷ lệ nghịch với bình phương của tổng độ cao h và bán kính R của trái đất.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ. B. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 14: Với các quy ước thông thường trong SGK, gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. g = GM/R2 B. g = GM/(R+h)2 C. g = GmM/R2 D. g = GmM/(R+h)2
Câu 15: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau đây?
A. Trọng lực của một vật được xem gần đúng là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật đó.
B. Trọng lực của một vật giảm khi đưa vật lên cao hoặc đưa vật từ cực bắc trở về xích đạo.
C. Trên Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ có thể nhảy lên rất cao so với khi nhảy ở Trái Đất vì ở đó khối lượng và trọng lượng của nhà
du hành giảm. D. Trọng lực có chiều hướng về phía Trái Đất.
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất
là hai lực
A. có phương không trùng nhau B. trực đối C. cùng phương cùng chiều. D. cân bằng
Câu 17: Nếu bỏ qua lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất, thì lực gấp dẫn do một vật ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất có
độ lớn
A. nhỏ hơn trọng lượng của vật. B. lớn hơn trọng lượng của vật
C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng không.
Câu 18: Một quả cam khối lượng m ở tại nơi có gia tốc g. Khối lượng Trái đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng Mg. B. Quả cam hút Trái đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Trái đất hút quả cam 1 lực lớn hơn lực mà quả cam hút trái đất vì khối lượng trái đất lớn hơn.
Câu 19: Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực
A. tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng
B. tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
C. tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Câu 20: Trọng lực là
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật B. Lực hút giữa hai vật bất kì
C. Trường hợp riêng của lực hấp dẫn D. Câu A,C đúng.
Câu 21: Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ
A. Định luật I Niutơn B. Định luật II Niutơn C. Định luật III Niutơn D. Định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 22: Chọn câu sai?

File word: ducdu84@gmail.com -- 55 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. Trọng lực của vật là sức hút của Trái Đất lên vật.
B. Trọng lượng của vật là tổng hợp của trọng lực và lực quán tính
C. Trọng lượng của vật có thể tăng hoặc giảm. D. Trọng lực luôn hướng xuống và có độ lớn P = mg.
Câu 23: Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ
A. nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống. B. bằng gia tốc của hòn đá ném xuống
C. giảm dần D. bằng không khi lên cao tối đa.
Câu 24: Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn giữa hai vật?
A. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khoảng cách giảm đi một nửa B. Rất hiếm khi lực hấp dẫn là lực đẩy.
C. Lực hấp dẫn không đổi khi khối lượng một vật tăng gấp đôi còn khối lượng vật kia giảm còn một nửa.
D. Hằng số hấp dẫn có giá trị như nhau ở cả trên mặt Trái Đất và trên Mặt Trăng
Câu 25: Khối lượng Trái Đất gần bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng. Lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao
nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất?
A. Bằng nhau. B. Lớn hơn 6400 lần. C. Lớn hơn 80 lần. D. Nhỏ hơn 80 lần.
Câu 26: Hằng số hấp dẫn có giá trị là
A. 8,86.10-11Nkg2m2 B. 8,86.10-11Nm2/kg2 C. 6,68.10-11Nkg2m2 D. 6,67.10-11N m2/kg2
Câu 27: Xem quỹ đạo vệ tinh là tròn, lực hấp dẫn là lực hướng tâm tìm biểu thức vận tốc vệ tinh theo bán kính quay của vệ tinh R
tính từ tâm Trái Đất.
√ /
A. v = R GM √ /
B. v = GM R C. v = GM/R D. v =GM/R2
Câu 28: Trong hệ SI, đơn vị của hằng số hấp dẫn G là:
A. Nm2/kg2 B. Nkg2/m2 C. kg2/Nm2 D. m2/kg2N
Dạng 1. Lực hấp dẫn giữa hai vật
Câu 29: Khi ta đặt xen vào giữa hai vật m1, m2 một tấm kính dày thì lực hấp dẫn giữa 2 vật sẽ:
A. Tăng. B. Tùy vào vị trí đặt tấm kính giữa 2 vật.
C. Giảm. D. Không thay đổi.
Câu 30: Khi khoảng cách giữa hai chất điểm tăng lên ba lần thì lực hấp dẫn giữa chng:
A. tăng lên 3 lần. B. Tăng lên 9 lần. C. Giảm đi 3 lần. D. Giảm đi 9 lần.
Câu 31: Khi khối lượng và khoảng cách giửa hai vật đều giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa hai vật:
A. Tăng gấp đôi. B. Giảm 4 lần. C. Giữ nguyên như cũ. D. Giảm đi 8 lần.
Câu 32: Hai quả cầu đồng chất được đặt cho tâm cách nhau khoảng r hút nhau bằng một lực F. Nếu thay một trong hai quả cầu bằng
quả cầu khác có bán kính lớn gấp hai, khoảng cách giữa hai tâm vẫn như cũ thì lực hấp dẫn giữa chúng F’ sẽ là:
A. 4F B. 25F /16 C. 16 F D. Fm’/m
Câu 33: Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai
khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối
cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là
A. 2F. B. 16F. C. 8F. D. 4F.
Câu 34: Lực hấp dẫn giữa hai vật
A. giảm đi hai lần khi khoảng cách tăng hai lần. B. tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng hai lần
C. có hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.1011 N/kg2 trên mặt đất
D. có hằng số G của các hành tinh càng gần Mặt Trời thì có giá trị càng lớn
Câu 35: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. giảm đi 8 lần. B. giảm đi một nửa. C. giữ nguyên như cũ. D. tăng gấp đôi.
Câu 36: Khi khối lượng hai vật đều tăng gấp đôi, còn khoảng cách giữa chúng tăng gấp ba thì độ lớn lực hấp dẫn sẽ
A. không đổi. B. giảm còn một nửa. C. tăng 2,25 lần. D. giảm 2,25 lần.
Câu 37: Hai vật có thể coi là chất điểm có các khối lượng m1 và m2, khoảng cách giữa chúng là r. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
F. Nếu m1, m2 đều tăng gấp 3 và r giảm 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn F’ sẽ:
A. không đổi. B. tăng 9 lần. C. tăng 27 lần. D. tăng 81 lần.
Câu 38: Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu để lực hút tăng 6 lần
A. Tăng 6 lần. B. Tăng √ 6 lần. C. Giảm 6 lần. D. Giảm √ 6 lần.
Câu 39: Chọn câu đúng. Khi khối lượng của hai vật tăng gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm 2 lần. Lực hấp dẫn giữa chúng có
độ lớn.
A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 16 lần. D. Không đổi.
Câu 40: Khi giảm khoảng cách giữa hai vật đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng:
A. Giảm 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 41: Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.10 4 kg ở cách xa nhau 40 m. Lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu phần
trọng lượng P mỗi xe? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 34.10-10P. B. 85.10-8 P. C. 34.10-8P. D. 85.10-12 P.
Câu 42: Hai chiếc tàu thủy mồi chiếc có khối lượng 10 000 tấn ở cách nhau 100 m. Lực hấp dẫn giữa chúng là F hd. Trọng lượng P của
quả cân có khối lượng 667 g. Tỉ số Fhd/P bằng
A. 0,1. B. 10. C. 0,01. D.100.
Câu 43: Hai vật A, B có khối lượng bằng nhau và bằng 2m, cách nhau 20 m hấp dẫn nhau một lực F1. Hai vật C, D có khối lượng
bằng nhau và bằng m √ 3 , cách nhau 15 m hấp dẫn nhau một lực F . Như vậy:
2

A. F1 = 3/4 F2 B. F1 = 3/2 F2 C. F1 = 3 /2 F2 √ D. F1 = 9/16 F2


Câu 44: Hai vật có kích thước nhỏ X và Y cách nhau một khoảng d mét, khối lượng X gấp 4 lần Y, thì X hấp dẫn Y với 1 lực 16N.
Nếu khoảng cách giữa X và Y bị thay đổi thành 2d thì Y sẽ hấp dẫn X với một lực bằng

File word: ducdu84@gmail.com -- 56 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 1N. B. 4N. C. 8N D. 16N
Câu 45: Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau một khoảng nào đó. Nếu bào mòn sao cho bán kính mỗi quả cầu giảm đi một nửa thì
lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi
A. 4 lần. B. 8 lần. C. 16 lần. D. 64 lần.
Câu 46: Hai tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 50000 tấn ở cách nhau 1km. Lực hấp dẫn giữa chúng có giá trị:
A. F = 0,167N. B. F = 1,67 N. C. F = 16,7 N. D. Một giá trị khác.
Câu 47: Hai xe ôtô, mỗi chiếc có khối lượng là 5 tấn ở cách nhau 0,5km. Lực hấp dẫn giữa chúng là:
A. 6,67.10-9 N B. 1,67N. C. 16,7N. D. Một giá trị khác.
Câu 48: Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2,0.104 kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu?
A. 1,67.10-3 N              B. 1,67.10-4 N              C. 1,67.10-5 N              D. 1,67.10-6 N
Câu 49: Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là
bao nhiêu ?
A. 3,38.10-4 N             B. 3,38.10-5 N             C. 3,38.10-6 N             D. 3,38.10-7 N
Câu 50: Lực hấp dẫn giữa thầy Bảo và thầy Bình khi đứng cách nhau 20 cm là 9,7382.10 N. Biết thầy Bảo nặng hơn thầy Bình là 7
-6

kg, lấy gia tốc trên mặt đất bằng g = 10 m/s2. Trọng lượng thầy Bảo là
A. 73 kg. B. 80 kg. C.730 N. D. 800 N.
Câu 51: Hai chiếc tàu thuỷ có khối lượng m 1 = m2 = 5.107kg, lực hấp dẫn giữa chúng là 166,75.10 – 3N. Khi đó hai chiếc tàu thuỷ đặt
cách nhau một khoảng là:
A. 1km B. 106km C. 1m D.106m
Câu 52: Cho hai xà lan trên biển có khối lượng lần lượt là 80 tấn và 100 tấn cách nhau 1km. Tính lực hấp đãn của hai xà lan. Hỏi hai
xà lan có tiến lại gần nhau được không?
A. 5,336.10-7N, không. B. 5,336.10-7N, có. C. 5,336.107N, không. D. 5,336.107N, có.
Câu 53: Trái đất hút mặt trăng với một lực hút có độ lớn là bao nhiêu? Biết khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất 38.10 7m, khối
lượng mặt trăng 7,37.1022kg, khối lượng trái đất 6.1024kg
A. 22.1025N B. 2,04.1021N C. 0,204.1021N D. 2.1027N
Câu 54: Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 10cm thì lực hút giữa chúng là 1,0672.10 N. Khối lượng của mỗi vật là
-7

A. 2kg B. 4kg C. 8kg D. 16kg


Câu 55: Hai quả cầu đồng chất giống hệt nhau, khối lượng và bán kính mỗi quả cầu lần lượt là 500 g và 5 cm. Lực hấp dẫn lớn nhất
giữa hai quả cầu bằng
A. 1,67.10-9 N. B. 2,38.109 N. C.109N. D. 0,89.109 N.
Câu 56: Tính lực hấp dẫn lớn nhất giữa hai quả cầu đặc bằng chì giống nhau có bán kính R = 50 cm. Biết khối lượng riêng của chì là
D=11,3 g/cm3.
A. 2,33.10-3 N B. 9,33.10-3 N C. 2,33.10-6 N D. 9,33.10-6 N
Câu 57: Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 200kg, bán kính 5m đặt cách nhau 100m. Cho G = 6,67.10 (Nm2/kg2). Nếu khoảng cách
-11

giữa hai của cầu có thể thay đổi thì lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng
A. 2,668.10-6 N. B. 2,204.10-8 N. C. 2,668.10-8 N. D. 2,204.10-9 N.
Câu 58: Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ
hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xét vật M nằm trên đường thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng mà ở đó có lực hấp dẫn của Trái
Đất và của Mặt Trăng cân bằng nhau. So với bán kính Trái Đất, khoảng cách từ M đền tâm Trái Đất gấp
A. 56,5 lần. B. 54 lần. C. 48 lần. D. 32 lần.
Câu 59: Hai túi mua hàng dẻo, nhẹ, có khối lượng không đáng kể, cách nhau 2m. Mỗi túi chứa 15 quả cam giống hệt nhau và có kích
thước không đáng kể. Nếu đem 10 quả cam ở túi này chuyển sang túi kia thì lực hấp dẫn giữa chúng
A. bằng 2/3 giá trị ban đầu. B. bằng 2/5 giá trị ban đầu. C. bằng 5/3 giá trị ban đầu. D. bằng 5/9 giá trị ban đầu.
Câu 60: Hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 đặt cách nhau 40 cm, lực hút giữa chúng 6,67.10 −9 N. Biết m1 + m2 = 10kg và m2>m1.
Lấy G = 6,67.10-11N.m2/kg2. Giá trị của m2 là
A. 3kg. B. 2kg. C. 7kg. D. 8kg.
Câu 61: Chia một vật khối lượng M thành 2 phần m 1 và m2 rồi đặt chúng ở một khoảng cách xác định thì lực hấp dẫn giữa m 1 và m2
lớn nhất khi
A. m1 = 0,9M; m2 = 0,1M. B. m1 = 0,8 M; m2 = 0,2M. C. m 1 = 0,7M; m2 = 0, 3M D. m1 = m2 = 0,5M.
Câu 62: Đặt hai quả cầu có khối lượng là m 1 và m2 cùng trên một đường thẳng và giữ cho quả cầu 1 cố định. Khi đặt cho quả cầu 2
vào vị trí A thì lực hút giữa chúng là 36.10-4 N; khi đặt quả cầu 2 vào vị trí B thì lực hút giữa chúng là 9.10-4 N. Lực hút giữa chúng khi
đặt quả cầu 2 vào trung điểm của đoạn AB là
A.13,5.10-4 N. B. 22,5.10-4 N. C. 27.10-4 N. D. 16.10-4 N.
Dạng 2. Trọng lượng, gia tốc trọng trường của vật thay đổi theo độ cao
Câu 63: So sánh trọng lượng của nhà du hành trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính 2R (R là bán
kính Trái Đất) với trọng lượng của người ấy khi còn mặt đất. Chọn đáp án đúng
A. Như nhau. B. Nhỏ hơn 4 lần. C. Nhỏ hơn 2lần. D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 64: Gọi gia tốc trọng lực trên mặt đất là g 0, tại một nơi ở cách tâm Trái đất khoảng 4R (R: bán kính Trái đất) gia tốc trọng lực là
g. Tỉ số g/g0 là:
A. 9/16 B. 1/9 C. 1/4 D. 1/16
Câu 65: Bán kính quay R của vệ tinh tăng 4 lần, thì vận tốc của vệ tinh v sẽ là:
A. v/2 B. 2v C. 2/4 D. 4v
Câu 66:  Bán kính của trái đất là Rđ, của mặt trăng là RT. Nếu khối lượng riêng của cả hai như nhau thì tỉ số của gia tốc trọng trường
trên bề mặt trái đất và bề mặt mặt trăng là
A. Rđ/RT B. (Rđ/RT)2 C..(Rđ/RT)3 D. (Rđ/RT)4
Câu 67: Gọi g là gia tốc trọng trường trên Trái Đất. Gia tốc trọng trường trên một hành tinh có khối lượng riêng bằng Trái Đất nhưng
bán kính nhỏ hơn k2 lần sẽ bằng

File word: ducdu84@gmail.com -- 57 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

A. g/k √
B. g/ k C. g/k3 D. g/k2
Câu 68: Hãy tính gia tốc RTD trên bề mặt của Mộc Tinh. Biết gia tốc RTD trên bề mặt của Trái Đất là g = 9,81 m/s 2; khối lượng của
Mộc Tinh bằng 318 lần khối lượng Trái Đất; đường kính của Mộc Tinh và của Trái Đất lần lượt là 142980 km và 12750 km.
A. 278,2 m/s2. B. 24,8 m/s2. C. 3,88 m/s2. D. 6,2 m/s2.
Câu 69: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng P, R là bán kính Trái Đất. Cần chuyển vật đó tới vị trí cách cách mặt đất bao nhiêu để
có trọng lượng P/16
A. 2R. B. 3R C. 4R. D. R.
Câu 70: Sao Hỏa có bán kính bằng 0,53 bán kính Trái Đất và có khối lượng bằng 0,1 khối lượng Trái Đất. Tính gia tốc rơi tự do trên
sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là 9,8 m/s2.
A. 1,204 B. 0,305 C. 3,5 D. 6,218
Câu 71: Gia tốc RTD trên bề mặt mặt trăng là g 0 và bán kính mặt trăng là 1740 km. Ở độ cao h =3480 km so với bề mặt mặt trăng thì
gia tốc RTD bằng
A. g0/9. B. g0/3 C. 3g0 D. 9g0
Câu 72: Cho gia tốc trọng trường trên mặt đất là g0 = 9,8 m/s2 và bán kính Trái Đất R = 6370km. Tại độ cao nào gia tốc trọng trường
giảm chỉ còn một nửa so với tại mặt đất?
A. 3185 km. B. 2638,5 km. C. 1592,5 km. D. 4504,3 km.
Câu 73: Tính gia tốc rơi tự do của một vật ở độ cao h = 5R (R = 6400km), biết gia tốc rơi tự do tại mặt đất là 10m/s2.
A. 0,28 m/s2 B. 0,88 m/s2 C. 1,20 m/s2 D. 1,67 m/s2
Câu 74: Tìm gia tốc rơi tự do tại nơ có độ cao bằng ¾ bán kính trái đất biết gia tốc rơi tự do ở mặ đất g0=9,8 m/s2?
A. 3,2 m/s2 B. 2,88 m/s2 C. 2,20 m/s2 D. 4,67 m/s2
Câu 75: Gia tốc rơi tự do trên bề mặt của mặt trăng là 1,6m/s2 và RMT = 1740km. Hỏi ở độ cao nào so với mặt trăng thì g = 1/9 gMT.
A. 6500 km. B. 2500 km. C. 3480 km. D. 5000 km.
Câu 76: Gia tốc RTD của vật tại mặt đất là g = 9,8 m/s 2. Biết bán kính trái đất 6 400 km. Độ cao của vật đối với mặt đất mà tại đó gia
tốc rơi gh = 8,9 m/s2 nhận giá trị bằng
A. 26 500 km. B. 62 500 km. C. 316 km. D. 5 000 km.
Câu 77: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi
cách tâm Trái Đất 6370 km. Chiều cao ngọn núi này là
A. 324,7 m. B. 640 m. C. 649,4 m. D. 325 m.
Câu 78: Một vật có khối lượng 2 kg. Nếu đặt vật trên mặt đất thì nó có trọng lượng là 20 N. Biết Trái Đất có bán kính R, để vật có
trọng lượng là 5 N thì phải đặt vật ở độ cao h so với tâm Trái Đất là
A. R. B. 2R. C. 3R. D. 4R.
Câu 79: Tính gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Mộc Tinh. Biết gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Trái Đất là g = 9,81 m/s 2. Khối lượng
của Mộc Tinh bằng 318 lần khối lượng Trái Đất; đường kính của Mộc Tinh và của Trái Đất lần lượt là 142980 km và 12750 km.
A. 278,2 m/s2. B. 24,8 m/s2. C. 3,88 m/s2. D. 6,2 m/s2.
Câu 80: Một vật khối lượng 4kg ở trên mặt đất có trọng lượng 40N. Khi chuyển vật đến vị trí cách mặt đất h =3R (R là bán kính trái
đất) thì nó có trọng lượng là bao nhiêu:
A. 2,5N B. 3,5N C. 25N D. 50N.
Câu 81: Một người có trọng lượng bằng 500N ở trên bề mặt của Trái Đất. Xác định trọng lượng của người đó trên một hành tinh có
bán kính gấp 2 lần và khối lượng gấp 2 lần so với Trái Đất.
A.1000N. B. 250N. C.100N. D. 40N.
Câu 82: Một quả cầu trên mặt đất có trọng lượng là 400N. Khi đưa nó đến một điểm cách tâm trái đất là 4R (R là bán kính trái đất)
thì nó có trọng lượng là:
A. 25N. B. 250N. C. 300N. D. 350N.
Câu 83: Một con tàu vũ trụ ở trên Trái Đất có trọng lượng 16000N. Tính trọng lượng của con tàu ở điểm cách mặt đất bằng 3 lần bán
kính Trái Đất?
A. 867N B. 900N C. 987N D.1000N
Câu 84: Một vật có khối lượng 2kg, ở mặt đất có trọng lượng 20N. Khi đem vật tới 1 điểm cách tâm trái đất R/2 thì trọng lượng của
nó là (Rlà bán kính trái đất)
A. 30N B. 45N C. 35N D. 80N
Câu 85: Một người có trọng lượng 500N ở trên bề mặt trái đất. Nếu người đó ở trên hành tinh có bán kính tăng gấp 5 lần, khối lượng
tăng gấp 2 lần so với trái đất thì trọng lượng của người đó là bao nhiêu?
A. P = 1000N B. P = 200N C. P = 100N D. P = 40N
Câu 86: Một tàu vũ trụ ở trên trái đất có trọng lượng P = 144000N. Lực hút của trái đất vào con tàu khi nó ở độ cao bằng 3 lần bán
kính trái đất là
A. 36000N B. 48000N C. 9000N D. 16000N
Câu 87: Một vật khối lượng 1kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R: bán kính
Trái Đất) thì có trọng lượng bằng
A.10N. B. 5N C. 2,5N. D. 1N
Câu 88: Một vật có m = 20kg. Tính trọng lượng của vật ở 4R so với mặt đất,. Biết gia tốc trọng trường trênbề mặt đất là 10m/s2.
A. 16N. B. 5N C. 8N. D.10N
Câu 89: Một con tàu vũ trụ có khối lượng m = 1000 kg đang bay quanh Trái Đất ở độ cao bằng hai lần bán kính Trái Đất. Cho biết
gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 9,8 m/s2. Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên nó bằng
A. 4900 N. B. 3 270 N. C. 2 450 N. D. 1089 N.
Câu 90: Bán kính của sao Hoả r = 3400 km và gia tốc rơi tự do ở bề mặt sao Hoả g = 0,38g 0 (g0 là gia tốc rơi tự do ở bề mặt Trái
Đất). Cho biết Trái Đất có bán kính R0 = 6 400 km và có khối lượng M0 = 6.1024 kg. Khối lượng của sao Hoả là
A. 6,4.1023kg. B. 1,2.1024kg. C. 2,28.1024 kg. D. 21.1024kg.

File word: ducdu84@gmail.com -- 58 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 91: Một quả bóng được thả rơi gần bề mặt Trái Đất chạm đất sau 5s với vận tốc có độ lớn là 50m/s. Nếu quả bóng được thả với
cùng độ cao như vậy trên hành tinh X. Sau 5s, vận tốc của nó có độ lớn là 31m/s. Lực hút của hành tinh X đó bằng mấy lần lực hút
của Trái Đất?
A. 0,16 lần. B. 0,39 lần. C. 1,61 lần. D. 0,62 lần.
Câu 92: Trên hành tinh X, gia tốc rơi tự do chỉ bằng 0,25 gia tốc rơi tự do trên Trái Đất. Bỏ qua sự thay đổi gia tốc trọng trường theo
độ cao. Nếu thả vật từ độ cao h trên Trái Đất mất thời gian là t thì cũng ở độ cao đó vật sẽ rơi trên hành tinh X mất thời gian là
A. 5t. B. 2t. C. t/2. D. t/4.
Câu 93: Kim tinh (còn gọi là sao Thái Bạch, sao Hôm hoặc sao Mai) được gọi là “hành tinh sinh đôi” với Trái Đất do khối lượng,
kích thước gần giống với Trái Đất. Biết Trái Đất và Kim Tinh có đường kính lần lượt là 12740 km và 12090km. Khối lượng của Kim
Tinh bằng 81,5% khối lượng của Trái Đất. Tính gia tốc rơi tự đo trên bề mặt của Kim Tinh biết gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Trái
Đất có giá trị gT=9,81 m/s2
A. 13,37 m/s2 B. 8,88 m/s2 C. 7,20 m/s2 D. 1,67 m/s2
Dạng 3. Xác định vị trí đặt vật để lực hấp dẫn cân bằng. Tìm lực hấp dẫn tổng hợp tại một điểm
Câu 94: Cho hai vật m1=16kg; m2=4kg. Đặt tại hai điểm AB cách nhau 20 cm, xác định vị trí đặt m 3=4kg ở đâu để lực hấp dẫn giữa
chúng cân bằng
A. m3 cách m1 40/3 cm và cách m2 là 20/3 cm. B. m3 cách m1 20/3 cm và cách m2 là 40/3 cm.
C. m3 cách m1 50/3 cm và cách m2 là 10/3 cm. D. m3 cách m1 10/3 cm và cách m2 là 50/3 cm.
Câu 95: Cho hai vật m1 và m2 với 4m1=m2. Đặt tại hai điểm AB cách nhau 36 cm, xác định vị trí đặt m 3=2kg ở đâu để lực hấp dẫn
giữa chúng cân bằng
A. m3 cách m1 12 cm và cách m2 là 24 cm. B. m3 cách m1 24 cm và cách m2 là 12 cm.
C. m3 cách m1 36 cm và cách m2 là 48 cm. D. m3 cách m1 48 cm và cách m2 là 36 cm.
Câu 96: Một con tàu vũ trụ bay về hướng mặt trăng, biết khoảng cách giữa tâm trái đất và mặt trăng bằng 60 lần bán kính trái đất và
khối lượng mặt trăng nhỏ hơn khối lượng của trái đất 81 lần. xác định vị trí con tàu sao cho lực hấp dẫn của trái đất và mặt trăng tác
dụng lên con tàu cân bằng.
A. tàu cách trái đất 54 lần bán kính Trái Đất. B. tàu cách trái đất 18 lần bán kính Trái Đất.
C. tàu cách trái đất 27 lần bán kính Trái Đất. D. tàu cách trái đất 108 lần bán kính Trái Đất.
Câu 97: Hai quả cầu có khối lượng lần lượt m1 = 400 g và m2 = 200 g. Khoảng cách giữa hai tâm của hai quả cầu là 60 m. Tại M nằm
trên đường thẳng nối hai tâm của hai quả cầu có vật khối lượng m. Biết độ lớn lực hút của m 1 tác dụng lên m bằng 8 lần độ lớn lực hút
của m2 tác dụng lên vật m. Điểm M cách m1
A. 40 cm. B. 20cm. C. 10 cm. D. 80 cm.
Câu 98: Cho tam giác vuông cân ABC vuông tại C, có cạnh huyền AB = R. Tại ba đỉnh A, B và C của tam giác, người ta đặt 3 chất
điểm có khối lượng lần lượt là m, 2m và 3m. Tìm lực hấp dẫn tác dụng lên chất điểm tại C.

A. 3 5 Gm2/R2 √
B. 6 5 Gm2/R2 C. 12Gm2/R2 D. 6Gm2/R2
Câu 99: Có hai chất điểm có cùng khối lượng m đặt tại hai điểm A và B cách nhau AB = 2a. Một chất điểm khác khối lượng m' nằm
trên đường trung trực của AB và cách trung điểm I của AB đoạn h. Tìm h để lực hấp dẫn tổng hợp tác dụng lên m' có giá trị lớn nhất.
A. h=a/ 2 √ B. h=a 2 √ C. h=a D. h=a/ 3 √
Câu 100: Trong một quả cầu bằng chì bán kính R, ngườita khoét một lỗ hình cầu bán kính R/2. Tìm lực do quả cầu tác dụng lên vật
nhỏ m trên đường nối tâm hai hình cầu, cách tâm hình cầu lớn một đoạn d, biết rằng khi chưa khoét quả cầu có khối lượng M.

A. B.

C. D.
CHỦ ĐỀ 4. LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC
Câu 1: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo………..
A. Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B. Tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực đàn hồi?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Lực đàn hồi xuất hiện có hướng ngược với hướng của biến dạng.
C. Lực đàn hồi xuất hiện có hướng ngược với hướng của ngoại lực. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 3: Lực đàn hồi không có đặc điểm gì sau đây?
A. Ngược hướng với biến dạng. B. Tỉ lệ với độ biến dạng.
C. Không có giới hạn D. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
Câu 4: Kết luận nào sau đây không đúng với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng. B. Luôn luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng. D. Luôn ngược hướng với lực làm cho nó bị biến dạng.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo?
A. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với hướng biến dạng. B. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.

File word: ducdu84@gmail.com -- 59 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
C. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn.
D. Lực đàn hồi của lò xo có phương trùng với trục của lò xo.
Câu 6: Khi nói về hệ số đàn hồi. Chọn câu sai.
A. Phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. B. Lò xo càng dài thì độ cứng càng lớn.
C. Nếu đơn vị của lực là (N) và đơn vị chiều dài là (cm) thì độ cứng có đơn vị là (N/cm). D. Còn gọi là độ cứng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Lực đàn hồi có chiều cùng chiều với chiều biến dạng. B. Nếu vật là lò xo, lực dàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 8: Hãy chọn câu sai. Lực đàn hồi:
A. xuất hiện khi vật bị biến dạng. B. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng đàn hồi của vật đàn hồi.
C. ngược hướng với hướng của biến dạng. D. có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Húc?
A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương với độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phưong độ biến dạng của vật đàn hồi
D. Lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.
Câu 10: Xuân và Thu nắm hai đầu một lực kế và kéo về hai phía khác nhau, lực kế chỉ 500N. Lực do mỗi bạn đặt vào lực kế là:
A.1000 N. B. 250 N. C. 500 N. D. Không tính được.
Câu 11: Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo những lực bằng nhau và bằng 50 N. Lực kế chỉ giá trị:
A. 0 N B. 100 N C. 50 N D. 25 N
Câu 12: Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo ngược chiều những lực bằng nhau, tổng độ lớn hai lực kéo là 100 N. Lực
kế chỉ giá trị là
A. 50 N. B. 100 N. C. 0 N. D. 25 N.
Câu 13: Một lò xo bị gãy làm đôi thì độ cứng của lò xo đã gãy và lò xo cũ là:
A. như nhau. B. lớn hơn. C. nhỏ hơn. D. khác nhau.
Câu 14: Lực đàn hồi xuất hiện tỉ lệ với độ biến dạng khi
A. một vật bị biến dạng dẻo. B. một vật biến dạng đàn hồi.
C. một vật bị biến dạng. D. ta ấn ngón tay vào một viên đất nặn
Câu 15: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.
Câu 16: Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây?
A. Chúng đều là những lực kéo. B. Chúng đều là những lực đẩy.
C. Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
D. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây.
Câu 17: Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Điều nào dưới đây là không đúng?
A. Độ đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo
B. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi
C. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng. D. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng.
Câu 18: Một vật nặng đặt trên mặt bàn, làm mặt bàn võng xuống. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Vật nặng tác dụng một lực nén lên mặt bàn. Mặt bàn tác dụng một phản lực pháp tuyến lên vật nặng. Phản lực đó là lực đàn hồi
B. Trọng lực của vật nặng lớn hơn lực đàn hồi, nên mặt bàn võng xuống.
C. Lực đàn hồi do sự biến dạng của mặt bàn gây ra. D. Lực đàn hồi ở đây có phương thẳng đứng
Câu 19: Người ta dùng một sợi dây treo một quả nặng vào một cái móc trên trần nhà. Trong những điều sau đây nói về lực căng của
sợi dây, điều nào là đúng?
A. Lực căng là lực mà sợi dây tác dụng vào quả nặng và cái móc B. Lực căng hướng từ mỗi đầu sợi dây ra phía ngoài sợi dây
C. Lực căng là lực mà quả nặng và cái móc tác dụng vào sợi dây, làm nó căng ra
D. Lực căng ở đầu dây buộc vào quả nặng lớn hơn ở đầu dây buộc vào cái móc
Câu 20: Điều nào sau đây là sai?
A. Độ cứng của lò xo cũng được gọi là hệ số đàn hồi của lò xo B. Lò xo có độ cứng càng nhỏ càng khó biến dạng.
C. Độ cứng cho biết sự phụ thuộc tỉ lệ của độ biến dạng của lò xo vào lực gây ra sự biến dạng đó
D. Độ cứng phụ thuộc hình dạng, kích thước lò xo và chất liệu làm lò xo
Câu 21: Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo ?
A. Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng
B. Lực đàn hồi của lò xo dài có phương là trục lò xo, chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo
C. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Húc
D. Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng
Câu 22: Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo
A. chuyển động. B. có xu hướng lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu.
C. thu gia tốc. D. vừa biến dạng vừa thu gia tốc.
Câu 23: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?
A. Lực nam châm hút đinh sắt. B. Lực hút của Trái Đất
C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
Câu 24: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

File word: ducdu84@gmail.com -- 60 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút. B. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
C. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
Câu 25: Câu nào sau đây sai?
A. Lực căng của dây có bản chất là lực đàn hồi. B. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
C. Lực căng của dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
D. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
Câu 26: Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng
A. lớn hơn. B. nhỏ hơn.
C. tương đương nhau. D. chưa đủ điều kiện để kết luận.
Câu 27: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không xuất hiện lực đàn hồi
A. Lốp xe ô tô khi đang chạy. B. Áo len co lại khi giặt bằng nước nóng.
C. Qủa bóng bàn nảy lên khi rơi xuống mặt bàn. D. Mặt bàn gỗ khi đặt quả tạ.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Một quả bóng bàn rơi chạm sàn rồi bật trở lại do tính đàn hồi của vật và sàn
B. Một viên gạch rơi xuống sàn bị vỡ ra vì nó không có tính đàn hồi
C. Mặt lưới của vợt cầu lông được đan căng để tăng tính đàn hồi D. Lực căng của1 sợi dây có bản chất là lực đàn hồi
Câu 29: Lò xo có độ cứng k, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại được gắn vào vật có khối lượng m. Khi vật cân bằng thì hệ
thức nào sau đây được nghiệm đúng?
A. k/Δl = m/g B. mg = k∆l C. g/Δl = m/k D. k = Δl/mg
Câu 30: Một vật có khối lượng M được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k đặt trên mặt phẳng
nghiêng một góc , không ma sát vật ở trạng thái đứng yên. Độ dãn x của lò xo là k
A. x=(2Mgsin)/k M
B. x=(Mgsin)/k
C. x=Mg/k
D. x=2gM
Dạng 1. Biến dạng đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke
Câu 31: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 10 cm. Lò xo được giữa cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5N. Khi
ấy lo xo dài l =18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 62,5 N/m. B. 120N/m. C. 1,5N/m. D. 15N/m.
Câu 32: Một vật được treo vào lực kế thấy nó chỉ 30N và lò xo lực kế giãn 1 đoạn 3cm. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu?
A.10000 N/m B. 1000 N/m C.100 N/m D.10N/m
Câu 33: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một kéo bằng 4,5N. Khi ấy lò
xo dài 18 cm. Độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 30N/m. B. 25N/m. C. 1,5N/m. D. 150N/m.
Câu 34: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng 100N/m để nó dãn ra 10cm. Lấy g=10m/s2.
A. m = 1kg B. m = 10kg. C. m = 0,1 kg D. Một kết quả khác.
Câu 35: Một lò xo có độ cứng k = 400N/m, để nó dãn ra được 10cm thì phải treo vào nó một vật có trọng lượng bằng:
A. 40N. B. 400N. C. 4000N. D. 40000N.
Câu 36: Phải treo một vật khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k=100N/m để nó giãn ra 100cm. Lấy g=10 m/s2?
A.10 kg. B. 20 kg. C. 30 kg D. 40kg.
Câu 37: Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì lò xo dãn ra 5 cm. Tìm trọng lượng của vật. Cho biết độ cứng lò xo
là 100N/m.
A. P = 500N C. P = 20N B. P = 0,05N D. P = 5N
Câu 38: Một lò xo có độ cứng k = 200N/m để nó dãn ra 20cm thì phải treo vào nó một vật nặng bằng bao nhiêu? (g = 10m/s2)
A. 4kg B. 40kg C. 400kg D. 4000kg
Câu 39: Một lò xo khi treo vật m = 200g sẽ giãn ra 4cm. Cho g = 10m/s2. Giá trị độ cứng của lò xo là?
A. 0,5N/m. B. 200N/m C. 20N/m D. 50N/m
Câu 40: Treo một vật vào đầu dưới của 1 lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5 cm, tìm trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ
cứng là 100N/m.
A. 0,5N B. 20N C. 500N D. 5N
Câu 41: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Khi bị kéo lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi
của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bao bao nhiêu?
A. 28 cm. B. 30 cm. C. 45 cm. D. 20 cm.
Câu 42: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10cm, độ cứng của lò xo là k = 100 N/m. Treo thẳng đứng lò xo và móc vào đầu của lò xo
một khối lượng m = 100g. Chiều dài của lò xo là bao nhiêu? (Lấy g = 10 m/s2)
A.10cm B. 11cm C. 9cm D. 12cm
Câu 43: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm. Treo một quả nặng có khối lượng 200g thì chiều dài của lò xo là 24cm. Tính độ cứng
của lò xo. Lấy g=10 m/s2.
A. 5 N/m B. 50 N/m C. 500 N/m D.100 N/m
Câu 44: Treo vật có trọng lượng10 N vào lò xo thì nó dãn ra 2cm. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu?
A. 50N/m B. 5000N/m C. 5 N/m D. 500 N/m
Câu 45: Phải treo 1 vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào 1 lò xo có độ cứng 100N/m để nó dãn ra 1 cm?
A.10 N B. 0,1 N C. 1N D.100 N
Câu 46: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 21cm giữ cố định một đầu, đầu kia tác dụng một lực kéo 5N. Khi ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ
cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 20N/m B. 125N/m C. 1,25N/m D. 23,8N/m
File word: ducdu84@gmail.com -- 61 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 47: Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa
treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo này là
A. 200 N/m. B. 150 N/m. C.100 N/m. D. 50 N/m.
Câu 48: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu
dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo
chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?
A. 20 cm. B. 12 cm. C. 18 cm. D. 15 cm.
Câu 49: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì
lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 14 cm. B. 12 cm. C. 13 cm. D. 15 cm.
Câu 50: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm.
Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 94 cm. B. 100 cm. C. 98 cm. D. 96 cm.
Câu 51: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 25 cm. Khi nén lò xo để nó có chiều dài 20 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N. Nếu
lực đàn hồi của lò xo là 8 N thì chiều dài lò xo khi đó là
A. 23,0 cm. B. 22,0 cm. C. 21,0 cm. D. 24,0 cm.
Câu 52: Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự
nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo lúc này là
A. 22 cm. B. 2 cm. C. 18 cm. D. 15 cm.
Câu 53: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì
lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là
A. 33 cm và 50 N/m. B. 33 cm và 40 N/m. C. 30 cm và 50 N/m. D. 30 cm và 40 N/m.
Câu 54: Trong 1 lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21cm. Lò xo được giữ cố định tại 1 đầu, còn đầu kia chịu 1 lực kéo bằng 5,0N. Khi
ấy lò xo dài 25cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?
A. 1,25N/m B. 20N/m C. 23,8N/m D. 125N/m
Câu 55: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng, một đầu được giữ cố định. Lấy gia tốc RTD g = 10 m/s 2. Để lò xo
giãn ra được 5 cm thì phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng là
A. 5 kg. B. 2 kg. C. 500 g. D. 200 g.
Câu 56: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng
150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm. B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm
Câu 57: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22(cm). Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật
nặng. Khi ấy lò xo dài 27(cm), cho biết độ cứng lò xo là 100(N/m). Độ lớn lực đàn hồi bằng
A. 500(N). B. 5(N). C. 20(N). D. 50(N)
Câu 58: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng k = 100N/m để nó dãn ra được 10cm. Lấy
g=10m/s2.
A. 1000N. B. 100N C. 10N. D. 1N
Câu 59: Một lò xo được giữ cố định một đầu. Khi tác dụng vào đầu kia của nó một lực kéo F 1 = 1,8 N thì nó có chiều dài 17 cm. Khi
lực kéo là F2 4,2 N thì nó có chiều dài l2 = 21 cm. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
A. 14 cm, 600N. B. 16 cm, 500N. C. 15 cm, 700N. D. 20 cm, 600N.
Câu 60: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm, độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá
chiều dài 30 cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo.
A. 7,5N. B. 100N C. 10N. D. 1N
Câu 61: Người ta treo một vật có khối lượng 0,3kg vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 31 cm. Khi treo thêm
một vật 200g nữa thì lò xo dài 33 cm. Lấy g=10m/s2. Độ cứng của lò xo là:
A. 9,7 N/m B. 1 N/m C.100 N/m D. 50N/m.
Câu 62: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20 cm. Khi bị kéo lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi
của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 28 cm. B. 30 cm. C. 45 cm. D. 20 cm.
Câu 63: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi lò xo có chiều dài 24cm thì lực dàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi
của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?
A. 28cm B. 48cm C. 22cm D. 40cm
Câu 64: Treo vật có khối lượng 300 g vào một lò xo thẳng đứng có độ dài 25 cm. Biết lò xo có độ cứng 100 N/m, gia tốc trọng trường
g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật đứng cân bằng là
A. 25 cm. B. 26 cm. C. 27 cm. D. 28 cm.
Câu 65: Một lò xo có độ dài tự nhiên 20 cm, khi bị kéo lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 10 N. Khi lò xo bị nén độ lớn lực
đàn hồi của lò xo bằng 20 N thì chiều dài của lò xo khi đó bằng
A. 40cm. B. 48cm. C. 28cm. D. 12cm.
Câu 66: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo theem vật khối lượng 100 g vào thì
lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là
A. 33 cm và 50 N/m. B. 33 cm và 40 N/m. C. 30 cm và 50 N/m. D. 30 cm và 40 N/m.
Câu 67: Cho hai lò xo có độ cứng k1 và k2. Khi treo vào lò xo k1 vật có khối lượng 2 kg thì khi cân bằng lò xo dãn 2 cm, khi treo vật
có khối lượng 6 kg vào lò xo k2 thì khi cân bằng lò xo dãn 12 cm. Khi đó ta có
A. k2 = 2k1. B. k1 =3k2. C. k1 = 2k2. D. k1 = 4k2.
Câu 68: Hai lò xo độ cứng tương ứng là k1 và k2. Khi treo vật khối lượng 200g vào lò xo 1 thì nó dãn 1cm, treo vật khối lượng 300g
vào lò xo 2 thì nó dãn 3cm. Tìm tỷ số k1/k2.

File word: ducdu84@gmail.com -- 62 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 1,5. B. 2/3. C. 2. D. 1.
Câu 69: Một đĩa có khối lượng m1 = 50g được giữ thăng bằng bởi một lò xo cố định bên dưới. Khi đĩa cân bằng, lò xo bị nén 1cm.
Đặt thêm một vật nặng m lên đĩa cân, khi hệ cân bằng thì lò xo biến dạng 5cm. Khối lượng của vật nặng là
A. 250g. B. 300g. C. 200g. D. 150g.
Câu 70: Một lò xo có độ cứng k, độ dài tự nhiên l 0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Người ta treo quả cân có khối lượng 200 g
vào đầu dưới của lò xo. Khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo thì
khi vật cân bằng, lò xo dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là
A. l0 = 30 cm; k = 1000 N/m B. l0 = 32 cm; k = 300 N/m C. l0 = 32 cm; k = 200 N/m D. l0 = 30 cm; k = 100 N/m.
Câu 71: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 = 27 cm, được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P 1 = 5N thì lò
xo dài l1 = 44 cm. Khi treo vật khác có trọng lượng P2 chưa biết, lò xo dài l2 = 35 cm. Hỏi độ cứng của lò xo và trọng lượng P2.
A. 25,3 N/m và 2,35 N. B. 29,4 N/m và 2,35 N. C. 25,3 N/m và 3,5 N. D. 29,4 N/m và 3,5 N.
Câu 72: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 5 cm. Treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật có khối lượng m 1 = 0,5 kg, lò xo
dài l1 = 7 cm. Nếu treo một vật khác có khối lượng m 2 chưa biết thì nó dài 6,5 cm. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tính độ cứng của lò xo và khối
lượng m2.
A. 225 N/m; 0,375 kg. B. 245 N/m; 0,325 kg. C. 245 N/m; 0,375 kg. D. 200 N/m; 0,325 kg.
Câu 73: Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo là những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng
200g. Khi chùm quả nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo là 15cm. Khi chùm quả nặng có 4 quả, chiều dài của lò xo là 17cm. Cho g
=10m/s2. Số quả nặng cần treo để lò xo dài 21 cm là
A. 8 quả. B. 10 quả. C. 6 quả. D. 9 quả.
Câu 74: Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 23 cm. Nếu treo
vật nặng khối lượng 800 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 24 cm. Biết khi treo cả hai vật trên vào một đầu thì lò xo vẫn ở trong
giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là
A. 200 N/m. B. 100 N/m. C. 150 N/m. D. 250 N/m.
Câu 75: Hai lò xo có khối lượng không đáng kể và có chiều dài bằng nhau và bằng l 0. Lò xo (1) có độ cứng k1 và lò xo (2) có độ cứng
k2. Tiến hành treo hai lò xo tại một vị trí, đầu dưới của mỗi lò xo gắn quả nặng có khối lượng m. Khi cân bằng lò xo (1) có chiều dài
là l1 và lò xo (2) có chiều dài là l 2=0,5l1=2l0. Cũng tại vị trí đó nếu treo một lò xo khác có chiều dài tự nhiên l 0 và có độ cứng
k=9k1+5k2 đồng thời treo quả nặng có khối lượng m thì chiều dài của lò xo bằng
A. 43l0 B. 43l0/42 C. 9l0/8 D. 25l0
Câu 76: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng 1 kg. Vật
được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống
dưới với gia tốc 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển
động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là
A. 6 cm ; 32 cm/s. B. 8 cm ; 42 cm/s. C. 10 cm ; 36 cm/s. D. 8 cm ; 30 cm/s.
Câu 77: Một con lắc lò xo gồm quả cầu khối lượng 100g gắn vào lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m và chiều dài tự nhiên 12 cm. Đặt con
lắc trên một mặt phẳng nghiêng một góc α so với mặt phẳng ngang thì chiều dài lò xo khi đó là 11 cm. Bỏ qua ma sát, lấy g=10m/s 2.
Tính góc α.
A. 450 B. 600 C. 150 D. 300
Dạng 2. Cắt, ghép lò xo (nâng cao)
Câu 78: Một lò xo nhẹ được cắt làm hai đoạn bằng nhau. Gắn hai đoạn lại với nhau bằng cách nối các điểm đầu và cuối lại để có một
lò xo ghép song song. Trong điều kiện đó, so sánh độ cứng của lò xo ghép với lò xo ban đầu thì kết quả là:
A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 79: Một lò xo có độ cứng là 100N/m. Nếu cắt lò xo ra làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có độ cứng là bao nhiêu ?
A. 300 N/m B. 100/3 N/m C. 200 N/m D. 200/3 N/m
Câu 80: Tìm độ cứng của hệ hai lò xo được nối với nhau như hai hình vẽ. Hình 1, 2. Tìm độ dãn của mỗi lò xo khi treo vật m = 1kg.
Biết k1 = k2 = 100 N/m; g = 10m/s2.
A. Ở hình 1, Δl1 = 20 cm; Ở hình 2, Δl2 = 5 cm k1 k1 k2
B. Ở hình 1, Δl1 = 5 cm; Ở hình 2, Δl2 = 20 cm
C. Ở hình 1, Δl1 = 40 cm; Ở hình 2, Δl2 = 10 cm k2
Hình 1 Hình 2
D. Ở hình 1, Δl1 = 10 cm; Ở hình 2, Δl2 = 40 cm
Câu 81: Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k 1 = 100N/m, k2 = 150N/m có cùng độ dài tự nhiên l 0 = 20cm
được treo thẳng đứng như hình vẽ (Hình 3). Đầu dưới 2 lò xo nối với 1 vật có khối lượng m = 1kg. Tính
chiều dài lò xo khi vật cân bằng. Lấy g = 10m/s2.
A. 24 cm. B. 22 cm.
Hình 3
C. 26 cm.
D. 28 cm.
Câu 82: Hai lò xo có k1=100N/m; k2=300N/m. Độ cứng của hệ lò xo mắc theo hai trường hợp mắc nối tiếp và song song lần lượt là?
A. 75 N/m và 100 N/m. B. 100 N/m và 75 N/m. C. 350 N/m. D. 500 N/m.
Câu 83: Hai lò xo l1 và l2 có độ cứng lần lượt là k1 và k2 được móc vào một quả cầu (Hình 4). Cho biết tỉ số k1/k2=3/2 và 2 lò xo đều ở
trạng thái tự nhiên. Nếu dùng một lực 5N thì có thể đẩy quả cầu theo phương ngang đi 1 đoạn 1cm.
Tính độ cứng k1 và k2 của 2 lò xo.
A. k1=300N/m và k2=200 N/m. B. k1=200N/m và k2=300N/m.
Hình 4
C. k1=500 N/m và k2=300 N/m. D. k1=300N/m và k2=500N/m.
Câu 84: Hai lò xo được nối nhau như hình vẽ. Kéo 2 đầu bằng lực F thì lò xo thứ nhất có k 1=50N/m bị dãn ra 3cm; lò xo thứ 2
bị dãn ra 2cm. Độ cứng của lò xo thứ 2 là: k1
A. 75 N/m B. 33 N/m k 2
C. 300 N/m D. 100 N/m F F
File word: ducdu84@gmail.com -- 63 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 85: Hai lò xo được nối nhau cố định. Kéo 2 đầu bằng lực F thì lò xo thứ nhất có k 1=50N/m bị dãn ra 3cm; lò xo thứ hai có
k2=150N/m thì bị dãn ra bao nhiêu:
A. 2 cm B. 3 cm C. 1,5 cm D. 1 cm
Câu 86: Khi treo quả cầu khối lượng 100g thì lò xo dài 31cm. Khi treo thêm vật khối lượng 200g thì lò xo dài 33cm. Chiều dài tự
nhiên và độ cứng lò xo là? Lấy g=10m/s2
A. 35cm; 100N/m B. 30cm; 100N/m C. 30cm; 50N/m D. 35cm; 50N/m
Câu 87: Một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m và có chiều dài tự nhiên l40 cm. Giữ đầu trên của lò xo cố định và
buộc vào đầu dưới của lò xo một vật nặng khối lượng 500 g, sau đó lại buộc thêm vào điểm chính giữa của lò xo đã bị dãn một vật thứ
hai khối lượng 500 g. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi đó là
A. 46 cm. B. 45,5 cm. C. 47,5 cm. D. 48 cm.
Câu 88: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau được bố trí như hình vẽ. Độ cứng của lò xo A là 100 N/m. Đầu tự do của A
cố định thì hi kéo đầu tự do của lò xo B ra, lò xo A dãn 5 cm, lò xo B dãn 1 cm. Độ cứng của lò xo B bằng
A. 100 N/m. B. 25 N/m.
C. 350 N/m. D. 500 N/m.
Câu 89: Hai lò xo khối lượng không đáng kể, có k 1 = 100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên l0 = 20 cm được treo thẳng
đứng vào cùng một điểm. Đầu dưới 2 lò xo nối với một vật khối lượng m = 1kg. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài lò xo khi vật cân bằng là
A. 36,6cm. B. 35cm. C. 24cm. D. 38cm.
Câu 90: Cho cơ hệ như hình vẽ. Độ cứng của 2 lò xo là k1 = 40N/m, k2 = 60N/m. Vật có bề dày 2cm. Khoảng cách AB là 47cm, chiều
dài tự nhiên hai lò xo bằng nhau và bằng 25cm, độ biến dạng của 2 lò xo ở vị trí cân bằng là k1 k2
A. Δl1=1,8cm; Δl2=1,2cm B. Δl1=1,2cm; Δl2=1,8cm A B
C. Δl1=3cm; Δl2=2cm D. Δl1=2cm; Δl2=3cm
Câu 91: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 30 cm, độ cứng k = 50 N/m được treo thẳng đứng. Buộc một vật nặng khối lượng m 0 =
100 g vào đầu dưới của lò xo. Sau đó buộc thêm một vật m = 100 g nữa vào giữa lò xo đã bị dãn. Biết khi buộc vật m ở giữa thì lò xo
được chia thành hai lò xo có độ cứng k1=k2=2k. Chiều dài lò xo khi hệ vật cân bằng là
A. 33 cm. B. 34 cm. C. 32 cm. D. 35 cm.
Câu 92: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 25 cm, có khối lượng không đáng kể, được dùng để treo vật, khối lượng m = 200 g vào
điểmA. Khi cân bằng lò xo dài 33cm, g = 10 m/s 2. Dùng hai lò xo như trên để móc vật m vào mỗi đầu của lò xo, một đầu còn lại của
mỗi lò xo được cố định vào hai diểm A và B nằm trên đường thẳng đứng, cách nhau 72 cm. Biết khi cân bằng cả hai lò xo đều giãn.
Vị trí cân bằng O của vật cách A một đoạn
A. 30 cm. B. 35 cm. C. 40 cm. D. 50 cm.
Dạng 3. Đồ thị lực đàn hồi của lò xo
Câu 93: Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của độ dãn Δl của một lò xo vào lực kéo F. F(N)
Độ cứng của lò xo bằng 5
A. 0,8N/m.
B. 0,4N/m.
C. 1,25N/m.
D. 1N/m. O
2
l
Câu 94: Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc độ dãn của một lò xo vào lực kéo. Khi lực
F

đàn hồi có giá trị 0,01 3 N thì độ dãn của lò xo bằng
A. 1,5cm.
B. 3cm.
C. 1cm.

D. 3 cm. O
600
l
Câu 95: Hình bên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của chiều dài lò xo của một lò xo vào lực đàn hồi. Chiều dài tự nhiên của lò xo
(chiều dài khi lò xo không biến dạng) bằng F(N)
A. 20cm. B. 5cm. 30
C. 4cm. D. 15cm.
Câu 96: Hình ở câu trên là đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của chiều dài lò xo của một lò xo vào lực
l (cm)
đàn hồi. Độ cứng của lò xo bằng O 25
A. 1,2N/m. B. 6,0N/m.
C. 6,0N/cm. D. 1,2N/cm.

Câu 97: Hình 2 là đồ thị gồm hai đường thẳng xiên góc đi qua tọa độ O, mô tả sự thay
đổi giá trị của lực đàn hồi theo các độ dãn khác nhau của lò xo X, có độ cứng k X và lò
xo Y, có độ cứng kY. Chọn kết quả đúng?
A. kX<kY
B. kX≤kY
C. kX=kY
D. kX>kY

File word: ducdu84@gmail.com -- 64 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 98: Một hệ gồm 2 lò xo L1, L2 có độ cứng k1 = 60 N/m, k2 = 40 N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật m có thể dao
động điều hoà theo phương ngang như hình vẽ. Khi ở trạng thái cân bằng lò xo L 1 bị nén 2 cm. Độ biến
dạng của lò xo 2 bằng
A. 2cm B. 3cm.
C. 1cm. D. 4cm.
Câu 99: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn l của một lò xo vào lực
kéo F. Tìm độ cứng của lò xo. F (N)
A. 56 N/m B. 66 N/m 5
C. 46 N/m D. 76 N/m 4
Câu 100: Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn l của một lò xo vào lực 3
kéo F. Khi kéo bằng lực kéo F x chưa biết, thì độ dãn của lò xo là 4,5 cm. Hãy xác định F x 2
bằng đồ thị. 1
A. 2,45 N B. 24,5 N 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 l (cm)
C. 3,45 N D. 34,5 N
CHỦ ĐỀ 5. LỰC MA SÁT TRƯỢT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 1: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa vật trượt trên một mặt phẳng khi tăng tốc độ trượt của vật lên?
A. Giảm xuống. B. Tăng lên. C. Không đổi. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Thủ môn bắt “dính” bóng là nhờ:
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực quán tính.
Câu 3: Lực ma sát là lực không có đặc điểm sau:
A. Ngược chiều với chuyển động. B. Phụ thuộc diện tích bề mặt tiếp xúc.
C. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. D. Phụ thuộc vào vật liệu v tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Câu 4: Khi một vật trượt trên bề mặt vật khác, lực ma sát trượt không phụ thuộc vào:
A. độ nhám của mặt tiếp xúc. B. áp lực của vật. C. tốc độ của vật. D. hệ số ma sát lăn.
Câu 5: Trong các cách để viết công thức của lực ma sát trượt sau đây, cách viết nào đúng?
F⃗ F⃗
A. mst = t.N. B. mst = t. ⃗N . C. Fmst = t.N. D. Fmst = t. ⃗N .
Câu 6: Không bỏ qua lực cản của không khí thì khi ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì
A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.
C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo.
Câu 7: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?
A. có thể tăng lên hoặc giảm đi. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng lên.
Câu 8: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa
vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi.
Câu 9: Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm
dần vì
A. quán tính. B. lực ma sát. C. phản lực. D. trọng lực
Câu 10: Hệ số ma sát trượt
A. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực. B. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc. D. phụ thuộc vào áp lực.
Câu 11: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát
trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ
A. giảm 3 lần. B. tăng 3 lần. C. giảm 6 lần. D. không thay đổi.
Câu 12: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của
lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 300N. B. nhỏ hơn 300N. C. bằng 300N. D. bằng trọng lượng của vật
Câu 13: Nhận định nào sau đây về lực ma sát là sai?
A. Lực ma sát trượt luôn ngược chiều so với chiều chuyển động tương đối giữa các vật.
B. Lực ma sát trượt xuất hiện giữa hai vật có độ lớn tỉ lệ thuận với áp lực của vật lên mặt tiếp xúc.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng mặt tiếp xúc.
D. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật.
Câu 14: Chọn câu đúng. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là:
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
C. lực mà xe tác dụng vào ngựa. D. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
Câu 15:  Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát trượt?
A. Lực ma sat trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt khác. B. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật.
C. Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 16:  Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
C. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào vật liệu và hình dạng của hai mặt tiếp xúc.
B. Lực ma sát trượt tỉ lệ thuận với áp lực. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là:
A. Lực kéo của mỗi bên. B. Khối lượng của mỗi bên. C. Lực ma sát của chân và sàn đỡ. D. Độ nghiêng của dây kéo.
Câu 18: Đoàn tàu chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi bằng lực ma sát. Đoàn tàu sẽ chuyển động
A. thẳng nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng nhanh dần.

File word: ducdu84@gmail.com -- 65 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 19: Chiều của lực ma sát trượt
A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Vuông góc với mặt tiếp xúc. D. Ngược chiều với ngoại lực và song song với mặt tiếp xúc.
Câu 20: Tìm phát biểu sai sau đây về lực ma sát trượt
A. Lực ma sát trượt ngược chiều chuyển động của vật. B. Độ lớn lực ma sát trượt cũng tỉ lệ với áp lực.
C. Chiều của lực ma sát trượt phụ thuộc chiều của ngoại lực. D. Lực ma sát trượt là lực cản trở chuyển động.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng nhất
A. Hệ số ma sát trượt nhỏ hơn hệ số ma sát lăn. B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
D. Lực ma sát làm ngăn cản chuyển động.
Câu 22: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
A. Lực người tác dụng vào xe. B. Lực mà xe tác dụng vào người.
C. Lực người tác dụng vào mặt đất. D. Lực mặt đất tác dụng vào người.
Câu 23: Chọn kết quả đúng. Một vật lúc đầu nằm yên trên mặt sàn nhám nằm ngang. Sau khi truyền một vận tốc ban đầu, vật chuyển
động dần vì:
A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực. C. lực ma sát. D. quán tính.
Câu 24: Chọn câu đúng nhất
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi có lực khác tác dụng lên nó. B. Lực đàn hồi xuất hiện để gây ra gia tốc cho vật.
C. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động. D. Lực ma sát trong mọi trường hợp đều có lợi.
Câu 25: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
A. không đổi. B. giảm xuống.
C. tăng tỉ lệ với tôc độ của vật. D. tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
Câu 26: Lực ma sát trượt
A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 27: Vật khối lượng m chuyển động đều trên mặt nghiêng dước tác dụng của lực F như hình vẽ. Khi không ma sát thì lực F sẽ có
giá trị là:
A. 0 F
B. mgsin m
C. mgcos
D. mg
Câu 28: Vật m trên mặt phẳng nghiêng. Hệ số ma sát trượt là k, góc nghiêng của dốc là . Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Vật nằm yên trên mặt dốc, nếu tăng dần khối lượng m đến một giá trị nào đó, nó sẽ trượt xuống.
B. Khi m trượt xuống, nó sẽ tác dụng lên mặt dốc một lực lớn hơn lúc nó đi lên.
C. Khi m trượt xuống, lực ma sát có độ lớn mgcos. D. Cả ba phát biểu trên đều đúng.
Câu 29: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng nhất sự biến thiên của gia tốc một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát theo góc
nghiêng α của mặt phẳng. Cho rằng hệ số ma sát không thay đổi:
a a a a
g g g g

α α α α
O O O O
A. B. C. D.
Dạng 1. Khi vật trượt trên mặt phẳng nằm ngang
Câu 30: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn là 0,2. Lấy g= 10m/s 2. Độ lớn của
lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là:
A.10N B. 100N C.1000N D.10000N
Câu 31: Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn là 0,2. Lấy g= 10m/s 2. Độ lớn
của ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là:
A. 5N. B. 50N. C. 500N. D. 8000N.
Câu 32: Một ôtô chuyển động thẳng đều trên măt đường. Hệ số ma sát lăn là 0,023. Biết rằng khối luợng của ôtô là 1500kg. Lấy g =
10m/s2. Lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 435N B. 345N C. 534N D. Một giá trị khác.
Câu 33: Một vật có trọng lượng 240N được kéo trượt đều bởi lực 12N nằm ngang trên mặt sàn nhám nằm ngang. Hệ số ma sát trượt
giữa vật với sàn là:
A. 0,24. B. 0,12. C. 0,05. D. 0,01.
Câu 34: Có 5 tấm thép giống nhau xếp chồng lên nhau. Khối lượng mỗi tấm là m = 5kg và hệ số ma sát giữa các tấm là µ=0,2. Lấy g
= 10m/s2 và coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Cần đặt một lực theo phương ngang tối thiêu bằng bao nhiêu để kéo 3
tấm trên cùng?
A. 30N. B. 50N. C. 10N. D. 20N.
Câu 35: Có 5 tấm thép giống nhau xếp chồng lên nhau. Khối lượng mỗi tấm là m = 5kg và hệ số ma sát giữa các tấm là µ=0,2. Lấy g
= 10m/s2và coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Cần đặt một lực theo phương ngang tối thiểu bằng bao nhiêu để kéo tấm
thứ ba?
A. 30N. B. 50N. C. 10N. D. 20N.

File word: ducdu84@gmail.com -- 66 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 36: Một vật có khối lương 11kg nằm trên sàn, hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,52. Độ lớn của lực tác dụng theo phương ngang
phải bằng bao nhiêu để vật trượt đều trên sàn.
A. Lớn hơn 56,2 N. B. Nhỏ hơn 56,2N. C. Bằng 56,2N. D. Tất cả đều sai.
Câu 37: Cho một vật có khối lượng m đang đứn yên trên mặt phẳng nằm ngang, tác dụng một lực là 48N có phương hợp với phương
ngang một góc 600. Sau khi đi được 4s thì đạt được vận tốc 6m/s. Ban đầu bỏ qua ma sát, xác định khối lượng của vật.
A. 22,6kg B. 23,6kg C. 24,6kg D. 23,0kg
Câu 38: Cho một vật có khối lượng m đang đứn yên trên mặt phẳng nằm ngang, tác dụng một lực là 48N có phương hợp với phương
ngang một góc 600. Sau khi đi được 4s thì đạt được vận tốc 6m/s. Giả sử hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1 thì sau khi đi được quãng
đường 16m thì vận tốc của vật là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2
A. 12,44m/s B. 13,4 m/s C. 14,4m/s D. 15,4m/s
Câu 39: Cho một vật có khối lượng 10kg đặt trên một sàn nhà. Một người tác dụng một lực là 30N kéo vật theo phương ngang, hệ số
ma sát giữa vật và sàn nhà là µ= 0,2. Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc của vật.
A. 4 m/s2 B. 3 m/s2 C. 2 m/s2 D. 1m/s2
Câu 40: Vật có m = 1kg đang đứng yên. Tác dụng một lực F = 5N hợp với phương chuyển động một góc là 30 0. Sau khi chuyển động
4s, vật đi được một quãng đường là 4m, cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là bao nhiêu?
A. 0,31 B. 0,41 C. 0,51 D. 0,21

Câu 41: Một vật khối lượng 1kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn là 2 2 N và hợp với phương
ngang một góc 450. Cho g = 10m/s2 và biết hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. Sau 10s vật đi được quãng đường là bao nhiêu ?
A. 0,45 B. 0,15 C. 0,35 D. 0,25

Câu 42: Một vật khối lượng 1kg đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng một lực có độ lớn là 2 2 N và hợp với phương
ngang một góc 450. Cho g = 10m/s2 và biết hệ số ma sát giữa sàn và vật là 0,2. Với lực kéo trên, xác định hệ số ma sát giữa vật và sàn
để vật chuyển động thẳng đều.
A. 20m B. 30m C. 40m D. 50m
Câu 43: Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu
trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Tính vận tốc của vật sau 4s. Xem lực ma sát là không đáng kể.
A. 2m/s B. 3m/s C. 4m/s D. 5m/s
Câu 44: Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu
trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Thật ra, sau khi đi được 8m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 2m/s. Gia tốc chuyển động, lực
ma sát và hệ số ma sát lần lượt là? (Lấy g = 10m/s2)
A. 0,25m/s2; 0,4N; 0,015 B. 0,25m/s2; 0,5N; 0,025 C. 0,35m/s2; 0,5N; 0,035 D. 0,35m/s2; 0,4N; 0,065
Câu 45: Một ôtô có khối lượng 3,6 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với lực kéo F. Sau 20s vận tốc của xe là 15m/s.
Biết lực ma sát của xe với mặt đường bằng 0,25Fk, g = 10m/s2. Hệ số ma sát của đường và lực kéo của xe lần lượt là:
A. 0,025; 900N B. 0,035; 300N C. 0,015; 600N D. 0,045; 400N
Câu 46: Dùng lực kéo nằm ngang 100 000N kéo tấm bêtông 20 tấn chuyển động đều trên mặt đất. Cho g = 10m/ s 2. Hệ số ma sát giữa
bêtông và đất là?
A. 0,2 B. 0,5 C. 0,02 D. 0,05
Câu 47: Một khúc gỗ có khối lượng 200g chuyển động trượt thẳng đều thí số chỉ lực kế là 0,5N trên mặt bàn nằm ngang. Tính hệ số
ma sát trượt. Lấy g=10m/s2 .
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,25 D. 0,5
Câu 48: Một vật có khối lượng 20kg trượt đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực kéo có độ lớn 48N theo phương
ngang. Hãy xác định hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn. Lấy g = 10 m/s2.
A. 0,20 B. 0,24 C. 0,26 D. 0,34
Câu 49: Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s 2.
Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật
A. v0 =7,589 m/s. B. v0 =75,89 m/s. C. v0 =0,7589 m/s. D. 5,3666m/s.
Câu 50: Vật khối lượng m = 2kg đặt trên mặt sàn nằm ngang và được kéo nhờ lực ⃗
F hợp với mặt sàn góc  = 600 và có độ lớn F =

2N. Bỏ qua ma sát. Độ lớn gia tốc của m khi chuyển động là: (Lấy g=10 m/s2 và 3 =1,7)
A. 1 m/s2 B. 0,5 m/s2 C. 0,85 m/s2 D. Một giá trị khác.
Câu 51: Hai xe ô tô cùng chạy trên đường thẳng nằm ngang , tỉ số khối lượng giữa chúng là m1/m2 = 1/2; tỉ số vận tốc là v1/v2 = 2/1.
Sau khi cùng tắt máy, xe (1) đi thêm được quãng đường s1, xe (2) đi thêm được quãng đường s2. Cho rằng hệ số ma sát của mặt đường
đặt vào hai xe là như nhau, lực cản không khí không đáng kể, ta có:
A. s1: s2 =1:2 B. s1: s2 =1:1 C. s1: s2 =2:1 D. s1: s2 = 4:1
Câu 52: Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu được kéo
bằng lực F= 2N có phương nằm ngang. Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng
A. 7m. B. 14cm. C. 14m. D. 7cm.
Câu 53: Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng
m = 2kg thì phải tác dụng lực F’ = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s 2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và
mặt đường
A. 0,4. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,3.
Câu 54: Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s 2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là
0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng
A. F = 45 N. B. F = 450N. C. F > 450N. D. F = 900N.
Câu 55: Hercules và Ajax đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200kg theo phương nằm ngang. Hercules đẩy với lực 500N và Ajax đẩy
với lực 300N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?
A. 1,0m/s2 B. 0,5m/s2. C. 0,87m/s2. D. 0,75m/s2.
File word: ducdu84@gmail.com -- 67 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 56: Một cái hòm có khối lượng m = 20 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực F hướng chếch lên trên và hợp với
phương nằm ngang một góc α =200. Hòm chuyển động thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà µt = 0,3. Lấy g
= 9,8m/s2 . Độ lớn của lực F bằng
A. 56,4 N. B. 46,5 N. C. 42,6 N. D. 52,3 N.
Câu 57: Một vận động viên hốc cây (môn khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma
sát giữa bóng và mặt băng là 0,1. Lấy g = 9,8m/s2. Hỏi bóng đi được một đoạn đường bằng
A. 39 m. B. 51 m. C. 45 m. D. 57 m.
Câu 58: Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v 0 = 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trên sàn nhà. Hệ
số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µ = 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Hộp đi được một đoạn đường bằng
A. 2,7 m. B. 3,9 m. C. 2,1 m. D. 1,8m.
Câu 59: Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng
ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2. Gia tốc thùng bằng
A. 0,57 m/s2. B. 0,6 m/s2. C. 0,35 m/s2. D. 0,43 m/s2.
Câu 60: Một vật chuyển động chậm dần đều, trượt được quãng đường 96m thì dừng lại. Trong quá trình chuyển động lực ma sát trượt
giữa vật và mặt phẳng tiếp xúc bằng 0,12 trọng lượng của vật. Lấy g =10m/s2.Thời gian chuyển động của vật nhận giá trị nào sau đây?
A. t = 16,25s. B. t = 15,26s. C. t = 21,65s. D. t = 12,65s.
Câu 61: Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μ t = 0,2. Tác dụng vào
vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia tốc RTD g = 10 m/s 2. Sau 2 giây kể từ lúc tác dụng lực kéo Fk vật đi được
quãng đường là
A. 400 cm. B. 100 cm. C. 500 cm. D. 50 cm.
Câu 62: Một vận động viên môn hockey (khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10m/s. Hệ số ma sát
trượt giữa bóng và mặt băng là bao nhiêu biết quả bóng dừng lại sau khi đi được quãng đường 51m. Cho g= 9,8m/s2.
A. 0,03. B. 0,01 C. 0,10. D. 0,20.
Câu 63: Một xe trượt m =80 kg, trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 10 m/s nó tiếp tục chuyển động trên đường
nằm ngang. Tính hệ số ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết rằng xe đó dừng lại sau khi đã đi được 40m?
A. 0,050. B. 0,125. C. 0,063. D. 0,030.
Câu 64: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợ với phương nằm
ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s 2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2.
Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là
A. 4,24 N. B. 4,85 N. C. 6,21 N. D. 5,12 N.
Câu 65: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số
ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s 2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở
lại chân dốc lần lượt là
A. 100 m và 8,6 m/s. B. 75 m và 4,3 m/s. C. 100 m và 4,3 m/s. D. 75 m và 8,6 m/s.
Dạng 2. Khi vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng
Câu 66: Một vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 5m. Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Hỏi sau khi đến chân mặt
phẳng nghiêng, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang một quãng đường bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Biết hệ số ma
sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g =10m/s2
A. 50m, 10s B. 40m, 30s C. 30m, 15s D. 30m, 20s
Câu 67: Một vật trượt từ đỉnh một dốc phẳng dài 50m, chiều cao 25m xuống không vận tốc đầu, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
nghiêng là 0,2. Xác định thời gian vật trượt hết chiều dài của dốc và vận tốc của vật đó ở cuối chân dốc.
A. 4,53s, 10,083m/s B. 5,53s, 18,083m/s C. 2,53s, 12,083m/s D. 3,53s, 15,083m/s
Câu 68: Cho một mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang và có chiều dài 25m. Đặt một vật tại đỉnh mặt phẳng nghiêng
rồi cho trượt xống thì có vận tốc ở cuối chân dốc là 10 m/s. Xác định hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng. Cho g =10m/s2
A. 0,53 B. 0,63 C. 0,73 D. 0,83
Câu 69: Cho một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng một góc α =30 0 so với mặt ngang. Lấy g=10m/s2. Tính
vận tốc của vật khi vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng biết hệ số ma sát giữa vật và mặt hẳng nghiêng là 0,1
A. 15,2m B. 18,6m C. 16,2m D. 20,2m
Câu 70: Cho một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng dài 40m và nghiêng một góc α=30 0 so với mặt ngang. Lấy g=10m/s2. Tới
chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát 0,2. Tính quãng đường đi thêm cho đến khi dừng lại
hẳn.
A. 19,2m B. 75,2m C. 75,2m D. 82,81m
Câu 71: Vật đặt trên đỉnh dốc dài 300 m, hệ số ma sát 0,2; góc nghiêng dốc là 20°. Vận tốc vật ở chân mặt phẳng nghiêng là:
A. 30 m/s                B. 30,4 m/s                C. 34 m/s                D. 34,2 m/s
Câu 72: Vật đặt trên đỉnh dốc có hệ số ma sát 0,05; góc nghiêng dốc là 30°. Gia tốc của vật là:
A. 4 m/s2                B. 5. m/s2                C. 4,6 m/s2                D. 5,4 m/s2
Câu 73: Vật nằm yên trên đỉnh dốc có hệ số ma sát μ = 0,5. Với góc nghiêng dốc là bao nhiêu thì vật bắt đầu chuyển động?
A. 26°                B. 30°                C. 20°                D. 14°
Câu 74: Vật đặt trên đỉnh dốc có hệ số ma sát 0,05; góc nghiêng dốc là 30°. Tìm thời gian vật đi hết dốc biết dốc có độ cao 10 m
A.10s                B. 6s                C. 4s                D. 3s
Câu 75: Vật đặt trên đỉnh dốc có hệ số ma sát 0,05. Dốc có độ cao h = 20 m, chiều dài 250 m. Vật có tự trượt xuống dốc không? Nếu
có, tìm gia tốc của vật trên đoạn dốc
A. Vật không trượt trên dốc B. Vật trượt trên dốc với a = 5 m/s2
C. Vật trượt trên dốc với a = 0,37 m/s 2
D. Vật trượt trên dốc với a = 2 m/s2
Câu 76: Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều lên dốc dài 200 m, cao 10 m với vận tốc 18 km/h. Biết hệ số ma sát có giá trị
0,01. Xác định lực kéo của động cơ để xe có trạng thái nêu trên
A. 600 N                B. 500 N                C. 200 N                D.100 N

File word: ducdu84@gmail.com -- 68 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 77: Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α = 30°. Tính lực kéo của động cơ để
duy trì trạng thái chuyển động biết hệ số ma sát bằng 0,2
A. 6371 N                B. 6273 N                C. 6723 N                D. 6732 N
Câu 78: Vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát μ = 0,05 dài 10 m, góc nghiêng α = 30°. Hỏi vật tiếp tục chuyển động
trên mặt phẳng ngang bao lâu kể từ khi xuống hết mặt phẳng nghiêng? Biết hệ số ma sát với mặt phẳng ngang là μ1 = 0,1
A. 9,6 s                B. 8,6 s                C. 7,6 s                D. 6,6 s         
Câu 79: Vật đặt trên đỉnh dốc dài 100 m, hệ số ma sát 0,1; góc nghiêng dốc là 30°. Tìm vận tốc vật ở chân mặt phẳng nghiêng      
A. 28,75 m/s                B. 38,75 m/s                C. 34 m/s                D. 34,2 m/s
Câu 80: Vật khối lượng m = 100kg sẽ chuyển động đều đi lên trên mặt phẳng nghiêng độ cao h = 10 m góc α = 30°, khi chịu tác dụng
của lực kéo F = 600 N dọc theo mặt phẳng nghiêng. Hỏi khi thả vật từ đỉnh mặt phẳng nghiêng, nó chuyển động xuống dưới chân mặt
phẳng nghiêng với vận tốc bao nhiêu? Coi ma sát là đáng kể
A. 12,6 m/s                B. 38,75 m/s                C. 13,6 m/s                D. 34,2 m/s
Câu 81: Do có vận tốc đầu, vật trượt lên rồi sau đó trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng góc nghiêng α = 15°. Tìm hệ số ma sát μ biết
thời gian đi xuống gấp 2 lần thời gian đi lên
A. 0,46 B. 0,36 C. 0,26 D. 0,16
Câu 82: Vật đặt trên định dốc dài 165 m, hệ số ma sát μ = 0,2; góc nghiêng dốc là α. Cho α = 300. Tìm thời gian vật xuống dốc và vận
tốc vật ở chân dốc. Cho tan110 = 0,2; cos300 = 0,85
A.10 s                B. 8 s                C. 7 s                D. 6 s         
Câu 83: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng góc 30 0 so với
mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào sau đây. Lấy g = 10m/s2.
A. v = 4m/s B. v = 6m/s C. v = 8m/s D. v = 10m/s
Câu 84: Một chiếc xe lăn nhỏ khối lượng 5 kg được thả từ điểm A cho trượt xuống một mặt dốc nghiêng 30 0 với gia tốc không đổi 2
m/s2. Lực ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và xe lăn là bao nhiêu.
A. 5 N B. 15 N C. 7,5.(3)1/2 N D. Một đáp số khác.
Câu 85: Một vật đặt nằm yên trên một tấm bảng nhám dài 50cm. Khi nâng một đầu của tấm bảng lên cao 30cm thì vật bắt đầu trượt
trên tấm bảng. Coi lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt là
A. 0,25. B. 0,4. C. 0,05. D. 0,01
Câu 86: Một vật trượt trên mặt phẳng nằm nghiêng dài 5 m và cao 3m. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
là 0,2. Gia tốc của vật bằng
A. 3,4 m/s2. B. 4,4 m/s2. C. 5 m/s2. D. 3,9 m/s2.
Câu 87: Một vật có khối lượng m = 500 g trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v0, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
nghiêng là µ=0,3, góc nghiêng α=30 0, (lấy g = 10m/s2), sau 1,5 (s) vật trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận tốc là v=12m/s. Vận
tốc v0 và quãng đường mà vật đi được có giá trị lần lượt là
A. v0 = 9,06 m/s và s= 6,2 m. B. v0 = 8,4 m/s và s= 15,3m. C. v0 = 10,34 m/s và s= 7,65m. D. v0=4,5 m/s và s=12,4 m.
Câu 88: Một vật có khối lượng m trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng với vận tốc ban đầu v 0, trượt đến chân mặt phẳng nghiêng với vận
tốc là v = 12m/s, sau đó vật tiếp tục trượt trên mặt sàn nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ=0,5. Quãng đường vật đi
được trên mặt sàn ngang là
A. 14,4 m. B. 17,2 m. C. 3,6 m. D. 7,2 m.
Câu 89: Từ một phẳng nghiêng cố định, nghiêng góc 350 so với mặt phẳng nghiêng, một vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng 0.
Thời gian vật trượt xuống khi có ma sát gấp hai lần thời gian mà nó trượt xuống mặt phẳng nghiêng đó khi bỏ qua ma sát. Hệ số ma
sát giữa vật và mặt nghiêng là
A. 0,525. B. 0,232. C. 0,363. D. 0,484.
Dạng 3. Khi vật trượt lên mặt phẳng nghiêng
Câu 90: Một vật đặt ở chân mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0 so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng
nghiêng là µ = 0,2. Vật được truyền một vận tốc ban đầu v 0= 2 (m/s) theo phương song song với mặt phẳng nghiêng và hướng lên
phía trên. Sau bao lâu vật lên tới vị trí cao nhất ?
A. 0,4s B. 0,1s C. 0,2s D. 0,3s
Câu 91: Một vật đặt ở chân mặt phẳng nghiêng một góc α = 30 0 so với phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng
nghiêng là µ = 0,2. Vật được truyền một vận tốc ban đầu v 0= 2 (m/s) theo phương song song với mặt phẳng nghiêng và hướng lên
phía trên. Quãng đường vật đi được cho tới vị trí cao nhất là bao nhiêu?
A. 0,3m B. 0,1m C. 0,2m D. 0,4m
Câu 92: Cho một mặt phẳng nghiêng một góc α = 300. Đặt một vật có khối lượng 6kg rồi tác dụng một lực là 48N song song với mặt
phẳng nghiêng làm cho vật chuyển động đi lên nhanh dần đều, biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Xác định
quãng đường vật đi được trong giây thứ 2.
A. 0,3m B. 0,1m C. 0,6m D. 0,4m
Câu 93: Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 25m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì trượt lên dốc. Biết dốc dài
50m, cao 14m và hệ số ma sát giữa vật và dốc là µ = 0,25. Lấy g=10m/s2. Xác định gia tốc của vật khi lên dốc?
A. - 5,2m/s2 B. - 4,2m/s2 C. - 3,2m/s2 D. - 6,2m/s2
Câu 94: Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 25m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì trượt lên dốc. Biết dốc dài
50m, cao 14m và hệ số ma sát giữa vật và dốc là µ = 0,25. Lấy g=10m/s 2. Vật có lên hết dốc không. Nếu có vận tốc của vật ở đỉnh dốc
và thời gian lên hết dốc lần lượt là:
A. Vật đi hết dốc 8,25m/s; 2,34s B. Vật đi hết dốc 10,25m/s; 2,84s
C. Vật đi hết dốc 7,25m/s; 4,84s D. Vật đi hết dốc 9,25m/s; 4,84s
Câu 95: Cho một dốc con dài 50m, cao 30m. Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v 0 trên mặt
phẳng nằm ngang thì lên dốc. Biết hệ số ma sát giữa vật và dốc là µ=0,25. Lấy g=10m/s 2. Tìm vận tốc v0 của vật trên mặt phẳng ngang
để vật dừng lại ngay đỉnh dốc.

File word: ducdu84@gmail.com -- 69 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM


A. 20 2 m/s √
B. 10 2 m/s √
C. 5 2 m/s √
D. 15 2 m/s
Câu 96: Cho một dốc con dài 50m, cao 30m. Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 trên mặt phẳng
nằm ngang thì lên dốc.Biết hệ số ma sát giữa vật và dốc là µ=0,25. Lấy g = 10m/s 2. Ngay sau đó vật trượt xuống, vận tốc của nó khi
xuống đến chân dốc và tìm thời gian chuyển động kể từ khi bắt đầu lên dốc cho đến khi xuống đến chân dốc lần lượt là:
A. 3m/s; 5,04s B. 2m/s; 4,04s C. 5m/s; 6,04s D. 4m/s; 3,04s
Câu 97: Cho một mặt phẳng nghiêng dài 5m, cao 3m. Lấy một vật khối lượng 50kg đặt nằm trên mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma
sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=0,2. Cho g =10m/s 2. Tác dụng vào vật một lực F song song với mặt phẳng nghiêng có độ lớn
là bao nhiêu để vật vừa đủ vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng.
A. 120N B. 180N C. 230N D. 220N
Câu 98: Cho một mặt phẳng nghiêng dài 5m, cao 3m. Lấy một vật khối lượng 50kg đặt nằm trên mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma
sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=0,2. Cho g =10m/s 2. Tác dụng vào vật một lực F song song với mặt phang nghiêng có độ lớn
là bao nhiêu để vật chuyển động đều lên trên?
A. 120N B. 180N C. 380N D. 220N
Câu 99: Một người có trọng lượng 150N tác dụng một lực 30N song song với mặt phẳng nghiêng, đã đẩy một vật có trọng lượng 90N
trượt lên mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật có độ lớn
A. nhỏ hơn 30N. B. 30N.
C. 90N. D. Lớn hơn 30N nhưng nhỏ hơn 120N.
Câu 100: Một vật ở chân mặt phẳng nghiêng, góc nghiêng α=30 0. Truyền cho vật một vận tốc ban đầu v 0 = 10 m/s hướng lên mặt
phẳng nghiêng. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Lấy g = 9,8m/s2. Quãng đường mà vật đi được sau 2 s là
A. 7,18 m. B. 5,20m. C. 6,67 m. D. 26,67 m.
CHỦ ĐỀ 6. LỰC HƯỚNG TÂM
Câu 1: Lực gây ra gia tốc hướng tâm cho một vật đứng yên trên mặt bàn đang quay là:
A. lực ma sát nghỉ. B. trọng lực của vật.
C. trọng lượng của vật. D. hợp lực của trọng lực của vật với phản lực của mặt bàn.
Câu 2: Đặt một miếng gỗ lên một bàn quay nằm ngang rồi quay bàn từ tư thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực nào tác dụng lên miếng
gỗ đóng vai trò lực hướng tâm là:
A. Lực hút của trái đất. B. Lực ma sát trượt. C. Phản lực của bàn quay. D. Lực ma sát nghỉ.
Câu 3: Buộc một hòn đá nhỏ vào đầu một sợi dây, tay cầm lấy đầu còn lại của sợi dây và quay tít cho hòn đá vẽ một vòng tròn trong
mặt phẳng thẳng đứng, bỏ qua lực cản của không khí, ta thấy:
A. Chỉ có hai lực tác dụng vào hòn đá là trọng lực và lực căng dây.
B. Xét trên cả qũy đạo, chuyển động của hòn đá không thể là tròn đều.
C. Các phát biểu A) và B) đều đúng. D. Các phát biểu A) và B) đều sai.
Câu 4: Một cậu bé buộc một vật vào sợi dây rồi quay tròn theo phương thẳng đứng. Lực căng của dây khi vật qua điểm cao nhất và
thấp nhất có độ lớn:
A. Bằng nhau. B. Có độ lớn lớn nhất ở điểm trên và nhỏ nhất ở điểm thấp.
C. Có độ lớn lớn nhất ở điểm thấp và nhỏ nhất ở điểm trên. D. Có độ lớn bằng không ở điểm trên và lớn nhất ở điểm thấp.
Câu 5: Một đĩa tròn đặt nằm ngang có thể quay quang một trục thẳng đứng qua tâm đĩa. Trên đĩa có đặt một vật nhỏ. Ma sát giữa vật
và đĩa là đáng kể. Quay đĩa quanh trục với vận tốc góc không đổi. Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai:
A. Khi vật không trượt trên đĩa, nó chuyển động tròn đều. B. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là lực ma sát nghỉ.
C. Có thể coi là vật nằm yên dưới tác dụng của lực ma sát và lực ly tâm.
D. Khi vật trượt trên đĩa, nó chuyển động theo hướng của lực hướng tâm.
Câu 6: Chọn phát biểu sai?
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
B. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Câu 8: Chọn câusai?
A. Lực nén của ôtô khi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực B. Lực hướng tâm giúp cho ôtô qua khúc quanh an toàn
C. Khi ôtô qua cầu cong thì lực nén của ôtô lên mặt cầu luôn cùng hướng với trọng lực
D. Khi ôtô qua khúc quanh, ngoại lực tác dụng lên ôtô gồm trọng lực, phản lực của mặt đường và lực ma sát nghỉ.
Câu 9: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?
A. Giới hạn vận tốc của xe. B. Tạo lực hướng tâm.
C. Tăng lực ma sát. D. Cho nước mưa thốt dễ dàng.
Câu 10: Chọn câu sai?
A. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
B. Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được
C. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Câu 11: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính R. Vận tốc xe không đổi. Lực đóng vai trò là lực hướng tâm lúc
này là
A. lực đẩy của động cơ. B. lực hãm. C. lực ma sát nghỉ. D. lực của vô-lăng (tay lái).

File word: ducdu84@gmail.com -- 70 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 12: Chọn câu sai?
A. Vật có khối lượng càng lớn thì RTD càng chậm vì khối lượng lớn thì quán tính lớn.
B. Nếu độ biến dạng đàn hồi x của vật biến thiên theo thời gian thì lực đàn hồi của vật cũng biến thiên cùng quy luật với x
C. Nguyên tắc của phép cân với các quả cân là so sánh khối lượng của vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng
lên chúng.
D. Mặt Trăng sẽ chuyển động thẳng đều nếu đột nhiên lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất mất đi.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng?
A. Lực hướng tâm là một loại lực cơ học tạo nên chuyển động tròn đều.
B. Lực hướng tâm có phương trùng với vec tơ vận tốc của chuyển động tròn đều.
C. Lực hướng tâm gây ra gia tốc trong chuyển động tròn đều.
D. Lực hướng tâm luôn luôn là một loại lực cơ học duy nhất tác dụng vào vật chuyển động tròn đều.
Câu 14: Khi vật chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm là:
A. Trọng lực tác dụng lên vật B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật
C. Trọng lực tác dụng lên vật D. Lực hấp dẫn
Câu 15: Ở những đoạn đường vòng mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm nào kể sau đây?
A. Tạo lực hướng tâm để xe chuyển hướng B. Tăng lực ma sát để khỏi trượt
C. Giới hạn vận tốc của xe D. Cho nước mưa thoát dễ dàng
Câu 16: Có lực hướng tâm khi:
A. Vật chuyển động thẳng đều B. Vật đứng yên C. Vật chuyển động thẳng D. Vật chuyển động cong
Câu 17: Chọn câu sai:
A. Khi xe chạy qua cầu cong thì luôn có lực nén trên mặt cầu. B. Lực hướng tâm giúp ô tô đi qua khúc quanh an toàn.
C. Khi ô tô qua khúc quanh thì hợp lực tác dụng có thành phần hướng tâm.
D. Lực nén của ô tô khi đi qua cầu phẳng luôn cùng hướng với trọng lực.
Câu 18: Chọn phát biểu sai
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển dộng ròn đều quanh trái đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm
B. Vật nằm nghiêng dưới mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh rục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm
C. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong lực đóng vai trò lực hướng tâm là lực ma sát
D. Xe chuyển động trên đỉnh một cầu hình vòng cung thì hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 19: Chọn câu sai?
A.Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động
B.Vectơ hợp lực có hướng trùng với hướng của vectơ gia tốc vật thu được
C.Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D.Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất là do Trái Đất và Mặt Trăng tác dụng lên vệ tinh 2 lực cân bằng.
Câu 20: Chọn câu sai?
A.Vật có khối lượng càng lớn thì rơi tự do càng chậm vì khối lượng lớn thì quán tính lớn.
B.Nếu độ biến dạng đàn hồi x của vật biến thiên theo thời gian thì lực đàn hồi của vật cũng biến thiên cùng quy luật với x
C.Nguyên tắc của phép cân với các quả cân là so sánh khối lượng của vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng
lên chúng.
D.Mặt Trăng sẽ chuyển động thẳng đều nếu đột nhiên lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất mất đi.
Câu 21: Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc . Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Lực ma sát nghỉ tác
dụng lên vật có hướng?
A. Hướng vào tâm O B. Hướng ra xa tâm O
C. Tiếp tuyến với quỹ đạo tròn D. Còn phụ thuộc vào vận tốc góc ω
Câu 22: Điều nào sau đây là đúng khi nói về vật tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm
C. Vật không chịu tác dụng của lực nào ngoài lực hướng tâm
D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát
Câu 23: Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc . Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R Nếu đứng trên hệ qui
chiếu gắn với vật ta thấy vật nằm yên. Vậy lực quán tính có hướng và độ lớn là:
A. Hướng vào tâm O; Fq= m.2R B. Hướng ra xa tâm O; Fq  m.2R
B. Tiếp tuyến với quỹ đạo tròn; Fq  m. R2
D. Hướng ra xa tâm: Fq  m.v2R
Câu 24: Chọn biểu thức đúng về lực hướng tâm.
A. Fht =mr2/v B. Fht = mω2 r C. Fht =v2/r D. Fht = mω2
Câu 25: Biểu thức nào sau đây là đúng khi nói về lực hướng tâm?
A. Fht = m.aht B. Fht = m. v2/r
C. Fht = m. ω .r
2
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 26: Một ôtô khối lượng m chuyển động với vận tốc độ v không đổi, bỏ qua lực ma sát. Lực nén của ôtô khi qua điểm giữa cầu
trong trường hợp cầu vông lên với bán kính R là:
A. N = m(v2/R + g). B. N = P. C. N = m(g - v2/R). D. Một công thức khác.
Câu 27: a. Vận tốc của một vệ tinh của Trái đất có giá trị bằng:
√ /
A. v= GM (R +h ) √ /
B. v= GM (R−h ) √ /
C. v=G M ( R+h ) D. v=G √ M /( R−h )
b. Áp lực của xe tác dụng lên cầu vồng xuống với bán kính R là:
A. N = m(g- v2 /R) B. N = m(g+ v2 /R) C. N = m(g - a2 /R) D. N = m(g + a2 /R)
Câu 28: Một ô tô khối lượng m di chuyển với vận tốc không đổi đi qua đỉnh của cầu vồng lên.
Phản lực pháp tuyến N của mặt đường lên ô tô tại điểm đó là:
File word: ducdu84@gmail.com -- 71 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. N > mg
B. N < mg
C. N = mg
D. Không thể trả lời được vì còn phụ thuộc vận tốc
Câu 29: Một xe khối lượng m chạy qua cầu cong coi như 1 cung tròn bán kính R. Xét xe ở đỉnh cầu có vận tốc v. Lực nén do xe tác
dụng lên mặt cầu có biểu thức nào sau đây?
A. mg
B. m(g - v2/R)
C. m(g + v2/R)
D. một biểu thức khác A, B, C.
Câu 30: Trong hình vẽ: A, B, C là ba khối gỗ đặt trên một đĩa quay tròn và cùng quay theo đĩa. Hệ số ma sát trượt của đĩa đối với ba
khối là như nhau. Khối lượng của ba khối lần lượt là mA= 2mB= 2mC, khoảng cách từ trục quay đến các vật lần lượt là RA= RB =RC/2.
Khi tăng dần vận tốc góc  của đĩa thì:
A. Khối A sẽ trượt trước.
B. Khối B sẽ trượt trước.
C. Khối C sẽ trượt trước.
D. Cả ba khối sẽ trượt cùng một lúc.
Dạng 1. Các lực tác dụng lên vật trên cùng một phương đóng vai trò là lực hướng tâm
Câu 31: Một vật đang chuyển động tròn đều với lực hướng tâm F. Khi ta tăng bán kính qũy đạo lên gấp đôi, và giảm vận tốc xuống
một nửa thì lực F:
A. không thay đổi. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 8 lần.
Câu 32: Một vật đang chuyển độngg tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và
đồng thời giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
A. giảm 8 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi.
Câu 33: Một vật có khối lượng m chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính r. Gia tốc hướng tâm của vật bằng 16/r2. Vận tốc của vật sẽ
bằng (m/s):
A. v = 16/r2 B. v = 16/ √ r √ C. 16 /r D. 4/ √ r
Câu 34: Một vật chuyển động tròn đều theo quỹ đạo có bán kính R = 100 cm với gia tốc hướng tâm a ht = 4 m/s2. Chu kì chuyển động
của vật là:
A. T = 2π B. T = π  C. T = 4π  D. T = 0.5π 
Câu 35: Một vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo là một đường tròn cách mặt đất 400 km, quay quanh Trái đất 1 vòng hết 90 phút. Gia tốc
hướng tâm của vệ tinh là bao nhiêu, RTĐ = 6389 km.
A. 4,9 m/s2 B. 9,13 m/s2 C. 6,35 m/s2 D. 3,81 m/s2
Câu 36: Xe đạp của 1 vận động viên chuyển động thẳng đều với v = 36 km/h. Biết bán kính của lốp bánh xe đạp là 40 cm. Tính tốc
độ góc và gia tốc hướng tâm tại một điểm trên lốp bánh xe.
A. 490 m/s2 B. 250 m/s2 C. 635 m/s2 D. 381 m/s2
Câu 37: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ dài 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm
gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N.
Câu 38: Một vật khối lượng 200 g đặt trên mặt bàn quay và cách trục quay 40 cm. Khi bàn quay với tốc độ 72 vòng/min thì vật vẫn
nằm yên so với bàn. Tính độ lớn lực ma sát nghỉ của bàn tác dụng lên vật.
A. 4 N B. 5 N C. 4,55 N D. 5,44 N
Câu 39: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng.
Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 47,3 N. B. 3,8 N. C. 4,5 N. D. 46,4 N.
Câu 40: Một vệ tinh có khối lượng 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết bán kính
Trái Đất là 6400 km. Lấy g = 10 m/s2. Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh là
A. 1700 N. B. 1600 N. C. 1500 N. D. 1800 N.
Câu 41: Ở độ cao bằng một nửa bán kính Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc
rơi tự do ở mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài của vệ tinh là
A. 6732 m/s. B. 6000 m/s. C. 6532 m/s. D. 5824 m/s.
Câu 42: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Tính tốc độ dài của vệ tinh. Lấy g = 10
m/s2; R = 6 400 km.
A. 4300 m/s B. 5660 m/s C. 6273 m/s D. 3917 m/s
Câu 43: Một người buộc một hòn đá khối lượng 400 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển
động trên đường tròn bán kings 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g = 10 m/s 2. Lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của
quỹ đạo là
A. 8,4 N. B. 33,6 N. C. 26,8 N. D. 15,6 N.
Câu 44: Ở độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự
do ở mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài và chu kì chuyển động của vệ tinh lần lượt là
A. 7300 m/s; 4,3 giờ. B. 7300 m/s; 3,3 giờ. C. 6000 m/s; 3,3 giờ. D. 6000 m/s; 4,3 giờ.
Câu 45: Một vật có khối lượng 1kg chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính là 10 cm. Thì lực hướng tâm tác dụng lên vật
10N. Xác định tốc độ góc của vật.
A.10 rad/s B. 20 rad/s C. 30 rad/s D. Một kết quả khác.
Câu 46: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính 50cm có tốc độ 4 vòng/s. Xác định lực hướng
tâm tác dụng lên vật.

