You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

KỸ NĂNG
THUYẾT TRÌNH VÀ TÌM VIỆC

Biên Soạn:
ThS. Tô Nhi A (Chủ biên)

ThS. Đoàn Khánh Diễm

ThS. Trần Lương Thuận

ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

www.hutech.edu.vn
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ TÌM VIỆC

*1.2016.SKL102*
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập :
tailieuhoctap@hutech.edu.vn
MỤC LỤC I

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƢỚNG DẪN ........................................................................................................... IV
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH ................................................................................ 1
1.1 KHÁI QUÁT VÀ TẦM QUAN TRỌNG ....................................................................... 1
1.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH ..................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. 3
1.3 TÌM HIỂU VỀ THÍNH GIẢ ..................................................................................... 3
1.4 CHUẨN BỊ NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH ........................................................... 5
1.4.1 Phần mở bài ................................................................................................... 5
1.4.2 Phần thân bài ................................................................................................. 5
1.4.3 Phần kết luận ................................................................................................. 6
1.5 TẬP LUYỆN THUYẾT TRÌNH ................................................................................. 6
1.6 CHUẨN BỊ VỀ HÌNH THỨC VÀ TÂM LÝ ................................................................... 7
1.7 CÁC PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ VÀ HẬU CẦN ............................................................ 8
TÓM TẮT ................................................................................................................ 10
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 11
BÀI 2: TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH ............................................................................ 12
2.1 NGHI THỨC MỞ ĐẦU ......................................................................................... 12
2.1.1 Tạo sự chú ý ................................................................................................. 12
2.1.2 Giới thiệu khái quát mục tiêu và nội dung chính ................................................ 13
2.2 TRÌNH BÀY THUYẾT PHỤC................................................................................. 14
2.2.1 Lựa chọn nội dung quan trọng ........................................................................ 14
2.2.2 Chia thành các phần nhỏ ................................................................................ 15
2.2.3 Phân bổ thời gian cho từng nội dung ................................................................ 15
2.2.4 Một số lưu ý về việc sử dụng các công cụ hỗ trợ ................................................ 15
2.3 KẾT THÚC MẠNH MẼ VÀ ẤN TƢỢNG ................................................................... 16
2.4 ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH .......................................................................... 17
TÓM TẮT ................................................................................................................ 19
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 19
BÀI 3: NGÔN TỪ VÀ PHI NGÔN TỪ TRONG THUYẾT TRÌNH ........................................ 20
3.1 NGÔN TỪ TRONG THUYẾT TRÌNH ...................................................................... 20
3.2 PHI NGÔN TỪ TRONG THUYẾT TRÌNH ............................................................... 22
TÓM TẮT ................................................................................................................ 25
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 25
BÀI 4: CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI THUYẾT TRÌNH VÀ …THUYẾT TRÌNH ............... 26
4.1 KIỂM SOÁT SỰ LO LẮNG .................................................................................... 26
4.2 KIỂM SOÁT CỬ TỌA ........................................................................................... 29
II MỤC LỤC

