You are on page 1of 210

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM QUÝ ĐẠT

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT


VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM QUÝ ĐẠT

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT


VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Chuyên ngành: Luật kinh tế


Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh


TS. Bùi Ngọc Cường

Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận án đảm bảo độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

PHẠM QUÝ ĐẠT


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu........................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
5. Đóng góp mới của Luận án đối với khoa học chuyên ngành .............. 7
6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của Đề tài Luận án ...................... 7
7. Kết cấu của Luận án ............................................................................... 8
PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............. 9
1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến Đề tài Luận án ... 9
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần và
pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần .......................................... 9
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ
phần ........................................................................................................... 9
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật về mô hình quản trị
công ty cổ phần ....................................................................................... 21
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về mô hình quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam .................................................................................... 23
1.3. Kết quả nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt
Nam ............................................................................................................. 28
2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án
và định hướng nghiên cứu của Luận án ..................................................... 31
2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết và
được kế thừa trong Luận án ...................................................................... 31
2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết ................ 34
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............. 35
3.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 35
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................. 40
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 42
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN ................................................................................... 42
1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần .......... 42
1.1.1 Khái quát về công ty cổ phần........................................................ 42
1.1.2. Khái quát về quản trị công ty cổ phần ........................................ 51
1.1.3. Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần ......................... 61
1.2. Những vấn đề lí luận pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
..................................................................................................................... 70
1.2.1. Quan niệm về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ
phần ........................................................................................................ 70
1.2.2. Nội dung pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ......... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 84
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT
NAM ............................................................................................................... 86
2.1. Thực trạng pháp luật quy định về mô hình quản trị công ty cổ phần
ở Việt Nam ................................................................................................. 86
2.1.1. Thực trạng pháp luật quy định về cơ cấu quản lý công ty cổ phần
................................................................................................................. 87
2.1.2. Thực trạng pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ
đông của công ty cổ phần ...................................................................... 89
2.1.3. Thực trạng pháp luật quy định về Hội đồng quản trị của công ty
cổ phần.................................................................................................. 102
2.1.4. Thực trạng pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc của
công ty cổ phần ..................................................................................... 111
2.1.5. Thực trạng pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán
trong công ty cổ phần ........................................................................... 114
2.1.6. Thực trạng pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông
tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần ........................................ 124
2.1.7. Thực trạng pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích
trong công ty cổ phần ........................................................................... 127
2.1.8. Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi
phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty cổ phần ............... 132
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
Việt Nam................................................................................................... 138
2.2.1. Những kết quả đạt được ............................................................ 138
2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn
tại ........................................................................................................... 140
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 148
CHƯƠNG 3. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN
TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ............................................... 150
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
ở Việt Nam ............................................................................................... 150
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị
công ty cổ phần ở Việt Nam ................................................................... 153
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cơ cấu
quản lý công ty cổ phần ....................................................................... 153
3.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cổ đông
và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần .................................... 156
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Hội đồng
quản trị của công ty cổ phần ............................................................... 159
3.2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Giám
đốc, Tổng giám đốc của công ty cổ phần ............................................ 165
3.2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về kiểm
soát nội bộ và kiểm toán trong công ty cổ phần ................................. 167
3.2.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ báo cáo,
công khai thông tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần ............ 170
3.2.7. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về ngăn ngừa
xung đột lợi ích trong công ty cổ phần................................................ 171
3.2.8. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về quản lý
nhà nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty
cổ phần.................................................................................................. 172
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô
hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam............................................ 176
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía công ty cổ phần .................................. 176
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước ................ 184
3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân khác
có liên quan .......................................................................................... 185
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................ 188
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 192
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Quản trị công ty QTCT


Công ty cổ phần CTCP
Công ty niêm yết CTNY
Ngân hàng thế giới WB

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD


Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ
Hội đồng quản trị HĐQT
Ban kiểm soát BKS
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc GĐ/ TGĐ
Công bố thông tin CBTT
Sở Giao dịch chứng khoán SGDCK
Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC

Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Quản trị công ty là hoạt động mang tính quan trọng, thiết yếu đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vai
trò của quản trị công ty (QTCT) được minh chứng rõ nét thông qua những sự
sụp đổ mang tính “thảm hoạ” của những doanh nghiệp lớn nhất ở những nền
kinh tế phát triển nhất, như Tập đoàn Enron, công ty tư vấn và kiểm toán Arthur
Andersen ở Hoa Kỳ, công ty Marconi ở Anh... Những trường hợp thực tiễn này
cho thấy, QTCT tốt giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro và các hành
vi gian lận về tài chính, ngăn ngừa được các giao dịch trục lợi cá nhân của các
nhà quản lý; tăng cường khả năng phát triển và huy động tốt hơn các nguồn lực
từ bên ngoài, từ thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, QTCT tốt còn
có vai trò mang tính quyết định giúp công ty kiểm soát được những tác động từ
những cuộc khủng hoảng bất ngờ, khi mô hình QTCT hiệu quả đóng vai trò chi
phối trong việc giúp cho công ty thích ứng được dễ dàng với những thay đổi
không thể lường trước được trong môi trường hoạt động. Vai trò này của QTCT
có thể rút ra được từ những cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực
trong lịch sử.
Vì những vị trí, vai trò quan trọng như vậy, QTCT không chỉ được quan
tâm bởi các doanh nghiệp, mà các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đặc biệt lưu
ý đến vấn đề này. Ở tầm quốc tế, để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả QTCT, Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã phối hợp với các tổ chức khác
để ban hành nguyên tắc QTCT của OECD nhằm hỗ trợ các nước thành viên và
không phải thành viên. Tính đến nay trên thế giới đã có hơn 200 Bộ quy chế
Quản trị công ty được xây dựng cho hơn 72 quốc gia và vùng lãnh thổ1, ngoài

1
Số liệu thống kê từ Trang thông tin điện tử của Viện Quản trị công ty Châu Âu, địa chỉ
www.ecgi.org.
2

những bộ nguyên tắc về các thông lệ quản trị tốt có phạm vi áp dụng mang tính
quốc tế2. Trong khu vực ASEAN, Dự án Đánh giá Thẻ điểm quản trị công ty
ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của
Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF), được hình thành với mục tiêu đánh
giá và nâng cao tiêu chuẩn quản trị của các công ty cổ phần (CTCP) của các
quốc gia trong khu vực ASEAN, nhằm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn
cho các doanh nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp ASEAN trở thành những
tài sản đầu tư có giá trị.
Ở Việt Nam, từ những năm 90 khi thực hiện quá trình cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước, QTCT đã là một trong những nội dung được quan tâm
và được quy phạm hoá. Việc ban hành Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh
nghiệp năm 1999, trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung vào những năm
2005, 2014, 2020 cùng với những quy định của pháp luật có liên quan khác như
pháp luật chứng khoán, hoạt động QTCT đã ngày càng được củng cố và hoàn
thiện. Bên cạnh đó, năm 2019, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
cùng với hai Sở Giao dịch chứng khoán đã công bố Bộ Nguyên tắc QTCT theo
thông lệ tốt nhất đầu tiên của Việt Nam. Bộ nguyên tắc được coi là bù đắp được
một “lỗ hổng” lớn trong khung quản trị, từng bước tiệm cận đa số các thị trường
khác trên toàn cầu, thể hiện bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc
hướng đến hội nhập các tiêu chuẩn quốc tế nhằm cải thiện niềm tin của các nhà
đầu tư.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải thiện về QTCT dưới góc độ pháp
lý và các hướng dẫn áp dụng, thực tiễn vẫn cho thấy ở Việt Nam, QTCT vẫn là
vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế. Điều này thể hiện ở kết quả đánh giá của
ACMF về chất lượng QTCT của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực.

2
Những Bộ quy chuẩn có phạm vi ứng dụng quốc tế gồm Các Nguyên tắc quản trị công ty của
OECD; Tuyên bố về Nguyên tắc Quản trị công ty toàn cầu của Mạng lưới Quản trị công ty quốc tế
(ICGN) và Hiệp hội Quản trị công ty của Khối thịnh vượng chung (CACG).
3

Thêm vào đó, những vụ đại án kinh tế điển hình như Ngân hàng thương mại
Đại Dương, Ngân hàng ACB hay Tổng công ty thép Việt Nam đều cho thấy
những hạn chế liên quan đến QTCT, trong đó nguyên nhân chính xuất phát từ
việc chưa rõ ràng vai trò của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS)
cũng như những vấn đề về minh bạch thông tin và tính độc lập của thành viên
Hội đồng quản trị (HĐQT).
Từ những tồn tại nêu trên, việc tập trung nghiên cứu lý luận và thực
tiễn vấn đề pháp luật về mô hình quản trị công ty có tính cấp thiết, đặc biệt
trong bối cảnh hiện tại và tương lai, khi Đảng và Nhà nước tiếp tục định hướng
việc đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, của nền kinh tế, vị trí và vai trò của hoạt động QTCT càng trở nên đặc
biệt quan trọng. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
“Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm
đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là phân tích, làm rõ những vấn đề lý
luận về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần; đánh giá thực
trạng pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh
tế và hội nhập quốc tế.
Với mục đích trên, Luận án bám sát vào một số nhiệm vụ nghiên cứu
cơ bản:
Thứ nhất, phân tích những quan điểm hiện hành về mô hình quản trị
CTCP; từ đó xây dựng nội dung pháp luật về mô hình quản trị CTCP, như: xây
dựng khái niệm pháp luật về mô hình quản trị CTCP; xác định cấu trúc của
pháp luật về mô hình quản trị CTCP.
Thứ hai, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về mô hình
quản trị CTCP ở Việt Nam. Việc đánh giá được thực hiện chi tiết theo từng
4

nhóm quy phạm pháp luật quy định về cùng một nội dung nhằm phát hiện
những bất cập, hạn chế cơ bản của các quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình quản
trị CTCP ở Việt Nam, thời điểm hiện nay và tương lai và giải pháp nhằm thực
thi hiệu quả mô hình quản trị CTCP trên thực tiễn. Những giải pháp được đưa
ra cần bám sát và thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc
hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch của các
CTCP nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, các giải
pháp được đưa ra cần đảm bảo tính khả thi và có cơ sở khoa học, được dựa trên
cơ sở lý luận đã xây dựng và những đánh giá khách quan về thực trạng pháp
luật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm:
Thứ nhất, các quan điểm khoa học, các lý thuyết nền tảng đã được các
tác giả là cá nhân và các tổ chức công bố trong các công trình nghiên cứu về
quản trị công ty nói chung và mô hình quản trị công ty cổ phần nói riêng cả
trong nước và quốc tế.
Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh mô hình quản
trị công ty cổ phần. Tuy nhiên, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các quy định
của pháp luật doanh nghiệp, được thể hiện trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong một số nội dung, Luận án có thể mở
rộng đối tượng nghiên cứu sang các quy định của pháp luật chuyên ngành điều
chỉnh với công ty đại chúng, công ty niêm yết như pháp luật chứng khoán, pháp
luật ngân hàng; tuy nhiên, sự mở rộng này chỉ mang tính đối chiếu để làm rõ
sự khác biệt trong quy định về mô hình QTCT đối với các loại hình công ty cổ
phần đặc biệt với QTCT đối với CTCP thông thường… Thêm vào đó, trong
quá trình đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt
5

Nam, Luận án sẽ mở rộng việc tìm hiểu thêm các quy định có liên quan ở một
số quốc gia trên thế giới, các thông lệ tốt trên thế giới được ghi nhận về QTCT,
để có cơ sở đúc rút các kinh nghiệm này thành bài học cho Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về mô hình quản trị CTCP là vấn đề có phạm vi tương đối
rộng. Với mong muốn tập trung làm sâu sắc các quy định có liên quan, nghiên
cứu sinh có sự giới hạn về phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung:
Những nghiên cứu của Luận án hướng tới hệ thống các quy phạm pháp
luật điều chỉnh đối với hoạt động của các thiết chế cấu thành mô hình quản trị
CTCP và mối quan hệ của các thiết chế này. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu
của Luận án vẫn tập trung nhiều nhất là mô hình quản trị của CTCP thông
thường, không đi quá sâu vào mô hình quản trị của các CTCP là công ty niêm
yết hoặc CTCP đại chúng. Những nội dung được đề cập đối với hai loại CTCP
đặc biệt này nếu có sẽ coi như là những điểm khác biệt chặt chẽ hơn so với mô
hình quản trị CTCP thông thường.
Thứ hai, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình
quản trị CTCP được thể hiện trong pháp luật doanh nghiệp. Như trên đã trình
bày, việc đề cập và phân tích tới các quy định pháp luật có liên quan khác chỉ
mang tính đối chiếu, so sánh để làm rõ ý tưởng của nghiên cứu sinh khi phân
tích nội dung Đề tài Luận án.
Thứ ba, phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mô hình
quản trị CTCP đang có giá trị hiệu lực thi hành. Những quy định về mô hình
quản trị CTCP được pháp luật giai đoạn trước điều chỉnh không thuộc phạm vi
nghiên cứu của Luận án, tuy nhiên có thể được đề cập khi so sánh, đối chiếu và
đánh giá các quy định pháp luật hiện hành.
6

4. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên,
dưới góc độ khái quát, Luận án được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Đối với từng nội dung cụ thể, Luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, trong đó chủ yếu sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực
tiễn; phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh luật
học; phương pháp lịch sử và phương pháp tiếp cận hệ thống, cụ thể:
- Phương pháp phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn là
phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là
Chương 2 nhằm làm rõ nội dung các quy định của pháp luật về mô hình quản
trị CTCP. Thông qua việc phân tích từng khía cạnh của đối tượng nghiên cứu,
Luận án sẽ xây dựng các khái niệm hoặc chứng minh các luận điểm đã được
đưa ra.
- Phương pháp thống kê được áp dụng trong quá trình đánh giá thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về mô hình quản trị CTCP. Bằng
việc sử dụng những số liệu thực tiễn thông qua phương pháp thống kê, nghiên
cứu sinh sẽ chứng minh, làm rõ được những nhận định được đưa ra.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập
tài liệu, phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về mô hình quản trị
CTCP, đề xuất và kiến nghị của các nhà nghiên cứu trong việc hoàn thiện pháp
luật về mô hình quản trị CTCP.
- Phương pháp so sánh luật học được áp dụng tương đối phổ biến trong
việc phân tích các luận điểm. Nội dung so sánh chủ yếu bao gồm so sánh các
quy phạm hiện hành của Việt Nam với quy định pháp luật một số quốc gia trên
thế giới và so sánh giữa các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với các
tiêu chuẩn quốc tế. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra những
7

kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình ban hành
và sự thay đổi, phát triển của hệ thống pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị
CTCP gắn với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi và tìm ra
sự nhất quán giữa các vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn liên quan đến pháp
luật về mô hình quản trị CTCP. Qua đó, Luận án đánh giá, kiến nghị một cách
hệ thống và toàn diện các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về vấn đề này.
5. Đóng góp mới của Luận án đối với khoa học chuyên ngành
- Là Luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu hệ thống và cụ thể các vấn đề
lý luận về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị CTCP và các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này.
- Đánh giá khách quan quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh mô
hình quản trị CTCP, trên cơ sở đó, chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong các
quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị, giải pháp phù hợp và khả thi nhằm
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mô hình quản
trị CTCP.
6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của Đề tài Luận án
Về ý nghĩa khoa học, Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo
tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết quản trị công ty cũng như đánh giá
tương đối toàn diện những mô hình quản trị CTCP điển hình trên thế giới, đánh
giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh lĩnh vực này.
Từ những bất cập của pháp luật, Luận án đề xuất những kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật. Những giải pháp mang tính phù hợp và khả
8

thi giải quyết cả những vấn đề pháp luật tồn tại và nâng cao hiệu quả áp dụng,
đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do
đó, Luận án sẽ góp phần bổ sung tri thức trong ngành khoa học pháp lý nói
chung và chuyên ngành luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực quản trị công ty và áp
dụng hiệu quả mô hình quản trị CTCP.
Về tính thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án có tính ứng dụng
thực tiễn cao. Điều này thể hiện: Một là, Luận án đóng góp những căn cứ khoa
học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị CTCP ở Việt
Nam. Hai là, Luận án sẽ góp phần vào hệ thống kiến thức pháp lý để các cơ
quan quản lý nhà nước, các CTCP và những nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh
nghiệp có thể tham khảo khi tiến hành áp dụng các quy định của pháp luật.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan về tình hình nghiên cứu Đề tài, Kết
luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần
và pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về mô hình quản trị công ty
cổ phần
Chương 3. Yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.
9

PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến Đề tài Luận án
Quản trị công ty nói chung, mô hình quản trị công ty cổ phần nói riêng
là những vấn đề đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau, từ góc độ kinh tế, góc độ quản trị cho tới góc độ pháp lý. Mỗi
góc nhìn khác nhau, các công trình nghiên cứu đều thể hiện những kết quả
nghiên cứu có thể tương đồng, có thể khác biệt của các học giả. Trong phạm vi
những công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố mà nghiên cứu sinh
được tiếp cận, có thể thấy những kết quả nghiên cứu nổi bật liên quan đến đề
tài Luận án như sau:
1.1. Kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần và pháp
luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần
Nghiên cứu lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần, có thể thấy
một số nội dung sau thường được các học giả tập trung nghiên cứu, làm rõ, bao
gồm:
Thứ nhất, về khái niệm quản trị công ty
Trên thế giới, khi nhắc tới quản trị công ty, đối tượng công ty được xét
tới chính là các công ty cổ phần – loại hình doanh nghiệp phổ biến và có nhiều
vấn đề đặt ra trong cách thức quản trị để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có
liên quan. Về khái niệm, thuật ngữ “quản trị công ty” được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu, phân tích dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Nhóm tác giả
John & Senbet (1998) quan niệm, QTCT là các cơ chế mà các bên liên quan
của một công ty thực hiện quyền kiểm soát đối với những người trong công ty
và ban quản lý sao cho quyền lợi của họ được bảo vệ3. Giao thoa về mặt phạm

3
John, K. & Senbet, L.W. (1998), Corporate governance and board effectiveness, Journal of banking,
22 (4), 371-403.
10

vi khái niệm, OECD (2004) cũng cho rằng, QTCT liên quan đến “một tập hợp
các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty, HĐQT, cổ đông và các bên liên
quan khác”4. Nhóm tác giả Milosevic cho rằng, QTCT đề cập đến cách thức
mà các nhà cung cấp tài chính cho các tập đoàn tự đảm bảo thu được lợi tức
đầu tư của họ5. Ở Việt Nam, tác giả Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên
(2012) cho rằng, QTCT liên quan đến một hệ thống các quy tắc được xây dựng
để quản lý các mối quan hệ QTCT6. Nhóm tác giả Lưu Thị Minh Ngọc (2021)7
quan niệm QTCT thường liên quan đến (i) các vấn đề về cơ cấu quản lý công
ty: các vấn đề của HĐQT và mối quan hệ giữa HĐQT với các nhà quản lý, cổ
đông; và (ii) lợi ích hoặc mục tiêu của một nhóm tham gia của công ty.
Ở góc độ rộng hơn, nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận quan niệm về QTCT
theo mục đích mà hoạt động này mang lại cho bản thân công ty và các chủ thể
có liên quan. Hay nói cách khác, QTCT theo nghĩa rộng là việc bảo đảm sự cân
cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu cá nhân và tập thể.
Nhóm tác giả Keasey (1997)8 cho rằng, QTCT là quá trình và cấu trúc được sử
dụng để chỉ đạo và kiểm soát các công việc quản lý của doanh nghiệp để hướng
tới tăng cường sự thịnh vượng và trách nhiệm giải trình của công ty với mục
tiêu là hiện thực hoá giá trị lâu dài của các cổ đông và các bên liên quan khác.

4
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2004), Các Nguyên tắc quản trị công ty của OECD,
bản quyền dịch của Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam.
5
Milosevic, D., Andrei, S., & Vishny, R., W. (2015), A survey of corporate governance, The journal
of finance, 52, 737-783.
6
Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên (2012), Chất lượng quản trị công ty theo bộ tiêu chuẩn Gov-
Score: Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội,
VNU Journal of Science: Economics & Business, 28 (1).
7
Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Phương Mai & Đặng Thị Hương (2021), Ứng dụng thẻ điểm quản trị
công ty trong đánh giá công ty cổ phần có vốn Nhà nước, nghiên cứu trường hợp tại Công ty cổ phần
quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 4, Tạp chí Quản trị kinh doanh, số 153.2021.
8
Keasey, K., Thompson, S., & Wright, M. (1997), Corporate governance: Economic and financial
issues, OUP Oxford.
11

Theo nhóm tác giả Jensen & Meckling (1976)9, Byrnes (2003)10 hay Ehikioya
(2009)11, QTCT liên quan đến các quá trình và cấu trúc mà qua đó các thành
viên quan tâm đến tình trạng chung của công ty thực hiện các biện pháp để bảo
vệ lợi ích của các bên liên quan. QTCT tập trung vào các nguyên tắc, trách
nhiệm giải trình, minh bạch, công bằng và trách nhiệm trong việc quản lý công
ty. Các thể chế QTCT là nỗ lực để đảm bảo tách bạch quyền sở hữu và quyền
kiểm soát – những điều thường dẫn đến các xung đột trong QTCT.
Để làm rõ khái niệm về QTCT, vấn đề phân biệt giữa QTCT và quản
lý công ty cũng được các học giả quan tâm nghiên cứu. Trong Cẩm nang về
quản trị công ty cổ phần của IFC (2010) và trong nghiên cứu “The difference
between corporate governance & corporate management”12 của tác giả Ashe-
Edmunds (2012), QTCT và quản lý công ty là hai khái niệm khác nhau, mặc
dù việc sử dụng gây ra nhiều nhầm lẫn về sự trùng khớp. Theo đó, quản lý công
ty bao gồm các công cụ điều hành công ty theo các chiến lược và định hướng
đã đề ra. Trong khi đó, QTCT ở tầm cao hơn, liên quan đến cơ cấu và các quy
trình của công ty nhằm kiểm soát và định hướng công ty để đảm bảo quyền lợi
cho các cổ đông, các nhà đầu tư vốn vào công ty. Trong khi đó, nhóm tác giả
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020) trong cuốn sách “Quản trị công ty”
lại quan tâm tới sự khác biệt giữa quản trị công ty và “quản trị kinh doanh”.
Qua sự phân tích của mình, các tác giả cho thấy quản trị kinh doanh chỉ các
hoạt động điều hành, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
do ban điều hành thực hiện, trong khi đó, QTCT hướng tới hoạt động chuyên

9
Jensen, M.C., & Meckling, W.H. (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs
and ownership structure, Journal of financial economics, 3 (4), 305-360.
10
Byrnes, N., Henry, D., Thornton, E., & Dwyer, P. (2003), Reform: Who’s making the grade a
performance review for CEOs, boards, analysts and others, Business Week (3850).
11
Ehikioya, B.I. (2009), Corporate governance structure and firm performance in developing
economics: evidence from Nigeria, The international journal of business in society.
12
Ashe-Edmunds S. (2012), The Difference between Corporate Governance & Corporate
Management, Demand Media.
12

sâu và có tính tác động, ảnh hưởng rộng hơn như việc giám sát và kiểm soát để
bảo đảm việc thực thi quản trị kinh doanh phù hợp với lợi ích của các cổ đông
và những chủ thể có liên quan khác.
Thứ hai, về mô hình quản trị công ty
Về mô hình QTCT, các công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy sự
khác biệt về truyền thống văn hoá, hệ thống pháp luật và cấu trúc thị trường
vốn dẫn tới sự khác biệt mô hình QTCT ở từng quốc gia. Qua sự tổng hợp các
nghiên cứu đã công bố, tác giả Bùi Thị Bích (2015)13 trong công trình nghiên
cứu “Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam” chỉ ra hai
cách thức phân loại mô hình QTCP cổ phần phổ biến trên thế giới, gồm phân
loại mô hình theo xuất xứ địa lý và phân loại mô hình theo chủ thể và đối tượng
quản trị, cụ thể:
- Theo xuất xứ địa lý, mô hình QTCT cổ phần gồm có bốn mô hình:
Một là, mô hình Hoa Kỳ. Mô hình này xuất hiện trên nền tảng thị trường
vốn phát triển năng động, sở hữu công ty được chia tách nhỏ lẻ cho nhiều cổ
đông khác nhau và các cổ đông này đều đóng vai trò trong việc điều hành công
ty. Mô hình quản trị này được gọi là mô hình quản trị đơn lớp, nghĩa là có
HĐQT nhưng không có ban kiểm soát. Trong số các thành viên HĐQT thường
có các thành viên độc lập bên ngoài.
Hai là, mô hình Nhật Bản. Mô hình này có sự nổi bật với việc tham gia
của các cổ đông là pháp nhân như ngân hàng, các quỹ và các công ty lớn...,
đóng vai trò trung tâm trong quản trị. Theo đó, các cổ đông lớn này thường
được uỷ quyền thay mặt cổ đông giám sát, quản lý các công ty, xem xét các kế
hoạch của công ty. Trong trường hợp công ty làm ăn yếu kém thì các cổ đông
lớn, cụ thể là ngân hàng được uỷ quyền thường can thiệp và có thể buộc công

13
Bùi Thị Bích (2015), Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13

ty thay đổi bộ máy điều hành hoặc sửa đổi các chiến lược kinh doanh. Các
phiên họp của HĐQT thường mang tính chất phê chuẩn bởi các cổ đông nhỏ lẻ
được bảo đảm quyền lợi ổn định bởi cổ đông lớn nên không quan tâm nhiều tới
việc quản trị, điều hành công ty.
Ba là, mô hình Đức. Mô hình này ngoài sự tồn tại Hội đồng quản lý,
điều hành công ty còn có sự xuất hiện của Hội đồng giám sát. Hội đồng quản
lý của công ty chỉ có các thành viên bên trong, còn hội đồng giám sát còn có cả
các đại diện khác và các thành viên bên ngoài công ty. Người lao động cũng
được khẳng định vị trí trong việc tham gia điều hành công ty khi có thể chiếm
1/3 số ghế trong hội đồng giám sát. Chức năng chủ yếu của hội đồng giám sát
là chỉ định và bãi miễn các thành viên của hội đồng quản lý và giám sát hoạt
động quản lý.
Bốn là, mô hình Pháp. Mô hình này ghi nhận vai trò quan trọng của
Nhà nước đối với QTCT khi mà chính sách hướng dẫn thương nhân gây ảnh
hưởng lớn tới việc điều hành của các CTCP. Trong công ty có thể có các công
chức nhà nước làm việc cho công ty, rồi quay về làm công chức. Nửa sau thế
kỷ XX, CTCP ở Pháp có thể lựa chọn mô hình quản trị đơn lớp hoặc song lớp,
tuy nhiên, vai trò của cổ đông trong CTCP vẫn tương đối mờ nhạt. Trong khi
đó, Nhà nước, ngân hàng và các công ty đối tác lớn hầu hết nắm phần QTCT.
- Theo chủ thể và đối tượng quản trị, mô hình QTCT cổ phần gồm có
ba mô hình:
Một là, mô hình hướng vào Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước được
đặc biệt đề cao bởi muốn tránh khỏi những khiếm khuyết lớn của kinh tế thị
trường đối với CTCP. Mô hình này xuất hiện nhiều ở một số nước sau chiến
tranh hoặc sau các cuộc đại khủng hoảng và ghi nhận sự thành công ở Nhật Bản
và một số nước Châu Á khác trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Nhược
điểm của mô hình này là vai trò của cổ đông bị giảm sút nghiêm trọng và dễ
14

dẫn đến những tham nhũng bởi các công cụ quản trị nằm bên ngoài công ty như
tín dụng, ngoại hối...
Hai là, mô hình hướng vào nhà quản lý. Mô hình này tập trung quyền
cho các nhà quản lý chuyên nghiệp có khả năng điều hành công ty tốt nhất.
Những năm 50, 60 của thế kỷ trước, mô hình này phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và
được ghi nhận vào pháp luật. Nhược điểm của mô hình này là chi phí và hoạt
động bị ảnh hưởng bởi những mục đích riêng của nhà quản lý.
Ba là, mô hình hướng vào cổ đông. Mô hình này tập trung bảo vệ các
cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Mô hình này cho thấy sự dễ dàng hơn
trong việc huy động vốn so với hai mô hình trên, đồng thời, các cổ đông thực
hiện hiệu quả việc kiểm soát hoạt động của công ty.
Cũng có những kết quả nghiên cứu tương đồng nhất định, nhóm tác giả
Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn (2020)14 trong cuốn sách “Quản trị công ty”
có những phân tích chi tiết và sâu sắc hơn về mô hình QTCP. Theo đó, các tác
giả phân loại mô hình QTCT thành năm nhóm:
Một là, mô hình quản trị công ty dựa theo luật lệ. Quốc gia điển hình
áp dụng mô hình này là Hoa Kỳ. Mô hình của này phản ánh các thông lệ kiểm
soát quản trị được yêu cầu ở Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên các nước
khác. Các công ty được thành lập ở cấp tiểu bang và phải tuân theo luật và các
quy định quản trị của tiểu bang đó. Tuy nhiên, việc bảo vệ nhà đầu tư, các yêu
cầu kiểm toán và việc công bố thông tin tài chính lại là trách nhiệm ở cấp độ
liên bang do Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ giám sát. Luật công ty được dựa
trên cơ sở của thông luật hay án lệ xuất phát từ việc lập pháp với một hệ thống
án lệ ngày càng phát triển ở cả cấp độ liên bang và bang.

14
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), Quản trị công ty, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.52.
15

Hai là, mô hình quản trị công ty theo nguyên tắc. Quốc gia điển hình
áp dụng mô hình này là Anh và Khối Thịnh vượng chung15. Giống như Hoa
Kỳ, Luật Công ty của Anh và Khối Thịnh vượng chung được dựa theo thông
luật (án lệ), xuất phát từ các quy định pháp lý được mở rộng từ án lệ. Tuy nhiên,
trái ngược với Hoa Kỳ, kiểm soát quản trị trong Luật công ty ở Anh và Khối
Thịnh vượng chung được “dựa trên nguyên tắc”. Các tập hợp nguyên tắc hay
thông lệ kiểm soát quản trị tốt nhất xác định các trách nhiệm của HĐQT chứ
không phải luật pháp. Các công ty phải báo cáo rằng họ tuân thủ theo tập hợp
các nguyên tắc này, nếu không thì phải giải thích lý do tại sao không tuân thủ.
Đồng thời, việc tự kiểm soát là nền tảng của mô hình này, việc tuân thủ là tự
nguyện, với hình phạt là bị công bố ra thị trường rằng công ty thất bại trong
quản trị.
Ba là, mô hình quản trị công ty kiểu mạng lưới – Keiretsu Nhật Bản.
Keiretsu là mô hình mạng lưới công ty kết nối với nhau thông qua việc sở hữu
chéo đối với các HĐQT có các thành viên kiểm soát quản trị chéo. Mô hình
kiểm soát quản trị truyền thống kiểu Nhật Bản hướng về các chủ thể có quyền
lợi liên quan mà không theo định hướng cổ đông. Các nhà đầu tư ít tham gia
vào các vấn đề nội bộ công ty mà quyền lực nằm trong mạng lưới Keiretsu.
Luật Công ty Nhật Bản cho phép có các thành viên HĐQT độc lập, các công ty
được thành lập một uỷ ban bên ngoài HĐQT. Cho dù mô hình kiểm soát quản
trị cơ bản là HĐQT một cấp, nhưng uỷ ban này có thể được xem là một hình
thức của Ban kiểm soát. Những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản trì trệ khiến
cho mô hình QTCT cũng có những cải cách, đơn cử như thực hiện kiểm soát
quản trị theo phong cách Mỹ.

15
Khối Thịnh vượng chung các quốc gia (Commonwealth of Nations) là một tổ chức liên Chính phủ
của 54 quốc gia thành viên, hầu hết từng là lãnh thổ của Anh như Úc, Ấn Độ, Canada, New Zealand,
Nam Phi, Singapore...
16

Bốn là, quản trị công ty theo kiểu gia đình. Mô hình này điển hình ở
Châu Á với ba kiểu quản trị tiêu biểu: (i) Các công ty “Hoa Kiều”. “Hoa Kiều”
là thuật ngữ mô tả các doanh nhân gốc Hoa, thực hiện hoạt động làm ăn, kinh
doanh trong mối liên kết mật thiết của những cộng đồng người Hoa di dân từ
đại lục sang các nước Đông Nam Á. Trong các công ty của người Hoa, HĐQT
thường đóng vai trò hỗ trợ cho việc thực hiện quyền lực thực sự - quyền lực
được thực hiện thông qua các mối quan hệ của những nhân vật chính, đặc biệt
là những người đứng đầu và các thành viên khác trong gia đình trong các vị trí
điều hành cấp cao; (ii) Các công ty gia đình kiểu Hồng Kông – Singapore, mô
hình quản trị là sự pha trộn của Luật Công ty tại Anh, Mỹ và hệ thống tiến bộ
nhất Châu Á. (iii) Các tập đoàn kiểu Chaebols Hàn Quốc. Các tập đoàn Chaebol
ở Hàn Quốc hình thành sau Thế chiến thứ II khi Chính phủ cung cấp các khoản
vay với các điều khoản hấp dẫn cho các công ty gia đình, dẫn tới sự lớn mạnh
của các công ty thành những tập đoàn lớn gồm nhiều công ty liên kết. Ngay cả
các công ty được niêm yết cũng thường được điều hành bởi những tập thể gia
đình thống trị trong tập đoàn. Khi các công ty thu hút vốn đầu tư bên ngoài, vai
trò của gia đình vẫn được duy trì thông qua HĐQT gồm các thành viên nội bộ
hay “người nhà” trong gia đình. Tuy nhiên, các Chaebol là nguyên nhân của
khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 ở Hàn Quốc, do đó, Chính phủ Hàn
Quốc đã quyết định tái cấu trúc các tập đoàn này.
Năm là, mô hình hội đồng quản trị một cấp và hai cấp. Mô hình một
cấp bao gồm ĐHĐCĐ; HĐQT, Ban Giám đốc (Ban điều hành) và có Uỷ ban
kiểm toán trực thuộc HĐQT. Mô hình này không có Ban kiểm soát, nhưng có
các thành viên HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát và nắm giữ Uỷ ban kiểm
toán. Mô hình hai cấp bao gồm ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Giám
đốc.
17

Có điểm tương đồng với các công trình trên, đồng thời có sự khái lược
mô hình QTCT cổ phần, trong nghiên cứu “Quản trị công ty cổ phần của các
quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả Nguyễn
Hữu Trinh (2022)16 chỉ ra rằng trên thế giới có hai mô hình QTCT cơ bản là
mô hình hội đồng một tầng (đơn lớp) và mô hình hội đồng hai tầng (song lớp),
cụ thể:
Một là, mô hình hội đồng một tầng (đơn lớp): Mô hình này được ghi
nhận trong quy định của pháp luật công ty một số nước như Mỹ, Anh, Australia,
New Zealand, Canada... đa phần là các nước thuộc hệ thống thông luật
(common law).
Hai là, mô hình hội đồng hai tầng (song lớp): Mô hình này được ghi
nhận trong quy định của pháp luật công ty các nước như Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, Hà
Lan... Theo mô hình này, việc quản lý, điều hành CTCP được phân chia cho
hai cơ quan là HĐGS và HĐQT, như một thiết chế hai tầng, trong đó, HĐGS
nằm ở tầng trên. ĐHĐCĐ tiến hành bầu chọn thành viên của HĐGS, nhưng
người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của HĐGS theo đạo luật về
sự tham gia của người lao động vào QTCT.
Thứ ba, về nguyên tắc và nội dung của quản trị công ty cổ phần
Có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) tiếp cận về QTCT thông qua hệ thống các nguyên tắc, dựa trên
nguyên lý về việc không có mô hình QTCT tốt nhất, chỉ có những yếu tố chung
cần xác định để làm nền tảng cho QTCT tốt. Bộ nguyên tắc về quản trị công ty
của OECD (Principles of corporate governance)17 được hoàn thiện năm 2004,

16
Nguyễn Hữu Trinh (2022), Quản trị công ty cổ phần của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Công thương, số 1, tháng 1.2022.
17
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2004), tlđd.
18

cập nhật năm 2015 với sáu nguyên tắc cơ bản18. Mục đích của Bộ Nguyên tắc
là giúp Chính phủ các nước thành viên và không thành viên của OECD đánh
giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý cho QTCT ở quốc gia
họ và cung cấp các hướng dẫn và khuyến nghị cho thị trường chứng khoán, nhà
đầu tư, công ty và các bên khác có vai trò trong quá trình phát triển QTCT tốt.
Dựa trên Bộ nguyên tắc này, năm 2019, UBCKNN Việt Nam cũng đã
ban hành Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất19. Bộ nguyên
tắc gồm 10 nguyên tắc với các khuyến nghị chi tiết về các thông lệ tốt nhất, tập
trung giải quyết các vấn đề ưu tiên trong thực thi QTCT của các doanh nghiệp
Việt Nam. Sáu trong số mười nguyên tắc tập trung vào chức năng hoạt động
của HĐQT – lĩnh vực đòi hỏi phải cải thiện hơn nữa tại nhiều doanh nghiệp
trong nước. Bốn nguyên tắc còn lại gồm các lĩnh vực như môi trường kiểm
soát, công bố thông tin và minh bạch, quyền của cổ đông và quan hệ với các
bên có quyền lợi liên quan. Bộ Nguyên tắc cũng gồm các điều khoản liên quan
tới kinh doanh có trách nhiệm như thúc đẩy đa dạng giới và khuyến khích sự
tập trung mạnh mẽ hơn vào các vấn đề môi trường và xã hội trong HĐQT. Mục
tiêu ra đời của Bộ Nguyên tắc là thúc đẩy thị trường vốn và sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, đưa ra các khuyến nghị về thông lệ QTCT tốt nhất theo
OECD với chủ thể trọng tâm áp dụng là các công ty đại chúng tại Việt Nam.
Về mặt ý nghĩa, với những tiêu chuẩn cao hơn yêu cầu tối thiểu theo quy định
của pháp luật, Bộ Nguyên tắc khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới các

18
Sáu nguyên tắc cơ bản của Bộ Nguyên tắc về quản trị công ty của OECD gồm: 1. Bảo đảm cơ sở
cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả; 2. Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông
và các chức năng sở hữu cơ bản; 3. Các nhà đầu tư tổ chức, thị trường chứng khoán và các trung gian
khác; 4. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; 5. Công bố thông tin và
tính minh bạch; 6. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị.
19
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam & IFC (2019), Bộ Nguyên tắc quản trị công ty theo
thông lệ tốt nhất – Dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam, Hà Nội, tháng 8.2019.
19

thông lệ quốc tế tốt nhất, đồng thời giúp Việt Nam hội nhập với các thị trường
ASEAN – nơi đã có các bộ nguyên tắc tương tự từ lâu.
Dựa trên Bộ nguyên tắc về QTCT của OECD, nhiều học giả đã công
bố các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của hoạt động QTCT.
Chẳng hạn, trong nghiên cứu “Impact of internal governance mechanisms on
corporate performance in deposit money banks in Nigeria”, tác giả Chechet
I.L. và các cộng sự (2013)20 xem xét yếu tố về quản trị nội bộ của doanh nghiệp,
bao gồm HĐQT và BKS và rút ra kết luận rằng các yếu tố thiết yếu của cơ chế
quản trị nội bộ như HĐQT, BKS... có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động quản
trị và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Nigeria. Cũng đồng quan
điểm này, tác giả Al-Tamini H. và Charif H. (2012)21 trong công trình nghiên
cứu “Corporate governance practices and the role of the board of directors:
evidence from UAE conventional and Islamic banks” đã chỉ ra và phân tích vai
trò của Ban lãnh đạo công ty trong việc triển khai hiệu quả công tác QTCT.
Thứ ba, về vai trò của quản trị công ty cổ phần
Vai trò của QTCT, các mô hình QTCT cũng được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm phân tích. Nhóm tác giả Minh & Walker (2008) cho rằng, QTCT
hiệu quả nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty, tăng khả năng tiếp cận
nguồn vốn bên ngoài và góp phần phát triển kinh tế bền vững22. Theo OECD
(2004), QTCT là yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát triển
kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư.
Vai trò của QTCT còn được nhiều học giả đặt trong mối tương quan
với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường giao dịch

20
Chechet I.L và cộng sự (2013), Impact of intermal governance mechanisms on corporate
performance in deposit money banks in Nigeria, International Journal of Arts and Commerce, Vol.2,
No.8, p.35-46.
21
Al.Tamini H. & Charif H. (2012), Corporate governance practices and the role of the board of
directors: evidence from UAE conventional and Islamic banks, Corporate Ownership & Control,
Vol.10, No.2, p.207-213.
22
Minh, T.L. & Walker, G. (2008), Corporate governance of listed companies in Vietnam, Bond
L.Rev.20, i.
20

chứng khoán. Tác giả Nuryaman N. (2012) trong nghiên cứu “The influence of
corporate governance practices on the company’s financial performance:
Studies on the companies surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock
exchange”23 dựa trên quy mô mẫu của 43 doanh nghiệp trong danh sách xếp
hạng quản trị doanh nghiệp trong năm 2007 – 2009 và được niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Indonesia, kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn QTCT
có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu dựa trên
20 công ty niêm yết tại Malaysia, tác giả Marn J.T.K và Romuald D.F (2012)24
thông qua nghiên cứu “The impact of corporate governance mechanism and
corporate performance: A study of listed companies in Malaysia” cho thấy quy
mô của HĐQT và các biến cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất
của công ty. Ở Sri Lanka, nhóm tác giả Guoa Z. và Kgad U. (2012)25 trong công
trình nghiên cứu “Corporate governance and firm performance of listed firms
in Sri Lanka” cũng rút ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của cơ chế QTCT đến
hiệu quả hoạt động của các công ty, được minh chứng từ việc nghiên cứu kết
quả kinh doanh của 174 công ty niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán ở Sri
Lanka trong năm tài chính 2010.
Thứ tư, về những yếu tố chi phối tới mô hình quản trị công ty cổ
phần
Theo OECD (2004), QTCT chỉ là một phần trong những vấn đề liên
quan đến công ty, do đó, QTCT chịu sự tác động, ảnh hưởng của vô số các yếu
tố, từ môi trường pháp lý, quản lý, tổ chức, cho tới những yếu tố như đạo đức
kinh doanh, ý thức của công ty về các lợi ích môi trường và xã hội của cộng

23
Nuryaman N. (2012), The influence of corporate governance practices on the company’s financial
performance: Studies on the companies surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock exchange,
Journal of Global Business & Economics, Vol.5, No.1, p.1-17.
24
Marn J.T.K & Romuald D.F (2012), The impact of corporate governance mechanism and corporate
performance: A Study of listed companies in Malaysia, Journal for the Advancement of Science &
Arts, Vol.3, No.1, p.31-45.
25
Guoa Z. và Kgad U. (2012), Corporate governance and firm performance of listed firms in Sri
Lanka, Procedia – Social and Behavior Sciences, Vol. 40, pp.664-667.
21

đồng nơi công ty hoạt động... Trong Bộ Nguyên tắc quản trị công ty của mình,
OECD tập trung vào vấn đề quản trị bắt nguồn từ việc tách rời quyền sở hữu
và quyền kiểm soát, với cách tiếp cận rộng lớn hơn đối với sự vận hành của cơ
chế kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Đi theo một hướng đi tương đối mới để nhận diện yếu tố chi phối tới
mô hình QTCT, nghiên cứu “Outside directors, corporate governance and firm
performance: Empirical evidence from India” của nhóm tác giả Kumar N. và
Singh J.P (2012)26 đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng mô hình
HĐQT cho các doanh nghiệp ở Ấn Độ. Theo đó, các tác giả đã chỉ ra và phân
tích hiệu quả của giám đốc bên ngoài vào HĐQT của các công ty phi tài chính
tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giám đốc độc lập có tác động tích
cực đến việc tạo ra giá trị doanh nghiệp. Kết quả này cũng tương thích với quan
điểm của Al-Najjar B. (2014)27 trong nghiên cứu “Corporate governance,
tourism growth and firm performance: Evidence from publicly listed tourism
firms in five Middle Eastern countries”. Cụ thể, các tác giả đã chỉ ra rằng tính
độc lập của ban giám đốc có tác động tích cực đến hoạt động của công ty, thể
hiện rõ nét thông qua vai trò của các giám đốc độc lập trong HĐQT.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu lý luận pháp luật về mô hình quản trị công ty
cổ phần
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu
chủ yếu tiếp cận tới khái niệm về QTCT, QTCT cổ phần, trong quá trình làm
rõ những vấn đề này, các học giả có thể phân tích tới nội dung về mô hình
QTCT cổ phần. Do đó, nghiên cứu độc lập về mô hình QTCT có số lượng tương

26
Kumar N. & Singh J.P (2012), Outside directors, corporate governance and firm performance:
Empirical evidence from India, Asian Journal of Finance and Accounting, Vol.4, No.2, p.39-55.
27
Al-Najjar B. (2014), Corporate governance, tourism growth and firm performance: Evidence from
publicly listed tourism firms in five Middle Eastern Countries, Tourism Management, Vol.42, p.342-
351.
22

đối hạn chế. Thêm vào đó, những nghiên cứu về QTCT, mô hình QTCT cổ
phần cũng chủ yếu phân tích dưới góc độ kinh tế, góc độ quản trị, những nghiên
cứu dưới góc độ pháp lý về vấn đề này khá ít ỏi. Mặc dù, các nghiên cứu đều
có đề cập tới vai trò, sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật và hoàn
thiện pháp luật đối với QTCT, mô hình QTCT cổ phần. Chẳng hạn công trình
nghiên cứu “Stock market listing and corporate policy: Evidence from reforms
to Japanese corporate law” của Masanori O. (2017)28 tập trung nghiên cứu
chính sách doanh nghiệp và hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán
của các công ty đại chúng tại Nhật Bản trong bối cảnh cuộc cải cách luật doanh
nghiệp Nhật Bản. Tác giả nhận định rằng, cải cách pháp lý liên quan đến doanh
nghiệp, trong đó có pháp luật điều chỉnh liên quan đến QTCT có tác động đến
chính sách và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung.
Có những công trình nghiên cứu pháp luật về QTCT cổ phần cũng đã
thể hiện kết quả nghiên cứu của tác giả về khái niệm pháp luật về QTCT cổ
phần, đơn cử như tác giả Hà Thị Hồng Anh (2015)29 trong nghiên cứu “Pháp
luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần truyền
thông Đại Dương”. Theo đó, pháp luật về quản trị công ty cổ phần là tổng thể
các văn bản quy phạm của pháp luật điều chỉnh về việc vận hành và kiểm soát
công ty cổ phần. Tuy nhiên, những phân tích sâu hơn về đặc điểm, nội dung
của pháp luật về QTCT cổ phần lại chưa được tác giả nghiên cứu một cách thấu
đáo. Nhóm tác giả Viên Thế Giang và Nguyễn Trung Kiên (2017)30 quan tâm
đặc biệt tới quản trị NHTM cổ phần và quan niệm, pháp luật điều chỉnh quan
hệ phát sinh trong hoạt động quản trị NHTM cổ phần ở Việt Nam được nhìn

28
Masanori Orihara (2017), Stock market listing and corporate policy: Evidence from reforms to
Japanese corporate law, Pacific – Basin Finance Journal, Vol. 43, p.15-36.
29
Hà Thị Hồng Anh (2015), Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại Công ty
cổ phần truyền thông Đại Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
30
Viên Thế Giang & Nguyễn Trung Kiên (2017), Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ
phần ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Ngân hàng, số 19.2017.
23

nhận là tổng thể các quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong đó xác lập các quy tắc xử sự cho các chủ thể tham
gia quan hệ pháp luật quản trị NHTM cổ phần. Các tác giả cũng nhấn mạnh,
khuôn khổ pháp luật này có thể phân loại thành các quy phạm pháp luật quản
trị chung áp dụng với các CTCP; khuôn khổ pháp luật quản trị công ty áp dụng
đối với các công ty niêm yết và khuôn khổ pháp luật quản trị áp dụng đối với
các NHTM cổ phần.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ
phần ở Việt Nam
Thực trạng pháp luật về mô hình QTCT cổ phần và thực tiễn thực hiện
mô hình QTCT ở Việt Nam đã được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu quan tâm
phân tích, chỉ ra những điểm đạt được và những điểm còn tồn tại, có thể kể tới
một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Dưới góc độ tổ chức, Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance
Corporation - IFC) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã xuất bản
“Cẩm nang quản trị công ty cổ phần”31- một tài liệu đóng vai trò quan trọng
trong việc định hướng cho khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hướng tới các
chuẩn mực Quản trị công ty tốt nhất. Cuốn Cẩm nang đã tập hợp và phân tích
một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện các quy định pháp luật về QTCT ở
nước ta giai đoạn năm 2010. Đồng thời, Cẩm nang giới thiệu các thực tiễn, các
thông lệ tốt trên thế giới về quản trị công ty, phân tích so sánh thực tiễn ở nước
ta với thực tiễn tại một số quốc gia có hoàn cảnh tương tự. Từ đó, Cẩm nang đã
đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị công ty trong điều kiện
và khuôn khổ pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuốn Cẩm nang được xuất bản
năm 2010, do đó, những văn bản pháp luật được sử dụng để nghiên cứu, phân

31
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước & Tổ chức Tài chính Quốc tế (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Chương
trình Tư vấn của IFC tại Đông Á – Thái Bình Dương, Hà Nội, 2010.
24

tích trong Cẩm nang tính đến nay đã hết giá trị hiệu lực thi hành, ví dụ như Luật
Chứng khoán năm 2006, sửa đổi năm 2010; Luật Doanh nghiệp năm 2005; Bộ
luật Dân sự năm 2005... Vì vậy, một số phân tích, khuyến nghị được đưa ra
trong Cẩm nang đã không còn tính giá trị tham khảo ở thời điểm hiện nay.
Trong Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo thẻ điểm quản trị công
ty khu vực ASEAN, kết quả đánh giá 05 năm 2012 – 201732, điểm số QTCT đạt
được của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2017 so với năm đánh giá
trước đó đã có những tiến bộ rõ nét trong hầu hết các lĩnh vực của QTCT. Tuy
nhiên, mức độ tiến bộ này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự giúp doanh nghiệp
Việt Nam vươn lên đạt các chuẩn mực cao của ASEAN. Mức điểm trung bình
41.3 điểm còn cách rất xa so với mức điểm cao nhất có thể đạt được của Thẻ
điểm QTCT ASEAN là 130 điểm.
Theo tác giả Lê Vũ Nam (2012)33 trong bài viết “Đánh giá khung pháp
lý về quản trị công ty và các kiến nghị hoàn thiện”, ở Việt Nam, khung pháp lý
về QTCT đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, một số bất
cập còn tồn tại trong các quy định về QTCT như: cơ chế điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động QTCT đại chúng tại Việt Nam chưa thống nhất và đồng bộ;
Quy chế QTCT năm 2007 có đối tượng áp dụng khá hẹp và bộc lộ nhiều khiếm
khuyết; Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết còn nhiều bất cập, chưa
đảm bảo tính phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Có thể thấy, những
đánh giá của tác giả tương đối đa chiều và có tính thuyết phục khi chỉ ra sự mâu
thuẫn, bất cập của pháp luật về QTCT. Tuy nhiên, do công trình nghiên cứu
được công bố cách đây gần chục năm, hệ thống văn bản pháp luật về QTCT ở

32
Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ (2017), Báo cáo Quản trị công ty Việt
Nam theo thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN, kết quả đánh giá 05 năm từ 2012 – 2017; hợp
tác cùng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO).
33
Lê Vũ Nam (2012), Đánh giá khung pháp lý về quản trị công ty và các kiến nghị hoàn thiện, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 (222), tháng 7.2012.
25

Việt Nam cũng đã trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung, nên nhiều đánh
giá của tác giả không còn mang tính cập nhật và phù hợp với thực tế hiện nay.
Dựa trên các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, tác giả Mai
Ngọc (2019)34 trong nghiên cứu “Một số vướng mắc và định hướng hoàn thiện
quy định pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay” nhận định rằng
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần
tạo khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho các công
ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra và phân tích những điểm còn hạn chế của
pháp luật trong các quy định về: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014; kiểm soát viên tại Điều
103, 105 Luật Doanh nghiệp năm 2014...
Trong nghiên cứu toàn diện về QTCT của nhóm tác giả Hoàng Văn Hải
& Đinh Văn Toàn (2020), các tác giả nhận định khuôn khổ pháp lý cho QTCT
tại Việt Nam có một số nét đặc trưng riêng bắt nguồn từ lịch sử và quá trình
phát triển kinh tế. Đồng thời, những đặc điểm lịch sử, văn hoá và hệ thống pháp
luật điều chỉnh đều có ảnh hưởng tới khuôn khổ QTCT và việc tuân thủ, thực
hành của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề QTCT đang ngày
càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng
chính sách, pháp luật về doanh nghiệp, tuy nhiên, khái niệm “QTCT” vẫn còn
rất mới mẻ ở Việt Nam. Vẫn có khoảng cách rất xa giữa chính sách, các quy
định pháp luật và thực tiễn trong QTCT. Hoạt động này vẫn còn nhiều điểm
yếu kém và hạn chế. Về đánh giá QTCT, sau một thời gian tham gia Dự án
Đánh giá thẻ điểm quản trị công ty khu vực ASEAN, điểm số của các công ty
niêm yết Việt Nam đã từng bước được cải thiện nhưng vẫn đạt điểm thấp nhất
và dưới mức trung bình so với các nước tham gia trong khu vực ASEAN.