File word: ducdu84@gmail.com -- 72 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 631 N B. 676N C.106N D. Một kết quả khác.
Câu 47: Một vệ tinh nhân tạo nặng 20kg bay quanh trái đất ở độ cao 1000km có chu kỳ T = 24h. Hỏi vệ tinh chịu lực hấp dẫn bằng
bao nhiêu biết bán kính trái đất R = 6400km?
A. 0,782N B. 0,676N C. 0,106N D. Một kết quả khác.
Câu 48: Vật có khối lượng 100g gắn vào đầu lò xo có chiều dài tự nhiên l = 20 cm; k = 20 N/m. Cho hệ lò xo và vật quay đều trên
mặt phẳng nằm nghiêng không ma sát v = 60 vòng/phút. Bỏ qua mọi ma sát. Tính độ biến dạng của lò xo.
A. 6,3.10-3 m. B. 3,8.10-3 m. C. 4,5.10-3 m. D. 5,4.10-3 m.
Câu 49: Hệ số ma sát nhỏ giữa đồng xu và mặt bàn là 0,3. Bàn quay quanh một trục cố định với 33.3 vòng/phút. Khoảng cách cực đại
giữa trục quay của bàn và đồng xu là bao nhiêu để vật đứng yên? Lấy g = 10 m/s2
A. 0,86 m. B. 0,76 m. C. 0,56 m. D. 0,96 m.
Câu 50: Hai quả cầu m1 = 2 m2 nối với nhau bằng dây dài l = 12 cm có thể chuyển động không ma sát trên một trục nằm ngang qua
tâm của hai quả cầu. Cho hệ quay đều quanh trục thẳng đứng. Biết hai quả cầu đứng yên không trượt trên trục ngang. Tìm khoảng
cách từ hai quả cầu đến trục quay.
A. r1 = 5 cm; r2 = 8 cm B. r1 = 4 cm; r2= 8 cm C. r1 = 4 cm; r2 = 6 cm D. r1 = 4 cm; r2 = 10 cm
Câu 51: Một tài xế điều khiển một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm rên một mặt
phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ô tô sẽ:
A. Chưa đủ cơ sở để kết luận B. Trượt ra khỏi đường tròn
C. Trượt vào phía trong đường tròn D. Chạy chậm lại vì lực hướng tâm
Câu 52: Một lò xo có độ cứng 125 N/m, chiều dài tự nhiên 40 cm, một đầu giữ cố định ở A, đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng 10 g
có thể trượt không ma sát trên thanh nằm ngang. Thanh quay đều quanh trục Δ thẳng đứng với tốc độ 360 vòng/phút. Lấy π2 = 10. Độ
giãn của lò xo gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,3 cm. B. 5,0 cm. C. 5,1 cm. D. 5,5 cm.
Câu 53: Buộc một vật có khối lượng 0,5kg vào một sợi dây dài 1m rồi quay tròn đều thì thất lực căng của dây là 8N. Xác định vận tốc
dài của vật.
A. 4 m/s. B. 2 m/s. C. 6 m/s. D. 8 m/s.
Câu 54: Xe có khối lượng 1 tấn đi qua cầu vồng. Cầu có bán kính cong là 50 m. Giả sử xe chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Lấy g
= 9,8 m/s2. Tại đỉnh cầu, tính lực nén của xe lên cầu bằng
A. 7200 N. B. 5500 N. C. 7800 N. D. 6500 N.
Câu 55: Diễn viên xiếc đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 6,4 m. Lấy g = 10m/s 2. Để đi qua điểm cao nhất mà không rơi thì người đó
phải đi với tốc độ tối thiểu bằng
A. 15 m/s. B. 8 m/s. C. 12 m/s. D. 9,3 m/s.
Câu 56: Một máy bay thực hiện một vòng bay trong mặt phẳng thẳng đứng. Bán kính vòng bay là R=500m,vận tốc máy bay có độ
lớn không đổi v=360 km/h. Khối lượng của người phi công là m=70 kg. Lấy g=10 m/s 2. Lực nén của người phi công lên ghế ngồi tại
điểm cao nhất của vòng bay bằng
A. 765N. B. 700N. C. 750N. D. 2100N.
Câu 57: Biết khối lượng của Trái Đất là M = 6.10 24 kg. Chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 h. Hằng số hấp dẫn G =
6,67.10-11 Nm2/kg2. Khoảng cách giữa tâm vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất với tâm Trái Đất bằng
A. 422980 km. B. 42298 km. C. 42982 km. D. 42982 m.
Câu 58: Vệ tinh Vinasat – 1 đầu tiên của Việt Nam có khối lượng khoảng 2,6 tấn. Nó được đưa vào vũ trụ lúc 22 giờ 16 phút, ngày
18 tháng 4 năm 2008 (Giờ UTC) tại bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Hiện nó đang hoạt động ở độ cao 35880 km so với mặt
đất; chuyển động theo chiều quay của Trái Đất và có chu kì quay bằng đúng chu kì quay của Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất ở xích
đạo khoảng 6400 km. Lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh Vinasat – 1 có giá trị xấp xỉ bằng
A. 581,40N. B. 0,4934N. C. 493,4N. D. 0,8514N.
Câu 59: Một viên bi nặng 200g được nối vào đầu A của một sợi dây dài OA = 1m. Quay cho viên bi chuyển động tròn đều trong mặt
phẳng thẳng đứng quanh O với vận tốc 30vòng/phút. Lấy g =π2=10m/s2. Sức căng của dây OA khi viên bi ở vị trí cao nhất là
A. 0N. B. 10N. C. 30N. D. 4N.
Câu 60: Chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 27,32 ngày và khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng là 3,84.10 8 m.
Giả thiết quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng là tròn. Khối lượng của Trái Đất là
A. 6,00.1024 kg. B. 6,45.1027 kg. C. 6,00.1027 kg. D. 6,45.1024 kg.
Câu 61: Một vệ tinh khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920 N. Chu kì
của vệ tinh là 5,3.103 s. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km. Khoảng cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh bằng
A. 135 km. B. 146 km. C. 185 km. D. 153 km.
Câu 62: Một vệ tinh có khối lượng m = 60 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết Trái
Đất có bán kính R = 6400 km. Biết gia tốc tại vệ tinh là g = 9,8 m/s2. Tốc độ dài của vệ tinh là
A. 6,4 km/s. B. 11,2 km/s. C. 4,9 km/s. D. 5,6 km/s.
Câu 63: Một viên bi nặng 200g được nối vào đầu A của một sợi dây dài OA = 1m. Quay cho viên bi chuyển động tròn đều trong mặt
phẳng thẳng đứng quanh O với vận tốc 30vòng /phút. Lấy g =π2=10m/s2. Sức căng của dây OA khi viên bi ở vị trí thấp nhất là
A. 0N. B. 10N. C. 4N. D. 4N.
Câu 64: Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,1 kg được treo vào một đầu sợi dây nhẹ không dãn, đầu còn lại của sợi dây được buộc chặt
vào điểm cố định O. Cho vật m chuyển động theo quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng thẳng đứng với tâm O và bán kính r = 0,5 m. Bỏ
qua sức cản của không khí và lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2. Cho biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là v = 5
m/s. Lực căng của sợi dây khi vật đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là
A. 5 N. B. 1 N. C. 6 N. D. 4 N.
Câu 65: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm và có độ cứng 12,5N/m có một vật nặng 10g gắn vào đầu của lò xo. Đầu kia cố
định gắn vào trục quay. Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 2 vòng/s. Tính độ giãn của lò xo.
A. 3 cm. B. 3,5 cm. C. 6 cm. D. 8 cm.

File word: ducdu84@gmail.com -- 73 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 66: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm và có độ cứng 12,5N/m có một vật nặng 10g gắn vào đầu của lò xo. Đầu kia cố
định gắn vào trục quay. Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Lò xo sẽ không thể có lại trạng thái cũ nếu giãn dài
hơn 40 cm. Tính số vòng quay tối đa của m trong một phút, cho π2=10
A. 238,73 v/ph B. 338,73 v/ph C. 230 v/ph D. 330 v/ph
Câu 67: Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên l 0 một đầu giữ cố định ở A đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt
không ma sát trên thanh (Δ) nằm ngang. Thanh (Δ) quay đều với vận tốc góc ω quanh trục (Δ) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi
l0 = 20 cm, ω = 20π rad/s, m = 10 g; k = 200 N/m.
A. 5 cm. B. 3,5 cm. C. 6 cm. D. 8 cm.
Câu 68: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l 0=20 cm và có độ cứng 80N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng m=100g. Vật nặng m
quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang. Lò xo sẽ không thể co lại trạng thái cũ nếu độ dãn lớn hơn 10cm. Lấy π 2=10. Tốc độ góc
để lò xo không bị mất đi tính đàn hồi là
A. ω ≤16,3 rad/s. B. ω ≥16,3 rad/s. C. ω ≤19,6 rad/s. D. ω ≥19,6 rad/s.
Câu 69: Một ôtô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn đường lõm (coi như cung tròn) với vận tốc 36km/h. Coi ôtô
là một chất điểm. Biết bán kính cong của đoạn đườnng lõm R = 50m và g=10m/s 2. Áp lực của ôtô lên mặt đường tại điểm thấp nhất
nhận gia trị nào sau đây?
A. F = 14400000N. B. F = 1440000N. C. F = 144000N. D. F = 14400N.
Câu 70: Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong 100 m với tốc độ 72 km/h. Áp lực của ô tô
nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu) là
A. 36000 N. B. 48000 N. C. 40000 N. D. 24000 N.
Câu 71: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này,
khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s 2. Lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10
m/s bằng
A. 164 N. B. 186 N. C. 254 N. D. 216 N.
Câu 72: Xe ô tô loại nhỏ có khối lượng một tấn đi qua cầu vồng lên. Cầu có bán kính cong là 50m. Xe chuyển động đều lên cầu với
vận tốc 36 km/h. Tính lực nén của xe lên cầu mặt cầu tại đỉnh cầu. Lấy g = 9,8m/s2.
A. 8000N B. 4000N C. 3000N D. 5000N
Câu 73: Một máy bay thực hiện một vòng nhào lộn bán kính 400 m trong mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc 540 km/h. Lấy g = 10
m/s2.. Lực do người lái có khối lượng 60 kg nén lên ghế ngồi ở điểm cao nhất và thấp nhất của vòng nhào lần lượt là
A. 2775 N; 3975 N. B. 2552 N; 4500 N. C. 1850 N; 3220 N. D. 2680 N; 3785 N.
Câu 74: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với vận tốc 36 km/h. Biết bán
kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng
A. 11950 N. B. 11760 N. C. 9600 N. D. 14400 N.
Câu 75: Xe có khối lượng 1 tấn đi qua cầu lõm. Cầu có bán kính cong là 50 m. Giả sử xe chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Lấy g
= 9,8 m/s2. Tại điểm thấp nhất của cầu lực nén của xe lên cầu bằng
A. 7200 N. B. 11800N. C. 7800 N. D. 6500 N.
Câu 76: Một ôtô có khối lượng là 2tấn đang chuyển động với vận tốc 18km/h, lấy g = 10m/s 2 bỏ qua ma sát. Tìm lực nén của ôtô lên
cầu khi đi qua điểm giữa cầu? , biết cầu có bán kính 400 cm cầu võng xuống.
A. 32500N B. 40500N C. 45500N D. 50000N
Câu 77: Xe ô tô loại nhỏ có khối lượng một tấn đi qua cầu vồng lên. Cầu có bán kính cong là 50m. Xe chuyển động đều lên cầu với
vận tốc 36 km/h. Tính lực nén của xe lên cầu mặt cầu tại nơi bán kính cong hợp với phương thẳng đứng góc 300. Lấy g = 9,8m/s2.
A. 80,5235N B. 6660,254N C. 3300,354N D. 50,2345N
Câu 78: Một người diễm viên xiếc đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 10m, biết khối lượng tổng cộng là 60kg. Lấy g =10m/s2. Để phải
đi qua điểm cao nhất của vòng với vận tốc tối thiểu bằng bao nhiêu để người diễn viên và xe đạp không rơi khỏi vòng
A. 2m/s B. 3m/s C. 5m/s D.10m/s
Câu 79: Một ôtô có khối lượng là 2tấn đang chuyển động với vận tốc 18km/h, lấy g = 10m/s 2 bỏ qua ma sát. Tìm lực nén của ôtô lên
cầu khi đi qua điểm giữa cầu?, biết cầu có bán kính 400 cm cầu võng lên.
A. 9500N B. 7500N C. 6500N D. 8500N
Dạng 2. Các lực tác dụng lên vật theo các phương khác nhau đóng vai trò là lực hướng tâm
Câu 80: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiều cầu lồi có bán kính cong 1000m. Lấy g =
10 m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 300 là
A. 52000 N. B. 25000 N. C. 21088 N. D. 36000 N.
Câu 81: Một người diễm viên xiếc đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 10m, biết khối lượng tổng cộng là 60kg. Lấy g=10m/s2. Nếu tại
nơi có bán kính hợp với phương thẳng đứng một góc 600 thì áp lực của diễn viên tác dụng lên vòng là bao nhiêu biết vận tốc tại đó là
10 m/s
A. 200N B. 6400N C. 300N D. 6500N
Câu 82: Một xe có khối lượng m = 1 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng nên với vận tốc v = 10 m/s. Bán kính cong của cầu R =
50 m. Tìm áp lực của xe nên cầu vồng tại nơi bán kính cong hợp với phương thẳng đứng một góc 30°. Lấy g = 10 m/s2
A. 6860N B. 400N C. 6660N D. 500N
Câu 83: Một xe có khối lượng m chuyển động trên đường cua tròn có bán kính r = 100 m với vận tốc không đổi 72 km/h. Lấy g = 10
m/s2. Hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường ít nhất bằng bao nhiêu để xe không trượt là
A. 0,35. B. 0,26. C. 0,33. D. 0,4.
Câu 84: Một ô tô chạy qua một đoạn đường đèo vào khúc cua được coi như là một cung tròn có bán kính cong là 200cm. Hệ số ma
sát trượt giữa lốp xe và mặt đường là 0,8. Hỏi ô tô chỉ được chạy với vận tốc tối đa bằng bao nhiêu để không rơi khỏi đoạn đường đèo,
khi đó tốc độ góc của ô tô là bao nhiêu?
A. 2 rad/s. B. 26 rad/s. C. 5 rad/s. D. 20 rad/s.
Câu 85: Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn chuyển động với tốc độ 54 km/h đi qua một chiều cầu lồi có bán kính cong 1000 k. Lấy g =
10 m/s2. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi ô tô ở vị trí mà đướng nối tâm quỹ đạo với ô tô tạo với phương thẳng đứng một góc 30o là

File word: ducdu84@gmail.com -- 74 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 52000 N. B. 25000 N. C. 21088 N. D. 36000 N.
Câu 86: Dùng một dây nhẹ, không dãn để quay một vật có khối lượng m = 500 g chuyển động tròn đều trong một mặt phẳng nằm
ngang. Biết g = 10 m/s2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Lực căng dây là
A. 5 N. B. N. C. 10 N. √
D. 10 3/3 N.
Câu 87: Một lò xo có độ cứng k = 50N/m và chiều dài tự nhiên l 0=36cm treo vật 200g có đầu trên cố định. Quay lò xo quanh một trục
thẳng đứng qua đầu trên lò xo, vật m vạch ra một đường tròn nằm ngang hợp với trục lò xo một góc 450. Chiều dài lò xo xấp xỉ bằng
A. 42,0cm. B. 40,0cm C. 36,1cm D.92,6cm.
Câu 88: Đoàn tàu chạy qua đường vòng với bán kính 570m. Đường sắt rộng 1,4m và đường ray ngoài cao hơn đường ray trong 10cm.
Gọi α là góc ngiêng của mặt đường so với phương ngang. Do α nhỏ nên sinα = tanα và g = 10 m/s2. Để gờ bánh không nén lên thành
ray thì tàu phải chạy với vận tốc bằng
A. 72km/h. B. 54km/h. C. 72km/h. D. 18km/h.
Câu 89: Một chất điểm m có khối lượng 0,05kg được đặt trên mặt bàn tròn, nằm ngang, không ma sát. Bàn có thể quay quanh trục
(Δ), dây song song với mặt bàn. Cho biết dây chịu được lực căng tối đa là 9N và khoảng cách từ M đến (Δ) là 0,2m. Giá trị lớn nhất
của ω để dây chưa bị đứt khi quay bàn là
A. 30rad/s. B. 6rad/s. C. 2,25rad/s. D. 36rad/s.
Câu 90: Lò xo k = 50 N/m, lo = 36 cm treo vật m = 0,2kg có đầu trên cố định. Quay lò xo quanh một trục thẳng đứng qua đầu trên lò
xo, m vạch một đường tròn nằm ngang hợp với trục lò xo góc 450. Tính chiều dài của lò xo?
A. 0,416 m B. 0,173 m C. 0,238 m D. 0,127 m
Câu 91: Lò xo k = 50 N/m, l0 = 36 cm treo vật m = 0.2kg có đầu trên cố định. Quay lò xo quanh một trục thẳng đứng qua đầu trên lò
xo, m vạch một đường tròn nằm ngang hợp với trục lò xo góc 450. Số vòng quay trong 1 phút?
A. 63,7 vòng/phút B. 55,8 vòng/giờ C. 55,8 vòng/phút D. 63,7 vòng/giờ
Câu 92: Cho một đĩa nằm ngang quay quanh trục thẳng đứng với vận tốc n=30 (vòng/phút). Đặt một vật có khối lượng m lên đĩa cách
trục quay 20cm. Hỏi hệ số ma sát bằng bao nhiêu để vật không trươt trên đĩa? Lấy g=π2=10m/s2
A. 0,35. B. 0,26. C. 0,33. D. 0,2.
Câu 93: Cho một bàn tròn có bán kính 80 cm. Lấy một vật có khối lượng 100g đặt lên mép bàn tròn. Khi bàn tròn quay quanh một
trục thẳng qua tâm bàn thì thấy vật quay đều theo bàn với vận tốc v=2m/s. Xác định hệ số ma giữa vật và bàn tròn để vật không trượt
A. 0,5. B. 0,26. C. 0,33. D. 0,2.
Câu 94: Một vật được đặt tại mép một mặt bàn tròn có bán kính 80cm, bàn quay đều quanh trục thẳng đứng qua tâm O của mặt bàn
với tốc độ góc ω. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 2. Hỏi ω có giá trị max là bao nhiêu để vật không bị trượt ra khỏi bàn. Lấy
g= 10m/s2
A. 5 rad/s. B. 6 rad/s. C. 15 rad/s. D. 20 rad/s.
Câu 95: Một vật đặt trên một cái bàn quay. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0, 5 và vận tốc góc của mặt bàn là 5rad/s thì có
thể đặt vật ở vùng nào trên mặt bàn để nó không bị trượt đi.
A. 0,2 m. B. 0,4 m. C. 0,3 m. D. 0,1 m.
Câu 96: Một vật có khối lượng 0,1kg được treo vào một sợi dây nhẹ không dãn, đầu còn lại cố định vào O. Cho vật m chuyển động
theo quỹ đạo tròn trong mặt phẳng thắng đứng với tâm O và bán kính r = 0,5m. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s 2. Khi
vật đi qua điểm M có bán kính tại với bán kính nối điểm cao nhất của quỹ đạo góc 60 0, vận tốc tiếp tuyến tại M là 5m/s. Lực căng dây
tại điểm M bằng
A. 5,5N. B. 4,5N. C. 5N. D. 1N.
Câu 97: Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của 1 sợi dây dài 0,5 m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn
đều trong mặt phẳng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc 300 so với phương thẳng đứng. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ dài của quả
cầu bằng
A. 1,19 m/s. B. 1,93 m/s. C. 0,85 m/s. D. 0,25 m/s.
Câu 98: Trong môn quay tạ, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm
ngang. Muốn tạ chuyển động trên đường tròn bán kính 2 m với tốc độ dài 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N.
Khối lượng của tạ bằng
A. 7,5 kg. B. 5 kg. C. 12 kg. D. 8,35 kg.

Câu 99: Một vật M treo vào dây dài l=10 2 cm. Đầu kia buộc vào điểm A của một thanh cứng AB. AB thẳng đứng (đầu A trên đầu
B). Quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang để dây treo hợp với AB một góc 45 0. Cho g = 10m/s2. Số
vòng quay trong 1s bằng
A.10 vòng/s. B. 5,0 vòng/s. C. 1,6 vòng/s. D. 0,5 vòng/s.
Câu 100: Một hòn đá được treo vào điểm cố định bằng một sợi dây dài 1,00m. Quay dây sao cho chất điểm chuyển động tròn đều
trong mặt phẳng nằm ngang và thực hiện 30 vòng/phút. Lấy g = 9,8m/s2. Góc hợp bởi sợi dây so với phương thẳng đứng bằng
A. 15012’ B. 6048’ C. 8048’ D.10012’
CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ
Câu 1: Bi 1 có trọng lượng lớn gấp đôi bi 2. Cùng một lúc tại một vị trí, bi 1 được thả rơi còn bi 2 được ném theo phương ngang với
tốc độ v0. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây đúng:
A. Chạm đất cùng lúc. B. Bi 1 chạm đất trước. C. Bi 1 chạm đất sau. D. Không biết được.
Câu 2: Tầm xa (L) tính theo phương ngang xác định bằng biểu thức nào sau đây?

A. L = xmax = v0 2gh B. L = xmax = v0 h g√/ √ /
C. L = xmax = v0 2h g D. L = xmax = v0h/2g
Câu 3: Phương trình nào sau đây là phương trình quĩ đạo của vật?
A. y=gx2/2v0 B. y=gx2/2v02 C. y=gx2/v02 D. y=gx/2v02
Câu 4: Công thức nào sau đây cho biết thời gian chuyển động của vật từ lúc ném đến khi chạm đất?

A. t= √ 2h / g B. t= √ h /2 g C. t= √h/g D. t= √ 2hg
File word: ducdu84@gmail.com -- 75 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 5: Ở cùng độ cao khi ném một viên A theo phương ngang cùng với vận tốc đầu v 0 với ném viên đá theo phương thẳng đứng
hướng xuống thì viên đá nào chạm đất trước:
A. Viên A. B. Viên B. C. Hai viên rơi cùng lúc. D. Khôngxác định được.
Câu 6: Từ một độ cao, ném đồng thời hai vật theo phương ngang với vận tốc khác nhau v1>v2
A. Vật 1 sẽ rơi chạm đất trước vật 2. B. vật 1 sẽ rơi xa hơn vật 2. C. Cả hai vật chạm đất cùng lúc. D. Câu B và C đều đúng.
Câu 7: Vật được bắn lên từ mặt đất có quỹ đạo chuyển động là một parabol như hình. Phát biểu nào dưới đâylà đúng về gia tốc
chuyển động của vật y
A. gia tốc của vật ở x bằng gia tốc của vật ở y.
B. gia tốc của vật ở x bé hơn gia tốc của vật ở z. x z
C. gia tốc của vật ở y bé hơn gia tốc của vật ở x.
D. gia tốc của vật ở y bé hơn gia tốc của vật ở z.
⃗v
Câu 8: Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu 0 , cùng lúc đó vật II được thả RTD không vận tốc đầu. Bỏ
qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?
A. Vật I chạm đất trước vật II. B. Vật I chạm đất sau vật II
C. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II. D. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mội vật.
Câu 9: Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A đượ thả còn bi B được ném theo
phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản không khí. Hãy cho biết câu nào sau đây đúng.
A. A chạm đất trước B. A chạm đất sau B
C. Cả hai chạm đất cùng lúc. D. Chưa đủ thông tin trả lời.
Câu 10: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối
lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau sẽ xảy ra?
A. Y chạm sàn trước X. B. X chạm sàn trước Y.
C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường. D. X và Y chạm sàm cùng một lúc.
Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của vật ném ngang ?
A. Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là đường thẳng. B. Tầm xa của vật phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
C. Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
D. Lực duy nhất tác dụng vào vật là trọng lực (bỏ qua sức cản của không khí).
Câu 12: Một quả bóng tennit được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo
của quả bóng khi rơi ra khỏi bàn?

A. B. C. D.

⃗v
Câu 13: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc 0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O
trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Độ lớn vận tốc của
vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

A. v=v0+gt B. v= 0√ v 2 +g2 t 2 C. v= 0 √ v +gt D. v=gt


Câu 14: Để tăng tầm xa của vật ném theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả
nhất?
A. Giảm khối lượng vật ném. B. Tăng độ cao điểm ném. C. Giảm độ cao điểm ném. D. Tăng vận tốc ném.
Câu 15: Một máy bay đang thẳng đều ở độ cao h, với tốc độ v 0 thì thả rơi một vật. Khi vật chạm đất, máy bay cách chỗ thả vật (bỏ
qua sức cản của không khí )

A. s=2v0h/g B. s=2gh/v0 C. s=2v0 √ gh D. s=√ 2hv 2 /g


0
Câu 16: Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí. Tầm bay xa của vật
phụ thuộc vào
A. M và v. B. M và h. C. v0 và h. D. M, v0 và h.
Câu 17: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là một
A. đường tròn. B. đường thẳng C. đường xoáy ốc D. nhánh parabol.
Câu 18: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ném là v0. Biết rằng khi tiếp đất thì vậntốc của nó bằng 2v0.
Cho gia tốc trọng trường là g. Độ cao h bằng

A. B. C. D.
Câu 19: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ném là u0. Nếu vật được ném từ độ caogấp đôi độ cao ban
đầu với vận tốc ban đầu như cũ thì
A. thời gian bay sẽ tăng gấp đôi. √
B. thời gian bay sẽ tăng lên 2 lần.
C. thời gian bay không thay đổi. D. thời gian bay sẽ tăng lên gấp bốn.
Câu 20: Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ném là v0. Nếu vẫn ở độ cao đó nhưngvận tốc ban đầu của
vật được tăng lên gấp đôi thì
A. thời gian bay sẽ tăng lên gấp đôi. B. thời gian bay sẽ giảm đi gấp bốn.
C. thời gian bay không thay đổi. D. thời gian bay sẽ giảm đi một nửa.

File word: ducdu84@gmail.com -- 76 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 21: Quả cầu I có khối lượng gấp đôi quả cầu II. Cùng một lúc tại độ cao h, quả cầu I được thả rơi còn quả cầu II được ném theo
phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn phát biểu đúng?
A. Cả hai quả cầu I và II chạm đất cùng một lúc B. Quả cầu I chạm đất trước
C. Quả cầu II chạm đất trước, khi nó được ném với vận tốc đủ lớn. D. Quả cầu II chạm đất trước
Câu 22: Từ trên một máy bay đang chuyển động đều theo phương nằm ngang, người ta thả một vật rơi xuống
đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Người quan sát đứng trên mặt đất nhìn thấy quỳ đạo của vật là một phần của Parabol.
B. Người quan sát đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một phần của Parabol.
C. Người quan sát đứng trên máy bay nhìn thấy quỹ đạo của vật là một đường thẳng đứng.
D. Vị trí chạm đất ở ngay phía dưới máy bay theo phương thẳng đứng.
Câu 23: Trong chuyển động ném ngang, gia tốc của vật tại một vị trí bất kỳ luôn có đặc điểm là hướng theo
A. phương ngang, cùng chiều chuyển động. B. phương ngang, ngược chiều chuyển động
C. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 24: Một phi công lái một máy bay trực thăng đang lên thẳng đứng với vận tốc không đổi v0. Đột nhiên trong khi bốc
thẳng lên, phi công làm rơi cây một cây bút ra cửa sổ, bỏ qua sức cản của không khí. Cây bút sẽ:
A. Cây bút chuyển động sang phương ngang rồi rơi xuống nhanh dần
B. Hoàn toàn không đi lên nhưng ngay lập tức bắt đầu đi xuống đất.
C. Di chuyển xuống với vận tốc không đổi.
D. Ban đầu bay lên với vận tốc, sau v0 đó tốc độ giảm dần và dừng lại và cuối cùng đi xuống với tốc độ tăng dần.
Câu 25: Một pháo sáng được thả ra từ máy bay đang bay đều theo phương thẳng nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, pháo
sáng sẽ chuyển động ra sao?
A. Bay phía sau máy bay trên cùng mặt ngang. B. Giữ thẳng đứng dưới máy bay.
C. Di chuyển phía trước máy bay trên cùng mặt ngang. D. Phụ thuộc vào độ nhanh theo mặt ngang của máy bay.
Dạng 1. Bài toán về chuyển động ném ngang
Loại 1. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là vị trí ném, Oy hướng xuống
Câu 26: Vật được ném ngang ở độ cao 45m. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là:
A. 3s. B. 4,5s C. 9s. D. √ 3 s.
Câu 27: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bao lâu sau thì gói
hàng sẽ rơi đến đất ?
A. 10s. B. 4,5s C. 9s. D. √ 3 s.
Câu 28: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tầm bay xa (tính
theo phương ngang) của gói hàng là bao nhiêu ?
A. 1500 m. B. 1000 m C. 1410 m. D. 2820 m.
Câu 29: Một vật được ném ngang ở độ cao 20m với vân tốc đầu v 0 = 15m/s. Lấy g = 10m/s 2, bỏ qua sức cản không khí. Viết phương
trình vật chuyển động ném ngang và tầm ném xa.
A. y=x2/45; L=30m B. y=x2/90; L=40m C. y=x2/90; L=30m D. y=x2/45; L=40m
Câu 30: Môt hòn bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà cách mép bàn
là 2m (theo phương ngang), lấy g=10m/s2. Vận tốc khỏi mép bàn là:
A. 2m/s B. 4m/s C. 1m/s D. Một đáp án khác.
Câu 31: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2m/s từ độ cao h = 5m so với mặt đất. Tầm ném xa của viên bi bằng
bao nhiêu? Cho g = 10m/s2.
A. 2m. B. 1m C. 1,41 m. D. 2,82m.
Câu 32: Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18 m/s. Vách đá
cao 50 m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8 m/s2. Sau bao lâu thì hòn đá chạm vào mặt nước ?
A. 3,2s. B. 4,5s C. 9s. D. √ 3 s.
Câu 33: Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18 m/s. Vách đá
cao 50 m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính tốc độ của hòn đá lúc chạm vào mặt nước.
A. 32m/s B. 36m/s C. 45m/s D. Một đáp án khác.
Câu 34: Một vận động viên trượt tuyết sau khi trượt trên một đoạn đường dốc thì bay ra khỏi dốc theo phương nằm ngang ở độ cao
90m so với mặt đất. Người đó bay xa được 80m khi vừa chạm đất. lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người đó khi rời khỏi dốc là
A. 18,7 m/s B. 4,28 m/s C. 84 m/s D. 42 m/s
Câu 35: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ
cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi thời gian chuyển động của vận động viên đó? Lấy g =
9,8 m/s2.
A. 4,2s. B. 4,5s C. 9s. D. √ 3 s.
Câu 36: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ
cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc là bao
nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 42 m/s B. 4,28 m/s C. 84 m/s D. 42,5 m/s
Câu 37: Ném vật theo phương ngang với vận tốc 10 m/s từ độ cao 40 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Xác định tọa độ của vật sau 2s.
A. 20 m B. 4,28 m C. 84 m D. 42,5 m
Câu 38: Ném vật theo phương ngang từ đỉnh dốc nghiêng góc 30° với phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Nếu vận tốc ném là 10m/s, vật
rơi ở một điểm trên dốc, tính khoảng cách từ điểm ném đến điểm rơi.
A. 13,33 m B. 4,28 m C. 84 m D. 42,5 m

File word: ducdu84@gmail.com -- 77 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 39: Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 80 m. Sau 3s vận tốc của vật hợp với phương nằm ngang góc 45°. Hỏi
vật chạm đất lúc nào? Lấy g = 10 m/s2
A. 4s. B. 4,5s C. 9s. D. √ 3 s.
Câu 40: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bên hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép, nó rơi xuống nền
nhà tại điểm cách mép bàn 1,50m (theo phương ngang). Lấy g=10m/s2. Thời gian chuyển động và tốc độ của bi lúc rời bàn?
A. 0,35s; 4,28m/s B. 0,125s; 12m/s C. 0,5s; 3m/s D. 0,25s; 6m/s
Câu 41: Một vật được ném ngang ở độ cao 80m với vận tốc ban đầu là 30m/s, lấy g= 10m/s2. Tầm bay xa của vật là:
A. 80m. B. 100m. C. 120m. D. 140m.
Câu 42: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0 = 25m/s và rơi xuống đất sau t = 3s. Bỏ qua lực cản của
không khí và lấy g = 9,8m/s2. Hỏi quả bóng đã được ném từ độ cao nào và tầm bay xa của quả bóng là bao nhiêu?
A. 49m; 72m. B. 45m; 75m. C. 44,1m; 75m. D. 50m; 75m.
Câu 43: Một vật được ném ngang từ độ cao z = 9m. Vận tốc ban đầu v0. Vật bay xa 18m. Tính v0, cho g = 10m/s2.
A.10m/s. B. 20m/s. C. 13,4m/s. D. 3,18m/s.
Câu 44: Một máy bay, bay với vận tốc không đổi v 0 theo phương ngang ở độ cao h so với mặt đất và thả rơi một vật. Nếu h = 3000m;
v0 = 100 m/s. Hãy xác định thời gian rơi và tầm ném xa của vật.
A. t=24,7 s; L=2470 m B. t=2,47 s; L=2470 m C. t=24,7 s; L=247 m D. t=2,47 s; L=247 m
Câu 45: Một máy bay, bay với vận tốc không đổi v0 theo phương ngang ở độ cao h so với mặt đất và thả rơi một vật. Khi h = 1500m.
Xác định v0 để quãng đường mà vật đi được theo phương ngang kể từ lúc thả ra cho đến khi chạm đất bằng 2000m. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. v0=114,33 m/s B. 200m/s. C. 113,4m/s. D. 318m/s.
Câu 46: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0= 30m/s ở độ cao h = 80m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của
không khí lấy g = 10m/s2. Phương trình nào sau đây là phương trình quỹ đạo của vật?
A. y=x2/90 B. y=x2/120 C. y= x2/180 D. Một đáp án khác.
Câu 47: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc 2 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s 2. Tầm ném xa của
viên bi là
A. 2,82 m. B. 1 m. C. 1,41 m. D. 2 m.
Câu 48: Một vật được ném ngang từ độ cao 45 m so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do g = 10 m/s 2 với vận tốc ban đầu 40 m/s.
Tôc độ của vật khi chạm đất là
A. 50 m/s. B. 70 m/s. C. 60 m/s. D. 30 m/s.
Câu 49: Một viên bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nên nhà, cách mép vàn
theo phương ngang 2 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của viên bi khi nó ở mép bàn là?
A. 3 m/s. B. 4 m/s. C. 2 m/s. D. 1 m/s.
Câu 50: Một vật được ném ngang từ độ cao h ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s 2với vận tốc ban đầu v0. Biết sau 2s, véctơ vận
tốc của vật hợp với phương ngang góc 300. Tốc độ ban đầu của vật gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 40 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s.
Câu 51: Ném vật theo phương ngang ở độ cao 50 m so với mặt đất, lấy g = 9.8 m/s 2, vận tốc lúc ném là 18 m/s, tính vận tốc của vật
khi chạm đất.
A. 46,5 m/s. B. 36,1 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s.
Câu 52: Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 80 m. Sau 3s vận tốc của vật hợp với phương nằm ngang góc 45 0. Hỏi
vật chạm đất với vận tốc bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. 40 m/s. B. 30 m/s. C. 50 m/s. D. 60 m/s.
Câu 53: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi
xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang). Lấy g = 10m/s2. Thời gian rơi của bi là
A. 0,25s B. 0,35s. C. 0,5s. D. 0,125s
Câu 54: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m. Vận tốc ban đầu có độ lớn là v0. Tầm xa của vật 18m. Tính v0. Lấy g = 10m/s2.
A. 19m/s B. 13,4m/s C.10m/s. D. 3,16m/s.
Câu 55: Một người ném hòn đá theo phương ngang với tốc độ 10m/s. Vị trí ném ở độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2.
Trong quá trình chuyển động xem như hòn đá chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Tầm xa của hòn đá là
A. 5,7m. B. 3,2m. C. 56,0m. D. 4,0m.
Câu 56: Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm xa vật đạt được là 2m. (Lấy g = 10 m/s2). Vận tốc ban đầu của vật là
A.10 m/s. B. 2,5 m/s. C. 5 m/s. D. 2 m/s.
Câu 57: Một vật được ném từ độ cao h = 45m với vận tốc đầu v 0=20m/s theo phương nằm ngang. bỏ qua sức cản của không khí, lấy g
= 10m/s2. Tầm ném xa của vật là
A. 30 m B. 60 m. C. 90 m. D. 180 m.
Câu 58: Một vật được ném ngang với vận tổc v 0 = 30 m/s, ở độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/ s2, tầm bay xa và vận tốc của vật khi
chạm đất là
A. 120 m, 50 m/s. B. 50 m, 120 m/s. C. 120 m, 70 m/s. D. 120 m, 10 m/s.
Câu 59: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v 0=10m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc
⃗v
O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều 0 , Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật
là: (với g = 10 m/s2)
A. y=10t+5t2. B. y=10t+10t2. C. y=0,05x2. D. y=0,1x2.
Câu 60: Ném vật theo phương ngang với vận tốc 10 m/s từ độ cao 40 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s . Phương trình quỹ đạo của vật
2

A. y = x2/240. B. y = x2/2880. C. y = x2/20. D. y = x2/1440.


Câu 61: Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 20 m so với mặt đất. Tốc độ của đạn lúc vừa
ra khỏi nòng súng là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Điểm đạn rơi xuống cách điểm bắn theo phương ngang là
A. 600 m. B. 360 m. C. 480 m. D. 180 m.

File word: ducdu84@gmail.com -- 78 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 62: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dóc theo phương ngang ở độ
cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc là bao
nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 45 m/s. B. 60 m/s. C. 42 m/s. D. 90 m/s.
Câu 63: Một máy bay bay với vận tốc không đổi theo phương nằm ngang ở độ cao h so với mặt đất và thả một vật. Bỏ qua sức cản
của không khí và lấy g = 10m/s2. Khi h = 2,5 km; v0 = 120m/s. Phương trình quỹ đạo của vật khi chọn gốc tọa độ O ở điểm thả vật,
Ox hướng theo v0; Oy hướng thẳng đứng xuống dưới là
A. y = x2/240. B. y = x2/2880. C. y = x2/120. D. y = x2/1440.
Câu 64: Một hòn bi lăn dọc theo 1 cạnh của 1 mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống
nền nhà tại điểm cách mép bàn là 1,5m theo phương ngang. Lấy g 10m/s2. Xác định vận tốc khi chạm đất
A. 5,83 m/s B. 6 m/s C. 4,28 m/s D. 3 m/s
Câu 65: Ném vật theo phương ngang từ đỉnh dốc nghiêng góc 30 0 với phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2. Nếu vận tốc ném là 10m/s, vật
rơi ở một điểm trên dốc, tính khoảng cách từ điểm ném đến điểm rơi.
A. (x = 11,55 m; y = 6,67 m) B. (x = 115,5 m; y = 66,7 m) C. (x = 11,55 m; y = 66,7 m) D. (x=115,5 m; y=6,67 m)
Câu 66: Ném vật theo phương ngang từ đỉnh dốc nghiêng góc 30 0 với phương ngang. Lấy g = 10 m/s 2. Nếu dốc dài 15m thì vận tốc
ném là bao nhiêu để vật rơi ngoài chân đồi.
A.10.6 m/s B. 6 m/s C. 4,28 m/s D. 3 m/s
Câu 67: Từ đỉnh 1 ngọn tháp cao 80m, một quả cầu được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 20m/s. Viết phương trình tọa độ
của quả cầu. Xác định tọa độ của quả cầu sau khi ném 2s.
A. y  5t2; x  20t; x  40cm; y  20cm B. y 10t2; x  20 t; x  40cm; y  40cm
C. y  5t ; x  40 t; x  20cm; y  40cm
2
D. y 10t2 x 10 t; x  20cm; y  40cm
Câu 68: Từ đỉnh 1 ngọn tháp cao 80m, một quae cầu được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 20m/s. Qủa cầu chạm
đất ở vị trí nào? Vận tốc quả cầu khi chạm đất là bao nhiêu?
A. 24,7m/s B. 41,7m/s C. 22,7m/s D. 44,7m/s
Câu 69: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 15 m/s và rơi chạm đất sau 2 s. Lấy g = 10 m/s2. Khi chạm đất vật đạt
tốc độ
A. 25 m/s. B. 10 m/s. C. 30 m/s. D. 40 m/s.
Câu 70: Từ độ cao 45 m so với mặt đất người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc 40m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g
= 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là?
A. 20 m/s B. 50 m/s C. 60 m/s D. 30 m/s
Câu 71: Một hòn bi lăn dọc theo cạnh bàn của một hình chữ nhật nằm ngang cao 1.25 m. Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà
tại điểm cách mép bàn 1.5 m theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi và vận tốc ban đầu của viên bi là?
A. 0,25s và 3 m/s B. 0,35s và 2 m/s C. 0,125s và 2 m/s D. 0,5s và 3 m/s
Câu 72: Ném vật theo phương ngang ở độ cao 20 m so với mặt đất, lấy g = 10 m/s 2, vận tốc lúc ném là 10 m/s. Tính vận tốc của vật
khi chạm đất?
A. 11.12 m/s B. 22.36 m/s C. 8.3 m/s D. 3.8 m/s
Câu 73: Một viên đạn được bắn theo phương ngang ở độ cao 180 m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có v =
100 m/s. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất.
A. 240 m B. 480 m C. 360 m D. 400 m
Câu 74: Từ độ cao h = 80 m, người ta ném một quả cầu theo phương nằm ngang với v 0 = 20 m/s. Xác định vận tốc của quả cầu khi
chạm đất. Cho rằng sức cản của không khí không đáng kể, g = 10 m/s2
A. 22.8 m/s B. 12.5 m/s C. 26.3 m/s D. 44.7 m/s
Câu 75: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v0 = 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Sau khi ném 2 s phương của vận tốc và
phương ngang hợp nhau một góc
A. 37,50. B. 84,70. C. 48,60. D. 68,20.
Câu 76: Một vận động viên mô tô địa hình chuyển động theo phương nằm ngang rời khỏi một điểm cao 1,25m so với mặt đất và
chạm đất tại điểm cách đó 10m. Lấy g =10m/s2. Vận tốc tại điểm bắt đầu bay bằng
A. 20m/s. B. 15m/s. C.10m/s. D. 5m/s.
Câu 77: Ở một đồi cao h0 = 100 m người ta đặt một súng cối nằm ngang và muốn bắn sao cho quả đạn rơi về phía bên kia của tòa
nhà, gần bức tường AB nhất. Biết tòa nhà cao h = 20 m và tường AB cách đường thẳng đứng qua chỗ bắn là l = 100 m. Lấy g = 10
m/s2. Tìm khoảng cách từ chỗ bắn viên đạn chạm đất đến chân tường AB.
A. 12,6 m. B. 11,8 m. C. 9,6 m. D. 14,8 m.
Câu 78: Từ đỉnh tháp cao 30m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0=20 m/s. Gọi M là một chất điểm trên quỹ
đạo tại vectơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Khoảng cách từ M dến mặt đất là
A. 23,33m. B. 10,33m. C. 12,33m. D. 15,33m.
Câu 79: Từ độ cao h = 80 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném ngang với tốc độ ban đầu v0 = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không
khí. Lấy gia tốc RTD g = 10 m/s 2. Chọn gốc thời gian là khi ném vật. Véctơ vận tốc của vật hợp với phương thẳng đứng một góc α =
600 vào thời điểm
A. 3,46 s. B. 1,15 s. C. 1,73 s. D. 0,58 s.
Câu 80: Một vận động viên đứng cách lưới 8m theo phương ngang và nhảy lên cao để đập bóng từ độ cao 3m với mặt đất bóng đập
theo phương ngang g=10m/s2. Giả sử đập bóng với tốc độ vừa đủ để bóng qua sát mép trên lưới cách mặt đất 2,24m và bóng sẽ chạm
đất ở bên kia lưới, cách lưới một khoảng bằng
A. 7,9m. B. 9m. C. 7m. D. 9,7m

File word: ducdu84@gmail.com -- 79 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Loại 2. Chọn hệ quy chiếu Oxy với O là mặt đất, Oy hướng lên
Câu 81: Một vật được nắm theo phương ngang từ độ cao h xo với mặt đất. chọn hệ quy chiếu Oxy tại mặt đất thì phương
trình quỹ đạo nào sau đây là đúng
A. y =0,5gt2 B. h + 0,5gt2 C. h - 0,5gt2 D. h - gt2
Câu 82: Một người đang chơi ở đỉnh tòa nhà cao 45m cầm một vật có khối lượng m ném theo phương ngang với vận tốc ban
đầu là 20m/sxuống đất, bỏ qua lực cản của không khí. Cho g=10m/s 2. Gọi M là điểm bất kỳ trên quỹ đạo rơi của vật mà tại
đó vec tơ vận tốc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 600. Tính độ cao của vật khi đó
A. 30m B. 35m C. 40m D. 45m
Câu 83: Một người đang chơi ở đỉnh tòa nhà cao 45m cầm một vật có khối lượng m ném theo phương ngang với vận tốc ban
đầu là 20m/sxuống đất, bỏ qua lực cản của không khí. Cho g=10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi chạm đất
A. 30m/s B. 36,1m/s C. 30,5m/s D. 25,5m/s
Câu 84: Một người đang chơi ở đỉnh tòa nhà cao 45m cầm một vật có khối lượng m ném theo phương ngang với vận tốc ban
đầu là 20m/s xuống đất, bỏ qua lực cản của không khí. Cho g=10m/s 2. Viết phương trình quỹ đạo của vật, khoảng thời gian
vật chạm đất, và khoảng cách từ nhà đến vị trí rơi.
A. x=15t; y=15-x2/60; t=2s; L=30m B. x=10t; y=15-x2/80; t=3s; L=30m
C. x=25t; y=25-x /70; t=6s; L=60m
2
D. x=20t; y=45-x2/80; t=3s; L=60m
Câu 85: Một người đứng ở độ cao 80m ném một vật thì vật phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để ngay lúc chạm đất có
v=50m/s, bỏ qua lực cản của không khí. Tính tầm ném xa của vật khi chạm đất.
A. 30m B. 65m C. 120m D.100m
Câu 86: Một quả cầu được ném theo phương ngang từ độ cao 80m. Sau khi chuyển động 3s, vận tốc quả cầu hợp với phương
ngang một góc 450. Tính vận tốc ban đầu của quả cầu.
A. 30m/s B. 65m/s C. 120m/s D.100m/s
Câu 87: Một quả cầu được ném theo phương ngang từ độ cao 80m. Sau khi chuyển động 3s, vận tốc quả cầu hợp với phương
ngang một góc 450. Thời gian chuyển động của vật, vị trí tiếp đất, vận tốc của vật là bao nhiêu khi tiếp đất?
A. 1s; 110m; 300m/s B. 4s; 120m; 50m/s C. 2s; 160m; 20m/s D. 5s; 130m; 40m/s
Câu 88: Từ sân thượng cao 80m một người đã ném một hòn đá theo phương ngang với v0  30m/s. Lấy g=10m/s2. Viết
phương trình chuyển động của hòn sỏi theo trục Ox, Oy. Xác định quỹ đạo của hòn sỏi.
A. y = 80 - x2/180. B. y = 40 - x2/170. C. y = 50 - x2/170. D. y = 60 - x2/180.
Câu 89: Từ sân thượng cao 80m một người đã ném một hòn đá theo phương ngang với v 0= 30 (m/s). Lấy g=10m/s2. Khi vận
tốc của viên đá hợp với phương thẳng đúng một góc 600 thì vật có độ cao bằng bao nhiêu, độ lớn vận tốc khi đó ?

A. 55m; 30 3 m/s √
B. 65m; 20 3 m/s √
C. 45m; 20 3 m/s √
D. 35m; 10 3 m/s
Câu 90: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 125m, có tầm ném xa là 120m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy
g = 10m/s2. Tính vận tốc ban đầu và vận tốc của vật lúc chạm đất.
A. v0 = 44m/s; v = 40m/s B. v0 = 34m/s; v = 46,5520m/s C. v0 = 24m/s; v = 55,462m/s D. v0=24m/s; v=50,25m/s
Câu 91: Một máy bay ném bom đang bay theo phương ngang ở độ cao 2km với v0= 504 (km/h). Hỏi viên phi công phải thả
bom từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Biết bom được thả theo phương ngang, lấy g = 10m/s2.
A. 2km B. 2,8km C. 3km D. 3,8km
Câu 92: Một máy bay bay ngang với vận tốc ở v1  504 km/h độ cao 2km muốn thả bom trúng một tàu chiến đang chuyển
động đều với vận tốc trong cùng v2  90 km/h mặt phẳng thẳng đứng với máy bay. Hỏi máy bay phải cắt bom khi nó cách
tàu chiến theo phương ngang một đoạn xa là bao nhiêu để bom rơi trúng tàu chiến? Biết máy bay và tàu chuyển động cùng
chiều.
A. 2,3km B. 2,8km C. 3km D. 3,8km
Câu 93: Một máy bay bay ngang với vận tốc ở v1  504 km/h độ cao 2km muốn thả bom trúng một tàu chiến đang chuyển
động đều với vận tốc trong cùng v2  90 km/h mặt phẳng thẳng đứng với máy bay. Hỏi máy bay phải cắt bom khi nó cách
tàu chiến theo phương ngang một đoạn xa là bao nhiêu để bom rơi trúng tàu chiến? Biết máy bay và tàu chuyển động ngược
chiều.
A. 2,3km B. 2,8km C. 3,3km D. 3,8km
Dạng 2. Chuyển động của vật được ném thẳng đứng lên trên hoặc hướng xuống dưới
Câu 94: Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 9,8 m/s. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực
đại vật đạt được là
A. 4,9 m. B. 9,8 m. C. 19,6 m. D. 2,45 m.
Câu 95: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu bằng 9,8m/s từ độ cao 39,2m. Lấy g = 9,8m/s 2. Bỏ qua
lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất?
A. t = 1 s B. t = 2 s C. t = 3 s D. t = 4 s
Câu 96: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc
giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là
A. v = 6,32m/s2. B. v = 6,32m/s. C. v = 8,94m/s2. D. v = 8,94m/s.
Câu 97: Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0m/s. Lấy g = 10m/s 2. Thời gian vật chuyển
động và độ cao cực đại vật đạt được là
A. t = 0,4s; H = 0,8m. B. t = 0,4s; H = 1,6m. C. t = 0,8s; H = 3,2m. D. t = 0,8s; H = 0,8m.
Câu 98: Một vật có kích thước nhỏ được ném từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 10 m/s, bỏ qua sức cản của
không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật khi cách mặt đất là h=0,5hmax (hmax là độ cao cực đại mà vật đạt được)
A. 7,07 m/s. B. 14,14 m/s C. 5 m/s. D. 3,54 m/s.
Câu 99: Từ độ cao h = 11,6 (m) một vật được ném theo phương thẳng đứng hướng lên trên với tốc độ ban đầu 4 m/s. Chọn trục Oy
thẳng đứng hướng xuống dưới, gốc tọa độ tại vị trí ném, lấy g = 9,8 m/s2. Phương trình chuyển động của vật là
A. x=4,9t2-4t+11,6 (m/s). B. x=-4,9t2+4t (m/s). C. x=4,9t2-4t (m/s) D. x=4,9t2+4t+11,6 (m/s).

File word: ducdu84@gmail.com -- 80 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 100: Từ độ cao h = 11,6(m) một vật được ném theo phương thẳng đứng hướng lên trên với vận tốc ban đầu 4 m/s. Chọn trục Oy
thẳng đứng hướng xuống dưới, gốc tọa độ tại vị trí ném, lấy g = 9,8 m/s2. Thời gian vật chạm đất là
A. t = 1,64 s. B. t = 0,82 s. C. t = 1 s. D. t = 2 s.
Dạng 3. Bài toán về chuyển động ném xiên (nâng cao)
Câu 101: Trong hình vẽ sau, gia tôc của vật tại đỉnh I có
A. hướng ngang theo chiều từ H đến I.
B. hướng ngang theo chiều từ I đến H.
C. hướng thẳng đứng xuống dưới.
D. hướng thẳng đứng lên trên.

Câu 102: Một vật ném nghiêng có quỹ đạo như hình vẽ. Tầm bay xa của vật là khoảng cách giữa
A. điểm ném và điểm cao nhất của quỹ đạo.
B. điểm cao nhất của quỹ đạo và điếm rơi.
C. điểm cao nhất của quỹ đạo và điểm có gia tốc bằng 0.
D. điểm ném và điểm rơi trên mặt đất.
Câu 103: Một vật ném nghiêng có quỹ đạo như hình vẽ câu trên. Tầm bay cao của một vật ném xiên là đoạn
A. IK. B. OH. C. OK. D. OI.
Câu 104: Một vật được ném từ một điểm M ở độ cao h = 45 m với vận tốc ban đầu v 0 = 20 m/s lên trên theo phương hợp với
phương nằm ngang một góc 450. Lấy g = 10 m/s 2, bỏ qua lực cản của không khí. Quỹ đạo của vật, độ cao cực đại vật đạt
được so với mặt đất và thời gian vật bay trong không khí lần lượt là:
A. Quỹ đạo là 1 parabol, 55m, 3,73s B. Quỹ đạo là 1 parabol, 55m, 4,73s
C. Quỹ đạo là 1 parabol, 65m, 1,73s D. Quỹ đạo là 1 parabol, 35m, 2,73s
Câu 105: Một vật được ném từ một điểm M ở độ cao h = 45 m với vận tốc ban đầu v 0 = 20 m/s lên trên theo phương hợp với
phương nằm ngang một góc 450. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí. Tầm bay xa của vật, vận tốc của vật khi
chạm đất lần lượt là
A. 35,2m, 6,5m/s B. 66,89m, 36,5m/s C. 33,29m, 30,5m/s D. 65,89m, 20,5m/s
Câu 106: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v 0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc
300. Cho g = 10 m/s2, vật đạt đến độ cao cực đại là
A. 22,5 m. B. 45 m. C. 1,25 m. D. 60 m.
Câu 107: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v 0 = 10 m/s theo phương họp với phương ngang góc
300. Cho g = 10 m/s2, tính tầm bay xa của vật
A. 8,66 m. B. 4,33 m. C. 5 m. D. 10 m.
Câu 108: Khi đẩy tạ, muốn quả tạ bay xa nhất thì người vận động viên phải ném tạ họp với phương ngang một góc
A. 300 B. 450 C. 600 D. 900
Câu 109: Một quả banh được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là v0  40m/s hợp với phương ngang 1 góc  =
450. Quả banh bay về hướng hồ cách đó 100m, hồ rộng 50m. Lấy g 10m/s2. Qủa banh rơi xuống đất tại chỗ:
A. Trước hồ B. Trong hồ C. Qua khỏi hồ D. Tại phía sau sát hồ
Câu 110: Một vật được ném từ độ cao 10 m so với mặt đất với góc ném α = 60 0 so với mặt phẳng ngang. Vật rơi đến đất
cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 100 m. Vận tốc của vật khi ném là
A. 33 m/s. B. 50 m/s. C. 18m/s. D. 27 m/s.
Câu 111: Một vật được ném với vận tốc 12 m/s từ mặt đất với góc ném (α = 300 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s2.
Hòn đá rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 200 m. Thời gian hòn đá rơi là
A. 24,5 s. B. 19,2 s. C. 14,6 s. D. 32,8 s.
Câu 112: Một quả banh được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là v 0  40m/s hợp với phương ngang 1 góc  =
450. Quả banh bay về hướng hồ cách đó 100m, hồ rộng 50m. Lấy g 10m/s2. Thời gian quả banh bay trong không khí là:
A. √2 s √
B. 2 2 s √
C. 4 2 s √
D. 8 2 s
Câu 113: Một quả banh được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là v 0  40m/s hợp với phương ngang 1 góc  =
450. Quả banh bay về hướng hồ cách đó 100m, hồ rộng 50m. Lấy g 10m/s2. Độ cao nhất mà quả banh lên được:
A. 20 m √
B. 20 2 m √
C. 40 2 m D. 40 m
Câu 114: Từ mặt đất một quả cầu được néo theo phương hướng lên hợp với phương ngang một góc 60 0 với vận tốc 20m/s.
Xác định tọa độ và vận tốc của quả cầu lức 2s
A. x 10m; y 12,64m; v 12,353 m/s B. x  20m; y 14,64m; v 10,353 m/s
C. x  30m; y 10,64m; v  20,353 m/s D. x  50m; y  60,64m; v  20,353 m/s
Câu 115: Từ mặt đất một quả cầu được néo theo phương hướng lên hợp với phương ngang một góc 60 0 với vận tốc 20m/s.
Quả cầu chạm đất ở vị trí nào? Vận tốc khi chạm đất là bao nhiêu?
A. Cách vị trí ném là 10 √3 m; v 10 m/s B. Cách vị trí ném là 20 √ 3 m; v 10 m/s
C. Cách vị trí ném là 30 √ 3m; v  20 m/s D. Cách vị trí ném là 20 √ 3 m; v  20 m/s
Câu 116: Một vật được ném từ mặt đất với vận tốc v 0 nghiêng một góc α với phương ngang. Lấy g=10m/s 2. Hãy xác định
góc  để tầm xa lớn nhất.
A. α = π/4 B. α = π/3 C. α = π/2 D. α = π/6
Câu 117: Từ mặt đất một quả cầu được néo theo phương hướng lên hợp với phương ngang một góc 60 0 với vận tốc 20m/s.
Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu.
A. y = √ 3 x - x /20
2
B. y = √2 x C. y = √ 2 x - x /10
2
D. y = √3 x
File word: ducdu84@gmail.com -- 81 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 118: Từ mặt đất một vật được ném xiên lệch với phương ngang một góc =450 với vận tốc ban đầu là 20m/s. Lấy
g10m/s2. Viết phương trình chuyển động của vật và độ cao mà vật có thể lên tới
A. y = x – x2/10; hmax = 20m B. y = x – x2/20; hmax = 15m C. y = x – x2/15; hmax = 30m D. y=x – x2/40; hmax=10m
Câu 119: Từ độ cao 7,5m một quả cầu được ném lên xiên góc α = 45 so với phương ngang với vận tốc 10m/s. Viết phương
0

trình quỹ đạo của quả cầu và cho biết quả cầu chạm đất ở vị trí nào.
A. y = x – x2/10; x = 15m B. y = x – x2/10; x = 10m C. y = -x – x2/10; x = 15m D. y = -x – x2/10; x = 10m
Câu 120: Một quả banh được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là v 0  40m/s hợp với phương ngang 1 góc  =
450. Quả banh bay về hướng hồ cách đó 100m, hồ rộng 50m. Lấy g 10m/s2. Xác định quỹ đạo của quả banh (chọn O tại chỗ
đánh quả banh, chiều dương Oy hướng lên, chiều dương Ox về phía hồ)
A. y = x + x2/40 B. y = x – x2/40 C. y = x – x2/160 D. y = x + x2/60
CHỦ ĐỀ 8. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC. LỰC QUÁN TÍNH. HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM, MẤT TRỌNG LƯỢNG_NC
Câu 1: Dùng một lực kế đặt trong thang máy, vật có khối lượng m treo vào lực kế. Nhìn số chỉ lực kế thay đổi ta có thể biết
được
A. chiều chuyển động của thang máy. B. chiều của gia tốc thang máy.
C. chính xác độ lớn gia tốc của thang máy. D. vận tốc của thang máy.
Câu 2: Trong một thang máy có đặt một lực kế bàn, một người đứng trên bàn của lực kế. Trọng lượng thực của người này là
P. Trong trường hợp thang máy đi xuống nhanh dần đều, giá trị đọc được trên lực kế sẽ
A. lớn hơn P. B. bằng P.
C. nhỏ hơn P. D. khác P (có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn).
Câu 3: Xét người đứng trên thang máy chuyển động đều lên trên. Phản lực pháp tuyến hướng lên của sàn thang máy là N tác
dụng vào người đó so với trọng lực P của người đó là:
A. Lớn hơn B. Vẫn như cũ C. Nhỏ hơn D. Không xác định được
Câu 4: Tìm phát biể sai về hệ qui chiếu phi quán tính và lực quán tính:
A. Hệ qui chiếu phi quán tính và hệ quy chiếu có gia tốc đối với 1 hệ quy chiếu quán tính.
B. Mọi vật đều đứng yên trong hệ qui chiếu phi quán tính
C. Để áp dụng định luật II Niu tơn trong 1 hệ qui chiếu phi quán tính, hợp lực tác dụng phải thêm lực quán tính.
⃗F −m⃗a ⃗a
D. Lực quán tính có biểu thức q = 0 . Trong đó 0 là gia tốc của hệ qui chiếu phi quán tính.
Câu 5: Xét 1 người đứng trong thang máy chuyển động lên trên có gia tốc Phản lực pháp tuyến hướng lên của sàn thang máy
là N tác dụng vào người đó so với trọng lực P của người đó là:
A. Lớn hơn B. Vẫn như cũ
C. Nhỏ hơn
D. Không xã định được vì chưa biết chuyển động nhanh dần hay chậm dần
Câu 6: Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc . Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R Nếu đứng trên
hệ qui chiếu gắn với vật ta thấy vật nằm yên. Vậy lực quán tính có hướng và độ lớn là:
A. Hướng vào tâm O; Fq= m.2R B. Hướng ra xa tâm O; Fq  m.2R
B. Tiếp tuyến với quỹ đạo tròn; Fq  m. R2
D. Hướng ra xa tâm: Fq  m.v2R
Câu 7: So sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng của vật ta có thể biết được:
A. Chiều di chuyển của thang máy B. Chiều gia tốc của thang máy
C. Thang đang di chuyển nhanhn dần, chậm dần hay đều. D. Biết được cả 3 điều trên.
Câu 8: Một quả cầu nhỏ treo vào xe đang chuyển động có gia tốc Dây treo quả cầu bị lệch như hình vẽ. Kết luận nào sau đây
là đúng?
A. Xe chuyển động đều
B. Xe chuyển động nhanh dần đều
C. Xe chuyển động chậm dần đều
D. Không kết luận được vì chưa biết góc α bởi dây treo và phương đứng
Câu 9: Một vật có khối lượng 5 kg nằm yên trên sàn thang máy. Lấy g = 10 m/s2. Để lực nén của vật lên sàn thang máy bằng
không, thì thang máy
A. rơi tự do. B. đi lên nhanh dần đều với gia tốc g.
C. đi xuống chậm dần đều với gia tốc g. D. chuyển động thẳng đều.
Câu 10: Một vật có khối lượng 2 kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đang đi xuống và được hãm với
gia tốc 3 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Số chỉ của lực kế là
A. 14 N. B. 20 N. C. 26 N. D. 6 N.
Câu 11: Một người có khối lượng 60kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy đứng yên?
A. 600N B. 700N C. 800N D. 900N
Câu 12: Một người có khối lượng 10kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2
A. 200N B. 100N C. 120N D. 110N
Câu 13: Một người có khối lượng 10kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy đi lên chậm dần đều với gia tốc 2m/s2
A. 200N B. 80N C. 120N D. 110N
Câu 14: Một người có khối lượng 10kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2
A. 200N B. 80N C. 120N D. 110N
Câu 15: Một người có khối lượng 60kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy đi xuống chậm dần đều với gia tốc 2m/s2

File word: ducdu84@gmail.com -- 82 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. 200N B. 80N C. 120N D. 110N
Câu 16: Một người có khối lượng 10kg đứng trong một thang máy. Tính áp lực của người lên sàn thang máy hay tính trọng
lượng của của người khi thang máy chuyển động thẳng đều 2 m/s
A. 200N B. 80N C. 120N D. 100N
Câu 17: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trọng lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi lên đều
A. 5N B. 50N C. 10N D. 40N
Câu 18: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi lên nhanh dần đều với a  2m/s2
A. 5N B. 6 N C. 4N D. 8 N
Câu 19: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi lên chậm dần đều với a  2m/s2
A. 5N B. 6 N C. 4N D. 8 N
Câu 20: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi xuống chậm dần đều với a  4m/s2
A. 5N B. 6 N C. 4N D. 7 N
Câu 21: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi xuống nhanh dần đều với a  4m/s2
A. 5N B. 6 N C. 3N D. 8 N
Câu 22: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy đi xuống đều
A. 5N B. 50N C. 10N D. 40N
Câu 23: Cho một vật có khối lượng 500g được đặt trong một thang máy. Xác định trong lượng của vật. Lấy g 10m/s2. Khi
thang máy rơi tự do
A. 5N B. 0N C. 1N D. 4N
Câu 24: Một người có khối lượng 50 kg đứng trên sàn thang máy. Cho thang máy chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s 2,
lực nén của người lên sàn thang máy bằng
A. 5 N. B. 100 N. C. 50N. D. 500 N
Câu 25: Một vật có khối lượng 10 kg nằm yên trên sàn thang máy. Thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 3 m/s 2.
Lấy g=10m/s2, lực nén của vật lên sàn thang máy bằng
A. 30 N. B. 130N. C. 70 N. D. 100N.
Câu 26: Một vật có khối lượng 5 kg nằm yên trên sàn thang máy. Thang máy đi xuống nhanh dần đều với a = 5 m/s 2. Lấy
g=10 m/s2, lực nén của vật lên sàn thang máy bằng
A. 0N. B. 50 N. C. 25N. D. 100 N.
Câu 27: Một người có khối lượng 60 kg đứng trong buồng thang máy trên bàn cân lò xo. Nếu cân chỉ trọng lượng của người
là 588 N thì gia tốc của thang máy là
A. 0,2 m/s2. B. 3 m/s2. C. 0,3 m/s2. D. 2 m/s2.
Câu 28: Một Ô tô chạy qua một đoạn đường đèo vào khúc cua được coi như là một cung tròn có bán kính cong là 100cm. Hệ
số ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường là 0,6. Hỏi ô tô chỉ được chạy với vận tốc tối đa bằng bao nhiêu để không rơi khỏi
đoạn đường đèo.
A. 2,55 m/s B. 6,5 m/s C. 4 m/s D. 5 m/s
Câu 29: Cho một bàn tròn có bán kính 100 cm. Lấy một vật 100g đặt lên mép bàn tròn. Khi bàn tròn quay quanh một trục
thẳng qua tâm bàn thì thấy vật quay đều theo bàn với vận tốc v 10m/s. Xác định hệ số ma giữa vật và bàn tròn để vật không
trượt
A. 10 B. 6 C. 4 D. 7
Câu 30: Thang máy có khối lượng 1tấn chuyển động có đồ thị vận tốc như hình vẽ. Tính lực căng của dây cáp treo thang
máy trong từng giai đoạn chuyển động xét hai trường hợp:
a. Thang máy đi lên
A. 2 000N; 8 000N; 10 000N B. 8 000N; 2 000N; 11 000N
C. 12 500N; 10 000N; 7 500N D. 100N; 8 000N; 12 000N
b. Thang máy đi xuống
A. 2 000N; 8 000N; 10 000N B. 8 000N; 2 000N; 11 000N C. 7 500N; 10 000N; 12 500N D. 100N; 8 000N; 12 000N
c. Biết rằng trong buồng thang máy nêu trên có một người khối lượng 80kg đứng trên sàn. Khi thang máy đi xuống tìm trọng lượng
của người trong từng giai đoạn chuyển động của thang máy. Khi nào trọng lượng của ngừơi bằng 0?
A. 200N B. 1 200N C. 600N D. 800N
CHỦ ĐỀ 9. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC (NÂNG CAO)
Câu 1: Cho hệ như hình vẽ: m1  5kg; m2  2kg; =300 hệ số ma sát giữa vật 1 và mặt phẳng nghiêng là .µ  0,1. Lực căng của dây
và lực nén lên trục ròng rọc lần lượt là? Cho dây không dãn và g=10m/s2
A. 21,92N, 38N
B. 23,92N, 20N
C. 20,92N, 40N
D. 22,92N, 60N
Câu 2: Cho hệ ròng rọc như hình vẽ, ở hai đầu có treo hai quả cân 1 và 2 có khối lượng lần lượt là m 1 = 200g và m2 = 300g. Lấy g =
10m/s2. Bỏ qua khối lượng và độ giãn không đáng kể. Sau khi buông tay hãy tính vận tốc của mỗi vật sau 4 giây và
quãng đường mà mỗi vật đi được trong giây thứ 4.
A. 7m/s, 7m

File word: ducdu84@gmail.com -- 83 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
B. 6m/s, 8m
C. 8m/s, 7m
D. 9m/s, 7m
Câu 3: Cho hệ thống ròng rọc như hình vẽ, m1=3kg, m2= 4kg. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và dây, cho g=10m/s2. Gia tốc chuyển
động của mỗi vật và lực căng của dây treo các vật (bỏ qua ma sát) lần lượt là:
A. a1-2,5m/s2; T1  22,5N; a2-1,25m/s2; T2  45N
B. a1-3,5m/s2; T1  32,5N; a2-3,25m/s2; T2  35N
C. a1-4,5m/s2; T1  42,5N; a2-4,25m/s2; T2  45N
D. a1-5,5m/s2; T1  52,5N; a2-5,25m/s2; T2  55N
Câu 4: Cho hệ như hình vẽ, m1 = 1kg, m2 = 2kg. Khối lượng ròng rọc và dây không đáng kể, bỏ qua ma sát.
a. Tính gia tốc chuyển động của hệ vật.
A. 3,3m/s2
B. 2,3 m/s2
C. 4,3 m/s2
D. 5,3 m/s2
b. Tính sức căng của dây nối, g = 10m/s2.
A. 15,2N B. 13,3N C. 17N D. 15N
Câu 5: Cho hệ như hình vẽ với khối lượng của vật một và vật hai lần lượt là m 1  3kg; m2  2kg, hệ số ma sát giữa hai vật và mặt
phẳng nằm ngang là   1 =2  0,1. Tác dụng một lực F=10N vào vật một hợp với phương ngang
một góc =300. Lấy g=10m/s2. Gia tốc chuyển động và lực căng của dây là
A. 1,832m/s2; 4,664N
B. 0,832m/s2; 3,664N
C. 2,832m/s2; 2,664N
D. 3,832m/s2; 5,664N
Câu 6: Cho cơ hệ như hình vẽ: mA  300 g; mB  200 g; mC  1500 g. Tác dụng lên C lực ⃗F nằm ngang
sao cho A và B đứng yên đối với C. Tìm độ lớn của ⃗F và lực căng của dây nối A, B. Bỏ qua ma sát, khối
lượng của dây và ròng rọng. Lấy g 10m/s2.
A. 30N, TA = 3N; TB = 3N
B. 40N, TA = 3N; TB = 2N
C. 50N, TA = 5N; TB = 4N
D. 60N, TA = 4N; TB = 3N
Câu 7: Cho cơ hệ như hình vẽ, biết: m1  3kg; m2  2 kg; =300; g 10m/s2. Bỏ qua ma sát. Tính gia tốc của mỗi vật?
A. a1 = −20/7 m/s2; a2 = − 6/7 m/s2
B. a1 = −10/7 m/s2; a2 = − 8/7 m/s2
C. a1 = −10/7 m/s2; a2 = − 5/7 m/s2
D. a1 = −30/7 m/s2; a2 = − 4/7 m/s2
Câu 8: Cho hai vật A và B có khối lượng lần lượt là mA  3kg; mB  2kg nối với nhau bằng sợi dây không dãn vắt qua ròng rọc như
hình vẽ. Vận tốc của 2 vật khi A chạm đất là? Cho h=1m; g = 10m/s2

A. 2 m/s
B. 2m/s
C. 3,16m/s
D. 0,63m/s
Câu 9: Cho hai vật có khối lượng lần lượt là m 1  5kg; m2 10kg được đặt trên mặt bàn nhẵn được nối với nhau bằng sợi dây không
dãn. Đặt một lực kéo F=12N như hình vẽ. Khi đó gia tốc của 2 vật và lực căng dây nối là:
A. 0,8m/s2; 8N B. 1m/s2; 10N
C. 1,2m/s2; 12N D. 2,4m/s2; 24N
Câu 10: 0Cho hệ như hình vẽ với khối lượng lần lượt là m 1=3kg, m2=2kg, α=300. Ban đầu m1 được giữ ở vị trí thấp hơn m 2 một đoạn
h=0,75m. Thả cho 2 vật chuyển động. Bỏ qua ma sát và khối lượng ròng rọc hay dây. Lấy g=10m/s2.
a. Hai vật sẽ chuyển động theo chiều nào?
A. m2 sẽ đi xuống và m1 sẽ đi lên. B. m2 sẽ đi lên và m1 sẽ đi xuống.
C. Cả hai đứng yên. D. Không xác định.
b. Bao lâu sau khi bắt đầu chuyển động, hai vật sẽ ở ngang nhau?
A. 2s B. 1s C. 2,5s D. 3s
c. Tính lực nén lên trục ròng rọc?
A. 8N B. 10 N C. 22N D. 31,2N
CHỦ ĐỀ 10. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Kiểm tra 45 phút số 5 kì I (Chương II, THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Trái đất hút mặt trăng với một lực bằng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất là r=38.10 7m, khối lượng
của mặt trăng m=7,37.1022kg, khối lượng của trái đất M=6.1024kg.
A. 2.1027N B. 22.1025N C. 2,04.1021N D. 2,04.1020N
Câu 2: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với
bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng bao nhiêu?
A. 0,01m/s B. 2,5m/s C. 0,1m/s D. 10m/s
Câu 3: Chọn câu đúng.
A. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào vật.

File word: ducdu84@gmail.com -- 84 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển động chậm dần.
C. Một vật sẽ đứng yên nếu không có lực nào tác dụng vào vật.
D. Một vật luôn chuyển động cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng vào nó.
Câu 4: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 15m với tốc độ dài 54 km/h. Gia tốc hướng tâm của nó là:
A. 225m/s2. B. 1m/s2. C. 15m/s2. D. 1,5m/s2.
Câu 5: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật sẽ chuyển động:
A. Vật dừng lại ngay. B. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 5m/s.
C. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại. D. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
Câu 6: Khi một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn và hướng không đổi thì vật sẽ chuyển động
A. tròn đều. B. thẳng nhanh dần đều. C. thẳng chậm dần đều. D. thẳng biến đổi đều.
Câu 7: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, vật đứng yên. Khẳng định nào sau đây là đúng. Vật đứng yên vì
A. lực ma sát đã giữ vật. B. lực tác dụng lên vật quá nhỏ.
C. không có lực nào tác dụng lên vật. D. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.
Câu 8: Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng:
A. tăng gấp 4 lần. B. giảm đi một nửa. C. tăng gấp 16 lần. D. giữ nguyên như cũ.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng
A. theo trục lò xo vào phía trong. B. theo trục lò xo ra phía ngoài. C. vào phía trong. D. ra phía ngoài.
Câu 10: Vật 4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng:
A. 30m B. 25m C. 5m D. 50m.
Câu 11: Lực ma sát trượt không phụ thuộc các yếu tố nào?
A. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. B. Bản chất và các điều kiện về bề mặt.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 12: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích
A. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường. B. giảm lực ma sát để giảm hao mòn.
C. tăng lực ma sát để xe khỏi trượt. D. giới hạn vận tốc của xe.
Câu 13: Tại cùng một địa điểm 2 vật có khối lượng m1<m2, trọng lực tác dụng lên 2 vật lần lượt là P1, P2 luôn thỏa điều kiện:
A. P1= P2 B. P1/P2 < m1/m2 C. P1> P2 D. P1/P2 = m1/m2
Câu 14: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10km với vận tốc 720km/h. Người phi công phải thả bom từ xa, cách mục
tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi đúng mục tiêu? Lấy g= 9,8 m/s2
A. 4,5km B. 9km C. 13,5km D. Một giá trị khác.
Câu 15: Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300g vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài ban đầu là 30cm (đầu trên cố định) thì
lò so dãn ra và có chiều dài 33 cm. Cho g= 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là:
A. 1 N/m B. 10 N/m C.100 N/m D.1000 N/m
Câu 16: Hai chất điểm bất kỳ hút nhau với một lực
A. tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. B. tỷ lệ thuận với tích hai khối lượng.
C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai.
Câu 17: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
A. Không thay đổi. B. Nhỏ hơn. C. Lớn hơn. D. Bằng không.
Câu 18: Lực ma sát trượt có độ lớn tỷ lệ với
A. trọng lượng của vật. B. độ lớn của áp lực. C. khối lượng của vật. D. vận tốc của vật.
Câu 19: Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu là v0. Tầm xa của vật được tính bằng công thức

A. x=v0 √ g/2h √ h/2g


B. x=v0 √ 2h/g
C. x=v0 √ 2g/h
D. x=v0
Câu 20: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. D. Trong mọi trường hợp: /F1-F2/ ¿ F ¿ /F1+F2/
Câu 21: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30cm, khi bị nén lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò
xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 48cm B. 18cm. C. 22cm D. 40cm
Câu 22: Một lò xo có độ cứng k=400N/m, để nó dãn ra được 10cm thì phải treo vào nó một vật có trọng lượng bằng:
A. 400N B. 40N C. 4000N D. 4N
Câu 23: Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s², truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc 6m/s². Lực ⃗F sẽ truyền cho vật khối

lượng m=m1+m2 gia tốc:
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 24: Điều nào sau đây là sai với ý nghĩa của tính quán tính một vật?
A. Quán tính là tính chất của mọi vật bảo toàn vận tốc của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những
lực cân bằng nhau.
B. Nguyên nhân làm cho các vật tiếp tục chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào nó mất đi chính là tính quán tính của vật.
C. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. D. Những vật có khối lượng rất nhỏ thì không có quán tính.
Câu 25: Bi A có khối lượng gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang
với tốc độ v0. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng.
A. A chạm đất trước B. B. Cả hai đều chạm đất cùng lúc.
C. A chạm đất sau B. D. Chưa biết giá trị vo nên chưa kết luận được.
Câu 26: Một người đẩy một vật trượt thẳng nhanh dần đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực theo phương ngang có độ lớn 400N.
Khi đó, độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ
A. lớn hơn 400N. B. nhỏ hơn 400N.
C. bằng 400N. D. bằng độ lớn phản lực của sàn nhà tác dụng lên vật.
File word: ducdu84@gmail.com -- 85 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 27: Một trái bóng bàn được truyền một vận tốc đầu v 0=0,5m/s. Hệ số ma sát giữa quả bóng và mặt bàn bằng 0,01. Coi bàn đủ
dài, lấy g= 10 m/s2. Quãng đường mà quả bóng chuyển động trên bàn cho đến khi dừng lại là
A. 1,25m B. 2,5m C. 5m D. Một giá trị khác.
Câu 28: Một chiếc xe chạy trên chiếc cầu cong vòng lên bán kính R. Tại điểm cao nhất của cầu áp lực do xe tác dụng lên cầu
A. nhỏ hơn trọng lượng xe. B. nhỏ hơn khối lượng xe. C. bằng trọng lượng xe. D. lớn hơn trọng lượng xe.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khối lượng?
A. Khối lượng đo bằng đơn vị kg. B. Khối lượng có tính chất cộng được.
C. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không thay đổi đối với mỗi vật.
D. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại.
Câu 30: Một vật đang trượt trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát sẽ thay đổi thế nào nếu ta tăng khối lượng của vật.
A. Hệ số ma sát tăng do áp lực tăng. B. Hệ số ma sát giảm do áp lực tăng.
C. Hệ số ma sát không đổi. D. Hệ số ma sát tăng do trọng lực tăng.
Kiểm tra 45 phút số 6 kì I (Chương II, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2019)
Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20 N. Hợp lực của hai lực này khi góc giữa chúng bằng 600 là:
A. 24,6 N. B. 36,4 N. C. 34,6 N. D. 40,6 N.
Câu 2: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Nguyên nhân duy trì chuyển động của vật khi không có lực tác dụng hay có các lực tác dụng cân bằng là do quán tính của vật.
C. Không có lực tác dụng thì vật không chuyyển động. D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo chuyển của lực .
Câu 3: Chọn câu đúng. Khi chất điểm chuyển động nhanh dần đều thì
A. hợp lực tác dụng lên chất điểm có giá trị dương. B. gia tốc của chất diểm có giá trị dương.
C. chất điểm chỉ chịu tác dụng bởi một lực.
D. hợp lực tác dụng lên chất điểm cùng hướng với hướng chuyển động.
Câu 4: Đơn vị của lực trong hệ SI là
A. N B. kgm/s2 C. kgm/s D. m/s
Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Nếu lực đàn hồi lò xo
bằng 10 N thì chiều dài lò xo là
A. 28 cm B. 40 cm C. 48 cm D. 22 cm
Câu 6: Hai quả cầu bằng sắt, đường kính 10 cm, có cùng khối lượng 50 kg, được đặt để tâm hai quả cầu cách nhau 30 cm, cho hằng
số hấp dẫn G = 6,67.10-11Nm2/kg2. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn là
A. 4,169.10-6 N B. 6,948.10-7 N C. 1,853.10-6 N D. 4,632.10-7 N
Câu 7: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:
A. Tăng gấp đôi. B. Giảm gấp đôi. C. Giữ nguyên như cũ. D. Tăng bốn lần.
F⃗1 ,⃗F 2 F⃗3 F⃗1 F⃗2
Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng bởi 3 lực và với các lực vuông góc với lực và có độ lớn F1=F2= 5 √ 2 N. Để chất
F ⃗
điểm nằm cân bằng thì lực 3 có độ lớn là
A. 10 N B. 10 √ 2 N C. 20 N D. 5 N
Câu 9: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m, một đầu giữ cố định, đầu kia treo một vật có khối lượng m = 1kg. Độ giãn của lò xo là:
A. Δl = 0,1 m B. Δl = 0,2 m C. Δl = 0,3 m D. Δl = 0,4 m
Câu 10: Hãy chọn câu đúng. Chiều của lực ma sát nghỉ luôn:
A. Ngược chiều với vận tốc của vật. B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
C. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
D. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặc tiếp xúc.
Câu 11: Hãy chọn câu đúng. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngưng lại thì:
A. Vật lập tức dừng lại.
B. Vật chuyển động chậm dần một thời gian sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
C. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
Câu 12: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo:
A. Tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. B. Tỷ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
C. Không phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo. D. Không phụ thuộc vào khối lượng của vật treo vào lò xo.
Câu 13: Một ô tô đang chuyển động trên đường. Lực nào là lực phát động làm xe chuyển động được.
A. Lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát trượt. D. Một loại lực khác.
⃗ ⃗
F ⃗ ⃗
F ⃗F với hai lực F 1 1 và F 2 2 :
F
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ của hợp lực ⃗
A. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 hoặc F2.
C. F luôn luôn lớn hơn F1 hoặc F2. D. /F1-F2/ ¿ F ¿ F1+F2.
Câu 15: Tăng khối lượng của một vật lên gấp 3 lần và khoảng cách giữa hai vật tăng lên gấp 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng
A. Tăng lên 3 lần. B. giữ nguyên không đổi. C. giảm đi 9 lần. D. Giảm đi 3 lần.
Câu 16: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm cho vận tốc của nó tăng từ 2 m/s đến 8 m/s trong thời gian 3
giây. Lực tác dụng lên vật là:
A. 15 N B. 10 N C. 1 N D. 5 N
Câu 17: Hệ thức nào sau đâu là đúng theo định luật II Niutơn

F F
A. ⃗
F =m⃗a ⃗ B. ⃗
F =−m⃗a ⃗
F =m ⃗a F =−m ⃗a ⃗
C. a= F /m a= D. ⃗a =F /m a
⃗=
m m
Câu 18: Nếu g0 là gia tốc trọng lực ở mặt đất thì khối lượng M của trái đất cho bởi

File word: ducdu84@gmail.com -- 86 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. M=GR2/g0 B. M= g02R/G C. M= g0R2 /G D. M= g0GR2
Câu 19: Chọn phát biểu sai.
A. Chỉ khi vật chuyển động thẳng đều theo phương thẳng đứng thì trọng lượng của vật mới bằng trọng lực tác dụng lên vật.
B. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
C. Khi một vật đứng yên thì trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụg lên vật.
D. Khi vật chuyển động thẳng đều trọng lượng của vật bằng trọng lực tác dụng lên vật
Câu 20: Chọn phát biểu sai.
A. Khi xe đi qua khúc quanh thì lực ma sát nghỉ chính là lực hướng tâm.
B. Khi ô tô đi qua cầu võng xuống với vận tốc ô tô càng lớn thì áp lực của xe lên cầu càng lớn.
C. Khi ô tô qua điểm cao nhất của cầu vồng lên với vận tốc ô tô càng nhỏ thì áp lực của xe lên cầu càng nhỏ.
D. Vận tốc của vệ tinh nhân tạo không phụ thuộc khối lượng vệ tinh.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng:
A. Lực ma sát trượt lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại. B. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc độ lớn áp lực.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc giữa hai vật.
D. Lực ma sát trược xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
Câu 22: Khối lượng của một vật đặc trưng cho tính chất nào sau đây của vật:
A. Tình chất nhanh hay chậm. B. Lượng vật chất nhiều hay ít. C. Mức quán tính lớn hay nhỏ. D. Kích thước lớn hay nhỏ.
Câu 23: Một vật 4kg đứng yên chịu tác dụng của một lực 6N. Vận tốc của vật đạt được sau thời gian tác dụng 0,5s là?
A. 0,33 m/s. B. 0,75 m/s. C. 12 m/s D. 1,2 m/s.
Câu 24: Lực ma sát trược không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp lực N tác dụng lên mặt tiếp xúc. B. Tính chất của vật liệu khi tiếp xúc.
C. Diện tích mặt tiếp xúc. D. Tính chất mặt tiếp xúc.
Câu 25: Hai người cột hai sợi dây vào đầu 1 chiếc xe và kéo. Lực kéo lên chiếc xe lớn nhất khi hai lực kéo
A. vuông góc với nhau. B. ngược chiều với nhau. C. cùng chiều với nhau. D. tạo một góc 300 với nhau
Câu 26: Chọn câu đúng. Khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo
A. hướng theo trục của lò xo. B. hướng vào trong.
C. hướng theo trục của lò xo vào trong. D. hướng theo trục của lò xo ra ngoài.
Câu 27: Định luật I Niu-tơn nghiệm đúng khi
A. Xe chuyển động đều trên đường cong. B. Xe có véc tơ vận tốc không đổi.
C. Xe chuyển động tròn đều. D. Cả ba kết luận trên đều đúng.
Câu 28: Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng:
A. tác dụng vào hai vật khác nhau. B. có độ lớn bằng nhau. C. ngược chiều nhau. D. xuất hiện cùng một lúc.
Câu 29: Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng là m1 và m2 với m1< m2, trọng lượng hai vật lần lượt là P1, P2 luôn thỏa:
A. P1 > P2 B. P1 = P2 C. P1/ P2 < m1/ m2 D. P1/ P2 = m1/ m2
Câu 30: Nếu một vật chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc
A. lớn hơn. B. nhỏ hơn. C. không thay đổi. D. bằng không.

File word: ducdu84@gmail.com -- 87 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
Câu 1: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:
A. Ba lực phải đồng phẳng. B. Ba lực phải đồng quy.
C. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. D. Cả ba điều kiện trên.
Câu 2: Một vật cân bằng chịu tác dụng của 2 lực thì 2 lực đó sẽ:
A. cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn. B. cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. có giá vuông góc nhau và cùng độ lớn. D. được biểu diễn bằng hai véctơ giống hệt nhau.
Câu 3: Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực đặt vào 2 vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên 1 đường thẳng, có chiều ngược nhau.
B. Hai lực cùng đặt vào 1 vật, cùng cường độ có chiều ngược nhau, có phương nằm trên 2 đường thẳng khác nhau.
C. Hai lực cùng đặt vào 1 vật , cùng cường độ có chiều ngược nhau. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng tác dụng lên một vật. B. trực đối.
C. có tổng độ lớn bằng 0. D. cùng tác dụng lên một vật và trực đối.
Câu 5: Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi:
A. lực đó trượt lên giá của nó. B. giá của lực quay một góc 900.
C. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi. D. độ lớn của lực thay đổi ít.
Câu 6: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với:
A. tâm hình học của vật. B. điểm chính giữa của vật.
C. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. D. điểm bất kì trên vật.
Câu 7: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng?
A. Ba lực phải đồng qui. B. Ba lực phải đồng phẳng.
C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui. D. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 8: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ 3 lực tác dụng lên vật rắn cân bằng?
A. Ba lực phải đồng qui. B. Ba lực phải đồng phẳng.
C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui. D. Hợp của 2 lực bất kì cân bằng với lực thứ 3.
Câu 9: Chọn câu nói sai khi nói về trọng tâm của vật rắn
A. Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm vật. B. Trọng tâm của một vật luôn nằm bên trong vật.
C. Khi vật rắn dời chỗ thì trọng tâm của vật cũng dời chỗ như một điểm của vật.
D. Trọng tâm G của vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
Câu 10: Khi treo một vật bằng sợi dây mềm thì dây treo trùng với:
A. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật. B. đường thẳng đứng đi qua tâm hình học của vật.
C. đường nằm ngang đi qua trọng tâm của vật. D. đường nằm ngang đi qua tâm hình học của vật.
Câu 11: Chỉ có thể tổng hợp được hai lực không song song nếu hai lực đó?
A. Vuông góc nhau. B. Hợp với nhau một góc nhọn. C. Hợp với nhau một góc tù. D. Đồng quy.
Câu 12: Điều nào sau đây là đúng nói về sự cân bằng lực?
A. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
B. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 13: Một chất điểm chịu tác dụng 3 lực. Chất điểm sẽ cân bằng khi
A. Ba lực đồng qui. B. Ba lực đồng phẳng.
C. Tổng ba lực bằng 0. D. Tổng ba lực là một lực không đổi.
Câu 14: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó
A. không đổi. B. giảm dần. C. tăng dần. D. bằng 0.
Câu 15: Chọn phương án đúng. Muốn cho một vật đứng yên thì
A. hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi. B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.
C. các lực đặt vào vật phải đồng quy. D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 16: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0. B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0. D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Dạng 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
⃗ ⃗ ⃗
Câu 17: Một vật chịu tác dụng của hai lực F1 và F2 , lực F1 nằm ngang hướng sang phải có độ lớn 10N. Để vật ở trạng thái cân bằng
⃗F
thi lực 2 có đặc điểm là
A. cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N. B. nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.
C. nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N. D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.
Câu 18: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N
không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là
A. 16 N. B. 20 N. C. 15 N. D. 12 N.
Câu 19: Thanh nhẹ AB nằm ngang được gắn vào tường tại A, Đầu B nối với tường bằng dây BC không dãn.Vật có khối lượng m =
1,2 kg được treo vào B bằng dây BD. Biết AB = 20cm, AC = 48cm. Tính lực căng của dây BC và lực nén lên thanh AB.
A. T = 13 (N), N = 5 (N). B. T = 50 (N), N = 25 (N). C. T = 43 (N), N = 43 (N). D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 20: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30 o.
Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn
A. 23 N. B. 22,6 N. C. 20 N. D. 19,6 N.

File word: ducdu84@gmail.com -- 87 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN



Câu 21: Một vật khối lượng 20kg nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang và được giữbởi một sợi dây nằm ngang nối vào tường.tác
dụng vào vật lực kéo F= 100N hướng chếch lên một góc 60 0 so với phương ngang thì vật vẫn nằm
yên. Tính lực căng dây khi đó. F 0
A. 71N. B. 110N 60
C. 100N D. 50N.
Câu 22: Một vật có khối lượng M được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng k đặt trên mặt phẳng nghiêng
một góc , không ma sát vật ở trạng thái đứng yên. Độ dãn x của lò xo là
A. x=2Mgsin/k k
M
B. x=Mgsin/k
C. x=Mg/k
D. x=2Mg

Câu 23: Một vật rắn treo vào dây như hình vẽ và nằm cân bằng. Biết 2 lực căng dây: T 1 = 5 3 ; T2 =
5N. Vật có khối lượng là bao nhiêu?
A. 5kg
B. lkg
C. 2kg
D. 4kg
Câu 24: Một vật có khối lượng m= 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính
như hình vẽ. Biết  = 300, g= 10m/s2 và ma sát không đáng kể. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên
vật có giá trị
A. 10 √ 2 N. B. 20 √ 2 N. 

C. 20 √ 3 N. D. 10 √ 3 N.
Câu 25: Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng.
Góc nghiêng  = 300 (Hình vẽ trên). Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s 2 Xác định lực căng của dây và phản
lực của mặt phẳng nghiêng.
A. T = 25 (N), N = 43 (N). B. T = 50 (N), N = 25 (N). C. T = 43 (N), N = 43 (N). D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 26: Trên giá ABC rất nhẹ treo vật P có trọng lượng 40N. Biết AB = 45cm;  = 450. Lực nén của thanh AB và lực cản của thanh
BC là:

A. T1=20 2 N; T2=40N
B. T1=40N; T2=40N
C. T1=40N; T2=40 √2 N

D. T1=40 2 N; T2=40N
Câu 27: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua
ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là
A. 20 N.
B. 10,4 N.
C. 14,7 N.
D. 17 N.
Câu 28: Một quả cầu có khối lượng 5kg được treo vào tường bằng dây hợp với tường 1 góc α =20°. Bỏ qua ma sát giữa quả cầu và
tường. Lực căng dây và phản xạ của tường tác dụng lên quảcầu xấp xỉ là ?
A. 47N;138N B. 138N;47N C. 18N;53N D. 53N;18N
Câu 29: Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc 45 0. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có
khối lượng 3 kg như hình. Bỏ qua ma sát và lấy g=10m/s2. Áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ có độ lớn gần bằng
A. 28 N
B. 20 N.
C. 21,2 N.
D. 1,4 N.
Câu 30: Quả cầu có khối lượng m= 1kg được treo vào điểm cố định A nhờ dây AB nằm trên mặt cầu tâm O bán kính r = 15cm.
Khoảng cách từ A đến mặt cầu AC=d=25cm, chiều dài dây AB=l=30cm, đoạn AO thẳng đứng. Lực căng của dây
và lực do quả cầu nén lên mặt cầu có độ lớn lần lượt là
A. 8,6N và 4,35N.
B. 7,5N và 3,75N.
C.10,5N và 5,25N.
D. 7,25N và 4,75N.
Câu 31: Treo thanh AB đồng chất có khối lượng 4kg bằng một sợi dây như hình. Biết AB = 45cm;  = 450. Lấy g = 10m/s2. Lực nén
của thanh AB tác dụng lên tường và lực căng dây của dây BC lần lượt là
A. 40N và 40N.

