You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ KỸ THUẬT - CÔNG NGHIỆP


UNIVERSITY OF ECONOMICS- TECHNOLOGY FOR INDUSTRIES

KHOA QUẢN TRỊ VÀ MARKETING


TH.S TRẦN MẠNH HÙNG, TH.S VŨ ĐÌNH CHUẨN (Đồng chủ biên)

TÀI LIỆU HỌC TẬP


TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP
NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA QUẢN TRỊ VÀ MARKETING

TH.S TRẦN MẠNH HÙNG, TH.S VŨ ĐÌNH CHUẨN (Đồng chủ biên)

TÀI LIỆU HỌC TẬP

TỔ CHỨC QUẢN LÝ
SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP
NĂM 2023
LƯU HÀNH NỘI BỘ
MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP


CÔNG NGHIỆP..............................................................................................................3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.........3
1.1.1. Khái niệm, các loại hình doanh nghiệp........................................................3
1.1.2. Các trường phái quản lý doanh nghiệp.......................................................10
1.2. CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.......................15
1.2.1. Chức năng của quản lý...............................................................................15
1.2.2. Lĩnh vực quản lý.........................................................................................16
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP........................................17
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp......................17
1.3.2. Các bộ phận và các cấp trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp.........18
1.3.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp..........................................19
1.4. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP................................................21
1.4.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch.............................................................21
1.4.2. Phân loại kế hoạch......................................................................................21
1.4.3. Các bước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.....................................22
1.5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP 22
1.5.1. Khái niệm và yêu cầu của tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp...22
1.5.2. Những nhiệm vụ cơ bản và tiêu chuẩn của người tổ chức quản lý sản xuất
trong doanh nghiệp...............................................................................................24
1.5.3. Nội dung cơ bản của tổ chức quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.........29
1.5.4. Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp...........................................................30
1.5.5. Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian.............................................32
1.5.6. Loại hình sản xuất trong doanh nghiệp......................................................41
1.5.7. Các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp ...............43
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN....................................................................48
BÀI TẬP THỰC HÀNH 49
Chương 2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP........................................50
2.1. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.......................50
2.1.1. Tổng quan về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp..................................50
2.1.2. Hoạch định nhu cầu nhân lực.....................................................................53
2.1.3. Tuyển chọn, phân công nhân lực................................................................55
2.1.4. Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật nhân lực....................................................60
2.1.5. Trả lương cho nhân lực...............................................................................66
2.1.6. Đào tạo và phát triển nhân lực...................................................................72
2.2. QUẢN LÝ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP......74
2.2.1. Vai trò của kỹ thuật và công nghệ trong doanh nghiệp..............................74
2.2.2. Nội dung quản lý kỹ thuật và công nghệ trong doanh nghiệp....................74
2.2.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ................79
2.3. QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP.............................................82
2.3.1. Xây dựng định mức tiêu dùng vật tư..........................................................82
2.3.2. Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư............................................................84
2.3.3. Tổ chức thu mua và tiếp nhận vật tư..........................................................86
2.3.4. Tổ chức bảo quản và cấp phát vật tư..........................................................86
2.3.5. Tổ chức thanh quyết toán vật tư.................................................................87
2.3.6. Sử dụng hợp lý tiết kiệm vật tư..................................................................88
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN....................................................................89
BÀI TẬP THỰC HÀNH 90
Chương 3: QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT, GIÁ THÀNH VÀ LỢI NHUẬN
TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................92
3.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
DOANH NGHIỆP.......................................................................................................92
3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh......................................................92
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh........................................................92
3.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP.................95
3.2.1. Khái niệm, phân loại giá thành, phương pháp tính giá thành sản phẩm.....95
3.2.2. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp...............................98
3.2.3. Các biện pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm..................101
3.3. QUẢN LÝ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.........103
3.3.1. Quản lý doanh thu.....................................................................................103
3.3.2. Quản lý lợi nhuận.....................................................................................104
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN....................................................................106
BÀI TẬP THỰC HÀNH 106
Chương 4: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP.................107
4.1. QUẢN LÝ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP.................................................107
4.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn trong doanh nghiệp...............................107
4.1.2. Phân loại vốn trong doanh nghiệp............................................................108
4.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.............108
4.2. VỐN CỐ ĐỊNH..........................................................................................109
4.2.1. Khái niệm vốn cố định và đặc điểm của tài sản cố định..........................109
4.2.2. Phân loại tài sản cố định...........................................................................109
4.2.3. Xác định nguyên giá của tài sản cố định trong doanh nghiệp..................112
4.2.4. Hao mòn tài sản cố định và phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 116
4.2.5. Tổ chức quản lý sửa chữa tài sản cố định.................................................125