34
Mai Ngọc (2019), Một số vướng mắc và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị
công ty ở Việt Nam hiện nay, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, truy cập tại địa
chỉ https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2492 ngày 01.04.2021.
26

Tập trung vào quy định của pháp luật chứng khoán về QTCT đối với
công ty đại chúng, tác giả Lê Trung Hải (2020)35 trong nghiên cứu “Quy định
về quản trị công ty đối với công ty đại chúng tại Luật Chứng khoán năm 2019”
ngoài việc khái quát về sự thay đổi và phát triển trong pháp luật chứng khoán
về QTCT đại chúng, tác giả đã nhận định, Luật Chứng khoán năm 2019 với
nhiều quy định mới nhằm ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển của thị
trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với thị
trường chứng khoán, đảm bảo thị trường là kênh huy động vốn trung và dài hạn
quan trọng của nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả đầu tư và niềm tin của các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn những nhóm công ty hoặc một
công ty điển hình, cụ thể để phân tích, từ đó khái quát hoá để làm rõ thực tiễn
mô hình QTCT ở Việt Nam. Xét theo loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp
nhà nước sau cổ phần hoá là nhóm nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, công tác QTCT tại các
DNNN sau cổ phần hoá vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục bên cạnh
một số thay đổi tích cực, chẳng hạn như trong nghiên cứu “Thực trạng quản trị
doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá tại Việt Nam” của tác giả Hoàng Anh
Duy và Lê Việt Anh (2013)36. Xét theo lĩnh vực kinh doanh, hoạt động QTCT
của chủ thể kinh doanh tiền tệ thu hút được nhiều nhà nghiên cứu hơn cả. Một
số công trình nghiên cứu điển hình như “Quản trị công ty trong các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam” của tác giả Hạ Thị Thiều Dao (2012)37;
“Corporate governance and performance in Vietnamese commercial banks”

35
Lê Trung Hải (2020), Quy định về quản trị công ty đối với công ty đại chúng tại Luật Chứng khoán
năm 2019, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 3.2020.
36
Hoàng Anh Duy & Lê Việt Anh (2013), Thực trạng quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần
hoá tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương – Viện Kinh tế và thương mại quốc tế.
37
Hạ Thị Thiều Dao (2012), Quản trị công ty trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế phát triển, số 178, tháng 4.2012, tr.10 – 17..
27

của nhóm tác giả Đào B. và Hoàng G. (2012)38; “Phát triển bộ chỉ số CGI –
Quản trị công ty - ứng dụng cho một NHTM Việt Nam” của tác giả Trần Thị
Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh (2013)39; “Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp
với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Mạnh Hà (2016)40... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều kết luận, tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình của HĐQT trong các NHTM cao hơn so
với các doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, nếu so với các tiêu chuẩn về
QTCT thì các NHTM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, cần có nhiều
giải pháp để nâng cao chất lượng QTCT tại các NHTM, nhất là khuôn khổ pháp
lý cần tăng tính minh bạch và cần có chuẩn mực cho các báo cáo của HĐQT.
Tiếp cận từ QTCT niêm yết, tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2016)41
trong bài nghiên cứu “Kinh nghiệm quản trị công ty niêm yết tại Thái Lan và
một số đề xuất cho Việt Nam” nhận định, hoạt động QTCT niêm yết ở Việt
Nam đã có những bước tiến đáng kể trong giai đoạn 2007 – 2013. Về mặt pháp
lý, Việt Nam đã không ngừng cải thiện khung pháp luật về QTCT giúp cải thiện
tình hình tuân thủ và thực thi QTCT ở các công ty đại chúng tại Việt Nam, góp
phần rút ngắn khoảng cách so với thế giới. Về mặt thực tiễn, chất lượng thực
hành QTCT ở Việt Nam ngày càng tốt hơn, thể hiện thông qua điểm QTCT của
Việt Nam theo báo cáo của ACMF không ngừng tăng lên giai đoạn 2011 –
2013, từ 28.4 điểm năm 2011 lên 35.1 điểm năm 2013. Tuy nhiên, mức điểm
này vẫn là mức thấp nhất trong 06 quốc gia thành viên ASEAN được khảo sát,
đòi hỏi cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn từ doanh nghiệp, nhà quản lý và thị

38
Dao B. & Hoang G. (2012), Corporate governance and performance in Vietnamese commercial
banks, Journal of Economics and Development, 14, No.2, pp. 72 – 95.
39
Trần Thị Thanh Tú & Phạm Bảo Khánh (2013), Phát triển bộ chỉ số CGI – Quản trị công ty - ứng
dụng cho 1 NHTM tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 3.2013.
40
Nguyễn Mạnh Hà (2016), Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ II, số tháng 7.2016.
41
Nguyễn Thị Minh Châu (2016), Kinh nghiệm quản trị công ty niêm yết tại Thái Lan và một số đề
xuất cho Việt Nam, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, truy
cập tại địa chỉ https://gec.edu.vn/tong-hop/quan-tri-cong-ty-va-mot-so-de-xuat-cho-viet-nam.html
ngày 01.04.2021.
28

trường để có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách, theo kịp được trình độ
phát triển của khu vực và thế giới về QTCT.
Nhóm tác giả Lưu Thị Minh Ngọc (2021), thông qua nghiên cứu trường
hợp tại CTCP quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 4, dựa trên thẻ điểm QTCT
– một công cụ hữu ích để đo lường sức khoẻ của một CTCP, nhóm tác giả thấy
rằng, QTCT mới dừng ở góc độ tuân thủ luật. Đây cũng là kết quả tương đồng
với kết quả khảo sát chung đánh giá đối với CTCP tại Việt Nam của Vietnam
Listed Company Awards (2018)42. Những điểm hạn chế được chỉ ra như tính
độc lập của HĐQT, BKS chưa rõ ràng, chưa có sự đa dạng về giới tính và tuổi
trong HĐQT, BKS, công bố thông tin không đầy đủ trên trang chính của công
ty, trong báo cáo QTCT chưa phân tích rõ điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch
hoạt động của HĐQT...
1.3. Kết quả nghiên cứu đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
Thứ nhất, về đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản
trị công ty cổ phần ở Việt Nam
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định, để giải quyết những tồn
tại, hạn chế trong QTCT, giải pháp đầu tiên, quan trọng nhất là hoàn thiện pháp
luật điều chỉnh về mô hình QTCT. Tác giả Lê Minh Toàn (2012) thông qua
việc phân tích thực trạng pháp luật về quản trị doanh nghiệp đã chỉ ra nhu cầu
hoàn thiện khung pháp luật về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác giả cho
rằng việc hoàn thiện khung pháp luật có vai trò quan trọng trong tiến trình phát
triển nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản trị
doanh nghiệp tại Việt Nam.

42
Vietnam Listed Company Awards (2018), Báo cáo đánh giá quản trị công ty các doanh nghiệp
niêm yết Việt Nam năm 2018, Retrieved from https://www.aravietnam.vn/tai-lieu-huong-dan/bao-
cao-danh-gia-quan-tri-cong-ty-cac-doanh-nghiep-niem-yet-tai-viet-nam-nam-2018/
29

Dựa trên các nguyên tắc mà OECD đưa ra, tác giả Cao Đình Lành
(2012)43 trong nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ quyền lợi
của cổ đông trong công ty cổ phần” chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, trong
đó, bao gồm hoạt động QTCT cổ phần và khung pháp luật về doanh nghiệp.
Tác giả cho rằng đây là hai yếu tố nền tảng, có tác động lớn quyền lợi của cổ
đông trong các CTCP tại Việt Nam.
Nhóm tác giả Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020) cho rằng, cần
nghiên cứu để hoàn thiện và đồng bộ hoá khung khổ pháp lý thông qua bộ
nguyên tắc QTCT trên cơ sở Luật Doanh nghiệp và Nghị định hiện hành về
QTCT đại chúng và phù hợp với các nguyên tắc QTCT của OECD.
Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã công bố đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về mô hình QTCT cổ phần dựa trên việc nghiên cứu, học hỏi các kinh
nghiệm tốt của các nước trên thế giới. Có thể kể tới một số kết quả nghiên cứu
tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2016) nhận thấy giữa Thái Lan
và Việt Nam có nhiều tương đồng trong hoạt động quản trị công ty, do đó, sau
khi nghiên cứu các kinh nghiệm tốt của Thái Lan, tác giả đề xuất một số giải
pháp cho hoạt động quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam như: (i) Việt Nam
cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động quản trị công
ty ở các công ty đại chúng nói chung và công ty niêm yết nói riêng, như quy
định về trách nhiệm của công ty đối với các bên liên quan, nhất là đối với cộng
đồng, xã hội và môi trường; quy định nhằm đảm bảo công bằng giữa cổ đông
lớn và cổ đông nhỏ, giữa cổ đông nước ngoài và cổ đông trong nước; (ii) Việt
Nam cần thành lập tổ chức chuyên trách về quản trị công ty để giúp các bên

43
Cao Đình Lành (2012), Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công
ty cổ phần, Hội thảo khoa học “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay –
Nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Thừa Thiên Huế.
30

liên quan đến công ty như giám đốc, giám đốc điều hành, nhà đầu tư nâng cao
nhận thức, hiểu biết về QTCT; (iii) Việt Nam cần có cơ chế phù hợp để các
công ty niêm yết chủ động trong việc áp dụng thông lệ QTCT...
Dựa trên việc nghiên cứu các mô hình QTCT của các quốc gia trên thế
giới, tác giả Nguyễn Hữu Trinh (2022) đã đưa ra đề xuất quan trọng nhằm phát
huy hiệu quả mô hình QTCT tại Việt Nam, đó là tập trung xác định và ngăn
chặn những rủi ro tiềm tàng dẫn tới việc hệ thống QTCT không hiệu quả. Tác
giả cũng cho rằng, để hoàn thiện pháp luật về QTCT của Việt Nam tiệm cận
với các thông lệ quốc tế, cần làm rõ khái niệm về thành viên HĐQT độc lập;
xác định rõ yêu cầu đối với thành viên HĐQT; quy định chi tiết về giao dịch
giữa các bên liên quan phải báo cáo; các điều khoản về tăng cường thông tin
cho cổ đông, vai trò của kiểm toán độc lập. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng phải
có hướng dẫn phù hợp để doanh nghiệp triển khai áp dụng các thông lệ QTCT;
tổ chức lại UBCKNN để đảm bảo tính độc lập...
Thứ hai, về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty cổ
phần
Nhóm tác giả Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020) đề xuất cần (i)
đẩy mạnh tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước để đáp ứng theo lộ trình được
quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành và Nghị định của Chính phủ (năm
2017) về QTCT. (ii) Nhà nước cần hỗ trợ thông qua việc lập Hội đồng tư vấn
quốc gia về quản trị công ty; tăng cường các hoạt động tư vấn, đào tạo và truyền
thông để nâng cao nhận thức về QTCT; tôn vinh các công ty thực hiện tốt; (iii)
Cần tách bạch hoàn toàn giữa sở hữu và quản lý (nhất là đối với các công ty có
vốn nhà nước) bằng cách thiết lập bộ máy quản trị, điều hành công ty chuyên
nghiệp, độc lập và không nhất thiết người quản lý, điều hành phải là cổ đông;
(iv) Khuyến khích áp dụng chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế và áp
dụng mô hình HĐQT một cấp (có Uỷ ban Kiểm toán nội bộ) và (v) Hoàn thiện
và mở rộng quy mô, đa dạng hoá sản phẩm thị trường chứng khoán trong nước.
31

Nhóm tác giả Lưu Thị Minh Ngọc (2021) cho rằng, để nâng cao công
tác QTCT, CTCP cần cải thiện và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ của luật, đồng
thời áp dụng thông lệ quốc tế vào để nâng cao hiệu quả QTCT. Trong đó, đặc
biệt cần nhanh chóng hoàn chỉnh bổ sung và cập nhật đầy đủ thông tin về QTCT
lên trang chủ của công ty, xây dựng bộ tiêu chuẩn quy tắc xử sự/đạo đức, công
bố quy định về người nội bộ/người có liên quan của công ty thực hiện công bố
thông tin về giao dịch cổ phiếu, xây dựng và công bố chính sách và thực hành
bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy bền vững.
2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài Luận án
và định hướng nghiên cứu của Luận án
2.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài Luận án đã được giải quyết và được
kế thừa trong Luận án
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố mà nghiên cứu sinh đã
được tiếp cận liên quan đến Đề tài Luận án nói trên, có thể khẳng định rằng vấn
đề QTCT là một nội dung đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm,
nghiên cứu, với sự dày dặn về lịch sử nghiên cứu. Do đó, rất nhiều kết quả
nghiên cứu được nghiên cứu sinh tiếp tục kế thừa trong Luận án của mình, cụ
thể:
- Những kết quả nghiên cứu lý luận về quản trị công ty cổ phần, mô
hình quản trị công ty cổ phần.
Thứ nhất, đối với nội dung lý luận về QTCT, các nghiên cứu về vấn đề
này trên thế giới rất phổ biến trong thời quan qua, đặc biệt từ những năm 2000
trở lại đây khi thực tiễn QTCT trên thế giới phát sinh nhiều vấn đề và hoạt động
của các CTCP ngày càng phức tạp và đa dạng. Ở Việt Nam, thời gian gần đây
cũng có nhiều nghiên cứu được công bố liên quan đến QTCT, mặc dù có sự xác
định cụ thể đối tượng công ty được nghiên cứu, như doanh nghiệp nhà nước,
công ty niêm yết, nhưng cơ bản các công trình nghiên cứu đều chỉ ra và phân
tích cơ sở lý luận chung về quản trị công ty để xác định nền tảng nghiên cứu
32

của mình. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tạo nên một hệ thống cơ sở
lý luận khá hoàn chỉnh về QTCT và tạo tiền đề tốt cho các nghiên cứu khoa học
tiếp theo về QTCT. Những vấn đề lý luận cơ bản về QTCT đã được các tác giả
nghiên cứu và phân tích khá chi tiết bao gồm những nội dung như: khái niệm
QTCT; vai trò của QTCT; các nhân tố tác động đến QTCT, các nội dung cơ
bản của QTCT... Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về QTCT của từng quốc gia,
từng ngành cụ thể cũng như từng nội dung cụ thể trong QTCT như chế độ đãi
ngộ, việc minh bạch thông tin, việc đảm bảo lợi ích của cổ đông, cơ cấu của
HĐQT... Những nội dung lý luận này Luận án tiếp thu và kế thừa gần như toàn
bộ.
Thứ hai, đối với nội dung lý luận về mô hình QTCT cổ phần, các nghiên
cứu đã công bố chủ yếu tiếp cận dưới khía cạnh phân loại các mô hình QTCT
cổ phần, với nhiều tiêu chí phân loại khác nhau và chỉ ra những mô hình QTCT
cổ phần khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các công trình nghiên cứu đều
đồng nhất quan điểm về hai mô hình QTCT điển hình, gồm mô hình HĐQT
một tầng và mô hình HĐQT hai tầng trên thế giới hiện nay. Mỗi mô hình đều
có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chẳng hạn, mô hình HĐQT một tầng
tạo điều kiện để ban giám đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy được
hết khả năng tự chủ, sáng tạo trong QTCT, nhưng mô hình này lại tạo ra sự lạm
quyền của cấp quản lý. Mô hình HĐQT hai tầng tách biệt được vai trò điều
hành với vai trò giám sát nhưng lại có những hạn chế trong việc làm chậm tiến
trình của việc ra quyết định của công ty. Việc áp dụng mô hình QTCT nào tuỳ
thuộc vào yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên,
điều quan trọng là khi lựa chọn mô hình cụ thể, cần nghiên cứu để phát huy
được tối đa ưu điểm và hạn chế tối đa nhược điểm của mô hình đó. Mặc dù có
những học giả còn chỉ ra những mô hình QTCT đa dạng khác nữa, nhưng suy
cho cùng các mô hình này đều thể hiện ở việc quản trị một hay hai lớp. Do đó,
trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh kế thừa và nghiên cứu sâu tiêu chí phân
33

loại dựa theo mô hình quản trị công ty một tầng và hai tầng (một lớp và hai lớp)
để thấy được những lý luận chung của mô hình QTCT cổ phần đang được áp
dụng và thừa nhận phổ biến trên thế giới, từ đó làm cơ sở soi chiếu với mô hình
QTCT ở Việt Nam.
- Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật điều chỉnh mô hình
QTCT cổ phần ở Việt Nam
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nhận định rằng hệ thống các quy
định về QTCT đã được ban hành và từng bước được hoàn thiện. Đồng thời, nội
dung về QTCT được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau, trong đó, các quy định của Luật Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm,
chi phối hầu hết các vấn đề về QTCT. Đối với những công ty đặc thù, quy định
về QTCT có thể có những điểm đặc biệt hơn và được ghi nhận trong pháp luật
chuyên ngành, chẳng hạn pháp luật chứng khoán; pháp luật ngân hàng, pháp
luật kinh doanh bảo hiểm...
Các công trình nghiên cứu đã công bố đều dựa theo những cách tiếp
cận khác nhau với những phạm vi nghiên cứu khác nhau khi đánh giá các quy
định của pháp luật điều chỉnh mô hình QTCT cổ phần ở Việt Nam thời gian
qua. Với sự đa dạng từ các góc độ và phạm vi nghiên cứu như vậy đều giúp cho
nghiên cứu sinh củng cố thêm những phân tích đa chiều đối với các quy định
của pháp luật về mô hình QTCT cổ phần. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cũng có
những chọn lọc nhất định đối với sự kế thừa những phân tích, đánh giá tại các
công trình nghiên cứu đã công bố, xuất phát từ việc đa phần các công trình đánh
giá, phân tích dựa trên các quy định của pháp luật đã hết giá trị hiệu lực thi
hành tại thời điểm hiện tại. Do đó, giá trị chủ yếu mang lại từ những đánh giá,
phân tích của các học giả đi trước là giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng
quan và có những so sánh về sự thay đổi, hoàn thiện của pháp luật điều chỉnh
về mô hình QTCT cổ phần ở Việt Nam.
34

- Những kết quả nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô
hình QTCP cổ phần ở Việt Nam
Bởi nhiều kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện của nhiều
nhà nghiên cứu dựa trên các quy định của pháp luật đã hết giá trị hiệu lực thi
hành, sự kế thừa của nghiên cứu sinh chủ yếu xoay quanh những nội dung lý
luận để hoàn thiện pháp luật về mô hình QTCT cổ phần. Thêm vào đó, có những
công trình nghiên cứu về kinh nghiệm QTCT cổ phần, pháp luật về QTCT cổ
phần của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan... cũng là
những nguồn tài liệu giá trị mà nghiên cứu sinh sẽ kế thừa và sử dụng trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện các nội dung của đề tài Luận án.
2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết
Với tư cách là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật điều
chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa có chọn
lọc những kết quả nghiên cứu đã được công bố, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu
và giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Luận án nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận về
mô hình quản trị công ty cổ phần, pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ
phần, bao gồm:
Một là, Luận án tập trung làm rõ khái niệm về mô hình QTCT cổ phần,
phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới mô hình QTCT cổ phần.
Hai là, Luận án làm rõ lý luận pháp luật về mô hình QTCT cổ phần,
bao gồm khái niệm, cấu trúc pháp luật về mô hình QTCT cổ phần. Trong đó,
cấu trúc pháp luật bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh những nội
dung cơ bản về mô hình QTCT cổ phần, từ đó tạo nên khung pháp lý đầy đủ
góp phần nâng cao hiệu quả QTCT cổ phần trên thực tế. Những nội dung pháp
luật được nghiên cứu, đánh giá trong Luận án gồm: (i) Nội dung pháp luật quy
định về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần; (ii) Nội dung pháp luật quy
định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần; (iii) Nội dung
35

pháp luật quy định về Hội đồng quản trị công ty cổ phần; (iv) Nội dung pháp
luật về Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần; (v) Nội dung pháp luật quy
định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong công ty cổ phần; (vi) Nội dung
pháp luật quy định về chế độ báo cáo thông tin trong mô hình quản trị công ty
cổ phần; (vii) Nội dung pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong công ty
cổ phần; (viii) Nội dung pháp luật quy định về giám sát và xử lý vi phạm trong
mô hình quản trị công ty cổ phần.
Thứ hai, Luận án nghiên cứu và đánh giá khách quan thực trạng các
quy định của pháp luật về mô hình QTCT cổ phần ở Việt Nam, trên cơ sở đó
chỉ ra những ưu điểm và bất cập, hạn chế của từng nội dung pháp luật.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu, làm rõ định hướng hoàn thiện pháp luật,
các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về mô hình QTCT cổ phần một cách tổng thể, toàn diện, phù hợp với tình
hình thực tế của Việt Nam và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam,
nghiên cứu sinh sử dụng một số lý thuyết nghiên cứu như: lý thuyết về người
đại diện; lý thuyết về người quản lý; lý thuyết về sự tách bạch giữa quyền sở
hữu và quản lý trong công ty; lý thuyết về các bên liên quan, trong đó:
- Lý thuyết về đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết về đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế đã được phát
triển bởi Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó tiếp tục được phát triển bởi
Jensen M.C và Meckling W.H vào năm 1976, dựa trên quan điểm tự do cổ điển
về tài sản tư nhân và quan điểm của người Hobbes về bản chất con người44.
Theo lý thuyết này, QTCT được định nghĩa là mối quan hệ giữa chủ sở hữu,

44
Jensen, M.C. & Meckling, W.H. (1976), Theory of the firm: Managerial behaviour, agency costs
and ownership structure, In Barney.
36

những người đứng đầu thuê những người khác thực hiện công việc. Những
người đứng đầu uỷ quyền hoạt động của công ty cho các giám đốc hoặc các
nhà quản lý thực hiện vai trò đại diện cho các cổ đông.
Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông kỳ vọng các đại diện hành động
và ra quyết định vì lợi ích của những người đứng đầu. Ngược lại, các đại diện
không nhất thiết phải ra quyết định vì các lợi ích lớn nhất của cổ đông. Vấn đề
này lần đầu được Adam Smith nhấn mạnh vào thế kỷ XVIII và sau đó khái
niệm về vấn đề phát sinh từ việc tách quyền sở hữu và kiểm soát trong lý thuyết
đại diện được Davis, Schoorman và Donaldson xác nhận năm 199745.
Lý thuyết đại diện được nghiên cứu sinh sử dụng trong việc phân tích
những nội dung lý luận về mô hình QTCT cổ phần, cụ thể là nội dung liên quan
đến HĐQT và mối quan hệ giữa HĐQT với các cổ đông, cũng như những yêu
cầu đặt ra đối với hoạt động của HĐQT, cơ chế giám sát, kiểm soát trong mô
hình QTCT cổ phần... Những nội dung lý luận này sẽ góp phần tạo dựng cơ sở
để nghiên cứu sinh đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,
từ đó đề xuất những kiến nghị để phản ánh nội dung lý thuyết này trong các
quy định của pháp luật.
- Lý thuyết về người quản lý (Stewardship Theory)
Lý thuyết về người quản lý có những nội dung ngược lại với lý thuyết
về người đại diện khi trình bày một mô hình khác của quản lý, trong đó nhà
quản lý được xem là những người giỏi quản lý sẽ hoạt động vì lợi ích tốt nhất
của cổ đông46. Đại diện điển hình của lý thuyết này là nhà nghiên cứu
Donaldson và Davis. Lý thuyết này dựa trên nền tảng của tâm lý học xã hội,
trọng tâm là hành vi của nhà quản lý xuất phát từ lợi ích của tổ chức, bởi nhà
quản lý tìm kiếm lợi ích cá nhân thông qua cách thức đạt được mục tiêu của tổ

45
Deegan, C. (2004), Financial Accounting Theory, NSW: McGraw – Hill Australia.
46
Donaldson, L. & Davis, JH. (1991), Stewardship theory or agency theory: CEO Governance and
shareholder return, Australian Journal of Management, 16, pp.49-64.
37

chức47. Theo Smallman (2004), khi lợi ích của cổ đông đạt tối đa thì lợi ích của
nhà quản lý cũng đạt tối đa. Tuy nhiên, để thực hiện được vai trò của mình, nhà
quản lý cũng phải cân bằng xung đột giữa các lợi ích, nhóm lợi ích khác nhau.
Do đó, lý thuyết quản lý là một lập luận hướng tới kết quả hoạt động của công
ty thoả mãn yêu cầu của các bên có lợi ích.
Lý thuyết về người quản lý được nghiên cứu sinh sử dụng trong việc
nghiên cứu, phân tích những nội dung lý luận về mô hình QTCT cổ phần, để
làm rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ và trách nhiệm của giám đốc (tổng giám đốc),
HĐQT của CTCP với những chủ thể, bộ phận khác của công ty; từ đó nghiên
cứu cụ thể các quy định của pháp luật Việt Nam và đề xuất kiến nghị để nội
dung quy định của pháp luật thể hiện được lý thuyết này.
- Lý thuyết về sự tách bạch quyền sở hữu và quản lý (Separayion of
ownership and control theory)
Vấn đề tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành được
coi là gốc rễ của vấn đề QTCT. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của
công ty có thể thấy rằng, khi mới ra đời, công ty thường được sở hữu bởi một
cá nhân hoặc một nhóm người có quan hệ gia đình hoặc quen biết nhau. Do quy
mô công ty còn nhỏ và số lượng thành viên chưa nhiều, nên các công ty như
vậy được quản lý và điều hành bởi chính các chủ sở hữu. Đây thường là các
công ty gia đình hoặc các công ty có cơ cấu cổ đông/chủ sở hữu đơn giản (công
ty nội bộ - công ty đóng – small closely held companies48). Trong các công ty
đóng như vậy, các chủ sở hữu sẽ là người kiểm soát công ty và họ sẽ chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động của công ty do mình trực tiếp quản lý và điều hành.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng xuất hiện nhiều công ty có

47
David, JH., Schoorman, FD. & Donaldson, L. (1997), Towards a Stewardship theory of
management, Academy of Management Review, pp. 20-47.
48
Ben Pettet, Pettet’s Company law: Company and Capital Market law, 3rd Edition, Person
Longman, London, 2019, p.16-17.
38

cơ cấu cổ đông phân tán (dispersed ownership), có nghĩa là công ty có số lượng


cổ đông lớn và hầu như không cổ đông đơn lẻ nào sở hữu một tỷ lệ cổ phần lớn
đến mức có thể kiểm soát được công ty bằng việc trực tiếp tham gia quản lý
công ty. Đối với các công ty có cơ cấu cổ đông phân tán như vậy sẽ có sự phân
tách quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty. Trong các công ty này,
các cổ đông sẽ gặp khó khăn trong việc làm thế nào để kiểm soát được người
quản lý, điều hành công ty. Những người quản lý, điều hành công ty không phải
là cổ đông hoặc là cổ đông nhưng lợi ích với tư cách là cổ đông không vượt trội
so với lợi ích mà họ có được với tư cách là người quản lý (do chỉ sở hữu một tỷ
lệ vốn cổ phần khiêm tốn). Chính điều này đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng và
hoàn thiện các quy định về quản trị công ty.
Adam Smith (1776) trong tác phẩm của mình cho rằng, sự khác biệt về
lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và những người quản lý công ty là một trở ngại
khó có thể vượt qua đối với hiệu quả hoạt động của công ty49. Sử dụng dữ liệu
từ các công ty Mỹ, giáo sư luật Berle và nhà kinh tế học Means (1932)50 đã chú
ý tới sự tách bạch quyền lực ngày càng gia tăng giữa việc điều hành các công
ty lớn với những cổ đông đa dạng và xa xôi của chúng.
Ngày nay, lý thuyết về quản trị công ty xem nguyên tắc tách bạch sở
hữu và quản lý, điều hành là nguyên tắc nền tảng trong quản trị hiện đại. Sự
tách bạch giũa quyền sở hữu và quản lý trong công ty cổ phần tiếp tục là một
vấn đề thu hút được nhiều nghiên cứu của các học giả kinh tế và luật gia trên
thế giới, đặc biệt ở Châu Âu và Hoa Kỳ - nơi mà nền kinh tế được vận hành chủ
yếu bởi các công ty đại chúng lớn, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền kinh

49
Trích bởi Harwell Wells, The birth of corporate governance, Seatle University Law Review,
Vol.33, No.4, 2010, p.1251.
50
A. Berle and G. Means (1968), The Modern Corporation and Private Property, 2nd edition
(Harcourt, Brace and World Inc.,1968.
39

tế quốc gia51. Trong phạm vi Luận án, lý thuyết về sự tách bạch giữa quyền sở
hữu và quyền quản lý trong công ty được nghiên cứu sinh sử dụng để làm rõ
nội dung lý luận về mô hình QTCT cổ phần, dựa trên những nội dung của lý
thuyết để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đạt được mức
độ hiệu quả trong việc điều chỉnh những vấn đề liên quan đến sự phân tách
quyền giữa những chủ thể, bộ phận khác nhau trong hoạt động QTCT.
- Lý thuyết về các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết về các bên liên quan được đưa vào các ngành quản lý từ năm
1970 và dần được phát triển vởi Freeman vào năm 1984 với quan điểm về sự
kết hợp giữa trách nhiệm của công ty với một loạt các bên liên quan52. Theo lý
thuyết này, bất kỳ một nhóm hoặc cá nhân nào cũng có ảnh hưởng hoặc bị ảnh
hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của một tổ chức. Không giống lý thuyết
đại diện mà theo đó nhà quản lý làm việc và phục vụ các bên liên quan, lý thuyết
các bên liên quan cho rằng các nhà quản lý trong một tổ chức có một mạng lưới
các mối quan hệ phục vụ, bao gồm các nhà cung cấp, người lao động, đối tác
kinh doanh..., trong đó, nhóm mạng lưới này có vai trò quan trọng hơn mối
quan hệ chủ sở hữu – nhà quản lý – người lao động trong lý thuyết đại diện53.
Lý thuyết này giúp cho nghiên cứu sinh mở ra và củng cố quan điểm
nghiên cứu nội dung lý luận về QTCT theo nghĩa rộng, vượt ra khỏi phạm vi
vấn đề đại diện, khi trách nhiệm của HĐQT được bổ sung thêm ngoài trách
nhiệm với cổ đông còn có trách nhiệm với lợi ích của các bên liên quan. Mặc
dù, cũng cần nhìn nhận lý thuyết này còn những điểm tranh cãi liên quan đến
mặt trái của việc QTCT hướng tới lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, tuy

51
Hà Thị Thanh Bình (2015), Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý, điều hành trong quản trị
công ty, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 10/2015, trang 46.
52
Freeman E. (1984), Strategic Management: A Stakeholder Approach, Pitman Publishing Inc.,
Massachusetts.
53
Freeman (1983), Stockholders and Stakeholders: A New Perspective on Corporate Governance,
California Management Review, Vol. 25, No.3.
40

nhiên, trong mối quan hệ giữa một doanh nghiệp với sự phát triển của nền kinh
tế quốc gia hiện nay, nghiên cứu sinh cho rằng, có căn cứ, cơ sở để thể hiện lý
thuyết về các bên liên quan trong các quy định của pháp luật.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Để giải quyết Đề tài Luận án, nghiên cứu sinh đặt ra câu hỏi nghiên
cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Mô hình quản trị công ty cổ phần có
đặc điểm gì khác biệt so với mô hình quản trị các loại hình công ty khác? Pháp
luật về mô hình quản trị công ty cổ phần được hiểu như thế nào và có cấu trúc
ra sao?
Giả thuyết nghiên cứu: Xuất phát từ cấu trúc vốn của công ty cổ phần
(đối vốn có cấu trúc mở) do đó mô hình quản trị công ty cổ phần có đặc thù
riêng. Pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản trị công
ty cổ phần. Cấu trúc pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần gồm có
những bộ phận như: (i) quy phạm pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội
đồng cổ đông; (ii) quy phạm pháp luật quy định về Hội đồng quản trị; (iii) quy
phạm pháp luật quy định về Ban kiểm soát; (iv) quy phạm pháp luật quy định
về Giám đốc, Tổng giám đốc; (v) quy phạm pháp luật quy định về chế độ báo
cáo thông tin; (vi) quy phạm pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích
và (vii) quy phạm pháp luật quy định về giám sát và xử lý vi phạm.
Kết quả nghiên cứu dự kiến: Luận án đưa ra khái niệm mô hình quản
trị công ty cổ phần, khái niệm pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần;
chỉ ra và phân tích được cấu trúc pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần;
những yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần.
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Thực trạng pháp luật về mô hình quản
trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
41

Giả thuyết nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về mô hình quản
trị công ty cổ phần đã được ban hành và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung.
Tuy nhiên, nội tại các quy định vẫn còn những điểm hạn chế như sự mâu thuẫn
trong các quy định của pháp luật, sự chưa rõ ràng, đầy đủ trong các nội dung
pháp luật điều chỉnh. Những hạn chế này dẫn đến khó khăn trong quá trình quản
trị công ty cổ phần trên thực tế.
Kết quả nghiên cứu dự kiến: Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá
các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về mô hình quản trị công ty cổ
phần, chỉ những ưu điểm, những hạn chế của pháp luật và thực tiễn thực hiện
các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn quản trị công ty cổ phần.
- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Định hướng và những giải pháp cụ thể
nào cần áp dụng để hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
ở Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu: Hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công
ty cổ phần là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tồn tại và phát
triển lớn mạnh của công ty cổ phần trong tương quan với mục đích phát triển
nền kinh tế minh bạch, an toàn, hiệu quả. Những giải pháp cụ thể để khắc phục
hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật và góp phần nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật cần dựa trên cơ sở lý luận, thực trạng đã được phân tích
để đạt được hiệu quả hoàn thiện pháp luật một cách đồng bộ, thống nhất và
minh bạch.
Kết quả nghiên cứu dự kiến: Luận án chỉ ra và phân tích các định
hướng của việc hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt
Nam, phân tích các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.
42

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình quản trị công ty cổ phần
1.1.1 Khái quát về công ty cổ phần
1.1.1.1. Khái niệm về công ty cổ phần
Sự ra đời của công ty cổ phần mang tính tất yếu khách quan, cùng với
sự vận hành và phát triển, thay đổi của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.
Công ty cổ phần được coi là loại hình doanh nghiệp có sự hoàn chỉnh nhất xét
dưới nhiều góc độ khác nhau như mục tiêu hoạt động, phạm vi hoạt động, quy
mô tồn tại, tổ chức vận hành hay huy động và sử dụng vốn... Thậm chí khi nói
đến vị trí, vai trò của CTCP trong nền kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu
còn nhận định, công ty cổ phần cùng với công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng
nên chế độ tư bản ở các quốc gia Âu, Mỹ54.
Về lịch sử ra đời, công ty cổ phần manh nha xuất hiện từ thời La Mã
cổ đại, song đến giai đoạn đầu của nền kinh tế công nghiệp, mô hình doanh
nghiệp này mới thực sự phát triển, khi mà các nhà tư bản có nhu cầu mở rộng
kinh doanh với nguồn vốn và mức vốn cao hơn, muốn hạn chế rủi ro cho mình
(có nghĩa là không muốn chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của
công ty), và không cần thiết phải trực tiếp tham gia điều hành công ty, đồng
thời mong muốn dễ dàng chuyển nhượng được phần góp vốn vào công ty.
Về định nghĩa công ty cổ phần, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng
việc đưa ra một định nghĩa cụ thể và hoàn hảo về CTCP là điều tương đối khó
khăn, do đó, cách thức tốt nhất để nắm được khái niệm về CTCP là nêu và phân
tích được các đặc điểm của nó. Theo đó, tác giả Robert Charles Clark (1986)

54
Các Mác (1975), Tư bản, Quyển 1, Tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội, trang 8.
43

quan niệm CTCP có bốn đặc điểm cơ bản, bao gồm: (i) Tính trách nhiệm hữu
hạn của cổ đông; (ii) Phần góp vốn vào công ty có thể dễ dàng chuyển nhượng;
(iii) Công ty có tư cách pháp nhân độc lập (tách khỏi những người đã thành lập
nó, liên tục tồn tại, có mục đích riêng…); và (iv) Công ty được quản lý tập
trung55. Theo tác giả Nguyễn Đình Cung (2008), CTCP là một loại hình pháp
lý của tổ chức kinh doanh, với năm đặc điểm cơ bản, gồm: (i) là pháp nhân; (ii)
công ty phải tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu, (iii) trách
nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu công ty, (iv) cổ phần hay phần vốn góp chuyển
nhượng được, và (v) quản lý tập trung và thống nhất56. Cũng tiếp cận CTCP
dựa trên đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này, tác giả Ngô Huy Cương chỉ
ra bốn đặc điểm của CTCP, cụ thể: (i) CTCP là loại công ty đối vốn, thuộc chế
độ trách nhiệm hữu hạn; (ii) CTCP có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong
đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng; (iii) CTCP được phép phát hành chứng
khoán; và (iv) các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có
tư cách thương nhân và bản thân công ty mới là thương nhân57.
Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng có sự tiếp cận khái niệm CTCP
dựa theo những dấu hiệu nhận diện loại hình doanh nghiệp này. Theo đó, CTCP
là doanh nghiệp58, trong đó: (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần; (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông
tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; (iii) Cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng

55
Robert Charles Clark (1986), Corporate law, Little Brown and Company, trang 23.
56
Nguyễn Đình Cung (2008), Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ quản trị doanh nghiệp thúc đẩy
phát triển kinh tế ở nước ta, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Viện Nghiên cứu quản
lý kinh tế Trung Ương, Hà Nội, trang 18.
57
Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – phần chung và thương nhân, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, trang 218.
58
Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
44

cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sáng lập sở hữu cổ
phần phổ thông59 hoặc Điều lệ công ty quy định hạn chế việc chuyển nhượng
cổ phần60.
Như vậy, từ những quan điểm nêu trên về CTCP, có thể thấy điểm
chung trong các quan điểm nghiên cứu, trong pháp luật thực định khi thừa nhận,
quy định về CTCP có những dấu hiệu nhận diện sau:
Thứ nhất, đặc điểm về vốn. CTCP là loại hình doanh nghiệp có cấu trúc
vốn “mở”. Một doanh nghiệp thông thường, vốn được phân chia cơ bản thành
hai nhóm, vốn tự có (trong đó gồm có vốn điều lệ và các quỹ dự trữ...) và vốn
huy động. Khi mới thành lập, vốn điều lệ xuất hiện đầu tiên, cùng với sự ra đời
của công ty. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của CTCP
được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị danh nghĩa của
cổ phần, hay còn gọi là mệnh giá có thể được phản ánh trên cổ phiếu. Người
nắm giữ cổ phần của công ty được gọi là cổ đông, và tư cách, vị trí của cổ đông
phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ. Với căn cứ xác lập tư cách cổ đông
là quyền sở hữu cổ phần, trong khi cổ phần có thể được chào bán rộng rãi cho
các đối tượng khác nhau, do đó, cổ đông của CTCP thường rất lớn về số lượng
và không quen biết nhau. Bởi vậy, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về giới hạn
số lượng cổ đông tối thiểu mà không giới hạn số lượng tối đa các cổ đông của
CTCP.
Với tính chất đặc thù này trong cơ cấu cổ đông, để vận hành công ty
hoạt động ổn định và phát triển, các cổ đông thành lập các thiết chế quản lý tập
trung của công ty và thực hiện điều hành theo các định hướng, mục tiêu thống
nhất cho mọi hoạt động của công ty. Những người điều hành nằm trong các
thiết chế này được các cổ đông là chủ sở hữu ủy quyền thay mặt mình, sử dụng

59
Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2020
60
Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
45

tài sản của công ty để thực hiện việc quản lý, giám sát mọi hoạt động của công
ty đảm bảo tính tập trung và tính thống nhất. Sự phân tách giữa quyền sở hữu
và quyền quản lý, điều hành khiến cho hoạt động quản trị công ty thực sự là
vấn đề quan trọng trong CTCP.
Thứ hai, đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm. CTCP có tư cách pháp
nhân độc lập, nghĩa là công ty và các thành viên công ty là hai chủ thể có tư
cách pháp lý tách biệt. Là loại hình công ty đối vốn, CTCP quan tâm nhiều tới
việc các cổ đông góp vốn, mua cổ phần của công ty như thế nào, bởi vậy, tư
cách cổ đông của công ty đối với các cá nhân hoặc tổ chức hoàn toàn có thể ổn
định hoặc không ổn định do họ được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà
mình sở hữu trong công ty. Thêm vào đó, cổ đông cũng chỉ chịu trách nhiệm
đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số
vốn góp vào công ty; còn công ty phải tự chịu trách nhiệm một cách độc lập về
các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản của công ty. Chế độ trách nhiệm hữu
hạn mà cổ đông được hưởng này cũng kèm theo những ràng buộc nhất định
nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan.
Thứ ba, đặc điểm về cơ cấu tổ chức. Nếu so với các loại hình doanh
nghiệp khác, CTCP có cơ cấu tổ chức được coi là chặt chẽ nhất. Mỗi cơ quan,
bộ phận trong công ty đều có quyền và nghĩa vụ riêng để đảm bảo phân công,
phân quyền trong việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty trong sản xuất,
kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các chủ sở
hữu là các cổ đông của công ty. Xuất phát từ chính yếu tố huy động vốn và
chuyển nhượng cổ phần hết sức dễ dàng dẫn tới sự mất ổn định trong cơ cấu cổ
đông, có thể tạo những rủi ro tiềm ẩn. Những cổ đông này lại có thể đến từ
nhiều khu vực địa lý với những thói quen thương mại khác nhau và mục tiêu,
lợi ích khác nhau nên yêu cầu bộ máy thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các
hoạt động quản lý, điều hành hàng ngày là hết sức chặt chẽ để đảm bảo vận
46

hành công ty đi đúng hướng và đạt được mục đích kinh doanh bền vững và ổn
định lâu dài.
Như vậy, với những đặc điểm trên về CTCP, có thể thấy những đặc
điểm này có sức chi phối tới hoạt động quản trị công ty. Một mô hình QTCT
tốt sẽ cần phải giải quyết được những tồn tại, khó khăn phát sinh từ sự phân
tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, điều hành công ty; giữa giới hạn trách
nhiệm của cổ đông với nghĩa vụ của công ty với bên thứ ba. Nghĩa là, mô hình
QTCT phải xác định rõ mối quan hệ giữa các cơ quan, thiết chế trong mô hình
quản trị công ty, xác định quyền hạn, nhiệm vụ rõ ràng để đạt được mục đích
cuối cùng là hoạt động của công ty hiệu quả, quyền lợi của cổ đông được bảo
vệ tối ưu. Đồng thời, kết quả QTCT cổ phần cũng không làm ảnh hưởng tới
quyền lợi của những bên có liên quan tới công ty.
1.1.1.2. Phân loại công ty cổ phần
Về mặt lý luận và thực tiễn, có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau về
CTCP, mỗi tiêu chí phân loại cho thấy những loại hình CTCP khác nhau. Chẳng
hạn: (i) Dựa theo quy mô vốn, CTCP bao gồm CTCP có quy mô lớn và CTCP
có quy mô vừa và nhỏ; (ii) Dựa theo góc độ cung cầu vốn của nền kinh tế,
CTCP bao gồm CTCP tài chính (công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính - tiền tệ) và CTCP phi tài chính (công ty thực hiện hoạt động kinh doanh
chính, thường xuyên là sản xuất, kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ); (iii)
Dựa theo mức độ quản trị công ty, CTCP bao gồm CTCP thông thường, CTCP
đại chúng và CTCP niêm yết; (iv) Dựa theo chủ sở hữu vốn, CTCP gồm CTCP
có vốn góp của Nhà nước chi phối (các CTCP do Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn cổ phần); CTCP không có vốn góp chi phối của Nhà nước (các CTCP có
số vốn cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước dưới 50%); (v) Dựa theo việc tham
gia vào thị trường chứng khoán, CTCP gồm CTCP chưa niêm yết và CTCP đã
niêm yết trên thị trường... Mỗi tiêu chí phân loại CTCP nói trên đều mang
47

những ý nghĩa nhất định khi xác định những vấn đề liên quan đến tổ chức, quản
trị, điều hành CTCP. Tuy nhiên, với phạm vi Luận án liên quan đến vấn đề
quản trị công ty, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu và phân loại CTCP dựa
theo tiêu chí về mức độ quản trị công ty, theo đó, CTCP bao gồm:
Thứ nhất, công ty cổ phần thông thường, còn có thể gọi là công ty
cổ phần nội bộ
Công ty cổ phần thông thường này đề cập tới nhóm CTCP có số lượng
cổ đông không quá nhiều, sự ra đời, quá trình tồn tại và hoạt động của nhóm
CTCP này chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp. Ở một số quốc gia,
CTCP thông thường còn được gọi là CTCP nội bộ với những nội dung đặc
trưng trong cách thức huy động vốn và tính chất cổ đông.
Thông thường, nhóm CTCP này thường là những công ty nhỏ, mới
được thành lập với số lượng cổ đông ít. Cổ đông của CTCP này thường là
những người quen biết nhau, cùng góp vốn kinh doanh hoặc là các cổ đông tổ
chức nắm phần lớn cổ phần của công, việc chuyển quyền sở hữu cổ phiếu cũng
được tiến hành nội bộ giữa các cổ đông này. Tuy nhiên, CTCP nội bộ ở một số
nước bị hạn chế về nhiều mặt, cổ phiếu chỉ được mua bán giữa các cổ đông nội
bộ với số lượng ít ỏi sẽ không tận dụng được những ưu điểm của loại hình công
ty này. Hơn nữa, một CTCP thông thường sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nhu cầu
vốn quá lớn mà các cổ đông hiện tại không đáp ứng được. Do đó, hầu hết các
CTCP thông thường/nội bộ sẽ tiếp tục phát triển lên thành CTCP đại chúng, để
có thể huy động vốn một cách dễ dàng hơn thông qua việc phát hành cổ phiếu
ra công chúng.
Ở Hoa Kỳ, loại công ty nội bộ điển hình có tư cách pháp lý gọi là “S-
Corporation”. Công ty này chỉ phát hành cổ phiếu trong số những người sáng
lập ra công ty, những cán bộ, công nhân viên trong công ty và các pháp nhân
là những đơn vị trực thuộc, những đơn vị trong cùng tập đoàn của đơn vị sáng
48

lập. Đây là loại cổ phiếu ký danh không được chuyển nhượng hoặc chỉ được
chuyển nhượng theo một số điều kiện nhất định trong nội bộ công ty. Việc tăng
vốn của công ty rất hạn chế, như chỉ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc
tích lũy từ trong nội bộ công ty. Theo Luật Thuế thu nhập của Mỹ, S-
Corporation không bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp, toàn bộ lợi nhuận công
ty và cổ tức được đưa về cho cổ đông khai thuế (nghĩa là không bị đánh thuế
hai lần). Để được xem là S-Corporation, công ty phải đáp ứng một số yêu cầu
bắt buộc. Theo đó, công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy nhất, số
cổ đông không vượt quá 100 người. Cổ đông phải là thể nhân (không phải là tổ
chức) và phải là công dân Mỹ61.
Ở Anh, CTCP thông thường tồn tại dưới tên gọi cụ thể là CTCP tư
nhân, là một công ty thuộc sở hữu tư nhân, có thể phát hành cổ phiếu và có cổ
đông, nhưng cổ phiếu không được giao dịch trên các sàn giao dịch công khai
và không được niêm yết trên sàn chứng khoán. Do đó, các công ty tư nhân –
công ty nội bộ ở Anh không cần đáp ứng các yêu cầu nộp đơn nghiêm ngặt của
UBCKNN như các công ty đại chúng. Cổ phiếu của các công ty này ít có khả
năng thanh khoản, do địa bàn hoạt động hẹp nên nhu cầu huy động vốn không
(hoặc chưa) lớn do đó việc định giá cổ phiếu cũng rất khó xác định62.
Thứ hai, công ty cổ phần đại chúng
Công ty cổ phần thông thường được xem như là giai đoạn “tích lũy” để
chuẩn bị cho giai đoạn “trưởng thành” trở thành CTCP đại chúng khi doanh
nghiệp có yêu cầu phát triển mạnh hơn. Và bước phát triển này được tiến hành