B. 20 2 N và 20 √ 2 N.
C. 30 N và 30N.
D.10 √ 2 N và 10 √ 2 N.

File word: ducdu84@gmail.com -- 88 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Câu 32: Một quả cầu có khối lượng 10kg nằm trên hai mặt phẳng nghiêng nhẵn vuông góc với nhau. Tính lực nén của quả cầu lên
mỗi mặt phẳng nghiêng bên phải nếu góc nghiêng của này so với phưong ngang là α = 30°. Lấy g = 10m/s 2.
A. 100N.
B. 50N.
C. 50 √3 N
D. 50/ √ 3 N
Câu 33: Một thanh gỗ đồng chất có trọng lượng P được đặt vào tường. Do tường và sàn đều không có ma sát nên người ta phải dùng
một dây buộc đầu dưới B của thanh vào chân tường để giữ cho thanh đứng yên. Biết OA=OB √ 3/2 . Lực A căng dây
bằng
A. P
B. P/√3 O Dây
B
C. 2P/ √ 3 Sàn
D. 2P.
Câu 34: Một thanh AB đồng chất, khối lượng m= 2kg tựa lên hai mặt phẳng nghiêng không ma sát, với các góc nghiêng α=30 0 và  
600. Biết giá của trọng lực của thanh đi qua giao tuyến O của hai mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s 2. B
Áp lực của thanh lên mặt nghiêng tại đầu A và đầu B lần lượt là G
A.10N và N. A
B. 20N và 40N.
 O

C. N và 10N.
D. 40N và 20N.
Câu 35: Cho cơ hệ cân bằng như hình vẽ. Lực căng dây AB và lực căng dây AC có độ lớn lần lượt là T 1=120N và T2=60N và α1+
α2=750. Lấy g = 10m/s2. Khối lượng của vật xấp xỉ bằng
A.10,78kg.
B. 14,74kg.
C. 18,43kg.
D. 12,25kg.

Câu 36: Vật m = 1kg trep trên trần và tường bằng các dây AB, AC như hình vẽ. Biết α=30 0 và   1200. Lấy g=10m/s2. Tỉ số lực căng
của dây OA và lực căng của dây OB bằng
A. 0,5.

B. 3 .
C. 1.
D. 2.
Câu 37: Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật có khối lượng m = 10kg được giữ vào tường nhờ sơi dây treo AC và thanh nhẹ AB. Lấy g =
10m/s2. Cho α=300 và   600. Lực căng dây AC là
A. 100N.
B. 120N.
C. 80N.
D. 50N.
Câu 38: Một vật có khối lượng 3kg được treo như hình vẽ,thanh AB vuông góc với tường thẳng đứng, CB lệch góc 60 0 so với
phương ngang. Tính lực căng của dây BC và áp lực của thanh AB lên tường khi hệ cân bằng. Lấy g=10m/s2
A. 20 √ 3 N và 10 √ 3 N
B. 30 √ 3 N và 10 √ 3 N
C. 20N và 10 √ 3 N
D. 20 √ 3 N và 10N
Câu 39: Cho một vật có khối lượng 6 kg được treo như hình vẽ, có bán kính 10 cm. Với dây treo có chiều dài 20 cm. Xác định lực

căng của dây và lực tác dụng của vật lên tường. Lấy
A. T = 40 √ 3 (N), N = 20 √ 3 (N).
B. T = 50 √ 3 (N), N = 25 √ 3 (N).
C. T = 43 (N), N = 43 (N).
D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 40: Vật có khối lượng m = 1,7kg được treo tại trung điểm C của dây AB như hình vẽ. Tìm lực căng của dây AC, BC với α=300
A. T1 = 17(N), T2 = 17(N).
B. T1 = 50 √ 3 (N), T 2 = 25 √ 3 (N).
File word: ducdu84@gmail.com -- 89 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
C. T1 = 43 (N), T2 = 43 (N).
D. T1 = 25 (N), T2 = 50 (N).

Câu 41: Vật có trọng lượng P=200N được treo bằng 2 dây OA và OB như hình. Khi cân bằng, lực căng 2 dây OA và OB là bao
nhiêu?
A. 400N; 200 √3 N
B. 200 √ 3 N; 400N
C. 100N; 100 √ 3 N
D. 100 √ 3 N; 100N
Câu 42: Chiều dài dây AB = 16 cm, quả cầu có khối lượng m = 4 kg, bán kính R = 14 cm tựa vào tường trơn nhăn và được giữ năm
yên nhờ một dây treo găn vào tường tại A như hình vẽ. Lấy g = 10 m/s2. Lực nén của quả cầu lên tường bằng
A. 17,6 N
B. 21,1 N.
C. 24,3 N.
D. 29,8 N.

Dạng 2. Xác định vị trí trọng tâm của vật rắn


Câu 43: Cho một hệ gồm hai chất điểm m1=0,05kg đặt tại điểm P và m2=0,1kg đặt tại điểm Q. Cho PQ = 15cm. Trọng tâm của hệ
A. nằm ngoài khoảng PQ B. cách P một khoảng 10cm và cách Q một khoảng 5cm
C. cách P một khoảng 5cm D. cách Q một khoảng 10cm
Câu 44: Có ba chất điểm 5kg, 4kg và 3kg được đặt trong hệ toạ độ 0xy. Vật 5kg có toạ độ (0,0); 3kg có toạ độ (0,4); 4kg có toạ độ
(3,0). Hỏi phải đặt vật 8kg ở đâu để khối tâm của hệ trùng với gốc toạ độ (0,0)
A. x = 1,5; y = 1,5     B. x = -1,2; y = 1,5     C. x = -1,5; y = -1,5     D. x = -2,1; y = 1,8
Câu 45: Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình vẽ. Chọn đáp án đúng.
A. Không nằm trên trục đối xứng.
B. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 36,25cm.
C. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 16,5cm.
D. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 40,25cm.

Câu 46: Người ta khoét một lỗ tròn bán kính trên R nửa một đĩa tròn đồng chất bán kính R. Trọng tâm của phần
còn lại cách tâm đãi tròn lớn bao nhiêu
A. R/2
B. R/6
C. R/3
D. R/4

Câu 47: Một bản mỏng phẳng, đồng chất, bề dày đều có dạng như hình vẽ. Xác định vị trí trọng tâm của bản.
A. xG=yG=5a/12
B. xG=yG=12a/5
C. xG=yG=a/12
D. xG=yG=a/5

Câu 48: Có 5 quả cầu nhỏ trọng lượng P, 2P, 3P, 4P, 5P gắn lần lượt trên một thanh, khoảng cách giữa hai quả cầu cạnh nhau là l, bỏ
qua khối lượng của thanh.Tìm vị trí trọng tâm của hệ.
A. xG=8l/3; yG=0
B. xG=3l/8; yG=0
C. xG=15l/8; yG=0
D. xG=9l/8; yG=0

Câu 49: Hai vật nhỏ khối lượng m1, m2 nằm trên khung Ox như hình vẽ với các tọa độ tương ứng là x 1 và x2, hệ thức nào sau đây có
thể dùng để xác định tọa độ trọng tâm xG của 2 vật trên?
A. (m1x1-m2x2)/(m1+m2)
B. (m1x1+m2x2)/(m1+m2)
C. (m1x1+m2x2)/(m1-m2)
1
 Xm
o
2
2 m
X
x
1
D. (m1x1-m2x2)/(m1-m2)

Câu 50: Hai vật nhỏ khối lượng m 1, m2 nằm trên mặt phẳng Oxy như hình vẽ với các tọa độ tương ứng
Tọa độ trọng tâm của 2 vật trên?
y là (x1; y1) và (x2; y2).

A. xG=(m1x1+m2x2)/(m1+m2); yG=(m1y1+m2y2)/(m1+m2) y2 m2
m
y1 10946 513 000
File word: ducdu84@gmail.com -- 90 -- Phone+Zalo:
o
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
B. xG=(m1x1-m2x2)/(m1+m2); yG=(m1y1-m2y2)/(m1+m2)
C. xG=(m1x1+m2x2)/(m1-m2); yG=(m1y1+m2y2)/(m1-m2)
D. xG=(m1x1-m2x2)/(m1-m2); yG=(m1y1-m2y2)/(m1-m2)

CHỦ ĐỀ 2. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Đơn vị của mômen lực M=F.d là:
A. m/s B. N.m C. kg.m D. N.kg
Câu 2: Gọi F là độ lớn của lực, d là cánh tay đòn. Biểu thức momen lực là:
A. M=Fd2 B. M=F/d C. M=Fd D. M= √ Fd
Câu 3: Khi vật được treo bằng sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật:
A. hợp với lực căng dây một góc 900. B. bằng không.
C. cân bằng với lực căng dây. D. cùng hướng với lực căng dây.
Câu 4: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với:
A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. B. điểm chính giữa vật.
C. tâm hình học của vật. D. điểm bất kì trên vật.
Câu 5: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của quy tắc mômen lực áp dụng cho trường hợp vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng
của lực F1 làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ và lực F2 làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
⃗ 2 =⃗ 0
M⃗ + M M⃗ =⃗ M 2
A. 1 B. F1d2 = F2d1 C. F1/F2 = d2/d1 D. 1
Câu 6: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng momen lực tác dụng lên vật có giá trị:
A. bằng 0. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác 0.
Câu 7: Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì:
A. tổng momen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực có khuynh hướng làm
vật quay theo chiều ngược lại. B. tổng momen của các lực phải bằng hằng số.
C. tổng momen của các lực phải khác 0.
D. tổng momen của các lực phải là một vectơ có giá đi qua trục quay.
Câu 8: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị dương.
Câu 9: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng:
A. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó, có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực. D. luôn có giá trị âm.
Câu 10: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi:
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
C. lực có giá song song với trục quay. D. lực có giá cắt trục quay.
Câu 11: Chọn câu sai.
A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật. D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
Câu 12: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị
A. bằng không. B. luôn dương. C. luôn âm. D. khác không.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực?
A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều
phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại
B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không
D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay
Câu 14: Điều kiện cân bằng của một chất điểm có trục quay cố định còn được gọi là
A. Quy tắc hợp lực đồng quy B. Quy tắc hợp lực song song C. Quy tắc hình bình hành D. Quy tắc mômen lực
Câu 15: Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
Câu 16: Thanh AB tựa trên trục quay O (OB = 2OA) và chịu tác dụng của 2 lực FA và FB với FA = 2,5FB. Thanh AB sẽ quay quamh O
theo chiều nào?
A. Chiều kim đồng hồ B. Ngược chiều kim đồng hồ
C. Không quay, nằm cân bằng D. Chưa đủ dữ liệu để trả lời câu hỏi
Dạng 1. Momen lực
Câu 17: Xác định cánh tay đòn của các lực trong hình vẽ

File word: ducdu84@gmail.com -- 91 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN


 F
dF 1 F1 dF  B
G
A C   
d 

 B d P
F2
F2 A P
Câu 18: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay
là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:
A. 200N.m B. 200N/m C. 2N.m D. 2N/m
Câu 19: Một vật rắn chịu tác dụng của lực F = 20 N có thể quay quanh trục cố định, khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20
cm. Momen của lực F tác dụng lên vật là
A. 0,4 N.m. B. 400 N.m. C. 4N.m. D. 40 N.m.
Câu 20: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay
là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là
A. 200N.m B. 200N/m C. 2N.m D. 2N/m
Câu 21: Để có mômen của một vật có trục quay cổ định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng
cách từ giá của lực đến tâm quay là 20 cm.
A. 0.5N. B. 50 N. C. 200 N. D. 20 N.
Câu 22: Một lực có phương vuông góc với trục quay của vật rắn và có độ lớn là 5,5 N. Biết khoảng cách từ giá của lực tới trục quay
là 2 m. Mômen lực của một lực đối với trục quay là
A.10 N. B. 10Nm. C. 11N. D. 11 Nm.
Câu 23: Quả cầu chịu tác dụng của lực F = 50 N có thể quay quanh một trục, momen của lực F tác dụng lên quả cầu là 10 N.m.
Khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là
A. 5 cm. B. 20 cm. C. 10 cm. D. 50 cm.
Câu 24: Tính momen của lực đối với trục quay O, cho biết F = 100 N, OA = 100 cm. Bỏ qua trọng lượng của thanh.
A. 50 N.m    
B. 50√3 N.m    
C.100 N.m    
D.10√3 N.m

Câu 25: Thước dẹt, đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 20 N và quay quanh trục O. Biết OG = 40 cm và thước hợp với đường thẳng
đứng qua O một góc 45°. Momen trọng lượng của thước là
A. 4 √ 2 N/m B. 400√ 2 N/m
C. 8 N/m D. 40 √ 2 N/m
Dạng 2. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Quy tắc momen lực
Câu 26: Một cánh cửa chịu tác dụng của một lực có mômen M 1 = 60N.m đối với trục quay đi qua các bản lề. Lực F 2 tác dụng vào cửa
có mômen quay theo chiều ngược lại và có cánh tay đòn d2 = 1,5m. Lực F2 có độ lớn bằng bao nhiêu thì cửa không quay?
A. 40N B. 60N
C. Không tính được vì không biết khối lượng của cánh cửa. D. 90N
Câu 27: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một
trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng
A.100 N. B. 25 N. C. 10 N. D. 20 N.
Câu 28: Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 2100 N và có trọng tâm ở cách đầu trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh
một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Để thanh nằm ngang thì phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng
A. 100N. B. 200 N. C. 300N. D. 400 N.
Câu 29: Một tấm ván nặng 270 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa
phải là 1,60 m. Tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái một lực bằng
A. 180 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 80 N.
Câu 30: Một thanh kim loại đồng chất AB dài 2m có tiết diện đều và khối lượng của thanh là 2kg. Người ta treo vào đầu A của thanh
một vật có khối lượng 5kg, đầu B một vật có khối lượng lkg. Hỏi phải đặt một giá đỡ tại điểm O cách đầu A một khoảng là bao nhiêu
để thanh cân bằng.
A. 0,5m B. 1,2m C. 0,7m D. 1,5m
Câu 31: Thanh đồng chất AB = l,2m, trọng lượng P = 10N. Người ta treo các trọng vật P1= 20N, P2 = 3N lần lượt tại A, B và đặt một
giá đỡ tại O để thanh cân bằng. Tính OA.
A. 0,7m B. 0,4m C. 0,3m D. 0,2m
Câu 32: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với
phương nằm ngang góc 600. Lực căng của sợi dây là
A. 200 N. B. 100 N. C. 116 N. D. 173 N.

File word: ducdu84@gmail.com -- 92 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

Câu 33: Một người nâng tấm ván AB có khối lượng 40kg với lực ⃗F để ván nằm yên và hợp với mặt đường một góc 30°. Xác định độ
⃗ khi lực F⃗ hướng vuông góc với tấm ván.
lớn của lực F
A. 100 √3 N B. 50 √3 N C. 200 √2 N D. 150 √2 N
Câu 34: Một người nâng tấm ván AẸ có khối lượng 40kg với lực ⃗F để ván nằm yên và hợp với mặt đường một góc 30°. Xác định độ
lớn của lực ⃗F khi lực ⃗F hướng vuông góc với mặt đất.
A. 100N B. 50N C. 200N D. 150N
Câu 35: Một thanh AB có khối lượng 15kg có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2AG như hình vẽ. Thanh AB được treo lên
trần nhà bằng dâỵ nhẹ, không dãn, góc α = 30°. Dây BC vuông góc với thanh AB. Biết thanh AB
dài 1,2 m. Tính lực căng dây trên dây BC?
A. 25 √3 N B. 50 √3 N
C. 200 √2 N D. 150 √2 N
Câu 36: Cho một thanh gỗ hình hộp chữ nhật như hình vẽ có khối lượng 50kg với OA = 80cm; AB = 40cm.
Xác định lực ⃗F tối thiểu đế làm quay khúc gỗ quanh cạnh đi qua O. Lấy g = 10m/s2
A. 100N
B. 50N
C. 250N
D. 150N
Câu 37: Thanh nhẹ OB có thể quay quanh trục O. Tác dụng lên thanh các lực F1 và F2 đặt tại A và B. Biết lực F1 = 20 N, OA = 10 cm,
AB = 40 cm. Thanh cân bằng, các lực F1 và F2 hợp với AB các góc α =  900. Tính F2
A. 100N
B. 50N
C. 200N
D. 57,74N
Câu 38: Thanh nhẹ OB có thể quay quanh trục O. Tác dụng lên thanh các lực F1 và F2 đặt tại A và B. Biết lực F1 = 20 N, OA = 10 cm,
AB = 40 cm. Thanh cân bằng, các lực F1 và F2 hợp với AB các góc α =300;   900. Tính F2
A. 100N
B. 50N
C. 200N
D. 57,74N
Câu 39: Thanh nhẹ OB có thể quay quanh trục O. Tác dụng lên thanh các lực F1 và F2 đặt tại A và B. Biết lực F1 = 20 N, OA = 10 cm,
AB = 40 cm. Thanh cân bằng, các lực F1 và F2 hợp với AB các góc α =300;   600. Tính F2
A. 100N
B. 50N
C. 200N
D. 57,74N
Câu 40: Để đẩy một thùng phuy nặng có bán kính R = 3,0cm vượt qua một bậc thềm cao h < 15cm. Người ta phải tác dụng vào thùng
một lực ⃗F có phương ngang đi qua trục O của thùng và có độ lớn tối thiếu bằng trọng lực P của thùng. Hãy
xác định độ cao h của bậc thềm
A. 6,3cm
B. 8,79cm
C. 5,73cm
D. 8,25cm
Câu 41: Cho một thanh đồng chất AB có khối lượng là 10kg. Tác dụng một lực F ở đầu thanh A như hình vẽ, làm cho thanh bị nâng
lên hợp với phương ngang một góc 30°. Xác định độ lớn của lực biết lực hợp với thanh một góc 60°.
A. 100N
B. 50N
C. 200N
D. 150N
Câu 42: Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O
là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân A O B
bằng như ban đầu?
A. 15 N. B. 20 N.
C. 25 N. D. 30 N.
Câu 43: Một bàn đạp có trọn lượng không đáng kể, có chiều dài OA=20cm, quay dễ dành quanh trục O nằm ngang. Một lò xo gắn
vào điểm chính giữa C. Người ta tác dụng lên bàn đạp tại điểm A một lực vuông góc với bàn đạp và A
có độ lớn 20N. Bàn đạp ở trạng thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA.Biết rằng khi lò
C


xo bị ngắn đi một đoạn 8cm so với khi không bị nén. Độ cứng của lò xo bằng
A. 200N/m. B. 300N/m
O F
D. 500N/m. D. 400N/m.
Câu 44: Một thanh AB có trọng lượng 150N có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BC = 2AG. Thanh AB được giữ cân bằng nhờ
một bản lề tại A và dây nhẹ, không giãn tại B như hình vẽ. Biết góc α = 30°. Tính lực căng của dây.
A. 75 N.
File word: ducdu84@gmail.com -- 93 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
B. 100 N.
C. 150 N.
D. 50 N
Câu 45: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển
động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng
A. 500N. 

B. 1000N.
C. 1500N. F

20cm
D. 2000N.

2cm

Câu 46: Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2


lực F1 và F2 Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F 3 hướng lên và có độ F3
lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ? 
A. 1 m. A O B
B. 2 m.  C
C. 3 m. F1 

D. 4 m.
F
Câu 47: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy
tác dụng một lực F thẳng đứng lên phía trên vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt đất

 2

một góc α = 30°. Độ lớn lực F bằng F


A. 100N. l

B. 86,6N
C. 50N.
300
P
D. 50,6N.

Câu 48: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên
của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc α = 30°. Độ lớn lực F bằng
A. 86,6N. F
B. 100N
C. 50N. 
l
D. 50,6N.
Câu 49: Một thanh dài l = 1 m, khối lượng m = 1,5 kg. Một đầu thanh được gắn vào trần nhà nhờ một bản
P
300

lề, đầu kia được giữ bằng một dây treo thẳng đứng.Trọng tâm của thanh cách bản lề một đoạn d = 0,4
Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của dây là  l
m.

A. 6 N.
B. 5 N. 
d

C. 4N.
D. 3 N. P
Câu 50: Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực T1 = 200 N lên cột.


a) Tính lực căng T2 của dây chống. Biết góc α = 300. 
 T

A. 600 N. B. 500 N.
C. 400 N. D. 300 N. T 2
1
b) Tính áp lực của cột vào mặt đất. Bỏ qua trọng lực của cột.
A. 364 N. B. 345 N. O
C. 334N. D. 433 N.
Câu 51: Một thanh sắt dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra,
người ta đặt một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh sắt bắt
đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt bằng bao nhiêu? 
A. 60 N. B. 50 N.
C. 40 N. D. 30 N. F
Câu 52: Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A
được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc α = 30 0.
Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây. (10N).
B


A. 60 N.
B. 50 N.
C. 10 N. O G A
D. 30 N.
Câu 53: Một thanh đồng chất AB, có trọng lượng P 1 = 10 N, đầu A được gắn với tường bằng một bản lề, còn đầu B được giữ yên nhờ
một sợi dây nằm ngang buộc vào tường tại C. Một vật có trọng lượng P2 = 15 N, được treo vào đầu B của thanh.
Cho biết AC = 1 m; BC = 0,6 m. Lực căng T2 và T1 của hai đoạn dây lần lượt là C B
A. 15 N; 15 N.
B. 15 N; 12 N.
C. 12N; 12 N. A
D. 12 N; 15 N.
File word: ducdu84@gmail.com -- 94 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 54: Một vật hình trụ có khối lượng 10 kg chịu tác dụng của lực F luônsong song với mặt ngang như hình vẽ. Nếu h = R/3 thì lực
F tối thiểu để trụ vượt qua bậc thang là?
A. 50 √ 5 (N)
B. 100 √ 5 (N)
C. 50 √ 2 (N)
D. 100 √ 2 (N)
Câu 55: Một cần cẩu nâng 1 trục bê tông, đồng chất, trọng lượng P lúc đầu nằm yên trên mặt đất. Trong quá trình nâng dựng đứng
lên, đầu A luôn tựa trên mặt đất, lực căng dây F luôn thẳng đứng. Lực nâng F tại vị trí trục hợp với mặt
nghiêng 1 góc α là?
A. F=0,5Pcosα
B. F=0,5Psinα
C. F=0,5Ptanα
D. F=0,5P
Câu 56: Thanh AB đồng chất có có trọng lượng 12N nằm ngang được gắn vào tường tại A, đầu B nối với tường bằng sợi dây BC
không dãn. Biết AB = 80cm, AC = 60cm. Tính lực căng của dây BC. Lấy g = 10 m/s2.
A. 8N
B. 4N
C. 10N
D. 15N
Câu 57: Một ngọn đèn có khối lượng 2kg được treo vào tường bởi sợi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn với tường nhờ vào bản lề
A, với AC và BC tạo với nhau một góc 60°. Tìm lực căng của dây tác dụng lên thanh AB nếu bỏ qua khối
lượng thanh. Lấy g=10m/s2
A. 40N
B. 20N
C. 15N
D. 10N
Dạng 3. Xác định phản lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định
Câu 58: Thanh BC khối lượng m1 = 2kg, gắn vào tường bởi bản lề C. Dầu B treo vật nặng có khối lượng m 2 = 2kg và được giữ cân
bằng nhờ dây AB như hình vẽ. Biết AB vuông góc AC, AB=AC. Xác định phản lực tại C do thanh BC tác dụng lên.
Lấy g=10m/s2.
A. 15 N
B. 50 N
C. 12N
D. 40 N
Câu 59: Thanh AB khối lượng m = 2kg; đầu B dựng vào góc tường, đầu A nối với dây treo AC sao cho BC = AC và B vuông góc với
AC. Tìm các lực tác dụng lên thanh. Lấy g = 10 (m/s2)
A. N1 = 20N; N2 = 10N
B. N1 = 30N; N2 = 20N
C. N1 = 50N; N2 = 50N
D. N1 = 10N; N2 = 30N
Câu 60: Thanh AB có khối lượng m = 15kg, đầu A tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây BC nằm ngang, góc α = 60°.
Xác định độ lớn các lực tácdụng lên thanh AB.
A. N = 250N; P = 350N
B. N = 150N; P = 150N
C. N1 = 50N; N2 = 70N
D. N1 = 100N; N2 = 320N
Câu 61: Thanh AB có khối lượng m = 15kg, đầu A tựa trên sàn nhám, đầu B nối với tường bằng dây BC nằm ngang. Cho hệ số ma


sát giữa AB và sàn là k=0,5 3 . Tìm các giá trị α để thanh có thể cân bằng. Biết dây BC luôn nằm ngang.
Lấy g=10m/s2
A. α≥450 B. α≥300
C. α≤300 D. α≤450
Câu 62: Cho một vật có khối lượng m = 6kg được treo vào tường bởi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn vào tường bằng bản lề A,
ta có AB = 30cm và BC = 60cm. Tìm phản lực tác dụng lên thanh AB trong hai trường hợp sau:
a. Bỏ qua khối lượng thanh.
A. 45 N B. 20 √3 N
C. 30N D. 40 √ 3 N
b. Khối lượng thanh AB là 3kg.
A. 45 N B. 50 N C. 30N D. 40 N
Câu 63: Thanh BC nhẹ, gắn vào tường bởi bản lề C. Đầu B treo vật nặng có khối lượng m = 4kg và được giữ cân bằng nhờ dây treo
AB. Cho AB = 30cm, AC = 40cm. Xác định các lực tác dụng lên BC. Lấy g = 10 (m/s2)
A. P = 40N; T = 30N; N = 50N

File word: ducdu84@gmail.com -- 95 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
B. P = 30N; T = 40N; N = 50N
C. P = 20N; T = 40N; N = 60N
D. P = 60N; T = 20N; N = 70N
Câu 64: Thanh AB khối lượng m1 = 10kg, chiều dài l = 3m gắn vào tường bởi bản lề A. Đầu B của thanh treo vật nặng m 2 = 5kg.
Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo CD; góc α=45 0. Tìm phản lực tác dụng lên thanh AB biết
AC = 2m.
A. 145 N
B. 150N
C. 130N
D. 140N
Câu 65: Thanh AB được đặt như hình vẽ có đầu A tựa trên sàn, đầu B được treo bởi dây BC. Biết BC = AB = a. Xác định giá trị hệ
số ma sát giữa AB và sàn để AB cân bằng.
A. k>0,58
B. k>0,68
C. k<0,58
D. k<0,68
Câu 66: Thanh BC khối lượng m=4kg gắn vào tường bởi bản lề C, đầu B được giữ cân bằng nhờ dây AB. A được
cột chặt vào tường. Biết AB vuông góc với AC, AB=AC. Tìm lực căng dây AB và phản lực của bản lề C?
Lấy g=10 m/s2
A. 10N; 10 √2 N
B. 20N; 20 √ 2 N
C. 10 √ 2 N; 10N
D. 20 √ 2 N; 20N
CHỦ ĐỀ 3. QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
Câu 1: Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều có:
A. phương song song với hai lực thành phần. B. cùng chiều với hai lực thành phần.
C. độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần. D. cả ba đặc điểm trên.
F⃗ F⃗ F⃗
Câu 2: Một vật chịu tác dụng của ba lực 1 , 2 và 3 song song, vật sẽ cân bằng nếu:
F⃗ F⃗ F⃗
A. 1 + 2 + 3 = . B. một lực ngược chiều với hai lực còn lại.
C. ba lực cùng chiều. D. ba lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách phân tích một lực thành hai lực song song.
A. Chỉ có duy nhất một cách phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song song nếu lực ấy có điểm đặt ở trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
Câu 4: Hợp lực của hai lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phương song song với hai lực thành phần. B. Cùng chiều với chiều của lực lớn hơn.
C. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần. D. Các đặc điểm trên đều đúng.
Câu 5: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70cm, tay người giữ ở đầu
kia cách vai 35cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy của tay và vai người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. 80N và 100N. B. 80N và 120N. C. 20N và 120N D. 20N và 60N.
Câu 6: Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng âm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B
1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 60N. B. 80N. C.100N. D. 120N.
Câu 7: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu
kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hãy tính lực giữ của tay.
A. 60N. B. 80N. C.100N. D. 120N.
Câu 8: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu
kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Nếu dịch chuyển gậy cho bị cách vai 30 cm và tay cách vai 60 cm, thì lực giữ bằng
bao nhiêu?
A. 60N. B. 80N. C. 25N. D. 120N.
Câu 9: Một tấm ván nặng 48N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B
0,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:
A. 16 N B. 12 N C. 8 N D. 6 N
Câu 10: Một thanh chắn đường dài 7,8m có khối lượng 210kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một
trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g =
10m/s2.
A.1000N B. 500N C.100N D. 400N
Câu 11: Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1 m. Hỏi vai người đó phải đặt ở
điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lực của đòn gánh.
A.1000N B. 500N C.100N D. 400N
Câu 12: Một tấm ván nặng 18N được bắt qua một bể nước. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B là
0,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:

File word: ducdu84@gmail.com -- 96 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
A. 16N. B. 12N. C. 8N. D. 6N.
Câu 13: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB
dài 20 cm. Hợp lực ⃗F đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. OA = 15 cm, F = 20 N. B. OA = 5 cm, F = 20 N. C. OA = 15 cm, F = 10 N. D. OA = 5 cm, F = 10 N.
Câu 14: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20cm. với F1 = 15N và có hợp lực F
= 25N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?
A. F2 = 10N, d2 = 12cm B. F2 = 30N, d2 = 22cm C. F2 = 5N, d2 = 10cm D. F2 = 20N, d2 = 2cm
Câu 15: Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30kg, thúng ngô nặng 20kg. Đòn gánh có chiều dài
l,5m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của
đòn gánh lấy g = 10m/s2 .
A. 300N B. 500N C. 200N D. 400N
Câu 16: Cho một hỗn hợp kim loại AB nặng 24kg có chiều dài là 3,6m được dùng là dàn giáo xây dựng bắc ngang qua hai điểm tỳ.
Trọng tâm của hỗn hợp kim loại cách điểm tựa A là 2,4m, cách B là l,2m. Tìm lực mà tấm hỗn hợp kim loại tác dụng lên 2 điểm tỳ.
A. 80N B. 500N C. 200N D. 400N
Câu 17: Một người công nhân xây dựng dùng chiếc búa dài 30cm để nhổ một cây đinh đóng ở trên tường. Biết lực tác dụng vào cây
búa 150N là có thể nhổ được cây định. Hãy tìm lực tác dụng lên cây đinh để nó có thể bị nhổ ra khỏi tường biết búa dài 9cm.
A. 200N B. 500N C. 300N D. 400N
Câu 18: Một vật có khối lượng 5kg được buộc vào đầu một chiếc gậy dài 90cm. Một người quẩy lên trên vai một chiếc bị sao cho vai
cách bị một khoảng là 60cm. Đâu còn lại của chiếc gậy được giữ bằng tay. Bỏ qua trọng lượng của gậy, lấy g = 10m/s 2. Lực giữ của
tay và lực tác dụng lên vai lần lượt là:
A. 200N; 100N B. 100N; 150N C. 300N; 200N D. 400N; 200N
Câu 19: Một vật có khối lượng 5kg được buộc vào đầu một chiếc gậy dài 90cm. Một người quẩy lên trên vai một chiếc bị sao cho vai
cách bị một khoảng là 60cm. Đâu còn lại của chiếc gậy được giữ bằng tay. Bỏ qua trọng lượng của gậy, lấy g = 10m/s 2. Nếu dịch
chuyển gậy cho bị cách vai 30cm và tay cách vai 60cm thì lực giữ là?
A. 200N B. 100N C. 150N D. 75N
Câu 20: Xác định hợp lực F của hai lực song song F1, F2 đặt tại A, B biết F1 = 2N, F2 = 6N, AB = 4cm. Xét trường hợp hai lực cùng
chiều.
A.10N B. 8N C. 15N D. 6N
Câu 21: Một tấm ván nặng 270 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa
phải là 1,60 m. Tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái một lực bằng
A. 180 N. B. 90 N. C. 160 N. D. 80 N.
Câu 22: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách
vai người thứ hai là 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. Người thứ nhất: 400 N, người thứ hai: 600 N B. Người thứ nhất: 600 N, người thứ hai: 400 N
C. Người thứ nhất: 500 N, người thứ hai: 500 N. D. Người thứ nhất: 300 N, người thứ hai: 700 N.
Câu 23: Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài lm. Hỏi vai người đó phải đặt ở
điểm nào, chịu một lực băng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. Cách thùng ngô 30 cm, chịu lực 500 N. B. Cách thùng ngô 40cm, chịu lực 500 N.
C. Cách thùng ngô 50 cm, chịu lực 500 N. D. Cách thùng ngô 60 cm, chịu lực 500 N.
Câu 24: Một tấm ván nặng 300N dài 2m bắc qua con mương. Biết trọng tâm cách A là l,2m; cách B là 0,8m. tấm ván tác dụng lên 2
bờ mương A và B là?
A. 120N; 180N B. 180N; 120N C. 150N; 150N D. 160N; 140N
Câu 25: Hai người cùng khiêng 1 vật nặng bằng đòn dài 1,5 m. Vai người thứ nhất chịu 1 lực F1 = 200N. Người thứ 2 chịu 1 lực
300N. Trọng lượng tổng cộng của vật và đòn là bao nhiêu và cách vai người thứ nhất 1 khoảng?
A. 500N; 0,9m B. 500N;0,6m C. 500N; lm D.100N; 0,9m
Câu 26: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của
thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2= 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
A. 50 cm. B. 60 cm. C. 55 cm. D. 52,5 cm.
Câu 27: Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều
dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng k1 = 90 N/m và k2 = 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách
A là
A. 40 cm. B. 60 cm. C. 45 cm. D. 75 cm.
Câu 28: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60N , được buộc ở đầu gậy cách vai 50 cm. Tay người giữ ở đầu
kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)
A.100 N và 150 N. B. 120 N và 180 N. C. 150 N và 180 N. D.100 N và 160 N.
Câu 29: Một thanh AB dài 7,5m; trọng lượng 200N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2m. Thanh có thể quay xung quanh một
trục đi qua điểm O nằm trên thanh với OA = 2,5m. Phải tác dụng vào đầu B một lực có độ lớn bằng bao nhiêu để AB cân bằng nằm
ngang?
A.100 N. B. 25 N. C. 10 N. D. 20 N.
Câu 30: Hai lực song song cùng F1, F2 chiều, cách nhau đoạn 30cm. Biết rằng F1 = 18N và hợp lực F = 24N. Giá của hợp lực cách
của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
A. 7,5cm. B. 10. C. 22,5cm. D. 20cm.
Câu 31: Một người gánh hai thúng: thúng gạo có trọng lượng 300N, thúng ngô có trọng lượng 200N ở hai đầu đòn gánh nhẹ, dài
l,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt cách thúng gạo bao nhiêu để đòn gánh cân bằng nằm ngang?
A. 60 cm. B. 90 cm. C. 75cm. D. 50cm.

File word: ducdu84@gmail.com -- 97 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 32: Một tấm ván nặng 240N được bắc qua con mưong. Trọng tâm của tấm ván cách bờ A một đoạn 2,4m, cách bờ B một đoạn
l,2m. Xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ B.
A. 160 N. B. 120 N. C. 180 N. D. 80 N
Câu 33: Hai người khiêng một vật có khối lượng 100kg bằng một đòn nhẹ,có chiều dài 2m. Điểm treo của vật cách vai người thứ nhất
120cm. Tìm lực tác dụng lên vai người thứ hai.
A. 400N. B. 600 N. C. 500 N. D. 420 N.
Câu 34: Một thước thẳng, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = 100cm, trọng lượng P = 30N. Thước có thể quay xung quanh
một trục nằm ngang đi qua điểm O trên thước với OA = 30cm. Để thước cân bằng nằm ngang, cần treo tại đầu A một vật có trọng
lượng bằng bao nhiêu?
A. 30N. B. 20N. C. 10 N. D. 15 N
Câu 35: Một thanh thẳng, đồng chất, tiết diện đều có chiều dài AB = 2m, khối lượng m = 2kg. Người ta treo vào hai đầu A, B của hai
vật có khối lượng lần lượt là m1 =5kg và m2 =lkg. Hỏi phải đặt một giá đỡ tại điểm O cách đầu A một khoảng bao nhiêu đế thanh cân
bằng nằm ngang?
A. 60 cm. B. 100 cm. C. 75 cm. D. 50 cm
Câu 36: Cho hai lực song song cùng F1; F2 chiều nhau, cách nhau một đoạn 30cm. Với F1 = 5N và có hợp lực F = 15N. Xác định lực
F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu ?
A.10(N); 10(cm) B. 10 3(A); 20(cm) C. 20(N); 10(cm) D. 20(N); 20(cm)
Câu 37: Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng lúa nặng 50kg, thúng khoai nặng 30kg. Đòn gánh có chiều dài
l,5m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào cách thúng lúa bao nhiêu để đòn gánh cân bằng khi đó vai chịu một lực là bao
nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Lấy g = 10m/s2.
A. 0,5625 (m); 800(N) B. 0,9375(m); 800(N) C. 0,5625(m); 200(N) D. 0,9375(m); 200(N)
Câu 38: Một người nông dân lấy một hỗn hợp kim loại AB nặng 24kg có chiều dài là 3,6m và dùng làm cầu bắc ngang qua hai điểm
tỳ ở hai bờ mương ngoài ruộng lúa. Trọng tâm của hỗn hợp kim loại cách điểm tựa A là 2,4m, cách B là l,2m. Xác định lực mà tấm
hỗn hợp kim loại tác dụng lên 2 điểm tỳ ở hai bờ mương.
A. 80(N);160(N) B. 160(N); 80(N) C. 40(N); 80(N) D. 80(N); 40(N)
Câu 39: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của
thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2= 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
A. 50 cm. B. 60 cm. C. 55 cm. D. 52,5 cm.
Câu 40: Hai người cùng khiêng một thanh dầm bằng gỗ nặng, có chiều dài L. Người thứ hai khoẻ hơn người thứ nhất. Nếu tay của
người thứ nhất nâng một đầu thanh thì taỵ của người thứ hai phải đặt cách đầu kia của thanh một đoạn bằng bao nhiêu để người thứ
hai chịu lực lớn gấp đôi người thứ nhất ?
A. L/3. B. L/4. C. 2L/5. D. 0.
Câu 41: Hai người cầm hai đầu một chiếc gậy để khênh một vật nặng. Gậy có trọng lượng không đáng kể, dài 1,4 m. Vật có trọng
lượng 700 N được treo vào điểm C cách tay người ở đầu A của thanh 0,6 m. Hỏi tay người ở đầu B chịu một lực bằng bao nhiêu ?
A. 400 N. B. 525 N. C. 175N. D. 300 N.
Câu 42: Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa vai của hai người là
A1A2=2m. Bỏ qua trọng lực của đòn thì cần treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hơn lực đè lên vai người thứ
hai là 100 N?
A OA1 = 80 cm, OA2 = 120 cm. B. OA1 = 80 cm, OA2 = 120 cm. C. OA1=80cm, OA2=120cm. D. OA1=80cm, OA2=120cm.
Câu 43: Một người đang gánh trên vai một chiếc túi có trọng lượng 50 N. Chiếc túi buộc vào đầu gậy cách vai 40 cm. ban đầu tay
người giữ ở đầu kia cách vai 20 cm. sau đó dịch chuyển gậy cho bị cách vai 20 cm và tay cách vai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của
gậy. Vai người chịu được áp lực bằng bao nhiêu trong hai trường hợp trên?
A. 400 N hoặc 75N. B. 525 N hoặc 75N. C. 175N hoặc 75N. D. 150N hoặc 75N.
Câu 44: Người ta đặt một thanh AB dài 90 cm (bỏ qua khối lượng của vật) lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh
hai trọng vật m1 = 4 kg, m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A bao nhiêu?
A 60 cm B. 45 cm C. 30 cm D. 36 cm
Câu 45: Người ta đặt một thanh AB dài 90 cm (bỏ qua khối lượng của vật) lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh
hai trọng vật m1 = 4 kg, m2 = 6 kg. Giá trị của áp lực tác dụng lên giá đỡ.
A. 300N. B. 100N. C. 120 N. D. 150 N
Câu 46: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh
(AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lực nén lên hai giá đỡ là (g = 10 m/s 2)
(Hình 19.1)
A. F1 = 4 N ; F2 = 6 N.
B. F1 = 6,5 N ; F2 = 8,5 N.
C. F1 = 6 N ; F2 = 8 N.
D. F1 = 8,5 N ; F2 = 6,5 N.

Câu 47: Xác định các áp lực của trục lên hai ổ trục A và B (H.19.3). Cho biết trục có khối lượng 10 kg, bánh đà đặt tại C có khối
lượng 20 kg, khoảng cách AC = 1 m ; BC = 0,4 m lấy g = 10 m/s2+
A. FA = 40 N ; FB = 60 N.
B. FA = 107 N; FB = 193 N
C. FA = 60 N ; FB = 80 N.
D. FA = 85 N ; FB = 65 N.

Câu 48: Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo thẳng
đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau.Độ cứng của hai lò xo lần lượt là k 1 = 150 N/m và k2 = 100

File word: ducdu84@gmail.com -- 98 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang
?
A. 45 cm.
B. 30 cm.
C. 50 cm.
D. 25 cm.

Câu 49: Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu (H.19.4). Lấy g = 10 m/s 2. Tính các lực
F1 và F2 mà hai cọc đỡ tác dụng lên ván. Bỏ qua khối lượng của tấm ván.
A. F1 = 1800 N ; F2 = 2400 N.
B. F1 = 2400 N; F2 = 1800 N
C. F1= 1600 N ; F2 = 2800 N.
D. F1= 850 N ; F2 = 650 N.

CHỦ ĐỀ 4. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ
Câu 1: Mặt chân đế của vật là:
A. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn. B. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tíep xúc.
C. phần chân của vật. D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.
Câu 2: Chọn câu trả lời sai
A. Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở vị trí cân bằng mới.
B. Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi.
C. Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định. D. Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền vững.
Câu 3: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là:
A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền.
D. lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định. C. cân bằng phiếm định.
Câu 4: Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào
A. khối lượng. B. độ cao của trọng tâm.
C. diện tích của mặt chân đế. D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
Câu 5: Chọn câu đúng nhất. Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng:
A. kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền.
B. kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền.
C. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định. D. cả A, B , C đều đúng.
Câu 6: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là
A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền. C. cân bằng phiếm định. D. không thể cân bằng.
Câu 7: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là
A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền. C. cân bằng phiếm định. D. không thể cân bằng.
Câu 8: Các dạng cân bằng của vật rắn là
A. cân bằng bền, cân bằng không bền.  B. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. cân bằng bền, cân bằng phiếm định. D. cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.
Câu 9: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế.  B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế. D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 10: Dạng cân bằng của nghệ sĩ đứng xiếc trên đang đứng trên dây là
A. cân bằng bền.  B. cân bằng không bền.
C. cân bằng phiếm định. D. không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 11: Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo
A. xe có khối lượng lớn.  B. xe có mặt chân đế rộng.
C. xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.  D. xe có mặt chân đế rọng và khối lượng lớn.
Câu 12: Tại sao không lật đỗ được con lật đật?
A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.  B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng phiếm định. D.Vì nó có dạng hình tròn.
Câu 13: Ô tô chở nhiều hàng, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì
A. vị trí trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế. B. giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. mặt chân đế của xe quá nhỏ. D. xe chở quá nặng.
Câu 14: Đối với cân bằng phiếm định thì
A. trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. B. trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.
C. trọng tâm nằm ở một độ cao không đổi. D. trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.
Câu 15: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã
C. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng
D. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Trọng tâm là điểm đặt của các lực tác dụng lên vật rắn khi vật rắn cân bằng.
B. Trọng tâm của bất kì vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật đó.

File word: ducdu84@gmail.com -- 99 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
C. Để vật rắn có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm phải nằm ngoài mặt chân đế.
D. Các vật rắn có dạng hình học đối xứng, trọng tâm là tâm đối xứng của vật
Câu 17: Chọn kết luận đúng. Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm ở vị trí
A. thấp nhất so với các vị trí lân cận. B. cao bằng với các vị trí lân cận.
C. cao nhất so với các vị trí lân cận. D. bất kì so với các vị trí lân cận
Câu 18: Một vật rắn khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo vật trở về vị trí
cân bằng cũ của nó là cân bằng
A. tịnh tiến. B. bền. C. không bền. D. phiếm định
Câu 19: Một vật rắn khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng kéo vật ra xa vị trí
cân bằng cũ của nó là cân bằng
A. tịnh tiến. B. bền. C. không bền. D. phiếm định
Câu 20: Một vật rắn khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút thì trọng lực có xu hướng giữ nguyên vật ở vị
trí cân bằng mới của nó là cân bằng
A. tịnh tiến. B. bền. C. không bền. D. phiếm định
Câu 21: Chọn phát biểu sai.
A. Mặt chân đế có thể là mặt đáy của vật.
B. Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc nó.
C. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế.
D. Mặt chân đế là giao tuyến giữa mặt đáy của vật và mặt phẳng ngang.
Câu 22: Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là thuộc dạng cân bằng nào sau đây?
A. Cân bằng bền. B. Cân bằng không bền. C. Cân bằng phiến định. D. Cân bàng di động.
Câu 23: Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì
A. vị trí của trọng tâm của xe cao. B. giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. mặt chân đế của xe quá nhỏ. D. xe chở quá nặng.
Câu 24: Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu sát mép bàn. Sau đó đẩy nhẹ thước cho nhô dần
ra khỏi bàn. Gọi x là độ dài phần thước nhô ra. Khi thước bắt đầu rơi khỏi bàn thì x bằng L x
A. L/8. 
B. L/4. 
C. L/2. 
D. 3L/4.
Câu 25: Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng nhám Hỏi phải nghiêng mặt phẳng đến góc nghiêng cực đại là
bao nhiêu để khối lập phương không bị đổ?
A. 150.
B. 300.
C. 450.
D. 600.
Câu 26: Có ba viên gạch chồng lên nhau sao cho một phần của viên gạch trên nhô ra khỏi viên gạch dưới. Mép phải của viên gạch
trên cùng có thể nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn cực đại bằng 3
A. l/4 . B. 3l/4 . 2
1
C. l/2. D. l/8.
CHỦ ĐỀ 5. CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC
CỐ ĐỊNH
Câu 1: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng:
A. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên. C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Câu 2: Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C. Trọng tâm của vành nằm tại:
A. một điểm bất kì nằm trên vành xe. B. một điểm bất kì nằm ngoài vành xe.
C. điểm C. D. mọi điểm của vành xe.
Câu 3: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc dộ góc của vật. B. khối lượng của vật.
C. hình dạng và kích thước của vật. D. vị trí của trục quay.
Câu 4: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến
A. Hòn bi lăn trên mặt bàn. B. Kim đồng hồ đang chạy.
C. Pittong chạy trong ống bơm xe đạp. D. Trái Đất quay chung quanh trục của nó.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Lực có giá qua khối tâm làm vật chuyển động tịnh tiến.
B. Lực có giá không qua khối tâm làm vật vừa quay vừa tịnh tiến.
C. Khối tâm vật là điểm đặt của trọng lực lên vật. D. Khối tâm vật luôn nằm trong vật.
Câu 6: Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi:
A. Hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm. B. Hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi.
C. Các lực tác dụng phải đồng phẳng. D. Các lực tác dụng phải đồng qui.
Câu 7: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của cá lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm. B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
C. các lực tác dụng phải đồng quy. D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0.
Câu 8: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm. B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối.

File word: ducdu84@gmail.com -- 100 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
C. các lực tác dụng phải đồng quy.
D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
Câu 9: Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực F. Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?
A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật. B. Giá của lực song song với trục quay.
C. Giá của lực đi qua trục quay. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 10: Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là
A. chuyển động tịnh tiến. B. chuyển động quay.
C. chuyển động thẳng và và chuyển động xiên. D. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Câu 11: Khi chế tạo các bộ phận như bánh đà, bánh ôtô… người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm là vì
A. chắc chắn, kiên cố. B. làm cho trục quay ít biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn. D. để dừng chúng nhanh khi cần.
Câu 12: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến?
A. đầu van xe đạp đang chuyển động. B. quả bóng đang lăn.
C. bè trôi trên sông. D. chuyển động của cánh cửa quay quanh bản lề.
Câu 13: Chuyển động tịnh tiến của một vật là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn
A. song song với chính nó. B. ngược chiều với chính nó.
C. cùng chiều với chính nó. D. tịnh tiến với chính nó.
Câu 14: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng?
A. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.
B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vậtt phải đứng yên. C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.
D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
Câu 15: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Hòn bi lăn trên mặt bàn. B. Kim đồng hồ đang chạy.
C. Pittông chạy trong ống bơm xe đạp. D. Trái Đất quay chung quanh trục của nó.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một vật có trục quay cố định?
A. Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay B. Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay
C. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của một lực được gọi là momen lực
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
Câu 17: Đối với một vật quay quanh một trục cố định
A. nếu không chịu mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên. B. vật quay được là nhờ mômen lực tác dụng lên nó.
C. khi không còn mômen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
D. khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có mômen lực tác dụng lên vật.
Câu 18: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực
tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại. B. Vật quay nhanh dần đều. C. Vật lập tức dừng lại. D. Vật tiếp tục quay đều.
Câu 19: Tác dựng một lực có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ
A. chuyển động tịnh tiến. B. chuyển động quay.
C. vừa quay vừa tịnh tiến. D. quay rồi chuyển động tịnh tiến.
Câu 20: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định. Các điểm trên vật rắn không thuộc trục quay sẽ
A. có cùng tốc độ góc. B. có cùng tốc độ dài.
C. có cùng gia tốc hướng tâm. D. có cùng gia tốc toàn phần.
Câu 21: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào
A. khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay. B. hình dạng và kích thước của vật.
C. tốc độ góc của vật. D. vị trí của trục qua
Câu 22: Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật. B. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật. D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu 23: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? Vị trí trọng tâm của một vật
A. luôn ở một điểm trên vật. B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
Câu 24: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến
tác dụng của lực?
A. Độ lớn B. Chiều C. Giá. D. Điểm đặt dọc theo giá.
Câu 25: Chọn kết luận sai:
A. Tốc độ góc đặc trưng cho sự quay nhanh hay chậm của vật rắn.
B. Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, các điểm ở gần trục quay có tốc độ góc nhỏ hon so với các điểm ở xa
C. Khi vật quay đều, tốc độ góc không đổi. D. Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
Câu 26: Lực tác dụng vào vật làm cho vật quay quanh một trục có giá
A. song song với trục quay. B. cắt trục quay.
C. nằm trong mặt phẳng song song trục quay.
D. nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 27: Trong thí nghiệm dùng để xác địn gia tốc rơi tự do ở hình bên, các quả nặng đều giống nhau. Khi thả cho các quả nặng
chuyển động thì sau 1,4s, chùm bên phải chạm đất. Từ đó tính được độ lớn gia tốc rơi tự do là
A. 9,8m/s2. B. 10m/s2. C. 9,18m/s2. D.10,2m/s2.
Câu 28: A và B cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. A đẩy với một lực 400 N. B đẩy với một lực 300
N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):
A. 0,38 m/s2. B. 0,038 m/s2. C. 3,8 m/s2. D. 4,6 m/s2.

File word: ducdu84@gmail.com -- 101 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 29: Một vật rắn có khối lượng m= 10 kg được kéo trượt tịnh tiến trên mặt sàn nằm ngang bởi lực F có độ lớn 20 N hợp với
phương nằm ngang một góc α=300. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μ = 0,1 (lấy g = 10 m/s2). Quãng đường vật rắn
đi được 4 s là
A. 6,21 m. B. 6,42 m. C. 6,56 m. D. 6,72 m.
CHỦ ĐỀ 6. NGẪU LỰC
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Hệ hai lực song song, cùng chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực.
B. Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
C. Mômen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực.
D. Mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 2: Ngẫu lực là hai lực song song,
A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau
Câu 3: Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ
A. chuyển động tịnh tiến B. chuyển động quay C. vừa quay, vừa tịnh tiến D. cân bằng
Câu 4: Một vật không có trục quay nếu chịu tác dụng của 1 ngẫu lực thì sẽ chuyến động ra sao?
A. Không chuyển động vì ngẫu lực có hợp lực bằng 0 B. Quay quanh 1 trục bất kì
C. Quay quanh 1 trục do ngẫu lực hình thành D. Chuyên động khác A, B, C
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Đơn vị của mômen là N.m B. Ngẫu lực không có hợp lực
C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm
D. Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật
Câu 6: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là sai?
A. Có thể thay thế ngẫu lực bằng hợp lực tìm được bằng quy tắc họp lực song song (ngược chiều).
B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
C. Momen của ngẫu lực tính theo công thức: M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực).
D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua
trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 7: Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
A. một ngẫu lực B. hai ngẫu lực C. cặp lực cân bằng D. cặp lực trực đối
Câu 8: Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ
A. chuyển động tịnh tiến. B. chuyển động quay. C. vừa quay, vừa tịnh tiến. D. nằm cân bằng.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?
A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều.
C. Vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
D. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
Câu 10: Một ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
A. (F1 - F2)d B. 2Fd
C. Fd D. Chưa biết được vị trí còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Câu 11: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:
A. 1N.m B. 2N.m C. 0,5 N.m D.100N.m
Câu 12: Hai lực cửa một ngẫu lực có độ lớn F = 40 N. Cánh tay đòn của ngẫn lực là d = 30 cm. Momen của
ngẫu lực là
A. 18 N.m. B. 40 N.m. C. 10 N.m D. 12N.m.
Câu 13: Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng
của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen cảu ngẫu lực có giá trị là
A. 13,8 N.m. B. 1,38 N.m. C. 1,38.10-2 N.m. D. 1,38.10-3N.m.
Câu 14: Một tấm tôn mỏng, phẳng, có dạng một tam giác đều ABC, cạnh a = 10cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực lên hai điếm A
và C và nằm trong mặt phẳng của tấm. Lực ở A có độ lớn 10N song song với BC. Momen của ngẫu lực là:
A. l,00Nm. B. 0,87Nm. C. l,73Nm. D. 86,60Nm.
Câu 15: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn
A. M = 0,6 N.m. B. M = 600 N.m. C. M = 6 N.m. D. M = 60 N.m.
Câu 16: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn 10 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 20 cm. Mômen ngẫu lực là
A. 1 Nm B. 2 Nm C. 20 Nm D. 0,2 Nm
Câu 17: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 20N. Cách tay đòn của ngẫu lực d = l0cm. Mômen của ngẫu lực là:
A.100N.m B. 2,0N.m C. l,0N.m D. 0,5N.m
Câu 18: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 30N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là
A. M = 900(Nm). B. M = 90(Nm). C. M = 9(Nm). D. M = 0,9(Nm).
Câu 19: Một ngẫu lực ( ⃗F và ⃗F ' ) tác dụng vào một thanh cứng như hình. Momen của ngẫu lực
tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?
A. (Fx + Fd).
B. (Fd – Fx).
C. (Fx – Fd).
D. Fd.
File word: ducdu84@gmail.com -- 102 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 20: Momen ngẫu lực đối với trục quay O vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực như hình vẽ. Chọn hệ thức đúng.
A. M  F1d1  F2d2
B. M  F1d1  F2d2
C. M  F1d2  F2d1
D. M  F1d2  F2d1

CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Kiểm tra 45 phút số 7 kì I (Chương III, THPT Chu Văn An – Đắc Nông 2019)
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Trọng tâm là điểm đặt của các lực tác dụng lên vật rắn khi vật rắn cân bằng.
B. Để vật rắn có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm phải luôn nằm trên mặt chân đế.
C. Trọng tâm của bất kì vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật đó.
D. Các vật rắn có dạng hình học đối xứng, trọng tâm là tâm đối xứng của vật.
Câu 2: Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra, nếu
A. vật cân bằng ở bất kì vị trí nào mà ta di chuyển vật đến thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
B. vật lập tức trở về vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng phiếm định.
C. vật càng dời xa hơn vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
D. vật thiết lập một vị trí cân bằng mới, thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng bền.
Câu 3: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn là cân bằng ?
A. Ba lực đồng qui. B. Ba lực đồng phẳng.
C. Ba lực đồng phẳng và đồng qui. D. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba.
Câu 4: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo 300N, một thúng ngô 200N. Đòn gánh dài 1,2m. Vai người ấy phải đặt ở điểm cách
đầu có thúng gạo một đoạn bằng bao nhiêu để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng đòn gánh.
A. 0,80m; 500N B. 0,72m; 500N C. 0,40m; 500N D. 0,48m; 500N
Câu 5: Hai lực song song cùng chiều và cách nhau một đoạn 0,2m. Nếu một trong hai lực có giá trị là 13N và hợp lực của chúng có
đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08m. Tính độ lớn hợp lực.
A. 32,5N B. 21,5N C. 19,5N D. 25,6N
Câu 6: Nói về sự so sánh giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và điều kiện cân bằng của vật rắn, hãy chọn câu phát biểu đúng.
⃗F + ⃗F + F⃗ =⃗0
A. Đều thể hiện 1 2 3 , nhưng đối với chất điểm cần có thêm điều kiện ba lực phải có giá đồng phẳng, vật rắn không cần
điều kiện này. B. Đều có tổng độ lớn của hai lực cân bằng với lực thứ ba.
C. Đều có hợp lực bằng 0, chất điểm cần điều kiện ba lực có giá đồng phẳng, vật rắn cần thêm điều kiện đồng qui.
⃗F + ⃗F + F⃗ =⃗0
D. Đều thể hiện 1 2 3 , nhưng đối với vật rắn cần có thêm điều kiện ba lực phải có giá đồng qui.
Câu 7: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn
hơn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.
A. 1,6m B. 1,5m C. 1,8m D. 2,0m

Câu 8: Hai lực song song ngược chiều


⃗F1 F⃗ 2 ⃗
, cách nhau một đoạn 0,2m. Cho F1=13N, khoảng cách từ giá của hợp lực F đến giá của
⃗F ⃗
lực 2 là d2 = 0,08m.Tính độ lớn của hợp lực F .
A. 25,6N B. 19,5N C. 32,5N D. 22,5N
Câu 9: Một thanh sắt dài đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài
A O B
của nó nhô ra khỏi mặt bàn (hình 3.7). Tác dụng vào đầu nhô ra một lực F hướng thẳng đứng
xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 60N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi 
trọng lượng của thanh sắt là F
A. 240N B. 30N
C. 120N D. 60N
Hình 3.7
Câu 10: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
Câu 11: Một thanh chắn đường dài 5,6m, có trọng lượng 115N và có trọng tâm cách đầu bên trái 0,8m. Thanh có thể quay quanh một
trục nằm ngang cách đầu bên trái 1,0m. Phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang.
A. 25N B. 10N C. 15N D. 5N
Câu 12: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn
hơn bằng 0,4m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.
A. 1,2m B. 0,6m C. 1,0m D. 2,0m
Câu 13: Mức quán tính của một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào …
A. khối lượng của vật. B. vị trí của trục quay.
C. hình dạng và kích thước của vật. D. tốc độ góc của vật.
Câu 14: Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc  = 2(rad/s). Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật quay đều với tốc độ góc =2 (rad/s). B. vật quay chậm dần rồi dừng lại.
C. vật đổi chiều quay. D. vật dừng lại ngay.
Câu 15: Mômen lực được xác định bằng công thức:
A. F = ma B. M = F/d C. P = mg D. M = F.d
Câu 16: Một vật có khối lượng 20kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực nằm ngang F=100N. Hệ số ma sát giữa vật và
sàn nhà là 0,2. Cho g = 10m/s2. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ hai là:
File word: ducdu84@gmail.com -- 103 -- Phone+Zalo: 0946 513 000
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
A. 4m/s B. 6m/s C. 8m/s D.10m/s
Câu 17: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn 6N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 15cm. Mômen ngẫu lực là:
A. 90Nm B. 4Nm C. 0,9Nm D. 9Nm
Câu 18: Mô men lực có đơn vị là:
A. kgm/s2. B. N.m C. kgm/s D. N/m
Câu 19: Một quả cầu có trọng lượng P = 60N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc  = 30o. Bỏ qua ma
sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Tính lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu.

A. N; N B. N; N C. N; N D. 40N; 30N
Câu 20: Một ngọn đèn khối lượng m = 1,5kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chịu được lực căng lớn nhất là 8N.
Người ta treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà. Khi đó hai nửa sợi
dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60o. Hỏi lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu? Cho g=10m/s2.

A. N B. N C. 15N D.10N

Câu 21: Ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu
A. di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó. B. tăng độ lớn của mộửctong ba lực lên gấp hai lần.
C. làm giảm độ lơn hai trong ba lực đi hai lần. D. di chuyển giá của một trong ba lực.
Câu 22: Một tấm ván nặng 240N được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng 2,4m và cách
điểm tựa B 1,2m (hình 2). Tính các lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương. A G B
A. 150N; 90N
B. 80N; 160N
C.100N; 140N Hình 2
D. 60N; 180N
Câu 23: Thanh OA có khối lượng không đáng kể, chiều dài 20cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm C
sao cho CO = CA. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F = 20N, hướng thẳng đứng xuống dưới (hình 3.4). Khi thanh ở
trạng thái cân bằng, lò xo vuông góc với OA, và OA làm thành một góc  = 300 so với đường nằm ngang.
a) Tính phản lực N của lò xo.
A
A. N B. N 
C. 15N D. 30N C
F
b) Tính độ cứng k của lò xo, biết lò xo ngắn đi 8cm so với lúc không bị nén.
)
A. N/m B. 350N O
Hình 3.4
C. N/m D. 450N
Câu 24: Một dây thép mãnh đồng chất tiết diện đều, có chiều dài MN = 2L. Gập sợi dây sao cho đầu N trùng với trung điểm O của
đoạn MN. Trọng tâm vẫn sẽ:
A. vẫn nằm tại O. B. nằm tại một điểm cách O một đoạn L/8, về phía M.
C. nằm tại một điểm cách O một đoạn L/4, về phía M. D. nằm tại một điểm cách O một đoạn 3L/8, ở phần bị gấp.
Câu 25: Hai người A và B dùng một chiết gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A 60cm, cách
vai người B 40cm. Lực mà người A và B phải chịu lần lượt là
A. 600N và 400N B. 400N và 600N C. 500N và 500N. D. 300N và 700N.
Câu 26: Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B
1,2m. Lực tác dụng mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương A và B là:
A. 80N. B. 90N. C. 160N. D. 120N.
Câu 27: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn 9N và 12N. Độ lớn hợp lực là bao nhiêu?
A. 15N. B. 2N. C. Không xác định được. D. 25N.
Câu 28: Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, cạnh a = 20cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực nằm trong mặt
phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn 8,0N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực là:
A. 13,8 Nm. B. 1,38 Nm. C. 13,8.10-2Nm. D. 1,38.10-3Nm.
Câu 29: Chọn câu sai.
A. Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều bao giờ cũng có độ lớn lớn hơn độ lớn của mỗi lực thành phần.
B. Hợp lực của hai lực song song, ngược chiều bao giờ cũng có độ lớn nhỏ hơn độ lớn của mỗi lực thành phần.
C. Trọng lực đặt lên vật là hợp lực của các trọng lực đặt lên các phần tử của nó.
D. Chỉ có thể tổng hợp hai lực không song song thành thành một lực duy nhất khi hai lực đó đồng quy.
Câu 30: Chọn câu đúng:
A. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay. B. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
C. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó.
D. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay.
Kiểm tra 45 phút số 8 kì I (Chương III, THPT Ngô Quyền – Đà Nẵng 2019)
Câu 1: Chọn câu sai khi nói về trọng tâm của vật:
A. Một vật rắn xác định chỉ có một trọng tâm. B. Trọng tâm là điểm đặt trọng lực tác dụng vào vật.
C. Nếu lực tác dụng có phương qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến.
D. Vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm là tâm đối xứng của vật.
Câu 2: Một vật có trọng lượng 100 N đặt trên mặt phẳng nghiêng  = 300 thì vật đứng yên. Vậy lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. 50 √ 3 N B. 50N C. Không xác định. D. Đáp số khác.

File word: ducdu84@gmail.com -- 104 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
Câu 3: Một vật rắn chịu tác dụng của một lực F. Chuyển động của vật là chuyển động:
A. Tịnh tiến. B. Quay. C. Vừa quay vừa tịnh tiến. D. Không xác định.
Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Mô men lực chỉ phụ thuộc vào độ lớc của lực. B. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, có giá khác nhau cùng tác dụng vào một vật.
D Ngẫu lực không có đơn vị đo.
Câu 5: Chọn câu đúng:
A. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay. B. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
C. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó.
D. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay.
Câu 6: Cánh tay đòn của lực F đối với tâm quay O là khoảng cách từ
A. O đến điểm đặt của lực F. B. O đến ngọn của vec tơ lực F.
C. O đến giá của lực F. D. điểm đặt của lực F đến trục quay.
Câu 7: Một vật có trục quay cố định, chịu tác dụng của 1 lực F thì
A. Vật chuyển động quay. B. Vật đứng yên.
C. Vật vừa quay vừa tịnh tiến.
D. Vật chuyển động quay khi giá của lực không đi qua trục quay.
Câu 8: Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ:
A. Chuyển động tịnh tiến. B. Chuyển động quay. C. Vừa quay, vừa tịnh tiến. D. Cân bằng.
Câu 9: Chọn câu sai:
A. Khi giá của lực đi qua trục quay thì vật cân bằng. B. Mô men ngẫu lực phụ thuộc vào vị trí trục quay.
C. Đơn vị của mô men ngẫu lực là N.m. D. Mô men của lực tuỳ thuộc vào cánh tay đòn của lực.
Câu 10: Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách:
A. Từ trục quay đến giá của lực. B. Giữa 2 giá của lực.
C. Giữa 2 điểm đặt của ngẫu lực. D. Từ trục quay đến điểm đặt của lực.
Câu 11: Cân bằng của một vật là không bền khi trọng tâm của nó:
A. Có vị trí không thay đổi. B. Có vị trí thấp nhất. C. Có vị trí cao nhất. D. Ở gần mặt chân đế.
Câu 12: Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ:
A. Chuyển động tịnh tiến. B. Chuyển động quay. C. Vừa quay vừa tịnh tiến. D. Chuyển động tròn đều.
Câu 13: Chọn câu sai:
A. Một vật chỉ có trạng thái cân bằng khi chịu tác dụng bởi cặp lực cân bằng.
B. Khi trọng tâm trùng với trục quay thì cân bằng của vật là cân bằng phiếm định.
C. Khi vật chịu tác dụng của một ngẫu lực, vật sẽ chuyển động quay. D. Cân bằng của vật càng bền vững khi mặt chân đế càng rộng.
Câu 14: Đơn vị của mô men ngẫu lực là:
A. N/m B. N.m C. N/m2 D. Không có.
Câu 15: Chọn câu phát biểu đúng:
A. Đơn vị động lượng là N.m.
B. Một vật chịu tác dụng của ngẫu lực thì chỉ có chuyển động quay.
C. Đơn vị của ngẫu lực là kgm/s. D. Qui tắc mô men chỉ áp dụng cho vật có trục quay cố định.
Câu 16: Chọn câu đúng. Một vật rắn muốn cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực, thì hai lực đó phải là:
A. Trực đối không cân bằng. B. Trực đối cân bằng. C. Trực đối bằng nhau. D. Trực đối không bằng nhau.
Câu 17: Chọn câu sai. Trọng tâm của vật rắn là:
A. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật rắn. B. Điểm mà hai giá của trọng lực giao nhau tại vật rắn.
C. Điểm mà khi vật rắn dời chỗ thì nó cũng dời chỗ. D. Điểm mà giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn đi qua.
Câu 18: Trong các cách viết sau, cách viết nào đúng nhất. Một quyển sách nằm cân bằng trên mặt bàn vì phản lực ⃗N và trọng lực tác
dụng lên nó quan hệ với nhau như sau:
A. ⃗N = ⃗
P B. ⃗N =- ⃗
P C. / ⃗N /=/ ⃗
P/ D. / ⃗N /=-/ ⃗
P/
Câu 19: Chọn câu sai. Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là:
A. Giá của trọng lực tác dụng lên vật rắn phải đi qua mặt chân đế. B. Đường thẳng đi qua trọng tâm vật rắn gặp mặt chân đế.
C. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật rắn gặp mặt chân đế.
D. Hình chiếu của trọng lực theo phương thẳng đứng là một điểm và phải nằm trong mặt chân đế.
Câu 20: Chọn câu sai. Điều kiện nào sau đây để ba lực cùng tác dụng lên một vật rắn có thể cân bằng?
A. Ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng. B. Giá của ba lực đó giao nhau tại một điểm.
C. Tổng độ lớn của ba lực đó phải bằng không. D. Hợp của hai trong ba lực phải cùng giá với lực thứ ba.
Câu 21: Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài A B
O
đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải
treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?
A. 15 N B. 20 N
C. 25 N D. 30 N
Câu 22: Chọn câu đúng. Điều kiện cân bằng của mộts vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song là:
A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. B. Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.
C. Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. D. Ba lực đó có giá vuông góc với nhau từng đôi một.
Câu 23: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cách phân tích một lực thành hai lực song song
A. Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Chỉ có duy nhất một cách phân tích một lực thành hai lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

File word: ducdu84@gmail.com -- 105 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song song nếu lực ấy có điểm đặt tại trọng tâm của vật mà nó tác dụng.
Câu 24: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300 N, một thúng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1m. Vai người ấy đặt ở
điểm O cách hai đầu treo thúng gạo và thúng ngô các khoảng lần lược là d 1, d2 bằng bao nhiêu để đòn gánh cân bằng nằm ngang?
Chọn kết quả đúng.
A. d1=0,5m, d2=0,5m. B. d1=0,6m, d2=0,4m. C. d1=0,4m, d2=0,6m. D. d1=0,25m, d2=0,75m.
Câu 25: Một thanh chắn đường dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh
một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m. Để giữ thanh ấy nằm ngang vào đầu bên phải có giá trị nào sau đây:
A. 2100N B. 100N C. 780 N D. 150N
Câu 26: Cánh tay đòn của lực F đối với tâm quay O là khoảng cách từ
A. O đến điểm đặt của lực F. B. O đến ngọn của vec tơ lực F.
C. điểm đặt của lực F đến trục quay. D. O đến giá của lực F.
Câu 27: Chọn câu đúng. Lực tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định không làm cho vật quay khi giá của lực
A. không đi qua trục quay. B. vuông góc với mặt phẳng của vật.
C. đi qua trục quay. D. song song với trục quay.
Câu 28: Chọn câu sai.
A. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.
B. Vị trí cân bằng bền là vị trí trọng tâm của vật cao nhất.
C. Trọng tâm của vật phẳng, mỏng, đồng tính trùng với tâm linh học của vật.
D. Quyển sách nằm cân bằng trên bàn vì vị trí trọng tâm của vật thấp nhất.
Câu 29: Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, cạnh a = 20cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực năng trong mặt
phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn 8,0N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực là:
A. 13,8 Nm B. 1,38 Nm C. 13,8.10-2Nm D. 1,38.10-3Nm
Câu 30: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Độ lớn của hợp lực là F = 34,6N khi này hai lực thành phần hợp với nhau
A. 1200. B. 900. C. 300. D. 600.

File word: ducdu84@gmail.com -- 106 -- Phone+Zalo: 0946 513 000


CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
Câu 1: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai?
A. Động lượng là một đại lượng véctơ
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng nhất?
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn. B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.
Câu 4: Véc tơ động lượng là véc tơ
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 6: Hãy điền vào khoảng trống sau: “Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian Dt bằng
………………… động lượng của chất điểm trong cùng khoảng thời gian đó”.
A. Giá trị trung bình. B. Giá trị lớn nhất. C. Độ tăng. D. Độ biến thiên.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung lượng của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Độ biến thiên động lượng là một đai lượng vô hướng.
Câu 8: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực ⃗F . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
A. ⃗P = F⃗ mΔt B. ⃗P = F⃗ Δt C. ⃗P = F⃗ Δt
/m D. ⃗
P= F m ⃗
Câu 9: Động lượng được tính bằng đơn vị nào sau đây:
A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. kg.m/s.
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Câu 11: Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn:
A. mv2/2 B. mv2 C. mv/2 D. m.v
Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Động lượng được xác định bằng tích của khối lượng và vectơ vận tốc của vật ấy.
C. Vật có khối lượng và đang chuyển động thì có động lượng. D. Động lượng có đơn vị là kg.m/s2.
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng đều thì
A. Động lượng của vật không đổi . B. Xung lượng của hợp lực bằng không.
C. Độ biến thiên động lượng bằng không. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị của động lượng là
A. kgms. B. kgm/s2. C. kgms2. D. kgm/s.
Câu 15: Động lượng là một đại lượng
A. Véctơ. B. Vô hướng.
C. Không xác định. D. Chỉ tồn tại trong những vụ va chạm.
Câu 16: Một vật có khối lượng M chuyển động với vận tốc ⃗v . Vectơ động lượng của vật là:
A. ⃗p =m ⃗
v B. ⃗p =Mv C. ⃗p =M ⃗v D. ⃗p =mv
Câu 17: Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 18: Chọn phát biểu sai về động lượng:
A. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác, va chạm giữa các vật.
B. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật.
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ, được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Câu 19: Chọn câu phát biểu sai?
A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín. B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.
C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
Câu 20: Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì
A. Trái Đất luôn chuyển động. B. Trái Đất luôn luôn hút vật
C. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực
-- 106 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật
Câu 21: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập.
Câu 22: Định luật bảo toàn động lượng tương đương với
A. định luật I Niu-tơn. B. định luật II Niu-tơn.
C. định luật III Niu-tơn. D. không tương đương với các định luật Niu-tơn.
Câu 23: Chuyển động bằng phản lực tuân theo
A. định luật bảo toàn công. B. Định luật II Niu-tơn.
C. định luật bảo toàn động lượng. D. định luật III Niu-tơn.
Câu 24: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng?
A. Vận động viên dậm đà để nhảy.
B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.
C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động. D. Chuyển động của tên lửa.
Câu 25: Trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.
C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 26: Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. B. Vật đang chuyển động tròn đều.
C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Câu 27: Trong các trường hợp nào sau đây động lượng của vật được bảo toàn:
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật được ném thẳng đứng lên cao.
C. Vật RTD. D. Vật được ném ngang.
Câu 28: Tổng động lượng của một hệ không bảo toàn khi nào?
A. Hệ chuyển động có ma sát. B. Hệ là gần đúng cô lập.
C. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. D. Hệ cô lập.
Câu 29: Haivật có khối lượng m1, m2 chuyển động với vận tốc v1 và v2. Động lượng của hệ có giá trị:
A. m⃗v . B. m1 ⃗v 1 +m2 ⃗v 2 . C. 0. D. m1v1 + m2v2
Câu 30: Điều nào sau đây đúng khi nói về hệ kín?
A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật ngoài hệ.
B. Trong hệ chỉ có các nội lực từng đôi trực đối.
C. Nếu có các ngoại lực tác động lên hệ thì các ngoại lực triệt tiêu lẫn nhau. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật RTD không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật RTD và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác.
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
⃗v
Câu 32: Một ô tô A có khối lượng m 1 đang chuyển động với vận tốc 1 đuổi theo một ô tô B có khối lượng m 2 chuyển động với vận
⃗v
tốc 2 . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
A. ⃗AB
p =m (⃗v −⃗v )
1 1 2 p =−m (⃗v −⃗v )
B. ⃗AB 1 1 2 p =m (⃗v +⃗ v )
C. ⃗AB 1 1 2 D. ⃗AB
p =−m (⃗v +⃗ v )
1 1 2
Câu 33: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn:
A. Ô tô giảm tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều
C. Ô tô chuyển động trên đường có ma sát. D. Ô tô tăng tốc.
Câu 34: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
Câu 35: Sở dĩ khi bắn súng trường các chiến sĩ phải tì vai vào báng súng vì hiện tượng giật lùi của súng có thể gây chấn thương cho
vai. Hiện tượng súng giật lùi trên trên liên quan đến
A. chuyển động theo quán tính. B. chuyển động do va chạm.
C. chuyển động ném ngang. D. chuyển động bằng phản lực.
Câu 36: Gọi M và m là khối lượng súng và đạn, ⃗V , ⃗v là vận tốc của súng và đạn khi đạn thoát khỏi nòng súng. Vận tốc của súng
(theo phương ngang) là:
⃗ =− /
A. V m ⃗v M ⃗= /
B. V m⃗v M C. V ⃗ =− /m
M ⃗v ⃗= /
D. V M ⃗v M
Câu 37: Hai vật có cùng độ lớn động lượng nhưng có khối lượng khác nhau (m1>m2). So sánh độ lớn vận tốc của chúng?
A. vận tốc của vật 1 lớn hơn. B. vận tốc của vật 1 nhỏ hơn.
C. vận tốc của chúng bằng nhau. D. Chưa kết luận được.
Câu 38: Khi ta nhảy từ thuyền lên bờ thì thuyền:
A. trôi ra xa bờ. B. chuyển động cùng chiều với người.
C. đứng yên. D. chuyển độngvề phía trước sau đó lùi lại phía sau.
⃗v
Câu 39: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc 1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m 2 đứng yên. Sau va chạm cả hai
⃗v
quả cầu có cùng vận tốc 2 . Theo định luật bảo toàn động lượng thì:

-- 107 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
m ⃗v =( m1 +m 2 ) ⃗v 2 m ⃗v =−m2 ⃗v 2 m ⃗v =m ⃗ v m ⃗v =(m1 +m 2 ) ⃗v 2
A. 1 1 B. 1 1 C. 1 1 2 2 D. 1 1 /2
Dạng 1. Động lượng. Độ biến thiên động lượng
Loại 1. Động lượng của một vật. Bài toán tìm độ biến thiên động lượng của vật: lực, xung lượng của lực
Câu 40: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì:
A. động lượng của vật tăng gấp đôi. B. gia tốc của vật tăng gấp đôi.
C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. thế năng của vật tăng gấp đôi.
Câu 41: Hai xe có khối lượng lần lượt là m1 = 2m2 chuyển động với vận tốc v2= 2v1 động lượng của xe 1 là:
A. p = m.v B. p1 = p2 = m1v1 = m2v2 C. p1 = m1v2 D. p1 = m1v12/2
Câu 42: Một chất điểm m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi a là góc của mặt phẳng nghiêng so với
mặt phẳng nằm ngang. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:
A. p = mgsinat. B. p = mgt C. p = mgcosat D. p = gsinat
Câu 43: Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ
A. p1 = 2p2. B. p1 = 4p2. C. p2 = 4p1. D. p1 = p2.
Câu 44: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10 -2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể
từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 2.10-2 kgm/s. B. 3.10-2kgm/s. C. 10-2kgm/s. D. 6.10-2kgm/s.
Câu 45: Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống một con đường dốc thẳng nhẵn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s,
sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng (kg.m/s) là?
A. 20. B. 6. C. 28. D. 10
Câu 46: Một vật khối lượng m = 500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là:
A. -6 kgm/s B. -3 kgm/s C. 6 kgm/s D. 3 kgm/s
Câu 47: Một vật có khối lượng 4kg RTD không vận tốc đầu trong khoảng thời gian 2,5s. Lấy g = 10m/s 2. Độ biến thiên động lượng
của vật trong khoảng thời gian đó có độ lớn là
A. Δp = 100 kg.m/s. B. Δp= 25 kg.m/s. C. Δp = 50 kg.m/s. D. 200kg.m/s.
Câu 48: Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả
bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s C. 100 N.s. D. 20 N.s.
Câu 49: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng
ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
A. 6 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 50: Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10g RTD với gia tốc 10 m/s 2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung
lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.
A. - 0,2N.s. B. 0,2N.s. C. 0,1N.s. D. -0,1N.s.
Câu 51: Một vật khối lượng 1 kg RTD với gia tốc 9,8 m/s 2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực
tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng
A. 50 N.s ; 5 kg.m/s. B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s. C. 10 N.s ; 10 kg.m/s. D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.
Câu 52: Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2
s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng
A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s. C. 16 m/s. D. 160 m/s.
Câu 53: Một vật có khối lượng 2 kg RTD xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời
gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10m/s2.
A. 5,0 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 54: Thả rơi một vật có khối lượng 1kg trong khoảng thời gian 0,2s. Độ biến thiên động lượng của vật là: ( g = 10m/s 2 ).
A. 2 kg.m/s B. 1 kg.m/s C. 20 kg.m/s D.10 kg.m/s
Câu 55: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm
là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A. 1,5kg.m/s. B. -3kg.m/s. C. -1,5kg.m/s. D. 3kg.m/s.
Câu 56: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy
ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:
A. 3,5 kg.m/s B. 2,45 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 1,1 kg.m/s.
Câu 57: Một quả bóng có khối lượng m = 3000g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng tốc độ. Vận tốc bóng trước va chạm là
5m/s. Độ biến thiên động lượng nào của bóng sau đây là đúng?
A. -1,5kgm/s. B. +1,5kgm/s. C. +3kgm/s. D. -30kgm/s.
Câu 58: Một vật có khối lượng 0,5kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức tường
thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương tác là
0,2 s. Lực F⃗ do tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N
Câu 59: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Bỏ
qua sức cản. Độ biến thiên động lượng Δ ⃗ P khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là:
A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s
Câu 60: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v 1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v 2 = 3
m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng
A. 2 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 1,25 kg.m/s. D. 0,75 kg.m/s.
Câu 61: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc
bắt đầu chuyển động bằng

-- 108 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. 20 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 10√2 kg.m/s. D. 5√2 kg.m/s.
Loại 2. Động lượng của hệ gồm nhiều vật
Câu 62: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng AB, cùng chiều từ A đến B có khối lượng tốc độ tương
ứng với mỗi vật là 5kg, 36km/h và 4kg, 15m/s. Véc tơ tổng động lượng của hệ hai xe có
A. độ lớn 240kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
B. độ lớn 110kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
C. độ lớn 240kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
D. độ lớn 110kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
Câu 63: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng AB, vật 1 chuyển động theo chiều từ A đến B với khối
lượng 5kg, tốc độ 54km/h, vật 2 chuyển động theo chiều từ B đến A với khối lượng 4kg, tốc độ 36km/h. Véc tơ tổng động lượng của
hệ hai vật có
A. độ lớn 115kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
B. độ lớn 115kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
C. độ lớn 35kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ B đến A.
D. độ lớn 35kg.m/s; phương là đường thẳng AB chiều từ A đến B.
Câu 64: Ba vật 1; 2 và 3 chuyển động thẳng đều có khối lượng tốc độ tương ứng với mỗi vật là 1kg, 2m/s; 2kg, 1,5m/s và 5kg, 3 √
m/s. Hai vật 1 và 2 chuyển động theo chiều dương trên trục Ox, vật 3 chuyển động theo chiều dương trên trục Oy, hệ trục Oxy vuông
góc. Véc tơ tổng động lượng của hệ ba vật có
A. độ lớn 14kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 60°. B. độ lớn 14kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 30°.
C. độ lớn 10kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 60°. D. độ lớn 10kg.m/s; phương tạo với trục Ox một góc 30°.
Câu 65: Hai vật 1 và 2 chuyển động thẳng đều vận tốc của hai vật tạo với nhau một góc 60°, khối lượng tốc độ tương ứng với mỗi vật
là 1kg, 2m/s và 3kg, 4m/s. Động lượng của hệ hai vật có độ lớn bằng
A. 14kg.m/s. B. 11kg.m/s. C. 13kg.m/s. D. 10kg.m/s
Câu 66: Từ cùng một vị trí cách mặt đất 80m và cùng thời điểm, hai vật được cho chuyển động bằng hai cách khác nhau, vật m 1 =

100g được thả rơi tự do không vận tốc đầu, vật m2 = 200g được ném ngang với vận tốc ban đầu v02 = 20 3 m/s, gia tốc trọng trường
g=10m/s2, bỏ qua lực cản của không khí. Độ lớn động lượng của hệ hai vật ở thời điểm t = 2s bằng
A. 5,2kg.m/s B. 6,2kg.m/s C. 7,2kg.m/s D. 9,2kg.m/s
Câu 67: Hai vật có khối lượng m1 = 2 kg và m2 = 3 kg, chuyển động với tốc độ lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 4 m/s, véc tơ vận tốc của
hai vật tạo với nhau một góc 45°. Độ lớn động lượng của hệ hai vật bằng
A. 18 kg.m/s. B. 16,8 kg.m/s. C. 8,8 kg.m/s. D. 10,2kg.m/s.
Câu 68: Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết hai vector vận
tốc vuông góc nhau. Tổng động lượng của hệ là
A. 16 kg.m/s B. 160 kg.m/s C. 40 kg.m/s D. 12,65 kg.m/s
Câu 69: Cho hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật (1) có độ lớn v1 = 1m/s, vận tốc của vật (2) có độ lớn
v2 = 2 m/s. Khi vectơ vận tốc của hai vật hợp với nhau một góc 60° thì tổng động lượng của hệ có độ lớn là
A. 2,65 kg.m/s. B. 26,5 kg.m/s. C. 28,9 kg.m/s. D. 2,89 kg.m/s.
Dạng 2. Bảo toàn động lượng cùng trên cùng một phương: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực
Câu 70: Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi thứ 2 khối lượng 3m đang nằm yên.
Vận tốc hai viên bi sau va chạm là
A. v/3. B. v/4. C. 3v/5. D. v/2.
Câu 71: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng
yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
A. v/3 B. v C. 3v D. v/2.
Câu 72: Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối
lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là:
A. v1 = 0; v2 = 10m/s B. v1 = v2 = 5m/s C. v1 = v2 = 10m/s D. v1 = v2 = 20m/s
Câu 73: Viên bi A có khối lượng m 1= 60g chuyển động với vận tốc v 1 = 5m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m 2 = 40g chuyển

động ngược chiều với vận tốc V2 . Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Vận tốc viên bi B là:
A. v2=10/3 m/s B. v2=7,5 m/s C. v2=25/3 m/s D. v2=12,5 m/s
Câu 74: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m 1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc
tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận
tốc sau va chạm là
A. -0,63 m/s. B. 1,24 m/s. C. -0,43 m/s. D. 1,4 m/s.
Câu 75: Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm
m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ thì vận tốc của m 2 trước va chạm bằng bao nhiêu? Cho biết
v1 = 2m/s.
A. 1 m/s B. 2,5 m/s. C. 3 m/s. D. 2 m/s.
Câu 76: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2
vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 77: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ
lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi
A. V1=1,5 m/s ;V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s;V2=9m/s C. V1=6 m/s;V2=6m/s D. V1=3 m/s;V2=3m/s.

-- 109 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 78: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu khối lượng 3 kg đang chuyển động với
vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc
0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Vận tốc của quả cầu thứ hai bằng
A. 2,6m/s. B. -2,6m/s. C. 4,6m/s. D. 0,6m/s.
Câu 79: Một xe nhỏ chở cát khối lượng 98 kg đang chạy với vận tốc 1 m/s trên mặt đường phẳng ngang không ma sát. Một vật nhỏ
khối lượng 2 kg bay theo phương ngang với vận tốc 6 m/s (đối với mặt đường) đến xuyên vào trong cát. Gọi m và n lần lượt là vận
tốc của xe cát sau khi vật nhỏ xuyên vào cùng chiều và xuyên vào ngược chiều. Giá trị m + n bằng
A. 0,86m/s. B. 1,10m/s. C. 1,96m/s. D. 0,24m/s.
Câu 80: Một viên bi thuỷ tinh khối lượng 5 g chuyển động trên một máng thẳng ngang với vận tốc 2 m/s, tới va chạm vào một viên bi
thép khối lượng 10 đang nằm yên trên cùng máng thẳng đó và đẩy viên bi thép chuyển động với vận tốc 1,5 m/s cùng chiều với
chuyển động ban đầu của viên bi thuỷ tinh. Xác định độ lớn của vận tốc và chiều chuyển động của viên bi thuỷ tinh sau khi va chạm
với viên bi thép. Coi các viên bi như các chất điểm. Bỏ qua ma sát.
A. 0,5 m/s, cùng chiều ban đầu. B. 1 m/s, ngược chiều ban đầu.
C. 0,75 m/s, ngược chiều ban đầu. D. 1,5 m/s, cùng chiều ban đầu.
Câu 81: Hai quả bóng ép sát nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng lăn được những quãng đường là 9m và 4m rồi
dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. Tính tỉ số khối lượng của hai quả bóng
A. 3. B. 2/3. C. 2,25. D. 1/3.
Câu 82: Tên lửa khối lượng 500 kg đang chuyển động với vận tốc 200 m/s thì tách ra làm hai phần. Phần bị tháo rời có khối lượng
200 kg sau đó chuyển động ra phía sau với vận tốc 100 m/s so với phần còn lại. Vận tốc phần còn lại bằng
A. 240 m/s. B. 266,7 m/s C. 220 m/s. D. 400 m/s
Câu 83: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng(theo
phương ngang) là:
A. 6m/s. B. 7m/s. C. 10m/s. D. 12m/s
Câu 84: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10kg với vận tốc 400m/s. Coi như
lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 85: Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua
khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là
A. 12 cm/s. B. 1,2 m/s. C.12 m/s. D. 1,2 cm/s.
Câu 86: Một tên lửa mang nhiên liệu có khối lượng tổng cộng là 10000 kg. Khi đang bay theo phương ngang với vận tốc 100 m/s, tên
lửa phụt nhanh ra phía sau nó 1000 kg khí nhiên liệu với vận tốc là 800 m/s so với tên lửa. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định
vận tốc của tên lửa ngay sau khi khối khí phụt ra khỏi nó
A. 110m/s. B. 180m/s. C.189m/s. D. 164m/s.
Câu 87: Một người có khối lượng m 1=50kg nhảy từ một chiếc xe có khối lượng m 2 = 80kg đang chuyển động theo phương ngang với
vận tốc v = 3m/s. Biết vận tốc nhảy của người đối với xe lúc chưa thay đổi vận tốc là v 0 = 4m/s. Vận tốc của xe sau khi người ấy nhảy
ngược chiều đối với xe là
A. 5,5m/s. B. 4,5m/s. C. 0,5m/s. D. 1m/s.
Câu 88: Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn cố định trên mặt nằm ngang. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu
pháo chứa một viên đạn khối lượng 100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500 m/s (vận tốc đối với khẩu pháo).
Vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn bằng
A.-3,3m/s. B. 3,3m/s. C. 5,0m/s. D. -3,0m/s.
Câu 89: Thuyền dài 5m, khối lượng M = 125kg, đứng yên trên mặt nước. Hai người khối lượng m 1 = 67,5kg, m2 = 57,5kg đứng ở hai
đầu thuyền. Bỏ qua ma sát giữa thuyền và nước. Hỏi khi 2 người đổi chỗ cho nhau với cùng tốc độ đối với thuyền thì thuyền dịch
chuyển một đoạn bao nhiêu?
A. 2,5m B. 5m. C. 0,2m. D. 0,4m.
Câu 90: Một tên lửa có khối lượng M = 5 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 100m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí m o = 1tấn.
Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là v1 = 400m/s. Sau khi phụt khí vận tốc của tên lửa có giá trị là:
A. 200 m/s. B. 180 m/s. C. 225 m/s. D. 250 m/s
Dạng 3. Bảo toàn động lượng trên các phương khác nhau: đạn nổ, …
Câu 91: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên phía trên với vận tốc 200 m/s thì nổ thành hai mảnh bằng nhau. Hai mảnh chuyển
động theo hai phương đều tạo với đường thẳng đứng góc 600. Hãy xác định vận tốc của mỗi mảnh đạn .
A. v1=200 m/s; v2=100 m/s; hợp với một góc 600. B. v1=400 m/s; v2=400 m/s; hợp với một góc 1200.
C. v1=100 m/s; v2=200 m/s; hợp với một góc 600. D. v1=100 m/s; v2=100 m/s; hợp với một góc 1200.
Câu 92: Một quả lựu đạn, đang bay theo phương ngang với vận tốc 10 m/s, bị nổ, và tách thành hai mảnh có trọng lượng 10 N và 15
N. Sau khi nổ, mảnh to vẫn chuyển động theo phương ngang với vận tốc 25 m/s. Lấy g ≈ 10 m/s 2. Xác định vận tốc và phương chuyển
động của mảnh nhỏ.
A. -12,5m/s. B. 12,5m/s. C. 22,5m/s. D. -22,5m/s.
Câu 93: Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là m 1 = 8 kg; m 2 = 4 kg. Mảnh nhỏ
bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Tìm độ lớn vận tốc của mảnh lớn.
A. 165,8m/s B. 187,5m/s. C. 201,6m/s. D. 234,1m/s .
Câu 94: Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 600m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng
bằng nhau và bay theo hai phương vuông góc với nhau. Biết mảnh một bay chếch lên tạo với phương ngang góc 60 0. Độ lớn vận tốc
của mảnh một là
A. 600 √ 3 m/s. B. 200m/s. C. 300m/s. D. 600m/s.

-- 110 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 95: Ở ngã tư của hai đường vuông góc giao nhau, do đường trơn, một ô tô khối lượng m 1= 1000kg va chạm với một ô tô thứ hai
khối lượng m2= 2000kg đang chuyển động với vận tốc v = 3m/s. Sau va chạm, hai ô tô mắc vào nhau và chuyển động theo hướng làm
một góc 450 so với hướng chuyển động ban đầu của mỗi ô tô. Tìm vận tốc v 1 của ô tô thứ nhất trước va chạm và vận tốc v của hai ô tô
sau va chạm.

A. v1= 3m/s, v = 3 2 m/s. B. v1= 3m/s, v= 2,83 m/s. C. v1= 6m/s, v= 2,83 m/s. D. v1= 6m/s, v= 4,5 m/s.
Câu 96: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15kg và 5kg.

Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400 3 (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao
nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.
A. 3400m/s; α = 200 B. 2400m/s; α = 300 C. 1400m/s; α = 100 D. 5400m/s; α = 200
Câu 97: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 125 m thì nổ vỡ làm hai mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg
và 3kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 100m/s. Xác định độ lớn và hướng vận tốc của 2 mảnh
ngay sau khi đạn nổ. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2.
A. v1 = 20√ 3 m/s; v 2 =121,4m/s; a= 32,720 B. v1 = 50√ 3 m/s; v =101,4m/s; a= 32,72
2
0

C. v = 10 √ 3 m/s; v
1 =102,4m/s; a= 54,720
2 1 D. v = 30 √ 3 m/s; v =150,4m/s; a= 64,72
2
0

Câu 98: Cho một viên đạn có khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng
bằng nhau. Biết mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc là bao
nhiêu. Bỏ qua mọi tác dụng của không khí đối với viên đạn. Lấy g=10m/s2.