4.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định................................125
4.2.7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định............................126
4.3. VỐN LƯU ĐỘNG..............................................................................................127
4.3.1. Khái niệm vốn lưu động và đặc điểm của tài sản lưu động......................127
4.3.2. Phân loại vốn lưu động.............................................................................127
4.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..............................128
4.3.4. Các biện pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong doanh
nghiệp.................................................................................................................129
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN...................................................................131
BÀI TẬP THỰC HÀNH 131
Chương 5: TỔ CHỨC KIỂM SOÁT TRONG DOANH NGHIỆP......................133
5.1. VAI TRÒ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM SOÁT..............................................133
5.1.1. Khái niệm.................................................................................................133
5.1.2. Mục đích của kiểm soát............................................................................134
5.1.3. Vai trò của kiểm soát................................................................................135
5.2. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT......................135
5.2.1. Trình tự kiểm soát.....................................................................................135
5.2.2. Nội dung kiểm soát...................................................................................139
5.2.3. Phương pháp kiểm soát và điều kiện để kiểm soát có hiệu quả...............139
5.3. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH
KIỂM SOÁT TRONG DOANH NGHIỆP..............................................................140
5.3.1. Trách nhiệm của hội đồng quản trị, ban giám đốc...................................140
5.3.2. Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát trong doanh nghiệp.........................142
5.3.3. Trách nhiệm của người lao động..............................................................143
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN....................................................................144
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH Bán hàng
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CNVC Công nhân viên chức
CP Chi phí
CPSXC Chi phí sản xuất chung
DN Doanh nghiệp
ESCAP Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương
HTK Hàng tồn kho
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
KHKT Khoa học kỹ thuật
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LĐ Lao động
NVL Nguyên vật liệu
QL Quản lý
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Bố trí mặt bằng một văn phòng điển hình...................................................34
Sơ đồ 1.2: Bố trí mặt bằng cố định vị trí ......................................................................35
Sơ đồ 1.3: Bố trí mặt bằng theo quá trình trong một xưởng cơ khí .............................36
Sơ đồ 1.4: Bố trí mặt bằng sản xuất theo đường thẳng.................................................37
Sơ đồ 1.5: Bố trí mặt bằng sản xuất theo hình chữ U ..................................................37
Bảng 1.1: So sánh quan điểm quản lý giữa doanh nghiệp Nhật Bản và phương Tây 14
Bảng 1.2: Tổng hợp các nhiệm vụ cơ bản của người tổ chức quản lý sản xuất 25
Bảng 1.3: So sánh các loại hình sản xuất phổ biến trong các doanh nghiệp.................42
Bảng 2.1: Các loại tiêu chuẩn .......................................................................................75
Bảng 3.1: Bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh .................................................100
Bảng 3.2: Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 105
Sơ đồ 5.1: Vòng liên hệ ngược của kiểm soát.............................................................134
Sơ đồ 5.2: Hệ thống kiểm soát dự báo........................................................................134
Sơ đồ 5.3: Tiến trình kiểm soát...................................................................................136
Sơ đồ 5.4: Chu trình kiểm soát....................................................................................138
LỜI GIỚI THIỆU
Tổ chức sản xuất là một thuật ngữ đa dạng về khái niệm và cách diễn đạt. Tổ chức
sản xuất trong tiếng Anh được dịch là Production Organization. Tuy có nhiều khái niệm
khác nhau nhưng mỗi một khái niệm đều hướng tới các yếu tố cụ thể và có sự kết nối với
nhau. Ban đầu, tổ chức sản xuất thường được dùng để nói đến việc bố trí người lao động,
người theo dõi, sắp xếp nguyên vật liệu, mặt bằng sản xuất, công cụ sản xuất… Đây là
những yếu tố nền tảng để triển khai sản xuất một sản phẩm nào đó. Về cơ bản, tổ chức sản
xuất là sự kết hợp chặt chẽ giữa người lao động với tư liệu sản xuất sao cho hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất, phù hợp với quy mô sản xuất, công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Tổ chức sản xuất luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng,
triển khai và nghiệm thu kết quả của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp từng bước đạt
được mục tiêu đã đặt ra trong tương lai.
Tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp công nghiệp là học phần kiến thức bổ trợ
trong khối kiến thức giáo dục đại cương của chương trình đào tạo đại học ngành công
nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông. Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ
bản, khái quát về doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ của quản lý doanh nghiệp, cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp, hoạch định các mặt hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời đi
sâu vào vào một số nghiệp vụ quản lý cụ thể như: Quản lý nguồn nhân lực, kỹ thuật công
nghệ, vật tư, chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận, vốn và công tác kiểm soát trong doanh
nghiệp.
Học phần giúp cho sinh viên đại học ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông
hiểu, vận dụng, phân tích và đánh giá được những nội dung cơ bản của tổ chức quản lý sản
xuất trong các doanh nghiệp bao gồm: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất
trong doanh nghiệp, thực hiện các chức năng của quản lý trong các lĩnh vực như nhân lực,
vật tư, kỹ thuật công nghệ, chi phí, vốn. Vận dụng được các kiến thức của học phần trong
việc xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch hoạt động trong doanh nghiệp như: Kế
hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch nhân lực, kế hoạch vật tư, kỹ thuật công nghệ, kế
hoạch tài chính...Tham mưu cho giám đốc hoặc người trực tiếp quản lý doanh nghiệp về
phương pháp, hình thức, biện pháp quản lý doanh nghiệp sao cho đạt được hiệu quả cao
nhất. Đồng thời nghiêm túc, có trách nhiệm đối với công việc được giao, chủ động, tích
cực, chăm chỉ, cẩn thận, trung thực và tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý điều hành
doanh nghiệp.
Để đáp ứng với yêu cầu học tập của sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn
thông, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức biên soạn tài liệu học tập
cho học phần “Tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp công nghiệp”. Tài liệu học tập được
biên soạn theo đúng đề cương chi tiết, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với
nội dung gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp công nghiệp