61
Investopedia (2019), Công ty S (S Corporation) là gì? Ưu điểm và hạn chế khi thành lập Công ty
S, bài đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp, truy cập tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/cong-ty-
s-s-corporation-la-gi-uu-diem-va-han-che-khi-thanh-lap-cong-ty-s-20191105150418223.htm ngày
01.01.2020.
62
Investopedia (2019), Công ty tư nhân (Private Company) là gì? Đặc điểm, phân loại, ưu điểm và
nhược điểm, bài đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp, truy cập tại địa chỉ
https://vietnambiz.vn/cong-ty-tu-nhan-private-company-la-gi-dac-diem-phan-loai-uu-diem-va-
nhuoc-diem-2020041822503673.htm truy cập ngày 01.01.2020.
49

khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (Initial public
offering – IPO).
Công ty cổ phần đại chúng (public company) là CTCP có phát hành cổ
phiếu rộng rãi ra công chúng, bên cạnh những đối tượng nội bộ như công ty cổ
phần nội bộ. Ở Hoa Kỳ, công ty đại chúng được gọi là C-Corporation. Khác
với S-Corporation, C-Corporation phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trên
thu nhập của công ty trước khi phân phối số tiền còn lại cho các cổ đông dưới
dạng cổ tức. Các cổ đông cá nhân sau đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối
với cổ tức mà họ nhận được (đánh thuế hai lần). Mặc dù bị đánh thuế hai lần
nhưng khả năng công ty có thể tái đầu tư từ lợi nhuận với mức thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp thấp hơn S-Corporation là một lợi thế lớn63.
Ở Anh, công ty đại chúng được gọi là “public limited company” - PLC.
PLC cần số vốn tối thiểu là 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và giao dịch
cổ phần rộng rãi, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai thành
viên quản trị thường trực (công ty nội bộ chỉ cần một). PLC ở Anh có thể chọn
không niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc có thể niêm yết trên thị
trường chứng khoán nếu đáp ứng các yêu cầu niêm yết64.
Phần lớn những CTCP mới thành lập đã bắt đầu như những CTCP nội
bộ. Đến khi công ty đã phát triển, danh tiếng đã lan rộng, hội đủ điều kiện họ
có thể phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, trở thành một công ty cổ phần
đại chúng. Việc phát triển thành CTCP đại chúng có thể sẽ mang lại một số bất
lợi cho doanh nghiệp. Khi đó, công ty sẽ chịu sự giám sát của xã hội, có nghĩa
vụ phải minh bạch toàn bộ thông tin về công ty. Ngoài ra, việc phát hành cổ

63
Investopedia (2019), Công ty C (C Corporation) là gì? Cách thức hoạt động của công ty C, bài
đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp, truy cập tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/cong-ty-c-c-
corporation-la-gi-cach-thuc-hoat-dong-cua-cong-ty-c-201911051534441.htm truy cập ngày
14/7/2021.
64
Xem chi tiết tại địa chỉ: https://sotaydoanhtri.com/thuat-ngu/public-limited-company-plc-48817/
truy cập ngày 14/6/2017.
50

phiếu ra công chúng dẫn đến thay đổi trong cơ cấu cổ đông, có thể đe dọa quyền
kiểm soát của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, một khi đã trở thành công ty đại
chúng, danh tiếng công ty theo đó cũng được quan tâm và theo dõi bởi công
chúng. Đây vừa là áp lực đối với lãnh đạo công ty, vừa là động lực thúc đẩy
công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nếu không nếu không muốn làm mất
lòng tin nơi các nhà đầu tư. Đồng thời, sự tin tưởng của công chúng sẽ bảo đảm
thành công hơn của những đợt huy động vốn qua phát hành cổ phiếu sau này.
Thông thường, các CTCP đại chúng không chỉ chịu sự điều chỉnh của
pháp luật doanh nghiệp, mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật chứng khoán
và các quy định có liên quan tương ứng với lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Sức ảnh hưởng của công ty loại này lớn, số lượng cổ đông nhiều, nên pháp luật
cần có những quy định chặt chẽ hơn về mô hình quản trị của nhóm công ty này
để bảo vệ cho các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ, lẻ.
Thứ ba, công ty cổ phần niêm yết
Các CTCP đại chúng tiếp tục con đường phấn đấu của mình để có đủ
điều kiện để có thể niêm yết tại thị trường do Sở Giao dịch Chứng khoán tổ
chức và sẽ trở thành công ty cổ phần niêm yết (Listed company). Hàng hóa
chứng khoán của họ sẽ được giao dịch trên các thị trường chứng khoán tập
trung, họ trở thành những CTCP hàng đầu của quốc gia, có uy tín, danh tiếng
và được hưởng nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dễ dàng
huy động vốn.
Pháp luật điều chỉnh về CTCP niêm yết mỗi quốc gia thường là pháp
luật chứng khoán. Tuy nhiên, CTCP niêm yết không chỉ phải tuân thủ những
quy định của CTCP đại chúng mà còn phải tuân thủ quy định của mỗi Sở giao
dịch chứng khoán khi tiến hành niêm yết chứng khoán của mình trên thị trường
tập trung do Sở tổ chức. Sự ràng buộc bởi tầng nấc các quy định như vậy xuất
51

phát từ sức ảnh hưởng rộng rãi của CTCP niêm yết và vị thế của công ty này
trên thị trường chứng khoán nói riêng, đối với nền kinh tế nói chung.
1.1.2. Khái quát về quản trị công ty cổ phần
1.1.2.1. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần
“Quản trị” là thuật ngữ thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, như quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị sản
xuất... Ở các công trình nghiên cứu nước ngoài, khi đề cập tới quản trị, có một
số thuật ngữ có liên quan hay được đề cập tới cùng, như thuật ngữ
“management”, “administration” hay “governance”. Điều này cũng tương tự
như ở Việt Nam thường có sự sử dụng đan xen giữa thuật ngữ “quản lý”, “điều
hành” và “quản trị”. Từ điển Tiếng Việt giải thích, “quản lý” là trông nom, điều
khiển hoạt động của một tổ chức theo những yêu cầu nhất định65, còn “điều
hành” là điều khiển mọi bộ phận và quy trình hoạt động chung66. Trong khi đó,
quản trị được hiểu là quản lý và điều hành công việc thường ngày về sản xuất,
kinh doanh, sinh hoạt67. Như vậy, quản trị là khái niệm rộng hơn và bao trùm
trong nó cả hoạt động quản lý và điều hành.
Về khái niệm quản trị công ty, lịch sử nghiên cứu và thực tiễn hoạt
động quản trị công ty cho thấy, khó có một định nghĩa duy nhất về quản trị
công ty (corporate governance) có thể áp dụng trong mọi trường hợp và trong
mọi thể chế. Hay nói cách khác, mỗi cách tiếp cận khác nhau, với góc độ nghiên
cứu, nhìn nhận khác nhau, quan điểm về QTCT sẽ có những sự khác biệt nhất
định. Một cách khái quát, QTCT được định hình là một hệ thống các thiết chế
mà thông qua đó công ty được định hướng, điều hành và kiểm soát nhằm đáp
ứng quyền lợi của nhà đầu tư, của người lao động trong công ty và những người

65
Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2020), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, tr.1013.
66
Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2020), tlđd, tr.405.
67
Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2020), tlđd, tr.1013.
52

điều hành công ty. “Governance” có gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là lèo lái. Người
ta hình dung “Corporate” – công ty như một con tàu cần phải được lèo lái đến
đến bến bờ thành công với thuyền trưởng và đoàn thủy thủ là những người điều
hành và người lao động trong công ty. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư,
cổ đông...) nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT,
sự điều hành của giám đốc điều hành (CEO) và sự đóng góp của người lao động
trong công ty mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và
quyền lợi. Rõ ràng cần phải có một cơ chế điều hành và kiểm soát công ty để
nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát HĐQT, kiểm soát việc điều hành công ty
để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu so sánh công ty như một chiếc bánh thì
quản trị công ty chính là cách thức để chiếc bánh đó trong tầm kiểm soát và trở
nên to hơn, chất lượng hơn. Tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống quản trị công ty
chính là việc tạo ra chiếc bánh to nhất có thể để sau đó phân bổ cho những
người đầu tư nguyên liệu làm bánh và những người trực tiếp làm bánh.
Hiện nay, khái niệm về quản trị công ty có thể được đưa ra theo phạm
vi hẹp hoặc rộng. Theo nghĩa hẹp, QTCT được hiểu là cơ chế quản lý – giám
sát của chủ sở hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định
hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, QTCT gắn chặt với quyền lợi của
chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí
khách hàng của công ty. Bởi vậy, khi nhìn vào yếu tố tổ chức, QTCT là tập hợp
các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định
mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt đạt được mục tiêu và giám sát việc thực
hiện mục tiêu của công ty”68. Đa phần định nghĩa về QTCT được thừa nhận
rộng rãi trên thế giới hiện nay đều tiếp cận QTCT theo nghĩa rộng, tiêu biểu
như:

68
Phạm Văn Tuyết (2006), “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 6/2006, trang 10.
53

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), quản trị công ty là một hệ thống các
yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công
ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả,
và nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn
trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội69. Đặc điểm
cơ bản nhất của một hệ thống quản trị công ty là: (i) tính minh bạch của các
thông tin tài chính, kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động
quản lý, (ii) bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông, (iii) các thành
viên trong HĐQT có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định,
phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát
tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm
người quản lý khi cần thiết”70.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development - OECD), “quản trị công ty tập trung
vào tập hợp các mối quan hệ giữa hoạt động quản lý, HĐQT, các cổ đông và
các bên liên quan khác của công ty. QTCT đưa ra cấu trúc vận hành, thông
qua đó các mục tiêu của công ty được thiết lập, cũng như các phương thức để
đạt được những mục tiêu này và hoạt động giám sát hiệu quả được xác định”71.
Định nghĩa này đã phản ánh khá chi tiết và chỉ ra được mối quan hệ tổng thể
giữa ban điều hành doanh nghiệp, HĐQT, các cổ đông và các bên có quyền lợi
liên quan. Đồng thời, định nghĩa cùng chỉ ra được cơ cấu mà thông qua đó mục
tiêu của doanh nghiệp được xác định và thực thi và cơ chế kiểm soát hoạt động
của doanh nghiệp. Vì tính thuyết phục và hợp lý trong định nghĩa về QTCT

69
Ngân hàng Thế giới (WB) (2006), Báo cáo về Tình hình Tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc
(ROSC) quản trị công ty, Đánh giá Tình hình quản trị công ty của Việt Nam, Hà Nội.
70
Dự án UNDP VIE/97/016 – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1996), Báo cáo nghiên
cứu so sánh Luật Công ty ở bốn nước Đông Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Phillipines.
71
OECD (2004), tlđd.
54

được OECD đưa ra nên hiện nay nhiều nước trên thế giới vận dụng quan điểm
này về QTCT để xây dựng hệ thống pháp luật về QTCT của đất nước mình,
trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, khái niệm “quản trị công ty” lần đầu tiên được đề cập
trong Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công
ty áp dụng mang tính bắt buộc đối với các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Theo đó, QTCT là “hệ thống
các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm
soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan
đến công ty”72. Như vậy, ở Việt Nam khái niệm QTCT cũng được tiếp cận theo
nghĩa rộng, mặc dù không giải thích một cách chi tiết như OECD nhưng đã thể
hiện sự kế thừa và phù hợp với quan điểm của OECD cũng như của WB.
Như vậy, dù có những quan điểm được đưa ra từ những chủ thể khác
nhau về QTCT, nhưng có thể thấy điểm chung nhất khi xác định nội hàm hoạt
động QTCT là các quan điểm, định nghĩa đều xoay quanh việc lấy công ty làm
trung tâm và đều hướng đến sự phát triển của công ty từ góc nhìn bên trong và
cả bên ngoài. Nghĩa là, QTCT nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo và cân bằng
quyền, lợi ích của công ty, người quản lý và cổ đông, người lao động và cả
khách hàng, qua đó, nâng cao uy tín, niềm tin, sự minh bạch của công ty, giúp
công ty hoạt động hiệu quả. Bên cạnh sự tác động của QTCT tới những mối
quan hệ nội bộ, những mối quan hệ bên ngoài cũng chịu tác động của QTCT,
rõ nét nhất là tính hiệu quả của QTCT giúp hoạt động điều hành công ty được
minh bạch, các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và được đối xử công bằng, trên cơ
sở đó công ty dễ dàng thu hút được vốn đầu tư để phát triển.

72
Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13.3.2007 về việc ban hành Quy chế Quản trị công ty áp
dụng đối với công ty niêm yết.
55

Dựa trên những phân tích trên và vận dụng những lý thuyết về quản trị
công ty cũng như tiếp thu những quan điểm về QTCT đã được công bố, nghiên
cứu sinh cũng đưa ra định nghĩa về quản trị công ty được sử dụng thống nhất
trong Luận án. Theo đó, quản trị công ty là hệ thống các quy tắc, quy định
hướng tới việc thiết lập một cơ chế nhằm điều hành và kiểm soát công ty theo
đuổi những mục tiêu nhất định, mà trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, duy trì mối quan hệ của các thiết chế như Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát và bảo vệ được quyền
lợi của các chủ thể có liên quan. Cũng dựa trên định nghĩa này, hoạt động
QTCT sẽ bao hàm các dấu hiệu nhận diện như sau:
Một là, QTCT tạo ra cơ cấu và quy trình nhất định mà thông qua đó tất
cả các mối quan hệ giữa các bên liên quan đến công ty được thiết lập và xác
định. Quản trị công ty được đặt trên cơ sở tách bạch giữa quản lý và sở hữu
công ty. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông...), nhưng để công ty
tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của CEO và
sự đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng
có chung ý chí và quyền lợi. Điều này dẫn tới việc QTCT thường được thể hiện
dưới dạng các trình tự, thủ tục về quản lý năng lực hoạt động hoặc các chế độ
báo cáo khác nhau.
Hai là, mục đích trực tiếp của QTCT là xây dựng các cấu trúc và quy
trình hoạt động phục vụ cho điều hành và kiểm soát hoạt động của công ty.
Quản trị công ty tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ
ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người quản
lý làm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh
của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc
làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát.
56

Ba là, mục đích gián tiếp và sâu xa mà QTCT hướng tới là xác định
quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau
trong công ty, bao gồm các cổ đông, HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát và
những người liên quan khác của công ty như người lao động, nhà cung cấp.
Đồng thời, QTCT cũng lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định
trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu
những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên
có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có tiêu chuẩn
rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin và không minh
bạch73.
Cũng cần lưu ý thêm, trong các tài liệu pháp lý trên thế giới và ở cả
Việt Nam, khi nói tới quản trị công ty (corporate governance), đối tượng công
ty được đề cập tới ở đây là công ty cổ phần, thậm chí có yếu tố đặc biệt là CTCP
đại chúng. Các quan niệm về QTCT của các nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc
tế hầu như đều đề cập tới các thiết chế đặc trưng trong CTCP như Hội đồng
quản trị, cổ đông. Ngay cả Bộ các Nguyên tắc QTCT của OECD cũng xác định
ngay trong lời giới thiệu rằng “Bộ nguyên tắc này tập trung vào các công ty cổ
phần đại chúng”74. Điều này là phù hợp và dễ hiểu khi xem xét đặc trưng của
CTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân hay
công ty hợp danh. Cụ thể, trong CTCP, vốn của công ty được chia thành nhiều
phần bằng nhau và do nhiều cổ đông sở hữu, thường là hàng trăm cho tới hàng
nghìn cổ đông. Các cổ đông phần lớn không trực tiếp tham gia quản lý công ty
mà họ sở hữu cổ phần. Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhóm chủ

73
Lê Thị Huyền Diệu & Nguyễn Trung Hậu (2011), Tư duy mới về quản trị công ty tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam, bài đăng trên Trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, truy cập tại địa chỉ http://www.sbv.com.vn, ngày truy cập 01.01.2020.
74
OECD (2004), tlđd, Lời giới thiệu.
57

thể quan trọng này, cơ cấu quy trình quản lý trong CTCP cần được chú trọng
và quy định một cách chặt chẽ hơn.
1.1.2.2. Các nguyên tắc quản trị công ty cổ phần
Nguyên tắc quản trị công ty được coi là những định hướng, tư tưởng
chủ đạo chi phối toàn bộ quá trình QTCT nhằm giúp quá trình này mang lại
những mục tiêu chung đã đề ra. Ở phạm vi quốc tế, OECD đã ban hành các
nguyên tắc quản trị công ty, như một tiêu chuẩn chuẩn mực để các nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, tham chiếu và ban hành các chính sách, quy
định pháp luật về quản trị công ty, nhằm hạn chế xung đột trong quy định pháp
luật giữa các quốc gia và từng bước theo đúng chuẩn mực quốc tế75.
Bộ nguyên tắc quản trị công ty do OECD ban hành gồm có 6 nguyên
tắc, trong đó, mỗi nguyên tắc được trình bày với các tiểu nguyên tắc bổ trợ và
những lý giải cụ thể giải thích cơ sở cũng như cách thức thực hiện để đảm bảo
nguyên tắc đó. Sáu nguyên tắc với các nội dung tóm tắt như sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty có
hiệu quả. Khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả cần thúc đẩy tính minh bạch và
hiệu quả của thị trường, phù hợp với pháp luật và xác định rõ sự phân công
trách nhiệm của các nhà giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi pháp luật.
Nguyên tắc 2: Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản cần
phải được bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo đối xử bình đẳng với cổ đông. Khuôn khổ
quản trị công ty cần đảm bảo đối xử công bằng với tất cả các cổ đông, bao gồm
cả các cổ đông thiểu số và cổ đông là người nước ngoài. Tất cả các cổ đông
phải có cơ hội được bồi thường trong trường hợp quyền của họ bị vi phạm.
Nguyên tắc 4: Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản

75
Organisation for Economic Co-operation and Development OECD (2004), pp. 22, Corporate Governance
Principle 2004.
58

trị công ty. Khuôn khổ quản trị công ty cần công nhận các quyền của các bên
liên quan theo quy định pháp luật hoặc thông qua các thỏa thuận chung và
khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa CTCP và cổ đông, các bên liên quan
trong việc tạo ra của cải, việc làm và sự bền vững của các doanh nghiệp có tình
hình tài chính tốt.
Nguyên tắc 5: Công khai và minh bạch. Khuôn khổ quản trị công ty
cần đảm bảo việc thông tin kịp thời và chính xác tất cả các vấn đề quan trọng
liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quyền
sở hữu và quản trị công ty.
Nguyên tắc 6: Trách nhiệm của HĐQT. Khuôn khổ quản trị công ty
cần đảm bảo định hướng chiến lược cho công ty, giám sát hiệu quả của HĐQT
đối với ban giám đốc và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và cổ đông.
Mặc dù Bộ Nguyên tắc quản trị công ty của OECD không mang tính
bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành chuẩn mực cho các nhà hoạch định chính
sách, cho các nhà đầu tư, các công ty và nhiều tổ chức khác trên thế giới. Nhiều
quốc gia đã vận dụng các nguyên tắc QTCT của OECD và áp dụng để xây dựng
hệ thống pháp luật, quy chế về QTCT của mình. Bộ Nguyên tắc của OECD
hiện nay cũng là cơ sở để các định chế tài chính quốc tế như WB, Tổ chức Tài
chính quốc tế IMF... đánh giá tình hình QTCT các nước. Qua đó, mức độ phù
hợp giữa thực trạng pháp luật QTCT mỗi nước với các nguyên tắc quản trị cơ
bản của OECD thể hiện sự vững mạnh của nền tài chính một quốc gia, tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài. Do đó,
các nguyên tắc QTCT mà OECD đưa ra đã và đang trở thành mục tiêu mà
QTCT nhiều quốc gia theo đuổi.
Pháp luật Việt Nam không có quy định nguyên tắc quản trị áp dụng cho
các loại công ty cổ phần. Tuy nhiên, việc tiếp thu những thông lệ quốc tế tốt và
tham khảo kinh nghiệm quản trị CTCP trong pháp luật các quốc gia trên thế
giới, trong Luật Chứng khoán hiện hành tại Điều 40 có quy định những nguyên
59

tắc quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng mà hoàn toàn những
công ty cổ phần thông thường có thể làm cơ sở xây dựng các quy chế quản trị
của mình. Cụ thể việc quản trị công ty đối với công ty đại chung phải tuân thủ
quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan và các nguyên tắc sau đây76:
Nguyên tắc 1: Cơ cấu quản trị hợp lý, hiệu quả;
Nguyên tắc 2: Bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, nâng cao trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với công ty và cổ
đông;
Nguyên tắc 3: Bảo đảm quyền của cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các
cổ đông;
Nguyên tắc 4: Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư, thị trường chứng khoán
và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động quản trị công ty;
Nguyên tắc 5: Tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các
bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty;
Nguyên tắc 6: Công bố thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác và minh
bạch hoạt động của công ty; bảo đảm cổ đông được tiếp cận thông tin công
bằng.
Đây thực sự là những nguyên tắc quản trị quan trọng và là nền tảng
định hướng cho các CTCP đại chúng chưa niêm yết, CTCP đại chúng niêm yết
và các CTCP thông thường xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động QTCT
hiệu quả, xây dựng văn hóa quản trị và môi trường liêm chính trong kinh doanh
ở nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu của thị trường và hội nhập quốc tế.
1.1.2.3. Vai trò của quản trị công ty cổ phần
QTCT cổ phần là hoạt động quan trọng, xuất phát từ tính chất đặc thù
trong tổ chức và quản trị, điều hành CTCP, cụ thể:

76
Điều 40 Luật Chứng khoán năm 2019.
60

Thứ nhất, QTCT cổ phần giúp đảm bảo được quyền và lợi ích cho các
cổ đông - những chủ sở hữu của CTCP. Trong CTCP có sự tách bạch giữa chức
năng của chủ sở hữu và chức năng của quản trị công ty. Các cổ đông trong
CTCP thường không trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh thường nhật
của công ty, sự bất cân xứng về thông tin hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó tình
huống về việc người quản trị, điều hành không thực hiện/thực hiện không hết,
không đúng, thậm chí lạm quyền để thực hiện những hoạt động ảnh hưởng tới
lợi ích của chủ sở hữu công ty. Đặc biệt, QTCP cổ phần còn hướng tới việc bảo
vệ tối đa quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số, những cổ đông nắm giữ lượng
cổ phần ít của CTCP, những cổ đông dễ bị “tổn thương” từ nhiều góc độ khác
nhau trong quá trình thực hiện quyền sở hữu của mình với lượng cổ phần của
công ty.
Thứ hai, QTCT thiết lập các cấu trúc rõ ràng về trách nhiệm giải trình,
trách nhiệm và tính minh bạch trong việc quản lý công ty cũng như xác định
vai trò của HĐQT và Ban điều hành; giảm bớt được các xung đột lợi ích có thể
xảy ra giữa các chủ sở hữu của công ty và những người điều hành. Điều đó có
nghĩa là với hệ thống QTCT tốt, công ty sẽ thiết lập được sự kiểm soát và cân
bằng hợp lý giữa những người điều hành công ty và chủ sở hữu công ty (bao
gồm cả các bên có quyền lợi liên quan khác cũng như người lao động trong
công ty), các kênh thông tin và báo cáo là rõ ràng và minh bạch, trách nhiệm
giải trình được xây dựng ở các tầng khác nhau của tổ chức, kiểm soát nội bộ và
quản lý rủi ro được thiết lập, các chuẩn mực cao về đạo đức là các tiêu chí
xuyên suốt trong toàn bộ công ty.
Thứ ba, QTCT tốt đóng vai trò quan trọng trong phát triển công ty.
Những ngành nghề kinh doanh hiện đại và việc mở rộng qui mô kinh doanh,
cũng như nhu cầu gọi vốn lớn đòi hỏi sự chuyên môn hóa sâu sắc và tính công
khai, minh bạch trong quản trị công ty cổ phần. Lợi thế của công ty cổ phần là
có thể huy động vốn với quy mô rộng khắp mà không phân biệt thành phần,
61

quốc tịch…. Quản trị công ty tốt cũng chính là một yếu tố tăng thêm niềm tin
của các nhà đầu tư tiếp tục góp vốn và các đối tác tiếp tục hợp tác sản xuất kinh
doanh với công ty.
Thứ tư, QTCT tốt đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan, góp phần
phát triển môi trường cạnh tranh, minh bạch và thúc đẩy phát triển kinh tế quốc
gia. Một hệ thống quản trị công ty tốt, nếu xuất phát từ nhu cầu tự thân, không
ép buộc, không hình thức, thực hiện căn bản sẽ tạo một sức khỏe tốt cho chính
doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Mặt khác, trong giai đoạn hội nhập kinh tế
sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0, các nghiên cứu
cho thấy, QTCT yếu kém là một trong những nguyên nhân của khủng hoảng
kinh tế ở các quốc gia và châu lục. Thêm vào đó, thực tiễn cũng cho thấy QTCT
yếu kém cũng là nguyên nhân của những trục trặc trong cổ phần hoá và phát
triển kinh tế tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi.
1.1.3. Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần
1.1.3.1. Khái niệm về mô hình quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp phổ biến ở các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Loại hình doanh nghiệp này hình thành, tồn tại
và phát triển dựa trên sự góp vốn của nhiều cổ đông và được điều hành bởi đội
ngũ HĐQT của công ty. Sự hình thành và phát triển của CTCP cũng như pháp
luật điều chỉnh đối với loại hình doanh nghiệp này luôn gắn liền với việc hình
thành và thay đổi các mô hình quản trị CTCP. Với sự biến đổi không ngừng
của quyền sở hữu và quản lý cũng như mong muốn và mục tiêu của các chủ sở
hữu đối với mô hình kinh doanh của mình dẫn đến những quy định về mô hình
QTCT cổ phần cũng khác nhau trong pháp luật các quốc gia phù hợp với từng
thời kỳ và từng giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về “mô hình
quản trị công ty cổ phần” là gì. Những quy định pháp luật về mô hình QTCT
cổ phần cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh là những quy định tối thiểu, các nhà đầu
62

tư, các chủ sở hữu và các công ty có quyền tự lựa chọn mô hình tối thiểu nào
đó cho phù hợp với thực tế công ty, yêu cầu của thị trường và của các đối tác
trong và ngoài nước. Việc tự nâng cấp và hoàn thiện mô hình theo thông lệ
quốc tế tốt hơn, hay việc đầu tư nguồn lực hoàn thiện mô hình quản trị của công
ty tốt hơn để củng cố và nâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của công ty cũng
là sự lựa chọn của từng công ty và các chủ sở hữu của nó.
Dưới góc độ nghiên cứu, một số học giả có đưa ra khái niệm về mô
hình quản trị, mô hình quản trị công ty cổ phần trong công trình nghiên cứu của
mình. Theo Lionel (2020)77, mô hình quản trị là công cụ được thiết kế cho các
nhà quản trị giải quyết những vấn đề, thách thức hay khắc phục những mâu
thuẫn, xung đột trong quá trình kinh doanh. Việc vận dụng tốt mô hình quản
trị sẽ giúp nhà quản trị có thể giải quyết được những tình huống phát sinh cụ
thể. Nhóm tác giả Hoàng Văn Hải và Đinh Văn Toàn (2020) cho rằng, QTCT
không có một khuôn mẫu cố định về mô hình và cách thức mà phần lớn được
quyết định theo cơ cấu sở hữu của công ty. Trên thế giới, sự khác biệt về truyền
thống văn hoá, hệ thống luật pháp và cấu trúc của thị trường vốn dẫn tới sự
khác biệt về mô hình và cách thức QTCT ở từng quốc gia.
Đơn cử như ở Mỹ, mô hình quản trị lấy cổ đông làm trung tâm (mô
hình Anglo – Saxon) thường được áp dụng. Điều này có nghĩa là QTCT nhấn
mạnh sự gia tăng giá trị cho cổ đông, dựa trên thị trường, được xây dựng trên
nền tảng pháp luật và được hình thành trên thông lệ thông thường và rất linh
hoạt: Giám đốc điều hành là nhà quản lý chuyên nghiệp, thường không phải là
người sáng lập hoặc cổ đông chính, có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên
khác trong Ban giám đốc, kể cả giám đốc không điều hành, những người có
nhiệm vụ giám sát các giám đốc điều hành; HĐQT thực hiện công việc kiểm

77
Lionel (2020), Mô hình quản trị đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp, truy cập tại địa chỉ
https://vieclamquantri.net/mo-hinh-quan-tri-qt114.html, ngày 01.01.2021.
63

soát để đảm bảo các quyết định quản trị của công ty đều xuất phát từ lợi ích của
các cổ đông78.
Anh cũng là quốc gia có mô hình QTCT với nhiều điểm tương đồng
mô hình QTCT của Mỹ, khi mà các quy định pháp lý truyền thống của Anh
thường ít đề ra các yêu cầu chi tiết về QTCT. Bộ nguyên tắc thực hành tốt nhất
cho QTCT có giá trị ràng buộc nhiều hơn cho hoạt động quản trị công ty ở Anh.
Tuy nhiên, khác với Mỹ, ở Anh mô hình QTCT có sự tách biệt hai chức danh
chủ tịch và giám đốc/tổng giám đốc điều hành, có sự hiện diện của giám đốc
độc lập trong ban giám đốc, đồng thời có sự tăng cường kiểm soát những xung
đột về lợi ích từ hoạt động kinh doanh cũng như những mối quan hệ khác, đặc
biệt là sự độc lập của uỷ ban kiểm toán và việc xây dựng, vận hành hiệu quả
các thủ tục kiểm soát nội bộ.
Tại Đức và một số quốc gia Châu Âu khác, việc áp dụng QTCT thường
lấy các bên liên quan làm trung tâm. Mô hình QTCT ở những nước này nhấn
mạnh hơn về tầm ảnh hưởng của các bên liên quan không phải là cổ đông, do
đó mô hình QTCT có sự tách biệt rõ ràng vai trò giám sát với vai trò điều hành.
Có điểm tương đồng với mô hình của Đức và các nước Châu Âu là mô hình
QTCT ở Châu Á, khi mà tiếp cận mục tiêu QTCT theo phạm vi rộng, hướng
tới các mối quan hệ bên ngoài của công ty...
Như vậy, qua thực tiễn các mô hình QTCT cho thấy, có thể hiểu mô
hình QTCT là hình mẫu thực hiện QTCT trong một tổ chức kinh tế nhất định,
trong đó bao gồm cấu trúc các thiết chế QTCT và nguyên tắc thiết lập, hoạt
động của các thiết chế đó. Mô hình QTCT thể hiện rõ sự phân chia và kiểm
soát quyền lực trong một công ty, qua đó đánh giá được mức độ đảm bảo lợi
ích của công ty, của cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác. Hay nói
cách khác, trong phạm vi Luận án, nghiên cứu sinh cho rằng, mô hình quản trị

78
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), tlđd, tr.27.
64

công ty cổ phần là một cấu trúc được cấu thành bởi các thiết chế có quyền hạn
và nghĩa vụ rõ ràng, có mối quan hệ quản trị và kiểm soát trong việc thực hiện
nhiệm vụ riêng của từng thiết chế để đảm bảo những mục tiêu kinh doanh của
công ty cổ phần được các chủ sở hữu hướng đến.
Cấu trúc các thiết chế QTCT được tổ chức thành cơ cấu bao gồm các
yếu tố có khuynh hướng kết hợp lại với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời có
tính thống nhất với cơ sở kinh tế - xã hội. Trong QTCT, khi có sự tách bạch
giữa “quyền sở hữu” và “quyền quản lý”, thì việc xác định cụ thể, chính xác
cấu trúc các thiết chế QTCT mới mang lại giá trị, sự hiệu quả trong việc thực
hiện chức năng điều hành và chức năng kiểm soát. Tuy nhiên, cũng cần nói
thêm về “nền tảng” ràng buộc mối quan hệ giữa các thiết chế QTCT cổ phần.
Theo đó, mối quan hệ giữa cổ đông, HĐQT, ban điều hành và ban kiểm soát
cùng với các mối quan hệ phức tạp được xác lập bởi sự ràng buộc được ghi
nhận trong Điều lệ công ty. Trong đó, vai trò của Điều lệ như một bản “hiến
pháp”, như kim chỉ nam cho việc quy định và làm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền
hạn của mỗi thành phần, thiết chế trong công ty, quy định về cách thức điều
hành, cách thức tuyển chọn các thành viên trong mỗi thành phần và hoạt động
cụ thể của mỗi thành phần.
Mặt khác, vấn đề xây dựng một mô hình QTCT như thế nào phụ thuộc
vào bối cảnh lớn hơn trong đó công ty hoạt động, bao gồm các chính sách kinh
tế vĩ mô, mức độ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm và thị trường tư liệu sản
xuất... Mô hình QTCT như thế nào cũng phụ thuộc vào môi trường pháp lý,
quản lý và tổ chức mỗi quốc gia. Ngoài ra, các yếu tố như đạo đức, kinh doanh
và ý thức của công ty về lợi ích môi trường và xã hội của cộng đồng nơi công
ty hoạt động cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm nhất định trong mô hình QTCT
ở mỗi quốc gia khác nhau. Bởi vậy, OECD khẳng định “Không có mô hình
quản trị công ty tốt duy nhất”, mà sự tối ưu của một mô hình quản trị chỉ được
xem xét khi đặt trong bối cảnh và áp dụng cho nền kinh tế quốc gia cụ thể.
65

1.1.3.2. Các mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình trên thế giới
Trong nội dung Tổng quan Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài
Luận án, nghiên cứu sinh đã chỉ ra và phân tích sự đa dạng trong các mô hình
QTCT cổ phần trên thế giới. Tuy nhiên, xét đến cùng, tiêu chí phân loại về mô
hình QTCT cổ phần nào cũng đều quy tụ về một trong hai mô hình QTCT cổ
phần cơ bản hiện nay là mô hình quản trị một cấp hoặc hai cấp. Do đó, trong
nội dung nghiên cứu về mô hình QTCT cổ phần điển hình trên thế giới này,
nghiên cứu sinh chỉ tập trung phân tích và làm rõ về mô hình quản trị một và
hai cấp, cụ thể:
❖ Mô hình quản trị một cấp (One – tier Board Model)
Mô hình này phổ biến ở các quốc gia theo truyền thống Common Law
như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Canada và các nước trong Khối Thịnh vượng
chung. Cấu trúc của mô hình này bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban giám đốc (Ban điều hành) và có Uỷ ban Kiểm toán trực thuộc
HĐQT. Mô hình một cấp không có Ban kiểm soát, nhưng lại có các thành viên
HĐQT độc lập đóng vai trò giám sát và nắm giữ Uỷ ban kiểm toán.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Thành viên Thành viên độc lập

Tiểu ban Kiểm toán

Tổng giám đốc/Giám đốc

Hình 1.1. Mô hình Hội đồng quản trị một cấp


66

Ở mô hình quản trị một cấp, pháp luật các nước thường quy định mọi
quyền lực và các vấn đề của công ty được trao cho Hội đồng giám đốc (HĐQT),
trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định phải thuộc về Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng giám đốc chỉ định các thành viên của mình hoặc
chỉ định người khác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Mô hình quản trị một cấp không có cơ quan chuyên trách, độc lập với HĐQT
để giám sát những người quản lý. Do đó, để tạo nên sự giám sát, đối trọng trong
việc QTCT, tất yếu dẫn đến sự xuất hiện thành viên độc lập trong HĐQT, với
sự độc lập về lợi ích và có thể đưa ra các ý kiến khách quan, độc lập trong công
tác QTCT.
❖ Mô hình quản trị hai cấp (Two – tier Board Model)
Mô hình này phổ biến ở các quốc gia như Đức, Hà Lan, Pháp. Cấu trúc
của mô hình này gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
(Hội đồng giám sát), Ban giám đốc.

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Tổng giám đốc/Giám đốc

Hình 1.2. Mô hình Hội đồng quản trị hai cấp


Mô hình hai cấp này theo thông lệ còn được gọi là mô hình kiểu Đức.
Cấu trúc của mô hình quản trị hai cấp có hai đặc điểm quan trọng: Thứ nhất,
việc quản lý, điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là Hội đồng
67

giám sát và HĐQT, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó HĐGS nằm ở tầng trên.
Thứ hai, có sự tham gia với một tỷ lệ nhất định của đại diện người lao động vào
Hội đồng tầng trên, nghĩa là ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn thành viên của HĐGS, nhưng
người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của hội đồng này theo đạo
luật về sự tham gia của người lao động vào QTCT. Pháp luật công ty và Bộ quy
tắc quản trị công ty của Cộng hoà liên bang Đức ghi nhận, các cổ đông và người
lao động sẽ bầu chọn thành viên của Hội đồng giám sát. Hội đồng giám sát có
quyền bổ nhiệm, cách chức các thành viên của Ban quản trị, điều hành và trực
tiếp tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng trong việc QTCT và
giám sát các hoạt động của Ban quản trị, điều hành. Ban quản trị, điều hành là
thiết chế thực hiện chức năng điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty.
Như vậy, nhìn vào hai mô hình quản trị công ty nêu trên, có thể thấy sự
khác biệt cơ bản của hai mô hình là ở vai trò của bộ phận giám sát. Ở mô hình
một cấp, bộ phận này là Tiểu ban kiểm toán (còn được gọi là Uỷ ban kiểm toán
nội bộ) trực thuộc HĐQT. Việc thực hiện chức năng giám sát được trao cho
thành viên HĐQT độc lập. Mô hình này có ưu điểm là tạo điều kiện để giám
đốc, đặc biệt là giám đốc điều hành phát huy được khả năng tự chủ, sáng tạo
trong QTCT, nhưng nhược điểm là có thể tạo ra sự lạm quyền của cấp quản lý.
Trong khi ở mô hình hai cấp, Ban kiểm soát nằm độc lập, có vai trò giám sát
HĐQT và Ban điều hành. Mô hình hai cấp dù có hạn chế trong việc làm chậm
tiến trình của việc ra quyết định, nhưng chi phí trung gian sẽ giảm. Thực tế,
theo các chuyên gia trong lĩnh vực QTCT, mô hình quản trị một cấp là thông
lệ tốt và hiện được nhiều quốc gia sử dụng. Bởi lẽ, thành viên Tiểu ban kiểm
toán phải đáp ứng yêu cầu cao hơn về chuyên môn tài chính, kế toán, đồng thời,
Tiểu ban này phải chịu trách nhiệm giám sát quy trình lập báo cáo tài chính,
lựa chọn kiểm toán độc lập và thực hiện việc giám sát cả kiểm toán nội bộ và
68

độc lập. Thêm vào đó, tiểu ban còn có thể phải hỗ trợ cho HĐQT thực hiện
trách nhiệm quản trị công ty, thực hiện giám sát các vấn đề liên quan đến tài
chính, quản lý rủi ro...
Tuy nhiên, như đã phân tích, không có mô hình QTCT nào mang tính
tuyệt đối ưu điểm, giá trị của mỗi mô hình còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan tác động tới.
Đồng thời, mỗi quốc gia khi lựa chọn áp dụng mô hình QTCT nào cũng
đều có những lý do hợp lý của mình. Hiện nay, trên thế giới còn xuất hiện xu
hướng áp dụng mô hình QTCT mới, theo hướng hỗn hợp, nghĩa là cho phép
công ty lựa chọn một trong hai mô hình quản trị nói trên. Nghĩa là, ở quốc gia
áp dụng mô hình hỗn hợp cho phép các doanh nghiệp linh động lựa chọn mô
hình quản trị có hoặc không có Ban kiểm soát. Việc lựa chọn này dựa trên sự
đánh giá của doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất,
kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp và áp dụng được các
thông lệ QTCT tốt trên thế giới.
1.1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản trị công ty cổ phần
Ngoài những yếu tố chủ quan xuất phát từ chủ doanh nghiệp và người
điều hành doanh nghiệp, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mô hình
QTCT cổ phần có thể kể tới gồm:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật cùng với các tiêu chuẩn về kế toán, kiểm
toán. Với sự tổng hợp các chế định pháp luật có liên quan chặt chẽ tới việc quản
lý, điều hành công ty như quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật lao
động, pháp luật chứng khoán, pháp luật cạnh tranh..., các quy định này xác
định, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đảm bảo các quyền khác của các chủ thể có
liên quan được thực thi và điều chỉnh mọi hoạt động QTCT trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia tuân theo các thông lệ quản trị công ty tốt nhất. Bên cạnh đó, các
tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quyết định tới hình thức, chi tiết, chất lượng và
69

thời hạn của các thông tin được công bố từ phía công ty cho các cổ đông, các
nhà đầu tư tiềm năng và cho thị trường. Tính công khai, minh bạch về tài chính
và các hoạt động của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi
ro do các quyết định kinh doanh thiếu thận trọng, cũng như các hoạt động gian
lận và phi pháp của công ty79. Điều này cũng được xác định là một trong những
nguyên tắc cơ bản trong QTCT.
Thứ hai, truyền thống văn hoá và lịch sử của quốc gia. Những yếu tố
này thường ảnh hưởng đến mô hình QTCT thông qua cấu trúc và hình thức sở
hữu; phương thức huy động vốn; tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh, tổ
chức công bố thông tin của công ty. Đặc biệt, tập quán và yếu tố truyền thống
văn hoá còn ảnh hưởng quyết định đến hành vi, thái độ của các cổ đông khi
tham gia đầy tư và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Yếu tố này
đóng vai trò tác động tới thái độ, định hướng và mô hình quản lý, điều hành
của các công ty. Bởi lẽ, một công ty chịu áp lực cạnh tranh và chịu áp đặt kỷ
luật thương mại lên hoạt động quản lý, điều hành sẽ thôi thúc công ty áp dụng
thông lệ quản trị tốt, tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư.
Thứ tư, tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính.
Trên thị trường tiền tệ, nơi các công ty tìm kiếm khả năng huy động vốn thông
qua các chủ thể kinh doanh tiền tệ là các tổ chức tín dụng, với đại diện điển
hình là các NHTM, việc một công ty có mô hình quản trị tốt, được đánh giá là
hiệu quả, minh bạch sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để NHTM quyết
định cung cấp khoản cho vay. Còn trên thị trường vốn trung và dài hạn - thị
trường chứng khoán, một công ty có mô hình quản trị tốt sẽ chi phối tới quyết
định đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường, từ đó tác động đến khả năng huy

79
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), tlđd, tr.43.
70

động vốn của công ty. Bởi vậy, nhiều quan điểm cho rằng, thị trường chứng
khoán có thể hoạt động như một thị trường phản ánh hoạt động quản lý, điều
hành công ty80. Bởi lẽ, xu hướng giá cổ phiếu thể hiện sự tán thành hay không
tán thành của nhà đầu tư đối với hoạt động QTCT và các hoạt động sản xuất,
kinh doanh của công ty.
1.2. Những vấn đề lí luận pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
1.2.1. Quan niệm về pháp luật điều chỉnh mô hình quản trị công ty cổ phần
1.2.1.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với mô hình quản trị công
ty cổ phần
Sự điều chỉnh của pháp luật về mô hình QTCT cổ phần sẽ góp phần
giúp cho hoạt động quản trị, điều hành công ty ổn định, an toàn và minh bạch,
duy trì sự tồn tại và nâng cao chất lượng tồn tại, phát triển của công ty, từ đó
góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Mặc dù QTCT được xác định là một trong những nội dung thuộc về
quyền tự do kinh doanh, tự do ý chí của các doanh nghiệp khi ra đời và tồn tại
trên thị trường, bản chất cuối cùng của QTCT chính là giúp doanh nghiệp đạt
được những mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và thoả mãn được nhu cầu lợi ích của
các cổ đông và các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, trong tương quan chung,
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng, tác động
nhất định đến hệ thống các doanh nghiệp, đến bức tranh chung về hoạt động
của nền kinh tế quốc gia, thậm chí có sức ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia
khác. Do đó, việc điều chỉnh pháp luật đối với mô hình QTCT cổ phần là nhu
cầu cần thiết. Thêm vào đó, nhu cầu điều chỉnh pháp luật về mô hình QTCT cổ
phần còn xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất và mục tiêu của hoạt động quản trị công
ty. Trong quan niệm về QTCT mà OECD ghi nhận đã khẳng định QTCT là

80
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), tlđd, tr.44.
71

những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty; tạo ra một cơ cấu
để đề ra các mục tiêu của công ty, xác định các phương tiện để đạt được những
mục tiêu đó và giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là
có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu
vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giám sát các hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến
khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn81. Tổ chức Tài chính
quốc tế IFC, trong các tài liệu của mình về QTCT cũng khẳng định, mục tiêu
mà QTCT hướng tới là nhằm phân chia một cách phù hợp quyền lợi và trách
nhiệm của các bên liên quan, từ đó tạo ra giá trị lâu dài cho các cổ đông và
những chủ thể đầu tư vốn vào công ty nhằm tìm kiếm lợi nhuận82.
Thêm vào đó, lý thuyết về sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý cho thấy CTCP có những điểm khác với các loại hình doanh nghiệp
khác, phần lớn chủ sở hữu không đồng thời là người quản lý hoặc là người lao
động của công ty. Hơn nữa, trong CTCP còn có những vấn đề tồn tại về sự bất
cân xứng về thông tin và sự không tương đồng về lợi ích của những nhóm chủ
thể trong công ty như chủ thể quản lý, điều hành, chủ thể giám sát, cổ đông,
người có quyền lợi liên quan...).
Vì những lý do trên, sự điều chỉnh của pháp luật sẽ là công cụ hữu hiệu
góp phần đảm bảo cho hoạt động QTCT nói riêng, hoạt động của CTCP nói
chung đạt được mục đích đề ra của công ty và bảo vệ được quyền lợi của những
chủ thể có liên quan đến công ty.
Thứ hai, xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của hoạt động quản trị công ty.
QTCT được đánh giá là yếu tố then chốt để đẩy mạnh hiệu quả thị trường, phát