4.3 KỸ NĂNG XỬ LÝ CÂU HỎI .................................................................................. 31


4.4 KỸ NĂNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG KHI THUYẾT TRÌNH ..................................... 32
TÓM TẮT ................................................................................................................ 34
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 34
BÀI 5: NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢN THÂN ............................................ 35
5.1 CÁC GIÁ TRỊ SỐNG ĐƢƠNG ĐẠI ........................................................................ 35
5.2 NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢN THÂN ............................................... 39
5.3 THIẾT LẬP MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN TƢƠNG LAI ...................... 41
TÓM TẮT ................................................................................................................ 43
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 43
BÀI 6: TÌM HIỂU THÔNG TIN VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP............................ 44
6.1 XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC MỤC TIÊU ....................................................................... 44
6.2 TÌM HIỂU CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP ...................................................................... 45
6.3 PHÂN TÍCH YÊU CẦU CÔNG VIỆC ....................................................................... 46
6.3.1 Khái niệm phân tích công việc..........................................................................46
6.3.2 Các thông tin cần thu thập bao gồm .................................................................47
6.3.3 Nội dung, trình tự thực hiện phân tích công việc.................................................47
6.4 TÌM HIỂU MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC .................................................................... 48
TÓM TẮT ................................................................................................................ 49
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 49
BÀI 7: TÌM VIỆC – CHUẨN BỊ HỒ SƠ ......................................................................... 50
7.1 HỒ SƠ ỨNG TUYỂN ........................................................................................... 50
7.1.1 Khái niệm......................................................................................................50
7.1.2 Nội dung bộ hồ sơ ..........................................................................................50
7.2 THƢ ỨNG TUYỂN ............................................................................................... 52
7.2.1 Vai trò của thư ứng tuyển................................................................................52
7.2.2 Yêu cầu của thư ứng tuyển ..............................................................................53
7.2.3 Phương pháp viết thư .....................................................................................53
7.3 SƠ YẾU LÝ LỊCH ................................................................................................ 55
7.3.1 Vai trò của sơ yếu lý lịch .................................................................................55
7.3.2 Yêu cầu của sơ yếu lý lịch ...............................................................................55
7.3.3 Phương pháp viết sơ yếu lý lịch ........................................................................56
7.4 NỘP HỒ SƠ ....................................................................................................... 57
7.4.1 Nộp trực tiếp .................................................................................................57
7.4.2 Nộp qua mạng ...............................................................................................58
TÓM TẮT ................................................................................................................ 59
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 59
BÀI 8: CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN ................................................................................... 60
8.1 GIỚI THIỆU NỘI DUNG ..................................................................................... 60
8.2 NỘI DUNG CHI TIẾT ......................................................................................... 60
8.2.1 Tìm hiểu về công ty và những người có khả năng tham gia phỏng vấn ..................60
MỤC LỤC III
8.2.2 Chuẩn bị bài giới thiệu bản thân và thành tích .................................................. 64
8.2.3 Chuẩn bị những câu trả lời với những câu hỏi hoặc tình huống có thể dự đoán ...... 65
8.2.4 Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng ................................................. 69
8.2.5 Chuẩn bị trang phục ...................................................................................... 70
TÓM TẮT ................................................................................................................ 72
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 72
BÀI 9: PHỎNG VẤN.................................................................................................... 73
9.1 GIỚI THIỆU NỘI DUNG ..................................................................................... 73
9.2 NỘI DUNG CHI TIẾT.......................................................................................... 73
9.2.1 Thời gian ...................................................................................................... 73
9.2.2 Những điều nên và không nên trong khi phỏng vấn ........................................... 74
9.2.3 Kiểm soát các câu hỏi và cách trả lời ............................................................... 78
9.2.4 Thương lượng mức lương ................................................................................ 79
TÓM TẮT ................................................................................................................ 83
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84
IV HƢỚNG DẪN

HƢỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện
một bài thuyết trình hiệu quả, hấp dẫn người nghe. Đồng thời trang bị thêm các khả
năng tự phân tích nhằm xác định được công việc mục tiêu cho bản thân. Cách chuẩn
bị hồ sơ xin việc, viết sơ yếu lý lịch và tham dự phỏng vấn một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cũng như hướng dẫn hình
thành kĩ năng cơ bản cho các nội dung: Tự chuẩn bị bài thuyết trình có cấu trúc rõ
ràng, hợp lý; Thuyết trình một cách hiệu quả, có sức thuyết phục; Tìm hiểu chính
mình: tính cách, các giá trị, mong muốn của bản thân; Tìm hiểu thị trường: cơ hội,
yêu cầu, môi trường, định hướng các lĩnh vực; Chuẩn bị tìm việc: nguồn tìm việc, đơn
xin việc, sơ yếu lý lịch, nộp hồ sơ (trực tiếp hay qua internet), trong những trường
hợp khác cũng phải nắm rõ cách chuẩn bị CV với những đặc thù riêng của ngôn ngữ
CV; Phỏng vấn: chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, trong khi phỏng vấn, sau khi phỏng
vấn, cách kiểm soát các câu hỏi, cách trả lời, thương lượng mức lương, chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phỏng vấn, tham vấn về đào tạo và huấn luyện.