1
Chương 2: Tổ chức quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất trong doanh
nghiệp
Chương 3: Tổ chức quản lý chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận trong doanh
nghiệp
Chương 4: Tổ chức quản lý vốn trong doanh nghiệp
Chương 5: Tổ chức kiểm soát trong doanh nghiệp
Để hoàn thiện tài liệu học tập Tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp công nghiệp,
nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu đã công bố ở trong và ngoài trường, các tài liệu kỹ
thuật tại các doanh nghiệp cùng kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến nội dung của học
phần để cung cấp các nội dung cần thiết, hiệu quả, phục vụ cho sinh viên, giảng viên
ngành công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực có hạn
nên tài liệu học tập khó có thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi luôn mong
nhận được sự góp ý của bạn đọc để tài liệu học tập được hoàn thiện hơn trong những lần
tái bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu và cảm ơn!

Nhóm tác giả

2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG


 Khái quát về doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp
 Chức năng và lĩnh vực quản lý
 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp
 Tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG
Sau khi nghiên cứu và học tập xong chương này, các em sinh viên có thể:
 Hiểu được khái niệm và đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp
 Hiểu được các chức năng và lĩnh vực quản lý doanh nghiệp
 Vận dụng để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
 Xây dựng được các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp
 Hiểu được nội dung của công tác tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
 Với những kiến thức cơ bản trên, sinh viên có thể vận dụng một cách có hiệu quả
trong thực tiễn cuộc sống và công việc sau này.
1.2. CHỨC NĂNG VÀ LĨNH VỰC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.2.1. Chức năng của quản lý
Quản lý, tiếng Anh là management, vừa có nghĩa là quản lý, lại vừa có nghĩa là quản
trị, nhưng được dùng chủ yếu với nghĩa quản lý. Về thực chất chúng đều là sự tác động
dưới dạng điều khiển. Cho đến nay có thể tạm gọi quản lý là thuật ngữ chung được dùng
để chỉ việc điều khiển của Nhà nước trong việc quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh
tế nói riêng; còn quản trị là thuật ngữ dùng để chỉ sự điều khiển của chủ doanh nghiệp.
a. Khái niệm quản lý và quản lý doanh nghiệp
Theo Mary Follet: Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm cho sự
hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Một số nhà nghiên cứu lại cho
rằng quản lý là sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác
trong một tổ chức. Cũng có tác giả cho rằng, quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm
sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt tới các mục đích của nhóm.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận về quản trị như trên, nhưng tựu chung lại chúng ta có
thể hiểu: Quản lý là sự tác động thường xuyên, liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ

3
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động
của môi trường và sự thay đổi của các nguồn lực.
Như vậy, quản lý bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý và mục
tiêu quản lý. Các yếu tố này không thể tách rời nhau mà có quan hệ ràng buộc với nhau
trong quá trình quản lý. Chủ thể quản lý là một hoặc nhiều người, là tác nhân tạo ra các tác
động. Tác động này có thể là một lần nhưng cũng có thể là nhiều lần. Đối tượng bị quản
lý là các yếu tố vật chất hay con người phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý.
Căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động là mục tiêu của quản lý. Chủ thể quản lý tác động
đến đối tượng bị quản lý theo những mục tiêu và tuân theo quỹ đạo nhất định để đi đến
mục tiêu đó. Hoạt động quản lý được thực hiện trong môi trường biến động của các nguồn
lực nên cần phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm chúng.
Quản lý doanh nghiệp là việc thực hiện một cách đồng bộ các chức năng hoạch định,
tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp nhằm đạt được các
mục tiêu của doanh nghiệp đề ra trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các
nguồn lực đang có và sẽ có.
b. Chức năng của quản lý
Để quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. Những
loại công việc này được gọi là chức năng quản lý. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân
chia các chức năng của quá trình quản lý:
- Henry Fayol phân chia quá trình quản lý ra 5 chức năng cụ thể: Hoạch định, tổ
chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
+ Lập kế hoạch (hoạch định): Là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản lý, bao
gồm: Xác định mục tiêu của kế hoạch, chỉ ra những việc cần phải thực hiện, thời gian và
địa điểm thực hiện, phương pháp thực hiện, phương tiện thực hiện, chủ thể thực hiện,
nguồn lực để thực hiện…
+ Tổ chức: Xác định cơ cấu bộ máy của tổ chức, phân chia nhiệm vụ cho từng bộ
phận, từng nhóm và từng cá nhân.
+ Chỉ huy: Là việc thiết lập hệ thống điều hành của các cấp (bổ nhiệm, miễn nhiệm,
phân cấp, phân quyền) và hoạt động điều hành theo phân cấp trên cơ sở các nguyên tắc,
quy chế đã được xác định
+ Phối hợp: Hoạt động này có thể là:
 Phối hợp theo chiều dọc: Là sự phối hợp giữa các cấp quản lý trong doanh nghiệp.
 Phối hợp theo chiều ngang: Là sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng, các lĩnh
vực quản lý trong cùng cấp (sản xuất, marketing, nhân sự, tài chính…)
+ Kiểm tra: Là chức năng cuối cùng của quản lý, bao gồm việc thu thập những thông
tin về thành quả thực tế, so sánh với mục tiêu đặt ra trên cơ sở đó tiến hành sửa chữa các
sai lệch (nếu có).
- Lyther gulick Lydal Unwick nêu lên 7 chức năng cụ thể gọi tắt là POSDCORB.
Trong đó: P (Planning): Hoạch định; O (Organizing): Tổ chức; S (Staffing): Nhân sự; D
4
(Directing): Chỉ huy, điều khiển; CO (Coordinating): Phối hợp; R (Reviewing): Kiểm tra;
B (Budgeting): Tài chính, ngân sách.
- Gần đây, có ý kiến (của James Stonner và Stephan P.Robbins) dùng khái niệm
“lãnh đạo” theo nghĩa điều hành thay cho hai chức năng điều khiển và phối hợp. Như vậy,
quản lý chỉ còn 4 chức năng cụ thể: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.
1.2.2. Lĩnh vực quản lý
Lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp được hiểu là các hoạt động quản lý khi được
sắp xếp trong một bộ phận nào đó. Ở các bộ phận này có người lãnh đạo để ra các quyết
định và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.
Đặc trưng của lĩnh vực quản lý:
- Số lượng, hình thức tổ chức các lĩnh vực quản lý phụ thuộc vào qui mô của doanh
nghiệp, vào ngành nghề kinh doanh, vào các yếu tố ngoại lai khác.
- Lĩnh vực quản lý đươc xem xét ở góc độ quản lý thực tiễn. Lĩnh vực quản lý là các
hoạt động quản lý được thiết lập trong các bộ phận có tính chất tổ chức như phòng, ban và
được phân cấp, phân quyền trong việc ra quyết định quản lý.
- Lĩnh vực quản lý được phân định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: truyền thống
quản lý, các yếu tố xã hội và cơ chế kinh tế, qui mô cũng như đặc điểm kinh tế, kỹ thuật
của doanh nghiệp. Nó gắn liền với mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể và sự tiến bộ về nhận
thức khoa học quản lý.
Phân chia các lĩnh vực quản lý trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thì lĩnh vực quản lý thường được chia thành: (1) Lĩnh vực
sản xuất; (2) Lĩnh vực nhân sự; (3) Lĩnh vực vật tư; (4) Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ,
(5) Lĩnh vực marketing; (6) Lĩnh vực tài chính và kế toán; (7) Lĩnh vực tổ chức và
thông tin; (8) Lĩnh vực hành chính pháp chế
Mục đích của sự phân chia hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực quản lý
- Trước hết, nó chỉ ra tất cả các lĩnh vực cần phải tổ chức thực hiện quản lý trong một
doanh nghiệp, đây là một căn cứ quan trọng để thiết lập bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
- Phân loại các lĩnh vực quản lý phù hợp với tình hình kinh doanh còn là căn cứ để
tuyển dụng, bố trí và sử dụng các nhà quản lý.
- Phân loại theo lĩnh vực quản lý còn là cơ sở để đánh giá, phân tích hoạt động trong
toàn bộ bộ máy quản lý, thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân đồng thời là cơ sở để điều
hành hoạt động quản lý trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Để quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp cần có một bộ máy gồm các cấp, các
bộ phận liên kết với nhau theo quan hệ dọc và ngang; có những chức năng, quyền hạn và
trách nhiệm xác định.
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân)
khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những trách

