You are on page 1of 269

Trêng ®¹I häc kInh tÕ quèc d©n

VIfin qu¶n lý ch©u Á - thÁI b×nh d-


¬ng
-------a  a-------

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THẮNG

Giáo trình
THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ VÀ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Dành cho chương trình Tiền Tiến Sĩ)

Nhµ xuÊt b¶n ®¹I häc kInh tÕ quèc d©n


2014

i
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................... 10


Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ nGHIÊN CỨU KHOA HỌC....13
TÓM TẮT...................................................................................................13
1.1. GIỚI THIỆU........................................................................................14
1.2. NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?.......................................................................16
1.2.1. Một số quan niệm sai lầm về nghiên cứu...................................16
1.2.2. Bản chất của nghiên cứu khoa học............................................. 19
1.2.3. So sánh đề tài nghiên cứu với đề án thực tiễn............................20
1.2.4. Các chuẩn mực cơ bản của công trình nghiên cứu khoa học.....22
1.3. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................24
1.3.1. Nghiên cứu cơ bản...................................................................... 24
1.3.2. Nghiên cứu ứng dụng.................................................................. 24
1.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................28
1.5. BA CẤU PHẦN CƠ BẢN NHẤT CỦA MỘT NGHIÊN CỨU.......32
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................35
Chương 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................36
TÓM TẮT...................................................................................................36
2.1. GIỚI THIỆU........................................................................................36
2 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VÀ CÁCH LÀM SAI LẦM VỀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU38
2.3. VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN...........................................................39
2.3.1. Tổng hợp những nghiên cứu trước............................................. 40
2.3.2. Xác định khoảng trống tri thức................................................... 40
2.3.3. Định hướng nghiên cứu mới....................................................... 40
2.4. NỘI DUNG TỔNG QUAN.................................................................41
2.4.1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu........41
2.4.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính.................................42
2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu chính........................................... 43
2.4.4. Các kết quả nghiên cứu chính..................................................... 43
2.4.5. Hạn chế của nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức............44
2 5. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 45
2.6. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN..................47
2.6.1. Lựa chọn bài đọc......................................................................... 47
2.6.2. Tóm tắt công trình....................................................................... 49

ii
2.6.3. Tổng hợp các công trình đã đọc.................................................. 50
2.7. VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT TỔNG QUAN............................................53
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................57
Chương 3: PHÁT TRIỂN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................58
TÓM TẮT...................................................................................................58
3.1. GIỚI THIỆU........................................................................................59
3.2. VÌ SAO CẦN ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................60
3.3. MỘT SỐ SAI LẦM KHI ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...............61
3.4. PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............64
3.4.1. Phân biệt câu hỏi ‘quản lý’ và câu hỏi nghiên cứu....................64
3.4.2. Chuyển hóa câu hỏi ‘quản lý’ thành câu hỏi nghiên cứu...........66
3.4.3. Các tiêu chuẩn của câu hỏi nghiên cứu....................................... 69
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................72
Chương 4: XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT...................................... 73
TÓM TẮT...................................................................................................73
4.1. GIỚI THIỆU........................................................................................73
4.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ KHUNG LÝ THUYẾT (MÔ HÌNH) NGHIÊN CÚU..........75
4.2.1. Khung lý thuyết là gì?................................................................. 75
4.2.2. Vai trò của khung lý thuyết......................................................... 79
4.3. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT................................................81
4.3.1. Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết..................................81
4.3.2. Hình thức thể hiện của khung lý thuyết......................................84
4.3.3. Các bước xây dựng khung lý thuyết........................................... 86
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................97
Chương 5: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH....98
TÓM TẮT...................................................................................................98
5.1. GIỚI THIỆU........................................................................................98
5.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.............................100
5.2.1. Định nghĩa................................................................................. 100
5.2.2. Mục tiêu và trường hợp áp dụng............................................... 101
5.2.3. Đặc điểm của nghiên cứu định tính.......................................... 103
5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH THÔNG DỤNG...............104
5.3.1. Phỏng vấn.................................................................................. 104
5.3.2. Thảo luận nhóm......................................................................... 107
5.3.3. Nghiên cứu tình huống.............................................................. 109
5.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH...............................................111

iii
5.4.1. Đặc điểm và nguyên tắc chung trong phân tích dữ liệu
định tính..................................................................................... 111
5.4.2. Mã hóa dữ liệu.......................................................................... 113
5.4.3. Phương pháp KJ........................................................................ 115
5.5. VÍ DỤ VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.........................................118
5.5.1. Ví dụ 1....................................................................................... 118
5.5.2. Ví dụ 2....................................................................................... 126
TRỌNG TÂM NGHIÊN CỨU................................................................127
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................138
Chương 6: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG139
TÓM TẮT.................................................................................................139
6.1. GIỚI THIỆU......................................................................................139
6.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG LÀ GÌ?..........................................140
6.3. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG.........142
6.3.1. Đơn vị phân tích........................................................................ 142
6.3.2. Nhân tố, biến số, thước đo........................................................ 144
6.3.3. Giả thuyết và giả thiết............................................................... 146
6.3.4. Kiểm tra lại mô hình định lượng.............................................. 148
6.4. NGUỒN DỮ LIỆU...........................................................................150
6.4.1. Dữ liệu thứ cấp.......................................................................... 150
6.4.2. Dữ liệu sơ cấp........................................................................... 152
6.5. MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH THÔNG DỤNG......................153
6.5.1. Phân tích mô tả và khám phá.................................................... 153
6.5.2. So sánh nhóm............................................................................ 156
6.5.3. Hồi quy...................................................................................... 157
6.5.4. Hàm logistics............................................................................. 158
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................159
Chương 7: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP
KHẢO SÁT.............................................................................. 160
TÓM TẮT.................................................................................................160
7.1. GIỚI THIỆU......................................................................................161
7 2. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT 162
7.2.1. Phương pháp khảo sát là gì?..................................................... 163
7.2.2. Khi nào dùng phương pháp khảo sát?......................................163
7.3. XÁC ĐỊNH MẪU KHẢO SÁT........................................................164
7.3.1. Mẫu và tổng thể........................................................................ 164

iv
7.3.2. Xác định khung chọn mẫu (sample frame)...............................166
7.3.3. Các phương pháp chọn mẫu cơ bản.......................................... 166
7.3.4. Tính đại diện của mẫu............................................................... 169
7.4. THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT.......................................................170
7.4.1. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế phiếu khảo sát...........171
7.4.2. Những chú ý khi thiết kế từng câu hỏi..................................... 172
7.4.3. Những chú ý khi thiết kế tổng thể phiếu câu hỏi.....................175
7.5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH KHẢO SÁT...................177
7.6. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ SỐ LIỆU................................................179
7.6.1. Nhập liệu................................................................................... 180
7.6.2. Kiểm định các thước đo............................................................ 181
7.7. MỘT SỐ HẠN CHẾ THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT.................182
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................184
Chương 8: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP
THỬ NGHIỆM......................................................................... 185
TÓM TẮT.................................................................................................185
8.1. GIỚI THIỆU......................................................................................185
8.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM . 187
8.3. YÊU CẦU CƠ BẢN VỚI NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM............189
8.3.1. Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên.............................................. 189
8.3.2. Sử dụng nhóm đối chứng.......................................................... 190
8.3.3. Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh..................................190
8 4. CÁC LOẠI THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM CÓ NHÓM ĐỐI CHỨNG190
8.4.1. Chỉ đo lường sau thử nghiệm.................................................... 190
8.4.2. Đo lường trước - sau thử nghiệm.............................................. 192
8.5. MỘT SỐ BIẾN NGOẠI LAI CẦN KIỂM SOÁT...........................194
8.5.1. Sự kiện lịch sử (history)............................................................ 194
8.5.2. Sự thay đổi tâm - sinh lý của đối tượng nghiên cứu trong quá trình thử nghiệm (maturation)
195
8.5.3. Thước đo không nhất quán....................................................... 195
8.5.4. Các nhóm không tương đồng.................................................... 195
8.6. ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TRÊN THỰC ĐỊA....196
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................199
Chương 9: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ.............................200
TÓM TẮT.................................................................................................200
9.1. GIỚI THIỆU......................................................................................201

v
9.2. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................................202
9.2.1. Thiết kế nghiên cứu là gì.......................................................... 202
9.2.2. Ba yêu cầu chính trong thiết kế nghiên cứu.............................204
9.2.3. Các vấn đề thiết kế chính.......................................................... 207
9.3. TÓM TẮT MỘT SỐ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐƠN LẺ
THÔNG DỤNG................................................................................. 209
9.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KẾT HỢP ĐỊNH TÍNH VÀ
ĐỊNH LƯỢNG...................................................................................211
9.4.1. Lợi ích tiềm tàng của thiết kế kết hợp định tính và
định lượng.................................................................................. 211
9.4.2. Những trường hợp thiết kế kết hợp định tính, định lượng
thông dụng..................................................................................212
9.5. VÍ DỤ VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................214
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................220
Chương 10: TRÌNH BÀY BÁO CÁO NGHIÊN CỨU...........................221
TÓM TẮT.................................................................................................221
10.1. GIỚI THIỆU....................................................................................222
10.2. CÁC NGHUYÊN TẮC CHUNG KHI VIẾT BÁO CÁO
KHOA HỌC...................................................................................... 224
10.3. NỘI DUNG BÁO CÁO KHOA HỌC............................................226
10.3.1. Phần mở đầu (Giới thiệu)........................................................ 226
10.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................. 230
10.3.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học.....................................230
10.3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................ 231
10.3.5. Kết quả nghiên cứu................................................................. 235
10.3.6. Bình luận và kiến nghị............................................................ 236
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................237
Chương 11: XÁC LẬP ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 238
TÓM TẮT.................................................................................................238
11.1. GIỚI THIỆU....................................................................................239
11 2. CÁC BƯỚC XÁC LẬP ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU240
11.3. CÁC DẠNG CƠ BẢN CỦA ĐÓNG GÓP MỚI TRONG
NGHIÊN CỨU..................................................................................241
11.3.1. Nghiên cứu phát triển và kiểm định luận điểm hoặc
giả thuyết mới............................................................................ 241
11.3.2. Nghiên cứu trong khung cảnh mới......................................... 244
11.3.3. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mới..................................250

vi
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................252
Chương 12: CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN
...........................................................................................253
TÓM TẮT.................................................................................................253
12.1. GIỚI THIỆU....................................................................................254
12.2. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ....255
12.3. MỘT SỐ LỖI CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM THƯỜNG GẶP.......258
12.4. KINH NGHIỆM ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN...............259
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................262
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 263

vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: So sánh đề tài nghiên cứu khoa học và đề án thực tiễn..........................21
Bảng 1-2: So sánh giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng....................25
Bảng 1-3: Cấu phần cơ bản của một nghiên cứu khoa học.....................................33
Bảng 2-1: Các yêu cầu của phần tổng quan lý thuyết..............................................47
Bảng 2-2: Ví dụ về tổng hợp các nghiên cứu trước về chủ đề “lòng tin”..............51
Bảng 2-3: Ví dụ về Tổng quan nghiên cứu...............................................................53
Bảng 3-1: So sánh câu hỏi quản lý và câu hỏi nghiên cứu......................................65
Bảng 3-2: Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu.........67
Bảng 4-1: Khung lý thuyết nghiên cứu về chia sẻ tri thức
(Hong & Nguyen, 2009)........................................................................78
Bảng 4-2: Câu hỏi nghiên cứu trước và sau khi có cơ sở lý thuyết........................91
Bảng 6-1: Các đơn vị phân tích thông dụng trong nghiên cứu kinh tế -
quản lý..................................................................................................143
Bảng 6-2: Ví dụ về nhân tố, biến số, thước đo.......................................................146
Bảng 6.3: Ví dụ về ma trận hệ số tương quan........................................................154
Bảng 7-1: Ví dụ về tổng thể và mẫu nghiên cứu....................................................165
Bảng 9-1: Ví dụ về bảng thiết kế nghiên cứu ban đầu...........................................209
Bảng 9-2: Điểm mạnh, điểm yếu của các thiết kế nghiên cứu đơn lẻ thông dụng 210
Bảng 11-1: Sự khác biệt văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng tới Mô hình Sáng tạo
Tri thức của Nonaka............................................................................246

viii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Quy trình nghiên cứu khoa học................................................................29


Hình 3-1: Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu..........66
Hình 4-1: Mô hình về nhận thức công bằng.............................................................77
Hình 4-2: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Nguyễn và cộng sự (2013)..86
Hình 8-1: Mô phỏng thiết kế thử nghiệm “đo lường sau”.....................................191
Hình 8-2: Mô phỏng thiết kế thử nghiệm “trước - sau”........................................193
Hình 9-1: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Đào Thị Thanh Lam
(2013)212 Hình 9-2: Thiết kế nghiên cứu..............................................................219
Hình 10.1: Mô hình về ảnh hưởng của sự kiện cuộc sống tới hành vi tiêu dùng 232
Hình 11-1: Mô hình nghiên cứu trong Keh, Nguyễn và Ng (2007).....................244

ix
Lêi giíi thiÖu
rong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu và giảng dạy kinh tế,
quản lý, quản trị kinh doanh ở Việt Nam bắt đầu chú ý tới các tài liệu và nội
dung của môn học Phương pháp Nghiên cứu. Nhiều ấn phẩm về phương
pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và khoa học kinh tế - quản lý
nói riêng đã được các tác giả Việt Nam biên dịch hoặc tự biên soạn. Những
ấn phẩm này, về cơ bản, đều trình bày cho các độc giả Việt Nam những
chuẩn mực quốc tế chung trong thực hành nghiên cứu. Tuy nhiên, những
thiếu hụt trong kiến thức nền móng về nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trẻ ở Việt Nam ít được cân nhắc tới. Sách dịch hoàn toàn được viết trong
điều kiện các nước phát triển, nơi người đọc đã có kiến thức cơ bản về thế
nào là nghiên cứu từ các bậc học phổ thông và đại học. Sách biên soạn và
viết cũng thiên về giới thiệu chuẩn mực quốc tế là chính. Nói chung, các tác
giả ít chú ý tới việc giúp nhà nghiên cứu Việt Nam vượt qua hạn chế của
mình để có thể tiếp cận với chuẩn mực đó. Vì vậy, hầu hết các tài liệu viết
về phương pháp nghiên cứu đều khó đọc và khó áp dụng đối với phần đông
các nhà nghiên cứu trẻ, các nghiên cứu sinh và học viên cao học Việt Nam.
“Giáo trình: Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh
doanh” này được biên soạn dựa cơ bản trên nội dung cuốn sách “Thực hành
nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh” do chính tác giả biên soạn
năm 2013. Giáo trình này được dùng cho chương trình Tiền Tiến Sĩ của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho
các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam. Cuốn sách này khác với các cuốn sách đã
viết về phương pháp nghiên cứu đang lưu hành ở hai điểm cơ bản. Thứ nhất,
các nội dung đều cố gắng gắn kết giữa việc chỉ rõ chuẩn mực trong nghiên
cứu khoa học với việc giúp bạn đọc xác định và vượt qua hạn chế của mình
nhằm hướng tới chuẩn mực đó. Trước khi hiểu đúng và áp dụng được các
chuẩn mực trong phương pháp nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cần biết
mình đang hiểu sai những gì về “nghiên cứu”. Các chương trong cuốn sách

10
đều trình bày các quan niệm sai lầm thường gặp về nghiên cứu, từ đó giúp
bạn đọc liên hệ và sửa chữa sai lầm tương tự của chính mình. Thứ hai, cuốn
sách cố gắng gắn kết giữa nguyên lý, chuẩn mực nghiên cứu quốc tế với
thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam. Ở các chương, song song với các chuẩn
mực chung đều trình bày các ví dụ, quy trình, hay kỹ năng cụ thể để người
đọc dễ liên hệ với các nghiên cứu của mình.
Cuốn sách gồm 12 chương. Chương 1 trình bày những khái niệm
chung về nghiên cứu khoa học. Các Chương 2, 3, 4 trình bày các công đoạn
phát triển ý tưởng nghiên cứu, bao gồm Tổng quan tình hình nghiên cứu,
Phát triển câu hỏi nghiên cứu và Xây dựng khung lý thuyết. Chương 5 trình
bày những vấn đề cơ bản về Nghiên cứu định tính. Các Chương 6, 7, 8 trình
bày chuẩn mực, quy trình của nghiên cứu định lượng, cụ thể là Giới thiệu
chung về Nghiên cứu Định lượng (Chương 6), Phương pháp Khảo sát
(Chương 7) và Phương pháp Nghiên cứu Thử nghiệm (Chương 8). Sau khi
đã nắm rõ các phương pháp nghiên cứu thông dụng, Chương 9 giúp bạn đọc
hình dung những vấn đề cơ bản trong Thiết kế Tổng thể Nghiên cứu.
Chương 10 trình bày nội dung và yêu cầu của một Báo cáo Nghiên cứu.
Chương 11 mô tả những dạng điểm mới và đóng góp của một nghiên cứu.
Chương 12 chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc công bố kết quả nghiên
cứu trên tạp chí quốc tế có phản biện.
Cuốn sách có sử dụng một số ví dụ minh họa từ các công trình của các
nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam. Cuốn sách cũng trình bày những sai
lầm thường gặp khi tiến hành nghiên cứu. Những sai lầm này được tổng kết
từ thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy về phương pháp nghiên cứu và hướng
dẫn nghiên cứu sinh của tác giả và đồng nghiệp. Mặc dù đối tượng chính
của cuốn sách là các nhà nghiên cứu và học viên ngành kinh tế - quản trị
kinh doanh, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực xã hội khác đều có thể
tham khảo.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Hội đồng thẩm định giáo trình của
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
Giáo trình. Tác giả cũng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ đồng
nghiệp và các nghiên cứu sinh ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học
Ngoại thương và Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt xin

11
cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh, PGS.
TS. Nguyễn Quang Hồng, PGS.TS. Từ Thúy Anh, TS. Phan Thục Anh, TS.
Phạm Thế Anh, TS. Nguyễn Vũ Hùng, TS. Lê Quang Cảnh, PGS. TS. Lê
Thị Bích Ngọc, TS. Doãn Hoàng Minh, T.S. Đồng Xuân Đảm, Th.S. Đỗ
Tuyết Nhung, Th.S. Nguyễn Phương Anh đã trực tiếp góp ý vào các chương
của cuốn sách và chia sẻ các ví dụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu là lĩnh vực khó và đa dạng. Cuốn sách chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp, học viên và bạn đọc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014


Nguyễn Văn Thắng
Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân

12
Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÓM TẮT

Chương này trình bày bản chất của nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu
khoa học hướng tới phát triển tri thức mới. Bản chất của nghiên cứu khoa
học là phát hiện và/hoặc kiểm định những quy luật mới trong cuộc sống. Cụ
thể, đó chính là việc phát hiện và kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố.
Hiện nay có sự lẫn lộn lớn giữa đề tài nghiên cứu khoa học và đề án
thực tiễn. Sự lẫn lộn này là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hạn
chế sự phát triển nghiên cứu khoa học, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế -
quản lý. Đề án thực tiễn trực tiếp đề xuất giải pháp và lộ trình giải quyết vấn
đề của một cơ sở/địa phương/ngành ở một giai đoạn cụ thể. Kết quả của đề
án có ý nghĩa trực tiếp với đối tượng nghiên cứu và không hướng tới việc
tổng quát hóa cho các đối tượng khác. Nói cách khác, đề án hướng tới giải
quyết vấn đề cụ thể, đặc thù. Mặc dù vậy, một đề án vẫn có thể (và nên) áp
dụng phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học trong thu thập và phân
tích dữ liệu.
Ba yếu tố cấu thành nên một công trình nghiên cứu: Ý tưởng, Thiết kế
và Công cụ. Ý tưởng đề ra mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu. Thiết kế chỉ
rõ bằng chứng cần thu thập để chứng minh hoặc phản bác ý tưởng. Công cụ
nói tới phương tiện, quy trình cụ thể để thực thi ý tưởng và thiết kế. Ý tưởng
đến từ tri thức về lĩnh vực chuyên ngành và việc tổng quan nghiên cứu.
Công cụ đến từ việc nắm bắt rõ các phương pháp nghiên cứu. Thiết kế đến
từ sự kết hợp giữa kiến thức chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu. Ba
yếu tố này phải ăn khớp với nhau mới tạo nên một nghiên cứu chuẩn mực.

13
1.1. GIỚI THIỆU

Trong quá trình giảng dạy học phần Phương pháp Nghiên cứu cho
nghiên cứu sinh (NCS), tôi có nhiều cơ hội được trao đổi với các
nghiên cứu sinh về chủ đề nghiên cứu của họ. Những cuộc trao đổi
như vậy giúp tôi phát hiện ra những quan niệm chưa đúng về nghiên
cứu khoa học, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh
doanh. Dưới đây là ba cuộc trao đổi như vậy.
Cuộc trao đổi thứ nhất:
- Em định làm đề tài về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Tổng Công ty XYZ.
- Vậy luận án sẽ đề xuất những nhóm giải pháp nào?
- Dạ, tài chính, công nghệ, nghiên cứu phát triển, nguồn nhân lực,
lãnh đạo, văn hóa công ty, marketing, quản trị sản xuất, liên
doanh liên kết, quốc tế hóa, M&A. Em rất lo vì sợ không bao quát
hết vấn đề.
- Em nghĩ giải pháp của em có thể được XYZ ứng dụng không?
- Chắc là không ạ. Nói chung là em không hiểu nội tình bằng họ!
Cuộc trao đổi thứ hai:
- Em định làm đề tài về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
công nghiệp ở tỉnh Nam Định.
- Nhưng đã có nhiều đề tài tương tự ở tỉnh khác như Thái Bình hay
Ninh Bình rồi?
- Nam Định rất ĐẶC THÙ, khác các tỉnh đó lắm mà thầy!
- Vậy liệu đề tài này có ý nghĩa gì cho người ngoài tỉnh Nam Định
không?
- Có chứ thầy. Các tỉnh đều GIỐNG nhau mà!
Cuộc trao đổi thứ ba:
- Em định làm về các giải pháp khôi phục ngành Bất động sản, giai
đoạn 2013 – 2017.
- Em định bao giờ bảo vệ?
- Dạ khoảng 2017.
- Vậy khi đó có ai nghe các giải pháp của em nữa không?
Ở cuộc trao đổi thứ nhất, NCS có ý định giải quyết vấn đề thực tiễn
của một đơn vị. Đây là một công việc quá sức (và không phù hợp) với NCS
vì NCS không thể làm việc này tốt hơn ban soạn thảo chiến lược hoặc ban

14
lãnh đạo của đơn vị. Câu hỏi đặt ra ở đây là “Nhà nghiên cứu có nên làm
thay vai trò của nhà quản lý thực tiễn hay không?”
Ở cuộc trao đổi thứ hai, NCS cũng định hướng nghiên cứu để giải
quyết vấn đề của địa phương. Mâu thuẫn mà NCS gặp phải là mâu thuẫn
giữa tính đặc thù và tính phổ biến của vấn đề. Một bộ giải pháp bắt buộc
phải phản ánh tốt nhất các đặc điểm đặc thù của địa phương. Như vậy bộ
giải pháp này khó có thể có tính lan tỏa tới các địa phương, cơ sở khác.
Ngược lại, nếu NCS cố gắng giải quyết các vấn đề mang tính phổ biến ở
nhiều địa phương, bộ giải pháp của NCS vừa khó có tính “mới”, vừa khó
có thể áp dụng vào thực tế ở từng địa phương. Vậy “chủ đề nghiên cứu
nên tập trung vào vấn đề mang tính phổ biến hay vấn đề đặc thù của
cơ sở?”
Ở cuộc trao đổi thứ ba, NCS lựa chọn vấn đề thời sự nóng hổi mà các
nhà quản lý và các nhà kinh doanh bất động sản rất quan tâm ở thời điểm
2012 - 2013. Tuy nhiên, khi NCS hoàn thành được bộ giải pháp đó thì tính
thời sự đã trôi qua và có lẽ bộ giải pháp đó đã lạc hậu trước khi nó được
trình bày trước hội đồng. Mâu thuẫn mà NCS gặp phải trong tình huống
này là mâu thuẫn giữa tính thời điểm và tính trường tồn của vấn đề. Câu
hỏi đặt ra là “Nghiên cứu nên hướng vào vấn đề thời sự nóng hổi
nhưng chỉ mang tính thời điểm hay vấn đề mang tính trường tồn?”
Đây là những câu hỏi hết sức cơ bản đặt ra cho các nhà khoa học kinh
tế và quản lý khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu của mình. Những câu hỏi này
liên quan tới bản chất của nghiên cứu khoa học.
Chương này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học
và giúp các nhà nghiên cứu luận giải tốt hơn những chủ đề nghiên cứu của
mình. Mục tiêu chính của chương là giúp người đọc:
- Nhận diện một số quan niệm sai lầm về nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh;
- Hiểu rõ hơn về mục tiêu và chuẩn mực của nghiên cứu khoa học;
- Hiểu rõ hơn về quy trình nghiên cứu;
- Áp dụng chuẩn mực nghiên cứu khoa học để kiểm tra và đánh giá
các đề tài nghiên cứu.

15
1.2. NGHIÊN CỨU LÀ GÌ?

1.2.1. Một số quan niệm sai lầm về nghiên cứu

Quan niệm 1:
Mục tiêu nghiên cứu là xây dựng
bộ giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn

Hiện nay mục tiêu quan trọng nhất của rất nhiều đề tài khoa học trong
lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh đều là đề xuất bộ giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề đặt ra cho các nhà hoạt động thực tiễn. Ví dụ, trong
một nghiên cứu về đổi mới đào tạo tiến sĩ (Nguyễn Văn Thắng, 2011),
30 luận án Tiến sĩ được tham khảo đều đưa ra một mục tiêu cơ bản là đề
xuất giải pháp cho các cơ quan thực tiễn, cho dù đó là Chính phủ (ví dụ: Tài
chính cho khu vực sự nghiệp công), Bộ (ví dụ: Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục), Tỉnh (ví dụ: Thái Nguyên), hay Doanh nghiệp (ví dụ: Doanh nghiệp lữ
hành quốc tế). Nếu chúng ta nghiên cứu các đề tài khoa học các cấp khác thì
sẽ thấy rất nhiều các đề tài cũng đặt mục tiêu chính là đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề thực tiễn. Nhiều thành viên phản biện và hội đồng nghiệm thu
đề tài cũng luôn đòi hỏi chương “Giải pháp” phải đưa ra các giải pháp đồng
bộ và đặc biệt phải có độ dài cân đối với các chương khác.
Với mục tiêu như thế này, đa số các nhà khoa học đều tự đặt mình vào
vị trí phải cung cấp bộ giải pháp toàn diện, đầy đủ cho các nhà hoạt động
thực tiễn trong khi bản thân đề tài khoa học chỉ có thể nghiên cứu được một
số khía cạnh của vấn đề. Với cách tiếp cận như vậy, yêu cầu của đề tài khoa
học không khác nhiều với một bản đề án thực tiễn có thêm phần lý luận.
Cách tiếp cận này không đúng vì các lý do sau:
- Một quyết định thực tiễn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó
có những yếu tố các nhà nghiên cứu khoa học không thể biết như
cảm nhận của người ra quyết định, các nguồn lực “kín” (như
thông tin bí mật, mạng lưới quan hệ, v.v…). Bản thân vấn đề
nghiên cứu cũng chỉ đề cập một số khía cạnh của vấn đề thực
tiễn mà nhà quản lý đang gặp. Vì vậy, bộ giải pháp của của nhà
khoa học không nhất thiết phù hợp với quyết định trên thực tế.

16
Việc coi nặng các giải pháp do nhà khoa học đề xuất vừa không
thực tiễn, vừa đi sai bản chất của đề tài nghiên cứu.
- Các vấn đề thực tiễn có tính thời điểm (ví dụ: Tái cấu trúc nền
kinh tế sau khủng hoảng 2008 – 2010). Nếu đề tài hướng vào
việc giải quyết các vấn đề có tính thời điểm thì giá trị của đề tài
sẽ mất ngay sau khi thời điểm đó qua đi. Đề tài khoa học cần
hướng tới những vấn đề có tính quy luật, tồn tại trong khoảng
thời gian khá dài – đó chính là hiểu biết về quy luật vận động của
sự vật hiện tượng hay tri thức mới.
- Một đề tài nghiên cứu thường khó có thể bao quát hết mọi khía
cạnh của vấn đề thực tiễn. Việc đưa ra bộ giải pháp đồng bộ
thường dẫn đến tình trạng nhiều giải pháp không dựa trên kết
quả nghiên cứu.
Quan niệm 2:
“Tầm” của một đề tài khoa học phụ thuộc
vào phạm vi nghiên cứu, cấp quản lý
tương ứng, quy mô mẫu nghiên cứu
Thế nào là một đề tài đủ “tầm” một luận án Tiến sĩ? Một Đề tài cấp
Bộ hay cấp Nhà nước? Đây là câu hỏi rất khó và hiện không có sự thống
nhất. Các tiêu chí thường được sử dụng (dù chính thức hay ngầm ý) để đánh
giá một đề tài có đủ “tầm” hay không bao gồm: i) Đề tài đề cập tới vấn đề
lớn, có tính bao trùm nhiều vấn đề chuyên sâu khác; ii) Đề tài có phạm vi
rộng (ví dụ: cả nước hoặc toàn ngành); iii) Đề tài đề cập tới vấn đề của
quản lý cấp cao (ví dụ: cấp tỉnh, ngành, hoặc chính phủ); và/hoặc iv) Quy
mô mẫu phải lớn. Nói cách khác, “tầm” của đề tài chủ yếu đề cập tới độ bao
phủ/phạm vi của vấn đề hoặc bậc quản lý đang đối mặt với vấn đề nghiên
cứu. Ví dụ, có NCS trước đây làm luận văn thạc sỹ về môi trường kinh
doanh của một tỉnh miền núi Tây Bắc. Do luận án Tiến sĩ cần có “tầm” cao
hơn nên NCS chọn đề tài luận án Tiến sĩ là nghiên cứu môi trường kinh
doanh của các tỉnh miền núi Tây Bắc. Theo logic đó, ‘tầm’ của luận án được
nâng cao hơn do phạm vi địa lý của nghiên cứu được mở rộng từ một tỉnh
thành nhiều tỉnh, mặc dù vấn đề và phát hiện của luận án không thay đổi
lớn.
Quan niệm như trên không đúng vì những lý do cơ bản như sau:
- Phạm vi áp dụng hay cấp quản lý tương ứng của vấn đề nghiên cứu

17
không thể hiện hàm lượng khoa học của đề tài. Nhiều công trình
khoa học nổi tiếng thế giới chỉ nghiên cứu ở phạm vi cá nhân hoặc
doanh nghiệp. Ví dụ, công trình khoa học “Mô hình hành vi về sự
lựa chọn theo ý chí” của Simon (1955) từng đạt giải Nobel, chỉ
nghiên cứu về hành vi ra quyết định của các cá nhân.
- Quy mô mẫu và phạm vi nghiên cứu cũng không quyết định đẳng
cấp khoa học của đề tài. Tùy mục tiêu nghiên cứu, có nhiều công
trình nổi tiếng thế giới song chỉ nghiên cứu trên một số tình huống
điển hình chứ không nhất thiết là phải có mẫu lớn. Trên thực tế,
nhiều đề tài đưa ra các chủ đề có phạm vi rộng, nhiều vấn đề, nhưng
do hạn chế nguồn lực nên việc quan sát và phân tích chỉ dừng ở một
số biểu hiện bề mặt của hiện tượng. Điều này thực sự đã làm giảm
“tầm” của đề tài chứ không hề giúp đề tài có hàm lượng khoa học
Quan niệm 3:
Phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp luận triết học
Mác - Lê-nin
cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu hiện nay chưa được coi trọng trong quá trình
thực hiện và viết báo cáo đề tài. Một số quan niệm không phù hợp về
phương pháp nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu là cách nhìn nhận thế giới: bao gồm
“phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, v.v...” Đây thực
chất là phương pháp luận tư duy, sử dụng cho mọi lĩnh vực hoạt
động. Phương pháp luận như thế này không đủ cụ thể để giúp các
nhà khoa học tiến hành công trình nghiên cứu của mình. Ví dụ,
nhiều NCS viết phương pháp nghiên cứu “duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử” vào luận án mà không hề luận giải cụ thể ý nghĩa của
‘phương pháp’ này đối với việc thực hành nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp nghiên cứu không cần trình bày chi tiết trong luận
án: Rất nhiều đề tài khoa học các cấp và luận án Tiến sĩ chỉ dành
chưa tới 1 trang để mô tả phương pháp nghiên cứu. Điều này rất
nguy hiểm vì hội đồng đánh giá và người đọc không có cơ sở để
đánh giá độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

18
Quan niệm 4:
Quy trình nghiên cứu cơ bản là
quá trình “viết”
Hiện tại, một số nhà nghiên cứu và đa số các NCS đều nghĩ tới quá
trình nghiên cứu đề tài chủ yếu là quá trình VIẾT. Từ ngôn ngữ trao đổi đến
thực tiễn tiến hành đều thiên về “viết đề tài”. Cụ thể, sau khi có đề tài, các
thành viên đề tài ngồi thảo luận “Đề cương”, sau đó phân công mỗi thành
viên viết một số phần. Việc lập dự toán kinh phí và nghiệm thu đặt nặng vào
việc hoàn thành các “chuyên đề” trong đề tài. Mặc dù “viết” đúng là một
hoạt động không thể thiếu của việc thực hiện đề tài khoa học và có tác động
trực tiếp tới việc ra kết quả (bản báo cáo), song nếu quan niệm “viết” là hoạt
động chính (thậm chí hoạt động cơ bản) của việc nghiên cứu thì đây là quan
niệm sai lầm.
Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là gì?

1.2.2. Bản chất của nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là quá trình “quan sát” hiện tượng nhằm phát
triển tri thức mới. Trong định nghĩa này có một số vấn đề cần được chú ý
như sau:
Thứ nhất, mục tiêu của nghiên cứu khoa học là phát triển tri thức mới.
Tri thức chính là hiểu biết của chúng ta về các quy luật của cuộc sống. Như
vậy mục tiêu của nghiên cứu khoa học là phát hiện hoặc kiểm định các quy
luật của cuộc sống. Theo Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, quy luật
là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại
giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau (Nguyễn Thế Kiệt và cộng sự, 2009, trang 54).
Đó là nguyên lý chung, trường tồn theo thời gian và không gian (đúng cho
nhiều tổ chức, trong thời gian dài). Nghiên cứu chính là việc phát hiện
những mối quan hệ “khách quan, bản chất, lặp lại” giữa các nhân tố, các sự
vật hiện tượng.
Mục tiêu của nghiên cứu không phải là nhằm xây dựng bộ giải pháp
giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu nhằm tìm kiếm tri thức mới.
Việc đề xuất giải pháp, ra quyết định giải quyết vấn đề là công việc của nhà

19
quản lý. Các kết quả nghiên cứu chỉ trợ giúp quá trình ra quyết định của nhà
quản lý. Nghiên cứu có thể đề xuất các giải pháp dựa trên tri thức mới, song
các giải pháp đó không phải là mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học.
Những dạng đề tài kiểu như “Hoàn thiện chính sách …”, hay “Giải pháp
nâng cao…”, hoặc “Hoàn thiện hệ thống quản trị …” dễ sa đà thành đề án
thực tiễn hơn là đề tài nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, “tầm” của một đề tài khoa học phụ thuộc vào tính mới của
tri thức và thông tin do công trình mang lại, bất kể tri thức đó thuộc phạm vi
nghiên cứu nào hay tương ứng với cấp quản lý nào. Không nhất thiết đề tài
cấp Nhà nước phải có tầm lớn hơn đề tài cấp Bộ. Cũng không nhất thiết một
đề tài nghiên cứu ở nhiều tỉnh, với mẫu lớn là có “tầm” lớn hơn một đề tài
nghiên cứu với mẫu nhỏ.
Thứ ba, quá trình “quan sát hiện tượng” chính là quá trình thực hiện
công việc nghiên cứu trong đó quy luật mới được xây dựng và kiểm chứng
dựa trên bằng chứng (hiện tượng) thực tế. Đây là quá trình thu thập, phân
tích dữ liệu nhằm phát hiện hoặc/và kiểm định những mối quan hệ có tính
quy luật giữa các sự vật hiện tượng. Đây không phải chỉ là quá trình tư duy,
mà còn phải là quá trình hành động. Quá trình này được thiết kế và thực
hiện một cách hệ thống, chặt chẽ nhằm đảm bảo cao nhất độ tin cậy của kết
quả nghiên cứu. Vì vậy, nếu trình bày phương pháp nghiên cứu dưới dạng
phương pháp luận tư duy (ví dụ: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tổng
hợp, so sánh, v.v…) thì không thể đủ chi tiết để giúp nhà nghiên cứu thực
hiện đề tài cũng như giúp hội đồng đánh giá độ tin cậy của kết quả. Phương
pháp nghiên cứu cần được trình bày chi tiết dưới dạng quy trình, công cụ
trong hoạt động nghiên cứu.

1.2.3. So sánh đề tài nghiên cứu với đề án thực tiễn

Lẫn lộn giữa đề tài nghiên cứu khoa học với đề án thực tiễn đang là
cản trở lớn đối với sự phát triển của khoa học kinh tế và quản lý ở Việt
Nam. Nhận biết sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu khoa học và đề án thực
tiễn sẽ giúp các nhà nghiên cứu định hướng tốt hơn cho đề tài của mình.
Bảng 1-1 dưới đây so sánh sự khác nhau giữa đề tài khoa học và đề án
thực tiễn.

20
Bảng 1-1: So sánh đề tài nghiên cứu khoa học và đề án thực tiễn

Đề tài nghiên cứu khoa học Đề án thực tiễn


Mục - Tri thức mới. - Giải pháp thực tiễn.
tiêu - Phát hiện hoặc kiểm định mối - Đề xuất bộ giải pháp
quan hệ giữa các nhân tố. nhằm giải quyết một vấn
đề thực tiễn.
Nội - Cơ sở lý thuyết và tổng quan các - Mô tả thực trạng vấn
dung nghiên cứu có liên quan. Chỉ rõ đề cần giải quyết và
khoảng trống tri thức trong vấn đề những nguyên nhân của
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. tồn tại.
- Nêu rõ phương pháp, quy - Đề xuất các quan
trình nghiên cứu. điểm, phương hướng và
- Trình bày kết quả nghiên cứu giải pháp cụ thể giải
và ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn. quyết vấn đề.
- Nêu rõ các điều kiện
nguồn lực và lộ trình
giải quyết vấn đề.
Phương - Xác định cẩn thận các dữ liệu cần - Các dữ liệu được sử
pháp thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu dụng đủ để mô tả thực
tiến một cách thuyết phục. trạng vấn đề.
hành - Quy trình thu thập và phân tích dữ - Dữ liệu minh chứng
liệu được thiết kế và thực hiện một được tính hiệu quả và
cách chặt chẽ. khả thi của giải pháp đề
xuất.
Đóng - Tri thức mới: hiểu biết về quy luật - Bộ giải pháp giải quyết
góp (mối quan hệ) mới. vấn đề thực tiễn.
Đối - Các nhà hoạt động thực tiễn: - Các nhà hoạt động
tượng nhằm rút ra bài học cho công tác thực tiễn: sử dụng để ra
sử dụng quản lý thực tiễn. quyết định.
- Các nhà nghiên cứu: nhằm tiếp
tục tìm kiếm quy luật mới.
Người - Các nhà nghiên cứu, các nhà tư - Các nhà quản lý thực
thực vấn. tiễn, các nhà tư vấn.
hiện

21
Như vậy, cùng một chủ đề song nghiên cứu khoa học và đề án thực
tiễn sẽ có cách tiếp cận hết sức khác nhau. Ví dụ, theo chủ đề về liên kết
kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân, đề án thực tiễn có thể phân tích hiện
trạng mối liên hệ này, phân tích những nguyên nhân hạn chế mối liên hệ
giữa hai bên và đề xuất bộ giải pháp nhằm tăng cường mối liên hệ nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên. Bản đề án này có thể được xây
dựng cho từng địa phương hoặc đơn vị cụ thể và chỉ có thể áp dụng ở từng
giai đoạn cụ thể. Bản đề án cũng cần nêu rõ lộ trình và các điều kiện để thực
hiện giải pháp đã đề xuất.
Một đề tài nghiên cứu khoa học theo chủ đề này sẽ tiếp cận theo
hướng khác. Đề tài khoa học sẽ tìm hiểu mối quan hệ “khách quan, bản
chất, lặp đi lặp lại” giữa các nhân tố liên quan tới mối liên kết kinh tế
giữa nhà nông và doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu có thể đặt câu hỏi về
mối quan hệ giữa đầu tư của doanh nghiệp, hành vi của doanh nghiệp
(đặc biệt trong những thời điểm giá cả biến động) v.v… và niềm tin của
nhà nông đối với doanh nghiệp. Hoặc đơn giản hơn, trong điều kiện nào
thì mối liên kết kinh tế dài hạn giữa nhà nông và doanh ngiệp sẽ có lợi
hơn cho nhà nông và cho doanh nghiệp. Mặc dù mẫu nghiên cứu có thể
chỉ giới hạn ở một số vùng, song kết quả có thể có ý nghĩa cho doanh
nghiệp, nhà nông và nhà hoạch định chính sách ở nhiều vùng khác nhau,
trong các thời điểm khác nhau.

1.2.4. Các chuẩn mực cơ bản của công trình nghiên cứu khoa học

Một công trình nghiên cứu khoa học cần đảm bảo các chuẩn mực sau:
a) Hướng tới vấn đề mang tính quy luật
Đề tài khoa học hướng vào những vấn đề mang tính phổ biến cho
nhiều cơ sở, vùng, ngành chứ không phải chỉ là vấn đề dị biệt, đặc thù của
từng đơn vị. Điều này không hề mâu thuẫn với việc các nhà khoa học
thường chỉ nghiên cứu ở một số vùng miền, cơ sở, hoặc một mẫu nghiên
cứu giới hạn. Phạm vi nghiên cứu thực địa có thể giới hạn do nguồn lực,
song vấn đề nghiên cứu cần có tính phổ quát và suy rộng tới cả những đơn
vị nằm ngoài mẫu nghiên cứu.

22
Ví dụ, nếu chỉ tiến hành mô tả thực trạng, phân tích nguyên nhân
của các tồn tại và đề xuất giải pháp phát triển đầu tư của một tỉnh cụ thể
thì đề tài sẽ chỉ có ý nghĩa đối với chính tỉnh được nghiên cứu. Dạng đề
tài này giống với một đề án thực tiễn và hướng chủ yếu vào đặc điểm đặc
thù của đầu tư công nghiệp ở tỉnh được nghiên cứu. Những vấn đề mang
tính phổ quát sẽ ít được đề cập. Ngược lại đề tài khoa học, mặc dù có thể
cũng nghiên cứu tại cùng một tỉnh, sẽ chú trọng tới các vấn đề mang tính
phổ biến, chung cho các tỉnh. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu về ảnh
hưởng của mạng lưới quan hệ xã hội của chủ doanh nghiệp với quyết định
đầu tư (hoặc mở doanh nghiệp) ở tỉnh. Họ cũng có thể nghiên cứu về trình
độ học vấn hoặc tri thức công nghệ cụ thể của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng
như thế nào tới quyết định về ngành kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Mối quan
hệ giữa các nhân tố này hoàn toàn có thể lặp lại ở các tỉnh khác và vì vậy
chúng là những vấn đề mang tính quy luật.
Đề tài khoa học cũng hướng tới những vấn đề có tính trường tồn
theo thời gian. Tất nhiên không có gì là trường tồn mãi mãi, song những vấn
đề mang tính quy luật phải được lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian đủ
dài. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp cho một vấn đề nào đó hoàn toàn
mang tính thời điểm. Ngược lại, mối quan hệ giữa các nhân tố thường
trường tồn theo thời gian.
b) Hướng tới tri thức mới
Như trên đã viết, tri thức là sự hiểu biết về quy luật vận động của sự
vật hiện tượng. Tri thức mới chính là hiểu biết mới về các mối quan hệ giữa
các nhân tố. Đó có thể là việc phát hiện nhân tố mới, quan hệ mới, khung
cảnh mới, v.v... Chương 11 trình bày kỹ về các dạng tri thức mới mà công
trình nghiên cứu có thể đóng góp.
Muốn tìm được điểm mới cần nắm chắc “các điểm” cũ trong lĩnh vực
mình nghiên cứu. Điều này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có quá trình đọc và
tổng quan rất kỹ càng. Tính mới chỉ có thể luận giải được trên cơ sở so sánh
và kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước. Đây chính là ý nghĩa của
câu nói “đứng trên vai người khổng lồ” trong nghiên cứu khoa học.

23
c) Đảm bảo chặt chẽ, tin cậy
Chuẩn mực thứ ba là quy trình và phương pháp nghiên cứu phải
chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy của kết quả. Một nghiên cứu thường được
thực hiện với một mẫu nhỏ hơn tổng thể, trong một giai đoạn thời gian
nhất định. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu lại thường là các quy luật hoặc
bài học cho tổng thể lớn hơn, trong thời gian dài hơn. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu này chỉ có thể được công nhận nếu phương pháp nghiên cứu
đáp ứng được các chuẩn mực chặt chẽ. Toàn bộ quy trình nghiên cứu, từ
thiết kế, thu thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, tới việc trình bày
kết quả đều cần đảm bảo các quy tắc cơ bản và tuân thủ thông lệ chung
trong nghiên cứu.

1.3. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, quản lý có thể được chia làm hai
loại: Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu ứng dụng.

1.3.1. Nghiên cứu cơ bản

Nghiên cứu cơ bản có mục tiêu phát hiện và kiểm định quy luật
mới. Đây là những nghiên cứu nặng về phát triển lý thuyết hơn là áp dụng
vào thực tiễn. Đây là những nghiên cứu có tính hội nhập quốc tế cao, cần
được các nhà khoa học quốc tế phản biện. Thông thường những nghiên
cứu cơ bản có thể công bố trên những tạp chí quốc tế uy tín.

1.3.2. Nghiên cứu ứng dụng

Giữa nghiên cứu cơ bản và thực tiễn có một khoảng cách lớn. Nhiều
phát hiện mới, mang tính lý thuyết/hàn lâm, thường khó hiểu và không được
thể hiện dưới dạng có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn. Để giải quyết vấn đề
này cần có những nghiên cứu nhằm chuyển tải những phát minh khoa
học mới vào thực tiễn. Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
(QTKD), đó là các nghiên cứu chính sách, các nghiên cứu tư vấn. Các
nghiên cứu này có thể dựa trên các quy luật đã nghiên cứu, thu thập dữ liệu

24
để phân tích vấn đề thực tiễn (mối quan hệ giữa các nhân tố), từ đó đề xuất
bài học hoặc giải pháp cho nhà hoạt động thực tiễn.

Bảng 1-2: So sánh giữa nghiên cứu cơ bản và


nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu Nghiên cứu


cơ bản ứng dụng
Mục tiêu Phát triển lý thuyết trong Ứng dụng lý thuyết vào phân
ngành kinh tế - quản lý. tích thực tiễn ở đơn vị, ngành,
địa phương cụ thể
Kết quả Công trình nghiên cứu Công trình nghiên cứu vừa
nghiên cứu mang nặng tính lý thuyết mang tính lý thuyết lại vừa có
với kết quả chính là luận khả năng ứng dụng cao, trực
điểm, mô hình, hoặc học tiếp vào những khung cảnh
thuyết mới nghiên cứu cụ thể
Đặc điểm Coi trọng tính tổng quát Coi trọng tính phù hợp của
của các hóa và trường tồn của kết kết quả nghiên cứu đối với
công trình quả nghiên cứu theo không một/một số bối cảnh cụ thể
nghiên cứu gian và thời gian
Người Các chuyên gia lý thuyết Các chuyên gia lý thuyết kết
phản biện (quốc tế) là những người hợp với nhà hoạt động thực
phù hợp phù hợp để phản biện luận tiễn là những người phù hợp
án hoặc công trình để phản biện luận án hoặc
nghiên cứu công trình nghiên cứu
Nơi công bố Công bố ở những tạp chí Công bố ở những tạp chí
- xuất chuyên ngành lý thuyết dành cho các nhà hoạt động
bản công (quốc tế) thực tiễn
trình

Xin nêu một ví dụ để minh họa cho sự khác biệt giữa nghiên cứu ứng
dụng và nghiên cứu cơ bản. Giả sử một đề tài khoa học ứng dụng và một đề
tài khoa học cơ bản cùng nghiên cứu vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cả hai nhóm tác giả đều dựa trên mô hình kinh
điển về việc ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Mô hình này
cho rằng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 yếu tố
hay còn gọi là 5C (Jankowicz và Hisrich, 1987). Đó là Vốn mà doanh
nghiệp đầu tư vào dự án vay (Capital), Tài sản thế chấp (Collateral), Năng

25
lực trả nợ (Capacity), Điều kiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
(Conditions) và Phẩm chất của chủ doanh nghiệp (Character). Vậy công
trình nghiên cứu của hai nhóm này có gì khác biệt?
- Nghiên cứu ứng dụng: Đề tài nghiên cứu ứng dụng có thể kiểm
định mô hình này đối với một nhóm doanh nghiệp ở Việt Nam
(hoặc doanh nghiệp thuộc một ngành nào đó) để xác định tác
động của từng yếu tố tới khả năng tiếp cận vốn của ngân hàng.
Các tác giả sẽ phải thu thập dữ liệu về 5 yếu tố trên và khả năng
tiếp cận vốn ngân hàng từ các doanh nghiệp trong nhóm đối
tượng nghiên cứu. Sau đó nhóm đề tài phân tích để xác định mối
liên hệ của 5 yếu tố đó với khả năng vay vốn. Trên cơ sở kết quả
kiểm định, các tác giả đề xuất kiến nghị để các doanh nghiệp cải
thiện các yếu tố có tác động mạnh nhất tới khả năng vay vốn của
mình (hoặc kiến nghị tới ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng vốn vay, v.v…).
- Nghiên cứu cơ bản: Đề tài nghiên cứu cơ bản cần tìm ra luận
điểm lý thuyết mới cho mô hình này. Các tác giả có thể dựa trên
trường phái lý thuyết khác hoặc tiến hành nghiên cứu định tính
để đề xuất nhân tố mới (ngoài 5 nhân tố trên) tác động tới khả
năng tiếp cận vốn, hoặc mối quan hệ mới giữa các nhân tố này.
Ví dụ, các tác giả có thể dựa trên lý thuyết về mạng lưới quan hệ
xã hội (social network) để đề xuất nhân tố mối quan hệ của
doanh nghiệp với ngân hàng hay mạng lưới quan hệ xã hội của
chủ doanh nghiệp tác động tới khả năng tiếp cận vốn. Các tác giả
cũng có thể xác định điều kiện để từng yếu tố có tác động tới khả
năng vay vốn (biến điều kiện). Sau đó, nhóm đề tài sẽ phải thu
thập dữ liệu để phát hiện hoặc kiểm định luận điểm lý thuyết của
mình.
Ví dụ: Dưới đây là phần mở đầu của một nghiên cứu ứng dụng (nghiên cứu
chính sách) của tác giả Phạm Thế Anh. Chỉ cần đọc phần mở đầu chúng ta
cũng thấy rõ sự cần thiết phải đánh giá tác động của các chính sách kích
thích tổng cầu của chính phủ (mục tiêu gắn liền với nhu cầu quản lý thực

26
tiễn), cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp chính
của nghiên cứu đối với thực tiễn.
Trình bày của tác giả
Bình luận
(trích nguyên văn)
Trong những năm gần đây, Việt Nam thường - Tác giả bắt đầu
xuyên tìm đến các chính sách quản lý tổng bằng cách tiếp
cầu, bao gồm kích thích tài khoá và tiền tệ, cận cơ bản của
như là những phương thuốc hữu hiệu nhằm chính phủ trong
ngăn chặn sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. những năm gần
Tuy nhiên, các phân tích thực nghiệm ở Việt đây: kích thích tài
Nam cho thấy việc lạm dụng các biện pháp khóa và tiền tệ.
kích cầu, thay vì giúp nền kinh tế hồi phục từ - Sau đó, tác giả nêu
những cú sốc tạm thời trong ngắn hạn, lại tạo rõ các bằng chứng
ra những bất ổn lâu dài. Thêm vào đó, việc hiện cho thấy cách
xem nhẹ hay bỏ qua những biện pháp tập tiếp cận này không
trung cải thiện tổng cung tiềm năng đã khiến đảm bảo có hiệu
cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình quả.
ngày càng thấp đi. Các lý thuyết kinh tế đã - Cơ sở lý thuyết
chỉ ra rằng, các chính sách kích thích tổng cũng chỉ rõ những
cầu chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nền điều kiện để chính
kinh tế đang ở sâu trong suy thoái hoặc sách kích thích
chúng được đi kèm cùng sự cải thiện của tổng cầu phát huy
tổng cung tiềm năng nhờ các yếu tố như năng hiệu quả.
suất, cạnh tranh, tiến bộ công nghệ, v.v… - Từ đó, việc đánh
giá tác động của
chính sách “kích
cầu” của nhà nước
là cần thiết.
Trong bài viết này, chúng tôi thực hiện đánh - Tác giả trình bày
giá tác động của các chính sách quản lý tổng mục tiêu và ba
cầu đối với tăng trưởng và lạm phát ở Việt phương pháp thực
Nam trong hơn một thập kỉ vừa qua thông hiện nghiên cứu.
qua ba phương pháp: (i) thống kê mô tả; (ii)
phân rã chuỗi thời gian và; (iii) phân tích hồi
quy. Các chính sách quản lý tổng cầu được
xem xét ở đây bao gồm chính sách tài khoá
và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách
tài khoá được thể hiện qua biến đầu tư công

27
còn chính sách tiền tệ được thể hiện qua biến
cung tiền.
Các phân tích định lượng của chúng tôi cho - Tác giả tóm tắt kết
thấy sự gia tăng các biến số này ít có tác quả và ý nghĩa của
động đến tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu gây nghiên cứu. Đóng
ra lạm phát cao và bất ổn, đặc biệt là trong góp của nghiên cứu
những năm gần đây. Những kết quả này gợi này chủ yếu là ở ý
ý rằng, việc thực hiện các chính sách kích nghĩa thực tiễn.
thích tổng cầu, nếu có, trong thời gian tới của Điều này hoàn
Việt Nam cần hết sức thận trọng từ khâu thiết toàn phù hợp với
kế, thực thi đến giám sát. Hơn nữa, trong bối nghiên cứu ứng
cảnh dư địa hạn chế của các chính sách quản dụng và nghiên cứu
lý tổng cầu hiện nay, chúng tôi cho rằng chính sách.
thay vì chú trọng vào kích thích tổng cầu, - Phần này không
Việt Nam cần hướng trọng tâm của các nhất thiết phải
chính sách vĩ mô vào việc nâng cao tổng trình bày ngay
cung tiềm năng và cải thiện môi trường vĩ trong phần mở đầu
mô của nền kinh tế. của báo cáo mà
thông thường có
thể trình bày ở
phần bình luận.
Nguồn: “Phân tích định lượng tác động của chính sách kích cầu đối với tăng
trưởng và lạm phát” - Tác giả: TS. Phạm Thế Anh - trong cuốn "Kinh tế Việt Nam: Từ
chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài
hạn", Chủ biên
Phạm Thế Anh, NXB Tri Thức 2013

1.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu có thể được thực hiện qua nhiều bước có liên
quan qua lại với nhau. Hình 1-1 mô phỏng các bước nghiên cứu thông
thường của một đề tài khoa học. Các bước không hoàn toàn được thực hiện
theo tuần tự mà luôn có sự tương tác. Mũi tên hai chiều thể hiện sự tương
tác đó.

28
Hình 1-1: Quy trình nghiên cứu khoa học

Tổng quan
nghiên cứu

Viết báo cáo & Câu hỏi


Công bố nghiên cứu

Thu thập & Khung


Phân tích dữ liệu nghiên cứu

Thiết kế
nghiên cứu

Đây chính là quy trình “quan sát hiện tượng” nhằm phát hiện và kiểm
định tri thức mới. Quy trình này đi từ việc tìm hiểu tri thức “cũ” thông qua
tổng quan nghiên cứu, phát hiện khoảng trống tri thức để đề ra câu hỏi
nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu, các nhà nghiên
cứu xây dựng một khung nghiên cứu (mô hình nghiên cứu) để định hướng
cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Khung nghiên cứu là định hướng cơ bản
giúp các nhà nghiên cứu thiết kế nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu
nhằm trả lời cầu hỏi nghiên cứu của mình. Việc viết báo cáo và công bố kết
quả chỉ là một công đoạn trong quá trình nghiên cứu.
Ví dụ: Đề tài: “Áp dụng cách tiếp cận đa đối tác trong giải quyết tranh
chấp đất đai giữa người dân với nhà nước ở Việt Nam” (Quỹ Châu Á và
T&C Consulting, 2013)
Bước 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Nhóm nghiên cứu đọc, so sánh, tổng hợp những nghiên cứu về tranh
chấp đất đai trong và ngoài nước. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các nghiên
cứu ở Việt Nam chủ yếu tiếp cận từ giác độ luật pháp (tranh chấp nảy sinh
do luật chưa đủ, chưa nhất quán, thay đổi nhiều, chưa được thực thi, chưa
được hiểu rõ …). Từ đó, các kiến nghị giải pháp thường hướng vào việc
chuẩn hóa hệ thống pháp quyền (luật pháp và thực thi). Trên thực tế, nhiều
tranh chấp không nhất thiết liên quan tới việc có ai đó phạm luật hoặc bồi

29
thường thấp. Vì vậy, các giải pháp trên chưa đầy đủ. Bằng chứng là tranh
chấp đất đai không hề giảm.
Một số nghiên cứu quốc tế sử dụng cách tiếp cận đa đối tác. Theo đó,
luật pháp, văn hóa, tập tục, hệ thống hành chính, v.v… là những khung giải
quyết tranh chấp. Liệu cách tiếp cận này có mang lại hiệu quả cho giải quyết
tranh chấp đất đai ở Việt Nam hay không? Từ đó, nhóm nghiên cứu quyết
định sử dụng cách tiếp cận đa đối tác cho nghiên cứu của mình.
Bước 2: Câu hỏi nghiên cứu
- Các đối tác chính trong tranh chấp đất đai giữa người dân - nhà
nước (và doanh nghiệp) là ai?
- Mô hình tư duy (cách suy nghĩ) của các đối tác chính về vấn đề
liên quan (đất đai, thu hồi đất, tái định cư, bồi thường, v.v...) như
thế nào? Những điểm tương đồng và khác biệt trong mô hình tư
duy của họ là gì?
- Sự tương đồng và khác biệt trong mô hình tư duy của các bên có
liên quan như thế nào tới tranh chấp đất đai? Tranh chấp đất đai
thường phát triển như thế nào? Điều kiện gì giúp giải quyết thỏa
đáng tranh chấp đất đai?
- Có những gợi mở gì về giải pháp giải quyết tranh chấp đất đai ở
Việt Nam?
Bước 3: Xây dựng khung lý thuyết
Vì các câu hỏi xoáy vào việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt
trong mô hình tư duy của các đối tác, khung lý thuyết về mô hình tư duy
được lựa chọn. Theo đó, mô hình tư duy của một nhóm đối tác về vấn đề đất
đai có thể được phân tích ở ba khía cạnh chính:
- Phán xét dựa trên tính toán: Ý kiến, đánh giá và hành vi dựa trên
tính toán lợi ích và chi phí.
- Phán xét dựa trên chuẩn mực đạo đức: Ý kiến, đánh giá và hành
vi dựa trên những chuẩn mực đạo đức (ví dụ: thế nào là công
bằng, là đúng, là sai, v.v...).
- Phán xét dựa trên nếp tư duy: Ý kiến, đánh giá và hành vi dựa
trên nếp nghĩ hàng ngày về vấn đề (ví dụ: đất đai là một yếu tố
của kinh doanh hay đất đai là biểu tượng an toàn của cuộc sống).

30
Khung lý thuyết này giúp nhóm nghiên cứu định hướng thu thập và
phân tích dữ liệu trong nghiên cứu của mình.
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận định tính - với 5 tình huống về quản
lý giải quyết tranh chấp đất đai “thành công” (“thành công” được hiểu là về
cơ bản các bên liên quan đã đạt được thỏa thuận đối với tình huống tranh
chấp đất đai).
- Lựa chọn phương pháp định tính vì nhóm nghiên cứu muốn đào
sâu vào “nếp nghĩ” hay “logic trong các nhận định, đánh giá”
của các bên. Điều này không thể đo lường bằng số mà phải tổng
hợp thông qua các câu chuyện và ví dụ của các bên.
- Lựa chọn các tình huống “thành công” - ít nhất là biểu hiện
thành công - để tăng khả năng tiếp cận. Những tình huống chưa
thành công thường rất nhạy cảm và nhóm nghiên cứu khó có thể
tiếp cận các bên một cách khách quan. Ngoài ra, kể cả các tình
huống thành công thì quá trình giải quyết cũng hết sức phức tạp.
Vì vậy việc lựa chọn các tình huống “thành công” không làm
mất đi quá nhiều dữ liệu về mô hình tư duy của các bên.
- Các tình huống được chia theo vùng miền và loại hình.
Bước 5: Tiến hành thu thập và phâp tích dữ liệu
Nhóm nghiên cứu đi thực địa, tiếp cận các bên liên quan và thu thập
dữ liệu thông qua phỏng vấn, quan sát thực địa, v.v…
Các dữ liệu được lưu lại đầy đủ. Hàng ngày nhóm có trao đổi và thảo
luận về vấn đề nảy sinh và hướng thu thập dữ liệu của ngày hôm sau (đặc
điểm của nghiên cứu định tính). Các dữ liệu sau đó được tiến hành phân tích
qua 2 bước chính:
- Mô tả lại và phân tích từng tình huống;
- Tổng hợp, so sánh và rút ra bài học từ 5 tình huống.
Bước 6: Viết báo cáo
Đây là bước cuối cùng. Báo cáo được viết tùy theo yêu cầu của khách
hàng. Tuy nhiên, một báo cáo chi tiết có thể bao gồm: 5 tình huống và một
báo cáo tổng hợp. Trong báo cáo cũng có thể có 2 trang tóm tắt kết quả, bài
học và kiến nghị chính.

31
Các bước trên không phải được tiến hành tuần tự một chiều mà luôn
có sự so sánh, đối chiếu tương tác để điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, việc cụ thể
hóa câu hỏi lại đòi hỏi các tác giả bổ sung phần tổng quan, hoặc những vấn
đề nảy sinh ở thực địa nhiều khi đòi hỏi các tác giả phải điều chỉnh khung
nghiên cứu.
Các chương sau của cuốn sách sẽ trình bày chi tiết về từng công đoạn
trong quy trình nghiên cứu.

1.5. BA CẤU PHẦN CƠ BẢN NHẤT CỦA MỘT NGHIÊN CỨU

Một số người ấn tượng vì một nghiên cứu nào đó có ý tưởng lớn lao.
Một số người khác lại rất ấn tượng với những nghiên cứu sử dụng các
công cụ toán học mới lạ. Vậy thế nào là một nghiên cứu chuẩn mực?
Có ba cấu phần cơ bản nhất để tạo nên một nghiên cứu chuẩn mực
và ba cấu phần này phải hết sức ăn khớp với nhau. Ba cấu phần đó là:
Ý tưởng - Thiết kế - và Công cụ.
Ý tưởng nói tới việc phát hiện khoảng trống nghiên cứu, đặt ra mục
tiêu nghiên cứu và luận giải được ý nghĩa tiềm tàng của nghiên cứu đó.
Ý tưởng chính là việc xác định “làm gì?” và “vì sao nó có ý nghĩa về mặt lý
luận và/hoặc thực tiễn”. Ý tưởng hay thường không tự nhiên mà có. Chúng
thường phải dựa trên hiểu biết sâu sắc của nhà nghiên cứu về lĩnh vực
chuyên ngành, việc tổng quan cẩn thận và sáng tạo những nghiên cứu trước
có liên quan và/hoặc có sự trải nghiệm và quan sát ở một bối cảnh khác
biệt với những bối cảnh đã được nghiên cứu nhiều. Ý tưởng đảm bảo một
nghiên cứu có ý nghĩa hay không. Trong ví dụ trên, ý tưởng chính là việc
thay cách tiếp cận thiên về nhà nước và luật pháp bằng cách tiếp cận đa
đối tác để phân tích và giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai. Tiềm năng
của ý tưởng này là nó có thể mang lại những gợi mở mới về giải pháp giải
quyết tranh chấp. Chương 2, 3, 4, 11 góp phần nói rõ hơn về việc phát
triển ý tưởng.
Một ý tưởng thú vị sẽ là không đủ để làm nên một nghiên cứu tốt nếu
không có bằng chứng thuyết phục để bảo vệ hoặc phản bác ý tưởng đó.
Thiết kế nghiên cứu giúp xác định những bằng chứng gì cần thu thập và
tiến hành như thế nào cho thuyết phục và khả thi. Thiết kế nghiên cứu chính

32
là sự kết hợp và sử dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu chuẩn mực
để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Nếu như ý nghĩa của nghiên cứu phụ thuộc cơ
bản vào ý tưởng thì sự chấp nhận của xã hội với kết quả nghiên cứu lại phụ
thuộc cơ bản vào thiết kế nghiên cứu. Trong ví dụ trên, các tác giả lựa chọn
thiết kế nghiên cứu định tính với 5 tình huống cụ thể, đã được giải quyết
‘thành công’. Thiết kế này giúp các tác giả có thể hiểu sâu mô hình tư duy
của các bên, song có hạn chế về tính nhân rộng của kết quả do mẫu nghiên
cứu còn nhỏ. Thiết kế tổng thể nghiên cứu được trình bày ở Chương 9. Các
chương còn lại trình bày thiết kế nghiên cứu cho từng phương pháp cụ thể.
Để thực thi ý tưởng và thiết kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần biết
cách sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp. Phương
pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp giúp làm tăng độ tin cậy của bằng
chứng và năng suất lao động của nhà nghiên cứu. Mỗi phương pháp có quy
trình và chuẩn mực riêng. Các chương còn lại của cuốn sách trình bày một
số phương pháp nghiên cứu thông dụng. Cuốn sách chỉ giới thiệu một số
công cụ phân tích thông dụng vì các công cụ phân tích dữ liệu đã được trình
bày chi tiết ở nhiều cuốn sách về nghiên cứu khoa học.
Bảng dưới đây tóm tắt ba cấu phần quan trọng của một nghiên cứu
chuẩn mực.

Bảng 1-3: Cấu phần cơ bản của một


nghiên cứu khoa học

Cấu phần Nội dung Cơ sở


Ý tưởng Nghiên cứu nhằm phát hiện điều gì - Hiểu biết của nhà
và vì sao nó có ý nghĩa? nghiên cứu về lĩnh
- Phát hiện khoảng trống quan vực chuyên ngành.
trọng trong nghiên cứu trước. - Tổng quan tài liệu.
Đối với nghiên cứu ứng - Trải nghiệm với
dụng, bối cảnh cụ thể.
“khoảng trống” có thể là những
hiểu biết, thông tin còn thiếu để
có thể đưa ra giải pháp, quyết
định xử lý vấn đề phù hợp.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Hình thành ý tưởng về điểm mới
và đóng góp của nghiên cứu.

33
Cấu phần Nội dung Cơ sở
Thiết kế Cần những bằng chứng gì để trả lời - Nắm rõ mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu và thu thập/ khung nghiên cứu.
phân tích chúng bằng cách nào? - Xác định các giả
- Cách tiếp cận và thiết kế tổng thuyết “cạnh tranh”
thể. để có kế hoạch thu
- Quy trình, phương pháp, công thập bằng chứng,
cụ cụ thể. kiểm định và bảo vệ
giả thuyết chính.
- Kế hoạch tiến hành và yêu cầu
về nguồn lực, dữ liệu. - Nắm rõ các phương
pháp và công cụ có
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu của thể sử dụng.
một nghiên cứu khoa học.
- Rủi ro và hạn chế của nghiên
cứu.

Phương Thực hiện việc thu thập và phân - Nắm rõ câu hỏi và
pháp và tích dữ liệu bằng cách nào? khung nghiên cứu.
công cụ - Các phương pháp thu thập dữ - Nắm rõ quy trình và
liệu. kỹ thuật của từng
- Các phương pháp và công cụ phương pháp.
phân tích dữ liệu.

34
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nghiên cứu khoa học là gì? Hãy nêu 3 chuẩn mực quan trọng nhất của
nghiên cứu khoa học?
2. Nêu 3-5 điểm khác biệt cơ bản giữa công trình nghiên cứu khoa học và
đề án của các tổ chức thực tiễn (Bộ/Địa phương/Doanh nghiệp/Tổ chức,
v.v…)?
3. Anh/chị có đồng ý rằng mục tiêu chính của luận án không nằm ở phần
kiến nghị hay không? Vì sao? Nếu đúng như vậy thì ý nghĩa thực tiễn
của một công trình nghiên cứu khoa học nằm ở đâu?
4. Hãy nêu những công đoạn chính trong một dự án nghiên cứu khoa học?
Vì sao quá coi trọng công đoạn “Viết” sẽ hạn chế kết quả nghiên cứu?
5. Ba cấu phần quan trọng nhất của một đề tài nghiên cứu khoa học là
gì? Các cấu phần đó đó tương ứng với những hoạt động nào trong
nghiên cứu?

35
Chương 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU

TÓM TẮT

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản trong công đoạn Tổng
quan các nghiên cứu trước của một đề tài khoa học. Đây là một công đoạn
hết sức quan trọng vì nó giúp luận giải sự cần thiết của nghiên cứu cũng
như tạo nền móng để nghiên cứu có thể kế thừa. Tuy nhiên, để có thể thực
hiện được hai chức năng trên, Tổng quan nghiên cứu không thể chỉ dừng
lại ở việc liệt kê các nghiên cứu trước mà còn phải so sánh, tổng hợp, phê
phán để chỉ rõ những thành quả và khoảng trống nghiên cứu. Đây là một
công đoạn vừa đòi hỏi tính kỷ luật, tư duy phân tích logic, vừa đòi hỏi sự
sáng tạo trong việc khớp nối các nghiên cứu nhằm làm nổi bật khoảng
trống có ý nghĩa.
Về cơ bản, phần Tổng quan cần nêu được các trường phái lý thuyết
thường được sử dụng, bối cảnh nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu
đã được các tác giả sử dụng. Một nội dung quan trọng trong Tổng quan là
đánh giá mức độ thống nhất trong kết quả của các nghiên cứu trước. Cuối
cùng, hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo là phần hết sức quan
trọng cần được các tác giả rút ra từ Tổng quan. Tổng quan nghiên cứu cần
đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: tính toàn diện (nêu rõ hướng và những cách
tiếp cận nghiên cứu chính, các kết quả quan trọng), tính phê phán (chỉ rõ
hạn chế và khoảng trống nghiên cứu), tính phát triển (chỉ ra các hướng
nghiên cứu trong tương lai) và tính lựa chọn (lựa chọn một/một vài hướng
nghiên cứu cho công trình của mình).

