You are on page 1of 222

Gi¸o tr×nh ®Þnh møc

kinh tÕ - kü thuËt
vµ ®Þnh gi¸ x©y dùng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Chủ biên: TS. Đỗ Văn Quang

Gi¸o tr×nh
®Þnh møc kinh tÕ - kü thuËt
vµ ®Þnh gi¸ x©y dùng

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI - NĂM 2019


THAM GIA BIÊN SOẠN
PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân
PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoan
PGS.TS. Nguyễn Bá Uân
TS. Lê Văn Chính
TS. Nguyễn Thiện Dũng
ThS. Đỗ Văn Chính
ThS. Trần Thị Hồng Phúc
ThS. Nguyễn Văn Phương
ThS. Phùng Duy Hảo
ThS. Nguyễn Thị Thủy
ThS. Vũ Ngọc Luân
ThS. Bùi Anh Tú
ThS. Thái Ngọc Thắng
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 11


DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 12
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT
TRONG XÂY DỰNG ................................................................................... 17
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT .. 17
1.1.1 Những khái niệm cơ bản .................................................................................. 17
1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật ............................................................................ 18
1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG................ 19
1.2.1 Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế
hoạch hóa sản xuất .......................................................................................... 19
1.2.2 Nhiệm vụ và nội dung của định mức kỹ thuật lao động .................................. 20
1.2.3 Nguyên tắc của công tác định mức kỹ thuật lao động ..................................... 21
1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, SẢN PHẨM XÂY DỰNG ........................................ 21
1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng .................................... 21
1.3.2 Sản phẩm xây dựng.......................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG ........................................................................................................... 28
2.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỜI GIAN LÀM VIỆC ................................................. 28
2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân ................................................................... 28
2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy...................................................................... 31
2.2 CÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÚNG.................. 34
2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động ...................................................... 34
2.2.2 Định mức sản lượng ......................................................................................... 35
2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy..................................................................... 35
2.2.4 Định mức năng suất của máy ........................................................................... 36
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH MỨC ................. 36
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ............................................... 36
6

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức .................................... 37
2.4 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY LẮP ........................ 38
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT XÂY DỰNG ......... 40
3.1 CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT ............................................................................. 40
3.1.1 Phân loại hình thức quan sát ............................................................................ 40
3.1.2 Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát ........................................ 41
3.2 CÔNG CỤ ĐỂ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN LÀM VIỆC ................................... 45
3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ....................................................................... 46
3.3.1 Phương pháp thống kê kỹ thuật ....................................................................... 46
3.3.2 Phương pháp chụp ảnh quá trình ..................................................................... 48
3.3.3 Phương pháp bấm giờ ...................................................................................... 49
3.4 CHỈNH LÝ KẾT QUẢ QUAN SÁT ĐỊNH MỨC ................................................. 50
3.4.1 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình ................... 50
3.4.2 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ .................................... 51
3.4.3 Xác định hao phí thời gian bình quân cho một đơn vị sản phẩm .................... 56
3.5 PHÂN LOẠI CÁC TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ THỜI GIAN
TRONG XÂY DỰNG .............................................................................................. 58
3.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO TỪNG LOẠI TỔN THẤT
THỜI GIAN............................................................................................................. 60
3.6.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca ......................................... 60
3.6.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca ............... 61
3.6.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian ............................................................ 62
3.7 CHỤP ẢNH NGÀY LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY ................. 62
3.7.1 Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy ...................... 62
3.7.2 Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc .................................................... 68
BÀI TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 71
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT XÂY DỰNG ............. 73
4.1 CÁC QUY ƯỚC KÝ HIỆU TRONG CÔNG THỨC TÍNH TOÁN .................... 73
4.2 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG ........................................... 73
4.2.1 Tính toán định mức cho công tác tác nghiệp ................................................... 73
4.2.2 Tính toán định mức cho công tác chuẩn kết .................................................... 75
7

4.2.3 Tính toán định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân ...................... 76
4.2.4 Tính toán định mức thời gian ngừng việc vì lý do kỹ thuật thi công ............... 77
4.2.5 Tính định mức lao động cho một đơn vị sản phẩm ......................................... 79
4.3 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY ................................... 80
4.3.1 Định năng suất của máy sau một giờ làm việc thuần túy và liên tục ............... 80
4.3.2 Nội dung chủ yếu của giai đoạn thiết kế thành phần tổ công nhân.................. 81
4.3.3 Một số ví dụ và công thức tính định mức cho một số loại máy chính ............. 84
4.4 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU........................................................................................... 88
4.4.1 Nhiệm vụ của định mức vật liệu trong xây dựng ............................................. 88
4.4.2 Các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu ................................ 90
4.4.3 Những biện pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng .. 91
4.5 LẬP ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................ 92
4.5.1 Yêu cầu của định mức dự toán......................................................................... 92
4.5.2 Nội dung của định mức dự toán ....................................................................... 92
4.5.3 Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình ................................ 93
BÀI TẬP CHƯƠNG 4.................................................................................................. 100
CHƯƠNG 5: ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ............................................................................. 105
5.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG CỦA ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG .......... 105
5.1.1 Khái niệm....................................................................................................... 105
5.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng............................................................................ 105
5.1.3 Nội dung của đơn giá xây dựng ..................................................................... 107
5.2 NGUYÊN TẮC LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ..................................................... 108
5.3 CĂN CỨ LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ................................................................ 108
5.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG ................................................ 109
5.4.1 Phương pháp tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ ........................... 109
5.4.2 Phương pháp tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ công tác xây dựng ........ 113
5.4.3 Tổng hợp kết quả tính toán và ban hành áp dụng .......................................... 117
5.5 GIÁ VẬT LIỆU HIỆN TRƯỜNG ........................................................................ 117
5.5.1 Giá mua vật liệu ............................................................................................. 117
5.5.2 Chi phí lưu thông ........................................................................................... 118
5.6 GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG .......................................................................... 124
8

5.6.1 Nguyên tắc xác định giá nhân công xây dựng ............................................... 124
5.6.2 Phương pháp xác định giá nhân công xây dựng ............................................ 124
5.7 GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG ......................................................... 126
5.7.1 Xác định chi phí khấu hao ............................................................................. 126
5.7.2 Xác định chi phí sửa chữa.............................................................................. 128
5.7.3 Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng ........................................................ 129
5.7.4 Xác định chi phí nhân công điều khiển máy.................................................. 130
5.7.5 Xác định chi phí khác .................................................................................... 131
5.7.6 Xác định giá ca máy chờ đợi ......................................................................... 132
BÀI TẬP CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 134
CHƯƠNG 6: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ .............................................................................. 139
6.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRONG XÂY DỰNG ............................................ 139
6.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY DỰNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ XÂY DỰNG
............................................................................................................................................. 140
6.3 Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG .................... 141
6.4 NỘI DUNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ................ 142
6.4.1 Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư ............................................................ 143
6.4.2 Chi phí xây dựng ........................................................................................... 143
6.4.3 Chi phí thiết bị ............................................................................................... 143
6.4.4 Chi phí quản lý dự án..................................................................................... 144
6.4.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ..................................................................... 145
6.4.6 Chi phí khác (GK) ......................................................................................... 146
6.4.7 Chi phí dự phòng (GDP)................................................................................ 147
6.5 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ....................................... 147
6.5.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án..................................... 148
6.5.2 Phương pháp xác định TMĐT theo diện tích hoặc công suất sản xuất,
năng lực phục vụ của công trình và suất vốn đầu tư xây dựng công trình.... 154
6.5.3 Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng
có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện ...................................... 156
6.5.4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư ...................................... 157
6.6 ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ................................................................. 158
9

BÀI TẬP CHƯƠNG 6.................................................................................................. 159


CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................. 163
7.1 NỘI DUNG DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................ 163
7.1.1 Chi phí xây dựng (GXD) ............................................................................... 163
7.1.2 Chi phí thiết bị (GTB) .................................................................................... 164
7.1.3 Chi phí quản lý dự án (GQLDA) ................................................................... 164
7.1.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) .......................................................... 164
7.1.5 Chi phí khác (GK).......................................................................................... 164
7.1.6 Chi phí dự phòng (GDP) ................................................................................ 165
7.2 PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .. 165
7.2.1 Các căn cứ lập dự toán xây dựng công trình.................................................. 165
7.2.2 Phương pháp tính toán ................................................................................... 166
7.3 ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................... 186
BÀI TẬP CHƯƠNG 7.................................................................................................. 187
CHƯƠNG 8: GIÁ GÓI THẦU VÀ GIÁ DỰ THẦU...................................................... 191
8.1 GIÁ GÓI THẦU ..................................................................................................... 191
8.1.1 Giá gói thầu thi công xây dựng ...................................................................... 191
8.1.2 Giá gói thầu thiết bị ....................................................................................... 193
8.1.3 Giá gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng .............................................................. 195
8.2 GIÁ DỰ THẦU ....................................................................................................... 196
8.2.1 Giá dự thầu thi công xây dựng ....................................................................... 196
8.2.2 Giá dự thầu thiết bị ........................................................................................ 198
8.2.3 Giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng............................................................... 200
BÀI TẬP CHƯƠNG 8.................................................................................................. 201
CHƯƠNG 9: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG .................... 203
9.1 NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG ............... 203
9.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
THEO YẾU TỐ CHI PHÍ .................................................................................... 205
9.2.1 Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) ............................................. 205
9.2.2 Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC)......................................... 206
9.2.3 Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC) ................................. 206
10

9.3 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG THEO CƠ CẤU CHI PHÍ ........ 207
9.3.1 Chỉ số giá phần xây dựng (IXD).................................................................... 207
9.3.2 Chỉ số giá phần thiết bị công trình (ITB) ....................................................... 210
9.3.3 Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK) ............................................................. 211
9.4 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..................................... 212
9.5 CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(TỈNH, THÀNH PHỐ) ......................................................................................... 213
BÀI TẬP CHƯƠNG 9 ................................................................................................. 218
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 220
11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ


BH Bảo hiểm
BTCT Bê tông cốt thép
BXD Bộ Xây dựng
CGH Cơ giới hóa
GTGT Giá trị gia tăng
MTC Máy thi công
NC Nhân công
CN Công nhân
NC Nhân công
NĐ Nghị định
SBTMĐT Sơ bộ tổng mức đầu tư
TMĐT Tổng mức đầu tư
TT Thông tư
VL Vật liệu
XD Xây dựng
XDCT Xây dựng công trình
XM Xi măng
12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quá trình làm việc của máy xúc ....................................................................... 38
Bảng 3.1 Bảng lựa chọn phương pháp quan sát............................................................... 41
Bảng 3.2 Bảng quy định tạm thời số lượng quan sát cần thiết cho phương pháp
chụp ảnh quá trình và bấm giờ ........................................................................ 44
Bảng 3.3 Bảng quy định tạm thời số lượng chu kỳ tối thiểu cần thiết............................. 44
Bảng 3.4 Bảng hệ số phân tán.......................................................................................... 45
Bảng 3.5 Bảng giá trị Klim theo số lượng trị số trong dãy số ......................................... 52
Bảng 3.6 Giá trị độ lệch quân phương cho phép [e] ........................................................ 54
Bảng 4.1 Bảng tiêu chuẩn định mức thời gian chuẩn kết ................................................ 76
Bảng 4.2 Bảng định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân.............................. 77
Bảng 4.3 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn ........................................... 84
Bảng 4.4 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máng đổ vật liệu ............................... 85
Bảng 4.5 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn ........................................... 86
Bảng 5.1 Biểu tổng quát tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ.......................... 111
Bảng 5.2 Biểu đơn giá tổng quát ................................................................................... 112
Bảng 5.3 Biểu tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ công tác xây dựng .......... 112
Bảng 5.4 Biểu tổng hợp đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ.................................. 113
Bảng 5.5 Biểu tổng quát tính đơn giá chi tiết công trình đầy đủ ................................... 114
Bảng 5.6 Biểu tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ..................................................... 115
Bảng 5.7 Bảng chi phí lưu thông khác ........................................................................... 120
Bảng 5.8 Bảng tỷ lệ quy định chi phí tại hiện trường .................................................... 121
Bảng 5.9 Biểu tính chi phí vận chuyển .......................................................................... 122
Bảng 5.10 Biểu tính giá giao vật liệu đến hiện trường .................................................. 123
Bảng 5.11 Biểu tính giá vật liệu đến hiện trường xây lắp ............................................. 123
Bảng 5.12 Mức lương cơ sở đầu vào công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng ............... 124
Bảng 5.13 Bảng cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng .............. 125
Bảng 5.14 Bảng tính đơn giá nhân công (lương nhân công Hà Nội, Vùng I) ............... 125
Bảng 5.15 Bảng tính giá ca máy .................................................................................... 133
Bảng 6.1 Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng .......................................................... 149
13

Bảng 6.2 Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng ............................................................. 157
Bảng 7.1 Biểu dự toán chi tiết (tính chi phí trực tiếp) ................................................... 168
Bảng 7.2 Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung .................................................................. 169
Bảng 7.3 Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công ..................................... 170
Bảng 7.4 Định mức thu nhập chịu thuế tính trước ......................................................... 171
Bảng 7.5 Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng........................................................ 173
Bảng 7.6 Bảng tính chi phí xây dựng theo đơn giá chi tiết đầy đủ ................................ 174
Bảng 7.7 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng (tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ) .............. 174
Bảng 7.8 Bảng tổng hợp chi phí trực tiếp ...................................................................... 176
Bảng 7.9 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng..................................................................... 177
Bảng 7.10 Bảng tổng hợp chi phí thiết bị ...................................................................... 179
Bảng 7.11 Bảng tổng hợp dự toán chi phí hạng mục ..................................................... 182
Bảng 7.12 Bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình ................................................ 185
Bảng 8.1 Tổng hợp giá gói thầu xây dựng ..................................................................... 192
Bảng 8.2 Tổng hợp giá gói thầu thiết bị......................................................................... 195
Bảng 8.3 Tổng hợp dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng........................................ 196
Bảng 8.4 Tổng hợp giá dự thầu xây dựng ...................................................................... 197
Bảng 8.5 Tổng hợp giá dự thầu thiết bị ......................................................................... 199
Bảng 8.6 Tổng hợp giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng ................................................ 200
Bảng 9.1 Chỉ số giá xây dựng công trình ....................................................................... 213
Bảng 9.2 Chỉ số giá phần xây dựng ............................................................................... 214
Bảng 9.3 Chỉ số giá vật liệu, nhân công, máy thi công .................................................. 215
Bảng 9.4 Chỉ số giá vật liệu xây dựng ........................................................................... 217
14
LỜI MỞ ĐẦU

Chính phủ đã phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng tại
Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 với mục tiêu hoàn thiện hệ thống định
mức và giá xây dựng (bao gồm định mức và giá dịch vụ đô thị) phù hợp với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2017 - 2021 và
những năm tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thị trường xây dựng minh
bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Đổi mới cơ chế
chính sách về quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng cũng là một trong những nội dung
quan trọng của Đề án.
Trong quá trình thực hiện soạn thảo giáo trình, nhóm tác giả có khảo sát, nghiên
cứu và học tập kinh nghiệm của các nước Xin-ga-po, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ,
rút ra bài học kinh nghiệm về công tác quản lý định mức và giá xây dựng ở Việt Nam
như sau:
(1) Việt Nam cần hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo thông
lệ quốc tế và ban hành hệ thống công cụ quản lý chi phí đầy đủ, đồng bộ để
áp dụng;
(2) Định mức và đơn giá cần có hệ thống cơ sở dữ liệu rất đầy đủ, kịp thời theo
cơ chế thị trường được điều chỉnh năm năm một lần để tạo thị trường xây
dựng cạnh tranh, minh bạch và làm cơ sở định hướng ra quyết định quản lý;
(3) Việc xây dựng những công cụ quản lý chi phí (định mức, đơn giá, chỉ số
giá…) phải tiếp cận với sự thay đổi của thị trường.
Mặt khác, nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đầu tư mới, cải
tạo nâng cấp dự án trong sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cần các cử nhân, kỹ
sư có hiểu biết chuyên sâu về Kinh tế và Quản lý xây dựng, giúp cho việc xây dựng
định mức sản xuất, định giá sản phẩm, thẩm tra, thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán chi
phí xây dựng công trình, dự toán xây dựng, giá gói thầu, giá dự thầu, hoàn công thanh
quyết toán dự án đầu tư xây dựng.
Với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên được đào tạo bài bản trong và ngoài
nước về lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, định giá, quản lý dự án đầu tư xây dựng,
đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng định mức kinh
tế kỹ thuật phục vụ công tác lập, thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công
trình, dự toán xây dựng cho nhà nước và doanh nghiệp trong hơn 40 năm qua. Chúng tôi
đã cố gắng chọn lọc những nội dung thực tế, thiết thực và dễ hiểu nhất vào trong cuốn
sách “Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng”. Tuy nhiên, công nghệ xây
dựng và giá cả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng liên tục thay đổi nên rất khó để tránh
16

khỏi những thiếu sót không mong muốn. Rất mong bạn đọc đón nhận cuốn sách và
đóng góp ý kiến phản hồi!
Cuốn sách có bố cục như sau:
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và nội dung định mức kỹ thuật trong xây dựng
Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng
Chương 5: Đơn giá xây dựng
Chương 6: Tổng mức đầu tư
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình
Chương 7: Giá gói thầu và giá dự thầu
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng
Trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.
CÁC TÁC GIẢ
Chương 1

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG


ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT TRONG XÂY DỰNG

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHÂN LOẠI ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT

1.1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Mức hao phí các yếu tố sản xuất

Các yếu tố sản xuất còn được hiểu là các nguồn lực như nhân lực, vật lực và tài lực.
Trong thi công xây dựng, các yếu tố sản xuất cụ thể là vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
xây dựng, lao động.

Mức hao phí các yếu tố sản xuất trong xây dựng là số lượng hao phí từng yếu tố sản
xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm, chẳng hạn hao phí 643 viên gạch chỉ, 230 lít vữa, 18
giờ công lao động để tạo ra 1m3 tường gạch dày 11cm,...

1.1.1.2 Định mức

Định mức là mức được quy định; nó được xác định bằng cách tính trung bình tiên
tiến của nhiều người sản xuất trong một phạm vi xác định (cho từng loại sản phẩm, trong
từng doanh nghiệp xây dựng, tại từng địa phương).

1.1.1.3 Định mức kỹ thuật xây dựng

Với phương châm không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, cải
tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm là điều kiện chủ yếu và quyết định để nền kinh tế
phát triển và lớn mạnh. Sự hoàn thiện về tổ chức lao động, phương thức quản lý trong
ngành xây dựng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao không ngừng năng
suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hợp thị hiếu và chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu
cho xã hội trong nền kinh tế thị trường.

Mục đích cơ bản của sự hợp lý hóa tổ chức lao động là tiết kiệm lao động, tiết kiệm
vật tư, bằng phương thức nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị và công cụ lao động,
đồng thời giảm chi phí lao động sống cho việc tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Bộ phận chính để thực hiện tổ chức lao động hợp lý là công tác định mức kỹ thuật,
được xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và những kinh
nghiệm sản xuất tiên tiến.
18 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ thi
công và hạ thấp giá thành công trình, là một công cụ không thể thiếu được trong công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.

Người ta có thể đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về định mức kỹ thuật
như sau:

- Định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn do nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hoặc
công trường quy định, nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong từng giai
đoạn nhất định. Định mức kỹ thuật trong xây dựng dùng để khống chế việc sử dụng tiền
vốn, vật tư, thiết bị, máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong sản xuất xây dựng thì định
mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng nguồn tài nguyên (nhân
lực, vật liệu, máy móc, thiết bị xây dựng) với số lượng sản phẩm có chất lượng, hợp quy
cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý.

- Xác định được chính xác hao phí thời gian lao động, thời gian sử dụng máy,
khối lượng vật liệu cần thiết để hoàn thành một sản phẩm xây dựng (một đơn vị công tác
xây lắp) nào đó, gọi là định mức kỹ thuật, là nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật trong
xây dựng.

- Các định mức được lập ra trên cơ sở chia quá trình sản xuất thành các bộ phận,
loại bỏ những phần thừa và hợp lý hóa các bước công việc, biến quá trình sản xuất thành
tiêu chuẩn, dùng các phương pháp khoa học kỹ thuật để thu thập số liệu, xử lý và xác định
tính hợp lý của nó, những định mức như thế có căn cứ khoa học kỹ thuật thì được gọi là
định mức kỹ thuật.

Phạm vi áp dụng của định mức kỹ thuật xây dựng:

- Định mức kỹ thuật xây dựng được áp dụng để tổ chức và quản lý sản xuất cho các
doanh nghiệp xây dựng. Ví dụ như xác định các chi phí về lao động, máy xây dựng, chi phí
vật liệu xây dựng, dùng để lập giá dự thầu, khoán sản phẩm, dự trù các nguồn lực theo định
mức doanh nghiệp với khối lượng sản xuất kinh doanh.

- Định mức kỹ thuật xây dựng làm cơ sở để lập ra các định mức dự toán xây dựng
công trình.

1.1.2 Phân loại định mức kỹ thuật

1.1.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí

Phân loại theo yếu tố chi phí bao gồm các loại định mức kỹ thuật sau:

- Định mức thời gian: Định mức thời gian là mức quy định thời gian làm việc cần
thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật và
công nghệ thi công nhất định (thời gian làm việc trên một đơn vị sản phẩm).
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và... kỹ thuật trong xây dựng 19
- Định mức sản lượng: Định mức sản lượng là mức quy định lượng sản phẩm đạt
chất lượng, hợp quy cách được tạo thành bởi quá trình sản xuất sau một đơn vị thời gian
làm việc (số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian).
- Định mức lao động: Định mức lao động là mức quy định về hao phí lao động bình
quân cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ
thuật và công nghệ thi công nhất định (ngày công trên một đơn vị sản phẩm).
- Định mức máy: Định mức làm việc của máy là mức quy định về hao phí ca máy
cần thiết để hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật
và công nghệ thi công nhất định (ca máy trên một đơn vị sản phẩm).
- Định mức vật liệu: Định mức vật liệu là mức hao phí vật liệu quy định cần thiết để
hoàn thành một đơn vị công tác xây lắp nào đó (lượng vật liệu trên một đơn vị sản phẩm).

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích phục vụ cho công tác quản lý

- Định mức sản xuất (định mức thi công): là định mức phục vụ cho công tác quản lý,
điều hành trong quá trình thi công.

- Định mức dự toán xây dựng cơ bản: là định mức dùng để lập đơn giá dự toán xây
dựng cơ bản, phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng.

1.1.2.3 Phân loại theo phạm vi ứng dụng

- Định mức thống nhất: là định mức được áp dụng chung cho cả nước.

- Định mức ngành: là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng ngành.

- Định mức khu vực: là định mức chỉ được áp dụng riêng cho từng khu vực (tỉnh,
thành phố, đặc khu).

- Định mức nội bộ: là định mức chỉ áp dụng trong nội bộ như: tổng công ty, công ty,
xí nghiệp, nhá máy, công trường...

1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG

1.2.1 Vai trò của định mức kỹ thuật lao động trong việc tổ chức lao động và kế
hoạch hóa sản xuất
Định mức kỹ thuật lao động có vai trò rất quan trọng đối với việc tổ chức lao động
và kế hoạch hóa sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng. Tất cả các hoạt động như tổ chức
lao động hợp lý nhằm phân phối các công việc theo sự thống nhất của quá trình thi công,
theo khối lượng, tính chất phức tạp và khả năng thực hiện của nó. Sự bố trí công nhân theo
nơi làm việc phù hợp với trình độ của họ và cấp bậc công việc; Việc xác định hình thức tổ
20 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
chức lao động hợp lý cho các loại công việc khác nhau (cá nhân, nhóm, tổ...) và tổ chức nơi
làm việc; Sự cấu tạo hợp lý ca kíp và nội quy sản xuất; Việc áp dụng những phương pháp
lao động tiên tiến và tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa v.v... đều trực tiếp hay gián tiếp gắn
liền với định mức lao động.
Định mức kỹ thuật lao động là cơ sở của sự hoàn thiện tổ chức lao động trong các
doanh nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Định mức kỹ thuật lao động có ý nghĩa đặc biệt đối với kế hoạch hóa sản xuất của
doanh nghiệp.
Kế hoạch của các doanh nghiệp được lập ra trên cơ sở toàn bộ hệ thống định mức:
định mức lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, định mức tiêu dùng nguyên vật
liệu, định mức về tổ chức quá trình sản xuất và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm...

1.2.2 Nhiệm vụ và nội dung của định mức kỹ thuật lao động

1.2.2.1 Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật

- Dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm
với sự tiêu hao cần thiết về nhân lực và vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý trong sản xuất
xây dựng, không ngừng tăng năng suất lao động và giảm giá thành xây dựng.

- Phát hiện và sử dụng một cách đầy đủ nhất mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình
sản xuất để ngày càng hoàn thiện và phát triển nền sản xuất xã hội, đồng thời không ngừng
nâng cao năng suất lao động.

1.2.2.2 Nội dung

- Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động và chi phí thời gian làm
việc của công nhân với mục đích hoàn thiện và đưa vào sản xuất những hình thức tổ chức
lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động.

- Xác định chi phí thời gian của công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công
tác (định mức thời gian) hay số lượng sản phẩm cần tạo ra trong một thời gian nhất định
(định mức sản lượng) thích ứng với điều kiện kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại.

- Tạo điều kiện tổ chức tiền lương của công nhân phù hợp với nguyên tắc phân phối
theo số lượng và chất lượng lao động.

- Nghiên cứu phương pháp lao động tiên tiến tạo điều kiện phổ biến chúng một cách
rộng rãi.
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và... kỹ thuật trong xây dựng 21
1.2.3 Nguyên tắc của công tác định mức kỹ thuật lao động

- Quan điểm của nhà nước với định mức: Định mức kỹ thuật lao động cần biểu thị
chi phí xã hội cần thiết về thời gian lao động của công nhân với một trình độ sản xuất, tổ
chức lao động nào đó và xuất phát không chỉ về số lượng là bao nhiêu mà còn biểu thị trách
nhiệm đối với lao động của người tham gia sản xuất.

- Tính chất khoa học và tiên tiến của định mức: Định mức lao động cần nâng cao
không ngừng năng suất lao động trên cơ sở sử dụng đầy đủ khả năng sản xuất của máy móc,
thiết bị và thời gian làm việc của công nhân. Nó cần được xây dựng trên cơ sở áp dụng một
cách có kết quả vào sản xuất những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất
tiên tiến và sự tổ chức hợp lý.

- Tính hiện thực của định mức: Định mức phải được xây dựng trên cơ sở phân tích
nghiên cứu chính xác và khách quan những điều kiện sản xuất có đầy đủ biện pháp tổ chức
kỹ thuật đảm bảo thực hiện và phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng
và thực hiện.

- Sự bao hàm của định mức đối với tất cả các loại lao động: Cần phải tiến hành xây
dựng định mức cho tất cả các loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sản xuất của
doanh nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo giải quyết được toàn bộ các vấn đề về tổ chức sản
xuất, tổ chức lao động và tiền lương, kế hoạch hóa lao động...

- Sự thống nhất trong nền kinh tế quốc dân: Đối với những công việc như nhau,
thực hiện trong những điều kiện tương tự, cần xác định những định mức như nhau nhằm
mục đích tuân theo đúng sự tương quan với tiền lương trả cho lao động.

1.3 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, SẢN PHẨM XÂY DỰNG

1.3.1 Quá trình xây dựng và cơ cấu của quá trình xây dựng

1.3.1.1 Phân loại quá trình xây dựng

Quá trình xây dựng trước hết là quá trình lao động, tức là hoạt động có ích của con
người, trong quá trình đó có sự giúp đỡ của máy móc, thiết bị, con người tác động và biến
đổi các đối tượng lao động thành những sản phẩm vật chất cho xã hội. Trong xây dựng thủy
lợi, sản phẩm vật chất là những hồ chứa nước, hệ thống kênh mương, trạm bơm tưới tiêu,
tuyến đê bao... Trong xây dựng giao thông, sản phẩm vật chất là tuyến đường, cái cầu...
Trong xây dựng dân dụng công nghiệp, sản phẩm vật chất là tòa nhà ở, tòa nhà làm việc,
nhà xưởng sản xuất...
22 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Quá trình xây dựng bao gồm nhiều loại công tác khác nhau như công tác đất, công
tác bê tông, công tác xây gạch đá, công tác lắp ghép kết cấu bê tông đúc sẵn, công tác lắp
đặt thiết bị, máy móc..., mỗi công tác hoàn thành sẽ tạo ra sản phẩm tương ứng.

Nghiên cứu quá trình xây dựng là xuất phát điểm của công tác định mức kỹ thuật.
Mục đích của việc nghiên cứu quá trình xây dựng là để tổ chức quá trình đó hợp lý, đảm
bảo cho các công tác được phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức lao động hợp lý, đúng đắn,
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của công nhân, sử dụng tối đa công suất của máy
móc, thiết bị, làm cho năng suất lao động được không ngừng nâng cao.

Mỗi quá trình xây dựng có đặc điểm, tính chất khác nhau, đặc tính của mỗi quá trình
tùy thuộc vào loại sản phẩm xây dựng, vật liệu, chi tiết, kết cấu và biện pháp thi công.

a. Tùy thuộc vào loại sản phẩm xây dựng và vật liệu, chi tiết sử dụng trong quá trình
chế tạo ra nó, các quá trình xây dựng có thể phân loại như sau:

• Quá trình phục vụ: là quá trình thực hiện những công tác tổ chức phục vụ cho nơi
làm việc, cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các công cụ,
dụng cụ lao động, nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục.

Quá trình phục vụ chia làm hai loại:

- Phục vụ công nghệ: chế tạo, sửa chữa các công cụ, dụng cụ, cung cấp đến
nơi làm việc.

- Cung cấp vật tư, nhiên liệu: chuẩn bị vật liệu và bán thành phẩm, cung cấp
điện, nước, chất đốt...

• Quá trình vận tải: bao gồm quá trình xếp dỡ, vận chuyển vật liệu và chi tiết đến nơi
làm việc và trong phạm vi công trường.

• Quá trình xây lắp: là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các kết cấu bộ phận công
trình hay hoàn thành các công tác riêng biệt.

Quá trình xây lắp được chia thành:

- Quá trình xây dựng: bao gồm việc xây dựng các kết cấu từ những vật liệu,
chi tiết, mà trong quá trình thực hiện có thể làm thay đổi hình dáng, tính
chất của chúng. Ví dụ: quá trình xây tường, quá trình bê tông cốt thép móng,
quá trình lát mái kênh...

- Quá trình lắp đặt: sản phẩm của quá trình này tạo ra bằng cách lắp ghép các
chi tiết, cấu kiện gia công sẵn mà trong quá trình thực hiện không làm thay
đổi hình dáng, tính chất của chúng. Ví dụ: Quá trình lắp ghép pa nen, quá
trình lắp đặt ống cống, quá trình lắp dựng vì kéo thép...
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và... kỹ thuật trong xây dựng 23

• Quá trình hoàn thiện: là những quá trình để hình thành lớp bảo vệ kết cấu và tạo
dáng kiến trúc bề mặt sản phẩm. Ví dụ: quá trình trát tường, quá trình trồng cỏ mái
đập...

b. Tùy theo ý nghĩa thực hiện, quá trình xây dựng có thể phân loại như sau:

• Quá trình chính: là quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm chính. Ví dụ: quá trình bê tông
cống, quá trình xây tường cánh, quá trình xây đá tường chắn...

• Quá trình phụ: là quá trình không trực tiếp tạo ra sản phẩm chính mà chỉ có tác dụng
phục vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chính. Ví dụ: quá trình đào kênh dẫn
dòng, quá trình tiêu nước hố móng, quá trình lắp giàn giáo, quá trình làm đường thi
công,...

• Quá trình chuẩn bị: là quá trình liên quan đến việc tổ chức các điều kiện cần thiết để
hoàn thành các công tác chính và phụ. Ví dụ: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lấy mốc
cắm tuyến, tập kết thiết bị máy móc, vật liệu đến công trường...

c. Tùy theo sự diễn biến của quá trình, người ta phân quá trình xây dựng như sau:
• Quá trình chu kỳ: là quá trình được thực hiện bởi sự lặp đi lặp lại của các phần tử
chu kỳ sau một thời gian và trình tự nhất định. Kết quả của mỗi một chu kỳ là tạo ra
một số lượng sản phẩm như nhau. Trong quá trình chu kỳ có thể có một số phần tử
không chu kỳ. Ví dụ: quá trình đào hố móng bằng máy xúc một gầu, các phần tử
chu kỳ là lấy đất vào gầu, nâng gầu, quay gầu về vị trí đổ, đổ đất, quay gầu và hạ
gầu về vị trí đào, còn phần tử không chu kỳ là việc di chuyển máy xúc trong
hố móng.

• Quá trình không chu kỳ: là quá trình mà khi thực hiện tất cả các phần tử của quá
trình không lặp lại sau một thời gian và trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành
thường không bằng nhau.

d. Tùy theo biện pháp thi công, quá trình xây dựng được phân như sau:

• Quá trình thủ công: là quá trình mà người công nhân thực hiện bằng năng lượng của
chính mình không có hoặc có sử dụng các công cụ lao động thi công. Ví dụ: đào đất
bằng thủ công, xây tường gạch chỉ, đóng cọc tre...

• Quá trình bán cơ giới hóa: là quá trình trong đó một phần các bước công việc được
thực hiện bằng máy, một phần khác thực hiện bằng thủ công hay sử dụng các công
cụ lao động. Ví dụ: quá trình đổ bê tông tại chỗ trộn và đầm bằng máy, quá trình lắp
ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng cần cẩu...

• Quá trình cơ giới hóa: là quá trình mà tất cả các bước công việc của chúng đều do
máy thực hiện, công nhân chỉ làm nhiệm vụ điều khiển máy hoạt động theo đúng
24 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
quy trình công nghệ thi công. Ví dụ: quá trình đào đất bằng máy xúc, quá trình đào
và vận chuyển đất bằng máy cạp...
Trong công tác đắp đất (thi công đập đất, đắp đê) có quá trình cơ giới hóa tổng hợp
(dây chuyền CGH) sử dụng một tổ hợp xe máy gồm máy đào, ô tô vận chuyển, máy
san, máy đầm.
• Quá trình tự động hóa: là quá trình mà tất cả các bước công việc do một hay một số
máy thực hiện không có sự tham gia của công nhân. Quá trình được thực hiện theo
một chương trình đã lập sẵn với quy trình công nghệ và cả về mặt tổ chức.

e. Tùy theo hình thức tổ chức lao động, quá trình xây dựng được phân loại như sau:

• Quá trình đơn lẻ: là một quá trình do một công nhân thực hiện. Ví dụ: quá trình hàn
điện.

• Quá trình tập thể (tổ, đội): là quá trình do một số công nhân thực hiện. Ví dụ: quá
trình xây tường, quá trình lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn...

1.3.1.2 Cơ cấu của quá trình xây dựng

Cơ cấu của quá trình xây dựng nhằm để giải quyết các nhiệm vụ của công tác định
mức kỹ thuật lao động như xây dựng định mức mới, nghiên cứu phương pháp lao động tiên
tiến vv... Việc nghiên cứu quá trình xây dựng được tiến hành bằng cách phân chia quá trình
xây dựng thành những bộ phận cấu thành của nó. Việc nghiên cứu như vậy cho phép xác
định được những tính chất quy luật ảnh hưởng đến trị số chi phí lao động và chi phí thời
gian sử dụng máy. Các thành phần trong cơ cấu quá trình xây dựng bao gồm:

- Quá trình tổng hợp: là đơn vị lớn nhất của quá trình thi công bao gồm một số
quá trình giản đơn và các quá trình giản đơn này có quan hệ mật thiết trong công nghệ và tổ
chức thi công nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng.

- Quá trình đơn giản: là một bộ phận của quá trình tổng hợp bao gồm một số phần
việc có liên quan chặt chẽ trong công nghệ và tổ chức thi công.

- Phần việc (trong cơ khí gọi là nguyên công): là một bộ phận của quá trình
đơn giản.

Ví dụ: quá trình bê tông cốt thép là quá trình tổng hợp bao gồm các quá trình
đơn giản:

- Cốt thép (kg)

- Ván khuôn (m2) Sản phẩm cuối cùng bê tông cốt thép (viết tắt là
BTCT) thành phẩm (m3).
- Đổ bê tông (m3)
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và... kỹ thuật trong xây dựng 25
Đổ bê tông là quá trình đơn giản bao gồm các phần việc:

- Trộn bê tông (m3)

- Vận chuyển bê tông (m3)

- Đổ bê tông (m3)

- Đầm bê tông (m3)

Phần việc có đặc tính là không thể phân chia về mặt tổ chức thi công, không thay
đổi về công nhân, công cụ lao động và đối tượng lao động. Nhưng theo cơ cấu về lao động
thì có thể tiếp tục phân chia phần việc ra như sau:

- Thao tác: là một bộ phận của phần việc bao gồm một số động tác trọn vẹn của
một vài bộ phận cơ thể một công nhân hoạt động.

Ví dụ: đưa máy đầm vào vị trí đầm.

- Động tác: là một bộ phận của thao tác bao gồm một số cử động liên tiếp của một
vài bộ phận của cơ thể một công nhân.

Ví dụ: nhấc máy đầm lên, đưa máy đầm vào vị trí.

- Cử động: là một sự di chuyển bất kỳ nào đó của cơ thể một công nhân. Cử động là
đơn vị nhỏ nhất khi phân chia các quá trình lao động ra bộ phận hợp thành.

Ví dụ: đưa tay về máy đầm, các ngón tay cầm lấy máy đầm...

1.3.2 Sản phẩm xây dựng

Sản phẩm của quá trình xây dựng là kết quả của sự thay đổi vị trí trong không gian
hay của sự thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính cơ lý của các đối tượng lao động.

Trong định mức kỹ thuật, sản phẩm xây dựng được phân chia thành các loại sau:

- Sản phẩm ban đầu: là kết quả hoàn thành của một phần việc. Sản phẩm ban đầu có
thể tính bằng đơn vị đo hiện vật hoặc đo bằng số lượng phần việc đã hoàn thành.

Ví dụ: quá trình xây tường 22 cm bằng gạch chỉ gồm các phần việc và khi hoàn
thành mỗi phần việc sẽ tạo ra sản phẩm ban đầu:

+ Vận chuyển gạch: sản phẩm ban đầu là số viên gạch đã vận chuyển.

+ Trộn và vận chuyển vữa: sản phẩm ban đầu là số lít vữa đã trộn và vận chuyển.
26 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
+ Căng dây mức: sản phẩm ban đầu là số lần chuyển dây.

+ Xây: sản phẩm ban đầu là số m3 tường đã xây thô.

- Sản phẩm hoàn thành: là kết quả của việc hoàn thành một quá trình xây dựng đơn
giản. Sản phẩm được tính bằng đơn vị đo hiện vật.

Ví dụ: quá trình xây tường 22 cm - sản phẩm hoàn thành là m3 tường xây.

- Sản phẩm cuối cùng: là kết quả hoàn thành của một quá trình tổng hợp. Khái niệm
sản phẩm cuối cùng thường liên quan với việc hoàn thành một bộ phận kết cấu hay một
phần của công trình.

Ví dụ: quá trình bê tông cốt thép tràn xả lũ - sản phẩm cuối cùng là bê tông
3
tràn (m ).