NỘI DUNG MÔN HỌC


- Bài 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH: Hiểu được tầm quan trọng và các vấn đề cơ
bản của thuyết trình; Biết xác định mục tiêu của bài thuyết trình; Hiểu về thính giả
- những người góp phần quyết định sự thành công của buổi thuyết trình; Biết cách
xây dựng nội dung bài thuyết trình, cụ thể là cách thức thu thập tư liệu, xây dựng
bố cục; Biết cách rèn luyện để có bài thuyết trình hiệu quả; Kiểm soát về tâm lý
và có hình thức phù hợp trước khi thuyết trình; Biết sử dụng các phương tiện hỗ
trợ và làm tốt công tác hậu cần.

- Bài 2: TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH: Biết cách xây dựng, trình bày phần mở đầu
ấn tượng, độc đáo và thu hút khán giả; Phân chia nội dung trình bày hợp lý, tuân
thủ thời gian và có sự kết nối nhịp nhàng, thu hút; Để lại ấn tượng tốt trong lòng
khán giả thông qua phần kết thúc ngắn gọn, súc tích và đáng nhớ; Đánh giá bài
HƢỚNG DẪN V
thuyết trình để rút ra những bài học cần thiết, từ đó nâng cao khả năng thuyết
trình và thu hút người nghe.

- Bài 3: NGÔN TỪ VÀ PHI NGÔN TỪ TRONG THUYẾT TRÌNH: Mô tả được kiến


thức ngôn từ và phi ngôn từ trong thuyết trình; Vận dụng kiến thức đã học áp
dụng khi thuyết trình trong học tập và cuộc sống.

- Bài 4: CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI THUYẾT TRÌNH VÀ THỰC HÀNH
THUYẾT TRÌNH: Mô tả được các kĩ năng cần thiết khi thuyết trình; Vận dụng tốt
các kĩ năng này trong học tập và cuộc sống.

- Bài 5: NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢN THÂN: Trình bày được các
giá trị sống đương đại; Mô tả cách nhận diện và đánh giá đúng năng lực bản thân;
Thực hành thiết lập mục tiêu nghề nghiệp và phát triển tương lai.

- Bài 6: TÌM HIỂU THÔNG TIN VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP: Nhận
định công việc mục tiêu hiện tại và tương lai; Biết các phương pháp để phân tích,
tìm hiểu môi trường, các đặc trưng, kỹ năng, kiến thức,...về công việc.

- Bài 7: TÌM VIỆC – CHUẨN BỊ HỒ SƠ: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy
đủ; Viết thư tìm việc ấn tượng, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng của bản thân và
công ty; Trình bày sơ yếu lý lịch/ CV hiệu quả với đặc trưng riêng của bản thân.

- Bài 8: CHUẨN BỊ PHỎNG VẤN: Biết chính xác những gì cần thiết để chuẩn bị cho
một buổi phỏng vấn; Biết cách thức tìm hiểu và tìm kiếm những thông tin cần thiết
cho một buổi phỏng vấn nhằm đảm bảo tâm lý thật thoải mái và tích cực; Luyện
tập để tự tin thể hiện sự vượt trội của bản thân.

- Bài 9: PHỎNG VẤN: Bắt đầu và tiến hành thực hiện buổi phỏng vấn; Kiểm soát
tâm lý và các yếu tố phi ngôn ngữ trong khi phỏng vấn; Kiểm soát các câu hỏi,
cách trả lời và thương lượng mức lương; Nhận biết rõ về nguyên nhân dẫn đến
thất bại trong phỏng vấn; Cách bạn có thể tự tin thể hiện sự vượt trội của bản
thân.

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ


Môn học Kỹ năng thuyết trình và tìm việc không yêu cầu sinh viên phải có nền
tảng kiến thức của các môn học khác trước đó.
VI HƢỚNG DẪN

YÊU CẦU MÔN HỌC


Người học phải dự tối thiểu 80% các buổi lên lớp và tham gia thực hành, làm các
bài tập tại lớp.

Bắt buộc phải tham dự kiểm tra giữa kỳ và bài thi cuối kỳ.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC


Để học tốt môn này, người học cần nắm vững được những kiến thức nền tảng của
từng bài, sau đó tham gia thực hành đầy đủ các bài tập nhóm, bài tập cá nhân, bài
thực hành kỹ năng tại lớp hoặc các bài tập về nhà do giảng viên yêu cầu.

Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập thực hành.

PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


Điểm học phần = 50% x điểm đánh giá quá trình + 50% x điểm thi kết thúc học
phần.

- Điểm đánh giá quá trình: điểm kiểm tra thường xuyên trên lớp hoặc điểm tiểu
luận/bài tập nhóm thể hiện kỹ năng thuyết trình.

- Điểm thi kết thúc học phần: điểm trung bình cộng của 2 thành phần:

o Điểm viết hồ sơ tìm việc.

o Điểm tổ chức thi vấn đáp theo hình thức tuyển dụng – tìm việc vào các buổi
học cuối cùng.
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 1

BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

- Hiểu được tầm quan trọng và các vấn đề cơ bản của thuyết trình;

- Biết xác định mục tiêu của bài thuyết trình;

- Hiểu về thính giả - những người góp phần quyết định sự thành công của buổi
thuyết trình;

- Biết cách xây dựng nội dung bài thuyết trình, cụ thể là cách thức thu thập tư liệu,
xây dựng bố cục;

- Biết cách rèn luyện để có bài thuyết trình hiệu quả;

- Kiểm soát về tâm lý và có hình thức phù hợp trước khi thuyết trình;

- Biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ và làm tốt công tác hậu cần.

1.1 KHÁI QUÁT VÀ TẦM QUAN TRỌNG


Nói đến thuyết trình, có lẽ bạn sẽ liên tưởng đến công việc của doanh nhân, chính
trị gia hay một diễn giả nào đó. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết chúng ta đều thường
xuyên phải thuyết trình về các vấn đề trong công việc, học tập, cuộc sống và trong cả
tình yêu.

Thuyết trình thực chất là trình bày, diễn đạt vấn đề, làm cho người khác hiểu được
nội dung mà mình muốn truyền đạt. Một người diễn đạt tốt là một người mất ít thời
gian nhất để truyền tải thông tin nhưng người khác vẫn hiểu được cặn kẽ và rõ ràng
thông tin được truyền tải đó.

Một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh
sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt, một người có thể làm
cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà người đó đề ra.
2 BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

Một giáo viên không thể dạy giỏi nếu không làm cho học sinh hiểu bài, mặc dù có
kiến thức sâu rộng. Người giáo viên đó sẽ chưa thành công vì không đạt được mục
tiêu quan trọng nhất của nghề giáo là truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Một sinh viên dù có thành tích học tập tốt vẫn không được đánh giá cao nếu sinh
viên ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người.

Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu trên con đường sự
nghiệp. Chúng ta không thể được gọi là thành công khi không thể làm cho mọi người
nhận ra sự thành công của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng
hoàn toàn có thể rèn luyện được.

Thuyết trình không còn là "trình bày, thuyết minh", mà đã trở thành một nghệ
thuật được sử dụng trong việc thu phục nhân tâm, tạo động lực cho những người
xung quanh.

Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH
Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi:
“Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.

Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết: “Với một số
người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh
nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn
phát triển tới 50 hoặc 60 năm”.

1.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA BÀI THUYẾT TRÌNH


Khi thuyết trình, ta cần biết mục tiêu mình nói là để làm gì, được cái gì. Tuy nhiên,
đôi khi chúng ta lại coi nhẹ những điều hiển nhiên đó, dẫn đến sau bài nói thính giả
không hiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế.
Việc xác định mục tiêu gồm 2 bước:

1.2.1 Mục tiêu chung


Thông thường, mục tiêu chung của bài thuyết trình sẽ hướng đến một trong hai loại:

- Cung cấp thông tin: nhiệm vụ chính là truyền tải thông tin, giúp tăng hiểu biết
hoặc kiến thức cho thính giả
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 3
- Thuyết phục: nhiệm vụ chính là thu hút thính giả cổ vũ hay tán thành quan điểm
của mình, họ sẽ tin và làm điều gì đó sau khi lắng nghe.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:


Cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Cụ thể, rõ ràng.

- Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được.

- Có thể đạt được.

- Hướng đến kết quả.

- Thời gian thực hiện.

Ví dụ: Khi thuyết trình về chủ đề Mua sắm tại chợ Bến Thành:

- Mục tiêu chung: Giới thiệu cho mọi người biết về việc mua sắm tại chợ Bến Thành.