2.1. GIỚI THIỆU

Một nghiên cứu sinh (NCS) rất quan tâm tới việc phát triển khách
hàng sử dụng dịch vụ giao dịch ngân hàng qua mạng (Internet
banking) cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa trên kinh

36
nghiệm công tác trong ngành ngân hàng, cô đã đề xuất một danh mục
các nhân tố ảnh hưởng tới việc khách hàng sử dụng dịch vụ này.
Danh mục này bao gồm đầy đủ các nhân tố cá nhân/tổ chức của
khách hàng, nhân tố về nhận thức của họ đối với dịch vụ và các đặc
điểm dịch vụ cũng như đặc điểm của ngân hàng. Tổng số có tới 17
nhân tố và NCS bắt đầu lo lắng vì danh mục các nhân tố quá dài.
Một NCS khác đề xuất đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa lòng tin
(trust) và hành vi chia sẻ tri thức giữa các đồng nghiệp trong các tổ
chức hành chính công. Với kinh nghiệm làm việc trong khu vực công,
NCS thấy đây là đề tài hay và có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, NCS rất
ngạc nhiên khi hội đồng xét duyệt đề tài không thông qua và đề nghị
NCS làm rõ vì sao cần nghiên cứu đề tài này.
Cả hai NCS trên đều đã có quan niệm tiến bộ về nghiên cứu đó là:
phát hiện hoặc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố. Tuy nhiên, họ đều
mắc một sai lầm: Đó là các nhân tố/mối quan hệ hay mô hình nghiên cứu
mà họ đề xuất đều dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, quan sát của cá nhân, hoặc
vào các báo cáo công tác của một số cơ quan thực tế. Mặc dù chủ đề và
danh mục các nhân tố (cũng như mối quan hệ cần nghiên cứu giữa các nhân
tố đó) hứa hẹn mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn, song những vấn đề này có
thể đã được nghiên cứu kỹ ở các công trình khoa học trước. Nói cách khác,
việc lựa chọn chủ đề cũng như các câu hỏi nghiên cứu cụ thể cho đề tài của
các NCS này đã không dựa trên việc tổng quan cẩn thận các nghiên cứu
được thực hiện trước đó.
Chương này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản và một số kỹ năng
thực hiện tổng quan nghiên cứu và xây dựng câu hỏi nghiên cứu. Mục tiêu
chính của chương là giúp người đọc:
- Nhận diện một số cách làm sai phổ biến khi tiến hành tổng
quan nghiên cứu;
- Hiểu rõ hơn về mục tiêu và vai trò của tổng quan nghiên cứu
- Hiểu rõ hơn các yêu cầu đối với tổng quan nghiên cứu;
- Nắm rõ quy trình và thực hành một số kỹ năng tổng quan
nghiên cứu.

37
2.2. MỘT SỐ QUAN NIỆM VÀ CÁCH LÀM SAI LẦM VỀ TỔNG
QUAN NGHIÊN CỨU

Quan niệm 1:
Tổng quan nghiên cứu chỉ là một phần
riêng biệt, ít liên quan tới các phần khác
trong đề tài
Ở thời điểm 2013, về cơ bản các đề tài khoa học các cấp cũng như các
luận văn, luận án Tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế - quản lý đều có phần Tổng
quan nghiên cứu. Tuy nhiên, phần Tổng quan nghiên cứu thường mới chỉ là
một phần riêng biệt, tách rời, không có mối liên hệ chặt chẽ với các phần
khác trong đề tài. Sự tách rời này thường được biểu hiện cụ thể như sau:
- Chủ đề, câu hỏi và mô hình nghiên cứu được lựa chọn một
cách tương đối độc lập với tổng quan nghiên cứu. Phần tổng
quan nhiều khi được thực hiện sau khi đề tài và câu hỏi
nghiên cứu đã được xác định. Phần tổng quan chỉ là phần thể
hiện rằng các tác giả đã có đọc các nghiên cứu trước.
- Các phần khác của báo cáo nghiên cứu như Sự cần thiết phải
nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, hay Bình luận về kết
quả nghiên cứu có mối liên hệ không chặt chẽ với phần Tổng
quan nghiên cứu.
Với cách hiểu và thực hành như trên, Tổng quan nghiên cứu đã không
thể hiện được vai trò nền móng của công trình nghiên cứu.
Quan niệm 2:
Tổng quan nghiên cứu là liệt kê các
công trình và kết quả những công
trình nghiên cứu trước

Nhiều công trình khoa học, đặc biệt là các luận án Tiến sĩ, phần Tổng
quan thường được viết dưới dạng liệt kê. Các tác giả thường liệt kê và lần
lượt tóm tắt các nghiên cứu trước. Nhiều tác giả cũng phân chia Tổng quan
các nghiên cứu quốc tế và Tổng quan các nghiên cứu trong nước thành hai
phần riêng biệt. Ở phần cuối Tổng quan, một số kết luận về kết quả và hạn

38
chế của các nghiên cứu trước, cũng như khoảng trống lý thuyết thường được
rút ra khá đột ngột, thiếu luận giải và không có sức thuyết phục.
Hiểu và viết Tổng quan dưới dạng liệt kê như trên có một số hạn chế.
Thứ nhất, việc liệt kê các nghiên cứu không cho phép tác giả tổng hợp
những kết quả chính đã được nghiên cứu. Với cách làm này, tác giả sẽ rất
khó so sánh và phát hiện những mâu thuẫn trong lý thuyết, phương pháp và
kết quả của những nghiên cứu trước. Chính vì vậy, tác giả sẽ rất khó khăn
trong việc đi tìm những khoảng trống nghiên cứu. Thứ hai, có thể có rất
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến một đề tài. Vì vậy, việc liệt kê
công trình không bao giờ đủ và thường gây ra sự nhàm chán cho độc giả.
Quan niệm 3:
Chất lượng của Tổng quan nghiên cứu
phụ thuộc vào số công trình đã được
đọc và tổng hợp

Quan niệm này có liên quan tới quan niệm số 2. Khi Tổng quan được
viết dưới dạng liệt kê, nhiều tác giả và thành viên hội đồng nghiệm thu có
xu hướng mong muốn phần Tổng quan phải đề cập tới càng nhiều các
nghiên cứu liên quan càng tốt. Tất nhiên, đọc và tóm tắt được nhiều công
trình liên quan là điều tốt. Song tới một mức nào đó, các tác giả phải dừng
lại vì không thể tìm đọc mãi. Vì vậy, số lượng công trình đã đọc chỉ là một
tiêu chí để đánh giá chất lượng phần Tổng quan. Tiêu chí quan trọng hơn là
việc các tác giả có tổng hợp được các hướng nghiên cứu, các kết quả và hạn
chế cơ bản của nghiên cứu trước hay không.

2.3. VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN

Đối với mỗi đề tài nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu giúp luận giải sự
cần thiết của đề tài và tạo nền móng để đề tài có thể kế thừa về cơ sở lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chức năng luận giải được thực hiện
thông qua việc chỉ rõ khoảng trống tri thức của các công nghiên cứu trước.
Tổng quan chính là cơ sở để đưa ra ý tưởng mới cho nghiên cứu. Trong khi
đó, chức năng kế thừa lại được thực hiện thông qua việc tổng hợp các lý
thuyết, kết quả, phương pháp nghiên cứu đã được tiến hành làm cơ sở cho

39
việc áp dụng vào đề tài nghiên cứu mới. Tổng quan giúp minh chứng tính
khoa học của các khái niệm, các luận điểm và phương pháp mà đề tài áp
dụng, từ đó tạo lập độ tin cậy của nghiên cứu. Ngoài ra, tổng quan cũng
giúp chỉ rõ các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực, nhờ đó các tác giả có thể
định vị được nghiên cứu của mình. Hai chức năng cơ bản này được thực
hiện thông qua ba vai trò cụ thể sau:

2.3.1. Tổng hợp những nghiên cứu trước

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm tri thức mới. Vì vậy, xuất phát
điểm cực kỳ quan trọng của một đề tài chính là hiểu biết về những “tri thức
cũ” hay những công trình đã nghiên cứu về chủ đề liên quan. Những công
trình nghiên cứu trước này chính là “vai người khổng lồ” - là nền móng để
các nghiên cứu tiếp tục phát triển tri thức mới.
Vì vậy, vai trò đầu tiên của phần Tổng quan đó là giúp mọi người
hiểu rõ cách tiếp cận, phương pháp, kết quả, ý nghĩa và hạn chế của những
nghiên cứu trước. Đây chính là nền móng của đề tài nghiên cứu mới. Phần
ví dụ cuối chương sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vai trò này.

2.3.2. Xác định khoảng trống tri thức

Với mục tiêu phát triển tri thức mới, nghiên cứu sẽ chỉ có ý nghĩa khi
hướng tới những khoảng trống tri thức mà những nghiên cứu trước chưa đề
cập tới. Việc xác định các khoảng trống tri thức này là tiền đề của một
nghiên cứu mới. Tất nhiên những luận giải về khoảng trống tri thức phải
được thực hiện một cách có hệ thống, chặt chẽ và logic. Bạn đọc có thể
tham khảo cách trình bày khoảng trống nghiên cứu trong các ví dụ ở
Chương 10 và Chương 11.

2.3.3. Định hướng nghiên cứu mới

Trên cơ sở tổng hợp và xác định khoảng trống tri thức, phần Tổng
quan cần chỉ ra được những hướng nghiên cứu mới cho việc phát triển tri
thức. Những đề xuất này có thể về chủ đề mới, nhân tố mới, khung cảnh

40
hoặc phương pháp mới. Những hướng nghiên cứu này có thể nhiều hơn
phạm vi và khả năng của một đề tài.

2.4. NỘI DUNG TỔNG QUAN

Không có một khuôn mẫu chung về phần Tổng quan cho các công
trình nghiên cứu trước. Tuy nhiên, để có thể làm nền móng và định hướng
tốt cho các nghiên cứu mới, phần Tổng quan thường có những nội dung
sau đây:

2.4.1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu

Phần Tổng quan cần nêu các nghiên cứu trước đã áp dụng những
trường phái lý thuyết nào khi nghiên cứu chủ đề này. Các tác giả cần tóm tắt
luận điểm chính của các trường phái và một số công trình tiêu biểu đã áp
dụng từng trường phái. Chương 4 sẽ trình bày rõ hơn thế nào là lý thuyết.
Ví dụ khi nghiên cứu về Đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp,
các công trình có thể tiếp cận từ góc độ Hiệu quả kinh tế/Năng lực mũi
nhọn/hoặc Thể chế. Phần Tổng quan về các trường phái lý thuyết có thể
tóm tắt dưới dạng sau:
- Cách tiếp cận Hiệu quả cho rằng đa dạng hóa sản phẩm
nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.
Một doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm nhằm tạo ra
một danh mục sản phẩm bổ sung cho nhau về thời điểm mùa
vụ, về luồng tiền và về thị trường, v.v... Một số nghiên cứu
điển hình theo trường phái này gồm nghiên cứu của Chandler
(1990), Williamson (1985) hay nghiên cứu về ma trận sản
phẩm của BCG (1970) v.v...
- Cách tiếp cận dựa vào Năng lực cho rằng một doanh nghiệp
chỉ nên đa dạng hóa sang những lĩnh vực phù hợp với năng
lực mũi nhọn mà doanh nghiệp có. Như vậy, các sản phẩm,
dù đa dạng, đều phải có “mẫu số chung” - và mẫu số chung
đó chính là năng lực mũi nhọn của doanh nghiệp. Một số
nghiên cứu tiêu biểu về trường phái này gồm những nghiên

41
cứu về năng lực mũi nhọn của Prahalad và Hamel (1995) và
chiến lược dựa trên nguồn lực (Barney, 1990).
- Cách tiếp cận Thể chế: Cả hai cách tiếp cận trên đều giả định
doanh nghiệp có thể điều chỉnh nguồn lực phù hợp. Tuy
nhiên, ở một số môi trường, việc điều chỉnh nguồn lực thông
qua tuyển dụng hay sa thải nhân viên hoàn toàn không dễ
dàng. Hơn nữa, tính bất định trong môi trường rất cao. Như
vậy, một doanh nghiệp còn “thừa” nguồn lực (lao động/văn
phòng/thiết bị, ...), hoặc lo ngại về tính thiếu ổn định của môi
trường đều nên đa dạng hóa sản phẩm.... Nói cách khác, sự
thiếu hụt thông tin và sự ổn định trong môi trường kinh
doanh có thể là một nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp đa dạng
hóa. Những nghiên cứu tiêu biểu áp dụng trường phái này
bao gồm nghiên cứu về đa dạng hóa sản phẩm của doanh
nghiệp ở các nền kinh tế chuyển đổi của các tác giả Li, Li và
Tan (1998).
Một sự so sánh giữa các trường phái thường mang lại sự thú vị cho
phần Tổng quan. Thông thường các trường phái có thể khác nhau về cấp độ
phân tích, giả định, các nhân tố liên quan và logic về mối quan hệ giữa các
nhân tố.

2.4.2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính

Các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện trong những bối cảnh
nào? Bối cảnh có thể là vùng, ngành, quốc gia, nhóm đối tượng nghiên cứu.
Bối cảnh là một yếu tố quan trọng khi tổng quan vì bối cảnh khác nhau có
thể đưa lại kết quả rất khác nhau. Ví dụ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ
kinh doanh giữa các đối tác ở các nước phát triển có thể không phù hợp ở
các nền kinh tế chuyển đổi – nơi mà điều kiện về thể chế còn kém phát triển.
Độc giả có thể tham khảo ví dụ ở Chương 11, Phần II, mục 2.
Tương ứng với từng bối cảnh, phần tổng quan cũng cần chỉ rõ những
nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên cứu (định nghĩa về
các loại nhân tố được trình bày ở Chương 4). Một chủ đề có thể có nhiều

42
hơn một nhân tố mục tiêu, tùy thuộc vào cấp độ nghiên cứu (ví dụ: cấp quốc
gia, tỉnh, vùng, v.v...), tính chất của nhân tố (ví dụ: cái giá của tham nhũng
có thể xét trên giác độ tài chính, kinh tế, hay xã hội), hay tính chất của chủ
đề (ví dụ: sự phát triển vùng có thể thể hiện bằng các nhân tố như tăng
trưởng kinh tế, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường). Những nhân tố nào
được nghiên cứu nhiều nhất? Những nhân tố nào còn ít được chú ý?
Mỗi nhân tố mục tiêu lại có thể có nhiều nhân tố tác động. Ví dụ, vốn,
lao động, công nghệ được hiểu là những nhân tố tác động tới sự tăng trưởng
kinh tế. Các nghiên cứu trước đã nghiên cứu những nhân tố tác động nào?
Nhân tố nào được nghiên cứu nhiều nhất? Ít nhất? Tương tự như vậy với các
nhóm nhân tố khác.
Nói tóm lại, mục này cần thể hiện rõ bối cảnh và những nhân tố (mô
hình) đã được các công trình trước nghiên cứu đề cập đến. Đó có thể là nhân
tố mục tiêu, nhân tố tác động, nhân tố kết quả, nhân tố điều tiết, hay nhân tố
trung gian. Một định nghĩa chi tiết về các loại nhân tố này sẽ được trình bày
ở chương 4 - Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu.

2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu chính

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu
nào? Nghiên cứu hiện tại cần điểm lại các phương pháp nghiên cứu - tương
ứng với bối cảnh và mô hình mà các nghiên cứu trước đã áp dụng. Điều này
sẽ rất hữu ích cho phần bình luận về hạn chế của nghiên cứu hiện tại cũng
như thiết kế của nghiên cứu của nó.

2.4.4. Các kết quả nghiên cứu chính

Các kết quả nghiên cứu chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ
giữa các nhân tố. Khi thực hiện tổng quan về các kết quả nghiên cứu đã
tiến hành trước đây cần chú ý nhóm chúng theo một số nhóm sau:
- Những kết quả có sự nhất quán cao nhất giữa các nghiên cứu;
- Những kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu;

43
- Sự nhất quán hay mâu thuẫn của kết quả có liên quan tới bối
cảnh hay phương pháp nghiên cứu khác nhau hay không?

2.4.5. Hạn chế của nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức

Đây là phần khó nhất của Tổng quan. Phần này đòi hỏi các tác giả
phải đánh giá được đóng góp cũng như những hạn chế của các nghiên cứu
trước. Tuy nhiên, nếu làm tốt các nội dung ở trên thì phần này sẽ dễ dàng
hơn. Tùy theo chủ đề mà các tác giả có thể trình bày hạn chế theo các cách
khác nhau. Trình bày hạn chế theo các nội dung ở trên (lý thuyết, bố cảnh
nghiên cứu, phương pháp, v.v...) sẽ dễ dàng và đơn giản hơn.
Trên cơ sở những hạn chế của các nghiên cứu trước, các tác giả có thể
đề xuất các hướng nghiên cứu mới. Các hướng nghiên cứu này có thể cần
nhiều hơn một đề tài để thực hiện. Các hướng nghiên cứu mới có thể được
đề xuất dưới các dạng sau:
- Chủ đề nghiên cứu mới: Ví dụ, cùng trong lĩnh vực quản trị
tri thức, các tác giả có thể đề xuất chủ đề nghiên cứu về quan
hệ giữa cảm xúc và sáng tạo tri thức - một chủ đề hiện còn ít
được quan tâm.
- Câu hỏi nghiên cứu mới: Các tác giả có thể đặt ra câu hỏi
nghiên cứu mới cho một chủ đề cũ. Ví dụ, mặc dù nghiên
cứu về tham nhũng khá nhiều, song chi phí/cái giá cụ thể của
tham nhũng thì chưa được xác định rõ trong các nghiên cứu ở
Việt Nam. Các tác giả có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể về
cái giá của tham nhũng đối với người dân, doanh nghiệp, sự
phát triển của tỉnh/ngành và của quốc gia.
- Bối cảnh nghiên cứu mới: Nhiều nghiên cứu từng được thực
hiện ở các nước phát triển, hoặc ở các nền văn hóa phương
Tây – nơi hệ thống thể chế rất phát triển, hệ thống thông tin
cũng khá sẵn có và đầy đủ. Các tác giả có thể đề xuất thực
hiện các nghiên cứu đó ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi
– nơi hệ thống thể chế còn thiếu và yếu, hệ thống thông tin
lại không đầy đủ, hoặc có văn hóa khác biệt nếu yếu tố thể
chế và văn hóa có thể có tác động tới kết quả.

44
- Mô hình nghiên cứu mới: Mô hình mới liên quan tới biến mới
(nhân tố mới), quan hệ mới. Nhiều chủ đề mới chỉ được
nghiên cứu dưới dạng các mô hình tĩnh (ví dụ: lòng tin ảnh
hưởng như thế nào tới mối quan hệ kinh doanh giữa các đối
tác) mà chưa nghiên cứu dưới dạng mô hình động (ví dụ:
lòng tin được xây dựng và phát triển như thế nào). Trong
điều kiện đó, việc đề xuất mô hình động (sự phát triển của
lòng tin) cũng là một hướng nghiên cứu mới.
- Phương pháp nghiên cứu mới: Nếu các công trình trước có
hạn chế về phương pháp (ví dụ: chủ yếu mới thực hiện dưới
dạng nghiên cứu định tính) thì việc đề xuất nghiên cứu áp
dụng các phương pháp mới (ví dụ: kiểm định diện rộng hoặc
phương pháp phân tích đảm bảo độ tin cậy cao hơn) cũng
hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, các tác giả cần luận giải rõ
phương pháp mới sẽ mang lại những giá trị mới gì.

2.5. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHẦN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Với vai trò và nội dung như trên, phần Tổng quan nghiên cứu cần đáp
ứng được các yêu cầu sau đây:
- Tính toàn diện: Một vấn đề có thể đã có rất nhiều nghiên cứu
liên quan. Tính toàn diện của phần tổng quan không có
nghĩa là nhà nghiên cứu phải đọc hết các nghiên cứu đó.
Tính toàn diện đòi hỏi nhà nghiên cứu phải nêu rõ các
trường phái lý thuyết chính (kinh điển và hiện đại) được sử
dụng khi nghiên cứu vấn đề này như thế nào và những công
trình nổi bật của từng trường phái. Ngoài ra, các nhà nghiên
cứu cũng cần nêu rõ sự khác biệt giữa các cách tiếp cận đó.
Đối với nghiên cứu ứng dụng, phần trình bày các trường
phái chính cần nêu rõ những ứng dụng (hoặc lời khuyên)
thực tiễn kèm theo luận điểm lý thuyết.
- Tính phê phán: Phần tổng quan cần chỉ rõ những hạn chế
và/hoặc khoảng trống nghiên cứu mà những nghiên cứu trước
chưa giải quyết được. Đây là yêu cầu rất khó song là điều bắt
buộc đối với các đề tài nghiên cứu. Một số hạn chế thường
gặp

45
có thể là các nghiên cứu trước chưa phát hiện/đề cập tới nhân
tố (biến số) quan trọng, chưa nghiên cứu ở các bối cảnh khác
biệt, chỉ nghiên cứu ở trạng thái tĩnh hoặc chưa sử dụng
phương pháp nghiên cứu đủ chặt chẽ. Đối với các nghiên cứu
ứng dụng, hạn chế nghiên cứu có thể liên quan tới việc trợ
giúp các nhà thực tiễn khi giải quyết vấn đề.
- Tính phát triển: Phần tổng quan cần chỉ rõ những hướng
nghiên cứu mới (hoặc những câu hỏi thực tiễn cần tiếp tục
nghiên cứu). Yêu cầu này gắn chặt với yêu cầu về tính phê
phán của phần Tổng quan.
- Tính lựa chọn: Một đề tài nghiên cứu cần có trọng tâm,
không nên quá dàn trải. Các nhà nghiên cứu phải lựa chọn
trong số rất nhiều “khoảng trống” một vấn đề vừa tầm với đề
tài của mình. Thông thường, sau phần tổng quan các tác giả
phải xây dựng được một khung lý thuyết (hoặc mô hình)
nghiên cứu để định hướng cho quá trình nghiên cứu.
Giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng có yêu cầu hơi khác
nhau về phần Tổng quan. Bảng 2-1 so sánh yêu cầu phần tổng quan trong
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

46
Bảng 2-1: Các yêu cầu của phần
tổng quan lý thuyết

Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng

• Tính toàn diện: • Tính toàn diện:


- Lý thuyết kinh điển - hiện - Các trường phái lý thuyết
đại - và quá trình phát triển. chính liên quan tới vấn đề
- Các trường phái chính liên và những ứng dụng thực
quan tới vấn đề. tiễn kèm theo.
- Làm nổi rõ sự khác biệt - Làm nổi rõ sự khác biệt giữa
giữa các cách tiếp cận. các trường phái trên phương
diện ứng dụng (Lời khuyên
khác nhau từ các trường phái
• Tính phê phán: Chỉ rõ những khác nhau).
hạn chế và “khoảng trống” của • Tính phê phán: Chỉ rõ những
các nghiên cứu trước liên quan hạn chế và “khoảng trống” của
tới lý thuyết. các nghiên cứu trước liên quan
• Tính phát triển: Đưa ra những tới việc ứng dụng cụ thể.
hướng hoặc vấn đề cần tiếp • Tính phát triển: Đưa ra những
tục nghiên cứu. câu hỏi của thực tiễn cần tiếp
• Tính lựa chọn: Lựa chọn hoặc tục nghiên cứu.
phát triển mô hình nghiên cứu. • Tính lựa chọn: Lựa chọn mô
hình nghiên cứu phù hợp với
bối cảnh.

2.6. MỘT SỐ KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN

2.6.1. Lựa chọn bài đọc

Mỗi chủ đề nghiên cứu đều có nhiều công trình, bài báo, hay sách
viết. Các nguồn tài liệu chính cho tổng quan bao gồm tạp chí chuyên ngành,
sách chuyên khảo, luận án và các báo cáo nghiên cứu. Một số cơ sở dữ liệu
điện tử cung cấp tài liệu tiếng Anh rất hữu ích (ví dụ: ScienceDirect,
Proquest), có thể tìm kiếm nhanh chóng.

47
Trong nghiên cứu khoa học kinh tế - quản lý, nếu chỉ tham khảo giới
hạn ở các công trình tiếng Việt thường là không đủ. Tuy nhiên, việc phải
đọc cả các công trình công bố ở tạp chí và sách quốc tế đặt ra một thách
thức lớn đối với các nhà nghiên cứu vì có quá nhiều công trình liên quan
tới một chủ đề. Trong những tình huống này, việc lựa chọn công trình phù
hợp để tổng quan là hết sức quan trọng. Một số tiêu chí giúp lựa chọn tốt
các công trình phù hợp bao gồm:
- Công trình được trích dẫn nhiều: Số lượng trích dẫn là một
chỉ số cho biết mức độ nổi tiếng của công trình. Bạn đọc có
thể bắt đầu bằng việc sử dụng Scholar.Google để tham khảo.
Ngoài ra, bạn đọc cũng nên tham khảo ý kiến của những
người từng nghiên cứu trong lĩnh vực của mình.
- Công trình có tính kinh điển: Đây thường là những công trình
cũ song là nền móng của chủ đề nghiên cứu. Các công trình
này giúp tác giả nghiên cứu hiểu rõ xuất phát điểm của chủ
đề nghiên cứu và những luận điểm ban đầu. Các công trình
kinh điển có thể được xác định dễ dàng qua tần suất trích dẫn
cũng như bình luận ở các công trình đã nghiên cứu trước đây.
- Những bài báo tổng quan về chủ đề nghiên cứu: Một số tạp
chí quốc tế có đăng những công trình Tổng quan về chủ đề
nghiên cứu. Đây sẽ là những bài báo hết sức hữu ích cho các
tác giả vì nhiều công đoạn tổng quan đã được thực hiện.
Trong lĩnh vực quản lý, Academy of Management và Journal
of Management thường có những bài tổng quan này. Tuy
nhiên, không phải lĩnh vực nào và chủ đề nào cũng có thể
may mắn tìm được những bài báo tổng quan như vậy.
- Những bài báo được công bố trên những tạp chí uy tín:
Những bài báo được công bố trên tạp chí uy tín sẽ có được
nhiều độc giả chấp nhận hơn. Thực tế, những bài báo này
cũng thường là những công trình có chất lượng cao.
- Những công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự:
Những công trình được nghiên cứu trong bối cảnh tương tự

48
sẽ giúp các tác giả tham khảo được vấn đề nghiên cứu,
phương pháp và quy trình nghiên cứu. Ngoài ra việc so sánh
kết quả cũng có thể phát hiện ra một số điều thú vị.
- Những công trình cập nhật: Những công trình cập nhật
thường có phần tổng quan và phương pháp hiện đại. Tuy
nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Thông thường các tác giả có thể đọc lướt phần tóm tắt (abstract) để
xếp thứ tự ưu tiên các công trình cần đọc kỹ.

2.6.2. Tóm tắt công trình

Đọc kỹ càng và hiểu rõ các công trình khoa học là một công việc
không dễ dàng. Vì vậy, sau khi đọc xong một công trình, nhiều người liền
dừng lại, tạm nghỉ và chuyển sang đọc công trình tiếp theo. Với cách làm
này, chỉ cần đọc độ 3 -5 công trình là nhiều tác giả sẽ quên nội dung của
công trình trước hoặc lẫn lộn giữa các công trình. Vì vậy, một kỷ luật nên
làm là thực hành tóm tắt công trình ngay sau khi đọc xong.
Thông thường, mỗi công trình cần tóm tắt một số điểm như sau:
- Câu hỏi nghiên cứu chính của công trình (hoặc mục tiêu
nghiên cứu cụ thể của công trình);
- Cơ sở lý thuyết và khung/mô hình nghiên cứu, bao gồm các
giả thuyết (nghiên cứu định lượng) hoặc các luận điểm
(nghiên cứu định tính);
- Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu;
- Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu;
- Hạn chế và những hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày
trong công trình;
- Bình luận và ý tưởng của riêng mình về việc áp dụng công
trình cho nghiên cứu (phần này nên viết rõ là ý tưởng của
riêng người đọc về hạn chế của công trình và hướng nghiên
cứu tiếp theo).

49
Một công trình chỉ cần tóm tắt khoảng từ 1/2 trang tới 1 trang, với
những ý chính. Tùy theo ý thích, có người tóm tắt ngay vào bản cứng của
công trình, có người ghi tóm tắt vào máy tính. Như ở phần dưới sẽ trình bày,
việc ghi vào máy tính có lợi thế là sau này có thể sử dụng Excel hoặc phần
mềm khác để tổng hợp.

2.6.3. Tổng hợp các công trình đã đọc

Phần khó khăn nhất chính là tổng hợp những công trình nghiên cứu đã
đọc. Nếu không tổng hợp tốt, phần viết Tổng quan sẽ nhanh chóng trở thành
“liệt kê” những công trình trước. Cách tổng hợp tốt nhất là so sánh, tổng kết
các nghiên cứu trước theo từng chủ đề cụ thể (ví dụ: khái niệm, trường phái
lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động, phương
pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu mới).
Trên cơ sở đó tổng kết xu hướng, những vấn đề được đề cập nhiều, những
vấn đề có sự thống nhất cao và những vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Một trong những cách mà bạn đọc có thể thực hành việc tổng hợp, so
sánh là sử dụng chức năng “sort” của Excel. Các ý chính của các công trình
được đưa vào từng ô (cell) (kèm theo cột ghi rõ tác giả và năm công bố).
Sau đó mã hóa từng ô (cell) tùy theo nội dung.
- “Mã 1” có thể bao gồm các phạm trù chung, có tính bao quát
như “khái niệm”, “lý thuyết”, “phương pháp”, v.v…
- “Mã 2” bắt đầu đi sâu hơn cho từng loại của “Mã 1” - ví dụ:
trong nghiên cứu về chữ tín. “Khái niệm” chữ tín: có khái
niệm thiên về “nhận thức”, có khái niệm thiên về “cảm xúc”
và cũng có khái niệm thiên về “tính toán”. Khi đó, “Mã 2” có
thể là “nhận thức”, “cảm xúc”, hay “tính toán”.
Khi đã gán các mã cho các ô, có thể tiến hành “sort” toàn file theo cột
mã hóa. Như vậy, những ý tưởng, vấn đề chung của nhiều công trình sẽ
được sắp xếp cạnh nhau, giúp cho việc so sánh và tổng hợp dễ dàng hơn.
Bảng dưới đây là minh họa về việc tổng kết các nghiên cứu về “lòng
tin” (trust). “Mã 1” ở đây là về “Khái niệm” (Nhà nghiên cứu có thể tiến

50
hành tương tự với các “Mã 1” khác). Tương ứng với “Khái niệm”, cột “Mã
2” bắt đầu phân loại các khái niệm thành “Cảm xúc”, “Nhận thức”, “Hành
vi”, “Cấp độ”, v.v… Các mã này có thể thay đổi tùy theo cách mà nhà
nghiên cứu phát hiện và tổng hợp nghiên cứu. Song khi tập hợp như bảng
này, nhà nghiên cứu có thể dễ dàng so sánh quan điểm của các tác giả.

Bảng 2-2: Ví dụ về tổng hợp các nghiên cứu trước về chủ đề “lòng tin”

Tác giả Năm Ý tưởng chính Mã 1 Mã 2 Mã 3


Axelrod 1984 Bằng cách nào mọi người Giả Tính
theo đuổi lợi ích của riêng định toán
mình mà không cần có một
lực lượng chỉ đạo bắt buộc
họ phải hợp tác?

Axelrod 1984 …
Blois 1999 Lòng tin và sự tín nhiệm: Khái Cảm
lòng tin có yếu tố cảm xúc, niệm xúc
còn sự tín nhiệm thì không.
Lòng tin phụ thuộc vào
thiện chí của đối tác chứ
không chỉ là độ ổn định của
hành động. Sự tín nhiệm
phụ thuộc vào năng lực đã
được kiểm chứng, trong khi
lòng tin phụ thuộc vào cam
kết.
Blois 1999 …
Dasgupta 1988 Lòng tin liên quan tới uy tín Khái Nhận
và uy tín cần phải được xây niệm thức
dựng.
Dasgupta 1988 …
Doney and 1997 Lòng tin chính là cảm nhận Khái Nhận
Cannon về năng lực và sự ưu ái của niệm thức
đối tác

51
Tác giả Năm Ý tưởng chính Mã 1 Mã 2 Mã 3
Doney and 1997 Ba cấp độ lòng tin: 1) tin cá Khái Cấp
Cannon nhân, 2) tin vào tổ chức, 3) niệm độ
tin vào thể chế.
Doney and 1997 …
Cannon
Gambetta 1988 Lòng tin bao gồm: 1) ý định, Khái Ý
2) kiến thức và kỹ năng của niệm định,
đối tác để thực hiện tốt công năng
việc. lực
Hardin 1991 Về cơ bản, lòng tin là mong Khái Tính
đợi dựa trên lý trí về hành vi niệm toán
vị lợi của đối tác
Hardin 1991 …
Lewicki 1995 Trong công việc có ba loại Khái 3 loại
and Bunker lòng tin: 1) lòng tin dựa trên niệm
sự trừng phạt: hành động để
tránh bị trừng phạt, 2) lòng
tin dựa trên hiểu biết: hiểu
về tính ổn định trong hành
vi của đối tác, 3) lòng tin
dựa trên tình cảm: hiểu và
nội hóa mong muốn và ý
định của đối tác.
Lewicki 1995 …
and
Bunker
Lewis and 1985 Có ba khía cạnh của lòng Khái Loại
Weigert tin: nhận thức, cảm xúc và niệm hình
hành vi.
Lòng tin đứng ở giữa thái
cực hiểu hoàn toàn rõ và
hoàn toàn không biết gì về
đối tác. Nhưng nhận thức
không dẫn tới lòng tin.

52
53
Trên cơ sở sự trợ giúp của Excel, các tác giả có thể lập các bảng so
sánh theo chủ đề (mã). Từ đó, việc viết Tổng quan theo chủ đề (trường phái
lý thuyết, mô hình, phương pháp, kết quả, v.v…) sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn
đọc cũng có thể tìm hiểu và sử dụng các phần mềm tiên tiến khác như Nvivo
hay Endnote để hỗ trợ cho quá trình tổng quan.

2.7. VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT TỔNG QUAN

Dưới đây là một ví dụ về cách viết Tổng quan theo chủ đề/vấn đề mà
không liệt kê theo tác giả1. Đây là trích lược phần Tóm tắt Tổng quan
nghiên cứu về Tổ chức học tập và Quản trị dựa trên tri thức, thuộc Đề tài
Nghiên cứu Khoa học cấp Bộ của TS. Nguyễn Văn Thắng và cộng sự
(2010).

Bảng 2-3: Ví dụ về Tổng quan nghiên cứu

Ví dụ Giải thích
Trên thế giới, ngay từ năm 1983, Các tác giả bắt đầu
Schon đã khẳng định khái niệm “tổ với chủ đề lớn và nói
chức học tập” sẽ trở thành một trong rõ chưa có sự thống
những vấn đề nóng bỏng trong quản nhất trong các nghiên
lý. Kể từ đó, giới nghiên cứu và các cứu về chủ đề.
nhà quản lý thực tiễn đã rất quan tâm
tới vấn đề này và câu hỏi trọng tâm
của trường phái quản lý này là: “một
tổ chức thực hiện việc học tập như thế
nào?” Tuy nhiên, chưa có câu trả lời
thống nhất và tuyệt đối.

1
Bạn đọc có thể tìm ví dụ tốt về một bản Tổng quan đầy đủ ở các Luận án Tiến sĩ
nước ngoài hoặc các bài báo Tổng quan (Review) quốc tế.

54
Ví dụ Giải thích
Nhìn chung, chúng ta có thể nhóm các Các tác giả phân
nghiên cứu về tổ chức học tập và chuyển loại các nghiên
giao tri thức thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất cứu về chủ đề
tiếp cận từ góc độ tư duy và nghiên cứu các thành các nhóm
vấn đề như tiếp nhận, phân phối, sáng tạo và khác nhau.
lưu trữ tri thức tổ chức (Huber, 1991). Sau đó, tóm tắt
Nhóm này nhấn mạnh tới nội dung của tri cách tiếp cận, ý
thức và quá trình cập nhật do các nhân tố tưởng chính và
bên trong và bên ngoài tổ chức thực hiện nêu tên các tác giả
(Grant, 1996; Spender, 1996; Cohen and chính trong từng
Levinthal, 1990). Các giải pháp cơ bản giúp nhóm.
tăng cường việc tiếp nhận và chia sẻ tri thức
Điều khó khăn
trong cách tiếp cận này bao gồm việc xây
nhất chính là việc
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tăng cường các
các nhà nghiên
hoạt động đào tạo, chia sẻ thông tin và giữ
cứu phải phân
nhân viên giỏi.
nhóm công trình
Nhóm thứ hai tiếp cận từ hành vi tổ chức, và so sánh các
như thói quen và quy trình của tổ chức nhóm nghiên cứu
(Cohen, 1991; Cohen and Bacdayan, 1994; khác nhau.
Levitt and March, 1988). Giả định lớn nhất
của nhóm này là việc liên tục cải tiến quy
trình và hành vi hoạt động tập thể sẽ cho Việc lựa chọn trích
phép tổ chức phản ứng tốt với những thay dẫn các tác giả
đổi của môi trường. Cách tiếp cận này cho cũng quan trọng.
rằng tri thức tổ chức được tích tụ tốt nhất Không thể trích
trong quy trình, chính sách và cơ cấu tổ dẫn tất cả các tác
chức. Nói cách khác, tri thức mới cần được giả đã nghiên cứu
“thể chế hoá” trong quy trình và chính sách về chủ đề, cũng
mới của tổ chức nhằm tăng cường khả năng khó có thể trích
đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của môi trường dẫn tất cả các tác
kinh doanh. Ví dụ, tri thức mới về xu hướng giả mà nhà nghiên
và lực lượng lao động trên địa bàn có thể cứu đã đọc. Vì
dẫn tới việc thay đổi chính sách tuyển dụng vậy, các tác giả
hoặc đào tạo nhằm thu hút và lưu giữ tốt phải chọn lọc.
hơn nhân viên giỏi cho công ty.

55
Ví dụ Giải thích
Nhóm thứ ba mới xuất hiện trong một
số năm gần đây, nhấn mạnh hơn tới các yếu tố
xã hội và văn hóa trong tổ chức, chú trọng
nhiều tới tình huống học tập và việc thể chế
hóa các hoạt động xã hội (Lave and Wenger,
1991; Brown et al., 1989; Gherardi et al.,
1998). Cách tiếp cận này chú trọng tới các yếu
tố văn hóa công ty và sự tương tác giữa các
thành viên của tổ chức trong việc thúc đẩy
hoặc hạn chế chia sẻ tri thức. Một tổ chức có
sự chia sẻ tri thức tốt là tổ chức mà có mọi
người có niềm tin vào tổ chức và với nhau
(Marsall, Nguyễn Văn Thắng và Bryant,
2005), có nhiều hoạt động xã hội cùng nhau,
chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức và
chia sẻ một số tiêu chuẩn văn hóa cốt lõi.
Sự đa dạng của các trường phái đặt ra thách Các tác giả bình
thức cho việc xây dựng một mô hình hóa quá luận là các
trình tiếp thu tri thức trong tổ chức. Tuy trường phái thực
nhiên, các trường phái trên không hề mâu ra không mâu
thuẫn mà thực sự bổ sung cho nhau. Một mô thuẫn.
hình tổng hợp về học tập từ các trường phái
trên hoàn toàn có thể xây dựng và kiểm định.

56
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên Chuyển sang
cứu về quá trình chuyển giao tri thức trong nghiên cứu ở Việt
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong Nam, các tác giả
thập kỷ qua. Các công trình này đề cập tới các nêu rõ hướng
yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển giao tri nghiên cứu và
thức, như niềm tin và chính sách (công trình một số tác giả
của giáo sư Lyles và đồng sự, 1997), năng lực chính mà nhà
tiếp nhận (Tiến sỹ Phan Thục Anh và đồng sự, nghiên cứu đã
2005), giá trị văn hóa (Giáo sư Napier, 2006) đọc.
và các cơ chế học tập phù hợp với các loại tri
thức (Tiến sỹ Hong và Nguyễn Văn Thắng,
2009).

Ví dụ Giải thích
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới Các tác giả bình
dừng lại ở việc tìm kiếm các giải pháp “vạn luận về hạn chế
năng” về chia sẻ tri thức cho mọi tổ chức, của các nghiên
công ty. Trong khi đó các công ty có vốn đầu cứu ở Việt Nam.
tư nước ngoài ở Việt Nam lại rất khác biệt về Sự khác biệt về
môi trường tổ chức nói chung và sự trợ giúp khung cảnh đặt
của công ty mẹ nói riêng (về nhân sự, công ra các câu hỏi về
nghệ, hạ tầng thông tin, v.v...). Liệu các sự phù hợp của
phương pháp chia sẻ tri thức có hiệu quả kết quả nghiên
giống nhau trong các điều kiện môi trường cứu trước. Từ đó
khác nhau hay không? Ví dụ, liệu phương luận giải sự cần
pháp đào tạo tập huấn có phát huy hiệu quả thiết của nghiên
giống nhau trong các điều kiện khác nhau cứu này.
không? Nếu không, khi nào nên sử dụng
phương pháp nào là tốt nhất? Đề tài này
nghiên cứu và giúp làm rõ các vấn đề trên.

57
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vai trò của phần Tổng quan các nghiên cứu trước là gì?
2. Các nội dung chính trong phần Tổng quan nghiên cứu trước bao gồm
những gì?
3. Tổng quan nghiên cứu trước có thể coi là cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
được không? Vì sao?
4. Các yêu cầu đặt ra với Tổng quan các nghiên cứu trước là gì?
5. Khi tiến hành Tổng quan nghiên cứu trước, bạn cần thực hiện những
công việc gì? Vì sao nói Tổng quan nghiên cứu đòi hỏi cả tính kỷ luật và
sự sáng tạo?

58
Chương 3

PHÁT TRIỂN CÂU HỎI


NGHIÊN CỨU

TÓM TẮT

Xác định câu hỏi nghiên cứu là công việc ý nghĩa quan trọng trong
việc định hướng nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu chưa dành đủ
thời gian và công sức để phát triển câu hỏi nghiên cứu. Nhiều công trình
chưa nêu rõ câu hỏi nghiên cứu hoặc có câu hỏi nghiên cứu chung chung,
không có khả năng định hướng cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, sai lầm phổ
biến nhất trong nghiên cứu kinh tế - quản lý hiện nay là còn có sự lẫn lộn
giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý.
Chương này trình bày những chuẩn mực và quy trình xây dựng câu
hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu là những tri thức cần biết song chưa
được biết trong lĩnh vực chuyên môn. Câu hỏi nghiên cứu hướng vào vấn đề
mang tính quy luật (tri thức), có cơ sở thực tiễn và/hoặc lý thuyết. Các nhân
tố/yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng. Cuối cùng, câu hỏi
nghiên cứu phải có khả năng trả lời được. Điểm khác cơ bản giữa câu hỏi
nghiên cứu khác với câu hỏi quản lý thực tiễn là câu hỏi nghiên cứu hướng
vào tri thức mới, trong khi câu hỏi thực tiễn hướng tới giải pháp giải quyết
vấn đề.
Bản thân việc đặt câu hỏi nghiên cứu đã là một kết quả nghiên cứu
quan trọng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần dành thời gian và công sức để
phát triển câu hỏi nghiên cứu một cách cẩn thận. Quy trình và các tiêu chuẩn
của câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong chương này sẽ là một tham
khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu.

59
3.1. GIỚI THIỆU

Năm 2009, một cơ quan thanh tra nhận thấy hiệu lực của các kết luận
và kiến nghị thanh tra không cao. Cụ thể là có tình trạng khá phổ biến
các đơn vị được thanh tra không thực hiện kiến nghị thanh tra và tiếp
tục kháng nghị lên cấp cao hơn. Cơ quan thanh tra muốn thực hiện
một nghiên cứu với câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu lực
thanh tra?”Đây là câu hỏi xuất phát trực tiếp từ nhu cầu thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu mong đợi là bộ giải pháp để nâng cao hiệu lực
thanh tra. Một nhóm chuyên gia được giao nhiệm vụ thực hiện nghiên
cứu này.
Sau một thời gian thảo luận, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc xây
dựng bộ giải pháp cần có sự tham gia của các lãnh đạo và phòng/ban
chức năng của cơ quan. Bản thân nhóm nghiên cứu rất khó có thể đề
xuất giải pháp phù hợp do không nắm hết thông tin liên quan. Hơn
nữa giải pháp phụ thuộc rất nhiều vào cam kết và nguồn lực cụ thể
của cơ quan. Vì vậy, nghiên cứu có lẽ chỉ nên tập trung vào việc phát
hiện nhân tố cơ bản tác động tới hiệu lực thanh tra. Câu hỏi nghiên
cứu được chuyển theo hướng: “Những nhân tố nào ảnh hưởng tới
sự tự giác chấp hành kiến nghị thanh tra của đối tượng thanh
tra?”. Tuy nhiên đây là câu hỏi rộng, chung và có thể có nhiều nhân
tố đã được các nghiên cứu trước chỉ rõ.
Sau khi tham khảo các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước,
nhóm nghiên cứu đề xuất câu hỏi nghiên cứu với phạm vi hẹp hơn
nhiều, đó là: “Quy trình thanh tra ảnh hưởng như thế nào tới nhận
thức và hành vi sau thanh tra của đối tượng thanh tra?”. Đây là câu
hỏi cụ thể, hướng vào nhân tố quan trọng song chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống trong thực tiễn thanh tra. Từ kết quả này, nhóm
nghiên cứu có thể kiến nghị đổi mới quy trình nhằm nâng cao hiệu lực
thanh tra. Câu hỏi nhận được sự thống nhất của cơ quan thanh tra vì
nó vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa chưa được chú ý trong những năm
trước đó.

Ví dụ trên cho thấy bản thân các câu hỏi nghiên cứu đã là một kết
quả khoa học. Các câu hỏi nghiên cứu không thể chỉ đặt theo lối mòn mà
phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc đặt câu hỏi nghiên cứu

60
không hề dễ dàng, song lại chưa được chú trọng trong thực hành nghiên
cứu. Chương này giúp bạn đọc:
- Hiểu rõ vai trò của câu hỏi nghiên cứu trong đề tài khoa học;
- Nhận dạng những sai lầm phổ biến khi đặt câu hỏi nghiên cứu;
- Hiểu và ứng dụng được quy trình đặt câu hỏi nghiên cứu;
- Hiểu rõ các tiêu chuẩn của câu hỏi nghiên cứu tốt.

3.2. VÌ SAO CẦN ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Sau khi xác định chủ đề nghiên cứu và lựa chọn hướng nghiên cứu,
công việc hết sức quan trọng tiếp theo là đặt câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi
nghiên cứu là câu hỏi cụ thể mà công trình cần phải trả lời. Đó là những câu
hỏi hướng tới tri thức (thuộc chủ đề) chưa biết nhưng cần được biết.
Câu hỏi nghiên cứu là xuất phát điểm quan trọng của một đề tài vì
những lý do sau:
a) Câu hỏi nghiên cứu cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu
Đôi khi mục tiêu nghiên cứu được trình bày dưới dạng chung. Khi đó
việc đặt các câu hỏi cụ thể sẽ giúp tác giả và người đọc hiểu rõ đề tài dự
định tìm kiếm tri thức gì. Vai trò này chỉ có thể thực hiện được khi câu hỏi
nghiên cứu được đặt dưới dạng câu hỏi cụ thể. Ví dụ, một đề tài nghiên cứu
về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức có thể đặt mục tiêu và các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các
yếu tố tổ chức tới sự gắn kết của nhân viên
Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Các đặc tính của Tầm nhìn và Sứ mệnh của tổ chức có ảnh
hưởng như thế nào tới sự gắn kết của nhân viên?
- Phong cách lãnh đạo của cấp trên trực tiếp tác động thế nào
tới sự gắn kết của nhân viên?

61
- Sự phù hợp giữa chuẩn mực giá trị của cá nhân và các tiêu
chuẩn giá trị của tổ chức có ảnh hưởng thế nào tới sự gắn kết
của nhân viên?
- Mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng như thế nào tới
sự gắn kết của nhân viên?
b) Câu hỏi nghiên cứu định hướng nghiên cứu
Khi mục tiêu nghiên cứu được chuyển hóa thành câu hỏi nghiên cứu
cụ thể, đề tài có nhiệm vụ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Câu hỏi
nghiên cứu càng rõ ràng bao nhiêu thì thiết kế nghiên cứu càng cụ thể bấy
nhiêu. Câu hỏi cụ thể sẽ giúp các tác giả không bị mất phương hướng hoặc
dàn trải khi thực hiện nghiên cứu. Họ sẽ xác định rõ hơn cần đọc tài liệu gì,
thu thập dữ liệu gì và phân tích như thế nào.
c) Câu hỏi nghiên cứu xác lập ý nghĩa của đề tài
Khi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể, các tác giả có thể đánh giá
được liệu câu trả lời có thực sự mang lại tri thức mới hoặc thực sự được
quan tâm. Việc cân nhắc và lựa chọn những câu hỏi có ý nghĩa về lý thuyết
và thực tiễn giúp tăng ý nghĩa khoa học cho đề tài.

3.3. MỘT SỐ SAI LẦM KHI ĐẶT CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Có nhiều đề tài không nêu câu hỏi nghiên cứu. Điều này không nhất
thiết là hạn chế nếu mục tiêu nghiên cứu đã được trình bày cụ thể và rõ
ràng. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi nghiên cứu, một số sai lầm có thể gặp phải
như sau:
Sai lầm 1: Lẫn lộn giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi thực tiễn
Rất nhiều nhà nghiên cứu và NCS bắt đầu đề tài nghiên cứu của mình
bằng câu hỏi từ thực tiễn. Ví dụ một số câu hỏi như:
- Làm thế nào để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí ở doanh
nghiệp ngành gỗ?
- Giải pháp nào thúc đẩy thị trường Bất động sản ở Hà Nội giai
đoạn 2013 - 2018?

62
- Làm thế nào để quản lý rủi ro ở Ngân hàng Nông nghiệp &
Phát triển Nông thôn?
Đây là những câu hỏi mang nặng tính “giải quyết vấn đề” của nhà
quản lý. Trả lời được những câu hỏi này thường chỉ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn vấn đề đặc thù của đối tượng nghiên cứu, tại một thời điểm cụ thể, chứ
khó rút ra bài học có tính quy luật cho nhiều đối tượng có đặc điểm tương tự
nhưng không thuộc phạm vi của đề tài. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu không
thể tìm câu trả lời trực tiếp cho các câu hỏi trên vì họ không thể hiểu hết và
theo sát cả một quá trình để hiểu được những thông tin nội bộ và đặc điểm
đặc thù của đối tượng. Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cũng không nên
hướng trọng tâm nghiên cứu của mình vào các giải pháp vì đóng góp chính
của khoa học là ở tri thức mới (phát hiện những vấn đề mang tính quy luật,
áp dụng cho nhiều đối tượng), không phải giải pháp giải quyết vấn đề đặc
thù của một đối tượng.
Sai lầm 2: Câu hỏi “vạn năng”
Ở rất nhiều các đề tài, câu hỏi nghiên cứu được đặt theo trình tự
như sau:
- Hiện trạng của vấn đề cần nghiên cứu (ví dụ: sự gắn kết của
nhân viên với tổ chức) như thế nào?
- Nguyên nhân của những hạn chế là gì?
- Giải pháp gì để giúp cải thiện tình hình?
Đây là những câu hỏi “vạn năng” vì nó có thể được đặt ra cho mọi đề
tài mà chỉ cần thay vấn đề nghiên cứu cụ thể là xong. Những câu hỏi nghiên
cứu như trên chỉ có thể là điểm xuất phát cho việc cụ thể hóa câu hỏi nghiên
cứu. Bản thân chúng chưa thể là câu hỏi nghiên cứu tốt vì các lý do chính
như sau:
- Những câu hỏi này thiếu cụ thể, không giúp định hướng
nghiên cứu rõ ràng. Các tác giả sẽ không biết cần mô tả cụ
thể những gì trong hiện trạng, hoặc có thể nghiên cứu những
nhóm nguyên nhân nào, v.v…

63
- Bộ câu hỏi này dựa trên giả định là các vấn đề đều nên và có
thể phân tích được nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp.
Đây là tư duy đơn, một chiều. Trong lĩnh vực kinh tế, quản
lý, các nhân tố có sự tác động qua lại rất phức tạp. Trong
nhiều trường hợp, việc phân tích nguyên nhân với dữ liệu tin
cậy là rất khó và không cần thiết. Dưới đây là một ví dụ như
vậy:
Năm 2013, trong một cuộc trao đổi giữa một tổ chức tài trợ quốc tế và
một nhóm nghiên cứu về chủ đề tham nhũng, nhóm nghiên cứu có đề xuất
một câu hỏi nghiên cứu là “có những nguyên nhân nào gây ra tham nhũng
trong quan hệ giữa doanh nghiệp dân doanh Việt Nam và cán bộ công chức
địa phương?” Đây là dạng câu hỏi rất thường gặp trong các đề tài nghiên
cứu ở Việt Nam. Theo logic thông thường, việc xác định rõ nguyên nhân sẽ
giúp đề xuất giải pháp phù hợp.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế và lãnh đạo tổ chức tài trợ đã
không đồng ý với câu hỏi nghiên cứu này. Thứ nhất, với dữ liệu và nguồn
lực hiện tại, đánh giá nguyên nhân của tham nhũng một cách tin cậy và chắc
chắn là việc làm quá khó. Bất cứ kết quả như thế nào cũng là kết quả gây
tranh cãi. Thứ hai, phân tích nguyên nhân chưa chắc đã là cách làm duy nhất
để đề xuất giải pháp hiệu quả. Trong điều kiện các nhân tố liên quan có mối
quan hệ chằng chịt nhiều chiều, có lẽ cách tiếp cận tốt hơn là mô phỏng bản
đồ các mối quan hệ đó và xác định các điểm chốt để đề xuất giải pháp. Vì
vậy, câu hỏi nghiên cứu cần được đặt lại theo hướng tiếp cận mới.
Sai lầm 3: Câu hỏi nghiên cứu thiếu cơ sở
Một số tác giả đề tài, nhất là các học viên cao học và NCS, có suy
nghĩ là câu hỏi nghiên cứu thì chưa cần phải có cơ sở. Điều này rất nguy
hiểm vì các lý do sau:
- Câu hỏi không dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu trước dễ
bị trùng lặp, không luận giải được tính mới của nghiên cứu.
- Câu hỏi không dựa trên cơ sở lý thuyết khó xác định nhóm
nhân tố mà đề tài tập trung nghiên cứu.
- Câu hỏi không dựa trên bối cảnh cụ thể (ví dụ: doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoặc ngân hàng thương mại Việt Nam) có nhiều
64
khả năng không khả thi do thiếu hoặc không thể thu thập
được dữ liệu phù hợp.
Như vậy không phải chỉ kết quả nghiên cứu mới cần có cơ sở, mà
ngay từ câu hỏi nghiên cứu đã cần có cơ sở vững chắc.
Thiếu cơ sở khoa học, nhiều tác giả đặt câu hỏi dưới dạng “Những
nhân tố nào ảnh hưởng tới vấn đề nghiên cứu”. Đây đã là một cố gắng
vượt qua sai lầm 1 và 2 để hướng vào tri thức mới (mối quan hệ giữa các
nhân tố). Tuy nhiên, câu hỏi nghiên cứu cần cụ thể hơn mới có thể thực
hiện được vai trò định hướng và xác lập ý nghĩa của đề tài. Trừ những chủ
đề quá mới, về cơ bản các câu hỏi nghiên cứu cần xác định tương đối rõ
nhóm nhân tố nào sẽ được đề tài nghiên cứu.

3.4. PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Về cơ bản, các nghiên cứu khoa học kinh tế và quản lý ở Việt Nam là
nghiên cứu ứng dụng. Trong bối cảnh đó, sai lầm thường gặp nhất là sự
lẫn lộn giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi “quản lý” thực tiễn. Phần này
sẽ bắt đầu bằng việc phân biệt giữa câu hỏi quản lý và câu hỏi nghiên cứu.
Sau đó, quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu sẽ
được trình bày.

3.4.1. Phân biệt câu hỏi ‘quản lý’ và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu suy cho cùng cũng là giúp giải quyết vấn đề thực tiễn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề thực tiễn có thể được giải quyết nhanh chóng mà
không nhất thiết cần phải tiến hành nghiên cứu. Đó là những vấn đề mà
kinh nghiệm, linh cảm, hay hiểu biết sẵn có của nhà quản lý đã đủ để ra
quyết định phù hợp. Nghiên cứu chỉ cần thiết đối với những vấn đề cần
có tri thức mới để xây dựng giải pháp phù hợp.
Đề tài nghiên cứu khoa học không trực tiếp giải quyết vấn đề thực tiễn
mà chỉ phát hiện, kiểm định tri thức mới để từ đó giúp các nhà quản lý giải

65
quyết vấn đề thực tiễn. Như vậy, câu hỏi ‘quản lý’ và câu hỏi nghiên cứu có
khác nhau. Bảng dưới đây so sánh hai loại câu hỏi này.

Bảng 3-1: So sánh câu hỏi quản lý và


câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi quản lý Câu hỏi nghiên cứu


Ví dụ VD1: Làm thế nào để nâng VD1: Văn hóa tổ chức ảnh
cao sự gắn kết của nhân hưởng thế nào tới sự gắn kết
viên? của nhân viên?
VD2: Có nên cấm giáo VD2: Học sinh học thêm có
viên phổ thông dạy thêm phát triển tốt hơn về trí tuệ,
hay không? cảm xúc, chuẩn mực giá trị
không?
Trọng Hướng tới giải pháp giải Hướng tới tri thức mới (hiểu
tâm quyết vấn đề thực tiễn biết về mối quan hệ giữa các
nhân tố, về quy luật)
Định Câu hỏi dưới dạng quyết Câu hỏi dưới dạng các nhân tố
dạng định và hành động của nhà và mối quan hệ giữa chúng
quản lý (làm thế nào…? (nhân tố A và B có quan hệ
Giải pháp gì?) như thế nào?)
Cơ sở Câu hỏi được đặt ra dựa Câu hỏi đặt ra dựa trên
trên vấn đề thực tiễn và bối khoảng trống tri thức
cảnh
cụ thể
Đánh Câu hỏi chỉ có thể có kết Câu hỏi có thể có kết quả (câu
giá quả dựa trên thực tiễn vận trả lời) với mức độ tin tưởng
kết hành các giải pháp cao dựa vào dữ liệu được thu
quả thập

Những vấn đề/câu hỏi quản lý thường cụ thể cho một đối tượng hoặc
mang tính thời sự nóng hổi, được nhiều người quan tâm vào từng thời điểm.
Nhiều nhà nghiên cứu muốn sử dụng luôn các câu hỏi đó, như “làm thế nào
‘giải cứu’ thị trường bất động sản?”, “làm thế nào để tái cơ cấu nền kinh
tế”, hay “giải pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục đại học?” v.v... Đây
có thể là những xuất phát điểm phù hợp cho đề tài, song sẽ là sai lầm nếu
coi đó là câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Không đề tài khoa học nào có thể
“giải cứu” thị trường bất động sản, hoàn thiện hệ thống kế toán công ty A,

66
hay tái cơ cấu nền kinh tế. Câu hỏi nghiên cứu chỉ liên quan tới những thông
tin hoặc quy luật chúng ta chưa biết hoặc chưa hiểu rõ mà thôi.

3.4.2. Chuyển hóa câu hỏi ‘quản lý’ thành câu hỏi nghiên cứu

Nếu coi câu hỏi quản lý là xuất phát điểm của đề tài thì công việc tiếp
theo là chuyển hóa các câu hỏi quản lý này thành câu hỏi nghiên cứu. Đó là
quá trình chuyển hóa câu hỏi về hành động (làm thế nào) thành câu hỏi về
tri chức (những gì chưa biết hoặc chưa hiểu rõ). Sơ đồ sau minh họa quy
trình này.

Hình 3-1: Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu

1. Giới hạn,
cụ thể hóa
câu hỏi quản lý

2. Xác định
5. Đặt câu hỏi những tri thức
nghiên cứu Không cần có

3. Tổng quan –
4. Kiểm tra xác định khoảng
tính khả thi trống tri thức

Bảng 3-2 mô tả và minh họa các công đoạn của quy trình này chuyển
hóa này.

67
Bảng 3-2: Quy trình chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu

Các
Nội dung Ví dụ
bước
1. Giới Đề tài có thể Một đề tài có thể bắt đầu bằng câu hỏi lớn:
hạn, cụ bắt đầu bằng “Làm thế nào để nâng cao chất lượng quản trị đô
thể hóa chủ đề rộng. thị ở Việt Nam?”
câu hỏi Song để có Tuy nhiên đây có thể là một chủ đề lớn. Các nhà
quản lý thể nghiên nghiên cứu có thể giới hạn bằng việc chỉ chọn vấn
cứu được thì đề sự tham gia của người dân và đặt câu hỏi như:
chủ đề cần “Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người
được trọng dân vào các chính sách và hoạt động phát triển đô
tâm dần. thị?”
2. Xác Bước này bắt Từ câu hỏi đã giới hạn ở trên, có thể bắt đầu bằng
định đầu chuyển câu hỏi chung:
những hóa câu hỏi “Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự tham gia
tri thức từ dạng hành của người dân…?”
cần có động (làm Sau đó đặt ra những câu hỏi với danh mục các nhân
thế nào) tố:
thành dạng - Động lực để người dân tham gia vào quản trị đô
tri thức cần thị là gì?
biết để giúp - Những nhóm người dân nào tham gia mạnh mẽ
hành động nhất? Những nhóm nào ít tham gia nhất?
đúng. - Ý kiến tham gia của nhóm nào được sử dụng
nhiều nhất? Ít nhất?
- Quy trình, hình thức tổ chức nào khuyến khích
được người dân tham gia?
- V.v…
3. Tổng Các tác giả Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân ở đô
quan - đọc và tổng thị đã được thực hiện ở các nước phát triển. Nhiều
xác quan các câu hỏi đã được trả lời, như người nghèo thường ít
định công trình tham gia và ít được lắng nghe, hay khi người dân
khoảng nghiên cứu có mối quan hệ tốt với người cùng khu phố thì họ
trống trước nhằm tham gia nhiều hơn v.v…
tri thức xác định: Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu phải so sánh
- Câu hỏi nào danh mục câu hỏi ở bước 2 với những tri thức đã
trong danh biết. Còn câu hỏi nào chưa có câu trả lời thống
mục ở bước 2 nhất? Câu trả lời nào có thể không đúng hoặc chưa

68
Các
Nội dung Ví dụ
bước
đã có câu trả đầy đủ trong điều kiện ở Việt Nam? Vì sao? Từ đó
lời. họ có thể đặt lại danh mục các câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nào tiềm năng. Ví dụ:
chưa có câu - Các hộ nghèo (có sổ hộ nghèo) và các hộ thu
trả lời. nhập thấp (không có sổ) có tham gia ít hơn so với
- Có thêm các hộ khác hay không? (Câu hỏi này liên quan tới
câu hỏi thú vị bối cảnh ở Việt Nam khi hộ gia đình có sổ hộ
nào từ nghèo sẽ được ưu tiên hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực.
khoảng trống Vì vậy, họ có thể sẽ tham gia nhiều hơn. Các hộ
tri thức. nghèo không có sổ có thể mới chính là các hộ
đứng ngoài cuộc).
- Các hộ mới nhập cư có tham gia ít hơn các hộ sở
tại ở khu phố hay không?
- Ý kiến của người dân thuộc các nhóm nghèo, di
cư có được lắng nghe và sử dụng như những
nhóm khác hay không? v.v…
Các câu hỏi ở bước này cần đảm bảo có tính mới
(chưa được trả lời hoàn chỉnh từ các nghiên cứu
trước) và có ý nghĩa thực tiễn.
4. Danh mục Việc xác định một câu hỏi có khả thi khi trả lời
Kiểm câu hỏi ở không phụ thuộc vào cách trả lời câu hỏi đó cần
tra tính bước 3 có thể lấy thông tin từ đối tượng nào, khi nào, lấy thông
khả thi rất thú vị. tin gì và lấy thông tin như thế nào. Ở giai đoạn này,
Song bước có thể hình dung sơ qua xem các yếu tố này có
này cần kiểm đảm bảo tính khả thi cho việc trả lời câu hỏi nghiên
tra xem liệu cứu hay không.
có thể trả lời Trong ví dụ trên, câu hỏi thứ 3 về việc sử dụng ý
được các câu kiến của các nhóm người dân sẽ khó có dữ liệu
hỏi đó một khách quan nếu thông tin thu thập từ các quan chức
cách tin cậy chính quyền. Vì vậy, có thể câu hỏi này phải được
hay không. chuyển hướng thành “Các nhóm người dân cảm
nhận thế nào về mức độ chính quyền sử dụng ý kiến
đóng góp của họ?”
Nếu các câu hỏi là khả thi, chúng có thể được xếp
vào danh mục câu hỏi nghiên cứu. Nếu chưa khả
thi, các tác giả cần lặp lại quy trình để tìm ra câu

69
hỏi nghiên cứu phù hợp.

70
Chú ý: Danh mục các nhân tố đôi khi chỉ có thể xây dựng sau khi đã
làm tổng quan nghiên cứu vì một số nhân tố ở đây (tạm gọi là construct) có
thể chưa được người nghiên cứu biết đến trước khi làm tổng quan nghiên
cứu. Bước 2 và bước 3 có thể là một vòng lặp con, lồng ghép trong vòng lặp
ở trên.
Việc xác định câu hỏi nghiên cứu là một quá trình không dễ dàng,
đòi hỏi nhà nghiên cứu phải luôn gắn kết giữa vấn đề được quan tâm và
các kết quả nghiên cứu trước. Đây chính là một quá trình tư duy.
Khi chủ đề nghiên cứu quá mới, các nghiên cứu trước thường chưa
giúp định hướng tốt việc lựa chọn và cụ thể hóa câu hỏi (Bước 3). Trong
trường hợp này, các nhà nghiên cứu có thể đặt câu hỏi lớn và quá trình
nghiên cứu sẽ chính là quá trình trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu. Cách
làm này khá rủi ro, phù hợp với các nghiên cứu theo dạng nhân chủng
học, đòi hỏi công sức và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của nhà
nghiên cứu.

3.4.3. Các tiêu chuẩn của câu hỏi nghiên cứu

Các tiêu chuẩn ở đây sẽ không áp dụng cho câu hỏi nghiên cứu chung
cho các chủ đề rất mới vì đối với các chủ đề này câu hỏi nghiên cứu có thể
rất mở. Trường hợp này sẽ ít xảy ra và các nhà nghiên cứu mới cũng không
nên tự mình khám phá các chủ đề đó. Các tiêu chuẩn ở đây được trình bày
cho câu hỏi nghiên cứu thuộc các chủ đề thông thường. Có 4 tiêu chuẩn
quan trọng đối với câu hỏi nghiên cứu:
a) Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật
Câu hỏi nghiên cứu hướng tới mối quan hệ (bản chất, lặp đi lặp lại)
giữa các nhân tố. Những hiểu biết về mối quan hệ giữa các nhân tố thường
trường tồn theo thời gian. Câu hỏi dạng này vì vậy khác với câu hỏi chỉ
mang tính mô tả hoặc câu hỏi hướng vào giải pháp.
Nếu câu hỏi nghiên cứu chỉ mang tính mô tả, dạng như “thực trạng
của chất lượng nguồn nhân lực”, thì câu trả lời sẽ chỉ có ý nghĩa vào
đúng thời điểm nghiên cứu. Ngay sau khi công bố kết quả, “thực trạng”
đã thay đổi.

71
Nếu câu hỏi nghiên cứu hướng vào giải pháp thì cần nhớ rằng không
có giải pháp vạn năng cho mọi tổ chức, ngành, địa phương. Như vậy, giải
pháp đề xuất, nếu may mắn là đúng, sẽ chỉ có ý nghĩa cho ‘đơn vị’ được
nghiên cứu mà không có ý nghĩa rộng rãi. Hơn nữa, những giải pháp này có
thể đã lạc hậu ngay khi công bố công trình do sự thay đổi nhanh chóng của
thực tiễn (hiện trạng).
b) Câu hỏi có cơ sở thực tiễn và/hoặc lý thuyết
Câu hỏi nghiên cứu không thể được đề xuất một cách tùy tiện theo
cảm tính và ý thích của nhà nghiên cứu. Về cơ bản, câu hỏi nghiên cứu phải
có cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học. Cơ sở thực tiễn thể hiện ở chỗ câu hỏi
nghiên cứu gắn với vấn đề thực tiễn đang quan tâm. Trong khi đó, cơ sở
khoa học thể hiện ở việc câu hỏi nghiên cứu hướng vào khoảng trống tri
thức mà các nghiên cứu trước để lại. Việc thực hiện bước 1 và 2 của quy
trình ở mục 2 (Lựa chọn và giới hạn câu hỏi quản lý) sẽ giúp tạo lập cơ sở
thực tiễn tốt cho câu hỏi nghiên cứu. Tương tự, việc thực hiện tốt bước 3
chính là việc xác lập cơ sở khoa học của câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi vừa
được thực tiễn quan tâm vừa hướng vào khoảng trống tri thức thường là
những câu hỏi thú vị, cần nhà nghiên cứu trả lời.
c) Các nhân tố, yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng
Sự rõ ràng cụ thể của câu hỏi phụ thuộc vào sự rõ ràng trong ý nghĩa
và phạm vi của nhân tố đề cập tới. Nếu những nhân tố được đề cập đã được
định nghĩa, đo lường, hoặc có phạm vi rõ ràng trong các nghiên cứu trước
thì sẽ dễ dàng định hướng nghiên cứu. Ngược lại, nếu đây là những nhân tố
trừu tượng, nhân tố có phạm vi rộng hoặc chứa đựng nhiều cách hiểu khác
nhau thì câu hỏi nghiên cứu cũng sẽ không rõ ràng. Kinh nghiệm cho thấy,
nhân tố càng “hoành tráng”, càng “mốt” càng khó định nghĩa rõ ràng.
Ví dụ, câu hỏi nghiên cứu: “Hội nhập quốc tế ảnh hưởng như thế nào
tới tái cấu trúc doanh nghiệp ở ngành A?” là một câu hỏi có các nhân tố
không rõ ràng. Thứ nhất, “hội nhập quốc tế” là một thuật ngữ lớn, không
nói rõ hội nhập của ai (nền kinh tế, ngành, hay địa phương) và về những gì.
Thứ hai, “tái cấu trúc doanh nghiệp” là một thuật ngữ có thể có nhiều
nghĩa. “Tái cấu trúc doanh nghiệp” có thể nói tới việc thay đổi cơ cấu tổ
chức, cơ cấu sản phẩm, thị trường, thậm chí cả sắp xếp lại lao động, v.v...

72
Câu hỏi liên quan tới các nhân tố trừu tượng và không rõ nghĩa như vậy sẽ
không thể thực hiện tốt vai trò định hướng và xác lập giá trị khoa học của
đề tài.
d) Câu hỏi có khả năng trả lời được
Tiêu chuẩn tiếp theo của câu hỏi nghiên cứu là tính khả thi trong việc
tìm bằng chứng để trả lời. Nếu như câu hỏi rất quan trọng, rất thú vị nhưng
không khả thi thì cũng nên loại bỏ khỏi đề tài nghiên cứu. Ví dụ, mặc dù
việc nghiên cứu tác động của một số đặc điểm trong chương trình đào tạo
đại học về quản trị kinh doanh tới sự thành công của các doanh nhân là một
chủ đề thú vị, song nếu nghiên cứu sự thành công thì có thể phải cần tới 10
năm và đó là khoảng thời gian quá dài để một nghiên cứu sinh có thể thực
hiện được. Đây sẽ là một câu hỏi không khả thi cho một nghiên cứu sinh
(song có thể khả thi cho một đề tài nghiên cứu dài hơi).

73
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nêu vai trò của câu hỏi nghiên cứu?


2. Có sự khác biệt nào giữa câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi quản lý không?
Nếu có, hãy nêu mối quan hệ của hai loại hình câu hỏi này? Hãy lấy ví
dụ câu hỏi quản lý và câu hỏi nghiên cứu của cùng một chủ đề.
3. Hãy nêu các bước chuyển hóa câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên
cứu? Có phải khi nào một câu hỏi quản lý cũng cần có câu hỏi nghiên
cứu tương ứng hay không?
4. Các tiêu chuẩn của một câu hỏi nghiên cứu là gì?
5. Hãy đọc một công trình nghiên cứu bất kỳ. Xác định câu hỏi nghiên cứu
của công trình này. Câu hỏi nghiên cứu trong công trình này có đáp ứng
tốt các tiêu chuẩn mà chương này đề cập hay không?