- Sản phẩm chu kỳ: là kết quả của việc hoàn thành một chu kỳ của quá trình.

Ví dụ: quá trình lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn bằng cần cẩu - sản phẩm một chu
kỳ làm việc của cần cẩu là thời gian đã cẩu lắp một tấm panel.

Các đơn vị đo sản phẩm ban đầu có thể khác đơn vị đo sản phẩm hoàn thành và các
đơn vị đo sản phẩm hoàn thành cũng có thể khác các đơn vị đo sản phẩm cuối cùng. Mối
quan hệ giữa các đơn vị này được xác định bằng hệ số chuyển đổi đơn vị.

- Hệ số chuyển đổi đơn vị đo sản phẩm quá trình xây dựng: là số lượng sản phẩm
ban đầu tính cho một đơn vị đo của sản phẩm hoàn thành hay là số lượng sản phẩm hoàn
thành tính cho một đơn vị đo của sản phẩm cuối cùng.

Ví dụ: quá trình xây tường 22 cm bằng gạch chỉ gồm các phần việc và các sản phẩm
ban đầu ở bảng sau:
TT Tên phần việc Đơn vị tính Số lượng sản phẩm
1 Vận chuyển gạch viên 300
2 Trộn và vận chuyển vữa lít 165
3 Căng dây mức lần 3
4 Xây m3 0,57

Tính chuyển cho một đơn vị đo sản phẩm hoàn thành.

k1 = 300/0,57 = 526

k2 = 165/0,57 = 290
Chương 1: Các khái niệm cơ bản và... kỹ thuật trong xây dựng 27
k3 = 3/0,57 = 5

k4 = 0,57/0,57 = 1

Như vậy có nghĩa là để hoàn thành 1m3 tường xây dày 22 cm thì phải vận chuyển
526 viên gạch, trộn và vận chuyển 290 lít vữa, căng dây mức 5 lần và xây 1 m3 tường gạch.

- Hệ số cơ cấu: Khi nghiên cứu các quá trình để xây dựng định mức có những quá
trình giống nhau về mặt tổ chức và kỹ thuật thi công nhưng cũng có những điểm khác nhau
mà không thể thể hiện được đầy đủ, vì vậy người ta đưa ra hệ số cơ cấu để phản ánh tính
chất khác đó.

Ví dụ: Tiến hành lắp ghép 140 m3 tường trong đó có 124 m3 trong điều kiện bình
thường và 16 m3 trong điều kiện khó khăn hơn (các tấm ở góc). Hãy tính hệ số cơ cấu của
các quá trình?

Quá trình lắp ghép bình thường có hệ số cơ cấu là:

N1 = 124/140 = 0,89 89 % - lắp ghép bình thường

Quá trình lắp ghép ở góc có hệ số cơ cấu là:

N2 = 16/140 = 0,11 11 % - lắp ghép ở góc

Cộng: 1,00 100 %


Chương 2

NGHIÊN CỨU THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA QUÁ TRÌNH


XÂY DỰNG

2.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ THỜI GIAN LÀM VIỆC


Nhiệm vụ quan trọng của công tác định mức kỹ thuật lao động trong xây dựng là
hoàn thiện quá trình xây dựng, nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của công nhân và máy
móc, thiết bị xây dựng, xác định các định mức có căn cứ khoa học về chi phí lao động.
Để giải quyết nhiệm vụ này, cần nghiên cứu một cách có hệ thống chi phí thời gian
làm việc của công nhân và thời gian sử dụng máy.
Nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân là phương pháp hợp lý nhất, trên cơ
sở đó lập dự án quá trình lao động, hoàn thiện các định mức thời gian, nghiên cứu và tổng
hợp các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Nghiên cứu chi phí thực tế về thời gian làm việc của công nhân và thời gian sử dụng
máy, nghiên cứu những thời gian tổn thất của công nhân, thời gian chết của máy và nguyên
nhân của sự tổn thất đó, nghiên cứu biện pháp để khắc phục chúng nhằm nâng cao năng
suất lao động.
Để đạt được mục đích đó, ta cần phân loại chi phí thời gian thành từng nhóm với
yêu cầu phải nêu lên được sự tham gia của công nhân và máy móc, thiết bị trong việc hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất, phân biệt thời gian công tác và thời gian gián đoạn, nêu rõ chi phí
thời gian cần thiết, hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ của sản xuất.
Trong sản xuất, toàn bộ thời gian làm việc được chia thành thời gian định mức và
thời gian không được định mức.
Thời gian định mức bao gồm những thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất đã cho. Vì vậy nó nằm trong định mức kỹ thuật lao động.
Thời gian không được định mức bao gồm những thời gian ngừng làm việc sinh ra
do thiếu sót về tổ chức kỹ thuật hoặc do vi phạm kỹ luật lao động. Do đó nó không nằm
trong định mức kỹ thuật lao động.

2.1.1 Thời gian làm việc của công nhân

Thời gian làm việc của công nhân bao gồm (1) Thời gian có định mức và (2) Thời
gian không định mức (xem Hình 2.1).
Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 29
2.1.1.1 Thời gian có định mức
Thời gian có định mức là thời gian làm việc cần thiết cho sản xuất thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian hao phí cho những công tác
chuẩn bị, thu dọn chỗ làm việc, trực tiếp làm việc thực hiện nhiệm vụ được giao với kỹ
thuật thi công đúng và chất lượng sản phẩm hợp quy cách.
+ Thời gian chuẩn bị - kết thúc (viết tắt là “chuẩn kết”): là thời gian hao phí để làm
các công việc chuẩn bị lúc bắt đầu ca và công tác kết thúc công việc lúc cuối ca. Thời gian
chuẩn kết gồm hai loại:
➢ Loại chuẩn kết cho ca làm việc
➢ Loại chuẩn kết cho cả đợt nhiệm vụ
+ Thời gian tác nghiệp: là thời gian trực tiếp tạo ra sản phẩm đúng quy cách theo
một quy trình thi công đúng trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý nó bao gồm:
➢ Thời gian tác nghiệp chính: là thời gian tiêu hao để thực hiện các thao tác
chủ yếu trong quá trình thi công trực tiếp làm thay đổi hình dạng, kích
thước, thành phần vị trí của sản phẩm.
➢ Thời gian tác nghiệp phụ: là thời gian làm việc có tính chất phụ cho thời
gian tác nghiệp chính.
- Thời gian ngừng và nghỉ được quy định: là thời gian ngừng việc được xác định với
một quy trình thi công đúng, có kể đến nhu cầu cá nhân và ngừng việc vì lý do kỹ thuật. Nó
bao gồm:
+ Thời gian ngừng việc do kỹ thuật thi công: là thời gian ngừng việc do điều kiện
kỹ thuật thi công bắt buộc phải ngừng.
➢ Thời gian ngừng do tổ chức sản xuất: mặc dù tổ chức sản xuất đã hợp lý
song không thể tránh khỏi những nảy sinh trong lúc thi công.
➢ Thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công: do quy trình công nghệ bắt buộc.
Ví dụ: Thời gian cần cẩu ngừng để công nhân định vị và liên kết cấu kiện
khi đang cẩu lắp.
+ Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên của công nhân.
➢ Thời gian công nhân nghỉ giải lao.
➢ Thời gian công nhân phải quyết nhu cầu tự nhiên.

2.1.1.2 Thời gian không định mức

Thời gian không định mức là thời gian hao phí có ích hoặc không có ích cho sản
xuất nhưng không được nhiệm vụ quy định.
30
Thời gian làm việc của công nhân

Thời gian có định mức Thời gian không định mức

Thời gian làm việc phù Thời gian ngừng và nghỉ Thời gian làm việc Thời gian ngừng việc
hợp với nhiệm vụ theo quy định không phù hợp nhiệm vụ không quy định

Thời
Thời Thời Thời
Thời Thời gian Thời gian
Thời gian nghỉ gian gian
Thời gian cho những gian cho ngừng do
gian giải lao ngừng do ngừng do
gian tác ngừng do công việc những nguyên
chuẩn bị và nhu tổ chức vi phạm
nghiệp kỹ thuật không thấy công nhân
- kết thúc cầu tự kỹ thuật kỷ luật
thi công trước việc thừa khách
nhiên kém lao động
quan

Cho Cho cả
Tác Tác Nhu
ca đợt Nghỉ
nghiệp nghiệp cầu tự
làm nhiệm giải lao
chính phụ nhiên
việc vụ

Hình 2.1 Sơ đồ phân tích thời gian làm việc của công nhân.
Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 31
- Thời gian làm việc không phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian người công nhân vẫn
phải làm việc nhưng không được nhiệm vụ quy định.

+ Thời gian cho những việc không thấy trước: là thời gian hao phí có ích cho sản
xuất nhưng không được nhiệm vụ quy định.

Thời gian làm việc không thấy trước là loại thời gian thường bị động gây ảnh
hưởng đến năng suất lao động do trên quan điểm định mức ta loại trừ loại thời gian này.

+ Thời gian cho những công việc thừa: là hao phí thời gian không do quy trình
công nghệ quy định, có làm việc nhưng không có sản phẩm.

Ví dụ: Phá đi làm lại, làm thừa yêu cầu chất lượng (trộn bê tông quá lâu theo
quy định, đầm đất quá kỹ so với yêu cầu thiết kế).
- Thời gian ngừng việc không được quy định: là thời gian ngừng việc do phá vỡ các
quy trình thi công bình thường, phải nghỉ việc không có lý do chính đáng.

+ Thời gian ngừng do tổ chức kỹ thuật tồi ( thiếu vật liệu, thiếu chỗ làm việc, thiếu
dụng cụ, thiếu cán bộ hướng dẫn...).

+ Thời gian ngừng do nguyên nhân khách quan: là thời gian một công nhân nghỉ
việc do điều kiện thời tiết (mưa to, bão lớn...).

+ Thời gian ngừng do vi phạm luật kỹ luật lao động: đi muộn, về sớm, bỏ đi chơi
trong giờ làm việc.

2.1.2 Phân tích thời gian sử dụng máy

Thời gian sử dụng máy cũng bao gồm 2 loại: thời gian có định mức và thời gian
không định mức (xem Hình 2.2).

2.1.2.1 Thời gian có định mức

Thời gian có định mức bao gồm thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ và thời
gian máy ngừng được quy định.

- Thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ: là thời gian máy làm việc để hoàn
thành công tác phù hợp với nhiệm vụ công tác được giao với quy trình công nghệ đúng và
chất lượng sản phẩm hợp quy cách.

+ Thời gian máy chạy có hiệu quả: là thời gian máy trực tiếp làm ra sản phẩm.

➢ Thời gian máy chất tải đầy đủ: là thời gian máy được sử dụng đầy đủ tải
trọng phù hợp với đặc điểm kết cấu và với điều kiện cụ thể của nó.
32
Thời gian sử dụng máy

Thời gian có định mức Thời gian không định mức

Thời gian máy chạy phù Thời gian máy ngừng Thời gian máy chạy Thời gian máy ngừng
hợp với nhiệm vụ hợp lý được quy định không phù hợp nhiệm vụ việc không hợp lý

Ngừng vì Ngừng vì Do Do công


Thời Ngừng Máy chạy Máy Do
Thời chăm sóc công nguyên nhân lái
gian máy do kỹ cho những chạy cho nguyên
gian máy kỹ thuật, nhân giải nhân tổ máy vi
chạy thuật và công việc những nhân
chạy có bảo lao và chức kỹ phạm kỷ
không có tổ chức không thấy công khách
hiệu quả dưỡng nhu cầu thuật luật lao
hiệu quả thi công trước việc thừa quan
máy tự nhiên kém động

Chất
Chất tải Nhu
tải Nghỉ
không cầu tự
đầy giải lao
đầy đủ nhiên
đủ

Hình 2.2 Sơ đồ phân tích thời gian sử dụng máy.


Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 33
Thí dụ: Tải trọng của vật nâng tương ứng với tải trọng quy định theo tầm
với của cần cẩu, khối lượng đất xúc trong gầu của máy xúc tương ứng với
dung tích của gầu và tính chất của đất.

➢ Thời gian máy chất tải không đầy đủ: là thời gian máy sử dụng không hết tải
trọng quy định. Trường hợp này có thể do tính chất công việc (vận chuyển
hàng cồng kềnh, trọng lượng nhẹ...).

+ Thời gian máy chạy không có hiệu quả: là thời gian máy không trực tiếp làm ra
sản phẩm nhưng không thể thiếu được, như thời gian máy lùi, thời gian xe vận chuyển đến
nơi làm việc, ô tô vận chuyển hàng một chiều, cần cẩu chạy không đến vị trí lấy tấm bê
tông...

- Thời gian máy ngừng hợp lý được quy định: là thời gian máy ngừng việc do tính
chất của quá trình sản xuất, do bảo dưỡng máy hoặc do công nhân điều khiển máy nghỉ giải
lao và giải quyết nhu cầu cá nhân.

+ Thời gian máy ngừng việc vì lý do thi công (do quy trình công nghệ): là thời gian
máy ngừng việc do tính chất của quá trình thi công quy định (cần cẩu phải dừng khi công
nhân móc cấu kiện, khi công nhân định vị và liên kết tấm cấu kiện)...

+ Thời gian máy ngừng làm việc do bảo dưỡng máy: là thời gian máy phải dừng để
người công nhân lái máy kiểm tra máy móc, tra dầu mỡ...

+ Thời gian máy ngừng việc do công nhân lái máy nghỉ giải lao và giải quyết nhu
cầu cá nhân.

2.1.2.2 Thời gian không định mức

Thời gian không định mức bao gồm thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm
vụ và thời gian máy ngừng không hợp lý.

- Thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm vụ:

+ Thời gian máy làm công tác không thấy trước: là thời gian máy là việc có ích cho
sản xuất nhưng do phá vỡ quy trình công nghệ hoặc do lỗi của công nhân hay lỗi của cán bộ
kỹ thuật mà máy móc phải làm việc nhưng không thuộc về nhiệm vụ được giao.

+ Thời gian máy làm công tác thừa: là thời gian máy móc vẫn phải làm việc nhưng
không làm tăng sản phẩm (máy trộn bê tông quá thời gian yêu cầu).

- Thời gian máy ngừng không hợp lý:


34 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
+ Thời gian máy ngừng việc do tổ chức sản xuất kém: là thời gian mà máy phải
ngừng việc do thiếu mặt bằng công tác, thiếu vật liệu...

+ Thời gian máy ngừng việc do nguyên nhân khách quan: là thời gian máy ngừng
việc do mưa, bão, mất điện...

+ Thời gian máy ngừng việc do thợ lái máy vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn,
về sớm, nghỉ việc không lý do...

2.2 CÁC ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÚNG

2.2.1 Định mức thời gian và định mức lao động

Định mức thời gian (lao động) là mức thời gian (lao động) hao phí quy định để nhận
được một đơn vị sản phẩm với chất lượng hợp quy cách do người công nhân có nghề nghiệp
và trình độ nghề phù hợp thực hiện trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn với
việc sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả, sử dụng tổ chức lao động hợp lý, thực hiện đúng
quy trình công nghệ.

Định mức thời gian và định mức lao động khác nhau là đơn vị tính định mức thời
gian là ca, giờ, phút làm việc còn đơn vị tính định mức lao động là người - ca, người - giờ,
người - phút.

Định mức thời gian là nghiên cứu về mặt tốc độ, còn định mức lao động là
nghiên cứu về mức hao phí lao động, có nghĩa là có kể đến số công nhân tham gia vào
quá trình sản xuất.

Mối quan hệ giữa định mức thời gian và định mức lao động:

§l®
§tgn = (2-1)
K

Đlđ = Đtgn × K (2-2)

Trong đó:

Đtgn: định mức thời gian cho nhóm công nhân;

Đlđ: định mức lao động;

K: số công nhân trong nhóm;

Nếu K = 1 thì Đtgn = Đlđ.

Ví dụ:
Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 35
- Để sản xuất ra một sản phẩm Đtgn = 3 phút:
Đlđ = 3 công nhân × 3 phút = 9 người-phút.
- Đtgn và Đlđ bằng nhau chỉ khi có một người công nhân tham gia quá trình sản
xuất:
Đlđ = 1 người × 3 phút = 3 người-phút.

2.2.2 Định mức sản lượng

Định mức sản lượng là số sản phẩm quy định nhận được trên một đơn vị thời gian
với chất lượng hợp quy cách do những công nhân có nghề và trình độ nghề phù hợp thực
hiện trong điều kiện tổ chức kỹ thuật tiêu chuẩn, sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất và
tổ chức lao động hợp lý, thực hiện theo đúng quy trình công nghệ.

Định mức sản lượng được xác định qua Đtg hay Đ lđ bằng các công thức:

Tca
§l® = (2-3)
§tgc

Tca
§sl = (2-4)
§l®

Tca
§sln = (2-5)
§tgn

Tca  K
§sln = (2-6)
§l®

Trong đó:
Đsl: định mức sản lượng của một công nhân trong một ca;
Đsln: định mức sản lượng của một nhóm công nhân trong một ca;
Tca: thời gian ca làm việc tính bằng giờ;
Đtgc: định mức thời gian cho một công nhân tính bằng giờ.

2.2.3 Định mức thời gian sử dụng máy

Định mức thời gian sử dụng máy là mức thời gian hao phí quy định cho máy để tạo
ra một đơn vị sản phẩm với chất lượng hợp quy cách trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật
tiêu chuẩn, thực hiện đúng quy trình công nghệ.
36 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Định mức thời gian sử dụng máy biểu thị bằng giờ máy, ca máy.

Ví dụ: Quá trình đào đất kênh mương bằng máy đào gầu thuận có dung tích gầu là
V = 0,8 m3 đất cấp II, định mức thời gian để đào 100 m3 là 0,352 ca máy (2,816 giờ máy).

2.2.4 Định mức năng suất của máy

Định mức năng suất của máy là số lượng sản phẩm cần thiết do máy hoàn thành sau
một đơn vị thời gian trong những điều kiện tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ đúng
đắn. Ví dụ: định mức năng suất của máy đào ở ví dụ trên là 35,5 m3/ giờ máy.

Mối liên hệ giữa định mức thời gian và định mức năng suất của máy:

Tca
§tg = (2-7)
§nsca

1
§tg = (2-8)
§nsg

Tca
§nsca = (2-9)
§tg

1
§ncg = (2-10)
§tg

Trong đó:

Đtg: định mức thời gian sử dụng máy tính bằng giờ máy, ca máy;

Đnsca: định mức năng suất của máy trong một ca;

Đnsg: định mức năng suất của máy trong một giờ.

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CÁC ĐỊNH MỨC

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

- Phương pháp tổ chức sản xuất;

- Trình độ nghề nghiệp của công nhân;

- Hệ thống trả lương lao động;


Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 37
- Thái độ giác ngộ của công nhân đối với lao động;

- Đặc điểm khối lượng công tác và đặc điểm kết cấu;

- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm;

- Tình trạng máy móc, công cụ và thiết bị lao động;

- Đặc điểm của vật liệu vv...

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện các định mức

- Hệ số (%) đạt mức Kđ là tỷ lệ so sánh giữa sản lượng thực tế với sản lượng định
mức. Công thức tính như sau:

Stt
K® =  100 (%) (2-11)
S®m

Trong đó:

Stt: sản lượng thực tế;

Sđm: sản lượng định mức.

Do Đsl = 1/Đtg nên ta có thể viết:

T®m
K® =  100 (%) (2-12)
Ttt

- Hệ số (%) vượt mức Kv: là tỷ lệ vượt mức của sản lượng thực tế so với sản lượng
định mức.

St − S®m
Kv =  100 (%) (2-13)
S®m

Trong đó:

Stt: là sản lượng thực tế;

Sđm: là sản lượng định mức.

T®m − Ttt
Kv =  100 (%) (2-14)
Ttt
38 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Trong đó:

Tđm: là thời gian định mức;

Ttt: là thời gian thực tế.

2.4 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY LẮP

- Chỗ làm việc: là khoảng không gian vừa đủ để cho công nhân tham gia vào quá
trình sản xuất trong đó công cụ lao động, đối tượng lao động, sản phẩm làm ra được sắp xếp
hợp lý để sao cho việc di chuyển của người công nhân là tiện nhất.

- Phần tử: khi quan sát xây dựng định mức, người ta đưa ra khái niệm phần tử để
chỉ các bộ phận của quá trình bị chia nhỏ. Việc phân chia phần tử có tính chất độc lập tương
ứng với cơ cấu của quá trình. Phần tử có thể trùng với bộ phận của quá trình (thao tác, phần
việc) nhưng cũng có khi ta liên hợp 2, 3 thao tác hoặc phần việc thành một phần tử.

Khi chia quá trình ra các phần tử thì phải xác định được sản phẩm của phần tử.

- Điểm ghi: là điểm phân chia ranh giới về mặt thời gian, nó chính là điểm kết thúc
phần tử đầu và bắt đầu sang phần tử tiếp theo hoặc trong quá trình làm việc mà có sự thay
đổi về thành phần, số lượng công nhân của các phần tử thì cũng xuất hiện điểm ghi.

Ví dụ: quá trình làm việc của máy xúc gồm có các phần tử quá trình và các điểm ghi
(xem Bảng 2.1).

Ví dụ: Quá trình xây tường 22 cm:

7h00 (3CN) 7h05 (7CN) 7h10

Vận chuyển gạch

Bảng 2.1 Quá trình làm việc của máy xúc

TT Quá trình làm việc của máy xúc Điểm mốc

1 Xúc đất Đầy gầu

2 Nâng quay Vị trí đỗ

3 Đổ đất Đổ hết đất

4 Quay lại vị trí ban đầu Vị trí xúc


Chương 2: Nghiên cứu thời gian làm việc của quá trình xây dựng 39
- Nhân tố ảnh hưởng: là tình trạng hay sự việc nào đó có ảnh hưởng tới đại lượng
hao phí thời gian, những ảnh hưởng đó có thể diễn tả bằng số hoặc bằng lời hoặc cả bằng số
và bằng lời.

Ví dụ:

- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số: trọng lượng tấm tường là hai tấn.

- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng lời: vì kéo thép, xây móng đá hộc.

- Nhân tố ảnh hưởng diễn tả bằng số và lời: xây móng đá hộc ở độ sâu 2 m.

- Đặc tính của quá trình: là tập hợp các nhân tố ảnh hưởng đặc trưng cho một quá
trình sản xuất nhất định. Ta có thể dựa vào đặc tính của một quá trình để phân biệt quá trình
này khác với quá trình kia.

Khi quan sát định mức thì đặc tính của quá trình được ghi vào phiếu, gọi là phiếu
đặc tính quá trình.

- Điều kiện tiêu chuẩn của quá trình xây dựng: là đặc tính của quá trình nhưng đã
được tiêu chuẩn hóa cụ thể cho từng quá trình - Điều đó có nghĩa là đã quy định rõ cho từng
nội dung đã ghi ở phiếu đặc tính của quá trình, nó bao gồm những nội dung cụ thể sau:

+ Thời gian địa điểm nơi quan sát

+ Thành phần, số lượng, cấp bậc của công nhân phải được bố trí phù hợp với nhiệm
vụ của công việc

+ Quy định cụ thể chủng loại, quy cách, chất lượng vật liệu.

Ví dụ: Vật liệu xây tường:

+ Gạch chỉ đặc nhà máy loại A, M > 75

+ Vữa tam hợp M50.

+ Phương pháp tổ chức sản xuất.

+ Kỹ thuật thi công được áp dụng.

+ Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động.

Điều kiện tiêu chuẩn của quá trình được thiết kế ra phải phản ánh đúng và đầy đủ
những nội dung đã ghi ở phiếu đặc tính quá trình. Mỗi một trị số định mức đều được thiết
kế một điều kiện tiêu chuẩn kèm theo.
Chương 3

NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU ĐỊNH MỨC


KỸ THUẬT XÂY DỰNG

3.1 CÁC HÌNH THỨC QUAN SÁT


Các hình thức quan sát:
- Các trị số thời gian làm việc đã nghiên cứu;
- Số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong thời gian nghiên cứu;
- Đặc tính cụ thể của quá trình xây dựng đã nghiên cứu;

3.1.1 Phân loại hình thức quan sát

Theo mục đích nghiên cứu, quá trình xây dựng có thể phân làm 2 loại quan sát
cơ bản:

- Quan sát để chấn chỉnh tổ chức: được tiến hành để thu thập các tài liệu cho phép
vạch ra các phương pháp lao động tiên tiến hay tạo điều kiện để xác định chi phí hữu ích và
tổn thất thời gian làm việc. Loại quan sát này theo quy định được tiến hành bằng phương
pháp chụp ảnh ngày làm việc.

- Quan sát để định mức: được tiến hành với mục đích tính toán mức độ thực hiện
các định mức hiện hành hay để thu thập các tài liệu để xây dựng định mức mới. Nhờ loại
quan sát này có thể nhận được các chỉ tiêu về chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm,
kèm theo các đặc tính của điều kiện sản xuất có quan hệ với các chỉ tiêu tương ứng.

Phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, phương thức thực hiện và kết quả yêu cầu có
thể áp dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê kỹ thuật: được áp dụng chủ yếu để thu thập những tài liệu
về mức độ thực hiện các định mức hiện hành. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian
là 5 phút.

- Phương pháp chụp ảnh quá trình: được sử dụng để nghiên cứu tất cả các loại chi
phí thời gian làm việc. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian từ 0,5 đến 5 giây.

- Phương pháp bấm giờ: thường dùng để nghiên cứu thời hạn của các bộ phận
lặp đi lặp lại của các công tác chủ yếu. Độ chính xác của tính toán chi phí thời gian
đến 0,1 giây.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 41
- Phương pháp quay phim: dùng để nghiên cứu các thao tác lao động, nó cho phép
xác định với độ chính xác cao chi phí thời gian làm việc và lao động theo các bộ phận của
quá trình và ghi lại tất cả các đặc điểm của quá trình.

- Phương pháp quan sát theo thời điểm: sử dụng để nghiên cứu mức độ sử dụng
toàn bộ thời gian làm việc trong ca. Nó cho phép quan sát đồng thời một số lượng lớn các
đối tượng nghiên cứu và trong một thời gian nhận được những tài liệu đáng tin cậy về mức
độ sử dụng thời gian của máy và của công nhân trong ca làm việc.

- Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc: được áp dụng để nghiên cứu tổn thất thời
gian làm việc trong ca, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp để loại trừ chúng.

Bảng 3.1 Bảng lựa chọn phương pháp quan sát

Tính chất và mức độ chính


Mục đích Phương pháp quan sát
xác của việc thống kê chi phí
nghiên cứu và ghi chép thời gian
thời gian

Lập định mức Ghi số,


Chụp ảnh Cá nhân 5 - 60 giây
đồ thị
Nghiên cứu phương
quá trình
pháp lao động tiên tiến. Hỗn hợp Nhóm 0,5 - 1 phút
Xác định mức độ hoàn
thành định mức Bấm giờ (chọn lọc, liên tục) Cá nhân 0,5 - 1 phút

Thống kê kỹ thuật Nhóm 5 - 10 phút

Cải tiến việc sử dụng Ghi số, đồ


Chụp ảnh Cá nhân 5 - 60 giây
thời gian làm việc thị
quá trình
Hỗn hợp Nhóm 0,5 - 1 phút

3.1.2 Các công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát

- Thành lập tổ định mức

Tổ định mức là những người có chuyên môn đã được trang bị nghiệp vụ kỹ thuật
cũng như ý thức về chính trị tư tưởng.

- Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện để quan sát

Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình xây dựng định mức:

Việc nghiên cứu có thể dựa vào các tài liệu thiết kế, bản vẽ thi công... đồng thời kết
42 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
hợp với nghiên cứu tại hiện trường. Kết quả của việc nghiên cứu là phải xác định được dây
chuyền thi công hợp lý, cũng như nhu cầu về công cụ, dụng cụ, vật liệu... của quá trình.

- Lựa chọn đối tượng quan sát

Đối tượng quan sát (khu vực xây dựng, loại công tác, máy móc, công nhân) cần
đặc trưng cho trình độ tổ chức kỹ thuật tiên tiến và đáp ứng với yêu cầu tổ chức lao động
hợp lý.

Công nhân được chọn để quan sát phải là những công nhân có trình độ nghề nghiệp
phù hợp với công việc, nắm vững kỹ thuật và quy trình công nghệ công việc của mình và
luôn luôn hoàn thành các định mức hiện hành. Tất nhiên không nên chọn những công nhân
đạt năng suất quá cao.

- Mô tả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình

Các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình bao gồm: đặc tính của máy móc thiết
bị, đặc tính sản phẩm, quy cách vật liệu, kết cấu, thành phần công nhân và chế độ trả lương
đối với họ, phương pháp thi công và tổ chức sản xuất, lao động tại nơi làm việc...

Cần mô tả các điều kiện một cách tỉ mỉ vì chất lượng của tài liệu định mức phụ
thuộc nhiều vào sự đầy đủ, đúng đắn và chính xác của việc mô tả các điều kiện tổ chức kỹ
thuật của quá trình.

Tất cả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình được phản ánh vào biểu “đặc
tính của quá trình”.

Nội dung của biểu này bao gồm: ngày, tháng quan sát, thời hạn trong ca, nhiệt độ,
áp suất, các tài liệu về công nhân (tuổi, nghề nghiệp, cấp bậc, chế độ tiền lương nhịp điệu
công tác...) mô tả chi tiết các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị sử dụng, đặc
tính và chất lượng của sản phẩm, mô tả nơi làm việc, tổ chức và kỹ thuật của quá trình...
trong đó cần đặc biệt chú ý mô tả công tác tổ chức và kỹ thuật của quá trình.

- Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi, chọn đơn vị đo sản phẩm

Khi quan sát để xây dựng định mức các quá trình xây dựng thường được chia nhỏ ra
thành các phần tử cấu thành tương ứng với phần việc hoặc thao tác, tùy tính chất của quá
trình và mục đích nghiên cứu. Kết quả của việc phân chia này là “bản danh mục các phần
tử”. Danh mục các phần tử cần phải đầy đủ và đảm bảo đo đếm sản phẩm được dễ dàng.

Danh mục các phần tử công tác của máy và công nhân phục vụ máy phải được
lập riêng.

Các điểm ghi cần xác định rõ ràng, tránh nhầm lẫn thời gian của phần tử này với
phần tử khác.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 43
Đơn vị đo sản phẩm của các phần tử cần chọn một cách cụ thể, biểu thị được khối
lượng sản phẩm tương ứng và có thể dùng kỹ thuật đo đếm đơn giản, bảo đảm mức độ
chính xác yêu cầu.

- Lựa chọn hình thức quan sát

Việc lựa chọn hình thức quan sát phụ thuộc vào mục đích quan sát, tính chất của
quá trình xây dựng và khả năng nghiên cứu của hình thức đó.

Phương pháp thống kê kỹ thuật tương đối đơn giản có thể quan sát một lúc nhiều
công việc. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép phân tích quá trình được nghiên
cứu theo các yếu tố và các chỉ tiêu thống kê thời gian không chính xác. Vì vậy phương pháp
thống kê kỹ thuật chỉ được hạn chế trong việc xác định mức độ hoàn thành các định mức
hiện hành, không thể sử dụng để lập định mức, nghiên cứu lao động tiên tiến.

Chụp ảnh quá trình là phương pháp tổng hợp nhất, có thể dùng để tiến hành phần
lớn các công tác nghiên cứu, hạn chế của phương pháp này là khối lượng lao động của công
tác quan sát và xử lý số liệu quan sát được khá lớn, do đó giá trị của 1 đơn vị sản phẩm định
mức cũng tương đối cao.

Phương pháp bấm giờ có đặc điểm là mức độ chính xác của việc ghi chép thời gian
cao, có thể nghiên cứu các yếu tố có thời gian ngắn, tính kinh tế của phương pháp này
tương đối cao do khối lượng lao động dùng trong công tác quan sát ít.

Do vậy, trong thực tế xây dựng định mức đối với các quá trình xây lắp không chu
kỳ, hoặc quá trình xây lắp có chu kỳ nhưng thời hạn của chu kỳ tương đối lớn (5 phút trở
lên) thì thường sử dụng phương pháp chụp ảnh quá trình. Tùy thuộc vào số lượng đối tượng
quan sát và mức độ chính xác của việc ghi chép thời gian mà có thể sử dụng các hình thức
Chụp ảnh đồ thị, ghi số, hỗn hợp.

Đối với quá trình xây lắp có chu kỳ, thời gian của chu kỳ tương đối ngắn (dưới 5
phút) và có các tỷ lệ bộ phận không lớn lắm (chỉ chiếm khoảng 20% chi phí lao động của
quá trình) thì dùng kết hợp cả 2 phương pháp chụp ảnh quá trình và bấm giờ. Chụp ảnh quá
trình để xác định định mức phần không chu kỳ của quá trình, bấm giờ để xác định định mức
phần có chu kỳ của quá trình.

- Xác định khối lượng quan sát (số lần quan sát và độ lâu quan sát)

Để đảm bảo mức độ đúng đắn khi xây dựng định mức cần phải tiến hành một số lần
quan sát nhất định và mỗi một lần quan sát phải có một độ lâu nhất định. Số lần quan sát
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính của quá trình xây lắp, số lượng các dạng khác nhau
của quá trình, tính chất của các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra còn phụ thuộc vào ý nghĩa
kinh tế của quá trình, phương pháp quan sát, đặc điểm của việc đo đếm sản phẩm.
44 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bảng 3.2 Bảng quy định tạm thời số lượng quan sát cần thiết
cho phương pháp chụp ảnh quá trình và bấm giờ

Số lần quan sát cần thiết


Số lượng các dạng khác
nhau của quá trình được
Khi các nhân tố ảnh hưởng Khi các nhân tố ảnh
nghiên cứu
biểu thị bằng mô tả hưởng biểu thị bằng số

1-2 4-5 3

3 5-6 3-4

4 6-7 4-5

5 7-8 5-6

Độ lâu của mỗi lần quan sát phụ thuộc vào phương pháp quan sát.

- Đối với phương pháp chụp ảnh quá trình, độ lâu quan sát thông thường quy định là
1 ca làm việc.

Nếu sản phẩm cuối cùng của quá trình có thể đo được trong khoảng 1/2 ca và đối
với quá trình đó đã có định mức về công tác chuẩn kết, nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên,
ngừng do yêu cầu kỹ thuật thì thời hạn 1 lần chụp ảnh có thể rút ngắn.

Nếu sản phẩm của quá trình không có khả năng đo được trong 1 ca làm việc thì thời
hạn 1 lần chụp ảnh sẽ kéo dài đến thời điểm mà xuất hiện sản phẩm cuối cùng.

- Đối với phương pháp bấm giờ, mỗi lần quan sát cần số lượng chu kỳ tối thiểu
được quy định trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3 Bảng quy định tạm thời số lượng chu kỳ tối thiểu cần thiết

Thời hạn trung bình của 1 chu kỳ


1 2 5 10 > 10
(phút)

Số chu kỳ cần quan sát 21 15 10 7 5

Riêng đối với những quá trình có ý nghĩa kinh tế lớn (có lượng lao động lớn) thì số
lượng đo thời gian được xác định bổ sung dựa vào hệ số phân tán của dãy số bấm giờ (Kp)
hệ số này được xác định bởi tỷ số giữa trị số lớn nhất và trị số nhỏ nhất của dãy số bấm giờ
(xem Bảng 3.4).
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 45
Bảng 3.4 Bảng hệ số phân tán

Hệ số phân tán (Kp) 1,75 2 2,25 2,5 3

Số chu kỳ cần quan sát 10 13 15 18 23

- Lập chương trình kế hoạch nghiên cứu

3.2 CÔNG CỤ ĐỂ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN LÀM VIỆC

Kết quả của chụp ảnh, bấm giờ là những tài liệu ban đầu quan trọng nhất để khởi
thảo những định mức tiên tiến, cũng như để khởi thảo các biện pháp tổ chức - kỹ thuật
nhằm khắc phục những nguyên nhân gây ra tổn thất thời gian làm việc và nâng cao năng
suất lao động.

Vì vậy một trong những khâu quan trọng trong công tác chuẩn bị đó là dụng cụ để
đo thời gian. Dụng cụ đo thời gian phải đảm bảo một số điều kiện sau:

- Sự đúng đắn của việc đo thời gian.

- Thuận tiện khi sử dụng, không làm căng thẳng về thị giác và thần kinh của nhân
viên định mức.

- Có khả năng tập trung sự quan tâm của nhân viên định mức vào việc theo dõi
nghiên cứu quá trình xây dựng.

- Đơn giản hóa kỹ thuật đo, giảm bớt khâu tính toán và ghi chép.

- Thuận tiện và đơn giản việc ghi chép, đăng ký các thời điểm đo được và việc xử lý
kết quả quan sát.

Công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo chi phí thời gian làm việc khi quan sát là
đồng hồ bấm giây. Ngoài ra để ghi chép kết quả đo được, người ta còn dùng biểu đồ
bấm giờ.

Để nhận được những tài liệu bổ sung, xác định rõ thêm kết quả quan sát, người ta
dùng các công cụ kiểm tra. Những dụng cụ này đăng ký tự động thời hạn của công việc và
các thời gian ngừng của máy móc, thiết bị mà không cần sự tham gia trực tiếp của người
quan sát. Khi cần nghiên cứu những diễn biến của những quá trình phức tạp thì người ta
dùng các công cụ quay phim, chụp ảnh chuyên môn.
46 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

3.3.1 Phương pháp thống kê kỹ thuật

Phương pháp thống kê kỹ thuật là phương pháp được áp dụng rộng rãi khi tiến hành
việc quan sát nhằm xác định mức độ hoàn thành các định mức thi công hiện hành.

Khi quan sát cần chú ý đảm bảo cho thành phần thực tế của công tác phù hợp với
thành phần tiêu chuẩn của định mức cần kiểm tra và công việc được thực hiện trong điều
kiện tổ chức lao động và sản xuất bình thường.

Việc xác định mức độ hoàn thành định mức, theo quy định, được tiến hành trong
suốt ca làm việc. Đối với quá trình xây dựng mà thời hạn sản xuất của sản phẩm lớn hơn
một ca, thì việc thống kê sự hoàn thành định mức được tiến hành trong cả thời kỳ đó.

Kết quả quan sát được ghi chép vào biểu mẫu “Thống kê kỹ thuật” (TK), nội dung
của biểu mẫu gồm 6 phần:

Phần I: nêu những tài liệu về công nhân như tên đội, đội trưởng, nghề nghiệp, số
lượng công nhân và cấp bậc.

Phần II: là biểu đồ quan sát, trên biểu đồ có chia thành từng khoang nhỏ, mỗi
khoang ứng với 10 phút. Chi phí thời gian được chia thành 2 nhóm chi phí định mức (đ) và
chi phí không được định mức - tổn thất thời gian làm việc (t). Kết quả quan sát xác định
được chỉ tiêu chi phí thời gian làm việc được định mức và không được định mức tính theo
ngày công (các cột 3, 4, 5 biểu đồ ghi chép thời gian, Mục II, biểu mẫu số 1).

Phần III: tính toán khối lượng công tác hoàn thành theo mỗi quá trình xây dựng
được quan sát, hoặc theo mỗi tổ, đội đã được quan sát, trong phần này trình bày các công
thức tính toán và kết quả.