A. 500 2 m/s; 450 √
B. 200 2 m/s; 350 C. 300 2 m/s; 250 √ D. 400 2 m/s;150 √
Câu 99: Một viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng ở độ cao 20m đang bay ngang với vận tốc 12,5 m/s thì vỡ thành hai mảnh. Với
khối lượng lần lượt là 0,5kg và 0,3kg. Mảnh to rơi theo phương thẳng đứng xuống dưới và có vận tốc khi chạm đất là 40 m/s. Khi đó
mảnh hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu. Lấy g =10m/s2.
A. 55,67m/s; 400 B. 66,67m/s; 600 C. 26,67m/s; 300 D. 36,67m/s; 500
Câu 100: Một quả đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh. Trong đó một mảnh có khối lượng là m/3
bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh còn lại lên tới được so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s 2.
A.10m B. 15m C. 20m D. 5m
CHỦ ĐỀ 2. CÔNG VÀ CÔNG SUẤT
Câu 1: Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Năng lượng và khoảng thời gian. B. Lực và quãng đường đi được.
C. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian. D. Lực và vận tốc.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về công
A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công. B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc nhọn.
C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công. D. Công âm là công của lực kéo vật đi theo chiều âm của vật.

F
Câu 3: Lực không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, biểu thức
tính công của lực là:
A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A = F.s + cosα
Câu 4: Trường hợp nào sau đây công của lực bằng không:
A. Lực hợp với phương chuyển động một góc nhỏ hơn 90o. B. Lực hợp với phương chuyển động một góc lớn hơn 90o.
C. Lực cùng phương với phương chuyển động của vật. D. Lực vuông góc với phương chuyển động của vật.
Câu 5: Chọn câu đúng. Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công thực hiện:
A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không. D. luôn dương.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J. B. Cal. C. N/m. D. N.m.
Câu 7: Công cơ học là đại lượng:
A. véctơ. B. vô hướng. C. luôn dương. D. không âm.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây công của lực có giá trị dương?
A. Lực tác dụng lên vật ngược chiều chuyển động của vật. B. Vật dịch chuyển được một quãng đường khác không.
C. Lực tác dụng lên vật có phương vuông góc với phương chuyển động của vật.
D. Lực tác dụng lên vật cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
Câu 9: Một vật khối lượng m được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 . Tìm công của trọng lực thực hiện trên vật khi vật
rơi về vị trí nén ban đầu.
A. mv2/2 B. 2mv0 C. v02/2g D. 0
Câu 10: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:
A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. bằng hằng số.
Câu 11: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Như vậy
trong quá trình chuyển động trên:
A. Công của trọng lực đặt vào vật bằng 0. B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0.
C. Xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0. D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 12: Đáp án nào sau đây là đúng:
A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ. B. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
C. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật.
D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Câu 13: Công suất được xác định bằng:
A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

-- 111 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được.
Câu 14: Một vật chịu tác dụng của lần lượt ba lực khác nhau F 1>F2>F3 và cùng đi được quãng đường trên phương AB như hình
vẽ. Có thể kết luận gì về quan hệ giữa các công của các lực này:
F1
A. A1>A2>A3
B. A1<A2<A3 F2
C. A1=A2=A3 F3
D. còn phụ thuộc vào vật di chuyển đều hay không. A B
Câu 15: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian có đồ thị nào sau đây:
A A A A

O t O t O C t O D t
A. B
Câu 16: Chọn phát biểu sai? Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng
A. lực ma sát sinh công cản.
B. thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động.
C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản.
D. thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công.
Câu 17: Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục
đích
A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động của xe.
C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không đổi của xe.
Câu 18: Kết luận nào sau đây nói về công suất là không đúng?
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 19: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là
A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.
Câu 20: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là
A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 21: Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc α. Công do lực ma sát thực hiện
trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ams = μ.m.g.sinα. B. Ams = - μm.g.cosα. C. Ams = μ.m.g.sinα.S. D. Ams = - μ.m.g.cosα.S.
Câu 22: Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do trọng lực thực hiện trên
chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là
A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S. C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = - m.g.cosα.S.
Câu 23: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 24: Công suất của lực ⃗F làm vật di chuyển với vận tốc ⃗V theo hướng của ⃗F là:
A. P = F.vt B. P = F.v C. P = F.t D. P = F.v2
Câu 25: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất:
A. Oát . B. Niutơn. C. Jun. D. Kw.h
Câu 26: Gọi A là công của lực thực hiện trong thời gian t. Biểu thức nào sau đây là đúng với biểu thức công suất?
A. P = A/t B. P = At C. P = t/A D. P = A.t2
Dạng 1. Công
Câu 27: Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5.10 3N, thực hiện công là
15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường
A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 2500m.
Câu 28: Một vật khối lượng m1=500g chuyển động với vận tốc v1= 3m/s tới va chạm mềm với vật thứ hai đang đứng yên có khối
lượng m2= 1kg. Sau va chạm, hệ vật chuyển động thêm một đoạn rồi dừng lại. Công của lực ma sát tác dụng lên hệ hai vật có độ
lớn
A. 2,25 J. B. 1,25J C. 1,5 J. D. 0,75 J.
Câu 29: Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là
0,1. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.
A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.
Câu 30: Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của
mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này.
A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.
Câu 31: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi
trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng
A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J.
Câu 32: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s 2. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc
không đổi là 0,5m/s2
A. 52600N. B. 51500N. C. 75000N. D. 63400N.

-- 112 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 33: MộT ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động của động cơ
khi ô tô chạy được quãng đường 6km là
A. 18.106J. B. 12.106J. C. 15.106J. D. 17.106J.
Câu 34: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s . Vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s 2. Công mà cần cẩu thực
2

hiện được trong thời gian 3s là


A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.
Câu 35: Một vật có khối lượng 100g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4m, góc nghiêng 600 so với mặt phẳng nằm ngang.
Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là
A. - 0,02J. B. - 2,00J. C. - 0,20J. D. - 0,25J.
Câu 36: Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát,
lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là:
A. 2,5J B. – 2,5J C. 0 D. 5J
Câu 37: Một vật khối lượng m=3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang bởi một lực không đổi
50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 7,5J B. 50J C. 75J D. 45J
Câu 38: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s 2. Sau khoảng thời gian
1,2s trọng lực đã thực hiện một công là:
A. 138,3J B. 150J C. 180J D. 205,4J
Câu 39: Một người nhấc một vật có khối lượng 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30m. Cho gia tốc RTD là g
= 10m/s2. Công tổng cộng mà người đó thực hiện được là:
A. 1860J B. 1800J C. 180J D. 60J
Câu 40: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất
trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ
nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là:
A. 5N B. 10N C. 12N D. 20N
Câu 41: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng 1 dây hợp với phương ngang góc 30 o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N.
Công của lực đó khi hòm trượt 20m bằng:
A. 2866J B. 1762J C. 2598J D. 2400J
Câu 42: Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30 0 so với phương ngang bởi một lực không đổi
50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của trọng lực thực hiện độ dời 1,5m là:
A. 25J B. - 25J C. -22,5J D. -15,5J
Câu 43: Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất
trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ
nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là:
A. 0,5 B. 0,2 C. 0,4 D. 0,3
Câu 44: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 30 0. Khi vật di
chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công:
A. 20J B. 40J C. 20√ 3 √ 3 J D. 40√ 3 √ 3 J
Câu 45: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g
=10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J
Câu 46: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8kg được thả rơi từ độ cao 180m là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s 2.
A. 8000J B. 7000J C. 6000J D. 5000J
Câu 47: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440m. Lấy g = 10m/s2.
Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều
A. 70.106 J B. 63,44.106 (J) C. 73,44.106 (J) D. 75.106 (J)
Dạng 2. Công suất
Câu 48: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s:
A. 2,5W B. 25W C. 250W D. 2,5kW
Câu 49: Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s 2 trong thời gian 5s. Công suất
trung bình của xe bằng:
A. 5,82.104W B. 4 ,82.104W C. 2,53.104W D. 4,53.104W
Câu 50: Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều được 10m trên mặt phẳng nằm
ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện:
A. 0,2s B. 0,4s C. 0,6s D. 0,8s
Câu 51: Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài
2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. 50s B. 100s C.108s D. 216s
Câu 52: Môt người cố gắng ôm một chồng sách có trọng lượng 50N cách mặt đất 1,2m trong suốt thời gian 2 phút. Công suất mà
người đó đã thực hiện được là:
A. 50W B. 60W C. 30W D. 0
Câu 53: Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách
nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này:
A. 4kW B. 5kW C. 1kW D.10kW
Câu 54: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s 2.Công suất trung bình
của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là:

-- 113 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. 230,5W B. 250W C. 180,5W D. 115,25W
Câu 55: Một vật khối lượng 2kg RTD từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s 2. Công suất tức thời
của trọng lực tại thời điểm 1,2s là:
A. 250W B. 230,5W C. 160,5W D. 130,25W
Câu 56: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu coi tổn hao là không đáng kể, lấy g =
10m/s2, công suất của máy bơm là:
A. 150W B. 3000W C. 1500W D. 2000W
Câu 57: Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu lực cản không đổi là
4.103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối đa với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu?
Lấy g = 9,8m/s2:
A. 64920W B. 32460W C. 54000W D. 55560W
Câu 58: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s 2. Công suất của cần cẩu phải biến đổi theo thời gian như thế nào
để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2:
A. P = 22500.t B. P = 25750.t C. P =28800.t D. P = 22820.t
Câu 59: Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Lực phát động của động cơ là:
A. 2500N B. 3000N C. 2800N D. 1550N
Câu 60: Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 30 0. Khi vật di
chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là:
A. 5W B. 10W C. 5√ 3 √ 3 W D. 10√ 3 √ 3 W
Câu 61: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g = 10m/s 2.
Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s C. 15s D. 10s
Câu 62: Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì công suất của máy là
A. 36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.
Câu 63: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s 2. Công suất
trung bình của lực kéo bằng
A. 4W. B. 6W. C. 5W. D. 7W.
Câu 64: Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là
A.1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N.
Câu 65: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì có trướng ngại
vật, tầu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Coi lực hãm không đổi, tính
lực hãm và công suất trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên
A. - 15.104N; 333kW. B. - 20.104N; 500kW. C. - 25.104N; 250W. D. - 25.104N; 333kW.
Câu 66: Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s trong khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ

qua sức cản của không khí. Công và công suất trung bình của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này lần lượt là
A.12500J; 2500W. B. 5000J; 1000W. C. 12250J; 2450W. D. 1275J; 2550W.
Câu 67: Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 10 0 với phương ngang. Hệ số
ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc RTD là 10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng
A. 30000W. B. 94662W. C. 651181W. D. 340784W.
Dạng 3. Hiệu suất của quá trình thực hiện công
Câu 68: Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị
A. H>1. B. H=1. C. H<1. D. 0<H≤1
Câu 69: Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20m/s cần có công suất p = 800kW. Cho biết hiệu suất của động cơ là
H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.
A. 14000N B. 8500N C. 32000N D. 12000N
Câu 70: Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW. Trục kéo có thể kéo lên đều một vật
có trọng lượng 80N với vận tốc bằng
A. 190m/s. B. 100m/s. C. 80m/s. D. 60m/s.
Câu 71: Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong
thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng:
A.100% B. 80% C. 60% D. 40%
Câu 72: Búa máy khối lượng 500kg rơi từ độ cao 2m đóng vào cọc làm cọc lún thêm vào đất 0,1m. Lực đóng cọc trung bình 80000N.
Tìm hiệu suất máy:
A. 50% B. 60% C. 70% D. 80%
Câu 73: Thác nước cao 45m, mỗi giây đổ 180m 3 nước. Lấy g=10m/s2. Người ta dùng thác nước làm trạm thủy điện với hiệu suất
85%. Biết khối lượng riêng của nước là D=103 kg/m3. Công suất của trạm thủy điện bằng
A. 68,85MW. B. 81,00MW. C. 95,29MW. D. 76,83MW.
Câu 74: Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Hiệu suất của máy bơm là 0,7. Lấy g =
10m/s2. Biết khối lượng riêng của nước là D=103 kg/m3. Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng
A.1500kJ. B. 3875kJ. C. 1890kJ. D. 7714kJ.
Câu 75: Một máy bơm nước có công suất 1,5kW, hiệu suất 70%. Lấy g = 10m/s 2. Biết khối lượng riêng của nước là D=10 3 kg/m3.
Dùng máy này để bơm nước lên độ cao 10m, sau nửa giờ máy đã bơm lên bể một lượng nước bằng
A. 18,9m3. B. 15,8m3. C. 94,5m3. D. 24,2m3.
Câu 76: Muốn bom nước tà một giếng sâu 15m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công suất 2CV (mã lực), hiệu suất 50%.
Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ. Cho biết lCV = 736W. Lấy g = 10m/s2.
A. 12,664m3 B. 13,664m3 C. 14,664m3 D. 17,664m3

-- 114 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 77: Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000kW và có hiệu suất bằng 80%. Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao
100m so vói tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát
điện (m3/giây). Lấy g = 10m/s2.
A. 12 m3/s B. 15 m3/s C. 20 m3/s D. 25m3/s
Câu 78: Một nhà máy thuỷ điện có hồ chứa nước nằm ở độ cao 30 m so với nơi đặt các tua bin của máy phát điện. Cho biết lưu lượng
nước từ hồ chảy vào các tua bin là 10000 m 3/ phút và các tua bin có thể thực hiện việc biến đổi năng lượng thành điện năng với hiệu
suất là 0,80. Lấy g = 10m/s2 và khối lượng riêng của nước là D=103 kg/m3. Công suất của các tua bin phát điện bằng
A. 50MW. B. 39,2MW. C. 40MW. D. 2400MW.
CHỦ ĐỀ 3. ĐỘNG NĂNG
Câu 1: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
Câu 3: Biểu thức tính động năng của vật là:
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = mv2/2 D. Wđ = mv/2
Câu 4: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng. D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 5: Động năng của vật giảm khi đi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát. B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.
C. vật đi lên dốc. D. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 6: Câu phát biểu nào sau đây sai khi nói về động năng:
A. động năng được xác định bằng biểu thức Wđ =mv2/2.
B. động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.
C. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
D. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao z so với mặt đất.
Câu 7: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:
A. thẳng đều. B. nhanh dần đều. C. chậm dần đều. D. biến đổi.
Câu 8: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều. C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
Câu 9: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s.
Câu 10: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 11: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng
lại là:
A. A = mv2/2. B. A = -mv2/2. C. A = mv2. D. A = -mv2.
V⃗ → V⃗ 2
Câu 12: Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ 1 thì công của ngoại lực được tính:
2 2 2 2
mV 2 / 2−mV 1 / 2 mV 2 / 2+mV 1 / 2
A. A = mV2 – mV1 B. A = C. A = mV22- mV12 D. A =
Câu 13: Tìm câu sai.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 14: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.
Câu 15: Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc m 1 so với m2 có độ lớn bằng v, vận tốc
của m2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng có độ lớn bằng v. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với m2 là mv2.
B. Động năng của m2 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là mv2.
C. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 2mv2.
D. Động năng của m1 trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là 4mv2.
Câu 16: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều. D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 17: Chọn phát biểu sai. Động năng của vật không đổi khi vật:
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi
Câu 18: Một chiếc xe khối lượng m có một động cơ P. Thời gian ngắn nhất để xe tăng tốc từ đứng yên đến vận tốc v bằng

-- 115 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. mv/P. B. P /mv. C. (mv2)/(2P). D. (mP)/ (mv2).
Câu 19: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng.             B. giảm.             C. không đổi.             D. bằng không
Câu 20: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi. C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Dạng 1. Động năng. Mối liên hệ giữa động năng và động lượng
Câu 21: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?
A. Wđ = P2/2m. B. Wđ = 2P2/m. C. Wđ = 2m/P2. D. Wđ = 2mP2.
Câu 22: Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wd của một vật có khối lượng m chuyển động là

A. p= √ 2mW đ B. p=0,5mWđ √ 0,5mW


C. p= đ D. p=2mWđ
Câu 23: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, thì:
A. gia tốc của vật tăng gấp đôi. B. động lượng của vật tăng gấp đôi.
C. động năng của vật tăng gấp đôi. D. thế năng của vật tăng gấp đôi.
Câu 24: Chọn phát biểu đúng. Động năng của vật tăng gấp đôi khi:
A. m không đổi, v tăng gấp hai. B. m tăng gấp hai, v giảm còn nửa.
C. m giảm còn nửa, v tăng gấp hai. D. m không đổi, v giảm còn nửa.
Câu 25: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi, khối lượng tăng gấp đôi thì:
A. động năng tăng gấp đôi. B. động năng tăng gấp 4. C. động năng tăng gấp 8. D. Động năng tăng gấp 6.
Câu 26: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng
gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi B. Tăng gấp đôi C. Tăng bốn lần D. Tăng tám lần
Câu 27: Động năng của 1 vật thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không đổi nhưng vận tốc tăng 2 gấp lần?
A. Tăng 2 lần. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 6 lần. D. Giảm 2 lần vật.
Câu 28: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 29: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
A. động lượng và động năng của vật không đổi. B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần. D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 30: Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu của nó. Động lượng của vật sẽ bằng:
A. 8 lần giá trị ban đầu B. 4 lần giá trị ban đầu C. 256 lần giá trị ban đầu D. 16 lần giá trị ban đầu
Câu 31: Một vật ban đầu nằm yên sau đó vỡ thành hai mảnh khối lượng m và 2m. Biết tổng động năng của hai mảnh là W đ. Động
năng của mảnh nhỏ là:
A. Wđ/3 B. Wđ/2 C. 2Wđ/3 D. 3Wđ/4
Câu 32: Một vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 tới đập vào vật m2 (m1= 4m2). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng
chuyển động với vận tốc v2 thì thỉ số động năng của hệ trước và sau va chạm là
A. 0,25(v1/v2)2 B. 02(v1/v2)2 C. 16(v1/v2)2 D. 0,8(v1/v2)2
Câu 33: Xe A khối lượng 500kg chạy với vận tốc 60km/h, xe B khối lượng 2000kg chạy với vận tốc 30km/h. Động năng xe A có giá
trị bằng:
A. Nửa động năng xe B. B. bằng động năng xe B.
C. gấp đôi động năng xe B. D. gấp bốn lần động năng xe B.
Câu 34: Cho một vật chuyển động có động năng 4 J và khối lượng 2 kg. Xác định động lượng.
A. 2(kgm/s) B. 8(kgm/s) C. 4(kgm/s) D. 16(kgm/s)
Câu 35: Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng
A.10 m/s. B. 7,1 m/s. C. 1 m/s. D. 0,45m/s.
Câu 36: Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
A.10 kgm/s.                B. 165,25 kgm/s.                C. 6,25 kgm/s.                D. 12,5 kgm/s.
Câu 37: Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của
ôtô khi đi được 5m là
A.104 J. B. 5000J. C. 1,5.104 J. D.103 J
Câu 38: Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng
A. 459 kJ. B. 69 kJ.  C. 900 kJ.    D. 120 kJ.
Câu 39: Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô có giá trị:
A.105 J                B. 25,92.105 J                C. 2.105 J                D. 51,84.105 J
Câu 40: Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h. Động năng của ô tô là:
A.10.104J.                B. 103J.                C. 20.104J.                 D. 2,6.106J.
Câu 41: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Tốc độ của vật m 1 gấp 2 lần tốc độ của vật m2
nhưng động năng của vật m2 lại gấp 3 lần động năng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là
A. m2 =1,5m1. B. m2=6m1. C. m2=12m1. D. m2=2,25m1.
Câu 42: Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Động năng của vật m 1 gấp 2 lần động năng của
vật m2 nhưng động lượng của vật m2 lại gấp 3 lần động lượng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là
A. m2 =1/6m1. B. m2=6m1. C. m2=18m1. D. m2 =1/18m1.
Câu 43: Hai viên đạn khối lượng lần lượt là 5g và 10g được bắn với cùng vận tốc 500m/s. Tỉ số động năng của viên đạn thứ hai so
với viên đạn 1 là
A. 2. B. 4. C. 0,5. D. 8.
Câu 44: Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4. B. 2. C. 0,25. D. 0,309.

-- 116 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 45: Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s có động năng lớn hơn bao nhiêu lần động năng của một ô tô
khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 54 km/h?
A. 24 m/s. B. 10 m. C. 1,39. D. 18.
Câu 46: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2. Sau khi rơi được 12m động năng
của vật bằng:
A. 16 J. B. 32 J. C. 48 J. D. 24 J.
Câu 47: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 48: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có
trọng lượng 700N chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s. Tìm động năng của học viên đó. Lấy g = 10m/s2.
A. 4500J B. 5040J C. 3600J D. 1500J
Câu 49: Haixe gòng chờ than cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray song song nhau với W đ1= 1/7 Wđ2. Nếu
xe một giảm vận tốc đi 3m/s thì Wđ1 = Wđ2. Tìm vận tốc v1,v2.
A. 0,82 m/s và 1,25 m/s B. 0,2 m/s và 1,5 m/s C. 0,8 m/s và 1,2 m/s D. 0,12 m/s và 1,15 m/s
Câu 50: Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72km/h. Động năng của ô tô bằng:
A. 1,2.105J B. 2,4.105 J C. 3,6.105 J D. 2,4.104J
Câu 51: Một vật khối lượng 200g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s . Khi đó vận tốc của vật là:
2

A.10 m/s B. 100 m/s C. 15 m/s D. 20 m/s


Câu 52: Một vật có khối lượng m = 4 kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s                 B. 3 m/s                C. 6 m/s                D. 12 m/s
Câu 53: Một vật trọng lượng 1N có động năng 1J. Lấy g = 10 m/s2 khi đó vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
A. 4,47 m/s.                B. 1,4 m/s.                C. 1m/s.                D. 0,47 m/s.
Câu 54: Một vật có trọng lượng 4N có động năng 8J. Lấy g = 10 m/s2 . Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 0,45 m/s.                B. 2 m/s.                C. 0,4 m/s.                D. 6,3 m/s.
Câu 55: Một máy bay vận tải đang bay với vận tốc 180 km/h thì ném ra phía sau một thùng hàng khối lượng 10 kg với vận tốc 5 m/s
đối với máy bay. Động năng của thùng hàng ngay khi ném đối với người đứng trên mặt đất là
A. 20250 J. B. 15125 J. C.10125 J. D. 30250 J.
Câu 56: Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s.Lấy g = 10 m/s 2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi
vật đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 8J                B. 7J                C. 9J                D. 6J
Câu 57: Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao z = 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật tại độ cao 50 m so
với mặt đất bằng bao nhiêu?
A.1000 J                B. 250 J                C. 50000 J                D. 500 J
Câu 58: Một khẩu pháo khối lượng 10 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng pháo. Lúc đầu, khẩu pháo đứng yên trên
mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra với vận tốc đầu nòng 800 m/s, thì khẩu pháo bị giật lùi về phía sau. Bỏ qua ma sát với
mặt đất. Xác định tỉ số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau khi bắn.
A.1000 J                B. 1/1000                C. 1/5000 J                D. 5000 J
Dạng 2. Định lý biến thiên động năng
Câu 59: Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi được
quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.
A. 5v B. 3v C. 6v D. 9v
Câu 60: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ 10m/s. Độ biến thiên động năng của ô tô
khi bị hãm là:
A. 200kJ B. -450kJ C. -400kJ D. 800kJ
Câu 61: Vận động viên Hoàng Xuân Vinh bắn một viên đạn có khối lượng 100g bay ngang với vận tốc 300m/s
xuyên qua tấm bia bằng gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua bia gỗ thì đạn có vận tốc 100m/s. Tính lực cản của tấm
bia gỗ tác dụng lên viên đạn.
A. 8000N B. 6000N C. 3600N D. 5600N
Câu 62: Một viên đạn khối lượng m= 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào một tấm ván mỏng dày 5 cm theo
phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván
tác dụng lên viên đạn bằng
A. 900 N.    B. 200 N.    C. 650 N.    D. 400 N.
Câu 63: Bao lâu sau khi bắt đầu rơi tự do một vật có khối lượng 100 g có động năng bằng 1,5 J? Lấy g = 10 m/s2.
A. √3 s.    B. √2 s.    C. 3 s.    D. 2 s.
Câu 64: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s2. Vị trí
cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng
A.10 m.    B. 20 m.    C. 15 m.    D. 5 m.
Câu 65: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 10 N vật
chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy:
A. v = 25 m/s                B. v = 7,07 m/s                C. v = 10 m/s                D. v = 50 m/s
Câu 66: Một vật có khối lượng 0,2 kg được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Bỏ qua sức cản. Khi vật
đi được quãng đường 8 m thì động năng của vật có giá trị bằng
A. 9 J.    B. 7 J.    C. 8 J.    D. 6 J.
Câu 67: Một búa máy khối lượng 900 kg rơi từ độ cao 2 m vào một cái cọc khối lường 100 kg. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm
mềm. Cho g = 10 m/s2. Động năng của hệ (búa + cọc) sau va chạm là
A. 16200 J.    B. 18000 J.    C. 9000 J.    D. 8100 J.
-- 117 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 68: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua
gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn.
A. 90000 N.    B. 24000 N.    C. 16500 N.    D. 24416 N.
Câu 69: Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. Tính lực hãm trung bình trên quãng đường ôtô chạy 60 m.
A. 9000,5 N.    B. 2400 N.    C. 1650 N.    D. 4363,3 N.
Câu 70: Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h. Tác dụng của một
lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tìm công của lực tác dụng. Lấy g = 10m/s2.
A. 8,75J B. -4,5J C. 4,5J D. 8,75J
Câu 71: Một ô tô có khối lượng 1000kg đang chạy với tốc độ 30m/s thì bị hãm đến tốc độ 10m/s, biết quãng đường mà ô tô đã chạy
trong thời gian hãm là 80m. Lực hãm trung bình là:
A. 2000N B. -3000N C. -3500N D. -5000N
Câu 72: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ô tô đi thêm 50m thì
dừng lại. Lực ma sát có độ lớn?
A. 1500N B. 3375N C. 4326N D. 2497N
Câu 73: Một mũi tên khối lượng 75g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi mũi tên bằng 65N trong suốt
khoảng cách 0,9m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc bằng:
A. 59m/s B. 40m/s C. 72m/s D. 68m/s
Câu 74: Một cái búa có khối lượng 4kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 3m/s làm đinh lún vào gỗ một đoạn 0,5cm. Lực trung
bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn:
A. 1,5N B. 6N C. 360N D. 3600N
Câu 75: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để
không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. Fh=16200N B. Fh=-1250N C. Fh=-16200N D. Fh=1250N
Câu 76: Một chất điểm đang đứng yên bắt đầu chuyển động thẳng biến đổi đều, động năng của chất điểm bằng 150J sau khi chuyển
động được 1,5m. Lực tác dụng vào chất điểm có độ lớn bằng:
A. 0,1N B. 1N C.10N D.100N
Câu 77: Một búa máy khối lượng 1 tấn rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc khối lượng 100kg. Va chạm giữa búa và cọc là va chạm
mềm. Cho g = 10m/s2 . Vận tốc giữa búa và cọc sau va chạm là:
A. 7,27 m/s. B. 8 m/s. C. 0,27 m/s. D. 8,8 m/s.
Câu 78: Tính lực cản của đất khi thả rơi một hòn đá có khối lượng 500g từ độ cao 50m. Cho biết hòn đá lún vào đất một đoạn 10cm.
Lấy g = 10m/s2 bỏ qua sức cản của không khí.
A. 2 000N. B. 2 500N. C. 22 500N. D. 25 000N.
Câu 79: Một búa máy có khối lượng M = 400 kg thả RTD từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng m 2 = 100kg trên
mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5 m. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho g = 9,8 m/s 2 . Tính lực cản coi như
không đổi của đất.
A. 318500 N. B. 250450 N. C. 154360 N. D. 628450 N.
Câu 80: Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương hợp với phương ngang 250. Sau khi xe
chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s2; bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng:
A. 3 kg B. 6kg C. 9kg D. 12kg
Câu 81: Chiếc xe được kéo từ trạng thái nghỉ trên một đoạn đường nằm ngang 20m với một lực có độ lớn không đổi bằng 300N và có
phương hợp với độ dời một góc 300, lực cản do ma sát cũng không đổi là 200N. Động năng của xe ở cuối đoạn đường là:
A. 2392J B. 1196J C. 6000J D. 4860J
Câu 82: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm xuyên vào một tấm gỗ. Coi lực cản
trung bình của gỗ là không đổi. Biết rằng khi viên đạn chui sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Nếu viên đạn xuyên qua
tấm gỗ chỉ dày 2 cm và bay ra ngoài thì vận tốc của viên đạn khi nó vừa bay ra khỏi tấm gỗ xấp xỉ bằng
A. 141m/s. B. 245m/s. C. 173m/s. D.195m/s.
Câu 83: Một ô tô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 50km/h thì người lái xe nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng
15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp với lực hãm không đổi là 1,2.10 4N. Xe còn chạy được bao xa thì dừng và có đâm vào
vật cản đó không? Giả sử nếu đâm vào vật cản thì lực cản của vật không đáng kể so với lực hãm phanh.
A. 18,3m; có đâm vào vật cản. B. 16,25m; có đâm vào vật cản.
C. 14,6m; không đâm vào vật cản. D. 12,9m; không đâm vào vật cản.
Câu 84: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột
và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Trong quá trình hãm động năng của tàu đã giảm đi:
A. 2.107J B. 3.107J C. 4.107J D. 5.107J
Câu 85: Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột
và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Lực hãm coi như không đổi, tính lực hãm và công suất
trung bình của lực hãm này:
A. 15.104N; 333kW B. 25.104N; 250W C. 20.104N; 500kW D. 25.104N; 333kW
Câu 86: Một vật có khối lượng 2kg trượt qua A với vận tốc 2m/s xuống dốc nghiêng AB dài 2m, cao lm. Biết hệ

số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ=1/ √ 3 . Lấy g = 10m/s2. Tại chân dốc B vật tiếp tục chuyển dộng
trên mặt phẳng nằm ngang BC dài 2m thì dừng lại. Xác định hệ số ma sát trên doạn dường BC này.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 87: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển dộng trên đường thẳng nằm ngang AB dài 100m, khi qua A
vận tốc ô tô là l0m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết độ lớn của lực kéo là 4000N. Đến B thì động cơ

-- 118 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

tắt máy và lên dốc BC dài 40m nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là 1/(5 √ 3 ). Nếu
đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có độ lớn thế nào?
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 2000 N
Câu 88: Một xe có khối lượng 2 tấn chuyên động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không đổi 7,2km/h. Hệ
số ma sát giữa xe và mặt đường là m = 0, 2 lấy g = 10m/s2. Đến điểm B thì xe tắt máy và xuống dốc BC nghiêng
góc 300 so với phương ngang, bỏ qua ma sát. Biết vận tốc tại chân C là 72km/h. Tại C xe tiếp tục chuyên động
trên đoạn đường nằm ngang CD và đi thêm được 200m thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trên đoạn CD.
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4
Câu 89: Một xe có khối lượng m = 2 tấn chuyển động trên đoạn AB nằm ngang với vận tốc không đổi v = 6 km/h. Hệ số ma sát giữa
xe và mặt đường là μ = 0,2, lấy g = 10 m/s 2. Đến điểm B thì xe tắt máy và xuống dốc BC nghiêng góc 30° so với phương ngang, bỏ
qua ma sát. Biết vận tốc tại chân C là 72 km/h. Tìm chiều dài dốc BC.
A. 39,7 m B. 20 m C. 35,3 m D. 40 m
Câu 90: Dưới tác dụng của một lực không đổi nằm ngang, một xe đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều đi hết quãng
đường s = 5 m đạt vận tốc v = 4 m/s. Xác định công và công suất trung bình của lực, biết rằng khối lượng xe m = 500 kg, hệ số ma sát
giữa bánh xe và mặt đường nằm ngang μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1700 W B. 2000 W C. 3533 W D. 4000 W
Câu 91: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết
lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe. Tính công suất trung bình của động cơ.
A. 3 kW B. 2 kW C. 3,5 kW D. 4,4 kW
Câu 92: Ôtô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe đều từ 0 đến 36 km/h. Biết
lực cản trên đoạn đường AB bằng 10% trọng lượng xe. Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100 m, cao 10 m. Biết
vận tốc của xe ở chân dốc là 7,2 km/h. Tính lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC.
A. 4500 N B. 4000 N C. 2500 N D. 1480 N
Câu 93: Một vật nặng bắt đầu trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng
nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g =3 10 m/s 2. Xác định vận tốc của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng
này.
A. 5,9m/s B. 8,4m/s C. 7,2m/s D. 6,8m/s
Câu 94: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua lực cản
của không khí. Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.
A. 15,9m/s B. 15,2m/s C. 17,2m/s D. 16,8m/s
Câu 95: Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm xuyên vào một tấm gỗ. Viên đạn chui
sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Xác định lực cản trung bình của gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi.
A. 45000 N B. 40000 N C. 32500 N D. 25000 N
Câu 96: Một vật khối lượng 100 g được ném từ độ cao 10 m xuống đất với vận tốc đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Bỏ qua lực cản
của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 2 cm và nằm yên tại đó. Xác định lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật.
A. 450 N B. 400 N C. 325 N D. 578 N
Câu 97: Một vật 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả dây cho vật dịch chuyển xuống
phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển.
A. 4,5 kJ B. 4 kJ C. 3,25 kJ D. 2,5 kJ
Câu 98: Một ô tô có khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường ngang khi qua A có vận tốc 18km/h và đến B
cách A một khoảng là 100m với vận tốc 54km/h. Đến B tài xế tắt máy và xe tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài
100m, cao 60m. Đến C xe vẫn không nổ máy, tiếp tục leo lên dốc nghiêng CD hợp với mặt phẳng nằm ngang
một góc 300. Tính độ cao cực đại mà xe đạt được trên mặt phẳng nghiêng này. Cho biết hệ số ma sát không thay
đổi trong quá trình chuyển động của xe là µ = 0,1, lấy g = 10m/s2.
A.107,8435(m) B. 117,8435(m) C. 97,8435(m) D. 127,8435(m)
Câu 99: Hai hạt
có khối lượng m và 2m, có động lượng theo thứ tự là p và p/2 chuyển động theo hai phương
vuông góc đến va chạm vào nhau. Sau va chạm hai hạt trao đổi động lượng cho nhau. Tính nhiệt tỏa ra khi va
chạm.
A. Q=3p2/16m B. Q=p2/16m C. Q=16p2/3m D. Q=3p2/m
CHỦ ĐỀ 4. THẾ NĂNG
Câu 1: Chọn phát biểu đúng về thế năng trọng trường
A. Trọng lực sinh công âm khi vật đi từ cao xuống thấp. B. Trọng lực sinh công dương khi đưa vật từ thấp lên cao.
C. Công của trọng lực đi theo đường thẳng nối điểm đầu và cuối bao giờ cũng nhỏ hơn đi theo đường gấp khúc giữa hai điểm đó.
D. Công của trọng lực bằng hiệu thế năng tại vị trí cuối và tại vị trí đầu.
Câu 2: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật. B. động năng của vật. C. độ cao của vật. D. gia tốc trọng trường.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 4: Lực nào sau đây không phải là lực thế:
A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực đàn hồi. D. lực ma sát.
Câu 5: Khi một vật chuyển động RTD từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
-- 119 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 6: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất.
B. Khi tính thế nănng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2. D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz.
Câu 7: Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có:
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 8: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng. B. Thế năng. C. Trọng lượng. D. Động lượng.
Câu 9: Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là:
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
Câu 10: Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường):
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật. C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 11: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Câu 12: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương. D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 13: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 14: Một vật khối lượng m gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl
(Δl < 0 ) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?
A. + 1/2k(Δl)2 B. 1/2k(Δl) C. – 1/2k Δl D. – 1/2k(Δl)2
Câu 15: Thế năng của một lò xo khi nó bị dãn một khoảng x là Wt = kx , với k là hằng số. Lực đàn hồi khi đó bằng
2

A. kx.    B. kx√2.    C. kx/2.    D. 2kx.


Câu 16: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng?
A. Wt = mgh             B. W = mg(z2 – z1)              C. W = P.h                D. W = mgh/2
Câu 17: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi lò xo được tính bằng biểu thức:
A. Wt = kx2/ 2             B. Wt = kx2             C. Wt = kx/2             D. Wt = k2x2/2
Câu 18: So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi?
A. Cùng là một dạng năng lượng B. Có dạng biểu thức khác nhau
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không
Câu 19: Một vật đang chuyển động có thể không có:
A. Động lượng             B. Động năng              C. Thế năng             D. Cơ năng
Câu 20: Một vật m được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc rơi tự do là g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật
có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là:
A. v2/4g B. v2/2g C. v2/g D. 2v2/g
Câu 21: Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn hồi?
A. Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng
B. Trong giới hạn đàn hồi, khi vật bị biến dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh công càng lớn
C. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng.
D. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:
A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Có dạng biểu thức khác nhau.
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 23: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi. Công thực hiện bởi trọng lực là:
A. Dương B. Âm C. Bằng O D. Không xác định được
Câu 24: Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với v không đổi. Công của tay của bạn học sinh đó là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 25: Một học sinh hạ 1 quyển sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào
quyển sách là:
A. Dương B. Âm C. Bằng 0 D. Không xác định được
Câu 26: Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đúng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường, đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường
kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần "chống lại lực hấp dẫn". So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường
ngắn và lực trung bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hon 4 lần B. Nhỏ hon nửa phân C. Lớn gấp đôi D. Như nhau
Câu 27: Hai lò xo có độ cứng kA và kB (với kA = 0,5kB). Treo hai vật cùng khối lượng vào hai lò xo ấy thì thấy lò xo A giãn ra một
đoạn xA, lò xo B giãn ra một đoạn xB. So sánh xA và xB. Chọn câu trả lời đúng:
A. xA = 0,5xB. B. xA = xB. D. xA = 2xB. C. xA = 4xB.
Dạng 1. Thế năng trọng trường. Định lý biến thiên thế năng
Câu 28: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật 1 so với vật 2 là:
A. Bằn hai lần vật thứ hai. B. Bằng một nửa vật thứ hai. C. Bằng vật thứ hai. D. Bằng 1/4 vật thứ hai.
Câu 29: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó , vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102 m         B. 1,0 m C. 9,8 m         D. 32 m

-- 120 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 30: Một vật có khối lượng 2,0kg sẽ có thế năng 4,0J đối với mặt đất khi nó có độ cao là
A. 3,2m. B. 0,204m. C. 0,206m. D. 9,8m.
Câu 31: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi đó vật ở độ cao
A. 4m B. 1,0m C. 9,8m D. 32m
Câu 32: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 là bao nhiêu?
A. -100 J                B. 100 J                C. 200 J                D. -200 J
Câu 33: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật tại A
cách mặt đất 2m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 6m với gốc thế năng tại mặt đất.
A. 200(J);-600(J) B. -200(J);-600(J) C. 600(J); 200(J) D. 600(J); -200(J)
Câu 34: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của
người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại tại đáy giếng.
A.100(J);800(J) B. 4800(J); 0(J) C. -800(J); 0(J) D.100(J);-800(J)
Câu 35: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính
công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -4800(J)
Câu 36: Mộtngười có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế
năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế năng tại mặt
đất.
A.1000(J);8000(J) B. 1800(J); -3000(J) C. -8000(J); 0(J) D.1000(J);-8000(J)
Câu 37: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính công của trọng lực khi
người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
A. 600(J) B. 900(J) C. -600(J) D. -900(J)
Câu 38: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối lượng 100g từ tầng năm của trung tâm
có độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s 2
A.10(J) B. 50(J) C. 20(J) D. 40(J)
Câu 39: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội thả một vật rơi tự do có khối lượng 500g từ dộ
cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí, Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất.
Cho g = 10 m/s2
A.100(J) B. 250(J) C. 125(J) D. 400(J)
Câu 40: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ ).
Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là:
A. 58800J B. 85800J C. 60000J D. 11760J
Câu 41: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ
vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất là:
A. - 432.104J B. – 8,64.106J C. 6.106J D. 5.106J
Câu 42: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Mốc thế năng được chọn cách mặt đất:
A. 20m B. 25m C. 30m D. 35m
Câu 43: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao nào:
A. 40m B. 50m C. 60m D. 70m
Câu 44: Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là W t1 = 600J. Thả vật RTD tới mặt đất tại đó thế năng
của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ của vật khi qua mốc thế năng là:
A. 5m/s B. 10m/s C. 15m/s D. 20m/s
Câu 45: Thác nước cao 30m đổ xuống phía dưới 104kg nước trong mỗi giây. Lấy g=10m/s2, công suất thực hiện bởi thác nước:
A. 2000kW B. 3000kW C. 4000kW D. 5000kW
Câu 46: Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng Wt1 = 600J. Thả tự
do cho vật đó rơi xuống mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = -900J. Cho g = 10m/s2. Vật đã rơi từ độ cao là
A. 50m. B. 60m. C. 70m. D. 40m.
Câu 47: Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m ( tính theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ ),
sau đó đổi hướng và hạ xuống sàn một ô tô tải ở độ cao cách mặt đất 1,2m. Lấy g = 9,8m/s 2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Độ biến
thiên thế năng khi nó hạ từ độ cao 2m xuống sàn ô tô là:
A. 48000J B. 47000J C. 23520J D. 32530J
Câu 48: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại mặt đất, thế năng trọng trường của vật
tại điểm xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. 4.104J; 24.105J; 64.105J B. 8.104J; 44.105J; 104.105J C. 7,8.104J; 0,4.105J; 6,4.105J D. 6.104J;0,56.105J;8,4.105J
Câu 49: Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng trên
núi ở độ cao 550m sau đó lại tiếp tục tới một trạm khác ở độ cao 1300m. Lấy mốc thế năng tại trạm dừng thứ nhất, thế năng trọng
trường của vật tại điểm xuất phát và tại các trạm dừng là:
A. - 4.104J; 0; 64.105J B. – 8,8.104J; 0; 109.105J C. 7,8.104J; 0; 6,24.105J D. – 4,32.106J; 0; 6.106J

-- 121 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 50: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao l0m so với mặt đất sau đó thả vật cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và
vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.

A. 4(J);2 10 (m/s) B. 6(J); 2 √ 15 (m/s) C.10(J); 10(m/s) D. 4(J); 2 √ 5 (m/s)
Câu 51: Một học sinh lớp 10 trong giờ Vật lý thầy Du làm thí nghiệm thả một quả câu có khối lượng 250g từ độ
cao l,5m so với mặt đất. Hỏi khi vật đạt vận tốc 18km/h thì vật đang ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất. Chọn vị
tri thả làm gốc thế năng. Lấy g = 10m/s2.
A. 0,25 m. B. 0,5 m. C. 1 m. D. 0,15 m.
Câu 52: Một vật có khối lượng m được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 7 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g =
10 m/s2. Vật đạt được độ cao cực đại so với mặt đất là:
A. 2,54 m.                B. 4,5 m.                C. 4,25 m                D. 2,45 m.
Câu 53: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất l0m
tới một trạm dùng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới trạm khác ở độ cao 1300m. Tìm thế năng
trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại trạm 1 trong trường hợp lấy mặt đất làm mốc thế năng, g =
9,8m/s2.
A.1000(J);8000(J) B. 78400(J); 4312000(J) C. -8000(J); 0(J) D.1000(J);-8000(J)
Câu 54: Một vật có khối lượng 4kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 600J. Thả vật
roi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = -800J. Vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 35 m.
Câu 55: Một vật có khối lượng 100g đang ở độ cao 6m so với mặt đất sau đó thả cho rơi tự do. Tìm công của
trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 2m.

A. 40 J; 4 5 m/s √
B. 4 J; 5 m/s C. 40 J; 4m/s √
D. 4 J; 4 5 m/s
Câu 56: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất.
A. 15 m. B. 24,5 m. C. 10 m. D. 47,6 m.
Câu 57: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 17 m.
Câu 58: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt
đất có thế năng Wt2 = -900 J. Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 18,25m/s
Câu 59: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất?
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 16 m.
Câu 60: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Hãy xác định gốc thế năng đã được chọn ở đâu.
A. 15 m. B. 25 m. C. 10 m. D. 12 m.
Câu 61: Một vật có khối lượng m = 6 kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế năng tại vị trí đó bằng W t1 = 720 J. Thả tự
do cho vật rơi tới mặt đất, tại đó thế năng của vật bằng Wt2 = - 240 J. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vận tốc vật khi đi qua vị trí gốc thế năng.
A. 5m/s B. 10m/s C. 17,5m/s D. 15,5m/s
Câu 62: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m ( tính theo di chuyển khối tâm của thùng),
sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm thế năng của thùng trong trọng trương
khi ở độ cao 3 m. Tính công của lực phát động ( lực căng của dây cáp) để nâng thùng hàng lên độ cao này.
A. 12600 (J); 12600 (J) B. 12600 (J); -12600 (J) C. 42600 (J); 12600 (J) D. -42600 (J); 12600 (J)
Câu 63: Một cần cẩu nâng một thùng hàng có khối lượng 420 kg từ mặt đất lên độ cao 3 m ( tính theo di chuyển khối tâm của thùng),
sau đó đổi hương và hạ thùng này xuống sàn một ôtô tải ở độ cao 1,25 m so với mặt đất. Tìm độ biến thiên thế năng khi hạ thùng từ
độ cao 3 m xuống sàn ôtô.
A. 735 (J). B. -735 (J) C. 7350 (J) D. -7350 (J)
Câu 64: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6
m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao
nhất nếu chọn mặt nước làm mốc.
A. -3,92 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 3,92 (J).
Câu 65: Một người đứng yên trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6
m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao
nhất nếu chọn điểm ném vật làm mốc.
A. -2,94 (J). B. -7,5 (J). C. 7,5 (J). D. 2,94 (J).
Dạng 2. Thế năng đàn hồi. Định lý biến thiên thế năng
Câu 66: Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 200N/m. B. 400N/m. C. 500N/m. D. 300N/m
Câu 67: Một lò xo có độ dài ban đầu l0 = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài l1 = 14cm. Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu? Cho biết k =
150N/m.
A. 0,13J. B. 0,2J. C. 1,2J. D. 0,12J.
Câu 68: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:
A. 0,31 J. B. 0,25 J. C. 15 J. D. 25 J

-- 122 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 69: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là:
A. – 0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J.
Câu 70: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban
đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là
A. 0,01 J. B. 0,1 J. C. 1 J. D. 0,001 J.
Câu 71: Một người kéo một lực kế, số chỉ của lực kế là 400 N, độ cứng của lò xo lực kế là 1000 N/m. Công do người thực hiện bằng
A. 80 J. B. 160 J.    C. 40 J.    D. 120 J.
Câu 72: Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vặt nhỏ. Khi lò xo bị nén 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ:
A. 800 J                B. 0,08 J                C. 8 N.m                D. 8 J
Câu 73: Một lò xo bị giãn 4cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:
A. 0,025 N/cm. B. 250 N/m. C. 125 N/m. D. 10N/m.
Câu 74: Một lò xo có độ cứng k = 100N/m một đầu gắn vào điểm cố định, đầu còn lại treo một vật m = 1kg. Lấy mốc thế năng ở vị
trí cân bằng của vật. Thế năng của hệ lò xo – vật khi vật ở vị trí cân bằng là
A. 0 J. B. 0,5 J. C. 1 J. D. – 0,5 J.
Câu 75: Khi bị nén 3cm, một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 200N/m B. 300N/m C. 400N/m D. 500N/m
Câu 76: Cho một khẩu súng bắn đạn nhựa Mỗi lần nạp đạn thì lò xo của súng bị nén lại 4cm. Biết lò xo có độ cứng 400N/m. Vận tốc
viên đạn nhựa khối lượng 10g bay ra khỏi nòng súng là?
A. 8 m/s B. 4m/s C. 5 m/s D. 0,8m/s
Câu 77: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Độ cứng của lò xo có giá trị là?
A. 50N/m B. 100N/m C. 75N/m D. 200N/m
Câu 78: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là?
A. 0,5J B. 0,2J C. 0,02J D. 0,75J
Câu 79: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N
thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Công của lực đàn hồi thực hiên khi lò xo bị kéo dãn từ 2cm đến 3cm là?
A. 0,25J B. -0,25J C. 0,15J D. -0,15J
Câu 80: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng
50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công của lực
đàn hồi tại vị trí đó:
A. 0(J) B. 6(J) C.10(J) D. 4(J)
Câu 81: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng
50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công suất của
lực đàn hồi tại vị trí lò xo bị nén 10cm và vật đang chuyển động ra xa vị trí cân bằng:
A. 200(W) B. 250(W) C. 150(W) D. 300 (W)
Câu 82: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng, khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo cũng theo
phương ngang, ta thấy nó dãn được 2cm. Giá trị thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn được 2cm là:
A. 0,04J B. 0,05J C. 0,03J D. 0,08J
Câu 83: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Giữ một đầu cố định đầu kia tác
dụng một lực F = 2N kéo lò xo cũng theo phưong ngang ta thấy lò xo dãn được lcm. Tìm thế năng của lò xo khi
dãn ra lcm.
A. 4 mJ B. 0,5 mJ C. 5 mJ D. 8 mJ
Câu 84: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Giữ một đầu cố định đầu kia tác
dụng một lực F = 2N kéo lò xo cũng theo phưong ngang ta thấy lò xo dãn được lcm. Tính công của lực đàn hồi
thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm
A. – 0,04J B. -0,04125(J) C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 85: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng, khi tác dụng một lực F=3N kéo lò xo cũng theo
phương ngang, ta thấy nó dãn được 2cm. Công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm là:
A. – 0,04J B. – 0,062J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 86: Cho một lò xo nằm ngang có độ cứng k = 100N/m. Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo dãn
từ 2cm đến 4cm là bao nhiêu?
A. – 0,04J B. – 0,06J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 87: Lò xo có độ cứng k = 200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 2 cm thì thế năng đàn hồi của hệ
bằng bao nhiêu? Thế năng này có phụ thuộc khối lượng của vật không?
A. – 0,04J, có B. 0,04J, không C. 0,09J, không D. – 0,18J, có
Câu 88: Một lò xo có chiêu dài ban đầu ℓ 0. Nhúng lò xo có chiều dài 21 cm khi treo vật có có khối lượng m 1 =
100g và có chiều dài 23cm khi treo vật có m 2 = 3m1. Cho g = 10m/s 2. Tính công cần thiết để lò xo dãn từ 25cm
đến 28cm là bao nhiêu?
A. – 0,04J B. – 0,195J C. 0,09J D. – 0,18J
Câu 89: Giữ một vật khối lượng 0,25kg ở đầu một lò xo thẳng đứng với trạng thái ban đầu chưa biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm
lò xo bị nén một đoạn 10cm. Biết lò xo có độ cứng k = 500N/m, bỏ qua khối lượng của nó, lấy g = 10m/s 2 và chọn gốc thế năng ở vị
trí lò xo không biến dạng. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo là:
A. 3,04J B. 2,75J C. 2,25J D. 0,48J

-- 123 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 90: Một con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 10 N/m, vật nặng có khối lượng m = 200 g. Chọn mốc thế năng khi lò xo
có chiều dài tự nhiên. Lấy g = 10m/s2. Thế năng đàn hồi của vật tại vị trí cân bằng là
A. 0,04 J. B. 0,2 J. C. 0,02 J. D. 0,05 J.
Câu 91: Vật nặng m gắn vào đầu lò xo treo thẳng đứng. Khi m cân bằng lò xo dãn một đoạn x 0 = 4cm. Bỏ qua mọi ma sát. Chọn gốc
thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi là vị trí vật nặng khi lò xo chưa biến dạng. Kéo m xuống một đoạn rồi thả, vật nặng có thế
năng trọng trường bằng thế năng đàn hồi khi m ở vị trí cách vị trí cân bằng một khoảng
A. 2cm. B. 4cm C. 6cm D. 8cm.
Câu 92: Một lò xo có độ cứng k = 10N/m và chiều dài tự nhiên l0 = 10cm. Treo vào một đầu lò xo một quả cân khối lượng 100g, lấy
vị trí cân bằng của quả cân làm gốc tọa độ và cũng là mốc thế năng, g = 10m/s 2, bỏ qua khối lượng của lò xo. Giữ quả cân ở vị trí sao
cho lò xo có chiều dài 5cm và 10cm thì thế năng tổng cộng của hệ lò xo và quả nặng tương ứng ở hai vị trí đó là
A. 0,1125J; 0,5J. B. 0,25J; 0,3J. C. 0,25J; 0,625J. D. 0,6J; 0,02J.
CHỦ ĐỀ 5. CƠ NĂNG
Câu 1: Cơ năng là đại lượng:
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng 0.
C. có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. luôn luôn khác 0.
Câu 2: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi
A. Thế năng tăng. B. Động năng giảm.
C. Cơ năng không đổi. D. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất.
Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng lên cao, khi vật đạt độ cao cực đại thì tại đó:
A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại.
C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nữa thế năng.
Câu 4: Cơ năng của vật sẽ không được bảo toàn khi vật:
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực. B. chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.
C. vật chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. D. vật không chịu tác dụng của lực mas át, lực cản.
Câu 5: “Khi cho một vật rơi từ độ cao M xuống N”, câu nói nào sau đây là đúng
A. thế năng tại N là lớn nhất. B. động năng tại M là lớn nhất.
C. cơ năng tại M bằng cơ năng tại N. D. cơ năng luôn thay đổi từ M xuống N.
Câu 6: Chọn câu sai khi nói về cơ năng:
A. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.
B. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
C. Cơ năng của vật được bảo toàn nếu có tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) xuất hiện trong quá trình vật chuyển
động. D. Cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì bảo toàn.
Câu 7: Chọn câu đúng. Khi con lắc đơn dao động đến vị trí cao nhất:
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại. C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng.
Câu 8: Cơ năng của vật được bảo toàn trong trường hợp:
A. vật rơi trong không khí. B. vật trượt có ma sát. C. vật RTD. D. vật rơi trong chất lỏng nhớt.
Câu 9: Chọn đáp án đúng: Cơ năng là
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại so. B. Một đại lượng véc tơ.
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương. D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0.
Câu 10: Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân
bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1 đoạn, khi buông khối nặng ra thì:
A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng. B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.
C. Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.
D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.
Câu 11: Xét một hệ gồm hai vật va chạm vào nhau theo phương thẳng đứng thì đại lượng vật lí nào sau đây được bảo toàn?
A. Động năng. B. Cơ năng. C. Động lượng. D. Không có.
Câu 12: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
Câu 13: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không
khí. Trong quá trình MN?
A. thế năng giảm. B. cơ năng cực đại tại N. C. cơ năng không đổi. D. động năng tăng.
Câu 14: Vật m ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc đầu v0. Độ cao max có giá trị:
A. v02/2g B. (v02/2g)1/2 C. v02/2 D. 1 giá trị khác.
Câu 15: Vật m rơi từ độ cao h so với mặt đất, vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn:

A. 2gh B. h2/2g C. 2gh D. 1 giá trị khác.
Câu 16: Vật m được ném ngang ở độ cao h với vận tốc đầu v0. Vận tốc lúc sắp chạm đất có độ lớn:
A. (v0 + 2gh)1/2 B. (v02 + 2gh)1/2 C. (v02 + 2h)1/2 D. (2gh)1/2
Câu 17: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ mặt đất. Gia tốc là g, bỏ qua sức cản của không khí. Khi vật có động
năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là
A. 2v2/g B. 0,25v2/g C. 0,5v2/g D. v2/g
Câu 18: Một lò xo nhẹ độ cứng k treo vật nhỏ khối lượng m. Giữ cho lò xo có phương thẳng đứng và không biến dạng rồi thả nhẹ, bỏ
qua lực cản không khí. Độ dãn tối đa của lò xo có biểu thức
A. mg/k. B. 2mg/k. C. 3mg/k. D. 4mg/k
Dạng 1. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Định luật bảo toàn cơ năng

-- 124 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 19: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5
kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 4 J. B. 8 J. C. 5 J. D. 1 J.
Câu 20: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu v 0 = 2 m/s. Bỏ qua
sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
A. 4,5 J.    B. 12 J.    C. 24 J.    D. 22 J.
Câu 21: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
A. 18,4(J) B. 16(J) C.10(J) D. 4 (J)
Câu 22: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy
g =10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C.10,4J D. 11J
Câu 23: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s 2.
Trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.
A. 0,16J; 0,31J; 0,47J. B. 0,32J; 0,62J; 0,47J. C. 0,24J; 0,18J; 0,54J. D. 0,18J; 0,48J; 0,80J.
Câu 24: Từ độ cao 5,0 m so với mặt đất, người ta ném một vật khối lượng 200 g thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu là 2 m/s. Bỏ qua
lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí cao nhất mà vật đạt tới.
A. 8,0 J. B. 10,4J. C. 4,0J. D. 16 J.
Câu 25: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của
không khí. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.
A. 10kJ. B. 12,5kJ. C. 15kJ. D. 17,5kJ.
Câu 26: Một vật có khối lượng 400g được thả RTD từ độ cao 20m so với mặt đất. Cho g = 10m/s 2. Sau khi rơi được 12m động năng
của vật bằng:
A. 16 J. B. 24 J. C. 32 J. D. 48 J
Câu 27: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g =
10m/s2. Ở độ cao nào thế năng bằng động năng? Bằng 4 lần động năng?
A. 2,5m; 4m. B. 2m; 4m. C.10m; 2m. D. 5m; 3m.
Câu 28: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
A. 9,2(m) B. 17,2(m) C. 15,2(m) D.10 (m)
Câu 29: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

A. 2 10 (m/s) √
B. 2 15 (m/s) C. 2 46 (m/s) √ D. 2 5 (m/s) √
Câu 30: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
A.10(m) B. 6(m) C. 8,2(m) D. 4,6 (m)
Câu 31: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt ?
A. 11,075(m/s) √
B. 2 15 (m/s) C.10,25(m/s) D. 2 5 (m/s) √
Câu 32: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?
A.10(m/s) B. 6(m/s) C. 10(m/s) D. 8 (m/s)
Câu 33: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s?
A. 5,25(m) B. 8,75(m) C. 10(m) D. 275(m)
Câu 34: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8m so với
mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 4,56(m) B. 2,56(m) C. 8,56(m) D. 9,2l(m)
Câu 35: Một người nặng 650N thả mình RTD từ cầu nhảy ở độ cao 10m xuống nước. Cho g = 10m/s 2. Tính các vận tốc của người đó
ở độ cao 5m và khi chạm nước.
A. 8 m/s; 12,2 m/s. B. 5 m/s; 10m/s. C. 8 m/s; 11,6 m/s. D.10 m/s; 14,14 m/s
Câu 36: Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ
cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc ném vật là?
A. 15(m/s) B. 20(m/s) C. 25(m/s) D.10(m/s).
Câu 37: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất,g = 10m/s2 .Vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là?
A.10(m/s) B. 15(m/s) C. 20(m/s) D. 25(m/s)
Câu 38: Một vật thả RTD từ độ cao 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2 .Vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng là?
A. 10(m) B. 5(m) C. 6,67(m) D. 15(m)
Câu 39: Một vật thả RTD từ h= 20m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất, g=10m/s2 .Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?
A.10(m/s) B. 10 2 (m/s)√ C. 5 2 (m/s) √ D. 15(m/s)
Câu 40: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Cho g =
10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
A. 15m. B. 5m. C. 20m. D.10m.
Câu 41: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật ngay trước khi chạm đất
là:

-- 125 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. 500 J. B. 5 J. C. 50 J D. 0,5 J.
Câu 42: Một vật được thả RTD không vận tốc đầu từ độ cao h = 60m so với mặt đất. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Độ cao mà
tại đó vật có động năng bằng ba lần thế năng là
A. 20m. B. 15m. C.10m. D. 30m.
Câu 43: Một vật được thả RTD từ độ cao h so với mặt đất. Khi động năng bằng 1/2 lần thế năng thì vật ở độ cao nào so với mặt đất
A. h/2 B. 2h/3 C. h/3. D. 3h/4.
Câu 44: Hòn đá có khối lượng m=50g được ném thẳng đứng lên với vận tốc v 0=20m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng
1/4 động năng khi vật có độ cao
A. 16m. B. 5m. C. 4m. D. 20m.
Câu 45: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s 2. Khi động năng bằng thế năng, m
ở độ cao nào so với điểm ném
A.1m B. 0,9m C. 0,8m. D. 0,5m.
Câu 46: Một hòn bi khối lượng 20g ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s 2. Độ cao
cực đại mà hòn bi lên được là
A. 2,42m B. 3,36m C. 2,88m. D. 3,2m
Câu 47: Vật nặng m được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu bằng 6m/s. Lấy g = 10m/s 2. Khi lên đến độ cao bằng 2/3 độ
cao cực đại đối với điểm ném thì có vận tốc
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 3m/s. D. 3,5m/s
Câu 48: Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5J. Khi vật chuyển động ở độ cao 3m
vật có Wđ=1,5Wt. Xác định vận tốc của vật ở độ cao đó. Lấy g = 10m/s2
A. 9,49m/s B. 2,5m/s C. 3m/s. D. 3,5m/s
Câu 49: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc
của vật khi vật chạm đất.
A. 30m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 50: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tính vận tốc
của vật khi 2Wđ = 5Wt
A. 25,56m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 51: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vị trí
để vận có vận tốc 20(m/s).
A. 25m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 52: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tại vị trí có độ
cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu?

A.10 5 m/s B. 36 √5 m C. 28 √5 m D. 32 √5 m
Câu 53: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Khi chạm đất,
do đất mềm nên vật bị lún sâu lũcm. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật.
A. -4,5N B. -3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 54: Một học sinh của trung tâm bôi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ
cao 45m, liền cầm một vật có khối lượng 100g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g = 10m/s 2. Tính độ cao
của vật khi Wđ = 2Wt.
A. 15m B. 36m C. 28m D. 32m
Câu 55: Một vậtcó khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s . Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?
2

A. 7,2J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J


Câu 56: Một vậtcó khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s . Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
2

A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m


Câu 57: Một vậtcó khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?
A. 12m/s B. 36m/s C. 28m/s D. 32m/s
Câu 58: Một vậtcó khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?
A. 7,2m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Câu 59: Một vậtcó khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt?
A. 4 √ 6 m/s B. 3,6 √ 6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
-- 126 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 60: Mộtvật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?

A. 2 6 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3 √ 6 m/s
Câu 61: Mộtvật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s?
A. 6,75 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 62: Mộtvật có khối lượng 100g được ném thẳng đúng lên cao với vận tốc 8m/s từ độ cao 4m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
A. 5,28m B. 3,6m C. 2,8m D. 3,2m
Dạng 2. Bài toán về con lắc đơn. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 63: Một con lắc đơn khối lượng m, dây chiều dài l, đưa vật đến vị trí A ứng với góc lệch a0. Buông vật không vận tốc đầu, vận
tốc của vật ở vị trí cân bằng có giá trị:

A. √ 2glcos α 0 B.√ 2gl (1−cos α 0 )


C. √
2gl(cosα 0 −1 )
D. 1 giá trị khác.
Câu 64: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 45 0 rồi thả tự do. Cho g = 9,8m/s2 .
Tính vận tốc con lắc khi nó đi qua vị trí cân bằng.
A. 3,14m/s. B. 1,58m/s. C. 2,76m/s. D. 2,4m/s.
Câu 65: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m. Kéo cho nó hợp với phương thẳng đứng góc 45o rồi thả nhẹ. Tính độ lớn vận tốc của con
lắc khi nó đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300. Lấy g = 10 m/s2
A. 17,32 m/s B. 2,42 m/s C. 3,17 m/s D. 1,78 m/s
Câu 66: Con lắc đơn gồm quả cân nặng 500g treo vào sợi dây nhẹ không giãn dài 30cm. Kéo vật để dây lệch góc 45 0 với phương
thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g=10m/s 2. Tốc độ của vật và lực căng của dây vật đi qua vị trí mà dây treo
lệch góc 300 với phương thẳng đứng lần lượt là
A. 3,07m/s và 20,06N. B. 0,98m/s và 5,92N. C. 1,25m/s và 7,42N. D. 1,33m/s và 7,93N.
Câu 67: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật

đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?
A. l,6(m); 600 B. l,6(m); 300 C. 1,2(m); 450 D. l,2(m); 600
Câu 68: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đâu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000g. Khi vật
đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 4 √ 2 (m/s). Lấy g = 10m/s . Xác định vận tốc để vật có W
2
đ = 3Wt, lực căng
của vật khi đó?

A. 2 2 (m/s); 15(N) B. 2 √ 2 (m/s); 12,25(N) C. 2 √ 2 (m/s); 15(N) D. 2 √ 6 (m/s); 16,25(N)
Câu 69: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao
cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định cơ năng của con lắc
đơn trong quá trình chuyên động?
A. 2,5J B. 3,6J C. 2,8J D. 3,2J
Câu 70: MộtCLĐ có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi VTCB sao cho cho dây
làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Tính lực căng của dây khi nó đi qua vị trí
mà dây làm với đường thẳng đứng góc 300.
A. 7,99(N) B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 71: Mộtcon lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao
cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s 2. Xác định vị trí để vật có: v =
l,8(m/s)?
A. 0,338(m) B. 0,36m C. 0,28m D. 0,32m
Câu 72: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao
cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Ở vị trí vật có độ cao 0,18m
vật có vận tốc bao nhiêu?
A. 2,53 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 73: Mộtcon lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao
cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt
= Wđ?
A. 2,581 m/s B. 3,6 m/s C. 2,8 m/s D. 3,2 m/s
Câu 74: Một con lắc đơn có sợi dây dài lm và vật nặng có khối lượng 500g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao
cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Biết 2Wt = 3Wđ, tính lực căng
của sợi dây khi đó?
A. 5,5N B. 3,6N C. 2,8N D. 3,2N
Câu 75: Cho một con lắc đơn gồm có sợi dâv dài 8cm và vật nặng có khối lượng 200g. Khi vật đang ở vị trí cân
bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 2 √ 2 (m/s). Lấy g = 10m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực
căng của dây khi đó?

-- 127 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
A. 3,25N B. 3,45N C. 4,5N D. 3,6N
Dạng 3. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Định luật bảo toàn cơ năng
Câu 76: Một lò xo độ cứng k= 100 N/m một đầu cố định một đầu gắn với vật nhỏ khối lượng m = 100g, đặt trên mặt phẳng ngang
nhẵn. Tại vị trí cân bằng, truyền cho vật vận tốc v0= 2m/s. Độ biến dạng của lò xo khi động năng bằng ba lần thế năng là
A. 6,2cm. B. 3,2cm. C. 1cm. D. 5 cm.
Câu 77: Một quả cầu m = 8kg buộc vào đầu một lò xo nhẹ có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang, đầu kia của
lò xo gắn vào điểm cố định, chọn gốc thế năng là vị trí đầu lò xo gắn với vật nặng khi chưa biến dạng. Nén lò xo lại một đoạn rồi thả
thấy khi lò xo qua vị trí bị nén 8 cm đối với chiều dài tự nhiên thì vận tốc của vật nặng là 1,6 m/s và động năng bằng bốn lần thế năng
đàn hồi. Độ cứng của lò xo bằng
A. 200N/m. B. 400N/m. C. 600N/m. D. 800N/m.
Câu 78: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được đặt trên mặt phẳng ngang: một đầu gắn cố định với giá đỡ, đầu còn lại gắn với một quả
cầu khối lượng 40 g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 3 cm, rồi buông tay ra để nó chuyển động. Bỏ qua lực ma
sát, lực cản không khí và khối lượng của lò xo. Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là
A. 4,7m/s. B. 1,5m/s. C. 150m/s. D. 1,5cm/s.
Câu 79: Một lò xo có độ cứng 200 N/m được treo thẳng đứng đầu trên gắn cố định với giá đỡ, đầu dưới gắn với quả cầu khối lượng m
= 80g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 5,0 cm xuống phía dưới, sau đó thả nhẹ để nó chuyển động. Vận tốc của
quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng
A. 2,5m/s. B. 5m/s. C. 7,5m/s. D. 1,25m/s.
Câu 80: Một lò xo được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên đỡ một vật khối lượng 8 kg. Bỏ qua khối lượng của lò xo và lực
cản của không khí. Khi hệ vật nằm cân bằng tại vị trí O, lò xo bị nén một đoạn 10 cm. Lấy g ≈ 10 m/s 2 . Ấn vật xuống phía dưới tới vị
trí A để lò xo bị nén thêm 30 cm, rồi buông nhẹ tay thả cho vật chuyển động. Độ cao lớn nhất mà vật đạt tới so với vị trí A bằng
A. 20cm. B. 40cm. C. 30cm. D. 60cm.
Câu 81: Một lò xo có độ cứng 200 N/m được treo thẳng đứng, đầu trên gắn cố định với giá đỡ, đầu dưới gắn với quả cầu khối lượng
m. Tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 5,0 cm.Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 10cm rồi thả nhẹ để nó chuyển động.
Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là

A. 10 2 m/s. B. 10 m/s. C. 2m/s. D. 2 m/s √
Câu 82: Bungee là một môn thể thao mạo hiểm có xuất xứ từ Nam Phi. Một người khối lượng m = 60 kg chơi nhảy bungee từ độ cao
h0 = 90 m so với mặt nước nhờ một dây đàn hồi buộc vào người. Dây có chiều dài tự nhiên l 0 = 45 m, hệ số đàn hồi k = 100 N/m. Bỏ
qua ma sát, khối lượng dây và kích thước của người. Lấy g = 10m/s2. Người này xuống vị trí thấp nhất cách mặt nước một đoạn là
A. 45 m. B. 30 m. C. 35 m. D. 15 m
Câu 83: Hai quả cân nhỏ mỗi quả nặng 60g được nối với nhau bởi một sợi dây cao su nhẹ có chiều dài tự nhiên 40cm. Ban đầu để
một quả cân trên mặt bàn ngang và giữ quả kia ở phía trên sao cho dây cao su có phương thẳng đứng và không bị giãn. Từ từ nâng
quả cân ở trên lên cao cho đến khi quả cân ở dưới vừa tách khỏi mặt bàn thì dừng lại. Chiều dài dây cao su khi đó là 1m. Sau đó nhẹ
nhàng thả quả cân ở trên ra. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g =10m/s 2 và coi dây cao su không bị vượt quá giới hạn đàn hồi. Công
thực hiện trong quá trình nâng quả cân ở trên lên và vận tốc của quả cân này khi nó va chạm với quả cân ở dưới lần lượt là
A. 0,78J và 5,1m/s. B. 0,54J và 4,5m/s. C. 0,78J và 4,5m/s. D. 0,54J và 5,1m/s.
Dạng 4. Định lý biến thiên cơ năng
Câu 84: Một khối lượng 1500g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 2m. Do ma sát nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3
vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát là?
A. 25(J) B. 40(J) C. 50(J) D. 65(J)
Câu 85: Một quả bóng khối lượng 500g thả độ cao 6m. Quà bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu. Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm
nóng quả bóng và chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2
A.10J B. 15J C. 20J D. 25J
Câu 86: Một lực 2500 N tác dụng theo phương ngang được đặt lên một chiếc xe có khối lượng 500kg đang đứng yên trên một mặt
phẳng ngang. Biết tổng lực cản chuyển động luôn là 1000N. Công của chiếc xe sau khi chuyển động được 2s là:
A. 900 J. B. 90 J. C. 9 J. D. 9 kJ.
Câu 87: Vật đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, đỉnh dốc cao 14m, hệ số ma sát giữa vật và mặt
dốc là µt=0,25. Cho g = 10 m/s2. Vận tốc ở đỉnh dốc là
A. 33,80m/s. B. 10,25m/s. C. 25,20m/s. D. 9,75m/s.
Câu 88: Một quả bóng được thả RTD từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả
bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10 m. Tỉ số tốc độ của quả bóng trước và sau khi chạm đất bằng
A. 2. B. 0,5. C. 2 . √ D. 1/ 2 . √
Câu 89: Từ một đỉnh tháp cao 20 m, người ta ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng 50 g với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi
chạm mặt đất, vận tốc của hòn đá bằng 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Xác định công của lực cản do không khí tác dụng lên hòn đá
A. -8,1 J. B. -11,9J. C. -9,95J. D. -8100J.
Câu 90: Một hòn đá có khối lượng m =1kg ném thẳng đứng lên trên trong không khí với vận tốc ban đầu v 0 = 20 m/s. Trong khi
chuyển động vật luôn bị lực cản của không khí, coi lực cản có giá trị không đổi trong suốt quá trình chuyển động của hòn đá. Biết
rằng hòn đá lên đến độ cao cực đại là 16 m, lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn của lực cản là
A. 5 N. B. 2,7 N. C. 0,25 N. D. 2,5 N.
Câu 91: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30 o. Bỏ qua ma
sát. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ở chân dốc là:

A. 10 2 m/s B. 10 m/s C. 5 2 m/s √ D. Một đáp số khác.
Câu 92: Một ô tô bắt đầu chạy lên dốc với vận tốc 18m/s thì chết máy. Dốc nghiêng 20 0 đối với phương ngang và hệ số ma sát trượt
giữa các bánh xe với mặt đường là 0,3. Sau khi chạy lên dốc, xe chạy giật lùi trở xuống đến cuối dốc với vận tốc bằng
A. 18m/s B. 15m/s C. 5,6m/s. D. 3,2m/s

-- 128 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 93: Một vật có khối lượng m được thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng có độ cao h. Do có ma sát nên vận tốc ở chân dốc
chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát bằng
A. -2/3mgh. B. 2/3mgh. C. -5/9mgh. D. 5/9mgh.
Câu 94: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc
15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng
A. -1500J. B. -875J. C. -1925J. D.-3125J.
Câu 95: Vật trượt không vận tốc đầu trên máng nghiêng một góc α= 600 với AH = lm. Sau đó trượt tiếp trên mặt phăng nằm ngang
BC = 50cm và mặt phẳng nghiêng DC một góc β = 300. Biết hệ số ma sát giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ = 0,1. Tính
độ cao DI mà vật lên được
A. 0,661 m B. 0,761 m C. 0,561 m D. 0,461 m
Câu 96: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt
động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến
độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này
lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2.
Hãy tính động năng vật nặng truyền chơ cọc.
A. 2300J B. 6000J C. 5000J D. 7000J
Câu 97: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt
động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến
độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này
lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2.
Hãy tính Lực càn trung bình của đất.
A. 23000N B. 23100N C. 56100N D. 46100N
Câu 98: Để đóng một cái cọc có khối lượng m 1 = 10kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt
động, nhờ có một động cơ công suất P = 1,75kW, sau 5s búa máy nâng vật nặng khối lượng m 2 = 50kg lên đến
độ cao h0 = 7m so với đầu cọc, và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này
lên h = lm. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban dâu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Lấy g =10m/s 2.
Hãy tính hiệu suất của động cơ búa máy.
A. 40% B. 60% C. 50% D. 70%
Câu 99: Mặtphẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 30 0. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ
đinh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h = l m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằn ngang một
khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1
A. 8,268m B. 6,345m C. 5,0m D. 7,5m
Câu 100: Một ô tô có khối lượng 2 tấn khi đi qua A có vận tốc 72km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm
dần đều đến B thì có vận tốc 18km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100m. Đến B xe vẫn không nổ máy
và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30 0. Biết hệ số
ma sát giữa bánh xe và dốc nghiêng là 0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.
A. 20,94 m/s B. 63,45 m/s C. 25,0 m/s D. 27,5 m/s
CHỦ ĐỀ 6. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Kiểm tra 45 phút số 9 kì II (Chương IV, THPT Lê Lợi – Quảng Trị 2020)
Câu 1: Chọn phát biểu sai về động lượng: Động lượng
A. tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật. B. đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác.
C. là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
D. là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Câu 2: Khi nói về động năng của vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Không đổi khi vật CĐ tròn đều. B. Không đổi khi vật CĐ thẳng với gia tốc không đổi.
C. Không đổi khi vật CĐ thẳng đều. D. Không đổi khi vật CĐ với gia tốc bằng không.
Câu 3: Một lò xo đặt nằm ngang một đầu gắn vật có khối lượng 500g. Biết độ cứng của lò xo k = 200N/m. Khi vật ở vị trí A, thế
năng đàn hồi của lò xo là 4.10-2J (lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật), khi đó độ biến dạng của lò xo là:
A. 2cm B. 4,5cm C. 2,9cm D. 4.10-4m
Câu 4: Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 5m/s thì động lượng của vật là:
A. 0,25kg/m.s B. 2,5kg.m/s C. 0,025kg.m/s D. 15kg.m/s
Câu 5: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau.
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Câu 6: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ
biến thiên động lượng Δ P⃗ khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản):
A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s
Câu 7: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ
lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi
A. V1=1,5 m/s; V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s; V2=9m/s. C. V1=6 m/s; V2=6m/s. D. V1=3 m/s; V2=3m/s.

-- 129 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 8: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản?
A. Thành phần pháp tuyến của trọng lực. B. Lực kéo của động cơ.
C. Lực phanh xe. D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực.
Câu 9: Công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 10kg chuyển động đều từ giếng có độ sâu 15m trong thời gian
0,5 phút là: (Lấy g = 10m/s2)
A. 15W B. 60kW C. 150W D. 50W
Câu 10: Một vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc v = 36km/h. Dưới tác dụng của F = 40N, có hướng
hợp với phương chuyển động một góc a = 600. Công mà vật thực hiện được trong thời gian 1 phút là:
A. 24kJ √
B. 24 3 kJ C. 24kJ D. 12kJ
Câu 11: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức
tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương
tác là 0,2 s. Lực ⃗F do tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 175 N B. 1,75 N C. 17,5 N D. 1750 N
Câu 12: Một xe nặng 1,2 tấn chuyển động tịnh tiến trên đường thẳng nằm ngang có vận tốc thay đổi từ 10m/s đến 20m/s trong quãng
đường 300m. Hợp lực của các lực làm xe chuyển động có giá trị nào sau đây
A. 600N B. 300N C.100N D. 200N
Câu 13: Cơ năng là một đại lượng:
A. Luôn luôn dương hoặc bằng không. B. Luôn luôn dương.
C. Luôn luôn khác không. D. Có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 14: Một vật có khối lượng 50kg đang chuyển động với vận tốc 10m/s. động năng của vật là:
A. 250J B. 2,5kJ C. 50J D. 50kJ
Câu 15: Một người nhấc 1 vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang 1 đoạn 1m. Lấy g
=10m/s2. Người đó đã thực hiện 1 công bằng:
A. 60 J B. 20J C. 140 J D.100 J
Câu 16: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô được bảo toàn?
A. Ô tô tăng tốc. B. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
C. Ô tô chuyển động tròn đều. D. Ô tô giảm tốc độ.
Câu 17: Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất 1,2m) ném lên một vật với vận tốc ban đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg.
Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
A. 7J. B. 5J C. 6J D. Một giá trị khác.
Câu 18: Một vật khối lượng 10kg có thế năng 150J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Khi đó, vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 15m B. 10m C. 1,5m D. 0,15m
Câu 19: Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm với toa xe thứa hai đứng yên có khối lượng 5 tấn
làm toa này chuyển động với vận tốc 3m/s. Sau va chạm, toa thứ nhất chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu? Chọn chiều dương là
chiều chuyển động ban đầu của xe thứ nhất.
A. 9m/s B. 1m/s C. -1m/s D. -9m/s
Câu 20: Dưới tác dụng của lực bằng 4N, một vật đang đứng yên thu được gia tốc và chuyển động. Sau thời gian 2s độ Δp của vật là:
A. 8kgms B. 6kgms-1 C. 8kgms-1 D. 8kgms
Câu 21: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Bắn một đầu đạn vào một bị cát. B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Ném một cục đất sét vào tường.
Câu 22: Một vật trượt trên mpn có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình CĐ trên:
A. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0. B. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0.
C. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0. D. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0.
Câu 23: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2
vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 24: Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vuông góc vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốC. Vận tốc cuả bóng trước
va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:
A. 1,5kgm/s. B. 3kgm/s. C. -3kgm/s. D. -1,5kgm/s.
Câu 25: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s. Coi
như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 26: Một quả bóng được thả rơi từ một điểm cách mặt đất 12m. Khi chạm đất, quả bóng mất đi 1/3 cơ năng toàn phần. Bỏ qua lực
cản không khí. Sau lần chạm đất đầu tiên, quả bóng lên cao được bao nhiêu?
A. 4m B. 12m C. 2m D. 8m
Câu 27: Một vật có khối lượng 2kg chuyển động về phía trước với tốc độ 4m/s va chạm vào vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm,
vật thứ nhất chuyển động ngược chiều với tốc độ 1m/s còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 2m/s. Hỏi vật thứ hai có khối lượng?
A. 0,5kg B. 4,5kg C. 5,5kg D. 5kg
Câu 28: Người ta ném một hòn bi theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 15m/s và nó rơi xuống đất sau 4s. Bỏ qua sức cản của
không khí và lấy g=10m/s2. Hỏi hòn bi được ném từ độ cao nào và tầm xa của nó là bao nhiêu?
A. 80m và 80m. B. 80m và 60m. C. 60m và 60m. D. 60m và 80m.
Câu 29: Một đầu máy xe lửa có khối lượng 100 tấn chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v 1=1,5m/s để ghép vào
một đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa 20 tấn đang đứng yên trên đường ray. Giả sử sau va chạm đầu tàu được gắn với các toa, bỏ qua mọi
ma sát. Hỏi sau va chạm, vận tốc của đoàn tàu có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,2m/s B. 0,75m/s C. 1m/s D. 0,5m/s

-- 130 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 30: Một vật m=100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng dài 2m, chiều cao 0,4m. Vận tốc vật tại
chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính công của lực ma sát
A. -200J B. -100J C. 200J D.100J
Kiểm tra 45 phút số 10 kì II (Chương IV, THPT Lương Thế Vinh – Hải Phòng 2019)
Câu 1: Véc tơ động lượng là véc tơ:
A. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. B. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc bất kỳ.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 2: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?
A. Vận động viên bơi lội đang bơi. B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.
C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy. D. Chuyển động của con sứa khi đang bơi.
Câu 3: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên.
Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là:
A. v/3 B. v C. 3v D. v/2.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg thả RTD từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là
bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lấy g = 10m/s2.
A. Δp=40kg.m/s. B. Δp=-40kg.m/s. C. Δp=20kg.m/s. D. Δp=-20kg.m/s.
Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s.
Câu 6: Một vật sinh công dương khi vật chuyển động
A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. tròn đều. D. thẳng đều.
Câu 7: Công là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.
Câu 8: Biểu thức của công suất là:
A. P=F.s/t B. P=F.s.t C. P=F.s/v D. P=F.s.v.
Câu 9: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng
lại
A. A=mv2/2. B. A=-mv2/2. C. A=mv2. D. A=-mv2.
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D.10 km/h.
Câu 11: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 12: Động năng được tính bằng biểu thức:
A. Wđ=m2v2/2 B. Wđ=m2v/2 C. Wđ=mv2/2 D. Wđ=mv/2
Câu 13: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 14: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5.10 4kW.
Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn.
A. 300 N. B. 3.105N. C. 7,5.105 N. D. 7,5.108N.
Câu 15: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết m= 1,5 tấn, µt=0,25 (lấy g = 10m/s2). Công của lực cản có giá trị là:
A. 375 J B. 375 kJ. C. – 375 kJ D. – 375 J.
Câu 16: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300.
Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (lấy √ 3=1,73 ) là:
A. 30000 J. B. 15000 J C. 25950 J D. 51900 J.
Câu 17: Một người khối lượng m đang treo mình trên cành cây thì thấy một chiếc ô tô tải khối lượng M đang đi ngang qua với vận
tốc V. Người đó thả mình rơi xuống thùng xe. Vận tốc của cả người và xe sau đó là :
A. V’=(M+m)V/M B. V’=MV/(M+m) C. V’=-(M+m)V/M D. V’=-MV/(M+m)
Câu 18: Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc . Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:
A. ⃗p =−m ⃗v B. p=mv C. ⃗p =m ⃗v D. p=-mv
Câu 19: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
Câu 20 : Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động theo phương ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy
ngược trở lại với tốc độ 2 m/s. Chọn chiều dương là chiều bóng nảy ra. Độ thay đổi động lượng của nó là:
A. 3,5 kg.m/s B. 2,45 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 1,1 kg.m/s.
Câu 21: Công suất là đại lượng được tính bằng:
A. Tích của công và thời gian thực hiện công. B. Tích của lực tác dụng và vận tốc.
C. Thương số của công và vận tốc. D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực.
Câu 22: Đơn vị của động lượng là:
A. kg.m.s B. kg.m/s2 C. kg.m/s D. kg.m2/s.
Câu 23: Một vật có khối lượng 1 kg RTD từ độ cao h = 50 cm xuống đất, lấy g = 10 m/s . Động năng của vật khi chạm đất là:
2

A. 500 J. B. 5 J.
C. 50 J D. 0,5 J.

-- 131 --
B A
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Câu 24: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O. B. Thế năng của vật cực tiểu tại M.
C. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B. D. Thế năng của vật cực đại tại O.
Câu 25: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng tăng. B. Động năng giảm, thế năng giảm.
C. Động năng tăng, thế năng giảm. D. Động năng tăng, thế năng tăng.
Câu 26: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang?
A. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Động lượng.
Câu 27: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m.
Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 588 J.
Câu 28: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:
A. 0,31 J. B. 0,25 J. C. 15 J. D. 25 J.
Câu 29: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.
Câu 30: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để
không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là:
A. Fh=16200N. B. Fh=-1250N. C. Fh=-16200N. D. Fh=1250N.

-- 132 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
CHỦ ĐỀ 1. CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về chuyển động của các phân tử khí là không đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra. B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
Câu 4: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng?
A. Có lực tương tác không đáng kể B. Có thể tích riêng không đáng kể
C. Có khối lượng đáng kể D. Có khối lượng không đáng kể
Câu 5: Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Là khí mà thế tích các phân tử khí có thế bỏ qua B. Là khí mà khối lượng các phân tử khí có thể bỏ qua
C. Là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Khi va chạm với thành bình tạo nên áp suât.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Chất khí không có hình dạng và thế tích xác định B. Chất lỏng không có thê tích riêng xác định
C. Lượng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất rắn là rất mạnh
D. Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định
Câu 7: Chất khí gây áp suất lên thành bình chứa là do:
A. Nhiệt đo. B. Va chạm. C. Khối lượng hạt. D. Thể tích.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các phân tử là rất yếu. B. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
C. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
D. Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
Câu 9: Chọn câu sai khi nói về cấu tạo chất:
A. Các phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Các phân tử nhỏ bé và cấu tạo nên vật.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
D. Các phân tử luôn luôn đứng yên và chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 10: Trong chuyển động nhiệt, các phân tử lỏng
A. Chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng. B. Chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng xác định.
C. Chuyển động hỗn loạn.
D. Dao động quanh vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.
Câu 11: Chất khí dễ nén vì:
A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Lực hút giữa các phân tử rất yếu.
C. Các phân tử ở cách xa nhau. D. Các phân tử bay tự do về mọi phía.
Câu 12: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Câu 13: Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo chất
A. Các nguyên tử hay phân tử chuyên động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng thấp
B. Các nguyên tử, phân tử chuyến động hỗn loạn không ngừng
C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử
Câu 14: Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử ở các thể khác nhau là không đúng ?
A. Các phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định.
B. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được.
C. Các phân tử chất khí không dao động xung quanh các vị trí cân bằng.
D. Các phân tử chất rắn, chất lỏng và chất khí đều chuyển động hỗn độn như nhau.
Câu 15: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng ?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 16: Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng ?
A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm.
C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân lử càng cao.
Câu 17: Các phân tử khí lí tưởng có các tính chất nào sau đây?
A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng. B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D.Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí ?
A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn.
C. Có thể nén được dễ dàng.
D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.
Câu 19: Các phân tử chất rắn và chất lỏng có các tính chất nào sau đây ?
A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng. B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.

-- 132 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
C. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
Câu 20: Các tính chất nào sau đây là của phân tử chất khí?
A. Dao động quanh vị trí cân bằng. B. Luôn luôn tương tác với các phân tử khác
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao D. Dao động quanh vị trí cân bằng chuyển động.
Câu 21: Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Là khí mà thể tích của các phân tử khí có thể bỏ qua. B. Khi va chạm vào thành bình gây nên áp suất.
C. Là khí mà các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
Câu 22: Cặp số liệu nào sau đây của một chất giúp ta tính được giá trị của số Avôgađrô?
A. Khối lượng riêng và khối lượng mol. B. Khối lượng mol và thể tích phân tử.
C. Khối lượng mol và khối lượng phân tử. D. Cả 3 cách A, B, và C.
Câu 23: Các phân tử khí ở áp suất thấp và nhiệt độ tiêu chuẩn có các tính chất nào?
A. Như chất điểm, và chuyển động không ngừng. B. Như chất điểm, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
C. Như chất điểm, chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
D. Chuyển động không ngừng, tương tác hút hoặc đẩy với nhau.
Câu 24: Theo thuyết động học phân tử các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng. Thuyết này áp dụng cho:
A. Chất khí. B. Chất lỏng.
C. Chất khí và chất lỏng. D. Chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Câu 25: Số Avôgađrô NA có giá trị được xác định bởi:
A. Số phân tử chứa trong 22,4 lít khí Hiđrô. B. Số phân tử chứa trong 18g nước lỏng.
A. Số phân tử chứa trong 2,24 lít khí Hiđrô. B. Số phân tử chứa trong 1,8g nước lỏng.
Câu 26: Một bình chứa N = 3,01.1023 phân tử khí Heli. Khối lượng khí Heli chứa trong bình là:
A. 2g B. 4g C. 6g D. 8g
Câu 27: Có bao nhiêu nguyên tử ô xi trong 1 gam khí ô xi.
A. 6,022.1023 B. 1,882.1022 C. 2,82.1022 D. 2,82.1023
Câu 28: Bình kín đựng khí hêli chứa 1,505.10 nguyên tử hêli ở đĩêu kiện 0°C và áp suất trong bình là latm. Khối lượng He có trong
23

bình là?
A. lg B. 2g C. 3g D. 4g
Câu 29: Một bình kín chứa 3,01.1023 phân tử khí hidro. Tính khối lượng khí hidro trong bình
A. lg B. 2,5g C. l,5g D. 2g
Câu 30: Một bình chứa N = 3,01.1023 phân tử khí Heli. Biết nhiệt độ trong bình là 00C và áp suất là 1atm. Thể tích của bình là:
A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít
Câu 31: Số phân tử nước có trong 1g nước là:
A. 6,02.1023 B. 3,35.1022 C. 3,48.1023 D. 6,58.1023
Câu 32: Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.10  phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là
23

A. 3,24.1024 phân tử. B. 6,68.1022 phân tử. C. 1,8.1020 phân tử. D. 4.1021 phân tử.


Câu 33: Biết khối lượng của 1 mol không khí ôxi là 32 g. 4 g khí ôxi là khối lượng của bao nhiêu mol khí ôxi?
A. 0,125 mol. B. 0,25 mol. C. 1 mol. D. 2 mol.
Câu 34: Ở điều kiện tiêu chuẩn: 1 mol khí ở 0 0C có áp suất 1atm và thể tích là 22,4 lít. Hỏi một bình có dung tích 5 lít chứa 0,5 mol
khí ở nhiệt độ 00C có áp suất là bao nhiêu:
A. 1,12 atm B. 2,04 atm C. 2,24 atm D. 2,56 atm
Câu 35: Một bình kín đựng khí Heli chứa N = 1,505.10 23 nguyên tử khí Heli ở 00C và có áp suất trong bình là 1 atm. Thể tích của
bình đựng khí là:
A. 5,6 lít B. 11,2 lít C. 22,4 lít D. 28 lít
Câu 36: Một bình có thể tích 5,6 lít chứa 0,5 mol khí ở 00C, áp suất trong bình là:
A. 1 atm B. 2atm C. 4atm D. 0,5atm
Câu 37: Ở nhiệt độ 0oC và áp suất 760 mmHg, 22,4 lít khí ôxi chứa 6,02.10 23 phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán
kính r = 10-10m. Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa
A. 8,9.103 lần. B. 8,9 lần. C. 22,4.103 lần. D. 22,4.1023 lần.
Câu 38: Biết khối lượng của 1 mol nước là μ = 18.10 kg và 1 mol có NA = 6,02.10  phân tử. Biết khối lượng riêng của nước là ρ =
-3 23

103 kg/m3. Số phân tử có trong 300 cm3 là


A. 6,7.1024 phân tử. B. 10,03.1024 phân tử. C. 6,7.1023 phân tử. D.10,03.1023 phân tử.
Câu 39: Tính khối lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện chuẩn khối
lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3.
A. 2,145 kg. B. 21,450kg. C. 1,049kg. D.10,49kg.
Câu 40: Hãy xác định tỉ số khối lượng phân tử nước và nguyên tử các bon C12.
A. 3/2 B. 2/3 C. 3/4 D. 4/3
Câu 41: Tính số phân tử chứa trong 1 kg không khí nếu như không khí có 22% là oxi và 78% là khínitơ.
A. 2,1.1025 phân tử. B. 6,69.1020 phân tử. C. 6,69.1021 phân tử. D. 6,69.1023 phân tử.
Câu 42: Tính số phân tử chứa trong 0,2kg nước.
A. 6,69.1022 phân tử. B. 6,69.1020 phân tử. C. 6,69.1021 phân tử. D. 6,69.1023 phân tử.
Câu 43: Hãy xác định số phân tử H2O trong 2g nước.
A. 6,68.1024 phân tử. B. 6,69.1020 phân tử. C. 6,69.1021 phân tử. D. 6,69.1023 phân tử.
Câu 44: Một bình kín chứa N = 3,01.10 phân tử khí hê li. Tính khối lượng khí Hêli trong bình
23

A. lg B. 2g C. 3g D. 4g
Câu 45: Cho biết khối lượng mol phân tử nước là 18g. hãy tính khối lượng của phân tử nước. Cho số Avogadro N A = 6,02.1023 phân
tử/mol.