- Mục tiêu cụ thể: nói cho người nghe 3 yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi mua
sắm tại chợ Bến Thành: Tại sao lại chọn chợ Bến Thành? Hàng hóa tại chợ Bến
Thành có gì đặc sắc? Những lưu ý về giá cả và cách thức thương lượng giá tại chợ
Bến Thành?

1.3 TÌM HIỂU VỀ THÍNH GIẢ


Bạn đứng trước thính giả không phải để thỏa mãn “cơn đói nói” của mình, mà mục
đích chính là truyền đạt ý tưởng và thuyết phục họ. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm
hiểu kỹ về thính giả - trung tâm của buổi thuyết trình - để từ đó có thể thu hút được
người nghe.

Có thể chia ra làm 4 nhóm chính khi thuyết trình:

- Thính giả biết ít – Diễn giả biết ít: vấn đề và ý tưởng cần mới mẻ; cần có sự chuẩn
bị công phu; phải chuẩn bị các ý tưởng rõ ràng; và cần có sự thảo luận nhóm.
4 BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

Hình 1.1 Thính giả của mình là ai? - Nguồn từ Internet

- Thính giả biết ít – Diễn giả biết nhiều: vấn đề đưa ra cần trình bày đơn giản, dễ
hiểu; và một lưu ý nhỏ là đừng quên rằng thính giả không hiểu biết như mình.

- Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết ít: đừng để rơi vào tình huống này; cố gắng
tìm hiểu xem thính giả cần gì; vấn đề đặt ra trong bài thuyết trình phải cụ thể, rõ
ràng, có cơ sở lập luận, có con số minh chứng.

- Thính giả biết nhiều – Diễn giả biết nhiều: khả năng xảy ra tranh cãi sẽ rất cao;
kích thích đưa ra ý tưởng mới; dùng phương pháp thảo luận nhóm từng vấn đề
một.

- Ba câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về thính giả của mình:

- Họ là ai? Nội dung thuyết trình phải xoay quanh người nghe do đó cần xác định
khán thính giả là ai, độ tuổi trung bình, thị hiếu, sở thích, niềm tin...

- Họ muốn nghe gì khi đến với buổi thuyết trình?

- “Vấn đề này có lợi ích gì cho tôi?” – câu hỏi mà người nghe sẽ đặt ra trong
suốt quá trình tham dự.

Ông trùm tiếp thị công nghệ cao của Mỹ Geofrey Moore nói rằng: “Trước khi bắt
đầu buổi nói chuyện của mình, tôi „tra hỏi‟ ban tổ chức sự kiện về thành phần khán
giả tham dự. Họ suy nghĩ như thế nào? Điều gì có thể giữ chân họ ở lại đến tối? Sau
đó tôi chuẩn bị hai hoặc ba đoạn nội dung ban đầu để tạo ra cầu nối giữa vị trí hiện
tại của khán giả và mục tiêu mà tôi cần họ vươn đến để bắt đầu buổi nói chuyện.”
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 5
1.4 CHUẨN BỊ NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH
“Không ai, dù tài năng đến đâu đi nữa, có thể diễn thuyết mà không cần đến sự
chuẩn bị.” – Rudloph Giuliani (Cựu Thị trưởng thành phố New York)

Dù một bài văn hay một bài phát biểu đều có 3 phần: Mở đầu, Thân bài và Kết
luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào thì lại là vấn đề khác.
Hẳn là khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều có những câu hỏi trong đầu như:
Làm thế nào để có một mở bài lôi cuốn? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ phù
hợp? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi vào lòng người? Cả ba
câu hỏi trên có thể trả lời bằng một câu: Hãy thiết kế bài thuyết trình của ta giống
như “Cái đinh” – từng phần của bài thuyết trình giữ chức năng tương tự như cấu tạo
của mũi đinh, thân đinh và mũ đinh.

Chức năng của từng phần:

1.4.1 Phần mở bài


Phần mở bài giống như cái mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn thì mới xuyên được
qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài phải ấn tượng, độc đáo để có thể:

- Thu hút người nghe;

- Tạo bầu không khí ban đầu;

- Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.