Phần IV: trình bày sự sai lệch so với định mức, phân tích những nguyên nhân gây
ra những sai lệch về sản lượng so với định mức thi công hiện hành theo các khía cạnh: máy
móc công cụ, vật liệu, sản phẩm, tổ chức lao động và sản xuất, thành phần công tác...

Phần V: là kết quả quan sát, nêu rõ thời gian được định mức tương ứng với khối
lượng công tác đã hoàn thành và chi phí thời gian theo tài liệu quan sát được. So sánh 2 chỉ
tiêu đó xác định được mức độ hoàn thành định mức thi công.

Phần VI: trình bày những kiến nghị thích hợp.

Trong trường hợp cần thiết, cùng với kết quả xác định mức độ hoàn thành định mức
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 47
thi công còn thuyết minh rõ các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình xây dựng và các
nhân tố khác có liên quan.

Biểu mẫu số 1: Biểu thống kê kỹ thuật

Tên xí nghiệp Tổ chức xây dựng và đối tượng Ngày, tháng TK

KT

Tên quá trình:

I. TÀI LIỆU VỀ CÔNG NHÂN

Tên đội (tổ) Số lượng công nhân

Theo cấp bậc

Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7

II. BIỂU ĐỒ GHI CHÉP THỜI GIAN

Chỉ Tổng chi phí thời


tiêu gian
Biểu đồ ghi chép thời gian
Cộng Tổng
cộng
Ngày (ngày
(%)
6 7 8 9 ... 13 14 công công)

(1) (3) (4) (5)

...
đ 2 4 3 4
4

2 1 4 ...

a b c

Ghi chú:

a: đến muộn; b: làm việc riêng; c: do thiếu vật liệu.


48 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
III. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÃ HOÀN THÀNH

- Công thức tính toán

- Kết quả tính toán

IV. SAI LỆCH SO VỚI ĐỊNH MỨC

Do máy móc, Do vật liệu Do tổ chức lao Do thành phần Do nguyên


công cụ, dụng cụ và sản phẩm động và sản xuất công nghệ nhân khác

V. KẾT QUẢ QUAN SÁT

Theo định
Theo quan sát % thực hiện
mức (giờ
(giờ công) định mức
Khối công)
Số hiệu
Đơn lượng
trên định Ghi
vị sản Tổng
mức hiện Chi phí Kể chú
đo phẩm 1 đơn thời Không
hành được cả
đã làm vị sản Cộng gian kể tổn
định tổn
phẩm Quan thất
mức thất
sát

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

VI. KẾT LUẬN

3.3.2 Phương pháp chụp ảnh quá trình

Phương pháp chụp ảnh quá trình dùng để nghiên cứu tất cả các loại chi phí thời gian
làm việc và chỉ ra những tài liệu cần thiết để xây dựng định mức mới. Phương pháp này
được xây dựng rộng rãi nhất trong xây dựng cả khi quan sát để chấn chỉnh tổ chức cũng như
khi quan sát để định mức.

Chụp ảnh quá trình cho cá nhân áp dụng khi lao động của 1 công nhân có thể tạo ra
được sản phẩm.

Chụp ảnh quá trình cho nhóm áp dụng khi sản phẩm của quá trình là kết quả lao
động của một số công nhân cùng phối hợp thực hiện.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 49
Công việc ghi chép thời gian chụp ảnh quá trình được áp dụng một trong ba
phương pháp sau đây:

- Chụp ảnh ghi số,

- Chụp ảnh đồ thị,

- Chụp ảnh hỗn hợp.

3.3.3 Phương pháp bấm giờ

Phương pháp bấm giờ sử dụng để nghiên cứu thời hạn của những bộ phận lặp đi lặp
lại của các bộ phận chủ yếu.

Có hai phương pháp đo thời gian: bấm giờ chọn lọc và bấm giờ liên tục.

- Phương pháp bấm giờ chọn lọc: là phương pháp đo chi phí thời gian lần lượt theo
từng phần tử một. Khi quan sát chỉ đo chi phí thời gian của phần tử đã chọn. Sau khi nghiên
cứu xong phần tử này thì mới chuyển sang nghiên cứu phần tử khác.

- Phương pháp bấm giờ liên tục: là phương pháp đo chi phí thời gian đồng thời cho
tất cả các phần tử của quá trình nghiên cứu. Khi quan sát có thể đo được liên tục thời hạn
của các phần tử kề liền nhau trong chu kỳ, do đó rút ngắn được thời gian quan sát, đồng thời
giảm bớt mức độ sai số do giảm được số lần bấm nút đồng hồ.

Do thời gian chi phí của từng phần tử có thể được rút ngắn, nếu đo thời hạn theo
từng phần tử thì kết quả dễ bị sai sót, đồng thời để giảm bớt sự căng thẳng cho nhân viên
định mức khi thực hiện bấm giờ liên tục, có thể gộp các phần tử thành từng nhóm phần tử
và tiến hành đo chi phí thời gian cho từng nhóm đó. Sau đó dùng phương pháp tính toán để
tách hao phí thời gian cho từng phần tử riêng biệt.

Các phần tử của quá trình phải xuất hiện liên tục theo chu trình khép kín.

Ví dụ: Nghiên cứu quá trình gồm 4 phần tử a, b, c, d, ta gộp các phần tử lại với nhau
thành từng nhóm mỗi nhóm có 3 phần tử như sau:

a+b+c =A

b+c+d =B

c+d+a =C

d+a+b =D
3a + 3b + 3c + 3d =A+B+C+D
50 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
3 (a + b + c + d) =A+B+C+D

đặt a + b + c + d = S, ta có:

3S =A+B+C+D

S =A+B+C+D
3

Sau khi quan sát sẽ thu được kết quả hao phí thời gian của từng nhóm A, B, C, D, từ
đó ta suy ra S. Sau đó ta tính toán hao phí thời gian từng phần tử riêng biệt như sau:

a=S-B;b=S-C;c=S-D;d=S-A

Ví dụ bằng số:

a+b+c = A = 46’’

b+c+d = B = 45’’

c+d+a = C = 47’’

d+a+b = D = 42’’

3 (a + b + c + d) = 3 S = 180’’

180''
S= = 60''
3

Do đó:

a = S - B = 60’’ – 45’’ = 15’’ ; b = S - C = 60’’ - 47’’ = 13’’

c = S - D = 60’’ - 42’’ = 18’’ ; d = S - A = 60’’ – 46’’ = 14’’

3.4 CHỈNH LÝ KẾT QUẢ QUAN SÁT ĐỊNH MỨC

3.4.1 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp chụp ảnh quá trình

Chỉnh lý cho từng tờ phiếu quan sát bằng cách tổng hợp chi phí thời gian hợp lệ và
số lượng sản phẩm hợp quy cách của từng phần tử đã ghi chép được trên từng tờ phiếu quan
sát, sau đó tùy thuộc vào tính chất của các quá trình xây dựng (không chu kỳ hay chu kỳ).
Các kết quả tính toán này sẽ được trình bày vào các biểu chỉnh lý riêng biệt, từ đó xác định
được tổng số chi phí thời gian cho từng phần tử và số lượng sản phẩm của từng phần tử
nhận được sau mỗi lần quan sát.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 51
Kết quả cuối cùng của việc chỉnh lý là xác định chỉ tiêu số lượng sản phẩm của phần
tử tính cho 1 giờ làm việc thuần túy (đối với quá trình không chu kỳ) hoặc chỉ tiêu số chu
kỳ sau 1 giờ làm việc thuần túy (đối với quá trình chu kỳ).

Số lượng sản phẩm phần tử tính cho 1 giờ làm việc thuần túy được xác định
như sau:

60  Qi
S= (3-1)
Ti

Trong đó:

- Qi: số lượng sản phẩm của phần tử i nhận được sau mỗi lần quan sát;

- Ti: tổng chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi lần quan sát (phút).

Số chu kỳ sau 1 giờ làm việc thuần túy được xác định theo công thức:

3600  n
m= (3-2)
Ti
Trong đó:

- n: số chu kỳ đã thực hiện được sau mỗi lần quan sát;

- Ti: chi phí thời gian để thực hiện phần tử i sau mỗi chu kỳ (giây).

3.4.2 Chỉnh lý kết quả quan sát bằng phương pháp bấm giờ

Sau mỗi lần bấm giờ, kết quả thu được là một dãy số biểu thị những lượng thời gian
đã tiêu hao cho 1 phần tử nào đó của quá trình - gọi là dãy số bấm giờ. Mức độ phân bố của
dãy số bấm giờ có thể biểu thị bằng hệ số phân tán (Kpt):

tmax
K pt = (3-3)
tmin

Việc đánh giá sự đúng đắn của dãy số được tiến hành như sau:

- Loại trừ những con số quá lạc hậu của dãy số. Những con số này có thể do bấm
giờ không chính xác hoặc do những nguyên nhân khác.

- Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn và tính hệ số phân tán của dãy số.

Có 3 trường hợp sẽ xảy ra:


52 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

+ Nếu Kpt  1,3 có thể coi dãy số là hợp lý, không cần kiểm tra nữa.

+ Nếu 1,3 < Kpt  2 thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm trị số giới hạn. Nội
dung của phương pháp này là: giả sử loại trừ con số lớn nhất hoặc con số bé nhất của dãy
số, rồi tính trị số giới hạn lớn nhất và bé nhất cho phép theo công thức:

 t max  = 
t i -t n
+ K lim ( t n-1 -t1 ) (3-4)
n-1

 t min  = 
t i -t1
- K lim ( t n -t 2 ) (3-5)
n-1

Trong đó:

- t1, t2, ... tn-1, tn là các trị số của dãy số xếp theo thứ tự tăng dần;

- Klim: hệ số phụ thuộc vào số lượng các con số của dãy số (không tính đến
số đã dự định loại trừ). Giá trị Klim được xác định theo Bảng 3.5.

Bảng 3.5 Bảng giá trị Klim theo số lượng trị số trong dãy số

Số lượng trị số của dãy số Klim Số lượng trị số của dãy số Klim

4 1,4 9-10 1,0

5 1,3 11-15 0,9

6 1,2 16-30 0,8

7-8 1,1 31-50 0,7

+ Nếu số lớn nhất hoặc bé nhất của dãy số định loại trừ nằm ngoài khoảng giới hạn
[tmax], [tmin] thì ta loại trừ những số đó. Ngược lại, nếu những số đó nằm trong khoảng giới
hạn của dãy số thì ta vẫn giữ lại.

+ Nếu Kpt > 2 thì kiểm tra bổ sung bằng phương pháp tìm độ lệch quân phương
tương đối (phương pháp toán xác suất) theo công thức sau:

 ( t -t )
2
1
e tt =  i tb
(3-6)
t tb n ( n-1)
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 53
hay công thức:

n (  t i2 ) - (  t i )
2
1
e tt =  (3-7)
t i n -1

Trong đó:

- ett: độ lệch quân phương tương đối thực tế của dãy số;

- ttb: trị số trung bình của dãy số;

- (ti)2: bình phương của tổng các trị số trong dãy số;

- ti2: tổng bình phương các trị số trong dãy;

- n: số con số trong dãy số.

Ngoài ra có thể tính theo công thức gần đúng sau:

1 ( tmax − tmin )
ett =  (3-8)
ttb n

Trong đó j là hệ số phụ thuộc vào số lượng các trị số trong dãy số, xác định theo
bảng:

n 5 10 15 20 30

j 0,9 1,0 1,08 1,15 1,3

Sau khi tính được độ lệch quân phương tương đối thực tế của dãy số ett, ta đem so
sánh với độ lệch quân phương tương đối cho phép [e].

Giá trị [e] được cho ở Bảng 3.6.

Nếu ett < [e] thì dãy số coi như hợp lý.

Nếu ett > [e] thì loại bỏ con số lớn nhất hoặc nhỏ nhất của dãy số và kiểm tra lại dãy
số mới. Việc loại bỏ căn cứ vào 2 hệ số sau:

K1 =
t -t
i 1
(3-9)
t -t
i n
54 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bảng 3.6 Giá trị độ lệch quân phương cho phép [e]

Số phần tử của quá trình [e]

5 7

>5 10

 10 12

Kn =
t -t t
2
i 1 i
(3-10)
t t -t
n i
2
i

Nếu Ki < Kn thì loại bỏ số bé nhất.

Nếu Ki > Kn thì loại bỏ số lớn nhất.

Sau khi loại bỏ, một trong hai số là lớn nhất hoặc bé nhất.

Nếu dãy số mới có Kpt  2 thì tiếp tục chỉnh lý theo trị số giới hạn.

Nếu dãy số mới có Kpt > 2 thì tiếp tục chỉnh lý bằng phương pháp độ lệch quân
phương tương đối.

Trường hợp sau khi kiểm tra lại, ett vẫn lớn hơn [e] thì tiếp tục loại bỏ thêm những
con số có sai lệch lớn nhất so với trị số trung bình và tiếp tục kiểm tra dãy số mới cho đến
khi nào đạt yêu cầu thì thôi.

Chú ý: nếu dãy số có từ 5 đến 15 con số thì số con số loại bỏ không được lớn hơn 2.

Nếu số lượng con số trong dãy số nhiều hơn thì số con số bị loại bỏ cũng không
được vượt quá 10% tổng số các con số trong dãy số.

Ví dụ: Chỉnh lý dãy số bấm giờ một quá trình gồm 4 phần tử lặp đi lặp lại có 10
trị số:

20, 25, 18, 19, 22, 13, 25, 24, 32, 22

Giải:

32
K pt = = 2, 462  2 → áp dụng phương pháp độ lệch quân phương.
13
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 55
Sắp xếp các giá trị của dãy số theo thứ tự tăng dần và xác định trị số trung bình:

13 + 18 + 19 + 20 + 22 + 22 + 24 + 25 + 25 + 32
Ttb = = 22
10

- Xác định độ lệch quân phương tương đối bằng cách áp dụng công thức (3-6).

Lập bảng để tính ti, D và D2


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
hiệu

ti 13 18 19 20 22 22 24 25 25 32 220 ti

Di = ti - ttb -9 -4 -3 -2 0 0 2 3 3 10 0 Di

Di2 81 16 9 4 0 0 4 9 9 100 232  D2

1 232
ett =  = +7,3%
22 10  9

Như vậy ett = 7,3 > [e] = 7%.

- Xác định: K1 và Kn

K1 =
t -t i 1
=
220 − 13 207
= = 1,1
t -t i n 220 − 32 108

Kn =
t -t t 2
i 1 i
=
5027 − 13  220 2212
= = 1,13
t t -t
n i
2
i 32  220 − 5072 1968

Ta có Kn > K1 nên loại bỏ số bé nhất là 13.

Dãy số mới sẽ là:

18 19 20 22 22 24 25 25 32

Kiểm tra lại hệ số phân tán Kpt:

32
K pt = = 1, 78  2 → áp dụng phương pháp trị số giới hạn.
18
56 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Giả sử loại bỏ trị số nhỏ nhất 18 hoặc trị số lớn nhất 32 của dãy số và tính
[tma x ], [tmin]:

207 − 32
[tmax ] = + 1,1( 25 − 18 ) = 29,57
9 −1

207 − 18
[tmin ] = − 1,1( 32 − 19 ) = 9,32
9 −1

Như vậy ta loại trừ trị số lớn nhất là 32.

Dãy số mới tiếp theo là:

18 19 20 22 22 24 25 25

3.4.3 Xác định hao phí thời gian bình quân cho một đơn vị sản phẩm
Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở tổng hợp các bản chỉnh lý kết quả quan sát
của tất cả các lần quan sát và có thể thực hiện bằng phương pháp tính trị số bình quân.
Các chỉ tiêu hao phí thời gian bình quân được xác định bằng một trong các công
thức tính trị số bình quân sau đây:

n n n
ttb = (1); ttb = (2); ttb = (3); (3-11)
Q
 Ti  Si T
1
i tbi

Trong đó:
- ttb: hao phí thời gian trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm của từng phần tử
sau các lần quan sát;
- n: số lần quan sát;
- Qi: số lượng sản phẩm của phần tử nào đó nhận được sau mỗi lần quan sát.
Riêng đối với chụp ảnh quá trình của quá trình có chu kỳ, hoặc bấm giờ thì Si
là số chu kỳ của quá trình đó trong lần quan sát hay chính là số lượng các trị số
trong dãy số;
- Ti: tổng thời gian tiêu hao cho mỗi lần quan sát;
- Si: số lượng sản phẩm của mỗi phần tử nào đó (hay số chu kỳ thực hiện
hoặc số lượng các trị số trong dãy số), tính cho 1 đơn vị thời gian quan sát, thường
tính cho 60 phút;
- Ttbi: thời gian hao phí trung bình của 1 đơn vị sản phẩm phần tử nào đó
tính cho 1 lần quan sát.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 57
Ngoài ra còn có thể dùng công thức tính bình quân:

t tb =
T i
(4) (3-12)
S i

Nhưng chỉ với điều kiện là thời gian quan sát của các lần quan sát phải bằng nhau.

Ví dụ: Sau 5 lần quan sát đối với 1 quá trình sản xuất thu được kết quả sau:

Số liệu các lần quan sát


TT Các chỉ tiêu
1 2 3 4 5

1 Độ lâu quan sát 60’ 90’ 120’ 150’ 180’

2 Hao phí thời gian trung bình cho 1 đơn


vị sản phẩm trong mỗi lần quan sát. 2 2,4 3 4 6

3 Số sản phẩm nhận được 30 37,5 40 37,5 30

Để tính hao phí thời gian trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm sau tất cả các lần quan
sát có thể dùng 1 trong 4 công thức tính bình quân trên và đều cho kết quả giống nhau:

Dùng công thức (1) của phương trình (3-11):

n 5
ttb = = = 3 phút
Qi 30 37,5 40 37,5 30
 T 60 + 90 + 120 + 150 + 180
i

Dùng công thức (2) của phương trình (3-11):

n 5
ttb = = = 0,05 giờ = 3 phút
 Si 30 + 25 + 20 + 15 + 10
Dùng công thức (3) của phương trình (3-11):

n 5
ttb = = = 3 phút
1 1 1 1 1 1
T + + + +
2 2, 4 3 4 6
tbi

Công thức (4) của phương trình (3-12) không dùng được cho trường hợp này vì độ
lâu quan sát của các lần quan sát không bằng nhau.
58 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

3.5 PHÂN LOẠI CÁC TỔN THẤT VÀ LÃNG PHÍ THỜI GIAN TRONG
XÂY DỰNG

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc tăng năng suất lao động trong xây
dựng là hợp lý hóa và chấn chỉnh việc sử dụng thời gian làm việc của công nhân, máy móc
và thiết bị xây dựng nhằm giảm bớt tối đa những tổn thất và lãng phí thời gian.

Trên cơ sở tiến hành điều tra chuyên môn, có thể xác định được mức độ và nguyên
nhân của những tổn thất thời gian làm việc. Phân tích các nguyên nhân và tìm các biện pháp
sản xuất để trừ bỏ chúng.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần tiến hành giải quyết các vấn đề:

- Phân loại các loại tổn thất và lãng phí thời gian.

- Xác định các phương pháp nghiên cứu cho từng loại tổn thất và lãng phí thời gian.

- Vận dụng lý thuyết toán học để đảm bảo tính chính xác, đồng thời tốn ít công sức,
thời gian.

- Xác định công thức tính toán để đánh giá hiệu quả tăng năng suất lao động, hạ giá
thành xây dựng do giảm bớt được tổn thất và lãng phí thời gian.

- Tổng số ngày làm việc theo lịch trong năm được chia làm hai loại:

+ Ngày làm việc theo chế độ.

+ Ngày nghỉ theo chế độ.

Những ngày không có mặt bao gồm ngày vắng mặt cho phép theo luật lao động và
kế hoạch quy định, ngày vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc vượt quá tiêu chuẩn
quy định.

Ngày có mặt làm việc bao gồm ngày làm việc có ích và ngày tổn thất (ngừng việc
do tổ chức sản xuất kém, do vi phạm kỷ luật lao động, hoặc tiêu phí cho các công tác thừa
phí sản xuất... đối với ngành xây dựng còn có những tổn thất không thể tránh khỏi do
nguyên nhân khách quan như thời tiết xấu, mưa bão...).

Trong ngày làm việc có ích bao gồm thời gian làm việc có ích và thời gian tổn thất
(tổn thất thời gian không trọn ca). Thời gian tổn thất này có thể thấy rõ như đi chậm về sớm,
ngừng việc do tổ chức sản xuất, lao động không đúng, hoặc do vi phạm kỷ luật lao động...
và có thể không thấy rõ như làm lại các sản phẩm bị hỏng, làm những công tác phi sản xuất,
công tác thừa, làm các nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội v.v...
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 59

Số ngày trong năm


(theo lịch)

Số ngày làm việc Ngày thứ 7, chủ


theo chế độ nhật và ngày lễ

Ngày có mặt Ngày vắng mặt

Không có lý
Ngày tổn Có lý do do chính
Ngày làm
thất trọn chính đáng hoặc
việc
ca đáng quá tiêu
chuẩn

Thời gian
Thời gian
làm việc
có ích
có ích

Hình 3.1 Sơ đồ tình hình sử dụng thời gian của công nhân trong một năm.

Như vậy thời gian tổn thất của công nhân trong quá trình sử dụng thời gian lao động
bao gồm:

- Ngày vắng mặt không có lý do chính đáng.

- Ngày tổn thất.

Thời gian tổn thất có thể là:

+ Tổn thất thấy rõ.

+ Tổn thất không thấy rõ (ẩn tàng).

Trong thực tế những thời gian tổn thất này khó có thể tránh khỏi, song với biện
pháp tổ chức sản xuất và lao động hợp lý, đúng đắn, phương thức quản lý và sử dụng lao
động phù hợp thì sẽ hạn chế và giảm bớt chúng xuống mức tối thiểu.
60 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

3.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHO TỪNG LOẠI TỔN THẤT
THỜI GIAN

3.6.1 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian trọn ca

Tổn thất thời gian trọn ca được nghiên cứu dựa trên các tài liệu sau:

- Bảng chấm công.

- Các tài liệu kiểm tra định kỳ tại chỗ.

- Các chỉ tiêu kế hoạch về sử dụng thời gian hàng năm (nghỉ phép, ốm đau, hội họp,
học tập...).

- Các báo cáo thống kê tháng trước và trong tháng tiến hành kiểm tra.

Tổn thất thời gian làm việc trọn ca được xác định bằng người - ca bao gồm các
thành phần sau:

+ Ngừng việc trọn ca do tổ chức sản xuất tồi.

+ Nghỉ phép quá tiêu chuẩn quy định.

+ Vi phạm kỷ luật lao động.

+ Nghỉ do ốm (vượt quá chỉ tiêu kế hoạch quy định).

+ Không có mặt vì thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.

+ Không có mặt vì những nguyên nhân khác.

Chỉ tiêu tổng hợp tổn thất thời gian làm việc trọn ca của công nhân tính bằng % theo
công thức sau:

p.100
Pträn ca = (3-12)
A+p

Trong đó:

- Ptrọn ca: tổng số tổn thất thời gian làm việc trọn ca;

- p: số lượng tổn thất thời gian tính theo người - ca;

- A: tổng số người - ca đã thực hiện trong tháng tiến hành kiểm tra.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 61
3.6.2 Phương pháp nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc không trọn ca
(nội bộ ca)

- Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ: được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp
chụp ảnh ngày làm việc. Đối tượng nghiên cứu là các loại nghề và các loại máy móc thi
công chủ yếu trên công trường.

Khoảng thời gian quan sát phải bằng thời gian của một ca. Nếu công trường làm
việc hai ca thì chụp ảnh ngày làm việc cũng tiến hành cho tất cả các ca đó. Đồng thời phải
được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tổn thất thời gian làm việc thấy rõ bao gồm các loại sau:

+ Công tác thừa: làm lại những phần thi công hỏng do lỗi của công nhân, cán bộ kỹ
thuật hoặc do các nguyên nhân khác.

+ Ngừng việc ngoài quy định.

➢ Do tổ chức lao động và sản xuất không tốt;

➢ Do các nguyên nhân ngẫu nhiên như bị mất điện nước đột ngột...

➢ Do vi phạm kỷ luật lao động.

- Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ: được phát hiện căn cứ vào các lần
kiểm tra định kỳ tại chỗ.

Tổn thất thời gian làm việc không thấy rõ được phân như sau:

+ Vì tổ chức lao động và sản xuất không đúng.

+ Tổn thất do chất lượng vật liệu, kết cấu, sản phẩm ở khâu trước làm ra kém.

+ Tổn thất vì vi phạm kỷ luật sản xuất.

+ Tổn thất do sai sót trong đồ án thi công.

Việc chỉnh lý kết quả nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc nội bộ ca được tiến
hành theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chỉnh lý kết quả của từng lần chụp ảnh ngày làm việc của công nhân
hay của máy.

Giai đoạn 2: Tổng hợp kết quả điều tra theo từng khu vực quan sát, nghiên cứu và
áp dụng các biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra tổn thất.

Giai đoạn 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn công trường.
62 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Giai đoạn quan trọng nhất của tất cả công tác nghiên cứu tổn thất thời gian làm việc
của công nhân và của máy là việc nghiên cứu các biện pháp cải tiến việc sử dụng thời gian
làm việc và áp dụng chúng vào sản xuất.

3.6.3 Tổng kết tổn thất và lãng phí thời gian

Công thức tính toán tổng hợp tổn thất và lãng phí thời gian:

100 - Pträn ca
P = Pträn ca +
100
(P
thÊy râ + Pkh«ng thÊy râ ) (3-14)

Trong đó:

- P: % tổn thất thời gian chung cho cả 3 loại;

- Ptrọn ca: % tổn thất thời gian trọn ca;

- Pthấy rõ: % tổn thất thời gian thấy rõ trong nội bộ ca;

- Pkhông thấy rõ: % tổn thất thời gian không thấy rõ trong nội bộ ca.

Việc áp dụng các biện pháp rút bớt tổn thất thời gian làm việc cần tiến hành ngay
sau khi nghiên cứu trong mỗi gian đoạn tiến hành điều tra và có sự tham gia trực tiếp của
các cán bộ làm công tác kiểm tra.

Kết quả cuối cùng của công tác điều tra được lập thành báo cáo với nội dung sau:

- Phần tổng hợp ghi thời kỳ điều tra, khu vực và đơn vị tiến hành điều tra.

- Tính chất chung của việc quản lý xây dựng và các khu vực tiến hành điều tra.

- Tổng hợp tổn thất thời gian làm việc của công nhân và máy.

- Những biện pháp trừ bỏ tổn thất thời gian làm việc.

3.7 CHỤP ẢNH NGÀY LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY

3.7.1 Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy

Chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy nhằm thu thập những tài liệu về
số lượng và nguyên nhân của những tổn thất thời gian làm việc trong ca. Trên cơ sở đó đề
ra biện pháp để khắc phục, trừ bỏ những tổn thất thời gian làm việc của công nhân cũng như
tổn thất trong việc sử dụng máy thi công.
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 63
Chụp ảnh ngày làm việc còn cung cấp những tài liệu cần thiết để xác định định mức
các loại chi phí thời gian phụ như thời gian chuẩn kết, thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự
nhiên, thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công.

Việc ghi chép số liệu khi chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy được
tiến hành bằng phương pháp chụp ảnh hỗn hợp.

Khi tiến hành chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy, thời hạn nhất thiết
không được nhỏ hơn một ca.

Để phát hiện đầy đủ tất cả các loại tổn thất thời gian làm việc, đồng thời đảm bảo
cho chỉ tiêu bình quân về tổn thất thời gian làm việc không mang tính chất ngẫu nhiên cần
tiến hành quan sát nhiều lần.

Khi tiến hành chụp ảnh ngày làm việc và thời gian sử dụng máy cần tính toán khối
lượng sản phẩm đã hoàn thành trong thời gian quan sát.

Kết quả chụp ảnh ngày làm việc của công nhân và thời gian sử dụng máy được ghi
chép vào biểu “chụp ảnh ngày làm việc” và “chụp ảnh thời gian sử dụng máy” như sau:

a) Biểu chụp ảnh ngày làm việc


I. Bản cân đối thời gian làm việc

Bảng 1: Biểu kết quả chụp ảnh ngày làm việc của công nhân

Tổ chức xây dựng


Tổ định mức Ngày Tên quá trình CA
và tên công trình

NLV

Tổng số hao phí thời gian Số


thứ tự
Cộng Tổng cộng
Các loại chi phí thời gian
Phút Phút
% %
công công

Thời gian Thời gian tác nghiệp 3155 75, 3281 78,1 1
Thời làm việc phù (chính, phụ) 1
gian hao hợp với
phí cho Thời gian chuẩn kết 126 3 2
nhiệm vụ
sản xuất
Thời gian Theo chuyên môn - - 3
64 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Tổ chức xây dựng


Tổ định mức Ngày Tên quá trình CA
và tên công trình
làm việc Không theo chuyên 178 4,2 178 4,2 4
không thấy môn
trước

Thời gian Ngừng vì tổ chức KT - - 5


ngừng việc
Nghỉ giải lao và nhu 279 6,7 279 6,7 6
được quy
cầu tự nhiên
định

Cộng - - 3738 89 7

Công tác thừa - - - 8

Ngừng Do thiếu vật liệu 143 3,4 9


việc do
Do thiếu công cụ lao động - - 10
tổ
chức Do thiếu năng lượng - - 382 9,1 11
Tổn thất
sản
và lãng Do thiếu diện công tác 33 0,8 12
xuất
phí thời
tồi Do thiếu sự chỉ dẫn của cán - - 13
gian
bộ kỹ thuật

Do nguyên nhân ngẫu nhiên 206 4,9 14

Do vi phạm kỷ luật lao động - - 80 1,9 15

Cộng - - 462 11 16

Tổng cộng - - 4200 100 17

II. Sự thực hiện định mức sản lượng

56,8  60  100
- Có tính đến tổn thất thời gian: = 81%
4200

56,8  60  100
- Không tính đến tổn thất thời gian: = 92%
3738
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 65
III. Giải thích các dòng 4, 9, ..., 15

Dòng 4: Công việc căn chỉnh lại ván khuôn đối với đội bê tông.

Dòng 9: Ngừng do không vận chuyển kịp bê tông đến.

Dòng 12: Ngừng liên quan đến việc sửa chữa ván khuôn.

Dòng 14: Ngừng vì sửa chữa ô tô vận chuyển bê tông.

Dòng 15: Công nhân đến muộn sau bữa ăn trưa.

IV. Thành phần tổ đội công nhân

Cấp bậc 6 5 4 3 2 1 Cộng

Số lượng công nhân - - 4 3 6 13

V. Sự có mặt và chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật

Thời gian
Số lần chung Nội dung đã chỉ
Chức vụ Họ và tên
đến dẫn cho công nhân
Phút % ca

Kỹ sư Nguyễn Văn B 1 13 3 Về sai sót của ván


khuôn
Đốc công Trần Văn C 3 63 15
Chỉ dẫn sửa lại ván
khuôn

VI. Số lượng sản phẩm đã làm được và thời gian hao phí theo định mức

Định Định mức


Số hiệu Đơn Khối lượng
Nội dung công việc mức đo cho cả khối
định mức vị đo hoàn thành
1 đơn vị lượng

Định mức Đổ BT móng trụ bin


nội bộ cống, bê tông trạm trộn
m3 172 0,33 56,76
dùng ôtô tự đổ vận
chuyển đến
66 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
VII. Kiến nghị về khắc phục tổn thất thời gian làm việc

Cần kiểm tra kỹ chất lượng ván khuôn do đội mộc làm.

Tính toán lại số lượng ô tô vận chuyển vữa bê tông đến nơi đổ.

b) Biểu chụp ảnh thời gian sử dụng máy

I. Bản cân đối thời gian làm việc

Bảng 2: Biểu kết quả chụp ảnh thời gian sử dụng máy

Tổ chức xây dựng Tên máy


Tổ định mức Ngày CA
và tên công trình và quá trình

TGM

Tổng số hao phí thời gian Số thứ


tự
Cộng Tổng cộng
Các loại chi phí thời gian
Phút Phút
% %
công công

Thời gian Máy có tải đầy đủ 353 73,35 353 73,35 1


làm việc
phù hợp Máy làm việc -
với nhiệm không tải
vụ
Thời gian hao phí cho sản xuất

Máy chạy không - 2


khó tránh khỏi

Máy làm công việc không thấy 8 1,68


trước

Thời gian Do chăm sóc kỹ 80 16,8 5


ngừng thuật máy
việc được
quy định Do lý do kỹ thuật 12 2,5
thi công

Do công nhân nghỉ 9 1,80 109 22,87 6


giải lao và nhu cầu
tự nhiên

Cộng 462 96,22 462 96,22 7


Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 67

Tổ chức xây dựng Tên máy


Tổ định mức Ngày CA
và tên công trình và quá trình

Công tác thừa 11 2,13 8

Ngừng Do thiếu vật liệu 9


việc do tổ
chức sản Do thiếu năng 10
xuất tồi lượng
Tổn thất và lãng phí thời gian

Do máy hỏng 11

Do thiếu diện thi 12


công

Do thiếu chỉ dẫn


của cán bộ

Do nguyên nhân 13
khác

Do nguyên nhân ngẫu nhiên 14

Do vi phạm kỹ luật lao động 7 1,47 7 1,47 15

Cộng: 18 3,76 18 3,78 16

Tổng cộng: 480 100 480 100 17

II. Sự thực hiện định mức sản lượng

8,4  60  100
- Có tính đến tổn thất thời gian: = 105%
480

8,4  60  100
- Không tính đến tổn thất thời gian: = 109,99%
462

III. Giải thích các dòng

Dòng 5: Công nhân bảo dưỡng kiểm tra máy, di chuyển máy ra bãi và về trạm.
68 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Dòng 6: Hướng dẫn kỹ thuật và đổi thợ lái máy giữa ca.

Dòng 9: Làm công việc gạt đá và sửa đường.

IV. Thành phần công nhân lái máy

Cấp bậc 1 2 3 4 5 6 7 Cộng

Số lượng công nhân 2 10

V. Sự có mặt và chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật

Thời gian
Chức Số lần chung Nội dung đã chỉ dẫn
Họ và tên
vụ đến cho công nhân
Phút % ca

Kỹ sư Nguyễn Văn B 1 13 3 Hướng dẫn vị trí đào đổ đất và


sơ đồ di chuyển máy

VI. Số lượng sản phẩm đã làm được và thời gian hao phí theo định mức

Định mức
Số hiệu Đơn Khối lượng Định mức cho cả
Nội dung công việc
định mức vị hoàn thành đo 1 đơn vị khối
lượng

Định mức Đào và vận chuyển


m3 210 2,4 8h40
nội bộ đất cử ly 300m

VII. Kiến nghị về cải tiến thời gian

- Bộ phận máy nổ hay hỏng vặt cần sửa chữa.

- Ô tô đổ đá cần đổ đúng chỗ, gọn gàng, không đổ lấn ra đường đang đắp đất.

3.7.2 Cách xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc

Trị số chỉ tiêu trung bình tổn thất thời gian làm việc phụ thuộc vào số lần tiến hành
quan sát (số lần chụp ảnh ngày làm việc). Vì vậy để đảm bảo chính xác của các kết quả
nhận được, không mang tính chất ngẫu nhiên ta cần xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc
Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 69
cần thiết. Để giải quyết vấn đề này người ta áp dụng toán học thống kê. Đó là phương pháp
xác định số lần quan sát chụp ảnh ngày làm việc cần thiết của Cemdpamob.

- Công thức để xác định số lần quan sát chụp ảnh ngày làm việc:

4 2
n= +3 (3-15)
2

Trong đó:

+ n: Số lần chụp ảnh ngày làm việc cần thiết;

+ 2: Phương sai thực nghiệm - Trị số đặc trưng cho trình độ ổn định (hay
phân tán) của dãy số kết quả:

( x − x)
2


i
2
= (3-16)
n −1

Trong đó:

➢ xi: Các chỉ tiêu lãng phí thời gian của lần quan sát thứ i;

➢ x: Các chỉ tiêu lãng phí thời gian trung bình;

+ : Giới hạn của độ lệch cực đại giữa các đại lượng tổn thất thời gian
thực tế và đại lượng tổn thất thời gian trung bình (tính theo %). Tùy theo mức độ
chính xác yêu cầu người ta có thể lấy  với trị số nhất định. Theo kết quả nghiên
cứu thực nghiệm thì trị số  cho phép sử dụng là không vượt quá 3%.

Các khoảng  được chia ra thành: 3%; 2,5%; 2%; 1,5%; 1%.

- Biểu diễn công thức thành hệ đồ thị: ta lần lượt thay các giá trị  vào công thức
(3-15) và thay giá trị 2 được tính ở công thức (3-16) vào công thức (3-15) thì ta có thể vẽ
được các đường đồ thị (các đường đồ thị có dạng bậc nhất).

Vẽ đường  = 3%: ta chỉ cần xác định 2 điểm:

4 2
Giả sử: =0→ n=3
2
49
 = 3% → n = +3= 7
9

Tương tự như vậy ta vẽ tiếp các đường  = 2,5%; 2%; 1,5%; 1%.
70 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Hình 3.2 Biểu đồ dùng để xác định số lần chụp ảnh ngày làm việc
hay chụp ảnh thời gian sử dụng máy.

Nếu 1 điểm có tọa độ (n, 2) xác định, mà nằm phía bên phải của đường thẳng ngoài
cùng ( = 3%) thì số lần quan sát là đủ, khi đó đại lượng của độ lệch cực đại của các chỉ tiêu
tổn thất thời gian thực tế so với tổn thất thời gian trung bình được xác định bằng giá trị e
theo đường thẳng gần điểm có tọa độ đó nhất.

Nếu điểm đó mà nằm phía bên trái của đường ( = 3%) thì xem như số lần quan sát
chưa đủ để nghiên cứu mà cần quan sát bổ sung.

Ví dụ: Từ kết quả 5 lần của chụp ảnh ngày làm việc của 1 đội cốt thép kết quả nhận
được chỉ tiêu xi tổn thất thời gian làm việc của nhóm đó (%):

8,5 ; 11,2 ; 14,6 ; 12,7 ; 13.

Trị số trung bình của tổn thất thời gian làm việc:

8,5 + 11,2 + 14,6 + 12,7 + 13


x= = 12%
5

Lập bảng xác định 2:

x 8,5 11,2 14,6 12,7 13 Cộng

x -x -3,5 -0,8 +2,6 +0,7 1 0

(x - x)2 12,2 0,64 6,76 0,49 1 21,1


Chương 3: Nghiên cứu số liệu định mức kỹ thuật xây dựng 71

Đại lượng 2 được xác định theo công thức:

( x − x)
2
21,1

i
2
= = = 5,3%
n −1 5 −1

Theo đồ thị n = 5 và 2 = 5,3% thì điểm có tọa độ sẽ nằm ở bên trái đường  = 3%,
vì vậy số lần quan sát chưa đủ.

Tiến hành quan sát bổ sung và kết quả thu được là 11,4%:

8,5 + 11,2 + 14,6 + 12,7 + 13 + 11,4


x= = 11,9%
6

Lập bảng xác định 2:

x 8,5 11,2 14,6 12,7 13 11,4 Cộng

x -x -3,4 -0,7 +2,7 +0,8 1,1 -0,5 0

(x - x)2 11,6 0,49 7,29 0,64 1,21 0,25 21

Đại lượng 2 được xác định theo công thức:

( x − x)
2
21,48

i
2
= = = 4,3%
n −1 6 −1

Theo đồ thị n = 6 và 2 = 4,3% thì điểm có tọa độ (6; 4,3) nằm ở bên phải đường  =
3% và bên trái đường  = 2,5%, nên số lần chụp ảnh ngày làm việc là đủ, và có thể coi rằng
tổn thất thời gian làm việc của đội cốt thép là 11,9 + 2,5% × 11,9.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài 1: Chỉnh lý các dãy số sau:

54; 45; 48; 46; 45; 36; 10; 45; 46; 54; 48; 42; 39.