81
IFC (2018), IFC Corporate governance methodology, truy cập tại địa chỉ
https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/topics_ext_content/ifc_external_corporate_site/ifc+cg/invest
ment+services/corporate+governance+methodology, ngày 01.01.2019.
82
IFC (2010), tlđd, tr.8.
72

triển kinh tế cũng như tăng cường lòng tin của nhà đầu tư. Sự tồn tại của hệ
thống QTCT hiệu quả trong phạm vi một công ty và trong cả nền kinh tế nói
chung góp phần tạo ra mức độ tin tưởng, là nền tảng cho sự vận hành của kinh
tế thị trường. Nhờ đó, chi phí vốn thấp hơn và công ty khuyến khích sử dụng
các nguồn lực hiệu quả hơn, củng cố sự phát triển. Vai trò này của QTCT cũng
đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật nhằm đảm bảo duy trì và phát triển nền kinh
tế ổn định.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, để đảm bảo quyền tự do kinh doanh
cũng như quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức, pháp luật chỉ đưa ra những
quy định khái quát hoặc những quy định mẫu cho các CTCP lựa chọn và áp
dụng trong quá trình xây dựng mô hình quản trị công ty cổ phần của mình. Hay
nói cách khác, pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần chỉ điều chỉnh
hoạt động QTCT theo phương pháp tối thiểu, theo đó, trong mỗi vấn đề, các
quy định về QTCT chỉ đưa ra các tiêu chuẩn mang tính chất căn bản, buộc các
chủ thể liên quan phải áp dụng và pháp luật không hạn chế mức độ can thiệp
của công ty vào mô hình quản trị của họ. Chẳng hạn, tiêu chuẩn về thành viên
HĐQT, Giám đốc, pháp luật quy định những yêu cầu, điều kiện là những đòi
hỏi thiết yếu để tạo nên khung pháp lý cơ bản của mô hình QTCT. Còn lại, tuỳ
thuộc vào điều kiện và nhu cầu, mỗi công ty hoàn toàn có quyền định ra những
yêu cầu khác cho thành viên HĐQT, giám đốc công ty của mình.
1.2.1.2. Khái niệm pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
Theo quan điểm pháp luật truyền thống và được khái quát ở tầm lý
luận, hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành
luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình
73

tự, thủ tục và hình thức nhất định83. Với quan điểm này, hệ thống pháp luật là
một khái niệm chung bao gồm hai mặt84:
Thứ nhất, tổng thể các quy phạm pháp luật là hệ thống cấu trúc (bên
trong) của pháp luật, có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau. Hệ thống cấu
trúc có ba thành tố: quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất; nhiều quy phạm
pháp luật có cùng tính chất, đặc điểm hình thành nên chế định pháp luật; tập
hợp các chế định pháp luật có liên quan và gần gũi với nhau tạo nên ngành luật.
Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, được coi là hệ thống
nguồn của pháp luật, là hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật hay hình
thức tồn tại của pháp luật.
Xét trong tương quan chung của hệ thống pháp luật, pháp luật điều
chỉnh về mô hình QTCT cổ phần là một chế định pháp luật quy định về nội
dung cụ thể là mô hình QTCT cổ phần, trong đó chứa đựng những quy phạm
pháp luật quy định về những nội dung liên quan đến mô hình QTCT cổ phần.
Sự kết hợp giữa các nhóm quy phạm quy định nội dung sẽ làm rõ các vấn đề
pháp luật cần điều chỉnh về mô hình QTCT cổ phần, từ đó tác động tới quá
trình thực thi trên thực tế về hoạt động QTCT cổ phần.
Như vậy, một các khái quát, pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ
phần được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị đối với
công ty cổ phần.
Về lịch sử ra đời, có thể thấy sự ra đời và phát triển của pháp luật về
mô hình quản trị công ty cổ phần gắn liền với sự ra đời và phát triển của pháp
luật về công ty cổ phần nói chung. Điều này xuất phát từ góc độ kinh tế và quản
trị, có sự liên kết cơ hữu giữa công ty với hoạt động quản trị công ty, áp dụng

83
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2009, tr.401.
84
PGS,TS. Đinh Dũng Sỹ (2010), Quan niệm về một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bài đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (179), tháng 9.2010.
74

cho cả trường hợp công ty cụ thể là CTCP. Hay nói cách khác, QTCT cổ phần
không thể tách rời sự tồn tại của CTCP, thậm chí QTCT còn được coi là linh
hồn của CTCP, nó làm cho công ty vận hành theo mục tiêu đề ra và không đi
chệch khỏi hành lang pháp lý đã được ấn định.
Về mặt nội dung, pháp luật về mô hình QTCT cổ phần sẽ có những quy
định có phần khác biệt với pháp luật về mô hình quản trị của những loại hình
doanh nghiệp khác, lý do xuất phát từ sự khác biệt giữa CTCP so với các doanh
nghiệp như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, khi xây
dựng các nội dung pháp luật về mô hình QTCT cổ phần, việc nghiên cứu các
lý thuyết về QTCT cổ phần đặc biệt cần thiết, để từ đó có thể đưa ra được những
quy phạm pháp luật phản ánh, bám sát và điều chỉnh trực tiếp tới sự vận hành
cơ chế quản trị CTCP. Những lý thuyết nghiên cứu như: lý thuyết về người đại
diện; lý thuyết về người quản lý; lý thuyết về sự tách bạch giữa quyền sở hữu
và quản lý trong công ty; lý thuyết về các bên liên quan sẽ đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật về QTCT cổ
phần.
Mặt khác, bởi QTCT xét ở góc độ khái quát là một hệ thống các thiết
chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát hoạt động của
các thành viên nhằm đạt mục tiêu cao nhất cho doanh nghiệp và đặt doanh
nghiệp trong tương quan với các chủ thể khác có quyền lợi liên quan, nên mỗi
quốc gia trên thế giới đều có hệ thống các quy định pháp luật để điều chỉnh các
vấn đề liên quan đến QTCT. Dưới khía cạnh nguồn của pháp luật, mô hình
QTCT cổ phần được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật được ghi nhận
trong nhiều văn bản khác nhau, từ các quy định của Luật Doanh nghiệp (Luật
Công ty) cho tới các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường
chứng khoán (Luật Chứng khoán). Trong đó, Luật Doanh nghiệp quy định chủ
yếu về mô hình quản trị, còn Luật Chứng khoán quy định một số nguyên tắc,
nội dung quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng nhằm đảm bảo tính
75

linh hoạt, phù hợp với quy mô của các công ty đại chúng. Ngoài các quy định
pháp luật trong nước, ở các quy định chung và quy định của pháp luật chuyên
ngành, nguồn của pháp luật về mô hình QTCT cổ phần còn được thể hiện trong
các án lệ và các thông lệ tốt được các quốc gia thừa nhận và từng bước nội luật
hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia mình.
Đối với việc điều chỉnh, quy định về mô hình QTCT cổ phần, ngoài
việc đề cập tới các nguyên tắc, chuẩn mực mang tính quốc tế được thừa nhận
rộng rãi, các quy định của pháp luật mỗi quốc gia có giá trị trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó, còn phải kể đến văn bản điều chỉnh về mô hình QTCT có giá
trị áp dụng trong phạm vi mỗi công ty. Văn bản này được gọi là Điều lệ công
ty – là “pháp luật” của doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể bổ sung
thêm những điều chỉnh cho hoạt động của mình gắn với đặc thù của doanh
nghiệp. Về vai trò, Điều lệ là nền tảng của QTCT, đảm bảo việc đối xử công
bằng với các cổ đông, phân quyền giữa các chủ thể quản trị trong công ty, sự
minh bạch và công khai trong các hoạt động của công ty.
Bên cạnh Điều lệ, các doanh nghiệp còn xây dựng và ban hành Quy
chế nội bộ về QTCT. Đây là những tài liệu nội bộ của công ty nhằm cụ thể hoá
các quy định trong Điều lệ và có thể bao gồm bất kỳ quy định nào nhằm phục
vụ và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả cho việc quản lý, điều hành các hoạt động
của công ty. Trong mọi trường hợp, các quy chế nội bộ về quản trị phải phù
hợp với Điều lệ công ty và không được trái với quy định của pháp luật. Xét
trong mối quan hệ với quy chế nội bộ, Điều lệ là văn bản có giá trị cao hơn, do
đó, nếu có mâu thuẫn giữa các quy định của Điều lệ với quy chế nội bộ, quy
định của Điều lệ sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, khác với Điều lệ, công ty
không có nghĩa vụ phải đăng ký quy chế nội bộ với cơ quan cấp phép đăng ký
kinh doanh và quy chế nội bộ cũng không phải là tài liệu phải có trong bộ hồ
sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thực tiễn pháp lý của các quốc gia hiện
76

nay cho thấy, việc xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về QTCT là yêu cầu
bắt buộc đối với các công ty niêm yết.
1.2.2. Nội dung pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần
Pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần cần đáp ứng vai trò là
điều kiện khung pháp lý để hoạt động quản trị CTCP được tổ chức với các thiết
chế chặt chẽ, mỗi thiết chế xác định được giới hạn, phạm vi hoạt động của mình
cũng như mối liên kết giữa mình với các thiết chế còn lại trong cấu trúc quản
trị, đồng thời xác định nghĩa vụ, trách nhiệm tổng hoà đối với những chủ thể
có liên quan. Để thực hiện được vai trò này, pháp luật về mô hình quản trị công
ty cổ phần cần chứa đựng các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức
quản lý công ty cổ phần
Tuỳ thuộc vào những yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau dẫn tới
việc một quốc gia đi theo mô hình QTCT một cấp, hai cấp hay thừa nhận sự
kết hợp giữa hai mô hình. Kết quả của quan điểm quốc gia về việc áp dụng mô
hình QTCT cổ phần nào sẽ tác động tới quy định trong pháp luật quốc gia về
cơ cấu tổ chức quản lý CTCP tương ứng. Chẳng hạn, đối với quốc gia áp dụng
theo mô hình quản trị một cấp, cơ cấu tổ chức quản lý công ty được quy định
bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Uỷ ban
kiểm toán. Còn đối với những quốc gia áp dụng theo mô hình quản trị hai cấp,
cơ cấu quản lý công ty được quy định bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc.
Bên cạnh đó, cùng với việc quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý
CTCP, các quy định của pháp luật cũng cần xác định rõ vị trí, chức năng cơ
bản của mỗi thiết chế, mỗi cơ quan trong cơ cấu mô hình quản trị công ty.
Chẳng hạn, theo chức năng, hệ thống các cơ quan QTCT bao gồm bốn cơ
77

quan85: cơ quan quyền lực; cơ quan quản lý; cơ quan điều hành và cơ quan kiểm
soát. Trong đó, cơ quan quyền lực của công ty là chủ sở hữu công ty hoặc một
thiết chế do các thành viên của công ty tham gia; bổ nhiệm (bầu ra) cơ quan
quản lý, cơ quan điều hành, cơ quan kiểm soát. Cơ quan quyền lực có những
thẩm quyền cao nhất đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Cơ quan quản
lý là cơ quan có thẩm quyền cao nhất đối với việc tổ chức và hoạt động của
công ty, đại diện cho công ty trong các mối quan hệ với bên ngoài. Cơ quan
điều hành chịu trách nhiệm thi hành các quyết định, chủ trương, chính sách của
cơ quan quyền lực và cơ quan quản lý; điều hành công việc hàng ngày của công
ty; ký kết, thực hiện các hợp đồng, thoả thuận kinh doanh. Còn cơ quan kiểm
soát thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các cơ quan, cán bộ, nhân viên công
ty thi hành pháp luật, điều lệ, nội quy và quy chế của công ty.
Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội
đồng cổ đông của công ty cổ phần
Cổ đông (shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu
hợp pháp một lượng cổ phần của CTCP. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này
được gọi là cổ phiếu. Khi đã góp vốn, tài sản vào CTCP, quyền sở hữu lượng
vốn, tài sản này được chuyển sang cho công ty, đổi lại, họ trở thành các đồng
chủ sở hữu của công ty. Đồng thời, do hầu hết các cổ đông đều thiếu thời gian
và kỹ năng cần thiết để điều hành công ty, nên họ thường giao phó cho các nhà
quản lý chuyên nghiệp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Sự tách
bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý là đặc trưng cơ hữu của CTCP. Tuy
nhiên, sự tách bạch này dẫn tới có những trường hợp người quản lý cũng hành
động vì mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông. Thực tế, các xung đột về
lợi ích giữa cổ đông và người quản lý luôn hiện hữu, còn được gọi là “vấn đề

85
Mai Ngọc (2019), Một số vướng mắc và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị
công ty ở Việt Nam hiện nay, truy cập tại địa chỉ https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-
doi.aspx?ItemID=2492, ngày 01.01.2020.
78

ông chủ - người làm thuê” (Principal – Agent Problem). Bên cạnh sự xung đột
này, ngay trong mỗi bộ phận quản trị cũng có thể tồn tại sự xung đột lợi ích,
chẳng hạn giữa các cổ đông lớn số và cổ đông nhỏ; cổ đông kiểm soát và không
kiểm soát; cổ đông cá nhân và tổ chức.
Do vậy, các CTCP cần xem xét, đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các
bên và tránh các xung đột này. Khuôn khổ QTCT của OECD được xây dựng
dựa trên bốn giá trị cốt lõi, trong đó nền tảng là đảm bảo sự công bằng; phải
bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi
cổ đông, kể cả các cổ đông nhỏ, lẻ và cổ đông nước ngoài. Tất cả các cổ đông
đều phải được đảm bảo cơ hội bảo vệ quyền lợi của mình nếu quyền lợi của họ
bị xâm phạm. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với quy định pháp luật mỗi quốc gia,
theo đó, pháp luật phải ghi nhận rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các cổ đông và
có cơ chế pháp lý cụ thể, minh bạch, dễ thực hiện để các cổ đông bảo vệ được
quyền của mình.
Mặt khác, cổ đông thường thực hiện quyền QTCT của mình qua Đại
hội đồng cổ đông. Thông qua ĐHĐCĐ, các cổ đông thể hiện ý chí của mình
đối với các vấn đề quan trọng của công ty, do vậy, ĐHĐCĐ đóng vai trò là cơ
quan có quyền quyết định cao nhất, phê duyệt các quyết sách, các luật lệ, định
chế và kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ thực thi quyền
lực của đại diện chủ sở hữu ở đây là các quyết định phê chuẩn về điều lệ hoạt
động, chính sách và chiến lược, phân chia lợi ích và bảo vệ quyền lợi của các
cổ đông. Với vị trí và chức năng quan trọng như vậy, pháp luật mỗi quốc gia
cần có những quy định chi tiết về cuộc họp ĐHĐCĐ như chu kỳ họp, lý do họp,
trình tự, thủ tục tiến hành họp... và những quy định để Nghị quyết của ĐHĐCĐ
được thông qua. Trong bối cảnh công nghệ ngày một phát triển, một trong
những vấn đề pháp luật cũng cần quy định tới là sự xuất hiện, tồn tại và giá trị
của công nghệ thông tin trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, sự biểu quyết và ghi nhận
kết quả biểu quyết thông qua các phương tiện công nghệ...
79

Thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật quy định về Hội đồng quản trị
của công ty cổ phần
HĐQT giữ vị trí trung tâm trong khuôn khổ quản trị công ty. Có nhiều
quan điểm cho rằng, HĐQT đóng vai trò như “cơ quan lập pháp” - sự minh hoạ
này cho thấy vị trí quan trọng của cơ quan quản trị cao nhất trong công ty, thực
hiện định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động và những vấn đề lớn khác của
công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT hoạt động vì lợi ích của
công ty, bảo vệ quyền lợi của tất cả các cổ đông, giám sát hoạt động của Tổng
giám đốc, giám đốc cũng như các hệ thống kiểm soát tài chính.
Với vị trí, vai trò như vậy, pháp luật các quốc gia cần có những quy
định rõ về cách thức thành lập HĐQT, tiêu chuẩn, điều kiện của những thành
viên HĐQT, cơ cấu tổ chức của HĐQT, cũng như quyền và nghĩa vụ của
HĐQT, thành viên HĐQT; hoạt động của HĐQT... Những quy định này càng
đầy đủ, rõ ràng, chi tiết càng giúp cho cơ quan này hoạt động hiệu quả, đồng
thời giúp cho các cơ quan có liên quan khác thực hiện được các hoạt động tương
tác của mình với HĐQT như hoạt động giám sát của Ban kiểm soát, hoạt động
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT của ĐHĐCĐ. Đồng thời, quy định
của pháp luật cần phải hướng tới việc hình thành và tồn tại một HĐQT có tính
độc lập, chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả, từ đó sự kỳ vọng về mô hình
QTCT hiệu quả mới có thể đạt được.
Thứ tư, nhóm quy phạm pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng
giám đốc của công ty cổ phần
Trong cơ cấu quản trị công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc hay mở rộng
hơn là Ban điều hành đóng vai trò điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công
ty. Nếu vị trí của HĐQT được ví như “cơ quan lập pháp” để định hướng chiến
lược thì vị trí của Ban điều hành được ví như “cơ quan hành pháp” thực thi các
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu kế hoạch đã được
HĐQT quyết định.
80

Ban điều hành công ty là một phần không thể thiếu được trong hệ thống
quản trị nội bộ của doanh nghiệp, được xác định là tập hợp các cá nhân đảm
nhận những chức vụ điều hành cao cấp trong công ty. Theo thông lệ quốc tế,
Ban điều hành thường được gọi là “Board of Management” (BOM), “Executive
Board” (EB) hoặc “Executive Commitee” (EC), trong đó, thuật ngữ BOM
thường được dùng nhiều nhất. Tại Việt Nam, thuật ngữ “Ban giám đốc” hay
“Ban Tổng giám đốc” được sử dụng khá phổ biến để chỉ Ban điều hành công
ty, tuy nhiên khi được thể chế hoá trong các quy định của pháp luật thì tên gọi
của thiết chế này cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn, đối với CTCP là công ty đại
chúng, pháp luật chứng khoán quy định thiết chế điều hành này mang tên gọi
là “Ban giám đốc”; nhưng đối với các CTCP thông thường, pháp luật doanh
nghiệp quy định tới cá nhân đóng vai trò điều hành mang tên gọi là “Giám
đôc/Tổng giám đốc”, còn việc có thiết lập thành một cơ quan với nhiều thành
viên hay không tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên, dù thiết chế đóng vai trò điều hành này tồn tại dưới tên gọi
cụ thể nào, thì pháp luật cũng cần chứa đựng các quy định về cách thức hình
thành thiết chế này, tiêu chuẩn, điều kiện của những thành viên đóng vai trò
điều hành công ty, quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng như mối quan
hệ giữa các thành viên trong thiết chế điều hành với nhau và với các thiết chế
khác trong mô hình QTCT cổ phần.
Thứ năm, nhóm quy phạm pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ
và kiểm toán trong công ty cổ phần
Kiểm soát nội bộ và kiểm toán là các công cụ quan trọng trong QTCT,
giúp quản lý và giám sát mọi hoạt động của công ty, góp phần đảm bảo báo cáo
tài chính minh bạch và lành mạnh. Quản lý, giám sát tình hình hoạt động và
tình hình tài chính của công ty có sự tham gia của một số bộ phận trong nội bộ
công ty và cả các tổ chức bên ngoài, các bên có quyền lợi liên quan. Các chủ
thể này có sự đa dạng về đặc điểm, chức năng và cách thức báo cáo. Trong đó,
81

sự tham gia của một số chủ thể mang tính bắt buộc, trong khi một số khác là do
công ty tuỳ chọn.
Yêu cầu đặt ra đối với pháp luật khi quy định về kiểm soát nội bộ và
kiểm toán trong CTCP là phải quy định rõ những trường hợp nào bắt buộc phải
có thiết chế kiểm soát, kiểm toán; những trường hợp nào có thể có hoặc không.
Đồng thời, pháp luật cũng cần quy định cụ thể về cách thức thiết lập các cơ
quan thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm toán này, tiêu chuẩn, điều kiện của
những người trong các cơ quan này; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan này...
Thứ sáu, nhóm quy phạm pháp luật quy định về chế độ báo cáo và
công bố thông tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Theo thông lệ quốc tế, khuôn khổ QTCT cần chú trọng đảm bảo hoạt
động báo cáo, công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng
liên quan đến CTCP. Các vấn đề này bao gồm tình hình hoạt động, tình hình
tài chính, tình hình sở hữu và tình hình QTCT86. Theo Báo cáo của Nhóm
chuyên gia cao cấp về Luật công ty và khuôn khổ pháp lý hiện đại cho Luật
công ty (2002), yêu cầu báo cáo và công bố thông tin là một công cụ pháp lý
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình và
tính minh bạch trong các hoạt động của công ty và công tác QTCT87.
Thực vậy, việc báo cáo và công bố thông tin có ý nghĩa quan trọng đối
với các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng, các cơ quan pháp luật và các bên có
quyền lợi liên quan khác. Việc tiếp cận thông tin trọng yếu giúp các cổ đông
bảo vệ quyền lợi của mình và giúp các đối tượng tham gia thị trường cải thiện
khả năng đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý hơn. Bên cạnh đó, việc công
bố thông tin còn cho phép đánh giá và giám sát các hoạt động của những chủ

86
OECD (2015), Report to G20 Finance Ministers and Central Bank Governors, OECD.
87
Báo cáo của Nhóm chuyên gia cao cấp về Luật công ty và khuôn khổ pháp lý hiện đại cho Luật
công ty (2002), Brussels, truy cập tại địa chỉ
https://ec.europa.eu/internal_market/company/docs/modern/report_en.pdf.
82

thể quản lý công ty, buộc những chủ thể này phải có trách nhiệm giải trình trước
cổ đông và công ty. Chưa kể tới việc chính sách báo cáo và công bố thông tin
hiệu quả còn góp phần giảm thiểu chi phí vốn và giúp các chủ nợ, nhà cung
cấp, khách hàng và người lao động đánh giá vị trí của mình, thích ứng với
những thay đổi và định hình các mối quan hệ của họ với công ty88.
Pháp luật của các quốc gia khi quy định về chế độ báo cáo và công bố
thông tin trong QTCT cổ phần cần xuất phát từ mục tiêu cuối cùng cần đạt được
trong QTCT để xây dựng các nội dung quy định tương ứng. Theo đó, đối với
mục tiêu là làm rõ vị trí, vai trò của các cơ quan, thiết chế trong mô hình QTCT,
pháp luật cần có quy định cụ thể về chế độ báo cáo, công bố thông tin của các
chủ thể quản lý như HĐQT, Ban kiểm soát với ĐHĐCĐ; những quy định cụ
thể cần làm rõ các vấn đề về nội dung báo cáo, thời điểm báo cáo. Đối với mục
tiêu QTCT là bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các chủ thể có liên quan, pháp
luật cần có quy định cụ thể về những vấn đề như nội dung công bố thông tin,
chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin; cách thức tổ chức công bố thông tin...
Thứ bảy, nhóm quy phạm pháp luật quy định về ngăn ngừa xung
đột lợi ích trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một chủ thể thực hiện hoạt động nhằm tìm kiếm lợi
nhuận, các chủ thể có liên quan đến CTCP, từ các cổ đông góp vốn, các cá nhân
đóng vai trò quản lý, điều hành cho tới những người có liên quan khác đều có
những lợi ích nhất định trong mối quan hệ với CTCP. Trong mối quan hệ chung,
khi các chủ thể đều thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
cơ bản quyền lợi của các bên đều được bảo đảm. Tuy nhiên, xuất phát từ những
đặc tính cố hữu của CTCP như sự bóc tách giữa quyền sở hữu và quyền quản
lý, sự chịu trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông... khiến cho những xung đột
lợi ích giữa các chủ thể luôn tiềm ẩn. Dưới khía cạnh pháp lý, xung đột lợi ích

88
IFC (2010), tlđd, tr.488.
83

được hiểu là sự vi phạm, xâm phạm hoặc làm tổn hại lẫn nhau giữa các lợi ích
trong một quan hệ nhất định89.
Để ngăn ngừa xung đột lợi ích trong mô hình quản trị CTCP, pháp luật
cần có các quy định về trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp liên quan
đến sự trung thực và nỗ lực tránh các xung đột về quyền lợi; các giao dịch giữa
công ty với những người có liên quan hay các vấn đề nhằm đảm bảo quyền lợi
hợp pháp của những người có liên quan đến công ty...
Thứ tám, nhóm quy phạm pháp luật quy định về giám sát và xử lý
vi phạm trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Quản trị công ty trước tiên là yêu cầu và nhu cầu của bản thân chính
công ty và những cổ đông, người có liên quan của công ty. Đối với những vấn
đề về QTCT được ghi nhận trong quy chế nội bộ hay Điều lệ công ty, hoặc
được ghi nhận trong một Bộ quy tắc, Bộ nguyên tắc..., việc áp dụng dựa trên
tinh thần tự nguyện, cầu thị của các chủ thể có trách nhiệm trong QTCT. Cơ
chế giám sát, việc xử lý vi phạm nếu có cũng chỉ áp dụng trong nội bộ công ty
hoặc là một hình thức “trừng phạt mềm”, chẳng hạn như một công ty có mô
hình quản trị không tốt, quyền lợi của cổ đông và những chủ thể có liên quan
bị ảnh hưởng, dẫn tới niềm tin của xã hội, của các nhà đầu tư tiềm năng đối với
công ty thấp, từ đó sự phát triển, vị thế tương lai của công ty bị ảnh hưởng...
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật có quy định về nội dung QTCT
cổ phần, về mô hình QTCT cổ phần, thì cần thiết pháp luật cần có những quy
định để đảm bảo thực thi những nội dung này, tránh cho trường hợp quy định
có nhưng việc không thực hiện lại không bị xử lý. Bởi vậy, quy định của pháp
luật về giám sát, xử lý vi phạm trong mô hình QTCT cổ phần phải chứa đựng
những quy định về chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm, cách thức xử lý và
các biện pháp xử lý cụ thể..

89
Hoàng Văn Luân (2014), Quản trị xung đột lợi ích – Các lý thuyết và vấn đề đặt ra ở Việt Nam,
Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.2014.
84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Thông qua việc nghiên cứu Những vấn đề lý luận về mô hình quản trị
công ty cổ phần và pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần, nghiên cứu
sinh rút ra một số kết luận sau:
1. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp quan trọng, phổ biến trong
đời sống kinh tế của mỗi quốc gia. Loại hình công ty này có thể được nhận diện
thông qua những dấu hiệu đặc trưng, gồm: (i) Là một pháp nhân và thương
nhân; (ii) Là công ty đối vốn điển hình; (iii) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iv)
Các cổ đông của công ty là những người chủ sở hữu của công ty. Những dấu
hiệu nhận diện này có tính chi phối tới mô hình quản trị CTCP.
2. Quản trị công ty được hiểu là hệ thống các quy tắc, quy định hướng
tới việc thiết lập một cơ chế nhằm điều hành và kiểm soát công ty theo đuổi
những mục tiêu nhất định, mà trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, duy trì mối quan hệ của các thiết chế như Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát và bảo vệ được quyền
lợi của các chủ thể có liên quan. Hoạt động QTCT phải được thực hiện dựa trên
những nguyên tắc nhất định, cơ bản gồm những nguyên tắc như: cơ cấu quản
trị hợp lý, hiệu quả; bảo đảm hiệu quả hoạt động của HĐQT; Ban kiểm soát;
nâng cao trách nhiệm của HĐQT với cổ đông và công ty; Bảo đảm quyền của
cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông; Bảo đảm vai trò của nhà đầu tư,
thị trường chứng khoán và các tổ chức trung gian trong việc hỗ trợ hoạt động
QTCT; Tôn trọng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có quyền lợi
liên quan trong công ty; Công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, minh
bạch về hoạt động của công ty...
3. Mô hình QTCT cổ phần là một cấu trúc được cấu thành bởi các thiết
chế có quyền hạn và nghĩa vụ rõ ràng, có mối quan hệ quản trị và kiểm soát
trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng của từng thiết chế để đảm bảo những mục
85

tiêu kinh doanh của công ty cổ phần được các chủ sở hữu hướng đến. Trên thế
giới có hai mô hình QTCT cổ phần điển hình, gồm (i) Mô hình quản trị một
cấp với sự xuất hiện của ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban Giám đốc và có Uỷ ban kiểm
toán trực thuộc HĐQT; (ii) Mô hình quản trị hai cấp với sự xuất hiện của
ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban kiểm soát và Ban Giám đốc. Mô hình QTCT cổ phần
chịu ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó
những yếu tố khách quan cơ bản gồm: hệ thống pháp luật cùng với các tiêu
chuẩn về kế toán, kiểm toán; truyền thống văn hoá và lịch sử của quốc gia; khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; tính hiệu quả và khả năng cạnh
tranh trên thị trường tài chính.
4. Sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với mô hình QTCT cổ phần là một
đòi hỏi mang tính tất yếu, xuất phát từ bản chất và mục tiêu của hoạt động
QTCT cũng như ý nghĩa, vai trò của hoạt động này. Pháp luật về mô hình quản
trị công ty cổ phần được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động
quản trị đối với công ty cổ phần.
5. Pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần được xây dựng bởi
những nhóm quy phạm pháp luật quy định về những nội dung cụ thể sau: Một
là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu quản lý CTCP; Hai là, nhóm
quy phạm pháp luật quy định về cổ đông và ĐHĐCĐ của CTCP; Ba là, nhóm
quy phạm pháp luật quy định về HĐQT của CTCP; Bốn là, nhóm quy phạm
pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc CTCP; Năm là, nhóm quy
phạm pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong CTCP; Sáu
là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về chế độ báo cáo thông tin trong mô
hình QTCT cổ phần; Bảy là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về ngăn ngừa
xung đột lợi ích trong CTCP và Tám là, nhóm quy phạm pháp luật quy định về
giám sát và xử lý vi phạm trong mô hình QTCT cổ phần.
86

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI


HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật quy định về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
Việt Nam
Ở nước ta, pháp luật quy định về mô hình QTCT cổ phần có sự thay
đổi theo thời gian. Khái niệm quản trị công ty được ghi nhận đầu tiên vào năm
1987 cùng với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quy định pháp
luật về QTCT chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các
công ty trong nước phải đợi đến Luật Doanh nghiệp năm 1999 mới có quy định
điều chỉnh về QTCT, mặc dù, thực tiễn giai đoạn này, chủ lực trong nền kinh
tế vẫn là các doanh nghiệp nhà nước – nhóm doanh nghiệp chưa thực sự chịu
sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 1999.
Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, đến nay, khuôn
khổ pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực quản trị công ty đã hình thành tương
đối đầy đủ và được cải thiện rõ nét so với trước đây. Nguồn của pháp luật quy
định về QTCT được ghi nhận tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Trong đó, pháp luật doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chi phối hầu hết vấn
đề QTCT cho các CTCP hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với các công
ty đặc thù, quy định về QTCT cũng được thể hiện trong các văn bản riêng.
Chẳng hạn, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (2017) có đề cập tới QTCT
của các CTCP là tổ chức tín dụng; Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định
số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31.12.2020 hướng dẫn Luật Chứng
khoán quy định thêm về QTCT đối với CTCP đại chúng; Luật Kinh doanh bảo
hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 201990. Nhìn chung, pháp luật về

90
Đến ngày 01.01.2023, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực thi hành sẽ thay thế Luật
Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (2010, 2019).
87

QTCT cổ phần ở Việt Nam đã quy định khá cụ thể, rõ ràng về cơ cấu, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế trong mô hình quản trị CTCP.
Đồng thời, các quy định cũng thường xuyên được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để
hướng tới việc hoàn thiện mô hình QTCT, theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt
và phổ biến, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho các đầu tư và các chủ
thể có liên quan một cách tối ưu.
2.1.1. Thực trạng pháp luật quy định về cơ cấu quản lý công ty cổ phần
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, trừ trường hợp có quy
định khác trong pháp luật chứng khoán, CTCP ở Việt Nam có thể lựa chọn để
tổ chức và hoạt động theo một trong hai mô hình91: (i) Mô hình thứ nhất gồm
có Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Ở mô hình này, CTCP nếu có dưới 11 cổ đông và các cổ đông
là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc
phải có Ban kiểm soát92. (ii) Mô hình thứ hai gồm Đại hội đồng cổ đông; Hội
đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Với mô hình này, CTCP cần
có ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và phải thành
lập Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT. Uỷ ban kiểm toán này sẽ có cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo quy chế
hoạt động do HĐQT ban hành.
Việc quy định về sự đa dạng trong mô hình QTCT cổ phần và trao
quyền tự chủ cho doanh nghiệp lựa chọn như trên được khởi nguồn trong Luật
Doanh nghiệp năm 2014, nhằm khắc phục những hạn chế của việc quy định
cứng một mô hình QTCT cổ phần như trong Luật doanh nghiệp các phiên bản
trước năm 2014. Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014, kế thừa bởi Luật
Doanh nghiệp năm 2020 quy định thêm mô hình QTCT cổ phần một cấp, nghĩa

91
Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
92
Điểm a Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
88

là mô hình CTCP không có Ban kiểm soát, nhằm tạo điều kiện cho các CTCP
có thêm lựa chọn mô hình quản trị phù hợp với thực tiễn nhu cầu và đáp ứng
được yêu cầu QTCT thực tế; đồng thời thể hiện được sự tiếp thu các kinh
nghiệm tốt trên thế giới. Tuy nhiên, trong mô hình thứ hai, sự giám sát của một
nhóm thành viên trong HĐQT đối với các thành viên khác có thể gây ra hiện
tượng thiếu tính khách quan và hiệu quả so với hoạt động của một cơ quan giám
sát độc lập trong cơ cấu QTCT theo mô hình thứ nhất. Điều này đặt ra yêu cầu
của pháp luật phải chứa đựng những quy định để bảo đảm cho sự hoạt động
hiệu quả của các thành viên độc lập và Uỷ ban kiểm toán, cũng như sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý trong CTCP.
Mặt khác, trong việc quy định về hai mô hình quản trị của CTCP mà
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đề cập, một vấn đề có thể nhận thấy là nội dung
về sự chuyển đổi, quá trình chuyển đổi mô hình QTCT cổ phần chưa được luật
quy định rõ ràng. Bởi lẽ, trên thực tế sẽ có những trường hợp từ CTCP thay đổi
mô hình quản trị công ty, từ CTCP không có Ban kiểm soát chuyển sang mô
hình CTCP bắt buộc phải có Ban kiểm soát và ngược lại. Tuy nhiên, việc xác
định yêu cầu về thời hạn tối đa phải thực hiện thiết lập Ban kiểm soát hoặc yêu
cầu và thời hạn tối đa phải thực hiện thiết lập Uỷ ban kiểm toán trong trường
hợp này chưa được pháp luật quy định. Điều này vô hình chung có thể gây ra
việc “trì hoãn”, chậm trễ của doanh nghiệp chuyển đổi mô hình QTCT.
Bên cạnh mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của CTCP, pháp luật
doanh nghiệp còn có quy định về tư cách người đại diện theo pháp luật trong
cơ cấu tổ chức quản lý CTCP. Theo đó, trường hợp công ty chỉ có một người
đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy
định thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường
hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và
89

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật
của công ty93.
Quy định về người đại diện như trên được ghi nhận từ Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và được coi là một điểm “đột phá” trong cơ cấu tổ chức quản
lý của CTCP. Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh
nghiệp trong việc toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật
cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của
doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Toà án và các quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quy định này cũng góp phần
giải quyết những trường hợp đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp
có những lý do khách quan phải vắng mặt, hoặc do những nguyên nhân chủ
quan như bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của cổ đông trong quá trình
quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài.
Bằng cách có nhiều hơn một đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác của người đại
diện sẽ bị vô hiệu hoá.
2.1.2. Thực trạng pháp luật quy định về cổ đông và Đại hội đồng cổ đông của
công ty cổ phần
2.1.2.1. Thực trạng pháp luật quy định về cổ đông công ty cổ phần
Cổ đông trong CTCP có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác
nhau. Luật Doanh nghiệp chủ yếu phân loại cổ đông dựa trên quyền và nghĩa
vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ nắm giữ. Theo đó, cổ đông được phân loại
thành: (i) Cổ đông phổ thông (sở hữu cổ phần phổ thông); (ii) Cổ đông sở hữu
cổ phần ưu đãi biểu quyết; (iii) Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức; (iv) Cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. Ngoài ra, trong các quy định của Luật
Doanh nghiệp năm 2020 còn xuất hiện cổ đông sáng lập, cổ đông lớn.

93
Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
90

❖ Quy định về quyền của cổ đông


Quyền của cổ đông là một trong những nội dung quan trọng và cốt yếu
được Luật Doanh nghiệp quy định trong các vấn đề về CTCP. Tuỳ thuộc vào
việc cổ đông nắm giữ loại cổ phần khác nhau mà quyền của cổ đông cũng được
xác lập có sự khác biệt tương ứng. Những quy định về quyền cổ đông có thể
tìm thấy chi tiết tại các điều khoản cụ thể của Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ
thể: Điều 115 về quyền của cổ đông phổ thông; Điều 116 về quyền của cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; Điều 117 về quyền của cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi cổ tức; Điều 118 về quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn
lại. Một cách khái quát, những nhóm quyền lớn và cơ bản của cổ đông bao
gồm:
Thứ nhất, quyền liên quan tới hệ thống quản lý điều hành công ty. Đây
là nhóm quyền tương đối quan trọng của cổ đông, thể hiện quyền làm chủ sở
hữu công ty của cổ đông. Luật Doanh nghiệp quy định cổ đông có các quyền
như tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty thông qua quyền dự họp,
phát biểu và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ. Quyền biểu quyết có thể được
thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo uỷ quyền. Đồng thời, nhằm tạo
điều kiện cho cổ đông thực hiện quyền biểu quyết, pháp luật hiện hành có quy
định về việc sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động này. Bên
cạnh quyền biểu quyết, cổ đông còn có quyền đề nghị không thực hiện các
quyết định của ĐHĐCĐ khi mà nghị quyết của ĐHĐCĐ vi phạm pháp luật
hoặc vi phạm những quyền lợi cơ bản của cổ đông theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cổ đông còn có quyền đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm
soát khi cổ đông hoặc nhóm cổ đông đó sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty94.
Bên cạnh đó, cổ đông hoặc một nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần

94
Khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
91

phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có quyền
triệu tập họp ĐHĐCĐ trong các trường hợp: (i) HĐQT vi phạm nghiêm trọng
quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá
thẩm quyền được giao hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; (ii)
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty95. Quyền
triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định trên được coi là quyền quan trọng để bảo
vệ các quyền của cổ đông trong CTCP.
Thứ hai, quyền kinh tế. Đây là nhóm quyền mà mỗi cổ đông đều mong
muốn có được, nhận được khi tham gia vào CTCP. Quyền về kinh tế của các
cổ đông bao gồm: cổ đông nhận cổ tức theo quyết định của ĐHĐCĐ; được ưu
tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông
của từng cổ đông trong công ty; được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ
đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp là cổ đông sáng
lập và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. Mặt khác, trong trường hợp
cổ đông phản đối quyết định của công ty về vấn đề tổ chức lại hoặc thay đổi
quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cổ đông còn có quyền yêu cầu công ty mua lại
toàn bộ hoặc một phần cổ phần của mình. Hoặc trong trường hợp công ty giải
thể hay phá sản, cổ đông còn được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng
với số cổ phần góp vốn vào công ty sau khi các chủ nợ đã được thanh toán đầy
đủ. Có thể thấy, pháp luật đã có quy định tương đối đầy đủ về quyền kinh tế
của cổ đông, từ lúc công ty đang tồn tại và hoạt động, phát sinh lợi nhuận, cho
tới lúc công ty chấm dứt sự tồn tại.
Tuy nhiên, liên quan đến quyền của cổ đông yêu cầu công ty mua lại
cổ phần, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định yêu cầu phải được lập bằng
văn bản, trong đó nêu số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu
cầu công ty mua lại. Khi nhận được yêu cầu, công ty phải mua lại cổ phần với

95
Khoản 2, Khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
92

giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty
trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả
thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định
giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và
lựa chọn đó là quyết định cuối cùng96. Liên quan đến quy định này, có một số
vấn đề phát sinh như sau:
Một là, pháp luật chưa có quy định về trường hợp nếu những tổ chức
thẩm định giá do công ty giới thiệu đều không được cổ đông lựa chọn thì
phương án giải quyết như thế nào. Thực tế, ngay từ khi lập yêu cầu công ty mua
lại cổ phần, cổ đông đã đề xuất giá dự định bán, và giá này cũng phải dựa trên
những cơ sở nhất định theo quan điểm của cổ đông. Việc lựa chọn tổ chức thẩm
định giá chỉ xảy ra khi giá cổ đông đưa ra không trùng với giá công ty định
mua. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tổ chức thẩm định giá chỉ dựa theo sự giới thiệu
của công ty, hoàn toàn có thể dẫn tới trường hợp cổ đông không thoả mãn với
những sự giới thiệu này vì những nghi ngại liên quan đến yếu tố thông đồng tư
lợi phía sau. Đồng thời, việc cổ đông chỉ lựa chọn tổ chức thẩm định giá dựa
theo những đề xuất của công ty cũng vô hình chung làm giới hạn quyền của cổ
đông trong vấn đề tìm hiểu và lựa chọn tổ chức thẩm định giá.
Hai là, pháp luật chưa có quy định về trường hợp lựa chọn tổ chức thẩm
định giá, thì chi phí thanh toán cho tổ chức này thuộc về bên nào, bên cổ đông
bán hay bên công ty mua? Việc không quy định rõ ràng như vậy hoàn toàn có
thể dẫn tới các xung đột lợi ích có thể xảy ra.
Thứ ba, quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty. Cổ đông có
thể trực tiếp hoặc thông qua hoạt động của Ban kiểm soát để thực hiện việc
giám sát toàn bộ hoạt động của công ty. Đây cũng là một trong những quyền
thể hiện vai trò của cổ đông trong QTCT cổ phần. Các cổ đông cũng có quyền

96
Điều 132 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
93

xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền
biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu,
trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHĐCĐ và nghị quyết
ĐHĐCĐ. Ngoài ra, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần
phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty có quyền
xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT,
báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng,
giao dịch phải thông qua HĐQT và tài liệu khác; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm
tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty
khi xét thấy cần thiết97.
Có thể thấy, nhóm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty
thông qua việc được tra cứu, nhận các thông tin về công ty nêu trên đã có sự
tiếp thu dựa trên Bộ Nguyên tắc OECD về QTCT, giúp cho cổ đông phổ thông,
cổ đông thiểu số nắm bắt tình hình hoạt động của công ty và có những biện
pháp nhằm kiểm tra, ngăn ngừa những hành vi vi phạm.
Thứ tư, quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp phát sinh. Theo đó, nhằm hướng tới việc bảo vệ toàn diện quyền lợi của
cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp quy định, cổ đông,
nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình
hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới
đối với các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn
trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong trường
hợp: (i) Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều
165 Luật Doanh nghiệp năm 2020; (ii) Không thực hiện, thực hiện không đầy
đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc
Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của HĐQT đối với quyền và nghĩa vụ

97
Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020
94

được giao; (iii) Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội
kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác; (iv) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty98.
Mặc dù việc trao quyền khởi kiện cho cổ đông như trên đã thể hiện sự
phù hợp với thông lệ quốc tế về QTCT, tuy nhiên, quy định này của Luật Doanh
nghiệp năm 2020 chưa đầy đủ, còn bỏ sót chủ thể có thể là đối tượng bị cổ đông
công ty khởi kiện từ các hành vi vi phạm của mình. Bởi lẽ, quyền khởi kiện của
cổ đông chỉ áp dụng đối với thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc;
trong khi đó ngoài những cá nhân giữ chức danh này, trong cơ cấu tổ chức của
CTCP còn có những chủ thể khác đóng vai trò quản lý công ty và có vị trí, sức
ảnh hưởng quan trọng đến tổ chức và hoạt động của công ty99. Sự giới hạn này
trong quy định của pháp luật vô hình chung dẫn tới quyền khởi kiện của cổ
đông chưa đầy đủ, việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông chưa toàn diện, đồng thời,
dẫn tới hệ quả là những người quản lý công ty khác không phải là thành viên
HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không bị ràng buộc trách nhiệm, nghĩa
vụ khắt khe. Thêm vào đó, nhóm chủ thể là “người khác” mà cổ đông được
quyền khởi kiện để yêu cầu hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hai cho chưa được
pháp luật quy định cụ thể bao gồm những chủ thể nào. Việc không quy định rõ
tư cách chủ thể và mối quan hệ với cổ đông để có thể được cổ đông đòi quyền
lợi thay có thể khiến cho quy định này có sự mâu thuẫn với pháp luật tố tụng
dân sự, khi mà dựa trên tinh thần của pháp luật tố tụng dân sự, cổ đông không

98
Khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
99
Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa, người quản lý doanh nghiệp là người
quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty. Người quản lý CTCP có thể liệt kê gồm Chủ
tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác
theo quy định tại Điều lệ công ty, chẳng hạn như các Trưởng phòng/Ban chuyên môn của công ty.
Đồng thời, Điều 165 Luật Doanh nghiệp quy định về trách nhiệm người quản lý cũng xác định trách
nhiệm của HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác.
95

thể đương nhiên có quyền đại diện để khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại cho người khác100.
❖ Quy định về nghĩa vụ của cổ đông
Bên cạnh quyền lợi, các cổ đông có nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy
định của pháp luật. Những nghĩa vụ của cổ đông được Luật Doanh nghiệp năm
2020 ghi nhận gồm101:
Thứ nhất, nghĩa vụ thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết
mua. Đây là nghĩa vụ cơ bản để cổ đông được hưởng các quyền lợi tương ứng
với tỷ lệ góp vốn theo thời hạn pháp luật quy định. Luật Doanh nghiệp quy định
rõ, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn
90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ
trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một
thời hạn khác ngắn hơn102. HĐQT chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh
toán đủ và đúng hạn các cổ phần của công ty đã đăng ký mua.
Thứ hai, nghĩa vụ khác, gồm có: không được rút vốn đã góp bằng cổ
phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công
ty hoặc người khác mua lại cổ phần; tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản
lý nội bộ của công ty; chấp hành nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT;
bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ và pháp
luật...
Một cách khái quát, các nghĩa vụ của cổ đông theo quy định của pháp
luật Việt Nam khá tương đồng với các nghĩa vụ của cổ đông của các quốc gia
trên thế giới.