74
Chương 4
XÂY DỰNG KHUNG
LÝ THUYẾT

TÓM TẮT

Các công trình nghiên cứu đều cần có cơ sở lý thuyết vững chắc,
định hướng cho quá trình nghiên cứu. Kết quả tốt nhất của cơ sở lý thuyết
là một khung lý thuyết giúp nhà nghiên cứu đặt trọng tâm câu hỏi và thu
thập dữ liệu. Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số
và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Khung lý thuyết xác định rõ điều cần
đo lường, mô tả, khám phá, hoặc kiểm định.
Chương này trình bày khái niệm, chuẩn mực và quy trình xây dựng
khung lý thuyết. Để xây dựng khung lý thuyết, thông thường các tác giả
phải lựa chọn một hoặc một vài trường phái lý thuyết chủ đạo làm cơ sở lý
thuyết. Các luận điểm của trường phái lý thuyết chủ đạo sau đó cần được cụ
thể hóa thành nhân tố, biến số và mối quan hệ giữa các nhân tố đó trong bối
cảnh nghiên cứu cụ thể của đề tài.
Tùy theo các đề tài khác nhau mà khung lý thuyết có thể đầy đủ hoặc
sơ khai, được trình bày dưới dạng diễn giải, công thức hay hình vẽ. Tuy
nhiên, khung lý thuyết chính là góc nhìn của tác giả về vấn đề nghiên cứu.
Trong nhiều trường hợp, có nhiều góc nhìn khác nhau và tác giả phải luận
giải cho sự lựa chọn của mình.

4.1. GIỚI THIỆU

Năm 2013 Dự thảo Luật đất đai sửa đổi được đưa ra thảo luận sôi nổi
trên các diễn đàn kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước. Vào thời điểm
này, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cũng đồng hành với một
làn sóng tranh chấp đất đai rộng khắp. Khoảng 70% số vụ tranh chấp
dân sự và hành chính đều liên quan tới đất đai. Tòa án và các cơ quan

75
giải quyết tranh chấp hành chính khá vất vả trong việc tìm giải pháp
cho các vụ tranh chấp đất đai.
Đại đa số các nghiên cứu về vấn đề đất đai ở Việt Nam đều dựa trên
quyền hoặc dựa trên vai trò của Nhà nước, tập trung vào thể chế nhà
nước hoặc các quy định chính thức về quản lý đất đai và quyền về tài
sản. Những nghiên cứu này thường đưa ra những đề xuất hướng vào
cải cách luật pháp, nâng cao năng lực cơ quan nhà nước, hoặc nâng
cao nhận thức người dân - song đều dựa cơ bản trên giác độ thể chế
nhà nước. Sự tương tác quan trọng giữa chuẩn mực văn hóa và hành
vi của nhà nước chưa được phân tích sâu sắc. Thực tế, những cải cách
trong quản lý đất đai dựa trên cách tiếp cận đơn - từ thể chế nhà nước
- chưa hiệu quả.
Trước nhận định trên, Quỹ Châu Á đã chủ trì một nghiên cứu về tranh
chấp đất đai dựa trên cách tiếp cận đa đối tác (multi-actor
perspective). Cách tiếp cận này không chỉ xem xét vai trò của của các
đối tác và thể chế nhà nước, mà còn cả những người sử dụng đất bị
ảnh hưởng, cộng đồng địa phương, các nhà đầu tư và doanh nghiệp
phát triển bất động sản và các bên liên quan khác như báo chí (bao
gồm cả truyền thông truyền thống và mạng xã hội), luật sư và các tổ
chức xã hội khác. Với cách tiếp cận này, tranh chấp không nhất thiết
là do luật pháp chưa đầy đủ hoặc do sai sót, sai phạm khi thực thi.
Tranh chấp nảy sinh do các bên liên quan có “mô hình tư duy” khác
nhau về đất đai và mấu chốt giải quyết tranh chấp sẽ là phát hiện các
mô hình đó và tìm cách thúc đẩy sự hội tụ trong “mô hình tư duy” của
các
Trênbên.
đây là một ví dụ về việc sử dụng khung lý thuyết làm định hướng
cho nghiên cứu. Một vấn đề có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Một
cách tiếp cận mới hứa hẹn mang lại góc nhìn, cách phân tích và nhận định
mới về vấn đề cần nghiên cứu. Đối với mỗi đề tài nghiên cứu, việc lựa chọn
cách tiếp cận để định hướng cho nghiên cứu là cực kỳ quan trọng. Cách tiếp
cận này cần được cụ thể hóa thành khung lý thuyết. Chương này giúp bạn
đọc hiểu rõ khái niệm, quy trình và những kỹ năng trong việc xây dựng
khung lý thuyết nghiên cứu.

76
4.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ KHUNG LÝ THUYẾT (MÔ HÌNH)
NGHIÊN CÚU

4.2.1. Khung lý thuyết là gì?

a) Lý thuyết là gì?
Lý thuyết là một hệ thống khái niệm về các nhân tố và mối quan hệ
giữa chúng, thể hiện cách nhìn nhận về quy luật của thế giới. Linh hồn của
lý thuyết là các luận điểm về mối quan hệ bản chất, lặp lại giữa các nhân tố
và biến số. Ví dụ:
- Lý thuyết về cung cầu là luận điểm về mối quan hệ giữa khối
lượng hàng (cung - cầu) với giá cả.
- Lý thuyết nhu cầu của Maslow là luận điểm về mối quan hệ
giữa việc thỏa mãn các cấp bậc nhu cầu với động lực làm
việc của con người.
- Lý thuyết (mô hình) 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
(1980) là luận điểm về mối quan hệ giữa 5 nhóm nhân tố
(quyền lực của người mua, quyền lực của người bán, mức
độ cạnh tranh, rào cản nhập cuộc và tiềm lực của sản phẩm
thay thế) với mức độ hấp dẫn của ngành.
Như vậy, xương sống của một lý thuyết là mối quan hệ bản chất, lặp
lại giữa các nhân tố, cho dù mối quan hệ này được trình bày rõ ràng hay
chỉ là ngầm ý. Các khái niệm, vai trò, v.v… chỉ là phần mở đầu giúp
chúng ta hiểu rõ hơn luận điểm lý thuyết mà thôi.
Một lý thuyết tốt là lý thuyết đã được kiểm định với kết quả tin cậy
cao và áp dụng nhiều trên thực tế. Nói cách khác, một lý thuyết hay là lý
thuyết mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa lý thuyết với
sản phẩm vận dụng lý thuyết. Ví dụ:
- Đường lối của Đảng, Quy định, Chính sách của nhà nước
không phải là lý thuyết mà chỉ là văn bản thực tiễn thể hiện
việc vận dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề cụ thể của đất
nước.
- Các quy định của tổ chức quốc tế như Tổ chức Phát triển
Liên hợp quốc (UNDP) hay Ngân hàng thế giới (WB) v.v…

77
không phải là lý thuyết mà cũng chỉ là những văn bản thực
tiễn thống nhất cách tính toán một chỉ tiêu hay thực hành một
công việc nào đó.
- Các sách hướng dẫn về thực hành tốt (good practice) trong
việc thực thi một công việc nào đó (ví dụ: thực hành tốt trong
quản trị chất lượng), trong đó chỉ nói tới quy trình cần được
tuân thủ cũng không phải là lý thuyết mà chỉ là sản phẩm ứng
dụng lý thuyết.
b) Khung lý thuyết là gì?
Khung lý thuyết là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và mối
quan hệ liên quan trong công trình nghiên cứu. Khung lý thuyết xác định rõ
điều cần đo lường, mô tả, khám phá, hoặc kiểm định.
Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành nhân tố,
biến số và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định. Mỗi khung lý thuyết
thường là sự áp dụng của một lý thuyết hoặc sự kết hợp của một vài lý
thuyết cơ sở. Vì vậy, không có khung lý thuyết đúng hoặc sai. Các tác giả
cần luận giải liệu có khung lý thuyết phù hợp với chủ đề và khung cảnh
nghiên cứu hay không mà thôi.
Ví dụ, trong nghiên cứu về nhận thức và hành vi của đối tượng thanh
tra (Nguyễn Văn Thắng, 2010), tác giả nghiên cứu đã đề xuất một khung
nghiên cứu như mô phỏng ở hình 4-1.
Khung lý thuyết này chỉ rõ 5 nhân tố (khái niệm) cơ bản:
- Kết quả thanh tra (có lợi hơn so với nhận định ban đầu của
đối tượng thanh tra hay không?);
- Quy trình thanh tra (mức độ công khai, minh bạch, có sự
tham gia của đối tượng thanh tra);
- Thái độ thanh tra (tôn trọng, chuyên nghiệp);
- Nhận thức của đối tượng thanh tra về sự công bằng;
- Hành vi của đối tượng thanh tra sau cuộc thanh tra (tuân thủ
kiến nghị hay kháng nghị tiếp lên cấp trên).
Khung lý thuyết này cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa các nhân tố:
- Các nhân tố về kết quả, quy trình, thái độ thanh tra là nhân tố
tác động (biến độc lập);

78
- Nhân tố nhận thức về sự công bằng là nhân tố trung gian;
- Nhân tố hành vi là nhân tố kết quả (biến phụ thuộc).
Khung lý thuyết này có cơ sở lý thuyết rõ ràng (procedural justice).
Đây hoàn toàn có thể coi là mô hình nghiên cứu của một nghiên cứu định
lượng vì đã có đủ các biến cụ thể và có giả thuyết về mối quan hệ giữa các
biến này (thuận hay ngược chiều).

Hình 4-1: Mô hình về nhận thức công bằng

Kết quả
thanh tra

Quy trình Nhận thức về Hành vi/


thanh tra sự công bằng phản ứng

Thái độ trong
thanh tra

Một số trường hợp khác có khung lý thuyết không đầy đủ như ở ví


dụ trên. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu về thách thức và phương pháp
chia sẻ hiệu quả đối với từng loại tri thức khác nhau, các tác giả (Hong &
Nguyễn Văn Thắng, 2009) sử dụng khung lý thuyết như mô phỏng ở
Bảng 4-1.
Trong khung lý thuyết này, có 2 nhóm nhân tố được xác định từ các
nghiên cứu trước:
- Đặc điểm chức năng của tri thức: Theo cách phân loại này, tri
thức được chia làm ba loại: Tri thức kỹ thuật, tri thức tổ chức
và tri thức chiến lược;
- Phạm vi áp dụng: Theo góc nhìn này, tri thức có hai loại, bao
gồm tri thức mang tính địa phương (áp dụng tùy theo điều
kiện địa phương) và tri thức toàn cầu (áp dụng chung).

79
Vì hai cách phân loại này độc lập nên khi kết hợp lại ta có 6 loại tri
thức cụ thể hơn. Khung nghiên cứu này chỉ rõ các nhà nghiên cứu phải tiến
hành thu thập, phân tích và so sánh xem thách thức và phương pháp chia sẻ
hiệu quả đối với từng loại tri thức đó. So với khung nghiên cứu ở ví dụ trên,
khung nghiên cứu này “mở” hơn, không cụ thể về mối quan hệ giữa các
nhân tố. Những khung nghiên cứu “mở” như thế này thường phù hợp với
dạng nghiên cứu khám phá, nghiên cứu định tính.

Bảng 4-1: Khung lý thuyết nghiên cứu về chia sẻ tri thức


(Hong & Nguyen, 2009)

Tri thức Tri thức Tri thức


kỹ thuật tổ chức chiến lược
Mang - Thách thức - Thách thức - Thách thức
tính địa - Phương pháp - Phương pháp - Phương pháp
phương chia sẻ hiệu quả chia sẻ hiệu quả chia sẻ hiệu quả
Mang - Thách thức - Thách thức - Thách thức
tính toàn - Phương pháp - Phương pháp - Phương pháp
cầu chia sẻ hiệu quả chia sẻ hiệu quả chia sẻ hiệu quả

Phân biệt khung lý thuyết với khung logic


Nhiều nhà nghiên cứu lẫn lộn giữa Khung lý thuyết với Khung logic.
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Khung Logic là một phương pháp phân tích và trình bày kết quả phân
tích, được áp dụng nhiều cho việc xây dựng và quản lý dự án. Khung logic
thường được trình bày dưới dạng ma trận. Chiều dọc của ma trận cụ thể hóa
mục tiêu tổng thể, mục đích của dự án, kết quả đầu ra và các hoạt động của
dự án. Chiều ngang của ma trận thể hiện logic can thiệp, chỉ tiêu, nguồn
thẩm định và các giả định của dự án.
Khung logic hoàn toàn khác với khung lý thuyết nghiên cứu. Khung
logic là một công cụ quản lý thực tiễn. Trong khi đó, khung lý thuyết thể
hiện luận điểm khoa học (có thể dưới dạng mối quan hệ nhân tố), được sử
dụng để định hướng cho quá trình nghiên cứu. Khung logic trình bày các

80
vấn đề quản lý thực tiễn theo cấp độ cụ thể khác nhau. Khung lý thuyết trình
bày các nhân tố và mối quan hệ mang tính quy luật giữa các nhân tố đó.
Phân biệt khung lý thuyết với quá trình nghiên cứu
Một số nhà nghiên cứu cũng lẫn lộn giữa khung lý thuyết với quá trình
nghiên cứu. Ví dụ, có nghiên cứu sinh trình bày khung lý thuyết dưới dạng:
Đặt câu hỏi nghiên cứu, Tổng quan lý thuyết, Thu thập dữ liệu, Phân tích dữ
liệu, Trình bày báo cáo. Thực chất đây là quy trình tiến hành nghiên cứu,
không phải khung lý thuyết cho đề tài.
Quy trình nghiên cứu trình bày các bước tiến hành nghiên cứu (xem
Chương 1). Bất kể đề tài nghiên cứu nào thì quy trình nghiên cứu chung
cũng khá giống nhau ở các bước trên. Khung lý thuyết là kết quả áp dụng lý
thuyết, được thể hiện bằng việc xác định các nhân tố cần nghiên cứu trong
đề tài. Nói chung, các đề tài khác nhau có khung lý thuyết khác nhau.

4.2.2. Vai trò của khung lý thuyết

Đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh
doanh, khung lý thuyết có các vai trò sau:
a) Xác lập rõ góc nhìn lý thuyết của nghiên cứu
Khung lý thuyết là sự cụ thể hóa của trường phái lý thuyết. Mỗi
trường phái lý thuyết là một góc nhìn về vấn đề hoặc cuộc sống. Vì vậy, khi
xây dựng khung lý thuyết các tác giả đã lựa chọn góc nhìn, giả định và luận
điểm cơ bản cho đề tài của mình. Ví dụ, cùng là nghiên cứu về sự phát triển
của tổ chức, các nhà nghiên cứu có thể áp dụng các trường phái lý thuyết
khác nhau:
- Trường phái phát triển dựa trên xây dựng vị thế chiến lược: Đây
là trường phái mà giáo sư Michael Porter là một trong những tác
giả nổi tiếng đã phát triển từ những năm 1980. Trường phái này
cho rằng tổ chức phát triển được là nhờ họ xác lập được vị thế
độc đáo trên thị trường. Những nghiên cứu theo hướng này sẽ
tìm hiểu có những dạng “vị thế” nào (giá cả thấp, chất lượng cao,
v.v…) và tiến trình xây dựng vị thế như thế nào.

81
- Trường phái phát triển dựa trên nguồn lực : Đây là trường phái
hướng nội hơn, cho rằng sự phát triển của tổ chức dựa nhiều vào
việc phát hiện, đầu tư và sử dụng các nguồn lực chiến lược. Đó
là các nguồn lực có giá trị, khan hiếm, khó copy và thay thế và
được sử dụng trong tổ chức. Khung lý thuyết theo hướng nghiên
cứu này sẽ thiên về việc xác định các nguồn lực chiến lược và
quá trình phát triển các nguồn lực đó.
- Trường phái thể chế: Trường phái này lại coi sự tồn tại và phát
triển của tổ chức phụ thuộc vào việc tổ chức đó có tuân thủ “luật
chơi” và tương đồng với các chuẩn mực chung của môi trường
hay không. Nói cách khác, tổ chức càng tương đồng với chuẩn
mực của môi trường thì khả năng tồn tại càng cao. Đứng về mặt
nào đó, trường phái này có phần mâu thuẫn với luận điểm “khác
biệt hóa” của Porter. Nghiên cứu theo hướng này thường quan
tâm tới các nhân tố như sự chấp nhận của xã hội và các nhân tố
ảnh hưởng tới sự chấp nhận đó.
Bạn đọc có thể tham khảo ví dụ về các trường phái lý thuyết nghiên
cứu đa dạng hóa sản phẩm ở Chương 2.
b) Cụ thể hóa các nhân tố, biến số chính cho công việc thu thập dữ liệu
Khung lý thuyết xác định các nhân tố cần nghiên cứu. Việc xác định
rõ các nhân tố chính là định hướng tốt nhất cho công việc xác định đơn vị
phân tích, dữ liệu cần thu thập trong công việc nghiên cứu sau này.
Trong ví dụ về chia sẻ tri thức ở trên, khung nghiên cứu chỉ rõ các tác
giả cần thu thập dữ liệu về thách thức và phương pháp chia sẻ tri thức cho
từng loại tri thức ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó tìm
hiểu xem phương pháp nào có hiệu quả nhất cho từng loại tri thức. Tương
tự, khung nghiên cứu trong đề tài về quy trình thanh tra cho thấy các tác giả
sử dụng từng cuộc thanh tra là đơn vị phân tích, sau đó thu thập dữ liệu về
kết quả, quy trình, thái độ thanh tra, nhận thức của đối tượng thanh tra về
cuộc thanh tra và hành vi của họ sau thanh tra. Đây chính là những định
hướng rất cụ thể cho công việc thiết kế nghiên cứu sau này.
c) Gợi mở giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố

82
Đối với những lý thuyết đã có sự phát triển khá cao thì khung lý
thuyết hoàn toàn có thể gợi mở về mối quan hệ giữa các nhân tố. Ví dụ
nghiên cứu thanh tra thuộc trường hợp này. Tuy nhiên, có những lý
thuyết chưa thực sự phát triển tới mức đó thì việc gợi mở hướng quan hệ
(thuận/ngược chiều) giữa các biến có thể không thực sự rõ ràng.

4.3. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT

4.3.1. Các cấu phần cơ bản của khung lý thuyết

Một khung lý thuyết có các cấu phần chính như sau:


a) Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)
Nhân tố mục tiêu chính là nhân tố trọng tâm của đề tài nghiên cứu. Ví
dụ, một đề tài nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì nhân
tố trọng tâm có thể là lượng vốn, số dự án, loại dự án FDI được thu hút.
Tương tự, một đề tài về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết thì nhân tố trọng tâm phải là chất lượng kiểm toán các báo cáo
tài chính và chất lượng đó có thể được đánh giá từ các góc độ khác nhau.
Việc xác định nhân tố trọng tâm không khó vì đây chính là xuất phát điểm
của việc lựa chọn đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhiều khi
các tác giả “bỏ quên” nhân tố trọng tâm mà dành quá nhiều thời lượng của
công trình để thảo luận những vấn đề ít liên quan.
Trong nghiên cứu định tính, nhân tố trọng tâm thường được nghiên
cứu, mô tả và phân tích dưới dạng:
- Các hình thái khác nhau của nhân tố: Ví dụ, trong một
nghiên cứu về chữ tín giữa các đối tác kinh doanh, “chữ tín”
có thể thể hiện dưới dạng lòng tin giữa các cá nhân hoặc lòng
tin giữa các tổ chức. Đây là hai hình thái khác nhau của “chữ
tín” trong nghiên cứu này (xem Nguyen, Weinstein và
Meyer, 2005). Tương tự, tri thức có tri thức ẩn và tri thức
hiện. Nghiên cứu định tính có thể tìm hiểu và phân tích sâu
các hình thái khác nhau của nhân tố ở những điều kiện khác

83
nhau, hoặc mối quan hệ giữa các hình thái tri thức đó (xem
Nonaka và Takeuchi, 1994).
- Các cấu phần khác nhau của nhân tố: Nghiên cứu định tính
cũng có thể cho phép phát hiện và phân tích các cấu phần
khác nhau của nhân tố. Ví dụ, nghiên cứu của Allen và
Mayer (1990) về cam kết với tổ chức của nhân viên đã xác
định sự cam kết có ba cấu phần: cam kết tình cảm, cam kết
tính toán và cam kết chuẩn mực. Tương tự, nghiên cứu của
Nonaka và Takeuchi (2011) về lãnh đạo khôn ngoan đã đề
xuất một thành tố mới trong phẩm chất của nhà lãnh đạo: khả
năng phán xét khôn ngoan.
- Sự thay đổi của nhân tố qua thời gian: Nghiên cứu định tính
có thể mô phỏng sự phát triển của nhân tố trọng tâm. Đó có
thể là sự thay đổi về chất (về hình thái, về cấu phần), hoặc
đơn giản là về lượng qua các giai đoạn phát triển. Ví dụ,
một nghiên cứu về tranh chấp đất đai có thể mô tả sự phát
triển của mâu thuẫn (hình thái, cấu phần, mức độ) qua các
giai đoạn.
Trong nghiên cứu định lượng, nhân tố trọng tâm thường được thể hiện
là biến phụ thuộc (đôi khi là biến trung gian) trong mô hình. Phần mô tả về
biến phụ thuộc sẽ được trình bày kỹ hơn ở Chương 6.
b) Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác
Một mình nhân tố mục tiêu thường không làm nên một nghiên cứu
đầy đủ, trừ khi đó là nghiên cứu về bản chất, thành phần của một nhân tố rất
mới. Một đề tài hoàn chỉnh thường khám phá hoặc kiểm định mối quan hệ
của nhân tố mục tiêu với các nhân tố khác. Việc kiểm định mối quan hệ
nhân - quả không phải lúc nào cũng khả thi, song các mối quan hệ tương
quan cũng thể hiện sự tác động qua lại của các nhân tố. Các nhân tố có quan
hệ tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu được gọi là các nhân tố tác
động. Trong mô hình định lượng, nhân tố tác động thường được gọi là biến
độc lập.
Ngoài ra, một khung lý thuyết (mô hình) còn có thể có các nhân tố
khác, như nhân tố điều kiện (điều kiện nào để mối quan hệ giữa biến A và B

84
thể hiện rõ nét), nhân tố trung gian, v.v... Bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về
các nhân tố này ở Chương 11 khi thảo luận về Điểm mới của công trình
nghiên cứu.
c) Mối quan hệ của các nhân tố
Trong điều kiện cơ sở lý thuyết đã phát triển ở mức độ cao, khung lý
thuyết có thể thể hiện rõ mối quan hệ giữa các nhân tố dưới dạng giả thuyết
khoa học. Các giả thuyết này cần được kiểm định bằng dữ liệu của nghiên
cứu. Ngược lại, trong điều kiện một lý thuyết còn mới, chưa phát triển hoàn
chỉnh, mối quan hệ giữa các nhân tố có thể chưa rõ ràng.
Một số dạng quan hệ phổ biến được thể hiện trong mô hình nghiên
cứu như sau:
- Mối quan hệ tương quan: Đây là mối quan hệ giữa cặp 2 nhân tố.
Mối quan hệ tương quan có thể thuận (khi A tăng thì B tăng và
ngược lại) hoặc ngược chiều (khi A tăng thì B giảm và ngược lại).
Trong rất nhiều trường hợp, việc phát hiện và kiểm định được mối
quan hệ tương quan giữa các nhân tố cũng được coi là kết quả
nghiên cứu quan trọng.
- Mối quan hệ nhân quả: Quan hệ nhân quả (sự thay đổi của A tác
động hoặc gây nên sự thay đổi của B) là một trường hợp đặc biệt
trong quan hệ tương quan. Việc phát hiện và kiểm định chắc chắn
mối quan hệ nhân quả khó hơn quan hệ tương quan và đòi hỏi phải
áp dụng một số kỹ thuật và thiết kế cụ thể. Suy cho cùng chúng ta
đều muốn xác định các mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, không
phải lúc nào cũng làm được điều này trong lĩnh vực kinh tế, quản lý
và quản trị kinh doanh.
- Mối quan hệ điều tiết (điều kiện): Đây là mối quan hệ “tay ba”, trong
đó quan hệ giữa hai nhân tố phụ thuộc vào một nhân tố thứ ba (sự
thay đổi của A chỉ dẫn tới sự thay đổi của B nếu có C). Ví dụ, nghiên
cứu của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2013) cho thấy chiến lược
xuất khẩu (A) chỉ có tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp (B) trong môi trường thể chế minh bạch (C). Trong
mối quan hệ này, nhân tố C là điều kiện để A và B thực sự có tương
tác

85
với nhau. Trong điều kiện mối quan hệ của các nhân tố đã được
nghiên cứu trước xác lập rõ ràng, việc phát hiện hoặc kiểm định các
điều kiện để các mối quan hệ đó tồn tại cũng là phát hiện quan trọng.
- Mối quan hệ trung gian: Đây cũng là mối quan hệ “tay ba”, nhưng
nhân tố thứ ba lại là trung gian cho hai nhân tố ban đầu (A tác động
tới B thông qua C). Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy:
- Giới tính (nhân tố A) của chủ doanh nghiệp không có quan
hệ trực tiếp tới việc tiếp cận vốn ngân hàng (nhân tố B).
- Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng chủ doanh nghiệp nam
và chủ doanh nghiệp nữ (A) có khác nhau trong việc xây
dựng các mạng lưới quan hệ xã hội (nhân tố C) và
- Mạng lưới quan hệ này lại tác động trực tiếp tới khả năng
tiếp cận vốn (B).
- Như vậy, Giới tính có tác động gián tiếp tới việc Tiếp cận
vốn thông qua việc Xây dựng Quan hệ xã hội (Giới tính =>
Quan hệ xã hội => Tiếp cận vốn).
Tùy sự phát triển của lý thuyết mà mô hình có thể không có đủ yếu
tố 2 (các nhân tố tác động) và 3 (mối quan hệ giữa các nhân tố). Tuy
nhiên, nhân tố trọng tâm luôn luôn có và cần được định nghĩa rõ ràng.

4.3.2. Hình thức thể hiện của khung lý thuyết

Khung lý thuyết có thể được trình bày dưới các dạng khác nhau. Điều
cơ bản nhất là khung lý thuyết này phải định hướng được hoạt động nghiên
cứu cũng như kết cấu báo cáo của công trình nghiên cứu.
a) Trình bày dưới dạng diễn giải
Các tác giả có thể thể hiện khung lý thuyết dưới dạng diễn giải các
khái niệm, nhân tố và mối quan hệ giữa chúng.

86
Ví dụ, trong một nghiên cứu về sự tham gia của người dân vào các
chính sách phát triển của chính quyền địa phương, nhóm nghiên cứu của
Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương áp dụng lý thuyết Các bên liên
quan (Stakeholder Theory)2. Theo lý thuyết này, một bên liên quan nào đó
sẽ tham gia nhiều và được lắng nghe nhiều hơn nếu họ có “Độ nổi bật”
(salience) cao hơn. Độ nổi bật đó lại phụ thuộc vào Quyền lực và Tính hợp
pháp của bên liên quan này. Từ đó nghiên cứu này tiến hành đánh giá Độ
nổi bật của các nhóm người dân khác nhau, tùy theo các yếu tố Quyền lực
(nguồn lực, vị thế, bạo lực, v.v…) và Tính hợp pháp (luật pháp và truyền
thống). Trong ví dụ này, các nhân tố như Độ nổi bật, Quyền lực, Tính hợp
pháp và mối quan hệ giữa chúng chính là khung lý thuyết định hướng cho
nghiên cứu.
b) Trình bày dưới dạng hình vẽ
Đôi khi khung lý thuyết được trình bày dưới dạng hình vẽ nhằm bổ
sung cho phần diễn giải. Cách minh họa bằng hình vẽ sẽ làm người đọc dễ
dàng nhận biết được các nhân tố chính và mối quan hệ giữa chúng. (Cần lưu
ý: Hình vẽ thể hiện quy trình và các bước nghiên cứu không phải là khung
lý thuyết).
Ví dụ, trong một nghiên cứu về Môi trường thể chế cấp tỉnh, Chiến
lược xuất khẩu và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhóm tác giả
Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Bích Ngọc và Scott Bryant (2013) sử dụng mô
hình như minh họa ở Hình 4-2. Trong mô hình này có 3 nhân tố được
nghiên cứu:
- Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp (biến độc lập);
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (biến phụ thuộc);
- Môi trường thể chế cấp tỉnh (biến điều tiết).

2
Nguyen, V. T., Le, Q. C., Tran, T. B., 2013. Citizen Participation in City Governance:
Experiences from Vietnam. UNDP paper series.

87
Hình 4-2: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Nguyễn và cộng sự (2013)

Môi trường tỉnh


- Minh bạch

Xuất khẩu Kết quả


kinh doanh

c) Trình bày dưới dạng công thức toán học


Trong các nghiên cứu định lượng thuộc lĩnh vực kinh tế học các mô
hình thường được thể hiện bằng công thức toán học. Công thức toán học
thực chất cũng là một hình thức mô phỏng mối quan hệ của các biến số.
Trong ví dụ về nghiên cứu Môi trường thể chế cấp tỉnh, Chiến lược xuất
khẩu và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở trên, mô hình nghiên cứu
có thể được thể hiện bằng các công thức sau:
Kết quả kinh doanh = b0 + b1*(Xuatkhau) + R
b1 = g10 + g11*(Minhbach) + u1

4.3.3. Các bước xây dựng khung lý thuyết

Bước 1: Lựa chọn cơ sở (trường phái) lý thuyết cơ bản cho nghiên cứu
Như ở Chương 2 đã trình bày, một vấn đề có thể nghiên cứu từ các
góc nhìn khác nhau. Mỗi trường phái lý thuyết là một góc nhìn và các tác
giả thường phải lựa chọn cơ sở lý thuyết (trường phái lý thuyết) phù hợp
cho nghiên cứu của mình. Như vậy, trước hết các nhà nghiên cứu phải hiểu
được các trường phái lý thuyết có thể giúp giải thích sự vật hiện tượng hoặc
vấn đề mình quan tâm. Ví dụ, một nghiên cứu về việc doanh nghiệp siêu
nhỏ đặt cửa hàng cạnh nhau ở Hà Nội có thể tham khảo các trường phái lý
thuyết sau:

88
Đối với một doanh nghiệp nhỏ, địa điểm kinh doanh là một trong những
quyết định quan trọng khi mới bắt đầu. Nghiên cứu về ảnh hưởng của địa
điểm lên kết quả kinh doanh đã có từ rất lâu (Miron, 2010). Trong lĩnh
vực này, các quyết định về địa điểm được giải thích bởi bốn nhân tố, bao
gồm Chi phí từ địa điểm, Học hỏi đối thủ, Quan hệ xã hội và Sự chấp
nhận của xã hội.
Chi phí từ địa điểm (economic cost):
Theo quan điểm kinh tế học, việc lựa chọn địa điểm được quyết định bởi
tính hiệu quả (chính xác hơn đó là lợi ích tăng thêm) có được nhờ sự tích
tụ sản xuất và tiết kiệm chi phí vận tải (Miron, 2010). Ích lợi của tích tụ
sản xuất có thể còn tăng thêm nhờ có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện,
thị trường nhân công đa dạng và đông đúc, khả năng tiếp cận dễ dàng
tới các nhà cung cấp và thị trường (Boschma và Weterings, 2005). Từ
góc độ này, có thể thấy rằng quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh
phụ thuộc chủ yếu vào chi phí sản xuất và vận tải (đối với cả nguyên
vật liệu và sản phẩm) tại mỗi khu vực địa lý khác nhau.
Cách tiếp cận này trên thực tế giúp chúng ta lý giải tại sao các doanh
nghiệp KHÔNG nên kết mảng cạnh tranh. Bên cạnh chi phí thuê địa
điểm cao vì có nhiều doanh nghiệp trên cùng địa bàn, các cơ sở kinh
doanh còn phải chịu nhiều chi phí vô hình khác. Thứ nhất là mức độ
cạnh tranh hết sức khốc liệt. Sự cạnh tranh này buộc các cơ sở phải liên
tục tìm kiếm và thay đổi phương pháp thu hút khách hàng, làm tăng chi
phí kinh doanh. Thứ hai, do ở gần nhau, các ý tưởng hay đều có thể
nhanh chóng bị bắt chước làm cho việc khác biệt hóa trở nên hết sức
khó khăn. Khi sự khác biệt hóa trở nên khó khăn, các cơ sở chỉ còn
cạnh tranh bằng giá và điều đó không có lợi cho cơ sở kinh doanh.
Ngoài ra, sự hạn chế về địa điểm cũng không cho phép cơ sở mở rộng
kinh doanh một cách dễ dàng.
Học hỏi đối thủ (learning from competitors):
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm hơn
đến mối liên hệ giữa sự tích tụ kinh tế và các mạng lưới quan hệ. Sự sáng
tạo ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào mạng lưới các doanh nghiệp, tạo
ra kiến thức và chuyên môn, luân chuyển các ứng dụng và khám phá
khoa học, tạo điều kiện cho việc marketing sản phẩm (Miron, 2010). Các
mạng lưới với các nhân tố trong cùng một lĩnh vực giúp cho các doanh
nghiệp đạt được các kết quả kinh doanh tốt hơn (Boschma và Weterings,
2005).

89
Có nhiều bằng chứng cho thấy các cơ sở kết mảng cạnh tranh có thể học
hỏi nhau được nhiều hơn. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy mạng lưới
quan hệ trong vùng có ảnh hưởng rất nhiều tới các phát minh của doanh
nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp kết mảng với nhau một phần vì tri
thức (nhất là tri thức ẩn) khó "đi xa" mà lan tỏa dần theo vùng địa lý. Các
cơ sở ở gần nhau có thể có nhiều điểm tương đồng về ngôn ngữ, chuẩn
mực kinh doanh, hay thông lệ kinh doanh – một trong những điều kiện
để có thể học hỏi một cách nhanh chóng. Điều này hết sức quan trọng
với các doanh nghiệp nhỏ.
Mạng lưới quan hệ (social network):
Góc nhìn thứ ba có thể giúp lý giải hiện tượng kết mảng cạnh tranh là
mạng lưới quan hệ. Cách tiếp cận này cho rằng cơ sở kinh doanh kết
mảng cạnh tranh vì chủ doanh nghiệp nhận biết và nắm bắt cơ hội kinh
doanh dựa nhiều vào mạng lưới quan hệ của họ (Nguyễn và đồng sự,
2005). Trong khi đó, các mối quan hệ lại không đến một cách ngẫu nhiên
mà cần được xây dựng qua thời gian. Những người sống và làm việc gần
nhau có điều kiện gặp gỡ nhiều hơn và chia sẻ được nhiều ý tưởng và
mối quan tâm. Ngoài ra, ở gần nhau cũng giúp họ giảm chi phí gặp gỡ và
trao đổi. Đối với các cơ sở là đối thủ cạnh tranh của nhau, khi ở gần
nhau, họ vẫn có nhiều mối quan tâm chung như phải đối mặt với cơ sở
hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực thiếu, v.v… Vì vậy, mặc dù cạnh tranh,
họ vẫn có thể hợp tác để giải quyết các vấn đề chung.
Sự chấp nhận của xã hội (institutional perspective - legitimacy):
Quan điểm thể chế cho rằng các doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm kinh
doanh giúp họ được xã hội chấp nhận nhanh chóng hơn. Đặt địa điểm
kinh doanh trong cùng một địa bàn với các đối thủ cạnh tranh giúp các
doanh nghiệp có được sự chấp nhận này theo các cách sau đây:
- Hình ảnh tương đồng: Ở trong cùng địa bàn với các đối thủ cạnh
tranh tạo ra một sự cảm nhận rằng doanh nghiệp đang làm ăn giống
như các đối thủ khác trong địa bàn đó. Bằng cách này, đặt địa điểm
kinh doanh trong mảng các đối thủ cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp
dễ dàng được biết đến và chấp nhận hơn trong con mắt công chúng
và chính phủ, tăng cường hình ảnh vị thế nhận thức. Nói cách khác,
vị thế của địa bàn đã được chuyển một phần sang cho từng doanh
nghiệp ở trong địa bàn đó.

90
- Học hỏi: Ở gần các đối thủ cạnh tranh cho phép doanh nghiệp học
hỏi các hoạt động đã được chấp nhận từ các đối thủ khác. Theo cách
này, một doanh nghiệp có thể nhanh chóng tuân thủ các nguyên tắc
hay luật chơi và tiêu chuẩn đã được công nhận, giúp cho tăng cường
vị thế chính trị xã hội.
- Cân xứng thông tin: Một trong những thách thức mà khách hàng và
các đối tác kinh doanh khác phải quan tâm khi làm ăn với doanh
nghiệp là vấn đề thông tin không cân xứng: Các đối tác làm ăn không
có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để ra quyết định. Khi đến khu
vực có nhiều đối thủ cạnh tranh, các đối tác kinh doanh này có thể
gặp một vài đối thủ cạnh tranh để thêm thông tin liên quan đến hàng
hóa (ví dụ, giá cả, chất lượng và sự phong phú của sản phẩm). Vì
vậy, ở cùng trong một mảng với các đối thủ cạnh tranh tăng cường
khả năng một đối tác có thể học hỏi và chấp nhận làm việc với doanh
nghiệp tốt hơn là đơn lẻ ở một nơi khác.
- Tận dụng "thương hiệu" của phố: Các cơ sở nhỏ và mới khó tự xây
dựng thương hiệu cho chính mình. Vì vậy, việc chọn địa điểm ở phố
có tiếng về chính sản phẩm đó sẽ tạo cho cơ sở một lợi thế là tận
dụng được thương hiệu của phố. Nói cách khác, khách hàng có thể
không biết tên cửa hàng cụ thể, song ít nhất họ biết tên phố kinh
doanh mặt hàng đó. Riêng điều này cũng đã tăng khả năng khách
hàng tới cửa hàng.3

Trong ví dụ trên, có 3 trường phái lý thuyết cùng có thể giúp giải thích
hiện tượng vì sao các doanh nghiệp siêu nhỏ đặt vị trí cạnh nhau (như ở Hà
Nội). Từ góc nhìn kinh tế, việc các đối thủ “kết mảng” là để giảm các chi
phí vận chuyển, song có thể làm nảy sinh nhiều chi phí khác (giá thuê
cao). Từ góc nhìn “học tập”, các đối thủ đặt cạnh nhau để học hỏi nhau.
Từ góc nhìn “quan hệ xã hội”, các đối thủ ở cạnh nhau vì họ sử dụng mối
quan hệ hợp tác với nhau trong kinh doanh. Cuối cùng, từ góc độ thể chế,

3
Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thanh Bình, 2011. Nghiên cứu động cơ kết mảng
cạnh tranh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ ở Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đào
tạo Ngân hàng. Số 111, tháng 8.

91
việc kết mảng như vậy là để các doanh nghiệp nhỏ và mới dễ được xã hội
chấp nhận hơn.
Khi đã tổng kết được các trường phái lý thuyết, các tác giả phải lựa
chọn. Có một số phương án như sau:
- Tìm cách tổng hợp các trường phái hoặc một vài trường phái để
cùng giải thích hiện tượng. Như ví dụ ở trên, có thể dùng một số
trường phái cùng một lúc (doanh nghiệp kết mảng vừa dựa trên
quan hệ xã hội vừa để học hỏi đối thủ) để giải thích hiện tượng.
Khi đó, mô hình sẽ có tính tổng hợp. Tuy nhiên một mô hình
tổng hợp thường khó thu thập và phân tích dữ liệu.
- Lựa chọn một trường phái hứa hẹn mang lại góc nhìn mới đối
với vấn đề. Lựa chọn này thường được đưa ra khi các trường
phái khác đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu. Khi có một
góc nhìn mới, nhiều khả năng chúng ta cũng hiểu vấn đề tốt hơn.
Trong ví dụ ở trên, các trường phái kinh tế, quan hệ xã hội, học
tập đã từng được nghiên cứu. Trường phái thể chế cho rằng các
quyết định chiến lược của doanh nghiệp nhằm tăng “sự chấp
nhận” của xã hội là cách lý giải mới, hứa hẹn sự thú vị của
nghiên cứu. Vì vậy, các tác giả có thể lựa chọn trường phái này
làm lý thuyết chủ đạo cho nghiên cứu.
Như vậy, khi lựa chọn trường phái lý thuyết để xây dựng mô hình, các
tác giả nên chú ý một số tiêu chí lựa chọn như sau:
- Trường phái lý thuyết chưa được sử dụng nhiều, hứa hẹn mang
lại những lý giải mới về vấn đề nghiên cứu.
- Áp dụng trường phái này gợi mở các nhân tố hoặc mối quan hệ
mới. Trong ví dụ trên, nhân tố mới là “sự chấp nhận” của xã hội
đối với doanh nghiệp và thực tiễn hoạt động của họ.
Bước 2: Trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết
Câu hỏi nghiên cứu đề xuất ở giai đoạn ban đầu thường hoặc là khá
chung (chưa xác định nhân tố tác động cụ thể) hoặc khá nhiều câu hỏi (có
nhiều nhân tố tác động). Các nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một số câu hỏi

92
trọng tâm phù hợp với trường phái lý thuyết chính. Đây chính là quá trình
tương tác hai chiều: câu hỏi nghiên cứu ban đầu định hướng việc lựa chọn
trường phái lý thuyết - việc lựa chọn trường phái lý thuyết lại giúp cụ thể và
trọng tâm hóa bộ câu hỏi nghiên cứu. Ví dụ, một nghiên cứu về hiệu lực
thanh tra có thể có bộ câu hỏi ban đầu và câu hỏi sau khi có cơ sở lý thuyết
như sau:

Bảng 4-2: Câu hỏi nghiên cứu trước và


sau khi có cơ sở lý thuyết

Câu hỏi dựa trên cơ sở lý thuyết


Câu hỏi ban đầu “Công bằng từ quy trình”
(Procedural justice)
1. Đặc điểm đối tượng bị thanh Dựa trên lý thuyết “Công bằng từ
tra (sở hữu, quy mô, ngành quy trình”, nghiên cứu sẽ trọng
nghề, v.v...) có tương quan với tâm vào ảnh hưởng của kết quả,
thái độ và hành vi của họ sau quy trình và thái độ thanh tra đối
thanh tra hay không? với nhận thức và hành vi của đối
2. Tính chất nghiêm trọng của tượng thanh tra. Như vậy, câu hỏi
vấn đề được thanh tra có ảnh được cụ thể hóa và rút gọn thành:
hưởng tới thái độ và hành vi của 1. Kết quả thanh tra có ảnh hưởng
đối tượng thanh tra hay không? như thế nào tới thái độ và hành vi
3. Mức kỷ luật/hình phạt được của đối tượng thanh tra?
đoàn thanh tra kiến nghị có ảnh 2. Quy trình thanh tra có ảnh
hưởng tới thái độ và hành vi của hưởng như thế nào tới thái độ và
đối tượng thanh tra hay không? hành vi của đối tượng thanh tra?
4. Việc giám sát sau thanh tra 3. Thái độ thanh tra có ảnh hưởng
ảnh hưởng như thế nào tới hành như thế nào tới thái độ và hành vi
vi của đối tượng thanh tra? của đối tượng thanh tra?
5. v.v…

Việc trọng tâm hóa câu hỏi nghiên cứu thường gắn liền với việc xác
định các nhân tố được quan tâm chính trong nghiên cứu (nhân tố mục tiêu,
tác động và nhân tố khác). Liệt kê được các nhân tố này là bước khởi đầu
xây dựng khung lý thuyết.

93
Bước 3: Định nghĩa rõ các nhân tố
Để xây dựng được khung lý thuyết, yêu cầu đầu tiên là phải định
nghĩa rõ nhân tố trọng tâm. Nhân tố được định nghĩa rõ là nhân tố có các
đặc điểm sau:
- Nhân tố có nội dung, phạm vi rõ ràng, cụ thể. Những nhân tố dạng
như “tái cấu trúc doanh nghiệp” hay “chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh” v.v… là không rõ ràng. “Tái cấu trúc doanh nghiệp”
không nói rõ nội dung và phạm vi, còn “Chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh” lại quá rộng vì có nhiều loại nhân lực và mỗi loại lại có
chuẩn chất lượng khác nhau.
- Nhân tố có sự khác biệt giữa các đơn vị (hoặc quan sát). Ví dụ, một
nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thì hiệu quả
hoạt động là nhân tố, còn mỗi doanh nghiệp là một đơn vị phân tích
(hay là một quan sát). Các nhân tố cần có sự khác nhau nhất định
giữa các đơn vị phân tích (trong ví dụ trên là các doanh nghiệp). Sự
khác biệt có thể là khác biệt về chất như khác biệt về hình thái (ví
dụ: mô hình quản trị - quản trị theo quy trình hay quản trị theo kết
quả), loại hình (ví dụ: vốn vay hay vốn chủ sở hữu), hay cấp bậc (ví
dụ: giai đoạn phát triển của doanh nghiệp). Sự khác biệt cũng có thể
là khác biệt về số lượng, ví dụ hiệu quả kinh doanh, quy mô thị
trường, v.v… Trong cùng một thời điểm, nhân tố dạng như “lãi suất
tiết kiệm trần của ngân hàng” (giữa các ngân hàng thương mại)
hoặc chính sách của nhà nước (đối với doanh nghiệp cùng ngành)
thường không khác nhau giữa các đơn vị vì đã được nhà nước quy
định chung.
- Sự khác biệt giữa các đơn vị (quan sát) đối với từng nhân tố là có
thể đo lường hoặc kiểm soát được. Các nhân tố cần có sự khác nhau
nhất định giữa các đơn vị. Tuy nhiên, đối với các nhân tố có sự khác
biệt về lượng thì sự khác biệt này phải đo lường được (ví dụ: số
lượng lao động). Đối với các nhân tố có sự khác biệt về chất giữa
các đơn vị thì sự khác biệt này phải nhận biết và kiểm soát được.
Có hai điều kiện đối với nhân tố có sự khác biệt về chất: nhân tố

94
chỉ có một số hữu hạn các hình thái, loại hình VÀ các hình thái,
loại hình này có thể nhận biết được đối với mỗi đơn vị nghiên
cứu (quan sát).
Ví dụ, hình thức sở hữu của doanh nghiệp là một nhân tố phù hợp vì:
i) các doanh nghiệp có khác nhau về sở hữu; ii) mỗi doanh nghiệp dân
doanh chỉ có thể thuộc một trong 4 hình thức sở hữu theo luật định (doanh
nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh); và iii)
có thể nhận biết hình thức sở hữu của từng doanh nghiệp.
Ngược lại “hoạt động quản trị rủi ro” chưa phải là nhân tố phù hợp vì:
i) không biết có bao nhiêu hoạt động này; và ii) hoạt động này khó có thể
nhận biết tách bạch với các hoạt động quản trị nói chung khác.
Bước 4: Xác định mối quan hệ giả thuyết (dựa trên luận điểm lý thuyết)
của các nhân tố
Mục trên của chương đã trình bày các mối quan hệ chính có thể có
giữa các nhân tố (quan hệ tương quan, quan hệ nhân quả, quan hệ điều tiết,
hay quan hệ trung gian). Dựa trên cơ sở lý thuyết, các tác giả có thể đặt giả
thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố (đặc biệt là nhân tố tác động/điều
tiết với nhân tố mục tiêu). Tùy theo sự phát triển của lý thuyết và các bằng
chứng từ nghiên cứu trước mà mức độ cụ thể của các quan hệ giả thuyết
cũng khác nhau. Sau đó, thể hiện mối quan hệ giả thuyết giữa các nhân tố
thành mô hình nghiên cứu.
Không phải nghiên cứu nào cũng trình bày đầy đủ các cấu phần trên
của khung lý thuyết. Tuy nhiên việc lựa chọn trường phái lý thuyết (hay góc
tiếp cận vấn đề), cụ thể hóa nhân tố và mối quan hệ giữa chúng là hai công
đoạn thông dụng trong các khung lý thuyết của nghiên cứu định lượng.
Dưới đây là một ví dụ điển hình về cách trình bày khung lý thuyết.
Ví dụ: Khung nghiên cứu trong bài viết “Xác định các nhân tố quyết
định lạm phát ở Việt Nam” - Tác giả: TS. Phạm Thế Anh - Tạp chí Kinh tế
& Phát triển, Số 150, trang 29-35, 2009.

95
Trình bày của tác giả (trích nguyên văn) Bình luận
Chúng tôi xây dựng một mô hình lý thuyết đơn Trên cơ sở tổng
giản về các nhân tố xác định lạm phát. Mục tiêu quan nghiên cứu,
chính của mô hình này là nhằm phân tích tác động tác giả tóm tắt các
của các biến số khác nhau đến lạm phát ở Việt nhóm nhân tố
Nam. Về mặt lý thuyết lạm phát có thể bị tác động chính tác động tới
bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm (Tham khảo lạm phát. Các yếu
bài báo của Hendry, 1999): tố được chia làm
- Thặng dư cầu về hàng hóa và dịch vụ từ bốn nhóm chính:
khu vực tư nhân; - Các yếu tố
- Thặng dư cầu về các nhân tố sản xuất; tác động tới
- Thặng dư lượng tiền trong lưu thông dẫn tổng cầu;
đến thặng dư tổng cầu; - Nhóm các cú
- Thâm hụt tài khóa; sốc tổng cung;
- Cú sốc từ thế giới bên ngoài ảnh hưởng - Nhóm các
đến tỉ giá và xuất nhập khẩu; yếu tố ảnh
- Các yếu tố thuộc phía cung như năng hưởng tới sự
suất lao động, chi phí đầu vào và hành vi cứng nhắc
thiết lập giá của doanh nghiệp; của giá cả;
- Các nhân tố khác như chiến tranh, cú - Nhóm các
sốc giá cả hàng hóa đầu vào trên thế giới, yếu tố thể
sự kiểm soát giá cả. Ngoài ra các yếu tố phi chế.
kinh tế khác như vai trò của thể chế, môi
trường chính trị, văn hóa… cũng có thể
ảnh hưởng đến lạm phát.
Tóm lại, các nhà kinh tế có thể chia các nhân tố
xác định lạm phát thành bốn nhóm chính. Thứ
nhất đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến tổng
cầu, ví dụ như thặng dư cung tiền và thâm hụt tài
khóa. Thứ hai đó là nhóm các cú sốc thực hay cú
sốc tổng cung, ví dụ như sự mất giá của đồng nội
tệ, sự gia tăng của tiền lương, lãi suất, thuế và giá
cả các yếu tố đầu vào. Thứ ba đó là nhóm các yếu
tố ảnh hưởng đến sự cứng nhắc của giá cả, ví dụ
như kì vọng, sự chậm thay đổi của giá cả và tiền
lương do hành vi thiết lập giá,… và cuối cùng là
nhóm các yếu tố thể chế.

Trong một nền kinh tế thực, lạm phát có thể xảy ra Tác giả lựa chọn
do ảnh hưởng hỗn hợp của các nhân tố kể trên. Mô trọng tâm nghiên
hình lý thuyết chúng tôi trình bày dưới đây chủ cứu là nhóm các
96
yếu dựa trên các nghiên cứu về lạm phát ở các nền yếu tố tác động tới
kinh tế chuyển đổi ví dụ như Kim (2001) và tổng cầu.
Lissovolik (2003). Do sự hạn chế về số liệu phản Tiêu chí lựa chọn
ánh các cú sốc cung như tiền lương, năng suất lao được trình bày
động, giá cả các yếu tố đầu vào, nên mô hình trong bài là hạn
chúng tôi xây dựng ở đây chủ yếu xem xét vai trò chế của dữ liệu.
các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu. Xuất phát Tác giả có thể
điểm của mô hình này chính là mô hình IS – LM trình bày các tiêu
chuẩn cho một nền kinh tế nhỏ mở. chí khác nữa nhằm
tăng tính thuyết
phục của lựa chọn
này.
Lý thuyết kinh tế cho chúng ta biết, tại một thời Trên cơ sở tổng
điểm bất kì, mức giá chung của nền kinh tế (thể quan nghiên cứu,
hiện qua chỉ số giá tiêu dùng CPI) là trung bình có tác giả xây dựng
trọng số của giá cả các hàng hóa thương mại (có khung nghiên cứu
trao đổi với thế giới bên ngoài) và giá cả hàng hóa làm định hướng
phi thương mại (chỉ bán trong nước). cho việc ước lượng
p = фpt + (1 – ф ) p n (1) tác động trong các
t t t
trong đó p là mức giá chung, p t giá cả hàng hóa phân tích thực
t
n
t nghiệm của nghiên
thương mại, p giá cả hàng hóa phi thương mại cứu.
t
và ф là tỉ trọng của hàng hóa thương mại trong giỏ Khung lý thuyết
hàng tiêu dùng. được trình bày
Giá cả hàng hóa thương mại của một nền kinh tế dưới dạng phương
nhỏ mở được quyết định bởi thị trường thế giới và trình toán học, thể
phụ thuộc vào giá cả ở nước ngoài, p f và tỉ giá hiện mối quan hệ
t
giữa các nhân tố.
hối đoái, et . Sự gia tăng của giá cả nước ngoài và Khung lý thuyết
sự lên giá của đồng nội tệ sẽ dẫn đến sự gia tăng này định hướng
giá cả trong nước do vậy ta có: cho việc thu thập
pt = p f + e (2) và phân tích dữ
t t t
Giá cả của hàng hóa phi thương mại phụ thuộc vào liệu.
thị trường tiền tệ trong nước với giả định rằng cầu
về hàng hóa phi thương mại biến động cùng chiều

97
với tổng cầu của nền kinh tế. Do vậy giá cả của Bạn đọc có thể coi
hàng hóa phi thương mại được xác định bởi điều việc công trình
kiện cân bằng của thị trường tiền tệ, tức là khi nghiên cứu này
cung tiền thực tế, (mt – pt ) , bằng với cầu tiền thực
chưa đề cập tới
tế, (mdt – p t ) : các nhóm nhân tố
p n = λ(m – (md – p ))
khác là “hạn chế”
(3) hay “khoảng
t t t t
trong đó λ là tham số phản ánh mối quan hệ giữa trống” của nghiên
tổng cầu và cầu về hàng hóa phi thương mại. Hàm cứu và là cơ hội
cầu tiền được xác định như sau: dành cho các
m d – p = α + β y – yr (4) nghiên cứu tương
t t t t
trong đó β và lần lượt là hệ số co dãn của cầu lai.
tiền thực tế theo thu nhập thực tế và lợi tức kì
vọng. Thay phương trình (4) vào phương trình (3)
chúng ta có:
p n = λ(m – (α + βy + yr )) (5)
t t t t
Cuối cùng, thay các phương trình (2) và (5) vào
phương trình (1) chúng ta thu được hàm phản ánh
mức giá chung của nền kinh tế như sau:
p = f ( m , p f , y , r , e )) (6)
t t t t t t
Phương trình này cho chúng ta thấy mức giá
chung của nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào cung tiền,
giá cả thế giới, thu nhập thực tế, lãi suất và tỉ giá
hối đoái. Các biến trễ có thể được đưa vào để phản
ánh sự chậm điều chỉnh hay tính cứng nhắc của
giá cả.

98
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Lý thuyết là gì? Khung lý thuyết là gì? Khung lý thuyết khác gì với quy
trình nghiên cứu?
2. Vì sao cần khung lý thuyết trong nghiên cứu khoa học? Các nhà nghiên
cứu có thể tìm khung lý thuyết ở đâu?
3. Nêu những yếu tố cơ bản của khung lý thuyết? Yếu tố nào cần được chú
ý nhất trong khung lý thuyết?
4. Hãy nêu những bước cơ bản khi xây dựng khung lý thuyết?
5. Hãy đọc một công trình khoa học và chỉ rõ khung lý thuyết của công
trình này, nếu có. Khung lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở nào?
Được thể hiện như thế nào? Khung lý thuyết này đã định hướng cho
nghiên cứu trong công trình này như thế nào?

99
Chương 5

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ


NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

TÓM TẮT

Nghiên cứu định tính là việc phát hiện các luận điểm khoa học mà
không dùng các công cụ thống kê toán hay kinh tế lượng. Nghiên cứu định
tính cho phép nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề ở các bối cảnh cụ thể,
từ đó xây dựng các luận điểm chung. Thông thường nghiên cứu định tính
được áp dụng nhằm xây dựng (không phải kiểm định) lý thuyết hoặc mô
hình mới, hoặc bổ trợ cho các kết quả định lượng (hiểu sâu hơn vấn đề,
kiểm tra sự phù hợp của mô hình định lượng, hoặc giải thích kết quả
định lượng).
Trong nghiên cứu định tính, quá trình thu thập, phân tích, giải thích dữ
liệu gắn chặt với nhau, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải trực tiếp tham gia toàn
bộ quá trình nghiên cứu. Hơn nữa, các dữ liệu định tính thường không phải
là con số mà là câu chuyện, lời nói, hành vi, v.v… nên nghiên cứu định tính
thường có mức độ rủi ro cao và khó dự đoán kết quả. Phân tích dữ liệu định
tính gắn liền với quá trình “trừu tượng hóa” dữ liệu.
Chương này trình bày hai phương pháp thu thập dữ liệu định tính phổ
biến: phỏng vấn, thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu tình huống.
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, song các phương pháp này đều yêu cầu
nhà nghiên cứu có kỹ năng xã hội và giao tiếp tốt để tạo niềm tin từ đối
tượng nghiên cứu.

5.1. GIỚI THIỆU

"Công việc làm ăn của tôi vào những ngày đầu (những năm 1990s)
dựa chính vào quan hệ cá nhân. Tôi đánh hàng quần áo vét cho thị
trường Nga. Người phân phối là bạn của tôi đang học Phó Tiến sĩ ở

100
Nga. Vào đầu mùa (Tháng 7 -8), anh ấy sẽ gọi điện hoặc gửi thư cho
tôi qua tay một số người về nước, nói rõ mẫu mốt và nguyên liệu được
ưa thích vào mùa Giáng sing sắp tới. Dựa vào dự báo này, tôi sẽ làm
sản phẩm mẫu gửi sang cho anh ấy. Nếu anh ấy nghĩ sản phẩm mẫu
là phù hợp, anh ấy sẽ thông tin cho tôi về giá cả và số lượng. Tôi tổ
chức sản xuất rồi đánh hàng sang cho anh ấy. Anh ấy sẽ cập nhật tình
hình, thông báo cho tôi tiếp tục sản xuất hay chuyển hướng. Chúng tôi
sẽ chia nhau lợi nhuận.
Chúng tôi không chuyển tiền qua tài khoản như bạn nghĩ đâu. Lúc ấy
làm gì có tài khoản. Hơn nữa, liên quan tới ngoại tệ sẽ rất phức tạp.
Bạn tôi quen một người Việt đã giàu lên ở Nga trước anh ấy nhiều.
Bạn tôi sẽ đưa tiền cho ông ấy (tiền Rub), ông ấy gọi điện cho vợ ở
Việt Nam và tôi đến lấy tiền từ bà vợ (tiền Việt hoặc đô la). Vâng,
nghe cũng thấy sợ và đúng là nhiều người bị lừa. Nhưng bạn biết đấy,
kinh doanh lúc đó là “lòng tin”. Ai phản bội đối tác cũng chẳng tồn
tại lâu trong cộng đồng kinh doanh của chúng tôi.” (Nguồn: Phỏng
vấn của tác giả)
(Trích dịch từ Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn
Câu chuyện trên cóThắng)
thể hợp với nhiều câu chuyện khác để nói lên
phong cách kinh doanh của doanh nhân vào những năm đầu đổi mới ở Việt
Nam. Họ không dựa vào thể chế kinh tế thị trường; trên thực tế họ còn tránh
phải tương tác với chính phủ. Tấm lá chắn bảo vệ thành quả kinh doanh của
họ không phải là luật pháp mà là “lòng tin” với đối tác. Họ tin nhau vì họ
từng là bạn bè, họ từng làm ăn với nhau qua nhiều năm và cũng còn vì bất
cứ ai “phản bội” sẽ không “tồn tại lâu” trong cộng đồng của họ. Những câu
chuyện như thế giúp các nhà nghiên cứu, nhất là những người ngoại quốc,
hiểu rõ hơn bối cảnh và phong cách kinh doanh ở Việt Nam. Từ đó, họ bắt
đầu đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết mới, mô hình
mới về khuynh hướng doanh nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi.
Khi một nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, họ được lắng nghe
nhiều câu chuyện khác nhau, với các nhân vật, tình tiết và cảm xúc khác
nhau. Tuy nhiên, khi nhà nghiên cứu có thể chỉ ra xu hướng, đặc điểm, hay

101
suy nghĩ hành vi chung từ những câu chuyện đó thì cũng là lúc họ có thể
rút ra những phát hiện quan trọng cho nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu định tính là việc thu thập, chuyển hóa các câu chuyện cá
biệt, chi tiết, cụ thể thành bài học và quy luật chung. Đó chính là quá trình
“đi từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng”. Đây là quá trình rất khó
và nhiều người vẫn lầm tưởng nghiên cứu định tính với cảm tính của chính
mình. Chương này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất của nghiên cứu định
tính, các phương pháp, quy trình và kỹ năng nghiên cứu định tính cơ bản.
Bạn đọc có thể đọc trước hai ví dụ ở cuối chương (mục 5.5) hoặc vừa đọc
nội dung vừa liên hệ với ví dụ đó.

5.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều loại hình
(xây dựng lý thuyết - grounded theory, nghiên cứu tình huống - case study,
nghiên cứu nhân chủng học – ethnography, nghiên cứu hành động - action
research) và nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau (ví dụ: phỏng
vấn, thảo luận nhóm, quan sát). Vì vậy, cụm từ “phương pháp nghiên cứu
định tính” thực ra không hoàn toàn chuẩn xác vì đây là một cách tiếp cận
trong nghiên cứu. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng dẫn thực hành, chương
này sẽ không đi sâu vào những vấn đề học thuật của nghiên cứu định tính
mà tập trung vào một số loại hình, phương pháp thông dụng cũng như cách
thức áp dụng chúng trong nghiên cứu kinh tế - quản lý.

5.2.1. Định nghĩa

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát hiện hoặc đề xuất các
luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế
lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố.

102
Định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý như sau:
- Trước hết, nghiên cứu định tính cũng là nghiên cứu khoa học. Vì
vậy, nó vẫn phải đảm bảo ba yếu tố cơ bản của một nghiên cứu, đó
là: hướng tới vấn đề mang tính quy luật, kế thừa tri thức cũ và phát
hiện tri thức mới và được tiến hành một cách có hệ thống, chặt chẽ
(xem Chương I). Nghiên cứu định tính cũng đòi hỏi có câu hỏi
nghiên cứu, có cơ sở lý thuyết, có dữ liệu được thu thập và phân
tích một cách hệ thống. Những bài viết đơn thuần dựa trên nhận
định “cảm tính” hoặc kinh nghiệm cá nhân không phải là nghiên
cứu định tính.
- Thứ hai, dữ liệu chủ yếu cho nghiên cứu định tính thông thường
không phải là con số mà là lời nói, câu chuyện, diễn biến quá trình,
v.v… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu định tính cũng có thể sử dụng
các con số với mục đích minh họa ý tưởng. Các dữ liệu “số hóa” này
không phải là cơ sở chính của nghiên cứu định tính. (Ngược lại,
nhiều khi các dữ liệu định tính vẫn có thể được sử dụng cho nghiên
cứu định lượng nếu chúng được mã hóa thành các con số và đưa vào
các phân tích định lượng).
- Thứ ba, điểm phân biệt rõ nhất giữa nghiên cứu định tính và định
lượng chính là ở công cụ phân tích. Nghiên cứu định lượng sử dụng
các công cụ lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố. Nghiên cứu
định tính nhằm phát hiện các quy luật đằng sau những câu chuyện,
lời nói, diễn biến quá trình, v.v…

5.2.2. Mục tiêu và trường hợp áp dụng

Nghiên cứu định tính có thể có các mục tiêu chính sau đây:
- Xây dựng lý thuyết - mô hình: Trong những trường hợp mà cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu trước chưa đủ để xây dựng mô hình thì
nghiên cứu định tính là phù hợp. Đây thường là các nghiên cứu
thuộc chủ đề mới hoặc khung cảnh rất mới khó có thể áp dụng các
luận điểm và kết quả nghiên cứu trước. Ví dụ 2: “Tóm tắt Nghiên
cứu về sự thay đổi tại các doanh nghiệp Quốc doanh Việt Nam” ở

103
cuối chương có mục tiêu xây dựng mô hình về sự ảnh hưởng của
triết lý kinh doanh của người lãnh đạo, người quản lý cấp cao đến
thay đổi của tổ chức trong bối cảnh cải cách doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) của Việt Nam.
- Giúp hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề: Có một số vấn đề nghiên cứu
khó có thể thể hiện bằng các con số, ví dụ: trải nghiệm và cảm xúc
của cá nhân qua những sự kiện đặc biệt, hay sự khác biệt trong quan
niệm ngầm giữa các đối tượng về một vấn đề nào đó như đất đai.
Những trường hợp này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đi sâu tìm
hiểu những vấn đề mà thậm chí chính người trong cuộc cũng khó
nói thành lời. Ví dụ “Nghiên cứu tình huống về tranh chấp đất đai
giữa người dân và nhà nước” trình bày ở mục 5.5.1 minh họa vấn
đề này.
- Giúp kiểm định sơ bộ sự phù hợp của mô hình và/hoặc thước đo:
Khi nhà nghiên cứu áp dụng mô hình dựa trên các lý thuyết và
nghiên cứu được tiến hành ở các nước khác, họ gặp phải một rủi ro
là mô hình này có thể không phù hợp với khung cảnh nghiên cứu cụ
thể của mình. Vì vậy, các nhà nghiên cứu có thể tiến hành nghiên
cứu định tính trước nhằm xác định mức độ phù hợp của mô hình và
tiến hành các điều chỉnh nếu cần thiết. Tương tự, một nghiên cứu
định tính có thể giúp điều chỉnh các thước đo được các nhà nghiên
cứu xây dựng trong môi trường khác.
- Giúp giải thích cho các kết quả nghiên cứu định lượng: Thông
thường các kết quả nghiên cứu định lượng được thể hiện bằng các
con số. Đôi khi các con số này quá trừu tượng và nhà nghiên cứu
muốn có những dữ liệu định tính nhằm giúp người đọc có thể liên hệ
ý nghĩa của các con số với thực tiễn cuộc sống. Những kết quả
nghiên cứu định tính cũng có thể giúp giải thích những kết quả “lạ”
trong nghiên cứu định lượng liên quan.

104
5.2.3. Đặc điểm của nghiên cứu định tính

So với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính có một số đặc
điểm nổi bật sau:
- Trong khi nghiên cứu định lượng dựa cơ bản vào quyền năng của
các con số thì nghiên cứu định tính là một quá trình tìm hiểu bản
chất và ý nghĩa của vấn đề. Nghiên cứu định tính chấp nhận một sự
thực là không thể hiểu tính phức tạp của thực tiễn khách quan thông
qua một bộ dữ liệu, mà phải khám phá sự phức tạp đó thông qua các
nguồn dữ liệu khác nhau. Hơn nữa, bản thân các con số không thể
thể hiện hết bản chất phức tạp của thực tiễn khách quan.
- Nghiên cứu định tính chịu ảnh hưởng mạnh của các chuẩn mực giá
trị (của nhà nghiên cứu cũng như của các đối tượng nghiên cứu)
trong khi nghiên cứu định lượng, với việc sử dụng các thước đo bằng
số và các công cụ thống kê, thường tách rời khỏi các chuẩn mực giá
trị. Ở một góc độ nào đó, có thể coi việc chịu ảnh hưởng của các
chuẩn mực giá trị là tính chủ quan của nghiên cứu định tính. Song ở
góc độ khác, chuẩn mực giá trị chính là một phần của thực tiễn xã
hội và việc nhận thức các chuẩn mực đó sẽ giúp giải thích thực tiễn
xã hội một cách sâu sắc hơn.
- Trong nghiên cứu định tính, quá trình thu thập, phân tích, giải thích
dữ liệu gắn chặt với nhau. Nhà nghiên cứu thường phải suy nghĩ về
ý nghĩa của vấn đề sau mỗi lần phỏng vấn hoặc sau mỗi mẩu dữ liệu.
Từ đó họ sẽ phải tiếp tục điều chỉnh quá trình thu thập dữ liệu để
khai thác các ý tưởng mới nảy sinh. Như vậy, nhà nghiên cứu chính
thường phải trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu (phỏng
vấn, hướng dẫn thảo luận nhóm, quan sát hành vi, v.v…) vì đây
chính là quá trình khám phá bản chất và ý nghĩa của vấn đề.
- Nghiên cứu định tính thường “lộn xộn”, “rủi ro” và “khó dự đoán
kết quả” hơn nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng, khi đã
có khung lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu cụ thể, thường có quy trình
nghiên cứu rõ ràng và kết quả cũng “đóng” theo hướng liệu các giả

105
thuyết nghiên cứu có được dữ liệu ủng hộ hay không. Nghiên cứu
định tính, ngược lại, thường có câu hỏi và khung lý thuyết tương đối
mở. Vì vậy, kết quả nghiên cứu cũng có độ “mở” cao hơn. Ngoài ra,
quá trình nghiên cứu định tính là quá trình luôn điều chỉnh, trong đó
nhiều khi nhà nghiên cứu điều chỉnh mẫu nghiên cứu và câu hỏi
phỏng vấn tùy theo kết quả của những phỏng vấn trước.

5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH


THÔNG DỤNG

5.3.1. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp rất phù hợp để khám phá quan điểm và suy
nghĩ của các đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, để làm được điều này, cách
thức phỏng vấn là hết sức quan trọng. Những câu hỏi đóng hoặc có lựa
chọn thường không có tác dụng trong việc khám phá sâu hơn quan điểm
và suy nghĩ của mọi người. Như Doughlas (1985, trang 7) 4 đã từng viết
trong cuốn sách nổi tiếng của mình:
“Tôi sớm nhận ra rằng các cuộc phỏng vấn, nếu được thực hiện theo
cách truyền thống, sẽ không có ý nghĩa gì. Chắc chắn sẽ có nhiều câu
trả lời sáo rỗng, qua loa. Kỹ thuật đặt câu hỏi - câu trả lời (nói tới các
câu hỏi có lựa chọn định trước) có chút tác dụng trong việc xác định
loại xà phòng hay kem đánh răng nào được ưa thích, song không có
tác dụng gì trong việc khám phá và hiểu rõ mỗi con người.”
Như vậy, để có thể “khám phá” được nhiều nhất bản chất và ý nghĩa
của vấn đề, hay như hiểu rõ nhất mỗi con người, thông qua các cuộc phỏng
vấn, chúng ta cần chú ý điều gì và làm như thế nào?
- Chuẩn bị: Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc phỏng vấn.
Nhà nghiên cứu cần nắm rõ mình đang muốn tìm hiểu điều gì, từ đó

4
Douglas, J. D. (1985), Creative Interviewing, Vol. 159, Sage Library of Social
Research, Sage Publication, Inc., Beverly Hills, CA.