-- 133 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 3.10-23g B. 3.10-20g C. 5.10-23g D. 5.10-20g
Câu 46: Biết bán kính của Trái Đất là 6400km, phân tử Oxi là một quả cầu bán kính 10 m. Hỏi với 16g Oxi, nếu xếp các phân tử
-10

liền kề nhau dọc theo đường xích đạo thì được bao nhiêu vòng ? Cho NA = 6,02.1023 phân tử /mol.
A. 14975120 vòng B. 1497512 vòng C. 497512 vòng D. 4975120 vòng
Câu 47: Một lượng khí có khối lượng là 30 kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hiđrô và cacbon. Biết
1 mol khí có NA = 6,02.1023phân tử. Khối lượng của các nguyển tử cacbon và hiđrô trong khí này là?
A. mC = 2.10-26 kg; mH = 0,66.10-26 kg. B. mC = 4.10-26 kg; mH = 1,32.10-26 kg.
C. mC = 2.10  kg; mH = 0,66.10  kg.
-6 -6
D. mC = 4.10-6 kg; mH = 1,32.10-6 kg.
CHỦ ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ – MA RI ỐT
Câu 1: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ?
A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 2: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình ?
A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. B. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.
C. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
D. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
Câu 3: Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, khi nhiệt độ không đổi thì áp suất
A. tỉ lệ nghịch với thể tích. B. tỉ lệ thuận với thể tích.
C. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích.
Câu 4: Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng nhiệt là
A. đường thẳng kéo dài qua O B. đường cong hyperbol.
C. đường thẳng vuông góc trục OT D. đường thẳng song song trục Op.
Câu 5: Trong hệ tọa độ (p,V), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt ?
A. Đường hypebol . B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.
Câu 6: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là:
A. Đường thẳng có phương qua O. B. Đường thẳng vuông góc trục V.
C. Đường thằng vuông góc trục T. D. Đường hypebol.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt ?
A. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. B. Nhiệt độ của khối khí không đổi.
C. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. D. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm.
Câu 8: Khi một lượng khí dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích sẽ:
A. Giảm, tỉ lệ thuận với áp suất. B. Tăng, không tỉ lệ với áp suất.
C. Không thay đổi. D. Tăng, tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 9:  Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. B. không đổi.
C. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất. D. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 10: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. Đun nóng không khí trong một bình kín.
B. Đun nóng không khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pit tông chuyển động.
C. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng nở ra làm căng bóng. D. Cả ba quá trình trên đều không phải đẳng quá trình.
Câu 11: Phát biểu nào sao đây là đúng với nội dung định luật Bôilơ-Mariốt?
A. Trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ không đổi, tích của áp suất và thể tích của một khối lượng khí xác định là một hằng số.
B. Ttong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất và thể tích của một lượng khí xác định là một hằng số.
C. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
D. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ thuận với thể tích.
Câu 12: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi- lơ-Ma-ri-ốt?
A. p1V1 = p2V2. B. p1/V1 = p2/V2. C. p  V. D. p1/p2 = V1/V2.
Câu 13: Khi nhiệt độ không đổi, khối lượng riêng của chất khí phụ thuộc vào áp suất khí theo hệ thức nào sau đây?
A. p1D2 = p2D1 B. p1D1 = p2D2 C. D=1/p D. pD = const
Câu 14: Biểu thức sau p1V1 = p2V2 biểu diễn quá trình
A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. đẳng áp và đẳng nhiệt.
Câu 15: Công thức nào sau đây liên quan đến quá trình đẳng nhiệt?
A. P/T = hằng số B. PV = hằng số C. P/V = hằng số D. V/T = hằng số
Câu 16: Trong hê toạ độ (p, V) đường đẳng nhiệt có dạng là:
A. đường parabol. B. đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
C. đường hyperbol. D. đường thẳng nếu kéo dài qua gốc toạ độ.
Câu 17: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt?
A. p  1/V B. pV=cosnt C. V  1/p D. V T
Câu 18: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với định luật Bôilơ- Mariot?
A. p1V1  p2V2 B. p  V C. V1/p D. p1/V
Câu 19: Định luật Boyle – Mariot chỉ đúng
A. khi áp suất cao. B. khi nhiệt độ thấp. C. với khí lý tưởng. D. với khí thực.
Câu 20: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí (số phân tử khí trong 1 đơn vị thể tích):
A. Luôn không đổi. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. chưa đủ dữ kiện để kết luận.

-- 134 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 21: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:
p p p p

0 0 0 0
A 1/V B 1/V C 1/V D 1/V
Câu 22: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:
V V V V

0 0 0 0
T T T T
A B C D
Câu 23: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:

V p V

D. Cả A, B, và C
0 0 0
p 1/V 1/p
A B C
Câu 24: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:
p p V

D. Cả A và C
0 0 0
1/V V T
A B C
Câu 25: Đồ thị biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariốt đối với lượng khí xác định ở hai nhiệt độ khác nhau với T2 > T1?
p
p T1 V p

T2
T1
T2
0 0 T2 T1 0 T1 T2
0 V V T T
A B C D
p
Câu 26: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối
quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là:
A. T2 > T1
B. T2 = T1 T2
C. T2 < T1 T1
D. T2 ≤ T1 0
V
Câu 27: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt?

Dạng 1. Xác định áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt
Câu 28: Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén lượng khí chứa trong xilanh sao cho thể tích của lượng khí này giảm đi 2 lần ở
nhiệt độ không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xi lanh
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi.
Câu 29: Một lượng khí có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích của khí nén là
A. 2,86m3. B. 2,5m3. C. 2,68m3. D. 0,35m3.
Câu 30: Khi thở ra dung tích của phổi là 2,4 lít và áp suất của không khí trong phổi là 101,7.10 Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là
3

101,01.103Pa. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi, dung tích của phổi khi hít vào bằng:
A. 2,416 lít B. 2,384 lít C. 2,4 lít D. 1,327 lít
Câu 31: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần:
A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần
Câu 32: Nén đẳng nhiệt một khối khí xác định từ 12 lít đến 3 lít thì áp suất tăng lên bao nhiêu lần:
A. 4 B. 3 C. 2 D. áp suất không đổi.
Câu 33: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là:
A. 40kPa B. 60kPa C. 80kPa D.100kPa

-- 135 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 34: Nén một khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí tăng thêm lượng Δp =30kPa. Hỏi áp suất ban đầu
của khí là?
A. 40kPa B. 60kPa C. 80kPa D.100kPa
Câu 35: Một khối khí có thế tích 16 lít, áp suất từ latm được nén đẳng nhiệt tới áp suất là 4atm. Tìm thể tích khí đã bị nén.
A. 25 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 36: Một lượng khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít. Áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Áp suất khí ban đầu là bao
nhiêu?
A. 1,5atm B. 8atm C. 2atm D. 3atm
Câu 37: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (6 atm, 4l, 270K) sang trạng thái 2 (p, 3l, 270K). Giá trị của p là:
A. 8 atm. B. 2 atm. C. 4,5 atm. D. 5 atm.
Câu 38: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 5 lít, áp suất khí tăng thêm 0,5atm. Áp suất ban đầu của khí là giá trị nào sau
đây?
A. 1,5 atm B. 0,5 atm C. 1 atm D. 0,75atm
Câu 39: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi
một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là:
A. 4 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 40: Một xilanh chứa 200cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất khí trong xilanh
lúc này. Coi nhiệt độ không đổi.
A. 3.105 Pa B. 6.105 Pa C. 8.105 Pa D. 4.105 Pa
Câu 41: Một khối khí có thể tích 50 lít, ở áp suất 10 Pa. Nén khối khí với nhiệt độ không đổi sao cho áp suất tăng lên 2.10 5Pa thì thể
5

tích của khối khí đó là?


A. 25 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 42: Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ của khí không đổi vá áp suất của khí quyển
là 1 atm. Nếu mở nút bình thì thể tích của chất khí là bao nhiêu?
A. 300 lít B. 180 lít C. 120 lít D. 160 lít
Câu 43: Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1atm ở nhiệt độ 20 0C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để
nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi.
A. 500 lít B. 180 lít C. 120 lít D. 160 lít
Câu 44: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 20 lít đến thể tích 15 lít, áp suất khí tăng thêm 0,6at. Tìm áp suất ban đầu của khí?
A. 1,8 at B. 0,8 at C. 1,2 at D. 1,6 at
Câu 45: Một khối khí được nhốt trong một xilanh và pittông ở áp suất 1,5.105 Pa. Nén pittông để thể tích còn 1/3thể tích ban đầu( nén
đẳng nhiệt). Áp suất của khối khí trong bình lúc này là bao nhiêu?
A. 3.105 Pa B. 6.105 Pa C. 4,8.105 Pa D. 4,5.105 Pa
Câu 46: Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 10 Pa. Hỏi khi p suất giảm còn 1/3 lần p suất ban đầu thì thể tích của lượng khí là
5

bao nhiêu? (biết nhiệt độ không đổi)


A. 30 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 47: Một lượng khí có thể tích 10lít và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4atm. Tính thể tích của khí nén. Coi
nhiệt độ không đổi.
A. 2,5 lít B. 1,8 lít C. 1,2 lít D. 1,6 lít
Câu 48: Cho một lượng khí được dãn đẳng nhiệt từ thế tích từ 4 lít đến 8 lít, ban đầu áp suất khí là 8.10 5 Pa. Thì áp suất của khí tăng
hay giảm bao nhiêu?
A. Tăng 6.105Pa B. Tăng 106Pa C. Giảm 6.105Pa D. Giảm 105Pa
Câu 49: Khí trong quá trình biến đổi đẳng nhiệt, thể tích ban đầu 2dm , áp suất biến đổi từ l,5atm đến 0,75atm. Thì độ biến thiên thể
3

tích của chất khí.


A. Tăng 2 dm3 B. Tăng 4 dm3 C. Giảm 2 dm3 D. Giảm 4 dm3
Câu 50: Dưới áp suất 10 Pa một lượng khí có thể tích 10lít.Tính thể tích của lượng khí đó ở áp suất 5.10 Pa, coi nhiệt độ như không
5 5

đổi.
A. 2 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 51: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 6 lít, áp suất khí đạt từ p1 đến 0,75atm. Tính p1?
A. 0,45atm B. 2,8 atm C. 0,2 atm D. 0,3 atm
Câu 52: Một bình có thể tích 5,61 chứa 0,5 mol ở 00C. Áp suất khí trong bình là?
A. 1 atm B. 2 atm C. 3 atm D. 4 atm
Câu 53: Một lượng khí có thể tích 6 lít, áp suất 1,5P 0 atm. Được nén đẳng nhiệt lúc này thể tích còn 4 lít áp suất khí tăng thêm 0,75
atm. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
A. 1atm B. 8 atm C. 2 atm D. 3 atm
Câu 54: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến 6 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75atm. Tính áp suất ban đấu của khí?
A. 1,125 atm B. 8 atm C. 2,5 atm D. 3 atm
Câu 55: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi 2.10 5Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất cũng của lượng khí
trên biến đổi 5.105Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi. Áp suất và thể tích ban đầu của khí trên là:
A. 2.105Pa, 8 lít B. 4.105Pa, 9 lít C. 4.105Pa, 12 lít D. 2.105Pa, 12 lít
Câu 56: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 1,5.10  Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng
5

3.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là
A. 3.105 Pa, 9 lít. B. 6.105 Pa, 15 lít.   C. 6.105 Pa, 9 lít.    D. 3.105 Pa, 12 lít.
Câu 57: Một quả bóng bay chứa không khí có thể tích 0,5 dm  và áp suất 1,5 atm. Một cậu bé nén từ từ cho thể tích quả bóng bay
3

giảm xuống. Hãy xác định áp suất của khối khí bên trong quả bóng bay khi thể tích của quả bóng bay giảm xuống còn 0,2 dm 3. Giả
thiết rằng nhiệt độ của quả bóng bay là không đổi trong suốt quá trình cậu bé nén.
A. 1,8 atm B. 2,2 atm C. 3,75 atm D. 4,0 atm

-- 136 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 58: Một bọt khí khi nổi lên từ một đáy hồ có độ lớn gấp 1,2 lần khi đến mặt nước. Tính độ sâu của đáy hồ biết trọng lượng riêng
của nước là: d = 104 N/m3, áp suất khí quyển là 105 N/m2.
A. 4m B. 3m C. 2m D. 1m
Câu 59: Ở mặt hồ, áp suất khí quyển p 0 = 105Pa. Một bọt khí ở đáy hồ sâu 5m nổi lên mặt nước thì thể tích của bọt khí tăng lên bao
nhiêu lần, giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau, khối lượng riêng của nước là 103kg/m3, g = 9,8m/s2:
A. 2,98 lần B. 1,49 lần C. 1,8 lần D. 2 lần
Câu 60: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 7,5 m nổi lên trên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau. Cho biết áp suất khí
quyển p0 = 75 cmHg, và khối lượng riêng của thủy ngân là 1,36.104 kg/m3. Thể tích bọt khí đã tăng lên
A. 1,74 lần.    B. 3,47 lần.    C. 1,50 lần. D. 2 lần.
Câu 61: Khi nổi lên từ đáy hồ thì thể tích của một bọt khí tăng gấp rưỡi. Tính độ sâu của hồ. Biết áp suất khí quyển là 75 cmHg, coi
nhiệt độ ở đáy hồ và mặt nước là như nhau.
A. 4m B. 3m C. 5,1m D. 6,1m
Câu 62: Một bọt nước từ đáy hồ nổi lên mặt nước thì thể tích của nó tăng lên 1,5 lần. Tính độ sâu của hồ, biết nhiệt độ của đáy hồ và
mặt hồ là như nhau và áp suất khí quyển là p0 = 770 mmHg, khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3.
A. 4m B. 3m C. 5,24m D. 6,1m
Câu 63: Một bọt khí có thể tích 1,5 cm 3được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí
này nổi lên mặt nước sẽ có thể tích là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là
103 kg/m3, áp suất khí quyển là p0= 105 Pa và g = 10 m/s2.
A. 15 cm3. B. 15,5 cm3. C. 16 cm3. D. 16,5 cm3.
Câu 64: Ở áp suất l atm ta có khối lượng riêng của không khi là l,29kg/m . Hỏi ở áp suất 2 atm thì khối lượng riêng của không khí là
3

bao nhiêu, coi quá trình là quá trình đẳng nhiệt


A. 2,58 kg/m3 B. 8 kg/m3 C. 2,5 kg/m3 D. 3 kg/m3
Câu 65: Tính khối lượng riêng khí oxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150atm ở nhiệt độ 00C. Biết ở điều kiện chuẩn
khối lượng riêng của oxi là l,43kg/m3.
A. 214,5 kg/m3 B. 218 kg/m3 C. 225 kg/m3 D. 253,5 kg/m3
Câu 66: Biết ở điều kiện tiêu chuẩn, khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m . Khối lượng khí ôxi đựng trong một bình kín có thể tích
3

15 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC bằng
A. 3,23 kg. B. 214,5 kg.    C. 7,5 kg.    D. 2,25 kg.
Câu 67: Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên của thể tích theo áp suất như hình vẽ. Khi áp suất có
giá trị 0,5kN/m2 thì thể tích của khối khí bằng: V(m3)
A. 3,6m3
B. 4,8m3
C. 7,2m3 2,4
D. 14,4m3 0 0,5 1
p(kN/m2)
Dạng 2. Xác định số lần bơm
Câu 68: Để bơm đầy một khí cầu đến thể tích 100m 3 có áp suất 0,1atm ở nhiệt độ không đổi người ta dùng các ống khí hêli có thể
tích 50 lít ở áp suất 100atm. Số ống khí hêli cần để bơm khí cầu bằng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 69: Dùng ống bơm bơm một quả bóng đang bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được 50cm 3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau
60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là:
A. 1,25 atm B. 1,5 atm C. 2 atm D. 2,5 atm
Câu 70: Qủa bóng có dung tích 21 bị xẹp. Dùng ống bơm mỗi lần đẩy được 40cm 3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 40
lần bơm, áp suất khí trong quả bóng là bao nhiêu? Coi nhiệt độ không đổi trong qụá trình bơm.
A. l,25atm B. l,5atm C. 0,8atm D. 2,5atm
Câu 71: Người ta dùng một bơm tay có ống bơm dài 50 cm và đường kính trong 4 cm để bơm không khí vào một túi cao su sao cho
túi phồng lên, có thể tích là 6,28 lít và áp suất không khí trong túi là 4 atm. Biết áp suất khí quyển là 1atm và coi nhiệt độ của không
khí được bơm vào túi không đổi. Số lần đẩy bơm là
A. 126 lần. B. 160 lần. C. 40 lần. D.10 lần.
Câu 72: Bơm không khí có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ không đổi V = 2,5 lít. Mỗi lần bơm, ta đưa được 125 cm 3 không khí vào trong
quả bóng đó. Sau khi bơm 40 lần, áp suất bên trong quả bóng có giá trị là
A. 2,4 atm. B. 1,6 atm. C. 2 atm. D. 2,8 atm.
Câu 73: Một bơm không khí có thể tích 0,125 l và áp suất của bơm không khí trong bơm là 1 atm. Dùng bơm để bơm không khí vào
một quả bóng có dung tích không đổi là 2,5 l. Giả sử ban đầu áp suất của khí trong bình là 1 atm và nhiệt độ của quả bóng là không
thay đổi trong suốt quá trình bơm. Hãy xác định áp suất của khối khí trong bóng sau 12 lần bơm.
A. 12 atm B. 7,5 atm C. 1,6 atm D. 3,2 atm
Câu 74: Một quả bóng da có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không
khí. Biết trước khi bơm, trong bóng có không khí ở áp suất 10 5 Pa và nhiệt độ không đổi trong thời gian bơm. Áp suất không khí trong
quả bóng sau 20 lần bơm bằng
A. 5.105 Pa B. 2,5.105 Pa    C. 2.105 Pa    D. 7,5.105 Pa
Câu 75: Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm  và khoảng chạy 25 cm bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp
2

lên mặt đường là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm 2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không khí ở áp suất khí quyển p 0 = 105 Pa và có thể
tích là V0 = 1500 cm3. Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p 0 thì thể tích của bánh xe đạp là 2000 cm 3. Số
lần đẩy bơm gần bằng
A. 17. B. 10. C. 5. D. 15

-- 137 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 76: Một bình đựng khí có dung tích 6.10 -3 m3 đựng khí áp suất 2,75.106 Pa. Người ta dùng khí trong bình để thổi các quả bóng
bay sao cho bóng có thể tích 3,3.10 -3 m3 và khí trong bóng có áp suất 10 5 Pa. Nếu coi nhiệt độ của khí không đổi thì số lượng bóng
thổi được là
A. 50 quả bóng. B. 48 quả bóng. C. 52 quả bóng. D. 49 quả bóng.
Câu 77: Một quả bóng có dung tích 2,5ℓ. Người ta bơm không khí ở áp suất khí quyển 105N/m2 vào bóng. Mỗi lần bơm được 125cm3
không khí. Hỏi áp suất của không khí trong quả bóng sau 40 lần bơm? Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong thời
gian bơm nhiệt độ của không khí không đổi.
A. 2.105 Pa B. 1,6 Pa C. 2 Pa D. 2,8 Pa
Câu 78: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đi xe đạp bị hết hơi trong săm xe, học sinh đó mượn bơm để bơm
xe. Sau 10 lần bơm thì diện tích tiếp xúc của lốp xe và mặt đất là S 1 = 30cm2. Hỏi sau bao nhiêu lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc là
S2 = 20cm2. Biết rằng trọng lực của xe cân bằng với áp lực của không khí trong vỏ xe, thể tích mỗi lần bơm là như nhau và nhiệt độ
trong quá trình bơm là không đổi.
A. 6 lần. B. 16 lần. C. 5 lần. D.10 lần.
Câu 79: Người ta dùng bơm để nén khí vào một bánh xe đạp sau 30 lần bơm diện tích tiếp xúc với mặt đất phẳng là 60cm 3. Vậy sau
20 lần bơm nữa thì diện tích tiếp xúc sẽ là bao nhiêu? Cho rằng thể tích săm xe không đổi, lượng khí mỗi lần bơm là như nhau. Cho
rằng nhiệt độ không đổi.
A. 6 cm2 B. 16 cm2 C. 36 cm2 D.10 cm2
Câu 80: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội dùng bơm tay để bơm không khí vào một quả bóng cao su có thế
tích là 3 lít, với áp suất không khí là 10 5N/m2. Xung quanh của bơm có chiều cao là 42 cm, đường kính xy lanh là 5cm. Hỏi học sinh
đó phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bóng có áp suất 5.105N/m2, biết trong quá trình bơm nhiệt độ không thay đổi. Trước khi
bơm trong quả bóng không có không khí.
A. 6 lần. B. 16 lần. C. 18 lần. D.10 lần.
Câu 81: Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội dùng bơm tay để bơm không khí vào một quả bóng cao su có thế
tích là 3 lít, với áp suất không khí là 10 5N/m2. Xung quanh của bơm có chiều cao là 42 cm, đường kính xy lanh là 5cm. Hỏi học sinh
đó phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bóng có áp suất 5.105N/m2, biết trong quá trình bơm nhiệt độ không thay đổi. Trước khi
bơm trong quả bóng đã có không khí có áp suất 105N/m2.
A. 6 lần. B. 16 lần. C. 15 lần. D.10 lần.
Câu 82: Cho một bơm tay có diện tích 10cm 2, chiều dài bơm 30cm dùng đế đưa không khí vào quả bóng có thể tích là 3 lít. Phải bơm
bao nhiêu lần để áp suất của quả bóng tăng gấp 4 lần áp suất khí quyển. Ban đầu quả bóng mới không có không khí, coi nhiệt độ trong
quá trình bơm là không thay đổi.
A. 6 lần. B. 16 lần. C. 40 lần. D.10 lần.
Dạng 3. Quá trình đẳng nhiệt trong ống thủy tinh
Câu 83: Một xilanh đang chứa một khối khí đặt nằm ngang có đáy nằm bên trái, khi đó pít - tông cách đáy xilanh một khoảng 15cm.
Hỏi phải đẩy pít – tông theo chiều nào, một đoạn bằng bao nhiêu để áp suất khí trong xilanh tăng gấp 3 lần? Coi nhiệt độ của khí
không đổi trong quá trình trên:
A. sang phải 5cm. B. sang trái 5cm. C. sang phải 10cm. D. sang trái 10cm.
Câu 84: Một lượng không khí có thể tích 240cm3 bị giam trong một xilanh có pít – tông đóng kín như hình vẽ trên, diện tích của pít –
tông là 24cm2, áp suất khí trong xilanh bằng áp suất ngoài là 100kPa. Cần một lực bằng bao nhiêu để dịch chuyển pít – tông sang trái
2cm? Bỏ qua mọi ma sát, coi quá trình trên đẳng nhiệt.
A. 60N B. 40N C. 20N D.10N
Câu 85: Ở chính giữa một ống thủy tinh nằm ngang, tiết diện nhỏ, chiều dài L = 100cm, hai đầu bịt kín có một cột thủy ngân dài h =
20cm. Trong ống có không khí. Khi đặt ống thẳng đứng cột thủy ngân dịch chuyển xuống dưới một đoạn l = 10cm. Tìm áp suất của
không khí trong ống khi ống nằm ngang ra cmHg và Pa. Coi nhiệt độ không khí trong ống không đổi và khối lượng riêng thủy ngân là
ρ = 1,36.104kg/m3.
A. 5.104 Pa B. 4.104 Pa C. 2.104 Pa D.104 Pa
Câu 86: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng,
đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là l 1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng p0= 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một
góc α = 300 đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều cao của cột không khí trong ống bằng:
A. 14cm                        B. 15cm                        C. 20cm                       D. 22cm
Câu 87: Ống thủy tinh đặt thẳng đứng đầu hở ở trên, đầu kín ở dưới. Một cột không khí cao 20cm bị giam trong ống bởi một cột thủy
ngân cao 40cm. Biết áp suất khí quyển là 80 cmHg, lật ngược ống lại để đầu kín ở trên, đầu hở ở dưới, coi nhiệt độ không đổi, nếu
muốn lượng thủy ngân ban đầu không chảy ra ngoài thì chiều dài tối thiểu của ống phải là bao nhiêu ?
A. 80cm                       B. 90cm                        C.100cm                       D. 120cm
Câu 88: Một không khí trong ống thủy tinh hình trụ nhỏ dài tiết diện đều. Cột không khí được ngăn cách với không khí bên ngoài bởi
một cột thủy ngân có chiều dài l = 15 mm. Chiều dài của cột không khí khi ống nằm ngang là l0=150 mm. Cho áp suất khí quyển bằng
760 mm Hg. Khi ống được đặt thẳng đứng và miệng ống hướng lên trên. Giả sử rằng nhiệt độ của khối khí là không thay đổi. Chiều
dài của cột không khí trong ống là:
A. 125mm B. 25mm C. 15mm D. 75mm
Câu 89: Một ống thủy tinh úp vào trong chậu thủy ngân như hình vẽ làm một cột không khí bị nhốt ở phần đáy trên có chiều dài l =
56mm, làm cột thủy ngân dâng lên h = 748 mmHg, áp suất khí quyển khi đó là 768 mmHg. Thay đổi áp suất khí
quyển làm cột thủy ngân tụt xuống, coi nhiệt độ không đổi, tìm áp suất khí quyển khi cột thủy ngân chỉ dâng lên
h’ = 734 mmHg:
A. 760mmHg B. 756mmHg
C. 750mmHg D. 746mmHg
Câu 90: Một ống thủy tinh hình trụ có chiều dài 1m, một đầu để hở và một đầu được bịt kín. Nhúng ống thủy tinh đó vào trong nước
theo hướng thẳng đứng sao cho đầu được bịt kín hướng lên trên ( như hình vẽ).  Người ta quan sát thấy mực nước

-- 138 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
trong ống thấp hơn mực nước ngoài ống là 40cm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d = 1,013.10 5 N/m2 và nhiệt độ trong nước là
không thay đổi. Chiều cao của cột nước trong ống là:
 A. 1,4 cm B. 60 cm
C. 0,4 cm D. 0,4 m
Câu 91: Một ống thủy tinh hình trụ, một đầu kín một đầu hở, dài 40cm chứa không khí với áp suất khí quyến 10 5N/m2. Ẩn ống xuống
chậu nước theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới sao cho đầu kín ngang với mặt nước. Tính chiều cao cột nước trong ống, biết
trọng lượng riêng của nước là: d = 104 N/m3
A. 1,7 cm.
B. 1,5 cm.
C. 0,5 cm.
D. 2,5 cm.
Câu 92: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống
về phía đáy có cột không khí dài 30cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 15cm. Áp suất khí
quyển 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của các trường hợp.

a. Ống thẳng đứng miệng ở dưới


A. 17 cm.
B. 44,75 cm.
C. 40,5 cm.
D. 42,5 cm.
b. Ống đặt nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ở trên
A. 17 cm.
B. 32,7 cm.
C. 40,5 cm.
D. 42,5 cm.
c. Ống đặt nghiêng góc 300 so với phương ngang, miệng ở dưới
A. 17 cm.
B. 39,9 cm.
C. 40,5 cm.
D. 42,5 cm.
d. Ống đặt nằm ngang
A. 17 cm.
B. 35,9 cm.
C. 40,5 cm.
D. 42,5 cm.
Câu 93: Một ống thủy tinh tiết diện đều gồm một đầu kín, một đầu hở, trong ống có cột không khí ngăn cách với bên ngoài bằng cột
thủy ngân dài 20cm. Khi ống thẳng đứng miệng ở dưới thì chiều dài cột không khí là 48cm, miệng ở trên
thì dài cột không khí là 28cm. Tính áp suất khí quyển và chiều dài cột không khí khi ống nằm ngang.
A. 17 cm.
B. 35,37 cm.
C. 40,5 cm.
D. 42,5 cm.
Câu 94: Một ống thủy tinh tiết diện đều có chiều dài 60cm gồm một đầu kín, một đầu hở hướng lên, trong ống có cột không khí ngăn
cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài 40cm, cột thủy ngân bằng miệng ống. Khi ống thẳng đứng miệng ở dưới thì một phần thủy
ngân chảy ra ngoài. Tìm cột thủy ngân còn lại trong ống. Biết áp suất khí quyến là 80cmHg.
A. 17 cm. B. 20 cm. C. 40,5 cm. D. 42,5 cm.
Câu 95: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống
về phía đáy có cột không khí dài 40cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 14cm. Áp suất khí
quyển 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của các trường hợp.Ống thẳng đứng
miệng ở dưới
A. 58,065(cm)
B. 68,072(cm)
C. 72(cm)
D. 54,065(cm)
Câu 96: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống
về phía đáy có cột không khí dài 40cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 14cm. Áp suất khí
quyển 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của các trường hợp. Ống đặt nghiêng
góc 300 so vói phương ngang, miệng ở trên
A. 58,065(cm)
B. 43,373(cm)
C. 12(cm)
D. 54,065(cm)
Câu 97: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống
về phía đáy có cột không khí dài 40cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 14cm. Áp suất khí
quyển 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của các trường hợp. Ống đặt nghiêng
góc 30° so với phương ngang, miệng ở dưới
A. 58,065(cm)
-- 139 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
B. 43,373(cm)
C. 52,174(cm)
D. 54,065(cm)
Câu 98: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống
về phía đáy có cột không khí dài 40cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 14cm. Áp suất khí
quyển 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của các trường hợp. Ống đặt nằm ngang
A. 58,065(cm)
B. 43,373(cm)
C. 52,174(cm)
D. 47,368(cm)
Câu 99: Cho 1 ống nghiệm 1 đầu kín được đặt nằm ngang; tiết diện đều, bên trong có cột không khí cao l = 20cm ngăn cách với bên
ngoài bằng giọt thủy ngân dài d = 4cm. Cho áp suất khí quyến là p 0 = 76cmHg. Chiều dài cột khí trong ống
là bao nhiêu khi ống được dựng thẳng ống nghiệm ở trên?
A. 21cm
B. 20cm
C. 19cm
D. 18cm
Câu 100: Cho 1 ống nghiệm 1 đầu kín được đặt nằm ngang; tiết diện đều, bên trong có cột không khí cao l = 20cm ngăn cách với bên
ngoài bằng giọt thủy ngân dài d = 4cm. Cho áp suất khí quyến là p0 = 76cmHg. Chiều dài cột khí là bao
nhiêu khi ống đứng thẳng miệng ở dưới?
A. 21,llcm
B. 19,69cm
C. 22cm
D. 22,35cm
CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC LƠ
Câu 1: Trong hệ toạ độ (P,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol. B. Đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua góc toạ đô .
C. Đường thẳng nếu kéo dài thì không đi qua góc toạ đô . D. Đường thẳng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
Câu 2: Quá trình nào sau đây có thể xem là quá trình đẳng tích?
A. Đun nóng khí trong 1 bình hở. B. Đun nóng khí trong 1 bình đậy kín.
C. Không khí trong quả bóng bị phơi nắng ,nóng lên làm bong bóng căng ra(to hơn).
D. Đun nóng khí trong 1 xilanh, khí nở đẩy pittông di chuyển lên trên.
Câu 3: Biểu thức nào sau đây không phù hợp với định luật Sac-Lơ?
A. p ~ T. B. p1/T1 = p2/T2 C. p ~ t D. p1T2 = p2T1
Câu 4: Công thức nào sau đây liên quan đến quá trình đẳng tích?
A. P/T = hằng số B. P1T1 =P2T2 C. P/V = hằng số D. V/T = hằng số
Câu 5: Định luật Charles chỉ được áp dụng gần đúng
A. với khí lý tưởng. B. với khí thực.
C. ở nhiệt độ, áp suất khí thông thường. D. với mọi trường hợp.
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Chasles:
A. Đun nóng khí trong 1 xilanh hở B. Đun nóng khí trong 1 xilanh kín
C. Thổi không khí vào 1 quả bóng bay
D. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ
Câu 7: Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là
A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ. B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ. D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
Câu 8: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C thì áp suất trong bình sẽ:
A. có thể tăng hoặc giảm. B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ.
C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ. D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ.
Câu 9: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:
A. nước đông đặc thành đá. B. tất cả các chất khí hóa lỏng.
C. tất cả các chất khí hóa rắn. D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại.

Câu 10: Cho đồ thị của áp suất theo nhiệt độ của hai khối khí A và B có thể tích không đổi như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là sai:
A. Hai đường biểu diễn đều cắt trục hoành tại điểm – 2730C.
B. Khi t = 00C, áp suất của khối khí A lớn hơn áp suất của khối khí B. p(at)m) A
C. Áp suất của khối khí A luôn lớn hơn áp suất của khối khí B tại mọi nhiệt độ.
D. Khi tăng nhiệt độ, áp suất của khối khí B tăng nhanh hơn áp suất của khối khí A. B

0 t(0C)
Câu 11: Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì:
A. Áp suất khí không đổi.
B. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
C. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi.
D. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.

-- 140 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ

Câu 12: Cho đồ thị p – T biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. Đáp
V1
án nào sau đây biểu diễn đúng mối quan hệ về thể tích: p
A. V1 > V2
B. V1 < V2 V2
C. V1 = V2
D. V1 ≥ V2 0
T
V1 T
Câu 13: Cùng một khối lượng khí đựng trong 3 bình kín có thể tích khác nhau, đồ thị thay đổi áp suất theo
nhiệt độ của 3 khối khí ở 3 bình được mô tả như hình vẽ. Quan hệ về thể tích của 3 bình đó là:
A. V3 > V2 > V1 V2
B. V3 = V2 = V1 V3
C. V3 < V2 < V1 0
D. V3 ≥ V2 ≥ V1 p
Câu 14: Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.
A. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.
B. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ bách phân.
C. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ bách phân. D. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 15: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 370C đẳng tích thì độ tăng áp
suất của khí trong bình là:
A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa
Câu 16: Một bình được nạp khí ở 33°C dưới áp suất 300 Pa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37°C, coi thể tích của
bình không thay đổi. Tính độ tăng áp suất của khí trong bình.
A. 4Pa B. 3Pa C. 5Pa D. 6Pa
Câu 17: Một bình được nạp khí ở 330C dưới áp suất 300 Pa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37 0C. Tính độ tăng áp
suất của khí trong bình.
A. 303,9Pa B. 3,9 Pa C. 336,4Pa D. 36,4.10-5Pa
Câu 18: Một lượng hơi nước ở 100 C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến 150 C đẳng tích thì áp suất của khối
0 0

khí trong bình sẽ là:


A. 2,75 atm B. 1,13 atm C. 4,75 atm D. 5,2 atm
Câu 19: Trong điều kiện thế tích không đổi, chất khí có nhiệt độ thay đổi là 27°C đến 127° C, áp suất lúc đầu 3atm thì độ biến thiên
áp suất:
A. Giảm 3 atm B. Giảm 1 atm C. Tăng 1 atm D. Tăng 3 atm
Câu 20: Ở 70C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì nhiệt độ của khối khí này
bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi:
A. 2730C B. 2730K C. 2800C D. 2800K
Câu 21: Một nồi áp suất có van là một lỗ tròn diện tích 1cm luôn được áp chặt bởi một lò xo có độ cứng k = 1300N/m và luôn bị nén
2

1cm. Hỏi khi đun khí ban đầu ở áp suất khí quyển p0 = 105Pa, có nhiệt độ 270C thì đến nhiệt độ bao nhiêu van sẽ mở ra?
A. 3900C B. 1170C C. 35,10C D. 3510C
Câu 22: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 00C, làm nóng khí đến nhiệt độ 1020C đẳng tích thì áp suất của khối khí đó là:
A. 2,75 atm B. 2,13 atm C. 3,75 atm D. 3,2 atm
Câu 23: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong
bình có áp suất là 1,5 atm:
A. 40,50C B. 4200C C. 1470C D. 870C
Câu 24: Trong điều kiện thế tích không đổi, chất khí có nhiệt độ ban đầu là 17°C, áp suất thay đổi từ 2atm đến 8atm thì độ biến thiên
nhiệt độ:
A. 1143°C B. l 160°C D. 870°C C. 904°C
Câu 25: Cho một bình kín. Khi áp suất tăng 4 lần thì nhiệt độ trong bình tăng thêm 900K, thể tích không đổi. Khi đó nhiệt độ ban đầu
trong bình là bao nhiêu?
A. 40,50C B. 420C C. 270C D. 870C
Câu 26: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không
0

làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:
A. 5000C B. 2270C C. 4500C D. 3800C
Câu 27: Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25 C, khi đèn sáng là 323 C thì áp suất khí trơ trong bóng đèn khi sáng tăng lên là:
0 0

A. 12,92 lần B. 10,8 lần C. 2 lần D. 1,5 lần


Câu 28: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 00C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của
miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết
áp suất khí quyển là p0 = 105Pa.
A. 323,40C B. 121,30C C. 1150C D. 50,40C
Câu 29: Một khối khí đựng trong bình kín ở 27 C có áp suất 1,5 atm. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu khi ta đun nóng khí đến
0

870C:
A. 4,8 atm B. 2,2 atm C. 1,8 atm D. 1,25 atm
Câu 30: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là
A.10,8 lần. B. 2 lần. C. 1,5 lần. D. 12,92 lần.
Câu 31: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở 25 oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần.
Lúc này, nhiệt độ trong lốp xe bằng
A. 50oC. B. 27oC. C. 23oC. D. 30oC.

-- 141 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 32: Nồi áp suất có van là 1 lỗ tròn có diện tích lcm luôn được áp chặt bởi 1 lò xo có độ cứng 1300 (N/m) và luôn bị nén lcm. Ban
đầu ở áp suất khí quyển 10 5 N/m2 và nhiệt độ 27°C. Hỏi để van mở ra thì phải đun đến nhiệt độ bằng bao nhiêu?
A. 117°C B. 390°C C. 17°C D. 87°C
Câu 33: Một bình thép chứa khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 40 atm. Nếu tăng áp suất thêm 10 atm thì nhiệt độ của khí trong bình là
A.102oC. B. 375oC. C. 34oC. D. 402oC.
Câu 34: Một bình hình trụ đặt thẳng đứng có đường kính trong 20 cm, được đậy kín bằng một nắp có trọng lượng 20N. Trong bình
chứa khí ở nhiệt độ 1000C dưới áp suất bằng áp suất khí quyển 10 5 N/m2. Khi nhiệt độ trong bình giảm xuống còn 20 0C nếu muốn mở
nắp bình cần một lực tối thiểu bằng
A. 692N. B. 2709N. C. 234N. D. 672N.
Câu 35: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (0 0C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một nắp có trọng lượng 20N. Biết áp suất
khí quyển là p0 = 105Pa và tiết diện của miệng bình 10cm 2. Nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được
nắp bình lên và thoát ra ngoài bằng
A. 323,40C. B. 54,60C. C. 1150C.. D. 50,40C.
Câu 36: Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 23 C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1 atm). Van bảo hiểm của
o

nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đung nóng tới 160oC thì không khí trong nồi đã
thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiểu?
A. Chưa; 1,46 atm. B. Rồi; 6,95 atm. C. Chưa; 0,69 atm. D. Rồi; 1,46 atm.
Câu 37: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và dưới áp suất 0,6atm(dung tích của bóng đèn không đổi). Khi đèn cháy sáng, áp
suất trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn là bao nhiêu?
A. 323,40C. B. 54,60C. C. 1150C.. D. 2270C.
Câu 38: Biết áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng 1,5 lần khi đèn cháy sáng so với tắt. Biết nhiệt độ đèn khi tắt là 27°C. Hỏi nhiệt
độ đèn khi cháy sáng bình thường là bao nhiêu
A. 323,40C. B. 54,60C. C. 1150C.. D. 1770C.
Câu 39: Trong điều kiện thể tích không đổi, chất khí có nhiệt độ ban đầu là 27°C, áp suất p 0 cần đun nóng chất khí lên bao nhiêu độ
để áp suất của nó tăng lên 2 lần.
A. 321 K B. 150 K C. 327°C D. 600°C
Câu 40: Một bánh xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2atm. Khi để ngoài nắng nhiệt độ 42 oC, thì áp suất
khí trong bánh bằng bao nhiêu? Coi thể tích không đổi.
A. 4,8 atm B. 2,2 atm C. 2,15 atm D. 1,25 atm
Câu 41: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ, khi đèn sáng nhiệt độ của bóng đèn là 400 0C, áp suất trong bóng đèn bằng áp suất khí
quyển 1atm. Tính áp suất khí trong bóng đèn khi đèn chưa sáng ở 220C
A. 4,4atm B. 0,055atm C. 2,28atm D. 0,44atm
Câu 42: Biết áp suất của một lượng khí hydro 0 0C là 700mmHg. Nếu thể tích của khí được giữ không đổi thì áp suất của lượng đó ở
300C sẽ là bao nhiêu?
A. 480 mmHg B. 222 mmHg C. 777mmHg D. 125 mmHg
Câu 43: Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 3.105Pa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37 0C thì áp
suất của bình là bao nhiêu?
A. 7,4.104 Pa. B. 3,039215.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 44: Một bình thép chứa khí ở 270C dưới áp suất 6,3.10-5Pa, làm lạnh bình tới nhiệt độ -73 0C thì áp suất của khí trong bình là bao
nhiêu?
A. 6,3.105Pa B.17,03.105Pa C. 4,2.105Pa D.9,45.105Pa
Câu 45: Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn. Nung nóng bình lên tới 200°C. Áp suất không khí trong
bình là bao nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
A. 7,4.104 Pa. B. 1,755.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 46: Một bình kín chứa khí oxi ở nhiệt độ 20°C và áp suất 10  Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiêt độ 40°C thì áp suất trong bình
5

sẽ là bao nhiêu ?
A. 7,4.104 Pa. B. 1,068.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 47: Tính áp suất của một lượng khí ở 300C, biết áp suất ở 00C là 1,2.105 Pa và thể tích khí không đổi.
A. 7,4.104 Pa. B. 1,33.105 Pa. C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 48: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30 C và áp suất 1,32.105Pa,để áp suất tăng gấp đôi thì ta phải tăng nhiệt độ là?
o

A. 730 K B. 370 K C. 606 K D. 780 K


Câu 49: Một khối khí được nhốt trong bình kín có thể tích không đổi ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 300 K. Nếu tăng nhiệt độ khối khí
đến 450 K thì áp suất khối khí là bao nhiêu?
A. 7,4.104 Pa. B. 1,5.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 50: Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 33 C dưới áp suất 300 (kPa). Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 37 0C thì áp
0

suất của bình là bao nhiêu?


A. 7,4.104 Pa. B. 303,92 kPa. C. 1,28.105 Pa. D. 584,67 kPa.
Câu 51: Một bình chứa khí ở 300K và áp suất 2.10 Pa, khi tăng nhiệt độ lên gấp đôi thì áp suất trong bình là bao nhiêu?
5

A. 7,4.104 Pa. B. 4.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.


Câu 52: Một bình thép chứa khí ở 77°C dưới áp suất 6,3.10 Pa. làm lạnh bình tới nhiệt độ - 23°C thì áp suất của khí trong bình là bao
5

nhiêu?
A. 7,4.104 Pa. B. 4,5.105 Pa C. 1,28.105 Pa. D. 58467 Pa.
Câu 53: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu? Nếu nung nóng nó lên thêm 70K thì p suất tăng lên 1,2 lần. Biết thể tích không
đổi.
A. 730 K B. 370 K C. 350 K D. 780 K
Câu 54: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu? Nếu nung nóng nó lên tới 420K thì p suất tăng lên 1,5 lần. Biết thể tích không
đổi.

-- 142 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 730 K B. 370 K C. 280 K D. 780 K
Câu 55: Đun nóng đẳng tích một lượng khí tăng thên 80°K thì áp suất tăng thêm 25% so với áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu
của khối khí.
A. 730 K B. 370 K C. 320 K D. 780 K
Câu 56: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 40atm. Tính nhiệt độ của chất khí khi áp suất tăng thêm 10atm. Biết thể tích
không đổi.
A. 730 K B. 370 K C. 375 K D. 780 K
Câu 57: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 40atm. Tính nhiệt độ của chất khí khi áp suất giảm 10%. Biết thể tích không
đổi.
A. 730 K B. 370 K C. 270 K D. 780 K
Câu 58: Một bình chứa khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 4atm. Tính nhiệt độ của chất khí khi áp suất tăng lên gấp đôi. Biết thể tích
không đổi.
A. 730 K B. 370 K C. 600 K D. 780 K
Câu 59: Khi đung nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng 1 oC thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu
của khí là
A. 73oC. B. 37oC. C. 87oC. D. 78oC.
Câu 60: Khi đun nóng khí trong bình kín thêm 20 C thì áp suất khí tăng thêm 1/20 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí
0

A. 4000C B. 293K C. 400K D. 2930C


Câu 61: Cho một bình kín. Khi đun nóng khí trong bình thêm 40°c thì áp suất khí tăng thêm 1/10 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban
đầu của khí trong bình.
A. 323,40C. B. 54,60C. C. 1150C.. D. 1270C.
Câu 62: Đun nóng đẳng tích một khối khí lên 20 C thì áp suất khí tăng thêm 1/40 áp suất khí ban đầu. tìm nhiệt độ ban đầu của khí
0

A. 5270C B. 8000C C. 293K D. 800k


Câu 63: Nung nóng đẳng tích một khối khí thêm 1K thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ đầu của khí.
A. 730 K B. 370 K C. 360 K D. 780 K
Câu 64: Nung nóng đẳng tích một khối khí thêm 30K thì p suất khí tăng thêm 1/60 áp suất ban đầu. Tính nhiệt độ đầu của khí.
A. 730 K B. 370 K C. 1800 K D. 780 K
Câu 65: Một bình khí ở 270C có áp suất 20kPa. Giữ nguyên thể tích và tăng áp suất đến 30kPa thì nhiệt độ là bao nhiêu?
A. 730 K B. 370 K C. 450 K D. 780 K
Câu 66: Nhà thầy Du có mua một nồi áp suất dùng để ninh đồ ăn. Van an toàn của một hôi sẽ mở khi áp suất trong nồi bằng 9atm.
Khi thử ở 27°C, hơi trong nồi có áp suất 2atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở.
A. 1730 K B. 1370 K C. 1350 K D. 1780 K
Câu 67: Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn( 0°C; 1,013.105Pa) được đậy bằng một vật có khối lượng 2kg. Tiết diện của
miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết
áp suất khí quyển là p0 = 105Pa.
A. 323,4°C                   B. 121,3°C                   C. 115°C                   D. 50,4°C
Câu 68: Một chai chứa không khí được nút kín bằng một nút có trọng lượng không đáng kể, tiết diện 2,5cm 2. Hỏi phải đun nóng
không khí trong chai lên tới nhiệt độ tối thiểu bằng bao nhiêu để nút bật ra ? Biết lực ma sát giữa nút và chai có độ lớn là 12 N, áp suất
ban đầu của không khí trong chai bằng áp suất khí quyển và bằng 9,8.104Pa, nhiệt độ ban đầu của không khí trong chai là -3°C.
A. 130 K B. 170 K C. 402 K D. 180 K
CHỦ ĐỀ 4. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP. ĐỊNH LUẬT GAY-LUY-SẮC
Câu 1: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình đã học
A. P/T =hằng số B. P1V1 =P2V2 C. P/V = hằng số D. V/T = hằng số
Câu 2: Phát biểu nào sao đây là phù hợp với định luật Gay Luy xắc?
A. Trong mọi quá trình thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Trong quá trình đẳng áp, thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong quá trình đẳng tích, thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong quá trình đẳng áp, thể tích một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 3: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định thì:
A. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. B. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất.
C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. thể tích tỉ lệ thuận với áp suất.
Câu 4: Cho một lượng khí lí tuởng dãn nở đẳng áp thì
A. Nhiệt độ của khí giảm. B. Nhiệt độ của khí không đổi.
C. Thể tích của khí tăng, tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Thể tích của khí tăng, tỉ lệ thuận với nhiệt độ Celsius.
Câu 5: Công thức V/T=const áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định?
A. Quá trình bất kì. B. Quá trình đẳng nhiệt. C. Quá trình đẳng tích. D. Quá trình đẳng áp.
Câu 6: Trong hệ toạ độ(V,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp?
A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường hypebol. D. Đường thẳng kéo dài đi qua góc tọa độ.
Câu 7: Trong quá trình đẳng áp, khối lượng riêng cua khí và nhiệt độ tuyệt đối có công thức liên hệ:
A. D1/D2 = T2/T1 B. D1/D2 = T1/T2 C. D1/T1 = D2/T2 D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 8: Định luật Gay – Lussac cho biết hệ thức liên hệ giữa
A. thể tích và áp suất khí khi nhiệt độ không đổi. B. áp suất và nhiệt độ khi thể tích không đổi.
C. thể tích và nhiệt độ khi áp suất không đổi. D. thể tích, áp suất và nhiệt độ của khí lý tưởng.

-- 143 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 9: Đồ thị nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp?
P P P V

O T O V O V O T

A. B. C. D.
Câu 10: Cho đồ thị hai đường đẳng áp của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. Đáp án nào đúng:
A. p1 > p2 p1
V
B. p1 < p2
C. p1 = p2 p2
D. p1 ≥ p2
0
T

Câu 11: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá
trình:
A. đẳng tích.
B. đẳng áp.
C. đẳng nhiệt.
D. bất kì không phải đẳng quá trình.
Câu 12: Một thí nghiệm được thực hiện với khối không khí chứa trong bình cầu và ngăn với khí quyển bằng giọt thủy ngân như hình
vẽ. Khi làm nóng hay nguội bình cầu thì biến đổi của khối khí thuộc loạinào?
A. đẳng áp.
B. đẳng tích.
C. đẳng nhiệt.
D. bất kì.
Câu 13: Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất không đổi, thể tích của khí đó ở 5460C là:
A. 20 lít B. 15 lít C. 12 lít D. 13,5 lít
Câu 14: Ở 270C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270C khi áp suất không đổi là:
A. 8 lít B. 10 lít C. 15 lít D. 50 lít
Câu 15: Ở 27°C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 127°C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?
A. 8 lít B. 10 lít C. 15 lít D. 50 lít
Câu 16: Ở 17°C thể tích của một lượng khí là 2,5 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2170C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?
A. 4,224(ℓ) B. 5,025(ℓ) C. 2,36l(ℓ) D. 3,824(ℓ)
Câu 17: 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7 0C. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Nhiệt độ của khối khí sau
khi nung nóng là
A. 3270C. B. 3870C. C. 4270C. D. 17,50C.
Câu 18: Một khối khí ở 7 C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong
0

bình có áp suất là 1,5 atm


A. 40,50C. B. 4200C C. 1470C. D. 870C.
Câu 19: Có 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7°C. Sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là l,2g/l. Tìm nhiệt độ khí sau khi
nung.
A. 40,50C. B. 4200C C. 3270C. D. 870C.
Câu 20: Một khối khí ở 27 C có thể tích là 10 lít. Nhiệt độ của khối khí đó là bao nhiêu khi thể tích khối khí đó là 12 lít. Coi áp suất
o

khí là không đổi


A. -23oC B. 32,4oC C. 22,5oC D. 87oC
Câu 21: Có 24g khí chiếm thể tích 6 lít ở 27°C. Sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là l,2g/ℓ. Tìm nhiệt độ khí sau
khi nung.
A. 127°C B. 257°C C. 727°C D. 277°C
Câu 22: Đun nóng đẳng áp một khối khí lên đến 47oC thì thể tích tăng thêm 1/10 thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu?
A. 12,7°C B. 25,7°C C. 17,9°C D. 27,7°C
Câu 23: Đun nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp thì nhiệt độ tăng thêm 3K, còn thể tích tăng thêm 1% so với thể tích
ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khí?
A. 400C. B. 420C C. 270C. D. 870C.
Câu 24: Một khối khí đem giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t 1 = 32 C đến nhiệt độ t 2 = 117 C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7lít. Tìm thể
o o

tích khối khí sau khi giãn nở.


A. 6,5 (ℓ) B. 7,8 (ℓ) C. 8 (ℓ) D. 2 (ℓ)
Câu 25: Ở 27°C thì thể tích của một lượng khí là 31. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 127°C khi áp suất không đổi là?
A. 6 (ℓ) B. 4 (ℓ) C. 8 (ℓ) D. 2 (ℓ)
Câu 26: Một bình chứa khí hiđrô nén, thể tích 10 lít, nhiệt độ 7 oC, áp suất 50atm. Khi nung nóng bình, vì bình hở nên một phần khí
thoát ra ngoài, phần khí còn lại có nhiệt độ 17oC và áp suất như cũ. Tính khối lượng khí đã thoát ra
A. Xấp xỉ 20g B. Xấp xỉ 1,47g C. Xấp xỉ 14,7g D. Xấp xỉ 2g
Câu 27: 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 70C. Sau khi nung nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là 1,2g/lít. Tìm nhiệt độ của khí sau
khi nung nóng
A. 427oC B. 410oC C. 440oC D. 450oC

-- 144 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 28: Một áp kế gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270cm 3 gắn với ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1cm 2. Trong ống có
một giọt thủy ngân. Ở 00C giọt thủy ngân cách A 30cm, hỏi khi nung bình đến 10 0C thì giọt thủy ngân di chuyển
một khoảng bao nhiêu? Coi dung tích của bình không đổi, ống AB đủ dài để giọt thủy ngân không chảy ra A B
ngoài.
A. 130cm. B. 30cm.
C. 60cm. D. 100cm.
Câu 29: Một bình thủy tinh có dung tích 14cm3 chứa không khí ở nhiệt độ 77 0C được nổi với ống thủy tinh nằm ngang chứa đầy thủy
ngân. Đầu kia cùa ống để hở. Làm lạnh không khí trong bình đến nhiệt độ 27 0C. Tính khối lượng thủy ngân đã
chảy vào bình, dung tích của bình coi như không đổi, khối lượng riêng của thủy ngân là 13,6 kg/dm3
A. Xấp xỉ 20g B. Xấp xỉ 1,47g
C. Xấp xỉ 27,2g D. Xấp xỉ 2g
Câu 30: Cho áp kế như hình vẽ. Tiết diện ống là 0,1cm 2, biết ở 00C giọt thủy ngân cách A 30cm, ở 5 0C giọt thủy ngân cách A 50cm.
Thể tích của bình là?
A. 130cm3 B. 106,2cm3
C. 106,5cm 3
D. 250cm 3

CHỦ ĐỀ 5. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG


Câu 1: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. PV/T= hằng số B. PT/V= hằng số C. VT/P= hằng số D. P1V2/T1 = P2V1/T2
Câu 2: Phương trình trạng thái khí lí tưởng cho biết mối liên hệ nào sau đây:
A. nhiệt độ và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích.
C. thể tích và áp suất. D. nhiệt độ, thể tích và áp suất.
Câu 3: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của lượng khí:
A. thể tích. B. áp suất. C. nhiệt độ. D. khối lượng.
Câu 4: Biểu thức đúng của phương trình trạng thái khí lý tưởng là:
A. P1V1/T1 = P2V2/T2 B. P1/V2 =P2/V1 C. P1/T1 =P2/T2 D. P1V1 =P2V2
Câu 5: Phương trình nào sau đây áp dụng cho cả ba đẳng quá trình: đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích của một khối khí lí tưởng:
A. pV = const B. p/T = const C. V/T = const D. pV/T = const
Câu 6: Ở nhiệt độ T1 và áp suất p1, khối lượng riêng của một chất khí là D 1. Biểu thức khối lượng riêng của chất khí đó ở nhiệt độ T 2
và áp suất p2 là
A. D2=p2T2D1/p1T1 B. D2=p1T1D1/p2T2 C. D2=p2T1D1/p1T2 D. D2=p1T2D1/p2T1
Câu 7: Tích của áp suất p và thể tích V của một khối lượng khí lí tưởng xác định thì:
A. không phụ thuộc vào nhiệt độ. B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. tỉ lệ thuận với nhiệt độ Xenxiut. D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 8: Khi làm lạnh đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây là tăng?
A. Khối lượng riêng của khí. B. Mật độ phân tử. C. pV. D. V/p.
Câu 9: Một khối khí có thể tích giảm và nhiệt độ tăng thì áp suất của khối khí sẽ:
A. Giữ không đổi. B. Tăng.
C. Giảm. D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận.
Câu 10: Khi làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. n/p B. n/T C. p/T D. nT
Câu 11: Trong thí nghiệm với khối khí chứa trong một quả bóng kín, dìm nó vào một chậu nước lớn để làm thay đổi các thông số của
khí. Biến đổi của khí là đẳng quá trình nào sau đây:
A. đẳng áp. B. đẳng nhiệt. C. đẳng tích. D. biến đổi bất kì.
Câu 12: Trong quá trình nào sau đây cả 3 thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi?
A. Nung nóng khí trong một bình đậy kín. B. Nung nóng quả bóng bàn đang bị xẹp, quả bóng phồng lên.
C. Ép từ từ pittong để nén khí trong xilanh. D. Cả B và C.
Câu 13: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang. Một giọt thủy ngân nằm đúng
giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T 1 và T2. Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt Hg sẽ
chuyển động như thế nào:
A. nằm yên không chuyển động B. chuyển động sang phải
C. chuyển động sang trái D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét
Câu 14: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang. Một giọt thủy ngân nằm đúng
giữa ống ngang như hình vẽ câu hỏi 9. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T 1 và T2. Tăng nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình
thêm một lượng ΔT như nhau thì giọt Hg sẽ chuyển động như thế nào:
A. nằm yên không chuyển động B. chuyển động sang phải
C. chuyển động sang trái D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét
Câu 15: Cho một khối khí xác định, nếu ta tăng áp suất lên gấp đôi và tăng nhiệt độ lên gấp 3 thì thể tích khí sẽ
A. giảm xuống 6 lần. B. tăng lên 1,5 lần. C. giảm xuống 1,5 lần. D. tăng lên 6 lần.
Câu 16: Người ta nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để cho thể tích của khí chỉ còn 4 lít, vì nén nhanh nên khí bị nóng lên đến 60°C. Khi
đó áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?
A. giảm xuống 6 lần. B. tăng lên 2,775 lần. C. giảm xuống 1,5 lần. D. tăng lên 6 lần.
Câu 17: Cho một khối khí xác định, nếu ta tăng thể tích lên gấp đôi và giảm nhiệt độ tuyệt đối xuống gấp 4 thì áp suất khí sẽ
A. giảm 4 lần. B. tăng 8 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 8 lần.
Câu 18: Bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là:
A.T = 300K. B. T = 54K. C. T = 13,5K. D. T = 600K.
Câu 19: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 27 0C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 177 0C thì áp suất trong bình
sẽ là:

-- 145 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 1,5.105 Pa. B. 2.105 Pa. C. 2,5.105 Pa. D. 3.105 Pa.
Câu 20: Một cái bơm chứa 100cm không khí ở nhiệt độ 27 C và áp suất 10 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ
3 0 5

tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là:
A. p2=7.105Pa. B. p2=8.105Pa. C. p2=9.105Pa. D. p2=10.105Pa
Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm khí ôxi ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500
3

mmHg, nhiệt độ 1500K thì thể tích của lượng khí đó là:
A.10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3.
Câu 22: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít,
300K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là:
A. 400K. B. 420K. C. 600K. D. 150K.
Câu 23: Một khối khí có thể tích 10 lít, áp suất 2at, ở nhiệt độ 270C. Phải nung nóng chất khí đến nhiệt độ bao nhiêu để thể tích của
khí tăng lên 2 lần và áp suất 5at.
A. 1227K. B. 1500K. C. 15000C. D. 12270C.
Câu 24: Trong phòng thí nghiệm,người ta điều chế được 40cm khí H2 ở áp suất 750mmHg và nhiệt độ 27 oC. Tính thể tích của lượng
3

khí trên ở áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC?


A. 32cm3 B. 34cm3 C. 36cm3 D. 30cm3
Câu 25: Một mol khí ở áp suất 2atm và nhiệt độ 30 C thì chiếm thể tích là:
0

A. 2,5 lít                       B. 2,8 lít                      C. 12,4 lít                      D. 27,7 lít


Câu 26: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m2, nhiệt độ 27°C. Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu?
A. 2,5 lít                       B. 2,8 lít                      C. 25 lít                      D. 27,7 lít
Câu 27: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 10 5 N/m, nhiệt độ 27°C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.10 5 N/m2. Nhiệt độ
khí sau đó là:
A. 127°C                      B. 60°C                      C. 635°C                      D. 1227°C
Câu 28: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60°C. Áp suất
khí đã tăng bao nhiêu lần:
A. 2,78                      B. 3,2                      C. 2,24                      D. 2,85
Câu 29: Một xilanh kín chia làm hai phần bằng nhau bởi một pitong cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài 30 cm chứa một lượng khí
giống nhau ở 27°C. Nung nóng một phần lên 10°C, còn phần kia làm lạnh đi 10°C thì pitong dịch chuyển một đoạn là:
A. 4cm                      B. 2cm                      C. 1cm                      D. 0,5cm
Câu 30: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2 dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 47 oC. Pittông nén xuống làm cho thể
tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm. Tìm nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
A. 70,5oC B. 207oC C. 70,5 K D. 207 K
Câu 31: Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27 oC, áp suất 1atm biến đổi qua 2 quá trình: (đẳng tích, áp suất tăng gấp 2),
(đẳng áp, thể tích sau cùng là 5 lít). Tìm nhiệt độ sau cùng của khí
A. 300K B. 600K C. 900K D. 450K
Câu 32: Nếu thể tích của một lượng khí giảm đi 1/10, áp suất tăng 1/5 và nhiệt độ tăng thêm 16 0C so với ban đầu. Tính nhiệt độ ban
dầu của khí.
A. 200K B. 600K C. 900K D. 450K
Câu 33: Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32°C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp
suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng:
A. 97°C                B. 652°C                C. 1552°C                D. 132°C
Câu 34: Trước khi nén, hỗn hợp khí trong xi lanh của một động cơ có áp suất 0,8at, nhiệt độ 50 0C. Sau khi nén, thể tích giảm 5 lần,
áp suất là 8at. Tìm nhiệt độ khí sau khi nén.
A. 373oC B. 392oC C. 350oC D. 353oC
Câu 35: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm hỗn hợp khí dưới áp suất l75atm và nhiệt độ 47 0C. Pittông nén xuống làm
3

cho thế tích của hỗn hợp khí chi còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên 21atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
A. 175oC B. 392oC C. 350oC D. 353oC
Câu 36: Pit tông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 1at vào bình chứa có thể tích 2m 3.
Tính áp suất của khí trong bình khi pít tông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ khí trong bình là 420C.
A. 4,1at B. 1,2at C. 4at D. 2,1at
Câu 37: Một lượng khí H2 đựng trong một bình có thế tích 2 lít ở áp suất l,5atm, nhiệt độ là 27°C. Đun nóng khí đến nhiệt độ 127°C
do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Tính áp suất khí trong bình.
A. 1atm B. 1,2atm C. 4atm D. 2,1atm
Câu 38: Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 27 0C được dùng để bơm khí vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có
dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm và ở nhiệt độ 170C. Bình chứa khí nén phải có áp suất bằng:
A. 11atm B. 12atm C. 4atm D. 21atm
Câu 39: Pít tông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 27 0C và áp suất 1 atm vào bình chưa khí ở thể tích
2m3. Tính áp suất của khí trong bình khi phít tông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ trong bình là 420C.
A. 1atm B. 1,2atm C. 4atm D. 2,1atm
Câu 40: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (6 atm, 4l, 270K) sang trạng thái 2 (p, 3l, 270K). Giá trị của p là:
A. 8 atm. B. 2 atm. C. 4,5 atm. D. 5 atm.
Câu 41: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8.10 5 Pa và nhiệt độ 500 C. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5
lần còn áp suất tăng lên đến 7.105 Pa. Nhiệt độ của khối khí ở cuối quá trình nén là:
A. 5650 K B. 6560 K C. 7650 K D. 5560 K
Câu 42: Một lượng khí ở áp suất p1 = 750mmHg, nhiệt độ t1 = 270C có thể tích V1 = 76cm3. Tính thể tích V2 của khối khí đó ở nhiệt
độ t2 = - 30C và áp suất p2 =760mmHg.
A. V2 = 67,5cm3 B. V2 = 83,3 cm3 C. V2 = 0,014 cm3, D. V2 = - 833 cm3

-- 146 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 43: Trong một khu hội chợ người ta bơm một quả bóng có thể tích 200 lít ở nhiệt độ 27°C trên mặt đất. Sau đó bóng được thả
bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn 0,8 lần áp suất khí quyển ở mặt đất và có nhiệt độ 17°C. Tính thể tích của qucả
bóng ở độ cao đó, bỏ qua áp suất phụ gây ra bởi vỏ bóng.
A. 241,67 lít B. 600 lít C. 900 lít D. 450 lít
Câu 44: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm 3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0C. Tính thể tích của
lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 0C).
A. 23 cm3. B. 32,5 cm3. C. 35,9 cm3. D. 25,9 cm3.
Câu 45: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60 0C. Áp suất
0

khí đã tăng bao nhiêu lần:


A. 2,78 B. 3,2 C. 2,24 D. 2,85
Câu 46: Một bình kín dung tích không đổi 50 lít chứa khí Hyđrô ở áp suất 5MPa và nhiệt độ 37 0C, dùng bình này để bơm bóng bay,
mỗi quả bóng bay được bơm đến áp suất 1,05.10 5Pa, dung tích mỗi quả là 10 lít, nhiệt độ khí nén trong bóng là 12 0C. Hỏi bình đó
bơm được bao nhiêu quả bóng bay?
A. 200 B. 150 C. 214 D. 188
Câu 47: Một thùng có thể tích 40dm3 chứa 3,96 kg khí cacbonic, biết rằng bình sẽ bị nổ khi áp suất vượt quá 60 atm. Khối lượng
riêng của chạt khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,98 kg/m3. Hỏi ở nhiệt độ nào thì bình bị nổ?
A. 900C B. 810C C. 54,60C D. 42,70C
Câu 48: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2 lít hỗn hợp khí áp dưới áp suất 1,5 atm và nhiệt độ 27°C. Pittông nén xuống
làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn bằng 0,3 lít và áp suất tăng lên tới 18 atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
A. 9000C B. 8100C C. 2670C D. 4270C
Câu 49: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: quá trình đẳng tích áp suất tăng gấp 2 lần;
rồi quá trình đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng của khối khí là
A. 6270C. B. 4270C. C. 810C. D. 9000C.
Câu 50: Một lượng khí có thể tích 200 cm  ở nhiệt độ 16 C và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là
3 0

A. V0= 18,4 cm3.   B. V0= 1,84 m3. C. V0= 184 cm3.   D. V0 = 1,02 m3.
Câu 51: Ở thời kì nén của một động cơ đốt trong 4 kì, nhiệt độ của hỗn hợp khí tăng từ 47 C đến 367 C, còn thể tích khí giảm từ
0 0

1,8lít đến 0,3lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 100kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất, áp suất cuối thời kì nén là:
A. 1,5.106Pa B. 1,2.106Pa C. 1,8.106Pa D. 2,4.106Pa
Câu 52: Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32 C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể tích ban đầu và áp
0

suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng:
A. 970C B. 6520C C. 15520C D. 1320C
Câu 53: Một bình chứa khí Hyđrô nén có dung tích 20 lít ở nhiệt độ 27 C được dùng để bơm khí vào 100 quả bóng, mỗi quả bóng có
0

dung tích 2 lít. Khí trong quả bóng phải có áp suất 1 atm và ở nhiệt độ 170C. Bình chứa khí nén phải có áp suất bằng:
A.10atm B. 11atm C. 17atm D.100atm
Câu 54: Trong xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 47oC và áp suất 0,7 atm. Người ta tăng nhiệt độ của khí lên
đến 273oC và giữ pit-tông cố định thì áp suất của khí khi đó là bao nhiêu?
A. 1,5atm B. 1,19atm C. 1,7atm D. 1,6atm
Câu 55: Một bình bằng thép dung tích 30lchứa khí Hiđrô ở áp suất 6MPa và nhiệt độ 37 0C. Dùng bình này bơm được bao nhiêt quả
bóng bay dung tích mỗi quả 1,5l, áp suất và nhiệt độ khí trong mỗi quả bóng là 1,05.105 Pa và 120C.
A. 525 quả. B. 1050 quả. C. 515 quả. D.1030 quả.
Câu 56: Một phòng kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn. Sau đó nhiệt độ không khí tăng lên
tới 100C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Thể tích không khí đã ra khỏi phòng xấp xỉ bằng
A. 1,58 m3. B. 161,60 m3. C. 0 m3.   D. 1,6 m3.
Câu 57: Một bình cầu dung tích 20 lít chứa ôxi ở nhiệt độ 16 C và áp suất 100 atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện
0

chuẩn?. Tại sao kết quả tìm được chỉ là gần đúng?
A. 1889(lít) vì áp suất quá lớn. B. 1889(lít) vì áp suất nhỏ. C. 34125 (lít) vì áp suất quá lớn. D. 34125 lít vì áp suất nhỏ.
Câu 58:  Một bóng thám được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10 m bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03 atm và nhiệt độ
200K. Biết bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K, bán kính của bóng khi bơm bằng
A. 2,12m. B. 2,71m. C. 3,56m. D. 1,78m.
Câu 59: Một bình bằng thép dung tích 50 lít chứa khí Hidrô ở áp suất 5MPa và nhiệt độ 37°C. Dùng bình này bơm được bao nhiêu
bóng bay? Biết dung tích mỗi quả 10 lít; áp suất mỗi quả l,05.105Pa, nhiệt độ bóng bay 12°C.
A. 218 B. 271 C. 356 D. 178
Câu 60: Tính khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 80°c và có áp suất 2,5.10 5Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 00C là
l,29kg/m3, và áp suất l,01.105Pa.
A. 2,12 kg/m3 B. 2,71 kg/m3 C. 2,47 kg/m3 D. 1,78 kg/m3
Câu 61: Tính khối lượng riêng của không khí ở 100 oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0 oC và áp suất
1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3.
A. 15,8 kg/m3 B. 0,75 kg/m3 C. 1,58 kg/m3 D. 18,6 kg/m3
Câu 62: Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh Phan-xi-păng trong dãy Hoàng Liên Sơn cao 3140m biết mỗi khi lên cao thêm
10m, áp suất khí quyển giảm lmmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 200C. Khối lượng riêng của không khí chuâh là l,29kg/m3.
A. 15,8 kg/m3 B. 1,86 kg/m3 C. 1,58 kg/m3 D. 18,6 kg/m3
Câu 63: Trong một nhà máy điều chế khí ôxi và san sang các bình. Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích
5000 lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24°c và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi
quá trình bơm diễn ra một cách đều đặn.
A. 15,8.10-3 (kg) B. 3,3154.10-3 (kg) C. 1,58.10-3 (kg) D.10-3 (kg)
Câu 64: Một bóng thám không được chế tạo để có thể tăng bán kính lên tới 10m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,03atm và nhiệt
độ 200K. Hỏi bán kímh của bóng khi bơm, biêt bóng được bơm khí ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 300K?

-- 147 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 5,8 m B. 3,56 m C. 1,58 m D. 8,6 m
Câu 65: Tính khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ 100°C và áp suất 2.10 5Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0°C và
1,01.105 Pa là 1,29kg/m3.
A. 15,8 kg/m3 B. 1,85 kg/m3 C. 1,58 kg/m3 D. 18,6 kg/m3
Câu 66: Người ta bơm khí oxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000l. sau nữa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24°C và áp
suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra một cách điều đặn.
A. 4,5 g/s B. 3,3 g/s C. 3,5 g/s D. 4,3 g/s
Câu 67: Một xi lanh có pittong cách nhiệt và nằm ngang. Pittong ở vị trí chia xi lanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi
phần là 30cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17°C và áp suất 2 atm. Muốn pittong dịch chuyển 2cm thì phải đun
nóng khí ở một phần lên thêm bao nhiêu ? Áp suất cuả khí pittong đã dịch chuyển là bao nhiêu.
A. 1,9atm B. 2,14atm C. 1,7atm D. 1,5atm
Câu 68: Một ống nghiệm tiết diện đều có chiều dài 76cm, đặt thẳng đứng chứa một khối khí đến nửa ống, phía trên của ống là một
cột thủy ngân. Nhiệt độ lúc đầu của khối khí là 0°C, áp suất khí quyển là 76cmHg. Để một nửa cột thủy ngân trào ra ngoài thì phải
đun nóng khối khí lên đến nhiệt độ:
A. 38,25°C                      B. 58,25°C                   C. 68,25°C       D. 98,25°C
CHỦ ĐỀ 6. PHƯƠNG TRÌNH CLA-PE-RON – MEN-DE-LE-EV
Câu 1: Hằng số khí lý tưởng R có giá trị bằng:
A. 0,083 at.lít/mol.K B. 8,31 J/mol.K C. 0,081atm.lít/mol.K D. Cả 3 đều đúng.
Câu 2: Hằng số của các khí có giá trị bằng tích của áp suất và thể tích
A. của 1 mol khí ở 00C. B. chia cho số mol ở 00C.
C. của 1 mol khí ở nhiệt độ bất kì chia cho nhiệt độ tuyệt đối đó. D. của 1 mol khí ở nhiệt độ bất kì.
Câu 3: Hằng số của các khí có giá trị bằng:
A. Tích của áp suất và thể tích của 1 mol khí ở 0°C B. Tích của áp suất và thể tích chia cho số mol ở 0°C
C. Tích của áp suất và thể tích của 1 mol khí ở nhiệt độ bất kì chia cho nhiệt độ tuyệt đối đó
D. Tích của áp suất và thể tích của 1 mol khí ở nhiệt độ bất kì
Câu 4: Hai bình thủy tinh A và B cùng chứa khí Hêli. Áp suất ở bình A gấp đôi áp suất ở bình B. Dung tích của bình B gấp đôi bình
A. Khi bình A và B cùng nhiệt độ thì:
A. Số nguyên tử ở bình A nhiều hơn số nguyên tử ở bình B. B. Số nguyên tử ở bình B nhiều hơn số nguyên tử ở bình A.
C. Số nguyên tử ở hai bình như nhau. D. Mật độ nguyên tử ở hai bình như nhau.
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình Clapêrôn-Menđêlêep?
A. pV/T = const B. pV/T =R C. pV/R = mR/ D. pV/T = R/m
Câu 6: Một khối cầu cứng có thể tích V chứa một khối khí ở nhiệt độ T. Áp suất của khối khí là p. Có bao nhiêu mol khí Hêli trong
khối cầu:
A. pR/VT B. pT/VR C. pV/RT D. RT/pV
Câu 7: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau thì số
phân tử trong mỗi phòng so với nhau là:
A. Bằng nhau B. Ở phòng nóng nhiều hơn C. Ở phòng lạnh nhiều hơn D. Tùy kích thước của cửa
Câu 8: Trong một bình thể tích 10 lít chứa 20g hidro ở 27°C. Tính áp suất khí trong bình.
A. 15,8 atm B. 24,6 atm C. 14,4 atm D. 11,2 atm
Câu 9: Có 14g chất khí lí tưởng đựng trong bình kín có thể tích 1 lít. Đun nóng đến 127 0C, áp suất trong bình là 16,62.105Pa. Khí đó
là khí gì ?
A. Ôxi B. Nitơ C. Hêli D. Hiđrô
Câu 10: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m2, nhiệt độ 270C. Thể tích bình xấp xỉ bao nhiêu?
A. 2,5 lít B. 2,8 lít C. 25 lít D. 27,7 lít
Câu 11: Một bình kín chứa một mol khí Nitơ ở áp suất 105N/m, nhiệt độ 270C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.105N/m2. Nhiệt độ
khí sau đó là:
A. 1270C B. 600C C. 6350C D. 12270C
Câu 12: Một mol khí ở áp suất 2atm và nhiệt độ 30 C thì chiếm thể tích là:
0

A. 15,8 lít B. 12,4 lít C. 14,4 lít D. 11,2 lít


Câu 13: Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250kPa và nhiệt độ 27°C. khối lượng khí oxi trong bình là:
A. 32,1g                      B. 25,8g                      C. 12,6g                      D. 22,4 g
Câu 14: Một bình kín có van điều áp chứa 1 mol khí nitơ ở áp suất 10 5N/m2 ở 270C. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.10 5N/m2, khi
đó van điều áp mở ra và một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ vẫn giữ không đổi khi khí thoát. Sau đó áp suất giảm còn 4.10 5 N/m2.
Lượng khí thoát ra là bao nhiêu:
A. 0,8 mol B. 0,2 mol C. 0,4 mol D. 0,1mol
Câu 15: Một khí chứa trong một bình dung tích 3 lít có áp suất 200kPa và nhiệt độ 16 0C có khối lượng 11g. Khối lượng mol của khí
ấy là:
A. 32g/mol B. 44 g/mol C. 2 g/mol D. 28g/mol
Câu 16: Cho biết khối lượng mol của khí Hêli là 4g/mol. Cho R = 8,31J/mol.K. Ở điều kiện tiêu chuẩn khối lượng riêng của khí này
là:
A. 0,18g/lít                       B. 18g/lít                      C. 18kg/m3                      D. 18g/m3
Câu 17: Một bình dung tích 5 lít chứa 7g nitơ(N2) ở 2 C. Áp suất khí trong bình là:
0

A. 1,65 atm B. 1,28atm C. 3,27atm D. 1,1atm


Câu 18: Một bình đựng 2g khí hêli có thể tích 51 và nhiệt độ ở 27°C. Áp suất khí trong bình là?
A. 2,2.104N/m2 B. 22.105N/m2 C. 2,5.105N/m2 D. 2,5.104N/m2
Câu 19: Cho khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,29kg/m . Coi không khí như một chất khí thuần nhất. Khối
3

lượng mol của không khí xấp xỉ là:

-- 148 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 18g/mol B. 28g/mol C. 29g/mol D. 30g/mol
Câu 20: Có 14g chất khí nào đó đựng trong bình kín có thể tích 1 lít. Đun nóng đến 127°C áp suất khí trong bình là 16,6.105N/m2.
Khí đó là khí gì?
A. Ôxi B. Nitơ C. Hêli D. Hidrô
Câu 21: Bình chứa được 4g khí Hidro ở 53°C dưới áp suất 44,4.105 N/m2. Thay Hidro bởi khí khác thì bình chứa được 8g khí mới ở
27°C dưới áp suất 5.105N/m2. Khi thay Hidro là khí gì? biết khí này là đơn chất.
A. Ôxi B. Nitơ C. Hêli D. Hidrô
Câu 22: Một lượng khí Hiđrô đựng trong bình ở áp suất 3atm, nhiệt độ 270C. Đun nóng khí đến 1270C. Do bình hở nên 3/4 lượng khí
thoát ra. Áp suất khí trong bình bây giờ là
A. 2atm. B. 0,75atm. C. 1atm. D. 4atm.
Câu 23: Một lượng khí hidro đimg trong bình có thể tích 4ℓở áp suất 3atm, nhiệt độ 27°C. Đun nóng khí đến 127°C. Do bình hở nên
một nửa lượng khí thoát ra. Áp suất khí trong bình bây giở là?
A. 8 atm B. 4 atm C. 2 atm D. 6 atm
Câu 24: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27°C và áp suất 40 atm. Nếu giảm nhiệt độ xuống tới 12°C và để một nửa lượng khí
thoát ra ngoài thì áp suất khí còn lại trong bình sẽ bằng bao nhiêu ?
A. 19atm. B. 30atm. C. 15atm. D. 23atm.
Câu 25: Hai bình khí lí tưởng cùng nhiệt độ. Bình 2 có dung tích gấp đôi bình 1, có số phân tử bằng nửa bình 1. Mỗi phân tử khí
trong bình 2 có khối lượng gấp đôi khối lượng mỗi phân tử bình 1. Áp suất khí trong bình 2 so với bình 1 là
A. bằng một nửa. B. gấp đôi. C. bằng 1/4 D. Bằng nhau.
Câu 26: Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí
tăng lên tới 10°C, trong khi áp suất là 78 cmHg. Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m 3. Khối lượng
không khí còn lại trong phòng bằng
A. 208,5kg. B. 206,4kg. C. 204,3kg. D. 161,6kg.
Câu 27: Một bình kín có van điều áp chứa 1 mol khí ôxi. Nung bình đến khi áp suất khí là 5.10 5N/m2, khi đó van điều áp mở ra và
một lượng khí thoát ra ngoài, nhiệt độ vẫn giữ không đổi khi khí thoát. Sau đó áp suất giảm còn 4.10 5 N/m2. Số mol khí thoát ra là bao
nhiêu?
A. 0,1mol. B. 0,2 mol. C. 0,8 mol. D. 0,4 mol.
Câu 28: Một bình có dung tích V=10 lít chứa một lượng khí hiđrô bị nén ở áp suất p=50atm và nhiệt độ 7°C. Khi nung nóng bình, do
bình hờ nên có một phần khí thoát ra; phần khí còn lại có nhiệt độ 17°C và vẫn dưới áp suất như cũ. Tính khối lượng khí đã thoát ra.
A. 2,085g. B. 2,064g. C. 1,502g. D. 1,616g.
Câu 29: Người ta bơm khí ôxi vào một bình có thể tích 50001ít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24°C và áp suất 765mmHg.
Xác định khối lượng khí bơm vào trong mỗi giây. Coi quá trình bơm khí diễn ra đều đặn.
A. 2,85 g/s B. 2,64 g/s C. 3,7 g/s D. 1,61 g/s
Câu 30: Khí cầu có dung tích 328m 3 được bơm khí hidro. Khi bơm xong, hidro trong khí cầu có nhiệt độ 27°C, áp suất 0,9atm. Hỏi
phải bơm bao nhiêu lâu nếu mỗi giây bơm được 2,5g hidro vào khí cầu?
A. 2850 g/s B. 2640 g/s C. 9600 g/s D. 1610 g/s
Câu 31: Một phòng có kích thước 8m x 5m x 4m. Ban đầu không khí trong phòng ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhiệt độ của không
khí tăng lên tới 10°C trong khi áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã thoát ra khòi phòng ờ điều kiện tiêu chuẩn và khối
lượng không khí còn lại ở trong phòng. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 0= 1,293 kg/m3.
A. 2,85 m3 B. 2,64 m3 C. 1,59 m3 D. 1,61 m3
Câu 32: Khối lượng không khí trong một phòng có thể tích V = 30m sẽ thay đổi đi bao nhiêu khi nhiệt độ trong phòng tăng từ 17°C
3

đến 27°C. Cho biết áp suất khí quyển là 0= latm và khối lượng mol của không khí µ=29g.
A. 2085g. B. 2064,5g. C. 1219,5g. D. 1616g.
Câu 33: Làm thí nghiệm người ta thấy bình chứa lkg khí nitơ bị nổ ở nhiệt độ 350°C. Tính khối lượng khí hiđrô có thế chứa trong
bình cùng loại nếu nhiệt độ tối đa bị nổ là 50°C và hệ số an toàn là 5, nghĩa là áp suất tối đa chỉ bằng 1/5 áp suất gây nổ. Cho H = 1; N
= 14; R = 8,31J/mol.K.
A. 20,85g. B. 20,65g. C. 27,55 g. D. 16,16g.
Câu 34: Trong một ống dẫn khí tiết diện đều s = 5cm 2 có khí CO2 chảy qua ở nhiệt độ 35°C và áp suất 3.10 5N/m2. Tính vận tốc của
dòng khí biết trong thời gian 10 phút có m = 3kg khí CO2 qua tiết diện ống.
A. 2,085 m/s B. 2,065 m/s C. 1,939 m/s D. 1,616 m/s
Câu 35: Hai bình có thể tích V1 = 100cm3, V2 = 200cm3 được nối bằng một ống nhỏ cách nhiệt. Ban đầu hệ có nhiệt độ t = 27°C và
chứa Oxi ở áp suất p = 760mmHg. Sau đó bình V 1 được giảm nhiệt độ xuống 0°C còn bình V 2 tăng nhiệt độ lên đến 100°C. Tính áp
suất khí trong các bình.
A. 740mmHg. B. 742mmHg. C. 842mmHg. D. 840mmHg.
Câu 36: Bình dung tích V = 4lít chứa khí có áp suất p 1 = 840mmHg, khối lượng tổng cộng của bình và khí là m 1 = 546g. Cho một
phần khí thoát ra ngoài, áp suất giảm đến p 2 = 735mmHg, nhiệt độ như cũ, khối lượng của bình và khí còn lại là m 2 = 543g. Tìm khối
lượng riêng của khí trước và sau thí nghiệm.
A. 6g/l; 5g/l B. 6g/l; 5,5g/l C. 6g/l; 5,25g/l D. 6,5g/l; 5,25g/l
Câu 37: Một lượng 0,25mol khí Hêli trong xi lanh có nhiệt độ T 1 và thể tích V1 được biến đổi theo một chu trình khép kín: dãn đẳng
áp tới thể tích V2 = 1,5 V1; rồi nén đẳng nhiệt; sau đó làm lạnh đẳng tích về trạng thái 1 ban đầu. Áp suất lớn nhất trong chu trình biến
đổi có giá trị:
A. 1,5p1 B. 2p1
C. 3p1 D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 38: Một lượng khí khối lượng 15kg chứa 5,64.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hidro và cacbon. Biết một mol
khí có NA = 6,02.1023 phân tử. Khối lượng của nguyên tử cacbon và hidro trong phân tử khí này là:
A. 6,64.10-27kg và 2.10-26kg B. 3,24.10-27kg và 2,9.10-26kg
C. 1,64.10 kg và 2,6.10 kg
-27 -26
D. 6,4.10-27kg và 2,9.10-26kg

-- 149 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 39: Một bình kín chứa một chất khí ở nhiệt độ 57 0C và áp suất 30atm. Người ta cho 2/3 lượng khí thoát ra khỏi bình và hạ nhiệt
độ xuống còn 410C. Tính áp suất của khí còn lại trong bình. Coi thể tích của bình chứa không đổi khi hạ nhiệt độ. Chọn đáp án đúng.
A. 6,98 atm B. 10,1 atm C. 7,66 atm D. 5,96 atm
Câu 40: Ở độ cao 10km cách mặt đất thì áp suất không khí vào khoảng 30,6kPa và nhiệt độ vào khoảng 320K. Coi không khí như
một chất khí thuần nhất có khối lượng mol là 28,8 g/mol. Khối lượng riêng và mật độ phân tử của không khí tại độ cao đó là:
A. 0,46kg/m3 và 9,6.1024 phân tử/m3 B. 0,26kg/m3 và 8,6.1024 phân tử/m3
C. 0,64kg/m và 8,3.10 phân tử/m
3 24 3
D. 0,36kg/m3 và 8,84.1024 phân tử/m3
CHỦ ĐỀ 7. BÀI TOÁN ĐỒ THỊ CHẤT KHÍ
Câu 1: Đường biểu diễn nào sau đây không phải của đẳng quá trình?

A. B. C. D.
Câu 2: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của thể tích một khối khí lí tưởng xác định, theo nhiệt độ như hình vẽ. Chỉ ra đâu là đáp án sai:
A. Điểm A có hoành độ bằng – 2730C. V(cm3)
B. Điểm B có tung độ bằng 100cm3. 200 C
C. Khối khí có thể tích bằng 100cm khi nhiệt độ khối khí bằng 136,5 C.
3 0
B
D. Trong quá trình biến đổi, áp suất của khối khí không đổi.
A 0 273 t(0C)
Câu 3: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng xác định, từ trạng thái 1 đến trạng thái 2. Đồ thị nào dưới đây tương
ứng với đồ thị bênbiểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này: V
V1 (1)
(2)
V2
p p p 0 T2 T1
p T
Câu 4: p2 (2) (1) Nếu đồ
(2) (2) (1) p1
(1)
p0 p0 (1) thị hình
p1 (2) bên
V V p2
0 V1 V2 0 V2 V1 0 T1 T2 biểu
T 0 T2 T1 T diễn
B C D
A quá
trình đẳng áp thì hệ tọa độ ( y; x) là hệ tọa độ:
A. (p; T)
y
B. (p; V)
C. (p; T) hoặc (p; V) 0 x
D. đồ thị đó không thể biểu diễn quá trình đẳng áp.
Câu 5: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá
trình:
A. đẳng tích. V (2)
B. đẳng áp.
C. đẳng nhiệt. 0 (1) T
D. bất kì không phải đẳng quá trình.
Câu 6: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá
trình: p (2)
A. đẳng tích.
B. đẳng áp.
(1)
C.đẳng nhiệt. T
D. bất kì không phải đẳng quá trình. 0
Câu 7: Một lượng khí lí tưởng biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình vẽ quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là quá
trình:
p (2)
A. đẳng tích.
B. đẳng áp.
C. đẳng nhiệt. 0 (1) V
D. bất kì không phải đẳng quá trình.

Câu 8: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ 1 đến 2. Hỏi nhiệt độ T 2 p
bằng bao nhiêu lần nhiệt độ T1 ?
A. 1,5 p2 = 3p1/2 (2)
B. 2 p1 T2
(1)
C. 3 T1
D. 4 0 V1 V2 = 2V1 V

Câu 9: Một khối khí ban đầu có các thông số trạng thái là: p 0; V0; T0. Biến đổi đẳng áp đến 2V0 sau đó nén đẳng nhiệt về thể tích ban
đầu. Đồ thị nào sau đây diễn tả đúng quá trình trên:

-- 150 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ

p p
p V
2p0 2V0
p0 P0
p0 V0

0 0 0 0 V0 2V0
V0 2V0 V T0 2T0 T T0 2T0 T V
A. B. C. D
Câu 10: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn ở hình vẽ câu hỏi trên. Trạng thái cuối cùng của khí (3) có các thông số
trạng thái là: V0
A. p0; 2V0; T0 p (2)
2p0
B. p0; V0; 2T0
(1)
C. p0; 2V0; 2T0 p0 (3)
D. 2p0; 2V0; 2T0
0
T0 T

Câu 11: Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp cho như hình vẽ. Mô tả nào sau đây về hai quá trình đó là đúng:
A. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp. p3
B. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp. 2
C. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt.
D. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt. 1
0
T

Câu 12: Đồ thị mô tả một chu trình khép kín cho như hình bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ khác thì đáp án nào mô tả
tương đương: V 3 2

p p 1 V 1 1
p 1 3
3 2 2 0
T
1 2
2 V V 3 V 3 p
0 0 0 0
A B C D
Câu 13: Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (p,V) thì
đáp án nào mô tả tương đương: p 1 2

3
p 1 p p 1 p 0
3 3 2 1 T
1 2 3 2
2 V V 3 V V
0 0 0 0
A B C D
Câu 14: Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (p,T) thì
đáp án nào mô tả tương đương: p
p 3 p p
3
2 2 3
1 2
1 3 1 2 D. Không đáp án nào trong A, B, C.
1 0
0 0 0 V
A T B T C T
Câu 15: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn đúng quá trình biến đổi của một khối khí lí tưởng:
p
V p1 p T2 pV
p2>p1 T2>T1 T2>T1 T2
p2 T1 (T2>T1)
T1 T1
T2
0 0 0
T 1/V 0 V p
A B C D

-- 151 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ

Câu 16: Cho đồ thị quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí như hình vẽ bên. Hãy chỉ ra đâu là nhận xét sai:
A. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ tuyệt đối khi thể tích không đổi.
B. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi.
C. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
D. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nhiệt độ tuyệt đối theo thể tích khi áp suất không đổi. 0

Câu 17: Một lượng 0,25mol khí Hêli trong xi lanh có nhiệt độ T1 và thể tích V1 được biến đổi theo một chu trình khép kín: dãn đẳng
áp tới thể tích V2 = 1,5 V1; rồi nén đẳng nhiệt; sau đó làm lạnh đẳng tích về trạng thái 1 ban đầu. Nếu mô tả định
2
tính các quá trình này bằng đồ thị như hình vẽ bên thì phải sử dụng hệ tọa độ nào?
A. (p,V) B. (V,T) 1 3
C. (p,T) D. (p,1/V)
0

Câu 18: Môt lượng khí lý tưởng biến đổi theo một chu trình khép kín như sau. Chọn đáp án đúng. V
A. T2 = T1. 3
2
B. T2> T3.
C. p1< p3. 1
D. V2 > V3. T
O

Câu 19: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng xác định, từ trạng thái 1 đến trạng thái 2. Đồ thị nào dưới đây tương
ứng với đồ thị bên biểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí? V
p p p V1 (1)
p
p0 (1) (2) p0 (2) (1) p2 (2) p1 (1) (2)
V2
(1) (2) T
p1 T p2
V V T O T2 T1
O V1 V2 O V2 V1 O T1 T2 O T2 T1
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 3. B. Hình 2. C. Hình 1. D. Hình 4.
Câu 20: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào?
A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt.
B. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt.
C. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt.
D. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt.