100
Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
101
Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2020
102
Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
96

❖ Quy định về bảo vệ quyền lợi của cổ đông


Quyền của cổ đông, bảo vệ quyền của cổ đông là một trong những nội
dung quan trọng nhất của quy định về khung quản trị công ty. Việc hoàn thiện
quy định về bảo vệ quyền của cổ đông sẽ góp phần quan trọng làm cho CTCP
trở thành một công cụ kinh doanh an toàn và thông qua đó sẽ thúc đẩy đầu tư,
tinh thần đầu tư và huy động đầu tư tốt hơn. Các quy định của Luật Doanh
nghiệp qua nhiều lần ban hành mới đã tạo ra những đột phá về nội dung bảo vệ
quyền của cổ đông. Những quy định được chỉnh sửa trong Luật Doanh nghiệp
năm 2020 như giảm bớt yêu cầu về tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% xuống 3%; bãi
bỏ điều kiện “phải sở hữu liên tục ít nhất 06 tháng”; bổ sung quyền cho cổ đông
trong việc yêu cầu Toà án, trọng tài cho phép cổ đông có liên quan tiếp cận
thông tin cần thiết để dễ dàng hơn trong thực hiện quyền của mình..., những
quy định này đã đạt được mục tiêu trong việc mở rộng quyền cổ đông; tạo thuận
lợi hơn cho cổ đông thực hiện các quyền của mình và bảo vệ quyền lợi của
mình khi bị xâm phạm; nâng cao trách nhiệm thành viên HĐQT và người quản
lý công ty.
Như vậy, với các quyền cơ bản của cổ đông được chỉ ra ở trên, việc bảo
vệ các quyền của cổ đông mới có cơ sở để thực hiện và đánh giá hiệu quả. Bảo
vệ quyền của cổ đông là vấn đề cốt lõi trong QTCT, một nhân tố quan trọng để
mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư và có vai trò đặc biệt đối với QTCT tại
các thị trường mới nổi hoặc các nền kinh tế chuyển đổi. Việc bảo vệ các quyền
của cổ đông có thể được thực hiện từ bên trong (tức là thông qua các quy định
quản trị nội bộ và các bảo đảm bởi Luật Doanh nghiệp cũng như các quy định
pháp luật khác) và từ bên ngoài (tức là thông qua các tổ chức bên ngoài).
Một cách khái quát, Luật Doanh nghiệp luôn có các quy định để định
hình cơ chế bảo vệ các quyền của cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số trong
CTCP. Các quy định trong luật không chỉ quy định trực tiếp về quyền của cổ
97

đông mà còn có các quy định về mô hình tổ chức, quản lý CTCP, các quy định
mang tính thủ tục liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, trách nhiệm,
quyền hạn của các thiết chế trong mô hình quản trị CTCP... Tất cả các quy định
này đều nhằm mục tiêu tạo cơ chế và đảm bảo quyền lợi của cổ đông, bảo đảm
cho các cổ đông được đối xử công bằng, bình đẳng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quy định về bảo vệ quyền
lợi của cổ đông vẫn còn một số điểm còn gây tranh cãi. Chẳng hạn, pháp luật
quy định về phương thức bầu dồn phiếu để bầu thành viên HĐQT, Ban kiểm
soát, nhưng đây lại không phải điều kiện bắt buộc, mà Điều lệ công ty có thể
quy định khác. Sự linh hoạt này mặc dù củng cố quyền tự do của doanh nghiệp,
nhưng lại làm hạn chế sự minh bạch trong cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông.
Thêm vào đó, quy định về bầu dồn phiếu giúp cho các cổ đông thiểu số có thể
gom phiếu bầu để dồn cho đại diện của mình trúng cử thành viên HĐQT103, tuy
nhiên, nhóm cổ đông đa số lại có thể miễn nhiệm chính thành viên HĐQT là
đại diện của nhóm cổ đông thiểu số chỉ với 51% số cổ phần có quyền biểu quyết
dự họp104. Hoặc quy định ĐHĐCĐ không cần bất cứ lý do gì vẫn có thể bãi
nhiệm thành viên HĐQT, vào bất cứ thời điểm nào cũng gây ảnh hưởng tới
quyền lợi của các cổ đông thiểu số105.
2.1.2.2. Thực trạng pháp luật quy định về Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ
phần
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết. Đây là
cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CTCP, là cơ quan mà cổ đông có thể

103
Khoản 3 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
104
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số cổ phiếu
biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Nghị quyết về bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên HĐQT, Ban kiểm soát được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả các cổ đông dự họp tán thành.
105
Khoản 3 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, khi xét thấy cần thiết, ĐHĐCĐ quyết
định thay thế thành viên HĐQT; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT ngoài trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
98

thông qua đó để thực hiện ý chí của họ đối với các vấn đề quan trọng của công
ty, thực hiện quyền quản trị của họ đối với công ty. Pháp luật doanh nghiệp của
Việt Nam quy định một số nội dung sau liên quan đến ĐHĐCĐ của CTCP:
❖ Cơ chế thiết lập Đại hội đồng cổ đông
Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều được tham gia trong thiết
chế mang tên Đại hội đồng cổ đông. Điều đó đồng nghĩa với những cổ đông sở
hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ không được tham gia
dự họp ĐHĐCĐ, trừ trường cuộc họp thông qua Nghị quyết về nội dung làm
thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Thêm
vào đó, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãi hoàn lại cũng không
được quyền đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát106. Sự loại trừ quyền của
nhóm cổ đông này xuất phát từ mục đích cuối cùng mà các cổ đông nắm giữ
loại cổ phần này là lợi ích về vật chất đạt được chứ không phải mục đích tham
gia quyết định các vấn đề của CTCP.
ĐHĐCĐ được phân biệt theo cách thức, thời gian triệu tập, bao gồm:
ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường. ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi
năm một lần để thảo luận và thông qua các vấn đề về kế hoạch, kết quả kinh
doanh trong năm của công ty; các vấn đề về hoạt động của các cơ quan trong
bộ máy quản trị, điều hành gồm HĐQT và từng thành viên HĐQT; Ban kiểm
soát và kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; và những vấn đề khác
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Do những nội dung thảo luận và thông qua tại
cuộc họp thường niên là những vấn đề hàng năm liên quan đến công ty, nên
ĐHĐCĐ phải tiến hành họp trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm
tài chính, trừ trường hợp HĐQT quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ hoặc trong
Điều lệ công ty có quy định khác.

106
Điều 117 và Điều 118 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
99

Ngoài cuộc họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường. Tất cả
các cuộc họp ĐHĐCĐ không phải là ĐHĐCĐ thường niên được gọi là ĐHĐCĐ
bất thường. ĐHĐCĐ bất thường được triệu tập theo yêu cầu cụ thể của công ty
hoặc của các cổ đông, chẳng hạn như việc phát hành thêm cổ phần không thuộc
thẩm quyền của HĐQT theo quy định tại Điều lệ công ty, việc tổ chức lại công
ty hoặc bầu thành viên HĐQT... Công ty cũng có thể tự quyết định việc triệu
tập ĐHĐCĐ bất thường ngoài những trường hợp pháp luật bắt buộc. Không có
giới hạn nào về số lượng các cuộc họp ĐHĐCĐ mà công ty có thể tổ chức trong
năm giữa hai cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Địa điểm họp được xác định là
nơi chủ toạ tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam107.
❖ Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
Trong mối quan hệ với các thiết chế trong mô hình QTCT cổ phần,
ĐHĐCĐ có những quyền và nghĩa vụ cơ bản như: thông qua định hướng phát
triển của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Kiểm soát
viên; xem xét, xử lý vi phạm của thành viên HĐQT, Kiểm soát viên gây thiệt
hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù
lao, thưởng và lợi ích khác cho HĐQT, Ban kiểm soát; Phê duyệt quy chế quản
trị nội bộ; quy chế hoạt động HĐQT, Ban kiểm soát...108 Ngoài ra, ĐHĐCĐ
còn có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được
quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; quyết
định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công
ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác...109

107
Điều 139 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
108
Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
109
Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
100

❖ Cơ chế hoạt động của Đại hội đồng cổ đông


Các cuộc họp của ĐHĐCĐ đa phần do HĐQT triệu tập họp khi rơi vào
những trường hợp pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định; thậm chí là theo
quan điểm của HĐQT khi xét thấy việc họp ĐHĐCĐ là cần thiết. Tuy nhiên,
ngoài HĐQT, trong một số trường hợp đặc biệt, cuộc họp ĐHĐCĐ có thể được
triệu tập bởi những cơ quan, chủ thể khác, như Ban kiểm soát; cổ đông hoặc
nhón cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty110.
Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện
trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết cơ bản bao gồm các bước: (1) Đăng ký
cổ đông dự họp ĐHĐCĐ trước khi khai mạc cuộc họp; (2) Bầu chủ toạ, thư ký
và ban kiểm phiếu; (3) ĐHĐCĐ thông qua chương trình và nội dung họp trong
phiên khai mạc; (4) Chủ toạ điều hành cuộc họp và có quyền thực hiện các biện
pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo
chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người
dự họp; (5) ĐHĐCĐ thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung
chương trình. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc
cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Nghị quyết ĐHĐCĐ được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc
họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với các nội dung cực kỳ quan
trọng với công ty liên quan đến sửa đổi, bổ sung Điều lệ; định hướng phát triển;
bầu, miễn, bãi nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát..., nếu Điều lệ công
ty không quy định khác thì Nghị quyết ĐHĐCĐ bắt buộc phải thông qua bằng
hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Pháp luật doanh nghiệp cũng quy định rất cụ
thể về điều kiện để Nghị quyết ĐHĐCĐ được thông qua và thẩm quyền, thể

110
Khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
101

thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết ĐHĐCĐ111.
Nghị quyết có hiệu lực từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực
ghi tại nghị quyết. Đối với nghị quyết được thông qua bằng 100% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ
tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của luật doanh
nghiệp và điều lệ công ty. Đối với nghị quyết bị cổ đông, nhóm cổ đông yêu
cầu Toà án và Trọng tài huỷ bỏ thì nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho
đến khi quyết định huỷ bỏ nghị quyết đó của Toà án, Trọng tài có hiệu lực, trừ
trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền112.
Một trong những điểm tích cực trong pháp luật quy định về cuộc họp
của ĐHĐCĐ là sự thừa nhận tính hợp pháp của thể thức tham dự họp và biểu
quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc các hình thức điện
tử khác; gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện
tử... Quy định này là sự phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghệ hiện nay,
đồng thời cũng phù hợp với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Chẳng
hạn, Chỉ thị số 2007/36/EC của Liên minh Châu Âu quy định, các nước thành
viên EU phải cho phép các công ty niêm yết tạo cơ hội cho cổ đông tham gia
họp ĐHĐCĐ bằng hình thức thông qua phương tiện điện tử như truyền hình
trực tiếp, kết nối hai chiều, cho phép cổ đông biểu quyết trước hoặc trong khi
họp ĐHĐCĐ mà không cần có mặt113.

111
Điều 148 và 149 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
112
Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
113
Xem thêm Phan Huy Hồng (2010), Tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền cổ đông trong Luật
Liên minh Châu Âu và Đức – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2010,
tr.33-38.
102

2.1.3. Thực trạng pháp luật quy định về Hội đồng quản trị của công ty cổ
phần
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty và có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các
quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Pháp luật Việt Nam có
những quy định cơ bản về HĐQT CTCP như sau:
❖ Cơ chế thiết lập Hội đồng quản trị
HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên, số lượng cụ thể được quy định trong
Điều lệ công ty. Về cơ cấu thành viên HĐQT, hiện nay pháp luật doanh nghiệp
không có quy định cụ thể về việc thành viên HĐQT gồm những nhóm thành
viên nào. Việc phân loại dựa trên những điều khoản khác nhau khi đề cập tới
tư cách thành viên HĐQT. Theo đó, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2020 cho thấy có ba nhóm thành viên HĐQT, gồm thành viên thông thường,
thành viên độc lập và thành viên không điều hành.
Đối với thành viên thông thường, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT này
không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Những cá nhân đóng vai trò thành viên HĐQT phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn và điều kiện tương đối chặt chẽ, cụ thể: (i) Không thuộc nhóm tổ chức,
cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; (ii)
Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh
vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết là cổ đông của
công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác114. Bên cạnh hai điều
kiện chung này, Luật Doanh nghiệp quy định về tiêu chuẩn, điều kiện thành
viên HĐQT còn ghi nhận: “thành viên HĐQT công ty có thể đồng thời là thành
viên HĐQT của công ty khác”. Tuy nhiên, có thể thấy nội dung này không mang
ý nghĩa như một tiêu chuẩn, điều kiện ràng buộc với thành viên HĐQT, mà

114
Khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
103

mang tính chất như một nội dung cho phép đối với vị trí thành viên HĐQT hơn.
Do đó, việc quy định như tại điểm c Khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm
2020 về nội dung trên có phần không hợp lý khi xét về tiêu chuẩn, điều kiện
trở thành thành viên HĐQT.
Đối với thành viên HĐQT độc lập, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật
Chứng khoán năm 2019 đều không đưa ra định nghĩa mà chỉ quy định điều kiện
và tiêu chuẩn cần đáp ứng đối với thành viên độc lập HĐQT. Theo đó, thành
viên độc lập là chủ thể phải có trong thành phần của HĐQT ở mô hình quản trị
CTCP một cấp115. Khoản 2 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định,
thành viên độc lập HĐQT phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau: (i)
Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con
của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc
công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó; (ii) Không phải là
người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành
viên HĐQT được hưởng theo quy định; (iii) Không phải là người có vợ hoặc
chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em
ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con
của công ty; (iv) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất
01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty; (v) Không phải là người
đã từng làm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm
liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
Dựa trên những quy định trên, có thể thấy, các dấu hiệu nhận diện quan
trọng nhất của thành viên độc lập HĐQT chính là sự “độc lập” trong quan hệ
với (i) ĐHĐCĐ, HĐQT, Ban Kiểm soát, người quản lý công ty; và (ii) Không
có mối quan hệ nhân thân với các vị trí quản lý, cổ đông lớn và có quyền kiểm
soát. Sự “độc lập” về tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo sự khách quan, minh bạch

115
Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
104

trong quá trình thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của thành viên độc lập HĐQT,
hướng vào lợi ích tổng thể của công ty chứ không nhằm vào lợi ích riêng của
một hoặc một số cổ đông lớn.
Về số lượng thành viên độc lập trong cơ cấu của HĐQT, pháp luật
doanh nghiệp quy định, công ty phải có ít nhất 20% số thành viên HĐQT là
thành viên độc lập116. Số lượng này có phần khắt khe và chi tiết hơn nếu CTCP
là công ty đại chúng. Bởi lẽ, nếu là công ty đại chúng, số lượng thành viên độc
lập HĐQT dựa trên số lượng thành viên HĐQT, theo đó, đối với HĐQT có từ
03 đến 05 thành viên phải có tối thiểu 01 thành viên độc lập; đối với HĐQT có
từ 06 đến 08 thành viên phải có tối thiểu 02 thành viên độc lập; còn trường hợp
HĐQT có từ 09 đến 11 thành viên phải có tối thiểu 03 thành viên độc lập117.
Về cơ bản, quy định về tỷ lệ thành viên HĐQT là thành viên độc lập theo pháp
luật Việt Nam đã có sự tương đồng với các quốc gia khác trên thế giới và thông
lệ quốc tế. Theo các chuyên gia khuyến nghị, tỷ lệ này càng cao, công ty hoạt
động càng hiệu quả hơn.
Về nhiệm kỳ của thành viên độc lập, một cá nhân chỉ được bầu giữ vị
trí này của một công ty không quá hai nhiệm kỳ liên tục118. Quy định này hướng
tới việc đảm bảo tính độc lập, khách quan của thành viên độc lập HĐQT, tránh
trường hợp sau một thời gian tham gia sâu vào quản trị, bản thân họ phát sinh
các trách nhiệm liên quan hoặc phát sinh các lợi ích liên quan đến các thành
viên HĐQT, cổ đông khác.
Bên cạnh thành viên thông thường, thành viên độc lập, trong cơ cấu
HĐQT của CTCP còn có sự xuất hiện của thành viên không điều hành119. Tuy
nhiên, những quy định của pháp luật doanh nghiệp gần như không có sự điều

116
Điểm b Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
117
Khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019.
118
Khoản 2 Điều 154 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
119
Dựa trên quy định tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cơ cấu của Uỷ ban kiểm toán.
105

chỉnh về đối tượng là thành viên HĐQT không điều hành mà thành viên này
đang được ghi nhận bởi những quy định của pháp luật chứng khoán. Bàn về
thành phần của HĐQT, đối với các công ty đại chúng, cơ cấu HĐQT phải đảm
bảo tối thiểu một phần ba tổng số thành viên HĐQT là thành viên không điều
hành120, trong khi đó, đối với CTCP thông thường, Luật Doanh nghiệp năm
2020 không quy định một tỉ lệ nhất định số lượng thành viên này. Điều này có
thể dẫn tới nguy cơ HĐQT không thực hiện tốt trách nhiệm giám sát chính
những người điều hành trong HĐQT. Sự bất cập này trong quy định của pháp
luật là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời và hoạt động của HĐQT
trong CTCP ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào chức năng quản lý, điều
hành công ty hơn là chức năng QTCT.
Đối với việc bầu chức danh Chủ tịch HĐQT, pháp luật doanh nghiệp
Việt Nam hiện hành cũng như thông lệ quản trị chung đều quy định: trường
hợp HĐQT bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ HĐQT để bầu Chủ
tịch HĐQT và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành
trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử HĐQT nhiệm kỳ
đó. Cuộc họp đầu tiên này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập.
Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang
nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để lựa chọn một người trong
số họ tiến hành triệu tập họp HĐQT.
❖ Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị
Trong mối quan hệ với các cơ quan, thiết chế trong mô hình QTCT cổ
phần, HĐQT có những quyền và nghĩa vụ như: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch HĐQT; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do
Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác

120
Khoản 2 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP
106

của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội
đồng thành viên hoặc ĐHĐCĐ ở công ty khác; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty...121
Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể xác định về quyền và nghĩa vụ
của HĐQT, thành viên HĐQT, tuy nhiên, giữa các quy định này vẫn còn chứa
đựng sự mâu thuẫn. Cụ thể, Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2022 quy định,
trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại hoặc trả cổ tức trái với quy
định của pháp luật, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã
nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên
HĐQT phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà
chưa được hoàn lại. Tuy nhiên, đến quy định tại Điều 153, Luật Doanh nghiệp
chỉ đặt ra vấn đề đền bù thiệt hại của các thành viên tán thành thông qua nghị
quyết, quyết định của HĐQT trái với quy định của pháp luật, nghị quyết
ĐHĐCĐ, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty. Các thành viên tán thành
này phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân, còn thành viên phản đối thông
qua nghị quyết, quyết định được miễn trừ trách nhiệm. Như vậy, rõ ràng, trong
cùng vấn đề về ràng buộc trách nhiệm nhưng pháp luật doanh nghiệp lại có
những hướng quy định khác nhau.
❖ Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị
HĐQT là tập thể bao gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam không đưa ra những
quy định bắt buộc các vị trí cụ thể đối với Phó Chủ tịch HĐQT, thư ký và các
Uỷ ban hay bộ phận giúp việc khác của HĐQT cho tất cả các loại hình CTCP.
Quy định về cơ cấu và thành phần cụ thể nêu trên được cụ thể hoá trong bản

121
Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
107

điều lệ và các quy định quản trị nội bộ do HĐQT đề xuất và được ĐHĐCĐ
thông qua.
Về thành viên HĐQT, ngoài thành viên thông thường, trong một số
trường hợp CTCP còn có thành viên HĐQT độc lập. Sự ra đời của thành viên
HĐQT độc lập đóng vai trò quan trong trong việc đảm bảo tính khách quan,
độc lập, minh bạch, cẩn trọng trong hoạt động của HĐQT. Ý tưởng về thành
viên HĐQT độc lập đã được đặt ra từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2005,
nhưng phải đến khi Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính
ban hành ngày 13.03.2007, khái niệm về “thành viên độc lập HĐQT” mới chính
thức được đưa vào các văn bản pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp, chứng
khoán. Đến nay, các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Chứng
khoán năm 2019, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm
2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có điều chỉnh nội dung về thành
viên HĐQT độc lập.
Trong trường hợp thành viên độc lập HĐQT không còn đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên phải thông báo với HĐQT. Kể từ ngày không
đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện, cá nhân này đương nhiên không còn là
thành viên độc lập HĐQT. Đối với các quyền và nghĩa vụ khác, Luật Doanh
nghiệp năm 2020 không có sự tách bạch khi quy định quyền hạn và nghĩa vụ
của các thành viên độc lập HĐQT so với thành viên HĐQT khác. Quy định này
xuất phát từ việc HĐQT làm việc theo nguyên tắc tập thể nên các thành viên
đều có quyền hạn và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng của
thành viên độc lập, cách tiếp cận này chưa phù hợp với thực tiễn và chưa cho
thấy vị trí của thành viên này trong hoạt động của HĐQT.
Về Chủ tịch HĐQT, chức danh này do HĐQT bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm trong số các thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT là chức danh giữ vị trí
đại diện theo pháp luật của CTCP, thậm chí còn được kiêm nhiệm chức danh
108

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, nếu CTCP đó không phải là công ty đại chúng
hoặc doanh nghiệp nhà nước và nhóm công ty. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch
HĐQT được Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định gồm: Lập chương trình,
kế hoạch hoạt động của HĐQT; Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục
vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp HĐQT; Tổ chức việc
thông qua nghị quyết, quyết định của HĐQT; Giám sát quá trình tổ chức thực
hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT; Các quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty...122
Như vậy, về mặt pháp luật, Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm điều hành
hoạt động của HĐQT để đảm bảo HĐQT thực hiện đúng thẩm quyền theo quy
định của pháp luật và điều lệ công ty. Đây cũng là điểm phù hợp và thể hiện sự
tiếp thu của pháp luật Việt Nam từ các thông lệ tốt về QTCT hiện đại trên thế
giới, khi luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng nhất của HĐQT là thực hiện chức
năng lãnh đạo và kiểm soát.
Pháp luật Việt Nam còn có quy định về chức danh thư ký công ty trong
cơ cấu của HĐQT. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tương đồng với
thông lệ quốc tế, chức danh thư ký công ty không bắt buộc. Khi thấy cần thiết,
HĐQT chỉ định thư ký để hỗ trợ HĐQT và Chủ tịch HĐQT thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định thư ký công ty do HĐQT quyết
định bổ nhiệm123. Quy định này đã khắc phục nhược điểm trong quy định về
thư ký công ty ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, ở Luật
Doanh nghiệp năm 2014, thư ký công ty do Chủ tịch HĐQT tuyển dụng để hỗ
trợ HĐQT và Chủ tịch HĐQT thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo
quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Quy định của Luật Doanh nghiệp

122
Khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
123
Khoản 5 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
109

năm 2014 dẫn tới cách hiểu về việc thư ký công ty là thư ký riêng của Chủ tịch
HĐQT. Việc sửa đổi như quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đảm
bảo phù hợp với thông lệ quản trị tốt về thư ký công ty, chức danh này cần do
HĐQT thành lập để hỗ trợ cho các hoạt động của HĐQT. Tuy nhiên, vị trí của
quy định về thư ký công ty trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho thấy điểm
chưa hợp lý. Bởi lẽ, vị trí, quyền và nghĩa vụ của thư ký công ty được ghi nhận
tại điều khoản quy định về Chủ tịch HĐQT, trong khi đó, Chủ tịch HĐQT
không có vai trò trong việc bổ nhiệm thư ký công ty, cũng như hoạt động của
thư ký công ty không có quy định về việc hỗ trợ riêng cho Chủ tịch HĐQT.
Điều này được minh chứng rõ ràng trong các quyền và nghĩa vụ của thư ký
công ty tại Khoản 5 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
❖ Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản trị
HĐQT thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp,
lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Về
thời gian và địa điểm họp, HĐQT có thể họp định kỳ hoặc có các cuộc họp bất
thường, có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác do HĐQT quyết
định. Trong đó, đối với các cuộc họp định kỳ, Chủ tịch HĐQT triệu tập bất cứ
khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng cần đảm bảo mỗi quý phải họp ít nhất một
lần.
Ngoài cuộc họp định kỳ và cuộc họp đầu tiên, HĐQT có thể tổ chức
họp khi có một trong các trường hợp sau xảy ra: (i) Có đề nghị của Ban kiểm
soát; (ii) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người
quản lý khác; (iii) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên HĐQT; (iv) Các trường
hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Tương tự như những cuộc họp định kỳ
khác, những cuộc họp trong các trường hợp trên cũng do Chủ tịch HĐQT triệu
tập trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu
rõ mục đích, vấn đề cần HĐQT thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền.
110

Trong trường hợp Chủ tịch HĐQT không triệu tập họp theo đúng quy định thì
chủ thể này phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty,
đồng thời, người đề nghị có quyền thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT.
Cách thức tổ chức cuộc họp của HĐQT bao gồm các hoạt động và các
vấn đề cần lưu ý tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật như: Thông báo
mời họp; Điều kiện tiến hành các cuộc họp HĐQT; Tham dự và biểu quyết
trong cuộc họp và Biên bản cuộc họp HĐQT.
Về quy định miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên
HĐQT, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định ĐHĐCĐ tiến hành thực hiện
các quyền này khi thành viên HĐQT rơi vào những trường hợp theo quy định
tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Về cơ bản, quy định này đã thể
hiện rõ thẩm quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế, bổ sung thành viên HĐQT
so với quy định trước đây của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đồng thời, việc
cho phép Điều lệ công ty cung cấp những cơ sở bổ sung để miễn nhiệm và bãi
nhiệm thành viên HĐQT là một trong những điểm phù hợp với thông lệ trên
thế giới. Các cơ sở này có thể bao gồm những thông tin sai lệch mà thành viên
HĐQT đã gửi cho công ty với tư cách là ứng viên vào HĐQT hay việc cố tình
sao nhãng các trách nhiệm của thành viên HĐQT, hoặc vi phạm pháp luật124.
Tuy nhiên, nội dung quy định này có những điểm chưa phù hợp với thực tế
cũng như chưa tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể:
Điểm a Khoản 1 Điều 160 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định,
thành viên HĐQT không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều
155 của Luật này sẽ bị ĐHĐCĐ miễn nhiệm. Trong đó, một trong những điều
kiện, tiêu chuẩn trước nhất trở thành thành viên HĐQT mà Điều 155 quy định
là cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh
nghiệp năm 2020. Để miễn nhiệm thành viên HĐQT, Nghị quyết ĐHĐCĐ phải

124
IFC (2010), tlđd.
111

được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ, trừ trường
hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Đồng thời, để Nghị quyết được thông
qua cũng cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 148 Luật Doanh
nghiệp năm 2020. Những dẫn chiếu ở trên cho thấy, quy trình miễn nhiệm thành
viên HĐQT là một quy trình phức tạp, thực hiện với nhiều bước, với nhiều hoạt
động bắt buộc phải thực hiện mà khó/không có sự thay thế linh hoạt. Tuy nhiên,
quy trình phức tạp và chặt chẽ này lại tỏ ra không phù hợp với một số trường
hợp miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT vì những lý do mang tính đương
nhiên, chẳng hạn cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành
vi dân sự125. Đối với những trường hợp này, việc không đủ điều kiện làm người
quản lý công ty là tất yếu, và như vậy, việc phải đợi ĐHĐCĐ tiến hành cuộc
họp để miễn nhiệm vừa mang tính hình thức, không đáp ứng được tính “thời
sự” của vấn đề, vừa gây mất thời gian, công sức của nhiều chủ thể có liên quan.
Trong khi đó, liên quan đến vấn đề này, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định rõ là trường hợp đương nhiên mất tư cách
thành viên HĐQT.
2.1.4. Thực trạng pháp luật quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc của công
ty cổ phần
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là chức danh do HĐQT bổ nhiệm, trên
nhân lực là thành viên của HĐQT hoặc thuê người đủ tiêu chuẩn. Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty; chịu sự giám sát của HĐQT; chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước
pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
❖ Cơ chế bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc
Giám đốc/ Tổng giám đốc công ty được bổ nhiệm hoặc được thuê bởi
HĐQT. Nhiệm kỳ của Giám đốc/Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể

125
Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
112

được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế126. Về tiêu chuẩn, điều kiện
đối với Giám đốc/ Tổng giám đốc, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định đối
với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước và công ty con của doanh nghiệp
nhà nước thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều
kiện: (i) Không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp; (ii) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh
nghiệp, kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà
nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ; (iii)
Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Giám đốc/Tổng giám đốc
của CTCP thông thường không phải công ty đại chúng hay doanh nghiệp nhà
nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước, thì Luật Doanh nghiệp năm
2020 hoàn toàn không quy định tới. Điều này tạo nên bất cập trong quy định
của pháp luật điều chỉnh về cơ chế bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc của
CTCP - một chức danh quan trọng trong công ty lại không hề phải đáp ứng các
điều kiện cụ thể.
❖ Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc
Trong mối quan hệ với các cơ quan, chủ thể trong mô hình quản trị
công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau: (i) Quyết
định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà
không thuộc thẩm quyền của HĐQT; (ii) Tổ chức thực hiện các nghị quyết,
quyết định của HĐQT; (iii) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh
quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT; (iv)
Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể
cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc; (v) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty

126
Khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
113

và nghị quyết, quyết định của HĐQT... Hay nói cách khác, một số nhận định
cho rằng, đối với QTCT cổ phần, nếu HĐQT đóng vai trò như “cơ quan lập
pháp” để định hướng chiến lược thì Giám đốc, Tổng giám đốc và những Phó
giám đốc hoặc những Giám đốc chức năng đóng vai trò như “cơ quan hành
pháp” thực thi các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu
kế hoạch đã được HĐQT quyết định127.
Ngoài ra, trong trường hợp CTCP là công ty đại chúng, doanh nghiệp
nhà nước và công ty con của doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại
Khoản 5 Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
❖ Cơ chế hoạt động của Giám đốc, Tổng giám đốc
Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Chủ tịch HĐQT CTCP có thể
kiêm nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp CTCP là công ty
đại chúng hoặc CTCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số
cổ phần có quyền biểu quyết128. Quy định này vô hình chung dẫn tới việc quyền
lực của HĐQT nói riêng và quyền lực của cả CTCP nói chung tập trung chủ
yếu và Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Việc kiêm nhiệm
này mang những hạn chế như: (i) Người kiêm nhiệm có nhiều quyền lực trong
tay làm vô hiệu hoá các quy định về kiểm soát lẫn nhau giữa hai vị trí này, dễ
dẫn đến lạm dụng địa vị quyền hạn để thực hiện những hành vi trái pháp luật
và Điều lệ công ty; (ii) Sự kiêm nhiệm khiến nhà lãnh đạo không thể thực hiện
tốt công việc của mình trên mỗi cương vị; (iii) Kiêm nhiệm có thể gây thiệt hại
cho cổ đông nói riêng và công ty nói chung, không đảm bảo tính công khai,
minh bạch, độc lập trong hoạt động QTCT cổ phần.

127
Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), tlđd, tr.243.
128
Khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020
114

Về hoạt động, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc
kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ
công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của
HĐQT129. Ngoài quy định này, Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể đối
với cơ cấu và quy trình hoạt động của Giám đốc hoặc Ban giám đốc. Theo đó,
cách thức Ban giám đốc cơ cấu và hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào quyết
định riêng của từng công ty và được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Chỉ đối
với trường hợp CTCP là công ty đại chúng hoặc công ty niêm yết, pháp luật
chứng khoán mới có quy định cụ thể về tổ chức bộ máy quản lý, bao gồm Tổng
giám đốc điều hành, một hoặc một vài Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng;
tất cả các chức danh này đều phải do HĐQT bổ nhiệm.
2.1.5. Thực trạng pháp luật quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong
công ty cổ phần
2.1.5.1. Thực trạng pháp luật quy định về Uỷ ban kiểm toán
Uỷ ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc HĐQT. Tên gọi “Uỷ
ban kiểm toán” theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thay thế cho
tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ” quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014. Một
số lý do chủ yếu cho việc thay đổi tên gọi của bộ phần này như: Một là, tên gọi
“Ban kiểm toán nội bộ” trực thuộc HĐQT có thể gây nhầm lẫn với một cơ quan
trùng tên nhưng lại trực thuộc Giám đốc hoặc Ban Giám đốc, mặc dù hai cơ
quan này khác nhau hoàn toàn về địa vị pháp lý cũng như chức năng, nhiệm
vụ. Sự trùng lấn này vô hình chung dẫn đến khó khăn trong thực tiễn tổ chức
và quản lý CTCP khi tạo nên sự nhầm lẫn trong quá trình QTCT. Hai là, trên
thực tế, tên gọi “Uỷ ban kiểm toán” đã được nhiều CTCP sử dụng để thay thế
cho tên gọi “Ban kiểm toán nội bộ”. Ba là, sự thay đổi tên gọi thành “Uỷ ban
kiểm toán” đảm bảo sự phù hợp hơn với tên gọi phổ biến hiện nay và thông lệ

129
Khoản 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
115

quốc tế tốt, từ đó thúc đẩy việc xây dựng một mô hình QTCT hiện đại, điển
hình130.
❖ Cơ chế thiết lập Uỷ ban kiểm toán
Uỷ ban kiểm toán có số lượng từ hai thành viên trở lên. Chủ tịch Uỷ
ban kiểm toán phải là thành viên độc lập HĐQT. Các thành viên khác của Uỷ
ban kiểm toán phải là thành viên HĐQT không điều hành. Về khái niệm thành
viên HĐQT không điều hành, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định
về chức danh này. Dẫn chiếu sang quy định của Luật Chứng khoán, thành viên
HĐQT không điều hành là thành viên HĐQT không phải là Tổng giám đốc
(Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và những
người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty131. Sự dẫn chiếu này
vô hình chung gây khó khăn cho việc tìm hiểu và vận dụng các quy định của
pháp luật về quản trị công ty. Bởi lẽ, Luật Doanh nghiệp có quy định tới thành
viên HĐQT không điều hành, nhưng không hề có một quy định nào khác để
xác định về thành viên này, ngay cả Luật Chứng khoán năm 2019 - luật điều
chỉnh trực tiếp về công ty đại chúng cũng không có quy định về chức danh này.
Phải đến văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019 mới tìm thấy quy
định về thành viên HĐQT không điều hành. Rõ ràng, trong một chừng mức
quan hệ nhất định, Luật Doanh nghiệp đóng vai trò là luật chung, Luật Chứng
khoán có tư cách là luật chuyên ngành; đồng thời, không phải CTCP nào có Uỷ
ban kiểm toán cũng là công ty đại chúng. Bởi vậy, việc Luật doanh nghiệp 2020
quy định về thành viên HĐQT không điều hành nhưng không có hướng dẫn cụ
thể khiến cho việc vận dụng sẽ gây ít nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Quay trở lại quy định về thành phần của Uỷ ban kiểm toán, việc quy
định về Chủ tịch Uỷ ban phải là thành viên HĐQT độc lập, các thành viên khác

130
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Bản thuyết minh chi tiết về Dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi
(kèm theo Báo cáo số 7900/BC-BKHĐT ngày 25.10.2019), Hà Nội, tr.41-42.
131
Khoản 56 Điều 3 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31.12.2020 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
116

phải là thành viên HĐQT không điều hành là phù hợp với thông lệ tốt về QTCT
trên thế giới. Theo đó, người có nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn
sâu, có tính độc lập là những yếu tố quyết định đến sự thành công của Uỷ ban
kiểm toán. Tuy nhiên, ngoài quy định về thành phần, số lượng nhân lực của Uỷ
ban kiểm toán, pháp luật doanh nghiệp hiện hành không có bất cứ quy định nào
về cơ chế, cách thức thiết lập Uỷ ban kiểm toán và những tiêu chuẩn, điều kiện
cụ thể đối với chức danh Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán và thành viên Uỷ ban kiểm
toán. Hiện nay, quy định về thành viên Uỷ ban kiểm toán và Uỷ ban kiểm toán
có thể tìm thấy mang tính đầy đủ và chi tiết nhất trong pháp luật chứng khoán,
áp dụng đối với các công ty cổ phần đại chúng132. Sự “thiếu vắng” các quy định
cụ thể về thiết chế này vô hình chung dẫn tới thực tiễn về sự khó khăn trong
việc áp dụng mô hình QTCT cổ phần một cấp mà pháp luật doanh nghiệp quy
định – mô hình vẫn được coi là khá mới ở Việt Nam, trong khi lại là xu hướng
QTCT hiện đại trên thế giới.
❖ Quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban kiểm toán
Trong mối quan hệ với các cơ quan, thiết chế trong mô hình QTCT, Uỷ
ban kiểm toán có các quyền và nghĩa vụ như: Rà soát giao dịch với người có
liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ và đưa ra
khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của HĐQT hoặc ĐHĐCĐ;
Giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty; Kiến nghị công ty kiểm toán
độc lập, mức thù lao và điều khoản liên quan trong hợp đồng với công ty kiểm
toán để HĐQT thông qua trước khi trình lên ĐHĐCĐ thường niên phê duyệt;
Giám sát nhằm đảm bảo công ty tuân thủ quy định của pháp luật, yêu cầu của
cơ quan quản lý và quy định nội bộ khác của công ty...133 Bên cạnh những
quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Uỷ ban kiểm toán

132
Mục 4, từ Điều 282 đến Điều 284 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
133
Khoản 3 Điều 161 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
117

công ty đại chúng còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
chứng khoán.
Về cơ bản, có thể thấy các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
đã có sự tiệm cận với các thông lệ tốt về QTCT đối với nội dung về Uỷ ban
kiểm toán và có quy định tương đồng với các nước khác về vấn đề này. Trên
tinh thần chung, Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT công ty và có chức năng
đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập để hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm xử lý các rủi ro của
công ty; Các quy trình quản trị và quản lý rủi ro của công ty mang tính hiệu quả
và có hiệu suất cao; công ty đạt được các mục tiêu hoạt động, các mục tiêu
chiến lược, các kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Đồng thời,
Uỷ ban kiểm toán cũng đưa ra các khuyến nghị cho công ty liên quan đến các
nội dung trên thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn.
❖ Cơ chế hoạt động của Uỷ ban kiểm toán
Vai trò của Uỷ ban kiểm toán tập trung vào việc giám sát các báo cáo
tài chính, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập của công ty.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán New York, mục đích của Uỷ ban kiểm toán là
trợ giúp HĐQT giám sát tính liêm chính của các báo cáo tài chính của công ty,
sự tuân thủ các quy định pháp luật của công ty, năng lực và tính độc lập của
kiểm toán độc lập, năng lực và tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ134. Luật
Doanh nghiệp năm 2020 quy định, Uỷ ban kiểm toán tiến hành thông qua quyết
định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác
do Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Uỷ ban kiểm toán quy định.
Mỗi thành viên của Uỷ ban có một phiếu biểu quyết. Trừ trường hợp Điều lệ
công ty hoặc quy chế hoạt động của Uỷ ban có quy định tỷ lệ khác cao hơn,
quyết định của Uỷ ban kiểm toán được thông qua nếu được đa số thành viên dự

134
Uỷ ban chuẩn mực niêm yết và trách nhiệm doanh nghiệp của Sở Giao dịch chứng khoán New
York (2002), truy cập tại địa chỉ https://www.iasplus.com/resource/nysegovf.pdf ngày 01.01.2021.
118

họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc
về phía có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban135.
Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam không có quy định về thời gian họp
của Uỷ ban kiểm toán. Ở một số nước, Uỷ ban kiểm toán được quy định họp
hàng tháng. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng, việc họp hàng tháng bị xem
như “phiền hà, gánh nặng và tốn kém”. Gần đây, Bộ quy tắc tổng hợp mới của
Anh gợi ý, cuộc họp của Uỷ ban kiểm toán nên được tổ chức gần trùng với các
ngày trọng điểm trong chu kỳ lập báo cáo tài chính và kiểm toán, nhưng không
ít hơn 3 lần chính thức một năm136. Đồng thời, Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán có
thể triệu tập thêm các cuộc họp riêng để thiết lập kênh thông tin liên lạc liên
tục và không chính thức với Chủ tịch HĐQT và Giám đốc.
2.1.5.2. Thực trạng pháp luật quy định về Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là thiết chế tạo nên sự khác biệt giữa hai mô hình CTCP
theo quy định của pháp luật Việt Nam. CTCP lựa chọn mô hình quản trị thứ
nhất bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát khi thuộc các trường hợp: (i) CTCP
có từ 11 cổ đông trở lên; (ii) CTCP có dưới 11 cổ đông nhưng có cổ đông là tổ
chức và các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở
lên.
❖ Cơ chế thiết lập Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có số lượng từ 03 đến 05 thành viên. Luật Doanh nghiệp
năm 2020 đã có những quy định nhằm làm rõ và bổ sung thêm những tiêu
chuẩn, điều kiện của Ban kiểm soát trong CTCP, cụ thể: Một là, làm rõ nguyên
tắc miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban kiểm soát là nguyên tắc đa số137. Hai

135
Khoản 2 Điều 161 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
136
Bộ Quy tắc tổng hợp về Quản trị công ty của Anh, Phần 2.7, truy cập tại địa chỉ
http://www.fsa.gov.uk/pubs/ ngày 01.01.2021
137
Khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 2 Điều 163 Luật Doanh nghiệp năm
2014.
119

là, mở rộng các chuyên ngành đào tạo đối với một cá nhân có thể đảm nhiệm
vị trí Trưởng Ban kiểm soát và Kiểm soát viên.
Theo đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định vị trí Trưởng Ban
kiểm soát, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn,
có thể “có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành
kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên
ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Trong khi
đó, quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước đây yêu cầu Trưởng Ban
kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm
việc chuyên trách tại công ty138.
Đối với vị trí Kiểm soát viên, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
điều kiện: (i) Không thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam; (ii) Được đào tạo một trong các chuyên ngành về
kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên
ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (iii) Không phải là
người có quan hệ gia đình của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và người quản lý khác; (iv) Không phải là người quản lý công ty, không
nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều
lệ công ty có quy định khác; (v) Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định
khác của pháp luật có liên quan về Điều lệ công ty139.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 ngoài việc sửa đổi theo hướng làm rõ
hơn các tiêu chuẩn kiểm soát viên, còn bổ sung thêm tiêu chuẩn về chuyên
ngành đào tạo của kiểm soát viên là được đào tạo một trong các chuyên ngành
về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên

138
Khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 2 Điều 163 Luật Doanh nghiệp năm
2014.
139
Khoản 1 Điều 169 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
120

ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp140. Trong trường
hợp kiểm soát viên của công ty đại chúng hay của doanh nghiệp nhà nước,
ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện chung, còn phải đáp ứng điều kiện “không được
là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và
công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần
vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty”141.
Có thể thấy, sự sửa đổi quy định về điều kiện chuyên môn của kiểm
soát viên, Trưởng ban kiểm soát là điều hợp lý. Bởi lẽ, trên thực tế, số lượng
kiểm toán viên và kế toán viên ở Việt Nam hiện nay còn tương đối ít, trong khi
nếu đã là kiểm toán viên, kế toán viên, những người này thường chọn hành
nghề trong các đơn vị kiểm toán thay vì làm kiểm soát viên. Do đó, doanh
nghiệp rất khó khăn trong việc thành lập Ban kiểm soát thoả mãn quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vậy nên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chỉ yêu
cầu về điều kiện chuyên môn tương đương với kiểm toán viên hoặc kế toán
viên đối với thành viên Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát mà không đòi
hỏi là người đã có chứng chỉ hành nghề đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn
trong việc thiết lập Ban kiểm soát. Đồng thời, sự sửa đổi này cũng không làm
giảm hiệu lực của quy định, do những chức danh này vẫn phải đáp ứng các yêu
cầu về chuyên môn, chỉ khác vì chưa có chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên, trong cơ cấu thành phần của Ban kiểm soát hiện nay, pháp
luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc kiểm soát viên làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm hay chuyên trách. Việc không quy định rõ chế độ làm việc của
kiểm soát viên dẫn tới việc hiệu quả thực hiện nhiệm vụ giám sát hàng ngày
của kiểm soát viên bị ảnh hưởng. Bởi lẽ, nếu các kiểm soát viên không hoạt

140
Khoản 1 Điều 169 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 1 Điều 164 Luật Doanh nghiệp năm
2014.
141
Khoản 2 Điều 169 Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Khoản 2 Điều 164 Luật Doanh nghiệp năm
2014.
121

động chuyên trách hoặc sử dụng phần lớn thời gian của mình để thực hiện các
công việc khác thì hiệu quả hoạt động của kiểm soát viên sẽ không đảm bảo, từ
đó dẫn tới vị trí, vai trò của kiểm soát viên và Ban kiểm soát dần mang tính
hình thức.
❖ Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Xét trong mối quan hệ với các thiết chế, cơ quan trong mô hình QTCT
cổ phần, Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ như: Giám sát HĐQT,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; kiến
nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức
quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; Thông báo
bằng văn bản cho HĐQT khi phát hiện có thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc vi phạm quy định pháp luật, yêu cầu những người này chấm dứt
hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả... 142 Thêm vào đó, Ban
kiểm soát còn có quyền được cung cấp thông tin cùng thời điểm và theo phương
thức như đối với thành viên HĐQT về các nội dung thông báo mời họp, phiếu
lấy ý kiến thành viên HĐQT và tài liệu kèm theo; Nghị quyết, quyết định và
biên bản họp của ĐHĐCĐ, HĐQT; Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
trình HĐQT hoặc tài liệu khác do công ty phát hành. Kiểm soát viên có quyền
tiếp cận hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa
điểm khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của
công ty trong giờ làm việc143.
Như vậy, một cách khái quát, Ban kiểm soát có vai trò trong việc thực
hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc trong việc quản lý và điều
hành công ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thực hiện các nhiệm
vụ được giao. Tuy nhiên, ở một góc độ nhất định, quy định về quyền và nghĩa

142
Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
143
Điều 171 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
122

vụ của Ban kiểm soát nêu trên dẫn tới kết quả là vai trò của thiết chế này trong
mô hình QTCT cổ phần chưa được đề cao. Bởi lẽ, pháp luật quy định các văn
bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh
báo, khuyến nghị. Ngay cả khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công
ty của HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc, Ban kiểm soát cũng chỉ có quyền
yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc
phục hậu quả, mà không có bất cứ quyền năng nào trong việc chấm dứt một
cách bắt buộc các hành vi vi phạm. Đồng thời, các văn bản, báo cáo của Ban
kiểm soát chỉ mang tính chất kiến nghị, không buộc ĐHĐCĐ phải thực hiện.
Việc pháp luật không có bất kỳ cơ chế nào đảm bảo thực thi các quyết định của
Ban kiểm soát đã khiến cơ quan này chỉ mang chức năng xem xét. Điều này vô
hình chung làm sự vị thế của Ban kiểm soát đối với các thành viên HĐQT,
Giám đốc/Tổng giám đốc cũng như những người quản lý khác của công ty.
Trong khi, xét về mặt cấu trúc mô hình quản trị, Ban kiểm soát là thiết chế quản
trị có vị trí ngang bằng với HĐQT, chịu trách nhiệm trước cổ đông và ĐHĐCĐ
về các hoạt động, nghĩa vụ của mình.
❖ Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát
Khác với Uỷ ban kiểm toán, Ban kiểm soát được quy định với khá
nhiều nội dung, thể hiện qua các điều khoản khác nhau của Luật Doanh nghiệp
năm 2020. Nội dung về Ban kiểm soát được ghi nhận từ Điều 168 đến Điều
174 Luật Doanh nghiệp năm 2020 với các vấn đề về vị trí của Ban kiểm soát;
Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên; Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm
soát; Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát; Tiền lương, thù lao,
thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên; Trách nhiệm của Kiểm soát viên;
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên. Với những quy định này, cơ chế hoạt
động của Ban kiểm soát cũng đã có những cơ sở pháp lý mang tính toàn diện,
123

bao quát. Tuy nhiên, trong nội dung các quy định vẫn còn một số bất cập, hạn
chế có thể kể tới như sau:
Thứ nhất, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định lại các
trường hợp CTCP bắt buộc phải có Ban kiểm soát, tuy nhiên, các quy định này
trong Luật Doanh nghiệp qua các giai đoạn cũng chưa chặt chẽ khi thiếu các
quy định về mối quan hệ giữa thành viên Ban kiểm soát với nhau và với Trưởng
Ban kiểm soát, cũng như thể thức hoạt động của Ban kiểm soát. Sự thiếu vắng
các quy định này có thể dẫn đến những hạn chế trong hoạt động của Ban kiểm
soát, cũng như việc xác định trách nhiệm của các thành viên trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, quy định về quyền được cung cấp thông tin Ban kiểm soát còn
bất cập, thể hiện ở phạm vi thông tin được cung cấp và cách thức, công cụ để
thu thập thông tin. Theo đó, Ban kiểm soát cơ bản chỉ dựa vào các báo cáo định
kỳ của công ty và chỉ được tiếp cận những thông tin chung mà công ty cung
cấp cho họ. Thậm chí, có những thông tin Ban kiểm soát nhận được cho mục
đích công việc giám sát nhưng cũng chỉ giống như thông tin mà một cổ đông
thông thường cũng có được144. Nghĩa là, thông tin Ban kiểm soát được cung
cấp không có sự khác biệt và đặc biệt hơn các thiết chế khác. Điều này dẫn tới
vị thế và sức ảnh hưởng, chất lượng hoạt động của Ban kiểm soát không đạt
được hiệu quả tối ưu. Thêm vào đó, Ban kiểm soát còn thiếu công cụ thu thập
thông tin của riêng mình một cách chủ động để phục vụ chức năng giám sát của
mình. Bởi lẽ, pháp luật quy định tài liệu và thông tin được gửi đến Ban kiểm
soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên HĐQT145.