106
thiết kế một số dạng câu hỏi dành cho đối tượng. Mỗi thông tin có
thể hỏi theo nhiều cách và nhà nghiên cứu có thể chuẩn bị trước một
số cách để trên thực địa “tùy cơ ứng biến”. Các nhà nghiên cứu nên
xây dựng tài liệu “Hướng dẫn phỏng vấn”, trong đó định hình
trước những mảng thông tin cần thu thập, một số câu hỏi dự kiến
trước cho từng đối tượng. Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng có thể tìm
hiểu một số thông tin cơ bản về đối tượng được phỏng vấn để có thể
bắt đầu câu chuyện phù hợp và xác định những “điểm nhạy cảm”
trong quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, trong điều kiện có thể, nhóm
nghiên cứu cũng nên chú ý tới thời gian và địa điểm của cuộc phỏng
vấn nhằm hạn chế “nhiễu”, đặc biệt là sự có mặt của những đối
tượng khác.
- Giới thiệu: Phần giới thiệu vừa phải đảm bảo tạo niềm tin của đối
tượng và tạo không khí thoải mái để biến buổi phỏng vấn thành buổi
nói chuyện, trao đổi tự do. Nhóm nghiên cứu không nhất thiết phải
giới thiệu quá chi tiết các mục tiêu nghiên cứu. Tùy theo mức độ
quan tâm của đối tượng tới chủ đề nghiên cứu, đôi khi chỉ giới
thiệu mục tiêu chung là vừa đủ. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cần
đảm bảo cho người được phỏng vấn về sự bảo mật thông tin và
danh tính của họ.
- Phỏng vấn: Để đối tượng có thể chia sẻ thoải mái các suy nghĩ, quan
điểm và thông tin của họ, quá trình phỏng vấn nên được thực hiện
giống như một cuộc nói chuyện hay trao đổi bình đẳng giữa các
bên. Nhóm nghiên cứu cần chú ý một số điểm sau:
o Nên bắt đầu bằng những câu hỏi dễ trả lời, ít nhạy cảm và thể
hiện sự quan tâm của nhóm tới đối tượng. Thường đây là
những câu hỏi chung về cá nhân, gia đình, hoặc công việc
của đối tượng. Ví dụ: những câu hỏi như “Anh sống ở đây
được bao lâu?”, “Anh chị có mấy cháu” v.v... là những câu
hỏi dễ trả lời và nói chung là không nhạy cảm.
o Nên gắn câu hỏi với câu trả lời của đối tượng để câu chuyện
được tiếp nối liên tục. Trong quá trình này, nhà nghiên cứu
liên tục phải liên kết những vấn đề mình cần khám phá với
những gì mà đối tượng vừa trao đổi. Điều này vừa giúp nhà

107
nghiên cứu đảm bảo cuộc phỏng vấn không bị lệch hướng,
vừa có thể trao đổi tự nhiên theo câu chuyện của đối tượng.
o Trong những trường hợp đối tượng “kiệm lời” - tức là chỉ trả
lời hết sức ngắn gọn, nhà nghiên cứu cần biết cách gợi mở để
họ nói nhiều hơn. Một số dạng câu hỏi có thể giúp khai thác
thêm thông tin và ý tưởng của đối tượng có thể là: “anh/chị
có thể giải thích thêm…”, “anh/chị có thể kể một vài ví dụ về
việc …”, hoặc “anh/chị có thể mô tả kỹ hơn lần gần đây nhất
anh chị làm việc đó như thế nào?” v.v...
o Nhà nghiên cứu nên cố gắng thu thập được nhiều câu chuyện
hay ví dụ cụ thể càng tốt. Những câu chuyện hay ví dụ cụ thể
thường dễ trả lời và thể hiện khách quan diễn biến của sự
việc. Đối tượng chưa cần phải đưa ra những nhận định hay
phân tích của họ khi kể các ví dụ này. Đến khi phân tích dữ
liệu, các ví dụ hay câu chuyện cụ thể cũng rất có ý nghĩa vì
chúng có thể phản ánh những điều mà bản thân đối tượng
cũng chưa nghĩ tới hoặc chưa biết nói ra như thế nào.
o Cố gắng tránh tranh luận đúng sai, áp đặt ý kiến, hoặc định
hướng câu trả lời đối với đối tượng phỏng vấn. Nhiều khi nhà
nghiên cứu phải đưa ra ý kiến trái chiều hoặc gợi mở vấn đề
trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của
những gợi mở này là để kích thích đối tượng thể hiện quan
điểm của họ chứ tuyệt đối không được áp đặt câu trả lời hoặc
tranh luận đúng sai với đối tượng phỏng vấn. Nhà nghiên cứu
cũng hết sức tránh thể hiện mình khi phỏng vấn. Mục tiêu
của phỏng vấn là để hiểu rõ hơn về quan điểm, suy nghĩ của
đối tượng - và từ đó hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề cần
nghiên cứu. Vì vậy, càng khuyến khích cho đối tượng thể
hiện nhiều càng tốt.
- Ghi chép: Cuộc phỏng vấn cần được lưu lại một cách đầy đủ nhất -
tức là toàn bộ câu nói, từ ngữ của đối tượng cần được lưu lại thành
dữ liệu nghiên cứu. Trong trường hợp lý tưởng, cuộc phỏng vấn
được ghi âm, sau đó nhóm nghiên cứu “gỡ băng” bằng việc nghe và
đánh máy toàn bộ cuộc phỏng vấn vào máy tính. Tuy nhiên, nhiều

108
trường hợp đối tượng không đồng ý hoặc không trả lời thoải mái khi
được ghi âm. Khi đó, việc ghi chép trở nên hết sức quan trọng.
Nhóm nghiên cứu cần ghi chép càng đầy đủ càng tốt lời nói của đối
tượng, đặc biệt là những thuật ngữ hay từ địa phương, từ “đánh
giá” mà họ sử dụng. Nhiều khi, nhóm nghiên cứu phải sử dụng từ
viết tắt hoặc ký hiệu cho kịp diễn biến câu chuyện. Trong vòng 24
giờ sau cuộc phỏng vấn, những ghi chép này cần được đánh máy
lại đầy đủ, kể cả những ký hiệu hay từ viết tắt vào máy tính làm dữ
liệu nghiên cứu.
Phỏng vấn là phương pháp phù hợp nhất đối với các vấn đề nhạy cảm
mà đối tượng ít muốn chia sẻ nơi đông người. Ví dụ, các vấn đề liên quan
tới hành vi tham nhũng, ngoại tình, hay đời sống tình dục thường rất khó
cho đối tượng chia sẻ một cách thoải mái và chân thực khi có nhiều người
tham dự. Trong trường hợp khó khớp lịch để tổ chức thảo luận nhóm thì
phỏng vấn cá nhân cũng là phương pháp khả thi, mặc dù sẽ tốn nhiều thời
gian hơn.

5.3.2. Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm thường được áp dụng khi thu thập dữ liệu về cảm
xúc, ý kiến và quan điểm của một nhóm người liên quan tới vấn đề nghiên
cứu. Dưới sự hướng dẫn của người điều khiển - thường là đại diện nhóm
nghiên cứu - các đối tượng chia sẻ những ý kiến, cảm xúc và phản ứng của
họ về vấn đề nghiên cứu. Ví dụ, một nhóm hộ dân tái định cư cho Dự án
thủy điện có thể được mời chia sẻ ý kiến của họ về các chính sách tái định
cư mà họ được hưởng.
Thảo luận nhóm kết hợp cả phỏng vấn và quan sát. Một mặt, các ý
kiến của nhóm đối tượng được chia sẻ và ghi chép lại đầy đủ. Mặt khác, thái
độ và phản ứng của họ cũng cần được quan sát cẩn thận. Việc chuẩn bị
tương tự như phương pháp phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu nên xây dựng
“Hướng dẫn thảo luận nhóm”, trong đó ghi rõ các mảng thông tin cần thu
thập và dự kiến các câu hỏi để giúp cho quá trình điều khiển thảo luận. Quy
trình thảo luận nhóm thông thường gồm các bước sau:

109
- Lựa chọn và mời nhóm đối tượng thảo luận: Một nhóm thảo luận tốt
nhất là từ 6 - 12 người. Nhóm có thể bao gồm những người có hoàn
cảnh, quan điểm và ý kiến khác nhau, song họ cần có điểm chung
liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Cuộc thảo luận nên được tổ chức ở
một địa điểm trung lập, đảm bảo cho mọi người cùng thấy thoải mái
để chia sẻ ý tưởng của mình.
- Giới thiệu: Cũng như trong phỏng vấn, phần giới thiệu trong thảo
luận nhóm cần tạo không khí thoải mái, tin tưởng giữa các thành
viên. Người hướng dẫn có thể mời các thành viên tự giới thiệu làm
quen, sau đó giới thiệu mục tiêu và ý nghĩa của cuộc nghiên cứu.
- Thảo luận:
o Có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng những câu hỏi chung và
mở để các thành viên chia sẻ. Trên cơ sở các ý kiến về vấn đề
chung, nhóm nghiên cứu lựa chọn các vấn đề cụ thể để đề
nghị thảo luận sâu hơn.
o Đối với từng vấn đề, nhóm nghiên cứu cần chú ý mời các ý
kiến khác nhau hoặc trái chiều cùng chia sẻ. Tuy nhiên, cần
hết sức chú ý tránh tranh cãi giữa những thành viên có ý kiến
trái chiều.
o Trong quá trình thảo luận, nhóm nghiên cứu cũng cần đảm
bảo không có người nói quá nhiều hoặc quá ít. Người hướng
dẫn thảo luận cần đảm bảo vị thế bình đẳng giữa các thành
viên trong thảo luận, không để các yếu tố như trình độ học
vấn, thu nhập, hay chức vụ ảnh hưởng tới quá trình thảo luận.
- Ghi chép: Tương tự như trong phỏng vấn, các ý kiến chia sẻ và thảo
luận cần được ghi chép đầy đủ. Nhóm nghiên cứu cũng cần quan sát
và ghi chép thái độ, phản ứng đặc biệt của các thành viên đối với
mỗi chủ đề thảo luận. Mọi ghi chép này cần được lưu trữ vào máy
tính trong vòng 24 giờ sau thảo luận.
Thảo luận nhóm phù hợp nhất khi vấn đề nghiên cứu cùng được mọi
người quan tâm và sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình. Ví dụ, nghiên cứu
về thái độ của người tiêu dùng đối với một quảng cáo mới, hoặc nghiên cứu
về thái độ của người dân với chính sách thu hồi đất của chính quyền địa

110
phương đều là những chủ đề có thể thực hiện thảo luận nhóm. Đối với
những chủ đề này, đối tượng có thể có quan điểm, ý kiến khác nhau, nhưng
họ sẵn sàng chia sẻ, tranh luận trong cuộc thảo luận.

5.3.3. Nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu tình huống là việc nghiên cứu sâu vấn đề ở một số trường
hợp điển hình, cụ thể để từ đó rút ra quy luật chung. Nghiên cứu tình huống
có thể là sự kết hợp của phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, v.v... nhưng
giới hạn ở một hoặc một số trường hợp/tình huống cụ thể. Ví dụ, nhóm
nghiên cứu có thể nghiên cứu về cái giá của tham nhũng đối với một số
doanh nghiệp cụ thể để có thể rút ra bài học chung cho các doanh nghiệp
khác. Tương tự, nhà nghiên cứu cũng có thể nghiên cứu sâu về quy trình
xây dựng và phát triển chữ tín giữa hai đối tác để từ đó tổng kết thành các
giai đoạn hoặc điều kiện phát triển chữ tín trong kinh doanh.
Mỗi nghiên cứu tình huống đều có hai mục tiêu song song: Thứ nhất
là nghiên cứu sâu và hiểu rõ về tình huống cụ thể. Thứ hai là rút ra bài học
chung từ nghiên cứu tình huống đó. Thiếu một trong hai mục tiêu đó thì
nghiên cứu tình huống sẽ trở nên không hoàn chỉnh.
Đối với nghiên cứu tình huống, các nhà nghiên cứu có thể phải tiến
hành qua các bước sau:
- Lựa chọn tình huống:
o Thế nào là một tình huống? Đó có thể là một thực thể, ví dụ,
một doanh nghiệp, một trường đại học, hay một địa phương.
Đó cũng có thể là một sự kiện, chẳng hạn một vụ kiện, hay
một đợt tái định cư. Tình huống chính là một quan sát phù
hợp với đơn vị phân tích của nghiên cứu. Nói cách khác, thay
vì nghiên cứu rất nhiều quan sát, nhà nghiên cứu tập trung và
nghiên cứu thật sâu một vài quan sát. Những quan sát được
lựa chọn chính là tình huống.
o Vậy tình huống nên được lựa chọn thế nào? Về nguyên tắc,
các tình huống được chọn cần là tình huống điển hình, thể
hiện rõ nét vấn đề nghiên cứu. Thông thường đó là những

111
tình huống mang tính thái cực. Ví dụ, khi nhà nghiên cứu
muốn tìm hiểu về cái giá của tham nhũng đối với doanh
nghiệp, họ có thể nghiên cứu một vài doanh nghiệp chịu tác
động nặng nề nhất của tham nhũng và một vài doanh nghiệp
biết cách tránh tác động của tham nhũng. Nói cách khác, việc
“chọn mẫu” sẽ không nặng về tính đại diện của tình huống
mà quan trọng nhất là tính điển hình - tình huống phải giúp
phản ánh rõ nét vấn đề nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập dữ liệu:
o Mục tiêu trực tiếp của nhà nghiên cứu là hiểu rõ vấn đề trong
tình huống cụ thể. Vì vậy, trước hết, các nhà nghiên cứu cần
thu thập dữ liệu để có thể mô tả một cách sát thực và toàn
diện nhất vấn đề ở tình huống cụ thể đang được nghiên cứu.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp A được chọn làm tình huống nghiên
cứu cho vấn đề “cái giá của tham nhũng đối với doanh
nghiệp”, thì trước hết các nhà nghiên cứu cần phải mô tả rõ
cái giá của tham nhũng đối với doanh nghiệp A là gì. Một
bản mô tả chi tiết về các loại hình lợi ích và chi phí của
tham nhũng, các điều kiện hình thành, thiệt hại trước mắt và
lâu dài về tài chính và phi tài chính, v.v… đối với doanh
nghiệp A sẽ là kết quả đầu ra đầu tiên của nghiên cứu. Vì
vậy, việc xác định và tiến hành thu thập dữ liệu luôn cần
bám sát yêu cầu này.
o Đối với nghiên cứu tình huống, dữ liệu có thể đến từ nhiều
nguồn, dưới nhiều dạng khác nhau. Thông thường, các báo
cáo thường kỳ, các dữ liệu thống kê, thông tin và bài báo từ
phương tiện thông tin đại chúng, phỏng vấn các đối tượng
khác nhau là những nguồn thông tin chính. Những kỹ năng
như phỏng vấn, hướng dẫn thảo luận nhóm, thu thập dữ liệu
thứ cấp, v.v… đều có thể áp dụng trực tiếp trong nghiên cứu
tình huống.
o Sau khi có bản mô tả tình huống, nhà nghiên cứu có thể đề
nghị một số đối tượng “trong cuộc” - tức là những người là

112
“nhân vật” của tình huống - đọc và xác minh lại thông tin.
Nhà nghiên cứu không nhất thiết sửa bản mô tả tình huống
đối với những phản hồi mang tính đánh giá hoặc bình luận
của các “nhân vật” này.

5.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH

Phân tích dữ liệu định tính bao gồm các hoạt động như thu thập, tổ
chức sắp xếp và giải thích ý nghĩa dữ liệu. Khác với nghiên cứu định
lượng, trong nghiên cứu định tính không có một quy trình phân tích dữ
liệu chuẩn mực. Đây là một quy trình “mở” nhằm khám phá và khơi gợi ý
nghĩa ẩn sâu trong dữ liệu.

5.4.1. Đặc điểm và nguyên tắc chung trong phân tích dữ liệu định tính

a) Phân tích dữ liệu liên kết nhưng không phụ thuộc vào lý thuyết
Nghiên cứu định tính thường là nhằm xây dựng lý thuyết mới, hoặc
phát hiện những luận điểm mới. Điểm khó nhất trong phân tích dữ liệu
định tính là việc sử dụng lý thuyết làm định hướng cho phân tích dữ liệu,
song lại không quá phụ thuộc vào lý thuyết. Sự cân bằng đó được thực
hiện như thế nào?
- Phân tích dữ liệu định tính cần có độ nhạy cảm với lý thuyết: Các
nhà nghiên cứu cần hiểu rõ một số lý thuyết có thể liên quan tới vấn
đề nghiên cứu. Ví dụ, khi nghiên cứu về cái giá của tham nhũng đối
với doanh nghiệp, một số lý thuyết có thể có liên quan bao gồm: lý
thuyết dựa trên nguồn lực (doanh nghiệp phát triển dựa trên nguồn
lực chiến lược), lý thuyết thể chế (doanh nghiệp phải thích ứng với
môi trường), hoặc lý thuyết chiến lược kinh doanh (các hành vi tiếp
tay tham nhũng có thể mang lại lợi ích trước mắt song làm tổn hại
tới chiến lược phát triển), v.v... Những lý thuyết này có thể giúp nhà
nghiên cứu phân loại các nhóm khái niệm nghiên cứu (ví dụ: các
nhóm lợi ích, chi phí của hành vi tham nhũng đối với doanh nghiệp)
hay các luận điểm đã được nghiên cứu. Đó có thể là cơ sở để phân
nhóm dữ liệu và phát hiện những vấn đề mới, không khớp với lý

113
thuyết. Sự nhạy cảm này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có hiểu
biết sâu về các lý thuyết liên quan.
- Phân tích dữ liệu định tính đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tránh phụ
thuộc vào lý thuyết: Điều này không hề mâu thuẫn với yêu cầu ở
trên, song cân bằng giữa hai yêu cầu này là rất khó. Một mặt, những
cách phân loại và luận điểm đã có trong lý thuyết (ví dụ: phân loại
chi phí tham nhũng) có thể là điểm khởi đầu cho việc sắp xếp, phân
loại và giải thích dữ liệu. Song bước quan trọng hơn trong phân tích
dữ liệu định tính là không dừng lại ở việc “minh họa lý thuyết”. Các
nhà nghiên cứu cần suy nghĩ xem liệu dữ liệu thực địa có thực sự
“khớp” với cách phân loại và luận điểm của lý thuyết không? Điểm
nào, dữ liệu nào, câu chuyện nào chưa thực sự khớp? Những điểm
không khớp này phản ánh điều gì? V.v…
- Việc đồng thời dựa vào lý thuyết lại không phụ thuộc vào lý thuyết
là một kỹ năng rất khó, đòi hỏi phải qua thực hành. Tùy theo dự án
nghiên cứu mà kết quả có thể có độ tách rời khỏi lý thuyết lớn hoặc
nhỏ. Tóm lại, nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính với sự
cân bằng động: Một mặt, cần hiểu rõ các lý thuyết liên quan để biết
những gì đã được nghiên cứu về vấn đề này. Mặt khác, họ cần có
cách tiếp cận mở để sẵn sàng đón nhận những “hiện tượng lạ”,
những dữ liệu lạ, không khớp với lý thuyết, từ đó suy nghĩ tới
những vấn đề mới nảy sinh từ dữ liệu.
b) Phân tích dữ liệu gắn liền với quá trình thu thập dữ liệu
Trong khi quá trình thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu
định lượng có thể tách rời nhau thì trong nghiên cứu định tính chúng lại có
sự đan xen và gắn bó với nhau. Mỗi nhà nghiên cứu có cách riêng của mình,
song nhiều nhà nghiên cứu thực hiện theo quy trình chung như sau:
- Trước khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu có một số ý tưởng và giả
thuyết từ các nghiên cứu trước. Những ý tưởng và giả thuyết này chỉ
dùng như những điểm xuất phát cho việc sắp xếp, phân loại, giải
thích dữ liệu chứ không phải là khung đóng kín.
- Trong mỗi cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu ghi chép những ý tưởng
nảy sinh (giống và khác so với lý thuyết, những ý tưởng “lạ”, v.v…).

114
- Sau mỗi cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu suy nghĩ kỹ hơn xem cuộc
phỏng vấn này nói lên điều gì. Đằng sau mỗi ví dụ, mỗi câu chuyện
hay bình luận của đối tượng nghiên cứu là vấn đề gì? Câu hỏi: “ví dụ
này thể hiện điều gì?” thường rất hữu ích cho việc gắn kết dữ liệu
với ý tưởng chung cũng như ý tưởng lý thuyết. Ngoài ra, những ý
tưởng này cũng sẽ định hướng cho các câu hỏi cho cuộc phỏng vấn
tiếp sau.

5.4.2. Mã hóa dữ liệu

Trong các nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu thường có một lượng
dữ liệu lớn là những câu chuyện, báo cáo, lời nói, v.v… thu thập được từ
thực địa. Việc phân tích lượng lớn dữ liệu này luôn là một thách thức lớn,
thậm chí nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy không kiểm soát nổi dữ liệu của
mình. Mã hóa dữ liệu có hai tác dụng chính. Thứ nhất, quá trình này giúp
nhà nghiên cứu sắp xếp, tổ chức dữ liệu mà không đánh mất ý nghĩa chính
của dữ liệu. Thứ hai, quá trình mã hóa cũng chính là quá trình trừu tượng
hóa, biến dữ liệu thô thành các khái niệm có ý nghĩa tổng quát hơn.
Các cuốn sách về xây dựng lý thuyết (grounded theories) của các tác
giả Glaser, Strauss và cộng sự của họ xuất bản qua các năm đều trình bày
chi tiết các kỹ thuật mã hóa. Tuy nhiên, đối với các nhà nghiên cứu mới,
những kỹ thuật này thường tương đối khó áp dụng.
Phần này trình bày một quy trình mã hóa đơn giản nhất giúp các tác
giả phân nhóm dữ liệu và xây dựng các khái niệm trừu tượng từ dữ liệu. Xin
nhắc lại, trong phân tích định tính, mọi quy trình hay phần mềm chỉ là trợ
giúp. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc lớn vào sự sáng tạo và khả năng tổng
hợp, đúc rút vấn đề của nhà nghiên cứu.
Bước 1: Tổng hợp các dữ liệu vào file word
Các dữ liệu định tính từ thực địa có thể dưới dạng ghi chép, ghi âm,
hình ảnh, v.v... Các nhà nghiên cứu cần chuyển các dữ liệu này vào máy
tính để giúp cho quá trình phân tích ở các bước sau.

115
Bước 2: Xác định danh mục các chủ đề chính được nói tới trong
dữ liệu
- Đọc qua một lần toàn bộ file dữ liệu.
- Đọc lại một lần nữa, lần này đọc từng đoạn và gán cho từng đoạn dữ
liệu đó một từ hoặc cụm từ chìa khóa. Từ chìa khóa này là từ mô tả
sát nhất nội dung của đoạn phỏng vấn.
- Liệt kê danh mục các từ/cụm từ chìa khóa mình đã ghi lại. Những
từ/cụm từ có ý nghĩa gần như hoàn toàn giống nhau thì có thể
ghép lại.
- Kết quả của bước này là một danh mục dài các từ khóa (gọi là mã
cấp 1) thể hiện ý tưởng chính từ mỗi đoạn dữ liệu. Danh mục từ
khóa này có thể được kiểm tra điều chỉnh nhiều lần. Danh mục này
chưa tách rời nhiều khỏi dữ liệu.
Bước 2+: Tạo “khái niệm”, “ý tưởng” mới từ dữ liệu
- Đây không phải là một bước, mà là một loạt các bước lặp lại.
- Đọc kỹ danh mục mã chi tiết cùng nội dung phỏng vấn ở bước 1 (gọi
là mã cấp 1). Nhóm các mã khác nhau theo điểm tương đồng. Đặt
tên cho các nhóm (mã cấp 2). Như vậy, mã 2 sẽ có số mã ít hơn và
mức độ trừu tượng cao hơn.
- Cứ làm như vậy cho tới khi thấy các mã rất khác biệt - phản ánh
những “khái niệm”, “ý tưởng”, “nhân tố” khác biệt thì dừng lại.
Điều khó nhất ở công đoạn này là “đặt tên” cho các nhóm. Cố gắng
không để mình bị khống chế bởi các kiến thức, khái niệm, hoặc
ngôn từ đã có.
- Bản thân các “khái niệm”, “ý tưởng”, “nhân tố” mới (tên và nội
dung của chúng) đã có thể coi là phát hiện mới.
Bước 3: Tìm mối quan hệ - xây dựng mô hình
- Không phải nghiên cứu định tính nào cũng có thể đạt tới bước này.
Song về cơ bản chúng ta nên vươn tới bước này.
- Bản chất của bước này là tìm mối quan hệ giữa các “nhân tố” hay
“khái niệm mới” với nhau hoặc với những yếu tố cũ. Mối quan hệ

116
này có thể được thể hiện dưới dạng mô hình (ví dụ: X có quan hệ
thuận chiều với Y).
- Để làm việc này, chúng ta quay lại file dữ liệu, so sánh xem liệu
những bài phỏng vấn có X thì cũng có Y hoặc ngược lại, hễ có X thì
có Y hay không. Cách làm như sau:
o Tạo file excel để nhập dữ liệu phỏng vấn: Cột đầu tiên ghi rõ
ID của cuộc phỏng vấn: ví dụ: PV1 để dễ kiểm tra. Ngoài ra,
các cột tiếp đó cần ghi rõ đặc điểm của người được phỏng
vấn để dễ so sánh sau này (ví dụ: tuổi, giới tính).
o Các đoạn phỏng vấn có cùng một nội dung được đưa vào 1 ô
Excel.
o Cột mã ghi các “nhân tố” hoặc “khái niệm” mới phát hiện ở
bước 3. Có thể có nhiều hơn 1 cột khi có nhiều mã khác
nhau.
o Sort các dữ liệu theo mã. So sánh liệu sự xuất hiện của “nhân
tố” X có kèm theo sự xuất hiện của “nhân tố” Y và ngược lại
hay không.
- Quy trình này được lặp đi lặp lại, hỗ trợ tốt cho việc xây dựng mô
hình hoặc luận điểm về mối quan hệ giữa các nhân tố.

5.4.3. Phương pháp KJ

Đây là phương pháp do nhà nghiên cứu Nhật Bản Jiro Kawakita tổng
kết từ những nghiên cứu nhân chủng học của mình. Quy trình phân tích
cũng có nhiều điểm tương đồng với quy trình mã hóa đã trình bày ở trên.
Mục tiêu của phương pháp này, giống như các nghiên cứu định tính
khác, bao gồm:
- Tạo ra nhận thức mới;
- Sáng tạo khái niệm/ý tưởng/nhóm/nhân tố mới;
- Tìm ra mối quan hệ mới giữa các nhóm/nhân tố;
- Xây dựng “câu chuyện” về thực tiễn khách quan, trong đó làm nổi
bật mối quan hệ giữa các nhân tố.

117
Để thực hiện tốt phương pháp KJ, nhà nghiên cứu cần tránh:
- Dựa vào các “nhóm”, các nhân tố hay khái niệm có sẵn;
- Định kiến và quy kết dựa trên các ý kiến và kinh nghiệm chủ quan.
Phương pháp KJ gồm 6 bước:
Bước 1: Trải nghiệm với tình huống/vấn đề
- Xuống thực địa;
- Quan sát tình huống, tiến hành phỏng vấn và thu thập dữ liệu;
- Trải nghiệm với tình huống: Đây chính là công đoạn nhà nghiên cứu
tận mắt chứng kiến, thậm chí trải nghiệm, tình huống cùng các đối
tượng nghiên cứu (ví dụ: nhóm nghiên cứu về tái định cư ở thủy điện
Sơn La xuống tận thực địa và thử cùng bà con dân tộc học cách hái
chè - một sinh kế mới của bà con ở Tân Lập, Mộc Châu). Việc tận
mắt chứng kiến và trải nghiệm sẽ không chỉ cung cấp dữ liệu xác
thực mà còn giúp nhà nghiên cứu có cảm xúc và cảm nhận sự việc
sâu sắc hơn;
- Ghi chép mọi điều: Nhà nghiên cứu ghi chép lại mọi điều, từ cảm
giác, cảm xúc, những điều nhìn thấy, nghe thấy, v.v... Đó là dữ liệu
thực địa.
Bước 2: Tạo các thẻ ý tưởng
- Tìm từ (cụm từ) khóa: Từ trải nghiệm thực tế cùng dữ liệu ghi chép
được, nhà nghiên cứu cùng các cộng sự của mình tạo ra các từ khóa
về vấn đề nghiên cứu. Các từ này có thể phản ánh diễn biến, kết quả
của sự việc, hoặc cảm xúc của nhà nghiên cứu, v.v…
- Viết các từ (cụm từ) khóa vào thẻ: Mỗi từ khóa viết vào một thẻ
cùng màu. Đó có thể là từ, cụm từ, hoặc câu ngắn.
Bước 3: Phân tổ các thẻ
- Tìm thẻ có ý nghĩa tương tự nhau để phân tổ;
- Đặt tên cho các tổ: Dùng thẻ màu khác để ghi tên của các tổ. Tên gọi
có thể là ý tưởng mới;
- Đây là quá trình sáng tạo khái niệm, nhân tố, hoặc “nhóm” mới. Cố
gắng dựa vào cảm giác, cảm xúc, trực giác có được từ quá trình

118
nghiên cứu và dữ liệu. Nhà nghiên cứu cần tránh dựa vào các
nhóm/tên đã có và cũng tránh định kiến hoặc quy kết;
- Quy trình này được thực hiện làm nhiều vòng. Cố gắng giảm số tổ
xuống dưới 10 tổ;
- Nếu có thẻ không xếp được vào tổ nào, để ở ngoài.
Bước 4: Phân nhóm
- Tìm mối quan hệ giữa các tổ rồi nhóm lại với nhau;
- Đặt tên cho nhóm;
- Giảm số nhóm xuống còn khoảng 3 - 5 nhóm;
- Các nhóm/nhân tố này là những nhân tố trừu tượng hóa từ dữ liệu.
Đó có thể là những nhân tố mới hoặc khái niệm mới.
Bước 5: Liên kết các nhóm/nhân tố
- Đặt các thể lên một tờ giấy trắng khổ lớn, trước hết theo nhóm, sau
đó theo tổ;
- Tìm mối liên hệ giữa các nhóm/tổ;
- Dùng mũi tên và đoạn thẳng để thể hiện mối quan hệ. Mối quan hệ
đó có thể là quan hệ nhân quả, mâu thuẫn, quan hệ theo trình tự thời
gian, v.v…
Bước 6: Dựng chuyện
- Trình bày kết quả, ý tưởng, khái niệm mới và mối quan hệ của
chúng dưới dạng câu chuyện;
- Sử dụng lối so sánh tương đồng để “câu chuyện” nghiên cứu sinh
động và dễ hiểu.
Nói tóm lại, phân tích dữ liệu định tính chính là quá trình đi từ “trực
quan sinh động tới tư duy trừu tượng”. Các dữ liệu chính là những câu
chuyện thực tế của từng tình huống - là quan sát “trực quan sinh động”. Các
câu chuyện cụ thể này chỉ xảy ra ở từng tình huống, địa điểm, thời gian cụ
thể. Các câu chuyện/dữ liệu này sau đó được ghép nhóm, nâng lên thành các
khái niệm, các nhân tố chung cho nhiều tình huống hay thời gian, địa điểm
khác nhau. Đó chính là các khái niệm trừu tượng.

119
5.5. VÍ DỤ VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

5.5.1. Ví dụ 1

Tóm tắt dự án “Nghiên cứu tình huống về tranh chấp đất đai giữa
người dân và nhà nước” do Quỹ Châu Á tài trợ và nhóm nghiên cứu của
T&C Consulting thực hiện năm 2013.
Phần trình bày (tóm tắt hoặc trích đoạn) Báo cáo dự án được tóm tắt ở
một cột, cột bên cạnh là bình luận về phương pháp nghiên cứu cũng như
trình bày kết quả. Bạn đọc có thể liên hệ ví dụ này với các mục của chương
đã trình bày ở trên.
Ví dụ Bình luận
Giới thiệu về dự án Các tác giả minh họa
Đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một thực tế là các tranh
cuộc sống của con người, cả về nơi ở lẫn sinh chấp đất đai giữa nhà
kế. Vì vậy, những tranh chấp đất đai càng ngày nước và người dân ở
càng trở nên nóng bỏng và nhạy cảm. Hàng Việt Nam chưa được
năm có hàng ngàn tranh chấp đất đai giữa giải quyết hiệu quả.
người dân với nhau, song những tranh chấp Các biện pháp thường
khó giải quyết hơn, nghiêm trọng hơn lại dùng, chủ yếu dựa vào
thường là tranh chấp giữa người dân với nhà luật pháp hiện hành
nước và doanh nghiệp. Trên thực tế, những sức hoặc tăng tiền bồi
ép phát triển kinh tế và môi trường hiện đang thường, không làm
dẫn tới sự bùng nổ về số vụ và tính phức tạp giảm tranh chấp.
của tranh chấp đất đai giữa người dân và nhà ... Vì vậy cần một cơ
nước ở Việt Nam. chế giải quyết khác,
Thực tiễn cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp tính toán đầy đủ tới
đất đai trong các dự án thu hồi đất hay chuyển quan điểm của các bên
đổi mục đích sử dụng ở Việt Nam chưa thực sự liên quan.
hiệu quả. Tòa án có thể là một giải pháp, song ... Đây là nghiên cứu
tòa án ở Việt Nam không mạnh và người dân đầu tiên áp dụng cách
cũng như doanh nghiệp thường cố gắng sử tiếp cận đa đối tác
dụng các phương án khác trước khi phải ra tòa. trong tranh chấp đất
Hơn nữa, khi một bên của tranh chấp là nhà đai.
nước thì thường tòa án có xu hướng bảo vệ
“quyền lợi của nhà nước” (Nicholson and

120
Nguyen 2005). Giải pháp mang tính áp đặt
thường không bền vững vì người dân có thể
buộc phải chấp nhận, song không nhất thiết
đồng tình với nhà nước Mặt khác, tăng giá
trị bồi thường đất bị thu hồi cũng không đảm
bảo tăng sự đồng tình của người dân. Giải pháp
này thường tạo ra sự không nhất quán trong
quy trình và chính sách bồi thường, từ đó gây
nên cảm giác không công bằng giữa các nhóm
người dân.
Chúng tôi cho rằng giải pháp bền vững cho các
cuộc tranh chấp đất đai là giải pháp mà các bên
liên quan phải đồng tình với cách thức và kết
quả giải quyết tranh chấp. Để kiểm định luận
điểm này, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận đa
đối tác để nghiên cứu suy nghĩ, quan điểm và
chiến lược của từng bên liên quan tới tranh
chấp. Sau khi xác định rõ những sự khác biệt
trong mô hình tư duy của các bên, nghiên cứu
này sẽ chỉ rõ những phương án bền vững nhất
(hoặc kém bền vững nhất) trong giải quyết
tranh chấp đất đai. Với hiểu biết của chúng
tôi, đây là nghiên cứu đầu tiên áp dụng cách
tiếp cận đa đối tác vào tranh chấp đất đai ở
Việt Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua 5 tình huống cụ thể, nghiên cứu sẽ khá chung và mở (khác
phân tích sự khác biệt trong quan điểm, suy với nghiên cứu định
nghĩ và mối quan tâm của các đối tác trong lượng)
từng vụ tranh chấp. Từ đó, nghiên cứu cũng sẽ
chỉ rõ cách thức mà các bên sử dụng để đạt
được kết quả trong tranh chấp, cũng như hiệu
quả của các phương án đó. Trên cơ sở những
phân tích đó, nghiên cứu sẽ đề xuất kiến nghị
về các giải pháp bền vững giải quyết tranh
chấp, cũng như những điều kiện để thực hiện
các giải pháp đó.

121
Khung lý thuyết Đây là tóm tắt phần
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách trình bày về Khung lý
tiếp cận đa đối (multi-actor perspective) làm thuyết của nghiên cứu.
khung phân tích. Theo khung phân tích này, Trong nghiên cứu định
khi các bên liên quan nhìn nhận các vấn đề tính, khung lý thuyết
tranh chấp càng khác nhau bao nhiêu thì càng định hướng chung cho
khó để tìm ra giải pháp bền vững làm thỏa mãn việc thu thập, sắp xếp
các bên bấy nhiêu. Khả năng có được giải pháp dữ liệu.
bền vững sẽ được cải thiện khi các bên sẵn Nhà nghiên cứu có thể
sàng điều chỉnh ưu tiên và và mô hình tư duy áp dụng khung lý
để tiến gần hơn tới các đối tác khác. Giải pháp thuyết một cách linh
bền vững thường có được khi các bên thống hoạt. Dữ liệu cụ thể
nhất về cách nghĩ. Nghiên cứu này phân tích nhiều khi không khớp
mô hình tư duy của các bên theo ba khía cạnh: hoàn toàn với các
Suy nghĩ dựa trên tính toán, Suy nghĩ dựa trên “nhóm” hay nhân tố
chuẩn mực và Nếp tư duy. Suy nghĩ dựa trên của lý thuyết.
tính toán nói tới lợi ích/chi phí mà mỗi bên
Trong nghiên cứu này,
nhận được. Ví dụ, người dân, nhà đầu tư và
việc nhìn nhận “mô
chính quyền địa phương, tính toán như thế nào
hình tư duy” theo Suy
về chi phí và lợi ích của các bên, đặc biệt là
nghĩ dựa trên tính toán,
của bản thân họ, đối với việc thu hồi đất. Suy
Suy nghĩ dựa trên
nghĩ dựa trên chuẩn mực nói tới việc các bên
chuẩn mực và Nếp tư
sử dụng các chuẩn mực đạo đức (quan niệm về
duy giúp nhóm nghiên
“đúng”, “sai”) khi đánh giá về quy trình, chính
cứu phát hiện sự khác
sách và các quyết định thu hồi đất. Quan niệm
biệt trong suy nghĩ của
về “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “sự công bằng”,
các đối tượng.
“đúng”, “sai” v.v… thuộc về nhóm này. Cuối
cùng, Nếp suy nghĩ nói tới quan niệm và cách Tuy nhiên, các dữ liệu
nhìn nhận đã ăn sâu trong mỗi con người về định tính nhiều khi
các vấn đề liên quan như đất đai, sinh kế, hay không thực sự rõ ràng
quy trình thu hồi đất. Đây thường là những là thuộc vào nhóm nào.
quan niệm và cách nghĩ ngầm, được sử dụng Nhà nghiên cứu phải
một cách mặc nhiên, thậm chí vô thức, mà bản có sự lý giải khi phân
thân chủ thể không hề nghĩ tới. Ví dụ, đối với loại. Vì vậy, khi có
người dân, đất ở có thể luôn ngầm hiểu là một nhiều người cùng tham
phần lịch sử của gia đình, trong khi đối với nhà gia lý giải thì độ tin cậy
đầu tư, đó có thể đơn giản là một yếu tố đầu sẽ cao hơn một người.
vào trong kinh doanh.

122
Thách thức lớn nhất khi sử dụng khung nghiên
cứu này là hầu hết các Suy nghĩ dựa trên chuẩn
mực và Nếp suy nghĩ lại thường ngầm định,
tức là bản thân chủ thể cũng không nhận thức
rõ lối tư duy của mình nếu như không được
tương tác với các lối tư duy khác). Ngoài ra,
trên thực địa, đối tượng nghiên cứu thường
không phân loại các bình luận hay thông tin
của họ theo sự phân nhóm ở trên. Điều này đòi
hỏi các nhà nghiên cứu phải có sự phân tích và
lý giải của riêng mình.
Phương pháp nghiên cứu Các tác giả luận giải vì
Chúng tôi cho rằng phương pháp nghiên cứu sao phương pháp định
định tính là phù hợp nhất cho nghiên cứu này. tính là phù hợp nhất
Mâu thuẫn, tranh chấp liên quan tới nhiều đối cho nghiên cứu này.
tác với quan điểm và suy nghĩ khác nhau. Trên thực tế, nhóm
Những cuộc phỏng vấn định tính cho phép nghiên cứu đưa ra
chúng tôi tiếp cận người được phỏng vấn từ danh mục ban đầu về
nhiều vị trí khác nhau, từ đó có thể so sánh và người được phỏng vấn
hiểu quan điểm, suy nghĩ của họ trong bối cảnh (ví dụ: cán bộ xã). Việc
cụ thể của địa phương. Chúng tôi thực hiện xác định cụ thể tên
nghiên cứu này bằng cách thu thập và phân người được phỏng vấn
tích dữ liệu một cách hệ thống từ các nhóm đối được tiến hành ở thực
tác khác nhau trong quá trình tái định cư (cán địa, qua lời giới thiệu
bộ quản lý địa phương, người dân có đất, nhà của cán bộ và người
đầu tư, báo chí, luật sư và những nhóm liên dân.
quan khác). Mặc dù mẫu nghiên cứu tương đối Nhóm nghiên cứu cũng
nhỏ có làm hạn chế mức độ tổng quát hóa của xây dựng một danh
kết quả nghiên cứu, song tính sâu sắc và đầy mục các vấn đề cần hỏi
đủ của dữ liệu cho phép chúng tôi đưa ra trong mỗi cuộc phỏng
những phát hiện mới về tranh chấp đất đai, vấn. Câu hỏi cụ thể và
giúp giải thích diễn biến của tranh chấp này ở thứ tự được thực hiện
các nền kinh tế mới nổi. tùy theo luồng trao đổi
giữa hai bên.

123
Trích đoạn Kết quả nghiên cứu: Các tác giả áp dụng
Sự khác biệt trong suy nghĩ của các đối tác khung lý thuyết để phân
Phần này áp dụng Khung lý thuyết về Mô hình tích cụ thể sự khác biệt
tư duy (Suy nghĩ dựa trên tính toán, Suy nghĩ trong mô hình tư duy
dựa trên chuẩn mực và Nếp tư duy) để phân của các bên liên quan.
tích sự khác biệt trong suy nghĩ của các bên
trong tranh chấp đất đai. Chúng tôi tin rằng
khung phân tích này giúp giải thích hiện trạng Trong khi khung lý
và cũng giúp dự đoán xu hướng tương lai của thuyết nói tới ba khía
các cuộc tranh chấp. cạnh của Mô hình tư
Cán bộ địa phương duy, việc áp dụng vào
Trong nếp tư duy của mình, cán bộ địa phương tình huống cụ thể cần
coi đất là tài sản của nhà nước có thể được sắp cung cấp những thông
xếp sử dụng phù hợp nhằm làm tăng giá trị. tin và phân tích cụ thể
Thu hồi đất chính là quá trình sắp xếp lại việc của tình huống. Đây
sử dụng đất nhằm làm tăng giá trị của đất. Đối cũng chính là phát hiện
với các dự án công cộng, như Thủy điện Sơn và đóng góp của
La hay Khu kinh tế Dung Quất, lợi ích công là nghiên cứu.
khá rõ ràng. Đối với các dự án kinh doanh như Những trình bày này có
KCN Hòa Mạc (Hà Nam), hay khu Đô thị Phú thể tóm tắt trong một
Mỹ Hưng (TP HCM) và Hưng Phú (Cần Thơ), bảng về các khía cạnh
cán bộ địa phương có một giả định là các nhà tư duy của từng đối tác.
đầu tư sẽ làm tăng giá trị của đất, đóng góp vào Từ đó sự tương phản
sự phát triển của địa phương. Điều này dẫn và khác biệt trong mô
đến một quan điểm chuẩn mực chung là người hình tư duy sẽ nổi rõ và
dân có nghĩa vụ ủng hộ kế hoạch sử dụng đất đó chính là nguồn gốc
của nhà nước. Cách nghĩ “Nhà nước biết rõ của tranh chấp.
nhất” khá phổ biến và vì vậy, cán bộ thường Các tác giả cũng trích
cho rằng cần giảm thiểu việc thảo luận hay dẫn một số lời nói hoặc
“thỏa thuận” với người dân về thu hồi đất. câu chuyện tiêu biểu để
Trên phương diện tính toán (lợi ích/chi phí), minh họa cho phân tích
cán bộ địa phương thường dựa vào thu nhập từ của mình.
đất để tính toán tiền bồi thường. Cách tính này Các trích dẫn cần được
giúp cho việc giữ tiền bồi thường ở mức thấp, lựa chọn cẩn thận: các
giảm chi tiêu ngân sách và/hoặc thu hút đầu tư trích đoạn phải là dữ
tốt hơn. Cán bộ cũng cho rằng quá trình thu hồi liệu điển hình cho ý
đất khả thi nhất là khi nhà nước quản lý tập tưởng chung được rút
trung. Cách nghĩ này chung ở cả 5 tình huống ra từ lượng lớn dữ liệu
chúng tôi nghiên cứu, kể cả ở dự án Hưng Phú thu thập được.

nơi mà nhà đầu tư làm việc trực tiếp với người


124
dân về bồi thường thu hồi đất.
“Chúng tôi phải cân đối lợi ích của địa
huống thu phí sử dụng đất ở Phú Mỹ Hưng) và
người dân là bên chịu thiệt. Một mặt, giá đất
trong các dự án thu hồi đất là rất thấp (Sơn La:
4,000 VND/m2; Hòa Mạc: 40,000 VND/m2;
Dung Quất: 26,000 VND/m2 cho tới năm 2006;
và Hưng Phú: 43,000 VND/m2, sau đó tới
400,000 VND/m2). Cán bộ địa phương và nhà
đầu tư cho rằng giá đất này bồi thường đầy đủ
cho thu nhập có được từ sản xuất nông nghiệp,
song người dân lại cảm thấy giá đất này không
phản ánh việc họ phải từ bỏ quyền sử dụng đất.
Mặt khác, trong tình huống Phú Mỹ Hưng, giá
đất được đưa ra rất cao (13,260,000 VND/m 2
vào năm 2009) khi mà người dân phải trả phí
để mua “quyền sử dụng đất” (sổ hồng).
Trên phương diện tính toán, người nông dân
quan tâm tới cả tiền bồi thường trước mắt cũng
như sinh kế sau khi mất đất. Trong khi đó,
người dân ở vùng ngoại thành hay đô thị hóa
lại quan tâm nhiều hơn tới việc chia sẻ lợi ích
với nhà đầu tư.
“Ngày xưa đất mênh mông. Chúng tôi bắt cá,
tắm, sinh hoạt và chơi trò chơi ở sông mỗi khi
Tết đến. Bây giờ về đây đất đai chật hẹp, lại
không có sông suối gì. Buồn lắm!”
(Người dân ở Sơn La)
“Đây là nhà văn hóa chính quyền xây cho sau
khi tái định cư. Nhưng mà mọi hoạt động văn
hóa không diễn ra ở đây mà ở ngoài đồng cơ.”
(Người dân ở Sơn La)
“Họ đưa tiền cho chúng tôi và nghĩ thế là
xong! Các cụ có câu ‘miệng ăn núi lở’. Người
ta làm gì sau khi mất đất mới là quan trọng,
nhưng họ [nói tới chính quyền và doanh
nghiệp] đâu có quan tâm.”
(Một nữ nông dân trung tuổi ở Hà Nam)

125
Nhà đầu tư
Sự tham gia của nhà đầu tư vào việc thu hồi
đất trong 5 tình huống rất khác nhau. Trong dự
án Thủy điện Sơn La và Khu kinh tế Dung
Quất, các nhà đầu tư hoàn toàn đứng ngoài
cuộc trong quá trình thu hồi đất. Ở Hòa Mạc,
các nhà đầu tư chỉ tham gia “không chính
thức” qua việc ủng hộ xây dựng các công trình
công cộng của thôn xóm. Trong khi đó, ở Phú
Mỹ Hưng và Hưng Phú, nhà đầu tư trực tiếp là
một bên trong tranh chấp. Mặc dù sự tham gia
là khác nhau, các nhà đầu tư đều có chung suy
nghĩ về quá trình thu hồi đất.
Trong nếp nghĩ, họ coi đất đai là một hàng hóa
có thể đầu tư hoặc trao đổi vì lợi nhuận. Thu
hồi đất là quá trình thu thập một yếu tố cơ bản
của kinh doanh. Đó đơn giản là một quá trình
đầu tư.
Trên phương diện chuẩn mực, việc người dân
được nhận tiền bồi thường cao hơn giá trị sản
xuất nông nghiệp của đất đâi là công bằng.
Nhà đầu tư cũng tin rằng quá trình thu hồi đất
cần được nhà nước quản lý và thực hiện tập
trung. Cần giảm thiểu việc “thỏa thuận” với
người dân vì “người dân luôn đòi hỏi cao hơn”.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng hiểu rõ nhất là
khi họ ký “hợp đồng” với chính quyền để
chính quyền đứng ra thu hồi đất thì “hợp đồng”
đó không có sự bình đẳng giữa hai bên. Chính
quyền có thể không hoàn thành các điều khoản
như cam kết trong “hợp đồng” song hiếm khi
phải chịu trách nhiệm pháp lý về điều đó. Các
nhà đầu tư cũng luôn mong muốn có một môi
trường kinh doanh ổn định.
Trên phương diện tính toán lợi ích/chi phí, các
nhà đầu tư tính toán lợi ích thu được và chi phí
bỏ ra cho dự án. Chi phí không chỉ đơn giản là
tiền bồi thường mà còn ở thời gian họ phải chờ
đợi khi thu hồi đất.

126
“Tôi cho rằng ý tưởng để nhà đầu tư ‘thỏa
thuận’ với người dân là không khả thi. Người
dân lúc nào cũng đòi hỏi nhiều hơn và nhà đầu
tư khó có thể có đất để làm dự án.”
(Một nhà đầu tư ở Hà
Nam) “Chúng tôi ký hợp đồng với Ban Giải
phóng Mặt bằng huyện [để họ đứng ra giải
phóng mặt bằng]. Trên thực tế, ai là người
đảm bảo hợp đồng này sẽ được thực hiện theo
cam kết? Bản thân tôi phải ăn ngủ ở địa
phương, liên tục nhắc nhở các cán bộ huyện,
xã thực thi việc giải phóng mặt bằng. Đôi khi
tôi phải xuống tận thôn để thu thập dữ liệu rồi
đưa cho cán bộ phụ trách [lẽ ra bản thân cán
bộ đó phải làm]. Đó không bao giờ là hợp
đồng bình đẳng cả.”
(Một nhà đầu tư ở Hà Nam)

5.5.2. Ví dụ 2

Tóm tắt Nghiên cứu về sự thay đổi tại các doanh nghiệp Quốc doanh
Việt Nam
“Triết lý quản lý truyền thống của cán bộ quản lý cao cấp: rào cản đối
với đổi mới và hoạt động kinh doanh trong quá trình cải cách các doanh
nghiệp tại Việt Nam”
Tác giả:
TS. Nguyễn Văn Thắng, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Đào Thị Thanh Lam, Giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Phạm Thị Thùy Chi, chuyên gia tư vấn của T&C Consulting
Nghiên cứu được đăng trên tap chí Int.J Entrepreneurship and
Innovation Management, năm 2005.

127
TRỌNG TÂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tìm hiểu sự ảnh hưởng của triết lý kinh doanh của
người lãnh đạo, người quản lý cấp cao đến thay đổi của tổ chức trong bối
cảnh cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt Nam.
1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
Vai trò của người lãnh đạo (quản lý cấp cao) và sự thay đổi của
tổ chức
Các lý thuyết về sự thay đổi của tổ chức xưa nay thường là những
luận giải về các hành vi thay đổi của tổ chức chứ chưa đạt đến mức là các
lý thuyết cơ sở. Hầu hết các thay đổi của các tổ chức hiện là những hành vi
phản ứng, thích ứng đối với sự thay đổi của môi trường, như thay đổi về
kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ... Nói cách khác sự thay đổi của môi
trường dẫn đến những thay đổi của tổ chức.
Tuy nhiên quá trình thay đổi này chịu ảnh hưởng to lớn của cán bộ
quản lý cấp cao. Lãnh đạo, hay cán bộ quản lý cấp cao, ảnh hưởng đến tổ
chức theo nhiều cách, là người “luận giải” những thay đổi đến từ môi
trường của tổ chức; mỗi sự thay đổi từ môi trường có thể được coi là “cơ
hội” hoặc “nguy cơ” tùy vào cách nhìn nhận, đánh giá của người lãnh
đạo và do đó tác động đến những hành động của tổ chức.
Những nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp của tổ chức chính là “người khởi
xướng” hay “người cản trở” thay đổi. Nếu nhà lãnh đạo, người quản lý cấp
cao trong tổ chức nhận thấy cần thay đổi và có đủ năng lực để lãnh đạo quá
trình thay đổi, họ sẽ có xu hướng đảm nhận vai trò là người khởi xướng thay
đổi. Nếu không, họ sẽ trở thành một lực cản không mong muốn đối với quá
trình thay đổi.
Hệ tư tưởng, quan điểm, giá trị, triết lý của người lãnh đạo, quản lý
cấp cao, trong tổ chức ảnh hưởng đến thay đổi. Vì những yếu tố này ảnh
hưởng đến chiến lược, cơ cấu, văn hóa của tổ chức, đến lượt mình, chúng lại
ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổ chức. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy triết
lý của tổ chức (mà thường chịu ảnh hưởng của người lãnh đạo, người quản
lý cấp cao) chính là một dấu hiệu “dự báo” sự điều chỉnh, thay đổi của tổ
chức trước những biến động của môi trường chứ không phải là vấn đề
nguồn lực.

128
Quyền lực của nhà quản lý cấp cao và thay đổi
Để lãnh đạo quá trình thay đổi, người quản lý cần có quyền lực. Theo
định nghĩa của Salancik và Pfeffer “Quyền lực là khả năng thực hiện được
điều mình muốn theo cách thức mình muốn”, hoặc theo Dahl “Quyền lực là
năng lực khắc phục, vượt qua những e ngại hoặc những cản trở của những
đối tượng khác để đạt được kết quả hay mục tiêu mong đợi”. Từ những định
nghĩa này có thể thấy khái niệm quyền lực có tính xã hội, là mối quan hệ
giữa con người với con người, trong đó hành vi của mỗi cá nhân chịu tác
động hoặc thậm chí bị cá nhân khác quyết định.
Quyền lực cho phép một nhóm, một đơn vị coi mình là quan trọng đối
với một tổ chức, kể cả khi thực chất không phải là như vậy. Nếu điều này
xảy ra, tổ chức đang đối diện với một nguy cơ lớn đó là không thích ứng
được với môi trường hoạt động của mình. Do vậy một tổ chức muốn thích
ứng với môi trường, cần phải có sự thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo.
Có hai cách tiếp cận giải thích về cơ sở của quyền lực. Tiếp cận thứ
nhất, từ góc độ tâm lý học, cho rằng quyền lực của một cá nhân bắt nguồn
từ nhận thức của những người khác về khả năng người này có thể làm gì
cho họ hoặc làm gì để chống lại họ (theo Emerson). Theo cách tiếp cận này,
quyền lực có bản chất là mối quan hệ giữa người với người. Tuy nhiên, nó
sẽ không phản ảnh trực tiếp vai trò của một người trong việc phát triển của
tổ chức, nhất là đặt trong bối cảnh có sự thay đổi, bất ổn đến từ môi trường
bên ngoài.
Cách tiếp cận thứ hai là tiếp cận từ góc độ cơ cấu, cách tiếp cận này
chỉ ra rằng, quyền lực đến từ khả năng, vai trò của một người trong việc
giúp tổ chức thích ứng được với môi trường. Quyền lực của cá nhân hoặc
một nhóm người có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của họ trong
việc giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Theo cách tiếp cận này,
vai trò của một cá nhân trong việc giúp tổ chức thích ứng với những biến
động được quyết định bởi mức độ kiểm soát các nguồn lực của người này và
khả năng tác động đến chính quyền, khả năng kết nối các quan hệ...
Khi môi trường thay đổi, tổ chức cần thay đổi tương ứng. Sự đoàn kết,
nhất trí trong hàng ngũ lãnh đạo, dù tạo ra quyền lực, nhưng cũng có thể
chứa đựng một hệ tư tưởng làm cản trở sự thay đổi của tổ chức. Nhóm
những người quản lý mới, có cách tiếp cận mạnh bạo, đổi mới và chất
“doanh nghiệp” nhiều hơn thường là những người nhanh chóng thay đổi để
thích ứng. Với viễn cảnh như vậy, thành công của quá trình thay đổi tổ chức
phụ thuộc rất nhiều vào việc nhóm nhà lãnh đạo này có thể dành được
quyền lực ở mức độ nào để lãnh đạo quá trình thay đổi.

129
Tại các doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam, ở thời điểm nghiên
cứu, diễn ra quá trình chuyển giao quyền lực từ nhóm cán bộ quản lý truyền
thống sang cho nhóm cán bộ quản lý mới, mạnh bạo và có chất “kinh
doanh” nhiều hơn và tốc độ của quá trình này sẽ quyết định tốc độ cải cách
khu vực doanh nghiệp. Do vậy, câu hỏi làm thế nào để nhóm những nhà
lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp cao của các DNNN có thể có được quyền lực,
vượt qua những sự e ngại, những cản trở của các đối tượng khác đối với quá
trình thay đổi.
Trong bối cảnh hiện nay, khái niệm thị trường tự do vẫn là một khái
niệm tương đối mới và những hệ thống của XHCN truyền thống, dưới hình
thức này hay hình thức khác vẫn được duy trì. Trong điều kiện đó, những
thay đổi của các DNNN Việt Nam không đơn thuần chỉ là sự thay đổi về
chiến lược, hoặc cơ cấu tổ chức. Mà, nó đòi hỏi sự thay đổi căn bản trong
triết lý kinh doanh cốt lõi của những nhà quản lý (theo Boisot, 1997). Chính
vì vậy, nghiên cứu này, lấy bối cảnh Việt Nam, đi tìm câu trả lời cho một số
vấn đề như: Liệu nhà quản lý có thể có được triết lý kinh doanh mới trong
hệ thống XHCN truyền thống? Những điều kiện điển hình nào cần có và
những quá trình thay đổi nào cần có khi triết lý kinh doanh cốt lõi của nhà
quản lý cần thay đổi?
Hình: Mô hình nghiên cứu

Ảnh hưởng của Chính phủ

Triết lý lãnh đạo


Kết quả
• Động lực thay đổi
• Phong cách quản lý
(Thay đổi
• Trọng tâm nguồn lực thành công)

Ảnh hưởng của thị trường

130
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế của nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được lựa chọn là phương pháp phù hợp. Ở Việt
Nam, những nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý chưa được
tiến hành nhiều vào thời điểm tiến hành nghiên cứu này, nên thiếu những lý
thuyết được phát triển hoàn thiện liên quan đến lĩnh vực này. Do vậy thực
hiện các quan sát một cách tự nhiên, chân thực và thực hiện các phỏng vấn
định tính được nhóm nghiên cứu lựa chọn làm phương pháp tiến hành.
Quá trình tiếp cận và thu thập dữ liệu
Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 14 doanh nghiệp, theo các mối
quan hệ của cá nhân và công việc, sử dụng thông tin từ các dự án của các
sinh viên MBA về thay đổi tại các DNNN, thông tin từ các tạp chí, thông tin
báo chí của Việt Nam.
Trong số 14 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 6 doanh nghiệp được
coi là thành công trong việc thực hiện các chương trình thay đổi về quản lý,
6 doanh nghiệp khác có thực hiện các chương trình thay đổi nhưng không
thành công và 2 doanh nghiệp còn lại không thực hiện một chương trình
thay đổi đáng kể nào. Những chương trình thay đổi được thực hiện tại các
doanh nghiệp là những chương trình có mục tiêu định hướng cho doanh
nghiệp định hướng thị trường mạnh hơn (ví dụ các chương trình áp dụng
ISO hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp).
Các phỏng vấn được thực hiện với các Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng
Giám đốc của các doanh nghiệp. Câu hỏi phỏng vấn là các câu hỏi mở, tập
trung vào các chương trình thay đổi được tiến hành tại doanh nghiệp. Các
câu hỏi phổ biến nhóm nghiên cứu đặt ra cho người trả lời phỏng vấn là các
câu hỏi “Mô tả về chương trình thay đổi mà họ khởi xướng hoặc quản lý”,
“Mục tiêu của các chương trình này là gì?” “Những người tham gia trực tiếp
vào chương trình?” “Những thách thức lớn trong việc quản lý thực hiện
chương trình thay đổi là gì?” hoặc “Lý do vì sao doanh nghiệp không thực
hiện bất kỳ một chương trình thay đổi nào?”. Kết quả phỏng vấn được tập
hợp trên 100 trang và được lưu trữ trên máy tính.
Phân tích dữ liệu
Nghiên cứu áp dụng quy trình phân tích dữ liệu theo tình huống so
sánh (theo Eisenhardt) và một vài ứng dụng của kỹ thuật phát triển lý thuyết
(theo Glaser và Strauss). Trong quá trình thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu
thường xuyên thảo luận về các lý thuyết và các phạm trù liên quan, phân
tích tổng hợp được thực hiện khi tất cả các công việc thu thập dữ liệu đã

131
hoàn thành. Dữ liệu được mã hóa theo các phạm trù (triết lý lãnh đạo và mối
quan tâm của nhà quản lý). Sau đó nhóm nghiên cứu so sánh các trường
hợp, tìm ra sự tương đồng và khác biệt, tổng hợp, so sánh kết quả thực tế và
lý thuyết.
3. Một số phát hiện chính của nghiên cứu
Những dữ kiện sau khi được phân tích, tổng hợp, cho thấy những
chương trình đổi mới được tiến hành tại các DNNN đòi hỏi những người
lãnh đạo, quản lý cấp cao của DN cần phải có cách tiếp cận đổi mới và có
tính “kinh doanh” mạnh mẽ trong quản lý. Thứ nhất, họ cần phải là người
khởi xướng và chịu trách nhiệm về các chương trình thay đổi cần thiết đối
với doanh nghiệp. Thứ hai, người lãnh đạo, người quản lý cấp cao của DN
cần phải theo đuổi, thực hiện một định hướng quản lý sao cho khuyến khích
được sự đổi mới, sáng tạo và tính “kinh doanh” tại doanh nghiệp mình. Cuối
cùng, họ cần phải công nhận giá trị của các tài sản cô hình, như mới quan hệ
với các chủ thể bên ngoài, động lực làm việc và năng lực của nhân viên. Cụ
thể như sau:
3.1. Triết lý của lãnh đạo, người quản lý cấp cao ảnh hưởng đến động
lực thay đổi của doanh nghiệp
Những đối tượng được phỏng vấn thể hiện quan điểm nhìn nhận về tác
động của thị trường và Chính quyền (cơ quan quản lý) có thể nói là trái
ngược nhau. Các doanh nghiệp được coi là thành công (trong các chương
trình thay đổi của mình) cho thấy động lực khiến họ tiến hành các chương
trình thay đổi chính là thị trường, còn các doanh nghiệp “không hoặc ít
thành công” (trong các chương trình thay đổi) thì cho rằng những chương
trình thay đổi chỉ được tiến hành tại doanh nghiệp khi có “chỉ thị”, “gợi ý”
hoặc thậm chí là do “quyết định” của các cơ quan chủ quản. Ví dụ, khi có
rất nhiều các DNNN e ngại việc cổ phần hóa thì Công ty Xây dựng Vận tải
18 lại “xung phong” tiến hành cổ phần hóa. Theo Tổng Giám đốc của công
ty, họ sẵn sàng đánh đổi vị thế thuận lợi của một DNNN để có được quyền
tự quyết, tính chủ động và linh hoạt cao hơn, nhằm thích ứng với thị trường.
Các doanh nghiệp khác như Công ty Phát triển Công nghệ hoặc Công ty
Bánh kẹo Hữu Nghị, họ áp dụng ISO 9002 là nhằm “đáp ứng yêu cầu của
thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Còn ngược lại, ISO 9002 được
triển khai tại Công ty Dược phẩm Hà nội (doanh nghiệp “không hoặc ít
thành công”) lại là do Chính quyền thành phố chỉ thị, yêu cầu thực hiện.
Tổng Giám đốc của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị cho biết: “Nếu
chúng tôi không tăng năng suất và chất lượng, chúng tôi không đạt được các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ mất thị trường. Điều đó cũng có

132
nghĩa là chấm dứt kinh doanh, đóng cửa doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao
chúng tôi triển khai chương trình ISO”.
Còn lãnh đạo của Công ty Dược phẩm Hà nội nói: “Tất nhiên chúng
tôi được Chính quyền thành phố ủng hộ vì Chương trình ISO là do họ gợi
ý”.
Dữ liệu từ phỏng vấn cho thấy, hầu hết các DNNN, tại thời điểm
nghiên cứu đều đang tiến hành những thay đổi nhất định. Với một số
DNNN, thay đổi là để thích nghi với môi trường kinh doanh rộng lớn
hơn. Với một số DNNN khác, thay đổi là cách duy nhất để tồn tại. Còn
với một số DNNN khác, thay đổi cũng chỉ được coi là một kế hoạch, một
chương trình, mà do Chính quyền, cơ quan chủ quản khởi xướng, áp đặt
và cung cấp nguồn lực để thực hiện (một phần hoặc toàn bộ).
Những DNNN được coi là thành công trong các chương trình thay đổi
thường là những người khởi xướng, họ muốn có sự tự chủ cao hơn và chịu
trách nhiệm thực hiện các chương trình thay đổi của mình. Tổng Giám đốc
Công ty Phát triển Công nghệ cho biết “Chúng tôi phải cảm ơn Trung tâm
Khoa học và Công nghệ Quốc gia (cơ quan chủ quản) khi chúng tôi thành
công như ngày hôm nay. Không phải vì họ đã cho chúng tôi thêm nguồn lực
như đất đai hay tài chính hoặc trụ sở văn phòng, mà họ đã trao cho chúng
tôi quyền tự chủ, khuyến khích các ý tưởng kinh doanh mới...” Hoặc như
Giám đốc của Công ty Xây dựng Giao thông 18 nói “Chúng tôi không phàn
nàn về các chính sách của Nhà nước. Khi làm kinh doanh, lúc nào chúng ta
chẳng đối diện với khó khăn. Các công ty cổ phần có nhiều quyền tự chủ
hơn, do đó phải chịu trách nhiệm cao hơn. Điều này thật thông thường. Vào
thời điểm chúng tôi cổ phần hóa công ty, chính sách của Chính phủ đã cởi
mở và thuận lợi nhiều.”
Tổng Giám đốc của Công ty Dược phẩm Hà Nội, một doanh nghiệp ít
thành công trong các chương trình thay đổi và Phó Tổng Giám đốc của
Công ty Thành Nam (một doanh nghiệp không tiến hành thay đổi) đều thừa
nhận doanh nghiệp của họ phụ thuộc đáng kể vào Chính quyền, như phụ
thuộc về vốn, tiếp cận thị trường, bổ nhiệm Tổng Giám đốc và các chính
sách quản lý (như lương, nghỉ hưu, mất sức...). Những doanh nghiệp này
đều chờ sự chỉ đạo và hỗ trợ mới tiến hành thay đổi và luôn phàn nàn về
việc Chính quyền thiếu hỗ trợ cho quá trình thay đổi.
3.2. Triết lý của lãnh đạo, người quản lý cấp cao và định hướng
quản lý
Các dữ liệu nghiên cứu so sánh triết lý lãnh đạo và phong cách của
những nhà quản lý đã lãnh đạo các chương trình thay đổi thành công tại
doanh nghiệp của mình với những nhà quản lý “không hoặc ít thành công
133
hơn”. Những nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao của các doanh nghiệp phỏng vấn
đều tỏ ra có năng lực chính trị cao, nhưng các dữ liệu chỉ ra những khác biệt
rõ nét ở những điểm: cơ sở (nguồn) của quyền lực, triết lý, trọng tâm quản
lý và sự chấp nhận rủi ro.
Nguồn (cơ sở) của quyền lực
Những người được phỏng vấn không nhận được các câu hỏi trực tiếp
kiểu “họ có quyền lực là từ đâu?” Thay vào đó là các câu hỏi gián tiếp như:
▪ Họ gặp những thách thức nào khi lãnh đạo công ty, đặc biệt là
lãnh đạo các chương trình thay đổi?
▪ Họ nhận được ủng hộ từ đối tượng nào, mức độ ủng hộ ra sao
khi lãnh đạo chương trình thay đổi?
▪ Đâu là những điều kiện cần thiết để các chương trình thay đổi có
thể thành công?
Những nhà lãnh đạo của các chương trình thay đổi thành công đều thể
hiện cam kết với các chương trình thay đổi, có những mối quan hệ mạnh và
nhận được sự ủng hộ từ các bên liên quan khác nhau (ví dụ: khách hàng,
ngân hàng, nhà cung cấp...), họ tập trung vào việc nâng cao kết quả làm việc
của doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Những phẩm chất
này giúp họ có được sự ủng hộ cần thiết từ nội bộ cũng như từ bên ngoài
giúp thực hiện thay đổi.
Ở những doanh nghiệp thay đổi thành công, người lao động ủng hộ
lãnh đạo của mình thực hiện các chương trình thay đổi cũng một phần là do
họ nhận thấy lãnh đạo cam kết cao và quyết tâm thay đổi. Tổng Giám đốc
Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị trả lời phỏng vấn “Tôi cam kết tuyệt đối để
thực hiện chương trình thành công, trong thời gian 6 tháng tới. Như các anh
thấy, Công ty Hải Hà, Hải Châu (đối thủ cạnh tranh) được thành lập lâu
hơn và có nhiều nguồn lực hơn chúng tôi, nhưng họ không cam kết thực
hiện chương trình ISO. Đến nay họ vẫn chưa được cấp chứng nhận”. Ý kiến
từ Tổng Giám đốc của Công ty Phát triển Công nghệ “Chúng tôi – Ban
Giám đốc – đóng góp tiền của cá nhân cho công ty. Chúng tôi muốn để
người lao động thấy cam kết của Ban lãnh đạo đối với thành công của công
ty nói chung và chương trình thay đổi nói riêng.”
Những nhà lãnh đạo có định hướng thị trường mạnh (cũng là những
nhà lãnh đạo thay đổi thành công tại các DNNN được điều tra) thường huy
động nhiều nguồn lực khác nhau chứ không chỉ từ Chính quyền. Những
người này cũng đánh giá cao mối quan hệ của mình với các bên liên quan
khác nhau, không chỉ vì những nguồn lực họ có thể huy động được cho

134
doanh nghiệp mình, mà còn bởi vì đây chính là cơ sở để họ tạo ra quyền lực
của cá nhân.
Ở các DNNN thành công hơn trong thay đổi, họ cho rằng ảnh hưởng
của họ đối với người lao động chính là thông qua việc cải thiện kết quả hoạt
động của doanh nghiệp theo thời gian. Trong các doanh nghiệp này, doanh
thu của DN tăng lên kể từ khi Tổng Giám đốc nhậm chức. Thu nhập của
người lao động tại các doanh nghiệp này cao hơn mức trung bình của ngành
và gia tăng theo các năm.
Còn với doanh nghiệp ít thành công hơn (trong các chương trình thay
đổi), như Công ty Dược Hà Nội, Tổng Giám đốc thừa nhận Doanh nghiệp
của họ phụ thuộc lớn vào chỉ thị và nguồn lực của Chính quyền và Doanh
nghiệp này do không có quyền tăng lương, thu nhập cho cán bộ nhân viên,
nên những người giỏi đã từ giã doanh nghiệp. Và kết quả là, việc áp dụng
ISO 9002 rất chậm, đã trễ hơn một năm mà doanh nghiệp chưa được cấp
chứng nhận. Với trường hợp khác, công ty Thành Nam, Tổng Giám đốc của
DNNN hoàn toàn không ủng hộ thay đổi. Ông này nhậm chức là do thâm
niên công tác và có quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương (Chính
quyền bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc này và quyết định bổ nhiệm không
trùng với kết quả phiếu bầu của các cán bộ nhân viên công ty này). Và vị
Tổng Giám đốc này có quyền lực “về mặt pháp lý” để đưa ra những
quyết định “không thay đổi”, ông ta trở thành một rào cản của tổ chức.
Triết lý và trọng tâm quản lý
Dữ liệu phỏng vấn cho thấy sự khác biệt trong triết lý và trọng tâm
quản lý. Điều thú vị là những nhà lãnh đạo các chương trình thay đổi thành
công đều có cùng niềm tin rằng doang nghiệp nên độc lập với chính quyền
và cần phải tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường. Để thực hiện điều
đó, họ tin rằng vai trò của họ là xây dựng danh tiếng cho doanh nghiệp,
xây dựng quan hệ kinh doanh và niềm tin của các đối tác cũng như khuyến
khích tính sáng tạo và chất “kinh doanh” trong mỗi người lao động. Họ
cũng thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình, coi đó là yếu tố thành
công, như tính sáng tạo của người lao động, động lực làm việc của người
lao động, danh tiếng của tổ chức và mối quan hệ với các đối tác kinh
doanh. Như Tổng Giám đốc của Công ty Phát triển Công nghệ nói “Tư
ngày đầu tiên thành lập công ty, chúng tôi đã cho rằng không nên phụ
thuộc vào chỉ thị và nguồn lực của Chính quyền. Công ty phải độc lập và
phải chủ động”
Còn ở trường hợp của doanh nghiệp ít thay đổi thành công hơn, Công
ty Dược Hà Nội, công ty này phụ thuộc vào nguồn lực và hướng dẫn, chỉ thị

135
của chính quyền địa phương ở mức độ lớn. Ví dụ, mục tiêu thường niên của
công ty phải được ủy ban giám sát của chính quyền thông qua. Tổng Giám
đốc của đơn vị này dù thừa nhận tầm quan trọng của tính sáng tạo trong lực
lượng lao động, vẫn không thể tìm ra cách nào để khuyến khích và phát huy
điều đó. Vị lãnh đạo doanh nghiệp này trao đổi “Ở công ty của chúng tôi,
các dược sĩ chỉ muốn trở thành những người bán thuốc. Vì sao? Vì thu nhập
của họ tùy vào sản phẩm họ bán được và cao hơn chế độ lương áp dụng cho
các dược sĩ tại công ty tôi.”
Sự chấp nhận rủi ro
Khi phỏng vấn, những vị lãnh đạo có định hướng thị trường thường
thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Họ chấp nhận những rủi ro thường có
trong kinh doanh như đưa ra sản phẩm mới, xây dựng quan hệ đối tác mới,
thâm nhập thị trường mới...
Thậm chí họ chấp nhận rủi ro trong việc phản ứng lại với các chính
sách của Chính quyền. Họ thể hiện sự bất đồng với một số chính sách và nỗ
lực thuyết phục chính quyền và nếu cần thiết, họ tìm được cách đi “đường
vòng” để tránh những chính sách cản trở sự đổi mới, tính sáng tạo của người
lao động. Những hành vi này không tìm thấy trong những công ty ít thành
công trong thay đổi như Công ty Dược Hà Nội hoặc Công ty Thành Nam.
“Khi chúng tôi trình bày ý tưởng về liên doanh với đối tác Italia để
tiếp cận thị trường xuất khẩu, Tổng Giám đốc rất tức giận. Ông ta hỏi “Tại
sao chúng ta phải đầu tư cho cho thị trường xuất khẩu, trong khi thị trường
trong nước chiếm tới 85% tổng doanh thu? Nếu đầu tư khoản tiền lớn
(khoảng 200 – 300 ngàn USD) đê xây dựng mới nhà máy, quá rủi ro.
Chuyện gì xảy ra nếu đối tác Italia sau này không muốn hợp tác nữa? Ngân
hàng có nhận số tài sản này để trừ vào khoản vay không?” (Ý kiến của cán
bộ công ty Thành Nam).
Một điểm phát hiện là nhiều nhà quản lý có những triết lý kinh doanh
và thái độ chấp nhận rủi ro một cách vô thức. Do đó rất khó có thể thay đổi
họ từ quá trình học tập. Những nhà quản lý này miệng nói thừa nhận công ty
của mình nên định hướng thị trường. Tuy nhiên họ không có thời gian để
thực sự trải nghiệm và thay đổi niềm tin. Để chấp nhận cạnh tranh trên thị
trường họ cần phải thừa nhận sự đổi mới, chất “kinh doanh” phải được coi
là nguồn giá trị, chứ không phải là nhờ “lao động quá khứ”.
3.3. Triết lý của người quản lý và các nguồn lực của doanh nghiệp
Các dữ kiện thu thập được cho thấy, tài sản hữu hình (đất đai, nhà
xưởng, thiết bị, tài chính...) không phải là yếu tố chủ chốt để các doanh

136
nghiệp tiến hành thay đổi thành công. Trong các DNNN thành công, có
những trường hợp như Công ty Phát triển Công nghệ, là doanh nghiệp mới
thành lập, không được cấp vốn từ cơ quan nhà nước, công ty này phải huy
động vốn từ thành viên Ban lãnh đạo và cả cán bộ nhân viên (dù đây là một
công ty Nhà nước). Với Công ty Xây dựng Đô thị Nam Định cũng vậy, khi
cổ phần hóa, Nhà nước ngừng cấp vốn hoạt động, trong khi Doanh nghiệp
này cần phải đầu tư lớn vào công nghệ và cơ sở hạ tầng. Nhưng công ty này
cũng tìm được các nguồn vốn đầu tư khác. Những tình huống tương tự đều
xảy ra ở những doang nghiệp thay đổi thành công. Ngược lại, công ty Thành
Nam có rất nhiều đất không sử dụng, nhưng không được sử dụng vì lãnh
đạo của công ty cho rằng họ có nghĩa vụ “bảo vệ tài sản của Nhà nước”.
Nguồn lực con người và các tài sản vô hình là các nguồn lực quan
trọng đối với thay đổi. Người lao động ở các Doanh nghiệp thay đổi thành
công là những cán bộ trẻ, nhiệt huyết và có tư duy cởi mở. Lãnh đạo của các
doanh nghiệp này không “cản trở” mà “khuyến khích” nguồn nhân lực phát
triển. Tổng Giám đốc của Công ty Xây dựng 18 đã cho nghỉ hưu 150 người
khi nhậm chức và sau vài năm, anh ta xây dựng một lực lượng lao động trẻ,
được đào tạo bài bản và đầy nhiệt huyết, sẵn sàng thay đổi. Còn tại Công ty
Dược phẩm Hà Nội, ba phần tư lực lượng lao động đều ở độ tuổi trên 40.
Như Tổng Giám đốc cho biết “Những người này không muốn thay đổi. Họ
chỉ muốn nhận lương tháng dựa trên thâm niên công tác và bằng cấp. Tôi
cần một đội ngũ nhiệt huyết để thực hiện chương trình ISO 9002, nhưng tôi
không có được.”
Nhóm nghiên cứu không cho rằng đây là vấn đề tuổi tác của người lao
động mà chính là thói quen cũ, cách tư duy lạc hậu và cam kết với cái cũ
của người lao động. Chính những điều này cản trở quá trình thay đổi.
Với các nhà lãnh đạo tại các DNNN thay đổi thành công, những tài
sản vô hình khác như danh tiếng của Doanh nghiệp, mối quan hệ và uy tín
đối với các đối tác kinh doanh đều được nhìn nhận là những nguồn lực quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung và đối với các chương trình
thay đổi nói riêng. Nhất quán với triết lý và trọng tâm kinh doanh, các nhà
lãnh đạo thay đổi thành công tại các DNNN trong nghiên cứu này đều nỗ
lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác như ngân hàng, nhà cung cấp,
khách hàng và các đối tác khác. Những mối quan hệ này giúp họ huy động
được các nguồn lực và trở nên độc lập với Chính quyền, cơ quan chủ quản.
Kết quả của sự độc lập về nguồn lực này là họ có quyền tự chủ cao hơn đối
với doanh nghiệp của mình, không phụ thuộc vào chỉ thị của Chính quyền.
Do vậy, họ có thể khởi xướng và thực hiện thay đổi thành công.