5
nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những bộ phận khác nhau nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của
doanh nghiệp.
1.3.1. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Đảm bảo tính tối ưu: Số lượng các cấp, các khâu cần được xác định vừa đủ, gọn
nhẹ, phù hợp với các chức năng quản lý và các công đoạn trong chu trình kinh doanh. Phải
phù hợp với quy mô sản xuất và đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của doanh nghiệp
- Gọn nhẹ nhưng mềm dẻo (linh hoạt): Hoạt động kinh doanh không phải bao giờ
cũng diễn ra bình thường đúng như dự kiến. Nó phụ thuộc các diễn biến của thị trường
luôn thay đổi cùng với các yếu tố chính trị, xã hội phức tạp, nên đòi hỏi tính năng động
cao trong quản trị.
- Ổn định tương đối, có tính mở và tính kế thừa: Yêu cầu này dường như mâu thuẫn
với tính linh hoạt, song không thể xem nhẹ, bởi lẽ sự vững bền của cơ cấu tổ chức bảo
đảm cho hiệu lực quản lý. Sự thay đổi tuỳ tiện diễn ra nhiều lần sẽ gây hậu quả tiêu cực cả
về nền nếp hoạt động cũng như về tâm lý những người trong bộ máy; làm giảm hiệu lực,
kỷ cương của bộ máy. Yêu cầu này đòi hỏi phải có tính kế thừa khi xây dựng cơ cấu bộ
máy tổ chức doanh nghiệp
- Có độ tin cậy cao: Sự điều hành, phối hợp và kiểm tra mọi hoạt động trong doanh
nghiệp đòi hỏi thông tin phải được cung cấp chính xác và kịp thời. Cơ cấu tổ chức phải
bảo đảm được tính tin cậy cao của các thông tin đó.
- Đảm bảo hiệu quả: Có bộ máy là phải có chi phí để “nuôi” nó. Chi phí quản lý cao
sẽ đội giá thành lên khiến hiệu quả kinh tế bị giảm sút. Tính hiệu quả của bộ máy thể hiện
qua tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu về.
- Phải thực hiện trọn vẹn các nhiệm vụ quản trị: Yêu cầu này đòi hỏi tất cả các
nhiệm vụ quản trị đều phải có người quản lý, có người chịu trách nhiệm triển khai.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý một thủ trưởng: Trong doanh nghiệp có nhiều
cấp quản lý nhưng người lãnh đạo cao nhất là người phải chịu trách nhiệm toàn diện về
mọi mặt hoạt động trong tổ chức đó.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân và bộ phận: Yêu
cầu này đòi hỏi tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đồng thời phải đảm
bảo sự cân đối giữa nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân và bộ phận. Phải đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, thực hiện trọn vẹn các chức năng và lĩnh vực quản
lý.
1.3.2. Các bộ phận và các cấp trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
a. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Ban giám đốc (đối với một số loại hình doanh nghiệp còn bao gồm Hội đồng thành
viên, Hội đồng quản trị).: Đây là cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày càng
phát triển nhanh và bền vững. Đứng đầu ban giám đốc là giám đốc doanh nghiệp. Các phó