1.4.2 Phần thân bài


Phần thân bài giống như cái thân đinh. Thân đinh cần chắc chắn, độ dài vừa đủ,
mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình
cần được thiết kế phù hợp với trình độ người nghe, thời gian và bối cảnh của hội
trường.
6 BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

Phần thân bài cần được chia nhỏ thành nhiều đoạn, mỗi phần có mục tiêu riêng để
tác động vào khán giả nhằm đạt đến mục đích tổng thể chung.

1.4.3 Phần kết luận


Phần kết luận giống như mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể kết dính chặt chẽ vào
nhau nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy người nghe cũng không thể nhớ được nội
dung chính bài thuyết trình nếu như không có kết luận. Phần kết luận giúp cho thính
giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại những ấn tượng về
diễn giả và bài thuyết trình.

Phần kết luận thường bao gồm một số yếu tố sau:

- Tóm tắt nội dung chính đã trình bày;

- Đưa ra kết luận cuối cùng;

- Thúc giục hành động (nếu có).

Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là làm thế nào
để thể hiện các phần đó một cách độc đáo, thú vị, và đầy sức thuyết phục.

1.5 TẬP LUYỆN THUYẾT TRÌNH


Sau khi chuẩn bị nội dung, phần quan trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là
tập luyện trước khi thuyết trình. Việc liếc nhìn qua các ghi chú khoảng hai phút trước
khi bắt đầu trình bày cũng không thể thay thế được việc tập luyện này. Ở đây, bạn
cần phải tập trình bày buổi nói chuyện hệt như nó đang diễn ra thật sự.

Chúng ta có thể tập trước gương để quan sát các hành động của mình. Mặt khác,
để tăng sự tự tin và hiệu quả, hãy tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi
đến tập luyện với những điều kiện y hệt khi ta thuyết trình thật. Quá trình đó sẽ khiến
ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý
tưởng do quá trình tập luyện ta nảy sinh thêm.

Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu. Luyện tập dần dần
từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình. Tập làm sao để
nói to, rõ ràng, thong thả, không quá nhanh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng...
nói thu hút được người nghe luôn tập trung về phía mình.
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 7
Tối ưu nhất là đặt camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính
mình. Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành
thói quen. Khi tất cả các động tác thành phản xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung vào
nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động.

1.6 CHUẨN BỊ VỀ HÌNH THỨC VÀ TÂM LÝ


Cùng với nội dung, tác phong chuyên nghiệp và sự tự tin sẽ quyết định thành công
của một buổi thuyết trình.

Bề ngoài chính là ấn tượng đầu tiên của khán giả đối với bạn. Ấn tượng ban đầu
thường rất mạnh mẽ và khó thay đổi. Do đó, hãy lựa chọn trang phục phù hợp với
tính chất buổi thuyết trình. Kiểu tóc, giày dép và các phụ kiện đi kèm cũng cần tương
thích với trang phục bạn lựa chọn.

Lưu ý: Đôi khi không phải trang phục đẹp hoặc mới nhất, mà chính trang phục phù
hợp và bạn cảm thấy thoải mái nhất mới giúp bạn thu hút khán giả.

Song song đó, chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng, tránh hồi hộp sẽ giúp bạn thu hút cả
những khán giả khó tính nhất.

Hồi hộp, lo lắng là những cảm xúc thường gặp trước lúc chúng ta thuyết trình.
Trong một cuộc khảo sát về các nỗi sợ của con người của tổ chức Bruskin (Mỹ) thì sợ
chết đứng vị trí thứ 7, sợ độ cao đứng vị trí thứ 2, và nỗi sợ nhất của con người chính
là nói trước đông người.

Để giảm bớt sự mất bình tĩnh dẫn đến những hành vi nói lắp hoặc nói quá nhanh,
chân tay run rẩy, tiết mồ hôi, bạn có thể ứng dụng một số phương pháp sau:

 Tập hít thở: hít sâu và chậm rãi, đều đặn để điều hòa nhịp tim, hơi thở nhịp
nhàng. Điều này khiến tốc độ giọng nói của bạn được ổn định và những cử chỉ,
điệu bộ trở nên tự nhiên hơn. Bạn cũng nên uống một ngụm nước trước khi bắt
đầu trình bày.