137
4. Kết luận
Nghiên cứu cho thấy:
▪ Triết lý của nhà quản lý, người lãnh đạo ảnh hưởng đến cách thức họ
nhìn nhận về môi trường kinh doanh bên ngoài và quyết định đến vai
trò của họ trong quá trình thay đổi của tổ chức. Để thay đổi được
thực hiện, những người quản lý cấp cao, những nhà lãnh đạo trong
Doanh nghiệp cần phải có triết lý định hướng thị trường, theo đó
khuyến khính sự sáng tạo, đổi mới và tính “kinh doanh”.
▪ Nhiều DNNN vẫn coi quá trình cổ phần hóa DNNN là một kế hoạch,
một chương trình khác do Chính phủ khởi xướng và chỉ thị thực
hiện. Đối với những doanh nghiệp này, các nhà lãnh đạo doanh
nghiệpvẫn giữ triết lý quản lý kiểu cũ – chờ đợi chỉ thị của cấp trên,
của chính quyền, cơ quan chủ quản, rồi mới hành động. Phát hiện
này của nghiên cứu có ý nghĩa lớn với những nhà hoạch định chính
sách của Việt Nam. Để có thể thực hiện thành công quá trình cổ
phần hóa DNNN, đầu tiên cần phải thực hiện sự thay đổi từ triết lý
quản lý và thực hành của những nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao của
doanh nghiệp. Và,
▪ Cách tốt nhất để thúc đẩy thay đổi trong triết lý và thực hành quản
lý doanh nghiệp chính là giao quyền tự quyết cho Ban lãnh đạo
doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là dành cho các chủ thể khác
(như khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, đối tác kinh
doanh) có mức độ ảnh hưởng lớn hơn đến đội ngũ quản lý doanh
nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước đến đội ngũ lãnh đạo doanh
nghiệp thực chất hạn chế khả năng phát huy tính sáng tạo trong
kinh doanh của doanh nghiệp.

138
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bản chất của nghiên cứu định tính là gì? Những trường hợp nào thì nên
áp dụng nghiên cứu định tính?
2. Hãy nêu các đặc điểm của nghiên cứu định tính? Nghiên cứu định tính
đòi hỏi nhà nghiên cứu rèn luyện những kỹ năng gì?
3. Hãy nêu tóm tắt phương pháp Phỏng vấn, Thảo luận nhóm và Nghiên
cứu tình huống.
4. Vì sao nói phân tích dữ liệu định tính gắn liền với quá trình “trừu tượng
hóa”?
5. Một NCS dự định tiến hành nghiên cứu thông qua 5 tình huống điển
hình (5 doanh nghiệp). NCS rất lo lắng về tính đại diện của mẫu nghiên
cứu. Anh/chị có lời khuyên gì cho NCS? Vì sao?

139
Chương 6
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

TÓM TẮT

Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các
nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng,
hoặc toán học đơn thuần. Nghiên cứu định lượng đòi hỏi điều kiện khắt
khe về dữ liệu cũng như việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê/
kinh tế lượng.
Chương này trình bày các khái niệm cơ bản liên quan tới nghiên cứu
định lượng, đặc biệt là mô hình định lượng. Khi xây dựng và kiểm định mô
hình định lượng cần hết sức chú ý và định nghĩa rõ đơn vị phân tích, nhân
tố, biến số và thước đo của mô hình. Việc trình bày rõ giả thuyết nghiên cứu
cũng sẽ giúp cho quá trình phân tích được trọng tâm. Các tác giả có thể sử
dụng dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp, hoặc kết hợp các nguồn cho nghiên
cứu của mình. Tuy nhiên, dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu phải đảm bảo độ
tin cậy và có số quan sát đủ lớn cho việc áp dụng các mô hình định lượng.

6.1. GIỚI THIỆU

Hàng ngày, theo thống kê, có khoảng 500 triệu người vào Facebook
để thực hiện kết nối cộng đồng, comment và chia sẻ bình luận. Tỷ lệ
này đang ngày càng gia tăng cao. Facebook đã trở thành mạng xã hội
chia sẻ rộng lớn trong cộng đồng và được nhiều người hưởng ứng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà nghiên
cứu Đại học Michigan làm nhiều người phải giật mình bởi những gì
mà Facebook đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Các nhà
nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu với một mẫu 82 thanh niên (tuổi
trung bình 19,52) trong vòng hai tuần. Kết quả cho thấy nếu một

140
người vào Facebook ở thời điểm trước (T 1) thì họ thường cảm thấy
kém hài lòng với cuộc sống hơn ở thời điểm sau (T 2) (cảm xúc của họ
ở thời điểm T1 đã được kiểm soát trong mô hình). Ngoài ra, trong thời
gian 14 ngày nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu vào Facebook càng
nhiều thì sự hài lòng của họ với cuộc sống càng giảm sút (Kross E,
Verduyn P, Demiralp E, Park J, cùng các đồng sự, 2013). Các nhà
nghiên cứu kết luận là trên bề mặt, Facebook là một công cụ cực kỳ
giá trị để con người thỏa mãn nhu cầu kết nối xã hội. Tuy nhiên, thay
vì giúp làm tăng chất lượng cuộc sống, Facebook có thể đang làm
điều ngược lại.
Khi mà Facebook đang là một công cụ có sức lan tỏa cực mạnh, được
giới trẻ hết sức ưa thích, việc đưa ra một bình luận hay nhận định về tác
động tiêu cực của nó thường không được chú ý, thậm chí sẽ nhanh chóng bị
phản bác. Song, khi tác động tiêu cực đó được minh chứng bằng số liệu
được thu thập và tính toán một cách khoa học thì sẽ có nhiều người chú ý,
suy ngẫm và có thể thay đổi hành vi của mình hơn. Những minh chứng
định lượng là cực kỳ quan trọng cho những luận điểm đi ngược lại với
“cảm xúc” chung hay “tâm lý bầy đàn”.
Nghiên cứu định lượng chính là cách tiếp cận giúp lượng hóa các tác
động (hay mối quan hệ) đó. Chương này trình bày những khái niệm cơ bản
giúp bạn đọc hiểu rõ thế nào là nghiên cứu định lượng, mô hình nghiên
cứu định lượng, các nguồn dữ liệu thông dụng. Các phương pháp nghiên
cứu định lượng cơ bản (khảo sát, thử nghiệm) sẽ được trình bày ở các
chương sau.

6.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG LÀ GÌ?

Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các
nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng,
hoặc toán học đơn thuần. Nói cách khác, đó là quá trình xác định hệ số
tương quan của các nhân tố và kiểm định liệu hệ số đó có thực sự khác 0
với một mức ý nghĩa thống kê phù hợp (thường là mức sai số dưới 5%).
Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể tính toán nếu các nhân tố tác động (biến
độc lập) tăng một đơn vị thì nhân tố mục tiêu (hay biến phụ thuộc) sẽ thay
đổi như thế nào.

141
Ví dụ, để kiểm định luận điểm “chất lượng nguồn nhân lực có tác
động tích cực tới sự phát triển kinh tế của địa phương”, một tác giả
cần tính toán được hệ số tương quan của “chất lượng nguồn nhân lực”
và “sự phát triển kinh tế của địa phương” (sau khi đã kiểm soát tác
động của các nhân tố khác) và chứng minh được rằng hệ số đó là
dương với sai số nhỏ hơn 5%.
Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu có thể tính toán nếu “chất
lượng nguồn nhân lực” tăng 1 đơn vị (theo thước đo của đề tài, ví
dụ: tỷ lệ nhân công qua đào tạo sau phổ thông tăng 10%) thì GDP
tăng bao nhiêu %. Đây là những chỉ số quan trọng cho việc hoạch
định chính sách.
Như vậy một nghiên cứu định lượng có các đặc điểm chính sau:
- Sử dụng dữ liệu định lượng: Bất kể dữ liệu ban đầu dưới dạng gì
(ví dụ: số lao động, giới tính, sở hữu doanh nghiệp, v.v…), khi đưa
vào mô hình định lượng, các dữ liệu đó phải được “số hóa” (thể
hiện dưới dạng con số). Kể cả các nhân tố thuần định tính như
“niềm tin giữa các đối tác kinh doanh”, “sự gắn kết của nhân viên
với tổ chức”, “phong cách lãnh đạo” v.v... cũng cần được thể hiện
bằng các con số trong nghiên cứu định lượng.
- Trọng tâm là lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố : Nhiều người
lầm tưởng nghiên cứu định lượng đơn thuần là có sử dụng các con
số. Việc sử dụng con số để lập bảng biểu hoặc vẽ sơ đồ thường chỉ
là bước ban đầu - phân tích mô tả - của nghiên cứu định lượng.
Trọng tâm của nghiên cứu định lượng là “lượng hóa mối quan hệ
của các nhân tố”. Trong trường hợp việc “lượng hóa mối quan hệ”
này không khả thi (ví dụ do mẫu nghiên cứu quá nhỏ), các tác giả
đành dừng lại ở việc mô tả. Khi đó nghiên cứu này không được gọi
là nghiên cứu định lượng theo đúng nghĩa.

142
6.3. KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG

6.3.1. Đơn vị phân tích

Đơn vị phân tích là thực thể cơ bản mà nghiên cứu tiến hành phân
tích. Đơn vị phân tích được thể hiện dưới dạng “cái gì” hoặc “ai”. Trong
khoa học kinh tế và quản lý, đơn vị phân tích có thể là cá nhân, nhóm, tổ
chức, địa phương, hoặc quốc gia. Đơn vị phân tích cũng có thể là hệ thống
quản lý trong tổ chức hay mối quan hệ kinh doanh giữa các đối tác khi các
“thực thể” này là trọng tâm phân tích trong nghiên cứu.
Ví dụ 1: Với chủ đề “xác định thiệt hại của tham nhũng”, nhóm
nghiên cứu thứ nhất tiến hành xem xét việc doanh nghiệp phải đối mặt
và tham gia vào các hành vi tham nhũng mang lại lợi ích và thiệt hại gì
cho doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu này, đơn vị phân tích là “doanh
nghiệp”. Nhóm nghiên cứu thứ hai thu thập và phân tích dữ liệu nhằm
trả lời câu hỏi mức độ tham nhũng ở tỉnh ảnh hưởng như thế nào tới sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đối với nghiên cứu này, đơn vị phân
tích là “tỉnh”.
Việc xác định rõ đơn vị phân tích là cực kỳ quan trọng vì nó giúp xác
định các nhân tố cần nghiên cứu cũng như loại dữ liệu cần thu thập. Trong
ví dụ trên, nhóm nghiên cứu thứ nhất bắt buộc phải thu thập được các dữ
liệu cơ bản (mức độ đối mặt/tham gia hành vi tham nhũng và chi phí/lợi ích)
ở cấp độ doanh nghiệp. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu thứ hai có thể chỉ
cần thu thập dữ liệu tổng hợp ở cấp tỉnh là có thể thực hiện việc phân tích
trả lời câu hỏi của mình.

143
Bảng 6-1: Các đơn vị phân tích thông dụng trong nghiên cứu kinh tế - quản lý

Đơn vị
phân Mô tả Ví dụ
tích
Cá nhân Cá nhân là đơn vị phân tích Nghiên cứu về sự cam kết
khá thông dụng, đặc biệt của nhân viên và hành vi chia
trong các nghiên cứu về sẻ tri thức có đơn vị phân
hành vi tổ chức. Đó có thể tích là cá nhân từng nhân
là các nhà quản lý, nhân viên.
viên, hay khách hàng.

Sự kiện Đây là sự kiện cụ thể, ví dụ: Nghiên cứu về nhân tố tác


biểu tình, phá sản, hay động tới quyết định biểu tình
quyết định rời bỏ công ty. của công nhân có đơn vị
phân tích chính là “sự kiện
biểu tình”.
Nhóm/ Đơn vị phân tích có thể là Nghiên cứu về phong cách
tổ chức các nhóm người: ví dụ lãnh đạo có thể có đơn vị
nhóm làm việc, phòng ban, phân tích là nhóm, phòng
hay cả tổ chức. ban, hay cả tổ chức - tùy theo
từng đề tài.
Mối Mối quan hệ giữa các cá Nghiên cứu về “chữ tín” giữa
quan hệ nhân hoặc nhóm/tổ chức các đối tác kinh doanh - đơn
vị phân tích ở đây là “mối
quan hệ” giữa các doanh
nghiệp chứ không phải bản
thân doanh nghiệp.

Các cấp Cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia Các nghiên cứu kinh tế, quản
độ hành lý công thường có đơn vị
chính phân tích là cấp độ hành
chính.
Nguồn: Kế thừa và phát triển từ tài liệu của Jill Hussey và Roger Hussey, 1997
(trang 123)

144
Một công trình nghiên cứu có thể kết hợp nhiều hơn một đơn vị
phân tích. Song mỗi câu hỏi nghiên cứu chỉ dừng ở một đơn vị phân tích.

6.3.2. Nhân tố, biến số, thước đo

Nhân tố (hay yếu tố) là một khái niệm mang tính lý thuyết, thể hiện
đặc tính của một sự vật hiện tượng nào đó. Ví dụ, khi chúng ta coi “tỉnh” là
một “sự vật, hiện tượng” hay đối tượng nghiên cứu thì “sự phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh” hay “năng lực quản trị điều hành của tỉnh” là những nhân
tố thể hiện các đặc điểm của một tỉnh. “Tái cấu trúc kinh tế của tỉnh” - nếu
hiểu dưới dạng hoạt động - không phải là nhân tố bởi vì đây là hoạt động
chứ không thể hiện đặc điểm của tỉnh hay của quá trình tái cấu trúc. Ngược
lại, “mức độ tái cấu trúc”, “hình thức tái cấu trúc”, “mức độ đầu tư cho quá
trình tái cấu trúc” v.v… có thể coi là nhân tố vì chúng thể hiện đặc điểm của
quá trình tái cấu trúc hoặc đặc điểm của kinh tế tỉnh.
Biến số là những biểu hiện cụ thể của nhân tố. Biến số cũng thể hiện
đặc điểm của sự vật, hiện tượng, song theo từng khía cạnh cụ thể. Ví dụ,
với nhân tố “sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh”, có thể có các biến số như:
tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định xã hội, mức độ ô nhiễm môi trường,
v.v… Trong nghiên cứu định lượng luôn cần xác định hai loại biến số: Biến
độc lập và biến phụ thuộc.
- Biến phụ thuộc: Là biến số thể hiện nhân tố mục tiêu. Đây là biến số
mà sự thay đổi của nó có thể được giải thích theo sự thay đổi của các
biến số khác (biến độc lập). Ví dụ, trong mô hình về tác động của lao
động và vốn tới tăng trưởng kinh tế thì biến phụ thuộc là “tăng
trưởng kinh tế”.
- Biến độc lập: Là biến số mà sự thay đổi của nó có thể dùng để dự
đoán hoặc giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ở ví dụ trên thì
biến độc lập là vốn và lao động. Trong mô hình định lượng thường
chúng ta còn gặp biến kiểm soát (control variables). Biến kiểm soát
là những biến đã được chứng minh là có quan hệ với biến phụ thuộc,
song không phải là trọng tâm của (nghiên cứu). Những biến này cần
đưa vào

145
mô hình tương đương như biến độc lập, song sẽ ít được bình luận và
quan tâm hơn.
Biến số có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, biến số phải thay đổi -
nói cách khác nó phải có nhiều hơn một giá trị giữa các thực thể khác nhau
hoặc đối với cùng một thực thể nhưng qua các thời điểm khác nhau. Ví dụ,
quy mô của doanh nghiệp là một biến số vì nó khác nhau giữa các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp không
phải là biến số nếu tỷ suất này áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp tại một
thời điểm được nghiên cứu. Thứ hai, những giá trị khác nhau đó của biến số
phải có thể quan sát hoặc đo lường được. Ví dụ, sự nhạy cảm kinh doanh
(alertness) có thể là một nhân tố quan trọng đối với sự thành công của các
doanh nhân, song các nhà nghiên cứu chưa tìm được cách quan sát hay đo
lường sự nhạy cảm này với độ tin cậy cao. Vì vậy mà nhân tố này chưa trở
thành “biến số” trong các nghiên cứu về doanh nhân.
Thước đo là biểu hiện quan sát và đo lường được của biến số. Có hai
yêu cầu quan trọng đối với thước đo. Thứ nhất, thước đo phải thể hiện sát
nhất với bản chất của biến số (validity). Ví dụ, nếu sử dụng vị trí quản lý
(thước đo) để đo lường uy tín (biến số) của một người thì thước đo này chưa
chắc đã sát với bản chất của biến số. Đôi khi, người ta phải sử dụng nhiều
hơn một thước đo để thể hiện cho một biến số. Thứ hai, thước đo phải có độ
tin cậy chấp nhận được (reliability). Ví dụ, nếu chỉ sử dụng “lợi nhuận 1
năm” để đo mức độ sinh lời của doanh nghiệp thì mức độ tin cậy sẽ thấp vì
chỉ số này có thể có dao động lớn giữa các năm. Trong khi đó, nếu sử dụng
“lợi nhuận trong 3 năm gần đây” thì mức độ tin cậy lớn hơn.
Bảng 6-2 trình bày một số ví dụ để giúp phân biệt nhân tố, biến số,
thước đo. Hai ví dụ này đều là các trường hợp mà một nhân tố có thể có
nhiều biến số và một biến số có thể có nhiều hơn 1 thước đo. Hoàn toàn có
trường hợp mà nhân tố, biến số, thước đo trùng nhau - ví dụ như tuổi đời
của nhân viên hay số năm hoạt động của doanh nghiệp.

146
Bảng 6-2: Ví dụ về nhân tố, biến số, thước đo

Nhân tố Biến số Thước đo


Kết quả Hiệu quả Các chỉ số tài chính về lợi nhuận,
hoạt tài chính doanh thu, thanh khoản, v.v…
động của
doanh Phát triển - Thị phần
nghiệp thị trường - Doanh thu
- Số khách hàng mới
Phát triển - Mức độ hoàn thiện quy trình
nội bộ quản lý
- Trình độ của nhân viên
- Sự hài lòng của nhân viên
Chuẩn bị - Số sản phẩm mới
cho tương - Thị trường mới
lai - Đầu tư cho R&D
Sự phát Tăng - GDP
triển của trưởng - Đầu tư
địa kinh tế - Thay đổi cơ cấu kinh tế
phương/
vùng Phát triển - Tỷ lệ dân số theo các nhóm
xã hội học vấn
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo
- Hệ số GINI
Bảo vệ - Các chỉ số ô nhiễm môi
môi trường trường

6.3.3. Giả thuyết và giả thiết

Giả thuyết (Hypothesis)


Giả thuyết nghiên cứu là luận điểm khoa học ban đầu cần được chứng
minh hoặc kiểm định. Có ba cụm từ cần được chú ý ở đây: “luận điểm”,
“khoa học” và “cần được chứng minh hoặc kiểm chứng”.
- Nói là “luận điểm” vì nó là những nhận định về quy luật
khách quan và cụ thể là về mối quan hệ giữa các nhân tố. Giả

147
thuyết có thể coi là câu trả lời sơ bộ cho câu hỏi nghiên cứu
(nếu câu hỏi nghiên cứu được trình bày cụ thể).
- Nói “khoa học” vì những luận điểm hay nhận định này được
rút ra trên cơ sở khoa học. Thông thường, cơ sở khoa học
chính là các trường phái lý thuyết, kết quả các nghiên cứu
trước, hoặc kết quả nghiên cứu định tính. Những nhận định
chỉ đơn giản dựa vào suy đoán chủ quan hoặc kinh nghiệm cá
nhân không được coi là giả thuyết trong nghiên cứu khoa
học.
- “Cần được chứng minh hoặc kiểm chứng” vì giả thuyết mới
chỉ là luận điểm ban đầu hay câu trả lời sơ bộ. Luận điểm hay
câu trả lời này cần được kiểm định trên cơ sở dữ liệu khách
quan. Vì vậy, giả thuyết cần được trình bày dưới dạng có thể
kiểm chứng được.
Ví dụ: Dựa trên lý thuyết về sự công bằng trong quy trình (procedural
justice), nhà nghiên cứu có thể đặt giả thuyết trong nghiên cứu về thái độ và
hành vi của đối tượng được thanh tra như sau:
“Quy trình thanh tra càng minh bạch thì cuộc thanh tra càng được đối
tượng thanh tra đánh giá là công bằng.”
Giả thuyết này dự đoán có mối quan hệ thuận chiều giữa hai nhân tố:
mức độ minh bạch trong quy trình thanh tra và điểm đánh giá về sự công
bằng của cuộc thanh tra.
Giả thuyết thường gắn liền với khung/mô hình nghiên cứu. Thực chất
đây là sự cụ thể hóa mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Giả thuyết
được viết ra sẽ cụ thể hóa điều mà nhà nghiên cứu cần phải kiểm định hoặc
chứng minh. Khi dữ liệu được thu thập và phân tích một cách chặt chẽ mà
không ủng hộ giả thuyết, nhà nghiên cứu có thể phải loại bỏ giả thuyết này
và tìm kiếm các giả thuyết khác. Đó cũng chính là quá trình nghiên cứu
khoa học.
Giả thiết (Assumption)
Giả thiết là điều kiện giả định làm nền tảng cho việc đưa ra các
luận điểm (xây dựng các giả thuyết). Ví dụ: mệnh đề: “Nếu các điều
kiện khác không thay đổi thì khi giá cả tăng lên, khối lượng mua một
mặt hàng nào đó sẽ giảm đi” vừa có giả thuyết vừa có giả thiết:

148
- “Khi giá cả tăng lên, khối lượng mua một mặt hàng nào đó
sẽ giảm đi” là giả thuyết vì nó là luận điểm về mối quan hệ
giữa hai đại lượng.
- “Nếu các điều kiện khác không đổi” là giả thiết vì nó là điều
kiện để có thể quan sát hoặc minh chứng được mối quan hệ
giữa hai đại lượng.
Giả thiết thường gắn liền với cơ sở hoặc trường phái lý thuyết được sử
dụng làm nền móng cho khung lý thuyết (và giả thuyết). Ví dụ, khi một nhà
nghiên cứu sử dụng mô hình 5 lực lượng của Micheal Porter để nghiên cứu
về tính hấp dẫn của một ngành thì họ cần hiểu rằng một trong những giả
thiết của mô hình này là các lực lượng cạnh tranh chứ không hợp tác với
nhau (ví dụ: khi nói tới “quyền lực của người bán” là nói tới quan hệ có tính
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nguồn cung ứng). Ngay sau khi nhà
nghiên cứu phá bỏ giả thiết, có thể họ sẽ thay đổi giả thuyết nghiên cứu.

6.3.4. Kiểm tra lại mô hình định lượng

Chương 4 đã trình bày việc xây dựng Khung lý thuyết. Đối với nghiên
cứu định lượng thì khung lý thuyết chính là mô hình định lượng. Sau khi
xây dựng được mô hình nghiên cứu (định lượng) ban đầu, các nhà nghiên
cứu cần kiểm tra lại mô hình trên các khía cạnh sau:
- Đơn vị phân tích: Mô hình có thể hiện rõ đơn vị phân tích
hay không? Có sự lẫn lộn trong đơn vị phân tích không? Về
cơ bản, mỗi mô hình định lượng chỉ nên có một đơn vị phân
tích (ví dụ: đơn vị phân tích là doanh nghiệp, cá nhân, hay
cuộc đình công).
- Các biến số và thước đo: Mô hình có thể hiện rõ các biến số
và mối quan hệ giữa các biến hay chưa? Các biến số có được
định nghĩa rõ ràng, cụ thể hay không? Biến số có thể quan sát
hay đo lường được hay không? Biến số có nhận các giá trị
khác biệt giữa các quan sát hay không?
- Giả thuyết: Có thể viết cụ thể các giả thuyết nghiên cứu từ
mô hình hay không? Nếu có cơ sở lý thuyết hoặc thực tiễn
(nghiên cứu khám phá trước đó) thì nên viết giả thuyết cụ thể

149
cho nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải khung lý thuyết nào
cũng cần có giả thuyết đi kèm, nhất là các khung lý thuyết
chung trong nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu mô tả.
- Giả thiết của mô hình: Giả thiết của mô hình là gì? Thông
thường giả thiết của mô hình gắn với cơ sở lý thuyết khi xây
dựng mô hình. Việc xác định giả thiết sẽ giúp nhà nghiên cứu
giải thích các kết quả sau này, nhất là các kết quả khác với
giả thuyết.
Ví dụ về một mô hình định lượng
Quay lại nghiên cứu Môi trường thể chế cấp tỉnh, Chiến lược
xuất khẩu và Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhóm
tác giả Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Bích Ngọc và Scott
Bryant (2013) sử dụng mô hình như minh họa ở Hình 4.
Trong mô hình này:
- Đơn vị phân tích: Là doanh nghiệp vì kết quả phân
tích (và dữ liệu) đều phải quy về cấp tương ứng là
doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các doanh
nghiệp cùng tỉnh có chung dữ liệu cấp tỉnh (tính minh
bạch của môi trường cấp tỉnh).
- Các biến số:
o Kết quả kinh doanh: Là biến số thông dụng, có
thể đo lường bằng các chỉ số tài chính của
doanh nghiệp.
o Chiến lược xuất khẩu: Là biến số thể hiện mức
độ ưu tiên cho xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này biến số được đo lường
bẳng tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu.
o Tính minh bạch của môi trường kinh doanh
tỉnh: Là biến số về môi trường chung. Biến
này được đo bằng một số chỉ số từ khảo sát
PCI.
- Các giả thuyết: Dựa trên lý thuyết thể chế và các
nghiên cứu trước, nhóm tác giả đưa ra các giả thuyết
như sau:
o Giả thuyết 1: Mức độ chú trọng xuất khẩu có
mối quan hệ thuận chiều với kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
o Giả thuyết 2: Tính minh bạch trong môi

150
trường cấp tỉnh có mối quan hệ thuận chiều
với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
o Giả thuyết 3: Tính minh bạch trong môi
trường cấp tỉnh càng cao càng làm tăng hiệu
quả của chiến lược chú trọng xuất khẩu của
doanh nghiệp.
- Giả thiết của mô hình nghiên cứu:
o Giả thiết 1: Xuất khẩu làm tăng khả năng học
hỏi và thích ứng với thị trường khó tính, nhờ
đó tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giả thiết này thường đúng đối với doanh
nghiệp từ các nước kém phát triển hơn. Đối
với doanh nghiệp từ các nước phát triển xuất
khẩu sang các nước kém phát triển, giả thiết
này không nhất thiết còn đúng.
o Giả thiết 2: Xuất khẩu làm tăng quy mô thị
trường, vì vậy tăng tính ổn định trong kinh
doanh của doanh nghiệp. Giả thiết này chưa
chắc đã đúng trong điều kiện khủng hoảng
kinh tế toàn cầu.
o Giả thiết 3: Môi trường thể chế (tính minh
bạch) khác nhau đáng kể giữa các tỉnh. Giả
thiết này có thể còn đúng trong điều kiện ở
nước ta khi mà năng lực thực thi luật và chính
sách còn rất khác biệt giữa các tỉnh.

6.4. NGUỒN DỮ LIỆU

6.4.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát, hay cơ
quan thống kê thực hiện thu thập. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ tiết
kiệm nguồn lực cho nghiên cứu. Tuy nhiên, các dữ liệu thứ cấp thường
được thu thập và tổng hợp cho mục đích khác nên nhiều khi không phù hợp
với yêu cầu của đề tài cụ thể.

151
Một số nguồn dữ liệu thứ cấp thông dụng:
- Dữ liệu từ cơ quan thống kê: Cơ quan thống kê có các dữ liệu cơ bản
theo địa giới hành chính. Ngoài ra Tổng cục Thống kê còn có dữ liệu
khảo sát doanh nghiệp hàng năm và một số cơ sở dữ liệu khảo sát
chuyên đề. Tuy nhiên, các dữ liệu này khó tiếp cận hơn.
- Dữ liệu từ cơ quan thuế: Dữ liệu doanh nghiệp từ cơ quan thuế
thường có độ tin cậy và cập nhật cao. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dữ
liệu này khó khăn hơn do tính bảo mật của dữ liệu liên quan tới thuế.
- Dữ liệu do các dự án thu thập: Hiện có một số cơ sở dữ liệu theo dự
án khá chuẩn mực và quy mô. Ví dụ:
o Dữ liệu PCI thu thập ý kiến của doanh nghiệp về môi trường
thể chế cấp tỉnh từ năm 2005 đến nay. Một phần của cơ sở dữ
liệu này là lặp lại nên có thể sử dụng thành số liệu mảng.
o Dữ liệu PAPI thu thập ý kiến của người dân về quản trị và
dịch vụ hành chính công cấp tỉnh. Cơ sở dữ liệu này được thu
thập toàn quốc từ 2011.
Ngoài ra, các tác giả đôi khi cũng cần tìm hiểu các dữ liệu có sẵn trên
các trang mạng chính thức của các tổ chức quốc tế. Ví dụ dưới đây về
nghiên cứu của các tác giả Từ Thúy Anh và Vũ Thị Phương Mai (2012) về
tác động của ODA tới FDI ở các nước Đông Á cho thấy các tác giả đã thu
thập và kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn để có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu
của mình.

Để nghiên cứu tác động của ODA tới FDI ở các nước, các tác giả đã
thu thập dữ liệu thứ cấp từ một số nguồn khác nhau. Một số biến được xây
dựng dựa trên các số liệu thứ cấp này. Đây là một ví dụ cho thấy việc phát
hiện, lựa chọn và kết hợp các nguồn dữ liệu đòi hỏi sự tìm hiểu rộng cũng
như sự sáng tạo của các nhà nghiên cứu.

152
Các tác giả trình bày các dữ liệu và nguồn như sau:
Biến
Định nghĩa Đơn vị Nguồn
số
Fdik FDI đầu tư vào vốn hữu hình (nông Tỷ đô la, giá ADB,
nghiệp + khai khoáng + sản xuất + cố định UNCTAD
xây dựng + thương mại + tài chính) 2000
Fdia FDI đầu tư vào nhân tố bổ trợ (điện, Triệu đô ADB,
ga, nước + giao thông & truyền thông la, giá cố UNCTAD
+ quản lý công + khác + thuế sau khi định 2000
trừ trợ cấp cho sản phẩm + thuế nhập
khẩu - phí dịch vụ ngân hàng)
Aida Tài trợ vào nhân tố bổ trợ (truyền Triệu đô la, UNCTAD
thông + năng lượng + hạ tầng xã hội giá cố định
+ 2000
giao thông)
Aidk Tài trợ vào vốn hữu hình (ngân hàng Tỷ đô la, giá UNCTAD
+ cố định 2000
kinh doanh + sản xuất)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ đô la, giá IMF
cố định 2000
Bop Cân đối tài khoản hiện tại Tỷ đô la, giá IMF
cố định 2000
Infla Lạm phát Chỉ số giá tiêu IMF
dùng trung
bình
S Tổng tiết kiệm quốc nội Tỷ đô la, giá ADB
cố định 2000
Hdi Chỉ số phát triển con người HDR/UNDP
Pop Dân số Triệu người IMF
Source: “On the Impacts of ODA to FDI: Does composition of FDI matter? Evidence
from East Asian Countries” - SECO / WTI Academic Cooperation Project - Working
Paper
Series 9/2012.

6.4.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do nhà nghiên cứu tự thu thập. Do yếu tố chi
phí và nguồn lực, các tác giả chỉ nên thu thập dữ liệu sơ cấp khi dữ liệu thứ
cấp không đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng
trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, hai phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
153
thông dụng nhất là khảo sát và thử nghiệm. Các chương sau sẽ trình bày kỹ
về hai phương pháp này.

6.5. MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH THÔNG DỤNG

Phần này liệt kê và tóm lược một số công cụ phân tích định lượng cơ
bản. Bạn đọc cần tham gia các khóa học hoặc đọc sách chuyên sâu để có
kiến thức thống kê toán, kinh tế lượng và kỹ năng phần mềm tương ứng,
cũng như các công cụ phân tích cao cấp hơn.

6.5.1. Phân tích mô tả và khám phá

a) Thống kê mô tả (Descriptive analysis)


Thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ bản của biến số với dữ liệu của
mẫu nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu định lượng đều cần cung cấp các
chỉ số thống kê mô tả để giúp người đọc hiểu về dữ liệu sử dụng. Các chỉ số
và cách trình bày có thể khác nhau với biến định lượng và biến định danh.
- Đối với các biến có giá trị liên tục (biến định lượng) (ví dụ: tuổi),
các nhà nghiên cứu thường cung cấp các chỉ số trung bình (mean),
cao nhất (max), thấp nhất (min) và độ lệch chuẩn (standard
deviation) của biến. Trong một số trường hợp, giá trị trung vị
(median) cũng được quan tâm.
- Đối với các biến định danh (ví dụ: giới tính), các chỉ số cơ bản là
tần suất, tỷ lệ % trong tổng số, giá trị trung vị, giá trị yếu vị
(mode).
Một trong những phân tích quan trọng trong phần này là kiểm tra phân
bố của các biến, đặc biệt là biến phụ thuộc trong hàm hồi quy sau này. Vì
một số công cụ phân tích thống kê đòi hỏi biến phụ thuộc phải có phân bố
chuẩn, việc kiểm tra này sẽ giúp nhà nghiên cứu có phương án xử lý phù
hợp trước khi tiến hành phân tích.
b) Ma trận hệ số tương quan (Correlation matrix)
Các biến số có thể có tương quan với nhau, ma trận hệ số tương quan
là một công cụ ban đầu để giúp các tác giả và người đọc quan sát về mối

154
tương quan giữa từng cặp biến số. Công đoạn này cũng giúp các tác giả
nhận biết các hiện tượng bất thường (thường là những cặp có tương quan
quá lớn) hoặc đề phòng trường hợp đa cộng tuyến (multi-collinerity) khi các
biến độc lập có tương quan lớn (chặt) với nhau. Một ma trận hệ số tương
quan thường được trình bày dưới dạng tam giác như ví dụ dưới đây:

Bảng 6.3: Ví dụ về ma trận hệ số tương quan

1 2 3 4 5 6 7 8
1. Số năm hoạt động của
doanh nghiệp
2. Sản phẩm -.237**
3. Vốn đầu tư .32** -.04
4. Số nhân viên .176* -.12 .27**
5. Chi phí liên quan tới .067 -.36** .11 .15*
địa điểm
6. Sử dụng mạng lưới .09 -.14* .18* .23** .33**
quan hệ xã hội
7. Mức độ học hỏi .04 -.17* .17* .18* .37** .32**
8. Lợi ích từ “sự chấp .20** -.25** .14 .10 .45** .22** .34**
nhận”
9. Kết quả kinh doanh .08 -.08 .07 .18* .33** .30** .23** .09
*) p <.05; **) p <.01
(Nguồn: Đề tài khoa học cấp cơ sở “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định
lựa chọn địa điểm kinh doanh: Nghiên cứu mẫu các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam”, chủ
nhiệm: Nguyễn Thanh Bình, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011).

c) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)


Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê
dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát có liên hệ với nhau thành
một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng
vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair &
cộng sự, 1998).

155
Ví dụ, Allen và Meyer (1990) phát triển 24 mệnh đề nhằm khảo sát sự
gắn kết (commitment) của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên, khi thực hiện
phân tích tương quan giữa sự gắn kết với ý định rời bỏ tổ chức của nhân
viên, các tác giả không thể sử dụng 24 mệnh đề này như 24 biến số. Họ chỉ
muốn có một số ít các biến số đại diện ý nghĩa của 24 mệnh đề. Các tác giả
thực hiện Phân tích Nhân tố Khám phá để 24 mệnh đề nhóm lại thành 3
nhóm: gắn kết dựa trên tình cảm, gắn kết dựa trên tính toán và gắn kết dựa
trên chuẩn mực đạo đức. Ba nhóm này chính là ba nhân tố (ba biến số) được
sử dụng cho phân tích tương quan tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá thường được sử dụng nhiều nhất trong
nghiên cứu khảo sát khi mà tác giả phải dùng nhiều câu hỏi để thu thập
thông tin một vấn đề trừu tượng hơn, đặc biệt là những thông tin về tâm lý,
thái độ, thậm chí hành vi. Kể cả khi chúng ta sử dụng thước đo đã được các
tác giả trước phát triển và kiểm định thì cũng vẫn nên thực hiện kỹ thuật này
xem liệu các mệnh đề/câu hỏi có “nhóm” đúng theo thước đo ban đầu hay
không. Kết quả phân tích nhân tố là cơ sở để tạo biến số cho các phân tích
tiếp theo.
d) Phân tích độ tin cậy của thước đo (Reliability analysis)
Phân độ tin cậy cho phép chúng ta xác định thuộc tính của thước đo
mà chủ yếu là liệu các mệnh đề/câu hỏi của thước đo có “thống nhất” với
nhau hay không. Thông thường các tác giả sử dụng chỉ số Cronbach’s alpha
để xem xét độ tin cậy của thước đo. Chỉ số Cronbach’s alpha nên từ 0.7 trở
lên, song giá trị tối thiểu để thước đo có thể sử dụng được là 0.63 (DeVellis,
1990).
Phân tích độ tin cậy của thước đo thường được sử dụng cùng với phân
tích nhân tố khám phá để quyết định các mệnh đề/câu hỏi cho từng thước
đo. Lý tưởng nhất là khi thước đo đạt đủ cả ba điều kiện:
- Các câu hỏi/mệnh đề của thước đo được phát triển dựa trên lý thuyết
hoặc đã được các tác giả trước xây dựng và kiểm định.
- Các câu hỏi/mệnh đề của thước đo “nhóm” cùng với nhau khi thực
hiện Phân tích nhân tố khám phá.
- Các câu hỏi/mệnh đề có chỉ số Cronbach’s alpha từ 0.7 trở lên, hoặc
ít nhất cũng là 0.63.

156
Điều kiện thứ nhất gần như bắt buộc. Trong trường hợp các câu
hỏi/mệnh đề không nhóm cùng nhau khi phân tích nhân tố, các tác giả có
thể vẫn kiểm tra độ tin cậy của thước đo với các câu hỏi/mệnh đề ban đầu
và/hoặc của thước đo theo nhóm câu hỏi/mệnh đề mới. Từ đó họ có thể
quyết định sử dụng thước đo ban đầu (vì vẫn đảm bảo độ tin cậy) hoặc thay
đổi câu hỏi/mệnh đề cho phù hợp. Trong trường hợp thước đo có chỉ số
Cronbach’s alpha thấp hơn mức 0.63, một số mệnh đề có thể phải loại bỏ.
Sau khi thực hiện Phân tích nhân tố và Phân tích độ tin cậy, các tác
giả có thể tiến hành xây dựng các biến số từ các câu hỏi/mệnh đề chi tiết.

6.5.2. So sánh nhóm

Một dạng nghiên cứu định lượng khá thông dụng là so sánh sự khác
biệt giữa các nhóm về một hoặc một số chỉ số nào đó. Ví dụ, so sánh sự
khác biệt trong việc sử dụng mạng lưới quan hệ cho tiếp cận vốn ngân hàng
giữa chủ doanh nghiệp nam và chủ doanh nghiệp nữ, hoặc giữa các chủ
doanh nghiệp thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Trong trường hợp này, các
tác giả có thể sử dụng các công cụ thống kê so sánh nhóm. Dưới đây liệt kê
các công cụ chính và trường hợp có thể sử dụng:
- T-test: T-test (kiểm định t) được sử dụng để so sánh hai giá trị trung
bình. Có ba dạng khác nhau khi sử dụng t-test:
o T-test trên 1 mẫu (one-sample t-test): So sánh giữa giá trị
trung bình của mẫu với giá trị cho trước (kiểm định t với 1
mẫu). Ví dụ, chúng ta có thể kiểm định liệu thu nhập của một
mẫu hộ gia đình có thực sự cao hơn 400 đô la/đầu người/năm
hay không.
o T-test mẫu độc lập (independent-sample t-test): Kỹ thuật
này được sử dụng khi so sánh giá trị trung bình của hai mẫu
độc lập ở đó các thành viên của mẫu được lựa chọn ngẫu
nhiên. Ví dụ, so sánh kết quả học tập của học sinh nam và
học sinh nữ.
o T-test mẫu cặp đôi (pair-sample t-test): So sánh giá trị trung
bình của hai mẫu, trong đó mỗi thành viên của mẫu thứ nhất
được cặp đôi với một thành viên tương ứng của mẫu thứ hai

157
theo một tiêu chí nhất định. Một dạng của kiểm định này là
kiểm định trước/sau, mặc dù thiết kế nghiên cứu đơn thuần
trước/sau không thực sự là thiết kế hoàn hảo (vì thiếu nhóm
đối chứng). Một ví dụ về t-test cặp đôi có thể là so sánh tác
động của phương pháp giảng dạy mới với kết quả học tập của
nam và nữ. Khác với t-test mẫu độc lập, mỗi thành viên của
nhóm “nam” lại có một thành viên của nhóm “nữ” tương ứng
về độ tuổi (hoặc chỉ số IQ) nhằm đảm bảo hai nhóm có sự
tương đồng nhất định về chỉ số này.
- ANOVA và ANCOVA: Khi có nhiều hơn 2 nhóm cần được so sánh
thì có thể sử dụng ANOVA. Kết quả kiểm định chung cho phép kết
luận liệu các nhóm có thực sự khác nhau hay không chứ không nói
rõ sự khác nhau chính là giữa các nhóm nào. Các tác giả cần thực
hiện các so sánh đôi (contrasts) để xác định rõ sự khác biệt thuộc về
những nhóm nào. ANCOVA (Analysis of Covariance) được sử dụng
khi so sánh các nhóm, đồng thời kiểm soát tác động của một biến
liên tục khác. Ví dụ, một nghiên cứu so sánh ba nhóm sinh viên
(kinh tế, kỹ thuật và nghệ thuật) về ý định khởi sự doanh nghiệp và
kiểm soát về chỉ số “hướng ngoại” trong cá tính của họ có thể sử
dụng kỹ thuật ANCOVA.
- MANOVA (Multivariate Analysis of Variance): Tương tự như
ANOVA nhưng được sử dụng khi có nhiều hơn 1 biến phụ thuộc và
các biến phụ thuộc lại tương quan chặt với nhau. Một so sánh về tác
động của sữa tới sự phát triển của các nhóm trẻ khác nhau có thể sử
dụng phương pháp này khi mà sự phát triển được đo bằng chiều cao,
cân nặng và một vài chỉ số khác có tương quan chặt với nhau.

6.5.3. Hồi quy

Hồi quy là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa một hoặc một số biến
độc lập với một biến phụ thuộc, trong đó biến phụ thuộc là biến liên tục. Ví
dụ, khi các nhà nghiên cứu muốn xác định các yếu tố vốn, lao động, vị trí
địa lý, v.v... có ảnh hưởng như thế nào tới tăng trưởng kinh tế của một tỉnh,
họ có thể áp dụng kỹ thuật này. Hồi quy tương quan có thể dùng để kiểm

158
định mối quan hệ và cũng có thể dùng để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc
dựa vào các biến độc lập. Các kỹ thuật thống kê toán và kinh tế lượng hiện
cho phép nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều dạng hồi quy tương quan
khác nhau.

6.5.4. Hàm logistics

Hàm logistics thực chất cũng là hồi quy, song biến phụ thuộc là
biến định danh. Hàm logistics sẽ cho biết quan hệ của từng biến độc lập
tới xác suất xảy ra một trong các giá trị của biến phụ thuộc. Dạng đơn
giản nhất của biến phụ thuộc là có 2 lựa chọn (ví dụ: có hoặc không xảy
ra đình công).

159
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bản chất của nghiên cứu định lượng là gì? Một NCS nói luận án của
anh/chị ta đã áp dụng nghiên cứu định lượng vì đã sử dụng rất nhiều số
liệu từ Tổng cục Thống kê và các cơ quan chuyên ngành. Anh/chị có
đồng ý với NCS đó không? Vì sao?
2. Đơn vị phân tích là gì? Hãy lấy ví dụ. Vì sao việc xác định rõ đơn vị
phân tích lại quan trọng trong nghiên cứu định lượng?
3. Trong thiết kế nghiên cứu định lượng, tính đại diện của mẫu phụ thuộc
vào những yếu tố gì? Yếu tố nào quan trọng nhất?
4. Hãy phân biệt nhân tố - biến số - thước đo trong thiết kế nghiên cứu
định lượng.
5. Hãy tìm một ví dụ về công trình nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực
bạn quan tâm. Hãy mô tả thiết kế nghiên cứu của công trình này: các
biến số, thước đo của các biến số, nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập
và phân tích dữ liệu và hạn chế của nghiên cứu?

160
Chương 7
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

TÓM TẮT

Khảo sát (survey) là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để
thu thập dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp khảo sát thường
được sử dụng khi dữ liệu thứ cấp không đầy đủ cho mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi dữ liệu nằm rải rác ở các đối tượng,
có sự khác biệt giữa các đối tượng và việc thu thập có thể mang lại bộ dữ
liệu tin cậy.
Chương này trình bày quy trình, kỹ thuật và những chú ý cơ bản trong
việc sử dụng phương pháp khảo sát. Các công đoạn chính của nghiên cứu
khảo sát bao gồm xác định mẫu khảo sát, thiết kế phiếu câu hỏi, xây dựng
và tuân thủ quy trình khảo sát và chuẩn bị dữ liệu. Việc quản lý và giám sát
quá trình khảo sát cũng là một công đoạn hết sức quan trọng. Công việc này
phải được tiến hành đúng theo chuẩn mực, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu.
Phương pháp khảo sát có một số hạn chế, đó là không giúp khẳng
định mối quan hệ nhân quả và nhiều trường hợp, tương quan giữa các biến
số là do dữ liệu được thu thập từ cùng một nguồn. Vì vậy, trong trường
hợp muốn kiểm định các mối quan hệ nhân quả, các nhà nghiên cứu cần có
thiết kế sáng tạo kết hợp khảo sát nhiều đối tượng hoặc kết hợp với nguồn
dữ liệu khác.

161
7.1. GIỚI THIỆU

Theo Dantri.com, ngày 20/10/2010:


“Ngày 19/10 [năm 2010], Viện Xã hội học (thuộc Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả khảo sát xã hội
học về trò chơi trực tuyến (Game online). Cuộc khảo sát này được tiến
hành với sự “đặt hàng” của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên,
Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập 1.320 mẫu định
lượng [chú thích: mẫu khảo sát định lượng gồm 1320 người], hàng
trăm trường hợp nghiên cứu định tính tại 6 tỉnh, thành phố lớn trên cả
nước, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai
và Hải Dương. Trong số 1.320 mẫu định lượng, có 960 mẫu được
phỏng vấn tại hộ gia đình, 180 mẫu được thực hiện tại đại lý internet,
180 tại trường học và nơi công cộng.
Kết quả khảo sát cho thấy, theo tình trạng chơi game online, có 73%
người đang chơi, 22% chưa từng chơi và 5% từng chơi nhưng hiện
không còn chơi nữa. Tỷ lệ người chơi game tập trung chủ yếu vào
nhóm 16-20 tuổi (42,1%), 10-15 tuổi (26,3%), 21-25 tuổi (22%). Tỷ lệ
người chơi game online còn đang đi học chiếm 71,7% so với game thủ
làm ngành nghề khác. Về giới tính, nam giới chơi game online nhiều
hơn nữ giới với 54,5%. Tỷ lệ người chơi có trình độ Đại học, Cao
đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,1%.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhận thức của những người được hỏi
về game online đều khá… tích cực. Số người cho rằng game online
làm tăng cường quan hệ xã hội chiếm 58,7%; là phương tiện thư giãn
đầu óc chiếm 70,2%...
Ở mặt trái, tỷ lệ cho rằng game online làm gia tăng bạo lực chỉ chiếm
20,6%; game là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội chiếm 16,8%;
game online làm giảm ý chí khi gặp khó khăn ngoài thực tế chiếm
18,3%...
Về tác động đến sức khỏe cũng như về tinh thần, tâm lý, nhóm nghiên
cứu nhận được nhiều câu trả lời tích cực từ phía người được hỏi. Tỷ
lệ người trả lời cho rằng game online làm cho người chơi sống mơ hồ,
ảo tưởng trong thế giới nhân vật chỉ chiếm 30,5%. Trong khi đó, có
tới 59% cho rằng cảm giác người chơi nhận được sau khi chơi game
online là sảng khoái, thoải mái, giảm stress!?
Một con số đáng chú ý khác là tỷ lệ chơi game online qua đêm (từ 0-
6h) chỉ là 0,3%!?”

162
Ngay sau khi kết quả được công bố, nhiều báo mạng, một số chuyên
gia và người dân thể hiện sự nghi ngờ của mình về kết quả của cuộc khảo
sát. Sự nghi ngờ xuất phát từ việc kết quả khảo sát không giống với cảm
nhận của mọi người về tác động của Game online. Tác động của Game
online trong kết quả khảo sát tích cực hơn nhiều so với cảm nhận của mọi
người. Một số chuyên gia, nhà báo và cán bộ quản lý lên tiếng phê phán
phương pháp khảo sát của nhóm nghiên cứu, bao gồm quy trình chọn mẫu
không rõ ràng, mẫu quá nhỏ (so với tổng thể hoặc khi chia đều cho địa
phương/ngành nghề), câu hỏi không đảm bảo nguyên tắc, phân tích chỉ đưa
tỷ lệ % mà không nói rõ tổng số của từng nhóm, v.v…
Không phải lời phê phán nào cũng đúng và công bằng với nhóm
nghiên cứu. Tuy nhiên, tình huống này minh họa một thách thức lớn khi làm
khảo sát (hay nghiên cứu), đặc biệt về vấn đề nhạy cảm. Đó là công trình
luôn gặp phải sự phản kháng khi kết quả công bố không hợp với suy nghĩ,
cảm nhận, hay mong muốn chủ quan của một số nhóm người. Điều duy nhất
có thể giúp nhóm nghiên cứu bảo vệ một kết quả nghiên cứu của mình là họ
phải minh chứng được phương pháp, quy trình nghiên cứu của họ là chặt
chẽ và đáng tin cậy. Điều này càng đúng với phương pháp khảo sát vì
phương pháp này có rất nhiều công đoạn có thể mắc sai sót.
Chương này trình bày khái niệm, quy trình, phương pháp và những
chú ý cơ bản khi thực hiện nghiên cứu khảo sát, một phương pháp khá thông
dụng trong nghiên cứu quản lý, xã hội học. Chương này cũng nêu rõ những
hạn chế tiềm tàng của phương pháp để bạn đọc hiểu rõ trước khi lựa chọn
cho nghiên cứu của mình.

7.2. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT

Khi dữ liệu thứ cấp (từ báo cáo thống kê hay từ các nghiên cứu trước)
không đầy đủ hoặc không thể phục vụ đúng mục tiêu nghiên cứu, các nhà
nghiên cứu phải áp dụng một hoặc một số phương pháp thu thập dữ liệu sơ
cấp. Phương pháp khảo sát là một trong những phương pháp đó. Cũng như
các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khác, phương pháp khảo sát
thường khá tốn kém. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân nhắc và thiết kế
cẩn thận nhằm đạt kết quả mong muốn với chi phí tối thiểu.

163
7.2.1. Phương pháp khảo sát là gì?

Khảo sát là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập
dữ liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, phương pháp khảo
sát có thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và định lượng. Trên thực tế,
phương pháp này thường được sử dụng nhằm thu thập dữ liệu diện rộng
phục vụ các nghiên cứu định lượng. Đây một phương pháp thu thập dữ liệu
sơ cấp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý.

7.2.2. Khi nào dùng phương pháp khảo sát?

Phương pháp khảo sát phù hợp nhất khi dữ liệu cần thu thập có những
đặc điểm sau:
- Dữ liệu cần thu thập nằm rải rác ở từng đối tượng . Cơ sở dữ liệu
chung cho các đối tượng không tồn tại hoặc không thể tiếp cận. Ví
dụ, dữ liệu về “thời gian doanh nghiệp phải tiếp các đoàn thanh tra
trong năm” (phiếu câu hỏi của nghiên cứu PCI) không thể tìm ở bất
cứ cơ sở dữ liệu chung nào mà phải thực hiện khảo sát để từng
doanh nghiệp trả lời. Ngược lại, dữ liệu về doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp có thể tiếp cận từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
hoặc cơ quan thống kê. Vì vậy, việc tiến hành khảo sát doanh
nghiệp để thu thập dữ liệu này chỉ cần thiết khi nhóm nghiên cứu
không thể tiếp cận được các cơ sở dữ liệu trên hoặc có lý do cho
thấy các dữ liệu đó không đảm bảo độ tin cậy.
- Dữ liệu có sự khác biệt giữa các đối tượng . Những biến số có giá trị
giống nhau giữa các đối tượng thì không nên thu thập qua khảo sát.
Ví dụ, “trần lãi suất do nhà nước quy định trong năm…” (hay các
quy định khác của nhà nước) là chung cho các doanh nghiệp. Vì vậy
việc thu thập dữ liệu này không cần phải khảo sát nhiều doanh
nghiệp. Ngược lại, mức độ tiếp cận vốn ngân hàng lại rất khác nhau
giữa các doanh nghiệp - và dữ liệu này có thể thu thập thông qua
khảo sát doanh nghiệp.
- Dữ liệu thu thập từ đối tượng là đáng tin cậy. Đối tượng có khả năng
cung cấp dữ liệu một cách tin cậy. Đây là những dữ liệu mà đối
tượng nắm vững, hiểu rõ. Những dữ liệu mang nặng tính chuyên

164
môn kỹ thuật thường không phù hợp với khảo sát diện rộng mà phù
hợp hơn với phương pháp chuyên gia. Ví dụ, chủ doanh nghiệp có
thể trả lời doanh nghiệp của họ đã phải tiếp bao nhiêu đoàn thanh
tra trong năm, song họ khó có thể trả lời bao nhiêu lần thanh tra là
phù hợp nhất cho công tác quản lý nhà nước.
- Dữ liệu thu thập trên diện rộng. Nếu đối tượng cần khảo sát chỉ độ
vài ba chục quan sát (cá nhân hoặc doanh nghiệp) thì phương pháp
tốt nhất nên là phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm. Khảo sát với
các câu hỏi có phương án trả lời định trước thường được sử dụng
cho các phân tích định lượng. Khi đó mẫu nghiên cứu phải tương
đối lớn để đảm bảo kết quả có ý nghĩa thống kê. Ví dụ, khảo sát các
doanh nghiệp Hàn Quốc trong ngành may mặc hiện đang hoạt động
ở Việt Nam sẽ gặp vấn đề là chỉ có chừng 30 doanh nghiệp. Khi đó
mẫu khảo sát khó có thể đủ lớn cho các phân tích định lượng.
Trong lĩnh vực kinh tế - quản lý, phương pháp khảo sát khá phù hợp
với các chủ đề nghiên cứu có liên quan tới thái độ, cảm nhận, trải nghiệm
hay hành vi của đối tượng về vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài các vấn đề chung, trong nghiên cứu khảo sát, bốn vấn đề cơ bản
cần được chú ý, đó là:
- Xác định mẫu khảo sát (hỏi ai);
- Xây dựng phiếu khảo sát (hỏi cái gì);
- Quy trình khảo sát (hỏi như thế nào);
- Quy trình chuẩn bị số liệu (chuẩn bị số liệu như thế nào).
Các mục sau sẽ thảo luận về từng vấn đề này.

7.3. XÁC ĐỊNH MẪU KHẢO SÁT

7.3.1. Mẫu và tổng thể

Tổng thể là toàn bộ đối tượng mà đề tài nghiên cứu hướng tới. Tùy
theo đề tài mà tổng thể có thể là các doanh nghiệp, hộ gia đình, hay các vụ
đình công trong khu vực nghiên cứu. Xác định tổng thể nghiên cứu một
cách rõ ràng sẽ giúp cho việc chọn mẫu và lựa chọn phương pháp thu thập
dữ liệu dễ dàng hơn.

165
Trong hầu hết các trường hợp, việc thu thập dữ liệu từ toàn bộ tổng
thể là không khả thi vì quá tốn kém và không cần thiết. Khi đó, các nhà
nghiên cứu chỉ cần thu thập dữ liệu từ một mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên
cứu là một phần của tổng thể, được lựa chọn để thu thập dữ liệu. Dưới đây
là một số ví dụ về tổng thể và mẫu nghiên cứu.

Bảng 7-1: Ví dụ về tổng thể và mẫu nghiên cứu

Mẫu
Đề tài/công trình Tổng thể nghiên cứu
nghiên cứu
PCI5:
Đề tài nghiên cứu năng lực Toàn thể doanh nghiệp PCI 2012: mẫu
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): dân doanh thuộc 63 nghiên cứu gồm
nghiên cứu đánh giá của tỉnh thành phố 8053 doanh nghiệp
doanh nghiệp về năng lực
điều hành cấp tỉnh
PAPI6:
Đề tài nghiên cứu Hiệu quả Toàn thể các hộ gia PAPI 2012: mẫu
quản trị và hành chính công đình trong cả nước nghiên cứu gồm
cấp tỉnh: nghiên cứu đánh 13.747 người trả
giá của người dân về hiệu lời, mỗi người đại
quả quản trị và dịch vụ hành diện một hộ
chính công cấp tỉnh
ACD 20127:
Tham nhũng từ góc nhìn Tổng thể doanh Mẫu doanh nghiệp
của người dân, doanh nghiệp gồm toàn bộ gồm 1058 doanh
nghiệp và cán bộ, công doanh nghiệp thuộc nghiệp ở 10 tỉnh
chức, viên chức 10 tỉnh trong phạm vi
khảo sát - lấy theo
danh sách của Tổng
cục Thống kê

5
http://www.pcivietnam.org
6
http://www.papi.vn
7
Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới, 2012. Tham nhũng từ góc nhìn của
người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức. NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.

166
Thông thường kết quả phân tích từ mẫu nghiên cứu được mong đợi là
có thể suy rộng cho tổng thể. Điều này yêu cầu mẫu phải đại diện cho tổng
thể. Vì vậy quy trình chọn mẫu cần được tiến hành cẩn thận đáp ứng được
các yêu cầu cơ bản sau:
- Các thành viên trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn (tính
ngẫu nhiên);
- Mẫu cân đối (tính cân đối với tổng thể);
- Mẫu đủ lớn để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu.

7.3.2. Xác định khung chọn mẫu (sample frame)

Để tiến hành chọn mẫu một cách thuận lợi, nhóm nghiên cứu có thể
cần tới khung chọn mẫu. Khung chọn mẫu là danh sách các đối tượng trong
tổng thể cùng những thông tin cơ bản của từng đối tượng được sử dụng để
chọn mẫu. Ví dụ, nhóm nghiên cứu muốn khảo sát 20 hộ gia đình trong tổng
thể 200 hộ của thôn, trong đó có đại diện của hộ nghèo và hộ có phụ nữ là
chủ. Khung chọn mẫu trong trường hợp này là danh sách toàn bộ các hộ
trong thôn với thông tin về tình trạng kinh tế (thu nhập bình quân) và giới
tính của chủ hộ. Trên cơ sở khung nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sẽ lựa
chọn 20 hộ gia đình để phỏng vấn theo bảng hỏi (mẫu nghiên cứu). Tương
tự, nếu nhóm nghiên cứu muốn khảo sát một mẫu các doanh nghiệp, trong
đó cần đảm bảo các tỷ lệ doanh nghiệp theo sở hữu, quy mô và ngành nghề
thì khung chọn mẫu sẽ là danh sách toàn thể doanh nghiệp cùng thông tin về
sở hữu, quy mô, ngành nghề của từng doanh nghiệp.

7.3.3. Các phương pháp chọn mẫu cơ bản

Một nguyên tắc quan trọng trong chọn mẫu khảo sát là tránh sự lựa
chọn chủ quan của nhà nghiên cứu. Các phương pháp chọn mẫu đều cố
gắng giảm thiểu ý thích chủ quan của nhà nghiên cứu vào việc lựa chọn đối
tượng. Dưới đây là một số phương pháp thông dụng.
a) Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Đây là phương pháp mà mỗi đối tượng trong tổng thể được gán một

167
con số, sau đó các con số được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Thông
thường các nhà nghiên cứu có thể sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc các
phần mềm máy tính để lựa chọn các con số.
b) Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống
Theo phương pháp này, toàn thể đối tượng trong tổng thể được liệt kê
theo thứ tự định trước (có thể theo thứ tự từ A - Z). Sau đó tùy theo quy mô
mẫu và tổng thể mà quyết định khoảng cách các đối tượng được lựa chọn.
Ví dụ, nếu mẫu nghiên cứu chỉ bằng 10% tổng thể thì cứ 10 đối tượng lại
chọn 1. Như vậy, nhà nghiên cứu có thể bắt đầu bằng một con số ngẫu nhiên
từ 1 đến 10 (giả sử 7). Từ đó, các đối tượng thứ 7, 17, 27, v.v… sẽ được
chọn.
c) Phương pháp chọn mẫu phân tầng
Khi mẫu tương đối nhỏ, việc lựa chọn ngẫu nhiên theo hai phương
pháp trên có thể dẫn tới một số nhóm đối tượng có tỷ lệ quá cao hoặc quá
thấp trong mẫu (so với tỷ lệ trong tổng thể). Phương pháp chọn mẫu phân
tầng giúp giải quyết vấn đề này. Theo phương pháp này, các đối tượng được
chia theo nhóm. Sau đó đối tượng được chọn ngẫu nhiên trong từng nhóm
theo tỷ lệ tương ứng với tổng thể.
Ví dụ, một nghiên cứu với doanh nghiệp cần đảm bảo có sự đại diện
tương ứng của doanh nghiệp thuộc quy mô khác nhau. Các nhà nghiên cứu
chia đối tượng theo các nhóm quy mô (lớn, vừa, nhỏ). Nếu quy mô mẫu là
300 và tỷ lệ doanh nghiệp lớn trong tổng thể là 10% thì số doanh nghiệp lớn
cần khảo sát tương ứng là 10% * 300 = 30 doanh nghiệp. Từ đó, họ chọn
ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong mẫu cũng được chọn tương tự.
d) Phương pháp chọn mẫu khu vực (cluster)
Trong các trường hợp mà nhóm nghiên cứu không có khả năng di
chuyển quá nhiều để phỏng vấn đối tượng, họ có thể áp dụng phương pháp
chọn mẫu khu vực. Phương pháp này không lựa chọn các đối tượng mà lựa
chọn một cách ngẫu nhiên khu vực, sau đó phỏng vấn toàn bộ đối tượng
trong khu vực.

168
Ví dụ, trong nghiên cứu về “Nguy cơ tham nhũng trong giáo dục”
(2010) do Thanh tra Chính phủ chủ trì khảo sát tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành
phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu quyết định khảo sát ở 20 phường ở
mỗi thành phố và 3 tổ dân phố ở mỗi phường. Số phường này được chia
đều cho các quận. Nhóm nghiên cứu liền liệt kê tên toàn bộ các phường ở
từng quận, sau đó sử dụng phần mềm STATA để lựa chọn ngẫu nhiên các
phường được khảo sát. Sau đó họ cũng chọn ngẫu nhiên các tổ dân phố.
Như vậy “tổ dân phố” chính là khu vực được lựa chọn ngẫu nhiên.
e) Một số phương pháp chọn mẫu khác
Các phương pháp chọn mẫu trên là phương pháp có độ chuẩn mực cao
và dựa trên giả định là có thể có được danh sách các đối tượng của tổng thể.
Trong một số trường hợp, danh sách này không tồn tại, đặc biệt trong điều
kiện cơ sở thông tin còn kém phát triển như ở Việt Nam. Trong trường hợp
này, các nhà nghiên cứu đành phải chấp nhận phương pháp chọn mẫu có
tính chủ quan cao hơn. Dưới đây là hai phương pháp hay dùng.
- Phương pháp “quả bóng tuyết” (snowball): Đây là phương pháp tìm
đối tượng tiếp sau dựa vào gợi ý hoặc giới thiệu của đối tượng vừa
được phỏng vấn. Phương pháp này thường được sử dụng trong các
nghiên cứu định tính và danh tính của các đối tượng phù hợp
thường chỉ có người trong cuộc mới biết. Ví dụ, một nghiên cứu về
hành vi của người đồng tính sẽ khó có thể chọn mẫu theo các
phương pháp chuẩn tắc như trên. Các nhà nghiên cứu sẽ phải “tìm
đầu mối” qua giới thiệu của chính những người “trong cuộc”.
- Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Trong trường hợp không có danh
sách và địa chỉ liên lạc của các đối tượng trong tổng thể, các nhà
nghiên cứu cũng rất khó có thể chọn mẫu theo các phương pháp
chuẩn mực. Trong trường hợp này, họ có thể phải chọn mẫu “thuận
tiện” - tức là chọn mẫu dựa trên khả năng mà nhóm nghiên cứu có
thể tiếp cận được tới các đối tượng. Ví dụ, một nghiên cứu về ảnh
hưởng chương trình đào tạo tới quyết định mở doanh nghiệp của
sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học cần tiếp cận được tới các cựu
sinh viên đã mở doanh nghiệp trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, danh
sách của các cựu sinh viên này hầu như không có ở các trường. Vì

169
vậy, nhiều khả năng nhóm nghiên cứu phải áp dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện.
Thực tiễn chọn mẫu nghiên cứu ở Việt Nam thường khó khăn trong
việc tiếp cận danh sách và thông tin cơ bản của tổng thể đối tượng ngay từ
đầu. Vì vậy, việc áp dụng linh hoạt các phương pháp trên trong khi vẫn đảm
bảo yêu cầu khoa học là cần thiết. Ví dụ, khi nghiên cứu sự hài lòng của hộ
gia đình với dịch vụ công ở 5 thành phố trực thuộc trung ương, tổng thể
nghiên cứu là danh sách các hộ gia đình. Tuy nhiên ngay từ đầu khó có thể
có danh sách tên các hộ gia đình ở 5 thành phố. Trong điều kiện đó, nhóm
nghiên cứu có thể lựa chọn các phường thuộc các quận, huyện (theo tiêu chí
và quy trình định trước), sau đó xin danh sách hộ gia đình ở các phường và
lựa chọn ngẫu nhiên các hộ.
Ngoài ra, trong thực tiễn nghiên cứu, việc chọn mẫu thường phải kết
hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là ví dụ về việc chọn mẫu
doanh nghiệp trong dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra
Chính phủ (2012) về cảm nhận của người dân, doanh nghiệp và cán bộ công
chức, viên chức về tham nhũng.
Mẫu doanh nghiệp:
Do đối tượng doanh nghiệp có thông tin chính xác hơn nên cách chọn
mẫu ở đây cũng ít tính chất phi thể thức hơn. Doanh nghiệp được chọn
dựa trên quy trình chọn mẫu phân tầng theo ngành, quy mô và loại
hình sở hữu của doanh nghiệp sao cho cơ cấu mẫu doanh nghiệp được
khảo sát gần sát với cơ cấu tổng thể thực tế. Số doanh nghiệp được
khảo sát ở mỗi tỉnh/thành phố được xác định dựa trên số liệu thực tế
của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Dựa trên danh sách các
doanh nghiệp hiện tại và khung chọn mẫu, các doanh nghiệp được lựa
chọn một cách ngẫu nhiên. Tổng số có 1.058 doanh nghiệp ở 10 tỉnh/
thành phố theo quy tắc chọn mẫu phân tầng đã trình bày.
(Trích Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 2013)

7.3.4. Tính đại diện của mẫu

Trong nghiên cứu định lượng, tính đại diện của mẫu là cực kỳ quan
trọng. Vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Có
hai yếu tố cơ bản:

170
- Quy mô mẫu: Quy mô mẫu càng lớn thì tính đại diện càng cao, nếu
các điều kiện khác không thay đổi. Quy mô mẫu quá nhỏ thì không
thể đại diện cho tổng thể. Trong nghiên cứu định lượng, quy mô
mẫu tối thiểu là 30 quan sát mới có thể áp dụng các công cụ thống
kê suy diễn hay kiểm định. Quy mô mẫu cho các kiểm định thống
kê hoặc hàm thống kê có nhiều biến số thường phải lớn hơn 100.
Tuy vậy, quy mô mẫu là điều kiện cần, không phải là điều kiện
quyết định nhất tới tính đại diện của mẫu. Suy cho cùng, “quy mô
mẫu bao nhiêu là đủ?” là một câu hỏi phức tạp, vừa phụ thuộc vào
phương pháp phân tích (và số lượng biến), vừa phụ thuộc vào nguồn
lực nghiên cứu. Có một số ngưỡng tham khảo như sau:
o Quy mô tối thiểu để có thể áp dụng công cụ thống kê: 30
quan sát (Hair et al., 1998);
o Quy mô tối thiểu để có thể suy diễn các chỉ số của mẫu thành
chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%: trên 384 quan sát
(Hair et al., 1998);
o Quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương
quan, hay kiểm định nhóm: từ 100 quan sát trở lên (theo
kinh nghiệm của tác giả).
- Quy trình và phương pháp chọn mẫu : Khi quy mô mẫu đã đảm bảo
tương đối phù hợp với các phân tích thống kê (hơn 100 quan sát),
quy trình chọn mẫu trở thành yếu tố có tính chất quyết định tới tính
đại diện của mẫu. Trong điều kiện có thể, nhóm nghiên cứu nên áp
dụng các phương pháp và quy trình chọn mẫu chuẩn mực ở trên.