144
Trần Ngọc Dũng (2018), Các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong doanh nghiệp, thực trạng
và các giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học, số 11/2018, tr.21.
145
Khoản 1 Điều 171 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
124

2.1.6. Thực trạng pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông tin
trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Về chế độ báo cáo, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, kết thúc
năm tài chính, HĐQT phải trình ĐHĐCĐ các báo cáo sau: Báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty; Báo cáo tài chính; Báo cáo đánh giá công tác quản lý,
điều hành công ty; Báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát. Pháp luật còn có quy
định về một số yêu cầu bổ sung đối với các báo cáo. Chẳng hạn, đối với CTCP
mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hàng năm của CTCP
phải được kiểm toán trước khi trình ĐHĐCĐ xem xét, thông qua. Ngoại trừ
báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát, các báo cáo còn lại phải gửi đến Ban
kiểm soát để thẩm định chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp
ĐHĐCĐ thường niên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Những báo
cáo trình tới ĐHĐCĐ phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty chậm nhất
là 10 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên nếu Điều lệ
công ty không quy định thời hạn khác dài hơn...146
Về công khai thông tin, pháp luật quy định các thông tin sau đây cần
phải thực hiện công khai:
Một là, công khai các lợi ích liên quan. Theo đó, trường hợp Điều lệ
công ty không có quy định khác theo hướng chặt chẽ hơn, việc công khai lợi
ích và người có liên quan của công ty được thực hiện như sau:
- Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan
của công ty147 và các hợp đồng, giao dịch tương ứng của họ với công ty.
- Thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên
quan của mình, gồm: (i) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành,

146
Điều 175 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
147
Được quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020
125

nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp
hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần
đó; (ii) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh
của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu
hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ.
Việc kê khai các thông tin phải thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải được
thông báo với công ty trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có sửa đổi,
bổ sung tương ứng... Quy định về nội dung công khai thông tin về các lợi ích
liên quan nêu trên là một trong những điểm mới theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2020. Về bản chất, không phải mọi giao dịch với các bên liên quan
đều không tốt, bởi thực tế, nhiều giao dịch với mục đích hợp lý và có thể được
thực hiện một cách công bằng. Tuy nhiên, bởi tính chất đặc thù, nhạy cảm và
rủi ro tiềm ẩn của các bên liên quan, nên pháp luật có những yêu cầu về công
khai các thông tin này, tránh trường hợp các giao dịch của các bên liên quan bị
lạm dụng, từ đó làm giảm giá trị của công ty và làm giảm quyền lợi của các cổ
đông. Quy định này đã tạo điều kiện cho nhóm cổ đông thiểu số có thể kiểm
soát được giao dịch giữa HĐQT với những người có liên quan, giúp cho mọi
giao dịch trở nên minh bạch và công bằng hơn.
Hai là, công khai các thông tin khác. Theo đó, CTCP phải gửi báo cáo
tài chính hàng năm đã được ĐHĐCĐ thông qua đến cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định khác của pháp luật
có liên quan. Đồng thời, CTCP cũng phải công bố trên trang thông tin điện tử
của mình các thông tin về Điều lệ công ty, những thông tin về lý lịch cá nhân
của thành viên HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
Báo cáo tài chính hàng năm đã được ĐHĐCĐ thông qua; Báo cáo đánh giá kết
quả hoạt động hàng năm của HĐQT và Ban kiểm soát. Ngoài ra, một số thông
126

tin liên quan đến cổ đông là cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng phải được CTCP
thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính148. Bên
cạnh nghĩa vụ công bố thông tin của các doanh nghiệp thông thường, pháp luật
chứng khoán còn có các quy định cao hơn về nghĩa vụ công bố thông tin của
các công ty đại chúng và công ty niêm yết.
Có thể thấy, những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu trên
đã xây dựng được cơ chế pháp lý cho việc thực hiện công khai thông tin, báo
cáo thông tin trong mô hình QTCT cổ phần và đạt được những ý nghĩa nhất
định. Theo đó, yêu cầu về báo cáo, công khai thông tin trong nội bộ QTCT
hướng tới giá trị cho việc xây dựng cơ chế đối trọng, kiểm soát, giám sát và xác
định mối quan hệ ràng buộc nhau trong các cơ quan quản lý, điều hành của
CTCP. Còn yêu cầu về công khai thông tin với các cổ đông giúp cho các cơ chế
bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số đạt được hiệu
quả cao nhất có thể. Hay như yêu cầu về công khai thông tin với các chủ thể
bên ngoài công ty như cơ quan thuế, các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh
tế nhằm hướng tới một mô hình QTCT minh bạch, công bằng, từ đó thu hút các
nhà đầu tư tiềm năng... Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp cũng dựa trên tinh
thần rất rõ ràng là ghi nhận quyền tự do kinh doanh cũng như quy định về báo
cáo, công khai thông tin dựa trên vị trí của CTCP. Theo đó, các quy định này
trong pháp luật doanh nghiệp khá bao quát, không đặt ra những nội dung có
tính bắt buộc, chặt chẽ như trong nghĩa vụ công khai, công bố thông tin của
công ty đại chúng hay công ty niêm yết – những loại hình CTCP mà sức ảnh
hưởng rộng rãi tới cổ đông và sự an toàn, bình ổn của thị trường. Cũng phải
nhìn nhận rất rõ, để các quy định về báo cáo, công khai thông tin được thực
hiện một cách thực sự hiệu quả, cần phải đặt trong sự tương quan với các quy
định khác có liên quan như quy định về chuẩn mực kế toán, quy định về xây

148
Điều 176 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
127

dựng báo cáo tài chính và thực tiễn về giải quyết mâu thuẫn lợi ích của doanh
nghiệp với các chủ thể có liên quan.
2.1.7. Thực trạng pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong
công ty cổ phần
Xung đột lợi ích trong CTCP có thể xảy ra từ nhiều mối quan hệ khác
nhau. Trong phạm vi CTCP và trong mô hình QTCT cổ phần, xung đột lợi ích
có thể diễn ra giữa các cổ đông và HĐQT; giữa các thành viên HĐQT với nhau,
giữa HĐQT với Ban kiểm soát... Về cơ bản, pháp luật doanh nghiệp quy định
về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong CTCP thông qua các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp quy định về quyền quyết định của
ĐHĐCĐ, HĐQT trong việc đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị lớn của CTCP,
trong việc chấp thuận, hợp đồng giao dịch giữa công ty với những người có liên
quan.
Theo đó, ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa
công ty với những người có liên quan, bao gồm: cổ đông, người đại diện theo
uỷ quyền của cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông
của công ty và người có liên quan của họ; Thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và người có liên quan của họ; Doanh nghiệp mà thành viên
HĐQT, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
của công ty phải kê khai theo quy định của pháp luật.
Trong các hợp đồng, giao dịch này, HĐQT chấp thuận các hợp đồng,
giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy
định tại Điều lệ công ty. Đối với hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 35% trở lên
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc
một tỷ lệ khác hơn do Điều lệ quy định, ĐHĐCĐ là chủ thể có thẩm quyền
chấp thuận. Ngoài ra, ĐHĐCĐ chấp thuận với các hợp đồng, giao dịch vay,
128

cho vay, bán tài sản có giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất giữa công ty và cổ đông sở hữu từ 51%
tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên hoặc người có liên quan của cổ
đông đó. Nghĩa là, với những vấn đề liên quan đến giá trị cao trong cơ cấu tài
sản, những nội dung đầu tư lớn, việc ĐHĐCĐ thông qua mang ý nghĩa về việc
ghi nhận sự đồng thuận của tất cả các cổ đông trong những vấn đề quan trọng
của công ty.
Người đại diện công ty khi ký hợp đồng, giao dịch trong các trường
hợp trên, phải thông báo cho HĐQT và Kiểm soát viên về đối tượng có liên
quan đối vơi hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc
thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch bị
vô hiệu theo quyết định của Toà án và xử lý theo quy định của pháp luật khi
được ký kết không đúng quy định; người ký kết hợp đồng, giao dịch, cổ đông,
thành viên HĐQT hoặc Giám đốc, Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới
bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty khoản lợi thu được từ việc
thực hiện hợp đồng, giao dịch đó149.
Thứ hai, pháp luật doanh nghiệp quy định về ngăn ngừa xung đột lợi
ích giữa các cổ đông của CTCP. Theo đó, trường hợp cổ đông rút một phần
hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định về việc không được rút vốn
đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty, cổ đông đó và người có lợi ích
liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và thiệt
hại xảy ra150.
Ngoài ra nghị quyết ĐHĐCĐ về những nội dung làm thay đổi bất lợi
quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu

149
Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
150
Khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
129

được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi
loại đó trở nên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75%
tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua
nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản151.
Thứ ba, pháp luật có quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong
nhóm chủ thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, trước đây, Luật
Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định về việc Điều lệ công ty quy định cụ thể
số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp. Quy định này chưa giải quyết được những xung đột về
mặt lợi ích tiềm ẩn giữa những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,
giữa doanh nghiệp với các khách hàng, những người có liên quan tới doanh
nghiệp. Chẳng hạn như việc pháp luật quy định Điều lệ công ty ghi nhận về
việc cử hơn một người đại diện theo pháp luật, ghi nhận rõ thẩm quyền của mỗi
đại diện theo pháp luật để tránh chồng chéo và tăng cường hiệu quả quản lý.
Tuy nhiên, những quy định này lại khó được tiếp cận bởi các chủ thể có liên
quan như đối tác, nhà đầu tư... do đây là những thông tin không bắt buộc phải
công khai, báo cáo; dẫn tới việc những chủ thể có liên quan khó xác định được
người đại diện theo pháp luật của công ty mà mình đang đàm phán có thẩm
quyền quyết định trong giao dịch mà mình đang quan tâm hay không. Bên cạnh
đó, đứng dưới khía cạnh đảm bảo an toàn trong giao dịch của CTCP, quy định
trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 không giải quyết được sự phân định trách
nhiệm của CTCP và người đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp
người đại diện thực hiện các giao dịch không đúng thẩm quyền. Trong trường
hợp có thiệt hại xảy ra do vi phạm thẩm quyền trong giao kết hợp đồng thì trách

151
Khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
130

nhiệm bồi thường thuộc về CTCP hay người đại diện vượt quá thẩm quyền
chưa được quy định.
Những hạn chế nói trên của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã phần nào
được khắc phục trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó,
khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, “nếu công ty có nhiều
hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền,
nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia
quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ
trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là
đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại
diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp
luật có liên quan”.
Thứ tư, pháp luật doanh nghiệp quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích
thông qua việc bảo vệ quyền của cổ đông bởi các quy định của pháp luật liên
quan. Khi các quyền lợi của cổ đông bị xâm phạm, các cổ đông sẽ được sự bảo
vệ của pháp luật. Ở Việt Nam, trọng tài thương mại và các toà án được trao
quyền để bảo vệ quyền lợi của cổ đông trước pháp luật. Điều này có thể thấy
xuất phát từ quy định về trách nhiệm của người quản lý CTCP. Theo đó, trong
trường hợp thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản
lý khác vi phạm trách nhiệm phải thực hiện152, phải chịu trách nhiệm cá nhân
hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ

152
Những trách nhiệm của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
bao gồm: (i) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật doanh nghiệp, quy định
khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, Nghị quyết ĐHĐCĐ; (ii) Thực hiện quyền và nghĩa
vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công
ty; (iii) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng
thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác; (iv) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung các lợi ích
liên quan của mình; (v) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
131

thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Đây là một trong những quy định mới được
ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, nhằm quy định rõ ràng về trách
nhiệm bồi thường của người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm
trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tạo thuận lợi hơn cho cổ đông
khởi kiện người quản lý và Toà án, trọng tài trong xử lý tranh chấp có liên quan,
phù hợp với thông lệ quốc tế tốt về quản trị công ty. Hoặc trong quy định về
quyền yêu cầu huỷ Nghị quyết của ĐHĐCĐ tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp
năm 2020, cổ đông có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài thực hiện huỷ trong
một số trường hợp.
Như vậy, dựa trên những quy định được phân tích trên, có thể thấy Luật
Doanh nghiệp năm 2020 đã có những quy định vừa có tính kế thừa, vừa có sự
phát triển so với quy định của Luật Doanh nghiệp trước đây về ngăn ngừa xung
đột lợi ích trong quản trị công ty cổ phần. Những quy định này cơ bản đã đảm
bảo phù hợp với nguyên tắc quản trị công ty tốt trên thế giới, khi mà người
quản lý công ty phải làm việc, hoạt động vì lợi ích cao nhất của cổ đông, quyền
lợi của cổ đông được bảo vệ ở mức tối ưu nhất và quyền lợi của các bên liên
quan cũng được bảo đảm một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, trong những quy định
về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong QTCT cổ phần nêu trên, có thể thấy điểm
bất cập liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết xung đột, bảo vệ lợi
ích cho các bên liên quan, cụ thể là thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại phổ biến trên thế giới và đang ngày một phát triển
ở Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này
không phải hệ quả đương nhiên, mà cần đáp ứng được những điều kiện trong
các trường hợp mà pháp luật quy định. Luật Trọng tài thương mại năm 2010
quy định, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát
132

sinh từ153 hoạt động thương mại154; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó
ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp giữa các bên mà pháp
luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Ngoài quy định về các tranh chấp
thuộc thẩm quyền của Trọng tài, pháp luật còn quy định tranh chấp được giải
quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài, thoả thuận này có thể
được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Soi chiếu các quy định của Luật Trọng tài thương mại với quy định về
thẩm quyền của Trọng tài mà Luật Doanh nghiệp đề cập, có thể thấy phương
thức giải quyết qua Trọng tài khó khả thi. Bởi lẽ, yêu cầu huỷ bỏ Nghị quyết
của ĐHĐCĐ rõ ràng không phải là một dạng tranh chấp thương mại.
2.1.8. Thực trạng pháp luật quy định về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm
hành chính trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Pháp luật về QTCT cổ phần được xây dựng dựa trên việc quy định
những nội dung cơ bản để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng mô hình
QTCT của CTCP, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan, bộ phận cấu thành mô
hình QTCT cổ phần. Trên cơ sở các quy định khung đó, doanh nghiệp có thể
chủ động bổ sung thêm những nội dung chặt chẽ hơn trong hoạt động QTCT
của mình, phù hợp với quy định của pháp luật và dựa trên tính đặc thù của
doanh nghiệp. Một trong những khuyến nghị đối với doanh nghiệp về QTCT
là doanh nghiệp tiếp cận các thông lệ quản trị công ty tốt trên thế giới để áp
dụng. Và những nội dung này được thể hiện trong Điều lệ của doanh nghiệp,
các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, các CTCP sẽ phải tuân thủ yêu cầu về mô hình
QTCT theo đúng quy định của pháp luật hoặc hơn theo Điều lệ của công ty.

Điều 2 Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12.


153

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung
154

ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. – Theo
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005.
133

Pháp luật trong trường hợp này đóng vai trò là điều kiện khung tối thiểu ràng
buộc cơ chế QTCT cổ phần. Đồng nghĩa với đó, pháp luật sẽ có các quy định
để xác định những chủ thể có thẩm quyền quản lý và xử lý đối với hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ pháp luật về mô hình QTCT cổ
phần. Những hành vi vi phạm pháp luật trong QTCT cổ phần có thể chịu sự
điều chỉnh của pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, thậm chí là pháp luật
hình sự. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia, sự mâu thuẫn
về quyền và lợi ích phát sinh từ mối quan hệ của các chủ thể nào, căn cứ pháp
luật điều chỉnh và mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi vi phạm để xác định
bộ phận pháp luật nào điều chỉnh về việc xử lý vi phạm.
Đối với việc quản lý nhà nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô
hình QTCT cổ phần, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định một số nội dung
sau:
Thứ nhất, về hành vi vi phạm. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định
một chương riêng về công ty cổ phần, bao gồm các vấn đề cách thức tổ chức,
quản trị, điều hành và hoạt động của CTCP. Các quy định trong Luật Doanh
nghiệp mang tính chất xác định giới hạn mức tối thiểu mà CTCP thông thường
phải tuân thủ khi thực hiện QTCT. Trong trường hợp có sự vi phạm những quy
định mà Luật Doanh nghiệp đề cập, các chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị áp
dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính.
Hiện nay, những quy định về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến
QTCT cổ phần được ghi nhận tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày
28.12.2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư. Những hành vi vi phạm về QTCT được liệt kê tại các
điều khoản trong Nghị định như: vi phạm về người đại diện theo pháp luật và
người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp155 (không có người đại diện

155
Điều 51 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP
134

theo pháp luật cư trú tại Việt Nam; người đại diện theo uỷ quyền không đủ tiêu
chuẩn theo quy định...); vi phạm về tổ chức, quản lý doanh nghiệp156 (bổ nhiệm
không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh
nghiệp; bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng
giám đốc)); Vi phạm về ban kiểm soát157 (tổ chức Ban kiểm soát không đúng
hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định; không thành lập Ban kiểm soát
đối với trường hợp phải thành lập Ban kiểm soát...). Những hành vi vi phạm
hành chính được liệt kê ở trên là những hành vi vi phạm đang được thực hiện.
Thứ hai, về cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước và cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính liên quan đến QTCT cổ phần.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, QTCT
cổ phần nói riêng thuộc về trách nhiệm của hệ thống các cơ quan nhà nước khác
nhau. Theo đó, Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp; Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc
thực hiện nhiệm vụ được phân công trong quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp trong phạm vi địa phương; Bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên
quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân
công, chịu trách nhiệm thiết lập kết nối, liên thông và chia sẻ thông tin với Cơ
sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp các thông tin liên quan đến doanh
nghiệp theo quy định tại Điều 215 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trong trường
hợp CTCP là công ty đại chúng hay công ty niêm yết, cơ quan có thẩm quyền
quản lý nhà nước là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về QTCT
nêu trên thuộc thẩm quyền xử phạt của (i) Thanh tra Kế hoạch và đầu tư, gồm

156
Điều 52 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP
157
Điều 53 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP
135

Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
đang thi hành công vụ; Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành cấp sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế
hoạch và Đầu tư; Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư158; (ii) Uỷ ban nhân
dân các cấp159; (iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh160. Thẩm quyền xử phạt của
các cá nhân/cơ quan trên tương ứng với hành vi vi phạm của một tổ chức và
mức xử phạt mà Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định. Trong trường hợp vi
phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt
vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện. Ngoài ra, Nghị định sô
122/2021/NĐ-CP cũng có những quy định cụ thể nhằm hướng dẫn về trình tự
đưa trường hợp vi phạm về đúng cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Theo đó, trong một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm, người có thẩm
quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập ngay biên bản vi phạm hành
chính đối với hành vi đã được xác định là vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực,
địa bàn quản lý của mình. Trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt
của người lập biên bản thì chuyển bản gốc biên bản vi phạm hành chính cùng
tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt để
tiến hành xử phạt. Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc
lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công
vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay
biên bản đến người có thẩm quyền161.

158
Điều 73 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
159
Điều 74 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
160
Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ yêu
cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật khi thấy cần thiết; đôn đốc việc thực
hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp; xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh
nghiệp.
161
Khoản 5 Điều 79 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
136

Thứ ba, về hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu
quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về QTCT. Pháp luật hiện hành quy định
hình thức xử phạt chính bao gồm: (i) Phạt cảnh cáo và (ii) Phạt tiền. Mức phạt
tiền đối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động QTCT là
100.000.000 đồng. Đây là mức phạt tiền áp dụng với tổ chức, đối với cùng một
hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt
tiền của tổ chức. Bên cạnh hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khắc phục hậu quả như: buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm
người đại diện của doanh nghiệp; buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của
người không được quyền quản lý doanh nghiệp; buộc miễn nhiệm chức danh
Giám đốc/Tổng giám đốc đối với người không đủ tiêu chuẩn; buộc tổ chức lại
Ban kiểm soát theo đúng quy định; buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng
quy định; buộc miễn nhiệm Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên không đủ
tiêu chuẩn và điều kiện162.
Với những nội dung trên, có thể thấy pháp luật doanh nghiệp đã có
những quy định tương đối bao quát về hành vi vi phạm và xử lý vi phạm liên
quan đến hoạt động QTCT. Tuy nhiên, phân tích các quy định này cho thấy
một số điểm còn tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ các hành vi vi
phạm trong hoạt động QTCT, QTCT cổ phần. Như trên đã trình bày, Nghị định
số 122/2021/NĐ-CP dành 03 điều khoản quy định trực tiếp về hành vi vi phạm
về người đại diện, về tổ chức, quản lý doanh nghiệp, về Ban kiểm soát, tuy
nhiên, dựa theo mô hình QTCT cùng với các cơ quan được thiết lập trong mỗi
mô hình, có thể thấy còn rất nhiều hành vi vi phạm tiềm ẩn trong QTCT cổ
phần, như vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của ĐHĐCĐ, vi phạm

162
Điều 3, 4, 51, 52, 53 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
137

quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, điều kiện, tiêu chuẩn, bầu thành
viên HĐQT và hoạt động của các thành viên HĐQT; vi phạm quy định về thành
viên Ban kiểm soát; vi phạm quy định về Uỷ ban kiểm toán và thành viên của
Uỷ ban kiểm toán... Hay nói cách khác, khi pháp luật doanh nghiệp đã có quy
định về mô hình QTCT cổ phần, các cơ quan được thiết lập trong mỗi mô hình,
hoạt động của mỗi cơ quan... thì cần có cơ chế pháp lý xác định việc không
tuân thủ/tuân thủ không đầy đủ những quy định này là hành vi vi phạm, từ đó
có chế tài để xử lý.
Thêm vào đó, có sự không phù hợp trong việc thiết kế các điều khoản
về hành vi vi phạm đối với QTCT theo quy định của Nghị định số
122/2021/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định đặt các hành vi vi phạm này trong nhóm
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp (theo tên gọi Chương
IV Nghị định số 122/2021/NĐ-CP). Việc đặt tên nhóm hành vi vi phạm như
vậy không hợp lý, không phản ánh đúng những hành vi vi phạm liên quan đến
thành lập và hoạt động của doanh nghiệp nói chung, QTCT nói riêng.
Thứ hai, chưa có sự tương thích về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động QTCT giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị
định hướng dẫn. Theo đó, Luật Doanh nghiệp quy định cơ quan đăng ký kinh
doanh xử phạt các hành vi vi phạm về đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên, Nghị
định số 122/2021/NĐ-CP đề cập tới thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực đăng ký doanh nghiệp không hề quy định tới thẩm quyền của cơ quan đăng
ký kinh doanh.
Thứ ba, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về QTCT còn thấp, chưa
tương xứng với tính chất hành vi vi phạm, chưa đủ sức răn đe. CTCP là công
ty đối vốn, với sự góp vốn của nhiều cổ đông; quy mô vốn của CTCP có thể rất
lớn và phong phú. Mặt khác, QTCT cổ phần là hoạt động quan trọng đối với sự
tồn tại, hoạt động của công ty và với những cổ đông, những chủ thể có liên
138

quan khác. Với những vị thế như vậy, việc một hành vi vi phạm của tổ chức về
hoạt động QTCT chỉ bị xử phạt tối đa là 50.000.000 đồng; một hành vi vi phạm
của cá nhân chỉ bị xử phạt tối đa là 25.000.000 đồng rõ ràng không hợp lý. Mức
xử phạt như vậy tương đối thấp với tính chất của hành vi vi phạm và với mặt
bằng thu nhập, mức sống của người dân...
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
Việt Nam
2.2.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, các CTCP đã đạt những kết quả tích cực đối với việc
thực hiện và áp dụng mô hình QTCT theo quy định của pháp luật. Tại Việt
Nam, bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô lớn cam kết cho phát triển bền
vững, thị trường cũng nhìn thấy có nhiều công ty có quy mô nhỏ hơn nhưng có
được cam kết cao của lãnh đạo, đã không ngừng áp dụng các thực hành quản
trị tốt, đặc biệt là chú trọng vào cải thiện công bố thông tin, giúp thông tin về
hoạt động quản trị được công bố nhiều hơn. Sự cải thiện này vừa tiết kiệm chi
phí lại vừa đem lại hiệu ứng niềm tin rất cao cho các nhà đầu tư163. Một cách
khái quát, những kết quả tích cực của việc thực thi các quy định của pháp luật
về mô hình QTCT cổ phần có thể thấy như sau:
Một là, các quy định của Luật doanh nghiệp về QTCT đã tiệm cận với
thông lệ tốt trên thế giới, nội dung về bảo vệ cổ đông thiểu số được ghi nhận đã
có những thay đổi mạnh mẽ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, quy định
về bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành đã có
nhiều cải thiện, năm 2019 Việt Nam xếp hạng 89/190 quốc gia, tăng 28 hạng
so với năm 2014 và 90 hạng so với năm 2013.

163
Cuộc Bình chọn doanh nghiệp niêm yết (2021), Báo cáo đánh giá quản trị công ty doanh nghiệp
niêm yết Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 11.2021.
139

Hai là, trải qua những giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng, hoạt động
QTCT cổ phần cũng đạt được những thay đổi linh hoạt phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, các công ty đã áp dụng công nghệ, kỹ thuật số để cổ đông có thể thực
thi quyền tham dự ĐHĐCĐ đầy đủ, tiếp cận thông tin kịp thời, biểu quyết từ
xa. Sự thay đổi linh hoạt này đã đem lại những điểm tích cực trong việc bảo vệ
quyền lợi cho các cổ đông một cách tốt nhất có thể.
Ba là, vai trò lãnh đạo của HĐQT đã được thể hiện rõ nét trong quá
trình xây dựng, theo dõi, giám sát thực thi chiến lược cho công ty. Các thông
tin liên quan đến hoạt động QTCT cũng được công khai, minh bạch.
Bốn là, thực tiễn áp dụng pháp luật của đa phần các quốc gia đều cho
thấy, việc pháp luật quy định cụ thể về hoạt động công bố thông tin, đặt ra yêu
cầu công bố thông tin chính xác và kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng, các cơ quan quản lý nhà nước và
các bên có quyền lợi liên quan khác. Việc tiếp cận các thông tin trọng yếu đã
giúp các cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình và giúp các đối tượng tham gia thị
trường cải thiện khả năng đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý hơn. Đồng
thời, việc công bố thông tin còn cho phép đánh giá và giám sát các hoạt động
của Ban giám đốc điều hành, buộc Ban giám đốc phải có trách nhiệm giải trình
trước công ty và các cổ đông. Mặt khác, việc công bố thông tin sẽ đem lại lợi
ích cho công ty, bởi nó cho phép công ty thể hiện trách nhiệm giải trình của
mình trước các cổ đông, hành động một cách minh bạch đối với các thị trường
và duy trì niềm tin của công chúng. Bên cạnh đó, các chính sách công bố thông
tin hiệu quả cũng góp phần giảm thiểu chi phí vốn cho doanh nghiệp, giúp các
chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động đánh giá vị trí của mình,
thích ứng với những thay đổi và định hình các mối quan hệ của họ với công ty.
140

2.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thi hành pháp luật về mô
hình quản trị công ty cổ phần vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau đây:
Thứ nhất, những hạn chế, tồn tại trong việc bảo vệ quyền cổ đông của
công ty cổ phần. Thực tiễn thực hiện cho thấy quyền lợi của cổ đông thiểu số
chưa được bảo vệ hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau như việc không
nắm rõ các quyền của mình, tâm lý phó thác cho cổ đông lớn và thiếu động lực
đấu tranh cho quyền lợi của chính các cổ đông thiểu số. Mặc dù pháp luật có
quy định về quyền khởi kiện của cổ đông khi phát hiện những sai sót, gian lận
trong quá trình điều hành của cấp quản lý công ty, tuy nhiên, việc thực thi quyền
này còn tương đối khó khăn, trình tự thủ tục khởi kiện phức tạp, tốn kém về
thời gian và tiền bạc của các cổ đông.
Đồng thời, các cổ đông lớn có khuynh hướng thao túng việc quản trị,
điều hành công ty, cũng như lạm dụng quyền cổ đông, thành viên lớn để loại
bỏ hoặc ngăn cản thực hiện quyền của cổ đông thiểu số164. Thực tiễn cho thấy
không ít CTCP hạn chế quyền dự họp và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ của
các cổ đông, gây ra sự đối xử không công bằng giữa các cổ đông. Sự hạn chế
này thể hiện dưới nhiều hình thức165. Một số công ty thông qua điều lệ công ty
đặt ra các yêu cầu về tỷ lệ sở hữu số cổ phần tối thiểu được quyền tham gia
ĐHĐCPĐ, theo đó tước bỏ quyền dự họp của không ít cổ đông. Chẳng hạn như
PVFC Land yêu cầu phải sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ trở lên (tương đương
khoảng 500 triệu đồng) mới được tham dự. Một số đơn vị khác cũng yêu cầu
cổ đông phải sở hữu tối thiểu hàng trăm triệu đồng mệnh giá cổ phiếu mới được
tham dự Đại hội cổ đông thường niên như CTCP Dược phẩm TW2 (hơn 5.000

164
Mai Ngọc (2019), tlđd.
165
Quyền dự họp ĐHĐCĐ của cổ đông nhỏ CTCP hiện nay, theo Tạp chí Lập pháp online, Xem chi
tiết tại địa chỉ: https://phamlaw.com/quyen-du-hop-dai-hoi-co-dong-cua-co-dong-nho-cong-ty-co-
phan-hien-nay.html truy cập ngày 12/3/2021.
141

cổ phần), Licogi 18 (hơn 15.000 cổ phần), Lilama 18 (hơn 35.000 cổ phần),


CTCP Đầu tư PV-Inconess (hơn 100.000 cổ phần, tương đương gần 1 tỷ đồng),
Công ty Bia Thanh Hóa (hơn 5.000 cổ phần), CTCP Thương mại Bia Hà Nội
(hơn 20.000 cổ phần). Trường hợp gần đây nhất là CTCP Chế biến Xuất khẩu
Thuỷ sản Minh Hải yêu cầu điều kiện tham dự Đại hội cổ đông phải sở hữu từ
5.000 cổ phần trở lên, các cổ đông sở hữu dưới 5.000 cổ phần phải tập hợp lại
cử đại diện tham dự.
Ngược lại, một số CTCP như Ngân hàng Sacombank và Quỹ Đầu tư
VF1 cho phép các cổ đông tham gia Đại hội cổ đông nhưng Ban điều hành hạn
chế quyền chất vấn dưới nhiều hình thức khác nhau như: hạn chế thời gian chất
vấn, chất vấn bằng ghi câu hỏi ra giấy và gửi lên bàn chủ toạ hoặc gửi và được
trả lời công khai trên website của công ty… Trong khi các công ty khác như
ACB, PDM…với hàng nghìn cổ đông đã đến dự Đại hội cổ đông đều được
quyền chất vấn, trực tiếp đặt câu hỏi, không giới hạn thời gian. Bởi thời gian
chất vấn của cổ đông nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách trả lời của lãnh đạo
doanh nghiệp có thuyết phục hay không và Ban lãnh đạo doanh nghiệp có tiếp
thu ý kiến cổ đông một cách dân chủ hay không. Không những thế, các cổ đông
thường không yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công
ty… hoặc cũng có thể họ chưa biết mình có quyền đó.
Mặt khác, sự liên kết của các cổ đông nhỏ tại các CTCP hiện nay chưa
thực sự phát huy hiệu quả tích cực, dù pháp luật đã trao quyền cho các cổ đông
nhỏ tự mình hoặc liên kết lại với nhau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình. Tại các nước trên thế giới, có nhiều chế định trung gian gọi là tổ chức hỗ
trợ cổ đông nhỏ. Thông qua tổ chức đó, các cổ đông có thể kết nối với nhau,
tạo thành mạng lưới nhằm đủ tỷ lệ sở hữu. Các cổ đông nhỏ Việt Nam cũng
cần ý thức được điều đó và phải hiểu rằng, nếu như chúng ta chưa đủ cổ phần
tại các doanh nghiệp lớn thì hãy liên kết lại với nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
142

thói quen liên kết giữa các cổ đông chưa có. Cổ đông nhỏ nên tìm cách thức
hoặc thiết lập các mạng lưới liên kết với nhau một cách tốt hơn để đủ tỷ lệ và
thực hiện quyền của mình một cách hiệu quả hơn. Thậm chí, những cổ đông
liên kết với nhau có thể ủy quyền cho luật sư, những người có chuyên môn
tham dự đại hội đồng cổ đông để đảm bảo thực hiện quyền cổ đông tốt hơn.
Hiện nay, theo quan sát của các chuyên gia nhận thấy đã bắt đầu manh nha xuất
hiện những tổ chức như vậy, đơn cử như Viện thành viên Hội đồng quản trị
Việt Nam (VIOD)166.
Thứ hai, những hạn chế, tồn tại trong thực tiễn nhận biết giao dịch với
các bên liên quan. Theo quy định của pháp luật, bất cứ giao dịch với bên liên
quan nào cũng cần được phê duyệt trước khi thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy, không phải lúc nào các giao dịch với bên liên quan cũng được phê duyệt
trước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do
HĐQT và các cổ đông không phải lúc nào cũng biết giao dịch có sự tham gia
của các bên liên quan hay không, nhất là khi người trong nội bộ công ty cố tình
che giâú sự tham gia của họ trong giao dịch và lợi ích cá nhân của họ trong đó.
Việc lập danh sách các bên liên quan và vai trò của các bên trong giao dịch là
một giải pháp, nhưng việc lập danh sách lại gặp phải khó khăn do hầu hết các
cơ cấu sở hữu đều không rõ ràng. Trong khi một số giao dịch với bên liên quan
có thể nhận biết một cách dễ dàng, thì một số giao dịch khác được sắp đặt một
cách kỹ lưỡng và phức tạp nhằm che giấu bản chất của giao dịch.
Thứ ba, bất cập trong việc thực hiện quy định về thành viên HĐQT.
Một là, về việc thực hiện nhiệm kỳ của thành viên HĐQT. Thực tiễn
thi hành quy định về nhiệm kỳ của thành viên HĐQT cho thấy, có hiện tượng
các thành viên HĐQT giữ vị trí này quá lâu, mất đi sự sắc bén, tính sáng tạo và

166
Cổ đông nhỏ được bảo vệ tốt hơn. Xem chi tiết tại địa chỉ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/co-
dong-nho-duoc-bao-ve-tot-hon-post266540.html. Truy cập ngày 18/4/2021.
143

nhiệt huyết với công việc. Điều này xuất phát từ việc pháp luật không có quy
định về giới hạn nhiệm kỳ của thành viên HĐQT. Soi chiếu với pháp luật và
thông lệ quản trị tốt ở một số nước trên thế giới, nội dung này có sự ràng buộc,
giới hạn cụ thể. Chẳng hạn, theo Luật của Pháp, nhiệm kỳ một thành viên
HĐQT có thể không quá 06 năm trừ phi ĐHĐCĐ quyết định tái gia hạn nhiệm
kỳ này, và các thành viên HĐQT từ 70 tuổi trở lên không được chiếm quá 1/3
tổng số thành viên trong HĐQT. Liên quan đến vấn đề này, Uỷ ban Hellebuyk
lại khuyến nghị nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không nên vượt quá 1/3 tổng
số thành viên HĐQT167. Quy tắc Quản trị công ty của Pháp (Vietnot II) quy
định thời hạn nhiệm kỳ của một thành viên HĐQT, được đề ra trong quy chế
nội bộ, không nên vượt quá 04 năm, để cho phép các cổ đông có thể thực hiện
việc bầu chọn với một mức độ thường xuyên hiệu quả168.
Hai là, về việc lựa chọn thành viên HĐQT, thực tiễn từ các CTCP cho
thấy, đa số các công ty đều lựa chọn thành viên HĐQT dựa trên việc cá nhân
đó đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện mà pháp luật đưa ra, đồng thời, lựa
chọn dựa trên các tiêu chí khác như kinh nghiệm công tác trong công ty và
trong ngành; sự trưởng thành của cá nhân hay mối quan hệ rộng và trung thành
với công ty. Hầu hết các công ty ít quan tâm tới tiêu chí về phẩm chất của thành
viên HĐQT. Lý do của thực tế này xuất phát từ việc không có quy định nào của
pháp luật liên quan đến tiêu chí phẩm chất của thành viên HĐQT. Đồng thời,
vì các tiêu chí xác định phẩm chất của thành viên HĐQT tương đối trừu trượng,
nên công ty cũng có thể gặp khó khăn trong việc xác định liệu một thành viên
tiềm năng nào đó của HĐQT có những phẩm chất như vậy hay không.

167
AFGASFFI (Association Francaise de la Gestion Finaniere) (1998), Khuyến nghị của Uỷ ban
Hellebuyck về Quản trị công ty, II.D.4, 29.06.1998.
168
Vietnot II (1999), Báo cáo của Uỷ ban về Quản trị công ty, 7.1999.
144

Ba là, về vấn đề thành viên HĐQT độc lập, việc tuân thủ quy định về
thành viên HĐQT độc lập còn nhiều rào cản, đơn cử như việc doanh nghiệp
không tìm được các nhân sự có đủ điều kiện trở thành thành viên độc lập; hoặc
nhân sự đủ điều kiện nhưng chưa am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp; hoặc thành
viên độc lập hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự “độc lập” để
mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cho cổ đông. Những hạn chế này
có thể lý giải bởi các nguyên nhân:
- Bất cập trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về cơ chế
bầu thành viên độc lập HĐQT. Theo đó, việc bầu được thực hiện tương tự như
các thành viên HĐQT khác, gồm việc được giới thiệu, đề cử bởi các cổ đông
trong công ty. Điều này tiềm ẩn rủi ro là trên thực tế, bản thân cổ đông sẽ có sự
“gài cắm” các lợi ích, chi phối việc giới thiệu, bầu thành viên độc lập HĐQT
và qua đó kiểm soát, chi phối quyết định của thành viên độc lập sau khi đã được
bầu. Do có sự ràng buộc về lợi ích, các thành viên độc lập này khó có thể thực
hiện công việc giám sát hoạt động của HĐQT một cách độc lập khách quan.
- Trong quá trình tham gia vào các hoạt động của HĐQT dễ hình thành
nên các mối quan hệ thân thiết nhất định với các thành viên khác trong HĐQT
hoặc cổ đông. Mối quan hệ này có thể là yếu tố gây cản trở việc thành viên độc
lập HĐQT đưa ra các ý kiến khách quan nếu có vi phạm của thành viên HĐQT
khác.
- Hiện nay chưa hình thành “thị trường lao động” riêng cho các thành
viên độc lập HĐQT, số lượng thành viên thoả mãn các điều kiện còn ít và chưa
có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp cho các đối tượng này. Do đó, vẫn còn tình
trạng thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng thành viên độc lập.
Thứ tư, bất cập trong việc thực hiện quy định về tiền lương, thù lao,
thưởng và lợi ích khác của thành viên HĐQT. Pháp luật quy định thành viên
HĐQT được hưởng thù lao công việc và thưởng, tuy nhiên, xuất phát từ vị trí,
145

tư cách thành viên HĐQT khác nhau, cơ chế tài chính và lợi ích khác dành cho
từng thành viên sẽ có sự khác biệt. Trên thực tế, định mức và xây dựng chế độ
lương, thưởng cho các thành viên HĐQT hiện nay vẫn là vấn đề được nhiều
nhà quản trị và các doanh nghiệp quan tâm. Ở một số doanh nghiệp, thù lao
hàng tháng cho HĐQT, Ban kiểm soát chỉ là khoản tượng trưng. Thu nhập của
họ chủ yếu dựa vào mức thưởng đạt hoặc vượt kế hoạch. Thông thường, mức
thưởng là 0,5% - 1% lợi nhuận (nếu đạt kế hoạch) và thêm 4-8% phần lợi nhuận
vượt kế hoạch. Ở những doanh nghiệp đạt kết quả lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng
thì khoản thưởng cho HĐQT, BKS tương đương 0,5-1% lợi nhuận là một con
số không nhỏ. Do đó, dù cùng áp dụng chính sách lương, thưởng như nhau
nhưng thu nhập thực tế của chức danh quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp
lại có sự khác biệt.
Thứ năm, bất cập trong nhận thức của doanh nghiệp về kiểm soát, kiểm
toán nội bộ và sự tồn tại của Ban kiểm soát trong CTCP. Tại Việt Nam thời
gian gần đây, vấn đề kiểm toán nội bộ và mô hình quản trị một cấp đã được
nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn nhầm
lẫn giữa chức năng của Uỷ ban kiểm toán, chức năng kiểm toán nội bộ và chức
năng của Ban kiểm soát hay bộ phận tài chính. Vai trò, trách nhiệm của HĐQT,
Ban kiểm soát và Ban giám đốc điều hành chưa được phân định thật rõ ràng.
Chức năng của HĐQT phải là chức năng giám sát Ban giám đốc điều hành,
nhưng trên thực tế, thành viên HĐQT lại nắm giữ một số vị trí quan trọng trong
Ban giám đốc, tham gia vào nhiều hoạt động tác nghiệp hàng ngày, dẫn đến vai
trò của kiểm toán bị coi nhẹ. Có nhiều trường hợp, Ban giám đốc đảm nhận
trách nhiệm đàm phán, lựa chọn và ký hợp đồng với công ty kiểm toán. Vì thế,
nhiều kiểm toán viên độc lập đã phải thực hiện công việc của mình dưới sức ép
của Ban giám đốc, sự minh bạch về thông tin đã được kiểm toán không được
146

đảm bảo dẫn đến thiếu khách quan trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán
viên.
Mặt khác, sự tồn tại của Ban kiểm soát trong mô hình QTCT còn mang
nặng tính hình thức. Trên thực tế, hầu hết các cổ đông trong các CTCP đều
không hiểu đúng và đầy đủ vai trò của Ban kiểm soát, vì vậy, không chú trọng
tới việc bầu thành viên Ban kiểm soát. Trường hợp ĐHĐCĐ bầu thành viên
Ban kiểm soát còn HĐQT ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát không
phải hiếm và lẽ đĩ nhiên là HĐQT sẽ giới hạn quyền của Ban kiểm soát tới mức
có thể nhằm mở rộng quyền của mình. Thậm chí, ở nhiều CTCP, HĐQT và
Ban Giám đốc nhiều khi cũng không làm rõ vai trò của Ban kiểm soát, coi Ban
kiểm soát chỉ là một phòng Ban trong công ty, hay chính ngay cả Ban kiểm soát
cũng không rõ vai trò và quyền hạn của mình. Vì thế sự tồn tại của Ban kiểm
soát nhiều khi mang nặng tính hình thức. Tính hình thức của Ban kiểm soát ảnh
hưởng rất lớn đến quyền lợi của công ty, đặc biệt là đến các cổ đông, khi mà
HĐQT, GĐ/Tổng GÐ hoạt động theo cơ chế “tự thực hiện, tự giám sát”. Mọi
giao dịch bất lợi cho cổ đông, công ty luôn có thể xảy ra và cổ đông không bao
giờ biết đến.
Thứ sáu, bất cập trong việc xây dựng báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,
hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu
quản trị của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, Việc lập
báo cáo tài chính vẫn còn hình thức, chưa áp dụng công nghệ, phân tích dữ liệu
(data) của thông tin, còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhân sự lập báo cáo
dẫn đến thiếu chính xác và trung thực không đáp ứng yêu cầu của báo cáo tài
chính và yêu cầu quản trị trong giai đoạn số hóa công ty hiện nay của thị trường.
Cá biệt còn có hiện tượng doanh nghiệp xây dựng nhiều báo cáo tài chính, mỗi
147

bảng được sử dụng phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích sử dụng. Chẳng
hạn, với nhà quản lý thì dùng báo cáo tài chính này để nắm bắt thực trạng công
ty; với cơ quan thuế thì dùng báo cáo tài chính khác để hạn chế thuế phải nộp.
Với cổ đông lại có báo cáo khác nữa để củng cố niềm tin với doanh nghiệp, qua
đó, phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu...
Thứ bảy, bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của
doanh nghiệp về hoạt động QTCT. Theo Báo cáo đánh giá quản trị công ty
doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2021, các nội dung thông tin mà doanh
nghiệp còn thiếu sót trong việc công khai, minh bạch như: (i) Tài liệu họp
ĐHĐCĐ chưa cung cấp đầy đủ thông tin tối thiểu về các ứng viên mới cho
HĐQT và Ban kiểm soát (nếu có) như thông tin về tuổi, trình độ đào tạo, chuyên
môn, kinh nghiệm, vị trí thành viên HĐQT đang tại vị, tính độc lập; (ii) Báo
cáo thường niên cung cấp thông tin thiếu đầy đủ về: cơ cấu cổ đông của công
ty; tính độc lập của thành viên HĐQT; công bố phát biểu hoặc tuyên bố của
lãnh đạo công ty khẳng định sự tuân thủ đầy đủ của công ty với Quy tắc quản
trị công ty; các khoản thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí do công ty
thanh toán cho từng thành viên HĐQT, Ban kiểm soát (nếu có); tiền lương của
Giám đốc, Tổng giám đốc và thành viên quản lý điều hành khác...169

169
Cuộc Bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2021, (2021), tlđd, tr.19.
148

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành
pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, nghiên cứu sinh rút
ra một số kết luận sau:
1. Pháp luật về mô hình QTCT cổ phần ở Việt Nam đã quy định khá cụ
thể, rõ ràng về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế trong
mô hình quản trị CTCP. Đồng thời, các quy định cũng thường xuyên được cập
nhật, sửa đổi, bổ sung để hướng tới việc hoàn thiện mô hình QTCT, theo chuẩn
mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho
các đầu tư và các chủ thể có liên quan một cách tối ưu. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, pháp luật quy định về mô hình QTCT cổ phần còn tồn
tại một số điểm hạn chế như:
- Đối với nội dung về cơ cấu quản lý CTCP, pháp luật chưa quy định
về vấn đề chuyển đổi, quá trình chuyển đổi giữa các mô hình QTCT cổ phần.
- Đối với nội dung về cổ đông và ĐHĐCĐ, pháp luật còn một số quy
định bất cập về quyền của cổ đông; bất cập trong quy định về bảo vệ quyền của
cổ đông.
- Đối với nội dung về HĐQT của CTCP, pháp luật còn có những bất
cập trong quy định về: tiêu chuẩn của thành viên HĐQT; thành viên HĐQT độc
lập; thành viên không điều hành; cơ cấu của HĐQT; thư ký công ty; cơ chế bãi
nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT...
- Đối với nội dung về Giám đốc, Tổng giám đốc của CTCP, pháp luật
còn tồn tại hạn chế trong quy định về: việc kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch
HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc; cơ cấu và hoạt động của Giám đốc/Tổng
giám đốc.
- Đối với nội dung về kiểm soát nội bộ và kiểm toán trong CTCP, pháp
luật còn thiếu vắng quy định về cơ chế, cách thức thiết lập Uỷ ban kiểm toán;
cơ chế hoạt động của Uỷ ban kiểm toán; pháp luật cũng chưa có quy định cụ
149

thể về chế độ làm việc của kiểm soát viên; quy định về cơ chế hoạt động của
Ban kiểm soát còn nhiều bất cập...
- Đối với nội dung về chế độ báo cáo, công khai thông tin trong mô
hình QTCT cổ phần, pháp luật còn những điểm hạn chế trong quy định về nội
dung báo cáo, công khai thông tin...
- Đối với nội dung về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong CTCP, quy định
về thẩm quyền giải quyết xung đột, bảo vệ lợi ích của các bên bởi Trọng tài
thương mại có những điểm chưa tương thích với quy định của pháp luật về
trọng tài.
- Đối với nội dung về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm hành chính
trong mô hình QTCT cổ phần, pháp luật còn tồn tại những hạn chế như chưa
quy định đầy đủ hành vi vi phạm trong hoạt động QTCT cổ phần; mức phạt
tiền đối với hành vi vi phạm về QTCT còn thấp...
2. Thực tiễn thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần đã
đạt được những kết quả tích cực. Thời gian qua, các CTCP đã đạt những kết
quả tích cực đối với việc thực hiện và áp dụng mô hình QTCT theo quy định
của pháp luật. Vai trò lãnh đạo của HĐQT đã được thể hiện rõ nét trong quá
trình xây dựng, theo dõi, giám sát thực thi chiến lược cho công ty. Các thông
tin liên quan đến hoạt động QTCT cũng được công khai, minh bạch. Các quy
định của Luật doanh nghiệp về QTCT đã tiệm cận với thông lệ tốt trên thế giới,
nội dung về bảo vệ cổ đông thiểu số được ghi nhận đã có những thay đổi mạnh
mẽ. Bên cạnh những kết quả khả quan như trên, việc thi hành pháp luật về mô
hình QTCT cổ phần còn tồn tại một số điểm hạn chế cơ bản như: (i) hạn chế,
bất cập trong việc bảo vệ quyền cổ đông; hạn chế trong nhận biết giao dịch với
các bên liên quan; (ii) bất cập trong việc thực hiện quy định về thành viên
HĐQT; (iii) bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin về hoạt
động CTCP...
150

CHƯƠNG 3. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ


NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH
QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
Việt Nam
Thực tiễn đã chứng minh, không có tiêu chuẩn QTCT nào được áp dụng
trên toàn thế giới, chỉ có các tiêu chuẩn QTCT do các tổ chức, điển hình là
OECD đưa ra mang tính khuyến nghị và được cộng đồng quốc tế thừa nhận
một cách rộng rãi do tính khoa học và hiệu quả của nó. Ở nước ta, để đảm bảo
cho các CTCP hoạt động tốt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, ngoài năng
lực của đội ngũ quản lý, những quy định của pháp luật về QTCT cần tạo cơ sở
pháp lý rõ ràng cho mọi hoạt động của bộ máy QTCT tiệm cận được những
thông lệ tốt trên thế giới về QTCT.
Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật phải dựa trên bản chất, triết lý của
hoạt động QTCT, trong đó xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng của mỗi cơ
quan, bộ phận cấu thành trong mô hình QTCT.
Ở đó, ĐHĐCĐ đóng vai trò là cơ quan có quyền quyết định cao nhất,
phê duyệt các chính sách, các luật lệ, định chế và kiểm soát đối với hoạt động
của doanh nghiệp. Nói cách khác, ĐHĐCĐ chính là công cụ để giúp các cổ
đông thực thi quyền lực của đại diện chủ sở hữu, giúp cho các cổ đông có cơ
hội, ít nhất mỗi năm một lần thảo luận những vấn đề quan trọng của công ty
cũng như gặp gỡ trực tiếp với các thành viên Ban kiểm soát, HĐQT và Ban
giám đốc, đặt câu hỏi cũng như quyết định tương lai của công ty. ĐHĐCĐ bầu
ra HĐQT, cơ quan đại diện cho cổ đông để thực hiện vai trò quản lý hoạt động
của công ty nhằm loại trừ những xung đột về lợi ích, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc
thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm toán nội bộ do
151