56; 60; 43; 53; 39; 42; 42; 42; 36; 27; 50; 33.

9; 11; 10; 10; 11; 9; 7; 10; 12; 9; 9; 12; 13.

Biết quá trình sản xuất gồm 5 phần tử công việc.


72 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bài 2: Hãy chỉnh lý dãy số sau:

8; 11; 16; 18; 11; 11,5; 5; 17; 14; 21; 9; 15; 10; 16; 15; 17; 19; 19; 9

Biết quá trình sản xuất gồm 5 phần tử công việc.

Bài 3: Giả sử đã thực hiện quan sát thu được các số liệu về chụp ảnh ngày làm việc có các
số liệu về tỷ lệ thời gian ngừng thi công của hai trường hợp như sau:

11%; 13%; 15%; 14%; (12%); (11,5%)

13%; 12% ; 14% ; 11%; (12,5%); (11,5)

Hãy kiểm tra xem cần bao nhiêu lần chụp ảnh ngày làm việc với từng trường hợp.
Chương 4

PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT XÂY DỰNG

4.1 CÁC QUY ƯỚC KÝ HIỆU TRONG CÔNG THỨC TÍNH TOÁN

- Số tuyệt đối viết bằng chữ in hoa (thời gian tác nghiệp - Ttn...).

Đơn vị tính: giờ công, ngày công, hay người-phút, người-giờ.

- Số tương đối tính bằng % viết bằng chữ thường (tck, tnggl, tngtc).

Đơn vị tính: %.

4.2 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT LAO ĐỘNG

4.2.1 Tính toán định mức cho công tác tác nghiệp

Chi phí lao động cho công tác tác nghiệp (Ttn) được xác định bằng tổng chi phí lao
động cho các bộ phận của quá trình xây dựng tính trên 1 đơn vị đo sản phẩm của bộ phận
đó (T1, T2, ..., Tn) được quy đổi theo hệ số chuyển đổi từ đơn vị đo sản phẩm của từng bộ
phận của quá trình sang đơn vị đo sản phẩm của quá trình xây dựng (k1, k2, ..., kn).

n
Ttn = T1k1 + T2 k 2 + ... + Tn k n =  Ti k i (4-1)
i =1

Trong đó:

- Ti: là hao phí lao động trung bình tính cho 1 đơn vị sản phẩm phần tử thứ i
(Ti là kết quả thu được sau khi chỉnh lý số liệu sau các lần quan sát);

- ki: là hệ số chuyển đổi đơn vị hoặc hệ số cơ cấu của phần tử thứ i;

- ni: là số phần tử tác nghiệp của quá trình.

Ví dụ: Sau các lần quan sát quá trình lắp tấm bê tông tường bằng cần cẩu, kết quả
thu được và đã chỉnh lý như sau:
74 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

TT Tên phần tử Hao phí lao động Sản phẩm phần tử

1 Nhận vữa 25,3 ng.phút/m3 1,54 m3

2 Rải vữa 5,7 ng.phút/m2 103 m2

3 Móc tấm 2,3 ng.phút/tấm 140 tấm

4 Quan sát ra hiệu 1,03 ng.phút/tấm 140 tấm

5 Lắp tấm góc 15,4 ng.phút/tấm 16 tấm

6 Lắp tấm giữa 10,1 ng.phút/tấm 124 tấm

7 Căng dây mức 8,6 ng.phút/lần 15 lần

8 Điều chỉnh, cố định, liên kết tạm 11,5 ng.phút/tấm 140 tấm

9 Tác nghiệp phụ 0,3 ng.phút/tấm 140 tấm

Tính thời gian tác nghiệp để lắp 1 tấm tường?

Giải

Tính các hệ số ki:

a. Hệ số chuyển đổi đơn vị:

1,54
- k = = 0,011
1 140

103
- k2 = = 0,74
140

- k 3 = k 4 = k8 = k 9 = 1

15
- k7 = = 0,11
140

b. Hệ số cơ cấu:

16
- k5 = = 0,11
140
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 75

124
- k6 = = 0,89
140

Như vậy thời gian tác nghiệp để lắp 1 tấm tường là:

Ttn = 25,3 × 0,11 + 5,7 × 0,74 + 2,3 × 1 +1,03 × 1 + 15,4 × 0,11 + 10,10 × 0,89 +
8,6 × 0.11 + 11,5 × 1 + 0,3 × 1 = 31.26 ng.phút/tấm

4.2.2 Tính toán định mức cho công tác chuẩn kết

Có thể tính theo 3 trường hợp như dưới đây.

4.2.2.1 Thời gian chuẩn kết tính theo giá trị tuyệt đối
Trường hợp thời gian chuẩn kết khá lớn, trong đó lại có các phần việc, thao tác thì
dùng công thức (4-2).
n
Tck = T1k1 + T2 k 2 + ... + Tn k n =  Ti k i (4-2)
i =1

Trong đó:
- Ti: là thời gian để làm các thao tác, phần việc thứ i;
- ki: là hệ số chuyển đổi đơn vị hoặc hệ số cơ cấu của phần tử thứ i;
- ni: là số phần tử công tác chuẩn kết của quá trình.

4.2.2.2 Trường hợp thời gian chuẩn kết không lớn lắm (xấp xỉ 5%)

Cũng có thể xác định thời gian chuẩn kết của từng lần quan sát và sau đó tính cho
các lần quan sát.

Sau lần quan sát thứ i ta có:

Tck
Tcki = (4-3)
Pi

Trong đó:

- Tcki: thời gian chuẩn kết cho 1 đơn vị sản phẩm sau 1 lần quan sát thứ i;

- Tck: tổng thời gian chuẩn kết của lần quan sát thứ i;

- Pi: số lượng sản phẩm lần quan sát thứ i.


76 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Sau n lần quan sát:

T cki
Tck = i=1
(4-4)
n

Cách này ít dùng vì độ chính xác thấp và chỉ dùng ở phạm vi hẹp.

4.2.2.3 Thời gian chuẩn kết tính theo giá trị tương đối

Trong trường hợp thời gian chuẩn kết chiếm một tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ thời gian
làm việc thì định mức thời gian chuẩn kết có thể tính bằng % của thời gian định mức đơn vị
và lập thành bảng tra sẵn.

Phương pháp để lập định mức thời gian chuẩn kết là dựa vào kết quả chụp ảnh ngày
làm việc. Nó phải đảm bảo đầy đủ tính chất đại diện cho các loại công tác, cho các vùng,
các mùa theo từng nghề và đối tượng quan sát phải đảm bảo tính chất trung bình tiên tiến.

Bảng 4.1 Bảng tiêu chuẩn định mức thời gian chuẩn kết

Loại công tác tck (%) Loại công tác tck (%) Loại công tác tck (%)

Gia công cốt thép 3 Công tác làm mái 2 Công tác nề 4

Lắp dựng cốt thép 6 Lắp cấu kiện BT 4 Công tác sơn 3

Rải bê tông nhựa 1 Lắp cấu kiện thép 6 Công tác nguội 6

Đổ bê tông toàn 3 Công tác ốp, lát 3 Vận chuyển 1


khối

Công tác đất 1 Công tác mộc 5 Lắp điện 5

Thời gian chuẩn kết trong bảng được tính theo % so với ca làm việc, với điều kiện
ca làm việc đó không có thời gian tổn thất, tức là bằng thời gian được định mức.

4.2.3 Tính toán định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân

Có 2 cách xác định như dưới đây:

- Dựa vào số liệu quan sát thực tế:

Tài liệu cần thiết để lập định mức cho nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên cũng là tài
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 77
liệu chụp ảnh ngày làm việc, thực hiện trong những điều kiện tổ chức lao động và nơi làm
việc hợp lý, quá trình thi công được thực hiện đúng với những công nhân tiên tiến, có ý
thức lao động tốt.

Trong quá trình phân tích và xác định định mức nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên
cần ước tính trước khả năng giảm bớt của nó bằng cách lợi dụng một phần thời gian ngừng
việc do lý do kỹ thuật thi công cho nghỉ giải lao hoặc nhu cầu tự nhiên.

- Đối với một số công việc nhất định có thể xác định định mức nghỉ giải lao và nhu
cầu tự nhiên bằng một tỷ lệ % so với thời gian định mức đơn vị sản phẩm, và lập thành
bảng tra sẵn căn cứ vào kinh nghiệm thực tế cũng như chế độ về lao động, nghỉ ngơi của
nhà nước đã ban hành.

Bảng 4.2 Bảng định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân

Nghề nghiệp-loại công tác tnggl (%) Nghề nghiệp-loại công tác tnggl (%)

Thợ máy 10-12 Lắp kết cấu 10-12

Gia công cốt thép 10-12 Công tác ốp, lát 8-12

Rãi bê tông nhựa 10-12 Thợ mộc 10-15

Đổ bê tông toàn khối 10-15 Thợ nguội xây dựng 12-20

Hàn điện, hàn hơi 8-15 Thợ lắp kính 10-15

Làm mặt đường 8-15 Công nhân vận chuyển 6-25

Công tác xây 10-15 Đặt đường ống 8-20

Làm mái 15-20 Công tác trát 8-15

Công tác sơn 8-15 Thợ điện 8-15

Công tác đất 12-15

4.2.4 Tính toán định mức thời gian ngừng việc vì lý do kỹ thuật thi công

Định mức thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công được xác định từ sự phân tích
các tài liệu chụp ảnh ngày làm việc trong điều kiện tổ chức quá trình thi công hợp lý và
đúng đắn.
78 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Nếu trong trường hợp thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công tương đối lớn
(tngtc > 10%) thì có thể lợi dụng một phần để công nhân nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên.

Thời gian ngừng vì lý do thi công thường được tính toán và biểu thị bằng % của
thời gian định mức đơn vị sản phẩm. Đối với một số công việc có thể tính toán và lập thành
một bảng tra sẵn.

Việc xác định trị số tngtc có thể xảy ra trong 2 trường hợp:

• Khi sử dụng một phần (x = 1/ 2, 1/ 3, 1/ 4 ... 1/n) tngtc cho thời gian nghỉ giải lao
và nhu cầu tự nhiên. Cần chú ý tttnggl phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng
nggl ( t nggl = 6,25% ) và tngtc được tính bằng công thức:
t min min

 100 − ( t ck + t nggl )


Tngtc
tt
t ngtc = (4-5)
Ttn + (1 − x ) Tngtc

tt
t nggl = t nggl - xt ngtc

Trong đó:
tt
- t ngtc : thời gian ngừng thi công tính toán tính theo giá trị tương đối;

- Tngtc: thời gian ngừng thi công tính theo giá trị tuyệt đối;

- Ttn: thời gian tác nghiệp tính theo giá trị tuyệt đối;

tt
- t nggl : thời gian nghỉ giải lao tính toán tính theo giá trị tương đối;

- tngtc: thời gian ngừng thi công tính theo giá trị tương đối;

- tngtc: thời gian chuẩn kết tính theo giá trị tương đối;

- x: một phần thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công sử dụng cho thời
gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân.

• Khi định mức thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân lấy bằng trị số tối thiểu
min
( t nggl = 6,25%) thì tngtc được tính bằng công thức sau:

 100 − ( t ck + t min
nggl ) 
Tngtc
tt
t ngtc =  (4-6)
Ttn + Tngtc

t min
nggl = 6,25%
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 79
Thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công lấy theo giá trị tuyệt đối được tính
như sau:

Ttn
Tngtc =  t ngtc (4-7)
100 − ( t ck + t nggl + t ngtc )

4.2.5 Tính định mức lao động cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp các yếu tố hợp thành định mức được xác định theo giá trị tuyệt đối thì
định mức lao động cho 1 đơn vị sản phẩm được tính theo công thức:

Đlđ = Ttn + Tck + Tntc + Tnggl (4-8)

Trường hợp thời gian tác nghiệp được xác định bằng giá trị tuyệt đối (Ttn), các yếu
tố còn lại được tính theo giá trị tương đối thì định mức lao động được tính như sau:

Ttn
§l® =  100 (4-9)
100 − ( tck + t nggl + t ngtc )

Trường hợp thời gian tác nghiệp và thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công được
xác định bằng giá trị tuyệt đối (Ttn, Tntc), các yếu tố còn lại được tính theo giá trị tương đối
thì định mức lao động được tính như sau:

Ttn + Tngtc
§l® =  100 (4-10)
100 − ( tck + tnggl )

Ví dụ: Nghiên cứu quá trình lắp tấm panel tường bằng cần cẩu số liệu thu thập và đã
được chỉnh lý như sau:

TT Loại thời gian hao phí Đơn vị tính Thời gian hao phí

1 Hao phí thời gian tác nghiệp Giờ công/tấm 5,6

2 Thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công % 16

3 Thời gian chuẩn kết % 5

4 Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân % 14

Hãy tính định mức lao động để lắp 1 tấm panel tường?
80 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Giải

Ttn 5,6
Tngtc =  t ngtc = 16 = 1,38 giờ công/tấm
100 − ( t ck + t nggl + t ngtc ) 100 − ( 5 + 16 + 14 )

 100 − ( t ck + t nggl )


Tngtc
tt
t ngtc =
Ttn + (1 − x ) Tngtc

tt
t nggl = t nggl - xt ngtc

1,38
tt
t ngtc =  [100 − ( 5 + 14 ) ] = 17,14%
5,6 + (1 − 1/ 3)1,38

1
tt
t nggl = 14 − 16 = 8,67%  t min
nggl = 6,25%
3

5, 6
§l® =  100 = 8, 097 giờ công/tấm
100 − ( 5 + 8, 67 + 17,14 )

4.3 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC THỜI GIAN SỬ DỤNG MÁY


Công tác xây dựng định mức thời gian sử dụng máy được tiến hành theo trình tự
sau:
- Xác định năng suất của máy sau một giờ làm việc thuần túy và liên tục.
- Thiết kế nơi làm việc của quá trình, thành phần tổ công nhân tham gia quá trình.
- Thiết kế chế độ làm việc của máy.
- Tính định mức thời gian sử dụng máy.

4.3.1 Định năng suất của máy sau một giờ làm việc thuần túy và liên tục

Để xác định chỉ tiêu này người ta chia máy xây dựng làm hai loại:

4.3.1.1 Máy làm việc có chu kỳ

Máy làm việc có chu kỳ là sau khoảng thời gian nhất định các phần tử của chu kỳ
lặp lại theo một trình tự liên tục. Ví dụ như máy ủi, cần cẩu, máy xúc 1 gầu...

Năng suất của máy làm việc theo chu kỳ sau một giờ làm việc liên tục được xác
định theo công thức:
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 81
Ngiờ = n . v . k1 . k2 ... kn

hay

3600
Ngiê = .v.k1 .k2 ...kn (4-11)
Tck

Trong đó:

- n: số chu kỳ tiêu chuẩn trong 1 giờ làm việc liên tục của máy;

- v: dung tích (năng suất lý thuyết) của máy trong 1 chu kỳ;

- k1 . k2 ... kn: các hệ số tính đến tính năng kỹ thuật của máy và các chỉ tiêu
sử dụng máy trong điều kiện thi công bình thường như hệ số đầy gầu của máy xúc,
hệ số tơi xốp của đất...

- Tck: thời hạn 1 chu kỳ tính bằng giây.

4.3.1.2 Máy làm việc liên tục

Máy làm việc liên tục là máy trong suốt thời kỳ liên tục chỉ thực hiện một chuyển
động liên tục. Ví dụ như máy nghiền đá, băng vận chuyển, máy xúc nhiều gầu...

Năng suất của máy làm việc liên tục sau 1 giờ làm việc liên tục được xác định theo
công thức sau:

Ngiờ = w. k1 . k2 ... kn (4-12)

Trong đó:

- w: là số lượng sản phẩm sau 1 giờ làm việc liên tục với tải trọng đầy đủ và
không đầy đủ.

- k1 . k2 ... kn: là hệ số có tính đến ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối
với năng suất 1 giờ của máy làm việc liên tục.

4.3.2 Nội dung chủ yếu của giai đoạn thiết kế thành phần tổ công nhân

Cần phải xác định được số lượng công nhân cần thiết cho quá trình thi công và bậc
nghề của họ, trong đó có số công nhân điều khiển máy và số công nhân phục vụ máy.

4.3.2.1 Phần công nhân điều khiển máy

Nhìn chung từng loại máy đã có quy định về số công nhân điều khiển ghi trong lý
lịch máy. Nhưng trong một số trường hợp mức độ cơ giới hóa cao và sử dụng nhiều máy
82 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
cùng loại thì có thể bố trí 1 công nhân điều khiển đồng thời một số máy.

Nếu điều kiện cho phép 1 công nhân điều khiển nhiều máy thì số máy 1 công nhân
điều khiển có thể được xác định như sau:

Đối với máy hoạt động chu kỳ:

Tca  K t
m= (4-13)
Tpv

Đối với máy hoạt động liên tục:

Tm
m= +1 (4-14)
Tpv

Trong đó:

- m: số máy mà công nhân có thể điều khiển;

- Tca: độ lâu ca làm việc;

- Kt: hệ số sử dụng thời gian;

- Tm: thời gian máy có thể hoạt động được;

- Tpv: thời gian cần thiết để người công nhân điều khiển máy trong một ca
hoặc một chu kỳ;

- 1: con số thực nghiệm.

4.3.2.2 Xác định số công nhân xây lắp phục vụ máy

Đối với máy hoạt động theo chu kỳ: về nguyên tắc phải đảm bảo chu kỳ làm việc
của công nhân < chu kỳ làm việc của máy.

Đối với máy hoạt động liên tục:

N¨ng suÊt 1 phót t¸c nghiÖp cña m¸y


- Sè c«ng nh©n phôc vô m¸y =
N¨ng suÊt 1 phót t¸c nghiÖp cña c«ng nh©n

Sca
- Năng suất 1 phút tác nghiệp của máy =
Tca  K t

1
- Năng suất 1 phút tác nghiệp của CN =
Ttn
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 83
4.3.2.3 Thiết kế chế độ làm việc của ca máy

Khi thiết kế chế độ làm việc của ca máy cần vạch ra những sự ngừng việc liên quan
đến tổ chức thi công của máy trong ca làm việc, phạm vi dao động tiêu chuẩn và thời hạn
nhỏ nhất có thể của những sự ngừng máy đó, chế độ làm việc trong xây dựng (như số ca và
độ lâu ca, thời hạn ngừng đặc biệt).

Khi thiết kế chế độ làm việc của ca máy cần tạo mọi khả năng để giảm bớt thời hạn
của những sự ngừng việc đến mức thấp nhất.

Để xác định chế độ làm việc của ca máy cần xác định các thời điểm chủ yếu
sau đây:

- Thời gian có mặt của công nhân ở nơi làm việc.

- Thời gian chuẩn bị cho máy ra hiện trường.

- Thời gian bắt đầu công tác có hiệu quả của máy khi bắt đầu ngày làm việc và sau
khi ngừng đặc biệt.

- Thời gian kết thúc công tác có hiệu quả của máy trước khi ngừng đặc biệt và trước
khi kết thúc ngày làm việc.

Trị số hệ số sử dụng máy trong ca được xác định theo công thức:

Tca − ( Thl + T®b ) 100 − ( thl + t®b )


K tg = hay K tg = (4-15)
Tca 100

Trong đó:

- Ktg: là hệ số sử dụng thời gian làm việc của máy;

- Tca: là thời hạn 1 ca máy;

- Thl: là thời gian ngừng hợp lý được quy định của máy;

- Tđb: là thời gian làm việc đặc biệt của máy (ví dụ: đối với máy làm việc có
chu kỳ là thời gian máy làm những công việc không chu kỳ của máy. Đối với máy
làm việc liên tục là thời gian máy chạy không tải);

- thl, tđb: là thời gian ngừng hợp lý và thời gian làm việc đặc biệt của máy
tính theo trị số tương đối (%).

• Xác định định mức năng suất ca máy, định mức thời gian sử dụng máy:

Định mức năng suất của ca máy được xác định bằng cách nhân định mức năng
suất một giờ máy làm việc liên tục với số giờ làm việc liên tục của máy trong
84 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
ca. Số lượng giờ máy làm việc liên tục trong ca chính bằng số giờ máy trong ca
nhân với hệ số sử dụng máy trong ca:

Nca = Ngiờ . Tca . Ktg (4-16)

1
§tgm = (4-17)
N giê  K tg

4.3.3 Một số ví dụ và công thức tính định mức cho một số loại máy chính

4.3.3.1 Định mức cho máy trộn bê tông


Xác định năng suất của máy trộn bê tông có dung tích 250 lít để sản xuất vữa bê
tông mác 100.
Căn cứ tài liệu quan sát, sau khi tiến hành chỉnh lý người ta xác định được:
- Thời gian của các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn như trong Bảng 4.3.

Bảng 4.3 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn

TT Bộ phận quá trình Thời gian T (giây) Ghi chú

1 Đổ vật liệu vào thùng trộn 7

2 Quay thùng trộn đến vị trí quay 4

3 Quay thùng trộn để trộn vữa 60

4 Quay thùng trộn về vị trí đổ 4

5 Đổ bê tông đã trộn ở thùng ra 11

6 Quay thùng trộn về vị trí ban đầu 4

Thời gian một chu kỳ của máy trộn: Tck = Ti = 90 giây (i = 1-6)

- Thời gian của các bộ phận trong chu kỳ của máng đổ vật liệu như trong Bảng 4.4.

Thời gian một chu kỳ của máng đổ vật liệu: Tck = Ti = 57 giây (i = 7-10)

Ngoài ra còn một số phần việc khác:

- Chuyển đá và cát từ bãi đến máng của máy trộn bê tông T11 = 1,5 phút.

- Chuyển hỗn hợp bê tông từ máy trộn đến nơi sử dụng T12 = 3 phút.
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 85
Bảng 4.4 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máng đổ vật liệu

TT Bộ phận quá trình Thời gian T (giây) Ghi chú

1 Chất vật liệu vào máng T7 = 35 giây

2 Nâng máng lên T8 = 10 giây

3 Đổ vật liệu từ máng vào thùng trộn T9 = 8 giây

4 Hạ máng xuống T10 = 4 giây

Hệ số xuất liệu (a) tức là khối lượng bê tông máy trộn ra chiếm bao nhiêu phần khối
lượng vật liệu a = Vđã trộn/V. Kết quả quan sát cho thấy a = 0,7.

So sánh Tckỳ của thùng trộn = 90 giây > Tckỳ của máng đổ vật liệu = 57 giây. Vì vậy
năng suất của máy trộn bê tông cần phải xác định theo Tckỳ của thùng trộn.

Năng suất kỹ thuật của máy trộn bê tông sau 1 giờ:

3600 3600
N giê = V a =  0, 25  0, 7 = 7 m3/giờ
Tck 90

Trong đó V là dung tích thùng trộn: 250 lít = 0,25 m3.

Tính hệ số sử dụng thời gian theo công thức (4-15):

Theo kết quả quan sát thì thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật TCTC bao gồm:

- Thời gian máy trộn chờ đợi để cấp vật liệu vào thùng lúc đầu ca và sau khi nghỉ
trưa giữa ca:

2  (T11 + T7 + T8) = 2  (1,5  60 + 35 + 10) = 270 giây = 4,5 phút

- Thời gian máy trộn phải nghỉ trước một mẻ trộn cuối cùng trước lúc nghỉ ăn trưa
giữa ca và trước khi kết thúc ca làm việc:

2  T12 = 2  3 = 6 phút

Vậy Tngtc = 4,6 + 6 = 10,6 phút.

Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên theo kết quả quan sát và đã được
chỉnh lý:

Tnggl = 10% Tca = 60  8  0,1 = 48 phút


86 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Thời gian đặc biệt trong trường hợp này coi như không có, hệ số sử dụng thời gian
Ktg là:

Tca − ( Thl + T®b ) 480 − (10, 6 − 48 )


K tg = = = 0, 88
Tca 480

Định mức thời gian sử dụng máy:

1 1
§tgm = = = 0,162 giờ/m3
N giê  K tg 7  0,88

Định mức năng suất ca máy:

Nca = 7 × 8 × 0,88 = 49,28 m3/ca

4.3.3.2 Định mức cho máy xúc gầu thuận

Hãy xác định định mức cho máy xúc gầu thuận theo các tài liệu sau:

- Máy có dung tích gầu V = 0,5 m3.

- Chiều cao hố đào 1m, đất nhóm 1.

- Hệ số đầy gầu Kđ = 0,88, hệ số tơi của đất Kt = 1,15.

Sau khi chỉnh lý các tài liệu quan sát, người ta xác định được thời hạn trung bình
của các phần tử trong chu kỳ như trong Bảng 4.5.

Bảng 4.5 Thời gian các bộ phận trong chu kỳ của máy trộn

TT Phần tử quá trình T (giây) Ghi chú

1 Ngoạm đất vào gầu 5

2 Nâng gầu kết hợp với quay 6

3 Đổ đất từ gầu ra 11

4 Quay gầu trở về kết hợp hạ gầu 7

Ngoài ra thời gian ngừng máy hợp lý và thời gian đặc biệt là T5 = 40 phút.

Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên: tnggl = 12% ; Tca = 8 giờ.
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 87
Giải:

Tck = T1 + T2+ T3+ T4 = 5 + 6 + 11 + 7 = 29 giây


Năng suất giờ của máy sau 1 giờ làm việc liên tục:
3600 K 3600 0, 88
N giê = V  ® =  0, 5  = 47, 5 m3 đất
Tck Kt 29 1,15

Hệ số sử dụng thời gian của máy:


Tca − ( Thl + T®b ) 480 − ( 40 + 58 )
K tg = = = 0, 8
Tca 480

Định mức thời gian sử dụng máy:


1 1
§tgm = = = 0, 026 giờ/m3
N giê  K tg 47, 5  0, 8

Định mức thời gian tính cho 100 m3 là: 2,60 giờ máy
Định mức năng suất ca máy:
Nca = 47,5 × 8 × 0,8 = 304 m3/ca

4.3.3.3 Định mức cho máy băng truyền

Định mức năng suất của máy băng truyền trong 1 ca làm việc thuần túy được xác
định bằng công thức:

Nca = kx × 3600 × F × v × g × Tca × Ktg (T/ca) (4-18)

Trong đó:

- kx: hệ số sử dụng khối lượng sản phẩm của băng truyền khi xét đến độ
nghiêng của nó;
- F: thiết diện của sản phẩm nằm trên băng (m2);
- v: tốc độ vận chuyển (m/giây) tùy thuộc vào vòng quay của trục chủ động;
- g: tỉ trọng của sản phẩm (T/m3).

4.3.3.4 Định mức cho máy bơm bê tông

Định mức năng suất của máy bơm bê tông trong 1 ca làm việc thuần túy được xác
định bằng công thức:

  d2
N ca = 60   s  n    Tca  K tg (m3/ca) (4-19)
4
88 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Trong đó:

- d: đường kính pít tông;

- s: chiều dài di chuyển pít tông (m);

- n: số lần di chuyển pít tông trong 1 phút;

- : hệ số đẩy của pít tông, phụ thuộc vào kết cấu loại bơm và độ đặc của
vữa (0,6- 0,9).

4.4 ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU

4.4.1 Nhiệm vụ của định mức vật liệu trong xây dựng

Trong sản xuất việc sử dụng vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm
ngoài chi phí về lao động sống và máy móc thiết bị. Sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm sẽ
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt đối với ngành xây dựng cơ bản, vì tỉ trọng của chi
phí vật liệu trong giá thành công trình xây dựng cơ bản chiếm khoảng 60 - 70%, và thực tế
chỉ rõ rằng nếu giảm bớt được 1% chi phí vật liệu có thể đảm bảo hạ thấp giá trị của công
tác xây dựng hàng năm nhiều tỷ đồng.

Để sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm cần thiết phải có hệ thống định mức tiêu dùng
vật liệu, định mức đó được xây dựng có căn cứ khoa học kỹ thuật và việc sử dụng chúng
trong quá trình sản xuất một cách đúng đắn.

Hệ thống định mức này là căn cứ để xác định nhu cầu vật liệu, và là cơ sở cho việc
tính toán kiểm tra chi phí thực tế của vật liệu xây dựng, giúp các đơn vị thi công thực hiện
tổ chức, quản lý trong sản xuất và hạch toán kinh tế.

Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là cơ sở chủ yếu khi lập định mức
dự toán cho các công tác xây lắp và các loại kết cấu xây dựng. Ngoài ra định mức tiêu dùng
vật liệu còn có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến kỹ thuật phát triển, tăng năng suất lao
động, nâng cao trình độ quản lý kinh tế trong xây dựng cơ bản.

Định mức tiêu dùng vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nó bao gồm vật liệu trực tiếp tạo
ra sản phẩm và lượng vật liệu hao hụt, mất mát cho phép trong quá trình vận chuyển, cất giữ
và thi công.

Phần vật liệu hữu ích: là lượng vật liệu cần thiết ít nhất để tiến hành chế tạo đơn vị
sản phẩm, mà không tính đến phế liệu và mất mát vật liệu sinh ra trong tất cả các giai đoạn
vận chuyển, bảo quản và thi công... Đây chính là chi phí vật liệu cần thiết để chế tạo ra thực
tế sản phẩm.
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 89
Phế liệu: là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng để tạo thành sản phẩm cần thiết,
nhưng có thể sử dụng để chế tạo sản phẩm khác nào đó. Ví dụ: phế liệu gỗ (mẩu vụn, vỏ
bào, mùn cưa...) có thể dùng để làm gỗ ván ép, gỗ dán hoặc các sản phẩm khác.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó, phế liệu được phân thành phế liệu trừ bỏ
được và phế liệu khó trừ bỏ được (phế liệu cho phép).

- Phế liệu trừ bỏ được là những phế liệu không thể xảy ra khi tiến hành công tác
theo đúng yêu cầu của quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công.

- Phế liệu khó trừ bỏ được là những phế liệu sinh ra không thể tránh khỏi được ngay
cả trong những điều kiện sử dụng vật liệu hợp lý. Ví dụ: phế liệu gỗ xẻ sinh ra khi chế tạo
các chi tiết hay kết cấu bằng gỗ.

Mất mát vật liệu: khác với phế liệu, nó là phần vật liệu còn lại không thể sử dụng
được cho bất cứ sản phẩm nào. Ví dụ: phần vữa bê tông còn lại bị rắn, xi măng bị rắn chắc
và mất mát khi phun... mất mát trong quá trình vận chuyển hoặc quá trình đưa vào sản xuất.

Mất mát khó trừ bỏ được là những mất mát xảy ra khi đã thực hiện đúng nguyên tắc
sản xuất và sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm.

Định mức tiêu dùng vật liệu được xác định trên một đơn vị đo của sản phẩm xây
dựng thích hợp và được tính theo công thức:

V0 = V1 + P + M (4-20)

Trong đó:

- V0: Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật;

- V1: Định mức vật liệu hữu ích;

- P: Phế liệu cho phép;

- M: Mất mát vật liệu cho phép.

Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là số lượng vật liệu cần thiết để chế
tạo một đơn vị sản phẩm xây dựng thích hợp, thỏa mãn các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật
trong sản xuất.

4.4.2 Các phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu

Những phương pháp cơ bản dùng để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu trong
xây dựng là phương pháp phân tích, phương pháp thí nghiệm và phương pháp phân tích tính
toán. Ngoài ra có thể dựa trên cơ sở những tài liệu thống kê - kỹ thuật.
90 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Tùy thuộc vào tính chất của vật liệu và kết cấu được tạo thành bởi chúng, định mức
tiêu dùng vật liệu có thể hình thành từ kết quả của việc áp dụng 2 hoặc 3 phương pháp.

- Phương pháp thống kê kỹ thuật: định mức tiêu dùng vật liệu được thực hiện bằng
cách đo số lượng vật liệu khi cung cấp và số lượng còn lại sau khi công tác hoàn thành.

- Phương pháp phân tích nghiên cứu: là phương pháp mà định mức tiêu dùng vật
liệu được xác định trên cơ sở quan sát trực tiếp tại nơi làm việc bằng cách đo và ghi chép số
lượng sản phẩm đã hoàn thành và số lượng vật liệu đã xuất ra. Công việc đo và ghi chép đó
được thực hiện suốt trong quá trình xây dựng. Phương pháp này cho khả năng xác định
lượng phế liệu và mất mát vật liệu cho phép.

- Phương pháp thí nghiệm: là phương pháp mà định mức tiêu dùng vật liệu được
xác định trên cơ sở sự quan sát tiến hành trong điều kiện đặc biệt được tạo ra, khi đó trình
tự tiến hành đo, chỉnh lý tài liệu quan sát và xác định định mức tương tự như phương pháp
phân tích nghiên cứu.

Phương pháp thí nghiệm được áp dụng để tính chi phí vật liệu cho các sản phẩm
mới, cho từng loại công tác sửa chữa cụ thể, và trong những trường hợp cần phải nghiên
cứu kỹ ảnh hưởng của các nhân tố riêng biệt đến chi phí vật liệu mà các phương pháp
nghiên cứu trong điều kiện bình thường không xác định được.

Phương pháp này có nhược điểm là mang tính chất chủ quan, điều kiện hoàn cảnh
và trình độ người thí nghiệm khác với thực tế sản xuất bình thường.

- Phương pháp phân tích tính toán: là phương pháp mà các định mức tiêu dùng vật
liệu được xác định bằng phương pháp tính toán lý thuyết, tiến hành trên cơ sở nghiên cứu
kết cấu xây dựng được định mức có tính đến đặc điểm của quá trình công nghệ thuộc quá
trình xây dựng tương ứng.

Phương pháp này được áp dụng khi định mức tiêu dùng vật liệu không có phế liệu
và mất mát vật liệu khó trừ bỏ được, cũng như trong các trường hợp lượng phế liệu và mất
mát vật liệu có thể xác định bằng phương pháp tính toán lý thuyết.

4.4.3 Những biện pháp cơ bản để nâng cao việc sử dụng vật liệu trong xây dựng

Nghiên cứu các loại mất mát vật liệu khác nhau có mục đích là để sử dụng chúng
một cách hợp lý nhất trong quá trình xây dựng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và nơi phát sinh phế liệu và mất mát vật liệu người ta
chia các biện pháp trừ bỏ lãng phí vật liệu thành các nhóm:

- Liên quan đến quá trình vận chuyển;


Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 91
- Liên quan đến quá trình gia công;

- Liên quan đến quá trình bảo quản trong kho;

- Liên quan đến quá trình lắp đặt kết cấu và chi tiết.

4.4.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình vận chuyển

- Áp dụng quá trình công nghệ vận chuyển và công tác xếp dỡ hợp lý nhất;

- Chọn thiết bị vận chuyển thích hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại vật liệu;

- Sử dụng các biện pháp bao bì đóng gói tối ưu nhất.

4.4.3.2 Nhóm biện pháp liên quan đến việc bảo quản trong kho

Áp dụng các thiết bị chuyên môn ở kho và bãi phù hợp với nguyên tắc bảo quản
vật liệu;

Biện pháp về kết cấu kho đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cũng như các nguyên
tắc xếp đặt và chất xếp vật liệu xây dựng.

4.4.3.3 Nhóm biện pháp liên quan đến quá trình gia công vật liệu

- Đảm bảo thành phần pha chế vữa bê tông và các loại hợp chất xây dựng khác.
Nâng cao độ chính xác của việc định liều lượng pha trộn.

- Tìm biện pháp thu nhặt phế liệu và mất mát vật liệu.

- Loại vật liệu sử dụng và chất lượng của nó phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế.
Nâng cao chất lượng vật liệu khi đưa vào chế tạo bán thành phẩm.

- Lựa chọn kích thước vật liệu phù hợp với kích thước sản phẩm cần chế tạo.

- Áp dụng chế độ cắt gọt hợp lý, nâng cao độ chính xác khi cắt gọt, giảm bớt sai sót.

- Tận dụng phế liệu bằng cách dùng phế liệu với tư cách là vật liệu để sử dụng cho
công việc khác.

4.4.3.4 Nhóm biện pháp liên quan đến việc lắp đặt vật liệu vào công trình
- Tuân theo đúng yêu cầu của quá trình công nghệ.
- Kiểm tra thường xuyên chất lượng vật liệu và sản phẩm nhận được cũng như quá
trình tiến hành công tác.
- Tính toán và phân tích nguyên nhân hư hỏng, từ đó dự thảo biện pháp trừ bỏ
chúng.
92 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Đảm bảo chất lượng cần thiết của dụng cụ và thiết bị.
- Nâng cao một cách có hệ thống trình độ kỹ thuật và văn hóa của công nhân.
- Nâng cao việc sử dụng lại các vật liệu để tạo dựng các công trình tạm thời.

4.5 LẬP ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

4.5.1 Yêu cầu của định mức dự toán


- Định mức dự toán lập cho từng loại công tác xây dựng của các phương thức xây
dựng, các loại hình công trình xây dựng và quy mô xây dựng công trình phù hợp với khả
năng thể hiện về khối lượng công tác trong thiết kế.

- Định mức dự toán thể hiện đúng, đủ hao phí các nguồn lực cần thiết để hoàn thành
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

- Định mức dự toán phải ổn định ở từng thời kỳ và phù hợp với quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.

- Định mức dự toán tổng hợp phải tính đến những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong xây dựng và các kinh nghiệm tiên tiến, đồng thời thể hiện khả năng thực tế, phổ
biến trong quá trình thực hiện công tác xây dựng.

- Định mức dự toán là cơ sở để tính các khoản chi phí trực tiếp trong đơn giá
xây dựng cho mỗi loại công tác xây dựng phục vụ cho việc xác định tính giá xây dựng
công trình.
- Định mức dự toán phải đảm bảo tính tổng hợp, thuận tiện, dễ sử dụng, giảm nhẹ
khối lượng tính toán khi tính giá xây dựng công trình.

4.5.2 Nội dung của định mức dự toán

Mức hao phí vật liệu

Mức hao phí vật liệu là số lượng các loại vật liệu cần thiết (kể cả hao hụt khâu thi
công và hao hụt tự nhiên) để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây
dựng. Định mức vật liệu chính được tính bằng số lượng theo quy cách được quy định, vật
liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính.

Mức hao phí lao động

Mức hao phí lao động là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp và
công nhân phục vụ xây dựng cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công
tác xây dựng.
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 93
Mức hao phí máy thi công

Mức hao phí máy thi công là số lượng ca máy của các loại máy thi công trực tiếp và
phục vụ cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Định
mức máy thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng, các máy phụ khác được tính
bằng tỷ lệ phần trăm so với hao phí máy chính.

4.5.3 Phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình

4.5.3.1 Đối với những định mức mới chưa được công bố

Định mức mới chưa được công bố được xây dựng theo trình tự sau:

Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng

Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới thể hiện rõ đơn vị tính khối
lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

Bước 2. Xác định thành phần công việc

Thành phần công việc nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo
thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp
với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình

Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

a. Các phương pháp tính toán

Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới được thực hiện theo một
trong ba phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công
nghệ.

- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình
hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.

- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ
phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao
động được công bố.

- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây
chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu suất do sự
phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.
94 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích.

Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ
các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:

- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối
lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang
thực hiện.

- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ
các công trình tương tự.

- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn
nghiệp vụ.

Phương pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế.

Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế và tham khảo định mức sử
dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.

- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát và đối chiếu với thiết kế, quy
phạm, quy chuẩn kỹ thuật.

- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản
xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng
lao động.

- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại
máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng 1 dây chuyền, tham khảo các
quy định về năng suất kỹ thuật của máy.

b. Nội dung tính toán các thành phần hao phí

Tính toán định mức hao phí về vật liệu

Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác
hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công, gồm:

- Vật liệu chủ yếu (chính là những loại vật liệu có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn
trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị
đo lường thông thường.

- Vật liệu khác (phụ) là những loại vật liệu có giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ
trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so
với chi phí của các loại vật liệu chính.
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 95
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công bố
hoặc tính toán theo một trong 3 phương pháp nêu trên.

Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức xây
dựng là:

VL = (QV K hh + QLC
V
K LC ) K cVd K t® (4-21)

Trong đó:

- QV: số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định
mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong 3 phương pháp trên.

Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu
được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó
đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc
tiêu chuẩn của công trình,...

Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công
được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được
công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.

V
- QLC : số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...)
sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán một trong 3
phương pháp trên.

V
- K cd : hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu theo tính toán, thực tế hoặc
kinh nghiệm thi công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức xây dựng.

- Khh: định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công được tính
theo công thức sau:

Khh = 1 + Ht/c (4-22)

- Ht/c: định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định
mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự,
hoặc theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối
với những vật tư chưa có trong định mức.

Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành
phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).
96 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định
trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC = 1. Đối
với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1.

Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được tính theo công thức sau:

h ( n − 1) + 2
K LC = (4-23)
2n

Trong đó:

+ h: tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi.


+ n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1).
- Ktđ: hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản
ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành
công tác xây dựng theo đúng tiến độ.

Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm
hệ số này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo
tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn
nghiệp vụ.

Tính toán hao phí vật liệu khác

Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng
chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo
loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.

Tính toán định mức hao phí về lao động

Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định mức
lao động (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong 3 phương pháp trên.

Trong một dây chuyền liên hợp hao phí lao động được tính toán, điều chỉnh theo năng
suất lao động của bước công việc có năng suất lao động nhỏ nhất.

Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.

Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công. Mức hao
phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:

NC =  ( t®m
g V
K c®® K c® K t® )  1 8 (4-24)
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 97
Trong đó:

- tgđm: định mức lao động cơ sở, là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng
cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể.

- Kcđđ: hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang xây dựng hoặc lấy theo
kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà
đưa ra các hệ số khác nhau tùy theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi
công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 1,3.

- KVcđ: hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực
tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.

- 1/8: hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.

- Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản
ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa nhân lực để hoàn thành công tác
xây dựng theo đúng tiến độ của công trình.

Hệ số này được tính theo điều kiện và tiến độ thi công hoặc theo số liệu từ kinh
nghiệm của các nhà chuyên môn.

Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng

Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ
sở năng suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong 3 phương
pháp trên.

Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất máy thi công là giờ máy, ca máy,...

Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:

1
M= V
K c®® K c® K cs K t® (4-25)
QCM

Trong đó:

- QCM: định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong ba
phương pháp trên.
98 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Kcđđ: hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Hệ số này được tính từ định mức thi công chuyển sang định mức xây dựng
hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn nghiệp vụ.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà
phân ra các hệ số khác nhau tùy theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi
công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 1,4.

V
- K c® : hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số chuyển đổi đơn vị tính từ thực
tế hoặc kinh nghiệm thi công sang định mức dự toán.

- Kcs: hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng
suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng
suất máy thi công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây
chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất.

- Ktđ: hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số ảnh
hưởng do việc huy động và sử dụng máy không thường xuyên hoặc tối đa để hoàn
thành công tác xây dựng phù hợp với tiến độ thi công công trình.

Hệ số này được tính trên cơ sở điều kiện và tiến độ thi công hoặc theo số
liệu công bố từ kinh nghiệm của các nhà chuyên môn nghiệp vụ.

Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác

Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm
so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được
xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình
tương tự.
Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động,
máy thi công
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu,
nhân công và máy thi công.
Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:
- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ
tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng,
bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu
chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; Loại thợ; cấp bậc
công nhân xây dựng bình quân; Tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị chủ yếu và một
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 99
số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác
hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật liệu
phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động tính bằng ngày
công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân;
hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) được
tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ yếu.

Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây
dựng và thực hiện mã hóa thống nhất.

4.5.3.2 Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi
vận dụng các định mức xây dựng đã được công bố

a. Điều chỉnh hao phí vật liệu

- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định,
tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.

- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định
mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm
của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.

b. Điều chỉnh hao phí nhân công

Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí
theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức
chuyên môn

c. Điều chỉnh hao phí máy thi công

- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến độ
nhanh chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều
kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn.
- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo
nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Bài 1: Để thực hiện gói công việc là một sân để xe bằng bê tông nhựa có kích thước 10 m ×
50 m, người ta phải thực hiện các phần việc sau:
100 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
1) Xác định kích thước và định vị các vị trí cần thiết cho sân để xe, hao phí lao động
T1 = 40 người phút/sân để xe.

2) Đào đất móng thủ công 205 (m3) đất nguyên thổ, T2 = 6,5 giờ công/m3 đất
nguyên thổ.

3) Đổ và đầm đất cấp phối bằng máy, lao động thủ công hỗ trợ và hoàn thiện các
lớp cấp phối theo thiết kế 200m3, T3 = 1,5 giờ công.

4) Rải vữa bê tông nhựa bằng máy, lao động thủ công hỗ trợ hoàn thiện T4 = 0,5 giờ
2
công/m bê tông nhựa.

Các thành phần thời gian khác: tck = 5%, tnggl = 13%, tngtc = 11%.

Hãy xác định:

a. Các hệ số chuyển đơn vị?

b. Định mức lao động khi không sử dụng thời gian ngừng thi công để nghỉ
giải lao?

c. Định mức lao động khi chuyển một phần thời gian ngừng thi công sang
nghỉ giải lao?

Bài 2: Quan sát quá trình ốp gạch men sứ do công nhân xây lắp thực hiện thu được các số
liệu như sau:

- Thời gian tác nghiệp:

+ Trộn vữa bằng máy, thợ điều khiển: 1,2 giờ công/m3 vữa;

+ Vận chuyển vữa (mỗi lần được 30 lít): 0,25 giờ công/lần;

+ Căng dây (mỗi lần ốp 40 viên): 9 người phút/lần;

+ Ốp gạch (trát vữa và ốp gạch): 2,5 giờ công/m2;

+ Miết mạch: 0,2 giờ công/m2.

- Các loại hao phí thời gian theo tỷ lệ: tck = 4%; tnggl = 12%; tngtc = 15%. Biết rằng ốp
2
1m cần 82 viên gạch và 25 lít vữa.

Hãy xác định:

a. Các hệ số chuyển đơn vị?


Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 101
b. Thời gian tác nghiệp (Ttn) để hoàn thành 1 m2 ốp tường?

c. Định mức lao động (ĐMlđ) cho việc ốp gạch nếu không tận dụng thời gian
ngừng thi công để nghỉ giải lao?

d. Nếu tận dụng một thời gian ngừng thi công để nghỉ giải lao thì định mức
lao động (ĐMlđ) cho việc ốp gạch là bao nhiêu?

Bài 3: Quan sát quá trình xây tường thẳng, gạch chỉ, chiều dày 22cm, thu được các số liệu
để xây 1m3 tường như sau:

1) Căng dây, lấy dấu 1 lần, hao phí lao động 10 người phút/lần;

2) Trộn, vận chuyển vữa xây, mỗi lần được 30 lít vữa, hao phí lao động 0,25 giờ
công/lần;

3) Vận chuyển gạch, mỗi lần được 20 viên, hao phí lao động 0,15 giờ công/lần;

4) Xây tường, hao phí lao động 6,5 giờ công/m3;

5) Kiểm tra, lấy cữ 3 lần, hao phí lao động 5 người phút/lần.

6) Chuyển giáo công cụ 1 lần, hao phí lao động 0,5 giờ công/lần.

Biết 1m3 tường xây cần 550 viên gạch và 290 lít vữa. Các thành phần thời gian
khác: tck = 6%, tnggl = 11%, tngtc =13%.

Hãy xác định:

a. Định mức thời gian tác nghiệp?

b. Định mức lao động?

Bài 4: Quan sát quá trình xây tường thẳng, gạch chỉ, chiều dày 22 cm, thu được các số liệu
để xây 1m3 tường như sau:

1) Căng dây, lấy dấu 1 lần, hao phí lao động 10 người phút/lần;

2) Trộn, vận chuyển vữa xây, mỗi lần được 30 lít vữa, hao phí lao động 0,25 giờ
công/lần;

3) Vận chuyển gạch, mỗi lần được 20 viên, hao phí lao động 0,15 giờ công/lần;

4) Xây tường, hao phí lao động 6,5 giờ công/m3;


102 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
5) Kiểm tra, lấy cữ 3 lần, hao phí lao động 5 người phút/lần;

6) Chuyển giáo công cụ 1 lần, hao phí lao động 0,5 giờ công/lần.

Biết 1m3 tường xây cần 550 viên gạch và 290 lít vữa. Các thành phần thời gian
khác: tck = 6%, tnggl = 13%, tngtc =13%.

Hãy xác định:

a. Xác định các hệ số chuyển đơn vị?

b. Định mức lao động khi sử dụng thời gian ngừng thi công để nghỉ giải lao?

c. Nếu khối lượng xây là 100m3 thì để xây xong trong 15 ngày thì yêu cầu
cần thuê bao nhiều người làm?

Bài 5: Khối lượng đất đào của một công trình xây dựng là 2.500 m3, đào bằng máy đào 1
gầu kết hợp sửa thủ công (90% đào máy). Người ta thuê máy đào dung tích 1,25 m3.

Quan sát quá trình đào đất thu được: Thời gian đào đất T1 = 1 phút; Thời gian
nâng và quay gầu T2 = 0,5 phút; Thời gian đổ đất T3 = 15 giây; Thời gian quay và hạ gầu
T4 = 20 giây.

Các loại hao phí khác trong ca: Thời gian khởi động và di chuyển đến vị trí đào 30
phút; Bảo dưỡng máy 6% ca; Thời gian ngừng công nghệ 40 phút; Thời gian nghỉ giải lao
và nhu cầu cá nhân của công nhân điều khiển máy là 11% ca.

Cho biết hệ số đầy gầu Kđ = 0,9; Hệ số tơi của đất Ktơi = 1,2.

Hãy xác định:

a. Định mức năng suất giờ (NSgiờ), Định mức năng suất ca (NSca), Định mức
thời gian máy (ĐMtgm)?

b. Xác định số ca máy cần thuê trong trường hợp trên?

c. Nếu định mức sửa thủ công là 9,5 giờ công/m3, hãy xác định số ngày
công cần thiết để hoàn thành khối lượng đất sửa bằng thủ công?

Bài 6: Xác định định mức lao động:

Có số liệu quan sát quá trình lắp ghép panel bằng cần trục tháp:
Chương 4: Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng 103

Hao phí lao động Sản phẩm


STT Tên phần tử
(người phút) thu được

1 Trộn chuyển rải vữa 1.277 6,13 m3

2 Móc panel vào cần trục 637 63 tấm

3 Điều chỉnh, đặt neo buộc 2.767 63 tấm

4 Nhét mạch vữa 836 359 m

Các số liệu: tck= 7%; tnggl= 10%; tngcn = 14%.

Hãy xác định:

a. Định mức thời gian tác nghiệp của công tác?

b. Xác định định mức lao động của công tác trên?

Bài 7: Xây dựng định mức dự toán đổ bê tông RCC từng lớp có chiều dày 30cm (theo yêu
cầu kỹ thuật) bằng phương pháp khảo sát thực tế.

Thực hiện việc xác định mức hao phí lao động qua khảo sát như sau: vị trí khảo sát
theo các độ cao khác nhau của đập, thời điểm thực hiện khảo sát trong các giờ khác nhau
của các ca, thống kê từ số phiếu phát ra và thu về từ chụp ảnh, bấm giờ... sau khi xử lý số
liệu, kết quả tổng hợp như sau:

- Số lớp đắp RCC khảo sát : 4 lớp

- Tổng số chuyến ôtô vận chuyển : 108 chuyến

- Tổng khối lượng RCC của 4 lớp đắp : 810 m3

- Diện tích vệ sinh bề mặt (67,215m × 30m) : 2.016 m2

- Tổng số ca thi công : 1,86 ca

- Khối lượng thực hiện bình quân một ca : 432 m3/ca.

- Nhân công phục vụ san đầm, làm khe giãn nhiệt, xử lý phân tầng, phun nước bảo
dưỡng : 21.458 phút

- Nhân công phục vụ xử lý khe lạnh, vệ sinh bề mặt bằng thủ công và phun nước
: 43.702 phút
104 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- San rải vữa RCC bằng máy ủi 180cv : 904 phút

- Đầm chặt trong thời gian 10 phút bằng đầm rung bánh thép tự trọng 14 tấn (rung
27 tấn), đầm phải cho tới khi bê tông đạt được dung trọng 2,41 T/m3. Mỗi lớp bê tông RCC
đầm 6 lần rung và 2 lần tĩnh : 1.406 ph

- Phun sương làm giảm nhiệt độ bề mặt bê tông RCC bằng máy bơm nước 2,8 kW
: 900 phút

Số lượng vật liệu chính theo cấp phối của thiết kế đối với 1 m3 vữa bê tông
RCC gồm:

- Xi măng PC40 : 90 kg/m3

- Puzơlan : 150 kg/m3

- Phụ gia chậm ninh kết SDR : 2,4 kg/m3

- Nước : 150 lít/m3

- Cát : 376 kg/m3

- Mạt đá mịn : 389 kg/m3

- Đá dăm 4×6 cm : 398 kg/m3

- Đá dăm 2×4 cm : 530 kg/m3

- Đá dăm 0,5×2 cm : 398 kg/m3

Định mức hao hụt 1m3 vữa tính bằng 1,5%.

Hao phí vật liệu phụ (khác): gồm vật liệu làm khe giãn nhiệt được tạo bởi thép tấm
dày 5cm bọc bằng PVC, ống thu nước... được tính bằng 0,5% chi phí vữa bê tông RCC.
Chương 5

ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

5.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG CỦA ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

5.1.1 Khái niệm

Đơn giá xây dựng là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp bao gồm toàn bộ chi phí trực
tiếp (về vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công) hay toàn bộ chi phí xã hội cần thiết để
hoàn thành một đơn vị khối lượng tương đối hoàn chỉnh của các công tác hoặc kết cấu xây
lắp tạo thành công trình.

Đơn giá xây dựng có vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng, là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng hàng năm và để xác định giá
xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước.

5.1.2 Phân loại đơn giá xây dựng

5.1.2.1 Phân loại theo mức độ tổng hợp của đơn vị tính đơn giá

a. Đơn giá công tác xây lắp tổng hợp

Đơn giá công tác xây lắp tổng hợp là đơn giá xác định cho một đơn vị khối lượng
công tác xây lắp tổng hợp hoặc một kết cấu xây lắp hoàn chỉnh và được xác định trên cơ sở
định mức dự toán tổng hợp.

Đơn giá công tác xây lắp tổng hợp được dùng để lập tổng dự toán ở giai đoạn
chuẩn bị xây dựng và lập chỉ tiêu giá chuẩn các công trình, hạng mục công trình thông
dụng, không dùng để lập dự toán chi tiết các hạng mục công trình ở giai đoạn thiết kế bản
vẽ thi công.

b. Đơn giá chi tiết không đầy đủ

Đơn giá chi tiết không đầy đủ là đơn giá được xác định cho một đơn vị công tác xây
lắp riêng biệt hoặc một bộ phận kết cấu xây lắp được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán
chi tiết và giá tương ứng. Đơn giá chi tiết được dùng để tính giá trị trực tiếp của chi phí xây
dựng (dự toán chi tiết) hạng mục công trình ở các giai đoạn thiết kế, làm cơ sở xác định chi
phí xây dựng, giá gói thầu hoặc giá hợp đồng giao nhận thầu.
106 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
c. Đơn giá chi tiết đầy đủ

Đơn giá chi tiết đầy đủ là đơn giá được xây dựng trên cơ sở định mức dự toán chi
tiết, giá tương ứng và các quy định về chế độ tính giá. Đơn giá chi tiết đầy đủ dùng để tính
chi phí xây dựng hạng mục công trình, giá dự thầu. Đơn giá dự thầu do nhà thầu lập dựa
trên cơ sở điều kiện hồ sơ mời thầu, biện pháp thi công cụ thể, hệ thống tiêu chuẩn, định
mức dự toán xây dựng hiện hành của nhà nước và giá cả thị trường của các loại vật liệu,
nhân công, máy xây dựng và chiến lược kinh doanh của nhà thầu.

5.1.2.2 Phân loại theo phạm vi sử dụng

a. Đơn giá xây dựng khu vực (tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương)

Đơn giá xây dựng khu vực bao gồm đơn giá tổng hợp và đơn giá chi tiết được xác
định theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng thuộc cụm
xây dựng tập trung gốc (cụm chuẩn). Đơn giá sử dụng để tính dự toán các công trình xây
dựng trong khu vực. Đối với những công trình có điều kiện khác biệt với cụm chuẩn thì sẽ
được điều chỉnh chi phí vật liệu trong dự toán theo hệ số khu vực quy định cho khu vực đó.

Đơn giá xây dựng khu vực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành.

b. Đơn giá xây dựng công trình

Đơn giá xây dựng công trình bao gồm đơn giá tổng hợp và đơn giá chi tiết được xác
định theo điều kiện thi công, điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, các chế độ
chính sách quy định riêng đối với từng công trình. Đơn giá xây dựng do ban đơn giá công
trình lập và được cơ quan quản lý có thẩm quyền duyệt.

5.1.2.3 Phân loại theo mục đích sử dụng

a. Đơn giá dự toán: Đơn giá chi tiết không đầy đủ sử dụng cho việc tính toán chi
phí xây dựng khi lập tổng mức đầu tư (TMĐT), dự toán xây dựng công trình, dự toán hạng
mục công trình, giá gói thầu...

b. Đơn giá dự thầu: Đơn giá chi tiết đầy đủ sử dụng cho việc tính toán giá dự thầu
gói thầu xây dựng, khi tham gia đấu thầu. Đơn giá dự thầu do nhà thầu lập dựa trên cơ sở
điều kiện hồ sơ mời thầu, biện pháp thi công cụ thể, hệ thống tiêu chuẩn, định mức thi công
và giá cả thị trường của các loại vật liệu, nhân công, máy xây dựng và chiến lược kinh
doanh của nhà thầu.

c. Đơn giá hợp đồng: Đơn giá sử dụng cho việc tính giá hợp đồng khi ký kết hợp
đồng xây dựng;

d. Đơn giá thanh, quyết toán: Đơn giá sử dụng cho việc thanh toán khối lượng hoàn
thành theo giai đoạn và thanh quyết toán công trình hoàn thành.
Chương 5: Đơn giá xây dựng 107
5.1.3 Nội dung của đơn giá xây dựng

5.1.3.1 Nội dung đơn giá xây dựng chi tiết (tổng hợp) không đầy đủ

Đơn giá xây dựng chi tiết (tổng hợp) không đầy đủ gồm ba thành phần chi phí cho
một đơn vị khối lượng công tác xây lắp chi tiết (tổng hợp) hoặc kết cấu xây dựng, đó là: chi
phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

a. Chi phí vật liệu

Chi phí vật liệu bao gồm chi phí mua (kể cả giá trị bao bì đóng gói nếu có) các loại
vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện, bán thành phẩm, vật liệu luân chuyển, phụ tùng thay
thế... Chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản hao hụt ở dọc đường và chi phí tại hiện trường
xây lắp. Trong chi phí vật liệu không bao gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí chung và chi
phí khác.

b. Chi phí nhân công

Chi phí nhân công trong đơn giá bao gồm: tiền lương cơ sở đầu vào, các khoản phụ
cấp theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng đã tính đến các yếu tố thị trường, các
khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định và hệ số lương theo cấp bậc của công
nhân trực tiếp xây dựng để hoàn thành một đơn vị khối lượng.

Trường hợp công trình được hưởng thêm khoản lương phụ, phụ cấp lương và các
chế độ chính sách khác chưa dược tính hoặc chưa tính đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản
nêu trên thì được tính bổ sung vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn ở bản
tổng hợp dự toán xây dựng công trình.

c. Chi phí máy thi công

Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ
điện, động cơ điêzen, hơi nước, máy nén khí,... (kể cả hệ thống trang bị phục vụ cho việc sử
dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp (bao gồm: khấu hao cơ bản,
khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu động lực, tiền lương của công nhân điều khiển
máy và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác của máy) để hoàn
thành một đơn vị khối lượng.

5.1.3.2 Nội dung đơn giá xây dựng chi tiết (tổng hợp) đầy đủ

Đơn giá xây dựng chi tiết (tổng hợp) đầy đủ gồm các thành phần chi phí cho một
đơn vị khối lượng công tác xây lắp chi tiết (tổng hợp) hoặc kết cấu xây dựng, đó là: chi phí
trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công), chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và
thuế giá trị gia tăng.
108 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

5.2 NGUYÊN TẮC LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

- Bảo đảm tính chất bình quân khi xác định các chi phí cần thiết để hoàn thành một
đơn vị công tác hoặc kết cấu xây lắp từng loại hình công trình xây dựng trong phạm vi một
công trình (đối với đơn giá công trình) hoặc trong phạm vi một khu vực (đối với đơn giá
tỉnh, thành phố). Tính bình quân của đơn giá xây dựng được thể hiện ở mặt định lượng
(thông qua hệ thống định mức xây dựng) và về giá (thông qua cách tính giá vật liệu bình
quân đến hiện trường xây lắp, tiền lương ngày công của công nhân xây dựng và giá ca máy
của các loại máy thi công).

- Bảo đảm tính phù hợp với biện pháp thi công, công nghệ thi công được áp dụng.

- Bảo đảm tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất trên cơ sở chấp hành đúng
các chế độ chích sách, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, quy phạm kỹ thuật, giá cả, giá cước
vận chuyển của nhà nước và phù hợp với điều kiện khách quan khi xây dựng công trình.

- Bảo đảm thuận lợi cho việc lập dự toán công trình xây dựng và phục vụ tốt công
tác quản lý kinh tế xây dựng.

5.3 CĂN CỨ LẬP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

Đơn giá xây dựng được lập dựa trên cơ sở các tài liệu sau:

- Định mức dự toán xây dựng quy định mức hao phí vật liệu, nhân công, sử dụng
máy thi công cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp cụ thể như sau:

+ Đối với đơn giá tổng hợp là căn cứ định mức dự toán tổng hợp.

+ Đối với đơn giá chi tiết là căn cứ định mức dự toán chi tiết.

+ Đối với những loại công tác hoặc kết cấu xây lắp không có trong tập định mức dự
toán tổng hợp hoặc định mức dự toán chi tiết, các địa phương có thể dùng các định mức
tổng hợp hoặc chi tiết chuyên ngành xây dựng cơ bản ban hành hoặc tự xây dựng và được
bộ ngành có thẩm quyền phê duyệt để bổ sung vào các tập định mức dự toán.

- Bảng tiền lương ngày công bao lao động trực tiếp của người lao động gồm tiền
lương cơ sở đầu vào, các khoản phụ cấp theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng đã
tính đến các yếu tố thị trường, các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định và
hệ số lương theo cấp bậc của công nhân trực tiếp xây dựng. Căn cứ vào chế độ tiền lương
do Chính phủ quy định và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

- Bảng giá dự toán ca máy của các loại máy xây dựng. Những loại máy chưa có
giá ca máy quy định thì ban đơn giá tính toán dựa trên phương pháp hướng dẫn của
Bộ Xây dựng.
Chương 5: Đơn giá xây dựng 109
- Bảng giá cước và giá vật liệu xây dựng do các cơ quan có thẩm quyền ban hành tại
thời điểm tính toán.

- Sơ đồ cung ứng vật liệu trong phạm vi tỉnh, thành phố (do ban đơn giá địa
phương lập).

- Cự ly, cấp đường, phương tiện vận chuyển vật liệu (do ban đơn giá địa phương
hoặc ban đơn giá công trình xác định).

- Các định mức quy định về, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá
trị gia tăng đầu ra, và các chế độ tính giá khác liên quan đến công tác lập đơn giá xây dựng.

5.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

5.4.1 Phương pháp tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ

Tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ được lập theo trình tự sau:

- Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ lập đơn giá dự toán xây dựng như đã nêu trên.

- Lập bảng tính chi tiết đơn giá xây dựng.

- Tính toán từng thành phần chi phí: vật liệu, nhân công, máy thi công cho từng loại
công tác xây lắp.

- Tổng hợp các chi phí trong đơn giá ghi vào bảng tổng hợp đơn giá, rà soát, kiểm
tra, viết thuyết minh hướng dẫn.

5.4.1.1 Đơn giá vật liệu công tác xây dựng

Công thức:
n
D = (1 + K vlp )(1 + K vlkv )V j g vlj
vl
j (5-1)
i =1

Trong đó:

- Divl : đơn giá vật liệu của loại công tác xây lắp thứ i;

- VJ: định mức sử dụng loại vật liệu chính j tính bằng hiện vật cho một đơn
vị khối lượng công tác xây lắp i quy định trong định mức dự toán chi tiết.

- givl : đơn giá của loại vật liệu tính đến hiện trường xây lắp của một đơn vị
vật liệu j (đồng).
110 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Kvlp: hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so với tổng chi phí vật liệu chính
quy định trong định mức dự toán chi tiết của công tác xây lắp thứ i (nếu có).

- Kvlkv: hệ số vật liệu khu vực.

5.4.1.2 Đơn giá nhân công công tác xây dựng

Công thức:

Dinc = N i g nc
j (5-2)

Trong đó:

- Dinc : đơn giá nhân công của loại công tác xây lắp thứ i (đồng);

- Ni: định mức lao động tính bằng ngày công trực tiếp xây lắp theo cấp bậc
bình quân quy định trong định mức dự toán chi tiết;

- g inc : đơn giá nhân công lao động trực tiếp tương ứng với cấp bậc bình quân
quy định trong định mức dự toán (đồng);

5.4.1.3 Đơn giá máy công tác xây dựng

Đơn giá máy công tác xây dựng được tính dựa trên mức hao phí máy thi công và
đơn giá dự toán ca máy thi công.

Công thức:
n
D mj = (1 + Kimp ) M j g mj (5-3)
j =1

Trong đó:

- Dim : là đơn giá sử dụng máy thi công của loại công tác xây lắp thứ i (đồng);

- M j : hao phí máy thi công thứ j tham gia thực hiện công tác xây lắp thứ 1
(ca máy);

- g mj : đơn giá dự toán ca máy của loại máy thứ j (đồng);

- K imp : hệ số tính đến chi phí sử dụng máy phụ so với tổng chi phí máy
chính quy định trong định mức dự toán chi tiết của loại công tác xây lắp thứ i
(nếu có).
Chương 5: Đơn giá xây dựng 111
Tính toán đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ được trình bày trong Bảng 5.1.

Bảng 5.1 Biểu tổng quát tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ

Thành phần Định Đơn giá Thành tiền


TT Mã hiệu Đơn vị Hệ số
hao phí mức (đồng) (đồng)

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

1 A…… Tên công tác xây


dựng

Vật liệu: Divl

V.1 ca q1 g1vl …

V.2 ca q2 g 2vl …

... … … … …

K vlp K vlkv % …

NC Nhân công (theo công Ni g inc Dinc


cấp bậc thợ bình
quân)

Máy thi công Dim

M.1 ca M1 g1m …

M.2 ca M2 g 2m …

…. … … …

Mp % …

Tổng hợp chi phí xây dựng được trình bày theo Bảng 5.2.
Ví dụ: Tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ công tác:
Xây gạch chỉ 6×10,5×22, xây tường thẳng, chiều dày ≤ 33 cm, cao ≤ 16 m, vữa XM
mác 75.
112 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bảng 5.2 Biểu đơn giá tổng quát

Mã hiệu Danh mục đơn giá Đơn vị Vật liệu Nhân công Máy TC

… … … Divl Dinc Dim

... ... ... ... ... ...

Tính đơn giá chi tiết (xem Bảng 5.3).

Tổng hợp đơn giá chi tiết (xem Bảng 5.4)

Bảng 5.3 Biểu tính đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ công tác xây dựng

Mã Thành phần hao Đơn Định Đơn giá Hệ Thành tiền


TT
hiệu phí vị mức (đồng) số (đồng)

1 AE.222 Xây gạch chỉ 6×10,5 m3 1


24 ×22, xây tường thẳng,
chiều dày ≤ 33 cm,
cao ≤ 16 m, vữa XM
mác 75.

a) Vật liệu 898.374

A.1557 Gạch chỉ viên 550 1.314 722.700


6,5×10,5×22

A.3172 Xi măng PCB30 kg 93 1.140 105.802

A.0511 Cát mịn ML = m3 0,316 59.100 18.682


1,5-2,0

A.2062 Nước (lít) lít 75,4 4,5 339

Z999 Vật liệu khác % 6 8.475 50.851

Cộng: 898.373

b) Nhân công 415.971

N.0010 Nhân công bậc 3,5/7 công 1,97 211,153 1 415.971


Chương 5: Đơn giá xây dựng 113

Mã Thành phần hao Đơn Định Đơn giá Hệ Thành tiền


TT
hiệu phí vị mức (đồng) số (đồng)
- Nhóm I

c) Máy thi công 23.639

M.0253 Máy trộn vữa 80l ca 0,036 232,027 1 8.353

M.0255 Máy vận thăng 0,8T ca 0,04 379,199 1 15.168

M999 Máy khác % 0,5 235,2 118

Cộng: 23.639

Bảng 5.4 Biểu tổng hợp đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ

Máy
Mã hiệu Danh mục đơn giá Đơn vị Vật liệu Nhân công
TC

AE.22224 Xây gạch chỉ 6×10,5×22, m3 898.374 414.971 23.639


xây tường thẳng, chiều dày
≤ 33 cm, cao ≤ 16 m, vữa
XM mác 75.

... ... ... ... ... ...

5.4.2 Phương pháp tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ công tác xây dựng
Tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ theo trình tự sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ lập đơn giá dự toán xây dựng như đã nêu trên.
- Lập bảng tính chi tiết đơn giá xây dựng.
- Tính toán từng thành phần chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công
- Tính toán chi phí chung.
- Tính toán thành phần thu nhập chịu thuế tính trước.
- Tính toán thuế giá trị gia tăng.
- Tổng hợp các chi phí trong đơn giá ghi vào bảng tổng hợp đơn giá, rà soát,
kiểm tra, viết thuyết minh hướng dẫn.

Đơn giá chi tiết đầy đủ được tính toán theo công thức sau:
114 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Đgj = T + C + TL + TGTGT (5 - 4)

Trong đó:

- T: chi phí trực tiếp T = Divl + Dinc + Dim (đơn giá chi tiết không đầy đủ);

- C: chi phí chung tính cho các loại công tác xây lắp thứ i, được tính theo tỷ
lệ % quy định đối với chi phí trực tiếp. Riêng một số loại công trình được tính theo
tỷ lệ % chi phí nhân công (Công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thủy nội địa;
Công tác đào, đắp đất công trình thuỷ lợi bằng thủ công; Công tác lắp đặt thiết bị
công công trình thủy lợi);

- TL: thu nhập chịu thuế tính trước tính cho các loại công tác xây lắp thứ i,
được tính theo tỷ lệ % quy định;

- TGTGT: thuế giá trị gia tăng đầu ra, được tính theo tỷ lệ % quy định;

Bảng 5.5 Biểu tổng quát tính đơn giá chi tiết công trình đầy đủ

Mã Thành phần Định Đơn giá Thành tiền


TT Đơn vị Hệ số
hiệu hao phí mức (đồng) (đồng)

[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

1 A… Tên công tác xây


dựng

a) Vật liệu: Divl

V.1 ca V1 g1vl …

V.2 ca V2 g 2vl …

... … … … …

K vlp K vlkv % …

NC b) Nhân công công Ni g inc Dinc


(theo cấp bậc thợ
bình quân)
Chương 5: Đơn giá xây dựng 115

Mã Thành phần Định Đơn giá Thành tiền


TT Đơn vị Hệ số
hiệu hao phí mức (đồng) (đồng)

c) Máy thi công Dim

M.1 ca M1 g1m …

M.2 ca M2 g 2m …

…. … … …
Mp % …
Chi phí trực tiếp T

Chi phí chung % C

Cộng: T+C

Thu nhập chịu thuế % TL


tính trước
Đơn giá xây dựng DgTT
trước thuế
Thuế giá trị gia % TGTGT
tăng
Đơn giá xây dựng DgST
sau thuế

Ví dụ: Tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ công tác:

Xây gạch chỉ 6×10,5×22, xây tường thẳng, chiều dày ≤ 33 cm, cao ≤ 16 m, vữa XM
mác 75.

Bảng 5.6 Biểu tính đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ

Đơn Định Đơn giá Thành tiền


TT Mã hiệu Thành phần hao phí
vị mức (đồng) (đồng)

1 AE.22224 Xây gạch chỉ 6×10,5× m3 1


22, xây tường thẳng,
chiều dày ≤ 33 cm, cao
≤ 16m, vữa XM mác
75.
116 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Đơn Định Đơn giá Thành tiền


TT Mã hiệu Thành phần hao phí
vị mức (đồng) (đồng)

a Vật liệu 898.374

A.1557 Gạch chỉ 6×10,5×22 viên 550 1.314 722.700

A.3172 Xi măng PCB30 kg 93 1.140 105.802

A.0511 Cát mịn ML = 1,5-2,0 m3 0,316 59.100 18.682

A.2062 Nước (lít) lít 75,4 4,5 339

Z999 Vật liệu khác % 6 8.475 50.851

b) Nhân công 415.971

N.0010 Nhân công bậc 3,5/7 - công 1,97 211,153 415.971


Nhóm I

c) Máy thi công 23.639

M.0253 Máy trộn vữa 80l ca 0,036 232,027 8.353

M.0255 Máy vận thăng 0,8T ca 0,04 379,199 15.168

M999 Máy khác % 0,5 235 118

Chi phí trực tiếp 1.337.984

Chi phí chung % 6,5 86.969

Cộng: 1.424.953

Thu nhập chịu thuế tính % 5,5 78.372


trước

Đơn giá XD trước thuế 1.503.325

Thuế giá trị gia tăng % 10 150.333

Đơn giá XD sau thuế 1.653.658


Chương 5: Đơn giá xây dựng 117
5.4.3 Tổng hợp kết quả tính toán và ban hành áp dụng

Kết quả của bộ đơn giá bao gồm:

- Thuyết minh và hướng dẫn chung của tập đơn giá.

- Bảng giá vật liệu đến hiện trường xây lắp của các loại vật liệu chủ yếu đã được sử
dụng để tính toán đơn giá.

- Bảng hệ số khu vực đơn giá so với cụm gốc (nếu có).

- Các bảng đơn giá cho các loại công tác và kết cấu xây lắp có phân định rõ chi phí
vật liệu, chi phí nhân công, và chi phí sử dụng máy thi công.

Đơn giá xây dựng cơ bản tỉnh, thành phố do Sở Xây dựng địa phương chủ trì lập có
sự tham gia của các ngành tổng hợp và chuyên ngành xây dựng cơ bản tính toán và trình ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành.

Đơn giá xây dựng công trình do ban đơn giá công trình lập và cấp có thẩm quyền
duyệt theo sự phân cấp quản lý giá xây dựng cơ bản của nhà nước.

5.5 GIÁ VẬT LIỆU HIỆN TRƯỜNG

Giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp hay còn gọi giá vật liệu đến chân
công trình là chi phí bình quân về sản xuất, vận chuyển 1 đơn vị vật liệu, chi tiết, kết cấu về
đến hiện trường xây lắp, bao gồm giá mua (kể cả bao bì đóng gói nếu có), chi phí lưu thông
và chi phí hiện trường.

5.5.1 Giá mua vật liệu

Giá mua vật liệu là chi phí để mua một đơn vị khối lượng vật liệu (m3, m2, tấn...) từ
các xí nghiệp công nghiệp (nhà máy bê tông, nhà máy gạch, xí nghiệp khai thác đá...) và các
tổ chức kinh doanh thương nghiệp.

Giá mua vật liệu bao gồm các loại:

- Giá bán buôn công nghiệp: giá từ các xí nghiệp, nhà máy sản xuất.

- Giá bán buôn vật tư: giá tại các tổ chức cung ứng vật tư.

- Giá bán lẻ: giá tại các cửa hàng đại lý kinh doanh vật tư.

Khi xác định giá mua vật liệu cần phân biệt các trường hợp sau:
118 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Những vật liệu do nhà nước thống nhất quản lý (như sắt thép, xi măng, điện,
xăng dầu... được tính theo giá bán buôn công nghiệp hay giá bán buôn vật tư do nhà nước
quy định.

- Những vật liệu do các ngành của trung ương và địa phương được phân công sản
xuất và cung ứng (như gạch, ngói, cát, đá, vôi...) được tính theo giá bán buôn do ngành, địa
phương hoặc cơ quan được ủy quyền ban hành.

- Đối với vật liệu nhập theo công trình thiết bị toàn bộ (như xi măng, sắt thép...) tính
theo giá bán buôn vật tư tại khu vực xây dựng công trình.

- Những vật liệu mua của dân (như tranh, tre, nứa, lá...) được tính theo giá thỏa
thuận và không vượt quá giá thị trường tại địa phương đó trong thời điểm tính đơn giá.

Khi vật liệu được mua từ các nguồn khác nhau thì giá vật liệu bình quân được tính
như sau:

n
Gbq =  G j  f j (5-5)
j =1

Trong đó:
- Gbq: giá vật liệu bình quân ( đồng);
- Gj: giá mua vật liệu i ở nguồn thứ j;
- fj: tỷ trọng khối lượng vật liệu mua ở nguồn thứ j (%).

5.5.2 Chi phí lưu thông

Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí lưu thông khác.

Công thức tính chi phí lưu thông bình quân:

n
Clt = (1 + p)  Cj  f j (5-6)
j =1

Trong đó:

- Clt: chi phí lưu thông bình quân;

- Cj: chi phí vận chuyển của 1 đơn vị vật liệu từ nguồn thứ j;

- fj: tỷ trọng khối lượng vật liệu mua ở nguồn thứ j.

- p: chi phí lưu thông khác.


Chương 5: Đơn giá xây dựng 119
5.5.2.1 Chi phí vận chuyển

Xác định chi phí vận chuyển căn cứ vào các yếu tố sau:

- Cự ly vận chuyển (km);

- Giá cước theo phương tiện vận tải (đồng/Tkm);

- Cấp đường;

- Bậc hàng của từng loại vật liệu.

Chi phí vận chuyển bình quân được xác định trong 2 trường hợp:

- Trường hợp tính theo giá công trình:

n
Cbq =  C j  f j (5-7)
j =1

Trong đó:

+ Cj: chi phí vận chuyển của 1 đơn vị vật liệu từ nguồn thứ j;

+ fj: tỷ trọng khối lượng vật liệu mua ở nguồn thứ j.