7.4. THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT

Phiếu khảo sát là một công cụ cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu
khảo sát. Việc thiết kế phiếu khảo sát cần được thực hiện một cách cẩn thận
và khoa học. Phần này trình bày những vấn đề chính trong thiết kế phiếu
khảo sát.

171
7.4.1. Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế phiếu khảo sát

Việc thiết kế phiếu câu hỏi như thế nào phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Mục đích và câu hỏi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu cần kiểm tra liệu
mục đích và câu hỏi nghiên cứu đã rõ ràng và cụ thể chưa. Câu hỏi
nghiên cứu càng rõ ràng và cụ thể càng định hướng tốt cho việc
thiết kế phiếu câu hỏi. Ví dụ, cùng là chủ đề nghiên cứu về tái cấu
trúc doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu có thể nêu mục tiêu với
mức độ cụ thể khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu chung chung như
“phân tích hiện trạng tái cơ cấu doanh nghiệp trong ngành” sẽ
không định hướng cụ thể cho việc thiết kế phiếu câu hỏi. Trong khi
đó, nếu mục tiêu nghiên cứu được nêu cụ thể như “phân tích ảnh
hưởng của phong cách lãnh đạo tới việc: i) phát triển thị trường nội
địa, ii) tăng cường đầu tư nghiên cứu thiết kế mẫu và sản phẩm,
v.v...” sẽ định hướng cụ thể hơn cho việc thiết kế phiếu câu hỏi.
- Khung/mô hình nghiên cứu: Khung/mô hình nghiên cứu nêu rõ các
nhân tố chính cần được thu thập thông tin và phân tích trong đề tài.
Vì vậy, việc thiết kế nghiên cứu (và phiếu câu hỏi) phải đảm bảo thu
thập được thông tin về các nhân tố này. Khung nghiên cứu/mô hình
nghiên cứu không rõ ràng thì khó có thể làm cơ sở cho việc thiết kế
phiếu câu hỏi.
- Những thông tin liên quan cần thu thập: Ngoài những nhân tố chính
(nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động) mà khung lý thuyết đề cập,
các tác giả còn có thể phải thu thập thông tin thuộc biến kiểm soát.
Biến kiểm soát là những biến có ảnh hưởng tới nhân tố mục tiêu
song không phải là trọng tâm nghiên cứu trong đề tài. Ví dụ, tuổi
hay giới tính có thể có ảnh hưởng tới sự hài lòng của nhân viên nên
cần thu thập những thông tin này trong phiếu câu hỏi.
- Đối tượng khảo sát: Đặc điểm của đối tượng khảo sát như trình độ
văn hóa hay chức vụ cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế phiếu câu hỏi.
Đối tượng có trình độ văn hóa cơ bản thì phiếu câu hỏi phải đơn
giản và dễ hiểu.
- Phương pháp khảo sát: Phương pháp khảo sát qua gửi thư, online,
hay phỏng vấn trực tiếp cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế phiếu. Nếu
gửi qua thư hay online thì câu hỏi phải đảm bảo đủ rõ ràng mà
không cần giải thích gì thêm.

172
7.4.2. Những chú ý khi thiết kế từng câu hỏi

a) Cơ sở quan trọng khi xây dựng câu hỏi


Hai yếu tố cực kỳ quan trọng cần được nắm rõ trước khi nghiên cứu.
Thứ nhất là đặc điểm của đối tượng, ví dụ trình độ học vấn, văn hóa, điều
kiện kinh tế, độ tuổi, v.v… Câu hỏi cần phù hợp với đặc điểm của đối tượng
để đối tượng có thể và muốn trả lời. Ví dụ, câu hỏi cho đồng bào dân tộc
thiểu số cần được đặt khác với câu hỏi cho sinh viên đại học.
Thứ hai là thông tin cần thu thập theo khung nghiên cứu. Thông tin
cần thu thập là gốc để đặt câu hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi không nhất thiết hỏi
thẳng vào thông tin cần mà phải hỏi những thông tin mà đối tượng có thể trả
lời. Ví dụ, thông tin mà nhóm nghiên cứu cần là “đầu tư của hộ gia đình cho
giáo dục phổ thông của trẻ em”, nhà nghiên cứu không thể và không nên đặt
một câu hỏi tổng hợp như vậy. Để thu thập thông tin trên, nhà nghiên cứu có
thể phải đặt các câu hỏi cụ thể, ví dụ như chi phí hộ gia đình cho học phí,
học thêm, sách giáo khoa, sách tham khảo, đồng phục, các khoản đóng góp
cho trường, v.v… Khi đặt các câu hỏi cụ thể như vậy thì đối tượng có thể
trả lời, còn việc tổng hợp thành thông tin cần là công việc của nhà nghiên
cứu.
b) Các loại câu hỏi
Phân theo hình thức, có câu hỏi đóng, câu hỏi có lựa chọn định sẵn và
câu hỏi mở.
- Câu hỏi đóng đơn giản: là câu dạng câu hỏi chỉ có hai thái cực trả lời
như “Có”/ “Không”, “Đúng”/ “Sai”, v.v...
- Câu hỏi có lựa chọn định sẵn và đối tượng có thể chọn nhiều
phương án phù hợp: Đây là một dạng khác của câu hỏi đóng đơn giản
khi bản thân mỗi phương án là một câu hỏi đóng (Có/Không).

Ví dụ: Vì sao doanh nghiệp chấp nhận trả tiền ngoài quy định hoặc
biếu quà? (Đánh dấu X vào ô lựa chọn, có thể chọn nhiều ô)
1- ◻ Chi phí đó rất nhỏ so với lợi ích mang lại khi công việc được
giải quyết
2- ◻ Thấy các doanh nghiệp khác cũng làm như vậy

173
3- ◻ Đó là cách giải quyết công việcnhanh nhất và dễ thực hiện nhất
4- ◻ Người giải quyết mang lại lợi ích cho DN thì cũng phải được
hưởng một phần
5- ◻ Nếu không có phụ phí thì không giải quyết được công việc
9-◻ Khó trả lời
(Phiếu câu hỏi về trải nghiệm tham nhũng của doanh nghiệp - Ngân hàng Thế giới 2012)
- Câu hỏi có lựa chọn định sẵn nhưng chỉ chọn 1 phương án: Dạng
này cũng giống như câu hỏi đóng, chỉ khác là có nhiều hơn 2 phương án
trả lời. Khi thiết kế câu hỏi dạng này cần đảm bảo các phương án phải
bao trùm hết các tình huống trên thực tế.
Ví dụ: Sau khi doanh nghiệp trả tiền ngoài quy định hoặc biếu quà,
công việc của doanh nghiệp thường tiến triển như thế nào? (Đánh dấu
X vào ô lựa chọn, chỉ chọn 1 ô)
1- ◻ Được giải quyết ngay theo yêu cầu
2- ◻ Cũng được giải quyết nhưng không hoàn toàn theo yêu cầu
3- ◻ Vẫn không được giải quyết
9-◻ Không nhớ hoặc không trả lời
(Phiếu câu hỏi về trải nghiệm tham nhũng của doanh nghiệp - Ngân hàng Thế giới 2012)
- Câu hỏi có mở: Dạng câu hỏi này không có các phương án để lựa chọn
mà đối tượng có thể điền câu trả lời theo ý của mình. Câu hỏi mở được
sử dụng hạn chế trong khảo sát định lượng vì sẽ rất mất công mã hóa sau
này. Thông thường dạng câu hỏi này chỉ để khai thác thêm ý tưởng của
đối tượng ngoài những phần mà nhóm nghiên cứu đã xây dựng.
Phân theo nội dung, các câu hỏi có thể được chia làm ba loại:
- Câu hỏi về các thông tin khách quan: Đây là câu hỏi đề nghị đối
tượng cung cấp thông tin khách quan. Ví dụ câu hỏi về tuổi của đối
tượng, số năm hoạt động của công ty, hay số lao động của công ty.
Những thông tin khách quan thường có thể quan sát, đo đếm được nên
có độ tin cậy cao. Ngoài ra, các thông tin này hoàn toàn có thể kiểm
chứng được qua các nguồn khác.
- Câu hỏi về hành vi hoặc trải nghiệm cụ thể: Đây là dạng câu hỏi về
hoạt động hoặc trải nghiệm cụ thể của đối tượng. Câu hỏi về hành vi
hoặc trải nghiệm có độ tin cậy tương đối cao vì dù sao đây cũng là

174
những hành vi và trải nghiệm cụ thể của đối tượng. Tuy nhiên, nếu hỏi
về trải nghiệm từ đã lâu thì có thể đối tượng không còn nhớ rõ. Tương
tự, đối tượng có thể không muốn trả lời về một số hành vi, trải nghiệm
nếu họ không tin tưởng vào người hỏi hoặc không được hỏi khéo léo (ví
dụ: các câu hỏi về hành vi ngoại tình hoặc hối lộ).
Ví dụ: Trong 12 tháng qua, Doanh nghiệp Ông/Bà có tham dự đấu
thầu xây dựng hoặc mua sắm do cơ quan nhà nước tổ chức không?
0-◻ Không. 1-◻ Có
(Phiếu câu hỏi về trải nghiệm tham nhũng của doanh nghiệp - Ngân hàng Thế giới 2012)
Câu hỏi về cảm nhận, thái độ và đánh giá của đối tượng: Đây là
dạng câu hỏi về suy nghĩ hoặc cảm nhận của đối tượng về một vấn đề gì đó.
Câu trả lời hoàn toàn là chủ quan của đối tượng, vì vậy dạng câu hỏi này chỉ
phù hợp khi nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu về thái độ và suy nghĩ của đối
tượng. Ý nghĩa lớn nhất của những câu hỏi này không nằm ở việc liệu cảm
nhận của đối tượng có đúng với thực tế khách quan hay không mà ở việc
các đối tượng đang nghĩ gì về vấn đề cần nghiên cứu.
Ví dụ: Xin anh chị cho biết mức độ đồng ý của anh chị đối với nhận
định sau: “Chỉ học chương trình chính khóa là không đủ để con em
nắm được các kiến thức cơ bản”? (Rất không đồng ý: 1; …, Rất đồng
ý: 5)
(Phiếu câu hỏi về nguy cơ tham nhũng trong giáo dục, T&C Consulting và Thanh tra
Chính phủ, 2010)
Một số chú ý khi đặt câu hỏi
- Câu hỏi càng đơn giản và rõ ý càng tốt: Nên cố gắng sử dụng từ
ngữ đơn giản, thông dụng, rõ ràng, tránh sử dụng từ ngữ chuyên
ngành. Trong trường hợp có thể, nên sử dụng ngôn từ mà đối tượng
trả lời quen dùng. Tránh sử dụng những câu hỏi mà đối tượng phải
tính toán phức tạp (ví dụ: tỷ lệ thưởng so với lương trong năm qua
là bao nhiêu?).
- Mỗi câu hỏi chỉ nên về một ý: Không nên ghép nhiều ý vào một câu
hỏi vì sẽ khó cho đối tượng trả lời.
- Câu hỏi cần đảm bảo mọi người đều hiểu cùng một nghĩa: Cố gắng
tránh sử dụng thuật ngữ có thể hiểu theo nhiều cách (ví dụ: “mại

175
dâm đồi trụy”, “tái cơ cấu doanh nghiệp”, v.v...) - Nếu bắt buộc
phải dùng thuật ngữ, cần có giải thích rõ ý nghĩa.
- Tránh sử dụng các phần đề dẫn có tính định hướng câu trả lời. Đôi
khi phần đề dẫn là cần thiết nhằm giúp người trả lời hiểu khung cảnh
của câu hỏi. Song phần đề dẫn cần tránh việc “mớm cung” hay định
hướng, làm giảm tính khách quan của câu trả lời.
Một số chú ý khi sử dụng các câu hỏi của các nghiên cứu trước
Việc sử dụng các câu hỏi đã được các tác giả trước phát triển là điều
hết sức khuyến khích. Đặc biệt các câu hỏi dùng làm thước đo các các nhân
tố thiên về thái độ hay cảm nhận (ví dụ: sự gắn kết với tổ chức hay năng lực
cảm xúc) thường phải có quá trình xây dựng chặt chẽ mới sử dụng được cho
nghiên cứu. Khi sử dụng các câu hỏi này cần đảm bảo là các câu hỏi (thước
đo) đó đã được kiểm định cẩn thận và đảm bảo được các tiêu chí về độ phù
hợp (validity) và độ tin cậy.
Nhiều câu hỏi cho các biến số đã được các tác giả nước ngoài phát
triển và kiểm định cẩn thận. Việc sử dụng các câu hỏi này cần chú ý hai
vấn đề chính:
- Cần đảm bảo ý nghĩa câu hỏi và cách đặt câu hỏi phù hợp với bối
cảnh Việt Nam.
- Cần đảm bảo việc biên dịch phản ánh sát nhất nghĩa ban đầu của
câu hỏi. Quy trình chuẩn là tiến hành dịch xuôi (từ Anh sang
Việt), sau đó đề nghị một người khác dịch ngược (từ Việt sang
Anh). Trưởng nhóm nghiên cứu sẽ so sánh bản tiếng Anh gốc và
bản tiếng Anh sau khi dịch ngược. Những điểm sai lệch cần
được kiểm tra và sửa lại kỹ càng.

7.4.3. Những chú ý khi thiết kế tổng thể phiếu câu hỏi

Thiết kế tổng thể phiếu câu hỏi cũng là một công đoạn quan trọng để
đảm bảo đối tượng muốn trả lời phiếu câu hỏi. Có một số kinh nghiệm khi
thiết kế phiếu câu hỏi như sau:
- Hình thức: Phiếu câu hỏi cần được chỉnh trang cẩn thận, dễ nhìn và
nhất quán. Việc thiết kế cũng đảm bảo thuận lợi cho đối tượng lựa

176
chọn và điền câu trả lời.
- Giới thiệu: Phiếu câu hỏi nên có phần giới thiệu hoặc thư giới thiệu
đính kèm. Phần giới thiệu cần nêu mục tiêu cuộc khảo sát (không
nhất thiết phải nêu quá cụ thể - nên dừng ở mức mà đối tượng quan
tâm). Phần này cũng nên khẳng định việc bảo mật danh tính người
trả lời và cung cấp địa chỉ liên hệ của nhóm nghiên cứu.
- Các câu hỏi cơ bản:
o Có thể phân chia câu hỏi theo các phần để đối tượng dễ trả
lời. Nên bắt đầu bằng những phần dễ trả lời, ít nhạy cảm.
o Trong một số trường hợp đối tượng trả lời có thể phải bỏ qua
một số câu hỏi (tùy theo phương án trả lời ở câu trước). Khi
đó, việc hướng dẫn chuyển câu hỏi cần được ghi rõ ràng (ví
dụ: Nếu trả lời “Không”, chuyển sang câu 18).
o Khi có các câu hỏi nhạy cảm, nên đan xen với những câu hỏi
ít nhạy cảm hơn.
o Ưu tiên các câu hỏi về thông tin khách quan, sau đó đến câu
hỏi về trải nghiệm và hành vi. Các câu hỏi về cảm nhận và
đánh giá có ưu tiên thấp hơn, trừ khi chính cảm nhận và đánh
giá của đối tượng là mục tiêu cần nghiên cứu (ví dụ: nghiên
cứu xem người dân nhận định thế nào về mức độ phổ biến và
nghiêm trọng của tham nhũng ở địa phương).
- Câu hỏi phân nhóm: Các câu hỏi phân nhóm thường là về đặc điểm
của đối tượng trả lời (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, v.v…).
Các thông tin này sẽ được sử dụng để phân nhóm, so sánh nhóm
và/hoặc để kiểm soát khi sử dụng các mô hình kiểm định thống kê.
- Độ dài phiếu câu hỏi: Độ dài phiếu câu hỏi phụ thuộc vào hai yếu tố
cơ bản - thông tin cần thu thập và nguồn lực của đề tài. Một phiếu
câu hỏi quá dài thường khó thuyết phục các đối tượng trả lời. Ngược
lại, một phiếu câu hỏi quá ngắn có thể không thu thập đủ thông tin
cần thiết. Khi không có lợi ích đi kèm (ví dụ: quà tặng), một đối
tượng có thể chỉ sẵn sàng dành 20 - 25 phút để trả lời phiếu câu hỏi.
Như vậy phiếu câu hỏi có thể dài khoảng 6 - 10 trang. Tuy nhiên, khi
có nguồn lực hỗ trợ hoặc khi nhóm nghiên cứu thực sự có uy tín đối
với đối tượng, phiếu câu hỏi có thể dài hơn nhiều. Ví dụ, phiếu câu

177
hỏi PCI (gửi thư cho doanh nghiệp) có độ dài khoảng 13 trang, trong
khi đó phiếu câu hỏi PAPI (phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình) có độ
dài hơn 20 trang.

7.5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH


KHẢO SÁT

Sau khi đã xác định mẫu khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát, bước
tiếp theo là xác định quy trình khảo sát để đảm bảo thu thập được thông tin
với độ tin cậy cao. Đối với khảo sát qua thư, một quy trình điển hình thường
bao gồm các bước sau:
- Kiểm tra lại địa chỉ liên hệ của đối tượng: Công đoạn này rất quan
trọng, đặc biệt đối với phương pháp gửi thư. Thông thường, nhóm
nghiên cứu gọi điện tới các đối tượng thuộc mẫu và xin địa chỉ
chuẩn xác. Công đoạn này sẽ xác định những đối tượng không còn
tồn tại (ví dụ: doanh nghiệp đã phá sản), đã chuyển địa điểm, hoặc
không thể liên hệ được. Nhóm nghiên cứu sau đó sẽ có phương án
tìm lại số liên hệ hoặc thay thế bằng những đối tượng khác. Ngoài
ra, nhóm nghiên cứu có thể xin tên cụ thể của người mình cần gửi
phiếu câu hỏi (ví dụ: tên của giám đốc hoặc trưởng phòng kinh
doanh của doanh nghiệp) để gửi thư trực tiếp.
- Tiến hành gửi thư tới các đối tượng.
- Gọi điện nhắc nhở: Sau khi gửi thư khoảng 1 tuần, nhóm nghiên cứu
gọi điện lại từng đối tượng. Một mặt cuộc gọi nhằm xác nhận xem
đối tượng đã nhận được thư chưa. Mặt khác nhóm nghiên cứu cũng
đề nghị đối tượng hợp tác và trả lời phiếu câu hỏi. Việc gọi điện có
thể lặp lại thêm 2 lần nữa, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần. Tuy
nhiên, những lần gọi sau chỉ nên dành cho những đối tượng chưa trả
lời phiếu câu hỏi.
- Gửi thư cảm ơn: Sau khi nhận được phiếu câu hỏi, nhóm nghiên cứu
nên gửi thư cảm ơn các đối tượng đã trả lời. Trong trường hợp có
quà tặng thì đây cũng có thể là lần gửi quà tặng cho đối tượng.
Đối với việc khảo sát qua mạng, quá trình gọi điện có thể thay bằng
các lần gửi email nhắc nhở và cảm ơn.

178
Đối với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, quy trình này có một số chú
ý sau:
- Tập huấn cho cán bộ phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp đòi hòi có
nhiều người tham gia cùng phỏng vấn. Các cán bộ phỏng vấn phải
thực hiện quy trình phỏng vấn một cách nhất quán, khoa học và hiệu
quả. Thông thường các dự án nghiên cứu đều tiến hành tập huấn cho
cán bộ phỏng vấn. Mục tiêu của tập huấn là để các cán bộ phỏng vấn
hiểu rõ từng chi tiết phiếu câu hỏi, đặc điểm của đối tượng phỏng
vấn và quy trình phỏng vấn. Cán bộ phỏng vấn cũng có thể thực hiện
thử các cuộc phỏng vấn và thảo luận về những vấn đề phát sinh
trong quá trình phỏng vấn.
- Gọi điện liên hệ và hẹn thời gian phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu nên
gửi công văn chính thức hoặc nhờ người giới thiệu tới đối tượng từ
trước. Công đoạn liên hệ và hẹn thời gian phỏng vấn là một nghệ
thuật. Nhóm nghiên cứu có thể cần thống nhất cách thức tiếp cận (ví
dụ: giới thiệu mục tiêu như thế nào, xin phỏng vấn khoảng bao nhiêu
phút, v.v…).
- Tiến hành phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu cần đảm bảo địa điểm
phỏng vấn thuận lợi cho việc trả lời một cách khách quan. Cần chú ý
xem có yếu tố nào có thể tác động tới quá trình trả lời của đối tượng
hay không (ví dụ: có cán bộ xã ngồi cùng, người dân khó có thể trả
lời thẳng thắn về chất lượng dịch vụ công ở xã). Cố gắng tạo không
khí của một cuộc trò chuyện vui vẻ, thoải mái hơn là một cuộc
phỏng vấn căng thẳng hoặc cứng nhắc. Tuy nhiên, cán bộ phỏng
vấn cần đảm bảo tôn trọng quy trình, không đưa ra lời giải thích
hoặc định hướng nằm ngoài hướng dẫn vì có thể làm sai lệch câu
trả lời của đối tượng.
- Giám sát và đảm bảo chất lượng: Việc giám sát và đảm bảo chất
lượng đối với phương pháp thu thập bằng phỏng vấn là cực kỳ quan
trọng, đặc biệt là khi diện khảo sát rộng, có nhiều cán bộ phỏng vấn
tham gia. Thông thường, phương án giám sát và đảm bảo chất lượng
có những hoạt động sau:

179
o Ghi nhật ký phỏng vấn: Các cán bộ phỏng vấn được đề nghị
ghi nhật ký phỏng vấn để tiện cho quá trình giám sát.
o Giám sát trong quá trình: Các cán bộ phỏng vấn được chia
thành nhóm, mỗi nhóm có cán bộ giám sát. Cán bộ giám sát
sẽ theo dõi nhật ký phỏng vấn hàng ngày của từng thành viên
trong nhóm, tham dự ngẫu nhiên các buổi phỏng vấn để có
thể có góp ý kịp thời. Ngoài ra, hàng ngày cán bộ giám sát sẽ
kiểm tra các phiếu phỏng vấn trong ngày và đề nghị bổ sung
các thông tin bị bỏ sót.
o Điều chỉnh quy trình và hướng dẫn: Sau khi mỗi cán bộ
phỏng vấn được khoảng 5 - 10 đối tượng, các nhóm có thể
báo cáo nhanh về các vấn đề nảy sinh cần điều chỉnh. Trưởng
nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh quy trình và hướng dẫn
phỏng vấn nếu cần thiết.
o Kiểm tra sau quá trình phỏng vấn: Ngay khi phỏng vấn, cán
bộ phỏng vấn đã xin số điện thoại liên hệ (nếu chưa có) và
nói rõ với đối tượng phỏng vấn là có thể nhóm nghiên cứu sẽ
gọi điện lại để xác minh về cuộc phỏng vấn (thời gian, địa
điểm, thái độ người phỏng vấn, v.v…). Sau khi phỏng vấn
cơ bản xong các đối tượng, nhóm nghiên cứu có thể chọn
ngẫu nhiên chừng 10% số đối tượng để gọi điện xác minh.
Nếu phát hiện hiện tượng đáng ngờ, nhóm nghiên cứu cần
quyết định hoặc loại bỏ phiếu câu hỏi đó, hoặc xác minh
lại toàn bộ những cuộc phỏng vấn do cùng cán bộ phỏng
vấn thực hiện.

7.6. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ SỐ LIỆU

Các công cụ thống kê hay kinh tế lượng dùng để phân tích dữ liệu
khảo sát nói chung khá chuẩn mực (ví dụ: phân tích mô tả, kiểm định sự
khác biệt nhóm qua t-test hay ANOVA, hồi quy tương quan, logistics,
v.v...). Bạn đọc có thể tìm hiểu các công cụ này ở các khóa học và sách
chuyên về thống kê, kinh tế lượng. Phần này chỉ trình bày công đoạn
chuẩn bị dự liệu và gợi ý một số công cụ phân tích thường dùng với dữ

180
liệu khảo sát.
Sau khi thu thập phiếu câu hỏi, nhóm nghiên cứu cần thực hiện các
công đoạn sau:

7.6.1. Nhập liệu

Công đoạn này cần thiết đối với phương pháp thu thập qua thư hoặc
phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu giấy. Nhóm nghiên cứu có thể viết phần
mềm nhập liệu hoặc đơn giản chỉ cần nhập trên bảng Excel. Khi nhập trên
bảng Excel, cần chú ý những điểm sau:
- Mỗi dòng được dành cho một quan sát (thường là một phiếu). Trong
trường hợp mỗi phiếu lại hỏi cho nhiều quan sát, ví dụ mỗi phiếu từ
một trường đại học trả lời cho 3 chương trình đào tạo, trong khi
chương trình đào tạo là quan sát của nghiên cứu, thì mối phiếu cần
tới 3 dòng.
- Mỗi cột là một trường dữ liệu. Trường dữ liệu là “vùng” thông tin
mà mỗi đối tượng chỉ được phép chọn 1 giá trị. Mỗi câu hỏi chỉ được
chọn 1 phương án trả lời thì tương đương với một trường giá trị. Mỗi
câu hỏi mà đối tượng có thể chọn nhiều phương án trả lời thì mỗi
phương án trở thành một trường giá trị (đối tượng có thể chọn - Có -
hoặc không chọn - Không)
- Mỗi phiếu câu hỏi được gán một mã số. Mã số này được điền vào
cột “mã phiếu” nhằm giúp nhóm nghiên cứu có thể đối chiếu số liệu
trên giấy và số liệu trong máy tính của từng phiếu câu hỏi.
- Nhập số liệu theo trình tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong
phiếu câu hỏi. Không tiến hành điều chỉnh khi vào số liệu - trừ khi
nhận rõ sai sót khi điền số liệu.
- Nhập phiếu hai lần độc lập. Đối với những dự án lớn - có nhiều câu
hỏi và nhiều phiếu - việc đảm bảo chất lượng nhập liệu là rất quan
trọng. Thông thường, số liệu được nhập làm 2 lần độc lập với nhau.
Sau đó hai files dữ liệu này sẽ được so sánh (có thể dùng lệnh
match giữa hai sheets dữ liệu trong Excel). Bất cứ ô nào có giá trị

181
lệch nhau, Excel sẽ thông báo. Khi đó nhóm nghiên cứu sẽ đối
chiếu lại với số liệu gốc ở phiếu giấy để điều chỉnh.
- File dữ liệu có thể được kiểm tra bằng các lệnh tần suất (frequency)
đơn giản. Nếu có các giá trị nằm ngoài khoảng cho phép hoặc đáng
ngờ thì nhóm nghiên cứu có thể đối chiếu lại với phiếu câu hỏi.

7.6.2. Kiểm định các thước đo

Các biến số về thái độ, hành vi, hay cảm nhận thường được đo lường
bằng một số câu hỏi hoặc mệnh đề. Ví dụ, để đo lường sự gắn kết của nhân
viên với tổ chức, các tác giả Allen và Meyer (1990) xây dựng một thước đo
gồm 24 mệnh đề, cứ 8 mệnh đề lại đo một khía cạnh của sự gắn kết (gắn kết
dựa trên tình cảm, gắn kết dựa trên chuẩn mực đạo đức và gắn kết dựa trên
tính toán). Kể cả khi những thước đo này đã được kiểm định cẩn thận ở
những nghiên cứu trước, đối với mỗi cuộc khảo sát, những thước đo này vẫn
cần được kiểm tra về độ tin cậy.
Hai kỹ thuật sau kiểm tra đơn giản thường được sử dụng như sau:
- Phân tích nhân tố (factor analysis): Phân tích nhân tố chính là việc
kiểm tra xem các mệnh đề/câu hỏi có thực sự nhóm lại với nhau
thành thước đo như trong lý thuyết (các nghiên cứu trước đề xuất)
hay không. Với các khảo sát khác nhau, có thể một số mệnh đề
không vào cùng nhóm với các mệnh đề khác. Khi đó nhóm nghiên
cứu cần tiếp tục kiểm tra độ tin cậy để ra quyết định.
- Phân tích độ tin cậy (reliability analysis): Phân tích độ tin cậy là xem
các mệnh đề có thực sự “thống nhất” với nhau để cùng đo lường
biến số cần đo hay không. Chỉ số đo lường sự thống nhất này là
Cronbach’s alpha. Chỉ số này tốt nhất là từ .7 trở lên và tối thiểu cần
đạt được là .63 (D’Vellis, 1990).
Các phần mềm thống kê có thể giúp thực hiện hai phép phân tích này
khá nhanh chóng và dễ dàng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ thuật phân tích
nhân tố ở các khóa học hoặc sách viết về thống kê toán.

182
7.7. MỘT SỐ HẠN CHẾ THƯỜNG GẶP TRONG NGHIÊN CỨU
KHẢO SÁT

Các nghiên cứu khảo sát ở một thời điểm (cross-sectional survey)
thường gặp phải những hạn chế sau:
- Không khẳng định được mối quan hệ nhân quả giữa các biến số. Số
liệu khảo sát tại một hoặc thậm chí một vài thời điểm thường chỉ
kiểm định được mối quan hệ tương quan giữa các biến số. Ví dụ,
nghiên cứu khảo sát chỉ có thể kiểm định được mối quan hệ giữa
chất lượng dịch vụ và kết quả kinh doanh mà không khẳng định
được biến nào là nguyên nhân, biến nào là kết quả. Những luận điểm
về mối quan hệ nhân quả cần phải được hỗ trợ từ các dữ liệu bổ sung
khác như nghiên cứu định tính hay tình huống.
- Tương quan giữa các biến số có thể chỉ là do dữ liệu thu thập từ
cùng một nguồn (common method variance): Trong trường hợp
thông tin về biến phụ thuộc và biến độc lập đều thu thập từ cùng đối
tượng khảo sát, nghiên cứu sẽ gặp phải rủi ro này. Bản chất của vấn
đề là có thể mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (ví
dụ giữa sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và hành vi chia sẻ tri
thức với đồng nghiệp) không có trên thực tế. Song trong dữ liệu
khảo sát vẫn có mối quan hệ này là do thông tin về cả hai biến đều
được thu thập từ cùng một nguồn. Nhân viên nào trả lời cam kết với
tổ chức cao hơn có khả năng sẽ cũng trả lời họ chia sẻ tri thức nhiều
hơn do thiên hướng trả lời cao. Khi đó, mối quan hệ này đã bị sai
lệch so với thực tế. Có một số cách giảm thiểu rủi ro này như sau:
o Thu thập thông tin về biến độc lập và biến phụ thuộc từ các
nguồn khác nhau. Ví dụ, thông tin về sự gắn kết có thể thu
thập từ chính nhân viên, còn thông tin về hành vi chia sẻ tri
thức có thể thu thập từ đồng nghiệp hoặc cấp trên trực tiếp
của nhân viên. Sau đó khớp hai nguồn dữ liệu này lại cho
từng nhân viên. Cách làm này là lý tưởng nhất, song cũng
phức tạp và tốn kém nhất.

183
o Lựa chọn các thông tin khách quan. Khi thông tin về biến
phụ thuộc hoặc một số biến độc lập là khách quan thì rủi ro
trên sẽ được hạn chế.
o Sử dụng các thước đo có nhiều câu hỏi hoặc mệnh đề.
o Thực hành kiểm tra thông qua phân tích nhân tố. Khi các câu
hỏi/mệnh đề của biến phụ thuộc và biến độc lập “nhóm” vào
các nhân tố khác nhau và nhân tố thứ nhất không giải thích
cơ bản phần trăm khác biệt giữa các đối tượng thì đây là
minh chứng rằng rủi ro trên là thấp. Các nhà nghiên cứu cũng
có thể sử dụng kỹ thuật SEM để so sánh sự tương thích của
mô hình (model fit).

184
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nghiên cứu khảo sát là gì? Những trường hợp nào nên áp dụng phương
pháp khảo sát? Hãy nêu một ví dụ bạn cho là phù hợp cho việc áp dụng
phương pháp khảo sát?
2. Mẫu khảo sát cần đảm bảo yêu cầu gì? Yếu tố nào ảnh hưởng tới tính
đại diện của mẫu? Hãy nêu các phương pháp chọn mẫu?
3. Khi thiết kế câu hỏi khảo sát cần chú ý những vấn đề gì?
4. Hãy nêu những phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng trong khảo
sát? Điểm yếu và điểm mạnh của từng phương pháp là gì?
5. Hãy nêu những hạn chế của phương pháp khảo sát?

185
Chương 8

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG


PHƯƠNG PHÁP THỬ
NGHIỆM

TÓM TẮT

Nghiên cứu thử nghiệm (experiment) là thiết kế nghiên cứu tốt nhất để
kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố. Đây là phương pháp mà
nhà nghiên cứu có thể điều chỉnh sự thay đổi của các nhân tố tác động, sau
đó quan sát sự thay đổi tương ứng của nhân tố mục tiêu.
Nghiên cứu thử nghiệm có ba yêu cầu cơ bản: i) các đối tượng được
phân vào các nhóm một cách ngẫu nhiên; ii) có sử dụng nhóm đối chứng;
iii) yếu tố can thiệp (thường là biến nhân tố tác động được quan tâm) phải
đủ mạnh. Ngoài ra, một số biến ngoại lai cần được kiểm soát cẩn thận, bao
gồm sự kiện lịch sử (sự kiện xảy ra trong quá trình thử nghiệm, nằm ngoài
thiết kế nghiên cứu), sự thay đổi tâm sinh lý của đối tượng trong quá trình
thử nghiệm, sử dụng thước đo không nhất quán, hay các nhóm không
tương đồng.
Mặc dù phương pháp thử nghiệm thường được thực hiện trong phòng
thí nghiệm, một số dạng thử nghiệm không đầy đủ cũng có thể được thiết kế
trên thực địa. Những thiết kế này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải hết sức sáng
tạo trong việc phát hiện các sự kiện làm thay đổi biến độc lập của mình.

8.1. GIỚI THIỆU

Phụ nữ ăn mặc gợi cảm có ảnh hưởng tới cảm nhận của người khác
về năng lực làm việc hay không? Để trả lời câu hỏi này, nhóm tác giả
Wookey, Graves, & Butler, (2009) đã thực hiện một nghiên cứu thử
nghiệm. 102 sinh viên đại học được mời tham gia nghiên cứu (trong
đó có 48 nam, 54 nữ; tuổi trung bình là 20,5). Mỗi sinh viên được xem
một trong hai bức ảnh. Bức ảnh thứ nhất về một phụ nữ mặc bộ quần

186
áo vét công sở (gọi là trang phục công sở chuyên nghiệp). Bức ảnh
thứ hai về một phụ nữ mặc áo hở ngực và không có áo vét (gọi là
trang phục gợi cảm). Hai bức ảnh này đã được hỏi thử ở một nhóm
khác và họ đánh giá người phụ nữ trong bức ảnh “trang phục gợi
cảm” có vẻ gợi cảm hơn hẳn (nhưng không hấp dẫn hơn) người phụ
nữ trong bức ảnh “trang phục công sở chuyên nghiệp”. Một nửa số
sinh viên tham gia nghiên cứu được cho biết người phụ nữ trong ảnh
họ nhìn thấy là nhân viên văn phòng (vị thế bình thường) và nửa kia
được cho biết người phụ nữ trong ảnh họ nhìn thấy là giám đốc một
công ty quảng cáo (vị thế cao). Những sinh viên sau đó được đề nghị
cho điểm theo cảm nhận của họ về khả năng là tấm gương cho đồng
nghiệp, khả năng tương tác với người khác, trí thông minh, năng lực
lãnh đạo, giao tiếp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng tổ chức và giám
sát, sáng tạo, độ tin cậy và thái độ chuyên nghiệp của người phụ nữ
trong ảnh họ nhìn thấy. Kết quả cho thấy người phụ nữ có có vị thế
cao (giám đốc) và ăn mặc gợi cảm bị đánh giá thấp về các tiêu chí
năng lực ở trên.
Đây là một ví dụ điển hình về nghiên cứu thử nghiệm trong các lĩnh
vực khoa học xã hội, kinh tế, kinh doanh và quản lý khi mà các nhà nghiên
cứu có thể điều khiển các điều kiện tác động (trang phục và vị thế của người
phụ nữ trong ảnh) và quan sát sự thay đổi tương ứng của nhân tố mục tiêu
(cảm nhận của người khác về năng lực của người phụ nữ trong ảnh).
Nghiên cứu thử nghiệm được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong việc
kiểm định quan hệ nhân quả và được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực
tâm lý, marketing và hành vi tổ chức. Tuy nhiên, phương pháp này còn rất ít
được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý, kinh doanh ở Việt Nam.
Chương này trình bày các nguyên tắc và phương pháp cơ bản trong nghiên
cứu thử nghiệm. Mục tiêu của chương nhằm giúp bạn đọc:
- Hiểu rõ khái niệm, yêu cầu cơ bản của phương pháp thử
nghiệm;
- Hiểu rõ các thiết kế cơ bản nhất trong nghiên cứu thử nghiệm;
- Hiểu và ứng dụng được được quy trình thực hiện nghiên cứu
thử nghiệm;
- Hiểu rõ các hạn chế của nghiên cứu thử nghiệm.

187
8.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM

Thử nghiệm (experiment) là phương pháp mà nhà nghiên cứu chủ


động thay đổi giá trị một biến số (biến độc lập) và quan sát xem sự thay đổi
đó có ảnh hưởng tới biến số khác (biến phụ thuộc) hay không. Ưu điểm của
phương pháp này là khả năng kiểm soát các biến khác, đảm bảo tính ngẫu
nhiên trong việc chọn và phân nhóm đối tượng nghiên cứu và chủ động điều
chỉnh giá trị các biến độc lập để kiểm định giả thuyết. Trong một nghiên
cứu thử nghiệm đơn giản, các đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên
vào một hoặc hai nhóm. Thông thường một nhóm là đối chứng/kiểm soát
(không nhận sự tác động), còn nhóm kia là nhóm thử nghiệm (có nhận sự
tác động).
Phương pháp thử nghiệm là phương pháp tốt nhất để kiểm định mối
quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ở tính tổng
quát hóa. Các nghiên cứu thử nghiệm thường được thực hiện trong điều kiện
được kiểm soát chặt chẽ (ví dụ: phòng thí nghiệm), với một số đối tượng
nhất định (ví dụ: sinh viên). Vì vậy khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu
trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi đáng
chú ý.
Phương pháp này được sử dụng thông dụng ở các ngành khoa học kỹ
thuật như nông học, sinh học, y học, v.v… Trong lĩnh vực kinh tế - quản lý,
phương pháp này cũng được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý, marketing, hành
vi tổ chức trên thế giới áp dụng. Một dạng nghiên cứu cận thử nghiệm
(quasi-experiment) cũng đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh và kinh tế học. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự thông
dụng trong các nghiên cứu kinh tế và quản lý ở Việt Nam.

Ví dụ về một thiết kế nghiên cứu thử nghiệm:


Công trình nghiên cứu của Schweitzer, Ordonez và Douma (2004)8 sử
dụng phương pháp thử nghiệm nhằm kiểm định giả thuyết là liệu việc đặt

8
Schweitzer, E. M., Ordonez, L., and Douma, B., 2004. Goal setting as a motivator
of unethical behavior.Academy of Management Journal, 47(3): 422-432.

188
mục tiêu có thúc đẩy các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh hay không.
Sau khi thực hiện các nghiên cứu sơ bộ, các tác giả đã tiến hành thử nghiệm
một cách cẩn thận. Quá trình này có thể tóm tắt như sau:
o Quảng cáo và tuyển 154 sinh viên đại học làm đối tượng thử
nghiệm.
o Các sinh viên này được phân chia ngẫu nhiên vào ba nhóm
có ba mục tiêu khác nhau: “mục tiêu cố gắng cao nhất”,
“mục tiêu đơn thuần” và “mục tiêu có thưởng”. Các sinh
viên thực hành công việc 7 lần, mỗi lần họ được đưa cho 7
chữ cái và có nhiệm vụ tạo ra các từ có nghĩa từ 7 chữ cái đó
trong 1 phút.
o Biến độc lập - “đặt mục tiêu”: Các nhóm khác nhau có hướng
dẫn khác nhau về mục tiêu:
▪ Nhóm “mục tiêu cố gắng cao nhất”: đối tượng được
hướng dẫn là hãy cố gắng tạo ra càng nhiều từ càng
tốt.
▪ Nhóm “mục tiêu đơn thuần”: đối tượng có mục tiêu là
mỗi vòng tạo ra 9 từ.
▪ Nhóm “mục tiêu có thưởng”: đối tượng được thưởng
2 đô la mỗi vòng nếu họ đạt mục tiêu 9 từ ở vòng đó.
o Sau khi làm xong 7 vòng, các sinh viên được trao một cuốn
từ điển và tự kiểm tra xem mỗi vòng mình tạo được bao
nhiêu từ. Họ có thời gian khá thoải mái để làm việc này. Họ
tự điền kết quả vào trang kết quả. Sau đó các sinh viên nộp
lại danh mục từ họ sáng tạo ra và bảng kết quả. Để đảm bảo
tính khách quan, các tài liệu này là vô danh, song vẫn có mã
số đề khớp bảng danh mục từ và bảng kết quả của từng sinh
viên.
o Biến phụ thuộc - “hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh”:
Biến này được đo bằng cách so sánh kết quả tự đánh giá của
sinh viên với kết quả thực sự ở 4 mức độ: 1) đạt mục tiêu
(tìm được 9 từ) và báo cáo đúng; 2) đạt mục tiêu nhưng báo
cáo ít hơn; 3) không đạt mục tiêu nhưng báo cáo đạt; và 4)
không đạt mục tiêu và báo cáo không đạt. Kết quả thực sự
của từng người do chính nhóm nghiên cứu so sánh danh mục
từ mà người đó tạo nên với từ điển.
o Kiểm định giả thuyết: Các tác giả quan tâm tới xác suất xảy
ra mục 3 (báo cáo cao hơn kết quả thực) và tìm hiểu xem liệu
việc đặt mục tiêu có làm cho các sinh viên báo cáo kết quả
cao hơn kết quả thực hay không. Để trả lời câu hỏi này, họ

189
tiến hành so sánh xác suất báo cáo quá mức kết quả thực ở ba
nhóm để kiểm định giả thuyết của mình.

Trong nghiên cứu này, biến độc lập chính là “các hình thức đặt mục
tiêu”. Biến này được các nhà nghiên cứu “điều khiển” bằng việc chia sinh
viên vào 3 nhóm với 3 hướng dẫn khác nhau về mục tiêu. Biến phụ thuộc
chính là xác suất sinh viên báo cáo cao hơn kết quả thực. Trong khi mọi
biến số khác như nhau (vì chia sinh viên ngẫu nhiên theo nhóm), việc sinh
viên có xác suất báo cáo cao hơn kết quả thực tế hay không chỉ phụ thuộc
vào việc đặt mục tiêu. Trong nhiều nghiên cứu, nhà nghiên cứu cũng cần
đảm bảo được sự “như nhau của các biến số khác” và sự “khác nhau của
biến độc lập” giữa các nhóm được nghiên cứu bằng cách đo lường và kiểm
định.

8.3. YÊU CẦU CƠ BẢN VỚI NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM

Cũng như các dạng nghiên cứu khác, một nghiên cứu thử nghiệm cần
đáp ứng mọi yêu cầu của công trình nghiên cứu khoa học nói chung. Ngoài
ra, thiết kế nghiên cứu thử nghiệm cần chú ý tới ba yêu cầu cơ bản sau đây:

8.3.1. Đảm bảo phân nhóm ngẫu nhiên

Để đảm bảo loại bỏ tác động của các biến ngoại lai, tính ngẫu nhiên
trong lựa chọn và phân nhóm đối tượng là hết sức quan trọng. Kỹ thuật để
phân nhóm ngẫu nhiên đối tượng vào nhóm đối chứng (không nhận sự can
thiệp) và nhóm thử nghiệm (nhận sự can thiệp) cũng có thể áp dụng như
phần chọn mẫu ngẫu nhiên. Ví dụ, một tác giả muốn nghiên cứu tác động
của phương pháp giảng dạy tới học tập. Các sinh viên đăng ký trước được
phân vào nhóm “đối chứng” (giảng dạy truyền thống), trong khi các sinh
viên đăng ký sau được phân vào nhóm “thực nghiệm” (giảng dạy phương
pháp mới). Việc phân nhóm như thế có thể không đảm bảo tính ngẫu nhiên
vì sinh viên đăng ký tham gia trước và sau có thể khác nhau về động cơ học
tập hoặc chỉ số IQ - các biến số có ảnh hưởng tới kết quả học tập. Vì vậy,
tác giả công trình này có thể phải tập hợp danh sách toàn bộ người đăng ký,
sau đó mới tiến hành phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm.

190
8.3.2. Sử dụng nhóm đối chứng

Sử dụng nhóm đối chứng là một yêu cầu hết sức quan trọng trong
nghiên cứu thử nghiệm. Nhóm đối chứng có vai trò chính: là cơ sở để so
sánh về kết quả của “can thiệp thử nghiệm” và là cơ sở để kiểm định các giả
thuyết khác (ngoài giả thuyết của nghiên cứu). Cần lưu ý là đối tượng tham
gia ở nhóm đối chứng cần tương đồng với đối tượng ở nhóm thử nghiệm.

8.3.3. Biến độc lập (yếu tố can thiệp) đủ mạnh

Trong nghiên cứu thử nghiệm, biến độc lập được các nhà nghiên cứu
chủ động điều chỉnh “giá trị”. Thông thường đây chính là việc chia nhóm
đối tượng theo các mức độ của hoặc tính chất của biến độc lập. Trong ví dụ
ở mục 8.2, biến độc lập chính mức độ “mục tiêu” được chia thành ba nhóm
do nhà nghiên cứu thiết kế ra trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu sơ bộ trước
đó.
Nhà nghiên cứu chủ động “can thiệp” vào biến độc lập và quan sát sự
thay đổi của biến phụ thuộc. Sự can thiệp được chủ động tạo ra này cần đủ
mạnh để đối tượng tham gia nhóm thử nghiệm phải “cảm thấy” được sự
khác biệt, so với nhóm đối chứng. Như ở ví dụ trên, sự khác biệt của 3
nhóm mục tiêu là rất rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, nhà nghiên cứu có
thể cần phải kiểm tra mức độ khác biệt bằng cách đo lường và kiểm định
trực tiếp.

8.4. CÁC LOẠI THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM CÓ NHÓM ĐỐI CHỨNG

8.4.1. Chỉ đo lường sau thử nghiệm

Như tên gọi, thiết kế này chỉ đo lường biến phụ thuộc sau khi đã tiến
hành thử nghiệm. Thiết kế này được sử dụng khá nhiều trong với lĩnh vực
marketing. Ví dụ, một nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động của
chương trình quảng cáo sử dụng sản phẩm mẫu. Họ có thể áp dụng thiết kế
nghiên cứu này như sau:
- Phân nhóm ngẫu nhiên khách hàng tiềm năng vào hai nhóm: nhóm
thử nghiệm và nhóm đối chứng. Các tác giả có thể kiểm tra mức độ
191
tương đồng của hai nhóm về các chỉ số cơ bản (ví dụ: tuổi, giới tính,
thu nhập, trình độ học vấn, v.v…).
- Tiến hành thử nghiệm: Các thành viên nhóm thử nghiệm được sử
dụng thử sản phẩm mẫu, trong khi đó nhóm đối chứng không được
sử dụng sản phẩm mẫu.
- Các thành viên tham gia nghiên cứu thuộc hai nhóm đều được gửi
phiếu giảm giá khi mua sản phẩm ở siêu thị. Phiếu giảm giá được mã
hóa nhằm có thể nhận biết họ thuộc nhóm thử nghiệm hay nhóm
đối chứng.
- Sau một thời gian quy định (ví dụ: 1 tháng), số phiếu giảm giá của
mỗi nhóm thu lại từ siêu thị sẽ được đếm. Việc so sánh số phiếu (và
tỷ lệ sử dụng) giữa hai nhóm thể hiện tác động của hoạt động quảng
cáo sử dụng sản phẩm mẫu.
Quy trình tiến hành chỉ đo lường sau thử nghiệm (có nhóm đối
chứng) được minh họa ở Hình 8-1.

Hình 8-1: Mô phỏng thiết kế thử nghiệm


“đo lường sau”

Thực Đo lường
hành phản ứng
thử
nghiệm

Mẫu các Mỗi Thử nghiệm X Y


thành thành
viên viên S
tham gia được o
nghiên phân s
cứu ngẫu á
nhiên n
vào h
nhóm
… Đối chứng Y

Những dạng phức tạp hơn của thiết kế này có thể áp dụng khi biến độc
lập có nhiều cấp độ, hoặc khi có nhiều hơn 1 biến độc lập. Một dạng khác
của thiết kế này là thiết kế “lặp lại” khi mỗi thành viên có thể tham gia các

192
nhóm thử nghiệm khác nhau. Bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tìm đọc
trong cuốn “Experimental Design” của tác giả Larry B. Christensen, Nhà
xuất bản Allyn and Bacon.

8.4.2. Đo lường trước - sau thử nghiệm


Thiết kế trước - sau thử nghiệm khác với thiết kế “chỉ đo lường sau
thử nghiệm” ở chỗ các biến phụ thuộc được đo lường trước và sau khi tiến
hành thử nghiệm. Thiết kế này giúp kiểm soát tốt các tác động ngoại lai và
rất phù hợp với việc đánh giá tác động ngắn hạn của thử nghiệm.
Ví dụ, giả sử một nhóm tác giả muốn nghiên cứu tác động của chuyến
thăm và nói chuyện của Nick Vujicik9 tới động lực học tập và động lực vượt
khó của học sinh phổ thông (hoặc một đối tượng nào đó). Nhóm nghiên cứu
có thể áp dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm “trước - sau” có đối chứng
như sau:
- Chọn một mẫu học sinh phổ thông. Phân ngẫu nhiên họ thành hai
nhóm: đối chứng và thử nghiệm. Kiểm tra sự tương đồng của hai
nhóm về các chỉ số cơ bản như tuổi, giới tính, kết quả học tập,v.v...
- Đo lường trước: Cả hai nhóm được đo lường về động lực học tập và
động lực vượt khó trước khi Nick Vujicik tới thăm.
- Khi Nick Vujicik tới thăm và nói chuyện, chỉ nhóm thử nghiệm
được tham dự bài nói chuyện của Nick. Nhóm đối chứng không
được tiếp xúc hoặc nghe bất cứ bài nói chuyện nào của Nick.
- Sau khi Nick nói chuyện, nhóm nghiên cứu có thể đo lường lại động
lực học tập và động lực vượt khó của hai nhóm học sinh (thời gian
có thể ngay sau buổi nói chuyện và sau đó 1 tuần).

9
Nick Vujicic - chàng trai người Úc không chân không tay, đã đi khắp thế giới
truyền cảm hứng và lòng can đảm cho mọi người - đến Việt Nam vào tháng 5/2013.
Anh xuất hiện với vai trò một diễn giả trong chương trình “Chào Việt Nam” được
tường thuật trực tiếp trên truyền hình Việt Nam tối 22/5/2013. Sau đó anh đã thực
hiện một số buổi nói chuyện với các khán giả khác nhau, trong đó có học sinh, sinh
viên, doanh nhân, và người khuyết tật Việt Nam.

193
- Nhóm nghiên cứu so sánh sự thay đổi về thái độ với cuộc sống của
hai nhóm học sinh và những khác biệt trong sự thay đổi này là do
được tham dự buổi nói chuyện của Nick.
Quy trình này được minh họa ở Hình 8-2. Như trên đã nói, trong một
thử nghiệm như vậy thì điều quan trọng và khó khăn chính là việc đảm bảo
nhóm đối chứng không bị tác động bởi “thử nghiệm” (chuyến thăm và bài
nói chuyện của Nick). Nhóm nghiên cứu cũng có thể tạo thêm một nhóm
thử nghiệm nữa “chỉ xem video bài nói chuyện” để so sánh với nhóm được
gặp mặt trực tiếp. Kết quả so sánh sẽ cho biết liệu việc giao lưu trực tiếp có
mang lại động lực vươn lên tốt hơn so với hai nhóm còn lại (“không tiếp xúc
hay nghe bài nói chuyện của Nick” và nhóm “chỉ xem video bài nói chuyện
của Nick”) hay không. Lưu ý là các tác động này thường thể hiện trong thời
gian ngắn hạn.
Khác với thử nghiệm đo lường sau, thử nghiệm trước - sau không chỉ
cho phép so sánh các kết quả cuối cùng (giữa các nhóm) mà so sánh sự khác
biệt giữa kết quả đo lường sau và trước (giữa các nhóm). Thiết kế thử
nghiệm trước - sau vì vậy cho phép đo lường trực tiếp tác động của thử
nghiệm và so sánh tác động của thử nghiệm so với không có thử nghiệm.

Hình 8-2: Mô phỏng thiết kế thử nghiệm


“trước - sau”

Đo Thực Đo lường
lường hành sau
trước

Thử nghiệm Y0 X Y1 Y0 -
Y1 So
sánh

Đối chứng Y0 Y1 Y0 - Y1

194
8.5. MỘT SỐ BIẾN NGOẠI LAI CẦN KIỂM SOÁT

Khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, một số biến ngoại lai có thể
tác động tới kết quả thực nghiệm. Khi đó, các nhà nghiên cứu khó có thể kết
luận sự thay đổi của biến phụ thuộc là do tác động của biến độc lập như giả
thuyết đặt ra. Vì vậy, điều quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm là cần
phải kiểm soát tốt nhất tác động của các biến ngoại lai này. Phần này trình
bày một số biến ngoại lai có thể tác động tới kết quả thực nghiệm.

8.5.1. Sự kiện lịch sử (history)

“Sự kiện lịch sử” có thể xảy ra với nghiên cứu thử nghiệm “trước -
sau”. “Sự kiện” ở đây nói tới một hoặc một số sự kiện xảy ra (không phải
biến độc lập do nhà nghiên cứu chủ động tạo ra) trong quá trình thử nghiệm,
song có tác động tới biến phụ thuộc. Trong trường hợp này, “sự kiện” có thể
là một nguyên nhân khác tạo nên sự thay đổi trong biến phụ thuộc - và vì
vậy nghiên cứu thử nghiệm khó có thể có kết luận vững chắc về tác động
của biến độc lập. Thường thì “sự kiện lịch sử” xảy ra nhiều hơn với những
thiết kế không có nhóm đối chứng, song kể cả thiết kế có nhóm đối chứng
vẫn gặp rủi ro này nếu sự kiện không có tác động đều tới các nhóm.
Giả sử một nhóm tác giả muốn nghiên cứu về tác động của truyền
thông tới thái độ của khách hàng về sản phẩm bảo vệ môi trường. Họ tiến
hành thử nghiệm “trước - sau” có nhóm đối chứng, tức là đo thái độ của
khách hàng ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước khi thử nghiệm,
sau đó tiến hành truyền thông với nhóm thử nghiệm và đo lại thái độ của hai
nhóm sau 1 tháng. Về nguyên tắc, sự khác biệt trong thay đổi của hai nhóm
là do truyền thông. Giả sử trong thời gian thử nghiệm và trước khi đo lường
“sau” thái độ của hai nhóm có một sự kiện lớn về môi trường xảy ra, (chẳng
hạn mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực mà các thành viên tham gia thử
nghiệm đang sống bị phát hiện cao quá mức cho phép). Sự kiện này nằm
ngoài “can thiệp thử nghiệm” của nghiên cứu, tác động tới thái độ của cả hai
nhóm. Nếu kết quả so sánh trước - sau của hai nhóm không khác biệt có thể

195
không phải vì truyền thông trong nghiên cứu không có tác dụng, mà là vì
“sự kiện” trên xảy ra có tác động quá mạnh, lấn át.
Điều đặc biệt cần lưu ý là khi “sự kiện lịch sử” chỉ xảy ra với một
trong các nhóm (cohort effect). Khi đó, mọi sự khác biệt đều có thể do chính
“sự kiện” này tạo nên chứ không phải do tác động của thử nghiệm.

8.5.2. Sự thay đổi tâm - sinh lý của đối tượng nghiên cứu trong quá
trình thử nghiệm (maturation)

Biến ngoại lai này nảy sinh từ nội tại từng thành viên tham gia thử
nghiệm. Qua thời gian, các thành viên có thể có sự thay đổi trong tâm, sinh
lý dẫn tới những thay đổi của biến phụ thuộc. Điều này cần được kiểm soát
thông qua việc sử dụng nhóm đối chứng.

8.5.3. Thước đo không nhất quán

Trong một số trường hợp, thước đo biến phụ thuộc có sự thay đổi
giữa lần đo “trước” và “sau”. Những thước đo sử dụng các cá nhân quan
sát hành vi hoặc phỏng vấn đối tượng tham gia thử nghiệm gặp nhiều rủi
ro này nhất. Thông thường, lần quan sát hoặc phỏng vấn “trước” các nhà
nghiên cứu chưa có nhiều kinh nghiệm/kỹ năng như lần “sau”. Vì vậy, kết
quả có thể có thay đổi đơn giản vì nhà nghiên cứu có kinh nghiệm và kỹ
năng thu thập dữ liệu tốt hơn.

8.5.4. Các nhóm không tương đồng

Việc sử dụng các nhóm trong thử nghiệm cần đảm bảo thành viên của
các nhóm là tương đồng với nhau. Khi các nhóm không tương đồng, kết quả
của thử nghiệm khó đứng vững. Tuy nhiên, các nhóm không hoàn toàn
tương đồng rất dễ gặp hơn trong các nghiên cứu thử nghiệm thực địa vì
số lượng thành viên trong nhóm thường nhỏ và các nhóm thường khác
nhau một cách “tự nhiên” về một số yếu tố nào đó.

196
8.6. ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TRÊN THỰC ĐỊA

Thiết kế thử nghiệm như trình bày ở trên là thiết kế đầy đủ với điều
kiện nhà nghiên cứu có thể kiểm soát toàn bộ quá trình, kể từ việc lựa chọn
đối tượng, loại bỏ ảnh hưởng ngoại lai, tới việc điều tiết các mức độ/giá trị
của biến độc lập. Điều này thường được đảm bảo với các thiết kế thử
nghiệm ở phòng thí nghiệm.
Những nghiên cứu thử nghiệm ngoài thực địa thường khó có thể đảm
bảo các điều kiện trên. Vì vậy, thiết kế nghiên cứu cận thử nghiệm - được
gọi là quasi-experiment - thường được áp dụng. Với dạng thiết kế thử
nghiệm này, các nhà nghiên cứu coi những biến động trên thực địa (chính
sách, thị trường, chính trị, v.v...) là “sự can thiệp” - giống như biến độc lập
được điều chỉnh trong thử nghiệm - và tìm cách đánh giá tác động của
những can thiệp đó.
Một số dạng áp dụng thông dụng bao gồm:
- Đánh giá tác động của dự án hoặc chính sách: Mỗi dự án hoặc
chính sách mới có thể coi là một sự can thiệp, tương đồng với sự
điều tiết biến độc lập trong nghiên cứu thử nghiệm. Vì vậy, để đánh
giá tác động của dự án/hoặc chính sách, các nhà nghiên cứu có thể
áp dụng phương pháp thử nghiệm không đầy đủ. Trong đánh giá, các
nhà nghiên cứu có thể chọn nhóm đối chứng (những cá thể tương
đồng song không thuộc diện điều chỉnh của chính sách hoặc dự án)
và nhóm thuộc diện chính sách/dựa án. Chỉ số tác động (biến phụ
thuộc), ví dụ như chất lượng cuộc sống hay nhận thức về một vấn
đề gì đó được đo lường trước và sau dự án/chính sách. Các nhà
nghiên cứu có thể so sánh sự khác biệt trong thay đổi giữa trước-
sau của hai nhóm (phân tích khác biệt trong sự khác biệt -
difference in differences) để đánh giá tác động của chính sách/dự
án. Khó khăn thường là khó tìm nhóm đối chứng tương đồng, đặc
biệt khi đánh giá tác động của chính sách có tầm bao phủ toàn quốc
và cho mọi đối tượng. Một số kỹ thuật thống kê có thể giúp xác
định nhóm đối chứng tương đồng nhất trên thực địa, song không

197
thể có độ tương đồng cao như trong thiết kế thử nghiệm đầy đủ (ở
phòng thí nghiệm).
- Đánh giá tác động của biến động trên thực địa (chính trị, thị trường,
hoặc tự nhiên): Tương tự như đánh giá tác động của chính sách hay
dự án, các nhà nghiên cứu cũng có thể đánh giá tác động của biến
động chính trị, biến động thị trường, hay tự nhiên tới hành vi của
doanh nghiệp, người dân, v.v... Chỉ có điều khác là những biến động
này không có tính “chủ động” như chính sách hay dự án. Vì vậy
thường khó có những khảo sát cơ sở theo đúng mục tiêu (baseline
survey) và các nhà nghiên cứu phải rất sáng tạo trong việc sử dụng
các dữ liệu sẵn có trước biến động để có thể làm cơ sở so sánh.

Ví dụ: Đánh giá giữa kỳ tác động xã hội của dự án VLAP (T&C
Consulting thực hiện năm 2011)10:
Dự án Quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) hỗ trợ việc xây dựng hệ
thống quản lý đất đai cải tiến ở chín tỉnh, dựa trên vốn vay của Ngân hàng
Thế giới. Mặc dù các công việc chuẩn bị được tiến hành từ trước, song các
công việc trực tiếp liên quan tới người dân (đo đạc, làm sổ, v.v…) thực sự
được tiến hành từ năm 2009. Năm 2011, dự án có thực hiện đánh giá tác
động xã hội giữa kỳ của dự án và nhóm nghiên cứu của công ty T&C
Consulting thực hiện nhiệm vụ đánh giá này. Một trong những câu hỏi dành
cho nhóm đánh giá là dự án đã có tác động như thế nào tới nhận thức, thái
độ và hành vi của người dân đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất.
Áp dụng cách tiếp cận của phương pháp thử nghiệm tương đồng,
nhóm đánh giá đã tiến hành thực hiện nghiên cứu của mình như sau:
- Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát ở 9 huyện thuộc ba tỉnh Thái
Bình, Quảng Ngãi, Vĩnh Long.
- Ở mỗi tỉnh, 2 huyện thuộc dự án VLAP và 1 huyện chưa thực hiện
dự án được lựa chọn. Hai huyện thuộc dự án chính là đối tượng chịu
sự tác động, còn huyện chưa thực hiện dự án là đối tượng đối chứng.
Huyện “đối chứng” được lựa chọn với tiêu chí là có điều kiện kinh

10
Ngân hàng Thế giới, 2012. Dự án VLAP - Đánh giá giữa kỳ tác động xã hội của
dự án. Hà Nội.

198
tế, xã hội càng gần với huyện VLAP được chọn càng tốt (hoặc gần
với “huyện trung bình được điều tra” trong tỉnh, nếu hai huyện
VLAP có điều kiện rất khác xa nhau). Nhóm đánh giá sử dụng
phương pháp Propensity Matching để lựa chọn dựa trên ba tiêu chí:
(1) mức độ đô thị hóa; (2) mật độ dân số; và (3) trình độ phát triển
kinh tế. Mỗi huyện có ba xã được lựa chọn để khảo sát. Tổng số có
432 hộ gia đình thuộc dự án VLAP và 216 hộ ngoài vùng dự án (tại
thời điểm 5/2011) được khảo sát.
- Do dữ liệu khảo sát trước dự án không tương thích với câu hỏi đánh
giá (nhận thức, thái độ và hành vi về đăng ký đất đai), nhóm đánh
giá không thể sử dụng dữ liệu baseline này để so sánh trực tiếp.
Nhóm đánh giá đã sử dụng một số câu hỏi tương đồng trong bộ câu
hỏi của điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) 2008 do Tổng cục
Thống kê thực hiện về quản trị đất đai. Như vậy, dữ liệu VHLSS
2008 ở 9 huyện được sử dụng như dữ liệu cơ sở (dữ liệu trước thử
nghiệm), còn dữ liệu khảo sát tại thời điểm đánh giá được sử dụng
như dữ liệu sau thử nghiệm. So sánh sự khác biệt trước - sau dự án
giữa các huyện thuộc dự án và huyện không thuộc dự án cho thấy
tác động của dự án tới nhận thức, thái độ và hành vi của người dân.
Nghiên cứu trên đáp ứng một số nguyên tắc của nghiên cứu thử
nghiệm, đó là: 1) có sự “can thiệp” rõ nét là dự án VLAP; 2) có nhóm đối
chứng tương đối tương đồng với nhóm “thử nghiệm”. Việc thực hiện so
sánh trước - sau dự án cũng làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá về tác
động của dự án.
Tuy nhiên, như các nghiên cứu thử nghiệm trên hiện trường khác,
nghiên cứu này là thử nghiệm không đầy đủ (cận thử nghiệm) vì một số lý
do. Thứ nhất, “nhóm đối chứng” là huyện có điều kiện tương đồng nhất với
hai huyện thuộc dự án. Chỉ số tương đồng này có tính tương đối (so với các
huyện khác) chứ không phải là chỉ số tuyệt đối. Thứ hai, thực tiễn thực hiện
dự án VLAP ở các huyện lân cận có thể có tác động lan tỏa (ngoài kiểm soát
của dự án) tới các huyện chưa thực hiện dự án. Nói cách khác, huyện “đối
chứng” đã có thể chịu tác động nhất định của dự án. Điều này khác với thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm khi nhà nghiên cứu có thể kiểm soát và đảm
bảo nhóm “đối chứng” và nhóm thử nghiệm không bị ảnh hưởng của nhau.
Ngoài ra, quy trình khảo sát của VHLSS và của nhóm đánh giá cũng không
giống nhau (do được thực hiện bởi hai dự án và hai nhóm nghiên cứu hoàn
toàn khác nhau, dù sử dụng cùng câu hỏi đánh giá).

199
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phương pháp thử nghiệm là gì? Vì sao nói đây là phương pháp tốt nhất
để kiểm chứng mối quan hệ nhân quả?
2. Các yêu cầu cơ bản khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm là gì?
3. Hãy mô phỏng các phương pháp thử nghiệm thông dụng? Nêu điểm
mạnh và hạn chế của các phương pháp này?
4. Hãy nêu các biến ngoại lai cần được kiểm soát cẩn thận trong khi tiến
hành thử nghiệm? Lấy ví dụ về các biến ngoại lai này.
5. Hãy tìm một ví dụ nghiên cứu thử nghiệm không đầy đủ (quasi-
experiment) trong lĩnh vực bạn quan tâm. Mô tả thiết kế nghiên cứu
này?

200
Chương 9

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU


TỔNG THỂ

TÓM TẮT

Thiết kế nghiên cứu là việc xác định những bằng chứng cần thiết và
cách thức thu thập các bằng chứng đó nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một
cách thuyết phục nhất. Thiết kế nghiên cứu đảm bảo có sự ăn khớp giữa ý
tưởng, mục tiêu và dữ liệu của nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu hoàn toàn
khác với đề cương báo cáo. Thiết kế nghiên cứu liên quan tới tư duy phát
triển và thực hiện nghiên cứu, còn đề cương báo cáo liên quan tới dự kiến
trình bày kết quả nghiên cứu.
Ba yêu cầu quan trọng nhất của một thiết kế nghiên cứu là tính chặt
chẽ, tính khái quát và tính khả thi. Tính chặt chẽ nói tới việc thiết kế phải
cung cấp đủ bằng chứng để ủng hộ hoặc phản bác một giả thuyết khoa học
nào đó. Tính khái quát nói tới việc thiết kế phải đảm bảo kết quả có thể suy
rộng hoặc có ý nghĩa cho nhiều đối tượng. Còn tính khả thi đề cập tới khả
năng thực hiện với điều kiện nguồn lực và dữ liệu có thể tiếp cận.
Các phương pháp nghiên cứu riêng lẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu
của mình. Trong nhiều trường hợp, các nhà nghiên cứu cố gắng kết hợp một
số phương pháp nhằm làm tăng độ tin cậy và tính thuyết phục của kết quả.
Dạng thiết kế kết hợp thường gặp là kết hợp giữa một (một vài) phương
pháp định lượng với nghiên cứu định tính. Dạng kết hợp này vừa cho
phép hiểu sâu hơn vấn đề trong bối cảnh cụ thể (định tính), vừa kiểm tra
trên diện rộng (định lượng).