6
giám đốc là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, được giám đốc giao phụ trách từng
mảng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phó giám
đốc phụ trách kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách tài chính…
- Các phòng ban chức năng: Các phòng ban chức năng là những tổ chức bao gồm các
cán bộ, nhân viên kinh tế kỹ thuật, hành chính được phân công chuyên môn hoá theo các
chức năng quản lý, có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định
quản lý và theo dõi tình hình thực hiện quyết định quản lý, đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực
công tác của doanh nghiệp được tiến hành ăn khớp, đồng bộ và nhịp nhàng với nhau. Tuỳ
theo quy mô của doanh nghiệp mà số lượng các phòng ban trong các doanh nghiệp có sự
khác nhau.
- Bộ máy quản lý ở phân xưởng: Phân xưởng là một đơn vị sản xuất cơ bản của
doanh nghiệp. Đứng trên góc độ tổ chức quản trị mà xét thì phân xưởng là một cấp quản
trị, nhưng nó không thực hiện tất cả các nhiệm vụ quản trị như cấp quản trị cấp cao, chẳng
hạn như: Không quyết định việc tuyển dụng lao động, không được ký kết hợp đồng kinh
tế…Tuỳ theo yêu cầu tập trung hoá mà người ta có thể phân cấp cho phân xưởng nhiều
hay ít chức năng. Hiện nay ở một số nơi, người ta thay tên phân xưởng thành tên xí
nghiệp.
b. Các cấp trong cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Cấp quản lý cấp cao: Bao gồm các thành viên trong Hội đồng Quản trị, Hội đồng
thành viên hay Ban giám đốc. Cấp quản trị này chịu trách nhiệm:
+ Đề ra đường lối, chủ trương, chiến lược, chính sách, cơ chế, nguyên tắc, kế
hoạch...để thực hiện trong toàn doanh nghiệp
+ Thiết lập bộ máy, phê duyệt cơ cấu tổ chức và phê duyệt nhân sự cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển
+ Phát hiện, khai thác, quản lý và phân bổ sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý, tiết
kiệm
+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới
+ Chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động với cấp trên và các cơ quan liên quan
- Cấp quản lý trung gian: Bao gồm các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp làm
nhiệm vụ tham mưu cho cấp quản lý cấp cao. Cụ thể là:
+ Nghiên cứu, phân tích để cụ thể hoá văn bản của cấp trên thành những nhiệm vụ cụ
thể để đưa vào tổ chức thực hiện trong bộ phận mình.
+ Đề nghị với cấp trên về kế hoạch hành động, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của
bộ phận mình phụ trách và các bộ phận có liên quan khác
+ Giao việc cho nhân viên và phối hợp hoạt động giữa các nhân viên dưới quyền ở
trong và ngoài đơn vị
+ Dự trù kinh phí hoạt động và tổ chức sử dụng có hiệu quả nó.
+ Báo cáo thường xuyên về kết quả hoạt động của đơn vị với lãnh đạo cấp trên

7
+ Cùng với lãnh đạo cấp trên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới
- Cấp quản lý cơ sở: Là cấp quản trị thấp nhất trong doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra kết
quả cuối cùng của doanh nghiệp. Cấp này có nhiệm vụ:
+ Hiểu và nỗ lực cao nhất với công việc được giao
+ Không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Đề xuất với lãnh đạo cấp trên trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc
nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
+ Tìm hiểu mối quan hệ trong công việc với các cá nhân, bộ phận có liên quan
+ Cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện các đức tính của người quản lý
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với cấp quản lý cao hơn và tạo lập tinh thần
đồng đội tốt
1.3.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
- Cơ cấu quản lý trực tuyến: Đây là một kiểu tổ chức bộ máy không có bộ phận trung
gian làm tham mưu, việc quản lý được thực hiện theo tuyến thẳng từ trên xuống dưới,
người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp. Cơ cấu kiểu này đòi hỏi
người quản lý ở mỗi cấp phải có những hiểu biết tương đối toàn diện về các lĩnh vực.
+ Ưu điểm của cơ cấu quản lý trực tuyến: Các quyết định được đưa ra và tổ chức
thực hiện nhanh chóng, kịp thời; Thực hiện tốt chế độ quản lý một thủ trưởng; Cơ cấu tổ
chức đơn giản gọn nhẹ, dễ linh hoạt; Người lãnh đạo luôn kiểm soát chặt chẽ tình hình của
cấp dưới
+ Hạn chế của cơ cấu quản lý trực tuyến: Dễ dẫn đến tình trạng độc đoán, quan liêu;
Công việc dễ bị ùn tắc; Đòi hỏi người quản lý phải có khả năng toàn diện về mọi mặt;
Không nhận được những ý kiến đóng góp tích cực của các bộ phận trung gian.
- Cơ cấu quản lý chức năng: Là cơ cấu được tổ chức dựa trên chuyên môn hoá theo
chức năng công việc do các bộ phận tham mưu thực hiện. Những nhiệm vụ quản lý của
doanh nghiệp được phân chia cho các đơn vị riêng biệt. Trong cơ cấu này, các bộ phận
chức năng được quyền ra quyết định quản lý đối với cấp dưới.
+ Ưu điểm của cơ cấu quản lý chức năng: Nhiệm vụ được phân định rõ ràng, tuân
theo nguyên tắc chuyên môn hoá ngành nghề, phát huy được sức mạnh và khả năng của
đội ngũ cán bộ theo từng chức năng, giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo, tạo ra các
biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất, nhà quản lý không cần am hiểu sâu ở các
lĩnh vực, họ có điều kiện để tập trung vào việc giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng
của doanh nghiệp.
+ Nhược điểm của cơ cấu quản lý chức năng: Dễ xảy ra tình trạng chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ giữa các cá nhân và bộ phận với nhau, các quyết định được đưa ra
đôi khi bị chậm, có thể dễ dẫn tới tình trạng nhàm chán, người thực hiện nhận nhiều mệnh
lệnh khác nhau.