- Trường hợp tính đơn giá các tỉnh, thành: Chi phí vận chuyển bình quân được xác
định đối với cụm xây dựng tập trung gốc theo công thức (5-7). Cụm xây dựng tập trung gốc
do ban đơn giá địa phương chọn.

5.5.2.2 Chi phí lưu thông khác

Chi phí lưu thông khác bao gồm:

- Chi phí hao hụt vật liệu trong quá trình vận chuyển;

- Chí phí bảo quản trong quá trình vận chuyển;

- Chi phí bảo quản tại kho trung tâm;

- Chi phí phục vụ cho công tác thu mua.

- Chi phí lưu thông khác được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí vận chuyển.
120 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bảng 5.7 Bảng chi phí lưu thông khác

Số TT Loại vật liệu Tỷ lệ quy định (%)

1 Sắt thép 11,6

2 Xi măng 11,4

3 Vôi cục 13,3

4 Gỗ xây dựng 10,3

5 Cát vàng 17,7

6 Cát đen 19,2

7 Đá dăm sỏi 16,3

8 Các loại đá khác 15,9

9 Gạch xây 15,9

10 Gạch lát 15,5

11 Ngói lợp 19,2

12 Phi brô xi măng 20,0

13 Tôn lợp tráng kẻm 10,3

14 Kính xây dựng 21,0

15 Ray, tà vẹt, dầm thép 11,0

16 Nhựa đường 10,3

17 Thuốc nổ 11,4

18 Cọc, cột điện, panel đúc sẵn 13,3

19 Đường ống dẫn nước, xăng dầu 11,4

5.5.2.3 Chi phí tại hiện trường xây lắp

Chi phí tại hiện trường xây lắp là những chi phí để chuyển vật liệu từ trên phương
tiện vận chuyển tại hiện trường vào địa điểm xây dựng bao gồm:

- Chi phí xếp dỡ;

- Hao hụt và bảo quản tại hiện trường;


Chương 5: Đơn giá xây dựng 121
- Chi phí vận chuyển trong nội bộ công trường;

- Chi phí tại hiện trường được xác định bằng tỷ lệ (%) giá giao vật liệu đến
công trình;

Bảng 5.8 Bảng tỷ lệ quy định chi phí tại hiện trường

Số TT Loại vật liệu Tỷ lệ quy định (%)

1 Sắt thép 0

2 Xi măng 0,5

3 Vôi cục 3,0

4 Gỗ xây dựng 0

5 Cát vàng 5

6 Cát đen 7,5

7 Đá dăm sỏi 0,5

8 Các loại đá khác 0,5

9 Gạch xây 0,5

10 Gạch lát 0,5

11 Ngói lợp 1,0

12 Phi brô xi măng 0,5

13 Tôn lợp tráng kẻm 0

14 Kính xây dựng 0,5

15 Ray, tà vẹt, dầm thép 0

16 Nhựa đường 0

17 Thuốc nổ 1,5

18 Cọc, cột điện, panel đúc sẵn 0

19 Đường ống dẫn nước, xăng dầu 0,5


122 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Để thống nhất giá cả vật liệu dự toán khu vực người ta lập giá cả vật liệu dự toán
bình quân.

Công thức xác định giá cả vật liệu dự toán bình quân (hay còn gọi giá vật liệu hiện
trường xây lắp):

vl
Gbq = Gbq
M
+ Cbq
LT
+ C HT (5-8)

Trong đó:

- Gbqvl : giá vật liệu bình quân đến hiện trường xây lắp.

- GbqM : giá mua vật liệu bình quân.

- CbqLT : giá lưu thông bình quân.

- C HT : chi phí tại hiện trường xây lắp.

Bảng 5.9 Biểu tính chi phí vận chuyển

Đơn Nguồn Bậc Phương tiện Cự ly


TT Loại vật liệu
vị cung cấp hàng vận chuyển tổng cộng

1 2 3 4 5 6 7

Ghi chú: Cột 14 = cột 8 × cột 10 × cột12 ; Cột 15 = cột 13 × cột14

Cự ly phân Trọng
theo cấp đường Chi phí Giá Tỷ trọng Cộng chi
lượng Thành
đổ ben cước khối lượng phí vận
Cự ly Cấp đơn vị tiền
(nếu có) (đ/Tkm) các nguồn chuyển
(km) đường (tấn)

8 9 10 11 12 13 14 15
Chương 5: Đơn giá xây dựng 123
Bảng 5.10 Biểu tính giá giao vật liệu đến hiện trường

Chi phí lưu


Cộng Giá
Chi thông khác
Loại chi Chi phí giao vật
Đơn Giá phí
TT vật phí trung liệu đến
vị mua vận Tỷ Thành
liệu lưu chuyển hiện
chuyển lệ tiền
thông trường
% (đồng)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Ghi chú: Cột 4: lấy theo các bảng giá vật liệu do các cấp có thẩm quyền ban hành.

Cột 5: lấy từ cột 15 biểu 1; Cột 6: lấy theo bảng 1; Cột 7 = cột 5 × cột 6.

Cột 8 = cột 5 + cột 7 ; Cột 10 = cột 4 + cột 8 + cột 9.

Bảng 5.11 Biểu tính giá vật liệu đến hiện trường xây lắp

Chi phí tại hiện trường


Giá giao Giá vật
Chi phí hao hụt Tổng
Loại vật Đơn vật liệu Chi phí liệu tại
TT Chi phí bình quân cộng chi
liệu vị đến hiện vận hiện
bốc phí tại
trường chuyển trường
xuống Tỷ lệ Thành hiện
nội bộ
% tiền trường

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
124 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

5.6 GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG

5.6.1 Nguyên tắc xác định giá nhân công xây dựng

1) Phù hợp với trình độ tay nghề theo cấp bậc công nhân trong hệ thống định mức
dự toán xây dựng công trình.

2) Phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng
địa phương, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

3) Phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của công nhân xây dựng.

4) Đáp ứng yêu cầu chi trả một khoản chi phí thuộc trách nhiệm của người lao động
phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).

5.6.2 Phương pháp xác định giá nhân công xây dựng
Công thức tính:

1
ginc = LNC CB
i Hi (5-9)
t
Trong đó:

- g inc : đơn giá nhân nhân công xây dựng tính cho 1 ngày công lao động

NC
- Li : mức lương cơ sở đầu vào theo tháng, đã bao gồm các khoản phụ cấp
theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng đã tính đến các yếu tố thị trường, các
khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định và hệ số lương theo cấp bậc
của công nhân trực tiếp xây dựng.
CB
- Hi : hệ số lương theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng;

- t: số ngày làm việc trong tháng (26 ngày).

Bảng 5.12 Mức lương cơ sở đầu vào công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng
(Theo Thông tư số 05/2016/TT-BXD)

Đơn vị: đồng/tháng

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV

2.350.000-2.530.000 2.150.000-2.320.000 2.000.000-2.154.000 1.900.000-


2.05000
Chương 5: Đơn giá xây dựng 125

Bảng 5.13 Bảng cấp bậc, hệ số lương công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng

Cấp bậc công nhân xây dựng 1 2 3 4 5 6 7

Nhóm I
1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20
Hệ số lương

Nhóm II
1,76 2,07 2,44 2,86 3,37 3,96 4,65
Hệ số lương

Nhóm I: Công nhân thực hiện các công việc sau:

- Mộc, nề, sắt, bê tông các loại (trừ bê tông nhựa), cốp pha, hoàn thiện, đào đắp đất;

- Khảo sát xây dựng;

- Vận hành các loại máy, thiết bị xây dựng bao gồm cả công nhân phục vụ máy.

Nhóm II: Các công việc còn lại không thuộc nhóm I.

Ví dụ: Tính chi phí nhân công cho một số công tác xây dựng (xem Bảng 5.14).

Bảng 5.14 Bảng tính đơn giá nhân công (lương nhân công Hà Nội, Vùng I)

Giá
Đơn Hệ số Lương tối Lương
TT Tên nhân công nhân công
vị lương thiểu vùng tháng
(đồng/công)

[1] [2] [3] [4] [5] [6] = [4]*[5] [7] = [6]/26

Nhân công bậc


1 công 2,16 2.331.202 5.035.396 193.669
3,0/7 - Nhóm I

Nhân công bậc


2 công 2,355 2.331.202 5.489.981 211.153
3,5/7 - Nhóm I

Nhân công bậc


3 công 2,55 2.331.202 5.944.565 228.637
4,0/7 - Nhóm I

Nhân công bậc


4 công 2,78 2.331.202 6.480.742 249.259
4,5/7 - Nhóm I
126 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

5.7 GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí
bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng.

Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như: chi phí khấu hao, chi
phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác
của máy.

Giá ca máy được xác định theo công thức:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK (đồng/ca) (5-10)

Trong đó:

- CCM: giá ca máy (đồng/ca);

- CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

- CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);

- CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

- CNC: chi phí nhân công Điều khiển (đồng/ca);

- CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

5.7.1 Xác định chi phí khấu hao

Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị
của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn
đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức:

(G − GTH )  ĐKH
CKH = (5-11)
N CA

Trong đó:

- CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);


Chương 5: Đơn giá xây dựng 127
- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

- GTH: giá trị thu hồi (đồng);

- ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

5.7.1.1 Xác định nguyên giá của máy

- Nguyên giá của máy để tính giá ca máy công trình, được xác định theo nguyên tắc
phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng
công trình.

- Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm
đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư,
phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại 1 công trình), chi phí chuyển giao
công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc
đầu tư máy.

- Nguyên giá để tính giá ca máy công trình được xác định theo báo giá của nhà cung
cấp, theo hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái
sẵn sàng hoạt động hoặc tham khảo nguyên giá máy từ các công trình tương tự đã và đang
thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm tính
giá ca máy.

- Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm
trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và
các thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ 2 trở đi. Các chi phí này được
xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí hạng mục chung trong dự toán xây
dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng.

5.7.1.2 Giá trị thu hồi


Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý. Giá trị thu hồi được
tính như sau:
- Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị
thu hồi tính bằng 10% nguyên giá;
- Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba
mươi triệu đồng).
128 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
5.7.1.3 Xác định số ca làm việc của máy trong năm
Số ca làm việc của máy trong năm được xác định như sau:
- Thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy trong thực tế;
- Xử lý số liệu thống kê về thời gian sử dụng máy đã thu thập, xác định số ca làm
việc trong năm của máy theo số liệu thống kê đã được xử lý.
- Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo điều
kiện cụ thể của công trình;
- Xác định số ca làm việc của máy trong năm theo điều kiện cụ thể của công trình.

Trong quá trình xác định số ca làm việc của máy trong năm theo số liệu thống kê đã
được xử lý có thể tham khảo số ca làm việc của các loại máy tương tự do Bộ Xây dựng
công bố.

Hồ sơ số liệu về thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê
định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng,
sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy,...

Định mức khấu hao của máy được xác định trên cơ sở:

- Hướng dẫn của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định;

- Định mức khấu hao của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;
- Mức độ hao mòn của máy trong quá trình sử dụng máy theo điều kiện cụ thể của
công trình.

5.7.2 Xác định chi phí sửa chữa

Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ,
sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực
hoạt động tiêu chuẩn của máy.

Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công thức:

G  ĐSC
CCS = (5-12)
N CA

Trong đó:

- CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca);


Chương 5: Đơn giá xây dựng 129
- ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm);

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

Định mức sửa chữa cho một năm sử dụng máy được xác định trên cơ sở quy định về
bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa định kỳ, quy trình vận hành máy, chất lượng máy, điều kiện
sử dụng máy và mặt bằng giá bảo dưỡng, sửa chữa máy trên thị trường.

Định mức sửa chữa của máy được xác định trên cơ sở:

- Ước tính tổng số các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy tương ứng với tổng số ca
máy định mức trong cả đời máy;

- Quy đổi tổng số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với
nguyên giá máy;

- Phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy.

- Định mức sửa chữa của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Trong chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc
bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính
chất của đối tượng công tác.

5.7.3 Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

Nhiên liệu, năng lượng cho một ca làm việc của máy là xăng, dầu, điện, gas hoặc
khí nén tiêu hao trong thời gian làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi
là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm
việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức:

n
CNL =  ĐiNL  GiNL  K iP (5-13)
i =1

Trong đó:

- CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca).
130 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Đ
NL
- : định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy
i

làm việc trong một ca.

- G iNL : giá nhiên liệu loại i.

- K P : hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i.

- n: số loại nhiên liệu sử dụng trong một ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng trong một ca làm việc của máy được xác
định theo nguyên tắc phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca, suất tiêu hao
nhiên liệu, năng lượng của máy và điều kiện cụ thể của công trình hoặc theo loại máy tương
tự do Bộ Xây dựng công bố;

Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc có giá trị tùy theo từng loại
máy và Điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị trong khoảng
như sau:

- Động cơ xăng: 1,01 đến 1,03;

- Động cơ diesel: 1,02 đến 1,05;

- Động cơ điện: 1,03 đến 1,07.

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác
(như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhiên liệu, năng lượng
đã tính vào chi phí vật liệu trong đơn giá thì không tính trong giá ca máy.

Định mức tiêu hao nhiên liệu chính của các loại máy nhưng tham gia thực hiện các
loại công tác có thời gian (số giờ) làm việc thực tế của máy trong ca khác nhau thì xây dựng
các định mức tiêu hao nhiên liệu theo nguyên tắc phù hợp với số giờ thời gian làm việc thực
tế của máy trong ca của từng loại công tác.

5.7.4 Xác định chi phí nhân công điều khiển máy

Chi phí nhân công điều khiển trong một ca làm việc của máy được xác định trên cơ
sở quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy
trình vận hành máy và các quy định về đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây
dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức:
Chương 5: Đơn giá xây dựng 131
n
CNC =  Ni  CiTL (5-14)
i =1

Trong đó:

- N: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong 1 ca máy.

- C TL
i
: tiền lương ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i.

- n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong 1 ca máy.

Số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy xác định theo loại
máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Trường hợp xác định giá ca máy của các loại máy để thực hiện một số loại công tác
(như khảo sát, thí nghiệm và một số loại công tác khác) mà chi phí nhân công điều khiển
máy đã tính vào chi phí nhân công trong đơn giá thì không tính chi phí nhân công điều
khiển trong giá ca máy.

5.7.5 Xác định chi phí khác

Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt
động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử
dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng
kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực
tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi
phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng.

Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức:

G  GK
CK = (5-15)
N CA

Trong đó:

- CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);

- GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);

- G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

- NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).


132 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở:

- Tổng hợp các khoản chi phí quản lý máy theo tài liệu thu thập được trong thực tế
của loại máy cần tính.

- Rà soát để loại bỏ các khoản chi không hợp lý, bổ sung các Khoản chi cần thiết
nhưng chưa có do đặc thù của thời điểm phát sinh số liệu trong các tài liệu.

- Phân bổ chi phí cho từng máy, loại máy.

- Quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy.

- Phân bổ chi phí quản lý máy cho số năm đời máy.

- Định mức chi phí khác của loại máy tương tự do Bộ Xây dựng công bố;

Định mức chi phí khác của máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với từng
loại máy, cỡ máy và điều kiện khai thác, sử dụng máy tương ứng với điều kiện cụ thể của
công trình.

5.7.6 Xác định giá ca máy chờ đợi

Giá ca máy chờ đợi là giá ca máy của các loại máy đã được huy động đến công trình
để thi công xây dựng công trình nhưng chưa có việc để làm nhưng không do lỗi của
nhà thầu.

Giá ca máy chờ đợi gồm chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí
nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác
của máy.

Ví dụ: Tính giá ca máy cho các máy sau:

- Máy trộn vữa 80l;

- Máy vận thăng 0,8T;

Kết quả tính toán tại Bảng 5.15.


Chương 5: Đơn giá xây dựng 133
Bảng 5.15 Bảng tính giá ca máy

Đơn vị tính: đồng

Tên máy và Số Số
T Đơn Định Hệ
thiết bị thi Nguyên giá ca/ Đơn giá ngày/ Chi phí
T vị mức số
công/diễn giải năm tháng

1 Máy trộn vữa ca 11.200.000 232.027


80l

* Nhiên liệu, 8.678


năng lượng:

- Điện kWh 5 1.622 1,07 8.678

* Nhân công 193.669


vận hành máy:

- Nhân công 1 193.669


bậc 3 - Nhóm I

Lương cơ bản 2,16 2.331.202 26 193.669

* Khấu hao, 29.680


Sửa chữa và
Chi phí khác

- Khấu hao 120 20% 11.200.000 100% 18.667

- Sửa chữa 120 6,8% 11.200.000 6.347

- Chi phí khác 120 5% 11.200.000 4.667

2 Máy vận thăng ca 163.700.000 379.199


0,8T

* Nhiên liệu, 36.446


năng lượng:

- Điện kWh 21 1.622 1,07 36.446

* Nhân công 193.669


vận hành máy:

- Nhân công 1 193.669


134 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Tên máy và Số Số
T Đơn Định Hệ
thiết bị thi Nguyên giá ca/ Đơn giá ngày/ Chi phí
T vị mức số
công/diễn giải năm tháng
bậc 3 - Nhóm I

Lương cơ bản 2,16 2.331.202 26 193.669

* Khấu hao, 149.084


Sửa chữa và
Chi phí khác

- Khấu hao 280 18 % 163.700.000 90% 94.712

- Sửa chữa 280 4,3 % 163.700.000 25.140

- Chi phí khác 280 5 % 163.700.000 29.232

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Bài 1: Xác định đơn giá đến hiện trường xây lắp của cát vàng với số liệu như sau:

- Mua tại 1 nguồn, giá tại nguồn là 150.000 đ/m3, vận chuyển bằng ô tô tự đổ 10T
quãng đường 20 km (5 km đường loại 2, 5 km đường loại 3).
- Cát cần vận chuyển thủ công bậc 3/7 quãng đường là 30 m để đến chân công trình,
hao phí lao động 0,2 công/xe. Đơn giá nhân công bậc 3/7 là 200.000 đồng/công.
- Chi phí hao hụt Chh = 2%.

- Khối lượng riêng của cát vàng 1,45 T/m3.

Bảng cước vận chuyển (đơn vị đồng/T.Km)

Cự ly (Km) Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Loại 5

20 750 893 1.312 1.902 2.758


Chương 5: Đơn giá xây dựng 135
Bài 2: Hãy xác định đơn giá XDCT không đầy đủ cho công tác ép cọc BTCT (ép trước),
cọc tiết diện 30×30 cm, chiều dài đoạn cọc > 4 m, đất cấp II, có các số liệu định mức
như sau:

- Vật liệu: cọc BTCT 25×25 cm: 101 md/100 md, vật liệu khác: 1%

- Nhân công (bậc 3,7/7): 20,5 công/100 md.

- Máy thi công:

+ Máy ép cọc: 4,1 ca/100 md;

+ Máy cần cẩu: 4,1 ca/100 md;

+ Máy khác: 3%.

Các số liệu về đơn giá

- Vật liệu: Cọc BTCT 25×25cm: 250.000 đồng/md (có 10% VAT).

- Nhân công (bậc 3,7/7): 200.000 đồng/công.

- Máy thi công:

+ Máy ép cọc: 783.482 đồng/ca máy.

+ Máy cần cẩu: 1.834.515 đồng/ca máy.

+ Máy khác: 2%

Bài 3: Hãy xác định đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ cho công tác ván khuôn cột
vuông, ván thép, cây chống gỗ, đối với cột chiều cao ≤ 16 m. Ta có các số liệu đơn giá từng
thành phần như sau:

Đơn giá Đơn giá


Thành phần Đơn vị Thành phần Đơn vị
(đồng) (đồng)

Vật liệu Nhân công


Thép tấm kg 16.484 Nhân công 4/7 công 230.481
Thép hình kg 15.621 Máy thi công
Gỗ chống m3 2.000.000 Máy hàn 23 kW ca 328.420
Que hàn kg 18.600 Vận thăng 0,8T ca 343.100
136 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Biết số liệu về định mức như sau:

Chiều cao (m)


Công tác Thành phần Đơn
Mã hiệu
xây lắp hao phí vị
 16  50 > 50

AF.821 Ván khuôn Vật liệu


tường, cột
vuông, chữ Thép tấm kg 51,81 51,81 51,81
nhật, xà dầm,
Thép hình kg 48,84 48,84 48,84
giằng
Gỗ chống m3 0,496 0,496 0,496

Que hàn kg 5,6 5,6 5,6

Vật liệu khác % 5 5 5

Nhân công 4/7 công 38,28 40 43

Máy thi công

Máy hàn 23 kW ca 1,5 1,5 1,5

Vận thăng 0,8T ca 0,25 - -

Vận thăng lồng ca - 0,25 0,27


3T
ca - 0,25 -
Cẩu tháp 25T

Cẩu tháp 40T ca - - 0,27

Máy khác % 2 2 2

Bài 4: Hãy xác định đơn giá XDCT đầy đủ của công tác xây tường thẳng, vữa xi măng,
tường có chiều dày ≤ 11 cm, chiều cao xây ≤ 16 m (biết chi phí xây dựng trước thuế trong
TMĐT là 25 tỷ đồng).

Thành phần Đơn Đơn giá Thành phần Đơn vị Đơn giá
vị (đồng) (đồng)

Vật liệu Nhân công 3,5/7 công 181.154


Chương 5: Đơn giá xây dựng 137

Thành phần Đơn Đơn giá Thành phần Đơn vị Đơn giá
vị (đồng) (đồng)

Gạch chỉ viên 1.314 Máy thi công

Cát mịn m3 61.000 Cẩu tháp 25T ca 2.829.723

Xi măng kg 1.045 Máy trộn vữa 80l ca 204.064

Nước lít 4,5 Vận thăng lồng ca 712.207


3T

Biết số liệu định mức như sau:

Chiều dày  11 cm
Công tác Thành phần
Mã hiệu Đơn vị Chiều cao (m)
xây lắp hao phí
4  16  50 > 50

AE.221 Xây Vật liệu


tường
thẳng Gạch viên 643 643 643 643

Vữa m3 0,23 0,23 0,23 0,23

Vật liệu khác % 6,5 6,5 6,5 6,5

Nhân công 3,5/7 công 2,23 2,43 2,67 2,79

Máy thi công

Máy trộn 80l ca 0,036 0,036 0,036 0,036

Máy vận thăng ca - 0,04 - -


0,8T

Vận thăng lồng ca - - 0,025 0,027


3T

Cẩu tháp 25T ca - - 0,025 -


138 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Chiều dày  11 cm
Công tác Thành phần
Mã hiệu Đơn vị Chiều cao (m)
xây lắp hao phí
4  16  50 > 50

Cẩu tháp 40T ca - - - 0,027

Máy khác % 0,5 0,5 0,5


Chương 6

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

6.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁ TRONG XÂY DỰNG

Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa được sản xuất và tiêu
thụ trên thị trường, đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế như quan hệ cung
cầu, quan hệ tích lũy tiêu dùng, quan hệ trong nước và ngoài nước...

Giá cả thị trường một mặt phải thể hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết (chi phí vật
chất và chi phí lao động) để tạo ra hàng hóa, bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất lưu thông và
thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các quan hệ
kinh tế khác trong từng thời kỳ, giá cả thị trường có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn
chi phí xã hội cần thiết để tạo ra nó. Điều này đã làm cho giá cả thị trường trở thành “Bàn
tay vô hình” để điều tiết và kích thích nền sản xuất xã hội phát triển.

Giá xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí cần
thiết để thực hiện công tác xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, bảo toàn, khôi phục, mở rộng
hay trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Do đặc điểm riêng của quá trình sản xuất và sản
phẩm xây dựng, mỗi công trình có giá trị xây dựng riêng được xác định bằng phương pháp
lập dự toán dựa trên các quy định tính giá hiện hành của nhà nước.

Giá xây dựng công trình hình thành trong từng giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
có tên gọi khác nhau và gắn liền với mục đích, nội dung và giá trị, đó là: Sơ bộ tổng mức
đầu tư, Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng công trình, Chi phí xây dựng, Giá dự toán thiết
bị, Giá gói thầu, Giá dự thầu, Giá đánh giá, Giá trúng thầu, Giá chỉ định thầu, Giá hợp
đồng, Giá thanh toán, Giá quyết toán.

Sơ bộ tổng mức đầu tư: là vốn đầu tư được dự tính chi phí cho toàn bộ quá trình
đầu tư xây dựng nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra của dự án trong giai đoạn chuẩn bị
dự án đầu tư - Giai đoạn lập dự án tiền khả thi.

Tổng mức đầu tư: là vốn đầu tư được dự kiến chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư
nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra của dự án. Tổng mức đầu tư được hình thành trong
giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư - Giai đoạn lập dự án khả thi.

Dự toán xây dựng công trình: là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng
công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật nếu dự án được thiết kế 3
bước, ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật - thi công nếu thiết kế 2 bước và một bước.
140 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Chi phí xây dựng (giá dự toán công trình, hạng mục công trình): là chi phí đầu tư
cần thiết cho công tác xây dựng công trình, hạng mục công trình, được tính toán cụ thể
trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công).

Giá gói thầu xây lắp (mua sắm thiết bị): là chi phí đầu tư cần thiết cho công tác
xây lắp (mua sắm thiết bị) các hạng mục công trình thuộc gói thầu đó, làm căn cứ để phê
duyệt giá trúng thầu.

Giá dự đấu thầu xây lắp: là giá xây dựng các hạng mục công trình thuộc gói thầu
do nhà thầu lập dựa trên các yêu cầu và chỉ dẫn của chủ đầu tư ghi trong hồ sơ mời đấu
thầu, năng lực nhà thầu, phương pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công áp dụng và các
quy định tính giá xây dựng hiện hành của Nhà nước đảm bảo xây dựng công trình đáp ứng
yêu cầu của chủ đầu tư.

Giá đánh giá: là giá dự thầu sau khi kiểm tra, sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch đưa về
một mặt bằng giá, với một loại đồng tiền chung để so sánh, đánh giá.

Giá trúng thầu: là giá đánh giá thấp nhất trong các giá dự đấu thầu của gói thầu mà
không lớn hơn giá gói thầu, được chủ đầu tư đề nghị và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giá chỉ định thầu xây lắp: là giá xây dựng công trình, hạng mục công trình thuộc
gói thầu do nhà thầu lập dựa trên các yêu cầu và chỉ dẫn của chủ đầu tư ghi trong hồ sơ yêu
cầu, năng lực nhà thầu, phương pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công áp dụng và các
quy định tính giá xây dựng hiện hành của Nhà nước được chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm
quyền phê duyệt.

Giá quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp lý, hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu
tư để dưa công trình vào sử dụng khai thác đúng thời hạn quy định và đạt yêu cầu thiết kế.

6.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM XÂY DỰNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ
XÂY DỰNG

Giá cả cần phản ảnh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết đảm bảo bù đắp chi phí sản
xuất, lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sự hoàn thiện giá cả như vậy sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc lập, sản phẩm của nó là những ngôi nhà,
hồ chứa nước, trạm bơm, bến cảng, tuyến đường, những cây cầu, tuyến đê... Trong xây
dựng nói chung và trong xây dựng thủy lợi nói riêng hình thành giá cả gặp nhiều trở ngại do
đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng.

Các đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trong xây dựng:
Chương 6: Tổng mức đầu tư 141
- Sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc.

- Các sản phẩm xây dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở hồ sơ
thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của chủ đầu tư.

- Các sản phẩm này được xây dựng cố định tại nơi sử dụng chính vì vậy mà phụ
thuộc rất nhiêu vào điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội nơi xây dựng.

- Do tính chất riêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khác nhau về quy mô và
phương thức thực hiện chúng. Ngay cả thiết kế mẫu cũng không thể giống nhau hoàn toàn
về khối lượng công tác xây lắp do liên quan đến điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng.

- Sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, điều kiện dân sinh kinh tế xã hội theo các vùng
trong nước dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu, chi phí vận chuyển
chúng đến nơi xây dựng, về chi phí nhân công xây dựng và chi phí cho việc sử dụng máy
móc thiết bị xây dựng... Do đó dẫn đến khác nhau về giá thành xây lắp.

- Các công trình xây dựng ở vùng rừng núi xa khu dân cư hay ở những vùng mới
cần phải xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công như: xí nghiệp sản xuất phụ, kho
tàng, nhà ở cho cán bộ công nhân, đường sá giao thông... làm cho giá thành xây dựng cao
hơn.

Tất cả những điều đó làm cho sản phẩm xây dựng không có giá thống nhất trên thị
trường như các sản phẩm của các ngành khác. Từng sản phẩm xây dựng có giá riêng được
xác định bằng phương pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán công trình.

Giá cả xây dựng cuối cùng hình thành qua đấu thầu hay đàm phán, bên chủ đầu tư
có vai trò quyết định đối với giá xây dựng dựa trên quy chế quản lý đầu tư và xây dựng để
công trình đạt được mục tiêu đầu tư.

Do đặc điểm của việc hình thành giá trong xây dựng nên định mức lợi nhuận được
xác định bằng tỷ lệ phần trăm, không phải với sản phẩm đơn vị mà với giá thành dự toán.

6.3 Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ TOÁN TRONG XÂY DỰNG

Vốn đầu tư vào ngành xây dựng ở đất nước ta được tiến hành trên quy mô lớn, việc
xác định và quản lý vốn đầu tư xây dựng trong các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, từ khi
lập dự án đầu tư cho đến khi dự án kết thúc đưa vào khai thác là vấn đề rất cần thiết, cụ thể
là giai đoạn thiết kế cơ sở phải xác định được tổng mức đầu tư, giai đoạn thiết kế kỹ thuật
phải xác định được dự toán xây dựng công trình (tổng dự toán), giai đoạn thiết kế thi công
phải xác định được chi phí xây dựng từng hạng mục công trình để làm cơ sở xác định giá
gói thầu và giai đoạn kết thúc công trình phải xác định được giá trị quyết toán. Như vậy dự
142 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
toán là căn cứ để tiến hành giai đoạn thực thi dự án, làm cơ sở để quản lý nguồn vốn đầu tư
xây dựng trong suốt quá trình dự án.

Dự toán được sử dụng trong quá trình thiết kế, giá trị dự toán là chỉ tiêu kinh tế
dùng để so sánh lựa chọn phương án thiết kế, thiết kế tổ chức thi công, tiến độ thi công của
các phương án khác nhau.

Đối với công tác kế hoạch: Việc lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm hay dài hạn dựa
trên cơ sở các tài liệu về giá trị dự toán của các công trình đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.
Khi lập kế hoạch vốn đầu tư, vốn bỏ vào các năng lực sản xuất hay các tài sản cố định được
xác định trên cơ sở dự toán các đối tượng trong danh mục công trình được xây dựng trong
kỳ kế hoạch.

Việc tổ chức đấu thầu, hay chỉ định thầu cũng được căn cứ bởi giá trị dự toán từng
hạng mục công trình, công trình (giá gói thầu).

Việc xác định giá thành kế hoạch của công tác xây lắp cũng xuất phát từ giá trị dự
toán. Từ đó người ta tách ra lợi nhuận định mức cũng như mức tiết kiệm tổng cộng do hạ
giá thành xây lắp.

Việc đầu tư vốn xây dựng thuộc vốn ngân sách được thực hiện qua hệ thống ngân
hàng và chỉ tiến hành trong phạm vi dự toán. Việc thanh toán khối lượng công tác xây lắp
đã hoàn thành được thực hiện theo khối lượng công tác đã hoàn thành và giá trị dự toán
tương ứng cùng với điều kiện ghi trong hợp đồng kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng.

Dự toán được sử dụng để đánh giá hoạt động của tổ chức xây dựng và cũng cố hạch
toán kinh tế. Việc đánh giá hoạt động của các tổ chức xây dựng được tiến hành theo các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật, bằng cách so sánh giữa chỉ tiêu thực tế và chỉ tiêu kế hoạch. Những chỉ
tiêu này được tính toán xuất phát từ giá trị dự toán của các công trình.

Tài liệu dự toán được sử dụng rộng rãi khi thiết kế tổ chức thi công. Dựa vào dự
toán để xác định nhu cầu về vật liệu, công nhân, cán bộ kỹ thuật và máy móc thiết bị... lập
kế hoạch tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật xây dựng công trình.

6.4 NỘI DUNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Sơ bộ tổng mức đầu tư (SBTMĐT) xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng
của dự án, được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư (TMĐT) dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí của
dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội dung thiết kế cơ sở và các
Chương 6: Tổng mức đầu tư 143
nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả
đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tổng mức đầu tư là chi
phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.

Đối với các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng,
TMĐT xây dựng là Dự toán xây dựng công trình.

Tổng mức đầu tư bao gồm các thành phần chi phí:

- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Chi phí xây dựng;

- Chi phí thiết bị;

- Chi phí quản lý dự án;

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- Chi phí khác;

- Chi phí dự phòng.

6.4.1 Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư

Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư (GGPMB) bao gồm chi phí bồi thường về đất,
nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường
khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí
tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu
có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi
phí liên quan khác.

6.4.2 Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng (GXD) bao gồm chi phí phá dỡ công trình xây dựng; chi phí san
lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, công trình
phụ trợ phục vụ thi công.

6.4.3 Chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị (GTB) gồm chi phí mua thiết bị công trình và công nghệ; chi phí đào
tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận
chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí, các loại chi phí liên quan khác.
144 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
6.4.4 Chi phí quản lý dự án

Chi phí quản lý dự án (GQLDA) gồm các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng
đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết
kế kiến trúc công trình;

- Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ
đầu tư;

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng;

- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự
toán xây dựng;

- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

- Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

- Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi
nghiệm thu hoàn thành;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình;

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình
và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;


Chương 6: Tổng mức đầu tư 145
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn
giao đưa vào sử dụng;

- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
xây dựng công trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

- Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

- Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

- Thực hiện các công việc quản lý khác.

6.4.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) gồm các chi phí cần thiết để thực hiện các
công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc
xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

- Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng;

- Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án;

- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng;

- Thiết kế xây dựng công trình;

- Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán
xây dựng;

- Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn
nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

- Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
146 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị;

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng
công trình;

- Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông;

- Ứng dụng hệ thống thông tin công trình;

- Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng (nếu
có), tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây
dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng,
thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác;

- Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn);

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

- Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có);

- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công
trình;

- Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn);

- Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường;

- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn
giao đưa vào sử dụng;

- Thực hiện các công việc tư vấn khác.

6.4.6 Chi phí khác (GK)

Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm:

- Rà phá bom mìn, vật nổ;

- Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;


Chương 6: Tổng mức đầu tư 147
- Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

- Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu
hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối
với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng;
chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn
giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);

- Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định;

- Chi phí hạng mục chung;

- Các chi phí thực hiện các công việc khác.

Trường hợp yêu cầu xác định Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng thì nội dung sơ bộ
tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định như tổng mức đầu tư.

Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, nội dung
tổng mức đầu tư xây dựng là nội dung Dự toán xây dựng công trình.

Đối với dự án, sử dụng vốn phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) thì ngoài các nội
dung được tính toán trong tổng mức đầu tư nói trên còn được bổ sung các khoản mục chi
phí cần thiết khác cho phù hợp với đặc thù, tính chất của dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn này theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, bảo đảm nguyên tắc tính
đúng, tính đủ phù hợp với điều kiện cụ thể và mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng
công trình.

6.4.7 Chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng bao gồm hai thành phần:

- Chi phí dự phòng cho yếu tố phát sinh khối lượng;

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.

6.5 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

- Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết
khác của dự án.
148 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

- Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện.

- Kết hợp các phương pháp trên.

6.5.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GGPMB + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (6-1)

Trong đó:

- V: tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- GGPMB: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- GXD: chi phí xây dựng;

- GTB: chi phí thiết bị;

- GQLDA: chi phí quản lý dự án;

- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- GK: chi phí khác;

- GDP: chi phí dự phòng.

6.5.1.1 Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GGPMB) được xác định theo khối lượng
của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án đã lập và các quy định hiện hành
của nhà nước về đơn giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình,
được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.

Ví dụ: Tính toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện A, thể
hiện tại Bảng 6.1.
Chương 6: Tổng mức đầu tư 149
Bảng 6.1 Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng

Đơn vị: đồng

Đơn Số Đơn giá


TT Hạng mục Thành tiền (đồng)
vị lượng (đồng)

Chi phí đền bù đất và nhà


I 2.286.000.000

Đền bù nhà ở cho các hộ di


1 nhà 8,000 25.000.000 200.000.000
chuyển

2 Đền bù đất ruộng ha 6,197 242.500.000 1.502.772.500

3 Đền bù đất rừng ha 4,500 102.500.000 461.250.000

4 Đền bù đất màu ha 0,670 121.250.000 81.237.500

5 Đất ao cá ha 0,168 242.500.000 40.740.000

II Đền bù hoa màu 60.536.000

Đền bù hoa màu trên ruộng


1 ha 6,867 8.000.000 54.936.000
lúa

2 Đền bù cây cối trên đất rừng ha

- Rừng trồng cây gỗ rải rác ha 1,500 2.000.000 3.000.000

- Rừng phục hồi ha 1,000 1.200.000 1.200.000

- Rừng tre và hỗn giao ha 1.000 800.000 800.000

- Rừng cỏ và cây bụi ha 1.000 600.000 600,000

III Di chuyển mồ mả 15.000.000

Di chuyển mồ mả cái 15 1.000.000 15,000.000

IV Chi phí hỗ trợ tái định cư 104.800.000

1 Hỗ trợ di chuyển cho các hộ hộ 8 3.000.000 24.000.000


150 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Đơn Số Đơn giá


TT Hạng mục Thành tiền (đồng)
vị lượng (đồng)

2 Hỗ trợ tiền lương thực hộ 8 3.600.000 28.800,000

3 Hỗ trợ đào tạo nghề khẩu 16 2.000.000 32.000.000

Hỗ trợ kinh phí xây dựng


4 hộ 8 1.000.000 8.000.000
CSHT mới

Khen thưởng giải phóng mặt


5 hộ 8 1.500.000 12.000.000
bằng

Tổng cộng chi phí trực tiếp 2.466.336.000

Chi phí phí lập ban quản lí và điều hành khác (0,5%) 12.331.680

Tổng cộng chi phí đền bù 2.478.667.680

Làm tròn số 2.478.668.000

6.5.1.2 Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình,
hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

n
G XD =  G XDCTi (6-2)
i =1

Trong đó:

- GXD: chi phí xây dựng công trình của dự án đầu tư xây dựng;

- GXDCTi: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình thứ i, i = 1 – n;

- n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo một trong
số các phương pháp sau:

a) Xác định chi phí xây dựng theo khối lượng xây dựng và đơn giá xây dựng chi tiết
không đầy đủ (đơn giá xây dựng khu vực, đơn giá xây dựng công trình) được tính theo
công thức:
Chương 6: Tổng mức đầu tư 151
GXDCTi = T + C + TL + TGTGT (6-3)

Trong đó:

T: chi phí trực tiếp tính theo khối lượng công tác xây dựng và đơn giá chi
tiết không đầy đủ;

C: chi phí chung;

TL: thu nhập chịu thuế tính trước;

TGTGT: thuế giá trị gia tăng.

b) Xác định chi phí xây dựng theo khối lượng xây dựng và đơn giá xây dựng chi tiết
đầy đủ được tính theo công thức:

n
GXD =  Q j  D j (6-4)
j =1

Trong đó:

- Qj: khối lượng công tác xây lắp thứ j thuộc hạng mục công trình thứ i, Qj
tính từ thiết kế cơ sở;

- Dj: đơn giá chi tiết đầy đủ của loại công tác xây lắp thứ j trong hạng mục
công trình (tính toán tại tiểu mục 6.4.2).

c) Xác định chi phí xây dựng theo tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
và bảng giá tương ứng được tính theo công thức:

GXDCTi = T* + C + TL + TGTGT (6-5)

Trong đó:

T*: chi phí trực tiếp tính theo tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
và bảng giá tương ứng;

C: chi phí chung;

TL: thu nhập chịu thuế tính trước;

TGTGT: thuế giá trị gia tăng.