201
9.1. GIỚI THIỆU

Tháng 5/2013, Nick Vujicic - chàng trai người Úc không chân không
tay, đã đi khắp thế giới truyền cảm hứng và lòng can đảm cho mọi
người - đến Việt Nam. Anh xuất hiện với vai trò một diễn giả trong
chương trình “Chào Việt Nam” được tường thuật trực tiếp trên truyền
hình tối 22/5/2013. Sau đó anh đã thực hiện một số buổi nói chuyện
với các khán giả khác nhau, trong đó có học sinh, sinh viên, doanh
nhân và người khuyết tật Việt Nam với các chủ đề như “Hãy sống
cho điều có ý nghĩa hơn”, “Không bao giờ bỏ cuộc”, hay “Đừng bao
giờ từ bỏ khát vọng”.
Để đưa Nick Vujicic đến Việt Nam, Tập đoàn Tôn Hoa Sen khẳng định
đã chi 36 tỷ đồng và mục tiêu của họ là muốn tạo thêm động lực cho
người khuyết tật11. Tuy nhiên, dư luận lại đưa ra nhiều ý kiến trái
chiều về sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam. Một mặt, báo chí và nhiều
khán giả hết sức ca ngợi chuyến thăm của Nick Vujicic vì sự truyền
cảm và tạo động lực vươn lên cho mọi người, bao gồm những người
thuộc các tầng lớp và hoàn cảnh khác nhau. Mặt khác, không ít ý kiến
cho rằng, vụ đầu tư này lãng phí, sính ngoại, ở Việt Nam còn rất
nhiều người khuyết tật cần giúp đỡ và những tấm gương như Nick
cũng không thiếu gì. Hơn nữa, sự ồn ào của báo chí và thậm chí cả
hình ảnh “dẹp đường ngổ ngáo” của một nhóm “vệ sĩ” đã gây ra cảm
giác không tích cực ở một số người về chuyến thăm. Một số ý kiến
khác cho rằng chỉ cần xem video các bài nói chuyện của Nick là đủ,
không cần phải chi tới 36 tỷ đồng.
Cuộc tranh luận kéo dài một thời gian rồi đi vào quên lãng. Các bên
đều chỉ đưa ra ý kiến đánh giá mà không có bất kỳ cơ sở dữ liệu khoa học
nào để chỉ rõ tác động của chuyến thăm của Nick Vujicic. Trên thực tế chỉ
khi có một nghiên cứu được thiết kế cẩn thận mới có thể chứng minh được
tác động của chuyến thăm.
Tương tự như vậy, tác động của mỗi chính sách, mỗi dự án, mỗi sự
kiện chỉ có thể thuyết phục khi có những bằng chứng được thu thập khách

11
Theo http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nick-vujicic-nhan-50-000-usd-cho-5-
ngay-o-viet-nam-2761373.html

202
quan, chặt chẽ. Việc xác định bằng chứng cần tìm và cách thức thu thập,
phân tích bằng chứng nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu chính là thiết kế
nghiên cứu. Sau ý tưởng nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu là yếu tố quan
trọng thứ hai để tạo nên một công trình có ý nghĩa. Chương này giúp bạn
đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, yêu cầu, một số dạng thiết kế thông dụng
trong nghiên cứu kinh tế - quản lý.

9.2. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

9.2.1. Thiết kế nghiên cứu là gì

a) Khái niệm
Một mô tả về thiết kế ngôi nhà sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiết kế
nghiên cứu. Thiết kế ngôi nhà được thực hiện trước khi xây nhà. Bản thiết
kế tính toán các quy chuẩn, kích thước, các yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật của
ngôi nhà. Từ đó, bản thiết kế cũng giúp tính toán các loại vật liệu, thời gian
cần các vật liệu, công cụ và lao động cần thiết và dự toán kinh phí cho toàn
bộ ngôi nhà. Một ngôi nhà thậm chí có nhiều hơn một bản thiết kế để chủ
nhà có thể lựa chọn tùy theo điều kiện và sở thích. Thiết kế ngôi nhà không
đơn thuần là kế hoạch hay cách thức, kỹ thuật xây nhà. Nó là tầm nhìn về
ngôi nhà tương lai với các chỉ số tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật được xác
định, cùng quy trình và nguồn lực để xây dựng ngôi nhà đó.
Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên
cứu với các chuẩn mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và
nguồn lực tương ứng nhằm đạt các chuẩn mực đó. Thiết kế nghiên cứu phải
gắn chặt với câu hỏi nghiên cứu (vì đó là mục đích của nghiên cứu) và
khung lý thuyết (vì đó là định hướng nghiên cứu). Thiết kế nghiên cứu là
trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu - xác định
mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu -
để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu có thể dưới dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Thiết kế
nghiên cứu đơn lẻ là việc sử dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể (ví

203
dụ: khảo sát hoặc thực nghiệm). Thiết kế kết hợp là việc sử dụng nhiều hơn
một phương pháp.
b) Vai trò của thiết kế
Vai trò đảm bảo chuẩn mực nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu giúp
đảm bảo các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và
chặt chẽ nhất có thể. Nói cách khác, thiết kế nghiên cứu chính là việc trả lời
câu hỏi: Cần dữ liệu gì để trả lời câu hỏi (hoặc kiểm định lý thuyết) một
cách thuyết phục nhất? Liệu kết quả nghiên cứu có thể tổng quát hóa cho
nhiều khung cảnh và đối tượng hay không?
Vai trò kế hoạch: Thiết kế nghiên cứu có vai trò giúp nhà nghiên cứu
chuẩn bị nguồn lực và lên kế hoạch cho các hoạt động một cách phù hợp
nhất. Khi lựa chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn
chế của nghiên cứu và xác định liệu những hạn chế này có chấp nhận được
không.
c) Phân biệt với kế hoạch và phương pháp thu thập dữ liệu
Thiết kế nghiên cứu là vấn đề tư duy logic chứ không phải quản lý hậu
cần (Yin, 1989: 29). Việc tổ chức nguồn lực, sắp xếp hoạt động nghiên cứu
(lên kế hoạch nghiên cứu) chỉ là một phần phụ trong thiết kế. Tương tự như
vậy, các vấn đề về phương pháp chọn mẫu, quy trình thu thập dữ liệu,
phương pháp phân tích, v.v cũng chỉ là những thành phần nhỏ trong thiết kế
nghiên cứu. Câu hỏi lớn nhất của thiết kế nghiên cứu là “Cần dữ liệu gì và
tiến hành thu thập, phân tích như thế nào để đảm bảo trả lời câu hỏi nghiên
cứu một cách chặt chẽ?” Một thiết kế nghiên cứu có thể cân nhắc sử dụng
bất cứ và/hoặc nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.
d) Phân biệt thiết kế nghiên cứu với đề cương báo cáo
Thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và
nguồn lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết phục.
Trong khi đó, đề cương báo cáo chỉ đơn thuần là việc dự kiến các mục trình
bày trong báo cáo. Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu, còn
đề cương báo cáo quan tâm tới trình bày kết quả nghiên cứu. Thiết kế là vấn
đề tư duy vì nó phải thể hiện sự gắn kết giữa mục tiêu nghiên cứu với quy
trình, phương pháp, nguồn lực. Báo cáo nghiên cứu thiên về vấn đề trình
bày: Cùng một nghiên cứu nhưng báo cáo có thể khác nhau tùy theo đối

204
tượng. Trước khi tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nên xây dựng
và bảo vệ thiết kế nghiên cứu. Đề cương báo cáo chỉ nên dừng ở mức độ
tham khảo.

9.2.2. Ba yêu cầu chính trong thiết kế nghiên cứu

Có ba yêu cầu chính mà một thiết kế nghiên cứu phải đảm bảo. Đó
là tính chặt chẽ, tính phổ quát và tính khả thi. Nhà nghiên cứu cần cố
gắng đảm bảo hai yêu cầu trước càng cao càng tốt, trong điều kiện tính
khả thi cho phép.
a) Tính chặt chẽ (internal validity)
Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu và bằng chứng
phù hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính chặt chẽ đòi hỏi
nghiên cứu phải tìm đủ bằng chứng/dữ liệu để loại bỏ hoặc kiểm soát các
giả thuyết “cạnh tranh” khác.
Ví dụ dưới đây minh họa điều này:
Một nghiên cứu muốn kiểm định vai trò của vốn con người tới sự
thành đạt của các cá nhân. Tác giả thu thập dữ liệu và kết quả minh chứng
rằng học vấn càng cao (vốn con người cao) thì sự thăng tiến trong công việc
càng cao (sự thành đạt). Nghiên cứu này được mô phỏng như sau:

Học vấn Sự thành đạt

Nếu nghiên cứu dừng ở đây sẽ chưa đảm bảo sự chặt chẽ vì chưa tính
tới các giả thuyết “cạnh tranh”. Một trong những giả thuyết cạnh tranh có
thể là Học vấn không hề ảnh hưởng tới Sự thành đạt. Chẳng qua người có
học vấn cao là người có quan hệ nhiều hơn với những người thành đạt khác
trong quá trình học tập và chính mối quan hệ đó giúp họ thành đạt hơn. Như
vậy không phải vốn con người (học vấn) mà là vốn xã hội (quan hệ) mang
lại sự thành đạt. Giả thuyết này có thể được mô phỏng như sau:

205
Học vấn
Quá trình
học tập
Quan hệ Sự thành đạt

Tiếp tục, người khác có thể tranh luận thực ra người có quá trình học
tập lên các bậc học cao là người có sự trợ giúp mạnh mẽ từ bố mẹ. Chính sự
trợ giúp đó giúp họ thành đạt chứ không phải vốn con người (học vấn) hay
vốn xã hội (quan hệ) của bản thân cá nhân người đó. Giả thuyết này là sự
trợ giúp của bố mẹ tạo nên sự thành đạt của các cá nhân. Giả thuyết này
được minh họa như sau:

Quá trình Học vấn


học tập
Quan hệ
Sự trợ giúp của
bố mẹ Sự thành đạt

Như vậy, vốn xã hội và sự trợ giúp của bố mẹ chính là 2 giả


thuyết “cạnh tranh” với giả thuyết về vốn con người. Nếu các tác giả
không thu thập dữ liệu để kiểm soát và/hoặc loại bỏ các giả thuyết “cạnh
tranh” thì nghiên cứu không đảm bảo sự chặt chẽ.
Giả thuyết “cạnh tranh” là những luận điểm khoa học khác với giả
thuyết của nghiên cứu song lại có thể cùng giải thích vấn đề của nghiên cứu.
Thông thường, giả thuyết “cạnh tranh” thường bắt nguồn từ những trường
phái lý thuyết khác nhau. Một thiết kế nghiên cứu tốt cần phải xác định hoặc
dự đoán các giả thuyết “cạnh tranh” trước khi thu thập dữ liệu để có thể thu
thập dữ liệu phù hợp nhằm kiểm soát hoặc loại bỏ các giả thuyết “cạnh
tranh”. Trong nghiên cứu định lượng, việc sử dụng những biến kiểm soát
phù hợp chính là đã giúp kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh”. Tóm lại,
chúng ta không thể chỉ đi tìm bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết (giả thuyết)

206
mà chúng ta đang theo đuổi: Chúng ta còn phải tìm bằng chứng có khả năng
bác bỏ lý thuyết (giả thuyết) đó. Chỉ khi giả thuyết đứng vững trước những
bằng chứng đối nghịch đó thì kết quả nghiên cứu mới được coi là chặt chẽ.
b) Tính khái quát hóa (external validity)
Một trong những chuẩn mực của nghiên cứu khoa học là tính phổ biến
của kết quả nghiên cứu (xem Chương 1). Nói cách khác, kết quả nghiên cứu
không thể chỉ dừng trong phạm vi đối tượng tham gia nghiên cứu mà còn
phải có ý nghĩa với các đối tượng khác nữa. Tính khái quát hóa của nghiên
cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có khả năng suy rộng. Có ba loại tổng
quát hóa cơ bản như sau:
- Khái quát cho tổng thể đối tượng nghiên cứu: Kết quả từ một mẫu
nghiên cứu liệu có thể suy rộng cho tổng thể nghiên cứu hay không?
Ví dụ: kết quả nghiên cứu từ một mẫu gồm 200 sinh viên đại học
liệu có thể suy rộng cho tổng thể là sinh viên đại học được không?
hoặc rộng hơn nữa, liệu có thể suy rộng cho trí thức trẻ được không?
Điều này phụ thuộc rất nhiều tính đại diện của mẫu nghiên cứu,
trong đó quy trình chọn mẫu và quy mô mẫu có ý nghĩa quyết định.
- Khái quát cho các bối cảnh nghiên cứu khác nhau: Kết quả nghiên
cứu có thể suy rộng cho các bối cảnh khác nhau được không? Ví dụ,
một nghiên cứu cảm nhận và trải nghiệm của người dân về tham
nhũng ở 10 tỉnh, thành phố có thể suy rộng cho các tỉnh thành phố
trong cả nước hay không. Điều này phụ thuộc vào việc 10 tỉnh, thành
phố được nghiên cứu có thể đại diện cho 63 tỉnh thành phố về bối
cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa hay không.
- Khái quát cho các thời điểm khác nhau: Liệu kết quả nghiên cứu có
trường tồn theo thời gian? Điều này phụ thuộc rất nhiều liệu thời
gian có làm thay đổi khung cảnh và làm thay đổi kết quả nghiên cứu
hay không. Những nghiên cứu mang tính mô tả (ví dụ: mô tả thực
trạng nền kinh tế hay giá trị văn hóa) không có tính trường tồn cao.
Những nghiên cứu hướng vào mối quan hệ có tính quy luật có tính
trường tồn cao hơn. Tuy vậy, khi bối cảnh thay đổi lớn thì kết quả
cũng có thể thay đổi.

207
c) Tính khả thi
Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Vì vậy, nếu thiết kế nghiên
cứu vượt ra ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì cũng không
có ý nghĩa thực thi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần cân đối giữa hai yêu cầu
trên (tính chặt chẽ và tính khái quát hóa) với nguồn lực và khả năng tiếp cận
dữ liệu trong thiết kế của mình.

9.2.3. Các vấn đề thiết kế chính

Trước hết, thiết kế nghiên cứu phải xuất phát từ mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu. Thứ hai, thiết kế nghiên cứu cần dựa vào khung lý thuyết làm
định hướng. Trên cơ sở cân nhắc khung lý thuyết, các giả thuyết (lý thuyết)
“cạnh tranh”, thiết kế nghiên cứu phải giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:
- Thước đo/biểu hiện của nhân tố: Nhiều nhân tố lý thuyết trong lĩnh
vực kinh tế, quản lý (ví dụ: vốn con người, vốn xã hội, thu nhận tri
thức, hay năng lực cảm xúc) vốn rất trừu tượng và không thể quan
sát được. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ (và thách thức) của
thiết kế nghiên cứu là xác định thước đo hoặc những biểu hiện quan
sát được sát nhất với bản chất những nhân tố trong mô hình nghiên
cứu. Câu hỏi thứ nhất trong thiết kế nghiên cứu là “Làm thế nào
để nhận biết và/hoặc đo lường các nhân tố được đề cập trong
nghiên cứu?”, “Những thước đo đó có thể hiện tốt bản chất của
nhân tố hay không?” (Xem thêm Chương 5: Tổng quan về nghiên
cứu định lượng).
- Dữ liệu cần thu thập: Dữ liệu cần thu thập gắn liền với các biểu hiện
và thước đo nhân tố đã xác định ở trên. Xin nhớ là nhà nghiên cứu
không chỉ thu thập dữ liệu nhằm ủng hộ giả thuyết của mình mà còn
thu thập cả dữ liệu để kiểm tra khả năng loại bỏ giả thuyết của mình
(dữ liệu ủng hộ giả thuyết “cạnh tranh”). Việc xác định trước các dữ
liệu cần thu thập đặc biệt quan trọng cho các nghiên cứu sử dụng dữ

208
liệu sơ cấp (ví dụ: khảo sát) vì các nhà nghiên cứu khó có thể khảo
sát lại khi phát hiện thiếu dữ liệu.
- Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: Những dữ liệu cần thiết ở
trên được thu thập từ nguồn nào, bằng cách nào? Câu hỏi này liên
quan tới vấn đề như nguồn dữ liệu thứ cấp, mẫu khảo sát/phỏng vấn,
quy trình khảo sát/phỏng vấn, v.v… Nhà nghiên cứu cũng cần
đánh giá mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Bên cạnh đó, quy
trình thu thập dữ liệu cũng cần được thiết kế cẩn thận nhằm đảm
bảo dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy. Ngoài ra, quy trình thu
thập dữ liệu còn phải đảm bảo yêu cầu không làm tổn hại tới người
cung cấp thông tin (ví dụ như yêu cầu về bảo mật danh tính).
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích
như thế nào? Rất nhiều nghiên cứu sinh chỉ nghĩ tới việc phân tích
dữ liệu khi đã thu thập xong dữ liệu. Như vậy là quá muộn. Ngay từ
khâu thiết kế, nhà nghiên cứu đã phải hình dung cơ bản các phương
pháp và công cụ phân tích dữ liệu sẽ được sử dụng và liệu phương
pháp phân tích như thế có giúp trả lời được câu hỏi nghiên cứu hay
không. Nhà nghiên cứu chỉ có thể thiết kế tốt phần này khi họ đã có
kiến thức về các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu.
- Hạn chế của nghiên cứu: Không có thiết kế nghiên cứu nào là hoàn
hảo. Trong điều kiện bị hạn chế về nguồn lực và dữ liệu, nhà nghiên
cứu đôi khi phải lựa chọn thiết kế vừa chấp nhận được về yêu cầu
chuyên môn vừa khả thi. Ngay từ khâu thiết kế nghiên cứu, nhà
nghiên cứu đã phải nắm rõ những hạn chế cơ bản trong nghiên cứu
của mình và có luận giải vì sao những hạn chế đó có thể chấp nhận
được.
Trong giai đoạn thiết kế, các nhà nghiên cứu có thể xây dựng một
bảng gắn kết giữa mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu,
dữ liệu cần thiết và cách thức/nguồn thu thập. Bảng này sẽ giúp nhà nghiên
cứu suy nghĩ xem phương án thiết kế nghiên cứu nào là khả thi và chấp
nhận được cho từng mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, nó cũng giúp
nhà nghiên cứu không bỏ sót dữ liệu quan trọng khi tiến hành thu thập, nhất

209
là dữ liệu để kiểm định/loại bỏ giả thuyết “cạnh tranh” cho từng giả thuyết
nghiên cứu.

Bảng 9-1: Ví dụ về bảng thiết kế


nghiên cứu ban đầu

Mục tiêu/ Nguồn/


Giả thuyết
Câu hỏi Dữ liệu cần thiết PP thu Hạn chế
nghiên cứu
nghiên cứu thập
Mục tiêu 1: Giả thuyết NC: Dữ liệu ở cấp độ Khảo sát Dữ liệu
Nghiên cứu Học vấn càng từng cá nhân: ngẫu khảo sát
mối quan hệ cao càng có thu - Thu nhập nhiên một không cho
giữa học nhập cao - Học vấn mẫu biết mối
vấn và thu Giả thuyết - Mối quan hệ xã người quan hệ
nhập cạnh tranh 1: hội (số lượng, nhóm trưởng nhân quả:
Càng nhiều người, v.v…) thành Vì học vấn
mối quan hệ - Sự trợ giúp của cao, có
càng có thu bố mẹ (tài chính, nhiều mối
nhập cao định hướng nghề quan hệ nên
Giả thuyết nghiệp, v.v…) có thu nhập
cạnh tranh 2: - Tuổi, giới tính, cao hay
Sự trợ giúp của dân tộc, v.v… ngược lại.
bố mẹ
càng nhiều
càng có thu
nhập cao
Mục tiêu 2: … … … …
Nghiên cứu
mối quan hệ
giữa học
vấn và sự
thăng tiến
trong
công việc
Trên cơ sở bảng thiết kế cho từng mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu, nhà
nghiên cứu có thể tổng hợp thành một thiết kế chung.

9.3. TÓM TẮT MỘT SỐ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐƠN LẺ THÔNG DỤNG

Nhiều trường hợp các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng một phương pháp
nghiên cứu đơn lẻ cho công trình của mình. Khi thiết kế nghiên cứu chỉ sử
dụng một phương pháp đơn lẻ, các nhà nghiên cứu cần hiểu rõ điểm mạnh
210
và điểm yếu của phương pháp mà họ sử dụng. Các chương trước đã trình
bày một số phương pháp nghiên cứu thông dụng. Phần này tóm tắt điểm

211
mạnh điểm yếu của những phương pháp đó. Bạn đọc có thể xem lại các
chương tương ứng để hiểu hơn về quy trình thực hiện.

Bảng 9-2: Điểm mạnh, điểm yếu của các thiết kế nghiên cứu đơn lẻ
thông dụng

Thiết kế Tóm tắt Điểm mạnh Điểm yếu


Thiết kế Nhà nghiên cứu điều - Là phương - Thiết kế thử nghiệm
dựa trên khiển sự thay đổi của biến pháp tốt nhất để là nhân tạo - việc khái
phương độc lập để quan sát sự xác định mối quát hóa kết quả ra
pháp thử thay đổi tương ứng của quan hệ nhân thực tiễn có thể không
nghiệm biến phụ thuộc. quả đúng
Điều kiện quan trọng để - Ít gặp vấn đề - Có thể tốn kém nếu
sử dụng phương pháp này về giả thuyết đòi hỏi có thiết bị
là nhà nghiên cứu có thể “cạnh tranh” - Một số vấn đề
điều khiển được sự thay không thể áp dụng
đổi của biến độc lập. vì lý do đạo đức
nghiên cứu
Thiết kế Là nghiên cứu chuyên sâu - Giúp hiểu sâu - Mức độ tổng quát
dựa trên về một số tình huống cụ và chi tiết vấn hóa hạn chế do chỉ có
phương thể để hiểu rõ hơn vấn đề đề trong bối một số ít tình huống
pháp nghiên cứu. cảnh cụ thể - Việc tiếp xúc nhiều
nghiên cứu Phương pháp này thường - Cho phép sử và sâu với đối tượng
tình huống sử dụng khi vấn đề và bối dụng nhiều trong tình huống có
cảnh nghiên cứu đặc biệt nguồn và loại thể gây định kiến đối
cần được hiểu sâu và rõ thông tin với nhà nghiên cứu
hơn, mô hình nghiên cứu Không cho phép giải
chưa chắc chắn, khó có thích quan hệ nhân
dữ liệu mẫu lớn. quả
Thiết kế Khảo sát là việc thu thập - Giúp xây - Không cho phép
dựa trên thông tin với mẫu lớn vào dựng bức tranh xác lập mối quan hệ
phương cùng thời điểm. Khảo sát tổng thể về kết nhân quả
pháp khảo không tính tới yếu tố thời quả và các đặc - Khó đảm bảo kết
sát gian, phụ thuộc vào sự tính đi kèm tại quả trường tồn qua
khác biệt hiện tại chứ thời điểm cụ thể thời gian
không thể phân tích sự - Tập trung vào - Khi cả biến độc lập
thay đổi theo thời gian. sự khác biệt hiện và biến phụ thuộc đều
tại để suy đoán do một người trả lời,
các mối quan hệ kết quả dễ gặp vấn đề

212
Thiết kế Tóm tắt Điểm mạnh Điểm yếu
- Cho phép có về “tương quan do
dữ liệu diện một nguồn dữ liệu”
rộng (common method
- Đòi hỏi thời variance)
gian ngắn
Phương Các nghiên cứu có thể sử - Dữ liệu đã có - Dữ liệu có sẵn
pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp đã sẵn, ít tốn kém nhiều khi không phù
dụng dữ được thu thập và lưu trữ - Dữ liệu chuỗi hợp với mô hình và
liệu thứ cấp qua thời gian. Các nghiên thời gian cho nhân tố nghiên cứu
cứu định lượng có thể sử phép nghiên cứu - Khó kiểm soát độ
dụng số liệu chuỗi thời sự thay đổi của tin cậy của nguồn dữ
gian. sự vật liệu
Như vậy, ngay khi thiết kế nhà nghiên cứu đã phải tính toán tới những
hạn chế chung của phương pháp lựa chọn. Việc kết hợp nhiều hơn một
phương pháp nghiên cứu đang được sử dụng rộng rãi nhằm tăng cường độ
tin cậy của kết quả.

9.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KẾT HỢP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH


LƯỢNG

9.4.1. Lợi ích tiềm tàng của thiết kế kết hợp định tính và định lượng

Mỗi cách tiếp cận - định tính hay định lượng - trong nghiên cứu đều
có điểm mạnh và điểm yếu. Ví dụ, trong khi điểm mạnh nhất của nghiên
cứu định lượng là có thể tiến hành trên mẫu lớn, nâng cao độ tin cậy trong
việc lượng hóa các mối quan hệ nhân tố thì điểm yếu của nó lại là ở cấp độ
trừu tượng hóa cao, khó gắn kết với các bối cảnh cụ thể, cũng như khó giúp
giải thích sâu sắc ý nghĩa của nhân tố hay diễn biến sự việc. Nghiên cứu
định tính thì ngược lại, có thể giúp hiểu rõ ý nghĩa hay diễn biến trong từng
bối cảnh cụ thể, song mức độ tổng quát hóa không cao. Vì vậy, việc kết hợp
hai cách tiếp cận trong một nghiên cứu có tiềm năng giúp cho kết quả
nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Trên thực tế, các thiết kế nghiên cứu hỗn hợp nói chung và kết hợp
định tính, định lượng nói riêng, là khá phổ biến hiện nay (Nguyễn Đình Thọ,

213
214
2011). Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn trong cuốn sách của Nguyễn Đình
Thọ (2011). Phần này trình bày một số dạng kết hợp thông dụng.

9.4.2. Những trường hợp thiết kế kết hợp định tính, định lượng thông dụng

a) Nghiên cứu định tính nhằm chuẩn hóa mô hình và thước đo cho
nghiên cứu định lượng
Một trong những cách kết hợp hay được sử dụng là tiến hành nghiên
cứu định tính trước nhằm kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố với bối cảnh
cụ thể. Trong các nghiên cứu định lượng thông thường, mô hình và các nhân
tố được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Vì vậy, khi nghiên cứu trong
một bối cảnh cụ thể khác biệt với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên
cứu cần kiểm tra liệu các nhân tố và mô hình có thực sự phù hợp hay không.
Ngoài ra, một số thước đo có thể cần điều chỉnh hoặc phát triển mới cho phù
hợp với bối cảnh. Trong trường hợp này, việc tiến hành nghiên cứu định
tính - phỏng vấn hoặc tình huống - trước là phù hợp.
Ví dụ: Tác giả Đào Thị Thanh Lam (2013) tiến hành nghiên cứu xem
đặc điểm cá nhân của chuyên gia nước ngoài và cán bộ Việt Nam ảnh
hưởng như thế nào tới việc thu nhận các loại tri thức của cán bộ Việt Nam
trong các liên doanh. Mô hình nghiên cứu được minh họa trong Hình 9.1.

Hình 9-1: Mô hình nghiên cứu trong công trình của Đào Thị Thanh Lam
(2013)

Đặc điểm của Tri thức thu nhận Đặc điểm


chuyên gia - Chuyên môn CBVN
- Kinh nghiệm - Văn hóa - Kỹ năng VH
- Kỹ năng văn - Năm công tác
hóa - Sẵn sàng học
hỏi

Kết quả công việc


của CBVN

215
Với mô hình trên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 10 nhà quản lý cấp
cao Việt Nam và 6 chuyên gia nước ngoài nhằm kiểm tra sự phù hợp của
các nhân tố và mô hình. Ngoài ra thực tiễn thu nhận tri thức ở Việt Nam
cũng giúp tác giả điều chỉnh thước đo cho phù hợp.
b) Nghiên cứu định tính nhằm giúp giải thích kết quả nghiên cứu
định lượng
Nhiều nghiên cứu định lượng có kết quả khác với giả thuyết ban đầu
từ lý thuyết, hoặc kết quả khó giải thích. Ví dụ, vì sao cán bộ quản lý nhà
nước ở các vùng miền khác nhau lại có sự khác nhau trong việc chia sẻ tri
thức? Hay vì sao mạng lưới quan hệ với quan chức chính phủ lại có mối
tương quan ngược chiều với việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng (Le và
Nguyen, 2009)? Khi gặp phải những vấn đề khác với giả thuyết từ lý thuyết,
các nghiên cứu định tính sẽ rất có ích cho việc trả lời các câu hỏi đó.
c) Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình do nghiên cứu định
tính đề xuất
Các nghiên cứu định tính thường dừng lại ở việc phát hiện vấn đề
và/hoặc xây dựng mô hình lý thuyết. Một số nghiên cứu tiến thêm một bước
nữa là thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình vừa xây
dựng. Dạng kết hợp này ít thông dụng hơn, song sẽ tạo nên một nghiên cứu
hoàn chỉnh.
d) Nghiên cứu định tính và định lượng thực hiện song song
Dạng kết hợp này nhằm mang lại những góc nhìn và bằng chứng độc
lập, khác nhau về vấn đề nghiên cứu. Cách thiết kế này giúp cho kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn và cũng thú vị hơn.
Ví dụ: Năm 2013 Tổ chức Phát triển Anh (DFID) kêu gọi các nhà
nghiên cứu gửi đề xuất nghiên cứu về chủ đề “Cái giá của tham nhũng”.
Nhóm nghiên cứu của T&C Consulting và Viện Châu Á - Thái Bình Dương
(Đại học Kinh tế Quốc dân) đề xuất nghiên cứu về “Cái giá của tham nhũng
đối với doanh nghiệp”. Trong đề xuất này, nhóm tác giả đề xuất kết hợp
nghiên cứu định tính và định lượng.
- Nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp của Dự án
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2005 - 2012) và Số liệu Điều tra
doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê để nghiên cứu xem các hành

216
vi tham nhũng tác động như thế nào tới doanh nghiệp (lợi ích và chi
phí) ở cấp độ từng giao dịch (ví dụ: xin giấy phép) và cấp độ chiến
lược (ví dụ: ảnh hưởng tới sự tăng trưởng).
- Nghiên cứu định tính dự kiến được thực hiện qua 6 tình huống. Các
tình huống này là những câu chuyện cụ thể về tác động (lợi ích và
chi phí) của tham nhũng tới doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
Như vậy, nghiên cứu định tính và định lượng được tiến hành song
song, độc lập, nhưng sẽ được kết hợp nhằm mang lại những góc nhìn và dữ
liệu khác nhau về vấn đề nghiên cứu. Đề xuất được DFID chấp nhận và dự
kiến sẽ được tiến hành từ tháng 9 năm 2013.

9.5. VÍ DỤ VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Dưới đây là ví dụ về một nghiên cứu tư vấn theo đơn đặt hàng của
Thanh tra Chính phủ (Dự án POSCIS) năm 2008. Ví dụ này lược trích từ
Báo cáo “Thực trạng và những kiến nghị hoàn thiện quy trình, nâng cao
hiệu quả hoạt động thanh tra” do T&C Consulting đệ trình cho dự án
POSCIS năm 2008.
Tên dự án: Thực trạng và những kiến nghị hoàn thiện quy trình, nâng
cao hiệu quả hoạt động thanh tra
Ví dụ Bình luận,
giải thích
Mục tiêu nghiên cứu khảo sát
Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là xác định Câu hỏi quản lý
ảnh hưởng của quy trình thanh tra tới thái độ và tổng quát là “Làm
hành động sau thanh tra của đối tượng thanh tra thế nào để nâng cao
(ĐTTT), từ đó đề xuất những kiến nghị để xây hiệu lực thanh tra?”
dựng và đổi mới quy trình thanh tra cũng như Sau quá trình trao
nâng cao năng lực cán bộ thanh tra. Cụ thể, đổi, tìm hiểu thực
nghiên cứu có các mục tiêu sau: tế, Thanh tra Chính
1. Thử nghiệm ảnh hưởng của quy trình và phủ và nhóm nghiên
kết quả thanh tra tới thái độ và hành vi của cứu hạn chế lại câu
ĐTTT. hỏi quản lý là “Cần
cải tiến quy trình
2. Khảo sát và phân tích đánh giá của các tổ
thanh tra và nâng
chức (ĐTTT) về quy trình thanh tra, ảnh
cao năng lực cán bộ
hưởng của những đánh giá đó đối với mức độ
“tâm phục khẩu phục” và hành động thực thi
kết luận, kiến nghị của thanh tra. thanh tra như
217
3. Khảo sát và phân tích đánh giá của các thế nào?”
cán bộ thanh tra (CBTT) về quy trình thanh Trên cơ sở đó, nhóm
tra và ảnh hưởng của những đánh giá đó đối nghiên cứu đưa ra
với thái độ và động lực của các cán bộ thanh câu hỏi nghiên cứu
tra.
4. Đề xuất những kiến nghị trong việc xây
dựng và hoàn thiện quy trình thanh tra cũng
như nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra.
Ý nghĩa thực tiễn của Nghiên cứu
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp Vì đây là nghiên
tới nhận thức của các bên liên quan (nhất là cứu tư vấn nên ý
đối tượng thanh tra) về sự công bằng trong nghĩa thực tiễn của
thanh tra – từ đó có phương án đổi mới hoạt nghiên cứu cần
động thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả và được hết sức chú ý
cải thiện nhận thức của xã hội về ngành. và làm rõ ngay từ
đầu.
- So sánh và kết hợp đánh giá của doanh nghiệp,
các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan với
đánh giá của các cán bộ thanh tra về quy
trình thanh tra để hiểu rõ thực trạng quy trình
thanh tra và đưa ra những cải tiến phù hợp.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu - khảo sát, có
thể đề xuất những biện pháp nâng cao năng
lực cán bộ thanh tra (chuyên môn, thái độ và
kỹ năng xã hội) nhằm cải thiện hiệu quả
thanh tra cũng như đánh giá của xã hội đối
với ngành.
- Nghiên cứu khảo sát này góp phần thực hiện
các mục tiêu (các tác động) của Chương trình
POSCIS đối với ngành thanh tra, cụ thể ở các
lĩnh vực sau:
o Phát triển quy trình thanh tra, giải
quyết khiếu nại tố cáo hiệu quả và
chuyên nghiệp;
o Chỉ rõ những lĩnh vực cần phát

218
Thiết kế tổng thể nghiên cứu Nghiên cứu kết hợp
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghiên cứu – các phương pháp
Khảo sát này sẽ kết hợp các phương pháp nghiên khác nhau.
cứu khác nhau như mô tả ở hình 9.2. Phương pháp thử
- Mục tiêu 1: Để thử nghiệm ảnh hưởng nghiệm được tiến
của Quy trình và Kết quả thanh tra tới thái độ hành trước nhằm
và hành vi của ĐTTT, Nghiên cứu sử dụng xác định tính phù
phương pháp thử nghiệm đối với các nhà hợp của mô hình với
quản lý ở cả khu vực công và khu vực tư. bối cảnh nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu thử nghiệm là 150 người. Sau đó, khảo sát
- Mục tiêu 2: Để thu thập và phân tích ý ĐTTT và CBTT
kiến của các tổ chức (doanh nghiệp và hành được tiến hành song
chính) về thực trạng quy trình thanh tra cũng song với nhiều câu
như ảnh hưởng của quy trình tới thái độ và hỏi cơ bản giống
hành động của họ đối với kết luận thanh tra, nhau để có thể so
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra sánh.
chọn mẫu. Mẫu nghiên cứu là 350 - 400 tổ Việc kết hợp các
chức và doanh nghiệp từ 64 tỉnh thành trên cả phương pháp khác
nước. Để đảm bảo tính khách quan trong quá nhau, khảo sát các
trình điều tra, nhóm nghiên cứu phối hợp với đối tượng khác
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhau vừa làm tăng
(VCCI) để tiến hành thu thập ý kiến của độ tin cậy và tính
doanh nghiệp và các tổ chức là đối tượng thú vị của nghiên
thanh tra trong vòng 3 năm qua. cứu, vừa tăng tính
- Mục tiêu 3: Để thu thập và phân tích ý thuyết phục trước
kiến của các cán bộ thanh tra về thực trạng các cán bộ và cơ
quy trình thanh tra và ảnh hưởng của quy quan thanh tra.
trình này tới thái độ và động lực của cán bộ,
nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra
chọn mẫu. Mẫu nghiên cứu là 400 cán bộ
thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thanh
tra các Bộ, tỉnh, đảm bảo tính đại diện cho các
vùng miền và các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Quy trình thu thập dữ liệu Nghiên cứu thử
- Nghiên cứu thực nghiệm (Mục tiêu 1): Đối nghiệm là nghiên
tượng là cá nhân những nhà quản lý, được cứu đặt các nhà
tiếp cận theo nhiều nguồn khác nhau. Các nhà quản lý vào tình
quản lý sẽ được “trải nghiệm” một tình huống huống giả định.
thanh tra giả định và trả lời các câu hỏi về
cuộc thanh tra.

219
- Nghiên cứu điều tra (Mục tiêu 2): Đối tượng Nghiên cứu khảo sát
là các nhà quản lý đại diện cho các tổ chức thu thập đánh giá và
từng được thanh tra trong 3 năm vừa qua. Các thông tin của ĐTTT
nhà quản lý trả lời các câu hỏi về cuộc thanh về cuộc thanh tra
tra gần đây nhất đối với tổ chức. Quy trình thu gần nhất họ vừa trải
thập dữ liệu được tiến hành theo các bước qua.
điều tra chuẩn như sau:

Bước 1: Xác định danh mục của các tổ chức - Danh sách lý tưởng
doanh nghiệp là đối tượng thanh tra: không tồn tại. Nhóm
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, có khoảng nghiên cứu phải lập
36000 cuộc thanh tra kinh tế xã hội được tiến một danh sách “tốt
hành trong ba năm 2005, 2006, 2007. Một cách lý nhất có thể” cho
tưởng, danh sách gồm các tổ chức được thanh tra nghiên cứu.
của 36000 cuộc thanh tra đó sẽ được cung cấp và Sự điều chỉnh này
là tổng thể để chọn mẫu ngẫu nhiên. Tuy nhiên, giúp nghiên cứu khả
do điều kiện cơ sở dữ liệu thanh tra chưa được tổ thi hơn, song cũng
chức một cách nhất quán và cập nhật, việc lấy đủ tiềm ẩn hạn chế của
danh sách tổ chức được thanh tra trong một thời nghiên cứu.
gian ngắn là không thể thực hiện được.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng
danh mục các tổ chức là ĐTTT để gửi phiếu
như sau:
- Thanh tra Chính phủ có công văn đề nghị
Thanh tra các Bộ và Thanh tra tỉnh cung cấp
danh sách và địa chỉ những đối tượng được
thanh tra trong 3 năm (2005, 2006 và 2007).
- VCCI dựa vào dữ liệu điều tra Năng lực Cạnh Bản thân việc mời
tranh cấp tỉnh (PCI2008) để lọc ra các doanh VCCI tham gia cũng
nghiệp được thanh tra trong năm 2007-2008. là một cân nhắc
Mặc dù danh sách thu thập được theo cách trên quan trọng. VCCI
không phải là danh sách lý tưởng, song là danh vừa có kinh nghiệm
sách tốt nhất có thể có được tại thời điểm nghiên khảo sát (PCI), vừa
cứu (tháng 7-9/2008). có tư cách độc lập -
Bước 2: Thu thập dữ liệu nhờ đó ĐTTT sẵn
Bước 1 xác định được 6000 tổ chức (hành chính sàng trả lời hơn và
và doanh nghiệp) được thanh tra trong thời gian người sử dụng kết
2005-2007. Nhóm nghiên cứu cùng Ban Pháp chế, quả khảo sát cũng
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tin tưởng hơn.
(VCCI) tiến hành kiểm tra địa chỉ và điện thoại

liên lạc của từng tổ chức. Các cân nhắc để sử


220
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng ba biện pháp sau để dụng gửi thư và
đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu: phiếu không ghi
- Thực hiện quá trình điều tra qua gửi thư: Đây danh cũng là những
là cách điều tra đảm bảo tính khách quan cao cân nhắc quan
nhất vì người trả lời được lựa chọn thời điểm trọng.
trả lời phù hợp, không bị kiểm soát khi trả lời.
Tuy nhiên, cách điều tra này có lại tỷ lệ phản
hồi thấp. Ước tính tỷ lệ trả lời phiếu điều tra
theo quy trình trên là từ 10 - 12 % (tương
đương 600 – 720 phiếu trả lời).
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) đảm nhận toàn bộ quá trình gửi và thu
phiếu điều tra theo quy trình chuẩn của điều
tra qua thư. Điều này đảm bảo tính khách
quan trong quá trình gửi/ thu phiếu, làm cho
người trả lời phiếu an tâm, trả lời trung thực
hơn.
- Phiếu câu hỏi không ghi danh. Người trả lời
phiếu cũng được đảm bảo là mọi thông tin về
danh tính của họ (và tổ chức là ĐTTT) sẽ
được bảo mật.

221
Hình 9-2: Thiết kế nghiên cứu

Thử
nghiệm

Mục tiêu 1
Lý thuyết

Điều Mục tiêu 3


tra Mục tiêu 2 Thái độ Điều
Hiện trạng tra
ngoài Hiện trạng Hành vi
CB thanh tra trong
ngành DN - HC
ngành

(Nguồn: T&C Consulting, 2008: Thực trạng và những kiến nghị hoàn thiện quy
trình, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, Báo cáo nghiên cứu trình dự án POSCIS,
Thanh tra Chính phủ.)

222
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thiết kế nghiên cứu là gì? Nêu các yêu cầu khi thiết kế nghiên cứu?
2. Giả thuyết cạnh tranh là gì? Tại sao khi thiết kế nghiên cứu chúng ta
phải quan tâm tới giả thuyết cạnh tranh? Làm thế nào để đảm bảo giả
thuyết cạnh tranh quan trọng được kiểm soát trong thiết kế nghiên cứu?
3. Các vấn để chính trong thiết kế nghiên cứu là gì?
4. Một NCS cho rằng “Hướng đổi mới phương pháp nghiên cứu hiện nay
là các nghiên cứu phải áp dụng phương pháp định lượng”. Anh/chị có
đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
5. Thiết kế nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp có ưu/nhược điểm gì?
Hãy nêu một ví dụ về thiết kế nghiên cứu kết hợp và bình luận về điểm
mạnh, điểm yếu của thiết kế này.

223
Chương 10
TRÌNH BÀY BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU

TÓM TẮT

Báo cáo khoa học cần truyền tải một cách thuyết phục kết quả và ý
nghĩa nghiên cứu tới đối tượng chính của mình. Chương này trình bày các
nguyên tắc và một số yêu cầu đối với từng phần của báo cáo khoa học. Báo
cáo khoa học phải rõ ràng và logic về sự cần thiết, mục tiêu, phương pháp,
kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu.
Độ dài, kết cấu báo cáo khoa học có thể khác nhau tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể. Tuy nhiên các báo cáo khoa học cần làm nổi bật một số
vấn đề chính. Thứ nhất, lý do thực hiện nghiên cứu cần được viết một cách
thuyết phục, đặc biệt nhấn mạnh tới khoảng trống tri thức. Thứ hai, mục
tiêu và câu hỏi nghiên cứu cần được trình bày rõ ràng và cụ thể. Thứ ba,
phần tổng quan cần tổng hợp, so sánh các nghiên cứu trước làm nổi bật
thành quả cũng như khoảng trống nghiên cứu. Thứ tư, phương pháp và kết
quả nghiên cứu cần trình bày đủ chi tiết để người đọc đánh giá được độ tin
cậy của nghiên cứu. Cuối cùng, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên
cứu cần gắn liền với kết quả nghiên cứu.

224
10.1. GIỚI THIỆU

Theo báo Dân trí, 7/8/2009 (Dantri.com):


“Nam Định dẫn đầu cả nước về số thí sinh thi ĐH điểm cao
Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT vừa thống kê, kỳ thi ĐH vừa
qua có 20 tỉnh, thành trên cả nước có số thí sinh dự thi đại học có
điểm cao nhất, trong đó Nam Định dẫn đầu. Ngoài ra, cả nước còn có
189 thí sinh khối A có tổng điểm 3 môn 29 điểm trở lên.
Theo đó, 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc trong nhiều năm
nay vẫn là các tỉnh đồng bằng bắc bộ. Mọi năm Hà Nội luôn dẫn đầu
về tỷ lệ này. Sở dĩ năm nay Hà Nội (mới) xếp thứ ba là do ghép Hà
Tây vào nên số thí sinh Hà Nội đông nhất trong toàn quốc.
Dưới đây là bảng xếp hạng thứ tự của các tỉnh:
Trong đó: E(x) là điểm trung bình thống kê.
STT Tỉnh/thành Tổng số TS Ex chung
1 Tỉnh Nam Định 34,530 12,79
2 Tỉnh Hưng Yên 15,566 12,76
3 TP Hà Nội 87,724 12,73
4 Tỉnh Hải Dương 25,165 12,55
5 Tỉnh Vĩnh Phúc 12,216 12,45
6 Tỉnh Thái Bình 31,364 12,41
7 Tỉnh Hà Nam 12,605 12,31
8 Tỉnh Bắc Ninh 18,349 12,28
9 TP Hải Phòng 28,242 12,21
10 Tỉnh Ninh Bình 13,146 12,06
11 Tỉnh Phú Thọ 13,581 11,95
12 TP Hồ Chí Minh 63,619 11,90
13 TP Đà Nẵng 8,565 11,88
14 Tỉnh Bà Rịa-VT 13,927 11,58
15 Tỉnh Phú Yên 11,154 11,44
16 Tỉnh Hà Tĩnh 22,292 11,43
17 Tỉnh Thanh Hóa 54,637 11,34
18 Tỉnh Bắc Giang 23,638 11,34
19 Tỉnh Thừa thiên-Huế 21,874 11,31
20 Tỉnh Nghệ An 48,421 11,28

225
Cũng theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin thì cả nước có 189
thí sinh khối A có tổng điểm 3 môn đạt 29 điểm trở lên. Trong đó, có
10 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 thuộc về các tỉnh Hà Nội,
TPHCM, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh (2 thí sinh), Thái Bình,
Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận và có 70 thí sinh đạt tổng điểm 29,5
điểm trở lên.

Tỉnh có số thí sinh đạt điểm cao nhất này, dẫn đầu là Hà Nội có 36 thí
sinh, Thái Bình 23, Thanh hóa 17, Hải Phòng 13, Nghệ An 12, Nam
Định 5, TPHCM 5, Thái Nguyên 4, Phú Thọ 5, Hưng Yên 4… hầu hết
các thí sinh này đều là học sinh của các trường chuyên của các tỉnh.

Hồng Hạnh

Nếu chúng ta đọc kỹ mẩu tin ở trên thì thực sự có nhiều điều không
nhất quán. Thứ nhất, đầu đề của mẩu tin cho thấy Nam Định là tỉnh dẫn đầu
cả nước về số thí sinh thi đại học đạt điểm cao của năm, song không hề định
nghĩa thế nào là thí sinh “có điểm cao nhất”. Các minh chứng cụ thể ở dưới
lại hoàn toàn không ủng hộ cho “tít” này. Mười thí sinh đạt điểm tuyệt đối
không có ai ở Nam Định. “Tỉnh có số thí sinh đạt điểm cao nhất này” (có lẽ
ý nói số thí sinh đạt 29 điểm trở lên) thì dẫn đầu là Hà Nội, còn Nam Định
được liệt kê ở thứ 6. Nam Định dẫn đầu về điểm trung bình thống kê trong
bảng, song điều này không hề có nghĩa là Nam Định có nhiều thí sinh đạt
điểm cao nhất. Ngoài ra, điểm trung bình không đi cùng độ lệch chuẩn (chỉ
số đo lường sự khác biệt về điểm số giữa các thí sinh) thì rất khó đánh giá so
sánh giữa các tỉnh. Đó là những chuẩn mực tối thiểu trong báo cáo thống kê.
Một mẩu tin trên báo mạng thì không phải là báo cáo khoa học. Tuy
nhiên, mẩu tin trên có thể giúp minh họa một số sai sót mà một báo cáo
khoa học cần tránh. Sự không rõ ràng về khái niệm (điểm cao nhất), sự thiếu
nhất quán giữa luận điểm (tít bài) và các minh chứng, cũng như thiếu sót
trong trình bày số liệu thống kê là những thiếu sót thường gặp khi viết báo
cáo khoa học.
Chương này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các nguyên tắc chung khi
viết báo cáo và những chú ý đối với các phần của một báo cáo khoa học.
Bạn đọc sẽ được hướng dẫn về nội dung nên có, những sai sót thường mắc ở
từng phần của báo cáo.

226
10.2.CÁC NGHUYÊN TẮC CHUNG KHI VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC

Một công trình nghiên cứu khoa học cần có đóng góp thông qua việc
gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo
những vấn đề đang đặt ra. Báo cáo nghiên cứu phải làm nổi bật được những
đóng góp đó một cách thuyết phục. Dưới đây xin trình bày một số nguyên
tắc cơ bản khi viết báo cáo nghiên cứu
Nguyên tắc 1: Báo cáo phù hợp với độc giả mục tiêu
Ai sẽ là độc giả chính của báo cáo nghiên cứu? Đó là câu hỏi đầu tiên
trước khi bắt tay vào viết báo cáo. Trọng tâm, ngôn từ, cũng như độ chi tiết
của báo cáo cần phải phù hợp với mong đợi của nhóm độc giả chính. Một
công trình nghiên cứu thường có hai nhóm độc giả chính: nhóm các nhà
nghiên cứu, thiên về học thuật và nhóm các nhà hoạt động thực tiễn, thiên
về giải pháp giải quyết vấn đề.
Đối với nhóm các nhà nghiên cứu học thuật, đòi hỏi cơ bản nhất đối
với công trình nghiên cứu là có đóng góp rõ nét về lý luận, tuân thủ các
chuẩn mực học thuật (ví dụ: trích dẫn) và chặt chẽ trong phương pháp
nghiên cứu. Các luận điểm cần có tính logic và phê phán, thể hiện tư duy
độc lập của nhà nghiên cứu. Ngôn từ học thuật có thể được chấp nhận. Luận
án tiến sĩ, sách nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo cho các tạp chí học
thuật thuộc loại báo cáo dành cho nhóm độc giả này.
Đối với nhóm các nhà hoạt động thực tiễn, đòi hỏi cơ bản nhất là ý
nghĩa thực tiễn của công trình nghiên cứu. Báo cáo cần thể hiện sự phù hợp
của nghiên cứu với nhu cầu và bối cảnh thực tiễn, đồng thời gợi mở ý nghĩa
thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Báo cáo cần hạn chế sử dụng ngôn từ học
thuật. Các kỹ thuật phức tạp, nếu cần thiết, có thể để ở Phụ lục. Bản tóm tắt
là hết sức quan trọng vì về cơ bản các nhà hoạt động thực tiễn đọc bản tóm
tắt trước khi quyết định có cần đọc cả báo cáo hay không. Các báo cáo
nghiên cứu tư vấn, các bài báo trong tạp chí kinh doanh thường hướng vào
nhóm độc giả này.

227
Nguyên tắc 2: Nội dung thể hiện rõ kết quả và ý nghĩa của
nghiên cứu
Trước khi quyết định kết cấu, ngôn từ, độ dài, v.v… của báo cáo, các
tác giả cần nắm rõ những thông điệp chính mà báo cáo của mình phải truyền
tải. Đối với một báo cáo khoa học, thông điệp quan trọng nhất là kết quả và
ý nghĩa của nghiên cứu. Mọi phần khác trong báo cáo chỉ để giúp cho thông
điệp về kết quả và ý nghĩa nghiên cứu có sức thuyết phục hơn mà thôi. Nếu
những phần trợ giúp (tổng quan, bối cảnh nghiên cứu, phương pháp, v.v…)
quá ngắn thì có thể không đủ để thuyết phục độc giả về kết quả và ý nghĩa
của nghiên cứu. Ngược lại, nếu những phần “phụ trợ” này quá dài có thể sẽ
làm “loãng” hết phần kết quả và ý nghĩa nghiên cứu: người đọc dễ bị mất
trọng tâm và không nhớ được kết quả chính của nghiên cứu.
Để đảm bảo nguyên tắc này, các tác giả cần luôn đặt ba câu hỏi trong
quá trình viết:
- Câu hỏi nghiên cứu là gì? Những câu hỏi này đã được trình bày rõ
ràng chưa?
- Kết quả nghiên cứu chính là gì? Những kết quả này đã được trình
bày rõ ràng chưa? Các phần phụ trợ (tổng quan, bối cảnh nghiên
cứu, phương pháp) đã đủ để giúp cho phần trình bày kết quả có sức
thuyết phục chưa?
- Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của nghiên cứu đã được trình bày rõ
ràng chưa?
Thông thường, các tác giả có thể kiểm tra tính nhất quán và trọng tâm
của báo cáo bằng cách đọc lại phần mở đầu (câu hỏi nghiên cứu), phần tóm
tắt kết quả và phần kết luận. Nếu ba phần đó không thực sự ăn khớp với
nhau thì có thể báo cáo đã không đảm bảo được nguyên tắc số 2 này. Các
tác giả cũng có thể thử tóm tắt nghiên cứu của mình trong 3-5 câu. Nếu
không tóm tắt được thì có nhiều khả năng chính tác giả cũng chưa thực sự
hiểu linh hồn báo cáo nghiên cứu của mình.
Nguyên tắc 3: Kết cấu đảm bảo sự logic giữa các phần, các chương
Hai nguyên tắc trên (độc giả và nội dung) quyết định trọng tâm và
mức độ chi tiết của báo cáo. Trọng tâm và mức độ chi tiết lại quyết định kết

228
cấu của báo cáo. Không có một kết cấu chung cho mọi báo cáo. Tuy nhiên,
có một nguyên tắc chung cho báo cáo khoa học: đó là các phần, các chương
trong báo cáo phải có sự tiếp nối logic để cùng trợ giúp cho việc truyền đạt
kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu.
Nguyên tắc 4: Văn phong xúc tích, rõ ràng, trong sáng

10.3. NỘI DUNG BÁO CÁO KHOA HỌC

Báo cáo học thuật và báo cáo nghiên cứu thực tiễn (tư vấn) thường có
trọng tâm và kết cấu khác nhau. Thông thường một báo cáo học thuật có các
mục sau: Giới thiệu về nghiên cứu; Tổng quan các nghiên cứu trước, Cơ sở
lý luận, mô hình và giả thuyết khoa học, Phương pháp nghiên cứu; Kết quả
nghiên cứu, Bàn luận, Kết luận. Ngoài các phần về nội dung chính, báo
cáo cũng cần có danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu cần). Phần
này trình bày những chú ý lớn về nội dung các phần của một báo cáo học
thuật thông thường.

10.3.1. Phần mở đầu (Giới thiệu)

Phần mở đầu cần nêu được ít nhất các mục sau:


a) Lý do chọn đề tài
Các tác giả cần nêu rõ những yêu cầu từ lý luận và/hoặc thực tiễn về
tri thức mới làm cơ sở cho việc lựa chọn đề tài. Phần này cần luận giải một
cách thuyết phục vì sao các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm tới
vấn đề của nghiên cứu (ví dụ: tầm ảnh hưởng của vấn đề tới hoạt động thực
tiễn của nền kinh tế, tính chất trường tồn của vấn đề, v.v...) và vì sao những
nghiên cứu trước đây chưa giải đáp thỏa đáng những câu hỏi đặt ra về vấn
đề này. Có thể bắt đầu bằng những bình luận tổng quan về lĩnh vực nghiên
cứu, sau đó thu hẹp tới chủ đề nghiên cứu và luận giải tầm quan trọng (hay
tính cấp thiết) của đề tài. Không nên viết quá chi tiết vì sẽ trùng lặp với các
phần sau.
Thông thường một nghiên cứu là cần thiết và có ý nghĩa khi có đủ hai
điều kiện:

229
- Điều kiện 1: Vấn đề được nghiên cứu là vấn đề quan trọng, được
giới nghiên cứu và/hoặc thực tiễn quan tâm;
- Điều kiện 2: Tri thức, thông tin về vấn đề này còn nhiều
khoảng trống.
Một sai lầm hay mắc ở các luận án tiến sĩ và một số đề tài nghiên cứu
khoa học là các tác giả dành thời gian rất nhiều nói về tầm quan trọng của
bản thân vấn đề (Điều kiện 1) nhưng lại quên không chỉ rõ những khoảng
trống tri thức và hiểu biết về vấn đề này (Điều kiện 2). Ví dụ, một luận án
nghiên cứu về hợp tác công tư trong giao thông đường bộ dành nhiều giấy
mực luận giải vì sao hợp tác công tư lại hết sức quan trọng cho việc phát
triển giao thông đường bộ ở Việt Nam. Điều này chưa đảm bảo việc nghiên
cứu về hợp tác công tư là cần thiết và có ý nghĩa. Nghiên cứu sinh cần chỉ rõ
những điều chưa được biết tới hay những câu hỏi còn bỏ ngỏ liên quan tới
vấn đề này. Từ đó cho thấy việc giải quyết một phần trong những khoảng
trống tri thức của luận án (hay công trình nghiên cứu) là cần thiết.
Dưới đây là phần luận giải về sự cần thiết nghiên cứu về ảnh hưởng
của sự hấp dẫn văn hóa tới mức học và hiệu quả hoạt động trong các liên
doanh Việt Nam của tác giả Phan Thị Thục Anh (2011).
Ví dụ Giải thích
Văn hóa và sự khác biệt về văn hóa Phần này tác giả nêu
trong các doanh nghiệp liên doanh có đối tổng quan về vấn đề
tác đến từ các quốc gia khác nhau nghiên cứu.
(doanh nghiệp liên doanh quốc tế) là Tác giả bắt đầu bằng
một lĩnh vực được nhiều học giả quan chủ đề lớn, khá quen
tâm nghiên cứu (ví dụ như nghiên cứu thuộc. Sau đó, tác giả
của Barkema & Vermeulen (1997), của chỉ rõ vấn đề cụ thể
Li và đồng nghiệp (2001), của (sự hấp dẫn văn hóa)
Pothukuchi và đồng nghiệp (2002) và chưa được nghiên cứu
của Phan Thị Thục Anh & Ngô Minh đầy đủ.
Hằng (2009)). Tuy nhiên, đa phần các
(Tác giả có thể viết
công trình đều tập trung vào sự khác biệt
thêm 1 -2 câu vì sao
về văn hóa và tác động của nó lên mức độ
“sự hấp dẫn văn
học hỏi hoặc lên hiệu quả hoạt động của
hóa” lại “vô cùng
liên doanh mà bỏ qua một yếu tố vô
quan trọng”)
cùng quan trọng, đó là sự hấp dẫn về
văn hóa.
Khái niệm hấp dẫn về văn hóa được học Tác giả tiếp tục luận
230
giả Shenkar đưa ra đầu tiên vào năm giải khoảng trống
2001. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoại trừ trong nghiên cứu,
nghiên cứu của Phan Thị Thục Anh và song không quá chi
Ngô Minh Hằng (2009) thì chưa có công tiết để tránh trùng
trình nào đo lường và kiểm định ảnh lặp với phần Tổng
hưởng của yếu tố này lên hiệu quả hoạt quan.
động của liên doanh thông qua số liệu
thực tiễn. Công trình của hai tác giả nêu
trên tuy có nghiên cứu ảnh hưởng của
Hấp dẫn văn hóa lên Hiệu quả hoạt động
liên doanh nhưng lại chưa xem xét quá
trình tác động đó trong mối quan hệ với
mức độ học hỏi.
Chính vì vậy, trong bài viết này, tác giả Tác giả tiến tới việc
đề xuất một mô hình nghiên cứu mới kết đề xuất mục tiêu
nối cả ba yếu tố: sự hấp dẫn về văn hóa, nghiên cứu và gắn
hiệu quả hoạt động của liên doanh và mục tiêu với khoảng
mức độ mà liên doanh học được từ công trống tri thức mới
ty mẹ nước ngoài. trình bày ở trên.
(Trích từ công trình của Phan T. T. Anh,
2011)
Tương tự, ví dụ dưới đây là về phần mở đầu trong nghiên cứu kinh tế
học của các tác giả Từ Thúy Anh và Vũ Thị Phương Mai (2012) về tác động
của ODA tới FDI ở các nước Đông Á.
Trong phần mở đầu, các tác giả luận giải cho sự cần thiết (khoảng
trống nghiên cứu) của mình theo logic như sau:
- Các tác giả chỉ rõ chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện về mối
quan hệ giữa ODA và FDI;
- Các nghiên cứu đã thực hiện, vốn ít về số lượng, lại có kết quả rất
khác, thậm chí trái ngược nhau;
- Các tác giả chỉ rõ hai hạn chế (khoảng trống) cơ bản của các nghiên
cứu trước - và các hạn chế này có thể chính là nguyên nhân của sự
thiếu thống nhất trong kết quả. Thứ nhất, các nghiên cứu trước hầu
như chưa có cơ sở lý thuyết hay mô hình lý thuyết vững chắc. Thứ
hai, các nghiên cứu trước đều nghiên cứu FDI dưới dạng gộp, chưa
có nghiên cứu nào sử dụng dữ liệu FDI phân tách theo từng loại
hình;
- Từ đó, các tác giả xác định mục tiêu của nghiên cứu là nhằm góp
phần khỏa lấp hai hạn chế hay “khoảng trống” ở trên:

231
“Đóng góp mới của nghiên cứu là giúp khỏa lấp đúng hai
khoảng trống trên. Thứ nhất, chúng tôi điều chỉnh mô hình lý
thuyết của Selaya bằng việc đưa dữ liệu FDI phân tách và đánh
giá về mặt lý thuyết tác động của ODA phân tách và FDI được
đầu tư vào các ngành bổ trợ tới FDI đầu tư vào vốn hữu hình -
loại hình FDI phổ biến nhất. Thứ hai, chúng tôi kiểm định mô
hình lý thuyết với dữ liệu của các nước ASEAN để làm sáng tổ
mối quan hệ này trong bối cảnh của khu vực Đông Á.” (Trích
dịch từ bài báo, trang 5).
(Source: “On the Impacts of ODA to FDI: Does composition of FDI matter?
Evidence from East Asian Countries” - SECO / WTI Academic Cooperation Project -
Working Paper Series 9 / 2012.)
Với logic trình bày như trên, các tác giả đã luận giải một cách thuyết
phục sự cần thiết cũng như những đóng góp tiềm tàng của nghiên cứu. Cách
luận giải như trên góp phần tạo nền móng cho việc thảo luận về đóng góp
của nghiên cứu trong phần cuối của báo cáo.
b) Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng những tri thức mới
sẽ được phát hiện. Những tri thức mới này có thể là cơ sở cho việc phát triển
lý luận hoặc đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tri thức mới
có thể được trình bày dưới dạng những nhân tố mới, mối quan hệ giữa các
nhân tố, hay quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu, v.v... Mục tiêu
nghiên cứu có thể được bổ trợ bằng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
Một sai lầm hay mắc là các tác giả trình bày mục tiêu nghiên cứu dưới
dạng mục tiêu đề án thực tiễn. Ví dụ: “Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa
lý thuyết về vấn đề X, phân tích thực trạng của vấn đề X ở đơn vị Y và đề
xuất giải pháp cho đơn vị Y”. Sai lầm thứ hai cũng hay mắc là các tác giả
trình bày mục tiêu nghiên cứu dưới dạng hoạt động nghiên cứu. Ví dụ:
“Mục tiêu nghiên cứu là Tổng quan nghiên cứu về vấn đề X, Thu thập dữ
liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó Đề xuất kiến nghị”.
Bạn đọc có thể xem lại Chương 3 về phát triển câu hỏi nghiên cứu.
c) Những đóng góp mới của đề tài
Các tác giả giới thiệu những đóng góp mới của đề tài dưới dạng những
tri thức mới được phát hiện, hoặc câu trả lời cho những vấn đề lý luận và

232
thực tiễn đang đặt ra. Trong phần giới thiệu, các tác giả chỉ cần nêu điểm
mới tiềm tàng mà công trình hướng tới. Không trình bày đóng góp mới của
đề tài dưới dạng các hoạt động nghiên cứu (ví dụ: tổng hợp được các vấn
đề lý luận, đánh giá được thực trạng, hoặc đề xuất được các giải pháp,
v.v...). Xem thêm Chương 11 về điểm mới hay đóng góp của công trình
nghiên cứu.

10.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu là phần tổng hợp, phân tích, so sánh,
đánh giá các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án (như
bài báo khoa học, sách, kỷ yếu của các hội thảo khoa học, các đề tài nghiên
cứu khoa học v.v… được công bố trong và ngoài nước). Nội dung phần tổng
quan tình hình nghiên cứu cần đề cập tới những vấn đề chính sau đây:
- Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề đã được thực hiện;
- Những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề;
- Những kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên
cứu;
- Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng;
- Hạn chế của những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu.
Không nên trình bày Tổng quan dưới dạng liệt kê theo từng tác giả
hoặc công trình. Việc liệt kê như vậy sẽ không bao giờ kết thúc và cũng
không cho phép các các tác giả rút ra những nhận định sắc sảo về thành quả
nghiên cứu cũng như những khoảng trống còn lại của vấn đề. Rất tiếc, hiện
rất nhiều công trình khoa học, đặc biệt là luận án tiến sĩ chỉ dừng ở việc liệt
kê các nghiên cứu trước.

10.3.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết khoa học

Cơ sở lý luận là một hoặc một vài trường phái lý thuyết chủ đạo được
lựa chọn để xây dựng khung nghiên cứu (mô hình nghiên cứu) của đề tài.
Trong phần này, các tác giả cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

233
- Lựa chọn một hoặc một số lý thuyết chủ đạo làm cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu của mình và luận giải lý do cho sự lựa
chọn đó;
- Trình bày những luận điểm chính của (các) lý thuyết chủ đạo
được lựa chọn;
- Tóm tắt kết quả những nghiên cứu điển hình trước có ứng dụng
lý thuyết chủ đạo vào nghiên cứu vấn đề liên quan đến đề tài;
- Trình bày định hướng nghiên cứu cho đề tài trên cơ sở những
luận điểm lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước. Phần này có thể
được thể hiện dưới dạng định hướng/khung nghiên cứu, mô hình
nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Trong trường hợp vấn đề nghiên cứu quá mới, chưa có cơ sở để xác
định lý thuyết phù hợp, thì mục tiêu của nghiên cứu có thể là xây dựng mô
hình lý thuyết mới. Trong trường hợp này, phần Cơ sở lý luận có thể chỉ
tổng hợp những lý thuyết có liên quan mà chưa đi đến xác định biến số cụ
thể hoặc/và xây dựng mô hình cho các biến số đó.

10.3.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu nói tới thiết kế, cách thức, quy trình cụ thể
khi thực hiện nghiên cứu chứ không đơn thuần là phương pháp luận tư duy
như “duy vật biện chứng, duy vật lịch sử”. Vì vậy, phần Phương pháp,
nghiên cứu cần trình bày cụ thể cách thức, quy trình tiến hành nghiên cứu
nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu hoặc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và chi tiết để người đọc
có thể xác định được tính phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu, phương pháp,
kỹ thuật phân tích và các kết quả nghiên cứu. Thông thường, các tác giả
cần trình bày rõ những mục sau:
- Cách tiếp cận và thiết kế tổng thể nghiên cứu: Ví dụ: định tính,
định lượng, hay kết hợp;
- Thước đo biến số: Đối với các nghiên cứu định lượng nhằm kiểm
định mô hình lý thuyết, các tác giả phải trình bày rõ thước đo các
biến số và độ tin cậy của các thước đo;

234
- Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với các dữ liệu thứ
cấp, cần chỉ rõ nguồn và bình luận về độ tin cậy của dữ liệu. Đối
với các dữ liệu sơ cấp, cần trình bày rõ đối tượng cung cấp thông
tin (ví dụ: người được phỏng vấn, trả lời phiếu điều tra, v.v…),
phương pháp chọn mẫu và quy trình thu thập thông tin. Các mẫu
phiếu điều tra hoặc câu hỏi phỏng vấn (nếu có) được trình bày ở
phụ lục.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: Phần này trình bày rõ phương
pháp phân tích dữ liệu và phần mềm trợ giúp (nếu có).
Đối với báo cáo nghiên cứu học thuật, phần trình bày về phương pháp
cần đủ chi tiết để nếu các nhà nghiên cứu khác muốn lặp lại nghiên cứu này,
họ có thể làm được.

Dưới đây là ví dụ về phần trình bày Phương pháp nghiên cứu của
Nguyễn Vũ Hùng và cộng sự (2009) trong nghiên cứu về những biến
động trong cuộc sống gia đình thời trẻ ảnh hưởng như thế nào tới tâm
lý và hành vi hướng vật chất của người tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu
của các tác giả được minh họa trong hình sau:

Hình 10-1: Mô hình về ảnh hưởng của sự kiện cuộc sống tới hành vi tiêu dùng
(Nguồn: Nguyễn Vũ Hùng và đồng sự, 2009)

Giao lưu
xã hội

Sự kiện Hành vi
đời sống Sự căng tiêu dùng
(T1) thẳng (T2)

Vốn con
người

235
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Tương tự như nghiên cứu của Rindfleisch et al. (1997), mẫu được
chúng tôi chọn là những người mới trưởng thành. Đó là những sinh
viên đủ trẻ để nhớ lại kí ức vị thành niên của họ và đủ lớn để nhận
thức được giá trị vật chất.
Một mẫu thuận tiện với 120 sinh viên ở hai trường đại học Thái Lan
tuổi từ 20 đến 32 (tuổi trung bình là 25.7, SD = 3.11 năm) được lựa
chọn, trong đó 69% là nữ. 30 sinh viên của toàn bộ mẫu sống trong
các gia đình bị chia lìa trong những năm vị thành niên của họ (không
sống với cả hai bố mẹ). Cuộc khảo sát được thực hiện bằng phương
pháp tự điền phiếu đối với các sinh viên tham dự các lớp học quốc tế
dạy bằng tiếng Anh. Các đối tượng được yêu cầu không viết tên mình
trên các phiếu hỏi và phải gửi trả phiếu hỏi ở một nơi an toàn để đảm
bảo danh tính không bị tiết lộ.
Các thước đo
Để phát triển các thước đo cho các biến số nghiên cứu, chúng tôi dựa
vào các nghiên cứu trước đây với các thước đo tương tự. Các chỉ mục
cụ thể được sử dụng trong các thước đo đó được trình bày trong phần
Phụ lục. Cụ thể, trong việc xây dựng thước đo tính vật chất
(materialism) chúng tôi dựa trên các kết quả nghiên cứu của Wong và
cộng sự (2003). Họ đã khảo sát người tiêu dùng từ một số quốc gia
Châu Á và thấy rằng việc thay thế các chỉ mục dạng câu khẳng định
bằng các dạng câu hỏi nâng cao tính xác thực (validity) và độ tin cậy
(reliability) của thang đo này. Chúng tôi sử dụng chín trong số 15 chỉ
mục được sử dụng bởi Wong và cộng sự (2003) trên cơ sở ưu tiên ,bỏ
đi 6 chỉ mục đặc biệt không liên quan đến những người trẻ tuổi, chẳng
hạn như các chỉ mục đề cập đến sự tích lũy của cải vật chất như thước
đo của thành công trong sự nghiệp của họ (vì hầu hết các đối tượng
của chúng tôi vẫn chưa bắt đầu sự nghiệp của họ). Các hướng dẫn và
định dạng cho câu trả lời với các chỉ mục này giống với nghiên cứu
của Wong và cộng sự (2003). Hệ số độ tin cậy Alpha ở mức được
chấp nhận (0,774). Với hai thang đo cấu trúc thông tin liên lạc gia
đình - theo định hướng xã hội và theo định hướng khái niệm - được
phát triển hơn 40 năm trước đây và đã được đo bằng nhiều cách khác
nhau về cả số lượng và định dạng các chỉ mục (ví dụ như Rubin và
cộng sự, 1994). Ví dụ số lượng các chỉ mục sử dụng đã thay đổi từ
một hoặc hai (xem Flouri, 1999; Saphir và Chaffee, 2002) đến 15

236
(Ritchie và Fitzpatrick, 1990) trong khi các định dạng trả lời có dưới
hình thức tần số (rất thường xuyên đến không bao giờ) và đồng
ý/không đồng ý với các câu nói khẳng định (Rubin và cộng sự, 1994).
Chúng tôi quyết định sử dụng các chỉ mục tương tự được phát triển
đầu tiên (thể hiện trong Phụ lục). Nghiên cứu trước đây đã khẳng
địnhtính xác thực của thước đo hai biến cấu trúc thông tin liên lạc gia
đình , nhưng có sự khác nhau về độ tin cậy tùy vào số lượng các chỉ
mục được sử dụng và bản chất của mẫu thu thập (Rubin et al., 1994).
Độ tin cậy cho các thước đo của hai biến này là 0,607 cho thước đo
định hướng khái niệm và 0.516 cho thước đo định hướng xã hội.
Những con số này khá thấp nhưng tương tự như với trong các nghiên
cứu trước đây (ví dụ như của Rubin và cộng sự, 1994; Chan và
Prendergast, 2007).
Chúng tôi sử dụng thước đo trao đổi bạn bè đồng lứa về tiêu dùng đã
được sử dụng trong các nghiên cứu xã hội về người tiêu dùng trước đó
(ví dụ như Moschis và Moore , 1979, 1982). Thước đo này với tám chỉ
mục mục đã có một hệ số độ tin cậy alpha là 0,836. Thước đo xem
truyền hình của chúng tôi cũng tương tự như thước đo trong nghiên
cứu trước đây về hiệu ứng truyền hình bằng việc sử dụng các chỉ số về
mức độ tiếp xúc với truyền hình (tính theo giờ). Đối tượng phỏng vấn
được hỏi ước tính số giờ (gần đúng) họ sử dụng hàng tuần để xem các
các chương trình khác nhau trên truyền hình khi họ ở độ tuổi từ 12 và
18 (xem Phụ lục) (xem ví dụ Rubin và cộng sự, 1994; O'Guinn và
Shrum, 1997).
Chúng tôi sử dụng sáu sự kiện làm thước đo chia li gia đình từ các
nghiên cứu trước đó (ví dụ như Rindfleisch và cộng sự, 1997; Roberts
và cộng sự, 2003) để thể hiện tác động trực tiếp của gia đình lên mức
độ hạnh phúc về mặt cảm xúc của con người (xem Phụ lục) và xây
dựng chỉ số có điểm từ 0 - 6. Từ góc độ đo lường, "các sự kiện khác
nhau không phải là ước lượng chung của một biến số duy nhất
(construct) và vì thế không có phần biến động chung” (Herbert và
Cohen, 1996, p . 304 ) . Ngoài ra, vì mỗi sự kiện có thể xảy ra độc lập
với các sự kiện khác và không nhất thiết là mà kinh nghiệm về một sự
kiện làm tăng khả năng xảy ra sự kiện khác, chúng tôi không mong
đợi thước đo tổng hợp các sự kiện căng thẳng thể hiện được độ tin cậy
(xem ví dụ Herbert và Cohen, 1996; Kim và cộng sự, 2003). Cuối
cùng, thước đo thành phần kinh tế xã hội (SES) được dùng tương tự
như trong nghiên cứu trước đây (Rindfleisch et al, 1997). Người trả
lời được yêu cầu trả lời các câu hỏi (a) gia đình họ trong tình trạng tài

237
chính như thế nào khi họ lớn lên, trên thang đo 4 điểm với 4 là “rất
tốt”, tới 1 “hoàn toàn không tốt”; (b) liệu tại thời điểm sinh nhật họ có
sở hữu (2 điểm) hay đi thuê nhà (1 điểm); và (c) tổng số năm theo học
chính thức của cả cha lẫn mẹ. Ba chỉ mục này được chuẩn hóa và lấy
tổng. Điểm tổng SES cao hơn mức trung bình được coi là SES cao
trong khi số điểm dưới trung bình được coi là SES thấp. Do cách thức
đo lường như vậy của biến số này, việc đo hệ số độ tin cậy là không
cần thiết (Rindfleisch et al., 1997).
(Phân tích dữ liệu)
Để kiểm định các giả thuyết, chúng tôi áp dụng quy trình và kỹ thuật
phân tích dữ liệu giống như các nghiên cứu trước (e.g. Rindfleisch et
al., 1997; Roberts et al., 2003). Giống như các nghiên cứu trước, mục
tiêu của chúng tôi là kiểm định các giả thuyết chứ không kiểm định
tổng thể mô hình.
(Các tác giả không trình bày lại quy trình phân tích vì phần này coi
như đã được công bố rõ ràng ở các nghiên cứu trước. Điều này có thể chấp
nhận được ở bài báo tạp chí, khi mà người đọc đã biết hoặc có thể dễ dàng
tra cứu bài báo trước. Đối với luận án luận văn, các tác giả nên trình bày lại
để người đọc khỏi phải tra cứu).