 Nói chuyện với một vài người trước khi chính thức tham gia buổi thuyết trình. Cuộc
giao tiếp nên ngắn gọn và vui vẻ tạo sự thoải mái cho chính bản thân. Cười và cử
động nhẹ tay chân giúp cho tinh thần của bạn linh hoạt và hưng phấn.
8 BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

Ngoài ra, việc chuẩn bị tinh thần trước khi tiếp xúc khán thính giả có thể dùng đến
sự hỗ trợ từ các hình thức mở đầu khác như một đoạn video clip, câu chuyện được
dàn dựng qua một vở kịch ngắn hoặc các trò chơi khởi động... Những cách thức này
giúp người thuyết trình dẫn dắt ý tưởng logic, ấn tượng và tiếp xúc với khán thính giả
một cách nhẹ nhàng, ấn tượng nhưng dễ hiểu.

Tuy nhiên, trên hết mọi phƣơng pháp để có thể tự tin, vƣợt qua lo lắng
chính là sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và thƣờng xuyên thực hành. Chuẩn bị chu đáo nội
dung, làm chủ các ý chính, tìm hiểu rõ khán giả và thường xuyên thuyết trình chính là
chìa khóa để bạn vượt qua mọi sự lo lắng và nằm trong nhóm 1% những nhà thuyết
trình tự tin nhất.

1.7 CÁC PHƢƠNG TIỆN HỖ TRỢ VÀ HẬU CẦN


Sự nhận thức, cảm nhận và hành động của con người là sự tổng hợp của cả 5 giác
quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm. Vì thế để truyền được thông điệp, người trình bày
phải sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan bằng cách kết hợp với các phương tiện
nghe nhìn hiệu quả. Các phương tiện nghe nhìn để hỗ trợ cho con người trình bày đã
ngày càng hiện đại và đầy đủ:

 Phim nhựa, băng video, máy projector, máy chiếu vật thể.

 Bảng đen sử dụng phấn màu.

 Bảng trắng với các bút viết nhiều màu khác nhau.

 Bảng ghim, bảng lật để có thể đính kèm các hình vẽ.

 Giấy ghi chú để ghi những từ khóa.

 Các loại bút chì, bút điện tử hỗ trợ trình chiếu khi sử dụng máy chiếu.

 Các hình vẽ màu sắc.

 Các mô hình mô phỏng.

Khi đã biết chắc chắn phải sử dụng các phương tiện nghe nhìn gì để sử dụng cho
bài thuyết trình, bạn nên lưu ý đến các điểm sau:

 Chọn vị trí thích hợp đặt phương tiện hỗ trợ đảm bảo mọi người đều nhìn thấy.
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 9
 Chú ý đến số lượng khán thính giả: những phương tiện hỗ trợ nghe nhìn khác nhau
sẽ phù hợp với số lượng khán thính giả khác nhau.

 Thông tin viết không mâu thuẫn với thông tin nói.

 Thu hút khán giả bằng cách sử dụng màu sắc: cần chú ý rằng việc trang trí này
nhằm hỗ trợ chứ không được làm sao lãng các thông tin.

 Thông tin trình bày trên các phương tiện hỗ trợ phải rõ nghĩa, chính xác, cô đọng
và trình bày đẹp.

 Âm thanh, máy chiếu, bút… cần kiểm tra số lượng và chất lượng trước khi sử dụng.

 Khi không còn sử dụng nữa thì hãy cất chúng đi.
10 BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH

TÓM TẮT
Trong chương này, sinh viên làm quen với quy trình chuẩn bị cho một buổi thuyết
trình, tránh xảy ra tình trạng “không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”. Quy trình đó
bao gồm:

Xác định mục tiêu của bài thuyết trình, điều này song hành với việc xác định mục
tiêu mà bạn muốn đạt được. Nó giúp bạn đi đúng trọng tâm, đảm bảo bài thuyết trình
đạt hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu khán thính giả để đảm bảo mọi người đều thu được một kết quả nào đó
khi tham gia buổi thuyết trình. Để làm được điều đó, bạn cần đặt vị trí mình vào khán
giả, xem họ muốn gì, tại sao lại tham gia chương trình và họ kỳ vọng nhận được điều
gì. Càng hiểu về khán giả, càng đáp ứng nhu cầu của họ, bạn càng nhận được sự ủng
hộ và có một buổi thuyết trình thành công.