ĐHĐCĐ bầu ra; Ban Điều hành công ty mà người đứng đầu là Tổng giám đốc
hoặc Giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê.
Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về QTCT phải đảm bảo sự phát triển
của công ty cổ phần và bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông
thiểu số và quyền, lợi ích của những chủ thể có liên quan một cách tối đa.
QTCT tốt mục đích cuối cùng vẫn là giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, mang lại lợi ích cho các
cổ đông. Do vậy, pháp luật quy định về QTCT cần phải được hoàn thiện để đáp
ứng được yêu cầu này. Ngoài ra, hoàn thiện pháp luật về QTCT còn phải đảm
bảo được việc bảo vệ cổ đông thiểu số, phải thực sự đưa đến cho cổ đông những
công cụ pháp lý rõ ràng và đầy đủ hơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, trong đó đặc biệt chú trọng đến quyền về thông tin, quyền khởi kiện,
trách nhiệm của giám đốc, quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm
quyền ĐHĐCĐ...
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về QTCT cổ phần đáp ứng yêu cầu của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo
đang đặt ra nhiều yêu cầu cần phải thay đổi từ phía hoạt động QTCT. Sự tác
động của quá trình chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số sẽ giúp
các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm
dịch vụ, giảm chi phí sản xuất, vận hành. Tuy nhiên, cách mạng 4.0 cũng mang
tới rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp nói chung, hoạt động QTCT cổ phần
nói riêng, đòi hỏi doanh nghiệp và những nhà quản lý doanh nghiệp cần nhận
thức rõ, xây dựng kế hoạch và thực hiện các bước đi phù hợp để “đón đầu”
những lợi thế của hội nhập và cách mạng công nghiệp mang lại, vừa đối mặt
được với những khó khăn, thách thức. Trước yêu cầu như vậy, việc hoàn thiện
các quy định pháp luật về mô hình QTCT cổ phần sẽ giúp xây dựng được khung
152

pháp luật mang tính định hướng, dẫn dắt để các doanh nghiệp và nhà quản lý
doanh nghiệp có cơ sở áp dụng, cũng là một hình thức đáp ứng được những
tiêu chuẩn QTCT tối thiểu theo thông lệ tốt trên thế giới.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về mô hình QTCT cổ phần trên cơ sở tham
khảo những thông lệ tốt về quản trị công ty và kinh nghiệm QTCT tốt trong
quy định của các quốc gia khác. Xu hướng thế giới về bộ quy tắc QTCT là thực
hiện các thay đổi về báo cáo tuân thủ hoặc giải thích, cụ thể:
Một số quốc gia đã phát triển các hệ thống duy nhất để thúc đẩy việc
thực hiện các quy tắc QTCT quốc gia không tuân thủ nghiêm ngặt các hệ thống
tuân thủ hoặc giải thích thông thường. Như ở Costa Rica, Quy chế quản trị công
ty của Hội đồng giám sát hệ thống tài chính quốc gia (CONASSIF) là bắt buộc
phải thực hiện nhưng dựa trên quy tắc “tuân thủ và giải thích”, không giống
như mô hình phổ biến hơn được áp dụng ở các quốc gia khác mà công ty có thể
chọn không tuân thủ nhưng phải giải thích lý do tại sao. Trong khi việc tuân
thủ quy tắc được coi là bắt buộc, nó cũng gợi ý rằng các công ty có thể áp dụng
các nguyên tắc tương xứng, có nghĩa là trên thực tế, vẫn có một số tính linh
hoạt trong cách áp dụng quy tắc. Tuy nhiên, sự linh hoạt này không áp dụng
đối với các công ty niêm yết. Theo đó, các công ty này được yêu cầu theo quy
định của bộ luật quốc gia để thiết lập và công bố mã riêng của họ cũng như
thông tin bổ sung phù hợp với các khuyến nghị về công bố và minh bạch của
Nguyên tắc quản trị công ty của G20/OECD.
Tại Malaysia, Bộ luật Malaysia về QTCT tuân theo cách tiếp cận “áp
dụng hoặc giải thích một phương pháp thay thế”, trong đó, các công ty không
áp dụng các thông lệ do Bộ luật quy định phải đưa ra lời giải thích cho sự không
áp dụng và công khai một phương pháp thay thế đáp ứng kết quả dự kiến các
nguyên tắc của Bộ luật. Ngoài ra, các công ty lớn khác với một thông lệ được
khuyến nghị trong Bộ quy tắc được yêu cầu phải công bố các biện pháp mà
153

công ty sẽ thực hiện để áp dụng thông lệ và khung thời gian áp dụng chúng.
Các yêu cầu về công bố thông tin được quy định trong Yêu cầu về niêm yết, áp
dụng cho tất cả các thông lệ về Bộ quy tắc và cho tất cả các công ty niêm yết.
Mexico cung cấp một ví dụ về cách tiếp cận hỗn hợp liên quan đến các
quy định của pháp luật ràng buộc và các khuyến nghị áp dụng tự nguyện. Vào
năm 2005, Luật Thị trường chứng khoán Mexico đã đưa ra một khuôn khổ tối
thiểu về các thông lệ và các nguyên tắc QTCT lành mạnh cho các công ty niêm
yết trong Bộ Quy tắc nguyên tắc và thực tiễn tốt nhất về quản trị công ty. Hơn
nữa, các quy tắc niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán yêu cầu các công ty
niêm yết phải tiết lộ mức độ tuân thủ Quy tắc của họ cho Sở Giao dịch chứng
khoán nơi cổ phiếu của họ được giao dịch và cho các nhà đầu tư.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công
ty cổ phần ở Việt Nam
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cơ cấu quản
lý công ty cổ phần
Nghiên cứu sinh cho rằng, để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
cơ cấu quản lý CTCP, cần phải cân nhắc một số đề xuất sau:
Thứ nhất, pháp luật cần có những quy định cụ thể về Uỷ ban kiểm toán,
cơ chế hoạt động của Uỷ ban này và sự phối hợp hoạt động giữa Uỷ ban với
các cơ quan quản lý khác trong CTCP. Xuất phát từ nhu cầu quản lý và kiểm
soát nội bộ của doanh nghiệp, thông lệ tốt về QTCT cho thấy các công ty nên
có bộ phận kiểm toán nội bộ và mô hình phù hợp nhất là một bộ phận độc lập
trực thuộc HĐQT. Bộ phận này thường được gọi là Uỷ ban kiểm toán. Nếu mô
hình QTCT có Uỷ ban kiểm toán, mô hình đó sẽ không có Ban kiểm soát theo
mô hình truyền thống (mô hình quản trị hai cấp), nếu đáp ứng được một số quy
định cụ thể khác theo luật quy định. Do vai trò của Ban kiểm soát khá mờ nhạt
154

trong thực tiễn nên theo các chuyên gia trong lĩnh vực QTCT, mô hình quản trị
một cấp là thông lệ tốt hiện đang là xu hướng trong QTCT hiện đại.
Theo đó, trong mô hình QTCT một cấp, không có Ban kiểm soát, Uỷ
ban kiểm toán là một tiểu ban thường trực của HĐQT. Thành viên của Uỷ ban
kiểm toán đều là thành viên HĐQT độc lập không tham gia điều hành, trong đó
bắt buộc có ít nhất một người là chuyên gia tài chính.
Về mối quan hệ giữa Uỷ ban kiểm toán và các cơ quan khác trong mô
hình QTCT cổ phần, theo thông lệ quốc tế, HĐQT có trách nhiệm ban hành
quy chế về kiểm toán nội bộ, quy chế hoạt động của Uỷ ban kiểm toán; quyết
định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ và quyết định việc thực hiện kiến
nghị của Uỷ ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi để đảm
bảo Uỷ ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ hoàn thành các nhiệm vụ của mình.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi
để Uỷ ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ
đạo các bộ phận thực hiện phối hợp công tác với Uỷ ban kiểm toán và kiểm
toán nội bộ theo quy định của quy chế về kiểm toán nội bộ, quy chế làm việc
của Uỷ ban kiểm toán.
Ở đây, cũng cần chú ý về vai trò, mối quan hệ và sự khác biệt giữa kiểm
toán nội bộ và Uỷ ban kiểm toán trong QTCT. Về mối quan hệ giữa Uỷ ban
kiểm toán và kiểm toán nội bộ trong CTCP, cả hai bộ phận này đều có nhiệm
vụ chung là xác định các mục tiêu kiểm toán và những rủi ro để thực hiện kiểm
soát nội bộ trong công tác QTCT. Theo thông lệ tốt về QTCT, Uỷ ban kiểm
toán có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty.
Điều này có thể thấy ở chỗ, nhằm tăng hiệu quả kiểm soát nội bộ, kiểm toán
nội bộ phối hợp với Uỷ ban kiểm toán và gửi báo cáo Uỷ ban kiểm toán trình
HĐQT. Ngược lại, Uỷ ban kiểm toán hỗ trợ cho kiểm toán nội bộ có được sự
độc lập cần thiết cũng như hoàn thành tốt được mục tiêu của kiểm toán đề ra.
155

Một số vấn đề sau liên quan đến Uỷ ban kiểm toán đã được thông lệ
quốc tế thừa nhận, Việt Nam có thể tham khảo để hoàn thiện quy định về Uỷ
ban kiểm toán, cụ thể:
Về vai trò, Uỷ ban kiểm toán đóng vai trò giám sát các vấn đề liên quan
đến báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập. Ngoài ra, Uỷ ban kiểm toán còn giám
sát các nội dung liên quan đến các vấn đề về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ,
tính tuân thủ các thủ tục và cảnh báo các rủi ro về an ninh tài chính. Uỷ ban
kiểm toán tham gia vào việc lựa chọn Trưởng kiểm toán, thảo luận và phê duyệt
chương trình kiểm toán, đảm bảo các phát hiện của kiểm toán nội bộ được báo
cáo đầy đủ và thực thi.
Về chức năng, Uỷ ban kiểm toán giúp HĐQT trong việc chỉ đạo, hướng
dẫn và giám sát công tác kiểm toán nội bộ trong công ty phù hợp với các nguyên
tắc kiểm soát nội bộ.
Về nhiệm vụ, Uỷ ban kiểm toán thực hiện một số nhiệm vụ sau: Kiểm
tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm tra
và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo
tài chính, báo cáo kế toán trước khi trình ký duyệt; kiểm tra việc tuân thủ
nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế
toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán; Phát hiện
những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị, đề xuất
các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động
của đơn vị kế toán. Ngoài ra, Uỷ ban kiểm toán cũng cần xây dựng và duy trì
bộ Quy chế hoạt động của Uỷ ban nhằm đề ra mục đích, nhiệm vụ, trách nhiệm
và cách thức làm việc của Uỷ ban.
Về trách nhiệm, Uỷ ban kiểm toán giám sát tính liêm chính của các báo
cáo tài chính của công ty, sự tuân thủ các quy định pháp luật của công ty, năng
156

lực và tính độc lập của kiểm toán độc lập, năng lực và tính hiệu quả của kiểm
toán nội bộ.
Về hoạt động của Uỷ ban kiểm toán, do cơ quan này thực hiện chức
năng trợ giúp HĐQT trong kiểm soát nội bộ, nên Uỷ ban kiểm toán cần phải
thường xuyên thông báo các vi phạm về quy trình và việc tuân thủ pháp luật
của cán bộ công ty lên HĐQT. Ở một số nước, Uỷ ban kiểm toán được quy
định họp hàng tháng, cũng có nước quy định Uỷ ban kiểm toán họp ít nhất hàng
quý. Hay như ở Anh, Bộ Quy tắc tổng hợp mới về QTCT gợi ý các cuộc họp
của Uỷ ban kiểm toán nên được tổ chức gần trùng với các ngày trọng điểm
trong chu kỳ lập báo cáo tài chính và kiểm toán, nhưng không ít hơn 3 lần chính
thức một năm. Ngoài ra, Trưởng Uỷ ban kiểm toán có thể triệu tập thêm các
cuộc họp riêng của Uỷ ban để thiết lập kênh thông tin liên lạc với Chủ tịch
HĐQT và Giám đốc/Tổng giám đốc...
Thứ hai, pháp luật cần bổ sung thêm những quy định về việc chuyển
đổi mô hình quản trị công ty cổ phần, nội dung chuyển đổi, quá trình chuyển
đổi, thời hạn chuyển đổi... Việc bổ sung các quy định này một mặt tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp có thể thay đổi mô hình QTCT một cách thuận lợi để đáp
ứng sự phù hợp trong tính chất hoạt động của mình; một mặt cũng hạn chế sự
chậm trễ của công ty trong việc kiện toàn các cơ quan trong mô hình quản trị
mà công ty thực hiện chuyển đổi.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cổ đông và
Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần
Khi sở hữu cổ phần của một công ty, các cổ đông sẽ có một số lợi ích
cơ bản tương ứng với phần vốn góp của mình với vai trò nhà đầu tư, gồm lợi
ích từ quyền kiểm soát; lợi ích từ cổ tức; lợi ích từ gia tăng giá trị cổ phần. Tuy
nhiên, những lợi ích này sẽ không thể được cổ đông tự mình thực hiện và đảm
bảo, do đó, cần có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cổ đông để họ
157

được bảo vệ quyền lợi, từ đó thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động đầu tư, góp
vốn vào CTCP. Hoàn thiện pháp luật quy định về cổ đông, trước nhất pháp luật
doanh nghiệp cần có sự bổ sung, kiện toàn cách hiểu về các loại cổ đông, chẳng
hạn như cách hiểu về cổ đông lớn, cổ đông thiểu số, để đảm bảo mỗi tổ chức,
cá nhân khi nắm giữ cổ phần tại công ty, họ hiểu được vị thế, từ đó xác định
được rõ những quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh sự hoàn thiện về khái
niệm, trong phạm vi Luận án, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp sau
nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về cổ đông, dựa trên những điểm tồn tại
đã chỉ ra và phân tích ở Chương 2, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền yêu cầu công ty mua lại
cổ phần của cổ đông (thuộc nhóm quyền kinh tế). Theo đó, để đảm bảo tối ưu
hoá quyền của cổ đông về vấn đề này, đồng thời có sự đối xử cân bằng quyền
lợi, vị thế giữa cổ đông và công ty, cần mở rộng quyền của cổ đông trong việc
giới thiệu tổ chức thẩm định giá. Đồng thời, pháp luật cũng cần quy định về
nghĩa vụ thanh toán chi phí thẩm định giá để tránh những mâu thuẫn, xung đột
phát sinh. Nghiên cứu sinh cho rằng, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần có
thể sửa đổi theo hướng:
“Trường hợp không thoả thuận được giá thì các bên có thể yêu cầu
một tổ chức thẩm định giá định giá. Việc lựa chọn có thể thông qua một trong
hai cách thức: Một là công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ
đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Hai là cổ đông đề xuất
tổ chức thẩm định giá trên cơ sở sự ý của công ty. Chi phí thanh toán cho tổ
chức thẩm định giá do công ty chi trả”.
Lý do nghiên cứu sinh đề xuất sự chi trả này thuộc về trách nhiệm của
công ty, xuất phát từ lý do của việc cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần,
khi công ty có những vấn đề về tổ chức lại hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ cổ
đông có sự khác biệt so với thời điểm xác lập tư cách cổ đông ban đầu, khiến
158

cho cổ đông không còn muốn/không thể giữ mối quan hệ với công ty. Thêm
vào đó, dẫn đến việc phải mất chi phí cho tổ chức thẩm định giá xuất phát từ
việc công ty không đồng ý với mức giá do cổ đông đề xuất, rõ ràng khi chính
công ty lựa chọn đến phương án cần có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba, công
ty phải thanh toán chi phí này cũng là hợp lý.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền khởi kiện của cổ đông,
nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông (nằm trong nhóm
quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh).
Theo đó, họ có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm
cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và những người quản lý khác để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc
bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy
định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Sự sửa đổi này cần được thể
hiện trong Khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cùng với việc đổi
tên Điều 166 từ “Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc, Tổng giám đốc” thành “Quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty”.
Việc đổi tên điều khoản này một mặt đảm bảo tương thích với Điều 165 Luật
Doanh nghiệp năm 2020 về trách nhiệm của người quản lý công ty, mặt khác
đảm bảo bao quát đầy đủ, toàn diện những chủ thể nằm trong đối tượng để các
cổ đông thực hiện quyền khởi kiện của mình. Đồng thời, pháp luật doanh
nghiệp cần có quy định cụ thể về xác định tư cách chủ thể của nhóm “người
khác” mà cổ đông được quyền khởi kiện yêu cầu được hoàn trả hoặc bồi thường
thiệt hại do những người quản lý công ty gây ra.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm thành
viên HĐQT phải có cơ sở, điều kiện và lý do rõ ràng thay vì quy định chung
chung là việc ĐHĐCĐ xét thấy cần thiết. Mặc dù quy tắc bầu dồn phiếu được
ghi nhận với mục đích bảo đảm cổ đông thiểu số cũng có thể cử người của mình
159

tham gia HĐQT, nhưng với sự cố gắng này, hoàn toàn có những trường hợp
ngay lập tức bị nhóm cổ đông lớn bãi nhiệm, kể cả khi nhóm cổ đông thiểu số
phản đối việc bãi nhiệm đó. Rõ ràng, nếu theo quy định của pháp luật doanh
nghiệp hiện hành, sự linh hoạt trong thẩm quyền và trường hợp bãi nhiệm, miễn
nhiệm thành viên HĐQT lại vô hình chung làm hạn chế quyền của các cổ đông
thiểu số.
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Hội đồng
quản trị của công ty cổ phần
Thứ nhất, bổ sung quy định của Luật Doanh nghiệp về các dạng thành
viên HĐQT. Thông lệ quốc tế phân biệt các dạng thành viên HĐQT tuỳ theo
mức độ liên quan của thành viên đối với công việc của công ty và xếp các thành
viên HĐQT thành ba nhóm: điều hành, không điều hành và độc lập. Tại Việt
Nam, Luật Doanh nghiệp không đề cập tới vấn đề này mặc dù trong các quy
định riêng lẻ có đề cập tới đủ ba nhóm thành viên HĐQT trên. Những quy định
rời rạc cho thấy các khái niệm thành viên HĐQT điều hành, không điều hành
và độc lập vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và vẫn đang chủ yếu được áp dụng
trong công ty đại chúng.
Thứ hai, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn và điều kiện mà thành viên
HĐQT phải đáp ứng nếu muốn giữ vị trí chức danh này. Theo đó, như đã phân
tích, việc pháp luật quy định về nội dung “thành viên HĐQT công ty có thể
đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác” trong quy định về tiêu chuẩn,
điều kiện của thành viên HĐQT là không hợp lý. Do đó, nghiên cứu sinh cho
rằng, để đảm bảo tính logic và phù hợp trong quy định của pháp luật, cần sửa
đổi Khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 theo hướng loại bỏ quy
định tại khoản c. Như vậy, khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ
được sửa thành: “Thành viên Hội đồng quản trị phải có tiêu chuẩn và điều kiện
sau đây: a) Không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này;
160

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong
lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết là cổ đông
của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; c) Đối với doanh
nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và
công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của
Luật này thì thành viên hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia
đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, của
người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ”.
Còn nội dung quy định về việc thành viên HĐQT công ty có thể đồng
thời là thành viên HĐQT công ty khác nên được chuyển thành một khoản riêng
trong Điều 155 quy định về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành
viên HĐQT. Tuy nhiên, có thể thấy nội dung này không mang ý nghĩa như một
tiêu chuẩn, điều kiện ràng buộc với thành viên HĐQT, mà mang tính chất như
một nội dung cho phép đối với vị trí thành viên HĐQT hơn. Do đó, việc quy
định như tại điểm c Khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về nội
dung trên có phần không hợp lý khi xét về tiêu chuẩn, điều kiện trở thành thành
viên HĐQT.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về thành viên HĐQT độc lập, cụ thể:
Một là, cần có những quy định riêng cho việc bầu cử thành viên độc
lập HĐQT. Việc “độc lập” trong công tác đề cử, bầu thành viên độc lập sẽ là
nhân tố quan trọng để đảm bảo tính độc lập trong chức năng của thành viên này
về sau. Việc đề cử, bầu thành viên độc lập phải đảm bảo có sự tham gia ý kiến
của các cổ đông thiểu số trong công ty để tránh sự lạm quyền của các cổ đông
lớn.
Hai là, pháp luật doanh nghiệp cần có quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của thành viên HĐQT độc lập thay vì quy định giống quyền và nghĩa
của thành viên HĐQT thông thường. Lý do cho sự bổ sung này xuất phát từ vị
161

trí và vai trò quan trọng của thành viên HĐQT độc lập. Dưới góc độ quản trị và
điều hành doanh nghiệp, thành viên này đóng vai trò như “trọng tài”, người hoà
giải. Những lý do dẫn tới việc xác định vị trí quan trọng của thành viên này có
thể chỉ ra như:
- Thành viên HĐQT độc lập là chìa khoá giải quyết xung đột lợi ích
giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. HĐQT mặc dù do cổ đông bầu ra, nhưng kết
quả bầu chủ yếu phản ánh ý chí của các cổ đông lớn, do đó, hoạt động của
HĐQT sẽ có thiên hướng phục vụ lợi ích của những cổ đông lớn. Điều này dẫn
tới những quyết định của HĐQT thiếu tính minh bạch, ảnh hưởng tới quyền lợi
của cổ đông nhỏ. Khi này, thành viên HĐQT độc lập sẽ đóng vai trò như người
giám sát, làm giảm nguy cơ lạm dụng quyền hạn của những người quản lý, điều
hành, góp phần cân bằng lợi ích của các cổ đông trong CTCP.
- Thành viên HĐQT độc lập còn có vai trò đưa ra ý kiến độc lập và
khách quan, không chịu sự tác động chi phối đến các quyết định hoặc xung đột
lợi ích. Bởi lẽ, các thành viên này không có quan hệ lợi ích với việc kinh doanh
của công ty, do đó, hoàn toàn có căn cứ để tin rằng ý kiến mà họ đưa ra mang
tính khách quan nhằm bảo vệ lợi ích chung, thay vì lợi ích riêng của bất kỳ ai.
Với những ý kiến khách quan này, các quyết định của HĐQT sẽ mang tính dân
chủ và hài hoà lợi ích với các cổ đông.
- Thành viên HĐQT độc lập còn có thể giúp công ty gia tăng được giá
trị thông qua sự uy tín, kiến thức, kinh nghiệm, địa vị xã hội của mình. Nghĩa
là, vai trò của thành viên HĐQT độc lập không chỉ phát huy giá trị rõ nét khi
xung đột xảy ra mà ngay cả với các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày
của CTCP, với chuyên môn cao, mối quan hệ rộng, sự uy tín của thành viên
HĐQT độc lập sẽ góp phần giúp cho các hoạt động, quyết định của CTCP được
thực hiện thành công và đúng đắn.
162

Thứ tư, bổ sung thêm quy định hướng dẫn trong pháp luật doanh
nghiệp về thành viên HĐQT không điều hành, hoặc pháp luật doanh nghiệp
cần có quy định để dẫn chiếu sang pháp luật chứng khoán về chức danh này.
Việc sửa đổi, bổ sung này sẽ đảm bảo tính logic của pháp luật doanh nghiệp,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng
mô hình QTCT cổ phần của mình, tránh trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn
khi tìm kiếm cơ sở pháp lý quy định về chức danh thành viên HĐQT không
điều hành. Tuy nhiên, do pháp luật chứng khoán đã có quy định về thành viên
HĐQT không điều hành, do đó, để giảm thiểu sự trùng lắp cho một nội dung
được quy định trong nhiều nhóm quy định pháp luật khác nhau, đồng thời cũng
phù hợp với tinh thần của pháp luật doanh nghiệp khi mà nhiều quy định trong
Luật Doanh nghiệp năm 2020 dẫn chiếu sang quy định của pháp luật chứng
khoán, nghiên cứu sinh cho rằng, việc bổ sung quy định của Luật Doanh nghiệp
năm 2020 về thành viên HĐQT không điều hành theo hướng dẫn chiếu sang
quy định của pháp luật chứng khoán là hợp lý. Bởi vậy, khoản 1 Điều 161 Luật
Doanh nghiệp năm 2020 có thể sửa đổi, bổ sung thành: “Uỷ ban kiểm toán là
cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Uỷ ban kiểm toán có từ 02 thành
viên trở lên. Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng
quản trị. Các thành viên khác của Uỷ ban kiểm toán phải là thành viên Hội
đồng quản trị không điều hành. Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng
quản trị không điều hành được thực hiện theo quy định của pháp luật chứng
khoán”.
Bên cạnh việc dẫn chiếu pháp luật chứng khoán về việc xác định khái
niệm thành viên HĐQT không điều hành, các quy chế quản trị công ty cần xác
định những tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất của thành viên HĐQT không điều
hành, từ đó làm cơ sở để các công ty có thể vận dụng, thực hiện. Theo thông lệ
tốt về QTCT, thành viên HĐQT không điều hành cần có những phẩm chất sau
163

để hoạt động một cách có hiệu quả: Liêm chính và có tiêu chuẩn đạo đức cao;
Phán quyết chuẩn xác; Khả năng và ý chí đương đầu với thách thức và tìm tòi
cái mới; Kỹ năng giao tiếp tốt. Đồng thời, phần lớn các bộ quy tắc quốc gia và
quốc tế về QTCT khuyến nghị HĐQT nên được hợp thành từ đa số thành viên
không điều hành, những người có thể cung cấp cái nhìn khách quan từ bên
ngoài và phán quyết không thiên vị; bổ sung các kinh nghiệm và kiến thức từ
bên ngoài; cung cấp các mối quan hệ hữu ích170.
Tại phần lớn các quốc gia trong EU, thành viên HĐQT không điều hành
thường thực hiện công việc giám sát chức năng tài chính và ra quyết định chiến
lược của công ty. Ngoài các lĩnh vực trên, có ba mảng công việc cần đến sự
giám sát khách quan của thành viên HĐQT không điều hành171, gồm: bổ nhiệm
thành viên HĐQT; Thù lao cho các cán bộ quản lý cấp cao và thành viên
HĐQT; Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Còn tại Anh, Báo cáo của Higgs
phân chia vai trò của một thành viên HĐQT không điều hành quanh bốn vấn
đề: chiến lược; kết quả hoạt động; rủi ro; nhận sự172.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 136 Luật Doanh nghiệp
năm 2020 nhằm đảm bảo sự thống nhất với quy định tại Khoản 4 Điều 153 Luật
Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, Điều 136 cần được sửa đổi theo hướng, chỉ
những thành viên HĐQT đã tán thành với Nghị quyết về việc mua lại cổ phần
của cổ đông hoặc Nghị quyết chi trả cổ tức cho cổ đông trái pháp luật thì mới
phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp các cổ đông không trả lại
cho công ty khoản tiền, tài sản đã nhận. Đối với những thành viên HĐQT đã
phản đối Nghị quyết trái pháp luật thì không phải liên đới chịu trách nhiệm đối

170
IFC, tlđd.
171
Báo cáo của Nhóm các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực Luật Công ty về khuôn khổ Luật pháp
hiện đại cho Luật Công ty tại Châu Âu, tháng 10.2002, tr.60, truy cập tại địa chỉ
https://ec.europa.eu/internal_market/company/docs/modern/report_en.pdf
172
Derek Higgs (2003), Review of the role and effectiveness of non-executive directors, truy cập tại
địa chỉ https://ecgi.global/sites/default/files//codes/documents/higgsreport.pdf ngày 01.01.2021
164

với các khoản nợ và các nghĩa vụ của công ty. Sự sửa đổi này sẽ đảm bảo tính
hợp lý, trên nguyên tắc một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi họ thực
hiện một hành vi trái pháp luật. Những thành viên HĐQT không tán thành nghĩa
là họ không đồng thuận với việc thực hiện hành vi trái quy định, do đó, trách
nhiệm của họ cần phải được loại trừ.
Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định về thư ký công ty. Theo đó, để đảm
bảo tính logic và hợp lý trong các quy định của pháp luật, không quy định nội
dung về thư ký công ty trong điều khoản quy định về Chủ tịch HĐQT. Do thư
ký công ty được HĐQT bổ nhiệm và thực hiện các quyền và nghĩa vụ như: (i)
Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp ĐHĐCĐ, HĐQT; ghi chép các biên bản họp; (ii)
Hỗ trợ thành viên HĐQT trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
(iii) Hỗ trợ HĐQT trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty; (iv)
Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của cổ đông...; cho nên theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nên tách biệt
quy định về thư ký công ty thành một điều khoản riêng, thay vì việc quy định
lồng ghép trong các thiết chế, chủ thể trong cơ cấu mô hình QTCT như hiện
nay.
Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế
và bổ sung thành viên HĐQT. Cụ thể, điểm a Khoản 1 Điều 160 Luật Doanh
nghiệp nên sửa thành: a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại
Điều 155 của Luật này, trừ trường hợp thành viên Hội đồng quản trị đương
nhiên mất tư cách. Cùng với đó, pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung quy định
về các trường hợp đương nhiên mất tư cách, với sự tổng hợp của việc mất tư
cách thành viên HĐQT, mất tư cách thành viên Ban kiểm soát, mất tư cách
Giám đốc/Tổng giám đốc. Sự sửa đổi, bổ sung này vừa đảm bảo sự tương thích,
phù hợp với quy định của pháp luật doanh nghiệp với các quy định của pháp
luật có liên quan như pháp luật ngân hàng về việc miễn nhiệm thành viên
165

HĐQT và các chức danh quản lý công ty khác. Mặt khác, sự sửa đổi còn góp
phần đơn giản hoá trình tự, thủ tục miễn nhiệm thành viên HĐQT, giảm thiểu
chi phí về thời gian, vật chất cho CTCP đối với những trường hợp thành viên
HĐQT đương nhiên mất tư cách, thay vì phải thực hiện quy trình miễn nhiệm
như quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.
3.2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về Giám đốc,
Tổng giám đốc của công ty cổ phần
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020
về điều kiện, tiêu chuẩn làm Giám đốc, Tổng giám đốc của CTCP. Sự bổ sung
này xuất phát từ một số lý do:
Một là, Giám đốc/Tổng giám đốc là những chức danh quan trọng trong
cơ cấu quản trị của CTCP. Họ là người chỉ đạo, điều hành công việc sản xuất,
kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách
nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty và về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, việc quy định về điều
kiện, tiêu chuẩn của chức danh này là điều cần thiết.
Hai là, đảm bảo sự phù hợp với quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của
Giám đốc/Tổng giám đốc của CTCP với các mô hình doanh nghiệp khác, cụ
thể là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên trở
lên hay loại hình doanh nghiệp nhà nước. Bởi lẽ, trong quy định của Luật Doanh
nghiệp về các loại hình công ty này đều có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều
kiện làm Giám đốc/Tổng giám đốc như quy định tại Điều 64, Điều 101 Luật
Doanh nghiệp năm 2020. Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2014 khi quy
định về Giám đốc/Tổng giám đốc CTCP có đề cập dẫn chiếu, theo đó, tiêu
chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định
tại Điều 65 của Luật này173, trong đó Điều 65 quy định về Tiêu chuẩn và điều

173
Khoản 2 Điều 157 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
166

kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn. Ít nhiều,
có quy định mang tính dẫn chiếu này vẫn thể hiện sự bao quát và không bỏ sót
nội dung pháp luật cần điều chỉnh như quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2020 hiện nay.
Tuy nhiên, Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã tách quy định về
tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc/Tổng giám đốc thành một khoản riêng, do
đó, để đảm bảo tương thích với các quy định có liên quan về chức danh này, và
xác định các tiêu chuẩn, điều kiện cho chức danh này trong CTCP thông
thường, nghiên cứu sinh đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 162 Luật Doanh
nghiệp năm 2020 như sau:
“Điều 162. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
5. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc công ty:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của
công ty;
c) Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà
nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản
5 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý
doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần
vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công
ty mẹ.”
Thứ hai, bãi bỏ quy định Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc. Vì những bất cập, hạn chế trong việc kiêm nhiệm này, việc sửa
đổi Luật Doanh nghiệp theo hướng tách bạch giữa chức danh Chủ tịch HĐQT
167

và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là cần thiết để đảm bảo cân bằng quyền lực
trong công ty.
3.2.5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về kiểm soát nội
bộ và kiểm toán trong công ty cổ phần
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về Uỷ ban kiểm toán.
Theo đó, pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung thêm các quy định về Uỷ ban
kiểm toán nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc ra đời, tồn tại và
mối quan hệ giữa Uỷ ban kiểm toán với các thiết chế khác trong mô hình QTCT
cổ phần. Như đã nói, ở Việt Nam mô hình quản trị có Uỷ ban kiểm toán còn
khá mới, trong khi đây là mô hình được áp dụng ngày càng phổ biến, mang tính
xu hướng trên thế giới. Như vậy, nếu các nội dung về Uỷ ban kiểm toán chỉ
dừng lại ở việc được ghi nhận trong các bộ nguyên tắc quản trị công ty, khả
năng thiết chế này được nhân rộng và đạt được sự thuyết phục với CTCP về
mức độ tin cậy, mức độ pháp lý để tổ chức Uỷ ban kiểm toán sẽ khó được thực
hiện. Theo đó, trong giai đoạn hiện nay, pháp luật cần có những điều chỉnh mở
rộng hơn về Uỷ ban kiểm toán, thay vì chỉ dành một điều tại Luật Doanh nghiệp
như hiện nay. Những vấn đề pháp luật cần quy định như cơ cấu của Uỷ ban
kiểm toán và điều kiện trở thành Chủ tịch, thành viên của Uỷ ban; mối quan hệ
giữa Uỷ ban kiểm toán với các cơ quan trong mô hình QTCT cổ phần; các nội
dung về cuộc họp của Uỷ ban kiểm toán như thời gian họp, cách thức triệu tập
họp, trình tự họp, biên bản cuộc họp...
Thứ hai, giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về Ban kiểm soát, bao
gồm:
Một là, bổ sung quy định về chế độ làm việc của Ban kiểm soát theo
hướng quy định rõ tỷ trọng kiểm soát viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
hay chuyên trách trong CTCP. Kiểm soát viên không nhất thiết phải là cổ đông,
người lao động hay người quản lý của công ty, do vậy, tuỳ thuộc vào loại hình
168

CTCP để xác định tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát phải làm việc chuyên trách,
có như vậy mới đảm bảo hoạt động của Ban kiểm soát luôn kịp thời, thực chất
và hiệu quả. Thêm vào đó, theo thông lệ tốt trên thế giới, pháp luật doanh
nghiệp cũng có thể bổ sung quy định mang tính khuyến nghị đối với các CTCP
xác định một tỷ lệ nhất định những người lao động không phải là người quản
lý công ty được bầu là thành viên Ban kiểm soát để đảm bảo có thêm một
phương thức kiểm soát, quản trị hiệu quả và tăng vị thế của Ban kiểm soát. Tỷ
lệ cụ thể, quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm kỳ... của thành viên Ban
kiểm soát được hình thành từ người lao động này nên được pháp luật phân
quyền cho Điều lệ công ty quy định.
Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm
soát để đảm bảo tính độc lập, củng cố và khẳng định vị thế của Ban kiểm soát
trong mô hình QTCT cổ phần. Thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến
sự tồn tại của Ban kiểm soát mang tính hình thức và thiếu thực quyền xuất phát
từ việc Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt
hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả khi phát hiện những hành vi vi phạm
nghĩa vụ quản lý công ty của HĐQT, Giám đốc/Tổng giám đốc. Đồng thời, Ban
kiểm soát chủ yếu thực hiện chức năng giám sát của mình thông qua các kiến
nghị, còn quyết định cụ thể như thế nào thuộc về cơ quan khác. Do vậy, để gia
tăng vị thế của Ban kiểm soát, pháp luật cần có quy định Ban kiểm soát trong
những tình huống cần thiết và cấp bách, có quyền quyết định một số vấn đề
thuộc quyền hạn của mình sau đó báo cáo lên ĐHĐCĐ để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của công ty được bảo vệ kịp thời.
Ba là, bổ sung quy định về mối quan hệ giữa thành viên Ban kiểm soát
với nhau và với Trưởng ban kiểm soát, cũng như thể thức hoạt động của Ban
kiểm soát. Theo đó, quy trình hoạt động của Ban kiểm soát có thể được quy
định trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, thông thường quy trình này cũng sẽ được
169

quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ phê
chuẩn. Việc xem xét và quyết định tập thể các vấn đề quan trọng theo chức
năng của Ban kiểm soát được thực hiện trong các cuộc họp định kỳ. Trong cuộc
họp phải có ít nhất 2/3 số kiểm soát viên tham dự. Biên bản họp Ban kiểm soát
phải được lập chi tiết, rõ ràng và phải được lưu giữ như một tài liệu quan trọng
của công ty nhằm xác định trách nhiệm của từng thành viên Ban kiểm soát đối
với các nghị quyết của Ban kiểm soát. Về mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với
các cơ quan khác trong mô hình QTCT, có thể hoàn thiện pháp luật theo hướng
quy định Ban kiểm soát có quyền yêu cầu thành viên HĐQT, Tổng giám đốc,
Giám đốc và đại diện công ty kiểm toán độc lập tham dự các cuộc họp và trả
lời các vấn đề mà các kiểm soát viên quan tâm. Bên cạnh đó, Trưởng Ban kiểm
soát có các quyền và trách nhiệm như: triệu tập họp Ban kiểm soát, yêu cầu
công ty cung cấp các thông tin liên quan để báo cáo cho các thành viên Ban
kiểm soát, lập và ký các báo cáo của Ban kiểm soát sau khi đã tham khảo ý kiến
của HĐQT để trình lên ĐHĐCĐ.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được cung cấp thông tin
của Ban kiểm soát theo hướng mở rộng hơn những thông tin Ban kiểm soát
được cung cấp, được tiếp cận. Những thông tin đó có thể bao gồm những vấn
đề đang hoặc dự kiến sẽ diễn ra trong hoạt động của công ty, thậm chí là những
rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của
công ty và các cổ đông, cũng như các bên liên quan. Những thông tin này phải
đảm bảo tính “thô”, nghĩa là tránh trường hợp đã bị “xử lý” để làm “đẹp” các
thông tin, gây ra sự sai lệch trong kết quả hoạt động của Ban kiểm soát. Những
thông tin cụ thể này có thể được ghi nhận trong Điều lệ công ty, tuy nhiên, việc
mở rộng quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát là thực sự cần thiết
để giúp Ban kiểm soát thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của mình, đảm
170

bảo tính thời sự và khẳng định được vị trí của Ban kiểm soát – là “cánh tay nối
dài” của các cổ đông trong việc giám sát hoạt động thường xuyên của công ty.
3.2.6. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công
khai thông tin trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ báo cáo, công khai thông
tin trong mô hình QTCT cổ phần, nghiên cứu sinh đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần tăng cường các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin
của CTCP. Một mặt, giải pháp này nhằm bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của
cổ đông, quyền giám sát hoạt động của người quản lý công ty. Mặt khác, công
khai minh bạch được coi là phương thức khắc phục sự bất cân xứng về thông
tin, hạn chế sự nhầm lẫn, lừa đảo trong kinh doanh174. Những năm gần đây,
Ngân hàng Thế giới coi công bố thông tin là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá mức độ bảo vệ nhà đầu tư của một nền kinh tế. Nhiều quốc
gia, trong đó có Hoa Kỳ cũng củng cố các quy định với yêu cầu cao hơn về
công khái hoá nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường chứng khoán175.
Theo đó, sau những vụ sụp đổ của những tập đoàn lớn do những gian dối trong
thông tin như Enron, WorldCom..., Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Sarbanes –
Oxley với các điều khoản chặt chẽ về nghĩa vụ công bố nhằm đem lại tính minh
bạch và trung thực cho thị trường. Theo đó, một số thông tin cần được công bố
như: thông tin về sở hữu, cổ đông và cơ cấu sở hữu công ty, nhất là các cổ đông
đa số và sở hữu trong cơ cấu nhóm công ty theo kim tự tháp; công bố thông tin
về những đánh giá, dự báo của HĐQT về tiềm năng phát triển, các rủi ro có thể
xảy đến với công ty và mức độ của những rủi ro đó; công bố thông tin về nhân

174
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh
doanh, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.25-29.
175
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), tlđd.
171

thân, trình độ chuyên môn, năng lực và uy tín của thành viên HĐQT và những
người quản lý khác.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật kế toán, kiểm toán
nhằm thúc đẩy các CTCP phát huy sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt
động và công khai tài chính, công bô thông tin, đồng thời tăng cường sự quản
lý, giám sát của các nhà đầu tư, công chúng đối với các thông tin tài chính của
doanh nghiệp. Mặc dù Luật Kế toán năm 2015 đã được xây dựng trên tinh thần
đổi mới theo hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế tốt về kế toán, có tác động
tích cực tới hiệu quả QTCT, tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng Luật Kế toán
đã bộc lộ một số điểm hạn chế trong việc xây dựng báo cáo tài chính, trong
nhận thức của doanh nghiệp về việc thực hiện các chuẩn mực kế toán... Do đó,
trong bối cảnh tương lai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kế toán, kiểm toán
một cách đầy đủ, toàn diện và đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều
kiện của Việt Nam, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp
trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp thông tin kế toán, kiểm
toán phục vụ cho quản lý, điều hành, ra quyết định và xác định nghĩa vụ của
doanh nghiệp.
3.2.7. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về ngăn ngừa xung đột
lợi ích trong công ty cổ phần
Quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích là những quy định đáng được
ghi nhận về giá trị trong việc thúc đẩy một hệ thống QTCT minh bạch, hiệu
quả, bảo vệ được quyền lợi của các cổ đông và các chủ thể có liên quan. Trong
phạm vi Luận án, dựa theo bất cập đã chỉ ra ở Chương 2, nghiên cứu sinh cho
rằng, cần rà soát tổng thể các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về
thẩm quyền của Trọng tài thương mại để đảm bảo phù hợp và thể hiện được
tinh thần của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, giải pháp trước mắt là sửa đổi quy định tại Điều 151 Luật Doanh
172

nghiệp năm 2020 theo hướng bỏ thẩm quyền của Trọng tài trong việc huỷ bỏ
nghị quyết ĐHĐCĐ.
Khi này, quy định tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020 sẽ sửa
thành: “Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Nghị quyết hoặc biên
bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội
đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại Khoản 2 Điều 115 của Luật
này có quyền yêu cầu Toà án xem xét, huỷ bỏ nghị quyết hoặc một phần nội
dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông...”
3.2.8. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định về quản lý nhà
nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô hình quản trị công ty cổ phần
Ở Việt Nam, có sự phân hoá trong cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà
nước và xử lý vi phạm hành chính trong mô hình QTCT cổ phần. Theo đó, đối
với CTCP thông thường, chủ yếu hoạt động dựa theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, các văn bản này có quy định để
xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý và xử lý vi phạm hành chính về hoạt
động QTCT cổ phần. Đối với CTCP là công ty đại chúng và công ty niêm yết,
hoạt động theo quy định của pháp luật chứng khoán, UBCKNN là cơ quan quản
lý nhà nước trực tiếp và có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động QTCT.
Các thông lệ tốt về QTCT trên thế giới hiện nay đều hướng tới công ty đại
chúng và công ty niêm yết. Khi tìm hiểu về cơ quan có thẩm quyền quản lý và
xử lý vi phạm về QTCT của nhóm công ty này, có thể học hỏi được nhiều kinh
nghiệm về việc thiết kế cơ quan có thẩm quyền tương ứng ở Việt Nam, cũng
như tính độc lập của cơ quan đó trong hoạt động.
Chẳng hạn, theo nghiên cứu của OECD trong Bộ Dữ liệu về quản trị
công ty năm 2021, trong 50 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc đối tượng nghiên
cứu, thì 40% trong số đó vai trò của cơ quan quản lý, giám sát hoạt động QTCT
thuộc về cơ quan quản lý đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán; 32%
173

trao thẩm quyền cho cơ quan quản lý tài chính; 16% trao thẩm quyền cho Ngân
hàng Trung ương; 2% giao thẩm quyền cho Bộ Tư pháp và 10% giao thẩm
quyền cho hai cơ quan quản lý tài chính và quản lý chứng khoán kết hợp thực
hiện176. Về hoạt động, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở đa số các quốc
gia chỉ giới hạn trong các vấn đề liên quan đến công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán, vì về nguyên tắc, các quy tắc dân sự về QTCT chủ yếu được các
chủ thể dân sự giám sát và thực thi177. Ở một số nước, việc phân chia trách
nhiệm cho các cơ quan có chức năng quản lý và giám sát gồm nhiều tầng, nấc.
Chẳng hạn như ở Anh, Hội đồng Báo cáo tài chính (FRC) đặt ra các quy tắc và
tiêu chuẩn bao gồm QTCT, nhưng hoạt động giám sát QTCT và đăng ký kiểm
toán viên nước thứ ba của FRC có liên quan đến công việc do Bộ Tài chính
thực thi. Tại Hoa Kỳ, pháp luật của bang là nguồn chính của hoạt động QTCT,
nhưng cơ quan quản lý chứng khoán liên bang (Uỷ ban Chứng khoán và giao
dịch) và các sàn giao dịch điều chỉnh các vấn đề về QTCT nhất định178.
Vấn đề về tính độc lập của các cơ quan quản lý cũng là một nội dung
được các quốc gia quan tâm. Mô hình cơ quan quản lý đảm bảo tính độc lập
nhất là thành lập một cơ quan quản lý chính thức, có thể mang tên gọi là Hội
đồng quản lý hoặc Uỷ ban, với quy mô dao động từ hai đến 17 thành viên, phổ
biến là từ năm đến bảy thành viên. Các thành viên của cơ quan quản lý độc lập
này khá đa dạng, gồm đại diện từ Ngân hàng Trung ương, đại diện từ các tổ
chức công và tư nhân. Chẳng hạn như ở Chile, quốc gia này thành lập Uỷ ban
Thị trường tài chính vào năm 2017 với năm thành viên. Trong khi đó, ở Pháp,
Hội đồng quản lý tài chính (Autorité des Marchés Financiers (AMF) có 16
thành viên gồm các thẩm phán từ các toà án tối cao. Hay như ở Thuỵ Sĩ, bộ

176
OECD (2021), OECD Corporate Governance Factbook, published 30.6.2021, p.37.
177
OECD (2021), OECD Corporate Governance Factbook, published 30.6.2021, p.36.
178
OECD (2021), tlđd.
174

phận Quy định Sàn giao dịch SIX được giám sát bởi một hội đồng gồm 17
thành viên chịu trách nhiệm thực thi các quy tắc niêm yết của Sàn giao dịch
SIX179. Thái Lan cũng là quốc gia thiết lập cơ quan quản lý độc lập mang tên
gọi Uỷ ban quốc gia về QTCT, Trung tâm QTCT (CGC). Một trong những hoạt
động nổi bật của cơ quan này là công bố “15 nguyên tắc của QTCT tốt” được
xây dựng dựa trên Bộ nguyên tắc QTCT của OECD, đưa QTCT vào chủ trương
chính của Chính phủ và hàng loạt các hội nghị, hội thảo được tổ chức180. Về
thành phần, các thành viên của cơ quan quản lý độc lập thường được bổ nhiệm
với thời hạn từ hai đến tám năm, phổ biến nhất là từ bốn đến năm năm181.
Đối với các CTCP thông thường, cơ quan quản lý nhà nước và xử phạt
vi phạm về QTCT có thể khác so với cơ quan thực hiện quản lý CTCP đại
chúng và CTCP niêm yết, nhưng nghiên cứu sinh cho rằng cũng không loại trừ
trường hợp nếu thiết lập một cơ quan quản lý về QTCT riêng, cơ quan này hoàn
toàn có thể thực hiện quản lý nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính về QTCT
của tất cả mọi loại hình CTCP. Tuy nhiên, đó là một đề xuất ở thời tương lai xa
và đòi hỏi thực hiện được phải thay đổi cả hệ thống các quy định về QTCT. Bởi
vậy, trong phạm vi Luận án, hướng tới nhóm đối tượng là CTCP thông thường
và nhằm hoàn thiện những bất cập đã chỉ ra ở Chương 2, nghiên cứu sinh đề
xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi vi phạm trong hoạt động
QTCT, QTCT cổ phần. Cụ thể, cần bóc tách các quy định về hành vi vi phạm
trong hoạt động QTCT ra khỏi nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký
doanh nghiệp. Hoặc một cách thức đơn giản hơn, là sửa đổi tên Chương IV
Nghị định số 122/2021/NĐ-CP thành “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực

179
OECD (2021), tlđd, p.38.
180
Nguyễn Thị Minh Châu (2016), tlđd.
181
Theo nghiên cứu của OECD (2021) với kết quả về Number of regulatory institutions.
175

thành lập và hoạt động của doanh nghiệp”. Việc đổi tên như vậy sẽ bao quát
được cho mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, không riêng gì vấn đề đăng
ký hay QTCT. Cùng với việc đổi tên Chương, những quy định chung tại Nghị
định số 122/2021/NĐ-CP về phạm vi, nội dung quy định của Nghị định cũng
cần sửa đổi cho phù hợp. Thêm vào đó, cần bổ sung quy định về hành vi vi
phạm trong hoạt động QTCT, tránh bỏ sót những vi phạm có thể tiềm ẩn từ
hoạt động của ĐHĐCĐ, HĐQT, thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát,
Uỷ ban kiểm toán. Các điều khoản quy định về hành vi vi phạm trong QTCT
cổ phần có thể thiết kế tương ứng với các quy định về mô hình QTCT cổ phần
được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thứ hai, sửa đổi quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động QTCT. Thực tế, nếu thực hiện được giải pháp phía trên, thì bất
cập trong việc không trùng khớp về mặt thẩm quyền phần nào sẽ được giải
quyết. Bởi Luật Doanh nghiệp chỉ trao thẩm quyền cho cơ quan đăng ký kinh
doanh trong việc xử phạt vi phạm về đăng ký doanh nghiệp, những vi phạm
khác không quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền xử lý. Lúc này, việc thực
hiện theo Nghị định số 122/2021/NĐ-CP sẽ hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
là Nghị định số 122/2021/NĐ-CP cũng không xác lập thẩm quyền của cơ quan
đăng ký kinh doanh trong việc xử lý hành vi vi phạm về đăng ký doanh nghiệp.
Thứ ba, sửa đổi mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về QTCT theo
hướng nâng cao mức phạt tiền. Với việc nâng mức phạt tiền, nghiên cứu sinh
cho rằng có thể áp dụng dựa vào mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm tương
ứng của công ty đại chúng. Hiện nay, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày
31.12.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
chứng khoán và thị trường chứng khoán, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
số 128/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 quy định mức phạt tiền đối với vi phạm
176

về QTCT của công ty đại chúng lên tới 100.000.000 đến 150.000.000 đồng182,
mặc dù mức xử phạt này tương lai có thể tăng cao hơn, nhưng theo nghiên cứu
sinh, có thể dựa vào đây để nâng mức xử phạt đối với CTCP thông thường đối
với cùng hành vi vi phạm. Theo đó, mức nâng có thể bằng ½ mức phạt đối với
công ty đại chúng, nghĩa là sửa đổi quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP
với hành vi vi phạm về QTCT lên mức phạt tiền tối đa là 75.000.000 đồng.
(mức này dựa theo quy định cụ thể về hành vi vi phạm trong QTCT, không phải
là mức tối đa của hình thức phạt tiền được quy định chung trong Nghị định số
122/2021/NĐ-CP)
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô
hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía công ty cổ phần
Thứ nhất, giải pháp đối với cổ đông, cổ đông thiểu số. Pháp luật doanh
nghiệp quy định khá cụ thể và chi tiết về các quyền của cổ đông và trao cho cổ
đông các công cụ để bảo vệ mình. Các công cụ này có được sử dụng hay không
và sử dụng hiệu quả ở mức độ nào phụ thuộc vào chính các cổ đông. Do đó, để
thực hiện quyền của mình và bảo vệ được quyền của mình, các cổ đông cần:
Một là, hiểu rõ ý nghĩa và nội dung của quy định về quyền của cổ đông,
bảo vệ quyền của cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ, từ đó thực hiện quyền được
trao theo đúng yêu cầu về trình tự, thủ tục.
Hai là, các cổ đông phải luôn có y thức chủ động và thường xuyên theo
dõi, giám sát đối với hoạt động của công ty nói chung và hoạt động của người
quản lý nói riêng.