8
- Cơ cấu quản lý trực tuyến - chức năng: Do mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trực
tuyến và mô hình cơ cấu quản lý chức năng đều có những ưu nhược điểm riêng nên hiện
nay nhiều doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn kiểu mô hình cơ cấu quản lý trực tuyến - chức
năng. Về nguyên tắc, theo kiểu cơ cấu này quan hệ quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới
vẫn tồn tại, nhưng để giúp cho người quản lý ra các quyết định đúng đắn, có các bộ phận
chức năng giúp việc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự,
marketing, tài chính - kế toán, quản lý kỹ thuật - công nghệ sản xuất…Tuy nhiên, quyền
quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý theo ma trận: Các doanh nghiệp lớn, có địa bàn hoạt động
rộng đều tổ chức bộ máy hoạt động của mình theo kiểu ma trận. Trong cơ cấu quản lý theo
kiểu ma trận, cấp quản lý cấp dưới vừa chịu sự quản lý theo chiều dọc từ trên xuống dưới,
đồng thời chịu sự quản lý theo chiều ngang.
+ Ưu điểm của mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo ma trận: Định hướng theo kết
quả cuối cùng, phát huy được sức mạnh của các chuyên gia ở trong các lĩnh vực chuyên
môn, xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích
+ Nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức quản lý theo ma trận: Dễ dẫn đến tình
trạng mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức, có nguy cơ không thống nhất về mệnh lệnh
theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Bên cạnh những mô hình cơ cấu quản lý phổ biến như trên, trong thực tế còn tồn tại
các mô hình cơ cấu quản lý khác như: Cơ cấu tổ chức phân chia theo địa dư, cơ cấu tổ
chức phân chia theo sản phẩm, theo khách hàng, cơ cấu tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến
lược (SBU)…
1.4. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.4.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch
Kế hoạch là bản mô tả về những công việc sẽ được thực hiện trong tương lai nhằm
đạt được những mục tiêu nào đó trên cơ sở sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực của
doanh nghiệp
Việc xây dựng kế hoạch luôn là cần thiết trong mọi giai đoạn phát triển của mọi doanh
nghiệp, bởi vì: Kế hoạch giúp cho việc sử dụng các nguồn lực được hợp lý và tiết kiệm; Làm
cho các cá nhân và bộ phận luôn chủ động trong quá trình thực hiện; Là cơ sở để kiểm tra,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tạo điều kiện để phát động các phong trào thi đua phát
huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Tạo thuận lợi cho sự phối hợp trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ; Giảm sự bất ổn định trong quá trình phát triển...
1.4.2. Phân loại kế hoạch
Kế hoạch được coi là con đường để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, là phần việc kế
tiếp sau khi đã xác định được mục tiêu và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
- Phân loại kế hoạch theo thời gian: Theo cách phân chia này, kế hoạch bao gồm kế
hoạch dài hạn (từ 5 năm trở lên), ngắn hạn (một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh
doanh…), trung hạn (khoảng trên 1 năm đến dưới 5 năm)
9
- Phân loại theo phương pháp lập kế hoạch: Theo cách phân loại này, kế hoạch bao
gồm:
+ Kế hoạch cuốn chiếu: Là mỗi năm kế hoạch đều xác định cho cả một thời gian dài.
+ Kế hoạch kỳ đoạn: Là xác định kế hoạch cho một thời kỳ sau đó mới xác định kế
hoạch cho thời kỳ tiếp sau.
+ Kế hoạch hỗn hợp: Là sự kết hợp cả hai loại kế hoạch trên.
- Phân loại theo mức độ hoạt động, bao gồm:
+ Kế hoạch chiến lược: Là loại kế hoạch được hoạch định cho một thời kỳ dài (5