Xây dựng nội dung là điều quan trọng nhất trước khi thuyết trình. Cấu trúc mỗi bài
thuyết trình thường gồm 3 phần: mở đầu, thân bài và kết luận. Tạo ấn tượng tốt ngay
từ khi mới bắt đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề để thu hút khán giả vào
nội dung chính. Bởi vậy, hãy xây dựng phần mở đầu ấn tượng, tạo sự tò mò và khái
quát trước khi đi sâu vào phần nội dung. Phần thân bài bạn cần phân chia thành từng
nội dung nhỏ và trình bày mỗi ý cô đọng, có điểm nhấn. Phần kết thúc cũng quan
trọng không kém phần mở đầu, do đó hãy thể hiện ấn tượng và tạo cảm xúc để lưu
lại trong lòng khán giả.

Hãy luyện tập, tập luyện liên tục liên tục. Đây sẽ là bước đi quan trọng giúp bạn tự
tin và vượt qua sự lo lắng trước khi bước vào thuyết trình chính thức. Càng luyện tập
thì khả năng thành công của bạn càng cao.

Chuẩn bị hình thức và tâm lý là điều không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị. Một
hình thức phù hợp, tác phong tự tin và một tâm lý thoải mái thì bạn đã thành công
50% cho bài thuyết trình rồi đấy.

Khổng Tử đã từng dạy “Một bức tranh có thể diễn tả cả ngàn lời”, vì vậy bạn cần
khai thác các công cụ hỗ trợ hiện đại để tạo nên hiệu quả đột phá. Bạn cũng cần lưu ý
BÀI 1: CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 11
kiểm tra trước các công cụ đồng thời làm chủ cách sử dụng chúng để tránh gặp trục
trặc trong quá trình sử dụng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1: Tại sao cần xác định mục tiêu cho bài thuyết trình? Nếu không xác định thì bài
thuyết trình sẽ như thế nào?

Câu 2: Khi tìm hiểu về thính giả, nên quan tâm các yếu tố nào?

Câu 3: Để xây dựng nội dung bài thuyết trình, bạn cần làm gì?

Câu 4: Có những công cụ nào hỗ trợ để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao hơn? Cách
sử dụng như thế nào?

Câu 5: Để vượt qua hồi hộp, lo lắng trước khi thuyết trình, bạn cần làm gì?

Câu 6: Trước khi chính thức thuyết trình, bạn cần luyện tập như thế nào?
12 BÀI 2: TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH

BÀI 2: TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH

Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:

 Biết cách xây dựng, trình bày phần mở đầu ấn tượng, độc đáo và thu hút khán giả.

 Phân chia nội dung trình bày hợp lý, tuân thủ thời gian và có sự kết nối nhịp
nhàng, thu hút.

 Để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả thông qua phần kết thúc ngắn gọn, súc tích
và đáng nhớ.

 Đánh giá bài thuyết trình để rút ra những bài học cần thiết, từ đó nâng cao khả
năng thuyết trình và thu hút người nghe.

2.1 NGHI THỨC MỞ ĐẦU


2.1.1 Tạo sự chú ý
Theo các nhà tâm lý thì 30 giây đầu tiên sẽ quyết định khán giả có lắng nghe bạn
trình bày tiếp hay không. Do đó, đây là thời điểm “vàng” để bạn gây ấn tượng và thu
hút khán giả.

Ở khoảnh khắc đầu tiên khi bạn mới xuất hiện, khán giả sẽ mong muốn bạn tạo ra
một cái gì đó thú vị, lôi cuốn. Chính vì vậy, bạn phải tận dụng giây phút này cho tốt
để kéo họ đứng về phía mình.

Bạn có thể so sánh hai cách mở đầu bài thuyết trình như sau:

- “Alo... ừm, xin chào quý vị, tôi là X, người trình bày bài thuyết trình hôm nay với
chủ đề “Cách trình bày thuyết phục và lôi cuốn”. Rất vui được gặp mặt quý vị.”

- “Kính thưa quý vị, chắc hẳn trong quý vị, ai cũng muốn mình luôn ấn tượng và thu
hút mọi người trong các buổi trình bày. Vậy thì quý vị hãy MỈM CƯỜI vì bạn sẽ trở

You might also like