182
Điều 15 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021.
177

Ba là, các cổ đông không lạm dụng những quyền hạn, công cụ được
trao. Bởi lẽ, xét cho cùng, khi các cổ đông lạm dụng quyền hạn, công cụ được
trao để giám sát hoạt động của công ty, người quản lý quá mức bình thường sẽ
gây tốn kém thời gian, chi phí cho công ty, gây ảnh hưởng hoạt động của công
ty, từ đó làm giảm lợi ích của công ty. Ảnh hưởng cuối cùng chính là sự thiệt
hại cho chính lợi ích của cổ đông.
Thứ hai, giải pháp đối với chính công ty cổ phần, cụ thể:
Một là, bản thân các CTCP cũng cần có sự nhìn nhận những ưu và
nhược điểm của từng mô hình QTCT cổ phần, dựa trên thực tiễn của công ty
để lựa chọn mô hình phù hợp. Thông lệ quốc tế tốt cho thấy, luôn có sự bù trừ
giữa tính hiệu quả và mức độ kiểm soát. Trong trường hợp các vấn đề về nguyên
nhân và xung đột lợi ích giữa các bên được ưu tiên giải quyết, các cổ đông có
thể lựa chọn mô hình quản trị hai cấp. Tuy nhiên, áp dụng mô hình này cũng
cần lưu ý về việc một hệ thống quản trị với sự giám sát chặt chẽ sẽ “trói tay”
các cán bộ quản lý và khiến cho hoạt động kinh doanh cũng như việc ra quyết
định trở nên thiếu hiệu quả. Mặt khác, khi cổ các cổ đông và các cán bộ quản
lý tin cậy lẫn nhau và công ty cần phải nâng cao hiệu quả để khai thác các cơ
hội kinh doanh tốt hơn, công ty có thể lựa chọn hệ thống quản trị một cấp, vốn
thiên về mặt quản lý hơn.
Hai là, một số lưu ý của CTCP khi xây dựng và thực thi Điều lệ công
ty. Theo đó, các CTCP phải lưu ý: (i) Khi Điều lệ công ty trao thêm thẩm quyền
cho HĐQT, những quyền này cần phải phù hợp với chức năng thông thường
của HĐQT để tránh sự mập mờ trong phân chia thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ,
HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc; (ii) Điều lệ công ty phải được xây dựng với
quan điểm hướng tới việc phân chia trách nhiệm giữa các thiết chế quản trị của
công ty trên cơ sở thiết chế nào phù hợp nhất với nhiệm vụ nào thì được giao
nhiệm vụ đó. Nghĩa là, nhiệm vụ quản lý cần giao cho cán bộ quản lý chuyên
178

nghiệp; nhiệm vụ giám sát cần được giao cho các thể chế giám sát như Ban
kiểm soát, Uỷ ban kiểm toán và ĐHĐCĐ.
Ba là, để nâng cao khả năng nhận biết giao dịch với các bên liên quan,
thành phần và kinh nghiệm của HĐQT mang tính quyết định. Các thành viên
không điều hành và thành viên độc lập của HĐQT có quan hệ độc lập với Ban
giám đốc sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc nhận biết các giao dịch với bên
liên quan. Đồng thời, vai trò của kiểm toán độc lập cũng cần được phát huy và
có những hỗ trợ quan trọng để đánh giá phạm vi và mức độ của các giao dịch
liên quan.
Bốn là, CTCP cần nghiên cứu, cân nhắc số lượng thành viên HĐQT
của công ty là bao nhiêu cho phù hợp. Thông lệ quốc tế tốt rút ra kinh nghiệm
rằng, công ty cần chọn một HĐQT có quy mô sao cho công ty có thể: tổ chức
các cuộc thảo luận có hiệu quả và có tính chất xây dựng; đưa ra quyết định kịp
thời và hợp lý; tổ chức một cách hiệu quả công việc của các Uỷ ban trực thuộc
HĐQT, nếu những uỷ ban này được thành lập. Số lượng thành viên HĐQT cần
được quyết định dựa trên yêu cầu của pháp luật, cũng như nhu cầu cụ thể của
công ty và cổ đông. Thực tế minh chứng rằng, việc có quá ít hay quá nhiều
thành viên HĐQT đều có thể làm giảm hiệu quả của quá trình ra quyết định.
Một HĐQT có quy mô quá nhỏ có thể khiến công ty không được hưởng lợi ích
từ các kỹ năng đa dạng và kinh nghiệm phù hợp do các thành viên đem lại. Còn
một HĐQT có quy mô quá lớn sẽ gây khó khăn cho việc quản lý và khiến cho
việc tìm kiếm sự đồng thuận trở thành một công việc khó khăn và mất nhiều
thời gian. Như vậy, thách thức lớn nhất trong việc lựa chọn một HĐQT có quy
mô phù hợp nằm ở chỗ phải tạo được sự cân bằng phù hợp.
Thêm vào đó, mặc dù pháp luật Việt Nam không quy định hạn chế số
lần các thành viên HĐQT được bầu lại, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các thành
viên HĐQT không điều hành có thể mất đi sự sắc bén của mình nếu họ giữ vị
179

trí thành viên HĐQT quá lâu. Bởi vậy, trong các quy định có tính nội bộ của
CTCP, bản thân công ty có thể tự áp đặt giới hạn nhiệm kỳ, hoặc là cho toàn
bộ HĐQT, hoặc là cho một tỷ lệ phần trăm nhất định để các thành viên HĐQT
có sự tập trung hơn, từ đó công ty có thể duy trì sự vững mạnh và khả năng
thích ứng với các thay đổi mới của mình bằng việc thay đổi thành phần của
HĐQT. Tuy nhiên, các CTCP cũng cần lưu ý rằng dù theo cách thức nào thì
việc tái bổ nhiệm một thành viên HĐQT không phải diễn ra tự động mà cần
phải được các cổ đông và thành viên HĐQT đó quyết định một cách thấu đáo.
Năm là, các CTCP nên xây dựng và ghi nhận những tiêu chí về phẩm
chất và năng lực của thành viên HĐQT vào các tài liệu nội bộ của công ty, như
Điều lệ, quy chế nội bộ hoặc các chính sách khác của công ty. Theo Thông lệ
tốt trên thế giới, Điều lệ công ty cần nêu rõ những tiêu chí về phẩm chất và
năng lực của thành viên HĐQT. Các thành viên cần có những phẩm chất và
năng lực như: Nhận được sự tin tưởng của các cổ đông (phản ánh qua việc các
cổ đông biểu quyết ủng hộ những thành viên đó), các thành viên khác trong
HĐQT, các cán bộ quản lý và nhân viên của công ty; Có khả năng cân bằng lợi
ích của tất cả các bên có quyền lợi liên quan và đưa ra những quyết định hợp
lý; Có kinh nghiệm chuyên môn và trình độ học vấn cần thiết để hoạt động một
cách có hiệu quả; Có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, am hiểu về thị trường,
sản phẩm, đối thủ cạnh tranh; Có khả năng biến kiến thức và kinh nghiệm thành
các giải pháp thực tiễn.
Tuy nhiên, vì đây là những tiêu chuẩn khá trừu trượng, việc mô tả ngắn
gọn những yêu cầu về phẩm chất và năng lực trong Điều lệ có thể không đầy
đủ và rõ ràng, bởi đó, công ty có thể cần phải đưa ra những tiêu chí trên vào
các quy chế nội bộ hoặc tài liệu nội bộ khác. Như ở Hoa Kỳ, các CTCP nước
này sử dụng tài liệu hướng dẫn Quản trị công ty cho mục đích xác định cụ thể
về phẩm chất và năng lực của thành viên HĐQT.
180

Sáu là, đối với vấn đề về thành viên độc lập HĐQT, cần xây dựng
khung tiêu chuẩn của thành viên độc lập. Với vai trò đại diện trách nhiệm và
bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số, thành viên này cần có chuyên môn cao
trong lĩnh vực QTCT. Thời gian vừa qua, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán đã
đề xuất UBCKNN nghiên cứu thêm việc quản lý hành nghề đối với đối tượng
này như một giải pháp hoàn thiện về chất lượng của thành viên độc lập HĐQT.
Đồng thời, các quy định của pháp luật chỉ điều chỉnh các nguyên tắc
chung, các điều kiện hay tiêu chuẩn cơ bản của thành viên độc lập HĐQT, còn
bản thân mỗi doanh nghiệp phải chủ động quy định chi tiết về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của thành viên độc lập HĐQT trong Điều lệ hoặc Quy chế nội
bộ để đảm bảo thành viên này phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty.
Bảy là, CTCP nên xây dựng và thiết lập Ban giám đốc. Mặc dù thực tế
việc thành lập Ban giám đốc không phải bắt buộc đối với mọi công ty, nhưng
theo thông lệ tốt về QTCT, điều này luôn được khuyến khích. Bởi vậy, trong
Điều lệ công ty cũng như các quy định nội bộ của công ty nên có các quy định
về việc thành lập Ban giám đốc, vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành viên
trong Ban. Ngoài ra, các công ty cũng cần đưa vào trong Điều lệ một cơ chế
giúp Ban giám đốc có thể quyết định dựa trên ý kiến tập thể thay vì ý kiến mang
tính cá nhân, ít nhất là đối với các quyết định quan trọng của công ty. Theo đó,
khi những vấn đề nào đó được trình lên Ban giám đốc, các thành viên nên tiến
hành thảo luận và làm việc cùng nhau để đưa ra quyết định có lợi nhất cho công
ty. Đồng thời, trong Điều lệ công ty cũng cần ghi nhận rõ quá trình ra các quyết
định kinh doanh của Ban giám đốc, bên cạnh các quy định về trách nhiệm và
nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc với công việc quản lý hàng ngày của
công ty mà Luật Doanh nghiệp năm 2020 đang quy định.
Theo IFC, thông lệ tốt trên thế giới cho thấy, bộ máy điều hành chịu
trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính và kinh doanh hàng năm của công ty
181

do HĐQT phê duyệt. Kế hoạch tài chính và kinh doanh hàng năm cần bao gồm
các hướng dẫn cơ bản cho hoạt động hàng ngày của công ty. Đồng thời, các
nguyên tắc quản trị công ty tốt còn đưa ra khuyến nghị: Tổng giám đốc điều
hành và Ban giám đốc phải báo cáo trình và xin phép HĐQT trước khi tiến
hành các giao dịch nằm ngoài phạm vi kế hoạch tài chính và kinh doanh (các
hoạt động bất thường); Mỗi công ty nên xây dựng các quy chế nội bộ thể hiện
chi tiết các thủ tục mà Tổng giám đốc và Ban giám đốc cần thực thi khi xin phê
duyệt của HĐQT; HĐQT có quyền phủ quyết các quyết định của Tổng giám
đốc và Ban giám đốc đối với các hoạt động bất thường183. Những thông lệ tốt
này hoàn toàn nên được các CTCP cân nhắc và thể hiện trong các văn bản nội
bộ của mình.
Tám là, các CTCP cần chú trọng hoạt động công bố thông tin. Thực
tiễn cho thấy, các công ty có chế độ công bố thông tin tốt cũng là những công
ty đạt mức điểm cao nhất về QTCT, trong khi hoạt động công bố thông tin lại
là hoạt động dễ dàng được thực hiện nhất. Quản trị tốt có thể bắt đầu một cách
đơn giản từ việc theo sát các quy định công bố thông tin của pháp luật, cao hơn
là áp dụng các thông lệ công bố thông tin tốt, đặc biệt ở các khía cạnh như công
bố tài liệu ĐHĐCĐ, biên bản và Nghị quyết đại hội, công bố thông tin quản trị
ở mục quan hệ nhà đầu tư một cách đầy đủ, quy củ.
Về nội dung thông tin được công bố, thông tin của công ty bao gồm rất
nhiều loại khác nhau và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản trị đồng
thời quyết định đến việc đảm bảo thực hiện mục tiêu quản trị đã đề ra của chủ
thể quản trị. Tại một công ty cổ phần có hai dòng thông tin, thông tin quản trị
từ chủ thể quản trị (cổ đông và Đại hội đồng cổ đông) chuyển xuống các đối
tượng quản trị (Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những người quản lý, điều
hành khác) hay thông tin từ các đối tưởng quản trị chuyển lên cho chủ thể quản

183
IFC, tlđd, tr.176
182

trị được gọi là dòng thông tin theo chiều dọc. Những thông tin này yêu cầu phải
đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, minh bạch và đúng quy định về nội dung, hình
thức, phạm vi cung cấp mới kịp thời đưa ra những quyết sách quản trị hiệu quả.
Dòng thông tin còn lại là thông tin được trao đổi giữa các đối tượng quản trị
ngang cấp như giữa Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị. Việc giữ lại một phần
thông tin, không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp thông tin không chính xác có
tác động rất lớn đến hiệu quả quản trị công ty.
Về cách thức công bố thông tin, các doanh nghiệp cần thiết lập mạng
lưới thông tin đầy đủ, kịp thời phù hợp yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
nhưng đảm bảo tiêu chí minh bạch, công khai, đầy đủ và đúng quy định về nội
dung, phạm vi, phương thức cung cấp thông tin. Một kinh nghiệm nữa từ phía
các doanh nghiệp đạt giải thưởng QTCT tốt, là việc công bố thông tin trên trang
thông tin điện tử của công ty là cách nhanh và hiệu quả nhất để cải thiện QTCT.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng các doanh nghiệp nói
chung và CTCP nói riêng cần đặc biệt quan tâm trong việc công bố và phân
tích đó là Báo cáo tài chính (BCTC). BCTC thậm chí còn được coi là Báo cáo
quản trị có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của công ty. Tuy
nhiên, báo cáo quản trị hiện nay vẫn chưa đảm bảo về tính minh bạch, công
khai, đầy đủ và trung thực.
Chính vì thế, trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến
và tiến hành các khóa đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho các nhân sự có liên
quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán, thành viên ban kiểm soát, người phụ
trách quản trị công ty, thư ký công ty về những kiến thức và kỹ năng lập và
phân tích các báo cáo quản trị - báo cáo tài chính. Đồng thời, CTCP cũng cần
hướng tới việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để nâng
cao chất lượng của báo cáo tài chính, giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm
giải trình với các nhà đầu tư, từ đó góp phần gián tiếp vào việc bảo vệ lợi ích
183

chính đáng của các nhà đầu tư và các chủ thể có liên quan, gia tăng khả năng
huy động vốn cho chính doanh nghiệp... Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện
IFRS là đích đến của QTCT theo thông lệ quốc tế184. Hay nói cách khác, thay
đổi QTCT cần có các công cụ thực hiện, và IFRS là công cụ hữu hiệu mà công
ty có thể minh chưng và áp dụng được ngay để cải thiện tình hình QTCT của
mình.
Tích cực và chủ động số hóa công ty, xây dựng dữ liệu (data) về các
nội dung về chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, chi phí ổn định, chi phí phát
sinh…từ đó sử dụng khả năng phân tích của các bộ phận chuyên trách và tiến
đến sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự báo xu hướng sử dụng tài chính của
công ty, kịp thời có sự điều chỉnh, giám sát và kiểm soát quản trị. Việc sử dụng
công nghệ triệt để trong báo cáo tài chính – báo cáo quản trị sẽ đáp ứng yêu cầu
về tính minh bạch, đầy đủ và đặc biệt là tính trung thực của thông tin cung cấp
cho quá trình quản trị công ty và yêu cầu của thị trường đặc biệt là những công
ty cổ phần đại chúng.
Chín là, các CTCP cần nhận thức rất rõ yêu cầu của hoạt động QTCT
tốt. Theo đó, việc tuân thủ các quy định của pháp luật là bước khởi đầu của
QTCT tốt, nhưng để đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư và các bên có liên
quan đặt doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để áp dụng các chuẩn mực và thông
lệ tốt vào hoạt động QTCT của mình. Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần
nhận diện rõ, khuôn khổ QTCT tốt thường bao gồm những yếu tố liên quan đến
luật pháp, quy định chung, quy định riêng, cam kết tự nguyện, và các thông lệ
bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử và truyền thống cụ thể của mỗi quốc gia. Sự hoà
trộn giữa các yếu tố luật pháp, sự tự điều chỉnh, các tiêu chuẩn tự nguyện... về

184
Thảo Miên (2022), Áp dụng IFRS sẽ trả lại cho doanh nghiệp sự tôn vinh xứng đáng, bài đăng
trên Thời báo Tài chính Việt Nam online, truy cập tại địa chỉ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ap-
dung-ifrs-se-tra-lai-cho-doanh-nghiep-lon-su-ton-vinh-xung-dang-101905.html, ngày 01.04.2022.
184

QTCT sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia. Khi những kinh nghiệm mới
được tích luỹ và môi trường kinh doanh thay đổi, nội dung và cơ cấu của khuôn
khổ này cũng cần được điều chỉnh theo. Do đó, các công ty cần bám sát sự điều
chỉnh đó một cách cẩn thận và đều đặn cập nhật các hệ thông QTCT của mình
cho phù hợp185.
Mười là, các CTCP cần nghiên cứu ứng dụng số hoá để nâng cấp hoạt
động QTCT. Việc áp dụng các phần mềm QTCT để theo sát tình hình hoạt động
của toàn bộ doanh nghiệp thông qua các công cụ thống kê, phân tích và có khả
năng truy xuất, tra cứu trong mọi thời điểm sẽ giúp các nhà quản lý doanh
nghiệp đưa ra được các quyết định quản trị, điều hành một cách kịp thời, nhanh
chóng để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột hay những vấn đề phát sinh
trong QTCT. Đồng thời, việc chuyển đổi số cũng mang lại những lợi ích cho
doanh nghiệp về việc giảm thiểu chi phí in ấn, quản lý tài liệu, giảm thiểu không
gian lưu trữ tài liệu, giảm thiểu những tác nhân ảnh hưởng đến sự minh bạch
trong các số liệu tài chính và hoạt động của công ty...
Mười một là, các nhà quản lý của CTCP cần đề cao việc thực hiện quy
tắc đạo đức nghề nghiệp và sự liêm chính trong quá trình thực hiện vai trò của
hoạt động QTCT cổ phần. Giải pháp này mang tính tác động tới ý thức và sự
“tự trọng” của những nhà quản lý, từ đó thôi thúc họ thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách đúng đắn, đầy đủ, thậm chí là nỗ lực
hết mình để hoạt động QTCT đạt kết quả tối ưu, quyền và lợi ích của cổ đông
và những chủ thể có liên quan được bảo vệ một cách hữu hiệu.
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về QTCT cổ phần là sự kết hợp hoạt động từ nhiều cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan hướng tới mục đích thúc đẩy, cải cách QTCT. Ví dụ như

185
IFC (2010), tlđd.
185

sự phối hợp giữa UBCKNN với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân
hàng Nhà nước. Đồng thời cần có sự phân định rõ về thẩm quyền, nhiệm vụ,
quyền hạn của các cơ quan này.
Thứ hai, các cơ quan quản lý phải có hướng dẫn phù hợp để doanh
nghiệp triển khai áp dụng các thông lệ QTCT, trong giai đoạn hiện tại, các cơ
quan quản lý nên đảm nhiệm vai trò tập huấn, nâng cao kỹ năng, năng lực,
nguồn lực để tích cực giám sát, thực thi, hướng dẫn áp dụng thực tiễn QTCT
hiệu quả trên thị trường một cách kịp thời.
Đồng thời, cần xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc đẩy các CTCP áp
dụng thông lệ QTCT tốt. Một mặt, hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức
về QTCT tốt cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, một mặt cần
có những cơ chế ưu đãi đối với các CTCP có mô hình QTCT hiệu quả, điển
hình. Nhìn sang nước khác, có thể thấy Thái Lan là quốc gia khá thành công
khi xây dựng cơ chế để khuyến khích các công ty thực hành QTCT tốt như
giảm phí niêm yết, tạo danh sách niêm yết theo từng cấp...186
3.3.3. Nhóm giải pháp từ phía các Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan
Thứ nhất, thành lập các cơ sở đào tạo, Hiệp hội chuyên môn cho các
nhà quản trị để học tập, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Mô hình này có thể thấy
ở Thái Lan khi quốc gia này thúc đẩy thành lập Học viện Hiệp hội các quản trị
viên (IOD) nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của thành viên HĐQT, thông
qua đó nâng cao chất lượng QTCT. Đây được xem là bước ngoặt góp phần to
lớn trong thành công của kết quả thực hành QTCT tại Thái Lan. Vai trò đi đầu
của IOD nhìn thấy rõ nét khi đã thực hiện hàng loạt các hoạt động giúp phát
triển các tiêu chuẩn giám đốc chuyên nghiệp, cung cấp các hướng dẫn thực

Nguyễn Thị Mỹ Dung & Vũ Thị Huế (2015), Kinh nghiệm quản trị công ty niêm yết tại Thái Lan,
186

Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 6.2015.


186

hành tốt cho giám đốc công ty187. Sự ra đời của những tổ chức chuyên trách về
QTCT còn đóng vai trò phối hợp với các cơ quan chức năng khác như Sở giao
dịch chứng khoán, UBCKNN xây dựng các tiêu chí chấm điểm dựa trên chuẩn
mực quốc tế cũng như tình hình thực tiễn trong nước, để đánh giá thực trạng
QTCT cổ phần tại Việt Nam, từ đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại và giải
pháp khắc phục.
Thứ hai, cần xây dựng khung tiêu chuẩn của thành viên độc lập. Với
vai trò đại diện trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số, thành
viên này cần có chuyên môn cao trong lĩnh vực QTCT. Thời gian vừa qua, Hiệp
hội kinh doanh chứng khoán đã đề xuất UBCKNN nghiên cứu thêm việc quản
lý hành nghề đối với đối tượng này như một giải pháp hoàn thiện về chất lượng
của thành viên độc lập HĐQT.
Thứ ba, thường xuyên cập nhật các công cụ hỗ trợ và đánh giá QTCT
theo chuẩn mực quốc tế. Một kinh nghiệm rất đáng học tập là ở Thái Lan, quốc
gia có rất nhiều hoạt động đồng bộ để việc thực thi hoạt động QTCT đạt được
kết quả tối ưu nhất. Chẳng hạn như Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET)
đã sửa đổi và cập nhật “15 nguyên tắc QTCT tốt” do Uỷ ban quốc gia về QTCT
ban hành để xây dựng “Những nguyên tắc QTCT tốt dành cho các công ty niêm
yết”. Thái Lan cũng chủ động chuyển đổi từ Chuẩn mực Báo cáo tài chính Thái
Lan theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế nhằm tạo điều kiện mở rộng thị
trường cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Thái Lan
huy động vốn tại các nước khác.188 Bên cạnh đó, Thái Lan còn xây dựng công
cụ hỗ trợ thông qua các cơ quan chức năng, để nâng cao nhận thức cũng như

187
Nguyễn Thị Minh Châu (2016), Quản trị công ty và một số đề xuất cho Việt Nam, truy cập tại địa
chỉ https://gec.edu.vn/tong-hop/quan-tri-cong-ty-va-mot-so-de-xuat-cho-viet-nam.html, ngày
01.01.2020.
188
Phạm Tuấn Anh (2015), Kinh nghiệm quản trị công ty tốt của Thái Lan và Đài Loan, Tạp chí
chứng khoán, số 3.2015.
187

thực hành QTCT; thực hiện giáo dục và phổ biến những kiến thức thực hành
QTCT tốt nhất đến từng công ty; thực hiện các cuộc khảo sát để đánh giá thực
trạng thực hành QTCT của các công ty để tìm ra những hạn chế và giải pháp
khắc phục.
188

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Thông qua việc nghiên cứu yêu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô hình quản trị công ty cổ phần ở
Việt Nam, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận sau:
1. Việc hoàn thiện pháp luật phải dựa trên các yêu cầu như (i) Thể hiện
được bản chất, triết lý của hoạt động QTCT, trong đó xác định rõ vị trí, vai trò,
chức năng của mỗi cơ quan, bộ phận cấu thành trong mô hình QTCT; (ii) Đảm
bảo sự phát triển của CTCP và bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông; (iii) Đáp ứng
yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0;
(iv) Tham khảo những thông lệ tốt về QTCT và kinh nghiệm QTCT tốt của các
quốc gia khác.
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình quản trị công ty
cổ phần ở Việt Nam như: (i) Bổ sung quy định cụ thể về Uỷ ban kiểm toán, cơ
chế hoạt động của Uỷ ban; (ii) Bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi mô
hình quản trị công ty; (iii) Bổ sung, sửa đổi quy định về các quyền của cổ đông;
Bổ sung quy định của Luật Doanh nghiệp về các dạng thành viên HĐQT; (iv)
Bổ sung thêm quy định hướng dẫn trong pháp luật doanh nghiệp về thành viên
HĐQT không điều hành, hoặc pháp luật doanh nghiệp cần có quy định để dẫn
chiếu sang pháp luật chứng khoán về chức danh này; (v) Sửa đổi quy định về
tiêu chuẩn và điều kiện mà thành viên HĐQT phải đáp ứng nếu muốn giữ vị trí
chức danh này; (vi) Cần có những quy định riêng cho việc bầu cử thành viên
độc lập HĐQT; (vi) Pháp luật doanh nghiệp cần có quy định cụ thể về quyền
và nghĩa vụ của thành viên HĐQT độc lập; (vii) Sửa đổi, bổ sung quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2020 về điều kiện, tiêu chuẩn làm Giám đốc, Tổng
giám đốc của CTCP; (viii) Không quy định nội dung về thư ký công ty trong
điều khoản quy định về Chủ tịch HĐQT; (ix) sửa đổi, bổ sung quy định về miễn
189

nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên HĐQT; (x) Sửa đổi, bổ sung
quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động QTCT cổ phần...
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về mô
hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam như: (i) Nhóm giải pháp từ phía
CTCP gồm: các cổ đông cần nhận thức và nâng cao trách nhiệm thực hiện
quyền và tự bảo vệ quyền của mình; CTCP cần có sự nghiên cứu để lựa chọn
mô hình QTCT phù hợp; áp dụng thông lệ tốt về QTCT cổ phần với những yêu
cầu cao hơn cho mô hình QTCT cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ
quan so với quy định của pháp luật hiện hành; (ii) Nhóm giải pháp từ phía cơ
quan quản lý nhà nước gồm: kết hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, trên
cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế khuyến khích, thúc
đẩy các CTCP áp dụng thông lệ QTCT tốt. (iii) Nhóm giải pháp từ phía các
Hiệp hội, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan: thành lập các cơ sở đào tạo,
Hiệp hội chuyên môn cho các nhà quản trị để học tập, chia sẻ kinh nghiệm với
nhau; thường xuyên cập nhật các công cụ hỗ trợ và đánh gía QTCT theo chuẩn
mực quốc tế.
190

KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN


Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật
về mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, một số kết luận chính được
rút ra liên quan đến kết quả nghiên cứu của Luận án như sau:
Thứ nhất, mô hình QTCT cổ phần là một cấu trúc được cấu thành bởi
các thiết chế có quyền hạn và nghĩa vụ rõ ràng, có mối quan hệ quản trị và kiểm
soát trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng của từng thiết chế để đảm bảo những
mục tiêu kinh doanh của CTCP được chủ sở hữu hướng đến. Sự điều chỉnh
bằng pháp luật đối với mô hình QTCT cổ phần là một đòi hỏi mang tính tất
yếu, xuất phát từ bản chất và mục tiêu của hoạt động QTCT cũng như ý nghĩa,
vai trò của hoạt động này. Nội dung pháp luật quy định về mô hình QTCT cổ
phần bao gồm: (i) quy định về cơ cấu quản lý CTCP; (ii) quy định về cổ đông
và ĐHĐCĐ của CTCP; (iii) quy định về HĐQT của CTCP; (iv) quy định về
Giám đốc, Tổng giám đốc CTCP; (v) quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm
toán trong CTCP; (vi) quy định về chế độ báo cáo thông tin trong mô hình
QTCT cổ phần; (vii) quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong CTCP và
(viii) quy định về giám sát và xử lý vi phạm trong mô hình QTCT cổ phần.
Thứ hai, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật Việt Nam về mô
hình QTCT cổ phần còn tồn tại nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Việc phân
tích, đánh giá những bất cập, hạn chế được nghiên cứu sinh thực hiện đối với
từng nhóm quy phạm pháp luật cấu thành pháp luật về mô hình QTCT cổ phần.
Bên cạnh đó, thực tiễn thực hiện pháp luật về mô hình QTCT cổ phần cũng còn
tồn tại những điểm bất cập, dẫn đến hoạt động QTCT cổ phần ở Việt Nam chưa
đạt được hiệu quả cao, sự đánh giá từ phía các tổ chức độc lập nước ngoài và
trong nước đối với điểm số QTCT ở Việt Nam còn thấp.
Thứ ba, với những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật và
thực tiễn thực thi pháp luật về mô hình QTCT cổ phần, việc hoàn thiện pháp
191

luật về nội dung này, từ đó thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật là yêu cầu bức thiết. Việc hoàn thiện pháp luật phải đáp ứng các yêu
cầu cơ bản như: thể hiện được bản chất, triết lý của hoạt động QTCT, trong đó
xác định rõ vị trí, chức năng, vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận cấu thành trong
mô hình QTCT; đảm bảo sự phát triển của CTCP và bảo vệ quyền lợi ích của
cổ đông và những chủ thể liên quan; đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; tham khảo những thông lệ tốt
về QTCT và kinh nghiệm QTCT tốt của các quốc gia khác. Về giải pháp hoàn
thiện pháp luật, cần tập trung vào những quy định của pháp luật đang có hạn
chế, tồn tại để sửa đổi, bổ sung các quy định đó. Về giải pháp nâng cao hiệu
quả thi hành, cần thực hiện những giải pháp đồng bộ từ nhiều bên, từ chính
CTCP; từ phía các cơ quan nhà nước và từ phía các Hiệp hội, các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến mô hình QTCT cổ phần.
192

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


• Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
2. Luật Thương mại năm 2005.
3. Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12.
4. Luật Chứng khoán năm 2019.
5. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
6. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
7. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
8. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31.12.2020
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán năm 2019.
9. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường
chứng khoán, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày
30.12.2021
10. Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31.12.2020 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
11. Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28.12.2021
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
12. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13.3.2007 về việc ban hành
Quy chế Quản trị công ty áp dụng đối với công ty niêm yết.
• Tài liệu Tiếng Việt
13. Hà Thị Hồng Anh (2015), Pháp luật về quản trị công ty cổ phần
và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần truyền thông Đại Dương, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015.
193

14. Phạm Tuấn Anh (2015), Kinh nghiệm quản trị công ty tốt của Thái
Lan và Đài Loan, Tạp chí chứng khoán, số 3.2015.
15. AFGASFFI (Association Francaise de la Gestion Finaniere)
(1998), Khuyến nghị của Uỷ ban Hellebuyck về Quản trị công ty, II.D.4,
29.06.1998.
16. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
17. Hà Thị Thanh Bình (2015), Sự tách bạch giữa quyền sở hữu và
quản lý, điều hành trong quản trị công ty, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số
10/2015.
18. Bùi Thị Bích (2015), Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ
phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Bản thuyết minh chi tiết về Dự án
Luật Doanh nghiệp sửa đổi (kèm theo Báo cáo số 7900/BC-BKHĐT ngày
25.10.2019), Hà Nội.
20. Các Mác (1975), Tư bản, Quyển 1, Tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Minh Châu (2016), Kinh nghiệm quản trị công ty
niêm yết tại Thái Lan và một số đề xuất cho Việt Nam, bài đăng trên Trang
thông tin điện tử của Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, truy cập tại địa chỉ
https://gec.edu.vn/tong-hop/quan-tri-cong-ty-va-mot-so-de-xuat-cho-viet-
nam.html ngày 01.04.2021.
22. Chương trình Quản trị công ty Việt Nam của IFC tài trợ (2017),
Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo thẻ điểm quản trị công ty khu vực
ASEAN, kết quả đánh giá 05 năm từ 2012 – 2017; hợp tác cùng Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước và Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO).
194

23. Cổ đông nhỏ được bảo vệ tốt hơn. Xem chi tiết tại địa chỉ:
https://tinnhanhchungkhoan.vn/co-dong-nho-duoc-bao-ve-tot-hon-
post266540.html, truy cập ngày 18/4/2021.
24. Nguyễn Đình Cung (2008), Cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ
quản trị doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta, Luận án tiến sỹ
chuyên ngành Kinh tế phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương,
Hà Nội.
25. Cuộc Bình chọn doanh nghiệp niêm yết (2021), Báo cáo đánh giá
quản trị công ty doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 11.2021.
26. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – phần
chung và thương nhân, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nộ
27. Hạ Thị Thiều Dao (2012), Quản trị công ty trong các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 178, tháng 4.2012,
tr.10 – 17.
28. Lê Thị Huyền Diệu & Nguyễn Trung Hậu (2011), Tư duy mới về
quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, bài đăng trên Trang
thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập tại địa chỉ
http://www.sbv.com.vn, ngày truy cập 01.01.2020.
29. Nguyễn Thị Mỹ Dung & Vũ Thị Huế (2015), Kinh nghiệm quản
trị công ty niêm yết tại Thái Lan, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 6.2015.
30. Trần Ngọc Dũng (2018), Các quy định pháp luật về Ban kiểm soát
trong doanh nghiệp, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Luật học,
số 11/2018.
31. Lionel (2020), Mô hình quản trị đóng vai trò như thế nào trong
doanh nghiệp, truy cập tại địa chỉ https://vieclamquantri.net/mo-hinh-quan-tri-
qt114.html, ngày 01.01.2021.
195

32. Hoàng Anh Duy & Lê Việt Anh (2013), Thực trạng quản trị doanh
nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương
– Viện Kinh tế và thương mại quốc tế.
33. Dự án UNDP VIE/97/016 – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương (1996), Báo cáo nghiên cứu so sánh Luật Công ty ở bốn nước Đông
Nam Á: Thái Lan, Singapore, Malaysia và Phillipines.
34. Viên Thế Giang & Nguyễn Trung Kiên (2017), Pháp luật về quản
trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng
hoàn thiện, Tạp chí Ngân hàng, số 19.2017.
35. Nguyễn Mạnh Hà (2016), Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ II, số
tháng 7.2016.
36. Lê Trung Hải (2020), Quy định về quản trị công ty đối với công
ty đại chúng tại Luật Chứng khoán năm 2019, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng
3.2020.
37. Hoàng Văn Hải & Trần Thị Hồng Liên (2012), Chất lượng quản
trị công ty theo bộ tiêu chuẩn Gov-Score: Nghiên cứu điển hình các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, VNU Journal of
Science: Economics & Business, 28 (1).
38. Hoàng Văn Hải & Đinh Văn Toàn (2020), Quản trị công ty, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội.
39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Nhìn nhận của
xã hội với thị trường và kinh doanh, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
40. Phan Huy Hồng (2010), Tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền
cổ đông trong Luật Liên minh Châu Âu và Đức – Kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2010
196

41. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần
theo Luật Công ty Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa
học ĐHQGHN, số 25/2009.
42. Investopedia (2019), Công ty S (S Corporation) là gì? Ưu điểm và
hạn chế khi thành lập Công ty S, bài đăng trên Trang thông tin điện tử tổng
hợp, truy cập tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/cong-ty-s-s-corporation-la-gi-uu-
diem-va-han-che-khi-thanh-lap-cong-ty-s-20191105150418223.htm ngày
01.01.2020.
43. Investopedia (2019), Công ty tư nhân (Private Company) là gì?
Đặc điểm, phân loại, ưu điểm và nhược điểm, bài đăng trên Trang thông tin
điện tử tổng hợp, truy cập tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/cong-ty-tu-nhan-
private-company-la-gi-dac-diem-phan-loai-uu-diem-va-nhuoc-diem-
2020041822503673.htm truy cập ngày 01.01.2020.
44. Investopedia (2019), Công ty C (C Corporation) là gì? Cách thức
hoạt động của công ty C, bài đăng trên Trang thông tin điện tử tổng hợp, truy
cập tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/cong-ty-c-c-corporation-la-gi-cach-thuc-
hoat-dong-cua-cong-ty-c-201911051534441.htm truy cập ngày 14/7/2021.
45. Cao Đình Lành (2012), Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ
quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần, Hội thảo khoa học “Khung pháp
luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay – Nhu cầu và định hướng
hoàn thiện”, Thừa Thiên Huế.
46. Hoàng Văn Luân (2014), Quản trị xung đột lợi ích – Các lý thuyết
và vấn đề đặt ra ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.2014.
47. Lê Vũ Nam (2012), Đánh giá khung pháp lý về quản trị công ty
và các kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 (222), tháng
7.2012.
197

48. Ngân hàng phát triển Châu Á (2001), Bộ hướng dẫn thông lệ tốt
nhất về quản trị công ty ở Việt Nam, Bản trình lên Chính phủ Việt Nam ngày
19 tháng 10 năm 2001, Dự án TA 3353-VIE.
49. Ngân hàng Thế giới (WB) (2006), Báo cáo về Tình hình Tuân thủ
Chuẩn mực và Nguyên tắc (ROSC) quản trị công ty, Đánh giá Tình hình quản
trị công ty của Việt Nam, Hà Nội.
50. Mai Ngọc (2019), Một số vướng mắc và định hướng hoàn thiện
quy định pháp luật về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay, bài đăng trên Trang
thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, truy cập tại địa chỉ
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2492
ngày 01.04.2021.
51. Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Phương Mai & Đặng Thị Hương
(2021), Ứng dụng thẻ điểm quản trị công ty trong đánh giá công ty cổ phần có
vốn Nhà nước, nghiên cứu trường hợp tại Công ty cổ phần quản lý bảo trì đường
thuỷ nội địa số 4, Tạp chí Quản trị kinh doanh, số 153.2021.
52. Quyền dự họp ĐHĐCĐ của cổ đông nhỏ CTCP hiện nay, theo Tạp
chí Lập pháp online, Xem chi tiết tại địa chỉ: https://phamlaw.com/quyen-du-
hop-dai-hoi-co-dong-cua-co-dong-nho-cong-ty-co-phan-hien-nay.html truy
cập ngày 12/3/2021.
53. PGS,TS. Đinh Dũng Sỹ (2010), Quan niệm về một hệ thống pháp
luật hoàn thiện, bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18 (179), tháng
9.2010.
54. Thảo Miên (2022), Áp dụng IFRS sẽ trả lại cho doanh nghiệp sự
tôn vinh xứng đáng, bài đăng trên Thời báo Tài chính Việt Nam online, truy
cập tại địa chỉ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/ap-dung-ifrs-se-tra-lai-cho-
doanh-nghiep-lon-su-ton-vinh-xung-dang-101905.html, ngày 01.04.2022.
198

55. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2004), Các Nguyên
tắc quản trị công ty của OECD, bản quyền dịch của Tổ chức Tài chính Quốc
tế tại Việt Nam.
56. Nguyễn Hữu Trinh (2022), Quản trị công ty cổ phần của các quốc
gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Công thương,
số 1, tháng 1.2022.
57. Nguyễn Quý Trọng (2019), Quyền sở hữu tài sản của Doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.
58. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận Nhà nước
và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
59. Trần Thị Thanh Tú & Phạm Bảo Khánh (2013), Phát triển bộ chỉ
số CGI – Quản trị công ty - ứng dụng cho 1 NHTM tại Việt Nam, Tạp chí Kinh
tế phát triển, số 3.2013.
60. Phạm Văn Tuyết (2006), “So sánh cấu trúc quản trị công ty điển
hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2006.
61. Uỷ ban chuẩn mực niêm yết và trách nhiệm doanh nghiệp của Sở
Giao dịch chứng khoán New York (2002), truy cập tại địa chỉ
https://www.iasplus.com/resource/nysegovf.pdf ngày 01.01.2021.
62. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước & Tổ chức Tài chính Quốc tế
(2010), Cẩm nang quản trị công ty, Chương trình Tư vấn của IFC tại Đông Á
– Thái Bình Dương, Hà Nội, 2010.
63. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam & IFC (2019), Bộ
Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất – Dành cho công ty đại chúng
tại Việt Nam, Hà Nội, tháng 8.2019.
64. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2020), Từ điển Tiếng
Việt, Nxb. Hồng Đức.
199

65. Vietnam Listed Company Awards (2018), Báo cáo đánh giá quản
trị công ty các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam năm 2018, Retrieved from
https://www.aravietnam.vn/tai-lieu-huong-dan/bao-cao-danh-gia-quan-tri-
cong-ty-cac-doanh-nghiep-niem-yet-tai-viet-nam-nam-2018/.
66. Vietnot II (1999), Báo cáo của Uỷ ban về Quản trị công ty, 7.1999.
• Tài liệu Tiếng Anh
67. Al.Tamini H. & Charif H. (2012), Corporate governance practices
and the role of the board of directors: evidence from UAE conventional and
Islamic banks, Corporate Ownership & Control, Vol.10, No.2.
68. Al-Najjar B. (2014), Corporate governance, tourism growth and
firm performance: Evidence from publicly listed tourism firms in five Middle
Eastern Countries, Tourism Management, Vol.42.
69. A. Berle and G. Means (1968), The Modern Corporation and
Private Property, 2nd edition (Harcourt, Brace and World Inc.,1968.
70. Ashe-Edmunds S. (2012), The Difference between Corporate
Governance & Corporate Management, Demand Media.
71. Báo cáo của Nhóm chuyên gia cao cấp về Luật công ty và khuôn
khổ pháp lý hiện đại cho Luật công ty (2002), Brussels, truy cập tại địa chỉ
https://ec.europa.eu/internal_market/company/docs/modern/report_en.pdf.
72. Ben Pettet, Pettet’s Company law: Company and Capital Market
law, 3rd Edition, Person Longman, London, 2019.
73. Byrnes, N., Henry, D., Thornton, E., & Dwyer, P. (2003), Reform:
Who’s making the grade a performance review for CEOs, boards, analysts and
others, Business Week (3850).
74. Chechet I.L và cộng sự (2013), Impact of intermal governance
mechanisms on corporate performance in deposit money banks in Nigeria,
International Journal of Arts and Commerce, Vol.2, No.8.
200

75. Dao B. & Hoang G. (2012), Corporate governance and


performance in Vietnamese commercial banks, Journal of Economics and
Development, 14, No.2, pp. 72 – 95.
76. David, JH., Schoorman, FD. & Donaldson, L. (1997), Towards a
Stewardship theory of management, Academy of Management Review.
77. Deegan, C. (2004), Financial Accounting Theory, NSW: McGraw
– Hill Australia.
78. Donaldson, L. & Davis, JH. (1991), Stewardship theory or agency
theory: CEO Governance and shareholder return, Australian Journal of
Management, 16.
79. Ehikioya, B.I. (2009), Corporate governance structure and firm
performance in developing economics: evidence from Nigeria, The
international journal of business in society.
80. Freeman (1983), Stockholders and Stakeholders: A New
Perspective on Corporate Governance, California Management Review, Vol.
25, No.3.
81. Freeman E. (1984), Strategic Management: A Stakeholder
Approach, Pitman Publishing Inc., Massachusetts.
82. Guoa Z. và Kgad U. (2012), Corporate governance and firm
performance of listed firms in Sri Lanka, Procedia – Social and Behavior
Sciences, Vol. 40.
83. Harwell Wells, The birth of corporate governance, Seatle
University Law Review, Vol.33, No.4, 2010, p.1251.
84. IFC (2018), IFC Corporate governance methodology, truy cập tại
địa chỉ
201

https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/topics_ext_content/ifc_external_corpor
ate_site/ifc+cg/investment+services/corporate+governance+methodology,
ngày 01.01.2019.
85. Jensen, M.C., & Meckling, W.H. (1976), Theory of the firm:
Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of
financial economics, 3 (4).
86. John, K. & Senbet, L.W. (1998), Corporate governance and board
effectiveness, Journal of banking, 22 (4).
87. Keasey, K., Thompson, S., & Wright, M. (1997), Corporate
governance: Economic and financial issues, OUP Oxford.
88. Kumar N. & Singh J.P (2012), Outside directors, corporate
governance and firm performance: Empirical evidence from India, Asian
Journal of Finance and Accounting, Vol.4, No.2.
89. Marn J.T.K & Romuald D.F (2012), The impact of corporate
governance mechanism and corporate performance: A Study of listed
companies in Malaysia, Journal for the Advancement of Science & Arts, Vol.3,
No.1.
90. Masanori Orihara (2017), Stock market listing and corporate
policy: Evidence from reforms to Japanese corporate law, Pacific – Basin
Finance Journal, Vol. 43.
91. Milosevic, D., Andrei, S., & Vishny, R., W. (2015), A survey of
corporate governance, The journal of finance, 52.
92. Minh, T.L. & Walker, G. (2008), Corporate governance of listed
companies in Vietnam, Bond L.Rev.20, i.
93. Nuryaman N. (2012), The influence of corporate governance
practices on the company’s financial performance: Studies on the companies
202

surveyed by IICG and listed on the Indonesia stock exchange, Journal of


Global Business & Economics, Vol.5, No.1.
94. OECD (2015), Report to G20 Finance Ministers and Central Bank
Governors, OECD.
95. Organisation for Economic Co-operation and Development
OECD (2004), pp. 22, Corporate Governance Principle 2004.
96. OECD (2021), OECD Corporate Governance Factbook,
published 30.6.2021.
97. Robert Charles Clark (1986), Corporate law, Little Brown and
Company.
• Website
98. www.ecgi.org
99. www.gec.edu.vn
100. www.ifc.org.
101. www.sbv.com.vn
102. www.tapchitaichinh.vn

You might also like