152 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
6.5.1.3 Xác định chi phí thiết bị

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được, chi phí
thiết bị trong TMĐT của dự án có thể tính toán theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tính theo phương pháp lập dự toán

Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ,
số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá
một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án
(GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.

Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán:

GTB = GMS + GĐT + GLĐ (6-6)

Trong đó:

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;

Chi tiết xem tại Chương 7, tiểu mục 7.2.2.2.

b) Tính theo giá chào hàng đồng bộ

Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền
công nghệ bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản
xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm,
hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên
quan khác của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án
có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.

c) Tính theo suất chi phí thiết bị cho một đơn vị công suất

Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật
của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất
chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình hoặc dự
tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị
trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Chương 6: Tổng mức đầu tư 153
6.5.1.4 Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi
phí khác

Chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) và chi phí khác
(GK) được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức chi phí (tỷ lệ %). Tổng
các chi phí này (không bao gồm lãi vay trong thời gian thực hiện dự án và vốn lưu động ban
đầu) cũng có thể được ước tính, nhưng không vượt quá 15% của tổng chi phí xây dựng và
chi phí thiết bị của dự án.

Vốn lưu động ban đầu (VLD) (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh) và lãi vay
trong thời gian thực hiện dự án (LVay) (đối với dự án có sử dụng vốn vay) thì tùy theo điều
kiện cụ thể, tiến độ thực hiện và kế hoạch phân bổ vốn của từng dự án để xác định.

Chi tiết xem tiếp tại Chương 7, tiểu mục 7.2.2.3.

6.5.1.5 Xác định chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố
khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo
công thức:

GDP = GDP1 + GDP2 (6-7)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 được xác định
theo công thức sau:

GDP1 = (GGPMB + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x Kps (6-8)

Trong đó:

- kps: tỷ lệ dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ
thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công
trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 10%.

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì
kps ≤ 5%.

Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài thời
gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân năm mức độ
biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công
trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí,
giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định
theo công thức sau:
154 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
T
GDP 2 =  ( Vt − LVayt )[( I XDCTbq  I XDCT )t − 1] (6-9)
t =1

Trong đó:

- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T > 1 (năm);

- t: số thứ tự năm phân bổ vốn theo kế hoạch thực hiện dự án, t = 1÷T;

- Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;

- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm
thứ t.

- IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá
được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại
công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến
những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
xây dựng), được xác định theo công thức sau:

T
In+1
I
I XDCTbq = n=1 n (6-10)
T

Trong đó:

+ T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để
xác định IXDCTbq; T ≥ 3;

+ In: chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

+ In+1: chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

- ± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây
dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định
trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và
quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.

6.5.2 Phương pháp xác định TMĐT theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng
lực phục vụ của công trình và suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Trường hợp xác định tổng mức đầu tư xây dựng theo quy mô, công suất hoặc năng
lực phục vụ theo thiết kế cơ sở thì có thể sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng (SXD) và
Chương 6: Tổng mức đầu tư 155
suất chi phí thiết bị (STB) hoặc giá xây dựng tổng hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng cho
từng công trình thuộc dự án.

6.5.2.1 Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình,
hạng mục công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công
trình thuộc dự án. Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình hoặc nhóm loại
công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình (GXDCT) được xác định theo công
thức sau:

GXDCT = SXD × P + CCT-SXD (6-11)

Trong đó:

- SXD: suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực
phục vụ do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được thống nhất để công bố hoặc
tham khảo từ dữ liệu suất chi phí xây dựng của các dự án tương tự về loại, quy
mô, tính chất dự án.

- P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng mục
công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công
trình thuộc dự án.

- CCT-SXD: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây
dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị công
suất, năng lực phục vụ của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án;

6.5.2.2 Xác định chi phí thiết bị

Chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (GTB) bằng tổng chi phí
thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của các công trình thuộc dự án. Chi phí thiết bị của
công trình (GTB) được xác định theo công thức sau:

GTB = STB × P + CCT-STB (6-12)

Trong đó:

- STB: suất chi phí thiết bị công trình, thiết bị công nghệ tính cho một đơn vị
công suất, năng lực phục vụ của công trình do Bộ Xây dựng công bố hoặc đã được
thống nhất để công bố hoặc tham khảo từ dữ liệu suất chi phí thiết bị của các dự án
tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án;

- P: công suất sản xuất hoặc năng lực phục vụ của công trình, hạng mục
156 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
công trình hoặc nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công
trình thuộc dự án xác định.

- CCT-STB: các khoản mục chi phí chưa được tính trong suất chi phí thiết bị
công nghệ, thiết bị công trình của công trình, thuộc dự án.

6.5.2.3. Xác định các chi phí còn lại trong TMĐT

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng; chi phí khác được xác định tại tiểu mục 6.5.1.4 và chi phí dự phòng được xác
định tại tiểu mục 6.5.1.5.

6.5.3 Phương pháp xác định theo số liệu của dự án có các công trình xây dựng
có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện

Các dự án tương tự là những dự án có công trình xây dựng cùng loại, cấp công
trình,
quy mô, tính chất dự án, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất)
tương tự nhau.

Tùy theo tính chất, đặc thù của các dự án tương tự đã thực hiện và mức độ nguồn
thông tin, dữ liệu của dự án có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định
tổng mức đầu tư:

* Trường hợp có đầy đủ thông tin, số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của công trình,
hạng mục công trình xây dựng tương tự đã hoặc đang thực hiện thì tổng mức đầu tư được
xác định theo công thức sau:

n n
V =  GTti  H t  H kv   CTti (6-13)
i=1 i=1

Trong đó:

- n: số lượng công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;


- i: số thứ tự của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện;
- GTti: chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tương tự đã
thực hiện thứ i của dự án đầu tư (i = 1÷n);
- Ht: hệ số qui đổi chi phí về thời điểm lập dự án đầu tư xây dựng. Hệ số Ht
được xác định bằng chỉ số giá xây dựng. Năm gốc chỉ số giá phải thống nhất để sử
dụng hệ số này.
Chương 6: Tổng mức đầu tư 157
- Hkv: hệ số qui đổi chi phí khu vực xây dựng. Hệ số Hkv xác định bằng
phương pháp chuyên gia trên cơ sở so sánh mặt bằng giá khu vực nơi thực hiện đầu
tư dự án và mặt bằng giá khu vực của dự án tương tự sử dụng để tính toán;
- CTti: những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng
công trình, hạng mục công trình tương tự đã thực hiện thứ i.

Trường hợp tính bổ sung thêm những chi phí cần thiết của dự án đang tính toán
nhưng chưa tính đến trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình của dự
án tương tự thì CTti > 0. Trường hợp giảm trừ những chi phí đã tính trong chi phí đầu tư xây
dựng công trình, hạng mục công trình của dự án tương tự nhưng không phù hợp hoặc không
cần thiết cho dự án đang tính toán thì CTti < 0, trường hợp giảm trừ thì CTti nhân với các hệ
số Ht và Hkv.

* Trường hợp với nguồn dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng
mục công trình tương tự đã và đang thực hiện chỉ có thể xác định được chi phí xây dựng và
chi phí thiết bị của các công trình thì cần quy đổi các chi phí này về thời điểm lập dự án, địa
điểm xây dựng dự án, đồng thời bổ sung chi phí cần thiết khác (nếu có). Trên cơ sở chi phí
xây dựng và chi phí thiết bị công nghệ, thiết bị công trình đã quy đổi, các chi phí bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí
khác và chi phí dự phòng được xác định tương tự như trên.

6.5.4 Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư

Đối với các dự án có nhiều công trình, tùy theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án
và nguồn số liệu có được có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định
tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Sau khi tính toán các thành phần chi phí, TMĐT được tổng hợp tại Bảng 6.2.

Bảng 6.2 Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng

Đơn vị tính:...

Giá trị Thuế Giá trị


TT Nội dung chi phí
trước thuế GTGT sau thuế

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái


1 GGPMB
định cư

2 Chi phí xây dựng GXD

2.1 Chi phí xây dựng công trình chính


158 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Giá trị Thuế Giá trị


TT Nội dung chi phí
trước thuế GTGT sau thuế

2.2 Chi phí xây dựng công trình phụ trợ

…………………

3 Chi phí thiết bị GTB

4 Chi phí quản lý dự án GQLDA

5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi


5.1
đầu tư xây dựng

5.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình

5.3 Chi phí giám sát thi công xây dựng

…………………

6 Chi phí khác GK

6.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ

6.2 Chi phí hạng mục chung

…………………………….

7 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối


7.1 GDP1
lượng công việc phát sinh

7.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2

TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) V

6.6 ĐIỀU CHỈNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại
Luật Xây dựng. Người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh.

Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt
Chương 6: Tổng mức đầu tư 159
cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải được thẩm
tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí dự phòng
nhưng không làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt thì chủ đầu tư tổ
chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh
của mình.

Trường hợp đã sử dụng hết chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư xây dựng đã
phê duyệt gồm cả chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, chủ đầu tư tổ chức xác định bổ
sung khoản chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá khi chỉ số giá xây dựng do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công bố từ khi thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số
giá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt.

Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh theo quy định làm tăng, giảm quy
mô (nhóm) dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được
phê duyệt trước khi điều chỉnh.

BÀI TẬP CHƯƠNG 6

Bài 1: Xác định tổng mức đầu tư dự án xây dựng mới công trình thủy lợi A cho biết:

1. Chi phí đền bù, tái định cư: 12.000.000.000 đồng;

2. Chi phí xây dựng sau thuế: 75.000.000.000 đồng;

3. Chi phí thiết bị sau thuế: 25.000.000.000 đồng;

Số liệu về các khoản mục chi phí còn lại trong tổng mức đầu tư:

STT Khoản mục chi phí Giá trị

4. Chi phí quản lý dự án 2,159%

5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

5.1 Chi phí khảo sát 3.000.000.000 đồng

5.2 Chi phí thẩm tra dự án 0,083%

5.3 Chi phí lập dự án 0,549%

5.4 Chi phí thiết kế 2,002%


160 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

STT Khoản mục chi phí Giá trị

5.5 Chi phí thẩm tra thiết kế 0,183%

5.6 Chi phí thẩm tra dự toán 0,179%

5.7 Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp 0,287%

5.8 Chi phí giám sát xây dựng 2,333%

6. Chi phí khác

6.1 Chi phí hạng mục chung

6.1.1 - Chi phí khác không xác định được khối lượng 2%

6.1.2 - Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công 2%

6.1.3 - Chi phí hạng mục chung còn lại 100.000.000 đồng

6.2 Chi phí rà phá bom mìn 500.000.000 đồng

6.3 Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán 0,24%

4.4 Chi phí bảo hiểm công trình 1,03%

7. Chi phí dự phòng

7.1 Dự phòng khối lượng phát sinh 5%

Dự phòng trượt giá (tính tương tự dự phòng khối


7.2 5%
lượng phát sinh)

Bài 2: Xác định tổng mức đầu tư xây dựng mới Nhà máy Xi măng với công suất thiết kế là
2,3 triệu tấn/năm (với sản phẩm của dự án được tính theo sản phẩm qui đổi chung là XM
PCB 40) tại Huyện X, Tỉnh Y, bằng nguồn vốn vay thương mại, thời gian thực hiện dự án là
3 năm.

Ứng với loại hình dự án nêu trên, ta có suất vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
xi măng công suất từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn sản phẩm/năm là:

- Suất chi phí xây dựng: 620.000 đ/tấn;


Chương 6: Tổng mức đầu tư 161
- Suất chi phí thiết bị: 1.010.000 đ/tấn;

+ Các khoản mục chi phí khác (chưa tính trong suất vốn đầu tư) ước tính là 608
triệu đồng;

Bài 3: Hãy xác định tổng mức đầu tư dự án A có quy mô tương tự từ nhà máy BOT
Bình An, Dự án A gồm các hạng mục sau:

- Xây dựng bể lắng sơ cấp và bể sục ôzôn:

Tham khảo chi phí xây dựng tại nhà máy nước BOT Bình An, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ lập chi phí dự án năm 2017 là 100 tỷ đồng.

Với việc tăng giá cả như hiện nay dự kiến phần chi phí xây dựng này phải điều
chỉnh về thời điểm hiện nay nhân với hệ số điều chỉnh 1,4. Và khi quy đổi địa điểm xây
dựng cần quy đổi bằng cách nhân hệ số 1,05.

- Hạng mục phòng hóa nghiệm và thiết bị (chỉ riêng phần thiết bị kiểm tra phần vi
sinh bao gồm: các tủ sấy, cấy vi sinh và các thiết bị kèm theo) giá thời điệm hiện nay là:
800 triệu đồng/phòng. Dự án gồm 4 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp 1 phòng.

- Hạng mục Hệ thống giám sát trực tuyến tùy vào các chất cần kiểm tra phải dùng
các thiết bị đầu đo online giá 6 tỷ đồng/trạm (số liệu từ dự án cấp nước sạch Nhơn Trạch).
Mỗi xí nghiệp 1 trạm.

Bài 4: Tổng mức đầu tư của một công trình là 500 tỷ (chưa có lãi vay, chưa có chi phí dự
phòng), phân bổ vốn trong vòng 3 năm. Tỷ lệ vốn tự có là 40% còn lại đi vay. Tỷ lệ phân bổ
vốn đầu tư trong 3 năm lần lượt là 40% - 30% - 30%. Chủ đầu tư thực hiện theo hình thức
sử dụng hết vốn tự có, sau đó sẽ đi vay. Số liệu về chỉ số xây dựng lấy ở Bài 5.

Yêu cầu: Xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá đối với công trình trên?

Bài 5: Một dự án đầu tư có thời gian xây dựng là 3 năm. Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư từng năm
là 40% - 30% - 30%. Có số liệu chỉ số giá xây dựng như sau:

Chỉ số giá xây dựng (%)


Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015

Chỉ số giá xây dựng 89,5 90,1 90,5 91,5


162 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Có: ∆IXDCT = 0,005; Tổng mức đầu tư chưa có dự phòng là 200 tỷ đồng, trong đó lãi
vay trong 3 năm lần lượt là: 0,5 tỷ đồng – 1,5 tỷ đồng - 3,8 tỷ đồng.

Yêu cầu: Xác định chi phí dự phòng của dự án (dự phòng khối lượng phát sinh và
dự phòng cho trượt giá)?
Chương 7

DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

7.1 NỘI DUNG DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Dự toán xây dựng công trình (Tổng dự toán) của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết
để đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm
phục vụ thi công ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư.

Dự toán xây dựng công trình được xác định trong các giai đoạn cụ thể sau:

- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp dự án được thiết kế 4 bước và
3 bước,

- Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước.

Dự toán công trình bao gồm các thành phần chi phí:

- Chi phí xây dựng (GXD);

- Chi phí thiết bị (GTB);

- Chi phí quản lý dự án (GQLDA);

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV);

- Chi phí khác (GK);

- Chi phí dự phòng (GDP).

Dự toán xây dựng công trình làm căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình
trong quá trình thực hiện dự án và kết thúc dự án.

7.1.1 Chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng gồm các thành phần:

- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ (có tính đến giá trị thu hồi vật liệu để
giảm vốn đầu tư).

- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.


164 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi
công, công trình đẫn dòng, điện, nước, nhà xưởng, kho bãi chứa vật liệu...).

- Chi phí xây dựng các hạng mục công trình. Đây là khoản chi phí chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong chi phí xây lắp để xây dựng các hạng mục công trình trong hệ thống
công trình.

- Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí
nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công.

- Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất
tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một
số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp.

- Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được
dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.

- Thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước.

7.1.2 Chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị bao gồm:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.

- Chi phí vận chuyển từ nơi mua (từ cảng) đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi,
chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường.

- Thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

7.1.3 Chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Nội dung được trình bày tại Chương 6, tiểu mục 6.2.4.

7.1.4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Nội dung được trình bày tại Chương 6, tiểu mục 6.2.5.

7.1.5 Chi phí khác (GK)

Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình gồm các chi phí trình bày tại
Chương 6, tiểu mục 6.2.6, trong đó chi phí hạng mục chung bao gồm:

- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 165
- Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công
trường và môi trường xung quanh;

- Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;

- Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường;

- Chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên;

- Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng và lực lượng lao động (có tay
nghề thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp đồng lao động dài hạn của doanh nghiệp) đến và
ra khỏi công trường;

- Chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có);

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công
trình (nếu có);

- Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí
nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm
trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một
số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự);

7.1.6 Chi phí dự phòng (GDP)

- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh là khoản chi phí để
dự trù cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư
được cấp có thẩm quyền chấp nhận, khối lượng phát sinh do các yếu tố không lường
trước được.

- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

7.2 PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN DỰ TOÁN XÂY DỰNG


CÔNG TRÌNH

7.2.1 Các căn cứ lập dự toán xây dựng công trình


- Khối lượng công tác: khi lập tổng dự toán khối lượng công tác xây lắp, khối lượng
thiết bị và khối lượng các thành phần trong chi phí khác của công trình phải được xác định
căn cứ thiết kế kỹ thuật được duyệt (với công trình thiết ba bước) hoặc thiết kế kỹ thuật - thi
công (với công trình thiết kế hai bước và một bước).
166 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Đơn giá xây dựng: là chỉ tiêu xác định những chi phí trực tiếp hay toàn bộ chi phí
xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp tạo nên
công trình.
- Giá mua các thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, bảo quản, bảo hiểm theo hướng dẫn
của Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ và Bộ Tài chính.
- Định mức các chi phí tính theo tỷ lệ và bảng giá:
+ Định mức chi phí chung, giá khảo sát, giá thiết kế và các định mức chi phí tư vấn
khác theo văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
+ Các chi phí khác như: tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa
chính, lệ phí cấp đất xây dựng và giấy phép xây dựng, các loại thuế, bảo hiểm công trình...
theo các hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

7.2.2 Phương pháp tính toán

Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật, hoặc thiết kế bản vẽ
thi công.

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công thức sau:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (7-1)

Trong đó:

- GXD: chi phí xây dựng;

- GTB: chi phí thiết bị;

- GQLDA: chi phí quản lý dự án;

- GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- GK: chi phí khác;

- GDP: chi phí dự phòng.

7.2.2.1 Xác định chi phí xây dựng (GXD)

Chi phí xây dựng được xác định theo từng công trình, hạng mục công trình, loại
công tác hoặc kết cấu xây lắp, sau đó tổng hợp lại thành giá trị chi phí xây dựng toàn bộ
công trình.

Công thức tổng hợp chi phí xây dựng công trình:
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 167
n
GXD =  GXDi (7-2)
j =1

Trong đó:
- GXD: tổng giá trị chi phí xây dựng (dự toán xây dựng) công trình;
- GDXi: chi phí xây dựng của hạng mục công trình thứ i của dự án;
Chi phí xây dựng công trình, các hạng mục công trình có thể xác định theo các
phương pháp sau:

a. Xác định chi phí xây dựng theo khối lượng xây dựng và đơn giá xây dựng chi tiết
không đầy đủ (đơn giá xây dựng khu vực, đơn giá xây dựng công trình).

Công thức tính:

GXD = T + C + TL + Tgtgt (7-3)

Trong đó:

- T: chi phí trực tiếp;


- C: chi phí chung
- TL: thu nhập chịu thuế tính trước;
- Tgtgt: thuế giá trị gia tăng.

Dưới đây lần lượt sẽ xem xét các loại chi phí đề cập trên:

Chi phí trực tiếp (T)

- Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải
thực hiện của công trình, hạng mục công trình.

- Đơn giá xây dựng được sử dụng đơn giá khu vực (bộ đơn giá dự toán xây dựng
công trình của các tỉnh, thành ban hành) hoặc đơn giá công trình được xác định tại thời
điểm tính toán.

Công thức tính chi phí trực tiếp:

T = VL + NC + M (7-4)

n
VL =  Q j  D vlj (7-5)
j =1
168 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
n
NC =  Q j  D nc
j k
nc
(7-6)
j =1

n
M =  Q j  D mj  k m (7-7)
j =1

Trong đó:

- T: chi phí trực tiếp;

- VL: chi phí vật liệu;

- NC: chi phí nhân công;

- M: chi phí máy thi công;

- Qj: khối lượng công tác xây dựng thứ j;

j , D j : đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công công tác xây
- D vlj , D nc m

dựng thứ j;

- knc, km: hệ số nhân công, máy thi công làm đêm.

Khi tính theo đơn giá khu vực thì chi phí vật liệu được cộng thêm phần chêch lệch
vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được cộng thêm phần trượt giá nhân
công và máy thi công.

Tính toán chi phí trực tiếp được trình bày theo Bảng 7.1.

Bảng 7.1 Biểu dự toán chi tiết (tính chi phí trực tiếp)

Đơn giá Thành tiền


Số Mã Tên Đơn Khối
T hiệu công tác vị lượng
D vlj
T ĐG xây dựng tính (Q) D nc
j D mj VL NC M

… … … … ... ... … ... … ... …

Cộng: … … …
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 169
Chi phí chung (C)

Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản
xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và
một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí trực
tiếp (T) theo quy định tại Bảng 7.2 hoặc tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân
công theo quy định tại Bảng 7.3.

Bảng 7.2 Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung

Đơn vị tính: %

Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư
Loại công trình thuộc xây dựng của dự án được duyệt (tỷ đồng)
TT
dự án
≤ 15 ≤ 100 ≤ 500 ≤ 1000 > 1000

1 Công trình dân dụng 6,5 6,0 5,6 5,4 5,2

Riêng công trình tu bổ,


phục hồi di tích lịch sử, 10,0 9,0 8,6 8,4 8,2
văn hóa

2 Công trình công nghiệp 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2

Riêng công trình xây


dựng đường hầm thủy 6,5 6,3 6,0 5,8 5,7
điện, hầm lò

3 Công trình giao thông 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2

Riêng công trình hầm


6,5 6,3 6,0 5,8 5,7
giao thông

Công trình nông nghiệp


4 5,5 5,0 4,6 4,4 4,2
và phát triển nông thôn

Công trình hạ tầng kỹ


5 5,0 5,0 4,1 3,9 3,7
thuật

Khi xác định chi phí chung tính theo chi phí trực tiếp có thể xảy ra các trường
hợp sau:
170 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Trường hợp quy mô chi phí xây dựng trước thuế nằm trong khoảng quy mô chi phí
tại Bảng 7.2 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy
theo công thức sau:

Kb − K a
Kc = Kb −  ( Gt − Gb ) (7-8)
Ga − Gb

Trong đó:

+ Gt: chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt;

+ Ga: giá trị chi phí xây dựng cận trên giá trị cần tính định mức tỷ lệ chi phí chung;

+ Gb: giá trị chi phí xây dựng cận dưới giá trị cần tính định mức tỷ lệ chi phí chung;

+ Ka: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;

+ Kb: định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb.

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%)
chi phí chung trong dự toán công trình được xác định theo loại công trình tương ứng với
mức chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt.

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản
xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí
chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi
phí máy thi công.

- Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi
phí nhân công trong dự toán xây dựng của các loại công tác xây dựng, lắp đặt của công
trình theo hướng dẫn tại Bảng 7.3.

Bảng 7.3 Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công

Đơn vị tính: %

Chi phí nhân công trong chi phí


trực tiếp (tỷ đồng)
TT Loại công tác
≤ 15 ≤ 100 > 100

Công tác duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt,


1 đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải 66 60 56
và đường thủy nội địa
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 171

Chi phí nhân công trong chi phí


trực tiếp (tỷ đồng)
TT Loại công tác
≤ 15 ≤ 100 > 100

Công tác đào, đắp đất công trình nông nghiệp


2 và phát triển nông thôn hoàn toàn bằng thủ 51 45 42
công

Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các


công trình xây dựng, công tác xây lắp đường
3 dây, thí nghiệm hiệu chỉnh, điện đường dây và 65 59 55
trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và
kết cấu xây dựng

Khi xác định chi phí chung tính theo chi phí nhân công có thể xẩy ra các trường
hợp sau:

- Trường hợp quy mô chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp nằm trong Khoảng
quy mô chi phí tại Bảng 7.3 thì định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công
được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức (7-8) đã nêu trên.
Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định
mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại Bảng 7.2 và 7.3 được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến
1,1 tùy điều kiện cụ thể của công trình.

Thu nhập chịu thuế tính trước (TL)

Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và
một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy
chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp quốc doanh. Thu nhập
chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí
chung theo quy định đối với từng loại công trình tại Bảng 7.4.

Bảng 7.4 Định mức thu nhập chịu thuế tính trước

Đơn vị tính: %

Thu nhập chịu


STT Loại công trình
thuế tính trước

1 Công trình dân dụng 5,5

2 Công trình công nghiệp 6,0


172 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Thu nhập chịu


STT Loại công trình
thuế tính trước

3 Công trình giao thông 6,0

4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5

5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5

Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình
xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu
6 6,0
chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật
liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực
tiếp và chi phí chung trong dự toán chi phí xây dựng.

- Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công
trình có công năng riêng biệt áp dụng định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước theo loại
công trình phù hợp.

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản
xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập
chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực
tiếp và chi phí chung.

Trường hợp dự án yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì định
mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ quy định
tại cột [3] theo hướng dẫn tại Bảng 7.2, Bảng 7.3 và Bảng 7.4.

Đối với công trình an ninh quốc phòng thì tùy thuộc loại hình công trình tương ứng
để áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước quy định tại Bảng
7.2, Bảng 7.3 và Bảng 7.4.

Thuế giá trị gia tăng (Tgtgt)

Thuế giá trị gia tăng tính theo tỷ lệ % của chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu
nhập chịu thuế tính trước.

Tổng hợp chi phí xây dựng được trình bày theo Bảng 7.5.
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 173
Bảng 7.5 Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung chi phí Cách tính Giá trị Ký hiệu

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

n
1 Chi phí vật liệu Q
j =1
j  D vlj VL

n
2 Chi phí nhân công Q
j =1
j  D nc
j k
nc
NC

n
3 Chi phí máy và thiết bị thi công Q
j =1
j  D mj  k m M

Chi phí trực tiếp VL + NC + M T

II CHI PHÍ CHUNG T × tỷ lệ C

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH


III (T+C) × tỷ lệ TL
TRƯỚC

Chi phí xây dựng trước thuế


TT
(T + C + TL) GXD

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TT


GXD × TGTGT-XD Tgtgt

ST
Chi phí xây dựng sau thuế TT
GXD + Tgtgt GXD

b. Xác định chi phí xây dựng theo khối lượng xây dựng và đơn giá xây dựng chi tiết
đầy đủ

Công thức tính:

n
GXD =  Q j  D j (7-9)
j =1

Trong đó:

- Qj: khối lượng công tác xây lắp thứ j thuộc hạng mục công trình thứ i;
174 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Dj: đơn giá chi tiết đầy đủ của loại công tác xây lắp thứ j trong hạng mục
công trình (tính toán tại Chương 6, tiểu mục 6.4.2).

Tính toán chi phí xây dựng theo đơn giá chi tiết đầy đủ được thể hiện tại Bảng 7.6.

Bảng 7.6 Bảng tính chi phí xây dựng theo đơn giá chi tiết đầy đủ

Đơn vị tính …

Mã hiệu Công tác


TT ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền
đơn giá xây dựng

1 … … … … … …

2 … … … … … …

Cộng: …

Tổng hợp chi phí xây dựng thể hiện tại Bảng 7.7.

Bảng 7.7 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng (tính theo đơn giá chi tiết đầy đủ)

Đơn vị tính: ...

TT Hạng mục Chi phí xây dựng Thuế giá trị Chi phí xây dựng
công trình trước thuế gia tăng sau thuế

1 … … … …

2 … … … …

Cộng: … … …
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 175
c. Xác định chi phí xây dựng theo tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và
bảng đơn giá tương ứng.

Công thức tính:

GXD = T* + C + TL + Tgtgt (7-10)

Trong đó: T* là chi phí trực tiếp;

Tính chi phí trực tiếp (T*):

Chi phí trực tiếp được tính theo tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và
bảng đơn giá tương ứng.

T* = VL + NC + M (7-11)

Với:

n
VL = V j  g vlj (7-12)
j =1

Trong đó:

+ Vj: khối lượng loại vật liệu thứ j;


vl
+ g : giá vật liệu hiện trường xây lắp (giá vật liệu đến chân
j

công trình);

n
NC =  N j  g ncj (7-13)
j =1

Trong đó:

+ Nj: hao phí lao động trực tiếp theo cấp bậc bình quân;
nc
+ g : giá nhân công xây dựng trực tiếp tính theo ngày công theo
j

cấp bậc bình quân;

n
M =  m j  g mj (7-14)
j =1

Trong đó:
176 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
+ mj: hao phí ca máy của loại máy j;
ml
+ g : giá ca máy và thiết bị thi công thứ j được xác định cho một
j

ca máy;

Tổng hợp chi phí trực tiếp được thể hiện theo Bảng 7.8.

Bảng 7.8 Bảng tổng hợp chi phí trực tiếp

Đơn vị tính: ...

STT Mã hiệu Nội dung Đơn vị Khối lượng Giá Thành tiền

I Vật liệu

I.1 V.001 Cát mịn m3

I.2 V.002 Gạch chỉ viên

… … …

Tổng cộng VL

II Nhân công

II.1 N.001 Nhân công 3/7 công

II.2 N.002 Nhân công 3,5/7 công

… … …

Tổng cộng NC

III Máy thi công

Máy trộn vữa 80


III.1 M.001 ca
lít

III.2 M.002 Vận thăng 0,8T ca

… … …

Tổng cộng M
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 177
Tổng hợp chi phí xây dựng được thể hiện theo Bảng 7.9.

Bảng 7.9 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng

Đơn vị tính: ...

STT Nội dung chi phí Cách tính Giá trị Ký hiệu

I CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1 Chi phí vật liệu Lấy từ Bảng 7.8 VL

2 Chi phí nhân công Lấy từ Bảng 7.8 NC

3 Chi phí máy và thiết bị thi công Lấy từ Bảng 7.8 M

Chi phí trực tiếp VL+NC+M T*

II CHI PHÍ CHUNG T* x tỷ lệ C

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH


III (T*+C) x tỷ lệ TL
TRƯỚC

Chi phí xây dựng trước thuế


TT
(T*+C+TL) GXD

IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


TT
GXD x TGTGT-XD Tgtgt

Chi phí xây dựng sau thuế


TT ST
GXD + GTGT GXD

Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng: được tính
như tại mục a).

7.2.2.2 Xác định chi phí thiết bị (GTB)

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết
bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau:

GTB = GMS + GĐT + GLĐ + GK (7-15)

Trong đó:

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ;


178 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh;

- GK: chi phí khác có liên quan.

a. Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

Công thức tính:

n
GMS =  Qi  M i (7-16)
i =1

Trong đó:

- Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1- n);

- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị
(nhóm thiết bị) thứ i (i = 1 - n), được xác định theo công thức:

Mi = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (7-17)

Trong đó:

+ Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng
thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập
khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo;

+ Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số
lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công
trình;

+ Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng
hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với
thiết bị nhập khẩu;

+ Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một
đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường;

+ T: thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị);

Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo giá của nhà
cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính
toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 179
Đối với các loại thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được
xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một
tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất,
gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được
chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang
thực hiện.

b. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán hoặc
dự tính tùy theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.

c. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với chi
phí xây dựng.

Chi phí thiết bị được tổng hợp theo Bảng 7.10.

Bảng 7.10 Bảng tổng hợp chi phí thiết bị

Đơn vị tính: đồng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

[1] [2] [3] [4] [5] [6]

1 Chi phí mua sắm thiết bị GMS

1.1 …

1.2 …

… …

Chi phí đào tạo và


2 GĐT
chuyển giao công nghệ

Chi phí lắp đặt thiết bị


3 và thí nghiệm, hiệu GLĐ
chỉnh thiết bị
180 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

Chi phí khác có liên


4 GK
quan

TỔNG CỘNG (1+2+3+4) GTB

7.2.2.3 Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)

Chi phí quản lý dự án được xác định theo công thức sau:

GQLDA = N  (GXTTD + GTB


TT
) (7-18)

Trong đó:

- N: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án;

: chi phí xây dựng trước thuế;


TT
- GXD

: chi phí thiết bị trước thuế.


TT
- GTB

7.2.2.4 Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo công thức sau:

n m
GTV =  Ci +  D j (7-19)
i =1 j =1

Trong đó:

- Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1- n);

- Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1- m);

7.2.2.5 Xác định chi phí khác (GK)

Chi phí khác được xác định theo công thức sau:

n m l
GK =  Ci +  D j + CHMC +  Ek (7-20)
i =1 j =1 k =1
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 181
Trong đó:

- Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1 - n);

- Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1 - m);

- CHMC: chi phí hạng mục chung;

- Ek: chi phí khác thứ k có liên quan khác (k = 1 - l);

Xác định chi phí hạng mục chung:

CHMC = (CNT + CKKL) × (1 + T) + CK (7-21)

Trong đó CNT là chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng
nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều hành
thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Chi phí nhà tạm có thể xác định bằng 2 phương pháp sau:

+ Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công xác định theo tỷ lệ %
trên chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia
tăng (lấy bằng 2% đối với các công trình đi theo tuyến như đường dây tải điện, đường dây
thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công
dạng tuyến; lấy bằng 1% đối với các công trình còn lại).

+ Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công xác định theo phương
pháp lập dự toán: Đối với các công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển,
ngoài hải đảo, các công trình sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu
quốc tế, nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo
tỷ lệ (%) trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế tổ chức lập và phê
duyệt dự toán chi phí này.

Phương pháp lập dự toán cho khoản mục chi phí này như phương pháp xác định chi
phí xây dựng. Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo công
trình dân dụng.

Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu.

Đối với nhà thầu xây dựng khi tính giá dự thầu phải đưa khoản mục chi phí này vào
trong giá dự thầu và có thể tính theo phương pháp lập dự toán.
182 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- CKKL: chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung nhưng không xác định được
khối lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao
động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu;
chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn
không thường xuyên, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí xây dựng và chi phí
lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị gia tăng quy định.

- CK: chi phí hạng mục chung còn lại gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công
đặc chủng và lực lượng lao động (có tay nghề thuộc biên chế quản lý của doanh nghiệp) đến
và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi
phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng công trình (nếu có); chi
phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy,
hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp thoát nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số
loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên
ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự) và
được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc dự tính chi phí.

- T: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Dự toán chi phí hạng mục chung được tổng hợp theo Bảng 7.11.

Bảng 7.11 Bảng tổng hợp dự toán chi phí hạng mục

Đơn vị tính: đồng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

[1] [2] [3] [4] [5] [6]

Chi phí xây dựng nhà tạm tại


1 hiện trường để ở và điều hành CNT
thi công

Chi phí một số công tác


2 không xác định được khối CKKL
lượng từ thiết kế

Các chi phí hạng mục chung


3 CK
còn lại
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 183

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

Chi phí di chuyển máy, thiết


bị thi công và lực lượng lao
3.1
động đến và ra khỏi công
trường

Chi phí bảo đảm an toàn giao


3.2
thông phục vụ thi công

Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ


3.3 thuật do bị ảnh hưởng khi thi
công xây dựng công trình

… ….

TỔNG CỘNG (1+2+3) CHMC

7.2.2.6 Xác định chi phí dự phòng (GDP)

Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối
lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:

GDP = GDP1 + GDP2 (7-22)

Trong đó:

- GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được
xác định theo công thức sau:

GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps (7-23)

- kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này
phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và Điều kiện địa chất
công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%.

- GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo
công thức (7-24).
184 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định trên cơ sở độ dài
thời gian xây dựng công trình của dự án, tiến độ phân bổ vốn theo năm, bình quân
năm mức độ biến động giá xây dựng công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù
hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động
của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Chi phí dự phòng do yếu tố
trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:

T
GDP 2 =  GXt DCT [( I XDCTbq  I XDCT )t − 1] (7-24)
t =1

Trong đó:

- T: độ dài thời gian xây dựng công trình (XDCT) xác định theo quý, năm;

- t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch XDCT, t = 1÷T;


t
- G XDCT : Dự toán XDCT trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong
khoảng thời gian t.

- IXDCTbq: Chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá
được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại
công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến
những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
xây dựng), được xác định theo công thức sau:

T
I n+1
 I
I XDCTbq = n=1 n (7-25)
T

Trong đó:

+ T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để
xác định IXDCTbq; T ≥ 3;

+ In: chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;

+ In+1: chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1;

- ± ∆IXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây
dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác
định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu
vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 185
Bảng 7.12 là biểu tổng hợp dự toán xây dựng công trình.

Bảng 7.12 Bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình

Đơn vị tính: đồng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

[1] [2] [3] [4] [5] [6]

1 Chi phí xây dựng GXD

1.1 Chi phí xây dựng công trình

Chi phí xây dựng công trình


1.2
phụ trợ (trừ lán trại).

… …

2 Chi phí thiết bị GTB

3 Chi phí quản lý dự án GQLDA

4 Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV

Chi phí thiết kế xây dựng


4.1
công trình

Chi phí giám sát thi công xây


4.2
dựng

… …

5 Chi phí khác GK

Chi phí rà phá bom mìn, vật


5.1
nổ

5.2 Chi phí bảo hiểm công trình

5.3 Chi phí hạng mục chung CHMC

… …
186 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

Chi phí dự phòng (GDP1 +


6 GDP
GDP2)

Chi phí dự phòng cho yếu tố


6.1 khối lượng công việc phát GDP1
sinh

Chi phí dự phòng cho yếu tố


6.2 GDP2
trượt giá

TỔNG CỘNG:
GXDCT
(1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6)

7.3 ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường
hợp:

- Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định;

- Thay đổi, bổ sung thiết kế nhưng không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu
chi phí trong dự toán kể cả chi phí dự phòng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng
đã được phê duyệt;

- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm dự toán xây dựng công trình đã được
phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm). Phần giá trị tăng (hoặc giảm) phải
được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh.

- Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở để
điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

- Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làm thay
đổi giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng thì chủ đầu tư
tổ chức điều chỉnh.

- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực
hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 187

BÀI TẬP CHƯƠNG 7

Bài 1: Hãy tính dự toán xây dựng công trình A với số liệu cho như sau:

Công trình nông nghiệp phát triển nông thôn A có các nội dung công việc, khối
lượng và đơn giá xây dựng ở bảng sau:

Đơn giá (đồng)


Khối
TT Tên công tác Đơn vị
lượng
VL NC MTC

Đào xúc đất bằng máy


1 đào ≤ 1,25m3, đất cấp II 100 m3 150 0 56.000 360.000
(K = 1,13)

Bê tông lót móng đá


2 m3 350 320.000 50.000 15.000
4×6 M100

Bê tông móng chiều


3 rộng ≤ 250 cm, đá 1×2 m3 180 325.000 60.000 35.000
M200 XMCP40

Cốt thép tường, D ≤ 18


4 Tấn 250 4.200.000 500.000 150.000
mm, chiều cao ≤ 4 m

Các số liệu khác:

Khoản mục chi phí Giá trị

1. Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án 50 tỷ đồng

2. Chi phí thiết bị 2,5 tỷ đồng

3. Chi phí quản lý dự án 2,159%

4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

- Chi phí khảo sát 100 triệu đồng

- Chi phí thẩm tra dự án 0,083%

- Chi phí lập dự án 0,549%


188 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Khoản mục chi phí Giá trị

- Chi phí thiết kế 2,002%

- Chi phí thẩm tra thiết kế 0,183%

- Chi phí thẩm tra dự toán 0,179%

- Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp 0,287%

- Chi phí giám sát xây dựng 2,333%

5. Chi phí khác:

- Chi phí hạng mục chung:

+ Chi phí khác không xác định được khối lượng 2%

+ Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công 2%

- Chi phí bảo hiểm công trình 1,03%

6. Chi phí dự phòng

- Dự phòng khối lượng phát sinh 5%

- Dự phòng trượt giá (tính tương tự dự phòng khối lượng phát sinh) 3%

Bài 2: Công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp B có các nội dung công việc và khối
lượng ở bảng sau:

TT Tên công tác Đơn vị Khối lượng

Đào móng công trình bằng thủ công, Đất cấp III
1 100 m3 20

2 Bê tông lót móng đá 4×6 M100 m3 100

3 Gia công, lắp dựng cốt thép móng, D ≤ 10 mm Tấn 5

4 Gia công, lắp dựng cốt thép móng, D ≤ 18 mm Tấn 25


Chương 7: Dự toán xây dựng công trình 189

TT Tên công tác Đơn vị Khối lượng

5 Gia công, lắp dựng ván khuôn móng m2 200

Bê tông móng chiều rộng ≤ 250 cm, đá 1×2


6 m3 300
M200 XMCP30

Cho biết số liệu về đơn giá vật liệu, nhân công và máy thi công ở bảng sau:

STT Loại vật tư ĐVT Đơn giá (đồng)

I Vật liệu hiện trường

1 Cát vàng m3 200.000

2 Đá 1x2 m3 250.000

3 Đá 4x6 m3 250.000

4 Dây thép kg 20.000

5 Đinh kg 21.000

6 Đinh đỉa cái 3.000

7 Gỗ ván cầu công tác m3 2.000.000

8 Nước lít 5

9 Xi măng PC30 kg 1.200

10 Thép D ≤ 10 mm Tấn 16.000.000

11 Thép D ≤ 18 mm Tấn 15.500.000

II Nhân công

1 Nhân công bậc 3,0/7 công 190.000

2 Nhân công bậc 3,5/7 công 198.000


190 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

STT Loại vật tư ĐVT Đơn giá (đồng)

III Máy thi công

1 Máy đầm dùi 1,5 kW ca 250.000

2 Máy đào 1,25 m3 ca 1.500.000

3 Máy trộn bê tông 250l ca 400.000

Cho biết chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư là 80 tỷ (số liệu định
mức các công tác xây dựng tra theo định mức 1776/CV-BXD).

Yêu cầu: Tính dự toán chi phí xây dựng theo các phương pháp sau:

a. Tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ?

b. Tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ?

c. Tính theo tổng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng?
Chương 8

GIÁ GÓI THẦU VÀ GIÁ DỰ THẦU

8.1 GIÁ GÓI THẦU

8.1.1 Giá gói thầu thi công xây dựng

Giá gói thầu thi công xây dựng là giá do chủ đầu tư xây dựng cho gói thầu thi công
xây dựng để khống chế chi phí tối đa cho gói thầu. Giá gói thầu bao gồm: chi phí xây dựng
gói thầu, chi phí hạng mục chung gói thầu và chi phí dự phòng cho gói thầu.

GGT = GXD + GHMC + GDP (8-1)

Trong đó:

- GXD: chi phí xây dựng;

- GHMC: chi phí hạng mục chung;

- GDP: chi phí dự phòng;

8.1.1.1 Chi phí xây dựng gói thầu

Chi phí xây dựng của giá gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình,
hạng mục công trình, công trình phụ trợ (trừ lán trại), công trình tạm phục vụ thi công thuộc
phạm vi gói thầu thi công xây dựng.

GXD có thể xác định bằng 1 trong 3 phương pháp nêu tại Chương 7, tiểu mục 7.2.2.1.

8.1.1.2 Chi phí hạng mục chung gói thầu

Chi phí hạng mục chung của gói thầu thi công xây dựng gồm một, một số hoặc toàn
bộ các chi phí được xác định trong hạng mục chung trong dự toán xây dựng công trình được
phê duyệt phù hợp với phạm vi công việc, yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật của gói thầu.

Tính GHMC tại tiểu mục 7.2.2.5, công thức (7-21).

Chi phí nhà tạm có thể tính bằng 2 phương pháp:

+ Tính theo tỉ lệ định mức quy định (công trình theo tuyến, công trình không
theo tuyến).
192 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
+ Tính theo phương pháp lập dự toán.

- CKKL: là khối lượng không thể xác định được tính theo tỉ lệ %

- Ck: Chi phí khác có thể tính theo 2 cách sau:

+ Tính theo tỉ lệ %.

+ Tính theo phương pháp lập dự toán.

8.1.1.3 Chi phí dự phòng gói thầu

Chi phí dự phòng trong giá gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công
thức sau:

GDPXD = GDPXD1 + GDPXD2 (8-2)

Trong đó:

- QDPXD1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh của dự
toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức:

GDPXD1 = (GXD + GHMC) x kps (8-3)

- kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, kps ≤ 5%.

- GDPXD2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi
công xây dựng được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
trong dự toán xây dựng công trình GtXDCT là chi phí xây dựng và chi phí hạng mục
chung của gói thầu thi công xây dựng.

Giá gói thầu xây dựng sau khi tính toán từng thành phần chi phí sẽ được tổng hợp
tại Bảng 8.1.

Bảng 8.1 Tổng hợp giá gói thầu xây dựng

Đơn vị tính: đồng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

1 Chi phí xây dựng của gói thầu GXD

1.1 Công tác A


Chương 8: Giá gói thầu và giá dự thầu 193

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

1.2 Công tác B

1.3 …

… …

2 Chi phí hạng mục chung GHMC

Chi phí xây dựng nhà tạm tại


2.1 hiện trường để ở và điều hành
thi công tại hiện trường

Chi phí một số công tác không


2.2 xác định được khối lượng từ
thiết kế

Chi phí các hạng mục chung


2.3
còn lại

… ...

Chi phí dự phòng (GDPXD1 +


3 GDPXD
GDPXD2)

Chi phí dự phòng cho yếu tố


3.1 GDPXD1
khối lượng công việc phát sinh

Chi phí dự phòng cho yếu tố


3.2 GDPXD2
trượt giá

TỔNG CỘNG (1+2+3) GGTXD

8.1.2 Giá gói thầu thiết bị

Giá gói thầu thiết bị là giá thiết bị lắp đặt vào công trình được do chủ đầu tư tính
toán để khống chế chi phí tối đa cho việc mua sắm lắp đặt toàn bộ thiết bị vào công trình.
Giá gói thầu thiết bị bao gồm các thành phần chi phí: chi phí mua thiết bị; chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh; chi phí dự phòng.
194 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
GGTTB = GMS + GĐT + GLĐ + GK + GDPTB (8-4)

Trong đó:

- GGTTB: giá gói thầu thiết bị lắp đặt vào công trình;

- GMS: chi phí mua sắm thiết bị thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;

- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh;

- GK: chi phí khác có liên quan;

- GDPTB: chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào
công trình được xác định theo công thức sau:

GDPTB = GDPTB1 + GDPTB2 (8-5)

Trong đó:

+ GDPTB1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát
sinh của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình
được xác định theo công thức:

GDPTB1 = (GMS + GĐT + GLĐ + GK) x kps (8-6)

kps là hệ số dự phòng cho khối lượng vật tư, thiết bị phát sinh, kps ≤ 5%.

+ GDPTB2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu
mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định như đối với chi
phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình, trong
đó GtXDCT là chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi
phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm,
hiệu chỉnh của gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình thực
hiện trong khoảng thời gian thứ t.

Sau khi tính toán từng thành phần chi phí, giá gói thầu thiết bị được tổng hợp tại
Bảng 8.2.
Chương 8: Giá gói thầu và giá dự thầu 195
Bảng 8.2 Tổng hợp giá gói thầu thiết bị

Đơn vị tính: đồng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

1 Chi phí mua sắm thiết bị


Chi phí mua sắm thiết bị công
1.1
nghệ
Chi phí mua sắm thiết bị công
1.2
trình
Chi phí đào tạo và chuyển
2
giao công nghệ
Chi phí lắp đặt, thí nghiệm,
hiệu chỉnh
(Xác định bằng cách lập dự
3 toán như đối với chi phí xây
dựng, bao gồm các chi phí hạng
mục chung và các chi phí khác
có liên quan)
Chi phí dự phòng (GDPTB1 +
4 GDPTB
GDPTB2)
Chi phí dự phòng cho yếu tố
4.1 GDPTB1
khối lượng công việc phát sinh
Chi phí dự phòng cho yếu tố
4.2 GDPTB2
trượt giá
TỔNG CỘNG (1+2+3+4) GGTTB

8.1.3 Giá gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Đối với các công việc tư vấn thì giá gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng được xác định
theo tỷ lệ phần trăm hoặc theo dự toán người - tháng (man - month) gồm: chi phí chuyên
gia, chi phí quản lý, chi phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng.

Đối với các công việc tư vấn thí nghiệm chuyên ngành thì giá gói thầu tư vấn đầu tư
xây dựng được xác định như dự toán chi phí xây dựng.

Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng như Bảng 8.3.
196 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Bảng 8.3 Tổng hợp dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Đơn vị tính: đồng

Giá trị
Thuế giá trị Giá trị
STT Nội dung công việc tư vấn trước Ký hiệu
gia tăng sau thuế
thuế

[1] [2] [3] [4] [5] [6]

1 Công việc tư vấn A

2 Công việc tư vấn B

… ...

TỔNG CỘNG GGTTV

8.2 GIÁ DỰ THẦU

8.2.1 Giá dự thầu thi công xây dựng

Giá dự thầu thi công xây dựng là giá do nhà thầu lập cho gói thầu thi công xây dựng
để chào thầu khi tham gia đấu thầu. Giá dự thầu bao gồm: chi phí xây dựng dự thầu, chi phí
hạng mục chung dự thầu và chi phí dự phòng.

Công thức tính:

GDT = GXDTD + GHMC


DT
+ GDP
DT
(8-7)

Trong đó:

DT
- G XD : chi phí xây dựng dự thầu;

DT
- GHMC : chi phí hạng mục chung dự thầu;

DT
- GDP : chi phí dự phòng;

8.2.1.1 Tính chi phí xây dựng dự thầu

Chi phí xây dựng dự thầu tính theo khối lượng mời thầu và đơn giá dự thầu (đơn giá
chi tiết đầy đủ) được tính theo công thức:
Chương 8: Giá gói thầu và giá dự thầu 197
n
GXDTD =  Q j * D DT
j (8-8)
j =1

Trong đó:

DT
- G XD : chi phí xây dựng trong giá dự thầu;

- Qj: khối lượng mời thầu thứ j thuộc hạng mục công trình thứ i;

DT
- D j : đơn giá dự thầu của loại công tác xây lắp thứ j;

Tính đơn giá dự thầu áp dụng phương pháp tính đơn giá chi tiết đầy đủ (xem
Chương 5, tiểu mục 5.4.2).

8.2.1.2 Tính chi phí hạng mục chung dự thầu

Tính theo phương pháp tính chi phí hạng mục chung giá gói thầu (tiểu mục 7.3.1.2).

8.2.1.3 Tính chi phí dự phòng dự thầu

Tính theo phương pháp tính chi phí dự phòng giá gói thầu (tiểu mục 7.3.1.3).

DT
GDP = GDP
DT
1 + GDP 2
DT
(8-9)

Trong đó:

DT
- GDP1 : chỉ áp dụng cho gói thầu trọn gói (gói thầu FPC);

2 : chỉ áp dụng cho gói thầu có thời gian xây dựng lớn hơn 1 năm;
DT
- GDP

Giá dự thầu xây dựng sau khi tính toán sẽ được tổng hợp tại Bảng 8.4.

Bảng 8.4 Tổng hợp giá dự thầu xây dựng


Đơn vị tính: đồng
Giá trị Thuế Giá trị Ký
STT Nội dung chi phí
trước thuế GTGT sau thuế hiệu
DT
1 Chi phí xây dựng dự thầu GXD

1.1 Công tác A


1.2 Công tác B
198 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Giá trị Thuế Giá trị Ký


STT Nội dung chi phí
trước thuế GTGT sau thuế hiệu
1.3 …
… …
DT
2 Chi phí hạng mục chung GHMC

Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện


2.1 trường để ở và Điều hành thi
công tại hiện trường
Chi phí một số công tác không
2.2 xác định được khối lượng từ thiết
kế
Chi phí các hạng mục chung còn
2.3
lại
… ...
Chi phí dự phòng (GDPXD1 + DT
3 GDP
GDPXD2)
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối DT
3.1 GDP
lượng công việc phát sinh 1

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt DT


3.2 GDP 2
giá
TỔNG CỘNG (1+2+3) GDT

8.2.2 Giá dự thầu thiết bị

Giá dự thầu thiết bị là giá thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu tính toán để
chào thầu khi tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm lắp đặt toàn bộ thiết bị vào công trình.
Giá dự thầu thiết bị bao gồm các thành phần chi phí: chi phí mua thiết bị; chi phí đào tạo và
chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh; chi phí dự phòng.

Công thức tính:

GDTTB = GMS + GĐT + GLĐ + GDPTB (8-10)

Trong đó:

- GGTTB: giá dự thầu thiết bị lắp đặt vào công trình;


- GMS: chi phí mua sắm thiết bị thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
Chương 8: Giá gói thầu và giá dự thầu 199
- GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ;
- GLĐ: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh;
- GDPTB: chi phí dự phòng.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công
trình được xác định theo công thức sau:

GDPTB = GDPTB1 + GDPTB2 (8-11)

Trong đó:

+ GDPTB1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát
sinh của dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình
được xác định theo công thức:

GDPTB1 = (GMS + GĐT + GLĐ + GK) x kps (8-12)

kps là hệ số dự phòng cho khối lượng vật tư, thiết bị phát sinh, kps ≤
5%.

+ GDPTB2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu
mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình được xác định như đối với chi
phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình, trong
đó GtXDCT là chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi
phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm,
hiệu chỉnh của gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình thực
hiện trong khoảng thời gian thứ t.

Sau khi tính toán từng thành phần chi phí, giá dự thầu thiết bị được tổng hợp tại
bảng 8.5.

Bảng 8.5 Tổng hợp giá dự thầu thiết bị


Đơn vị tính: đồng
Giá trị Thuế Giá trị
STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

1 Chi phí mua sắm thiết bị

1.1 Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ

1.2 Chi phí mua sắm thiết bị công trình


200 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Giá trị Thuế Giá trị


STT Nội dung chi phí Ký hiệu
trước thuế GTGT sau thuế

Chi phí đào tạo và chuyển giao


2
công nghệ

Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu


chỉnh
(Xác định bằng cách lập dự toán
3
như đối với chi phí xây dựng, bao
gồm các chi phí hạng mục chung và
các chi phí khác có liên quan)

Chi phí dự phòng


4 GDPTB
(GDPTB1 + GDPTB2)

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối


4.1 GDPTB1
lượng công việc phát sinh

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt


4.2 GDPTB2
giá

TỔNG CỘNG (1+2+3+4) GGTTB

8.2.3 Giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng là giá trị do nhà thầu tính toán để chào thầu khi
tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng. Giá dự thầu tư vấn bao gồm các thành
phần chi phí: chi phí thù lao chuyên gia (trong nước/nước ngoài), chi phí khác (ngoài thù
lao) và thuế các loại.

Giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng được thể hiện trong Bảng 8.6.

Bảng 8.6 Tổng hợp giá dự thầu tư vấn đầu tư xây dựng
Đơn vị: đồng
Chi phí
Hạng mục
(Nội tệ) (Ngoại tệ)
Thù lao cho chuyên gia
(trong nước/nước ngoài)
Chi phí khác (ngoài thù lao)
Chương 8: Giá gói thầu và giá dự thầu 201

Chi phí
Hạng mục
(Nội tệ) (Ngoại tệ)
Thuế các loại
Tổng chi phí

BÀI TẬP CHƯƠNG 8

Bài 1: Hãy xác định giá giá dự thầu của gói thầu xây dựng công trình A (công trình
dân dụng, không theo tuyến) có số liệu như sau:

Khối Đơn giá đầy đủ


STT Tên công tác Đơn vị
lượng (nghìn đồng)

1 Đào xúc đất bằng máy 100m3 200 12.000

2 Bê tông móng m3 180 2.000

3 Cốt thép tường Tấn 40 25.000

Biết tỷ lệ các thành phần chi phí trong giá dự thầu như sau:

- Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công: 0,5%

- Chi phí hạng mục chung một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết
kế: 2%

- Chi phí dự phòng: 4%.

Bài 2: Xác định giá dự thầu thiết bị với số liệu như sau:

Khối Đơn giá trước thuế


STT Loại thiết bị Đơn vị
lượng VAT (nghìn đồng)

1 Thang máy Cái 2 2.000.000

2 Điều hòa Cái 150 15.000

3 Quạt trần Cái 150 600

4 Bóng đèn Cái 500 50

Biết các thành phần khác trong giá dự thầu thiết bị:
202 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
- Chi phí lắp đặt thiết bị: 5% chi phí mua sắm thiết bị;

- Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ: 100 triệu đồng;

- Chi phí khác có liên quan: 20 triệu;

- Tỷ lệ chi phí dự phòng: 3%.


Chương 9

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

9.1 NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Việc xác định chỉ số giá xây dựng công trình được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Xác định thời điểm tính toán

- Thời điểm được lựa chọn để tính toán các chỉ số giá xây dựng để công bố:

- Thời điểm gốc được xác định theo công bố hiện hành của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và được cố định trong khoảng thời gian là 5 năm.

- Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố so với thời điểm gốc.

- Khi có sự thay đổi về thời điểm gốc cần tính toán lại các năm đã công bố (theo
năm) so với thời điểm gốc mới (tối thiểu là 1 năm trước thời điểm gốc mới).

- Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải
căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời
điểm so sánh cho phù hợp.

Bước 2. Lập danh mục các loại công trình, lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào

- Việc lựa chọn số lượng và danh mục loại công trình theo loại hình công trình để
công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình, quy định về phân loại, cấp công trình.

- Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn, lập danh
mục các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại
công trình được xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể từng địa phương nhưng không ít hơn 3
công trình.

- Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho một công trình cụ thể thì công trình
đó là công trình đại diện.

- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy
thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu,
nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để tính toán chỉ số giá xây dựng được xác định
theo nguyên tắc chi phí cho loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu đó phải
204 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng
tương ứng của công trình.

Bước 3. Thu thập và xử lý số liệu, dữ liệu tính toán


a. Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí
- Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây
dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt
bao gồm chi tiết các khoản mục chi phí;
- Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử
dụng vật liệu, lao động, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời
điểm tính toán.
b. Các yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào
- Giá vật liệu xây dựng theo danh mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng.
Danh mục vật liệu phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, xuất xứ;
- Giá nhân công xây dựng;
- Giá ca máy thi công xây dựng theo danh mục máy và thiết bị thi công sử dụng để
tính chỉ số giá xây dựng. Danh mục máy và thiết bị thi công phải được thống nhất về chủng
loại, công suất và xuất xứ.
c. Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng
- Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:
+ Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra,
hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí
cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời điểm gốc.
+ Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu
tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đổi về mặt bằng chi phí ở thời điểm gốc.
- Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về
giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể:
+ Giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng
loại, quy cách, nhãn mác.
+ Giá các loại nhân công đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại cấp bậc
công nhân thực hiện công việc.
+ Giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù
hợp về chủng loại, công suất, xuất xứ.
Bước 4. Xác định chỉ số giá xây dựng.
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 205

9.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG THEO
YẾU TỐ CHI PHÍ

9.2.1 Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL)

Được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng chi phí từng loại vật liệu chủ yếu
nhân với chỉ số giá loại vật liệu chủ yếu tương ứng đó. Chỉ số giá vật liệu xây dựng công
trình tại thời điểm so sánh như sau:

m
KVL =  PVLj  KVLj (9-1)
j =1

Trong đó:
- PVLj: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j
trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
- KVLj: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;
- m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.
Tỷ trọng chi phí bình quân (Pvlj) của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng
chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng
chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.

Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình
đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí
các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định
như sau:
i
GVLj
P =
i
VLj m
(9-2)
G
j =1
i
VLj

Trong đó:

i
- PVLj : tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình
đại diện i;

i
- GVLj : chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện
thứ i.
206 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: xi măng, cát xây dựng,
đá xây dựng, gỗ xây dựng, gạch xây, gạch ốp lát, thép xây dựng, vật liệu bao che, vật liệu
điện, vật liệu nước, nhựa đường, vật liệu hoàn thiện.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, loại vật liệu xây
dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng (KVLj) được tính bằng bình quân các chỉ số giá
của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.

Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá
bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời
điểm gốc.

9.2.2 Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC)

Xác định bằng bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại bậc thợ
chủ yếu của công trình hoặc loại công trình.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình, loại công trình xây dựng để
lựa chọn loại bậc thợ nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân công xây dựng
công trình cho phù hợp.

Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công sử dụng trong
quản lý chi phí đầu tư xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố tại thời điểm
tính toán, phù hợp với mặt bằng giá nhân công thị trường.

Chỉ số giá nhân công xây dựng của từng loại bậc thợ chủ yếu xác định bằng tỷ số
giữa đơn giá ngày công của công nhân xây dựng tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.

9.2.3 Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC)

Chỉ số giá ca máy thi công xây dựng được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng
chi phí của từng loại máy thi công xây dựng chủ yếu nhân với chỉ số giá của loại máy thi
công xây dựng chủ yếu đó, cụ thể như sau:

f
K MTC =  PMk  K Mk (9-3)
k =1

Trong đó:

- PMk: tỷ trọng chi phí của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng
chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;;
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 207
- KMk: chỉ số giá của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k

- f: số máy thi công xây dựng chủ yếu.

Tổng các tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại
diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với tổng chi
phí các máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện. Công
thức xác định như sau:

i
GMk
Pi
Mk = f
(9-4)
G
k =1
i
Mk

Trong đó:

i
- PMk : tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình
đại diện thứ i;

i
- GMk : chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện
thứ i.

Các máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: máy làm đất, máy vận
chuyển, máy nâng hạ, máy phục vụ công tác bê tông, máy gia công kim loại, máy phục vụ
công tác cọc, máy đào hầm, máy làm đường.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các máy thi công
xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chủ yếu được xác định bằng tỷ số
giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời
điểm so sánh so với thời điểm gốc.

9.3 XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG THEO CƠ CẤU CHI PHÍ

9.3.1 Chỉ số giá phần xây dựng (IXD)

Xác định bằng tích của chỉ số giá phần chi phí trực tiếp nhân với hệ số liên quan đến
các khoản mục chi phí còn lại tính trên thành phần chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công
trong chi phí xây dựng.

Công thức tính:


208 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
IXD = ITT × H (9-5)

Trong đó:

- ITT: chỉ số giá phần chi phí trực tiếp trong chi phí xây dựng của công trình
đại diện;

- H: hệ số các Khoản Mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm chi
phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được tính trên chi phí
vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí xây dựng của công trình đại diện.

Chỉ số giá phần chi phí trực tiếp (ITT) được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng
bình quân của chi phí vật liệu xây dựng, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí
trực tiếp với các chỉ số giá vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng, được xác
định theo công thức sau:

ITT = PVLKVL + PNCKNC + PMTCKMTC (9-6)

Trong đó:

- PVL, PNC, PMTC: tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công,
chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện;

Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.

- KVL, KNC, KMTC: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây
dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí trực tiếp của các
công trình đại diện.

Cách xác định các thành phần của công thức (9-6) như sau:

- Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi
công xây dựng công trình (KVL, KNC, KMTC) xác định theo hướng dẫn tại Mục 9.2 nêu trên.

- Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công
xây dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC) được xác định như sau:

Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC), máy thi công xây
dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.

Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại
diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so
với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác định như sau:
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 209
GVLi
PVLi = (9-7)
GTTi

GNCi
PNCi = (9-8)
GTTi

GMTCi
PMTCi = (9-9)
GTTi

Trong đó:

- PVLi, PNCi, PMTCi: tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây
dựng của công trình đại diện thứ i;
- GVLi, GNCi, GMTCi: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng trong
chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;
- GTti: tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của
công trình đại diện thứ i.

Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định
căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá xây dựng công
trình, công bố giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công.

Hệ số liên quan đến các khoản mục chi phí còn lại (H) trong chi phí xây dựng được
xác định bằng tỷ số của tổng tích các hệ số khoản mục tính trên vật liệu, nhân công, máy thi
công nhân với tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời điểm so sánh và tổng tích của hệ số đó với
tỷ trọng chi phí của chúng tại thời điểm gốc.

Hệ số H có thể được xác định như sau:

M M
HSVL PVL + HS NC
M M
PNC + HS MM PMTC
M
H= (9-10)
C
HSVL PVL + HS NC
C
PNC + HS MC PMTC

Trong đó:
M M
- HSVL , HS NC , HS MM : hệ số các khoản mục chi phí còn lại (chi phí chung, chi
phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên
chi phí VL, NC, MTC tại thời điểm so sánh;
C C
- HSVL , HS NC , HS MC : hệ số các khoản mục chi phí còn lại (chi phí chung, chi
phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng) trong chi phí xây dựng được tính trên
chi phí VL, NC, MTC tại thời điểm gốc;
210 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

- PVLM , PNC
M M
, PMTC : tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công tại thời
điểm so sánh.

Tỷ trọng chi phí của từng loại chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi
phí trực tiếp tại thời điểm so sánh xác định bằng tỷ trọng chi phí tương ứng tại thời điểm
gốc nhân với chỉ số giá của nó chia cho chỉ số giá phần chi phí trực tiếp.

PVL KVL
PVLM = (9-11)
ITT

PNC KVL
M
PNC = (9-12)
I TT

PMTC KVL
M
PMTC = (9-13)
I TT

Hệ số liên quan đến các khoản mục chi phí còn lại trong chi phí xây dựng gồm: chi
phí chung, chi phí thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng tính trên chi phí vật
liệu, nhân công, máy thi công được xác định căn cứ vào hướng dẫn việc lập dự toán chi phí
xây dựng ban hành tại thời điểm gốc và thời điểm so sánh và loại công trình.

9.3.2 Chỉ số giá phần thiết bị công trình (ITB)

Chỉ số giá phần thiết bị được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân chi
phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị chủ yếu
đó (nếu có) nhân với hệ số biến động các chi phí tương ứng nói trên của các công trình đại
diện lựa chọn.

ITB = PSTB x KSTB + PLĐ x KLĐ (9-14)

Trong đó:

- PSTB, PLĐ: tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp
đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại
diện lựa chọn;

- KSTB, KLĐ: hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến
động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các
công trình đại diện lựa chọn.

Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi
phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 211
Giá thiết bị xác định theo phương pháp điều tra, thống kê số liệu giá cả của những
loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều trên thị trường, hoặc có
thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá
của cơ cấu sản xuất thiết bị.
Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí
mua sắm thiết bị. Ví dụ đối với các công trình xây dựng dân dụng: hệ thống thang máy, hệ
thống điều hòa v.v.; đối với các công trình xây dựng công nghiệp: dây chuyền công nghệ
sản xuất chính v.v.
Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có)
xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng.

9.3.3 Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK)

Được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình quân các khoản mục chi phí chủ
yếu trong chi phí khác của các công trình đại diện nhân với hệ số biến động các khoản mục
chi phí tương ứng, được xác định theo công thức sau:

e
I CPK =  PKMKs  K KMKs (9-15)
s =1

Trong đó:

- PKMKs: tỷ trọng bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng
chi phí các khoản mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;
- KKMKs: hệ số biến động chi phí của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong
chi phí khác của các công trình đại diện;
- e: số khoản mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình
đại diện.
Các khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những
khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện, ví dụ đối
với công trình xây dựng dân dụng, những khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác như
chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, chi phí quản lý dự án,...
Đối với những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng < 1,5% trong tổng chi phí khác
của công trình đại diện thì có thể không sử dụng để tính.

Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết
bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng chỉ số giá phần xây dựng hoặc chỉ số giá
phần thiết bị tương ứng.
212 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng
Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí
thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của chỉ số giá phần xây
dựng và chỉ số giá phần thiết bị.

9.4 XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chỉ số giá xây dựng công trình được xác định bằng tổng các tích của tỷ trọng bình
quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác với các chỉ số giá phần xây dựng, phần
thiết bị, phần chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện lựa chọn.

Chỉ số giá xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:

I = PXD IXD + PTB ITB + PCPK ICPK (9-16)

Trong đó:

- PXD, PTB, PCPK: tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí
khác của các công trình đại diện lựa chọn; Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên
bằng 1.

- IXD, ITB, ICPK: chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác
của công trình đại diện lựa chọn.

Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD), chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác
(PCPK) được xác định bằng bình quân số học của các tỷ trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi
phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện trong loại
công trình.

Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công trình đại diện
bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện đó so với
tổng các chi phí này của công trình. Công thức xác định như sau:

G XDi
PXDi = (9-17)
G XDCTi

GTBi
PTBi = (9-18)
G XDCTi

GCPKi
PCPKi = (9-19)
G XDCTi

Trong đó:
Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 213
- PXDi, PTBi, PCPKi: tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác so với
tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;

- GXDi, GTBi, GCPKi: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình
đại diện thứ i;

- GXDCTi: tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình
đại diện thứ i.

Các số liệu về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình
đại diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.

9.5 CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CỦA ĐỊA
PHƯƠNG (TỈNH, THÀNH PHỐ)

Bảng 9.1 Chỉ số giá xây dựng công trình


Đơn vị tính: %
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với
STT Loại công trình
Tháng (quý, năm)
Năm gốc 20....
trước

1 Công trình dân dụng

1.1 Công trình nhà ở

1.2 Công trình công cộng

... …

2 Công trình công nghiệp

2.1 Công trình năng lượng

2.2 Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

… ….

3 Công trình hạ tầng kỹ thuật

3.1 Công trình cấp nước


214 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với


STT Loại công trình
Tháng (quý, năm)
Năm gốc 20....
trước

3.2 Công trình thoát nước

… ….

4 Công trình giao thông

4.1 Công trình đường bộ

4.2 Công trình cầu

.... ...

Công trình nông nghiệp và phát triển


5
nông thôn

5.1 Công trình thủy lợi

5.2 ….

Bảng 9.2 Chỉ số giá phần xây dựng


Đơn vị tính: %
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với
STT Loại công trình Tháng (quý, năm)
Năm gốc 20....
trước

1 Công trình dân dụng

1.1 Công trình nhà ở

1.2 Công trình công cộng

... ....

2 Công trình công nghiệp

2.1 Công trình năng lượng


Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 215

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với


STT Loại công trình Tháng (quý, năm)
Năm gốc 20....
trước

2.2 Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

... ...

3 Công trình hạ tầng kỹ thuật

3.1 Công trình cấp nước

3.2 Công trình thoát nước

… ….

4 Công trình giao thông

4.1 Công trình đường bộ

4.2 Công trình cầu

.... …

Công trình nông nghiệp và phát triển nông


5
thôn

5.1 Công trình thủy lợi

5.2 ….

Bảng 9.3 Chỉ số giá vật liệu, nhân công, máy thi công
Đơn vị tính: %
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gốc 20.... Tháng (quý, năm) trước


STT Loại công trình
Nhân Nhân
Vật liệu Máy TC Vật liệu Máy TC
công công

1 Công trình dân dụng


216 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gốc 20.... Tháng (quý, năm) trước


STT Loại công trình
Nhân Nhân
Vật liệu Máy TC Vật liệu Máy TC
công công

1.1 Công trình nhà ở

Công trình công


1.2
cộng

... ....

Công trình công


2
nghiệp

Công trình năng


2.1
lượng

Công trình sản xuất


2.2
vật liệu xây dựng

... ...

Công trình hạ tầng kỹ


3
thuật

3.1 Công trình cấp nước

Công trình thoát


3.2
nước

... …

Công trình giao


4
thông

4.1 Công trình đường bộ

… …

5 Công trình nông


Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 217

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với

Năm gốc 20.... Tháng (quý, năm) trước


STT Loại công trình
Nhân Nhân
Vật liệu Máy TC Vật liệu Máy TC
công công
nghiệp và phát triển
nông thôn

5.1 Công trình thủy lợi

5.2 ….

Bảng 9.4 Chỉ số giá vật liệu xây dựng

Đơn vị tính: %

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với


STT Loại vật liệu
Năm gốc 20.... Tháng (quý, năm) trước

1 Xi măng

2 Cát xây dựng

3 Đá xây dựng

4 Gạch xây

5 Gỗ xây dựng

6 Thép xây dựng

7 Nhựa đường

8 Gạch lát

9 Vật liệu tấm lợp, bao che

10 Kính xây dựng

11 Sơn và vật liệu sơn


218 Giáo trình Định mức kinh tế - kỹ thuật và định giá xây dựng

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với


STT Loại vật liệu
Năm gốc 20.... Tháng (quý, năm) trước

12 Vật tư ngành điện

13 Vật tư, đường ống nước

... ….

BÀI TẬP CHƯƠNG 9

Bài 1: Xác định các tỷ trọng chi phí phục vụ tính toán chỉ số giá xây dựng cho loại công
trình nhà ở tại thành phố X. Thời điểm gốc lựa chọn tại năm 2017.

Vốn đầu tư xây dựng công trình (GXDCT) tại thời điểm quý IV năm 2017 là:
31.823.608.700 đồng,

Trong đó:

Chi phí xây dựng (GXD): 25.229.757.000 đồng

Chi phí thiết bị (GTB): 2.199.011.000 đồng

Chi phí khác (GCPK): 4.394.840.000 đồng

Bài 2: Xác định tỷ trọng chi phí Vật liệu, Nhân công, Máy thi công trong chi phí trực tiếp
và tỷ trọng chi phí các loại vật liệu, máy thi công chủ yếu với số liệu trong bảng sau:

STT Tên vật liệu, nhân công, MTC Đơn vị Thành tiền (đồng)

I LOẠI VẬT LIỆU 17.840.783.000

1 Nhóm vật liệu Khác 2.862.510.000

2 Gỗ m3 12.112.643.000

3 Cát xây dựng m3 2.865.631.000

II NHÂN CÔNG 2.060.189.000

1 Nhân công công 2.060.188.943


Chương 9: Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng 219

STT Tên vật liệu, nhân công, MTC Đơn vị Thành tiền (đồng)

III NHÓM MÁY THI CÔNG 644.340.086

1 Nhóm máy nâng hạ ca 290.204.774

2 Nhóm máy phục vụ công tác bê tông ca 354.135.312

Bài 3: Xác định chỉ số giá cát xây dựng. Thời điểm gốc lựa chọn là mặt bằng giá quý IV
năm 2016, với số liệu cho trong bảng sau:

Đơn Giá (đồng)


STT Tên vật liệu
vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Cát vàng m3 146.000 143.000 141.821

2 Cát xây m3 129.500 127.550 127.250


3 Cát nền m3 120.000 120.750 121.000

Bài 4: Xác định chỉ số giá phần xây dựng với các số liệu dưới đây:

Chỉ số giá
STT Nội dung Tỷ trọng
2001 2002 2003

1 Vật liệu 86,84% 1,002 1,053 1,195


2 Nhân công 10,03% 1,168 1,400 1,632

3 Máy thi công 3,14% 1,029 1,067 1,087

Bài 5: Xác định chỉ số giá xây dựng công trình với loại công trình dân dụng với các số liệu
sau:

Chỉ số giá
STT Nội dung Tỷ trọng
2001 2002 2003

1 Xây dựng 79,28% 1,028 1,105 1,257


2 Thiết bị 6,91% 1,011 1,020 1,034

3 Khoản mục chi phí khác 13,81% 1,043 1,120 1,235


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ngọc Toàn, Kinh tế và quản lý xây dựng, NXB Giao thông Vận tải, 2006.
2. Mai Bá Nhẫn, Đo bóc khối lượng lập dự toán - đơn giá dự thầu công trình xây dựng,
NXB Xây dựng, 2018.
3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
4. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/ về việc quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
5. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
6. Nguyễn Bá Vỵ, Bùi Văn Yêm, Giáo trình Lập định mức xây dựng, NXB Xây dựng,
2007.
7. Nguyễn Liên Hương, Bùi Văn Yêm, Giáo trình Phương pháp định giá các sản phẩm
hàng hóa và sản phẩm dịch vụ công cộng trong đô thị.
8. Nguyễn Trọng Hoan, Giáo trình Định mức kỹ thuật và đơn giá - dự toán trong xây
dựng, NXB Nông nghiệp, 2002.
9. Phạm Thị Trang, Định giá sản phẩm xây dựng, NXB Xây dựng, 2016.
10. Quyết định số 1134/QĐ-BXD về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca
máy và thiết bị thi công xây dựng.
11. Tài liệu hội nghị Triển khai thực hiện đề án “Hoàn thiện hệ thống định mức và giá
xây dựng”, Bộ Xây dựng, tháng 5/2018.
12. Tài liệu hội thảo “Phương pháp xác định định mức cơ sở (định mức năng suất)”, Cục
Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng, tháng 6/2019.
13. Tài liệu chuyên đề “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Việt Nam hiện nay”, Viện
Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng, tháng 6/2019.
14. Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định đơn giá nhân
công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
15. Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi
phí đầu tư xây dựng.
16. Vũ Thị Mai, Vũ Thị Uyên, Giáo trình Tổ chức và định mức lao động, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
17. Các bộ định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành,…
Gi¸o tr×nh ®Þnh møc kinh tÕ - kü thuËt
vµ ®Þnh gi¸ x©y dùng

NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI


Trụ sở: ngõ 17, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38684569
Fax: 024.38684570 E-mail: nxbbk@hust.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản


Giám đốc - Tổng biên tập: TS. Bùi Đức Hùng

Biên tập: NGỤY THỊ LIỄU - ĐINH THỊ PHƯỢNG


NGUYỄN MINH THANH
Chế bản: NGUYỄN SINH
Sửa bản in: NGUYỄN MINH THANH
Trình bày bìa: TRẦN HỒNG MINH

In 500 cuốn, khổ 19 x 27 cm, tại Công ty TNHH Bao bì Sao Phương Bắc.
Số 59 Phố Mới, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Số xuất bản: 52/45-2019/CXBIPH/03-90/BKHN
ISBN: 978-604-9875-28-1
Số QĐXB: 298/QĐ-ĐHBK-BKHN ngày 27/12/2019
In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2020.

You might also like