Câu 21: Hình V1 là đồ thị mô tả sự biến đổi trạng thái của 1 mol khí lí tưởng trong hệ tọa độ (V; T.). Đồ thị của sự biến đổi trạng thái
trên trong hệ toạ độ (p, V) tương ứng với hình V 2
p 3 p 3 p 1 p 2
1 3
1 2 3 1 T
1 2 V 3 2 V V O
V
O O O O Hình V1
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 2. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 4.
Câu 22: Hình V2 là đồ thị mô tả sự biến đổi trạng thái của 1 mol khí lí tưởng trong hệ tọa độ (V; T). Đồ thị của sự
biến đổi trạng thái trên trong hệ toạ độ (p, T) tương ứng với hình V 2

p 1 p 2 p 3 p 3 1 3
T
3 1 1 2 O
3 2 T 1 2 T T Hình V2
T
O O O O
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
A. Hình 4. B. Hình 3. C. Hình 1. D. Hình 2.
Câu 23: Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (p, V)
thì đáp án nào mô tả tương đương p
1 2
p p
p 3
1 1 1 3
3 2 T
O
1 2 3
2 V 3 V 2 V
V
O O O O
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

-- 152 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 24: Cho đồ thị thay đổi trạng thái như hình bên. Nó được vẽ sang hệ trục p – V thì chọn hình nào dưới
V0
đây? p (2)
p p p
2p0
p
2p0 2 3 3 2p0 2 p0 (1) (3)
2p0 2p0 2
p0 3
p0 3 p0 1 O
p0 2 1 T0 T
1 1 V T
V V
O O V0 2V0
O V0 2V0 O V0 2V0 V0 2V0
Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4.
A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 2. D. Hình 1.
Câu 25: Hai quá trình biến đổi khí liên tiếp được cho trên hình vẽ. Mô tả nào sau đây về 2 quá trình đó là đúng?
A. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp.
B. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp
C. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt
D. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt
Câu 26: Theo câu trên. Thực hiện quá trình duy nhất nào để về từ trạng thái ba về trạng thái một?
A. Nén đẳng nhiệt B. Dãn đẳng nhiệt
C. Nén đẳng áp D. Dãn nở đẳng áp
Câu 27: Cho các đồ thị sau đây biểu diễn chu trình biến đổi trạng thái của các khối khí lý tưởng
a. Vẽ lại đồ thị (I) trong tọa độ (V,T), (p,V);
b. Vẽ lại đồ thị (II) trong các hệ tọa độ (V,T), (p,T);
c. Vẽ lại đồ thị (III) trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T);
d. Vẽ lại đồ thị (II) trong các hệ tọa độ (p,V), (V,T);

Giải:
a. Vẽ lại đồ thị (I) trong tọa độ (V,T), (p,V);
(1) đến (2) là quá trình đẳng tích, p tăng, T tăng
(2) đến (3) là quá trình đẳng áp, T giảm, V giảm
(3) đến (1) là quá trình đẳng nhiệt, p giảm, V tăng

b. Vẽ lại đồ thị (II) trong các hệ tọa độ (V, T), (p, T);
(1) đến (2) là quá trình đẳng áp, V tăng, T tăng
(2) đến (3) là quá trình đẳng nhiệt, p giảm, V tăng
(3) đến (4) là quá trình đẳng tích, p giảm, T giảm
(4) đến (1) là quá trình đẳng nhiệt, p tăng, V giảm

c. Vẽ lại đồ thị (III) trong các hệ tọa độ (p,V), (p,T);


(1) đến (2) là quá trình đẳng tích, T tăng, p tăng
(2) đến (3) là quá trình đẳng áp, T giảm, V giảm
(3) đến (4) là quá trình đẳng tích, T giảm, p giảm
(4) đến (1) là quá trình đẳng áp, T tăng, V tăng

d. Vẽ lại đồ thị (II) trong các hệ tọa độ (p,V), (V,T);


(1) đến (2) là quá trình đẳng áp, T giảm, V giảm
(2) đến (3) là quá trình đẳng nhiệt, p giảm, V tăng
(3) đến (4) là quá trình đẳng áp, T tăng, V tăng
(4) đến (1) là quá trình đẳng nhiệt, p tăng, V giảm

Câu 28: Một khối khí thực hiện 1 chu trình như hình vẽ. Cho p1 =6.105 Pa, V1 = 2 lít,
T2 = 100°K, p3 = 2.105 Pa. Tính V2 và T3.
A. 8 lít; 300K
B. 6 lít; 500K
C. 6 lít; 300K
D. 8 lít; 500K

-- 153 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ

Câu 29: Một xilanh chưa khí bị hở nên khí có thể ra vào nhanh hoặc chậm. Khí áp suất p không đổi, thể tích V biến thiên theo nhiệt
độ tuyệt đối T như đồ thị. Hỏi lượng khí trong xilanh tăng hay giảm?
A. tăng
B. giảm
C. không đổi
D. tăng rồi giảm

Câu 30: Có 20g khí Heli chứa trong xilanh đậy kín bởi 1 pittong biến đổi chậm từ (1) đến (2) theo đồ thị như hình vẽ. Cho V 1 = 30 lít,
p1 = 5 atm, V2 = 10 lít, p2 = 15 atm. Tìm nhiệt độ cao nhất mà khí đạt được trong quá trình trên.
A. 387,8 K
B. 487,8 K
C. 687,8 K
D. 587,8 K

CHỦ ĐỀ 8. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT KHÍ


Kiểm tra 45 phút số 11 kì II (Chương V, THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020)
Câu 1: Trong quá trình đẳng áp thì
A. thể tích của một lượng khí không thay đổi theo nhiệt độ. B. thể tích tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
C. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 2: Sự biến đổi trạng thái của khí lí tưởng tuân theo
A. Định luật Boilo – Mariot. B. Định luật Gayluyxac. C. Định luật Saclơ. D. Cà ba định luật trên.
Câu 3: Gọi p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, µ là khối lượng mol của khí và R là hằng số của khí lí tưởng.
Phương trình Claperon – Mendeleep có dạng là
A. pVT =mR/µ B. pV/T =mR/µ C. pV/T =µR/m D. pV/T =R/mµ
Câu 4: Chất khí ở 00C có áp suất 5atm. Ở nhiệt độ 2730C thì áp suất của nó là (thể tích của khí không đổi)
A. 273atm B. 1356atm C.10atm D. 1atm
Câu 5: Chất khí ở 00C có áp suất p0, cần đun nóng đẳng tích chất khí lên bao nhiêu độ để áp suất của nó tăng lên 3 lần?
A. 2730C B. 5460C C. 8190C D. 910C
Câu 6: Ở 273 C thể tích của một lượng khí là 12 lít. Khi áp suất khí không đổi và nhiệt độ là 5460C thì thể tích lượng khí đó là
0

A. 24 lít B. 18 lít C. 36 lít D. 28 lít


Câu 7: Nén 18 lít khí ở 170C cho thể tích của nó chỉ còn là 5 lít. Vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 660C, áp suất của khí tăng lên
A. 2,1 lần B. 4,2 lần C. 3,88 lần D. 1,94 lần
Câu 8: Một bình chứa khí Hidro nén, thể tích 10 lít, nhiệt độ 7 0C, áp suất 50atm. Khi nung nóng bình, vì bình nở nên một phần khí
thoát ra ngoài, phần khí còn lại có nhiệt độ 170C còn áp suất vẫn như cũ. Khối lương khí hidro đã thoát ra ngoài là
A. 1,47.10-3kg B. 1,47.10-2kg C. 1,47.10-1kg D. 1,47kg
Câu 9: Đại lương nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Áp suất. D. Nhiệt độ.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Saclơ?
A. Xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ lốp. B. Khi bóp mạnh, quả bóng bay có thể bị vỡ.
C. Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng có thể phồng ra. D. Mở nắp lọ dầu, ta ngửi thấy mùi thơm của dầu.
Câu 11: Các định luật chất khí chỉ đúng khi chất khí khảo sát là
A. khí có khối lượng riêng nhỏ. B. khí đơn nguyên tử. C. khí lí tưởng. D. khí trơ.
Câu 12: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho biết mối liên hệ giữa
A. nhiệt độ và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích.
C. thể tích và áp suất. D. nhiệt độ, áp suất và thể tích.
Câu 13: Khi khối lượng của khí thay đổi, ta chỉ có thể áp dụng
A. Định luật Boilo-Mariot. B. Định luật Saclơ.
C. Phương trình trạng thái. D. Phương trình Claperon- Medelep.
Câu 14: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12l đến thể tích 8l thì thấy thể tích tăng lên một lượng 48kPa. Áp suất ban đầu của khí là
A. 72kPa B. 72Pa C. 96kPa D. 96Pa
Câu 15: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 250C và dưới áp suất 0,58atm. Khi đền sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không
làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi. Nhiệt độ khí trong đèn khi sáng là
A. 513,80C B. 513,8K C. 51,38K D. 51,380C
Câu 16: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở áp suất 5,5bar và nhiệt độ 27 0C. Khi xe chạy nhanh làm cho lốp xe nóng lên và nhiệt độ
trong lốp tăng lên đến 520C. Áp suất của không khí trong lốp xe lúc này là
A. 10,6bar B. 5,96bar C. 10.6at D. 5,96at
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu 17, 18: Trong xi lanh một động cơ chứa một lượng khí ở nhiệt độ 400C và áp suất 0,6atm.
Câu 17: Sau khi nén thể tích của khí giảm đi 4 lần và áp suất tăng lên tới 5atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén là
A. 3790C B. 379K C. 652K D. 6520C
Câu 18: Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 250 C và giữ cố định pitong thì áp suất của khí khi đó là
0

A. 1,2atm B. 1atm C. 1,25atm D. 1,5atm


Sử dụng dữ kiện sau để trả lời hai câu sau: Một bình chứa có dung tích 20 l chứa khí oxi ở nhiệt độ 17 0C và áp suất 1,03.107 Pa.
Khối lượng mol của oxi là 32g/mol.
Câu 19: Khối lượng khí oxi trong bình là

-- 154 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 0,0274kg B. 0,274kg C. 2,74kg D. 27,4kg
Câu 20: Khi một nửa lượng khí đã được dùng và nhiệt độ của khí còn lại là 130C. Áp suất của khí trong bình lúc đó là
A. 5,08.106 Pa B. 5,08.105 Pa C. 5,08.104 Pa D. 5,08.103 Pa
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén.
Câu 22: Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một khí?
A. Khối lượng mol đo bằng khối lượng của một mol chất ấy. B. Thể tích mol đo bằng thể tích một mol của chất ấy.
C. Ở đktc thể tích mol của mọi chất đều bằng 22,4l. D. Cả ba phương án trên.
Câu 23: Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích có dạng
A. đường hipebol. B. đường parabol.
C. đường thẳng đi qua gốc tọa độ. D. nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 24: Định luật B – M cho biết mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của một lượng khí xác định trong điều kiện nào?
A. Nhiệt độ không đổi. B. Thể tích không đổi.
C. Áp suất không đổi. D. Cả thể tích và nhiệt độ không đổi.
Câu 25: Gọi µ là khối lượng mol, N A là số Avogadro, m là khối lương của một chất nào đó. Biểu thức xác định số phân tử hay
nguyên tử chứa trong khối lượng m của chất đó là
A. N = µm NA B. N = µNA/m C. N = mNA/µ D. N = NA/mµ
Câu 26: Đối với một lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp?
A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng. B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm.
C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ. D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ .
Câu 27: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong đơn vị thể tích
A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. B. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.
C. không đổi. D. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất.
Câu 28: Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 43 0C dưới áp suất 285kPa. Sau đó bình được chuyển đến nơi có nhiệt độ 57 0C, độ tăng áp
suất của khí trong bình là
A. 12,6kPa B. 300,5kPa C. 285kPa D. 585,5kPa
Câu 29: Đẳng áp một khối lượng khí lên đến 470C thì thể tích khí tăng thêm 1/10 thể tích lúc ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là
A. 290,90C B. 17,90C C. 117,90C D. 217,90C
Câu 30: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2,5dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1at và nhiệt độ 57 0C. Pittong nén làm cho thể
tích chỉ còn 0,25dm3 và áp suất tăng lên tới 18at. Nhiệt độ của hỗn hợp khí nén là
A. 5940C B. 2730C C. 3210C D. 480C
Kiểm tra 45 phút số 12 kì II (Chương V, THPT Phan Đăng Lưu – Hải Phòng 2020)
Câu 1: Định luật Saclơ được áp dụng cho quá trình
A. Đẳng tích. B. Đẳng nhiệt. C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt.
Câu 2: Trên mặt phẳng (p, V) đường đẳng nhiệt là:
A. Đường thẳng. B. Đường parabol. C. Đường hyperbol. D. Đường exponient.
Câu 3: Khi thở ra dung tích của phổi là 2,4 lít và áp suất của không khí trong phổi là 101,7.10 3Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là
101,01.103PA. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi, dung tích của phổi khi hít vào bằng:
A. 2,416 lít B. 2,384 lít C. 2,4 lít D. 1,327 lít
Câu 4: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít thì áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần:
A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần
Câu 5: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là:
A. 40kPa B. 60kPa C. 80kPa D. 100kPa
Câu 6: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một
lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là:
A. 4 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít
Câu 7: Một khối khí lí tưởng nhốt trong bình kín. Tăng nhiệt độ của khối khí từ 1000C lên 2000C thì áp suất trong bình sẽ:
A. Có thể tăng hoặc giảm. B. tăng lên hơn 2 lần áp suất cũ.
C. tăng lên ít hơn 2 lần áp suất cũ. D. tăng lên đúng bằng 2 lần áp suất cũ.
Câu 8: Khi tăng nhiệt độ, áp suất của khối khí B tăng nhanh hơn áp suất của khối khí A. Ở 70C áp suất của một khối khí bằng 0,897
atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi:
A. 2730C B. 2730K C. 2800C D. 2800K
Câu 9: Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì:
A. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
C. Áp suất khí không đổi. D. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi.
Câu 10: Một bình nạp khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 37 0C đẳng tích thì độ tăng áp
suất của khí trong bình là:
A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa
Câu 11: Một lượng hơi nước ở 1000C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng bình đến 1500C đẳng tích thì áp suất của khối
khí trong bình sẽ là:
A. 2,75 atm B. 1,13 atm C. 4,75 atm D. 5,2 atm
Câu 12: Một khối khí ban đầu ở áp suất 2 atm, nhiệt độ 00C, làm nóng khí đến 1020C đẳng tích thì áp suất của khối khí đó sẽ là:
A. 2,75 atm B. 2,13 atm C. 3,75 atm D. 3,2 atm
Câu 13: Một khối khí ở 70C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong
bình có áp suất là 1,5 atm:

-- 155 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. 40,50C B. 4200C C. 1470C D. 870C
Câu 14: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27 C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong bình là 1atm và không
0

làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:
A. 5000C B. 2270C C. 4500C D. 3800C
Câu 15: Khí đựng trong bình kín ở 27 C có áp suất 1,5 atm. Áp suất khí trong bình là bao nhiêu khi ta đun nóng khí đến 870C:
0

A. 4,8 atm B. 2,2 atm C. 1,8 atm D. 1,25 atm


Câu 16: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng xác định, từ trạng thái 1 đến trạng thái 2. Đồ thị nào dưới đây tương
ứng với đồ thị bên biểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này: V
V1 (1)

(2)
V2
0 T2 T1 T
p p p
p
p2 (2) (1)
(2) (2) (1) p1
(1)
p0 p0 (1) (2)
p1 p2
V V
0 V1 V2 0
V2 V1 0 T1 T2 T 0 T2 T1 T
Câu B C D 17: Ở
nhiệt A độ 2730C
thể tích của một khối khí là 10 lít. Khi áp suất không đổi, thể tích của khí đó ở 5460C là:
A. 20 lít B. 15 lít C. 12 lít D. 13,5 lít
Câu 18: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 27 0C áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: quá trình đẳng tích áp suất tăng gấp 2 lần;
rồi quá trình đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng của khối khí là:
A. 9000C B. 810C C. 6270C D. 4270C
Câu 19: Phương trình nào sau đây áp dụng cho cả ba đẳng quá trình: đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng tích của một khối khí lí tưởng:
A. pV = const B. p/T = const C. V/T = const D. pV/T = const
Câu 20: Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên p 1
sang hệ trục tọa độ (p,V) thì đáp án nào mô tả tương đương: 2
p p p 1 p
1 3 3 2 1 3
1 2 3 2 0
2 V V 3 V V T
0 0 0 0
A B C D
Câu 21: Pit tông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4lít khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 1atm vào bình chứa khí có thể tích
2m3. Tính áp suất của khí trong bình khi pit tông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ khí trong bình là 420C.
A. 3,5at B. 2,1at C. 21at D. 1,5at
Câu 22: Một bình kín chứa ôxi ở nhiệt độ 20 0C và áp suất 105 Pa. Nếu nhiệt độ bình tăng lên đến 40 0C thì áp suất trong bình là
A. 0,9.105Pa. B. 0,5.105Pa. C. 2.105Pa. D. 1,07.105Pa.
Câu 23: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ của khối khí sẽ
A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.
Câu 24: Một lượng khí ở nhiệt độ 1000C và áp suất 1,0.105Pa được nén đẳng nhiệt đến áp suất 1,5.10 5PA. Hỏi khi đó phải làm lạnh
đẳng tích khí đó đến nhiệt độ nào để áp suất bằng lúc ban đầu?
A. 240C B. – 240C. C. -120C D. 360C
Câu 25: Một lượng khí đựng trong một xi-lanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15lít, nhiệt độ 27 0C và áp suất
2at. Khi pittông nén khí đến thể tích 12lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí trong pittông lúc này là
A. 1470C. B. 47,50C. C. 147K. D. 37,80C.
Câu 26: Trong hệ toạ độ (p, T) đường biểu diễn nào là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol. B. Đường thẳng song song với trục tung.
C. Đường thẳng kéo dài qua gốc toạ độ. D. Đường thẳng song song với trục hoành.
Câu 27: Một lượng khí có thể tích 2lít ở nhiệt độ 27 0C và áp suất 2at. Người ta nén đẳng nhiệt tới khi áp suất chỉ còn bằng phân nửa
áp suất lúc đầu. Hỏi thể tích của khí lúc đó là bao nhiêu?
A. 6 lít B. 3 lít C. 2 lít D. 4 lít.
Câu 28: Ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định?
A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất.
C. Thể tích, nhiệt độ, khối lượng. D. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
Câu 29: Biểu thức nào là biểu thức của định luật Bôilơ - Ma-ri-ốt?
A. p1V2 = p2V1 B. p/V = const. C. V/p = const. D. p.V = const.
Câu 30: Đường nào sau đây là đường đẳng nhiệt?
A. p B. V C. V D. p

T
0 V
0 T 0 T 0
-- 156 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ

Kiểm tra 45 phút số 13 kì II (Chương IV, V, THPT Cao Bá Quát – Hà Nội 2019)
Câu 1: Chọn câu đúng. Nếu lực không đổi F có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc  thì công
của lực F được tính bởi:
A. A = F.s.cos. B. A = F.s. C. A = P/t. D. A = F.v.
Câu 2: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng
A. pV/T= hằng số B. pT/V= hằng số C. VP/T= hằng số D. p1V2/T1 = p2V1/T2
Câu 3: Một vật có khối lượng 2 ( kg ) chuyển động với vận tốc 1m/s thì động năng của vật là:
A. 2 ( J ). B. 1 ( J ). C. Một đáp án khác. D. 3 ( J ).
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? Người lực sĩ
A. nâng quả tạ lên cao. B. giữ nguyên quả tạ trên cao.
C. thả cho quả tạ rơi xuống đất. D. đưa lên, đưa xuống quả tạ ở trên cao.
Câu 5: Một xylanh chứa 150 ( cm 3 ) khí ở áp suất 2.105 ( Pa ). Pittông nén khí trong xylanh xuống còn 100 ( cm 3 ). Tính áp suất của
khí trong xylanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.
A. 1.105 ( Pa ). B. 2.105 ( Pa ). C. 3.105 ( Pa) D. Một đáp án khác.
Câu 6: Một học sinh đẩy hòn đá với một lực 100N trong 20s. Nếu hòn đá không chuyển động thì công của học sinh đó là:
A. 250J. B. 200J. C. 35J. D. 0J.
Câu 7: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều. C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
Câu 8: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g=9,8m/s2. Khi đó vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102m B. 1,0m C.9,8m D. 32m
Câu 9: Chọn câu đúng. Trong quá trình chuyển động của con lắc đơn tại vị trí
A. cao nhất: thế năng cực đại, động năng cực đại. B. cao nhất: thế năng cực tiểu, động năng cực đại.
C. thấp nhất: thế năng cực đại, động năng cực tiểu.
D. bất kì: thế năng và động năng nhận giá trị bất kì nhưng cơ năng không đổi.
Câu 10: Một chiếc lốp ôtô chứa không khí ở áp suất 5 bar (1 bar = 10 5Pa) và nhiệt độ 250C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm
cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 500C. Áp suất không khí trong vỏ xe lúc này là:
A. 5,45bar B. 4,42 bar C. 5,42 bar D. 5,12 bar
Câu 11: Chọn câu sai:
A. Cơ năng là một đại lượng có thể dương, âm hoặc bằng không.
B. Cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.
C. Cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
D. Nếu có lực tác dụng khác (lực cản, lực ma sát…) thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
Câu 12: Ném ngang một hòn đá khối lượng 2 kg với vận tốc 5 m/s từ tầng gác có độ cao 12 m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản của
không khí. Xác định cơ năng của vật ở thời diểm ném. Chọn gốc thế năng ở mặt đất.
A. 260,2 J B. 265J C. 235,2 J D. 250 J
Câu 13: Áp suất khí trơ trong bóng đèn tăng bao nhiêu lần khi đèn sáng? Biết khi đèn tắt nhiệt độ là 250C và khi sáng là 3230C.
A. 2 lần B. 12,9 lần C. 1,08 lần D. 2,18 lần
Câu 14: Hòn đá được thả rơi từ độ cao 20m so với mặt đất. Tính độ cao mà tại đó hòn đá có vận tốc 10m/s. Cho g=10m/s2
A. 30m B. 25m C. 20m D. 15m
Câu 15: Cơ năng là 1 đại lượng
A. Luôn dương. B. Luôn dương hoặc bằng không.
C. Có thể dương, âm hoặc bằng không. D. luôn luôn khác không.
Câu 16: Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất, bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay.
Động năng của đạn đối với mặt đất là :
. 2mv2 B. mv2/4 C. mv2 D. mv2/2
A
Câu 17: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?
A. p ~ 1/V B. V ~ 1/p C. V ~ p D. p1V1 = p2V2
Câu 18: Chọn câu sai. Thế năng trọng trường của một vật
A. là dạng năng lượng phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. B. là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật.
C. còn gọi là thế năng hấp dẫn. D. có đơn vị trong hệ SI là: Oát ( W )
Câu 19: Trong hệ tọa độ ( p, V ) đường đẳng nhiệt là đường:
A. Hypebol. B. Parabol. C. Elip. D. Thẳng.
Câu 20: Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là:
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp.
C. Quá trình đẳng tích. D. Quá trình nén và giãn khí.
Câu 21: Chọn đáp án đúng. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị công suất?
A. J.s B. W C. N.m/s D. HP
Câu 22: Hệ thức nào sau đây phù hợp định luật Saclơ?
A. p ~ t B. p/t = hằng số C. p1/T1 = p3/T3 D. p1/p2 = T2/T1
Câu 23: Một bình có dung tích 20 lít chứa đầy khí ôxi dưới áp suất 200at. Nếu xả từ từ lượng khí này ra ngoài khí quyển dưới áp suất
1at, thì nó sẽ chiếm một thể tích V bằng bao nhiêu, coi nhiệt độ không đổi?
A. V = 2000 lít. B. V = 4000 lít. C. V = 15000 lít. D. V = 3000 lít.
Câu 24: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của 1 lượng khí?
A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất.

-- 157 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
Câu 25: Một lượng khí chứa trong xi lanh có thể tích V 1 và áp suất p1. Đẩy pit–tông đủ chậm để nén lượng khí này sao cho thể tích
của nó giảm 2 lần và nhiệt độ không đổi. Hỏi khi đó áp suất của lượng khí rong xi lanh tăng, giảm bao nhiêu lần?
A. Giảm 2 lần. B. Tăng 2 lần. C. Giảm 0,5 lần. D. Tăng 0,5 lần.
Câu 26: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 2J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó vật ở độ cao là:
A. 0,102m B. 9,8m C. 1m D. 32m
Câu 27: Lò xo có k=200 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với một vật nhỏ. Lò xo bị nén 1cm thì thế năng đàn hồi của vật bằng?
A. 0,01 J. B. 0,02 J. C. 0,04 J. D. 0,08 J.
Câu 28: Chọn câu sai khi nói về cơ năng:
A. Cơ năng có đơn vị là Jun (J). B. Cơ năng của một vật luôn được bảo toàn.
C. Cơ năng của một vật bằng tổng của động năng và thế năng của vật.
D. Động năng của vật có thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại.
Câu 29: Trong sự RTD đại lượng nào sau đây được bảo toàn:
A. Thế năng. B. Động lượng. C. Động năng. D. Cơ năng.
Câu 30: Từ điểm A có độ cao so với mặt đất bằng 0,5m ném một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật 0,5kg. Lấy
g=10m/s2. Cơ năng của vật là:
A. 3,5J B. 2,5J C. 4,5J D. 5,5J
Kiểm tra 45 phút số 14 kì II (Chương IV, V, THPT Hoàng Mai – Hà Nội 2020)
Câu 1: Trong các giá trị sau đây: I. Thế năng của vật ở độ cao h; II. Thế năng của vật ở mặt đất; III. Độ giảm thế năng giữa hai độ cao
h1 và h2 . Giá trị nào không phụ thuộc vào mốc độ cao (gốc thế năng)
A. I, II, III B. I C. III D. II
Câu 2: Công là đại lượng:
A. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không. B. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Vô hướng có thể âm hoặc dương. D. Véc tơ có thể âm hoặc dương.
Câu 3: Đại lượng nào dưới đây không có đơn vị của năng lượng:
A. J B. N.m C. kg.m/s D. W.s
Câu 4: Một vật có khối lượng 500 g RTD (không vận tốc đầu) từ độ cao 100 m xuống đất, lấy g = 10 m/s 2. Động năng của vật tại độ
cao 50 m là bao nhiêu?
A. 250 J B. 500 J C.1000 J D. 50000 J
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi?
.W=mv2/2 + k(Δl)2/2 B. W=mv2/2 + mgz C. W=mv2/2 + k(Δl)/2 D. W=mv2/2 + 2k(Δl)2
A
Câu 6: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. p1V1 = p2V2. B. p1/p2 = V1/V2. C. p1/V1 = p2/V2. D. p ~ V
Câu 7: Một vật có khối lượng 2kg RTD, sau 2s kể từ lúc bắt đầu rơi động năng của vật đó là bao nhiêu? (g=10m/s2)
A.100J B. 200J C. 400J D. 450J
Câu 8: Có 24 gam khí chiếm thể tích 3lít ở nhiệt độ 27 oC, sau khi đun nóng đẳng áp khối lượng riêng của khối khí là 2g/l. Tính nhiệt
độ của khí sau khi nung.
A. 270C B. 920C C. 927K D. 9270C
Câu 9: Một khối khí đem giãn nở đẳng áp từ nhiệt độ t1 = 32 C đến nhiệt độ t2 = 117 C, thể tích khối khí tăng thêm 1,7lít. Tìm thể tích
o o

khối khí trước và sau khi giãn nở.


A. 6,1 lít; 7,8lít B. 26 lít; 6lít C. 16 lít; 7,8lít D. 6,1 lít; 37lít
Câu 10: Tìm hệ thức liên hệ giữa khối lượng riêng và áp suất chất khí trong quá trình đẳng nhiệt:
A. p1/ρ1 = p2/ρ2 B. p2/ρ1 = p1/ρ2 C. p1/ρ2 = p2/ρ1 D. Một biểu thức khác.
Câu 11: Một vật khối lượng 2kg có thế năng 192,08J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó vật ở độ cao là:
A. 0,012m B. 9,8m C. 2m D. 1m
Câu 12: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác-lơ?
A. p ~ t. B. p1/T1 = p2/T2. C. p/T=hằng số. D. p ~ T.
Câu 13: Hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng của vật khối lượng m là:
A. 2mWđ = p2 B. 2Wđ = mp2 C. Wđ = mp2 D. 4mWđ = p2
Câu 14: Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 20at. Tính thể tích chất khí khi ta mở nút bình. Coi nhiệt độ của
khí là không đổi và áp suất khí quyển là 1at.
A. 20 lít B. 100 lít C. 240 lít D. 200 lít
Câu 15: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương ngang 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N.
Công của lực đó khi hòm trượt được 20m bằng:
A. 5196J B. 2598J. C. 1500J. D. 1763J.
Câu 16: Nếu khí trơ trong bóng đèn tăng từ nhiệt độ t1 = 15oC đến nhiệt độ t2 = 300oC thì áp suất khí trơ tăng lên bao nhiêu lần?
A. 19 B. 1,99 C. 3 D. 91
Câu 17: Chọn phương án sai trong các câu sau:
A. Công của lực thế không phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. B. Lực hấp dẫn là một lực thế.
C. Công là một đại lượng vô hướng. D. Công của trọng lực luôn là công dương.
Câu 18: Khi khối lượng tăng gấp bốn, vận tốc giảm một nửa thì động năng của vật sẽ:
A. Tăng gấp 4. B. Tăng gấp 8. C. Tăng gấp đôi. D. Không đổi.
Câu 19: Một vật khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 6m/s thì chịu tác dụng của lực F = 10N không đổi ngược hướng với
hướng chuyển động. Sau khi đi thêm được 1m nữa, vận tốc của vật là:
A. 25m/s B. √ 15 m/s C. 4m/s D. 15m/s
Câu 20: Khi áp suất chất khí giảm đi một nửa. Nếu thể tích của nó được giữ không đổi thì nhiệt độ tuyệt đối của nó sẽ

-- 158 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ V. CHẤT KHÍ
A. giảm một nửa. B. tăng gấp 4. C. không thay đổi. D. tăng gấp đôi.
Câu 21: Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là:
A. 8 (m/s) B. 16 (m/s) C. 2 (m/s) D. 4 (m/s)
Câu 22: Đường nào sau đây không phải là đường đẳng nhiệt?

B. A

C. D

D. C

Câu 23: Tính động năng của vật có động lượng 4kg.m/s của vật khối lượng là 2kg:
A. 2J B. 1J C. 3J D. 4J
Câu 24: Một vật có khối lượng 1kg RTD, sau 3s kể từ lúc bắt đầu rơi động năng của vật đó là bao nhiêu? (g=10m/s2)
A. 200J B. 100J C. 300J D. 450J
Câu 25: Bơm không khí có áp suất p 1=1atm vào một quả bóng có dung tích bóng không đổi là V=2,5l. Mỗi lần bơm ta đưa được
125cm3 không khí vào trong quả bóng đó. Biết rằng trước khi bơm bóng chứa không khí ở áp suất 1atm và nhiệt độ không đổi. Tính
áp suất bên trong quả bóng sau 12 lần bơm.
A. 0,6atm. B. 11,6atm. C. 1,6atm. D. 16atm.
Câu 26: Động năng của một vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng của vật không thay đổi nhưng vận tốc của vật giảm đi 3 lần:
A. tăng 3 lần. B. giảm 6 lần. C. không đổi. D. giảm 9 lần.
Câu 27: Một vật có khối lượng 1 kg, chuyển động với vận tốc 2m/s. Thì động năng của vật là:
A. 1J B. 2J C. 4J D. 6J
Câu 28: Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là :
A. 8 (m/s) B. 2 (m/s) C. 4 (m/s) D. 16 (m/s)
Câu 29: Công thức nào sau đây là công thức tính thế năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi ?
A. Wt = 2k(Δl) B. Wt = 2k(Δl)2 C. Wt = k(Δl)/2 D. Wt = k(Δl)2/2
Câu 30: Lò xo có k = 500N/m khối lượng không đáng kể. Giữ một vật 0,25kg ở đầu một lò xo đặt thẳng đứng với trạng thái ban đầu
chưa biến dạng. Ấn cho vật đi xuống làm lò xo bị nén một đoạn 10cm. Thế năng tổng cộng của hệ vật – lò xo tại vị trí này là:
A. 2,50J. B. 2,00J. C. 2,25J. D. 2,75J.

-- 159 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
CHỦ ĐỀ 1. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
Câu 1: Nội năng của một vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công.
D. Nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách làm thay đổi nội năng của một vật?
A. Quá trình làm thay đổi nội năng không bằng cách thực hiện công gọi là sự truyền nhiệt.
B. Quá trình làm thay đổi nội năng liên quan đến sự chuyển dời của các vật khác tác dụng lực lên vật đang xét gọi là thực hiện công.
C. Nội năng của vật có thể biến đổi bằng hai cách: thực hiện công và truyền nhiệt.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?
A. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. B. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
C. Nội năng là nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nội năng của khí lí tưởng không phụ thuộc vào thể tích,mà phụ thuộc vào nhiệt độ
Câu 4: Khi truyền nhiệt cho một khối khí thì khối khí có thể:
A. tăng nội năng và thực hiện công. B. giảm nội năng và nhận công.
C. cả A và B đúng. D. cả A và B sai.
Câu 5: Nhiệt lượng là phần năng lượng mà:
A. vật tiêu hao trong sự truyền nhiệt. B. vật nhận được trong sự truyền nhiệt.
C. vật nhận được hay mất đi trong sự truyền nhiệt. D. Cả 3 đều sai.
Câu 6: Đơn vị của nhiệt dung riêng của 1 chất là:
A. J/kg.độ B. J.kg/độ C. kg/J.độ D. J.kg.độ
Câu 7: Nội năng của khí lí tưởng bằng:
A. thế năng tương tác giữa các phân tử. B. động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử.
C. cả 2 đều sai. D. cả 2 đều đúng.
Câu 8: Một vật khối lượng m, có nhiệt dung riêng c, nhiệt độ đầu và cuối là t1 và t2. Công thức Q= mc(t2–t1) dùng để xác định:
A. nội năng. B. nhiệt năng. C. nhiệt lượng. D. năng lượng.
Câu 9: Đơn vị của nhiệt dung riêng trong hệ SI là:
A. J/g độ B. J/kg độ C. kJ/kg độ D. cal/g độ
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải của chất khí:
A. các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi hướng. B. lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
C. các phân tử ở rất gần nhau. D. các phân tử bay tự do về mọi phía.
Câu 11: Chất khí dễ nén vì
A. các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. lực hút giữa các phân tử rất yếu.
C. các phân tử ở cách xa nhau. D. các phân tử bay tự do về mọi phía.
Câu 12: Trường hợp làm biến đổi nọi năng không do thực hiện công là?
A. Đun nóng nước bằng bếp. B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
C. Nén khí trong xilanh. D. Cọ xát hai vật vào nhau.
Câu 13: Câu nào sau đây nói về nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ của một vật là đúng ?
Nhiệt độ của vật giảm là do các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật
A. ngừng chuyển động. B. nhận thêm động năng. C. chuyển động chậm đi. D. va chạm vào nhau.
Câu 14: Nhiệt độ của vật không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Khối lượng của vật. B. Vận tốc của các phân tứ cấu tạo nên vật.
C. Khối lượng của từng phân tử cấu tạo nên vật. D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 15: Câu nào sau đây nói về nội năng là đúng ?
A. Nội năng là nhiệt lượng. B. Nội năng là một dạng năng lượng.
C. Nội năng của vật A lớn hơn nội năng của vật B thì nhiệt độ của vật cũng lớn hơn nhiệt độ của vật B.
D. Nội năng của vật chì thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.
Câu 16: Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng ?
A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật.
B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại.
C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động nâng từ phân tử này sang phân tử khác.
D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại.
Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng?
A. Nội năng của một vật là năng lượng bao gồm tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.
B. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
C. Đơn vị của nội năng là Jun (J). D. Nội năng không thể biến đổi được.
Câu 18: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Nhiệt lượng không phải là nội năng. D. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
Câu 19: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng có thể chuyển hóa thành năng lượng khác.
C. Nội năng là nhiệt lượng. D. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi.

-- 160 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Dạng 1. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một vật. Phương trình cân bằng nhiệt
Câu 20: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là:
A. 8.104 J. B. 10.104 J. C. 33,44.104 J. D. 32.103 J.
Câu 21: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 0 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ
0

4,18.103J/(kg.K).
A. 2,09.105J. B. 3.105J. C. 4,18.105J. D. 5.105J.
Câu 22: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 5 kg nước từ nhiệt độ 20 C lên 100 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là
0 0

4,18.103 J/kg.K.
A. 1672.103 J. B. 1267.103 J. C. 3344.103 J. D. 836.103 J.
Câu 23: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 1 miếng sắt có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ 500 C hạ xuống còn 40 C. Biết nhiệt dung riêng của sắt
0 0

là 478 J/kg.K.
A. 219880 J. B. 439760 J. C. 879520 J. D.109940 J.
Câu 24: 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J, thì tăng nhiệt độ từ 150C đến 350C. Tính nhiệt dung riêng của chì.
A. 130J/kg.K. B. 26J/kg.K C. 130kJ/kg.K D. 260kJ/kg.K
Câu 25: Một bình nhôm khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 20 0C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nó tăng lên 50 0C. Biết nhiệt nhung của
nhôm là 0,92.103J/kg. K
A. 13,8.103J. B. 9,2.103J C. 32,2.103J. D. 23,0.103J.
Câu 26: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 5 kg nước từ nhiệt độ 20 C lên 100 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.10 3
0 0

J/kg.K.
A. 1672.103 J. B. 1267.103 J. C. 3344.103 J. D. 836.103 J.
Câu 27: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,21 kg được nung nóng đến 200 0C vào cốc đựng nước ở 300C. Sau một thời gian,
nhiệt độ của nước và quả cầu đều bằng 500C. Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, nhiệt
dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
A. 3,30kg. B. 7,50kg. C. 0,21kg. D. 0,33kg.
Câu 28: Thả một miếng đồng khối lượng 600 g nhiệt dung riêng 400 J/kgđộ ở nhiệt độ 1200 C vào 500 g nước nhiệt dung riêng 4,2
kJ/(kgK) ở nhiệt độ 200C. Nhiệt độ cân bằng là
A. 1200C. B. 30,260C. C. 700C. D. 38,0650C.
Câu 29: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m 1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t 1 vào một nhiệt lượng kế chứa m 2 =
0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t 3 = 800C. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là c 1 =
400 J/(kg.K), c2 = 4200 J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường. Nhiệt độ ban đầu t1 của đồng là
A. 9260C. B. 9620C. C. 5300C. D. 5030C.
Câu 30: Một bình nhôm khối lượng 0,5kg chứa 118 g nước ở nhiệt độ 20 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg
0

đã được nung nóng tới nhiệt độ 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm, nước và sắt lần lượt là
896 J/(kg.K), 4180 (J/kg.K), (460 J/kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là
A. 270C. B. 300C. C. 330C. D. 250C.
Câu 31: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4°C. Người ta thả mọt miếng kim loại
có khối lượng 192g đã đun nóng tới nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ
khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5°C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh và biết nhiệt dung riêng của đồng thau là
128J/kgK và của nước là 4180J/kgK.
A. 4080(J/kg.K). B. 777,2(J/kg.K). C. 9690(J/kg.K). D. 1133(J/kg.K).
Câu 32: Một quả cầu bằng sắt có khối lượng m được nung nóng đến nhiệt độ t 0 0C. Nếu thả quả cầu đó vào một bình cách nhiệt thứ
nhất chứa 5 kg nước ở nhiệt độ 0 0C thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 4,2 0C. Nếu thả quả cầu đó vào bình cách nhiệt thứ hai chứa 4 kg
nước ở nhiệt độ 25 0C thì nhiệt độ cân bằng của hệ là 28,90C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Biết nhiệt dung
riêng của sắt và nước lần lượt là 460 J/kg.K và 4200 J/kg.K. Khối lượng m và nhiệt độ t0 ban đầu của quả cầu lần lượt là
A. 0,55kg và 3500C. B. 2,00kg và 1000C. C. 0,55kg và 1000C. D. 2,00kg và 3500C.
Câu 33: Một bình nhiệt lượng kế bằng thép khối lượng 0,1 kg chứa 0,5 kg nước ở nhiệt độ 15°C. Người ta thả một miếng chì và một
miếng nhôm có tổng khối lượng 0,15 kg và nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Kết quả là nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng
lên đến 17°C. Cho biết nhiệt dung riêng của chì là 127,7 J/(kg.K), của nhôm là 836 J/(kg.K), của thép là 460 J/(kg.K), của nước là
4180 J/(kg.K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra bên ngoài. Khối lượng của miếng chì và miếng nhôm lần lượt là
A. 46g và 104g. B. 64g và 140g. C. 104g và 46g. D. 140g và 64g.
Câu 34: Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136 0C vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở
140C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18 0C và muốn cho riêng nhiệt
lượng kế nóng thêm lên 10C thì cần 65,1J; nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm lần lượt là 4190J/(kg.K), 130J/(kg.K) và
210J/(kg.K). Khối lượng chì và kẽm có trong miếng hợp kim lần lượt là
A. 42g và 8g. B. 15g và 35g. C. 8g và 42g. D. 35g và 15g.
Câu 35: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 200C. Cho vào nhiệt lượng kế một lượng nước có khối lượng
m ở nhiệt độ t2. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 120C. Tiếp tục đổ thêm một chất lỏng khác có khối lượng 2m ở nhiệt
độ t3 = 400C (chất lỏng này không tác dụng hóa học với nước) vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ cân bằng giảm đi 160 so với nhiệt độ cân
bằng nhiệt lần thứ nhất. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 900J/kg.K và 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi
trường. Nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế bằng
A. 4080(J/kg.K). B. 2040(J/kg.K). C. 9690(J/kg.K). D. 1133(J/kg.K).
Câu 36: Một nhiệt lượng kế ban đầu không chứa gì, có nhiệt độ t 0. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của
nhiệt lượng kế tăng thêm 50C. Lần thứ hai, đổ thêm một ca nước nóng như trên vào thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3 0C
nữa. Lần thứ ba đổ thêm vào cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm
A. 60C. B. 140C. C. 80C. D. 50C.

-- 161 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 37: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 50 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ
bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 900 g nước ở nhiệt độ 17 oC. Khi đó nhiệt độ của nước
tăng lên đến 23oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.k), của nước là 4180 J/(kg.k). Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng
A. 796oC.     B. 990oC. C. 967oC.     D. 813oC.
Câu 38: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20 C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2
0

kg đã được nung nóng tới 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dụng riêng của nhôm là 0,92.10 3 J/(kg.K); của
nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103 J/(kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là:
A. t = 100C. B. t = 150C. C. t = 200C. D. t = 250C.
Câu 39: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142 C vào một cốc đựng nước ở 20 0C, biết nhiệt độ khi
0

có sự cân bằng nhiệt là 420C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là
4200J/kg.K.
A. 0,1kg                       B. 0,2kg                      C. 0,3kg                      D. 0,4kg
Câu 40: Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 250g, chứa 2 kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng là 516600J thì
ấm đạt đến nhiệt độ 800C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c Al =
920J/kgK và cn = 4190J/kgK.
A. t = 100C. B. t = 150C. C. t = 200C. D. t = 250C.
Dạng 2. Biến đổi nội năng bằng cách thực hiện công
Câu 41: Một quả bóng khối lượng 200 g rơi từ độ cao 15 m xuống sân và nảy lên được 10 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng
bằng (lấy g = 10 m/s2)
A. 10 J.     B. 20 J. C. 15 J.     D. 25 J.
Câu 42: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội
năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng
A. 1125 J.     B. 14580 J. C. 2250 J.     D. 7290 J.
Câu 43: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được.
Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó
biến đổi một lượng bằng
A. 2000 J.     B. – 2000 J. C. 1000 J.     D. – 1000 J.
Câu 44: Trong một quá trình nung nóng đẳng áp ở áp suất 1,5.10 5 Pa, một chất khí tăng thể tích từ 40 dm3 đến 60 dm3 và tăng nội
năng một lượng là 4,28 J. Nhiệt lượng truyền cho chất khí là
A. 1280 J.     B. 3004,28 J. C. 7280 J.     D. – 1280 J.
Câu 45: Một viên đạn bằng đồng bay với vận tốc 500 m/s tới xuyên qua một tấm gỗ. Khi vừa ra khỏi tấm gỗ, vận tốc của viên đạn là
300 m/s. Hỏi nhiệt độ của viên đạn tăng lên bao nhiêu khi nó bay ra khỏi tấm gỗ. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 386 J/(kg.K). Nếu
coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm là
A. 520C. B. 2070C. C. 1000C. D. 4800C.
Câu 46: Một viên đạn bằng bạc đang bay với vận tốc 200 m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ và nằm yên trong bức tường. Nhiệt
dung riêng của bạc là 234 J/(kg.K). Nếu coi viên đạn không trao đổi nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao
nhiêu độ ?
A. 580C. B. 1710C. C. 850C. D. 2500C.
Câu 47: Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Độ biến thiên nội năng của quả bóng
trong quá trình trên bằng
A. 2,94J. B. 3,00J. C. 294J. D. 6,86J.
CHỦ ĐỀ 2. CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 1: Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?
A. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn.
C. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ.
D. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
Câu 2: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?
A. U = A với A > 0 B. U = Q với Q > 0 C. U = A với A < 0 D. U = Q với Q <0
Câu 3: Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình
A. U = Q + A B. U = A C. U = 0 D. U = Q
Câu 4: Trong biểu thức Δ U = A + Q nếu Q > 0 khi:
A. vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác. B. vật nhận công từ các vật khác.
C. vật thực hiện công lên các vật khác. D. vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.
Câu 5: Chọn câu đúng
A. Quá trình không thuận nghịch là quá trình có thể tự xảy ra theo chiều ngược lại.
B. Quá trình không thuận nghịch là quá trình chỉ có thể tự xảy ra theo một chiều xác định.
C. Quá trình không thuận nghịch có thể tự xảy ra theo hai chiều xác định.
D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Ngyên lý thứ nhất nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây?
A. Định luật bảo toàn cơ năng. B. Định luật bảo toàn động lượng.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. D. Định luật II Niutơn.
Câu 7: Chọn câu sai:
A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn. B. Nhiệt tự truyền từ vật này sang vật khác bất kỳ.
C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
D. Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Câu 8: Hệ thức U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học

-- 162 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp. B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt.
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích. D. Áp dụng cho cả ba quá trình trên.
Câu 9: Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng:
A. Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được. B. Nhiệt lượng mà vật nhận được.
C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được. D. Công mà vật nhận được.
Câu 10: Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng:
A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân. B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân.
C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh. D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân.
Câu 11: Trong các động cơ đốt trong, nguồn lạnh là:
A. bình ngưng hơi. B. hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trong buồng đốt.
C. không khí bên ngoài. D. hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy trong xi lanh.
Câu 12: Hiệu suất của động cơ nhiệt H được xác định bằng:
A. (Q1 - Q2)/Q1 B. T1 - T2/T1 C. Q2 - Q1/Q1 D. T2 - T1/T1
Câu 13: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. ΔU=Q với Q > 0 B. ΔU=Q +A với A > 0 C. ΔU=Q +A với A < 0 D. ΔU=Q với Q < 0
Câu 14: Biểu thức của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học trong trường hợp nung nóng khí trong bình kín (bỏ qua sự giãn nở
của bình) là:
A. U = A B. U = Q – A C. U = Q D. U= Q +A
Câu 15: Để nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt ta phải:
A. tăng T2 và giảm T1. B. tăng T1 và giảm T2. C. tăng T1 và T2. D. giảm T1 và T2.
Câu 16: Không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu loại 1 vì:
A. động cơ chỉ có thể hoạt động trong thời gian ngắn. B. trái với nguyên lý 1 nhiệt động lực học.
C. cả 2 câu A và B sai. D. cả 2 câu A và B đúng.
Câu 17: Ap dụng nguyên lý 1 nhiệt động lực học cho các quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng, ta có Q = A trong:
A. quá trình đẳng áp. B. quá trình đẳng nhiệt. C. quá trình đẳng tích. D. quá trình đoạn nhiệt.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây về hiệu suất của động cơ nhiệt sai. Với T1: nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng; T 2: nhiệt độ tuyệt đối
của nguồn lạnh
A. H luôn nhỏ hơn 1. B. H  (T1 – T2) / T1. C. H rất thấp. D. H có thể bằng 1.
Câu 19: Nguyên lý 2 nhiệt động lực học có thể phát biểu:
A. Nhiệt không thể tự động truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
B. Không thể thực hiện 1 quá trình tuần hoàn mà kết quả duy nhất của nó là thực hiện công do lấy nhiệt từ 1 nguồn.
C. Cả 2 câu A và B đúng. D. Cả 2 câu A và B sai.
Dạng 1. Vận dụng nguyên lí I nhiệt động lực học
Câu 20: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng
của khí là 
A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J.
Câu 21: Người ta truyền cho khí trong xy lanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra sinh công 70 J đẩy pittong lên. Tính biến thiên nội năng
của khí.
A. ΔU = 30 J. B. ΔU = 170 J. C. ΔU = 100 J. D. ΔU = -30 J.
Câu 22: Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi
trường xung quanh nhiệt lượng 20 J.
A. 120 J. B. 100 J. C. 80 J. D. 60 J.
Câu 23: Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 200 J. Khí nở ra và thực hiện công 140 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến
thiên nội năng của khí.
A. 340 J. B. 200 J. C. 170 J. D. 60 J.
Câu 24: Người ta thực hiện một công 60 kJ để nén đẳng nhiệt một lượng khí. Độ biến thiên nội năng và nhiệt lượng do khí tỏa ra là
A. ΔU = -60 kJ và Q = 0. B. ΔU = 60 kJ và Q = 0. C. ΔU = 0 và Q = 60 kJ. D. ΔU = 0 và Q = -60 kJ.
Câu 25: Một khối khí lí tưởng chứa trong một xilanh có pit-tông chuyển động được. Lúc đầu khối khí có thể tích 20 dm 3, áp suất
2.105 Pa. Khối khí được làm lạnh đẳng áp cho đến khi thể tích còn 16 dm3. Tính công mà khối khí thực hiện được.
A. 400 J. B. 600 J. C. 800 J. D.1000 J.
Câu 26: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được.
Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 4000 J, thì nội năng của nó
biến thiên một lượng bằng
A. -4000J. B. 4000J. C. 0J. D. 2000J.
Câu 27: Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông di chuyển
đều một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí
A. U = 0,5 J. B. U = 2,5 J. C. U = - 0,5 J. D. U = -2,5 J.
Câu 28: Truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng
thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng
của khí là:
A. 1.106 J. B. 2.106 J. C. 3.106 J. D. 4.106 J.
Câu 29: Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong một xilanh có khối lượng m = 600g đặt nằm ngang. Khí nở
ra đẩy pittông từ trạng thái nghỉ di chuyển 5cm với gia tốc 5m/s 2. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến
thiên nội năng của khí
A. U = -0,35J. B. U = 1,15J. C. 0,35 J. D. U = -0,5 J.
Câu 30: Người ta truyền một nhiệt lượng 100J cho một lượng khí có thể tích 6 lít trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pit-tông
đi lên, thể tích khí lúc sau là 8 lít. Xem quá trình là đẳng áp với án suất 2.104Pa. Độ biến thiên nội năng của khí bằng

-- 163 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
A. 140J. B. 20 J. C. 100J. D. 60J.
Câu 31: Một lượng khí trong một xilanh hình trụ bị nung nóng, khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích tăng thêm 0,02m 3 và nội năng
biến thiên 1280J. Xem quá trình là đẳng áp ở áp suất 2.105Pa. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là
A. 2720J. B. 1280J. C. 5280J. D. 4000J.
Câu 32: Người ta cung cấp nhiệt lượng cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5
cm và nội năng của chất khí tăng 0,5 J. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xilanh là 20 N. Nhiệt lượng đã cung cấp cho chất khí là
A. 1,5 J.     B. 25 J. C. 40 J.     D.100 J.
Câu 33: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực
có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là:
A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J.
Câu 34: Trong một xilanh đặt nằm ngang có một lượng không khí thể tích 2,73 dm 3 ở điều kiện chuẩn. Người ta hơ nóng xilanh sao
cho nhiệt độ tăng thêm 40 0C và pit-tông dịch chuyển đều trong khi áp suất của không khí trong xilanh coi như không đổi. Bỏ qua ma
sát giữa pit-tông và xilanh. Tính công do lượng khí sinh ra khi dãn nở? Công này có phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông không ?
A. 40,52J có phụ thuộc thuộc diện tích của mặt pit-tông. B. 40,52J không phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông.
C. 318J không phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông. D. 318J có phụ thuộc diện tích của mặt pit-tông.
Câu 35: Trong một xilanh chứa một lượng khí có áp suất p = 100N/m 2 thể tích V1 = 4m3, nhiệt độ t1= 570C được nung nóng đẳng áp
đến nhiệt độ t2 = 870C. Khí dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển đều. Công do khí thực hiện được có độ lớn bằng
A. 60J. B. 21.5J. C. 36,4J. D. 40J.
Câu 36: Trong một xilanh chứa một lượng khí có áp suất p = 100N/m 2 thể tích V1 = 4m3, nhiệt độ t1= 570C được nung nóng đẳng áp
đến nhiệt độ t2 = 870C. Khí dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển đều. Biết nội năng của khối khí tăng thêm 100J. Nhiệt lượng đã truyền
cho khối khí bằng cách nung nóng là
A. 63,6J. B. 36,4J. C. 136,4J. D. 100J.
Câu 37: Một viên đạn bằng chì khối lượng m, bay với vận tốc v = 195 m/s, va chạm mềm vào một quả cầu bằng chì cùng khối lượng
m đang đứng yên. Nhiệt dung riêng của chì là c = 130 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của viên đạn và quả cầu bằng nhay. Coi nhiệt lượng
truyền ra môi trường là không đáng kể. Độ tăng nhiệt độ của viên đạn và quả cầu là
A. 146oC.     B. 730C. C. 37oC.     D. 14,6oC.
Câu 38: Cho khối khí chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) như đồ thị hình bên. Khi đó hệ thức nguyên lý thứ nhất nhiệt động
lực học có dạng p
A. ΔU = Q +A. 2
B. A = – Q. 1
V
C. ΔU =A. O
D. ΔU = Q.
p
Câu 39: Hệ thức của nguyên lí I NĐLH có dạng ΔU = Q ứng với quá trình nào vẽ ở hình bên? 1 2
A. Quá trình 1 → 2.
B. Quá trình 2 → 3.
C. Ọuá trình 3 → 4. 4 3
D. Quá trình 4 → 1. T
O

Câu 40: Cho 10g khí lí tưởng biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 như đồ thị hình bên. Biết p(kPa)
nhiệt độ trạng thái 1 là 300 K. Biết nhiệt dung riêng đẳng áp của khí là c P = 909 J/kg.K. Độ biến
thiên nội năng của chất khí bằng 2 1
A. 400J. 10 0
B. - 691J. V(dm3)
C. - 400J. O 6 10
D. 691J.
Dạng 2. Vận dụng nguyên lí II nhiệt động lực học. Hiệu suất động cơ nhiệt
Câu 41: Trong một chu trình của động cơ nhiệt lí tưởng, chất khí thực hiện một công bằng 2.103 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt
lượng bằng 6.103 J. Hiệu suất của động cơ đó bằng
A. 33% B. 80% C. 65% D. 25%
Câu 42: Hiệu suất một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện là
A. 2kJ B. 320J C. 800J D. 480J
Câu 43: Động cơ nhiệt thực hiện một công 400J khi nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt là
A. nhỏ hơn 25% B. 25% C. lớn hơm 40% D. 40%
Câu 44: Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 900J. Hiệu suất của
động cơ là
A. lớn hơm 75% B. 75% C. 25% D. nhỏ hơn 25%
Câu 45: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q 1 = 2,5.106 J, truyền cho
nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,75.106 J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt
A. 25% B. 35% C. 20% D. 30%
Câu 46: Một động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 4,32.10 4J đồng thời nhường cho nguồn lạnh 3,84.104 J. Hiệu
suất của động cơ bằng
A.10 %. B. 11 % C. 13%. D. 15%.
Câu 47: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 1,5.106 J, truyền cho nguồn lạnh
nhiệt lượng Q2 =1,2.106 J. Hiệu suất thực của động cơ nhiệt này và so sánh nó với hiệu suất cực đại, nếu nhiệt độ của nguồn nóng và
nguồn lạng lần lượt là 2500C và 300C.
A. 20% và nhỏ hơn 4,4 lần. B. 20% và nhỏ hơn 2,1 lần. C. 25% và nhỏ hơn 3,5 lần. D. 35% và nhỏ hơn 2,5 lần.

-- 164 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 48: Một động cơ nhiệt có hiệu suất cực đại là 80%. Biết nhiệt độ nguồn lạnh là 300C. Nhiệt độ của nguồn nóng là
A. 15150C. B. 12420C. C. 1242K. D. 1325K.
Câu 49: Để giữ nhiệt độ trong phòng là 200C, người ta dùng một máy lạnh mỗi giờ tiêu thụ một công là 5.10 6J. Biết hiệu năng của
máy là ϵ=4 thì nhiệt lượng lấy đi từ không khí trong phòng mỗi giờ là
A. 15.105J. B. 17.106J. C. 20.106J. D. 23.107J.
CHỦ ĐỀ 3. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Kiểm tra 45 phút số 15 kì II (Chương VI, THPT Trần Phú – Hà Nội 2020)
Câu 1: Nội năng là
A. Nhiệt lượng. B. Động năng.
C. Thế năng.
D. Động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng.
Câu 2: Ý nghĩa thí nghiệm của Jun là:
A. Tìm ra mối quan hệ tương đương giữa công và nhiệt lượng. B. Chứng minh định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
C. Chứng minh có sự biến đổi của công thành nội năng. D. Tìm ra nguyên lý thứ nhất Nhiệt động lực học.
Câu 3: Nguyên lý I Nhiệt động lực học là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vào các hiện tượng nhiệt vì:
A. Nội năng, công, nhiệt lượng đều là năng lượng. B. Có sự biến đổi qua lại giữa nội năng, công và nhiệt lượng.
C. Biểu thức của nguyên lý là hệ quả rút ra từ định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
D. Tất cả các lý do trên.
Câu 4: Một người có khối lượng 60 kg nhảy từ cầu nhảy ở độ cao 5 m xuống một bể bơi. Bỏ qua các năng lượng hao phí thoat ra
ngoài khối nước trong bể. Cho g = 10 m/s2. Độ biến thiên nội năng của nước trong bể bơi là:
A. 2000 J B. 2500 J C. 3000 J D. 3500 J
Câu 5: Một cốc nhôm có khối lượng 100g chứa 300 g nước ở nhiệt độ 20 0C. Người ta thả vào cốc nước một chiếc thìa bằng đồng có
khối lượng 75 g vừa được vớt ra từ một nồi nước sôi ở 1000C. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880
J/kg.độ, của đồng là 380 J/kg.độ và của nước là 4,19.103 J/kg.độ. Nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt là:
A. 20,50C B. 21,70C C. 23,60C D. 25,40C
Câu 6: Người ta di di một miếng sắt dẹt khối lượng 100g trên một tấm gỗ. Sau một lát thì thấy miếng sắt nóng lên thêm 12 0C. Giả sử
rằng chỉ có 40% công thực hiện là để làm nóng miếng sắt thì người ta đã tốn một công là:
A. 990 J B. 1137 J C. 1286 J D. 1380 J
Câu 7: Chọn câu đúng.
A. Nội năng của khí lý tưởng bao gồm động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng, nội năng phụ
thuộc nhiệt độ và thể tích.
B. Nội năng của khí lý tưởng bao gồm động năng chuyển động nhiệt của các phân tử và thế năng tương tác giữa chúng, nội năng phụ
thuộc nhiệt độ, thể tích và áp suất.
C. Nội năng của khí lý tưởng là thế năng tương tác giữa các phân tử khí, nội năng chỉ phụ thuộc vào thể tích của khí.
D. Nội năng của khí lý tưởng là động năng chuyển động của các phân tử khí, nội năng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 8: Chọn câu sai. Với: Q là nhiệt lượng truyền cho chất khí, A là công mà khí nhận được từ bên ngoài, A' là công mà khí thực
hiện lên vật khác, U là độ tăng nội năng của khí. Biểu thức của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học viết cho các quá trình là
A. Q = A' (Quá trình đẳng nhiệt). B. U = Q + A (Quá trình đẳng tích).
C. A' = Q - U (Quá trình đẳng áp). D. Q = A' (Chu trình).
Câu 9: Một lượng khí được dãn từ thể tích V1 đến thể tích V2 ( V2 > V1 ). Trong quá trình nào lượng khí thực hiện công ít nhất.
A. Trong quá trình đẳng tích rồi dãn đẳng áp. B. Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng tích.
C. Trong quá trình dãn đẳng áp rồi đẳng nhiệt. D. Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng áp.
Câu 10: Một lượng khí lý tưởng ở trạng thái 1 có thể tích V 1, áp suất p1 dãn đẳng nhiệt đến trạng thái 2 có thể tích V 2 = 2V1 và áp suất
p2 = p1/2. Sau đó dãn đẳng áp đến trạng thái 3 có thể tích V3 = 3V1 Thì:
A. Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 là lớn nhất.
B. Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 là lớn nhất.
C. Công mà khí thực hiện khi biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 là bằng nhau.
D. Chưa đủ điều kiện để kết luận vì không biết giá trị áp suất, nhiệt độ và thể tích ban đầu của khí.
Câu 11: Một lượng khí lý tưởng có thể tích ban đầu là V 1 = 1lít và áp suất là p 1 = 1 atm được dãn đẳng nhiệt đến thể tích V 2 = 2lít.
Sau đó người ta làm lạnh khí, áp suất của khí chỉ còn p 3 = 0,5 atm và thể tích thì không đổi. Cuối cùng khí dãn đẳng áp đến thể tích
cuối là V4 = 4lít. So sánh công mà khí thực hiện trong các quá trình trên là:
A. Quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 công thực hiện là lớn nhất.
B. Quá trình biến đổi từ trạng thái 2 sang trạng thái 3 công thực hiện là lớn nhất.
C. Quá trình biến đổi từ trạng thái 3 sang trạng thái 4 công thực hiện là lớn nhất.
D. Công mà khí thực hiện trong cả 3 quá trình đó là bằng nhau.
Câu 12: Lấy 2,5 mol khí lý tưởng ở 300K. Nung nóng đẳng áp lượng khí này cho đến khi thể tích của nó bằng 1,5 lần thể tích lúc
đầu. Nhiệt lượng cung cấp cho khí cho khí trong quá trình này là 11,04kJ. Công mà khí thực hiện và độ tăng nội năng của khí là
A. A = 3,12 kJ, U = 7,92 Kj B. A = 2,18 kJ, U = 8,86 kJ. C. A = 4,17 kJ, U = 6,87 kJ. D. A=3,85 kJ, U=7,19 kJ.
Câu 13: Chọn câu đúng. Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi
A. nội năng thành công. B. công thành nhiệt lượng. C. công thành nội năng. D. nhiệt lượng thành công.
Câu 14: Chọn câu sai
A. Động cơ nhiệt và máy lạnh đều có nguyên tắc cấu tạo chung gồm: Nguồn nóng, tác nhân và nguồn lạnh.
B. Máy lạnh là thiết bị nhận nhiệt từ nguồn lạnh, truyền cho nguồn nóng nhờ nhận công từ bên ngoài.
C. Hiệu suất của động cơ nhiệt là đại lượng đo bằng tỉ số giữa công sinh ra và nhiệt lượng mà tác nhân nhận từ nguồn nóng.
D. Hiệu năng của máy lạnh là đại lượng đo bằng tỉ số giữa nhiệt lượng mà tác nhân nhận từ nguồn lạnh và nhiệt lượngmà tác nhân
truyền cho nguồn nóng.

-- 165 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 15: Chuyển động nào dưới đây không cần đến sự biến đổi nhiệt lượng thành công?
A. Chuyển động quay của đèn kéo quân. B. Sự bật lên của nắp ấm khi đang sôi.
C. Bè trôi theo dòng sông.
D. Sự bay lên của khí cầu hở nhờ đốt nóng khí bên trong khí cầu.
Câu 16: Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q 1 = 1,5.106 J, truyền cho
nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 = 1,2.106 J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt này và so sánh nó với hiệu suất cực đại, nếu nhiệt độ
của nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là 2500C và 300C
A. 20% và nhỏ hơn 4,4 lần. B. 30% và nhỏ hơn 2,9 lần. C. 25% và nhỏ hơn 3,5 lần. D. 35% và nhỏ hơn 2,5 lần.
Câu 17: Ở một động cơ nhiệt, nhiệt độ của nguồn nóng là 520 0C, của nguồn lạnh là 200C. Nhiệt lượng mà nó nhận từ nguồn nóng là
107 J. Nếu hiệu suất của động cơ đạt cực đại thì công cực đại mà động cơ thực hiện là:
A. 8,5.105 J B. 9,2.105 J C. 10,4.106 J D. 9,6.106 J
Câu 18: Để giữ nhiệt độ trong phòng là 20 0C, người ta dùng một máy lạnh mỗi giờ tiêu thụ một công là 5.10 6 J. Biết hiệu năng của
máy là  = 4 thì nhiệt lượng lấy đi từ không khí trong phòng trong mỗi giờ là:
A. 15.105 J B. 17.106 J C. 20.106 J D. 23.107 J
Câu 19: Hiệu suất thực của một máy hơi nước bằng nửa hiệu suất cực đại. Nhiệt độ của hơi khi ra khỏi lò hơi (Nguồn nóng) là 227 0C
và nhiệt độ của buồng ngưng (Nguồn lạnh) là 770C. Mỗi giờ máy tiêu thụ 700 kg than có năng suất tỏa nhiệt là 31.10 6 J/kg. Công suất
của máy hơi nước này là:
A. 2,25.106 W B. 1,79.107 W C. 1,99.106 W D. 2,34.107 W
Câu 20: Các động cơ sau đây, động cơ nào không phải là động cơ nhiệt:
A. Động cơ trên xe máy.
B. Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thuỷ điện Sông Đà.
C. Động cơ trên tàu thủy. D. Động cơ gắn trên các ôtô.
Câu 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về nội năng ?
A. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.
B. Nội năng gồm động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Đơn vị của nội năng là J. D. Nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
Sử dụng dữ kiện sau để làm câu 22, 23, 24: Có 10gam khí ôxy ở áp suất p=3at, nhiệt độ t=100C. Người ta đốt nóng và cho khí dãn
nở đẳng áp đến thể tích 10lít. Biết nhiệt dung riêng của ôxy trong quá trình đẳng áp là c=0,91.103J/kg.K. Lấy 1at= 9,81.104N/m2.
Câu 22: Nhiệt độ cuối của khối khí là giá trị nào sau đây:
A. 113,320K B. 1133,20K C. 113320K D. Một giá trị khác.
Câu 23: Công do khí sinh ra khi dãn nở là:
A. 2208J B. 2408J C. 2808J D. Một giá trị khác.
Câu 24: Độ biến thiên nội năng của khí nhận giá trị nào sau đây:
A. 8525,82J B. 5258,82J C. 5528,82J D. Một giá trị khác
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học? Độ biến thiên nội năng của một vật bằng
A. công mà vật nhận được. B. nhiệt lượng mà vật nhận được.
C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được. D. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Câu 26: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường
xung quang nhiệt lượng 40J.
A. 100J B. 140J C. 60J D. 40J
Câu 27: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
Câu 28: Tìm câu sai khi nói về nội năng của vật:
A. Nội năng là nhiệt lượng của vật. B. Đơn vị của nội năng là J (jun).
C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
D. Nội năng là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 29: Chọn câu sai trong những câu phát biểu sau đây về nội năng của vật.
A. Tác dụng lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên vật và thế năng tương
tác giữa chúng. B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.
C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ΔU = A + Q
D. Trong qua trình đẳng nhiệt độ tăng nội năng của hệ bằng đúng nhiệt lượng mà hệ nhận được.
Câu 30: Hãy tìm phát biểu sai về nhược điểm của động cơ nhiệt là:
A. Khí thái ra làm ô nhiễm môi trường. B. Có tiếng nổ làm ô nhiễm tiếng ồn môi trường.
C. Có khói và làm cho không khí nóng lên. D. Công trình nặng nề hơn động cơ hơi nước.
Kiểm tra 45 phút số 16 kì II (Chương VI, THPT Buôn Ma Thuột – Đắc Lắc 2020)
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2: Công thức tính nhiệt lượng là
A. Q=mcΔt. B. Q=cΔt. C. Q=mΔt. D. Q=mc.
Câu 3: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học?
A. ΔU=A+Q. B. ΔU=Q. C. ΔU=A. D. A+Q=0.
Câu 4: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì
A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A> 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.

-- 166 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Câu 5: Chọn câu đúng.
A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng. B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch.
C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công.
D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công.
Câu 6: Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng.
C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi.
Câu 7: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. U = Q với Q >0 . B. U = Q + A với A > 0. C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0.
Câu 9: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là:
A. 8.104 J. B. 10.104 J. C. 33,44.104 J. D. 32.103 J.
Câu 10: Nhiệt lượng cần cung cấp cho 0,5 kg nước ở 0 C đến khi nó sôi là bao nhiêu? Nếu biết nhiệt dung của nước là xấp xỉ
0

4,18.103J/(kg.K).
A. 2,09.105J. B. 3.105J. C. 4,18.105J. D. 5.105J.
Câu 11: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực
có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là:
A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J.
Câu 12: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J độ biến
thiên nội năng của khí là:
A. 80J. B. 100J. C. 120J. D. 20J.
Câu 13: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng
của khí là:
A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J.
Câu 14: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 200C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2
kg đã được nung nóng tới 750C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài, nhiệt dụng riêng của nhôm là 0,92.10 3 J/(kg.K); của
nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103 J/(kg.K). Nhiệt độ của nước khi bắt đầu cân bằng là:
A. t = 10 0C. B. t = 150 C. C. t = 200 C. D. t = 250 C.
Câu 15: Truyền nhiệt lượng 6.10 J cho khí trong một xilanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng
6

thêm 0,5m3. Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong qúa trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng
của khí là:
A. 1.106 J. B. 2.106 J. C. 3.106 J. D. 4.106 J.
Câu 16: Chọn phát biểu sai.
A. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. B. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
C. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
D. Nhiệt lượng là số đo nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 17: Trong quá trình chất khí truyền nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức U = A + Q phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0, A > 0. B. Q > 0, A < 0. C. Q > 0, A > 0. D. Q < 0, A < 0.
Câu 18: Trong quá trình biến đổi đẳng tích thì hệ
A. nhận công và nội năng tăng. B. nhận nhiệt và nội năng tăng.
C. nhận nhiệt và sinh công. D. nhận công và truyền nhiệt.
Câu 19: Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Chọn đáp án đúng.
A. Nội năng của khí tăng 80J. B. Nội năng của khí tăng 120J.
C. Nội năng của khí giảm 80J. D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 20: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Công mà động cơ nhiệt thực hiện là
A. 2kJ B. 320J C. 800J D. 480J
Câu 21: Hiệu suất của một động cơ nhiệt là 40%, nhiệt lượng nguồn nóng cung cấp là 800J. Nhiệt lượng động cơ cung cấp cho nguồn
lạnh là
A. 480J B. 2kJ C. 800J D. 320J
Câu 22: Thực hiện công 100J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40J. Độ biến thiên nội năng của khí là
A. 60J và nội năng giảm. B. 140J và nội năng tăng. C. 60J và nội năng tăng. D. 140J và nội năng giảm.
Câu 23: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 40J lên khối khí và nội năng
khối khí tăng thêm 20J?
A. Khối khí tỏa nhiệt 20J. B. Khối khí nhận nhiệt 20J. C. Khối khí tỏa nhiệt 40J. D. Khối khí nhận nhiệt 40J.
Câu 24: Một động cơ nhiệt thực hiện một công 400J khi nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1kJ. Hiệu suất của động cơ nhiệt là
A. nhỏ hơn 25% . B. 25% . C. lớn hơn 40% . D. 40% .
Câu 25: Người ta thực hiện một công 100J để nén khí trong xylanh. Nội năng của khí tăng thêm 10J. Chọn kết luận đúng.
A. Khí truyền nhiệt là 110J. B. Khí nhận nhiệt là 90J.
C. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 110J. D. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 90J.
Câu 26: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 170J lên khối khí và nội
năng khối khí tăng thêm 170J?
A. Khối khí nhận nhiệt 340J. B. Khối khí nhận nhiệt 170J.
C. Khối khí tỏa nhiệt 340J. D. Khối khí không trao đổi nhiệt với môi trường.
Câu 27: Trong quá trình đẳng tích, nội năng của khí giảm 10J. Chọn kết luận đúng.

-- 167 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
A. Khí nhận nhiệt 20J và sinh công 10J. B. Khí truyền nhiệt 20J và nhận công 10J.
C. Khí truyền sang môi trường xung quanh nhiệt lượng 10J. D. Khí nhận nhiệt lượng là 10J.
Câu 28: Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 900J. Hiệu suất của
động cơ là
A. lớn hơn 75% . B. 75% . C. 25% . D. nhỏ hơn 25% .
Câu 29: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xylanh. Biết khí truyền sang môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J. Độ
biến thiên nội năng của khí là
A. 80J. B. 120J. C. -80J. D. -120J.
Câu 30: Nhiệt lượng một vật đồng chất thu vào là 6900J làm nhiệt độ vật tăng thêm 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường, biết
khối lượng cảu vật là 300g. Nhiệt dung riêng của chất làm vật là
A. 460J/kg.K B. 1150J/kg.K C. 8100J/kg.K D. 41,4J/kg.K

-- 168 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
CHỦ ĐỀ 1. CHẤT KẾT TINH VÀ CHẤT VÔ ĐỊNH HÌNH
Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.
B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn thuộc chất rắn kết tinh.
C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.
D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định, chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
Câu 2: Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:
A. Khác nhau ở chỗ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình.
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định.
Câu 3: Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Các phân tử chất rắn kết tinh chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng cố định được gọi là nút mạng.
B. Chất rắn có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau, nghĩa là các phân tử khac nhau, thì có tính vật lý khác nhau.
C. Tính chất vật lý của chất kết tinh bị thay đổi nhiều là do mạng tinh thể có một vài chổ bị sai lệch.
D. Tính chất dị hướng hay đẳng hướng của chất kết tinh là do mạng tinh thể có một vài chổ bị sai lệch gọi lỗ hỏng.
Câu 4: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A. Có nhiệt độ nóng chảy xác định. B. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.
C. Có cấu trúc mạng tinh thể. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 5: Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình?
A. Băng phiến. B. Thủy tinh. C. Kim loại. D. Hợp kim.
Câu 6: Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:
A. có tính dị hướng. B. có cấu trúc tinh thế.
C. có dạng hình học xác định. D. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 7: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
C. có tính dị hướng. D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 8: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
Câu 9: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối. B. Viên kim cương. C. Miếng thạch anh. D. Cốc thủy tinh.
Câu 10: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?
A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.
D. Có cấu trúc mạng tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 11: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng,
không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng,
không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị
hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng
hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 12: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?
A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.
B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.
C.Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
D. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.
Câu 13: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình. B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể. D. Vật vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
Câu 14: Kết luận nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
A. Mọi đơn tinh thể có cấu trúc đối xứng như nhau trong tòan bộ thể tích.
B. Đa tinh thể được hợp thành từ những tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn.
C. Mỗi đa tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Các kim lọai là đa tinh thể.
Câu 15: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục. D. Chất vô định hình có tính dị hướng.
Câu 16: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một lọai hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.
B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng. D. Cả ba điều trên đều sai.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai? Vật rắn vô định hình

-- 169 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. không có cấu trúc tinh thể. B. có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định .
C. có tính đẳng hướng. D. khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.
Câu 18: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 19: Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 20: Chất rắn vô định hình có đặc tính sau:
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Câu 21: Chất nào sau đây không có cấu trúc tinh thê?
A. Miếng nhựa thông B. Hạt đường C. Viên kim cưong D. Khối thạch anh
Câu 22: Người ta phân loại các loại vặt rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A. Chất rắn đcm tinh thể và chất rắn vô định hình B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
Câu 23: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)
A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng. B. đứng yên tại những vị trí xác định.
C. chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định.
Câu 24: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là
A. tinh thể thạch anh. B. tinh thể muối ăn.    C. tinh thể kim cương.    D. tinh thể than chì
Câu 25: Nhờ việc sử dụng tia Rơn-ghen (hay tia X) người ta biết được
A. bản chất của các hạt trong tinh thể là nguyên tử, phân tử hay ion.    B. các hạt trong tinh thể chuyển động nhanh hay chậm.
C. trật tự sắp xếp của các hạt trong tinh thể.    D. các hạt trong tinh thể liên kết với nhau mạnh hay yếu.
Câu 26: Tinh thể của một chất
A. được tạo thành từ cùng một lọa hạt thì có tính chất vật lí giống nhau.   
B. được tạo thành từ cùng một loạt hạt thì cso dạng hình học giống nhau.   
C. có kích thước càng lớn nếu tốc độ kết tinh càng nhỏ. D. được hình thành trong quá trình nóng chảy.
Câu 27: Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì
A. cấu trúc tinh thể không giống nhau. B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.
C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.    D. kích thước tinh thể không giống nhau.
Câu 28: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?
A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng. B. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
C. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.
D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.
Câu 29: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là
A. thủy tinh.    B. đồng.    C. cao su.    D. nến (sáp).
Câu 30: Chất nào sau đây có tính dị hướng?
A. Thạch anh.    B. Đồng.    C. Kẽm.    D. Thủy tinh.
Câu 31: Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là
A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.    B. có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. tính dị hướng.    D. có cấu trúc tinh thể.
Câu 32: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục. D. Chất vô định hình có tính dị hướng.
Câu 33: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
B. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.
C. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng. D. Cả ba điều trên đều sai.
Câu 34: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?
A. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử
C. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 36: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng,
không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng,
không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị
hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng
hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

-- 170 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 37: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?
A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể .
B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.
C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.
D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.
Câu 38: Cấu trúc trận tự gần bao hàm các nội dung nào kể sau?
A. Khoảng cách trung bình giữa hai phân tử kề cận cở vài lần kích thước phân tử
B. Phân bố như trạng thái kết tinh chỉ xảy ra kể cận một phân tử nào đó
C. Mật độ phân tử lớn hơn nhiều lần so với chất khí D. Các nội dung A, B, C
Câu 39: Xét các kiểu chuyển động nhiệt trong phân tử sau: (1): Chuyển động hỗn loạn; (2): Dao động quanh các vị trí cân bằng cố
định; (3): Dao động quanh các vị trí cân bằng thay đổi liên tục. Chuyển động nhiệt trong chất lỏng bao gồm (các) kiểu chuyển động
phân tử nào?
A. (1) B. (2) C. (3) D. (4)
Câu 40: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:
A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
CHỦ ĐỀ 2. BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN (GIẢM TẢI)
CHỦ ĐỀ 3. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN
Câu 1: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Chiều dài vật rắn B. Tiết diện vật rắn C. Độ tăng nhiệt độ của vật rắn D. Chất liệu vật rắn.
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây
thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng
nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau. B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng. D. Các phương án đưa ra đều sai.
Câu 4: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 5: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên.
Câu 6: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 7: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.
Câu 8: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng. B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 9: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng. D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
Câu 10: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống : Thể tích quả cầu ......khi quả cầu nóng lên.
A. Nóng lên B. Lạnh đi C. Tăng D. Giảm
Câu 11: Băng kép được cấu tạo bởi
A. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau. B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.
C. Hai thanh kim loại có bề dày khác nhau. D. Hai thanh kim loại có chiều dài khác nhau
Câu 12: Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bêtông, người ta thường chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?
A. Vì sắt và thép dễ uôn, có thể tạo thẩm mĩ cao. B. Vì sắt và thép là những vật liệu rẻ tiền.
C. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép nhỏ
D. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của bêtông.
Câu 13: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để tránh tác hại của sự giãn nở vì nhiệt. B. Để tạo thẩm mỹ
C. Để dễ dàng tu sửa cầu. D. Vì tất cả các lí do đưa ra.
Câu 14: Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng riêng của vật giảm. B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng của vật tăng
Câu 15: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?
A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn
C. Vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh
Câu 16: Chọn câu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của vật rắn.
A. Giữa hai đầu thanh ray xe lửa bao giờ cũng có một khe hở. B. Tôn lợp nhà phải có hình lượn sóng.

-- 171 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
C. Sự nở vì nhiệt của vật rắn chỉ có hại.
D. Ống dẫn khí hay chất lỏng, trên các ống dài phải tạo ra các vòng uốn.
Câu 17: Chọn câu sai?
A. Hệ số nở dài và hệ số nở khối có cùng đơn vị là K-1 B. Hệ số nở khối của chất rắn lớn hơn hệ số nở khối của chất khí.
C. Sắt và pêtông có hệ số nở khối bằng nhau.
D. Hệ số nở khối của một chất xấp xỉ bằng 3 lần hệ số nở dài của chất ấy.
Câu 18: Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì
A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.
Câu 19: Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh
nào? Tại sao?
A. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.
B. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.
C. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm. D. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép.
Câu 20: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc?
A. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài
B. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc.
C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau.
D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
Câu 21: Khi lắp vành sắt vào bánh xe bằng gỗ ban đầu người ta đốt nóng vành sắt rồi mới lắp vào bánh xe là để:
A. Giúp cho vành sắt làm quen với điều kiện làm việc khắc nghiệt.
B. Vành sắt nóng sẽ giết chết các con côn trùng sống ở bánh xe để làm tăng tuổi thọ cho bánh xe.
C. Vành sắt nóng có tác dụng làm khô bánh xe giúp tăng ma sát để đảm bảo cho vành sắt không bị tuột khỏi bánh xe.
D. Vành sắt nóng nở ra nên dễ lắp vào bánh xe, đồng thời khi nguội đi sẽ ôm chặt vào bánh xe.
Câu 22: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây liên quan tới sự nở vì nhiệt
A. Nhiệt kế thuỷ ngân. B. Băng kép. C. Bếp điện D. cả A và B đều đúng.
Câu 23: Chọn những những yếu tố đúng gây nên sự nở vì nhiệt của vật rắn
A. Biên độ dao động của các phân tử tăng. B. Lực hút và lực đẩy của các phân tử giảm.
C. Độ tăng của lực đẩy phân tử lớn hơn độ tăng của lực hút phân tử. D. Khoảng cách trung bình của các phân tử tăng.
Câu 24: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?
A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu. B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
C. Hệ số nở dài cho biết độ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.
D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 1°C.
Câu 25: Khi đốt nóng một vành kim loại mỏng và đồng chất thì
A. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ như nhau. B. đường kính ngoài tăng, đường kính trong không đổi.
C. đường kính ngoài và đường kính trong tăng theo tỉ lệ khác nhau.
D. đường kính ngoài tăng, đường kính trong giảm theo tỉ lệ như nhau.
Câu 26: Tại sao khi đổ nước sôi vào trong cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?
A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn
C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh.
Câu 27: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.
C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.
Câu 28: So sánh sự nở dài của nhôm , đồng và sắt bằng cách liệt kê chúng theo thứ tự giảm dần và liệt kê chúng theo thứ tự giảm dân
của hệ số nở
A. Đồng, sắt, nhôm B. sắt, đồng, nhôm C. Nhôm, đồng sắt D. sắt, nhôm, ổng
Câu 29: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không liên quan đến sự nở nhiệt?
A. Role nhiệt B. Nhiệt kế kim loại C. Đồng hồ bấm giây D. Dụng cụ đo dộ nở dài
Câu 30: Độ nở dài Δl của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:
A. Δl=l-l0=l0Δt B. Δl=l-l0=αl0t C. Δl=l-l0=αl0Δt D. Δl=l-l0=αl0
Câu 31: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
A. ΔV=V-V0=βV0Δt B. ΔV=V-V0=V0Δt C. ΔV=βV0 D. ΔV=V-V0=βVΔt
Câu 32: Với kí hiệu: l0 là chiều dài ở 00C; l là chiều dài ở t0C; α là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính
chiều dài l ở t0C?
A. l = l0 + αt. B. l = l0αt. C. l = l0(1+ αt). D. l = l0/(1+ αt)..
Câu 33: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α?
A. β=3α B. β= √ 3 α C. β=α3 D. β=α/3
Câu 34: Với ký hiệu: V0 là thể tích ở 0 C; V thể tích ở t C; β là hệ số nở khối. Biểu thức nào sau đây là đúng với công thức tính thể
0 0

tích ở t0C?
A. V = V0 - β t B. V = V0 + β t C. V = V0 ( 1+ β t ) D. V = V0/(1 + βt)
Câu 35: Với kí hiệu:l0 là chiều dài ở t00C ; l là chiều dài ở t0C ; α là hệ số nở dài. Biểu thức tính chiều dài l ở t0C là

-- 172 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
l0
l=
A. l = l0α(t-t0) B. l = l0 + α(t-t0) C. l = l0[1 + α(t-t0)] D.
1+ α(t−t 0 ) .
Câu 36: Gọi l1, S1 và l2, S2 lần lượt là chiều dài và diện tích của vật ở nhiệt độ t1 và t2(t1 < t2). Độ biến thiên chiều dài Δl và diện tích
ΔS xác định bởi

A. . B. . C. D. .
Câu 37: Tỉ số chiều dài giữa thanh sắt và thanh đồng ở 0°C là bao nhiêu để hiệu chiều dài của chúng ở bất kì nhiệt độ nào vẫn như
nhau? Biết sắt và đồng có 1; 2 1 >2 
A. l01/l02 =1/2 B. l01/l02 =2/1 C. l01/l02 =(1-1)/(2-1) D. l01/l02 =(2-1)/(1-1)
Dạng 1. Vận dụng sự nở dài
Câu 38: Một thước thép ở 100C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép
này dài thêm ban nhiêu?
A. 0,36 mm. B. 36 mm. C. 42 mm. D. 15mm.
Câu 39: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 50 oC thì độ tăng chiều dài của
chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng
theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt
Câu 40: Một thanh ray dài 10m được lắp lên dường sắt ở nhiệt độ 20°C. Phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu
để khi nhiệt độ tăng lên 50°C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray nở ra. Hệ số nở dài của chất làm thanh ray là 12.10-6K-1
A. 3,6 mm. B. 36 mm. C. 42 mm. D. 15mm.
Câu 41: Một thước thép ở 0o C có độ dài 2000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 20o C, thước thép dài thêm một đoạn là: (Biết hệ số nở dài
thước thép 12.10- 6K-1)
A. 0,48mm B. 9,6mm C. 0,96mm D. 4,8mm
Câu 42: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở 20 0C. Phải để hở 2 đầu một bề rộng bao nhiêu để nhiệt độ nóng lên đến
600C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra? Biết  12.106 K1
A. 4,8.103 m B. 9,6.103 m C. 0,96.103 m D. 0,48.103 m
Câu 43: Một thanh ray ở 0 C dài 12,5m. Hỏi khi nhiệt độ là 50 C thì nó dài thêm bao nhiêu? (Biết hệ số nở dài là 12.10 - 6K - 1)
0 0

A. 3,75mm B. 6mm C. 7,5mm D. 2,5mm


Câu 44: Mỗi thanh ray đường sắt dài 10m ở nhiệt độ 200C. Lấy α=11.10-6 K-1. Phải để một khe hở nhỏ nhất là bao nhiêu giữa hai đầu
thanh ray để nếu nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh giãn ra
A. 1,2 mm B. 6,6 mm. C. 3,3 mm. D. 4,8 mm.
Câu 45: Một thước thép ở 200C có độ dài 100cm. Lấy α=11.10-6 K-1. Khi tăng nhiệt độ đến 400C, thước thép này dài thêm bao nhiêu?
A. 2,4mm B. 3,2mm C. 0,22mm. D. 4,2mm.
Câu 46: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở nhiệt độ 20 0C. Phải để hở một khe ở đầu thanh với bề rộng là bao nhiêu,
nếu thanh ray nóng đến 500C thì vẫn đủ chỗ cho thanh dãn ra. Hệ số nở dài của sắt làm thanh ray là α=12.10-6K-1. Đáp án đúng là
A. Δl =3.6.10-2m B. Δl =3.6.10-3 m C. Δl =3.6.10-4 m D. Δl =3.6.10-5m
Câu 47: Một thanh thép ở 0 C có độ dài 0,5 m. Tìm chiều dài thanh ở 20 C. Biết hệ số nở dài của thép là 12.10- 6 K- 1
0 0

A. 0,62 m. B. 500,12 mm. C. 0,512 m. D. 501,2 m.


Câu 48: Một tấm nhôm hình vuông có cạnh 50cm ở nhiệt độ 10 0C. Diện tích của nó tăng lên bao nhiêu khi nhiệt độ là 40 0C. Biết hệ
số nở dài của nhôm là 24,5.10-6 K-1
A. 3,675μm2 B. 3,675mm2 C. 3,675cm2 D. 3,675dm2
Câu 49: Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài 10 m khi nhiệt độ ngoài trời là 10 C. Độ dài của thanh dầm sẽ tăng thêm bao nhiêu khi
0

nhiệt độ ngoài trời là 400C. Cho biết hộ số nở dài của sắt là 11.10-6 K-1.
A. Tăng xấp xỉ 3,6 mm. B. Tăng xấp xỉ 1,2 mm. C. Tăng xấp xỉ 4,8 mm. D. Tăng xấp xỉ 3,3 mm.
Câu 50: Một thanh nhôm và một thanh thép ở 00C có cùng độ dài là l0. Khi nung nóng tới 1000C, độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5
mm. Xác định độ dài l0 của hai thanh này ở 0oC. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1và của thép là 11.10-6 K-1.
A. l0 ≈ 0,38 m. B. l0 ≈ 5,0 m. C. l0 = 0,25 m. D. l0 = 1,5 m.
Câu 51: Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0°C có cùng độ dài là ℓ 0. Khi đun nóng tới 100°C thì độ dài của hai thanh chênh nhau
0,5mm. Hỏi độ dài ℓ0 của 2 thanh này ở 0°C là bao nhiêu? N  24.10-6K-1 ;T 12.106K-1
A. l0 ≈ 0,417 m. B. l0 ≈ 5,0 m. C. l0 = 0,25 m. D. l0 = 1,5 m.
Câu 52: Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 1500 km khi nhiệt độ trung bình là 20 0C. về mùa hè khi nhiệt
độ tăng lên tới 400C thì đoạn đường sắt này dài thêm bao nhiêu ? Cho biết hệ số nở dài của sắt là 11.10-6 K-1.
A. Xấp xỉ 200 m. B. Xấp xỉ 330 m. C. Xấp xỉ 550 m. D. Xấp xỉ 150 m.
Câu 53: Đường tàu hỏa từ Huế đến Hồ Chí Minh dài 1040km được làm từ vật liệu có hệ số nở dài của chất làm thanh ray là 12.10-6 K-
1
. Khi nhiệt độ bằng 500C thì giữa các thanh ray không có khe hở, nếu khi nhiệt độ giảm còn 10 0C thì tổng chiều dài các thanh ray
ngắn bớt gần bằng
A. 499m. B. 299m. C. 125m. D. 520m.
Câu 54: Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 00C có chiều dài bằng nhau, còn ở 1000C thì chiều dài chênh lệch nhau
1mm. Cho biết hệ số nở dài của sắt là α = 1,14.10-5K-1 và của kẽm là α = 3,4.10-5K-1. Chiều dài của hai thanh ở 00C là:
A. l0 = 0,442mm B. l0 = 4,42mm. C. l0 = 44,2mm D. l0 = 442mm.
Câu 55: Một vật rắn hình khối lập phương đồng chất, đẳng hướng có hệ số nở dài α=24.10 -6.K-1. Nếu tăng nhiệt độ của vật thêm
100oC thì độ tăng diện tích tỉ đối của mặt ngoài vật rắn là
A. 0,36%.         B. 0,48%. C. 0,40%.         D. 0,45%.
Câu 56: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1. Khi nhiệt độ của vật tăng từ 0oC đến 110oC độ nở dài tỉ đối của vật là
A. 0,121%.            B. 0,211%. C. 0,212%.            D. 0,221%.

-- 173 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 57: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=24.10 -6.K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài lo=20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì
chiều dài của vật là
A. 20,0336 m.                B. 24,020 m.    C. 20,024 m.                D. 24,0336 m.
Câu 58: Một thanh thép hình trụ có hệ số nở dài α=11.10 -6.K-1, ban đầu có chiều dài 100 m. Để chiều dài của nó là 100,11 m thì độ
tăng nhiệt độ bằng
A. 170oC.            B. 125oC.    C. 150oC.            D. 100oC.
Câu 59: Một vật rắn hình trụ ban đầu có chiều dài 100m. Tăng nhiệt độ của vật thêm 50 C thì chiều dài của vật là 100,12 m. Hệ số nở
o

dài cảu vật bằng


A. 18.10-6.K-1.    B. 24.10-6.K-1.    C. 11.10-6.K-1.    D. 20.10-6.K-1.
Câu 60: Một tấm hình vuông cạnh dài 50 cm ở 0 C, làm bằng một chất có hệ số nở dài là 16.10 K . Diện tích của tấm này sẽ tăng
0 -6 -1

thêm 16 cm2 khi được nung nóng tới


A. 500oC. B. 200oC. C. 800oC. D. 100oC.
Câu 61: Một thước kẹp có giới hạn đo 150 mm, được khắc độ chia ở 0 C. Khi thước kẹp được làm bằng thép có hộ số nở dài là 11.10 -
0

6
 K-1 thì sai số tuyệt đối của thước kẹp này khi sử dụng nó để đo độ dài các vật ở 500C
A. 82,5 µm. B. 50 µm. C. 62,5 µm. D. 70,5 µm.
Câu 62: Một tấm đồng hình vuông ở 0oC có cạnh dài 50 cm. Khi bị nung nóng tới nhiệt độ t 0C, diện tích của đồng tăng thêm 17 cm 2.
Hệ số nở dài của đồng là 17.10-6 K-1. Nhiệt độ nung nóng toC của tấm đồng là
A. 1330C. B. 2000C. C. 4000C. D. 1000C.
Câu 63: Một tấm kim loại hình vuông ở 0°C có độ dài mỗi cạnh là 40cm. Khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm
1,44cm2. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10-6K-1.
A. 2500°C                    B. 3000°C                    C. 37,5°C                    D. 250°C
Câu 64:  Xác định độ dài của thanh thép và của thanh đồng ở 0 0C sao cho ở bất kì nhiệt độ nào thanh thép luôn dài hơn thanh đồng
một đoạn bằng 50 mm. Cho biết hệ số nở dài của đồng là 16.10-6 K-1. và của thép là 12.10-6 K-1
A. 200mm và 150mm. B. 150mm và 200mm. C. 250mm và 200mm. D. 200mm và 250mm.
Câu 65: Một thước thép dài 1m ở 00C. Dùng thước để đo chiều dài một vật ở 400C, kết quả đo được 2m. Biết hệ số nở dài của thép là
12.10-6K-1 và cho rằng vật không dãn nở vì nhiệt. Chiều dài đúng của vật là
A. 2m. B. 2,01m C. 1,999m. D. 2,001m.
Câu 66: Một sợi dây tải điện ở 20°C có độ dài 1800m. Hãy xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 50°C về
mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây tải điện là α = 11,5.10-6K-1.
A. 0,2m. B. 2,01m C. 1,999m. D. 0,621m.
Câu 67: Một thanh nhôm và một thanh đồng ở 1000C có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với
nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1 và của đồng là 17.10-6 K-1. Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại ghép này?
A. 19,3.10-6K-1. B. 18,3.10-6K-1. C. 17,3.10-6K-1. D. 16,3.10-6K-1
Câu 68: Tại tâm của một đĩa tròn bằng thép có một lỗ thủng. Đường kính lỗ thủng 0 C bằng 4,99 mm. Cho biết hệ số nở dài của thép
0

là 11.10-6 K-1. Nhiệt độ cần phải nung nóng đĩa thép để có thể vừa lọt qua lỗ thủng của nó một viên bi thép đường kính 5 mm ở cùng
nhiệt độ đó là
A. 1820C. B. 1000C C. 590C. D. 390C.
Câu 69: Một dây tải điện ở 20 C có độ dài 1800 m. Xác định độ nở dài của dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 40 oC về mùa hè.
o

Biết hệ số nở dài của dây tải điện là 11,5.10-6 K-1.


A. 41,4 cm B. 51,4 cm C. 48,5 cm D. 55,5 cm
Câu 70: Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 15 oC có độ dài 12,5 m. Nếu hai đầu các thanh ray khi đó chỉ đặt cách nhau 4,5 mm,
thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất bằng bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt? Biết hệ
số nở dài của mỗi thanh ray là 12.10-6 K-1. Chọn đáp án đúng.
A. 25oC. B. 45oC. C. 55oC D. 65oC
Câu 71: Một thanh ray đường sắt dài 15m ở nhiệt độ 25  C. Phải có một khe hở bao nhiêu giữa hai đầu thanh ray để nếu nhiệt độ
o

ngoài trời tăng đến 60 oC thì vẫn đủ chổ cho thanh dãn ra. Cho hệ số nở dài của thép là 11,4.10-6 K-1.
A. 5,9 mm B. 6,8 mm C. 8,6 mm D. 9,5 mm
Câu 72: Một thanh kim loại có chiều dài 20 m ở nhiệt độ 20 oC, có chiều dài 20,015 m ở nhiệt độ 45 oC. Hệ số nở dài của thanh kim
loại là:
A. 2.10-5 K-1. B. 2,5.10-5 K-1. C. 3.10-5 K-1. D. 4.10-5 K-1.
Câu 73: Ở nhiệt độ 0  C tổng chiều dài của thanh đồng và thanh sắt là l 0 = 5 m. Hiệu chiều dài của chúng ở cùng nhiệt độ bất kỳ nào
o

cũng không đổi. Tìm chiều dài của mỗi thanh ở 0 oC. Biết hệ số nở dài của đồng là 18.10-6 K-1, của sắt là 12.10-6 K-1.
A. l0s = 3 m; l0đ = 2 m B. l0s = 3,5 m; l0đ = 1,5 m C. l0s = 4 m; l0đ = 1 m D. l0s = 1 m; l0đ = 4 m
Câu 74: Một lá đồng có kích thước 0,6 x 0,5 (m 2) ở 20 oC. Người ta nung nó lên đến 600 oC. Diện tích của nó tăng thêm bao nhiêu?
Cho hệ số nở dài của đồng là 17.10-6.
A. 0,116 m2 B. 0,006 m2 C. 0,106 m2 D. 0,206 m2
Câu 75: Một lá nhôm hình chữ nhật có kích thước 2m x lm ở 0°C. Đốt nóng tấm nhôm tới 4000C thì diện tích tấm nhôm sẽ là bao
nhiêu?   25.106 K1
A. 2,16 m2 B. 2,04m2 C. 2,06 m2 D. 2,08 m2
Câu 76: Tìm nhiệt độ của tấm nhôm phẳng, biết rằng diện tích của nó đã tăng thêm 900 mm  do nung nóng. Cho biết diện tích của
2

tấm nhôm ở 0 oC là 1,5 m2, hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1.


A. 12,5 oC. B. 14,5 oC. C. 15,5 oC D. 16,5 oC
Câu 77: Ở 0  C, thanh nhôm và thanh sắt có tiết diện ngang bằng nhau, có chiều dài lần lượt là 80 cm và 80,5 cm. Hỏi ở nhiệt độ nào
o

thì chúng có chiều dài bằng nhau và ở nhiệt độ nào thì chúng có thể tích bằng nhau. Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1, của sắt
là 14.10-6 K-1. Chọn đáp án đúng.
A. t = 430,8 oC, t’ = 210,9 oC. B. t = 530,5 oC, t’ = 310,2 oC. C. t = 530,8 oC, t’ = 210,9 oC. D. t=630,5oC, t’=210,2oC.