năm trở lên) do lãnh đạo xây dựng, kế hoạch chiến lược đòi hỏi nguồn lực thực hiện lớn
với sự tham gia của tất cả các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp
+ Kế hoạch chiến thuật: Được hoạch định cho thời gian khoảng 1 - dưới 5 năm, là
kết quả triển khai từng phần của kế hoạch chiến lược, kế hoạch này tập trung và uyển
chuyển hơn
+ Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch được hoạch định cho ngắn hạn (dưới 1 năm),
không mang tính tập trung và thường rất cứng nhắc, cụ thể.
- Phân loại theo mức độ chi tiết của kế hoạch có:
+ Kế hoạch thô: Là kế hoạch tổng thể, nội dung của nó chủ yếu mang tính định hướng.
+ Kế hoạch tinh: Là kế hoạch được lập chi tiết cho từng bộ phận nhỏ
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Theo cách phân loại này có:
+ Kế hoạch tổng thể: Là kế hoạch bao trùm lên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp
+ Kế hoạch bộ phận: Là kế hoạch gắn liền với từng lĩnh vực như kế hoạch vật tư, kế
hoạch sản xuất, kế hoạch Marketing…
1.4.3. Các bước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Bước 1: Xác định mục tiêu dự kiến của doanh nghiệp. Mục tiêu là những kết quả
cần đạt được khi kết thúc thực hiện kế hoạch, do vậy nó là cơ sở để doanh nghiệp nỗ lực
cũng như lựa chọn các giải pháp đúng đắn nhằm hiện thực các mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu
luôn là đích để hướng tới nên phải đảm bảo các yêu cầu: Rõ ràng cụ thể; có thể đo lường
được; đảm bảo hiệu quả; có thể thực hiện được; có sự sắp xếp thứ tự một cách hợp lý,
khoa học.
- Bước 2: Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc
phân tích môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh cần duy
trì, phát huy, điểm yếu cần khắc phục, đồng thời thấy được những cơ hội thuận lợi có
thể tận dụng và thách thức khó khăn cần phải vượt qua.
- Bước 3: Đánh giá lại mục tiêu của doanh nghiệp và quyết định mục tiêu chính thức.
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, doanh nghiệp sẽ đánh giá lại các mục tiêu dự
kiến ban đầu theo các yêu cầu của nó, trên cơ sở đó quyết định mục tiêu chính thức cuối
cùng, mục tiêu chính thức có thể tương tự như mục tiêu dự kiến ban đầu nhưng cũng có
thể điều chỉnh (tăng hoặc giảm) cho phù hợp với thực tiễn. Sau khi đã xác định được mục
tiêu chính thức thì doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc xây dựng nội dung của kế hoạch.
10
- Bước 4: Hình thành các phương án và lựa chọn phương án tối ưu. Các kế hoạch
được lập ra ở ba cấp: Cấp doanh nghiệp, cấp kinh doanh và cấp chức năng. Việc hình
thành các kế hoạch này phải tuân theo trình tự của quá trình ra quyết định. Ban lãnh đạo
cần đặc biệt chú trọng tới việc đánh giá từng phương án để từ đó chọn ra phương án tối ưu
nhất, cho phép doanh nghiệp sử dụng tốt nhất các nguồn lực và cơ hội có trong môi trường
kinh doanh. Nội dung của kế hoạch cần phải xác định được các vấn đề cơ bản như: Mục
tiêu, những công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, chủ thể thực
hiện, phương pháp thực hiện, phương tiện thực hiện, nguồn tài chính để thực hiện...
- Bước 5: Tổ chức thảo luận và thông qua kế hoạch. Sau khi kế hoạch dự thảo đã
được xây dựng xong cần tổ chức hội nghị thông qua kế hoạch. Hội nghị có sự tham gia
của lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận soạn thảo, người lao động (hoặc đại diện của họ),
lãnh đạo các đơn vị chức năng, các chuyên gia và đại diện cấp trên (nếu cần thiết).
Trên cơ sở những ý kiến góp ý trong hội nghị, ban soạn thảo sẽ giải trình, tiếp thu và
hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức.

11

You might also like