10.3.5. Kết quả nghiên cứu

Phần báo cáo kết quả nghiên cứu cần thể hiện rõ những tri thức mới
được phát hiện trên cơ sở kết quả phân tích dữ liệu. Các tác giả cần bám sát
mục tiêu nghiên cứu hoặc các câu hỏi nghiên cứu khi trình bày kết quả
nghiên cứu. Khi trình bày kết quả, các hình vẽ, đồ thị, bảng biểu nên
được sử dụng khi phù hợp.
Đối với các báo cáo có sử dụng công cụ toán thống kê hoặc mô hình
kinh tế lượng, kết quả nghiên cứu cần được trình bày với các chỉ số thống kê
theo quy định chuẩn của Toán thống kê hoặc Kinh tế lượng. Thông thường,
các báo cáo nghiên cứu định lượng trình bày Kết quả Thống kê mô tả (các
chỉ số mô tả về mẫu và các nhân tố), Thống kê khám phá (Phân tích nhân tố
và độ tin cậy của thước đo) và Kiểm định giả thuyết.
Báo cáo nghiên cứu định tính thường rất khác nhau tùy thuộc vào chủ
đề và kết quả. Phần kết quả có thể bắt đầu bằng việc mô phỏng phát hiện

238
chính (nhân tố mới, mô hình liên kết giữa các nhân tố), sau đó trình bày
bằng chứng về việc phát hiện nhân tố mới hoặc sự liên kết giữa các nhân tố
đó. Tương tự, nếu nghiên cứu phát hiện quá trình phát triển của một sự vật
hiện tượng (chẳng hạn: Quá trình phát triển của lòng tin vào đối tác kinh
doanh), phần trình bày cũng có thể bắt đầu bằng việc mô phỏng quá trình
đó, sau đó cung cấp bằng chứng cho từng giai đoạn. Các nghiên cứu định
tính có thể sử dụng lời trích điển hình từ các cuộc phỏng vấn hoặc thảo luận
nhóm để minh họa thêm ý tưởng chính của báo cáo.

10.3.6. Bình luận và kiến nghị

Trong phần bàn luận, các tác giả trình bày những hạn chế của luận án
và những khuyến cáo có thể có trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu. Các
kết quả nghiên cứu cần được so sánh, đối chiếu với những kết quả của các
nghiên cứu trước. Để làm nổi bật điểm mới của nghiên cứu, nhiều tác giả
luận giải sự tương đồng và khác biệt giữa kết quả nghiên cứu với các nghiên
cứu trước và bàn luận về lý do có sự khác biệt đó.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của kết quả nghiên cứu cần được bàn luận
kỹ ở mục này. Ý nghĩa về mặt lý luận nói tới tri thức mới của công trình
cũng như những hướng nghiên cứu tiếp theo. Ý nghĩa thực tiễn nói tới việc
kết quả nghiên cứu làm thay đổi như thế nào tới các quyết định của nhà hoạt
động thực tiễn.
Ở Việt Nam, các báo cáo thường được đòi hỏi phải có phần “Kiến
nghị”. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các tác giả có thể đưa ra những kiến
nghị về giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan (ví dụ như kiến nghị
thay đổi cơ chế chính sách hay giải pháp quản lý). Những kiến nghị này
phải bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu của luận án, có tính mới, tính sáng tạo
và khả thi. Đối với những giải pháp đã và đang được áp dụng trên thực tế
vào thời điểm nghiên cứu, các tác giả có thể bình luận các giải pháp đó có
phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận án hay không chứ KHÔNG lấy
những giải pháp đó là phát hiện hay kiến nghị của luận án. Điểm tối kỵ là đề
xuất những giải pháp, dù mới, song không dựa trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu của đề tài.

239
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các nguyên tắc khi trình bày báo cáo nghiên cứu là gì?
2. Khi luận giải sự cần thiết của nghiên cứu cần chú ý điều gì? Sai lầm
thường mắc khi trình bày phần này là gì?
3. Khi luận giải Tổng quan nghiên cứu cần chú ý điều gì? Sai lầm thường
mắc khi trình bày phần này là gì?
4. Yêu cầu đối với phần trình bày về Phương pháp nghiên cứu là gì? Hãy
tìm một ví dụ báo cáo nghiên cứu trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và
bình luận về phần Phương pháp nghiên cứu?
5. Kết quả nghiên cứu cần trình bày những gì? Cần chú ý gì khi trình bày
phần bình luận và kiến nghị?

240
Chương 11

XÁC LẬP ĐÓNG GÓP MỚI


VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

TÓM TẮT

Xác định và trình bày đóng góp mới là việc rất khó đối với nhiều nhà
nghiên cứu. Nếu chờ tới khi kết thúc nghiên cứu mới đặt câu hỏi “đóng góp
mới của nghiên cứu là gì” thì quá muộn. Các nhà nghiên cứu cần hình dung
trước đóng góp mới trong các nghiên cứu của mình dựa vào việc xác định
khoảng trống của các nghiên cứu trước và hướng mục tiêu nghiên cứu vào
việc giúp lấp đầy khoảng trống đó.
Có ba nhóm đóng góp mới (hay điểm mới) thông dụng về mặt học
thuật của các nghiên cứu khoa học. Thứ nhất, nghiên cứu phát triển và kiểm
định luận điểm hoặc lý thuyết mới. Biểu hiện của dạng điểm mới này
thường là phát hiện nhân tố mới hay mối quan hệ mới giữa các nhân tố. Thứ
hai, nghiên cứu trong khung cảnh mới. Khung cảnh mới có thể là vùng lãnh
thổ mới với các chuẩn mực văn hóa hoặc thể chế khác biệt, cũng có thể là
các ngành/lĩnh vực mới, hay bối cảnh khác biệt như thương mại điện tử.
Thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp mới.
Nắm được những đóng góp mới này sẽ giúp nhà khoa học xác định ý
tưởng, thiết kế nghiên cứu để chủ động khám phá tri thức mới một cách có
hệ thống. Như Davis (1971) đã viết: một nghiên cứu thực sự thú vị khi nó
phản bác lại những giả định mà mọi người vẫn ngầm công nhận, thậm chí
không nghĩ tới. Sự chặt chẽ giúp cho nghiên cứu được thừa nhận, song
chính sự thú vị mới mang lại tác động mạnh của nghiên cứu.

241
11.1. GIỚI THIỆU

“Mọi người vẫn nghĩ một nhà nghiên cứu được coi là tuyệt vời vì lý
thuyết của ông ta đúng, nhưng ý nghĩ đó là sai. Một nhà nghiên cứu
được coi là tuyệt vời không phải vì lý thuyết của họ là đúng, mà là vì
lý thuyết của họ rất thú vị.… Trên thực tế, tính “đúng” của một lý
thuyết không liên quan nhiều tới tác động của nó, mà tác động của
công trình phụ thuộc nhiều vào tính thú vị, kể cả khi tính “đúng” của
nó bị phản biện, thậm chí bị bác bỏ! (p.309)

Một lý thuyết được cho là thú vị, ít nhất là trong lĩnh vực xã hội, khi
mà lý thuyết đó đánh vào các giả thiết ngầm định của độc giả -
[những điều mà độc giả xưa nay vẫn cho là đúng và không nghĩ tới
nó]. Thông thường, một độc giả coi một luận điểm đáng quan tâm khi
mà luận điểm đó phản bác một phần trong giả định hàng ngày của
độc giả đó. Nếu luận điểm này không phản bác mà chỉ đơn thuần là
khẳng định lại những giả thiết và niềm tin ngầm định đó, độc giả sẽ
công nhận luận điểm này là đúng, song đồng thời phủ nhận giá trị của
nó. Họ sẽ tuyên bố là luận điểm này không cần phải nói ra bởi vì nó
đã là một phần trong tri thức của họ: "Tất nhiên rồi." "Điều này quá
rõ ràng.” "Mọi người đều biết cả." (p. 311)
(Trích dịch từ bài viết của Davis, 1971)
Trên đây là hai trích đoạn trong bài viết kinh điển nổi tiếng của Davis
(1971) về sự thú vị của luận điểm hay báo cáo khoa học. Đó là điểm mới
của công trình, là điểm phản bác hoặc thách thức lại những tri thức sẵn có
của độc giả. Tính chính xác và chặt chẽ (tính “đúng”) đảm bảo cho báo cáo
có thể đứng vững trước những phản biện, song tính thú vị của báo cáo mới
quyết định giá trị của công trình. Tính thú vị phụ thuộc rất lớn vào đóng góp
mới của công trình nghiên cứu.
Chương này tổng kết lại một số dạng đóng góp mới và các bước xác
lập điểm mới trong công trình khoa học. Mặc dù đóng góp mới có thể đến
một cách ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu, song nhà khoa học luôn
phải chủ động định hướng điểm mới mà công trình của mình có thể tìm ra

242
và tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống để tìm ra các điểm mới đó.
Trong chương này, “đóng góp mới” hay “điểm mới” được sử dụng với ý
nghĩa tương đương.

11.2. CÁC BƯỚC XÁC LẬP ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

Một trong những công việc khó nhất, nhưng lại quan trọng nhất, khi
lựa chọn và thực hiện một nghiên cứu là xác định đóng góp mới và ý nghĩa
của nghiên cứu. Sai lầm lớn nhất của nhiều NCS là họ chờ tới tận giai đoạn
cuối của quá trình viết luận án mới bắt đầu đặt câu hỏi “Điểm mới trong
nghiên cứu của mình là gì?”. Câu hỏi này cần phải đặt ra từ khi bắt đầu lựa
chọn nghiên cứu và liên tục được kiểm tra trong quá trình nghiên cứu.
Thông thường, các bước sau đây có quan hệ logic với nhau để giúp làm nổi
bật điểm mới của nghiên cứu:
- Xác định sự cần thiết và ý nghĩa của nghiên cứu: Nghiên cứu này có
ý nghĩa gì về mặt lý thuyết và thực tiễn? Liệu các nhà nghiên cứu
khác và các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực liên quan có
quan tâm tới kết quả không?
- Lựa chọn và tổng quan những nghiên cứu liên quan: Như đã trình
bày trong chương “Tổng quan nghiên cứu”, việc sắp xếp, tổ chức
các kết quả nghiên cứu trước để làm nổi bật những điều “đã biết”,
những điều “chưa biết” hoặc “còn tranh cãi” v.v… đòi hỏi tư duy
logic cùng sự sáng tạo của nhà nghiên cứu.
- Luận giải những hạn chế của nghiên cứu trước: Đây là việc luận giải
những “khoảng trống” trong các nghiên cứu có liên quan đã được
thực hiện. “Khoảng trống” đó có thể là vấn đề chưa được giải
quyết, câu hỏi còn bỏ ngỏ, hoặc hạn chế về phương pháp, dữ liệu,
v.v… Phần này cần thể hiện rõ là có khoảng trống trong các nghiên
cứu trước và khoảng trống đó cần được “khỏa lấp”.
- Thiết kế và thực hiện nghiên cứu với mục tiêu “khỏa lấp” “khoảng
trống” hoặc một phần của “khoảng trống” đã được xác định ở trên.
Các bước trên không phải được thực hiện một chiều, lần lượt, mà nhà
nghiên cứu luôn có thể quay lại điều chỉnh các bước một cách đồng thời.
Tuy nhiên, đây có thể coi là quy trình chung trong việc xác lập đóng góp

243
mới. Nhà nghiên cứu phải suy nghĩ và có định hướng về đóng góp mới tiềm
tàng trong nghiên cứu của mình ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu.

11.3. CÁC DẠNG CƠ BẢN CỦA ĐÓNG GÓP MỚI TRONG


NGHIÊN CỨU

Đóng góp mới chính là tri thức mới mà công trình nghiên cứu khám
phá hoặc kiểm định và/hoặc phương pháp mới mà công trình áp dụng để
kiểm định, khám phá tri thức. Điểm mới của một công trình nghiên cứu
có thể được thể hiện qua các dạng sau:

11.3.1. Nghiên cứu phát triển và kiểm định luận điểm hoặc giả thuyết mới

Lý thuyết, luận điểm, hoặc giả thuyết thường được được thể hiện dưới
dạng mối quan hệ giữa các nhân tố. Vì vậy, việc đưa ra các mô hình, luận
điểm, hoặc giả thuyết mới thường được thể hiện dưới các dạng cơ bản sau:
- Nhân tố mới/Biến mới: Đề xuất nhân tố mới ảnh hưởng tới chủ thể
vấn đề nghiên cứu. Ví dụ, nếu so với nhân tố nguồn tài chính và lao
động truyền thống (những điểm cũ) trong mô hình phát triển kinh tế
thì việc đề xuất vốn xã hội hay tri thức là những nhân tố mới ảnh
hưởng tới phát triển kinh tế. Những nhân tố mới này chính là điểm
mới của công trình nghiên cứu.
- Các khía cạnh mới của biến cũ: Các nhân tố mới có thể được phát
triển bằng cách chia nhỏ các nhân tố cũ, v.v... Ví dụ, việc chia tri
thức thành tri thức ẩn và tri thức hiện chính là việc nghiên cứu các
khía cạnh (mới) của biến cũ.
Ví dụ dưới đây là nghiên cứu của Phan Thị Thục Anh và Ngô Minh
Hằng (2009) về tác động của văn hóa tới hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp liên doanh ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này các tác giả có cả biến
mới (sự khác biệt trong văn hóa tổ chức của đối tác liên doanh) và khai thác
các khía cạnh khác nhau của biến cũ (hiệu quả hoạt động của liên doanh).

244
Ví dụ Bình luận
Đặt vấn đề:
“… Ngoại trừ một vài ngoại lệ như Các tác giả chỉ rõ hạn
nghiên cứu của Meschi (1997) và chế của nghiên cứu
Pothukuchi, Damanpour, Cho, Chen và trước.
Park (2002), hầu hết các nghiên cứu cố Nghiên cứu này vừa sử
gắng đi tìm hiểu tác động của sự khác dụng một biến mới: sự
biệt văn hóa quốc gia đến hiệu quả hoạt khác biệt văn hóa công ty
động của IJV, trong khi ảnh hưởng của (giữa các đối tác của liên
sự khác biệt về văn hóa công ty đến hiệu doanh), cùng với biến
quả hoạt động của IJV hầu như bị bỏ qua. khác biệt văn hóa quốc
Nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào một gia.
khía cạnh trong hiệu quả hoạt động của
Nghiên cứu này cũng
các liên doanh (chủ yếu là sự ổn định và
khai thác các khía cạnh
thời gian tồn tại của liên doanh) trong khi
của biến “kết quả hoạt
khái niệm này thực ra rất phức tạp cần
động”
xem xét trên nhiều góc độ (Arino,
2003).” (trang 120)
Kết quả và bình luận
Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho Đây là một ví dụ về việc
thấy khoảng cách văn hóa doanh nghiệp nghiên cứu đóng góp cho
có quan hệ tỷ lệ nghịch với Hiệu quả hoạt tri thức thông qua việc
động ở khía cạnh “Hài lòng” và khía đưa biến mới (khoảng
cạnh “Cạnh tranh”. Các tác giả bình luận cách văn hóa giữa các
kết quả này như sau: đối tác liên doanh) và
“… Kết quả cho thấy các quan hệ phức đồng thời cũng nghiên
tạp hơn nhiều so với những gì đã được cứu các khía cạnh khác
biết trước đây, khi khoảng cách văn hóa nhau của một biến cũ
được xem xét ở hai cấp độ, quốc gia và (các khía cạnh trong hiệu
công ty và hiệu quả hoạt động của liên quả hoạt động của liên
doanh được đo lường theo 5 khía cạnh doanh).
khác nhau…” (trang 136)
- Biến tiết chế (điều kiện): Trên cơ sở những mối quan hệ nhân tố đã
được nghiên cứu và kiểm định (ví dụ: X tác động tới Y), nhà nghiên
cứu có thể suy nghĩ tới các điều kiện để mối quan hệ đó có thể diễn
ra (ví dụ: X tác động tới Y phụ thuộc vào các điều kiện Z). Các điều

245
kiện đó có thể gọi là “biến tiết chế”. Ví dụ, tác động của việc trả
lương theo kết quả có thể khác nhau giữa nhóm người lao động giản
đơn và nhóm trí thức - như vậy “nhóm lao động” chính là biến tiết
chế mối quan hệ giữa trả lương theo kết quả và năng suất lao động.
Lê Thị Bích Ngọc, Venkatesh, S. và Nguyễn Văn Thắng (2006) đã
nghiên cứu về tác động của mạng lưới quan hệ của chủ doanh nghiệp tới
tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Các tác
giả đã nghiên cứu liệu lợi ích của mạng lưới quan hệ đối với tiếp cận vốn
ngân hàng có khác nhau ở hai giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (giai
đoạn mới hình thành - dưới 5 năm, giai đoạn phát triển và trưởng thành - từ
5 năm trở lên) hay không. Với câu hỏi nghiên cứu này, Giai đoạn phát triển
của doanh nghiệp trở thành biến tiết chế trong mô hình về tương quan giữa
mạng lưới quan hệ và tiếp cận vốn ngân hàng.

Ví dụ Bình luận
Đóng góp của nghiên cứu
“…Thứ hai, chúng tôi đã chỉ ra lợi Các tác giả đã chỉ rõ
ích của mạng lưới quan hệ đối với rằng lợi ích của mạng
khả năng tiếp cận vốn ngân hàng lưới quan hệ đối với khả
doanh nghiệp ở các giai đoạn phát năng tiếp cận vốn vay
triển khác nhau. Cụ thể, mạng lưới ngân hàng có khác nhau
quan hệ có tác động mạnh hơn tới giữa giai đoạn mới thành
khả năng tiếp cận vốn ngân hàng lập và giai đoạn phát
đối với doanh nghiệp ở giai đoạn triển và trưởng thành
mới thành lập so với doanh nghiệp của doanh nghiệp.
ở giai đoạn phát triển và trưởng “Giai đoạn phát triển
thành. Điều này có nghĩa ảnh của doanh nghiệp” chính
hưởng của quan hệ giảm dần và vì là biến tiết chế - và việc
vậy, các nhà quản lý cần có vũ khí nghiên cứu tác động của
cạnh tranh khác nhau phù hợp với biến này chính là điểm
các giai đoạn phát triển khác nhau mới của nghiên cứu.
của doanh nghiệp.”
(Trích dịch, trang 223)
- Biến trung gian: Tương tự như việc phát hiện biến tiết chế, việc phát
hiện biến trung gian cũng là một điểm mới trong nghiên cứu. Cụ thể,

246
các nghiên cứu trước có thể đã phát hiện và kiểm định tác động của
X tới Y, song nhà nghiên cứu có thể phát hiện là X chỉ tác động tới
Y thông qua Z.
Công trình nghiên cứu của Keh, H.T., Nguyễn Thị Tuyết Mai và Ng,
H.T. (2007) là một ví dụ về việc phát hiện biến trung gian giữa Thiên hướng
doanh nhân (EO - Entrepreneurship Orientation) và Kết quả hoạt động của
doanh nghiệp. Trong khi mối quan hệ trực tiếp giữa EO và Kết quả hoạt
động của doanh nghiệp đã được nghiên cứu từ lâu, các tác giả của công trình
này phát hiện giữa EO còn có tác động gián tiếp tới kết quả hoạt động thông
qua việc thu thập và sử dụng thông tin. Như vậy, việc phát hiện hai nhân tố
trung gian - Thu thập thông tin và Sử dụng thông tin - chính là một điểm
mới và đóng góp của nghiên cứu. Hình dưới đây minh họa mô hình nghiên
cứu của công trình.

Hình 11-1: Mô hình nghiên cứu trong Keh, Nguyễn,


và Ng (2007)

Thu thập Sử dụng


thông tin thông tin

Kết quả
Thiên
hoạt động
hướng
kinh doanh
doanh nhân

11.3.2. Nghiên cứu trong khung cảnh mới

Nghiên cứu chủ đề, mô hình cũ trong khung cảnh mới cũng có thể
được coi là đóng góp mới của nghiên cứu. Tuy nhiên, khung cảnh mới
được coi là điểm mới khi nhà nghiên cứu phải luận giải được hai điều:
1) Vì sao nghiên cứu ở khung cảnh mới này lại quan trọng; và
2) Khung cảnh mới này chưa được các nghiên cứu trước chú ý tới.

247
Rất nhiều NCS khi nghiên cứu ở một ngành, một địa phương cụ thể
chỉ chú ý tới yếu tố thứ hai (ví dụ: “chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
ở địa phương X”) mà chưa luận giải yếu tố thứ nhất một cách thuyết phục.
Thông thường, việc tiến hành nghiên cứu ở một khung cảnh mới chỉ có ý
nghĩa khi các tác giả lý giải được các đặc điểm của khung cảnh mới có thể
ảnh hưởng hoặc làm thay đổi kết quả nghiên cứu đã được tiến hành ở các
khung cảnh khác.
Dưới đây là một số khung cảnh “mới” thường gặp trong các nghiên cứu.
a) Nghiên cứu ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mới
Quốc gia và vùng lãnh thổ mới có thể là khung cảnh nghiên cứu mới.
Ví dụ, những nghiên cứu ở phương Tây có thể không có kết quả tương tự ở
Châu Á. Tương tự, những kết quả nghiên cứu kinh tế, quản trị ở các nước
phát triển chưa chắc đã đúng với điều kiện nền kinh tế chuyển đổi.
Đối với dạng nghiên cứu này, các nhân tố có thể làm thay đổi kết
quả nghiên cứu (và vì thế giúp luận giải tầm quan trọng của nghiên cứu)
có thể bao gồm:
- Những đặc điểm khác biệt về văn hóa: Các yếu tố văn hóa khác nhau
có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với tổ
chức, hay với người khác. Vì vậy kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực
quản lý, marketing, v.v... có thể không giống nhau giữa các nền văn
hóa khác nhau.
Dưới đây là ví dụ công trình nghiên cứu của Jacky Hong (2013) về
thách thức trong ứng dụng mô hình sáng tạo tri thức của Nonaka vào
Trung Quốc. Luận điểm cơ bản trong công trình này là mô hình sáng tạo
tri thức SECI của Nonaka (4 quy trình vòng xoáy trong sáng tạo tri thức:
Giao lưu xã hội, Ngoại hóa, Kết hợp, Nội hóa) dựa nhiều trên nền tảng
văn hóa của Nhật Bản. Khi áp dụng vào các nước có các chuẩn mực văn
hóa khác Nhật Bản, mô hình này cần phải được điều chỉnh. Bảng dưới
đây thể hiện sự khác biệt trong các điều kiện văn hóa giữa Nhật Bản và
Trung Quốc ảnh hưởng tới việc áp dụng mô hình SECI. Với những khác
biệt như vậy, tác giả đề xuất cần có nghiên cứu kiểm định, điều chỉnh mô
hình SECI ở Trung Quốc (và tương tự ở những nước có chuẩn mực văn
hóa khác Nhật Bản).

248
Bảng 11-1: Sự khác biệt văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc và ảnh hưởng
của chúng tới Mô hình Sáng tạo Tri thức của Nonaka

Quy trình Nhật Bản Trung Quốc


sáng tạo Tránh bất định Tính tập thể Tránh bất định Tính tập thể
tri thức (Uncertainty trong nhóm (Uncertainty trong nhóm
Avoidance) (In-Group Avoidance) (In-Group
Collectivism) Collectivism)
Cao Cao Thấp Thấp
Giao lưu Tham gia rất Có mong muốn Tham gia vào Do lãnh đạo định
xã hội nhiều vào các hoạt mạnh mẽ được việc tìm kiếm hướng với đôi
động giao lưu xã giao lưu và thông tin có tính chút ủng hộ từ
hội nhằm giảm tương tác với cơ hội cấp dưới
tính bất định người khác
Ngoại hóa Có động lực để Huy động và Thích sử dụng Việc “đọc” hay
giảm bớt sự thúc đẩy mọi những dạng giải nghĩa tình
không rõ ràng người hành động thông tin chưa huống chịu ảnh
bằng cách chuyển được chuẩn hóa hưởng lớn từ ý
hóa những ý hoặc mã hóa để tưởng và giải
tưởng trừu tượng thể hiện ý tưởng nghĩa của lãnh
thành thông tin cụ đạo
thể dưới dạng văn
bản, hình ảnh
hoặc so sánh ẩn
dụ
Kết hợp Quy trình tham Tranh luận và so Lãnh đạo định Kiềm chế việc
vấn thực sự thông sánh điểm mạnh, hướng với đôi tham gia chia sẻ
qua việc chia sẻ ý điểm yếu của chút ý tưởng từ nguồn lực và
tưởng với đồng từng phương án cấp dưới tranh luận trực
nghiệp thông qua thảo diện với đồng
luận nhóm nghiệp
Nội hóa Từng bước lắng Tiếp nhận và suy Phát triển thiên Tham gia bị
nghe và chấp nhận ngẫm ý tưởng hướng hành động với sự phụ
ý tưởng, góc nhìn của người khác động thông qua thuộc lớn vào
mới thông qua cho chính mình việc liên tục ứng cấp trên
việc suy ngẫm từ biến và suy
kinh nghiệm ngẫm cá nhân
Nguồn: Hong, J., 2013. Application of Nonaka’s knowledge creation theory in
the Chinese culture. “Knowledge Management in the Transition Economy of
Vietnam”
Conference Proceeding, Hanoi 20/8/2013.

249
- Những đặc điểm khác biệt về yếu tố thể chế: Yếu tố thể chế đề cập
tới sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, hệ thống thực thi pháp luật,
ý thức tuân thủ pháp luật, cũng như sự sẵn có của các tổ chức, dịch
vụ kiểm định, cung cấp thông tin v.v... Thông thường, thể chế kinh
tế thị trường ở các nước phát triển có mức độ hoàn thiện cao hơn các
nước có nền kinh tế chuyển đổi. Điều này có thể làm nhiều kết quả
nghiên cứu về kinh tế, quản trị ở các nước phát triển có thể không
còn đúng với điều kiện nền kinh tế chuyển đổi. Michael Peng là tác
giả nổi tiếng về việc luận giải vì sao các yếu tố thể chế khác biệt ở
các nền kinh tế chuyển đổi làm thay đổi chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp (ví dụ: Peng, 2001)12.
Ví dụ: Li và Zhang (2007) nghiên cứu về mạng lưới quan hệ chính trị,
kinh nghiệm chuyên môn của nhà quản lý cấp cao và của chủ doanh nghiệp
ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp mới ở
Trung Quốc. Đóng góp cơ bản của nghiên cứu này là mô hình được xây
dựng và kiểm định trong một môi trường thể chế khác (nền kinh tế chuyển
đổi Trung Quốc) so với các nghiên cứu trước đây (thường được tiến hành ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển).
Ví dụ Bình luận
Giới thiệu
“… Những nghiên cứu trước đây trong lĩnh
vực này chủ yếu được thực hiện với các Các tác giả chỉ rõ sự
doanh nghiệp mới ở các nền kinh tế thị trường khác biệt trong điều
phát triển phương Tây, nơi mà môi trường thể kiện thể chế ở các
chế khá ổn định. Vì vậy, chúng ta biết rất ít về nước phát triển so với
ảnh hưởng của các nguồn lực quản lý tới kết các nước có nền kinh
quả hoạt động kinh doanh ở những nước có tế chuyển đổi. Từ đó,
nền kinh tế chuyển đổi, nơi đang có những họ luận giải sự cần
thay đổi lớn về thể chế khi chuyển từ cơ chế thiết phải nghiên cứu
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. chủ đề này ở các nước

12
Peng, M., 2000. Business Strategy in Transition Economies, Sage Publication:
California, London.

250
Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã minh có nền kinh tế chuyển
chứng tầm quan trọng của mạng lưới quan hệ đổi.
trong nền kinh tế thị trường (e.g., Peng và Ngoài ra, các tác giả
Luo, 2000; Xin và Pearce, 1996), những cũng chỉ rõ các
nghiên cứu này mới dừng ở các doanh nghiệp khoảng trống khác để
nói chung mà chưa nghiên cứu cụ thể cho các luận giải cho nghiên
doanh nghiệp mới. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu của mình.
cứu nào đồng thời đề cập tới vai trò của mạng
lưới quan hệ và kinh nghiệm. Đây chính là
một khoảng trống lớn trong nghiên cứu của
lĩnh vực.
(Trích dịch, trang 791)
Đóng góp của nghiên cứu:
“… Nghiên cứu này có một số đóng góp. Thứ
nhất, trong khi vai trò của nhà quản lý đối với Các tác giả nhấn
các doanh nghiệp mới đã được nghiên cứu từ mạnh: môi trường thể
lâu, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ thực hiện chế khác nhau thì vai
ở các nước có nền kinh tế thị trường phát trò của nguồn lực
triển. So với các doanh nghiệp mới ở các quản lý cũng khác
nước phát triển, các doanh nghiệp mới ở các nhau. Vì vậy đóng góp
nước có nền kinh tế chuyển đổi gặp khó khăn của nghiên cứu là
nhiều hơn về nguồn lực do môi trường thể chế minh chứng vai trò của
và thị trường nhân tố chưa phát triển. Đóng nguồn lực quản lý ở
góp mới trong nghiên cứu của chúng tôi là môi trường thể chế ít
minh chứng các nguồn lực quản lý tác động được nghiên cứu - nền
như thế nào, trong điều kiện nào, tới kết quả kinh tế chuyển đổi.
hoạt động của doanh nghiệp mới. Đồng thời,
nghiên cứu của chúng tôi cũng góp phần phát
triển lý thuyết về khuynh hướng doanh nhân
quốc tế thông qua viêc cung cấp bằng chứng
là khung cảnh thể chế có ảnh hưởng tới vai
trò của nguồn lực quản lý đối với kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mới.
(Trích dịch, trang 802)

251
b) Nghiên cứu trong ngành/khu vực mới
Các đặc tính kinh doanh khác nhau của các ngành có thể làm cho
kết quả nghiên cứu trước ở một ngành có thể không đúng đối với ngành
khác. Một số loại hình ngành thường hay được quan tâm trong nghiên
cứu bao gồm:
- Ngành sản xuất và ngành dịch vụ: Hai nhóm ngành có khác biệt cơ
bản về hàm lượng lao động, các chi phí nguyên vật liệu, yêu cầu
vốn, vận chuyển và tồn kho, v.v…
- Ngành công nghệ cao và ngành công nghệ thấp: Sự khác biệt về
hàm lượng công nghệ (và tri thức) giữa các ngành có thể ảnh hưởng
lớn tới các mô hình quản trị, chiến lược phát triển, v.v…
- Ngành sử dụng nhiều lao động và ngành sử dụng nhiều vốn: Sự khác
biệt của hai nhóm ngành này nằm ở yếu tố sản xuất cơ bản. Sự khác
biệt đó có thể ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh, nhu cầu về vốn,
các mô hình quản trị và hành vi tổ chức, v.v…
- Khu vực công - tư: Sự khác biệt lớn nhất giữa khu vực công và khu
vực tư là sở hữu và sứ mệnh của tổ chức. Các tổ chức khu vực công
thuộc về nhà nước và thường có sứ mệnh cung cấp dịch vụ hành
chính, hoặc dịch vụ công. Ngược lại, tổ chức khu vực tư thường có
sở hữu đa dạng và có sứ mệnh kinh doanh tạo lợi nhuận. Sự khác
biệt này có thể ảnh hưởng tới mô hình quản trị, động lực làm việc,
hành vi tổ chức, v.v... Vì vậy, khi áp dụng một mô hình hoặc giả
thuyết nghiên cứu ở khu vực này vào khu vực khác, các tác giả có
thể luận giải sự cần thiết dựa vào những khác biệt ở trên.
c) Nghiên cứu trong bối cảnh đặc biệt khác
Với sự phát triển của internet, hàng loạt những hoạt động được diễn ra
trong môi trường “ảo” - tức là các đối tác không cần giáp mặt nhau. Quảng
cáo, thương mại điện tử, mạng xã hội, v.v... là ví dụ về những hoạt động
này. Các nhà nghiên cứu có thể đặt câu hỏi liệu môi trường “ảo” có làm
thay đổi kết quả nghiên cứu về sự tương tác giữa người với người, người với
tổ chức từng được tiến hành trong môi trường bình thường hay không. Ví
dụ, các nhà nghiên cứu có thể đặt vấn đề về hiệu quả làm việc nhóm trong
môi trường “ảo”, các nhân tố ảnh hưởng tới niềm tin (hay chữ tín) của các
đối

252
tác khi họ giao dịch và hợp tác hoàn toàn qua mạng ảo, hay hành vi của
khách hàng trên mạng khác gì với hành vi của họ trong môi trường bình
thường.

11.3.3. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mới

Sử dụng phương pháp mới cũng có thể là một điểm mới (đóng góp
mới) của nghiên cứu. Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cần chỉ rõ hạn
chế của các phương pháp đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước và
giải thích phương pháp mới mà họ áp dụng có thể giúp cải thiện được những
hạn chế đó như thế nào. Một số điểm mới trong phương pháp thường gặp
như sau:
- Thay đổi hoặc đa dạng hóa cách tiếp cận nghiên cứu: Trong một số
trường hợp, các nghiên cứu trước về cùng chủ đề chỉ nghiên cứu
dưới dạng định tính hoặc tình huống cụ thể. Trong trường hợp này,
việc nhà nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định lượng (với dữ liệu
định lượng, mẫu lớn, kiểm định bằng các phương pháp thống kê,
v.v…) có thể được coi là đóng góp mới cho các nghiên cứu trong
chủ đề. Tương tự, một nghiên cứu kết hợp nhiều cách tiếp cận để
tăng độ tin cậy của kết quả - điều mà các nghiên cứu trước chưa làm
- cũng có thể được coi là điểm mới trong phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng các công cụ tiên tiến hơn: Đối với nghiên cứu định lượng,
các công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu mới nhiều khi cho phép
các nhà nghiên cứu kiểm định các mối quan hệ một cách tin cậy hơn
hẳn so với các phần mềm trước đó. Ví dụ, Structural Equation
Modelling (SEM) cho phép nhà nghiên cứu có thể đồng thời kiểm
định nhiều hàm hồi quy và vì vậy, việc kiểm định các mối quan hệ
dây chuyền có độ tin cậy cao hơn hẳn các công cụ phân tích hồi quy
riêng rẽ. Tương tự, Hierarchical Linear Modelling là một công cụ
cho phép phân tích dữ liệu ở các cấp độ khác nhau (ví dụ: cấp cá
nhân và tổ chức) với các files dữ liệu khác nhau. Công cụ này cho
phép các nhà nghiên cứu sử dụng đúng bậc tự do (degree of
freedom) của các cấp độ dữ liệu trong phân tích của mình. Trong
trường hợp này, việc nhà nghiên cứu sử dụng các phần mềm thống

253
kê tiên tiến cũng có thể coi là điểm mới trong nghiên cứu. Dĩ nhiên,
các nhà nghiên cứu phải giải thích rõ phần mềm và công cụ kiểm
định mới mà họ sử dụng đã giải quyết những hạn chế gì trong phân
tích dữ liệu mà các nghiên cứu trước gặp phải.
Dưới đây là ví dụ trích dịch từ công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thắng, Lê Thị Bích Ngọc và Scott Bryant (2013) trên tạp chí Journal of
World Business.
Ví dụ Giải thích
Mô tả phương pháp phân tích
“Chúng tôi sử dụng công cụ Hierarchical Các tác giả mô tả phương
Linear Modeling (HLM) do Raudenbush and pháp phân tích mới. Việc mô
Bryk (2002) đề xướng để phân tích dữ liệu. tả này là cần thiết khi
Trong nghiên cứu này, mô hình cấp độ 1 thể phương pháp phân tích mới
hiện mối quan hệ giữa các biến số của doanh chưa thông dụng trong lĩnh
nghiệp (biến kiểm soát) và chiến lược xuất vực nghiên cứu.
khẩu với kết quả hoạt động kinh doanh. Các
mối quan hệ này được thể hiện qua việc tính
toán hằng số và hệ số tương quan. Những chỉ
số này sau đó được sử dụng làm biến phụ thuộc
trong mô hình cấp độ 2 khi nhân tố về thể chế
cấp tỉnh được coi là biến độc lập.”
(Trích dịch, trang 72)
Đóng góp của nghiên cứu
“Về phương pháp, các nhà nghiên cứu từng Câu thứ nhất nhắc lại những
gặp nhiều khó khăn trong việc kết hợp nhiều khó khăn của các nhà nghiên
cấp độ phân tích trong các nghiên cứu thực cứu khi chưa có phương
nghiệm của họ (Hofmann, 1997). Về bản chất, pháp mới.
một tổ chức là hệ thống có nhiều cấp độ. Điều Câu thứ hai và thứ ba khẳng
khó nhất là làm thế nào để xác định tác động định sự cần thiết có phương
của một nhân tố ở một cấp độ tới nhân tố ở cấp pháp mới.
độ khác mà không cần phải chuyển hóa (một Các câu sau nói rõ phương
cách giả tạo) mọi dữ liệu về một cấp độ. Mô pháp mới giúp cải thiện việc
hình của chúng tôi xác định các mối quan hệ phân tích như thế nào.
giữa các biến thuộc các cấp độ khác nhau.
Phương pháp phân tích cho phép chúng tôi
nghiên cứu các mối quan hệ đó mà vẫn giữ
nguyên cấp độ của dữ liệu. Chúng tôi tin rằng
phương pháp này sẽ rất hữu ích cho các nhà
nghiên cứu tổ chức trong tương lai.”
(Trích dịch, trang 75)

254
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Căn cứ nào để xác định đóng góp mới của một công trình khoa học? Khi
nào các nhà nghiên cứu cần xác định đóng gơp mới của nghiên cứu?
2. Hãy trình bày các bước xác lập đóng góp mới của nghiên cứu?
3. Hãy nêu những hình thức biểu hiện của luận điểm lý thuyết mới? Lấy ví
dụ minh họa từ một nghiên cứu trong lĩnh vực bạn quan tâm.
4. Hãy nêu những hình thức biểu hiện của khung cảnh nghiên cứu mới?
Lấy ví dụ minh họa từ một nghiên cứu trong lĩnh vực bạn quan tâm.
5. Làm thế nào để trình bày đóng góp mới một cách rõ ràng và thuyết phục
nhất?

255
Chương 12
CÔNG BỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TRÊN
TẠP CHÍ QUỐC TẾ CÓ PHẢN BIỆN

TÓM TẮT

Yêu cầu có đăng tải công trình khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín
đang ngày càng được nêu ra đối với các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong
khoa học xã hội nói chung, khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh nói riêng,
việc đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín vẫn là điều khó khăn với nhiều
nhà nghiên cứu.
Một tạp chí quốc tế có phản biện thường xét duyệt bài gửi theo quy
trình phản biện kín (blind review). Quy trình này đòi hỏi người phản
biện và tác giả hoàn toàn không biết nhau để tránh mọi liên hệ cá nhân.
Đây cũng là quy trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức từ phía tác
giả, phản biện và biên tập.
Sai lầm thường gặp ở các nhà nghiên cứu Việt Nam khi gửi bài đăng
trên các tạp chí quốc tế là họ không hiểu và đáp ứng tốt yêu cầu của tạp chí.
Thông thường, các tạp chí yêu cầu bài viết có điểm mới rõ ràng, thể độ chắc
chắn trong lý thuyết và phương pháp, cũng như sự sáng tạo trọng các bình
luận về ý nghĩa của nghiên cứu. Để làm được điều này, các tác giả cần tuân
thủ các yêu cầu và chuẩn mực của tạp chí, hay nói rộng hơn, các tác giả cần
“quốc tế hóa” chính mình.

256
12.1. GIỚI THIỆU

Năm 2011, nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Văn Thắng (Thang V.
Nguyen), Lê Thị Bích Ngọc (Ngoc T.B. Le) và Scott Bryant nhận được
phản hồi của Tạp chí Journal of World Business về một bài báo mà
nhóm gửi đăng13. Trong rất nhiều nhận xét góp ý của các phản biện,
có một nhận xét tạm dịch như sau:
“Tôi đề nghị nhóm tác giả tham khảo bài báo dưới đây. Vì còn có ít
bài báo về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đăng trên các tạp
chí quốc tế, việc không tham khảo (và trích dẫn) bài báo này là một
thiếu sót lớn:
Ngoc T. B. Le, Sundar Venkatesh and Thang V. Nguyen, 2006. Getting bank
financing: A study of Vietnamese private firms. Asia Pacific Journal of
Management, 23 (2): 209-227.”
Bạn đọc có thể nhận thấy bài báo mà phản biện đề cập tới cũng chính
là bài báo của hai tác giả thuộc nhóm. Tuy nhiên, vì là phản biện kín nên
người phản biện đã không thể biết rằng mình đang phê phán nhóm tác giả đã
bỏ qua công trình nghiên cứu của chính họ. Trên thực tế, nhóm không trích
dẫn bài báo này là vì muốn tránh tình trạng tự trích dẫn quá nhiều. Tất
nhiên, việc đáp ứng yêu cầu này của phản biện đối với nhóm nghiên cứu lúc
ấy là hết sức đơn giản.
Câu chuyện trên cho thấy quá trình phản biện kín ở các tạp chí quốc tế
uy tín được tiến hành hết sức nghiêm túc. Để có thể thành công trong việc
đăng tải công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế có phản biện, các nhà
nghiên cứu cần phải hiểu rõ quy trình xét duyệt và chuẩn bị một số kỹ năng
cần thiết.
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đang đứng trước sức ép
hội nhập quốc tế sâu rộng. Nghiên cứu khoa học không chỉ “tiêu thụ” các

13
Nguyen, V.T., Le, T.B.N., Bryant, S., 2013. Sub-national institutions, export
strategy, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing firms in
Vietnam. Journal of World Business, 48: 68 - 76.

257
sản phẩm khoa học của thế giới mà còn phải “cung cấp” sản phẩm cho khoa
học thế giới. Đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc
tế hay nâng cấp tạp chí khoa học theo chuẩn quốc tế là một vài hoạt động
thể hiện mức độ hội nhập của khoa học nước nhà. Trong xu hướng đó, các
nhà khoa học trẻ và nghiên cứu sinh cần chuẩn bị tốt một số kỹ năng cần
thiết để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hội nhập trong nghiên cứu.
Mục tiêu của chương này là nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn:
- Quy trình xét duyệt bài thông thường trên các tạp chí quốc tế
có phản biện (bằng tiếng Anh);
- Các lỗi thường gặp của các tác giả Việt Nam khi gửi bài đăng
trên các tạp chí quốc tế;
- Kinh nghiệm đăng bài trên tạp chí quốc tế.

12.2. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ

Tạp chí quốc tế được đề cập trong bài viết này là những tạp chí có
phản biện kín và có phạm vi phát hành vượt qua biên giới 1 nước. Bài viết
này không đề cập tới các tạp chí trên mạng (open access journals), tạp chí
không theo quy trình phản biện kín, hay các tạp chí chỉ lưu hành trong phạm
vi một nước. Các tạp chí được đề cập cũng chỉ là các tạp chí phát hành bằng
tiếng Anh.
Mức độ uy tín của tạp chí có thể nhận biết thông qua việc tạp chí có
thuộc hệ thống kiểm định được thừa nhận (như ISI hay Scopus). Đối với các
tạp chí thuộc hệ thống ISI thì chỉ số ảnh hưởng (impact factor) của tạp chí là
tiêu chí thường dùng để tham khảo về uy tín của tạp chí. Vì trên thế giới có
rất nhiều tạp chí khác nhau nên nhiều trường Đại học hay Viện nghiên cứu
có quy định cụ thể danh mục tạp chí được họ thừa nhận khi tính điểm khoa
học. Đối với Việt Nam, tiêu chuẩn đầu tiên là việc tạp chí có quy trình phản
biện kín hay không. Còn việc tạp chí có trong danh mục ISI và chỉ số ảnh
hưởng là những tiêu chuẩn khó hơn, có thể dành cho các mục tiêu dài hạn.
Thông thường việc xét duyệt bài của tạp chí quốc tế có phản biện
được thực hiện với các bước sau đây:

258
Bước 1 - Nộp bài
Các tác giả tìm hiểu yêu cầu của tạp chí, bao gồm cả trọng tâm chuyên
môn và hình thức văn bản, sau đó chỉnh sửa bài của mình theo các yêu cầu
đó. Hầu hết các tạp chí đều có yêu cầu chi tiết về hình thức trình bày, kể từ
các đề mục, cách trình bày bảng biểu, hình vẽ, tới việc trích dẫn và quy cách
trình bày tài liệu tham khảo. Hiện nay các tạp chí đều sử dụng hình thức nộp
bài qua mạng - tức là các tác giả truy cập vào trang mạng của tạp chí, đăng
ký thành viên, rồi nộp bài theo hướng dẫn trên mạng. Quy trình này giúp
làm giảm thời gian xét duyệt, giảm sai sót trong xử lý bài của các tác giả.
Lưu ý là tại một thời điểm, một bài viết chỉ được gửi xét duyệt ở một
tạp chí duy nhất. Chỉ khi tạp chí quyết định không đăng thì tác giả mới có
thể gửi tới một tạp chí khác. Nếu tác giả thay đổi ý kiến muốn gửi đăng ở
tạp chí khác thì phải có thư chính thức cho Tổng biên tập để hủy bỏ quy
trình xét duyệt.
Bước 2 - Sơ loại
Không phải tạp chí nào cũng thực hiện bước sơ loại. Những tạp chí uy
tín, có nhiều bài gửi đăng thường sẽ thực hiện bước này. Bước sơ loại
thường do Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập thuộc chuyên môn sâu của
bài báo thực hiện. Mục tiêu của bước này là để loại bỏ những bài báo chắc
chắn sẽ không qua được vòng phản biện kín để tiết kiệm thời gian và công
sức cho tạp chí và tác giả. Các bài báo bị loại ngay từ vòng này thường có
trọng tâm không trùng với mục tiêu và sứ mệnh của tạp chí, hoặc mắc
những lỗi chuyên môn cơ bản. Nếu bài báo bị loại, Tổng biên tập sẽ thông
báo cho tác giả. Nếu không bị loại, Tổng biên tập sẽ tiếp tục thực hiện bước
mời phản biện kín.
Bước 3 - Phản biện kín
Một bài báo thường có 2 đến 3 phản biện kín. Đây là những chuyên
gia về lĩnh vực chuyên môn mà bài báo đề cập tới. Một trong những phản
biện kín thường là người trong Hội đồng biên tập của tạp chí. Đối với các
bài báo về Việt Nam, các tạp chí cũng hay mời tác giả thuộc chuyên ngành
từng nghiên cứu về Việt Nam để phản biện.

259
Các phản biện có nhiệm vụ đánh giá liệu bài báo có phù hợp với yêu
cầu của tạp chí hay không và đưa ra các nhận xét chi tiết cho từng phần.
Nhiều tạp chí khuyến khích phản biện đưa ra những nhận xét có tính xây
dựng và gợi ý các hướng nâng cao chất lượng bài báo cho tác giả. Phản biện
cũng đề xuất quyết định dành cho bài báo, bao gồm: Từ chối (reject), Sửa
lớn (major revision), Sửa nhỏ (minor revision) và Chấp nhận có điều kiện
(conditional acceptance). Các phản biện được đề nghị gửi bản nhận xét
(dành cho tác giả) và kiến nghị (dành cho Tổng Biên tập) trong vòng 4 - 6
tuần. Thông thường, các tạp chí gửi lại nhận xét và quyết định của Tổng
Biên tập (hoặc thành viên Ban Biên tập được ủy quyền xét bài báo) cho tác
giả trong vòng từ 3 - 5 tháng.
Bước 4 - Sửa và nộp lại bài
Các tác giả có thể coi lời mời sửa và nộp lại bài (revise and resubmit)
là một tin vui. Tuy nhiên, lần sửa thứ nhất thường rất khó khăn. Giai đoạn
này các tác giả có hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất, các tác giả nghiên cứu ý
kiến nhận xét của phản biện và của Tổng Biên tập và sửa lại bài viết. Các
tác giả không nhất thiết phải sửa theo mọi ý kiến của phản biện nếu thấy
không hợp lý. Hơn nữa, các phản biện có thể có ý kiến khác nhau. Thứ hai,
các tác giả viết bản giải trình riêng về việc tiếp thu từng ý kiến của phản
biện. Sau khi hoàn thành, các tác giả nộp bài đã sửa cùng bản giải trình cho
tạp chí.
Chu trình này có thể lặp lại, song thường chỉ dừng ở vòng thứ 2. Sau
đó Tổng Biên tập có thể ra quyết định dứt khoát đối với bài báo.
Bước 5 - Chấp nhận có điều kiện và Chấp nhận
Bài báo vượt qua các vòng phản biện sẽ nhận được thư Chấp nhận có
điều kiện của Tổng Biên tập. Trong thư này, Tổng Biên tập có thể đề nghị
các tác giả hoàn thiện nốt một số vấn đề nhỏ của bài báo như chuẩn hóa
hình thức bài báo, bổ sung tài liệu tham khảo (nhất là trích dẫn thêm các
bài báo của chính tạp chí), v.v… Rất hiếm khi bài báo bị loại ở vòng này.
Sau khi chỉnh sửa, bài báo sẽ được chính thức chấp nhận. Các tác giả thực
hiện các thủ tục pháp lý (chuyển nhượng bản quyền) và rà soát bản thảo
lần cuối cho nhà xuất bản trước khi đăng.

260
12.3. MỘT SỐ LỖI CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM THƯỜNG GẶP

Vì sao nhiều bài báo khoa học xã hội của các tác giả Việt Nam không
được các tạp chí quốc tế nhận đăng? Dưới đây là một số lỗi trong bài viết
được tổng kết từ kinh nghiệm là tác giả và phản biện cho một số tạp chí
thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Đó là những vấn đề
“ngọn” vì chúng liên quan tới kết quả cuối cùng của nghiên cứu (bài báo).
Vấn đề “gốc” sẽ quy về quy trình và kỹ năng nghiên cứu của nhà nghiên
cứu và các vấn đề thuộc tổ chức và thể chế và sẽ được trao đổi ở dịp
khác. Tuy nhiên, hiểu được những vấn đề ngọn sẽ giúp ta truy cứu những
vấn đề/nguyên nhân gốc.
- Lỗi thứ nhất - Bài viết không hướng đúng vào mối quan tâm của tạp
chí và độc giả quốc tế: Các tạp chí khác nhau có sứ mệnh, tầm nhìn,
đối tượng độc giả khác nhau. Nhiều tác giả Việt Nam không tìm hiểu
kỹ “thị trường đích” và bản sắc của tạp chí nên bài viết không trúng
trọng tâm và bị từ chối ngay từ vòng sơ loại. Một số tác giả, nhà
nghiên cứu còn cho rằng chỉ cần chọn các bài viết tiếng Việt, sau
đó dịch sang tiếng Anh là có thể gửi đăng. Cách làm này về cơ
bản sẽ thất bại vì các tạp chí quốc tế có mục tiêu, yêu cầu rất khác
với tạp chí Việt Nam. Ví dụ, hầu hết các tạp chí uy tín là tạp chí
hàn lâm - tức là chỉ đăng những bài nghiên cứu học thuật. Họ
thậm chí còn viết rõ “tạp chí không nhận đăng những bài báo
thiên về giải pháp cho nhà hoạt động thực tiễn”. Tuy nhiên, nhiều
tác giả Việt Nam vẫn gửi những bài nặng về “giải pháp” và nhanh
chóng bị loại.
- Lỗi thứ 2 - Bài viết không làm nổi bật đóng góp của nghiên cứu: Về
cơ bản, mối quan tâm đầu tiên của tạp chí là đóng góp của bài viết.
Tuy nhiên, nhiều tác giả Việt Nam chưa biết cách làm nổi bật đóng
góp của nghiên cứu của mình. Nhiều bài viết mang nặng tính mô tả,
dàn trải, thiếu trọng tâm và thiếu thuyết phục về điểm mới của công
trình nghiên cứu. Nguyên nhân cơ bản là các tác giả chưa biết cách
(hoặc không thể) đặt bài viết của mình trong tổng thể những nghiên
cứu chuyên ngành liên quan trên thế giới để từ đó nêu bật đóng góp
của bài viết.

261
- Lỗi thứ 3 - Mất cân bằng giữa việc mô tả bối cảnh cụ thể và rút ra
bài học chung: Các vấn đề xã hội về bản chất gắn rất chặt với bối
cảnh cụ thể. Vì vậy mà các công trình nghiên cứu không thể bỏ qua
tính đặc thù của bối cảnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu tốt cần cân
bằng giữa tính đặc thù của bối cảnh nghiên cứu và bài học chung cho
các bối cảnh khác nhau. Rất nhiều tác giả hướng trọng tâm bài viết
vào việc phân tích thực trạng vấn đề ở Việt Nam (thậm chí một
ngành/một địa phương) và đề xuất giải pháp cho các nhà quản lý ở
Việt Nam. Có lẽ đây vẫn là cách tiếp cận tương đối phổ biến trong
nghiên cứu quản lý ở Việt Nam. Trong khi đó, đại đa số các tạp chí
và độc giả quốc tế không quan tâm tới vấn đề riêng của Việt Nam và
giải pháp dành riêng cho các nhà quản lý Việt Nam. Họ quan tâm
tới những bài học có ý nghĩa ở nhiều bối cảnh khác nhau, mặc dù các
bài học đó được rút ra từ tình huống ở Việt Nam.
- Lỗi thứ 4 - Nhiều bài viết không thể hiện chuẩn mực nghiên cứu
chung: Các tạp chí có phản biện, nhất là tạp chí uy tín, rất quan tâm
tới tính chặt chẽ trong quy trình nghiên cứu. Nhiều bài viết không
thể hiện sự tuân thủ quy trình trong nghiên cứu của các tác giả, bao
gồm từ việc phát triển ý tưởng, tổng quan nghiên cứu, tới quy trình
phương pháp nghiên cứu và kết quả. Điều này làm giảm tính thuyết
phục của các kết quả nghiên cứu và tăng khả năng bị loại.

12.4. KINH NGHIỆM ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾ CÓ


PHẢN BIỆN

Vậy làm thế nào để tránh những lỗi trên và tăng khả năng bài báo
được chấp nhận? Đây luôn là vấn đề khó, kể cả với những người từng có
kinh nghiệm đăng bài quốc tế. Phần này xin chia sẻ một số kinh nghiệm
của cá nhân tác giả.
Kinh nghiệm 1: Hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu của tạp chí
Các tác giả cần lựa chọn cẩn thận tạp chí mình định gửi bài. Các tiêu
chí lựa chọn cơ bản bao gồm sự phù hợp với chuyên ngành, uy tín và mức
độ khó của tạp chí và mối quan tâm của tạp chí đối với vấn đề và bối cảnh
nghiên cứu. Các tác giả cần đọc kỹ và hiểu rõ mục tiêu, yêu cầu của tạp chí

262
mình định gửi đăng. Nếu các tác giả chưa biết nhiều về tạp chí thì nên xem
mục lục một vài số và đọc một vài bài của tạp chí. Câu hỏi cơ bản là “liệu
tạp chí này có quan tâm tới bài viết của mình hay không?”
Kinh nghiệm 2: Thể hiện đóng góp và “vị thế” của bài viết thật
rõ ràng
Câu hỏi lớn nhất khi xét duyệt bài gửi đăng là “Bài báo này có đóng
góp gì mới?” Các tác giả cần xác định thật rõ đóng góp của bài viết để thiết
kế luồng ý tưởng và kết cấu bài viết. Một bài báo không đơn giản là báo cáo
về công trình nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện. Nó phải là một bài trình
bày về phát hiện mới của nghiên cứu. Để làm điều này một cách thuyết
phục, bài báo cần thể hiện được một số điểm sau đây:
- Thể hiện sự hiểu biết của các tác giả về tri thức chuyên ngành liên
quan đã được phát hiện trong các nghiên cứu trước. Các tác giả phải
trình bày phần tổng quan này một cách xúc tích nhưng sắc sảo. Liệt
kê các nghiên cứu trước không bao giờ là cách làm hiệu quả. Các tác
giả có thể cân nhắc việc phân nhóm các nghiên cứu và phân tích so
sánh giữa các nhóm làm nổi bật các hướng nghiên cứu, cơ sở lý
thuyết, phương pháp, kết quả và hạn chế của từng hướng đó.
- Phân tích những khoảng trống của nghiên cứu trước, đặc biệt là
khoảng trống mà nghiên cứu của các tác giả có đóng góp mới. Cần
đảm bảo các khoảng trống được chỉ ra một cách thuyết phục.
- Trình bày rõ ràng những đóng góp của bài viết vào việc trả lời một
cách thuyết phục những (một số) câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Kinh nghiệm 3: Bài báo được viết một cách trọng tâm
Một trong những lỗi thường mắc là các tác giả mong muốn đưa toàn
bộ ý tưởng của một nghiên cứu hay luận án tiến sĩ vào bài báo. Khi có quá
nhiều ý tưởng trong một bài báo, sẽ không có ý tưởng nào được trình bày
cặn kẽ và thuyết phục.
Hầu hết các tạp chí đều quy định số trang tối đa cho một bài báo. Một
số tạp chí còn có tiêu chí đánh giá “đóng góp trên số trang”. Như vậy, kỹ
năng viết bài có trọng tâm là hết sức quan trọng. Nói cách khác, mỗi bài báo
cần có điểm nhấn - đó chính là một vài điểm mới mà nghiên cứu phát hiện.
Toàn bộ bài báo nên được cấu trúc và viết xoay quanh việc làm nổi bật đóng

263
góp của nghiên cứu. Những chi tiết không thực sự liên quan cần được giảm
thiểu để tránh làm “loãng” bài báo.
Kinh nghiệm 4: Thể hiện sự tôn trọng tạp chí
Việc tuân thủ các yêu cầu của tạp chí, kể cả những yêu cầu nhỏ, thể
hiện sự tôn trọng của tác giả với tạp chí. Các tác giả cần tạo cảm giác là họ
coi tạp chí là lựa chọn số 1 khi gửi bài và họ đã cố gắng tuân thủ mọi yêu
cầu của tạp chí. Ngoài ra, việc trích dẫn một số bài của chính tạp chí cũng
là điều nên làm. Mỗi bài viết cần có người bản xứ kiểm tra và biên tập lại
ngôn ngữ. Điều này cực kỳ quan trọng với các bài báo thuộc ngành khoa
học xã hội.
Đăng bài trên tạp chí quốc tế đòi hỏi sự thay đổi trong suy nghĩ của
nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Trước hết, bài báo không phải là báo cáo
diễn giải về quy trình và kết quả của công trình nghiên cứu. Bài báo phải
trình bày và thuyết phục độc giả về khám phá mới của nghiên cứu. Thứ
hai, bài báo không chỉ dừng ở việc phân tích diễn giải vấn đề trong bối cảnh
Việt Nam. Bài báo phải giúp độc giả rút ra bài học chung cho các bối cảnh
khác mà họ quan tâm. Cuối cùng, đăng bài quốc tế giống như “xuất khẩu
sản phẩm khoa học” ra nước ngoài. Các tác giả cần tuân thủ các yêu cầu và
chuẩn mực của “thị trường” xuất khẩu - chính là các yêu cầu của tạp chí.
Nói cách khác, để đăng bài trên tạp chí quốc tế, các tác giả cần “quốc tế
hóa” chính mình.

264
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hiểu thế nào là phản biện kín? Áp dụng quy trình này có ưu và nhược
điểm gì?
2. Hãy nêu quy trình xét duyệt chung của các tạp chí quốc tế có phản biện?
3. Các lỗi thường mắc khi gửi bài cho các tạp chí quốc tế có phản biện
là gì?
4. Hãy nêu một số kinh nghiệm đăng bài tạp chí quốc tế được trình bày
trong chương này?
5. Vì sao nói “bài báo không phải là báo cáo diễn giải về quy trình và kết
quả nghiên cứu”?

265
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Allen, N. J., and Meyer, J. P., 1990. The Measurement and Antecedents of
Affective, Continuance, and Normative Commitment. Journal of Occupational
Psychology, Vol.63, pp. 1-18.
2. Barney, J., 1995. Looking inside for competitive advantage. Academy of
Management Executive, 9(4): 49 - 61.
3. Chandler, A. D. Jr., 1990. Scale and Scope: The Dynamics of Industrial
Capitalism. Cambridge MA, Harvard University Press.
4. Christensen, L. B., 1997. Experimental Methology (7th edition). NXB Allyn
and Bacon A Viacom Company.
5. Dao, Thi Thanh Lam, 2013. Antededents and results of knowledge acquisition
of local managers in Vietnam. Economics and Development, forthcoming.
6. Davis, S. M., 1971. That's Interesting! Towards a Phenomenology of
Sociology and a Sociology of Phenomenology. Phil. Soc. Sci. 1, 309-344.
7. Denzin, N. K. và Lincoln, Y., 1998. Strategies of Qualitative Inquiries. NXB
Sage Publication: California, London.
8. DeVellis, R. F. (1991). Scale development: Theory and applications. London:
Sage Publications.
9. Douglas, J. D. (1985), Creative Interviewing, Vol. 159, Sage Library of Social
Research, Sage Publication, Inc., Beverly Hills, CA.
10. Hair, F.J., Anderson, E.R., Tatham, L.R., & Black, C.W. (1998). Multivariate
data analysis (5th ed.). New Jersey: Prentice Hall International, Inc.
11. Hart, C., 1998. Doing a Literature Review. NXB Sage Publication: California,
London.
12. Hong, J. and Nguyen, V. T., (2009). Knowledge embeddedness and the
transfer mechanisms in multinational corporations. Journal of World Business,
44(4): 347-356.
13. Hong, J., 2013. Application of Nonaka’s knowledge creation theory in the
Chinese culture. “Knowledge Management in the Transition Economy of
Vietnam” Conference Proceeding, Hanoi 20/8/2013.
14. http://www.papi.vn
15. http://www.pcivietnam.org

266
16. Hussey, J., and Hussey, R., 1997. Business Research: A Practical Guide for
Undergraduate and Postgraduate Students. Palgrave: New York.
17. Keh, H. T., Nguyen, T. T. M., and Ng, H. P., 2007. The effects of
entrepreneurial orientation and marketing information on the performance of
SMEs. Journal of Business Venturing, 22: 592–611.
18. Kross E, Verduyn P, Demiralp E, Park J, et al. (2013) Facebook Use Predicts
Declines in Subjective Well-Being in Young Adults. PLoS ONE, 8(8): e69841.
19. Le, T. B. N, Venkatesh, S., Nguyen, V. T., 2006. Getting bank financing: A
study of Vietnamese private firms. Asia Pacific Journal of Management, 23:
209–227.
20. Le, T.B.N and Nguyen, V. T., 2009. The Impact of Networking on Bank
Financing: The Case of Vietnamese Small and Medium-sized Enterprises.
Entrepreneurship Theory and Practice, 33(4): 867 – 887.
21. Li, H., and Zhang, Y., 2007. The role of managers’ political networking and
functional experience in new venture performance: Evidence from China’s
transition economy. Strategic Management Journal, 28: 791–804.
22. Li, S., Li, M., and Tan, J., 1998. Understanding diversification in a transition
economy: A theoretical exploration. Journal of Applied Management Studies,
7(1): 77 - 94.
23. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh:
Thiết kế và thực hiện. NXB Lao động Xã hội.
24. Nguyễn Thế Kiệt, Đỗ Thị Trạch, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Thị Bích Loan và
Vũ thị Hoa, 2009. Hỏi và Đáp Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin. NXB Chính trị - Hành chính.
25. Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thanh Bình, 2011. Nghiên cứu động cơ kết
mảng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ ở Hà Nội. Tạp chí
Khoa học Đào tạo Ngân hàng. Số 111, tháng 8.
26. Nguyễn Văn Thắng, 2010. Lý thuyết “Công bằng từ quy trình” và nghiên cứu
thử nghiệm với các nhà quản lý. Kinh tế & Phát triển. Số 151, tháng 1, 42-45.
27. Nguyen, V. T., and Rose, J., 2009. Building trust: Evidence from Vietnamese
entrepreneurs. Journal of Business Venturing, 24: 165 – 182.
28. Nguyen, V. T., Le, Q. C., Tran, T. B., 2013. Citizen Participation in City
Governance: Experiences from Vietnam. UNDP paper series.
29. Nguyen, V.T., Le, T.B.N., Bryant, S., 2013. Sub-national institutions, export
strategy, and firm performance: A multilevel study of private manufacturing
firms in Vietnam. Journal of World Business, 48: 68 - 76.

267
30. Nonaka, I., & Takeuchi, 2011. The wise leaders. Harvard Business Review,
May, page: 2-11. (Nhà lãnh đạo khôn ngoan. Tạp chí Harvard Business
Review, số tháng 5, trang 2-11).
31. Peng, M., 2000. Business Strategy in Transition Economies. Sage Publication:
California, London.
32. Peng, M., 2001. How entrepreneurs create wealth in transition economies.
Academy of Management Executive, 15(1), 95–110.
33. Phạm Thế Anh, 2013. Phân tích định lượng tác động của chính sách kích cầu
đối với tăng trưởng và lạm phát”, trong cuốn "Kinh tế Việt Nam: Từ chính
sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng
dài hạn", Chủ biên Phạm Thế Anh, NXB Tri Thức 2013.
34. Phạm Thế Anh, 2009. Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 150, trang 29-35.
35. Phan Thị Thục Anh (2011). Ảnh hưởng của hấp dẫn văn hóa lên mức học và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh quốc tế. Kinh tế và Phát
triển, tháng 11.
36. Phan Thị Thục Anh và Ngô Minh Hằng (2009). Văn hóa và hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Chương 5 trong
cuốn sách: "Con rồng châu Á mới: Quốc tế hóa các doanh nghiệp của Việt
Nam”, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
37. Prahalad, C.K. and Hamel, G., 1990. The core competence of the corporation,
Harvard Business Review, 68(3): 79–91.
38. Schweitzer, E. M., Ordonez, L., and Douma, B., 2004. Goal setting as a motivator
of unethical behavior. Academy of Management Journal, 47(3): 422-432.
39. Strauss, A. và Corbin, J., 1990. Basics of Qualitative Research: Grounded
Theeory Procedures and Technique. NXB Sage Publication: California,
London.
40. Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới, 2012. Tham nhũng từ góc nhìn
của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức. NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
41. Tu, T. A., & Vu, T.P.M., 2012. On the Impacts of ODA to FDI: Does
composition of FDI matter? Evidence from East Asian Countries” - SECO /
WTI Academic Cooperation Project - Working Paper Series 9 / 2012.
42. Wookey, M. L., Graves, N. A., & Butler, J. C., (2009). Effects of a sexy
appearance on perceived competence of women. The Journal of Social
Psychology, 149, 116-118.

268
Giáo trình
THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ
VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nhµ xuÊt b¶n §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n


§Þa chØ: 207 §êng Gi¶i Phãng, Hµ Néi
Website: http://nxb.neu.edu.vn-Email: nxb@neu.edu.vn
§Þa chØ ph¸t hµnh Ebooks: http://alezaa.com/ktqd
§iÖn tho¹i: (04) 38696407-36282486-36282483
Fax: (04) 36282485

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n: NguyÔn anh tó, Gi¸m ®èc Nhµ xuÊt b¶n
GS.TS. NguyÔn Thµnh §é, Tæng biªn
tËp ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung: PGS.TS. NguyÔn V¨n
Th¾ng Biªn tËp kü thuËt: ®ç Ngäc Lan – TRÞnh quyªn
ChÕ b¶n vi tÝnh: NguyÔn Lan
ThiÕt kÕ b×a: TuÊn anh
Söa b¶n in vµ ®äc s¸ch mÉu: ®ç Ngäc Lan – TRÞnh quyªn

In 1.000 cuốn, khỗ 16 x 24cm tại C«ng ty Cỗ phần In ViÔn §«ng.


M· số §KXB: 2437-2014/CXB/03-188/§HKTQD vµ ISBN: 978-604-927-866-2.
Số quyÕt ®Þnh xuÊt b¶n: 200/Q§-NXB§HKTQD
266 In xong vµ nép lu chiÓu quý IV n¨m 2014. 269

You might also like