-- 174 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 78: Người ta muốn lắp một cái vành bằng sắt vào một cái bánh xe bằng gỗ có đường kính 100 cm. Biết rằng đường kính của
vành sắt nhỏ hơn đường kính bánh xe 5 mm. Vậy phải nâng nhiệt độ của vành sắt lên bao nhiêu để có thể lắp vào vành bánh xe? Cho
biết hệ số nở dài của sắt là α = 12.10-6 K-1.
A. 418,8 oC B. 408,8 oC C. 518,8 oC D. 208,8 oC
Câu 79: Một dụng cụ có hai thanh đồng thau và thép, ở bất kì nhiệt độ nào trong khoảng từ -100  C đến 100 oC hiệu chiều dài giữa
o

hai thanh đều bằng 2 cm. Cho hệ số nở dài của đồng thau và thép là 18.10 -6 K-1 và 11.10-6 K-1. Chiều dài của thanh thép và đồng ở 0 oC
lần lượt là:
A. 3,1cm và 1,1cm B. 7,1cm và 5,1cm C. 4,1cm và 2,1cm D. 5,1cm và 3,1cm
Câu 80: Hai thanh kim loại, một bằng sắt và một bằng kẽm ở 0 oC có chiều dài bằng nhau, còn ở 100 oC thì chiều dài chênh lệch nhau
1mm. Biết hệ số nở dài của sắt và kẽm là α1 = 1,14.10-5 K-1 và α2 = 3,4.10-5 K-1. Chiều dài hai thanh ở 0 oC là:
A. 49,25 cm B. 44,25 cm C. 40,25 cm D. 34,25 cm
Câu 81: Một thanh nhôm và một thanh đồng ở 100 oC có độ dài tương ứng là 100,24 mm và 200,34 mm được hàn ghép nối tiếp với
nhau. Cho biết hệ số nở dài của nhôm là α 1 = 24.10-6 K-1. Và của đồng là α2 = 17.10-6 K-1. Xác định hệ số nở dài của thanh kim loại
ghép này.
A. 17.10-6 K-1 B. 19,3.10-6 K-1 C. 24.10-6 K-1 D. 41.10-6 K-1
Dạng 2. Vận dụng sự nở khối
Câu 82: Một ấm nhôm có dung tích 2l ở 200C, α = 24.10-6 K-1 Chiếc ấm đó có dung tích là bao nhiêu khi nó ở 800C?
A. 2,003 lít. B. 2,009 lít. C. 2,012 lít. D. 2,024 lít.
Câu 83: Ở 00C, kích thước của vật là 2mx2mx2m, chất làm vật có α= 9,5.10-6K-1. Thể tích tăng thêm của vật ở 500C bằng
A. 14,4dm3. B. 20dm3. C. 32,8dm3. D. 98,6dm3
Câu 84: Khối lượng riêng của sắt ở 8000C bằng bao nhiêu. Lấy α = 11.10-6 K-1. Biết khối lượng riệng của nó ở 00C là 7800kg/m3
A. 7900 kg/m3 B. 7599 kg/m3 C. 7857 kg/m3 D. 7485 kg/m3
Câu 85: Tính khối lượng riêng cùa sắt ở 500°C, biết khối lượng riêng của nó ở 0°C là 7,8.10 kg/m . Cho  1,2.105K1
3 3

A. 7900 kg/m3 B. 7662 kg/m3 C. 7857 kg/m3 D. 7485 kg/m3


Câu 86: Vàng có khối lượng riêng là 1,93.10 kg/m ở 30°C. Hệ số nở dài của vàng là 14,3.10 K . Tính khối lượng riêng của vàng ở
4 3 -6 -1

110°C.
A. 19000 kg/m3 B. 19234 kg/m3 C. 78570 kg/m3 D. 74850 kg/m3
Câu 87: Một ấm nhôm tích 3l chứa đầy nước ở 5 C. Tìm lượng nước tràn ra khỏi ấm khi đun nước nóng tới 700C. Cho hệ số nở dài
0

của nhôm là 2,4.10-5K-1 và hệ số dãn nở khối của nước ở 700C là 5,87.10-4K-1.
A. 0,12l B. 0,10l. C. 0,012l. D. 0,33l.
Câu 88: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm 3 thuỷ ngân ở 180C. Biết hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1 = 9.10-6 K-1. Hệ số nở khối của
thuỷ ngân là: β2 = 18.10-5K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 380C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:
A. ΔV= 0,015cm3 B. ΔV = 0,15cm3 C. ΔV = 1,5cm3 D. ΔV = 15cm3
Câu 89: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=33.10 .K . Ban đầu có thể tích V0 = 100 cm . Khi độ tăng nhiệt độ Δt=100oC thì
-6 -1 3

thể tích của quả cầu tăng thêm


A. 0,10 cm3.         B. 0,11 cm3. C. 0,30 cm3.         D. 0,33 cm3.
Câu 90: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=72.10 .K . Ban đầu thể tích của quả cầu là V0, để thể tích của quả cầu tăng 0,36%
-6 -1

thì độ tăng nhiệt độ của quả cầu bằng


A. 50 K.         B. 100 K. C. 75 K.         D. 125 K.
Câu 91: Khối lượng riêng của sắt ở 0oC là 7,8.103 kg/m3. Biết hệ số nở của khối sắt là 33.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 160oC, khối lượng riêng
của sắt là
A. 7759 kg/m3.         B. 7900 kg/m3. C. 7857 kg/m3.         D. 7599 kg/m3.
Câu 92: Tính khối lượng riêng của đồng thau ở 800°C, biết khối lượng riêng của đồng thau ở 0°C là 8,7.103kg/m3. Biết =1,8.10-5K-1
A. 8340 kg/m3. B. 7900 kg/m3. C. 7857 kg/m3.         D. 7599 kg/m3.
Câu 93: Một viên bi có thể tích 125mm  ở 20°C, được làm bằng chất có hệ số nở dài là 12.10 K . Độ nở khối của viên bi này khi bị
3 -6 -1

nung nóng tới 820°C có độ lớn là bao nhiêu?


A. 4,1 mm3.         B. 1,1 mm3. C. 3,0 mm3.         D. 3,6 mm3.
Câu 94: Một bể bằng bê tông có dung tích là 2 m  ở 0 0C. Khi ở 30 0C thì dung tích của nó tăng thêm 2,16 lít. Hệ số nở dài α của bê
3

tông là:
A. 1,2.10-6 K-1 B. 12.10-6 K-1. C. 2,1.10-6 K-1 D. 21.10-6 K-1
Câu 95: Một khối đồng có kích thước ban đầu 0,15 x 0,2 x 0,3 (m 2) khi nung nóng đã hấp thụ một nhiệt lượng bằng 1,8.10 6 J. Tính độ
biến thiên thể tích của khối đồng. Cho biết khối lượng riêng của đồng bằng D = 8,9.10 3 kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng c =
0,38.103 J/kg.độ, hệ số nở dài của đồng α = 1,7.10-5 K-1.
A. 1,7.10-5 m3 B. 2,7.10-5 m3 C. 3,7.10-3 m3 D. 5,7.10-3 m3
Câu 96: Một quả cầu bằng đồng thau có có đường kính 100cm ở nhiệt độ 25°C. Tính thể tích của quả cầu ở nhiệt độ 60°C. Biết hệ số
nở dài 1,8.105K1
A. 0,175 m3 B. 0,525 m3 C. 0,375 m3 D. 0,575 m3
Câu 97: Tìm độ nở khối của một quả cầu nhôm bán kính 40cm khi nó được đun nóng từ 0°C đến 100°C. Biết  24.106 K1
A. 1,75.103 m3  B. 1,93.103 m3  C. 3,75.103 m3  D. 5,75.103 m3 
CHỦ ĐỀ 4. CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
Câu 1: Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề măt của chất lỏng không có đặc điểm
A. có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng. B. vuông góc với đoạn đường đó.
C. có độ lớn tỉ lệ với độ dài đoạn đường. D. có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
Câu 2: Hệ số căng bề mặt chất lỏng không có đặc điểm
A. tăng lên khi nhiệt độ tăng. B. phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. có đơn vị đo là N/m. D. giảm khi nhiệt độ tăng.
Câu 3: Suất căng mặt ngoài phụ thuộc vào
-- 175 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. hình dạng bề mặt chất lỏng. B. bản chất của chất lỏng.
C. nhiệt độ của chất lỏng. D. bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Câu 4: Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí. B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về hệ số căng bề mặt của chất lỏng?
A. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng B. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc bề mặt của chất lỏng
C. Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ D. Hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m.
Câu 6: Chọn phát biểu sai?
A. Lực căng bề mặt luôn có xu hướng thu hẹp diện tích.
B. Lực căng bề mặt đặt lên đường giới hạn thuộc phần chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. D. Lực căng bề mặt vuông góc với đường giới hạn.
Câu 7: Chọn phát biểu chính xác nhất?
A. Chất lỏng (CL) dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử CL nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử CL và chất rắn.
B. CL dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
C. CL không dính ướt chất rắn khi lực tương tác giữa các phân tử CL nhỏ hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
D. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng luôn bằng lực tương tác giữa các phân tử của chất rắn thì sẽ có hiện tượng dính ướt.
Câu 8: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về lực căng bề mặt chất lỏng
A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp
tuyến với bề mặt chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với về mặt chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt tác dụng lên đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn f tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.
Câu 9: Chọn phát biểu sai? Lực căng mặt ngoài có
A. phương vuông góc với bề mặt của mặt thoáng và tiếp tuyến với đường giới hạn mặt thoáng.
B. chiều có tác dụng thu nhỏ diện tích mặt thoáng. C. độ lớn tỉ lệ với chiều dài đường giới hạn mặt thoáng.
D. phương trùng với tiếp tuyến của mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng.
Câu 10: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng
A. làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng. B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định. D. giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 11: Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?
A. Vì vải bạt bị dính ướt nước. B. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.
C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.
D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
Câu 12: Tại sao chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang?
A. Vì chiếc kim không bị dính ướt nước.
B. Vì khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đề lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.
D. Vì trọng lượng riêng của chiếc kim đề lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đầyÁc-si-mét.
Câu 13: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và không dính ướt của chất lỏng.
A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lỏm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và dẹt xuống do tác dụng của
trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 15: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để
A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi. B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.
Câu 16: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện
A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt. B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu. D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng mao dẫn?
A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng
bên ngoài ống.
B. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn bị nước dính ướt.
C. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước làm ướt.
D. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn bị nước làm ướt.
Câu 18: Tại sao muốn tẩy vết dầu mở dính trên mặt vải của quần áo, người ta lại đặt một tờ giấy lên chỗ mặt vải có vết dầu mở, rồi là
nó bằng bàn là nóng? Khi đó phải dùng giấy nhẵn hay giấy nhám?
A. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ giảm nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng.
B. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ tăng nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng.

-- 176 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
C. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ giảm nên dễ bị hút lên các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy
nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải.
D. Lực căng bề mặt của dầu mở bị nung nóng sẽ tăng nên dễ bị hút lên theo các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy
nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải.
Câu 19: Nhúng cuộn sợi len và cuộn sợi bông vào nước, rồi treo chúng lên dây phơi. Sau vài phút, hầu như toàn bộ nước bị tụ lại ở
phần dưới của cuộn sợi len, còn cuộn sợi bông thì nước lại được phân bố gần như đồng đều trong nó. Vì sao ?
A. Vì nước nặng hơn các sợi len, nhưng lại nhẹ hơn các sợi bông. B. Vì các sợi bông xốp hơn nên hút nước mạnh hơn các sợi len.
C. Vì các sợi len được se chặt hơn nên khó thấm nước hơn các sợi bông.
D. Vì các sợi len không dính ướt nước, cón các sợi bông bị dính ướt nước và có tác dụng mao dẫn mạnh.
Câu 20: Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cẩu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?
A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá
trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến mức nhỏ nhất
ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch.
D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
Câu 21: Các giọt nước rơi ra từ một ống nhỏ giọt. Hỏi trường hợp nào giọt nước nặng hơn: khi nước nóng hay nước nguội?
A. Như nhau. B. Giọt nước nguội nặng hơn C. Giọt nước nóng nặng hơn. D. Không xác định được
Câu 22: Một vòng nhôm được đặt sao cho đáy của tiếp xúc với mặt chất lỏng đựng trong một cốc thuỷ tinh và dính ướt hoàn toàn.
Đường kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt bằng d mm và D. Cho biết hệ số căng bề mặt của nước là σ . Công
thức xác định lực căng bề mặt là

A. . B. . C. . D. .
Câu 23: Một mẩu gỗ hình lập phương được đặt nổi trên mặt nước. Mẩu gỗ có cạnh dài là a và dính ướt nước hoàn toàn. Xác định
đường giới hạn của và chiều của lực căng bề mặt tác dụng lên khối gỗ lập phương?
A. 4a và hướng lên. B. 4a và hướng xuống. C. 2a và hướng lên. D. 2a và hướng xuống.
Câu 24: Một chiếc kim hình trụ bằng thép có đường kính d, chiều dài l. Kim có bôi một lớp mỏng dầu nhờn ở mặt ngoài được đặt
nằm ngang và nổi trên mặt nước. Biết suất căng mặt ngoài của nước là . Độ lớn và chiều của lực căng bề mặt lực căng bề mặt tác
dụng lên chiếc kim.

A. và hướng lên. B. và hướng xuống. C. Fc=2 σ (d+l) và hướng xuống. D. Fc=2 σ l và hướng lên.
Câu 25: Câu nào sai ? Cung cấp nhiệt cho một khối chất lỏng thì:
A. thể tích của khối chất đó tăng B. nhiệt độ của khối chất đó tăng
C. suất căng bề mặt giảm D. thời gian cư trú của phân tử chất lỏng tăng
Câu 26: Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn ?
A. Hạ thấp nhiệt độ của nước. B. Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn
C. Pha thêm rượu vào nước D. Dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn.
Câu 27: Trong trường hợp nào độ dâng lên của chất lỏng trong ống mao dẫn tăng?
A. Gia tốc trọng trường tăng. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
C. Tăng đường kính trong của ống mao dẫn. D. Giảm đường kính trong của ống mao dẫn.
Câu 28: Hiện tượng mao dẫn:
A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng. B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn .
C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống.
D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng.
Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 30: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên giọt nước nhỏ trên mặt bản thủy tinh lan rộng thành một hình có dạng bất kì.
B. Vì thủy tinh bị nước dính ướt, nên bề mặt của nước ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
C. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên giọt thủy ngân nhỏ trên mặt bản thủy tinh vo tròn lại và bị dẹt xuống do tác dụng của
trọng lực.
D. Vì thủy tinh không bị thủy ngân dính ướt, nên bề mặt của thủy ngân ở sát thành bình thủy tinh có dạng mặt khum lõm.
Câu 31: Tại sao giọt dầu lại có dạng khối cầu nằm lơ lửng trong dung dịch rượu có cùng khối lượng riêng với nó?
A. Vì hợp lực tác dụng lên giọt dầu bằng không, nên do hiện tượng căng bề mặt, làm cho diện tích bề mặt của giọt dầu co lại đến giá
trị nhỏ nhất ứng với diện tích mặt cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
B. Vì giọt dầu không chịu tác dụng của lực nào cả, nên do hiện tượng căng bề mặt, diện tích bề mặt giọt dầu co lại đến giá trị nhỏ nhất
ứng với diện tích của mặt hình cầu và nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
C. Vì giọt dầu không bị dung dịch rượu dính ướt, nên nó nằm lơ lửng trong dung dịch.
D. Vì lực căng bề mặt của dầu lớn hơn lực căng bề mặt của dung dịch rượu, nên ón nằm lơ lửng trong dung dịch rượu.
Câu 32: Chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang vì:
A. Chiếc kim không bị dính ướt nước.
B. Khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng của nước.
C. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy Ác si mét.
D. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.

-- 177 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 33: Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì
A. Vải bạt dính ướt nước. B. Vải bạt không bị dinh ướt nước.
C. Lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt.
D. Hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
Câu 34: Chọn đáp án đúng. Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào:
A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng. B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.
D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.
Câu 35: Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng bề mặt của chất lỏng luôn:
A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn bề mặt chất lỏng B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng
C. Phụ thuộc vào hình dạng chất lỏng D. Tính bằng công thức F = σ.l
Câu 36: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:
A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt. B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu. D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
Câu 37: Nhận xét nào sau đây là sai liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngoài mặt thoáng.
B. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thóang
D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 38: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?
A. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước. B. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
C. Bong bóng xà phòng lơ lửng có dạng gần hình cầu. D. Giọt nước đọng trên lá sen.
Câu 39: Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:
A. Tỉ lệ với độ dài đường giới hạn của mặt thoáng của chất lỏng. B. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Phụ thuộc vào hình dạng bình chứa chất lỏng.
D. Tính bằng công thức F = σ.l, trông đó σ là suất căng mặt ngoài, l là chiều dài đường giới hạn của mặt ngoài chất lỏng.
Câu 40: Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?
A. Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc. B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút.
C. Bấc đèn hút dầu. D. Giấy thấm hút mực.
Câu 41: Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:
A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang. B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định. D. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 42: Gọi σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống mao dẫn, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng,
g là gia tốc trọng trường. Công thức tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài là:
A. h=σ4/ρgd B. h=4σ/ρgd C. h=σ/4ρgd D. h=4σ2/ρgd
Câu 43: Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khoảng thời gian nào đó, nó lại nhảy
sang một vị trí cân bằng khác.
C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạp từ một loại phân tử.
D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.
Câu 44: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Người ta chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng để giải thích hiện tượng mao dẫn.
B. Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt là yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
C. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau và lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn, có sự chênh lệch
với nhau là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.
D. Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn phụ thuộc vào tiết diện ống mao dẫn , khối lượng riêng của chất
lỏng và bản chất của chất lỏng.
Câu 45: Một ống thủy tinh thẳng dài, có tiết diện nhỏ, bên trong chứa nước. Biết nước dính ướt thủy tinh. Dựng ống sao cho ống lệch
so với phương thẳng đứng góc 10o. Mặt thoáng của nước bên trong ống có dạng
A. mặt phẳng nằm ngang. B. mặt khum lồi. C. mặt khum lõm. D. mặt phẳng nghiêng 80o.
Câu 46: Trường hợp nào mực chất lỏng dâng lên ít nhất trong ống mao dẫn thủy tinh khi:
A. Nhúng nó vào nước (ρ1 = 1000kg/m3; σ1=0,072N/m) B. Nhúng nó vào xăng (ρ2 = 700kg/m3; σ2=0,029N/m)
C. Nhúng nó vào rượu (ρ3 = 790kg/m ; σ3=0,022N/m)
3
D. Nhúng nó vào ete (ρ4 = 710kg/m3; σ4=0,017N/m)
Dạng 1. Lực căng mặt ngoài của chất lỏng
Câu 47: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm và có trọng lượng P = 68.10 -3N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy
của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực  để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, nếu biết hệ số căng bề mặt
của nước là 72.10-3 N/m.
A. F = 1,13.102 N. B. F = 2,26.10-2 N. C. F = 22,6.10-2 N. D. F= 9,06.10-2 N.
Câu 48: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu,
người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu có giá trị nào?
A. = 18,4.10-3 N/m. B. =18,4.10-4 N/m. C. = 18,4.10-5 N/m. D. = 18,4.10-6 N/m.
Câu 49: Một màng xà phòng được tại ra bởi một khung dây théo hình chữ nhật đặt nằm ngang có cạnh AB=5cm di động được. Cho
biết hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 0,04N/m. Hỏi cần thực hiện một công bằng bao nhiêu để làm tăng diện tích màng xà
phòng bằng cách dịch chuyển đều cạnh AB một đoạn 8cm?
A. 4.10-4J. B. 3,2.10-4J. C. 8.10-4. D. 1,6.10-4J.

-- 178 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 50: Một màng xà phòng căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng. Đoạn dây AB dài 50 mm và có thể trượt
dễ dàng trên khung. Hệ số căng bề mặt của xà phòng là 0,04N/m. Dây AB sẽ đứng yên khi trọng lượng của nó là
A. 2.10-3N. B. 4.10-3N. C. 1,6.10-3N. D. 2,5.10-3N.
Câu 51: Một cọng rơm dài 8cm nổi trên mặt nước. Người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước (Nước xà phòng chỉ
lan ra ở một bên của cọng rơm). Hỏi cọng rơm di chuyển về phía nào? Lực tác dụng vào cọng rơm là bao nhiêu? Cho hệ số căng mặt
ngoài của nước và của xà phòng lần lượt là 75.10-3N/m và 40.10-3N/m
A. Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 2,8.10-3N.
B. Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 1,5.10-3N.
C. Cọng rơm chuyển động về phía xà phòng, lực tác dụng là 1,5.10-3N.
D. Cọng rơm chuyển động về phía nước, lực tác dụng là 2,8.10-3N.
Câu 52: Ta thả nổi trên mặt nước một cọng rơm dài 10cm. Bây giờ ta nhỏ dung dịch xà phòng vào nước ở một phía của cọng rơm, ta
thấy cọng rơm dịch chuyển về phía kia. Cho hệ số căng bề mặt của nước là 73.10 -3N/m và nước xà phòng 40.10-3N/m. Lực tác dụng
làm cọng rơm dịch chuyển là
A. 33.10-4N. B. 113.10-4N. C. 40.10-3N. D. 73.10-4N.
Câu 53: Một ống nhỏ giọt dựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của
ống là 0,43 mm. Trọng lượng mỗi giọt nước rơi khỏi miệng ống là 9,72.10-5 N. Hệ số căng mặt của nước xấp xỉ bằng
A. 72.10-3 N/m. B. 36.10-2 N/m. C. 72.10-5 N/m. D. 13,8.102 N/m.
Câu 54: Dùng một ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là d = 0,4mm để nhỏ 0,5cm dầu hoả thành 100giọt. Biết Ddh =
3

800kg/m3, g = 9,8m/s2. Hệ số căng mặt ngoài của dầu hoả bằng


A. 0,03N/m B. 0,031N/m. C. 0,032N/m. D. 0,033N/m.
Câu 55: Có 40 giọt nước rơi ra từ đầu dưới của một ống nhỏ giọt có đường kính trong là 2mm. Tổng khối lượng của các giọt nước là
1,9g. Lấy g = 10m/s2, coi trọng lượng của mỗi giọt khi rơi đúng bằng lực căng mặt ngoài đặt lên vòng tròn trong của ống nhỏ giọt. Hệ
số căng mặt ngoài của nước là
A. 72,3.10-3N/m. B. 75,6.10-3N/m. C. 78,8.10-3N/m. D. 70,1.10-3N/m.
Câu 56: Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50 mm và có trọng lượng P = 68.10 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của
-3

vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực tối thiểu để kéo vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, nếu hệ số căng mặt ngoài của
nước là 72.10-3 N/m?
A. 1,13.10-2 N. B. 2,26.10-2 N. C. 22,6.10-2 N. D. 9,06.10-2 N.
Câu 57: Một bình có ống nhỏ giọt ở đầu phía dưới. Rượu chứa trong bình chảy khỏi ống nhỏ giọt này thành từng giọt cách nhau 2,0 s.
Miệng ống nhỏ giọt có bán kính 1,0 mm. Sau khoảng thời gian 720s, khối lượng rượu chảy khỏi ống là 10g. Coi rằng chỗ thắt của giọt
rượu khi nó bắt đầu rơi khỏi miệng ống nhỏ giọt có đường kính bằng đường kính của ống nhỏ giọt. Lấy g = 9,8 m/s 2. Hệ số căng bề
mặt của rượu bằng
A. 44,2.10-3N/m. B. 86,7.10-3N/m. C. 43,3.10-3N/m. D. 21,7.10-3N/m.
Câu 58: Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không dính ướt. Biết bán kính cùa quả cầu là 0,1m,suất căng mặt ngoài của nước là
0,073N/m. Để quả cầu không chìm trong nước thì khối lượng của nó phải thỏa điều kiện nào sau đây?
A. m ≤ 4,7.10-3 kg. B. m ≤ 3,6.10-3 kg. C. m ≤ 2,6.10-3 kg. D. m ≤ 1,6.10-3 kg.
Câu 59: Một chiếc kim hình trụ bằng thép có bôi một lớp mỏng dầu nhờn ở mặt ngoài được đặt nằm ngang và nổi trên mặt nước. Cho
biết khối lượng riêng của thép là 7800 kg/m3 và của nước là 1000 kg/m3 hệ số căng bề mặt của nước là 0,072 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s 2.
Đường kính chiếc kim bằng 5% độ dài của nó. Để độ chìm sâu trong nước của chiếc kim bằng bán kính của nó thì đường kính lớn
nhất của chiếc kim là
A. 2,91mm. B. 1,62mm. C. 1,16mm. D. 1,64mm.
Câu 60: Một ống mao dẫn dài và mỏng có hai đầu đều hở được cắm thẳng đứng xuống nước sao cho toàn bộ chiều dài của ống ngập
trong nước. Dùng tay bịt kín đầu dưới của ống và nhấc ống thẳng đứng lên khỏi nước. Sau đó buông nhẹ tay để đầu dưới của ống lại
hở. Cho biết đường kính của ống là 2,0 mm, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 và hệ số căng bể mặt của nước là 72,5.10 -
3
 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2. Độ cao của cột nước còn đọng trong ống bằng
A. 14,8mm. B. 29,6mm. C. 29,4mm. D. 14,8cm.
Câu 61: Một chiếc vòng nhôm có bề dày không đáng kể, có đường kính 20 cm được treo bởi một lực kế sao cho đáy vòng nhôm tiếp
xúc với mặt nước. Cho hệ số lực căng bởi bề mặt của nước là 73.10 -3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên vòng nhôm có độ lớn gần
đúng bằng
A. 0,055 N. B. 0,045 N. C. 0,090 N. D. 0,040 N.
Câu 62: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình vuông có chu vi là 320 mm. Cho hệ số căng bề mặt cảu nước
xà phòng là 40.10-3N/m. Lực căng bề mặt tác dụng lên mỗi cạnh khiung dây có độ lớn là
A. 4,5 mN. B. 3,5 mN. C. 3,2 mN. D. 6,4 mN.
Câu 63: Một ống nhỏ giọt đựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của
ống là 0,45 mm. Hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3N/m. Trọng lượng lớn nhất của giọt nước khi rơi khỏi miệng ống gần đúng là
A. 0,10 mN. B. 0,15 mN. C. 0,20 mN. D. 0,25 mN.
Câu 64: Một chiếc vòng nhôm có trọng lượng P = 62,8.10-3N đặt thẳng đứng sao cho đáy của nó tiếp xúc với mặt nước. Cho đường
kính trong và đường kính ngoài của vòng nhôm lần lượt là 46 mm và 48 mm; hệ số căng bề mặt của nước là 72.10 -3N/m. Kéo vòng
nhôm bằng một lực F thẳng đứng lên trên, để kéo được vòng nhôm rời khỏi mặt nước thì độ lớn của lực F phải lớn hơn giá trị nhỏ
nhất là
A. 74,11 mN. B. 86,94 mN. C. 84,05 mN. D. 73,65 mN.
Câu 65: Một lượng nước ở trong ống nhỏ giọt ở 20oC chảy qua miệng ống tạo thành 49 giọt. Cũng lượng nước và ống nhỏ giọt trên
nhưng ở 40oC, nước chảy qua miệng ống được 51 giọt. Bỏ rqua sự dãn nở vì nhiệt; hệ số căng mặt ngoài của nước ở 20 oC là 72.10-
3
N/m. Hệ số căng bề mặt của nước ở 40oC là
A. 69.10-3N/m. B. 75.10-3N/m. C. 75,12.10-3N/m. D. 69,18.10-3N/m.

-- 179 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 66: Một vành khuyên mỏng có đường kính 34 mm, đặt nằm ngang và treo vào đầu dưới của một lò xo để thẳng đứng. Nhúng
vành khuyên vào một cốc nước, rồi cầm đầu kia của lò xo và kéo vành khuyên ra khỏi nước, ta thấy lò xo dãn thêm 32 mm. Tính hệ
số căng mặt ngoài của nước. Biết lò xo có độ cứng 0,5 N/m, bỏ qua trọng lực của vành khuyên.
A. 70,1.10-3 N/m B. 74,9.10-3 N/m C. 70,1.10-2 N/m D. 75,6.10-2 N/m
Câu 67: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là d 1 = 44 mm và đường kính trong là d 2 = 40 mm. Trọng lượng của vòng xuyến là P =
45 mN. Lực bứt vòng xuyến này khỏi bề mặt của glixêrin ở 20oC là 64,3 mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixêrin ở nhiệt độ này.
A. 73.10-3 N. B. 36,5.10-3 N. C. 79.10-3 N. D. 55,2.10-3 N.
Câu 68: Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy ra ngoài theo ống nhỏ giọt
thẳng đứng có đường kính d = 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia ∆t = 2 giây. Sau thời gian t = 780 giây thì có m = 10 g rượu
chảy ra. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Lấy g = 10 m/s2.
A. 45,5.10-3 N/m. B. 49,3.10-3 N/m. C. 40,8.10-3 N/m. D. 30,4.10-3 N/m.
Câu 69: Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Bán kính quả cầu là 0,2 mm. Suất căng mặt ngoài của nước là 73.10 -
3
 N/m. Bỏ qua lực đẩy Acsimet tác dụng lên quả cầu. Quả cầu có trọng lượng bằng bao nhiêu thì nó không bị chìm?
A. P ≤ 9,2.10-5 N B. P > 5,2.10-5 N C. P ≤ 9,9.10-5 N D. P ≥ 5,2.10-5 N
Câu 70: Một vòng kim loại có bán kính 6 cm và trọng lượng P = 6,4.10  N tiếp xúc với dung dịch xà phòng có suất căng bề mặt là σ
-2

= 40.10-3 N. Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì phải cần một lực bao nhiêu?
A. 0,154 N. B. 0,124 N. C. 0,296 N. D. 0,094 N.
Câu 71: Cho nước vào một ống nhỏ giọt có đường kính miệng ống là d = 0,4mm. Hệ số căng bề mặt của nước là s = 73.10 -3 N/m. Lấy
g = 9,8m/s2. Tính khối lượng giọt nước khi rơi khỏi ống.
A. 0,0035 g B. 0,0090 g C. 0,0094 g D. 0,0027 g
Câu 72: Có 20 cm3 nước đựng trong một ống nhỏ giọt có đường kính đầu mút là 0,8 mm. Giả sử nước trong ống chảy ra ngoài thành
từng giọt một. Hãy tính xem trong ống có bao nhiêu giọt, cho biết s = 0,073 N/m, D = 103 kg/m3, g = 10 m/s2.
A. 1035 giọt B. 1095 giọt C. 1090 giọt D. 1027 giọt
Câu 73: Một cộng rơm dài 10cm nổi trên mặt nước. người ta nhỏ dung dịch xà phòng xuống một bên mặt nước của cọng rơm và giả
sử nước xà phòng chỉ lan ra ở một bên. Tính lực tác dụng vào cộng rơm. Biết hệ số căng mặt ngoài của nước và nước xà phòng lần
lượt là s1 = 73.10-3 N/m, s2 = 40.10-3 N/m.
A. 35.10-4N B. 23.10-4N C. 33.10-4N D. 43.10-4N
Câu 74: Nhúng một khung hình vuông có chiều dài mỗi cạnh là 10cm vào rượu rồi kéo lên. Tính lực tối thiểu kéo khung lên, nếu biết
khối lượng của khung là 5g. cho hệ số căng bề mặt của rượu là 24.10-3N/m và g = 9,8m/s2.
A. 0,35 N. B. 0,095 N. C. 0,068 N. D. 0,027 N.
Câu 75: Nhúng một khung hình vuông mỗi cạnh dài 8,75 cm, có khối lượng 2 g vào trong rượu rồi kéo lên. Biết hệ số căng mặt ngoài
của rượu là 21,4.10-3 N/m, g = 10m/s2. Lực kéo khung lên là:
A. 0,35 N. B. 0,095 N. C. 0,035 N. D. 0,027 N.
Câu 76: Một vòng nhôm hình trụ rổng có bán kính trong r 1 = 3 cm, bán kính ngoài r 2 = 3,2 cm, chiều cao h = 12 cm đặt nằm ngang
trong nước. Tính độ lớn lực cần thiết để nâng vòng ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nhôm là ρ = 28.10 2 kg/m3; suất căng
mặt ngoài của nước là 73.10-3 N/m; lấy g = 10m/s2, nước dính ướt nhôm. Chọn đáp án đúng.
A. 23.10-3 N. B. 2,212 N. C. 1,615 N. D. 1,337 N.
Câu 77:  Một ống nhỏ giọt mà đầu mút có đường kính 0,24mm có thể nhỏ giọt chất lỏng với độ chính xác đến 0,008g. Hệ số căng bề
mặt của chất lỏng là:
A. 0,2875 N/m. B. 0,053 N/m. C. 0,106 N/m D. 1,345 N /m.
Câu 78: Có 4 cm3 dầu lỏng chảy qua một ống nhỏ giọt thành 304 giọt dầu. Đường kính của lỗ đầu ống nhỏ giọt là 1,2 mm, khối lượng
riêng của dầu là 900 kg/m3. Tính hệ số căng bề mặt của dầu.
A. 0,031 N/m. B. 0,153 N/m. C. 0,113 N/m D. 0,355 N /m.
Câu 79: Một mẩu gỗ hình lập phương có khối lượng 20 g được đặt nổi trên mặt nước. Mẩu gỗ có cạnh dài 30 mm và dính ướt nước
hoàn toàn. Cho biết nước có khối lượng riêng là ρ = 1000 kg/m 3 và hệ số căng bề mặt là σ = 0,072 N/m. Lấy g = 9,8 m/s 2. Xác định độ
ngập sâu trong nước của mẩu gỗ.
A. 2,3 cm. B. 2,9 cm. C. 4,3 cm. D. 3,9 cm.
Câu 80: Một màng xà phòng được căng trên một khung dây đồng hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây AB dài 10 cm có thể trượt
không ma sát trên khung, nằm cân bằng (Hình 37.1). Cho hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m.
Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Khối lượng của đoạn dây AB là
A. 0,5 g.
B. 0,8 g.
C. 0,6 g.
D. 0,4 g.
Câu 81: Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng hình chữ nhật treo thảng đứng, đoạn dây ab dài 80 mm có thể trượt
không ma sát trên khung này (hình vẽ). Cho biết hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là σ = 40.10 -3 N/m và
khối lượng riêng của đồng là ρ = 8,9.103 kg/m3. Xác định đường kính của đoạn dây ab để nó nằm cân bằng,
lấy g ≈ 9,8 m/s2.
A. d = 10,8 mm.
B. d = 12,6 mm.
C. d = 2,6 mm.
D. d = 1,08 mm.
Dạng 2. Hiện tượng mao dẫn
Câu 82: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong 1 mm vào trong chậu thủy ngân. Biết thủy ngân có hệ số căng mặt ngoài là
470.10-3N/m, khối lượng riêng là 13600kg/m 3, lấy g = 10 m/s2. Thủy ngân dâng lên hay hạ xuống 1 đoạn gần đúng bằng bao nhiêu so
với mực thủy ngân ngoài chậu?
A. Dâng lên 138 mm. B. Dâng lên 13,8 mm. C. Hạ xuống13,8 mm. D. Hạ xuống 138 mm.

-- 180 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 83: Nhúng một ống mao dẫn có đường kính trong là d 1 vào trong chậu nước thì mực nước dâng lên trong ống là 3cm. Nếu nhúng
ống có đường kính là d2 thì mực nước dâng lên là 2,4cm. Nếu nhúng ống có đường kính là d3 = 0,5d1 + 2d2 thì mực nước dâng lên là
A. 1,14cm. B. 7,20cm. C. 2,70cm. D. 1,00cm.
Câu 84: Ống mao dẫn có bán kính trong r nhúng vào nước và hai tấm kính song song hở cách nhau d nhúng vào rượu thì thấy độ cao
của cột nước và rượu dâng lên cao bằng nhau. Cho khối lượng riêng của nước và rượu lần lượt là ρ 1= 1000 kg/m3; ρ2= 800 kg/m3; hệ
số căng mặt ngoài của nước và rượu lần lượt là σ1= 0,072 N/m; σ2= 0,022 N/m. Tỉ số d/r bằng
A. 0,76. B. 1,81. C. 1,31. D. 0,38.
Câu 85: Một ống mao dẫn khi nhúng vào trong nước thì cột nước trong ống dâng cao 80mm, khi nhúng vào trong rượu thì cột rượu
dâng cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng và hệ số căng mặt ngoài của nước và rượu là 1 = 1000 kg/m3, 1 = 0,072 N/m và 2 = 790
kg/m3, 2 = 0,022 N/m.
A. 27,8 mm. B. 30,9 mm. C. 32,6 mm. D. 40,1 mm.
Câu 86: Một ống mao dẫn dài hở hai đầu, đường kính trong d = 1,6 mm, đổ đầy rượu và đặt thẳng đứng. Biết khối lượng riêng và hệ
số căng bề mặt của rượu là ρ = 800 kg/m3 và σ =2,2.10-2 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Độ cao của cột rượu còn lại trong ống là:
A. 0,6875 cm. B. 3,345 cm. C. 13,75 mm. D. 1,345 mm.
Câu 87: Tìm chiều dài của cột nước trong mao quản có đường kính trong bằng d = 0,6 mm khi ống thẳng đứng và khi ống nghiêng
với mặt nước một góc 13o. Cho biết suất căng mặt ngoài của nước là σ = 72,8.10-3 N/m, khối lượng riêng của nước là ρ = 1000
kg/m3 .Chọn đáp án đúng.
A. 17 cm B. 27 cm C. 15 cm D. 22 cm.
Câu 88: Một ống áp kế thủy ngân có đường kính trong d = 1,4 mm, mực thủy ngân trong ống cao 760 mm. Hỏi áp suất thực của khí
quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân không dính ướt ống thủy tinh. Suất căng mặt ngoài và khối lượng riêng của
thủy ngân là σ = 0,47 N/m và ρ = 13,6.103 kg/m3. Lấy g = 10m/s2. Chọn đáp án đúng.
A. 750,1 mmHg. B. 762,5 mmHg. C. 769,9 mmHg. D. 771,1 mmHg.
Câu 89: Hai ống mao dẫn có đường kính khác nhau được nhúng vào ête, sau đó vào dầu hỏa. Hiệu số độ cao của các cột ête dâng lên
trong hai ống mao dẫn là 2,4 mm, của các cột dầu hỏa là 3 mm. Hãy xác định suất căng bề mặt của dầu hỏa, nếu suất căng bề mặt của
ête là σ = 0,017N/m. Biết khối lượng riêng của ête là ρ = 700 kg/m3, của dầu hỏa là ρ’ = 800 kg/m3. Chọn đáp án đúng.
A. 0,843 N/m B. 0,0243 N/m C. 0,0843 N/m D. 0,0643 N/m.
Câu 90: Một ống mao dẫn dài và mỏng có hai đầu đều hở được cắm thẳng đứng xuống nưởc sao cho toàn bộ chiều dài của ống ngập
trong nước. Dùng tay bịt kín đầu dưới của ống và nhấc ống thẳng đứng lên khỏi nước. Sau đó buông nhẹ tay để đầu dưới của ống lại
hở. Xác định độ cao của cột nước còn đọng trong ống. Cho biết đường kính của ống là d = 2,0 mm, khối lượng riêng của nước là ρ =
1000 kg/m3 và hệ số căng bể mặt của nước là σ = 72,5.10-3 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2.
A. 29,6 mm B. 30,8 mm C. 25,7 mm D. 31,5 mm
Câu 91: Một khối gỗ hình trụ có khối lượng 20 g đặt nổi trên mặt nước, trục của khối gỗ nằm thẳng đứng. Đường kính tiết diện của
khối gỗ d =10 mm; nước dings ướt hoàn toàn gỗ. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hệ số căng bề mặt của nước là
0,072 N/m; lấy g = 9,8 m/s2. Độ ngập của khối gỗ trong nước là
A. 2,4 cm. B. 2,6 cm. C. 2,3 cm. D. 2,0 cm.
Câu 92: Tìm hệ số căng bề mặt của nước nếu ống mao dẫn có đường kính trong là 1 mm và mực nước ống dâng cao 32,6 mm.
A. 80.10-3 N/m. B. 84.10-4 N/m. C. 18.10-5 N/m. D. 40.10-6 N/m.
Câu 93: Một phong vũ biểu thủy ngân có đường kính trong là 2 mm và mực nước thủy ngân trong ống dâng cao 760 mm. Hỏi áp suất
thực của khí quyển là bao nhiêu nếu tính đến hiện tượng thủy ngân không dính ướt ống thủy tinh?
A. 767 (mmHg) B. 767,05 (mmHg) C. 767,5 (mmHg) D. 667,05 (mmHg)
CHỦ ĐỀ 5. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Câu 1: Chọn những câu đúng trong các câu sau:
A. Sự bay hơi chỉ xảy ra khi nhiệt độ chất lỏngbằng nhiệt độ sôi tương ứng với chất lỏng đo.
B. Sự bay hơi phụ thuộc vào thể tích khối chất lỏng. C. Sự bay hơi diễn ra ở mọi nơi trong chất lỏng.
D. Sự chuyển động nhiệt hổn lọan của phân tử chất lỏng là một trong những yếu tố chính gây nên sự bay hơi.
Câu 2: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi. D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.
Câu 3: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào
nóng chảy theo đồng?
Chất Thé Đồng Chì Kẽm
p

Nhiệt độ nóng chảy(oC) 1300 1083 327 420


A. Thỏi thép B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.
C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng. D. Thỏi kẽm.
Câu 4: Sự nóng chảy là sự chuyển từ
A. thể lỏng sang thể rắn B. thể rắn sang thể lỏng C. thể lỏng sang thể hơi D. thể hơi sang thể lỏng
Câu 5: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
A. Đốt một ngọn nến B. Đun nấu mỡ vào mùa đông
C. Pha nước chanh đá D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá
Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng. D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Câu 7: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?

-- 181 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.
D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Câu 8: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
A. đun nóng vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất. D. đun nóng vật đến 100oC.
Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Câu 10: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:
A. -960oC        B. 96oC C. 60oC        D. 960oC
Câu 11: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
A. Thủy ngân         B. Rượu C. Nhôm        D. Nước
Câu 12: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:
A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.
B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.
C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt. D. các phương án đưa ra đều sai.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.
B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.
C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.
D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.
Câu 14: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Tuyết rơi B. Đúc tượng đồng C. Làm đá trong tủ lạnh D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 15: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Câu 16: Nhiệt độ đông đảo của rượu là -117 oC, của thủy ngân là -38,83oC. Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy
ngân? Vì sao?
A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.
B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục oC rượu bay hơi hết.
C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu.
D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC.
Câu 17: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
D. Tất cả đều sai.
Câu 18: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?
A. Có gió, quần áo căng ra. B. Không có gió, quần áo căng ra.
C. Quần áo không căng ra, không có gió. D. Quần áo không căng ra, có gió.
Câu 19: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay. B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính. D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
Câu 20: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít
C. Cốc được đặt trong nhà D. Cốc được đặt ngoài sân nắng
Câu 21: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 22: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi. B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Câu 23: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Nhiệt độ. B. Tác động của gió.
C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Cả ba đáp án A, B và C.
Câu 24: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô. B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
C. Mực khô sau khi viết. D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ. D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
Câu 26: Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt
độ hay không?

-- 182 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. Dùng hai đĩa giống nhau.
B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi.
C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau. D. Chỉ làm nóng một đĩa.
Câu 27: Mây được tạo thành từ
A. nước bay hơi        B. khói C. nước đông đặc        D. hơi nước ngưng tụ
Câu 28: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?
A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra. B. Nước từ trong bình ga thấm ra.
C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó. D. Cả B và C đều đúng.
Câu 29: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?
A. Nước bốc hơi trên xe. B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe. D. Không có hiện tượng gì
Câu 30: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy
hiện tượng gì?
A. Nước bốc hơi bay lên B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà
C. Nước đông đặc tạo thành đá D. Không có hiện tượng gì
Câu 31: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?
A. Bay hơi B. Ngưng tụ C. Bay hơi và ngưng tụ D. Cả A, B, C đều sai
Câu 32: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ
A. thể rắn sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể rắn C. thể hơi sang thể lỏng D. thể lỏng sang thể hơi
Câu 33: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:
A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài. D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.
Câu 34: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước B. Nước trong cốc cạn dần
C. Phơi quần áo cho khô D. Sự tạo thành nước
Câu 35: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa. B. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
C. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính.
D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa.
Câu 36: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:
A. hơi nước trong nồi ngưng tụ. B. hạt gạo bị nóng chảy.
C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ. D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.
Câu 37: Nước sôi ở nhiệt độ nào?
A. 100oC        B. 1000oC C. 99oC        D. 0oC
Câu 38: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 39: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?
A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định. B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.
C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định. D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
Câu 40: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
A. tăng dần B. không thay đổi C. giảm dần D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 41: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.
D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.
B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC. D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng
Câu 43: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?
A. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm. B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao. D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 44: Nhiệt độ sôi
A. không đổi trong suốt thời gian sôi. B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.
C. luôn tăng trong thời gian sôi. D. luôn giảm trong thời gian sôi.
Câu 45: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng. B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Gió. D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 46: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi. Ở nhiệt độ sôi thì
A. các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.
C. nước reo. D. các bọt khí nổi dần lên.
Câu 47:  Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng

-- 183 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. tăng dần lên        B. giảm dần đi C. khi tăng khi giảm        D. không thay đổi
Câu 48: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.
A. ngưng tụ        B. hòa tan C. bay hơi        D. kết tinh
Câu 49: Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân?
A. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước. B. Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.
C. Vì nhiệt kế thuỷ ngân dùng tốt hơn nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. D. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân thấp, khoảng -39oC
Câu 50:  Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?
A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.
D. Ba bình sôi cùng nhau vì có cùng diện tích đáy.
Câu 51: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?
A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau. B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.
Câu 52: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
B. áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.
D. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Câu 53: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và thể tích của hơi. B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi. D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Câu 54: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
A. Áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
D. Áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt
Câu 55: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài
C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 56: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc:
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
C. Trong suốt quá trình đông đặc ,nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
Câu 57: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun(J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = m trong đó  là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
Câu 58: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ) B. Jun trên kilôgam (J/ kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/ độ).
Câu 59: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 60: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 61: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 62: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảt riêng của vàng là 2,8.103 J/Kg.
A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.
D. Mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng
A. không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. B. càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
C. càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
D. phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.

-- 184 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 64: Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì
A. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất. B. khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
C. áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi. D. tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
Câu 65: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật rắn và áp suất ngoài. B. Phụ thuộc bản chất của vật rắn
C. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn
D. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn, đồng thời phụ thuộc áp suất ngoài
Câu 66: Nhiệt độ nóng chảy trên mặt thoáng tinh thể thay đổi như thế nào khi áp suất tăng?
A. Luôn tăng đối với vật rắn B. Luôn giảm đối với vật rắn
C. Luôn tăng đối với mọi vật rắn có thể tích giảm khi nóng chảy và luôn giảm đối với mọi vật rắn có thể tích tăng khi nóng chảy
D. Luôn tăng đối với mọi vật rắn có thể tích tăng khi nóng chảy và luôn giảm đối với mọi vật rắn có thể tích giảm khi nóng chảy.
Câu 67: Sự bay hơi của chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Xảy ra ở nhiệt độ xác định và không kèm theo sự ngưng tụ. Khi nhiệt độ tăng thì chất lỏng bay hơi càng nhanh.
B. Xảy ra ở mọi nhiệt độ và không kèm theo sự ngưng tụ. Khi nhiệt độ tăng thì chất lỏng bay hơi càng nhanh
C. Xảy ra ở nhiệt độ xác định và luôn kèm theo sự ngưng tụ. Khi nhiệt độ tăng thì chất lỏng bay hơi nhanh do tốc độ bay hơi tăng
nhanh hơn tốc độ ngưng tụ.
D. Xảy ra ở mọi nhiệt độ và không kèm theo sự ngưng tụ. Khi nhiệt độ tăng thì chất lỏng bay hơi càng nhanh và tốc độ ngưng tụ giảm
cho tới khi đạt trạng thái cân bằng động
Câu 68: Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa trong không khí tăng nhanh hơn hay chậm hơn so với áp suất không khí khô? Tại
sao?
A. Tăng nhanh hơn, vì khi nhiệt độ tăng thì mật độ phân tử hơi nước ở trạng thái bão hòa tăng, còn mật độ phân tử không khí tăng
không đáng kể.
B. Tăng nhanh hơn. Vì nhiệt độ tăng thì trong hơi nước bão hòa không những động năng chuyến động nhiệt của các phân tử hơi nước
tăng mà cả mật độ phân tử hơi nước cũng tăng mạnh do tốc độ bay hơi tăng, còn trong không khí chi có động năng chuyển động nhiệt
của các phân tử tăng.
C. Tăng nhanh hơn, vì khi nhiệt độ tăng thì động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hơi nước bão hòa tăng mạnh, còn động
năng chuyển động nhiệt của các phân tử không khí tăng chậm.
D. Tăng chậm hơn, vì khi nhiệt độ tăng thì động năng chuyển động nhiệt của các phân tử hơi nước ở trạnh thái bão hòa tăng chậm,
còn động năng chuyển động nhiệt của các phân tử không khí tăng nhanh.
Câu 69: Điều nào sau đây không đúng?
B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 70: Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283 K.
A. Thiếc.    B. Nước đá.    C. Chì.    D. Nhôm.
Câu 71: Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm
A. chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.    B. chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy.
D. với mỗi cấu trúc tinh thẻ, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài
Câu 72: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng.
D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật.
Câu 73: Khi một chất lỏng bị “bay hơi” thì điểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm. B. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.
C. Số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng.
D. Chỉ có các phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng thành phân tử hơi.
Câu 74: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng
A. không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. B. càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.
C. càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.
D. phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.
Câu 75: Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì
A. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất. B. khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.
C. áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi. D. tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.
Câu 76: Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn,
A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
B. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
C. nhiệt độ của chất lỏng tăng. D. nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
Câu 77: Trong khoảng thời gian một vật rắn đang nóng chảy, nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng nào kể sau?
A. Làm tăng vận tốc dao động của các hạt quanh vị trí cân bằng B. Phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể
C. Làm tăng vận tốc chuyển động hỗn loạn của các hạt D. A, B, C đều đúng
Dạng 1. Nhiệt nóng chảy
Câu 78: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chày 500g nước đá ở 00C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là
3,4.105J/kg.
A. Q = 7.107 J B. Q = 17.104 J C. Q = 17.105J D. Q = 9,62.105J

-- 185 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 79: Tính nhiệt lượng Q' cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở -200C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là
3,4.105J/kg và nhiệt dung của nước đá là 2,1.103 J/kg.K
A. Q ≈ 2,98.107 J B. Q ≈ 3,82.107J C. Q ≈ 3,82.104 J D. Q ≈ 2,98.104J
Câu 80: Một thỏi nhôm có khối lượng l,0kg ở 8 C. Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn thỏi nhôm này.
0

Nhôm nóng chảy ở 6580C, nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 3,9.105J/Kg và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K
A. Q ≈ 5,9.106 J B. Q ≈ 59.104J C. Q ≈ 4,47.105J D. Q ≈ 9,62.105J
Câu 81: Tính nhiệt lượng Q cần để làm nóng chảy 100g nước đá ở 0 C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg
0

A. Q = 0,34.103J. B. Q = 340.105J C. Q = 34.107J. D. Q = 34.103J.


Câu 82: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0°C vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20°C đặt trong nhiệt lượng kế.
Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của
nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra
bên ngoài nhiệt lượng kế.
A. 5,50C    B. 4,50C    C. 40C    D. 50C   
Câu 83: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là
2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg.
A. 180450 J B. 1804500 J C. 804500 J D. 8045000 J
Câu 84: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 oC để chuyển nó thành nước ở 20oC. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là
λ = 34.104 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. Chọn đáp án đúng.
A. 194400 J. B. 164400 J. C. 1694400 J. D. 1894400 J.
Câu 85: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100 g ở nhiệt độ 20 oC, để nó hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ
658oC. Biết nhôm có nhiệt dung riêng 896 J/kg.K và nhiệt nóng chảy 39.104 J/kg. Chọn đáp án đúng.
A. 99440 J. B. 96165 J. C. 16944 J. D. 18940 J.
Câu 86: Thả một cục nước đá có khối lượng m 1 = 30 g ở nhiệt độ t1 = 0oC vào cốc nước chứa m2 = 200 g nước ở nhiệt độ t2 = 20oC.
Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2 J/g.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 334 J/g. Nhiệt độ
cuối của cốc nước là:
A. 50C. B. 7oC. C. 8oC. D. 9oC.
Câu 87: Để xác định nhiệt nóng chảy của thiếc, người ta đổ m1 = 350 g thiếc nóng chảy ở nhiệt độ t1 = 232oC vào m2 = 330 g nước ở
t2 = 7oC đựng trong một nhiệt lượng kế có nhiệt dung bằng Cnlk =100 J/K. Sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng
kế là t = 32oC. Tính nhiệt nóng chảy của thiếc. Biết nhiệt dung riêng của nước là cn = 4,2 J/g.K, của thiếc rắn là cth = 0,23 J/g.K.
A. 60,14 J/g. B. 65,15 J/g. C. 40,19 J/g. D. 69,51 J/g.
Dạng 2. Nhiệt hóa hơi
Câu 88: Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng
1atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để có m’ = 100 g nước hóa thành hơi là
A. 690 J. B. 230 J. C. 460 J. D. 320 J.
Câu 89: Người ta đun sôi 0,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 27 0C chứa trong chiếc ấm bằng đồng khối lượng m 2 = 0,4kg. Sau khi sôi
được một lúc đã có 0,1 lít nước biến thành hơi. Hãy xác định nhiệt lượng đã cung cấp cho ấm. Biết nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.10 6
J/kg, nhiệt dung riêng của nước và của đồng tương ứng là C1 = 4180J/kg.K; C2 = 380J/kg.K.
A. 690000 J. B. 393666 J. C. 460000 J. D. 320000 J.
Câu 90: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau. Đưa l0g hơi nước ở nhiệt độ 100 0C vào một nhiệt lượng kế
chứa 290g nước ở 200C. Nhiệt độ cuối của hệ là 40 0C. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là
46J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18J/g.độ.
A. 6900 J/g. B. 2265,6J/g C. 4600 J/g. D. 3200 J/g.
Câu 91: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,5 0C. Nhiệt độ cuối cùng đo được
là 400C. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4180J/kg.K. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước?
A. 6,9.106 J/kg. B. 2,3.106 J/kg C. 4,6.106 J/kg. D. 3,2.106 J/kg.
Câu 92: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25°C chuyển thành hơi ở 100°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180
J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
A. 18450 kJ B. 26135 kJ C. 84500 kJ D. 804500 kJ
Câu 93: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2 kg nước đá ở -20°C tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để
biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là
2,09.103 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg.
A. 180 kJ B. 619,96 kJ C. 840 kJ D. 804,5 kJ
Câu 94: Cần cung cấp một nhiệt lượng bằng bao nhiêu để làm cho m = 200 g nước lấy ở t 1 = 10 oC sôi ở t2 = 100 oC và 10 % khối
lượng của nó đã hóa hơi khi sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190 J/kg.K và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,26.106 J/kg.
Chọn đáp án đúng.
A. 129525 J. B. 110610 J. C. 120620 J. D. 130610 J.
Câu 95: Tính nhiệt lượng tỏa ra khi 4 kg hơi nước ở 100oC ngưng tụ thành nước ở 22oC. Nước có nhiệt dung riêng c = 4180 J/kg.K và
nhiệt hóa hơi L = 2,3.106 J/kg. Chọn đáp án đúng.
A. 11504160 J B. 12504160 J C. 10504160 J D. 13504160 J
Câu 96: Đổ 1,5 lít nước ở 20oC vào một ấm nhôm có khối lượng 600 g và sau đó đun bằng bếp điện. Sau 35 phút thì đã có 20% khối
lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ sôi 100oC. Tính công suất cung cấp nhiệt của bếp điện, biết rằng 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp
được dùng vào việc đun nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước
ở 100oC là L = 2,26.106 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít. Chọn đáp án đúng.
A. 716,8 W. B. 796,5 W. C. 876,8 W. D. 776,5 W.
CHỦ ĐỀ 6. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
Câu 1: Chọn các cách biến đổi thích hợp trong các câu sau:
A. Khối lượng hơi nước chứa trong một mét khối không khí gọi là độ ẩm cực đại.

-- 186 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
B. Khối lượng hơi nước bão hòa chứa trong không khí ở một nhiệt độ nhất định gọi là độ ẩm cực đại.
C. Thương số giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đặc trưng cho độ ẩm tương đối.
D. Nhiệt độ để hơi nước trong không khí trở thành bão hòa gọi là điểm sương.
Câu 2: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước
A. tính ra g trong 1 m3 không khí. B. tính ra kg trong 1 m3 không khí.
C. bão hòa tính ra g trong 1 m không khí.
3
D. tính ra g trong 1 cm3 không khí.
Câu 3: Điểm sương là:
A. Nơi có sương. B. Lúc không khí bị hóa lỏng.
C. Nhiệt độ của không khí lúc hóa lỏng. D. Nhiệt độ tại đó hơi nước trong không khí bão hòa.
Câu 4: Công thức nào sau đây không đúng?
A. f=a.100%/A B. f=a/A C. a=f.A D. f=a.100/A
Câu 5: Nếu nung nóng không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng. B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng. D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.
Câu 6: Nếu làm lạnh không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm. B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng. D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 7: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 8: Chọn câu phát biểu sai:
A. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
B. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất
lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
C. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
A. Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi.
B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi.
D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ.
Sử dụng các dữ kiện sau làm hai câu tiếp theo. I. Nung nóng hơi đẳng tích; II. Làm lạnh hơi đẳng tích; III. Nén hơi ở nhiệt độ không
đổi; IV. Cho hơi giãn nở ở nhiệt độ không đổi.
Câu 10: Có thể biến hơi khô thành hơi bão hòa bằng những cách nào?
A. II và III. B. II và IV. C. I và III. D. I và IV.
Câu 11: Có thể biến hơi bão hòa thành hơi khô bằng những cách nào?
A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV.
Câu 97: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?
A. áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ. B. áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.
D. áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt.
Câu 12: Khi lượng hơi nước trong không khí không đổi, nếu tăng nhiệt độ của không khì lên thì điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm tương đối tăng. B. Độ ẩm cực đại không đổi. C. Độ ẩm tuyệt đối tăng. D. Độ ẩm tương đối giảm.
Câu 13: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và thể tích của hơi. B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi. D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Câu 14: Áp suất hơi khô và áp suất hơi bão hòa có đặc điểm gì?
A. Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi khô tăng, còn áp suất hơi bão hòa giảm.
B. Áp suất hơi khô và áp suất hơi bão hòa đều tăng theo nhiệt độ. Nhưng ở một nhiệt độ xác định thì áp suất hơi khô tăng khi thể tích
của nó giảm và tuân theo gần đúng qui luật Bôilơ-mariốt, còn áp suất hơi bão hòa không phị thuộc thể tích tức là không tuân theo định
luật Bôilơ-mariốt.
C. Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi khô tăng, còn áp suất hơi bão hòa không đổi.
D. Áp suất hơi khô và áp suất hơi bão hòa đều tăng theo nhiệt độ. Nhưng ở mọi nhiệt độ xác định thì áp hơi khô cũng như áp suất hơi
bão hòa sẽ tăng khi thể tích của chúng giảm và tuân theo gần đúng qui luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
Câu 15: Khi nói về độ ẩm của không khí, điều nào dưới dây là đúng?
A. Độ ẩm tương đối của không khí là tỉ lệ tính ra phần trăm của độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm cực đại.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.
C. Độ ẩm cực đại của không khí ở nhiệt độ đã cho là đại lượng có giá trị bằng khối lượng tính ra gam của hơi nước bão hòa chứa
trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilogam) của nước trong 1cm3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước trong 1 m3 không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước trong 1 cm3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng (tính ra kilogam) của hơi nước trong 1 m3 không khí.

-- 187 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 17: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối của nó thay đổi như thế nao?
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng như nhau. B. Độ ẩm tuyệt đối tăng, còn độ ẩm tương đối giảm
C. Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm tương đối tăng D. Độ ẩm tuyêt đối không thav đổi, còn độ ẩm tương đối tăng.
Câu 18: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí thính theo đơn vị g/m3
B. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
C. Khi làm lạnh không khí đến 1 nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
D. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
Câu 19: Nếu làm lạnh không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm. B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng. D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 20: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 21: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?
A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Câu 22: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí đo bằng đơn vị gì?
A. Ki lôgam mét khối (kg.m3) B. Kilôgam trên mét khối (kg/m3) C. Gam trêm mét khối (g/m3) D. Gam mét khối (g.m3)
Dạng 1. Liên quan độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, điểm sương
Câu 23: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 300C, có điểm sương là 200C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:
A. 30,3g/m3 B. 23,8g/m3 C. 17,3g/m3 D. Một giá trị khác .
Câu 24: Một căn phòng có thể tích 120m . Không khí trong phòng có nhiệt độ 25 0C, điểm sương 150C. Để làm bão hoà hơi nước
3

trong phòng, lượng hơi nước cần có là:


A. 23,00g B. 21,6g C. 10,20g D. Một giá trị khác.
Câu 25: Một vùng KK có V=1,5.1010m3 chứa hơi bão hoà ở 230C. Nếu nhiệt độ hạ thấp tới 100C thì lượng nước mưa rơi xuống là:
A. 16,8.107g B. 8,4.1010kg C. 16,8.1010kg D. Một giá trị khác.
Câu 26: Một căn phòng có thể tích 120m , không khí trong phòng có nhiệt độ 250C, điểm sương 150C. Để làm bão hoà hơi nước trong
3

phòng, lượng hơi nước cần có là


A. 23,00 g. B. 10,20 g. C. 21,6 g. D. Một giá trị khác.
Câu 27: Hơi nước bão hoà ở 200C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 270C. Áp suất của nó có giá trị:
A. 17,36mmHg B. 15,25mmHg C. 23,72mmHg D. 17,96mmHg.
Câu 28: Một vùng không khí có thể tích 1,5.10m3 chứa hơi bão hoà ở 230C. Nếu nhiệt độ hạ thấp tới 100C thì lượng nước mưa rơi
xuống là:
A.16,8.107kg B. 16,8.1010 kg C. 8,4.1010 kg D. Một giá trị khác.
Câu 29: Áp suất hơi nước bão hoà ở 25  C là 23,8 mmHg và ở 30  C là 31,8 mmHg. Nếu tách hơi nước bão hoà ở 25 oC ra khỏi nước
o o

chứa trong bình kín và tiếp tục đun nóng đẳng tích lượng hơi nước này tới 30 oC thì áp suất của nó sẽ bằng bao nhiêu ?
A. 14,2 mmHg B. 31,8 mmHg C. 24,2 mmHg D. 34,8 mmHg
Câu 30: Trong ngày thứ nhất, ở nhiệt độ 270C người ta đo được trong lm3 không khí chứa 15,48g hơi nước. Ngày thứ hai ở nhiệt độ
230C, trong lm3 không khí chứa 14,42g hơi nước. Hãy cho biết độ ẩm tương đối của không khí trong ngày nào cao hơn?
A. ngày thứ hai.             B. ngày thứ nhất.             C. bằng nhau.             D. chưa thể kết luận.
Câu 31: Một căn phòng có thể tích 120m3 . không khí trong phòng có nhiệt độ 25°C, điểm sương 15°C. Để làm bão hoà hơi nước
trong phòng, lượng hơi nước cần có là:
A. 23,00g                      B. 10,20g                      C. 21,6g                      D. Một giá trị khác
Câu 32: Hơi nước bão hoà ở 20°C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 27°C, áp suất của nó có giá trị :
A. 17,36mmHg               B. 23,72mmHg              C. 15,25mmHg              D. 17,96mmHg.
Câu 33: Một đám mây có thể tích 100km3 chứa hơi nước bão hòa ở 200C. Vì lí do nào đó, nhiệt độ giảm xuống còn 100C thì lượng
nước rơi xuống là bao nhiêu? Cho độ ẩm cực đại ở 200C và 100C là 17,3 g/m3 và 9,4 g/m3
A. 79.105 tấn B. 7,9.105 tấn C. 26,7.105tấn D. 2,67.105tấn
Dạng 2. Liên quan độ ẩm tỉ đối
Câu 34: Không khí ở 250C có độ ẩm tương đối là 70%. Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:
A. 23g. B. 17,5g. C. 7g. D. 16,1g.
Câu 35: Tính khối lượng hơi nước có trong phòng thể tích 100 m 3 ở nhiệt độ 250C và độ ẩm tương đối là 65%. Biết độ ẩm cực đại ở
250C là 23 g/m3
A. 0,230 kg. B. 2,300 kg. C. 1,495 kg. D. 14,95 kg
Câu 36: Không khí ở 300C có điểm sương là 250C, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 75,9% B. 23% C. 30,3% D. Một đáp số khác.
Câu 37: Vào một ngày mùa hè ở nhiệt độ 300C, người ta đo được trong lm3 không khí chứa 21,21 g hơi nước. Hãy cho biết độ ẩm
tương đối của không khí trong ngày này.
A. 70% B. 23% C. 30,3% D. Một đáp số khác.
Câu 38: Áp suất hơi nước trong không khí ở 250C là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 19% B. 80% C. 23,76% D. 68%.

-- 188 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 39: Ở nhiệt độ 30oC, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là 24,24 g/m 3 và 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của
không khí khi đó là
A. 80%.         B. 85%. C. 90%.         D. 95%.
Câu 40: Áp suất hơi nước trong không khí ở 25°C là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 19%                      B. 23,76%                      C. 80%                   D. 68%.
Câu 41: Ở nhiệt độ 20oC, khối lương riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m 3. Biết độ ẩm tương đối cảu không khí là 90%. Độ ẩm
tuyệt đối của không khí khi đó là
A. 86,50 g/m3.         B. 52,02 g/m3. C. 15,57 g/m3.         D. 17,55 g/m3.
Câu 42: Nhiệt độ của không khí là 30 C. Độ ẩm tương đối là 64%. Hãy xác định độ ẩm tuyệt đối và điểm sương. Tính các độ ẩm theo
0

bảng tính chất hơi nước bão hòa.


A. 86,50 g/m3; 120C         B. 52,02 g/m3; 320C C. 19,4g/m3; 220C D. 17,55 g/m3; 420C
Câu 43: Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC và 30oC lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3. Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm
tương đối của không khí ở 20oC; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 30oC. Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1 bằng
A. 20:17.           B. 17:20. C. 30:17.           D. 17:30.
Câu 44: Ở 20oC, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 17,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 80%, độ ẩm tuyệt đối là a1. Ở 30oC, khối
lượng riêng của hơi nước bão hòa là 30,3 g/m3, độ ẩm tương đối là 75%, độ ẩm tuyệt đối là a2. Hiệu (a1 – a2) bằng
A. 11,265 g.             B. 8,885 g. C. – 11,265 g.             D. – 8,885 g.
Câu 45:  Không khí trong một căn phòng có nhiệt độ 25 oC và độ ẩm tỉ đối của không khí là 75%. Khối lượng riêng của hơi nước bão
hòa ở 25oC là 23 g/m3. Cho biết không khí trong phòng có thể tích là 100 m3. Khối lượng hơi nước có trong căn phòng là
A. 17,25 g.         B. 1,725 g. C. 17,25 kg.         D. 1,725 kg
Câu 46: Một căn phòng có thể tích 60m3, ở nhiệt độ 20°C và có độ ẩm tương đối là 80%. Tính lượng hơi nước có trong phòng, biết
độ ẩm cực đại ở 20°C là 17,3 g/m3.
A. 175 g.         B. 172,5g. C. 170,25g.         D. 830,4g
Câu 47: Ở 20oC, áp suất của hơi nước bão hòa là 17,5 mmHg. Không khí ẩm có độ ẩm tỉ đối là 80%, áp suất riêng phần của hơi nước
có trong không khí ẩm này là
A. 15 mmHg.             B. 14 mmHg. C. 16 mmHg.             D. 17 mmHg.
Câu 48: Lúc đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 20 0C. Sau khi chạy máy điều hòa, nhiệt độ không khí trong căn phòng giảm
xuống còn 120C và thấy hơi nước bắt đầu tụ lại thành sương. Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 12 0C là 10,76 g.m3; ở 200C là
17,30 g/m3. Độ ẩm tỉ đối của không khí trong phòng ở 200C là
A. 62%.             B. 72%. C. 65%.             D. 75%.
Câu 49: Phòng có thể tích 50m3 không khí, trong phòng có độ ẩm tỉ đối là 60%. Nếu trong phòng có 150g nước bay hơi thì độ ẩm tỉ
đối của không khí là bao nhiêu? Cho biết nhiệt độ trong phòng là 25°C và khối lượng riêng của hơi nước bão hòa là 23g/m3.
A. 73%.             B. 78%. C. 65%.             D. 75%.
Câu 50: Độ ẩm tỉ đối của một căn phòng ở nhiệt độ 20 oC là 65%. Độ ẩm tỉ đối sẽ thay đổi như thế nào nếu nhiệt độ của căn phòng hạ
xuống còn 15oC còn áp suất của căn phòng thì không đổi. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20oC là 17,3 g/m3, ở 15oC là 12,8 g/m3.
A. f’ = 88 %. B. f’ = 85 %. C. f’ = 92 %. D. f’ = 90 %.
Câu 51: Một căn phòng có thể tích 40 m 3. Lúc đầu không khí trong phòng có độ ẩm 40%. Người ta cho nước bay hơi để tăng độ ẩm
trong phòng lên tới 60%. Coi nhiệt độ bằng 20oC và không đổi, khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 20oC là 17,3 g/m3. Khối
lượng nước đã bay hơi là
A. 143,8 g.             B. 148,3 g. C. 183,4 g.             D. 138,4 g.
Câu 52: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 200C, có độ ẩm tương đối là 80%. Buổi trưa nhiệt độ là 30 0C, có độ ẩm tương đối là 60%.
Không khí lúc nào chứa nhiều hơi nước hơn? Cho độ ẩm cực đại ở 200C và 300C là 17,3 g/m3 và 30,9 g/m3
A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Đều như nhau D. Không xác định được
Câu 53: Buổi sáng nhiệt độ KK là 23oC và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ là 30oC và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi buổi nào KK
chứa nhiều hơi nước hơn và hơn bao nhiêu g/m3. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 23oC là 20,60 g/m3 và ở 30oC là 30,29 g/m3.
A. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 1,694g/m3. B. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 1,694g/m3.
C. Buổi trưa nhiều hơi nước hơn, hơn 0,694g/m3. D. Buổi trưa ít hơi nước hơn, ít hơn 0,694g/m3.
Câu 54: Áp suất hơi nước trong không khí ở 200C là 14,04mmHg. Cho áp suất hơi bão hòa ở 200C là 17,54mmHg. Độ ẩm tương đối
của không khí trên là?
A. 60% B. 70% C. 80% D. 85%
Câu 55: Buổi sáng nhiệt độ không khí là 200C, có độ ẩm tương đối là 70%. Cho độ ẩm cực đại ở 200C là 17,3 g/m3. Lượng hơi nước
có trong lm3 không khí lúc này là?
A. 12,11g B. 24,71g C. 6,05g D. 12,35g
Câu 56: Muốn tăng độ ẩm tương đối của không khí trong phòng có thể tích 50m3 từ 50% đến 70% thì cần phải làm bay hơi một khối
lượng nước là bao nhiêu? Biết rằng nhiệt độ phòng là 270C và giữ nguyên không thay đổi.
A. 258,5g B. 240,71g C. 600,05g D. 120,35g
Câu 57: Một phòng có kích thước V =100 m3, ban đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 30 oC và có độ ẩm f = 60%, sau đó người ta
dùng máy lạnh để hạ nhiệt độ trong phòng xuống còn 20 oC. Muốn giảm độ ẩm không khí trong phòng xuống còn f’ = 40% thì phải
cho ngưng tụ bao nhiêu gam nước. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 30 oC và 20 oC lần lượt là A = 30,3 g/m3 và A’ = 17,3 g/m3.
Chọn đáp án đúng.
A. 1126 g B. 1818 g C. 1525 g D. 1881 g
Câu 58: Trong một bình kín thể tích V = 0,5 m 3 chứa không khí ẩm ở nhiệt độ không đổi, có độ ẩm tương đối f 1 = 50%. Khi làm
ngưng tụ khối lượng ∆m = 1 gam hơi nước thì độ ẩm tương đối còn lại f 2 = 40%. Hãy xác định độ ẩm cực đại của không khí ở trong
bình ở nhiệt độ đó. Bỏ qua thể tích hơi nước ngưng tụ trong bình.
A. A = 30g/m3 B. A = 25g/m3 C. A = 20g/m3 D. A = 15g/m3
Câu 59: Một vùng không khí có thể tích V = 1010 m  có độ ẩm tương đối là f = 80% ở nhiệt độ 20 C. Hỏi khi nhiệt độ hạ đến 10oC
3 o

thì lượng nước mưa rơi xuống là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 20 oC là A = 17,3 g/m3, ở 10oC là A’ = 9,4 g/m3.

-- 189 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
A. A = 22200 tấn. B. A = 44400 tấn. C. A = 66600 tấn. D. A = 11100 tấn.
CHỦ ĐỀ 7. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Kiểm tra 45 phút số 17 kì II (Chương VII, THPT Chu Văn An – Hà Nội 2020)
Câu 1: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của một thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào sau đây?
A. độ dài ban đầu của thanh. B. tiết diện ngang của thanh.
C. ứng suất tác dụng vào thanh. D. cả độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.
Câu 2: Một vòng xuyến có đường kính ngoài là 44mm và đường kính trong là 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực tối
thiểu để bứt vòng xuyến ra khỏi bề mặt của Glixerin ở 200C là 64,3 mN. Hệ số căng bề mặt của glixerin ở nhiệt độ này là?
A. 730.10-3 N/m B. 73.10-3 N/m C. 0,73.10-3 N/m D. Đáp án khác
Câu 3: Trong các biến dạng sau, biến dạng nào làm chiều ngang của vật giảm còn chiều dài của vật tăng?
A. Biến dạng nén. B. Biến dạng kéo.
C. Biến dạng uốn. D. Biến dạng kéo và biến dạng uốn.
Câu 4: Giá trị của hệ số đàn hồi k của một vật đàn hồi có tính chất nào sau đây?
A. Phụ thuộc bản chất của vật đàn hồi. B. Tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu.
C. Tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang. D. tất cả các yếu tố trên.
Câu 5: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 100 cm 3 thuỷ ngân ở 200C. Hỏi khi nhiệt độ tăng đến 40 0C thì khối lượng của thuỷ ngân tràn ra

là bao nhiêu biết: Hệ số nở dài của thuỷ tinh là: α 1 = 9.10-6 K-1. Hệ số nở khối và khối lượng riêng của thuỷ ngân ở 0 0C là: =
1,82.10-4K-1 và ρ0=1,36.104 kg/m3
A. Δm=4,19g B. 4,22g C. 32g D. 2,11g
Câu 6: Một tấm kim loại hình vuông ở 0 0C có đô dài mỗi cạnh là 40cm. khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm
1,44cm2. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10-6 1/K.
A. 25000C B. 30000C C. 37,50C D. 2500C
Câu 7: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người
ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:
A. = 18,4.10-3 N/m B.  = 18,4.10-4 N/m C.  = 18,4.10-5 N/m D.  = 18,4.10-6 N/m
Câu 8: Một thanh ray ở 0 C dài 12,5m. Hỏi khi nhiệt độ là 50 C thì nó dài thêm bao nhiêu. Biết hệ số nở dài là 12.10 - 6K - 1
0 0

A. 3,75mm B. 6mm C. 7,5mm D. 2,5mm


Câu 9: Người ta muốn lắp một cái vành bằng sắt vào một bánh xe bằng gỗ có đường kính 100cm. Biết rằng đường kính của vành sắt
lúc đầu nhỏ hơn đường kính của bánh xe 5mm. Vậy phải nâng nhiệt độ lên thêm bao nhiêu để có thể lắp vành sắt vào bánh xe?
A. 5350C B. 2740C C. 4190C D. 2340C
Câu 10: Một tấm kim loại hình vuông ở 0 C có đô dài mỗi cạnh là 40cm. khi bị nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm
0

1,44cm2. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại? Biết hệ số nở dài của kim loại này là 12.10-6 1/K.
A. 25000C B. 30000C C. 37,50C D. 2500C
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng liên quan đến sự nở dài?
A. Độ giãn nở tỉ lệ thuận với chiều dài ban đầu. B. Chiều dài của vật tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
C. Hệ số nở dài cho biết đđộ gia tăng nhiệt độ khi vật nở dài thêm 1cm.
D. Hệ số nở dài cho biết độ tăng chiều dài tỉ đối khi nhiệt độ tăng 10C.
Câu 12: Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.
B. Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa.
C. Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng.
D. Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây là sai liên quan đến lực căng bề mặt của chấ lỏng?
A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngòai mặt thóang.
B. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thóang
D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt thóang.
Câu 14: Đặt một que diêm nổi trên mặt nước nguyên chất. Nếu nhỏ nhẹ vài giọt nước xà phòng xuống mặt nước gần một cạnh của
que diêm thì que diêm sẽ đứng yên hay chuyển động ? Giả thiết xà phòng chỉ lan về một phía của que diêm
A. Đứng yên. B. Chuyển động quay tròn.
C. Chuyển động về phía nước xà phòng. D. Chuyển động về phía nước nguyên chất.
Câu 15: Mực chất lỏng dâng lên cao nhất trong ống:
A. mao dẫn có đường kính 2mm nhúng trong nước ( = 0,072N/m,  = 1000kg/m3).
B. mao dẫn có đường kính 1mm nhúng trong rượu ( = 0,022N/m,  = 790kg/m3).
C. mao dẫn có đường kính 2mm nhúng trong ête ( = 0,017N/m,  = 710kg/m3).
D. mao dẫn có đường kính 2mm nhúng trong xăng ( = 0,029N/m,  = 700kg/m3).
Câu 16: Trong một ống thuỷ tinh nhỏ và mỏng đặt nằm ngang có một cột nước. Nếu hơ nóng nhẹ một đầu ống thì cột nước trong ống
đứng yên hay chuyển động?
A. Chuyển động về phía đầu lạnh. B. Chuyển động về phía đầu nóng. C. Đứng yên. D. Dao động trong ống.
Câu 17: Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50mm được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt
nước. Tính lực F để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước. Hệ số lực căng mặt ngoài của nước là 72.10-3N/m.
A. F = 11,3.10-3N B. F = 2,2610-2N C. F = 2,26.10-2N D. F = 7,2.10-2N
Câu 18: Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây ab dài 50mm và có thể trượt dễ
dàng trên khung. Tính trọng lượng P của đoạn dây ab để nó cân bằng. Màng xà phòng có hệ số căng mặt ngoài σ = 0,04N/m.
A. P = 2.10-3N B. P = 4.10-3N C. P = 1,6.10-3N D. P = 2,5.10-3N

-- 190 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 19: Một ống nhỏ giọt đựng nước, dựng thẳng đứng. Nước dính ướt hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là
0,43mm. Trọng lượng mỗi giọt nước rơi khỏi miệng ống là 9,72.10-5 N. Tính hệ số căng mặt ngoài của nước.
A. Xấp xỉ 72.10-3 N/m B. Xấp xỉ 36.10-3 N/m C. Xấp xỉ 13,8.10 N/m D. Xấp xỉ 72.10 - 5N/m.
Câu 20: Phải làm theo cách nào để tăng độ cao của cột nước trong ống mao dẫn?
A. Hạ thấp nhiệt độ của nước. B. Dùng ống mao dẫn có đường kính lớn hơn.
C. Pha thêm rượu vào nước. D. Dùng ống mao dẫn có đường kính nhỏ hơn.
Câu 21: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục. D. Chất vô định hình có tính dị hướng.
Câu 22: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.
C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một lọai hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau. D. Cả ba điều trên đều sai.
Câu 23: Đặc tính nào là của chất rắn vô định hình?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 24: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 25: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:
A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảt riêng của vàng là 2,8.103 J/Kg.
A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi Kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.
D. Mỗi Kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.
Câu 27: Tính Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở 00C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg
A. Q = 0,34.103J. B. Q = 340.105J C. Q = 34.107J. D. Q = 34.103J.
Câu 28: Chọn câu phát biểu sai:
A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng.
B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng.
C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất
lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng.
D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ.
Câu 29: Khi lượng hơi nước trong không khí không đổi, nếu tăng nhiệt độ của không khì lên thì điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm tương đối tăng. B. Độ ẩm cực đại không đổi. C. Độ ẩm tuyệt đối tăng. D. Độ ẩm tương đối giảm.
Câu 30: Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào:
A. nhiệt độ và thể tích của hơi. B. nhiệt độ và bản chất của hơi.
C. thể tích và bản chất của hơi. D. nhiệt độ, thể tích và bản chất của hơi.
Kiểm tra 45 phút số 18 kì II (Chương VII, THPT Trần Phú – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Một thước thép ở 100C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là 12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C , thước thép
này dài thêm ban nhiêu?
A. 0,36 mm. B. 36 mm. C. 42 mm. D. 15mm.
Câu 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về các phân tử cấu tạo nên chất lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử chất lỏng vào khoảng kích thước phân tử.
B. Mỗi phân tử chất lỏng luôn dao động hỗn độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khoảng thời gian nào đó, nó lại nhảy
sang một vị trí cân bằng khác.
C. Mọi chất lỏng đều được cấu tạp từ một loại phân tử.
D. Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng cũng tăng.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí. B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. D. Giọt nước động trên lá sen.
Câu 4: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng:
A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng. B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định. D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.
Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn l mặt thoáng của chất lỏng.
B. Hệ số căng bề mặt σ của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Hệ số căng bề mặt σ không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.
Câu 6: Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:
A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển nổi. B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa.
C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm.
D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông.

-- 191 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 7: Ống được dùng làm ống mao dẫn phải thoả mãn điều kiện:
A. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và không bị nước dính ướt. B. Tiết diện nhỏ hở một đầu và không bị nước dính ướt.
C. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu. D. Tiết diện nhỏ, hở cả hai đầu và bị nước dính ướt.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng mao dẫn?
A. Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mực chất lỏng
bên ngoài ống.
B. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn bị nước dính ướt.
C. Hiện tượng mao dẫn chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước làm ướt.
D. Cả ba phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 9: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, đo
được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:
A. σ = 18,4.10-3 N/m. B. σ = 18,4.10-4 N/m. C. σ = 18,4.10-5 N/m. D. σ = 18,4.10-6 N/m.
Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 10 và 11: Một quả cầu mặt ngoài hoàn toàn không bị nước làm dính ướt. Biết bán kính của
quả cầu là 1 cm, suất căng bề mặt của nước là 0,073N/m.
Câu 10: Khi quả cầu được đặt lên mặt nước, lực căng bề mặt lớn nhất tác dụng lên nó nhận giá trị nào sau đây:
A. Fmax = 4,6N. B. Fmax = 4,5.10-2 N. C. Fmax = 4,5.10-3 N. D. Fmax = 4,5.10-4 N.
Câu 11: Để quả cầu không bị chìm trong nước thì khối lượng của nó phải thoả mãn điều kiện nào sau đây:
A. m ¿ 4,6.10-4 kg B. m ¿ 3,6.10-3 kg C. m ¿ 2,6.10-3 kg D. m ¿ 1,6.10-3 kg
Câu 12: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?
A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
B. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.
C. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.
D. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
Câu 13: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?
A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).
C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q=λ.m trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.
Câu 14: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?
A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ). B. Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/ độ).
Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?
A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).
C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Thể tích của chất lỏng. B. Gió.
C. Nhiệt độ. D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 17: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?
A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.
B. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.
D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
Câu 18: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.
A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.
B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.
C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).
D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.
Câu 19: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà? Áp suất hơi bão hoà
A. của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ. B. phụ thuộc vào thể tích của hơi.
C. ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng. D. không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt.
Câu 20: Nếu nung nóng không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng. B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng. D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.
Câu 21: Nếu làm lạnh không khí thì:
A. Độ ẩm tuyệt đối giảm, độ ẩm tương đối giảm. B. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối giảm.
C. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tương đối tăng. D. Độ ẩm cực đại giảm, độ ẩm tuyệt đối giảm.
Câu 22: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
D. Cả 3 kết luận trên.
Câu 23: Không khí ở 250C có độ ẩm tương đối là 70%. Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:
A. 23g. B. 17,5g. C. 7g. D. 16,1g.
Câu 24: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 300C, có điểm sương là 200C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:
A. 30,3g/m3 B. 23,8g/m3 C. 17,3g/m3 D. Một giá trị khác.

-- 192 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ
Câu 25: Không khí ở 300C có điểm sương là 250C, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
A. 75,9% B. 23% C. 30,3% D. Một đáp số khác.
Câu 26: Một căn phòng có thể tích 120m3. Không khí trong phòng có nhiệt độ 250C, điểm sương 150C. Để làm bão hoà hơi nước
trong phòng, lượng hơi nước cần có là:
A. 23,00g B. 21,6g C.10,20g D. Một giá trị khác.
Câu 27: Một vùng KK có thể tích 1,5.1010m3 chứa hơi bão hoà ở 230C. Nếu nhiệt độ hạ tới 100C thì lượng nước mưa rơi xuống là:
A. 16,8.107g B. 8,4.1010kg C. 16,8.1010kg D. Một giá trị khác.
Câu 28: Áp suất hơi nước trong không khí ở 25 C là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:
0

A. 19% B. 80% C. 23,76% D. 68%.


Câu 29: Hơi nước bão hoà ở 200C được tách ra khỏi nước và đun nóng đẳng tích tới 270C. Áp suất của nó có giá trị:
A. 17,36mmHg B. 15,25mmHg C. 23,72mmHg D. 17,96mmHg.
Câu 30: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 50 cm 3 thuỷ ngân ở 180C. Biết: Hệ số nở dài của thuỷ ngân là: α1= 9.10-6 k-1. Hệ số nở khối của
thuỷ ngân là: β2= 18.10-5k-1. Khi nhiệt độ tăng đến 380C thì thể tích của thuỷ ngân tràn ra là:
A. ΔV= 0,015cm3 B. ΔV = 0,15cm3 C. ΔV = 1,5cm3 D. ΔV = 15cm3

-- 193 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Đề kiểm tra học kì I số 1 (THPT Nguyễn Du – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Trong công thức định luật Húc thì k là:
A. Độ biến dạng lò xo. B. Độ cứng lò xo.
C. Giới hạn đàn hồi. D. Chiều dài tự nhiên của lò xo.
Câu 2: Hai lò xo có độ cứng k1 > k2. Hỏi lò xo nào khó biến dạng hơn?
A. Lò xo k1. B. Lò xo k2. C. Như nhau. D. Chưa kết luận được.
Câu 3: Chọn phát biểu sai với lực đàn hồi?
A. Tỷ lệ thuận độ biến dạng. B. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
C. Luôn là lực kéo. D. Ngược hướng biến dạng.
Câu 4: Một vật có m= 0,7 Kg được treo vào một lò xo có k = 100 N/m. Cho g=10m/s2. Hỏi lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu?
A. 0,05 m. B. 0,02 m. C. 0,07 m. D. 0,01 m.
Câu 5: Một chất điểm chuyển động tròn đều được 1800 vòng trong 5 phút. Tần số chuyển động của chất điểm là:
A. 8 Hz B. 80 Hz C. 60 Hz D. 6 Hz
Câu 6: Chọn đáp án đúng. Mômen lực có biểu thức?
A. M = F/d B. M = d/F C. M = F.d D. M = F.d2
Câu 7: Một người gánh một thùng gạo nặng 200 N và một thùng khoai nặng 150 N. Đòn gánh dài 1,5 m. Bỏ qua trọng lượng của đòn
gánh, vai người đó phải đặt ở điểm cách thùng gạo một đoạn l và phải chịu một lực là:
A. l = 0,64 m; F = 350 N. B. l = 0,86 m; F = 200 N. C. l = 1 m; F = 150 N. D. l = 0,5 m; F = 50 N.
Câu 8: Một vật được thả RTD từ độ cao 19,6 m xuống đất. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia
tốc RTD bằng g = 9,8m/s2.
A. v = 19,6 m/s. B. v= 9,8 m/s. C. v = 16 m/s. D. v = 15 m/s.
Câu 9: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng K = 100 N/m để nó giãn ra được 15 cm?
A. 15 N B. 50 N C. 10 N D.100 N
Câu 10: Khối lượng của một vật có các tính chất nào sau đây?
A. Biểu thị cho mức quán tính của vật. B. Biểu thị cho lượng chất chứa trong vật.
C. Là đại lượng dương, có tính cộng được. D. Các đáp án nêu ra đều đúng.
Câu 11: Một vật có trục quay cố định. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực là 2 m. Lực tác dụng làm vật quay là 15 N. Tìm
mômen lực:
A.10N.m B. 30N.m C. 40N/m D. 20N/m.
Câu 12: Giá trị của hằng số hấp dẫn là:
A. G=6,67.10-11 Nm2/kg2 . B. G=6,86.10-11 m2/kg2 . C. G=6,67.10-21 Nm2/kg2 . D. G=6,86.10-10 Nm2/kg2.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Đây là phát biểu của định luật nào: “Gia tốc của một vật thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật
và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật”
A. Định luật I Niutơn. B. Định luật II Niutơn.
C. Định luật III Niutơn. D. Định luật bảo toàn động lượng.
Câu 14: Một chiếc xe đang đứng yên, có khối lượng 200 Kg, chịu tác dụng một lực F = 500 N. Hỏi gia tốc mà xe thu được?
A. 5 m/s2. B. 3 m/s2. C. 2,5 m/s2. D. 2 m/s2.
Câu 15: Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có:
A. Hướng không đổi. B. Chiều không đổi. C. Độ lớn không đổi D. Phương không đổi.
Câu 16: Một vật có khối lượng 5kg trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát trượt là 0,3. Tính lực ma sát trượt? Cho g=10 m/s2.
A. 5 N. B. 3 N. C. 10 N. D. 15 N.
Câu 17: Hợp lực của hai lực song song cùng chiều:
A. Song song với hai lực đó. B. Có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực đó.
C. Cùng chiều với hai lực thành phần. D. Cả A, B, C.
Câu 18: Một giọt nước rơi từ độ cao 5 m xuống, cho g = 10m/s2. Thời gian vật rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
A. 2s. B. 5 s. C. 4s. D. 1s
Câu 19: Hệ số mát sát trượt phụ thuộc vào:
A. Vật liệu. B. Độ lớn của áp lực.
C. Tình trạng của hai mặt tiếp xúc. D. Vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Câu 20: Gia tốc trọng trường trên Sao Hỏa là 8,7 m/s 2. So với trên Trái Đất, một phi hành gia trên Sao Hỏa sẽ có khối lượng và trọng
lượng như thế nào so với trên Trái Đất?
A. Khối lượng giảm, trọng lượng không đổi. B. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng nhỏ hơn.
C. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng lớn hơn. D. Khối lượng không đổi, trọng lượng giảm.
Câu 21: Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 Kg khi người đó ở trên Mặt Trăng có gia tốc rơi gMT = 1,7 m/s2 là?
A.100 N B. 119 N C. 110 N D. 125 N.
Câu 22: Khi tăng khối lượng cả hai vật lên 2 lần, giữ nguyên khoảng cách giữa chúng thì lực hấp dẫn:
A. Giảm 4 lần. B. Tăng 2 lần. C. Không đổi. D. Tăng 4 lần.
Câu 23: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
A. Vật dừng lại ngay. B. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s.
C. Vật đổi hướng chuyển động. D. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại.
Câu 24: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. S = v0t + at2/2. B. x = x0 + v0t + at2/2. C. x = x0 + v0t + at. D. x = x0 - v0t + at2/2.
Câu 25: Chuyển động thẳng chậm dần điều là chuyển động có
A. vận tốc không đổi, gia tốc giảm đều. B. vận tốc giảm đều, gia tốc giảm đều.
C. vận tốc không đổi, gia tốc không đổi. D. vận tốc giảm đều, gia tốc không đổi.
Câu 26: Gia tốc là một đại lượng:

-- 194 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc. B. Véctơ, đặc trưng cho sự biến đổi của quãng đường.
C. Véctơ, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
D. Đại số, đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 27: Tại sao các cây cầu lớn người ta phải làm vòng lên?
A. Giảm diện tích. B. Giảm lực ma sát. C. Giảm áp lực của xe lên cây cầu. D. Giảm trọng lượng.
Câu 28: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc v0 = 36 km/h thì tăng tốc, sau 5 s vận tốc là v = 72 km/h. Gia tốc của ôtô là:
A. a = - 2 m/s2. B. a = 2 m/s2. C. a = 5 m/s2. D. a = 6,7 m/s2.
Câu 29: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào:
A. Tình trạng bề mặt tiếp xúc. B. Tính chất vật liệu bề mặt tiếp xúc.
C. Diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Áp lực của vật tác dụng lên bề mặt tiếp xúc.
Câu 30: Đặc điểm nào đúng với lực ma sát trượt:
A. Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt lên nhau và có hướng ngược chiều chuyển động của vật.
B. Lực xuất hiện chỉ trên vật chuyển động trên mặt đường. C. Lực xuất hiện khi trái banh chuyển động trên mặt sàn.
D. Lực xuất hiện khi vật chịu tác dụng của ngoại lực mà nó vẫn đứng yên.
Câu 31: Hai vật có khối lượng m1 > m2 RTD tại cùng một điểm. Gọi t1 và t2 tương ứng là thời gian từ lúc rơi đến lúc chạm đất của vật
thứ nhất và vật thứ hai. Bỏ qua sức cản của không khí:
A. Thời gian chạm đất t1 < t2. B. Thời gian chạm đất t1 = t2.
C. Không có cơ sở để kết luận. D. Thời gian chạm đất t1 > t2.
Câu 32: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Ngoài các lực cơ học còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
B. Vật không chịu tác dụng của một lực nào ngoài lực hướng tâm.
C. Hợp lực của tất cả các lực ngoài tác dụng lên vật là lực hướng tâm.
D. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
Câu 33: Khi vật chuyển động tròn đều thì:
A. Vectơ vận tốc không đổi. B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
C. Vectơ vận tốc luôn hướng vào tâm. D. Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 34: Gọi F1, F2 là hai lực tác dụng vào vật có trục quay cố định. Gọi d 1, d2 lần lượt là cánh tay đòn của hai lực F 1, F2. Để vật ở
trạng thái cân bằng thì:
A. F1d1 = F2d2 B. F1/d1 = F2/d2 C. F1d2 = F2d1 D. F1/F2 = d1/d1
Câu 35: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. Fhd = ma. B. Fhd = GM/r2. C. Fhd = Gm1m2/r2. D. Fhd = Gm1m2/r.
Câu 36: Công thức tính vận tốc khi vật chạm đất trong chuyển động RTD

A. v = . B. v = . C. v= gh. D. v = .
Câu 37: Người gánh hàng, một đầu nặng, một đầu nhẹ hơn. Hỏi vai người này phải đặt gần đầu nào hơn để đòn gánh cân bằng?
A. Đầu nặng. B. Đầu nhẹ. C. Ở chính giữa. D. Đầu nào cũng được.
Câu 38: Một quả bóng, khối lượng 0,3 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 240 N. Thời gian chân tác
dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay đi với tốc độ.
A. 0,01 m/s. B. 24 m/s. C. 8m/s. D. 0,3 m/s.
Câu 39: Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là:
A. Thời gian vật di chuyển. B. Thời gian vật chuyển động.
C. Số vòng vật đi được trong 1 giây. D. Thời gian vật đi được một vòng.
Câu 40: Câu nào đúng. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu tơn
A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Đề kiểm tra học kì I số 2 (THPT Trường Chinh – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Lúc 9h, có hai xe cùng khởi hành từ 2 điểm A, B cách nhau 108km, chuyển động hướng vào nhau với các vận tốc lần lượt là
36km/h và 54km/h. Chọn: A làm gốc tọa độ, Chiều (+) là chiều A → B. Gốc thời gian là 9h. Phương trình tọa độ của xe (1) là:
A. x1 = 36t (km;h) B. x1 = 36t +108(km;h) C. x1 = 36t -108 (km;h) D. Khác A, B, C
Câu 2: Vai trò của lực ma sát nghỉ là
A. một số trường hơp đóng vai trò lực phát động, một số trường hợp giữ cho vật đứng yên.
B. giữ cho vật đứng yên.
C. cản trở chuyển động. D. làm cho vật chuyển động.
Câu 3: Một tàu hỏa bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Để đạt đến vận tốc 36 km/h, thời gian cần thiết là:
A.10s B. 100s C. s D. 360s
Câu 4: Công thức liên hệ giữa gia tốc hướng tâm với tần số f trong chuyển động tròn đều là:
A. aht=4π2f2r B. aht=rf2/4π2 C. aht=4π2f2/r D. aht=4π2r/f2
Câu 5: Một vật chuyển động có phương trình: x = 20 + 10t – 2t (m,s) ( t ¿ 0). Nhận xét nào dưới đây là không đúng?
2

A. tọa độ ban đầu của vật là x0 = 20m. B. vận tốc ban đầu của vật là v0 = 10m/s.
C. vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 4 m/s2. D. vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4m/s2.
Câu 6: Cân bằng bền là dạng cân bằng mà trọng tâm của vật
A. ở vị trí cao nhất. B. ở vị trí thấp nhất. C. nằm ở tâm đối xứng của vật. D. ở độ cao không đổi.
Câu 7: Hai quả cầu nhỏ cùng có khối lượng 5kg, đặt cách nhau 5m trong không khí. Biết G=6,67.10 -11N.m2/kg2. Lực hấp dẫn giữa hai
quả cầu đó là
A. 9,81.105 N. B. 6,67.10-11 Nm2/kg2. C. 6,67.10-11 N. D. 9,81 N.

-- 195 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 8: Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80m so với mặt đất với vận tốc v 0 = 30m/s. Lấy g= 10m/s2 và bỏ qua sức cản của không
khí. Tầm xa của vật là
A. 130m B. 140m C. 120m D.100m
Câu 9: Khối lượng của một vật đặc trưng cho:
A. Sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc của vật. B. Lực tác dụng vào vật.
C. Quãng đường mà vật đi được. D. Mức quán tính của vật.
Câu 10: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, chiều dài tự nhiên là 10cm. treo lò xo thẳng đứng rồi móc vào đầu dưới một vật
nặng 500g, lò xo dài 18cm. Lấy g = 10m/s2, độ cứng của lò xo là:
A. 62,5 N/m B. 6,25 N/m C. 62,5 N/cm D. 6,25 N/cm
Câu 11: Mặt chân đế của vật là:
A. phần chân của vật. B. toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.
C. đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc.
D. đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.
F⃗ và { F⃗ 2 ¿
Câu 12: Hợp lực ⃗F của 2 lực 1 đồng qui và vuông góc với nhau có:
A. F = F1 + F2 B. F = √ F 2+ F 2
1 2 C. F = F1 - F2 D. F = 0
Câu 13: Một vật bị ném ngang (bỏ qua sức cản của không khí). Lực tác dụng vào vật khi chuyển động là
A. lực ném. B. trọng lực.
C. lực ném và trọng lực. D. lực đỡ bởi chuyển động nằm ngang.
Câu 14: Trong những khẳng định sau đây, cái nào là đúng và đầy đủ nhất? Quán tính là tính chất của các vật có
A. xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. B. xu hướng bảo toàn vận tốc của chúng.
C. tính ì ,chống lại sự chuyển động. D. xu hướng giữ nguyên tốc độ chuyển động của chúng.
Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau khi nói về một vật khối lượng m đang chuyển động mà chiụ tác dụng của một lực F⃗ thì:
A. Độ lớn gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. Vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
C. Gia tốc của vật cùng hướng với lực . ⃗
F D. Gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với độ lớn lực ⃗F .
Câu 16: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực?
A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. B. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. D. Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
Câu 17: Một vật chịu tác dụng của hai lực có độ lớn F1 = 6N, F2 = 8N. Giá trị không thể là độ lớn của hợp của hai lực này:
A. 15N B. 4N C.10N D. 14N
Câu 18: Một vật khi RTD ở gần mặt đất thì gia tốc rơi là g 0 = 10m/s2. Khi vật đó rơi ở độ cao 800km thì gia tốc rơi của vật là bao
nhiêu? Cho bán kính trái đất là 6400km.
A. 7,9m/s2 B. 0,79 m/s2 C. 79m/s2 D. 3,95m/s2
Câu 19: Một vật có khối lượng 50kg đặt trên sàn ngang. Kéo vật bằng lực F = 17,3N theo phương nghiêng với phương ngang góc 30 0
mà vật vẫn không chuyển động. Tính độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.
A. 17,3N B. 8,65 √ 2 N C. 8,65N D. 15N
Câu 20: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 45m với vận tốc đầu 20m/s. Lấy g = 10m/s 2. Thời gian từ lúc ném đến khi
bắt đầu chạm đất là:
A. 1s B. 4s C. 3s D. 2s
Câu 21: Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất:
A. Khi một vật đang chuyển động, nêú triệt tiêu các lực tác dụng lên vật thì vật sẽ dừng lại ngay.
B. Lực là nguyên nhân duy trì các chuyển động. C. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật.
D. Lực là nguyên nhân tạo ra chuyển động.
Câu 22: Phát biểu nào là sai khi nói về lực ma sát trượt?
A. Không phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc. B. Ngược hướng chuyển động của vật.
C. Tỷ lệ với áp lực vật tác dụng lên mặt tiếp xúc. D. Chỉ xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác.
Câu 23: Một ôtô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một cầu cong vồng lên (coi như cung tròn) bán kính 50m với vận tốc
36km/h. Áp lực của xe lên điểm cao nhất của cầu là bao nhêu? Lấy g=10 m/s2.
A. 14400N. B. 14250N C. 12000N. D. 9600N.
Câu 24: Hãy chọn ra câu phát biểu đúng nhất. Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho
A. độ nhanh chậm của chuyển động.
B. sự biến đổi nhanh hay chậm của véc tơ vận tốc theo thời gian.
C. sự biến thiên về độ lớn vận tốc của vật chuyển động. D. cho sự biến đổi của chuyển động theo thời gian.
Câu 25: Chọn câu đúng.
A. Khi vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc của vật mang giá trị dương.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần thì ta có a.v < 0. C. Vật chuyển động chậm dần đều có gia tốc âm.
D. Vật chuyển động thẳng chậm dần thì có vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
Câu 26: Điều nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng chậm dần đều:
A. a= hằng số. B. gia tốc a> 0.
C. a<0. D. vận tốc giảm đều theo thời gian.
Câu 27: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là l0 được treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân khối lượng m=400g thì
chiều dài của lò xo là 38cm. Biết lò xo có độ cứng k = 100N/m. Cho g = 10m/s2. Chiều dài l0 bằng:
A. 30cm B. 34cm C. 32cm D. 28cm
Câu 28: Vật 100g chuyển động trên đường thẳng ngang với gia tốc 0,05m/s2. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng:
A. 0,5N B. 5N C. 0,005N D. 0,05N

-- 196 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 29: Vật RTD từ mặt bàn xuống đất. Lấy g= 9,8 m/s2. Sau khi rơi 1s vận tốc và gia tốc của vật bằng.
A. 9,8 m/s và -9,8 m/s2. B. 9,8 m/s và 9,8 m/s2. C. 4,9 m/s và 4,9 m/s2. D. 0 m/s và 0 m/s2
Câu 30: Một chiếc xe A chuyển động thẳng đều với vận tốc 20 m/s. Khi xe A chạy ngang qua gốc tọa độ O thì xe B bắt đầu chạy với
gia tốc không đổi có độ lớn bằng 2 m/s 2 trên một đường thẳng cùng chiều với xe A. Để bắt kịp xe A sau thời gian 10 s thì vận tốc ban
đầu của xe B phải là:
A. 5 m/s. B. 20 m/s. C. 10 m/s. D. 25 m/s.
Câu 31: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 16N, F2 = 12N. Độ lớn của hợp lực của chúng có thể là
A. F = 2,5N B. F = 3,5N C. F = 30N D. F = 20N
Câu 32: Hai tàu thủy có khối lượng m1 = m2 = 40 tấn ở cách nhau 400 m. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. 6,67.10-5N B. 4.10-7N C. 6,67.10-7N D. 4.10-5N
Câu 33: Một vật có khối lượng m = 800g, chuyển động với gia tốc a = 5m/s . Lực tác dụng vào vật là
2

A. 400 N. B. 4 N. C. 40 N. D. 4000 N.
Câu 34: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
A. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. Vật lập tức dừng lại.
D. Vật chuyển động chậm dần trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 35: Tìm phát biểu sai.
A. Trên bề mặt trái đất, mọi vật đều RTD với cùng một gia tốc.
B. Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của không khí và các yếu tố khác lên vật, ta có thể coi sự rơi của vật là sự RTD.
C. Nguyên nhân duy nhất gây ra RTD là trọng lực.
D. RTD là một chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu.
Câu 36: Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng của trái đất, với R là bán kính trái đất, g là gia tốc RTD, G là hằng số
hấp dẫn?
A. M=R2/gG B. M=Rg2/G C. M=gR2/G D. M=gR/G
Câu 37: Một vật khối lượng m = 400g đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là µ=0,4. Vật bắt đầu được
kéo đi bằng một lực F⃗ không đổi có phương nằm ngang trong thời gian 2s. Quãng đường vật đi được từ lúc có lực tác dụng đến lúc
dừng lại là 2,5m. Cho g =10m/s2. Lực F có độ lớn là:
A. 1N B. 2 N. C. 3N. D. 4N.
Câu 38: Một máy bay phản lực hạ cánh xuống đường băng với vận tốc 69 m/s và chuyển động chậm dần đều để sau khi chạy quãng
đường 750m thì vận tốc chỉ còn 6,1 m/s. Gia tốc của máy bay có độ lớn bằng:
A. 6,3 m/s2. B. 2.10-2 m/s2. C. 3,2 m/s2. D. 4.10-2 m/s2.
Câu 39: Chọn phương trình của chuyển động thẳng đều mà tại thời điểm ban đầu, vật không ở gốc toạ độ và chuyển động hướng về
gốc toạ độ trong hệ trục (x, t)
A. x=-40-10t B. x=40t C. x=-30+50t D. x=20+40t
Câu 40: Một lò xo có chiều dài ban đàu l 0= 12cm. Khi treo vật khối lượng 400g thì chiều dài của lò xo là 14 cm, nếu treo thêm vật
200g thì chiều dài của lò xo là:
A. 17cm B. 15 cm. C. 16 cm. D. 18cm.
Đề kiểm tra học kì I số 3 (THPT Hoàng Diệu – Đồng Nai 2019)
F⃗
Câu 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 4N, F2=4 √ 3 N. Độ lớn của hợp lực là F = 8N. Góc giữa lực ⃗F và 2 là:
A. 90 0
B. 30 0
C. 60 0
D. 45 0

v⃗13 =⃗ v12 +⃗ v 23 2 2 2
Câu 2: Trong công thức cộng vận tốc khi nào độ lớn các véc tơ vận tốc thoả mãn hệ thức v 13 =¿v 12 +¿ v 23 ¿¿
A. Các vận tốc v⃗12 và ⃗13 cùng phương ngược chiều. B. Vận tốc ⃗13 vuông góc với ⃗23 .
v v v

D. Vận tốc ⃗12 vuông góc với vận tốc ⃗23 .


v v
C. Các vận tốc cùng phương.
Câu 3: Một ô tô có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát lăn là 0,2. Lấy g =10m/s 2. Độ lớn của
lực ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là:
A. 500 N B. 1000 N C. 5000 N D.10000 N
Câu 4: Khi nói về hệ số ma sát trượt chọn câu đúng. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào
A. bản chất và tình trạng của mặt tiếp xúc. B. diện tích mặt tiếp xúc.
C. vận tốc của vật. D. áp lực.
Câu 5: Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R có tốc độ góc ω, tốc độ dài v, số vòng quay trên giây n. Biểu thức nào
sau đây không phải là độ lớn của gia tốc hướng tâm.
A. 4π2n2R B. Rω2 C. mv2/R D. v2/R
Câu 6: Một động cơ xe máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là:
A. 188,5 rad/s. B. 261,4 rad/s C. 62,8 rad/s. D. 125,6 rad/s.
Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Trọng tâm là điểm đặt của các lực tác dụng lên vật rắn khi vật rắn cân bằng.
B. Để vật rắn có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm phải luôn nằm trên mặt chân đế.
C. Trọng tâm của bất kì vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật đó.
D. Các vật rắn có dạng hình học đối xứng, trọng tâm là tâm đối xứng của vật.
Câu 8: Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra, nếu
A. vật cân bằng ở bất kì vị trí nào mà ta di chuyển vật đến thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
B. vật lập tức trở về vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng phiếm định.
C. vật càng dời xa hơn vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền.
D. vật thiết lập một vị trí cân bằng mới, thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng bền.

-- 197 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 9: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên cùng một vật rắn là cân bằng?
A. Ba lực đồng qui. B. Ba lực đồng phẳng.
C. Ba lực đồng phẳng và đồng qui. D. Hợp lực của hai trong ba lực cân bằng với lực thứ ba.
Câu 10: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300N, một thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,2m. Hỏi vai người ấy phải
đặt ở điểm cách đầu có thúng gạo một đoạn bằng bao nhiêu để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng
lượng của đòn gánh.
A. 0,80m; 500N B. 0,72m; 500N C. 0,40m; 500N D. 0,48m; 500N
Câu 11: Hai lực song song cùng chiều và cách nhau một đoạn 0,2m. Nếu một trong hai lực có giá trị là 13N và hợp lực của chúng có
đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08m. Tính độ lớn hợp lực.
A. 32,5N B. 21,5N C. 19,5N D. 25,6N
Câu 12: Gọi R là bán kính trái đất và g là gia tốc RTD tại mặt đất. Vị trí có gia tốc RTD bằng 0,25g0 có độ cao so với mặt đất
A. h = 0,25R B. h = R C. h = √ 2 R D. h = 2R
Câu 13: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn
hơn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.
A. 1,6m B. 1,5m C. 1,8m D. 2,0m
F⃗1 ,⃗F 2
Câu 14: Hai lực song song ngược chiều cách nhau một đoạn 0,2m. Cho F1=13N, khoảng cách từ giá của hợp lực ⃗F đến giá của
F⃗
lực 2 là d2 = 0,08m.Tính độ lớn của hợp lực ⃗F .
A. 25,6N B. 19,5N C. 32,5N D. 22,5N
Câu 15: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay. B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 16: Một thanh chắn đường dài 5,6m có trọng lượng 115N và có trọng tâm cách đầu bên trái 0,8m. Thanh có thể quay quanh một
trục nằm ngang cách đầu bên trái 1m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang.
A. 25N B. 10N C. 15N D. 5N
Câu 17: Hai lực song song cùng chiều có độ lớn 20N và 30N, khoảng cách giữa đường tác dụng của hợp lực của chúng đến lực lớn
hơn bằng 0,4m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó.
A. 1,2m B. 0,6m C. 1,0m D. 2,0m
Câu 18: Mômen lực được xác định bằng công thức:
A. F = ma B. M = F/d C. P = mg D. M = F.d
Câu 19: Một vật có khối lượng 20kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của lực nằm ngang F=100N. Hệ số ma sát giữa vật và
sàn nhà là 0,2. Cho g = 10m/s2. Vận tốc của vật ở cuối giây thứ hai là:
A. 4m/s B. 6m/s C. 8m/s D.10m/s
Câu 20: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn 6N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là 15cm. Mômen ngẫu lực là:
A. 90Nm B. 4Nm C. 0,9Nm D. 9Nm
Câu 21: Mô men lực có đơn vị là:
A. kgm/s2. B. N.m C. kgm/s D. N/m
Câu 22: Một quả cầu có trọng lượng P = 60N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc  = 30o. Bỏ qua ma
sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Tính lực căng của dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu.
A. 40 √ 3 N; 20 √ 3 N B. 40 √ 3 N; 30 √ 3 N C. 60 √ 3 N; 20 √ 3 N D. 40N; 30N
Câu 23: Một ngọn đèn khối lượng m=1,5kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N.
Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà. Khi đó hai nửa
sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60o. Hỏi lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu? g=10m/s2.

A. N B. N C. 15N D.10N
Câu 24: Hai người A và B dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A 60cm, cách
vai người B 40cm. Lực mà người A và B phải chịu lần lượt là
A. 600N và 400N. B. 400N và 600N. C. 500N và 500N. D. 300N và 700N.
Câu 25: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu?
A. 2,1 s B. 4,5 s C. 9 s D. 3 s
Câu 26: Điều nào sau đây không chính xác khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Gia tốc có độ lớn không thay đổi. B. Chiều của vectơ gia tốc không thay đổi.
C. Vận tốc không thay đổi theo thời gian.
D. Vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc thì chuyển động nhanh dần đều.
Câu 27: Khoảng thời gian để chất điểm chuyển động tròn đều đi hết một vòng quỹ đạo của nó gọi là:
A. Gia tốc hướng tâm. B. Chu kì. C. Tần số. D. Tốc độ góc.
Câu 28: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ôtô
A. Phanh đột ngột. B. Đứng yên trên mặt đường dốc.
C. Chuyển động đều trên đường dốc. D. Chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang.
Câu 29: Một con ngựa kéo một chiếc xe có khối lượng 1,2 tấn chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa
bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10m/s2. Khi đó lực kéo của con ngựa là:
A. 0,24 N B. 24N C. 2,4N D. 240N
Câu 30: Chuyển động thẳng đều là chuyển động:
A. Có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

-- 198 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Có quỹ đạo là 1 đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
D. Có vận tốc trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau.
Câu 31: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với vận tốc 20m/s, gia tốc 2m/s 2. Tại B cách A 125m vận
tốc xe là:
A. 30m/s B. 20m/s C.10m/s D. 40m/s
Câu 32: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 21,6km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 0,5m/s 2 và khi
xuống đến chân dốc đạt vận tốc 43,2km/h. Chiều dài dốc là:
A. 6m B. 36m C.108m D. Một giá trị khác.
Câu 33: Cặp lực và phản lực trong định luật III Newton
A. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng phương. B. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
C. Phải tác dụng vào hai vật khác nhau. D. Phải tác dụng vào cùng một vật.
Câu 34: Chọn câu đúng:
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật.
C. Vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó.
D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó.
Câu 35: Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng 3 lần, khoảng cách giữa hai vật phải
A. Tăng √ 3 lần. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm √ 3 lần.
Câu 36: Một ôtô đang chạy với vận tốc có độ lớn 90km/h thì tài xế đạp thắng trong thời gian 5,0 s để xe chuyển động chậm dần đều
với gia tốc có độ lớn 2,0 m/s2. Vận tốc lúc sau của xe là:
A. 15 m/s B. 10 m/s C. 5,0 m/s D. 25 m/s
Câu 37: Vật chuyển động có gia tốc hướng tâm khi vật chuyển động
A. thẳng đều. B. RTD. C. tròn đều. D. thẳng biến đổi đều.
Câu 38: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính R = 10cm, tốc độ góc bằng 3 rad/s, tìm lực hướng tâm
tác dụng vào vật.
A. 0,06 N B. 0,6 N C. 180 N D. 1,8 N
Câu 39: Một chiếc canô chuyển động ngược dòng với vận tốc 20km/h đối với nướC. Vận tốc của nước đối với bờ sông là 5 km/h.
Vận tốc của cano đối với bờ sông là
A. 25 km/h B. 15 km/h C. 20km/h D. 30km/h
Câu 40: Bánh xe đạp có bán kính 0,36 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm
trên vành bánh đối với người ngồi trên xe là:
A.10 m/s; 3,6 rad/s B. 5 m/s; 13,95 rad/s C. 10 m/s; 1,8 rad/s D. 5 m/s; 13,8 rad/s
Đề kiểm tra học kì I số 4 (THPT Quang Trung – Đắc Nông 2019)
Câu 1: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu?
A. 2,1 s B. 4,5 s C. 9 s D. 3 s
Câu 2: Điều nào sau đây không chính xác khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Gia tốc có độ lớn không thay đổi. B. Chiều của vectơ gia tốc không thay đổi.
C. Vận tốc không thay đổi theo thời gian.
D. Vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc thì chuyển động nhanh dần đều.
Câu 3: Khi diện tích tiếp xúc tăng gấp đôi thì độ lớn của lực ma sát trượt:
A. Không đồi. B. Giảm 2 lần. C. Tăng 2 lần. D. Tăng 4 lần.
Câu 4: Khoảng thời gian để chất điểm chuyển động tròn đều đi hết một vòng quỹ đạo của nó gọi là:
A. Gia tốc hướng tâm. B. Chu kì. C. Tần số. D. Tốc độ góc.
Câu 5: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi ôtô
A. Phanh đột ngột. B. Đứng yên trên mặt đường dốc.
C. Chuyển động đều trên đường dốc. D. Chuyển động đều trên mặt đường nằm ngang.
Câu 6: Một lò xo có độ cứng 24 N/m, để lò xo giãn ra 50 cm thì phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu? Cho g=10 m/s2
A. 12 kg B. 120 kg C. 4,8 kg D. 1,2 kg
Câu 7: Một con ngựa kéo một chiếc xe có khối lượng 1,2 tấn chạy thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa
bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10m/s2. Khi đó lực kéo của con ngựa là:
A. 0,24 N B. 24N C. 2,4N D. 240N
Câu 8: Chuyển động thẳng đều là chuyển động:
A. Có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
B. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
C. Có quỹ đạo là 1 đường thẳng và vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
D. Có vận tốc trung bình bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau.
Câu 9: Một chiếc xe lửa chuyển động trên đoạn đường thẳng qua điểm A với vận tốc 20m/s, gia tốc 2m/s 2. Tại B cách A 125m vận
tốc xe là:
A. 30m/s B. 20m/s C.10m/s D. 40m/s
Câu 10: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 21,6km/h thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 0,5m/s 2 và khi
xuống đến chân dốc đạt vận tốc 43,2km/h. Chiều dài dốc là:
A. 6m B. 36m C.108m D. Một giá trị khác.
Câu 11: Cặp lực và phản lực trong định luật III Newton
A. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng phương. B. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
C. Phải tác dụng vào hai vật khác nhau. D. Phải tác dụng vào cùng một vật.
Câu 12: Chọn câu đúng:

-- 199 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật. B. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của vật.
C. Vật không thể chuyển động được nếu không có lực tác dụng vào nó.
D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng lên nó.
Câu 13: Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng 3 lần, khoảng cách giữa hai vật phải
A. Tăng √ 3 lần. B. Giảm 3 lần. C. Tăng 3 lần. D. Giảm √ 3 lần.
Câu 14: Câu nào đúng? Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng(về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Câu 15: Một ôtô đang chạy với vận tốc có độ lớn 90km/h thì tài xế đạp thắng trong thời gian 5,0 s để xe chuyển động chậm dần đều
với gia tốc có độ lớn 2,0 m/s2. Vận tốc lúc sau của xe là:
A. 15 m/s B. 10 m/s C. 5,0 m/s D. 25 m/s
Câu 16: Vật chuyển động có gia tốc hướng tâm khi vật chuyển động
A. thẳng đều. B. RTD. C. tròn đều. D. thẳng biến đổi đều.
Câu 17: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính R = 10cm, tốc độ góc bằng 3 rad/s, tìm lực hướng tâm
tác dụng vào vật.
A. 0,06 N B. 0,6 N C. 180 N D. 1,8 N
Câu 18: Công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. s=at+v0t B. s=v0t+at2/2 C.s=(v-v0)/t D. s=vt+at2/2
Câu 19: Hai vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau vì
A.Trọng lượng của chúng khác nhau. B. Gia tốc RTD của chúng khác nhau.
C. Lực cản của không khí khác nhau. D. Khối lượng của chúng khác nhau.
Câu 20: Một chiếc cano chuyển động ngược dòng với vận tốc 20km/h đối với nước.Vận tốc của nước đối với bờ sông là 5 km/h. vận
tốc của cano đối với bờ sông là
A. 25 km/h B. 15 km/h C. 20km/h D. 30km/h
Câu 21: Muốn chất điểm ở trạng thái cân bằng thì:
A. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải gây ra gia tốc. B. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải làm cho nó biến dạng.
C. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải khác không. D. Hợp lực tác dụng vào chất điểm phải bằng không.
Câu 22: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn F1 = 30 N, F2 = 40 N. Độ lớn của hợp lực khi chúng hợp với nhau góc 900 là:
A. 50 N B. 70N C. 10 N D. 15N
Câu 23: Bánh xe đạp có bán kính 0,36 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm
trên vành bánh đối với người ngồi trên xe là:
A.10 m/s; 3,6 rad/s B. 5 m/s; 13,95 rad/s C. 10 m/s; 1,8 rad/s D. 5 m/s; 13,8 rad/s
Câu 24: Chọn câu đúng. Một quyển sách nằm yên trên bàn, ta có thể nói
A. Quyển sách không chịu tác dụng của bất cứ lực nào. B. Quyển sách chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. Quyển sách chịu tác dụng của các lực cân bằng nhau. D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 25: Gọi F là độ lớn của lực, d là cánh tay đòn. Biếu thức moment lực là:
A. M=Fd2 B. M=Fd C. M=F/d D. M= √ Fd
Câu 26: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0N để nén
lò xo. Khi đó chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 2,5cm B. 12,5cm C. 7,5cm D. 9,75cm
Câu 27: Một ôtô có khối lượng 1000kg chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a= 2m/s 2. Lực kéo F có động cơ gây ra có độ
lớn 2500 N thì lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường là bao nhiêu?
A. 2000 N B. 1500N C.1000 N D. 500 N
Câu 28: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần có tác dụng giống hệt lực đã chọn.
B. Phân tích lực làm giống như tổng hợp lực. C. Phân tích lực không tuân theo quy tắc hình bình hành. D. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt vì:
A. Diện tích tiếp xúc của vật lăn nhỏ hơn vật trượt. B. Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt.
C. Áp lực của vật lăn lên mặt tiếp xúc nhỏ hơn vật trượt. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 4 kg làm vận tốc nó tăng từ 2 m/s lên 10 m/s trong thời gian 1,6 s.
Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 20 N B. 51,2 N C. 6,4 N D. 30 N
Câu 31: Lực hấp dẫn có biểu thức là:
A. Fhd=Gm/r2 B. Fhd = Gm1m2/r2 C. Fhd = Gm12/r12 D. Fhd = gm1m2/r2
Câu 32: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ma sát trượt
A. Xuất hiện để cản trở chuyển động trượt của vật. B. Tỷ lệ với áp lực N.
C. Ngược hướng với hướng chuyển động của vật. D. Phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.
Câu 33: Một người ngồi trên xe đạp. Lực làm cho bánh xe xẹp xuống là:
A. trọng lực của người. B. tổng trọng lực của người và xe.
C. lực đàn hồi của xe tác dụng vào mặt đất. D. phản lực đàn hồi của mặt đất tác dụng vào xe.
Câu 34: Một vật treo vào đầu dây và được giữ yên thì gia tốc mà lực căng dây truyền cho vật:
A. có độ lớn bằng 0. B. có độ lớn bằng gia tốc RTD.
C. có độ lớn bé hơn gia tốc RTD. D. có độ lớn lớn hơn gia tốc RTD.

-- 200 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 35: Có 3 vật khối lượng m 1, m2 và m3 = m1 – m2. Biết m2 < m3 Lần lượt tác dụng vào chúng một lực như nhau. So sánh gia tốc
a1, a2, a3 của chúng
A. a1 < a2 < a3 B. a1 > a2 > a3 C. a1 > a3 > a2 D. a1 < a3 < a2
Câu 36: Đặt một vật lên mặt phẳng nghiêng 450 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng bé hơn 1.
A. Vật trượt xuống đều. B. Vật trượt xuống nhanh dần đều.
C. Vật đứng yên. D. Cả A, B, C đều có thể xảy ra.
Câu 37: Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị dãn nhiều hơn thì độ cứng
A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn.
C. Tương đương nhau. D. Chưa đủ điều kiện để kết luận.
Câu 38: Cùng một lúc và cùng 1 vị trí có 2 vật nặng bắt đầu chuyển động vật một ném ra hướng ngang với vận tốc v o. Vật 2 thả ra
không vận tốc đầu. Nhận định nào sau đây đúng.
A. 2 vật chạm đất cùng 1 lúC. B. Vật 2 chạm đất trước vật 1.
C. Vật 1 chạm đất trước vật 2. D. Không có giá trị vo nên không xác định.
Câu 39: Một lò xo treo thẳng đứng vào trần 1 thang máy. Độ cứng của lò xo là k=100N/m. Treo vào đầu dưới của lò xo một vật có
m=500g. Cho thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc 8m/s2. Lấy g=10m/s2. Khi vật ở VTCB thì độ dãn của lò xo là:
A. 6cm B. 5cm C. 4cm D. 1cm
Câu 40: Trên hành tinh X gia tốc RTD chỉ bằng 1/4 gia tốc RTD trên trái đất. Khi thả vật RTD từ độ cao h cho đến lúc chạm bề mặt
trái đất mất thời gian là 5s. Khi thả vật RTD từ độ cao h cho đến lúc chạm bề mặt hành tinh X mất thời gian là:
A. 20s B. 10s C. 2,5s D. 1,25s
Đề kiểm tra học kì I số 5 (THPT Phan Chu Trinh – Đắc Nông 2020)
Câu 1: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp vật không xuất phát từ O là:
A. s = vt B. x = at C. x = x0 + vt D. x = vt
Câu 2: Câu nào đúng? Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. s=v0t+at2/2 ( a và v0 cùng dấu). B. s=v0t+at2/2 ( a và v0 trái dấu).
C. s=x0+ v0t+at /2 ( a và v0 cùng dấu).
2
D. s=x0+ v0t+at2/2 ( a và v0 trái dấu).
Câu 3: Một vật RTD từ độ cao h xuống tới đất. Công thức tính vận tốc v của vật RTD phụ thuộc độ cao h là:

A. v=gh √
B. v= 2 gh √
C. v= 2h/g D. v=2gh
Câu 4: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là RTD nếu được thả rơi?
A. Một lá cây rụng. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc khăn tay. D. Một mẩu phấn.
Câu 5: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối ?
A. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với đường và gắn với ô tô).
B. Vì chuyển động của ô tô không ổn định:lúc đứng yên,lúc chuyển động.
C. Vì chuyển động của ô tô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
D. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
Câu 6: Chỉ ra câu sai
A. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
B. Vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vecto vận tốc.
D. Trong chuyển động biến đổi đều,quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 7: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau
20s, ô tô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s B. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s C. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s D. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s
Câu 8: Thả rơi một vật từ độ cao 5m. Nếu vật rơi với gia tốc 10 m/s thì sau bao lâu vật chạm đất?
2

A. 1s B. 5s C.10s D. 0,5s
Câu 9: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 25 N B. 2 N C. 1 N D. 15 N
Câu 10: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300g thì thấy lò xo giãn ra 2cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150g thì
lo xo giãn một đoạn là bao nhiêu?
A. 1cm B. 3cm C. 2cm D. 4cm
Câu 11: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490m thì thả một gói hang xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s 2. Tầm bay
xa của gói hàng là:
A. 15000 m B. 7500 m C. 1500 m D.1000 m
Câu 12: Quán tính của một vật là tính chất của một vật có xu hướng
A. bảo toàn khối lượng. B. chuyển động theo đường thẳng. C. bảo toàn vận tốc và khối lượng. D. bảo toàn vận tốc.
Câu 13: Theo định luật III NewTon, lực và phản lực:
A. Có độ lớn bằng nhau, nhưng giá có thể khác nhau. B. Tác dụng lên các vật khác nhau.
C. Có độ lớn bằng nhau và luôn có chung một điểm. D. Tác dụng lên cùng một vật.
Câu 14: Trong các cách viết của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng?
A. ⃗
F =m⃗a B. ⃗F =−m⃗a C. ⃗F =−ma D. ⃗F =ma
Câu 15: Câu nào không đúng? Hai lực trực đối có đặc điểm sau:
A. Có cùng giá. B. Có cùng độ lớn. C. Ngược chiều nhau. D. Được đặt ở một vật.
Câu 16: Công thức liên hệ giữa tốc độ góc và chu kỳ trong chuyển động tròn đều là:
A. T=2πω B. ω=2π/T C. ω=T/2π D. T=ω/2π
Câu 17: Xe tải 2000kg đang chuyển động với vận tốc 40 m/s thì hãm phanh và dừng lại sau 20s. Tìm độ lớn của lực hãm phanh?
A.1000N B. 2000N C. 4000N D. 6000N

-- 201 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 18: Một tấm ván nặng 240N được mắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B
1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là bao nhiêu?
A. 160N B. 80N C. 120N D. 60N
Câu 19: Công thức nào sau đây là công thức của quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều?
A. F=F1+F2 và F2/F1 = d2/d1 B. F=F1+F2 và F1/F2 = d2/d1 C. F=F1-F2 và F2/F1 = d2/d1 D. F=F1-F2 và F1/F2 = d2/d1
Câu 20: Đơn vị của Momen lực là?
A. N B. m C. N.m D. N/m
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
C. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó. D. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
Câu 22: Chọn câu đúng. Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn tác dụng vào
A. hai vật khác nhau, có cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều. C. một vật, có cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều.
B. một vật và bằng nhau về độ lớn.
D. hai vật khác nhau, phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 23: Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động đều dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t (x đo bằng kilômét và t
đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. B. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 5 km/h.
C. Từ điểm O, với vận tốc 60 km/h. D. Từ điểm M, cách O là 5 km, với vận tốc 60 km/h.
Câu 24: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài và giữa gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động
tròn đều là gì?
A. v=ω/r; aht =v2/r. B. v=ω/r; aht =v2r. C. v=ωr; aht =v2/r. D. v=ωr; aht =v2r.
Câu 25: Chỉ ra câu sai:
A. Vec tơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốC.
B. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
C. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
Câu 26: Công thức tính lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì là:
A. Fhd=Gm1m2/r B. Fhd=Gm1m2/r2 C. Fhd=Gm12m22/r D. Fhd=Gm12m22/r2
Câu 27: Chọn đáp án đúng. Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì:
A. Vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. B. Vật đổi hướng chuyển động.
C. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. D. Vật dừng lại ngay.
Câu 28: Chọn câu đúng. Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn:
A. Bé hơn 500 N. B. Bằng 500 N.
C. Lớn hơn 500 N. D. Phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 29: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động RTD?
A. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
B. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. D. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.
Câu 30: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai
đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn. B. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.
C. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên. D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. A chạy nhanh hơn.
Câu 31: Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào 1 lò xo có độ cứng k = 100 N/m để nó giãn ra10 cm.
A. 1000 N B. 10 N C. 1 N . D. 100 N
Câu 32: Ở một nơi trên trái đất ( tức ở một vĩ độ xác định) thời gian RTD của một vật phụ thuộc vào:
A. Kích thước của vật. B. Khối lượng của vật. C. Độ cao của vật. D. Cả 3 yếu tố.
Câu 33: Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống 1 mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao
nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy g=10 m/s2.
A. 4 N; lớn hơn. B. 160 N; lớn hơn. C. 16 N; nhỏ hơn. D. 1,6 N; nhỏ hơn.
Câu 34: Câu phát biểu nào sau đây không chính xác. Trong chuyển động
A. chậm dần đều gia tốc có giá trị âm. B. nhanh dần đều vectơ gia tốc cùng chiều chuyển động.
C. thẳng biến đổi đều gia tốc không đổi theo thời gian. D. chậm dần đều vectơ gia tốc ngược chiều chuyển động.
Câu 35: Một chất điểm chuyển động tròn đều trong 1s thực hiện 3 vòng. Vận tốc góc của chất điểm là:
A. ω = 2π/3 (rad/s) B. ω = 6π (rad/s) C. ω = 3π (rad/s) D. ω = 3π/2 (rad/s)
Câu 36: Một vật nặng rơi từ độ cao h = 5 mét xuống đất, mất 1 khoảng thời gian 1 giây. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao h' = 3h xuống
đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu?
A. 3 s B. 2 s C. 1,73 s D. √ 2 s
Câu 37: Trường hợp nào sau đây các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau. Chuyển động
A. tròn đều. B. thẳng đều.
C. đều trên một đường cong bất kì. D. thẳng biến đổi đều.
Câu 38: Một xe ô tô khối lượng 5 tấn, lấy g = 10 m/s2. Trọng lượng của xe là:
A. 500 N B. 50 N C. 50000 N D. 5000 N
Câu 39: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 9 N và 12 N, góc hợp bởi hai vectơ lực là góc nhọn. Độ lớn của hợp lực là:
A. 1 N B. 25 N C. 15 N D. 2 N
Câu 40: Phương trình chuyển động của 1 vật trên 1 đường thẳng có dạng: x = 4t2 - 3t + 7 (m,s). Điều nào sau đây là sai?

-- 202 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Gia tốc a = 4 m/s2. B. Vận tốc ban đầu vo = - 3 m/s. C. Tọa độ ban đầu xo = 7 m. D. Gia tốc a = 8 m/s2.
Đề kiểm tra học kì II số 1 (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đắc Lắc 2020)
Câu 1: Từ mặt đất ném thẳng đứng vật lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s. Tính độ cao tối đa vật đạt được. Lấy g = 10 m/s2
A. 2000 cm B. 2500 cm C. 3000 cm D. 3500 cm
Câu 2: Dãn đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 40 lít thì áp suất của khí
A. tăng lên 4 lần. B. giảm xuống 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm xuống2 lần.
Câu 3: Một viên đạn khối lượng 10g bay với vận tốc v1= 1000m/s, sau khi xuyên qua bức tường thì vận tốc đạn còn lại là 400m/s.
Tính độ biến thiên động lượng và lực cản trung bình của bức tường. Biết thời gian xuyên tường là 0,01s.
A. Δp=-6 kgm/s; FC=- 600N B. Δp=-8 kgm/s; FC=- 600N C. Δp=-6 kgm/s; FC=- 800N D. Δp=4 kgm/s; FC=- 400N
Câu 4: Một lực F= 100 N tác dụng lên vật làm vật di chuyển đoạn đường 20m theo phương của lựC. Công của lực là:
A. 2000 J B. 400J C.10000J D. 5000J
Câu 5: Một lượng khí xác định 1m3 ở 180 C và 1at. Người ta nén đẳng nhiệt tới áp suất 3,5 at. Thể tích của khí nén là:
A. 3,5 m3 B. 0,286 m3 C. 2,86 m3 D. 0,35 m3
Câu 6: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10kg với vận tốc 400m/s. Coi như
lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 7: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va
chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? Coi va chạm giữa 2 vật là va chạm mềm.
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Câu 8: Một vật RTD từ độ từ độ cao 120m. Lấy g =10m/s2. Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng:
A.10m B. 30m C. 20m D. 40 m
Câu 9: Một gàu nước khối lượng 10kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s 2. Công suất
trung bình của lực kéo bằng:
A. 5W B. 4W C. 6W D. 7W
Câu 10: Một xilanh chứa 150cm 3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm 3. Tính áp suất khí trong
xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi.
A. 3.105 Pa B. 4.105 Pa C. 5.105 Pa D. 2.105 Pa
Câu 11: Đơn vị nào là đơn vị của công?
A. Km B. kwh C. Kgm D. Kw
Câu 12: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình.
A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
B. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
C. Không khí trong quả bóng bị phơi nắng, nóng lên làm khí nở ra.
D. Tất cả các quá trình là đẳng quá trình.
Câu 13: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng một góc á so với phương ngang. Đại lượng nào không
đổi khi vật trượt.
A. Gia tốc. B. Động năng. C. Động lượng. D. Thế năng.
Câu 14: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình vật chuyển động từ dưới lên thì:
A. Động năng giảm thế năng không đổi. B. Động năng tăng, thế năng giảm.
C. Động năng tăng thế năng không đổi. D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 15: Quá trình nào sau liên quan đến định luật Sác - lơ?
A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng trong nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh kín. D. Đun nóng khí trong xilanh hở.
Câu 16: Trong hệ tọa độ OpT đường nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục Op tại điểm p = p0.
Câu 17: Tập hợp 3 thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định.
A. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. B. Áp suất, thể tích, khối lượng.
C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. D. Thể tích, khối lượng, áp suất.
Câu 18: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
Câu 19: Một vật có khối lượng 2 kg RTD xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời
gian đó là bao nhiêu? Cho g = 9,8 m/s2.
A. 5,0 kg.m/s. B. 9,8 kg.m/s. C. 4,9 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 20: Chọn câu sai:
A. Vật dịch chuyển theo phương nằm ngang thì công của trọng lực bằng không.
B. Vật dịch chuyển trên mặt phẳng nghiêng công của trọng lực cũng bằng không.
C. Công của lực cản âm vì 900 <  < 1800. D. Công của lực phát động dương vì 900>>00.
Câu 21: Nội năng của 1 vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của vật B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt
Câu 22: Nhỏ giọt nước sôi vào cốc đựng nước lạnh thì:
A. Nội năng của cốc nước tăng, giọt nước giảm. B. Nội năng của cốc nước giảm, giọt nước tăng.
C. Nội năng của giọt nước và của cốc nước đều tăng. D. Nội năng của giọt nước và của cốc nước đều giảm.
Câu 23: Trong quá tình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU=Q+A phải thỏa mãn:

-- 203 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Q<0 và A>0 B. Q>0 và A>0 C. Q>0 và A<0 D. Q<0 và A<0
Câu 24: Tính nhiệt lượng cần thiết để nung nóng 5lít nước từ 200 kên 400. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
A. 42.104 J B. 4,2.104 J C. 4,2.103 J D. 42.103 J
Câu 25: Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1lít nước ở nhiệt độ 20 C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước này?
0

Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 920 J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K
A. 365440 J B. 29440 J C. 336000 J D. 364540 J
Câu 26: Biểu thức ΔU=Q biểu diễn đúng quá trình nào sau đây?
A. Quá trình đẳng nhiệt. C. Quá trình đẳng tích.
B. Quá trình đẳng áp. D. Không phải các đẳng quá trình.
Câu 27: Quá trình không thuận nghịch là:
A. Quá trình lặp lại nhiều lần trạng thái ban đầu. C. Quá trình tự quay về trạng thái ban đầu.
B. Quá trình không tự quay về trạng thái ban đầu. D. Xảy ra giống quá trình thuận nghịch.
Câu 28: Trong quá trình đẳng tích nếu nội năng của vật tăng 1 lượng 500J thì nhiệt lượng vật:
A. Nhận vào 500J. B. Truyền ra môi trường 500J.
C. Không biến đổi. D. Bằng với công nhận được.
Câu 29: Trong quá trình nào sau đây vật không sinh công hay nhận công?
A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng tích.
C. Quá trình đẳng áp. D. Tất cả các đẳng quá trình.
Câu 30: Phân loại chất rắn theo các cách nào dưới đây?
A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể. D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
Câu 31: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không đúng về chất rắn kết tinh?
A. Có cấu trúc tinh thể. B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Có dạng hình học xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 32: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. B. Có dạng hình học xác định.
C. Có cấu trúc tinh thể. D. Có tính dị hướng.
Câu 33: Một thước thép ở 200C có độ dài 1000mm, khi nhiệt độ tăng lên 40 0C thì thước thép này dài thêm bao nhiêu? Biết hệ số nở
dài của thép là 11.10-6K-1.
A. 0,22mm. B. 4,2mm. C. 3,2mm. D. 2,4mm.
Câu 34: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=24.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 20oC có chiều dài lo=20 m, tăng nhiệt độ của vật tới 70oC thì
chiều dài của vật là
A. 20,0336 m.                B. 24,020 m.    C. 20,024 m.                D. 24,0336 m.
Câu 35: Thực hiện công 100J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20J. Kết luận đúng là:
A. Nội năng của khí tăng 80J. B. Nội năng của khí tăng 120J.
C. Nội năng của khí giảm 80J. D. Nội năng của khí giảm 120J.
Câu 36: Một vật rắn hình khối lập phương đồng chất, đẳng hướng có hệ số nở dài α=24.10-6.K-1. Nếu tăng nhiệt độ của vật thêm
1000C thì độ tăng diện tích tỉ đối của mặt ngoài vật rắn là
A. 0,36%.            B. 0,48%.    C. 0,40%.            D. 0,45%.
Câu 37: Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi xảy ra ở
A. trên bề mặt chất lỏng. B. đáy bình chứa chất lỏng và trên bề mặt chất lỏng.
C. cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. D. trong lòng chất lỏng.
Câu 38: Tại sao giọt nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt?
A. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.
B. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ của tấm bạt.
C. Vì vải bạt bị dính ướt nước. D. Vì vải bạt không bị dính ướt nước.
Câu 39: Hệ số căng bề mặt phụ thuộc vào:
A. Bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. B. Bản chất và thể tích của chất lỏng.
C. Nhiệt độ và thể tích của chất lỏng. D. Bản chất, nhiệt độ và thể tích của chất lỏng.
Câu 40: Một vòng xuyến có đường kính ngoài 46mm, đường kính trong 42mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng
xuyến này ra khỏ bề mặt của nước ở 200C là bao nhiêu? Biết rằng hệ số căng bề mặt của nước ở 200C là 73.10-3N/m.
A. 65mN. B. 20mN. C. 45mN. D. 56,5mN.
Đề kiểm tra học kì II số 2 (THPT Nguyễn Khuyến – Tp Hồ Chí Minh 2020)
Câu 1: Động lượng là đại lượng véc tơ:
A. Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
C. Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
Câu 2: Một vật khối lượng m đang chuyển động ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va
chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc là:
A. 3v B. v/3 C. 2v/3 D. v/2
Câu 3: Người ta kéo một thùng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 30 0. Công
của lực tác dụng lên thùng để thùng đi được 200m có giá trị là:
A. 25900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25980 J
Câu 4: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?
A. Wđ=P2/2m B. Wđ=P/2m C. Wđ=2m/P D. Wđ= 2mP2
Câu 5: Một vật có khối lượng 1kg RTD từ độ cao 5m xuống đất, lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đẩt là:
A. 5 m/s B. 7,5 m/s C. 10 m/s D. 20 m/s
Câu 6: Một lò xo bị giãn 4 cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:
-- 204 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. 150 N/m B. 175 N/m C. 250 N/m D. 300 N/m
Câu 7: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m.
Nếu chọn mốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8 m/s2. Thế năng của thang máy khi ở tầng thượng là
A. 588.103 J B. 980.103 J C. 392.103 J D. 445.103 J
Câu 8: Trong quá trình RTD của một vật thì:
A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng tăng, thế năng tăng.
C. Động năng giảm, thế năng giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 9: Một lò xo có độ cứng k = 250 N/m được đặt nằm ngang. Một đầu cố định, một đầu gắn một vật khối lượng m = 0,1 kg có thể
chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn = 5cm rồi thả nhẹ. Vận tốc lớn
nhất mà vật có thể có được là:
A. 2,5 m/s B. 5 m/s C. 7,5 m/s D. 1,25 m/s
Câu 10: Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt
được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng:
A. 16J B. – 16J C. -8J D. 8J
Câu 11: Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động của động cơ khi ô
tô chạy được quãng đường 6km là:
A. 18.106J B. 12.106J C. 15.106J D. 17.106J
Câu 12: Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang là:
A. Lực kéo. B. lực ma sát trượt. C. Lực phát động. D. Trọng lực.
Câu 13: Từ điểm M (Có độ cao so với mặt đất bằng 0,8m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5
kg, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu? Chọn gốc thế năng tại mặt đất
A. 4 J B. 1 J C. 5 J D. 8 J
Câu 14: Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1at và nhiệt độ 27 0C. Pittông nén xuống làm cho
thể tích hỗn hợp giảm bớt 1,8dm3 và áp suất tăng lên thêm 14at. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén
A. 1350K B. 450K C.1080K D. 150K
Câu 15: Một lượng khí có thể tích 7m 3 ở nhiệt độ 18 0C và áp suất 1at. Người ta nén khí đẳng nhiệt tới áp suất 3,5at. Khi đó, thể tích
của lượng khí này là
A. 5m3. B. 0,5m3. C. 0,2m3. D. 2m3.
Câu 16: Xét một khối lượng khí xác định:
A. Giảm nhiệt độ tuyệt đối 2 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng 4 lần.
B. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 4 lần, đồng thời tăng thể tích 2 lần thì áp suất tăng 4lần.
C. Tăng nhiệt độ tuyệt đối 3 lần, đồng thời giảm thể tích 3 lần thì áp suất tăng 9 lần.
D. Tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần, đồng thời giảm thể tích 2 lần thì áp suất sẽ không giảm.
Câu 17: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của khí lí tưởng?
A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Nhiệt độ. D. Áp suất.
Câu 18: Các câu sau đây, chọn câu trả lời sai
A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất cuả một lượng khí tỉ lệ với nhiệt độ.
B. Trong quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 400C thì áp suất tăng lên gấp đôi.
C. Trong quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng từ 200K lên 400K thì áp suất tăng lên gấp đôi
D. Đường biểu diễn quá trình đẳng tích trong hệ toạ độ (p,T) là đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
Câu 19: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra. B. Các phân tử khí lí tưởng chuyển động theo đường thẳng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Các phân tử chuyển động không ngừng.
Câu 20: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
A. p ~ 1/V B. p1v1=p2v2 C. V ~ 1/p D. V ~ p
Câu 21: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình?
A. Khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
B. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
C. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. D. Khí trong một căn phòng khi nhiệt độ tăng.
Câu 22: Một bình kín chứa ôxi ở nhiệt độ 20 0C và áp suất 10 5 Pa. Nếu nhiệt độ bình tăng lên đến 40 0C thì áp suất trong bình là
A. 0,9.10 5Pa. B. 0,5.10 5Pa. C. 2.10 5Pa. D. 1,07.10 5Pa.
Câu 23: Nén một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau:
A. Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất. B. Áp suất giảm, nhiệt độ không đổi.
C. Áp suất tăng, nhiệt độ không đổi. D. Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 24: Một lượng khí ở 18 0C có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích khí nén là:
A. 0,300m3 B. 0,214m3. C. 0,286m3. D. 0,312m3.
Câu 25: Một quả bóng da có dung tích 2,5 lít chứa không khí ở áp suất 105Pa. Người ta bơm không khí ở áp suất 10 5Pa vào bóng.
Mỗi lần bơm được 125cm3 không khí. Hỏi áp suất của không khí trong quả bóng sau 40 lần bơm? Biết trong thời gian bơm nhiệt độ
của không khí không đổi.
A. 2.10 5Pa B. 0,5.10 5Pa C. 10 5Pa D. 5.10 5Pa
Câu 26: Trong điều kiện thể tích không đổi chất khí có nhiệt độ thay đổi từ 27 C đến 127 C, áp suất lúc ban đầu 3at thì độ biến thiên
0 0

áp suất:
A. Giảm 3at. B. Tăng 1at. C. Tăng 6at. D. Giảm 9,4at.
Câu 27: Khối lượng riêng của sắt ở 00C là 7,8.103 kg/m3. Biết hệ số nở của khối sắt là 33.10-6.K-1. Ở nhiệt độ 1600C, khối lượng riêng
của sắt là
A. 7759 kg/m3.            B. 7900 kg/m3.    C. 7857 kg/m3.            D. 7599 kg/m3.
Câu 28: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
-- 205 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 29: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn kết tinh?
A. Thủytinh. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 30: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình?
A. Băng phiến. B. Nhựa đường. C. Kim loại. D. Hợp kim.
Câu 31: Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?
A. Độ lớn của lực tác dụng. B. Độ dài ban đầu của thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh. D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.
Câu 32: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=72.10-6.K-1. Ban đầu thẻ tích của quả cầu là V0, để thể tích của quả cầu tăng 0,36%
thì độ tăng nhiệt độ của quả cầu bằng
A. 50 K.            B. 100 K.    C. 75 K.            D. 125 K.
Câu 33: Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối β=33.10-6.K-1. Ban đầu cso thể tích V0 = 100 cm3. Khi độ tăng nhiệt độ Δt=1000C thì
thể tích của quả cầu tăng thêm
A. 0,10 cm3.            B. 0,11 cm3.    C. 0,30 cm3.            D. 0,33 cm3.
Câu 34: Tại sao khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh hay bị nứt vỡ, còn cốc thạch anh không bị nứt vỡ?
A. Vì cốc thạch anh có thành dày hơn. B. Vì cốc thạch anh có đáy dày hơn.
C. Vì thạch anh cứng hơn thủy tinh. D. Vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thủy tinh.
Câu 35: 1 thước thép ở 200c có độ dài 1000mm. Khi nhiệt độ tăng đến 400c, thước thép này dài thêm bao nhiêu? α= 11.10-6 (K-1)
A. 2,4mm B. 3,2mm C. 0,22mm D. 4,2mm
Câu 36: Một vòng nhôm mỏng có đường kính 50mm và có trọng lượng P = 68.10 -3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của
vòng nhôm tiếp xúc với mặt nướC. Lực ⃗F để kéo bức vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu, nếu biết hệ số căng bề mặt của
nước là 72.10-3N/m.
A. 1,13.10-2N B. 2,26.10-2N C. 22,6.10-2N D. 9,06.10-2N
Câu 37: Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Câu 38: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 1 cục nước đá có khối lượng 100g ở 0 0C. Nhiệt nóng chảy
riêng của nước đá là 3,4.105J/kg.
A. 3,4.104J B. 3,4.106J C. 3,4.104J/kg D. 3,4.106J/kg
Câu 39: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào dưới đây là đúng. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng
A. tính ra kg của hơi nước có trong 1 m3 không khí. B. tính ra gam của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
C. tính ra gam của hơi nước có trong 1 m không khí.
3
D. tính ra kg của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
Câu 40: Không khí ở 30 C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53g/m . Hãy xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30 0C, biết độ ẩm cực đại A =
0 3

30,29 g/m3.
A. 71% B. 140,7% C. 71g/m3 D. 140,7g/m3.
Đề kiểm tra học kì II số 3 (THPT Phan Đăng Lưu – Tp Hồ Chí Minh 2019)
Câu 1: Vật m chịu tác dụng của lực F= 12N theo phương ngang và lực cản. Vật chuyển động đều theo phương ngang với tốc độ 1m/s.
Công của lực cản thực hiện được trong thời gian 10s là
A. 60J. B. -120J. C. 120J. D. -60J.
Câu 2: Loại lực nào sau đây không phải là lực thế?
A. Lực hấp dẫn. B. Lực ma sát trượt. C. Trọng lực. D. Lực đàn hồi.
Câu 3: Một thanh thép hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1, ban đầu có chiều dài 100 m. Để chiều dài của nó là 100,11 m thì độ
tăng nhiệt độ bằng
A. 1700C.            B. 1250C.    C. 1500C.            D.1000C.
Câu 4: Đại lượng nào sau đây là đại lượng véc tơ?
A. Động năng. B. Cơ năng. C. Công suất. D. Động lượng.
Câu 5: Nhiệt độ của một khối lượng khí tăng từ 150C đến 300C. Nếu áp suất của nó đựơc giữ không đổi, thể tích của nó sẽ
A. tăng ít hơn gấp đôi. B. tăng hơn gấp đôi. C. tăng gấp đôi. D. không thay đổi.
Câu 6: Khi áp suất của lượng khí giảm đi một nửa, nếu nhiệt độ của nó giữ không đổi, thể tích của lượng khí
A. giảm một nửa. B. tăng gấp đôi. C. không đổi. D. chưa xác định được.
Câu 7: Một vật rắn hình trụ có hệ số nở dài α=11.10-6.K-1. Khi nhiệt độ của vật tăng từ 00C đến 1100C độ nở dài tỉ đối của vật là
 A. 0,121%.            B. 0,211%.    C. 0,212%.            D. 0,221%.
Câu 8: Viên đạn khối lượng 10g chuyển động theo phương ngang với vận tốc 100m/s đến cắm vào một khúc gỗ khối lượng 500g
đang đứng yên trên mặt phẳng ngang. Độ lớn vận tốc của khúc gỗ sau khi viên đạn găm vào là
A. 0,51 m/s. B. 2,00 m/s. C. 2,04 m/s. D. 1,96 m/s.
Câu 9: Ở nhiệt độ 270C thể tích của một lượng khí là 10 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 540C khi áp suất không đổi là
A. 9,17 lít B. 20 lít C. 5 lít D.10,9 lít
Câu 10: Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào
A. độ cứng của lò xo. B. độ biến dạng của lò xo.
C. chiều biến dạng của lò xo. D. bình phương độ biến dạng của lò xo.
Câu 11: Một vật khối lượng m có vận tốc là v, va chạm vào một vật khối lượng M đứng yên. Biết M = 6m và va chạm hoàn toàn
không đàn hồi. Tỉ số vận tốc trước và sau va chạm của vật m là:
A. 1/7 B. 7 C. 6 D. 1/6
Câu 12: Một bình kín chứa không khí có áp suất 5atm và nhiệt độ 25oC. Nhiệt độ bình tăng đến 50oC, áp suất trong bình lúc này
-- 206 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
A. 4,6atm. B. 2,5 atm. C. 10 atm. D. 5,42 atm.
Câu 13: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng với hình 1 đã cho?
p 3 p 2 p 3 p 1
3 V
1 2
0 1 3 1 2 1 2 3
T (K) 0 0 0 2
Hình 1 T (K) V (l)) T (K) 0
A B C D T (K)
Câu 14: Trong hệ kín, đại lượng nào sau đây luôn luôn được bảo toàn?
A. Cơ năng. B. Thế năng. C. Động năng. D. Động lượng.
Câu 15: Có 10g khí hêli được giam trong bình kín có dung tích 20lít. Đốt nóng khối khí đó đến 30oC, áp suất khí khi đó là
A. 3,11 atm. B. 1,91 atm. C. 3,14 atm. D. 314,74 Pa
Câu 16: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s. Coi
như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng:
A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
B. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
C. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
Câu 18: Một vật khối lượng m=500g chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là:
A. -6 kgm/s B. -3 kgm/s C. 6 kgm/s D. 3 kgm/s
Câu 19: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức
tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương
tác là 0,2 s. Lực ⃗F do tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 17,5 N B. 1750 N C. 175 N D. 1,75 N
Câu 20: Một động cơ điện cung cấp công suất 15kW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000kg chuyển động đều lên cao 30m. Lấy g=10m/s 2.
Thời gian để thực hiện công việc đó là:
A. 20s B. 5s C. 15s D.10s
Câu 21: Một vật 4kg RTD xuống đất trong khoảng thời gian 2s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là? Lấy
g=9,8m/s2
A. 57,5kgm/s. B. 80kgm/s. C. 60kgm/s. D. 78,4kgm/s.
Câu 22: Chọn đáp án đúng. Hệ số căng bề mặt chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. chiều dài của đường giới hạn mặt ngoài của chất lỏng. B. nhiệt độ và bản chất của chất lỏng.
C. bản chất của chất lỏng. D. nhiệt độ của chất lỏng.
Câu 23: Một quả bóng khối lượng 0,4kg đập vuông góc vào tường với vận tốc v 1=3m/s và bật ngược trở lại với vận tốc v 2=2m/s. Lực
trung bình tác dụng lên tường là 20N. Thời gian va chạm là bao nhiêu?
A. 2s. B. 0,1s. C. 1s. D. 0,2s.
Câu 24: Một ấm nhôm có dung tích 2,5 lít chứa đầy nước ở nhiệt độ 200C. Đun sôi nước thì dung tích của ấm là 2,53 lít. Hệ số nở dài
của nhôm là:
A. 5.10-5K-1. B. 5.10-6K-1. C. 1,5.10-4K-1. D. 15.10-4K-1.
Câu 25: Hãy chọn câu đúng. Nội năng của một vật là:
A. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
B. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động năng và thế năng của vật.
Câu 26: Một ôtô nặng 1200kg đang chuyển động với vận tốc 54km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ôtô đi thêm một quãng đường thì
dừng lại. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có độ lớn là 1350N. Xe đã đi thêm được quãng đường bằng bao nhiêu?
A.100m. B. 90m. C. 50m. D. 500m.
Câu 27: Tại sao khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh thì cốc thuỷ tinh hay bị vỡ, còn cốc thạch anh thì không bị nứt vỡ?
A. vì thạch anh cứng hơn thuỷ tinh. B. vì thạch anh có hệ số nở khối nhỏ hơn thuỷ tinh.
C. vì cốc thạch anh có đáy dày hơn. D. vì cốc thạch anh có thành dày hơn.
Câu 28: Khi nói về khí lý tưởng, phát biều nào sau đây là không đúng?
A. Là khí mà khối lượng các phân tử khí có thể bỏ qua. B. Là khí mà thể tích các phân tử khí có thể bỏ qua.
C. Là khí mà các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Là khí khi va chạm với thành bình tạo nên áp suất.
Câu 29: Một lực 45N tác dụng trong 2s lên một vật 6kg được đặt trên một mặt nhẵn nằm ngang. Độ biến đổi động năng là:
A. 75J. B. 90J. C. 675J. D. 1675J.
Câu 30: Một khối khí đựng trong bình kín ở 270C có áp suất 1,5atm. Nhiệt độ trong bình là bao nhiêu khi áp suất khí là 1,8atm?
A. 360C. B. 6330C. C. 870C. D. 3600C.
Câu 31: Một vật có khối lượng 3kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 12m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 8m/s.
Tính công của lực ma sát? Lấy g = 10m/s2.
A. 360J B. 264J. C. 456J. D. 96J.
Câu 32: Tính khối lượng riêng của không khí ở 27 0C và áp suất 3.105Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0 0C và áp suất
1,013.105Pa là 1,29kg/m3.
A. 0,248kg/m3. B. 0,348kg/m3. C. 2,48kg/m3. D. 3,48kg/m3.
Câu 33: Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wđ của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là:
A. 2Wđ=mp2. B. Wđ=mp2. C. 2mWđ=p2. D. 4mWđ=p2.
Câu 34: Hãy chọn câu đúng. Một vật đứng yên có thể có:
A. thế năng. B. vận tốc. C. động năng. D. động lượng.

-- 207 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 35: Biểu thức Q = -A là biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học áp dụng cho quá trình nào của khí lí tưởng?
A. quá trình đẳng áp. B. quá trình đẳng nhiệt.
C. quá trình đẳng tích. D. không phải của các quá trình trên.
Câu 36: Hợp lực của tất cả các ngoại lực tác động vào một hệ chất điểm liên hệ với động lượng của hệ bằng biểu thức nào?

⃗ ⃗ = Δ ⃗p
F ⃗ =m Δ ⃗p
F
A. F =⃗p B. F=p/v C. Δt D. Δt
Câu 37: Một vật nặng 2kg rơi từ độ cao 5m xuống đất. Công của trọng lực khi vật rơi tới đất là bao nhiêu? Lấy g=10m/s2.
A.100J. B. 50J. C.10J. D. 20J.
Câu 38: Một máy làm lạnh lí tưởng có hiệu suất thực tế là 45%. Sau một thời gian hoạt động, tác nhân đã nhận từ nguồn nóng một
nhiệt lượng bằng 320kJ. Nhiệt lượng nó truyền cho nguồn lạnh bằng bao nhiêu?
A. 582kJ. B. 711kJ. C. 144kJ. D. 176kJ.
Câu 39: Hai vật khối lượng 0,5kg và 1kg chuyển động lại gần nhau với cùng vận tốc 6m/s. Khi va chạm chúng dính vào nhau. Vận
tốc của vật sau va chạm là:
A. 4m/s. B. 3m/s. C. 2m/s. D. 6m/s.
Câu 40: Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng không dính ướt?
A. Giọt chất lỏng vo tròn và có dạng hình cầu dẹt trên bề mặt vật rắn. B. Giọt chất lỏng lan rộng trên mặt vật rắn.
C. Mực chất lỏng trong ống mao dẫn cao hơn mực chất lỏng bên ngoài ống. D. Mực chất lỏng trong cốc có dạng mặt khum lõm.
Đề kiểm tra học kì II số 4 (THPT Sóc Sơn – Hà Nội 2020)
Câu 1: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. pV/T= hằng số B. p1V1/T1 = p2V2/T2 C. pV~ T D. pT/V=hằng số
Câu 2: Chọn câu sai.
A. Đơn vị động năng là: kg.m/s2 B. Công thức tính động năng: Wđ = mv2/2
C. Đơn vị động năng là đơn vị công. D. Đơn vị động năng là: W.s.
Câu 3: Câu nào dưới đây nói về nội năng là đúng:
A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng.
C. Nội năng của A lớn hơn nội năng của B nên nhiệt độ của A cũng lớn hơn nhiệt độ của B.
D. Nội năng chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt không thay đổi trong quá trình thực hiện công.
Câu 4: Chọn câu sai. Công suất là:
A. đại lượng có giá trị bằng công thực hiện trong một đợn vị thời gian.
B. đại lượng có giá trị bằng thương số công A và thời gian t cần thiết để thực hiện công ấy.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của người, máy, công cụ...
D. cho biết công thực hiện được nhiều hay ít của người, máy, công cụ....
Câu 5: Chọn câu sai
A. Công của trọng lực : A = Wt2 - Wt1 = mgz2 - mgz1 (bằng độ biến thiên thế năng).
B. Công lực đàn hồi và thế năng đàn hồi : A12= Wđh1 – Wđh2 ( bằng độ giảm thế năng).
C. Công của lực tác dụng : A12 = Wđ2 – Wđ1 =mv22/2 – mv12/2 (bằng độ biến thiên động năng).
D. Cơ năng của hệ là đại lượng bảo toàn.
Câu 6: Đường biểu diễn nào sau đây không phải của đẳng quá trình
p p p V

T V V T
O O O O
A. B. C. D.
Câu 7: Một vật khối lượng 1kg có thế năng 1J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Khi đó vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
A. 0,102m. B. 1m. C. 9,8m. D. 32m
Câu 8: Chọn câu sai. Biểu thức định luật bảo toàn cơ năng là:
A. Wt + Wđ = const B. kx2/2 + mv2/2= const C. A = W2 - W1 = ΔW D. mgz+mv2/2=const
Câu 9: Một vật đứng yên có thể có 
A. thế năng. B. động năng. C. gia tốc. D. động lượng.
Câu 10: Chọn câu đúng. Một vật được thả RTD từ độ cao h. Bỏ qua sức cản không khí, thì trong quá trình rơi
A. động năng và thế năng của vật không thay đổi. B. động năng của vật giảm, thế năng không đổi.
C. thế năng của vật tăng, động năng giảm. D. thế năng của vật giảm, động năng tăng.
Câu 11: Chọn câu sai. Hiện tượng mao dẫn xảy ra khi:
A. Ống thuỷ tinh tiết diện nhỏ hai đầu hở, nhúng một đầu thẳng đứng xuống chậu nước.
B. Ống thuỷ tinh tiết diện nhỏ một đầu hở một đầu kín, nhúng đầu hở thẳng đứng xuống chậu nước.
C. Nhúng một mảnh vải nhỏ xuống chậu nước. D. Các phương án trên đều sai.
Câu 12: Chọn câu sai:
A. Vật rắn kết tinh không có cấu trúc mạng tinh thể. B. Chất kết tinh có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.
C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Chất rắn kết tinh có dạng hình học xác định.
Câu 13: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?
A. ΔU = Q với Q > 0. B. ΔU = A với A > 0 C. ΔU = Q với Q < 0. D. ΔU = A với A < 0.
Câu 14: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức ΔU = Q + A phải có giá trị nào sau đây?
A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0 C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.
Câu 15: Khi áp suất chất khí giảm đi một nửa. Nếu thể tích của nó được giữ không đổi thì nhiệt độ tuyệt đối của nó:
A. tăng gấp 4. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. không thay đổi.

-- 208 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
Câu 16: Chọn đáp án đúng. Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng đều thay đổi. Nếu khối lượng giảm đi một nửa,
vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi như thế nào?
A. Tăng gấp 2. B. Tăng gấp 4. C. Không thay đổi. D. Tăng gấp 8.
Câu 17: Chọn đáp án đúng. Xe chuyển động thẳng đều trên đường ngang 72km/h. Lực ma sát 400N. Công suất của động cơ là:
A. 8 KW. B. 0 W C. 800W. D. 1600W.
Câu 18: Chọn đáp án sai
A. Động năng là một đại lượng vô hướng , luôn dương. B. Động năng phụ thuộc vào hệ qui chiếu.
C. Thế năng trọng trường phụ thuộc mức không của thế năng. D. Thế năng là một đại lượng vô hướng , luôn dương.
Câu 19: Một quả bóng được ném lên thẳng đứng (bỏ qua mọi lực cản) với vận tốc ban đầu xác định. Đại lượng nào sau đây không
đổi trong khi quả bóng chuyển động?
A. Động lượng. B. Thế năng. C. Động năng. D. Gia tốc.
Câu 20: Một vật lúc đầu nằm yên, sau đó bị vỡ thành hai mảnh, mảnh 1 có khối lượng băng một nửa mảnh 2, động năng tổng cộng
của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh 1 là Wđ1. Liên hệ nào sau đây là đúng?
A. 2Wđ1 = 3Wđ B. 3Wđ1 = 2Wđ C. 3Wđ1 = Wđ D. 4Wđ1 = 3Wđ
Câu 21: Chọn đáp án sai. Khi một vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì công của trọng lực bằng:
A. Độ biến thiên động năng của vật: A =ΔWđ = Wđ2 – Wđ1. B. Độ biến thiên cơ năng của vật: A = ΔW .
C. Độ giảm thế năng của vật: A = Wt1 – Wt2 .
D. Tích của trọng lực và hiệu các độ cao của vật: A = P(z1 – z2).
Câu 22: Chọn đáp án đúng. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo lệch dây khỏi phương thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ.
Tính vận tốc của con lắc khi qua vị trí mà dây lệch góc 300 so với phương thẳng đứng, lấy g = 10m/s2.
A. 1,9 m/s. B. 2,7 m/s. C. 1,7 m/s. D. 1,1 m/s.
Câu 23: Chọn đáp án đúng. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì thế năng đàn hồi của lò xo:
A. Không thay đổi. B. Tăng gấp 4. C. Tăng gấp 8. D. Tăng gấp 2.
Câu 24: Vật nặng 100 g RTD từ độ cao 20 m xuống đất, cho g = 10 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong quá trình đó là:
A. 20W. B. 100W. C. 15W. D.10W.
Câu 25: Chọn đáp án đúng. Một vật đang đi với vận tốc 10m/s thì lên dốc nghiêng 30 0 so với phương ngang. Tính đoạn đường dài
nhất mà vật lên được trên mặt dốC. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2.
A. 20 m. B. 10 m. C. 5 m. D. 7,5 m.
Câu 26: Chọn đáp án đúng. Một vật chuyển động không nhất thiết phải có:
A. Động năng. B. Thế năng. C. Vận tốc. D. Động lượng.
Câu 27: Chọn đáp án không đúng. Khi vận tốc của một vật giảm đi 2 lần thì:
A. Động lượng giảm 2 lần. B. Gia tốc giảm 2 lần.
C. Động năng giảm 4 lần. D. Cả động lượng và động năng của vật đều giảm.
Câu 28: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 36km/h. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại vật đạt được là bao nhiêu?
A. 36 m. B. 36 km C. 64,8 m. D. 5 m.
Câu 29: Chọn đáp án đúng. Tổng động lượng của một vật không bảo toàn khi nào?
A. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không.
B. Hệ gần đúng cô lập (khi các ngoại lực nhỏ không đáng kể so với nội lực).
C. Hệ chuyển động không có ma sát. D. Hệ cô lập.
Câu 30: Chọn đáp án đúng. Trong quá trình nào sau đây động năng của ôtô không được bảo toàn. Ôtô chuyển động
A. cong đều. B. tròn đều.
C. thẳng biến đổi đều. D. thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 31: Chọn đáp án đúng. Trong quá trình nào sau đây động lượng của ôtô được bảo toàn. Ôtô chuyển động
A. thẳng biến đổi đều. B. cong đều.
C. tròn đều. D. thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 32: Chọn đáp án đúng. Một vật RTD từ độ cao 15 m. Bỏ qua lực cản, lấy g = 10 m/s 2. Độ cao và vận tốc của vật ở vị trí mà thế
năng bằng hai lần động năng của vật là bao nhiêu?
A. z = 5 m và v = 12 m/s. B. z = 5 m và v = 14,1 m/s.
C. z = 10 m và v = 14,1 m/s. D. z = 10 m và v = 10 m/s.
Câu 33: Chọn đáp án đúng. Khi một vật khối lượng 500g vật RTD từ độ cao z = 100m xuống đất, lấy g = 10m/s 2. Động năng của vật
khi ở độ cao 50m là bao nhiêu?
A. 500 J. B. 2500 J. C.1000 J. D. 250 J.
Câu 34: Chọn đáp án đúng và tổng quát nhất. Cơ năng của hệ vật và trái đất bảo toàn khi:
A. Vận tốc của vật không đổi. B. Vật chuyển động theo phương ngang.
C. Không có các lực cản, lực ma sát. D. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn).
Câu 35: Chọn đáp án đúng. Một vật được ném thẳng đứng từ độ cao 15m (so với mặt đất) với vận tốc 10m/s. Khi thế năng và động
năng của vật bằng nhau thì vật ở độ cao nào sau đây? Bỏ qua mọi sức cản.
A. 12,5 m. B. 10 m. C. 20 m. D. 7,5 m.
Câu 36: Quá trình biến đổi trạng thái nào sau đây là quá trình đẳng tích?
A. Đun nóng khí trong một bình không đậy kín. B. Bóp bẹp quả bóng bay.
C. Nén khí trong ống bơm xe đạp bằng cách ép pittông. D. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng.
Câu 37: Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong đó áp suất tỉ lệ thuận với thể tích là gì?
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp. D. Một quá trình khác A; B; C.
Câu 38: Biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng với áp suất tỉ lệ thuận với số phân tử trong đơn vị thể tích là quá trình gì?
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích.

-- 209 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
C. Đẳng áp. D. Một quá trình khác A; B; C.
Câu 39: Với một lượng khí lí tưởng nhất định, có thể phát biểu như thế nào? Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Áp suất khí tăng, thể tích khí tăng, nhiệt độ khí phải tăng.
C. Áp suất khí giảm, thể tích khí tăng, nhiệt độ khí không đổi.
B. Áp suất khí giảm, thể tích khí giảm, nhiệt độ khí có thể không đổi.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 40: Khi nén đẳng nhiệt từ thể tích 3 lít đến 2 lít, áp suất khí tăng thêm 0,5 atm. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
A. 0,5 atm. B. 1 atm. C. 1,5 atm. D. Một đáp số khác.
Đề kiểm tra học kì II số 5 (THPT Nguyễn Tất Thành – Phú Thọ 2020)
Câu 1: Chất nào là chất rắn vô định hình?
A. Kim cương B. Thạch anh C. Thủy tinh D. Than chì
Câu 2: Trong hệ SI, đơn vị của công suất:
A. W (oát) B. J (jun) C. Wh (oát giờ) D. Pa (paxcan)
Câu 3: Trong quá trình đẳng nhiệt, nhiệt lượng chất khí nhận được sẽ:
A. Dùng làm tăng nội năng. B. Chuyển sang công của khối khí.
C. Làm giảm nội năng. D. Một phần làm tăng nội năng, một phần thực hiện công.
Câu 4: Ném hòn đá thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s. Đến độ cao nào động năng và thế năng sẽ bằng nhau?
A. 2,2 m B. 3 m C. 4,4 m D. 2,5 m
Câu 5: Biểu thức nào sau đây biễu diễn mối liên hệ giữa động năng và độ lớn động lượng?
A. Wđ=P/v B. Wđ=P/2mv C. Wđ= P2/2m D. Wđ=P/2m
Câu 6: Phát biểu sai khi nói về nguyên lí II nhiệt động lực học:
A. Mỗi động cơ nhiệt đều phải có nguồn nóng để cung cấp nhiệt lượng.
B. Động cơ nhiệt có thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
C. Nhiệt không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn. D. Hiệu suất của động cơ nhiệt nhỏ hơn 1.
Câu 7: Một vật nặng 2 kg, ở độ cao 40 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. tính thế năng trọng trường (lấy g=10m/s2)
A. 0,8 kJ B. 8 kJ C. 80 kJ D. 800 kJ
Câu 8: Độ nở dài ∆l của vật rắn (hình trụ đồng chất) ………. với độ tăng nhiệt độ và………….. của vật đó.
A. tỉ lệ nghịch-độ dài lúc sau l. B. tỉ lệ nghịch-độ dài ban đầu l0. C. tỉ lệ- độ dài lúc sau l. D. tỉ lệ -độ dài ban đầu l0.
Câu 9: Hệ số nở dài α và hệ số nở khối β, liên quan nhau qua biểu thức:
A. β=3 α B. α=3β C. β= α D. α = 3/2β
Câu 10: Một thanh nhôm và thanh thép có cùng chiều dài l0 ở 00C. Nung nóng hai thanh đến 1000C thì độ dài chúng chênh lệch nhau
0,7mm. Hệ số nở dài của nhôm là 22.10-6 K-1 và thép là 12.10-6K-1. Độ dài l0 của hai thanh ở 00C:
A. 0,7 m B. 0,8 m C. 0,9 m D. 1 m
Câu 11: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. Jun (J). B. Kilooát giờ (kWh). C. Niuton trên mét (N/m). D. Niuton.mét (N.m).
Câu 12: Một hòn bi 1 có v1=4m/s đến va chạm vào hòn bi 2 có v2=1m/s đang ngược chiều với bi 1. Sau va chạm hai hòn bi dính vào
nhau và di chuyển theo hướng bi 1. Tính vận tốc hai hòn bi sau va chạm, biết khối lượng bi 1 m1=50g, bi 2 m2=20g.
A. 0.26m/s B. 3,14 m/s C. 0.57m/s D. 2,57m/s
Câu 13: Đơn vị nào là của công suất:
A. s2.kg/m2 B. m2.kg/s3 C. s/J2 D. ms2/kg
Câu 14: Hệ thức nào phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích:
A. ∆U=A, A>0 B. ∆U=Q, Q>0 C. ∆U=A, A<0 D. ∆U=Q, Q<0
Câu 15: Một vật có khối lượng 1 kg, trượt không ma sát và không vận tốc đầu từ đỉnh B của mặt phẳng nghiêng một góc α=300 so
với mặt phẳng ngang. Đoạn BC=50cm. Tính vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng C, lấy g=10 m/s2.
A. 2,24 m/s B. 3 m/s C. 7.07m/s D. 10m/s
Câu 16: Cho một thanh sắt có thể tích 100cm3 ở 200C, tính thể tích thanh sắt này ở 1000C, biết hệ số nở dài của sắt là α=11.10-6K-1.
A.100,264cm3 B. 126,4cm3 C. 100cm3 D. 100,088cm3
Câu 17: Khi cung cấp cho chất khí trong xilanh nhiệt lượng 100J, chất khí dãn nở, đẩy pít tông, thực hiện công 20J. Nội năng chất khí
tăng hay giảm một lượng là:
A. Tăng 80J. B. Giảm 80J. C. Không đổi. D. Tăng 120 J.
Câu 18: Chất rắn vô định hình có:
A. Tính đẳng hướng. B. Cấu trúc tinh thể.
C. Tính dị hướng. D. Có dạng hình học xác định.
Câu 19: Chất rắn đa tinh thể là:
A. Muối. B. Sắt. C. Kim cương. D. Thủy tinh.
Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu phát biểu sau đây: Trong quá trình ……. toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được
chuyển hoàn toàn thành công mà khí sinh ra.
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng áp. C. Đẳng tích. D. Khép kín.
Câu 21: Tính áp suất của một lượng khí trong một bình kín ở 500C, biết ở 00C, áp suất của khối khí là 1,2.105 Pa.
A. 1,42.105 Pa B. 105 Pa C. 2,2.104 Pa D. 2,3.106 Pa
Câu 22: Điều nào sau đây sai khi nói về nội năng?
A. Nội năng của một vật bao gồm động năng và thế năng tương tác của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Đơn vị nội năng là N (Newtơn). C. Nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
D. Có thể làm thay đổi nội năng bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt.
Câu 23: Nội năng là:
A. Tổng động năng và thế năng của một vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

-- 210 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
C. Tổng lượng nhiệt nhận vào và công được sinh ra. D. Sự tương tác giữa công và nhiệt lượng.
Câu 24: Thế năng đàn hồi được xác định theo công thức:
A. Wt=k.m2/2 B. Wt=k.(Δl)2/2 C. Wt=g.m2/2 D. Wt=mgz
Câu 25: Điều nào sai khi nói về hệ kín:
A. Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau mà không tương tác với các vật khác ngoài hệ
B. Trong hệ kín tổng các nội lực triệt tiêu nhau, tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không
C. Hệ kín còn gọi là hệ cô lập
D. Hệ kín là hệ mà các vật chỉ nằm trong hệ, không đi ra ngoài hệ
Câu 26: Điều nào sai khi nói về động lượng của một vật
A. Động lượng là một đại lượng vơ hướng. B. Đơn vị của động lượng là kgm/s hoặc N.s
C. Trong hệ kín thì động lượng của hệ là một đại lượng vectơ không đổi về hướng và độ lớn.

D. Khi vật chịu tác dụng lực ⃗F trong thời gian Δt thì độ biến thiên động lượng là Δ p = ⃗F .Δt
Câu 27: Thông tin nào sau nay sai khi nói về chất rắn vô định hình?
A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. B. Vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng.
C. Vật rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định và không đổi. D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây là hệ kín (hệ cô lập)?
A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm nghiêng
C. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. D. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.
Câu 29: Điều nào sau nay đúng khi nói về tác dụng của nguồn nóng?
A. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân sinh công. B. Cung cấp nhiệt lượng cho nguồn lạnh.
C. Sinh công. D. Lấy nhiệt của bộ phận phát động.
Câu 30: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Nếu một vật chịu tác dụng của một lực khác ngoài trọng lực hoặc lực
đàn hồi thì độ biến thiên …….. của vật bằng ……. của các lực đó.
A. Động năng − Thế năng. B. Cơ năng − công. C. Cơ năng − công suất. D. Thế năng – công.
Câu 31: Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?
A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử riêng biệt. B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. Các nguyên tử, phân tử tương tác vơi nhau bằng lực hút và lực đẩy.
D. Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 32: Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất chất khí là:
A. Chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ. B. Chất khí thường có thể tích lớn.
C. Chất khí được đựng trong bình kín.
D. Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng, luôn va chạm với nhau và va chạm với thành bình.
Câu 33: Một chất khí được coi là khí lí tưởng khi:
A. Các phân tử khí có khối lượng nhỏ, thể tích nhỏ.
B. Tương tác giữa các phân tử chỉ đáng kể khi va chạm, phân tử là chất điểm.
C. Các phân tử khí chuyển động không ngừng. D. Áp suất khí phải lớn, nhiệt độ không đáng kể.
Câu 34: Trong quá trình đẳng tích thì áp suất của một lượng khí xác định:
A. Áp suất không đổi. B. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Tỉ lệ thuận với 0C.
Câu 35: Trong các đồ thị hình bên, đồ thị nào không phải là đường đẳng nhiệt?
p V V
p

A B C D

O O O O
T T
V T

Câu 36: Điều nào sau đây sai khi nói về nhiệt lượng?
A. Nhiệt lượng đo bằng nhiệt kế. B. Đơn vị của nhiệt lượng là J.
C. Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
D. Khi vật nhận nhiệt hoặc truyền nhiệt cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.
Câu 37: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất?
A. Công suất có đơn vị là oát (W).
B. Công suất là đại lượng đo bằng tỉ số giữa công thực hiện và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất cho biết khả năng thực hiện công của máy. D. Các phát biểu trên đều đúng.
Câu 38: Chọn câu sai
A. Công thức động năng là: Wđ = mv2/2. B. Vật chuyển động nhanh dần thì động năng của vật tăng.
C. Động năng là năng lượng vật có được do nó đang chuyển động.
D. Khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật tăng.
Câu 39: Phương trình nào sau đây không biểu thị định luật về quá trình đẳng nhiệt?
A. pV = hằng số B. p/T = hằng số C. p ~ V D. p1V1 = p2V2
Câu 40: Điều nào đúng khi nói về tinh thể?
A. Tinh thể được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử hoặc ion liên kết chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hình học
không gian xác định.
B. Tinh thể của mổi chất rắn có hình dạng đặc trưng riêng và xác định.

-- 211 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 CHUYÊN ĐỀ VIII. KIỂM TRA HỌC KÌ
C. Kích thước của tinh thể lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện hình thành nó. D. Cả A, B, C đều đúng.

------------------0000-- HẾT --0000---------------------

-- 212 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ
MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ
I. CÁC DẤU HIỆU CHIA HẾT
Cho 2: Số (và chỉ số đó) có chữ số tận cùng chẵn hoặc bằng không.
Cho 4: Số (và chỉ số đó) có hai chữ số tận cùng bằng không hoặc làm thành một số chia hết cho 4 (quy ước 4=04; 8=08).
Cho 8: Số (và chỉ số đó) có ba chữ số tận cùng bằng không hoặc làm thành một số chia hết cho 8 (quy ước 8=008; 16=016).
Cho 3: Số (và chỉ số đó) có tổng các chữ số chia hết cho 3.
Cho 9: Số (và chỉ số đó) có tổng các chữ số chia hết cho 9.
Cho 6: Số (và chỉ số đó) đồng thời chia hết cho 2 và 3.
Cho 5: Số (và chỉ số đó) có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Cho 25: Số (và chỉ số đó) có hai chữ số tận cùng là 0 hoặc làm thành một số chia hết cho 25.
Cho 11: Số (và chỉ số đó) có tổng các chữ số ở vị trí chẵn và tổng các chữ số ở vị trí lẻ bằng nhau hoặc hiệu của chúng là một số chia
hết cho 11.
II. LŨY THỪA VÀ TỈ LỆ THỨC
▪ am = a.a.a.a.a….(m lần) ▪ am/an=am-n ▪ am.an = am + n ▪ (a.b)m = am.bm
▪ (a ) = a
m n m.n
▪ (a/b) =a /b (với b ≠ 0)
m m m
▪ a = 1 (với a≠0)
0
▪ a- m = 1/am
a c a+c a−c
n m = = =
▪a = a
m/n √ ▪ b d b+ d b−d
III. HẰNG ĐẲNG THỨC
1. (a+b)2=a2+2ab+b2 2. (a-b)2=a2-2ab+b2
3. (a+b)3=a3+3a2b+3ab2+b3 4. (a-b)3=a3-3a2b+3ab2-b3
5. a2-b2=(a+b)(a-b) 6. a2+b2=(a+b)2-2ab=(a-b)2+2ab
7. a3-b3=(a-b)(a2+ab+b2) 8. a3+b3=(a+b)(a2-ab+b2)
9. (a+b+c)2=a2+b2+c2+2ab+2ac+2bc 10. (a+b-c)2=a2+b2+c2+2ab-2ac-2bc
IV. GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI: ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)
A. Tính theo Δ: Δ=b2-4ac
−b+ √ Δ −b− √ Δ
• Δ>0=> phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1= 2 a ; x2= 2a
−b
• Δ=0=> phương trình có nghiệm kép: x1= x2= 2a
• Δ<0=> phương trình vô nghiệm
B. Tính theo Δ’: với b=2b’=>b’=b/2; Δ’=b’2-ac
−b' + √ Δ' −b' − √ Δ '
• Δ’>0=> phương trình có 2 nghiệm phân biệt: x1= a ; x 2= a
−b
• Δ’=0=> phương trình có nghiệm kép: x1= x2= a
• Δ’<0=> phương trình vô nghiệm
C. Nhẩm nghiệm theo Viet:
• Biết được: S=x1+x2=-b/a và P=x1x2=c/a thì suy ra x1 và x2
• Biết được: a+b+c=0 => x1=1 và x2=c/a
• Biết được: a-b+c=0 => x1=-1 và x2=-c/a
V. BẤT ĐẲNG THỨC
√ a+b≤√ a+ √ b (dấu “=’ xảy ra
1. Với a≥0; b≥0 thì a = 0 hoặc b = 0)
2. Với a≥b≥0 thì √ a−b≥ √a−√ b (dấu “=’ xảy ra a = 0 hoặc b = 0)
a+b
≥ √ ab
3. Bất đẳng thức Cô-sy: Với a≥0; b≥0 thì: 2 (dấu “=’ xảy ra a = b)
VI. DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT: f(x) = ax +b (a ≠ 0)
Nhị thức bậc nhất f(x) = ax + b cùng dấu với hệ số a khi x lớn hơn nghiệm và trái dấu với hệ số a khi x nhỏ hơn nghiệm của nó.
x -∞ x0 +∞
f(x) = ax +b trái dấu với a 0 cùng dấu với a
Quy tắc: “phải cùng, trái trái”.
VII. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI: f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0)
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c (a ≠ 0)
- Nếu Δ < 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ R.
- Nếu Δ = 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x ≠ -b/2a.
- Nếu Δ > 0 thì f(x) có hai ngiệm x1 và x2 (x1 < x2). Khi đó, f(x) trái dấu với hệ số a với mọi x nằm trong khoảng (x1 ; x2) (tức là với x1
< x < x2), và f(x) cùng dấu với hệ số a với mọi x nằm ngoài đoạn [ x1 ; x2 ] (tức là với x < x1 hoặc x > x2).
x -∞ x1 x2 +∞
f(x) = ax2 + bx + c cùng dấu với a 0 khác dấu với a 0 cùng dấu với a
Quy tắc: “trong trái, ngoài cùng”.
VIII. CÁC CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC CƠ BẢN
1. Các hệ thức cơ bản:
sin2x+cos2x=1; tanx = sinx/cosx (x ≠ π/2 +kπ); cotx=cosx/sinx (x ≠ kπ);

-- 213 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ
tanx.cotx = 1 (x ≠ kπ/2); 1/cos2x =1+tan2x (x ≠ π/2 +kπ); 1/sin2x = 1+cot2x (x ≠ kπ);
2. Công thức cộng:
cos(x+y) = cosx.cosy - sinx.siny; cos(x-y) = cosx.cosy + sinx.siny; sin(x+y) =sinx.cosy + siny.cosx;
sin(x-y) = sinx.cosy - siny.cosx; tan(x+y) = (tanx+tany)/(1-tanx.tany); tan(x-y) = (tanx-tany)/(1+tanx.tany);
cot(x+y) = (cotx.coty - 1)/(cotx+coty); cot(x-y) = (cotx.coty + 1)/(cotx-coty);
3.Công thức góc nhân đôi:
cos2x = cos2x – sin2x = 1 – 2sin2x = 2cos2x - 1 sin2x = 2sinx.cosx tan2x = 2tanx/(1 – tan2x)
4. Công thức biến đổi TÍCH thành TỔNG: 5. Công thức biến đổi TỔNG thànhTÍCH :
cosx.cosy = 0,5[cos(x+y) + cos(x-y)]; cosx + cosy = 2cos[(x+y)/2].cos[(x-y)/2];
sinx.siny = -0,5[cos(x+y) – cos(x-y)]; cosx - cosy = -2sin[(x+y)/2].sin[(x-y)/2];
sinx.cosy = 0,5[sin(x+y) + sin(x-y)]; sinx + siny = 2sin[(x+y)/2].cos[(x-y)/2];
cosx.siny = 0,5[sin(x+y) - sin(x-y)]; sinx - siny = 2cos[(x+y)/2].sin[(x-y)/2];
6. Công thức hạ bậc:
cos2x = (1 + cos2x)/2; sin2x = (1 – cos2x)/2; tan2x = (1 – cos2x)/(1 + cos2x);
7. Công thức mở rộng:
sin3x = 3sinx – 4sin3x; cos3x = 4cos3x – 3cosx; tan3x = (3tanx – tan3x)/(1 – 3tan2x);
8. Bảng hàm số lượng giác của các cung đặc biệt :
Cung
Phụ (π/2 – x) Hơn π/2 (π/2 + x) Bù (π – x) Hơn π (π + x)
Đối ( -x )
HSLG
sin -sinx cosx cosx sinx -sinx
cos cosx sinx -sinx -cosx -cosx
tan -tanx cotx -cotx -tanx tanx
cot -cotx tanx -tanx -cotx cotx
9. Tỉ số lượng giác: sin = đối/huyền; cos = kề/huyền; tan = đối/kề; cot = kề/đối
Cung 0o 30o 45o 60o 90o 120o 135o 150o
sin 0 1/2 √ 2 /2 √ 3 /2 1 √ 3 /2 √ 2 /2 1/2
cos 1 √ 3 /2 √ 2 /2 1/2 0 -1/2 - √ 2 /2 - √ 3 /2
tan 0 √ 3 /3 1 √3 kxđ - √3 -1 - √ 3 /3
cot kxđ √3 1 √ 3 /3 0 - √ 3 /3 -1 - √3
10. Phương trình lượng giác cơ bản: (kϵZ)
sinu = sinv  u = v + 2kπ hoặc u = π – v + 2kπ; cosu = cosv  u = ±v + 2kπ; tanu = tanv  u = v + kπ;
cotu = cotv  u = v + kπ; cotx = 0  cosx = 0  x = π/2 + kπ; tanx = 0  sinx = 0  x = kπ;
cosx = 1  x = 2kπ; cosx = -1  x = π + 2kπ; sinx = 1  x = π/2 + 2kπ;
sinx = -1  x = -π/2 + 2kπ; sinx – cosx = √ 2 sin(x – π/4); cosx ± sinx = √ 2 cos(x ∓ π/4);
IX. CÔNG THỨC TÍNH ĐẠO HÀM
▪ (sinx)’ = cosx ▪ (cosx)’ = -sinx ▪ (sinu)’ = u’.cosu ▪ (cosu)’ = -u’.sinu
▪ (ku)’ = k.u’ (với k là hằng số) ▪ (u + v)’ = u’ + v’ ▪ (u – v)’ = u’ – v’ ▪ (u.v)’ = u’.v + u.v’
' ' '
u u . v−u . v u
( )' = ( √u ) =
'

▪ v v2 (với v≠0) ▪ (xα)’ = α.xα – 1 ▪ (uα)’ = α. uα – 1.u’ ▪ 2 √u


MẶT TRỜI
Mặt Trời là hành tinh ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác
như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái
Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một
năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu
kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên
Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời
gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli(khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố
khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, canxi, và crom. Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó
có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán
xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh.[10] Quang phổ
Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu.  V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể
hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng
bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhânhydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là
một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong  Ngân Hà với đa
số là các sao lùn đỏ. Quầng nóng của Mặt Trời liên tục mở rộng trong không gian và tạo ra gió Mặt Trời là các dòng hạt có vận tốc
gấp 5 lần âm thanh - mở rộng nhật mãn (Heliopause) tới khoảng cách xấp xỉ 100 AU. Bong bóng trong môi trường liên sao được hình
thành bởi gió mặt trời, nhật quyển (heliosphere) là cấu trúc liên tục lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Mặt Trời hiện đang đi xuyên qua đám
mây Liên sao Địa phương trong vùng Bóng Địa phương (Local Bubble) mật độ thấp của khí khuếch tán nhiệt độ cao, ở vành trong
của Nhánh Orion của Ngân Hà, giữa nhánh Perseus và nhánh Sagittarius của ngân hà. Trong 50 hệ sao gần nhất bên trong 17 năm ánh
sáng từ Trái Đất, Mặt Trời xếp hạng 4 về khối lượng như một ngôi sao cấp bốn (M = +4,83), dù có một số giá trị cấp hơi khác biệt đã
được đưa ra, ví dụ 4,85 và 4,81. Mặt Trời quay quanh trung tâm của Ngân Hà ở khoảng cách xấp xỉ 24.000–26.000 năm ánh

-- 214 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ
sáng từ trung tâm Ngân Hà, nói chung di chuyển theo hướng chùm sao Cygnus và hoàn thành một vòng trong khoảng 225–250 triệu
năm (một năm ngân hà). Tốc độ trên quỹ đạo của nó được cho khoảng 250 ± 20, km/s nhưng một ước tính mới đưa ra con số
251 km/s. 
X. DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

-- 215 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ

-- 216 --
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 10 MỘT SỐ CÔNG THỨC TOÁN HỌC DÙNG TRONG VẬT LÝ

-- 217 --

You might also like